SlideShare a Scribd company logo
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hạnh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ..................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................... 5
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại........... 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thương mại. .................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng Thương mại. ............................... 6
1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng Thương mại....................................... 7
1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Thương mại. ................................... 9
1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.....................................13
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. ..............................................................13
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.................................................................13
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng...........................................16
1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.....................................................19
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.........................22
1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng..................................................22
1.3.2. Yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng. ............................................23
1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng............................................23
1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.....................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................33
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH NAM
TRỰC........................................................................................................35
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05iii
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam- chi nhánh Nam Trực..................................................................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................35
2.1.2. Bộ máy tổ chức và công tác............................................................37
2.1.3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây..........................................39
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Nam Trực. .................................................................46
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định. ........................46
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực...................................................52
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định. .58
2.3.1. Triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng......................................58
2.3.2. Những kết quả đạt được. ................................................................62
2.3.3. Một số hạn chế còn tồn tại..............................................................65
2.3.4. Nguyên nhân của các hạn chế trên. .................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................70
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM TRỰC.....................................................71
3.1. Định hướng quản tri tủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định đến năm
2020. ......................................................................................................71
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh...................................71
3.1.2.Định hướng tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. .................................73
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05iv
3.2.Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Trực...............................................74
3.2.1.Xây dựng chính sách cho vay phù hợp ...............................................74
3.2.2.Xây dựng kho dữ liệu về thông tin cho việc phân loại khách hàng, thẩm
định rủi ro. ................................................................................................79
3.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác phân tích tín dụng. ..................................80
3.2.4.Đảm bảo tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng sau cho
vay. .....................................................................................................81
3.2.5.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng......................................................82
3.2.6.Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong quản lý thông tin và giao
dịch tín dụng..............................................................................................83
3.2.7. Xử lý các khoản nợ xấu..................................................................84
3.3.Một số kiến nghị..................................................................................85
3.3.1.Đối với Nhà Nước.............................................................................85
3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................................86
3.3.3.Đối vối Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.....88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................90
KẾT LUẬN...............................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................92
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
RRTD : Rủi ro tín dụng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
HGĐ : Hộ gia đình
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TPKT : Thành phần kinh tế
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước
NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1: PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG CĂN CỨ VÀO NGUYÊN
NHÂN. .....................................................................................................14
SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHNN&PTNT VIỆT
NAM CHI NHÁNH NAM TRỰC- NAM ĐỊNH.........................................38
BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2013- 2015........40
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-
2015..........................................................................................................42
BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN
2013-2015. ................................................................................................45
BẢNG 2.4 . TÌNH HÌNH KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH
GIAI ĐOẠN 2013-2015 ............................................................................47
BẢNG 2.5. DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ....49
BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH.......................53
BẢNG 2.7. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH................................54
BẢNG 2.8. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO..........................................55
BẢNG 2.9. TỶ LỆ MẤT VỐN GIAI ĐOẠN 2013-2015.............................55
BIỂU 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH ........43
BIỂU 2.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO KỲ HẠN.......................................50
BIỂU 2.3. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI
NHÁNH. ...................................................................................................51
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05vii
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.051
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài.
 Cơ sở lý luận.
Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng. Ngân hàng huy động tiền sau đó cho vay trong một khoảng thời
gian để kiếm lợi nhuận. Trong thời gian cho vay, phát sinh một số khoản vay
khách hàng không trả được hoặc gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi, việc này làm
cho ngân hàng mất một phần vốn. Nếu số lượng này lớn đến một mức độ nhất
định sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng không trả nổi các khoản tiền đã huy động,
và nguy cơ đổ vỡ. Sự đổ vỡ này làm cho các ngân hàng biến mất sau một đêm
và kéo theo tác động rất xấu với nên kinh tế xã hội.
Trong lịch sử tín dụng, trong nước ta đã chứng kiến rất nhiều ngân hàng,
tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khánh kiệt, phá sản, ngừng hoạt động.
Trên thế giới, vào năm 2008, nước Mỹ đã gặp phải cuộc khủng hoảng ngân
hàng xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn, gây ra thiệt hại nặng nề
cho nền kinh tế Mỹ và lan rộng ra toàn cầu.Cho dù là ngân hàng lớn, và lâu
đời như các ngân hàng nước Mỹ, Châu Âu hay ở các ngân hàng nhỏ ở nước
ta, việc thua lỗ hay phá sản của các ngân hàng, có nhiều nguyên nhân, nhưng
quan trọng nhất là việc quản trị rủi ro kém hiệu quả, thường bắt đầu từ những
khoản tín dụng xấu không được kiểm soát ở một chi nhánh nào đó đã lớn dần
và đã lây lan ra toàn hệ thống.
Cơ sở thực tế của đề tài.
- Nhận thấy thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Việt
Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định trong ba năm: 2013, 2014 và 2015 đã
đạt được các hiệu quả như: tình hình tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng
tương đối khả quan( từ 619.080 triệu đồng năm 2013, năm 2014 là 719.543
triệu đồng, đến năm 2015 là : 953.676 triệu đồng), tích cực xử lý nợ quá hạn,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.052
nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro đồng thời thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm
bảo thường xuyên và liên tục cũng như thực hiện tốt chính sách cho vay, quy
trình tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin của ngân hàng chưa đầy đủ,
công tác phân loại và chấm điểm khách hàng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng
còn lạm dụng tài sản thế chấp và chưa cân bằng được giữa thành tích và chất
lượng tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng.
-Tham khảo, vận dụng các kiến nghị, các giải pháp tăng cường quản trị
rủi ro tín dụng vào lĩnh vực mình đang hoạt động.
Các dẫn luận trên cho thấy quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng đã trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết, là khâu sống còn đối với tất cả các ngân hàng
trong thời điểm hiện nay. Nó thu hút sự quan tâm không chỉ giới tài chính
ngân hàng mà cả các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài: “ Quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định” để thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa lại những vấn đề mang tính lí luận cơ bản về
hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng như: khái niệm
về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, các công cụ đánh giá
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín
dụng.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam
Trực- Nam Định, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.053
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nhằm hạn chế rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam
chi nhánh Nam Trực- Nam Định trong ba năm: 2013, 2014 và 2015. Từ đó,
đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng
rất đa dạng, có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro thiếu vốn khả
dụng, rủi ro khi các vật đảm bảo tín dụng không còn giá trị như khi đánh giá
ban đầu trước khi cho vay, rủi ro không thu hồi được nợ. Trong phạm vi của
đề tài, em chỉ xem xét rủi ro khi NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam
Trực- Nam Định không thu hồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó
đòi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp so sánh,
thống kê và đồ thị.
Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, thông tin trên báo
chí và internet.
5. Kết cấucủa đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của
ngân hàng thương mại.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.054
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nhiệp và Phát triển nông thôn- chi nhánh Nam trực-Nam Định.
Chương 3: Giảipháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Trực-Nam Định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.055
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thương mại.
Tín dụng là hoạt động mang tính khởi thủy, tính bản chất của ngân hàng,
là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt động ngân hàng. Thuật ngữ “Tín
dụng” (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credo nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.
Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy
theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội
dung riêng.
Xét về khía cạnh tiền tệ, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa
trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong
tương lai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện
vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu
hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”.
Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được
hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và đi
vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó, bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên
đi vay khi đến hạn thanh toán.
Như vậy, Tín dụng NHTM là quan hệtín dụng giữa các NHTM(bên cho
vay) với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân (bên đi
vay), dưới hình thức NHTM(bên cho vay) đứng ra huy động vốn bằng tiền và
cấp tín dụng (cho vay) cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.056
nhấtđịnh theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện số
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng Thương mại.
Tín dụng ngân hàng thương mại có các đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất:cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của ngân
hàng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng và có khả năng
hoàn trả nợ vay đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm
được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay.
-Thứ hai: tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện
kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm
thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng cấp cho khách hàng là từ nguồn vốn
huy động của ngân hàng mà chủ yếu là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước. Do đó, khách hàng nhận được khoản vay chỉ nắm giữ mang
tính chất “tạm thời” và sử dụng vào mục đích đã cam kết với ngân hàng.
- Thứ ba: Đối với quan hệ tín dụng thì tính hoàn trả là đặc trưng cơ bản
nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ
tài chính khác. Chính vì khách hàng không phải là chủ sở hữu thực sự của số
tiền vay nên đương nhiên phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay này
cho ngân hàng.
- Thứ tư: tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả vô điều
kiện. Ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”, do đó mọi khoản
tín dụng đều phải có thời hạn để đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy
động khi khách hàng gửi tiền cần rút hoặc ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn
đó cho khách hàng khác vay. Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong
thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay
phải hoàn trả cho người cho vay.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.057
- Thứ năm: giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được
nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay,
bởi khách hàng phải trả giá cho quyền sử dụng vốn vay. Khoản lợi tức này
luôn dương để bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
- Thứ sáu: đặc trưng bản chất nhất của tín dụng là tiềm ẩn rủi ro cao, do
sự bất cân xứng về thông tin, người cho vay không hiểu rõ về người đi vay.
Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả
được đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, không phải mọi việc lúc
nào cũng diễn ra một cách trôi chảy mà vẫn không hiếm trường hợp người đi
vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ. Đó là trường
hợp khi đến thời hạn, người đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn
vay dẫn đến khoản nợ bị quá hạn. Nợ quá hạn là sự báo hiệu của rủi ro tín
dụng.
1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng Thương mại.
Căn cứ vào thời hạn cho vay.
- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng, thường được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi
tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Có hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng
này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc
đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án
mới có quy mô nhỏ. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro cao.
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng. Loại hình tín dụng này
chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị
phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại
tín dụng có mức rủi ro rất cao.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.058
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung
cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản
xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ
thể kinh tế.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm
các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông
thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
Căn cứ vào sự đảm bảo.
- Tín dụng có đảm bảokhông bằng tàisản (tín chấp): Là loại hình không
có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho
vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
- Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng mà khi cho vay đòi
hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người
thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ
hai, bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
Căn cứ vào hình thái tín dụng.
- Tín dụng bằng tiền mặt: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng
tiền mặt, hay chính là cho vay.
- Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng
tài sản, đây chính là hình thức cho thuê tài chính.
Căn cứ vào phương pháp cho vay.
- Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng mà Ngân hàng cấp vốn trực tiếp
cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho
ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: Là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng có thông qua
(hay liên quan đến người thứ ba); là khoản vay được thực hiện thông qua việc
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.059
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
thanh toán.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả.
- Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả lại
vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ
hạn đã thỏa thuận thường áp dụng cho vay vốn lưu động.
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể
hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập. Ngân hàng không ấn định thời hạn
nào, áp dụng cho vay thấu chi.
1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Thương mại.
1.1.4.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng.
- Tín dụng bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, tín dụng
ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh
được liên tục. Tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp khi
xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp tận dụng
được thời cơ phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm.
Trong dài hạn, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp có điều kiện mở
rộng thị trường và quy mô sản xuất, đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất.
-Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty cổ
phần: Để thành lập công ty cổ phần đòihỏi phải có một số vốn ban đầu do các
cổ đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình
hoạt động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp
hữu hiệu tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0510
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâmg cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh
tình trạng sử dụng vốn sai mục đích.
- Tín dụng ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh
nghiệp được liên tục thuận lợi.
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
- Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro.
- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh
nghiệp.
1.1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu của doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu hàng đầu của
ngân hàng- một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoài mục đích
đó. Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấp
cho khách hàng như thanh toán, tư vấn quan trọng nhất là hoạt động cho vay
(hoạt động tín dụng).
Thật vậy, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính kinh
doanh trên nguyên tắc tiền gửi của khách hàng (nghiệp vụ huy động vốn)
dưới hình thức tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi. Trên cơ sở đó ngân
hàng tiến hành các hoạt động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ
theo yêu cầu vay của khách hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi kiếm được
thông qua hoạt động và tiền lãi phải trả cho các khoản huy động là lợi nhuận
thu được. Đây chưa phải là toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên
nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng, nó chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0511
1.1.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng
thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế:
Nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó quan hệ mua bán chịu luôn tồn
tại trên thị trường. Do đó, hoạt động tín dụng đã góp phần vào quá trình luân
chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra nhanh hơn, giúp cho người cần vốn có
thể tìm được vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh được liên tục và có thể giúp cho người thừa vốn có thể bảo
quản an toàn đồng thời kinh doanh kiếm lời.
Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình
thành vốn của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:
Bản chất đặc trưng hoạt động ngân hàng là huy động vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi, phân tán trong nền kinh tế, trong xã hội để thực hiện cho vay các
đơn vị kinh tế có nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu
tư tập trung là nhu cầu tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, hạn chế sự lãng phí
vốn, tiết kiệm mọi nguồn lực như thời gian, chi phí huy động vốn.
Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân
chuyển tiền tệ:
Tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình luân chuyển hàng hóa
và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những
ngành kinh tế trọng điểm trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế. Hoạt động tín
dụng luôn chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế của
chính phủ, vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ trong
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0512
nền kinh tế thị trường, hạn chế thấp nhất sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh
doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn.
Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế:
Với sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực
hiện một chế độ hạch toán kinh tế một cách minh bạch và hiệu quả hơn. Khi
sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín
dụng, phải thực hiện thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn, cũng như việc chấp
hành các quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng
như là vấn đề tài chính.Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay
của ngân hàng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm
chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tín dụng tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ
hoạt động trong phạm vi một quốc gia mà phải mở rộng quan hệ kinh tế ra
phạm vi khu vực và thế giới. Tín dụng là công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp
trong nước có đủ năng lực để tham gia vào thị trường thế giới như tài trợ việc
mua bán chịu hàng hóa, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho
phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới.
Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và
các ngành kinh tế trọng điểm:
Với công cụ tín dụng, chính phủ sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém
phát
triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn
lớn. Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vốn tín dụng vào việc phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0513
1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với NHTM, rủi ro là một
biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người
vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn
trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong
những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng.
Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín
dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi,
hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới
khả năng thanh khỏan của ngân hàng.
Theo điều 1 Quyết địnhsố 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của
Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức
tín dụng” (sau đây gọi tắt là “Rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
=> Rủiro tín dụng là rủi ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi một
bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp
đồng đối với một ngân hàng.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0514
 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro.
SƠ ĐỒ 1.1: PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG CĂN CỨ VÀO
NGUYÊN NHÂN.
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro danh
mục
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
đảm bảo
Rủi ro
nghiệp
vụ
Rủi ro
nôi tại
Rủi ro
tập
trung
(Nguồn:Nghiệp vụ Tín dụng và thẩm định tín dụng)
+ Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do
những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi
ngân hàng lựa chọn nhũng phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu
chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản
đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của
tài sản đảm bảo.Rủi ro giao dịch bao gồm:
-Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng;
-Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như
mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và
mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo,....
-Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0515
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
+ Rủi ro danh mục: là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, được chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
-Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tố,
các đặc điểm riêng có, mang tính liêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay
hoặc ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc
đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
-Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay
quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Nếu căn cứ vàohoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân
hàng có thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau:
+Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn so
với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí, giảm
thu nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.
+Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng nhưng
nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc nguồn
vốn không đáp ứng được chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng
phải đối mặt với rủi ro.
Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng thành 2 loại:
+ Rủi ro khả kháng: Rủi ro khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân
hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh
hưởng và thời gian phát sinh của chúng ... để có thể có biện pháp hợp lý
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0516
phòng ngừa hạn chế ở mức độ thấp nhất có thể. Những loại rủi ro này thường
do nguyên nhân chủ quan gây ra, thường xuất phát từ bản thân ngân hàng.
+ Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro bất khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà
ngân hàng không thể dự đoán được hoặc không thể dự đoán một cách chính
xác nhất ảnh hưởng của chúng. Loại rủi ro này thường ro yếu tố khách quan
gây nên như yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường chính
trị và chính khách hàng vay vốn của ngân hàng.
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng.
Đo lường RRTD là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chính sách tín
dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay.
Chỉ tiêu dùng để đo lường rủi ro tín dụng được chia thành các nhóm sau:
1.2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn=
Tổng nợ quá hạn
X 100%
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vì với những
khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử
dụng vốn của Ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó làm ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của Ngân hàng. Với một
khoản tín dụng gặp rủi ro Ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát
khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý…do đó làm tăng chi
phí thực tế của Ngân hàng. Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này
thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay từ khách hàng. Nợ quá
hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0517
chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả
kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng,
khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng cạnh
tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.
1.2.3.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Ở Việt Nam theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định
tại điều 6, bao gồm:
-Nhóm 3(khoản nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91- 180 ngày.
-Nhóm 4(khoản nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
-Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ
chức tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là những khách
hàng có dấu hiệu khó khăn về mặt tài chính nên khó trả nợ cho Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu=
Dư nợ xấu
X 100%
Tổng dư nợ
Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là các khách hàng chỉ muốn vay
không nỗ lực trả nợ. Điều này sẽ gây cho Ngân hàng khó khăn lớn trong việc
bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nợ xấu không giải quyết kịp
thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập sự phòng rủi ro sẽ không
đủ để bù đắp phần tổn thất đó và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo tỷ
lệ an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng.
1.2.3.3. Tỷ lệ mất vốn.
Tỷ lệ mất vốn=
Dư nợ mất vốn
X 100%
Tổng dư nợ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0518
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ
quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá
hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.…
Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản
ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.
1.2.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ trích lập
dự phòng
RRTD
= Dự phòng RRTDđược trích lập X 100%
Tổng dư nợ kỳ báo cáo
Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của
hầu hết các Ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/QD-NHNN và
quyết định số 18/2007/QD-NHNN của NHNN Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ trích
lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là
5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50%; Nhóm 5 là 100%.
Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự
phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tỷ
lệ này ngày càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ
làm tăng chi phí của NHTM dẫn đến giảm lợi nhuận thậm chí làm cho Ngân
hàng bị lỗ.
1.2.3.5. Tổn thất tài sản của ngân hàng.
Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị
ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng
khoản dự phòng rủi ro ( ghi vào chi phí ) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng.
Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng
không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0519
nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.
1.2.3.6. Tổn thất uy tín của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng:
Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều
này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng và làm giảm lòng tin của khách
hàng vào ngân hàng làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng giao dịch
tại ngân hàng và quy mô hoạt động của ngân hàng gây ra những tổn thất về tài
chính. Rủi ro tín dụng có nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng.
1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.
1.2.4.1. Nguyên nhân khách quan.
Môi trường kinh tế.
Sự biến động quá nhanh và không dự đóan được của thị trường thế giới
là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của
người đi vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuât
nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực
phẩm và nguyên liệu) dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời
tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động
xấu.
Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ
quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay
gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của
ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt
của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng
khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0520
do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngòai thu
hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn.
Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, các chính sách
quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp
lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam,
khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doan.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp,
kéo theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng.
Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh:
Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường
trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính
mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có
khả năng trả nợ ngân hàng, còn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản
tín dụng có khả năng rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu. Mặc dù lọai rủi ro này
có thể được hạn chế bằng cách mua bảo hiểm, tuy nhiên khi lọai rủi ro này
xảy ra, khách hàng và cả ngân hàng cũng phải mất nhiều thời gian để lấy
được khỏan tiền bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả
nợ vay ngân hàng.
1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan.
Từ phía khách hàng vay vốn:
-Một thực tế đáng buồn là có rất nhiều khách hàng có phương án kinh
doanh rất khả thi, lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều thuận lợi, tuy nhiên khi bắt
đầu có đủ các điều kiện về vốn để thực hiện phương án thì do năng lực quản
trị, kinh nghiệm điều hành còn hạn chế, không đủ khả năng ứng phó trước
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0521
những biến động thị trường dẫn đến họat động kinh doanh không đạt hiệu quả
như kế họach đã đề ra.
-Sử dụng vốn vay sai mục đích: Khách hàng cố tình lập các chứng từ rút
vốn vay giả mạo mà do nhiều lí do ngân hàng không phát hiện được, để lấy
vốn vay sử dụng khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn.
Việc sử dụng vốn vay sai mục đích trong nhiều trường hợp là do người vay
sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, tuy
nhiên kết quả lại không như ý muốn.Cũng có trường hợp khách hàng đã
không có khả năng trả nợ vay tại ngân hàng khác, và cố tình tìm mọi cách vay
vốn tại ngân hàng này và mang đi đảo nợ là nguyên nhân dẫn đến khách hàng
không có nguồn trả nợ để thanh toán nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng.
Từ phía ngân hàng:
-Chính sách và quy trình cho vay lỏng lẻo: Định hướng tín dụng chưa
đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận
và mức rủi ro có thể chấp nhận đươc, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo
phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành
giật thị trường ở các ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề nhận
thấy rằng ngân hàng mình không có sở trường trong lĩnh vực này hoặc chưa
chuẩn bị đủ tiềm lực đối với ngành hàng này.
-Kỹ thuật cấp tín dụng: còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như
việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn
chưa phù hợp. Công tác quản trị rủi ro tín dụng và kiểm sóat sau cho vay chưa
được chú trọng, chỉ mang tính hình thức.
-Thiếu thông tin: Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về
khách hàng một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc
phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ
phía khách hàng cung cấp, các mối quan hệ cá nhân.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0522
-Chất lượng đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác tín dụng chưa cao:
Đội ngũ cán bộ thiếu trình độ chuyên môn, không đủ khả năng thẩm định
phương án vay vốn của khách hàng cũng như thiếu kinh nghiệm phát hiện các
những điều bất thường trong phương án của khách hàng và không đủ khả
năng nhận biết tình hình kinh tế xã hội tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng. Điều này dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay
không đúng. Ngoài ra, có những cán bộ tín dụng đứng trước cám dỗ của đồng
tiền, đã thông đồng với khách hàng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng.
Quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các
chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn,
phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm
thấp nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu,
giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động kinh doanh trong
cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại.
Theo Uỷ ban Basel thì quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế
nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro
tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận
được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín
dụng trong phạm vi chấp nhận được.
=> Quản trị rủi ro tín dụng: là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bấtlợi của rủi ro nhằm
tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0523
1.3.2. Yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng.
- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi
ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao,
… Đồng thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra
những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể
đạt được.
- Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống
rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những
công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi
ro gây ra một cách nghiêm túc.
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch
phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi
thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ
sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.
1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng.
Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng dựa trên hàng loạt các nguyên tắc, sau
đây là một số nguyên tắc cơ bản.
-Chấp nhận rủi ro: bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi
ro, vì vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi
ro là sự hiện hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng
phải biết chấp nhận rủi ro cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập
phù hợp. Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng là điều không thể. Đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị
trường.Việc chấp nhận mức độ, loại bỏ rủi ro tín dụng nào chính là điều kiện
quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cựu của chúng trong quá trình
quản tri rủi ro tín dụng.
- Điều hành rủi ro cho phép: ngân hàng phải tính toán khả năng gánh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0524
chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp. Không cấp
tín dụng cho những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát.
-Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: các rủi ro trong ngân
hàng là độc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không
được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một
loại rủi ro nhưng phải được sắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm
nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo quy đinh của pháp luật.
-Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: thu từ
hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít
ngân hàng đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị
rủi ro. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các
ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các
loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khi chúng xẩy ra không được cao quá
mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro
cao hơn mức độ thu nhập mong đọi cần phải được loại bỏ.
-Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: giá trị
thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù
hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại
do chúng gây ra. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng
xẩy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lọi nhuận và nhịp độ
phát triển ngân hàng trong tương lai.
-Hiệu quả kinh tế: mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là
điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xẩy ra. Cùng với điều
này, chi phí của ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do
những rủi ro tín dụng ngân hàng có khă năng xẩy ra và thậm chí ở mức độ giá
trị cao nhất khi chúng xẩy ra.
-Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: hệ thống quản trị rủi ro
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0525
tín dụng cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược
phát triển cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của
ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền
vững trong hoạt động của ngân hàng.
1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.
1.3.4.1. Xác định các loại rủi ro tín dụng.
Nhận diện rủi ro tín dụng.
- Rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm những rủi ro có thể dự đoán
trước (theo danh mục đầu tư ổn định,…), rủi ro không thể báo trước, xuất
phát từ những nguyên nhân bên ngoài (như tình hình phát triển kinh tế nói
chung,…), nguyên nhân bên trong (từ phía đội ngũ cán bộ,…).
- Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên
nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra
RRTD.
- Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các
dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng
câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt
quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu
hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu
nhất để phòng chống rủi ro.
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng.
 Phát sinh từ phía khách hàng.
 Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:
- Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra
theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0526
- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm phát luật
trong quá trình quan hệ tín dụng.
- Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng
mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lí do.
- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán.
- Xuất hiện nợ quá hạn vì : tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm.…
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút
so với định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao
đổi.…
- Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập ngoài
sản xuất kinh doanh.
- Dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ từ nhiều nguồn.
- Dấu hiệu đầu tư các khoản tiền ngắn hạn cho hoạt động đầu tư dài hạn.
- Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện.
Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản.
- Xuất hiện phí bất hợp lý : quá mức quảng cáo, tiếp khách, phô trương.
- Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành
- Bỏ hợp đồng nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao, để tìm hợp đồng lớn
nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp.
- Quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không hiệu quả.
- Khó khăn khi phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0527
- Tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt áp lực thời gian sinh lời.
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, dẫn đến mất mùa, thất thu, mất tài
sản…
- Đối với khách hàng là tư nhân, có dấu hiệu của bệnh kéo dài hoặc chết.
 Phát sinh từ phía Ngân hàng.
- Chính sách tín dụng không hợp lý.
- Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách
hàng.
- Cấp tín dụng cho cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo của
khách.
- Tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá năng lực kiểm soát.
- Soạn các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh.
- Cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất, tăng hạn mức.
Dự báo rủi ro tín dụng phát sinh.
Hiện nay, bên cạnh phương pháp chuyên gia, các phương pháp dự báo
RRTD dựa trên dữ liệu thống kê đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về
chiều rộng và chiều sâu. Từ mô hình xác suất tuyến tính LPM và phương pháp
MDA đã được sửdụng từ những năm 1930, đến phương pháp hồi quy Logistic,
Probit đang được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1980 và gần đây thì xuất
hiện các cách thức tiếp cận mới sử dụng phương pháp thống kê phi thông số
(non-parametric) phức tạp như lân cận gần nhất K, mạng nơ ron thần kinh.
Phương pháp chuyên gia:
Đây là phương pháp sử dụng cả các yếu tố định lượng và định tính để
đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần đánh giá. Trong đó, các
nhà phân tích thường là một nhóm chuyên gia sẽ dựa trên thông tin về tình
hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, chiến lược tài chính và chính sách quản
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0528
trị rủi ro của doanh nghiệp…từ đó đánh giá đối tượng bằng một mức xếp
hạng thích hợp. Cụ thể cho phương pháp này là các mô hình phân loại
tín dụng doanh nghiệp của S&P, Fitch và Moody’s.
Mô hình xác suất tuyến tính.
Mô hình xác suất tuyến tính (Linear probability model - LPM) là mô
hình ước lượng đa biến dùng phương pháp bình phương tối thiểu OLS. Mô
hình này gặp phải nhiều hạn chế:
-Sai số hồi quy không phân phối chuẩn.
-Phương sai thay đổi.
-Không thỏa mãn điều kiện cơ bản của xác suất trong khoảng 0 - 1.
-Tác động biên không đổi, trong khi bản chất của mô hình xác suất là tác
động biên thay đổi theo từng giá trị của biến độc lập.
=>Chính vì vậy, mô hình này hầu như không còn được sử dụng trong dự
báo rủi ro tín dụng .
Phân tích biệt số đa nhân tố MDA, Logit và Probit.
Phân tích biệt số đa nhân tố (Multiple Disciminant Analysis - MDA) là
dạng tổng quát của hàm phân biệt tuyến tính. MDA có các giả định cơ bản:
-Số lượng các nhóm rời rạc và được định nghĩa trước.
-Biến độc lập có phân phối chuẩn; tương quan giữa các biến độc lập thấp
hoặc không tương quan.
-Ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau.
-Hàm phân biệt là tuyến tính.
Năm 1968, MDA đã được Altman sử dụng để dự báo khả năng phá sản
rất hiệu quả. Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở lại đây thì hồi quy Logistic lại
được sử dụng rất phổ biến. Lý do là Logit không có bất cứ giả thiết nào về
phân phối của các biến độc lập, kiểm định thống kê không phức tạp, có thể
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0529
điều chỉnh hàm phi tuyến dễ dàng, các biến độc lập định tính thông qua việc
thiết lập biến giả có thể chuyển thành định lượng.
Lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh.
Machine learning (nhiều tác giả dịch là "học máy") là một lĩnh vực của
trí tuệ nhân tạo mà nó liên quan đến thiết kế và phát triển các thuật toán cho
phép cải thiện khả năng thực thi các chức năng dựa trên cơ sở dữ liệu. Mục
tiêu chính trong nghiên cứu machine learning là đưa ra những mô hình có kết
quả được tạo ra một cách tự động từ những quy luật hay kiểu mẫu từ dữ liệu.
Lân cận gần nhất K một trong số những thuật toán machine learning đơn
giản nhất. Mạng nơ ron thần kinh là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng
mô hình dự báo. Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không
có công thức toán học nào được biết để miêu tả mối quan hệ giữa các biến
đầu vào và đầu ra.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận, mô hình ước lượng và dự báo dựa trên
phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh tốt hơn mô hình
Logit và Probit, sau đó mới là MDA và LPM. Nhưng do lân cận gần nhất K
và mạng nơ ron thần kinh đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, các phương pháp này
cũng rất phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta. Nên việc lựa chọn mô hình tốt
thứ hai là hợp lý vì yêu cầu mẫu không quá cao, ít ràng buộc về mặt giả thiết,
hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tóm lại, phương pháp xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm hay rủi ro
tín dụng dựa trên hàm Logistic là phương pháp phù hợp đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
1.3.4.2. Lượng hóa mức độ tổn thất rủi ro tín dụng.
-Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu
chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo yêu cầu của Basel
II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0530
xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số
như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ;
LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at
Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được
nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected
Loss - tổn thất có thể ước tính. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước
tính được tính toán dựa trên công thức sau:
EL = PD x EAD x LG
Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.
Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ:
Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của
khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không
thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một
năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng
trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó.
Từ những dữ liệu thu thập được, ngân hàng nhập vào một mô hình định
sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là
mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ
chức tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại
thời điểm khách hàng không trả được nợ.
Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn.
Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì
vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không
trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ
hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0531
EAD = Dư nợ bình quân + LEQ × Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình
quân
Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure: là tỷ trọng phần vốn chưa sử
dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả
được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần
dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ
bình quân.
Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính.
Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà
còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ,
đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính
có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ
pháp lý và một số chi phí liên quan.
Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
1.3.4.3. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý.
Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng.
Theo hướng chặt chẽ và có hiệu quả tập trung vào 3 giai đoạn sau:
Nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ. Giai đoạn nghiên
cứu khách hàng nhằm trả lời câu hỏi: Có nên cho khách hàng vay hay không?
Ngân hàng phải tập trung tìm hiểu khả năng tài chính, kỷ luật và uy tín của
khách hàng, không chỉ về quy mô hoạt động mà còn phải tìm hiểu sâu về
năng lực cạnh tranh, sức mạnh kinh doanh và triển vọng của khách hàng và
sản phẩm của khách hàng trên thị trường.
Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ
việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0532
đích hoặc có những sự cố khác nhau có thể dẫn tới việc không hoàn trả vốn
vay, Ngân hàng phải đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời. Việc
giám sát và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cần thực hiện nghiêm túc.
Thu nợ gốc và lãi thực hiện theo quy định, đảm bảo vừa thu đủ đồng vốn cho
Ngân hàng, vừa đảm bảo việc tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong hoạt
động kinh doanh. Nếu cần thiết có thể thực hiện chuyên môn hóa một số khâu
cơ bản trong quy trình cho vay.
Thực hiện đa dạng hóa khách hàng và phương thức cho vay.
Để phân tán rủi ro, không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một mặt
hàng hay một ngành nào đó hoặc một nhóm khách hàng nào đó, đề phòng
trường hợp khi nhóm ngành hoặc khách hàng đó gặp rủi ro ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra đa dạng hóa các phương thức cho vay như
cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, đồng tài trợ, cho vay trả
góp… tạo sự thuận tiện cho khách hàng, luồng tiền vào ra của Ngân hàng
cũng được đa dạng hóa. Ngân hàng cần áp dụng nhiều phương thức vay vốn
khác nhau vừa đáp ứng nhu cầu khách quan cừa đảm bảo được khả năng kiểm
tra giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Trong thực tế, có nhiều
khách hàng khi được thay đổi phương thức cho vay kịp thời đã hoạt động có
hiệu quả hơn, thanh toán được phần lớn các khoản quá hạn cũ. Như vậy, việc
áp dụng đa dạng các phương thức cho vay đối với khách hàng hay đối với
nhiều phương án kinh doanh của một khách hàng cũng có thể coi là một biện
pháp nhằm phân tán rủi ro cho vay cho Ngân hàng.
Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ.
Nâng cao năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Con người
luôn là yếu tố quyết định cho thành công trong mọi công việc. Tác phong làm
việc, thái độ phục vụ, năng lực trình độ nghiệp vụ là những yếu tố quan trọng
của cán bộ tín dụng trong việc thu hút khách hàng, đảm bảo khách hàng sử
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0533
dụng đúng mục đích và sẵn lòng trả nợ, ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn trước khi
khoản vay được thực hiện bằng nhiều cách: Thường xuyên tổ chức các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, các phương pháp kỹ
thuật thẩm định dự án; tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực về cả
chuyên môn và trình độ văn hóa, có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bố
trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm
mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt
động có hiệu quả nhất. Có chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý về cả vật
chất lẫn tinh thần nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự
gắn bó, lòng yêu nghề và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của đội ngũ cán
bộ công nhân viên.
Xây dựng chiến lược khách hàng.
Khách hàng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro
cho vay cho Ngân hàng. Do vậy, chiến lược lựa chọn khách hàng phù hợp là
một trong những công cụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các Ngân hàng cần
thực hiện phân loại khách hàng theo nhiều chỉ tiêu, lựa chọn những khách
hàng kinh doanh hiệu quả làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn. Việc
lựa chọn khách hàng phải được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế để tránh
tình trạng mất cân đối, tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng hoặc
một vài khu vực kinh doanh. Mặt khác thông qua quan hệ giao dịch, Ngân
hàng đối phó với những bất ngờ về rủi ro đạo đức không lường trước được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, chương I đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động tín
dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra
một số biện pháp kiểm soát RRTD mà các ngân NHTM đã và đang thực hiện.
Nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế RRTD của một số NHTM trong khu vực và
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0534
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Đây
là cơ sở lý luận quan trọng để Luận văn vận dụng vào giải thích thực trạng
quản trị RRTD và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0535
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH NAM TRỰC
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam- chi nhánh Nam Trực.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rule Development.
Tên viết tắt: AGRIBANK.
Hội sở chính: số 18 Trần Hữu Dực- Mỹ Đình- Từ Liêm- TP Hà Nội.
Fax: 0438313719
Hotline: 0438379015
 Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín
dụng Việt Nam. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam- Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong
phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân,
nông thôn.
 Ngày 15/1/1996, được Thủ tướng Chính ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam. NHNN&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng
công ty 90, là DNNN hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng
và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0536
31/12/2015, vị thế đứng đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều
phương diện:
Tổng tài sản: trên 833.000 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn: trên 804.000 tỷ đồng.
Tổng dư nợ: 64.561 tỷ đồng.
Đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người.
Gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.
b. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Nam trực.
Năm 1988,sau nghị định 53/ HDBT có hiệu lực hệ thống ngân hàng
chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của
hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết
kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát
triển. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và
điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn và hiệu quả thay bộ
máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức kinh doanh đổi mới đa dạng và
linh hoạt, đầu tư vào từng nghành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo
được với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao,
đưa ngân hàng ngày một phát triển và ngày càng mở rộng.
Do nhu cầu cần thiết đó Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Trực được
thành lậpvào năm 1997, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ
sở chính đặt tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Giai đoạn năm 2008 đầy biến động của thị trường tài chính, ngân
hàng. Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích
kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng
chi phí tài chính cho các doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0537
bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên
8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn
vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động
gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung
cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ
giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn
thất thiệt tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần
nào đến hoạt động ngân hàng. Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh
NHNN& PTNT Nam Trực cũng đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định
trong những năm suy thoái kinh tế này, đóng góp vào hoạt động chung của
toàn hệ thống NHNN& PTNT Việt Nam.
Chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam huyện Nam Trực gồm có 3 phòng
giao dịch:
- Phòng giao dịch Nam Hồng tại xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định.
- Phòng Giao Dịch 3/2 tại xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định.
- Phòng giao dịch Cầu Vòi tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định.
2.1.2. Bộ máy tổ chức và công tác.
a) Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam
Trực- Nam Định
Mô hình tổ chức được thể hiện như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0538
SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHNN&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM TRỰC- NAM ĐỊNH.
Ban giám đốc
Phòng kế
toán- ngân
quỹ
Phòng tín
dụng
Phòng hành
chính- nhân
sự
Tổ kiểm tra
kiểm toán
nội bộ
Sau quá trình sắp xếp bộ máy hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam
chi nhánh Nam Trực- Nam Định hiện nay đã ổn định. Tổ chức bộ máy của chi
nhánh gồm:
Ban giám đốc gồm 3 người: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc
- Phòng Kế toán- Ngân quỹ
- Phòng tín dụng
- Phòng hành chính nhân sự
- Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
+ Ban giám đốc: Là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước
phápluật về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều hành mọi hoạt động
nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ban giám đốc vạch ra các chiến lược, chính sách
kinh doanh để từ đó các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của
mình.
+ Phòng kế toán- ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán cho vay, thu
nợ, quản lý dư nợ. Hạch toán huy động vốn: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0539
đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh
tế, tài chính. Quản lý kho quỹ: thực hiện thu chi, kiểm đếm tiền, giấy tờ lưu
kho chính xác, chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ của
NHNN&PTNT Việt Nam.
+ Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNN&PTNT Nam Định
nói riêng và NHNN&PTNT Việt Nam nói chung, là đầu mối thực hiện thông
tin tín dụng để phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.
+ Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng
tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc
thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Xây dựng triển khai
chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi
nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông,
bảo vệ y tế. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các
văn bản quy chế của NH, là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc.
+ Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra, giám sát việc chấp
hành quy trình của nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của
NHNN cũng như của NHNN&PTNT Việt Nam. Giám sát việc chấp hành các
quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng. Báo cáo giám đốc ngân hàng tỉnh, giám đốc chi nhánh kết quả
kiểm tra và đề xuất biện pháp để giải quyết, khắc phục những khiếm khuyết
còn tồn tại. Giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi
nhánh. Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra kiểm toán nội bộ.
2.1.3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0540
BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2013- 2015.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh tăng giảm
năm 2014/2013
So sánh tăng giảm
năm 2015/2014
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
% So
sánh
Số tiền
% So
sánh
1. Tổng nguồn
vốn huy động
619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54
Nguồn dân cư 575.86 93,02 673.641 93,62 904.391 94,83 97.781 16.98 230.75 34.25
Nguồn của các
TCKT
43.222 7,51 44.902 6,67 49.285 5,45 1.68 3.89 4.383 9.76
2. Phân theo
loại tiền huy
động
619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54
Nguồn nội tệ 606.769 98,01 705.916 98,11 938.771 98,44 99.147 16.34 232.855 32.99
Nguồn ngoại tệ 12.313 2,03 13.627 1,93 14.905 1,59 1.314 10.67 1.278 9.38
3. Theo thời
hạn
619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54
Ngắn hạn 550.045 88,85 641.187 89,11 870.376 91,27 91.142 16.57 229.189 35.74
Trung và dài hạn 69.037 12,55 78.356 12,22 83.3 9,57 9.319 13.50 4.944 6.31
(Nguồn:Báocáokếtquảnguồnvốn củaNHNN&PTNTViệtNamchinhánhNamTrực).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0541
Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi trong giai đoạn 2013-2015 liên
tục tăng , cụ thể năm 2013 là 619.080 triệu đồng, năm 2014 là 719.543 triệu
đồng, năm 2015 là : 953.676 triệu đồng. Trong điều kiện công tác huy động
vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, thì
đây là một cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn
vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế.
Xét theo thành phần kinh tế:
Nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu trong thành phần huy động:
năm 2013 là 575.860 triệu đồng tăng lên 673.641 triệu đồng trong năm 2014(
tương ứng tăng 16,98%) và đạt 904.391 triệu đồng vào năm 2015( tăng
34,25%), đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn dân cư cũng tăng từ 93,02%-
93,62%-94,83% trong giai đoạn này. Trong khi đó nguồn huy động từ các
TCKT mặc dù có tăng về số tiền: từ 43.222 triệu đồng năm 2013 lên 44.902
triệu đồng năm 2014(tương ứng tăng 3,89%) và đến 2015 là 49.285 triệu
đồng( tăng 9,76%) ; song về tỷ trọng lại giảm dần từ 7,51% xuống 6,67% vào
năm 2014 và đến 2015 là 5,45%.
Từ các số liệu trên cho thấy NNNN&PTNT chi nhánh Nam Trực có cấu
trúc huy động còn chưa cân đối. Chi nhánh đã làm khá tốt huy động từ khu
vực dân cư nhờ quảng bá, gửi tiền dự thưởng, tặng quà, đặc biệt, trong bối
cảnh, nhiều ngân hàng thương mại tiến hành chạy đua lãi suất, dịnh chuyển
liên tục dòng vốn từ ngân hàng này qua ngân hàng khác.
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Tăng mạnh ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng: tăng từ
550.045 triệu đồng vào năm 2013 lên 641.187 triệu đồng trong năm 2014(
tương ứng tăng 16,57%) và vào năm 2015 đạt 870.376 triệu đồng( tăng
35,74%); đồn thời trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng của tiền gửi ngắn hạn
cũng liên tục tăng trong 3 năm qua từ 88,85% lên 89,11% và 91,27%. Các
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0542
khoản tiền gửi trung và dài hạn có tăng về số tiền nhưng trong tỷ trọng nguồn
vốn thì lại giảm nhẹ.
=>Đây là tín hiệu không tốt bởi sự gia tăng của nguồn vốn này không tốt
cho tài trợ trung và dài hạn, không chủ động trong thanh khoản vì nguồn vốn
huy động ngắn có tính chất không ổn định. Đây là do sự tác động của yếu tố
bất ổn nền kinh tế, sự thiếu lòng tin và tư tưởng chạy đua lãi suất …
Theo loại tiền tệ:
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được chủ yếu là từ tiền gửi
nội tệ: năm 2013 huy động nội tệ đạt 606.769 triệu đồng, năm 2014 là
705.916 triệu đồng, và 938.711 triệu đồng vào năm 2015; nguồn vốn nội tệ
giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu và ổn định ở mức trên 98%.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Với phương châm tăng trưởng vững chắc hạn chế rủi ro xảy ra,
NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực_NĐ đã định hướng và tìm ra
hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý và nguồn vốn,
chú trọng đến tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Cụ thể tình hình dư nợ tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam
Trực_Nam Định 3 năm qua như sau:
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh tăng giảm
năm 2014/2013(±)
So sánh tăng giảm
năm 2015/2014(±)
Số tiền Số tiền Số tiền
Số
tiền(±)
% so
sánh
Số tiền(±)
% so
sánh
Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903 98.311 18,33 111.168 17,51
( Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT NamTrự
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0543
Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình dư nợ tín dụng của NHNN&PTNT
Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định tăng như sau: năm 2013 dư nợ là
536.424 triệu đồng, năm 2014 là 634.735 triệu đồng( tăng 98.311 triệu đồng,
tương ứng với 18,33%), năm 2015 dư nợ tín dụng là 745.903 triệu đồng( tăng
111.168 triệu đồng tương ứng tăng 17,51%). Vậy, quy mô tín dụng của Ngân
hàng đang được mở rộng. Điều này là do cơ chế của Nhà nước trong thời gian
qua mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh gọn cũng
như sự hồi phục của nền kinh tế đang dần được ổn định.
BIỂU 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng.
Các ngân hàng hiện nay có xu hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ phí dịch
vụ, giảm dần nguồn thu truyền thống như cho vay, nhằm đa dạng nguồn thu,
giảm thiểu rủi ro. Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, phát triển rộng mạng lưới và áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách
hàng. Ban giám đốc chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương
các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
nhằm thu hút đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ. Kết quả, thu dịch vụ năm
2015 đạt: 4.066 triệu đồng, tăng 17,96% so với năm 2010 ( 3.447 triệu đồng),
và chiếm 7,05% trong tổng thu nhập.
536,424
634,735
745,903
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
TỔNG DƯ NỢ
Tổng dư nợ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
Nam Hương
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
NOT
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
Man_Ebook
 
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam ĐịnhĐề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim ĐộngRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
NOT
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà AnhLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ (20)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
 
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam ĐịnhĐề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim ĐộngRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà AnhLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hạnh
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ..................................................vi LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................... 5 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại........... 5 1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thương mại. .................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng Thương mại. ............................... 6 1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng Thương mại....................................... 7 1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Thương mại. ................................... 9 1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.....................................13 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. ..............................................................13 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.................................................................13 1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng...........................................16 1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.....................................................19 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.........................22 1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng..................................................22 1.3.2. Yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng. ............................................23 1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng............................................23 1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.....................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................33 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH NAM TRỰC........................................................................................................35
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05iii 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Nam Trực..................................................................35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................35 2.1.2. Bộ máy tổ chức và công tác............................................................37 2.1.3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây..........................................39 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Trực. .................................................................46 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định. ........................46 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực...................................................52 2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định. .58 2.3.1. Triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng......................................58 2.3.2. Những kết quả đạt được. ................................................................62 2.3.3. Một số hạn chế còn tồn tại..............................................................65 2.3.4. Nguyên nhân của các hạn chế trên. .................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................70 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM TRỰC.....................................................71 3.1. Định hướng quản tri tủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định đến năm 2020. ......................................................................................................71 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh...................................71 3.1.2.Định hướng tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. .................................73
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05iv 3.2.Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Trực...............................................74 3.2.1.Xây dựng chính sách cho vay phù hợp ...............................................74 3.2.2.Xây dựng kho dữ liệu về thông tin cho việc phân loại khách hàng, thẩm định rủi ro. ................................................................................................79 3.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác phân tích tín dụng. ..................................80 3.2.4.Đảm bảo tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng sau cho vay. .....................................................................................................81 3.2.5.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng......................................................82 3.2.6.Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong quản lý thông tin và giao dịch tín dụng..............................................................................................83 3.2.7. Xử lý các khoản nợ xấu..................................................................84 3.3.Một số kiến nghị..................................................................................85 3.3.1.Đối với Nhà Nước.............................................................................85 3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................................86 3.3.3.Đối vối Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.....88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................90 KẾT LUẬN...............................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................92
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng NHNN : Ngân hàng nhà nước HGĐ : Hộ gia đình DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh TPKT : Thành phần kinh tế CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1.1: PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG CĂN CỨ VÀO NGUYÊN NHÂN. .....................................................................................................14 SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM TRỰC- NAM ĐỊNH.........................................38 BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2013- 2015........40 BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013- 2015..........................................................................................................42 BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015. ................................................................................................45 BẢNG 2.4 . TÌNH HÌNH KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 ............................................................................47 BẢNG 2.5. DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ....49 BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH.......................53 BẢNG 2.7. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH................................54 BẢNG 2.8. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO..........................................55 BẢNG 2.9. TỶ LỆ MẤT VỐN GIAI ĐOẠN 2013-2015.............................55 BIỂU 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH ........43 BIỂU 2.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO KỲ HẠN.......................................50 BIỂU 2.3. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH. ...................................................................................................51
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.05vii
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.051 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài.  Cơ sở lý luận. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng huy động tiền sau đó cho vay trong một khoảng thời gian để kiếm lợi nhuận. Trong thời gian cho vay, phát sinh một số khoản vay khách hàng không trả được hoặc gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi, việc này làm cho ngân hàng mất một phần vốn. Nếu số lượng này lớn đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng không trả nổi các khoản tiền đã huy động, và nguy cơ đổ vỡ. Sự đổ vỡ này làm cho các ngân hàng biến mất sau một đêm và kéo theo tác động rất xấu với nên kinh tế xã hội. Trong lịch sử tín dụng, trong nước ta đã chứng kiến rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khánh kiệt, phá sản, ngừng hoạt động. Trên thế giới, vào năm 2008, nước Mỹ đã gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn, gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ và lan rộng ra toàn cầu.Cho dù là ngân hàng lớn, và lâu đời như các ngân hàng nước Mỹ, Châu Âu hay ở các ngân hàng nhỏ ở nước ta, việc thua lỗ hay phá sản của các ngân hàng, có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là việc quản trị rủi ro kém hiệu quả, thường bắt đầu từ những khoản tín dụng xấu không được kiểm soát ở một chi nhánh nào đó đã lớn dần và đã lây lan ra toàn hệ thống. Cơ sở thực tế của đề tài. - Nhận thấy thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định trong ba năm: 2013, 2014 và 2015 đã đạt được các hiệu quả như: tình hình tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng tương đối khả quan( từ 619.080 triệu đồng năm 2013, năm 2014 là 719.543 triệu đồng, đến năm 2015 là : 953.676 triệu đồng), tích cực xử lý nợ quá hạn,
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.052 nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro đồng thời thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên và liên tục cũng như thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin của ngân hàng chưa đầy đủ, công tác phân loại và chấm điểm khách hàng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng còn lạm dụng tài sản thế chấp và chưa cân bằng được giữa thành tích và chất lượng tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng. -Tham khảo, vận dụng các kiến nghị, các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng vào lĩnh vực mình đang hoạt động. Các dẫn luận trên cho thấy quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, là khâu sống còn đối với tất cả các ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Nó thu hút sự quan tâm không chỉ giới tài chính ngân hàng mà cả các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định” để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Hệ thống hóa lại những vấn đề mang tính lí luận cơ bản về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng như: khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, các công cụ đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.053 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định trong ba năm: 2013, 2014 và 2015. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro khi các vật đảm bảo tín dụng không còn giá trị như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay, rủi ro không thu hồi được nợ. Trong phạm vi của đề tài, em chỉ xem xét rủi ro khi NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định không thu hồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê và đồ thị. Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, thông tin trên báo chí và internet. 5. Kết cấucủa đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.054 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển nông thôn- chi nhánh Nam trực-Nam Định. Chương 3: Giảipháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Trực-Nam Định.
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.055 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng Thương mại. Tín dụng là hoạt động mang tính khởi thủy, tính bản chất của ngân hàng, là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt động ngân hàng. Thuật ngữ “Tín dụng” (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credo nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Xét về khía cạnh tiền tệ, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán. Như vậy, Tín dụng NHTM là quan hệtín dụng giữa các NHTM(bên cho vay) với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân (bên đi vay), dưới hình thức NHTM(bên cho vay) đứng ra huy động vốn bằng tiền và cấp tín dụng (cho vay) cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.056 nhấtđịnh theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện số vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng Thương mại. Tín dụng ngân hàng thương mại có các đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất:cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của ngân hàng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng và có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. -Thứ hai: tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng cấp cho khách hàng là từ nguồn vốn huy động của ngân hàng mà chủ yếu là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Do đó, khách hàng nhận được khoản vay chỉ nắm giữ mang tính chất “tạm thời” và sử dụng vào mục đích đã cam kết với ngân hàng. - Thứ ba: Đối với quan hệ tín dụng thì tính hoàn trả là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Chính vì khách hàng không phải là chủ sở hữu thực sự của số tiền vay nên đương nhiên phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay này cho ngân hàng. - Thứ tư: tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả vô điều kiện. Ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”, do đó mọi khoản tín dụng đều phải có thời hạn để đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động khi khách hàng gửi tiền cần rút hoặc ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn đó cho khách hàng khác vay. Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.057 - Thứ năm: giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, bởi khách hàng phải trả giá cho quyền sử dụng vốn vay. Khoản lợi tức này luôn dương để bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. - Thứ sáu: đặc trưng bản chất nhất của tín dụng là tiềm ẩn rủi ro cao, do sự bất cân xứng về thông tin, người cho vay không hiểu rõ về người đi vay. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách trôi chảy mà vẫn không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ. Đó là trường hợp khi đến thời hạn, người đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay dẫn đến khoản nợ bị quá hạn. Nợ quá hạn là sự báo hiệu của rủi ro tín dụng. 1.1.3. Phân loại tín dụng Ngân hàng Thương mại. Căn cứ vào thời hạn cho vay. - Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng, thường được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Có hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro cao. - Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng. Loại hình tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro rất cao. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.058 - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Căn cứ vào sự đảm bảo. - Tín dụng có đảm bảokhông bằng tàisản (tín chấp): Là loại hình không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. - Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Căn cứ vào hình thái tín dụng. - Tín dụng bằng tiền mặt: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền mặt, hay chính là cho vay. - Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản, đây chính là hình thức cho thuê tài chính. Căn cứ vào phương pháp cho vay. - Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng mà Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Tín dụng gián tiếp: Là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng có thông qua (hay liên quan đến người thứ ba); là khoản vay được thực hiện thông qua việc
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.059 mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. - Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi theo định kỳ. - Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận thường áp dụng cho vay vốn lưu động. - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập. Ngân hàng không ấn định thời hạn nào, áp dụng cho vay thấu chi. 1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Thương mại. 1.1.4.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng. - Tín dụng bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Trong dài hạn, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất. -Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty cổ phần: Để thành lập công ty cổ phần đòihỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình hoạt động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữu hiệu tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian.
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0510 - Tín dụng ngân hàng góp phần nâmg cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. - Tín dụng ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được liên tục thuận lợi. - Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro. - Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. 1.1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng- một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoài mục đích đó. Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấp cho khách hàng như thanh toán, tư vấn quan trọng nhất là hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng). Thật vậy, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính kinh doanh trên nguyên tắc tiền gửi của khách hàng (nghiệp vụ huy động vốn) dưới hình thức tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi. Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu vay của khách hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi kiếm được thông qua hoạt động và tiền lãi phải trả cho các khoản huy động là lợi nhuận thu được. Đây chưa phải là toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng, nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng.
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0511 1.1.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân. Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế: Nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó quan hệ mua bán chịu luôn tồn tại trên thị trường. Do đó, hoạt động tín dụng đã góp phần vào quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra nhanh hơn, giúp cho người cần vốn có thể tìm được vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giúp cho người thừa vốn có thể bảo quản an toàn đồng thời kinh doanh kiếm lời. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Bản chất đặc trưng hoạt động ngân hàng là huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, phân tán trong nền kinh tế, trong xã hội để thực hiện cho vay các đơn vị kinh tế có nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư tập trung là nhu cầu tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, hạn chế sự lãng phí vốn, tiết kiệm mọi nguồn lực như thời gian, chi phí huy động vốn. Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ: Tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế trọng điểm trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng luôn chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ trong
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0512 nền kinh tế thị trường, hạn chế thấp nhất sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn. Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế: Với sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện một chế độ hạch toán kinh tế một cách minh bạch và hiệu quả hơn. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, phải thực hiện thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn, cũng như việc chấp hành các quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng như là vấn đề tài chính.Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay của ngân hàng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tín dụng tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi một quốc gia mà phải mở rộng quan hệ kinh tế ra phạm vi khu vực và thế giới. Tín dụng là công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để tham gia vào thị trường thế giới như tài trợ việc mua bán chịu hàng hóa, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm: Với công cụ tín dụng, chính phủ sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn. Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vốn tín dụng vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0513 1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với NHTM, rủi ro là một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng. Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng. Theo điều 1 Quyết địnhsố 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “Rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. => Rủiro tín dụng là rủi ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0514  Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro. SƠ ĐỒ 1.1: PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG CĂN CỨ VÀO NGUYÊN NHÂN. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nôi tại Rủi ro tập trung (Nguồn:Nghiệp vụ Tín dụng và thẩm định tín dụng) + Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi ngân hàng lựa chọn nhũng phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.Rủi ro giao dịch bao gồm: -Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng; -Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo,.... -Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0515 và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. + Rủi ro danh mục: là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. -Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính liêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay hoặc ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. -Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Nếu căn cứ vàohoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng có thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau: +Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn so với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí, giảm thu nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ. +Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng nhưng nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc nguồn vốn không đáp ứng được chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro. Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng thành 2 loại: + Rủi ro khả kháng: Rủi ro khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh của chúng ... để có thể có biện pháp hợp lý
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0516 phòng ngừa hạn chế ở mức độ thấp nhất có thể. Những loại rủi ro này thường do nguyên nhân chủ quan gây ra, thường xuất phát từ bản thân ngân hàng. + Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro bất khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng không thể dự đoán được hoặc không thể dự đoán một cách chính xác nhất ảnh hưởng của chúng. Loại rủi ro này thường ro yếu tố khách quan gây nên như yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường chính trị và chính khách hàng vay vốn của ngân hàng. 1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng. Đo lường RRTD là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Chỉ tiêu dùng để đo lường rủi ro tín dụng được chia thành các nhóm sau: 1.2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn= Tổng nợ quá hạn X 100% Tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vì với những khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của Ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của Ngân hàng. Với một khoản tín dụng gặp rủi ro Ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý…do đó làm tăng chi phí thực tế của Ngân hàng. Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay từ khách hàng. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0517 chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. 1.2.3.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Ở Việt Nam theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại điều 6, bao gồm: -Nhóm 3(khoản nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91- 180 ngày. -Nhóm 4(khoản nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. -Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về mặt tài chính nên khó trả nợ cho Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu= Dư nợ xấu X 100% Tổng dư nợ Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là các khách hàng chỉ muốn vay không nỗ lực trả nợ. Điều này sẽ gây cho Ngân hàng khó khăn lớn trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nợ xấu không giải quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập sự phòng rủi ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất đó và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng. 1.2.3.3. Tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ mất vốn= Dư nợ mất vốn X 100% Tổng dư nợ
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0518 Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.… Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. 1.2.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng RRTDđược trích lập X 100% Tổng dư nợ kỳ báo cáo Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của hầu hết các Ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/QD-NHNN và quyết định số 18/2007/QD-NHNN của NHNN Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50%; Nhóm 5 là 100%. Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tỷ lệ này ngày càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của NHTM dẫn đến giảm lợi nhuận thậm chí làm cho Ngân hàng bị lỗ. 1.2.3.5. Tổn thất tài sản của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro ( ghi vào chi phí ) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0519 nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM. 1.2.3.6. Tổn thất uy tín của ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng: Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng và làm giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng giao dịch tại ngân hàng và quy mô hoạt động của ngân hàng gây ra những tổn thất về tài chính. Rủi ro tín dụng có nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng. 1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng. 1.2.4.1. Nguyên nhân khách quan. Môi trường kinh tế. Sự biến động quá nhanh và không dự đóan được của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của người đi vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuât nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu) dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0520 do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngòai thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn. Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổ chức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doan. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng. Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh: Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng phải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợ ngân hàng, còn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khả năng rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu. Mặc dù lọai rủi ro này có thể được hạn chế bằng cách mua bảo hiểm, tuy nhiên khi lọai rủi ro này xảy ra, khách hàng và cả ngân hàng cũng phải mất nhiều thời gian để lấy được khỏan tiền bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng. 1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan. Từ phía khách hàng vay vốn: -Một thực tế đáng buồn là có rất nhiều khách hàng có phương án kinh doanh rất khả thi, lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều thuận lợi, tuy nhiên khi bắt đầu có đủ các điều kiện về vốn để thực hiện phương án thì do năng lực quản trị, kinh nghiệm điều hành còn hạn chế, không đủ khả năng ứng phó trước
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0521 những biến động thị trường dẫn đến họat động kinh doanh không đạt hiệu quả như kế họach đã đề ra. -Sử dụng vốn vay sai mục đích: Khách hàng cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lí do ngân hàng không phát hiện được, để lấy vốn vay sử dụng khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích trong nhiều trường hợp là do người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên kết quả lại không như ý muốn.Cũng có trường hợp khách hàng đã không có khả năng trả nợ vay tại ngân hàng khác, và cố tình tìm mọi cách vay vốn tại ngân hàng này và mang đi đảo nợ là nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ để thanh toán nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng. Từ phía ngân hàng: -Chính sách và quy trình cho vay lỏng lẻo: Định hướng tín dụng chưa đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận đươc, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành giật thị trường ở các ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề nhận thấy rằng ngân hàng mình không có sở trường trong lĩnh vực này hoặc chưa chuẩn bị đủ tiềm lực đối với ngành hàng này. -Kỹ thuật cấp tín dụng: còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp. Công tác quản trị rủi ro tín dụng và kiểm sóat sau cho vay chưa được chú trọng, chỉ mang tính hình thức. -Thiếu thông tin: Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cung cấp, các mối quan hệ cá nhân.
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0522 -Chất lượng đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác tín dụng chưa cao: Đội ngũ cán bộ thiếu trình độ chuyên môn, không đủ khả năng thẩm định phương án vay vốn của khách hàng cũng như thiếu kinh nghiệm phát hiện các những điều bất thường trong phương án của khách hàng và không đủ khả năng nhận biết tình hình kinh tế xã hội tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Điều này dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay không đúng. Ngoài ra, có những cán bộ tín dụng đứng trước cám dỗ của đồng tiền, đã thông đồng với khách hàng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng. 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại. Theo Uỷ ban Basel thì quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. => Quản trị rủi ro tín dụng: là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bấtlợi của rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0523 1.3.2. Yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng. - Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao, … Đồng thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể đạt được. - Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc. - Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro. 1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng dựa trên hàng loạt các nguyên tắc, sau đây là một số nguyên tắc cơ bản. -Chấp nhận rủi ro: bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi ro là sự hiện hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp. Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể. Đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường.Việc chấp nhận mức độ, loại bỏ rủi ro tín dụng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cựu của chúng trong quá trình quản tri rủi ro tín dụng. - Điều hành rủi ro cho phép: ngân hàng phải tính toán khả năng gánh
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0524 chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp. Không cấp tín dụng cho những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát. -Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: các rủi ro trong ngân hàng là độc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng phải được sắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo quy đinh của pháp luật. -Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khi chúng xẩy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đọi cần phải được loại bỏ. -Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng xẩy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lọi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai. -Hiệu quả kinh tế: mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xẩy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng ngân hàng có khă năng xẩy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xẩy ra. -Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: hệ thống quản trị rủi ro
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0525 tín dụng cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng. 1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng. 1.3.4.1. Xác định các loại rủi ro tín dụng. Nhận diện rủi ro tín dụng. - Rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm những rủi ro có thể dự đoán trước (theo danh mục đầu tư ổn định,…), rủi ro không thể báo trước, xuất phát từ những nguyên nhân bên ngoài (như tình hình phát triển kinh tế nói chung,…), nguyên nhân bên trong (từ phía đội ngũ cán bộ,…). - Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD. - Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng.  Phát sinh từ phía khách hàng.  Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng: - Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0526 - Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm phát luật trong quá trình quan hệ tín dụng. - Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lí do. - Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng. - Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán. - Xuất hiện nợ quá hạn vì : tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm.… - Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến. - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so với định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi.… - Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập ngoài sản xuất kinh doanh. - Dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ từ nhiều nguồn. - Dấu hiệu đầu tư các khoản tiền ngắn hạn cho hoạt động đầu tư dài hạn. - Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện. Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: - Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến. - Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản. - Xuất hiện phí bất hợp lý : quá mức quảng cáo, tiếp khách, phô trương. - Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành - Bỏ hợp đồng nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao, để tìm hợp đồng lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp. - Quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không hiệu quả. - Khó khăn khi phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0527 - Tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt áp lực thời gian sinh lời. - Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, dẫn đến mất mùa, thất thu, mất tài sản… - Đối với khách hàng là tư nhân, có dấu hiệu của bệnh kéo dài hoặc chết.  Phát sinh từ phía Ngân hàng. - Chính sách tín dụng không hợp lý. - Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. - Cấp tín dụng cho cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo của khách. - Tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá năng lực kiểm soát. - Soạn các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng. - Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh. - Cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất, tăng hạn mức. Dự báo rủi ro tín dụng phát sinh. Hiện nay, bên cạnh phương pháp chuyên gia, các phương pháp dự báo RRTD dựa trên dữ liệu thống kê đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ mô hình xác suất tuyến tính LPM và phương pháp MDA đã được sửdụng từ những năm 1930, đến phương pháp hồi quy Logistic, Probit đang được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1980 và gần đây thì xuất hiện các cách thức tiếp cận mới sử dụng phương pháp thống kê phi thông số (non-parametric) phức tạp như lân cận gần nhất K, mạng nơ ron thần kinh. Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp sử dụng cả các yếu tố định lượng và định tính để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần đánh giá. Trong đó, các nhà phân tích thường là một nhóm chuyên gia sẽ dựa trên thông tin về tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, chiến lược tài chính và chính sách quản
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0528 trị rủi ro của doanh nghiệp…từ đó đánh giá đối tượng bằng một mức xếp hạng thích hợp. Cụ thể cho phương pháp này là các mô hình phân loại tín dụng doanh nghiệp của S&P, Fitch và Moody’s. Mô hình xác suất tuyến tính. Mô hình xác suất tuyến tính (Linear probability model - LPM) là mô hình ước lượng đa biến dùng phương pháp bình phương tối thiểu OLS. Mô hình này gặp phải nhiều hạn chế: -Sai số hồi quy không phân phối chuẩn. -Phương sai thay đổi. -Không thỏa mãn điều kiện cơ bản của xác suất trong khoảng 0 - 1. -Tác động biên không đổi, trong khi bản chất của mô hình xác suất là tác động biên thay đổi theo từng giá trị của biến độc lập. =>Chính vì vậy, mô hình này hầu như không còn được sử dụng trong dự báo rủi ro tín dụng . Phân tích biệt số đa nhân tố MDA, Logit và Probit. Phân tích biệt số đa nhân tố (Multiple Disciminant Analysis - MDA) là dạng tổng quát của hàm phân biệt tuyến tính. MDA có các giả định cơ bản: -Số lượng các nhóm rời rạc và được định nghĩa trước. -Biến độc lập có phân phối chuẩn; tương quan giữa các biến độc lập thấp hoặc không tương quan. -Ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau. -Hàm phân biệt là tuyến tính. Năm 1968, MDA đã được Altman sử dụng để dự báo khả năng phá sản rất hiệu quả. Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở lại đây thì hồi quy Logistic lại được sử dụng rất phổ biến. Lý do là Logit không có bất cứ giả thiết nào về phân phối của các biến độc lập, kiểm định thống kê không phức tạp, có thể
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0529 điều chỉnh hàm phi tuyến dễ dàng, các biến độc lập định tính thông qua việc thiết lập biến giả có thể chuyển thành định lượng. Lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh. Machine learning (nhiều tác giả dịch là "học máy") là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo mà nó liên quan đến thiết kế và phát triển các thuật toán cho phép cải thiện khả năng thực thi các chức năng dựa trên cơ sở dữ liệu. Mục tiêu chính trong nghiên cứu machine learning là đưa ra những mô hình có kết quả được tạo ra một cách tự động từ những quy luật hay kiểu mẫu từ dữ liệu. Lân cận gần nhất K một trong số những thuật toán machine learning đơn giản nhất. Mạng nơ ron thần kinh là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng mô hình dự báo. Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không có công thức toán học nào được biết để miêu tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra. Nhiều nghiên cứu đã kết luận, mô hình ước lượng và dự báo dựa trên phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh tốt hơn mô hình Logit và Probit, sau đó mới là MDA và LPM. Nhưng do lân cận gần nhất K và mạng nơ ron thần kinh đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, các phương pháp này cũng rất phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta. Nên việc lựa chọn mô hình tốt thứ hai là hợp lý vì yêu cầu mẫu không quá cao, ít ràng buộc về mặt giả thiết, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tóm lại, phương pháp xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm hay rủi ro tín dụng dựa trên hàm Logistic là phương pháp phù hợp đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3.4.2. Lượng hóa mức độ tổn thất rủi ro tín dụng. -Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0530 xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LG Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên. Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Từ những dữ liệu thu thập được, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0531 EAD = Dư nợ bình quân + LEQ × Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure: là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính. Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây: LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD. 1.3.4.3. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý. Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng. Theo hướng chặt chẽ và có hiệu quả tập trung vào 3 giai đoạn sau: Nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ. Giai đoạn nghiên cứu khách hàng nhằm trả lời câu hỏi: Có nên cho khách hàng vay hay không? Ngân hàng phải tập trung tìm hiểu khả năng tài chính, kỷ luật và uy tín của khách hàng, không chỉ về quy mô hoạt động mà còn phải tìm hiểu sâu về năng lực cạnh tranh, sức mạnh kinh doanh và triển vọng của khách hàng và sản phẩm của khách hàng trên thị trường. Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0532 đích hoặc có những sự cố khác nhau có thể dẫn tới việc không hoàn trả vốn vay, Ngân hàng phải đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời. Việc giám sát và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cần thực hiện nghiêm túc. Thu nợ gốc và lãi thực hiện theo quy định, đảm bảo vừa thu đủ đồng vốn cho Ngân hàng, vừa đảm bảo việc tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Nếu cần thiết có thể thực hiện chuyên môn hóa một số khâu cơ bản trong quy trình cho vay. Thực hiện đa dạng hóa khách hàng và phương thức cho vay. Để phân tán rủi ro, không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một mặt hàng hay một ngành nào đó hoặc một nhóm khách hàng nào đó, đề phòng trường hợp khi nhóm ngành hoặc khách hàng đó gặp rủi ro ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra đa dạng hóa các phương thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, đồng tài trợ, cho vay trả góp… tạo sự thuận tiện cho khách hàng, luồng tiền vào ra của Ngân hàng cũng được đa dạng hóa. Ngân hàng cần áp dụng nhiều phương thức vay vốn khác nhau vừa đáp ứng nhu cầu khách quan cừa đảm bảo được khả năng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Trong thực tế, có nhiều khách hàng khi được thay đổi phương thức cho vay kịp thời đã hoạt động có hiệu quả hơn, thanh toán được phần lớn các khoản quá hạn cũ. Như vậy, việc áp dụng đa dạng các phương thức cho vay đối với khách hàng hay đối với nhiều phương án kinh doanh của một khách hàng cũng có thể coi là một biện pháp nhằm phân tán rủi ro cho vay cho Ngân hàng. Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ. Nâng cao năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Con người luôn là yếu tố quyết định cho thành công trong mọi công việc. Tác phong làm việc, thái độ phục vụ, năng lực trình độ nghiệp vụ là những yếu tố quan trọng của cán bộ tín dụng trong việc thu hút khách hàng, đảm bảo khách hàng sử
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0533 dụng đúng mục đích và sẵn lòng trả nợ, ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn trước khi khoản vay được thực hiện bằng nhiều cách: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án; tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực về cả chuyên môn và trình độ văn hóa, có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt động có hiệu quả nhất. Có chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý về cả vật chất lẫn tinh thần nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự gắn bó, lòng yêu nghề và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Xây dựng chiến lược khách hàng. Khách hàng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro cho vay cho Ngân hàng. Do vậy, chiến lược lựa chọn khách hàng phù hợp là một trong những công cụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các Ngân hàng cần thực hiện phân loại khách hàng theo nhiều chỉ tiêu, lựa chọn những khách hàng kinh doanh hiệu quả làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn. Việc lựa chọn khách hàng phải được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế để tránh tình trạng mất cân đối, tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng hoặc một vài khu vực kinh doanh. Mặt khác thông qua quan hệ giao dịch, Ngân hàng đối phó với những bất ngờ về rủi ro đạo đức không lường trước được. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Như vậy, chương I đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động tín dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp kiểm soát RRTD mà các ngân NHTM đã và đang thực hiện. Nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế RRTD của một số NHTM trong khu vực và
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0534 trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để Luận văn vận dụng vào giải thích thực trạng quản trị RRTD và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực.
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0535 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH NAM TRỰC 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Nam Trực. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. a. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rule Development. Tên viết tắt: AGRIBANK. Hội sở chính: số 18 Trần Hữu Dực- Mỹ Đình- Từ Liêm- TP Hà Nội. Fax: 0438313719 Hotline: 0438379015  Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.  Ngày 15/1/1996, được Thủ tướng Chính ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. NHNN&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là DNNN hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0536 31/12/2015, vị thế đứng đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng tài sản: trên 833.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn: trên 804.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ: 64.561 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người. Gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. b. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam trực. Năm 1988,sau nghị định 53/ HDBT có hiệu lực hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn và hiệu quả thay bộ máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức kinh doanh đổi mới đa dạng và linh hoạt, đầu tư vào từng nghành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa ngân hàng ngày một phát triển và ngày càng mở rộng. Do nhu cầu cần thiết đó Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Trực được thành lậpvào năm 1997, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Giai đoạn năm 2008 đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng. Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0537 bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiệt tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng. Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh NHNN& PTNT Nam Trực cũng đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định trong những năm suy thoái kinh tế này, đóng góp vào hoạt động chung của toàn hệ thống NHNN& PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam huyện Nam Trực gồm có 3 phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Nam Hồng tại xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. - Phòng Giao Dịch 3/2 tại xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. - Phòng giao dịch Cầu Vòi tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 2.1.2. Bộ máy tổ chức và công tác. a) Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định Mô hình tổ chức được thể hiện như sau:
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0538 SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM TRỰC- NAM ĐỊNH. Ban giám đốc Phòng kế toán- ngân quỹ Phòng tín dụng Phòng hành chính- nhân sự Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Sau quá trình sắp xếp bộ máy hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định hiện nay đã ổn định. Tổ chức bộ máy của chi nhánh gồm: Ban giám đốc gồm 3 người: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc - Phòng Kế toán- Ngân quỹ - Phòng tín dụng - Phòng hành chính nhân sự - Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. + Ban giám đốc: Là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước phápluật về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều hành mọi hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ban giám đốc vạch ra các chiến lược, chính sách kinh doanh để từ đó các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình. + Phòng kế toán- ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán cho vay, thu nợ, quản lý dư nợ. Hạch toán huy động vốn: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0539 đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Quản lý kho quỹ: thực hiện thu chi, kiểm đếm tiền, giấy tờ lưu kho chính xác, chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ của NHNN&PTNT Việt Nam. + Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNN&PTNT Nam Định nói riêng và NHNN&PTNT Việt Nam nói chung, là đầu mối thực hiện thông tin tín dụng để phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. + Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Xây dựng triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bản quy chế của NH, là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc. + Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình của nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của NHNN cũng như của NHNN&PTNT Việt Nam. Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Báo cáo giám đốc ngân hàng tỉnh, giám đốc chi nhánh kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp để giải quyết, khắc phục những khiếm khuyết còn tồn tại. Giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra kiểm toán nội bộ. 2.1.3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây. 2.1.3.1. Công tác huy động vốn.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0540 BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2013- 2015. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh tăng giảm năm 2014/2013 So sánh tăng giảm năm 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % So sánh Số tiền % So sánh 1. Tổng nguồn vốn huy động 619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54 Nguồn dân cư 575.86 93,02 673.641 93,62 904.391 94,83 97.781 16.98 230.75 34.25 Nguồn của các TCKT 43.222 7,51 44.902 6,67 49.285 5,45 1.68 3.89 4.383 9.76 2. Phân theo loại tiền huy động 619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54 Nguồn nội tệ 606.769 98,01 705.916 98,11 938.771 98,44 99.147 16.34 232.855 32.99 Nguồn ngoại tệ 12.313 2,03 13.627 1,93 14.905 1,59 1.314 10.67 1.278 9.38 3. Theo thời hạn 619.08 100,00 719.543 100,00 953.68 100,00 100.46 16.23 234.13 32.54 Ngắn hạn 550.045 88,85 641.187 89,11 870.376 91,27 91.142 16.57 229.189 35.74 Trung và dài hạn 69.037 12,55 78.356 12,22 83.3 9,57 9.319 13.50 4.944 6.31 (Nguồn:Báocáokếtquảnguồnvốn củaNHNN&PTNTViệtNamchinhánhNamTrực).
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0541 Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi trong giai đoạn 2013-2015 liên tục tăng , cụ thể năm 2013 là 619.080 triệu đồng, năm 2014 là 719.543 triệu đồng, năm 2015 là : 953.676 triệu đồng. Trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, thì đây là một cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế. Xét theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu trong thành phần huy động: năm 2013 là 575.860 triệu đồng tăng lên 673.641 triệu đồng trong năm 2014( tương ứng tăng 16,98%) và đạt 904.391 triệu đồng vào năm 2015( tăng 34,25%), đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn dân cư cũng tăng từ 93,02%- 93,62%-94,83% trong giai đoạn này. Trong khi đó nguồn huy động từ các TCKT mặc dù có tăng về số tiền: từ 43.222 triệu đồng năm 2013 lên 44.902 triệu đồng năm 2014(tương ứng tăng 3,89%) và đến 2015 là 49.285 triệu đồng( tăng 9,76%) ; song về tỷ trọng lại giảm dần từ 7,51% xuống 6,67% vào năm 2014 và đến 2015 là 5,45%. Từ các số liệu trên cho thấy NNNN&PTNT chi nhánh Nam Trực có cấu trúc huy động còn chưa cân đối. Chi nhánh đã làm khá tốt huy động từ khu vực dân cư nhờ quảng bá, gửi tiền dự thưởng, tặng quà, đặc biệt, trong bối cảnh, nhiều ngân hàng thương mại tiến hành chạy đua lãi suất, dịnh chuyển liên tục dòng vốn từ ngân hàng này qua ngân hàng khác. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Tăng mạnh ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng: tăng từ 550.045 triệu đồng vào năm 2013 lên 641.187 triệu đồng trong năm 2014( tương ứng tăng 16,57%) và vào năm 2015 đạt 870.376 triệu đồng( tăng 35,74%); đồn thời trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng của tiền gửi ngắn hạn cũng liên tục tăng trong 3 năm qua từ 88,85% lên 89,11% và 91,27%. Các
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0542 khoản tiền gửi trung và dài hạn có tăng về số tiền nhưng trong tỷ trọng nguồn vốn thì lại giảm nhẹ. =>Đây là tín hiệu không tốt bởi sự gia tăng của nguồn vốn này không tốt cho tài trợ trung và dài hạn, không chủ động trong thanh khoản vì nguồn vốn huy động ngắn có tính chất không ổn định. Đây là do sự tác động của yếu tố bất ổn nền kinh tế, sự thiếu lòng tin và tư tưởng chạy đua lãi suất … Theo loại tiền tệ: Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được chủ yếu là từ tiền gửi nội tệ: năm 2013 huy động nội tệ đạt 606.769 triệu đồng, năm 2014 là 705.916 triệu đồng, và 938.711 triệu đồng vào năm 2015; nguồn vốn nội tệ giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu và ổn định ở mức trên 98%. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. Với phương châm tăng trưởng vững chắc hạn chế rủi ro xảy ra, NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực_NĐ đã định hướng và tìm ra hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý và nguồn vốn, chú trọng đến tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực. Cụ thể tình hình dư nợ tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực_Nam Định 3 năm qua như sau: BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh tăng giảm năm 2014/2013(±) So sánh tăng giảm năm 2015/2014(±) Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền(±) % so sánh Số tiền(±) % so sánh Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903 98.311 18,33 111.168 17,51 ( Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT NamTrự
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Thị Hạnh Lớp: CQ50/15.0543 Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình dư nợ tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định tăng như sau: năm 2013 dư nợ là 536.424 triệu đồng, năm 2014 là 634.735 triệu đồng( tăng 98.311 triệu đồng, tương ứng với 18,33%), năm 2015 dư nợ tín dụng là 745.903 triệu đồng( tăng 111.168 triệu đồng tương ứng tăng 17,51%). Vậy, quy mô tín dụng của Ngân hàng đang được mở rộng. Điều này là do cơ chế của Nhà nước trong thời gian qua mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh gọn cũng như sự hồi phục của nền kinh tế đang dần được ổn định. BIỂU 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay có xu hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ phí dịch vụ, giảm dần nguồn thu truyền thống như cho vay, nhằm đa dạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro. Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển rộng mạng lưới và áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Ban giám đốc chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ. Kết quả, thu dịch vụ năm 2015 đạt: 4.066 triệu đồng, tăng 17,96% so với năm 2010 ( 3.447 triệu đồng), và chiếm 7,05% trong tổng thu nhập. 536,424 634,735 745,903 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG DƯ NỢ Tổng dư nợ