SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Văn Minh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH
DA GAI Ở KHU VỰC VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Hà Nội - năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Văn Minh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH
DA GAI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MẠNH HÀ
Hà Nội - năm 2021
i
MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................iii
Lời cảm ơn .......................................................................................................iv
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt................................................................ v
Danh mục bảng................................................................................................ vi
Danh mục hình.................................................................................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GAI.......................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu về 5 lớp thuộc nghành Da gai............................................... 3
1.1.2. Các đặc trưng sinh học của da gai [22].................................................10
1.1.3. Tiềm năng, ứng dụng và tầm quan trọng của động vật da gai..............11
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA DA GAI....14
1.2.1. Vị trí địa lý khư vực nghiên cứu...........................................................14
1.2.2. Thủy, hải văn.........................................................................................17
1.2.3. Đặc điểm hóa lý nước Vịnh Hạ Long...................................................20
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA NGHÀNH DA GAI...............................................................................24
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................25
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................28
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................30
2.2.1. Phương pháp kế thừa.............................................................................30
2.2.2. Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa ....................................30
ii
2.2.2. Phương pháp định loại nhóm da gai .....................................................32
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................38
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DA GAI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............38
3.1.1. Thành phần loài.....................................................................................38
3.1.2. Một số loài da gai thường gặp khu vực nghiên cứu..............................39
3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN DA GAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU......47
3.2.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Da dai khu vực nghiên cứu .............47
3.2.2. Mối tương quan thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu.................48
3.3. CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG.........................................................................49
3.3.1. Chỉ số tương đồng thành phần loài ở khu vực nghiên cứu...................49
3.3.2. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận ..50
3.3.3. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực khác ......51
3.4. PHÂN BỐ ................................................................................................52
3.4.1. Đặc điểm phân bố..................................................................................52
3.4.2. Phân bố theo cấu trúc nền đáy ..............................................................53
3.4.3. Phân bố theo độ sâu...............................................................................53
3.5. GIÁ TRỊ BẢO TỒN.................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................57
PHỤ LỤC 1....................................................................................................60
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................57
PHỤ LỤC 3.....................................................................................................57
iii
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và
nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách
quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên
cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Minh
iv
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Trần Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện và
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu phòng Sinh thái Tài
nguyên Động vật biển và ban Lãnh đạo Viện Tài nguyên Môi trường Biển đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô trong Học Viện
Khoa học và Công nghệ, Khoa Công nghệ sinh học đã giảng dạy, hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc của mình tới gia đình, bạn bè, người thân
luôn động viên để tôi có động lực trong công việc và hoàn thành tốt luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
v
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Kí hiệu Tên đầy đủ Tiếng Anh
NCBI
Trung tâm thông tin Công nghệ sinh
học Quốc gia (Hoa Kỳ)
National Center for
Biotechnology Information
CSDL Cơ sở dữ liệu
DNA Gen
EMBL
Phòng thí nghiệm Sinh học Phân Tử
Châu Âu
European Molecular Biology
Laboratory
vi
Danh mục bảng
Bảng 1.1. pH nước Vịnh Hạ Long..................................................................21
Bảng 1.2. Hàm lượng TSS (mg/l) trong nước Vịnh Hạ Long........................22
Bảng 1.3. Hàm lượng DO (mg/l) nước Vịnh Hạ Long ..................................22
Bảng 1.4. Hàm lượng muối (‰) nước Vịnh Hạ Long ...................................23
Bảng 1.5. Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long .............................24
Bảng 1.6. Nhiệt độ nước Vịnh Hạ Long.........................................................24
Bảng 3.1. Thành phần loài da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...........................38
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % các họ, loài có trong các lớp..........................47
vii
Danh mục hình
Hình 1.1 Sao biển Linckia laevigata (Linnaeus, 1758).................................... 3
Hình 1.2. Huệ biển Trichimetraophiata (A.H. Clark, 1911) ............................ 4
Hình 1.3. Cầu gai Diadema setosum (Leske, 1778)......................................... 5
Hình 1.4. Hải sâm Holothuria (Halodeima) atra (Jaeger, 1833) ...................... 8
Hình 1.5. Loài đuôi rắn Ophioscolex glacialis Muller & Troschel, 1842......10
Hình 1.6. Sơ đồ địa hình đáy Vịnh Hạ Long..................................................20
Hình 2.1. Vị trí các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu........................28
Hình 2.2. Sơ đồ đường bơi dọc theo mặt cắt khi khảo sát động vật đáy cỡ lớn
.........................................................................................................................30
Hình 2.3. Sơ đồ ghi chép số liệu động vật đáy trên dây mặt cắt....................31
Hình 2.4. Cuốc Ponnar Grab ..........................................................................31
Hình 2.5. Hình thái giải phẫu ngoài của sao biển (Theo EnchantedLearning.com)
.........................................................................................................................34
Hình 2.6. Hình thái giải phẫu ngoài của Cầu gai (Theo
EnchantedLearning.com) ................................................................................35
Hình 2.7. Hình thái giải phẫu ngoài của Hải sâm (Purcell et al. 2012)..........36
Hình 2.8. Hình dạng các loại xúc tu (Carpenter & Niem 1998) ....................36
Hình 2.9. Hình dạng các loại xương (Carpenter & Niem 1998)....................37
Hình 3.1. Amphipolis kochii Lütken, 1872...................................................40
Hình 3.2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915 ................................41
Hình 3.3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953.....................................42
Hình 3.4. Diadema setosum Leske, 1778.......................................................43
Hình 3.5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) ..........................................44
Hình 3.6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) .............................................45
Hình 3.7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835 ............................................46
viii
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số lượng loài giữa các điểm nghiên cứu. ............48
Hình 3.9. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các điểm nghiên cứu.............49
Hình 3.10. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực lân cận.............50
Hình 3.11. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực khác ................51
Hình 3.12. Đồ thị phân bố thành phần loài theo cấu trúc nền đáy.................53
1
MỞ ĐẦU
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong hệ tọa độ: 106°58'-
107°22'E và 20°45'-21°15'N, có diện tích: 1553km² và bao gồm 1969 hòn đảo
lớn nhỏ, sâu nhất 25m và trung bình 5m [1]. Năm 1994, vịnh Hạ Long được
UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, có cảnh quan thiên nhiên nổi bật với
vẻ đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao. Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Vịnh Hạ Long
đã được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do Tổ chức
New7Wonders thực hiện.
Đa dạng sinh vật của Vịnh Hạ Long không chỉ thể hiện ở cấp độ nguồn
gen, cấp độ loài mà còn cả ở cấp hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn,
hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái bãi triều đáy đá, hệ sinh thái rạn san hô, Vịnh
cung cấp môi trường sống cho vô số sinh vật biển, đường bờ và thực vật và
động vật biển làm cho hệ sinh thái ven biển thêm đa dạng của một vùng biển
ven bờ nhiệt đới. Trong hệ sinh thái biển của Vịnh Hạ Long gồm có 185 loài
thực vật phù du, 140 loài động vật phù du sinh sống, 300 loài động vật nhuyễn
thể, 200 loài giun nhiều tơ, 13 loài da gai, 326 loài động vật tự du [2]. Các đảo
tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài
cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi
trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang,
mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc [3]. Tài liệu của
Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy trong 1.151 loài động vật tại Hạ
Long thì đã có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua [4]. Từ đó có thể cho thấy được
Vinh Hạ Long có tiềm năng rất lớn trong ngành kinh tế đánh bắt thủy hải sản
và phát triển các dịch vụ du lịch.
Ngày nay với sự phát triển đô thị hóa và áp lực phát triển công nghiệp đã
tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, bao gồm các sinh vật trong
biển và thảm thực vật như các dải chắn ngăn chặn bảo vệ lũ lụt và bão. Các hệ
sinh thái này giúp lưu trữ carbon, giảm ô nhiễm và chất dinh dưỡng, hình thành
đất, hỗ trợ nghề cá, làm đa dạng và cân bằng hệ sinh thái trong môi trường biển.
Da gai là một nhóm động vật không xương sống chiếm ưu thế được tìm
thấy trong nhiều quần xã sinh vật biển. Chúng đóng một vai trò quan trọng
2
trong cấu trúc của quần xã sinh vật đáy biển [5]. Nhiều loài da gai là loài ăn
tạp, ăn nhiều loại thực vật và sinh vật biển sống và chết. Chúng có chức năng
quan trọng trong việc tiêu hóa vật chất thực vật chết dưới đáy đại dương và do
đó giữ cho nước sạch. Các quần thể động vật da gai phong phú rất cần thiết cho
các rạn san hô khỏe mạnh. Chúng có thể hữu ích trong việc giảm ô nhiễm nước
trong môi trường biển. Một trong những vấn đề trong việc xác định mức độ
phong phú tương đối của động vật da gai sống biểu sinh trên vùng đáy của Vịnh
Hạ Long là rất cần thiết, so sánh với các cuộc khảo sát sinh vật đáy trước đây
có thể cung cấp thêm thông tin dữ liệu định lượng trong Vịnh Hạ Long, góp
phần có thêm thông tin hữu ích, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn và
hướng tới những biện pháp bảo tồn và phát triển kinh tế và du lịch.
Do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần
loài và phân bố của ngành Da gai ở khu vực Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh”
theo các nội dung sau:
- Đánh giá đa dạng thành phần loài của ngành Da gai tại khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá sự phân bố của các nhóm thuộc ngành Da gai tại khu vực
nghiên cứu.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GAI
Ngành Da gai (Echinodermata) là nhóm động vật không có xương sống.
Chúng phân bố hầu hết các vùng biển và đại dương với những độ sâu khác
nhau. Trên thế giới hiện này, ngành da gai có khoảng 7000 loài còn sống và
khoảng 13000 hóa thạch của các loài đã tuyệt chủng [6,7]. Là ngành lớn thứ 2
trong các động vật miệng thứ sinh sau nhóm động vật có dây sống. Ngành Da
gai được chia thành 5 nhóm: Crinoidea (huệ biển), Ophiuroidea (đuôi rắn),
Asteroidea (sao biển), Echinoidea (cầu gai) và Holothuroidea (hải sâm). Trong
đó một số loài có ý nghĩa kinh tế quan trọng như làm thực phẩm và xuất khẩu,
hoặc chứa chất hoạt tính sinh học như saponn, prostaglandin (trong Hải sâm,
Cầu gai, Sao biển).
1.1.1. Giới thiệu về 5 lớp thuộc nghành Da gai
❖ Lớp Sao biển (Asteroidea)
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Địa điểm thu: Cồn Cỏ.
Hình 1.1 Sao biển Linckia laevigata (Linnaeus, 1758)
a. Đặc điểm hình thái
Sao biển là loài đông vật không xương sống, thuộc ngành Da gai
(Echinodermata), lớp Asteroidea. Là nhóm động vật có cấu tạo điển hình của
động vật Da gai. Sao biển hình sao, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, có đối
4
xứng tỏa tròn bậc năm, gồm một đĩa trung tâm ở giữa và 5 hay nhiều cánh xếp
xung quanh [8].
b. Phân loại
Lớp Sao biển (Asteroidea) được chia thành 7 bộ (order): Brisingida,
Forcipulatida, Notomyotida, Paxillosida, Spinulosida, Valvatida và Velatida
[9]. Đến nay có khoảng 1.600 loài sao biển phân bố ở tất cả các đại dương trên
thế giới [10,11,12]. Ở Việt Nam đã gặp 60 loài sao biển. Sao biển Astropecten
velitaris bắt gặp nhiều ở Vịnh Bắc Bộ. Một số loài thường hay bắt gặp là: Luidia
prionota, Crospidaster Hesperus, Creaster nodosus, Linckia laucigata và
Anthenea pentagonula [8]. Những nơi có nhiều Sao biển phải kể đến là các
vùng biển Australia, Đông Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Đặc biệt, vùng biển
nhiệt đới Ấn Độ Dương − Thái Bình Dương là nơi tập trung đại đa số các loài
sao biển.
c. Phân bố
Sao biển phân bố chủ yếu ngoài môi trường biển, một số loài phân bố ở
vùng nước lợ [7, 13, 14].
❖ Lớp Huệ biển (Crinoidea)
Tác giả: Messing, Charles
Nguồn: http://www.marinespecies.org/photogallery.php?album=693&pic=147895
Hình 1.2. Huệ biển Trichimetraophiata (A.H. Clark, 1911)
5
a. Đặc điểm
Cơ thể huệ biển sống bám có 3 phần: cuống, đế và cánh. Cuống có nhiều
đốt khớp với nhau nhờ cơ nên uốn được. Ở gốc cuống có rễ bám vào giá thể.
Phần đài hình đĩa, ở giữa đáy là tấm lưng giữa, từ đó xuất phát các cánh. Hình
thái và số lượng của cành cong, gai cánh và đặc điểm của các tấm xương được
dùng trong phân loại học huệ biển [8].
b. Phân loại
Huệ biển là nhóm động vật Da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có
khoảng 5000 loài hóa thạch với hơn 540 loài đã biết. Phân lớn huệ biển sống
bám với cuống dài, một số ít sống tự do [15]. Ở Việt Nam đã biết khoảng 60
loài, một số loài thường hay bắt gặp là: Comatula pectimata, Comanthus
parvicirra và Zygometra commata [8].
c. Phân bố
Phần lớn huệ biển có cuống sống ở biển sâu, còn huệ biển không có
cuống sống ở biển nông, đáy cứng và có nhiều đá nhỏ, một số ít sống ở đáy cát
hay cát bùn [8].
❖ Lớp Cầu gai (Echinoidea)
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Địa điểm thu: Cồn Cỏ.
Hình 1.3. Cầu gai Diadema setosum (Leske, 1778)
6
a. Đặc điểm
Cầu gai hay còn gọi là nhím biển (hay nhum biển, chôm chôm biển)
thuộc lớp cầu gai (Echinoidea) ngành động vật da gai (Echinodermata), có hai
phân lớp: cầu gai đều xuất hiện vào kỉ Silua và cầu gai không đều xuất hiện vào
kỉ Jura. Cầu gai có khoảng 800 loài hiện sống và 2.500 loài tuyệt chủng [16].
Cầu gai còn được gọi là nhím biển hay cà ghim bởi xung quanh loài này
có hàng trăm que nhọn, có đối xứng tỏa tròn. Nhím biển sống gần các rạn san
hô, rạn đá ven biển. Khi nhìn thoáng qua, thì Cầu gai giống như một vật bất
động, không có khả năng di chuyển. Dấu hiệu rõ rang nhất để chứng minh
chúng thật sự là động vật là ở những cây gai, tua tủa dính vào vỏ bằng các nối
kiểu một quả bóng gắn vào một hốc tế bào (ball-and-socket), các gai này có thể
chia về mọi phía. Có 2 loại gai là gai thường làm nhiệm vụ vận chuyển và gai
kìm là chứ năng tự vệ [17]. Khi chỉ bị chạm nhẹ, Cầu Gai phản ứng bằng cách
hướng hết gai về phía chạm. Cầu gai không có mắt, không có chân, không có
cơ quan để di chuyển.
Cầu gai sống nhiều ở độ sâu khác nhau từ đới gian triều tới biển sâu.
Hiện biết khoảng hơn 70 loài thuộc các chi Salmacis; Temnopleurus; Diadema;
Clypeaster [16].
b. Phân loại và phân bố
Có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới; Sống trong rạn san hô, từ
vùng triều đến độ sâu khoảng 70 mét, sống trên thềm biển, đáy đá và vùi trong
cát biển.
Trong nước: Ở vịnh Bắc Bộ đã bắt gặp khoảng 20 loài, thường gặp
Astropyga radiata có thân lớn (khoảng 20 cm) và dẹp; Temnopleurus
toreumaticus nhỏ (đường kính 4 – 5cm) sống thành đàn ở vùng đáy bùn cát từ
vùng triều đến độ sâu 50m; Laganum decagonale có vỏ mỏng gần trong suốt,
con lớn nhất dài khoảng 4,6 cm, rộng 4,4 cm sống phổ biến ở đáy bùn nhuyễn.
Lovenia subcarinate hình trứng dài khoảng 6 cm sống ven bờ vùng đáy bùn
nhuyễn chỗ nước sâu 10 - 35 cm, tập trung nhiều ở ven bờ và vùng đông bắc
vịnh [8].
Ven biển Miền Trung và Quần đảo Hoàng Sa; Ở vùng biển Côn Đảo,
phát hiện được 13 loài thuộc 9 họ; Ở Vịnh Nha Trang phát hiện 7 loài; Tại vùng
7
biển Vịnh Phong Vân – Bến Gỏi, Vịnh Thái Lan, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan
Thiết, thường xuất hiện nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Trên thế giới: Loài phân bố rộng ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương,
vùng biển Bác Đại Tây Dương từ eo biển Anh Quốc sang New Jersey (Hoa
Kỳ).
c. Các loài cầu gai dung làm thực phẩm
Vùng biển Địa Trung Hải: Tại Địa Trung Hải, cầu gai ăn được nổi tiếng
nhất là Paracentrotus lividus. Loài này được xem là một món ăn ngon đặc biệt,
bán tại các nhà hàng ở các thành phố ven biển nơi chúng bị đánh bắt. Chúng có
thể đến tận vùng biển phía Nam Ái Nhĩ Lan, đường kính có thể đến 8 cm. Vỏ
ngoài thường được bán để làm quà lưu niệm.
Vùng Bắc Đại Tây Dương: Tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương, từ eo biển
Anh quốc (English Channel) sang đến New Jersey (Mỹ), loài thường gặp nhất
là Strongylocentrus droebachiensis. Tuy nhiên chúng không được nhiều nơi ưa
thích. Loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng biển Maine (Mỹ). Thị trường tiêu
thụ của loài động vật da gai này tương đối giới hạn chỉ một vài chợ buôn bán
hải sản quanh New York như Fulton Fish Market. Việc chuyên chở cũng kiến
cho thị trường không phát triển.
Xa hơn về phía Nam Đại Tây Dương, có nhiều loài cầu gai nhỏ hơn, ít
ăn được trừ loài Cidaris tribuloides trong vùng West Indies.
Vùng Á Châu, Đông Nam Á: Tại Đông Nam Á, đa số cầu gai chỉ to bằng
cỡ quả táo tây, loài Diadema setosum tuy rất dồi dào nhưng cũng chỉ được tiêu
thụ tại một số địa phương (ngay tại Thái Lan loài này chỉ được dân tại đảo Kor
Samuy ăn), do ở con vật này nhiều gai dài (có thể đến 20 cm) và nhọn đâm thấu
qua da. Gai rất dễ gãy, mỗi gai được bao bọc bởi những lớp tế bào hạch tiết ra
một dịch có chất độc, đây là loài cầu gai đen ở Việt Nam. Vùng ven biển Phan
Thiết (Bình Thuận) được xem là xứ của Cầu Gai (Nhum), do đó có một số địa
danh liện hệ đến Nhum như sông Nhum, cầu Nhum, bến Nhum … Loài
Diadema palmeri (Palmer’s needle-spined urchin), vỏ có đường kính khoảng
10 cm, gai dài đến 13 cm, vỏ màu lam – đen, có khi có đốm trắng trên gai. Tại
Việt Nam, Cầu Gai là một ăn thuộc loại ‘đặc sản’ tại các vùng biển Phan Thiết.
❖ Lớp Hải sâm (Holothuroidea)
8
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Địa điểm thu: Cồn Cỏ.
Hình 1.4. Hải sâm Holothuria (Halodeima) atra (Jaeger, 1833)
a. Đặc điểm
Hải sâm (Holothuria scabra) là động vật biển không xương sống, có thân
dạng ống, dài như quả dưa chột, nên còn được gọi là ‘dưa chuột biển – Sea
cucumber’. Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữ và thon lại ở hai đầu với gai thịt
nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng ở mặt bụng. Mặt lưng màu
xám đậm, hai bên hông màu trắng, mặt bụng trắng, do bụng lõm vào giữa,
miệng ở phần bụng, có 20 xúc tu hình tán nhỏ, màu vàng nâu. Hậu môn ở cuối
thân, tuyến sinh dục nhỏ. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm
rải rác trong các lớp mô. Ngoài cùng là lớp canxi cứng màu trắng (chiều dày
phụ thuộc vào độ lớn) để bảo vệ cơ thể hải sâm, sau đó là lớp da mềm, kế đến
là lớp thịt, trong cùng là nội quan, hệ tiêu hóa.
Hải sâm là loài động vật đáy nằm trong nhóm các loài động vật da gai
của biển, chúng sống ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu
9
8.000 m, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm. Trên Thế giới, hải
sâm phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ,
Malaysia và vùng biển Đông Phi. Ở Việt Nam, hải sâm phân bố chủ yếu ở các
vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, đảo Phú
Quốc, Côn Đảo, Kiên Giang … phổ biển là các loài: hải sâm đen Holothuria
vagabunda, hải sâm trắng H.Scabra, hải sâm vú Microthele nobilis Selenka,
hải sâm mít Actinnopyga echinotes Jaeger, hải sâm hồ phách H. thelennota, hải
sâm nâu. Hiện nay mật độ hải sâm tại một số nơi của vùng biển Việt nam:
Khánh hòa (0÷3 con/500 m2
), đảo Phú Qúy (0÷2 con/500m2
), Quảng trị (0÷9
con/500m2)
Hải sâm có thể tồn tại và phát triển ở khoảng nhiệt độ và nồng độ muối
khá rộng và ngưỡng oxy không quá cao, khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tồn
tại và phát triển của hải sâm trương đối rộng: từ 10o
C – 31o
C, vì vậy sự thay
đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không ảnh hưởng nhiều đến sự sống của
chúng. Hải sâm kém thích nghi với nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp là
20%o – 34,5%o. Hải sâm trưởng thành thích nghi với sự thay đổi nông độ muối
kém, còn hải sâm non khả năng thích nghi với sự thay đổi nông độ muối tốt
hơn. Hải sâm có thể sống trong môi trường có hàm lượng oxy giảm hoặc nhỏ
hơn mức cho phép.
b. Phân loại
Lớp Hải sâm có khoảng 1100 loài còn tồn tại và được mô tả [7, 18].
Ở Việt Nam có khoảng 90 loài hải sâm, các họ và các giống có nhiều
loài là Holothuriidae (Holothuria, Sticpus); Cucumaridae (Colochirus,
Cucumaria); Sinaptidae (Protankyra) [8].
Lớp Hải sâm được chia thành 5 bộ là Apodida, Elasipodida,
Aspidochirotida, Molpadiida, Dendrochirotida. Các bộ của lớp Hải sâm đã
được hai tác giả Pawson (1982) [19] và Smiley (1994) [20] xác định .
c. Phân bố
Hải sân phân bố ở khắp các đại dương trên toàn thế giới, đặc biệt hay
được tìm thấy ở các rạn san hô [7, 19, 21].
❖ Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea)
10
Tác giả: Kajetan Deja
Nguồn: https://www.marinespecies.org/photogallery.php?album=696&pic=1436
Hình 1.5. Loài đuôi rắn Ophioscolex glacialis Muller & Troschel, 1842
a. Đặc điểm
Lớp Đuôi rắn nhìn ngoài hơi giống sao biển tuy cấu tạo trong có nhiều
khác nhau. Cánh của đuôi rắn tách biệt rõ rệt với đĩa trung tâm. Xương của
cánh phát triển. Đặc biệt hai dãy tấm chân ống dính thành cột sống ẩn vào trong
là ống xương gồm nhiều đốt khớp vào nhau. Cánh có thể uống cong khi di
chuyển. Chân ống giữ nhiệm vụ cảm giác và hô hấp là chính. Hệ tiêu hóa thiếu
ruột sau, hậu môn và túi gan. Ấu trùng ophiopluteus của đuôi rắn giống ấu trùng
của cầu gai [8].
b. Phân loại và phân bố
Lớp Đuôi rắn có khoảng 2100 loài trên toàn thế giới. Ở nước ta đã biết
khoảng 90 loài đuôi rắn. Các loài phổ biến ở vịnh Bắc Bộ là Amphioplus
depressus, Ophiactis savigni, Ophiothrix oxigua. Một số loài hay bắt gặp ở vùng
biển nước ta Ophiothrix longipeola, Ophiura crassa, Ophiscoma erinaceus.
Đuôi rắn phân bố tập trung ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình dương. [8].
1.1.2. Các đặc trưng sinh học của da gai [22]
❖ Hệ thống mạch nước
Thay vì máu, da gai có hệ thống mạch nước, được sử dụng để di chuyển
và săn mồi. Da gai bơm nước biển vào cơ thể qua một tấm sàng hoặc
madreporit, và nước này lấp đầy các chân ống của da gai. Da gai di chuyển
11
dưới đáy biển hoặc băng qua đá hoặc rạn san hô bằng cách đổ đầy nước vào
chân ống của mình để kéo dài chúng ra và sau đó sử dụng các cơ bên trong chân
ống để rút chúng lại.
Chân ống cũng cho phép động vật da gai bám vào đá và các chất nền
khác và bám chặt con mồi bằng cách hút. Sao biển có lực hút rất mạnh ở chân
ống của chúng, thậm chí cho phép chúng cạy mở hai lớp vỏ của loài hai mảnh
vỏ.
❖ Thức ăn của da gai
Nhiều loài da gai là loài ăn tạp, ăn nhiều loại thực vật và sinh vật biển
sống và chết. Chúng có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa vật chất thực
vật chết dưới đáy đại dương và do đó giữ cho nước sạch. Các quần thể động
vật da gai phong phú rất cần thiết cho các rạn san hô khỏe mạnh.
Hệ tiêu hóa của da gai tương đối đơn giản và sơ khai so với các sinh vật
biển khác; một số loài ăn và thải chất thải ra ngoài qua cùng một lỗ. Một số loài
chỉ ăn trầm tích và lọc bỏ chất hữu cơ, trong khi những loài khác có khả năng
bắt mồi, thường là sinh vật phù du và cá nhỏ, bằng cánh tay của chúng.
❖ Sự sinh sản của da gai
Hầu hết động vật da gai sinh sản hữu tính, mặc dù con đực và con cái
hầu như không thể phân biệt được với nhau khi nhìn bên ngoài. Trong quá trình
sinh sản hữu tính, động vật da gai phóng trứng hoặc tinh trùng vào nước, được
con đực thụ tinh trong cột nước. Trứng được thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng bơi
tự do và cuối cùng lắng xuống đáy đại dương.
Da gai cũng có thể sinh sản vô tính bằng cách tái tạo các bộ phận cơ thể,
chẳng hạn như cánh tay và gai. Sao biển được biết đến với khả năng tái tạo
những cánh bị mất. Trên thực tế, ngay cả khi ngôi sao biển chỉ còn lại một phần
nhỏ của đĩa trung tâm, nó có thể mọc ra một ngôi sao biển hoàn toàn mới.
1.1.3. Tiềm năng, ứng dụng và tầm quan trọng của động vật da gai
Những sinh vật thuộc ngành da gai thường chứa những thành phần hóa
học có khả năng gây độc mạnh cho cá và các vi sinh vật sống quanh nó. Nhìn
chung, các hợp chất được phát hiện từ các sinh vật ngành da gai thường nằm ở
12
các nhóm chất ceramide có đường (cerebroside) và các saponin. Các saponin
thường cho thấy hoạt động như một thuốc tẩy trên màng tế bào thông qua việc
tương tác với các cholesterol màng dẫn đến hiệu quả tiêu bào. Do đó, các
saponin hoạt động như một chất chống lại các kẻ săn mồi của các loài da gai
(structural and chemical defense…).
Mặc dù không phải là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người,
nhưng một số dạng nhím biển được coi là món ngon ở một số nơi trên thế giới,
nơi chúng được sử dụng trong các món súp. Một số động vật da gai tạo ra độc
tố gây tử vong cho cá, nhưng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh ung
thư ở người.
Trong hải sâm chứa hàm lượng lớn protein và các acid amin quý như
lysine, proline, các nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe..đặc biệt là Se là một chất
giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể. Kết quả
nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, hải sâm có khả năng chống lại sự lão
hóa của cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch, nâng cao trí nhớ cho bộ não, có
chức năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể, hỗ trợ khả năng tăng trưởng và phát
triển của con người, tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể mau chóng
phục hồi, bồi bổ khí huyết, ngoài ra hải sâm còn là thực phẩm tuyệt vời cho
người bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu, giúp cải thiện
bệnh tiểu tiện nhiều lần về đêm, giúp phòng chống các bệnh lý về đường tiêu
hóa và bệnh về gan, là dược liệu quý cho việc chăm sóc sắc đẹp, hải sâm còn
có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, là thực phẩm tốt giúp hỗ trợ điều trị
các bệnh ung thư, hải sâm có tác dụng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh
tim mạch, tăng cường khả năng đàn hồi của tim mạch, giúp hạn chế co thắt
mạch máu, tăng cường lưu lượng máu lên não và khả năng tuần hoàn máu khắp
cơ thể. Chính vì vậy nhiều nước đã xem hải sâm phơi khô bỏ ruột là nguồn thực
phẩm quý giá (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và
Đông Phi).
Cầu gai là một món ăn đặc sản giá trị được ưa chuộng ở nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản với giá khoảng 200 USD /kg trứng dạng “Roe”
thành phẩm. Phần sản phẩm sử dụng được của cầu gai là tuyến sinh dục của
13
chúng. Tuyến sinh dục của cầu gai được ví như một đặc sản bổ dưỡng với hàm
lượng các acid béo không no (polyunsatuted fatty acids, PUFAs), trong đó đặc
biệt là hàm lượng Eicosapentaenoic acid (EPA, C20:5n-3), Docosahexaenoic
(DHA, C22:6 n-3) và β-carotene (Dincer and Cakli, 2007)
Sản lượng da gai được khai thác hàng năm trên thế giới là 60 -70.000
tấn. Một số động vật da gai còn được khai thác để dùng làm dược liệu, một số
khác do có mật độ lớn nên được sử dụng làm phân bón. Điều đặc biệt bộ xương
của động vật da gai hoá thạch là vật chỉ thị địa tầng rất quan trọng.
Những năm gần đây, khai thác cầu gai tự nhiên không còn mang tính ổn
định và có chiều hướng sụt giảm không thể phục hồi được; và hệ quả là sản
lượng khai thác không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường nữa. Để chủ động trong việc cung ứng cầu gai cho thị trường, việc nuôi
cầu gai đã được nghiên cứu ở các nước phát triển cách đây 15-20 năm. Để đáp
ứng nhu cầu, ở Việt Nam cũng đã có mốt số nơi nuôi cầu gai. Điển hình ở vùng
Kiên Giang, năm 2019 Hứa Thái Nhân cùng các công sự đã nghiên cứu thực
hiện đánh giá hiện trạng khai thác và tiềm năng nuôi cầu gai (nhum) ở vùng
biển Kiên Giang, Việt Nam. Để định danh loài, mẫu cầu gai được thu và vận
chuyển sống về Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ để phân tích và phỏng vấn
trực tiếp cán bộ quản lí, hộ khai thác cầu gai (34 hộ) ở 2 huyện đảo Phú Quốc
và Kiên Hải. Kết quả định danh loài bằng phương pháp hình thái và gen cho
thấy có 5 loài: nhum sọ dừa (Tripneustes gratilla), nhum trắng (Echinotrix
calamaris), cầu gai đen (Diadema setosum), cầu gai Salmacis sphaeroides và
cầu gai Salmacis dussumieri phân bố phổ biến tại vùng biển Kiên Giang, trong
đó có 3 loài có giá trị kinh tế là nhum sọ, nhum trắng và cầu gai đen. Kết quả
điều tra cho thấy nghề khai thác cầu gai bắt đầu từ 2014, sản lượng khai thác
trung bình khoảng 36.000 con/ngày, với số lượng 155±188 con/chuyến/hộ.
Mùa vụ khai thác quanh năm. Chi phí đầu tư cho nghề khai thác cầu gai thấp
khoảng 0,12 triệu đồng/hộ và lợi nhuận dao động lớn (0,15-6,0 triệu
đồng/hộ/ngày), tỷ suất lợi nhuận là 23. Hiện nay, việc khai thác cầu gai ở Kiên
Giang gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thị trường tiêu thụ không ổn định và
nguồn lợi ngày càng suy giảm nên dẫn đến tiềm năng khai thác ngày càng cạn
14
kiệt. Tuy nhiên, tiềm năng nuôi cầu gai là rất lớn do điều kiện về
diện tích mặt nước (206 km bờ biển) và giá trị kinh tế của loài rất cao [37].
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA DA GAI
Để đánh giá về điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực nghiên cứu,
chúng tôi đã tham khảo các kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu quá
trình đục hoá và bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long góp phần bảo vệ và phát
huy các giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới” (năm 2014 – 2015). Dưới đây
là một số kết quả đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên và môi trường được
thu thập từ đề tài.
1.2.1. Vị trí địa lý khư vực nghiên cứu
Vịnh Hạ Long là một trong các vịnh lớn của cả nước có diện tích 1553
km2
, phía Nam tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp
với Vịnh Bái Tử Long, phía Tây Nam tiếp giáp với đảo Cát Bà của TP. Hải
Phòng. Trung tâm vịnh có độ sâu lớn nhất 25m, độ sâu trung bình 5m, bề rộng
của vịnh 22 km, bề dài 20 km [1]. Trong Vịnh Hạ Long phân bố các đảo, phần
lớn các đảo có thành phần cacbonnat của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) và hệ tầng
Cát Bà (C1 cb) các đá trầm tích có cấu tạo phân lớp dày, dạng khối, hoặc trứng
cá màu xám có chứa hóa thạch [23], và là vịnh nửa kín có cấu tạo từ đá gốc.
Những đặc trưng và vẻ đẹp về địa chất, địa mạo được các tác giả đề cập đến [4,
23]. Bên cạnh các dạng tài nguyên phi sinh vật nêu trên, tài nguyên sinh vật
được thống kê có đến 10 hệ sinh thái phân bố trong vịnh gồm cả trên cạn lẫn
dưới nước, các hệ sinh thái này đang đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm đa
dạng của các loài sinh vật trong đó đề cập đến các nguy cơ đến từ du lịch và
dịch vụ, đô thị hóa, khai thác than, ô nhiễm môi trường, nhà bè và lồng bè trên
biển [25,26].
a. Đặc điểm khí tượng
Vùng Hạ Long thuộc tiểu vùng khí hậu Hồng Gai - Cẩm Phả, mang tính
chất chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu vùng duyên hải Đông Bắc (Móng Cái
- Tiên Yên) sang tiểu vùng tây, tây nam (Quảng Yên - Đông Triều). Chế độ
hoàn lưu ở vịnh bị chi phối bởi hai khối không khí là: khối không khí cực đới
lục địa châu Á, với dòng không khí lạnh hoạt động quanh năm nhưng mạnh
15
nhất vào mùa đông; khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương trong mùa hè và
nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với áp thấp nhiệt đới thường xuyên có bão
trong mùa hè. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nét nổi bật nhất là chế độ mưa ẩm ở đây
rất phong phú.
• Chế độ nhiệt - ẩm
Nhiệt độ:
Nhiệt độ vùng đất liền tại Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả,.. thường chịu
sự chi phối điều hòa của nước biển và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền,
đảo với biển; nhiệt độ cao nhất là mùa hè từ 28 o
C - 36,6o
C, và thấp nhất vào
mùa Đông từ 16o
C - 18o
C, có năm nhiệt độ xuống đến 3 o
C - 6o
C. Biên độ dao
động ngày đêm của nhiệt độ tương đối nhỏ do ảnh hưởng điều hòa của biển.
Trên đất liền, biên độ trung bình vào khoảng 6 o
C - 7o
C, còn ngoài đảo chỉ 4 o
C
- 5o
C.
Độ ẩm: Khu vực Vịnh Hạ Long và phụ cận chịu tác động của nhiệt độ,
gió và thủy triều nước biển lên xuống, thường thường vùng trên và giáp đất liền
có độ ẩm thay đổi hơn trên vùng vịnh, độ ẩm trong khu vực vịnh thấp hơn đất
liền. Độ ẩm không khí trong vùng khoảng 82 - 85%. Độ ẩm trung bình cao nhất
vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Mùa đông độ ẩm tương đối thay đổi
không đều, vào các đợt gió đầu mùa và giữa mùa, độ ẩm đạt giá trị thấp, còn
nửa cuối mùa thì lại cao. Vào mùa hè, độ ẩm tương đối phân bố khá đều giữa
các tháng, trung bình khoảng 82 %.
• Chế độ mưa
Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm
và phụ thuộc vào các vùng khác nhau. Lượng mưa trung bình năm tương đối
lớn đạt trên 2.000 mm, có nơi trên 2.500 mm.
Mùa hè mưa nhiều, chiếm 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa
mưa có mưa rất lớn do tác dụng chắn của địa hình, nhất là khi dòng áp thấp hay
bão. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa đông là mùa khô, ít mưa
16
chỉ đạt khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng
12 và tháng 1.
• Chế độ gió
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở khu vực có 2 loại hình
gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió đông bắc về mùa đông và gió tây nam về
mùa hè.
Về hướng gió: Vào mùa đông, hướng gió thịnh hành là đông bắc ở phía
Bắc với tần suất tới 80%, đi về phía Nam hướng gió thịnh hành chuyển dần
sang hướng bắc với tần suất 70%. Các hướng khác có tần suất từ vài % đến
20%. Tần suất xuất hiện gió trên cấp 5 (>8m/s) khoảng 20 - 25%. Thời gian
lặng gió ở phía Nam cao hơn phía Bắc.
Về tốc độ gió: Do ảnh hưởng của địa hình đan xen, phức tạp giữa núi,
đảo, biển và đất liền nên cơ chế gió không thuần nhất. Khu vực ngoài khơi và
vùng vịnh có tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng
(≤3%), lúc thủy triều lên tốc độ gió có thể đạt đến 40 m/s. Tần suất gió lặng
không đến 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tần suất gió lặng đến 45%
và tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s.
Tốc độ lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vượt xa các tháng khác, các
tháng mùa đông hãn hữu lắm mới có gió trên 15 – 20m/s. Nguyên nhân do mùa
hạ cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn
cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông mà nhiều khi là lốc
hoặc tố.
• Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Bão: Khu vực Vịnh Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của
những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp
10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11. Bão thường xuất hiện vào mùa hè tuỳ
thuộc vào sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới.
Dông: Phần lớn là dông nhiệt xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng
có ít nhất 5 ngày dông. Tháng 7 và tháng 8, mỗi tháng gặp tới 20 - 25 ngày
dông trong đất liền, 15 - 20 ngày dông ngoài hải đảo. Dông thường xảy ra vào
17
ban ngày, nhiều nhất vào trưa và chiều vì phần lớn là dông nhiệt, xảy ra vào lúc
nhiệt độ cao nhất, độ bất ổn định của không khí lớn nhất. Dông thường kèm
theo gió mạnh và mưa rào, thậm chí có thể có mưa đá trong những cơn dông
đầu và cuối mùa.
Sương mù: Khu vực Vịnh Hạ Long sương mù xuất hiện quanh năm do
ảnh hưởng của các dãy núi phía sau cánh cung Quảng Nam Châu - Tiên Yên.
Mật độ sương mù tập trung nhiều nhất vào nửa đêm đến trưa hôm sau trên vùng
Vịnh Hạ Long. Trung bình hàng năm, trên đảo quan sát được khoảng 30 ngày
sương mù, trên đất liền ven biển là 15 - 20 ngày. Sương mù xuất hiện tập trung
trong mùa đông. Tháng nhiều sương mù nhất là tháng 3, trung bình ngoài đảo
quan sát được tới trên dưới 10 ngày, trên đất liền dưới 10 ngày.
1.2.2. Thủy, hải văn
❖ Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nước tạo ra
các lưu vực sông có diện tích hàng trăm km2
, đang được sử dụng cho các mục
đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thu nhận chất thải,..
Số lượng sông suối trong khu vực nghiên cứu tương đối nhiều, lòng hẹp,
dòng chảy ngắn và độ dốc cao, bên cạnh đó lại có nhiều thung lũng sâu, hẹp.
Do vậy, ở đây xảy ra xâm thực dọc là chính và chủ yếu còn hệ thống xâm thực
mạch ngang rất yếu. Cường độ dòng chảy mạnh tạo nên dòng chảy lớn có thể
cuốn trôi các vật cản trong các sông suối đổ ra Biển Đông đã gây nên hiện
tượng tích tụ và bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long còn trầm tích dưới đáy
sông, suối hầu như không có. Các sông suối này ít khi có lũ và lũ thường chỉ
xảy ra trong thời ngắn vào đầu mùa mưa.
Các sông đổ vào vũng Cửa Lục và Vịnh Hạ Long gồm sông Trới, sông
Man và sông Diễn Vọng với tổng diện tích lưu vực 533 km2
. Trong đó lớn nhất
là sông Diễn Vọng với tổng thủy lượng năm đạt 92 triệu m3
và tổng tải lượng
phù sa 0,125 triệu tấn. Sông Man chảy vào Vịnh Cửa Lục theo hướng Bắc -
Nam, có lưu lượng nhỏ và mang theo ít vật chất gây bồi lắng Vịnh Cửa Lục.
Sông Trới nằm ở phía Tây Vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn
Vọng; nước khá trong, có 2 nhánh là suối Váo và suối Đồng Giang.
18
Ngoài ra, khu vực còn có một số hồ có giá trị lớn trong cung cấp nước
sinh hoạt, lớn nhất là hồ Yên Lập với dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3
,
dung tích hữu ích 113,3 triệu m3
. Hiện đang cấp khoảng 66000 m3
/ngày.
Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng tác động của hệ thống sông
suối và sự lên xuống của mực nước biển. Do đặc điểm hệ thống sông, suối khu
vực Hồng Gai, Cẩm Phả và Hạ Long được bắt nguồn từ vùng đồi núi thuộc
cánh cung Châu Yên Tử và Đông Triều có độ cao 500 - 1300m, hướng dòng
chảy từ Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển, điểm cuối cùng cả dòng
chảy là Vịnh Hạ Long.
Dòng chảy sông, suối trong khu vực đều không có trung lưu nên tại điểm
tiếp giáp với biển vừa là Vịnh, lại vừa là cửa sông, suối như Đầm Hà, Hà Cối,
Ba Chẽ, Vịnh Cửa Lục,... Do ảnh hưởng cuả đặc điểm này, nước sông vào mùa
hè thường dâng rất nhanh và khi rút thì nước cạn kiệt nhanh, chênh lệch mực
nước giữa mùa lũ và mùa cạn khoảng hàng nghìn lần.
❖ Hải văn
• Thủy triều:
Khu vực ven biển thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, hàng tháng có trên
dưới 25 ngày nước lên và xuống với biên độ trung bình là 2,19 mét, cao nhất là
4,1 mét vào các tháng 6,11,12 và thấp nhất là 0,7 mét, các đỉnh triều thường
cách nhau 25h.
- Kỳ nước cường (kỳ nước lớn) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc
mặt trăng có độ xích vĩ lớn. Thời gian này tốc độ mực nước lên xuống nhanh
có thể tới 0,5m/h. Tại Vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào
khoảng 3,5 - 4,2 m/ngày theo hệ cao hải đồ (hệ cao hải đồ tại vùng biển này lớn
hơn hệ cao độ quốc gia: 1,9 m.
- Kỳ nước ròng (kỳ nước thấp) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc
mặt trăng đi qua xích đạo. Thời gian này mực nước lên xuống rất ít, có lúc gần
như đứng, mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, phần lớn có độ sâu chỉ
khoảng 6m đến 10m và trên các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt.
• Sóng biển:
19
Các đặc trưng của sóng ở vùng biển Vịnh Hạ Long phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở
từng đoạn cụ thể. Độ cao sóng ven bờ trung bình năm đạt 0,78m, độ cao sóng
lớn nhất các tháng trong khoảng 2,2 - 4,9m. Hướng sóng hợp với trường gió
hoạt động theo mùa. Độ cao sóng lớn nhất có hướng nam và đông nam vào mùa
hè do có đảo chắn nên sóng ở Vịnh Hạ Long không quá 1,5 m.
Từ bắc xuống nam hướng dòng chảy thay đổi theo địa thế đường bờ và
có hướng thay đổi từ tây nam đến nam và nam đông nam. Tốc độ trung bình 20
- 25cm/s. Vịnh Hạ Long có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất
phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình đáy biển. Đặc biệt tốc
độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (có thể trên dưới
100cm/s). Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn dòng chảy rất phức tạp do
động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ.
Tóm lại, sóng ở Vịnh Hạ Long có cấp độ cao thấp, sóng cao nhất chỉ xuất
hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất rất nhỏ. Sóng ở đây chủ yếu là sóng
gió. Địa hình đáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm cho sóng ở đây
không thể phát triển lớn hơn được, mặc dù có các biến động thời tiết rất mạnh
như bão.
Như vậy, khí hậu và thủy văn vùng Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho các
hoạt động du lịch, tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh
thái,.. Tuy nhiên, mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho
hoạt động du lịch, mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biến
động, lũ lụt, sạt lở,… Do có nhiều đảo lớn án ngữ, nên sức gió suy giảm nhiều,
hạn chế bớt mức độ tác động, đây là yếu tố thuận lợi cho du lịch Hạ Long.
❖ Địa hình đáy Vịnh Hạ Long
Bề mặt đáy biển tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển
cổ trong suốt thời gian Đệ tứ (hình 1.6). Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu
3 - 5m; 10 - 20m; 25 - 30m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian.
Đáy Vịnh Hạ Long ở kiểu đồng bằng tích tụ có dạng địa hình kế thừa và
xâm thực của dòng triều, bề mặt đáy nghiêng từ bờ ra độ sâu vào khoảng 0,002
- 0,005, trên mặt đáy được tạo thành một lớp trầm tích từ tuổi Holocen sớm.
20
Thềm san hô được phân bố ở phía Đông Bắc đến Đông Nam vịnh, rạn san hô
càng đi ra càng phát triển, còn vào phía trong kém phát triển.
Các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo của khu vực di sản Vịnh Hạ Long
là kết quả của quá trình lịch sử hình thành, phát triển và biến cải địa chất khu
vực kéo dài hơn 500 triệu năm. Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có
tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng
phát sinh các giá trị khác nhau của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn
hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Hình 1.6. Sơ đồ địa hình đáy Vịnh Hạ Long
1.2.3. Đặc điểm hóa lý nước Vịnh Hạ Long
Các thông số hóa lý của nước trong vịnh được nghiên cứu gồm pH, DO,
độ muối và nhiệt độ. Chúng được nghiên cứu theo tầng và theo mùa được mô
tả ở dưới đây.
21
• pH nước
pH nước Vịnh Hạ Long thay đổi theo mùa và theo không gian phân bố,
pH về mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng không đáng kể. pH tầng mặt thấp hơn
tầng đáy (bảng 1.1).
Về mùa mưa giá trị pH dao động 7,33 - 8,04, giá trị pH trung bình 7,93,
hầu hết các trạm có giá trị cao ở tầng mặt tập trung ở phía Đông vịnh nơi gần
Vịnh Bái Tử Long. Về mùa khô giá trị pH trung bình tầng mặt thấp hơn so với
tầng đáy, pH dao động 7,76 - 7,99, các giá trị pH cao tập trung chủ yếu ở phía
Nam vịnh, pH thấp tập trung ở phía Tây đến Trung tâm vịnh và phía Đông vịnh.
Sự chênh lệch giá trị pH nước vịnh phần lớn tập trung ở mùa mưa phản
ánh những biến động của các yếu tố tự nhiên đến pH nước như khối nước lục
địa, sự phát triển của sinh vật phù du trong môi trường vịnh.
Bảng 1.1. pH nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n = 51)
Tầng đáy
(n = 32)
Tầng mặt
(n = 49)
Tầng đáy
(n = 41)
1 Nhỏ nhất 7,64 7,33 7,76 7,76
2 Lớn nhất 8,04 8,04 7,97 7,99
3 Trung bình 7,93 7,94 7,87 7,89
4 Độ lệch 0,07 0,12 0,05 0,06
• Tổng chất rắn lơ lưởng
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phản ánh những tác động của môi trường
lục địa với địa hệ ven biển, nguồn TSS có thể mang các chất ô nhiễm từ lục địa
ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vịnh.
Tổng chất rắn lơ lửng có thể nhận thấy trung bình mùa mưa lớn hơn trung
bình mùa khô (bảng 1.2), những giá trị TSS lớn hơn > 100 mg/l gặp chủ yếu
trong tầng đáy. Sự chênh lệch về hàm lượng TSS giữa mùa mưa nhỏ hơn mùa
khô. Về mùa mưa TSS trung bình tầng mặt 14,59 mg/l, tầng đáy 40,92 mg/l
22
trung bình 27,76 mg/l. Về mùa khô TSS trung bình tầng mặt 20,3 mg/l và tầng
đáy 27,75 mg/l, trung bình 24,02 mg/l.
Bảng 1.2. Hàm lượng TSS (mg/l) trong nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n = 51)
Tầng đáy
(n = 32)
Tầng mặt
(n = 49)
Tầng đáy
(n = 41)
1 Nhỏ nhất 1,93 5,93 0,30 0,30
2 Lớn nhất 120,80 410,87 467,40 347,10
3 Trung bình 14,59 40,92 20,30 27,75
4 Độ lệch 18,20 76,29 64,80 57,12
• Oxi hòa tan
Hàm lượng oxi hòa tan (DO) trong nước Vịnh Hạ Long dao động theo
mùa, giá trị trung bình DO về mùa khô cao hơn mùa mưa. Trung bình tầng mặt
cao hơn tầng đáy (bảng 1.3).
Về mùa mưa DO dao động 5,10 - 9,40 mg/l, trung bình tầng mặt cao hơn
tầng đáy. Về mùa khô hàm lượng DO dao động 6,60 - 9,88 mg/l, giá trị DO
tầng mặt cao hơn tầng đáy (bảng 1.3). Độ lệch của DO về mùa khô cao hơn so
với mùa mưa.
Bảng 1.3. Hàm lượng DO (mg/l) nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n=51)
Tầng đáy
(n=32)
Tầng mặt
(n=49)
Tầng đáy
(n=41)
1 Nhỏ nhất 6,01 5,10 6,81 6,60
2 Lớn nhất 9,40 8,43 9,88 9,57
3 Trung bình 7,57 6,66 8,56 8,21
4 Độ lệch 0,73 0,74 0,81 0,79
23
• Độ muối
Độ muối (hàm lượng muối) trong nước Vịnh Hạ Long phản ánh phân dị
rõ nhất trong các thông số đo nhanh nước biển, chúng có chung một quy luật là
mùa mưa độ muối thấp hơn mùa khô, tầng mặt thấp hơn tầng đáy (bảng 1.4).
Về mùa mưa độ muối dao động từ 8,90 - 28,20 ‰, trung bình tầng mặt
thấp hơn tầng đáy. Giá trị độ muối thấp tập trung ở phía Tây, giá trị độ muối
cao hơn tập trung ở phía Nam và ở phía Đông vịnh. Về mùa khô, giá trị độ
muối cao chiếm gần như toàn vịnh ở cả tầng mặt và tầng đáy. Một số giá trị
thấp hơn xuất hiện ở phía Tây vịnh cả tầng mặt và tầng đáy.
Bảng 1.4. Hàm lượng muối (‰) nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n = 51)
Tầng đáy
(n = 32)
Tầng mặt
(n = 49)
Tầng đáy
(n = 41)
1 Nhỏ nhất 8,90 17,40 20,10 22,30
2 Lớn nhất 26,30 28,20 28,90 29,00
3 Trung bình 21,06 25,51 27,52 28,27
4 Độ lệch 5,00 2,29 1,57 1,18
Chênh lệch độ muối giữa hai mùa lớn độ muối mùa khô lớn hơn ở mùa
mưa, độ lệch tầng mặt cao hơn so với tầng đáy phản ánh vai trò ảnh hưởng của
nước lục địa tới môi trường vịnh là khá lớn.
• Độ đục
Độ đục là thông số có ảnh hưởng đến màu sắc nước biển Vịnh Ha Long,
chúng đều có một xu thế chung là độ đục mùa mưa cao hơn mùa khô (bảng1.5).
Về mùa mưa, độ đục dao động từ 1-100 mg/l, trung bình độ đục tầng mặt
17,9 mg/l, tầng đáy 14,72 mg/l, độ lệch của độ đục tầng mặt cao hơn tầng đáy.
Về mùa khô độ đục dao động 1,00 - 179,00 mg/l, trung bình độ đục tầng mặt
thấp hơn trung bình trầng đáy, độ lệch của độ đục tầng đáy cao hơn tầng mặt.
24
Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long
Bảng 1.5. Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n=51)
Tầng đáy
(n=32)
Tầng mặt
(n=49)
Tầng đáy
(n=41)
1 Nhỏ nhất 1,00 1,00 1,00 2,00
2 Lớn nhất 100,00 90,00 42,00 179,00
3 Trung bình 17,39 14,72 7,44 23,73
4 Độ lệch 20,00 18,28 7,38 36,82
• Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí theo mùa,
chúng có đặc trưng là về mùa mưa nhiệt độ nước biển cao hơn mùa khô, kể cả
tầng mặt và tầng đáy. Chênh lệch giữa hai mùa khoảng 100
C.
Về mùa mưa nhiệt độ trung bình nước tầng mặt cao hơn tầng đáy khoảng
10
C. Về mùa khô nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy chênh nhau không đáng kể
(bảng 1.6).
Bảng 1.6. Nhiệt độ nước Vịnh Hạ Long
TT Giá trị
Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015)
Tầng mặt
(n=51)
Tầng đáy
(n=32)
Tầng mặt
(n=49)
Tầng đáy
(n=41)
1 Nhỏ nhất 29,8 28,4 20,80 20,80
2 Lớn nhất 33,1 31,9 23,20 22,90
3 Trung bình 31,4 30,4 21,96 21,80
4 Độ lệch 0,82 0,76 0,55 0,55
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA NGHÀNH DA GAI
25
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về da gai rất đa dạng từ phân
loại, khu hệ, nuôi trồng đến các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát triển
của da gai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chúng.
Các nghiên cứu về da gai được tiến hành từ rất lâu và có rất nhiều các
công trình công bố về thành phần loài, phân bố và mô tả chi tiết các loài trong
ngành Da gai. Năm 1988 Rowe, F.W.E. cùng cộng sự đã mô tả chi tiết đặc điểm
của hai loài da gai Xyloplax turnerae và Xyloplax medusiformis. Bên cạnh các
ossicles đã được mô tả, các cấu trúc bộ xương khác bao gồm hình dạng độc đáo
giống một hình chóp cong, một bờ odontophore nằm giữa đường liên hệ giữa
các ô vòng và một dạng xương dạng lưới của các ô vòng. X. turnerae được mô
tả có một dạ dày giống như túi, nhưng đối với X. Medusiformis ruột chỉ được
nhìn thấy ở những con non đang phát triển trước khi sinh. Bề mặt miệng của X.
medusiiformis sau khi sinh hỗ trợ một lớp đệm mỏng có nguồn gốc từ biểu mô
coelomic của dạ dày. Cả hai loài đều sinh sản lưỡng tính và vô tính. X.
turnerae có buồng trứng chứa các tế bào trứng lớn. X. medusiformis có
một loài vi khuẩn trong buồng trứng, không qua nhau thai. Kết luận loài
Concentricycloidea có nguồn gốc từ lớp Asteroidea. Người ta đề xuất rằng một
trong những họ còn tồn tại, Asterinidae, Korethrasteridae hoặc
Caymanostellidae, có thể giống với một số tiền thân của loại giống valvatid.
[27].
Trong công trình của David L Pawson và cs vào năm 2007 [28] đã giới
thiệu về lịch sử phát triển, thành phần loài da gai và mô tả các nhóm thuộc
ngành da gai.
Hiện nay, với sự phát triển công nghệ khoa học, kỹ thuật trên thế giới,
việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các nghiên cứu khoa học cũng được phát
triển mạnh. Ngoài việc nghiên cứu về hình thái và phân loại học việc áp dụng
sinh học phân tử để giải trình tự gen cũng cho ra kết quả chính xác. Hàng loạt
các ngân hàng gen như: “GenBank – NCBI”; “EMBL-Bank”; “DDBJ – DNA
Data Bank of Japan” ra đời.
26
Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu
sinh vật biển đã mở ra các hướng nghiên cứu mới đen lại kết quả cao. Đã có
nhiều hợp chất từ sinh vật biển được phân lập, xác định cấu trúc và thử nghiệm
hoạt tính sinh học. Trong đó, đã có các hợp chất thể hiện hoạt tính sinh học
phong phú, có thể cung cấp hình mẫu cho các thế hệ thuốc mới. Đồng thời, khi
tìm ra các hoạt chất từ sinh vật biển còn có đóng góp vô cùng quan trọng trong
lĩnh vực tổng hợp và bán tổng hợp hữu cơ. Trên mô hình hoạt chất phân lập
được có thể nghiên cứu tổng hợp ra lượng lớn các hoạt chất đi từ nguyên liệu
đầu phổ biến hoặc chuyển hóa các dẫn xuất của chúng để có thể đánh giá chi
tiết, và tối ưu hơn đối với một thế hệ thuốc có các cấu trúc tương tự nhau
(analogous) [28,29,30]. Năm 2005, E V Levina cùng cộng sự [31] và năm 2010,
V.N. Ivanchina cùng cộng sự [32] đã nghiên cứu về lớp chất steroid từ sao biển.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việc nghiên cứu hệ động vật đáy nói chung và nhóm da gai nói riêng đã
được tiến hành từ khá sớm từ những năm 1930 do người nước ngoài thực hiện.
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công trình
nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74 công
trình nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu
đó là của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết giữa Việt Nam
- Trung Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình nghiên cứu của R.
Sérène, C. Dawydoff từ năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và đội điều tra Việt-
Trung từ năm 1959 -1962 đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả chung
về thành phần khu hệ động vật đáy biển Việt Nam.
Ngành Da gai ở biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng
chú ý là các báo cáo của C. Dawydoff (1952), Báo cáo điều tra tổng hợp vịnh
Bắc Bộ (1955-1962).
Từ năm 1980 đến nay, nhiều cuộc điều tra khảo sát về sinh vật biển Việt
Nam đã được thực hiện và đã bổ sung cho danh mục động vật da gai một số
loài đáng kể. Gần đây, các báo cáo của các tác giả như Đào Tấn Hỗ (2002,
2005, 2006), Đào Tấn Hỗ & Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007).
27
Năm 2009 Đào Tấn Hỗ cùng các cộng sự đã xác định được 45 loài động
vật da gai (ngành Echinodermata) trong bộ mẫu sinh vật biển. Trong số này có
12 loài lần đầu tiên phát hiện ở vùng biển Việt Nam, gồm: Diplocrinus
alternicirrus, Saracrinus nobilis (Lớp huệ biển - Crinoidea) ; Tethyaster
aulophorus, Podosphaeraster polyplax, (Lớp sao biển - Asteroidea);
Ophiacantha tenuispina, Ophiocamax rugosa, Ophiochiton fastigatus,
Ophiopeza spinosa (Lớp đuôi rắn - Ophiuroidea); Psychocidaris ohshimai,
Lovenia triforis, Heterobrissus niasicus, Platybrissus roemeri (Lớp cầu gai -
Echinoidea) qua 2 chuyến điều tra (tháng 01/2005 và 5-6/2007) trên tàu “Viện
sĩ OPARIN” tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam [33], năm 2013
Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Đào Tấn Hỗ … cũng đã góp phần bổ sung một số loài
mới cho thành phần loài động vật da gai ở biển Việt Nam
Năm 2019, Hoàng Đình Trung đã công bố kết quả điều tra tổng hợp về
thành phần loài của ngành da gai và thân mềm ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên
trong hai năm 2017–2018. Đã xác định được 93 loài thuộc 5 lớp, 18 bộ, 38 họ,
59 giống và 2 ngành (Da gai – Echinodermata và Thân mềm – Mollusca). Trong
đó, ngành thân mềm chiếm ưu thế hơn với 74 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và
hai mảnh vỏ), 12 bộ, 26 họ, 44 giống; ngành da gai có 19 loài thuộc 3 lớp (Sao
biển, Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống. Nghiên cứu đã bổ sung mới cho
thành phần loài Da gai và Thân mềm của vịnh Xuân Đài 26 loài, 11 giống, 13
họ [34].
28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nhóm da gai (Echinodermata).
Địa điểm nghiên cứu: Khu vực vùng biển vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Thời gian nghiên cứu: Tháng 6/2021
Hình 2.1. Vị trí các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu.
➢ Hệ thống phân loại nhóm ngành dai gai (Echinodermata):
29
Giới động vật (Kingdom): Animalia
Ngành da gai (Phylum):
Echinodermata
Ngành phụ
(Subphylum):
Asterozoa
Ngành phụ
(Subphylum):
Echinozoa
Ngành phụ
(Subphylum):
Crinozoa
Lớp Huệ biển
(Class):
Crinoidea
Lớp sao biển
(Class):
Asteroidea
Lớp Đuôi rắn
(Class):
Ophiuroidea
Lớp Hải sâm
(Class):
Holothuroidea
Lớp Cầu gai
(Class):
Echinoidea
30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa, kế thừa các số liệu, mẫu vật, dẫn
liệu điều tra và các thông tin khoa học đã có từ trước liên quan đến các đối tượng
nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa
Phương pháp thu mẫu và các thiết bị thu mẫu ngoài hiện trường tuân theo
“Cẩm nang điều tra nguồn lượi vùng biển nhiệt đới [44] và “Phương pháp nghiên
cứu sinh vật đáy ở biển” [45].
a. Thu mẫu trên bãi rạn san hô
Phương pháp xác định sự đa dạng về thành phần loài: Sử dụng thiết bị lặn
SCUBA thu mẫu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu. Thợ lặn thu mẫu từ ven bờ
đến độ sâu khoảng 10m, trong quá trình thu bơi theo đường ziczac nhằm mục đích
thu tối đa các loài hiện có tại điểm nghiên cứu. Ngoài ra, còn thu các mẫu sao biển
sống ẩn nấp trong các rạn san hô tại các độ sâu khác nhau bằng cách thu đá san
hô chết và nhặt các tất cả các loài sống trong đó, ghi đầy đủ các thông tin tại điểm
thu mẫu vào sổ nhật ký và nhãn, cố định mẫu bằng cồn 700
.
Hình 2.2. Sơ đồ đường bơi dọc theo mặt cắt khi khảo sát động vật đáy cỡ lớn
Phương pháp thu mẫu định lượng và xác định mật độ phân bố: Sử dụng 2
dây mặt cắt 100 m trải song song với bờ tại hai khoảng độ sâu từ 3-5 m và 6-8 m
(có thể trải 1 dây nếu rạn nông, hẹp). Dây mặt cắt 100 m được chia làm 4 đoạn
nhỏ, mỗi đoạn có chiều dài 20 m (chỉ khảo sát trong các đoạn 0 – 20 m, 25 – 45
m, 50 – 70 m, 75 – 95 m). Tiến hành đếm số lượng sao biển dọc theo dây mặt cắt
31
về phía 2 bên, mỗi bên 2,5 m. Như vậy số lượng sao biển được đếm trên 1 dây
mặt cắt là 400 m2
.
Hình 2.3. Sơ đồ ghi chép số liệu động vật đáy trên dây mặt cắt
b. Thu mẫu đáy mềm
Dụng cụ thu mẫu định lượng
Dùng cuốc sinh học để thu mẫu định lượng, cuốc thu chất đáy trên những
diện tích nhất định, có nhiều loại và cỡ cuốc nhưng loại cuốc nào cũng có thể dùng
sao cho đảm bảo được yêu cầu thu mẫu. Cỡ cuốc có hiệu quả cao là cỡ có diện
tích 0,05 m2
đến 0,25 m2
. Cỡ cuốc thường được dùng cho vùng ven bờ là loại cuốc
từ 0,05m2
– 0,1m2
.
Hình 2.4. Cuốc Ponnar Grab
Dụng cụ thu mẫu định tính
32
Sử dụng các loại lưới để thu mẫu định tính:
• Lưới vét: dụng cụ chính để thu mẫu định tính dùng cho tất cả các dạng
đáy. Cỡ khung tiêu chuẩn 59,5 cm x 25 cm; dao dài 50 cm, nặng 27 kg.
Thu mẫu định lượng: Dùng cuốc sinh học để thu mẫu định lượng, cuốc thu
chất đáy trên những diện tích nhất định, có nhiều loại và cỡ cuốc như loại cuốc
nào cũng có thể dùng sao cho đảm bảo được yêu cầu thu mẫu.
Hóa chất:
Hóa chất chủ yếu sử dụng để cố định mẫu ngoài hiện trường và trong phòng
thí nghiệm bao gồm: cồn 90%, cồn 70%, formol.
Thu mẫu định lượng về phân bố và biến động mật độ cá thể trong nhóm
ngành da gai bằng Gầu Ponnar – Dredge theo English et al., 1998 [35] và
Eleftheriou A. And McIntyrea, 2005 [36].
Tiến hành thu mẫu bằng cuốc sinh học
Tại mỗi trạm thu 3 mẫu, mẫu vật được rửa và lọc cẩn thận thông qua các
sàng có kích thước mắt lưới khác nhau, mẫu vật được nhặt và các túi nylon và
được cố định bằng dung dịch fomalin 10%.
Tiến hành thu mẫu bằng lưới kéo
Lưới kéo được thả khi tàu đang chạy với tốc độ chậm và phương hướng đã
ổn định. Độ dài dây cáp khi kéo lưới phải phụ thuộc vào tốc độ của tàu, độ sâu,
hướng gió, dòng chảy. Độ dài dây cáp lớn gấp 3 – 4 lần độ sâu. Vân tốc của tàu
khi kéo lưới khoảng 2 – 2,5 hải lý/giờ. Thời gian kéo lưới khoảng 5 – 10 phút.
Sau khi lưới kéo được đưa lên tàu, lưới vẫn còn dính nhiều chất đáy, phải tiến
hành rủa sạch trên hệ thống sàn. Thu nhặt hết sinh vật còn dinh trên túi lưới. Sau
đó tiến hành rủa mẫu, đếm số lượng mẫu. Mẫu vật sau khi đếm sẽ chia thành các
nhóm và được cố định bằng dung dịch fomalin 10%. Mẫu vật được chuyển về
phòng thí nghiệm sinh vật tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển xử lý và phân
tích.
2.2.2. Phương pháp định loại nhóm da gai
2.2.2.1. Hệ thống phân loại sủ dụng trong định loài
33
Trong phân loại học truyền thống, có năm lớp da gai: Crinoidea (Huệ biển),
Asteroidea (sao biển), Ophiuroidea (đuôi rắn), Echinoidea (nhím biển, cầu gai) và
Holothuroidea (hải sâm), vào năm 1986 một nhóm da gai khác thường, được tìm
thấy trên các khúc gỗ chìm dưới biển sâu và được đặt tên là Xyloplax, có thể đại
diện cho lớp da gai thứ sáu Concentricycloidea (Baker và cộng sự, 1986), Tuy
nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Xyloplax là một biến dị của lớp sao
biển Asteroidea.
2.2.2.2. Phương pháp hình thái
➢ Đặc điểm phân loại Sao biển – Asteroidea
Hầu hết các sao biển có năm chân (hoặc bội số của năm) tỏa ra từ một đĩa
trung tâm. Sao biển không có não mà chỉ có một vòng các tế bào thần kinh đơn
giản. Mắt nằm ở đầu mỗi chân. Nếu chân của sao biển bị đứt, nó có thể tự mọc lại
sau một thời gian.
- Màu sắc: Là một trong những đặc điểm dễ nhận biết khi đi kèm với hình
thái của loài, tuy nhiên chỉ có giá trị tham khảo vì màu sắc của sao biển thay đổi
theo môi trường sống;
- Miệng ở mặt bụng, hậu môn và lỗ trao đổi nước nằm ở giữa mặt lưng
nhưng ở một số loài thuộc họ Luidiidae, Astropectenidae .v.v. không có những
đặc điểm này;
- Bộ xương bao phủ bởi nhiều tấm canxi có kích thước khác nhau hoặc thay
đổi thành các hình thù khác nhau tùy theo loài (tấm hình đa giác, hình tròn, hình
gai .v.v.). Bộ xương có thể cứng hoặc mềm;
34
Hình 2.5. Hình thái giải phẫu ngoài của sao biển (Theo EnchantedLearning.com)
➢ Đặc điểm phân loài Cầu gai – Echinoidea.
Cá thể cầu gai trưởng thành có đối xứng xuyên tâm năm mặt. Lớp vỏ có
những mảng vôi cứng, và được gọi là tấm xương (test). Cầu gai có thân hình cầu
và gai dài tỏa ra từ cơ thể. Các gai được sử dụng để bảo vệ, di chuyển và tìm kiếm
thức ăn. Bên trong gai có năm hàng chân ống nhỏ với các giác hút giúp chúng có
thể chuyển động, tìm kiếm thức ăn và cố định dưới đáy biển. Cơ quan tự vệ được
gọi là pedicellarine là những cấu trúc nhỏ được sử dụng để tự vệ và tìm kiếm thức
ăn. Cầu gai không có não bộ giống như tất cả các loài da gai khác. Miệng giống
như móng vuốt và nằm ở mặt dưới; thường có 5 cái tấm đĩa giống như răng hướng
vào trong và được gọi là Aristotle lantern. Hậu môn và lỗ sinh dục nằm ở mặt lưng.
35
Hình 2.6. Hình thái giải phẫu ngoài của Cầu gai (Theo EnchantedLearning.com)
➢ Đặc điểm phân loại Hải Sâm (Holothuroidea)
Khác với hai nhóm trên, cơ thể của nhóm hải sâm mềm mại hơn, trừ một
số ít loài có các nhú thịt hoặc gai bao phủ.
- Cơ thể có hình xúc xích hoặc hình giun, đối xứng, miệng và hậu môn nằm
ở phía đối diện nhau.
- Cơ quan ambulacra thường sắp xếp theo 3 hàng xếp bụng (Trivium) và
hai lưng (bivium).
- Hệ thống chân (Podia) Trong một số loài thuộc họ Cucumariidae có các
podia được giới hạn cho hai hàng dọc theo mỗi ambulacrum. Trong các loài khác,
podia đã trở thành các gai trên bề mặt cơ thể (Thyone). Các loài trong bộ
Aspidochirotida có sự phân hóa rõ rệt phần lưng - bụng, và chân (podia) - bụng.
Trong nhóm Molpadida và Apodida các chân (podia) bị giảm về số lượng
(Molpadida) hoặc vắng mặt (Apodida).
- Miệng là đầu cuối ở phía sau, được bao quanh bởi màng mỏng và thường
được bao quanh bởi một vòng tròn cácxúc tu (là phần kéo dài của chân miệng),
thường có từ 10-30 xúc tu (bội số của 5), xúc tu thường có hình dạng khác nhau
tùy thuộc từng bộ, vì dụ Dendrochirotida xúc tu có hình cây, bộ Apoda có hình
dạng lông chim … (hình 2.7)
36
- Gai xương của hải sâm: Gai xương phân bố rải rác trong thành cơ thể, Gai
xương là đặc điểm hình thái quan trọng để phân loại hải sâm, gai xương có nhiều
dạng như dạng tháp, dạng nút, dạng que…vv.
- Cơ quan tự loại bỏ (autoevisceration): Nằm ở phần cuối cơ thể có chức
năng tự loại bỏ nội tạng (hẹ thống hô hấp ở phía cuối). Khi bị kích thích, một số
loài có khả năng đẩy toàn bộ ruột của chúng và cơ quan hô hấp (autoevisceration).
Trong một thời gian nhất định các nội quan này sẽ được tái sinh.
Như vậy, các đặc điểm chính được sử dụng trong phân loại hải sâm là: Hình
dạng cơ thể, thành cơ thể, cách sắp xếp và hình thái học của hệ thống chân (podia)
và xúc tu, hình dạng của gai xương và vòng canxi và quan trọng nhất là cấu trúc
và hình thái các gai xương dùng để phân loại đến bậc loài.
a. Cấu tạo, hình thái ngoài
Hình 2.7. Hình thái giải phẫu ngoài của Hải sâm (Purcell et al. 2012)
b. Hình thái xúc tu và gai xương
Hình 2.8. Hình dạng các loại xúc tu (Carpenter & Niem 1998)
37
Hình 2.9. Hình dạng các loại xương (Carpenter & Niem 1998)
Để phân loại các loài da gai, có thể sử dụng một số tài liệu sau (Cherbonnier
G. 1979; Cherbonnier G. & Du 1980; Clark 1938; Clark A. M. and F. W. E. Rowe
1971; Coleman 2007; Colin & Arneson 1995; Gosliner 1996; Gray 1847, 1866;
Imaoka T. et al. 1991; Kogo I. 1998; Linliao & Clark 1995; Purcell et al. 2012;
Schultz H. 2006)
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phầm mềm Excel 2010 để nhập số liệu thu thập và vẽ biểu đồ;
phân mềm Primer 6 để tính giá trị tương đồng về thành phần loài
Chỉ số tương đồng Sorenson:
S = 2C/(A+B)
Trong đó: A là số loài tại điểm A
B là số loài tại điểm B
C là số loài giống nhau giữa hai điểm A và B.
38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DA GAI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thành phần loài
Kết quả phân tích các mẫu thu được trong đợt khảo sát tháng 6 năm 2021,
đã xác định được tổng cộng 12 loài da gai thuộc 5 lớp tại vùng biển vịnh Hạ Long.
Danh mục thành phần loài thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần loài da gai ở khu vực vịnh Hạ Long
STT Tên khoa học
Địa điểm khảo sát
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Echinodermata
Lớp Đuôi rắn -
Ophiuroidea
Amphiuridae
1
Amphipolis kochii
Lütken, 1872
x x x x x x x x
2
Amphiura (Amphiura)
koreae Duncan, 1879
x x x x x x x
3
Ophiophragmus
japonicus Matsumoto,
1915
x x x x x x x x
Ophiacanthidae
4
Ophiacantha pentagona
Koehler, 1897
x x x x x x x x
5
Ophionereis dubia
amoyensis Clark, 1953
x x x x x x
Ophiactidae
6
Ophiactis savignyi
(Müller & Troschel,
1842)
x x x x x x x x
Lớp Cầu gai -
Echinoidea
39
Diadematidae
STT Tên khoa học
Địa điểm khảo sát
1 2 3 4 5 6 7 8 9
7
Diadema setosum Leske,
1778
x x x x x x x
8
Echinothrix diadema
(Linnaeus, 1758)
x x x x x x x
9
Echinothrix calamaris
(Pallas, 1774)
x x x x x x x x
Lớp Hải sâm -
Holothuroidea
Cucumaridae
10 Cucumaria sp. x x x x x
Holothuridae
11
Holothuria leucospilota
Brandt, 1835
x x x x x x
12 Holothuria sp. x
Tổng: 11 8 10 8 9 5 10 8 10
Ghi chú: 1-Hang Ba Hầm 1; 2-Hang Ba Hầm 2; 3-Hồ Tùng Ngón; 4-Hang Chảy; 5-Hang
Cọc Chèo; 6-Đảo Đầu Bê; 7-Hòn Vụng Hà; 8-Đảo Cống Đỏ; 9-Đảo Hang Trai.
Số lượng các loài đã ghi nhận trong đợt khảo sát này thấp hơn so với các
kết quả nghiên cứu và nghi nhận trước đây của GS.TS. Đỗ Công Thung. Nguyên
nhân có thể là do địa bàn khảo sát không rộng, môi trường sống bị thay đổi.
3.1.2. Một số loài da gai thường gặp khu vực nghiên cứu
1. Amphipolis kochii Lütken, 1872. Ophiuridarum novarum vel
minus cognitarum descriptiones nonnullae. Overs. K. danske Vidensk.
Selsk. Forh. 77, 75-158, 2 pls.
40
(1) (2)
(3) (4)
Nguồn: Clark., 1915, Nguyễn Văn Minh
Hình 3.1. Amphipolis kochii Lütken, 1872
(1): Tài Liệu; (2): Hình ảnh chụp một góc của mặt trước; (3)(4): Hình ảnh chụp một phần của
cánh tay.
Mô tả: Loài này có kích thước tương đôi nhỏ, đường kính đĩa thân 9 mm. Thuẫn
xuyên tâm nhỏ, thường không thấy rõ viền ngoài vì bị che lấp bởi rất nhiều vảy
mịn ở mặt lưng. Tay mập và chắc; các vảy lớn, vảy có hình lưỡi. Ở những con
đực thì vảy là vòng tròn
41
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong san hô chết ở vùng nước cạn.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915. A new classification of the
Ophiuroidea. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of
Philadelphia. 68: 43-92.
(1) (2)
(3) (4)
Nguồn: Clark., 1915
Hình 3.2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915
(1): Tài liệu: (2): Hình ảnh chụp mặt trước của mẫu vật; (3)(4): Hình chụp một phần
cánh tay
42
Mô tả: Đường kính đĩa 6 mm, chiều dài tay 25 mm, độ rộng cánh tay 1mm. Đĩa
dưới hình lục giác, được bao phủ bởi các vảy mịn. Tấm chắn miệng hình thoi. Các
vảy ở tay có hình bầu dục. các vảy được xếp liên tiếp với nhau.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong san hô chết ở vùng nước cạn.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953. Ophionereis amoyensis Clark,
1953. A revision of the genus Ophionereis. Proc. Zool. Soc. Lond., 123 (1):
88-90
a. Một phần mặt lưng b. Một phần mặt bụng
c. Một đoạn tay phía lưng
(1)
(2)
Nguồn: Liao & Clark, 1995
Hình 3.3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953
(1): Tài liệu; (2): Hình ảnh chụp mẫu vật
Mô tả: Mẫu vật có kích thước tương đối lớn, đường kính đĩa than có thể đạt đến
10 mm. Tay mập và chắc; các mảnh xương tay phía lưng có chiều rộng hơn chiều
dài; tại phần tay rộng nhất (thường ở đoạn giữa các tay), các mảnh này có chiều
rộng gấp đến 3 chiều dài. Tay có màu xám đen, đôi khi có những mảnh màu sáng
hơn. Đĩa than có màu xám với hình mạng lưới thôi và đậm màu.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống chung với loài Huệ biển.
Phân bố: Thế giới: Vùng biển Nhật bản và Trung Quốc. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
43
4. Diadema setosum Leske, 1778.
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Hình 3.4. Diadema setosum Leske, 1778
Mô tả: Cầu gai Diadema setosum Leske, 1778 hay còn gọi là cầu gai đen. Có
dạng hình cầu, màu đen, có các gai dài mọc xung quanh, chiều dài của gai dao
động từ 20 – 30 cm. Có vòng tròn màu đỏ ở hậu môn và đốm trắng trên lỗ sinh
dục.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
44
5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758)
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Hình 3.5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758)
Mô tả: Cầu gai Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) là một loài cầu gai gai dài,
chiều dài của gai dao động 10 – 20 cm. Thường có màu đen hoặc xanh đen, các
gai có ánh sang xanh. Gai khá nhọn, túi hậu môn nhỏ và sẫm màu.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
45
6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774)
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Hình 3.6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774)
Mô tả: Cầu gai Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) có hình hơi bầu dục, đường
kính 5cm. Có hai bộ gai khác nhau, gai có chiều dài khoảng 10 – 15 cm.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
46
7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Hình 3.7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835
Mô tả: Hải sâm Holothuria leucospilota Brandt, 1835 là loài hải sâm cỡ trung
bình, chiều dài có thể lên đến 40 cm. Cơ thể hình trụ, thon dần về 2 phía. Bao
quanh cơ thể là các xúc tua có chức năng bợt, bắt thức ăn. Ở miệng có nhiều xúc
tu và phân nhánh. Màu sắc thông thường là xám than hoặc đỏ đen với các chân
ống màu xám nhạt ở mặt dưới.
Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải
Phòng
Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá.
Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
47
3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN DA GAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Da dai khu vực nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu, sự đa dạng về tỷ lệ % số họ, số loài Da gai trong
khu vực vịnh Hạ Long được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % các họ, loài có trong các lớp.
STT Lớp Số họ Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ %
1 Lớp Đuôi rắn - Ophiuroidea 3 50 6 50
2 Lớp Cầu gai - Echinoidea 1 17 3 25
3 Lớp Hải sâm - Holothuroidea 2 33 3 25
4 Lớp Huệ biển - Crinoidea 0 0 0 0
5 Lớp Sao biển - Asteroidea 0 0 0 0
Tổng số 6 100 12 100
Từ bảng 3.2 ta thấy tỷ lệ % số họ, số loài giữa các lớp có sự chênh lệch với
nhau là khá lớn.
- Số họ: Trong 3 lớp tìm được ở khu vực nghiên cứu thì có tổng số họ là 6
họ. Trong đó, lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea) có số họ nhiều nhất với 3 họ, chiếm
50%; tiếp đến là lớp Hải sâm (Holothuroidea) có 2 họ, chiếm 33%; lớp Cầu gai
(Echinoidea) có 1 họ, chiếm 17%. Còn lại 2 lớp là Huệ biển (Crinoidea) và lớp
Sao biển (Asteroidea) không ghi nhận.
- Số loài: Trong 3 lớp ghi nhận ở khu vực nghiên cứu thì có tổng số 12 loài.
Trong đó, lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea) có số loài nhiều nhất với 6 loài, chiếm 50%;
lớp Hải sâm (Holothuroidea) và lớp Cầu gai (Echinoidea) đều có 3 loài, chiếm
48
25%. Còn lại 2 lớp là Huệ biển (Crinoidea) và lớp Sao biển (Asteroidea) không
ghi nhận.
3.2.2. Mối tương quan thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu.
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số lượng loài giữa các điểm nghiên cứu.
Trong 9 điểm khảo sát và nghiên cứu, tổng số lượng các loài trong các khu
vực dao động từ 5 loài đến 11 loài. Tại điểm khảo sát là Đảo Đầu Bê, nơi có cấu
trúc nền đáy chủ yếu là đá thì có số lượng loài ít nhất so với các điểm khác (5
loài). Các điểm Hang Chảy, Hang Ba Hầm 2, Đảo Cống Đỏ có cấu trúc nền đáy
là đá và vùng thì có số lượng loài ngang bằng nhau (8 loài). Các điểm khảo sát
còn lại Hồ Tùng Ngón, Hang Cọc Chèo, Hòn Vụng Hà, Đảo Hang Trai có cấu
trúc nền đáy là cát bùn, có số loài khá nhiều dao động từ 9 – 10 loài. Tại Hang Ba
Hầm 1 có cấu trúc nền đáy là san hô chết và đá, có số loài được tìm thấy nhiều
nhất là 11 loài. Số lượng loài ở các điểm chênh lệch nhau không nhiều. Thành
phần loài phân bố ở các điểm khảo sát có sự chênh lệch về số lượng loài là do cấu
trúc nền đáy, điều kiện môi trường, dòng chảy ở môi điểm nghiên cứu có sự khác
nhau. Tại những điểm có cấu trúc nền đáy là đá số lượng loài phân bố rất ít, điểm
có nền đáy bùn có số lượng loài phân bố nhiều hơn so với nền đáy đá, còn nơi có
nền đáy là san hô thì có số lượng loài phân bố nhiều nhất.
11
8
10
8
9
5
10
8
10
0
2
4
6
8
10
12
Hang Ba
Hầm 1
Hang Ba
Hầm 2
Hồ Tùng
Ngón
Hang Chảy Hang Cọc
Chèo
Đảo Đầu Bê Hòn Vụng
Hà
Đảo Cống
Đỏ
Đảo Hang
Trai
Số
lượng
loài
Địa điểm khảo sát
49
3.3. CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG
3.3.1. Chỉ số tương đồng thành phần loài ở khu vực nghiên cứu
So sánh tính tương đồng giữa các điểm nghiên cứu với nhau được trình bày
ở hình 3.9.
Ghi chú: 1-Hang Ba Hầm 1; 2-Hang Ba Hầm 2; 3-Hồ Tùng Ngón; 4-Hang
Chảy; 5-Hang cọc Chèo; 6-Đảo Đầu Bê; 7-Hòn Vụng Hà; 8-Đảo Cống Đỏ; 9-
Đảo Hang Trai.
Hình 3.9. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các điểm nghiên cứu
Số liệu từ hình 3.9 cho thấy, tuy cùng thuộc một vùng nghiên cứu nhưng
tính tương đồng có sự khác nhau giữa các khu vực. Tại 9 điểm khảo sát, tỷ lệ
tương đồng về thành phần loài sự chênh lệch khá là cao. Nhìn chung tỷ lệ tương
đồng của toàn khu vực nghiên cứu >60%. Ở điểm khảo sát Hòn Vụng Hà, Hồ
Tùng Ngón, Đảo Hang Trai, Đảo Cống Đỏ và Hang Ba Hầm 2 có tỷ lệ tương đồng
về thành phần loài cao (>90%). Điểm Hang Chảy, Hang Ba Hầm 1, Hang Cọc
Chèo có tỷ lệ tương đồng về thành phần loài dao động từ 85 – 90%. Còn lại Đảo
Đầu Bê so với 8 điểm nghiên cứu có tỷ lệ tương đồng khá thấp 65%. Tỷ lệ tương
đồng thành phần loài cao do ở các điểm khảo sát có cấu trúc nền đáy và sinh cảnh
gần giống nhau.
Group average
6
5
1
9
3
7
4
2
8
Địađiểmnghiên cứu
100
90
80
70
60
Tỷ
lệ
(%)
Transform:Squareroot
Resemblance:S17BrayCurtissimilarity
50
3.3.2. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận
Ghi chú: BTL – Bái Tử Long; CB – Cát Bà; VHL – Vịnh Hạ Long; CT – Cô Tô; ĐT –
Đảo Trần.
Hình 3.10. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực lân cận
Qua tổng quan tài liệu các vùng lân cận quanh khu vực nghiên cứu. Đối
chiếu với kết quả nghiên cứu của luận văn. Tỷ lệ tương đồng của khu vực nghiên
cứu so với khu vực lân cận không cao ( ≥ 20%), từ đó cho thấy sinh vật phân bố
dựa trên cấu trúc nền đáy và cấu trúc sinh cảnh. Ở 4 khu vực Bái Tử Long, Cát
Bà, Đảo Trần, Đảo Cô Tô là những nơi có rạn san hô thì tỷ lệ tương đồng của 4
khu vực này là khá cao ( > 50%). Hai khu vực Bái Tử Long và Cá Bà là những
vùng có diện tích lớn, các điểm khảo sát nhiều mà tỷ lệ tương đồng cũng chỉ ngang
bằng với khu vực Cô Tô, Đảo Trần, điều này cho thấy sự phân bố sinh vật đáy ở
2 khu vực Bái Tử Long và Cá Bà là thấp. Mặt khác, 2 khu vực Bái Tử Long và
Cát Bà là những khu vực tiếp giáp với đất liền, lên sẽ chịu ảnh hưởng từ các hoạt
động dân sinh làm môi trường bị ảnh hưởng dẫn đến sinh vật ở 2 khu vực này
thấp. Khu vực Cô Tô, Đảo Trần là những đảo có diện tích khá nhỏ, nhưng lại nằm
xa đất liền, dân cư tại các đảo hãn còn thưa vì thế môi trường xung quanh đảo ít
bị ảnh hưởng, xung quanh các đảo đều có rạn san hô là nơi có môi trường sống
(habitat) tốt cũng là ngôi nhà cho các loài sinh vật trú ngụ. Vì vậy tỷ lệ tương đồng
loài ở 2 khu vực này khá cao ( > 50%).
Group average
BTL
CB
VHL
CT
ĐT
Các khu vực
100
80
60
40
20
0
Tỷ
lệ
(%)
Transform: Square root
Resemblance: S17 Bray Curtis similarity
51
3.3.3. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực khác
Ghi chú: PK - Phú Khánh; CĐ - Côn Đảo; TS - Quần đảo Trường Sa; PY - Vịnh Xuân
Đài -Phú Yên; VHL - Vịnh Hạ Long.
Hình 3.11. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực khác
Qua tổng quan tài liệu và so sánh với kết quả nghiên cứu. Tỷ lệ tương đồng
về thành phần loài khu vực vịnh Hạ Long so với 4 khu vực còn lại là rất thấp
(>20%). Chỉ có khu vực Vịnh Xuân Đài – Phú Yên có tỷ lệ tương đồng loài giống
với khu vực vịnh Hạ Long, cho thấy các điều kiện tự nhiên, cấu trúc nền đáy, địa
hình ở hai khu vực này có sợ tương đồng với nhau. Tỷ lệ tương đồng thấp cho
thấy điều kiện môi trường, sinh cảnh, cấu trúc nền đáy, địa hình có sự khác nhau
rõ nét. Khu vực vịnh Hạ Long có vị trí địa lí giáp với đất liền nên có thể chịu sự
chi phối của các hoạt động dân sinh, làm điều kiện tự nhiên, các yếu tố môi trường,
thủy hóa sẽ bị ảnh hưởng so với 3 khu vực Phú Khánh, Côn Đảo, Trường Sa. Mặt
khác, tỷ lệ tương đồng giữa 3 khu vực Phú Khánh, Côn Đảo, Trường Sa khá cao
(>60%), cho thấy điều kiện tự nhiên, cấu trúc nền đáy, địa hình có sự tương đồng
với nhau. Hai khu vực Côn Đảo, Trường Sa có vị trí địa lí cách xa đất liền nên ít
chịu sự chi phối của các hoạt động dân sinh. Các yếu tố môi trường, thủy hóa
không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động dân sinh. Vậy nên tỷ lệ phân bố thành
phần loài phụ thuộc rất nhiều vào sinh cảnh, cấu trúc nền đáy, điều kiện tự nhiên,
môi trường và các yếu tố thủy hóa.
Group average
PK
CĐ
TS
PY
VHL
Khu vực
100
80
60
40
20
0
Tỷ
lệ
(%)
Transform:Squareroot
Resemblance:S17BrayCurtissimilarity
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf

More Related Content

What's hot

đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả nataliej4
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đLuận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
 
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
Thử nghiệm chế phẩm diệt sâu tơ plutella xylostella từ dịch nuôi cấy vi khuẩn...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căngLuận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
Luận án: Đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng
 
Công trình xử lý nước thải
Công  trình xử lý nước thảiCông  trình xử lý nước thải
Công trình xử lý nước thải
 
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp ngành xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAYLuận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
 
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nuôi tôm thẻ chân trắng, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nuôi tôm thẻ chân trắng, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nuôi tôm thẻ chân trắng, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nuôi tôm thẻ chân trắng, HAY
 
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...
Sử dụng vi khuẩn Rhodobacteria để xử lí chất hữu cơ trong nước - Gửi miễn phí...
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 

Similar to Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf

Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...NuioKila
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nataliej4
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.ssuser499fca
 
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf (20)

Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
 
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình tăng trưởng và tạo chồi củ...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAYLuận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
 
Sản phẩm trung gian trong xử lý Paracetamol bằng hệ UV/NaClO
Sản phẩm trung gian trong xử lý Paracetamol bằng hệ UV/NaClOSản phẩm trung gian trong xử lý Paracetamol bằng hệ UV/NaClO
Sản phẩm trung gian trong xử lý Paracetamol bằng hệ UV/NaClO
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
 
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắ...
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
 
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểuLuận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Văn Minh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH DA GAI Ở KHU VỰC VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM Hà Nội - năm 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Văn Minh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH DA GAI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG – QUẢNG NINH Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MẠNH HÀ Hà Nội - năm 2021
  • 3. i MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................iii Lời cảm ơn .......................................................................................................iv Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt................................................................ v Danh mục bảng................................................................................................ vi Danh mục hình.................................................................................................vii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GAI.......................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu về 5 lớp thuộc nghành Da gai............................................... 3 1.1.2. Các đặc trưng sinh học của da gai [22].................................................10 1.1.3. Tiềm năng, ứng dụng và tầm quan trọng của động vật da gai..............11 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA DA GAI....14 1.2.1. Vị trí địa lý khư vực nghiên cứu...........................................................14 1.2.2. Thủy, hải văn.........................................................................................17 1.2.3. Đặc điểm hóa lý nước Vịnh Hạ Long...................................................20 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGHÀNH DA GAI...............................................................................24 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................25 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................26 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................28 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................28 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................30 2.2.1. Phương pháp kế thừa.............................................................................30 2.2.2. Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa ....................................30
  • 4. ii 2.2.2. Phương pháp định loại nhóm da gai .....................................................32 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................38 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DA GAI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............38 3.1.1. Thành phần loài.....................................................................................38 3.1.2. Một số loài da gai thường gặp khu vực nghiên cứu..............................39 3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN DA GAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU......47 3.2.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Da dai khu vực nghiên cứu .............47 3.2.2. Mối tương quan thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu.................48 3.3. CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG.........................................................................49 3.3.1. Chỉ số tương đồng thành phần loài ở khu vực nghiên cứu...................49 3.3.2. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận ..50 3.3.3. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực khác ......51 3.4. PHÂN BỐ ................................................................................................52 3.4.1. Đặc điểm phân bố..................................................................................52 3.4.2. Phân bố theo cấu trúc nền đáy ..............................................................53 3.4.3. Phân bố theo độ sâu...............................................................................53 3.5. GIÁ TRỊ BẢO TỒN.................................................................................54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................57 PHỤ LỤC 1....................................................................................................60 PHỤ LỤC 2.....................................................................................................57 PHỤ LỤC 3.....................................................................................................57
  • 5. iii Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Minh
  • 6. iv Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu phòng Sinh thái Tài nguyên Động vật biển và ban Lãnh đạo Viện Tài nguyên Môi trường Biển đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô trong Học Viện Khoa học và Công nghệ, Khoa Công nghệ sinh học đã giảng dạy, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc của mình tới gia đình, bạn bè, người thân luôn động viên để tôi có động lực trong công việc và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 7. v Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt Kí hiệu Tên đầy đủ Tiếng Anh NCBI Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) National Center for Biotechnology Information CSDL Cơ sở dữ liệu DNA Gen EMBL Phòng thí nghiệm Sinh học Phân Tử Châu Âu European Molecular Biology Laboratory
  • 8. vi Danh mục bảng Bảng 1.1. pH nước Vịnh Hạ Long..................................................................21 Bảng 1.2. Hàm lượng TSS (mg/l) trong nước Vịnh Hạ Long........................22 Bảng 1.3. Hàm lượng DO (mg/l) nước Vịnh Hạ Long ..................................22 Bảng 1.4. Hàm lượng muối (‰) nước Vịnh Hạ Long ...................................23 Bảng 1.5. Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long .............................24 Bảng 1.6. Nhiệt độ nước Vịnh Hạ Long.........................................................24 Bảng 3.1. Thành phần loài da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...........................38 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % các họ, loài có trong các lớp..........................47
  • 9. vii Danh mục hình Hình 1.1 Sao biển Linckia laevigata (Linnaeus, 1758).................................... 3 Hình 1.2. Huệ biển Trichimetraophiata (A.H. Clark, 1911) ............................ 4 Hình 1.3. Cầu gai Diadema setosum (Leske, 1778)......................................... 5 Hình 1.4. Hải sâm Holothuria (Halodeima) atra (Jaeger, 1833) ...................... 8 Hình 1.5. Loài đuôi rắn Ophioscolex glacialis Muller & Troschel, 1842......10 Hình 1.6. Sơ đồ địa hình đáy Vịnh Hạ Long..................................................20 Hình 2.1. Vị trí các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu........................28 Hình 2.2. Sơ đồ đường bơi dọc theo mặt cắt khi khảo sát động vật đáy cỡ lớn .........................................................................................................................30 Hình 2.3. Sơ đồ ghi chép số liệu động vật đáy trên dây mặt cắt....................31 Hình 2.4. Cuốc Ponnar Grab ..........................................................................31 Hình 2.5. Hình thái giải phẫu ngoài của sao biển (Theo EnchantedLearning.com) .........................................................................................................................34 Hình 2.6. Hình thái giải phẫu ngoài của Cầu gai (Theo EnchantedLearning.com) ................................................................................35 Hình 2.7. Hình thái giải phẫu ngoài của Hải sâm (Purcell et al. 2012)..........36 Hình 2.8. Hình dạng các loại xúc tu (Carpenter & Niem 1998) ....................36 Hình 2.9. Hình dạng các loại xương (Carpenter & Niem 1998)....................37 Hình 3.1. Amphipolis kochii Lütken, 1872...................................................40 Hình 3.2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915 ................................41 Hình 3.3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953.....................................42 Hình 3.4. Diadema setosum Leske, 1778.......................................................43 Hình 3.5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) ..........................................44 Hình 3.6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) .............................................45 Hình 3.7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835 ............................................46
  • 10. viii Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số lượng loài giữa các điểm nghiên cứu. ............48 Hình 3.9. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các điểm nghiên cứu.............49 Hình 3.10. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực lân cận.............50 Hình 3.11. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực khác ................51 Hình 3.12. Đồ thị phân bố thành phần loài theo cấu trúc nền đáy.................53
  • 11. 1 MỞ ĐẦU Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong hệ tọa độ: 106°58'- 107°22'E và 20°45'-21°15'N, có diện tích: 1553km² và bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, sâu nhất 25m và trung bình 5m [1]. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, có cảnh quan thiên nhiên nổi bật với vẻ đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao. Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Vịnh Hạ Long đã được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do Tổ chức New7Wonders thực hiện. Đa dạng sinh vật của Vịnh Hạ Long không chỉ thể hiện ở cấp độ nguồn gen, cấp độ loài mà còn cả ở cấp hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái bãi triều đáy đá, hệ sinh thái rạn san hô, Vịnh cung cấp môi trường sống cho vô số sinh vật biển, đường bờ và thực vật và động vật biển làm cho hệ sinh thái ven biển thêm đa dạng của một vùng biển ven bờ nhiệt đới. Trong hệ sinh thái biển của Vịnh Hạ Long gồm có 185 loài thực vật phù du, 140 loài động vật phù du sinh sống, 300 loài động vật nhuyễn thể, 200 loài giun nhiều tơ, 13 loài da gai, 326 loài động vật tự du [2]. Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc [3]. Tài liệu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy trong 1.151 loài động vật tại Hạ Long thì đã có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua [4]. Từ đó có thể cho thấy được Vinh Hạ Long có tiềm năng rất lớn trong ngành kinh tế đánh bắt thủy hải sản và phát triển các dịch vụ du lịch. Ngày nay với sự phát triển đô thị hóa và áp lực phát triển công nghiệp đã tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, bao gồm các sinh vật trong biển và thảm thực vật như các dải chắn ngăn chặn bảo vệ lũ lụt và bão. Các hệ sinh thái này giúp lưu trữ carbon, giảm ô nhiễm và chất dinh dưỡng, hình thành đất, hỗ trợ nghề cá, làm đa dạng và cân bằng hệ sinh thái trong môi trường biển. Da gai là một nhóm động vật không xương sống chiếm ưu thế được tìm thấy trong nhiều quần xã sinh vật biển. Chúng đóng một vai trò quan trọng
  • 12. 2 trong cấu trúc của quần xã sinh vật đáy biển [5]. Nhiều loài da gai là loài ăn tạp, ăn nhiều loại thực vật và sinh vật biển sống và chết. Chúng có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa vật chất thực vật chết dưới đáy đại dương và do đó giữ cho nước sạch. Các quần thể động vật da gai phong phú rất cần thiết cho các rạn san hô khỏe mạnh. Chúng có thể hữu ích trong việc giảm ô nhiễm nước trong môi trường biển. Một trong những vấn đề trong việc xác định mức độ phong phú tương đối của động vật da gai sống biểu sinh trên vùng đáy của Vịnh Hạ Long là rất cần thiết, so sánh với các cuộc khảo sát sinh vật đáy trước đây có thể cung cấp thêm thông tin dữ liệu định lượng trong Vịnh Hạ Long, góp phần có thêm thông tin hữu ích, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn và hướng tới những biện pháp bảo tồn và phát triển kinh tế và du lịch. Do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành Da gai ở khu vực Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh” theo các nội dung sau: - Đánh giá đa dạng thành phần loài của ngành Da gai tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá sự phân bố của các nhóm thuộc ngành Da gai tại khu vực nghiên cứu.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GAI Ngành Da gai (Echinodermata) là nhóm động vật không có xương sống. Chúng phân bố hầu hết các vùng biển và đại dương với những độ sâu khác nhau. Trên thế giới hiện này, ngành da gai có khoảng 7000 loài còn sống và khoảng 13000 hóa thạch của các loài đã tuyệt chủng [6,7]. Là ngành lớn thứ 2 trong các động vật miệng thứ sinh sau nhóm động vật có dây sống. Ngành Da gai được chia thành 5 nhóm: Crinoidea (huệ biển), Ophiuroidea (đuôi rắn), Asteroidea (sao biển), Echinoidea (cầu gai) và Holothuroidea (hải sâm). Trong đó một số loài có ý nghĩa kinh tế quan trọng như làm thực phẩm và xuất khẩu, hoặc chứa chất hoạt tính sinh học như saponn, prostaglandin (trong Hải sâm, Cầu gai, Sao biển). 1.1.1. Giới thiệu về 5 lớp thuộc nghành Da gai ❖ Lớp Sao biển (Asteroidea) Tác giả: Nguyễn Văn Minh Địa điểm thu: Cồn Cỏ. Hình 1.1 Sao biển Linckia laevigata (Linnaeus, 1758) a. Đặc điểm hình thái Sao biển là loài đông vật không xương sống, thuộc ngành Da gai (Echinodermata), lớp Asteroidea. Là nhóm động vật có cấu tạo điển hình của động vật Da gai. Sao biển hình sao, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, có đối
  • 14. 4 xứng tỏa tròn bậc năm, gồm một đĩa trung tâm ở giữa và 5 hay nhiều cánh xếp xung quanh [8]. b. Phân loại Lớp Sao biển (Asteroidea) được chia thành 7 bộ (order): Brisingida, Forcipulatida, Notomyotida, Paxillosida, Spinulosida, Valvatida và Velatida [9]. Đến nay có khoảng 1.600 loài sao biển phân bố ở tất cả các đại dương trên thế giới [10,11,12]. Ở Việt Nam đã gặp 60 loài sao biển. Sao biển Astropecten velitaris bắt gặp nhiều ở Vịnh Bắc Bộ. Một số loài thường hay bắt gặp là: Luidia prionota, Crospidaster Hesperus, Creaster nodosus, Linckia laucigata và Anthenea pentagonula [8]. Những nơi có nhiều Sao biển phải kể đến là các vùng biển Australia, Đông Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Đặc biệt, vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương − Thái Bình Dương là nơi tập trung đại đa số các loài sao biển. c. Phân bố Sao biển phân bố chủ yếu ngoài môi trường biển, một số loài phân bố ở vùng nước lợ [7, 13, 14]. ❖ Lớp Huệ biển (Crinoidea) Tác giả: Messing, Charles Nguồn: http://www.marinespecies.org/photogallery.php?album=693&pic=147895 Hình 1.2. Huệ biển Trichimetraophiata (A.H. Clark, 1911)
  • 15. 5 a. Đặc điểm Cơ thể huệ biển sống bám có 3 phần: cuống, đế và cánh. Cuống có nhiều đốt khớp với nhau nhờ cơ nên uốn được. Ở gốc cuống có rễ bám vào giá thể. Phần đài hình đĩa, ở giữa đáy là tấm lưng giữa, từ đó xuất phát các cánh. Hình thái và số lượng của cành cong, gai cánh và đặc điểm của các tấm xương được dùng trong phân loại học huệ biển [8]. b. Phân loại Huệ biển là nhóm động vật Da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có khoảng 5000 loài hóa thạch với hơn 540 loài đã biết. Phân lớn huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do [15]. Ở Việt Nam đã biết khoảng 60 loài, một số loài thường hay bắt gặp là: Comatula pectimata, Comanthus parvicirra và Zygometra commata [8]. c. Phân bố Phần lớn huệ biển có cuống sống ở biển sâu, còn huệ biển không có cuống sống ở biển nông, đáy cứng và có nhiều đá nhỏ, một số ít sống ở đáy cát hay cát bùn [8]. ❖ Lớp Cầu gai (Echinoidea) Tác giả: Nguyễn Văn Minh Địa điểm thu: Cồn Cỏ. Hình 1.3. Cầu gai Diadema setosum (Leske, 1778)
  • 16. 6 a. Đặc điểm Cầu gai hay còn gọi là nhím biển (hay nhum biển, chôm chôm biển) thuộc lớp cầu gai (Echinoidea) ngành động vật da gai (Echinodermata), có hai phân lớp: cầu gai đều xuất hiện vào kỉ Silua và cầu gai không đều xuất hiện vào kỉ Jura. Cầu gai có khoảng 800 loài hiện sống và 2.500 loài tuyệt chủng [16]. Cầu gai còn được gọi là nhím biển hay cà ghim bởi xung quanh loài này có hàng trăm que nhọn, có đối xứng tỏa tròn. Nhím biển sống gần các rạn san hô, rạn đá ven biển. Khi nhìn thoáng qua, thì Cầu gai giống như một vật bất động, không có khả năng di chuyển. Dấu hiệu rõ rang nhất để chứng minh chúng thật sự là động vật là ở những cây gai, tua tủa dính vào vỏ bằng các nối kiểu một quả bóng gắn vào một hốc tế bào (ball-and-socket), các gai này có thể chia về mọi phía. Có 2 loại gai là gai thường làm nhiệm vụ vận chuyển và gai kìm là chứ năng tự vệ [17]. Khi chỉ bị chạm nhẹ, Cầu Gai phản ứng bằng cách hướng hết gai về phía chạm. Cầu gai không có mắt, không có chân, không có cơ quan để di chuyển. Cầu gai sống nhiều ở độ sâu khác nhau từ đới gian triều tới biển sâu. Hiện biết khoảng hơn 70 loài thuộc các chi Salmacis; Temnopleurus; Diadema; Clypeaster [16]. b. Phân loại và phân bố Có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới; Sống trong rạn san hô, từ vùng triều đến độ sâu khoảng 70 mét, sống trên thềm biển, đáy đá và vùi trong cát biển. Trong nước: Ở vịnh Bắc Bộ đã bắt gặp khoảng 20 loài, thường gặp Astropyga radiata có thân lớn (khoảng 20 cm) và dẹp; Temnopleurus toreumaticus nhỏ (đường kính 4 – 5cm) sống thành đàn ở vùng đáy bùn cát từ vùng triều đến độ sâu 50m; Laganum decagonale có vỏ mỏng gần trong suốt, con lớn nhất dài khoảng 4,6 cm, rộng 4,4 cm sống phổ biến ở đáy bùn nhuyễn. Lovenia subcarinate hình trứng dài khoảng 6 cm sống ven bờ vùng đáy bùn nhuyễn chỗ nước sâu 10 - 35 cm, tập trung nhiều ở ven bờ và vùng đông bắc vịnh [8]. Ven biển Miền Trung và Quần đảo Hoàng Sa; Ở vùng biển Côn Đảo, phát hiện được 13 loài thuộc 9 họ; Ở Vịnh Nha Trang phát hiện 7 loài; Tại vùng
  • 17. 7 biển Vịnh Phong Vân – Bến Gỏi, Vịnh Thái Lan, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Thiết, thường xuất hiện nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới: Loài phân bố rộng ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, vùng biển Bác Đại Tây Dương từ eo biển Anh Quốc sang New Jersey (Hoa Kỳ). c. Các loài cầu gai dung làm thực phẩm Vùng biển Địa Trung Hải: Tại Địa Trung Hải, cầu gai ăn được nổi tiếng nhất là Paracentrotus lividus. Loài này được xem là một món ăn ngon đặc biệt, bán tại các nhà hàng ở các thành phố ven biển nơi chúng bị đánh bắt. Chúng có thể đến tận vùng biển phía Nam Ái Nhĩ Lan, đường kính có thể đến 8 cm. Vỏ ngoài thường được bán để làm quà lưu niệm. Vùng Bắc Đại Tây Dương: Tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương, từ eo biển Anh quốc (English Channel) sang đến New Jersey (Mỹ), loài thường gặp nhất là Strongylocentrus droebachiensis. Tuy nhiên chúng không được nhiều nơi ưa thích. Loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng biển Maine (Mỹ). Thị trường tiêu thụ của loài động vật da gai này tương đối giới hạn chỉ một vài chợ buôn bán hải sản quanh New York như Fulton Fish Market. Việc chuyên chở cũng kiến cho thị trường không phát triển. Xa hơn về phía Nam Đại Tây Dương, có nhiều loài cầu gai nhỏ hơn, ít ăn được trừ loài Cidaris tribuloides trong vùng West Indies. Vùng Á Châu, Đông Nam Á: Tại Đông Nam Á, đa số cầu gai chỉ to bằng cỡ quả táo tây, loài Diadema setosum tuy rất dồi dào nhưng cũng chỉ được tiêu thụ tại một số địa phương (ngay tại Thái Lan loài này chỉ được dân tại đảo Kor Samuy ăn), do ở con vật này nhiều gai dài (có thể đến 20 cm) và nhọn đâm thấu qua da. Gai rất dễ gãy, mỗi gai được bao bọc bởi những lớp tế bào hạch tiết ra một dịch có chất độc, đây là loài cầu gai đen ở Việt Nam. Vùng ven biển Phan Thiết (Bình Thuận) được xem là xứ của Cầu Gai (Nhum), do đó có một số địa danh liện hệ đến Nhum như sông Nhum, cầu Nhum, bến Nhum … Loài Diadema palmeri (Palmer’s needle-spined urchin), vỏ có đường kính khoảng 10 cm, gai dài đến 13 cm, vỏ màu lam – đen, có khi có đốm trắng trên gai. Tại Việt Nam, Cầu Gai là một ăn thuộc loại ‘đặc sản’ tại các vùng biển Phan Thiết. ❖ Lớp Hải sâm (Holothuroidea)
  • 18. 8 Tác giả: Nguyễn Văn Minh Địa điểm thu: Cồn Cỏ. Hình 1.4. Hải sâm Holothuria (Halodeima) atra (Jaeger, 1833) a. Đặc điểm Hải sâm (Holothuria scabra) là động vật biển không xương sống, có thân dạng ống, dài như quả dưa chột, nên còn được gọi là ‘dưa chuột biển – Sea cucumber’. Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữ và thon lại ở hai đầu với gai thịt nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng ở mặt bụng. Mặt lưng màu xám đậm, hai bên hông màu trắng, mặt bụng trắng, do bụng lõm vào giữa, miệng ở phần bụng, có 20 xúc tu hình tán nhỏ, màu vàng nâu. Hậu môn ở cuối thân, tuyến sinh dục nhỏ. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong các lớp mô. Ngoài cùng là lớp canxi cứng màu trắng (chiều dày phụ thuộc vào độ lớn) để bảo vệ cơ thể hải sâm, sau đó là lớp da mềm, kế đến là lớp thịt, trong cùng là nội quan, hệ tiêu hóa. Hải sâm là loài động vật đáy nằm trong nhóm các loài động vật da gai của biển, chúng sống ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu
  • 19. 9 8.000 m, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm. Trên Thế giới, hải sâm phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Malaysia và vùng biển Đông Phi. Ở Việt Nam, hải sâm phân bố chủ yếu ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Kiên Giang … phổ biển là các loài: hải sâm đen Holothuria vagabunda, hải sâm trắng H.Scabra, hải sâm vú Microthele nobilis Selenka, hải sâm mít Actinnopyga echinotes Jaeger, hải sâm hồ phách H. thelennota, hải sâm nâu. Hiện nay mật độ hải sâm tại một số nơi của vùng biển Việt nam: Khánh hòa (0÷3 con/500 m2 ), đảo Phú Qúy (0÷2 con/500m2 ), Quảng trị (0÷9 con/500m2) Hải sâm có thể tồn tại và phát triển ở khoảng nhiệt độ và nồng độ muối khá rộng và ngưỡng oxy không quá cao, khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của hải sâm trương đối rộng: từ 10o C – 31o C, vì vậy sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không ảnh hưởng nhiều đến sự sống của chúng. Hải sâm kém thích nghi với nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp là 20%o – 34,5%o. Hải sâm trưởng thành thích nghi với sự thay đổi nông độ muối kém, còn hải sâm non khả năng thích nghi với sự thay đổi nông độ muối tốt hơn. Hải sâm có thể sống trong môi trường có hàm lượng oxy giảm hoặc nhỏ hơn mức cho phép. b. Phân loại Lớp Hải sâm có khoảng 1100 loài còn tồn tại và được mô tả [7, 18]. Ở Việt Nam có khoảng 90 loài hải sâm, các họ và các giống có nhiều loài là Holothuriidae (Holothuria, Sticpus); Cucumaridae (Colochirus, Cucumaria); Sinaptidae (Protankyra) [8]. Lớp Hải sâm được chia thành 5 bộ là Apodida, Elasipodida, Aspidochirotida, Molpadiida, Dendrochirotida. Các bộ của lớp Hải sâm đã được hai tác giả Pawson (1982) [19] và Smiley (1994) [20] xác định . c. Phân bố Hải sân phân bố ở khắp các đại dương trên toàn thế giới, đặc biệt hay được tìm thấy ở các rạn san hô [7, 19, 21]. ❖ Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea)
  • 20. 10 Tác giả: Kajetan Deja Nguồn: https://www.marinespecies.org/photogallery.php?album=696&pic=1436 Hình 1.5. Loài đuôi rắn Ophioscolex glacialis Muller & Troschel, 1842 a. Đặc điểm Lớp Đuôi rắn nhìn ngoài hơi giống sao biển tuy cấu tạo trong có nhiều khác nhau. Cánh của đuôi rắn tách biệt rõ rệt với đĩa trung tâm. Xương của cánh phát triển. Đặc biệt hai dãy tấm chân ống dính thành cột sống ẩn vào trong là ống xương gồm nhiều đốt khớp vào nhau. Cánh có thể uống cong khi di chuyển. Chân ống giữ nhiệm vụ cảm giác và hô hấp là chính. Hệ tiêu hóa thiếu ruột sau, hậu môn và túi gan. Ấu trùng ophiopluteus của đuôi rắn giống ấu trùng của cầu gai [8]. b. Phân loại và phân bố Lớp Đuôi rắn có khoảng 2100 loài trên toàn thế giới. Ở nước ta đã biết khoảng 90 loài đuôi rắn. Các loài phổ biến ở vịnh Bắc Bộ là Amphioplus depressus, Ophiactis savigni, Ophiothrix oxigua. Một số loài hay bắt gặp ở vùng biển nước ta Ophiothrix longipeola, Ophiura crassa, Ophiscoma erinaceus. Đuôi rắn phân bố tập trung ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình dương. [8]. 1.1.2. Các đặc trưng sinh học của da gai [22] ❖ Hệ thống mạch nước Thay vì máu, da gai có hệ thống mạch nước, được sử dụng để di chuyển và săn mồi. Da gai bơm nước biển vào cơ thể qua một tấm sàng hoặc madreporit, và nước này lấp đầy các chân ống của da gai. Da gai di chuyển
  • 21. 11 dưới đáy biển hoặc băng qua đá hoặc rạn san hô bằng cách đổ đầy nước vào chân ống của mình để kéo dài chúng ra và sau đó sử dụng các cơ bên trong chân ống để rút chúng lại. Chân ống cũng cho phép động vật da gai bám vào đá và các chất nền khác và bám chặt con mồi bằng cách hút. Sao biển có lực hút rất mạnh ở chân ống của chúng, thậm chí cho phép chúng cạy mở hai lớp vỏ của loài hai mảnh vỏ. ❖ Thức ăn của da gai Nhiều loài da gai là loài ăn tạp, ăn nhiều loại thực vật và sinh vật biển sống và chết. Chúng có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa vật chất thực vật chết dưới đáy đại dương và do đó giữ cho nước sạch. Các quần thể động vật da gai phong phú rất cần thiết cho các rạn san hô khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa của da gai tương đối đơn giản và sơ khai so với các sinh vật biển khác; một số loài ăn và thải chất thải ra ngoài qua cùng một lỗ. Một số loài chỉ ăn trầm tích và lọc bỏ chất hữu cơ, trong khi những loài khác có khả năng bắt mồi, thường là sinh vật phù du và cá nhỏ, bằng cánh tay của chúng. ❖ Sự sinh sản của da gai Hầu hết động vật da gai sinh sản hữu tính, mặc dù con đực và con cái hầu như không thể phân biệt được với nhau khi nhìn bên ngoài. Trong quá trình sinh sản hữu tính, động vật da gai phóng trứng hoặc tinh trùng vào nước, được con đực thụ tinh trong cột nước. Trứng được thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng bơi tự do và cuối cùng lắng xuống đáy đại dương. Da gai cũng có thể sinh sản vô tính bằng cách tái tạo các bộ phận cơ thể, chẳng hạn như cánh tay và gai. Sao biển được biết đến với khả năng tái tạo những cánh bị mất. Trên thực tế, ngay cả khi ngôi sao biển chỉ còn lại một phần nhỏ của đĩa trung tâm, nó có thể mọc ra một ngôi sao biển hoàn toàn mới. 1.1.3. Tiềm năng, ứng dụng và tầm quan trọng của động vật da gai Những sinh vật thuộc ngành da gai thường chứa những thành phần hóa học có khả năng gây độc mạnh cho cá và các vi sinh vật sống quanh nó. Nhìn chung, các hợp chất được phát hiện từ các sinh vật ngành da gai thường nằm ở
  • 22. 12 các nhóm chất ceramide có đường (cerebroside) và các saponin. Các saponin thường cho thấy hoạt động như một thuốc tẩy trên màng tế bào thông qua việc tương tác với các cholesterol màng dẫn đến hiệu quả tiêu bào. Do đó, các saponin hoạt động như một chất chống lại các kẻ săn mồi của các loài da gai (structural and chemical defense…). Mặc dù không phải là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người, nhưng một số dạng nhím biển được coi là món ngon ở một số nơi trên thế giới, nơi chúng được sử dụng trong các món súp. Một số động vật da gai tạo ra độc tố gây tử vong cho cá, nhưng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh ung thư ở người. Trong hải sâm chứa hàm lượng lớn protein và các acid amin quý như lysine, proline, các nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe..đặc biệt là Se là một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể. Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, hải sâm có khả năng chống lại sự lão hóa của cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch, nâng cao trí nhớ cho bộ não, có chức năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể, hỗ trợ khả năng tăng trưởng và phát triển của con người, tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể mau chóng phục hồi, bồi bổ khí huyết, ngoài ra hải sâm còn là thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu, giúp cải thiện bệnh tiểu tiện nhiều lần về đêm, giúp phòng chống các bệnh lý về đường tiêu hóa và bệnh về gan, là dược liệu quý cho việc chăm sóc sắc đẹp, hải sâm còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, là thực phẩm tốt giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, hải sâm có tác dụng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, tăng cường khả năng đàn hồi của tim mạch, giúp hạn chế co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng máu lên não và khả năng tuần hoàn máu khắp cơ thể. Chính vì vậy nhiều nước đã xem hải sâm phơi khô bỏ ruột là nguồn thực phẩm quý giá (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Đông Phi). Cầu gai là một món ăn đặc sản giá trị được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản với giá khoảng 200 USD /kg trứng dạng “Roe” thành phẩm. Phần sản phẩm sử dụng được của cầu gai là tuyến sinh dục của
  • 23. 13 chúng. Tuyến sinh dục của cầu gai được ví như một đặc sản bổ dưỡng với hàm lượng các acid béo không no (polyunsatuted fatty acids, PUFAs), trong đó đặc biệt là hàm lượng Eicosapentaenoic acid (EPA, C20:5n-3), Docosahexaenoic (DHA, C22:6 n-3) và β-carotene (Dincer and Cakli, 2007) Sản lượng da gai được khai thác hàng năm trên thế giới là 60 -70.000 tấn. Một số động vật da gai còn được khai thác để dùng làm dược liệu, một số khác do có mật độ lớn nên được sử dụng làm phân bón. Điều đặc biệt bộ xương của động vật da gai hoá thạch là vật chỉ thị địa tầng rất quan trọng. Những năm gần đây, khai thác cầu gai tự nhiên không còn mang tính ổn định và có chiều hướng sụt giảm không thể phục hồi được; và hệ quả là sản lượng khai thác không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nữa. Để chủ động trong việc cung ứng cầu gai cho thị trường, việc nuôi cầu gai đã được nghiên cứu ở các nước phát triển cách đây 15-20 năm. Để đáp ứng nhu cầu, ở Việt Nam cũng đã có mốt số nơi nuôi cầu gai. Điển hình ở vùng Kiên Giang, năm 2019 Hứa Thái Nhân cùng các công sự đã nghiên cứu thực hiện đánh giá hiện trạng khai thác và tiềm năng nuôi cầu gai (nhum) ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam. Để định danh loài, mẫu cầu gai được thu và vận chuyển sống về Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ để phân tích và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lí, hộ khai thác cầu gai (34 hộ) ở 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải. Kết quả định danh loài bằng phương pháp hình thái và gen cho thấy có 5 loài: nhum sọ dừa (Tripneustes gratilla), nhum trắng (Echinotrix calamaris), cầu gai đen (Diadema setosum), cầu gai Salmacis sphaeroides và cầu gai Salmacis dussumieri phân bố phổ biến tại vùng biển Kiên Giang, trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế là nhum sọ, nhum trắng và cầu gai đen. Kết quả điều tra cho thấy nghề khai thác cầu gai bắt đầu từ 2014, sản lượng khai thác trung bình khoảng 36.000 con/ngày, với số lượng 155±188 con/chuyến/hộ. Mùa vụ khai thác quanh năm. Chi phí đầu tư cho nghề khai thác cầu gai thấp khoảng 0,12 triệu đồng/hộ và lợi nhuận dao động lớn (0,15-6,0 triệu đồng/hộ/ngày), tỷ suất lợi nhuận là 23. Hiện nay, việc khai thác cầu gai ở Kiên Giang gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thị trường tiêu thụ không ổn định và nguồn lợi ngày càng suy giảm nên dẫn đến tiềm năng khai thác ngày càng cạn
  • 24. 14 kiệt. Tuy nhiên, tiềm năng nuôi cầu gai là rất lớn do điều kiện về diện tích mặt nước (206 km bờ biển) và giá trị kinh tế của loài rất cao [37]. 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA DA GAI Để đánh giá về điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo các kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu quá trình đục hoá và bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới” (năm 2014 – 2015). Dưới đây là một số kết quả đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên và môi trường được thu thập từ đề tài. 1.2.1. Vị trí địa lý khư vực nghiên cứu Vịnh Hạ Long là một trong các vịnh lớn của cả nước có diện tích 1553 km2 , phía Nam tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp với Vịnh Bái Tử Long, phía Tây Nam tiếp giáp với đảo Cát Bà của TP. Hải Phòng. Trung tâm vịnh có độ sâu lớn nhất 25m, độ sâu trung bình 5m, bề rộng của vịnh 22 km, bề dài 20 km [1]. Trong Vịnh Hạ Long phân bố các đảo, phần lớn các đảo có thành phần cacbonnat của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) và hệ tầng Cát Bà (C1 cb) các đá trầm tích có cấu tạo phân lớp dày, dạng khối, hoặc trứng cá màu xám có chứa hóa thạch [23], và là vịnh nửa kín có cấu tạo từ đá gốc. Những đặc trưng và vẻ đẹp về địa chất, địa mạo được các tác giả đề cập đến [4, 23]. Bên cạnh các dạng tài nguyên phi sinh vật nêu trên, tài nguyên sinh vật được thống kê có đến 10 hệ sinh thái phân bố trong vịnh gồm cả trên cạn lẫn dưới nước, các hệ sinh thái này đang đứng trước nhiều nguy cơ suy giảm đa dạng của các loài sinh vật trong đó đề cập đến các nguy cơ đến từ du lịch và dịch vụ, đô thị hóa, khai thác than, ô nhiễm môi trường, nhà bè và lồng bè trên biển [25,26]. a. Đặc điểm khí tượng Vùng Hạ Long thuộc tiểu vùng khí hậu Hồng Gai - Cẩm Phả, mang tính chất chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu vùng duyên hải Đông Bắc (Móng Cái - Tiên Yên) sang tiểu vùng tây, tây nam (Quảng Yên - Đông Triều). Chế độ hoàn lưu ở vịnh bị chi phối bởi hai khối không khí là: khối không khí cực đới lục địa châu Á, với dòng không khí lạnh hoạt động quanh năm nhưng mạnh
  • 25. 15 nhất vào mùa đông; khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương trong mùa hè và nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với áp thấp nhiệt đới thường xuyên có bão trong mùa hè. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nét nổi bật nhất là chế độ mưa ẩm ở đây rất phong phú. • Chế độ nhiệt - ẩm Nhiệt độ: Nhiệt độ vùng đất liền tại Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả,.. thường chịu sự chi phối điều hòa của nước biển và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền, đảo với biển; nhiệt độ cao nhất là mùa hè từ 28 o C - 36,6o C, và thấp nhất vào mùa Đông từ 16o C - 18o C, có năm nhiệt độ xuống đến 3 o C - 6o C. Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ tương đối nhỏ do ảnh hưởng điều hòa của biển. Trên đất liền, biên độ trung bình vào khoảng 6 o C - 7o C, còn ngoài đảo chỉ 4 o C - 5o C. Độ ẩm: Khu vực Vịnh Hạ Long và phụ cận chịu tác động của nhiệt độ, gió và thủy triều nước biển lên xuống, thường thường vùng trên và giáp đất liền có độ ẩm thay đổi hơn trên vùng vịnh, độ ẩm trong khu vực vịnh thấp hơn đất liền. Độ ẩm không khí trong vùng khoảng 82 - 85%. Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Mùa đông độ ẩm tương đối thay đổi không đều, vào các đợt gió đầu mùa và giữa mùa, độ ẩm đạt giá trị thấp, còn nửa cuối mùa thì lại cao. Vào mùa hè, độ ẩm tương đối phân bố khá đều giữa các tháng, trung bình khoảng 82 %. • Chế độ mưa Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và phụ thuộc vào các vùng khác nhau. Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn đạt trên 2.000 mm, có nơi trên 2.500 mm. Mùa hè mưa nhiều, chiếm 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa mưa có mưa rất lớn do tác dụng chắn của địa hình, nhất là khi dòng áp thấp hay bão. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa đông là mùa khô, ít mưa
  • 26. 16 chỉ đạt khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. • Chế độ gió Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở khu vực có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió đông bắc về mùa đông và gió tây nam về mùa hè. Về hướng gió: Vào mùa đông, hướng gió thịnh hành là đông bắc ở phía Bắc với tần suất tới 80%, đi về phía Nam hướng gió thịnh hành chuyển dần sang hướng bắc với tần suất 70%. Các hướng khác có tần suất từ vài % đến 20%. Tần suất xuất hiện gió trên cấp 5 (>8m/s) khoảng 20 - 25%. Thời gian lặng gió ở phía Nam cao hơn phía Bắc. Về tốc độ gió: Do ảnh hưởng của địa hình đan xen, phức tạp giữa núi, đảo, biển và đất liền nên cơ chế gió không thuần nhất. Khu vực ngoài khơi và vùng vịnh có tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), lúc thủy triều lên tốc độ gió có thể đạt đến 40 m/s. Tần suất gió lặng không đến 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tần suất gió lặng đến 45% và tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s. Tốc độ lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vượt xa các tháng khác, các tháng mùa đông hãn hữu lắm mới có gió trên 15 – 20m/s. Nguyên nhân do mùa hạ cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông mà nhiều khi là lốc hoặc tố. • Các hiện tượng thời tiết đặc biệt Bão: Khu vực Vịnh Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11. Bão thường xuất hiện vào mùa hè tuỳ thuộc vào sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. Dông: Phần lớn là dông nhiệt xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có ít nhất 5 ngày dông. Tháng 7 và tháng 8, mỗi tháng gặp tới 20 - 25 ngày dông trong đất liền, 15 - 20 ngày dông ngoài hải đảo. Dông thường xảy ra vào
  • 27. 17 ban ngày, nhiều nhất vào trưa và chiều vì phần lớn là dông nhiệt, xảy ra vào lúc nhiệt độ cao nhất, độ bất ổn định của không khí lớn nhất. Dông thường kèm theo gió mạnh và mưa rào, thậm chí có thể có mưa đá trong những cơn dông đầu và cuối mùa. Sương mù: Khu vực Vịnh Hạ Long sương mù xuất hiện quanh năm do ảnh hưởng của các dãy núi phía sau cánh cung Quảng Nam Châu - Tiên Yên. Mật độ sương mù tập trung nhiều nhất vào nửa đêm đến trưa hôm sau trên vùng Vịnh Hạ Long. Trung bình hàng năm, trên đảo quan sát được khoảng 30 ngày sương mù, trên đất liền ven biển là 15 - 20 ngày. Sương mù xuất hiện tập trung trong mùa đông. Tháng nhiều sương mù nhất là tháng 3, trung bình ngoài đảo quan sát được tới trên dưới 10 ngày, trên đất liền dưới 10 ngày. 1.2.2. Thủy, hải văn ❖ Thủy văn Khu vực nghiên cứu có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nước tạo ra các lưu vực sông có diện tích hàng trăm km2 , đang được sử dụng cho các mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thu nhận chất thải,.. Số lượng sông suối trong khu vực nghiên cứu tương đối nhiều, lòng hẹp, dòng chảy ngắn và độ dốc cao, bên cạnh đó lại có nhiều thung lũng sâu, hẹp. Do vậy, ở đây xảy ra xâm thực dọc là chính và chủ yếu còn hệ thống xâm thực mạch ngang rất yếu. Cường độ dòng chảy mạnh tạo nên dòng chảy lớn có thể cuốn trôi các vật cản trong các sông suối đổ ra Biển Đông đã gây nên hiện tượng tích tụ và bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long còn trầm tích dưới đáy sông, suối hầu như không có. Các sông suối này ít khi có lũ và lũ thường chỉ xảy ra trong thời ngắn vào đầu mùa mưa. Các sông đổ vào vũng Cửa Lục và Vịnh Hạ Long gồm sông Trới, sông Man và sông Diễn Vọng với tổng diện tích lưu vực 533 km2 . Trong đó lớn nhất là sông Diễn Vọng với tổng thủy lượng năm đạt 92 triệu m3 và tổng tải lượng phù sa 0,125 triệu tấn. Sông Man chảy vào Vịnh Cửa Lục theo hướng Bắc - Nam, có lưu lượng nhỏ và mang theo ít vật chất gây bồi lắng Vịnh Cửa Lục. Sông Trới nằm ở phía Tây Vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn Vọng; nước khá trong, có 2 nhánh là suối Váo và suối Đồng Giang.
  • 28. 18 Ngoài ra, khu vực còn có một số hồ có giá trị lớn trong cung cấp nước sinh hoạt, lớn nhất là hồ Yên Lập với dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3 , dung tích hữu ích 113,3 triệu m3 . Hiện đang cấp khoảng 66000 m3 /ngày. Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng tác động của hệ thống sông suối và sự lên xuống của mực nước biển. Do đặc điểm hệ thống sông, suối khu vực Hồng Gai, Cẩm Phả và Hạ Long được bắt nguồn từ vùng đồi núi thuộc cánh cung Châu Yên Tử và Đông Triều có độ cao 500 - 1300m, hướng dòng chảy từ Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển, điểm cuối cùng cả dòng chảy là Vịnh Hạ Long. Dòng chảy sông, suối trong khu vực đều không có trung lưu nên tại điểm tiếp giáp với biển vừa là Vịnh, lại vừa là cửa sông, suối như Đầm Hà, Hà Cối, Ba Chẽ, Vịnh Cửa Lục,... Do ảnh hưởng cuả đặc điểm này, nước sông vào mùa hè thường dâng rất nhanh và khi rút thì nước cạn kiệt nhanh, chênh lệch mực nước giữa mùa lũ và mùa cạn khoảng hàng nghìn lần. ❖ Hải văn • Thủy triều: Khu vực ven biển thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, hàng tháng có trên dưới 25 ngày nước lên và xuống với biên độ trung bình là 2,19 mét, cao nhất là 4,1 mét vào các tháng 6,11,12 và thấp nhất là 0,7 mét, các đỉnh triều thường cách nhau 25h. - Kỳ nước cường (kỳ nước lớn) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng có độ xích vĩ lớn. Thời gian này tốc độ mực nước lên xuống nhanh có thể tới 0,5m/h. Tại Vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5 - 4,2 m/ngày theo hệ cao hải đồ (hệ cao hải đồ tại vùng biển này lớn hơn hệ cao độ quốc gia: 1,9 m. - Kỳ nước ròng (kỳ nước thấp) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng đi qua xích đạo. Thời gian này mực nước lên xuống rất ít, có lúc gần như đứng, mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, phần lớn có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và trên các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt. • Sóng biển:
  • 29. 19 Các đặc trưng của sóng ở vùng biển Vịnh Hạ Long phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ thể. Độ cao sóng ven bờ trung bình năm đạt 0,78m, độ cao sóng lớn nhất các tháng trong khoảng 2,2 - 4,9m. Hướng sóng hợp với trường gió hoạt động theo mùa. Độ cao sóng lớn nhất có hướng nam và đông nam vào mùa hè do có đảo chắn nên sóng ở Vịnh Hạ Long không quá 1,5 m. Từ bắc xuống nam hướng dòng chảy thay đổi theo địa thế đường bờ và có hướng thay đổi từ tây nam đến nam và nam đông nam. Tốc độ trung bình 20 - 25cm/s. Vịnh Hạ Long có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình đáy biển. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (có thể trên dưới 100cm/s). Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn dòng chảy rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ. Tóm lại, sóng ở Vịnh Hạ Long có cấp độ cao thấp, sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất rất nhỏ. Sóng ở đây chủ yếu là sóng gió. Địa hình đáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm cho sóng ở đây không thể phát triển lớn hơn được, mặc dù có các biến động thời tiết rất mạnh như bão. Như vậy, khí hậu và thủy văn vùng Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch, tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Tuy nhiên, mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động du lịch, mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biến động, lũ lụt, sạt lở,… Do có nhiều đảo lớn án ngữ, nên sức gió suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động, đây là yếu tố thuận lợi cho du lịch Hạ Long. ❖ Địa hình đáy Vịnh Hạ Long Bề mặt đáy biển tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển cổ trong suốt thời gian Đệ tứ (hình 1.6). Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3 - 5m; 10 - 20m; 25 - 30m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian. Đáy Vịnh Hạ Long ở kiểu đồng bằng tích tụ có dạng địa hình kế thừa và xâm thực của dòng triều, bề mặt đáy nghiêng từ bờ ra độ sâu vào khoảng 0,002 - 0,005, trên mặt đáy được tạo thành một lớp trầm tích từ tuổi Holocen sớm.
  • 30. 20 Thềm san hô được phân bố ở phía Đông Bắc đến Đông Nam vịnh, rạn san hô càng đi ra càng phát triển, còn vào phía trong kém phát triển. Các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo của khu vực di sản Vịnh Hạ Long là kết quả của quá trình lịch sử hình thành, phát triển và biến cải địa chất khu vực kéo dài hơn 500 triệu năm. Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác nhau của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác. Hình 1.6. Sơ đồ địa hình đáy Vịnh Hạ Long 1.2.3. Đặc điểm hóa lý nước Vịnh Hạ Long Các thông số hóa lý của nước trong vịnh được nghiên cứu gồm pH, DO, độ muối và nhiệt độ. Chúng được nghiên cứu theo tầng và theo mùa được mô tả ở dưới đây.
  • 31. 21 • pH nước pH nước Vịnh Hạ Long thay đổi theo mùa và theo không gian phân bố, pH về mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng không đáng kể. pH tầng mặt thấp hơn tầng đáy (bảng 1.1). Về mùa mưa giá trị pH dao động 7,33 - 8,04, giá trị pH trung bình 7,93, hầu hết các trạm có giá trị cao ở tầng mặt tập trung ở phía Đông vịnh nơi gần Vịnh Bái Tử Long. Về mùa khô giá trị pH trung bình tầng mặt thấp hơn so với tầng đáy, pH dao động 7,76 - 7,99, các giá trị pH cao tập trung chủ yếu ở phía Nam vịnh, pH thấp tập trung ở phía Tây đến Trung tâm vịnh và phía Đông vịnh. Sự chênh lệch giá trị pH nước vịnh phần lớn tập trung ở mùa mưa phản ánh những biến động của các yếu tố tự nhiên đến pH nước như khối nước lục địa, sự phát triển của sinh vật phù du trong môi trường vịnh. Bảng 1.1. pH nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n = 51) Tầng đáy (n = 32) Tầng mặt (n = 49) Tầng đáy (n = 41) 1 Nhỏ nhất 7,64 7,33 7,76 7,76 2 Lớn nhất 8,04 8,04 7,97 7,99 3 Trung bình 7,93 7,94 7,87 7,89 4 Độ lệch 0,07 0,12 0,05 0,06 • Tổng chất rắn lơ lưởng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phản ánh những tác động của môi trường lục địa với địa hệ ven biển, nguồn TSS có thể mang các chất ô nhiễm từ lục địa ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vịnh. Tổng chất rắn lơ lửng có thể nhận thấy trung bình mùa mưa lớn hơn trung bình mùa khô (bảng 1.2), những giá trị TSS lớn hơn > 100 mg/l gặp chủ yếu trong tầng đáy. Sự chênh lệch về hàm lượng TSS giữa mùa mưa nhỏ hơn mùa khô. Về mùa mưa TSS trung bình tầng mặt 14,59 mg/l, tầng đáy 40,92 mg/l
  • 32. 22 trung bình 27,76 mg/l. Về mùa khô TSS trung bình tầng mặt 20,3 mg/l và tầng đáy 27,75 mg/l, trung bình 24,02 mg/l. Bảng 1.2. Hàm lượng TSS (mg/l) trong nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n = 51) Tầng đáy (n = 32) Tầng mặt (n = 49) Tầng đáy (n = 41) 1 Nhỏ nhất 1,93 5,93 0,30 0,30 2 Lớn nhất 120,80 410,87 467,40 347,10 3 Trung bình 14,59 40,92 20,30 27,75 4 Độ lệch 18,20 76,29 64,80 57,12 • Oxi hòa tan Hàm lượng oxi hòa tan (DO) trong nước Vịnh Hạ Long dao động theo mùa, giá trị trung bình DO về mùa khô cao hơn mùa mưa. Trung bình tầng mặt cao hơn tầng đáy (bảng 1.3). Về mùa mưa DO dao động 5,10 - 9,40 mg/l, trung bình tầng mặt cao hơn tầng đáy. Về mùa khô hàm lượng DO dao động 6,60 - 9,88 mg/l, giá trị DO tầng mặt cao hơn tầng đáy (bảng 1.3). Độ lệch của DO về mùa khô cao hơn so với mùa mưa. Bảng 1.3. Hàm lượng DO (mg/l) nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n=51) Tầng đáy (n=32) Tầng mặt (n=49) Tầng đáy (n=41) 1 Nhỏ nhất 6,01 5,10 6,81 6,60 2 Lớn nhất 9,40 8,43 9,88 9,57 3 Trung bình 7,57 6,66 8,56 8,21 4 Độ lệch 0,73 0,74 0,81 0,79
  • 33. 23 • Độ muối Độ muối (hàm lượng muối) trong nước Vịnh Hạ Long phản ánh phân dị rõ nhất trong các thông số đo nhanh nước biển, chúng có chung một quy luật là mùa mưa độ muối thấp hơn mùa khô, tầng mặt thấp hơn tầng đáy (bảng 1.4). Về mùa mưa độ muối dao động từ 8,90 - 28,20 ‰, trung bình tầng mặt thấp hơn tầng đáy. Giá trị độ muối thấp tập trung ở phía Tây, giá trị độ muối cao hơn tập trung ở phía Nam và ở phía Đông vịnh. Về mùa khô, giá trị độ muối cao chiếm gần như toàn vịnh ở cả tầng mặt và tầng đáy. Một số giá trị thấp hơn xuất hiện ở phía Tây vịnh cả tầng mặt và tầng đáy. Bảng 1.4. Hàm lượng muối (‰) nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n = 51) Tầng đáy (n = 32) Tầng mặt (n = 49) Tầng đáy (n = 41) 1 Nhỏ nhất 8,90 17,40 20,10 22,30 2 Lớn nhất 26,30 28,20 28,90 29,00 3 Trung bình 21,06 25,51 27,52 28,27 4 Độ lệch 5,00 2,29 1,57 1,18 Chênh lệch độ muối giữa hai mùa lớn độ muối mùa khô lớn hơn ở mùa mưa, độ lệch tầng mặt cao hơn so với tầng đáy phản ánh vai trò ảnh hưởng của nước lục địa tới môi trường vịnh là khá lớn. • Độ đục Độ đục là thông số có ảnh hưởng đến màu sắc nước biển Vịnh Ha Long, chúng đều có một xu thế chung là độ đục mùa mưa cao hơn mùa khô (bảng1.5). Về mùa mưa, độ đục dao động từ 1-100 mg/l, trung bình độ đục tầng mặt 17,9 mg/l, tầng đáy 14,72 mg/l, độ lệch của độ đục tầng mặt cao hơn tầng đáy. Về mùa khô độ đục dao động 1,00 - 179,00 mg/l, trung bình độ đục tầng mặt thấp hơn trung bình trầng đáy, độ lệch của độ đục tầng đáy cao hơn tầng mặt.
  • 34. 24 Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long Bảng 1.5. Hàm lượng độ đục (mg/l) nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n=51) Tầng đáy (n=32) Tầng mặt (n=49) Tầng đáy (n=41) 1 Nhỏ nhất 1,00 1,00 1,00 2,00 2 Lớn nhất 100,00 90,00 42,00 179,00 3 Trung bình 17,39 14,72 7,44 23,73 4 Độ lệch 20,00 18,28 7,38 36,82 • Nhiệt độ nước Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí theo mùa, chúng có đặc trưng là về mùa mưa nhiệt độ nước biển cao hơn mùa khô, kể cả tầng mặt và tầng đáy. Chênh lệch giữa hai mùa khoảng 100 C. Về mùa mưa nhiệt độ trung bình nước tầng mặt cao hơn tầng đáy khoảng 10 C. Về mùa khô nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy chênh nhau không đáng kể (bảng 1.6). Bảng 1.6. Nhiệt độ nước Vịnh Hạ Long TT Giá trị Mùa mưa (6/2014) Mùa khô (3/2015) Tầng mặt (n=51) Tầng đáy (n=32) Tầng mặt (n=49) Tầng đáy (n=41) 1 Nhỏ nhất 29,8 28,4 20,80 20,80 2 Lớn nhất 33,1 31,9 23,20 22,90 3 Trung bình 31,4 30,4 21,96 21,80 4 Độ lệch 0,82 0,76 0,55 0,55 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA NGHÀNH DA GAI
  • 35. 25 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về da gai rất đa dạng từ phân loại, khu hệ, nuôi trồng đến các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của da gai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chúng. Các nghiên cứu về da gai được tiến hành từ rất lâu và có rất nhiều các công trình công bố về thành phần loài, phân bố và mô tả chi tiết các loài trong ngành Da gai. Năm 1988 Rowe, F.W.E. cùng cộng sự đã mô tả chi tiết đặc điểm của hai loài da gai Xyloplax turnerae và Xyloplax medusiformis. Bên cạnh các ossicles đã được mô tả, các cấu trúc bộ xương khác bao gồm hình dạng độc đáo giống một hình chóp cong, một bờ odontophore nằm giữa đường liên hệ giữa các ô vòng và một dạng xương dạng lưới của các ô vòng. X. turnerae được mô tả có một dạ dày giống như túi, nhưng đối với X. Medusiformis ruột chỉ được nhìn thấy ở những con non đang phát triển trước khi sinh. Bề mặt miệng của X. medusiiformis sau khi sinh hỗ trợ một lớp đệm mỏng có nguồn gốc từ biểu mô coelomic của dạ dày. Cả hai loài đều sinh sản lưỡng tính và vô tính. X. turnerae có buồng trứng chứa các tế bào trứng lớn. X. medusiformis có một loài vi khuẩn trong buồng trứng, không qua nhau thai. Kết luận loài Concentricycloidea có nguồn gốc từ lớp Asteroidea. Người ta đề xuất rằng một trong những họ còn tồn tại, Asterinidae, Korethrasteridae hoặc Caymanostellidae, có thể giống với một số tiền thân của loại giống valvatid. [27]. Trong công trình của David L Pawson và cs vào năm 2007 [28] đã giới thiệu về lịch sử phát triển, thành phần loài da gai và mô tả các nhóm thuộc ngành da gai. Hiện nay, với sự phát triển công nghệ khoa học, kỹ thuật trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các nghiên cứu khoa học cũng được phát triển mạnh. Ngoài việc nghiên cứu về hình thái và phân loại học việc áp dụng sinh học phân tử để giải trình tự gen cũng cho ra kết quả chính xác. Hàng loạt các ngân hàng gen như: “GenBank – NCBI”; “EMBL-Bank”; “DDBJ – DNA Data Bank of Japan” ra đời.
  • 36. 26 Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu sinh vật biển đã mở ra các hướng nghiên cứu mới đen lại kết quả cao. Đã có nhiều hợp chất từ sinh vật biển được phân lập, xác định cấu trúc và thử nghiệm hoạt tính sinh học. Trong đó, đã có các hợp chất thể hiện hoạt tính sinh học phong phú, có thể cung cấp hình mẫu cho các thế hệ thuốc mới. Đồng thời, khi tìm ra các hoạt chất từ sinh vật biển còn có đóng góp vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tổng hợp và bán tổng hợp hữu cơ. Trên mô hình hoạt chất phân lập được có thể nghiên cứu tổng hợp ra lượng lớn các hoạt chất đi từ nguyên liệu đầu phổ biến hoặc chuyển hóa các dẫn xuất của chúng để có thể đánh giá chi tiết, và tối ưu hơn đối với một thế hệ thuốc có các cấu trúc tương tự nhau (analogous) [28,29,30]. Năm 2005, E V Levina cùng cộng sự [31] và năm 2010, V.N. Ivanchina cùng cộng sự [32] đã nghiên cứu về lớp chất steroid từ sao biển. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việc nghiên cứu hệ động vật đáy nói chung và nhóm da gai nói riêng đã được tiến hành từ khá sớm từ những năm 1930 do người nước ngoài thực hiện. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công trình nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74 công trình nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu đó là của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết giữa Việt Nam - Trung Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình nghiên cứu của R. Sérène, C. Dawydoff từ năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và đội điều tra Việt- Trung từ năm 1959 -1962 đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả chung về thành phần khu hệ động vật đáy biển Việt Nam. Ngành Da gai ở biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng chú ý là các báo cáo của C. Dawydoff (1952), Báo cáo điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1955-1962). Từ năm 1980 đến nay, nhiều cuộc điều tra khảo sát về sinh vật biển Việt Nam đã được thực hiện và đã bổ sung cho danh mục động vật da gai một số loài đáng kể. Gần đây, các báo cáo của các tác giả như Đào Tấn Hỗ (2002, 2005, 2006), Đào Tấn Hỗ & Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007).
  • 37. 27 Năm 2009 Đào Tấn Hỗ cùng các cộng sự đã xác định được 45 loài động vật da gai (ngành Echinodermata) trong bộ mẫu sinh vật biển. Trong số này có 12 loài lần đầu tiên phát hiện ở vùng biển Việt Nam, gồm: Diplocrinus alternicirrus, Saracrinus nobilis (Lớp huệ biển - Crinoidea) ; Tethyaster aulophorus, Podosphaeraster polyplax, (Lớp sao biển - Asteroidea); Ophiacantha tenuispina, Ophiocamax rugosa, Ophiochiton fastigatus, Ophiopeza spinosa (Lớp đuôi rắn - Ophiuroidea); Psychocidaris ohshimai, Lovenia triforis, Heterobrissus niasicus, Platybrissus roemeri (Lớp cầu gai - Echinoidea) qua 2 chuyến điều tra (tháng 01/2005 và 5-6/2007) trên tàu “Viện sĩ OPARIN” tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam [33], năm 2013 Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Đào Tấn Hỗ … cũng đã góp phần bổ sung một số loài mới cho thành phần loài động vật da gai ở biển Việt Nam Năm 2019, Hoàng Đình Trung đã công bố kết quả điều tra tổng hợp về thành phần loài của ngành da gai và thân mềm ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trong hai năm 2017–2018. Đã xác định được 93 loài thuộc 5 lớp, 18 bộ, 38 họ, 59 giống và 2 ngành (Da gai – Echinodermata và Thân mềm – Mollusca). Trong đó, ngành thân mềm chiếm ưu thế hơn với 74 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và hai mảnh vỏ), 12 bộ, 26 họ, 44 giống; ngành da gai có 19 loài thuộc 3 lớp (Sao biển, Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống. Nghiên cứu đã bổ sung mới cho thành phần loài Da gai và Thân mềm của vịnh Xuân Đài 26 loài, 11 giống, 13 họ [34].
  • 38. 28 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nhóm da gai (Echinodermata). Địa điểm nghiên cứu: Khu vực vùng biển vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Thời gian nghiên cứu: Tháng 6/2021 Hình 2.1. Vị trí các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu. ➢ Hệ thống phân loại nhóm ngành dai gai (Echinodermata):
  • 39. 29 Giới động vật (Kingdom): Animalia Ngành da gai (Phylum): Echinodermata Ngành phụ (Subphylum): Asterozoa Ngành phụ (Subphylum): Echinozoa Ngành phụ (Subphylum): Crinozoa Lớp Huệ biển (Class): Crinoidea Lớp sao biển (Class): Asteroidea Lớp Đuôi rắn (Class): Ophiuroidea Lớp Hải sâm (Class): Holothuroidea Lớp Cầu gai (Class): Echinoidea
  • 40. 30 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp kế thừa Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa, kế thừa các số liệu, mẫu vật, dẫn liệu điều tra và các thông tin khoa học đã có từ trước liên quan đến các đối tượng nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa Phương pháp thu mẫu và các thiết bị thu mẫu ngoài hiện trường tuân theo “Cẩm nang điều tra nguồn lượi vùng biển nhiệt đới [44] và “Phương pháp nghiên cứu sinh vật đáy ở biển” [45]. a. Thu mẫu trên bãi rạn san hô Phương pháp xác định sự đa dạng về thành phần loài: Sử dụng thiết bị lặn SCUBA thu mẫu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu. Thợ lặn thu mẫu từ ven bờ đến độ sâu khoảng 10m, trong quá trình thu bơi theo đường ziczac nhằm mục đích thu tối đa các loài hiện có tại điểm nghiên cứu. Ngoài ra, còn thu các mẫu sao biển sống ẩn nấp trong các rạn san hô tại các độ sâu khác nhau bằng cách thu đá san hô chết và nhặt các tất cả các loài sống trong đó, ghi đầy đủ các thông tin tại điểm thu mẫu vào sổ nhật ký và nhãn, cố định mẫu bằng cồn 700 . Hình 2.2. Sơ đồ đường bơi dọc theo mặt cắt khi khảo sát động vật đáy cỡ lớn Phương pháp thu mẫu định lượng và xác định mật độ phân bố: Sử dụng 2 dây mặt cắt 100 m trải song song với bờ tại hai khoảng độ sâu từ 3-5 m và 6-8 m (có thể trải 1 dây nếu rạn nông, hẹp). Dây mặt cắt 100 m được chia làm 4 đoạn nhỏ, mỗi đoạn có chiều dài 20 m (chỉ khảo sát trong các đoạn 0 – 20 m, 25 – 45 m, 50 – 70 m, 75 – 95 m). Tiến hành đếm số lượng sao biển dọc theo dây mặt cắt
  • 41. 31 về phía 2 bên, mỗi bên 2,5 m. Như vậy số lượng sao biển được đếm trên 1 dây mặt cắt là 400 m2 . Hình 2.3. Sơ đồ ghi chép số liệu động vật đáy trên dây mặt cắt b. Thu mẫu đáy mềm Dụng cụ thu mẫu định lượng Dùng cuốc sinh học để thu mẫu định lượng, cuốc thu chất đáy trên những diện tích nhất định, có nhiều loại và cỡ cuốc nhưng loại cuốc nào cũng có thể dùng sao cho đảm bảo được yêu cầu thu mẫu. Cỡ cuốc có hiệu quả cao là cỡ có diện tích 0,05 m2 đến 0,25 m2 . Cỡ cuốc thường được dùng cho vùng ven bờ là loại cuốc từ 0,05m2 – 0,1m2 . Hình 2.4. Cuốc Ponnar Grab Dụng cụ thu mẫu định tính
  • 42. 32 Sử dụng các loại lưới để thu mẫu định tính: • Lưới vét: dụng cụ chính để thu mẫu định tính dùng cho tất cả các dạng đáy. Cỡ khung tiêu chuẩn 59,5 cm x 25 cm; dao dài 50 cm, nặng 27 kg. Thu mẫu định lượng: Dùng cuốc sinh học để thu mẫu định lượng, cuốc thu chất đáy trên những diện tích nhất định, có nhiều loại và cỡ cuốc như loại cuốc nào cũng có thể dùng sao cho đảm bảo được yêu cầu thu mẫu. Hóa chất: Hóa chất chủ yếu sử dụng để cố định mẫu ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm bao gồm: cồn 90%, cồn 70%, formol. Thu mẫu định lượng về phân bố và biến động mật độ cá thể trong nhóm ngành da gai bằng Gầu Ponnar – Dredge theo English et al., 1998 [35] và Eleftheriou A. And McIntyrea, 2005 [36]. Tiến hành thu mẫu bằng cuốc sinh học Tại mỗi trạm thu 3 mẫu, mẫu vật được rửa và lọc cẩn thận thông qua các sàng có kích thước mắt lưới khác nhau, mẫu vật được nhặt và các túi nylon và được cố định bằng dung dịch fomalin 10%. Tiến hành thu mẫu bằng lưới kéo Lưới kéo được thả khi tàu đang chạy với tốc độ chậm và phương hướng đã ổn định. Độ dài dây cáp khi kéo lưới phải phụ thuộc vào tốc độ của tàu, độ sâu, hướng gió, dòng chảy. Độ dài dây cáp lớn gấp 3 – 4 lần độ sâu. Vân tốc của tàu khi kéo lưới khoảng 2 – 2,5 hải lý/giờ. Thời gian kéo lưới khoảng 5 – 10 phút. Sau khi lưới kéo được đưa lên tàu, lưới vẫn còn dính nhiều chất đáy, phải tiến hành rủa sạch trên hệ thống sàn. Thu nhặt hết sinh vật còn dinh trên túi lưới. Sau đó tiến hành rủa mẫu, đếm số lượng mẫu. Mẫu vật sau khi đếm sẽ chia thành các nhóm và được cố định bằng dung dịch fomalin 10%. Mẫu vật được chuyển về phòng thí nghiệm sinh vật tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển xử lý và phân tích. 2.2.2. Phương pháp định loại nhóm da gai 2.2.2.1. Hệ thống phân loại sủ dụng trong định loài
  • 43. 33 Trong phân loại học truyền thống, có năm lớp da gai: Crinoidea (Huệ biển), Asteroidea (sao biển), Ophiuroidea (đuôi rắn), Echinoidea (nhím biển, cầu gai) và Holothuroidea (hải sâm), vào năm 1986 một nhóm da gai khác thường, được tìm thấy trên các khúc gỗ chìm dưới biển sâu và được đặt tên là Xyloplax, có thể đại diện cho lớp da gai thứ sáu Concentricycloidea (Baker và cộng sự, 1986), Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Xyloplax là một biến dị của lớp sao biển Asteroidea. 2.2.2.2. Phương pháp hình thái ➢ Đặc điểm phân loại Sao biển – Asteroidea Hầu hết các sao biển có năm chân (hoặc bội số của năm) tỏa ra từ một đĩa trung tâm. Sao biển không có não mà chỉ có một vòng các tế bào thần kinh đơn giản. Mắt nằm ở đầu mỗi chân. Nếu chân của sao biển bị đứt, nó có thể tự mọc lại sau một thời gian. - Màu sắc: Là một trong những đặc điểm dễ nhận biết khi đi kèm với hình thái của loài, tuy nhiên chỉ có giá trị tham khảo vì màu sắc của sao biển thay đổi theo môi trường sống; - Miệng ở mặt bụng, hậu môn và lỗ trao đổi nước nằm ở giữa mặt lưng nhưng ở một số loài thuộc họ Luidiidae, Astropectenidae .v.v. không có những đặc điểm này; - Bộ xương bao phủ bởi nhiều tấm canxi có kích thước khác nhau hoặc thay đổi thành các hình thù khác nhau tùy theo loài (tấm hình đa giác, hình tròn, hình gai .v.v.). Bộ xương có thể cứng hoặc mềm;
  • 44. 34 Hình 2.5. Hình thái giải phẫu ngoài của sao biển (Theo EnchantedLearning.com) ➢ Đặc điểm phân loài Cầu gai – Echinoidea. Cá thể cầu gai trưởng thành có đối xứng xuyên tâm năm mặt. Lớp vỏ có những mảng vôi cứng, và được gọi là tấm xương (test). Cầu gai có thân hình cầu và gai dài tỏa ra từ cơ thể. Các gai được sử dụng để bảo vệ, di chuyển và tìm kiếm thức ăn. Bên trong gai có năm hàng chân ống nhỏ với các giác hút giúp chúng có thể chuyển động, tìm kiếm thức ăn và cố định dưới đáy biển. Cơ quan tự vệ được gọi là pedicellarine là những cấu trúc nhỏ được sử dụng để tự vệ và tìm kiếm thức ăn. Cầu gai không có não bộ giống như tất cả các loài da gai khác. Miệng giống như móng vuốt và nằm ở mặt dưới; thường có 5 cái tấm đĩa giống như răng hướng vào trong và được gọi là Aristotle lantern. Hậu môn và lỗ sinh dục nằm ở mặt lưng.
  • 45. 35 Hình 2.6. Hình thái giải phẫu ngoài của Cầu gai (Theo EnchantedLearning.com) ➢ Đặc điểm phân loại Hải Sâm (Holothuroidea) Khác với hai nhóm trên, cơ thể của nhóm hải sâm mềm mại hơn, trừ một số ít loài có các nhú thịt hoặc gai bao phủ. - Cơ thể có hình xúc xích hoặc hình giun, đối xứng, miệng và hậu môn nằm ở phía đối diện nhau. - Cơ quan ambulacra thường sắp xếp theo 3 hàng xếp bụng (Trivium) và hai lưng (bivium). - Hệ thống chân (Podia) Trong một số loài thuộc họ Cucumariidae có các podia được giới hạn cho hai hàng dọc theo mỗi ambulacrum. Trong các loài khác, podia đã trở thành các gai trên bề mặt cơ thể (Thyone). Các loài trong bộ Aspidochirotida có sự phân hóa rõ rệt phần lưng - bụng, và chân (podia) - bụng. Trong nhóm Molpadida và Apodida các chân (podia) bị giảm về số lượng (Molpadida) hoặc vắng mặt (Apodida). - Miệng là đầu cuối ở phía sau, được bao quanh bởi màng mỏng và thường được bao quanh bởi một vòng tròn cácxúc tu (là phần kéo dài của chân miệng), thường có từ 10-30 xúc tu (bội số của 5), xúc tu thường có hình dạng khác nhau tùy thuộc từng bộ, vì dụ Dendrochirotida xúc tu có hình cây, bộ Apoda có hình dạng lông chim … (hình 2.7)
  • 46. 36 - Gai xương của hải sâm: Gai xương phân bố rải rác trong thành cơ thể, Gai xương là đặc điểm hình thái quan trọng để phân loại hải sâm, gai xương có nhiều dạng như dạng tháp, dạng nút, dạng que…vv. - Cơ quan tự loại bỏ (autoevisceration): Nằm ở phần cuối cơ thể có chức năng tự loại bỏ nội tạng (hẹ thống hô hấp ở phía cuối). Khi bị kích thích, một số loài có khả năng đẩy toàn bộ ruột của chúng và cơ quan hô hấp (autoevisceration). Trong một thời gian nhất định các nội quan này sẽ được tái sinh. Như vậy, các đặc điểm chính được sử dụng trong phân loại hải sâm là: Hình dạng cơ thể, thành cơ thể, cách sắp xếp và hình thái học của hệ thống chân (podia) và xúc tu, hình dạng của gai xương và vòng canxi và quan trọng nhất là cấu trúc và hình thái các gai xương dùng để phân loại đến bậc loài. a. Cấu tạo, hình thái ngoài Hình 2.7. Hình thái giải phẫu ngoài của Hải sâm (Purcell et al. 2012) b. Hình thái xúc tu và gai xương Hình 2.8. Hình dạng các loại xúc tu (Carpenter & Niem 1998)
  • 47. 37 Hình 2.9. Hình dạng các loại xương (Carpenter & Niem 1998) Để phân loại các loài da gai, có thể sử dụng một số tài liệu sau (Cherbonnier G. 1979; Cherbonnier G. & Du 1980; Clark 1938; Clark A. M. and F. W. E. Rowe 1971; Coleman 2007; Colin & Arneson 1995; Gosliner 1996; Gray 1847, 1866; Imaoka T. et al. 1991; Kogo I. 1998; Linliao & Clark 1995; Purcell et al. 2012; Schultz H. 2006) 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phầm mềm Excel 2010 để nhập số liệu thu thập và vẽ biểu đồ; phân mềm Primer 6 để tính giá trị tương đồng về thành phần loài Chỉ số tương đồng Sorenson: S = 2C/(A+B) Trong đó: A là số loài tại điểm A B là số loài tại điểm B C là số loài giống nhau giữa hai điểm A và B.
  • 48. 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DA GAI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thành phần loài Kết quả phân tích các mẫu thu được trong đợt khảo sát tháng 6 năm 2021, đã xác định được tổng cộng 12 loài da gai thuộc 5 lớp tại vùng biển vịnh Hạ Long. Danh mục thành phần loài thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thành phần loài da gai ở khu vực vịnh Hạ Long STT Tên khoa học Địa điểm khảo sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Echinodermata Lớp Đuôi rắn - Ophiuroidea Amphiuridae 1 Amphipolis kochii Lütken, 1872 x x x x x x x x 2 Amphiura (Amphiura) koreae Duncan, 1879 x x x x x x x 3 Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915 x x x x x x x x Ophiacanthidae 4 Ophiacantha pentagona Koehler, 1897 x x x x x x x x 5 Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953 x x x x x x Ophiactidae 6 Ophiactis savignyi (Müller & Troschel, 1842) x x x x x x x x Lớp Cầu gai - Echinoidea
  • 49. 39 Diadematidae STT Tên khoa học Địa điểm khảo sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 7 Diadema setosum Leske, 1778 x x x x x x x 8 Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) x x x x x x x 9 Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) x x x x x x x x Lớp Hải sâm - Holothuroidea Cucumaridae 10 Cucumaria sp. x x x x x Holothuridae 11 Holothuria leucospilota Brandt, 1835 x x x x x x 12 Holothuria sp. x Tổng: 11 8 10 8 9 5 10 8 10 Ghi chú: 1-Hang Ba Hầm 1; 2-Hang Ba Hầm 2; 3-Hồ Tùng Ngón; 4-Hang Chảy; 5-Hang Cọc Chèo; 6-Đảo Đầu Bê; 7-Hòn Vụng Hà; 8-Đảo Cống Đỏ; 9-Đảo Hang Trai. Số lượng các loài đã ghi nhận trong đợt khảo sát này thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu và nghi nhận trước đây của GS.TS. Đỗ Công Thung. Nguyên nhân có thể là do địa bàn khảo sát không rộng, môi trường sống bị thay đổi. 3.1.2. Một số loài da gai thường gặp khu vực nghiên cứu 1. Amphipolis kochii Lütken, 1872. Ophiuridarum novarum vel minus cognitarum descriptiones nonnullae. Overs. K. danske Vidensk. Selsk. Forh. 77, 75-158, 2 pls.
  • 50. 40 (1) (2) (3) (4) Nguồn: Clark., 1915, Nguyễn Văn Minh Hình 3.1. Amphipolis kochii Lütken, 1872 (1): Tài Liệu; (2): Hình ảnh chụp một góc của mặt trước; (3)(4): Hình ảnh chụp một phần của cánh tay. Mô tả: Loài này có kích thước tương đôi nhỏ, đường kính đĩa thân 9 mm. Thuẫn xuyên tâm nhỏ, thường không thấy rõ viền ngoài vì bị che lấp bởi rất nhiều vảy mịn ở mặt lưng. Tay mập và chắc; các vảy lớn, vảy có hình lưỡi. Ở những con đực thì vảy là vòng tròn
  • 51. 41 Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong san hô chết ở vùng nước cạn. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ 2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915. A new classification of the Ophiuroidea. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 68: 43-92. (1) (2) (3) (4) Nguồn: Clark., 1915 Hình 3.2. Ophiophragmus japonicus Matsumoto, 1915 (1): Tài liệu: (2): Hình ảnh chụp mặt trước của mẫu vật; (3)(4): Hình chụp một phần cánh tay
  • 52. 42 Mô tả: Đường kính đĩa 6 mm, chiều dài tay 25 mm, độ rộng cánh tay 1mm. Đĩa dưới hình lục giác, được bao phủ bởi các vảy mịn. Tấm chắn miệng hình thoi. Các vảy ở tay có hình bầu dục. các vảy được xếp liên tiếp với nhau. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong san hô chết ở vùng nước cạn. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ 3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953. Ophionereis amoyensis Clark, 1953. A revision of the genus Ophionereis. Proc. Zool. Soc. Lond., 123 (1): 88-90 a. Một phần mặt lưng b. Một phần mặt bụng c. Một đoạn tay phía lưng (1) (2) Nguồn: Liao & Clark, 1995 Hình 3.3. Ophionereis dubia amoyensis Clark, 1953 (1): Tài liệu; (2): Hình ảnh chụp mẫu vật Mô tả: Mẫu vật có kích thước tương đối lớn, đường kính đĩa than có thể đạt đến 10 mm. Tay mập và chắc; các mảnh xương tay phía lưng có chiều rộng hơn chiều dài; tại phần tay rộng nhất (thường ở đoạn giữa các tay), các mảnh này có chiều rộng gấp đến 3 chiều dài. Tay có màu xám đen, đôi khi có những mảnh màu sáng hơn. Đĩa than có màu xám với hình mạng lưới thôi và đậm màu. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống chung với loài Huệ biển. Phân bố: Thế giới: Vùng biển Nhật bản và Trung Quốc. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
  • 53. 43 4. Diadema setosum Leske, 1778. Tác giả: Nguyễn Văn Minh Hình 3.4. Diadema setosum Leske, 1778 Mô tả: Cầu gai Diadema setosum Leske, 1778 hay còn gọi là cầu gai đen. Có dạng hình cầu, màu đen, có các gai dài mọc xung quanh, chiều dài của gai dao động từ 20 – 30 cm. Có vòng tròn màu đỏ ở hậu môn và đốm trắng trên lỗ sinh dục. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
  • 54. 44 5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) Tác giả: Nguyễn Văn Minh Hình 3.5. Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) Mô tả: Cầu gai Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) là một loài cầu gai gai dài, chiều dài của gai dao động 10 – 20 cm. Thường có màu đen hoặc xanh đen, các gai có ánh sang xanh. Gai khá nhọn, túi hậu môn nhỏ và sẫm màu. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
  • 55. 45 6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) Tác giả: Nguyễn Văn Minh Hình 3.6. Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) Mô tả: Cầu gai Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) có hình hơi bầu dục, đường kính 5cm. Có hai bộ gai khác nhau, gai có chiều dài khoảng 10 – 15 cm. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
  • 56. 46 7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835 Tác giả: Nguyễn Văn Minh Hình 3.7. Holothuria leucospilota Brandt, 1835 Mô tả: Hải sâm Holothuria leucospilota Brandt, 1835 là loài hải sâm cỡ trung bình, chiều dài có thể lên đến 40 cm. Cơ thể hình trụ, thon dần về 2 phía. Bao quanh cơ thể là các xúc tua có chức năng bợt, bắt thức ăn. Ở miệng có nhiều xúc tu và phân nhánh. Màu sắc thông thường là xám than hoặc đỏ đen với các chân ống màu xám nhạt ở mặt dưới. Vật mẫu nghiên cứu: Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng Sinh học, sinh thái học: Thường sống trong rạn san hô, nền đáy đá. Phân bố: Thế giới: Phân bố hầu hết trên thế giới. Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ
  • 57. 47 3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN DA GAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Da dai khu vực nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu, sự đa dạng về tỷ lệ % số họ, số loài Da gai trong khu vực vịnh Hạ Long được thể hiện trong bảng 3.2 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ % các họ, loài có trong các lớp. STT Lớp Số họ Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % 1 Lớp Đuôi rắn - Ophiuroidea 3 50 6 50 2 Lớp Cầu gai - Echinoidea 1 17 3 25 3 Lớp Hải sâm - Holothuroidea 2 33 3 25 4 Lớp Huệ biển - Crinoidea 0 0 0 0 5 Lớp Sao biển - Asteroidea 0 0 0 0 Tổng số 6 100 12 100 Từ bảng 3.2 ta thấy tỷ lệ % số họ, số loài giữa các lớp có sự chênh lệch với nhau là khá lớn. - Số họ: Trong 3 lớp tìm được ở khu vực nghiên cứu thì có tổng số họ là 6 họ. Trong đó, lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea) có số họ nhiều nhất với 3 họ, chiếm 50%; tiếp đến là lớp Hải sâm (Holothuroidea) có 2 họ, chiếm 33%; lớp Cầu gai (Echinoidea) có 1 họ, chiếm 17%. Còn lại 2 lớp là Huệ biển (Crinoidea) và lớp Sao biển (Asteroidea) không ghi nhận. - Số loài: Trong 3 lớp ghi nhận ở khu vực nghiên cứu thì có tổng số 12 loài. Trong đó, lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea) có số loài nhiều nhất với 6 loài, chiếm 50%; lớp Hải sâm (Holothuroidea) và lớp Cầu gai (Echinoidea) đều có 3 loài, chiếm
  • 58. 48 25%. Còn lại 2 lớp là Huệ biển (Crinoidea) và lớp Sao biển (Asteroidea) không ghi nhận. 3.2.2. Mối tương quan thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu. Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số lượng loài giữa các điểm nghiên cứu. Trong 9 điểm khảo sát và nghiên cứu, tổng số lượng các loài trong các khu vực dao động từ 5 loài đến 11 loài. Tại điểm khảo sát là Đảo Đầu Bê, nơi có cấu trúc nền đáy chủ yếu là đá thì có số lượng loài ít nhất so với các điểm khác (5 loài). Các điểm Hang Chảy, Hang Ba Hầm 2, Đảo Cống Đỏ có cấu trúc nền đáy là đá và vùng thì có số lượng loài ngang bằng nhau (8 loài). Các điểm khảo sát còn lại Hồ Tùng Ngón, Hang Cọc Chèo, Hòn Vụng Hà, Đảo Hang Trai có cấu trúc nền đáy là cát bùn, có số loài khá nhiều dao động từ 9 – 10 loài. Tại Hang Ba Hầm 1 có cấu trúc nền đáy là san hô chết và đá, có số loài được tìm thấy nhiều nhất là 11 loài. Số lượng loài ở các điểm chênh lệch nhau không nhiều. Thành phần loài phân bố ở các điểm khảo sát có sự chênh lệch về số lượng loài là do cấu trúc nền đáy, điều kiện môi trường, dòng chảy ở môi điểm nghiên cứu có sự khác nhau. Tại những điểm có cấu trúc nền đáy là đá số lượng loài phân bố rất ít, điểm có nền đáy bùn có số lượng loài phân bố nhiều hơn so với nền đáy đá, còn nơi có nền đáy là san hô thì có số lượng loài phân bố nhiều nhất. 11 8 10 8 9 5 10 8 10 0 2 4 6 8 10 12 Hang Ba Hầm 1 Hang Ba Hầm 2 Hồ Tùng Ngón Hang Chảy Hang Cọc Chèo Đảo Đầu Bê Hòn Vụng Hà Đảo Cống Đỏ Đảo Hang Trai Số lượng loài Địa điểm khảo sát
  • 59. 49 3.3. CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG 3.3.1. Chỉ số tương đồng thành phần loài ở khu vực nghiên cứu So sánh tính tương đồng giữa các điểm nghiên cứu với nhau được trình bày ở hình 3.9. Ghi chú: 1-Hang Ba Hầm 1; 2-Hang Ba Hầm 2; 3-Hồ Tùng Ngón; 4-Hang Chảy; 5-Hang cọc Chèo; 6-Đảo Đầu Bê; 7-Hòn Vụng Hà; 8-Đảo Cống Đỏ; 9- Đảo Hang Trai. Hình 3.9. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các điểm nghiên cứu Số liệu từ hình 3.9 cho thấy, tuy cùng thuộc một vùng nghiên cứu nhưng tính tương đồng có sự khác nhau giữa các khu vực. Tại 9 điểm khảo sát, tỷ lệ tương đồng về thành phần loài sự chênh lệch khá là cao. Nhìn chung tỷ lệ tương đồng của toàn khu vực nghiên cứu >60%. Ở điểm khảo sát Hòn Vụng Hà, Hồ Tùng Ngón, Đảo Hang Trai, Đảo Cống Đỏ và Hang Ba Hầm 2 có tỷ lệ tương đồng về thành phần loài cao (>90%). Điểm Hang Chảy, Hang Ba Hầm 1, Hang Cọc Chèo có tỷ lệ tương đồng về thành phần loài dao động từ 85 – 90%. Còn lại Đảo Đầu Bê so với 8 điểm nghiên cứu có tỷ lệ tương đồng khá thấp 65%. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài cao do ở các điểm khảo sát có cấu trúc nền đáy và sinh cảnh gần giống nhau. Group average 6 5 1 9 3 7 4 2 8 Địađiểmnghiên cứu 100 90 80 70 60 Tỷ lệ (%) Transform:Squareroot Resemblance:S17BrayCurtissimilarity
  • 60. 50 3.3.2. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận Ghi chú: BTL – Bái Tử Long; CB – Cát Bà; VHL – Vịnh Hạ Long; CT – Cô Tô; ĐT – Đảo Trần. Hình 3.10. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực lân cận Qua tổng quan tài liệu các vùng lân cận quanh khu vực nghiên cứu. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của luận văn. Tỷ lệ tương đồng của khu vực nghiên cứu so với khu vực lân cận không cao ( ≥ 20%), từ đó cho thấy sinh vật phân bố dựa trên cấu trúc nền đáy và cấu trúc sinh cảnh. Ở 4 khu vực Bái Tử Long, Cát Bà, Đảo Trần, Đảo Cô Tô là những nơi có rạn san hô thì tỷ lệ tương đồng của 4 khu vực này là khá cao ( > 50%). Hai khu vực Bái Tử Long và Cá Bà là những vùng có diện tích lớn, các điểm khảo sát nhiều mà tỷ lệ tương đồng cũng chỉ ngang bằng với khu vực Cô Tô, Đảo Trần, điều này cho thấy sự phân bố sinh vật đáy ở 2 khu vực Bái Tử Long và Cá Bà là thấp. Mặt khác, 2 khu vực Bái Tử Long và Cát Bà là những khu vực tiếp giáp với đất liền, lên sẽ chịu ảnh hưởng từ các hoạt động dân sinh làm môi trường bị ảnh hưởng dẫn đến sinh vật ở 2 khu vực này thấp. Khu vực Cô Tô, Đảo Trần là những đảo có diện tích khá nhỏ, nhưng lại nằm xa đất liền, dân cư tại các đảo hãn còn thưa vì thế môi trường xung quanh đảo ít bị ảnh hưởng, xung quanh các đảo đều có rạn san hô là nơi có môi trường sống (habitat) tốt cũng là ngôi nhà cho các loài sinh vật trú ngụ. Vì vậy tỷ lệ tương đồng loài ở 2 khu vực này khá cao ( > 50%). Group average BTL CB VHL CT ĐT Các khu vực 100 80 60 40 20 0 Tỷ lệ (%) Transform: Square root Resemblance: S17 Bray Curtis similarity
  • 61. 51 3.3.3. Chỉ số tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực khác Ghi chú: PK - Phú Khánh; CĐ - Côn Đảo; TS - Quần đảo Trường Sa; PY - Vịnh Xuân Đài -Phú Yên; VHL - Vịnh Hạ Long. Hình 3.11. Tỷ lệ tương đồng thành phần loài ở các khu vực khác Qua tổng quan tài liệu và so sánh với kết quả nghiên cứu. Tỷ lệ tương đồng về thành phần loài khu vực vịnh Hạ Long so với 4 khu vực còn lại là rất thấp (>20%). Chỉ có khu vực Vịnh Xuân Đài – Phú Yên có tỷ lệ tương đồng loài giống với khu vực vịnh Hạ Long, cho thấy các điều kiện tự nhiên, cấu trúc nền đáy, địa hình ở hai khu vực này có sợ tương đồng với nhau. Tỷ lệ tương đồng thấp cho thấy điều kiện môi trường, sinh cảnh, cấu trúc nền đáy, địa hình có sự khác nhau rõ nét. Khu vực vịnh Hạ Long có vị trí địa lí giáp với đất liền nên có thể chịu sự chi phối của các hoạt động dân sinh, làm điều kiện tự nhiên, các yếu tố môi trường, thủy hóa sẽ bị ảnh hưởng so với 3 khu vực Phú Khánh, Côn Đảo, Trường Sa. Mặt khác, tỷ lệ tương đồng giữa 3 khu vực Phú Khánh, Côn Đảo, Trường Sa khá cao (>60%), cho thấy điều kiện tự nhiên, cấu trúc nền đáy, địa hình có sự tương đồng với nhau. Hai khu vực Côn Đảo, Trường Sa có vị trí địa lí cách xa đất liền nên ít chịu sự chi phối của các hoạt động dân sinh. Các yếu tố môi trường, thủy hóa không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động dân sinh. Vậy nên tỷ lệ phân bố thành phần loài phụ thuộc rất nhiều vào sinh cảnh, cấu trúc nền đáy, điều kiện tự nhiên, môi trường và các yếu tố thủy hóa. Group average PK CĐ TS PY VHL Khu vực 100 80 60 40 20 0 Tỷ lệ (%) Transform:Squareroot Resemblance:S17BrayCurtissimilarity