SlideShare a Scribd company logo
1 of 208
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------
TRỊNH THU NGA
TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG
CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng
Hà Nội- 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trịnh Thu Nga
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO VIỆC LÀM
BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc...............................10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................16
1.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................24
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN
VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................................25
2.1. Khái niệm và đặc điểm về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................25
2.1.1. Khái niệm về thanh niên và lao động thanh niên .....................................25
2.1.2. Khái niệm về việc làm và việc làm bền vững ..........................................26
2.1.3. Khái niệm về tạo việc làm và tạo việc làm bền vững...............................27
2.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................................31
2.1.5. Đặc điểm của thanh niên trong tạo việc làm bền vững ............................31
2.2. Lý thuyết kinh tế phát triển về tạo việc làm bền vững...............................33
2.2.1. Lý thuyết trọng cầu...................................................................................33
2.2.2. Lý thuyết trọng cung.................................................................................36
2.3. Nội dung tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..............................................................................37
2.3.1. Nội dung việc làm bền vững của thanh niên và hệ thống tiêu chí đánh
giá việc làm bền vững của lao động thanh niên .................................................38
2.3.2. Nội dung tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên .......................40
2.4. Các nhân tố tác động đến tạo việc làm bền vững cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................45
iii
2.4.1. Tổng cầu và tăng trưởng kinh tế...............................................................45
2.4.2. Cung lao động thanh niên.........................................................................47
2.4.3. Môi trường thể chế kinh tế - xã hội..........................................................48
2.4.4. Nhóm nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế....................................................50
2.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học về tạo việc làm bền vững cho lao
động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................52
2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................52
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................59
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ ..............................................................................................................62
3.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế - xã hội và thực trạng việc làm bền vững
của lao động thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2017........................................62
3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội............................................................................62
3.1.2. Đặc điểm cung lao động thanh niên Việt Nam.........................................66
3.1.3. Thực trạng việc làm bền vững của lao động thanh niên Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2017..................................................................................69
3.2. Thực trạng tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................78
3.2.1. Tạo cơ hội việc làm bền vững cho thanh niên..........................................78
3.2.2. Đảm bảo chất lượng việc làm cho lao động thanh niên ...........................97
3.2.3. Đảm bảo năng lực làm việc cho lao động thanh niên.............................104
3.3. Nghiên cứu định lƣợng về ảnh hƣởng của các yếu tố đến tạo việc làm
bền vững cho lao động thanh niên trong giai đoạn 2011-2017 .......................111
3.3.1. Mô hình ước lượng .................................................................................111
3.3.2. Kết quả ước lượng ..................................................................................111
3.4. Đánh giá chung.............................................................................................116
3.4.1. Mặt được.................................................................................................116
3.4.2. Hạn chế...................................................................................................117
iv
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................122
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .....126
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến tạo việc làm bền vững
cho lao động thanh niên trong giai đoạn tới.....................................................126
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .....................................................................................126
4.1.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................127
4.2. Cơ hội và thách thức trong tạo việc làm bền vững cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...................................................129
4.2.1. Cơ hội .....................................................................................................129
4.2.2. Thách thức ..............................................................................................131
4.3. Quan điểm tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................134
4.4. Giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................134
4.4.1. Nhóm giải pháp chung thúc đẩy tạo việc làm bền vững cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..........................................134
4.4.2. Nhóm giải pháp tạo cơ hội việc làm bền vững cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế....................................................135
4.4.3. Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng việc làm cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế....................................................139
4.4.4. Giải pháp phát triển năng lực việc làm cho lao động thanh niên ...........142
KẾT LUẬN ................................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ..........151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................148
PHỤ LỤC LUẬN ÁN
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động
AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DVVL Dịch vụ việc làm
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
HĐLĐ Hợp đồng lao động
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
KTQT Kinh tế quốc tế
L Đ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
LCHL Làm công hưởng lương
LLLĐ Lực lượng lao động
NNL Nguồn nhân lực
NSLĐ Năng suất lao động
PCT Phi chính thức
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTK Tổng cục thống kê
TTLĐ Thị trường lao động
TTKT Tăng trưởng kinh tế
VLBV Việc làm bền vững
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố của VLBV và các tiêu chí/chỉ số nhận dạng VLBV của thanh niên ...39
Bảng 3.1: Hệ số co giãn việc làm với GDP, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và vốn
đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2011-2017 ..............................................................63
Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động thanh niên có việc làm theo giới tính và khu
vực sinh sống, giai đoạn 2011 - 2017...................................................................70
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả các chỉ số giám sát việc làm bền vững của thanh niên,
năm 2011 và 2017.................................................................................................71
Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm (Hệ số co giãn
việc làm theo tổng sản phẩm quốc nội) ................................................................79
Bảng 3.5. Phân bố việc làm thanh niên theo ngành và giới tính, vị thế việc làm
năm 2011 và 2017.................................................................................................81
Bảng 3.6. Tình hình hoạt động doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2017 ............................85
Bảng 3.7. Cơ cấu việc làm thanh niên theo hình thức sở hữu, giai đoạn 2011-2017....87
Bảng 3.8: Quy mô lao động đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2011-2017 ..............91
Bảng 3.9. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến việc làm bền vững .................112
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................................38
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2017........................................................62
Hình 3.2. Tổng dân số thanh niên Việt Nam, tỷ lệ dân số thanh niên nữ
và tỷ lệ dân số thanh niên thành thị, 2011-2017...................................................67
Hình 4.1. Các kênh tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến TTLĐ Việt Nam ......129
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm bền vững là mục tiêu của xã hội hiện đại. Theo đó, người lao động
được làm việc trong điều kiện tốt hơn, an toàn hơn, được bảo đảm về mặt an sinh xã
hội, có năng suất và thu nhập cao hơn và bảo đảm sự cân bằng giữa các mục tiêu
phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, thiếu việc làm bền vững đang là mối quan
tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt trầm trọng ở các nền kinh tế
đang phát triển. Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc
làm, việc làm chất lượng kém và không hiệu quả, quyền của người lao động tại nơi
làm việc không đảm bảo [102]. Đặc biệt, thế hệ trẻ là lực lượng chủ chốt, năng động
cho sự thay đổi xã hội và là động lực cho phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ,
song lại đang bị ảnh hưởng không tương xứng của thất nghiệp và gặp nhiều khó
khăn trong tiếp cận việc làm bền vững. Năm 2017, ước tính toàn cầu có khoảng 91
triệu thanh niên thất nghiệp, chiếm gần 40% tổng số người thất nghiệp toàn cầu. Tỷ
lệ thất nghiệp thanh niên là 13,1%, bằng 2,3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung toàn cầu. Ở
các nền kinh tế đang phát triển, phần lớn thanh niên làm việc trong thị trường lao
động phi chính thức, trong các công việc với an ninh kinh tế hạn chế, ít cơ hội đào
tạo và các điều kiện làm việc nghèo nàn [103].
Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Đến năm 2017, lực lượng lao
động (LLLĐ) thanh niên từ 15-24 tuổi có 7,58 triệu người, chiếm 13,83% trong
tổng LLLĐ cả nước. Lao động thanh niên Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức do tỷ lệ thất nghiệp khá cao (7,5%, bằng 3 lần tỷ lệ thất nghiệp
chung), chất lượng việc làm thấp (gần 60% lao động thanh niên có việc làm phi
chính thức). Trong giai đoạn 2011-2017, mỗi năm Việt Nam có hơn 1 triệu thanh
niên gia nhập vào TTLĐ, rất nhiều trong số họ phải rất vất vả tìm và giữ được việc
làm.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế, chiến lược tạo việc làm bền vững (VLBV)
cho thanh niên mang lợi ích đến cho tất cả mọi người, hay nói cách khác tạo việc
làm bền vững cho thanh niên không chỉ thiết yếu đối với tương lai của họ mà còn
cho tương lai của cộng đồng, địa phương, đất nước và xã hội toàn cầu [101]. Thành
công sớm ở độ tuổi thanh niên trong phát triển nghề nghiệp có liên quan đến triển
vọng nghề nghiệp dài hạn của người lao động. Điều này giúp cho việc chuyển thanh
2
niên từ sự phụ thuộc về mặt xã hội sang sự độc lập, giúp họ thoát nghèo và đóng
góp tích cực cho xã hội. Ở Việt Nam, tạo cơ hội việc làm bền vững cho người lao
động, trong đó có lao động thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011–2020 [39]. Chính phủ Việt Nam đã ban
hành và thực thi nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho người lao
động thông qua phát triển kinh tế, chính sách thị trường lao động (dạy nghề, giới
thiệu việc làm hay tín dụng ưu đãi, .v.v…). Tuy nhiên, việc tiếp cận của lao động
thanh niên đến các chính sách, chương trình này còn rất hạn chế, lao động thanh
niên tiếp tục là đối tượng yếu thế trên TTLĐ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động hội nhập ngày càng sâu và
rộng vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế lớn khác trên thế
giới (WTO, ASEAN, ASEM, APEC, v.v..) và tham gia 16 hiệp định thương mại tự
do (FTA) với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU .v.v… và sắp tới
là các quốc gia trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP). Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được xem
là một trong những hướng đi quan trọng để mang lại lợi ích quốc gia, nâng cao năng
lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thương trường quốc tế, tăng cường tạo VLBV
cho người lao động, trong đó có lực lượng chủ chốt và năng động là thanh niên. Tuy
nhiên, lao động thanh niên ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng có nguy cơ “lấn sâu” vào công đoạn thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây
thường là những công đoạn sản xuất hay ngành nghề nặng nhọc, độc hại hay ô
nhiễm môi trường và sử dụng chủ yếu là lực lượng thanh niên mà các nước phát
triển có xu hướng “chuyển giao” ngày càng mạnh mẽ cho các nước đang phát triển
trong quá trình hội nhập thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, tự do hóa thương
mại và dịch chuyển lao động [92].
Tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT vừa là cơ hội, vừa
là thách thức cho Việt Nam. Để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển
Bền vững của Liên hợp quốc (UNDP), đã đến lúc cần phải có tổng kết, đánh giá
thực trạng tạo VLBV cho thanh niên để làm rõ những ưu điểm, hạn chế và bất cập
trong các biện pháp, chính sách tạo việc làm trong thời gian qua, cũng như các tác
động tiềm năng của bối cảnh mới, trong đó có hội nhập KTQT đến tạo VLBV cho
3
lao động thanh niên và đề xuất giải pháp tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh
hội nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu như vậy cả
ở bình diện quốc tế và Việt Nam.
Với những lý do trên, đề tài “Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo VLBV cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT và đánh giá được thực trạng tạo VLBV
cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất giải pháp tạo VLBV
cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo VLBV cho lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
- Làm rõ thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2017 trên khung khổ tiêu chí VLBV, chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập KTQT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tạo
VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, xem xét từ giác độ
cung - cầu lao động thanh niên; nghiên cứu thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp
tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT.
Khách thể nghiên cứu của luận án là lao động thanh niên, đó là những người
trong độ tuổi từ 15-24 thuộc lực lượng lao động (đang có việc làm hoặc đang thất
nghiệp).
4
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh
niên Việt Nam trong giai đoạn 2011–2017 và các giải pháp tạo VLBV cho lao động
thanh niên Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2035.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc làm của lao động thanh niên trong độ
tuổi 15-24 ở quy mô quốc gia (Việt Nam), bao gồm cả hoạt động đưa người lao
động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hay còn gọi là xuất
khẩu lao động).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1.Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập KTQT hiện nay như thế nào?
- Các giải pháp nào thúc đẩy tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập KTQT?
4.2. Phương pháp luận
Tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để tiếp cận và giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu,
NCS đặt đối tượng nghiên cứu là tạo VLBV cho lao động thanh niên trong mối
quan hệ với sự phát triển KT-XH và trong bối cảnh hội nhập KTQT, vận động và
không ngừng phát triển.
Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này đặt vấn đề tạo VLBV cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT là một bộ phận trong tổng thể phát triển
KT-XH bền vững ở Việt Nam. Đây là cách tiếp cận kết hợp giữa lý luận, thực tiễn
và chính sách, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên.
- Tiếp cận liên ngành: để xem xét các yếu tố KT-XH của Việt Nam và các
yếu tố bên ngoài (hội nhập) tác động đến VLBV của lao động thanh niên.
- Tiếp cận định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
4.3. Dữ liệu nghiên cứu
4.3.1. Sử dụng cho nghiên cứu định tính
- Tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống, bao gồm các báo cáo
hành chính và các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-
5
TB&XH) và các tổ chức quốc tế như ILO, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ngân hàng
Thế giới để thu thập thông tin về các định hướng/ chiến lược việc làm thanh niên
của quốc tế và Việt Nam, cũng như khái quát hóa tình hình hội nhập TTLĐ và việc
làm của lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua.
- Sử dụng các bộ số liệu thô (cơ sở dữ liệu của các cuộc điều tra) của Tổng
cục Thống kê (TCTK) để phân tích so sánh và phân tích thống kê, dự báo nhằm đo
lường mức độ bền vững của việc làm thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập;
đánh giá mặt được và chưa được trong vấn đề tạo VLBV của lao động thanh niên
Việt Nam, cũng như tìm ra nguyên nhân của những tồn tại hiện nay. Các bộ số liệu
chính bao gồm:
+ Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2016: Đây là cuộc điều tra chọn mẫu
trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm mục đích: thu
thập thông tin về thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; các thông tin khác về hộ gia
đình và các thành viên liên quan đến vấn đề việc làm, tiếp cận các chính sách KT-
XH, v.v….
+ Điều tra lao động việc làm hằng năm, giai đoạn 2011-2017: Đây là cuộc
điều tra chọn mẫu trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện
nhằm mục đích: thu thập thông tin về tình trạng tham gia TTLĐ của những người từ
15 tuổi trở lên hiện đang sống tại Việt Nam làm cơ sở để tổng hợp, biên soạn các
chỉ tiêu thống kê quốc gia về lao động, việc làm, thất nghiệp và thu nhập của người
lao động.
4.3.2. Sử dụng cho nghiên cứu định lượng
Sử dụng số liệu thô của Tổng Điều tra Doanh nghiệp năm 2016 và Điều tra
Mức sống hộ gia đình năm 2016 của Tổng cục Thống kê. Hai bộ số liệu này cho
phép đo lường khả năng có VLBV của lao động thanh niên với các biến số chính
như sau:
+ Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của thanh niên từ 15-24 tuổi, bao
gồm: tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tình trạng hôn nhân,
phân bố theo khu vực thành thị - nông thôn, 06 vùng kinh tế, v.v…
+ Thông tin về tình trạng hoạt động kinh tế của thanh niên từ 15-24 tuổi, bao
gồm có việc làm (việc làm theo ngành nghề, điều kiện làm việc, tiền lương/thu
6
nhập, thời giờ làm việc, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), ký kết hợp đồng lao
động (HĐLĐ) …), thiếu việc làm, thất nghiệp, thoái chí, .v.v…
+ Thông tin về tham gia các chương trình, chính sách TTLĐ (tham gia chính
sách tín dụng ưu đãi, tham gia đào tạo nghề).
+ Thông tin về hội nhập KTQT, bao gồm: giá trị xuất khẩu theo ngành kinh
tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo ngành kinh tế.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau:
4.4.1. Nghiên cứu định tính:
Trong nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng quan tài liệu thứ cấp: NCS tổng hợp, phân tích đánh giá
các tài liệu nghiên cứu và các báo cáo quản lý về tình hình việc làm của lao động
thanh niên và tạo VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian qua để tìm hiểu và
hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng. Từ đó, kế thừa các kết quả nghiên cứu của
các công trình nghiên cứu hay báo cáo trước, kế thừa có chọn lọc các tài liệu này.
- Phương pháp phân tích thống kê: Trong phần phân tích thực trạng, luận án
sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích đặc trưng việc làm của lao động thanh
niên và mức độ bền vững của việc làm thanh niên; phân tích thực trạng tạo VLBV
cho lao động thanh niên gắn với hội nhập KTQT.
- Phương pháp phân tích so sánh: phương pháp này nhằm phân tích, đo
lường mức độ bền vững việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
KTQT, có so sánh đối chứng giữa nhóm thanh niên và nhóm lao động trưởng thành
hay so sánh giữa các nhóm tuổi khác nhau trong thanh niên. Đồng thời, phương
pháp này còn để phục vụ phân tích, so sánh mức độ ưu việt giữa các chính sách,
biện pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian qua.
- Phương pháp phân tích xu hướng phát triển: Phương pháp này được dùng
để phân tích mức độ cải thiện về số lượng và chất lượng việc làm của lao động
thanh niên qua các năm, cũng như mức độ và khả năng tạo VLBV cho thanh niên
trong 10 năm qua (tốt lên hay xấu đi trong bối cảnh hội nhập KTQT). Bên cạnh đó,
phương pháp này còn được sử dụng để nhận diện nhu cầu việc làm thanh niên và
tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội mới, đặc biệt là hội nhập KTQT đến tạo
7
VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian tới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa: phương pháp này được sử
dụng để hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm rút ra các
đánh giá, nhận định một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề tạo VLBV cho lao
động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, cũng như đề xuất định hướng và
giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
4.4.2. Nghiên cứu định lượng:
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo VLBV của lao động
thanh niên, luận án sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên. Phương trình mô
hình hồi quy xác suất Probit có dạng:
Yi= o + i*Xi + εi (*)
Trong đó:
Yi: Biến giả - biến phụ thuộc nhị phân (1,0)
Xi: Các biến độc lập – bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến biến Y
o: Hệ số chặn; i: Vector tham số
εi: Sai số ngẫu nhiên
Trên cơ sở mô hình Probit, tác giả xây dựng mô hình xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên như sau:
Y= o + 1* tuoi + 2* gioitinh + 3* namdihoc + 4* honnhan2 + 5* honnhan3
+ 6*vonuudai + 7*dtnghe + 8* ttnt + 9* vung6_2 + 10* vung6_3 + 11* vung6_4 +
12* vung6_5 + 13* vung6_6 + 14* lnfdi_thuchien + 15* lngtxk + εi (1)
Trong đó:
- Biến phụ thuộc Y (vế trái): là khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên
+ Y=1: Lao động có VLBV
VLBV trong mô hình này là việc làm đáp ứng đầy đủ cả 6 tiêu chí sau: việc
làm ổn định; đầy đủ thời gian; thu nhập >2/3mức thu nhập trung vị; có HĐLĐ đối
với lao động LCHL; có tham gia BHXH; có tổ chức công đoàn.
+ Y=0: Người thất nghiệp hoặc lao động có việc làm không bền vững
(việc làm không đảm bảo đồng thời các tiêu chí của VLBL hay nói cách khác là các
tiêu chí của Y=1).
8
- Các biến độc lập X (vế phải): thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến tạo VLBV
của thanh niên, bao gồm:
+ Nhóm biến đặc điểm lao động thanh niên: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục-
đào tạo, hôn nhân;
+ Nhóm biến liên quan đến trình độ phát triển kinh tế (nơi sinh sống của
người lao động): khu vực thành thị - nông thôn, 6 vùng kinh tế;
+ Nhóm biến liên quan đến chính sách TTLĐ: vay vốn ưu đãi, được đào tạo nghề;
+ Nhóm biến hội nhập: giá trị xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ghi chú: Xem giải thích chi tiết về các biến độc lập và dấu kỳ vọng tại Bảng
2-Phụ lục II.
- εi là phần dư với giá trị trung bình = 0 (bao gồm tác động của từng đặc
điểm không thể quan sát được như năng lực cá nhân, các mối quan hệ xã hội...).
Giả định rằng i không tương quan với các đặc điểm có thể quan sát được Xi.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
Thứ nhất, luận án đã xây dựng khung lý thuyết toàn diện về tạo VLBV cho
lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, đã lý giải đầy đủ và chính xác
nội hàm của tạo VLBV và các nhóm yếu tố tác động đến tạo VLBV cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
Thứ hai, luận án đã làm rõ xu hướng tác động của hội nhập KTQT đến tạo
VLBV và những vấn đề đặt ra đối với tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập KTQT.
Thứ ba, luận án chỉ rõ tầm quan trọng của tạo VLBV của lao động thanh
niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
5.2. Về thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã đánh giá được thực trạng VLBV và tạo VLBV cho lao
động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT trong giai đoạn 2011-
2017. Trên cơ sở đó, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua.
Luận án đã xác định được 04 nhóm yếu tố tác động đến tạo VLBV cho lao động
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQ; đã có các kết luận xác đáng về
tác động của 4 nhóm yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên Việt
9
Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT trong thời gian qua.
Thứ hai, luận án đã đưa ra những gợi ý chính sách của Việt Nam trong việc
hỗ trợ thanh niên tiếp cận tốt hơn đến VLBV trong bối cảnh hội nhập KTQT.
Thứ ba, luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách, các chuyên gia kinh tế và độc giả quan tâm đến chủ đề này. Đồng thời
là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
Về ý nghĩa lý luận, đề tài hệ thống và thống nhất lại các khái niệm về thanh
niên và tạo VLBV cho lao động thanh niên, hệ thống lý thuyết liên quan, từ đó xây
dựng khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập
KTQT và các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam bởi hiện
nay gần 2/3 lao động thanh niên Việt Nam có chất lượng việc làm rất thấp; tiềm
năng của lao động trẻ chưa được sử dụng hết; phổ biến tình trạng lao động trẻ
không phù hợp với yêu cầu công việc - đang gióng lên hồi chuông báo động đối với
TTLĐ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài phân tích thực trạng tạo VLBV lao động
thanh niên trong thời gian qua ở Việt Nam, cũng như làm rõ nguyên nhân cơ bản
của thất nghiệp thanh niên và chất lượng việc làm thanh niên, những khó khăn,
thách thức trong tiếp cận đến VLBV của thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT,
v.v… Trên cơ sở đó, xác định được hệ thống giải pháp tạo VLBV cho lao động
thanh niên trong bối cảnh mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tạo việc làm bền vững cho lao
động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm bền vững cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3. Thực trạng tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 4. Giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO
VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến tạo VLBV cho thanh niên
trong bối cảnh hội nhập rất đa dạng. Có thể phân loại thành hai nhóm chủ đề sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết về tạo việc làm bền vững nói chung
và cho lao động thanh niên nói riêng trong bối cảnh hội nhập
- Viện Khoa học lao động và Xã hội (2016), báo cáo: “Đánh giá tác động của
Hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực lao động-xã hội ở Việt Nam” [92]. Về lý luận,
báo cáo đã chỉ ra các kênh tác động của hội nhập đến TTLĐ như: (i) Quá trình thu
hút đầu tư và xúc tiến thương mại giúp nền kinh tế phát triển và có khả năng tạo
thêm nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, cải thiện năng suất lao
động (NSLĐ); (ii) tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đảm bảo các quyền của
người lao động đã trở thành xu thế trong hợp tác và thương mại quốc tế. Tuy nhiên,
báo cáo cũng cho thấy hội nhập cũng tạo ra nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân
lực (NNL), các vấn đề về lao động di cư, bất bình đẳng, hệ thống an sinh xã hội,…Đặc
biệt, đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc làm có xu hướng gia tăng, song tập
trung chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, yêu cầu kỹ năng thấp; mức tiền
lương có xu hướng tăng song chủ yếu trong nhóm lao động gắn với xuất nhập khẩu và
lao động có trình độ tay nghề cao. Báo cáo đã cung cấp các thông tin quan trọng cho
việc xây dựng và phát triển khung lý thuyết của luận án.
- Nguyễn Bao Cường, Đào Ngọc Nga, Tống Thị Mai Hồng và Nguyễn Văn
Hưng (2014), tài liệu: “Bộ công cụ đánh giá nhanh về VLBV trong các chương
trình/chính sách phát triển của ngành/địa phương” [53]. Tài liệu được xây dựng trên
cơ sở kế thừa, rút gọn và Việt hóa, sắp xếp lại các đề mục trên cơ sở “Bộ công cụ
Lồng ghép việc làm và VLBV - áp dụng ở cấp quốc gia” năm 2008 của ILO để phù
hợp hơn với cách hiểu của Việt Nam và cấp độ đánh giá. Tài liệu tập trung làm rõ
các cấu phần của VLBV, các chỉ tiêu đo lường và các chiến lược thúc đẩy VLBV
cho người lao động nói chung. Đây là tham khảo tốt cho luận án để phát triển hệ
thống chỉ số VLBV của lao động thanh niên.
11
- Nguyễn Văn Thắng (2014), Luận án tiến sỹ kinh tế “Chính sách việc làm
cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội” [62] đã làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng tới chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất như
các yếu tố chính trị-pháp lý, các yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội, toàn cầu
hoá và hội nhập KTQT. Trong đó, Luận án cũng chỉ ra toàn cầu hoá và hội nhập
KTQT tạo ra nhiều cơ hội và cả thách thức đối với chính sách việc làm cho thanh
niên nông thôn, cụ thể: (i) đó là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao
động trong nước; (ii) HNQT đỏi hỏi NNL chất lượng cao cho các ngành kinh tế,
nhất là các ngành công nghệ cao; (iii) HNQT cũng tạo ra các thách thức khi doanh
nghiệp và người lao động trong nước phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài,
điều này có thể ảnh hưởng đến cung và cầu việc làm; không ít thanh niên đang làm
việc ở nước ngoài cũng phải trở về nước. Trong bối cảnh đó, chính sách tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn càng chịu nhiều áp lực.
- Triệu Đức Hạnh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tạo VLBV cho lao động
nông thôn” [83]. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của tạo VLBV cho lao động
nông thôn và sự cần thiết phải tạo VLBV cho lao động nông thôn. Tác giả Luận án
cho rằng VLBV được hình thành từ 5 yếu tố (i) Quyền tại nơi làm việc; (ii) Ổn định
việc làm và thu nhập; (iii) Tạo và xúc tiến việc làm; (iv) Bảo trợ xã hội; (v) Đối
thoại xã hội. Để tạo ra VLBV phải củng cố 5 yếu tố trên. Luận án cũng đã làm rõ
các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn bao gồm: (i)
Điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái; (ii) Cơ chế chính sách của Nhà nước; (iii)
Trình độ phát triển kinh tế; (iv) Dân số. Tuy nhiên, hạn chế của Luận án này mới
chỉ tập trung vào lý luận về VLBV của lao động nông thôn và các nhân tố ảnh
hưởng, chứ chưa làm rõ nội dung của tạo VLBV.
- Ngô Quỳnh Anh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường khả năng tự
tạo việc làm của thanh niên” [61] đã đề cập đến lý thuyết tự tạo việc làm của thanh
niên. Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu về tự tạo việc làm
nói chung, tự tạo việc làm của thanh niên nói riêng và các yếu tố ảnh hưởng thông
qua xây dựng lần đầu tiên khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm”, “khả năng
tự tạo việc làm” và “tăng cường khả năng tự tạo việc làm”. Luận án đã phân tích và
đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền
KTTT và HNQT, đưa ra kết luận là khả năng này ở thanh niên Việt Nam còn chưa
12
cao, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc
làm cho thanh niên.
1.1.1.2. Nghiên cứu về thực trạng việc làm thanh niên và giải pháp tạo VLBV
cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập
- Trịnh Thu Nga (2018), Báo cáo tư vấn quốc gia về “Thách thức việc làm
thanh niên và chính sách phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam” [125]. Báo cáo đã
tập trung phân tích thực trạng việc làm thanh niên trong giai đoạn 2011-2015 cho
thấy tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao, chất lượng việc làm còn thấp và tỷ lệ
thanh niên thoái chí cũng khá cao. Báo cáo cũng chỉ rõ 4 nguyên nhân cơ bản: (i)
chất lượng lao động thanh niên thấp; (ii) việc thực thi các chính sách, chương trình
dạy nghề, hỗ trợ thanh niên tìm kiếm và tự tạo việc làm còn hạn chế do chưa đáp
ứng nhu cầu thanh niên; (iii) thanh niên thiếu thông tin hay còn thụ động trong tìm
kiếm các cơ hội việc làm; (iv) chiến lược việc làm cho thanh niên chưa được lồng
ghép và chiến lược phát triển KT-XH. Báo cáo cũng đưa ra các hàm ý chính sách về
nâng cao vốn con người cho thanh niên, tăng cường kết nối việc làm và cải cách các
chính sách, chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp và tự tạo việc làm.
- Ngân hàng Thế giới (2017), Báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai
thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn” [51] đã cho thấy những thay
đổi nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã làm thay đổi bức tranh
việc làm ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra các xu hướng lớn hiện nay có tác động đến
tương lai việc làm của Việt Nam như: “Sự thay đổi các xu hướng thương mại và
tiêu dùng, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và tự động hóa; cách mạng công
nghiệp 4.0; già hóa dân số có thể hoặc mang lại những cơ hội việc làm tốt hơn nhưng
cũng có thể đe dọa đến chất lượng việc làm của Việt Nam”. Trong đó, những đối tượng
được hưởng lợi nhiều nhất đó chính là tầng lớp thanh niên- những người có khả năng
học tập và thích ứng tốt hơn; phụ nữ - được đối xử bình đẳng hơn trong các cơ hội việc
làm. Báo cáo đã nhấn mạnh tới cách chính sách của Việt Nam cần hướng tới nhằm
giải quyết tốt 3 nhóm vấn đề lớn của lao động-việc làm hiện nay đó là: (i) tạo việc làm
tốt trong nền kinh tế hiện đại; (ii) Nâng cao chất lượng việc làm trong nền kinh tế
truyền thống; ( iii) Kết nối người lao động có trình độ với những việc làm phù hợp.
- ILO (2017), Báo cáo Quốc gia “Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc
làm năm 2017” [107]. Báo cáo tập trung phân tích các xu hướng chuyển tiếp từ
trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam trong TTLĐ và cũng chỉ ra
13
những khó khăn của thanh niên trong hội nhập TTLĐ - kết quả điều tra cho thấy
mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và thời gian chuyển tiếp sang TTLĐ
của thanh niên. Kết quả điều tra cũng chỉ ra những hạn chế dai dẳng trong việc làm
thanh niên như: sự không phù hợp với yêu cầu công việc, chưa tận dụng hết tiềm
năng lao động và việc làm chất lượng thấp đối với thanh niên Việt Nam từ 15 đến
29 tuổi. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với TTLĐ trẻ của Việt Nam,
trong đó nhấn mạnh vào sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và công đoàn
nhằm thúc đẩy VLBV cho thanh niên; phát triển kinh doanh với khu vực tư nhân là
đầu tàu kiến tạo việc làm cho thanh niên.
- Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và đồng nghiệp (2017), Báo cáo “Xu hướng dịch
chuyển việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay” [58] cho thấy việc làm của
thanh niên nông thôn hiện nay bắt đầu có sự chuyển dịch việc làm mạnh mẽ từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ, công nghiệp; từ nông thôn ra thành thị. Tuy
nhiên, chủ yếu vẫn là các công việc giản đơn như buôn bán, lao động làm thuê xây
dựng, bốc vác, giúp việc gia đình, .v.v…Khó khăn của lao động nông thôn khi dịch
chuyển vẫn là trình độ thấp, thiếu vốn đầu tư, hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm,
thiếu thông tin về cơ hội việc làm tại địa phương và các tỉnh lân cận, các thành phố lớn;
cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được cho việc dịch chuyển thuận lợi; địa
phương chưa có nhiều hỗ trợ cho thanh niên dịch chuyển, .v.v.. Trên cơ sở đó, báo cáo
cũng nhấn mạnh đến các giải pháp về chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn như phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành có lợi thế trong xuất khẩu và
sử dụng nhiều lao động; phát triển mạnh các khu công nghiệp và chế xuất; đào tạo
nghề cho thanh niên nông thôn trình độ thấp; hướng nghiệp và tổ chức các phiên giao
dịch việc làm tại địa phương; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp tại địa phương v.v…
- Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thân Thương, Nguyễn Thế Hà, Trịnh Thu Nga
và Nguyễn Văn Thụy (2015), ấn phẩm “Sự chuyển tiếp sang TTLĐ của thanh niên
Việt Nam” [54]. Nghiên cứu đã đề cập đến chính sách và chương trình tạo việc làm
cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng trong thời gian qua.
Đồng thời, báo cáo cũng đề cập đến những hạn chế, khó khăn, thách thức trong vấn
đề việc làm thanh niên và những rào cản trong quá trình “vật lộn” để chuyển tiếp
sang VLBV của thanh niên trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng đưa ra
một số khuyến nghị chính về việc thanh niên Việt Nam cần được hỗ trợ để có một
quá trình chuyển tiếp sang TTLĐ thuận lợi hơn. Mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo
14
và tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế và việc tạo thêm việc làm và việc
làm tốt hơn, cần được đẩy mạnh. Trong khi đó, những chính sách khác như hướng
nghiệp, tư vấn việc làm, thông tin TTLĐ và dịch vụ việc làm, có thể giúp quá trình
chuyển tiếp từ trường học tới việc làm trở nên thuận lợi hơn”.
- Nguyễn Thị Lan Hương, Trịnh Thu Nga, Lưu Quang Tuấn và nhóm nghiên
cứu (2015), Báo cáo “Khảo sát người mới tốt nghiệp đại học hội nhập TTLĐ” [56].
Nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng hội nhập TTLĐ và chỉ ra những khó
khăn thách thức trong vấn đề tiếp cận VLBV của người mới tốt nghiệp. Nghiên cứu
này cũng làm rõ các nguyên nhân của việc làm thanh niên chưa bền vững như: Chất
lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu của TTLĐ; Ngành nghề đào tạo không phù
hợp với yêu cầu của TTLĐ; Người mới tốt nghiệp đại học thiếu thông tin TTLĐ và
định hướng việc làm, tìm việc làm các trung tâm dịch vụ việc làm công và tư nhân.
Báo cáo đã đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người mới tốt nghiệp rút ngắn thời
gian chuyển tiếp và tạo cơ hội tiếp cận tốt hơn đến VLBV; chính sách phát triển
cung, cầu lao động CMKT cao; tăng cường hỗ trợ và bảo vệ lợi ích đối với những
người mới tốt nghiệp đại học có nguy cơ dễ bị tổn thương trong TTLĐ.
- Bộ Nội Vụ và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2015), Báo cáo
quốc gia về Thanh niên Việt Nam [11]. Báo cáo đã nhấn mạnh vào những khó khăn,
thách thức trong tạo việc làm cho thanh niên, như phổ biến tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm. Thanh niên nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các
cơ hội việc làm ổn định; chất lượng LLLĐ còn thấp, định hướng đào tạo nghề cho
thanh niên còn nhiều khó khăn, bất cập, đào tạo chưa gắn với TTLĐ. Trên cơ sở
đó, báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị cho chính sách lao động – việc làm
của thanh niên liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, mở
rộng diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Chính phủ cần có các mô hình đào tạo dạy
nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn, tăng
tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH-HĐH) và đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn-đô thị; Việt
Nam cần thu thập thêm thông tin về nhu cầu nhân lực thực tế cũng như những thông
tin về các kỹ năng, kiến thức chủ chốt mà các ngành nghề lao động cần có để có thể
lập kế hoạch và cơ cấu lại hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với thực tế.
- Ngô Quỳnh Anh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường khả năng tự
tạo việc làm của thanh niên” [61] đã đề cập đến khía cạnh tự tạo việc làm của thanh
15
niên. Tác giả đã đưa ra một số phát hiện về khả năng tự tạo việc làm của thanh
nhiên, cụ thể: (i) Thanh niên đến với tự tạo việc làm là do “lực đẩy” nhiều hơn “lực
hút” và khó có thể mong đợi khu vực tự tạo việc làm của thanh niên có thể đóng
góp hiệu quả vào TTKT của vùng và của quốc gia; (ii) Trong khi vốn con người
thông qua giáo dục và đào tạo chính thống chủ yếu đem lại lợi ích cho thanh niên
trong lĩnh vực làm công chính thống, thì quá trình học tập và tích luỹ kinh nghiệm
qua hoạt động thực tế có vai trò quan trọng đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm;
(iii) Tuy chưa thực sự là hiện tượng phổ biến nhưng đã có bằng chứng cho thấy vốn
xã hội liên kết thông qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, của Chính phủ, các
chương trình phát triển KT-XH, trình độ phát triển của vùng, ngành…đã phát huy
tác dụng đối với nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh (SXKD), khởi sự
doanh nghiệp trong khi gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tác giả cũng nhấn mạnh,
xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ thanh niên tự tạo việc làm vẫn thực sự cần
thiết được đào tạo phù hợp thì mới phát triển bền vững.
- Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo “Thanh niên Việt
Nam [66]: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt
Nam năm 2009” đã phân tích các các xu hướng nổi bật về thanh niên - thế hệ có
tầm quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai – Năm 2009, hơn
40% dân số độ tuổi 15-19 và xấp xỉ 80% dân số trong độ tuổi 20-24 tham gia
LLLĐ, thanh niên ở nông thôn tham gia vào LLLĐ sớm và có ít cơ hội hơn thanh
niên thành thị trong việc tiếp tục đi học và nâng cao trình độ học vấn; hầu hết thanh
niên làm việc trong các hộ SXKD cá thể hoặc khu vực tư nhân; trong các doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài, lao động nữ thanh niên cao hơn hai lần lao động
nam thanh niên; nói cách khác, khu vực kinh tế này thu hút lao động nữ trẻ tuổi.
Báo cáo này cũng cho thấy một bức tranh sinh động về tình hình di cư dài hạn trong
nước ở Việt Nam, đó là dân số trong độ tuổi 15-24 không chỉ chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong nhóm người di cư, mà phần lớn trong số này lại là nữ thanh niên. Dân số
trong độ tuổi 15-24 có xu hướng di cư ra thành thị, trong khi dân số ở độ tuổi từ 25
trở lên lại có xu hướng di cư đến cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Điều này
cho thấy di cư của thanh niên đóng vai trò quan trọng trong phát triển khu vực đô
thị trong thập kỷ vừa qua. Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi chính sách phát triển
đô thị phù hợp có tính đến các dòng di cư và sự biến động dân số thì lúc đó người di
cư mới có thể tiếp cận được tới các dịch vụ xã hội và cơ hội việc làm. Quan trọng
hơn, do nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong số thanh niên di cư nên việc cung cấp các
dịch vụ sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên di cư nhằm bảo vệ họ trước các rủi ro
sức khỏe không đáng có là điều rất cần thiết.
16
- Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2011), Báo cáo “Xu hướng việc làm
thanh niên giai đoạn 2006-2012” [91]. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá biến động
về chất lượng lao động, việc làm của thanh niên trong giai đoạn này, cho thấy phần
lớn lao động thanh niên có trình độ thấp, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong
tìm kiếm việc làm trong khu vực kinh tế chính thức. Phần lớn lao động thanh niên
làm việc trong khu vực phi chính thức (PCT), là lao động tự làm với những công
việc giản đơn và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, những
lao động di cư trẻ thường gặp các rủi ro về việc làm và sức khỏe, không có khả
năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi nhập cư… Trong khi đó, thanh
niên vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận đến dịch vụ việc làm và thông tin TTLĐ.
Tóm lại: các nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề việc làm thanh niên
và tạo việc làm cho thanh niên khá nhiều và đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh
liên quan, bao gồm: khái niệm và nội hàm của VLBV nói chung, luật pháp, chính
sách, thực trạng, thách thức và giải pháp trong tạo việc làm cho thanh niên hay thúc
đẩy việc làm năng suất, chất lượng cho lao động thanh niên. Tuy nhiên, sự đa dạng
của các tài liệu này mới thể hiện ở các báo cáo nghiên cứu, bài báo, bản tin và chưa
có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hay đề cập trực tiếp đến tạo VLBV cho
lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. Hơn nữa, các nghiên cứu này
mới chỉ phản ánh một khía cạnh nào đó của bức tranh tạo VLBV cho lao động
thanh niên ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp còn đề ra chung chung và thiếu nhất
quán, chưa gắn với bối cảnh hội nhập KTQT. Vì vậy, “Tạo VLBV cho lao động
thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT” là đề tài mới, với mong muốn hệ thống hóa
lại cơ sở lý luận và thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên hiện nay, xác định
những cơ hội, thách thức đối với tạo VLBV của thanh niên trong bối cảnh hội nhập và
đề xuất hệ giải pháp tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể
chia thành 2 nhóm, bao gồm: các nghiên cứu mang tính lý thuyết về tạo việc làm
nói chung và các nghiên cứu về tạo VLBV cho thanh niên.
1.1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết về tạo việc làm
- Một số lý thuyết quan trọng bàn về vấn đề tạo việc làm bao gồm: Lý thuyết
tạo việc làm của John Maynard Keynes [118]; Lý thuyết về tạo việc làm bằng
chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế của tác giả Arthur Lewis
17
[130], John Fei và Gustav Ranis (1961) đã phát triển mở rộng mô hình của Lewis;
Lý thuyết của Harry T. Oshima [44]; Mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris –
Todaro [36]. Các lý thuyết này đã nghiên cứu vấn đề tạo việc làm trên các góc độ
khác nhau - Trong lý thuyết của Keynes, tạo việc làm được xem xét trong mối quan
hệ với tổng cầu của nền kinh tế quốc dân. Harry Toshima nghiên cứu đặc điểm cơ
bản của nền kinh tế châu Á gió mùa với mục tiêu là thay đổi nền kinh tế từ chỗ sử
dụng không hết lao động tiến tới tận dụng hết lao động ở mức độ cao qua 3 giai
đoạn phát triển của nền kinh tế. Harris - Todaro đã nghiên cứu vấn đề việc làm ở
các nước đang phát triển bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết
thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau… Các lý thuyết này đã cho
thấy việc làm được tạo ra phụ thuộc vào việc gia tăng sản lượng và phương thức
tăng trưởng của một nền kinh tế; góp phần lý giải tình trạng thất nghiệp và thiếu
việc làm cũng như sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị ở các nước đang phát triển
trong quá trình CNH; đồng thời cũng chỉ ra các bước phát triển để tiến tới toàn dụng
lao động của các nền kinh tế đang phát triển.
- Vào những năm 1980, trường phái trọng cung xuất hiện ở Mỹ, với các đại
biểu là A. Laffer , J, Winniski, n. Ture, P.C. Roberto,.....Trường phái trọng cung ra
đời nhằm tìm kiếm con đường giải quyết nhịp độ tăng trưởng và duy trì NSLĐ. Các
lý thuyết này đã nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của nghiên cứu và phát triển (R&D)
và giáo dục và đào tạo đối với TTKT trong dài hạn của một quốc gia. Họ phê phán
những quan điểm của phái trọng cầu và của phái Keynes khi các phái này phân tích
nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do thiếu cầu và do tiết kiệm quá lớn [64].
- Trong phân tích kinh tế lao động, các lý thuyết về vốn con người mà điển hình
là lý thuyết của Gary Becker cũng nhấn mạnh vào những ảnh hưởng của giáo dục, kinh
nghiệm của một cá nhân trong xác định việc làm và NSLĐ của họ [98]. Lý thuyết của
Becker đã chỉ ra rằng không có số lượng cố định những việc làm tốt, mà số lượng công
việc được trả lương cao sẽ gia tăng khi các nước đào tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp
có kỹ năng sáng tạo, đổi mới hơn. Becker đã chỉ ra các nước Châu Á từ Hàn Quốc,
Singapore đến Trung Quốc như là những ví dụ về những nền kinh tế đã sử dụng giáo
dục để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm năng suất, chất lượng cao. Mặc dù có rất ít tài
nguyên thiên nhiên, nhưng họ đã phát triển NNL của mình và gặt hái những phần
thưởng xứng đáng. Đối với những quốc gia khác muốn làm theo tấm gương của họ,
thông điệp vẫn là rất đơn giản nhưng sống còn: hãy đầu tư vào con người.
18
1.1.2.2. Vấn đề và giải pháp tạo việc làm bền vững cho thanh niên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- JaeBin Ahn, Zidong An, John Bluedorn, Gabriele Ciminelli, Zsóka Kóczán,
Davide Malacrino, Daniela Muhaj, and Patricia Neidlinger (2019), Báo cáo “Nhiệm
vụ chưa hoàn thành: Cải thiện hiệu quả TTLĐ cho thanh niên tại các nền kinh tế
đang phát triển và thị trường mới nổi” [117]. Nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh
hội nhập, thanh niên tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đang
phải đối mặt với các thách thức mang tính cơ cấu và văn hóa, cũng như tình trạng
thất nghiệp thanh niên rất nhạy với điều kiện cầu trên TTLĐ. Các tác giả cũng đã
chỉ rõ các định chế TTLĐ và thị trường sản phẩm được thiết kế phù hợp có thể giúp
cải thiện viễn cảnh việc làm đối với thanh niên, cụ thể: (i) Tăng cường bảo trợ pháp
lý cho phụ nữ và các chính sách hỗ trợ hộ gia đình; (ii) Các quy chế lao động ngặt
nghèo thường đi kèm với tỷ lệ việc làm thấp, tỷ lệ việc làm PCT cao hơn trong
thanh niên, nhất là nữ thanh niên. Vấn đề khó khăn là làm sao để đảm bảo các quy
định không quá chặt, cũng không quá lỏng lẻo – có thể hỗ trợ cải cách bằng các
chương trình trợ cấp tiền mặt có mục tiêu và dần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội
để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và bảo vệ người lao động thay vì chỉ tập trung
vào tạo việc làm; (iii) Giảm chi phí khởi nghiệp kinh doanh, tăng mức độ mở cửa
thương mại, và xây dựng các thị trường sản phẩm cạnh tranh hơn đều có thể giúp
cải thiện hiệu quả lao động của thanh niên. Bên cạnh việc vận hành TTLĐ, vấn đề
mấu chốt là giáo dục và đào tạo cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa.
- ILO (2016), “Nghị quyết của ILO liên quan đến VLBV trong các chuỗi cung
ứng toàn cầu” [104]. Nghị quyết đã nhấn mạnh vào các cơ hội và thách thức của tạo
VLBV trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết cũng đã đưa ra các giải pháp liên
quan đến: (i) sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và việc làm bền vừng; (ii) các
biện pháp và hệ thống quản trị phù hợp. Nghị quyết đã thống nhất hành động của ILO
trong thúc đẩy VLBV như: thúc đẩy phê duyệt và thực hiện các tiêu chuẩn Lao động
quốc tế, cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viện của LIO, thúc đẩy đối
thoại xã hội liên biên giới, quốc gia, mở rộng quy mô các chương trình hợp tác phát
triển, thúc đẩy VLBV và bảo về các quyền cơ bản tại nơi làm việc,.v.v…
- ILO (2015), Báo cáo “Giải pháp cho việc làm thanh niên: Báo cáo cơ sở
năm 2015” [108]. Báo cáo đã phân tích các rào cản cho việc làm thanh niên, bao
gồm: Năng lực cá nhân hạn chế (thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng; thiếu quan hệ xã
hội, thu nhập thấp; thiên lệch về tâm lý); Thất bại của thị trường và Chính phủ (các
19
quy định lao động bị bóp méo, năng lực thương lượng thấp, thiếu thông tin về việc
làm, chủ sử dụng thiếu thông tin về người lao động, thiếu sự tiếp cận vốn); Vấn đề
vĩ mô (các rào cản trong tạo việc làm và khởi nghiệp, suy thoái kinh tế, xung đột và
bạo lực chính trị/dân sự, .v.v …). Trên cơ sở đó, báo cáo đã phát triển khung phân
tích chiến lược về việc làm cho thanh niên thế giới đến 2030. Trong đó, đã đặt ra
mục tiêu tạo việc làm năng suất cho 150 triệu thanh niên đến năm 2030; Với các
tiếp cận chính liên quan đến kết nối, học tập và các đòn bẩy cho tạo việc làm; Các
ưu tiên đến năm 2020 đó là: xây dựng quan hệ đối tác, mở rộng căn cứ dựa trên
bằng chứng, tăng các nguồn lực cho các chương trình, thúc đẩy đổi mới; Các lĩnh
vực thực thi gồm: tác động của kỷ nguyên số, khoảng cách kỹ năng, phát triển kinh
doanh và tự tạo việc làm, các công việc có chất lượng.
- ILO và Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014), Báo cáo “Cộng đồng ASEAN
2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” [106].
Báo cáo nhấn mạnh các ưu tiên chính để giải quyết những cơ hội và thách thức của
AEC về tăng cường cơ chế hợp tác khu vực, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao
chất lượng việc làm, tăng cường phát triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất và tiền
lương, và quản lý lao động di cư. Trong đó, xây dựng kết nối là chìa khóa thực hiện
tầm nhìn AEC về tăng trưởng bền vững và phát triển công bằng. Hội nhập khu vực
sâu hơn mang đến nhiều triển vọng kinh tế to lớn, nhưng biến những lợi ích này
thành sự thịnh vượng chung và phát triển công bằng cần có những cải cách mạnh
mẽ về thể chế cho TTLĐ. Các chính phủ có thể tiến hành những cải cách này để
tăng trưởng toàn diện và cân đối hơn. Họ có thể tăng cường liên kết giữa năng suất
và tiền lương thông qua cơ chế thích hợp để thiết lập mức lương tối thiểu và thương
lượng tập thể, thúc đẩy bình đẳng giới và lao động trẻ thông qua tăng cường tiếp
cận tới đào tạo nghề, đồng thời bảo vệ lao động di cư và đảm bảo đối xử công bằng
với họ và tăng cường hợp đối thoại ba bên.
- ILO (2013), Sổ tay “Các chỉ tiêu VLBV: hướng dẫn cho người sản suất và
sử dụng thông tin” đã công bố hệ thống các chỉ tiêu VLBV (21 chỉ tiêu về khung khổ
pháp luật và 58 chỉ tiêu thống kê) [110]. Bộ chỉ số này sẽ cho phép các quốc gia sử
dụng để thực hiện giám sát VLBV. Việc thống kê theo các chỉ tiêu này còn phụ thuộc
vào sự sẵn có của các nguồn thông tin thống kê, khả năng cải tiến các công cụ đo
lường và tính khả thi của các nghiên cứu mới về vấn đề lao động. Bộ chỉ số bao gồm:
các chỉ tiêu có thể đo lường định lượng (chỉ tiêu thống kê) hoặc đo lường định tính
(mô tả quyền tại nơi làm việc và khung pháp lý).
20
- ILO (2006), Báo cáo “Thập kỷ VLBV ở ASEAN: thách thức về việc làm
thanh niên” đã bàn về cách tiếp cận vòng đời, nhấn mạnh vào cá nhân, gia đình và
xã hội [99]. Các chiến lược này mang đến cho thanh niên một cơ hội VLBV và vì
vậy không tách bạch những nỗ lực xóa bỏ lao động trẻ em và cải thiện triển vọng
việc làm cho người trưởng thành. Triển vọng vòng đời cũng liên quan đến việc hỗ
trợ những trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương ở giai đoạn sớm của cuộc đời. Sự
chuyển tiếp thành công này có mối liên hệ chặt chẽ với những chuyển tiếp chủ chốt
khác trong cuộc đời (sự độc lập về kinh tế, làm chủ cuộc sống, xây dựng gia đình).
Thanh niên có sự chuyển tiếp muộn vào TTLĐ cũng kéo theo sự muộn màng của
các dịch chuyển khác, ví dụ như xây dựng gia đình. Vì vậy, những thay đổi dẫn đến
sự chuyển tiếp lâu hơn sang VLBV cũng ảnh hưởng đến những quá trình chuyển
tiếp khác của họ, cản trở các giai đoạn sau của cuộc đời. Sự hiểu biết về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc làm thanh niên là một công cụ giải quyết thách thức – giảm
thiểu chi phí và tối đa hoá tiềm năng.
- L. Brewe (Geneva, ILO, 2004), Báo cáo “Rủi ro của Thanh niên: Vai trò
của phát triển kỹ năng trong tạo điều kiện chuyển tiếp thành công đến việc làm” đã
nhấn mạnh vào ý nghĩa, hậu quả của thất nghiệp thanh niên và việc làm không bền
vững [119]. Trước hết, đó là sự suy yếu năng lực làm việc, thu nhập và tiếp cận đến
việc làm có chất lượng của mỗi cá nhân và cái giá của việc không quan tâm đến
thanh niên có thể được đo bằng sự suy giảm về vốn xã hội và vốn con người. Đồng
thời, mất đi cơ hội TTKT, tình trạng này tăng lên theo độ tuổi của lực lượng này mà
không đạt được kỹ năng và VLBV. Khó khăn nhiều hơn là cái giá của nghèo đói,
bất ổn xã hội và xung đột địa phương.
- Niall O‟Higgins (2002), Báo cáo “Việc làm thanh niên ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương: Khung phân tích và Khuyến nghị chính sách” đã xem xét và
thống kê các khái niệm và quan niệm về “thanh niên” và các chủ đề/lĩnh vực cần
tập trung để thúc đẩy việc làm cho thanh niên [120]. Báo cáo này cũng đề xuất một
khung chính sách TTLĐ trong phát triển việc làm cho lao động thanh niên khi
nghiên cứu việc làm thanh niên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Cộng đồng Châu Âu (2000), Báo cáo “Tình hình xã hội ở Liên hiệp Châu
Âu” [97] đã làm rõ lợi ích của VLBV cho thanh niên và trong đó nhấn mạnh đến lý
luận chuyển tiếp thành công vào TTLĐ (có VLBV) có mối liên hệ chặt chẽ với những
chuyển tiếp chủ chốt khác trong cuộc đời (sự độc lập về kinh tế, làm chủ cuộc sống, xây
21
dựng gia đình). Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thanh niên là một
công cụ giải quyết thách thức – giảm thiểu chi phí và tối đa hoá tiềm năng.
b. Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tạo VLBV cho thanh niên:
- S. Mahendra Dev (2017), Báo cáo: “Thách thức việc làm thanh niên và các
chính sách khởi nghiệp cho thanh niên: Nghiên cứu trường hợp 8 nước Châu Á”
[121]. Báo cáo cung cấp thông tin về hiện trạng việc làm thanh niên và các thách
thức việc làm thanh niên của các nước Châu Á, bao gồm Malaixia, Thailan,
Phillipines, Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Indonesia. Công trình nghiên cứu
này cũng cung cấp kinh nghiệm về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh
niên của các nước này, đặc biệt là các chính sách, chương trình hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị quan trọng trong việc rỡ bỏ
các rào cản và thúc đẩy tạo VLBV cho thanh niên ở Châu Á.
- ILO (Geneva, 2017), Báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên
năm 2017” [103] đã tập trung phân tích các xu hướng việc làm thanh niên ở cấp độ
khu vực và toàn cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển tiếp thành công của thanh
niên vào TTLĐ, dự báo tác động của chuyển dịch ngành và công nghệ đến nhu cầu
kỹ năng và việc làm thanh niên, nhận dạng các hình thức việc làm mới của thanh
niên. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng đề xuất các chính sách thúc đẩy tương lai việc
làm thanh niên tốt đẹp hơn, bao gồm: thúc đẩy tạo việc làm thông qua các chính
sách kinh tế, tăng cường kỹ năng cho thanh niên, các biện pháp TTLĐ chủ động và
công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ tự tạo việc làm và khởi nghiệp cho thanh
niên, đảm bảo quyền tại nơi làm việc cho phụ nữ và nam giới.
- ILO (2016), Báo cáo: “Việc làm và kỹ năng cho thanh niên: Tổng quan các
chính sách việc làm thanh niên của Trung Quốc” [105] tập trung vào phân tích các
chính sách tạo việc làm cho thanh niên Trung Quốc hiện nay, bao gồm các chính
sách kinh tế và các chính sách TTLĐ. Báo cáo cũng phân tích hiện trạng việc làm,
các nhóm thanh niên yếu thế và các rào cản trong thúc đẩy VLBV cho thanh niên
Trung Quốc. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển việc làm cho
thanh niên liên quan đến hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường thực thi pháp
luật lao động; phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; phát triển kỹ năng cho thanh niên;
tăng cường kết nối việc làm và tăng cường vai trò của các bên liên quan, .v.v…
- Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam (2014), Báo cáo: “Tăng cường kết nối con người
và chất lượng việc làm thông qua phát triển NNL trong các nền kinh tế APEC” [9] đã
bàn về vấn đề tạo và duy trì VLBV của thanh niên trong các nền kinh tế APEC đáp
22
ứng yêu cầu chuỗi cung ứng. Báo cáo đã chỉ ra các thách thức và kinh nghiệm thúc đẩy
việc làm cho thanh niên trong các nền kinh tế APEC. Các thách thức chính bao gồm: tỷ
lệ thất nghiệp cao trong thanh niên, phổ biến tình trạng thanh niên thiếu kỹ năng và
thanh niên làm các công việc không phù hợp với trình độ, kỹ năng được đào tạo; gia
tăng tình trạng thanh niên thoái chí; Ngày càng nhiều thanh niên phải làm các công
việc bán thời gian hoặc tạm thời với thu nhập thấp, v.v… Nghiên cứu này cũng đã đưa
ra một số khuyến nghị quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong tạo VLBV cho
thanh niên, bao gồm: nâng cao hợp tác về pháp lý giữa các nền kinh tế; Đầu tư nhiều
hơn vào hệ thống giáo dục và đào tạo lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến chuỗi cung ứng;
Nâng cao hiệu quả của chính sách thị trường lao động; Thúc đẩy dịch chuyển lao động
hiệu quả giữa các nước thành viên APEC..
- ILO (Geneva, 2013), Báo cáo “Xu hướng Việc làm Thanh niên Toàn cầu
năm 2013: một thế hệ rủi ro” [111] đã nhấn mạnh về thực trạng việc làm thanh niên
và mức độ rủi ro cao của thanh niên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa
qua. Để đối phó với những bất lợi và thách thức trong vấn đề việc làm thanh niên,
báo cáo đã phát triển các biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực lãnh đạo cho
thanh niên, bao gồm: (i) Nâng cao nhận thức về TTLĐ thanh niên; (ii) Mở rộng
hiểu biết về các chính sách, chương trình can thiệp cần thiết để làm nhẹ sự chuyển
tiếp từ trường học đến việc làm cho thanh niên nói chung và những thanh niên bị
bất lợi nói riêng; (iii) cung cấp các tư vấn kỹ thuật và các công cụ về đào tạo kỹ
năng và hướng nghiệp để nâng cao năng lực việc làm cho thanh niên trong quá trình
học hay sau khi tốt nghiệp; (iv) cung cấp tư vấn kỹ thuật và công cụ nhằm thúc đẩy
kinh doanh và phát triển kinh tế địa phương nhằm tăng cường cơ hội tự tạo việc làm
ổn định và năng suất; (v) cung cấp tư vấn kỹ thuật và công cụ nhằm cải thiện chất
lượng nghề nghiệp và giải quyết các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bất
bình đẳng giới; (vi) Lồng ghép các mối quan tâm của thanh niên vào khung khổ
phát triển chung của Quốc gia và cung cấp các dịch vụ việc làm thanh niên; (vii)
Tăng cường sự tham gia của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức
của họ tham gia vào phát triển chính sách.
- Liên hợp quốc (2012), Báo cáo “Việc làm thanh niên: triển vọng thanh niên
về theo đuổi VLBV trong giai đoạn đang chuyển đổi” [129] đã nhấn mạnh sự
chuyển tiếp từ trường học đến TTLĐ là một giai đoạn thiết yếu trong chu kỳ cuộc
đời. Kịch bản việc làm hiện tại cho thanh niên đã bị xấu đi do khủng hoảng kinh tế,
đưa đến một thách thức gay go trong dài hạn cho cả thanh niên và toàn xã hội. Bản
23
thân thanh niên là những đối tác thiết yếu trong duy trì và theo đuổi VLBV và năng
suất cho tất cả mọi người, song tiếng nói của họ không được chú ý đến và các kinh
nghiệm, cũng như quan điểm tích cực và tiêu cực cũng không được chia sẻ, đặc biệt
không đến được với các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo cũng khẳng định về
khoảng cách ngày càng tăng trong VLBV cho thanh niên. Với ít kinh nghiệm và kỹ
năng hơn so với người trưởng thành, thanh niên thường đối mặt với khó khăn trong
tiếp cận công việc.
- ILO (2006), Báo cáo “Thập kỷ việc làm bền vững ở ASEAN: thách thức về
việc làm thanh niên” [114] đã chỉ rõ một số thách thức chính về việc làm thanh
niên: (i) mặc dù cứ 5 lao động thanh niên trong nhóm tuổi 15 - 24 thì có 1 người
thất nghiệp, nhóm này chiếm gần 1/2 số lao động mất việc của khu vực. Trong khu
vực, số thanh niên thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người trưởng thành, gấp 5 lần ở
khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Đối với lao động thanh niên nghèo,
không còn lựa chọn nào khác là làm các công việc nặng nhọc, kéo dài thời gian ở
khu vực PCT với hợp đồng tạm thời, tiền công thấp và không có triển vọng; (ii) Lao
động trẻ ở các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị thiếu
sự bảo trợ xã hội. Hầu hết những lao động này, sự lựa chọn duy nhất của họ là tham gia
vào các phân khúc thị trường trong khu vực PCT, điều đó đã đặt họ vào trong tình
trạng “lao động nghèo”; (iii) Thanh niên cũng làm tăng thêm gánh nặng của dòng chảy
di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, gây thêm áp lực nặng nề cho
TTLĐ ở khu vực thành thị. Số lượng nữ thanh niên ASEAN đi làm việc ở nước ngoài
ngày càng tăng, chủ yếu làm giúp việc gia đình và trong các ngành sản xuất chế tạo sử
dụng nhiều lao động, dễ bị tổn thương do bị bóc lột và lạm dụng.
Tóm lại: Các tài liệu nghiên cứu quốc tế đã làm rõ khái niệm và nội hàm
VLBV. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã áp dụng khái niệm này để làm sáng tỏ
các vấn đề việc làm toàn cầu và quốc gia hay trong các khu vực khác nhau trên thế
giới, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển. Một số nghiên cứu khác liên quan
trực tiếp đến việc làm thanh niên và cũng chỉ ra các nguyên nhân cơ bản của sự
không bền vững trong việc làm thanh niên đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế vừa qua, cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ tổng thể nhằm thúc đẩy
lao động thanh niên hòa nhập TTLĐ, hướng tới VLBV. Tuy nhiên, tùy vào điều
kiện và tình hình của từng quốc gia, từng khu vực mà có những biện pháp cụ thể.
Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu cũng đưa ra phương pháp phân tích và cách
tiếp cận trong tạo VLBV cho thanh niên, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở lý thuyết
24
mang tính xã hội và kinh nghiệm (như lý thuyết vòng đời), chứ chưa gắn với các lý
thuyết kinh tế phát triển. Ngoài ra, các vấn đề về lý thuyết và cơ sở khoa học về tạo
VLBV cho thanh niên, cũng như nội dung và các nhân tố tác động đến tạo VLBV
trong bối cảnh hội nhập KTQT cho thanh niên chưa được làm rõ ở các nghiên cứu
này. Vì vậy, đề tài luận án hoàn toàn mang tính mới.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu tổng quan, NCS rút ra kết luận sau:
- Hệ thống lý thuyết về tạo việc làm cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về
vấn đề tạo việc làm của một nền kinh tế. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình
nêu trên cũng cho thấy cần phải xây dựng được mô hình nghiên cứu tạo VLBV cho
thanh niên trong bối cảnh hội nhập rút ra từ các lý thuyết này.
- Các công trình, bài viết nêu trên đều đề cập đến vấn đề VLBV và tạo VLBV nói
chung hay cho một số đối tượng đặc thù như lao động thanh niên, lao động nông thôn,
nông thôn vùng thu hồi đất. Đó là nguồn tài liệu phong phú để tác giả luận án kế thừa và
tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay các tài liệu nghiên cứu chưa làm rõ phương pháp
tiếp cận và khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên. Bên cạnh đó, vấn đề tạo
VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống, khoa học và cập nhật do đó chưa thấy hết được những nguyên nhân và hạn chế
trong tạo VLBV cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Đây là những khoảng trống được
luận án tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các nhà
hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới.
Do đó, những vấn đề thuộc nội dung luận án mà NCS cần và sẽ tập trung giải
quyết bao gồm:
- Xây dựng khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối
cảnh hội nhập KTQT. Trong đó, làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung tạo
VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT và các nhân tố ảnh
hưởng đến tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT.
- Trên cơ sở khung phân tích, đánh giá một cách khoa học và toàn diện thực
trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua, gắn với bối
cảnh hội nhập KTQT.
- Xác định cơ hội và thách thức của tạo VLBV cho lao động thanh niên trong
bối cảnh hội nhập KTQT.
- Xây dựng các giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh
hội nhập KTQT trong thời gian tới.
25
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG
CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Khái niệm và đặc điểm về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1. Khái niệm về thanh niên và lao động thanh niên
2.1.1.1. Thanh niên
O‟Higgins đã chỉ ra rằng [120]: Khái niệm thanh niên phụ thuộc vào các đặc
điểm văn hóa và xã hội của từng quốc gia. Nhìn chung, thanh niên có thể được xác
định như là một giai đoạn trong vòng đời trước khi bắt đầu cuộc đời của người
trưởng thành, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi trung bình khi người thanh niên
tốt nghiệp giáo dục và đào tạo ban đầu và tuổi trung bình kì vọng khi họ bắt đầu
đóng các vai trò trưởng thành trong cộng đồng.
Theo khái niệm tiêu chuẩn của Liên hợp quốc (UN) [127], thanh niên là
những người trong độ tuổi từ 15 đến 24. Thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi
15-24 để hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà trường
sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc phổ thông cơ sở) và kết thúc việc đào tạo nghề nghiệp
ở cấp đại học lúc 24 tuổi. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đã phê chuẩn khái niệm
này. Đặc biệt, trong các phân tích và hoạch định chính sách của các quốc gia đang
phát triển, ILO khuyến nghị tập trung vào nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi, đây là
nhóm dễ bị tổn thương hơn cả trong TTLĐ.
Ở Việt Nam, từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005:
“Thanh niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Tuy nhiên,
theo pháp luật lao động, ngưỡng tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi.
Do đó, khi xem xét lao động thanh niên cần phải bao gồm cả lứa tuổi từ 15.
Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tính so sánh quốc tế và phù hợp với pháp
luật lao động của Việt Nam và khuyến nghị của ILO, nghiên cứu sinh (NCS) sử
dụng khái niệm “thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15-24”.
2.1.1.2. Lao động thanh niên
Theo ILO, “người lao động là những người từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm
việc, đang có việc làm hay đang tìm kiếm việc làm” [115].
Như vậy, lao động thanh niên được hiểu là những người trong độ tuổi từ 15 –
26
24 có nhu cầu làm việc, đang có việc làm hay đang tìm kiếm việc làm. Đây là khái
niệm sẽ được sử dụng thống nhất trong luận án.
2.1.2. Khái niệm về việc làm và việc làm bền vững
2.1.2.1. Việc làm
ILO đã đưa ra khái niệm về việc làm như sau: “Việc làm là tất cả các hoạt
động do những người trong một độ tuổi xác định nào đó thực hiện trong một
khoảng thời gian cụ thể, có thể là một tuần hoặc một ngày, để được trả công, hay
tạo ra lợi nhuận hay tạo ra lợi ích cho gia đình, bằng tiền mặt hay hiện vật” [115].
Khái niệm này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, khái niệm này
mang nghĩa rất rộng bao trùm mọi hoạt động lao động của con người. Đặc biệt, nếu
xem tất cả các công việc được trả công là việc làm thì sẽ dẫn đến sự thừa nhận các
hoạt động bất hợp pháp như các hoạt động tội phạm, các hoạt động vi phạm đạo đức
xã hội, truyền thống các dân tộc ... cũng được xem là việc làm.
Ở Việt Nam, “việc làm” được quan niệm như sau: “Mọi hoạt động tạo ra thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13, Bộ Luật Lao
động 2012), hay nói cách khác “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm” (Điều 3, Luật Việc làm 2013). Như vậy, khái niệm này nhấn
mạnh tới hai tiêu thức cơ bản “thu nhập” và “tính hợp pháp” để xác định hoạt động lao
động được thừa nhận là việc làm. Điều này có nghĩa là, nếu một hoạt động tạo ra thu
nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không được thừa
nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra
thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm như hoạt động nội trợ.
Từ các quan điểm trên, tác giả thống nhất với quan niệm việc làm của Chính
phủ Việt Nam “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp
luật cấm”. Với quan niệm việc làm như vậy sẽ góp phần ngăn chặn những công
việc phi pháp dễ nảy sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Phân loại tình trạng việc làm của người lao động, có 3 trạng thái sau:
+ Có việc làm đầy đủ (sau này được phát triển thành VLBV) là việc làm ổn
định, năng suất với điều kiện tự do, bình đẳng và bảo đảm nhân phẩm.
+ Thiếu việc làm: “người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong
tuần lễ điều tra dưới 35 giờ hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định và họ
có nhu cầu làm thêm giờ”.
27
+ Thất nghiệp: “Thất nghiệp là hiện tượng mà những người lao động trong tuần
điều tra không làm việc gì (ít nhất 1 giờ), nhưng có nhu cầu làm việc và đã có các hoạt
động tìm việc như đến các trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký, nộp đơn xin việc đến
doanh nghiệp, tìm sự hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè để có việc làm, v.v...”.
2.1.2.2. Việc làm bền vững
Việc làm bền vững là thuật ngữ do ILO xây dựng và được cộng đồng quốc tế
thông qua: “VLBV là việc làm cho phụ nữ và nam giới được thực hiện trong điều
kiện tự do, bình đẳng, an sinh và tôn trọng nhân phẩm” [110].
Năm 2007, ILO đã phát triển khái niệm VLBV với 4 nội dung cụ thể: (i) việc
làm đầy đủ quyền con người với đúng trình độ cá nhân; (ii) việc làm với các điều
kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cá
nhân; (iii) việc làm có ASXH, an toàn tại nơi làm việc hướng tới chăm sóc sức khỏe
và phòng ngừa rủi ro; (iv) việc làm có ĐTXH thông qua tự do hiệp hội, tự do phát
ngôn, được tham gia đối thoại cởi mở giữa Chính phủ, người sử dụng lao động và
người lao động, được tham gia xây dựng các chính sách, chiến lược có liên quan
[113]. Với các nội hàm này, khái niệm VLBV có tính khái quát hơn, bao gồm các
khía cạnh khác nhau của người lao động, nhất là được bảo đảm về ASXH.
Trên cơ sở đó, Hội nghị quốc tế lần thứ 18 về Thống kê lao động đã đưa ra
khung khổ đánh giá VLBV ở phạm vi quốc gia bao gồm 10 thành tố chính của
VLBV và hệ thống các chỉ số VLBV (21 chỉ tiêu về khung khổ pháp luật và 58 chỉ
tiêu thống kê) [110, 112]. Bộ chỉ số này cho phép các quốc gia sử dụng để thực hiện
giám sát VLBV. Việc thống kê theo các chỉ số này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của
các nguồn thông tin thống kê, khả năng cải tiến các công cụ đo lường và tính khả thi
của các nghiên cứu mới về vấn đề lao động.
NCS đồng thuận với quan điểm của ILO về VLBV và sẽ chính thức sử dụng
khái niệm VLBV của ILO trong các phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên
Việt Nam xuyên suốt luận án này. Bên cạnh đó, NCS cũng sẽ sử dụng khung khổ
đánh giá và hệ thống chỉ số giám sát VLBV của ILO làm căn cứ xây dựng và phát
triển khung VLBV và hệ thống chỉ số giám sát VLBV của lao động thanh niên.
2.1.3. Khái niệm về tạo việc làm và tạo việc làm bền vững
2.1.3.1. Tạo việc làm
Theo Giáo trình Kinh tế NNL: “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và
chất lượng tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết
28
khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động, đem lại thu nhập cho người lao
động” [82].
Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sức lao động
và các điều kiện KT-XH khác (để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động), cụ thể:
+ Yếu tố tư liệu sản xuất hay chính là điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ: là
các tiền đề vật chất để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất nào. Điều kiện tự
nhiên do thiên nhiên ưu đãi. Vốn do tích luỹ mà có hoặc được tạo ra từ các nguồn
khác. Công nghệ do tự sáng chế hoặc áp dụng theo những công nghệ đã có sẵn.
Nhân tố này cùng với sức lao động nói lên năng lực sản xuất của một quốc gia.
+ Yếu tố sức lao động hay còn gọi là năng lực người lao động trong quá trình
lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, kinh nghiệm quản lý, sản xuất của người lao
động. Người lao động có được những thứ này lại phụ thuộc vào điều kiện sống, quá
trình đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm của bản thân, sự kế thừa những tài sản đó từ
các thế hệ trước.
+ Yếu tố điều kiện KT-XH hay chính là cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi
quốc gia: Việc làm được tạo ra như thế nào, chủ yếu cho đối tượng nào, với số
lượng dự tính bao nhiêu,… phụ thuộc vào cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi quốc
gia trong từng thời kỳ cụ thể. Muốn có được nhiều việc làm cần có các chính sách,
biện pháp tạo việc làm hiệu quả. Ví dụ: Chính sách tạo vốn để phát triển kinh tế;
Chính sách di dân đi vùng kinh tế mới; Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng
cho xuất khẩu; Chính sách phát triển ngành nghề truyền thống; Chính sách phát
triển hình thức hội, hiệp hội ngành nghề làm kinh tế và tạo việc làm; Chính sách
xuất khẩu lao động; .v.v…cũng như các định chế phát triển TTLĐ bao gồm hệ
thống trung tâm dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin TTLĐ, v.v… do Chính phủ
và các tổ chức KT-XH thực hiện.
2.1.3.2. Tạo việc làm bền vững
VLBV cho người lao động là mục tiêu của xã hội hiện đại. Chương trình nghị
sự về VLBV của ILO đã đặt ra 4 trụ cột chiến lược trong tạo VLBV, cụ thể: (i) Tạo cơ
hội VLBV cho cả nam giới và phụ nữ; (ii) Đảm bảo các quyền cơ bản tại nơi làm việc;
(iii) Đảm bảo ASXH; (iv) Đảm bảo ĐTXH. Bốn trụ cột này có tầm quan trọng ngang
nhau, thuộc cách tiếp cận cân bằng và lồng ghép trong tạo VLBV hay nói cách khác
chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau [110, 112].
Trên cơ sở đó, theo NCS “Tạo việc làm bền vững là các hoạt động và biện
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế

More Related Content

What's hot

Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty xốp nhựa, HAY - Gửi miễn phí q...
Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty xốp nhựa, HAY - Gửi miễn phí q...Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty xốp nhựa, HAY - Gửi miễn phí q...
Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty xốp nhựa, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên mônĐánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Gắn Bó Của Người Lao Động.docx
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Gắn Bó Của Người Lao Động.docxKhóa Luận Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Gắn Bó Của Người Lao Động.docx
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Gắn Bó Của Người Lao Động.docx
 
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệpVốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 

Similar to Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế

Similar to Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế (20)

Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung QuốcQuan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
 
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt NamLuận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
Luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh thiếu niên Việt Nam
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
ĐỀ TÀI Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Nông Thôn Thái Bình Trong Quá Trình Hộ...
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái NguyênLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
 
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế Tư Nhân Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Kinh ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế Tư Nhân Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Kinh ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế Tư Nhân Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Kinh ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế Tư Nhân Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Kinh ...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái NguyênLuận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------ TRỊNH THU NGA TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng Hà Nội- 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trịnh Thu Nga
  • 3. ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc...............................10 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................16 1.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................................25 2.1. Khái niệm và đặc điểm về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................25 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và lao động thanh niên .....................................25 2.1.2. Khái niệm về việc làm và việc làm bền vững ..........................................26 2.1.3. Khái niệm về tạo việc làm và tạo việc làm bền vững...............................27 2.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................................31 2.1.5. Đặc điểm của thanh niên trong tạo việc làm bền vững ............................31 2.2. Lý thuyết kinh tế phát triển về tạo việc làm bền vững...............................33 2.2.1. Lý thuyết trọng cầu...................................................................................33 2.2.2. Lý thuyết trọng cung.................................................................................36 2.3. Nội dung tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..............................................................................37 2.3.1. Nội dung việc làm bền vững của thanh niên và hệ thống tiêu chí đánh giá việc làm bền vững của lao động thanh niên .................................................38 2.3.2. Nội dung tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên .......................40 2.4. Các nhân tố tác động đến tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................45
  • 4. iii 2.4.1. Tổng cầu và tăng trưởng kinh tế...............................................................45 2.4.2. Cung lao động thanh niên.........................................................................47 2.4.3. Môi trường thể chế kinh tế - xã hội..........................................................48 2.4.4. Nhóm nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế....................................................50 2.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................52 2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................52 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..............................................................................................................62 3.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế - xã hội và thực trạng việc làm bền vững của lao động thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2017........................................62 3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội............................................................................62 3.1.2. Đặc điểm cung lao động thanh niên Việt Nam.........................................66 3.1.3. Thực trạng việc làm bền vững của lao động thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017..................................................................................69 3.2. Thực trạng tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................78 3.2.1. Tạo cơ hội việc làm bền vững cho thanh niên..........................................78 3.2.2. Đảm bảo chất lượng việc làm cho lao động thanh niên ...........................97 3.2.3. Đảm bảo năng lực làm việc cho lao động thanh niên.............................104 3.3. Nghiên cứu định lƣợng về ảnh hƣởng của các yếu tố đến tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong giai đoạn 2011-2017 .......................111 3.3.1. Mô hình ước lượng .................................................................................111 3.3.2. Kết quả ước lượng ..................................................................................111 3.4. Đánh giá chung.............................................................................................116 3.4.1. Mặt được.................................................................................................116 3.4.2. Hạn chế...................................................................................................117
  • 5. iv 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................122 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .....126 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong giai đoạn tới.....................................................126 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .....................................................................................126 4.1.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................127 4.2. Cơ hội và thách thức trong tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...................................................129 4.2.1. Cơ hội .....................................................................................................129 4.2.2. Thách thức ..............................................................................................131 4.3. Quan điểm tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................134 4.4. Giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................134 4.4.1. Nhóm giải pháp chung thúc đẩy tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..........................................134 4.4.2. Nhóm giải pháp tạo cơ hội việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế....................................................135 4.4.3. Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng việc làm cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế....................................................139 4.4.4. Giải pháp phát triển năng lực việc làm cho lao động thanh niên ...........142 KẾT LUẬN ................................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ..........151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................148 PHỤ LỤC LUẬN ÁN
  • 6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DVVL Dịch vụ việc làm FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức Lao động Quốc tế KTQT Kinh tế quốc tế L Đ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội LCHL Làm công hưởng lương LLLĐ Lực lượng lao động NNL Nguồn nhân lực NSLĐ Năng suất lao động PCT Phi chính thức SXKD Sản xuất kinh doanh TCTK Tổng cục thống kê TTLĐ Thị trường lao động TTKT Tăng trưởng kinh tế VLBV Việc làm bền vững
  • 7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các yếu tố của VLBV và các tiêu chí/chỉ số nhận dạng VLBV của thanh niên ...39 Bảng 3.1: Hệ số co giãn việc làm với GDP, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2011-2017 ..............................................................63 Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động thanh niên có việc làm theo giới tính và khu vực sinh sống, giai đoạn 2011 - 2017...................................................................70 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả các chỉ số giám sát việc làm bền vững của thanh niên, năm 2011 và 2017.................................................................................................71 Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm (Hệ số co giãn việc làm theo tổng sản phẩm quốc nội) ................................................................79 Bảng 3.5. Phân bố việc làm thanh niên theo ngành và giới tính, vị thế việc làm năm 2011 và 2017.................................................................................................81 Bảng 3.6. Tình hình hoạt động doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2017 ............................85 Bảng 3.7. Cơ cấu việc làm thanh niên theo hình thức sở hữu, giai đoạn 2011-2017....87 Bảng 3.8: Quy mô lao động đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2011-2017 ..............91 Bảng 3.9. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến việc làm bền vững .................112
  • 8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................................38 Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2017........................................................62 Hình 3.2. Tổng dân số thanh niên Việt Nam, tỷ lệ dân số thanh niên nữ và tỷ lệ dân số thanh niên thành thị, 2011-2017...................................................67 Hình 4.1. Các kênh tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến TTLĐ Việt Nam ......129
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm bền vững là mục tiêu của xã hội hiện đại. Theo đó, người lao động được làm việc trong điều kiện tốt hơn, an toàn hơn, được bảo đảm về mặt an sinh xã hội, có năng suất và thu nhập cao hơn và bảo đảm sự cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, thiếu việc làm bền vững đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt trầm trọng ở các nền kinh tế đang phát triển. Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm chất lượng kém và không hiệu quả, quyền của người lao động tại nơi làm việc không đảm bảo [102]. Đặc biệt, thế hệ trẻ là lực lượng chủ chốt, năng động cho sự thay đổi xã hội và là động lực cho phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ, song lại đang bị ảnh hưởng không tương xứng của thất nghiệp và gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận việc làm bền vững. Năm 2017, ước tính toàn cầu có khoảng 91 triệu thanh niên thất nghiệp, chiếm gần 40% tổng số người thất nghiệp toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 13,1%, bằng 2,3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung toàn cầu. Ở các nền kinh tế đang phát triển, phần lớn thanh niên làm việc trong thị trường lao động phi chính thức, trong các công việc với an ninh kinh tế hạn chế, ít cơ hội đào tạo và các điều kiện làm việc nghèo nàn [103]. Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Đến năm 2017, lực lượng lao động (LLLĐ) thanh niên từ 15-24 tuổi có 7,58 triệu người, chiếm 13,83% trong tổng LLLĐ cả nước. Lao động thanh niên Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tỷ lệ thất nghiệp khá cao (7,5%, bằng 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung), chất lượng việc làm thấp (gần 60% lao động thanh niên có việc làm phi chính thức). Trong giai đoạn 2011-2017, mỗi năm Việt Nam có hơn 1 triệu thanh niên gia nhập vào TTLĐ, rất nhiều trong số họ phải rất vất vả tìm và giữ được việc làm. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, chiến lược tạo việc làm bền vững (VLBV) cho thanh niên mang lợi ích đến cho tất cả mọi người, hay nói cách khác tạo việc làm bền vững cho thanh niên không chỉ thiết yếu đối với tương lai của họ mà còn cho tương lai của cộng đồng, địa phương, đất nước và xã hội toàn cầu [101]. Thành công sớm ở độ tuổi thanh niên trong phát triển nghề nghiệp có liên quan đến triển vọng nghề nghiệp dài hạn của người lao động. Điều này giúp cho việc chuyển thanh
  • 10. 2 niên từ sự phụ thuộc về mặt xã hội sang sự độc lập, giúp họ thoát nghèo và đóng góp tích cực cho xã hội. Ở Việt Nam, tạo cơ hội việc làm bền vững cho người lao động, trong đó có lao động thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011–2020 [39]. Chính phủ Việt Nam đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thông qua phát triển kinh tế, chính sách thị trường lao động (dạy nghề, giới thiệu việc làm hay tín dụng ưu đãi, .v.v…). Tuy nhiên, việc tiếp cận của lao động thanh niên đến các chính sách, chương trình này còn rất hạn chế, lao động thanh niên tiếp tục là đối tượng yếu thế trên TTLĐ. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế lớn khác trên thế giới (WTO, ASEAN, ASEM, APEC, v.v..) và tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU .v.v… và sắp tới là các quốc gia trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được xem là một trong những hướng đi quan trọng để mang lại lợi ích quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thương trường quốc tế, tăng cường tạo VLBV cho người lao động, trong đó có lực lượng chủ chốt và năng động là thanh niên. Tuy nhiên, lao động thanh niên ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có nguy cơ “lấn sâu” vào công đoạn thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây thường là những công đoạn sản xuất hay ngành nghề nặng nhọc, độc hại hay ô nhiễm môi trường và sử dụng chủ yếu là lực lượng thanh niên mà các nước phát triển có xu hướng “chuyển giao” ngày càng mạnh mẽ cho các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, tự do hóa thương mại và dịch chuyển lao động [92]. Tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho Việt Nam. Để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDP), đã đến lúc cần phải có tổng kết, đánh giá thực trạng tạo VLBV cho thanh niên để làm rõ những ưu điểm, hạn chế và bất cập trong các biện pháp, chính sách tạo việc làm trong thời gian qua, cũng như các tác động tiềm năng của bối cảnh mới, trong đó có hội nhập KTQT đến tạo VLBV cho
  • 11. 3 lao động thanh niên và đề xuất giải pháp tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu như vậy cả ở bình diện quốc tế và Việt Nam. Với những lý do trên, đề tài “Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT và đánh giá được thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. - Làm rõ thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 trên khung khổ tiêu chí VLBV, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, xem xét từ giác độ cung - cầu lao động thanh niên; nghiên cứu thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT. Khách thể nghiên cứu của luận án là lao động thanh niên, đó là những người trong độ tuổi từ 15-24 thuộc lực lượng lao động (đang có việc làm hoặc đang thất nghiệp).
  • 12. 4 - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 2011–2017 và các giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2035. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc làm của lao động thanh niên trong độ tuổi 15-24 ở quy mô quốc gia (Việt Nam), bao gồm cả hoạt động đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hay còn gọi là xuất khẩu lao động). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1.Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT hiện nay như thế nào? - Các giải pháp nào thúc đẩy tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT? 4.2. Phương pháp luận Tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiếp cận và giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, NCS đặt đối tượng nghiên cứu là tạo VLBV cho lao động thanh niên trong mối quan hệ với sự phát triển KT-XH và trong bối cảnh hội nhập KTQT, vận động và không ngừng phát triển. Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau: - Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này đặt vấn đề tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT là một bộ phận trong tổng thể phát triển KT-XH bền vững ở Việt Nam. Đây là cách tiếp cận kết hợp giữa lý luận, thực tiễn và chính sách, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên. - Tiếp cận liên ngành: để xem xét các yếu tố KT-XH của Việt Nam và các yếu tố bên ngoài (hội nhập) tác động đến VLBV của lao động thanh niên. - Tiếp cận định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. 4.3. Dữ liệu nghiên cứu 4.3.1. Sử dụng cho nghiên cứu định tính - Tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống, bao gồm các báo cáo hành chính và các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-
  • 13. 5 TB&XH) và các tổ chức quốc tế như ILO, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới để thu thập thông tin về các định hướng/ chiến lược việc làm thanh niên của quốc tế và Việt Nam, cũng như khái quát hóa tình hình hội nhập TTLĐ và việc làm của lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua. - Sử dụng các bộ số liệu thô (cơ sở dữ liệu của các cuộc điều tra) của Tổng cục Thống kê (TCTK) để phân tích so sánh và phân tích thống kê, dự báo nhằm đo lường mức độ bền vững của việc làm thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; đánh giá mặt được và chưa được trong vấn đề tạo VLBV của lao động thanh niên Việt Nam, cũng như tìm ra nguyên nhân của những tồn tại hiện nay. Các bộ số liệu chính bao gồm: + Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2016: Đây là cuộc điều tra chọn mẫu trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm mục đích: thu thập thông tin về thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; các thông tin khác về hộ gia đình và các thành viên liên quan đến vấn đề việc làm, tiếp cận các chính sách KT- XH, v.v…. + Điều tra lao động việc làm hằng năm, giai đoạn 2011-2017: Đây là cuộc điều tra chọn mẫu trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm mục đích: thu thập thông tin về tình trạng tham gia TTLĐ của những người từ 15 tuổi trở lên hiện đang sống tại Việt Nam làm cơ sở để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về lao động, việc làm, thất nghiệp và thu nhập của người lao động. 4.3.2. Sử dụng cho nghiên cứu định lượng Sử dụng số liệu thô của Tổng Điều tra Doanh nghiệp năm 2016 và Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2016 của Tổng cục Thống kê. Hai bộ số liệu này cho phép đo lường khả năng có VLBV của lao động thanh niên với các biến số chính như sau: + Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của thanh niên từ 15-24 tuổi, bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tình trạng hôn nhân, phân bố theo khu vực thành thị - nông thôn, 06 vùng kinh tế, v.v… + Thông tin về tình trạng hoạt động kinh tế của thanh niên từ 15-24 tuổi, bao gồm có việc làm (việc làm theo ngành nghề, điều kiện làm việc, tiền lương/thu
  • 14. 6 nhập, thời giờ làm việc, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) …), thiếu việc làm, thất nghiệp, thoái chí, .v.v… + Thông tin về tham gia các chương trình, chính sách TTLĐ (tham gia chính sách tín dụng ưu đãi, tham gia đào tạo nghề). + Thông tin về hội nhập KTQT, bao gồm: giá trị xuất khẩu theo ngành kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo ngành kinh tế. 4.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: 4.4.1. Nghiên cứu định tính: Trong nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp tổng quan tài liệu thứ cấp: NCS tổng hợp, phân tích đánh giá các tài liệu nghiên cứu và các báo cáo quản lý về tình hình việc làm của lao động thanh niên và tạo VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian qua để tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng. Từ đó, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu hay báo cáo trước, kế thừa có chọn lọc các tài liệu này. - Phương pháp phân tích thống kê: Trong phần phân tích thực trạng, luận án sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích đặc trưng việc làm của lao động thanh niên và mức độ bền vững của việc làm thanh niên; phân tích thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên gắn với hội nhập KTQT. - Phương pháp phân tích so sánh: phương pháp này nhằm phân tích, đo lường mức độ bền vững việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT, có so sánh đối chứng giữa nhóm thanh niên và nhóm lao động trưởng thành hay so sánh giữa các nhóm tuổi khác nhau trong thanh niên. Đồng thời, phương pháp này còn để phục vụ phân tích, so sánh mức độ ưu việt giữa các chính sách, biện pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian qua. - Phương pháp phân tích xu hướng phát triển: Phương pháp này được dùng để phân tích mức độ cải thiện về số lượng và chất lượng việc làm của lao động thanh niên qua các năm, cũng như mức độ và khả năng tạo VLBV cho thanh niên trong 10 năm qua (tốt lên hay xấu đi trong bối cảnh hội nhập KTQT). Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để nhận diện nhu cầu việc làm thanh niên và tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội mới, đặc biệt là hội nhập KTQT đến tạo
  • 15. 7 VLBV cho lao động thanh niên trong thời gian tới. - Phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa: phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm rút ra các đánh giá, nhận định một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, cũng như đề xuất định hướng và giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. 4.4.2. Nghiên cứu định lượng: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên, luận án sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên. Phương trình mô hình hồi quy xác suất Probit có dạng: Yi= o + i*Xi + εi (*) Trong đó: Yi: Biến giả - biến phụ thuộc nhị phân (1,0) Xi: Các biến độc lập – bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến biến Y o: Hệ số chặn; i: Vector tham số εi: Sai số ngẫu nhiên Trên cơ sở mô hình Probit, tác giả xây dựng mô hình xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên như sau: Y= o + 1* tuoi + 2* gioitinh + 3* namdihoc + 4* honnhan2 + 5* honnhan3 + 6*vonuudai + 7*dtnghe + 8* ttnt + 9* vung6_2 + 10* vung6_3 + 11* vung6_4 + 12* vung6_5 + 13* vung6_6 + 14* lnfdi_thuchien + 15* lngtxk + εi (1) Trong đó: - Biến phụ thuộc Y (vế trái): là khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên + Y=1: Lao động có VLBV VLBV trong mô hình này là việc làm đáp ứng đầy đủ cả 6 tiêu chí sau: việc làm ổn định; đầy đủ thời gian; thu nhập >2/3mức thu nhập trung vị; có HĐLĐ đối với lao động LCHL; có tham gia BHXH; có tổ chức công đoàn. + Y=0: Người thất nghiệp hoặc lao động có việc làm không bền vững (việc làm không đảm bảo đồng thời các tiêu chí của VLBL hay nói cách khác là các tiêu chí của Y=1).
  • 16. 8 - Các biến độc lập X (vế phải): thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến tạo VLBV của thanh niên, bao gồm: + Nhóm biến đặc điểm lao động thanh niên: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục- đào tạo, hôn nhân; + Nhóm biến liên quan đến trình độ phát triển kinh tế (nơi sinh sống của người lao động): khu vực thành thị - nông thôn, 6 vùng kinh tế; + Nhóm biến liên quan đến chính sách TTLĐ: vay vốn ưu đãi, được đào tạo nghề; + Nhóm biến hội nhập: giá trị xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ghi chú: Xem giải thích chi tiết về các biến độc lập và dấu kỳ vọng tại Bảng 2-Phụ lục II. - εi là phần dư với giá trị trung bình = 0 (bao gồm tác động của từng đặc điểm không thể quan sát được như năng lực cá nhân, các mối quan hệ xã hội...). Giả định rằng i không tương quan với các đặc điểm có thể quan sát được Xi. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận Thứ nhất, luận án đã xây dựng khung lý thuyết toàn diện về tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, đã lý giải đầy đủ và chính xác nội hàm của tạo VLBV và các nhóm yếu tố tác động đến tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. Thứ hai, luận án đã làm rõ xu hướng tác động của hội nhập KTQT đến tạo VLBV và những vấn đề đặt ra đối với tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. Thứ ba, luận án chỉ rõ tầm quan trọng của tạo VLBV của lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. 5.2. Về thực tiễn Thứ nhất, luận án đã đánh giá được thực trạng VLBV và tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT trong giai đoạn 2011- 2017. Trên cơ sở đó, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua. Luận án đã xác định được 04 nhóm yếu tố tác động đến tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQ; đã có các kết luận xác đáng về tác động của 4 nhóm yếu tố đến khả năng tạo VLBV của lao động thanh niên Việt
  • 17. 9 Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT trong thời gian qua. Thứ hai, luận án đã đưa ra những gợi ý chính sách của Việt Nam trong việc hỗ trợ thanh niên tiếp cận tốt hơn đến VLBV trong bối cảnh hội nhập KTQT. Thứ ba, luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và độc giả quan tâm đến chủ đề này. Đồng thời là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án Về ý nghĩa lý luận, đề tài hệ thống và thống nhất lại các khái niệm về thanh niên và tạo VLBV cho lao động thanh niên, hệ thống lý thuyết liên quan, từ đó xây dựng khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT và các tiêu chí đánh giá cụ thể. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam bởi hiện nay gần 2/3 lao động thanh niên Việt Nam có chất lượng việc làm rất thấp; tiềm năng của lao động trẻ chưa được sử dụng hết; phổ biến tình trạng lao động trẻ không phù hợp với yêu cầu công việc - đang gióng lên hồi chuông báo động đối với TTLĐ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài phân tích thực trạng tạo VLBV lao động thanh niên trong thời gian qua ở Việt Nam, cũng như làm rõ nguyên nhân cơ bản của thất nghiệp thanh niên và chất lượng việc làm thanh niên, những khó khăn, thách thức trong tiếp cận đến VLBV của thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT, v.v… Trên cơ sở đó, xác định được hệ thống giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3. Thực trạng tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 4. Giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 18. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập rất đa dạng. Có thể phân loại thành hai nhóm chủ đề sau: 1.1.1.1. Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết về tạo việc làm bền vững nói chung và cho lao động thanh niên nói riêng trong bối cảnh hội nhập - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2016), báo cáo: “Đánh giá tác động của Hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực lao động-xã hội ở Việt Nam” [92]. Về lý luận, báo cáo đã chỉ ra các kênh tác động của hội nhập đến TTLĐ như: (i) Quá trình thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại giúp nền kinh tế phát triển và có khả năng tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, cải thiện năng suất lao động (NSLĐ); (ii) tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đảm bảo các quyền của người lao động đã trở thành xu thế trong hợp tác và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy hội nhập cũng tạo ra nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực (NNL), các vấn đề về lao động di cư, bất bình đẳng, hệ thống an sinh xã hội,…Đặc biệt, đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc làm có xu hướng gia tăng, song tập trung chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, yêu cầu kỹ năng thấp; mức tiền lương có xu hướng tăng song chủ yếu trong nhóm lao động gắn với xuất nhập khẩu và lao động có trình độ tay nghề cao. Báo cáo đã cung cấp các thông tin quan trọng cho việc xây dựng và phát triển khung lý thuyết của luận án. - Nguyễn Bao Cường, Đào Ngọc Nga, Tống Thị Mai Hồng và Nguyễn Văn Hưng (2014), tài liệu: “Bộ công cụ đánh giá nhanh về VLBV trong các chương trình/chính sách phát triển của ngành/địa phương” [53]. Tài liệu được xây dựng trên cơ sở kế thừa, rút gọn và Việt hóa, sắp xếp lại các đề mục trên cơ sở “Bộ công cụ Lồng ghép việc làm và VLBV - áp dụng ở cấp quốc gia” năm 2008 của ILO để phù hợp hơn với cách hiểu của Việt Nam và cấp độ đánh giá. Tài liệu tập trung làm rõ các cấu phần của VLBV, các chỉ tiêu đo lường và các chiến lược thúc đẩy VLBV cho người lao động nói chung. Đây là tham khảo tốt cho luận án để phát triển hệ thống chỉ số VLBV của lao động thanh niên.
  • 19. 11 - Nguyễn Văn Thắng (2014), Luận án tiến sỹ kinh tế “Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội” [62] đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất như các yếu tố chính trị-pháp lý, các yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội, toàn cầu hoá và hội nhập KTQT. Trong đó, Luận án cũng chỉ ra toàn cầu hoá và hội nhập KTQT tạo ra nhiều cơ hội và cả thách thức đối với chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn, cụ thể: (i) đó là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong nước; (ii) HNQT đỏi hỏi NNL chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghệ cao; (iii) HNQT cũng tạo ra các thách thức khi doanh nghiệp và người lao động trong nước phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, điều này có thể ảnh hưởng đến cung và cầu việc làm; không ít thanh niên đang làm việc ở nước ngoài cũng phải trở về nước. Trong bối cảnh đó, chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn càng chịu nhiều áp lực. - Triệu Đức Hạnh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tạo VLBV cho lao động nông thôn” [83]. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của tạo VLBV cho lao động nông thôn và sự cần thiết phải tạo VLBV cho lao động nông thôn. Tác giả Luận án cho rằng VLBV được hình thành từ 5 yếu tố (i) Quyền tại nơi làm việc; (ii) Ổn định việc làm và thu nhập; (iii) Tạo và xúc tiến việc làm; (iv) Bảo trợ xã hội; (v) Đối thoại xã hội. Để tạo ra VLBV phải củng cố 5 yếu tố trên. Luận án cũng đã làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn bao gồm: (i) Điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái; (ii) Cơ chế chính sách của Nhà nước; (iii) Trình độ phát triển kinh tế; (iv) Dân số. Tuy nhiên, hạn chế của Luận án này mới chỉ tập trung vào lý luận về VLBV của lao động nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng, chứ chưa làm rõ nội dung của tạo VLBV. - Ngô Quỳnh Anh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên” [61] đã đề cập đến lý thuyết tự tạo việc làm của thanh niên. Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu về tự tạo việc làm nói chung, tự tạo việc làm của thanh niên nói riêng và các yếu tố ảnh hưởng thông qua xây dựng lần đầu tiên khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm”, “khả năng tự tạo việc làm” và “tăng cường khả năng tự tạo việc làm”. Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền KTTT và HNQT, đưa ra kết luận là khả năng này ở thanh niên Việt Nam còn chưa
  • 20. 12 cao, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên. 1.1.1.2. Nghiên cứu về thực trạng việc làm thanh niên và giải pháp tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập - Trịnh Thu Nga (2018), Báo cáo tư vấn quốc gia về “Thách thức việc làm thanh niên và chính sách phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam” [125]. Báo cáo đã tập trung phân tích thực trạng việc làm thanh niên trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao, chất lượng việc làm còn thấp và tỷ lệ thanh niên thoái chí cũng khá cao. Báo cáo cũng chỉ rõ 4 nguyên nhân cơ bản: (i) chất lượng lao động thanh niên thấp; (ii) việc thực thi các chính sách, chương trình dạy nghề, hỗ trợ thanh niên tìm kiếm và tự tạo việc làm còn hạn chế do chưa đáp ứng nhu cầu thanh niên; (iii) thanh niên thiếu thông tin hay còn thụ động trong tìm kiếm các cơ hội việc làm; (iv) chiến lược việc làm cho thanh niên chưa được lồng ghép và chiến lược phát triển KT-XH. Báo cáo cũng đưa ra các hàm ý chính sách về nâng cao vốn con người cho thanh niên, tăng cường kết nối việc làm và cải cách các chính sách, chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp và tự tạo việc làm. - Ngân hàng Thế giới (2017), Báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn” [51] đã cho thấy những thay đổi nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã làm thay đổi bức tranh việc làm ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra các xu hướng lớn hiện nay có tác động đến tương lai việc làm của Việt Nam như: “Sự thay đổi các xu hướng thương mại và tiêu dùng, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và tự động hóa; cách mạng công nghiệp 4.0; già hóa dân số có thể hoặc mang lại những cơ hội việc làm tốt hơn nhưng cũng có thể đe dọa đến chất lượng việc làm của Việt Nam”. Trong đó, những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất đó chính là tầng lớp thanh niên- những người có khả năng học tập và thích ứng tốt hơn; phụ nữ - được đối xử bình đẳng hơn trong các cơ hội việc làm. Báo cáo đã nhấn mạnh tới cách chính sách của Việt Nam cần hướng tới nhằm giải quyết tốt 3 nhóm vấn đề lớn của lao động-việc làm hiện nay đó là: (i) tạo việc làm tốt trong nền kinh tế hiện đại; (ii) Nâng cao chất lượng việc làm trong nền kinh tế truyền thống; ( iii) Kết nối người lao động có trình độ với những việc làm phù hợp. - ILO (2017), Báo cáo Quốc gia “Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm năm 2017” [107]. Báo cáo tập trung phân tích các xu hướng chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam trong TTLĐ và cũng chỉ ra
  • 21. 13 những khó khăn của thanh niên trong hội nhập TTLĐ - kết quả điều tra cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và thời gian chuyển tiếp sang TTLĐ của thanh niên. Kết quả điều tra cũng chỉ ra những hạn chế dai dẳng trong việc làm thanh niên như: sự không phù hợp với yêu cầu công việc, chưa tận dụng hết tiềm năng lao động và việc làm chất lượng thấp đối với thanh niên Việt Nam từ 15 đến 29 tuổi. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với TTLĐ trẻ của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và công đoàn nhằm thúc đẩy VLBV cho thanh niên; phát triển kinh doanh với khu vực tư nhân là đầu tàu kiến tạo việc làm cho thanh niên. - Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và đồng nghiệp (2017), Báo cáo “Xu hướng dịch chuyển việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay” [58] cho thấy việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay bắt đầu có sự chuyển dịch việc làm mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ, công nghiệp; từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các công việc giản đơn như buôn bán, lao động làm thuê xây dựng, bốc vác, giúp việc gia đình, .v.v…Khó khăn của lao động nông thôn khi dịch chuyển vẫn là trình độ thấp, thiếu vốn đầu tư, hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu thông tin về cơ hội việc làm tại địa phương và các tỉnh lân cận, các thành phố lớn; cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được cho việc dịch chuyển thuận lợi; địa phương chưa có nhiều hỗ trợ cho thanh niên dịch chuyển, .v.v.. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng nhấn mạnh đến các giải pháp về chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn như phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành có lợi thế trong xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động; phát triển mạnh các khu công nghiệp và chế xuất; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trình độ thấp; hướng nghiệp và tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại địa phương; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp tại địa phương v.v… - Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thân Thương, Nguyễn Thế Hà, Trịnh Thu Nga và Nguyễn Văn Thụy (2015), ấn phẩm “Sự chuyển tiếp sang TTLĐ của thanh niên Việt Nam” [54]. Nghiên cứu đã đề cập đến chính sách và chương trình tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng trong thời gian qua. Đồng thời, báo cáo cũng đề cập đến những hạn chế, khó khăn, thách thức trong vấn đề việc làm thanh niên và những rào cản trong quá trình “vật lộn” để chuyển tiếp sang VLBV của thanh niên trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị chính về việc thanh niên Việt Nam cần được hỗ trợ để có một quá trình chuyển tiếp sang TTLĐ thuận lợi hơn. Mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo
  • 22. 14 và tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế và việc tạo thêm việc làm và việc làm tốt hơn, cần được đẩy mạnh. Trong khi đó, những chính sách khác như hướng nghiệp, tư vấn việc làm, thông tin TTLĐ và dịch vụ việc làm, có thể giúp quá trình chuyển tiếp từ trường học tới việc làm trở nên thuận lợi hơn”. - Nguyễn Thị Lan Hương, Trịnh Thu Nga, Lưu Quang Tuấn và nhóm nghiên cứu (2015), Báo cáo “Khảo sát người mới tốt nghiệp đại học hội nhập TTLĐ” [56]. Nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng hội nhập TTLĐ và chỉ ra những khó khăn thách thức trong vấn đề tiếp cận VLBV của người mới tốt nghiệp. Nghiên cứu này cũng làm rõ các nguyên nhân của việc làm thanh niên chưa bền vững như: Chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu của TTLĐ; Ngành nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu của TTLĐ; Người mới tốt nghiệp đại học thiếu thông tin TTLĐ và định hướng việc làm, tìm việc làm các trung tâm dịch vụ việc làm công và tư nhân. Báo cáo đã đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người mới tốt nghiệp rút ngắn thời gian chuyển tiếp và tạo cơ hội tiếp cận tốt hơn đến VLBV; chính sách phát triển cung, cầu lao động CMKT cao; tăng cường hỗ trợ và bảo vệ lợi ích đối với những người mới tốt nghiệp đại học có nguy cơ dễ bị tổn thương trong TTLĐ. - Bộ Nội Vụ và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2015), Báo cáo quốc gia về Thanh niên Việt Nam [11]. Báo cáo đã nhấn mạnh vào những khó khăn, thách thức trong tạo việc làm cho thanh niên, như phổ biến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Thanh niên nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội việc làm ổn định; chất lượng LLLĐ còn thấp, định hướng đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều khó khăn, bất cập, đào tạo chưa gắn với TTLĐ. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị cho chính sách lao động – việc làm của thanh niên liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, mở rộng diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Chính phủ cần có các mô hình đào tạo dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn-đô thị; Việt Nam cần thu thập thêm thông tin về nhu cầu nhân lực thực tế cũng như những thông tin về các kỹ năng, kiến thức chủ chốt mà các ngành nghề lao động cần có để có thể lập kế hoạch và cơ cấu lại hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với thực tế. - Ngô Quỳnh Anh (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên” [61] đã đề cập đến khía cạnh tự tạo việc làm của thanh
  • 23. 15 niên. Tác giả đã đưa ra một số phát hiện về khả năng tự tạo việc làm của thanh nhiên, cụ thể: (i) Thanh niên đến với tự tạo việc làm là do “lực đẩy” nhiều hơn “lực hút” và khó có thể mong đợi khu vực tự tạo việc làm của thanh niên có thể đóng góp hiệu quả vào TTKT của vùng và của quốc gia; (ii) Trong khi vốn con người thông qua giáo dục và đào tạo chính thống chủ yếu đem lại lợi ích cho thanh niên trong lĩnh vực làm công chính thống, thì quá trình học tập và tích luỹ kinh nghiệm qua hoạt động thực tế có vai trò quan trọng đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm; (iii) Tuy chưa thực sự là hiện tượng phổ biến nhưng đã có bằng chứng cho thấy vốn xã hội liên kết thông qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, của Chính phủ, các chương trình phát triển KT-XH, trình độ phát triển của vùng, ngành…đã phát huy tác dụng đối với nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh (SXKD), khởi sự doanh nghiệp trong khi gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tác giả cũng nhấn mạnh, xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ thanh niên tự tạo việc làm vẫn thực sự cần thiết được đào tạo phù hợp thì mới phát triển bền vững. - Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo “Thanh niên Việt Nam [66]: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009” đã phân tích các các xu hướng nổi bật về thanh niên - thế hệ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai – Năm 2009, hơn 40% dân số độ tuổi 15-19 và xấp xỉ 80% dân số trong độ tuổi 20-24 tham gia LLLĐ, thanh niên ở nông thôn tham gia vào LLLĐ sớm và có ít cơ hội hơn thanh niên thành thị trong việc tiếp tục đi học và nâng cao trình độ học vấn; hầu hết thanh niên làm việc trong các hộ SXKD cá thể hoặc khu vực tư nhân; trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, lao động nữ thanh niên cao hơn hai lần lao động nam thanh niên; nói cách khác, khu vực kinh tế này thu hút lao động nữ trẻ tuổi. Báo cáo này cũng cho thấy một bức tranh sinh động về tình hình di cư dài hạn trong nước ở Việt Nam, đó là dân số trong độ tuổi 15-24 không chỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm người di cư, mà phần lớn trong số này lại là nữ thanh niên. Dân số trong độ tuổi 15-24 có xu hướng di cư ra thành thị, trong khi dân số ở độ tuổi từ 25 trở lên lại có xu hướng di cư đến cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Điều này cho thấy di cư của thanh niên đóng vai trò quan trọng trong phát triển khu vực đô thị trong thập kỷ vừa qua. Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi chính sách phát triển đô thị phù hợp có tính đến các dòng di cư và sự biến động dân số thì lúc đó người di cư mới có thể tiếp cận được tới các dịch vụ xã hội và cơ hội việc làm. Quan trọng hơn, do nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong số thanh niên di cư nên việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên di cư nhằm bảo vệ họ trước các rủi ro sức khỏe không đáng có là điều rất cần thiết.
  • 24. 16 - Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2011), Báo cáo “Xu hướng việc làm thanh niên giai đoạn 2006-2012” [91]. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá biến động về chất lượng lao động, việc làm của thanh niên trong giai đoạn này, cho thấy phần lớn lao động thanh niên có trình độ thấp, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm trong khu vực kinh tế chính thức. Phần lớn lao động thanh niên làm việc trong khu vực phi chính thức (PCT), là lao động tự làm với những công việc giản đơn và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, những lao động di cư trẻ thường gặp các rủi ro về việc làm và sức khỏe, không có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi nhập cư… Trong khi đó, thanh niên vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận đến dịch vụ việc làm và thông tin TTLĐ. Tóm lại: các nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề việc làm thanh niên và tạo việc làm cho thanh niên khá nhiều và đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan, bao gồm: khái niệm và nội hàm của VLBV nói chung, luật pháp, chính sách, thực trạng, thách thức và giải pháp trong tạo việc làm cho thanh niên hay thúc đẩy việc làm năng suất, chất lượng cho lao động thanh niên. Tuy nhiên, sự đa dạng của các tài liệu này mới thể hiện ở các báo cáo nghiên cứu, bài báo, bản tin và chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hay đề cập trực tiếp đến tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. Hơn nữa, các nghiên cứu này mới chỉ phản ánh một khía cạnh nào đó của bức tranh tạo VLBV cho lao động thanh niên ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp còn đề ra chung chung và thiếu nhất quán, chưa gắn với bối cảnh hội nhập KTQT. Vì vậy, “Tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT” là đề tài mới, với mong muốn hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên hiện nay, xác định những cơ hội, thách thức đối với tạo VLBV của thanh niên trong bối cảnh hội nhập và đề xuất hệ giải pháp tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể chia thành 2 nhóm, bao gồm: các nghiên cứu mang tính lý thuyết về tạo việc làm nói chung và các nghiên cứu về tạo VLBV cho thanh niên. 1.1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết về tạo việc làm - Một số lý thuyết quan trọng bàn về vấn đề tạo việc làm bao gồm: Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes [118]; Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế của tác giả Arthur Lewis
  • 25. 17 [130], John Fei và Gustav Ranis (1961) đã phát triển mở rộng mô hình của Lewis; Lý thuyết của Harry T. Oshima [44]; Mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris – Todaro [36]. Các lý thuyết này đã nghiên cứu vấn đề tạo việc làm trên các góc độ khác nhau - Trong lý thuyết của Keynes, tạo việc làm được xem xét trong mối quan hệ với tổng cầu của nền kinh tế quốc dân. Harry Toshima nghiên cứu đặc điểm cơ bản của nền kinh tế châu Á gió mùa với mục tiêu là thay đổi nền kinh tế từ chỗ sử dụng không hết lao động tiến tới tận dụng hết lao động ở mức độ cao qua 3 giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Harris - Todaro đã nghiên cứu vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau… Các lý thuyết này đã cho thấy việc làm được tạo ra phụ thuộc vào việc gia tăng sản lượng và phương thức tăng trưởng của một nền kinh tế; góp phần lý giải tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cũng như sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị ở các nước đang phát triển trong quá trình CNH; đồng thời cũng chỉ ra các bước phát triển để tiến tới toàn dụng lao động của các nền kinh tế đang phát triển. - Vào những năm 1980, trường phái trọng cung xuất hiện ở Mỹ, với các đại biểu là A. Laffer , J, Winniski, n. Ture, P.C. Roberto,.....Trường phái trọng cung ra đời nhằm tìm kiếm con đường giải quyết nhịp độ tăng trưởng và duy trì NSLĐ. Các lý thuyết này đã nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của nghiên cứu và phát triển (R&D) và giáo dục và đào tạo đối với TTKT trong dài hạn của một quốc gia. Họ phê phán những quan điểm của phái trọng cầu và của phái Keynes khi các phái này phân tích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do thiếu cầu và do tiết kiệm quá lớn [64]. - Trong phân tích kinh tế lao động, các lý thuyết về vốn con người mà điển hình là lý thuyết của Gary Becker cũng nhấn mạnh vào những ảnh hưởng của giáo dục, kinh nghiệm của một cá nhân trong xác định việc làm và NSLĐ của họ [98]. Lý thuyết của Becker đã chỉ ra rằng không có số lượng cố định những việc làm tốt, mà số lượng công việc được trả lương cao sẽ gia tăng khi các nước đào tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng sáng tạo, đổi mới hơn. Becker đã chỉ ra các nước Châu Á từ Hàn Quốc, Singapore đến Trung Quốc như là những ví dụ về những nền kinh tế đã sử dụng giáo dục để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm năng suất, chất lượng cao. Mặc dù có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ đã phát triển NNL của mình và gặt hái những phần thưởng xứng đáng. Đối với những quốc gia khác muốn làm theo tấm gương của họ, thông điệp vẫn là rất đơn giản nhưng sống còn: hãy đầu tư vào con người.
  • 26. 18 1.1.2.2. Vấn đề và giải pháp tạo việc làm bền vững cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - JaeBin Ahn, Zidong An, John Bluedorn, Gabriele Ciminelli, Zsóka Kóczán, Davide Malacrino, Daniela Muhaj, and Patricia Neidlinger (2019), Báo cáo “Nhiệm vụ chưa hoàn thành: Cải thiện hiệu quả TTLĐ cho thanh niên tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi” [117]. Nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh hội nhập, thanh niên tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đang phải đối mặt với các thách thức mang tính cơ cấu và văn hóa, cũng như tình trạng thất nghiệp thanh niên rất nhạy với điều kiện cầu trên TTLĐ. Các tác giả cũng đã chỉ rõ các định chế TTLĐ và thị trường sản phẩm được thiết kế phù hợp có thể giúp cải thiện viễn cảnh việc làm đối với thanh niên, cụ thể: (i) Tăng cường bảo trợ pháp lý cho phụ nữ và các chính sách hỗ trợ hộ gia đình; (ii) Các quy chế lao động ngặt nghèo thường đi kèm với tỷ lệ việc làm thấp, tỷ lệ việc làm PCT cao hơn trong thanh niên, nhất là nữ thanh niên. Vấn đề khó khăn là làm sao để đảm bảo các quy định không quá chặt, cũng không quá lỏng lẻo – có thể hỗ trợ cải cách bằng các chương trình trợ cấp tiền mặt có mục tiêu và dần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và bảo vệ người lao động thay vì chỉ tập trung vào tạo việc làm; (iii) Giảm chi phí khởi nghiệp kinh doanh, tăng mức độ mở cửa thương mại, và xây dựng các thị trường sản phẩm cạnh tranh hơn đều có thể giúp cải thiện hiệu quả lao động của thanh niên. Bên cạnh việc vận hành TTLĐ, vấn đề mấu chốt là giáo dục và đào tạo cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. - ILO (2016), “Nghị quyết của ILO liên quan đến VLBV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu” [104]. Nghị quyết đã nhấn mạnh vào các cơ hội và thách thức của tạo VLBV trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết cũng đã đưa ra các giải pháp liên quan đến: (i) sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và việc làm bền vừng; (ii) các biện pháp và hệ thống quản trị phù hợp. Nghị quyết đã thống nhất hành động của ILO trong thúc đẩy VLBV như: thúc đẩy phê duyệt và thực hiện các tiêu chuẩn Lao động quốc tế, cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viện của LIO, thúc đẩy đối thoại xã hội liên biên giới, quốc gia, mở rộng quy mô các chương trình hợp tác phát triển, thúc đẩy VLBV và bảo về các quyền cơ bản tại nơi làm việc,.v.v… - ILO (2015), Báo cáo “Giải pháp cho việc làm thanh niên: Báo cáo cơ sở năm 2015” [108]. Báo cáo đã phân tích các rào cản cho việc làm thanh niên, bao gồm: Năng lực cá nhân hạn chế (thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng; thiếu quan hệ xã hội, thu nhập thấp; thiên lệch về tâm lý); Thất bại của thị trường và Chính phủ (các
  • 27. 19 quy định lao động bị bóp méo, năng lực thương lượng thấp, thiếu thông tin về việc làm, chủ sử dụng thiếu thông tin về người lao động, thiếu sự tiếp cận vốn); Vấn đề vĩ mô (các rào cản trong tạo việc làm và khởi nghiệp, suy thoái kinh tế, xung đột và bạo lực chính trị/dân sự, .v.v …). Trên cơ sở đó, báo cáo đã phát triển khung phân tích chiến lược về việc làm cho thanh niên thế giới đến 2030. Trong đó, đã đặt ra mục tiêu tạo việc làm năng suất cho 150 triệu thanh niên đến năm 2030; Với các tiếp cận chính liên quan đến kết nối, học tập và các đòn bẩy cho tạo việc làm; Các ưu tiên đến năm 2020 đó là: xây dựng quan hệ đối tác, mở rộng căn cứ dựa trên bằng chứng, tăng các nguồn lực cho các chương trình, thúc đẩy đổi mới; Các lĩnh vực thực thi gồm: tác động của kỷ nguyên số, khoảng cách kỹ năng, phát triển kinh doanh và tự tạo việc làm, các công việc có chất lượng. - ILO và Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014), Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” [106]. Báo cáo nhấn mạnh các ưu tiên chính để giải quyết những cơ hội và thách thức của AEC về tăng cường cơ chế hợp tác khu vực, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng việc làm, tăng cường phát triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất và tiền lương, và quản lý lao động di cư. Trong đó, xây dựng kết nối là chìa khóa thực hiện tầm nhìn AEC về tăng trưởng bền vững và phát triển công bằng. Hội nhập khu vực sâu hơn mang đến nhiều triển vọng kinh tế to lớn, nhưng biến những lợi ích này thành sự thịnh vượng chung và phát triển công bằng cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế cho TTLĐ. Các chính phủ có thể tiến hành những cải cách này để tăng trưởng toàn diện và cân đối hơn. Họ có thể tăng cường liên kết giữa năng suất và tiền lương thông qua cơ chế thích hợp để thiết lập mức lương tối thiểu và thương lượng tập thể, thúc đẩy bình đẳng giới và lao động trẻ thông qua tăng cường tiếp cận tới đào tạo nghề, đồng thời bảo vệ lao động di cư và đảm bảo đối xử công bằng với họ và tăng cường hợp đối thoại ba bên. - ILO (2013), Sổ tay “Các chỉ tiêu VLBV: hướng dẫn cho người sản suất và sử dụng thông tin” đã công bố hệ thống các chỉ tiêu VLBV (21 chỉ tiêu về khung khổ pháp luật và 58 chỉ tiêu thống kê) [110]. Bộ chỉ số này sẽ cho phép các quốc gia sử dụng để thực hiện giám sát VLBV. Việc thống kê theo các chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn thông tin thống kê, khả năng cải tiến các công cụ đo lường và tính khả thi của các nghiên cứu mới về vấn đề lao động. Bộ chỉ số bao gồm: các chỉ tiêu có thể đo lường định lượng (chỉ tiêu thống kê) hoặc đo lường định tính (mô tả quyền tại nơi làm việc và khung pháp lý).
  • 28. 20 - ILO (2006), Báo cáo “Thập kỷ VLBV ở ASEAN: thách thức về việc làm thanh niên” đã bàn về cách tiếp cận vòng đời, nhấn mạnh vào cá nhân, gia đình và xã hội [99]. Các chiến lược này mang đến cho thanh niên một cơ hội VLBV và vì vậy không tách bạch những nỗ lực xóa bỏ lao động trẻ em và cải thiện triển vọng việc làm cho người trưởng thành. Triển vọng vòng đời cũng liên quan đến việc hỗ trợ những trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương ở giai đoạn sớm của cuộc đời. Sự chuyển tiếp thành công này có mối liên hệ chặt chẽ với những chuyển tiếp chủ chốt khác trong cuộc đời (sự độc lập về kinh tế, làm chủ cuộc sống, xây dựng gia đình). Thanh niên có sự chuyển tiếp muộn vào TTLĐ cũng kéo theo sự muộn màng của các dịch chuyển khác, ví dụ như xây dựng gia đình. Vì vậy, những thay đổi dẫn đến sự chuyển tiếp lâu hơn sang VLBV cũng ảnh hưởng đến những quá trình chuyển tiếp khác của họ, cản trở các giai đoạn sau của cuộc đời. Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thanh niên là một công cụ giải quyết thách thức – giảm thiểu chi phí và tối đa hoá tiềm năng. - L. Brewe (Geneva, ILO, 2004), Báo cáo “Rủi ro của Thanh niên: Vai trò của phát triển kỹ năng trong tạo điều kiện chuyển tiếp thành công đến việc làm” đã nhấn mạnh vào ý nghĩa, hậu quả của thất nghiệp thanh niên và việc làm không bền vững [119]. Trước hết, đó là sự suy yếu năng lực làm việc, thu nhập và tiếp cận đến việc làm có chất lượng của mỗi cá nhân và cái giá của việc không quan tâm đến thanh niên có thể được đo bằng sự suy giảm về vốn xã hội và vốn con người. Đồng thời, mất đi cơ hội TTKT, tình trạng này tăng lên theo độ tuổi của lực lượng này mà không đạt được kỹ năng và VLBV. Khó khăn nhiều hơn là cái giá của nghèo đói, bất ổn xã hội và xung đột địa phương. - Niall O‟Higgins (2002), Báo cáo “Việc làm thanh niên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Khung phân tích và Khuyến nghị chính sách” đã xem xét và thống kê các khái niệm và quan niệm về “thanh niên” và các chủ đề/lĩnh vực cần tập trung để thúc đẩy việc làm cho thanh niên [120]. Báo cáo này cũng đề xuất một khung chính sách TTLĐ trong phát triển việc làm cho lao động thanh niên khi nghiên cứu việc làm thanh niên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. - Cộng đồng Châu Âu (2000), Báo cáo “Tình hình xã hội ở Liên hiệp Châu Âu” [97] đã làm rõ lợi ích của VLBV cho thanh niên và trong đó nhấn mạnh đến lý luận chuyển tiếp thành công vào TTLĐ (có VLBV) có mối liên hệ chặt chẽ với những chuyển tiếp chủ chốt khác trong cuộc đời (sự độc lập về kinh tế, làm chủ cuộc sống, xây
  • 29. 21 dựng gia đình). Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thanh niên là một công cụ giải quyết thách thức – giảm thiểu chi phí và tối đa hoá tiềm năng. b. Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tạo VLBV cho thanh niên: - S. Mahendra Dev (2017), Báo cáo: “Thách thức việc làm thanh niên và các chính sách khởi nghiệp cho thanh niên: Nghiên cứu trường hợp 8 nước Châu Á” [121]. Báo cáo cung cấp thông tin về hiện trạng việc làm thanh niên và các thách thức việc làm thanh niên của các nước Châu Á, bao gồm Malaixia, Thailan, Phillipines, Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Indonesia. Công trình nghiên cứu này cũng cung cấp kinh nghiệm về các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên của các nước này, đặc biệt là các chính sách, chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị quan trọng trong việc rỡ bỏ các rào cản và thúc đẩy tạo VLBV cho thanh niên ở Châu Á. - ILO (Geneva, 2017), Báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên năm 2017” [103] đã tập trung phân tích các xu hướng việc làm thanh niên ở cấp độ khu vực và toàn cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển tiếp thành công của thanh niên vào TTLĐ, dự báo tác động của chuyển dịch ngành và công nghệ đến nhu cầu kỹ năng và việc làm thanh niên, nhận dạng các hình thức việc làm mới của thanh niên. Trên cơ sở đó, báo cáo cũng đề xuất các chính sách thúc đẩy tương lai việc làm thanh niên tốt đẹp hơn, bao gồm: thúc đẩy tạo việc làm thông qua các chính sách kinh tế, tăng cường kỹ năng cho thanh niên, các biện pháp TTLĐ chủ động và công nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ tự tạo việc làm và khởi nghiệp cho thanh niên, đảm bảo quyền tại nơi làm việc cho phụ nữ và nam giới. - ILO (2016), Báo cáo: “Việc làm và kỹ năng cho thanh niên: Tổng quan các chính sách việc làm thanh niên của Trung Quốc” [105] tập trung vào phân tích các chính sách tạo việc làm cho thanh niên Trung Quốc hiện nay, bao gồm các chính sách kinh tế và các chính sách TTLĐ. Báo cáo cũng phân tích hiện trạng việc làm, các nhóm thanh niên yếu thế và các rào cản trong thúc đẩy VLBV cho thanh niên Trung Quốc. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển việc làm cho thanh niên liên quan đến hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường thực thi pháp luật lao động; phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; phát triển kỹ năng cho thanh niên; tăng cường kết nối việc làm và tăng cường vai trò của các bên liên quan, .v.v… - Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam (2014), Báo cáo: “Tăng cường kết nối con người và chất lượng việc làm thông qua phát triển NNL trong các nền kinh tế APEC” [9] đã bàn về vấn đề tạo và duy trì VLBV của thanh niên trong các nền kinh tế APEC đáp
  • 30. 22 ứng yêu cầu chuỗi cung ứng. Báo cáo đã chỉ ra các thách thức và kinh nghiệm thúc đẩy việc làm cho thanh niên trong các nền kinh tế APEC. Các thách thức chính bao gồm: tỷ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên, phổ biến tình trạng thanh niên thiếu kỹ năng và thanh niên làm các công việc không phù hợp với trình độ, kỹ năng được đào tạo; gia tăng tình trạng thanh niên thoái chí; Ngày càng nhiều thanh niên phải làm các công việc bán thời gian hoặc tạm thời với thu nhập thấp, v.v… Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong tạo VLBV cho thanh niên, bao gồm: nâng cao hợp tác về pháp lý giữa các nền kinh tế; Đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giáo dục và đào tạo lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến chuỗi cung ứng; Nâng cao hiệu quả của chính sách thị trường lao động; Thúc đẩy dịch chuyển lao động hiệu quả giữa các nước thành viên APEC.. - ILO (Geneva, 2013), Báo cáo “Xu hướng Việc làm Thanh niên Toàn cầu năm 2013: một thế hệ rủi ro” [111] đã nhấn mạnh về thực trạng việc làm thanh niên và mức độ rủi ro cao của thanh niên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Để đối phó với những bất lợi và thách thức trong vấn đề việc làm thanh niên, báo cáo đã phát triển các biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực lãnh đạo cho thanh niên, bao gồm: (i) Nâng cao nhận thức về TTLĐ thanh niên; (ii) Mở rộng hiểu biết về các chính sách, chương trình can thiệp cần thiết để làm nhẹ sự chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cho thanh niên nói chung và những thanh niên bị bất lợi nói riêng; (iii) cung cấp các tư vấn kỹ thuật và các công cụ về đào tạo kỹ năng và hướng nghiệp để nâng cao năng lực việc làm cho thanh niên trong quá trình học hay sau khi tốt nghiệp; (iv) cung cấp tư vấn kỹ thuật và công cụ nhằm thúc đẩy kinh doanh và phát triển kinh tế địa phương nhằm tăng cường cơ hội tự tạo việc làm ổn định và năng suất; (v) cung cấp tư vấn kỹ thuật và công cụ nhằm cải thiện chất lượng nghề nghiệp và giải quyết các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bất bình đẳng giới; (vi) Lồng ghép các mối quan tâm của thanh niên vào khung khổ phát triển chung của Quốc gia và cung cấp các dịch vụ việc làm thanh niên; (vii) Tăng cường sự tham gia của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức của họ tham gia vào phát triển chính sách. - Liên hợp quốc (2012), Báo cáo “Việc làm thanh niên: triển vọng thanh niên về theo đuổi VLBV trong giai đoạn đang chuyển đổi” [129] đã nhấn mạnh sự chuyển tiếp từ trường học đến TTLĐ là một giai đoạn thiết yếu trong chu kỳ cuộc đời. Kịch bản việc làm hiện tại cho thanh niên đã bị xấu đi do khủng hoảng kinh tế, đưa đến một thách thức gay go trong dài hạn cho cả thanh niên và toàn xã hội. Bản
  • 31. 23 thân thanh niên là những đối tác thiết yếu trong duy trì và theo đuổi VLBV và năng suất cho tất cả mọi người, song tiếng nói của họ không được chú ý đến và các kinh nghiệm, cũng như quan điểm tích cực và tiêu cực cũng không được chia sẻ, đặc biệt không đến được với các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo cũng khẳng định về khoảng cách ngày càng tăng trong VLBV cho thanh niên. Với ít kinh nghiệm và kỹ năng hơn so với người trưởng thành, thanh niên thường đối mặt với khó khăn trong tiếp cận công việc. - ILO (2006), Báo cáo “Thập kỷ việc làm bền vững ở ASEAN: thách thức về việc làm thanh niên” [114] đã chỉ rõ một số thách thức chính về việc làm thanh niên: (i) mặc dù cứ 5 lao động thanh niên trong nhóm tuổi 15 - 24 thì có 1 người thất nghiệp, nhóm này chiếm gần 1/2 số lao động mất việc của khu vực. Trong khu vực, số thanh niên thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người trưởng thành, gấp 5 lần ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Đối với lao động thanh niên nghèo, không còn lựa chọn nào khác là làm các công việc nặng nhọc, kéo dài thời gian ở khu vực PCT với hợp đồng tạm thời, tiền công thấp và không có triển vọng; (ii) Lao động trẻ ở các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị thiếu sự bảo trợ xã hội. Hầu hết những lao động này, sự lựa chọn duy nhất của họ là tham gia vào các phân khúc thị trường trong khu vực PCT, điều đó đã đặt họ vào trong tình trạng “lao động nghèo”; (iii) Thanh niên cũng làm tăng thêm gánh nặng của dòng chảy di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, gây thêm áp lực nặng nề cho TTLĐ ở khu vực thành thị. Số lượng nữ thanh niên ASEAN đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, chủ yếu làm giúp việc gia đình và trong các ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều lao động, dễ bị tổn thương do bị bóc lột và lạm dụng. Tóm lại: Các tài liệu nghiên cứu quốc tế đã làm rõ khái niệm và nội hàm VLBV. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã áp dụng khái niệm này để làm sáng tỏ các vấn đề việc làm toàn cầu và quốc gia hay trong các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển. Một số nghiên cứu khác liên quan trực tiếp đến việc làm thanh niên và cũng chỉ ra các nguyên nhân cơ bản của sự không bền vững trong việc làm thanh niên đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vừa qua, cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ tổng thể nhằm thúc đẩy lao động thanh niên hòa nhập TTLĐ, hướng tới VLBV. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và tình hình của từng quốc gia, từng khu vực mà có những biện pháp cụ thể. Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu cũng đưa ra phương pháp phân tích và cách tiếp cận trong tạo VLBV cho thanh niên, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở lý thuyết
  • 32. 24 mang tính xã hội và kinh nghiệm (như lý thuyết vòng đời), chứ chưa gắn với các lý thuyết kinh tế phát triển. Ngoài ra, các vấn đề về lý thuyết và cơ sở khoa học về tạo VLBV cho thanh niên, cũng như nội dung và các nhân tố tác động đến tạo VLBV trong bối cảnh hội nhập KTQT cho thanh niên chưa được làm rõ ở các nghiên cứu này. Vì vậy, đề tài luận án hoàn toàn mang tính mới. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Sau khi nghiên cứu tổng quan, NCS rút ra kết luận sau: - Hệ thống lý thuyết về tạo việc làm cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về vấn đề tạo việc làm của một nền kinh tế. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình nêu trên cũng cho thấy cần phải xây dựng được mô hình nghiên cứu tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập rút ra từ các lý thuyết này. - Các công trình, bài viết nêu trên đều đề cập đến vấn đề VLBV và tạo VLBV nói chung hay cho một số đối tượng đặc thù như lao động thanh niên, lao động nông thôn, nông thôn vùng thu hồi đất. Đó là nguồn tài liệu phong phú để tác giả luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay các tài liệu nghiên cứu chưa làm rõ phương pháp tiếp cận và khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên. Bên cạnh đó, vấn đề tạo VLBV cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và cập nhật do đó chưa thấy hết được những nguyên nhân và hạn chế trong tạo VLBV cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Đây là những khoảng trống được luận án tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, những vấn đề thuộc nội dung luận án mà NCS cần và sẽ tập trung giải quyết bao gồm: - Xây dựng khung phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. Trong đó, làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. - Trên cơ sở khung phân tích, đánh giá một cách khoa học và toàn diện thực trạng tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam trong thời gian qua, gắn với bối cảnh hội nhập KTQT. - Xác định cơ hội và thách thức của tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT. - Xây dựng các giải pháp tạo VLBV cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập KTQT trong thời gian tới.
  • 33. 25 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Khái niệm và đặc điểm về tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và lao động thanh niên 2.1.1.1. Thanh niên O‟Higgins đã chỉ ra rằng [120]: Khái niệm thanh niên phụ thuộc vào các đặc điểm văn hóa và xã hội của từng quốc gia. Nhìn chung, thanh niên có thể được xác định như là một giai đoạn trong vòng đời trước khi bắt đầu cuộc đời của người trưởng thành, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi trung bình khi người thanh niên tốt nghiệp giáo dục và đào tạo ban đầu và tuổi trung bình kì vọng khi họ bắt đầu đóng các vai trò trưởng thành trong cộng đồng. Theo khái niệm tiêu chuẩn của Liên hợp quốc (UN) [127], thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24. Thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi 15-24 để hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà trường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc phổ thông cơ sở) và kết thúc việc đào tạo nghề nghiệp ở cấp đại học lúc 24 tuổi. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đã phê chuẩn khái niệm này. Đặc biệt, trong các phân tích và hoạch định chính sách của các quốc gia đang phát triển, ILO khuyến nghị tập trung vào nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi, đây là nhóm dễ bị tổn thương hơn cả trong TTLĐ. Ở Việt Nam, từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Tuy nhiên, theo pháp luật lao động, ngưỡng tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi. Do đó, khi xem xét lao động thanh niên cần phải bao gồm cả lứa tuổi từ 15. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tính so sánh quốc tế và phù hợp với pháp luật lao động của Việt Nam và khuyến nghị của ILO, nghiên cứu sinh (NCS) sử dụng khái niệm “thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15-24”. 2.1.1.2. Lao động thanh niên Theo ILO, “người lao động là những người từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc, đang có việc làm hay đang tìm kiếm việc làm” [115]. Như vậy, lao động thanh niên được hiểu là những người trong độ tuổi từ 15 –
  • 34. 26 24 có nhu cầu làm việc, đang có việc làm hay đang tìm kiếm việc làm. Đây là khái niệm sẽ được sử dụng thống nhất trong luận án. 2.1.2. Khái niệm về việc làm và việc làm bền vững 2.1.2.1. Việc làm ILO đã đưa ra khái niệm về việc làm như sau: “Việc làm là tất cả các hoạt động do những người trong một độ tuổi xác định nào đó thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một tuần hoặc một ngày, để được trả công, hay tạo ra lợi nhuận hay tạo ra lợi ích cho gia đình, bằng tiền mặt hay hiện vật” [115]. Khái niệm này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, khái niệm này mang nghĩa rất rộng bao trùm mọi hoạt động lao động của con người. Đặc biệt, nếu xem tất cả các công việc được trả công là việc làm thì sẽ dẫn đến sự thừa nhận các hoạt động bất hợp pháp như các hoạt động tội phạm, các hoạt động vi phạm đạo đức xã hội, truyền thống các dân tộc ... cũng được xem là việc làm. Ở Việt Nam, “việc làm” được quan niệm như sau: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13, Bộ Luật Lao động 2012), hay nói cách khác “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Điều 3, Luật Việc làm 2013). Như vậy, khái niệm này nhấn mạnh tới hai tiêu thức cơ bản “thu nhập” và “tính hợp pháp” để xác định hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Điều này có nghĩa là, nếu một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm như hoạt động nội trợ. Từ các quan điểm trên, tác giả thống nhất với quan niệm việc làm của Chính phủ Việt Nam “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Với quan niệm việc làm như vậy sẽ góp phần ngăn chặn những công việc phi pháp dễ nảy sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân loại tình trạng việc làm của người lao động, có 3 trạng thái sau: + Có việc làm đầy đủ (sau này được phát triển thành VLBV) là việc làm ổn định, năng suất với điều kiện tự do, bình đẳng và bảo đảm nhân phẩm. + Thiếu việc làm: “người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 35 giờ hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu cầu làm thêm giờ”.
  • 35. 27 + Thất nghiệp: “Thất nghiệp là hiện tượng mà những người lao động trong tuần điều tra không làm việc gì (ít nhất 1 giờ), nhưng có nhu cầu làm việc và đã có các hoạt động tìm việc như đến các trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký, nộp đơn xin việc đến doanh nghiệp, tìm sự hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè để có việc làm, v.v...”. 2.1.2.2. Việc làm bền vững Việc làm bền vững là thuật ngữ do ILO xây dựng và được cộng đồng quốc tế thông qua: “VLBV là việc làm cho phụ nữ và nam giới được thực hiện trong điều kiện tự do, bình đẳng, an sinh và tôn trọng nhân phẩm” [110]. Năm 2007, ILO đã phát triển khái niệm VLBV với 4 nội dung cụ thể: (i) việc làm đầy đủ quyền con người với đúng trình độ cá nhân; (ii) việc làm với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cá nhân; (iii) việc làm có ASXH, an toàn tại nơi làm việc hướng tới chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro; (iv) việc làm có ĐTXH thông qua tự do hiệp hội, tự do phát ngôn, được tham gia đối thoại cởi mở giữa Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, được tham gia xây dựng các chính sách, chiến lược có liên quan [113]. Với các nội hàm này, khái niệm VLBV có tính khái quát hơn, bao gồm các khía cạnh khác nhau của người lao động, nhất là được bảo đảm về ASXH. Trên cơ sở đó, Hội nghị quốc tế lần thứ 18 về Thống kê lao động đã đưa ra khung khổ đánh giá VLBV ở phạm vi quốc gia bao gồm 10 thành tố chính của VLBV và hệ thống các chỉ số VLBV (21 chỉ tiêu về khung khổ pháp luật và 58 chỉ tiêu thống kê) [110, 112]. Bộ chỉ số này cho phép các quốc gia sử dụng để thực hiện giám sát VLBV. Việc thống kê theo các chỉ số này còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn thông tin thống kê, khả năng cải tiến các công cụ đo lường và tính khả thi của các nghiên cứu mới về vấn đề lao động. NCS đồng thuận với quan điểm của ILO về VLBV và sẽ chính thức sử dụng khái niệm VLBV của ILO trong các phân tích tạo VLBV cho lao động thanh niên Việt Nam xuyên suốt luận án này. Bên cạnh đó, NCS cũng sẽ sử dụng khung khổ đánh giá và hệ thống chỉ số giám sát VLBV của ILO làm căn cứ xây dựng và phát triển khung VLBV và hệ thống chỉ số giám sát VLBV của lao động thanh niên. 2.1.3. Khái niệm về tạo việc làm và tạo việc làm bền vững 2.1.3.1. Tạo việc làm Theo Giáo trình Kinh tế NNL: “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết
  • 36. 28 khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động, đem lại thu nhập cho người lao động” [82]. Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện KT-XH khác (để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động), cụ thể: + Yếu tố tư liệu sản xuất hay chính là điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ: là các tiền đề vật chất để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất nào. Điều kiện tự nhiên do thiên nhiên ưu đãi. Vốn do tích luỹ mà có hoặc được tạo ra từ các nguồn khác. Công nghệ do tự sáng chế hoặc áp dụng theo những công nghệ đã có sẵn. Nhân tố này cùng với sức lao động nói lên năng lực sản xuất của một quốc gia. + Yếu tố sức lao động hay còn gọi là năng lực người lao động trong quá trình lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, kinh nghiệm quản lý, sản xuất của người lao động. Người lao động có được những thứ này lại phụ thuộc vào điều kiện sống, quá trình đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm của bản thân, sự kế thừa những tài sản đó từ các thế hệ trước. + Yếu tố điều kiện KT-XH hay chính là cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi quốc gia: Việc làm được tạo ra như thế nào, chủ yếu cho đối tượng nào, với số lượng dự tính bao nhiêu,… phụ thuộc vào cơ chế, chính sách KT-XH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể. Muốn có được nhiều việc làm cần có các chính sách, biện pháp tạo việc làm hiệu quả. Ví dụ: Chính sách tạo vốn để phát triển kinh tế; Chính sách di dân đi vùng kinh tế mới; Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu; Chính sách phát triển ngành nghề truyền thống; Chính sách phát triển hình thức hội, hiệp hội ngành nghề làm kinh tế và tạo việc làm; Chính sách xuất khẩu lao động; .v.v…cũng như các định chế phát triển TTLĐ bao gồm hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin TTLĐ, v.v… do Chính phủ và các tổ chức KT-XH thực hiện. 2.1.3.2. Tạo việc làm bền vững VLBV cho người lao động là mục tiêu của xã hội hiện đại. Chương trình nghị sự về VLBV của ILO đã đặt ra 4 trụ cột chiến lược trong tạo VLBV, cụ thể: (i) Tạo cơ hội VLBV cho cả nam giới và phụ nữ; (ii) Đảm bảo các quyền cơ bản tại nơi làm việc; (iii) Đảm bảo ASXH; (iv) Đảm bảo ĐTXH. Bốn trụ cột này có tầm quan trọng ngang nhau, thuộc cách tiếp cận cân bằng và lồng ghép trong tạo VLBV hay nói cách khác chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau [110, 112]. Trên cơ sở đó, theo NCS “Tạo việc làm bền vững là các hoạt động và biện