SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
PHẠM THỊ QUỲNH ANH
Hà Nội - 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Phạm Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh
Hà Nội - 2021
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Quỳnh Anh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế
và kinh doanh quốc tế cùng toàn thể các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học cũng như bài Luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ Kinh tế quốc tế này.
Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tường
Anh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Quỳnh Anh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN............................................................................ 11
1.1. Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn.................................................... 11
1.1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn ................................................................11
1.1.2. Các nguyên tắc và mô hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn............13
1.2. Lý thuyết về triển khai Kinh tế tuần hoàn ............................................. 18
1.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn...........................18
1.2.2. Các bước triển khai nền kinh tế tuần hoàn...........................................23
1.2.3. Điều kiện cần thiết để triển khai thành công kinh tế tuần hoàn ...........29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI
TRUNG QUỐC ...................................................................................................... 33
2.1. Nguyên nhân Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn........ 33
2.2. Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ....................... 37
2.2.1. Cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ...............37
2.2.2. Áp dụng Chính sách kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn tại Trung Quốc.....46
2.2.3. Sự khác biệt giữa Phát triển bền vững và Kinh tế tuần hoàn ..................53
2.3. Đánh giá chung việc triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc...... 60
2.3.1. Những thành tựu của quá trình triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung
Quốc………… .....................................................................................................60
2.3.2. Những rào cản và thách thức của quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế tuần hoàn ở Trung Quốc. ...............................................................................67
2.3.3. Bài học thành công có thể vận dụng.....................................................70
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM ........ 73
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
iv
3.1. Nguyên nhân cần chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và
thực trạng triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.................................... 73
3.2. Các điều kiện áp dụng bài học triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung
Quốc tại Việt Nam............................................................................................... 77
3.2.1. Tiềm năng triển khai nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam......................77
3.2.2. Một số bài học Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm triển khai kinh tế
tuần hoàn của Trung Quốc.................................................................................79
3.2.3. Điều kiện để áp dụng thành công bài học của Trung Quốc.....................82
3.2.4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện triển khai kinh tế tuần hoàn...........84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 89
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn................................................................. 13
Hình 2.1. Mô hình triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc..................................... 49
Hình 3.1. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên
quan đến KTTH ..................................................................................................................................... 76
Bảng
Bảng 2.1: Một số ví dụ về chính sách, hướng dẫn hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan
đến kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2005-2015 của Trung Quốc................................ 43
Bảng 2.2. Mục tiêu chỉ số không khí, nước và đất Kế hoạch 5 năm từ 2016 – 2020
của Trung Quốc...................................................................................................................................... 45
Bảng 2.3: Danh sách các giai đoạn triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc.... 51
Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng toàn diện chất thải rắn công nghiệp năm 2013 của Trung
Quốc............................................................................................................................................................ 63
Bảng 2.5: Khối lượng tái chế của mười nguồn tài nguyên tái tạo chính tại Trung
Quốc giai đoạn 2011-2015................................................................................................................ 64
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1980 – 2015............ 35
Biểu đồ 2.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc giai đoạn từ 1980-2014........... 35
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tái chế của tổng số TV, Tủ lạnh, Máy giặt, Máy lạnh và Máy tính
trong giai đoạn 2012-2014 ................................................................................................................ 52
Biểu đồ 2.4. Hiệu quả tiêu thụ nước để tạo ra GDP 10.000 RMB của Trung Quốc
giai đoạn 2005-2015............................................................................................................................. 61
Biểu đồ 2.5: Tổng khối lượng tái chế của 10 nguồn tài nguyên tái tạo chính tại
Trung Quốc giai đoạn từ 2009-2014............................................................................................. 64
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
CCICED The China Council for International
Hội đồng Hợp tác Quốc tế về Môi
Cooperation on Environment and
trường và Phát triển Trung Quốc
Development
CP Cleaner Production Sản xuất sạch hơn
EC European Community Ủy ban châu Âu
EIP Eco-industrial park Khu công nghiệp sinh thái
EMS Environmental management systems Hệ thống quản lý môi trường
FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
of the United Nations Liên Hiệp Quốc
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
MEP Ministry of Environmental
Bộ Bảo vệ Môi trường
Protection
NBS National Bureau of Statistics Cục thống kê quốc gia
NDRC National Development and Reform Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc
Commission gia
NPC National People's Congress Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
OECD Organisation for Economic Co-
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
operation and Development
SEPA State Environmental Protection
Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước
Administration
UNEA The United Nations Environment
Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc
Assembly
UNEP United Nations Environment Chương trình Môi trường Liên Hiệp
Programme Quốc
UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
Development Organization hiệp quốc
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học
cho Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh
Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương
Từ khóa: kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc
Nội dung tóm tắt:
1.Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, để giải quyết tình trạng dần cạn kiệt nguồn tài nguyên
cùng các ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã
triển khai chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong số
đó Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi
này và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Xuất phát từ sự tương đồng ở hai quốc gia về
chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải
cách mở cửa ở cả hai nước, cũng như mối quan hệ hợp tác nhiều mặt chặt chẽ giữa
hai quốc giá, việc nghiên cứu quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc
là cần thiết để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình này tại
Việt Nam.
2.Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn của
Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế tuần hoàn
tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: việc triển khai kinh tế tuần hoàn
Phạm vi nghiên cứu: cách thức Trung Quốc triển khai mô hình kinh tế tuần
hoàn từ năm 1990 đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ
thống hóa.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
viii
4.Các nội dung chính và những đóng góp mới của tác giả
Luận văn gồm 3 nội dung chính: (i) cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển
khai kinh tế tuần hoàn, (ii) thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc,
(iii) triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung
Quốc.
Những đóng góp: Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kinh tế tuần
hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn, đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
thông qua việc phân tích quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc đồng
thời có một số lưu ý về việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
5.Kết luận
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần
hoàn một cách có hệ thống. Tiếp đó thông qua việc phân tích quá trình triển khai
kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc đã làm rõ cơ sở lý luận bên trên cũng như từ đó rút
ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đưa ra một số lưu ý và đề xuất khi
triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã tạo tiền đề thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển, đặc
biệt là các ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn về
kinh tế mà sự phát triển này đem lại, nhiều thách thức liên quan đến môi trường và
sức khỏe con người cũng qua đó mà gia tăng. Chính vì thế, chủ đề phát triển bền
vững đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm từ các học giả và quốc gia trên thế
giới. Khi các vấn đề về môi trường càng tăng lên thì sức khỏe con người, đời sống
sinh hoạt cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Có thể tại thời điểm hiện tại, phần lớn cư
dân toàn cầu vẫn có thể sống ổn định và đầy đủ, tuy nhiên trong một tương lai
không xa, đặc biệt khi năng lượng, tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan
hiếm, các quốc gia trên thế giới sẽ cạnh tranh về năng lượng và địa chiến lược ngày
càng gay gắt hơn, sự thịnh vượng, an ninh toàn cầu và cuộc sống ổn định của phần
lớn cư dân sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Việc cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên và suy thoái hệ sinh thái môi trường
phần lớn là do nền kinh tế thế giới hiện nay phần lớn hoạt động dựa trên nguyên lý
một chiều - tuyến tính là “khai thác - sản xuất - thải bỏ”, cụ thể tài nguyên thiên
nhiên sẽ được khai thác sau đó sử dụng để sản xuất ra sản phẩm cho người tiêu dùng
và cuối cùng bị thải bỏ khi hết giá trị sử dụng. Việc nền kinh tế vận hành theo
nguyên lý như vậy gây ra sự tích lũy về rác thải và làm cạn kiệt dần nguồn tài
nguyên hữu hạn của thiên nhiên. Trong một nghiên cứu của Viện Rocky Mountain
tại Mỹ vào năm 2000 thì các nhà sản xuất toàn cầu sử dụng khoảng 500 tỷ tấn
nguyên liệu tự nhiên đầu vào nhưng chỉ có 1% trong số đó sản xuất ra các sản phẩm
sử dụng lâu dài, 99% còn lại sẽ bị thải ra môi trường bên ngoài sau 6 tháng sử dụng.
Lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên toàn cầu đã tăng lên gấp tám lần trong thế kỷ
qua do sự tăng trưởng dân số và thu nhập toàn cầu (UNEP, 2016). Liên Hợp Quốc
dự đoán tăng trưởng dân số sẽ tăng lên gần 10 tỷ người đến năm 2050 và nhu cầu
khai thác tài nguyên thiên nhiên toàn cầu theo đó cũng sẽ tăng gấp ba lần. Theo
nghiên cứu của Earth Overshoot Day, con người hiện đang sử dụng nhiều hơn 60%
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
2
tài nguyên thiên mà Trái đất có thể cung cấp, nếu cứ tiếp tục duy trì mức độ sử dụng
tài nguyên như hiện tại thì đến năm 2050 nhân loại sẽ phải cần thêm 1 Trái đất nữa
mới có thể cung cấp đủ tài nguyên cho nhân loại. Nếu cứ tiếp tục tăng trưởng như
vậy thì trong tương lai tài nguyên thiên nhiên toàn cầu sẽ bị cạn kiệt, môi trường tự
nhiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, đa dạng sinh
học sẽ mất đi, chiến tranh, khủng hoảng... Nhận thức rõ được thách thứ vô cùng lớn
này, nhiều nước chính phủ trên thế giới đã đặt ra những chính sách và quyết tâm cụ
thể để chuyển dần sang mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), tiêu biểu
như Chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn đến năm 2050 của Hà Lan, Lộ trình
kinh tế tuần hoàn 2.0 của Phần Lan, Chiến lược quốc gia về phát triển nền kinh tế
tuần hoàn của Đan Mạch,… Nếu tuân thủ đúng theo như kế hoạch này khi hoàn toàn
thay đổi sự vận hành của nền kinh tế cũ sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại những
lợi ích về kinh tế cũng như môi trường đối với không chỉ các quốc gia này mà còn
đối với toàn cầu.
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy chuyển đổi
nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn và đã đạt nhiều kết quả rất tích
cực. Bước đánh dấu sự chuyển mình của nền Kinh tế Trung Quốc là Chính sách Cải
cách và Mở cửa được thực hiện năm 1978 – như một tín hiệu của sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Kể từ đó, sự phát triển kinh tế Trung Quốc
có một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, mặc dù mô hình tăng trưởng kinh tế này đã đưa
hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo, nhưng cũng ngày càng cho
thấy đây không phải là một mô hình bền vững - vì các nguyên nhân từ kinh tế, tài
chính, xã hội và môi trường địa phương. Một trong những hệ lụy của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian khá
dài ở Trung Quốc là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Như năm 2010,
ngành công nghiệp liên quan đến kim loại thô (bao gồm kim loại đen, kim loại màu)
tạo ra 1,8 tỷ chất thải rắn công nghiệp và thải ra 2,73 triệu tấn SO2. Hay về tình
trạng nước, theo báo cáo vào tháng 1 năm 2015, 29% tổng lượng nước bề mặt bị ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó có 11% lượng nước bề mặt bị ô nhiễm
nặng (Envrinmental Mornitoring Station of PR China, 2015). Trong khi đó Trung
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
3
Quốc chỉ nắm giữ một lượng tài nguyên bình quân đầu người thấp, với 1/4 tài
nguyên nước bình quân đầu người trên thế giới, 1/3 diện tích đất trên đầu người trên
thế giới và 1/2 tài nguyên khai thác trên đầu người của thế giới (Qian, 2009, Sun ,
2010) (trong khi dân sô Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới). Đây là lý do buộc
nước này phải tìm kiếm một mô hình phát triển tiết kiệm tài nguyên và có lợi cho
môi trường – thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhân thức được
điều này, Chính phủ Trung Quốc đã có những bước đi quan trọng như thông qua
Luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng tối ưu tài nguyên, bảo vệ và
cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Theo tính toán, với việc áp dụng
các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra những hàng hóa và dịch vụ với
giá phải chăng hơn đối với các cư dân đô thị, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính 23% và tình trạng tắc nghẽn giao thông 47% vào năm 2040. Thống kê cho thấy
trong giai đoạn 1980-2010, quy mô kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 18 lần, song
tiêu thụ năng lượng chỉ tăng 5 lần. Đây là một trong những thành quả tích cực khiến
cho quốc gia đông dân nhất thế giới này tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế
tuần hoàn trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn hiện nay còn chưa phổ biến rộng
rãi, Việt Nam cũng chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn nào được thiết lập. Chúng ta
mới dừng lại ở bước tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho
cơ sở sản xuất và tiêu dùng chứ chưa có một hình dung cụ thể nào về kinh tế tuần
hoàn. Hiện nay, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển bền vững trên thế
giới. Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực trong
việc nâng cao nhận thức và hành động phát triển bền vững với những mô hình như
thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy, vườn - ao - chuồng, thu hồi gas từ
chất thải vật nuôi...Mặc dù chưa rõ ràng và còn rất sơ bộ nhưng các mô hình này đều
đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.
Nhận thức được tầm quan trọng của một nền kinh tế tuần hoàn và lợi ích đem
lại đối với một quốc gia và cư dân toàn cầu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kinh
nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam”
là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
4
tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống, gắn với mục
tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, nền kinh tế tuần hoàn cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về thể chế,
nguồn lực. Vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, chỉ ra những
khó khăn, thuận lợi, từ đó soi chiếu vào Việt Nam, xác định các điều kiện để có thể
chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là nội dung chủ yếu
mà luận văn hướng đến.
Xuất phát từ những thành tựu Trung Quốc đã đạt được trong quá trình triển
khai kinh tế tuần hoàn, cũng với sự tương đồng ở hai quốc gia về chế độ chính trị,
nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải cách mở cửa ở cả
hai nước, tác giả đã lựa chọn Kinh tế tuần hoàn Trung Quốc là đối tượng để nghiên
cứu trong luận văn. Đặc biệt khi Trung Quốc còn là top quy mô nền kinh tế lớn nhất
trên thế giới, đã đặt ra cho Trung Quốc nhiều thách thức khi triển khai kinh tế tuần
hoàn, và cách Trung Quốc giải quyết các bài toán đó sẽ là tấm gương phản chiếu để
các nền kinh tế nhỏ hơn có thể thấy được mình một phần trong đó để học hỏi kinh
nghiệm vận dụng vào quốc gia mình. Ngoài ra, Trung Quốc còn là một đất nước có
quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt và là đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực. Việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực tiêu biểu sẽ giúp
Việt Nam tiếp cận được những công nghệ và những giải pháp tương lai cho môi
trường và kinh tế - là những vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Đây cũng là hình thức đi tắt, đón đầu trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển rất
nhanh. Việc này cũng sẽ giúp cho Việt Nam sớm đạt được mục tiêu trong quá trình
triển khai kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt với vị trí là quốc gia láng giềng cũng sẽ giúp
cho Việt Nam dễ dàng hơn khi tiếp nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc nhờ lợi thế về
mặt địa lý.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu a.
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được biết đến nhiều nhất trong báo
cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng
với những lập luận rằng một nền kinh tế với các vòng tuần hoàn khép kín ưa
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
5
thích việc tái sử dụng, ưa thích sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất
hàng hóa mới. Sau đó cùng với sự phát triển của Kinh tế tuần hoàn đã dẫn đến sự gia
tăng đáng kể của các công trình nghiên cứu trong vài năm gần đây. Theo nghiên cứu
của Jose Luis Ruiz Real, Juan Uribe-Toril, Jaime De Pablo, Juan Carlos Gázquez-
Abad (2018), chỉ trong giai đoạn từ 2014 – 2017, số lượng bài báo học thuật được
xuất bản liên quan đến Kinh tế tuần hoàn đã tăng từ 27 bài báo vào năm 2014 lên
đến 371 bài báo vào năm 2017, tức tăng 1275% chỉ trong ba năm. Cũng theo báo
cáo này, Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng nhất, cả về
số lượng bài báo (21%) và số trích dẫn (23,8%), tiếp theo là Vương quốc Anh với
102 bài báo (10,6%). Điều này có thể thấy tầm quan trọng của chủ đề này đối với
Trung Quốc trong những năm gần đây, không chỉ trong lĩnh vực học thuật và nghiên
cứu, mà còn vì chiến lược phát triển bền vững do chính quyền trung ương Trung
Quốc đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của vật liệu và sử dụng năng lượng.
Một số nghiên cứu tiêu biểu về Kinh tế tuần hoàn có thể kể đến:
- Hai báo cáo của viện nghiên cứu Ellen-MacArthur-Foundation vào năm 2012
và 2013. Hai nghiên cứu đã nêu ra những hạn chế của nền Kinh tế tuyến tính và
đánh giá những rủi ro mà nó gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tiếp đến là
đưa ra khái niệm về Kinh tế tuần hoàn, nguồn gốc và những thành công ban đầu của
một số mô hình kinh doanh tuần hoàn và cách chúng thúc đẩy việc tạo ra giá trị. Từ
đó đưa ra các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế tuần
hoàn.
- Bài nghiên cứu của Ml Arpin (2015) đã chỉ ra Kinh tế tuần hoàn là một khái
niệm thường được trình bày như một sự thay thế cho 'nền kinh tế tuyến tính', mà
theo một số bên liên quan nhất định đồng nghĩa với cách tiếp cận 'tận dụng'. Nó
thường được gắn với bối cảnh khủng hoảng kinh tế và môi trường sắp xảy ra. Trong
tổng quan tài liệu này, các yếu tố chính sau đây đã được nghiên cứu: - Một tổng
quan chung về các khái niệm chính liên quan làm nền tảng cho Nền Kinh tế tuần
hoàn, bao gồm các định nghĩa, nguyên tắc, cách thực hiện và các rào cản; định vị
Kinh tế tuần hoàn theo phạm vi và tính cụ thể, cách tiếp cận bền vững và tư duy tuần
hoàn. Quan niệm về Kinh tế tuần hoàn từ các quan điểm lịch sử và khái niệm.
- Bài Nghiên cứu của Julian Kirchherr và M.P. Hekkert (2017) đã tạo ra sự
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
6
minh bạch về cách hiểu hiện tại về khái niệm kinh tế tuần hoàn. Qua việc tập hợp
114 định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn từ các bài nghiên cứu, bài nghiên cứu đã
chỉ ra rằng nền kinh tế tuần hoàn thường được mô tả là sự kết hợp của các hoạt động
giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, trong khi thường không nhấn mạnh rằng Kinh tế
tuần hoàn đòi hỏi một sự thay đổi có hệ thống. Bài viết cũng cho thấy rằng các định
nghĩa cho thấy ít có mối liên hệ rõ ràng giữa khái niệm kinh tế tuần hoàn với phát
triển bền vững. Mục tiêu chính của nền kinh tế tuần hoàn được coi là sự thịnh vượng
kinh tế, tiếp theo là chất lượng môi trường; tác động của nó đối với công bằng xã
hội và các thế hệ tương lai hầu như không được đề cập đến.
- Bài nghiên cứu của Naustdalslid, J (2017) thảo luận về chính sách của Trung
Quốc trong việc phát triển một nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, bài viết cũng
đưa những điểm nghẽn và thách thức cần đối mặt với việc thực hiện Kinh tế tuần
hoàn trong bối cảnh kinh tế xã hội.
- Bài nghiên cứu của Su, B.; Heshmati, A.; Geng, Y.; Xiaoman, Y (2013) cũng
cung cấp một đánh giá tổng thể về Kinh tế tuần hoàn bao gồm khái niệm, thực hành
và đánh giá. Ngoài ra, thông qua việc xem xét thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở 1 thành
phố cụ thể nghiên cứu cũng xác định được những vấn đề và thách thức cơ bản đối
với việc triển khai kinh tế tuần hoàn và đưa các khuyến nghị về chính sách để cải
thiện trong tương lai.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Về phía các nghiên cứu bằng tiếng Việt, các nghiên cứu về Kinh tế tuần hoàn ở
Việt Nam còn khá ít do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới. Có thể kể đến một số
nghiên cứu tiêu biểu như dưới đây:
- Bài nghiên cứu của tác giá Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn
Thị Bích Phương (2019) đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội đã
chỉ ra cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài toán phải đánh đổi
giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Vì đó là cách thức của mô hình kinh tế tuyến
tính, dựa vào khai thác tài nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu
dùng và cuối cùng là thải loại, dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng
chất thải gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn là sự thay đổi về triết lý phát
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
7
triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. Bài viết này phân
tích sự khác nhau giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, bài viết làm
rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, vốn đang trở thành xu
hướng diễn ra tại rất nhiều nước trên thế giới
- Bài nghiên cứu của tác Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019)
Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường đăng trong Tạp chí Khoa
học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh. Bài viết tổng hợp lịch sử khái
niệm và phân tích kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia tiêu
biểu. Theo đó, kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền
kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó
là triết lý tái tạo và khôi phục. Những kinh nghiệm quốc tế được tổng hợp trong bài
viết là cơ sở để rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
- Bài nghiên cứu của Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hoàng
Nam (2020) thuộc Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường và Đại
học Bách Khoa Hà Nội. Bài viết đã trình bày tình hình phát sinh chất thải và quản lý
chất thải ở Việt Nam - quốc gia có thu nhập trung bình tăng trưởng nhanh nhất trong
30 năm qua. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng
chất thải ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chất thải sinh hoạt trong khi cơ sở hạ tầng để
quản lý chất thải chưa đáp ứng đủ. Việt Nam cũng chưa có bộ luật riêng biệt về
Kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên sự cần thiết của việc tuần hoàn các nguồn lực tự nhiên
đã được nhấn mạnh trong một vài văn bản pháp lý nhỏ khác và một số mô hình nhỏ
về tái sử dụng và tái chế đã được thực hiện. Thực tế thì lượng nguyên liệu được tái
chế của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tổng số nguyên liệu đầu vào. Trong
tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào chính sách 3R để xây dựng cơ sở hạ
tầng vững chắc trước khi áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn và hướng đến là đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài một số bài báo khoa học kể trên, thông tin về Kinh tế tuần hoàn chủ yếu
là các bài báo nhỏ lẻ được tổng hợp đưa tin và nhìn chung đều đưa ra nhận định xu
thế phát triển của Kinh tế tuần hoàn là không thể phủ nhận, rằng đây là một mô hình
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
8
với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, với điều kiện và đặc điểm của Việt Nam như
hiện nay, việc triển khai Kinh tế tuần hoàn cần được xem xét một cách cẩn trọng và
cân nhắc kĩ.
Nhìn chung các nghiên cứu bằng Tiếng Việt ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ
yếu ở các bài báo mà ít thấy xuất hiện trong các công trình nghiên cứu quy mô lớn hơn.
Từ những tổng hợp trên có thể thấy, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước
đều đã đạt được những kết quả nhất định về Kinh tế tuần hoàn. Từ thực tế này, bài
luận văn sẽ kế thừa những thành quả đã có từ những nghiên cứu trước về các chính
sách triển khai Kinh tế tuần hoàn tại các quốc gia trên thế giới, tập trung cụ thể hơn
ở Trung Quốc, những ưu nhược điểm cũng như những khuyến nhị tham khảo đối
với Việt Nam kết hợp cùng những kiến thức tác giả tự nghiên cứu, cập nhật và tổng
hợp để thực hiện và hoàn thiện nội dung luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần
hoàn của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế
tuần hoàn tại Việt Nam. Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm có:
- Làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn.
- Làm rõ các biện pháp và điều kiện cần để triển khai kinh tế tuần hoàn
- Phân tích quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc, từ đó rút ra
bài học để áp dụng cho Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
- Đưa ra một số khuyến nghị về việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên,
luận văn đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Kinh tế tuần hoàn là gì?
- Vì sao cần triển khai kinh tế tuần hoàn?
- Các bước để triển khai kinh tế tuần hoàn là gì?
- Trung Quốc đã triển khai kinh tế tuần hoàn như thế nào?
- Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
9
mà Việt Nam có thể áp dụng?
- Việt Nam cần có những điều kiện gì để áp dụng được bài học kinh nghiệm
trên?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cách Trung Quốc triển khai mô hình kinh tế
tuần hoàn từ năm 1990 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để triển khai với nguồn
dữ liệu thu thập từ năm 1990 đến 2020 từ các Tổ chức uy tín trên thế giới, được
triển khai thông qua các phương pháp chi tiết hơn bao gồm: phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống
hóa, cụ thể:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong
tất cả các chương của khóa luận. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình
bày các lí thuyết, quan điểm về Kinh tế tuần hoàn dựa trên sự kế thừa các nghiên
cứu trong và ngoài nước (chương 1); Phân tích và làm rõ quá trình triển khai Kinh tế
tuần toàn ở Trung Quốc (chương 2), ở Việt Nam (chương 3) thông qua chính sách
liên quan; Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở chương 3 trong việc rút ra bài
học kinh tế đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc.
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ khóa luận
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận văn theo một trình tự, một bố
cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để
đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
10
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần
hoàn
Chương 2: Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc
Chương 3: Điều kiện áp dụng bài học kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần
hoàn của Trung Quốc tại Việt Nam
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN
KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN
1.1. Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn
1.1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn không phải là một khái niệm mới. Schivelbusch (2015) chỉ
ra rằng những ý tưởng đầu tiên về tuần hoàn vật liệu đã xuất hiện trong nông nghiệp
từ thế kỷ XVIII. Tới năm 1966, Boulding so sánh Trái đất như một tàu vũ trụ trong
không gian và đưa ra luận điểm rằng một hệ thống Kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để
duy trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất. Tuy nhiên, được biết đến
nhiều nhất là báo cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế
tạo ô tô và xây dựng, với ý tưởng cốt lõi là việc kéo dài vòng đời sản phẩm sẽ giúp
tiết kiệm năng lượng và sức lao động của ngành này. Từ đó, họ lập luận rằng một
nền kinh tế với các vòng tuần hoàn khép kín, ưa thích viêc tái sử dụng, ưa thích sửa
chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực
trong việc tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên. Đây là một quan
điểm mới có tính đột phá ở thời điểm đó. Những năm sau, khái niệm Kinh tế tuần
hoàn tiếp tục trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn diện hơn. Tới gần đây,
Kirchherr, Reike và Hekkert (2017) thống kê rằng đã có tới 114 cách hiểu về Kinh
tế tuần hoàn được đưa ra. Trong đó có cả những cách hiểu đơn giản như Kinh tế
tuần hoàn là giảm phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn như 3R và 4R.
Đến nay, được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm Kinh tế tuần hoàn do tổ
chức Ellen MacArthur Foundation trình bày tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm
2012. Theo đó, Báo cáo về kinh tế tuần hoàn của Quỹ Ellen MacArthur năm 2012
đã định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông
qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm ‘kết thúc vòng đời’
của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng
tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng
tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật
và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó. Đó là một nền kinh tế công
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
12
nghiệp được thiết kế để hoạt động dựa trên nguyên tắc tự tái tạo hoặc tự phục hồi
nhằm mục đích giảm lượng khai thác tài nguyên, giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu
suất sử dụng tài nguyên và giảm tác động của biến đổi khí hậu đem lại lợi ích cho
các doanh nghiệp. Những sản phẩm cuối đời thay vì bị thải bỏ sẽ được khôi phục,
năng lượng sử dụng trong sản xuất sẽ được chuyển dịch theo hướng năng lượng tái
tạo, nguyên vật liệu không dùng các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới việc tái sử
dụng. Mục tiêu giảm thiểu chất thải sẽ đạt được thông qua việc thiết kế lại vật liệu,
sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh. Nền kinh tế này đem lại
những lợi ích chiến lược và có tiềm năng to lớn để tạo ra giá trị trong các lĩnh vực
kinh tế, kinh doanh, môi trường và xã hội” (Ellen MacArthur Foundation, 2012).
Cùng quan điểm đó, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO)
năm 2017 cũng cho rằng “Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị, và
hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài
vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải
từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu
quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần”.
Tổng kết các khái niệm Kinh tế tuần hoàn hiện đại, Geissdoerfer và cộng sự
(2017) đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về Kinh tế tuần hoàn, đó là “một hệ thống mà
trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thải, hao hụt năng lượng được giảm
thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu
và năng lượng. Điều này có thể đạt được thông qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo
dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế”.
Một số định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn của các học giả nổi tiếng trên thế
giới như Geng và Doberstein vào năm 2008 giải thích khái niệm kinh tế tuần hoàn
theo kinh nghiệm của Trung Quốc, mô tả nền Kinh tế tuần hoàn là sự luân hồi
nguyên vật liệu khép kín trong hệ thống kinh tế (Yong Geng và Brent Doberstein,
2008). Webster năm 2015 cho rằng một nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế được
thiết kế để tự phục hồi và nhằm mục đích giữ cho các sản phẩm, linh kiện và nguyên
liệu luôn ở trạng thái tốt nhất, cốt lõi của kinh tế tuần hoàn là nguồn nguyên liệu đầu
vào phải có sự tuần hoàn và phải có nhiều giai đoạn để sử dụng nguồn nguyên liệu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
13
đó (Ken Webster, 2015). Bocken và cộng sự năm 2016 định nghĩa kinh tế tuần hoàn
là chiến lược, mô hình và thiết kế kinh doanh làm chậm, đóng và thu hẹp các chu
trình sử dụng tài nguyên (Nancy Bocken, 2016).
Dựa trên những định nghĩa khác nhau này, có thể hiểu nền Kinh tế tuần hoàn
là một nền kinh tế hoạt động dựa trên nguyên lý tự tái tạo, trong đó nguyên liệu đầu
vào (tài nguyên thiên nhiên, năng lượng,…), các loại chất, phát thải được giảm thiểu
bằng cách làm chậm, đóng và thu hẹp các vòng năng lượng và vật liệu. Để đạt được
điều này các sản phẩm cần có sự thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất,
tân trang và tái chế lâu dài. Điều này trái ngược với một nền kinh tế tuyến tính là mô
hình sản xuất, tiêu thụ, loại bỏ. Trong khi một nền kinh tế tuyến tính lấy nguyên liệu
thô, tiêu thụ chúng và thải ra chất thải, thì nền kinh tế tuần hoàn làm giảm nguyên
liệu thô, giảm tiêu thụ và khuyến khích tái chế chất thải để vật liệu bị loại bỏ giảm
đến mức nhỏ nhất (Hình 1.1). Việc này đòi hỏi tất cả những người tham gia trong
quá trình tiêu thụ (nhà sản xuất, vận chuyển, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, xử
lý chất thải) phải thay đổi tư duy về nguồn gốc và cách sử dụng, thải bỏ của các sản
phẩm trong nền kinh tế.
Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn
Nguồn: Ellen MacArthur Foundation (2012) và Báo cáo của Chính phủ Hà Lan
(2017) 1.1.2. Các nguyên tắc và mô hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn
1.1.2.1. Nguyên tắc của nền Kinh tế tuần hoàn
Từ khái niệm trên có thể thấy Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình
đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng
theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo (Regeneration) và khôi phục
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
14
(Restoration). Kinh tế tuần hoàn có các nguyên tắc cơ bản, gồm:
Thứ nhất, trong nền kinh tế tuần hoàn, không có khái niệm chất thải. Chất thải
sẽ không tồn tại nếu các thành phần cấu tạo hóa học và kỹ thuật của sản phẩm được
thiết kế để có thể tái sản xuất, dễ dàng tách rời, tái sử dụng và tái gia nhập thị
trường. Nếu phải thải ra môi trường, các sản phẩm tuần hoàn ưu tiên sử dụng các vật
liệu sinh học không độc hại và có thể dễ dàng hấp thu vào đất bằng cách phân hủy
hoặc phân hủy kỵ khí, cũng có thể tạo ra các chất có giá trị cao hơn trước khi phân
hủy. Vật liệu kỹ thuật như polyme, hợp kim và các vật liệu nhân tạo khác, được thiết
kế để có thể phục hồi trạng thái ban đầu và nâng cấp, giảm thiểu đầu vào năng lượng
cần thiết và tối đa hóa việc duy trì giá trị về cả kinh tế và tài nguyên. Đây là một sự
khác biệt cơ bản so với phương pháp tái chế trong nền kinh tế tuyến tính, các sản
phẩm được tái chế thì sẽ không đảm bảo được giá trị như ban đầu so với các sản
phẩm được thiết kế ngay từ đầu để tái sử dụng dẫn đến suy giảm giá trị nhanh
chóng. Không giống như các sản phẩm đang bán hiện nay, các sản phẩm tạo ra trong
nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học không độc hại
và thậm chí có thể có lợi với môi trường và an toàn khi đưa ra hệ sinh thái. Các vật
liệu như động cơ hoặc máy tính được làm từ các nguyên liệu kỹ thuật không thể đưa
ra hệ sinh thái như kim loại và các loại nhựa được thiết kế từ đầu để tái sử dụng và
các sản phẩm công nghệ được thiết kế để dễ dàng nâng cấp.
Thứ hai, nền kinh tế tuần hoàn cần có tính linh hoạt và thích ứng cao. Các hệ
thống sản xuất trong nền Kinh tế tuần hoàn cần trở nên linh hoạt hơn để có thể sử
dụng nhiều nguyên liệu đầu vào khác nhau cùng một lúc giúp tăng khả năng chống
chịu trước những tình huống khan hiếm nguồn tài nguyên hoặc khi đối mặt với các
cuộc khủng hoảng bên ngoài so với các hệ thống hiện tại được xây dựng đơn giản để
tối đa hóa sản lượng và năng suất.
Thứ ba, nền kinh tế tuần hoàn hoạt động bằng các nguồn năng lượng tái tạo
như điện gió, điện mặt trời,…Các hệ thống sản xuất phải thay thế việc sử dụng
nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, vận hành, chế biến… bằng các loại năng lượng
tái tạo. Các hệ thống phân phối được tích hợp vào nền kinh tế tuần hoàn sẽ làm giảm
nhu cầu đầu vào nhiên liệu hóa thạch và thu được nhiều giá trị năng lượng hơn từ
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
15
các sản phẩm phụ và rác thải. Khi tham gia vào hệ thống kinh tế tuần hoàn thì mức
năng lượng sử dụng cũng sẽ giảm đi so với nền kinh tế tuyến tính, vì vậy sử dụng
năng lượng tái tạo hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng.
Thứ tư, cần phải có tư duy hệ thống trong nền kinh tế tuần hoàn. Tư duy hệ
thống là khả năng hiểu cách các bộ phận của một hệ thống tương tác để tạo ra hành
vi của toàn bộ. Nắm rõ các bộ phận vận hành, ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trong
tổng thể nền kinh tế và mối quan hệ của tổng thể với các bộ phận là rất quan trọng
trong nền kinh tế tuần hoàn. Nếu chỉ tư duy cục bộ mà không hiểu được cách cả hệ
thống vận hành và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào thì rất khó xác định nguyên nhân
gốc rễ của vấn đề và tạo ra những cơ hội mới. Những thay đổi để hướng đến mô
hình tuần hoàn đều cần thiết kế hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố từ con người, sản
phẩm, địa điểm, quy trình... Tất cả phải thiết kế lại để tối đa hóa lợi ích và giảm
thiểu các tác động tiêu cực.
Thứ năm, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm
sử dụng hợp lý các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt là đẩy mạnh
sử dụng năng lượng tái tạo. Việc kiểm soát không chỉ ở khâu đầu ra cuối mà đặc
biệt được chú trọng ở khâu đầu vào, khi các nguồn tài nguyên được đưa vào hệ
thống phải đảm bảo cố gắng kiểm soát ở mức tối thiểu nhất có thể, được sử dụng 1
cách tối ưu nhất trong quá trình sản xuất để lượng thải ra môi trường là ít nhất. Đặc
biệt năng lượng tái tạo được thúc đẩy sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền
thống, nhằm giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn .
Thứ sáu, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm
và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học. Nguyên tắc
này nhấn mạnh 1 lần nữa về việc chất thải là khái niệm gần như không tồn tại trong
Kinh tế tuần hoàn. Một chi phí tài nguyên khi bỏ ra cần đem lại lợi nhuận lớn nhất,
khi không chỉ lưu thông theo 1 chiều, là chi phí tính trên một sản phẩm duy nhất mà
sẽ được luân chuyển để vừa là đầu ra của quy trình này nhưng sẽ tiếp tục là đầu vào
của quá trình khác, tiết kiệm chi phí nguyên liệu, tạo ra mức lợi tức tối đa nhất.
Thứ bảy, nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa
các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ đầu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
16
của quá trình sản xuất. Ngay từ trước khâu sản xuất đầu vào, Kinh tế tuần hoàn đã
phải tính toán đường đi của các chất thải sau quá trình sản xuất. Quy trình xử lý loại
thải sau cùng được đặc biệt trú trọng, để đảm bảo chất thải (nếu có) khi đưa ra khỏi
quy trình sản xuất cũng không gây ra ảnh hưởng xấu cho môi trường (như ô nhiễm
nước, ô nhiễm đất,…) Đặc biệt các sản phẩm tạo ra trong nền kinh tế tuần hoàn
phần lớn được làm từ các thành phần sinh học không độc hại và thậm chí có thể có
lợi với môi trường và an toàn khi đưa ra hệ sinh thái.
1.1.2.2. Mô hình cơ bản của Kinh tế tuần hoàn
Để giúp các quốc gia đạt được các điều kiện của nền kinh tế tuần hoàn, bốn mô
hình có thể giúp các hoạt động sản xuất kinh tế tạo ra giá trị gia tăng từ các vật liệu
được sử dụng trong nền kinh tế trong khi đảm bảo các nguyên tắc của nền kinh tế
tuần hoàn.
- Mô hình luân chuyển nguyên liệu nội bộ: Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế
tuyến tính hoạt động rất tốn nguyên liệu, việc áp dụng mô hình này đem lại hiệu quả
sử dụng nguyên liệu thô đầu vào cao hơn. Mô hình luân chuyển càng khép kín thì
thời gian sử dụng sản phẩm càng được kéo dài, mô hình này hiệu quả nhất khi áp
dụng chủ yếu đối với nhóm hàng tiêu dùng nhanh cụ thể như bao bì, chai lọ tẩy rửa,
dầu gội hoặc hàng hóa có thể được tái sử dụng trực tiếp như quần áo, hàng dệt may.
Cụ thể, các bao bì và chai lọ này được thiết kế từ đầu để quay lại với nhà sản xuất để
làm nguyên liệu cho lô hàng tiếp theo tạo thành một vòng tròn khép kín giúp tiết
kiệm chi phí từ việc không phải nhập thêm nguyên liệu thô đầu vào, nhân công,...
Đồng thời việc phát thải khí nhà kính và các hóa chất độc hại cũng được giảm đáng
kể. Mục tiêu là tạo ra nhiều giá trị và lợi ích kinh tế đồng thời giảm mức tiêu thụ vật
liệu và năng lượng.
- Mô hình kéo dài chu kỳ sử dụng sản phẩm: Mô hình thứ hai làm nên giá trị
của nền kinh tế tuần hoàn bắt nguồn từ việc giữ cho các sản phẩm, linh kiện và vật
liệu có giá trị sử dụng lâu hơn trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách
thiết kế các sản phẩm và hệ thống có độ bền cao hơn. Trong lĩnh vực tiêu dùng,
Hàng hóa tiêu dùng có giá trị tương đối thấp, tuy nhiên lượng hao hụt tài nguyên và
lượng rác thải từ hoạt động này rất cao. Hàng tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm
phần lớn kết thúc chu kỳ tại bãi rác hoặc lò đốt. Như vậy nếu ta gia tăng khả năng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
17
tái sử dụng trực tiếp những mặt hàng này bằng cách tái sử dụng các bao bì và lọ
chứa nhiều lần, có thể giảm đáng kể lượng nguyên liệu thô cần thiết, và các chi phí
liên quan. Để làm được điều này cần xem xét các thông số kỹ thuật sản phẩm
nghiêm ngặt, cải thiện quản lý số lượng cung ứng và đưa ra các lựa chọn cho người
tiêu dùng tốt hơn để giúp đảm bảo rằng các sản phẩm đó được kéo dài chu kỳ sử
dụng của mình. Việc xây dựng các lại hệ thống phân phối bán lẻ định hướng người
tiêu dùng đem trả lại các sản phẩm, sau đó nhà phân phối sẽ thu gom và rửa các loại
chai tiếp tục bán, hoặc tái sử dụng quần áo thay vì sản xuất quần áo mới góp phần
kéo dài thời gian sử dụng bao bì và hàng tiêu dùng. Một điều cần thiết nữa là áp
dụng công nghệ và nâng cao nhận thức để cải thiện tỷ lệ thu hồi từ các hệ thống tái
chế hiện tại và giữ lại tỷ lệ luân chuyển của nguyên liệu trong chu kỳ đạt mức cao
hơn. Khi mà chi phí cho việc thu thập, xử lý lại sản phẩm, nguyên vật liệu cấu thành
sản phẩm thấp hơn so với chi phí xử lý rác thải hiện này thì nền kinh tế tuần hoàn có
thể vận hành.
- Mô hình tạo ra các tầng sử dụng nguyên liệu khác nhau: Trong khi mô hình
trước đề cập đến việc tái sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu, thì tại mô hình này,
các vật liệu bị loại bỏ từ một chuỗi sản xuất có thể làm nguyên liệu thô đầu vào
trong chuỗi sản xuất khác. Mô hình này mang tính kinh tế cao bởi trên thực tế chi
phí cận biên của việc tái sử dụng nguyên vật liệu thấp hơn chi phí nhập nguyên liệu
thô mới. Kiểm soát và điều chỉnh các luồng nguyên liệu khác nhau của sản phẩm có
thể cải thiện doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Một số ví dụ của việc sử dụng
nguyên vật liệu theo tầng có thể kể đến như:
+ Thực phẩm thừa có tiềm năng lớn để trở thành nguồn nguyên liệu cho việc
sản xuất năng lượng sinh khối, chất dinh dưỡng cho đất nếu chúng được thu thập và
phân loại hiệu quả. Một số thành phố đang thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí hoặc
ủ phân, mặc dù quy mô còn nhỏ trên thị trường.
+ Chất thải của con người và động vật sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho
ngành nông nghiệp giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Quần áo bằng vải cotton có thể làm sợi quang cho đồ nội thất và vật liệu
cách nhiệt trước khi đưa trở lại môi trường một cách an toàn với điều kiện không có
chất phụ gia hoặc thuốc nhuộm có hại đã được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
18
- Mô hình nguyên liệu đầu vào được tạo ra từ nguyên chất, không độc hại,
hoặc dễ phân tách: Mô hình thứ tư này đảm bảo tính an toàn cho ba mô hình đầu
tiên bằng cách giúp cho các nguyên liệu đạt mức an toàn cho vòng sử dụng tiếp
theo. Ngoài nhu cầu nâng cao tuổi thọ sản phẩm và khả năng quay vòng chặt chẽ và
nhiều lần, giai đoạn cuối vòng đời của sản phẩm cần được dự đoán trước trong việc
lựa chọn vật liệu. Hiện tại, nhiều luồng vật liệu sau tiêu thụ trở thành dạng nguyên
liệu hỗn hợp, do cách thức các nguyên liệu này được chọn và kết hợp trong một sản
phẩm như nhãn PVC trên chai PET hoặc do chúng được thu thập hoặc xử lý mà
không phân loại hoặc chú ý giữ gìn độ tinh khiết và chất lượng ban đầu (chất thải
thực phẩm được loại bỏ thông qua việc thu gom rác thải đô thị hỗn hợp).
Các mô hình kinh tế tuần hoàn có thể cung cấp cơ hội mới cho tăng trưởng bền
vững trong bối cảnh có rất nhiều thách thức toàn cầu nổi lên. Tập trung vào việc tối
ưu hóa toàn diện hệ thống sản xuất, bán lẻ và tiêu dùng thay vì tối đa hóa hiệu suất
của một dây chuyền riêng lẻ. Nói tóm lại, kinh tế tuần hoàn sẽ thay thế mô hình
tuyến tính đề cao sản lượng và hiệu quả, nhưng liên tục làm suy giảm nguồn tài
nguyên, thay vào đó kinh tế tuần hoàn sẽ tái thiết và bảo trì nguồn tài nguyên bằng
một chu kỳ tịnh tiến và liên tục với sản phẩm và vật liệu được luân chuyển liên tục,
giúp ổn định giá trị tài nguyên tự nhiên và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm bền
vững. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các hoạt động nông nghiệp vừa tối ưu hóa năng
suất vừa có thể cải thiện chất lượng đất, nước và không khí. Hệ thống nông nghiệp
phát triển bền vững mới dẫn đến sự thịnh vượng lâu dài. Việc chuyển sang một mô
hình như vậy có thể dẫn đến lợi ích kinh tế đáng kể, giúp giảm thiểu các khía cạnh
của hệ thống hiện tại gây áp lực lên nguồn cung tài nguyên, tăng giá hàng hóa và
tăng biến động giá.
1.2. Lý thuyết về triển khai Kinh tế tuần hoàn
1.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn
1.2.1.1. Những hạn chế của nền kinh tế tuyến tính
Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn xuất phát từ những hạn chế mà
nền kinh tế tuyến tính đang gặp phải.
- Lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ: Từ khi
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
19
cách mạng công nghiệp nổ ra cách đây 150 năm, trong suốt quá trình phát triển và
đa dạng hóa, nền kinh tế công nghiệp, phương thức sản xuất và tiêu thụ được thiết
kế theo mô hình tuyến tính hay mô hình “sản xuất - sử dụng - loại bỏ”. Các công ty
khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và bán sản phẩm cho người tiêu dùng,
người tiêu tùng sau đó thải bỏ sản phẩm khi hết mục đích sử dụng. Một phần rất nhỏ
trong số các sản phẩm bị thải bỏ được tái chế, số còn lại trở thành rác thải và bị đem
đi chôn lấp, thiêu hủy.
Các mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại đang khiến cho các nguồn tài
nguyên cạn kiệt nhanh chóng. Theo số liệu của WEF, nền kinh tế toàn cầu đã tiêu
thụ khoảng 65 tỷ tấn nguyên liệu thô vào năm 2010, con số này dự kiến sẽ tăng lên
khoảng 82 tỷ tấn vào năm 2020 (WEF, 2012). Trong quá trình sản xuất hàng hóa
theo mô hình của nền kinh tế tuyến tính, một khối lượng vật liệu đáng kể thường bị
mất đi trong khâu khai thác và sản xuất sản phẩm. Theo thống kê của Viện nghiên
cứu phát triển bền vững châu Âu (SERI), ước tính mỗi năm, việc sản xuất các sản
phẩm ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) làm mất đi
hơn 21 tỷ tấn nguyên liệu không thể tái sử dụng như các lớp đất đá bị đổ bỏ sau khi
khai thác mỏ, những sản lượng không mong muốn từ việc đánh bắt cá (các loài cá
nhỏ và các loài cá không phải mục tiêu đánh bắt), những sản lượng hỏng hủy trong
sản xuất nông nghiệp, cũng như việc đào đất và nạo vét vật liệu từ các hoạt động
xây dựng (CRCLR, 2019).
Trong sản xuất thực phẩm, nguyên liệu đầu vào bị lãng phí do sâu bệnh hoặc
mầm bệnh, do năng suất kém hoặc vấn đề trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và tại
nhà bán lẻ do thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc được bảo quản trong các điều kiện
không đảm bảo cũng cực kỳ lớn. Tính sơ bộ trên toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm
toàn cầu, các sản phẩm bị hỏng chiếm 1/3 thực phẩm được sản xuất ra mỗi năm
(FAO, 2011).
Xét riêng tại châu Âu, việc lãng phí nguyên liệu vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Có tới 2,7 tỷ tấn chất thải đã được tạo ra trong năm 2010, nhưng chỉ khoảng 40%
trong số đó được tái sử dụng và tái chế. Theo UNEP, trong số 60 kim loại trên thế
giới chỉ thì có 1/3 đạt được tỷ lệ tái chế, tỉ lệ tái chế cũng hết sức khiêm tốn chỉ
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
20
khoảng hơn 25% (UNEP, 2011). Ngay cả đối với các kim loại quý và có tỷ lệ tái chế
cao, một lượng lớn vẫn bị mất đi, ước tính mức lỗ hàng năm do mất nguyên liệu là
52 tỷ USD (Eurostat, 2016). Từ năm 2000, giá kim loại, cao su và năng lượng lần
lượt tăng 176%, 350% và 260% do sự khan hiếm toàn cầu. Việc khai thác và sử
dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên gây thiệt hại tối thiểu 3,7 nghìn tỷ USD trên
toàn cầu mỗi năm (EC, 2014). Không chỉ kim loại, lãng phí nguyên vật liệu cũng
xảy ra ở một số ngành sản xuất và xây dựng. Các nguyên vật liệu như đá vụn, thép,
gỗ, bê tông bị loại bỏ trong quá trình xây dựng và phá hủy các tòa nhà chiếm 26%
tổng lượng chất thải rắn phi công nghiệp được sản xuất tại Mỹ. Chỉ có chưa đầy
20% đến 30% của tất cả chất thải xây dựng và chất thải còn thừa khi phá dỡ được tái
chế hoặc tái sử dụng (U.S. EPA, 2009).
- Ảnh hướng đến hệ sinh thái: Hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nền Kinh tế
tuần hoàn tạo ra chất thải và khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong
vòng hai thế kỷ qua, biến đổi khí hậu, sự xói mòn từ các tài nguyên rừng, đất, nước
đã khiến hệ sinh thái của trái đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng tiêu thụ tài
nguyên của con người hiện vượt quá 60% khả năng cung ứng của hệ sinh thái Trái
đất. Chỉ riêng việc mất đa dạng sinh học do phá rừng đã khiến nền kinh tế toàn cầu
thiệt hại lên tới 4,5 triệu USD/năm tương đương 650 USD/người, không kể những
thiệt hại do việc thâm canh và biến đổi khí hậu (Indepentdent, 2010). Trong khi đó,
các loại chất thải từ các ngành nghề không được quản lý và thu gom xử lý tập trung
đúng cách, dẫn đến một loạt các vấn đề về môi trường và hệ sinh thái. Ngoài đại
dương, rác thải tích tụ trên các bãi biển lẫn trong nguồn thức ăn của cá, chim và các
động vật khác và cuối cùng lẫn trong thức ăn của con người.
Như vậy, nền kinh tế tuyến tính mặc dù cho thấy một sự phát triển mạnh mẽ,
tăng trưởng vượt trội của một số ngành nghề kinh tế trong thời gian qua nhưng cũng
để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, phá hủy kết cấu hệ sinh thái, dẫn tới
những nguy cơ tổn hại toàn cầu cho con người. Điều này đòi hỏi nền kinh tế phải
chuyển mình, vận hành theo một cách thức mới để bảo toàn đa dạng hệ sinh thái,
đưa nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững hơn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
21
1.2.1.2. Những yếu tố thúc đẩy chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn
Mặc dù hiện tại mô hình kinh tế tuyến tính vẫn là mô hình phổ biến và mang
lại hiệu quả kinh tế cao do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chi phí sản xuất thấp
và được hỗ trợ bởi các công nghệ sản xuất hiện đại, chuỗi cung ứng toàn cầu hóa,
nhân công giá rẻ và các dây chuyền tự động. Tuy nhiên, mô hình hiện tại lại không
tối đa hóa hiệu suất sử dụng năng lượng. Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên có
hạn, Kinh tế tuần hoàn bộc lộ rõ nhiều hạn chế và gây tác động tiêu cực lên môi
trường, thúc đẩy các quốc gia chuyển đổi mô hình hoạt động của nền kinh tế sang
Kinh tế tuần hoàn.
- Dân số thế giới ngày càng tăng đặc biệt là giới trung lưu. Năm 2050, dự kiến
dân số toàn cầu sẽ đạt 9 - 10 tỷ người, trong đó nổi lên là tầng lớp trung lưu khiến
nhu cầu về nguyên liệu để phục vụ sản xuất đang ngày càng tăng (World Bank,
2019). Ngoài tác động môi trường tiêu cực lên môi trường cao hơn, dân số cao dẫn
đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Trung
Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, mỗi quốc gia đã trải qua
một quá trình chuyển đổi kinh tế đáng kể về cả phạm vi và tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế trong những thập kỷ qua. Một lượng lớn người tiêu dùng trung lưu mới
có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu nếu hai nước tiếp tục mô hình tăng trưởng
hiện tại. Lượng người tiêu dùng mới sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên.
- Nhu cầu cơ sở hạ tầng. Cơ cấu dân số lớn đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn hơn. Các
công cụ kĩ thuật để khai thác cũng cần được cải tiến để khai thác nguồn tài nguyên
mới mà hiện tại chưa thể khai thác được. Các mỏ tài nguyên mới vẫn có thể tồn tại,
nhưng khai thác chúng sẽ đòi hỏi việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và công nghệ
mới. Ước tính để đáp ứng nhu cầu trong tương lai về thép, nước, nông sản và năng
lượng sẽ cần tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 3.000 tỷ USD/năm. Số tiền
cao hơn khoảng 60% so với mức đầu tư hiện tại (McKinsey, 2013). Nếu khoản đầu
tư này không giúp tìm ra các mỏ tài nguyên mới, thì nguồn cung tài nguyên càng trở
nên hạn hẹp. Công nghệ và cơ sở hạ tầng mới có lẽ là thách thức đối với các nền
kinh tế phát triển, khi mà công nghệ và năng suất tại các nước này gần như đã đến
giới hạn của công nghệ hiện tại.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
22
- Các bãi chôn lấp rác đã gần quá tải. Ở một số nơi trên thế giới như tại Hy
Lạp, Ấn Độ, Việt Nam, chất thải rắn đô thị được chôn lấp ở các bãi rác không đạt
tiêu chuẩn (BBC, 2013). Việc chôn lấp rác ở những vị trí như vậy gây ra rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường như nước rỉ rác, bụi, mùi, gánh
nặng giao thông địa phương và khí thải nhà kính. Các chất thải chôn lấp đều tạo ra
khí phân hủy trong điều kiện yếm khí. Khí phân hủy bao gồm khoảng 50% khí mê-
tan, là khí nhà kính mạnh hơn hai mươi lần so với CO2. Đối với mỗi hộ gia đình ở
Anh, quần áo chôn lấp tạo ra khoảng 1,5 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm chiếm
0,3% tổng lượng phát thải (Iain MacLeay, Kevin Harris, Anwar Annut, 2012). Rất
nhiều các khu vực chôn lấp rác đang dần hết chỗ. Bắc Kinh sẽ không còn không
gian chôn lấp trong 4 năm nữa, tại New Zealand trong khoảng 12 năm và Vương
quốc Anh sẽ hết công suất chôn lấp vào năm 2027 nếu tiếp tục các hoạt động xử lý
như hiện hiện tại. Tại Việt Nam nhiều bãi rác cũng trong tình trạng quá tải và nguy
cơ đóng cửa trong năm 2020, UBND Hà Nội cho biết Hai bãi rác lớn nhất của thành
phố là bãi Nam Sơn và bãi Xuân Sơn đang phải hoạt động quá công suất và nếu
không có giải pháp công nghệ thay thế thì sẽ buộc phải đóng bãi vào cuối năm 2020
(Báo Tài nguyên & Môi trường, 2020).
- Căng thẳng địa chính trị gia tăng. Những cuộc căng thẳng và cạnh tranh
chiến lược địa chính trị gây ảnh hưởng với nguồn cung hàng hóa. Nhiều trường hợp
xung đột chính trị đã làm giá cả hàng hóa tăng cao như lệnh cấm vận dầu mỏ Ả Rập
năm 1972, lượng xuất khẩu dầu mỏ giảm sau cuộc cách mạng Iran 1978, cú sốc giá
sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq năm 1990... Trữ lượng kim loại quý và tài
nguyên dầu mỏ phần lớn nằm ở các quốc gia bất ổn về chính trị như Iran, Iraq,
Venezula... Khoảng 80% đất canh tác, 64.5% trữ lượng dầu trên thế giới và 38.4%
trữ lượng khí đốt nằm ở các quốc gia Trung Đông này (OPEC, 2018). Với việc các
cuộc xung đột chính trị đang ngày càng có xu hướng gia tăng tại các điểm nóng dầu
mỏ sẽ tạo ra rào cản thương mại, tình trạng độc quyền…làm trầm trọng thêm sự
khan hiếm tài nguyên và đẩy giá hàng hóa và mức độ biến động giá lên cao.
- Biến đổi khí hậu. Một số ngành công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nước và nông nghiệp. Biến đổi
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
23
khí hậu gây ảnh hưởng đến dòng chảy và sự di chuyển của những tảng băng và qua
đó ảnh hưởng trực tiếp lên nguồn cung nước ngọt, mô hình xói mòn, nhu cầu tưới
tiêu và công tác quản lý lũ lụt. Nhu cầu nước toàn cầu được dự báo sẽ tăng 55% vào
năm 2050, chủ yếu là do nhu cầu ngày càng tăng từ ngành sản xuất (tăng 400%).
OECD dự báo hơn 40% dân số toàn cầu sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm
nguồn nước vào năm 2050 (UNWATER, 2012).
Liên kết những yếu tố này lại với nhau có thể thấy thách thức đối với mô hình
kinh tế tuyến tính là rất lớn. Thị trường sẽ không thể tự khắc phục được những mặt
hạn chế của dây chuyền sản xuất và nếu không thể thay đổi tư duy, hành vi hiện tại
của nhà sản xuất và người tiêu dùng thì không giải quyết được bài toán mất cân bằng
trong khai thác và sử dụng tài nguyên cũng như đáp ứng nhu cầu của người dùng
toàn cầu ngày càng lớn trong tương lai. Ngay cả khi nền kinh tế tuyến tính đáp ứng
sự khan hiếm nguồn cung, những hậu quả về xã hội và môi trường vẫn hiện hữu. Để
tiếp tục phát triển lâu dài, việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là rất cần
thiết. Điều này đòi hỏi một nền kinh tế vẫn đáp ứng nhu cầu của con người mà
không gây tác động tiêu cực lên môi trường và không làm cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Việc này không chỉ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy tách rời việc sử
dụng nguyên liệu thô và việc tăng trưởng kinh tế, mà còn đòi hỏi thay đổi tư duy
trong việc tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nhằm đảm bảo an ninh và bền vững nguồn cung nguyên liệu là điều kiện tiên quyết
cho việc này. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng không phải là không thể đạt
được và hiện nền kinh tế tuần hoàn là câu trả lời cho những thách thức lớn mà chúng
ta phải đối mặt trong thế kỷ 21, đó là việc khai thác và sử dụng nguyên liệu thới hiệu
quả cao hơn và và tìm ra giải pháp cho những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái môi
trường.
1.2.2. Các bước triển khai nền kinh tế tuần hoàn
1.2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn
Hành lang pháp lý là điều kiện tiên quyết để dẫn dắt các chủ thể đi đến mục
tiêu nền kinh tế định hướng tuần hoàn cũng như các chủ thể trong nền kinh tế ấy có
thể tuỳ biến phối hợp chặt chẽ trong từng bước đi sao cho phù hợp với thực tế nền
kinh thế trong từng giai đoạn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
24
Một nền kinh tế chỉ có thể tiến tới Kinh tế tuần hoàn với điều kiện các hành
lang pháp lý như luật và các chính sách, chủ trương phải được thể hiện rõ ràng để
giúp việc thực hiện và chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hệ
thống và đồng bộ. Cùng với đó là các hình thức khuyến khích khác như ưu đãi về cơ
chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực cùng chế tài rõ
ràng, minh bạch.
Các thành phố và khu vực có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn nhờ khả năng kích hoạt các mô hình kinh
doanh mới, chẳng hạn như các mô hình kinh doanh trong khuôn khổ nền kinh tế
tuần hoàn. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu kinh tế tuần hoàn, các chính phủ địa
phương cần được hỗ trợ bởi một khuôn khổ hỗ trợ mà các chính phủ quốc gia có thể
thiết lập một cách hiệu quả.
Các công cụ quản lý, tài chính và kinh tế là cần thiết để chuyển đổi sang nền
kinh tế tuần hoàn. Điều quan trọng là phải thiết lập chính sách và khuôn khổ quy
định phù hợp ở tất cả các cấp.
Hiểu được điều này, một số quốc gia đã ban hành các đạo luật và luật để thiết
lập nguyên tắc tái chế của nền kinh tế tuần hoàn. Đức là nước đi đầu trong lĩnh vực
này khi nước này bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn vào năm 1996. Theo đó, Đức
đã sớm ban hành Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín từ năm 1996, với ý
tưởng cốt lõi là tuần hoàn vật liệu. Họ ý thức được rằng nền kinh tế công nghiệp
nặng của Đức luôn cần rất nhiều vật liệu đầu vào, do đó việc tuần hoàn vật liệu sẽ
giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững lâu dài
của cả nền kinh tế. Vì vậy, Luật cung cấp các khuôn khổ để thực hiện quản lý chất
thải theo chu trình khép kín và đảm bảo việc xử lý chất thải tương thích với môi
trường cũng như khả năng đồng hóa chất thải. Từ đó thúc đẩy nhiều mô hình giảm
thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất điện và nhiệt. Thậm
chí, nếu chỉ tính riêng về chính sách tái chế, Đức đã có luật về đóng
gói(Verpackungsverordnung) từ năm 1991. Ngoài ra, Đức còn phát triển các chính
sách năng lượng, công nghiệp và môi trường rất cụ thể ở cấp quốc gia và đóng vai
trò rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực này ở cấp độ châu Âu.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
25
Một ví dụ khác về việc bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn từ việc xây dựng
cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn là ở Nhật Bản. Kể từ năm 1991, Nhật
Bản đã bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn bằng việc xây dựng các quy định pháp
lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”. Trọng tâm là
Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law for
Establishing a Recycling-Based Society), có hiệu lực năm 2002, đã đưa ra các mục
tiêu định lượng về tái chế và phi vật chất hóa trong dài hạn cho xã hội Nhật Bản.
Một đại diện khác ở Châu Á là Hàn Quốc cũng bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần
hoàn từ việc xây dựng hành lang pháp lý khi Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tuyên bố
ban hành các nguyên tắc tuần hoàn tài nguyên từ đầu năm 2018 nhằm thực hiện
Kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Luật Tuần hoàn tài nguyên bao gồm các điều như “nhận
diện tài nguyên tuần hoàn”, “quản lý hiệu suất tuần hoàn tài nguyên”, “đánh giá tính
khả dụng của chu kỳ tuần hoàn” và “phí xử lý chất thải”. Ngoài ra, luật này cũng
bao gồm các chính sách để giảm lượng chất thải trong tất cả các quy trình từ sản
xuất, phân phối, tiêu thụ cho đến xử lý sản phẩm và để thúc đẩy tái chế.
Một số quốc gia khác như Thụy Điển từ lâu đã liên tiếp đưa ra nhiều chương
trình ưu đãi khác nhau. Họ cũng đã cố gắng tạo điều kiện tối ưu để tăng tỷ lệ tái chế
dần dần và hiệu quả thông qua giáo dục công.
Một nỗ lực đáng kể khác của Ủy ban Châu Âu là Nền tảng Hiệu quả Nguồn
lực Châu Âu (EREP) - Tuyên ngôn và Khuyến nghị Chính sách được ban hành vào
năm 2012. Tuyên ngôn kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lao động và xã hội
dân sự hỗ trợ hiệu quả nguồn lực và chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn. Nó cung
cấp một kế hoạch hành động để chuyển đổi sang một châu Âu sử dụng tài nguyên
hiệu quả và cuối cùng trở thành tái tạo theo hướng Kinh tế tuần hoàn. Đặc điểm
chung trong các chính sách Kinh tế tuần hoàn của các quốc gia này là ngăn ngừa sự
suy thoái môi trường hơn nữa và bảo tồn các nguồn tài nguyên khan hiếm thông qua
sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo và quản lý chất thải sản xuất và tiêu thụ, đặc
biệt là thông qua quản lý tổng hợp chất thải rắn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
26
1.2.2.2. Áp dụng Chính sách kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn
Tổng hợp 45 chiến lược về Kinh tế tuần hoàn và hơn 100 trường hợp trên thế
giới, Kalmykova và cộng sự (Y. Kalmykova, M. Sadagopan, and L. Rosado, 2018)
đã rút ra kết luận rằng hiện nay có hai cách thực hiện Kinh tế tuần hoàn.
(i) Triển khai theo hệ thống nền kinh tế
Nền kinh tế ở đây không chỉ là nền kinh tế của một quốc gia, mà có nhiều cấp
độ khác nhau về quy mô. Đó có thể là nền kinh tế ở cấp địa phương (khu công
nghiệp, thành phố, tỉnh) hay nền kinh tế ở cấp vùng (liên tỉnh, liên thành phố), cấp
quốc gia hoặc thậm chí là cấp liên quốc gia. Về cơ bản, cách thực hiện này là kết nối
các hoạt động kinh doanh và sản xuất thành các vòng tuần hoàn vật liệu trong một
không gian kinh tế nhất định. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là tại Đan Mạch,
Trung Quốc, Nhật Bản và Canada. Tuy nhiên, cách thức áp dụng ở mỗi nước không
hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ như tại Đan Mạch, Khu công nghiệp Kalundborg là một ví dụ điển hình
của cách tiếp cận thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở quy mô nền kinh tế cấp độ địa
phương. Bản chất của cách thực hiện Kinh tế tuần hoàn tại đây dựa trên quan điểm
“cộng sinh công nghiệp – industrial symbiosis”, tức là chia sẻ tài nguyên và tuần
hoàn chất thải giữa các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, giúp giảm chi phí và nâng
cao hiệu quả kinh tế. Theo đó, từ năm 1961, thành phố Kalundborg đã đứng ra xây
dựng một mạng lưới đường ống phức tạp, với sự tài trợ của các công ty lọc dầu, để
các doanh nghiệp trong thành phố có thể thực hiện trao đổi chất thải và tài nguyên
với nhau. Hệ thống này đã giúp tuần hoàn vật liệu, tiết kiệm năng lượng và nguyên
liệu thô, đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Vì thế, số
lượng doanh nghiệp và dự án mong muốn tham gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, R.
A. Frosch (1992) lưu ý rằng thành công của Kadlundborg là nhờ sự nhận thức rất
cao của các doanh nghiệp về các cơ hội và lợi ích kinh tế của Kinh tế tuần hoàn, tầm
nhìn và khả năng thiết kế rất tốt của các nhà quản lý, đặc biệt, cũng cần thời gian
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp. Mô hình cộng sinh của Kalundborg được
coi là bài học tiêu biểu để xây dựng các mô hình tuần hoàn trong các khu công
nghiệp liên ngành khác trên thế giới. Một số mô hình thành công sau đó có thể kể
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
27
tới như: khu công nghiệp Burnside tại Canada, mạng lưới các khu công nghiệp sinh
thái tại Naroda - Ấn Độ và khu công nghiệp Laem Chabang tại Thái Lan.
Nhật Bản được coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp độ quốc gia. Như
đã nêu ở trên kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn
bằng việc xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội
dựa trên việc tái chế”. Nhờ vậy, nước này đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ tái chế cao
hàng đầu thế giới. Trong năm 2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản phải xử lý
bằng chôn lấp, so với 48% của Vương quốc Anh vào năm 2008. Từ năm 2010, tỷ lệ
tái chế đối với kim loại lên tới 98%. Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản đảm bảo
rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30- 40% ở châu Âu
(Y. Hotta, A. Santo, and T. Tasaki, 2014). Quan trọng hơn cả là khoảng 74-89% vật
liệu chứa trong các thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục vụ cho mục đích
sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phụ thuộc vào việc
khai thác tài nguyên (WEEE Forum, 2012).
(ii) Triển khai theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu
Cách tiếp cận này không giới hạn ở phạm vi một không gian hay một hệ thống
kinh tế nhất định, mà tập trung theo nhóm ngành, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu.
Để ngắn gọn, có thể gọi đây là cách tiếp cận theo vật liệu. Diễn đàn Kinh tế Thế giới
cũng đồng tình với cách tiếp cận này khi khẳng định vật liệu chính là “mẫu số chung
lớn nhất” của tất cả các ngành và không gian địa lý”. Theo đó, các quốc gia nên lựa
chọn một số vật liệu và từ đó xác định các ngành liên quan tới vật liệu đó làm ưu
tiên cho việc thực hiện Kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là khối
Liên minh Châu Âu (EU), Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Kế hoạch hành động được đề xuất của Ủy ban Châu Âu nhằm thúc đẩy nền
kinh tế tuần hoàn (EC, 2015) bao gồm các đề xuất lập pháp cho lĩnh vực quản lý
chất thải liên quan đến việc giảm thiểu đất đai, tăng cường chuẩn bị cho việc tái sử
dụng và tái chế các dòng chất thải chính như chất thải đô thị và chất thải đóng gói,
cũng như cải tiến các chương trình trách nhiệm của người sản xuất mở rộng. Các đề
xuất lập pháp khác bao gồm thúc đẩy các khuyến khích kinh tế, các cam kết toàn
diện về thiết kế sinh thái (chủ yếu chỉ liên quan đến các thiết bị tiêu thụ năng lượng)
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net
28
và hành động có mục tiêu trong các lĩnh vực như nhựa, chất thải thực phẩm, xây
dựng, nguyên liệu thô quan trọng, chất thải công nghiệp và khai thác mỏ, tiêu dùng
và mua sắm công. Các đề xuất lập pháp bổ sung về phân bón và tái sử dụng nước đã
được công bố sẽ được đưa ra trong tương lai. Trong số các sản phẩm được ưu tiên
thực hiện CE là thiết bị điện và điện tử và hàng dệt may (EC, 2015; WRAP, 2016),
đồ nội thất, bao bì và lốp xe (EC, 2015). Danh mục nguyên liệu thô thứ cấp được ưu
tiên bao gồm nhựa, kim loại, giấy và bìa cứng, thủy tinh và chất thải phân hủy sinh
học (EC, 2014; WEF, 2014).
Hay như ở Hà Lan, ngoài “thang Lansink” từ những năm 1970 quy định thứ tự
ưu tiên trong quản lý chất thải, chương trình “Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm
2050” đưa ra những tầm nhìn, định hướng lộ trình và cả các mục tiêu rất cụ thể của
quốc gia này tại 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, Nhựa, Chế
tạo (tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), Xây dựng (tập trung
vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và Tiêu dùng.
Một ví dụ khác về cách triển khai này là Đài Loan – vùng ngự trị có mật độ
dân số cao nhưng lại không có đủ tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Đài
Loan nhập khẩu 98,8% nhiên liệu hóa thạch, 98% kim loại và 71,8% nhu cầu sinh
khối. Cùng với đó, Đài Loan có 20 năm kinh nghiệm trong việc tái chế và tỷ lệ tái
chế hiện tương đương với châu Âu (ECCT, 2018). Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề
như ô nhiễm, nhà máy bất hợp pháp và chất thải. Những vấn đề trên đòi hỏi Chính
phủ Đài Loan phải áp dụng một cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống hơn, đó là
Kinh tế tuần hoàn. Chính phủ Đài Loan hỗ trợ sự phát triển của Kinh tế tuần hoàn
bằng cách đưa ra các hành động dựa trên 4 trụ cột của tăng trưởng xanh: luật pháp,
quy định, ưu đãi thị trường, đổi mới và kết nối. Vào ngày 1/6/2018, TCEN (Taiwan
Circular Economy Network) đã mời các đại diện công nghiệp ký một thỏa thuận
“xanh” để thúc đẩy thực hiện Kinh tế tuần hoàn. Trong đó, 3 liên minh công nghiệp
đã được thành lập trong lĩnh vực nhựa, điện tử và xây dựng nhằm tìm kiếm cơ hội
hợp tác tuần hoàn. Kể từ đó, các liên minh khác đã được thành lập để giải quyết vấn
đề chất thải biển cũng như trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời.
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

More Related Content

Similar to KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ nataliej4
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (20)

Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
 
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
 
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
 
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP L...
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế PHẠM THỊ QUỲNH ANH Hà Nội - 2021
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Phạm Thị Quỳnh Anh Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh Hà Nội - 2021
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Phạm Thị Quỳnh Anh
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng toàn thể các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học cũng như bài Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế quốc tế này. Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Phạm Thị Quỳnh Anh
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN............................................................................ 11 1.1. Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn.................................................... 11 1.1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn ................................................................11 1.1.2. Các nguyên tắc và mô hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn............13 1.2. Lý thuyết về triển khai Kinh tế tuần hoàn ............................................. 18 1.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn...........................18 1.2.2. Các bước triển khai nền kinh tế tuần hoàn...........................................23 1.2.3. Điều kiện cần thiết để triển khai thành công kinh tế tuần hoàn ...........29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC ...................................................................................................... 33 2.1. Nguyên nhân Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn........ 33 2.2. Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ....................... 37 2.2.1. Cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc ...............37 2.2.2. Áp dụng Chính sách kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn tại Trung Quốc.....46 2.2.3. Sự khác biệt giữa Phát triển bền vững và Kinh tế tuần hoàn ..................53 2.3. Đánh giá chung việc triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc...... 60 2.3.1. Những thành tựu của quá trình triển khai Kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc………… .....................................................................................................60 2.3.2. Những rào cản và thách thức của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc. ...............................................................................67 2.3.3. Bài học thành công có thể vận dụng.....................................................70 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM ........ 73
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net iv 3.1. Nguyên nhân cần chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và thực trạng triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.................................... 73 3.2. Các điều kiện áp dụng bài học triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc tại Việt Nam............................................................................................... 77 3.2.1. Tiềm năng triển khai nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam......................77 3.2.2. Một số bài học Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc.................................................................................79 3.2.3. Điều kiện để áp dụng thành công bài học của Trung Quốc.....................82 3.2.4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện triển khai kinh tế tuần hoàn...........84 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 89
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net v DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn................................................................. 13 Hình 2.1. Mô hình triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc..................................... 49 Hình 3.1. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến KTTH ..................................................................................................................................... 76 Bảng Bảng 2.1: Một số ví dụ về chính sách, hướng dẫn hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2005-2015 của Trung Quốc................................ 43 Bảng 2.2. Mục tiêu chỉ số không khí, nước và đất Kế hoạch 5 năm từ 2016 – 2020 của Trung Quốc...................................................................................................................................... 45 Bảng 2.3: Danh sách các giai đoạn triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc.... 51 Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng toàn diện chất thải rắn công nghiệp năm 2013 của Trung Quốc............................................................................................................................................................ 63 Bảng 2.5: Khối lượng tái chế của mười nguồn tài nguyên tái tạo chính tại Trung Quốc giai đoạn 2011-2015................................................................................................................ 64 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1980 – 2015............ 35 Biểu đồ 2.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc giai đoạn từ 1980-2014........... 35 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tái chế của tổng số TV, Tủ lạnh, Máy giặt, Máy lạnh và Máy tính trong giai đoạn 2012-2014 ................................................................................................................ 52 Biểu đồ 2.4. Hiệu quả tiêu thụ nước để tạo ra GDP 10.000 RMB của Trung Quốc giai đoạn 2005-2015............................................................................................................................. 61 Biểu đồ 2.5: Tổng khối lượng tái chế của 10 nguồn tài nguyên tái tạo chính tại Trung Quốc giai đoạn từ 2009-2014............................................................................................. 64
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt CCICED The China Council for International Hội đồng Hợp tác Quốc tế về Môi Cooperation on Environment and trường và Phát triển Trung Quốc Development CP Cleaner Production Sản xuất sạch hơn EC European Community Ủy ban châu Âu EIP Eco-industrial park Khu công nghiệp sinh thái EMS Environmental management systems Hệ thống quản lý môi trường FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp of the United Nations Liên Hiệp Quốc IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế MEP Ministry of Environmental Bộ Bảo vệ Môi trường Protection NBS National Bureau of Statistics Cục thống kê quốc gia NDRC National Development and Reform Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc Commission gia NPC National People's Congress Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development SEPA State Environmental Protection Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước Administration UNEA The United Nations Environment Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc Assembly UNEP United Nations Environment Chương trình Môi trường Liên Hiệp Programme Quốc UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Development Organization hiệp quốc WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam Tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Từ khóa: kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc Nội dung tóm tắt: 1.Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, để giải quyết tình trạng dần cạn kiệt nguồn tài nguyên cùng các ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã triển khai chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong số đó Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi này và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Xuất phát từ sự tương đồng ở hai quốc gia về chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải cách mở cửa ở cả hai nước, cũng như mối quan hệ hợp tác nhiều mặt chặt chẽ giữa hai quốc giá, việc nghiên cứu quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc là cần thiết để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình này tại Việt Nam. 2.Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: việc triển khai kinh tế tuần hoàn Phạm vi nghiên cứu: cách thức Trung Quốc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn từ năm 1990 đến 2020. 3.Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa.
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net viii 4.Các nội dung chính và những đóng góp mới của tác giả Luận văn gồm 3 nội dung chính: (i) cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn, (ii) thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc, (iii) triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc. Những đóng góp: Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn, đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua việc phân tích quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc đồng thời có một số lưu ý về việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. 5.Kết luận Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn một cách có hệ thống. Tiếp đó thông qua việc phân tích quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc đã làm rõ cơ sở lý luận bên trên cũng như từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đưa ra một số lưu ý và đề xuất khi triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo tiền đề thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế mà sự phát triển này đem lại, nhiều thách thức liên quan đến môi trường và sức khỏe con người cũng qua đó mà gia tăng. Chính vì thế, chủ đề phát triển bền vững đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm từ các học giả và quốc gia trên thế giới. Khi các vấn đề về môi trường càng tăng lên thì sức khỏe con người, đời sống sinh hoạt cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Có thể tại thời điểm hiện tại, phần lớn cư dân toàn cầu vẫn có thể sống ổn định và đầy đủ, tuy nhiên trong một tương lai không xa, đặc biệt khi năng lượng, tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm, các quốc gia trên thế giới sẽ cạnh tranh về năng lượng và địa chiến lược ngày càng gay gắt hơn, sự thịnh vượng, an ninh toàn cầu và cuộc sống ổn định của phần lớn cư dân sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên và suy thoái hệ sinh thái môi trường phần lớn là do nền kinh tế thế giới hiện nay phần lớn hoạt động dựa trên nguyên lý một chiều - tuyến tính là “khai thác - sản xuất - thải bỏ”, cụ thể tài nguyên thiên nhiên sẽ được khai thác sau đó sử dụng để sản xuất ra sản phẩm cho người tiêu dùng và cuối cùng bị thải bỏ khi hết giá trị sử dụng. Việc nền kinh tế vận hành theo nguyên lý như vậy gây ra sự tích lũy về rác thải và làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên hữu hạn của thiên nhiên. Trong một nghiên cứu của Viện Rocky Mountain tại Mỹ vào năm 2000 thì các nhà sản xuất toàn cầu sử dụng khoảng 500 tỷ tấn nguyên liệu tự nhiên đầu vào nhưng chỉ có 1% trong số đó sản xuất ra các sản phẩm sử dụng lâu dài, 99% còn lại sẽ bị thải ra môi trường bên ngoài sau 6 tháng sử dụng. Lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên toàn cầu đã tăng lên gấp tám lần trong thế kỷ qua do sự tăng trưởng dân số và thu nhập toàn cầu (UNEP, 2016). Liên Hợp Quốc dự đoán tăng trưởng dân số sẽ tăng lên gần 10 tỷ người đến năm 2050 và nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên toàn cầu theo đó cũng sẽ tăng gấp ba lần. Theo nghiên cứu của Earth Overshoot Day, con người hiện đang sử dụng nhiều hơn 60%
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 2 tài nguyên thiên mà Trái đất có thể cung cấp, nếu cứ tiếp tục duy trì mức độ sử dụng tài nguyên như hiện tại thì đến năm 2050 nhân loại sẽ phải cần thêm 1 Trái đất nữa mới có thể cung cấp đủ tài nguyên cho nhân loại. Nếu cứ tiếp tục tăng trưởng như vậy thì trong tương lai tài nguyên thiên nhiên toàn cầu sẽ bị cạn kiệt, môi trường tự nhiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, đa dạng sinh học sẽ mất đi, chiến tranh, khủng hoảng... Nhận thức rõ được thách thứ vô cùng lớn này, nhiều nước chính phủ trên thế giới đã đặt ra những chính sách và quyết tâm cụ thể để chuyển dần sang mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), tiêu biểu như Chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn đến năm 2050 của Hà Lan, Lộ trình kinh tế tuần hoàn 2.0 của Phần Lan, Chiến lược quốc gia về phát triển nền kinh tế tuần hoàn của Đan Mạch,… Nếu tuân thủ đúng theo như kế hoạch này khi hoàn toàn thay đổi sự vận hành của nền kinh tế cũ sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại những lợi ích về kinh tế cũng như môi trường đối với không chỉ các quốc gia này mà còn đối với toàn cầu. Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn và đã đạt nhiều kết quả rất tích cực. Bước đánh dấu sự chuyển mình của nền Kinh tế Trung Quốc là Chính sách Cải cách và Mở cửa được thực hiện năm 1978 – như một tín hiệu của sự chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Kể từ đó, sự phát triển kinh tế Trung Quốc có một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, mặc dù mô hình tăng trưởng kinh tế này đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo, nhưng cũng ngày càng cho thấy đây không phải là một mô hình bền vững - vì các nguyên nhân từ kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường địa phương. Một trong những hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian khá dài ở Trung Quốc là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Như năm 2010, ngành công nghiệp liên quan đến kim loại thô (bao gồm kim loại đen, kim loại màu) tạo ra 1,8 tỷ chất thải rắn công nghiệp và thải ra 2,73 triệu tấn SO2. Hay về tình trạng nước, theo báo cáo vào tháng 1 năm 2015, 29% tổng lượng nước bề mặt bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó có 11% lượng nước bề mặt bị ô nhiễm nặng (Envrinmental Mornitoring Station of PR China, 2015). Trong khi đó Trung
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 3 Quốc chỉ nắm giữ một lượng tài nguyên bình quân đầu người thấp, với 1/4 tài nguyên nước bình quân đầu người trên thế giới, 1/3 diện tích đất trên đầu người trên thế giới và 1/2 tài nguyên khai thác trên đầu người của thế giới (Qian, 2009, Sun , 2010) (trong khi dân sô Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới). Đây là lý do buộc nước này phải tìm kiếm một mô hình phát triển tiết kiệm tài nguyên và có lợi cho môi trường – thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhân thức được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã có những bước đi quan trọng như thông qua Luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng tối ưu tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Theo tính toán, với việc áp dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra những hàng hóa và dịch vụ với giá phải chăng hơn đối với các cư dân đô thị, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 23% và tình trạng tắc nghẽn giao thông 47% vào năm 2040. Thống kê cho thấy trong giai đoạn 1980-2010, quy mô kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 18 lần, song tiêu thụ năng lượng chỉ tăng 5 lần. Đây là một trong những thành quả tích cực khiến cho quốc gia đông dân nhất thế giới này tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới. Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn hiện nay còn chưa phổ biến rộng rãi, Việt Nam cũng chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn nào được thiết lập. Chúng ta mới dừng lại ở bước tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng chứ chưa có một hình dung cụ thể nào về kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới. Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức và hành động phát triển bền vững với những mô hình như thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy, vườn - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi...Mặc dù chưa rõ ràng và còn rất sơ bộ nhưng các mô hình này đều đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn. Nhận thức được tầm quan trọng của một nền kinh tế tuần hoàn và lợi ích đem lại đối với một quốc gia và cư dân toàn cầu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 4 tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống, gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nền kinh tế tuần hoàn cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về thể chế, nguồn lực. Vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, chỉ ra những khó khăn, thuận lợi, từ đó soi chiếu vào Việt Nam, xác định các điều kiện để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là nội dung chủ yếu mà luận văn hướng đến. Xuất phát từ những thành tựu Trung Quốc đã đạt được trong quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn, cũng với sự tương đồng ở hai quốc gia về chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải cách mở cửa ở cả hai nước, tác giả đã lựa chọn Kinh tế tuần hoàn Trung Quốc là đối tượng để nghiên cứu trong luận văn. Đặc biệt khi Trung Quốc còn là top quy mô nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, đã đặt ra cho Trung Quốc nhiều thách thức khi triển khai kinh tế tuần hoàn, và cách Trung Quốc giải quyết các bài toán đó sẽ là tấm gương phản chiếu để các nền kinh tế nhỏ hơn có thể thấy được mình một phần trong đó để học hỏi kinh nghiệm vận dụng vào quốc gia mình. Ngoài ra, Trung Quốc còn là một đất nước có quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt và là đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực tiêu biểu sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được những công nghệ và những giải pháp tương lai cho môi trường và kinh tế - là những vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây cũng là hình thức đi tắt, đón đầu trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển rất nhanh. Việc này cũng sẽ giúp cho Việt Nam sớm đạt được mục tiêu trong quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt với vị trí là quốc gia láng giềng cũng sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn khi tiếp nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc nhờ lợi thế về mặt địa lý. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu a. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Khái niệm Kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được biết đến nhiều nhất trong báo cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng với những lập luận rằng một nền kinh tế với các vòng tuần hoàn khép kín ưa
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 5 thích việc tái sử dụng, ưa thích sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất hàng hóa mới. Sau đó cùng với sự phát triển của Kinh tế tuần hoàn đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của các công trình nghiên cứu trong vài năm gần đây. Theo nghiên cứu của Jose Luis Ruiz Real, Juan Uribe-Toril, Jaime De Pablo, Juan Carlos Gázquez- Abad (2018), chỉ trong giai đoạn từ 2014 – 2017, số lượng bài báo học thuật được xuất bản liên quan đến Kinh tế tuần hoàn đã tăng từ 27 bài báo vào năm 2014 lên đến 371 bài báo vào năm 2017, tức tăng 1275% chỉ trong ba năm. Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng nhất, cả về số lượng bài báo (21%) và số trích dẫn (23,8%), tiếp theo là Vương quốc Anh với 102 bài báo (10,6%). Điều này có thể thấy tầm quan trọng của chủ đề này đối với Trung Quốc trong những năm gần đây, không chỉ trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu, mà còn vì chiến lược phát triển bền vững do chính quyền trung ương Trung Quốc đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của vật liệu và sử dụng năng lượng. Một số nghiên cứu tiêu biểu về Kinh tế tuần hoàn có thể kể đến: - Hai báo cáo của viện nghiên cứu Ellen-MacArthur-Foundation vào năm 2012 và 2013. Hai nghiên cứu đã nêu ra những hạn chế của nền Kinh tế tuyến tính và đánh giá những rủi ro mà nó gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tiếp đến là đưa ra khái niệm về Kinh tế tuần hoàn, nguồn gốc và những thành công ban đầu của một số mô hình kinh doanh tuần hoàn và cách chúng thúc đẩy việc tạo ra giá trị. Từ đó đưa ra các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế tuần hoàn. - Bài nghiên cứu của Ml Arpin (2015) đã chỉ ra Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm thường được trình bày như một sự thay thế cho 'nền kinh tế tuyến tính', mà theo một số bên liên quan nhất định đồng nghĩa với cách tiếp cận 'tận dụng'. Nó thường được gắn với bối cảnh khủng hoảng kinh tế và môi trường sắp xảy ra. Trong tổng quan tài liệu này, các yếu tố chính sau đây đã được nghiên cứu: - Một tổng quan chung về các khái niệm chính liên quan làm nền tảng cho Nền Kinh tế tuần hoàn, bao gồm các định nghĩa, nguyên tắc, cách thực hiện và các rào cản; định vị Kinh tế tuần hoàn theo phạm vi và tính cụ thể, cách tiếp cận bền vững và tư duy tuần hoàn. Quan niệm về Kinh tế tuần hoàn từ các quan điểm lịch sử và khái niệm. - Bài Nghiên cứu của Julian Kirchherr và M.P. Hekkert (2017) đã tạo ra sự
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 6 minh bạch về cách hiểu hiện tại về khái niệm kinh tế tuần hoàn. Qua việc tập hợp 114 định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn từ các bài nghiên cứu, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền kinh tế tuần hoàn thường được mô tả là sự kết hợp của các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, trong khi thường không nhấn mạnh rằng Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một sự thay đổi có hệ thống. Bài viết cũng cho thấy rằng các định nghĩa cho thấy ít có mối liên hệ rõ ràng giữa khái niệm kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững. Mục tiêu chính của nền kinh tế tuần hoàn được coi là sự thịnh vượng kinh tế, tiếp theo là chất lượng môi trường; tác động của nó đối với công bằng xã hội và các thế hệ tương lai hầu như không được đề cập đến. - Bài nghiên cứu của Naustdalslid, J (2017) thảo luận về chính sách của Trung Quốc trong việc phát triển một nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa những điểm nghẽn và thách thức cần đối mặt với việc thực hiện Kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh kinh tế xã hội. - Bài nghiên cứu của Su, B.; Heshmati, A.; Geng, Y.; Xiaoman, Y (2013) cũng cung cấp một đánh giá tổng thể về Kinh tế tuần hoàn bao gồm khái niệm, thực hành và đánh giá. Ngoài ra, thông qua việc xem xét thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở 1 thành phố cụ thể nghiên cứu cũng xác định được những vấn đề và thách thức cơ bản đối với việc triển khai kinh tế tuần hoàn và đưa các khuyến nghị về chính sách để cải thiện trong tương lai. b. Tình hình nghiên cứu trong nước Về phía các nghiên cứu bằng tiếng Việt, các nghiên cứu về Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam còn khá ít do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như dưới đây: - Bài nghiên cứu của tác giá Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Phương (2019) đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội đã chỉ ra cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài toán phải đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Vì đó là cách thức của mô hình kinh tế tuyến tính, dựa vào khai thác tài nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu dùng và cuối cùng là thải loại, dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn là sự thay đổi về triết lý phát
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 7 triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. Bài viết này phân tích sự khác nhau giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, bài viết làm rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, vốn đang trở thành xu hướng diễn ra tại rất nhiều nước trên thế giới - Bài nghiên cứu của tác Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019) Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh. Bài viết tổng hợp lịch sử khái niệm và phân tích kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia tiêu biểu. Theo đó, kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo và khôi phục. Những kinh nghiệm quốc tế được tổng hợp trong bài viết là cơ sở để rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. - Bài nghiên cứu của Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hoàng Nam (2020) thuộc Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bài viết đã trình bày tình hình phát sinh chất thải và quản lý chất thải ở Việt Nam - quốc gia có thu nhập trung bình tăng trưởng nhanh nhất trong 30 năm qua. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng chất thải ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chất thải sinh hoạt trong khi cơ sở hạ tầng để quản lý chất thải chưa đáp ứng đủ. Việt Nam cũng chưa có bộ luật riêng biệt về Kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên sự cần thiết của việc tuần hoàn các nguồn lực tự nhiên đã được nhấn mạnh trong một vài văn bản pháp lý nhỏ khác và một số mô hình nhỏ về tái sử dụng và tái chế đã được thực hiện. Thực tế thì lượng nguyên liệu được tái chế của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tổng số nguyên liệu đầu vào. Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào chính sách 3R để xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc trước khi áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn và hướng đến là đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài một số bài báo khoa học kể trên, thông tin về Kinh tế tuần hoàn chủ yếu là các bài báo nhỏ lẻ được tổng hợp đưa tin và nhìn chung đều đưa ra nhận định xu thế phát triển của Kinh tế tuần hoàn là không thể phủ nhận, rằng đây là một mô hình
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 8 với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, với điều kiện và đặc điểm của Việt Nam như hiện nay, việc triển khai Kinh tế tuần hoàn cần được xem xét một cách cẩn trọng và cân nhắc kĩ. Nhìn chung các nghiên cứu bằng Tiếng Việt ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu ở các bài báo mà ít thấy xuất hiện trong các công trình nghiên cứu quy mô lớn hơn. Từ những tổng hợp trên có thể thấy, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều đã đạt được những kết quả nhất định về Kinh tế tuần hoàn. Từ thực tế này, bài luận văn sẽ kế thừa những thành quả đã có từ những nghiên cứu trước về các chính sách triển khai Kinh tế tuần hoàn tại các quốc gia trên thế giới, tập trung cụ thể hơn ở Trung Quốc, những ưu nhược điểm cũng như những khuyến nhị tham khảo đối với Việt Nam kết hợp cùng những kiến thức tác giả tự nghiên cứu, cập nhật và tổng hợp để thực hiện và hoàn thiện nội dung luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm có: - Làm rõ cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn. - Làm rõ các biện pháp và điều kiện cần để triển khai kinh tế tuần hoàn - Phân tích quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc, từ đó rút ra bài học để áp dụng cho Việt Nam. - Làm rõ thực trạng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. - Đưa ra một số khuyến nghị về việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, luận văn đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu: - Kinh tế tuần hoàn là gì? - Vì sao cần triển khai kinh tế tuần hoàn? - Các bước để triển khai kinh tế tuần hoàn là gì? - Trung Quốc đã triển khai kinh tế tuần hoàn như thế nào? - Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 9 mà Việt Nam có thể áp dụng? - Việt Nam cần có những điều kiện gì để áp dụng được bài học kinh nghiệm trên? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cách Trung Quốc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn từ năm 1990 đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để triển khai với nguồn dữ liệu thu thập từ năm 1990 đến 2020 từ các Tổ chức uy tín trên thế giới, được triển khai thông qua các phương pháp chi tiết hơn bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, cụ thể: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của khóa luận. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các lí thuyết, quan điểm về Kinh tế tuần hoàn dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước (chương 1); Phân tích và làm rõ quá trình triển khai Kinh tế tuần toàn ở Trung Quốc (chương 2), ở Việt Nam (chương 3) thông qua chính sách liên quan; Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở chương 3 trong việc rút ra bài học kinh tế đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc. - Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ khóa luận nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận văn theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 10 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh tế tuần hoàn và triển khai kinh tế tuần hoàn Chương 2: Thực trạng triển khai kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc Chương 3: Điều kiện áp dụng bài học kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc tại Việt Nam
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN 1.1. Lý thuyết chung về Kinh tế tuần hoàn 1.1.1. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn Kinh tế tuần hoàn không phải là một khái niệm mới. Schivelbusch (2015) chỉ ra rằng những ý tưởng đầu tiên về tuần hoàn vật liệu đã xuất hiện trong nông nghiệp từ thế kỷ XVIII. Tới năm 1966, Boulding so sánh Trái đất như một tàu vũ trụ trong không gian và đưa ra luận điểm rằng một hệ thống Kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để duy trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất. Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất là báo cáo của Stahel và Ready năm 1976 về lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng, với ý tưởng cốt lõi là việc kéo dài vòng đời sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao động của ngành này. Từ đó, họ lập luận rằng một nền kinh tế với các vòng tuần hoàn khép kín, ưa thích viêc tái sử dụng, ưa thích sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực trong việc tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên. Đây là một quan điểm mới có tính đột phá ở thời điểm đó. Những năm sau, khái niệm Kinh tế tuần hoàn tiếp tục trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn diện hơn. Tới gần đây, Kirchherr, Reike và Hekkert (2017) thống kê rằng đã có tới 114 cách hiểu về Kinh tế tuần hoàn được đưa ra. Trong đó có cả những cách hiểu đơn giản như Kinh tế tuần hoàn là giảm phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn như 3R và 4R. Đến nay, được thừa nhận rộng rãi nhất là khái niệm Kinh tế tuần hoàn do tổ chức Ellen MacArthur Foundation trình bày tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012. Theo đó, Báo cáo về kinh tế tuần hoàn của Quỹ Ellen MacArthur năm 2012 đã định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm ‘kết thúc vòng đời’ của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó. Đó là một nền kinh tế công
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 12 nghiệp được thiết kế để hoạt động dựa trên nguyên tắc tự tái tạo hoặc tự phục hồi nhằm mục đích giảm lượng khai thác tài nguyên, giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm tác động của biến đổi khí hậu đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những sản phẩm cuối đời thay vì bị thải bỏ sẽ được khôi phục, năng lượng sử dụng trong sản xuất sẽ được chuyển dịch theo hướng năng lượng tái tạo, nguyên vật liệu không dùng các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới việc tái sử dụng. Mục tiêu giảm thiểu chất thải sẽ đạt được thông qua việc thiết kế lại vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh. Nền kinh tế này đem lại những lợi ích chiến lược và có tiềm năng to lớn để tạo ra giá trị trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, môi trường và xã hội” (Ellen MacArthur Foundation, 2012). Cùng quan điểm đó, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2017 cũng cho rằng “Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị, và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần”. Tổng kết các khái niệm Kinh tế tuần hoàn hiện đại, Geissdoerfer và cộng sự (2017) đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về Kinh tế tuần hoàn, đó là “một hệ thống mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thải, hao hụt năng lượng được giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt được thông qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế”. Một số định nghĩa về nền kinh tế tuần hoàn của các học giả nổi tiếng trên thế giới như Geng và Doberstein vào năm 2008 giải thích khái niệm kinh tế tuần hoàn theo kinh nghiệm của Trung Quốc, mô tả nền Kinh tế tuần hoàn là sự luân hồi nguyên vật liệu khép kín trong hệ thống kinh tế (Yong Geng và Brent Doberstein, 2008). Webster năm 2015 cho rằng một nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế được thiết kế để tự phục hồi và nhằm mục đích giữ cho các sản phẩm, linh kiện và nguyên liệu luôn ở trạng thái tốt nhất, cốt lõi của kinh tế tuần hoàn là nguồn nguyên liệu đầu vào phải có sự tuần hoàn và phải có nhiều giai đoạn để sử dụng nguồn nguyên liệu
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 13 đó (Ken Webster, 2015). Bocken và cộng sự năm 2016 định nghĩa kinh tế tuần hoàn là chiến lược, mô hình và thiết kế kinh doanh làm chậm, đóng và thu hẹp các chu trình sử dụng tài nguyên (Nancy Bocken, 2016). Dựa trên những định nghĩa khác nhau này, có thể hiểu nền Kinh tế tuần hoàn là một nền kinh tế hoạt động dựa trên nguyên lý tự tái tạo, trong đó nguyên liệu đầu vào (tài nguyên thiên nhiên, năng lượng,…), các loại chất, phát thải được giảm thiểu bằng cách làm chậm, đóng và thu hẹp các vòng năng lượng và vật liệu. Để đạt được điều này các sản phẩm cần có sự thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài. Điều này trái ngược với một nền kinh tế tuyến tính là mô hình sản xuất, tiêu thụ, loại bỏ. Trong khi một nền kinh tế tuyến tính lấy nguyên liệu thô, tiêu thụ chúng và thải ra chất thải, thì nền kinh tế tuần hoàn làm giảm nguyên liệu thô, giảm tiêu thụ và khuyến khích tái chế chất thải để vật liệu bị loại bỏ giảm đến mức nhỏ nhất (Hình 1.1). Việc này đòi hỏi tất cả những người tham gia trong quá trình tiêu thụ (nhà sản xuất, vận chuyển, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, xử lý chất thải) phải thay đổi tư duy về nguồn gốc và cách sử dụng, thải bỏ của các sản phẩm trong nền kinh tế. Hình 1.1. Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn Nguồn: Ellen MacArthur Foundation (2012) và Báo cáo của Chính phủ Hà Lan (2017) 1.1.2. Các nguyên tắc và mô hình cơ bản của nền Kinh tế tuần hoàn 1.1.2.1. Nguyên tắc của nền Kinh tế tuần hoàn Từ khái niệm trên có thể thấy Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo (Regeneration) và khôi phục
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 14 (Restoration). Kinh tế tuần hoàn có các nguyên tắc cơ bản, gồm: Thứ nhất, trong nền kinh tế tuần hoàn, không có khái niệm chất thải. Chất thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần cấu tạo hóa học và kỹ thuật của sản phẩm được thiết kế để có thể tái sản xuất, dễ dàng tách rời, tái sử dụng và tái gia nhập thị trường. Nếu phải thải ra môi trường, các sản phẩm tuần hoàn ưu tiên sử dụng các vật liệu sinh học không độc hại và có thể dễ dàng hấp thu vào đất bằng cách phân hủy hoặc phân hủy kỵ khí, cũng có thể tạo ra các chất có giá trị cao hơn trước khi phân hủy. Vật liệu kỹ thuật như polyme, hợp kim và các vật liệu nhân tạo khác, được thiết kế để có thể phục hồi trạng thái ban đầu và nâng cấp, giảm thiểu đầu vào năng lượng cần thiết và tối đa hóa việc duy trì giá trị về cả kinh tế và tài nguyên. Đây là một sự khác biệt cơ bản so với phương pháp tái chế trong nền kinh tế tuyến tính, các sản phẩm được tái chế thì sẽ không đảm bảo được giá trị như ban đầu so với các sản phẩm được thiết kế ngay từ đầu để tái sử dụng dẫn đến suy giảm giá trị nhanh chóng. Không giống như các sản phẩm đang bán hiện nay, các sản phẩm tạo ra trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học không độc hại và thậm chí có thể có lợi với môi trường và an toàn khi đưa ra hệ sinh thái. Các vật liệu như động cơ hoặc máy tính được làm từ các nguyên liệu kỹ thuật không thể đưa ra hệ sinh thái như kim loại và các loại nhựa được thiết kế từ đầu để tái sử dụng và các sản phẩm công nghệ được thiết kế để dễ dàng nâng cấp. Thứ hai, nền kinh tế tuần hoàn cần có tính linh hoạt và thích ứng cao. Các hệ thống sản xuất trong nền Kinh tế tuần hoàn cần trở nên linh hoạt hơn để có thể sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào khác nhau cùng một lúc giúp tăng khả năng chống chịu trước những tình huống khan hiếm nguồn tài nguyên hoặc khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng bên ngoài so với các hệ thống hiện tại được xây dựng đơn giản để tối đa hóa sản lượng và năng suất. Thứ ba, nền kinh tế tuần hoàn hoạt động bằng các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời,…Các hệ thống sản xuất phải thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, vận hành, chế biến… bằng các loại năng lượng tái tạo. Các hệ thống phân phối được tích hợp vào nền kinh tế tuần hoàn sẽ làm giảm nhu cầu đầu vào nhiên liệu hóa thạch và thu được nhiều giá trị năng lượng hơn từ
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 15 các sản phẩm phụ và rác thải. Khi tham gia vào hệ thống kinh tế tuần hoàn thì mức năng lượng sử dụng cũng sẽ giảm đi so với nền kinh tế tuyến tính, vì vậy sử dụng năng lượng tái tạo hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng. Thứ tư, cần phải có tư duy hệ thống trong nền kinh tế tuần hoàn. Tư duy hệ thống là khả năng hiểu cách các bộ phận của một hệ thống tương tác để tạo ra hành vi của toàn bộ. Nắm rõ các bộ phận vận hành, ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trong tổng thể nền kinh tế và mối quan hệ của tổng thể với các bộ phận là rất quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Nếu chỉ tư duy cục bộ mà không hiểu được cách cả hệ thống vận hành và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào thì rất khó xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và tạo ra những cơ hội mới. Những thay đổi để hướng đến mô hình tuần hoàn đều cần thiết kế hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố từ con người, sản phẩm, địa điểm, quy trình... Tất cả phải thiết kế lại để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Thứ năm, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm sử dụng hợp lý các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt là đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo. Việc kiểm soát không chỉ ở khâu đầu ra cuối mà đặc biệt được chú trọng ở khâu đầu vào, khi các nguồn tài nguyên được đưa vào hệ thống phải đảm bảo cố gắng kiểm soát ở mức tối thiểu nhất có thể, được sử dụng 1 cách tối ưu nhất trong quá trình sản xuất để lượng thải ra môi trường là ít nhất. Đặc biệt năng lượng tái tạo được thúc đẩy sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống, nhằm giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn . Thứ sáu, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học. Nguyên tắc này nhấn mạnh 1 lần nữa về việc chất thải là khái niệm gần như không tồn tại trong Kinh tế tuần hoàn. Một chi phí tài nguyên khi bỏ ra cần đem lại lợi nhuận lớn nhất, khi không chỉ lưu thông theo 1 chiều, là chi phí tính trên một sản phẩm duy nhất mà sẽ được luân chuyển để vừa là đầu ra của quy trình này nhưng sẽ tiếp tục là đầu vào của quá trình khác, tiết kiệm chi phí nguyên liệu, tạo ra mức lợi tức tối đa nhất. Thứ bảy, nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ đầu
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 16 của quá trình sản xuất. Ngay từ trước khâu sản xuất đầu vào, Kinh tế tuần hoàn đã phải tính toán đường đi của các chất thải sau quá trình sản xuất. Quy trình xử lý loại thải sau cùng được đặc biệt trú trọng, để đảm bảo chất thải (nếu có) khi đưa ra khỏi quy trình sản xuất cũng không gây ra ảnh hưởng xấu cho môi trường (như ô nhiễm nước, ô nhiễm đất,…) Đặc biệt các sản phẩm tạo ra trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học không độc hại và thậm chí có thể có lợi với môi trường và an toàn khi đưa ra hệ sinh thái. 1.1.2.2. Mô hình cơ bản của Kinh tế tuần hoàn Để giúp các quốc gia đạt được các điều kiện của nền kinh tế tuần hoàn, bốn mô hình có thể giúp các hoạt động sản xuất kinh tế tạo ra giá trị gia tăng từ các vật liệu được sử dụng trong nền kinh tế trong khi đảm bảo các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn. - Mô hình luân chuyển nguyên liệu nội bộ: Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế tuyến tính hoạt động rất tốn nguyên liệu, việc áp dụng mô hình này đem lại hiệu quả sử dụng nguyên liệu thô đầu vào cao hơn. Mô hình luân chuyển càng khép kín thì thời gian sử dụng sản phẩm càng được kéo dài, mô hình này hiệu quả nhất khi áp dụng chủ yếu đối với nhóm hàng tiêu dùng nhanh cụ thể như bao bì, chai lọ tẩy rửa, dầu gội hoặc hàng hóa có thể được tái sử dụng trực tiếp như quần áo, hàng dệt may. Cụ thể, các bao bì và chai lọ này được thiết kế từ đầu để quay lại với nhà sản xuất để làm nguyên liệu cho lô hàng tiếp theo tạo thành một vòng tròn khép kín giúp tiết kiệm chi phí từ việc không phải nhập thêm nguyên liệu thô đầu vào, nhân công,... Đồng thời việc phát thải khí nhà kính và các hóa chất độc hại cũng được giảm đáng kể. Mục tiêu là tạo ra nhiều giá trị và lợi ích kinh tế đồng thời giảm mức tiêu thụ vật liệu và năng lượng. - Mô hình kéo dài chu kỳ sử dụng sản phẩm: Mô hình thứ hai làm nên giá trị của nền kinh tế tuần hoàn bắt nguồn từ việc giữ cho các sản phẩm, linh kiện và vật liệu có giá trị sử dụng lâu hơn trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách thiết kế các sản phẩm và hệ thống có độ bền cao hơn. Trong lĩnh vực tiêu dùng, Hàng hóa tiêu dùng có giá trị tương đối thấp, tuy nhiên lượng hao hụt tài nguyên và lượng rác thải từ hoạt động này rất cao. Hàng tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm phần lớn kết thúc chu kỳ tại bãi rác hoặc lò đốt. Như vậy nếu ta gia tăng khả năng
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 17 tái sử dụng trực tiếp những mặt hàng này bằng cách tái sử dụng các bao bì và lọ chứa nhiều lần, có thể giảm đáng kể lượng nguyên liệu thô cần thiết, và các chi phí liên quan. Để làm được điều này cần xem xét các thông số kỹ thuật sản phẩm nghiêm ngặt, cải thiện quản lý số lượng cung ứng và đưa ra các lựa chọn cho người tiêu dùng tốt hơn để giúp đảm bảo rằng các sản phẩm đó được kéo dài chu kỳ sử dụng của mình. Việc xây dựng các lại hệ thống phân phối bán lẻ định hướng người tiêu dùng đem trả lại các sản phẩm, sau đó nhà phân phối sẽ thu gom và rửa các loại chai tiếp tục bán, hoặc tái sử dụng quần áo thay vì sản xuất quần áo mới góp phần kéo dài thời gian sử dụng bao bì và hàng tiêu dùng. Một điều cần thiết nữa là áp dụng công nghệ và nâng cao nhận thức để cải thiện tỷ lệ thu hồi từ các hệ thống tái chế hiện tại và giữ lại tỷ lệ luân chuyển của nguyên liệu trong chu kỳ đạt mức cao hơn. Khi mà chi phí cho việc thu thập, xử lý lại sản phẩm, nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm thấp hơn so với chi phí xử lý rác thải hiện này thì nền kinh tế tuần hoàn có thể vận hành. - Mô hình tạo ra các tầng sử dụng nguyên liệu khác nhau: Trong khi mô hình trước đề cập đến việc tái sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu, thì tại mô hình này, các vật liệu bị loại bỏ từ một chuỗi sản xuất có thể làm nguyên liệu thô đầu vào trong chuỗi sản xuất khác. Mô hình này mang tính kinh tế cao bởi trên thực tế chi phí cận biên của việc tái sử dụng nguyên vật liệu thấp hơn chi phí nhập nguyên liệu thô mới. Kiểm soát và điều chỉnh các luồng nguyên liệu khác nhau của sản phẩm có thể cải thiện doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Một số ví dụ của việc sử dụng nguyên vật liệu theo tầng có thể kể đến như: + Thực phẩm thừa có tiềm năng lớn để trở thành nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất năng lượng sinh khối, chất dinh dưỡng cho đất nếu chúng được thu thập và phân loại hiệu quả. Một số thành phố đang thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí hoặc ủ phân, mặc dù quy mô còn nhỏ trên thị trường. + Chất thải của con người và động vật sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành nông nghiệp giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. + Quần áo bằng vải cotton có thể làm sợi quang cho đồ nội thất và vật liệu cách nhiệt trước khi đưa trở lại môi trường một cách an toàn với điều kiện không có chất phụ gia hoặc thuốc nhuộm có hại đã được sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 18 - Mô hình nguyên liệu đầu vào được tạo ra từ nguyên chất, không độc hại, hoặc dễ phân tách: Mô hình thứ tư này đảm bảo tính an toàn cho ba mô hình đầu tiên bằng cách giúp cho các nguyên liệu đạt mức an toàn cho vòng sử dụng tiếp theo. Ngoài nhu cầu nâng cao tuổi thọ sản phẩm và khả năng quay vòng chặt chẽ và nhiều lần, giai đoạn cuối vòng đời của sản phẩm cần được dự đoán trước trong việc lựa chọn vật liệu. Hiện tại, nhiều luồng vật liệu sau tiêu thụ trở thành dạng nguyên liệu hỗn hợp, do cách thức các nguyên liệu này được chọn và kết hợp trong một sản phẩm như nhãn PVC trên chai PET hoặc do chúng được thu thập hoặc xử lý mà không phân loại hoặc chú ý giữ gìn độ tinh khiết và chất lượng ban đầu (chất thải thực phẩm được loại bỏ thông qua việc thu gom rác thải đô thị hỗn hợp). Các mô hình kinh tế tuần hoàn có thể cung cấp cơ hội mới cho tăng trưởng bền vững trong bối cảnh có rất nhiều thách thức toàn cầu nổi lên. Tập trung vào việc tối ưu hóa toàn diện hệ thống sản xuất, bán lẻ và tiêu dùng thay vì tối đa hóa hiệu suất của một dây chuyền riêng lẻ. Nói tóm lại, kinh tế tuần hoàn sẽ thay thế mô hình tuyến tính đề cao sản lượng và hiệu quả, nhưng liên tục làm suy giảm nguồn tài nguyên, thay vào đó kinh tế tuần hoàn sẽ tái thiết và bảo trì nguồn tài nguyên bằng một chu kỳ tịnh tiến và liên tục với sản phẩm và vật liệu được luân chuyển liên tục, giúp ổn định giá trị tài nguyên tự nhiên và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm bền vững. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các hoạt động nông nghiệp vừa tối ưu hóa năng suất vừa có thể cải thiện chất lượng đất, nước và không khí. Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững mới dẫn đến sự thịnh vượng lâu dài. Việc chuyển sang một mô hình như vậy có thể dẫn đến lợi ích kinh tế đáng kể, giúp giảm thiểu các khía cạnh của hệ thống hiện tại gây áp lực lên nguồn cung tài nguyên, tăng giá hàng hóa và tăng biến động giá. 1.2. Lý thuyết về triển khai Kinh tế tuần hoàn 1.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn 1.2.1.1. Những hạn chế của nền kinh tế tuyến tính Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn xuất phát từ những hạn chế mà nền kinh tế tuyến tính đang gặp phải. - Lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ: Từ khi
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 19 cách mạng công nghiệp nổ ra cách đây 150 năm, trong suốt quá trình phát triển và đa dạng hóa, nền kinh tế công nghiệp, phương thức sản xuất và tiêu thụ được thiết kế theo mô hình tuyến tính hay mô hình “sản xuất - sử dụng - loại bỏ”. Các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và bán sản phẩm cho người tiêu dùng, người tiêu tùng sau đó thải bỏ sản phẩm khi hết mục đích sử dụng. Một phần rất nhỏ trong số các sản phẩm bị thải bỏ được tái chế, số còn lại trở thành rác thải và bị đem đi chôn lấp, thiêu hủy. Các mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại đang khiến cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng. Theo số liệu của WEF, nền kinh tế toàn cầu đã tiêu thụ khoảng 65 tỷ tấn nguyên liệu thô vào năm 2010, con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 82 tỷ tấn vào năm 2020 (WEF, 2012). Trong quá trình sản xuất hàng hóa theo mô hình của nền kinh tế tuyến tính, một khối lượng vật liệu đáng kể thường bị mất đi trong khâu khai thác và sản xuất sản phẩm. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển bền vững châu Âu (SERI), ước tính mỗi năm, việc sản xuất các sản phẩm ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) làm mất đi hơn 21 tỷ tấn nguyên liệu không thể tái sử dụng như các lớp đất đá bị đổ bỏ sau khi khai thác mỏ, những sản lượng không mong muốn từ việc đánh bắt cá (các loài cá nhỏ và các loài cá không phải mục tiêu đánh bắt), những sản lượng hỏng hủy trong sản xuất nông nghiệp, cũng như việc đào đất và nạo vét vật liệu từ các hoạt động xây dựng (CRCLR, 2019). Trong sản xuất thực phẩm, nguyên liệu đầu vào bị lãng phí do sâu bệnh hoặc mầm bệnh, do năng suất kém hoặc vấn đề trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và tại nhà bán lẻ do thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc được bảo quản trong các điều kiện không đảm bảo cũng cực kỳ lớn. Tính sơ bộ trên toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, các sản phẩm bị hỏng chiếm 1/3 thực phẩm được sản xuất ra mỗi năm (FAO, 2011). Xét riêng tại châu Âu, việc lãng phí nguyên liệu vẫn đang diễn ra hàng ngày. Có tới 2,7 tỷ tấn chất thải đã được tạo ra trong năm 2010, nhưng chỉ khoảng 40% trong số đó được tái sử dụng và tái chế. Theo UNEP, trong số 60 kim loại trên thế giới chỉ thì có 1/3 đạt được tỷ lệ tái chế, tỉ lệ tái chế cũng hết sức khiêm tốn chỉ
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 20 khoảng hơn 25% (UNEP, 2011). Ngay cả đối với các kim loại quý và có tỷ lệ tái chế cao, một lượng lớn vẫn bị mất đi, ước tính mức lỗ hàng năm do mất nguyên liệu là 52 tỷ USD (Eurostat, 2016). Từ năm 2000, giá kim loại, cao su và năng lượng lần lượt tăng 176%, 350% và 260% do sự khan hiếm toàn cầu. Việc khai thác và sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên gây thiệt hại tối thiểu 3,7 nghìn tỷ USD trên toàn cầu mỗi năm (EC, 2014). Không chỉ kim loại, lãng phí nguyên vật liệu cũng xảy ra ở một số ngành sản xuất và xây dựng. Các nguyên vật liệu như đá vụn, thép, gỗ, bê tông bị loại bỏ trong quá trình xây dựng và phá hủy các tòa nhà chiếm 26% tổng lượng chất thải rắn phi công nghiệp được sản xuất tại Mỹ. Chỉ có chưa đầy 20% đến 30% của tất cả chất thải xây dựng và chất thải còn thừa khi phá dỡ được tái chế hoặc tái sử dụng (U.S. EPA, 2009). - Ảnh hướng đến hệ sinh thái: Hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nền Kinh tế tuần hoàn tạo ra chất thải và khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong vòng hai thế kỷ qua, biến đổi khí hậu, sự xói mòn từ các tài nguyên rừng, đất, nước đã khiến hệ sinh thái của trái đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng tiêu thụ tài nguyên của con người hiện vượt quá 60% khả năng cung ứng của hệ sinh thái Trái đất. Chỉ riêng việc mất đa dạng sinh học do phá rừng đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại lên tới 4,5 triệu USD/năm tương đương 650 USD/người, không kể những thiệt hại do việc thâm canh và biến đổi khí hậu (Indepentdent, 2010). Trong khi đó, các loại chất thải từ các ngành nghề không được quản lý và thu gom xử lý tập trung đúng cách, dẫn đến một loạt các vấn đề về môi trường và hệ sinh thái. Ngoài đại dương, rác thải tích tụ trên các bãi biển lẫn trong nguồn thức ăn của cá, chim và các động vật khác và cuối cùng lẫn trong thức ăn của con người. Như vậy, nền kinh tế tuyến tính mặc dù cho thấy một sự phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng vượt trội của một số ngành nghề kinh tế trong thời gian qua nhưng cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, phá hủy kết cấu hệ sinh thái, dẫn tới những nguy cơ tổn hại toàn cầu cho con người. Điều này đòi hỏi nền kinh tế phải chuyển mình, vận hành theo một cách thức mới để bảo toàn đa dạng hệ sinh thái, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững hơn.
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 21 1.2.1.2. Những yếu tố thúc đẩy chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn Mặc dù hiện tại mô hình kinh tế tuyến tính vẫn là mô hình phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chi phí sản xuất thấp và được hỗ trợ bởi các công nghệ sản xuất hiện đại, chuỗi cung ứng toàn cầu hóa, nhân công giá rẻ và các dây chuyền tự động. Tuy nhiên, mô hình hiện tại lại không tối đa hóa hiệu suất sử dụng năng lượng. Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên có hạn, Kinh tế tuần hoàn bộc lộ rõ nhiều hạn chế và gây tác động tiêu cực lên môi trường, thúc đẩy các quốc gia chuyển đổi mô hình hoạt động của nền kinh tế sang Kinh tế tuần hoàn. - Dân số thế giới ngày càng tăng đặc biệt là giới trung lưu. Năm 2050, dự kiến dân số toàn cầu sẽ đạt 9 - 10 tỷ người, trong đó nổi lên là tầng lớp trung lưu khiến nhu cầu về nguyên liệu để phục vụ sản xuất đang ngày càng tăng (World Bank, 2019). Ngoài tác động môi trường tiêu cực lên môi trường cao hơn, dân số cao dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, mỗi quốc gia đã trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế đáng kể về cả phạm vi và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong những thập kỷ qua. Một lượng lớn người tiêu dùng trung lưu mới có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu nếu hai nước tiếp tục mô hình tăng trưởng hiện tại. Lượng người tiêu dùng mới sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên. - Nhu cầu cơ sở hạ tầng. Cơ cấu dân số lớn đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn hơn. Các công cụ kĩ thuật để khai thác cũng cần được cải tiến để khai thác nguồn tài nguyên mới mà hiện tại chưa thể khai thác được. Các mỏ tài nguyên mới vẫn có thể tồn tại, nhưng khai thác chúng sẽ đòi hỏi việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và công nghệ mới. Ước tính để đáp ứng nhu cầu trong tương lai về thép, nước, nông sản và năng lượng sẽ cần tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 3.000 tỷ USD/năm. Số tiền cao hơn khoảng 60% so với mức đầu tư hiện tại (McKinsey, 2013). Nếu khoản đầu tư này không giúp tìm ra các mỏ tài nguyên mới, thì nguồn cung tài nguyên càng trở nên hạn hẹp. Công nghệ và cơ sở hạ tầng mới có lẽ là thách thức đối với các nền kinh tế phát triển, khi mà công nghệ và năng suất tại các nước này gần như đã đến giới hạn của công nghệ hiện tại.
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 22 - Các bãi chôn lấp rác đã gần quá tải. Ở một số nơi trên thế giới như tại Hy Lạp, Ấn Độ, Việt Nam, chất thải rắn đô thị được chôn lấp ở các bãi rác không đạt tiêu chuẩn (BBC, 2013). Việc chôn lấp rác ở những vị trí như vậy gây ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường như nước rỉ rác, bụi, mùi, gánh nặng giao thông địa phương và khí thải nhà kính. Các chất thải chôn lấp đều tạo ra khí phân hủy trong điều kiện yếm khí. Khí phân hủy bao gồm khoảng 50% khí mê- tan, là khí nhà kính mạnh hơn hai mươi lần so với CO2. Đối với mỗi hộ gia đình ở Anh, quần áo chôn lấp tạo ra khoảng 1,5 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm chiếm 0,3% tổng lượng phát thải (Iain MacLeay, Kevin Harris, Anwar Annut, 2012). Rất nhiều các khu vực chôn lấp rác đang dần hết chỗ. Bắc Kinh sẽ không còn không gian chôn lấp trong 4 năm nữa, tại New Zealand trong khoảng 12 năm và Vương quốc Anh sẽ hết công suất chôn lấp vào năm 2027 nếu tiếp tục các hoạt động xử lý như hiện hiện tại. Tại Việt Nam nhiều bãi rác cũng trong tình trạng quá tải và nguy cơ đóng cửa trong năm 2020, UBND Hà Nội cho biết Hai bãi rác lớn nhất của thành phố là bãi Nam Sơn và bãi Xuân Sơn đang phải hoạt động quá công suất và nếu không có giải pháp công nghệ thay thế thì sẽ buộc phải đóng bãi vào cuối năm 2020 (Báo Tài nguyên & Môi trường, 2020). - Căng thẳng địa chính trị gia tăng. Những cuộc căng thẳng và cạnh tranh chiến lược địa chính trị gây ảnh hưởng với nguồn cung hàng hóa. Nhiều trường hợp xung đột chính trị đã làm giá cả hàng hóa tăng cao như lệnh cấm vận dầu mỏ Ả Rập năm 1972, lượng xuất khẩu dầu mỏ giảm sau cuộc cách mạng Iran 1978, cú sốc giá sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq năm 1990... Trữ lượng kim loại quý và tài nguyên dầu mỏ phần lớn nằm ở các quốc gia bất ổn về chính trị như Iran, Iraq, Venezula... Khoảng 80% đất canh tác, 64.5% trữ lượng dầu trên thế giới và 38.4% trữ lượng khí đốt nằm ở các quốc gia Trung Đông này (OPEC, 2018). Với việc các cuộc xung đột chính trị đang ngày càng có xu hướng gia tăng tại các điểm nóng dầu mỏ sẽ tạo ra rào cản thương mại, tình trạng độc quyền…làm trầm trọng thêm sự khan hiếm tài nguyên và đẩy giá hàng hóa và mức độ biến động giá lên cao. - Biến đổi khí hậu. Một số ngành công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nước và nông nghiệp. Biến đổi
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 23 khí hậu gây ảnh hưởng đến dòng chảy và sự di chuyển của những tảng băng và qua đó ảnh hưởng trực tiếp lên nguồn cung nước ngọt, mô hình xói mòn, nhu cầu tưới tiêu và công tác quản lý lũ lụt. Nhu cầu nước toàn cầu được dự báo sẽ tăng 55% vào năm 2050, chủ yếu là do nhu cầu ngày càng tăng từ ngành sản xuất (tăng 400%). OECD dự báo hơn 40% dân số toàn cầu sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm nguồn nước vào năm 2050 (UNWATER, 2012). Liên kết những yếu tố này lại với nhau có thể thấy thách thức đối với mô hình kinh tế tuyến tính là rất lớn. Thị trường sẽ không thể tự khắc phục được những mặt hạn chế của dây chuyền sản xuất và nếu không thể thay đổi tư duy, hành vi hiện tại của nhà sản xuất và người tiêu dùng thì không giải quyết được bài toán mất cân bằng trong khai thác và sử dụng tài nguyên cũng như đáp ứng nhu cầu của người dùng toàn cầu ngày càng lớn trong tương lai. Ngay cả khi nền kinh tế tuyến tính đáp ứng sự khan hiếm nguồn cung, những hậu quả về xã hội và môi trường vẫn hiện hữu. Để tiếp tục phát triển lâu dài, việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi một nền kinh tế vẫn đáp ứng nhu cầu của con người mà không gây tác động tiêu cực lên môi trường và không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Việc này không chỉ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy tách rời việc sử dụng nguyên liệu thô và việc tăng trưởng kinh tế, mà còn đòi hỏi thay đổi tư duy trong việc tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo an ninh và bền vững nguồn cung nguyên liệu là điều kiện tiên quyết cho việc này. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng không phải là không thể đạt được và hiện nền kinh tế tuần hoàn là câu trả lời cho những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỷ 21, đó là việc khai thác và sử dụng nguyên liệu thới hiệu quả cao hơn và và tìm ra giải pháp cho những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái môi trường. 1.2.2. Các bước triển khai nền kinh tế tuần hoàn 1.2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn Hành lang pháp lý là điều kiện tiên quyết để dẫn dắt các chủ thể đi đến mục tiêu nền kinh tế định hướng tuần hoàn cũng như các chủ thể trong nền kinh tế ấy có thể tuỳ biến phối hợp chặt chẽ trong từng bước đi sao cho phù hợp với thực tế nền kinh thế trong từng giai đoạn.
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 24 Một nền kinh tế chỉ có thể tiến tới Kinh tế tuần hoàn với điều kiện các hành lang pháp lý như luật và các chính sách, chủ trương phải được thể hiện rõ ràng để giúp việc thực hiện và chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống và đồng bộ. Cùng với đó là các hình thức khuyến khích khác như ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực cùng chế tài rõ ràng, minh bạch. Các thành phố và khu vực có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn nhờ khả năng kích hoạt các mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn như các mô hình kinh doanh trong khuôn khổ nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu kinh tế tuần hoàn, các chính phủ địa phương cần được hỗ trợ bởi một khuôn khổ hỗ trợ mà các chính phủ quốc gia có thể thiết lập một cách hiệu quả. Các công cụ quản lý, tài chính và kinh tế là cần thiết để chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Điều quan trọng là phải thiết lập chính sách và khuôn khổ quy định phù hợp ở tất cả các cấp. Hiểu được điều này, một số quốc gia đã ban hành các đạo luật và luật để thiết lập nguyên tắc tái chế của nền kinh tế tuần hoàn. Đức là nước đi đầu trong lĩnh vực này khi nước này bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn vào năm 1996. Theo đó, Đức đã sớm ban hành Luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín từ năm 1996, với ý tưởng cốt lõi là tuần hoàn vật liệu. Họ ý thức được rằng nền kinh tế công nghiệp nặng của Đức luôn cần rất nhiều vật liệu đầu vào, do đó việc tuần hoàn vật liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững lâu dài của cả nền kinh tế. Vì vậy, Luật cung cấp các khuôn khổ để thực hiện quản lý chất thải theo chu trình khép kín và đảm bảo việc xử lý chất thải tương thích với môi trường cũng như khả năng đồng hóa chất thải. Từ đó thúc đẩy nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất điện và nhiệt. Thậm chí, nếu chỉ tính riêng về chính sách tái chế, Đức đã có luật về đóng gói(Verpackungsverordnung) từ năm 1991. Ngoài ra, Đức còn phát triển các chính sách năng lượng, công nghiệp và môi trường rất cụ thể ở cấp quốc gia và đóng vai trò rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực này ở cấp độ châu Âu.
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 25 Một ví dụ khác về việc bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn từ việc xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế về kinh tế tuần hoàn là ở Nhật Bản. Kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn bằng việc xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”. Trọng tâm là Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law for Establishing a Recycling-Based Society), có hiệu lực năm 2002, đã đưa ra các mục tiêu định lượng về tái chế và phi vật chất hóa trong dài hạn cho xã hội Nhật Bản. Một đại diện khác ở Châu Á là Hàn Quốc cũng bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn từ việc xây dựng hành lang pháp lý khi Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tuyên bố ban hành các nguyên tắc tuần hoàn tài nguyên từ đầu năm 2018 nhằm thực hiện Kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Luật Tuần hoàn tài nguyên bao gồm các điều như “nhận diện tài nguyên tuần hoàn”, “quản lý hiệu suất tuần hoàn tài nguyên”, “đánh giá tính khả dụng của chu kỳ tuần hoàn” và “phí xử lý chất thải”. Ngoài ra, luật này cũng bao gồm các chính sách để giảm lượng chất thải trong tất cả các quy trình từ sản xuất, phân phối, tiêu thụ cho đến xử lý sản phẩm và để thúc đẩy tái chế. Một số quốc gia khác như Thụy Điển từ lâu đã liên tiếp đưa ra nhiều chương trình ưu đãi khác nhau. Họ cũng đã cố gắng tạo điều kiện tối ưu để tăng tỷ lệ tái chế dần dần và hiệu quả thông qua giáo dục công. Một nỗ lực đáng kể khác của Ủy ban Châu Âu là Nền tảng Hiệu quả Nguồn lực Châu Âu (EREP) - Tuyên ngôn và Khuyến nghị Chính sách được ban hành vào năm 2012. Tuyên ngôn kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lao động và xã hội dân sự hỗ trợ hiệu quả nguồn lực và chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn. Nó cung cấp một kế hoạch hành động để chuyển đổi sang một châu Âu sử dụng tài nguyên hiệu quả và cuối cùng trở thành tái tạo theo hướng Kinh tế tuần hoàn. Đặc điểm chung trong các chính sách Kinh tế tuần hoàn của các quốc gia này là ngăn ngừa sự suy thoái môi trường hơn nữa và bảo tồn các nguồn tài nguyên khan hiếm thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo và quản lý chất thải sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là thông qua quản lý tổng hợp chất thải rắn.
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 26 1.2.2.2. Áp dụng Chính sách kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn Tổng hợp 45 chiến lược về Kinh tế tuần hoàn và hơn 100 trường hợp trên thế giới, Kalmykova và cộng sự (Y. Kalmykova, M. Sadagopan, and L. Rosado, 2018) đã rút ra kết luận rằng hiện nay có hai cách thực hiện Kinh tế tuần hoàn. (i) Triển khai theo hệ thống nền kinh tế Nền kinh tế ở đây không chỉ là nền kinh tế của một quốc gia, mà có nhiều cấp độ khác nhau về quy mô. Đó có thể là nền kinh tế ở cấp địa phương (khu công nghiệp, thành phố, tỉnh) hay nền kinh tế ở cấp vùng (liên tỉnh, liên thành phố), cấp quốc gia hoặc thậm chí là cấp liên quốc gia. Về cơ bản, cách thực hiện này là kết nối các hoạt động kinh doanh và sản xuất thành các vòng tuần hoàn vật liệu trong một không gian kinh tế nhất định. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là tại Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản và Canada. Tuy nhiên, cách thức áp dụng ở mỗi nước không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như tại Đan Mạch, Khu công nghiệp Kalundborg là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở quy mô nền kinh tế cấp độ địa phương. Bản chất của cách thực hiện Kinh tế tuần hoàn tại đây dựa trên quan điểm “cộng sinh công nghiệp – industrial symbiosis”, tức là chia sẻ tài nguyên và tuần hoàn chất thải giữa các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo đó, từ năm 1961, thành phố Kalundborg đã đứng ra xây dựng một mạng lưới đường ống phức tạp, với sự tài trợ của các công ty lọc dầu, để các doanh nghiệp trong thành phố có thể thực hiện trao đổi chất thải và tài nguyên với nhau. Hệ thống này đã giúp tuần hoàn vật liệu, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô, đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Vì thế, số lượng doanh nghiệp và dự án mong muốn tham gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, R. A. Frosch (1992) lưu ý rằng thành công của Kadlundborg là nhờ sự nhận thức rất cao của các doanh nghiệp về các cơ hội và lợi ích kinh tế của Kinh tế tuần hoàn, tầm nhìn và khả năng thiết kế rất tốt của các nhà quản lý, đặc biệt, cũng cần thời gian cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp. Mô hình cộng sinh của Kalundborg được coi là bài học tiêu biểu để xây dựng các mô hình tuần hoàn trong các khu công nghiệp liên ngành khác trên thế giới. Một số mô hình thành công sau đó có thể kể
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 27 tới như: khu công nghiệp Burnside tại Canada, mạng lưới các khu công nghiệp sinh thái tại Naroda - Ấn Độ và khu công nghiệp Laem Chabang tại Thái Lan. Nhật Bản được coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp độ quốc gia. Như đã nêu ở trên kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện Kinh tế tuần hoàn bằng việc xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”. Nhờ vậy, nước này đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ tái chế cao hàng đầu thế giới. Trong năm 2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản phải xử lý bằng chôn lấp, so với 48% của Vương quốc Anh vào năm 2008. Từ năm 2010, tỷ lệ tái chế đối với kim loại lên tới 98%. Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản đảm bảo rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30- 40% ở châu Âu (Y. Hotta, A. Santo, and T. Tasaki, 2014). Quan trọng hơn cả là khoảng 74-89% vật liệu chứa trong các thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên (WEEE Forum, 2012). (ii) Triển khai theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu Cách tiếp cận này không giới hạn ở phạm vi một không gian hay một hệ thống kinh tế nhất định, mà tập trung theo nhóm ngành, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu. Để ngắn gọn, có thể gọi đây là cách tiếp cận theo vật liệu. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đồng tình với cách tiếp cận này khi khẳng định vật liệu chính là “mẫu số chung lớn nhất” của tất cả các ngành và không gian địa lý”. Theo đó, các quốc gia nên lựa chọn một số vật liệu và từ đó xác định các ngành liên quan tới vật liệu đó làm ưu tiên cho việc thực hiện Kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là khối Liên minh Châu Âu (EU), Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Kế hoạch hành động được đề xuất của Ủy ban Châu Âu nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn (EC, 2015) bao gồm các đề xuất lập pháp cho lĩnh vực quản lý chất thải liên quan đến việc giảm thiểu đất đai, tăng cường chuẩn bị cho việc tái sử dụng và tái chế các dòng chất thải chính như chất thải đô thị và chất thải đóng gói, cũng như cải tiến các chương trình trách nhiệm của người sản xuất mở rộng. Các đề xuất lập pháp khác bao gồm thúc đẩy các khuyến khích kinh tế, các cam kết toàn diện về thiết kế sinh thái (chủ yếu chỉ liên quan đến các thiết bị tiêu thụ năng lượng)
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/0886 091 915 lamluanvan.net 28 và hành động có mục tiêu trong các lĩnh vực như nhựa, chất thải thực phẩm, xây dựng, nguyên liệu thô quan trọng, chất thải công nghiệp và khai thác mỏ, tiêu dùng và mua sắm công. Các đề xuất lập pháp bổ sung về phân bón và tái sử dụng nước đã được công bố sẽ được đưa ra trong tương lai. Trong số các sản phẩm được ưu tiên thực hiện CE là thiết bị điện và điện tử và hàng dệt may (EC, 2015; WRAP, 2016), đồ nội thất, bao bì và lốp xe (EC, 2015). Danh mục nguyên liệu thô thứ cấp được ưu tiên bao gồm nhựa, kim loại, giấy và bìa cứng, thủy tinh và chất thải phân hủy sinh học (EC, 2014; WEF, 2014). Hay như ở Hà Lan, ngoài “thang Lansink” từ những năm 1970 quy định thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải, chương trình “Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra những tầm nhìn, định hướng lộ trình và cả các mục tiêu rất cụ thể của quốc gia này tại 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, Nhựa, Chế tạo (tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), Xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và Tiêu dùng. Một ví dụ khác về cách triển khai này là Đài Loan – vùng ngự trị có mật độ dân số cao nhưng lại không có đủ tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Đài Loan nhập khẩu 98,8% nhiên liệu hóa thạch, 98% kim loại và 71,8% nhu cầu sinh khối. Cùng với đó, Đài Loan có 20 năm kinh nghiệm trong việc tái chế và tỷ lệ tái chế hiện tương đương với châu Âu (ECCT, 2018). Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề như ô nhiễm, nhà máy bất hợp pháp và chất thải. Những vấn đề trên đòi hỏi Chính phủ Đài Loan phải áp dụng một cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống hơn, đó là Kinh tế tuần hoàn. Chính phủ Đài Loan hỗ trợ sự phát triển của Kinh tế tuần hoàn bằng cách đưa ra các hành động dựa trên 4 trụ cột của tăng trưởng xanh: luật pháp, quy định, ưu đãi thị trường, đổi mới và kết nối. Vào ngày 1/6/2018, TCEN (Taiwan Circular Economy Network) đã mời các đại diện công nghiệp ký một thỏa thuận “xanh” để thúc đẩy thực hiện Kinh tế tuần hoàn. Trong đó, 3 liên minh công nghiệp đã được thành lập trong lĩnh vực nhựa, điện tử và xây dựng nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác tuần hoàn. Kể từ đó, các liên minh khác đã được thành lập để giải quyết vấn đề chất thải biển cũng như trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời.