SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------***------------------
Hoàng Đức Hùng
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG KHÍ HẬU
KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành : Khí tƣợng và khí hậu học
Mã ngành : 60440222
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2014
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến người thầy PGS.TS.
Nguyễn Văn Thắng đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ trong khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải
dương học đã tận tình giảng dạy kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở
vật chất trong suốt thời gian học tập tại nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu đã tạo
điều kiện trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về mặt thời gian. Các đồng
nghiệp Phòng Quản lý mạng lưới trạm chia sẻ công việc để bản thân có điều kiện
hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những
người luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và động viên giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập.
Hoàng Đức Hùng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................10
1.3. Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu............................................................. 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU ...................................................... 21
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên ..................................................21
2.1.2. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận ..................................................................22
2.2. Số liệu sử dụ ng................................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên: ...........................26
2.3.1. Phân tích tổng hợp ....................................................................................26
2.3.2. Phân tích về sự khác biệt của khí hậu Tây Nguyên với khu vực lân cận..26
2.3.3. Phân tích về phân hóa khí hậu nội vùng Tây Nguyên ..............................30
2.4. Xác định hệ thống chỉ tiêu phân định cấp vùng và tiểu vùng khí hậu cho Tây
Nguyên .........................................................................................................................44
2.4.1. Xây dựng bản đồ yếu tố khí hậu................................................................44
2.4.2. Xác định chỉ tiêu cấp vùng ........................................................................50
2.4.3. Xác định chỉ tiêu cấp tiểu vùng.................................................................50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY NGUYÊN
VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CÁC VÙNG, TIỂU VÙNG.........................................51
3.1. Kế t quả phân vù ng khí hậ u..............................................................................51
3.1.1. Sơ đồ phân vùng........................................................................................51
3.1.2. Đánh giá kết quả phân vùng......................................................................55
3.2. Đặc điểm khí hậ u cá c vù ng .............................................................................55
3.2.1. Vùng khí hậu núi cao Bắc Tây Nguyên ....................................................55
3.2.2. Vùng khí hậu giữa Tây Nguyên ................................................................57
3.2.1. Tiểu vùng khí hậu II1 ..............................................................................59
3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II2 ..............................................................................60
3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II3 ..............................................................................62
iv
3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II4 ..............................................................................62
3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II5 ..............................................................................63
3.2.3. Vùng khí hậu núi cao Đông Nam Tây Nguyên .........................................64
KẾT LUẬN.................................................................................................................67
Tài liệu tham khảo................................................................................................68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen...................................................7
Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop ..........................................................8
Hình 1.3: Mô hình hệ thố ng phân vị của Vũ Tự Lậ p...................................................13
Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ ..................17
Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận ......................................25
Hình 2.2: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê....................33
Hình 2.3: Biến trình nhiệt các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật....33
Hình 2.4: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà lạt, Liên Khương .........34
Hình 2.5: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê ..38
Hình 2.6: Biến trình năm lượng mưa các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn
Mê Thuật ......................................................................................................................39
Hình 2.7: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên
Khương ........................................................................................................................39
Hình 2.8: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
41
Hình 2.9: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn
Mê Thuật ......................................................................................................................41
Hình 2.10: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên
Khương.........................................................................................................................42
Hình 2.11: Biến trình bốc hơi năm trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê ............43
Hình 2.12: Biến trình bốc hơi năm trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê
Thuật.............................................................................................................................43
Hình 2.13: Biến trình bốc hơi năm trạm, Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương
......................................................................................................................................44
v
Hình 2.14: Bản đồ phân bố tổng nhiệt độ khu vực Tây Nguyên .................................46
Hình 2.15: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  350
C khu vực Tây Nguyên ...........47
Hình 2.16: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  150
C khu vực Tây Nguyên ...........48
Hình 2.17: Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm khu vực Tây Nguyên.....................49
Hình 3.1: Sơ đồ cấp phân vị khu vực Tây Nguyên......................................................51
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên.........................................54
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây nguyên và
các trạm lân cận............................................................................................................24
Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương .....................27
Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương ....................28
Bảng 2.4: Phân hóa ẩm - nắng - bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương...................30
Bảng 2.5: Đặc trưng khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên ......................................31
Bảng 2.6: Đặc điểm phân hóa mùa mưa khu vực Tây Nguyên ..................................35
Bảng 2.7: Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên ......................................................35
Bảng 2.8: Đặc điểm phân hóa thời gian mưa khu vực Tây Nguyên............................37
Bảng 2.9: Đặc trưng ẩm độ không khí khu vực Tây Nguyên ......................................40
Bảng 3.1. Sơ đồ phân chia các vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên ............................53
Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí hậu của trạm Playcu ............................................57
Bảng 3.3: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng II...........................................58
Bảng 3.4: Đặc điểm phân hóa mùa mưa của trạm vùng II...........................................58
Bảng 3.5: Đặc trưng cực trị của trạm vùng II ..............................................................59
Bảng 3.6: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng III ..........................................66
Bảng 3.7: Đặc điểm phân hóa mùa mưa các trạm vùng III .........................................66
Bảng 3.8: Đặc trưng cực trị các trạm vùng III .............................................................66
vii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ttb (0
C) Đặc trưng nhiệt độ trung bình
Txtb (0
C) Đặc trưng nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm
Tmtb (0
C) Đặc trưng nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm
Txtđ Đặc trưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
Tmtđ Đặc trưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
Utb(%) Độ ẩm tương đối trung bình
Umin (%) Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình
T (0
C) Biên độ nhiệt độ trung bình năm
T (0
C) Tổng lượng nhiệt năm
∑R (mm) Tổng lượng mưa năm
∑Bh (mm) Tổng lượng bốc hơi năm
∑Sh (giờ) Tổng số giờ năng năm
∑nr (ngày) Tổng số ngày mưa năm
Tx  35
0
C Số ngày có nhiệt độ tối cao  350
C
Tm  15
0
C Số ngày có nhiệt độ tối thấp  150
C
Tm  13
0
C Số ngày có nhiệt độ tối thấp  130
C
1
MỞ ĐẦU
Khí hậu ở một khu vự c có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các nhân
tố tự nhiên như địa hình- địa mạo, nước, cảnh quan- sinh vật,… Khí hậu tác động đến
các yếu tố tự nhiên như một nhân tố tạo nên sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
Ngược lại, các thành phần tự nhiên khác lại tác động trở lại đối với khí hậu, tạo nên sự
thay đổi về đặc điểm khí hậu, làm cho khí hậu không chỉ có sự thay đổi theo thời gian
mà còn có sự phân hóa theo không gian. Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật các hệ quả
thời tiết đặc trưng ở mỗi vùng miền, địa phương.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người có mối quan hệ
mật thiết với tự nhiên, có ảnh hưởng tác động qua lại với khí hậu bằng nhiều cách
khác nhau đã khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu cũng như hạn chế tác động xấu
của nó. Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của các ngành kinh
tế quốc dân, nếu được khai thác hợp lý và bảo vệ tốt thì đất đai trở nên mầu mỡ,
nguồn nước phong phú, cây cối tốt tươi, tính đa dạng sinh học được phát triển, đời
sống con người được cải thiện. Đánh giá được đầy đủ và khách quan tài nguyên khí
hậu góp phần không nhỏ vào phát triển tài nguyên khí hậu bền vững.
Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, bao gồm toàn bộ
vùng cao nguyên phía nam nước ta. Khu vực Tây Nguyên tương đối đồng nhất về
cấu trúc địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng. Tuy nhiên, khí hậu Tây Nguyên nằm trong
miền khí hậu phía nam nước ta nhưng đã có biến thể, mang lại những sắc thái riêng
biệt của miền. Với địa hình nội vùng chia cắt mạnh, độ dốc lớn, núi cao và các
thung lũng thấp xen kẽ nhau khá phức tạp đã tạo ra nhiều đơn vị khí hậu khác nhau,
dẫn đến sự đa dạng của các hệ canh tác, đa dạng cây trồng vật nuôi. Nếu biết khai
thác hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ có khả năng trồng và phát triển được các loài
cây có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
Khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm qua đã có sự biến đổi theo thời gian,
thể hiện ở xu thế tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một số yếu tố khí hậu, chủ yếu
như nhiệt độ, lượng mưa, tần số bão, tần số front lạnh,… Biến đổi khí hậu làm thay
đổi các cực trị khí hậu, cùng các hiện tượng El Nino, La Nina ảnh hưởng mạnh mẽ
đến thời tiết nước ta làm xuất hiện những cực trị khí hậu mới. Trong thập kỷ gần
đây, khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn
có chiều hướng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Mang đặc điểm là
2
khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với đặc trưng nắng quanh năm. Sự phân hóa
sâu sắc theo không gian và thời gian của chế độ khí hậu thủy văn kết hợp với địa
hình phức tạp, những hoạt động thái quá của con người và đặc biệt là sự tác động
mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu được thấy rõ: Khô hạn trong mùa khô và lũ
lụt trong mùa mưa hàng năm đã gây thiệt hại trực tiếp đến con người và tài sản, để
lại những hậu quả xấu về môi trường . Ngoài ra, các biến động khác như mưa lớ n ,
lốc tố, mưa đá, dông sét, nắng nóng, sương mù,.. cũng đã gây ra không ít khó khăn
trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Tây Nguyên.
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước đang bước vào thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực Tây Nguyên cũng đang trên đà phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt như: Trong các lĩnh vực Nông- Lâm nghiệp, Công nghiệp, Năng
lượng, Giao thông vận tải, Du lịch, Dịch vụ. Vấn đề nghiên cứu đặc điểm khí hậu,
phân vùng khí hậu thủy văn trở nên rất cần thiết. Khi có được những kết quả này,
chúng ta sẽ hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra những quy hoạch phát triển kinh
tế- xã hội hợp lý, dài hạn.
Cùng với nguồn tư liệu và thiết bị đo đạc khí tượng đã được tăng lên đáng kể
so với những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các kết quả nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh
vực ở nước ta cũng đã rất phong phú. Đi sâu nghiên cứu phân vùng khí hậu địa
phương cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp
ứng cái nhìn tổng quan hơn về điều kiện tự nhiên, điều kiện hình thành của khu vực
đó, mặt khác góp phần trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên một cách
hợp lý hơn. Chính vì các lý do đó , học viên đã lự a chọn đề tài nghiên cứ u củ a Luậ n
văn là "Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên”. Ngoài Mở đầu , Kế t
luậ n và kiế n nghị , Luậ n văn đượ c cấ u trú c trong chương:
Chương 1. Tổng quan. Chương nà y trình bà y về c ác nguyên lý phân vù ng
khí hậu ở ngoài nước như của Koppen , Alisop, Buduko và tổng quan một số công
trình ở trong nước như của Nguyễn Hữu Tài , Nguyễ n Đứ c Ngữ , Nguyễ n Trong
Hiệ u.
Chương 2. Phương pháp và số liệu đề cập đến hệ thống phân vị , chỉ tiêu
phân vù ng và các loại số liệu khí hậu sử dụng cho khu vực Tây Nguyên .
Chương 3. Kết quả phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên trình bày về 3
vùng khí hậu chính và các tiểu vùng khí hậu thuộc Tây Nguyên .
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
Phân vùng khí hậu về tổng thể được dựa trên sự phân chia các vùng địa lý
gắn liền với các điều kiện tự nhiên hình thành nên vùng khí hậu đó. Các nhân tố
hình thành khí hậu trên mỗi vùng, khu vực hay nhỏ hơn thường thể hiện khá rõ nét
tính chất tương đồng về các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Tuy nhiên, ở một
chừng mực nào đó các vùng khí hậu thường có tính bất biến theo thời gian và không
gian, ngoài ra ranh giới phân chia các vùng khí hậu phần nào cũng chỉ mang tính
chất tương đối. Chính vì tính tương đối này dẫn đến có nhiều cách phân chia các
vùng khí hậu khác nhau, cách tiếp cận nghiên cứu cũng khác nhau, tồn tại nhiều
vùng khí hậu khác nhau, tùy theo cách nhìn nhận và phương pháp lựa chọn nhân tố
phân vùng khí hậu khác nhau. Cuối cùng phân vùng khí hậu là nhằm đến mục đích:
- Đánh giá sự khác biệt giữa các khu vực về những điều kiện khí hậu có ý
nghĩa thực tiễn, giúp con người đầu tiên là nhận thức về một khu vực khí hậu mà
con người đang sinh sống, từ nhận thức đó con người có kế hoạch khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở từng nơi một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
- Bằng các biện pháp kỹ thuật tìm và nêu bật lên được mối quan hệ khí hậu
giữa các khu vực, cũng như mối quan hệ giữa khí hậu khu vực nghiên cứu với các
khu vực khác nhằm so sánh trao đổi các thông tin trong lĩnh vực khí hậu, khai thác
tài nguyên, định hướng phát triển kinh tế xã hội,…
- Đánh giá tài nguyên khí hậu ở từng khu vực nghiên cứu làm rõ những thuận
lợi, khó khăn đối với các ngành kinh tế- xã hội, từ đó có được chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội phù hợp tầm vĩ mô và vi mô.
Sự phân bố đặc điểm địa lý tự nhiên đều thể hiện thông qua hoàn cảnh địa lý,
mức độ phân bố bức xạ mặt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất, các nhân tố
hình thành có tính ảnh hưởng lớn như hoàn lưu khí quyển và các nhân tố ảnh hưởng
có quy mô lớn khác, để hình thành nên các khu vực khí hậu hay đơn vị khí hậu
người ta thường xây dựng các bản đồ khí hậu từ đó các lớp bản đồ được chồng lên
nhau, sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp để xác định ranh giới đơn vị khí
hậu. Nguyên tắc là tìm ra cái chung nhất để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể làm nền, từ
đó sử dụng các chỉ tiêu phụ để xác định ranh giới đơn vị khí hậu chẳng hạn: Đối với
các phạm vi rộng như đai khí hậu, đới khí hậu, miền khí hậu, vùng khí hậu người ta
thường quan tâm đến các nhân tố hình thành có phạm vi ảnh hưởng rộng, quy mô
4
lớn như hoàn lưu khí quyển, khối khí khống chế khu vực..; Vùng khí hậu hoặc tiểu
vùng khí hậu, người ta quan tâm sâu hơn đến các nhân tố hình thành có tính địa
phương như đặc điểm địa hình, hoàn lưu địa phương, hệ quả khí hậu địa phương...;
Còn các vùng khí hậu ứng dụng, ngoài nguyên nhân hình thành khí hậu chung,
người ta chú trọng phân vùng khí hậu hướng đến các đối tượng sử dụng.
Lợi ích của phân vùng khí hậu là thấy rõ, đầu tiên khí hậu đem đến nhận thức
cho con người về cảnh quan, điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh vật vùng miền mà
con người đang sinh sống, tiếp đến là các hoạt động của con người gắn liền với
hoàn cảnh vùng miền khí hậu đó và khí hậu ngày càng thể hiện được vai trò của
chúng trong đời sống. Cho đến nay phân vùng khí hậu không phải là những nghiên
cứu mới và đã có hàng trăm các nghiên cứu về phân vùng khí hậu từ cấp độ lớn đến
cấp tiểu vùng, hình thành nhiều sơ đồ phân vùng khí hậu khác nhau. Tuy nhiên,
những cập nhật mới nhất về cơ sở dữ liệu cho một vùng khí hậu hay tiểu vùng là
cần thiết. Các chỉ tiêu xây dựng được chi tiết hoá từ đó làm cơ sở đánh giá đúng tài
nguyên khí hậu trong vai trò sử dụng.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân vùng khí hậu là bảo đảm tính khoa
học của sơ đồ phân vùng, mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa cơ cấu khí hậu và
quy luật khí hậu, dựa trên nền tảng các số liệu quan trắc được trên lưới trạm khí
tượng. Dựa trên những nghiên cứu trước đây và hiện nay có thể tóm lược các quan
điểm và phương pháp phân vùng khí hậu theo các cơ sở sau [6]:
- Quan điểm địa lý khí hậu. Xuất phát từ sự đánh giá ý nghĩa chủ đạo của
thời tiết khí hậu trong sự hình thành các tổ hợp địa lý, để tìm ra sự thống nhất các
đặc trưng chọn lựa ứng với các tương quan phức hợp cảnh quan địa lý. Quan điểm
địa lý khí hậu tỏ rõ ưu điểm trong trường hợp có số liệu đủ đồng nhất và sự hiểu
biết các thành phần khác của cân bằng tự nhiên tương đối đầy đủ.
- Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu. Việc đánh giá khí hậu dựa
vào các hệ quả sẽ không có ý nghĩa bằng quy về những nguyên nhân, do đó vấn đề
đặt ra là tìm mối quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả để đi tới được sự phân tích
bản chất các quy luật khí hậu.
- Quan điểm kết hợp. Để đạt được tính chặt chẽ của quan điểm động lực, vừa
phối hợp biểu thị định lượng bằng đặc trưng thống kê, quan điểm kết hợp gần đây
đã được nhiều tác giả vận dụng vào phân vùng khí hậu phạm vi lãnh thổ cỡ nhỏ và
tương đối thành công. Quan điểm kết hợp cho phép vận dụng phương pháp toán học
5
vào các phân tích động lực, nhằm nâng cao độ chính xác và ý nghĩa khách quan của
các đặc trưng. Tất nhiên, nó cũng không bao giờ tách rời các cơ sở địa lý học và địa
vật lý mà không làm cho kết quả phân vùng giảm bớt ý nghĩa thực tiễn.
- Phân vùng khí hậu tổng hợp (hay tự nhiên): Là phân vùng dựa trên cơ sở
phân tích khách quan các loại hình khí hậu để tìm ra sự tương đồng giữa chúng theo
không gian và thời gian, đồng thời đánh giá bản chất các quy luật và kết hợp mô tả
những đơn vị khí hậu tùy theo yêu cầu ứng dụng.
- Phân vùng khí hậu ứng dụng (hay chuyên dụng): Yêu cầu ở đây là đánh giá
mức độ phù hợp của khí hậu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế và sản xuất. Tất
nhiên, nội dung diễn đạt này không thể tách rời sự đánh giá các điều kiện khí hậu tự
nhiên. Vì thế phân vùng khí hậu ứng dụng thường phải dựa vào các phác thảo phân
vùng khí hậu tổng hợp đã có, với sự cố gắng chi tiết hóa thêm những khía cạnh cần
thiết theo các đặc trưng thống kê được lựa chọn một cách hợp lý và khoa học.
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5]. Năm 1918, Koppen dùng trị số
trung bình năm và biến đổi năm của nhiệt độ, lượng mưa để thiết kế một phương
pháp phân vùng khí hậu rất chặt chẽ. Sau đó, năm 1923, Koppen lại có tác phẩm
tường thuật tỉ mỷ về phương pháp phân vùng của ông, đồng thời dùng nó vào việc
thuyết minh khí hậu thế giới. Ông chia từ xích đạo đến cực địa làm 5 nhóm khí hậu
theo chữ cái từ A đến E với 8 đới khí hậu được phân chia, bao gồm: Nhóm A (Đới
khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm) nằm ở hai phía xích đạo có đặc điểm là không có
mùa đông. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất > 180
C còn tổng lượng giáng thủy
năm ≥ 7500mm; Nhóm B (Hai đới khí hậu khô) mưa ít, bốc hơi khẳ năng lớn do
nhiệt độ cao; Nhóm C (Hai đới khí hậu ôn hòa) không có lớp tuyết phủ thường
xuyên. Nhiệt độ trung bình trong các tháng ấm nhất >100
C, tháng lạnh nhất trung
bình nằm trong khoảng −30
C tới 180
C”; Nhóm D (Đới khí hậu ẩm với mùa đông
lạnh) “Nhiệt độ trung bình trên 100
C trong các tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất có
nhiệt độ trung bình dưới −30
C”; Nhóm E (Hai đới khí hậu cực) “Trong cả năm
nhiệt độ trung bình các tháng < 100
C”.
Sau khi được điều chỉnh Koppen căn cứ vào bản đồ phân loại thực vật do
Gorinzbath phát biểu, đã phân chia địa cầu thành 6 loại khí hậu:
6
- Loại I: Khí hậu vùng đất thấp nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình
tháng lạnh nhất trên 180
C, có nhiều giáng thủy.
- Loại II: Khí hậu khô ráo, khí hậu quanh năm ít mưa.
- Loại III: Khí hậu nhiệt độ trung bình, nói chung tuy ôn hòa, nhưng có mùa
đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng giáng thủy và sự phân bố theo mùa của giáng
thủy khác nhau tùy theo từng nơi.
- Loại IV: Khí hậu rét lạnh. Tháng lạnh nhất nhiệt độ dưới 60
C, mùa đông có
tích tuyết, mùa hè có giáng thủy nhiều.
- Loại V: Khí hậu rất lạnh, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhất là
100
C.
- Loại VI: Khí hậu đóng băng vĩnh cửu, nhiệt độ không khí trung bình tháng
nóng nhất dưới 00
C, có rất ít sinh vật.
Trong phương pháp phân vùng này Koppen chủ yếu dùng nhiệt độ không khí
và giáng thủy làm cơ sở để phân chia khí hậu, nhưng đặc điểm của Koppen là đầu
tiên ông dùng nhiệt độ không khí tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất. Về sau
Koppen dùng phân bố thực vật làm cơ sở phân chia khí hậu tỷ mỷ hơn.
7
Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen
Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5], Phân vùng khí hậu Việt Nam
Nguyễn Hữu Tài [10]. Alisop phân chia thành 7 đới khí hậu chủ yếu xuất phát từ
hoàn lưu chung khí quyển: 1. Đới xích đạo “Quanh năm thịnh hành không khí xích
đạo”; 2. Đới cận xích đạo “Mùa hạ chi phối bởi không khí xích đạo, mùa đông
thịnh hành không khí nhiệt đới”; 3. Nhiệt đới “Quanh năm chịu tác động của không
khí nhiệt đới”; 4. Cận nhiệt đới “Mùa hạ là không khí nhiệt đới, mùa đông là
không khí ôn đới”; 5. Ôn đới “Nằm trong ảnh hưởng thuần nhất của không khí ôn
8
đới”; 6. Cận cực “Mùa hạ ngự trị không khí ôn đới, mùa đông không khí cực đới”;
7. Cực đới “Quanh năm thịnh hành không khí cực đới”.
Giữa các đới này Alisop phân biệt 6 đới chuyển tiếp, 3 đới ở mỗi bán cầu
được đặc trưng bởi sự thay đổi theo mùa của các khối khí thịnh hành. Đó là hai đới
khí hậu gió mùa (khí hậu xích đạo) trong đó vào mùa hè thịnh hành không khí xích
đạo, còn mùa đông là không khí nhiệt đới; Hai đới cận nhiệt trong đó mùa hè không
khí nhiệt đới còn mùa đông không khí cực thịnh hành; Đới cận cực Bắc Băng
Dương hay cận cực Nam Băng Dương mùa hè không khí cực còn mùa đông không
khí Bắc Băng Dương hay không khí Nam Băng Dương thịnh hành.
Trong mỗi đới khí hậu phân biệt bốn loại khí hậu chủ yếu: Khí hậu lục địa,
khí hậu đại dương, khí hậu bờ phía tây và khí hậu bờ phía đông đại dương. Sự khác
biệt giữa khí hậu lục địa và biển chủ yếu gây nên do những sự khác biệt trong các
tính chất của mặt trải dưới; trong trường hợp đầu những tính chất này tạo nên do
không khí lục địa, trong trường hợp thứ hai do các khối khí biển. Sự khác biệt giữa
khí hậu bờ tây và khí hậu bờ đông của lục địa phần lớn liên quan với những sự khác
biệt trong điều kiện hoàn lưu khí quyển và một phần liên quan với sự phân bố của
các dòng biển.
Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop (1- Đới xích đạo; 2- Đới cận xích
đạo; 3- Nhiệt đới; 4- Cận nhiệt đới; 5- Ôn đới; 6- Cận cực; 7- Cực đới)
9
Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [10]. Năm 1931, Thornthwaite đưa
ra khái niệm về thể thoát hơi hay “hiệu ứng nhiệt ẩm” T- E: Tỷ số P- E là thương số
giữa lượng giáng thủy tháng và lượng bốc hơi tháng. Tổng số của tỷ số P- E trong
12 tháng được gọi là chỉ số hữu hiệu giáng thủy, để tránh sự bất tiện trong việc phân
loại, có thể đem mỗi tỷ số P- E nhân với 10. Thornthwaite đã tính tỷ số giữa chỉ số
T- E của 3 tháng mùa hè và chỉ số T- E năm, gọi tỷ số này là sự tập trung mùa hè
của hiệu ứng nhiệt. Coi mối quan hệ giữa sự sinh trưởng của thực vật với giáng thủy
và với bốc hơi của giáng thủy làm xuất phát điểm cho phương pháp phân vùng của
mình, mối quan hệ này là tiềm năng cho sinh vật phát triển:
Cho nên, căn cứ vào tình hình tập trung của hiệu ứng nhiệt này lại qui định ra
5 loại khu vực phụ của nhiệt độ:
Khí hậu siêu nhiệt (megathermal) T- E > 114
Khí hậu trung nhiệt (mesothermal) 57  T- E  114
Khí hậu tiểu nhiệt (microthermal) 28,5 < T- E < 57
Khí hậu đài nguyên 14,5 < T- E < 28,5
Khí hậu băng tuyết T- E <14,5
Do số liệu quan trắc bốc hơi trên địa cầu rất có hạn nên ứ n g dụ ng phương
pháp phân vù ng khí hậ u củ a Thornthwaite trong thự c tế rấ t khó khăn.
Supan [2] căn cứ vào quan niệm nguyên nhân hình thành và khu vực địa lý,
đồng thời dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm và lượng giáng thủy để
phân chia khí hậu thế giới thành 35 khu khí hậu. Supan là người đầu tiên đề ra quan
niệm về khu vực khí hậu. Các khu vực khí hậu này chỉ là do phân chia theo định
tính, không có giới hạn số lượng chặt chẽ, cũng không có sự liên hệ với nhau. Do
đó, không thể so sánh khí hậu các nơi với nhau được. Phương pháp phân loại của
Supan chỉ là phân chia theo khu vực, đề ra một số khu vực khí hậu cô lập không có
liên hệ với nhau.
Căn cứ theo những nghiên cứu [2] Bơ-rôi-nốp cho rằng gió có quan hệ với
hình thế khí áp, đồng thời gió có thể xác định độ ẩm, nhiệt độ, lượng mây, giáng
thủy… Cho nên, hình thế khí áp đặc trưng cho khí hậu. Ông dùng đường trục của
vùng trung tâm khu vực khí áp cao và khu vực khí áp thấp trên bản đồ đường đẳng
áp trung bình năm làm giới hạn khí hậu. Từ đó 4 đới khí hậu được phân chia thành:
10
Đới khí hậu bắc cực, là khu vực gió đông bắc rét buốt; đới khí hậu ôn đới, thịnh
hành gió Tây và Tây Nam, có lượng giáng thủy lớn; đới khí hậu nhiệt đới; đới khí
hậu xích đạo, giáng thủy phong phú, sức gió yếu ớt, hướng gió không nhất định.
Nguyên lý phân vùng khí hậu theo địa lý, theo hoàn lưu khí quyển hay theo
chế độ nhiệt ẩm được áp dụng rộng rãi cho các quy mô khác nhau ở nhiều nước trên
thế giới và ở Việt Nam.
Năm 1948, Ram Bahadur Madal [12], trên cơ sơ phân loại khí hậu cửa
Koppen và Thornthwaite đã đánh giá và phân vùng khí hậu cho khu vực Ấn Độ.
Đến năm 1990 các quan điểm quốc tế về phân vùng khí hậu Ấn Độ mới được đánh
giá và xây dựng lại bởi Chatterjee.
Năm 2000, hai tác giả Harvey Stern and Graham de Hoedt [13] sử dụng
phương pháp phân vùng khí hậu của các tác giả Koppen, Alisop, Thornthwaite để
đánh giá phân vùng lại khí hậu Australia được đăng tải trên tạp chí khí hậu
Australian (Australian Meteorology Magazine- June 2000). Tuy nhiên các phương
pháp chỉ đánh giá ở quy mô lớn.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam được bắt đầu từ giữa thập kỷ 60
của thế kỷ XX, đầu tiên là phải kể đến tác giả Nguyễn Xiển trong cuốn Đặc điểm
khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Sau này, khi đất nước thống nhất cuốn Khí hậu Việt
Nam được xuất bản của hai tác giả Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc [11]. Khi
phân tích các điều kiện hình thành khí hậu, trong đó đặc biệt tác giả chú trọng đến
cơ chế hoàn lưu và hình thế thời tiết, coi như nhân tố hàng đầu của sự tạo thành khí
hậu gió mùa. Đi sâu phân tích sự phân bố không gian và thời gian của gió mùa cực
đới mùa đông, gió mùa hải dương mùa hạ, khu vực chịu ảnh hưởng đặc trưng của
gió mùa nhiệt đới. Với hoạt động của gió mùa nếu không góp mặt của các nhiễu
động thời tiết đi kèm thì lượng mưa ít, thời tiết trở nên hanh khô, nếu có mặt của
các nhiễu động thời tiết thì lượng mưa tăng lên đáng kể. Về bức xạ, tác giả cho rằng
bức xạ mặt trời là yếu tố đặc trưng của nguồn năng lượng khí hậu, tuy nhiên chế độ
bức xạ bị biến dạng sâu sắc bởi tác động của hoàn lưu gió mùa làm cho hình thái
khí hậu thay đổi điều này thể hiện rõ rệt ở phía bắc hơn phía nam. Nguyên nhân chủ
yếu xuất phát từ lượng mây che phủ bầu trời sinh ra do các nhiễu động thời tiết.
11
Những đặc điểm này đã tạo nên tính phức tạp đa sắc màu của mỗi vùng miền khí
hậu nước ta.
Tác giả chủ yếu phân tích các điều kiện hình thành các miền, khu vực khí
hậu theo độ dài mùa của các hệ quả thời tiết ứng với suất đảm bảo 50% đối với các
yếu tố chi phối chính là mùa nhiệt tương ứng với (nóng- lạnh), mùa mưa tương ứng
với độ (dài- ngắn). Từ việc phân tích cơ chế hoàn lưu gió mùa và hệ quả thời tiết
gió mùa mang lại tác giả đã chia nước ta thành 3 miền:
- Miền khí hậu phía bắc, từ đèo ngang (xấp xỉ vĩ tuyến 180
N): khí hậu nhiệt
đới gió mùa có mùa đông lạnh (gồm 5 vùng):
1. Vùng núi Đông Bắc
2. Vùng núi Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn (vùng núi phía bắc)
3. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
4. Vùng núi Tây Bắc
5. Vùng Bắc Trung Bộ
- Miền khí hậu đông Trƣờng Sơn, từ Đèo Ngang đến Mũi Dinh (xấp xỉ vĩ
tuyến 110
B): Đặc trưng của mưa ẩm lệch hẳn so với tình hình chung- lệch hẳn về
mùa đông (3 vùng):
1. Vùng Bình- Trị- Thiên (cũ)
2. Vùng Trung Trung Bộ
3. Vùng Nam Trung Bộ
- Miền khí hậu phía nam (Nam Bộ và Tây Nguyên): nhiệt độ quanh năm
cao với 1 mùa mưa và một mùa khô tương phản phù hợp với gió mùa (2 vùng): Tây
Nguyên và vùng Đồng Bằng Nam Bộ.
Về tổng thể tác giả sử dụng phương pháp phân tích khí hậu khách quan tổng
hợp. Về phân miền và vùng khí hậu tác giả chưa đưa ra một sơ đồ phân vùng khí
hậu với chỉ tiêu cụ thể.
Năm 1978, Vũ Tự Lập [3] trong Địa lý tự nhiên Việt Nam cũng có những
quan điểm tương đối giống với Phạm Ngọc Toàn- Phan Tất Đắc về các điều kiện
hình thành khí hậu Việt Nam, như chế độ nhiệt- ẩm trong cơ chế hoàn lưu gió mùa,
12
nhưng phân vùng khí hậu theo quan điểm cảnh địa trong phân tích khách quan được
thể hiện rõ ràng hơn với phân hóa chế độ nhiệt ẩm theo vòng địa lý và đai cao đan
xen trong đó là tính chất cảnh quan địa phương chi phối mạnh đối với cấp phân vị
cấp miền và nhỏ hơn.
Hệ thống phân vị ông xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc chính là:
(1) Quy luật phân hóa không gian phổ biến của địa lý quyển là nguyên nhân
chính của sự hình thành nên các địa tổng thể các cấp; (2) Hệ thống phân vị phải đầy
đủ các cấp gọi là những đơn vị bắt buộc làm chỗ dựa vững chắc cho sự phân vùng
từ trên xuống dưới; (3) Hệ thống phân vị phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mô
hình phản ánh những mối quan hệ thân thuộc giữa các đơn vị
Từ cách nhìn nhận như vậy, mô hình hệ thống phân vị của ông được xây
dựng trên cơ sở lý luận khá chi tiết từ cấp địa lý quyển cho đến điểm địa lý: Đây là
hệ thống phân vị địa lý tự nhiên nhưng thực chất hệ thống phân vị này được gắn
liền với những chỉ tiêu khí hậu trong cách hình thành hệ thống phân vị này (Hình
1.3).
13
Hình 1.3: Mô hình hệ thố ng phân vị của Vũ Tự Lậ p
14
Với quan điểm như vậy, Vũ Tự Lập phân chia Việt Nam với 3 miền và 13
khu địa lý tự nhiên như sau:
1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: 3 khu (Khu Việt Bắc, Khu Đông Bắc,
Khu Đồng Bằng Bắc Bộ);
2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 5 khu (Khu Hoàng Liên Sơn, Khu Tây
Bắc, Khu Hoà Bình- Thanh Hoá, Khu Nghệ- Tĩnh, Khu Bình- Trị- Thiên);
3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: 4 khu (Khu Kun Tum- Nam Nghĩa, Khu
Đắc Lắc- Bình Phú, Khu Cực Nam Trung Bộ, Khu Đông Nam Bộ, Khu Tây Nam
Bộ).
Một công trình rất căn bản trong giảng dạy ở các trường đại học là “Giáo
trình khí tượng và khí hậu đại cương” của tác giả Trần Công Minh [5] với những
nền tảng chính chi phối từ những quan điểm phân chia của các giả trên Thế giới và
Việt Nam, tuy nhiên tác giả cũng phân tích các quan điểm riêng như sau:
Hậu quả của quá trình hình thành khí hậu trên trái đất nói chung hoặc mỗi
vùng miền nói riêng đều được xét trên nhiều nhân tố hình thành khí hậu thuộc ba
chu trình: Tuần hoàn ẩm, tuần hoàn nhiệt và hoàn lưu chung của khí quyển. Với
việc phân tích biến trình hàng ngày, năm, nhiều năm của các yếu tố khí tượng và
mỗi yếu tố khí hậu là kết quả sự tác động đồng thời của tất cả ba quá trình hình
thành khí hậu. Từ các nhân tố địa lý hình thành khí hậu, tác giả cho rằng vị trí địa lý
là nhân tố đầu tiên hình thành khí hậu, nó cho phép quy định hoàn cảnh cụ thể, vị trí
cụ thể của vùng miền khí hậu. Tiếp đến là các nhân tố độ cao trên mực nước biển,
tính địa đới của khí hậu theo chiều cao, sự phân bố lục địa và biển, địa hình, dòng
biển và lớp phủ thực vật. Tất cả các nhân tố được nêu có mối quan hệ chặt chẽ với
ba chu trình tuần hoàn nhiệt, ẩm, hoàn lưu khí quyển. Ngoài ra nhân tố con người
cũng không kém phần quan trọng trong việc làm thay đổi cảnh quan, môi trường khí
hậu.
Trên cơ sở các phương pháp phân vùng khí hậu Koppen và Alisop tác giả đã
phân tích đánh giá đặc điểm hình thành khí hậu Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu phân
chia các vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Trong Hiệu với hai miền khí hậu và 7
vùng khí hậu B1, B2, B3, B4 (Miền khí hậu phía bắc); N1, N2, N3 (Miền khí hậu
phía nam). Đây được xem là cơ sở lý thuyết căn bản trong chương trình giảng dạy.
15
Chỉ tiêu phân miền khí hậu:
Miền khí hậu Bắc bộ Nam bộ
Biên độ năm của nhiệt độ không khí (0
C) ≥ 90
C < 90
C
Tổng xạ trung bình năm (kcalo/cm2
) < 140 > 140
Số giờ nắng trung bình năm (giờ) ≤ 2000 > 2000
Chỉ tiêu phân vùng khí hậu:
Vùng khí hậu B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3
Các tháng mùa mưa 4-9 5-10 5-10 8-12 8-12 5-
10
5-10
Ba tháng mưa lớn nhất 6-8 6-8 7-9 8-10 9-11 7-9 8-10
Một trong những công trình khá toàn diện về khí hậu Tây Nguyên đã được
xuất bản vào năm 1985 là cuốn “Khí hậu Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Ngữ [6],
[7]. Mục đích của tác giả trong phân vùng khí hậu Tây Nguyên dựa trên tập hợp các
điều kiện tự nhiên, từ đó xác định nguồn gốc hình thành và mối quan hệ giữa chúng.
Chẳng hạn tác giả đã phân tích vai trò của các nhân tố bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí
quyển và điều kiện địa lý trong sự hình thành khí hậu Tây Nguyên, những đặc điểm
của khí hậu Tây Nguyên được thể hiện qua các yếu tố khí hậu như: gió, nhiệt độ,
mưa, ẩm, bốc hơi, mây, nắng và các hiện tượng thời tiết.
Phương pháp phân vùng khí hậu Tây Nguyên tác giả thực hiện 4 nội dung:
- Phân tích quy luật phân hóa theo lãnh thổ
- Xác định cấp phân vị và chỉ tiêu phân vùng khí hậu
- Vạch các đường ranh giới phân vùng khí hậu
- Đánh giá điều kiện tài nguyên khí hậu các vùng.
16
Trên cơ sở phân tích các quy luật phân hóa khí hậu của vùng nghiên cứu tác
giả đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên với tỷ lệ: 1:500.000. Với các
cấp phân vị được đưa ra cho cấp vùng và tiểu vùng với các chỉ tiêu như sau:
- Cấp vùng: Tổng nhiệt độ năm 80000
C
- Cấp tiểu vùng: Giá trị năm của chỉ số ẩm Ivanov
K = R/E0 * 100% bằng 150.
Cấp
phân vị
Đực trƣng
chỉ tiêu
Giá trị
chỉ tiêu
Ý nghĩa
của chỉ tiêu
Vùng
khí hậu
Giá trị năm của tổng
nhiệt độ (∑t)
80000
C - Giới hạn trên tối thiểu của cây cà phê chè
Arabica và giới hạn tối thấp của cây cao su
Brasin
- Giới hạn dưới của nhiều cây nhiệt đới điển
hình
Tiểu vùng
khí hậu
- Giá trị năm của chỉ
số ẩm (Kn)
- Giá trị mùa của chỉ
số độ ẩm (KXI-IV)
150%
50%
- Giới hạn trên của các vùng đủ ẩm (100-
150), ứng với thảm thực vật rừng đủ ẩm.
- Giới hạn trên của thời kỳ không đủ ẩm
trong năm (0- 50)
17
Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ
Vùng I: (Khí hậu núi và cao nguyên phía bắc và đông bắc) bao gồm vùng
núi thấp tây Ngọc Lĩnh, vùng núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên
Kon- Hà- Nừng, đại bộ phận diện tích cao nguyên Plâycu.
Tiểu vùng I1: Khí hậu núi thấp tây Ngọc Lĩnh
Tiểu vùng I2: Khí hậu vùng núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon- Plông, cao
nguyên Kon- Hà- Nừng
Tiểu vùng I3: Khí hậu cao nguyên Plâycu
Vùng II: (Khí hậu bình nguyên và trũng trung Tây Nguyên) bao gồm vùng
Kon Tum, Sa Thầy, An Khê, Cheo reo- Phú túc, bình nguyên Ia- sup, vùng trũng
Cơ- Rông- Pách- Lắc.
18
Tiểu vùng II1: Khí hậu thung lũng Kon Tum, Sa Thầy, Ia- Đơ- Rang
Tiểu vùng II2: Khí hậu núi thấp Chư- tơ- ri- an và trũng An Khê.
Tiểu vùng II3: Khí hậu bình nguyên Ia- sup và trũng Cheo reo- Phú túc
Tiểu vùng II4: Khí hậu vùng trũng Cơ- Rông- Pách, Khánh dương
Tiểu vùng II5: Khí hậu Lắk- Ea- crông
Vùng III: (Khí hậu cao nguyên Buôn Mê Thuật- Buôn Hồ)
Vùng IV: (Khí hậu vùng cao nguyên Đắk Nông- Lâm Viên- Bảo Lộc)
Vùng V: (Khí hậu trũng tây nam cao nguyên Đắk Nông- Bảo Lộc)
Chương trình cấp nhà nước 42A (1988) [7] đã tạo ra bộ sản phẩm khoa học
gồm bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đồ sộ , phong phú cho toà n quố c , phục vụ thực
tiễn hiệu quả trong nhiều năm qua. Nhiề u công trình nghiên cứ u về Tây Nguyên đã
tham khả o tậ p số liệ u và cá c bả n đồ khí hậ u nà y . Tuy nhiên, cũng giống như công
trình Khí hậu Tây Nguyên nêu trên , cơ sở số liệu quan trắc đượ c sử dụ ng đế n năm
1985 và nhiều trạm ở Tây Nguyên được thành lập sau năm 1975 nên chỉ có 7- 8
năm số liệ u đượ c sử dụ ng . Hơn nữ a, mứ c độ chi tiế t củ a cá c bả n đồ khí hậ u (tỷ lệ
1:1.000.000) không cho phé p tham khả o đầ y đủ cho mộ t vù ng như Tây Nguyên .
Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài [9] đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu lãnh thổ
Việt Nam với các chỉ tiêu và cấp phân vị hoàn chỉnh, các chỉ tiêu phân vùng rõ ràng
định hình một xu thế phân vùng có tính cơ sở cho các phương pháp phân vùng sau
này của các tác giả trong nước.
Cấp Chỉ tiêu chi phối
Lãnh thổ Ttb>210
C, ∑T= 80000
C, Albedo= 75kilocalo/cm2
Phân hoá hai mùa gió
Miền khí hậu Biên độ năm của nhiệt độ 90
C. Số giờ nắng cả năm 2000 giờ
Vùng khí hậu Tỷ trọng mưa mùa hạ so với lượng mưa năm 80%. Xuất
hiện thời kỳ mưa lớn
Tiểu vùng khí hậu Tổng nhiệt độ năm từ 7500 và 80000
C. Lượng mưa năm
1600 và 2000mm. Số ngày có thời tiết đặc biệt khác
19
Tây Nguyên trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt-
ẩm và đã xác định hai chỉ tiêu tổng nhiệt độ năm và lượng mưa năm làm chỉ tiêu
phân tiểu vùng khí hậu. Có năm tiểu vùng khí hậu với đặc điểm khác nhau:
1. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Bắc
2. Tiểu vùng khí hậu thung lũng thấp
3. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên Đắk Lắc
4. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Nam
5. Tiểu vùng khí hậu bậc thềm phía Nam Tây Nguyên
Năm 2002, Nguyễn Duy Chinh [1] đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ “Kiểm kê tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở bổ sung số liệu khí tượng
đến năm 2000 và đã xây dựng bộ bản đồ tương tự bộ bản đồ của chương trình 42A
cho cả nướ c. Tuy nhiên bộ sản phẩm mới này chưa được phổ biến và chưa được các
Bộ, Ngành biết đến nhiều như bộ sản phẩm của chương trình 42A. Ngoài ra đề tài
có những đánh giá chi tiết, cụ thể về tài nguyên khí hậu, cũng như rút ra những điều
kiện thuận lợi, khó khăn về mặt khí hậu cho từng vùng lãnh thổ . Trong công trình
này cũng chưa đề cập đến việc cập nhật , điề u chỉnh sơ đồ phân vù ng khí hậ u và
mứ c độ chi tiế t cũng chỉ dừ ng ở tỷ lệ bả n đồ 1:1.000.000 và trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài tác giả chưa có điều kiện phân tích, đánh giá cho một tỉnh, vùng lãnh
thổ cụ thể nào.
Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu [8] đã biên soạn tài liệu
“Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu khí
hậu cơ bản của mạng lưới trạm, bao gồm 150 trạm khí tượng khí hậu và 500 trạm
đo mưa phân bố trên phạm vi cả nước, chủ yếu trong thời kỳ 1960- 2000, một số
yếu tố như nhiệt độ, mưa,… của một số trạm có chuỗi số liệu dài hơn (1928- 2000)
cũng được khai thác sử dụng cho mục đích nghiên cứu . Đá ng chú ý nhấ t là đã xây
dự ng mộ t sơ đồ phân vù ng khí hậ u cho Việ t Nam vớ i nhữ ng khá c biệ t nhấ t định so
vớ i sả n phẩ m củ a chương trình 42A. Tài liệu này chủ yếu được sử dụng trong đào
tạo đại học và trên đại học chuyên ngành khí hậu học.
1.3. Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước đều dựa
trên các nguyên tắc cơ bản về phân bố vị trí địa lý, cảnh quan điều tự nhiên kết hợp
20
với các nhân tố chi phối chính như bức xạ nhiệt, hoàn lưu khí quyển ở cấp phân
chia đới khí hậu; ở cấp vùng miền các phương pháp phân vùng thường tính đến
phân bố lượng giáng thủy, mức độ bốc thoát hơi khẳ năng; ở cấp tiểu vùng các sơ
đồ phân vùng khí hậu đều được bổ sung các nhân tố mới mang tính địa phương như
các yếu tố có tính cực đoan hoặc các yếu tố khác thường mới xuất hiện.
Các phương pháp phân vùng khí hậu của tất cả các tác giả đều xuất phát từ
những phân tích địa lý khách quan căn cứ vào chế độ nhiệt, ẩm và hoàn lưu khí
quyển là chủ đạo, tiếp đến là các nhân tố có phạm vi ảnh hưởng khác.
Quan điểm địa lý khí hậu chi phối rõ rệt trong các sơ đồ phân vùng khí hậu
của các tác giả Alisop, Bơ-rôi-nốp,.. dựa trên cơ sở phân tích cơ chế hoàn lưu hành
tinh. Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu Thornthwaite. Quan điểm tổng
hợp đều thấy trong hầu hết các sơ đồ tác giả. Ở phạm vi lớn thiên hướng của các tác
giả về nhận dạng và phân loại hình khí hậu là chính, các chỉ tiêu mang tính tổng
quát. Ở phạm vi lãnh thổ các tác giả xây dựng chỉ tiêu phân vùng cụ thể hơn, đi sâu
phân tích những đặc điểm nội vùng, chỉ tiêu cấp tiểu vùng đã được đề cập.
Đối với Tây Nguyên:
Cho đến nay việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên đã được các tác
Nguyễn Đức Ngữ thực hiện năm 1985 với cuốn “ Khí hậu Tây Nguyên”. Đây là
công trình khá toàn diện về Tây Nguyên. Tác giả đã xây dựng cho khu vực Tây
Nguyên một sơ đồ với các chỉ tiêu cụ thể về tổng lượng nhiệt, chỉ số độ năm của I –
va- nop. Từ đó, 5 vùng khí hậu được hình thành trong đó với 8 tiểu vùng. Tuy
nhiên, phần phân tích đặc điểm tác giả chỉ đánh giá sơ lược điều kiện nhiệt - ẩm.
Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài trong phân vùng khí hậu Việt Nam, tác giả có
đưa ra các chỉ tiêu phân vùng, miền, tiểu vùng cụm thể. Tuy nhiên, tác giả chỉ coi
khu vực Tây Nguyên là một vùng khí hậu với 5 tiểu vùng nên việc đánh giá tài
nguyên khí hậu không được chi tiết hóa cho từng khu vực nhỏ Tây Nguyên.
Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trong Hiệu biên soan “Khí hậu và
tài nguyên kí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu từ năm 1960- 2000.
Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên được đề cập trong phân vùng chỉ là một mục nhỏ
trong nội dung được thực hiện. Nên việc, đánh giá tài nguyên khí hậu khu vực Tây
Nguyên cũng chưa được chi tiết hóa đến cấp tiểu vùng.
21
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên, là một chuỗi các Cao nguyên liền kề phía nam Việt Nam
bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên cùng với vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Khu vực Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các
tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía
nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào)
và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía
tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung
đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây
Nguyên rộng 54.641,0 km² [9].
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một
loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao
nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng, Playcu cao khoảng 800m, cao
nguyên Ma Đrắk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Mê Thuật cao khoảng 500m,
Mơ Nông cao khoảng 800- 1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và
cao nguyên Di Linh cao khoảng 900- 1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được
bao bọc về phía đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn
Nam) [3], [11].
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so
với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca
cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà
phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng
trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên có trữ lượng khoáng sản
phong phú hầu như chưa khai thác, hiện tại đã và đang tiến hành khai thác bô xít.
Tây Nguyên có tiềm năng du lịch lớn, tài nguyên rừng phong phú với diện tích rừng
lớn có thảm sinh vật đa dạng ví như mái nhà của miền trung, có chức năng phòng
22
hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác
lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt
rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
2.1.2. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận
Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như phát
triển kinh tế địa phương cần phải được gắn liền với điều kiện tự nhiên được hình
thành lên khu vực địa lý đó. Xây dựng một chiến lược dài hạn trong phát triển là
gắn liền giữa con người với điều kiện môi trường sống, tạo ra cân bằng được sinh
thái giữa con người với thiên nhiên là cần thiết.
Từ tổng quan những nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước
chúng ta có thể nhận thấy. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam việc nghiên cứu về
phân vùng khí hậu không còn là mới và rất phổ biến, phân vùng khí hậu ứng dụng
gắn liền đối với từng đối tượng nghiên cứu được rất nhiều các tác giả đề cấp đến:
như phân vùng khí hậu xây dựng, phân vùng khí hậu sinh thái, lâm nghiệp, …Tại
Việt Nam có rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhóm khí hậu đã xây dưng các sơ
đồ phân vùng chi tiết đến cấp tiểu vùng như Nguyễn Trọng Hiệu- Nguyễn Đức Ngữ
[8], Nguyễn Hữu Tài [10], Nguyễn Duy Chinh [1], mới đây nhất là các sơ đồ phân
vùng khí hậu Tỉnh Phú Tho [2], Điện Biên [1], Tuyên Quang do Viện Khí tượng
Thủy văn và Môi trường thực hiện cũng đã thể hiện rõ mối quan tâm đúng mực của
các địa phương đến lĩnh vực này trong phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để
có một bộ số liệu cập nhật cho khu vực Tây Nguyên đầy đủ trong khoảng một thập
niên trở lại đây là chưa có.
Biến đổi khí hậu hiện nay đang ngày càng hiện hữu, thông qua các cực trị khí
hậu và sự xuất hiện cực trị khí hậu mới (có nhiều nơi từ trước đến nay chưa có mưa
đá trong chuỗi số liệu quan trắc, nhưng hiện nay đã xuất hiện trong chuỗi số liệu
quan trắc). Điều này đã được khẳng định trong các báo cáo của IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change), gần đây nhất là “Kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam- năm 2012” của Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố. Chế độ mưa nhiệt thay đổi do biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề cần
thiết được học viên quan tâm trong cách tiếp cận nghiên cứu trong phân vùng khí
hậu Tây Nguyên, đặc biệt là giá trị cực đoan khí hậu.
23
2.2. Số liệu sƣ̉ dụ ng
Chuỗi số liệu sử dụng:
Số liệu sử trong tính toán cho khu vực Tây Nguyên chủ yếu từ những năm
1978- 2010. Một số đặc trưng cực trị được sử dụng trong tất cả các năm có số liệu
đến năm 2010. Ngoài ra, 4 trạm mới quan trắc từ 1998 và 2001 đến 2010 cũng được
sử dụng trong phân tích tính toán đó là các trạm Yaly, Eahleo, Đắk Min, Lắk.
Các yếu tố sử dụng trong thống kê:
- Nhiêt độ không khí trung bình tháng;
- Nhiệt độ tối cao tháng;
- Nhiệt độ tối thấp tháng;
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và ngày xuất hiện;
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối và ngày xuất hiện;
- Độ ẩm tương đối trung bình;
- Độ ẩm tương đối thấp nhất;
- Tổng số giờ nắng tháng;
- Tổng lượng bốc hơi tháng;
- Tổng lượng mưa tháng;
- Số ngày mưa trong tháng;
- Số ngày có dông trong tháng;
- Số ngày có sương mù trong tháng;
- Các đặc trưng cực trị khác.
Phƣơng pháp chỉnh lý:
Sử dụng các trạm có đủ số liệu, đồng nhất về chuỗi để tính toán và xây dựng
phương pháp. Chuỗi số liệu này đã qua chỉnh lý của Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn Và Môi trường. Phương pháp chỉnh lý số liệu được sử dụng phương pháp
chỉnh lý theo [4].
24
Ngoài ra các trạm có chuỗi số liệu ngắn không đủ và đồng nhất, mới đo đạc
được đưa vào sử dụng với tính chất điều chỉnh trong quá trình xây dựng và phân
tích sơ đồ phân vùng khí hậu.
Các công thức sử dụng trong tính toán các đặc trƣng khí hậu
+ Tổng và trung bình số học các đặc trưng khí hậu tháng, mùa năm, thời kỳ;
+ Tỷ suất phần trăm các đặc trưng khí hậu tháng, mùa, năm, thời kỳ.
Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây
Nguyên và các trạm lân cận (Ký hiệu dấu * là các trạm khu vực lân cận Tây Nguyên)
STT Trạm
Thời kỳ
số liệu
STT Trạm
Thời kỳ
số liệu
1 Yaly 2001- 2010 18 Nam Đông* 2001-2010
2 Đắc Tô 1981- 2010 19 A Lưới * 1978- 2010
3 Kon Tum 1977- 2010 20 Đà Nẵng * 1976- 2010
4 Plâycu 1977- 2010 21 Tam Kỳ *
2001- 2010
5 An Khê 1980- 2010 22 Trà My *
2001- 2010
6 Auynpa 1977- 2010 23 Quảng Ngãi *
2001- 2010
7 Eahleo 2001- 2010 24 Ba Tơ *
1980- 2010
8 Buôn Hồ 1982- 2010 25 Hoài Nhơn *
2001- 2010
9 MaĐrắk 1978- 2010 26 Quy Nhơn *
2001- 2010
10 Buôn Mê Thuật 1929- 2010 27 Tuy Hòa *
1977- 2010
11 Đắk Min 2001- 2010 28 Sơn Hòa *
1977- 2010
12 Đắk Nông 1978- 2010 29 Nha Trang *
2001- 2010
13 Bảo Lộc 1962- 2010 30 Cam Ranh *
1978- 2010
14 Lắk 1998- 2010 31 Đồng Xoài *
2001- 2010
15 Đà Lạt 1977- 2010 32 Phan Thiết *
2001- 2010
16 Liên Khương 1949- 2010 33 Phước Long *
2001- 2010
17 Huế * 2001- 2010 34 Hàm Tân *
1978- 2010
25
Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận
26
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên
2.3.1. Phân tích tổng hợp
Do vị trí tự nhiên được tiếp xúc và chuyển tiếp giữa nhiều hệ thống tự nhiên,
từ hệ thống địa chất- địa hình, hệ thống khí hậu- thủy văn, hệ thống sinh vật và sự
phát triển lịch sử tự nhiên lâu dài phức tạp. Vì vậy, việc xây dựng sơ đồ phân vùng
khí hậu Tây Nguyên với các chỉ tiêu cụ thể, tóm lược được những nét cơ bản nhất,
có cái nhìn đúng nhất tránh hình thức tránh sai sót dẫn đến đánh giá quá cao nội
dung này và không đánh giá đầy đủ nội dung khác hoặc thiếu tương quan thật giữa
mối quan hệ giữa chúng.
Thực hiện việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên là công tác phân
chia mang ý nghĩa nội vùng, tuy nhiên việc phân chia theo cấp vùng hay đến cấp
tiểu vùng thì cũng không thể tách khỏi các nguyên tắc cơ bản đã được khẳng định ở
nhiều tác giả khi thực hiện công tác phân vùng [1, 2, 6, 8, 10] với các nguyên tắc cơ
bản sau:
Nguyên tắc khách quan: Coi sự phân hóa khí hậu là quy luật tự nhiên, không
phụ thuộc vào sự sắp xếp nhân tạo, sắc thái địa phương nổi trội hơn đôi khi không
lặp lại ở nơi khác. Các phương pháp phân vùng khí hậu đều phải nhằm xác lập các
ranh giới tự nhiên, thể hiện được một cách rõ nhất sự tạo thành những đơn vị khí
hậu. Tuy nhiên, trong thực tế tính khách quan không đạt đến tuyệt đối nhưng nó
mang tính ràng buộc cao về sự hợp lý của đơn vị khí hậu được phân chia. Chẳng
hạn, khi xác định đặc điểm của một đơn vị khí hậu ta cần phải đặt khu vực tự nhiên
đang xét vào một hệ thống lớn, ngoài những đặc điểm chung đã được xác định cần
xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố đó và nhận biết tính khác biệt nổi
trội nhất.
Nguyên tắc đồng nhất: Nguyên tắc đồng nhất cũng hiểu theo nghĩa tương
đối. Ranh giới giữa các cấu trúc đồng nhất là nơi mà tính đồng nhất ở một mức độ
nào đó, bắt đầu chuyển sang một hình thể cấu trúc khác.
Nguyên tắc dị biệt: Khi mỗi đơn vị khí hậu được xác lập phải có thể tách ra
khỏi hệ thống tương quan bởi những tính chất cá biệt thuộc về bản thể, không tìm
thấy sự lặp lại ở bất kỳ hoàn cảnh nào khác.
27
Nguyên tắc khả tỷ: có thể so sánh, đối chiếu được với nhau, ý nghĩa khả tỷ có
thể là thước đo tính hợp lý của hệ thống phân vị.
2.3.2. Phân tích về sƣ̣ khá c biệ t củ a khí hậu Tây Nguyên vớ i khu vƣ̣ c lân cậ n
a) Chế độ nhiệt
Căn cứ vào các đặc trưng tổng lượng nhiệt năm đã được tính toán Bảng 2.1
nhận thấy: Cùng một vĩ độ địa lý tương đương nhưng sự chênh lệch nhiệt độ theo
độ cao của khu vực Tây Nguyên với khu vực lân cận thấy rất rõ ở gradient nhiệt độ
duy trì khoảng 0,5- 0,60
C/100m. Tổng lượng nhiệt hàng năm khu vực Tây Nguyên
∑T(Năm) < 90000
C; Tổng lượng nhiệt năm khu vực lân cận ∑T(Năm) > 90000
C, có nơi
xấp xỉ 100000
C. Nhiệt độ trung bình khu vực Tây Nguyên từ 21,4- 23,90
C, trong
khi đó khu vực lân cận 25,4- 27,20
C.
Như vậy, khu vực Tây Nguyên được xác định ranh ∑T(Năm) < 90000
C (tương
đương với nhiệt độ trung bình 24,50
C).
Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương
Khu vực Tây Nguyên
Địa điểm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m) T(0
C) Ttb(0
C) T(0
C)
Đăk Tô 140
39’ 1070
50’ 620,4 8149,6 22,3 5,5
Kon Tum 140
21’ 1080
00’ 537,6 8643,7 23,7 5,0
Playcu 130
58’ 1080
01’ 778,9 7999,0 21,9 5,4
An Khê 130
57’ 1080
39’ 442,2 8629,3 23,6 6,3
Auynpa 130
23’ 1080
27’ 159,7 9431,8 25,8 6,0
Buôn Hồ 120
55’ 1080
16’ 707,2 8023,1 22,0 5,5
Ma Đrăk 120
44’ 1080
45’ 419,0 8714,0 23,9 5,9
Buôn Mê Thuật 120
40’ 1080
03’ 470,3 8697,0 23,8 4,9
Đăk Nông 120
00’ 1070
41’ 631,0 8250,2 22,6 3,6
Bảo Lộc 110
32’ 1070
49’ 840,4 7997,3 21,9 3,3
Đà Lạt 110
57’ 1080
27’ 1508,6 6558,9 18,0 3,5
Liên Khương 110
44’ 1080
25’ 939,3 7802,6 21,4 3,2
Lân cận Tây Nguyên
Quảng Ngãi 150
07’ 1080
48’ 9,5 9517,0 26,1 7,4
Ba Tơ 140
46’ 1080
44’ 130,5 9258,8 25,4 6,7
Hoài Nhơn 140
28’ 1090
02’ 17,5 9554,0 26,2 6,8
Quy Nhơn 130
46’ 1090
13’ 4,8 9944,2 27,2 6,8
Tuy Hòa 130
05’ 1090
17’ 11,6 9716,0 26,6 6,0
Sơn Hòa 130
03’ 1080
59’ 38,6 9486,7 26,0 6,6
Nha Trang 120
13’ 1090
12’ 5,0 9887,2 27,1 5,4
Cam Ranh 110
55’ 1090
09’ 15,9 9870,6 27,0 4,6
28
Phan Rang 110
35’ 1080
59’ 6,5 9937,8 27,2 4,3
Phan Thiết 100
56’ 1080
06’ 10,0 9885,6 27,1 3,5
Hàm Tân 100
40’ 1070
46’ 12,0 9688,8 26,5 3,4
b) Chế độ mưa
Mùa mưa khu vực Tây Nguyên khá dài từ 6 đến 8 tháng với ba vùng mưa
khác biệt: Vùng núi phía bắc và cao nguyên phía đông băc kéo dài 6 tháng bắt đầu
từ tháng V kết thúc vào tháng X; Vùng bình nguyên và trung Tây Nguyên kéo dài 7
tháng từ khoảng tháng V đến tháng XI; Vùng cao nguyên phía nam và Tây nam từ
khoảng cuối tháng III hoặc đầu tháng IV đến tháng XI.
Trong khi đó mùa mưa của các khu vực lân cận có vĩ độ tương đương ngắn
hơn phổ biến là từ 4 đến 5 tháng khu vực phía bắc duyên hải Nam Trung Bộ, bắt
đầu khoảng tháng VIII hoặc tháng IX và kết thúc trong tháng XII; Riêng phía Đông
Nam Bộ và phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng mùa mưa kéo dài 7 đến 8 tháng, bắt đầu
khoảng tháng IV và kết thúc trong tháng XII: Nguyên nhân chính mùa mưa đến
sớm ở phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng do đây là thời kỳ mưa tiểu mãn trong khoảng
tháng IV- V hàng năm; còn phía Đông Nam Bộ là thời kỳ bắt đầu mùa gió mùa tây
nam hoạt động.
Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên tập trung chủ yếu trong các tháng
VII- IX một số nơi VIII- X; Khu vực lân cận thời kỳ mưa lớn tập trung chủ yếu
trong các tháng IX- XI, một số nơi muộn hơn từ tháng X- XII.
Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương (mm)
Địa điểm
Mùa khô Mùa mƣa Ba tháng
mƣa lớn ∑R (Năm)
Thời kỳ ∑R
(mùa)
Thời kỳ ∑R (mùa) Thời kỳ ∑R (cao
điểm)
Khu vực Tây Nguyên
Đăk Tô XI- IV 213,3 V- X 1623,6 VII, VIII, IX 1007,1 1836,9
Kon Tum XI- IV 137,5 V- X 1626,9 VII, VIII, IX 967,1 1833,5
Playcu XI- IV 202,2 V- X 1971,2 VII, VIII, IX 1215,4 2206,8
An Khê I- IV 109,0 V-XII 1429,5 IX, X, XI 833,4 1538,5
Auynpa XII- IV 104,2 V- XI 1183,2 VIII, IX, X 617,8 1287,4
Buôn Hồ XII- III 66,8 IV- XI 2083,6 VIII, IX, X 1091,5 2150,4
29
Ma Đrăk I- IV 194,8 V- XII 1878,2 IX, X, XI 1105,9 2073,0
Buôn Mê Thuật XI- IV 244,2 V- X 1641,8 VII, VIII, IX 920,7 1886,0
Đăk Nông XI- II 152,6 III- X 2418,2 VII, VIII, IX 1281,7 2570,8
Bảo Lộc XII- II 197,7 III- XI 2722,6 VII, VIII, IX 1296,0 2909,2
Đà Lạt XII- III 140,5 IV- XI 1681,9 VIII, IX, X 772,5 1814,4
Liên Khương XI- III 193,7 IV- X 1417,4 VIII, IX, X 694,8 1610,8
Khu vực lân cận
Quảng Ngãi II- VII 361,9 VIII- I 2320,1 IX, X, XI 1701,0 2682,0
Ba Tơ II- IV 208,5 V- I 3455,0 X, XI, XII 2297,4 3654,3
Hoài Nhơn II- VII 313,2 VIII- I 1992,8 IX, X, XI 1490,6 2306,0
Quy Nhơn I- VII 401,4 VIII- XII 1640,6 IX, X, XI 1350,9 1868,0
Tuy Hòa I- VIII 425,7 IX- XII 1679,7 IX, X, XI 1462,9 2110,2
Sơn Hòa I- IV 130,8 V- XI 2165,5 IX, X, XI 1441,4 2315,1
Nha Trang I- VIII 399,1 IX- XII 1197,3 X, XI, XII 1020,7 1596,4
Cam Ranh I- VIII 372,0 IX- XII 924,4 IX, X, XI 778,0 1149,7
Phan Rang XI- VIII 417,5 IX- XI 521,8 IX, X, XI 521,8 939,5
Phan Thiết XI- IV 103,7 V- X 1031,7 V, VII, VIII 565,7 1135,4
Hàm Tân XI- III 150,0 IV- X 2020,6 VI, VII, VIII 1156,9 2178,6
c) Chế độ Ẩm - Nắng - Bốc hơi
- Độ ẩm tương đối trung bình khu vực Tây Nguyên từ 77- 86%, trong đó có
Kon Tum và Auynpa có độ ẩm < 80%, còn các nơi khác đều > 80%. Khu vực lân
cận Tây Nguyên có độ ẩm thấp hơn duy trì từ 76- 85%, trong đó các nơi Quy Nhơn,
Cam Ranh đến Phan Rang độ ẩm < 80%, các nơi khác > 80%.
- Tây Nguyên có tổng giờ nắng từ 2000- 2500 giờ tương đối đồng đều trên
toàn khu vực. Khu vực lân cận có số giờ nắng không đều: Từ Quảng Ngãi đến Tuy
Hòa số giờ nắng từ 1950- 2450 giờ, từ Nha Trang trở vào đến Hàm Tân số giờ nắng
từ 2500- 2900 giờ.
- Tổng lượng bốc hơi <1000mm ở một số nơi Playcu, Đắk Nông, Đà Lạt;
Các nơi khác duy trì từ 1000- 1500mm. Khu vực lân cận hầu hết các nơi đều có
lượng bốc hơi cao từ 1000- 1800mm.
30
Bảng 2.4: Phân hóa ẩm- nắng- bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương
Khu vực Tây Nguyên Khu vực lân cận
Địa điểm Utb(%) Sh (giờ) Bh (mm) Địa điểm Utb(%) Sh (giờ) Bh (mm)
Đăk Tô 81 2283,5 1006,8 Quảng Ngãi 83 2083,4 1080,7
Kon Tum 77 2444,7 1445,3 Ba Tơ 85 1963,5 785,0
Playcu 83 2429,2 992,4 Hoài Nhơn 83 2275,3 1053,4
An Khê 83 2355,0 1293,6 Quy Nhơn 78 2384,1 1318,5
Auynpa 79 2383,2 1542,2 Tuy Hòa 81 2448,9 1369,4
Buôn Hồ 85 2407,5 1034,5 Sơn Hòa 82 2215,7 1437,5
Ma Đrăk 82 2168,9 1224,6 Nha Trang 79 2517,9 1462,0
Buôn Mê Thuật 81 2494,7 1404,7 Cam Ranh 76 2634,6 1795,5
Đăk Nông 84 2294,5 925,0 Phan Rang 76 2839,8 1775,7
Bảo Lộc 85 2028,8 1073,5 Phan Thiết 80 2802,2 1367,9
Đà Lạt 86 2091,4 897,1 Hàm Tân 82 2700,9 1350,1
Liên Khương 80 2330,0 1148,9
2.3.3. Phân tích về phân hóa khí hậu nội vùng Tây Nguyên
a) Nhiệt độ
Tây Nguyên được thừa hưởng nguồn năng lượng bức xạ mặt trời phong phú
vùng vĩ độ thấp với lượng nhiệt dồi dào, tuy nhiên chịu sự chi phối mạnh của hoàn
lưu gió mùa và độ cao địa hình là rất đặc trưng. Nhiệt độ không khí trung bình năm
của Tây Nguyên hầu hết các nơi duy trì khoảng 21,4- 24,40
C; Đặc biệt một số nơi
như vùng thung lũng thấp hút gió nhiệt độ trung bình 25,80
C (Auynpa) và một số
nơi nhiệt độ lại xuống rất thấp do quá trình giảm nhiệt theo địa hình 18,00
C như Đà
Lạt. Quy luật nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa hình với gradient vào
khoảng 0,5-0,60
C/100m (Bảng 2.4).
Tương ứng với nhiệt độ trung bình năm là tổng lượng nhiệt của Tây Nguyên
nằm phổ biến trong khoảng từ 7800- 86000
C. Giống như nhiệt độ, sự phân bố của
tổng nhiệt trung bình năm cũng thay đổi theo độ cao. Vùng thung lũng và núi thấp
có tổng nhiệt trung bình năm lớn hơn 86000
C đến dưới 95000
C, lên cao trên 2000m
trị số giảm xuống khoảng xấp xỉ 65000
C (Đà Lạt).
31
Do nằm ở vùng vĩ độ thấp mùa hè chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây
Nam, mùa đông chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc nên biên độ năm của
nhiệt độ trung bình không lớn phổ biến từ 3,2- 6,00
C. Cực đại nhiệt độ quan trắc
được trong tháng IV với nhiệt độ cao nhất trung bình tư 27,4- 31,60
C (riêng Đà Lạt
là 23,30
C) còn cực tiểu quan trắc được vào tháng I với nhiệt độ thấp nhất trung bình
17,5- 21,90
C (riêng Đà Lạt là 14,60
C).
Chế độ nhiệt phân hoá theo mùa mưa là chủ yếu. Các tháng có nhiệt độ trung
bình duy trì xấp xỉ 200
C chỉ xảy ra trong các tháng I và XII ở những nơi có độ cao
khoảng 500m trở lên do quá trình giảm nhiệt do độ cao địa hình vào các tháng chính
mùa đông. Khi mùa mưa bắt đầu thì nền nhiệt độ khu vực giảm hẳn từ khoảng tháng
V- XI hàng năm. Giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khu vực Tây Nguyên phổ biến
từ 35,0- 40,70
C (trừ một số nơi độ cao > 800m như vùng cao nguyên Đà Lạt- Bảo
Lộc- Liên Khương). Thời gian xuất hiện giá trị tối cao tuyệt đối thường chỉ xảy ra
vào thời kỳ từ cuối tháng III đến giữa tháng V, đây là thời kỳ bắt đầu mùa mưa ở
khu vực này. Sau tháng V xu thế nhiệt độ giảm dần theo mùa mưa đến cuối tháng
XII sang đầu tháng I hàng năm nền nhiệt độ khu vực giảm mạnh mẽ, kèm theo các
đợt không khí lạnh mạnh từ phía bắc di chuyển tới nên thời gian này là thời kỳ nhiệt
độ hạ thấp nhất trong năm. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan sát được khu vực Tây
Nguyên thấp nhất từ 3,3- 7,50
C, thông thường từ 8,0- 11,00
C.
Nhìn chung khu vực Tây Nguyên có một nền nhiệt độ ôn hòa, không quá cao
trong mùa hạ, không quá thấp trong mùa đông phù hợp với điều kiện nhiệt đới núi
cao rất thuận lợi cho việc phát triển điều kiện tự nhiên đối với loại cây trồng có tính
chất phù hợp nhiệt đới.
Bảng 2.5: Đặc trưng khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên
Đặc trƣng Ttb
(0
C)
∑R
(mm)
∑Bh
(mm)
∑Sh
(giờ)
∑T
(0
C)
T
(0
C)
Txtb
(0
C)
Tmtb
(0
C)
Playcu 21,9 2206,8 992,4 2429,2 7999,0 5,4 27,7 18,2
Yaly 23,1 1727,1 1389,3 1389,3 8419,0 5,4 30,6 18,7
Đắc Tô 22,3 1836,9 1006,8 2283,5 8149,6 5,5 28,6 18,2
Kon Tum 23,7 1833,5 1445,3 2444,7 8643,7 5,0 29,7 19,6
An Khê 23,6 1538,5 1293,6 2355,0 8629,3 6,3 28,6 20,5
Auynpa 25,8 1287,4 1542,2 2383,2 9431,8 6,0 31,6 21,9
Eahleo 22,3 1796,9 1124,9 2361,4 8158,8 5,0 27,5 19,2
32
Buôn Hồ 22,0 2150,4 1034,5 2407,5 8023,1 5,5 27,1 19,0
Đắk Min 22,6 1772,1 995,4 2058,6 8250,1 4,8 27,7 19,6
Ma Đrăk 23,9 2073,0 1224,6 2168,9 8714,0 5,9 28,9 20,7
Buôn Mê Thuật 23,8 1886,0 1404,7 2494,7 8697,0 4,9 29,7 20,3
Đắc Nông 22,6 2570,8 925,0 2294,5 8250,2 3,6 29,1 18,7
Lắk 24,4 2043,4 1231,9 2296,9 8904,8 4,5 30,0 20,8
Bảo Lộc 21,9 2909,2 1073,5 2028,8 7997,3 3,3 27,6 18,3
Đà Lạt 18,0 1814,4 897,1 2091,4 6558,9 3,5 23,3 14,6
Liên Khương 21,4 1610,8 1148,9 2330,0 7802,6 3,2 27,4 17,5
Do có lượng bức xạ phong phú nên Tây Nguyên có nền nhiệt độ khá cao. Ở
các vùng thấp, nhiệt độ trung bình năm đều trên 230
C, tổng nhiệt độ năm đều trên
80000
C, vượt quá tiêu chuẩn nhiệt đới. Chỉ có một số nơi nhiệt độ ≤ 200
C chỉ
khoảng 2 tháng. So với các nơi cùng vĩ tuyến thì trên cùng địa cao địa lý, nhiệt độ ở
Tây Nguyên thấp hơn phổ biến từ 2,2- 5,00
C.
Biến trình năm nhiệt độ Tây Nguyên khá đồng nhất trong toàn khu vực với
một đỉnh cực đại trong tháng IV và cực tiểu trong các tháng I, XII hàng năm. Biến
trình nhiệt độ không có sự biến thiên đột ngột về giá trị với biên độ không lớn.
33
Đắk Tô 1982- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Kon Tum 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Playcu 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
An Khê 1980- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Hình 2.2: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
Auynpa 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Buôn Hồ 1982- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Ma Đrắk 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Buôn Mê Thuật 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Hình 2.3: Biến trình nhiệt các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật
34
Đắk Nông 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Bảo Lộc 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Đà Lạt 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Liên Khương 1978- 2010
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
0
C
Txtb
Ttb
Tmtb
Hình 2.4:Biến trình nhiệt các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà lạt, Liên Khương
b) Mưa
Lượng mưa năm của các nơi thuộc Tây Nguyên nhìn chung là khá lớn phổ
biến từ 1700- 3000mm. Đặc biệt một số nơi mưa rất ít là vùng thung lũng thấp hút
gió thường bị ảnh hưởng của hiệu ứng phơn thuộc phía đông của dãy Trường Sơn
1280- 1540mm (khu vực đèo An Khê và thung lũng Auynpa); Ngoài ra lượng mưa
thấp còn xuất hiện ở vùng núi có độ cao >1500m nơi đây độ dầy của mây đối lưu
gió mùa khó phát phát triển đến. Nhìn chung lượng mưa khu vực Tây Nguyên phân
bố rất không đồng đều giữa các khu vực và ngay trong một vùng nhỏ, lượng mưa
cũng phụ thuộc chặt chẽ điều kiện địa lý ngoài ra còn cục bộ theo địa hình. Chẳng
hạn, lượng mưa lớn thường tập trung ở các khu vực giáp với phía Đông và Nam Bộ
như Cao Nguyên Đắk Nông, Bảo Lộc; lượng mưa thấp hơn thường tập trung phía
bắc Tây Nguyên và vùng giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ.
35
Bảng 2.6: Đặc điểm phân hóa mùa mưa khu vực Tây Nguyên
Bảng 2.7: Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên
Đặc trƣng
Mùa khô Mùa mƣa Mƣa năm
∑R
(mm)
Thời kỳ ∑R
(mm)
Tỷ trọng
(%)
Thời kỳ ∑R
(mm)
Tỷ trọng
(%)
Playcu XI - IV 202,2 9,3 V - X 1971,2 90,7 2206,8
Yaly XI - IV 187,8 10,9 V - X 1539,3 89,1 1727,1
Đắc Tô XI - IV 213,3 11,6 V - X 1623,6 88,4 1836,9
Kon Tum XI - IV 137,5 7,8 V - X 1626,9 92,2 1833,5
An Khê I - IV 109,0 7,1 V-XII 1429,5 92,9 1538,5
Auynpa XII - IV 104,2 8,1 V- XI 1183,2 91,9 1287,4
Eahleo XII - IV 137,0 7,6 V- XI 1660,0 92,4 1796,9
Buôn Hồ XII - III 66,8 3,1 IV - XI 2083,6 96,9 2150,4
Đắk Min XI - III 177,3 10,0 IV - X 1594,8 90,0 1772,1
Ma Đrăk I - IV 194,8 9,4 V - XII 1878,2 90,6 2073,0
Buôn Mê Thuật XI - IV 244,2 12,9 V - X 1641,8 87,1 1886,0
Đắc Nông XI - II 152,6 5,9 III - X 2418,2 94,1 2570,8
Lắk XII - IV 135,4 6,6 V - XI 1908,0 93,4 2043,4
Bảo Lộc XII - II 197,7 7,0 III - XI 2722,6 93,0 2909,2
Đà Lạt XII - III 140.,5 7,7 IV - XI 1681,9 92,3 1814,4
Liên Khương XI - III 193,7 12,0 IV - X 1417,4 88,0 1610,8
Đặc trƣng
Ba tháng mƣa lớn Tháng cao điểm
Thời kỳ ∑R
(mm)
Tỷ trọng
(%)
Thời kỳ ∑R
(mm)
Tỷ trọng
(%)
Playcu VII, VIII, IX 1215,4 55,9 VIII 470,4 21,6
Yaly VII, VIII, IX 985,1 57,0 VIII 367,7 21,3
Đắc Tô VII, VIII, IX 1007,1 54,8 VIII 415,3 22,6
Kon Tum VII, VIII, IX 967,1 54,8 VIII 346,1 19,6
An Khê IX, X, XI 833,4 54,2 X 346,1 22,5
Auynpa VIII, IX, X 617,8 48,0 IX 236,0 18,3
36
Nếu coi ranh giới mùa mưa R ≥ 100mm, thì mùa mưa khu vực Tây Nguyên
kéo dài phổ biến khoảng 6 tháng bắt đầu từ khoảng tháng V- X hàng năm; thời gian
còn lại từ XI đến IV năm sau là mùa khô. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm địa hình của
mỗi vùng thì mùa mưa lại có những khác biệt đáng kể: Chẳng hạn các khu vực núi
thấp giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ và thung lũng thấp mùa mưa kéo dài 7
tháng bắt đầu từ tháng V nhưng kết thúc chậm hơn một tháng khoảng tháng XI;
Vùng giáp gianh miền Đông Nam Bộ mùa mưa kéo dài 8, có khi đến 9 tháng bắt
đầu sớm hơn ở cuối tháng III hoặc đầu tháng IV và kết thúc trong tháng X hoặc
tháng XI.
Thời gian mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng từ VII- IX, tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng VIII. Điều này phù hợp với sự phân bố mưa khu vực
nửa phía Tây Cao Nguyên. Những vùng thung lũng phía đông thời kỳ mưa lớn đã bị
chậm đi từ một đến hai tháng và tháng mưa lớn nhất cũng đã dịch về khoảng tháng
IX- X hàng năm.
Tỷ trọng lượng mưa khu vực Tây Nguyên phân bố rất không đều, mùa mưa
rất lớn chiếm từ 87- 94% lượng mưa năm vượt qua ngưỡng thừa ẩm, chỉ còn từ 6-
13% lượng mưa kéo dài trong 6 tháng mùa khô và luôn ở tình trạng khô hạn và
thiếu nước. Chỉ riêng ba tháng mưa lớn lượng mưa phổ biến từ 600- 1300mm
(chiếm 42- 57% lượng mưa năm), tháng cao điểm đạt xấp xỉ 500mm. Trong khi các
tháng mùa khô hầu như không có mưa hoặc mưa với lượng rất ít <10mm có khi kéo
Eahleo VII, VIII, IX 1013,2 56,4 VIII 393,1 21,9
Buôn Hồ VIII, IX, X 1091,5 50,8 VIII 510,7 23,7
Đắk Min VII, VIII, IX 801,2 45,2 IX 280,1 15,8
Ma Đrăk IX, X, XI 1105,9 53,3 XI 480,2 23,2
Buôn Mê Thuật VII, VIII, IX 920,7 48,8 VIII 333,5 17,7
Đắc Nông VII, VIII, IX 1281,7 49,9 VIII 471,0 18,3
Lắk VII, VIII, IX 1010,3 49,4 VIII 394,0 19,3
Bảo Lộc VII, VIII, IX 1296,0 43,7 VIII 505,4 16,7
Đà Lạt VIII, IX, X 772,5 42,4 IX 272,8 15,0
Liên Khương VIII, IX, X 694,8 43,1 IX 261,9 16,3
37
dài đến vài tháng. Đây là một điểm rất không thuận lợi trong công tác chống lũ và
úng lụt trong mùa mưa và chống hạn trong mùa khô của khu vực.
Như vậy, phân bố không gian của lượng mưa khu vực Tây Nguyên có sự
phân hóa rất rõ theo địa hình với hai xu thế Tây- Đông và Tây- Nam, cả về lượng và
thời gian.
Trung bình thì trong một năm ở các nơi thuộc Tây Nguyên có từ 143- 199
ngày mưa. Số ngày mưa của mùa mưa từ 122- 179 ngày. Số ngày mưa của cả mùa
khô chỉ tương đương với một tháng cao điểm trong mùa mưa khoảng từ 18- 34
ngày. Số ngày mưa lớn nhất ở Bảo Lộc là 199 ngày, thấp nhất ở Auynpa 143 ngày.
Trong các tháng mùa khô số ngày mưa < 5 ngày là khá phổ biến, đặc biệt một số
nơi tháng I cả tháng không có ngày nào có mưa như Kon Tum; Trong các tháng
mùa mưa số ngày mưa > 20 ngày cũng khá phổ biến (xem Bảng 2.7).
Bảng 2.8: Đặc điểm phân hóa thời gian mưa khu vực Tây Nguyên
Trên thực tế số ngày mưa ở Tây Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến lượng
mưa trong mùa. Nếu trong tháng liên tiếp nhiều ngày có lượng mưa lớn với cường
độ từ 50- 100mm/mỗi đợt, thì tình hình lũ lụt, sạt sở đất trở nên rất nghiêm trọng,
nhất là ở những vùng núi cao, sông có độ dốc lớn tốc độ truyền lũ nhanh.
Đặc trƣng Mùa khô Mùa mƣa Tháng lớn nhất ∑nR (Năm)
Thời kỳ Số ngày Thời kỳ Số ngày Thời kỳ Số ngày
Playcu XI- IV 23 V- X 135 VIII 27 158
Đắc Tô XI- IV 28 V- X 129 VIII 27 157
Kon Tum XI- IV 21 V- X 128 VIII 26 149
An Khê I- IV 23 V- XII 122 X 19 145
Auynpa XII- IV 20 V- XI 123 VIII 21 143
Buôn Hồ XII- III 18 IV- XI 150 VIII 25 168
Ma Đrăk I- IV 34 V- XII 152 X 23 186
Buôn Mê Thuật XI- IV 30 V- X 130 VIII 25 160
Đắc Nông XI- II 21 III- X 175 VIII 28 196
Bảo Lộc XII- II 20 III- XI 179 VIII 26 199
Đà Lạt XII- III 19 IV- XI 168 VIII 25 187
Liên Khương XI- III 19 IV- X 129 VIII 22 148
38
Nếu coi mùa mưa là thời gian mà lượng mưa các tháng đều trên 100mm, còn
mùa khô là thời gian lượng mưa các tháng nhỏ hơn 100mm, thì ở Tây Nguyên mùa
mưa kéo dài 6- 7 tháng, mùa khô kéo dài 5- 6 tháng còn lại trong năm. Mùa mưa
trùng với mùa gió mùa mùa hạ, là thời gian thường có sự hoạt động của những khối
không khí nóng ẩm và nhiều dông bão. Lượng mưa mùa mưa ở Tây Nguyên cao
nhất lên đến xấp xỉ 3000mm (Bảo Lộc), thấp nhất xấp xỉ 1300mm (Auynpa). Lượng
mưa mùa mưa chiếm 87- 94% lượng mưa năm, càng vào giữa mùa lượng mưa càng
lớn.
Biến trình mưa năm của Tây Nguyên phổ biến thể hiện một đỉnh, một số nơi
phía bắc và giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ có thêm một đỉnh phụ. Do ảnh
hưởng của đợt mưa tiểu mãn trong khoảng tháng IV- V, đây là thời kỳ tranh chấp
giữa hai đợt gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Đắk Tô 1982- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Kon Tum 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Playcu 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
An Khê 1980- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Hình 2.5:Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
39
Auynpa 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Buôn Hồ 1982- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Ma Đrắk 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Buôn Mê Thuật 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Hình 2.6: Biến trình năm lượng mưa các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn
Mê Thuật
Đắk Nông 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Bảo Lộc 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Đà Lạt 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Liên Khương 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Hình 2.7: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên
Khương
40
c) Ẩm- Nắng- Bốc hơi
Phân bố ẩm: Ẩm và mưa có quan hệ tương đối chặt chẽ. Nhìn chung những
nơi mưa nhiều, đều có độ ẩm lớn hơn những nơi mưa ít. Độ ẩm tương đối trung
bình ở các nơi thuộc Tây Nguyên từ 77- 86%, trong các tháng mùa mưa độ ẩm lớn
từ 80- 91%, các tháng mùa khô độ ẩm duy trì 68- 75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất
từ 56- 64%.
Bảng 2.9: Đặc trưng ẩm độ không khí khu vực Tây Nguyên
Địa điểm Utb(%) Umin(%) Sh (giờ) Bh (mm)
Đăk Tô 81 58 2283,5 1006,8
Kon Tum 77 56 2444,7 1445,3
Playcu 83 61 2429,2 992,4
An Khê 83 64 2355,0 1293,6
Auynpa 79 60 2383,2 1542,2
Buôn Hồ 85 63 2407,5 1034,5
Ma Đrăk 82 63 2168,9 1224,6
Buôn Mê Thuật 81 59 2494,7 1404,7
Đăk Nông 84 57 2294,5 925,0
Bảo Lộc 85 60 2028,8 1073,5
Đà Lạt 86 63 2091,4 897,1
Liên Khương 80 58 2330,0 1148,9
Phân bố số giờ nắng: Được thừa hưởng nguồn năng lượng dồi dào từ mặt
trời do vị trí địa lý khu vực Tây Nguyên nằm ở vùng vĩ độ thấp. Hàng năm số giờ
nắng khu vực Tây Nguyên đạt từ 2000- 2500 giờ, tương đối đồng đều trên toàn khu
vực. Số giờ nắng bị chi phối rất lớn bởi mùa mưa ở Tây Nguyên. Chẳng hạn, số giờ
nắng bị suy giảm đi trong các tháng mùa mưa, tuy nhiên không xuống quá thấp mà
vẫn đạt từ 120- 150 giờ/tháng.
Hình 2.14 cho thấy số giờ nắng khu vực Tây Nguyên hầu hết cực đại thường
xảy ra từ tháng II- IV hàng năm, sau đó giảm dần theo mùa mưa thấp nhất khoảng
từ tháng VIII- IX, một số nơi cực tiểu lại lùi dần về các tháng cuối năm như An
Khê, Auynpa, Ma Đrắk.
41
Đắk Tô 1982- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Kon Tum 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Playcu 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
An Khê 1984- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Hình 2.8: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
Auynpa 1982- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Buôn Hồ 1982- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Ma Đrắk 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Buôn Mê Thuật 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Hình 2.9: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn
Mê Thuật
42
Đắk Nông 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Bảo Lộc 1978- 2010
50
70
90
110
130
150
170
190
210
230
250
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Đà Lạt 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Liên Khương 1978- 2010
50
100
150
200
250
300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Giờ
Hình 2.10: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Nông,Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên
Khương
Lƣợng bốc hơi: Lượng bốc hơi có liên quan với nhiều yếu tố khí hậu, nhiệt,
ẩm, gió,…và nhiều điều kiện tự nhiên khác. Nhìn chung lượng bốc hơi ở Tây
Nguyên tương đối lớn từ khoảng 900- 1500mm. Mùa khô thời kỳ ít mưa nhiệt độ
cao, nắng nhiều, độ lệch bão hòa lớn, nên có độ bốc hơi lớn, lớn nhất vào tháng III
và IV. Lượng bốc hơi lớn nhất quan sát được > 200mm trong tháng III tại Kon Tum
và Buôn Mê Thuật.
Trong những tháng mùa mưa do lượng mây nhiều số ngày mưa kéo dài nên
độ lệch bão hòa nhỏ, mức độ bốc hơi giảm đi rõ rệt. Tổng lượng bốc hơi trong
những tháng cao điểm của mùa mưa chỉ còn 40- 60mm.
Biến trình phổ biến một cực đại xảy ra trong tháng III- IV, cực tiểu xảy ra
trong tháng VIII- IX. Biên trình một số nơi khác biệt như An Khê cực đại trong
tháng IV, cực tiểu trong tháng XI, dịch 1 tháng so với xu thế chung; Ma Đrắk cực
đại trong tháng VIII, cực tiểu trong tháng XI.
43
Đắk Tô 1982- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Kon Tum 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Playcu 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
An Khê 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Hình 2.11: Biến trình bốc hơi năm trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
Auynpa 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Buôn Hồ 1982- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Ma Đrắk 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Buôn Mê Thuật 1978- 2010
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
mm
Hình 2.12: Biến trình bốc hơi năm trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê
Thuật
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên

More Related Content

What's hot

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung VănLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOTLuận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Năng lực chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NƯỚC RỬA CHÉN TỪ THIÊN NHIÊN
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đạiLuận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên

đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộXu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộjackjohn45
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên (20)

Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậuĐề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
 
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
 
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộXu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thépĐề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
Đề tài: Vai trò của hệ giằng, xà gồ trong sự làm việc của khung thép
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAYPhương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
Phương pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn pin mặt trời, HAY
 
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên

  • 1. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------***------------------ Hoàng Đức Hùng NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : Khí tƣợng và khí hậu học Mã ngành : 60440222 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2014
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến người thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ trong khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học đã tận tình giảng dạy kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất trong suốt thời gian học tập tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu đã tạo điều kiện trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về mặt thời gian. Các đồng nghiệp Phòng Quản lý mạng lưới trạm chia sẻ công việc để bản thân có điều kiện hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Hoàng Đức Hùng
  • 3. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................10 1.3. Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu............................................................. 19 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU ...................................................... 21 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 21 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên ..................................................21 2.1.2. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận ..................................................................22 2.2. Số liệu sử dụ ng................................................................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên: ...........................26 2.3.1. Phân tích tổng hợp ....................................................................................26 2.3.2. Phân tích về sự khác biệt của khí hậu Tây Nguyên với khu vực lân cận..26 2.3.3. Phân tích về phân hóa khí hậu nội vùng Tây Nguyên ..............................30 2.4. Xác định hệ thống chỉ tiêu phân định cấp vùng và tiểu vùng khí hậu cho Tây Nguyên .........................................................................................................................44 2.4.1. Xây dựng bản đồ yếu tố khí hậu................................................................44 2.4.2. Xác định chỉ tiêu cấp vùng ........................................................................50 2.4.3. Xác định chỉ tiêu cấp tiểu vùng.................................................................50 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CÁC VÙNG, TIỂU VÙNG.........................................51 3.1. Kế t quả phân vù ng khí hậ u..............................................................................51 3.1.1. Sơ đồ phân vùng........................................................................................51 3.1.2. Đánh giá kết quả phân vùng......................................................................55 3.2. Đặc điểm khí hậ u cá c vù ng .............................................................................55 3.2.1. Vùng khí hậu núi cao Bắc Tây Nguyên ....................................................55 3.2.2. Vùng khí hậu giữa Tây Nguyên ................................................................57 3.2.1. Tiểu vùng khí hậu II1 ..............................................................................59 3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II2 ..............................................................................60 3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II3 ..............................................................................62
  • 4. iv 3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II4 ..............................................................................62 3.2.2. Tiểu vùng khí hậu II5 ..............................................................................63 3.2.3. Vùng khí hậu núi cao Đông Nam Tây Nguyên .........................................64 KẾT LUẬN.................................................................................................................67 Tài liệu tham khảo................................................................................................68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen...................................................7 Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop ..........................................................8 Hình 1.3: Mô hình hệ thố ng phân vị của Vũ Tự Lậ p...................................................13 Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ ..................17 Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận ......................................25 Hình 2.2: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê....................33 Hình 2.3: Biến trình nhiệt các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật....33 Hình 2.4: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà lạt, Liên Khương .........34 Hình 2.5: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê ..38 Hình 2.6: Biến trình năm lượng mưa các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật ......................................................................................................................39 Hình 2.7: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương ........................................................................................................................39 Hình 2.8: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê 41 Hình 2.9: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật ......................................................................................................................41 Hình 2.10: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương.........................................................................................................................42 Hình 2.11: Biến trình bốc hơi năm trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê ............43 Hình 2.12: Biến trình bốc hơi năm trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật.............................................................................................................................43 Hình 2.13: Biến trình bốc hơi năm trạm, Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương ......................................................................................................................................44
  • 5. v Hình 2.14: Bản đồ phân bố tổng nhiệt độ khu vực Tây Nguyên .................................46 Hình 2.15: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  350 C khu vực Tây Nguyên ...........47 Hình 2.16: Bản đồ phân bố số ngày có nhiệt độ  150 C khu vực Tây Nguyên ...........48 Hình 2.17: Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm khu vực Tây Nguyên.....................49 Hình 3.1: Sơ đồ cấp phân vị khu vực Tây Nguyên......................................................51 Hình 3.2: Bản đồ phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên.........................................54
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây nguyên và các trạm lân cận............................................................................................................24 Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương .....................27 Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương ....................28 Bảng 2.4: Phân hóa ẩm - nắng - bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương...................30 Bảng 2.5: Đặc trưng khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên ......................................31 Bảng 2.6: Đặc điểm phân hóa mùa mưa khu vực Tây Nguyên ..................................35 Bảng 2.7: Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên ......................................................35 Bảng 2.8: Đặc điểm phân hóa thời gian mưa khu vực Tây Nguyên............................37 Bảng 2.9: Đặc trưng ẩm độ không khí khu vực Tây Nguyên ......................................40 Bảng 3.1. Sơ đồ phân chia các vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên ............................53 Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí hậu của trạm Playcu ............................................57 Bảng 3.3: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng II...........................................58 Bảng 3.4: Đặc điểm phân hóa mùa mưa của trạm vùng II...........................................58 Bảng 3.5: Đặc trưng cực trị của trạm vùng II ..............................................................59 Bảng 3.6: Đặc trưng các yếu tố khí hậu các trạm vùng III ..........................................66 Bảng 3.7: Đặc điểm phân hóa mùa mưa các trạm vùng III .........................................66 Bảng 3.8: Đặc trưng cực trị các trạm vùng III .............................................................66
  • 7. vii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ttb (0 C) Đặc trưng nhiệt độ trung bình Txtb (0 C) Đặc trưng nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm Tmtb (0 C) Đặc trưng nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm Txtđ Đặc trưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối Tmtđ Đặc trưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối Utb(%) Độ ẩm tương đối trung bình Umin (%) Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình T (0 C) Biên độ nhiệt độ trung bình năm T (0 C) Tổng lượng nhiệt năm ∑R (mm) Tổng lượng mưa năm ∑Bh (mm) Tổng lượng bốc hơi năm ∑Sh (giờ) Tổng số giờ năng năm ∑nr (ngày) Tổng số ngày mưa năm Tx  35 0 C Số ngày có nhiệt độ tối cao  350 C Tm  15 0 C Số ngày có nhiệt độ tối thấp  150 C Tm  13 0 C Số ngày có nhiệt độ tối thấp  130 C
  • 8. 1 MỞ ĐẦU Khí hậu ở một khu vự c có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các nhân tố tự nhiên như địa hình- địa mạo, nước, cảnh quan- sinh vật,… Khí hậu tác động đến các yếu tố tự nhiên như một nhân tố tạo nên sự đa dạng, phong phú của tự nhiên. Ngược lại, các thành phần tự nhiên khác lại tác động trở lại đối với khí hậu, tạo nên sự thay đổi về đặc điểm khí hậu, làm cho khí hậu không chỉ có sự thay đổi theo thời gian mà còn có sự phân hóa theo không gian. Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật các hệ quả thời tiết đặc trưng ở mỗi vùng miền, địa phương. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, có ảnh hưởng tác động qua lại với khí hậu bằng nhiều cách khác nhau đã khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu cũng như hạn chế tác động xấu của nó. Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, nếu được khai thác hợp lý và bảo vệ tốt thì đất đai trở nên mầu mỡ, nguồn nước phong phú, cây cối tốt tươi, tính đa dạng sinh học được phát triển, đời sống con người được cải thiện. Đánh giá được đầy đủ và khách quan tài nguyên khí hậu góp phần không nhỏ vào phát triển tài nguyên khí hậu bền vững. Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, bao gồm toàn bộ vùng cao nguyên phía nam nước ta. Khu vực Tây Nguyên tương đối đồng nhất về cấu trúc địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng. Tuy nhiên, khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu phía nam nước ta nhưng đã có biến thể, mang lại những sắc thái riêng biệt của miền. Với địa hình nội vùng chia cắt mạnh, độ dốc lớn, núi cao và các thung lũng thấp xen kẽ nhau khá phức tạp đã tạo ra nhiều đơn vị khí hậu khác nhau, dẫn đến sự đa dạng của các hệ canh tác, đa dạng cây trồng vật nuôi. Nếu biết khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ có khả năng trồng và phát triển được các loài cây có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm qua đã có sự biến đổi theo thời gian, thể hiện ở xu thế tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một số yếu tố khí hậu, chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, tần số bão, tần số front lạnh,… Biến đổi khí hậu làm thay đổi các cực trị khí hậu, cùng các hiện tượng El Nino, La Nina ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết nước ta làm xuất hiện những cực trị khí hậu mới. Trong thập kỷ gần đây, khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn có chiều hướng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Mang đặc điểm là
  • 9. 2 khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với đặc trưng nắng quanh năm. Sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian của chế độ khí hậu thủy văn kết hợp với địa hình phức tạp, những hoạt động thái quá của con người và đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu được thấy rõ: Khô hạn trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa hàng năm đã gây thiệt hại trực tiếp đến con người và tài sản, để lại những hậu quả xấu về môi trường . Ngoài ra, các biến động khác như mưa lớ n , lốc tố, mưa đá, dông sét, nắng nóng, sương mù,.. cũng đã gây ra không ít khó khăn trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Tây Nguyên. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực Tây Nguyên cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: Trong các lĩnh vực Nông- Lâm nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Giao thông vận tải, Du lịch, Dịch vụ. Vấn đề nghiên cứu đặc điểm khí hậu, phân vùng khí hậu thủy văn trở nên rất cần thiết. Khi có được những kết quả này, chúng ta sẽ hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra những quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội hợp lý, dài hạn. Cùng với nguồn tư liệu và thiết bị đo đạc khí tượng đã được tăng lên đáng kể so với những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các kết quả nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh vực ở nước ta cũng đã rất phong phú. Đi sâu nghiên cứu phân vùng khí hậu địa phương cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng cái nhìn tổng quan hơn về điều kiện tự nhiên, điều kiện hình thành của khu vực đó, mặt khác góp phần trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý hơn. Chính vì các lý do đó , học viên đã lự a chọn đề tài nghiên cứ u củ a Luậ n văn là "Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên”. Ngoài Mở đầu , Kế t luậ n và kiế n nghị , Luậ n văn đượ c cấ u trú c trong chương: Chương 1. Tổng quan. Chương nà y trình bà y về c ác nguyên lý phân vù ng khí hậu ở ngoài nước như của Koppen , Alisop, Buduko và tổng quan một số công trình ở trong nước như của Nguyễn Hữu Tài , Nguyễ n Đứ c Ngữ , Nguyễ n Trong Hiệ u. Chương 2. Phương pháp và số liệu đề cập đến hệ thống phân vị , chỉ tiêu phân vù ng và các loại số liệu khí hậu sử dụng cho khu vực Tây Nguyên . Chương 3. Kết quả phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên trình bày về 3 vùng khí hậu chính và các tiểu vùng khí hậu thuộc Tây Nguyên .
  • 10. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Phân vùng khí hậu về tổng thể được dựa trên sự phân chia các vùng địa lý gắn liền với các điều kiện tự nhiên hình thành nên vùng khí hậu đó. Các nhân tố hình thành khí hậu trên mỗi vùng, khu vực hay nhỏ hơn thường thể hiện khá rõ nét tính chất tương đồng về các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó các vùng khí hậu thường có tính bất biến theo thời gian và không gian, ngoài ra ranh giới phân chia các vùng khí hậu phần nào cũng chỉ mang tính chất tương đối. Chính vì tính tương đối này dẫn đến có nhiều cách phân chia các vùng khí hậu khác nhau, cách tiếp cận nghiên cứu cũng khác nhau, tồn tại nhiều vùng khí hậu khác nhau, tùy theo cách nhìn nhận và phương pháp lựa chọn nhân tố phân vùng khí hậu khác nhau. Cuối cùng phân vùng khí hậu là nhằm đến mục đích: - Đánh giá sự khác biệt giữa các khu vực về những điều kiện khí hậu có ý nghĩa thực tiễn, giúp con người đầu tiên là nhận thức về một khu vực khí hậu mà con người đang sinh sống, từ nhận thức đó con người có kế hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên ở từng nơi một cách hợp lý, hiệu quả nhất. - Bằng các biện pháp kỹ thuật tìm và nêu bật lên được mối quan hệ khí hậu giữa các khu vực, cũng như mối quan hệ giữa khí hậu khu vực nghiên cứu với các khu vực khác nhằm so sánh trao đổi các thông tin trong lĩnh vực khí hậu, khai thác tài nguyên, định hướng phát triển kinh tế xã hội,… - Đánh giá tài nguyên khí hậu ở từng khu vực nghiên cứu làm rõ những thuận lợi, khó khăn đối với các ngành kinh tế- xã hội, từ đó có được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp tầm vĩ mô và vi mô. Sự phân bố đặc điểm địa lý tự nhiên đều thể hiện thông qua hoàn cảnh địa lý, mức độ phân bố bức xạ mặt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất, các nhân tố hình thành có tính ảnh hưởng lớn như hoàn lưu khí quyển và các nhân tố ảnh hưởng có quy mô lớn khác, để hình thành nên các khu vực khí hậu hay đơn vị khí hậu người ta thường xây dựng các bản đồ khí hậu từ đó các lớp bản đồ được chồng lên nhau, sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp để xác định ranh giới đơn vị khí hậu. Nguyên tắc là tìm ra cái chung nhất để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể làm nền, từ đó sử dụng các chỉ tiêu phụ để xác định ranh giới đơn vị khí hậu chẳng hạn: Đối với các phạm vi rộng như đai khí hậu, đới khí hậu, miền khí hậu, vùng khí hậu người ta thường quan tâm đến các nhân tố hình thành có phạm vi ảnh hưởng rộng, quy mô
  • 11. 4 lớn như hoàn lưu khí quyển, khối khí khống chế khu vực..; Vùng khí hậu hoặc tiểu vùng khí hậu, người ta quan tâm sâu hơn đến các nhân tố hình thành có tính địa phương như đặc điểm địa hình, hoàn lưu địa phương, hệ quả khí hậu địa phương...; Còn các vùng khí hậu ứng dụng, ngoài nguyên nhân hình thành khí hậu chung, người ta chú trọng phân vùng khí hậu hướng đến các đối tượng sử dụng. Lợi ích của phân vùng khí hậu là thấy rõ, đầu tiên khí hậu đem đến nhận thức cho con người về cảnh quan, điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh vật vùng miền mà con người đang sinh sống, tiếp đến là các hoạt động của con người gắn liền với hoàn cảnh vùng miền khí hậu đó và khí hậu ngày càng thể hiện được vai trò của chúng trong đời sống. Cho đến nay phân vùng khí hậu không phải là những nghiên cứu mới và đã có hàng trăm các nghiên cứu về phân vùng khí hậu từ cấp độ lớn đến cấp tiểu vùng, hình thành nhiều sơ đồ phân vùng khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, những cập nhật mới nhất về cơ sở dữ liệu cho một vùng khí hậu hay tiểu vùng là cần thiết. Các chỉ tiêu xây dựng được chi tiết hoá từ đó làm cơ sở đánh giá đúng tài nguyên khí hậu trong vai trò sử dụng. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân vùng khí hậu là bảo đảm tính khoa học của sơ đồ phân vùng, mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa cơ cấu khí hậu và quy luật khí hậu, dựa trên nền tảng các số liệu quan trắc được trên lưới trạm khí tượng. Dựa trên những nghiên cứu trước đây và hiện nay có thể tóm lược các quan điểm và phương pháp phân vùng khí hậu theo các cơ sở sau [6]: - Quan điểm địa lý khí hậu. Xuất phát từ sự đánh giá ý nghĩa chủ đạo của thời tiết khí hậu trong sự hình thành các tổ hợp địa lý, để tìm ra sự thống nhất các đặc trưng chọn lựa ứng với các tương quan phức hợp cảnh quan địa lý. Quan điểm địa lý khí hậu tỏ rõ ưu điểm trong trường hợp có số liệu đủ đồng nhất và sự hiểu biết các thành phần khác của cân bằng tự nhiên tương đối đầy đủ. - Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu. Việc đánh giá khí hậu dựa vào các hệ quả sẽ không có ý nghĩa bằng quy về những nguyên nhân, do đó vấn đề đặt ra là tìm mối quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả để đi tới được sự phân tích bản chất các quy luật khí hậu. - Quan điểm kết hợp. Để đạt được tính chặt chẽ của quan điểm động lực, vừa phối hợp biểu thị định lượng bằng đặc trưng thống kê, quan điểm kết hợp gần đây đã được nhiều tác giả vận dụng vào phân vùng khí hậu phạm vi lãnh thổ cỡ nhỏ và tương đối thành công. Quan điểm kết hợp cho phép vận dụng phương pháp toán học
  • 12. 5 vào các phân tích động lực, nhằm nâng cao độ chính xác và ý nghĩa khách quan của các đặc trưng. Tất nhiên, nó cũng không bao giờ tách rời các cơ sở địa lý học và địa vật lý mà không làm cho kết quả phân vùng giảm bớt ý nghĩa thực tiễn. - Phân vùng khí hậu tổng hợp (hay tự nhiên): Là phân vùng dựa trên cơ sở phân tích khách quan các loại hình khí hậu để tìm ra sự tương đồng giữa chúng theo không gian và thời gian, đồng thời đánh giá bản chất các quy luật và kết hợp mô tả những đơn vị khí hậu tùy theo yêu cầu ứng dụng. - Phân vùng khí hậu ứng dụng (hay chuyên dụng): Yêu cầu ở đây là đánh giá mức độ phù hợp của khí hậu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế và sản xuất. Tất nhiên, nội dung diễn đạt này không thể tách rời sự đánh giá các điều kiện khí hậu tự nhiên. Vì thế phân vùng khí hậu ứng dụng thường phải dựa vào các phác thảo phân vùng khí hậu tổng hợp đã có, với sự cố gắng chi tiết hóa thêm những khía cạnh cần thiết theo các đặc trưng thống kê được lựa chọn một cách hợp lý và khoa học. 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5]. Năm 1918, Koppen dùng trị số trung bình năm và biến đổi năm của nhiệt độ, lượng mưa để thiết kế một phương pháp phân vùng khí hậu rất chặt chẽ. Sau đó, năm 1923, Koppen lại có tác phẩm tường thuật tỉ mỷ về phương pháp phân vùng của ông, đồng thời dùng nó vào việc thuyết minh khí hậu thế giới. Ông chia từ xích đạo đến cực địa làm 5 nhóm khí hậu theo chữ cái từ A đến E với 8 đới khí hậu được phân chia, bao gồm: Nhóm A (Đới khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm) nằm ở hai phía xích đạo có đặc điểm là không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất > 180 C còn tổng lượng giáng thủy năm ≥ 7500mm; Nhóm B (Hai đới khí hậu khô) mưa ít, bốc hơi khẳ năng lớn do nhiệt độ cao; Nhóm C (Hai đới khí hậu ôn hòa) không có lớp tuyết phủ thường xuyên. Nhiệt độ trung bình trong các tháng ấm nhất >100 C, tháng lạnh nhất trung bình nằm trong khoảng −30 C tới 180 C”; Nhóm D (Đới khí hậu ẩm với mùa đông lạnh) “Nhiệt độ trung bình trên 100 C trong các tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình dưới −30 C”; Nhóm E (Hai đới khí hậu cực) “Trong cả năm nhiệt độ trung bình các tháng < 100 C”. Sau khi được điều chỉnh Koppen căn cứ vào bản đồ phân loại thực vật do Gorinzbath phát biểu, đã phân chia địa cầu thành 6 loại khí hậu:
  • 13. 6 - Loại I: Khí hậu vùng đất thấp nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất trên 180 C, có nhiều giáng thủy. - Loại II: Khí hậu khô ráo, khí hậu quanh năm ít mưa. - Loại III: Khí hậu nhiệt độ trung bình, nói chung tuy ôn hòa, nhưng có mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng giáng thủy và sự phân bố theo mùa của giáng thủy khác nhau tùy theo từng nơi. - Loại IV: Khí hậu rét lạnh. Tháng lạnh nhất nhiệt độ dưới 60 C, mùa đông có tích tuyết, mùa hè có giáng thủy nhiều. - Loại V: Khí hậu rất lạnh, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhất là 100 C. - Loại VI: Khí hậu đóng băng vĩnh cửu, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhất dưới 00 C, có rất ít sinh vật. Trong phương pháp phân vùng này Koppen chủ yếu dùng nhiệt độ không khí và giáng thủy làm cơ sở để phân chia khí hậu, nhưng đặc điểm của Koppen là đầu tiên ông dùng nhiệt độ không khí tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất. Về sau Koppen dùng phân bố thực vật làm cơ sở phân chia khí hậu tỷ mỷ hơn.
  • 14. 7 Hình 1.1: Bản đồ phân vùng khí hậu thế giới Koppen Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [5], Phân vùng khí hậu Việt Nam Nguyễn Hữu Tài [10]. Alisop phân chia thành 7 đới khí hậu chủ yếu xuất phát từ hoàn lưu chung khí quyển: 1. Đới xích đạo “Quanh năm thịnh hành không khí xích đạo”; 2. Đới cận xích đạo “Mùa hạ chi phối bởi không khí xích đạo, mùa đông thịnh hành không khí nhiệt đới”; 3. Nhiệt đới “Quanh năm chịu tác động của không khí nhiệt đới”; 4. Cận nhiệt đới “Mùa hạ là không khí nhiệt đới, mùa đông là không khí ôn đới”; 5. Ôn đới “Nằm trong ảnh hưởng thuần nhất của không khí ôn
  • 15. 8 đới”; 6. Cận cực “Mùa hạ ngự trị không khí ôn đới, mùa đông không khí cực đới”; 7. Cực đới “Quanh năm thịnh hành không khí cực đới”. Giữa các đới này Alisop phân biệt 6 đới chuyển tiếp, 3 đới ở mỗi bán cầu được đặc trưng bởi sự thay đổi theo mùa của các khối khí thịnh hành. Đó là hai đới khí hậu gió mùa (khí hậu xích đạo) trong đó vào mùa hè thịnh hành không khí xích đạo, còn mùa đông là không khí nhiệt đới; Hai đới cận nhiệt trong đó mùa hè không khí nhiệt đới còn mùa đông không khí cực thịnh hành; Đới cận cực Bắc Băng Dương hay cận cực Nam Băng Dương mùa hè không khí cực còn mùa đông không khí Bắc Băng Dương hay không khí Nam Băng Dương thịnh hành. Trong mỗi đới khí hậu phân biệt bốn loại khí hậu chủ yếu: Khí hậu lục địa, khí hậu đại dương, khí hậu bờ phía tây và khí hậu bờ phía đông đại dương. Sự khác biệt giữa khí hậu lục địa và biển chủ yếu gây nên do những sự khác biệt trong các tính chất của mặt trải dưới; trong trường hợp đầu những tính chất này tạo nên do không khí lục địa, trong trường hợp thứ hai do các khối khí biển. Sự khác biệt giữa khí hậu bờ tây và khí hậu bờ đông của lục địa phần lớn liên quan với những sự khác biệt trong điều kiện hoàn lưu khí quyển và một phần liên quan với sự phân bố của các dòng biển. Hình 1.2: Phân vùng khí hậu thế giới của Alisop (1- Đới xích đạo; 2- Đới cận xích đạo; 3- Nhiệt đới; 4- Cận nhiệt đới; 5- Ôn đới; 6- Cận cực; 7- Cực đới)
  • 16. 9 Theo Khí hậu đại cương Trần Công Minh [10]. Năm 1931, Thornthwaite đưa ra khái niệm về thể thoát hơi hay “hiệu ứng nhiệt ẩm” T- E: Tỷ số P- E là thương số giữa lượng giáng thủy tháng và lượng bốc hơi tháng. Tổng số của tỷ số P- E trong 12 tháng được gọi là chỉ số hữu hiệu giáng thủy, để tránh sự bất tiện trong việc phân loại, có thể đem mỗi tỷ số P- E nhân với 10. Thornthwaite đã tính tỷ số giữa chỉ số T- E của 3 tháng mùa hè và chỉ số T- E năm, gọi tỷ số này là sự tập trung mùa hè của hiệu ứng nhiệt. Coi mối quan hệ giữa sự sinh trưởng của thực vật với giáng thủy và với bốc hơi của giáng thủy làm xuất phát điểm cho phương pháp phân vùng của mình, mối quan hệ này là tiềm năng cho sinh vật phát triển: Cho nên, căn cứ vào tình hình tập trung của hiệu ứng nhiệt này lại qui định ra 5 loại khu vực phụ của nhiệt độ: Khí hậu siêu nhiệt (megathermal) T- E > 114 Khí hậu trung nhiệt (mesothermal) 57  T- E  114 Khí hậu tiểu nhiệt (microthermal) 28,5 < T- E < 57 Khí hậu đài nguyên 14,5 < T- E < 28,5 Khí hậu băng tuyết T- E <14,5 Do số liệu quan trắc bốc hơi trên địa cầu rất có hạn nên ứ n g dụ ng phương pháp phân vù ng khí hậ u củ a Thornthwaite trong thự c tế rấ t khó khăn. Supan [2] căn cứ vào quan niệm nguyên nhân hình thành và khu vực địa lý, đồng thời dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm và lượng giáng thủy để phân chia khí hậu thế giới thành 35 khu khí hậu. Supan là người đầu tiên đề ra quan niệm về khu vực khí hậu. Các khu vực khí hậu này chỉ là do phân chia theo định tính, không có giới hạn số lượng chặt chẽ, cũng không có sự liên hệ với nhau. Do đó, không thể so sánh khí hậu các nơi với nhau được. Phương pháp phân loại của Supan chỉ là phân chia theo khu vực, đề ra một số khu vực khí hậu cô lập không có liên hệ với nhau. Căn cứ theo những nghiên cứu [2] Bơ-rôi-nốp cho rằng gió có quan hệ với hình thế khí áp, đồng thời gió có thể xác định độ ẩm, nhiệt độ, lượng mây, giáng thủy… Cho nên, hình thế khí áp đặc trưng cho khí hậu. Ông dùng đường trục của vùng trung tâm khu vực khí áp cao và khu vực khí áp thấp trên bản đồ đường đẳng áp trung bình năm làm giới hạn khí hậu. Từ đó 4 đới khí hậu được phân chia thành:
  • 17. 10 Đới khí hậu bắc cực, là khu vực gió đông bắc rét buốt; đới khí hậu ôn đới, thịnh hành gió Tây và Tây Nam, có lượng giáng thủy lớn; đới khí hậu nhiệt đới; đới khí hậu xích đạo, giáng thủy phong phú, sức gió yếu ớt, hướng gió không nhất định. Nguyên lý phân vùng khí hậu theo địa lý, theo hoàn lưu khí quyển hay theo chế độ nhiệt ẩm được áp dụng rộng rãi cho các quy mô khác nhau ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Năm 1948, Ram Bahadur Madal [12], trên cơ sơ phân loại khí hậu cửa Koppen và Thornthwaite đã đánh giá và phân vùng khí hậu cho khu vực Ấn Độ. Đến năm 1990 các quan điểm quốc tế về phân vùng khí hậu Ấn Độ mới được đánh giá và xây dựng lại bởi Chatterjee. Năm 2000, hai tác giả Harvey Stern and Graham de Hoedt [13] sử dụng phương pháp phân vùng khí hậu của các tác giả Koppen, Alisop, Thornthwaite để đánh giá phân vùng lại khí hậu Australia được đăng tải trên tạp chí khí hậu Australian (Australian Meteorology Magazine- June 2000). Tuy nhiên các phương pháp chỉ đánh giá ở quy mô lớn. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam được bắt đầu từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đầu tiên là phải kể đến tác giả Nguyễn Xiển trong cuốn Đặc điểm khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Sau này, khi đất nước thống nhất cuốn Khí hậu Việt Nam được xuất bản của hai tác giả Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc [11]. Khi phân tích các điều kiện hình thành khí hậu, trong đó đặc biệt tác giả chú trọng đến cơ chế hoàn lưu và hình thế thời tiết, coi như nhân tố hàng đầu của sự tạo thành khí hậu gió mùa. Đi sâu phân tích sự phân bố không gian và thời gian của gió mùa cực đới mùa đông, gió mùa hải dương mùa hạ, khu vực chịu ảnh hưởng đặc trưng của gió mùa nhiệt đới. Với hoạt động của gió mùa nếu không góp mặt của các nhiễu động thời tiết đi kèm thì lượng mưa ít, thời tiết trở nên hanh khô, nếu có mặt của các nhiễu động thời tiết thì lượng mưa tăng lên đáng kể. Về bức xạ, tác giả cho rằng bức xạ mặt trời là yếu tố đặc trưng của nguồn năng lượng khí hậu, tuy nhiên chế độ bức xạ bị biến dạng sâu sắc bởi tác động của hoàn lưu gió mùa làm cho hình thái khí hậu thay đổi điều này thể hiện rõ rệt ở phía bắc hơn phía nam. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lượng mây che phủ bầu trời sinh ra do các nhiễu động thời tiết.
  • 18. 11 Những đặc điểm này đã tạo nên tính phức tạp đa sắc màu của mỗi vùng miền khí hậu nước ta. Tác giả chủ yếu phân tích các điều kiện hình thành các miền, khu vực khí hậu theo độ dài mùa của các hệ quả thời tiết ứng với suất đảm bảo 50% đối với các yếu tố chi phối chính là mùa nhiệt tương ứng với (nóng- lạnh), mùa mưa tương ứng với độ (dài- ngắn). Từ việc phân tích cơ chế hoàn lưu gió mùa và hệ quả thời tiết gió mùa mang lại tác giả đã chia nước ta thành 3 miền: - Miền khí hậu phía bắc, từ đèo ngang (xấp xỉ vĩ tuyến 180 N): khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh (gồm 5 vùng): 1. Vùng núi Đông Bắc 2. Vùng núi Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn (vùng núi phía bắc) 3. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 4. Vùng núi Tây Bắc 5. Vùng Bắc Trung Bộ - Miền khí hậu đông Trƣờng Sơn, từ Đèo Ngang đến Mũi Dinh (xấp xỉ vĩ tuyến 110 B): Đặc trưng của mưa ẩm lệch hẳn so với tình hình chung- lệch hẳn về mùa đông (3 vùng): 1. Vùng Bình- Trị- Thiên (cũ) 2. Vùng Trung Trung Bộ 3. Vùng Nam Trung Bộ - Miền khí hậu phía nam (Nam Bộ và Tây Nguyên): nhiệt độ quanh năm cao với 1 mùa mưa và một mùa khô tương phản phù hợp với gió mùa (2 vùng): Tây Nguyên và vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Về tổng thể tác giả sử dụng phương pháp phân tích khí hậu khách quan tổng hợp. Về phân miền và vùng khí hậu tác giả chưa đưa ra một sơ đồ phân vùng khí hậu với chỉ tiêu cụ thể. Năm 1978, Vũ Tự Lập [3] trong Địa lý tự nhiên Việt Nam cũng có những quan điểm tương đối giống với Phạm Ngọc Toàn- Phan Tất Đắc về các điều kiện hình thành khí hậu Việt Nam, như chế độ nhiệt- ẩm trong cơ chế hoàn lưu gió mùa,
  • 19. 12 nhưng phân vùng khí hậu theo quan điểm cảnh địa trong phân tích khách quan được thể hiện rõ ràng hơn với phân hóa chế độ nhiệt ẩm theo vòng địa lý và đai cao đan xen trong đó là tính chất cảnh quan địa phương chi phối mạnh đối với cấp phân vị cấp miền và nhỏ hơn. Hệ thống phân vị ông xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc chính là: (1) Quy luật phân hóa không gian phổ biến của địa lý quyển là nguyên nhân chính của sự hình thành nên các địa tổng thể các cấp; (2) Hệ thống phân vị phải đầy đủ các cấp gọi là những đơn vị bắt buộc làm chỗ dựa vững chắc cho sự phân vùng từ trên xuống dưới; (3) Hệ thống phân vị phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mô hình phản ánh những mối quan hệ thân thuộc giữa các đơn vị Từ cách nhìn nhận như vậy, mô hình hệ thống phân vị của ông được xây dựng trên cơ sở lý luận khá chi tiết từ cấp địa lý quyển cho đến điểm địa lý: Đây là hệ thống phân vị địa lý tự nhiên nhưng thực chất hệ thống phân vị này được gắn liền với những chỉ tiêu khí hậu trong cách hình thành hệ thống phân vị này (Hình 1.3).
  • 20. 13 Hình 1.3: Mô hình hệ thố ng phân vị của Vũ Tự Lậ p
  • 21. 14 Với quan điểm như vậy, Vũ Tự Lập phân chia Việt Nam với 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên như sau: 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: 3 khu (Khu Việt Bắc, Khu Đông Bắc, Khu Đồng Bằng Bắc Bộ); 2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 5 khu (Khu Hoàng Liên Sơn, Khu Tây Bắc, Khu Hoà Bình- Thanh Hoá, Khu Nghệ- Tĩnh, Khu Bình- Trị- Thiên); 3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: 4 khu (Khu Kun Tum- Nam Nghĩa, Khu Đắc Lắc- Bình Phú, Khu Cực Nam Trung Bộ, Khu Đông Nam Bộ, Khu Tây Nam Bộ). Một công trình rất căn bản trong giảng dạy ở các trường đại học là “Giáo trình khí tượng và khí hậu đại cương” của tác giả Trần Công Minh [5] với những nền tảng chính chi phối từ những quan điểm phân chia của các giả trên Thế giới và Việt Nam, tuy nhiên tác giả cũng phân tích các quan điểm riêng như sau: Hậu quả của quá trình hình thành khí hậu trên trái đất nói chung hoặc mỗi vùng miền nói riêng đều được xét trên nhiều nhân tố hình thành khí hậu thuộc ba chu trình: Tuần hoàn ẩm, tuần hoàn nhiệt và hoàn lưu chung của khí quyển. Với việc phân tích biến trình hàng ngày, năm, nhiều năm của các yếu tố khí tượng và mỗi yếu tố khí hậu là kết quả sự tác động đồng thời của tất cả ba quá trình hình thành khí hậu. Từ các nhân tố địa lý hình thành khí hậu, tác giả cho rằng vị trí địa lý là nhân tố đầu tiên hình thành khí hậu, nó cho phép quy định hoàn cảnh cụ thể, vị trí cụ thể của vùng miền khí hậu. Tiếp đến là các nhân tố độ cao trên mực nước biển, tính địa đới của khí hậu theo chiều cao, sự phân bố lục địa và biển, địa hình, dòng biển và lớp phủ thực vật. Tất cả các nhân tố được nêu có mối quan hệ chặt chẽ với ba chu trình tuần hoàn nhiệt, ẩm, hoàn lưu khí quyển. Ngoài ra nhân tố con người cũng không kém phần quan trọng trong việc làm thay đổi cảnh quan, môi trường khí hậu. Trên cơ sở các phương pháp phân vùng khí hậu Koppen và Alisop tác giả đã phân tích đánh giá đặc điểm hình thành khí hậu Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu phân chia các vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Trong Hiệu với hai miền khí hậu và 7 vùng khí hậu B1, B2, B3, B4 (Miền khí hậu phía bắc); N1, N2, N3 (Miền khí hậu phía nam). Đây được xem là cơ sở lý thuyết căn bản trong chương trình giảng dạy.
  • 22. 15 Chỉ tiêu phân miền khí hậu: Miền khí hậu Bắc bộ Nam bộ Biên độ năm của nhiệt độ không khí (0 C) ≥ 90 C < 90 C Tổng xạ trung bình năm (kcalo/cm2 ) < 140 > 140 Số giờ nắng trung bình năm (giờ) ≤ 2000 > 2000 Chỉ tiêu phân vùng khí hậu: Vùng khí hậu B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3 Các tháng mùa mưa 4-9 5-10 5-10 8-12 8-12 5- 10 5-10 Ba tháng mưa lớn nhất 6-8 6-8 7-9 8-10 9-11 7-9 8-10 Một trong những công trình khá toàn diện về khí hậu Tây Nguyên đã được xuất bản vào năm 1985 là cuốn “Khí hậu Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Ngữ [6], [7]. Mục đích của tác giả trong phân vùng khí hậu Tây Nguyên dựa trên tập hợp các điều kiện tự nhiên, từ đó xác định nguồn gốc hình thành và mối quan hệ giữa chúng. Chẳng hạn tác giả đã phân tích vai trò của các nhân tố bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lý trong sự hình thành khí hậu Tây Nguyên, những đặc điểm của khí hậu Tây Nguyên được thể hiện qua các yếu tố khí hậu như: gió, nhiệt độ, mưa, ẩm, bốc hơi, mây, nắng và các hiện tượng thời tiết. Phương pháp phân vùng khí hậu Tây Nguyên tác giả thực hiện 4 nội dung: - Phân tích quy luật phân hóa theo lãnh thổ - Xác định cấp phân vị và chỉ tiêu phân vùng khí hậu - Vạch các đường ranh giới phân vùng khí hậu - Đánh giá điều kiện tài nguyên khí hậu các vùng.
  • 23. 16 Trên cơ sở phân tích các quy luật phân hóa khí hậu của vùng nghiên cứu tác giả đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên với tỷ lệ: 1:500.000. Với các cấp phân vị được đưa ra cho cấp vùng và tiểu vùng với các chỉ tiêu như sau: - Cấp vùng: Tổng nhiệt độ năm 80000 C - Cấp tiểu vùng: Giá trị năm của chỉ số ẩm Ivanov K = R/E0 * 100% bằng 150. Cấp phân vị Đực trƣng chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Ý nghĩa của chỉ tiêu Vùng khí hậu Giá trị năm của tổng nhiệt độ (∑t) 80000 C - Giới hạn trên tối thiểu của cây cà phê chè Arabica và giới hạn tối thấp của cây cao su Brasin - Giới hạn dưới của nhiều cây nhiệt đới điển hình Tiểu vùng khí hậu - Giá trị năm của chỉ số ẩm (Kn) - Giá trị mùa của chỉ số độ ẩm (KXI-IV) 150% 50% - Giới hạn trên của các vùng đủ ẩm (100- 150), ứng với thảm thực vật rừng đủ ẩm. - Giới hạn trên của thời kỳ không đủ ẩm trong năm (0- 50)
  • 24. 17 Hình 1.4: Bản đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ Vùng I: (Khí hậu núi và cao nguyên phía bắc và đông bắc) bao gồm vùng núi thấp tây Ngọc Lĩnh, vùng núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng, đại bộ phận diện tích cao nguyên Plâycu. Tiểu vùng I1: Khí hậu núi thấp tây Ngọc Lĩnh Tiểu vùng I2: Khí hậu vùng núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng Tiểu vùng I3: Khí hậu cao nguyên Plâycu Vùng II: (Khí hậu bình nguyên và trũng trung Tây Nguyên) bao gồm vùng Kon Tum, Sa Thầy, An Khê, Cheo reo- Phú túc, bình nguyên Ia- sup, vùng trũng Cơ- Rông- Pách- Lắc.
  • 25. 18 Tiểu vùng II1: Khí hậu thung lũng Kon Tum, Sa Thầy, Ia- Đơ- Rang Tiểu vùng II2: Khí hậu núi thấp Chư- tơ- ri- an và trũng An Khê. Tiểu vùng II3: Khí hậu bình nguyên Ia- sup và trũng Cheo reo- Phú túc Tiểu vùng II4: Khí hậu vùng trũng Cơ- Rông- Pách, Khánh dương Tiểu vùng II5: Khí hậu Lắk- Ea- crông Vùng III: (Khí hậu cao nguyên Buôn Mê Thuật- Buôn Hồ) Vùng IV: (Khí hậu vùng cao nguyên Đắk Nông- Lâm Viên- Bảo Lộc) Vùng V: (Khí hậu trũng tây nam cao nguyên Đắk Nông- Bảo Lộc) Chương trình cấp nhà nước 42A (1988) [7] đã tạo ra bộ sản phẩm khoa học gồm bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đồ sộ , phong phú cho toà n quố c , phục vụ thực tiễn hiệu quả trong nhiều năm qua. Nhiề u công trình nghiên cứ u về Tây Nguyên đã tham khả o tậ p số liệ u và cá c bả n đồ khí hậ u nà y . Tuy nhiên, cũng giống như công trình Khí hậu Tây Nguyên nêu trên , cơ sở số liệu quan trắc đượ c sử dụ ng đế n năm 1985 và nhiều trạm ở Tây Nguyên được thành lập sau năm 1975 nên chỉ có 7- 8 năm số liệ u đượ c sử dụ ng . Hơn nữ a, mứ c độ chi tiế t củ a cá c bả n đồ khí hậ u (tỷ lệ 1:1.000.000) không cho phé p tham khả o đầ y đủ cho mộ t vù ng như Tây Nguyên . Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài [9] đã đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu lãnh thổ Việt Nam với các chỉ tiêu và cấp phân vị hoàn chỉnh, các chỉ tiêu phân vùng rõ ràng định hình một xu thế phân vùng có tính cơ sở cho các phương pháp phân vùng sau này của các tác giả trong nước. Cấp Chỉ tiêu chi phối Lãnh thổ Ttb>210 C, ∑T= 80000 C, Albedo= 75kilocalo/cm2 Phân hoá hai mùa gió Miền khí hậu Biên độ năm của nhiệt độ 90 C. Số giờ nắng cả năm 2000 giờ Vùng khí hậu Tỷ trọng mưa mùa hạ so với lượng mưa năm 80%. Xuất hiện thời kỳ mưa lớn Tiểu vùng khí hậu Tổng nhiệt độ năm từ 7500 và 80000 C. Lượng mưa năm 1600 và 2000mm. Số ngày có thời tiết đặc biệt khác
  • 26. 19 Tây Nguyên trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt- ẩm và đã xác định hai chỉ tiêu tổng nhiệt độ năm và lượng mưa năm làm chỉ tiêu phân tiểu vùng khí hậu. Có năm tiểu vùng khí hậu với đặc điểm khác nhau: 1. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Bắc 2. Tiểu vùng khí hậu thung lũng thấp 3. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên Đắk Lắc 4. Tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Nam 5. Tiểu vùng khí hậu bậc thềm phía Nam Tây Nguyên Năm 2002, Nguyễn Duy Chinh [1] đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Kiểm kê tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở bổ sung số liệu khí tượng đến năm 2000 và đã xây dựng bộ bản đồ tương tự bộ bản đồ của chương trình 42A cho cả nướ c. Tuy nhiên bộ sản phẩm mới này chưa được phổ biến và chưa được các Bộ, Ngành biết đến nhiều như bộ sản phẩm của chương trình 42A. Ngoài ra đề tài có những đánh giá chi tiết, cụ thể về tài nguyên khí hậu, cũng như rút ra những điều kiện thuận lợi, khó khăn về mặt khí hậu cho từng vùng lãnh thổ . Trong công trình này cũng chưa đề cập đến việc cập nhật , điề u chỉnh sơ đồ phân vù ng khí hậ u và mứ c độ chi tiế t cũng chỉ dừ ng ở tỷ lệ bả n đồ 1:1.000.000 và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chưa có điều kiện phân tích, đánh giá cho một tỉnh, vùng lãnh thổ cụ thể nào. Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu [8] đã biên soạn tài liệu “Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu khí hậu cơ bản của mạng lưới trạm, bao gồm 150 trạm khí tượng khí hậu và 500 trạm đo mưa phân bố trên phạm vi cả nước, chủ yếu trong thời kỳ 1960- 2000, một số yếu tố như nhiệt độ, mưa,… của một số trạm có chuỗi số liệu dài hơn (1928- 2000) cũng được khai thác sử dụng cho mục đích nghiên cứu . Đá ng chú ý nhấ t là đã xây dự ng mộ t sơ đồ phân vù ng khí hậ u cho Việ t Nam vớ i nhữ ng khá c biệ t nhấ t định so vớ i sả n phẩ m củ a chương trình 42A. Tài liệu này chủ yếu được sử dụng trong đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành khí hậu học. 1.3. Nhận xét và đánh giá các nghiên cứu Các công trình nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản về phân bố vị trí địa lý, cảnh quan điều tự nhiên kết hợp
  • 27. 20 với các nhân tố chi phối chính như bức xạ nhiệt, hoàn lưu khí quyển ở cấp phân chia đới khí hậu; ở cấp vùng miền các phương pháp phân vùng thường tính đến phân bố lượng giáng thủy, mức độ bốc thoát hơi khẳ năng; ở cấp tiểu vùng các sơ đồ phân vùng khí hậu đều được bổ sung các nhân tố mới mang tính địa phương như các yếu tố có tính cực đoan hoặc các yếu tố khác thường mới xuất hiện. Các phương pháp phân vùng khí hậu của tất cả các tác giả đều xuất phát từ những phân tích địa lý khách quan căn cứ vào chế độ nhiệt, ẩm và hoàn lưu khí quyển là chủ đạo, tiếp đến là các nhân tố có phạm vi ảnh hưởng khác. Quan điểm địa lý khí hậu chi phối rõ rệt trong các sơ đồ phân vùng khí hậu của các tác giả Alisop, Bơ-rôi-nốp,.. dựa trên cơ sở phân tích cơ chế hoàn lưu hành tinh. Quan điểm động lực trong phân vùng khí hậu Thornthwaite. Quan điểm tổng hợp đều thấy trong hầu hết các sơ đồ tác giả. Ở phạm vi lớn thiên hướng của các tác giả về nhận dạng và phân loại hình khí hậu là chính, các chỉ tiêu mang tính tổng quát. Ở phạm vi lãnh thổ các tác giả xây dựng chỉ tiêu phân vùng cụ thể hơn, đi sâu phân tích những đặc điểm nội vùng, chỉ tiêu cấp tiểu vùng đã được đề cập. Đối với Tây Nguyên: Cho đến nay việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên đã được các tác Nguyễn Đức Ngữ thực hiện năm 1985 với cuốn “ Khí hậu Tây Nguyên”. Đây là công trình khá toàn diện về Tây Nguyên. Tác giả đã xây dựng cho khu vực Tây Nguyên một sơ đồ với các chỉ tiêu cụ thể về tổng lượng nhiệt, chỉ số độ năm của I – va- nop. Từ đó, 5 vùng khí hậu được hình thành trong đó với 8 tiểu vùng. Tuy nhiên, phần phân tích đặc điểm tác giả chỉ đánh giá sơ lược điều kiện nhiệt - ẩm. Năm 1988, Nguyễn Hữu Tài trong phân vùng khí hậu Việt Nam, tác giả có đưa ra các chỉ tiêu phân vùng, miền, tiểu vùng cụm thể. Tuy nhiên, tác giả chỉ coi khu vực Tây Nguyên là một vùng khí hậu với 5 tiểu vùng nên việc đánh giá tài nguyên khí hậu không được chi tiết hóa cho từng khu vực nhỏ Tây Nguyên. Năm 2004, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trong Hiệu biên soan “Khí hậu và tài nguyên kí hậu Việt Nam” trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu từ năm 1960- 2000. Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên được đề cập trong phân vùng chỉ là một mục nhỏ trong nội dung được thực hiện. Nên việc, đánh giá tài nguyên khí hậu khu vực Tây Nguyên cũng chưa được chi tiết hóa đến cấp tiểu vùng.
  • 28. 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên, là một chuỗi các Cao nguyên liền kề phía nam Việt Nam bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Khu vực Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km² [9]. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon- Plông, cao nguyên Kon- Hà- Nừng, Playcu cao khoảng 800m, cao nguyên Ma Đrắk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Mê Thuật cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800- 1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900- 1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam) [3], [11]. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên có trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác, hiện tại đã và đang tiến hành khai thác bô xít. Tây Nguyên có tiềm năng du lịch lớn, tài nguyên rừng phong phú với diện tích rừng lớn có thảm sinh vật đa dạng ví như mái nhà của miền trung, có chức năng phòng
  • 29. 22 hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái. 2.1.2. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như phát triển kinh tế địa phương cần phải được gắn liền với điều kiện tự nhiên được hình thành lên khu vực địa lý đó. Xây dựng một chiến lược dài hạn trong phát triển là gắn liền giữa con người với điều kiện môi trường sống, tạo ra cân bằng được sinh thái giữa con người với thiên nhiên là cần thiết. Từ tổng quan những nghiên cứu phân vùng khí hậu trong và ngoài nước chúng ta có thể nhận thấy. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam việc nghiên cứu về phân vùng khí hậu không còn là mới và rất phổ biến, phân vùng khí hậu ứng dụng gắn liền đối với từng đối tượng nghiên cứu được rất nhiều các tác giả đề cấp đến: như phân vùng khí hậu xây dựng, phân vùng khí hậu sinh thái, lâm nghiệp, …Tại Việt Nam có rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhóm khí hậu đã xây dưng các sơ đồ phân vùng chi tiết đến cấp tiểu vùng như Nguyễn Trọng Hiệu- Nguyễn Đức Ngữ [8], Nguyễn Hữu Tài [10], Nguyễn Duy Chinh [1], mới đây nhất là các sơ đồ phân vùng khí hậu Tỉnh Phú Tho [2], Điện Biên [1], Tuyên Quang do Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường thực hiện cũng đã thể hiện rõ mối quan tâm đúng mực của các địa phương đến lĩnh vực này trong phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để có một bộ số liệu cập nhật cho khu vực Tây Nguyên đầy đủ trong khoảng một thập niên trở lại đây là chưa có. Biến đổi khí hậu hiện nay đang ngày càng hiện hữu, thông qua các cực trị khí hậu và sự xuất hiện cực trị khí hậu mới (có nhiều nơi từ trước đến nay chưa có mưa đá trong chuỗi số liệu quan trắc, nhưng hiện nay đã xuất hiện trong chuỗi số liệu quan trắc). Điều này đã được khẳng định trong các báo cáo của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), gần đây nhất là “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam- năm 2012” của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Chế độ mưa nhiệt thay đổi do biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề cần thiết được học viên quan tâm trong cách tiếp cận nghiên cứu trong phân vùng khí hậu Tây Nguyên, đặc biệt là giá trị cực đoan khí hậu.
  • 30. 23 2.2. Số liệu sƣ̉ dụ ng Chuỗi số liệu sử dụng: Số liệu sử trong tính toán cho khu vực Tây Nguyên chủ yếu từ những năm 1978- 2010. Một số đặc trưng cực trị được sử dụng trong tất cả các năm có số liệu đến năm 2010. Ngoài ra, 4 trạm mới quan trắc từ 1998 và 2001 đến 2010 cũng được sử dụng trong phân tích tính toán đó là các trạm Yaly, Eahleo, Đắk Min, Lắk. Các yếu tố sử dụng trong thống kê: - Nhiêt độ không khí trung bình tháng; - Nhiệt độ tối cao tháng; - Nhiệt độ tối thấp tháng; - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và ngày xuất hiện; - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối và ngày xuất hiện; - Độ ẩm tương đối trung bình; - Độ ẩm tương đối thấp nhất; - Tổng số giờ nắng tháng; - Tổng lượng bốc hơi tháng; - Tổng lượng mưa tháng; - Số ngày mưa trong tháng; - Số ngày có dông trong tháng; - Số ngày có sương mù trong tháng; - Các đặc trưng cực trị khác. Phƣơng pháp chỉnh lý: Sử dụng các trạm có đủ số liệu, đồng nhất về chuỗi để tính toán và xây dựng phương pháp. Chuỗi số liệu này đã qua chỉnh lý của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Và Môi trường. Phương pháp chỉnh lý số liệu được sử dụng phương pháp chỉnh lý theo [4].
  • 31. 24 Ngoài ra các trạm có chuỗi số liệu ngắn không đủ và đồng nhất, mới đo đạc được đưa vào sử dụng với tính chất điều chỉnh trong quá trình xây dựng và phân tích sơ đồ phân vùng khí hậu. Các công thức sử dụng trong tính toán các đặc trƣng khí hậu + Tổng và trung bình số học các đặc trưng khí hậu tháng, mùa năm, thời kỳ; + Tỷ suất phần trăm các đặc trưng khí hậu tháng, mùa, năm, thời kỳ. Bảng 2.1: Danh sách thời kỳ lấy số liệu khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên và các trạm lân cận (Ký hiệu dấu * là các trạm khu vực lân cận Tây Nguyên) STT Trạm Thời kỳ số liệu STT Trạm Thời kỳ số liệu 1 Yaly 2001- 2010 18 Nam Đông* 2001-2010 2 Đắc Tô 1981- 2010 19 A Lưới * 1978- 2010 3 Kon Tum 1977- 2010 20 Đà Nẵng * 1976- 2010 4 Plâycu 1977- 2010 21 Tam Kỳ * 2001- 2010 5 An Khê 1980- 2010 22 Trà My * 2001- 2010 6 Auynpa 1977- 2010 23 Quảng Ngãi * 2001- 2010 7 Eahleo 2001- 2010 24 Ba Tơ * 1980- 2010 8 Buôn Hồ 1982- 2010 25 Hoài Nhơn * 2001- 2010 9 MaĐrắk 1978- 2010 26 Quy Nhơn * 2001- 2010 10 Buôn Mê Thuật 1929- 2010 27 Tuy Hòa * 1977- 2010 11 Đắk Min 2001- 2010 28 Sơn Hòa * 1977- 2010 12 Đắk Nông 1978- 2010 29 Nha Trang * 2001- 2010 13 Bảo Lộc 1962- 2010 30 Cam Ranh * 1978- 2010 14 Lắk 1998- 2010 31 Đồng Xoài * 2001- 2010 15 Đà Lạt 1977- 2010 32 Phan Thiết * 2001- 2010 16 Liên Khương 1949- 2010 33 Phước Long * 2001- 2010 17 Huế * 2001- 2010 34 Hàm Tân * 1978- 2010
  • 32. 25 Hình 2.1: Bản đồ lưới trạm khu vực Tây Nguyên và lân cận
  • 33. 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên 2.3.1. Phân tích tổng hợp Do vị trí tự nhiên được tiếp xúc và chuyển tiếp giữa nhiều hệ thống tự nhiên, từ hệ thống địa chất- địa hình, hệ thống khí hậu- thủy văn, hệ thống sinh vật và sự phát triển lịch sử tự nhiên lâu dài phức tạp. Vì vậy, việc xây dựng sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên với các chỉ tiêu cụ thể, tóm lược được những nét cơ bản nhất, có cái nhìn đúng nhất tránh hình thức tránh sai sót dẫn đến đánh giá quá cao nội dung này và không đánh giá đầy đủ nội dung khác hoặc thiếu tương quan thật giữa mối quan hệ giữa chúng. Thực hiện việc phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên là công tác phân chia mang ý nghĩa nội vùng, tuy nhiên việc phân chia theo cấp vùng hay đến cấp tiểu vùng thì cũng không thể tách khỏi các nguyên tắc cơ bản đã được khẳng định ở nhiều tác giả khi thực hiện công tác phân vùng [1, 2, 6, 8, 10] với các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc khách quan: Coi sự phân hóa khí hậu là quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào sự sắp xếp nhân tạo, sắc thái địa phương nổi trội hơn đôi khi không lặp lại ở nơi khác. Các phương pháp phân vùng khí hậu đều phải nhằm xác lập các ranh giới tự nhiên, thể hiện được một cách rõ nhất sự tạo thành những đơn vị khí hậu. Tuy nhiên, trong thực tế tính khách quan không đạt đến tuyệt đối nhưng nó mang tính ràng buộc cao về sự hợp lý của đơn vị khí hậu được phân chia. Chẳng hạn, khi xác định đặc điểm của một đơn vị khí hậu ta cần phải đặt khu vực tự nhiên đang xét vào một hệ thống lớn, ngoài những đặc điểm chung đã được xác định cần xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố đó và nhận biết tính khác biệt nổi trội nhất. Nguyên tắc đồng nhất: Nguyên tắc đồng nhất cũng hiểu theo nghĩa tương đối. Ranh giới giữa các cấu trúc đồng nhất là nơi mà tính đồng nhất ở một mức độ nào đó, bắt đầu chuyển sang một hình thể cấu trúc khác. Nguyên tắc dị biệt: Khi mỗi đơn vị khí hậu được xác lập phải có thể tách ra khỏi hệ thống tương quan bởi những tính chất cá biệt thuộc về bản thể, không tìm thấy sự lặp lại ở bất kỳ hoàn cảnh nào khác.
  • 34. 27 Nguyên tắc khả tỷ: có thể so sánh, đối chiếu được với nhau, ý nghĩa khả tỷ có thể là thước đo tính hợp lý của hệ thống phân vị. 2.3.2. Phân tích về sƣ̣ khá c biệ t củ a khí hậu Tây Nguyên vớ i khu vƣ̣ c lân cậ n a) Chế độ nhiệt Căn cứ vào các đặc trưng tổng lượng nhiệt năm đã được tính toán Bảng 2.1 nhận thấy: Cùng một vĩ độ địa lý tương đương nhưng sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao của khu vực Tây Nguyên với khu vực lân cận thấy rất rõ ở gradient nhiệt độ duy trì khoảng 0,5- 0,60 C/100m. Tổng lượng nhiệt hàng năm khu vực Tây Nguyên ∑T(Năm) < 90000 C; Tổng lượng nhiệt năm khu vực lân cận ∑T(Năm) > 90000 C, có nơi xấp xỉ 100000 C. Nhiệt độ trung bình khu vực Tây Nguyên từ 21,4- 23,90 C, trong khi đó khu vực lân cận 25,4- 27,20 C. Như vậy, khu vực Tây Nguyên được xác định ranh ∑T(Năm) < 90000 C (tương đương với nhiệt độ trung bình 24,50 C). Bảng 2.2: Chênh lệch nhiệt độ, độ cao các điểm có vĩ độ tương đương Khu vực Tây Nguyên Địa điểm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m) T(0 C) Ttb(0 C) T(0 C) Đăk Tô 140 39’ 1070 50’ 620,4 8149,6 22,3 5,5 Kon Tum 140 21’ 1080 00’ 537,6 8643,7 23,7 5,0 Playcu 130 58’ 1080 01’ 778,9 7999,0 21,9 5,4 An Khê 130 57’ 1080 39’ 442,2 8629,3 23,6 6,3 Auynpa 130 23’ 1080 27’ 159,7 9431,8 25,8 6,0 Buôn Hồ 120 55’ 1080 16’ 707,2 8023,1 22,0 5,5 Ma Đrăk 120 44’ 1080 45’ 419,0 8714,0 23,9 5,9 Buôn Mê Thuật 120 40’ 1080 03’ 470,3 8697,0 23,8 4,9 Đăk Nông 120 00’ 1070 41’ 631,0 8250,2 22,6 3,6 Bảo Lộc 110 32’ 1070 49’ 840,4 7997,3 21,9 3,3 Đà Lạt 110 57’ 1080 27’ 1508,6 6558,9 18,0 3,5 Liên Khương 110 44’ 1080 25’ 939,3 7802,6 21,4 3,2 Lân cận Tây Nguyên Quảng Ngãi 150 07’ 1080 48’ 9,5 9517,0 26,1 7,4 Ba Tơ 140 46’ 1080 44’ 130,5 9258,8 25,4 6,7 Hoài Nhơn 140 28’ 1090 02’ 17,5 9554,0 26,2 6,8 Quy Nhơn 130 46’ 1090 13’ 4,8 9944,2 27,2 6,8 Tuy Hòa 130 05’ 1090 17’ 11,6 9716,0 26,6 6,0 Sơn Hòa 130 03’ 1080 59’ 38,6 9486,7 26,0 6,6 Nha Trang 120 13’ 1090 12’ 5,0 9887,2 27,1 5,4 Cam Ranh 110 55’ 1090 09’ 15,9 9870,6 27,0 4,6
  • 35. 28 Phan Rang 110 35’ 1080 59’ 6,5 9937,8 27,2 4,3 Phan Thiết 100 56’ 1080 06’ 10,0 9885,6 27,1 3,5 Hàm Tân 100 40’ 1070 46’ 12,0 9688,8 26,5 3,4 b) Chế độ mưa Mùa mưa khu vực Tây Nguyên khá dài từ 6 đến 8 tháng với ba vùng mưa khác biệt: Vùng núi phía bắc và cao nguyên phía đông băc kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng V kết thúc vào tháng X; Vùng bình nguyên và trung Tây Nguyên kéo dài 7 tháng từ khoảng tháng V đến tháng XI; Vùng cao nguyên phía nam và Tây nam từ khoảng cuối tháng III hoặc đầu tháng IV đến tháng XI. Trong khi đó mùa mưa của các khu vực lân cận có vĩ độ tương đương ngắn hơn phổ biến là từ 4 đến 5 tháng khu vực phía bắc duyên hải Nam Trung Bộ, bắt đầu khoảng tháng VIII hoặc tháng IX và kết thúc trong tháng XII; Riêng phía Đông Nam Bộ và phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng mùa mưa kéo dài 7 đến 8 tháng, bắt đầu khoảng tháng IV và kết thúc trong tháng XII: Nguyên nhân chính mùa mưa đến sớm ở phía bắc Quảng Ngãi- Đà Nẵng do đây là thời kỳ mưa tiểu mãn trong khoảng tháng IV- V hàng năm; còn phía Đông Nam Bộ là thời kỳ bắt đầu mùa gió mùa tây nam hoạt động. Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên tập trung chủ yếu trong các tháng VII- IX một số nơi VIII- X; Khu vực lân cận thời kỳ mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng IX- XI, một số nơi muộn hơn từ tháng X- XII. Bảng 2.3: Phân hóa lượng và mùa mưa các điểm có vĩ độ tương đương (mm) Địa điểm Mùa khô Mùa mƣa Ba tháng mƣa lớn ∑R (Năm) Thời kỳ ∑R (mùa) Thời kỳ ∑R (mùa) Thời kỳ ∑R (cao điểm) Khu vực Tây Nguyên Đăk Tô XI- IV 213,3 V- X 1623,6 VII, VIII, IX 1007,1 1836,9 Kon Tum XI- IV 137,5 V- X 1626,9 VII, VIII, IX 967,1 1833,5 Playcu XI- IV 202,2 V- X 1971,2 VII, VIII, IX 1215,4 2206,8 An Khê I- IV 109,0 V-XII 1429,5 IX, X, XI 833,4 1538,5 Auynpa XII- IV 104,2 V- XI 1183,2 VIII, IX, X 617,8 1287,4 Buôn Hồ XII- III 66,8 IV- XI 2083,6 VIII, IX, X 1091,5 2150,4
  • 36. 29 Ma Đrăk I- IV 194,8 V- XII 1878,2 IX, X, XI 1105,9 2073,0 Buôn Mê Thuật XI- IV 244,2 V- X 1641,8 VII, VIII, IX 920,7 1886,0 Đăk Nông XI- II 152,6 III- X 2418,2 VII, VIII, IX 1281,7 2570,8 Bảo Lộc XII- II 197,7 III- XI 2722,6 VII, VIII, IX 1296,0 2909,2 Đà Lạt XII- III 140,5 IV- XI 1681,9 VIII, IX, X 772,5 1814,4 Liên Khương XI- III 193,7 IV- X 1417,4 VIII, IX, X 694,8 1610,8 Khu vực lân cận Quảng Ngãi II- VII 361,9 VIII- I 2320,1 IX, X, XI 1701,0 2682,0 Ba Tơ II- IV 208,5 V- I 3455,0 X, XI, XII 2297,4 3654,3 Hoài Nhơn II- VII 313,2 VIII- I 1992,8 IX, X, XI 1490,6 2306,0 Quy Nhơn I- VII 401,4 VIII- XII 1640,6 IX, X, XI 1350,9 1868,0 Tuy Hòa I- VIII 425,7 IX- XII 1679,7 IX, X, XI 1462,9 2110,2 Sơn Hòa I- IV 130,8 V- XI 2165,5 IX, X, XI 1441,4 2315,1 Nha Trang I- VIII 399,1 IX- XII 1197,3 X, XI, XII 1020,7 1596,4 Cam Ranh I- VIII 372,0 IX- XII 924,4 IX, X, XI 778,0 1149,7 Phan Rang XI- VIII 417,5 IX- XI 521,8 IX, X, XI 521,8 939,5 Phan Thiết XI- IV 103,7 V- X 1031,7 V, VII, VIII 565,7 1135,4 Hàm Tân XI- III 150,0 IV- X 2020,6 VI, VII, VIII 1156,9 2178,6 c) Chế độ Ẩm - Nắng - Bốc hơi - Độ ẩm tương đối trung bình khu vực Tây Nguyên từ 77- 86%, trong đó có Kon Tum và Auynpa có độ ẩm < 80%, còn các nơi khác đều > 80%. Khu vực lân cận Tây Nguyên có độ ẩm thấp hơn duy trì từ 76- 85%, trong đó các nơi Quy Nhơn, Cam Ranh đến Phan Rang độ ẩm < 80%, các nơi khác > 80%. - Tây Nguyên có tổng giờ nắng từ 2000- 2500 giờ tương đối đồng đều trên toàn khu vực. Khu vực lân cận có số giờ nắng không đều: Từ Quảng Ngãi đến Tuy Hòa số giờ nắng từ 1950- 2450 giờ, từ Nha Trang trở vào đến Hàm Tân số giờ nắng từ 2500- 2900 giờ. - Tổng lượng bốc hơi <1000mm ở một số nơi Playcu, Đắk Nông, Đà Lạt; Các nơi khác duy trì từ 1000- 1500mm. Khu vực lân cận hầu hết các nơi đều có lượng bốc hơi cao từ 1000- 1800mm.
  • 37. 30 Bảng 2.4: Phân hóa ẩm- nắng- bốc hơi các điểm có vĩ độ tương đương Khu vực Tây Nguyên Khu vực lân cận Địa điểm Utb(%) Sh (giờ) Bh (mm) Địa điểm Utb(%) Sh (giờ) Bh (mm) Đăk Tô 81 2283,5 1006,8 Quảng Ngãi 83 2083,4 1080,7 Kon Tum 77 2444,7 1445,3 Ba Tơ 85 1963,5 785,0 Playcu 83 2429,2 992,4 Hoài Nhơn 83 2275,3 1053,4 An Khê 83 2355,0 1293,6 Quy Nhơn 78 2384,1 1318,5 Auynpa 79 2383,2 1542,2 Tuy Hòa 81 2448,9 1369,4 Buôn Hồ 85 2407,5 1034,5 Sơn Hòa 82 2215,7 1437,5 Ma Đrăk 82 2168,9 1224,6 Nha Trang 79 2517,9 1462,0 Buôn Mê Thuật 81 2494,7 1404,7 Cam Ranh 76 2634,6 1795,5 Đăk Nông 84 2294,5 925,0 Phan Rang 76 2839,8 1775,7 Bảo Lộc 85 2028,8 1073,5 Phan Thiết 80 2802,2 1367,9 Đà Lạt 86 2091,4 897,1 Hàm Tân 82 2700,9 1350,1 Liên Khương 80 2330,0 1148,9 2.3.3. Phân tích về phân hóa khí hậu nội vùng Tây Nguyên a) Nhiệt độ Tây Nguyên được thừa hưởng nguồn năng lượng bức xạ mặt trời phong phú vùng vĩ độ thấp với lượng nhiệt dồi dào, tuy nhiên chịu sự chi phối mạnh của hoàn lưu gió mùa và độ cao địa hình là rất đặc trưng. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Tây Nguyên hầu hết các nơi duy trì khoảng 21,4- 24,40 C; Đặc biệt một số nơi như vùng thung lũng thấp hút gió nhiệt độ trung bình 25,80 C (Auynpa) và một số nơi nhiệt độ lại xuống rất thấp do quá trình giảm nhiệt theo địa hình 18,00 C như Đà Lạt. Quy luật nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa hình với gradient vào khoảng 0,5-0,60 C/100m (Bảng 2.4). Tương ứng với nhiệt độ trung bình năm là tổng lượng nhiệt của Tây Nguyên nằm phổ biến trong khoảng từ 7800- 86000 C. Giống như nhiệt độ, sự phân bố của tổng nhiệt trung bình năm cũng thay đổi theo độ cao. Vùng thung lũng và núi thấp có tổng nhiệt trung bình năm lớn hơn 86000 C đến dưới 95000 C, lên cao trên 2000m trị số giảm xuống khoảng xấp xỉ 65000 C (Đà Lạt).
  • 38. 31 Do nằm ở vùng vĩ độ thấp mùa hè chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam, mùa đông chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc nên biên độ năm của nhiệt độ trung bình không lớn phổ biến từ 3,2- 6,00 C. Cực đại nhiệt độ quan trắc được trong tháng IV với nhiệt độ cao nhất trung bình tư 27,4- 31,60 C (riêng Đà Lạt là 23,30 C) còn cực tiểu quan trắc được vào tháng I với nhiệt độ thấp nhất trung bình 17,5- 21,90 C (riêng Đà Lạt là 14,60 C). Chế độ nhiệt phân hoá theo mùa mưa là chủ yếu. Các tháng có nhiệt độ trung bình duy trì xấp xỉ 200 C chỉ xảy ra trong các tháng I và XII ở những nơi có độ cao khoảng 500m trở lên do quá trình giảm nhiệt do độ cao địa hình vào các tháng chính mùa đông. Khi mùa mưa bắt đầu thì nền nhiệt độ khu vực giảm hẳn từ khoảng tháng V- XI hàng năm. Giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khu vực Tây Nguyên phổ biến từ 35,0- 40,70 C (trừ một số nơi độ cao > 800m như vùng cao nguyên Đà Lạt- Bảo Lộc- Liên Khương). Thời gian xuất hiện giá trị tối cao tuyệt đối thường chỉ xảy ra vào thời kỳ từ cuối tháng III đến giữa tháng V, đây là thời kỳ bắt đầu mùa mưa ở khu vực này. Sau tháng V xu thế nhiệt độ giảm dần theo mùa mưa đến cuối tháng XII sang đầu tháng I hàng năm nền nhiệt độ khu vực giảm mạnh mẽ, kèm theo các đợt không khí lạnh mạnh từ phía bắc di chuyển tới nên thời gian này là thời kỳ nhiệt độ hạ thấp nhất trong năm. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan sát được khu vực Tây Nguyên thấp nhất từ 3,3- 7,50 C, thông thường từ 8,0- 11,00 C. Nhìn chung khu vực Tây Nguyên có một nền nhiệt độ ôn hòa, không quá cao trong mùa hạ, không quá thấp trong mùa đông phù hợp với điều kiện nhiệt đới núi cao rất thuận lợi cho việc phát triển điều kiện tự nhiên đối với loại cây trồng có tính chất phù hợp nhiệt đới. Bảng 2.5: Đặc trưng khí hậu các trạm khu vực Tây Nguyên Đặc trƣng Ttb (0 C) ∑R (mm) ∑Bh (mm) ∑Sh (giờ) ∑T (0 C) T (0 C) Txtb (0 C) Tmtb (0 C) Playcu 21,9 2206,8 992,4 2429,2 7999,0 5,4 27,7 18,2 Yaly 23,1 1727,1 1389,3 1389,3 8419,0 5,4 30,6 18,7 Đắc Tô 22,3 1836,9 1006,8 2283,5 8149,6 5,5 28,6 18,2 Kon Tum 23,7 1833,5 1445,3 2444,7 8643,7 5,0 29,7 19,6 An Khê 23,6 1538,5 1293,6 2355,0 8629,3 6,3 28,6 20,5 Auynpa 25,8 1287,4 1542,2 2383,2 9431,8 6,0 31,6 21,9 Eahleo 22,3 1796,9 1124,9 2361,4 8158,8 5,0 27,5 19,2
  • 39. 32 Buôn Hồ 22,0 2150,4 1034,5 2407,5 8023,1 5,5 27,1 19,0 Đắk Min 22,6 1772,1 995,4 2058,6 8250,1 4,8 27,7 19,6 Ma Đrăk 23,9 2073,0 1224,6 2168,9 8714,0 5,9 28,9 20,7 Buôn Mê Thuật 23,8 1886,0 1404,7 2494,7 8697,0 4,9 29,7 20,3 Đắc Nông 22,6 2570,8 925,0 2294,5 8250,2 3,6 29,1 18,7 Lắk 24,4 2043,4 1231,9 2296,9 8904,8 4,5 30,0 20,8 Bảo Lộc 21,9 2909,2 1073,5 2028,8 7997,3 3,3 27,6 18,3 Đà Lạt 18,0 1814,4 897,1 2091,4 6558,9 3,5 23,3 14,6 Liên Khương 21,4 1610,8 1148,9 2330,0 7802,6 3,2 27,4 17,5 Do có lượng bức xạ phong phú nên Tây Nguyên có nền nhiệt độ khá cao. Ở các vùng thấp, nhiệt độ trung bình năm đều trên 230 C, tổng nhiệt độ năm đều trên 80000 C, vượt quá tiêu chuẩn nhiệt đới. Chỉ có một số nơi nhiệt độ ≤ 200 C chỉ khoảng 2 tháng. So với các nơi cùng vĩ tuyến thì trên cùng địa cao địa lý, nhiệt độ ở Tây Nguyên thấp hơn phổ biến từ 2,2- 5,00 C. Biến trình năm nhiệt độ Tây Nguyên khá đồng nhất trong toàn khu vực với một đỉnh cực đại trong tháng IV và cực tiểu trong các tháng I, XII hàng năm. Biến trình nhiệt độ không có sự biến thiên đột ngột về giá trị với biên độ không lớn.
  • 40. 33 Đắk Tô 1982- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Kon Tum 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Playcu 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb An Khê 1980- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Hình 2.2: Biến trình nhiệt các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê Auynpa 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Buôn Hồ 1982- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Ma Đrắk 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Buôn Mê Thuật 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Hình 2.3: Biến trình nhiệt các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật
  • 41. 34 Đắk Nông 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Bảo Lộc 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Đà Lạt 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Liên Khương 1978- 2010 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng 0 C Txtb Ttb Tmtb Hình 2.4:Biến trình nhiệt các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà lạt, Liên Khương b) Mưa Lượng mưa năm của các nơi thuộc Tây Nguyên nhìn chung là khá lớn phổ biến từ 1700- 3000mm. Đặc biệt một số nơi mưa rất ít là vùng thung lũng thấp hút gió thường bị ảnh hưởng của hiệu ứng phơn thuộc phía đông của dãy Trường Sơn 1280- 1540mm (khu vực đèo An Khê và thung lũng Auynpa); Ngoài ra lượng mưa thấp còn xuất hiện ở vùng núi có độ cao >1500m nơi đây độ dầy của mây đối lưu gió mùa khó phát phát triển đến. Nhìn chung lượng mưa khu vực Tây Nguyên phân bố rất không đồng đều giữa các khu vực và ngay trong một vùng nhỏ, lượng mưa cũng phụ thuộc chặt chẽ điều kiện địa lý ngoài ra còn cục bộ theo địa hình. Chẳng hạn, lượng mưa lớn thường tập trung ở các khu vực giáp với phía Đông và Nam Bộ như Cao Nguyên Đắk Nông, Bảo Lộc; lượng mưa thấp hơn thường tập trung phía bắc Tây Nguyên và vùng giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ.
  • 42. 35 Bảng 2.6: Đặc điểm phân hóa mùa mưa khu vực Tây Nguyên Bảng 2.7: Thời kỳ mưa lớn khu vực Tây Nguyên Đặc trƣng Mùa khô Mùa mƣa Mƣa năm ∑R (mm) Thời kỳ ∑R (mm) Tỷ trọng (%) Thời kỳ ∑R (mm) Tỷ trọng (%) Playcu XI - IV 202,2 9,3 V - X 1971,2 90,7 2206,8 Yaly XI - IV 187,8 10,9 V - X 1539,3 89,1 1727,1 Đắc Tô XI - IV 213,3 11,6 V - X 1623,6 88,4 1836,9 Kon Tum XI - IV 137,5 7,8 V - X 1626,9 92,2 1833,5 An Khê I - IV 109,0 7,1 V-XII 1429,5 92,9 1538,5 Auynpa XII - IV 104,2 8,1 V- XI 1183,2 91,9 1287,4 Eahleo XII - IV 137,0 7,6 V- XI 1660,0 92,4 1796,9 Buôn Hồ XII - III 66,8 3,1 IV - XI 2083,6 96,9 2150,4 Đắk Min XI - III 177,3 10,0 IV - X 1594,8 90,0 1772,1 Ma Đrăk I - IV 194,8 9,4 V - XII 1878,2 90,6 2073,0 Buôn Mê Thuật XI - IV 244,2 12,9 V - X 1641,8 87,1 1886,0 Đắc Nông XI - II 152,6 5,9 III - X 2418,2 94,1 2570,8 Lắk XII - IV 135,4 6,6 V - XI 1908,0 93,4 2043,4 Bảo Lộc XII - II 197,7 7,0 III - XI 2722,6 93,0 2909,2 Đà Lạt XII - III 140.,5 7,7 IV - XI 1681,9 92,3 1814,4 Liên Khương XI - III 193,7 12,0 IV - X 1417,4 88,0 1610,8 Đặc trƣng Ba tháng mƣa lớn Tháng cao điểm Thời kỳ ∑R (mm) Tỷ trọng (%) Thời kỳ ∑R (mm) Tỷ trọng (%) Playcu VII, VIII, IX 1215,4 55,9 VIII 470,4 21,6 Yaly VII, VIII, IX 985,1 57,0 VIII 367,7 21,3 Đắc Tô VII, VIII, IX 1007,1 54,8 VIII 415,3 22,6 Kon Tum VII, VIII, IX 967,1 54,8 VIII 346,1 19,6 An Khê IX, X, XI 833,4 54,2 X 346,1 22,5 Auynpa VIII, IX, X 617,8 48,0 IX 236,0 18,3
  • 43. 36 Nếu coi ranh giới mùa mưa R ≥ 100mm, thì mùa mưa khu vực Tây Nguyên kéo dài phổ biến khoảng 6 tháng bắt đầu từ khoảng tháng V- X hàng năm; thời gian còn lại từ XI đến IV năm sau là mùa khô. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm địa hình của mỗi vùng thì mùa mưa lại có những khác biệt đáng kể: Chẳng hạn các khu vực núi thấp giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ và thung lũng thấp mùa mưa kéo dài 7 tháng bắt đầu từ tháng V nhưng kết thúc chậm hơn một tháng khoảng tháng XI; Vùng giáp gianh miền Đông Nam Bộ mùa mưa kéo dài 8, có khi đến 9 tháng bắt đầu sớm hơn ở cuối tháng III hoặc đầu tháng IV và kết thúc trong tháng X hoặc tháng XI. Thời gian mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng từ VII- IX, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII. Điều này phù hợp với sự phân bố mưa khu vực nửa phía Tây Cao Nguyên. Những vùng thung lũng phía đông thời kỳ mưa lớn đã bị chậm đi từ một đến hai tháng và tháng mưa lớn nhất cũng đã dịch về khoảng tháng IX- X hàng năm. Tỷ trọng lượng mưa khu vực Tây Nguyên phân bố rất không đều, mùa mưa rất lớn chiếm từ 87- 94% lượng mưa năm vượt qua ngưỡng thừa ẩm, chỉ còn từ 6- 13% lượng mưa kéo dài trong 6 tháng mùa khô và luôn ở tình trạng khô hạn và thiếu nước. Chỉ riêng ba tháng mưa lớn lượng mưa phổ biến từ 600- 1300mm (chiếm 42- 57% lượng mưa năm), tháng cao điểm đạt xấp xỉ 500mm. Trong khi các tháng mùa khô hầu như không có mưa hoặc mưa với lượng rất ít <10mm có khi kéo Eahleo VII, VIII, IX 1013,2 56,4 VIII 393,1 21,9 Buôn Hồ VIII, IX, X 1091,5 50,8 VIII 510,7 23,7 Đắk Min VII, VIII, IX 801,2 45,2 IX 280,1 15,8 Ma Đrăk IX, X, XI 1105,9 53,3 XI 480,2 23,2 Buôn Mê Thuật VII, VIII, IX 920,7 48,8 VIII 333,5 17,7 Đắc Nông VII, VIII, IX 1281,7 49,9 VIII 471,0 18,3 Lắk VII, VIII, IX 1010,3 49,4 VIII 394,0 19,3 Bảo Lộc VII, VIII, IX 1296,0 43,7 VIII 505,4 16,7 Đà Lạt VIII, IX, X 772,5 42,4 IX 272,8 15,0 Liên Khương VIII, IX, X 694,8 43,1 IX 261,9 16,3
  • 44. 37 dài đến vài tháng. Đây là một điểm rất không thuận lợi trong công tác chống lũ và úng lụt trong mùa mưa và chống hạn trong mùa khô của khu vực. Như vậy, phân bố không gian của lượng mưa khu vực Tây Nguyên có sự phân hóa rất rõ theo địa hình với hai xu thế Tây- Đông và Tây- Nam, cả về lượng và thời gian. Trung bình thì trong một năm ở các nơi thuộc Tây Nguyên có từ 143- 199 ngày mưa. Số ngày mưa của mùa mưa từ 122- 179 ngày. Số ngày mưa của cả mùa khô chỉ tương đương với một tháng cao điểm trong mùa mưa khoảng từ 18- 34 ngày. Số ngày mưa lớn nhất ở Bảo Lộc là 199 ngày, thấp nhất ở Auynpa 143 ngày. Trong các tháng mùa khô số ngày mưa < 5 ngày là khá phổ biến, đặc biệt một số nơi tháng I cả tháng không có ngày nào có mưa như Kon Tum; Trong các tháng mùa mưa số ngày mưa > 20 ngày cũng khá phổ biến (xem Bảng 2.7). Bảng 2.8: Đặc điểm phân hóa thời gian mưa khu vực Tây Nguyên Trên thực tế số ngày mưa ở Tây Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến lượng mưa trong mùa. Nếu trong tháng liên tiếp nhiều ngày có lượng mưa lớn với cường độ từ 50- 100mm/mỗi đợt, thì tình hình lũ lụt, sạt sở đất trở nên rất nghiêm trọng, nhất là ở những vùng núi cao, sông có độ dốc lớn tốc độ truyền lũ nhanh. Đặc trƣng Mùa khô Mùa mƣa Tháng lớn nhất ∑nR (Năm) Thời kỳ Số ngày Thời kỳ Số ngày Thời kỳ Số ngày Playcu XI- IV 23 V- X 135 VIII 27 158 Đắc Tô XI- IV 28 V- X 129 VIII 27 157 Kon Tum XI- IV 21 V- X 128 VIII 26 149 An Khê I- IV 23 V- XII 122 X 19 145 Auynpa XII- IV 20 V- XI 123 VIII 21 143 Buôn Hồ XII- III 18 IV- XI 150 VIII 25 168 Ma Đrăk I- IV 34 V- XII 152 X 23 186 Buôn Mê Thuật XI- IV 30 V- X 130 VIII 25 160 Đắc Nông XI- II 21 III- X 175 VIII 28 196 Bảo Lộc XII- II 20 III- XI 179 VIII 26 199 Đà Lạt XII- III 19 IV- XI 168 VIII 25 187 Liên Khương XI- III 19 IV- X 129 VIII 22 148
  • 45. 38 Nếu coi mùa mưa là thời gian mà lượng mưa các tháng đều trên 100mm, còn mùa khô là thời gian lượng mưa các tháng nhỏ hơn 100mm, thì ở Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6- 7 tháng, mùa khô kéo dài 5- 6 tháng còn lại trong năm. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hạ, là thời gian thường có sự hoạt động của những khối không khí nóng ẩm và nhiều dông bão. Lượng mưa mùa mưa ở Tây Nguyên cao nhất lên đến xấp xỉ 3000mm (Bảo Lộc), thấp nhất xấp xỉ 1300mm (Auynpa). Lượng mưa mùa mưa chiếm 87- 94% lượng mưa năm, càng vào giữa mùa lượng mưa càng lớn. Biến trình mưa năm của Tây Nguyên phổ biến thể hiện một đỉnh, một số nơi phía bắc và giáp ranh duyên hải Nam Trung Bộ có thêm một đỉnh phụ. Do ảnh hưởng của đợt mưa tiểu mãn trong khoảng tháng IV- V, đây là thời kỳ tranh chấp giữa hai đợt gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Đắk Tô 1982- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Kon Tum 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Playcu 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm An Khê 1980- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Hình 2.5:Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê
  • 46. 39 Auynpa 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Buôn Hồ 1982- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Ma Đrắk 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Buôn Mê Thuật 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Hình 2.6: Biến trình năm lượng mưa các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật Đắk Nông 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Bảo Lộc 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Đà Lạt 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Liên Khương 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Hình 2.7: Biến trình năm lượng mưa các trạm Đắk Nông, Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương
  • 47. 40 c) Ẩm- Nắng- Bốc hơi Phân bố ẩm: Ẩm và mưa có quan hệ tương đối chặt chẽ. Nhìn chung những nơi mưa nhiều, đều có độ ẩm lớn hơn những nơi mưa ít. Độ ẩm tương đối trung bình ở các nơi thuộc Tây Nguyên từ 77- 86%, trong các tháng mùa mưa độ ẩm lớn từ 80- 91%, các tháng mùa khô độ ẩm duy trì 68- 75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất từ 56- 64%. Bảng 2.9: Đặc trưng ẩm độ không khí khu vực Tây Nguyên Địa điểm Utb(%) Umin(%) Sh (giờ) Bh (mm) Đăk Tô 81 58 2283,5 1006,8 Kon Tum 77 56 2444,7 1445,3 Playcu 83 61 2429,2 992,4 An Khê 83 64 2355,0 1293,6 Auynpa 79 60 2383,2 1542,2 Buôn Hồ 85 63 2407,5 1034,5 Ma Đrăk 82 63 2168,9 1224,6 Buôn Mê Thuật 81 59 2494,7 1404,7 Đăk Nông 84 57 2294,5 925,0 Bảo Lộc 85 60 2028,8 1073,5 Đà Lạt 86 63 2091,4 897,1 Liên Khương 80 58 2330,0 1148,9 Phân bố số giờ nắng: Được thừa hưởng nguồn năng lượng dồi dào từ mặt trời do vị trí địa lý khu vực Tây Nguyên nằm ở vùng vĩ độ thấp. Hàng năm số giờ nắng khu vực Tây Nguyên đạt từ 2000- 2500 giờ, tương đối đồng đều trên toàn khu vực. Số giờ nắng bị chi phối rất lớn bởi mùa mưa ở Tây Nguyên. Chẳng hạn, số giờ nắng bị suy giảm đi trong các tháng mùa mưa, tuy nhiên không xuống quá thấp mà vẫn đạt từ 120- 150 giờ/tháng. Hình 2.14 cho thấy số giờ nắng khu vực Tây Nguyên hầu hết cực đại thường xảy ra từ tháng II- IV hàng năm, sau đó giảm dần theo mùa mưa thấp nhất khoảng từ tháng VIII- IX, một số nơi cực tiểu lại lùi dần về các tháng cuối năm như An Khê, Auynpa, Ma Đrắk.
  • 48. 41 Đắk Tô 1982- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Kon Tum 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Playcu 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ An Khê 1984- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Hình 2.8: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê Auynpa 1982- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Buôn Hồ 1982- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Ma Đrắk 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Buôn Mê Thuật 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Hình 2.9: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật
  • 49. 42 Đắk Nông 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Bảo Lộc 1978- 2010 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Đà Lạt 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Liên Khương 1978- 2010 50 100 150 200 250 300 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Giờ Hình 2.10: Biến trình tổng số giờ nắng các trạm Đắk Nông,Bảo Lộc, Đà Lạt, Liên Khương Lƣợng bốc hơi: Lượng bốc hơi có liên quan với nhiều yếu tố khí hậu, nhiệt, ẩm, gió,…và nhiều điều kiện tự nhiên khác. Nhìn chung lượng bốc hơi ở Tây Nguyên tương đối lớn từ khoảng 900- 1500mm. Mùa khô thời kỳ ít mưa nhiệt độ cao, nắng nhiều, độ lệch bão hòa lớn, nên có độ bốc hơi lớn, lớn nhất vào tháng III và IV. Lượng bốc hơi lớn nhất quan sát được > 200mm trong tháng III tại Kon Tum và Buôn Mê Thuật. Trong những tháng mùa mưa do lượng mây nhiều số ngày mưa kéo dài nên độ lệch bão hòa nhỏ, mức độ bốc hơi giảm đi rõ rệt. Tổng lượng bốc hơi trong những tháng cao điểm của mùa mưa chỉ còn 40- 60mm. Biến trình phổ biến một cực đại xảy ra trong tháng III- IV, cực tiểu xảy ra trong tháng VIII- IX. Biên trình một số nơi khác biệt như An Khê cực đại trong tháng IV, cực tiểu trong tháng XI, dịch 1 tháng so với xu thế chung; Ma Đrắk cực đại trong tháng VIII, cực tiểu trong tháng XI.
  • 50. 43 Đắk Tô 1982- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Kon Tum 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Playcu 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm An Khê 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Hình 2.11: Biến trình bốc hơi năm trạm Đắk Tô, Kon Tum, Playcu, An Khê Auynpa 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Buôn Hồ 1982- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Ma Đrắk 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Buôn Mê Thuật 1978- 2010 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng mm Hình 2.12: Biến trình bốc hơi năm trạm Auynpa, Buôn Hồ, Ma Đrắk, Buôn Mê Thuật