SlideShare a Scribd company logo
1 of 138
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC THẢI
NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ
CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Liêu
MSSV: 1311090314 Lớp: 13DMT03
TP. Hồ Chí Minh, 2017
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong đồ án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đồ án của mình. Trường đại học Công Nghệ TP.HCM không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu
có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Để đồ án tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Thái Văn Nam, giảng
viên Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường - Trường đại học Công Nghệ TP.HCM người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đồ án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đại học Công Nghệ
TP.HCM, các thầy cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường nói riêng đã dạy dỗ cho
tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp tôi có
được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án
tốt nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
4. MỤC TIÊU..............................................................................................................3
4.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................3
4.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3
5. NỘI DUNG.............................................................................................................4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...........................................4
7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4
7.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................5
8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................6
1.1. Tổng quan về rác thải nhà bếp .............................................................................6
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................................6
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại rác thải nhà bếp.........................................................6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ii
1.1.3. Tính chất của rác thải nhà bếp [22] .................................................................7
1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp hiện nay [16] ...............................11
1.2. Tổng quan về Giun Quế và một số chế phẩm sinh học......................................15
1.2.1. Tổng quan về Giun Quế ..................................................................................15
1.2.2. Một số chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ...........................................27
1.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ ......................................................................31
1.4. Các nghiên cứu có liên quan..............................................................................34
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................38
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................................39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................51
3.1. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của Giun Quế........51
3.2. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của chế phẩm sinh
học EMUNIV............................................................................................................68
3.3. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp Giun Quế
và Chế phẩm sinh học EMUNIV ..............................................................................85
3.4. So sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp của 3 thí nghiệm..............................100
3.4.1. So sánh thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua 3 thí nghiệm ...................100
3.4.2. So sánh hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm với
nhau.........................................................................................................................101
3.5. Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp phù hợp.........................102
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...................................................................................107
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
1 ANOVA Phân tích phương sai Analysis Of Variance
2 CHC Chất hữu cơ
3 CS Cộng sự
4 ĐHQG Đại học quốc gia
5 EMUNIV Vi sinh vật hữu hiệu + Đại học
tổng hợp
Effective Microorga-
nism + Univercity
6 KH & CN Khoa học và công nghệ
7 LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ Least Significant
Difference
8 SD Độ lệch chuẩn Standard Deviation
9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
10 TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
11 VSV Vi sinh vật
12 WB Ngân hàng thế giới World Bank
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại rác thải nhà bếp theo thành phần hữu cơ và vô cơ .....................7
Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp.............12
Bảng 1.3: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt Giun Quế và một số thức ăn
chăn nuôi thông thường.............................................................................................19
Bảng 1.4: Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia súc gia cầm.....21
Bảng 1.5: So sánh một số chế phẩm sinh học...........................................................29
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu cơ chế biến từ chất
thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ............32
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp quy mô hộ gia đình........................40
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các nhà hàng tiệc cưới..............41
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các chung cư.............................41
Bảng 2.4: Phân loại thành phần dinh dưỡng trong rác thải nhà bếp hữu cơ.............42
Bảng 2.5: Số thứ tự của các thùng thí nghiệm chứa các công thức khác nhau.........43
Bảng 2.6: Các thùng xốp được sắp xếp theo kết quả rút thăm ngẫu nhiên...............44
Bảng 2.7: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu...................................................49
Bảng 3.1: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của
Giun Quế qua thời gian.............................................................................................51
Bảng 3.2: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.53
Bảng 3.3: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi....55
Bảng 3.4: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi...............57
Bảng 3.5: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.........59
Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm hàm lượng chất hữu cơ khi xử lý rác bằng Giun Quế
qua các ngày theo dõi................................................................................................61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vi
Bảng 3.7: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý..................62
Bảng 3.8: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế qua
các ngày theo dõi.......................................................................................................63
Bảng 3.9: Hàm lượng Cacbon (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý..............64
Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua
các ngày theo dõi.......................................................................................................65
Bảng 3.11: Hàm lượng Nitơ (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng
Giun Quế ...................................................................................................................66
Bảng 3.12: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà
bếp với sự tham gia của Giun Quế............................................................................67
Bảng 3.13: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của
chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian..............................................................68
Bảng 3.14: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày
...................................................................................................................................70
Bảng 3.15: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày
...................................................................................................................................72
Bảng 3.16: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày..........74
Bảng 3.17: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ....76
Bảng 3.18: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm
EMUNIV qua các ngày theo dõi...............................................................................78
Bảng 3.19: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng
Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................79
Bảng 3.20: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV
qua các ngày theo dõi................................................................................................80
Bảng 3.21: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng
chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vii
Bảng 3.22: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV
qua các ngày theo dõi................................................................................................82
Bảng 3.23: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng
Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................83
Bảng 3.24: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà
bếp với sự tham gia của chế phẩm EMUNIV ...........................................................84
Bảng 3.25: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp
Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian ........................................85
Bảng 3.26: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm
EMUNIV...................................................................................................................86
Bảng 3.27: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV
...................................................................................................................................88
Bảng 3.28: Độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ......90
Bảng 3.29: Biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV 92
Bảng 3.30: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và
chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ..............................................................94
Bảng 3.31: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết
hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV......................................................................95
Bảng 3.32: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................95
Bảng 3.33: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp
Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.............................................................................96
Bảng 3.34: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................97
Bảng 3.35: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp
Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.............................................................................98
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
viii
Bảng 3.36: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà
bếp với sự tham gia kết hợp của Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.........................99
Bảng 3.37: Thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua các thí nghiệm.....................100
Bảng 3.38: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm............101
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giun Quế...................................................................................................15
Hình 1.2: Hình thái cấu tạo của Giun Quế................................................................17
Hình 1.3: Nuôi giun trong khây, chậu.......................................................................25
Hình 1.4: Nuôi giun trên đồng ruộng có mái che......................................................25
Hình 1.5: Nuôi giun trên đồng ruộng không có mái che...........................................26
Hình 1.6: Nuôi giun trong nhà với quy mô công nghiệp ..........................................27
Hình 2.1: Quá trình đục lỗ chuẩn bị thùng thí nghiệm .............................................38
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu đề tài.............................................................................39
Hình 2.3: Giun Quế khỏe mạnh được lựa chọn cho thí nghiệm ...............................43
Hình 2.4: Các bước tiến hành thí nghiệm 1 ..............................................................45
Hình 2.5: Các bước tiến hành thí nghiệm 2 ..............................................................47
Hình 2.6: Các bước tiến hành thí nghiệm 3 ..............................................................48
Hình 3.1: Kết quả giun phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức ..............................52
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế ......54
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế .........56
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế .........................58
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............60
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............62
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế ..........64
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế ...............66
Hình 3.9: Kết quả chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức.....69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
x
Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm
EMUNIV...................................................................................................................71
Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm
EMUNIV...................................................................................................................73
Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ......75
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV
...................................................................................................................................77
Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV
...................................................................................................................................79
Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng chế phẩm
EMUNIV...................................................................................................................81
Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV
...................................................................................................................................83
Hình 3.17: Kết quả Giun Quế và chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác ở các công thức
...................................................................................................................................86
Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế
và chế phẩm EMUNIV..............................................................................................87
Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và
chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................89
Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm
EMUNIV...................................................................................................................91
Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV.........................................................................................................93
Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................94
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
xi
Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và
chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ..............................................................96
Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV.........................................................................................................98
Hình 3.25: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình và các khu
chung cư ..................................................................................................................103
Hình 3.26: Mô hình xử lý rác thải nhà bếp đối với quy mô hộ gia đình và chung cư
.................................................................................................................................104
Hình 3.27: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô nhà hàng – Tiệc cưới.....105
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia, chúng
mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh hiện đại và cũng chính nó đã làm
cho cuộc sống chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn, môi trường ngày càng bị ô nhiễm
từ ô nhiễm đất, nước, không khí đến cả ô nhiễm tiếng ồn. Một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm đó là rác.
Rác là hiểm họa của môi trường nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết
tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ đặc
biệt là rác thải nhà bếp có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một
dạng nguyên liệu thô có thể biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu
cơ thiết yếu vào môi trường.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác của cư
dân thành thị thải ra sẽ là 2.2 tỷ tấn/năm - tăng 70 % so với mức 1.3 tỷ tấn hiện nay,
trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205
tỷ USD ở thời điểm hiện tại [24].
Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý rác đã trở thành một đề tài nóng bỏng bởi
lượng rác sinh ra quá nhiều khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Dự kiến đến
năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày mà khả năng xử lý
ngày một giảm đi bởi công nghệ lạc hậu chủ yếu là chôn lấp [25]. Hình thức chôn
lấp gặp quá nhiều khuyết điểm vừa tốn diện tích đất, vừa ô nhiễm nguồn nước do
nước rỉ rác. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và
môi trường.
Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một
năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ
Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2
để xử lý [30]. Với số tiền quá lớn để bỏ ra xử lý, nước ta đã lãng phí một tài nguyên
vô cùng quý giá đó là rác. Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhà bếp có chứa
một hàm lượng lớn chất hữu cơ nếu biết xử lý đúng cách nó sẽ trở thành một loại
phân rất tốt cho cây trồng. Dùng Giun Quế và các chế phẩm sinh học là một phương
pháp có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà, bên cạnh đó Giun Quế còn là thức ăn ưa
thích của nhiều loại gia cầm và cá…
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng phân hủy
rác thải của Giun Quế song vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Lượng rác thải
có chứa đạm và lipid được giun phân hủy rất chậm, nhiệt độ cao có thể làm giun bị
chết, thời gian để phân hủy rác thải còn khá lâu. Nếu chỉ sử dụng chế phẩm thì cần
thêm quá trình đảo trộn và chất lượng phân sau ủ không tốt bằng phân Giun Quế ở
một số chỉ tiêu về chất lượng: C/N, các nguyên tố đa lượng, vi lượng …Vì vậy mà
quá trình nghiên cứu được chia ra làm 3 thí nghiệm: Chỉ sử dụng Giun Quế, chỉ sử
dụng chế phẩm và kết hợp cả hai với nhau.
Nghiên cứu này sẽ đi sâu so sánh khả năng phân hủy rác thải nhà bếp của
Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV nhằm giảm thời gian thu gom, phân loại
rác, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, đặc biệt việc nuôi Giun Quế là một
công nghệ đơn giản không đòi hỏi trình độ vận hành hay kĩ thuật cao như những
phương pháp xử lý khác.
Vì những lý do trên, mà đề tài “NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ
RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ CHẾ
PHẨM SINH HỌC EMUNIV” được đề xuất nhằm hạn chế những mặt tiêu cực mà
rác thải gây ra nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rác thải nhà bếp
- Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm khảo sát: Các hộ gia đình, các nhà hàng tiệc cưới, các khu chung cư khu
vực quận Gò Vấp, Quận 12.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 - 2017 đến tháng 7 – 2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Tổ 10, khu phố 1, phường An Phú Đông, Quận 12,
TP.HCM ; Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm
– Môi trường, trường Đại học Công Nghệ TP. HCM.
4. MỤC TIÊU
4.1. Mục tiêu chung
So sánh để tìm ra phương pháp xử lý rác thải nhà bếp hiệu quả nhất bằng
phương pháp sinh học, để đưa vào thực tế với những ưu điểm nổi bật là không cần
thêm hóa chất và không làm phức tạp thêm các tính chất của môi trường, vừa đạt
mục tiêu xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, vừa đảm bảo các giá
trị về mỹ quan, kinh tế…góp phần bảo vệ cộng đồng
4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu về thành phần, tính chất của rác thải nhà bếp, Giun Quế và
chế phẩm sinh học EMUNIV.
Mục tiêu 2: So sánh được thời gian và khả năng phân hủy các thành phần khác nhau
của rác thải nhà bếp của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV dựa trên các mô
hình thí nghiệm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4
Mục tiêu 3: Đề xuất được quy trình và mô hình thích hợp để sản xuất phân hữu cơ
từ rác thải nhà bếp.
5. NỘI DUNG
 Tổng hợp thu thập các tài liệu có liên quan về rác thải nhà bếp, Giun Quế và
chế phẩm sinh học.
 Thiết lập mô hình so sánh khảo sát nhiệt độ, độ ẩm, độ sụt lún…
 Đánh giá chất lượng sản phẩm, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như: Các
nguyên tố đa lượng, vi lượng, tỷ lệ C/N, độ pH, hệ thống vi sinh vật…
 Đánh giá so sánh hiệu quả giữa các mô hình về thời gian, chất lượng, kinh tế,
môi trường.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu
 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
 Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Phương pháp thiết lập mô hình xử lý
 Phương pháp theo dõi và kiểm soát thí nghiệm
 Phương pháp phân tích mẫu
 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày một cách cụ thể trong chương 2
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
7.1. Ý nghĩa khoa học
 Nghiên cứu so sánh về khả năng phân hủy chất hữu cơ của chế phẩm
EMUNIV và Giun Quế làm cơ sở để chọn ra phương pháp xử lý rác thải nhà
bếp tốt nhất.
 Làm tiền đề cho các nghiên cứu so sánh tiếp theo.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá, so sánh được khả năng phân hủy chất hữu cơ của Giun Quế và chế
phẩm EMUNIV, chọn ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
- So sánh được thời gian và hiệu quả xử lý.
- Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp theo quy mô hộ gia đình.
8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này đi sâu phân tích khả năng xử lý rác thải nhà bếp có thành phần tỷ
lệ các chất hữu cơ khác nhau của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV.
So sánh được tốc độ phân hủy các chất hữu cơ có tỷ lệ khác nhau, với các tác
nhân phân huỷ khác nhau trong rác thải nhà bếp. Từ đó có thể lựa chọn được
phương pháp xử lý tối ưu và đề xuất được mô hình xử lý rác thải nhà bếp một cách
hiệu quả.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rác thải nhà bếp
1.1.1. Định nghĩa
Rác thải nhà bếp là một phần của rác thải sinh hoạt, là loại rác thải chứa hàm
lượng chất hữu cơ cao như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các loại vỏ như vỏ quả
chuối, vỏ cam, vỏ trứng, xương gà, xương lợn …đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên
sẵn có trong gia đình.
Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các
chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử
dụng nữa và vứt thải lại vào môi trường sống, gọi là rác thải nhà bếp [19].
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại rác thải nhà bếp
1.1.2.1. Nguồn gốc
Rác thải nhà bếp có nhiều nguồn phát sinh khác nhau nhưng đa số là rác thải
thực phẩm.
- Rác thải nhà bếp hằng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so với
các loại rác thải vô cơ khác.
- Rác thải nhà bếp là những vật liệu dễ phân hủy và gây thối rửa.
- Rác thải nhà bếp khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó khăn cho
việc xử lý rác.
- Rác thải nhà bếp sẽ khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được
phân loại tại nguồn. Vì vậy cần phải được thu gom và phân loại riêng trong những
túi có chất liệu đặc biệt dễ phân hủy.
1.1.2.2. Phân loại
Rác thải nhà bếp được phân loại theo thành phần hữu cơ và vô cơ như Bảng 1.1.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
7
Bảng 1.1: Phân loại rác thải nhà bếp theo thành phần hữu cơ và vô cơ
Loại Nguồn gốc Ví dụ
1. Rác hữu cơ
– Các vật liệu làm từ giấy
– Các túi giấy, giấy bìa,
giấy vệ sinh…
– Có nguồn gốc từ các sợi – Vải, len,…
– Thực phẩm thừa đã qua sử dụng
– Vỏ, rau, củ, quả, thức
ăn…
2. Rác vô cơ
– Các loại sản phẩm, vật liệu
được chế tạo từ sắt
– Vỏ hộp, nắp chai,…
– Các vật liệu, sản phẩm làm
bằng thủy tinh
– Chai, lọ, chén đĩa…
– Các vật liệu khác – Đất cát, bao nilon..
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Với thành phần, đặc điểm của rác thải nhà bếp như trên thì con người chúng
ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết và tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất
để góp phần nâng cao đời sống và đặc biệt là bảo vệ môi trường sống của con
người. Và để xử lý được rác thải nhà bếp người ta đã sử dụng nhiều nhà máy chế
biến phân compost, các nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt…
1.1.3. Tính chất của rác thải nhà bếp [22]
1.1.3.1. Tính chất lý học
 Khối lượng riêng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
8
Khối lượng riêng của chất thải sẽ rất khác nhau tùy từng trường hợp: Rác để tự
nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng không nén và rác chứa trong
thùng có nén.
Khối lượng riêng của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm,
thời gian lưu trữ. Do đó khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét những
yếu tố này.
 Độ ẩm
Độ ẩm của rác thải thường được biểu diễn một trong hai cách: Tính theo thành
phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh
vực quản lý, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
 Kích thước và sự phân bố kích thước
Kích thước và sự phân bố kích thước đóng vai trò rất quan trọng đối với quá
trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như: Sàng quay và
các thiết bị tách loại từ tính.
 Khả năng tích ẩm
Khả năng tích ẩm của rác thải là tổng lượng ẩm mà rác có thể tích trữ được. Đây
là thông số quan trọng trọng việc tính lượng nước rỉ rác rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp.
Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép rác và trạng thái phân
hủy của rác.
 Độ thẩm thấu của rác nén
Là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí
trong bãi chôn lấp. Độ thẩm thấu thực chỉ phụ thuộc vào tính chất của loại rác thải
kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt và độ xốp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9
Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với rác đã nén trong một bãi chôn lấp thường
dao động trong khoảng 10-11
đến 10-12
m2
theo phương thẳng đứng và 10-10
m2
theo
phương nằm ngang.
1.1.3.2. Tính chất hóa học [22]
Tính chất hóa học của rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương
án xử lý và thu hồi năng lượng.
Những tính chất cơ bản:
o Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi đem sấy ở 1050
C trong vòng 1h)
o Thành phần các chất bay hơi phần khối lượng mất đi khi nung ở 9500
C
o Thành phần Carbon cố định
o Tro
o Điểm nóng chảy của tro: Là nhiệt độ mà tại đó tro được tạo thành từ quá
trình đốt cháy rác bị nóng chảy và tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng
chảy đặc trưng đối với xỉ thường dao động trong khoảng 2000 đến 2200 0
F.
o Các nguyên tố cơ bản trong rác thải nhà bếp: Các nguyên tố cơ bản trong rác
thải nhà bếp bao gồm: C (cacbon), N (nitơ), H (hidro), O (oxi), S (lưu huỳnh)
và tro. Thông thường các nguyên tố nhóm Halogen cũng được xác định do
các dẫn xuất của Clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt.
o Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác: Số liệu về chất dinh
dưỡng và những nguyên tố khác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
chuyển hóa sinh học nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu
cầu về các loại sản phẩm khác.
1.1.3.3. Tính chất sinh học [22]
Ngoại trừ nhựa, cao su và da phần chất hữu cơ của rác thải nhà bếp có thể được chia
như sau:
- Những chất tan được trong nước như: Đường, tinh bột, amino acid và các acid hữu
cơ khác
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10
- Là sản phẩm ngưng tụ của đường 5C và đường 6C
- Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài
- Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl
(-OCH3)
- Lignocellulose
- Protein là chuỗi các acid amin
- Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong rác thải
nhà bếp hầu hết là các thành phần có khả năng chuyển hóa thành khí, chất rắn hữu
cơ trơ và chất vô cơ.
- Khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ: Hàm lượng chất thải rắn
bay hơi (VS) xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550 0
C, thường được sử dụng để
đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ
tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học là không chính xác vì có một số
thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng khó phân hủy sinh học (ví dụ giấy in
báo và nhiều loại cây kiểng)
- Sự hình thành mùi: Sinh ra khi tồn trữ chất thải trong một thời gian dài giữa các
khâu thu gom, trung chuyển và thải ra các bãi rác nhất là các vùng có khí hậu nóng
do quá trình phân hủy kỵ khí của các chất hữu cơ dễ bị phân hủy.
- Sự sinh sản của ruồi nhặng: Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng
có khí hậu ấm áp, sự sinh sản ruồi ở khu vực chứa rác là rất đáng quan tâm. Quá
trình phát triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần. Thông thường chu kỳ phát
triển của ruồi thường được biểu diễn như sau:
Trứng phát triển: 8 - 12 giờ
Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
11
Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ
Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày
Tổng cộng: 9 - 11 ngày
1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp hiện nay [16]
Đối với rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, được tận dụng để
sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ
nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở
các bãi rác tập trung.
 Phương pháp chôn lấp
Trong các phương pháp tiêu huỷ và xử lý chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp
phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng hầu hết các nước trên
thế giới, đặc biệt ở Mỹ, phương pháp này đã được áp dụng từ rất lâu. Về thực chất,
chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một vùng diện tích và có phủ đất
lên trên.
Nguyên tắc chính phải tuân thủ là: Xa khu vực sinh hoạt, không có mạch nước
ngầm, cần phải lót vải địa hóa, nước thải rỉ rác phải được xử lý, phải quản lý bãi
chôn rác thải nhiều năm tiếp theo.
 Phương pháp đốt
Công nghệ đốt là công nghệ dựa trên nguyên tắc: Tiến hành tro hoá chất hữu cơ
nhờ phản ứng chuyển hoá thành CO2 và H2O. Thường công nghệ này được thực
hiện trong lò đốt nhiệt độ cao. Nhiệt độ khoảng 800 – 1200 0
C. Năng lượng của quá
trình đốt được thu, cung cấp cho nồi hơi tiếp sau đó là sưởi hoặc cấp cho máy phát
điện.
 Ủ sinh học
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
12
Là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với
thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá
trình. Ủ sinh học có thể tiến hành cả trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Đối với quy
mô hộ gia đình thì có một số phương pháp xử lý thông dụng như: Dùng rác thải nhà
bếp nuôi Giun Quế, xử lý rác hữu cơ bằng mô hình tháp trồng cây hoặc đốt.
 Giun xử lý rác
Giun là loài động vật đất chúng ăn các chất hữu cơ để sinh tồn. Qua quá trình
quan sát tự nhiên con người đã sử dụng giun trong việc xử lý rác thải hữu cơ như:
Phân trâu bò, phân gà, rác hữu cơ trong sinh hoạt. Sau khi qua đường tiêu hóa của
giun các chất hữu cơ biến đổi thành hợp chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng
Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp
Giun Quế Ủ sinh học Chôn lấp Đốt
Ưu
điểm
- Biến đổi rác
thải thành nguồn
dinh dưỡng rất
tốt cho cây trồng
- Giun là loại
thức ăn giàu đạm,
protein rất tốt cho
gia súc gia cầm
- Mắn đẻ dễ nuôi
phù hợp với điều
kiện trong nước
- Làm ổn định
chất thải.
- Ức chế và tiêu
diệt các mầm
bệnh
- Làm tăng dinh
dưỡng cho cây
trồng
- Giảm một lượng
lớn khối lượng và
thể tích rác.
- Chi phí đầu tư và
kinh phí nhỏ.
- Công nghệ đơn
giản, rẻ tiền và phù
hợp với nhiều loại
rác thải.
- Chi phí vận hành
bãi rác thấp.
- Phải có người
chăm sóc
- Không phân
hủy được các
- Mức độ tự
động hóa của
công nghệ chưa
cao.
- Chiếm nhiều
diện tích
- Gây ô nhiễm khu
vực xử lý.
- Chiếm diện tích
đất lớn.
- Không được sự
đồng tình của người
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
13
Nhược
điểm
chất hữu cơ dạng
cứng: như xương,
vỏ trứng,…
- Việc phân loại
vẫn phải thực
hiện thủ công
nên ảnh hưởng
đến sức khỏe
-Chất lượng sản
phẩm chưa cao,
không đồng đều.
- Thời gian phân
hủy chậm
dân xung quanh.
- Nguy cơ gây ô
nhiễm (đất, nước,
không khí) cao.
- Chọn khu vực làm
bãi chứa rác đạt tiêu
chuẩn rất khó.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
 Một số phương pháp khác [16]
Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới nhằm xử lý rác thải đô thị (kể cả chất thải độc
hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng
cho nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau
đó polyme hoá, sử dụng áp lực lớn để nén và định hình sản phẩm.
+) Ưu điểm của phương pháp:
- Công nghệ tương đối đơn giản, đầu tư ban đầu không quá cao.
- Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hoặc sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế.
- Tăng cường sử dụng chất thải, tiết kiệm đất.
+) Nhược điểm của phương pháp:
- Chưa có nhiều thông tin đánh giá về phương pháp này
Công nghệ ép kiện và cách ly rác
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải được tập
trung thu gom tại nhà máy. Rác được phân loại bằng thủ công trên băng tải, các chất
trơ có thể tái chế: Kim loại , nilon, giấy…được thu hồi tái chế. Những chất còn lại
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
14
được băng chuyền cho qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm
giảm bớt thể tích rác.
+) Ưu điểm của phương pháp:
- Giảm được diện tích chứa rác.
- Có thể tận dụng rác san bằng đất và trồng cây xanh.
+) Nhược điểm của phương pháp:
- Vi sinh vật trong rác không bị triệt tiêu và vẫn có khả năng phát tán ra môi trường.
- Tốn nhiều năng lượng trong ép rác.
Xử lý bằng công nghệ Seraphin
Rác sau khi được tập trung tại nhà máy được phun vi sinh khử mùi và ozone
để tiêu diệt các vi sinh vât độc hại. Sau đó rác được phân loại thông qua hệ thống
băng tải, tuyển từ, tuyển trọng lực, rác được chia làm hai loại chính: Rác thải hữu cơ
dễ phân hủy được chế biến thành phân compost. Phần còn lại được đưa đến các
công nghệ xử lý khác (sản xuất vật liệu xây dựng, đốt thu nhiên liệu…).
+) Ưu điểm của phương pháp:
- Có thể tận dụng rác thải tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng.
- Tỷ lệ tái sử dụng rất cao, lên đến 90 % lượng rác thải (bao gồm cả hữu cơ và vô
cơ).
- Giảm lượng rác chôn lấp nên tiết kiệm được đất đai.
- Có thể tiến hành song song giữa hai dây chuyền: Sản xuất rác tươi và rác khô (rác
đã chôn lấp) để tạo nên các sản phẩm khác nhau .
+ Nhược điểm của phương pháp:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
15
- Tốn công vận chuyển.
- Chi phí ban đầu rất cao.
- Công vận hành lớn.
Nhìn chung các phương pháp trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng,
nhưng chỉ có phương pháp sinh học dùng giun xử lý rác là ít nhược điểm nhất, đồng
thời lại tạo ra được những sản phẩm hữu ích như phân bón cho cây trồng và là
nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm.
1.2. Tổng quan về Giun Quế và một số chế phẩm sinh học
1.2.1. Tổng quan về Giun Quế
 Định nghĩa:
Giun Quế (Trùn đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), nghành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm giun ăn phân
thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít
tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một loài giun
địa phương sống trong đất [9].
Hình 1.1: Giun Quế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
16
Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa và nhập nội,
được đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Đây là loại giun mắn đẻ
xuất hiện ở các vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay vì vậy rất dễ thu hoạch. Kích thước
giun trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất khô chiếm 15
– 20 %. Hàm lượng các chất tính trên khối lượng khô như sau:
Protein: 68 – 70 %
Lipid: 7 – 8 %
Chất đường: 12 – 14 %
Tro: 11 – 12 %
Do có hàm lượng Protein cao nên Giun Quế được xem là nguồn dinh dưỡng
bổ sung quý giá cho một số loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản….Phân giun là một
loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích
hợp cho cây kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc
trồng rau sạch.
1.2.1.1. Đặc tính sinh học của Giun Quế
Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 – 15 cm, thân
hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0.1 - 0.2 cm, có màu từ đỏ đến
màu mận chín tùy theo độ tuổi, màu nhạt dần về phía bụng đầu hơi nhọn, cơ thể
giun có hình thoi dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di
chuyển các đốt co duỗi kết hợp với các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ
chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.
Giun Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu oxy và thải CO2 trong
môi trường nước, điều này giúp chúng có thể sống trong nước một thời gian dài. Hệ
thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt, cơ quan này đảm nhận việc bài tiết
các chất thải dạng Amoniac và Urê. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
17
lượng thức ăn mỗi ngày được các nhà khoa học ghi nhận là tương đương với cơ thể
của nó. Sau khi qua hệ tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân
(Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng [28].
Hệ thần kinh của giun chưa phát triển nhiều. Tuy nhiên, các tế bào thụ cảm
cũng giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển và những dấu hiệu
của thời tiết. Nó không có mắt, mũi, tai nên ta các tế bào thụ cảm nằm rải rác trên
cơ thể phải làm thay. Chúng “đoán” thời tiết rất giỏi, khi sắp có giông bão là giun
ngoi lên mặt đất và bỏ chạy tán loạn. Người nuôi giun phải dè chừng trường hợp
này để chủ động ngăn chặn. Khả năng “ngửi” của giun kém. Tuy nhiên, chúng cũng
phân biệt được các loại thức ăn khác nhau. Trong một luống nuôi, giun cũng có thể
tìm tới những chỗ thức ăn ngon hơn [28].
Hình 1.2: Hình thái cấu tạo của Giun Quế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
18
 Hình dạng: Tròn dẹt, dài và nhọn ở 2 đầu.
 Màu sắc: Tím thẫm phần đuôi pha vàng.
 Kích cỡ: Dài 80 – 150 mm, trung bình 110 mm, đường kính 1 – 2 mm.
 Trọng lượng giun trưởng thành: 0.08 – 0.15 gram/con, trong đó nước chiếm
khoảng 80 – 85 %, chất khô khoảng 15 – 20 %.
 Số đốt: 100 – 130.
 Số đốt đai sinh dục: 5 đốt.
 Vị trí đai sinh dục: Từ đốt 13 đến đốt 15.
 Vị trí lỗ sinh dục đực: Mặt bụng đốt 18
 Vị trí lỗ sinh dục cái: Ba đôi lỗ nhận tinh ở mặt bụng các đốt 6, 7, 8.
1.2.1.2. Sự sinh sản và phát triển
Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn
định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ
một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 – 1.500 cá thể
trong một năm.
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía
đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén
được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén giun di
chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn
lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh
nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khi mới nở, con nhỏ như đầu
kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần
sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 – 30
ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano,
1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành
khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
19
Giun đẻ rất khỏe. Thông thường, mỗi tuần đẻ một lần và 3 tuần sau kén nở, 3
tháng sau thành giun trưởng thành giun mẹ sống tới 12 năm và vẫn đẻ. Chúng tăng
đàn theo cấp số nhân. Khi nuôi, rất ngạc nhiên vì tốc độ tăng đàn rất nhanh, đây
cũng là tính ưu việt của Giun Quế. Rõ ràng từ đặc điểm này mà từ phân trâu, bò,
phân gia súc ta có thể tạo ra vô vàn Giun Quế - nguồn đạm động vật quý giá để
cung cấp cho các loài vật nuôi trong gia đình [5].
 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt Giun Quế :
Giun Quế là một loại thức ăn chăn nuôi có thành phần dinh dưỡng tương đối
cao. Đặc biệt, bột giun sấy khô có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: Đạm, Lipid,
Cellulose… tăng cao hơn so với giun tươi và các thành phần này tương đương với
nhiều loại thức ăn thông thường.
Bảng 1.3: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt Giun Quế và một số thức ăn
chăn nuôi thông thường
Chất dinh
Dưỡng
Giun
tươi
Bột giun
sấy khô
Bột cá
Hạ Long
Bột khô
đậu tương
Bột
tằm
Bột tép
đồng khô
Protein 9.40 47.24 45.00 46.02 68.60 50.90
Lipid 2.30 11.56 6.40 1.30 6.68 3.40
Celluloze 1.30 6.53 2.40 5.00 5.50 5.60
Tro 3.20 16.08 27.02 6.00 3.60 14.11
Ca 0.24 1.21 5.00 0.02 0.16 3.55
P 0.22 1.11 2.20 0.31 0.35 1.47
(Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, 2009)
1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Giun Quế
 Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi
trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: Tơi
xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì
không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống [27]. Ngoài
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
20
phân bò nhiều nghiên cứu cũng sử dụng nhiều loại chất nền khác nhau như:
phân gia súc ủ hoai với phân xanh, than bùn, rơm rạ, xơ dừa…[11].
 Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20 0
C – 30 0
C, đối
với một số khu vực phía Bắc cần chú ý: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp,
lúc này cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt
độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông [27]. Theo nhiều
nghiên cứu chi tiết khác nhau về ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống
và xử lý rác của giun, thì nhận thấy rằng giun có thể sống ở nhiệt độ từ 5 –
30 0
C, nhiệt độ thấp dưới 19 0
C sẽ làm giun chậm phát triển hoặc sẽ bị chết
đi [16], còn nhiệt độ cao hơn 30 0
C giun sẽ bò ra khỏi chỗ nuôi hoặc thí
nghiệm để đi tìm nơi có nhiệt độ phù hợp hơn [10, 27].
 Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm
khoảng 65 – 80 % trọng lượng cơ thể giun nên chúng ta phải thường xuyên
tưới nước cho giun (ít nhất 1 lần/ngày). Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng
cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần
sinh khối còn giữ nguyên và tay chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra
hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô
[27]. Qua các nghiên cứu khác nhau liên quan đến độ ẩm của Giun Quế, khi
thả giun vào chất nền nuôi, cần kiểm tra độ ẩm của chất nền nếu độ ẩm thấp
thì tưới thêm một ít nước vào đến khi độ ẩm đạt yêu cầu rồi mới tiến hành
thả giun vào để giun dễ thích nghi.
 Ánh nắng: Giun rất sợ ánh nắng nên cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào
ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho giun sợ và chui
xuống phía dưới để sống.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
21
 Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên phải chắc chắn
rằng thức ăn của giun phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất
lợi cho giun, chuồng trại.
 Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì nên cho giun ăn, lượng
thức ăn mỗi lần khoảng 8 cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên
toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao
làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó sẽ tiếp tục cho giun ăn khi
thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không
nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn
đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới
luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng
sinh sản. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng giun có được
trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày [27].
1.2.1.4. Lợi ích của phân Giun và một số bệnh của Giun Quế
Lợi ích của phân giun:
Phân giun là loại phân hữu cơ, được tạo thành từ phân giun nguyên chất, là một
loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
Phân giun chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh
học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén trùn rất giàu chất
dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50 % chất mùn. Do đó phân giun
không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và còn
có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.
Bảng 1.4: Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia súc gia cầm
Chỉ tiêu Nitơ tổng số Photpho tổng số Kali tổng số Chất hữu cơ Nước
Phân giun 0.85 0.45 0.64 29.93 37.06
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
22
Phân bò 0.52 0.25 0.35 14.50 83.03
Phân lợn 0.60 0.41 0.26 15.00 81.50
Phân dê 0.65 0.47 0.23 31.40 65.50
(Nguồn: Phân viện sinh thái – Viện môi trường nhiệt đới Việt Nga, 2009)
Phân giun còn chứa các khoáng chất cho cây như: Nitrat, Photpho, Magie,
Kali, Calci, Nitơ.... Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một
cách trực tiếp, không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong
đất trước khi cây hấp thụ. Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón
phân giun.
Chất mùn trong phân giun loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn
trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Phân giun gia tăng khả
năng giữ nước của đất vì phân có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết
hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như gia
tăng khả năng giữ nước. Phân giun làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất
và gia tăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được [10].
Acid humic ở trong phân giun kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí
ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi vì Acid humic ở trong trạng thái được phân bố về mặt
ion mà trong đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất
dinh dưỡng nào khác IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong
những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Phân giun có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây
phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp [27].
Một số bệnh của Giun Quế
Bệnh no hơi: Do giun ăn những loại thức ăn quá giàu “chất đạm” như phân bò sữa,
phân heo... làm cho phân có mùi chua.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
23
Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền
thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên
lớp mặt.
Địch hại: Trước hết, phải kể tới các lưỡng cư: Cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫu
chàng. Cóc thường chui ngay vào trong luống nằm lẫn trong phân. Da cóc có khả
năng biến đổi cho thích ứng với môi trường. Vì vậy, có khi ta mở tấm phủ ra nếu
nhìn không kỹ sẽ không phát hiện được những chú cóc nằm im trong luống. Chúng
bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng dính với hàm trên. Khi thấy giun ngoi lên, chúng
phóng lưỡi ra, kéo con mồi gọn ghẽ vào trong mồm và nuốt chửng, nó nằm im một
chỗ để ăn no giun nên ta cần phải hết sức cẩn thận để loại trừ cóc. Định kỳ mở toàn
bộ tấm phủ ra để kiểm tra luống nuôi. Phải quan sát kỹ các kẽ hở giữa các viên gạch
dùng để quây thành luống phát hiện thấy cóc là phải diệt ngay. Các loài khác như
nhái, ngóe, ếch ương, chẫu chàng…thường không nằm trong luống. Chúng thường
tập kích luống giun vào ban đêm. Ban ngày, chúng luồn ra xung quanh, nằm ẩn
khuất trong các bụi cây, hang hốc cạnh đó nếu không để ý sẽ không thấy. Vì vậy,
chỗ đặt luống giun cần cân nhắc kỹ, phải đề phòng. Cũng có nơi đã dùng Nilon
quây xung quanh chỗ nuôi giun, giống như kiểu chống chuột cho ruộng lúa. Tuy
nhiên tấm Nilon ở đây phải cao từ 1 m trở lên. Chuột trù cũng là kẻ thù của giun.
Các loài chuột khác ăn ngũ cốc (riêng chuột trù ăn sâu bọ) chúng ăn cả giun. Nhược
điểm là dễ bị phát hiện, chúng có mùi hôi nồng nặc và luôn gọi nhau chít chít. Ban
ngày chúng rất loạng choạng, dễ bắt hoặc đánh chết chúng. Chúng lại không có khả
năng leo trèo. Vì vậy, nếu ta ngăn cửa hoặc ngăn quanh luống nuôi bằng một vách
ngăn cao khoảng 40 cm là chúng chịu chết, không vào được. Gà, vịt, chim chóc
cũng là kẻ thù của giun. Khi nuôi giun cho gà, vịt ăn nhưng nếu để chúng vào luống
thì chúng sẽ bới tung lên và ăn sạch cả giống. Vì vậy, phải quây lưới hoặc đan tấm
phên phủ lên luống giun để ngăn bọn này phá hoại. Nhiều người nuôi giun ngại nhất
là việc chống kiến, thực tế việc chống kiến lại rất đơn giản. Bình thường, kiến
không chui rúc vào chỗ ẩm ướt như các luống giun vì chúng ngại nước. Tuy nhiên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
24
khi luống giun có giun chết là chúng lao vào [10]. Ngoài ra thật chú trọng với các
loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc.
1.2.1.5. Các mô hình nuôi Giun Quế
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi Giun Quế: Từ đơn giản như
nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc
không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… nhưng nhìn chung, các
mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm
sinh lý của giun.
Yêu cầu của một chỗ nuôi giun cần đảm bảo 2 điều kiện:
- Một là, có một nền cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất.
- Hai là, có mái che.
Các mô hình nuôi Giun Quế hiện nay:
 Nuôi trong khay chậu [27]
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng
tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sử dụng các dụng
cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ
nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0.2 – 0.4 m2
với chiều cao khoảng 0.3 m).
Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và
tận dụng được không gian. Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh
sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn
lại bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát nước con giống. Do tính ưu tối nên
trên mặt của dụng cụ cần được kiểm tra thường xuyên. Mô hình nuôi này có ưu
điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời
gian rãnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy
nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản
phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun phải được chú ý cẩn thận hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
25
Hình 1.3: Nuôi giun trong khây, chậu
 Nuôi trên đồng ruộng có mái che:
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những
vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải. Các luống nuôi
có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước,
gỗ… có bề ngang từ 1 – 2 m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát
được nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay
đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được
bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động
của giun và chống các thiên địch.
Hình 1.4: Nuôi giun trên đồng ruộng có mái che
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
26
 Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:
Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ
nuôi giun như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi
hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2 m, chiều dài thường không giới hạn
mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán
trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm.
Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá
dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời
tiết, có thể gây tổn hại đến giun và cần một diện tích tương đối lớn.
Hình 1.5: Nuôi giun trên đồng ruộng không có mái che
 Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và
nuôi trong thau chậu. Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt
đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể
thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có
nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn
nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
27
nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát
triển như Mỹ, Úc, Canada.
Hình 1.6: Nuôi giun trong nhà với quy mô công nghiệp
1.2.2. Một số chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ
Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải là sản phẩm có nguồn gốc sinh học
được dùng để xử lý chất thải gồm: Vi sinh vật, enzym và các chất chiết suất từ động
vật, thực vật và vi sinh vật, không bao gồm các sinh vật biến đổi gen. Các chế phẩm
sinh học được sử dụng để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ (chất
thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, phân gia súc, gia cầm, than bùn...),
biến chất thải hữu cơ thành nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp và cải tạo đất, tái sử dụng chất thải để tạo ra các sản phẩm hữu ích, cạnh
tranh dinh dưỡng và ức chế vi sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi
hôi.
 Chế phẩm sinh học xử lý môi trường WEVIRO: Khử mùi hôi, phân hủy chất
hữu cơ, nhanh chóng khử hoàn toàn mùi hôi độc hại: H2S, CH4, NH3,
SO2,…[29].
- Thời gian ngắn (30 – 45 ngày)
- Sinh khối giảm nhanh rõ rệt (sau 4 ngày)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
28
- Tạo hiệu ứng nhiệt ngay khi xử lý
- Tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh và tạo mùi hôi
- Giúp vi sinh vật có lợi hoạt động tốt
- An toàn cho con người và môi trường
- Chất thải sau xử lý được dùng làm phân bón sạch
Thành phần:
- Chất trích thảo mộc: 0,13 ‰
- Chất béo tổng hợp: 0,01 ‰
- Kiềm quy ra NaOH: 0,1 ‰
- Borax: 0,1 ‰
- pH: 8 – 9
 Chế phẩm sinh học Sagi Bio: Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất
hữu cơ, làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ, cạnh tranh dinh
dưỡng và ức chế vi sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi hôi.
(nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 45 – 55 0
C) sinh tổng hợp mạnh các enzym ngoại
bào (cellulaza, amylaza và proteinaza) để phân hủy nhanh các chất thải hữu
cơ thành mùn. 1 kg chế phẩm Sagi Bio xử lý được 2,5 đến 3 m3
các chất phế
thải hữu cơ thành mùn trong thời gian khoảng 35 – 40 ngày [23].
Thành phần:
- Mật độ vi sinh hữu ích đạt: ≥ 109
CFU/gam, ml
- Vi khuẩn thuộc chi Bacillus: ≥ 109
CFU/gam, ml
- Xạ khuẩn Stretomyces: ≥ 108
CFU/gam, ml
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
29
- E.coli; Fecal coliform; Salmonella; S.aureus: Không
- Phụ gia: Chất mang vô cơ hoặc chất mang hữu cơ
 Chế phẩm EMUNIV dạng bột: Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, xử lý mùi
hôi chuồng trại, bãi chôn lấp chất thải. EMUNIV có thể giúp cho hệ vi sinh
vật tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase. Các enzym này có khả
năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin. Phân
giải nhanh các chất hữu cơ, tạo các chất vô cơ cung cấp cho cây trồng [30].
Thành phần:
- Tổng số vi sinh vật hiếu khí: ≥ 109
CFU/gam
- Vi sinh vật phân hủy Cellulose: ≥ 108
CFU/gam
- Vi sinh vật phân hủy Protein: ≥ 108
CFU/gam
- Vi khuẩn Samolena: Không phát hiện
- Độ ẩm: 11 %
- Chất mang và các vi sinh vật khử mùi hôi
Bảng 1.5: So sánh một số chế phẩm sinh học
WEVIRO SAGI BIO EMUNIV
Lợi ích
- Tiêu diệt nấm, vi
khuẩn gây bệnh và tạo
mùi hôi
- Giúp vi sinh vật có
lợi hoạt động tốt
- Chất thải sau xử lý
được dùng làm phân
bón sạch.
- Thúc đẩy nhanh
quá trình phân hủy
các chất hữu cơ
- Làm nguyên liệu
cho sản xuất phân
bón hữu cơ
- Cạnh tranh dinh
dưỡng và ức chế vi
- Chuyển hóa Lân
khó tiêu
- Ức chế sinh
trưởng các vi sinh
vật phát sinh mùi
- Sinh chất kháng
sinh tự nhiên ức
chế nhiều loại vi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
30
sinh vật gây bệnh
trong chất thải,
giảm phát sinh mùi
hôi
sinh vật gây hại
- Sinh chất kích
thích tăng trưởng
thực vật
Nhiệt độ tối ưu
(0
C)
45 – 55 0
C 45 – 55 0
C 40 – 60 0
C
Thời gian ủ 30 – 45 ngày 35 – 40 ngày 25 – 30 ngày
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ những ưu nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu chọn 2 phương pháp xử lý rác
thải nhà bếp chính cho nghiên cứu đó là sử dụng Giun Quế và chế phẩm sinh học
EMUNIV vì có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn từ:
- Việc bán Giun Quế
- Có được nguồn phân bón
- Giảm được diện tích đất chôn lấp, giải quyết được tình trạng nóng từ bãi rác Đa
Phước vừa qua
Ngoài ra giun có sức tiêu hóa lớn tác dụng phân giải hữu cơ của giun chỉ
đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ,
hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng
đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi
trường, có hiệu quả tốt. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng
sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở
đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa
này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng”
trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có
hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ
phân hủy bình thường trong tự nhiên. Do có hàm lượng Protein cao nên Giun Quế
được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
31
hải sản… Ngoài ra, Giun Quế còn được dùng trong y học, công nghệ chế biến thức
ăn gia súc…
Phân giun là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích
hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ
dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn
phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.
Quá trình sản xuất phân từ rác thải tận dụng được tất cả các sản phẩm của
quá trình hoàn trả vật chất lại cho tự nhiên. Đây là công nghệ sạch, thân thiện môi
trường.
Đối với các chế phẩm sinh học thì tập trung vào 1 loại chính đó là chế phẩm
EMUNIV vì:
- Có khả năng khử mùi và diệt vi khuẩn tốt
- Khoảng nhiệt độ tối ưu rộng
- Thời gian ủ ngắn
- An toàn cho người sử dụng
- Phân phối rộng rãi và phổ biến trên thị trường
1.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ
Chất lượng phân hữu cơ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau :
 Mức độ lẫn tạp chất (thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hóa
học, thuốc trừ sâu …)
 Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N, P, K; dinh
dưỡng trung lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn,
Mo, Co, Bo …).
 Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp ở mức không ảnh hưởng có hại tới
cây trồng).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
32
 Độ ổn định (độ chín, hoai) và hàm lượng chất hữu cơ.
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu cơ chế biến từ
chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức
Hiệu quả đối với cây trồng Tốt
Độ chín (hoai) cần thiết Tốt
Đường kính hạt không lớn hơn mm 4 – 5
Độ ẩm không lớn hơn % 35
pH 6.0 – 8.0
Mật độ vi sinh vật hữu hiệu (đã được tuyển chọn)
không nhỏ hơn
CFU/g mẫu 106
Hàm lượng cacbon tổng số không nhỏ hơn % 13
Hàm lượng nitơ tổng số không nhỏ hơn % 2.5
Hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn % 2.5
Hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn % 1.5
Mật độ samonella trong 25 g mẫu CFU 0
Hàm lượng chì (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 250
Hàm lượng cadimi (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 2.5
Hàm lượng crom (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 200
Hàm lượng đồng (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 200
Hàm lượng niken (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 100
Hàm lượng kẽm (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 750
Hàm lượng thủy ngân (khối lượng khô) không lớn
hơn
Mg/kg 2
Thời gian bảo quản không ít hơn Tháng 6
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2002)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
33
Phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích cho con người, song vẫn còn khá nhiều hạn chế
trong quá trình ủ cũng như sử dụng nó:
 Lợi ích:
 Là phương án được lựa chọn để bảo tồn nguồn nước và năng lượng.
 Kéo dài tuổi thọ cho các bãi chôn lấp.
 Ổn định chất thải: Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình chế
biến phân hữu cơ sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng
ổn định, chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khi thải
ra đất hoặc nước.
 Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh: Nhiệt của chất thải sinh
ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 60 0
C, đủ để làm
mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như
nhiệt độ này được duy trì ít nhất một ngày. Các sản phẩm của quá
trình chế biến phân hữu cơ có thể thải bỏ an toàn trên đất hoặc sử
dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất.
 Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có
trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ.
Sau quá trình làm phân hữu cơ, các chất này được chuyển hóa thành
các chất vô cơ như NO3
-
và PO4
3-
thích hợp cho cây trồng. Sử dụng
sản phẩm của quá trình chế biến phân hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng
cho đất có khả năng làm giảm thất thoát dinh dưỡng do rò rỉ vì các
chất dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào
đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
 Làm khô bùn: Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95
% nước, do đó chi phí thu gom vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô
bùn trong quá trình ủ phân hữu cơ là phương pháp lợi dụng nhiệt của
chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa
trong bùn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
34
 Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng : Trong đất bón phân vi sinh
với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại vi sinh vật
đa dạng không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu
bệnh cho cây trồng hơn so với các loại phân hóa học khác.
 Hạn chế:
 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không thoả mãn yêu
cầu.
 Do đặc tính của chất thải hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc
vào thời gian, khí hậu và phương pháp chế biến phân, dẫn đến tính
chất của sản phẩm cũng khác nhau. Bản chất của vật liệu làm phân
hữu cơ thường làm cho sự phân bố nhiệt độ trong khối phân không
đồng đều, do đó khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh
trong sản phẩm phân hữu cơ cũng không hoàn toàn.
 Quá trình sản xuất phân hữu cơ tạo mùi khó chịu nếu không thực hiện
quy trình chế biến đúng cách.
 Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hóa học vì không quá
đắt tiền, dễ sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách rõ ràng.
1.4. Các nghiên cứu có liên quan
 Các nghiên cứu trong nước
Công nghệ nuôi giun đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 1990 do các
nhà khoa học việt kiều chuyển giao tài liệu. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu sử
dụng Giun Quế song vẫn gặp không ít khó khăn về các yếu tố như: Giống giun sử
dụng, quy mô áp dụng, thành phần chất hữu cơ phức tạp và đa dạng chưa qua quá
trình xử lý, các điều kiện môi trường sống khác nhau…
 Về thức ăn nuôi giun: Nguồn thức ăn cho giun thì khá phong phú đa dạng và
cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của thành phần thức ăn
đến đời sống của giun như: Nghiên cứu của Bùi Minh Tuấn (2012) [1] thì sử
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
35
dụng rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình để nuôi giun, còn theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thanh Hằng (2013) thì sử dụng bã sắn làm thức ăn nuôi
giun nhưng thức ăn phổ biến để nuôi Giun Quế tại các trại giống thì chủ yếu
là các loại phân gia súc gia cầm như: Phân trâu, phân bò, phân gà…ngoài ra
thì vẫn được bổ sung thêm một số loại thức ăn phụ như: Rơm rạ, bã mía, các
loại lá cây mục…
 Về nhiệt độ nuôi giun: Theo kinh nghiệm nuôi giun nhiều năm từ Trại Giun
Quế PHT (2009) [28] cũng như theo Hoàng Xuân Thành (2009), “Kỹ thuật
nuôi Giun Quế” tại trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư, Thừa Thiên Huế [5]
thì nhiệt độ thích hợp cho giun là từ 20 – 30 0
C. Ngoài khoảng nhiệt độ thích
hợp cho giun thì một số nhiệt độ bất lợi cho giun cũng được khám phá như:
Theo nghiên cứu của Phan Thị Thắm (2011), “Nghiên cứu hiệu quả của mô
hình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo dịch Giun Quế ở quy mô hộ gia
đình” thì nhận thấy rằng giun có thể sống ở nhiệt độ từ 5 – 30 0
C, nhiệt độ
thấp dưới 19 0
C sẽ làm giun chậm phát triển hoặc sẽ bị chết đi [16]. Còn theo
Nguyễn Lân Hùng & CS (1986) thì nhiệt độ cao trên 30 0
C giun sẽ chết hoặc
bò ra khỏi chỗ nuôi, thí nghiệm để đi tìm nơi có nhiệt độ phù hợp hơn [10].
 Khoảng pH: Tuỳ từng loại môi trường sống khác nhau mà có pH khác nhau.
Theo kinh nghiệm từ trại nuôi Giun Quế Củ Chi thì giun sinh sống trong
khoảng pH từ 6 – 8 nhưng thích hợp nhất cho giun là pH = 7. Qua quá trình
thực nghiệm nuôi giun tại trại giun PHT [28] nhận thấy pH thích hợp nhất
vào khoảng 7 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá
rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
 Về khả năng xử lý rác: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mỹ và cộng sự
(thuộc Viện Môi trường - Tài nguyên và Trường Đại học Tôn Đức Thắng) về
khả năng xử lý rác của Giun Quế: Nhóm nghiên cứu cho biết ban đầu khi
thực hiện ở phòng thí nghiệm cho thấy Giun Quế ăn rất mạnh các chất hữu
cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt như mít, đu đủ, các loại rau, vỏ trái cây...
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu thiết kế hai mô hình nuôi giun quy mô hộ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
36
gia đình và bố trí tại 2 hộ dân ở huyện Cần Giờ và 2 hộ dân ở quận 10 và
quận 7. Kết quả cho thấy Giun Quế tiêu thụ chất thải rắn hữu cơ khá ổn định.
Cũng như nghiên cứu của Phan Thị Thắm (2011), “ Nghiên cứu hiệu quả của
mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo dịch Giun Quế ở quy mô hộ gia
đình” thì giun cũng xử lý khá tốt các rác thải hữu cơ gia đình và từ đó thu
được dịch giun phục vụ cho nông nghiệp [16].
 Nghiên cứu ngoài nước
Việc nuôi giun để xử lý rác sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến tại các
gia đình ở nhiều nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản và Trung Quốc. Cuốn
sách “giun ăn rác của chúng ta” do Mary Appelhof xuất bản năm 1982 đã trình
bày một hệ thống sản xuất phân bón từ giun và kỹ thuật này được nhân rộng
trong nhiều năm [32]. Sử dụng giun để làm phân bón phổ biến tại Vancouver
(Canada), tới mức thành phố này đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng cho
loại hình này.
Wormtech Limited là một công ty ở Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập
rác thải để tái chế. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa
máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các “công nhân giun” làm việc, cần tuyển
khoảng 18 tỷ giun cho dự án tái chế của mình. Theo dự tính, phải có khoảng
30.000 tấn giun, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa
phương .
Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada) từ
những năm 80. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ
cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun. Vào thứ bảy hàng tuần, 25
người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ
tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại đó, họ học cách chăm sóc và quản
lý giun. Đối tượng tham gia rời khu vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy,
khoảng 0.5 kg Giun Quế và sách hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để “vận
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
37
hành” giun tại nhà. Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng
giun. Mỗi thùng như vậy (cao 61 cm, dài 51 cm và rộng 30.5 cm) có thể xử lý
khoảng 2.25 kg rác trong một tuần, ngăn khoảng 60 kg (rác hữu cơ/gia đình)
được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy
được, chương trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Ngày nay,
chương trình này đã phổ biến tới mức hình thành một dịch vụ mới: Sản xuất
phân bón từ giun.
Cạnh khách sạn 5 sao Mount Nelson sang trọng và lâu đời vào loại bậc nhất
ở thành phố nổi tiếng Cape Town của đất nước Nam Phi, chốn lui tới thường
xuyên của các nhân vật nổi tiếng trong nước và nước ngoài, là một dãy nhà được
thiết kế đặc biệt để chứa hàng trăm thùng gỗ của trang trại nuôi Giun Quế. Tại
đây, người ta cho chúng ăn rau và các thức ăn còn sót lại từ những bàn tiệc thừa,
giải quyết vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường. Mary Murphy, trưởng dự án,
cho biết: “Chúng giải quyết đến 70 % thức ăn thừa và tuyệt nhiên không để lại
mùi hôi thối gì cả”. Hiện nay nhờ lũ giun, Mount Nelson tái tạo lại được khoảng
20 % số rác thải hữu cơ. Trang trại nuôi giun ở Mount Nelson là mô hình đầu
tiên được áp dụng ở Nam Phi. Sắp tới Murphy sẽ nhân rộng sang các trường
học, nhà hàng và khách sạn khác.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
38
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Tác nhân phân huỷ rác: Giun Quế, chế phẩm sinh học EMUNIV.
- Đối tượng phân huỷ: Rác thải nhà bếp được thu thập tại các địa điểm khác nhau
như: Hộ gia đình, các khu chung cư, các nhà hàng tiệc cưới.
- Sinh khối giun bao gồm: Phân giun, trứng giun. Phân giun được lấy từ cơ sở nuôi
ban đầu (Trại Giun Quế Củ Chi), tạo dần sinh khối qua thời gian.
Thiết bị
- Thùng nuôi giun: Thùng xốp có thể tích (38.5 cm x 28.5 cm x 31 cm), thùng được
đục lỗ thoát nước ở dưới đáy, đục lỗ thoáng khí ở hai bên hông nhằm tránh xảy ra
quá trình phân huỷ kỵ khí.
Hình 2.1: Quá trình đục lỗ chuẩn bị thùng thí nghiệm
- Thiết bị theo dõi các thông số ủ: Nhiệt ẩm kế, thước đo 30 cm, giấy quỳ, cốc pha
- Thiết bị khác: Bình xịt nước, bay xúc đất, bạc che nắng, lưới có kích thước lỗ 1
mm, cân 5 Kg.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
39
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích sơ bộ thành phần rác nhà bếp
(Tinh bột : Cellulose : Đạm và lipid)
Giun Quế
(Thí nghiệm 1)
Chế phẩm EMUNIV
(Thí nghiệm 2)
Tỷ lệ 1:1:4
Tỷ lệ 1:1:4 Tỷ lệ 1:1:4
Giun Quế + Chế phẩm EMUNIV
(Thí nghiệm 3)
So sánh chất lượng phân sau xử lý
(CHC, N, K, P…)
Lựa chọn tỷ lệ và tác nhân xử lý rác
tốt nhất
Đề xuất quy trình sản xuất phân hữu cơ
Khảo sát quá trình ủ phân
Phương pháp
khảo sát thực tế
và lấy mẫu
Phương pháp
phân tích mẫu
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phương pháp theo dõi và
kiểm soát thí nghiệm
Phương pháp tổng hợp và
xử lý số liệu
Phương pháp so sánh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và biên hội tài liệu
- Các tài liệu liên quan được thu thập từ các báo cáo, khóa luận, các bài báo, các tạp
chí, thông tin điện tử và giáo trình đã có.
- Các tài liệu về khả năng xử lý rác hữu cơ của Giun Quế
- Các nghiên cứu và ứng dụng về chế phẩm sinh học EMUNIV
- Nội dung tổng hợp tài liệu: Rác thải nhà bếp, hiện trạng cũng như biện pháp xử lý,
đời sống của Giun Quế, các loại chế phẩm sinh học, tìm hiểu các nghiên cứu có liên
quan
2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu
- Rác thải nhà bếp được phân ra làm 3 quy mô lấy chính đó là: Các hộ gia đình tại
phường An Phú Đông, quận 12; Các nhà hàng tiệc cưới tại quận Gò Vấp; Các
chung cư tại quận 12 và quận Gò vấp.
- Rác thải sau khi thu thập, được tiếp tục phân loại thành 3 thành phần chính: Tinh
bột, Cellulose, Đạm và Lipid.
 Các hộ gia đình tại Phường An Phú Đông, quận 12
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp quy mô hộ gia đình
Hộ gia đình Ngày Tinh bột Cellulose Đạm,
Lipid
Tỷ lệ
A
1
0.1 0.7 0.2 1:7:2
B 0.2 1.5 0.3 1:7.5:1.5
C 0.1 0.4 0.5 1:4:5
D 0.4 1.4 0.2 2:7:1
A 0.1 0.5 0.4 1:5:4
B 0.3 0.5 0.2 3:5:2
C 0.2 0.7 0.1 2:7:1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
41
D 2 0.5 1.3 0.2 2.5:6.5:1
E 0 0.7 0.3 0:7:3
F 0.4 0.4 0.2 4:4:2
A
3
0.4 0.2 0.4 4:2:4
B 0.2 0.7 0.1 2:7:1
C 0.2 1.6 0.2 1:8:1
D 0.2 0.6 0.2 2:6:2
E 0.3 0.6 0.1 3:6:1
F 0.3 0.4 0.3 3:4:3
 Các nhà hàng tiệc cưới tại quận Gò Vấp
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các nhà hàng tiệc cưới
Tinh bột Cellulose Đạm, Lipid Tỉ lệ
Nhà hàng Vườn Cau 0.4 0.4 1.2 1:1:3
Nhà hàng Vườn Cau 1 0.2 0.4 1.4 1:2:7
Nhà hàng Hương Phố 0.2 0.3 1.5 1:1,5:7,5
The Adora 0.2 0.6 1.2 1:3:6
Nhà hàng Đại Dương 0.3 0.4 1.3 1:1:4
Nhà hàng Đồi Sao 0.3 0.5 1.2 1:2:4
Nhà hàng Phú Quý 0.3 0.4 1.3 1:1:4
 Các chung cư tại quận 12 và quận Gò vấp
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các chung cư
Tinh bột Cellulose Đạm, Lipid Tỉ lệ
Chung cư Hà Đô 0.6 0.8 0.6 3:4:3
Chung cư Thái An 0.4 0.8 0.8 2:4:4
Chung cư An Lộc 0.3 1 0.7 1:3:2
Chung cư The Splendor 0.6 0.9 0.5 3:4:3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
42
Qua quá trình khảo sát thực tế nhận thấy rằng các mẫu rác tại những quy mô khác
nhau thì có các tỷ lệ chất hữu cơ khác nhau, vì vậy quá trình thí nghiệm sẽ tập trung
vào các tỷ lệ lặp lại nhiều lần đó là: Tỷ lệ 1:1:4 ; 2:7:1 ; 3:4:3.
2.2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm
Tiến hành phân loại rác
Rác thành phần hữu cơ :
- Tinh bột (cơm thừa, bánh mỳ,…)
- Cellulose (rau xanh, hoa quả, vỏ hoa quả…)
- Đạm và Lipid (thịt cá, dầu mỡ…)
- Hỗn hợp: Tinh bột: Cellulose: Đạm và Lipid theo các tỷ lệ 2:7:1, 1:1:4, 3:4:3
Bảng 2.4: Phân loại thành phần dinh dưỡng trong rác thải nhà bếp hữu cơ
Tinh bột
Cơm, gạo, bún, mì
Củ khoai lang, khoai tây, khoai từ, khoai môn…
Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu đen, đậu gián…
Cellulose
Xác các loại rau xanh như: Súp lơ, bắp cải, bắp, mồng tơi...,
Các loại quả như: Mâm xôi, bưởi, cốc, chôm chôm…
Củ khoai mì, cà rốt…
Đạm, Lipid Thịt heo, bò, tôm, cá, mỡ…
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Rác thành phần vô cơ: Nilon, nhựa, thuỷ tinh… được loại bỏ vì giun không có khả
năng phân hủy.
- Lựa chọn Giun Quế: Chọn giun khỏe mạnh, màu nâu sẫm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
43
Hình 2.3: Giun Quế khỏe mạnh được lựa chọn cho thí nghiệm
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đã nêu ở trên, tiến hành 3 thí
nghiệm song song kèm theo mẫu đối chứng, mỗi thí nghiệm có 3 lần lặp lại, bố trí
các thùng thí nghiệm một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính thống kê có ý nghĩa.
Các thí nghiệm được theo dõi trong vòng 10 ngày dựa vào việc tham khảo nghiên
cứu của Bùi Minh Tuấn (2012) [1].
Đầu tiên các thùng xốp được đục lỗ, ghi chú và gắn số thứ tự như Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Số thứ tự của các thùng thí nghiệm chứa các công thức khác nhau
Số lần
lặp lại
Công thức
thí nghiệm
Giun Quế Chế phẩm
EMUNIV
Kết hợp Giun Quế
và chế phẩm
EMUNIV
Đối
chứng
1 1:1:4 1 4 7 10
3:4:3 2 5 8 11
2:7:1 3 6 9 12
2 1:1:4 13 16 19 22
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv

More Related Content

What's hot

Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/nămThiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/nămMan_Ebook
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfNghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfMan_Ebook
 
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-nam
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-namChính sách-nông-nghiệp-của-việt-nam
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-namHUYNHNHI2502
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/nămThiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
Thiết kế nhà máy bia năng suất 15 triệu lít/năm
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
 
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
200 đề tài báo cáo thực tập tại doanh nghiệp sản xuất
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
 
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfNghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
 
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-nam
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-namChính sách-nông-nghiệp-của-việt-nam
Chính sách-nông-nghiệp-của-việt-nam
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
luan van thac si mo hinh hoa va mo phong mo hinh thi nghiem dieu khien lo nhiet
luan van thac si mo hinh hoa va mo phong mo hinh thi nghiem dieu khien lo nhietluan van thac si mo hinh hoa va mo phong mo hinh thi nghiem dieu khien lo nhiet
luan van thac si mo hinh hoa va mo phong mo hinh thi nghiem dieu khien lo nhiet
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
 
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
 

Similar to Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv

Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...luanvantrust
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv (20)

Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
 
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
 
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
Nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu vỏ quýt ...
 
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giun quế và chế phẩm sinh học emuniv

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Liêu MSSV: 1311090314 Lớp: 13DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  • 2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đồ án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường đại học Công Nghệ TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện
  • 3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Để đồ án tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Thái Văn Nam, giảng viên Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường - Trường đại học Công Nghệ TP.HCM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đồ án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đại học Công Nghệ TP.HCM, các thầy cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường nói riêng đã dạy dỗ cho tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện
  • 4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
  • 5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................iv DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v DANH MỤC HÌNH..................................................................................................ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 4. MỤC TIÊU..............................................................................................................3 4.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................3 4.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3 5. NỘI DUNG.............................................................................................................4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...........................................4 7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4 7.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................5 8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................6 1.1. Tổng quan về rác thải nhà bếp .............................................................................6 1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................................6 1.1.2. Nguồn gốc và phân loại rác thải nhà bếp.........................................................6
  • 6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii 1.1.3. Tính chất của rác thải nhà bếp [22] .................................................................7 1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp hiện nay [16] ...............................11 1.2. Tổng quan về Giun Quế và một số chế phẩm sinh học......................................15 1.2.1. Tổng quan về Giun Quế ..................................................................................15 1.2.2. Một số chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ...........................................27 1.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ ......................................................................31 1.4. Các nghiên cứu có liên quan..............................................................................34 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................38 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................38 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................................39 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................51 3.1. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của Giun Quế........51 3.2. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của chế phẩm sinh học EMUNIV............................................................................................................68 3.3. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp Giun Quế và Chế phẩm sinh học EMUNIV ..............................................................................85 3.4. So sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp của 3 thí nghiệm..............................100 3.4.1. So sánh thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua 3 thí nghiệm ...................100 3.4.2. So sánh hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm với nhau.........................................................................................................................101 3.5. Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp phù hợp.........................102 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...................................................................................107
  • 7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110 PHỤ LỤC...................................................................................................................1
  • 8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH 1 ANOVA Phân tích phương sai Analysis Of Variance 2 CHC Chất hữu cơ 3 CS Cộng sự 4 ĐHQG Đại học quốc gia 5 EMUNIV Vi sinh vật hữu hiệu + Đại học tổng hợp Effective Microorga- nism + Univercity 6 KH & CN Khoa học và công nghệ 7 LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ Least Significant Difference 8 SD Độ lệch chuẩn Standard Deviation 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 11 VSV Vi sinh vật 12 WB Ngân hàng thế giới World Bank
  • 9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại rác thải nhà bếp theo thành phần hữu cơ và vô cơ .....................7 Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp.............12 Bảng 1.3: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt Giun Quế và một số thức ăn chăn nuôi thông thường.............................................................................................19 Bảng 1.4: Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia súc gia cầm.....21 Bảng 1.5: So sánh một số chế phẩm sinh học...........................................................29 Bảng 1.6: Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu cơ chế biến từ chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ............32 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp quy mô hộ gia đình........................40 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các nhà hàng tiệc cưới..............41 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các chung cư.............................41 Bảng 2.4: Phân loại thành phần dinh dưỡng trong rác thải nhà bếp hữu cơ.............42 Bảng 2.5: Số thứ tự của các thùng thí nghiệm chứa các công thức khác nhau.........43 Bảng 2.6: Các thùng xốp được sắp xếp theo kết quả rút thăm ngẫu nhiên...............44 Bảng 2.7: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu...................................................49 Bảng 3.1: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của Giun Quế qua thời gian.............................................................................................51 Bảng 3.2: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.53 Bảng 3.3: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi....55 Bảng 3.4: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi...............57 Bảng 3.5: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.........59 Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm hàm lượng chất hữu cơ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi................................................................................................61
  • 10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vi Bảng 3.7: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý..................62 Bảng 3.8: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.......................................................................................................63 Bảng 3.9: Hàm lượng Cacbon (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý..............64 Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi.......................................................................................................65 Bảng 3.11: Hàm lượng Nitơ (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Giun Quế ...................................................................................................................66 Bảng 3.12: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia của Giun Quế............................................................................67 Bảng 3.13: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian..............................................................68 Bảng 3.14: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ...................................................................................................................................70 Bảng 3.15: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ...................................................................................................................................72 Bảng 3.16: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày..........74 Bảng 3.17: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ....76 Bảng 3.18: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi...............................................................................78 Bảng 3.19: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................79 Bảng 3.20: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi................................................................................................80 Bảng 3.21: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................81
  • 11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vii Bảng 3.22: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi................................................................................................82 Bảng 3.23: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................83 Bảng 3.24: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia của chế phẩm EMUNIV ...........................................................84 Bảng 3.25: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian ........................................85 Bảng 3.26: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV...................................................................................................................86 Bảng 3.27: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................88 Bảng 3.28: Độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ......90 Bảng 3.29: Biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV 92 Bảng 3.30: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ..............................................................94 Bảng 3.31: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV......................................................................95 Bảng 3.32: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................95 Bảng 3.33: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.............................................................................96 Bảng 3.34: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................97 Bảng 3.35: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.............................................................................98
  • 12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP viii Bảng 3.36: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia kết hợp của Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.........................99 Bảng 3.37: Thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua các thí nghiệm.....................100 Bảng 3.38: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm............101
  • 13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giun Quế...................................................................................................15 Hình 1.2: Hình thái cấu tạo của Giun Quế................................................................17 Hình 1.3: Nuôi giun trong khây, chậu.......................................................................25 Hình 1.4: Nuôi giun trên đồng ruộng có mái che......................................................25 Hình 1.5: Nuôi giun trên đồng ruộng không có mái che...........................................26 Hình 1.6: Nuôi giun trong nhà với quy mô công nghiệp ..........................................27 Hình 2.1: Quá trình đục lỗ chuẩn bị thùng thí nghiệm .............................................38 Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu đề tài.............................................................................39 Hình 2.3: Giun Quế khỏe mạnh được lựa chọn cho thí nghiệm ...............................43 Hình 2.4: Các bước tiến hành thí nghiệm 1 ..............................................................45 Hình 2.5: Các bước tiến hành thí nghiệm 2 ..............................................................47 Hình 2.6: Các bước tiến hành thí nghiệm 3 ..............................................................48 Hình 3.1: Kết quả giun phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức ..............................52 Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế ......54 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế .........56 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế .........................58 Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............60 Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............62 Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế ..........64 Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế ...............66 Hình 3.9: Kết quả chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức.....69
  • 14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP x Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV...................................................................................................................71 Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV...................................................................................................................73 Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ......75 Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................77 Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................79 Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV...................................................................................................................81 Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................83 Hình 3.17: Kết quả Giun Quế và chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác ở các công thức ...................................................................................................................................86 Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV..............................................................................................87 Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................89 Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV...................................................................................................................91 Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.........................................................................................................93 Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi.....................................................................94
  • 15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP xi Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ..............................................................96 Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.........................................................................................................98 Hình 3.25: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình và các khu chung cư ..................................................................................................................103 Hình 3.26: Mô hình xử lý rác thải nhà bếp đối với quy mô hộ gia đình và chung cư .................................................................................................................................104 Hình 3.27: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô nhà hàng – Tiệc cưới.....105
  • 16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh hiện đại và cũng chính nó đã làm cho cuộc sống chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn, môi trường ngày càng bị ô nhiễm từ ô nhiễm đất, nước, không khí đến cả ô nhiễm tiếng ồn. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đó là rác. Rác là hiểm họa của môi trường nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ đặc biệt là rác thải nhà bếp có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một dạng nguyên liệu thô có thể biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào môi trường. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác của cư dân thành thị thải ra sẽ là 2.2 tỷ tấn/năm - tăng 70 % so với mức 1.3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại [24]. Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý rác đã trở thành một đề tài nóng bỏng bởi lượng rác sinh ra quá nhiều khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày mà khả năng xử lý ngày một giảm đi bởi công nghệ lạc hậu chủ yếu là chôn lấp [25]. Hình thức chôn lấp gặp quá nhiều khuyết điểm vừa tốn diện tích đất, vừa ô nhiễm nguồn nước do nước rỉ rác. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường. Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng
  • 17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 để xử lý [30]. Với số tiền quá lớn để bỏ ra xử lý, nước ta đã lãng phí một tài nguyên vô cùng quý giá đó là rác. Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhà bếp có chứa một hàm lượng lớn chất hữu cơ nếu biết xử lý đúng cách nó sẽ trở thành một loại phân rất tốt cho cây trồng. Dùng Giun Quế và các chế phẩm sinh học là một phương pháp có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà, bên cạnh đó Giun Quế còn là thức ăn ưa thích của nhiều loại gia cầm và cá… Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng phân hủy rác thải của Giun Quế song vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Lượng rác thải có chứa đạm và lipid được giun phân hủy rất chậm, nhiệt độ cao có thể làm giun bị chết, thời gian để phân hủy rác thải còn khá lâu. Nếu chỉ sử dụng chế phẩm thì cần thêm quá trình đảo trộn và chất lượng phân sau ủ không tốt bằng phân Giun Quế ở một số chỉ tiêu về chất lượng: C/N, các nguyên tố đa lượng, vi lượng …Vì vậy mà quá trình nghiên cứu được chia ra làm 3 thí nghiệm: Chỉ sử dụng Giun Quế, chỉ sử dụng chế phẩm và kết hợp cả hai với nhau. Nghiên cứu này sẽ đi sâu so sánh khả năng phân hủy rác thải nhà bếp của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV nhằm giảm thời gian thu gom, phân loại rác, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, đặc biệt việc nuôi Giun Quế là một công nghệ đơn giản không đòi hỏi trình độ vận hành hay kĩ thuật cao như những phương pháp xử lý khác. Vì những lý do trên, mà đề tài “NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV” được đề xuất nhằm hạn chế những mặt tiêu cực mà rác thải gây ra nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  • 18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Rác thải nhà bếp - Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm khảo sát: Các hộ gia đình, các nhà hàng tiệc cưới, các khu chung cư khu vực quận Gò Vấp, Quận 12. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 - 2017 đến tháng 7 – 2017. - Địa điểm nghiên cứu: Tổ 10, khu phố 1, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM ; Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. 4. MỤC TIÊU 4.1. Mục tiêu chung So sánh để tìm ra phương pháp xử lý rác thải nhà bếp hiệu quả nhất bằng phương pháp sinh học, để đưa vào thực tế với những ưu điểm nổi bật là không cần thêm hóa chất và không làm phức tạp thêm các tính chất của môi trường, vừa đạt mục tiêu xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, vừa đảm bảo các giá trị về mỹ quan, kinh tế…góp phần bảo vệ cộng đồng 4.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu về thành phần, tính chất của rác thải nhà bếp, Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV. Mục tiêu 2: So sánh được thời gian và khả năng phân hủy các thành phần khác nhau của rác thải nhà bếp của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV dựa trên các mô hình thí nghiệm.
  • 19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 Mục tiêu 3: Đề xuất được quy trình và mô hình thích hợp để sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp. 5. NỘI DUNG  Tổng hợp thu thập các tài liệu có liên quan về rác thải nhà bếp, Giun Quế và chế phẩm sinh học.  Thiết lập mô hình so sánh khảo sát nhiệt độ, độ ẩm, độ sụt lún…  Đánh giá chất lượng sản phẩm, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như: Các nguyên tố đa lượng, vi lượng, tỷ lệ C/N, độ pH, hệ thống vi sinh vật…  Đánh giá so sánh hiệu quả giữa các mô hình về thời gian, chất lượng, kinh tế, môi trường. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu  Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu  Phương pháp bố trí thí nghiệm  Phương pháp thiết lập mô hình xử lý  Phương pháp theo dõi và kiểm soát thí nghiệm  Phương pháp phân tích mẫu  Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày một cách cụ thể trong chương 2 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 7.1. Ý nghĩa khoa học  Nghiên cứu so sánh về khả năng phân hủy chất hữu cơ của chế phẩm EMUNIV và Giun Quế làm cơ sở để chọn ra phương pháp xử lý rác thải nhà bếp tốt nhất.  Làm tiền đề cho các nghiên cứu so sánh tiếp theo.
  • 20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá, so sánh được khả năng phân hủy chất hữu cơ của Giun Quế và chế phẩm EMUNIV, chọn ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất. - So sánh được thời gian và hiệu quả xử lý. - Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp theo quy mô hộ gia đình. 8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này đi sâu phân tích khả năng xử lý rác thải nhà bếp có thành phần tỷ lệ các chất hữu cơ khác nhau của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV. So sánh được tốc độ phân hủy các chất hữu cơ có tỷ lệ khác nhau, với các tác nhân phân huỷ khác nhau trong rác thải nhà bếp. Từ đó có thể lựa chọn được phương pháp xử lý tối ưu và đề xuất được mô hình xử lý rác thải nhà bếp một cách hiệu quả.
  • 21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về rác thải nhà bếp 1.1.1. Định nghĩa Rác thải nhà bếp là một phần của rác thải sinh hoạt, là loại rác thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các loại vỏ như vỏ quả chuối, vỏ cam, vỏ trứng, xương gà, xương lợn …đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẵn có trong gia đình. Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử dụng nữa và vứt thải lại vào môi trường sống, gọi là rác thải nhà bếp [19]. 1.1.2. Nguồn gốc và phân loại rác thải nhà bếp 1.1.2.1. Nguồn gốc Rác thải nhà bếp có nhiều nguồn phát sinh khác nhau nhưng đa số là rác thải thực phẩm. - Rác thải nhà bếp hằng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ khác. - Rác thải nhà bếp là những vật liệu dễ phân hủy và gây thối rửa. - Rác thải nhà bếp khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó khăn cho việc xử lý rác. - Rác thải nhà bếp sẽ khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn. Vì vậy cần phải được thu gom và phân loại riêng trong những túi có chất liệu đặc biệt dễ phân hủy. 1.1.2.2. Phân loại Rác thải nhà bếp được phân loại theo thành phần hữu cơ và vô cơ như Bảng 1.1.
  • 22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 Bảng 1.1: Phân loại rác thải nhà bếp theo thành phần hữu cơ và vô cơ Loại Nguồn gốc Ví dụ 1. Rác hữu cơ – Các vật liệu làm từ giấy – Các túi giấy, giấy bìa, giấy vệ sinh… – Có nguồn gốc từ các sợi – Vải, len,… – Thực phẩm thừa đã qua sử dụng – Vỏ, rau, củ, quả, thức ăn… 2. Rác vô cơ – Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt – Vỏ hộp, nắp chai,… – Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh – Chai, lọ, chén đĩa… – Các vật liệu khác – Đất cát, bao nilon.. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Với thành phần, đặc điểm của rác thải nhà bếp như trên thì con người chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết và tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất để góp phần nâng cao đời sống và đặc biệt là bảo vệ môi trường sống của con người. Và để xử lý được rác thải nhà bếp người ta đã sử dụng nhiều nhà máy chế biến phân compost, các nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt… 1.1.3. Tính chất của rác thải nhà bếp [22] 1.1.3.1. Tính chất lý học  Khối lượng riêng
  • 23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 Khối lượng riêng của chất thải sẽ rất khác nhau tùy từng trường hợp: Rác để tự nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng không nén và rác chứa trong thùng có nén. Khối lượng riêng của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ. Do đó khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét những yếu tố này.  Độ ẩm Độ ẩm của rác thải thường được biểu diễn một trong hai cách: Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.  Kích thước và sự phân bố kích thước Kích thước và sự phân bố kích thước đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như: Sàng quay và các thiết bị tách loại từ tính.  Khả năng tích ẩm Khả năng tích ẩm của rác thải là tổng lượng ẩm mà rác có thể tích trữ được. Đây là thông số quan trọng trọng việc tính lượng nước rỉ rác rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép rác và trạng thái phân hủy của rác.  Độ thẩm thấu của rác nén Là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp. Độ thẩm thấu thực chỉ phụ thuộc vào tính chất của loại rác thải kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt và độ xốp.
  • 24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với rác đã nén trong một bãi chôn lấp thường dao động trong khoảng 10-11 đến 10-12 m2 theo phương thẳng đứng và 10-10 m2 theo phương nằm ngang. 1.1.3.2. Tính chất hóa học [22] Tính chất hóa học của rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi năng lượng. Những tính chất cơ bản: o Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi đem sấy ở 1050 C trong vòng 1h) o Thành phần các chất bay hơi phần khối lượng mất đi khi nung ở 9500 C o Thành phần Carbon cố định o Tro o Điểm nóng chảy của tro: Là nhiệt độ mà tại đó tro được tạo thành từ quá trình đốt cháy rác bị nóng chảy và tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ thường dao động trong khoảng 2000 đến 2200 0 F. o Các nguyên tố cơ bản trong rác thải nhà bếp: Các nguyên tố cơ bản trong rác thải nhà bếp bao gồm: C (cacbon), N (nitơ), H (hidro), O (oxi), S (lưu huỳnh) và tro. Thông thường các nguyên tố nhóm Halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của Clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt. o Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác: Số liệu về chất dinh dưỡng và những nguyên tố khác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sinh học nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu về các loại sản phẩm khác. 1.1.3.3. Tính chất sinh học [22] Ngoại trừ nhựa, cao su và da phần chất hữu cơ của rác thải nhà bếp có thể được chia như sau: - Những chất tan được trong nước như: Đường, tinh bột, amino acid và các acid hữu cơ khác
  • 25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 - Là sản phẩm ngưng tụ của đường 5C và đường 6C - Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài - Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl (-OCH3) - Lignocellulose - Protein là chuỗi các acid amin - Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong rác thải nhà bếp hầu hết là các thành phần có khả năng chuyển hóa thành khí, chất rắn hữu cơ trơ và chất vô cơ. - Khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ: Hàm lượng chất thải rắn bay hơi (VS) xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550 0 C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học là không chính xác vì có một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng khó phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo và nhiều loại cây kiểng) - Sự hình thành mùi: Sinh ra khi tồn trữ chất thải trong một thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra các bãi rác nhất là các vùng có khí hậu nóng do quá trình phân hủy kỵ khí của các chất hữu cơ dễ bị phân hủy. - Sự sinh sản của ruồi nhặng: Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sinh sản ruồi ở khu vực chứa rác là rất đáng quan tâm. Quá trình phát triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần. Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi thường được biểu diễn như sau: Trứng phát triển: 8 - 12 giờ Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
  • 26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11 Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày Tổng cộng: 9 - 11 ngày 1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp hiện nay [16] Đối với rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung.  Phương pháp chôn lấp Trong các phương pháp tiêu huỷ và xử lý chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, phương pháp này đã được áp dụng từ rất lâu. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một vùng diện tích và có phủ đất lên trên. Nguyên tắc chính phải tuân thủ là: Xa khu vực sinh hoạt, không có mạch nước ngầm, cần phải lót vải địa hóa, nước thải rỉ rác phải được xử lý, phải quản lý bãi chôn rác thải nhiều năm tiếp theo.  Phương pháp đốt Công nghệ đốt là công nghệ dựa trên nguyên tắc: Tiến hành tro hoá chất hữu cơ nhờ phản ứng chuyển hoá thành CO2 và H2O. Thường công nghệ này được thực hiện trong lò đốt nhiệt độ cao. Nhiệt độ khoảng 800 – 1200 0 C. Năng lượng của quá trình đốt được thu, cung cấp cho nồi hơi tiếp sau đó là sưởi hoặc cấp cho máy phát điện.  Ủ sinh học
  • 27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 12 Là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Ủ sinh học có thể tiến hành cả trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Đối với quy mô hộ gia đình thì có một số phương pháp xử lý thông dụng như: Dùng rác thải nhà bếp nuôi Giun Quế, xử lý rác hữu cơ bằng mô hình tháp trồng cây hoặc đốt.  Giun xử lý rác Giun là loài động vật đất chúng ăn các chất hữu cơ để sinh tồn. Qua quá trình quan sát tự nhiên con người đã sử dụng giun trong việc xử lý rác thải hữu cơ như: Phân trâu bò, phân gà, rác hữu cơ trong sinh hoạt. Sau khi qua đường tiêu hóa của giun các chất hữu cơ biến đổi thành hợp chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp Giun Quế Ủ sinh học Chôn lấp Đốt Ưu điểm - Biến đổi rác thải thành nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng - Giun là loại thức ăn giàu đạm, protein rất tốt cho gia súc gia cầm - Mắn đẻ dễ nuôi phù hợp với điều kiện trong nước - Làm ổn định chất thải. - Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh - Làm tăng dinh dưỡng cho cây trồng - Giảm một lượng lớn khối lượng và thể tích rác. - Chi phí đầu tư và kinh phí nhỏ. - Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải. - Chi phí vận hành bãi rác thấp. - Phải có người chăm sóc - Không phân hủy được các - Mức độ tự động hóa của công nghệ chưa cao. - Chiếm nhiều diện tích - Gây ô nhiễm khu vực xử lý. - Chiếm diện tích đất lớn. - Không được sự đồng tình của người
  • 28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 13 Nhược điểm chất hữu cơ dạng cứng: như xương, vỏ trứng,… - Việc phân loại vẫn phải thực hiện thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe -Chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều. - Thời gian phân hủy chậm dân xung quanh. - Nguy cơ gây ô nhiễm (đất, nước, không khí) cao. - Chọn khu vực làm bãi chứa rác đạt tiêu chuẩn rất khó. (Nguồn: Tác giả tổng hợp)  Một số phương pháp khác [16] Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex Đây là một công nghệ mới nhằm xử lý rác thải đô thị (kể cả chất thải độc hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng cho nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polyme hoá, sử dụng áp lực lớn để nén và định hình sản phẩm. +) Ưu điểm của phương pháp: - Công nghệ tương đối đơn giản, đầu tư ban đầu không quá cao. - Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hoặc sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế. - Tăng cường sử dụng chất thải, tiết kiệm đất. +) Nhược điểm của phương pháp: - Chưa có nhiều thông tin đánh giá về phương pháp này Công nghệ ép kiện và cách ly rác Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải được tập trung thu gom tại nhà máy. Rác được phân loại bằng thủ công trên băng tải, các chất trơ có thể tái chế: Kim loại , nilon, giấy…được thu hồi tái chế. Những chất còn lại
  • 29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 14 được băng chuyền cho qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm bớt thể tích rác. +) Ưu điểm của phương pháp: - Giảm được diện tích chứa rác. - Có thể tận dụng rác san bằng đất và trồng cây xanh. +) Nhược điểm của phương pháp: - Vi sinh vật trong rác không bị triệt tiêu và vẫn có khả năng phát tán ra môi trường. - Tốn nhiều năng lượng trong ép rác. Xử lý bằng công nghệ Seraphin Rác sau khi được tập trung tại nhà máy được phun vi sinh khử mùi và ozone để tiêu diệt các vi sinh vât độc hại. Sau đó rác được phân loại thông qua hệ thống băng tải, tuyển từ, tuyển trọng lực, rác được chia làm hai loại chính: Rác thải hữu cơ dễ phân hủy được chế biến thành phân compost. Phần còn lại được đưa đến các công nghệ xử lý khác (sản xuất vật liệu xây dựng, đốt thu nhiên liệu…). +) Ưu điểm của phương pháp: - Có thể tận dụng rác thải tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng. - Tỷ lệ tái sử dụng rất cao, lên đến 90 % lượng rác thải (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ). - Giảm lượng rác chôn lấp nên tiết kiệm được đất đai. - Có thể tiến hành song song giữa hai dây chuyền: Sản xuất rác tươi và rác khô (rác đã chôn lấp) để tạo nên các sản phẩm khác nhau . + Nhược điểm của phương pháp:
  • 30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 15 - Tốn công vận chuyển. - Chi phí ban đầu rất cao. - Công vận hành lớn. Nhìn chung các phương pháp trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng chỉ có phương pháp sinh học dùng giun xử lý rác là ít nhược điểm nhất, đồng thời lại tạo ra được những sản phẩm hữu ích như phân bón cho cây trồng và là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm. 1.2. Tổng quan về Giun Quế và một số chế phẩm sinh học 1.2.1. Tổng quan về Giun Quế  Định nghĩa: Giun Quế (Trùn đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), nghành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm giun ăn phân thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một loài giun địa phương sống trong đất [9]. Hình 1.1: Giun Quế
  • 31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 16 Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa và nhập nội, được đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Đây là loại giun mắn đẻ xuất hiện ở các vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay vì vậy rất dễ thu hoạch. Kích thước giun trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất khô chiếm 15 – 20 %. Hàm lượng các chất tính trên khối lượng khô như sau: Protein: 68 – 70 % Lipid: 7 – 8 % Chất đường: 12 – 14 % Tro: 11 – 12 % Do có hàm lượng Protein cao nên Giun Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho một số loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản….Phân giun là một loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho cây kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc trồng rau sạch. 1.2.1.1. Đặc tính sinh học của Giun Quế Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 – 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0.1 - 0.2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tùy theo độ tuổi, màu nhạt dần về phía bụng đầu hơi nhọn, cơ thể giun có hình thoi dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển các đốt co duỗi kết hợp với các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng. Giun Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp chúng có thể sống trong nước một thời gian dài. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt, cơ quan này đảm nhận việc bài tiết các chất thải dạng Amoniac và Urê. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng,
  • 32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 17 lượng thức ăn mỗi ngày được các nhà khoa học ghi nhận là tương đương với cơ thể của nó. Sau khi qua hệ tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng [28]. Hệ thần kinh của giun chưa phát triển nhiều. Tuy nhiên, các tế bào thụ cảm cũng giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển và những dấu hiệu của thời tiết. Nó không có mắt, mũi, tai nên ta các tế bào thụ cảm nằm rải rác trên cơ thể phải làm thay. Chúng “đoán” thời tiết rất giỏi, khi sắp có giông bão là giun ngoi lên mặt đất và bỏ chạy tán loạn. Người nuôi giun phải dè chừng trường hợp này để chủ động ngăn chặn. Khả năng “ngửi” của giun kém. Tuy nhiên, chúng cũng phân biệt được các loại thức ăn khác nhau. Trong một luống nuôi, giun cũng có thể tìm tới những chỗ thức ăn ngon hơn [28]. Hình 1.2: Hình thái cấu tạo của Giun Quế
  • 33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 18  Hình dạng: Tròn dẹt, dài và nhọn ở 2 đầu.  Màu sắc: Tím thẫm phần đuôi pha vàng.  Kích cỡ: Dài 80 – 150 mm, trung bình 110 mm, đường kính 1 – 2 mm.  Trọng lượng giun trưởng thành: 0.08 – 0.15 gram/con, trong đó nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất khô khoảng 15 – 20 %.  Số đốt: 100 – 130.  Số đốt đai sinh dục: 5 đốt.  Vị trí đai sinh dục: Từ đốt 13 đến đốt 15.  Vị trí lỗ sinh dục đực: Mặt bụng đốt 18  Vị trí lỗ sinh dục cái: Ba đôi lỗ nhận tinh ở mặt bụng các đốt 6, 7, 8. 1.2.1.2. Sự sinh sản và phát triển Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 – 1.500 cá thể trong một năm. Giun Quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 – 30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
  • 34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 19 Giun đẻ rất khỏe. Thông thường, mỗi tuần đẻ một lần và 3 tuần sau kén nở, 3 tháng sau thành giun trưởng thành giun mẹ sống tới 12 năm và vẫn đẻ. Chúng tăng đàn theo cấp số nhân. Khi nuôi, rất ngạc nhiên vì tốc độ tăng đàn rất nhanh, đây cũng là tính ưu việt của Giun Quế. Rõ ràng từ đặc điểm này mà từ phân trâu, bò, phân gia súc ta có thể tạo ra vô vàn Giun Quế - nguồn đạm động vật quý giá để cung cấp cho các loài vật nuôi trong gia đình [5].  Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt Giun Quế : Giun Quế là một loại thức ăn chăn nuôi có thành phần dinh dưỡng tương đối cao. Đặc biệt, bột giun sấy khô có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: Đạm, Lipid, Cellulose… tăng cao hơn so với giun tươi và các thành phần này tương đương với nhiều loại thức ăn thông thường. Bảng 1.3: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt Giun Quế và một số thức ăn chăn nuôi thông thường Chất dinh Dưỡng Giun tươi Bột giun sấy khô Bột cá Hạ Long Bột khô đậu tương Bột tằm Bột tép đồng khô Protein 9.40 47.24 45.00 46.02 68.60 50.90 Lipid 2.30 11.56 6.40 1.30 6.68 3.40 Celluloze 1.30 6.53 2.40 5.00 5.50 5.60 Tro 3.20 16.08 27.02 6.00 3.60 14.11 Ca 0.24 1.21 5.00 0.02 0.16 3.55 P 0.22 1.11 2.20 0.31 0.35 1.47 (Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, 2009) 1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Giun Quế  Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: Tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống [27]. Ngoài
  • 35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 20 phân bò nhiều nghiên cứu cũng sử dụng nhiều loại chất nền khác nhau như: phân gia súc ủ hoai với phân xanh, than bùn, rơm rạ, xơ dừa…[11].  Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20 0 C – 30 0 C, đối với một số khu vực phía Bắc cần chú ý: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông [27]. Theo nhiều nghiên cứu chi tiết khác nhau về ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sống và xử lý rác của giun, thì nhận thấy rằng giun có thể sống ở nhiệt độ từ 5 – 30 0 C, nhiệt độ thấp dưới 19 0 C sẽ làm giun chậm phát triển hoặc sẽ bị chết đi [16], còn nhiệt độ cao hơn 30 0 C giun sẽ bò ra khỏi chỗ nuôi hoặc thí nghiệm để đi tìm nơi có nhiệt độ phù hợp hơn [10, 27].  Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm khoảng 65 – 80 % trọng lượng cơ thể giun nên chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho giun (ít nhất 1 lần/ngày). Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô [27]. Qua các nghiên cứu khác nhau liên quan đến độ ẩm của Giun Quế, khi thả giun vào chất nền nuôi, cần kiểm tra độ ẩm của chất nền nếu độ ẩm thấp thì tưới thêm một ít nước vào đến khi độ ẩm đạt yêu cầu rồi mới tiến hành thả giun vào để giun dễ thích nghi.  Ánh nắng: Giun rất sợ ánh nắng nên cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho giun sợ và chui xuống phía dưới để sống.
  • 36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 21  Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên phải chắc chắn rằng thức ăn của giun phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun, chuồng trại.  Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì nên cho giun ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8 cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó sẽ tiếp tục cho giun ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng giun có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày [27]. 1.2.1.4. Lợi ích của phân Giun và một số bệnh của Giun Quế Lợi ích của phân giun: Phân giun là loại phân hữu cơ, được tạo thành từ phân giun nguyên chất, là một loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Phân giun chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén trùn rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50 % chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ. Bảng 1.4: Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia súc gia cầm Chỉ tiêu Nitơ tổng số Photpho tổng số Kali tổng số Chất hữu cơ Nước Phân giun 0.85 0.45 0.64 29.93 37.06
  • 37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 22 Phân bò 0.52 0.25 0.35 14.50 83.03 Phân lợn 0.60 0.41 0.26 15.00 81.50 Phân dê 0.65 0.47 0.23 31.40 65.50 (Nguồn: Phân viện sinh thái – Viện môi trường nhiệt đới Việt Nga, 2009) Phân giun còn chứa các khoáng chất cho cây như: Nitrat, Photpho, Magie, Kali, Calci, Nitơ.... Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân giun. Chất mùn trong phân giun loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Phân giun gia tăng khả năng giữ nước của đất vì phân có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như gia tăng khả năng giữ nước. Phân giun làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được [10]. Acid humic ở trong phân giun kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi vì Acid humic ở trong trạng thái được phân bố về mặt ion mà trong đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt. Phân giun có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp [27]. Một số bệnh của Giun Quế Bệnh no hơi: Do giun ăn những loại thức ăn quá giàu “chất đạm” như phân bò sữa, phân heo... làm cho phân có mùi chua.
  • 38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 23 Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặt. Địch hại: Trước hết, phải kể tới các lưỡng cư: Cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫu chàng. Cóc thường chui ngay vào trong luống nằm lẫn trong phân. Da cóc có khả năng biến đổi cho thích ứng với môi trường. Vì vậy, có khi ta mở tấm phủ ra nếu nhìn không kỹ sẽ không phát hiện được những chú cóc nằm im trong luống. Chúng bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng dính với hàm trên. Khi thấy giun ngoi lên, chúng phóng lưỡi ra, kéo con mồi gọn ghẽ vào trong mồm và nuốt chửng, nó nằm im một chỗ để ăn no giun nên ta cần phải hết sức cẩn thận để loại trừ cóc. Định kỳ mở toàn bộ tấm phủ ra để kiểm tra luống nuôi. Phải quan sát kỹ các kẽ hở giữa các viên gạch dùng để quây thành luống phát hiện thấy cóc là phải diệt ngay. Các loài khác như nhái, ngóe, ếch ương, chẫu chàng…thường không nằm trong luống. Chúng thường tập kích luống giun vào ban đêm. Ban ngày, chúng luồn ra xung quanh, nằm ẩn khuất trong các bụi cây, hang hốc cạnh đó nếu không để ý sẽ không thấy. Vì vậy, chỗ đặt luống giun cần cân nhắc kỹ, phải đề phòng. Cũng có nơi đã dùng Nilon quây xung quanh chỗ nuôi giun, giống như kiểu chống chuột cho ruộng lúa. Tuy nhiên tấm Nilon ở đây phải cao từ 1 m trở lên. Chuột trù cũng là kẻ thù của giun. Các loài chuột khác ăn ngũ cốc (riêng chuột trù ăn sâu bọ) chúng ăn cả giun. Nhược điểm là dễ bị phát hiện, chúng có mùi hôi nồng nặc và luôn gọi nhau chít chít. Ban ngày chúng rất loạng choạng, dễ bắt hoặc đánh chết chúng. Chúng lại không có khả năng leo trèo. Vì vậy, nếu ta ngăn cửa hoặc ngăn quanh luống nuôi bằng một vách ngăn cao khoảng 40 cm là chúng chịu chết, không vào được. Gà, vịt, chim chóc cũng là kẻ thù của giun. Khi nuôi giun cho gà, vịt ăn nhưng nếu để chúng vào luống thì chúng sẽ bới tung lên và ăn sạch cả giống. Vì vậy, phải quây lưới hoặc đan tấm phên phủ lên luống giun để ngăn bọn này phá hoại. Nhiều người nuôi giun ngại nhất là việc chống kiến, thực tế việc chống kiến lại rất đơn giản. Bình thường, kiến không chui rúc vào chỗ ẩm ướt như các luống giun vì chúng ngại nước. Tuy nhiên
  • 39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 24 khi luống giun có giun chết là chúng lao vào [10]. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc. 1.2.1.5. Các mô hình nuôi Giun Quế Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi Giun Quế: Từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của giun. Yêu cầu của một chỗ nuôi giun cần đảm bảo 2 điều kiện: - Một là, có một nền cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất. - Hai là, có mái che. Các mô hình nuôi Giun Quế hiện nay:  Nuôi trong khay chậu [27] Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0.2 – 0.4 m2 với chiều cao khoảng 0.3 m). Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian. Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát nước con giống. Do tính ưu tối nên trên mặt của dụng cụ cần được kiểm tra thường xuyên. Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun phải được chú ý cẩn thận hơn.
  • 40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 25 Hình 1.3: Nuôi giun trong khây, chậu  Nuôi trên đồng ruộng có mái che: Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải. Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ… có bề ngang từ 1 – 2 m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát được nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun và chống các thiên địch. Hình 1.4: Nuôi giun trên đồng ruộng có mái che
  • 41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 26  Nuôi trên đồng ruộng không có mái che: Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi giun như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2 m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun và cần một diện tích tương đối lớn. Hình 1.5: Nuôi giun trên đồng ruộng không có mái che  Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công
  • 42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 27 nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada. Hình 1.6: Nuôi giun trong nhà với quy mô công nghiệp 1.2.2. Một số chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để xử lý chất thải gồm: Vi sinh vật, enzym và các chất chiết suất từ động vật, thực vật và vi sinh vật, không bao gồm các sinh vật biến đổi gen. Các chế phẩm sinh học được sử dụng để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ (chất thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, phân gia súc, gia cầm, than bùn...), biến chất thải hữu cơ thành nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và cải tạo đất, tái sử dụng chất thải để tạo ra các sản phẩm hữu ích, cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế vi sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi hôi.  Chế phẩm sinh học xử lý môi trường WEVIRO: Khử mùi hôi, phân hủy chất hữu cơ, nhanh chóng khử hoàn toàn mùi hôi độc hại: H2S, CH4, NH3, SO2,…[29]. - Thời gian ngắn (30 – 45 ngày) - Sinh khối giảm nhanh rõ rệt (sau 4 ngày)
  • 43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 28 - Tạo hiệu ứng nhiệt ngay khi xử lý - Tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh và tạo mùi hôi - Giúp vi sinh vật có lợi hoạt động tốt - An toàn cho con người và môi trường - Chất thải sau xử lý được dùng làm phân bón sạch Thành phần: - Chất trích thảo mộc: 0,13 ‰ - Chất béo tổng hợp: 0,01 ‰ - Kiềm quy ra NaOH: 0,1 ‰ - Borax: 0,1 ‰ - pH: 8 – 9  Chế phẩm sinh học Sagi Bio: Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ, làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ, cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế vi sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi hôi. (nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 45 – 55 0 C) sinh tổng hợp mạnh các enzym ngoại bào (cellulaza, amylaza và proteinaza) để phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ thành mùn. 1 kg chế phẩm Sagi Bio xử lý được 2,5 đến 3 m3 các chất phế thải hữu cơ thành mùn trong thời gian khoảng 35 – 40 ngày [23]. Thành phần: - Mật độ vi sinh hữu ích đạt: ≥ 109 CFU/gam, ml - Vi khuẩn thuộc chi Bacillus: ≥ 109 CFU/gam, ml - Xạ khuẩn Stretomyces: ≥ 108 CFU/gam, ml
  • 44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 29 - E.coli; Fecal coliform; Salmonella; S.aureus: Không - Phụ gia: Chất mang vô cơ hoặc chất mang hữu cơ  Chế phẩm EMUNIV dạng bột: Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, xử lý mùi hôi chuồng trại, bãi chôn lấp chất thải. EMUNIV có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase. Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin. Phân giải nhanh các chất hữu cơ, tạo các chất vô cơ cung cấp cho cây trồng [30]. Thành phần: - Tổng số vi sinh vật hiếu khí: ≥ 109 CFU/gam - Vi sinh vật phân hủy Cellulose: ≥ 108 CFU/gam - Vi sinh vật phân hủy Protein: ≥ 108 CFU/gam - Vi khuẩn Samolena: Không phát hiện - Độ ẩm: 11 % - Chất mang và các vi sinh vật khử mùi hôi Bảng 1.5: So sánh một số chế phẩm sinh học WEVIRO SAGI BIO EMUNIV Lợi ích - Tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh và tạo mùi hôi - Giúp vi sinh vật có lợi hoạt động tốt - Chất thải sau xử lý được dùng làm phân bón sạch. - Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ - Làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ - Cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế vi - Chuyển hóa Lân khó tiêu - Ức chế sinh trưởng các vi sinh vật phát sinh mùi - Sinh chất kháng sinh tự nhiên ức chế nhiều loại vi
  • 45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 30 sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi hôi sinh vật gây hại - Sinh chất kích thích tăng trưởng thực vật Nhiệt độ tối ưu (0 C) 45 – 55 0 C 45 – 55 0 C 40 – 60 0 C Thời gian ủ 30 – 45 ngày 35 – 40 ngày 25 – 30 ngày (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Từ những ưu nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu chọn 2 phương pháp xử lý rác thải nhà bếp chính cho nghiên cứu đó là sử dụng Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV vì có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn từ: - Việc bán Giun Quế - Có được nguồn phân bón - Giảm được diện tích đất chôn lấp, giải quyết được tình trạng nóng từ bãi rác Đa Phước vừa qua Ngoài ra giun có sức tiêu hóa lớn tác dụng phân giải hữu cơ của giun chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. Do có hàm lượng Protein cao nên Giun Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy
  • 46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 31 hải sản… Ngoài ra, Giun Quế còn được dùng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc… Phân giun là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch. Quá trình sản xuất phân từ rác thải tận dụng được tất cả các sản phẩm của quá trình hoàn trả vật chất lại cho tự nhiên. Đây là công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Đối với các chế phẩm sinh học thì tập trung vào 1 loại chính đó là chế phẩm EMUNIV vì: - Có khả năng khử mùi và diệt vi khuẩn tốt - Khoảng nhiệt độ tối ưu rộng - Thời gian ủ ngắn - An toàn cho người sử dụng - Phân phối rộng rãi và phổ biến trên thị trường 1.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ Chất lượng phân hữu cơ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau :  Mức độ lẫn tạp chất (thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hóa học, thuốc trừ sâu …)  Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N, P, K; dinh dưỡng trung lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Co, Bo …).  Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp ở mức không ảnh hưởng có hại tới cây trồng).
  • 47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 32  Độ ổn định (độ chín, hoai) và hàm lượng chất hữu cơ. Bảng 1.6: Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu cơ chế biến từ chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức Hiệu quả đối với cây trồng Tốt Độ chín (hoai) cần thiết Tốt Đường kính hạt không lớn hơn mm 4 – 5 Độ ẩm không lớn hơn % 35 pH 6.0 – 8.0 Mật độ vi sinh vật hữu hiệu (đã được tuyển chọn) không nhỏ hơn CFU/g mẫu 106 Hàm lượng cacbon tổng số không nhỏ hơn % 13 Hàm lượng nitơ tổng số không nhỏ hơn % 2.5 Hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn % 2.5 Hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn % 1.5 Mật độ samonella trong 25 g mẫu CFU 0 Hàm lượng chì (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 250 Hàm lượng cadimi (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 2.5 Hàm lượng crom (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 200 Hàm lượng đồng (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 200 Hàm lượng niken (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 100 Hàm lượng kẽm (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 750 Hàm lượng thủy ngân (khối lượng khô) không lớn hơn Mg/kg 2 Thời gian bảo quản không ít hơn Tháng 6 (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2002)
  • 48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 33 Phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích cho con người, song vẫn còn khá nhiều hạn chế trong quá trình ủ cũng như sử dụng nó:  Lợi ích:  Là phương án được lựa chọn để bảo tồn nguồn nước và năng lượng.  Kéo dài tuổi thọ cho các bãi chôn lấp.  Ổn định chất thải: Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình chế biến phân hữu cơ sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định, chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khi thải ra đất hoặc nước.  Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh: Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 60 0 C, đủ để làm mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất một ngày. Các sản phẩm của quá trình chế biến phân hữu cơ có thể thải bỏ an toàn trên đất hoặc sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất.  Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình làm phân hữu cơ, các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO3 - và PO4 3- thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến phân hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng cho đất có khả năng làm giảm thất thoát dinh dưỡng do rò rỉ vì các chất dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn.  Làm khô bùn: Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95 % nước, do đó chi phí thu gom vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình ủ phân hữu cơ là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn.
  • 49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 34  Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng : Trong đất bón phân vi sinh với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại vi sinh vật đa dạng không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu bệnh cho cây trồng hơn so với các loại phân hóa học khác.  Hạn chế:  Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không thoả mãn yêu cầu.  Do đặc tính của chất thải hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời gian, khí hậu và phương pháp chế biến phân, dẫn đến tính chất của sản phẩm cũng khác nhau. Bản chất của vật liệu làm phân hữu cơ thường làm cho sự phân bố nhiệt độ trong khối phân không đồng đều, do đó khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm phân hữu cơ cũng không hoàn toàn.  Quá trình sản xuất phân hữu cơ tạo mùi khó chịu nếu không thực hiện quy trình chế biến đúng cách.  Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hóa học vì không quá đắt tiền, dễ sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách rõ ràng. 1.4. Các nghiên cứu có liên quan  Các nghiên cứu trong nước Công nghệ nuôi giun đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 1990 do các nhà khoa học việt kiều chuyển giao tài liệu. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu sử dụng Giun Quế song vẫn gặp không ít khó khăn về các yếu tố như: Giống giun sử dụng, quy mô áp dụng, thành phần chất hữu cơ phức tạp và đa dạng chưa qua quá trình xử lý, các điều kiện môi trường sống khác nhau…  Về thức ăn nuôi giun: Nguồn thức ăn cho giun thì khá phong phú đa dạng và cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của thành phần thức ăn đến đời sống của giun như: Nghiên cứu của Bùi Minh Tuấn (2012) [1] thì sử
  • 50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 35 dụng rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình để nuôi giun, còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hằng (2013) thì sử dụng bã sắn làm thức ăn nuôi giun nhưng thức ăn phổ biến để nuôi Giun Quế tại các trại giống thì chủ yếu là các loại phân gia súc gia cầm như: Phân trâu, phân bò, phân gà…ngoài ra thì vẫn được bổ sung thêm một số loại thức ăn phụ như: Rơm rạ, bã mía, các loại lá cây mục…  Về nhiệt độ nuôi giun: Theo kinh nghiệm nuôi giun nhiều năm từ Trại Giun Quế PHT (2009) [28] cũng như theo Hoàng Xuân Thành (2009), “Kỹ thuật nuôi Giun Quế” tại trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư, Thừa Thiên Huế [5] thì nhiệt độ thích hợp cho giun là từ 20 – 30 0 C. Ngoài khoảng nhiệt độ thích hợp cho giun thì một số nhiệt độ bất lợi cho giun cũng được khám phá như: Theo nghiên cứu của Phan Thị Thắm (2011), “Nghiên cứu hiệu quả của mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo dịch Giun Quế ở quy mô hộ gia đình” thì nhận thấy rằng giun có thể sống ở nhiệt độ từ 5 – 30 0 C, nhiệt độ thấp dưới 19 0 C sẽ làm giun chậm phát triển hoặc sẽ bị chết đi [16]. Còn theo Nguyễn Lân Hùng & CS (1986) thì nhiệt độ cao trên 30 0 C giun sẽ chết hoặc bò ra khỏi chỗ nuôi, thí nghiệm để đi tìm nơi có nhiệt độ phù hợp hơn [10].  Khoảng pH: Tuỳ từng loại môi trường sống khác nhau mà có pH khác nhau. Theo kinh nghiệm từ trại nuôi Giun Quế Củ Chi thì giun sinh sống trong khoảng pH từ 6 – 8 nhưng thích hợp nhất cho giun là pH = 7. Qua quá trình thực nghiệm nuôi giun tại trại giun PHT [28] nhận thấy pH thích hợp nhất vào khoảng 7 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.  Về khả năng xử lý rác: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mỹ và cộng sự (thuộc Viện Môi trường - Tài nguyên và Trường Đại học Tôn Đức Thắng) về khả năng xử lý rác của Giun Quế: Nhóm nghiên cứu cho biết ban đầu khi thực hiện ở phòng thí nghiệm cho thấy Giun Quế ăn rất mạnh các chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt như mít, đu đủ, các loại rau, vỏ trái cây... Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu thiết kế hai mô hình nuôi giun quy mô hộ
  • 51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 36 gia đình và bố trí tại 2 hộ dân ở huyện Cần Giờ và 2 hộ dân ở quận 10 và quận 7. Kết quả cho thấy Giun Quế tiêu thụ chất thải rắn hữu cơ khá ổn định. Cũng như nghiên cứu của Phan Thị Thắm (2011), “ Nghiên cứu hiệu quả của mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo dịch Giun Quế ở quy mô hộ gia đình” thì giun cũng xử lý khá tốt các rác thải hữu cơ gia đình và từ đó thu được dịch giun phục vụ cho nông nghiệp [16].  Nghiên cứu ngoài nước Việc nuôi giun để xử lý rác sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến tại các gia đình ở nhiều nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản và Trung Quốc. Cuốn sách “giun ăn rác của chúng ta” do Mary Appelhof xuất bản năm 1982 đã trình bày một hệ thống sản xuất phân bón từ giun và kỹ thuật này được nhân rộng trong nhiều năm [32]. Sử dụng giun để làm phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada), tới mức thành phố này đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng cho loại hình này. Wormtech Limited là một công ty ở Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải để tái chế. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các “công nhân giun” làm việc, cần tuyển khoảng 18 tỷ giun cho dự án tái chế của mình. Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương . Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada) từ những năm 80. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun. Vào thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại đó, họ học cách chăm sóc và quản lý giun. Đối tượng tham gia rời khu vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy, khoảng 0.5 kg Giun Quế và sách hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để “vận
  • 52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 37 hành” giun tại nhà. Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun. Mỗi thùng như vậy (cao 61 cm, dài 51 cm và rộng 30.5 cm) có thể xử lý khoảng 2.25 kg rác trong một tuần, ngăn khoảng 60 kg (rác hữu cơ/gia đình) được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Ngày nay, chương trình này đã phổ biến tới mức hình thành một dịch vụ mới: Sản xuất phân bón từ giun. Cạnh khách sạn 5 sao Mount Nelson sang trọng và lâu đời vào loại bậc nhất ở thành phố nổi tiếng Cape Town của đất nước Nam Phi, chốn lui tới thường xuyên của các nhân vật nổi tiếng trong nước và nước ngoài, là một dãy nhà được thiết kế đặc biệt để chứa hàng trăm thùng gỗ của trang trại nuôi Giun Quế. Tại đây, người ta cho chúng ăn rau và các thức ăn còn sót lại từ những bàn tiệc thừa, giải quyết vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường. Mary Murphy, trưởng dự án, cho biết: “Chúng giải quyết đến 70 % thức ăn thừa và tuyệt nhiên không để lại mùi hôi thối gì cả”. Hiện nay nhờ lũ giun, Mount Nelson tái tạo lại được khoảng 20 % số rác thải hữu cơ. Trang trại nuôi giun ở Mount Nelson là mô hình đầu tiên được áp dụng ở Nam Phi. Sắp tới Murphy sẽ nhân rộng sang các trường học, nhà hàng và khách sạn khác.
  • 53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 38 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Tác nhân phân huỷ rác: Giun Quế, chế phẩm sinh học EMUNIV. - Đối tượng phân huỷ: Rác thải nhà bếp được thu thập tại các địa điểm khác nhau như: Hộ gia đình, các khu chung cư, các nhà hàng tiệc cưới. - Sinh khối giun bao gồm: Phân giun, trứng giun. Phân giun được lấy từ cơ sở nuôi ban đầu (Trại Giun Quế Củ Chi), tạo dần sinh khối qua thời gian. Thiết bị - Thùng nuôi giun: Thùng xốp có thể tích (38.5 cm x 28.5 cm x 31 cm), thùng được đục lỗ thoát nước ở dưới đáy, đục lỗ thoáng khí ở hai bên hông nhằm tránh xảy ra quá trình phân huỷ kỵ khí. Hình 2.1: Quá trình đục lỗ chuẩn bị thùng thí nghiệm - Thiết bị theo dõi các thông số ủ: Nhiệt ẩm kế, thước đo 30 cm, giấy quỳ, cốc pha - Thiết bị khác: Bình xịt nước, bay xúc đất, bạc che nắng, lưới có kích thước lỗ 1 mm, cân 5 Kg.
  • 54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phân tích sơ bộ thành phần rác nhà bếp (Tinh bột : Cellulose : Đạm và lipid) Giun Quế (Thí nghiệm 1) Chế phẩm EMUNIV (Thí nghiệm 2) Tỷ lệ 1:1:4 Tỷ lệ 1:1:4 Tỷ lệ 1:1:4 Giun Quế + Chế phẩm EMUNIV (Thí nghiệm 3) So sánh chất lượng phân sau xử lý (CHC, N, K, P…) Lựa chọn tỷ lệ và tác nhân xử lý rác tốt nhất Đề xuất quy trình sản xuất phân hữu cơ Khảo sát quá trình ủ phân Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu Phương pháp phân tích mẫu Phương pháp bố trí thí nghiệm Phương pháp theo dõi và kiểm soát thí nghiệm Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Phương pháp so sánh
  • 55. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 40 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và biên hội tài liệu - Các tài liệu liên quan được thu thập từ các báo cáo, khóa luận, các bài báo, các tạp chí, thông tin điện tử và giáo trình đã có. - Các tài liệu về khả năng xử lý rác hữu cơ của Giun Quế - Các nghiên cứu và ứng dụng về chế phẩm sinh học EMUNIV - Nội dung tổng hợp tài liệu: Rác thải nhà bếp, hiện trạng cũng như biện pháp xử lý, đời sống của Giun Quế, các loại chế phẩm sinh học, tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan 2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế và lấy mẫu - Rác thải nhà bếp được phân ra làm 3 quy mô lấy chính đó là: Các hộ gia đình tại phường An Phú Đông, quận 12; Các nhà hàng tiệc cưới tại quận Gò Vấp; Các chung cư tại quận 12 và quận Gò vấp. - Rác thải sau khi thu thập, được tiếp tục phân loại thành 3 thành phần chính: Tinh bột, Cellulose, Đạm và Lipid.  Các hộ gia đình tại Phường An Phú Đông, quận 12 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp quy mô hộ gia đình Hộ gia đình Ngày Tinh bột Cellulose Đạm, Lipid Tỷ lệ A 1 0.1 0.7 0.2 1:7:2 B 0.2 1.5 0.3 1:7.5:1.5 C 0.1 0.4 0.5 1:4:5 D 0.4 1.4 0.2 2:7:1 A 0.1 0.5 0.4 1:5:4 B 0.3 0.5 0.2 3:5:2 C 0.2 0.7 0.1 2:7:1
  • 56. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 41 D 2 0.5 1.3 0.2 2.5:6.5:1 E 0 0.7 0.3 0:7:3 F 0.4 0.4 0.2 4:4:2 A 3 0.4 0.2 0.4 4:2:4 B 0.2 0.7 0.1 2:7:1 C 0.2 1.6 0.2 1:8:1 D 0.2 0.6 0.2 2:6:2 E 0.3 0.6 0.1 3:6:1 F 0.3 0.4 0.3 3:4:3  Các nhà hàng tiệc cưới tại quận Gò Vấp Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các nhà hàng tiệc cưới Tinh bột Cellulose Đạm, Lipid Tỉ lệ Nhà hàng Vườn Cau 0.4 0.4 1.2 1:1:3 Nhà hàng Vườn Cau 1 0.2 0.4 1.4 1:2:7 Nhà hàng Hương Phố 0.2 0.3 1.5 1:1,5:7,5 The Adora 0.2 0.6 1.2 1:3:6 Nhà hàng Đại Dương 0.3 0.4 1.3 1:1:4 Nhà hàng Đồi Sao 0.3 0.5 1.2 1:2:4 Nhà hàng Phú Quý 0.3 0.4 1.3 1:1:4  Các chung cư tại quận 12 và quận Gò vấp Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các chung cư Tinh bột Cellulose Đạm, Lipid Tỉ lệ Chung cư Hà Đô 0.6 0.8 0.6 3:4:3 Chung cư Thái An 0.4 0.8 0.8 2:4:4 Chung cư An Lộc 0.3 1 0.7 1:3:2 Chung cư The Splendor 0.6 0.9 0.5 3:4:3
  • 57. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 42 Qua quá trình khảo sát thực tế nhận thấy rằng các mẫu rác tại những quy mô khác nhau thì có các tỷ lệ chất hữu cơ khác nhau, vì vậy quá trình thí nghiệm sẽ tập trung vào các tỷ lệ lặp lại nhiều lần đó là: Tỷ lệ 1:1:4 ; 2:7:1 ; 3:4:3. 2.2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Tiến hành phân loại rác Rác thành phần hữu cơ : - Tinh bột (cơm thừa, bánh mỳ,…) - Cellulose (rau xanh, hoa quả, vỏ hoa quả…) - Đạm và Lipid (thịt cá, dầu mỡ…) - Hỗn hợp: Tinh bột: Cellulose: Đạm và Lipid theo các tỷ lệ 2:7:1, 1:1:4, 3:4:3 Bảng 2.4: Phân loại thành phần dinh dưỡng trong rác thải nhà bếp hữu cơ Tinh bột Cơm, gạo, bún, mì Củ khoai lang, khoai tây, khoai từ, khoai môn… Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu đen, đậu gián… Cellulose Xác các loại rau xanh như: Súp lơ, bắp cải, bắp, mồng tơi..., Các loại quả như: Mâm xôi, bưởi, cốc, chôm chôm… Củ khoai mì, cà rốt… Đạm, Lipid Thịt heo, bò, tôm, cá, mỡ… (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Rác thành phần vô cơ: Nilon, nhựa, thuỷ tinh… được loại bỏ vì giun không có khả năng phân hủy. - Lựa chọn Giun Quế: Chọn giun khỏe mạnh, màu nâu sẫm.
  • 58. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 43 Hình 2.3: Giun Quế khỏe mạnh được lựa chọn cho thí nghiệm Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đã nêu ở trên, tiến hành 3 thí nghiệm song song kèm theo mẫu đối chứng, mỗi thí nghiệm có 3 lần lặp lại, bố trí các thùng thí nghiệm một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính thống kê có ý nghĩa. Các thí nghiệm được theo dõi trong vòng 10 ngày dựa vào việc tham khảo nghiên cứu của Bùi Minh Tuấn (2012) [1]. Đầu tiên các thùng xốp được đục lỗ, ghi chú và gắn số thứ tự như Bảng 2.5. Bảng 2.5: Số thứ tự của các thùng thí nghiệm chứa các công thức khác nhau Số lần lặp lại Công thức thí nghiệm Giun Quế Chế phẩm EMUNIV Kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV Đối chứng 1 1:1:4 1 4 7 10 3:4:3 2 5 8 11 2:7:1 3 6 9 12 2 1:1:4 13 16 19 22