SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC
THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
VŨ VĂN ĐỨC
HÀ NỘI – 2023
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC
THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 820451
Học viên: Vũ Văn Đức
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Mai Thu Hiền
Hà Nội – 2023
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh
nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” là công trình
nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung
thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023
Học viên thực hiện
Vũ Văn Đức
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp của rất nhiều
người. Do đó, tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những người đã giúp tôi
hoàn thành luận văn! Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS
Mai Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn tôi không chỉ trong bài luận văn mà còn
trong suốt quá trình học và trong công việc. Kiến thức và kinh nghiệm và sự nhiệt tình
của cô đã truyền cảm hứng và thúc đẩy tôi hoàn thành luận văn. Em chân thành cảm ơn
cô vì sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát và khích lệ động viên của cô. Cô không chỉ là
một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là một giảng viên tuyệt vời.
Tôi cũng rất may mắn khi được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học –
Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Cô luôn tạo
điều kiện ủng hộ lớp để vượt qua khó khăn và hoàn thành khóa học nói chung cũng
như bài luận văn nói riêng.
Lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi xin gửi đến bố mẹ tôi và em gái tôi. Tôi
muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến bố mẹ tôi, những người đã luôn ở bên tôi
cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là bố tôi người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá
trình thu thập dữ liệu để nghiên cứu.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
tới các đồng nghiệp tại Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương,
nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong việc cho phép tôi dành thời gian
thực hiện luận văn của mình. Bằng tất cả tấm lòng của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đặc biệt tới PGS, TS Phan Trần Trung Dũng vì đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023
Học viên thực hiện
Vũ Văn Đức
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4
1.6. Nội dung .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT
HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH .................................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi
có kế hoạch ............................................................................................................ 6
2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải ................................................................ 6
2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch....................................................... 12
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................... 17
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài............................................... 18
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước............................................... 26
2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................... 30
Tóm tắt chương 2................................................................................................ 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 34
3.2.1. Dữ liệu và xử lý dữ liệu...................................................................... 34
3.2.2. Phân tích dữ liệu................................................................................. 41
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
iv
3.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................... 42
Tóm tắt chương 3................................................................................................ 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.......................................48
4.1. Thực trạng và lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch phát thải tại
Việt Nam.............................................................................................................. 48
4.2. Kết quả kiểm định thang đo .................................................................. 50
4.3. Phân tích dữ liệu..................................................................................... 50
4.4. Kết quả mô hình ..................................................................................... 68
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................... 74
Tóm tắt chương 4................................................................................................ 76
CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................77
5.1. Các cam kết giảm phát thải của Việt Nam........................................... 77
5.2. Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ............................ 78
5.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng
cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát
thải........................................................................................................................ 80
5.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện thí điểm hệ thống giao dịch
phát thải............................................................................................................ 80
5.3.2. Chuẩn bị các mặt về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng khác và con người
cho việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải............................................... 81
5.3.3. Tác động vào thái độ nhằm cải thiện tính sẵn sàng của các doanh
nghiệp với việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải.............................. 83
5.3.4. Thay đổi chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc tham gia vào
hệ thống giao dịch phát thải ............................................................................. 85
5.3.5. Thay đổi nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về việc tham gia vào
hệ thống giao dịch phát thải ............................................................................. 86
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.. 87
5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 87
5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 88
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
v
Tóm tắt chương 5................................................................................................ 89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC................................................................................................................... i
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục hình
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB..................................................16
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................44
Hình 4.1 Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát............................51
Hình 4.2 Mức độ phát thải của các doanh nghiệp được khảo sát .............................52
Hình 4.3 Số doanh nghiệp có/ không sử dụng vật liệu tái tạo ..................................52
Hình 4.4 Số doanh nghiệp đã niêm yết/ chưa niêm yết ............................................53
Hình 4.5 Quy mô của các doanh nghiệp tham gia khảo sát......................................54
Hình 4.6 Ý định hành vi của các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác
nhau ...........................................................................................................................61
Hình 4.7 Ý định hành vi của các doanh nghiệp với các mức xả thải khác nhau 62
Hình 4.8 Ý định hành vi của các doanh nghiệp có và không sử dụng nguyên
liệu, vật liệu tái tạo ....................................................................................................63
Hình 4.9 Ý định hành vi của các doanh nghiệp đã niêm yết, chưa niêm yết............64
Hình 4.10 Kết quả mô hình.......................................................................................72
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
vii
Danh mục bảng
Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước ........... 24
Bảng 2.2 Tổng hợp tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận
thức kiểm soát lên ý định hành vi trong một số Bài luận văn ................................. 28
Bảng 3.1 Tên viết tắt các quan sát của biến quan sát ................................................ 38
Bảng 3.2 Ý nghĩa của giá trị kiểm định Cronbach’s Alpha ..................................... 40
Bảng 4.1 Giá trị kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ...................... 50
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến ý định hành vi  ....................... 55
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến thái độ ....................................... 56
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến chuẩn mực chủ quan............. 58
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức kiểm soát ............. 59
Bảng 4.6 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức ................................. 60
Bảng 4.7 Tương quan giữa các quan sát của biến nhận thức với trung bình các
quan sát của biến thái độ .................................................................................................... 65
Bảng 4.8 Tương quan giữa các quan sát với trung bình các quan sát về ý định
hành vi của các doanh nghiệp ........................................................................................... 66
Bảng 4.9 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM .................................................................. 68
Bảng 4.10 Tác động trực tiếp và gián tiếp giữa các biến ......................................... 69
Bảng 4.11 Loading factor với các quan sát .................................................................. 70
Bảng 4.12 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM sau khi bỏ đi các quan sát có
loading factor nhỏ hơn 0,7 ................................................................................................ 71
Bảng 4.13 Tỷ trọng của các quan sát sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn
0,7.............................................................................................................................................. 72
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
EDM Expectancy-disconfirmation model
Mô hình kỳ vọng không xác
nhận
HTGDPT Hệ thống giao dịch phát thải
KNK Khí nhà kính
TPB Theory of Planned Behavior
Lý thuyết hành vi có kế
hoạch
TRA Theory of Reasonned Actions Lý thuyết hành động hợp lý
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường và
biến đổi khí hậu, các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu mức phát thải ròng cần
được nghiên cứu và thực thi nhằm giúp cải thiện các vấn đề về môi trường, phát
triển kinh tế xanh và bền vững. Một trong các biện pháp đó là xây dựng hệ thống
giao dịch phát thải (HTGDPT). Tuy nhiên, để xây dựng được HTGDPT thì cần phải
có sự chuẩn bị tốt về nhiều mặt nhằm đảm bảo cho hệ thống giao dịch khi đi vào
hoạt động được thuận lợi. Một trong số những yếu tố cần đó là chuẩn bị sự sẵn sàng
của các doanh nghiệp – đối tượng sẽ tham gia vào HTGDPT.
Luận văn nghiên cứu “sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong
việc thành lập thành lập hệ thống giao dịch phát thải” thông qua nghiên cứu tác
động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa
ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp
trong việc thành lập HTGDPT.
Để thực hiện được mục tiêu đó, đầu tiên tác giả tiến hành thu thập các tài liệu
đi trước nhằm tổng quan. Bài luận văn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng
khảo sát, từ đó xác định được sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập
HTGDPT. Các câu hỏi của bộ khảo sát được rút ra sau khi xem xét các nghiên cứu
đi trước. Sau đó, Bài luận văn áp dụng các kỹ thuật phân tích và lý thuyết hành vi có
kế hoạch (TPB) để nghiên cứu tác động, liên hệ của các yếu tố tới sự sẵn sàng của
các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT.
Thông qua nghiên cứu dữ liệu, Bài luận văn đã cho thấy sự liên hệ của các yếu
tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT. Thông
qua chạy mô hình PLS-SEM dựa trên thư viện plspm của ngôn ngữ python, Bài luận
văn cũng đồng thời chỉ ra tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh
nghiệp. Từ các kết quả đó, Bài luận văn cũng đưa ra một số hàm ý chính sách cho
các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, tạo điều
kiện để thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong thời đại công nghiệp phát triển, năng lượng hóa thạch đươc sử dụng
nhiều, dẫn tới phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn đang tăng trên tất cả các lĩnh vực
chính trên toàn cầu, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Theo Roy et al. (2018) cảnh báo
thế giới sẽ nóng lên thêm từ 1.5°C tới trên 2°C trong thế kỷ 21 trừ khi có các biện
pháp được đưa ra nhằm đạt được mức giảm sâu mức phát thải ròng KNK. Thế giới
phải đối mặt với các thách thức liên quan tới ô nhiễm môi trường và biến đổi khí
hậu. Khi biến đổi khí hậu xảy ra, nền kinh tế cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực
(Bigano et al. (2008), Fankhauser & Tol (2005)).
Hiện tại, có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
Một trong những biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu phát thải khí nhà kính là
đánh thuế carbon. Thuế carbon là một khoản phí áp dụng đối với việc đốt các nhiên
liệu hóa thạch phát thải ra carbon (than, dầu, khí đốt,...). Thuế carbon là chính sách
có thể giúp giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch và khuyến khích sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo. Chính sách thuế carbon có thể rất đơn giản, do đó, chính phủ có
thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Chính phủ có thể trực tiếp thu thuế các
nguồn nguyên liệu hóa thạch, từ đó giúp hạn chế phát thải nhà kính. Tuy nhiên, với
cách trên, lượng hạn chế carbon không rõ ràng và chính sách chỉ mang tính chất
thúc đẩy hạn chế tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, cách này cũng không
mang tính khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn carbon.
Ngoài biện pháp đánh thuế carbon, hiện tại các quốc gia còn có thể áp dụng
biện pháp thị trường bằng cách xây dựng và vận hành HTGDPT. Biện pháp này
không những giúp cải thiện vấn đề môi trường mà còn giúp phát triển kinh tế xanh,
bền vững. Theo một số nghiên cứu HTGDPT mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn
trong các trường hợp nhất định. Các nhà sản xuất phát thải carbon thấp, có sản
phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia vào HTGDPT.
Xia et al. (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có
lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2
carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối
quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải. Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến
khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng
và hạn chế phát thải. Theo Luo & He (2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty
thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh. Do đó,
việc thành lập HTGDPT nhằm cải thiện vấn đề môi trường và thúc đẩy kinh tế
xanh, kinh tế tuần hoàn là cần thiết.
Ở Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng phát thải KNK
(KNK) năm 2014 là 283.965,53 nghìn tấn CO2. Theo đó, các ngành đang phát thải
nhiều nhát bao gồm năng lượng, nông nghiệp, quá trình công nghiệp và tiêu
thụ sản phẩm, chất thải. Hiện nay, Việt Nam đã là quốc gia có tham gia công ước
khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và sẽ phải thực hiện các cam kết về biến
đổi khí hậu đã được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh thuộc khung chương
trình này (COP). Các biện pháp và thoả thuận, nghị định thư, hiệp định được đưa ra
trong các hội nghị có thể giúp cắt giảm KNK trên thế giới, nhưng cũng đồng thời
đòi hỏi các quốc gia triển khai các biện pháp thực tế nhằm đạt được các cam kết đã
đưa ra. Một trong các biện pháp mà Việt Nam đã và đang nghiên cứu để chuẩn bị
đưa vào áp dụng là sử dụng HTGDPT với mục tiêu thành lập và thí điểm HTGDPT
vào năm 2025.
Trong các nghiên bước đầu về thị trường, nghiên cứu về tính khả thi là một
trong những nghiên cứu quan trọng nhằm xác định được khả năng xây dựng
HTGDPT. Trong đó, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng trực tiếp chịu
ảnh hưởng từ việc thành lập thị trường phát thải – sẽ quyết định một phần khá lớn
vào khả năng xây dựng thị trường phát thải tại Việt Nam. Với lý do đó, luận văn
này lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại
Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” nhằm trả lời câu hỏi về
sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt
Nam.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định sự sẵn sàng của các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:
- Tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu về HTGDPT và các lý thuyết,
nghiên cứu liên quan tới các yếu tố tác động lên tính sẵn sàng của một chủ thể.
- Đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các
yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập
HTGDPT.
- Từ kết quả nghiên cứu trên và từ việc phân tích bối cảnh, tình hình thực tế,
Bài luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao tính
sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Bài luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh
nghiệp trong việc thành lập HTGDPT là như thế nào?
- Các yếu tố nào có tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong
việc thành lập HTGDPT như thế nào?
- Để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc
thành lập HTGDPT thì có thể thực hiện các biện pháp nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh
nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian bao gồm các doanh nghiệp tại
Việt Nam. Thời gian khảo sát nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2022 đến
tháng 01/2023.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
4
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) nhằm xác định các
yếu tố tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành
lập HTGDPT dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của các
doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Phương pháp tổng hợp được sử dụng
nhằm thu thập được các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu đi trước về
HTGDPT, thành lập HTGDPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của
một cá nhân, tổ chức. Các tài liệu được thu thập gồm có: sách tham khảo, các công
trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách liên quan tới
việc thành lập HTGDPT cũng như tính sẵn sàng của một chủ thể. Các số liệu được
thu thập là các dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu được thu thập qua các bảng hỏi. Bảng hỏi
được phát cho các doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin nghiên cứu. Các dữ liệu
này sẽ là cơ sở để nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong
việc tham gia vào HTGDPT.
Phương pháp xác định mẫu: Mẫu được xác định theo phương pháp ngẫu. Tuy
nhiên, do hạn chế về thời gian và chi phí, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu ở
Hà Nội và Quảng Ninh.
Xác định cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong mô hình PLS-SEM thường không yêu cầu cỡ
mẫu lớn. Theo Hair et al. (2017), kích cỡ mẫu dùng cho mô hình PLS-SEM có thể
nhỏ hơn 100. Theo lý thuyết giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem) thì kích cỡ
mẫu từ 30 trở lên có thể khiến phân phối của của các giá trị trung bình mẫu xấp xỉ
phân phối chuẩn. Theo quy tắc 10 lần được Barclay et al. (1995) đưa ra, số quan sát
tối thiểu để chạy mô hình PLS-SEM bằng 10 lần số đường dẫn lớn nhất tới một biến
riêng biệt trong mô hình. Trong mô hình nghiên cứu, số đường dẫn lớn nhất tới một
biến là 3 (tới biến sự sẵn sàng). Do đó, Bài luận văn sử dụng kích cỡ mẫu tối thiểu
là 10x3=30. Trong Bài luận văn, số lượng mẫu thực tế được sử dụng là 66 mẫu.
Phương pháp phân tích số liệu:
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
5
-Phương pháp định tính: phương pháp định tính giúp đưa ra các đánh giá,
giải thích về kết quả kiểm định các yếu tố tác động lên sự sẵn sàng của các doanh
nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như đưa ra các khuyến
nghị nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm tra,
kiểm định quan hệ và tác động của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp
tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp định lượng bao gồm:
Kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích mô tả thống kê và mô hình PLS-SEM.
1.6. Nội dung
Bố cục của Bài luận văn gồm các phần sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống giao
dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và phân tích kết quả
Chương 5: Hàm ý chính sách
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH
VI CÓ KẾ HOẠCH
2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế
hoạch
2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải
• Khái niệm:
Với HTGDPT, hàng hóa được giao dịch là các tín chỉ carbon hoặc các hạn
ngạch phát thải KNK. Căn cứ khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tín
chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải
một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương
đương. Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì “hạn ngạch phát
thải KNK là lượng KNK của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong
một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc
tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”.
Như vậy, có thể hiểu dù là giao dịch hạn ngạch hay tín chỉ phát thải thì
HTGDPT cũng là nơi để các bên trao đổi, mua bán quyền được phát thải KNK ra
môi trường. Các bên dư thừa quyền phát thải có thể đem bán quyền phát thải của
mình trên thị trường cho các bên thiếu hụt quyền phát thải để có thể tiếp tục hoạt
động sản xuất và kinh doanh. Hoạt động mua bán quyền phát thải này sẽ giúp thúc
đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giúp phát triển bền vững trong tương lai.
• Phân loại hệ thống giao dịch phát thải:
Có hai loại HTGDPT là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Một số
HTGDPT bắt buộc hiện nay có thể kể tới chương trình loại bỏ KNK của bang New
South Wales, Úc; chương trình thương mại phát thải của Na Uy; và cơ chế thương
mại phát thải của New Zealand. Với hệ thống này, các tổ chức, công ty phát thải ra
môi trường vượt quá mức cho phép phải mua thêm tín chỉ carbon
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
7
được giao dịch trên thị trường để có thể tiếp tục phát thải. Hệ thống trên được gọi là
hệ thống trần và giao dịch (cap-and-trade system). Điều này nhằm đảm bảo mức
phát thải của các tổ chức sẽ có thể được cắt giảm xuống mức đã được thống nhất
chung. Với HTGDPT bắt buộc, các chủ thể giao dịch trên thị trường là các công ty
chịu quy định bắt buộc phải giới hạn mức độ phát thải KNK. Nếu một công ty phát
thải chạm mức quy định, họ bắt buộc phải mua lại tín chỉ carbon từ các công ty có
thừa tín chỉ. Các công ty sẽ giao dịch với nhau trên thị trường hoặc thông qua các
trung gian. Trên thế giới, tín chỉ carbon bắt buộc đang nhắm đến các đơn vị phát
thải sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch bao gồm nhà máy lọc dầu, các công ty sản
xuất và chế biến sắt thép, những công ty sản xuất các mặt hàng như xi măng, thủy
tinh và gốm sứ và ngành công nghiệp giấy và bột giấy.
Bên cạnh hệ thống bắt buộc còn tồn tại một HTGDPT khác là HTGDPT tự
nguyện. Đây là một hệ thống không chính thức hoạt động song song với HTGDPT
bắt buộc và được quản lý bởi sự kết hợp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức thuộc khu vực tư nhân. Hệ thống này cho phép các doanh nghiệp, các chính
phủ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân để bù đắp lượng khí thải của họ bằng
cách mua các khoản bù đắp đã được được tạo ra thông qua cơ chế phát triển xanh
(là cơ chế đầu tư vào các dự án giảm thiểu khí phát thải). HTGDPT tự nguyện góp
phần giảm thiểu khí phát thải bên cạnh thị trường bắt buộc được hình thành từ các
quy định. Trên HTGDPT tự nguyện, các công ty không phải chịu sự điều chỉnh của
pháp luật buộc họ phải hạn chế lượng khí thải carbon của họ. Với hệ thống này, bên
mua điển hình có thể là một công ty bất kỳ đã cam kết trung hòa carbon. Không có
bất cứ quy định pháp luật hay vấn đề tài chính nào thúc đẩy các công ty trên mua
quyền phát thải. Nhiều công ty, điển hình là những công ty lớn, tìm cách trung hòa
carbon như một phần của chiến lược quản trị xã hội môi trường (ESG) nhằm hướng
tới phát triển bền vững hoặc đáp ứng yêu cầu có thể có của các cơ quan quản lý
trong tưởng lai và phòng tránh việc quyền phát thải trong tương lai sẽ tăng giá
mạnh. Một số công ty khác xem việc mua quyền phát thải và trung hòa carbon là
một cách để có những thông tin, góc nhìn tốt của
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
8
xã hội về công ty. Một số khác thì mua quyền phát thải vì cả hai lý do trên. Những
bên bán quyền phát thải HTGDPT tự nguyện có thể là các dự án làm giảm thiểu
carbon như nhà máy thủy điện công suất lớn hay thậm chí các dự án nhỏ hơn dựa
vào cộng đồng như bếp/lò sạch, thân thiện với môi trường. Có các dự án nhằm mục
đích triệt tiêu hoặc giảm thiểu lượng khí thải trực tiếp từ các quá trình công nghiệp,
triệt tiêu các chất phá hủy tầng ôzôn, hoặc xử lý nước thải. Ngoài ra còn có các dự
án dựa vào thiên nhiên bao gồm hấp thụ đất hoặc trồng rừng. Các bên thực hiện dự
án sau khi được chứng nhận và được cấp tín chỉ carbon thì có thể bán các tín chỉ
này trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Hai hệ thống tự nguyện và bắt buộc này
không bài trừ lẫn nhau mà sẽ có thể hỗ trợ nhằm mục tiêu chung là trung hòa
carbon.
• Tác động của hệ thống giao dịch phát thải lên nền kinh tế và môi trường:
Về tác động của HTGDPT, có thể thấy mặc dù HTGDPT sẽ gây tổn thất tới
một số loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên khi được thực hiện HTGDPT sẽ giúp giảm
thiểu lượng carbon phát thải ròng ra môi trường, từ đó giúp cải thiện chất lượng môi
trường, phòng tránh, giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra và
cũng có tác động tốt tới một số loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, HTGDPT
cũng mang lại lợi ích giúp thúc đẩy các công ty cải tiến, áp dụng công nghệ xanh
vào việc sản xuất và kinh doanh của mình.
Đầu tiên phải kể tới vai trò của HTGDPT trong việc giảm thiểu các vấn đề về
môi trường. Các lý thuyết kinh tế cho rằng HTGDPT sẽ là công cụ hỗ trợ đạt được
mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Ngược lại, khi áp dụng thị trường
giao dịch carbon sẽ có lợi nếu số tiền thu được từ bán hạn ngạch phát thải được sử
dụng để tài trợ cho đầu tư công bổ sung cũng như giảm thuế thu nhập. Theo nghiên
cứu về thị trường carbon châu Âu (EU), mức giá carbon 20 USD/tấn CO2 không có
tác động bất lợi đối với nền kinh tế. HTGDPT cũng được cho là sẽ hỗ trợ quá trình
chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn tái tạo. Năng lượng
gió, năng lượng mặt trời và thủy điện dự trữ là những ví dụ về các nguồn năng
lượng phi carbon sẽ mang lại tiềm năng phát triển. Tránh lãng phí là rất quan trọng
khi đầu tư vào các nhà máy điện than hiện nay để ngăn chặn
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
9
sự lỗi thời của chúng trong 10-15 năm tới do không thể cạnh tranh về giá với các
nguồn năng lượng khác. khối lượng mới. Trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19,
việc triển khai HTGDPT sẽ khuyến khích đầu tư vào tính bền vững. Trong Bài luận
văn của Li & Jia (2016), tác giả đã chỉ ra tác động của HTGDPT đến nền kinh tế và
môi trường. Tuy rằng HTGDPT đã gây ra một số tổn thất về kinh tế trước mắt như:
tổn thất GDP là 2,34 nghìn tỷ nhân dân tệ hay 2,56% trong kịch bản HTGDPT so
với kịch bản không có HTGDPT vào năm 2030. Xi măng công nghiệp, ngành bị ảnh
hưởng nhiều nhất, sẽ giảm 14,96–18,24% về sản xuất, tiếp theo là điện, kim loại
màu, thép và hóa chất tăng lần lượt khoảng 9,35%, 8,80%, 7,01% và 4,39%. Chi phí
giảm CO2 là 84,15 USD/tấn-CO2. Về mặt năng lượng: tiêu thụ than sẽ bắt đầu có
tăng trưởng âm ( -0,09%) vào năm 2025. Tiêu thụ than sẽ giảm 30,19% tuy nhiên
dầu mỏ và khí tự nhiên sẽ tăng lên 1,00% và 3,37% vào năm 2030 do hiệu ứng thay
thế. Giá carbon sẽ tăng bằng cách giảm mức hạn ngạch phát thải tự do. Tuy nhiên,
các yếu tố hạn chế của các ngành công nghiệp phát thải nhiều KNK kể trên cũng
giúp cải thiện vấn đề về môi trường. Đồng thời, có thể trong dài hạn, HTGDPT lại
khuyến khích phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Do đó, cũng theo Li & Jia
(2016) đối với các tác động môi trường, HTGDPT lại mang tới các tác động tích
cực như: khí thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 bằng cách thực hiện HTGDPT và
mức phát thải cao nhất là 8,21 tỷ tấn, sẽ giảm phát thải CO2 20,02 tỷ tấn từ 2017
đến 2030, tương đương 59,60% tổng lượng phát thải CO2 của thế giới năm 2010.
Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu trong Thông báo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc về Biến
đổi Khí hậu. Do đó, với HTGDPT, Trung Quốc kỳ vọng đỉnh carbon sẽ đạt được
trước năm 2030. Một Bài luận văn khác của Lin & Jia (2017) cũng chỉ ra các điều
tương tự. Tác giả kết luận lượng khí thải CO2 sẽ được giảm đáng kể và đạt đến mức
đạt đỉnh vào năm 2030. Trong 3 năm đầu, GDP sẽ giảm từ 0,26 - 0,29%, sau đó các
tác động tiêu cực sẽ giảm dần xuống 0,16% vào năm 2030. Tiêu thụ năng lượng sẽ
giảm 12,80%. Tác giả cũng cho rằng các công ty thuộc ngành xây dựng và điện là
những người mua lớn nhất trên HTGDPT. Bên cạnh đó, với HTGDPT các doanh
nghiệp được khuyến khích cắt giảm lượng khí thải carbon thông qua việc
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
10
sử dụng định giá carbon cho đến khi chi phí cận biên của việc làm đó tương ứng với
giá carbon. Hiệu ứng KNK sẽ giảm bớt bằng cách giảm lượng khí thải carbon, điều
này sẽ có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Nói cách khác,
định giá carbon sẽ làm giảm tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, bao gồm mực nước
biển dâng, lũ lụt, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt.
Về vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp sử dụng
nhiên liệu hóa thạch có thể bị mất lợi thế cạnh tranh trong thời gian ngắn do
HTGDPT, nhưng những tác động lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ là
tích cực. Mặc dù có một số Bài luận văn chứng minh rằng HTGDPT sẽ gây tổn thất
về mặt kinh tế, một số nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra HTGDPT có thể mang lại lợi
ích kinh tế cho các công ty áp dụng công nghệ xanh. Xia et al. (2020) đã phân tích
và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần
mức phát thải của các sản phẩm carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các
sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải. Với
kết quả này, các tác giả khuyến khích các nhà sản xuất có mức carbon thấp tiếp tục
giảm lượng carbon. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất carbon
thấp cũng có thể tăng lợi thế cạnh tranh và thu lợi từ việc truyền thông và nâng cao
nhận thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, HTGDPT
cũng sẽ cho phép các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thu được những lợi ích lớn từ
thương mại quốc tế, bao gồm cả Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam. Hiện
tại, EU đang xem xét áp giá carbon bắt đầu từ năm 2023 đối với hàng hóa nhập
khẩu từ các quốc gia không có thị trường hoặc thuế carbon. Khi Việt Nam có thị
trường carbon, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn rào cản này.
Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống
dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải. Theo Luo & He
(2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công
nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh. Bên cạnh đó, Yao et al. (2023) Đầu tiên,
HTGDPT ở Trung Quốc thúc đẩy đáng kể hiệu quả quản trị xanh của công ty và
thông qua cơ chế thị trường, tạo động lực hiệu quả để doanh nghiệp hoàn thành
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
11
trách nhiệm xã hội và môi trường của họ đồng thời nâng cao trình độ quản trị của
công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng thông qua tham gia HTGDPT và dưới
sự giám sát của chính phủ, các công ty sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ xanh của
doanh nghiệp.
Về các bước thành lập HTGDPT, Partnership for Market Readiness &
International Carbon Action Partnership (2021) đã đưa ra 10 bước chi tiết để thiết
kế và thành lập HTGDPT. Các bước thành lập HTGDPT được đưa ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị (Prepare)
Bước 2: Làm việc với các bên liên quan, tổ chức truyền thông, xây dựng cơ sở
vật chất cần thiết (Engage stakeholders, communicate and build capacity)
Bước 3: Xác định phạm vi (Decide the scope)
Bước 4: Xác định hạn ngạch phát thải (Set the cap)
Bước 5: Phân bổ giấy phép phát thải (Distribute allowances)
Bước 6: Thúc đẩy thị trường vận hành hiệu quả (Promote a well -function
market)
Bước 7: Bảo đảm giám sát và tuân thủ (Ensure oversight and compliance)
Bước 8: Cân nhắc áp dụng tín chỉ bù trừ (Consider the use of offsets)
Bước 9: Liên kết hệ thống (Consider linking)
Bước 10: Triển khai, đánh giá và cải thiện (Implement, evaluate, and improve)
Thông qua kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, để thành lập hệ thống
giao dịch phát thải, các quốc gia ngoài việc tham khảo 10 bước thành lập HTGDPT
thì cần chuẩn bị tốt các điều kiện về pháp lý, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng và con
người trước khi bước vào xây dựng HTGDPT. Vấn đề pháp lý sẽ là nền tảng nhằm
xây dựng và duy trì hoạt động ổn định của HTGDPT. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu
lại hỗ trợ cho việc định mức, phân bổ hạn ngạch phát thải cũng
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
12
như quản lý giá cả, tính minh bạch của HTGDPT. Cơ sở hạ tầng, trong đó có phần
quan trọng của hệ thống kỹ thuật sẽ đảm bảo cho các giao dịch được diễn ra một
cách thuận lợi. Yếu tố cuối cùng và cũng quan trọng nhất là yếu tố con người sẽ là
yếu tố vận hành, tham gia và nghiên cứu HTGDPT để có thể giúp hệ thống duy trì
ổn định cũng như liên tục được cập nhật và cải tiến để đáp ứng yêu cầu giao dịch
phát thải.
2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch
Hiện tại ở Việt Nam chưa có HTGDPT. Do đó, đây là một vấn đề hoàn toàn
mới ở nước ta hiện nay. Việc áp dụng, xây dựng HTGDPT sẽ cần phải có các
nghiên cứu chuyên sâu. Một trong những vấn đề cần nghiên cứu đó là tính sẵn sàng
của các chủ thể trong nền kinh tế trong việc tham gia hệ thống, đặc biệt là các chủ
thể chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thành lập thị trường.
Đã có một số lý thuyết nghiên cứu về tính sẵn sàng hay khả năng chấp nhận
một vấn đề của một chủ thể. Trong số đó, mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of
Planned Behavior – TPB) được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu để xác định hành vi
của một chủ thể.
Dựa trên mô hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động
hợp lý) của Fishbein & Ajzen (1975), Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyếtnày thành lý
thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) có sáu 6 thuật ngữ chính: Niềm tin (Belief), Đánh
giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subject ive Norms),
Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi (Intention).
Trong các biến nói trên, biến nhận thức kiểm soát là biến được bổ sung và
phát triển thêm so với mô hình TRA, các biến còn lại đều được đưa từ TRA sang.
Do đó, mô hình TRA có hầu hết các biến ở mô hình TPB, trừ biến nhận thức kiểm
soát. Các biến khác trong mô hình TPB đều được đưa từ mô hình TRA sang.
Trong mô hình TRA (1975) và TPB (1991), niềm tin theo Fishbein & Ajzen
(1975) được định nghĩa là xác suất chủ quan mà một đối tượng có một số thuộc
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
13
tính. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng với nghĩa là ai đó tin rằng một số
hành động hoặc hành vi sẽ dẫn đến một kết quả nào đó. Một ví dụ cho thuật ngữ
này: nếu ai đó nói rằng họ nghĩ họ sẽ bị ung thư phổi nếu họ hút thuốc mỗi ngày, họ
có một niềm tin về việc hút thuốc. Mọi người có thể có những niềm tin khác nhau
về các hành động. Ví dụ, một người có thể tin rằng khả năng cao tập thể dục sẽ
mang đến sức khỏe tốt hơn, nhưng đồng thời cũng tin rằng có một khả năng nhỏ các
hoạt động thể dục sẽ gây ra chấn thương.
Đánh giá là quan điểm của một người với một sự việc, kết quả, cho rằng sự
việc, kết quả đó là tốt hay xấu. Ví dụ một người có thể cho rằng chơi thể thao sẽ có
thể gây ra chấn thương với một xác suất nhất định, tuy nhiên nếu người đó đánh giá
các chấn thương là không đáng kể thì người đó vẫn có khả năng sẽ tiếp tục chơi thể
thao.
Thái độ trong mô hình này được hiểu là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực của
chúng ta đối với một hành vi cụ thể - đó là cách một người nghĩ một hành vi là tốt
hay xấu, hoặc nếu nó sẽ dẫn đến kết quả mà sẽ được đánh giá bởi cá nhân người đó.
Theo mô hình này là thái độ là một hàm của niềm tin. Thái độ tương đương với
tổng của các niềm tin nhân với đánh giá kết quả cho mỗi niềm tin của một người. Ví
dụ, nếu muốn dự đoán ý định tập thể dục của một người nào đó, thì thái độ của
người đó đối với việc tập thể dục sẽ là một hàm của tất cả niềm tin của họ về việc
liệu tập thể dục có dẫn đến kết quả mà họ mong muốn hay không. Nếu ai đó nghĩ
rằng tập thể dục sẽ dẫn đến kết quả mong muốn, họ sẽ có thái độ tích cực đối với
nó. Trong khi đó, một người nghĩ rằng tập thể dục sẽ dẫn đến kết quả không mong
muốn sẽ có thái độ tiêu cực.
Chuẩn mực chủ quan là tổng thể của tất cả những người quan trọng trong cuộc
sống của một người nào đó và liệu họ có nghĩ rằng những người đó có muốn họ
thực hiện một hành vi hay không. Ví dụ, ai đó có thể nghĩ xem liệu vợ / chồng, bác
sĩ hoặc mẹ của họ có muốn họ tập thể dục hay không.
Các nhà tâm lý học định nghĩa hai loại chuẩn mực chủ quan: chuẩn mực chỉ
dẫn (injunctive norms) và chuẩn mực mô tả (descriptive norms). Các chuẩn mực
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
14
chỉ dẫn mô tả những gì một người nghĩ rằng người khác nghĩ rằng người đó nên
làm. Một người nào đó cảm thấy cần phải thực hiện một hành động, chẳng hạn như
không hút thuốc lá nơi công cộng, vì họ nghĩ rằng người khác nghĩ rằng họ nên làm
như vậy chúng. Trong khi đó, chuẩn mực mô tả là nhận thức của một người về
những gì người khác nghĩ rằng họ nên làm.Ví dụ, nếu một người đang suy nghĩ về
việc có nên đeo khẩu trang hay không, chuẩn mực chỉ dẫn của người đó có thể là
niềm tin rằng hầu hết các chuyên gia, bác sĩ và thành viên gia đình của họ đều muốn
họ đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu người đó tin rằng không có
nhiều người đeo khẩu trang thì chuẩn mực mô tả của người đó sẽ cho rằng ít người
đeo khẩu trang, từ đó người này có khả năng thấp sẽ đeo khẩu trang. Ngược lại, nếu
người đó tin rằng nhiều người có ý định đeo khẩu trang thì người này sẽ có khả
năng cao đeo khẩu trang.
Chuẩn mực chủ quan là một hàm của niềm tin chuẩn mực và động lực để một
người có hành vi tuân thủ với một người quan trọng khác. Những người quan trọng
này có thể bao gồm bạn bè, đối tác, con cái, cha mẹ và huấn luyện viên cá nhân,...
Mỗi người trong số những người này mang hai giá trị tâm lý (Fishbein và Ajzen,
1975) là Niềm tin chuẩn mực (Normative Belief - NB) và Động lực tuân thủ
(Motivation to Comply - MC).
Niềm tin chuẩn mực: là niềm tin của một người vào việc người kia muốn họ
thực hiện một hành động hay không. Ví dụ, có một người nghĩ rằng bác sĩ của họ
muốn họ tập thể dục hay không. Những niềm tin này có thể có mức độ mạnh yếu
khác nhau. Ví dụ, một điểm -3 có thể có nghĩa là ai đó tin rằng bác sĩ của họ chắc
chắn rằng họ không muốn họ tập thể dục, trong khi điểm +3 có thể có nghĩa là họ
chắc chắn rằng bác sĩ của họ muốn họ tập thể dục.
Động lực tuân thủ: là Động cơ tuân thủ, nó mô tả mức độ mà ai đó muốn làm
những gì mà người quan trọng muốn họ làm. Ví dụ, một đứa trẻ có thể có ý định
không muốn làm những gì mà cha mẹ họ muốn họ làm, hoặc ngược lại, cha mẹ có
thể muốn hoặc không muốn làm những gì con cái họ muốn họ làm. Giống như niềm
tin chuẩn mực, động lực để tuân thủ có thể có các mức độ mạnh yếu khác nhau.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
15
Với mô hình TPB, có thêm một biến mới là nhận thức kiểm soát. Trong mô
hình TPB, theo Ajzen (1991) nhận thức kiểm soát là việc đối tượng nhận thấy khả
năng của mình trong việc thực hiện hành vi. Nó là “nhận thức của con người về sự
dễ dàng hay khó khăn trong việc hình thành hành vi được quan tâm”. Nó gắn liền
với niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố kiểm soát có thể tạo thuận lợi hoặc cản
trở việc thực hiện hành vi. Ví dụ một người nghĩ như thế nào về việc khả năng sử
dụng công nghệ thông tin của mình sẽ ảnh hưởng tới ý định hành vi và cả hành vi
thực tế của người đó về việc sử dụng công nghệ thông tin.
Yếu tố tiếp theo là ý định hành vi. Đây là sự sẵn sàng trong việc thực hiện
hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ
thể. Nhìn chung ý định thực hiện là một hàm của thái độ, các chuẩn mực chủ quan
và nhận thức kiểm soát. Ý định hành vi sau đó sẽ dẫn đến hành vi thực tế. Hành vi
thực tế là các hành vi mà đối tượng nghiên cứu thực sự thực hiện.
Với mô hình TPB, đã có các nghiên cứu đi trước sử dụng và kiểm định mô
hình này. Với các nghiên cứu về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin, có
thể kể tới Mathieson (1991) và Taylor & Todd (1995) đã sử dụng mô hình TPB và
mô hình TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ
thông tin) và đưa ra kết luận mô hình TPB đưa ra các giải thích đầy đủ hơn mô hình
TAM về việc chấp nhận các hệ thống công nghệ thông tin.
Một số nghiên cứu về lĩnh vực gian lận thi cử sử dụng TPB đã chứng minh
khả năng dự đoán hành vi gian lận thi cử với mô hình này. Trong Bài luận văn của
Harding et al. (2007), tác giả đã chỉ ra các biến thái độ với việc gian lận, chuẩn mực
chủ quan và nghĩa vụ đạo đức là những biến quan trọng trong dự báo
ý định hành vi gian lận và ý định hành vi gian lận lại có ý nghĩa quan trọng trong
việc dự đoán hành vi gian lận thực tế. Trong một Bài luận văn khác, Harding et al.
(2009) đã đưa ra kết luận rằng 71% sự biến động trong biến ý định hành vi gian lận
được giải thích bởi các biến số lượng trường hợp gian lận trong trường, chuẩn mực
chủ quan, nghĩa vụ đạo đức, thái độ đối với hành vi gian lận và nhận thức kiểm soát
hành vi. Trong đó các biến số lượng trường hợp gian lận trong trường, chuẩn mực
chủ quan, và nghĩa vụ đạo đức là có ý nghĩa thống kê ở mức
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
16
99%.
Một số nghiên cứu khác về giáo dục toàn diện trong thời gian gần đây
(Ahmmed et al. (2014); Hellmich et al. (2019); MacFarlane & Woolfson (2013);
Sharma et al. (2015); Sharma et al. (2018); Sharma & Jacobs (2016); Song et al.
(2019); Wilson et al. (2016); Yan & Sin (2014)) cũng đã chỉ ra khả năng dự đoán
ý định hành vi cũng như hành vi thực tế của các biến trong mô hình TPB. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng một, một số hoặc toàn bộ các biến trong mô hình TPB
đều có khả năng dự báo ý định hành vi cũng như hành vi. Trong đó, có những biến
có ý nghĩa dự báo quan trọng đối với ý định hành vi.Như vậy có thể thấy, từ khi
được hình thành, lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB được áp dụng và cũng đã
chứng minh được khả năng dự đoán ý định hành vi của các đối tượng trong các lĩnh
vực khác nhau.
Niềm tin và Thái độ
đánh giá
Niềm tin Ý định Hành vi
chuẩn mực
Chuẩn
thực tế
hành vi
và động cơ
mực chủ
Nhận thức
kiểm soát
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB
(Nguồn: Ajzen (1991))
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
17
Như vậy, có thể tóm tắt lại các mối quan hệ trong mô hình TPB như sau:
Trong mô hình, hành vi thực tế của một đối tượng sẽ được quyết định bởi ý định
hành vi. Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát cũng có thể đóng vai trò trong việc quyết
định hành vi. Về ý định hành vi, biến này sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến Thái độ,
Chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát. Về thái độ, biến này sẽ phụ thuộc vào
niềm tin về các kết quả có thể xảy ra và đánh giá của một đối tượng với các kết quả
có thể xảy ra. Chuẩn mực chủ quan sẽ phụ thuộc vào niềm tin chuẩn mực và động
cơ thực hiện hành vi của một người. Biến nhận thức kiểm soát – một biến mới trong
TPB so với TRA là một biến cho thấy nhận thức của một người về các khó khăn khi
thực hiện hành vi.
Mô hình TPB có thể được áp dụng để xác định được sự sẵn sàng của các
doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. Nghiên cứu sẽ xác định
các yếu tố niềm tin chủ quan, thái độ của các doanh nghiệp về HTGDPT và nhận
thức kiểm soát của doanh nghiệp về khả năng tham gia vào HTGDPT của mình, từ
đó đánh giá sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT
cũng như ảnh hưởng của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm
soát tới sự sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bài luận văn, ý định hành vi là khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ thực hiện
một hành vi cụ thể. Ý định hành vi càng tăng thì khả năng thực hiện hành vi của chủ
thể càng cao. Trong bài luân văn, theo quan điểm của tác giả, tính sẵn sàng trong
bài thể hiện ý định thực hiện hành vi của một chủ thể tăng lên và chủ thể đó có
nhiều khả năng thực hiện hành vi đó.
Các nghiên cứu về ý định hành vi thực hiện một hành động của tổ chức và cá
nhân thường được sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned
Behavior – TPB). Tiền thân của mô hình TPB là mô hình lý thuyết hành động hợp
lý (Theory of Reasonned Action – TRA) được Fishbein & Ajzen (1975) đưa ra. Sau
đó, mô hình TRA đã được Ajzen (1991) cải tiến để tạo ra mô hình TPB. Trong mô
hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động hợp
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
18
lý) của Fishbein & Ajzen (1975) có sáu 6 thuật ngữ chính là: Niềm tin (Belief),
Đánh giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subjective
Norms), Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi
(Intention). Dựa vào mô hình TRA Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyết này bằng cách
thêm biến biến nhận thức kiểm soát (Percived Control).
Về mặt thực nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng lý thuyết TPB để kiểm
chứng cũng như phát hiện tác động của các yếu tố trong lý thuyết hành vi có kế
hoạch lên ý định hành vi. Các tác giả thực nghiệm thường dùng các phương pháp
phân tích nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội và mô hình cấu trúc
(SEM) để nghiên cứu tác động của các nhân tố trong TPB lên ý định hành
vi của các đối tượng.
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Về HTGDPT, Hu et al. (2020) trong bài nghiên cứu của mình đã chỉ ra chính
sách thí điểm HTGDPT ở Trung Quốc đã giúp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và
giảm phát thải của các ngành công nghiệp được quản lý trong các khu vực thí điểm.
Như vậy, tác giả cho rằng đây là một chính sách môi trường định hướng thị trường
để giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường. Theo tác giá, điều này
khẳng định đầy đủ phương hướng cải cách cơ chế theo hướng thị trường của Trung
Quốc và đảm bảo rằng thị trường đóng vai trò cơ bản trong phân bổ nguồn lực. Do
đó, tác giả kết luận Trung Quốc nên mở rộng hơn nữa những kinh nghiệm này đến
nhiều khu vực hơn để thúc đẩy việc xây HTGDPT quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc
nên xem xét nhiều ngành công nghiệp hơn và nhiều loại tài nguyên hơn, chẳng hạn
như giao dịch năng lượng và giao dịch nước.
Theo Wang et al. (2019), trong điều kiện khan hiếm về tài nguyên kết quả
nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa HTGDPT của Trung Quốc và
việc chuyển đổi kinh tế carbon thấp. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, kể từ khi
triển khai hệ thống mua bán carbon, năng suất carbon của các thành phố thí điểm đã
tăng 1,133 lần đã cho thấy rằng việc vận hành HTGDPT đã thúc đẩy
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
19
chuyển đổi nền kinh tế carbon thấp của các thành phố thí điểm ở một mức độ nhất
định. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra cường độ R&D của các doanh
nghiệp giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế các-bon thấp.
Về lý thuyết hành vi có kế hoạch, theo Liker & Sindi (1997) trong một nghiên
cứu về khả năng chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin của một doanh nghiệp
với dữ liệu của 94 người trực tiếp sử dụng và không sử dụng hệ thống công nghệ
thông tin tại hai trong số các công ty kế toán lớn nhất ở Mỹ . Các biến mà tác giả đề
xuất là có ảnh hưởng tới ý định hành vi chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin bao
gồm có thái độ của doanh nghiệp với hệ thống và chuẩn mực chủ quan của doanh
nghiệp. Tác giả cũng đặt giả thuyết cho rằng thái độ của doanh nghiệp đối với hệ
thống bị tác động bởi nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống (Usefulness of
system), nhận thức về đánh giá kỹ năng (Valued skills), nhận thức về đánh giá tới
định hướng nghề nghiệp (Career Progress) và nhận thức đánh giá về tính đảm bảo
trong công việc (Job security). Chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp được tác giả
cho rằng chịu tác động của hai biến nhận thức về áp lực cạnh tranh (Peer pressure)
và nhận thức về hỗ trợ công tác quản lý (Management support). Sau đó, tác giả tiến
hành chạy mô hình hồi quy để đánh giá tác động của các yếu tố lên ý định sử dụng
hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Kết quả bài viết đã chỉ ra thái độ
với hệ thống không có tác động tới việc sử dụng hệ thống. Trái với thái độ, tác giả
chỉ ra chuẩn mực chủ quan là biến quan trọng trong việc dự đoán ý định sử dụng hệ
thống. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đã chỉ ra các biến đặc điểm người dùng và nhận
thức về đánh giá kỹ năng có thể ảnh hưởng tới đánh giá của người dùng về việc kỹ
năng của họ được đánh giá thế nào, có ảnh hưởng tới tương lai phát triển nghề
nghiệp cũng như sự đảm bảo với vị trí công việc của họ không. Ngược lại, nhận
thức về tính dễ sử dụng của hệ thống sẽ giúp xác định quan điểm của người dùng về
tính hữu ích của hệ thống. Từ các đánh giá của người dùng về tương lai nghề nghiệp
của bản thân cũng như tính hữu ích của hệ thống, người nghiên cứu có thể xác định
thái độ của người dùng với hệ thống.Tuy thái độ không ảnh hưởng tới ý định hành
vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, tác giả đã chỉ ra các biến đặc điểm
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
20
người dùng và sự tham gia của người dùng vào hệ thống ảnh hưởng trực tiếp tới ý
định hành vi sử dụng hệ thống.
Liao et al. (2006) đã sử dụng mô hình TPB kết hợp với mô hình EDM
(Expectancy-Disconfirmation Model - Mô hình ký vọng không xác nhận) để nghiên
cứu về sự thỏa mãn của khách hàng và khả năng tiếp tục sử dụng hệ thống đại học
số của sinh viên. Bên cạnh các biến trong mô hình TPB, tác giả bổ sung biến sự
không xác nhận thể hiện hành vi khác nhau của khách hàng trước và sau khi mua
hàng hay sử dụng dịch vụ để nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi và thu được
469 kết quả trả lời từ sinh viên tại trường Đại học Tôn Dật Tiên. Tác giả đã đưa ra
các giả thuyết chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính hữu ích của hệ thống, nhận
thức kiểm soát và sự hài lòng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi tiếp tục sử
dụng hệ thống. Ở đây, tác giả thay vì dùng thái độ đã sử dụng biến hài lòng. theo tác
giả thái độ sẽ được sử dụng cho trường hợp trước khi mua hàng và sử dụng dịch vụ
còn sự hài lòng là sau khi mua hàng, do đó để đánh giá việc tiếp tục sử dụng hệ
thống đại học số của khách hàng cần sử dụng biến sự hài lòng. Ngoài ra, tác giả
cũng đặt giả thuyết nhận thức về sự hữu ích, sự không xác nhận và nhận thức về
tính dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng. Chuẩn mực chủ quan, nhận
thức về tính dễ sử dụng và sự không xác nhận theo tác giả cũng sẽ ảnh hưởng tích
cực đến nhận thức về sự hữu ích. Bên cạnh đó, giả thuyết về sự không xác nhận và
nhận thức kiểm soát sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về tính dễ sử dụng. Tác
giả thông qua nghiên cứu sử dụng mô hình SEM đã kết luận chuẩn mực chủ quan và
nhận thức kiểm soát được xác định là hai yếu tố quan trọng đối với việc tiếp tục sử
dụng hệ thống đại học số của sinh viên. Cũng theo tác giả, chuẩn mực chủ quan có
ảnh hưởng tới nhận thức của một người về tính hữu dụng của hệ thống đại học số.
Nhận thức kiểm soát theo giả định của tác giả sẽ tác động lên mức độ khó hay dễ
của việc sử dụng hệ thống. Với các biến chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm
soát hành vi, tổng phương sai được giải thích trong biến ý định hành vi là 70%.
Điều này cho thấy giá trị của các biến trong mô hình TPB trong việc giải thích hành
vi tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên. Khi đó, theo tác giả, mức độ
dễ dàng của việc sử
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
21
dụng hệ thống và nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống sẽ tác động trực tiếp lên
mức độ hài lòng của người dùng với hệ thống, từ đó có ý định sử dụng tiếp tục hệ
thống của người dùng. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nhận thức về tính hữu
dụng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi. Điều này là bởi vì nếu người
dùng tin rằng việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến sẽ nâng cao hiệu suất
công việc của họ và khen thưởng của tổ chức, họ sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống. Tác
giả cũng cho rằng việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên có thể
không nhất thiết có mối liên hệ với sự hài lòng trong các trường hợp nhất định, tuy
nhiên tính hữu dụng của hệ thống lại đóng một vai trò quan trọng trong quyết định
của sinh viên. Theo tác giả, ý định hành vi của người dùng chủ yếu được xác định
bởi sự hài lòng.
González et al. (2012) đã sử dụng mô hình TPB nghiên cứu 944 đối tượng.
Tác giả đã chạy mô hình SEM để xác thực bảng hỏi. Tác giả đã chứng mình được
các thang đo trong bộ câu hỏi của mình có tính nhất quán.
MacFarlane & Woolfson (2013) đã nghiên cứu thông qua khảo sát 92 giáo
viên ở Scotland về việc giảng dạy toàn diện. Tác giả giả thuyết thái độ (bao gồm
niềm tin và cảm xúc), chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát có tác động tới
hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để
xác định tác động của các biến tới ý định hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên
và đưa ra kết luận thái độ và nhận thức kiểm soát có tác động tới hành
vi giảng dạy toàn diện của giáo viên trong khi chuẩn mực chủ quan thì không có tác
động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên.
Trong một bài viết khác, Mishra et al. (2014) đã nghiên cứu về việc chấp nhận
hệ thống công nghệ thông tin xanh đã sử dụng mô hình TPB. Trong Bài luận văn,
tác giả đã đặt ra giả thuyết các biến thái độ và chuẩn mực chủ quan sẽ ảnh hưởng tới
ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của doanh nghiệp. Tác
giả đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát 182 đại diện của bộ phận công nghệ thông tin
tại các công ty. Tác giả đã chỉ ra chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tới việc một
người có chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hay không. Như vậy có
nghĩa là việc một người có chấp nhận hệ thống thông tin
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
22
hay không phụ thuộc nhiều vào niềm tin của họ đối với quan điểm của một người
quan trọng về việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin. Trong Bài luận văn về
việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh. Ngoài ra, tác giả cũng giả định
các biến ‘‘Kỳ vọng cá nhân” (Personal Realted Beliefs – PRB), “Loại hình công ty
công/tư” (Sector of Respondent - SR), ‘‘Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin” (Experience of Respondent - ER) và “Mức độ nhận thức về môi trường
và hệ thống công nghệ thông tin xanh” (Level of Awareness - LA) có tác động tới
thái độ của một người với hệ thống công nghệ thông tin xanh. Trong các biến mà
tác giả sử dụng, biến “Mức độ nhận thức về môi trường và hệ thống công nghệ
thông tin xanh” bao hàm các thành phần nhận thức “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ
về các vấn đề môi trường”, “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về tác động của hệ
thống công nghệ thông tin xanh đối với môi trường” , và “tin tưởng vào nhận thức
đầy đủ về việc thực hành hệ thống công nghệ thông tin xanh”. Kết quả nghiên cứu
của tác giả cũng chỉ ra loại hình công ty công/tư nơi mà các cá nhân làm việc có ảnh
hưởng đến thái độ của họ đối với hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tinh
xanh. Kết quả cho thấy các cá nhân làm việc ở các tổ chức, công ty công thường
khó chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hơn. Với kết quả của nghiên cứu
này tác giả không thể tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa kinh nghiệm trước đó và
việc áp dụng công nghệ thông tinh xanh. Nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ nhận
thức có tác động đáng kể đến thái độ, ý định và hành vi thực tế trong việc áp dụng
công nghệ thông tin xanh.
Trong Bài luận văn Ahmmed et al. (2014), tác giả đã nghiên cứu về dự định
của giáo viên trong việc giảng dạy cho học sinh khuyết tật sử dụng mô hình TPB.
Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ các cơ sở giáo dục ở Bangladesh
để nghiên cứu hành vi dạy học toàn diện của giáo viên. Tác giả đã đặt giả thuyết các
biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn mực chủ
quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh khuyết tật)
và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên (nhận thức kiểm soát) là ba biến có
tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên. Tác giả đã
chỉ ra nhận thức của giáo viên về sự hỗ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
23
trợ của nhà trường với việc giảng dạy học sinh khuyết tật là một biến quan trọng
trong việc dự đoán về hành động giảng dạy cho học sinh khuyết tật của giáo viên.
Bên cạnh đó, hai biến thái độ và nhận thức kiểm soát của giáo viên cũng được tác
giả cho là có ý nghĩa trong việc dự đoán hành vi dạy học cho học sinh khuyết tật
của giáo viên.
Trong Bài luận văn của Hellmich et al. (2019) nghiên cứu về việc giảng dạy
toàn diện của giáo viên trên lớp học đã sử dụng mô hình TPB. Tác giả đã đặt giả
thuyết các biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn
mực chủ quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh
khuyết tật) và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên (nhận thức kiểm soát) là
ba biến có tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên.
Tác giả đã thực hiện xây dựng bảng hỏi khảo sát 290 giáo viên tiểu học từ 62
trường tại Đức để tiến hành nghiên cứu. Tác giả đã chỉ ra biến hái độ của giáo viên
và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên đều có ý nghĩa với ý định hành vi
dạy học toàn diện của giáo viên. Biến nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường theo
tác giả không có tác động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên.
Như vậy có thể thấy các Bài luận văn đi trước có áp dụng và đã chỉ ra tính hữu
dụng của các biến gốc của mô hình TPB trong việc dự đoán ý định hành vi. Một số
nghiên cứu chỉ ra thái độ, ý định hành vi, nhận thức kiểm soát hoặc cả ba biến trên
đều có ý nghĩa trong việc dự đoán ý định hành vi. Bên cạnh đó, trong Bài luận văn
về một vấn đề khá tương tự với đề tài của nghiên cứu này là Bài luận văn của
Mishra et al. (2014) về việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh, tác giả đã
sử dụng biến nhận thức để kiểm định tính dự đoán và đã chứng minh biến này có
khả năng dự đoán ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của
một người.
Về chi tiết các bộ câu hỏi được sử dụng trong các nghiên cứu đi trước, các Bài
luận văn đi trước có sử dụng bảng hỏi thường đưa các câu hỏi được đo lường với
thang đo Likert đơn cực hoặc lưỡng cực. Dưới đây là một số các câu hỏi đã được sử
dụng trong một số Bài luận văn đi trước:
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
24
Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước
Tên Tác giả Câu hỏi
biến
Thái độ González Theo tôi, việc thực hành các bài tập thể dục ít nhất 6
et al. lần trong 2 tuần tới là (Các cặp câu trả lời bao gồm
(2012) Xấu-Tốt, Quan trọng-Không quan trọng,Thoải mái-
Không thoải mái, Thư giãn - Áp lực, Có ích – Vô
ích, Có lợi – Gây hại, Thông minh – Ngớ ngẩn. Các
câu trả lời là đơn cực, được đánh giá trị từ 1 tới 7).
Mishra et Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là thuận
al (2014) tiện với tôi
Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là cần
thiết với tôi
Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là xứng
đáng
Chuẩn Liao et al. Người quan trọng với tôi ủng hộ việc tôi sử dụng hệ
mực chủ (2006) thống đại học ảo
quan
Người có ảnh hưởng với tôi muốn tôi sử dụng hệ thống
đại học ảo thay vì các phương tiện khác
Người có thể đưa ra ý kiến quan trọng với tôi mong
muốn tôi sử dụng hệ thống đại học ảo
González Phần lớn những người quan trọng với tôi nghĩ rằng tôi
et al. nên tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới
(2012)
Phần lớn những người quan trọng với tôi muốn tôi tập
thể dục ít nhất 6 lần trong vòng 2 tuần tới
Tôi có động lực để tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2
tuần tới vì đó là những gì mà phần lớn những người
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
25
quan trọng với tôi kỳ vọng tôi làm
Mishra et Tôi nghĩ rằng đồng nghiệp mong muốn tôi sử dụng hệ
al (2014) thống công nghệ thông tin xanh
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi có sử
dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi muốn
tôi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh
Nhận Liao et al. Tôi có khả năng sử dụng hệ thống đại học ảo
thức (2006)
Việc sử dụng đại học ảo nằm trong tầm kiểm soát của
kiểm
tôi
soát
Tôi có đủ nguồn lực, hiểu biết và khả năng để sử dụng
hệ thống đại học ảo
González Nếu tôi muốn, tôi có thể tập thể dục ít nhất 6 lần trong
et al. 2 tuần tới
(2012)
Bạn có bao nhiêu kiểm soát trong việc bạn có thể tập
thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới
Tôi không có bất cứ khó khăn nào trong việc tập thể
dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới
Nhận Mishra et Nhìn chung, tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về các
thức al (2014) vấn đề môi trường
Tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về hệ thống công nghệ
thông tin xanh
Tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về việc sử dụng hệ
thống công nghệ thông tin xanh
Ý định Liao et al. Tôi có dự định sử dụng tiếp tục hệ thống đại học ảo
hành vi (2006) thay vì dừng lại
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
26
Tôi có ý định sử dụng hệ thống đại học ảo thay vì các
phương tiện khác
Nếu tôi có thể, tôi sẽ sử dụng hệ thống đại học ảo
nhiều nhất có thể
González Tôi thử tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới
et al.
Tôi sẽ cố gắng tập thể dụ ít nhất 6 lần trong vòng 2
(2012)
tuần tới
Mishra et Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin
al (2014) xanh khi mua phần cứng mới
Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin
xanh khi mua phần mềm mới
Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin
xanh tùy thuộc vào loại hệ thống công nghệ thông tin
và truyền thông của tôi
Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin
xanh tùy thuộc vào nơi sử dụng hệ thống công nghệ
thông tin và truyền thông của tôi
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Về HTGDPT, ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên
cứu hầu hết là nghiên cứu về tính cấp thiết thành lập HTGDPT và kinh nghiệm
thành lập HTGDPT.
Trong một Bài luận văn khác của Trần (2017), tác giả đã nghiên cứu kinh
nghiệm một số nước đi trước và đã chỉ ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây
dựng HTGDPT. Tác giả đã hàm ý về việc cần thiết phả có bước thí điểm trước khi
đưa HTGDPT vào hoạt động chính thức. Tác giả cũng khuyến nghị
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
27
việc xây dựng HTGDPT nên lựa chọn một số ngành phát thải carbon cao mà không
phải là toàn bộ các ngành. Ngoài ra, theo tác giả, hạn mức, phân bổ hạn mức và cơ
chế kiểm soát giá cả cũng cần được nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng. Một trong
những khuyến nghị khác của tác giả là phải xây dựng hệ thống tuân thủ cho các
doanh nghiệp làm nền tảng để xây dựng HTGDPT.
Trong Bài luận văn của Phạm et al. (2021), tác giả cũng đã nghiên cứu kinh
nghiệm của 87 quốc gia và đưa ra kinh nghiệm cho việc thành lập HTGDPT. Trong
kết luận và hàm ý chính sách, tác giả đã khuyến nghị Việt Nam nên hướng tới cả
hai HTGDPT tự nguyện và bắt buộc. Tác giả cho rằng HTGDPT tự nguyện sẽ giúp
Việt Nam cải thiện hệ thống hành chính cũng nhưu giúp bán được carbon trong bối
cảnh quốc tế vẫn chưa thống nhất về HTGDPT bắt buộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng
khuyến nghị kết nối giữa HTGDPT nội địa với các HTGDPT quốc tế để. Ngoài ra,
tác giả cũng đề xuất hợp pháp hóa quyền và chuyển nhượng giấy phép phát thải, tín
chỉ carbon để chuẩn bị cho HTGDPT.
Về HTGDPT, Hồ & Phan (2018) đã sử dụng TPB để phân tích ý định hành
vi bảo vệ môi trường của du khách nội địa tại thành phố Cần Thơ. Tác giả đã phỏng
vấn trực tiếp 131 khách du lịch và kết hợp với dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu. Tác
giả đưa ra giả thuyết rằng thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát và
kinh nghiệm của cá nhân trong quá khứ có tác động lên ý định hành vi bảo vệ môi
trường của khách du lịch. Thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả đã
chỉ ra cả bốn biến được tác giả đưa ra đều có tác động tích cực tới hành vi bảo vệ
môi trường của khác du lịch nội địa tại Cần Thơ. Trong các biến, kinh nghiệm quá
khứ được chỉ ra có tác động dương lớn nhất với hành vi bảo vệ môi trường của
khách du lịch.
Phạm & Phan (2020) đã sử dụng TPB để nghiên cứu hàng vi lựa chọn khách
sạn xanh của khách du lịch. Trong Bài luận văn, tác giả hoàn toàn sử dụng ba biến
được đề xuất trong TPB (thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát)
nhằm phân tích tác động của các yếu tố lên ý định lựa chọn khách sạn xanh của
khách du lịch. Theo giả định của tác giả, cả ba biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và
nhận thức kiểm soát đều có tác động tích cực tới ý định lựa chọn khách
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
28
sạn xanh của khách du lịch. Tác giả đã thu thập được 255 phản hồi từ các khách du
lịch và dùng 204 phản hồi trong số đó để nghiên cứu. Thông qua sử dụng mô hình
SEM, tác giả đã chỉ ra cả ba biến nghiên cứu đều có tác động tích cực và có
ý nghĩa thống kê lên ý định lựa chọn khách sạn xanh của khách du lịch. Tác giả
cũng hàm ý nhận thức kiểm soát là biến quan trọng nhất tác động tới ý định hành
vi lựa chọn sử dụng khách sạn xanh.
Dương & Vũ (2022) trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa
đến hành vi tiêu dùng xanh cũng đã áp dụng TPB. Tác giả đã chỉnh sửa TPB khi
đưa ra giả thuyết cho rằng chuẩn mực chủ quan không chỉ tác động lên ý định hành
vi mà còn tác động tới thái độ và nhận thức kiểm soát. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cho rằng chủ nghĩa tập thể và định hướng dài hạn cũng tác động lên ý định hành vi
tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Tác giả thu thập thông tin thông qua bảng hỏi.
Bảng hỏi được phát tại các trung tâm thương mại và thu thập được dữ liệu của 3754
người tiêu dùng. Thông qua sử dụng mô hình SEM, tác giả đã khẳng định thái độ
đối với sản phẩm xanh, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát có tác động
tích cực đến ý định hành vi tiêu dùng xanh, trong đó chuẩn mực chủ quan cho thấy
tác động mạnh nhất tới ý định hành vi.
Dưới đây là bảng tổng hợp tác động của thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận
thức kiểm soát tới ý định hành vi của các Bài luận văn đi trước:
Bảng 2.2 Tổng hợp tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và
nhận thức kiểm soát lên ý định hành vi trong một số Bài luận văn
Tác giả Biến Tác động tới ý định hành vi
Thái độ +
Ahmmed et al.
Chuẩn mực chủ quan +
(2014)
Nhận thức kiểm soát +
Dương & Vũ Thái độ +
(2022) Chuẩn mực chủ quan +
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI
NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC  DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI

More Related Content

Similar to NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI

Similar to NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI (20)

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN TỈNH ỦY BẮC NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN TỈNH ỦY BẮC NINHQUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN TỈNH ỦY BẮC NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN TỈNH ỦY BẮC NINH
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG KEB ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ  THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG  KEB ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ  THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG  KEB ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG KEB ...
 
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ... ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần ô tô Caraz
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần ô tô CarazNâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần ô tô Caraz
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty cổ phần ô tô Caraz
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu hệ thống KSNB quy trình quản lý đơn hàng tại c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu hệ thống KSNB quy trình quản lý đơn hàng tại c...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu hệ thống KSNB quy trình quản lý đơn hàng tại c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu hệ thống KSNB quy trình quản lý đơn hàng tại c...
 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH  TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
 
Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch ...
Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch ...Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch ...
Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch ...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của VNPT...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của VNPT...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của VNPT...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của VNPT...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TM...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TM...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TM...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TM...
 
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HẰNG NĂM TRÌNH QUỐC HỘI
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HẰNG NĂM TRÌNH QUỐC HỘIHOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HẰNG NĂM TRÌNH QUỐC HỘI
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HẰNG NĂM TRÌNH QUỐC HỘI
 
QUẢN LÝ PHÂN PHỐI NỘI DUNG TRUYỀN HÌNH TRÊN NỀN TẢNG SỐ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH ...
QUẢN LÝ PHÂN PHỐI NỘI DUNG TRUYỀN HÌNH  TRÊN NỀN TẢNG SỐ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH ...QUẢN LÝ PHÂN PHỐI NỘI DUNG TRUYỀN HÌNH  TRÊN NỀN TẢNG SỐ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH ...
QUẢN LÝ PHÂN PHỐI NỘI DUNG TRUYỀN HÌNH TRÊN NỀN TẢNG SỐ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH ...
 
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại Trường Đại học Hùng Vương.docx
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại Trường Đại học Hùng Vương.docxĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại Trường Đại học Hùng Vương.docx
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại Trường Đại học Hùng Vương.docx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn PrincessĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầngĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường HảiĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
 
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
 
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.docĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆPĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
 
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
 
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtĐồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI

  • 1. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VŨ VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2023
  • 2. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 820451 Học viên: Vũ Văn Đức Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Mai Thu Hiền Hà Nội – 2023
  • 3. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 Học viên thực hiện Vũ Văn Đức
  • 4. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp của rất nhiều người. Do đó, tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn! Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS Mai Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn tôi không chỉ trong bài luận văn mà còn trong suốt quá trình học và trong công việc. Kiến thức và kinh nghiệm và sự nhiệt tình của cô đã truyền cảm hứng và thúc đẩy tôi hoàn thành luận văn. Em chân thành cảm ơn cô vì sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát và khích lệ động viên của cô. Cô không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là một giảng viên tuyệt vời. Tôi cũng rất may mắn khi được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Cô luôn tạo điều kiện ủng hộ lớp để vượt qua khó khăn và hoàn thành khóa học nói chung cũng như bài luận văn nói riêng. Lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi xin gửi đến bố mẹ tôi và em gái tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến bố mẹ tôi, những người đã luôn ở bên tôi cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là bố tôi người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu để nghiên cứu. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương, nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong việc cho phép tôi dành thời gian thực hiện luận văn của mình. Bằng tất cả tấm lòng của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS, TS Phan Trần Trung Dũng vì đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 Học viên thực hiện Vũ Văn Đức
  • 5. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 1.6. Nội dung .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH .................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch ............................................................................................................ 6 2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải ................................................................ 6 2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch....................................................... 12 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................... 17 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài............................................... 18 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước............................................... 26 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................... 30 Tóm tắt chương 2................................................................................................ 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32 3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 34 3.2.1. Dữ liệu và xử lý dữ liệu...................................................................... 34 3.2.2. Phân tích dữ liệu................................................................................. 41
  • 6. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ iv 3.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................... 42 Tóm tắt chương 3................................................................................................ 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.......................................48 4.1. Thực trạng và lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch phát thải tại Việt Nam.............................................................................................................. 48 4.2. Kết quả kiểm định thang đo .................................................................. 50 4.3. Phân tích dữ liệu..................................................................................... 50 4.4. Kết quả mô hình ..................................................................................... 68 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................... 74 Tóm tắt chương 4................................................................................................ 76 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................77 5.1. Các cam kết giảm phát thải của Việt Nam........................................... 77 5.2. Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ............................ 78 5.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải........................................................................................................................ 80 5.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện thí điểm hệ thống giao dịch phát thải............................................................................................................ 80 5.3.2. Chuẩn bị các mặt về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng khác và con người cho việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải............................................... 81 5.3.3. Tác động vào thái độ nhằm cải thiện tính sẵn sàng của các doanh nghiệp với việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải.............................. 83 5.3.4. Thay đổi chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ............................................................................. 85 5.3.5. Thay đổi nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ............................................................................. 86 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.. 87 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 87 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 88
  • 7. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ v Tóm tắt chương 5................................................................................................ 89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤ LỤC................................................................................................................... i
  • 8. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Danh mục hình Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB..................................................16 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................44 Hình 4.1 Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát............................51 Hình 4.2 Mức độ phát thải của các doanh nghiệp được khảo sát .............................52 Hình 4.3 Số doanh nghiệp có/ không sử dụng vật liệu tái tạo ..................................52 Hình 4.4 Số doanh nghiệp đã niêm yết/ chưa niêm yết ............................................53 Hình 4.5 Quy mô của các doanh nghiệp tham gia khảo sát......................................54 Hình 4.6 Ý định hành vi của các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau ...........................................................................................................................61 Hình 4.7 Ý định hành vi của các doanh nghiệp với các mức xả thải khác nhau 62 Hình 4.8 Ý định hành vi của các doanh nghiệp có và không sử dụng nguyên liệu, vật liệu tái tạo ....................................................................................................63 Hình 4.9 Ý định hành vi của các doanh nghiệp đã niêm yết, chưa niêm yết............64 Hình 4.10 Kết quả mô hình.......................................................................................72
  • 9. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ vii Danh mục bảng Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước ........... 24 Bảng 2.2 Tổng hợp tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát lên ý định hành vi trong một số Bài luận văn ................................. 28 Bảng 3.1 Tên viết tắt các quan sát của biến quan sát ................................................ 38 Bảng 3.2 Ý nghĩa của giá trị kiểm định Cronbach’s Alpha ..................................... 40 Bảng 4.1 Giá trị kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ...................... 50 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến ý định hành vi ....................... 55 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến thái độ ....................................... 56 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến chuẩn mực chủ quan............. 58 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức kiểm soát ............. 59 Bảng 4.6 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức ................................. 60 Bảng 4.7 Tương quan giữa các quan sát của biến nhận thức với trung bình các quan sát của biến thái độ .................................................................................................... 65 Bảng 4.8 Tương quan giữa các quan sát với trung bình các quan sát về ý định hành vi của các doanh nghiệp ........................................................................................... 66 Bảng 4.9 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM .................................................................. 68 Bảng 4.10 Tác động trực tiếp và gián tiếp giữa các biến ......................................... 69 Bảng 4.11 Loading factor với các quan sát .................................................................. 70 Bảng 4.12 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7 ................................................................................................ 71 Bảng 4.13 Tỷ trọng của các quan sát sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7.............................................................................................................................................. 72
  • 10. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt EDM Expectancy-disconfirmation model Mô hình kỳ vọng không xác nhận HTGDPT Hệ thống giao dịch phát thải KNK Khí nhà kính TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi có kế hoạch TRA Theory of Reasonned Actions Lý thuyết hành động hợp lý
  • 11. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu, các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu mức phát thải ròng cần được nghiên cứu và thực thi nhằm giúp cải thiện các vấn đề về môi trường, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Một trong các biện pháp đó là xây dựng hệ thống giao dịch phát thải (HTGDPT). Tuy nhiên, để xây dựng được HTGDPT thì cần phải có sự chuẩn bị tốt về nhiều mặt nhằm đảm bảo cho hệ thống giao dịch khi đi vào hoạt động được thuận lợi. Một trong số những yếu tố cần đó là chuẩn bị sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng sẽ tham gia vào HTGDPT. Luận văn nghiên cứu “sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập thành lập hệ thống giao dịch phát thải” thông qua nghiên cứu tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT. Để thực hiện được mục tiêu đó, đầu tiên tác giả tiến hành thu thập các tài liệu đi trước nhằm tổng quan. Bài luận văn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, từ đó xác định được sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT. Các câu hỏi của bộ khảo sát được rút ra sau khi xem xét các nghiên cứu đi trước. Sau đó, Bài luận văn áp dụng các kỹ thuật phân tích và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu tác động, liên hệ của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT. Thông qua nghiên cứu dữ liệu, Bài luận văn đã cho thấy sự liên hệ của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT. Thông qua chạy mô hình PLS-SEM dựa trên thư viện plspm của ngôn ngữ python, Bài luận văn cũng đồng thời chỉ ra tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp. Từ các kết quả đó, Bài luận văn cũng đưa ra một số hàm ý chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
  • 12. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong thời đại công nghiệp phát triển, năng lượng hóa thạch đươc sử dụng nhiều, dẫn tới phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn đang tăng trên tất cả các lĩnh vực chính trên toàn cầu, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Theo Roy et al. (2018) cảnh báo thế giới sẽ nóng lên thêm từ 1.5°C tới trên 2°C trong thế kỷ 21 trừ khi có các biện pháp được đưa ra nhằm đạt được mức giảm sâu mức phát thải ròng KNK. Thế giới phải đối mặt với các thách thức liên quan tới ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Khi biến đổi khí hậu xảy ra, nền kinh tế cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực (Bigano et al. (2008), Fankhauser & Tol (2005)). Hiện tại, có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Một trong những biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu phát thải khí nhà kính là đánh thuế carbon. Thuế carbon là một khoản phí áp dụng đối với việc đốt các nhiên liệu hóa thạch phát thải ra carbon (than, dầu, khí đốt,...). Thuế carbon là chính sách có thể giúp giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Chính sách thuế carbon có thể rất đơn giản, do đó, chính phủ có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Chính phủ có thể trực tiếp thu thuế các nguồn nguyên liệu hóa thạch, từ đó giúp hạn chế phát thải nhà kính. Tuy nhiên, với cách trên, lượng hạn chế carbon không rõ ràng và chính sách chỉ mang tính chất thúc đẩy hạn chế tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, cách này cũng không mang tính khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn carbon. Ngoài biện pháp đánh thuế carbon, hiện tại các quốc gia còn có thể áp dụng biện pháp thị trường bằng cách xây dựng và vận hành HTGDPT. Biện pháp này không những giúp cải thiện vấn đề môi trường mà còn giúp phát triển kinh tế xanh, bền vững. Theo một số nghiên cứu HTGDPT mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn trong các trường hợp nhất định. Các nhà sản xuất phát thải carbon thấp, có sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia vào HTGDPT. Xia et al. (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm
  • 13. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2 carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải. Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải. Theo Luo & He (2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh. Do đó, việc thành lập HTGDPT nhằm cải thiện vấn đề môi trường và thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cần thiết. Ở Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng phát thải KNK (KNK) năm 2014 là 283.965,53 nghìn tấn CO2. Theo đó, các ngành đang phát thải nhiều nhát bao gồm năng lượng, nông nghiệp, quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, chất thải. Hiện nay, Việt Nam đã là quốc gia có tham gia công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và sẽ phải thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đã được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh thuộc khung chương trình này (COP). Các biện pháp và thoả thuận, nghị định thư, hiệp định được đưa ra trong các hội nghị có thể giúp cắt giảm KNK trên thế giới, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các quốc gia triển khai các biện pháp thực tế nhằm đạt được các cam kết đã đưa ra. Một trong các biện pháp mà Việt Nam đã và đang nghiên cứu để chuẩn bị đưa vào áp dụng là sử dụng HTGDPT với mục tiêu thành lập và thí điểm HTGDPT vào năm 2025. Trong các nghiên bước đầu về thị trường, nghiên cứu về tính khả thi là một trong những nghiên cứu quan trọng nhằm xác định được khả năng xây dựng HTGDPT. Trong đó, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ việc thành lập thị trường phát thải – sẽ quyết định một phần khá lớn vào khả năng xây dựng thị trường phát thải tại Việt Nam. Với lý do đó, luận văn này lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” nhằm trả lời câu hỏi về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
  • 14. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam. Nhiệm vụ của nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau: - Tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu về HTGDPT và các lý thuyết, nghiên cứu liên quan tới các yếu tố tác động lên tính sẵn sàng của một chủ thể. - Đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. - Từ kết quả nghiên cứu trên và từ việc phân tích bối cảnh, tình hình thực tế, Bài luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT là như thế nào? - Các yếu tố nào có tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT như thế nào? - Để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT thì có thể thực hiện các biện pháp nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian bao gồm các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời gian khảo sát nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023.
  • 15. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) nhằm xác định các yếu tố tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm thu thập được các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu đi trước về HTGDPT, thành lập HTGDPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của một cá nhân, tổ chức. Các tài liệu được thu thập gồm có: sách tham khảo, các công trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách liên quan tới việc thành lập HTGDPT cũng như tính sẵn sàng của một chủ thể. Các số liệu được thu thập là các dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu được thu thập qua các bảng hỏi. Bảng hỏi được phát cho các doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin nghiên cứu. Các dữ liệu này sẽ là cơ sở để nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp xác định mẫu: Mẫu được xác định theo phương pháp ngẫu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và chi phí, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu ở Hà Nội và Quảng Ninh. Xác định cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong mô hình PLS-SEM thường không yêu cầu cỡ mẫu lớn. Theo Hair et al. (2017), kích cỡ mẫu dùng cho mô hình PLS-SEM có thể nhỏ hơn 100. Theo lý thuyết giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem) thì kích cỡ mẫu từ 30 trở lên có thể khiến phân phối của của các giá trị trung bình mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn. Theo quy tắc 10 lần được Barclay et al. (1995) đưa ra, số quan sát tối thiểu để chạy mô hình PLS-SEM bằng 10 lần số đường dẫn lớn nhất tới một biến riêng biệt trong mô hình. Trong mô hình nghiên cứu, số đường dẫn lớn nhất tới một biến là 3 (tới biến sự sẵn sàng). Do đó, Bài luận văn sử dụng kích cỡ mẫu tối thiểu là 10x3=30. Trong Bài luận văn, số lượng mẫu thực tế được sử dụng là 66 mẫu. Phương pháp phân tích số liệu:
  • 16. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 5 -Phương pháp định tính: phương pháp định tính giúp đưa ra các đánh giá, giải thích về kết quả kiểm định các yếu tố tác động lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. -Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm tra, kiểm định quan hệ và tác động của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp định lượng bao gồm: Kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích mô tả thống kê và mô hình PLS-SEM. 1.6. Nội dung Bố cục của Bài luận văn gồm các phần sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và phân tích kết quả Chương 5: Hàm ý chính sách Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 17. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch 2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải • Khái niệm: Với HTGDPT, hàng hóa được giao dịch là các tín chỉ carbon hoặc các hạn ngạch phát thải KNK. Căn cứ khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì “hạn ngạch phát thải KNK là lượng KNK của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”. Như vậy, có thể hiểu dù là giao dịch hạn ngạch hay tín chỉ phát thải thì HTGDPT cũng là nơi để các bên trao đổi, mua bán quyền được phát thải KNK ra môi trường. Các bên dư thừa quyền phát thải có thể đem bán quyền phát thải của mình trên thị trường cho các bên thiếu hụt quyền phát thải để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hoạt động mua bán quyền phát thải này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giúp phát triển bền vững trong tương lai. • Phân loại hệ thống giao dịch phát thải: Có hai loại HTGDPT là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Một số HTGDPT bắt buộc hiện nay có thể kể tới chương trình loại bỏ KNK của bang New South Wales, Úc; chương trình thương mại phát thải của Na Uy; và cơ chế thương mại phát thải của New Zealand. Với hệ thống này, các tổ chức, công ty phát thải ra môi trường vượt quá mức cho phép phải mua thêm tín chỉ carbon
  • 18. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 7 được giao dịch trên thị trường để có thể tiếp tục phát thải. Hệ thống trên được gọi là hệ thống trần và giao dịch (cap-and-trade system). Điều này nhằm đảm bảo mức phát thải của các tổ chức sẽ có thể được cắt giảm xuống mức đã được thống nhất chung. Với HTGDPT bắt buộc, các chủ thể giao dịch trên thị trường là các công ty chịu quy định bắt buộc phải giới hạn mức độ phát thải KNK. Nếu một công ty phát thải chạm mức quy định, họ bắt buộc phải mua lại tín chỉ carbon từ các công ty có thừa tín chỉ. Các công ty sẽ giao dịch với nhau trên thị trường hoặc thông qua các trung gian. Trên thế giới, tín chỉ carbon bắt buộc đang nhắm đến các đơn vị phát thải sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch bao gồm nhà máy lọc dầu, các công ty sản xuất và chế biến sắt thép, những công ty sản xuất các mặt hàng như xi măng, thủy tinh và gốm sứ và ngành công nghiệp giấy và bột giấy. Bên cạnh hệ thống bắt buộc còn tồn tại một HTGDPT khác là HTGDPT tự nguyện. Đây là một hệ thống không chính thức hoạt động song song với HTGDPT bắt buộc và được quản lý bởi sự kết hợp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Hệ thống này cho phép các doanh nghiệp, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân để bù đắp lượng khí thải của họ bằng cách mua các khoản bù đắp đã được được tạo ra thông qua cơ chế phát triển xanh (là cơ chế đầu tư vào các dự án giảm thiểu khí phát thải). HTGDPT tự nguyện góp phần giảm thiểu khí phát thải bên cạnh thị trường bắt buộc được hình thành từ các quy định. Trên HTGDPT tự nguyện, các công ty không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật buộc họ phải hạn chế lượng khí thải carbon của họ. Với hệ thống này, bên mua điển hình có thể là một công ty bất kỳ đã cam kết trung hòa carbon. Không có bất cứ quy định pháp luật hay vấn đề tài chính nào thúc đẩy các công ty trên mua quyền phát thải. Nhiều công ty, điển hình là những công ty lớn, tìm cách trung hòa carbon như một phần của chiến lược quản trị xã hội môi trường (ESG) nhằm hướng tới phát triển bền vững hoặc đáp ứng yêu cầu có thể có của các cơ quan quản lý trong tưởng lai và phòng tránh việc quyền phát thải trong tương lai sẽ tăng giá mạnh. Một số công ty khác xem việc mua quyền phát thải và trung hòa carbon là một cách để có những thông tin, góc nhìn tốt của
  • 19. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 8 xã hội về công ty. Một số khác thì mua quyền phát thải vì cả hai lý do trên. Những bên bán quyền phát thải HTGDPT tự nguyện có thể là các dự án làm giảm thiểu carbon như nhà máy thủy điện công suất lớn hay thậm chí các dự án nhỏ hơn dựa vào cộng đồng như bếp/lò sạch, thân thiện với môi trường. Có các dự án nhằm mục đích triệt tiêu hoặc giảm thiểu lượng khí thải trực tiếp từ các quá trình công nghiệp, triệt tiêu các chất phá hủy tầng ôzôn, hoặc xử lý nước thải. Ngoài ra còn có các dự án dựa vào thiên nhiên bao gồm hấp thụ đất hoặc trồng rừng. Các bên thực hiện dự án sau khi được chứng nhận và được cấp tín chỉ carbon thì có thể bán các tín chỉ này trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Hai hệ thống tự nguyện và bắt buộc này không bài trừ lẫn nhau mà sẽ có thể hỗ trợ nhằm mục tiêu chung là trung hòa carbon. • Tác động của hệ thống giao dịch phát thải lên nền kinh tế và môi trường: Về tác động của HTGDPT, có thể thấy mặc dù HTGDPT sẽ gây tổn thất tới một số loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên khi được thực hiện HTGDPT sẽ giúp giảm thiểu lượng carbon phát thải ròng ra môi trường, từ đó giúp cải thiện chất lượng môi trường, phòng tránh, giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra và cũng có tác động tốt tới một số loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, HTGDPT cũng mang lại lợi ích giúp thúc đẩy các công ty cải tiến, áp dụng công nghệ xanh vào việc sản xuất và kinh doanh của mình. Đầu tiên phải kể tới vai trò của HTGDPT trong việc giảm thiểu các vấn đề về môi trường. Các lý thuyết kinh tế cho rằng HTGDPT sẽ là công cụ hỗ trợ đạt được mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Ngược lại, khi áp dụng thị trường giao dịch carbon sẽ có lợi nếu số tiền thu được từ bán hạn ngạch phát thải được sử dụng để tài trợ cho đầu tư công bổ sung cũng như giảm thuế thu nhập. Theo nghiên cứu về thị trường carbon châu Âu (EU), mức giá carbon 20 USD/tấn CO2 không có tác động bất lợi đối với nền kinh tế. HTGDPT cũng được cho là sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn tái tạo. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện dự trữ là những ví dụ về các nguồn năng lượng phi carbon sẽ mang lại tiềm năng phát triển. Tránh lãng phí là rất quan trọng khi đầu tư vào các nhà máy điện than hiện nay để ngăn chặn
  • 20. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 9 sự lỗi thời của chúng trong 10-15 năm tới do không thể cạnh tranh về giá với các nguồn năng lượng khác. khối lượng mới. Trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19, việc triển khai HTGDPT sẽ khuyến khích đầu tư vào tính bền vững. Trong Bài luận văn của Li & Jia (2016), tác giả đã chỉ ra tác động của HTGDPT đến nền kinh tế và môi trường. Tuy rằng HTGDPT đã gây ra một số tổn thất về kinh tế trước mắt như: tổn thất GDP là 2,34 nghìn tỷ nhân dân tệ hay 2,56% trong kịch bản HTGDPT so với kịch bản không có HTGDPT vào năm 2030. Xi măng công nghiệp, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, sẽ giảm 14,96–18,24% về sản xuất, tiếp theo là điện, kim loại màu, thép và hóa chất tăng lần lượt khoảng 9,35%, 8,80%, 7,01% và 4,39%. Chi phí giảm CO2 là 84,15 USD/tấn-CO2. Về mặt năng lượng: tiêu thụ than sẽ bắt đầu có tăng trưởng âm ( -0,09%) vào năm 2025. Tiêu thụ than sẽ giảm 30,19% tuy nhiên dầu mỏ và khí tự nhiên sẽ tăng lên 1,00% và 3,37% vào năm 2030 do hiệu ứng thay thế. Giá carbon sẽ tăng bằng cách giảm mức hạn ngạch phát thải tự do. Tuy nhiên, các yếu tố hạn chế của các ngành công nghiệp phát thải nhiều KNK kể trên cũng giúp cải thiện vấn đề về môi trường. Đồng thời, có thể trong dài hạn, HTGDPT lại khuyến khích phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Do đó, cũng theo Li & Jia (2016) đối với các tác động môi trường, HTGDPT lại mang tới các tác động tích cực như: khí thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 bằng cách thực hiện HTGDPT và mức phát thải cao nhất là 8,21 tỷ tấn, sẽ giảm phát thải CO2 20,02 tỷ tấn từ 2017 đến 2030, tương đương 59,60% tổng lượng phát thải CO2 của thế giới năm 2010. Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu trong Thông báo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc về Biến đổi Khí hậu. Do đó, với HTGDPT, Trung Quốc kỳ vọng đỉnh carbon sẽ đạt được trước năm 2030. Một Bài luận văn khác của Lin & Jia (2017) cũng chỉ ra các điều tương tự. Tác giả kết luận lượng khí thải CO2 sẽ được giảm đáng kể và đạt đến mức đạt đỉnh vào năm 2030. Trong 3 năm đầu, GDP sẽ giảm từ 0,26 - 0,29%, sau đó các tác động tiêu cực sẽ giảm dần xuống 0,16% vào năm 2030. Tiêu thụ năng lượng sẽ giảm 12,80%. Tác giả cũng cho rằng các công ty thuộc ngành xây dựng và điện là những người mua lớn nhất trên HTGDPT. Bên cạnh đó, với HTGDPT các doanh nghiệp được khuyến khích cắt giảm lượng khí thải carbon thông qua việc
  • 21. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 10 sử dụng định giá carbon cho đến khi chi phí cận biên của việc làm đó tương ứng với giá carbon. Hiệu ứng KNK sẽ giảm bớt bằng cách giảm lượng khí thải carbon, điều này sẽ có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Nói cách khác, định giá carbon sẽ làm giảm tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, bao gồm mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt. Về vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể bị mất lợi thế cạnh tranh trong thời gian ngắn do HTGDPT, nhưng những tác động lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ là tích cực. Mặc dù có một số Bài luận văn chứng minh rằng HTGDPT sẽ gây tổn thất về mặt kinh tế, một số nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra HTGDPT có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các công ty áp dụng công nghệ xanh. Xia et al. (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải. Với kết quả này, các tác giả khuyến khích các nhà sản xuất có mức carbon thấp tiếp tục giảm lượng carbon. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất carbon thấp cũng có thể tăng lợi thế cạnh tranh và thu lợi từ việc truyền thông và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, HTGDPT cũng sẽ cho phép các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thu được những lợi ích lớn từ thương mại quốc tế, bao gồm cả Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam. Hiện tại, EU đang xem xét áp giá carbon bắt đầu từ năm 2023 đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có thị trường hoặc thuế carbon. Khi Việt Nam có thị trường carbon, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn rào cản này. Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải. Theo Luo & He (2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh. Bên cạnh đó, Yao et al. (2023) Đầu tiên, HTGDPT ở Trung Quốc thúc đẩy đáng kể hiệu quả quản trị xanh của công ty và thông qua cơ chế thị trường, tạo động lực hiệu quả để doanh nghiệp hoàn thành
  • 22. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 11 trách nhiệm xã hội và môi trường của họ đồng thời nâng cao trình độ quản trị của công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng thông qua tham gia HTGDPT và dưới sự giám sát của chính phủ, các công ty sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ xanh của doanh nghiệp. Về các bước thành lập HTGDPT, Partnership for Market Readiness & International Carbon Action Partnership (2021) đã đưa ra 10 bước chi tiết để thiết kế và thành lập HTGDPT. Các bước thành lập HTGDPT được đưa ra như sau: Bước 1: Chuẩn bị (Prepare) Bước 2: Làm việc với các bên liên quan, tổ chức truyền thông, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết (Engage stakeholders, communicate and build capacity) Bước 3: Xác định phạm vi (Decide the scope) Bước 4: Xác định hạn ngạch phát thải (Set the cap) Bước 5: Phân bổ giấy phép phát thải (Distribute allowances) Bước 6: Thúc đẩy thị trường vận hành hiệu quả (Promote a well -function market) Bước 7: Bảo đảm giám sát và tuân thủ (Ensure oversight and compliance) Bước 8: Cân nhắc áp dụng tín chỉ bù trừ (Consider the use of offsets) Bước 9: Liên kết hệ thống (Consider linking) Bước 10: Triển khai, đánh giá và cải thiện (Implement, evaluate, and improve) Thông qua kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, để thành lập hệ thống giao dịch phát thải, các quốc gia ngoài việc tham khảo 10 bước thành lập HTGDPT thì cần chuẩn bị tốt các điều kiện về pháp lý, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng và con người trước khi bước vào xây dựng HTGDPT. Vấn đề pháp lý sẽ là nền tảng nhằm xây dựng và duy trì hoạt động ổn định của HTGDPT. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu lại hỗ trợ cho việc định mức, phân bổ hạn ngạch phát thải cũng
  • 23. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 12 như quản lý giá cả, tính minh bạch của HTGDPT. Cơ sở hạ tầng, trong đó có phần quan trọng của hệ thống kỹ thuật sẽ đảm bảo cho các giao dịch được diễn ra một cách thuận lợi. Yếu tố cuối cùng và cũng quan trọng nhất là yếu tố con người sẽ là yếu tố vận hành, tham gia và nghiên cứu HTGDPT để có thể giúp hệ thống duy trì ổn định cũng như liên tục được cập nhật và cải tiến để đáp ứng yêu cầu giao dịch phát thải. 2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch Hiện tại ở Việt Nam chưa có HTGDPT. Do đó, đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở nước ta hiện nay. Việc áp dụng, xây dựng HTGDPT sẽ cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu. Một trong những vấn đề cần nghiên cứu đó là tính sẵn sàng của các chủ thể trong nền kinh tế trong việc tham gia hệ thống, đặc biệt là các chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thành lập thị trường. Đã có một số lý thuyết nghiên cứu về tính sẵn sàng hay khả năng chấp nhận một vấn đề của một chủ thể. Trong số đó, mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu để xác định hành vi của một chủ thể. Dựa trên mô hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động hợp lý) của Fishbein & Ajzen (1975), Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyếtnày thành lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) có sáu 6 thuật ngữ chính: Niềm tin (Belief), Đánh giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subject ive Norms), Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi (Intention). Trong các biến nói trên, biến nhận thức kiểm soát là biến được bổ sung và phát triển thêm so với mô hình TRA, các biến còn lại đều được đưa từ TRA sang. Do đó, mô hình TRA có hầu hết các biến ở mô hình TPB, trừ biến nhận thức kiểm soát. Các biến khác trong mô hình TPB đều được đưa từ mô hình TRA sang. Trong mô hình TRA (1975) và TPB (1991), niềm tin theo Fishbein & Ajzen (1975) được định nghĩa là xác suất chủ quan mà một đối tượng có một số thuộc
  • 24. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 13 tính. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng với nghĩa là ai đó tin rằng một số hành động hoặc hành vi sẽ dẫn đến một kết quả nào đó. Một ví dụ cho thuật ngữ này: nếu ai đó nói rằng họ nghĩ họ sẽ bị ung thư phổi nếu họ hút thuốc mỗi ngày, họ có một niềm tin về việc hút thuốc. Mọi người có thể có những niềm tin khác nhau về các hành động. Ví dụ, một người có thể tin rằng khả năng cao tập thể dục sẽ mang đến sức khỏe tốt hơn, nhưng đồng thời cũng tin rằng có một khả năng nhỏ các hoạt động thể dục sẽ gây ra chấn thương. Đánh giá là quan điểm của một người với một sự việc, kết quả, cho rằng sự việc, kết quả đó là tốt hay xấu. Ví dụ một người có thể cho rằng chơi thể thao sẽ có thể gây ra chấn thương với một xác suất nhất định, tuy nhiên nếu người đó đánh giá các chấn thương là không đáng kể thì người đó vẫn có khả năng sẽ tiếp tục chơi thể thao. Thái độ trong mô hình này được hiểu là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực của chúng ta đối với một hành vi cụ thể - đó là cách một người nghĩ một hành vi là tốt hay xấu, hoặc nếu nó sẽ dẫn đến kết quả mà sẽ được đánh giá bởi cá nhân người đó. Theo mô hình này là thái độ là một hàm của niềm tin. Thái độ tương đương với tổng của các niềm tin nhân với đánh giá kết quả cho mỗi niềm tin của một người. Ví dụ, nếu muốn dự đoán ý định tập thể dục của một người nào đó, thì thái độ của người đó đối với việc tập thể dục sẽ là một hàm của tất cả niềm tin của họ về việc liệu tập thể dục có dẫn đến kết quả mà họ mong muốn hay không. Nếu ai đó nghĩ rằng tập thể dục sẽ dẫn đến kết quả mong muốn, họ sẽ có thái độ tích cực đối với nó. Trong khi đó, một người nghĩ rằng tập thể dục sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn sẽ có thái độ tiêu cực. Chuẩn mực chủ quan là tổng thể của tất cả những người quan trọng trong cuộc sống của một người nào đó và liệu họ có nghĩ rằng những người đó có muốn họ thực hiện một hành vi hay không. Ví dụ, ai đó có thể nghĩ xem liệu vợ / chồng, bác sĩ hoặc mẹ của họ có muốn họ tập thể dục hay không. Các nhà tâm lý học định nghĩa hai loại chuẩn mực chủ quan: chuẩn mực chỉ dẫn (injunctive norms) và chuẩn mực mô tả (descriptive norms). Các chuẩn mực
  • 25. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 14 chỉ dẫn mô tả những gì một người nghĩ rằng người khác nghĩ rằng người đó nên làm. Một người nào đó cảm thấy cần phải thực hiện một hành động, chẳng hạn như không hút thuốc lá nơi công cộng, vì họ nghĩ rằng người khác nghĩ rằng họ nên làm như vậy chúng. Trong khi đó, chuẩn mực mô tả là nhận thức của một người về những gì người khác nghĩ rằng họ nên làm.Ví dụ, nếu một người đang suy nghĩ về việc có nên đeo khẩu trang hay không, chuẩn mực chỉ dẫn của người đó có thể là niềm tin rằng hầu hết các chuyên gia, bác sĩ và thành viên gia đình của họ đều muốn họ đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu người đó tin rằng không có nhiều người đeo khẩu trang thì chuẩn mực mô tả của người đó sẽ cho rằng ít người đeo khẩu trang, từ đó người này có khả năng thấp sẽ đeo khẩu trang. Ngược lại, nếu người đó tin rằng nhiều người có ý định đeo khẩu trang thì người này sẽ có khả năng cao đeo khẩu trang. Chuẩn mực chủ quan là một hàm của niềm tin chuẩn mực và động lực để một người có hành vi tuân thủ với một người quan trọng khác. Những người quan trọng này có thể bao gồm bạn bè, đối tác, con cái, cha mẹ và huấn luyện viên cá nhân,... Mỗi người trong số những người này mang hai giá trị tâm lý (Fishbein và Ajzen, 1975) là Niềm tin chuẩn mực (Normative Belief - NB) và Động lực tuân thủ (Motivation to Comply - MC). Niềm tin chuẩn mực: là niềm tin của một người vào việc người kia muốn họ thực hiện một hành động hay không. Ví dụ, có một người nghĩ rằng bác sĩ của họ muốn họ tập thể dục hay không. Những niềm tin này có thể có mức độ mạnh yếu khác nhau. Ví dụ, một điểm -3 có thể có nghĩa là ai đó tin rằng bác sĩ của họ chắc chắn rằng họ không muốn họ tập thể dục, trong khi điểm +3 có thể có nghĩa là họ chắc chắn rằng bác sĩ của họ muốn họ tập thể dục. Động lực tuân thủ: là Động cơ tuân thủ, nó mô tả mức độ mà ai đó muốn làm những gì mà người quan trọng muốn họ làm. Ví dụ, một đứa trẻ có thể có ý định không muốn làm những gì mà cha mẹ họ muốn họ làm, hoặc ngược lại, cha mẹ có thể muốn hoặc không muốn làm những gì con cái họ muốn họ làm. Giống như niềm tin chuẩn mực, động lực để tuân thủ có thể có các mức độ mạnh yếu khác nhau.
  • 26. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 15 Với mô hình TPB, có thêm một biến mới là nhận thức kiểm soát. Trong mô hình TPB, theo Ajzen (1991) nhận thức kiểm soát là việc đối tượng nhận thấy khả năng của mình trong việc thực hiện hành vi. Nó là “nhận thức của con người về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc hình thành hành vi được quan tâm”. Nó gắn liền với niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố kiểm soát có thể tạo thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện hành vi. Ví dụ một người nghĩ như thế nào về việc khả năng sử dụng công nghệ thông tin của mình sẽ ảnh hưởng tới ý định hành vi và cả hành vi thực tế của người đó về việc sử dụng công nghệ thông tin. Yếu tố tiếp theo là ý định hành vi. Đây là sự sẵn sàng trong việc thực hiện hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung ý định thực hiện là một hàm của thái độ, các chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát. Ý định hành vi sau đó sẽ dẫn đến hành vi thực tế. Hành vi thực tế là các hành vi mà đối tượng nghiên cứu thực sự thực hiện. Với mô hình TPB, đã có các nghiên cứu đi trước sử dụng và kiểm định mô hình này. Với các nghiên cứu về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin, có thể kể tới Mathieson (1991) và Taylor & Todd (1995) đã sử dụng mô hình TPB và mô hình TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ thông tin) và đưa ra kết luận mô hình TPB đưa ra các giải thích đầy đủ hơn mô hình TAM về việc chấp nhận các hệ thống công nghệ thông tin. Một số nghiên cứu về lĩnh vực gian lận thi cử sử dụng TPB đã chứng minh khả năng dự đoán hành vi gian lận thi cử với mô hình này. Trong Bài luận văn của Harding et al. (2007), tác giả đã chỉ ra các biến thái độ với việc gian lận, chuẩn mực chủ quan và nghĩa vụ đạo đức là những biến quan trọng trong dự báo ý định hành vi gian lận và ý định hành vi gian lận lại có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán hành vi gian lận thực tế. Trong một Bài luận văn khác, Harding et al. (2009) đã đưa ra kết luận rằng 71% sự biến động trong biến ý định hành vi gian lận được giải thích bởi các biến số lượng trường hợp gian lận trong trường, chuẩn mực chủ quan, nghĩa vụ đạo đức, thái độ đối với hành vi gian lận và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó các biến số lượng trường hợp gian lận trong trường, chuẩn mực chủ quan, và nghĩa vụ đạo đức là có ý nghĩa thống kê ở mức
  • 27. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 16 99%. Một số nghiên cứu khác về giáo dục toàn diện trong thời gian gần đây (Ahmmed et al. (2014); Hellmich et al. (2019); MacFarlane & Woolfson (2013); Sharma et al. (2015); Sharma et al. (2018); Sharma & Jacobs (2016); Song et al. (2019); Wilson et al. (2016); Yan & Sin (2014)) cũng đã chỉ ra khả năng dự đoán ý định hành vi cũng như hành vi thực tế của các biến trong mô hình TPB. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một, một số hoặc toàn bộ các biến trong mô hình TPB đều có khả năng dự báo ý định hành vi cũng như hành vi. Trong đó, có những biến có ý nghĩa dự báo quan trọng đối với ý định hành vi.Như vậy có thể thấy, từ khi được hình thành, lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB được áp dụng và cũng đã chứng minh được khả năng dự đoán ý định hành vi của các đối tượng trong các lĩnh vực khác nhau. Niềm tin và Thái độ đánh giá Niềm tin Ý định Hành vi chuẩn mực Chuẩn thực tế hành vi và động cơ mực chủ Nhận thức kiểm soát Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Nguồn: Ajzen (1991))
  • 28. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 17 Như vậy, có thể tóm tắt lại các mối quan hệ trong mô hình TPB như sau: Trong mô hình, hành vi thực tế của một đối tượng sẽ được quyết định bởi ý định hành vi. Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát cũng có thể đóng vai trò trong việc quyết định hành vi. Về ý định hành vi, biến này sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến Thái độ, Chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát. Về thái độ, biến này sẽ phụ thuộc vào niềm tin về các kết quả có thể xảy ra và đánh giá của một đối tượng với các kết quả có thể xảy ra. Chuẩn mực chủ quan sẽ phụ thuộc vào niềm tin chuẩn mực và động cơ thực hiện hành vi của một người. Biến nhận thức kiểm soát – một biến mới trong TPB so với TRA là một biến cho thấy nhận thức của một người về các khó khăn khi thực hiện hành vi. Mô hình TPB có thể được áp dụng để xác định được sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. Nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố niềm tin chủ quan, thái độ của các doanh nghiệp về HTGDPT và nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về khả năng tham gia vào HTGDPT của mình, từ đó đánh giá sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như ảnh hưởng của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát tới sự sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bài luận văn, ý định hành vi là khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ thể. Ý định hành vi càng tăng thì khả năng thực hiện hành vi của chủ thể càng cao. Trong bài luân văn, theo quan điểm của tác giả, tính sẵn sàng trong bài thể hiện ý định thực hiện hành vi của một chủ thể tăng lên và chủ thể đó có nhiều khả năng thực hiện hành vi đó. Các nghiên cứu về ý định hành vi thực hiện một hành động của tổ chức và cá nhân thường được sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB). Tiền thân của mô hình TPB là mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasonned Action – TRA) được Fishbein & Ajzen (1975) đưa ra. Sau đó, mô hình TRA đã được Ajzen (1991) cải tiến để tạo ra mô hình TPB. Trong mô hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động hợp
  • 29. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 18 lý) của Fishbein & Ajzen (1975) có sáu 6 thuật ngữ chính là: Niềm tin (Belief), Đánh giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norms), Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi (Intention). Dựa vào mô hình TRA Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyết này bằng cách thêm biến biến nhận thức kiểm soát (Percived Control). Về mặt thực nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng lý thuyết TPB để kiểm chứng cũng như phát hiện tác động của các yếu tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch lên ý định hành vi. Các tác giả thực nghiệm thường dùng các phương pháp phân tích nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội và mô hình cấu trúc (SEM) để nghiên cứu tác động của các nhân tố trong TPB lên ý định hành vi của các đối tượng. 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Về HTGDPT, Hu et al. (2020) trong bài nghiên cứu của mình đã chỉ ra chính sách thí điểm HTGDPT ở Trung Quốc đã giúp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải của các ngành công nghiệp được quản lý trong các khu vực thí điểm. Như vậy, tác giả cho rằng đây là một chính sách môi trường định hướng thị trường để giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường. Theo tác giá, điều này khẳng định đầy đủ phương hướng cải cách cơ chế theo hướng thị trường của Trung Quốc và đảm bảo rằng thị trường đóng vai trò cơ bản trong phân bổ nguồn lực. Do đó, tác giả kết luận Trung Quốc nên mở rộng hơn nữa những kinh nghiệm này đến nhiều khu vực hơn để thúc đẩy việc xây HTGDPT quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc nên xem xét nhiều ngành công nghiệp hơn và nhiều loại tài nguyên hơn, chẳng hạn như giao dịch năng lượng và giao dịch nước. Theo Wang et al. (2019), trong điều kiện khan hiếm về tài nguyên kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa HTGDPT của Trung Quốc và việc chuyển đổi kinh tế carbon thấp. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, kể từ khi triển khai hệ thống mua bán carbon, năng suất carbon của các thành phố thí điểm đã tăng 1,133 lần đã cho thấy rằng việc vận hành HTGDPT đã thúc đẩy
  • 30. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 19 chuyển đổi nền kinh tế carbon thấp của các thành phố thí điểm ở một mức độ nhất định. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra cường độ R&D của các doanh nghiệp giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế các-bon thấp. Về lý thuyết hành vi có kế hoạch, theo Liker & Sindi (1997) trong một nghiên cứu về khả năng chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin của một doanh nghiệp với dữ liệu của 94 người trực tiếp sử dụng và không sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tại hai trong số các công ty kế toán lớn nhất ở Mỹ . Các biến mà tác giả đề xuất là có ảnh hưởng tới ý định hành vi chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin bao gồm có thái độ của doanh nghiệp với hệ thống và chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp. Tác giả cũng đặt giả thuyết cho rằng thái độ của doanh nghiệp đối với hệ thống bị tác động bởi nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống (Usefulness of system), nhận thức về đánh giá kỹ năng (Valued skills), nhận thức về đánh giá tới định hướng nghề nghiệp (Career Progress) và nhận thức đánh giá về tính đảm bảo trong công việc (Job security). Chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp được tác giả cho rằng chịu tác động của hai biến nhận thức về áp lực cạnh tranh (Peer pressure) và nhận thức về hỗ trợ công tác quản lý (Management support). Sau đó, tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy để đánh giá tác động của các yếu tố lên ý định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Kết quả bài viết đã chỉ ra thái độ với hệ thống không có tác động tới việc sử dụng hệ thống. Trái với thái độ, tác giả chỉ ra chuẩn mực chủ quan là biến quan trọng trong việc dự đoán ý định sử dụng hệ thống. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đã chỉ ra các biến đặc điểm người dùng và nhận thức về đánh giá kỹ năng có thể ảnh hưởng tới đánh giá của người dùng về việc kỹ năng của họ được đánh giá thế nào, có ảnh hưởng tới tương lai phát triển nghề nghiệp cũng như sự đảm bảo với vị trí công việc của họ không. Ngược lại, nhận thức về tính dễ sử dụng của hệ thống sẽ giúp xác định quan điểm của người dùng về tính hữu ích của hệ thống. Từ các đánh giá của người dùng về tương lai nghề nghiệp của bản thân cũng như tính hữu ích của hệ thống, người nghiên cứu có thể xác định thái độ của người dùng với hệ thống.Tuy thái độ không ảnh hưởng tới ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, tác giả đã chỉ ra các biến đặc điểm
  • 31. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 20 người dùng và sự tham gia của người dùng vào hệ thống ảnh hưởng trực tiếp tới ý định hành vi sử dụng hệ thống. Liao et al. (2006) đã sử dụng mô hình TPB kết hợp với mô hình EDM (Expectancy-Disconfirmation Model - Mô hình ký vọng không xác nhận) để nghiên cứu về sự thỏa mãn của khách hàng và khả năng tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên. Bên cạnh các biến trong mô hình TPB, tác giả bổ sung biến sự không xác nhận thể hiện hành vi khác nhau của khách hàng trước và sau khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ để nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi và thu được 469 kết quả trả lời từ sinh viên tại trường Đại học Tôn Dật Tiên. Tác giả đã đưa ra các giả thuyết chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính hữu ích của hệ thống, nhận thức kiểm soát và sự hài lòng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi tiếp tục sử dụng hệ thống. Ở đây, tác giả thay vì dùng thái độ đã sử dụng biến hài lòng. theo tác giả thái độ sẽ được sử dụng cho trường hợp trước khi mua hàng và sử dụng dịch vụ còn sự hài lòng là sau khi mua hàng, do đó để đánh giá việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của khách hàng cần sử dụng biến sự hài lòng. Ngoài ra, tác giả cũng đặt giả thuyết nhận thức về sự hữu ích, sự không xác nhận và nhận thức về tính dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng. Chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính dễ sử dụng và sự không xác nhận theo tác giả cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về sự hữu ích. Bên cạnh đó, giả thuyết về sự không xác nhận và nhận thức kiểm soát sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về tính dễ sử dụng. Tác giả thông qua nghiên cứu sử dụng mô hình SEM đã kết luận chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát được xác định là hai yếu tố quan trọng đối với việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên. Cũng theo tác giả, chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tới nhận thức của một người về tính hữu dụng của hệ thống đại học số. Nhận thức kiểm soát theo giả định của tác giả sẽ tác động lên mức độ khó hay dễ của việc sử dụng hệ thống. Với các biến chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, tổng phương sai được giải thích trong biến ý định hành vi là 70%. Điều này cho thấy giá trị của các biến trong mô hình TPB trong việc giải thích hành vi tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên. Khi đó, theo tác giả, mức độ dễ dàng của việc sử
  • 32. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 21 dụng hệ thống và nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống sẽ tác động trực tiếp lên mức độ hài lòng của người dùng với hệ thống, từ đó có ý định sử dụng tiếp tục hệ thống của người dùng. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nhận thức về tính hữu dụng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi. Điều này là bởi vì nếu người dùng tin rằng việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ và khen thưởng của tổ chức, họ sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống. Tác giả cũng cho rằng việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên có thể không nhất thiết có mối liên hệ với sự hài lòng trong các trường hợp nhất định, tuy nhiên tính hữu dụng của hệ thống lại đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên. Theo tác giả, ý định hành vi của người dùng chủ yếu được xác định bởi sự hài lòng. González et al. (2012) đã sử dụng mô hình TPB nghiên cứu 944 đối tượng. Tác giả đã chạy mô hình SEM để xác thực bảng hỏi. Tác giả đã chứng mình được các thang đo trong bộ câu hỏi của mình có tính nhất quán. MacFarlane & Woolfson (2013) đã nghiên cứu thông qua khảo sát 92 giáo viên ở Scotland về việc giảng dạy toàn diện. Tác giả giả thuyết thái độ (bao gồm niềm tin và cảm xúc), chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát có tác động tới hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để xác định tác động của các biến tới ý định hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên và đưa ra kết luận thái độ và nhận thức kiểm soát có tác động tới hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên trong khi chuẩn mực chủ quan thì không có tác động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên. Trong một bài viết khác, Mishra et al. (2014) đã nghiên cứu về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh đã sử dụng mô hình TPB. Trong Bài luận văn, tác giả đã đặt ra giả thuyết các biến thái độ và chuẩn mực chủ quan sẽ ảnh hưởng tới ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của doanh nghiệp. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát 182 đại diện của bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty. Tác giả đã chỉ ra chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tới việc một người có chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hay không. Như vậy có nghĩa là việc một người có chấp nhận hệ thống thông tin
  • 33. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 22 hay không phụ thuộc nhiều vào niềm tin của họ đối với quan điểm của một người quan trọng về việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin. Trong Bài luận văn về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh. Ngoài ra, tác giả cũng giả định các biến ‘‘Kỳ vọng cá nhân” (Personal Realted Beliefs – PRB), “Loại hình công ty công/tư” (Sector of Respondent - SR), ‘‘Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” (Experience of Respondent - ER) và “Mức độ nhận thức về môi trường và hệ thống công nghệ thông tin xanh” (Level of Awareness - LA) có tác động tới thái độ của một người với hệ thống công nghệ thông tin xanh. Trong các biến mà tác giả sử dụng, biến “Mức độ nhận thức về môi trường và hệ thống công nghệ thông tin xanh” bao hàm các thành phần nhận thức “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về các vấn đề môi trường”, “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về tác động của hệ thống công nghệ thông tin xanh đối với môi trường” , và “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về việc thực hành hệ thống công nghệ thông tin xanh”. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra loại hình công ty công/tư nơi mà các cá nhân làm việc có ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tinh xanh. Kết quả cho thấy các cá nhân làm việc ở các tổ chức, công ty công thường khó chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hơn. Với kết quả của nghiên cứu này tác giả không thể tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa kinh nghiệm trước đó và việc áp dụng công nghệ thông tinh xanh. Nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ nhận thức có tác động đáng kể đến thái độ, ý định và hành vi thực tế trong việc áp dụng công nghệ thông tin xanh. Trong Bài luận văn Ahmmed et al. (2014), tác giả đã nghiên cứu về dự định của giáo viên trong việc giảng dạy cho học sinh khuyết tật sử dụng mô hình TPB. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ các cơ sở giáo dục ở Bangladesh để nghiên cứu hành vi dạy học toàn diện của giáo viên. Tác giả đã đặt giả thuyết các biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn mực chủ quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh khuyết tật) và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên (nhận thức kiểm soát) là ba biến có tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên. Tác giả đã chỉ ra nhận thức của giáo viên về sự hỗ
  • 34. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 23 trợ của nhà trường với việc giảng dạy học sinh khuyết tật là một biến quan trọng trong việc dự đoán về hành động giảng dạy cho học sinh khuyết tật của giáo viên. Bên cạnh đó, hai biến thái độ và nhận thức kiểm soát của giáo viên cũng được tác giả cho là có ý nghĩa trong việc dự đoán hành vi dạy học cho học sinh khuyết tật của giáo viên. Trong Bài luận văn của Hellmich et al. (2019) nghiên cứu về việc giảng dạy toàn diện của giáo viên trên lớp học đã sử dụng mô hình TPB. Tác giả đã đặt giả thuyết các biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn mực chủ quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh khuyết tật) và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên (nhận thức kiểm soát) là ba biến có tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên. Tác giả đã thực hiện xây dựng bảng hỏi khảo sát 290 giáo viên tiểu học từ 62 trường tại Đức để tiến hành nghiên cứu. Tác giả đã chỉ ra biến hái độ của giáo viên và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên đều có ý nghĩa với ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên. Biến nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường theo tác giả không có tác động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên. Như vậy có thể thấy các Bài luận văn đi trước có áp dụng và đã chỉ ra tính hữu dụng của các biến gốc của mô hình TPB trong việc dự đoán ý định hành vi. Một số nghiên cứu chỉ ra thái độ, ý định hành vi, nhận thức kiểm soát hoặc cả ba biến trên đều có ý nghĩa trong việc dự đoán ý định hành vi. Bên cạnh đó, trong Bài luận văn về một vấn đề khá tương tự với đề tài của nghiên cứu này là Bài luận văn của Mishra et al. (2014) về việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh, tác giả đã sử dụng biến nhận thức để kiểm định tính dự đoán và đã chứng minh biến này có khả năng dự đoán ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của một người. Về chi tiết các bộ câu hỏi được sử dụng trong các nghiên cứu đi trước, các Bài luận văn đi trước có sử dụng bảng hỏi thường đưa các câu hỏi được đo lường với thang đo Likert đơn cực hoặc lưỡng cực. Dưới đây là một số các câu hỏi đã được sử dụng trong một số Bài luận văn đi trước:
  • 35. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 24 Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước Tên Tác giả Câu hỏi biến Thái độ González Theo tôi, việc thực hành các bài tập thể dục ít nhất 6 et al. lần trong 2 tuần tới là (Các cặp câu trả lời bao gồm (2012) Xấu-Tốt, Quan trọng-Không quan trọng,Thoải mái- Không thoải mái, Thư giãn - Áp lực, Có ích – Vô ích, Có lợi – Gây hại, Thông minh – Ngớ ngẩn. Các câu trả lời là đơn cực, được đánh giá trị từ 1 tới 7). Mishra et Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là thuận al (2014) tiện với tôi Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là cần thiết với tôi Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh là xứng đáng Chuẩn Liao et al. Người quan trọng với tôi ủng hộ việc tôi sử dụng hệ mực chủ (2006) thống đại học ảo quan Người có ảnh hưởng với tôi muốn tôi sử dụng hệ thống đại học ảo thay vì các phương tiện khác Người có thể đưa ra ý kiến quan trọng với tôi mong muốn tôi sử dụng hệ thống đại học ảo González Phần lớn những người quan trọng với tôi nghĩ rằng tôi et al. nên tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới (2012) Phần lớn những người quan trọng với tôi muốn tôi tập thể dục ít nhất 6 lần trong vòng 2 tuần tới Tôi có động lực để tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới vì đó là những gì mà phần lớn những người
  • 36. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 25 quan trọng với tôi kỳ vọng tôi làm Mishra et Tôi nghĩ rằng đồng nghiệp mong muốn tôi sử dụng hệ al (2014) thống công nghệ thông tin xanh Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi muốn tôi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh Nhận Liao et al. Tôi có khả năng sử dụng hệ thống đại học ảo thức (2006) Việc sử dụng đại học ảo nằm trong tầm kiểm soát của kiểm tôi soát Tôi có đủ nguồn lực, hiểu biết và khả năng để sử dụng hệ thống đại học ảo González Nếu tôi muốn, tôi có thể tập thể dục ít nhất 6 lần trong et al. 2 tuần tới (2012) Bạn có bao nhiêu kiểm soát trong việc bạn có thể tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới Tôi không có bất cứ khó khăn nào trong việc tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới Nhận Mishra et Nhìn chung, tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về các thức al (2014) vấn đề môi trường Tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về hệ thống công nghệ thông tin xanh Tôi tin rằng tôi có đủ nhận thức về việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh Ý định Liao et al. Tôi có dự định sử dụng tiếp tục hệ thống đại học ảo hành vi (2006) thay vì dừng lại
  • 37. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 26 Tôi có ý định sử dụng hệ thống đại học ảo thay vì các phương tiện khác Nếu tôi có thể, tôi sẽ sử dụng hệ thống đại học ảo nhiều nhất có thể González Tôi thử tập thể dục ít nhất 6 lần trong 2 tuần tới et al. Tôi sẽ cố gắng tập thể dụ ít nhất 6 lần trong vòng 2 (2012) tuần tới Mishra et Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin al (2014) xanh khi mua phần cứng mới Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh khi mua phần mềm mới Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh tùy thuộc vào loại hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông của tôi Tôi có dự định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh tùy thuộc vào nơi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông của tôi (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Về HTGDPT, ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết là nghiên cứu về tính cấp thiết thành lập HTGDPT và kinh nghiệm thành lập HTGDPT. Trong một Bài luận văn khác của Trần (2017), tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm một số nước đi trước và đã chỉ ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng HTGDPT. Tác giả đã hàm ý về việc cần thiết phả có bước thí điểm trước khi đưa HTGDPT vào hoạt động chính thức. Tác giả cũng khuyến nghị
  • 38. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 27 việc xây dựng HTGDPT nên lựa chọn một số ngành phát thải carbon cao mà không phải là toàn bộ các ngành. Ngoài ra, theo tác giả, hạn mức, phân bổ hạn mức và cơ chế kiểm soát giá cả cũng cần được nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng. Một trong những khuyến nghị khác của tác giả là phải xây dựng hệ thống tuân thủ cho các doanh nghiệp làm nền tảng để xây dựng HTGDPT. Trong Bài luận văn của Phạm et al. (2021), tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của 87 quốc gia và đưa ra kinh nghiệm cho việc thành lập HTGDPT. Trong kết luận và hàm ý chính sách, tác giả đã khuyến nghị Việt Nam nên hướng tới cả hai HTGDPT tự nguyện và bắt buộc. Tác giả cho rằng HTGDPT tự nguyện sẽ giúp Việt Nam cải thiện hệ thống hành chính cũng nhưu giúp bán được carbon trong bối cảnh quốc tế vẫn chưa thống nhất về HTGDPT bắt buộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị kết nối giữa HTGDPT nội địa với các HTGDPT quốc tế để. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất hợp pháp hóa quyền và chuyển nhượng giấy phép phát thải, tín chỉ carbon để chuẩn bị cho HTGDPT. Về HTGDPT, Hồ & Phan (2018) đã sử dụng TPB để phân tích ý định hành vi bảo vệ môi trường của du khách nội địa tại thành phố Cần Thơ. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 131 khách du lịch và kết hợp với dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu. Tác giả đưa ra giả thuyết rằng thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát và kinh nghiệm của cá nhân trong quá khứ có tác động lên ý định hành vi bảo vệ môi trường của khách du lịch. Thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả đã chỉ ra cả bốn biến được tác giả đưa ra đều có tác động tích cực tới hành vi bảo vệ môi trường của khác du lịch nội địa tại Cần Thơ. Trong các biến, kinh nghiệm quá khứ được chỉ ra có tác động dương lớn nhất với hành vi bảo vệ môi trường của khách du lịch. Phạm & Phan (2020) đã sử dụng TPB để nghiên cứu hàng vi lựa chọn khách sạn xanh của khách du lịch. Trong Bài luận văn, tác giả hoàn toàn sử dụng ba biến được đề xuất trong TPB (thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát) nhằm phân tích tác động của các yếu tố lên ý định lựa chọn khách sạn xanh của khách du lịch. Theo giả định của tác giả, cả ba biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát đều có tác động tích cực tới ý định lựa chọn khách
  • 39. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 28 sạn xanh của khách du lịch. Tác giả đã thu thập được 255 phản hồi từ các khách du lịch và dùng 204 phản hồi trong số đó để nghiên cứu. Thông qua sử dụng mô hình SEM, tác giả đã chỉ ra cả ba biến nghiên cứu đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên ý định lựa chọn khách sạn xanh của khách du lịch. Tác giả cũng hàm ý nhận thức kiểm soát là biến quan trọng nhất tác động tới ý định hành vi lựa chọn sử dụng khách sạn xanh. Dương & Vũ (2022) trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hành vi tiêu dùng xanh cũng đã áp dụng TPB. Tác giả đã chỉnh sửa TPB khi đưa ra giả thuyết cho rằng chuẩn mực chủ quan không chỉ tác động lên ý định hành vi mà còn tác động tới thái độ và nhận thức kiểm soát. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng chủ nghĩa tập thể và định hướng dài hạn cũng tác động lên ý định hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Tác giả thu thập thông tin thông qua bảng hỏi. Bảng hỏi được phát tại các trung tâm thương mại và thu thập được dữ liệu của 3754 người tiêu dùng. Thông qua sử dụng mô hình SEM, tác giả đã khẳng định thái độ đối với sản phẩm xanh, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát có tác động tích cực đến ý định hành vi tiêu dùng xanh, trong đó chuẩn mực chủ quan cho thấy tác động mạnh nhất tới ý định hành vi. Dưới đây là bảng tổng hợp tác động của thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát tới ý định hành vi của các Bài luận văn đi trước: Bảng 2.2 Tổng hợp tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát lên ý định hành vi trong một số Bài luận văn Tác giả Biến Tác động tới ý định hành vi Thái độ + Ahmmed et al. Chuẩn mực chủ quan + (2014) Nhận thức kiểm soát + Dương & Vũ Thái độ + (2022) Chuẩn mực chủ quan +