SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀNG OANH
NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀNG OANH
NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Công cụ và thị trường tài chính)
Mã số: 80340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC KHANH
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân
hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2019
PHẠM HOÀNG OANH
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................i
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
ABSTRACT .....................................................................................................................i
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................1
1.1. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.......................................................................4
1.7. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................6
Giới thiệu chương............................................................................................................6
2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam...............................................................................................................6
2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam........................................6
2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán ............................................................................................................8
2.2. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại................................9
2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)......................................................9
2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................10
2.3. Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương
mại 10
2.3.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................10
2.3.2. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................11
2.4. Sự cần thiết khi chọn nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam..........................................................................12
2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu..............................................................13
2.5.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................14
2.5.2. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................15
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH
LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................................................................18
Giới thiệu chương..........................................................................................................18
3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017........................................18
3.2. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.....................................21
3.3. Thực trạng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 –
2017 ..............................................................................................................................23
3.3.1. Quy mô tổng tài sản...................................................................................23
3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu.............................................................................25
3.3.3. Quy mô tiền gửi.........................................................................................26
3.3.4. Tăng trưởng dư nợ vay..............................................................................27
3.3.5. Rủi ro tín dụng...........................................................................................28
3.3.6. Thanh khoản ..............................................................................................30
3.3.7. Lãi cận biên ...............................................................................................31
3.3.8. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................32
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................34
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................35
Giới thiệu chương..........................................................................................................35
4.1. Dữ liệu phân tích...................................................................................................35
4.2. Mô hình phân tích .................................................................................................35
4.3. Các biến phân tích.................................................................................................36
4.4. Phương pháp phân tích .........................................................................................37
4.5. Các giả thiết kiểm định mô hình...........................................................................39
4.5.1. Kiểm định Hausman:.................................................................................39
4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến:..........................................................................39
4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi: ......................................................39
4.5.4. Kiểm định tự tương quan:..........................................................................40
4.6. Kết quả phân tích ..................................................................................................40
4.6.1. Thống kê, mô tả các biến...........................................................................40
4.6.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan biến.................................................42
4.6.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định khuyết tật của mô hình.......................43
4.6.4. Thảo luận kết quả hồi quy .........................................................................49
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................52
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỶ SUẤT
SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...........................................................53
Giới thiệu chương..........................................................................................................53
5.1. Các giải pháp góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại
cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................53
5.1.1. Giải pháp gia tăng quy mô ngân hàng .......................................................53
5.1.2. Giải pháp quản lý thanh khoản hợp lý.......................................................54
5.1.3. Giải pháp quản trị an toàn vốn ngân hàng thương mại..............................54
5.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu ..55
5.1.5. Giải pháp cải thiện cơ cấu chi phí – thu nhập............................................56
5.1.6. Giải pháp góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô................................................57
5.2. Các kiến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại
cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................58
5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...................................58
5.2.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại............................................59
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACB
Asia Commercial Joint Stock
Bank
Ngân hàng TMCP Á Châu
BIDV
Joint Stock Commercial Bank
for Investment and
Development of Vietnam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Eximbank
Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank
Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
GLS Generalized Least Square
Mô hình bình phương tối
thiểu tổng quát
HNX Ha Noi Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội
HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh
MB
Military Commercial Joint
Stock Bank
Ngân hàng TMCP Quân đội
NCB
National Citizen Commercial
Bank
Ngân hàng TMCP Quốc dân
NH Bank Ngân hàng
NHNN The State Bank Ngân hàng Nhà nước
OLS Ordinary least squares
Mô hình hồi quy bình phương
nhỏ nhất
REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
Sacombank
Saigon Thuong Tin
Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín
SHB
Saigon - Ha Noi Commercial
Joint Stock Bank
Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội
TMCP Commercial Joint - Stock Thương mại cổ phần
Vietcombank
Joint Stock Commercial Bank
for Foreign Trade of Vietnam
Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
Vietinbank
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry
and Trade
Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam
VP Bank
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Private
Enterprises
Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam .....................................................................3
Bảng 1.2. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017.................................9
Bảng 3.1. Tăng trưởng tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ........................23
Bảng 3.2. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............26
Bảng 3.3. Tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............27
Bảng 3.4. Tăng trưởng quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............28
Bảng 3.5. Nợ vay dưới chuẩn tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..............................29
Bảng 3.6. Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017...........................................31
Bảng 3.7. Thu nhập từ lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017......................................32
Bảng 3.8. Cách tính và ký hiệu các biến phân tích.................................................37
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA...........................................43
Bảng 3.10. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................44
Bảng 3.11. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE ...........................................46
Bảng 3.12. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................47
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Tỷ suất sinh lợi trung bình tại các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............22
Hình 3.2. Quy mô tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..............................25
Hình 3.3. Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực giai
đoạn 2008 – 2017....................................................................................................32
TÓM TẮT
Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản
ánh được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nó giúp các nhà quản trị và các
nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng
trên tổng tài sản và vốn đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đem lại
khả năng sinh lợi cao, thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt
động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Vì vậy, việc
phân tích tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
là rất quan trọng. Các ngân hàng có sự quản lý vốn hiệu quả và có nguồn vốn đầu
tư lớn sẽ có khả năng tốt trong việc chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài
chính, duy trì sự ổn định về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt
động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập. Do
đó, đã có rất nhiều học giả trên toàn thế giới đã nghiên cứu về vấn đề này. Dựa
trên những nghiên cứu trước đây, bài luận văn đã dùng các phân tích định lượng,
sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả và hồi quy dữ liệu bảng, thiết lập mô
hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi là ROA và ROE và các nhân tố
tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Theo đó, quy mô
ngân hàng, thanh khoản và thu nhập lãi cận biên có tác động tích cực với cả ROA
và ROE. Ngược lại, nợ dưới chuẩn và tốc độ tăng trưởng lại có tác động tiêu cực
đến cả ROA và ROE. Quy mô vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến ROA
nhưng có tác động tiêu cực đến ROE. Cho vay thời kỳ này có tác động tiêu cực
đến ROA. Lạm phát lại có tác động tích cực đến ROE. Từ việc phân tích nêu trên,
bài luận văn sẽ trình bày các giải pháp như gia tăng quy mô ngân hàng; quản lý
thanh khoản hợp lý; quản trị an toàn vốn; quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu; cải thiện
hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập; hỗ trợ, tham gia vào việc điều tiết vĩ
mô và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương
mại trong việc cải thiện, nâng cao vai trò của mình nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi
tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Từ khóa: tỷ suất sinh lợi, ROA, ROE, giải pháp, kiến nghị.
ABSTRACT
Profitability ratio is one of the important financial indicators that can reflect
the profitability of banks. It helps administrators and investors to assess the
financial performance of banks on total assets and investment capital. A bank with
a high profitability ratio will bring high profitability, demonstrating the efficiency
of capital management and business operations and will attract capital from
investors. Therefore, it is very important to analyze profitability ratio and the
factors affecting the bank's profitability. Banks with effective capital management
and large capital investment will have good ability to cope with financial crises,
maintain economic stability, increase reinvestment capital , expand business
activities, update scientific and technical advances, raise incomes Therefore,
there are many scholars around the world who have studied this topic. Based on
previous studies, the thesis used quantitative analysis, using statistical methods,
table data description and regression, set up a model to analyze the relationship
between the profitability ratio (ROA and ROE) and the factors affecting the
profitability rate of joint stock commercial banks listed on the Vietnam stock
market in the period of 2008 - 2017. Accordingly, the bank size, liquidity and NIM
has a positive impact on both ROA and ROE. On the contrary, LFA and GDP have
negative impacts on both ROA and ROE. CA has a positive impact on ROA but
has a negative impact on ROE. Loan has a negative impact on ROA. Inflation has
a positive impact on ROE. From the above analysis, the essay will present
solutions such as increasing bank size; liquidity management; capital management;
risk management; improve the effectiveness of cost and income structure
management; support, participate in macro regulation and give some
recommendations to the Government, the State Bank, commercial banks in
improving and enhancing their role in order to improve the profitability ratio at
listed commercial banks.
Keywords: Profitability, ROA, ROE, solutions and recommendations.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc
đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nói chung và của các ngân
hàng, nói riêng. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ thể hiện sự hiệu quả
trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn
từ các nhà đầu tư. Đây sẽ là một nguồn lực lớn góp phần giúp các ngân hàng có cơ
sở để chống chọi với các cuộc khủng hoảng về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu
tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng
cao thu nhập... từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh, không những trong
nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
Việc gia nhập vào Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã đem lại cho các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam những cơ hội to lớn trong việc mở rộng thị
trường sản xuất kinh doanh và tiếp cận những công nghệ mới. Tuy nhiên, điều này
cũng đem lại không ít những thách thức trong việc cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã giúp Việt Nam nhận ra việc
thay đổi về cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Để có thể hoạt
động và phát triển một cách vững chắc, các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam luôn
phải tìm kiếm các chiến lược nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo ra hiệu quả trong
việc quản trị nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư tại ngân hàng mình.
Vì thế, bài nghiên cứu đã chọn đề tài “Nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” nhằm có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ và đóng góp thêm những hiểu biết
của mình đối với tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong và
2
sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến
năm 2017, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị có giá trị ứng dụng
thực tiễn nhằm hạn chế các nhân tố có tác động tiêu cực và nâng cao các nhân tố
có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nền tảng lý luận cơ bản về tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác
động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần.
Phân tích mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao được tỷ suất
sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Các nhân tố đó tác động như thế nào tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Các giải pháp nào sẽ giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân
hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, bao gồm:
3
Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
STT Ngân hàng
Mã
chứng
khoán
Năm
niêm yết
Sàn niêm
yết
1 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 2006 HNX
2
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
BID 2014 HOSE
3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 2009 HOSE
4
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam
EIB 2009 HOSE
5 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB 2011 HOSE
6 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB 2010 HNX
7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 2009 HNX
8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín STB 2006 HOSE
9
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
VCB 2009 HOSE
10
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng
VPB 2017 HOSE
(Nguồn: thu thập từ BCTC các ngân hàng TMCP niêm yết)
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu dữ liệu thuộc 10 ngân hàng thương mại cổ phần đang
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng
phần mềm stata 12 để phân tích theo phương pháp thống kê, mô tả các dữ liệu và
hồi quy dữ liệu bảng để thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh
lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại
4
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm
2017.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao tỷ suất
sinh lợi tạo ra lợi nhuận cao mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng, và cho hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung.
Đối với nền kinh tế, việc nâng cao tỷ suất sinh lợi sẽ góp phần tạo ra sự ổn
định, bền vững cho các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo tiền đề cho sự tăng
trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, góp phần gia tăng uy tín quốc gia.
Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc nâng cao khả năng sinh lợi, tuy
không phải là mục tiêu duy nhất nhưng đó sẽ là mục tiêu quan trọng giúp các nhà
quản trị ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô, cải tiến công
nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm và ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân
hàng, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, tăng
giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng,...
Với những ý nghĩa thực tiễn đó, bài luận văn mong muốn có thể tìm hiểu sâu
hơn về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có thể đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, góp phần cải thiện
và nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngân hàng niêm
yết, nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung.
1.7. Kết cấu luận văn
Nội dung của bài luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Mô hình và kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5
Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị về chính sách góp phần nâng cao tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu chương
Chương này, bài luận văn sẽ giới thiệu sơ lược về các ngân hàng thương mại
cổ phần đang được niêm yết tại Việt Nam, đồng thời sẽ trình bày tổng quát về tỷ
suất sinh lợi cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để
có thể có một cái nhìn tổng quan hơn, góp phần hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận
cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm
2017.
2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước tiến mới. Không còn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Việc hình thành thị trường chứng khoán vào năm 2000 được
xem là một điều kiện tất yếu cho các nhu cầu huy động vốn trong công cuộc xây
dựng và phát triển nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt
động dưới sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với sự
hoạt động của hai trung tâm giao dịch chứng khoán lớn là Trung tâm giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh - HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX).
Ngày 29/6/2006, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông
qua và có hiệu lực từ 01/01/2007. Đây được xem là khuôn khổ pháp lý cao nhất
được sử dụng trong các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Sau 4 năm, Quốc
hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 nhằm
đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật,
7
góp phần tạo ra sự công bằng, lành mạnh và minh bạch. Điều này góp phần không
nhỏ đến sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán.
Bắt đầu chỉ với hai mã chứng khoán đầu tiên là SAM – mã chứng khoán
thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sacom và REE – mã chứng khoán thuộc
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, đến năm 2007 đã có 192 công ty với gần 200 đợt
phát hành cổ phiếu được đăng ký chào bán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đây cũng được xem là thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam
khi tổng lượng huy động vốn lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, chỉ số
VN-Index có khi đạt đỉnh tại mức 1.170 điểm, đây cũng là một cột mốc cao trong
lịch sử chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Ngay sau đó, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã đón nhiều thông tin bất lợi khi bắt đầu chịu sự
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. VN-Index cũng đã sụt giảm
nghiêm trọng vào thời điểm cuối năm 2008 khi thiết lập đáy tại mức 287 điểm.
Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2008, có 210 công ty trên tổng số 338 công ty
đang niêm yết có giá trị thị trường thấp hơn giá trị sổ sách. Tổng huy động vốn
trên thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng. Tuy
nhiên, cùng với những chính sách thích hợp và sự chuyển mình tích cực của nền
kinh tế Việt Nam, thời gian sau đó là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng
khoán. Cho đến năm 2016, quy mô và chất lượng thị trường không ngừng gia tăng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 70
tỷ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng huy động vốn năm
2016 vượt qua mức 2 triệu tỷ đồng. Năm 2017 được xem là năm thành công rực rỡ
khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tích cực ngoài dự báo. VN-Index
đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa của thị trường cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016,
tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Tổng giá trị danh
mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm
2016.
* Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2020: Cùng với các thách thức và thành tựu đã đạt được, thị trường chứng khoán
8
Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng đến năm 2020 theo
quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 với các mục tiêu chính sau:
Phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu và kiên trì công tác tái
cấu trúc, duy trì sự ổn định, vững chắc, công khai, minh bạch;
Đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu
quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế;
Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các
chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.
2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán
Cùng với những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong và
sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2011 đến
năm 2017 và với sự thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam, các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng có những khó khăn, thách thức, đặc biệt
là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế. Sự cạnh tranh diễn ra vô cùng gay
gắt của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết không chỉ đối với các ngân
hàng trong nước mà còn đối với với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài việc hoạch
định đường lối hoạt động tuân thủ theo định hướng của thị trường chứng khoán,
các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng phải có những chiến lược phù
hợp với thực tiễn và với tình hình riêng của mỗi ngân hàng. Tuy niêm yết trên sàn
chứng khoán có những điều kiện bắt buộc có thể là trở ngại của một số ngân hàng
nhưng niêm yết lại là xu thế tất yếu trong tương lai của các ngân hàng hiện đại.
Việc niêm yết sẽ đem lại nguồn vốn huy động dồi dào giúp các ngân hàng thương
mại có thể nâng cao khả năng cạnh tranh một cách minh bạch, rõ ràng.
Cho đến năm 2017, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam đã gia tăng đến con số 10 ngân hàng, bao gồm:
Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân hàng
9
TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
2.2. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại
Lợi nhuận chính là mục tiêu cơ bản của các ngân hàng thương mại. Tất cả
các hoạt động, dịch vụ cũng như các chiến dịch của ngân hàng đều nhằm mục đích
hiện thực hóa mục tiêu lớn này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các ngân
hàng thương mại không có những mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Một trong những
vấn đề quan tâm nhất của ngân hàng đó là hiệu quả tài chính của ngân hàng, mà
trong đó khả năng sinh lợi là chỉ tiêu hàng đầu. Theo Makkar và Singh (2013),
hiệu quả tài chính được đo lường bằng cách thiết lập đúng các mối liên quan giữa
các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và các khoản lời/ lỗ của doanh nghiệp. Quá
trình tạo ra mối liên quan được gọi là phân tích tài chính bao gồm việc tính toán
các chỉ số tài chính, vì vậy nó còn được gọi là phân tích chỉ số. Có rất nhiều chỉ số
có thể tính toán được để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo Ongore
và Kusa (2013), ROA là một trong những chỉ tiêu chính có thể phản ánh được khả
năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ongore và Kusa (2013) cũng cho rằng
một doanh nghiệp càng có ROE cao thì càng có khả năng tạo ra vốn nội bộ.
Kalluci (2011) cho rằng tốt hơn là nên đánh giá trên cả hai chỉ tiêu ROA và ROE.
Về cơ bản, chúng đều đánh giá hiệu quả quản lý tài chính nhưng trên hai chỉ tiêu
khác nhau.
2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Là một chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo
Alper và Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản được tính bằng công thức:
ROA =
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
Đây chính là chỉ tiêu đo lường khả năng quản lý của ngân hàng để tạo ra lợi
nhuận khi sử dụng tài sản của ngân hàng. Nói cách khác, tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản chỉ ra việc các ngân hàng sử dụng các nguồn lực hiệu quả như thế nào để
tạo ra được lợi nhuận (Khrawish, 2011). Wen (2010) cho rằng tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản càng cao thì việc sử dụng nguồn lực tại ngân hàng càng có hiệu quả.
10
2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng là một trong những chỉ số
tài chính thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nó cho biết lợi nhuận của ngân
hàng kiếm được trên tổng vốn của chủ sở hữu đầu tư. Đây chính là chỉ số mà các
nhà đầu tư trông đợi khi quyết định đầu tư vào một ngân hàng nào đó. Một ngân
hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ có khả năng tạo ra tiền mặt
trong nội bộ. Do đó, một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng
cao thì ngân hàng đó càng có khả năng tạo ra lợi nhuận. Nói một cách rộng hơn, tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh việc ngân hàng quản lý vốn chủ sở hữu
hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra lợi nhuận (Khrawish, 2011)
Theo Alper và Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ được
tính bằng công thức:
ROE =
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈
𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
2.3. Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng thương mại
2.3.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng
2.3.1.1. Quy mô ngân hàng:
Quy mô của một ngân hàng được đánh giá bằng tổng tài sản của ngân hàng
đó. Trong hầu hết các nghiên cứu về tài chính, tổng tài sản của ngân hàng thường
được sử dụng như một biến nghiên cứu về quy mô ngân hàng. Nó được tính bằng
logarit tổng tài sản.
2.3.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được xem là chỉ tiêu cơ bản để đo
lường sức mạnh của vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này càng cao thì nhu cầu huy động
vốn ngoài càng thấp, lợi nhuận của ngân hàng vì thế càng cao. Tỷ suất này thể
hiện khả năng của các cổ đông trong việc chống chọi với những tổn thất và giải
quyết những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
2.3.1.3. Chất lượng tài sản:
Được đo lường bằng hai chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản và nợ dưới chuẩn
trên tổng tài sản. Dư nợ trên tổng tài sản là thước đo nguồn thu nhập của ngân
11
hàng và dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận trừ khi ngân hàng chấp nhận
mức rủi ro không thể chấp nhận. Nợ dưới chuẩn trên tổng tài sản cũng là một
thước đo quan trọng của ngân hàng đối với chất lượng tài sản và phản ánh sự thay
đổi trong sức khỏe danh mục các khoản cho vay của ngân hàng. Nó có thể có ảnh
hưởng tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất nợ dưới chuẩn
trên tổng tài sản càng cao thì chất lượng tài sản ngân hàng càng thấp, rủi ro trong
danh mục cho vay càng cao.
2.3.1.4. Huy động:
Đây là nguồn chính trong quỹ hoạt động của ngân hàng và là nguồn được
huy động với mức chi phí thấp nhất. Nguồn huy động được đem cho vay càng cao
thì lợi nhuận từ việc thu nhập lãi của ngân hàng càng cao. Chỉ tiêu này được đo
lường bằng tỷ suất huy động trên tổng tài sản.
2.3.1.5. Thanh khoản:
Tỷ suất tài sản thanh khoản trên tổng tài sản là thước đo khả năng thanh
khoản trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất ngày càng cao, ngân hàng càng có
nhiều khả năng thanh khoản. Sự thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến sự thất bại trong
hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng thanh khoản quá
cao cũng sẽ là gia tăng chi phí của ngân hàng đó.
2.3.1.6. Tỷ lệ lãi cận biên:
Tỷ lệ lãi cận biên được đo lường bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi thuần trên tổng
tài sản. Đây được xem là một chỉ tiêu quan trong để đo lường hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần được tính dựa trên lợi nhuận kiếm được từ các
hoạt động thu lãi của ngân hàng.
2.3.2. Các yếu tố vĩ mô
Theo Khan (2012), các yếu tố vĩ mô có thể tác động đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng đo là lãi suất thực, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).
Tại Pakistan, các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển nền kinh tế và những ngân hàng này có thể chịu sự tác động bởi các yếu tố vĩ
mô. Trong quá khứ, các ngân hàng tại Pakistan đã phải đối diện với thách thức để
12
ổn định tài chính khi có sự biến động về các chỉ số vĩ mô này. Đã có nhiều nhà học
thuật đã nghiên cứu về vấn đề này và có thể đưa ra những bằng chứng thực
nghiệm đáng tin cậy về sự ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế vĩ mô đối với khả
năng sinh lợi của ngân hàng như Gul, Ishrad và Zaman (2011), Kanwal và
Nadeem (2013),...
2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP):
Đây là chỉ số quan trọng thể hiện tốc độ tăng trưởng của một quốc gia hay
một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp cho người dân có
sự lạc quan tin tưởng để phát triển khả năng kinh doanh, sản xuất của mình. Khi
đó nhu cầu vốn trong nền kinh tế là rất cao, làm cho việc tăng trưởng tín dụng của
ngân hàng trở nên dễ dàng. Việc mở rộng tín dụng cùng với lãi suất cao là dấu
hiệu đáng mừng với ngân hàng khi khả năng sinh lợi của ngân hàng sẽ được tăng
cao. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chất lượng tín
dụng không được kiểm soát chặt chẽ.
2.3.2.2. Lạm phát:
Lạm phát được xem là một hiện tượng của nền kinh tế khi mức giá chung của
hàng hóa và dịch vụ tăng cao, gây ra hiện tượng mất giá đồng tiền nội tệ so với
đồng tiền ngoại tệ. Lạm phát đo lường giá trị thực giữa doanh thu và chi phí. Nếu
như nền kinh tế được dự đoán là có lạm phát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi
cho vay của mình để doanh thu cao hơn chi phí để đem lại lợi nhuận.
2.3.2.3. Lãi suất thực:
Đây là chỉ tiêu được đo lường bằng công thức Fisher. Trong các nghiên cứu
trước, lãi suất thực có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Hay nói cách khác, lãi suất thực càng tăng, lợi nhuận của ngân hàng càng tăng.
2.4. Sự cần thiết khi chọn nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2000 với chỉ hai
mã chứng khoán giao dịch là SAM và REE cùng với khối lượng giao dịch khá hạn
chế. Tuy nhiên cho đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng
13
ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt hơn 1.900 doanh
nghiệp và đạt hơn 106,87 tỷ chứng khoán giao dịch. Điều này cho thấy, việc niêm
yết trên thị trường chứng khoán đang là một xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp,
nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần, nói riêng. Cũng theo đề án “Cơ
cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025” của Thủ tường Chính phủ, hạn chót đến năm 2020, tất cả
các ngân hàng thương mại cổ phần đều phải niêm yết và đăng ký giao dịch chính
thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngoài việc làm gia tăng
số lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán, nó còn giúp các ngân hàng thương
mại cổ phần có thể huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn một cách dễ
dàng bằng việc thu hút các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó,
các chỉ số tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng được thể
hiện một cách công khai, minh bạch do các quy định cho việc niêm yết và về lâu
dài, các quy định này phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Dựa vào đó, bài luận văn đã chọn phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất
sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần chứng khoán Việt Nam, cụ thể là tại
10 ngân hàng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn 2008 - 2017.
2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu
Short (1979) và Bourke (1989) là các nghiên cứu đầu tiên về lợi nhuận ngân
hàng. Sau đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra được rất nhiều yếu tố có thể
tác động đến tỷ suất sinh lợi. Nhìn chung, các nghiên cứu đã chia thành hai nhóm
quan trọng, đó là các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô (Gungor, 2007). Yếu tố vĩ
mô phản ánh môi trường kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động và tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng như tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát, lãi suất thị
trường... Các yếu tố vi mô là tất cả các yếu tố mà ngân hàng có thể tác động một
cách chủ quan như quy mô ngân hàng, quy mô chủ sỡ hữu, thanh khoản, tín dụng,
huy động, thu nhập – chi phí...
14
2.5.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng
Quy mô tài sản (SIZE): trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản tài
sản được sử dụng đại diện cho quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng là đại
diện của đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE). Quy mô ngân
hàng tác động tích cực đến hiệu quả sinh lời của ngân hàng (Smirlock, 1985;
Shingjergji và Hyseni, 2015; Phan Thị Hằng Nga, 2011).
Quy mô vốn chủ sở hữu (CA) đại diện cho sức mạnh vốn của ngân hàng. Tỷ
lệ này cao hơn giảm sự phụ thuộc từ dòng vốn tài trợ bên ngoài và lợi nhuận của
các ngân hàng sẽ cao hơn. Quy mô vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng của ngân
hàng để hấp thụ các tổn thất và xử lý các rủi ro. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản có mối quan hệ tích cực với hiệu quả của các ngân hàng, các ngân hàng có sức
mạnh về vốn sẽ đối mặt với chi phí rủi ro phá sản thấp hơn, do đó trích lập dự
phòng rủi ro cũng thấp hơn (Berger, 1995; Bourke, 1989; Hassan và Bashir, 2003).
Quy mô tiền vay và quy mô nợ vay cần theo dõi: đo lường bằng tỷ lệ dư nợ
trên tổng tài sản (LA), dư nợ cần phải theo dõi trên tổng dư nợ (LFA). Tỷ lệ dư nợ
trên tổng tài sản (LA) là một biện pháp đo lường nguồn thu nhập của ngân hàng và
nó dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nếu ngân hàng không kiểm soát
được mức độ rủi ro. Dư nợ cần phải theo dõi trên tổng dư nợ (LFA) là biện pháp
quan trọng đo lường chất lượng tài sản và phản ánh những thay đổi trong sức khỏe
của danh mục cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của các
ngân hàng (Aydogan, 1990; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni ,
2015).
Thanh khoản (LIQ): Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản được sử
dụng trong nghiên cứu này như một biện pháp đo lường thanh khoản. Tỷ lệ này
cao nghĩa là thanh khoản của ngân hàng cao. Không đảm bảo khả năng thanh toán
là một trong những lý do chính của thất bại ngân hàng. Tuy nhiên, nắm giữ tài sản
thanh khoản là chi phí cơ hội để có lợi nhuận cao hơn. Bourke (1989) tìm thấy có
mối quan hệ tích cực đáng kể giữa các thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận. Tuy
nhiên, trong thời đại của sự bất ổn định ngân hàng có thể chọn để tăng giữ tiền mặt
của họ để giảm thiểu rủi ro. Không giống như Bourke (1989), Molyneux và
15
Thorton (1992) cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và khả năng
sinh lời của ngân hàng.
Lãi cận biên (NIM): được sử dụng đo lường cơ cấu thu nhập chi phí, được
tính bằng công thức thu nhập từ lãi trên tổng tài sản. Đây là yếu tập trung vào lợi
nhuận kiếm được từ hoạt động lãi suất và yếu tố quan trọng đo lường hiệu quả
ngân hàng. (Dietricha và Wanzenried, 2010; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng
sự, 2015; Shingjergji và Hyseni, 2015).
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DP): Tiền gửi là nguồn quỹ chính của các
ngân hàng và là nguồn quỹ với chi phí thấp nhất. Tiền gửi thêm được chuyển
thành khoản vay, cao hơn lãi suất lợi nhuận và lợi nhuận. Do đó tiền gửi đã tích
cực tác động vào lợi nhuận của các ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-
Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015; Ngô Phương Khanh, 2013).
2.5.2. Các yếu tố vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): đây là một thước đo tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP thực tế hàng năm. Theo các tài liệu về sự liên kết giữa tăng trưởng
kinh tế và lợi nhuận của lĩnh vực tài chính, tăng trưởng GDP có một mối quan hệ
tích cực với lợi nhuận ngân hàng (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và
Hu, 2002). Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Nguyễn Kim Nhất Trung (2017), GDP
lại có tác động ngược chiều với ROA.
Tỷ lệ lạm phát (INF): đây là tỷ lệ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho
tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực tế của chi phí
và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực (Perry, 1992). Nếu một tỷ lệ lạm phát như dự kiến, ngân hàng có thể
điều chỉnh lãi suất để tăng lợi nhuận khi chi phí tăng. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát
không phải như dự kiến, ngân hàng không thể thực hiện các điều chỉnh tỷ lệ lãi
suất để cân đối chi phí và lợi nhuận. Nhưng hầu hết các nghiên cứu quan sát một
tác động tiêu cực giữa lạm phát và lợi nhuận (Bourke, 1989; Molyneux và
Thorton,1992; Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou, 2006).
16
Mức lãi suất thực tế (INT): đề cập đến nghiên cứu trước đây, có một mối
quan hệ tích cực giữa lãi suất và hiệu quả ngân hàng (Samuelson 1945). Mức lãi
suất thực tế được tính bằng phương trình Fisher.
17
Tóm tắt chương 2
Từ việc trình bày tổng quát về tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ
suất sinh lợi, cũng như các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đây về vấn
đề này, bài luận văn sẽ tiến hành trình bày các thực trạng về tỷ suất sinh lợi và các
yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2017. Bài luận văn sẽ trình bày chi tiết hơn về mối quan hệ
giữa tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thương mại niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Từ đó, bài luận văn sẽ
có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam, nói riêng và các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung.
18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giới thiệu chương
Chương này, bài luận văn sẽ trình bày về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2017 để có một cái nhìn thực tế hơn về nền kinh tế Việt Nam. Từ đó,
bài luận văn sẽ trình bày chi tiết hơn về thực trạng tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác
động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Bài luận văn cũng sẽ tiến
hành phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết
bằng các mô hình thích hợp để có thể thấy chi tiết hơn nữa về mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 –
2017.
3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017
Nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang vận hành theo cơ chế thị trường đã có được những thành tựu đáng kể trong
giai đoạn hai mươi năm đầu tiên của cải cách kinh tế (1998 – 2006). Trong giai
đoạn này, Việt Nam đã có được những bước tiến quan trọng đối với nền kinh tế
như: trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, giao
dịch thị trường chứng khoán lần đầu năm 2000, ký kết hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ năm 2000 - 2001,... Những thành tựu này đã đẩy nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1986 -
2006 đạt mức trung bình là 6,7%/năm, đỉnh điểm là năm 1995, GDP Việt Nam đã
đạt mức 9,5%/năm.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức kinh tế thế
giới (WTO) đã mở ra cho Việt Nam cơ hội lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ ra các nước khác trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn cho việc
đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo Tổng cục thống kê (2008): “20 năm đã
có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký
19
khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm); riêng năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm
hơn 20% tổng số FDI trong 20 năm qua”.
Năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt
Nam đã có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 giảm
xuống còn 5,6% và lạm phát tăng lên 23,11%. Tác động của lạm phát hai con số
cùng với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm bong
bóng cổ phiếu bùng nổ. Chỉ số chứng khoán VN-Index giảm xuống mức 240 điểm
vào tháng 2/2009 từ đỉnh điểm 1.170 điểm vào tháng 3/2007. Những vấn đề không
chỉ dừng lại ở thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng trên còn lan rộng khắp
thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản. Việc thiếu thanh khoản diễn ra rộng
khắp và nhanh chóng ảnh hưởng đến ngành tài chính Việt Nam, đặc biệt là nhóm
ngành ngân hàng. Nợ xấu tăng cao, giá nhà giảm mạnh, việc xử lý nợ xấu ngày
càng trở nên khó khăn, huy động vốn giảm mạnh do thiếu thanh khoản, ... Tình
hình kinh tế Việt Nam thời điểm đó trở nên vô cùng nghiêm trọng và phức tạp.
Đứng trước tình hình nghiêm trọng đó, tháng 12/2008, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về “Những giải pháp cấp bách nhằm ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Trong
nội dung của Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Ban, Bộ, Ngành phải cùng phối
hợp đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất
khẩu; tạo mọi điều kiện hỗ trợ kích cầu đầu tư và tiêu dùng; ban hành các chính
sách tài chính hỗ trợ như giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, đơn giản hóa thủ
tục hoàn thuế, ...; ban hành các chính sách tiền tệ như giảm dự trữ bắt buộc, giảm
lãi suất cơ bản, ... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn
vốn, gia tăng kinh doanh, sản xuất; yêu cầu các ngân hàng có chính sách gia hạn
trả nợ, áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp vớ quy định pháp luật đối với
các doanh nghiệp gặp thiên tai, khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ; áp
dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; áp
dụng lãi suất cho vay phù hợp, không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ gặp khó khăn,...
20
Tuy nhiên, đứng ngoài sự mong đợi của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2011 vẫn chưa có nhiều khởi sắc do nền kinh tế Việt Nam lâm
vào khó khăn kép khi liên tục gặp nhiều thiên tai trên khắp cả nước. Năm 2009,
tuy lạm phát đã được kiềm chế ở mức 7,06% nhưng GDP cả nước chỉ đạt được
5,4%, đây là mức GDP thấp nhất từ năm 2000 đến nay. Rất nhiều doanh nghiệp đã
phá sản khi không thể trụ vững trong giai đoạn này. Tất cả các ngành như công
nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, du lịch ... hầu như không tăng trưởng hoặc tăng
trưởng ở mức thấp. Việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều thách thức. Tiêu thụ ở
mức hạn chế. Bên cạnh đó, các chính sách điều hành về tỷ giá và ngoại hối còn
nhiều bất cập khi chưa thể khai thác hết các nguồn vốn trong dân cư dẫn đến việc
cán cân thanh toán tổng thể bị thâm hụt. Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình
kinh tế, xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010 (2010): “Cán cân vãng lai dự báo
thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân
tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.” Bên cạnh đó, việc quản lý và sử
dụng tài sản công cũng không đạt hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lạm
phát gia tăng trở lại ở mức 12,1% năm 2010 và 21,3% năm 2011.
Tuy nhiên, sang năm 2012, với sự kiên quyết thực hiện thắt chặt các chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Chính phủ đã bước đầu đạt được mục tiêu kiềm
chế lạm phát và một số mục tiêu khác. Theo Báo cáo Chính phủ (2012): “giá tiêu
dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp
để giữ mức lạm phát cả năm khoảng 8%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã
giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản
của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện. Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá
ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, khắc phục một bước tình
trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất
khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD, nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước
xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD,
bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập
khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD”. Ngoài ra, Chính phủ
cũng đã đưa ra các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, trọng tâm là việc tái cơ
21
cấu thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng nhằm làm cho thị trường tài chính
phát triển một cách lành mạnh.
Tuy cũng có những hạn chế và khó khăn nhất định nhưng giai đoạn 2013 –
2017 là có thể được xem là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế Việt Nam khi lạm
phát đã trở về mức một con số và tốc độ tăng trưởng cũng dần được tăng trưởng
qua các năm. Nhờ việc sử dụng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một
các hợp lý, Chính phủ đã dần ổn định được nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế như thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh việc huy động vốn từ
đầu tư nước ngoài, đổi mới các chính sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp hình
thành và phát triển,... Đối với thị trường tài chính, Chính phủ cũng kiên quyết thực
hiện các chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, đảm bảo thanh
khoản và an toàn hệ thống. Theo Báo cáo Chính phủ (2017): “Tín dụng đối với
nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất
huy động và cho vay khoảng 0,5-1,5%. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường
vàng ổn định; dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay”.
3.2. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017
Nhìn chung, từ ảnh hưởng bởi nền kinh tế và nhiều nguyên nhân khách quan
khác trong giai đoạn 2008 – 2017, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân
(ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) có nhiều biến
động.
22
Hình 3.1. Tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017
(Nguồn: thu thập từ BCTC các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2008 đạt 1,24% và có
xu hướng không ổn định trong giai đoạn từ 2008 – 2012 khi ROA bình quân qua
các năm liên tục biến động. Cụ thể, năm 2009, ROA bình quân tăng lên 1,29%
nhưng lại giảm xuống mức 1,13% năm 2010. Sau đó, ROA bình quân có tăng nhẹ
lên mức 1,17% năm 2011 và bắt đầu giảm từ năm 2012. Trong 4 năm tiếp theo, từ
năm 2012 đến năm 2015, ROA bình quân có giảm liên tục từ mức 0,86% năm
2012 xuống mức 0,58% năm 2015. Điều này cho thấy, hiệu quả quản lý tài sản của
các ngân hàng niêm yết trong giai đoạn này không được hiệu quả. Tuy nhiên,
ROA bình quân của giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 được xem là có xu hướng
tăng dần khi ROA bình quân năm 2015 (0,58%) tăng lên mức 0,78%. Các ngân
hàng thương mại cổ phần đang niêm yết đã có sự quản lý tài sản hiệu quả hơn
trong giai đoạn này.
Tương tự, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các
ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng có sự biến động trong giai đoạn
2008 – 2017. Cụ thể, từ mức 13,22% năm 2008, ROE bình quân đã tăng lên mức
16,02% năm 2009. Ngay sau đó, năm 2010, ROE bình quân lại có sự sụt giảm về
18.00
16.02 16.03
16.00 15.17
14.00 13.22
12.00 11.12
11.20
9.49
10.00
9.53 9.28
8.43
8.00
ROA
ROE
6.00
4.00
1.24 1.29
2.00 1.13 1.17
0.86 0.77
0.68 0.58 0.63 0.78
0.00
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
23
mức 15,17% và tăng đỉnh điểm vào năm 2011, khi ROE bình quân ở mức 16,03%.
Giai đoạn sau đó được xem là giai đoạn sụt giảm liên tục khi ROE bình quân của
năm 2011 sụt giảm xuống mức 8,43% năm 2015. Nguyên nhân là do ngân hàng
nhà nước yêu cầu các ngân hàng đều phải tăng vốn điều lệ theo mức yêu cầu khiến
tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn này đều sụt
giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau đó, ROE bình quân của các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết có xu hướng tăng trở lại khi ROE bình quân năm 2016 tăng
lên mức 9,28% và mức 11,20% năm 2017.
3.3. Thực trạng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2017
3.3.1. Quy mô tổng tài sản
Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008
– 2017 có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là từ giai đoạn 2008 - 2012. Tổng
tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trong giai đoạn này tăng
cao nhất vào năm 2010 (tăng hơn 38,79% so với năm 2009) và thấp nhất vào năm
2012 (tăng 7,59% so với năm 2011). Cụ thể, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng (VPB) có sự tăng trưởng tổng tài sản lớn nhất khi tổng tài sản năm 2010
tăng 117,14% so với năm 2009. Cùng thời điểm đó, ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam (EIB) cũng tăng 100,33%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHB) năm 2009 tăng 91,01% so với năm 2008 và tiếp tục tăng 85,78% năm 2010
so với năm 2009.
Bảng 3.1. Tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết giai đoạn 2008 - 2017
2008
/2007
2009
/2008
2010
/2009
2011
/2010
2012
/2011
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016
/2015
2017
/2016
ACB 23.32% 59.42% 22.17% 37.01% -37.26% -5.51% 7.81% 12.16% 16.00% 21.67%
BID 20.54% 20.25% 23.56% 10.78% 19.48% 13.12% 18.59% 30.78% 18.33% 19.46%
CTG 16.54% 25.93% 50.83% 25.26% 9.32% 14.47% 14.73% 17.88% 21.69% 15.44%
EIB 43.12% 35.65% 100.33% 40.01% -7.31% -0.19% -5.71% -22.04% 3.17% 15.97%
MBB 49.70% 55.61% 58.86% 26.64% 26.49% 2.72% 11.15% 10.25% 15.93% 22.48%
NVB 10.12% 71.38% 7.10% 12.39% -4.05% 34.70% 26.70% 30.93% 43.09% 4.10%
SHB 16.28% 91.01% 85.78% 39.11% 64.16% 23.24% 17.69% 21.10% 14.29% 22.25%
24
STB 5.99% 51.99% 46.50% -7.16% 7.53% 6.09% 17.61% 53.86% 13.69% 10.98%
VCB 12.46% 15.11% 20.40% 19.21% 13.03% 13.15% 23.03% 16.88% 16.83% 31.40%
VPB 2.81% 47.70% 117.14% 38.48% 23.97% 18.11% 34.62% 18.77% 18.00% 21.41%
Tổng 18.33% 31.21% 38.79% 21.66% 7.59% 10.70% 16.44% 20.18% 17.68% 20.33%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm
yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Một số ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này có sự tăng trưởng
âm. Điển hình như ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giai đoạn 2011 – 2013 (2012
giảm 37,26% so với năm 2011, 2013 giảm 5,51% so với năm 2014) hoặc như ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 (năm 2012 giảm
7,13% so với năm 2011, năm 2013 giảm 0,19% so với năm 2012, năm 2014 giảm
5,71% so với năm 2013, năm 2015 giảm 22,04% so với năm 2014)
Tuy nhiên, giữa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn này
có sự chênh lệch lớn về quy mô tổng tài sản. Các ngân hàng có xuất thân từ các
ngân hàng quốc doanh như ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
có tổng tài sản vượt trội hơn nhiều lần so với các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết khác. Điển hình như năm 2017, quy mô tổng tài sản của ba ngân hàng
này là hơn 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 65% so với tổng tài sản của 10 ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết.
25
Hình 3.2: Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
niêm yết năm 2017
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm
yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Ngoài ra, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm
yết còn lại chiếm khoảng 35% còn lại và được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là
ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, ngân hàng TMCP Quân đội, ngân hàng
TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và ngân hàng TMCP
Quốc dân.
3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu
Việc tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng của các cổ đông
trong việc chống chọi với những tổn thất và giải quyết những rủi ro trong hoạt
động của ngân hàng. Hay nói cách khác, quy mô vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân
hàng càng có nhiều khả năng trong việc chống chọi với các tổn thất và rủi ro trong
hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng vì thế mà có thể đứng vững hơn so với
các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp.
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
ACB
BID
CTG
EIB
MBB
NVB
SHB
STB
VCB
VPB
-
26
Bảng 3.2. Tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
2008
/2007
2009
/2008
2010
/2009
2011
/2010
2012
/2011
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016
/2015
2017
/2016
ACB 24.11% 30.13% 12.57% 5.12% 5.56% -0.95% -0.85% 3.15% 9.97% 14.00%
BID 15.89% 30.82% 37.31% 0.70% 8.63% 20.93% 3.84% 27.24% 4.27% 10.62%
CTG 15.87% 1.91% 44.53% 56.80% 18.02% 60.82% 1.77% 1.96% 7.48% 5.73%
EIB 104.04% 3.96% 1.18% 20.66% -3.01% -7.16% -10.63% 0.19% 2.31% 5.97%
MBB 27.15% 55.70% 28.95% 8.55% 33.41% 17.76% 9.33% 39.99% 14.69% 11.33%
NVB 85.86% 8.35% 73.44% 59.02% -0.97% 0.58% 0.25% 0.18% 0.34% -0.31%
SHB 4.05% 6.63% 73.07% 39.39% 63.03% 8.94% 1.20% 7.42% 17.53% 11.03%
STB 5.56% 35.94% 32.92% 3.77% -5.83% 24.56% 5.86% 22.24% 0.50% 4.71%
VCB 1.94% 21.18% 24.10% 38.11% 45.07% 2.02% 2.56% 3.91% 6.48% 9.26%
VPB 7.88% 8.31% 104.27% 15.21% 11.89% 15.17% 16.22% 49.09% 28.30% 72.88%
Tổng 21.78% 20.29% 30.21% 21.82% 18.15% 18.81% 2.59% 13.09% 8.16% 12.72%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP
niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Quy mô vốn chủ sở hữu, nhìn chung, cũng có sự tăng trưởng qua các năm
trong giai đoạn 2008 – 2017, nhất là trong hai năm 2010 và 2011. Năm 2010, quy
mô vốn chủ sở hữu tăng 30,21% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 21,82% so
với năm 2010. Trong đó, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có mức tăng
trưởng quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất vào năm 2010 (tăng 104,27% so với năm
2009) và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có mức tăng trưởng năm
2008 là 104,04% so với năm 2007. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng có sự
tăng trưởng âm trong một vài giai đoạn, điển hình như: ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu giảm 3 năm liền từ năm 2012 đến
năm 2014 (năm 2012 giảm 3,01% so với năm 2011, năm 2013 giảm 7,16% so với
năm 2012, năm 2014 giảm 10,63% so với năm 2013) hoặc ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương tín năm 2012 giảm 5,83% so với năm 2011.
3.3.3. Quy mô tiền gửi
Quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2008 – 2017. Sự tăng trưởng quy mô tiền gửi tăng khoảng từ
13% đến khoảng 24% qua các năm. Tuy nhiên, năm 2010, sự tăng trưởng quy mô
tiền gửi tăng mạnh lên 32,78% so với năm 2009 do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến sự thiếu hụt vốn huy động, các ngân hàng đã tạo ra
27
một cuộc đua lãi suất huy động nhằm có thể gia tăng vốn tại ngân hàng mình thời
kỳ đó.
Bảng 3.3. Tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
2008
/2007
2009
/2008
2010
/2009
2011
/2010
2012
/2011
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016
/2015
2017
/2016
ACB 16.16% 35.35% 23.03% 32.99% -11.94% 10.28% 11.95% 13.13% 18.37% 16.59%
BID 20.73% 14.62% 30.66% -1.71% 26.01% 11.83% 29.97% 28.20% 28.57% 18.45%
CTG 7.93% 22.11% 38.64% 24.94% 12.37% 26.08% 16.37% 16.21% 32.88% 14.94%
EIB 34.80% 25.55% 50.00% -7.74% 31.32% 12.79% 27.56% -2.90% 3.98% 14.84%
MBB 52.73% 47.18% 64.44% 36.21% 31.49% 15.58% 23.16% 8.33% 7.30% 13.02%
NVB -1.93% 59.91% 11.34% 38.25% -17.20% 49.74% 32.99% 39.24% 22.80% 9.40%
SHB 238.99% 54.31% 74.71% 35.70% 123.08% 16.96% 35.77% 20.78% 11.92% 17.00%
STB 4.29% 31.19% 29.45% -4.14% 43.10% 22.51% 23.86% 60.06% 11.75% 9.67%
VCB 10.93% 7.64% 21.11% 10.87% 25.71% 16.42% 27.08% 18.70% 17.82% 20.00%
VPB 11.48% 15.88% 45.36% 22.71% 102.35% 40.88% 29.23% 20.23% -4.98% 7.89%
Tổng 16.08% 20.56% 32.78% 13.61% 24.35% 18.38% 24.25% 21.52% 19.77% 15.97%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP
niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Trong giai đoạn này, một số ngân hàng có sự tăng trưởng huy động rất ấn
tượng. Điển hình là tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, vốn huy động năm
2008 tăng 238,99% so với năm 2007.
Tuy vậy, giai đoạn năm 2011 – 2012 là giai đoạn các ngân hàng gặp khó
khăn về thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước ban hành các chính sách thắt chặt
tiền tệ. Điều này đã làm các ngân hàng gặp nhiều khó khăn về công tác huy động.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết cũng có mức tăng trưởng âm
trong giai đoạn này, như: tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín giảm 4,14%,
ngân hàng TMCP Quốc dân giảm 17,20%, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam giảm 1,71%, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm 7,74%.
3.3.4. Tăng trưởng dư nợ vay
Quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có xu
hướng tăng trong giai đoạn 2008 - 2017.
28
Bảng 3.4. Tăng trưởng quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
2008
/2007
2009
/2008
2010
/2009
2011
/2010
2012
/2011
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016
/2015
2017
/2016
ACB 9.50% 79.02% 39.83% 17.91% 0.01% 4.26% 8.52% 16.35% 20.73% 21.49%
BID 21.97% 28.21% 23.15% 15.64% 15.65% 15.04% 13.98% 34.27% 20.93% 19.79%
CTG 18.16% 35.13% 43.53% 25.29% 13.61% 12.88% 16.90% 22.33% 23.03% 19.44%
EIB 15.07% 80.77% 62.44% 19.76% 0.35% 11.25% 4.55% -2.74% 2.51% 16.61%
MBB 35.55% 87.97% 64.92% 21.00% 26.14% 17.81% 14.62% 20.66% 24.22% 22.19%
NVB 25.46% 81.93% 8.10% 19.95% -0.22% 4.58% 23.49% 22.78% 24.08% 26.66%
SHB 49.46% 105.17% 90.01% 19.64% 95.25% 34.37% 36.06% 26.26% 23.55% 22.12%
STB -1.04% 70.41% 38.27% -2.36% 19.61% 14.77% 15.78% 45.23% 6.96% 12.11%
VCB 15.53% 25.56% 24.85% 18.44% 15.16% 13.74% 17.87% 19.91% 18.85% 17.93%
VPB -2.27% 21.77% 60.14% 15.24% 26.45% 42.19% 49.37% 49.03% 23.86% 26.26%
Tổng 16.67% 40.63% 36.05% 17.75% 15.58% 14.84% 16.98% 26.10% 19.76% 19.51%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm
yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu
vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao nên có sự tăng trưởng quy mô cho
vay một cách đột biến. Các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết đều có sự
tăng trưởng mạnh quy mô cho vay. Cụ thể: ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
tăng trưởng 105,17%, ngân hàng TMCP Quân đội và ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam tăng trưởng trên 80%, ngân hàng TMCP Á Châu và ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương tín tăng trưởng trên 70%,... Năm 2010 tuy cũng không
tăng trưởng nóng như năm 2009 nhưng mức tăng trưởng cũng rất cao khi năm
2010, dư nợ cũng tăng hơn 36,05% so với năm 2009.
Các năm còn lại từ năm 2011 đến năm 2017, mức tăng trưởng dư nợ bình
quân của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết cũng tăng khoảng từ
14% đến 26%.
3.3.5. Rủi ro tín dụng
Giai đoạn 2008 – 2009 được xem là một giai đoạn đặc biệt khi nền kinh tế
Việt Nam phải chịu sự tác động to lớn của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu.
Lãi suất vay tại các ngân hàng ngày càng tăng để bù đắp các khoản chi phí huy
động với lãi suất cao ngất ngưỡng. Việc này đã gây ảnh hưởng to lớn đối với các
29
doanh nghiệp khi chi phí hoạt động đội lên quá cao. Một số doanh nghiệp thu hẹp
quy mô, một số doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng thua lỗ và chịu phá sản. Bên
cạnh đó, sự sụp đổ của thị trường bất động sản cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ
đến nền kinh tế. Các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào bất động sản đã không thể
xoay vòng được do thị trường thiếu thanh khoản. Các khoản vay tại các ngân hàng
vì thế đã không còn được đảm bảo và lâm vào tình trạng khó thu hồi. Điển hình
như năm 2008, tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, mức nợ vay dưới
chuẩn chiếm 4,61%, tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, mức nợ xấu
làm 4,71%,...
Bảng 3.5. Nợ vay dưới chuẩn tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
ACB BID CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB VPB
2008 0.89% 2.60% 1.81% 4.71% 1.83% 2.91% 1.89% 0.60% 4.61% 0.00%
2009 0.41% 2.68% 0.61% 1.83% 1.58% 2.45% 2.79% 0.64% 2.47% 1.63%
2010 0.34% 2.53% 0.66% 1.42% 1.26% 2.24% 1.40% 0.54% 2.83% 1.20%
2011 0.89% 2.76% 0.75% 1.61% 1.59% 2.92% 2.23% 0.58% 2.03% 1.82%
2012 2.50% 2.70% 1.47% 1.32% 1.84% 5.64% 8.81% 2.05% 2.40% 2.72%
2013 3.03% 2.26% 1.00% 1.98% 2.45% 6.07% 4.06% 1.46% 2.73% 2.81%
2014 2.18% 2.03% 1.12% 2.46% 2.73% 2.52% 2.02% 1.19% 2.31% 2.54%
2015 1.31% 1.68% 0.92% 1.86% 1.61% 2.15% 1.72% 5.80% 1.84% 2.69%
2016 0.87% 1.99% 1.02% 2.95% 1.32% 1.48% 1.87% 6.91% 1.51% 2.91%
2017 0.70% 1.62% 1.14% 2.27% 1.20% 1.53% 2.33% 4.67% 1.14% 3.39%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm
yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Giai đoạn từ năm 2010 trở về sau được xem là giai đoạn phục hồi sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng với các chính sách của Ngân hàng Nhà
nước, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết đã có giảm sút.
Tỷ lệ nợ xấu thời kỳ này xoay quanh khoảng từ 1% đến hơn 2%.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt. Đơn cử:
Năm 2012 - 2013, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã không hoàn thành được
kế hoạch và để nợ xấu tăng cao (tăng mức 5,64% năm 2012 và mức 6,07% năm
2013). Sau đó, ngân hàng đã được tái cấu trúc và đổi tên thành Ngân hàng TMCP
Quốc dân. Các năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã được kiểm soát và ở
mức từ 1% đến hơn 2%.
30
Năm 2012, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng đã hoàn tất việc sát
nhập với ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank). Việc sát nhập này cũng đã đẩy tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội lên mức cao ngất ngưỡng (8,81%
năm 2012 và 4,06% năm 2013). Tuy nhiên, các năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân
hàng cũng đã được kiểm soát và ở mức từ 1% đến hơn 2%.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín cũng là một trong các ngân hàng tiến
hành sát nhập với ngân hàng TMCP Phương Nam năm 2015. Sau sát nhập, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín cũng tăng cao ngất ngưỡng
(5,80% năm 2015, 6,91% năm 2016 và 4,67% năm 2017).
3.3.6. Thanh khoản
Khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết
giai đoạn 2008 – 2017 có xu hướng biến động qua các năm.
Giai đoạn năm 2008 - 2010, khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương
mại cổ phần đang niêm yết ở mức cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2017 (năm
2008 là 27,07%, năm 2009 là 27,39% và năm 2010 là 27,97%). Đây là giai đoạn
có nhiều biến động do chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giai đoạn các năm sau, khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại
cổ phần đang niêm yết có phần giảm hơn. Năm có thanh khoản thấp nhất là năm
2016 với mức thanh khoản là 13,21%.
31
Bảng 3.6. Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
ACB 30.10% 38.28% 22.82% 28.51% 5.93% 5.54% 5.79% 6.79% 7.24% 8.00%
BID 19.90% 16.37% 19.22% 13.36% 9.34% 8.59% 9.15% 8.58% 7.70% 10.01%
CTG 19.33% 15.67% 21.81% 20.20% 12.88% 14.74% 15.11% 12.23% 14.60% 13.88%
EIB 51.57% 31.18% 49.16% 38.48% 20.66% 23.77% 23.77% 7.85% 11.27% 17.71%
MBB 50.52% 56.75% 42.32% 39.74% 20.10% 7.14% 11.16% 12.97% 10.34% 18.17%
NVB 46.81% 53.64% 29.36% 21.90% 8.28% 28.81% 17.96% 22.08% 22.97% 16.44%
SHB 22.43% 44.65% 34.59% 39.61% 16.43% 13.88% 19.93% 19.97% 12.87% 14.13%
STB 27.95% 34.51% 26.61% 12.81% 12.11% 10.06% 12.12% 8.58% 5.89% 4.86%
VCB 32.15% 32.71% 37.84% 40.81% 32.92% 33.09% 37.32% 28.49% 26.67% 38.78%
VPB 14.72% 35.22% 27.92% 26.99% 21.72% 5.33% 7.66% 7.73% 4.54% 10.60%
Tổng 27.07% 27.39% 27.97% 26.06% 16.20% 15.48% 17.35% 14.15% 13.21% 16.82%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP
niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.)
Tuy nhiên, ở một số ngân hàng vẫn diễn ra tình trạng thanh khoản cao. Cụ
thể là ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam với mức thanh khoản là
51,57% năm 2008, 31,18% năm 2009, 49,16% năm 2010,... ; ngân hàng TMCP
Quân đội với mức thanh khoản là 50,52% năm 2008, 56,75% năm 2009, 42,32%
năm 2010,... Tình trạng thanh khoản cao tại các ngân hàng sẽ làm gia tăng chi phí
cho ngân hàng và làm cho việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng không hiệu quả.
3.3.7. Lãi cận biên:
Lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết giai đoạn
2008 – 2017 có xu hướng biến động qua các năm.
Lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết có xu
hướng tăng trong giai đoạn các năm từ 2008 đến năm 2011 và có xu hướng giảm
trong các năm còn lại từ năm 2012 đến năm 2017. Tuy nhiên, tại ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong 3 năm 2015 đến năm 2017, thu nhập từ lãi
tăng dần từ 6,36% năm 2015, 7,7% năm 2016 và 8,72% năm 2017.
32
25
20
15
10
5
GDP
Lạm phát
Lãi suất thực
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
-5
-10
Bảng 3.7. Tỷ lệ lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
ACB 3.35% 2.54% 2.73% 3.41% 3.71% 2.99% 3.03% 3.34% 3.38% 3.47%
BID 2.91% 2.69% 2.90% 3.41% 2.17% 3.03% 2.98% 2.72% 2.64% 2.91%
CTG 4.14% 3.80% 4.14% 5.07% 4.03% 3.59% 3.08% 2.78% 2.73% 2.77%
EIB 3.68% 4.05% 3.34% 3.73% 3.12% 1.80% 1.84% 2.57% 2.64% 2.06%
MBB 3.83% 3.48% 4.30% 4.64% 4.53% 3.72% 4.10% 3.81% 3.58% 4.19%
NVB 2.20% 2.08% 2.80% 4.10% 4.09% 2.95% 2.28% 2.24% 1.98% 1.91%
SHB 1.49% 3.54% 3.46% 3.50% 2.26% 1.83% 1.96% 2.22% 2.10% 2.04%
STB 2.14% 3.25% 3.60% 4.75% 5.29% 4.91% 4.33% 3.31% 1.57% 1.81%
VCB 3.27% 2.81% 3.01% 3.81% 2.90% 2.52% 2.39% 2.58% 2.63% 2.49%
VPB 3.84% 3.57% 2.87% 3.39% 3.73% 4.55% 4.42% 6.36% 7.70% 8.72%
(Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm
yết giai đoạn 2008 – 2017.)
3.3.8. Các yếu tố vĩ mô
Hình 3.3: Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực
giai đoạn 2008 – 2017
(Nguồn: thu thập dữ liệu giai đoạn 2008 – 2017 từ www.worldbank.org )
Dữ liệu thu thập được về tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi
suất thực giai đoạn năm 2008 – 2017 cho thấy có các biến động không ổn định qua
33
các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trưởng cao nhất năm 2017 (ở mức
6,81%) và thấp nhất năm 2012 (ở mức 5,24%). Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào các năm về sau.
Căn cứ vào biểu đồ, ta cũng có thể nhận thấy lạm phát tỷ lệ nghịch với lãi suất
thực. Điều này cũng có thể giải thích là: khi quy mô tiền vay trong nền kinh tế ở
mức cao làm cho lãi suất thực cũng ở mức cao. Điều này sẽ làm giảm chi tiêu và
làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát giảm.
Năm 2008, mức lạm phát ở mức cao nhất (đạt 23,11%) và lãi suất thực ở
mức thấp nhất (-5,62%). Năm 2009, hai mức lãi suất này có phần thu hẹp khoảng
cách. Tuy nhiên đến 2011, mức lạm phát lại tăng lên 18,68% trong khi mức lãi
suất thực lại ở mức -3,55%. Năm 2014, hai mức lãi suất này có dấu hiệu gần bằng
nhau khi lạm phát ở mức 4,71%, còn lãi suất thực ở mức 4,34%. Tương tự, năm
2017, lạm phát ở mức 3,52%, còn lãi suất thực ở mức 3,18%.
34
Tóm tắt chương 3
Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 đã gặp phải nhiều khó khăn khi
phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong
thời kỳ này, tỷ suất sinh lợi tại các các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam có sự biến động nhiều và có xu hướng giảm
do tác động của nền kinh tế thế giới. Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi
cũng có sự biến động không nhỏ. Các nhân tố nội tại trong ngân hàng có xu hướng
giảm như quy mô ngân hàng, thanh khoản, lãi cận biên cũng có xu hướng giảm.
Các nhân tố như quy mô huy động, quy mô cho vay, quy mô nợ cần theo dõi lại có
xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng tăng và
lạm phát có xu hướng giảm. Từ thực trạng nêu trên, bài luận văn sẽ tiến hành hồi
quy các dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 để làm rõ các mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi.
35
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Từ những thực trạng đã nêu trong chương 3, bài luận văn sẽ đi sâu vào phân
tích các dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 bằng cách hồi quy để xây
dựng mô hình phù hợp và xác định được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các
nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi. Từ đó, bài luận văn có thể đưa ra được các
giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.1. Dữ liệu phân tích
Dữ liệu của bài nghiên bao gồm các dữ liệu thuộc yếu tố trong nội bộ các
ngân hàng và dữ liệu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Dữ liệu từ các yếu tố trong nội bộ ngân hàng được thu thập từ báo cáo
thường niên và báo cáo tài chính đã kiểm toán của 10 ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017, bao
gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Dữ liệu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ các trang web uy tín của
Ngân hàng thế giới - World Bank (www.worldbank.org), Ngân hàng phát triển
Châu Á – Asian Development Bank (www.adb.org) và Quỹ tiền tệ quốc tế -
International Monetary Fund (www.imf.org).
4.2. Mô hình phân tích
Luận văn dựa trên bài nghiên cứu “Bank specific and macroeconomic
determinants of commercial bank profitability: Empirical Evidence from Turkey”
của Deger Alper và Adem Anbar (2011) làm cơ sở phân tích các nhân tố tác động
36
đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.
Mô hình phân tích bao gồm:
ROA i,t = β0+ β1SIZE i,t + β2CA i,t + β3LA i,t + β4LFA i,t + β5LIQ i,t + β6DP i,t +
β7NIM i,t + β8 GDP t + β9INF t + β10INT t + Ɛ i,t
ROE i,t = β0+ β1SIZE i,t + β2CA i,t + β3LA i,t + β4LFA i,t + β5LIQ i,t + β6DP i,t +
β7NIM i,t + β8 GDP t + β9INF t + β10INT t + Ɛ i,t
Trong đó:
- Biến phụ thuộc:
ROA i,t: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t
ROE i,t: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t
- Biến độc lập:
SIZE i,t: Quy mô của của ngân hàng i tại năm t
CA i,t: Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t
LA i,t: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i tại năm t
LFA i,t: Tổng nợ cho vay dưới chuẩn của ngân hàng i tại năm t
LID i,t: Thanh khoản của ngân hàng i tại năm t
DP i,t: Tổng huy động của ngân hàng i tại năm t
NIM i,t: Thu nhập từ lãi của ngân hàng i tại năm t
GDP t : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại năm t
INF t: Lạm phát tại năm t
INT t: Lãi suất thực tại năm t
Ɛ i,t : sai số
4.3. Các biến phân tích
Dựa vào bài nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011), các biến
phân tích được tính như sau:
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.
Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.

More Related Content

Similar to Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxLuận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt NamẢnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG. (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh ...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxLuận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Luận Văn Thúc Đẩy Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại MobifoneLuận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát t...
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt NamẢnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng VpbankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Tiêu Chuẩn Basel Ii Tại Ngân Hàng Vpbank
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Luận Văn NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG OANH NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG OANH NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính) Mã số: 80340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2019 PHẠM HOÀNG OANH
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................i DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii ABSTRACT .....................................................................................................................i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................1 1.1. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.......................................................................4 1.7. Kết cấu luận văn......................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................6 Giới thiệu chương............................................................................................................6 2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...............................................................................................................6 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam........................................6
  • 5. 2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ............................................................................................................8 2.2. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại................................9 2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)......................................................9 2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................10 2.3. Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại 10 2.3.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................10 2.3.2. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................11 2.4. Sự cần thiết khi chọn nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..........................................................................12 2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu..............................................................13 2.5.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................14 2.5.2. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................15 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................17 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................................................................18 Giới thiệu chương..........................................................................................................18 3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017........................................18 3.2. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.....................................21 3.3. Thực trạng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..............................................................................................................................23 3.3.1. Quy mô tổng tài sản...................................................................................23 3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu.............................................................................25
  • 6. 3.3.3. Quy mô tiền gửi.........................................................................................26 3.3.4. Tăng trưởng dư nợ vay..............................................................................27 3.3.5. Rủi ro tín dụng...........................................................................................28 3.3.6. Thanh khoản ..............................................................................................30 3.3.7. Lãi cận biên ...............................................................................................31 3.3.8. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................32 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................34 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................35 Giới thiệu chương..........................................................................................................35 4.1. Dữ liệu phân tích...................................................................................................35 4.2. Mô hình phân tích .................................................................................................35 4.3. Các biến phân tích.................................................................................................36 4.4. Phương pháp phân tích .........................................................................................37 4.5. Các giả thiết kiểm định mô hình...........................................................................39 4.5.1. Kiểm định Hausman:.................................................................................39 4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến:..........................................................................39 4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi: ......................................................39 4.5.4. Kiểm định tự tương quan:..........................................................................40 4.6. Kết quả phân tích ..................................................................................................40 4.6.1. Thống kê, mô tả các biến...........................................................................40 4.6.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan biến.................................................42 4.6.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định khuyết tật của mô hình.......................43 4.6.4. Thảo luận kết quả hồi quy .........................................................................49 Tóm tắt chương 4...........................................................................................................52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...........................................................53
  • 7. Giới thiệu chương..........................................................................................................53 5.1. Các giải pháp góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................53 5.1.1. Giải pháp gia tăng quy mô ngân hàng .......................................................53 5.1.2. Giải pháp quản lý thanh khoản hợp lý.......................................................54 5.1.3. Giải pháp quản trị an toàn vốn ngân hàng thương mại..............................54 5.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu ..55 5.1.5. Giải pháp cải thiện cơ cấu chi phí – thu nhập............................................56 5.1.6. Giải pháp góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô................................................57 5.2. Các kiến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................58 5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...................................58 5.2.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại............................................59 Tóm tắt chương 5...........................................................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACB Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Á Châu BIDV Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Eximbank Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định GLS Generalized Least Square Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát HNX Ha Noi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh MB Military Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Quân đội NCB National Citizen Commercial Bank Ngân hàng TMCP Quốc dân NH Bank Ngân hàng NHNN The State Bank Ngân hàng Nhà nước OLS Ordinary least squares Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên Sacombank Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín SHB Saigon - Ha Noi Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
  • 9. TMCP Commercial Joint - Stock Thương mại cổ phần Vietcombank Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VP Bank Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Private Enterprises Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .....................................................................3 Bảng 1.2. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017.................................9 Bảng 3.1. Tăng trưởng tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ........................23 Bảng 3.2. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............26 Bảng 3.3. Tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............27 Bảng 3.4. Tăng trưởng quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............28 Bảng 3.5. Nợ vay dưới chuẩn tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..............................29 Bảng 3.6. Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017...........................................31 Bảng 3.7. Thu nhập từ lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017......................................32 Bảng 3.8. Cách tính và ký hiệu các biến phân tích.................................................37 Bảng 3.9. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA...........................................43 Bảng 3.10. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................44 Bảng 3.11. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE ...........................................46 Bảng 3.12. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................47
  • 11. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Tỷ suất sinh lợi trung bình tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............22 Hình 3.2. Quy mô tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..............................25 Hình 3.3. Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực giai đoạn 2008 – 2017....................................................................................................32
  • 12. TÓM TẮT Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản ánh được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nó giúp các nhà quản trị và các nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng trên tổng tài sản và vốn đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đem lại khả năng sinh lợi cao, thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Vì vậy, việc phân tích tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng có sự quản lý vốn hiệu quả và có nguồn vốn đầu tư lớn sẽ có khả năng tốt trong việc chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính, duy trì sự ổn định về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập. Do đó, đã có rất nhiều học giả trên toàn thế giới đã nghiên cứu về vấn đề này. Dựa trên những nghiên cứu trước đây, bài luận văn đã dùng các phân tích định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả và hồi quy dữ liệu bảng, thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi là ROA và ROE và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Theo đó, quy mô ngân hàng, thanh khoản và thu nhập lãi cận biên có tác động tích cực với cả ROA và ROE. Ngược lại, nợ dưới chuẩn và tốc độ tăng trưởng lại có tác động tiêu cực đến cả ROA và ROE. Quy mô vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến ROA nhưng có tác động tiêu cực đến ROE. Cho vay thời kỳ này có tác động tiêu cực đến ROA. Lạm phát lại có tác động tích cực đến ROE. Từ việc phân tích nêu trên, bài luận văn sẽ trình bày các giải pháp như gia tăng quy mô ngân hàng; quản lý thanh khoản hợp lý; quản trị an toàn vốn; quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu; cải thiện hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập; hỗ trợ, tham gia vào việc điều tiết vĩ mô và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại trong việc cải thiện, nâng cao vai trò của mình nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ khóa: tỷ suất sinh lợi, ROA, ROE, giải pháp, kiến nghị.
  • 13. ABSTRACT Profitability ratio is one of the important financial indicators that can reflect the profitability of banks. It helps administrators and investors to assess the financial performance of banks on total assets and investment capital. A bank with a high profitability ratio will bring high profitability, demonstrating the efficiency of capital management and business operations and will attract capital from investors. Therefore, it is very important to analyze profitability ratio and the factors affecting the bank's profitability. Banks with effective capital management and large capital investment will have good ability to cope with financial crises, maintain economic stability, increase reinvestment capital , expand business activities, update scientific and technical advances, raise incomes Therefore, there are many scholars around the world who have studied this topic. Based on previous studies, the thesis used quantitative analysis, using statistical methods, table data description and regression, set up a model to analyze the relationship between the profitability ratio (ROA and ROE) and the factors affecting the profitability rate of joint stock commercial banks listed on the Vietnam stock market in the period of 2008 - 2017. Accordingly, the bank size, liquidity and NIM has a positive impact on both ROA and ROE. On the contrary, LFA and GDP have negative impacts on both ROA and ROE. CA has a positive impact on ROA but has a negative impact on ROE. Loan has a negative impact on ROA. Inflation has a positive impact on ROE. From the above analysis, the essay will present solutions such as increasing bank size; liquidity management; capital management; risk management; improve the effectiveness of cost and income structure management; support, participate in macro regulation and give some recommendations to the Government, the State Bank, commercial banks in improving and enhancing their role in order to improve the profitability ratio at listed commercial banks. Keywords: Profitability, ROA, ROE, solutions and recommendations.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do thực hiện đề tài Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nói chung và của các ngân hàng, nói riêng. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Đây sẽ là một nguồn lực lớn góp phần giúp các ngân hàng có cơ sở để chống chọi với các cuộc khủng hoảng về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập... từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh, không những trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Việc gia nhập vào Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã đem lại cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam những cơ hội to lớn trong việc mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh và tiếp cận những công nghệ mới. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại không ít những thách thức trong việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã giúp Việt Nam nhận ra việc thay đổi về cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Để có thể hoạt động và phát triển một cách vững chắc, các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam luôn phải tìm kiếm các chiến lược nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo ra hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư tại ngân hàng mình. Vì thế, bài nghiên cứu đã chọn đề tài “Nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ và đóng góp thêm những hiểu biết của mình đối với tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong và
  • 15. 2 sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị có giá trị ứng dụng thực tiễn nhằm hạn chế các nhân tố có tác động tiêu cực và nâng cao các nhân tố có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu nền tảng lý luận cơ bản về tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Phân tích mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao được tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Các nhân tố đó tác động như thế nào tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Các giải pháp nào sẽ giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm:
  • 16. 3 Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam STT Ngân hàng Mã chứng khoán Năm niêm yết Sàn niêm yết 1 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 2006 HNX 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID 2014 HOSE 3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 2009 HOSE 4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 2009 HOSE 5 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB 2011 HOSE 6 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB 2010 HNX 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 2009 HNX 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín STB 2006 HOSE 9 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB 2009 HOSE 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 2017 HOSE (Nguồn: thu thập từ BCTC các ngân hàng TMCP niêm yết) 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu dữ liệu thuộc 10 ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng phần mềm stata 12 để phân tích theo phương pháp thống kê, mô tả các dữ liệu và hồi quy dữ liệu bảng để thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại
  • 17. 4 cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao tỷ suất sinh lợi tạo ra lợi nhuận cao mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng, và cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung. Đối với nền kinh tế, việc nâng cao tỷ suất sinh lợi sẽ góp phần tạo ra sự ổn định, bền vững cho các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, góp phần gia tăng uy tín quốc gia. Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc nâng cao khả năng sinh lợi, tuy không phải là mục tiêu duy nhất nhưng đó sẽ là mục tiêu quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm và ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, tăng giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng,... Với những ý nghĩa thực tiễn đó, bài luận văn mong muốn có thể tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, góp phần cải thiện và nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngân hàng niêm yết, nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung. 1.7. Kết cấu luận văn Nội dung của bài luận bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Mô hình và kết quả nghiên cứu. Chương 4: Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 18. 5 Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị về chính sách góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 19. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu chương Chương này, bài luận văn sẽ giới thiệu sơ lược về các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết tại Việt Nam, đồng thời sẽ trình bày tổng quát về tỷ suất sinh lợi cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để có thể có một cái nhìn tổng quan hơn, góp phần hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mới. Không còn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hình thành thị trường chứng khoán vào năm 2000 được xem là một điều kiện tất yếu cho các nhu cầu huy động vốn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với sự hoạt động của hai trung tâm giao dịch chứng khoán lớn là Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX). Ngày 29/6/2006, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2007. Đây được xem là khuôn khổ pháp lý cao nhất được sử dụng trong các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Sau 4 năm, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật,
  • 20. 7 góp phần tạo ra sự công bằng, lành mạnh và minh bạch. Điều này góp phần không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán. Bắt đầu chỉ với hai mã chứng khoán đầu tiên là SAM – mã chứng khoán thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sacom và REE – mã chứng khoán thuộc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, đến năm 2007 đã có 192 công ty với gần 200 đợt phát hành cổ phiếu được đăng ký chào bán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đây cũng được xem là thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tổng lượng huy động vốn lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, chỉ số VN-Index có khi đạt đỉnh tại mức 1.170 điểm, đây cũng là một cột mốc cao trong lịch sử chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đón nhiều thông tin bất lợi khi bắt đầu chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. VN-Index cũng đã sụt giảm nghiêm trọng vào thời điểm cuối năm 2008 khi thiết lập đáy tại mức 287 điểm. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2008, có 210 công ty trên tổng số 338 công ty đang niêm yết có giá trị thị trường thấp hơn giá trị sổ sách. Tổng huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với những chính sách thích hợp và sự chuyển mình tích cực của nền kinh tế Việt Nam, thời gian sau đó là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Cho đến năm 2016, quy mô và chất lượng thị trường không ngừng gia tăng. Thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 70 tỷ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng huy động vốn năm 2016 vượt qua mức 2 triệu tỷ đồng. Năm 2017 được xem là năm thành công rực rỡ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tích cực ngoài dự báo. VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm 2016. * Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020: Cùng với các thách thức và thành tựu đã đạt được, thị trường chứng khoán
  • 21. 8 Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng đến năm 2020 theo quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 với các mục tiêu chính sau: Phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu và kiên trì công tác tái cấu trúc, duy trì sự ổn định, vững chắc, công khai, minh bạch; Đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế; Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. 2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Cùng với những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong và sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2017 và với sự thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng có những khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế. Sự cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết không chỉ đối với các ngân hàng trong nước mà còn đối với với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài việc hoạch định đường lối hoạt động tuân thủ theo định hướng của thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng phải có những chiến lược phù hợp với thực tiễn và với tình hình riêng của mỗi ngân hàng. Tuy niêm yết trên sàn chứng khoán có những điều kiện bắt buộc có thể là trở ngại của một số ngân hàng nhưng niêm yết lại là xu thế tất yếu trong tương lai của các ngân hàng hiện đại. Việc niêm yết sẽ đem lại nguồn vốn huy động dồi dào giúp các ngân hàng thương mại có thể nâng cao khả năng cạnh tranh một cách minh bạch, rõ ràng. Cho đến năm 2017, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã gia tăng đến con số 10 ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân hàng
  • 22. 9 TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 2.2. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Lợi nhuận chính là mục tiêu cơ bản của các ngân hàng thương mại. Tất cả các hoạt động, dịch vụ cũng như các chiến dịch của ngân hàng đều nhằm mục đích hiện thực hóa mục tiêu lớn này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các ngân hàng thương mại không có những mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Một trong những vấn đề quan tâm nhất của ngân hàng đó là hiệu quả tài chính của ngân hàng, mà trong đó khả năng sinh lợi là chỉ tiêu hàng đầu. Theo Makkar và Singh (2013), hiệu quả tài chính được đo lường bằng cách thiết lập đúng các mối liên quan giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và các khoản lời/ lỗ của doanh nghiệp. Quá trình tạo ra mối liên quan được gọi là phân tích tài chính bao gồm việc tính toán các chỉ số tài chính, vì vậy nó còn được gọi là phân tích chỉ số. Có rất nhiều chỉ số có thể tính toán được để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo Ongore và Kusa (2013), ROA là một trong những chỉ tiêu chính có thể phản ánh được khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ongore và Kusa (2013) cũng cho rằng một doanh nghiệp càng có ROE cao thì càng có khả năng tạo ra vốn nội bộ. Kalluci (2011) cho rằng tốt hơn là nên đánh giá trên cả hai chỉ tiêu ROA và ROE. Về cơ bản, chúng đều đánh giá hiệu quả quản lý tài chính nhưng trên hai chỉ tiêu khác nhau. 2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Là một chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo Alper và Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản được tính bằng công thức: ROA = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Đây chính là chỉ tiêu đo lường khả năng quản lý của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận khi sử dụng tài sản của ngân hàng. Nói cách khác, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản chỉ ra việc các ngân hàng sử dụng các nguồn lực hiệu quả như thế nào để tạo ra được lợi nhuận (Khrawish, 2011). Wen (2010) cho rằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao thì việc sử dụng nguồn lực tại ngân hàng càng có hiệu quả.
  • 23. 10 2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng là một trong những chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nó cho biết lợi nhuận của ngân hàng kiếm được trên tổng vốn của chủ sở hữu đầu tư. Đây chính là chỉ số mà các nhà đầu tư trông đợi khi quyết định đầu tư vào một ngân hàng nào đó. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ có khả năng tạo ra tiền mặt trong nội bộ. Do đó, một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng đó càng có khả năng tạo ra lợi nhuận. Nói một cách rộng hơn, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh việc ngân hàng quản lý vốn chủ sở hữu hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra lợi nhuận (Khrawish, 2011) Theo Alper và Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ được tính bằng công thức: ROE = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 2.3. Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại 2.3.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng 2.3.1.1. Quy mô ngân hàng: Quy mô của một ngân hàng được đánh giá bằng tổng tài sản của ngân hàng đó. Trong hầu hết các nghiên cứu về tài chính, tổng tài sản của ngân hàng thường được sử dụng như một biến nghiên cứu về quy mô ngân hàng. Nó được tính bằng logarit tổng tài sản. 2.3.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu: Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được xem là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sức mạnh của vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này càng cao thì nhu cầu huy động vốn ngoài càng thấp, lợi nhuận của ngân hàng vì thế càng cao. Tỷ suất này thể hiện khả năng của các cổ đông trong việc chống chọi với những tổn thất và giải quyết những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. 2.3.1.3. Chất lượng tài sản: Được đo lường bằng hai chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản và nợ dưới chuẩn trên tổng tài sản. Dư nợ trên tổng tài sản là thước đo nguồn thu nhập của ngân
  • 24. 11 hàng và dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận trừ khi ngân hàng chấp nhận mức rủi ro không thể chấp nhận. Nợ dưới chuẩn trên tổng tài sản cũng là một thước đo quan trọng của ngân hàng đối với chất lượng tài sản và phản ánh sự thay đổi trong sức khỏe danh mục các khoản cho vay của ngân hàng. Nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất nợ dưới chuẩn trên tổng tài sản càng cao thì chất lượng tài sản ngân hàng càng thấp, rủi ro trong danh mục cho vay càng cao. 2.3.1.4. Huy động: Đây là nguồn chính trong quỹ hoạt động của ngân hàng và là nguồn được huy động với mức chi phí thấp nhất. Nguồn huy động được đem cho vay càng cao thì lợi nhuận từ việc thu nhập lãi của ngân hàng càng cao. Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ suất huy động trên tổng tài sản. 2.3.1.5. Thanh khoản: Tỷ suất tài sản thanh khoản trên tổng tài sản là thước đo khả năng thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất ngày càng cao, ngân hàng càng có nhiều khả năng thanh khoản. Sự thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng thanh khoản quá cao cũng sẽ là gia tăng chi phí của ngân hàng đó. 2.3.1.6. Tỷ lệ lãi cận biên: Tỷ lệ lãi cận biên được đo lường bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Đây được xem là một chỉ tiêu quan trong để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần được tính dựa trên lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động thu lãi của ngân hàng. 2.3.2. Các yếu tố vĩ mô Theo Khan (2012), các yếu tố vĩ mô có thể tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đo là lãi suất thực, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Tại Pakistan, các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế và những ngân hàng này có thể chịu sự tác động bởi các yếu tố vĩ mô. Trong quá khứ, các ngân hàng tại Pakistan đã phải đối diện với thách thức để
  • 25. 12 ổn định tài chính khi có sự biến động về các chỉ số vĩ mô này. Đã có nhiều nhà học thuật đã nghiên cứu về vấn đề này và có thể đưa ra những bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về sự ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế vĩ mô đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng như Gul, Ishrad và Zaman (2011), Kanwal và Nadeem (2013),... 2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Đây là chỉ số quan trọng thể hiện tốc độ tăng trưởng của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp cho người dân có sự lạc quan tin tưởng để phát triển khả năng kinh doanh, sản xuất của mình. Khi đó nhu cầu vốn trong nền kinh tế là rất cao, làm cho việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trở nên dễ dàng. Việc mở rộng tín dụng cùng với lãi suất cao là dấu hiệu đáng mừng với ngân hàng khi khả năng sinh lợi của ngân hàng sẽ được tăng cao. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chất lượng tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ. 2.3.2.2. Lạm phát: Lạm phát được xem là một hiện tượng của nền kinh tế khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng cao, gây ra hiện tượng mất giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền ngoại tệ. Lạm phát đo lường giá trị thực giữa doanh thu và chi phí. Nếu như nền kinh tế được dự đoán là có lạm phát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi cho vay của mình để doanh thu cao hơn chi phí để đem lại lợi nhuận. 2.3.2.3. Lãi suất thực: Đây là chỉ tiêu được đo lường bằng công thức Fisher. Trong các nghiên cứu trước, lãi suất thực có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hay nói cách khác, lãi suất thực càng tăng, lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. 2.4. Sự cần thiết khi chọn nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2000 với chỉ hai mã chứng khoán giao dịch là SAM và REE cùng với khối lượng giao dịch khá hạn chế. Tuy nhiên cho đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng
  • 26. 13 ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt hơn 1.900 doanh nghiệp và đạt hơn 106,87 tỷ chứng khoán giao dịch. Điều này cho thấy, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán đang là một xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp, nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần, nói riêng. Cũng theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tường Chính phủ, hạn chót đến năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều phải niêm yết và đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngoài việc làm gia tăng số lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán, nó còn giúp các ngân hàng thương mại cổ phần có thể huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn một cách dễ dàng bằng việc thu hút các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các chỉ số tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng được thể hiện một cách công khai, minh bạch do các quy định cho việc niêm yết và về lâu dài, các quy định này phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Dựa vào đó, bài luận văn đã chọn phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần chứng khoán Việt Nam, cụ thể là tại 10 ngân hàng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017. 2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu Short (1979) và Bourke (1989) là các nghiên cứu đầu tiên về lợi nhuận ngân hàng. Sau đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra được rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tỷ suất sinh lợi. Nhìn chung, các nghiên cứu đã chia thành hai nhóm quan trọng, đó là các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô (Gungor, 2007). Yếu tố vĩ mô phản ánh môi trường kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng như tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát, lãi suất thị trường... Các yếu tố vi mô là tất cả các yếu tố mà ngân hàng có thể tác động một cách chủ quan như quy mô ngân hàng, quy mô chủ sỡ hữu, thanh khoản, tín dụng, huy động, thu nhập – chi phí...
  • 27. 14 2.5.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng Quy mô tài sản (SIZE): trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản tài sản được sử dụng đại diện cho quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng là đại diện của đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE). Quy mô ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả sinh lời của ngân hàng (Smirlock, 1985; Shingjergji và Hyseni, 2015; Phan Thị Hằng Nga, 2011). Quy mô vốn chủ sở hữu (CA) đại diện cho sức mạnh vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này cao hơn giảm sự phụ thuộc từ dòng vốn tài trợ bên ngoài và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cao hơn. Quy mô vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng của ngân hàng để hấp thụ các tổn thất và xử lý các rủi ro. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực với hiệu quả của các ngân hàng, các ngân hàng có sức mạnh về vốn sẽ đối mặt với chi phí rủi ro phá sản thấp hơn, do đó trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn (Berger, 1995; Bourke, 1989; Hassan và Bashir, 2003). Quy mô tiền vay và quy mô nợ vay cần theo dõi: đo lường bằng tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LA), dư nợ cần phải theo dõi trên tổng dư nợ (LFA). Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LA) là một biện pháp đo lường nguồn thu nhập của ngân hàng và nó dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nếu ngân hàng không kiểm soát được mức độ rủi ro. Dư nợ cần phải theo dõi trên tổng dư nợ (LFA) là biện pháp quan trọng đo lường chất lượng tài sản và phản ánh những thay đổi trong sức khỏe của danh mục cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của các ngân hàng (Aydogan, 1990; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni , 2015). Thanh khoản (LIQ): Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản được sử dụng trong nghiên cứu này như một biện pháp đo lường thanh khoản. Tỷ lệ này cao nghĩa là thanh khoản của ngân hàng cao. Không đảm bảo khả năng thanh toán là một trong những lý do chính của thất bại ngân hàng. Tuy nhiên, nắm giữ tài sản thanh khoản là chi phí cơ hội để có lợi nhuận cao hơn. Bourke (1989) tìm thấy có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa các thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thời đại của sự bất ổn định ngân hàng có thể chọn để tăng giữ tiền mặt của họ để giảm thiểu rủi ro. Không giống như Bourke (1989), Molyneux và
  • 28. 15 Thorton (1992) cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Lãi cận biên (NIM): được sử dụng đo lường cơ cấu thu nhập chi phí, được tính bằng công thức thu nhập từ lãi trên tổng tài sản. Đây là yếu tập trung vào lợi nhuận kiếm được từ hoạt động lãi suất và yếu tố quan trọng đo lường hiệu quả ngân hàng. (Dietricha và Wanzenried, 2010; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni, 2015). Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DP): Tiền gửi là nguồn quỹ chính của các ngân hàng và là nguồn quỹ với chi phí thấp nhất. Tiền gửi thêm được chuyển thành khoản vay, cao hơn lãi suất lợi nhuận và lợi nhuận. Do đó tiền gửi đã tích cực tác động vào lợi nhuận của các ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Trujillo- Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015; Ngô Phương Khanh, 2013). 2.5.2. Các yếu tố vĩ mô Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): đây là một thước đo tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thực tế hàng năm. Theo các tài liệu về sự liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của lĩnh vực tài chính, tăng trưởng GDP có một mối quan hệ tích cực với lợi nhuận ngân hàng (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và Hu, 2002). Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Nguyễn Kim Nhất Trung (2017), GDP lại có tác động ngược chiều với ROA. Tỷ lệ lạm phát (INF): đây là tỷ lệ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực tế của chi phí và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực (Perry, 1992). Nếu một tỷ lệ lạm phát như dự kiến, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng lợi nhuận khi chi phí tăng. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát không phải như dự kiến, ngân hàng không thể thực hiện các điều chỉnh tỷ lệ lãi suất để cân đối chi phí và lợi nhuận. Nhưng hầu hết các nghiên cứu quan sát một tác động tiêu cực giữa lạm phát và lợi nhuận (Bourke, 1989; Molyneux và Thorton,1992; Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou, 2006).
  • 29. 16 Mức lãi suất thực tế (INT): đề cập đến nghiên cứu trước đây, có một mối quan hệ tích cực giữa lãi suất và hiệu quả ngân hàng (Samuelson 1945). Mức lãi suất thực tế được tính bằng phương trình Fisher.
  • 30. 17 Tóm tắt chương 2 Từ việc trình bày tổng quát về tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi, cũng như các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đây về vấn đề này, bài luận văn sẽ tiến hành trình bày các thực trạng về tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Bài luận văn sẽ trình bày chi tiết hơn về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Từ đó, bài luận văn sẽ có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam, nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung.
  • 31. 18 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giới thiệu chương Chương này, bài luận văn sẽ trình bày về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 để có một cái nhìn thực tế hơn về nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, bài luận văn sẽ trình bày chi tiết hơn về thực trạng tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Bài luận văn cũng sẽ tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết bằng các mô hình thích hợp để có thể thấy chi tiết hơn nữa về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. 3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 Nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường đã có được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn hai mươi năm đầu tiên của cải cách kinh tế (1998 – 2006). Trong giai đoạn này, Việt Nam đã có được những bước tiến quan trọng đối với nền kinh tế như: trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, giao dịch thị trường chứng khoán lần đầu năm 2000, ký kết hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ năm 2000 - 2001,... Những thành tựu này đã đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1986 - 2006 đạt mức trung bình là 6,7%/năm, đỉnh điểm là năm 1995, GDP Việt Nam đã đạt mức 9,5%/năm. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã mở ra cho Việt Nam cơ hội lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra các nước khác trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn cho việc đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo Tổng cục thống kê (2008): “20 năm đã có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký
  • 32. 19 khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm); riêng năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng số FDI trong 20 năm qua”. Năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 giảm xuống còn 5,6% và lạm phát tăng lên 23,11%. Tác động của lạm phát hai con số cùng với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm bong bóng cổ phiếu bùng nổ. Chỉ số chứng khoán VN-Index giảm xuống mức 240 điểm vào tháng 2/2009 từ đỉnh điểm 1.170 điểm vào tháng 3/2007. Những vấn đề không chỉ dừng lại ở thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng trên còn lan rộng khắp thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản. Việc thiếu thanh khoản diễn ra rộng khắp và nhanh chóng ảnh hưởng đến ngành tài chính Việt Nam, đặc biệt là nhóm ngành ngân hàng. Nợ xấu tăng cao, giá nhà giảm mạnh, việc xử lý nợ xấu ngày càng trở nên khó khăn, huy động vốn giảm mạnh do thiếu thanh khoản, ... Tình hình kinh tế Việt Nam thời điểm đó trở nên vô cùng nghiêm trọng và phức tạp. Đứng trước tình hình nghiêm trọng đó, tháng 12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về “Những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Trong nội dung của Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Ban, Bộ, Ngành phải cùng phối hợp đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; tạo mọi điều kiện hỗ trợ kích cầu đầu tư và tiêu dùng; ban hành các chính sách tài chính hỗ trợ như giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, ...; ban hành các chính sách tiền tệ như giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản, ... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn, gia tăng kinh doanh, sản xuất; yêu cầu các ngân hàng có chính sách gia hạn trả nợ, áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp vớ quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp gặp thiên tai, khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ; áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn,...
  • 33. 20 Tuy nhiên, đứng ngoài sự mong đợi của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 vẫn chưa có nhiều khởi sắc do nền kinh tế Việt Nam lâm vào khó khăn kép khi liên tục gặp nhiều thiên tai trên khắp cả nước. Năm 2009, tuy lạm phát đã được kiềm chế ở mức 7,06% nhưng GDP cả nước chỉ đạt được 5,4%, đây là mức GDP thấp nhất từ năm 2000 đến nay. Rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản khi không thể trụ vững trong giai đoạn này. Tất cả các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, du lịch ... hầu như không tăng trưởng hoặc tăng trưởng ở mức thấp. Việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều thách thức. Tiêu thụ ở mức hạn chế. Bên cạnh đó, các chính sách điều hành về tỷ giá và ngoại hối còn nhiều bất cập khi chưa thể khai thác hết các nguồn vốn trong dân cư dẫn đến việc cán cân thanh toán tổng thể bị thâm hụt. Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010 (2010): “Cán cân vãng lai dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.” Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng tài sản công cũng không đạt hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát gia tăng trở lại ở mức 12,1% năm 2010 và 21,3% năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2012, với sự kiên quyết thực hiện thắt chặt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Chính phủ đã bước đầu đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và một số mục tiêu khác. Theo Báo cáo Chính phủ (2012): “giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả năm khoảng 8%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện. Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD, nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD”. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã đưa ra các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, trọng tâm là việc tái cơ
  • 34. 21 cấu thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng nhằm làm cho thị trường tài chính phát triển một cách lành mạnh. Tuy cũng có những hạn chế và khó khăn nhất định nhưng giai đoạn 2013 – 2017 là có thể được xem là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế Việt Nam khi lạm phát đã trở về mức một con số và tốc độ tăng trưởng cũng dần được tăng trưởng qua các năm. Nhờ việc sử dụng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một các hợp lý, Chính phủ đã dần ổn định được nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế như thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh việc huy động vốn từ đầu tư nước ngoài, đổi mới các chính sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp hình thành và phát triển,... Đối với thị trường tài chính, Chính phủ cũng kiên quyết thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống. Theo Báo cáo Chính phủ (2017): “Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,5-1,5%. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định; dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay”. 3.2. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 Nhìn chung, từ ảnh hưởng bởi nền kinh tế và nhiều nguyên nhân khách quan khác trong giai đoạn 2008 – 2017, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) có nhiều biến động.
  • 35. 22 Hình 3.1. Tỷ suất sinh lợi trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 (Nguồn: thu thập từ BCTC các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2008 đạt 1,24% và có xu hướng không ổn định trong giai đoạn từ 2008 – 2012 khi ROA bình quân qua các năm liên tục biến động. Cụ thể, năm 2009, ROA bình quân tăng lên 1,29% nhưng lại giảm xuống mức 1,13% năm 2010. Sau đó, ROA bình quân có tăng nhẹ lên mức 1,17% năm 2011 và bắt đầu giảm từ năm 2012. Trong 4 năm tiếp theo, từ năm 2012 đến năm 2015, ROA bình quân có giảm liên tục từ mức 0,86% năm 2012 xuống mức 0,58% năm 2015. Điều này cho thấy, hiệu quả quản lý tài sản của các ngân hàng niêm yết trong giai đoạn này không được hiệu quả. Tuy nhiên, ROA bình quân của giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 được xem là có xu hướng tăng dần khi ROA bình quân năm 2015 (0,58%) tăng lên mức 0,78%. Các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết đã có sự quản lý tài sản hiệu quả hơn trong giai đoạn này. Tương tự, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cũng có sự biến động trong giai đoạn 2008 – 2017. Cụ thể, từ mức 13,22% năm 2008, ROE bình quân đã tăng lên mức 16,02% năm 2009. Ngay sau đó, năm 2010, ROE bình quân lại có sự sụt giảm về 18.00 16.02 16.03 16.00 15.17 14.00 13.22 12.00 11.12 11.20 9.49 10.00 9.53 9.28 8.43 8.00 ROA ROE 6.00 4.00 1.24 1.29 2.00 1.13 1.17 0.86 0.77 0.68 0.58 0.63 0.78 0.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
  • 36. 23 mức 15,17% và tăng đỉnh điểm vào năm 2011, khi ROE bình quân ở mức 16,03%. Giai đoạn sau đó được xem là giai đoạn sụt giảm liên tục khi ROE bình quân của năm 2011 sụt giảm xuống mức 8,43% năm 2015. Nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng đều phải tăng vốn điều lệ theo mức yêu cầu khiến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn này đều sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau đó, ROE bình quân của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có xu hướng tăng trở lại khi ROE bình quân năm 2016 tăng lên mức 9,28% và mức 11,20% năm 2017. 3.3. Thực trạng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 3.3.1. Quy mô tổng tài sản Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là từ giai đoạn 2008 - 2012. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trong giai đoạn này tăng cao nhất vào năm 2010 (tăng hơn 38,79% so với năm 2009) và thấp nhất vào năm 2012 (tăng 7,59% so với năm 2011). Cụ thể, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) có sự tăng trưởng tổng tài sản lớn nhất khi tổng tài sản năm 2010 tăng 117,14% so với năm 2009. Cùng thời điểm đó, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) cũng tăng 100,33%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) năm 2009 tăng 91,01% so với năm 2008 và tiếp tục tăng 85,78% năm 2010 so với năm 2009. Bảng 3.1. Tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 - 2017 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 ACB 23.32% 59.42% 22.17% 37.01% -37.26% -5.51% 7.81% 12.16% 16.00% 21.67% BID 20.54% 20.25% 23.56% 10.78% 19.48% 13.12% 18.59% 30.78% 18.33% 19.46% CTG 16.54% 25.93% 50.83% 25.26% 9.32% 14.47% 14.73% 17.88% 21.69% 15.44% EIB 43.12% 35.65% 100.33% 40.01% -7.31% -0.19% -5.71% -22.04% 3.17% 15.97% MBB 49.70% 55.61% 58.86% 26.64% 26.49% 2.72% 11.15% 10.25% 15.93% 22.48% NVB 10.12% 71.38% 7.10% 12.39% -4.05% 34.70% 26.70% 30.93% 43.09% 4.10% SHB 16.28% 91.01% 85.78% 39.11% 64.16% 23.24% 17.69% 21.10% 14.29% 22.25%
  • 37. 24 STB 5.99% 51.99% 46.50% -7.16% 7.53% 6.09% 17.61% 53.86% 13.69% 10.98% VCB 12.46% 15.11% 20.40% 19.21% 13.03% 13.15% 23.03% 16.88% 16.83% 31.40% VPB 2.81% 47.70% 117.14% 38.48% 23.97% 18.11% 34.62% 18.77% 18.00% 21.41% Tổng 18.33% 31.21% 38.79% 21.66% 7.59% 10.70% 16.44% 20.18% 17.68% 20.33% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Một số ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này có sự tăng trưởng âm. Điển hình như ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giai đoạn 2011 – 2013 (2012 giảm 37,26% so với năm 2011, 2013 giảm 5,51% so với năm 2014) hoặc như ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 (năm 2012 giảm 7,13% so với năm 2011, năm 2013 giảm 0,19% so với năm 2012, năm 2014 giảm 5,71% so với năm 2013, năm 2015 giảm 22,04% so với năm 2014) Tuy nhiên, giữa các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn này có sự chênh lệch lớn về quy mô tổng tài sản. Các ngân hàng có xuất thân từ các ngân hàng quốc doanh như ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có tổng tài sản vượt trội hơn nhiều lần so với các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết khác. Điển hình như năm 2017, quy mô tổng tài sản của ba ngân hàng này là hơn 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 65% so với tổng tài sản của 10 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.
  • 38. 25 Hình 3.2: Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết năm 2017 (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Ngoài ra, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết còn lại chiếm khoảng 35% còn lại và được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, ngân hàng TMCP Quân đội, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và ngân hàng TMCP Quốc dân. 3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu Việc tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng của các cổ đông trong việc chống chọi với những tổn thất và giải quyết những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Hay nói cách khác, quy mô vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có nhiều khả năng trong việc chống chọi với các tổn thất và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng vì thế mà có thể đứng vững hơn so với các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp. 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 ACB BID CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB VPB -
  • 39. 26 Bảng 3.2. Tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 ACB 24.11% 30.13% 12.57% 5.12% 5.56% -0.95% -0.85% 3.15% 9.97% 14.00% BID 15.89% 30.82% 37.31% 0.70% 8.63% 20.93% 3.84% 27.24% 4.27% 10.62% CTG 15.87% 1.91% 44.53% 56.80% 18.02% 60.82% 1.77% 1.96% 7.48% 5.73% EIB 104.04% 3.96% 1.18% 20.66% -3.01% -7.16% -10.63% 0.19% 2.31% 5.97% MBB 27.15% 55.70% 28.95% 8.55% 33.41% 17.76% 9.33% 39.99% 14.69% 11.33% NVB 85.86% 8.35% 73.44% 59.02% -0.97% 0.58% 0.25% 0.18% 0.34% -0.31% SHB 4.05% 6.63% 73.07% 39.39% 63.03% 8.94% 1.20% 7.42% 17.53% 11.03% STB 5.56% 35.94% 32.92% 3.77% -5.83% 24.56% 5.86% 22.24% 0.50% 4.71% VCB 1.94% 21.18% 24.10% 38.11% 45.07% 2.02% 2.56% 3.91% 6.48% 9.26% VPB 7.88% 8.31% 104.27% 15.21% 11.89% 15.17% 16.22% 49.09% 28.30% 72.88% Tổng 21.78% 20.29% 30.21% 21.82% 18.15% 18.81% 2.59% 13.09% 8.16% 12.72% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Quy mô vốn chủ sở hữu, nhìn chung, cũng có sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2008 – 2017, nhất là trong hai năm 2010 và 2011. Năm 2010, quy mô vốn chủ sở hữu tăng 30,21% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 21,82% so với năm 2010. Trong đó, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có mức tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất vào năm 2010 (tăng 104,27% so với năm 2009) và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có mức tăng trưởng năm 2008 là 104,04% so với năm 2007. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng có sự tăng trưởng âm trong một vài giai đoạn, điển hình như: ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu giảm 3 năm liền từ năm 2012 đến năm 2014 (năm 2012 giảm 3,01% so với năm 2011, năm 2013 giảm 7,16% so với năm 2012, năm 2014 giảm 10,63% so với năm 2013) hoặc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín năm 2012 giảm 5,83% so với năm 2011. 3.3.3. Quy mô tiền gửi Quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 – 2017. Sự tăng trưởng quy mô tiền gửi tăng khoảng từ 13% đến khoảng 24% qua các năm. Tuy nhiên, năm 2010, sự tăng trưởng quy mô tiền gửi tăng mạnh lên 32,78% so với năm 2009 do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến sự thiếu hụt vốn huy động, các ngân hàng đã tạo ra
  • 40. 27 một cuộc đua lãi suất huy động nhằm có thể gia tăng vốn tại ngân hàng mình thời kỳ đó. Bảng 3.3. Tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 ACB 16.16% 35.35% 23.03% 32.99% -11.94% 10.28% 11.95% 13.13% 18.37% 16.59% BID 20.73% 14.62% 30.66% -1.71% 26.01% 11.83% 29.97% 28.20% 28.57% 18.45% CTG 7.93% 22.11% 38.64% 24.94% 12.37% 26.08% 16.37% 16.21% 32.88% 14.94% EIB 34.80% 25.55% 50.00% -7.74% 31.32% 12.79% 27.56% -2.90% 3.98% 14.84% MBB 52.73% 47.18% 64.44% 36.21% 31.49% 15.58% 23.16% 8.33% 7.30% 13.02% NVB -1.93% 59.91% 11.34% 38.25% -17.20% 49.74% 32.99% 39.24% 22.80% 9.40% SHB 238.99% 54.31% 74.71% 35.70% 123.08% 16.96% 35.77% 20.78% 11.92% 17.00% STB 4.29% 31.19% 29.45% -4.14% 43.10% 22.51% 23.86% 60.06% 11.75% 9.67% VCB 10.93% 7.64% 21.11% 10.87% 25.71% 16.42% 27.08% 18.70% 17.82% 20.00% VPB 11.48% 15.88% 45.36% 22.71% 102.35% 40.88% 29.23% 20.23% -4.98% 7.89% Tổng 16.08% 20.56% 32.78% 13.61% 24.35% 18.38% 24.25% 21.52% 19.77% 15.97% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Trong giai đoạn này, một số ngân hàng có sự tăng trưởng huy động rất ấn tượng. Điển hình là tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, vốn huy động năm 2008 tăng 238,99% so với năm 2007. Tuy vậy, giai đoạn năm 2011 – 2012 là giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này đã làm các ngân hàng gặp nhiều khó khăn về công tác huy động. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết cũng có mức tăng trưởng âm trong giai đoạn này, như: tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín giảm 4,14%, ngân hàng TMCP Quốc dân giảm 17,20%, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giảm 1,71%, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm 7,74%. 3.3.4. Tăng trưởng dư nợ vay Quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 - 2017.
  • 41. 28 Bảng 3.4. Tăng trưởng quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 ACB 9.50% 79.02% 39.83% 17.91% 0.01% 4.26% 8.52% 16.35% 20.73% 21.49% BID 21.97% 28.21% 23.15% 15.64% 15.65% 15.04% 13.98% 34.27% 20.93% 19.79% CTG 18.16% 35.13% 43.53% 25.29% 13.61% 12.88% 16.90% 22.33% 23.03% 19.44% EIB 15.07% 80.77% 62.44% 19.76% 0.35% 11.25% 4.55% -2.74% 2.51% 16.61% MBB 35.55% 87.97% 64.92% 21.00% 26.14% 17.81% 14.62% 20.66% 24.22% 22.19% NVB 25.46% 81.93% 8.10% 19.95% -0.22% 4.58% 23.49% 22.78% 24.08% 26.66% SHB 49.46% 105.17% 90.01% 19.64% 95.25% 34.37% 36.06% 26.26% 23.55% 22.12% STB -1.04% 70.41% 38.27% -2.36% 19.61% 14.77% 15.78% 45.23% 6.96% 12.11% VCB 15.53% 25.56% 24.85% 18.44% 15.16% 13.74% 17.87% 19.91% 18.85% 17.93% VPB -2.27% 21.77% 60.14% 15.24% 26.45% 42.19% 49.37% 49.03% 23.86% 26.26% Tổng 16.67% 40.63% 36.05% 17.75% 15.58% 14.84% 16.98% 26.10% 19.76% 19.51% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao nên có sự tăng trưởng quy mô cho vay một cách đột biến. Các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết đều có sự tăng trưởng mạnh quy mô cho vay. Cụ thể: ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tăng trưởng 105,17%, ngân hàng TMCP Quân đội và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng trên 80%, ngân hàng TMCP Á Châu và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín tăng trưởng trên 70%,... Năm 2010 tuy cũng không tăng trưởng nóng như năm 2009 nhưng mức tăng trưởng cũng rất cao khi năm 2010, dư nợ cũng tăng hơn 36,05% so với năm 2009. Các năm còn lại từ năm 2011 đến năm 2017, mức tăng trưởng dư nợ bình quân của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết cũng tăng khoảng từ 14% đến 26%. 3.3.5. Rủi ro tín dụng Giai đoạn 2008 – 2009 được xem là một giai đoạn đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam phải chịu sự tác động to lớn của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu. Lãi suất vay tại các ngân hàng ngày càng tăng để bù đắp các khoản chi phí huy động với lãi suất cao ngất ngưỡng. Việc này đã gây ảnh hưởng to lớn đối với các
  • 42. 29 doanh nghiệp khi chi phí hoạt động đội lên quá cao. Một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô, một số doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng thua lỗ và chịu phá sản. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của thị trường bất động sản cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế. Các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào bất động sản đã không thể xoay vòng được do thị trường thiếu thanh khoản. Các khoản vay tại các ngân hàng vì thế đã không còn được đảm bảo và lâm vào tình trạng khó thu hồi. Điển hình như năm 2008, tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, mức nợ vay dưới chuẩn chiếm 4,61%, tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, mức nợ xấu làm 4,71%,... Bảng 3.5. Nợ vay dưới chuẩn tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 ACB BID CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB VPB 2008 0.89% 2.60% 1.81% 4.71% 1.83% 2.91% 1.89% 0.60% 4.61% 0.00% 2009 0.41% 2.68% 0.61% 1.83% 1.58% 2.45% 2.79% 0.64% 2.47% 1.63% 2010 0.34% 2.53% 0.66% 1.42% 1.26% 2.24% 1.40% 0.54% 2.83% 1.20% 2011 0.89% 2.76% 0.75% 1.61% 1.59% 2.92% 2.23% 0.58% 2.03% 1.82% 2012 2.50% 2.70% 1.47% 1.32% 1.84% 5.64% 8.81% 2.05% 2.40% 2.72% 2013 3.03% 2.26% 1.00% 1.98% 2.45% 6.07% 4.06% 1.46% 2.73% 2.81% 2014 2.18% 2.03% 1.12% 2.46% 2.73% 2.52% 2.02% 1.19% 2.31% 2.54% 2015 1.31% 1.68% 0.92% 1.86% 1.61% 2.15% 1.72% 5.80% 1.84% 2.69% 2016 0.87% 1.99% 1.02% 2.95% 1.32% 1.48% 1.87% 6.91% 1.51% 2.91% 2017 0.70% 1.62% 1.14% 2.27% 1.20% 1.53% 2.33% 4.67% 1.14% 3.39% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Giai đoạn từ năm 2010 trở về sau được xem là giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng với các chính sách của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết đã có giảm sút. Tỷ lệ nợ xấu thời kỳ này xoay quanh khoảng từ 1% đến hơn 2%. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt. Đơn cử: Năm 2012 - 2013, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã không hoàn thành được kế hoạch và để nợ xấu tăng cao (tăng mức 5,64% năm 2012 và mức 6,07% năm 2013). Sau đó, ngân hàng đã được tái cấu trúc và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc dân. Các năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã được kiểm soát và ở mức từ 1% đến hơn 2%.
  • 43. 30 Năm 2012, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng đã hoàn tất việc sát nhập với ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank). Việc sát nhập này cũng đã đẩy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội lên mức cao ngất ngưỡng (8,81% năm 2012 và 4,06% năm 2013). Tuy nhiên, các năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng đã được kiểm soát và ở mức từ 1% đến hơn 2%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín cũng là một trong các ngân hàng tiến hành sát nhập với ngân hàng TMCP Phương Nam năm 2015. Sau sát nhập, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín cũng tăng cao ngất ngưỡng (5,80% năm 2015, 6,91% năm 2016 và 4,67% năm 2017). 3.3.6. Thanh khoản Khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 có xu hướng biến động qua các năm. Giai đoạn năm 2008 - 2010, khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết ở mức cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2017 (năm 2008 là 27,07%, năm 2009 là 27,39% và năm 2010 là 27,97%). Đây là giai đoạn có nhiều biến động do chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giai đoạn các năm sau, khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết có phần giảm hơn. Năm có thanh khoản thấp nhất là năm 2016 với mức thanh khoản là 13,21%.
  • 44. 31 Bảng 3.6. Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ACB 30.10% 38.28% 22.82% 28.51% 5.93% 5.54% 5.79% 6.79% 7.24% 8.00% BID 19.90% 16.37% 19.22% 13.36% 9.34% 8.59% 9.15% 8.58% 7.70% 10.01% CTG 19.33% 15.67% 21.81% 20.20% 12.88% 14.74% 15.11% 12.23% 14.60% 13.88% EIB 51.57% 31.18% 49.16% 38.48% 20.66% 23.77% 23.77% 7.85% 11.27% 17.71% MBB 50.52% 56.75% 42.32% 39.74% 20.10% 7.14% 11.16% 12.97% 10.34% 18.17% NVB 46.81% 53.64% 29.36% 21.90% 8.28% 28.81% 17.96% 22.08% 22.97% 16.44% SHB 22.43% 44.65% 34.59% 39.61% 16.43% 13.88% 19.93% 19.97% 12.87% 14.13% STB 27.95% 34.51% 26.61% 12.81% 12.11% 10.06% 12.12% 8.58% 5.89% 4.86% VCB 32.15% 32.71% 37.84% 40.81% 32.92% 33.09% 37.32% 28.49% 26.67% 38.78% VPB 14.72% 35.22% 27.92% 26.99% 21.72% 5.33% 7.66% 7.73% 4.54% 10.60% Tổng 27.07% 27.39% 27.97% 26.06% 16.20% 15.48% 17.35% 14.15% 13.21% 16.82% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) Tuy nhiên, ở một số ngân hàng vẫn diễn ra tình trạng thanh khoản cao. Cụ thể là ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam với mức thanh khoản là 51,57% năm 2008, 31,18% năm 2009, 49,16% năm 2010,... ; ngân hàng TMCP Quân đội với mức thanh khoản là 50,52% năm 2008, 56,75% năm 2009, 42,32% năm 2010,... Tình trạng thanh khoản cao tại các ngân hàng sẽ làm gia tăng chi phí cho ngân hàng và làm cho việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng không hiệu quả. 3.3.7. Lãi cận biên: Lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 có xu hướng biến động qua các năm. Lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết có xu hướng tăng trong giai đoạn các năm từ 2008 đến năm 2011 và có xu hướng giảm trong các năm còn lại từ năm 2012 đến năm 2017. Tuy nhiên, tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong 3 năm 2015 đến năm 2017, thu nhập từ lãi tăng dần từ 6,36% năm 2015, 7,7% năm 2016 và 8,72% năm 2017.
  • 45. 32 25 20 15 10 5 GDP Lạm phát Lãi suất thực 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 -5 -10 Bảng 3.7. Tỷ lệ lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết giai đoạn 2008 – 2017 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ACB 3.35% 2.54% 2.73% 3.41% 3.71% 2.99% 3.03% 3.34% 3.38% 3.47% BID 2.91% 2.69% 2.90% 3.41% 2.17% 3.03% 2.98% 2.72% 2.64% 2.91% CTG 4.14% 3.80% 4.14% 5.07% 4.03% 3.59% 3.08% 2.78% 2.73% 2.77% EIB 3.68% 4.05% 3.34% 3.73% 3.12% 1.80% 1.84% 2.57% 2.64% 2.06% MBB 3.83% 3.48% 4.30% 4.64% 4.53% 3.72% 4.10% 3.81% 3.58% 4.19% NVB 2.20% 2.08% 2.80% 4.10% 4.09% 2.95% 2.28% 2.24% 1.98% 1.91% SHB 1.49% 3.54% 3.46% 3.50% 2.26% 1.83% 1.96% 2.22% 2.10% 2.04% STB 2.14% 3.25% 3.60% 4.75% 5.29% 4.91% 4.33% 3.31% 1.57% 1.81% VCB 3.27% 2.81% 3.01% 3.81% 2.90% 2.52% 2.39% 2.58% 2.63% 2.49% VPB 3.84% 3.57% 2.87% 3.39% 3.73% 4.55% 4.42% 6.36% 7.70% 8.72% (Nguồn: thu thập và xử lý dữ liệu từ báo cáo tài chính các ngân hàng TMCP niêm yết giai đoạn 2008 – 2017.) 3.3.8. Các yếu tố vĩ mô Hình 3.3: Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực giai đoạn 2008 – 2017 (Nguồn: thu thập dữ liệu giai đoạn 2008 – 2017 từ www.worldbank.org ) Dữ liệu thu thập được về tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực giai đoạn năm 2008 – 2017 cho thấy có các biến động không ổn định qua
  • 46. 33 các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trưởng cao nhất năm 2017 (ở mức 6,81%) và thấp nhất năm 2012 (ở mức 5,24%). Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào các năm về sau. Căn cứ vào biểu đồ, ta cũng có thể nhận thấy lạm phát tỷ lệ nghịch với lãi suất thực. Điều này cũng có thể giải thích là: khi quy mô tiền vay trong nền kinh tế ở mức cao làm cho lãi suất thực cũng ở mức cao. Điều này sẽ làm giảm chi tiêu và làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát giảm. Năm 2008, mức lạm phát ở mức cao nhất (đạt 23,11%) và lãi suất thực ở mức thấp nhất (-5,62%). Năm 2009, hai mức lãi suất này có phần thu hẹp khoảng cách. Tuy nhiên đến 2011, mức lạm phát lại tăng lên 18,68% trong khi mức lãi suất thực lại ở mức -3,55%. Năm 2014, hai mức lãi suất này có dấu hiệu gần bằng nhau khi lạm phát ở mức 4,71%, còn lãi suất thực ở mức 4,34%. Tương tự, năm 2017, lạm phát ở mức 3,52%, còn lãi suất thực ở mức 3,18%.
  • 47. 34 Tóm tắt chương 3 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 đã gặp phải nhiều khó khăn khi phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tỷ suất sinh lợi tại các các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có sự biến động nhiều và có xu hướng giảm do tác động của nền kinh tế thế giới. Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi cũng có sự biến động không nhỏ. Các nhân tố nội tại trong ngân hàng có xu hướng giảm như quy mô ngân hàng, thanh khoản, lãi cận biên cũng có xu hướng giảm. Các nhân tố như quy mô huy động, quy mô cho vay, quy mô nợ cần theo dõi lại có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng tăng và lạm phát có xu hướng giảm. Từ thực trạng nêu trên, bài luận văn sẽ tiến hành hồi quy các dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 để làm rõ các mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi.
  • 48. 35 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu chương Từ những thực trạng đã nêu trong chương 3, bài luận văn sẽ đi sâu vào phân tích các dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 bằng cách hồi quy để xây dựng mô hình phù hợp và xác định được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi. Từ đó, bài luận văn có thể đưa ra được các giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.1. Dữ liệu phân tích Dữ liệu của bài nghiên bao gồm các dữ liệu thuộc yếu tố trong nội bộ các ngân hàng và dữ liệu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô. Dữ liệu từ các yếu tố trong nội bộ ngân hàng được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã kiểm toán của 10 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017, bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc dân, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Dữ liệu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ các trang web uy tín của Ngân hàng thế giới - World Bank (www.worldbank.org), Ngân hàng phát triển Châu Á – Asian Development Bank (www.adb.org) và Quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund (www.imf.org). 4.2. Mô hình phân tích Luận văn dựa trên bài nghiên cứu “Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical Evidence from Turkey” của Deger Alper và Adem Anbar (2011) làm cơ sở phân tích các nhân tố tác động
  • 49. 36 đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Mô hình phân tích bao gồm: ROA i,t = β0+ β1SIZE i,t + β2CA i,t + β3LA i,t + β4LFA i,t + β5LIQ i,t + β6DP i,t + β7NIM i,t + β8 GDP t + β9INF t + β10INT t + Ɛ i,t ROE i,t = β0+ β1SIZE i,t + β2CA i,t + β3LA i,t + β4LFA i,t + β5LIQ i,t + β6DP i,t + β7NIM i,t + β8 GDP t + β9INF t + β10INT t + Ɛ i,t Trong đó: - Biến phụ thuộc: ROA i,t: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t ROE i,t: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t - Biến độc lập: SIZE i,t: Quy mô của của ngân hàng i tại năm t CA i,t: Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t LA i,t: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i tại năm t LFA i,t: Tổng nợ cho vay dưới chuẩn của ngân hàng i tại năm t LID i,t: Thanh khoản của ngân hàng i tại năm t DP i,t: Tổng huy động của ngân hàng i tại năm t NIM i,t: Thu nhập từ lãi của ngân hàng i tại năm t GDP t : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại năm t INF t: Lạm phát tại năm t INT t: Lãi suất thực tại năm t Ɛ i,t : sai số 4.3. Các biến phân tích Dựa vào bài nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011), các biến phân tích được tính như sau: