SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH HẰNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH HẰNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn
của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Mọi dữ liệu được trình bày trong luận
văn là hoàn toàn trung thực với nguồn gốc rõ ràng, xuất phát điểm của đề tài đến từ
tình hình thực tế và sự cần thiết trong quá trình hoạt động, phát triển của hệ thống
tài chính Việt Nam nói chung và khối các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2019
Tác giả
Trần Thị Thanh Hằng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
1.6. Những đóng góp mới của đề tài........................................................................4
1.7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................5
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM....................................................................................................................7
2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các
ngân hàng TMCP Việt Nam........................................................................................7
2.1.1. Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài.......................................................7
2.1.2. Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng
TMCP Việt Nam...................................................................................................9
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu..................................10
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................15
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012-2018...........................................................................................16
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .......................................................16
3.1.1. Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam.....................................16
3.1.2. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018......18
3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam
giai đoạn 2012-2018..................................................................................................21
3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam
giai đoạn 2012-2018...........................................................................................21
3.2.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt
Nam 26
3.3. Đánh giá chung về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018.................................................................................30
3.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................30
3.3.2. Những mặt hạn chế ...............................................................................31
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................31
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................32
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
...................................................................................................................................33
4.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................33
4.2. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................35
4.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu ............................................................................36
4.3.1. Mô tả bộ dữ liệu....................................................................................36
4.3.2. Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic..........................................37
4.3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................42
4.3.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus).......42
4.3.3.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình.........................................42
4.3.3.3. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình.....................42
4.3.4. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo trong năm 2019....................43
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................45
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA GÓP VỐN
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM..................................................................................46
5.1. Định hướng phát triển chung cho ngành ngân hàng Việt Nam của Chính phủ
giai đoạn 2018-2025..................................................................................................46
5.2. Định hướng chiến lược thu hút nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ giai
đoạn 2018-2030.........................................................................................................47
5.3. Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của NĐTNN vào các ngân
hàng TMCP Việt Nam ..............................................................................................48
5.3.1. Giải pháp nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ..................................48
5.3.2. Giải pháp phát triển hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.............52
5.4. Một số khuyến nghị.........................................................................................54
5.5. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................55
Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CĐNN Cổ đông nước ngoài
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TMCP Thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTK Tổng cục Thống kê
TMCP Thương mại cổ phần
M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và mua lại
UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG TRANG
1
Bảng 3.1. Tỷ lệ sở hữu chung của CĐNN tại các ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
27
2
Bảng 3.2. Cổ đông chiến lược của một số ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018
29
3 Bảng 4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu 37
4 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 38
5
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy hai biến độc lập
SERVICE và INTERBANK
41
6 Bảng 4.4. Kiểm định Omnibus 42
7 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 42
8 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình 43
9 Bảng 4.7. Kết quả dự báo của mô hình trong năm 2019 44
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRANG
1
Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-
2018
16
2 Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018 17
3 Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018 18
4
Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn2012-
2018
19
5
Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2012-2018
19
6
Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của
các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 23
7
Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 24
8
Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân
hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
25
9
Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên thị
trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018
26
10 Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 33
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
Có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một giải pháp mang lại hiệu quả
thiết thực cho các ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tài chính, kỹ
thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy làm thế nào để có được cổ đông nước
ngoài?
Nghiên cứu này tìm ra và phân tích những nhân tố giúp cho một ngân hàng
thương mại cổ phần có được sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra dự báo cần thiết cho năm
2019.
Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã thống kê và thu thập dữ liệu báo cáo
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018 để tính toán
các biến cho mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics.
Kết quả cho thấy, có hai thành phần tác động đến quyết định của nhà đầu tư
nước ngoài đó là Thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động và Số dư
ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng.
Nghiên cứu này giúp các ngân hàng có sự chủ động nếu muốn có được cổ
đông nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược. Đồng thời góp thêm tài liệu để
sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên
cứu về sau thuộc lĩnh vực này.
Từ khóa: Nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần, cổ đông
chiến lược, binary logistic.
ABSTRACT
Investment by foreign investors is one of the measures improving bank’s
financial status, technology and bank management. How to get foreign shareholders
is the question that many banks concern about.
The research will find and analysis the factors leading to the success of Joint
Stock Commercial Bank in getting investment by Foreign investors. So that, I will
suggest some detail methods also forecasts in 2019.
The research based on the financal statement data and some related reports
from Joint Stock Commercial Banks from 2012 to 2018 in order to use for the
research model. Additionally, binary logistic regression analysis is used in the
research.
From the regression results, there are two factors affecting to the decision of
foreign investors, Proportion of income from services on total operating income
(SERVICE) and Net interbank net balance (INTERBANK).
This study helps banks take the initiative if they want to acquire foreign
shareholders, especially strategic shareholders. At the same time, this study also
contributes more materials for students to study related topics and add a theoretical
basis for later studies in this field.
Keywords: Foreign investors, Joint Stock Commercial Bank, strategic
shareholders, binary logistic.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, hợp tác đa
phương đã cho thấy một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình nâng cao vị
thế đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Và tính
tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập được 63 tổ chức trên trường quốc tế.
Điển hình là các tổ chức kinh tế lớn thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á – ASEAN (Năm 1995), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu – ASEM (Năm 1996),
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương – APEC (Năm 1998), Tổ chức
thương mại thế giới – WTO (Năm 2006), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương – TPP (Năm 2015). Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có quan hệ hợp
tác với trên 500 tổ chức phi Chính phủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tiến trình
này đã mang lại những thành tựu nhất định, bên cạnh vấn đề nâng cao tiềm lực
chính trị, tăng trưởng kinh tế đất nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý, … còn có vấn đề đang nhận được nhiều sự
quan tâm của các doanh nghiệp, cơ quan trong nước đó là thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào
nước ta đang ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển kinh tế
đất nước. Tuy nhiên, song song với những mặt đạt được nó cũng đặt ra nhiều thách
thức về phía ta. Đó là, làm sao để tối ưu hóa nguồn vốn này vào mục đích phát triển
kinh tế, nâng cao vị thế để có thể chọn lọc nhà đầu tư phù hợp chứ không phải bất
kỳ nhà đầu tư nào ta cũng chấp nhận, và cuối cùng là hạn chế rủi ro thấp nhất có
thể. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi mà quá trình hội nhập kinh
tế tương lai sẽ diễn ra sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại
nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại cho ta nhiều cơ hội nhưng cũng đi
kèm không ít thách thức, dễ thấy nhất chính là vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh không
chỉ đơn thuần xảy ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là cạnh tranh
2
giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài khi mà các cam kết mở
cửa đã tạo điều kiện cho họ gia nhập vào thị trường Việt Nam và có được môi
trường cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng khác trong nước. Do đó, vấn đề cấp
thiết cần được giải quyết ở đây chính là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng trong nước, không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam mà các ngân
hàng cần có tầm nhìn xa hơn nữa là ra được thị trường quốc tế.
Mặt khác, thời gian qua ta có thể thấy được lộ trình tăng vốn mà Chính phủ đã
đặt ra cho phía các ngân hàng thương mại Việt Nam là 3,000 tỷ đồng vào năm 2010
theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Sau đó là Quyết định 2020/QĐ-NHNN thành lập
Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó
hướng sửa đổi này là nâng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5,000
tỷ đồng trong năm 2012 và sau đó là lên 10,000 tỷ đồng trong năm 2015. Nhưng
điều kiện thực tế cho thấy diễn biến tình hình kinh tế không khả quan nên chưa thực
hiện được hướng đi này. Thay vào đó, định hướng tới năm 2020 của Chính phủ là
tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo chuẩn mực
Basel II, với chuẩn mực này rủi ro sẽ được lượng hóa thành con số cụ thể và nhiệm
vụ của ngân hàng là chuẩn bị mức vốn đủ để bù đắp được rủi ro này. Đây là một sự
chuẩn bị nền tảng để ngân hàng có thể ứng phó được trước những biến động khôn
lường của thị trường tài chính. Qua đó ta có thể thấy được quyết tâm cùng kỳ vọng
mà Chính phủ đặt ra ở hiện tại và giai đoạn tới là sự ổn định, lành mạnh của hệ
thống tài chính. Các ngân hàng thương mại cần có động thái chuẩn bị cho mình
những bước đi cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nếu muốn trụ
vững và cạnh tranh được với đối thủ trong và ngoài nước trước áp lực cạnh tranh
gay gắt như hiện tại.
Xuất phát từ những khó khăn cùng thách thức nêu trên, một trong những giải
pháp đã cho thấy được hiệu quả thiết thực mà nó mang lại chính là ngân hàng đi tìm
kiếm cho mình các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tác chiến lược để nhận được
sự đầu tư từ họ. Vậy ngân hàng cần làm gì để thu hút được sự đầu tư góp vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài
3
“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để tiến hành hoạt động nghiên cứu của
mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Một là, tìm và phân tích sâu hơn những nhân tố góp phần mang lại sự thành
công cho ngân hàng trong vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng nước ta chủ động hơn trong việc
trang bị cho mình những yếu tố cần thiết đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Hai là, đưa ra các dự báo cần thiết cho năm 2019 để có cái nhìn chung nhất về
diễn biến và khả năng ngân hàng nào sẽ có được cổ đông nước ngoài.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước
ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam?
Thứ hai, giải pháp giúp các ngân hàng TMCP trong nước có được cổ đông nước
ngoài là gì? Khả năng các ngân hàng TMCP có được cổ đông trong năm 2019 ra
sao?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu
tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong hệ thống 29 ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là một vấn đề cần thiết để biết
được nhà đầu tư ngoại quan tâm đến khía cạnh nào nhiều hơn khi thực hiện quyết
4
định đầu tư. Trên cơ sở này, các ngân hàng có sự chủ động để chuẩn bị cho mình
nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là các cổ đông chiến lược.
Góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở
lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Để thực hiện mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân
hàng TMCP Việt Nam, tác giả đã thống kê danh sách các ngân hàng TMCP còn
hoạt động và thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo
bạch của những ngân hàng này. Như các chỉ số về lợi nhuận, tổng tài sản, tỷ lệ nợ
xấu,… để tính toán các biến cần có cho việc thực hiện mô hình nghiên cứu. Danh
sách các ngân hàng TMCP được lấy từ website của NHNN Việt Nam và các báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch thì được tác giả lấy từ website của
các ngân hàng này.
Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS
Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được.
1.6. Những đóng góp mới của đề tài
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến những lý thuyết cơ bản về hoạt
động góp vốn của NĐTNN vào các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngân
hàng nói riêng làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này trong hệ
thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Từ các dữ liệu thu
thập được, tác giả xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic về nhân tố ảnh hưởng
đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt
Nam dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistics. Kết quả có được từ mô hình hồi quy
sẽ là cơ sở nền tảng để tác giả xây dựng các giải pháp cho các ngân hàng TMCP
trong nước chủ động hơn trước vấn đề tìm kiếm đối tác và có được đối tác đầu tư từ
nước ngoài. Qua đó mỗi ngân hàng sẽ biết mình cần chuẩn bị gì để đáp ứng được
5
những yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài và sau đó là tiến trình chọn lọc lại đối
tác. Đồng thời, kết quả từ phân tích hồi quy cùng những dữ liệu tài chính có được từ
các ngân hàng tác giả tiến hành tính toán và đưa ra dự báo cho năm tiếp theo để
người đọc phần nào có cái nhìn chung nhất về khả năng có được cổ đông nước
ngoài mỗi ngân hàng ra sao và của ngân hang nào cao hơn ngân hàng nào.
1.7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3: Thực trạng hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Tóm tắt chương 1
Ở chương này, tác giả đề cập đến tính cấp thiết cần có một nghiên cứu cụ thể
cho thực trạng vấn đề đang ngày càng được quan tâm không chỉ của các cấp, cơ
quan ban ngành mà còn của các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại
trong nước nói riêng đó là vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào
ngân hàng TMCP Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ
liệu tác giả đã thu thập và tính toán được, tác giả đã tìm ra và phân tích sâu hơn các
nhân tố tác động đến sự tham gia góp vốn này, từ đó đưa ra các dự báo cho năm
6
2019 cùng những giải pháp nâng cao khả năng ngân hàng có được cổ đông nước
ngoài ở những năm sau, đặc biệt là cổ đông chiến lược.
7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào
các ngân hàng TMCP Việt Nam
2.1.1. Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài (Foreign investment): “là khái niệm dùng để chỉ các khoản
đầu tư của cư dân (Cá nhân, công ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế)
thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào nền kinh tế trong nước và của cư dân trong
nước ra nước ngoài” (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Với định nghĩa này thì đầu tư nước
ngoài được hiểu bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào.
Theo đó, hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động
đầu tư từ nước ngoài vào.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước
ngoài được đề cập đến như sau:
Theo Luật đầu tư (2005): “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động đầu tư”. Và nêu rõ “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ
vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà trong đó,
nhà đầu tư nước ngoài (Bao gồm tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài
và cá nhân có quốc tịch nước ngoài) đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước bằng
việc góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp. Trong đó cũng có quy định rõ “Góp
vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp
vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã
được thành lập.”
Có hai hình thức đầu tư nước ngoài:
8
Một là, đầu tư trực tiếp:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được hiểu là hình thức đầu tư mà ở đó, nhà
đầu tư của một nước (tức nước chủ đầu tư) có tài sản tại nước khác (tức nước thu
hút đầu tư) và quyền quản lý tài sản này. (Tổ chức thương mại thế giới – WTO,
1994).
Hay như đầu tư trực tiếp là hạn mục đầu tư quốc tế phản ánh sự quan tâm đến
lợi ích lâu dài của một tổ chức trong một nền kinh tế (tức nhà đầu tư) đối với một
doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây chính là sự tồn tại mối
quan hệ bền chặt giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, và cả mức độ ảnh hưởng đáng
kể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. (Quỹ tiền tệ Quốc tế – IMF, 2007).
Hai là, đầu tư gián tiếp:
“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế
tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Định nghĩa từ một số tổ chức khác về đầu tư gián tiếp cũng mang ý nghĩa tương
tự, nhấn mạnh đến yếu tố “không trực tiếp tham gia quản lý”.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các
ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cách phân
biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì thực tế khi thực hiện hoạt động góp vốn, mua
cổ phần hoặc phần vốn góp trong một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói
riêng thì NĐTNN đã có các quyền để tham gia hoạt động quản lý và điều hành
tương ứng với số cổ phần hay phần vốn góp mà họ nắm giữ. Mặt khác, như thế nào
là “trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” thì trong hệ thống các văn bản pháp
luật không đưa ra hướng dẫn cụ thể và Luật Đầu tư năm 2014 cũng không có phân
9
biệt rõ khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà chỉ nói chung là đầu tư
nước ngoài.
2.1.2. Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng
TMCP Việt Nam
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực ngân hàng, do có những quy định ràng buộc từ
phía Chính phủ về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam nên đến thời
điểm hiện tại, các thương vụ góp vốn mua cổ phần của NĐTNN vào các ngân hàng
TMCP diễn ra chỉ mang tính chất mua lại một phần với mục đích đầu tư là chính,
không mang tính chất thâu tóm. Sau đây là một số nội dung cơ bản về hình thức
mua và tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam đã được đề cập
trong Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014):
Một là, hình thức mua cổ phần đối với NĐTNN:
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của TCTD cổ phần, mua cổ
phần trong trường hợp TCTD cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ
phiếu quỹ, hay TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý thành TCTD cổ phần. (Điều 6,
Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014).
Hai là, tỷ lệ sở hữu cổ phần (bao gồm sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp) đối
với NĐTNN:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần (tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết) của một cá
nhân nước ngoài không vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD, còn của một tổ chức
nước ngoài thì không vượt quá 15% và giới hạn 20% là dành cho một nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị định này cũng nêu rõ, nhà
đầu tư chiến lược nước ngoài là “tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có
cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ
chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công
nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính,
quản trị, điều hành”.
10
Ngoài ra, giới hạn cho một NĐTNN và người có liên quan của NĐTNN đó
không được vượt quá 20% vốn điều lệ. Và tổng mức sở hữu cổ phần của các
NĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. (Điều 7, Nghị định số
01/2014/NĐ-CP, 2014).
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu
Đã có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối tương quan nhất định
giữa việc xem xét ra quyết định đầu tư của NĐTNN với một doanh nghiệp nói
chung hay ngân hàng trong nước nói riêng.
2.2.1. Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội
Nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987) cho thấy rằng
các tập đoàn đa quốc gia có những lợi thế riêng nên giúp họ vượt qua những trở
ngại về chi phí, sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trước khi đưa ra được
quyết định có đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó hay không, họ quan tâm vấn đề
chọn nơi đầu tư có các điều kiện về lao động và chính trị thuận lợi phát huy được
lợi thế đặc thù của họ như về quy mô vốn và công nghệ để tận dụng nguồn nguyên
liệu, nhân công rẻ và thị trường có tiềm năng để phát triển tại nước được đầu tư.
Romer (1986) và Lucas (1988) đã xây dựng nên lý thuyết liên quan đến hành vi
đầu tư của nhà đầu tư, kết quả cho thấy rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư bị chi
phối bởi nhiều yếu tố bao gồm cả phát sinh từ nội tại doanh nghiệp lẫn môi trường
tại nơi doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp gồm có
nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; liên quan đến môi
trường hoạt động có mức độ phát triển của hệ thống tài chính, các quy định về thủ
tục, sự minh bạch thông tin và đầu tư công.
Bên cạnh đó, điều kiện tại nước sở tại cũng tác động phần nào đến khả năng
ngân hàng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Điển hình như các ngân hàng đến từ các
quốc gia có ngành ngân hàng phát triển thì khả năng có mặt ở nước ngoài sẽ cao
hơn (Magri và Rossi, 2005; Forcarelli và Pozzolo, 2001 và 2007). Hay như những
quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển thì các ngân hàng ở các quốc gia đó ít
11
có khả năng mở rộng ra nước ngoài hơn vì họ đã có cơ hội kinh doanh trong nước
với lợi nhuận lớn hơn (Margi và cộng sự, 2005). Hoặc các ngân hàng ở các nước có
GDP cao hơn thường có khả năng đầu tư ra nước ngoài cao hơn (Ter Wengel,
1995).
Xét riêng tình hình tại Việt Nam, từ lâu nước ta được biết đến là một quốc gia
có nền chính trị ổn định, hòa bình qua nhiều năm. Theo bảng xếp hạng của Viện
Kinh tế và Hòa bình (Institute for Economics and Peace) năm 2018 về Chỉ số hòa
bình toàn cầu (Global Peace Index) thì Việt Nam đứng thứ 60 trong tổng 163 quốc
gia trên toàn thế giới được đưa vào đánh giá, đây được xem là ở mức cao. Điều này
góp phần tạo điều kiện thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì sự ổn định lâu
dài cùng với việc chỉ giới hạn xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam, tác giả không đưa vào phân tích yếu tố chính trị cũng như những yếu tố vĩ mô
khác trong nghiên cứu của mình mà chỉ tập trung xem xét yếu tố nội tại xuất phát từ
các ngân hàng trong nước với đầy đủ hơn các cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Về sau, khi đất nước có nhiều điều kiện phát triển hơn, nhiều chỉ tiêu
đo lường hơn và phản ánh được đầy đủ thông tin hơn thì những vấn đề vĩ mô cần
được xem xét đưa vào quá trình nghiên cứu.
2.2.2. Yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước
Một nghiên cứu khác nữa của Dunning (1977) có nêu ra những điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều kiện đầu tiên là doanh
nghiệp tại nước được đầu tư phải có được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác
trong nước về quy mô, công nghệ, hiệu quả hoạt động và khả năng tiếp cận nguồn
vốn với chi phí thấp. Xét về yếu tố hiệu quả hoạt động, có nhiều nghiên cứu khác
cho thấy mối tương quan giữa quy mô và hiệu quả hoạt động. Như Macedo và
Barbosa (2009), các tác giả này tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ có hiệu quả hoạt
động không cao bằng nhóm các ngân hàng lớn. Nghiên cứu của Tschoegel (1983)
cũng cho thấy kết quả tương tự. Điều này có thể liên quan đến động lực đa dạng hóa
12
tài sản hoặc do ngân hàng lớn thì khả năng cao có nhiều khách hàng lớn, khi các
khách hàng này thực hiện đầu tư sang nước khác thì họ cũng kỳ vọng ngân hàng
phục vụ họ có hoạt động tại quốc gia đó (William, 1988; Forcarelli và Pozzolo,
2005). Tuy nhiên nghiên cứu của Périco và cộng sự (2016) cho rằng yếu tố quy mô
của ngân hàng không phải là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả, do tác giả nghiên
cứu trong phạm vi của Braxin, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng vừa và
nhỏ tại quốc gia nghiên cứu đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng
lớn.
Xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiêm trên và thực tiễn nghiên cứu hiện tại,
có thể thấy được rằng, yếu tố nội tại xuất phát từ phía các doanh nghiệp hay ngân
hàng trong nước có tương quan đến khả năng nhận được sự quan tâm đầu tư góp
vốn của NĐTNN đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư cao hơn
các doanh nghiệp khác trong cùng phạm vi lãnh thổ hoạt động. Yếu tố hiệu quả hoạt
động được thể hiện qua các giả thuyết sau:
Thứ nhất, yếu tố quy mô. Các nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và
Barbosa (2009), Tschoegel (1983), Forcarelli và Pozzolo (2001) đều đưa ra kết quả
chung cho rằng quy mô của doanh nghiệp tương quan cùng chiều với khả năng nhận
được sự đầu tư của NĐTNN. Mặc dù Périco và cộng sự (2016) lại không ủng hộ giả
thuyết này, vì tác giả nghiên cứu tình hình tại Braxin không cho thấy điều đó. Tuy
nhiên, xét về quy mô thì có thể thấy, một doanh nghiệp có quy mô lớn kéo theo
nhiều lợi ích riêng đi cùng là mạng lưới hoạt động, năng lực cạnh tranh, sự tín
nhiệm của khách hàng và khả năng xử lý rủi ro của nó. Do đó, nghiên cứu này đặt
ra giả thuyết:
H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận
được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ hai, yếu tố khả năng sinh lời. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động
của một doanh nghiệp thì một yếu tố nữa cần được xem xét đến chính là khả năng
sinh lời của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng
13
cho thấy mối tương quan của yếu tố này đến quyết định đầu tư của NĐTNN. Tuy
nhiên vì các tác giả này xem xét đến động cơ xuất phát từ cả hai phía trong một
thương vụ M&A xuyên biên nên cho rằng những ngân hàng chủ động sẽ hoạt động
tốt hơn và mua lại các ngân hàng nhỏ, hiệu quả kém để tái cấu trúc và tận dụng
được nguồn khách hàng sẵn có với chi phí huy động vốn rẻ hơn này, do đó tiêu chí
về khả năng sinh lời tác giả này cho rằng có tương quan âm với quyết định mua lại
từ ngân hàng chủ động. Trong khi đó, nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và
Barbosa (2009) lại gián tiếp ủng hộ giả thuyết khả năng sinh lời có tác động đến khả
năng một doanh nghiệp nhận được sự đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác khi
cho rằng NĐTNN quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp họ
muốn đầu tư trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác. Mặc khác, xét về góc độ
đánh giá hiệu quả hoạt động thì chỉ tiêu khả năng sinh lời thể hiện được doanh
nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không (Josette Peyrard, 2005). Do đó, giả thuyết
sau được xem xét:
H2: Tỷ suất sinh lời có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được
sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ ba, yếu tố thu nhập từ dịch vụ. Macedo và Barbosa (2009) cũng cho thấy
sự tác động của hiệu quả hoạt động đến khả năng có sự tham gia của NĐTNN. Thực
tế cũng cho thấy rằng, các tập đoàn hay ngân hàng đa quốc gia, lợi thế của họ chính
là mảng dịch vụ, điều này dễ thấy hơn khi so sánh giữa ngân hàng trong nước với
ngân hàng nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:
H3: Thu nhập từ dịch vụ có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận
được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ tư, yếu tố chi phí sử dụng vốn. Kết quả nghiên cứu của Dunning (1977)
cho thấy có sự tương quan dương giữa chi phí sử dụng vốn tại doanh nghiệp với khả
năng nhận được sự đầu tư từ NĐTNN. Trong trường hợp này nghiên cứu của
Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng cho cùng kết quả. Mặc khác, chi phí sử dụng vốn
14
cũng phản ánh được phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết thứ
tư như sau:
H4: Chi phí sử dụng vốn có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng
nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ năm, yếu tố nợ xấu. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cho thấy
có tương quan giữa nợ xấu của ngân hàng bị động và quyêt định của NĐTNN,
nhưng là tương quan dương, như đã phân tích, vì tác giả xem xét khía cạnh về động
cơ của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này, tác giả phân
tích bên mua là những ngân hàng hoạt động hiệu quả và không có kỳ vọng gì về dấu
cho tác động của nợ xấu đến quyết định của bên mua, vì tác giả cho rằng nếu danh
mục có rủi ro cao đồng nghĩa với việc khả năng thu về lợi nhuận cũng cao nếu như
có sự quản lý tốt. Điều này lại trở nên hợp lý khi đặt trong tình huống này và xem
xét đến tính hiệu quả hoạt động trong thu hút vốn đầu tư (Dunning, 1977). Giả
thuyết thứ năm như sau:
H5: Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự
tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ sáu, yếu tố chi phí lao động. Đối với yếu tố này, nhiều nghiên cứu đồng
loạt cho thấy có sự tương quan với quyết định của NĐTNN như nghiên cứu của
Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987), Romer (1986) và Lucas (1988).
Giả thuyết thứ sáu được xây dựng:
H6: Chi phí lao động tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được
sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Cuối cùng, yếu tố vị thế trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố này cũng
được Forcarelli và Pozzolo (2001) đề cập đến trong nghiên cứu của họ. Lưu ý rằng,
hiệu quả hoạt động là yếu tố thu hút NĐTNN. Nên trong trường hợp này, đối với
nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) ta xem xét đến những ngân hàng hoạt
động hiệu quả, bỏ qua vị thế bên mua hay bên bán. Thì có thể thấy, một ngân hàng
hoạt động tốt sẽ có vị thế “đi vay” trên thị trường liên ngân hàng (Tức tổng cho vay
15
nhỏ hơn tổng đi vay trên thị trường này). Điều này được giải thích rằng, với các
ngân hàng này, vấn đề họ quan tâm hàng đầu chính là tính thanh khoản, do đó họ
sẵn sàn bỏ ra chi phí cao hơn để đi vay trên thị trường này giải quyết nhu cầu thanh
khoản khi cần để đảm bảo kế hoạch đặt ra và uy tín của ngân hàng. Giả thuyết cuối
cùng được xem xét:
H7: Vị thế trên thị trường liên ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng
ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Tóm tắt chương 2
Chương này, trên cơ sở xem xét và làm rõ các lý thuyết nền tảng cùng các
nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã được nghiên cứu trong giai đoạn trước của các
nhà nghiên cứu nước ngoài về vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào
ngân hàng trong nước, tác giả đã kế thừa có chọn lọc giá trị của các nghiên cứu sao
cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Từ đó, tác giả xây dựng bảy giả thuyết
nghiên cứu để tiến hành thực hiện bài nghiên cứu của mình.
16
Cung ứng vốn từ TCTD Cung ứng vốn từ thị trường vốn
64.4
64.6
72
76.2
75.5
76.7
78.4
35.6
35.4
28
23.8
24.5
23.3
21.6
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018
3.1.1. Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam
Các TCTD có vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Theo đồ thị hình 3.1, mặc dù tỷ trọng cung ứng vốn của các TCTD có xu hướng
giảm nhẹ vào những năm cuối giai đoạn 2012-2018 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn
trong tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-2018
Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong giai đoạn 2013-2015 sao đó ổn định lại và
giảm vào năm 2018 (Xem hình 3.2), điều này góp phần hỗ trợ tích cực cho mục tiêu
%
17
tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo báo cáo từ UBGSTCQG (2017), tín dụng tiêu
dùng tăng mạnh từ năm 2015 (chiếm tỷ trọng lớn trong này là cho vay mua, sửa
chữa nhà ở; mua trang thiết bị gia đình; mua phương tiện đi lại). Trong thời gian tới,
tín dụng tiêu dùng vẫn sẽ là mảng kinh doanh tiềm năng, chiến lược của các TCTD
và được dự báo sẽ tăng trưởng cao.
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018
Tuy có giảm vào năm 2014 và 2018 nhưng các năm khác các chỉ tiêu về ROA
và ROE có bước tăng trưởng tích cực (Xem hình 3.3). Điều này cho thấy hoạt động
của các TCTD nước ta đang dần đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế đất nước.
25
20
19.2
19.3
15 13.1
14.3 19.3 14
10
12.1
5
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
%
18
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018
3.1.2. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài đã trở thành một
khu vực phát triển năng động, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nó
góp phần tích cực vào các thành tựu tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong nước, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu
cho ngân sách, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ về máy móc, thiết bị,
tri thức và kinh nghiệm quản lý,...
12
10
10 9.06
8
8
6.4 6.4
6
4.7 4.6
4
2
0.4 0.6 0.4 0.5 0.6 0.7 0.7
0
Năm Năm
2012 2013
Năm
2014
ROE
Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018
ROA
%
19
40
35
30
25
20
15
10
5
0
35.4
32.5
20.4
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn
2012-2018
14.3 15.6 15.1
10.4
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2012-2018
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
37100.6
35465.5
26890.5
22352.2 21921.7
24115
19100
16348 17500
14500 15800
10046.6
11500 12500
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện
Triệu
USD
Tỷ
USD
20
Mặt khác, biểu đồ hình 3.4 và hình 3.5 cho thấy tổng vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài giai đoạn 2012-2018 tăng liên tục qua các năm, qua đó có thể thấy được,
hoạt động đầu tư nước ngoài giai đoạn này diễn ra khá sôi nổi với giá trị ngày càng
lớn.
Trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, phát triển bền vững và ứng phó
với các thách thức toàn cầu. Các nước phát triển cũng như các tập đoàn xuyên quốc
gia hàng đầu thế giới đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại và kế hoạch đầu tư.
Cùng với đó, các nước đang phát triển cũng chủ trương cải thiện môi trường đầu tư.
Điều này làm cho tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt
giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở nước ta, theo báo cáo từ TCTK,
đánh giá về ảnh hưởng có lợi khi quan hệ với các đối tác nước ngoài, có 42.1%
doanh nghiệp lạc quan với đối tác khu vực Đông Á - Thái Bình Dương; 42.0% lạc
quan với đối tác Mỹ; 35% lạc quan với đối tác Đông Nam Á và châu Âu; 23.6% lạc
quan với đối tác Trung Quốc và 20.7% lạc quan với đối tác châu Mỹ Latin.
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng như những hiệu quả mà hoạt động đầu
tư nước ngoài đã mang lại, vẫn còn tồn tại một số bất cập đặt ra nhiều thách thức
cho nước ta trong giai đoạn tới:
 Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, xét về tỷ trọng doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước còn
ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 3% (Năm 2012 là 2.6%, năm 2013 là 2.7%, năm 2014
và 2015 là 3.1%, năm 2016 là 3.2%, năm 2017 là 3.1%, năm 2018 là 3.2%).
 Mức độ thu hút, chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài còn
khiêm tốn.
 Dựa trên biểu đồ hình 3.4 có thể thấy, vốn đầu tư thực hiện thấp hơn nhiều
so với vốn đầu tư đăng ký trong suốt giai đoạn 2012-2018, đây cũng là một vấn đề
cần xem lại, …
21
3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt
Nam giai đoạn 2012-2018
3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai
đoạn 2012-2018
Biểu đồ Hình 3.6 cho thấy, quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở
hữu của các ngân hàng TMCP đều tăng liên tục qua các năm trong suốt giai đoạn
2012-2018.
Xét riêng về tổng tài sản, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản của ngân hàng. Top 10 những ngân hàng TMCP có tài sản lớn
nhất qua các năm như sau:
- Năm 2012: CTG (503.5 nghìn tỷ), BID (484.7 nghìn tỷ), VCB (179.9 nghìn
tỷ), TCB (179.9 nghìn tỷ), ACB (176.3 nghìn tỷ), MBB (175.6 nghìn tỷ), EIB
(170.1 nghìn tỷ), STB (152.1 nghìn tỷ), SCB (149.2 nghìn tỷ), SHB (116.5 nghìn
tỷ). Tổng tài sản đạt 2,522.6 nghìn tỷ trong tổng 3,265.7 nghìn tỷ của 28 ngân hàng,
chiếm 77.2%.
- Năm 2013: CTG (576.3 nghìn tỷ), BID (548.3 nghìn tỷ), VCB (469 nghìn
tỷ), SCB (181 nghìn tỷ), MBB (180.3 nghìn tỷ), EIB (169.8 nghìn tỷ), ACB (166.6
nghìn tỷ), STB (161.3 nghìn tỷ), TCB (158.9 nghìn tỷ), SHB (143.6 nghìn tỷ). Tổng
tài sản đạt 2,755.4 nghìn tỷ trong tổng 3,765.5 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm
73.2%.
- Năm 2014: CTG (661.2 nghìn tỷ), BID (650.3 nghìn tỷ), VCB (577 nghìn
tỷ), SCB (242.2 nghìn tỷ), MBB (200.5 nghìn tỷ), STB (189.8 nghìn tỷ), ACB
(179.6 nghìn tỷ), TCB (175.9 nghìn tỷ), SHB (169 nghìn tỷ), VPBank (163.2 nghìn
tỷ). Tổng tài sản đạt 3,208.8 nghìn tỷ trong tổng 4,382.4 nghìn tỷ của 29 ngân hàng,
chiếm 73.2%.
- Năm 2015: BID (850.6 nghìn tỷ), CTG (779.5 nghìn tỷ), VCB (674.4 nghìn
tỷ), SCB (311.5 nghìn tỷ), STB (292 nghìn tỷ), MBB (221 nghìn tỷ), SHB (204.7
nghìn tỷ), ACB (201.4 nghìn tỷ), VPBank (193.8 nghìn tỷ), TCB (192 nghìn tỷ).
22
Tổng tài sản đạt 3,921.1 nghìn tỷ trong tổng 5,138.6 nghìn tỷ của 29 ngân hàng,
chiếm 76.3%.
- Năm 2016: BID (1,006.3 nghìn tỷ), CTG (948.5 nghìn tỷ), VCB (787.9
nghìn tỷ), SCB (361.6 nghìn tỷ), STB (332 nghìn tỷ), MBB (256.2 nghìn tỷ), SHB
(240.7 nghìn tỷ), TCB (235.3 nghìn tỷ), ACB (233.6 nghìn tỷ), VPBank (228.7
nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 4,631.4 nghìn tỷ trong tổng 6,101.5 nghìn tỷ của 29 ngân
hàng, chiếm 75.9%.
- Năm 2017: BID (1,202.2 nghìn tỷ), CTG (1,095 nghìn tỷ), VCB (1,035.3
nghìn tỷ), SCB (444 nghìn tỷ), STB (368.4 nghìn tỷ), MBB (313.8 nghìn tỷ), SHB
(286 nghìn tỷ), ACB (284.3 nghìn tỷ), VPBank (277.7 nghìn tỷ), TCB (269.4 nghìn
tỷ). Tổng tài sản đạt 5,576.4 nghìn tỷ trong tổng 7,317.7 nghìn tỷ của 29 ngân hàng,
chiếm 76.2%.
- Năm 2018: BID (1,313 ngìn tỷ), CTG (1,164.4 nghìn tỷ), VCB (1,074
nghìn tỷ), SCB (508.9 nghìn tỷ), STB (406 nghìn tỷ), MBB (362.3 nghìn tỷ), ACB
(329.3 nghìn tỷ), VPBank (323.2 nghìn tỷ), SHB (323.2 nghìn tỷ), TCB (320.9
nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 6,125.7 nghìn tỷ trong tổng 8,065.4 nghìn tỷ của 29 ngân
hàng, chiếm 75.9%.
23
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP)
Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân
hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Về vốn chủ sở hữu, trước áp lực tăng vốn để thực hiện đúng theo quy định của
NHNN, đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả và áp lực đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức cho
cổ đông, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung các ngân hàng TMCP vẫn
đạt được mục tiêu của mình (Vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm, Hình 3.6).
Về hiệu quả hoạt động:
9,000.0
8,065.0
8,000.0
7,317.7
7,000.0
6,101.5
6,000.0
5,138.6
5,000.0
4,000.0
4,382.4
3,765.6
3,265.7
4,591.3
3,823.1
4,093.9
3,114.2
3,000.0 2,470.9
2,096.4
2,000.0 1,782.8
1,000.0
276.4 326.2 335.8 373.6 400.7 451.8 531.2
-
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng cho vay
Nghìn
tỷ
đồng
24
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ BCTC của các ngân hàng TMCP)
Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam có sự cải thiện trong
giai đoạn 2012-2018 (Xem hình 3.7). Cụ thể:
- ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) bình quân của các ngân hàng
TMCP có giảm nhẹ trong giai đoạn 2012-2015 nhưng sau đó tăng lại, năm 2018 ở
mức 1.13%.
- ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) bình quân của các ngân hàng
TMCP giảm nhiều ở năm 2013 (Từ 9.73% năm 2012 xuống còn 8.00% năm 2013),
năm 2014 có tăng lên 8.52% nhưng năm sau đó lại giảm nhẹ còn 8.08% và tăng liên
tục giai đoạn sau (năm 2016 và 2018), đạt mức cao nhất 17.23% ở năm 2018.
- Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm (Chỉ riêng năm 2016 có tăng
nhưng tăng nhẹ).
Bên cạnh đó, dựa vào biểu đồ hình 3.8 có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2018
cả thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ đều có xu hướng tăng đều qua các
20.00
18.00
16.00
17.23
14.00
12.02
12.00
10.00
8.00
9.73 9.41
8.00
8.52 8.08
6.00
4.00
2.00
0.00
2.83 2.39 1.92 1.76 1.85 1.64
1.64
0.82
Năm 2012
0.69
Năm 2013
0.65
Năm 2014
1.13
Năm 2015
0.59 Năm 2016
0.62 0.74
Năm 2017 Năm 2018
ROA ROE Tỷ lệ nợ xấu
%
25
năm. Xét riêng năm 2018, theo BCTC của các ngân hàng công bố thì có chín ngân
hàng đạt lợi nhuận từ dịch vụ trên 1,000 tỷ đồng. Thứ tự từ cao xuống thấp lần lược
là BID (3,550.7 nghìn tỷ), TCB (3,535.9 nghìn tỷ), VCB (3,402.4 nghìn tỷ), CTG
(2,767.5 nghìn tỷ), STB (2,682.1 nghìn tỷ), MBB (2,561.3 nghìn tỷ), VPBank
(1,612.4 nghìn tỷ), ACB (1,497.5 nghìn tỷ), SCB (1,299.4 nghìn tỷ).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP giai đoạn
2012-2018)
Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Hình 3.9 cho thấy rằng, xét riêng trong hệ thống các ngân hàng TMCP thì nhu
cầu vay vốn luôn nhiều hơn nguồn vốn có thể cho vay của các ngân hàng. Nếu bỏ
qua những trường hợp trục lợi và hành động thiếu kiểm soát mang nhiều rủi ro đi
ngược lại mục tiêu và vai trò vốn có của thị trường liên ngân hàng (Như cho vay lại
qua hình thức ủy thác hay vay vốn ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng sau đó
cho vay lại dài hạn đối với các tổ chức và dân cư). Thì có thể thấy, thị trường liên
300,000,000
280,011,153
250,000,000 232,876,125
200,000,000 182,149,756
152,915,914
150,000,000
129,744,091
110,980,585116,776,362
100,000,000
50,000,000
7,758,291 10,179,451 9,140,427 11,365,966 14,435,817
21,977,189 27,556,018
-
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu nhập hoạt động Lợi nhuận từ dịch vụ
Triệu
VND
26
ngân hàng ở nước ta còn tiềm năng phát triển hơn nữa nếu có những đổi mới thiết
thực từ suy nghĩ đến hành động của các TCTD, sự giám sát và điều chỉnh kịp thời
của NHNN.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP)
Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên
thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018
3.2.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt
Nam
Từ bảng 3.1. ta có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2018, số lượng ngân hàng
TMCP có cổ đông nước ngoài đều chiếm hơn một nửa trong tổng số các ngân hàng
TMCP. Điều này cho thấy, đa phần các ngân hàng đều hướng đến mục tiêu tìm
kiếm cho mình cổ đông nước ngoài. Đây là xu hướng tất yếu trước áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như giữa
ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, những ngân hàng có quy mô vốn nhỏ gặp rất nhiều khó khăn
trong cạnh tranh vì các khoản cho vay lớn chỉ có những ngân hàng có quy mô vốn
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
394
323 322.2
272.8 275
301.6
263
191.5 188.7 185.1
131
157.6
136.2
92
Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015
Năm
2016
Tổng đi vay
Năm
2017
Năm
2018
Tổng cho vay
Nghìn
tỷ
đồng
27
đủ lớn mới có thể đáp ứng được, chưa tính đến việc những ngân hàng nhỏ rất khó
tạo được niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, bản thân những ngân hàng này cũng
khó để nâng cao trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý khi mà cần phải có nguồn
vốn không nhỏ để đầu tư. Do đó, nhu cầu tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là nhà đầu tư chiến lược dường như đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong hệ
thống các ngân hàng TMCP nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Bảng 3.1. Tỷ lệ sở hữu chung của CĐNN tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
giai đoạn 2012-2018
STT
Ngân hàng
TMCP
Mã
giao dịch
Tỷ lệ cổ phần sở hữu chung của cổ đông
nước ngoài (%)
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1
Công thương
Việt Nam
CTG 12.1 28.6 28.74 29.53 29.83 30 30
2
Ngoại Thương
Việt Nam
VCB 19.4 19.7 20.84 20.91 20.84 20.74 20.74
3 Á Châu ACB 30 30 30 30 30 30 30
4 An Bình ABBank 20 30 30 30 30 30 30
5
Đại Chúng
Việt Nam
PvcomBank 8.2 8.2 8.2 8.2 8.12 8.12
6 Đông Nam Á SeABank 20 20 20 20 20 20 20
7
Kỹ Thương
Việt Nam
TCB 19.4 19.4 19.4 19.4 19.4 19.41 19.41
8 Phương Đông OCB 20 20 20 20 18.68 4.98 4.98
9 Quốc Tế VIB 20 20 20 20 20 20 20
10 Sài Gòn SCB 0 12.8 12.8 29.7 29.7 29.7 29.7
28
11 Tiên Phong TPB 4.9 4.9 4.9 4.9 9.6 14.6 14.6
12 Xuất Nhập Khẩu EIB 28.6 27.2 25.5 26.2 28 30 30
13 Quân Đội MBB 8.6 10 10 7.46 20 20 20
14
Sài Gòn –
Hà Nội
SHB 1.8 9.3 9.8 11.31 8.88 7.15 7.15
15
Sài Gòn
Thương Tín
STB 5.4 4.7 5.9 11.1 8.5 9.36 9.36
16
Việt Nam
Thịnh Vượng
VPBank 14.9 0 0 0 0 22.38 22.38
17
Xăng dầu
Petrolimex
PGBank 0 0 0 0 5 5 5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCB, BCTN của các ngân hàng)
Bảng 3.1 thể hiện chi tiết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng TMCP qua
từng năm, tổng cộng có 17 ngân hàng TMCP có tổng cổ đông nước ngoài sở hữu từ
5% cổ phần. Những ngân hàng còn lại (tức 12 ngân hàng) không có cổ đông nước
ngoài trong suốt giai đoạn này hoặc tỷ lệ sở hữu thấp (dưới 5%). Qua đó cho thấy,
số ngân hàng có CĐNN chiếm hơn một nửa (17 ngân hàng TMCP trên tổng 29 ngân
hàng TMCP đưa vào nghiên cứu), điều này cũng nói lên phần nào sự quan tâm của
NĐTNN vào ngân hàng TMCP trong nước.
Cổ đông chiến lược (Một cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần) của ngân hàng giai
đoạn 2012-2018 đến từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông,
Malaysia,... bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư. Chi tiết được
trình bày trong bảng 3.2, tại bảng này tác giả chỉ đề cập những ngân hàng nào có cổ
đông chiến lược.
29
Bảng 3.2. Cổ đông chiến lược của một số ngân hàng TMCP Việt Nam
giai đoạn 2012-2018
STT
Ngân hàng
TMCP
Mã
giao dịch
Cổ đông chiến lược
Tỷ lệ cổ phần
sở hữu cao nhất
1
Công thương
Việt Nam
CTG
The Bank of Tokyo-
Mitsubishi UFJ, Ltd
19.7%
IFC Capitalization (Equity)
Fund, L.P.
5.4%
2 Ngoại Thương VCB Mizuho Bank Ltd 15.0%
3 Á Châu ACB
Standard Chartered APR
Ltd
8.8%
Dragon Financial Holdings
Limited
6.8%
Standard Chartered Bank
(Hong Kong) Ltd
6.3%
4 An Bình ABBank
Ngân hàng Malayan
Banking Berhad
(Maybank)
20.0%
Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC)
10.0%
5
Đại Chúng
Việt Nam
PvcomBank Morgan Stanley 6.7%
6 Đông Nam Á SeABank Societe Generale S.A 20.0%
7
Kỹ Thương
Việt Nam
TCB
Ngân hàng Hong Kong
Thượng Hải (HSBC)
19.4%
8 Phương Đông OCB BNP Paribas 20.0%
9 Quốc Tế VIB
Commonwealth Bank of
Australia
20.0%
10 Sài Gòn SCB Noble Capital Group 10.0%
30
11 Tiên Phong TPB
SBI Ven Holding Pte.Ltd,
Singapore
5.0%
Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC)
5.0%
Quỹ đầu tư PYN Elite
Fund
5.0%
12
Xuất Nhập
Khẩu
EIB
Sumitomo Mitsui Banking
Corporation
15.0%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCB, BCTN của các ngân hàng)
3.3. Đánh giá chung về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018
3.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, số lượng ngân hàng TMCP có cổ đông nước ngoài chiếm phần lớn
qua các năm (Năm 2012 là 16 trên tổng 28 ngân hàng TMCP; năm 2013, 2017 và
2018 là 17 trên 29 ngân hàng TMCP; năm 2014 và 2015 là 16 trên 29 ngân hàng
TMCP).
Thứ hai, hoạt động mua lại cổ phần ngân hàng Việt Nam của NĐTNN đều dựa
trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, ngân hàng nội địa không bắt buộc phải
trở thành đơn vị trực thuộc hay phải thành lập pháp nhân mới mà chỉ dừng lại ở các
cam kết hỗ trợ cùng nhau phát triển. Qua đó, các NĐTNN tận dụng được nguồn
nhân lực và lượng khách hàng hiện có từ các ngân hàng trong nước làm cơ sở phát
triển thêm về sau. Còn các ngân hàng trong nước giải quyết được áp lực tăng vốn từ
NHNN, góp phần gia tăng thị phần, quy mô.
Thứ ba, công nghệ ngân hàng, quản trị, kiểm soát rủi ro,... có những bước phát
triển nhất định, một phần đến từ sự chuyển giao, học hỏi kinh nghiệm của đối tác
nước ngoài. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngân hàng
trong nước.
31
Thứ tư, mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các
ngân hàng, tuy nhiên nhìn chung trong giai đoạn 2012-2018 cho thấy tình hình hoạt
động khả quan của các ngân hàng TMCP như đã phân tích trong phần 3.2.1 của
nghiên cứu. Không thể phủ nhận rằng dù ít hay nhiều thì sự tham gia của các
NĐTNN cũng đã đóng góp thêm phần nào đó cho sự cải thiện trong hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.
Thứ năm, khi hoạt động của các ngân hàng hiệu quả, lợi nhuận ngày càng tăng,
đồng nghĩa với việc khoản nộp cho ngân sách Nhà nước cũng sẽ tăng theo.
3.3.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, dù mong muốn tìm kiếm cho mình các đối tác đầu tư chiến lược nước
ngoài nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể tiếp cận được với nguồn vốn từ
các NĐTNN này. Điển hình như thất bại trong thương vụ giữa Ngân hàng Dầu khí
toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore năm
2014 khi cả hai cuối cùng lại không thỏa thuận được giá. Sau đó GPBank được mua
lại bởi NHNN với giá 0 đồng.
Thứ hai, đã có nhiều NĐTNN quan tâm đến việc tìm cơ hội đầu tư vào các ngân
hàng Việt Nam. Và dường như họ không quan tâm nhiều đến quy mô, chỉ cần ngân
hàng hoạt động ổn, nợ xấu ở mức chấp nhận được. Nhưng họ vẫn còn nhiều e ngại
về vấn đề giới hạn sở hữu của NĐTNN tại ngân hàng chưa được nới rộng và các thủ
tục pháp lý.
Thứ ba, không phải hoạt động góp vốn nào của NĐTNN cũng mang đến sự cải
thiện về mặt chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro,... Mặc dù
vẫn có những trường hợp cải thiện nhưng vẫn chưa thật sự đạt được như mong
muốn ban đầu.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, NĐTNN muốn mua số lượng lớn nhưng với giá thấp, ngân hàng
trong nước lại muốn bán theo giá thị trường, số lượng thì bị giới hạn theo quy định
32
của Chính phủ. Điều này dẫn đến đôi bên không thỏa thuận được về giá. Mặt khác,
không cùng chung chiến lược, định hướng phát triển thì các bên cũng không đi đến
được thỏa thuận hợp tác sau cùng.
Thứ hai, giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các ngân hàng trong nước còn
hạn chế (Không quá 30% theo quy định của Chính phủ). Điều này khiến cho nhiều
NĐTNN e ngại. Trong nhiều trường hợp, họ không thể đóng góp nhiều về mặt quản
trị hay điều hành ngân hàng, do đó không tác động được nhiều đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
Thứ ba, chúng ta vẫn chưa thể xác định được hết các động cơ mà NĐTNN tham
gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam nên còn khá dè dặt trong hành lang và thủ
tục pháp lý. Điều này phần nào gây cản trở, khó khăn cho họ dù cho có ý định đầu
tư.
Thứ tư, chúng ta cũng chưa hoàn toàn tìm ra được những yếu tố cũng như yêu
cầu mà NĐTNN quan tâm nhiều và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào
các ngân hàng TMCP Việt Nam là gì nên chưa thật sự chủ động trong khâu chuẩn
bị để có thể đón nhận được dòng vốn đầu tư từ họ.
Tóm tắt chương 3
Chương này, qua những phân tích về thực trạng hoạt động góp vốn của nhà
đầu tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018, tác giả
đã đưa ra được bức tranh chi tiết về diễn biến của hoạt động đầu tư nước ngoài
trong giai đoạn 2012-2018. Cũng từ những kết quả phân tích, tác giả đã đúc kết
lại những mặt đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, qua đó tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế góp phần làm cơ sở xây dựng nên các giải pháp
trong chương 5.
33
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
4.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu thực nghiệm và khung lý thuyết đã phân
tích, tác giả thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
34
Trong đó, các chỉ tiêu đo lường cho mỗi biến:
Biến Chỉ tiêu đo lường Kí hiệu
Kỳ vọng
dấu
Quy mô Tổng tài sản của ngân hàng SIZE (+)
Tỷ suất sinh lời
Lợi nhuận trên tổng tài sản
của ngân hàng
ROA (+)
Thu nhập từ dịch
vụ
Thu nhập thuần từ dịch vụ
trên tổng thu nhập hoạt động
SERVICE (+)
Chi phí sử dụng
vốn
Chi phí lãi trên tổng lợi nhuận
của ngân hàng
INTPAID (-)
Nợ xấu
Nợ xấu trên tổng vốn cho vay
của ngân hàng
BADLOAN (-)
Chi phí lao động
Tiền chi trả cho nhân viên
trên tổng lợi nhuận của ngân
hàng
LABORCOST (-)
Vị thế cho vay
Số dư ròng liên ngân hàng
(Cho vay các TCTD - Vay các
TCTD) trên tổng tài sản của
ngân hàng
INTERBANK (-)
Mô hình viết dưới dạng biểu thức:
𝑷(𝒀 = 𝟏)
𝐥𝐧 [
𝑷(𝒀 = 𝟎)
] = 𝖰𝟎 + 𝖰𝟏𝑹𝑶𝑨 + 𝖰𝟐𝑩𝑨𝑫𝑳𝑶𝑨𝑵 + 𝖰𝟑𝑺𝑰𝒁𝑬 + 𝖰𝟒𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬 + 𝖰𝟓𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹𝑪𝑶𝑺𝑻
+ 𝖰𝟔𝑰𝑵𝑻𝑷𝑨𝑰𝑫 + 𝖰𝟕𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲
Trong đó, Y là biến phụ thuộc có dạng nhị phân, nhận giá trị 0 nếu ngân hàng
không có cổ đông nước ngoài ở năm sau và nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có cổ đông
nước ngoài ở năm sau.
35
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Xác định danh sách các ngân hàng TMCP
Tác giả lấy danh sách các ngân hàng TMCP còn hoạt động tại thời điểm cuối
năm 2018 dựa trên bảng thống kê được công bố trên website của NHNN Việt Nam.
Trong danh sách 31 ngân hàng TMCP được công bố, có hai ngân hàng TMCP là
ngân hàng TMCP Đông Á và ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín tác giả
không tìm được dữ liệu đầy đủ về BCTC trong giai đoạn 2012-2016 do các ngân
hàng này không công bố. Nên số lượng ngân hàng TMCP tác giả đưa vào quá trình
phân tích cho bài nghiên cứu của mình là 29 ngân hàng TMCP.
Bước 2: Xác định kích thước mẫu
Trong phân tích hồi quy, theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (1996) đã
chỉ ra rằng để phân tích hồi quy đạt được kết quả với đủ độ tin cậy thì số lượng mẫu
nên thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50 với n là số lượng mẫu và m là số biến độc lập
trong mô hình. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu bao
gồm bảy biến độc lập (ROA, BADLOAN, SIZE, SERVICE, LABORCOST,
INTPAID, INTERBANK). Do đó để đảm bảo đủ độ tin cậy thì kích thước mẫu phải
đạt tối thiểu n = 8*7+50 = 106 và tác giả đã chọn mẫu với kích thước n = 144 trong
bài nghiên cứu của mình. Với 29 ngân hàng TMCP được đưa vào phân tích, mỗi
ngân hàng tác giả lấy dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2016 (tương ứng 05 năm), riêng
ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam được thành lập từ năm 2013 nên chỉ lấy dữ
liệu từ năm 2013 đến năm 2016 (tương ứng 04 năm).
Bước 3: Thu thập BCTC đã được kiểm toán của các ngân hàng TMCP
Tác giả lấy BCTC đã kiểm toán được công bố trên website của 29 ngân hàng.
Một số chỉ tiêu cần thông tin để tính toán nhưng không được công bố trên BCTC thì
tác giả lấy thông tin thêm thông qua bản cáo bạch, báo cáo thường niên,… tất cả
cũng được lấy từ website của các ngân hàng này.
Bước 4: Lấy dữ liệu để tính toán
36
Từ các BCTC, báo cáo thường niên, bản cáo bạch, … của các ngân hàng đã
được thu thập ở Bước 3, tác giả tiến hành lấy số liệu để tính toán các chỉ tiêu cho
mô hình nghiên cứu.
Bước 5: Xử lý dữ liệu đã được tính toán thông qua công cụ IBM SPSS Statistics
 Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic: Giải quyết vấn đề đặt ra trong
nghiên cứu đó là: nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài vào ngân hàng TMCP ở Việt Nam? Và tác động chi tiết của nó như thế
nào? Dựa trên những tác động này để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm mang đến sự
thành công cho một ngân hàng TMCP có được NĐTNN, qua đó ngân hàng biết
được mình cần phải làm những gì, chuẩn bị ra sao khi muốn là bên được đầu tư.
Bên cạnh đó, dựa trên mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra được dự báo cho năm
2019 về những ngân hàng khả năng có hoặc không có sự tham gia góp vốn của nhà
đầu tư nước ngoài.
 Kiểm định mô hình: Thực hiện các kiểm định về mức độ phù hợp, mức độ
giải thích và mức độ dự báo tính chính xác của mô hình để xem xét mô hình có giải
thích được cho tập dữ liệu tại Việt Nam cũng như những dự báo mà mô hình đưa ra
có đủ độ tin cậy hay không.
4.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu
4.3.1. Mô tả bộ dữ liệu
37
Bảng 4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ
lệch chuẩn
ROA 0.0002 0.0265 0.0073 0.0055
BADLOAN 0.0034 0.0881 0.0248 0.0148
SIZE 13,283,249 1,006,380,635 157,318,434 195,584,718
SERVICES (0.1450) 0.2190 0.0468 0.0507
LABORCOST 0.4138 139.3678 7.3667 16.3349
INTPAID 1.9001 553.6779 28.4614 64.3502
INTERBANK (0.2197) 0.1808 (0.0174) 0.0530
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả từ phần mềm SPSS)
4.3.2. Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic
38
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Mối quan hệ
Giá trị
ước
lượng
Độ
lệch
chuẩn
Kiểm định
Wald
Giá trị
Sig.
Kết quả
SIZE 0.000 0.000 0.061 0.044 Bác bỏ H1
ROA -1.040 0.817 1.619 0.203 Bác bỏ H2
Y← SERVICES 0.654 0.175 13.957 0.000
Chấp nhận
H3
INTPAID -0.014 0.014 1.021 0.312 Bác bỏ H4
BADLOAN 0.255 0.198 1.655 0.198 Bác bỏ H5
LABORCOST 0.000 0.001 0.619 0.431 Bác bỏ H6
Y← INTERBANK -0.361 0.091 15.768 0.000
Chấp nhận
H7
Hằng số -3.660 0.984 13.847 0.000
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả từ phần mềm SPSS)
Dựa vào bảng 4.2 ta có thể thấy chỉ có hai biến có ý nghĩa thống kê (Sig. <
0.01) đó là SERVICES và INTERBANK (hệ số Sig. đều bằng 0.000, tức mỗi biến
đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Biến SIZE mặc dù cũng có Sig. < 0.05 nhưng
có hệ số khá thấp (0.000) nên có thể kết luận rằng tổng tài sản của ngân hàng không
có tác động nhiều đến khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn của nhà
đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy, quy mô của ngân hàng không thật sự
đánh giá được hiệu quả hoạt động của nó.
 Thu nhập từ dịch vụ (SERVICE): Hệ số 𝛽 của biến SERVICE là 0.654,
nghĩa là thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với khả năng
có được cổ đông nước ngoài của ngân hàng và có tác động mạnh nhất trong tất cả
các biến. Thực tế cho thấy rằng, thu nhập từ kênh dịch vụ đang dần đóng một vai trò
39
quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng và đã mang lại một nguồn
doanh thu đáng kể. Việc tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt
động của ngân hàng là hướng đi đúng, giúp đa dạng hoạt động kinh doanh, giảm rủi
ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Điều này phù hợp với định hướng của phần lớn nhà
đầu tư chiến lược nước ngoài là hướng đến sự tăng trưởng bền vững, vừa phải và ít
rủi ro. Kết quả này giống với nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001), họ đã
tìm ra rằng nếu ngân hàng có thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập lớn thì nhiều
khả năng sẽ có sự tham gia của NĐTNN.
 Vị thế cho vay trên thị trường liên ngân hàng (INTERBANK): Hệ số 𝛽 của
biến INTERBANK là -0.361, điều này có nghĩa là số dư ròng liên ngân hàng có mối
quan hệ ngược chiều với khả năng có được cổ đông nước ngoài của ngân hàng. Cụ
thể, nếu ngân hàng tiếp cận được với nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng
càng lớn (tức đi vay nhiều trên thị trường này) thì khả năng có được sự tham gia
góp vốn của NĐTNN càng cao.
Những biến không có ý nghĩa thống kê: ROA, BADLOAN, LABORCOST,
INTPAID:
 Tỷ suất sinh lời (ROA): Điều này có thể được giải thích là do trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc một ngân hàng
được đầu tư, bỏ qua phân tích hành động của ngân hàng đi mua, do đó thông tin
được đưa vào phân tích chỉ là một phần. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của
Houston và Ryngaert (1999). Mặc khác, ROA của nhóm các ngân hàng TMCP
trong giai đoạn này không có sự chênh lệch nhiều giữa những ngân hàng có với
không có cổ đông nước ngoài do tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động và hiệu
quả đạt được của ngân hàng. Song song đó, NĐTNN có xu hướng muốn một sự
tăng trưởng bền vững, vừa phải và e ngại với sự tăng trưởng nóng tại các ngân
hàng, nên họ không quá quan tâm nhiều đến chỉ tiêu về ROA.
 Nợ xấu (BADLOAN): Trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011-2015”, Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín
40
dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam”. Bên cạnh đó, theo tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020,
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch
cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Nhiệm vụ đưa ra là đẩy nhanh quá trình
xử lý nợ xấu sao cho đạt hiệu quả và áp dụng Basel II tại các TCTD được chú trọng.
Sau triển khai, tình hình nợ xấu cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Các ngân hàng
quan tâm nhiều hơn vấn đề nợ xấu trong giai đoạn này và có bước thận trọng hơn
trong quá trình cho vay. Do đó, tỷ lệ nợ xấu nhìn chung không có sự chênh lệch
nhiều giữa những ngân hàng có với không có cổ đông nước ngoài.
 Chi phí lao động (LABORCOST): Cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng đi
liền với sự cạnh tranh trong chất lượng nhân sự. Nhân sự ổn, đảm bảo chất lượng thì
ngân hàng mới phát triển bền vững. Nếu muốn có được nguồn nhân sự đám ứng
được yêu cầu này thì chi phí bỏ ra phải mang tính cạnh tranh. Do đó không có sự
khác biệt nhiều giữa những ngân hàng có với ngân hàng không có cổ đông nước
ngoài về tiêu chí này.
 Chi phí sử dụng vốn (INTPAID): Thực tế ngành ngân hàng Việt Nam trong
giai đoạn này có bước phát triển nhất định, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với
nhau trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn huy động. Do đó nếu muốn huy động
được vốn vay thì ngân hàng phải cân nhắc rất kỹ về mãng lãi suất, nếu lãi suất thiếu
tính cạnh tranh thì rất khó để huy động được vốn. Mặt khác, các ngân hàng bị chi
phối bởi quy định về trần lãi suất từ NHNN Việt Nam nên không có nhiều sự khác
biệt trong chi phí huy động vốn giữa các ngân hàng với nhau.
Tóm lại, các nhân tố thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài khi
muốn đầu tư vào những ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 là tỷ lệ
thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng và tỷ lệ số dư
ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, ROA
lại không có ý nghĩa, nhưng điều này lại vô tình trùng khớp với kết quả của
Houston và Ryngaert (1999), nghiên cứu của họ chỉ ra rằng ROA không phải là
biến đáng tin cậy trong việc dự báo khả năng được mua lại của các ngân hàng ở Mỹ
41
mà là quyền sở hữu đồng thời quản lý mới là biến giải thích hiệu quả nhất. Tương
tự, các chỉ tiêu về quy mô, nợ xấu, chi phí lao động, chi phí lãi. Qua đó có thể thấy,
ở Việt Nam những ngân hàng có được sự tham gia góp vốn của NĐTNN thường là
những ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác. Vì động lực
chính để các ngân hàng này tìm kiếm cổ đông nước ngoài là mong muốn nâng cao
khả năng quản lý; chuyển giao công nghệ; phát triển các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng; đồng thời giúp cho quá trình tăng vốn của họ đạt thuận lợi hơn. Còn với
các ngân hàng, các định chế tài chính nước ngoài muốn trở thành cổ đông chiến
lược tại Việt Nam, phần lớn họ hướng đến sự tăng trưởng bền vững, vừa phải; đề
cao sự chắc chắn của các yếu tố nền tảng, e ngại với sự tăng trưởng nóng vì tiểm ẩn
nhiều rủi ro.
Từ những phân tích trên, tác giả tiến hành chạy lại mô hình hồi quy với hai
biến độc lập là SERVICE và INTERBANK, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy với hai biến độc lập
SERVICE và INTERBANK
Biến Hệ số beta Độ lệch chuẩn
Kiểm định
Wald
Giá trị
Sig.
SERVICE 0.776 0.143 29.521 0.000
INTERBANK -0.340 0.087 15.226 0.000
Hằng số -2.946 0.576 26.198 0.043
Từ kết quả bảng 4.3, mô hình nghiên cứu được thiết lập lại dưới dạng biểu
thức:
𝑷(𝒀 = 𝟏)
𝐥𝐧 [
𝑷(𝒀 = 𝟎)
] = −𝟐. 𝟗𝟒𝟔 + 𝟎. 𝟕𝟕𝟔 ∗ 𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬 − 𝟎. 𝟑𝟒𝟎 ∗ 𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲
Ta cũng có thể biểu diễn phương trình ở dạng khác:
𝐏(𝐘 = 𝟏)
= 𝐞(−𝟐.𝟗𝟒𝟔+𝟎.𝟕𝟕𝟔∗𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬−𝟎.𝟑𝟒𝟎∗𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲)
𝐏(𝐘 = 𝟎)
Phương trình này sẽ là căn cứ tác giả dựa vào để tính toán đưa ra các dự báo
trong năm 2019.
42
4.3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.3.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus)
Bảng 4.4. Kiểm định Omnibus
R bình phương Df Hệ số Sig.
Mô hình 115.994 2 0.000
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)
Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình trong bảng 4.4 ta
thấy hệ số Sig. < 0.01. Do đó, có thể kết luận mô hình cho thấy mối tương quan
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với
khoảng tin cậy 99%.
4.3.3.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình
-2 Log likelihood
Cox & Snell R
Square
Nagelkerke
R Square
Mô hình 78.153a
0.553 0.747
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm IBM SPSS Statistics)
Dựa vào bảng 4.5 ta có thể thấy:
 Hệ số mức độ giải thích của mô hình Nagelkerke R Square = 0.747. Có
nghĩa là 74.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập
trong mô hình, còn lại là các yếu tố khác. Hệ số này khá cao, chứng tỏ mô hình khá
phù hợp với dữ liệu ở Việt Nam.
 Bên cạnh đó, giá trị -2 Log likelihood=78.153a
cũng không quá cao (trị số
này càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp) cho thấy mô hình tương đối phù hợp để áp
dụng.
4.3.3.3. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình
43
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình
Quan sát
Y
Tỷ lệ dự đoán đúng
0 1
Y
0 55 3 94.8
1 6 80 93.0
Khả năng dự đoán của mô hình (%) 93.8
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Dựa vào bảng kết quả bảng 4.6, ta thấy:
 Trong số 58 trường hợp ngân hàng không có cổ đông nước ngoài thì mô
hình dự báo chính xác được 55 trường hợp, sai 3 trường hợp. Tỷ lệ đúng là 94.8%.
 Trong số 86 trường hợp ngân hàng có cổ đông nước ngoài thì mô hình dự
đoán chính xác được 80 trường hợp, sai 6 trường hợp. Tỷ lệ đúng là 93.0%.
 Tỷ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 93.8%.
Như vậy, từ các kết quả kiểm định trên ta có thể kết luận rằng mô hình khá phù
hợp với tập dữ liệu tại Việt Nam. Kết quả thu thập được từ mô hình là có thể tin
cậy.
4.3.4. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo trong năm 2019
Dựa vào kết quả mô hình thực hiện được với đủ độ tin cậy rút ra từ các kiểm
định trên, tác giả thực hiện thao tác tính toán dựa trên số liệu BCTC đã qua kiểm
toán của các ngân hàng trong năm 2018 để dự đoán khả năng có sự tham gia góp
vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngân hàng TMCP Việt Nam trong năm
2019, kết quả thu được như sau:
Theo như kết quả dự đoán từ bảng 4.7, ngoại trừ tám ngân hàng TMCP không
có khả năng cao nhận được sự góp vốn từ các NĐTNN là BAB, KLB, LPB,
NamABank, NCB, PGBank, SGB, VietCapitalBank thì các ngân hàng còn lại có xu
hướng sẽ có cổ đông nước ngoài trong năm 2019.
Có thể thấy, năm 2019 sẽ là một năm sôi động trong lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài của ngân hàng.
44
Mặt khác, nhiều ngân hàng vẫn đang còn tỷ lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Điển
hình như BIDV và Vietcombank. Theo thông tin từ các ngân hàng này,
Vietcombank đã bắt đầu tiếp xúc NĐTNN, thuê tư vấn định giá và tiến hành kế
hoạch chào bán 10% vốn và có thể Quỹ đầu tư GIC của Singapore và Ngân hàng
Mizuho của Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này trong
tương lai. Và KEB Hana của Hàn Quốc có thể sẽ là ngân hàng mua lại cổ phần của
BIDV nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Bảng 4.7. Kết quả dự báo của mô hình trong năm 2019
Ngân hàng
Tiêu chí năm 2018 (%) Kết quả dự báo năm 2019
SERVICE INTERBANK
Xác suất
(Y=1)
Kết luận
ABBank 16.70 0.74 0.9999 Có CĐNN
ACB 10.39 (0.06) 0.9941 Có CĐNN
BAB 3.15 (1.34) 0.4885 Không có CĐNN
BaoVietBank 3.09 (16.65) 0.9940 Có CĐNN
BID 7.60 (1.95) 0.9738 Có CĐNN
CTG 5.69 (3.75) 0.9395 Có CĐNN
EIB 8.65 (2.38) 0.9898 Có CĐNN
HDB 2.62 (12.02) 0.9598 Có CĐNN
KLB 3.27 (0.14) 0.4104 Không có CĐNN
LPB 1.27 (0.38) 0.1381 Không có CĐNN
MBB 8.15 1.61 0.9446 Có CĐNN
MSB 4.20 (13.89) 0.9936 Có CĐNN
NamABank 1.61 (1.34) 0.2240 Không có CĐNN
NCB 1.48 (5.74) 0.4882 Không có CĐNN
OCB 7.18 (5.63) 0.9895 Có CĐNN
PGBank 2.16 (0.11) 0.2258 Không có CĐNN
PvcomBank 4.09 (8.05) 0.9511 Có CĐNN
SCB 19.81 (8.96) 1.0000 Có CĐNN
SeABank 2.98 (9.46) 0.9299 Có CĐNN
SGB 5.02 0.08 0.3484 Không có CĐNN
SHB 22.58 (4.91) 1.0000 Có CĐNN
STB 30.35 (1.38) 1.0000 Có CĐNN
TCB 23.32 (4.13) 1.0000 Có CĐNN
45
TPB 4.57 (8.14) 0.9667 Có CĐNN
VCB 8.63 6.07 0.8442 Có CĐNN
VIB 9.95 (12.62) 0.9999 Có CĐNN
VietABank (0.71) (12.59) 0.6871 Có CĐNN
VietCapitalBank 1.27 (3.03) 0.2824 Không có CĐNN
VPBank 5.84 (8.30) 0.9880 Có CĐNN
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên mô hình và số liệu từ BCTC của các
ngân hàng TMCP năm 2018)
Lưu ý rằng, xác suất dự đoán được tác giả đưa ra trên đây hoàn toàn căn cứ
vào dữ liệu báo cáo từ các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tác giả chưa xem xét đến
khía cạnh xuất phát từ phía các NĐTNN khi tham gia vào hoạt động này. Do đó,
một ngân hàng nào đó có thể có một xác xuất khá cao về khả năng sẽ có cổ đông
nước ngoài nhưng lại không xảy ra vào năm 2019, có thể là do ngân hàng chưa tìm
được đối tác thích hợp với định hướng phát triển đã đặt ra. Vì vậy, kết quả dự đoán
chỉ cho một cái nhìn chung nhất về khả năng có thể có cổ đông nước ngoài ở các
ngân hàng TMCP Việt Nam với xác suất dự đoán đúng vào khoảng 93.8%. Bên
cạnh đó, người đọc sẽ thấy được xác suất có cổ đông nước ngoài của một số ngân
hàng sẽ cao hơn các ngân hàng khác.
Tóm tắt chương 4
Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra ở chương 2, tác giả xây
dựng các chỉ tiêu đo lường, tính toán số liệu và chạy mô hình hồi quy Binary
Logistic. Theo như kết quả thu được, mô hình có hai biến mang ý nghĩa thống kê đó
là SERVICE và INTERBANK. Tác giả cũng đã thực hiện các kiểm định cần thiết
để kiểm định về mức độ phù hợp, mức độ giải thích và mức độ dự báo tính chính
xác của mô hình để xem xét mô hình có giải thích được tập dữ liệu tại Việt Nam
hay không, kết quả cho thấy mô hình khá phù hợp. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm
định, tác giả cũng đã vận dụng mô hình để đưa ra những dự báo cần thiết về khả
năng ngân hàng TMCP nào trong nước có cổ đông nước ngoài trong năm 2019.
46
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
5.1. Định hướng phát triển chung cho ngành ngân hàng Việt Nam của Chính
phủ giai đoạn 2018-2025
Trên tinh thần Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
08/08/2018 thì chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 có một số vấn đề cơ bản như sau:
Giai đoạn 2018-2020: Cơ cấu lại hệ thống các TCTD với mục tiêu trọng tâm là
xử lý triệt để vấn đề nợ xấu và các TCTD yếu kém để có được một hệ thống tín
dụng hoạt động lành mạnh. Nâng cao năng lực quản trị của các TCTD, từng bước
xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo. Phấn đấu để đạt được các mục tiêu
trong năm 2020 là:
- Tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo
chuẩn mực Basel II, có ít nhất 12 đến 15 ngân hàng áp dụng thành công Basel II
phương pháp tiêu chuẩn trở lên, có một đến hai ngân hàng nằm trong tốp 100 ngân
hàng có tổng tài sản lớn nhất khu vực châu Á.
- Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% (Nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho
VAMC, nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ).
Giai đoạn 2021-2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh, tính minh bạch; tuân thủ
các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị và hoạt động của các TCTD. Phấn đấu
để đạt được các mục tiêu trong năm 2025 là:
- Có ít nhất hai đến ba ngân hàng nằm trong tốp 100 ngân hàng có tổng tài
sản lớn nhất khu vực châu Á, có ba đến năm ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán nước ngoài.
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngLuận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngLuận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoTác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng (20)

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngLuận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân HàngLuận Văn  Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Gia Tăng Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Ngân Hàng
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu Ngân Hàng Vietcombank.
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
 
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu GạoTác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
Tác Động Của Lãi Suất, Lạm Phát Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Bưu ...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Mọi dữ liệu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực với nguồn gốc rõ ràng, xuất phát điểm của đề tài đến từ tình hình thực tế và sự cần thiết trong quá trình hoạt động, phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và khối các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2019 Tác giả Trần Thị Thanh Hằng
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.6. Những đóng góp mới của đề tài........................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................5 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM....................................................................................................................7 2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam........................................................................................7 2.1.1. Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài.......................................................7 2.1.2. Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam...................................................................................................9 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu..................................10 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................15
  • 5. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018...........................................................................................16 3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .......................................................16 3.1.1. Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam.....................................16 3.1.2. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018......18 3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018..................................................................................................21 3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018...........................................................................................21 3.2.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam 26 3.3. Đánh giá chung về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018.................................................................................30 3.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................30 3.3.2. Những mặt hạn chế ...............................................................................31 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................31 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................32 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...................................................................................................................................33 4.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................33 4.2. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................35 4.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu ............................................................................36 4.3.1. Mô tả bộ dữ liệu....................................................................................36 4.3.2. Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic..........................................37
  • 6. 4.3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................42 4.3.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus).......42 4.3.3.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình.........................................42 4.3.3.3. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình.....................42 4.3.4. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo trong năm 2019....................43 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................45 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM..................................................................................46 5.1. Định hướng phát triển chung cho ngành ngân hàng Việt Nam của Chính phủ giai đoạn 2018-2025..................................................................................................46 5.2. Định hướng chiến lược thu hút nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2018-2030.........................................................................................................47 5.3. Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP Việt Nam ..............................................................................................48 5.3.1. Giải pháp nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ..................................48 5.3.2. Giải pháp phát triển hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.............52 5.4. Một số khuyến nghị.........................................................................................54 5.5. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................55 Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................56 KẾT LUẬN ..............................................................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CĐNN Cổ đông nước ngoài NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục Thống kê TMCP Thương mại cổ phần M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và mua lại UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 3.1. Tỷ lệ sở hữu chung của CĐNN tại các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 27 2 Bảng 3.2. Cổ đông chiến lược của một số ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 29 3 Bảng 4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu 37 4 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 38 5 Bảng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy hai biến độc lập SERVICE và INTERBANK 41 6 Bảng 4.4. Kiểm định Omnibus 42 7 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 42 8 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình 43 9 Bảng 4.7. Kết quả dự báo của mô hình trong năm 2019 44
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ STT TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRANG 1 Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012- 2018 16 2 Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018 17 3 Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018 18 4 Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn2012- 2018 19 5 Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2012-2018 19 6 Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 23 7 Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 24 8 Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 25 9 Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018 26 10 Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 33
  • 10. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU Có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực cho các ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy làm thế nào để có được cổ đông nước ngoài? Nghiên cứu này tìm ra và phân tích những nhân tố giúp cho một ngân hàng thương mại cổ phần có được sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra dự báo cần thiết cho năm 2019. Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã thống kê và thu thập dữ liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018 để tính toán các biến cho mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics. Kết quả cho thấy, có hai thành phần tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài đó là Thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động và Số dư ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng. Nghiên cứu này giúp các ngân hàng có sự chủ động nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược. Đồng thời góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này. Từ khóa: Nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần, cổ đông chiến lược, binary logistic.
  • 11. ABSTRACT Investment by foreign investors is one of the measures improving bank’s financial status, technology and bank management. How to get foreign shareholders is the question that many banks concern about. The research will find and analysis the factors leading to the success of Joint Stock Commercial Bank in getting investment by Foreign investors. So that, I will suggest some detail methods also forecasts in 2019. The research based on the financal statement data and some related reports from Joint Stock Commercial Banks from 2012 to 2018 in order to use for the research model. Additionally, binary logistic regression analysis is used in the research. From the regression results, there are two factors affecting to the decision of foreign investors, Proportion of income from services on total operating income (SERVICE) and Net interbank net balance (INTERBANK). This study helps banks take the initiative if they want to acquire foreign shareholders, especially strategic shareholders. At the same time, this study also contributes more materials for students to study related topics and add a theoretical basis for later studies in this field. Keywords: Foreign investors, Joint Stock Commercial Bank, strategic shareholders, binary logistic.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, hợp tác đa phương đã cho thấy một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình nâng cao vị thế đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Và tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập được 63 tổ chức trên trường quốc tế. Điển hình là các tổ chức kinh tế lớn thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (Năm 1995), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu – ASEM (Năm 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương – APEC (Năm 1998), Tổ chức thương mại thế giới – WTO (Năm 2006), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – TPP (Năm 2015). Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có quan hệ hợp tác với trên 500 tổ chức phi Chính phủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tiến trình này đã mang lại những thành tựu nhất định, bên cạnh vấn đề nâng cao tiềm lực chính trị, tăng trưởng kinh tế đất nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý, … còn có vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, cơ quan trong nước đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào nước ta đang ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, song song với những mặt đạt được nó cũng đặt ra nhiều thách thức về phía ta. Đó là, làm sao để tối ưu hóa nguồn vốn này vào mục đích phát triển kinh tế, nâng cao vị thế để có thể chọn lọc nhà đầu tư phù hợp chứ không phải bất kỳ nhà đầu tư nào ta cũng chấp nhận, và cuối cùng là hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi mà quá trình hội nhập kinh tế tương lai sẽ diễn ra sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại cho ta nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức, dễ thấy nhất chính là vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh không chỉ đơn thuần xảy ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là cạnh tranh
  • 13. 2 giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài khi mà các cam kết mở cửa đã tạo điều kiện cho họ gia nhập vào thị trường Việt Nam và có được môi trường cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng khác trong nước. Do đó, vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở đây chính là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước, không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam mà các ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn nữa là ra được thị trường quốc tế. Mặt khác, thời gian qua ta có thể thấy được lộ trình tăng vốn mà Chính phủ đã đặt ra cho phía các ngân hàng thương mại Việt Nam là 3,000 tỷ đồng vào năm 2010 theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Sau đó là Quyết định 2020/QĐ-NHNN thành lập Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó hướng sửa đổi này là nâng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5,000 tỷ đồng trong năm 2012 và sau đó là lên 10,000 tỷ đồng trong năm 2015. Nhưng điều kiện thực tế cho thấy diễn biến tình hình kinh tế không khả quan nên chưa thực hiện được hướng đi này. Thay vào đó, định hướng tới năm 2020 của Chính phủ là tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, với chuẩn mực này rủi ro sẽ được lượng hóa thành con số cụ thể và nhiệm vụ của ngân hàng là chuẩn bị mức vốn đủ để bù đắp được rủi ro này. Đây là một sự chuẩn bị nền tảng để ngân hàng có thể ứng phó được trước những biến động khôn lường của thị trường tài chính. Qua đó ta có thể thấy được quyết tâm cùng kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra ở hiện tại và giai đoạn tới là sự ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính. Các ngân hàng thương mại cần có động thái chuẩn bị cho mình những bước đi cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nếu muốn trụ vững và cạnh tranh được với đối thủ trong và ngoài nước trước áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Xuất phát từ những khó khăn cùng thách thức nêu trên, một trong những giải pháp đã cho thấy được hiệu quả thiết thực mà nó mang lại chính là ngân hàng đi tìm kiếm cho mình các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tác chiến lược để nhận được sự đầu tư từ họ. Vậy ngân hàng cần làm gì để thu hút được sự đầu tư góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài
  • 14. 3 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Một là, tìm và phân tích sâu hơn những nhân tố góp phần mang lại sự thành công cho ngân hàng trong vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng nước ta chủ động hơn trong việc trang bị cho mình những yếu tố cần thiết đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Hai là, đưa ra các dự báo cần thiết cho năm 2019 để có cái nhìn chung nhất về diễn biến và khả năng ngân hàng nào sẽ có được cổ đông nước ngoài. Câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam? Thứ hai, giải pháp giúp các ngân hàng TMCP trong nước có được cổ đông nước ngoài là gì? Khả năng các ngân hàng TMCP có được cổ đông trong năm 2019 ra sao? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong hệ thống 29 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là một vấn đề cần thiết để biết được nhà đầu tư ngoại quan tâm đến khía cạnh nào nhiều hơn khi thực hiện quyết
  • 15. 4 định đầu tư. Trên cơ sở này, các ngân hàng có sự chủ động để chuẩn bị cho mình nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là các cổ đông chiến lược. Góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê: Để thực hiện mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả đã thống kê danh sách các ngân hàng TMCP còn hoạt động và thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch của những ngân hàng này. Như các chỉ số về lợi nhuận, tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu,… để tính toán các biến cần có cho việc thực hiện mô hình nghiên cứu. Danh sách các ngân hàng TMCP được lấy từ website của NHNN Việt Nam và các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch thì được tác giả lấy từ website của các ngân hàng này. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được. 1.6. Những đóng góp mới của đề tài Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến những lý thuyết cơ bản về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngân hàng nói riêng làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này trong hệ thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic về nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistics. Kết quả có được từ mô hình hồi quy sẽ là cơ sở nền tảng để tác giả xây dựng các giải pháp cho các ngân hàng TMCP trong nước chủ động hơn trước vấn đề tìm kiếm đối tác và có được đối tác đầu tư từ nước ngoài. Qua đó mỗi ngân hàng sẽ biết mình cần chuẩn bị gì để đáp ứng được
  • 16. 5 những yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài và sau đó là tiến trình chọn lọc lại đối tác. Đồng thời, kết quả từ phân tích hồi quy cùng những dữ liệu tài chính có được từ các ngân hàng tác giả tiến hành tính toán và đưa ra dự báo cho năm tiếp theo để người đọc phần nào có cái nhìn chung nhất về khả năng có được cổ đông nước ngoài mỗi ngân hàng ra sao và của ngân hang nào cao hơn ngân hàng nào. 1.7. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Thực trạng hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tóm tắt chương 1 Ở chương này, tác giả đề cập đến tính cấp thiết cần có một nghiên cứu cụ thể cho thực trạng vấn đề đang ngày càng được quan tâm không chỉ của các cấp, cơ quan ban ngành mà còn của các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại trong nước nói riêng đó là vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được, tác giả đã tìm ra và phân tích sâu hơn các nhân tố tác động đến sự tham gia góp vốn này, từ đó đưa ra các dự báo cho năm
  • 17. 6 2019 cùng những giải pháp nâng cao khả năng ngân hàng có được cổ đông nước ngoài ở những năm sau, đặc biệt là cổ đông chiến lược.
  • 18. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam 2.1.1. Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài (Foreign investment): “là khái niệm dùng để chỉ các khoản đầu tư của cư dân (Cá nhân, công ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế) thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào nền kinh tế trong nước và của cư dân trong nước ra nước ngoài” (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Với định nghĩa này thì đầu tư nước ngoài được hiểu bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào. Theo đó, hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào. Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước ngoài được đề cập đến như sau: Theo Luật đầu tư (2005): “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Và nêu rõ “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà trong đó, nhà đầu tư nước ngoài (Bao gồm tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và cá nhân có quốc tịch nước ngoài) đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước bằng việc góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp. Trong đó cũng có quy định rõ “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.” Có hai hình thức đầu tư nước ngoài:
  • 19. 8 Một là, đầu tư trực tiếp: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005). Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được hiểu là hình thức đầu tư mà ở đó, nhà đầu tư của một nước (tức nước chủ đầu tư) có tài sản tại nước khác (tức nước thu hút đầu tư) và quyền quản lý tài sản này. (Tổ chức thương mại thế giới – WTO, 1994). Hay như đầu tư trực tiếp là hạn mục đầu tư quốc tế phản ánh sự quan tâm đến lợi ích lâu dài của một tổ chức trong một nền kinh tế (tức nhà đầu tư) đối với một doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây chính là sự tồn tại mối quan hệ bền chặt giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, và cả mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. (Quỹ tiền tệ Quốc tế – IMF, 2007). Hai là, đầu tư gián tiếp: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005). Định nghĩa từ một số tổ chức khác về đầu tư gián tiếp cũng mang ý nghĩa tương tự, nhấn mạnh đến yếu tố “không trực tiếp tham gia quản lý”. Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cách phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì thực tế khi thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng thì NĐTNN đã có các quyền để tham gia hoạt động quản lý và điều hành tương ứng với số cổ phần hay phần vốn góp mà họ nắm giữ. Mặt khác, như thế nào là “trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” thì trong hệ thống các văn bản pháp luật không đưa ra hướng dẫn cụ thể và Luật Đầu tư năm 2014 cũng không có phân
  • 20. 9 biệt rõ khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà chỉ nói chung là đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam Tại Việt Nam, trong lĩnh vực ngân hàng, do có những quy định ràng buộc từ phía Chính phủ về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam nên đến thời điểm hiện tại, các thương vụ góp vốn mua cổ phần của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP diễn ra chỉ mang tính chất mua lại một phần với mục đích đầu tư là chính, không mang tính chất thâu tóm. Sau đây là một số nội dung cơ bản về hình thức mua và tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam đã được đề cập trong Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014): Một là, hình thức mua cổ phần đối với NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của TCTD cổ phần, mua cổ phần trong trường hợp TCTD cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ, hay TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý thành TCTD cổ phần. (Điều 6, Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014). Hai là, tỷ lệ sở hữu cổ phần (bao gồm sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp) đối với NĐTNN: Tỷ lệ sở hữu cổ phần (tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết) của một cá nhân nước ngoài không vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD, còn của một tổ chức nước ngoài thì không vượt quá 15% và giới hạn 20% là dành cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị định này cũng nêu rõ, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là “tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành”.
  • 21. 10 Ngoài ra, giới hạn cho một NĐTNN và người có liên quan của NĐTNN đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ. Và tổng mức sở hữu cổ phần của các NĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. (Điều 7, Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014). 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu Đã có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối tương quan nhất định giữa việc xem xét ra quyết định đầu tư của NĐTNN với một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng trong nước nói riêng. 2.2.1. Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội Nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987) cho thấy rằng các tập đoàn đa quốc gia có những lợi thế riêng nên giúp họ vượt qua những trở ngại về chi phí, sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trước khi đưa ra được quyết định có đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó hay không, họ quan tâm vấn đề chọn nơi đầu tư có các điều kiện về lao động và chính trị thuận lợi phát huy được lợi thế đặc thù của họ như về quy mô vốn và công nghệ để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ và thị trường có tiềm năng để phát triển tại nước được đầu tư. Romer (1986) và Lucas (1988) đã xây dựng nên lý thuyết liên quan đến hành vi đầu tư của nhà đầu tư, kết quả cho thấy rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư bị chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm cả phát sinh từ nội tại doanh nghiệp lẫn môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp gồm có nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; liên quan đến môi trường hoạt động có mức độ phát triển của hệ thống tài chính, các quy định về thủ tục, sự minh bạch thông tin và đầu tư công. Bên cạnh đó, điều kiện tại nước sở tại cũng tác động phần nào đến khả năng ngân hàng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Điển hình như các ngân hàng đến từ các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển thì khả năng có mặt ở nước ngoài sẽ cao hơn (Magri và Rossi, 2005; Forcarelli và Pozzolo, 2001 và 2007). Hay như những quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển thì các ngân hàng ở các quốc gia đó ít
  • 22. 11 có khả năng mở rộng ra nước ngoài hơn vì họ đã có cơ hội kinh doanh trong nước với lợi nhuận lớn hơn (Margi và cộng sự, 2005). Hoặc các ngân hàng ở các nước có GDP cao hơn thường có khả năng đầu tư ra nước ngoài cao hơn (Ter Wengel, 1995). Xét riêng tình hình tại Việt Nam, từ lâu nước ta được biết đến là một quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình qua nhiều năm. Theo bảng xếp hạng của Viện Kinh tế và Hòa bình (Institute for Economics and Peace) năm 2018 về Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index) thì Việt Nam đứng thứ 60 trong tổng 163 quốc gia trên toàn thế giới được đưa vào đánh giá, đây được xem là ở mức cao. Điều này góp phần tạo điều kiện thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì sự ổn định lâu dài cùng với việc chỉ giới hạn xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tác giả không đưa vào phân tích yếu tố chính trị cũng như những yếu tố vĩ mô khác trong nghiên cứu của mình mà chỉ tập trung xem xét yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước với đầy đủ hơn các cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Về sau, khi đất nước có nhiều điều kiện phát triển hơn, nhiều chỉ tiêu đo lường hơn và phản ánh được đầy đủ thông tin hơn thì những vấn đề vĩ mô cần được xem xét đưa vào quá trình nghiên cứu. 2.2.2. Yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước Một nghiên cứu khác nữa của Dunning (1977) có nêu ra những điều kiện để doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp tại nước được đầu tư phải có được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác trong nước về quy mô, công nghệ, hiệu quả hoạt động và khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Xét về yếu tố hiệu quả hoạt động, có nhiều nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan giữa quy mô và hiệu quả hoạt động. Như Macedo và Barbosa (2009), các tác giả này tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ có hiệu quả hoạt động không cao bằng nhóm các ngân hàng lớn. Nghiên cứu của Tschoegel (1983) cũng cho thấy kết quả tương tự. Điều này có thể liên quan đến động lực đa dạng hóa
  • 23. 12 tài sản hoặc do ngân hàng lớn thì khả năng cao có nhiều khách hàng lớn, khi các khách hàng này thực hiện đầu tư sang nước khác thì họ cũng kỳ vọng ngân hàng phục vụ họ có hoạt động tại quốc gia đó (William, 1988; Forcarelli và Pozzolo, 2005). Tuy nhiên nghiên cứu của Périco và cộng sự (2016) cho rằng yếu tố quy mô của ngân hàng không phải là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả, do tác giả nghiên cứu trong phạm vi của Braxin, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng vừa và nhỏ tại quốc gia nghiên cứu đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng lớn. Xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiêm trên và thực tiễn nghiên cứu hiện tại, có thể thấy được rằng, yếu tố nội tại xuất phát từ phía các doanh nghiệp hay ngân hàng trong nước có tương quan đến khả năng nhận được sự quan tâm đầu tư góp vốn của NĐTNN đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác trong cùng phạm vi lãnh thổ hoạt động. Yếu tố hiệu quả hoạt động được thể hiện qua các giả thuyết sau: Thứ nhất, yếu tố quy mô. Các nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và Barbosa (2009), Tschoegel (1983), Forcarelli và Pozzolo (2001) đều đưa ra kết quả chung cho rằng quy mô của doanh nghiệp tương quan cùng chiều với khả năng nhận được sự đầu tư của NĐTNN. Mặc dù Périco và cộng sự (2016) lại không ủng hộ giả thuyết này, vì tác giả nghiên cứu tình hình tại Braxin không cho thấy điều đó. Tuy nhiên, xét về quy mô thì có thể thấy, một doanh nghiệp có quy mô lớn kéo theo nhiều lợi ích riêng đi cùng là mạng lưới hoạt động, năng lực cạnh tranh, sự tín nhiệm của khách hàng và khả năng xử lý rủi ro của nó. Do đó, nghiên cứu này đặt ra giả thuyết: H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Thứ hai, yếu tố khả năng sinh lời. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì một yếu tố nữa cần được xem xét đến chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng
  • 24. 13 cho thấy mối tương quan của yếu tố này đến quyết định đầu tư của NĐTNN. Tuy nhiên vì các tác giả này xem xét đến động cơ xuất phát từ cả hai phía trong một thương vụ M&A xuyên biên nên cho rằng những ngân hàng chủ động sẽ hoạt động tốt hơn và mua lại các ngân hàng nhỏ, hiệu quả kém để tái cấu trúc và tận dụng được nguồn khách hàng sẵn có với chi phí huy động vốn rẻ hơn này, do đó tiêu chí về khả năng sinh lời tác giả này cho rằng có tương quan âm với quyết định mua lại từ ngân hàng chủ động. Trong khi đó, nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và Barbosa (2009) lại gián tiếp ủng hộ giả thuyết khả năng sinh lời có tác động đến khả năng một doanh nghiệp nhận được sự đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác khi cho rằng NĐTNN quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp họ muốn đầu tư trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác. Mặc khác, xét về góc độ đánh giá hiệu quả hoạt động thì chỉ tiêu khả năng sinh lời thể hiện được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không (Josette Peyrard, 2005). Do đó, giả thuyết sau được xem xét: H2: Tỷ suất sinh lời có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Thứ ba, yếu tố thu nhập từ dịch vụ. Macedo và Barbosa (2009) cũng cho thấy sự tác động của hiệu quả hoạt động đến khả năng có sự tham gia của NĐTNN. Thực tế cũng cho thấy rằng, các tập đoàn hay ngân hàng đa quốc gia, lợi thế của họ chính là mảng dịch vụ, điều này dễ thấy hơn khi so sánh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu tiếp theo: H3: Thu nhập từ dịch vụ có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Thứ tư, yếu tố chi phí sử dụng vốn. Kết quả nghiên cứu của Dunning (1977) cho thấy có sự tương quan dương giữa chi phí sử dụng vốn tại doanh nghiệp với khả năng nhận được sự đầu tư từ NĐTNN. Trong trường hợp này nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng cho cùng kết quả. Mặc khác, chi phí sử dụng vốn
  • 25. 14 cũng phản ánh được phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết thứ tư như sau: H4: Chi phí sử dụng vốn có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Thứ năm, yếu tố nợ xấu. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cho thấy có tương quan giữa nợ xấu của ngân hàng bị động và quyêt định của NĐTNN, nhưng là tương quan dương, như đã phân tích, vì tác giả xem xét khía cạnh về động cơ của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này, tác giả phân tích bên mua là những ngân hàng hoạt động hiệu quả và không có kỳ vọng gì về dấu cho tác động của nợ xấu đến quyết định của bên mua, vì tác giả cho rằng nếu danh mục có rủi ro cao đồng nghĩa với việc khả năng thu về lợi nhuận cũng cao nếu như có sự quản lý tốt. Điều này lại trở nên hợp lý khi đặt trong tình huống này và xem xét đến tính hiệu quả hoạt động trong thu hút vốn đầu tư (Dunning, 1977). Giả thuyết thứ năm như sau: H5: Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Thứ sáu, yếu tố chi phí lao động. Đối với yếu tố này, nhiều nghiên cứu đồng loạt cho thấy có sự tương quan với quyết định của NĐTNN như nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987), Romer (1986) và Lucas (1988). Giả thuyết thứ sáu được xây dựng: H6: Chi phí lao động tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Cuối cùng, yếu tố vị thế trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố này cũng được Forcarelli và Pozzolo (2001) đề cập đến trong nghiên cứu của họ. Lưu ý rằng, hiệu quả hoạt động là yếu tố thu hút NĐTNN. Nên trong trường hợp này, đối với nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) ta xem xét đến những ngân hàng hoạt động hiệu quả, bỏ qua vị thế bên mua hay bên bán. Thì có thể thấy, một ngân hàng hoạt động tốt sẽ có vị thế “đi vay” trên thị trường liên ngân hàng (Tức tổng cho vay
  • 26. 15 nhỏ hơn tổng đi vay trên thị trường này). Điều này được giải thích rằng, với các ngân hàng này, vấn đề họ quan tâm hàng đầu chính là tính thanh khoản, do đó họ sẵn sàn bỏ ra chi phí cao hơn để đi vay trên thị trường này giải quyết nhu cầu thanh khoản khi cần để đảm bảo kế hoạch đặt ra và uy tín của ngân hàng. Giả thuyết cuối cùng được xem xét: H7: Vị thế trên thị trường liên ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN. Tóm tắt chương 2 Chương này, trên cơ sở xem xét và làm rõ các lý thuyết nền tảng cùng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã được nghiên cứu trong giai đoạn trước của các nhà nghiên cứu nước ngoài về vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng trong nước, tác giả đã kế thừa có chọn lọc giá trị của các nghiên cứu sao cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Từ đó, tác giả xây dựng bảy giả thuyết nghiên cứu để tiến hành thực hiện bài nghiên cứu của mình.
  • 27. 16 Cung ứng vốn từ TCTD Cung ứng vốn từ thị trường vốn 64.4 64.6 72 76.2 75.5 76.7 78.4 35.6 35.4 28 23.8 24.5 23.3 21.6 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018 3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 3.1.1. Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam Các TCTD có vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế. Theo đồ thị hình 3.1, mặc dù tỷ trọng cung ứng vốn của các TCTD có xu hướng giảm nhẹ vào những năm cuối giai đoạn 2012-2018 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế. Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG) Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-2018 Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong giai đoạn 2013-2015 sao đó ổn định lại và giảm vào năm 2018 (Xem hình 3.2), điều này góp phần hỗ trợ tích cực cho mục tiêu %
  • 28. 17 tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo báo cáo từ UBGSTCQG (2017), tín dụng tiêu dùng tăng mạnh từ năm 2015 (chiếm tỷ trọng lớn trong này là cho vay mua, sửa chữa nhà ở; mua trang thiết bị gia đình; mua phương tiện đi lại). Trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng vẫn sẽ là mảng kinh doanh tiềm năng, chiến lược của các TCTD và được dự báo sẽ tăng trưởng cao. (Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG) Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018 Tuy có giảm vào năm 2014 và 2018 nhưng các năm khác các chỉ tiêu về ROA và ROE có bước tăng trưởng tích cực (Xem hình 3.3). Điều này cho thấy hoạt động của các TCTD nước ta đang dần đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. 25 20 19.2 19.3 15 13.1 14.3 19.3 14 10 12.1 5 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng tín dụng %
  • 29. 18 (Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG) Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018 3.1.2. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài đã trở thành một khu vực phát triển năng động, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nó góp phần tích cực vào các thành tựu tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nước, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ về máy móc, thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý,... 12 10 10 9.06 8 8 6.4 6.4 6 4.7 4.6 4 2 0.4 0.6 0.4 0.5 0.6 0.7 0.7 0 Năm Năm 2012 2013 Năm 2014 ROE Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2018 ROA %
  • 30. 19 40 35 30 25 20 15 10 5 0 35.4 32.5 20.4 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn 2012-2018 14.3 15.6 15.1 10.4 (Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG) Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2012-2018 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 37100.6 35465.5 26890.5 22352.2 21921.7 24115 19100 16348 17500 14500 15800 10046.6 11500 12500 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Triệu USD Tỷ USD
  • 31. 20 Mặt khác, biểu đồ hình 3.4 và hình 3.5 cho thấy tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn 2012-2018 tăng liên tục qua các năm, qua đó có thể thấy được, hoạt động đầu tư nước ngoài giai đoạn này diễn ra khá sôi nổi với giá trị ngày càng lớn. Trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, phát triển bền vững và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Các nước phát triển cũng như các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại và kế hoạch đầu tư. Cùng với đó, các nước đang phát triển cũng chủ trương cải thiện môi trường đầu tư. Điều này làm cho tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở nước ta, theo báo cáo từ TCTK, đánh giá về ảnh hưởng có lợi khi quan hệ với các đối tác nước ngoài, có 42.1% doanh nghiệp lạc quan với đối tác khu vực Đông Á - Thái Bình Dương; 42.0% lạc quan với đối tác Mỹ; 35% lạc quan với đối tác Đông Nam Á và châu Âu; 23.6% lạc quan với đối tác Trung Quốc và 20.7% lạc quan với đối tác châu Mỹ Latin. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng như những hiệu quả mà hoạt động đầu tư nước ngoài đã mang lại, vẫn còn tồn tại một số bất cập đặt ra nhiều thách thức cho nước ta trong giai đoạn tới:  Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, xét về tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước còn ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 3% (Năm 2012 là 2.6%, năm 2013 là 2.7%, năm 2014 và 2015 là 3.1%, năm 2016 là 3.2%, năm 2017 là 3.1%, năm 2018 là 3.2%).  Mức độ thu hút, chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn.  Dựa trên biểu đồ hình 3.4 có thể thấy, vốn đầu tư thực hiện thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư đăng ký trong suốt giai đoạn 2012-2018, đây cũng là một vấn đề cần xem lại, …
  • 32. 21 3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Biểu đồ Hình 3.6 cho thấy, quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP đều tăng liên tục qua các năm trong suốt giai đoạn 2012-2018. Xét riêng về tổng tài sản, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Top 10 những ngân hàng TMCP có tài sản lớn nhất qua các năm như sau: - Năm 2012: CTG (503.5 nghìn tỷ), BID (484.7 nghìn tỷ), VCB (179.9 nghìn tỷ), TCB (179.9 nghìn tỷ), ACB (176.3 nghìn tỷ), MBB (175.6 nghìn tỷ), EIB (170.1 nghìn tỷ), STB (152.1 nghìn tỷ), SCB (149.2 nghìn tỷ), SHB (116.5 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 2,522.6 nghìn tỷ trong tổng 3,265.7 nghìn tỷ của 28 ngân hàng, chiếm 77.2%. - Năm 2013: CTG (576.3 nghìn tỷ), BID (548.3 nghìn tỷ), VCB (469 nghìn tỷ), SCB (181 nghìn tỷ), MBB (180.3 nghìn tỷ), EIB (169.8 nghìn tỷ), ACB (166.6 nghìn tỷ), STB (161.3 nghìn tỷ), TCB (158.9 nghìn tỷ), SHB (143.6 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 2,755.4 nghìn tỷ trong tổng 3,765.5 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 73.2%. - Năm 2014: CTG (661.2 nghìn tỷ), BID (650.3 nghìn tỷ), VCB (577 nghìn tỷ), SCB (242.2 nghìn tỷ), MBB (200.5 nghìn tỷ), STB (189.8 nghìn tỷ), ACB (179.6 nghìn tỷ), TCB (175.9 nghìn tỷ), SHB (169 nghìn tỷ), VPBank (163.2 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 3,208.8 nghìn tỷ trong tổng 4,382.4 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 73.2%. - Năm 2015: BID (850.6 nghìn tỷ), CTG (779.5 nghìn tỷ), VCB (674.4 nghìn tỷ), SCB (311.5 nghìn tỷ), STB (292 nghìn tỷ), MBB (221 nghìn tỷ), SHB (204.7 nghìn tỷ), ACB (201.4 nghìn tỷ), VPBank (193.8 nghìn tỷ), TCB (192 nghìn tỷ).
  • 33. 22 Tổng tài sản đạt 3,921.1 nghìn tỷ trong tổng 5,138.6 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 76.3%. - Năm 2016: BID (1,006.3 nghìn tỷ), CTG (948.5 nghìn tỷ), VCB (787.9 nghìn tỷ), SCB (361.6 nghìn tỷ), STB (332 nghìn tỷ), MBB (256.2 nghìn tỷ), SHB (240.7 nghìn tỷ), TCB (235.3 nghìn tỷ), ACB (233.6 nghìn tỷ), VPBank (228.7 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 4,631.4 nghìn tỷ trong tổng 6,101.5 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 75.9%. - Năm 2017: BID (1,202.2 nghìn tỷ), CTG (1,095 nghìn tỷ), VCB (1,035.3 nghìn tỷ), SCB (444 nghìn tỷ), STB (368.4 nghìn tỷ), MBB (313.8 nghìn tỷ), SHB (286 nghìn tỷ), ACB (284.3 nghìn tỷ), VPBank (277.7 nghìn tỷ), TCB (269.4 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 5,576.4 nghìn tỷ trong tổng 7,317.7 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 76.2%. - Năm 2018: BID (1,313 ngìn tỷ), CTG (1,164.4 nghìn tỷ), VCB (1,074 nghìn tỷ), SCB (508.9 nghìn tỷ), STB (406 nghìn tỷ), MBB (362.3 nghìn tỷ), ACB (329.3 nghìn tỷ), VPBank (323.2 nghìn tỷ), SHB (323.2 nghìn tỷ), TCB (320.9 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 6,125.7 nghìn tỷ trong tổng 8,065.4 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 75.9%.
  • 34. 23 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP) Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Về vốn chủ sở hữu, trước áp lực tăng vốn để thực hiện đúng theo quy định của NHNN, đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả và áp lực đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung các ngân hàng TMCP vẫn đạt được mục tiêu của mình (Vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm, Hình 3.6). Về hiệu quả hoạt động: 9,000.0 8,065.0 8,000.0 7,317.7 7,000.0 6,101.5 6,000.0 5,138.6 5,000.0 4,000.0 4,382.4 3,765.6 3,265.7 4,591.3 3,823.1 4,093.9 3,114.2 3,000.0 2,470.9 2,096.4 2,000.0 1,782.8 1,000.0 276.4 326.2 335.8 373.6 400.7 451.8 531.2 - Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng cho vay Nghìn tỷ đồng
  • 35. 24 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ BCTC của các ngân hàng TMCP) Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam có sự cải thiện trong giai đoạn 2012-2018 (Xem hình 3.7). Cụ thể: - ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) bình quân của các ngân hàng TMCP có giảm nhẹ trong giai đoạn 2012-2015 nhưng sau đó tăng lại, năm 2018 ở mức 1.13%. - ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) bình quân của các ngân hàng TMCP giảm nhiều ở năm 2013 (Từ 9.73% năm 2012 xuống còn 8.00% năm 2013), năm 2014 có tăng lên 8.52% nhưng năm sau đó lại giảm nhẹ còn 8.08% và tăng liên tục giai đoạn sau (năm 2016 và 2018), đạt mức cao nhất 17.23% ở năm 2018. - Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm (Chỉ riêng năm 2016 có tăng nhưng tăng nhẹ). Bên cạnh đó, dựa vào biểu đồ hình 3.8 có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2018 cả thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ đều có xu hướng tăng đều qua các 20.00 18.00 16.00 17.23 14.00 12.02 12.00 10.00 8.00 9.73 9.41 8.00 8.52 8.08 6.00 4.00 2.00 0.00 2.83 2.39 1.92 1.76 1.85 1.64 1.64 0.82 Năm 2012 0.69 Năm 2013 0.65 Năm 2014 1.13 Năm 2015 0.59 Năm 2016 0.62 0.74 Năm 2017 Năm 2018 ROA ROE Tỷ lệ nợ xấu %
  • 36. 25 năm. Xét riêng năm 2018, theo BCTC của các ngân hàng công bố thì có chín ngân hàng đạt lợi nhuận từ dịch vụ trên 1,000 tỷ đồng. Thứ tự từ cao xuống thấp lần lược là BID (3,550.7 nghìn tỷ), TCB (3,535.9 nghìn tỷ), VCB (3,402.4 nghìn tỷ), CTG (2,767.5 nghìn tỷ), STB (2,682.1 nghìn tỷ), MBB (2,561.3 nghìn tỷ), VPBank (1,612.4 nghìn tỷ), ACB (1,497.5 nghìn tỷ), SCB (1,299.4 nghìn tỷ). (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP giai đoạn 2012-2018) Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 Hình 3.9 cho thấy rằng, xét riêng trong hệ thống các ngân hàng TMCP thì nhu cầu vay vốn luôn nhiều hơn nguồn vốn có thể cho vay của các ngân hàng. Nếu bỏ qua những trường hợp trục lợi và hành động thiếu kiểm soát mang nhiều rủi ro đi ngược lại mục tiêu và vai trò vốn có của thị trường liên ngân hàng (Như cho vay lại qua hình thức ủy thác hay vay vốn ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng sau đó cho vay lại dài hạn đối với các tổ chức và dân cư). Thì có thể thấy, thị trường liên 300,000,000 280,011,153 250,000,000 232,876,125 200,000,000 182,149,756 152,915,914 150,000,000 129,744,091 110,980,585116,776,362 100,000,000 50,000,000 7,758,291 10,179,451 9,140,427 11,365,966 14,435,817 21,977,189 27,556,018 - Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thu nhập hoạt động Lợi nhuận từ dịch vụ Triệu VND
  • 37. 26 ngân hàng ở nước ta còn tiềm năng phát triển hơn nữa nếu có những đổi mới thiết thực từ suy nghĩ đến hành động của các TCTD, sự giám sát và điều chỉnh kịp thời của NHNN. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng TMCP) Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018 3.2.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam Từ bảng 3.1. ta có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2018, số lượng ngân hàng TMCP có cổ đông nước ngoài đều chiếm hơn một nửa trong tổng số các ngân hàng TMCP. Điều này cho thấy, đa phần các ngân hàng đều hướng đến mục tiêu tìm kiếm cho mình cổ đông nước ngoài. Đây là xu hướng tất yếu trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, những ngân hàng có quy mô vốn nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh vì các khoản cho vay lớn chỉ có những ngân hàng có quy mô vốn 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 394 323 322.2 272.8 275 301.6 263 191.5 188.7 185.1 131 157.6 136.2 92 Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 Năm 2016 Tổng đi vay Năm 2017 Năm 2018 Tổng cho vay Nghìn tỷ đồng
  • 38. 27 đủ lớn mới có thể đáp ứng được, chưa tính đến việc những ngân hàng nhỏ rất khó tạo được niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, bản thân những ngân hàng này cũng khó để nâng cao trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý khi mà cần phải có nguồn vốn không nhỏ để đầu tư. Do đó, nhu cầu tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược dường như đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong hệ thống các ngân hàng TMCP nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Bảng 3.1. Tỷ lệ sở hữu chung của CĐNN tại các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 STT Ngân hàng TMCP Mã giao dịch Tỷ lệ cổ phần sở hữu chung của cổ đông nước ngoài (%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Công thương Việt Nam CTG 12.1 28.6 28.74 29.53 29.83 30 30 2 Ngoại Thương Việt Nam VCB 19.4 19.7 20.84 20.91 20.84 20.74 20.74 3 Á Châu ACB 30 30 30 30 30 30 30 4 An Bình ABBank 20 30 30 30 30 30 30 5 Đại Chúng Việt Nam PvcomBank 8.2 8.2 8.2 8.2 8.12 8.12 6 Đông Nam Á SeABank 20 20 20 20 20 20 20 7 Kỹ Thương Việt Nam TCB 19.4 19.4 19.4 19.4 19.4 19.41 19.41 8 Phương Đông OCB 20 20 20 20 18.68 4.98 4.98 9 Quốc Tế VIB 20 20 20 20 20 20 20 10 Sài Gòn SCB 0 12.8 12.8 29.7 29.7 29.7 29.7
  • 39. 28 11 Tiên Phong TPB 4.9 4.9 4.9 4.9 9.6 14.6 14.6 12 Xuất Nhập Khẩu EIB 28.6 27.2 25.5 26.2 28 30 30 13 Quân Đội MBB 8.6 10 10 7.46 20 20 20 14 Sài Gòn – Hà Nội SHB 1.8 9.3 9.8 11.31 8.88 7.15 7.15 15 Sài Gòn Thương Tín STB 5.4 4.7 5.9 11.1 8.5 9.36 9.36 16 Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 14.9 0 0 0 0 22.38 22.38 17 Xăng dầu Petrolimex PGBank 0 0 0 0 5 5 5 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCB, BCTN của các ngân hàng) Bảng 3.1 thể hiện chi tiết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng TMCP qua từng năm, tổng cộng có 17 ngân hàng TMCP có tổng cổ đông nước ngoài sở hữu từ 5% cổ phần. Những ngân hàng còn lại (tức 12 ngân hàng) không có cổ đông nước ngoài trong suốt giai đoạn này hoặc tỷ lệ sở hữu thấp (dưới 5%). Qua đó cho thấy, số ngân hàng có CĐNN chiếm hơn một nửa (17 ngân hàng TMCP trên tổng 29 ngân hàng TMCP đưa vào nghiên cứu), điều này cũng nói lên phần nào sự quan tâm của NĐTNN vào ngân hàng TMCP trong nước. Cổ đông chiến lược (Một cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần) của ngân hàng giai đoạn 2012-2018 đến từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông, Malaysia,... bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư. Chi tiết được trình bày trong bảng 3.2, tại bảng này tác giả chỉ đề cập những ngân hàng nào có cổ đông chiến lược.
  • 40. 29 Bảng 3.2. Cổ đông chiến lược của một số ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 STT Ngân hàng TMCP Mã giao dịch Cổ đông chiến lược Tỷ lệ cổ phần sở hữu cao nhất 1 Công thương Việt Nam CTG The Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ, Ltd 19.7% IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P. 5.4% 2 Ngoại Thương VCB Mizuho Bank Ltd 15.0% 3 Á Châu ACB Standard Chartered APR Ltd 8.8% Dragon Financial Holdings Limited 6.8% Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd 6.3% 4 An Bình ABBank Ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank) 20.0% Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) 10.0% 5 Đại Chúng Việt Nam PvcomBank Morgan Stanley 6.7% 6 Đông Nam Á SeABank Societe Generale S.A 20.0% 7 Kỹ Thương Việt Nam TCB Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) 19.4% 8 Phương Đông OCB BNP Paribas 20.0% 9 Quốc Tế VIB Commonwealth Bank of Australia 20.0% 10 Sài Gòn SCB Noble Capital Group 10.0%
  • 41. 30 11 Tiên Phong TPB SBI Ven Holding Pte.Ltd, Singapore 5.0% Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) 5.0% Quỹ đầu tư PYN Elite Fund 5.0% 12 Xuất Nhập Khẩu EIB Sumitomo Mitsui Banking Corporation 15.0% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCB, BCTN của các ngân hàng) 3.3. Đánh giá chung về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 3.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, số lượng ngân hàng TMCP có cổ đông nước ngoài chiếm phần lớn qua các năm (Năm 2012 là 16 trên tổng 28 ngân hàng TMCP; năm 2013, 2017 và 2018 là 17 trên 29 ngân hàng TMCP; năm 2014 và 2015 là 16 trên 29 ngân hàng TMCP). Thứ hai, hoạt động mua lại cổ phần ngân hàng Việt Nam của NĐTNN đều dựa trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, ngân hàng nội địa không bắt buộc phải trở thành đơn vị trực thuộc hay phải thành lập pháp nhân mới mà chỉ dừng lại ở các cam kết hỗ trợ cùng nhau phát triển. Qua đó, các NĐTNN tận dụng được nguồn nhân lực và lượng khách hàng hiện có từ các ngân hàng trong nước làm cơ sở phát triển thêm về sau. Còn các ngân hàng trong nước giải quyết được áp lực tăng vốn từ NHNN, góp phần gia tăng thị phần, quy mô. Thứ ba, công nghệ ngân hàng, quản trị, kiểm soát rủi ro,... có những bước phát triển nhất định, một phần đến từ sự chuyển giao, học hỏi kinh nghiệm của đối tác nước ngoài. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngân hàng trong nước.
  • 42. 31 Thứ tư, mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên nhìn chung trong giai đoạn 2012-2018 cho thấy tình hình hoạt động khả quan của các ngân hàng TMCP như đã phân tích trong phần 3.2.1 của nghiên cứu. Không thể phủ nhận rằng dù ít hay nhiều thì sự tham gia của các NĐTNN cũng đã đóng góp thêm phần nào đó cho sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thứ năm, khi hoạt động của các ngân hàng hiệu quả, lợi nhuận ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc khoản nộp cho ngân sách Nhà nước cũng sẽ tăng theo. 3.3.2. Những mặt hạn chế Thứ nhất, dù mong muốn tìm kiếm cho mình các đối tác đầu tư chiến lược nước ngoài nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể tiếp cận được với nguồn vốn từ các NĐTNN này. Điển hình như thất bại trong thương vụ giữa Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore năm 2014 khi cả hai cuối cùng lại không thỏa thuận được giá. Sau đó GPBank được mua lại bởi NHNN với giá 0 đồng. Thứ hai, đã có nhiều NĐTNN quan tâm đến việc tìm cơ hội đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Và dường như họ không quan tâm nhiều đến quy mô, chỉ cần ngân hàng hoạt động ổn, nợ xấu ở mức chấp nhận được. Nhưng họ vẫn còn nhiều e ngại về vấn đề giới hạn sở hữu của NĐTNN tại ngân hàng chưa được nới rộng và các thủ tục pháp lý. Thứ ba, không phải hoạt động góp vốn nào của NĐTNN cũng mang đến sự cải thiện về mặt chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro,... Mặc dù vẫn có những trường hợp cải thiện nhưng vẫn chưa thật sự đạt được như mong muốn ban đầu. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, NĐTNN muốn mua số lượng lớn nhưng với giá thấp, ngân hàng trong nước lại muốn bán theo giá thị trường, số lượng thì bị giới hạn theo quy định
  • 43. 32 của Chính phủ. Điều này dẫn đến đôi bên không thỏa thuận được về giá. Mặt khác, không cùng chung chiến lược, định hướng phát triển thì các bên cũng không đi đến được thỏa thuận hợp tác sau cùng. Thứ hai, giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các ngân hàng trong nước còn hạn chế (Không quá 30% theo quy định của Chính phủ). Điều này khiến cho nhiều NĐTNN e ngại. Trong nhiều trường hợp, họ không thể đóng góp nhiều về mặt quản trị hay điều hành ngân hàng, do đó không tác động được nhiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thứ ba, chúng ta vẫn chưa thể xác định được hết các động cơ mà NĐTNN tham gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam nên còn khá dè dặt trong hành lang và thủ tục pháp lý. Điều này phần nào gây cản trở, khó khăn cho họ dù cho có ý định đầu tư. Thứ tư, chúng ta cũng chưa hoàn toàn tìm ra được những yếu tố cũng như yêu cầu mà NĐTNN quan tâm nhiều và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là gì nên chưa thật sự chủ động trong khâu chuẩn bị để có thể đón nhận được dòng vốn đầu tư từ họ. Tóm tắt chương 3 Chương này, qua những phân tích về thực trạng hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018, tác giả đã đưa ra được bức tranh chi tiết về diễn biến của hoạt động đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2012-2018. Cũng từ những kết quả phân tích, tác giả đã đúc kết lại những mặt đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, qua đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế góp phần làm cơ sở xây dựng nên các giải pháp trong chương 5.
  • 44. 33 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 4.1. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu thực nghiệm và khung lý thuyết đã phân tích, tác giả thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu như sau: Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
  • 45. 34 Trong đó, các chỉ tiêu đo lường cho mỗi biến: Biến Chỉ tiêu đo lường Kí hiệu Kỳ vọng dấu Quy mô Tổng tài sản của ngân hàng SIZE (+) Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng ROA (+) Thu nhập từ dịch vụ Thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động SERVICE (+) Chi phí sử dụng vốn Chi phí lãi trên tổng lợi nhuận của ngân hàng INTPAID (-) Nợ xấu Nợ xấu trên tổng vốn cho vay của ngân hàng BADLOAN (-) Chi phí lao động Tiền chi trả cho nhân viên trên tổng lợi nhuận của ngân hàng LABORCOST (-) Vị thế cho vay Số dư ròng liên ngân hàng (Cho vay các TCTD - Vay các TCTD) trên tổng tài sản của ngân hàng INTERBANK (-) Mô hình viết dưới dạng biểu thức: 𝑷(𝒀 = 𝟏) 𝐥𝐧 [ 𝑷(𝒀 = 𝟎) ] = 𝖰𝟎 + 𝖰𝟏𝑹𝑶𝑨 + 𝖰𝟐𝑩𝑨𝑫𝑳𝑶𝑨𝑵 + 𝖰𝟑𝑺𝑰𝒁𝑬 + 𝖰𝟒𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬 + 𝖰𝟓𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹𝑪𝑶𝑺𝑻 + 𝖰𝟔𝑰𝑵𝑻𝑷𝑨𝑰𝑫 + 𝖰𝟕𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲 Trong đó, Y là biến phụ thuộc có dạng nhị phân, nhận giá trị 0 nếu ngân hàng không có cổ đông nước ngoài ở năm sau và nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có cổ đông nước ngoài ở năm sau.
  • 46. 35 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Bước 1: Xác định danh sách các ngân hàng TMCP Tác giả lấy danh sách các ngân hàng TMCP còn hoạt động tại thời điểm cuối năm 2018 dựa trên bảng thống kê được công bố trên website của NHNN Việt Nam. Trong danh sách 31 ngân hàng TMCP được công bố, có hai ngân hàng TMCP là ngân hàng TMCP Đông Á và ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín tác giả không tìm được dữ liệu đầy đủ về BCTC trong giai đoạn 2012-2016 do các ngân hàng này không công bố. Nên số lượng ngân hàng TMCP tác giả đưa vào quá trình phân tích cho bài nghiên cứu của mình là 29 ngân hàng TMCP. Bước 2: Xác định kích thước mẫu Trong phân tích hồi quy, theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (1996) đã chỉ ra rằng để phân tích hồi quy đạt được kết quả với đủ độ tin cậy thì số lượng mẫu nên thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50 với n là số lượng mẫu và m là số biến độc lập trong mô hình. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm bảy biến độc lập (ROA, BADLOAN, SIZE, SERVICE, LABORCOST, INTPAID, INTERBANK). Do đó để đảm bảo đủ độ tin cậy thì kích thước mẫu phải đạt tối thiểu n = 8*7+50 = 106 và tác giả đã chọn mẫu với kích thước n = 144 trong bài nghiên cứu của mình. Với 29 ngân hàng TMCP được đưa vào phân tích, mỗi ngân hàng tác giả lấy dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2016 (tương ứng 05 năm), riêng ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam được thành lập từ năm 2013 nên chỉ lấy dữ liệu từ năm 2013 đến năm 2016 (tương ứng 04 năm). Bước 3: Thu thập BCTC đã được kiểm toán của các ngân hàng TMCP Tác giả lấy BCTC đã kiểm toán được công bố trên website của 29 ngân hàng. Một số chỉ tiêu cần thông tin để tính toán nhưng không được công bố trên BCTC thì tác giả lấy thông tin thêm thông qua bản cáo bạch, báo cáo thường niên,… tất cả cũng được lấy từ website của các ngân hàng này. Bước 4: Lấy dữ liệu để tính toán
  • 47. 36 Từ các BCTC, báo cáo thường niên, bản cáo bạch, … của các ngân hàng đã được thu thập ở Bước 3, tác giả tiến hành lấy số liệu để tính toán các chỉ tiêu cho mô hình nghiên cứu. Bước 5: Xử lý dữ liệu đã được tính toán thông qua công cụ IBM SPSS Statistics  Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic: Giải quyết vấn đề đặt ra trong nghiên cứu đó là: nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP ở Việt Nam? Và tác động chi tiết của nó như thế nào? Dựa trên những tác động này để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm mang đến sự thành công cho một ngân hàng TMCP có được NĐTNN, qua đó ngân hàng biết được mình cần phải làm những gì, chuẩn bị ra sao khi muốn là bên được đầu tư. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra được dự báo cho năm 2019 về những ngân hàng khả năng có hoặc không có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.  Kiểm định mô hình: Thực hiện các kiểm định về mức độ phù hợp, mức độ giải thích và mức độ dự báo tính chính xác của mô hình để xem xét mô hình có giải thích được cho tập dữ liệu tại Việt Nam cũng như những dự báo mà mô hình đưa ra có đủ độ tin cậy hay không. 4.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu 4.3.1. Mô tả bộ dữ liệu
  • 48. 37 Bảng 4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn ROA 0.0002 0.0265 0.0073 0.0055 BADLOAN 0.0034 0.0881 0.0248 0.0148 SIZE 13,283,249 1,006,380,635 157,318,434 195,584,718 SERVICES (0.1450) 0.2190 0.0468 0.0507 LABORCOST 0.4138 139.3678 7.3667 16.3349 INTPAID 1.9001 553.6779 28.4614 64.3502 INTERBANK (0.2197) 0.1808 (0.0174) 0.0530 (Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả từ phần mềm SPSS) 4.3.2. Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic
  • 49. 38 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Mối quan hệ Giá trị ước lượng Độ lệch chuẩn Kiểm định Wald Giá trị Sig. Kết quả SIZE 0.000 0.000 0.061 0.044 Bác bỏ H1 ROA -1.040 0.817 1.619 0.203 Bác bỏ H2 Y← SERVICES 0.654 0.175 13.957 0.000 Chấp nhận H3 INTPAID -0.014 0.014 1.021 0.312 Bác bỏ H4 BADLOAN 0.255 0.198 1.655 0.198 Bác bỏ H5 LABORCOST 0.000 0.001 0.619 0.431 Bác bỏ H6 Y← INTERBANK -0.361 0.091 15.768 0.000 Chấp nhận H7 Hằng số -3.660 0.984 13.847 0.000 (Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả từ phần mềm SPSS) Dựa vào bảng 4.2 ta có thể thấy chỉ có hai biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.01) đó là SERVICES và INTERBANK (hệ số Sig. đều bằng 0.000, tức mỗi biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Biến SIZE mặc dù cũng có Sig. < 0.05 nhưng có hệ số khá thấp (0.000) nên có thể kết luận rằng tổng tài sản của ngân hàng không có tác động nhiều đến khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy, quy mô của ngân hàng không thật sự đánh giá được hiệu quả hoạt động của nó.  Thu nhập từ dịch vụ (SERVICE): Hệ số 𝛽 của biến SERVICE là 0.654, nghĩa là thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với khả năng có được cổ đông nước ngoài của ngân hàng và có tác động mạnh nhất trong tất cả các biến. Thực tế cho thấy rằng, thu nhập từ kênh dịch vụ đang dần đóng một vai trò
  • 50. 39 quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng và đã mang lại một nguồn doanh thu đáng kể. Việc tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng là hướng đi đúng, giúp đa dạng hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Điều này phù hợp với định hướng của phần lớn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là hướng đến sự tăng trưởng bền vững, vừa phải và ít rủi ro. Kết quả này giống với nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001), họ đã tìm ra rằng nếu ngân hàng có thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập lớn thì nhiều khả năng sẽ có sự tham gia của NĐTNN.  Vị thế cho vay trên thị trường liên ngân hàng (INTERBANK): Hệ số 𝛽 của biến INTERBANK là -0.361, điều này có nghĩa là số dư ròng liên ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với khả năng có được cổ đông nước ngoài của ngân hàng. Cụ thể, nếu ngân hàng tiếp cận được với nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng càng lớn (tức đi vay nhiều trên thị trường này) thì khả năng có được sự tham gia góp vốn của NĐTNN càng cao. Những biến không có ý nghĩa thống kê: ROA, BADLOAN, LABORCOST, INTPAID:  Tỷ suất sinh lời (ROA): Điều này có thể được giải thích là do trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc một ngân hàng được đầu tư, bỏ qua phân tích hành động của ngân hàng đi mua, do đó thông tin được đưa vào phân tích chỉ là một phần. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Houston và Ryngaert (1999). Mặc khác, ROA của nhóm các ngân hàng TMCP trong giai đoạn này không có sự chênh lệch nhiều giữa những ngân hàng có với không có cổ đông nước ngoài do tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động và hiệu quả đạt được của ngân hàng. Song song đó, NĐTNN có xu hướng muốn một sự tăng trưởng bền vững, vừa phải và e ngại với sự tăng trưởng nóng tại các ngân hàng, nên họ không quá quan tâm nhiều đến chỉ tiêu về ROA.  Nợ xấu (BADLOAN): Trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín
  • 51. 40 dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Bên cạnh đó, theo tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Nhiệm vụ đưa ra là đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu sao cho đạt hiệu quả và áp dụng Basel II tại các TCTD được chú trọng. Sau triển khai, tình hình nợ xấu cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Các ngân hàng quan tâm nhiều hơn vấn đề nợ xấu trong giai đoạn này và có bước thận trọng hơn trong quá trình cho vay. Do đó, tỷ lệ nợ xấu nhìn chung không có sự chênh lệch nhiều giữa những ngân hàng có với không có cổ đông nước ngoài.  Chi phí lao động (LABORCOST): Cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng đi liền với sự cạnh tranh trong chất lượng nhân sự. Nhân sự ổn, đảm bảo chất lượng thì ngân hàng mới phát triển bền vững. Nếu muốn có được nguồn nhân sự đám ứng được yêu cầu này thì chi phí bỏ ra phải mang tính cạnh tranh. Do đó không có sự khác biệt nhiều giữa những ngân hàng có với ngân hàng không có cổ đông nước ngoài về tiêu chí này.  Chi phí sử dụng vốn (INTPAID): Thực tế ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này có bước phát triển nhất định, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn huy động. Do đó nếu muốn huy động được vốn vay thì ngân hàng phải cân nhắc rất kỹ về mãng lãi suất, nếu lãi suất thiếu tính cạnh tranh thì rất khó để huy động được vốn. Mặt khác, các ngân hàng bị chi phối bởi quy định về trần lãi suất từ NHNN Việt Nam nên không có nhiều sự khác biệt trong chi phí huy động vốn giữa các ngân hàng với nhau. Tóm lại, các nhân tố thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào những ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018 là tỷ lệ thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng và tỷ lệ số dư ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, ROA lại không có ý nghĩa, nhưng điều này lại vô tình trùng khớp với kết quả của Houston và Ryngaert (1999), nghiên cứu của họ chỉ ra rằng ROA không phải là biến đáng tin cậy trong việc dự báo khả năng được mua lại của các ngân hàng ở Mỹ
  • 52. 41 mà là quyền sở hữu đồng thời quản lý mới là biến giải thích hiệu quả nhất. Tương tự, các chỉ tiêu về quy mô, nợ xấu, chi phí lao động, chi phí lãi. Qua đó có thể thấy, ở Việt Nam những ngân hàng có được sự tham gia góp vốn của NĐTNN thường là những ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác. Vì động lực chính để các ngân hàng này tìm kiếm cổ đông nước ngoài là mong muốn nâng cao khả năng quản lý; chuyển giao công nghệ; phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; đồng thời giúp cho quá trình tăng vốn của họ đạt thuận lợi hơn. Còn với các ngân hàng, các định chế tài chính nước ngoài muốn trở thành cổ đông chiến lược tại Việt Nam, phần lớn họ hướng đến sự tăng trưởng bền vững, vừa phải; đề cao sự chắc chắn của các yếu tố nền tảng, e ngại với sự tăng trưởng nóng vì tiểm ẩn nhiều rủi ro. Từ những phân tích trên, tác giả tiến hành chạy lại mô hình hồi quy với hai biến độc lập là SERVICE và INTERBANK, kết quả thu được như sau: Bảng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy với hai biến độc lập SERVICE và INTERBANK Biến Hệ số beta Độ lệch chuẩn Kiểm định Wald Giá trị Sig. SERVICE 0.776 0.143 29.521 0.000 INTERBANK -0.340 0.087 15.226 0.000 Hằng số -2.946 0.576 26.198 0.043 Từ kết quả bảng 4.3, mô hình nghiên cứu được thiết lập lại dưới dạng biểu thức: 𝑷(𝒀 = 𝟏) 𝐥𝐧 [ 𝑷(𝒀 = 𝟎) ] = −𝟐. 𝟗𝟒𝟔 + 𝟎. 𝟕𝟕𝟔 ∗ 𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬 − 𝟎. 𝟑𝟒𝟎 ∗ 𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲 Ta cũng có thể biểu diễn phương trình ở dạng khác: 𝐏(𝐘 = 𝟏) = 𝐞(−𝟐.𝟗𝟒𝟔+𝟎.𝟕𝟕𝟔∗𝑺𝑬𝑹𝑽𝑰𝑪𝑬−𝟎.𝟑𝟒𝟎∗𝑰𝑵𝑻𝑬𝑹𝑩𝑨𝑵𝑲) 𝐏(𝐘 = 𝟎) Phương trình này sẽ là căn cứ tác giả dựa vào để tính toán đưa ra các dự báo trong năm 2019.
  • 53. 42 4.3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu 4.3.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus) Bảng 4.4. Kiểm định Omnibus R bình phương Df Hệ số Sig. Mô hình 115.994 2 0.000 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS) Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình trong bảng 4.4 ta thấy hệ số Sig. < 0.01. Do đó, có thể kết luận mô hình cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 99%. 4.3.3.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square Mô hình 78.153a 0.553 0.747 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm IBM SPSS Statistics) Dựa vào bảng 4.5 ta có thể thấy:  Hệ số mức độ giải thích của mô hình Nagelkerke R Square = 0.747. Có nghĩa là 74.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, còn lại là các yếu tố khác. Hệ số này khá cao, chứng tỏ mô hình khá phù hợp với dữ liệu ở Việt Nam.  Bên cạnh đó, giá trị -2 Log likelihood=78.153a cũng không quá cao (trị số này càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp) cho thấy mô hình tương đối phù hợp để áp dụng. 4.3.3.3. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình
  • 54. 43 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình Quan sát Y Tỷ lệ dự đoán đúng 0 1 Y 0 55 3 94.8 1 6 80 93.0 Khả năng dự đoán của mô hình (%) 93.8 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) Dựa vào bảng kết quả bảng 4.6, ta thấy:  Trong số 58 trường hợp ngân hàng không có cổ đông nước ngoài thì mô hình dự báo chính xác được 55 trường hợp, sai 3 trường hợp. Tỷ lệ đúng là 94.8%.  Trong số 86 trường hợp ngân hàng có cổ đông nước ngoài thì mô hình dự đoán chính xác được 80 trường hợp, sai 6 trường hợp. Tỷ lệ đúng là 93.0%.  Tỷ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 93.8%. Như vậy, từ các kết quả kiểm định trên ta có thể kết luận rằng mô hình khá phù hợp với tập dữ liệu tại Việt Nam. Kết quả thu thập được từ mô hình là có thể tin cậy. 4.3.4. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo trong năm 2019 Dựa vào kết quả mô hình thực hiện được với đủ độ tin cậy rút ra từ các kiểm định trên, tác giả thực hiện thao tác tính toán dựa trên số liệu BCTC đã qua kiểm toán của các ngân hàng trong năm 2018 để dự đoán khả năng có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngân hàng TMCP Việt Nam trong năm 2019, kết quả thu được như sau: Theo như kết quả dự đoán từ bảng 4.7, ngoại trừ tám ngân hàng TMCP không có khả năng cao nhận được sự góp vốn từ các NĐTNN là BAB, KLB, LPB, NamABank, NCB, PGBank, SGB, VietCapitalBank thì các ngân hàng còn lại có xu hướng sẽ có cổ đông nước ngoài trong năm 2019. Có thể thấy, năm 2019 sẽ là một năm sôi động trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài của ngân hàng.
  • 55. 44 Mặt khác, nhiều ngân hàng vẫn đang còn tỷ lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Điển hình như BIDV và Vietcombank. Theo thông tin từ các ngân hàng này, Vietcombank đã bắt đầu tiếp xúc NĐTNN, thuê tư vấn định giá và tiến hành kế hoạch chào bán 10% vốn và có thể Quỹ đầu tư GIC của Singapore và Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này trong tương lai. Và KEB Hana của Hàn Quốc có thể sẽ là ngân hàng mua lại cổ phần của BIDV nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Bảng 4.7. Kết quả dự báo của mô hình trong năm 2019 Ngân hàng Tiêu chí năm 2018 (%) Kết quả dự báo năm 2019 SERVICE INTERBANK Xác suất (Y=1) Kết luận ABBank 16.70 0.74 0.9999 Có CĐNN ACB 10.39 (0.06) 0.9941 Có CĐNN BAB 3.15 (1.34) 0.4885 Không có CĐNN BaoVietBank 3.09 (16.65) 0.9940 Có CĐNN BID 7.60 (1.95) 0.9738 Có CĐNN CTG 5.69 (3.75) 0.9395 Có CĐNN EIB 8.65 (2.38) 0.9898 Có CĐNN HDB 2.62 (12.02) 0.9598 Có CĐNN KLB 3.27 (0.14) 0.4104 Không có CĐNN LPB 1.27 (0.38) 0.1381 Không có CĐNN MBB 8.15 1.61 0.9446 Có CĐNN MSB 4.20 (13.89) 0.9936 Có CĐNN NamABank 1.61 (1.34) 0.2240 Không có CĐNN NCB 1.48 (5.74) 0.4882 Không có CĐNN OCB 7.18 (5.63) 0.9895 Có CĐNN PGBank 2.16 (0.11) 0.2258 Không có CĐNN PvcomBank 4.09 (8.05) 0.9511 Có CĐNN SCB 19.81 (8.96) 1.0000 Có CĐNN SeABank 2.98 (9.46) 0.9299 Có CĐNN SGB 5.02 0.08 0.3484 Không có CĐNN SHB 22.58 (4.91) 1.0000 Có CĐNN STB 30.35 (1.38) 1.0000 Có CĐNN TCB 23.32 (4.13) 1.0000 Có CĐNN
  • 56. 45 TPB 4.57 (8.14) 0.9667 Có CĐNN VCB 8.63 6.07 0.8442 Có CĐNN VIB 9.95 (12.62) 0.9999 Có CĐNN VietABank (0.71) (12.59) 0.6871 Có CĐNN VietCapitalBank 1.27 (3.03) 0.2824 Không có CĐNN VPBank 5.84 (8.30) 0.9880 Có CĐNN (Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên mô hình và số liệu từ BCTC của các ngân hàng TMCP năm 2018) Lưu ý rằng, xác suất dự đoán được tác giả đưa ra trên đây hoàn toàn căn cứ vào dữ liệu báo cáo từ các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tác giả chưa xem xét đến khía cạnh xuất phát từ phía các NĐTNN khi tham gia vào hoạt động này. Do đó, một ngân hàng nào đó có thể có một xác xuất khá cao về khả năng sẽ có cổ đông nước ngoài nhưng lại không xảy ra vào năm 2019, có thể là do ngân hàng chưa tìm được đối tác thích hợp với định hướng phát triển đã đặt ra. Vì vậy, kết quả dự đoán chỉ cho một cái nhìn chung nhất về khả năng có thể có cổ đông nước ngoài ở các ngân hàng TMCP Việt Nam với xác suất dự đoán đúng vào khoảng 93.8%. Bên cạnh đó, người đọc sẽ thấy được xác suất có cổ đông nước ngoài của một số ngân hàng sẽ cao hơn các ngân hàng khác. Tóm tắt chương 4 Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra ở chương 2, tác giả xây dựng các chỉ tiêu đo lường, tính toán số liệu và chạy mô hình hồi quy Binary Logistic. Theo như kết quả thu được, mô hình có hai biến mang ý nghĩa thống kê đó là SERVICE và INTERBANK. Tác giả cũng đã thực hiện các kiểm định cần thiết để kiểm định về mức độ phù hợp, mức độ giải thích và mức độ dự báo tính chính xác của mô hình để xem xét mô hình có giải thích được tập dữ liệu tại Việt Nam hay không, kết quả cho thấy mô hình khá phù hợp. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, tác giả cũng đã vận dụng mô hình để đưa ra những dự báo cần thiết về khả năng ngân hàng TMCP nào trong nước có cổ đông nước ngoài trong năm 2019.
  • 57. 46 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 5.1. Định hướng phát triển chung cho ngành ngân hàng Việt Nam của Chính phủ giai đoạn 2018-2025 Trên tinh thần Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/08/2018 thì chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có một số vấn đề cơ bản như sau: Giai đoạn 2018-2020: Cơ cấu lại hệ thống các TCTD với mục tiêu trọng tâm là xử lý triệt để vấn đề nợ xấu và các TCTD yếu kém để có được một hệ thống tín dụng hoạt động lành mạnh. Nâng cao năng lực quản trị của các TCTD, từng bước xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo. Phấn đấu để đạt được các mục tiêu trong năm 2020 là: - Tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, có ít nhất 12 đến 15 ngân hàng áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên, có một đến hai ngân hàng nằm trong tốp 100 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất khu vực châu Á. - Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% (Nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC, nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ). Giai đoạn 2021-2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh, tính minh bạch; tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị và hoạt động của các TCTD. Phấn đấu để đạt được các mục tiêu trong năm 2025 là: - Có ít nhất hai đến ba ngân hàng nằm trong tốp 100 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất khu vực châu Á, có ba đến năm ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.