SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HƯƠNG LAN
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HƯƠNG LAN
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L
NGƯỜIHƯỚNG DẪN: TH.S. KHUẤT QUANG PHÁT
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hương Lan
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
QSHTT : Quyền sở hữu trí tuệ
NHTM : Ngân hàng thương mại
BLDS : Bộ luật dân sự
TSTT : Tài sản trí tuệ
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... 3
Tôi xin camđoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn
trong Khóa luận tốt nghiệp đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. ....................................... 3
Tôi xin chân thành cảmơn!............................................................................................................ 3
NGƯỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 3
Nguyễn Hương Lan....................................................................................................................... 3
MỤC LỤC.................................................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiếtcủa việc nghiêncứu đề tài ................................................................................ 8
2. Tình hìnhnghiêncứu đề tài.................................................................................................... 9
3. Mục đíchcủa việcnghiêncứu đề tài ....................................................................................... 9
4. Phươngpháp nghiêncứu....................................................................................................... 9
5. Kết cấu khóa luận .................................................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................11
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝLUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAYCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........11
1.1. Hoạt độngcho vay của ngân hàng thươngmại ...............................................................11
1.1.1. Khái niệm ngânhàng thương mại ..........................................................................11
1.1.2. Hoạt độngcho vay của ngânhàngthương mại.......................................................12
1.2. Biệnpháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt độngcho vay trong ngân hàng
thươngmại..............................................................................................................................14
1.2.1. QSHTT - Đối tượng của biệnpháp bảođảmtiền vay................................................14
1.2.1.1. Kháiniệm QSHTT.............................................................................................14
1.2.1.2. Đặc điểm.........................................................................................................15
1.2.1.3. Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT...........................................................16
1.2.1.4. Điều kiện để QSHTT trở thành tài sản bảo đảm ................................................17
1.2.2. Khái quát về biện phápbảo đảmthực hiện nghĩavụ .................................................. 18
1.2.2.1. Kháiniệm biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ ................................................. 18
1.2.2.2. Đặc điểm ................................................................................................................ 19
1.2.3. Biện phápbảo đảmQSHTT trong hoạtđộngcho vay của ngânhàngthương mại. ... 21
1.2.3.1. Các biện pháp bảo đảmcụ thể: .............................................................................. 21
1.2.3.2. Đăng ký giao dịch bảo đảmtiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên ..................... 25
1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời hạn bảo đảm...................................... 26
1.2.3.4. Xử lý QSHTT khi nghĩa vụ trả nợ bị vi phạm........................................................... 29
1.3. Kinhnghiệmquốc tế về biệnpháp bảo đảm tiền vay bằng quyền sở hữu trí .................... 30
1.3.1. Hoa Kỳ ............................................................................................................................ 30
1.3.2. Trung Quốc..................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 35
2.1. Một số vụ việcvề cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thươngmại ............... 35
2.1.1. NgânhàngĐầu tư và Phát triển Việt Namcho vay có bảo đảmbằngbiện phápchấp
quyền đối với tác phẩmđiệnảnh. ................................................................................................ 35
2.1.2. Agribankcho vay có bảođảmbằng quyềnsử dụngthương hiệuvà nhãn hiệuthương
mại 35
2.2. Cơ sở pháp lý cho việcáp dụngbiện pháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT ........................ 37
2.2.1.Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 37
2.2.2.QSH TT là một tài sản bảo đảm tiềm năng ................................................................... 40
2.2.2.1. Cho phép sử dụng QSHTT làmtài sản bảo đảm. ................................................... 40
2.2.2.2. Tài sản bảo đảm - QSHTT, được điều chỉnh tương đối đầy đủ. ............................. 42
2.2.2. Thế chấptài sản– Biện phápbảo đảmthực hiện nghĩavụ phùhợp với tài sản bảo
đảmlà QSHTT ................................................................................................................................ 50
2.2.2.1. Đăng ký giao dịch bảo đảm.................................................................................... 56
2.2.2.2. Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ ......................................................... 58
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦANGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI ... 65
3.1. Nhu cầu hoàn thiệnpháp luật về biệnpháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt
độngcho vay của ngân hàng thươngmại..................................................................................65
3.1.1. Hoàn thiệnpháp luậtvề về giaodịch bảođảmvà luật sở hữu trí tuệ đểtạo cơ sở
pháplý cho hoạt độngchovay của ngânhàng thươngmại ...................................................65
3.1.2. Hoàn thiệnpháp luậtgiaodịch bảođảm và luậtsở hữu trí tuệ để đápứng yêu cầu từ
thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại .................................................................. 66
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSHTT để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ....... 67
3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biệnpháp bảo
đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thươngmại. ......................... 68
3.2.1.Đối với nhà nước ........................................................................................................... 68
3.2.2.Đối với ngân hàng ......................................................................................................... 70
3.2.3.Đối với doanh nghiệp cần gia tăng mức độ nhận biết và sử dụng QSHTT bằng cách
72
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, nguồn vốn là một trong các yếu tố quan trọng quyết
định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của các tổ chức kinh tế nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng. Các ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay của mình đã
hỗ trợ một phần không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Hoạt động
cho vay có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay đang bị kìm hãm do tài sản bảo đảm cho khoản vay
được các ngân hàng chấp nhận chủ yếu là bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện
giao thông,… là các tài sản hữu hạn về mặt số lượng và ẩn chứa nhiều rủi ro bởi các
cuộc khủng hoảng kinh tế . Các tổ chức ngân hàng gần như “bỏ quên” quyền SHTT –
một loại tài sản có giá trị, đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các
doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê
về cơ cấu tài sản theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P, tài sản IP tăng nhanh qua
từng năm, tài sản vô hình của nhóm công ty 17%, hữu hình 83%. Đến năm 2010, tài
sản vô hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ còn lại 20% và ước tính tháng
01/2015, tài sản vô hình đã tăng lên 84%, trong kho tài sản hữu hình chỉ còn lại 16%.
Trong đó tại Việt Nam, theo Báo cáo Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về tài
sản vô hình và giá trị thương hiệu năm 2017 của Brand Finance, giá trị thương hiệu
trong các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đáng kể, lên đến hàng tỷ đô la Mỹ như
Vinamilk, Vingroup, Viettel,… Nếu được chấp nhận áp dụng trong việc bảo đảm
khoản vay thì các TSTT sẽ góp phần rất lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc của hoạt
động cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Cho vay có bảo đảm bằng quyền SHTT đã xuất hiện từ lâu, được một số ngân
hàng của một số nước phát triển áp dụng và đạt được hiệu quả. Đây cũng là xu hướng
chung của các nước phát triển trong việc khai thác, tận dụng giá trị của QSHTT. Việt
Nam đã có những ý tưởng về mô hình bảo đảm tiền vay này với các quy định pháp luật
dân sự làm nền tảng, các bài viết, bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo,… tuy nhiên các
ngân hàng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả khả thi với sự thiếu vắng quy định pháp
luật điều chỉnh. Đề tài này cũng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà
nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều các bài nghiên cứu chuyên sâu làm rõ về các khía
cạnh trong vấn đề này hoặc các bài viết chưa có tính hệ thống, chưa đưa ra bức tranh
toàn cảnh về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân
hàng thương mại. Nên cần tiếp tục nghiên cứu về mô hình này cả về lý luận, thực tiễn
để làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Có sự tham
khảo, nghiên cứu pháp luật của các nước đi trước để rút ra những định hướng giải
quyết cho vấn đề của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã nêu ở trên, việc nhận bảo đảm tiền vay bằng QSHTT mới diễn ra trong
thời gian gần đây, tại một số ngân hàng thương mại của một số nước đang phát triển.
Do đó, đây vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và phức tạp ở cả trên thế giới và Việt Nam.
Bởi vậy, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế.
Các nội dung được tác giả đề cập đến trong luận văn này chủ yếu được xây dựng trên
cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và tham khảo thực tế hoạt động của các
ngân hàng thương mại.
3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ cơ sở lý luận cho việc
áp dụng các biện pháp Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của
ngân hàng thương mại, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề mới mẻ này, kinh
nghiệm pháp luật của một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
Pháp luật. Trên cơ sở phương pháp luận, bài viết được vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh luật
học, phương pháp tổng hợp.
5. Kết cấu khóa luận
Bài khóa luận có kết cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung với kết cấu được chia làm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu
trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Chương II. Pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ
trong hoạt động của ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam.
- Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bảo đảm
tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngânhàng thương mại
Với nhu cầu của đời sống, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động của một số thương
gia như đổi tiền, giữ tiền hộ và thu tiền hộ,… qua thời gian và sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, đã phát triển thành các nghiệp vụ ngân hàng như hiện nay và được
các NHTM thực hiện.
Mặc dù đã hình thành từ lâu đời, song giữa các nhà nghiên cứu, các tổ chức liên
quan đến lĩnh vực ngân hàng chưa có sự thống nhất về khái niệm ngân hàng thương
mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại được đưa ra tùy thuộc
vào cách thức tiếp cận, điều kiện kinh tế của từng quốc gia, các nghiệp vụ mà ngân
hàng thực hiện,… Có thể đề cập đến một số khái niệm về NHTM theo pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới như sau:
Theo pháp luật của nước Pháp, “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành
nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác
các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài
chính”.
Theo pháp luật Mỹ, NHTM được định nghĩa là “loại hình tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và
thanh toán... và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế, chuyên thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ bằng cách cung cấp các dịch vụ về tài chính cho khách hàng là tổ
chức, cá nhân như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
Trong đó nguồn tiền để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ này đến từ sự luân chuyển
nguồn tiền của khách hàng gửi tiền. Cụ thể: nguồn tiền có được từ hoạt động nhận tiền
gửi sẽ trở thành nguồn vốn của hoạt động cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.
Ngược lại, khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các hoạt động trên sẽ được dùng
một phần để chi trả tiền lãi cho người gửi tiền.
Sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát
triển, các hoạt động của ngân hàng thương mại ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài
các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay thì các hoạt động
ngân hàng mới được ra đời, áp dụng ngày càng phổ biến như thư tín dụng (L/C), chiết
khấu, bảo lãnh, bao thanh toán,… Các hoạt động ngân hàng vừa là động lực thúc đẩy
ngân hàng phát triển, đồng thời là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến vì mục tiêu
lợi nhuận và lợi ích khách hàng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng mà cụ thể là hoạt
động cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng.
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại
Trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, cho vay là nghiệp vụ cấp tín
dụng truyền thống, có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM và được các NHTM hết sức
chú trọng.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Xét về bản chất pháp lý, hoạt động cho vay là một hợp đồng, hay hợp đồng tín
dụng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho
vay đối với một khoản tiền vay nhất định, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng tín dụng giữa NHTM và khách hàng mang bản chất là
hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự, tuy nhiên hợp đồng tín dụng mang những
đặc thù về chủ thể tham gia, đối tượng của hợp đồng và nguyên tắc hoàn trả:
- Chủ thể: Trong hợp đồng vay tài sản, chủ thể của hợp đồng - bên vay và bên
cho vay, là cá nhân, pháp nhân bất kỳ đáp ứng đủ năng lực chủ thể và điều
kiện cho vay, trong đó một bên chủ thể có (có quyền sở hữu hoặc được trao
quyền cho vay đối với tài sản) tài sản và một bên chủ thể có nhu cầu vay tài
sản. Còn trong hợp đồng tín dụng, một bên chủ thể tham gia quan hệ, với vai
trò là bên cho vay bắt buộc là NHTM được nhà nước cho phép thực hiện
nghiệp vụ cho vay. Bên vay có thể là cá nhân, pháp nhân đáp ứng được các
điều kiện cho vay như: mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi và hiệu quả
của dự án, năng lực tài chính của bên vay tiền,…
- Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản theo quy
định của luật. Còn đối tượng của hợp đồng tín dụng là một loại tài sản đặc biệt
- tiền tệ.
- Nguyên tắc hoàn trả: Nếu như trong hợp đồng vay tài sản, ngoài việc trả lại tài
sản theo đúng số lượng, chất lượng thì việc trả lãi là do các bên thỏa thuận,
không mang tính bắt bắt buộc thì trong hợp đồng tín dụng sẽ đặt ra yêu cầu trả
đầy đủ gốc và lãi.
Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính rủi ro cao. Tính rủi ro này do
nhiều yếu tố tạo nên, trong đó tiền tệ - đối tượng của hợp đồng tín dụng, là một yếu tố
then chốt tạo ra tính chất rủi ro. Nguồn tiền mà NHTM sử dụng để cho khách hàng vay
có nguồn gốc là tiền có được từ hoạt động huy động vốn của khách hàng. Nên trong
trường hợp bên vay không không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa
thuận thì NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi
trả. Đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với một một NHTM nói riêng và hệ thống ngân
hàng nói chung. Bởi khi đó NHTM phải đứng trước nguy cơ phá sản. Việc phá sản
ngân hàng gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, đó là quyền lợi của
người gửi tiền, sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và sự phát triển ổn định của
cả nền kinh tế.
Để phòng ngừa, giảm thiểu những rủi ro này, nhà nước và các ngân hàng thương
mại đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro khác nhau như: Các quy định nhà nước
về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng (hệ số an toàn vốn tối thiểu– CAR, giới
hạn tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh bất động sản và chứng khoả;
tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; trích lập dự phòng rủi ro,… ) và biện
pháp hạn chế rủi ro do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, trong đó có biện
pháp bảo đảm tiền vay.
1.2. Biệnpháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay
trong ngân hàng thương mại
1.2.1. QSHTT - Đối tượng của biệnpháp bảođảm tiềnvay
1.2.1.1. Khái niệm QSHTT
Hiện nay không có một khái niệm thống nhất về QSHTT, mà tùy theo cách tiếp
cận khác nhau về QSHTT sẽ có khái niệm khác nhau. Cụ thể:
Theo tổ chức SHTT thế giới, là một tổ chức quốc tế có mục đích hỗ trợ nhằm
đảm bảo quyền của người phát minh và chủ sở hữu TSTT được bảo hộ trên toàn thế
giới, thúc đẩy sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển, thì “QSHTT bao
gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương
trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền
hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa
học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ
dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền
khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học
hoặc nghệ thuật”.
Theo Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs),
tiếp cận QSHTT dưới góc độ kinh tế, thương mại thì QSHTT là quyền được trao cho
người tạo ra thành quả sáng tạo bởi trí tuệ của họ, QSHTT trao cho người sáng tạo một
độc quyền trong việc sử dụng sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
QSHTT bao gồm 2 mảng chính là quyền tác giả và quyền liên quan; sở hữu công
nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu QSHTT là các quyền của chủ thể đối với tài sản vô hình là
thành quả của sự lao động trí óc, được nhà nước thừa nhận.
Đối tượng của QSHTT là TSTT. TSTT được đề cập đến là sự sáng tạo của trí tuệ
như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng chế, thiết kế công nghiệp, tên gọi, biểu tượng
và hình ảnh được sử dụng trong thương mại,… và được chia làm ba nhóm:
- Sở hữu công nghiệp bao gồm bằng độc quyền sáng chế, tên thương mại,
thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…
- Quyền tác giả (bản quyền) bao gồm các tác phẩm văn học (như tiểu
thuyết, thơ, kịch), tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật
(tranh, ảnh và các tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc. Quyền liên quan đến
quyền tác giả bao gồm các tác phẩm của nghệ sỹ biểu diễn (cuộc biểu diễn), bản
ghi âm, ghi hình.
- Quyền đối với giống cây trồng.
QSHTT được chia làm hai nhóm quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền
nhân thân là những quyền thuộc về riêng cá nhân tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra
TSTT), không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào, ngay cả trong
trường hợp tác giả không còn. Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật
chất phát sinh từ TSTT. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và từng đối tượng
của QSHTT, quyền nhân thân và quyền tài sản được pháp luật ghi nhận khác nhau.
1.2.1.2. Đặc điểm
- Tính vô hình: QSHTT là quyền của chủ thể đối với TSTT, là một tài sản
vô hình, không thể nhận thức được thông qua các giác quan mà chỉ nhận thức
được bằng lý trí. Do đó, QSHTT cũng mang tính chất vô hình.
- QSHTT được bảo hộ có giới hạn. QSHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi
không gian và thời gian nhất định:
Phạm vi bảo hộ theo không gian (hay Tính chất lãnh thổ): QSHTT được
pháp luật quốc gia nào công nhận thì có hiệu lực và được bảo vệ trong phạm vi
quốc gia đó. Tuy nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa, hợp tác phát triển thế giới
ngày càng mạnh mẽ thì giới hạn về lãnh thổ được bảo hộ gần như xóa nhòa nhờ
vào việc đăng ký quốc tế.
Phạm vi bảo hộ theo thời gian: QSHTT chỉ được bảo hộ trong thời gian
nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia. Hết thời hạn bảo hộ, QSHTT sẽ
thuộc về công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng.
- Tính độc quyền: QSHTT trao cho chủ sở hữu TSTT quyền độc quyền
trong việc cho người khác sử dụng hay không sử dụng TSTT của mình. Tính độc
quyền này cũng được thể hiện trong việc ngăn chặn người khác xâm phạm đến
của mình.
1.2.1.3. Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT
Chủ sở hữu đối với TSTT là người có các quyền đối với TSTT, là chủ thể đã bỏ
thời gian, tài chính của mình để tác giả có được tài sản, theo hợp đồng lao động, hợp
đồng thuê, hoặc chính là tác giả nếu họ đồng thời bỏ tài chính ra để tạo ra tài sản. Chủ
sở hữu là người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận chuyển giao
QSHTT từ chủ thể khác. Do đó, họ có các quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài
sản của mình.
Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các TSTT. Quyền sở hữu bao gồm: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu TSTT được thể hiện
rất mờ nhạt và trongmột số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. Đối với quyền
sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện
khác nhau. Quyền định đoạt đối với TSTT được thể hiện gần giống như quyền định
đoạt tài sản hữu hình.
Quyền sử dụng TSTT là quyền của chủ sở hữu được sử dụng và hưởng lợi tức từ
TSTT. Chủ sở hữu TSTT có thể thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua các
phương thức sử dụng TSTT khác nhau như: tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng TSTT
hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng TSTT để đổi lại những khoản lợi tức nhất
định thông qua việc cho thuê, license, chuyển giao công nghệ,…
Quyền định đoạt TSTT là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu TSTT
cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu TSTT của mình. Việc từ bỏ quyền sở hữu đối
với TSTT của mình được thực hiện bằng việc tuyên bố từ bỏ QSHTT được bảo hộ
trong thời gian bảo hộ.Việc chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác diễn ra
phổ biến dưới các hình thức như chuyển nhượng, góp vốn bằng QSHTT, sử dụng
TSTT để bảo đảm tiền vay,…
Như vậy, các chủ sở hữu có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với TSTT, bao
gồm quyền dùng QSHTT của mình để bảo đảm cho các khoản vay với các ngân hàng
thương mại.
1.2.1.4. Điều kiện để QSHTTtrở thành tài sảnbảođảm
- QSHTT thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
Việc chứng minh QSHTT của một chủ thể được thể hiện qua một số giấy tờ pháp
lý liên quan đến QSHTT. Tùy thuộc vào đối tượng QSHTT và việc chủ thể có QSHTT
thông qua cách thức nào mà sẽ có những giấy tờ pháp lý thể hiện tương ứng.
- QSHTT phải còn trong thời hạn bảo hộ.
Điều kiện này của QSHTT là nhằm bảo đảm điều kiện đầu tiên của QSHTT. Bởi
QSHTT là một quyền sở hữu có thời hạn, thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định. Hết
thời hạn bảo hộ, các đối tượng QSHTT sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu của bên
bảo đảm, mà thuộc quyền sở hữu của công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng,
khai thác đối với TSTT đó mà không cần phải xin phép hoặc bị người khác cản trở,
thậm chí cả người đã sáng tạo ra TSTT. Do đó, một QSHTT chỉ được sử dụng làm tài
sản bảo đảm khi thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tức là còn thời hạn bảo hộ. Việc
còn thời hạn bảo hộ cũng nhằm bảo đảm giá trị của QSHTT.
- QSHTT không phải là đối tượng của một tranh chấp bất kỳ
Khi một QSHTT là đối tượng của một tranh chấp, tranh chấp có thể là tranh chấp
quyền sở hữu, tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền và bồi thường thiệt
hại, thì một phán quyết được đưa ra có thể bất lợi cho bên bảo đảm, đồng thời đẩy tỷ lệ
rủi ro của NHTM lên cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho NHTM, yêu cầu này đối với
QSHTT là phù hợp.
1.2.2. Khái quát về biệnpháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ
1.2.2.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩavụ
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mang bản chất là hợp đồng vay tài
sản. Nên biện pháp bảo đảm tiền vay cũng mang bản chất là các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ.
Biện pháp bảo đảm là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của
bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền.
Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh - thương mại, biện pháp
bảo đảm có vai trò rất quan trọng.
Hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law) có những
cách tiếp cận khác nhau về giao dịch bảo đảm, dựa trên truyền thống lịch sử pháp luật,
đó là tiếp cận theo hình thức hoặc chức năng.
Các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái
Lan,… tiếp cận theo hướng hình thức, tức là quan tâm đến việc phân biệt các biện pháp
đảm bảo và đưa ra từng khái niệm riêng cho từng loại biện pháp bảo đảm mà không có
một khái niệm chung. Do đó, giao dịch bảo đảm trong pháp luật của các nước theo hệ
thống pháp luật này, được định nghĩa theo hướng liệt kê, bao gồm các biện pháp bảo
đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…
Trong khi đó, các nước trong hệ thống pháp luật Common Law, tiêu biểu là
Anh, Hoa Kỳ, Canada,.. tiếp cận giao dịch bảo đảm theo hướng chức năng – hướng đến
một lợi ích bảo đảm. Theo đó, giao dịch bảo đảm là một hợp đồng xác lập lợi ích bảo
đảm. Một lợi ích bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm với sự đảm bảo rằng nếu
bên bảo đảm không trả được nợ, người đó có thể được hoàn lại giá trị của khoản vay
bằng cách sở hữu tài sản bảo đảm cụ thể (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm), thay vì chỉ
nhận một phần tài sản của người vay sau khi tài sản đó được chia trong số tất cả các
chủ nợ. Các biện pháp bảo đảm cụ thể bao gồm: Bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Ngoài ra
một biện pháp bảo đảm khác phổ biến trong hệ thống pháp luật Common Law, trong
đó bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận với nhau về việc bên bảo đảm trao
cho bên nhận bảo đảm một quyền hoặc lợi ích trên tài sản của mình, lợi ích hoặc quyền
đó được gọi là “đặc quyền”.
Như vậy hiện nay không có một khái niệm chung dùng cho biện pháp bảo đảm,
pháp luật mỗi quốc gia đều có một khái niệm riêng về biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên,
qua phân tích trên thì có thể hiểu, biện pháp bảo đảm là một giao dịch hoặc biện pháp
thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho bên có quyền, nhằm bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vậy biện pháp bảo đảm trong hoạt động
cho vay của ngân hàng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng về
việc thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho ngân hàng, nhằm bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
1.2.2.2. Đặc điểm
Biện pháp bảo đảm tiền vay mang mang bản chất là một giao dịch, do vậy, bao
gồm các đặc điểm cơ bản của một giao dịch nói chung. Đồng thời, biện pháp bảo đảm
tiền vay vẫn mang những đặc điểm riêng, giúp phân biệt giao dịch bảo đảm với các loại
giao dịch khác, cụ thể:
- Biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận xác lập đặc quyền hoặc lợi ích đối với tài
sản thuộc sở hữu của người vay (hoặc bên thứ ba) hoặc một cam kết thực hiện nghĩa vụ
thay thế của người thứ ba cho ngân hàng.
Xuất phát từ mục đích của biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, một lợi ích hoặc đặc quyền sẽ được thiết lập trên
tài sản thuộc sở hữu của người vay cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có quyền truy
đòi tài sản hoặc kiểm soát lưu thông và quyền ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ
không có tài sản bảo đảm khác khi xử lý tài sản bảo đảm.
- Biện pháp bảo đảm tiền vay là giao dịch phụ bên cạnh giao dịch chính là giao
dịch cho vay giữa ngân hàng và người vay
Biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người
vay khi đến hạn thực hiện, do đó, một trong các căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm là
giao dịch cho vay, nội dung của biện pháp bảo đảm (thời hạn bảo đảm, nội dung, hiệu
lực của giao dịch bảo đảm) phải phù hợp với giao dịch cho vay, nghĩa vụ trả nợ chấm
dứt cũng làm chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Khi nghĩa vụ được bảo đảm (giao dịch được bảo đảm) vô hiệu, hủy bỏ, đơn
phương chấm dứt thì nghĩa vụ bảo đảm (biện pháp bảo đảm) cũng không phát sinh hiệu
lực. Trong trường hợp giao dịch được bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương
chấm dứt và các bên chưa thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình thì biện
pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên đã thực hiện một phần
giao dịch được bảo đảm thì biện pháp bảo không bị chấm dứt mà tồn tại cho đến khi
các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Biện pháp bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và
trên cơ sở pháp luật.
Biện pháp bảo đảm tiền vay là một dạng của giao dịch dân sự, do đó, nó tuân theo
các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là tự do, tự nguyện thỏa thuận. Theo đó các bên
trong giao dịch bảo đảm được tự do thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu có sự đe dọa, cưỡng ép, lừa dối của một hoặc hai bên thì giao dịch bảo đảm có thể
bị tuyên bố vô hiệu.
- Mục đích của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm phòng ngừa
và hạn chế rủi ro cho ngân hàng .
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động mang nhiều rủi ro, rủi ro
thường xuất hiện từ phía người vay và gây thiệt hại cho phía ngân hàng khi người vay
không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Do đó, để nâng cao trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo thỏa thuận, hạn chế sự tùy tiện, không tự
giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, biện pháp bảo đảm tiền vay đã được ra
đời để phòng ngừa rủi ro.
Đồng thời, với một đặc quyền hoặc lợi ích trên tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể
thu hồi được khoản tiền cho vay từ chính giá trị của tài sản bảo đảm. Hay nói cách
khác, biện pháp bảo đảm tiền vay tạo cơ sở kinh tế, pháp lý để ngân hàng thu hồi số
tiền vay, hạn chế rủi ro khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
1.2.3. Biện pháp bảo đảm QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại.
1.2.3.1. Các biện phápbảo đảm cụ thể:
- Bảo lãnh:
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có sự tham gia của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam
kết việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) thay cho người vay
(bên được bảo lãnh) trong trường hợp người vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận).
Đối tượng của biện pháp bảo lãnh là cam kết trả nợ của bên bảo lãnh đối với bên
nhận bảo lãnh. Cam kết này có thể đơn thuần dựa trên uy tín của bên bảo lãnh hoặc
một sự cam kết được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Trong bảo lãnh đơn
thuần, bên nhận bảo lãnh tin tưởng vào uy tín, khả năng thực hiện cam kết của bên bảo
lãnh. Nên tài sản của bên bảo lãnh nói chung, QSHTT của bên bảo lãnh nói riêng
không có ý nghĩa trong biện pháp bảo lãnh. Đối với bảo lãnh bằng tài sản, ngân hàng
chưa thực sự tin tưởng vào uy tín và một cam kết đơn thuần của bên bảo lãnh mà cần
một sự chắc chắn hơn nữa bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bên cho vay yêu cầu bên bảo
lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Biện pháp
bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo lãnh thực chất là biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản
để bảo đảm nghĩa vụ của người khác hay nói cách khác là biện pháp cầm cố, thế chấp
bằng tài sản của bên thứ ba.
- Cầm cố tài sản:
Cầm cố là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên ngân hàng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Phương thức
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp cầm cố là hạn chế quyền định đoạt tài sản
của người vay, đồng thời xác lập một đặc quyền lên tài sản cầm cố cho phía ngân hàng,
bằng việc giao tài sản cầm cố cho phía ngân hàng chiếm giữ, quản lý.
Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà biện pháp bảo đảm cầm cố tài
sản có những đặc trưng riêng và có khả năng áp dụng đối với tài sản bảo đảm là
QSHTT.
Điều 2071 BLDS Pháp quy định: “Cầm cố là một hợp đồng theo đó người có
nghĩa vụ trao cho người có quyền một vật nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ”. Với quy định
này nước Pháp đã cho phép mọi loại tài sản là tài sản cầm cố, không kể là tài sản hữu
hình hay vô hình, động sản hay bất động sản. Ngoài ra, đối với quyền tài sản, nước
Pháp coi việc “trao” loại tài sản này của bên có nghĩa vụ cho bên có quyền là việc trao
các giấy tờ sở hữu của tài sản. Do đó, pháp luật Pháp cho phép cầm cố QSHTT. Một số
quốc gia khác cũng có quy định tương tự Pháp như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Italy,
Hà Lan, Ba Lan,…
Trong khi đó, pháp luật của một số quốc gia như Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland,
Slovakia, Tây Ban Nha,… yêu cầu đối với biện pháp cầm cố tài sản là chuyển giao tài
sản về mặt vật lý cho bên có quyền. Do đó, tài sản cầm cố phải là tài sản hữu hình, một
tài sản vô hình như QSHTT, không thể cầm nắm, chuyển giao trực tiếp được thì không
thể là đối tượng của biện pháp cầm cố tài sản.
- Thế chấp tài sản:
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bên thế chấp dùng
tài sản (là bất động sản hoặc động sản tùy pháp luật từng quốc gia ghi nhận) thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản thế chấp không có sự chuyển
giao tài sản mà do bên thế chấp tiếp tục sở nắm giữ, sử dụng và định đoạt trong một số
trường hợp. Khi bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đi thế chấp, bên nhận
thế chấp đã xác lập một vật quyền lên tài sản, do đó bên nhận thế chấp có quyền ưu
tiên thanh toán khi xử lý tài sản và quyền theo đuổi bất kể tài sản do ai nắm giữ.
Các hệ thống pháp luật khác nhau (Common Law và Civil Law) và các quốc gia
khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật cũng có những cách tiếp cận khác nhau
đối với biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, đó là yêu cầu đối với tài sản thế chấp...
Theo pháp luật của một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp,
Đức, Bỉ, Hà Lan, bang Louisiana (Hoa Kỳ) – có truyền thống pháp luật đặc biệt
nghiêng về Civil Law,... thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử
dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, do đó, biện pháp thế chấp không áp dụng đối
với loại tài sản là QSHTT.
Điều 2118 BLDS Pháp quy định:
“Chỉ có thể đem thế chấp:
- Những bất động sản trong thương mại và những vật phụ của bất động sản được
coi là bất động sản;
- Quyền hưởng hoa lợi trên một tài sản và những vật phụ trong thời gian có
quyền hưởng hoa lợi.”
Trong khi một số quốc gia khác đi theo hệ thống pháp luật Civil Law như Thái
Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc và trong đó có Việt Nam không hạn chế phạm vi tài
sản áp dụng đối với biện pháp thế chấp, theo đó QSHTT là một động sản vô hình,
không thể chuyển giao về mặt vật chất là phù hợp để làm tài sản thế chấp.
Điều 702 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định :
“Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó, một người gọi là người thế chấp
nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm,
để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người nhận thế chấp.
Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước
những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển
nhượng cho một người thứ ba hay chưa”.
Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law như: Mỹ, Anh và xứ Wales,
Ireland, Hungary, Slovakia,… và một số nước theo hệ thống Civil Law như Tây Ban
Nha không quy định bắt buộc tài sản thế chấp là bất động sản, nên quy định cho phép
sử dụng QSHTT là tài sản thế chấp.
- “Đặc quyền”:
Trong pháp luật Anh-Mỹ tồn tại khái niệm đặc quyền “charge” (luật của Anh)
hoặc “lien” (luật của Mỹ). “Đặc quyền là một quyền hoặc lợi ích pháp lý mà chủ nợ có
được trên một tài sản của một người khác tồn tại cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm
bởi đặc quyền này được hoàn thành”. Đặc quyền bao gồm đặc quyền chấp hữu, hay đặc
quyền đặc định (quyền cầm giữ tài sản) “artisan’s lien” và đặc quyền không chấp hữu,
hay đặc quyền thả nổi (đặc quyền không cầm giữ tài sản) “mechanic’s liens”.
Đặc quyền đặc định là đặc quyền được thiết lập trên một tài sản được đặc định
hóa như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông,… Do đó chủ sở
hữu tài sản bị hạn chế quyền tự do định đoạt tài sản trong kinh doanh cho đến khi hoàn
thành nghĩa vụ của mình.
Đặc quyền thả nổi là đặc quyền được thiết lập trên một hoặc một tập hợp tài sản
không được đặc định hóa, có thể thay đổi theo thời gian như: hàng hóa lưu chuyển
trong kinh doanh, hàng tồn kho,.... Bên có nghĩa vụ không bị hạn chế quyền định đoạt
đối với tài sản mà có thể tự do giao dịch đối với tài sản, tuy nhiên phải bảo đảm luôn
có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm phải có giá trị.
Đặc quyền có thể phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc được quy định bởi
pháp luật. Đặc quyền được thiết lập trên một tài sản hoặc một tập hợp tài sản, đặc định
hoặc không đặc định, không phân biệt là động sản hay bất động sản. Như vậy, khi xác
lập các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và bên vay có thể thỏa thuận xác lập một đặc
quyền lên QSHTT của bên vay.
Như vậy, qua việc tìm hiểu quy định về biện pháp bảo đảm của một số quốc gia,
đối chiếu đặc trưng của từng biện pháp bảo đảm cụ thể với đặc điểm của QSHTT, ta
thấy rằng các biện pháp bảo lãnh không phù hợp để áp dụng khi muốn dùng QSHTT để
bảo đảm cho khoản vay. Đối với biện pháp cầm cố, thế chấp, tùy thuộc quy định pháp
luật của từng quốc gia đối với đặc trưng của biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm mà
có cho phép hoặc không cho phép áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp đối với QSHTT.
Ngoài ra, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với chế định “đặc quyền”
trên tài sản bảo đảm, có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền trên QSHTT tuệ để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
1.2.3.2. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên
Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và
người vay về việc xác lập một quyền hoặc lợi ích bảo đảm đối với QSHTT của bên vay
cho ngân hàng, do đó, giao dịch chỉ làm phát sinh hiệu lực đối với hai bên chủ thể của
giao dịch. Để giao dịch có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, thông tin về giao dịch
bảo đảm cần được công khai hóa.
Công khai hóa giao dịch bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức như đăng
ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc chiếm hữu trực tiếp tài sản bảo
đảm. Việc áp dụng hình thức công khai thông tin nào phụ thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia và loại giao dịch bảo đảm cần công khai. Đối với biện pháp thế chấp tài sản
và thỏa thuận xác lập “đặc quyền”, bởi khi mà áp dụng các biện pháp bảo đảm này,
phía ngân hàng không cầm giữ và quản lý trực tiếp tài sản bảo đảm nên một thủ tục
đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để công khai hóa thông tin cho bên thứ ba biết.
Còn trường hợp cầm cố, việc nắm giữ và kiểm soát tài sản cầm cố đã trực tiếp công
khai hóa thông tin và xác lập cho ngân hàng quyền ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử
lý tài sản bảo đảm.
Như vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSHTT có ý nghĩa rất lớn đối với
các bên trong giao dịch bảo đảm và bên thứ ba, đặc biệt là phía ngân hàng. Với việc
đăng ký giao dịch bảo đảm, quyền lợi của các bên được công khai hóa, mọi người (đặc
biệt là chủ thể có dự định giao kết hợp đồng liên quan đến QSHTT) có thể tiếp cận và
nắm được tình trạng pháp lý của QSHTT, để đưa ra những quyết định phù hợp. Đồng
thời, đăng ký giao dịch bảo đảm xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán cho bên ngân hàng
trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ, thứ tự ưu
tiên thanh toán được xác định theo hình thức công khai hóa giao dịch bảo đảm và thời
gian đăng ký. Do đó, chủ nợ có bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán trước các chủ
nợ không có bảo đảm; trong trường hợp có nhiều chủ nợ có bảo đảm thì thứ tự ưu tiên
phụ thuộc vào thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm, chủ nợ đăng ký giao dịch bảo đảm
trước được ưu tiên thanh toán trước chủ nợ đăng ký sau.
Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo
đảm không phải là điều bắt buộc, trong đó pháp luật Đức, Nhật Bản không bắt buộc
đăng ký; còn pháp luật Pháp yêu cầu bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngoài ra,
tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh
một trong hai loại hiệu lực sau đây:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, tức là
điều kiện để xác lập quyền. (pháp luật Đức)
- Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có
hiệu lực đối kháng với bên thứ ba. (pháp luật Pháp, Nhật Bản,…)
1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của cácbên trong thờihạn bảo đảm
- Đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng QSHTT
Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT, tùy theo pháp luật của từng quốc
gia mà ngân hàng và bên bảo đảm có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với tài
sản bảo đảm và đối với bên còn lại. Tuy nhiên, với đặc điểm chung của các biện pháp
bảo đảm là xác lập cho bên ngân hàng một quyền hoặc một lợi ích bảo đảm đối với
QSHTT, thì bên ngân hàng thường có quyền kiểm soát lưu thông đối với QSHTT của
bên bảo đảm, hay nói cách khác là quyền hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo
đảm. Bên bảo đảm được giữ lại quyền sử dụng đối với tài sản bảo đảm. Theo đó, bên
bảo đảm không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, góp vốn bằng tài sản bảo đảm
nếu không được sự đồng ý của phía ngân hàng, nhưng được quyền trực tiếp khai thác
QSHTT hoặc cho phép người khác, sử dụng QSHTT. Việc cho phép người khác khai
thác, sử dụng QSHTT mang lại một khoản tiền, hay còn gọi là lợi tức. Vậy một vấn đề
đặt ra là khoản lợi tức thu được từ tài sản bảo đảm trong thời hạn bảo đảm sẽ thuộc sở
hữu của ai?
Đối với các loại tài sản bảo đảm là tài sản hữu hình thì hoa lợi, lợi tức thu được từ
việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình thực hiện biện pháp bảo đảm
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Điều này dựa trên nguyên tắc của các biện pháp
bảo đảm chỉ làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm, quyền sử dụng
không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với QSHTT - một loại tài sản vô hình, giá trị của
tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, không nằm trong tầm kiểm soát của chủ
sở hữu tài sản, thì rủi ro của bên ngân hàng bị đẩy lên cao hơn. Do đó, để hạn chế rủi ro
cho ngân hàng thì các khoản hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cấp phép sử dụng QSHTT
thường được tự động gắn liền với lợi ích bảo đảm. Theo quy định tại § 9-203(f) của Bộ
luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010), nguyên tắc đính kèm
một lợi ích bảo đảm trên tài sản bảo đảm đã trao cho bên được bảo đảm quyền đối với
lợi tức thu được, tức là lợi tức thu được tài sản sản bảo đảm cũng nằm trong phạm vi
bảo đảm. Điều 80 Luật bảo đảm của Trung Quốc (China’s Security Law) cũng có quy
định tương tự: Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển nhượng hoặc cấp giấy
phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà bên bảo đảm thu được
sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên thứ ba quản lý theo thỏa
thuận trong hợp đồng cầm cố.
Như vậy ngân hàng và bên bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về
việc lợi ích thu được từ việc cấp phép QSHTT sẽ được sử dụng để trực tiếp thực hiện
nghĩa vụ trả nợ hoặc được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
thanh toán.
- Trách nhiệm đối với rủi ro về QSHTT:
QSHTT với đối tượng là TSTT luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro đến từ nhiều
nguyên khác nhau như nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Việc sử dụng
QSHTT làm tài sản bảo đảm cho khoản vay chỉ có ý nghĩa và thành công khi các bên
nhận diện được các rủi ro và có những biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Các
rủi ro cụ thể, bao gồm:
Rủi ro về giá trị QSHTT.
QSHTT là một loại tài sản ngày càng có giá trị, xong giá trị của nó lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau, một phần nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu như: sự
cải tiến và đổi mới TSTT, các hoạt động nhằm nâng cao giá trị QSHTT,… và yếu tố
nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu như nhu cầu của thị trường, các sản phẩm
tương tự có khả năng thay thế, khả năng bị xâm phạm QSHTT,…
Trong thời gian bảo đảm, rủi ro về giảm sút giá trị, thậm chí là mất giá trị của
QSHTT là có khả năng xảy ra. Một ví dụ điển hình của rủi ro về giá trị QSHTT là các
hành vi xâm phạm QSHTT. Sự xâm phạm QSHTT thường xảy ra với những sản phẩm
mới, khi nó chưa được biết đến rộng rãi nhưng có một sản phẩm tương tự nhái lại trên
thị trường đã được tung ra trước với giá thấp hơn giá của TSTT này. Lúc này khi TSTT
được đưa ra thị trường muộn hơn, dù được bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng đã giảm
mất giá trị hoặc là không còn giá trị trên thị trường. Như vậy cơ sở kinh tế để bên ngân
hàng thu hồi khoản nợ khi khách hàng không trả được nợ có thể không được bảo đảm.
Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh trực tiếp vấn đề này để cân bằng lợi
ích của hai bên. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, phía ngân hàng có thể áp dụng một số
phương án như quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn so với
tài sản thông thường; chủ động, tăng cường phối hợp với bên bảo đảm trong việc kiểm
soát, phát triển QSHTT; thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản về một tài sản bảo đảm thay
thế,…
Rủi ro pháp lý về quyền sở hữu đối với QSHTT của bên bảo đảm:
Quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT ngay từ ban đầu xác lập giao
dịch bảo đảm đã được làm rõ (điều kiện của tài sản bảo đảm), tuy nhiên trong thời gian
bảo đảm, rủi ro đối với quyền sở hữu đối với QSHTT vẫn có thể được đặt ra. Đó là
trường hợp QSHTT của bên bảo đảm có thể bị khởi kiện trong một vụ án và một phán
quyết của tòa án về bác bỏ quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT là có thể
xảy ra. Theo đó, giao dịch bảo đảm xác lập trên QSHTT này có thể bị vô hiệu, khoản
cho vay của ngân hàng có thể trở thành khoản vay không có bảo đảm. Để hạn chế rủi
ro cho ngân hàng, việc nắm bắt tình hình pháp lý của tài sản bảo đảm trong thời gian
bảo đảm là vô cùng quan trọng để hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết. Do
đó, phía ngân hàng cần có sự quản lý tài sản bảo đảm bằng việc yêu cầu bên bảo đảm
cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ cung cấp các thông tin
liên quan đến tài sản bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin
mình cung cấp.
1.2.3.4. Xử lý QSHTT khi nghĩavụ trả nợ bị vi phạm.
Trong một giao dịch bảo đảm cho một khoản vay, việc xử lý tài sản bảo đảm
không phải bao giờ cũng được đặt ra. Bởi nếu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của
mình đầy đủ, đúng hạn, giao dịch bảo đảm sẽ được chấm dứt, quyền hoặc lợi ích bảo
đảm trên tài sản bảo đảm chấm dứt. Tuy nhiên khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ, ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền vay thì việc xử lý tài
sản bảo đảm được xem như là “giải pháp cứu cánh” cho khoản vay của ngân hàng. Do
đó, xử lý tài sản bảo đảm là một vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm.
Tùy theo chính sách pháp luật của từng quốc gia mà bên ngân hàng có quyền áp
dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác nhau, trong đó có một số biện pháp
truyền thống như: yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoặc thu hồi tài sản bảo đảm thông qua
một thủ tục tư pháp, bán đấu giá tài sản,… Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm có
hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, thiện chí của bên bảo đảm,
nhưng không phải lúc nào sự thiện chí cũng xuất hiện khi xử lý tài sản. Do đó, để phù
hợp với đòi hỏi của thực tiễn, hiện đại hóa các biện pháp bảo đảm thì nhiều hình thức
xử lý bảo đảm được đưa ra, trao nhiều quyền hơn cho bên có quyền.
Theo quy định tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao
dịch bảo đảm (2010) đã trao cho chủ nợ quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản
bảo đảm khi người vay vỡ nợ, theo đó ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau:
giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực hiện yêu cầu bồi thường
hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và các quyền này có thể
được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc “without breach of the
peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành vi không xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác); Xử lý tài
sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với điều kiện phải thực
hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản theo
quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với điều kiện được sự
đồng ý của bên bảo đảm.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về biện pháp bảo đảm tiềnvay bằng quyền sở
hữu trí
1.3.1. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, một trong những yếu
tố góp phần dẫn đến sự hùng mạnh đó là QSHTT. Ngành công nghiệp giải trí, ngành công
nghiệp xe hơi, các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… mang lại lợi nhuận
cho nước Hoa Kỳ, thực chất là dựa trên nền tảng QSHTT. Để khai thác tối đa lợi ích mà sở
hữu trí tuệ mang lại, Hoa Kỳ đã sử dụng sở hữu trí tuệ như là tài sản bảo đảm cho các
khoản vay có bảo đảm đảm (QSHTT -Backed Financing). Việc cho vay có bảo đảm bằng
QSHTT được dựa trên hai nền tảng chính là hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi sở
hữu trí tuệ mạnh và chế độ giao dịch bảo đảm hiện đại.
Chế độ pháp luật về giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi Điều 9 Bộ luật
thương mại thống nhất (Điều 9 UCC) được thông qua năm 1952 bởi 50 bang của Hoa
Kỳ, phiên bản cập nhật mới nhất là bản năm 2010. Điều 9 UCC có thể được coi là
phần hoàn thiện nhất của Bộ luật thương mại thống nhất. Việc ban hành Điều 9 đặt dấu
mốc quan trọng trong lịch sử của luật giao dịch bảo đảm trên toàn thế giới, đánh dấu sự
ra đi của chế độ giao dịch bảo đảm truyền thống và hiện đại. Điều 9 đã trở thành mô
hình cải cách luật giao dịch bảo đảm ở nhiều quốc gia, cũng như là nền tảng để xây
dựng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực trong các giao dịch bảo đảm, ví dụ như Luật về
Các giao dịch bảo đảm của Ngân hàng Châu Âu (EBRD) (2004) và Hướng dẫn Lập
pháp của UNCITRAL về Giao dịch bảo đảm (2007).
Theo Điều 9 UCC, QSHTT là một tài sản vô hình, các giao dịch bảo đảm bằng
QSHTT được thực hiện theo quy định của Điều 9 UCC đối với tài sản vô hình. Các
quy định pháp luật cụ thể:
- Xác lập giao dịch bảo đảm:
Giao dịch bảo đảm với tài sản bảo đảm là QSHTT được xác lập theo thỏa thuận
của các bên. Trừ trường hợp nội dung thỏa thuận trái pháp luật, thỏa thuận đương
nhiên có hiệu lực đối rằng buộc đối với hai bên. Các tài liệu cần có để thiết lập một
giao dịch bảo đảm là hối phiếu nhận nợ và hợp đồng bảo đảm có mô tả về tài sản bảo
đảm và có chữ ký của con nợ. Để phát sinh hiệu lực với bên thứ ba, giao dịch bảo đảm
phải được hoàn thiện “perfection”, tức là thực hiện thủ tục pháp lý nhất định để công
khai hóa các thông tin về giao dịch bảo đảm cho người thứ ba biết. Phương thức hoàn
thiện giao dịch bảo đảm bằng QSHTT là đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng thư
ký bang hoặc cơ quan tương đương nơi con nợ cư trú. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm
rất đơn giản, thuận lợi vì mang tính chất lưu trữ thông tin và thông báo.
- Quyền ưu tiên:
Quyền ưu tiên là vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm, đặc biệt là khi xử lý tài sản
bảo đảm trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Quyền ưu
tiên của chủ nợ được xác định theo vị thế của giao dịch bảo đảm và nguyên tắc ưu tiên
theo thứ tự thời gian (the first in time). Đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm trí tuệ
(cùng loại ưu tiên) thì thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự thời gian, giao dịch nào
đăng ký trước thì được quyền ưu tiên thanh toán trước.
- Xử lý tài sản bảo đảm:
Ngân hàng có thể áp dụng một trong số các hình thức xử lý tài sản bảo đảm theo
quy định tại tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo
đảm (2010), bao gồm: Giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực
hiện yêu cầu bồi thường hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và
các quyền này có thể được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc
“without breach of the peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành
vi không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp
pháp khác); Xử lý tài sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với
điều kiện phải thực hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc
xử lý tài sản theo quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với
điều kiện được sự đồng ý của bên bảo đảm.
1.3.2. Trung Quốc
Trung Quốc đã rất tích cực trong việc ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh
việc sử dụng tài sản QSHTT làm tài sản thế chấp trong cho vay có bảo đảm, được gọi
là "cầm cố QSHTT". Trung Quốc là nước duy nhất ban hành các quy tắc riêng về cầm
cố sở hữu trí tuệ vào những năm 1990, và các quy tắc này gần đây được thay thế bằng
những cam kết mới trong năm 2009 và 2010 với các nội dung cụ thể:
- Các yêu cầu chính thức đối với biện pháp cầm cố QSHTT:
Pháp luật Trung Quốc tiếp cận theo hướng bảo vệ lợi ích của các ngân hàng cho
các doanh nghiệp vay dựa trên tài sản là QSHTT. Do đó, luật pháp Trung Quốc sẽ tạo
ra nhiều biện pháp bảo vệ, bao gồm các thủ tục về giao kết hợp đồng cầm cố QSHTT
và các yêu cầu về tính hợp lệ đối với tài sản bảo đảm được cầm cố. Tất cả các hợp
đồng cầm cố QSHTT phải bằng văn bản và phải được đăng ký với cơ quan quản lý
QSHTT có liên quan. Các hợp đồng này chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký. Tài sản cầm
cố là QSHTT được yêu cầu nghiêm ngặt:
Bên cầm cố phải là bên có quyền sở hữu đối với đối tượng QSHTT được ghi
nhận trong hồ sơ của cơ quan có liên quan.
Thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa hết hạn, hoặc phải được gia hạn thường
xuyên trong trường hợp thế chấp nhãn hiệu.
Không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc tính hợp lệ của SHTT.
Thời hạn của khoản vay không thể vượt quá thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trong thời hạn cam kết, nếu cơ quan có liên quan phát hiện thấy rằng bất kỳ yêu
cầu nào nêu trên không được đáp ứng thì sẽ huỷ bỏ việc đăng ký cầm cố, và việc đăng
ký sẽ bị vô hiệu ngay từ đầu.
- Quyền của ngân hàng và bên cầm cố.
Người vay không thể định đoạt quyền SHTT hoặc cấp phép QSHTT mà không có
sự chấp thuận của bên ngân hàng. Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển
nhượng hoặc cấp giấy phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà
người đòi nợ thu được sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên
thứ ba quản lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố. Điều này cho thấy rằng lợi tức
thu được từ tài sản bảo đảm cũng được bao gồm trong phạm vi của cầm cố QSHTT.
Nếu người nợ giao quyền hoặc cho phép sở hữu sổ cầm cố mà không có sự chấp thuận
của bên được bảo đảm thì việc chuyển nhượng hoặc giấy phép sẽ bị coi là không hợp lệ
và người vay sẽ phải chịu trách nhiệm về "hậu quả tổn thất" của bên ngân hàng.
Ngoài ra, cơ quan quản lý có thẩm quyền tiến hành hỗ trợ bên ngân hàng trong
việc quản lý QSHTT trong thời gian bảo đảm. Trong thời hạn bảo hộ bằng sáng chế và
thời gian áp dụng biện pháp cầm cố QSHTT, SQSHTT O sẽ không xử lý các thủ tục
cho việc từ bỏ quyền, chuyển nhượng hoặc cấp phép bằng độc quyền sáng chế nếu
người cầm cố không thể chứng minh được sự chấp thuận của bên ngân hàng cho việc
từ bỏ, chuyển nhượng hoặc cấp phép đó. SQSHTT O cũng sẽ thông báo cho bên hàng
khi một quyền về bằng sáng chế bị hủy bỏ hoặc chấm dứt trong thời hạn của cam kết,
hoặc khi người sáng chế không nộp lệ phí hàng năm để duy trì bằng sáng chế.
Các luật và quy định nói trên cho thấy Trung Quốc có các quy tắc cứng nhắc, cả
về nội dung và thủ tục, liên quan đến việc sử dụng QSHTT làm tài sản đảm bảo trong
hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các quy tắc này rất cấp
tiến và tiên phong so với các nước đang phát triển khác, hỗ trợ cho các khoản vay được
tiếp cận đến chủ thể cần vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, dựa trên tài sản
bảo đảm là QSHTT.
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1. Một số vụ việc về cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thương
mại
Để hiểu rõ thực tiễn pháp luật Việt Nam về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng
QSHTT, trước hết cần xem xét một số vụ việc hiếm hoi, tiêu biểu về việc sử dụng
QSHTT làm tài sản bảo đảm khoản vay trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ
thể:
2.1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng biện
pháp chấp quyền đối với tác phẩm điện ảnh.
Năm 2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết hợp đồng
tín dụng với Công ty Latsata MultiMedia Corporation ("Latsata") đặt tại thành phố Hồ
Chí Minh, với tài sản đảm bảo là “các quyền tài sản phát sinh từ bản quyền trong 46 bộ
phim điện ảnh Siêu Thị Tình Yêu ". Hợp đồng thế chấp được ký kết vào ngày 30 tháng
7 năm 2009 (thỏa thuận không công khai). Ngày 13 tháng 11 năm 2011, Latsata và
BIDV đã đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng Đăng ký Giao dịch Bảo đảm Thành phố
Hồ Chí Minh. Các tài liệu liên quan đến bộ phim cũng được liệt kê trong báo cáo tài
chính, bao gồm: (1) Thỏa thuận chuyển nhượng phim vào ngày 2 tháng 6 năm 2010,
(2) Thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền ngày 29 tháng 12 năm 2009, và (3) Xác
nhận phê duyệt phim và phát hành ngày Ngày 2 tháng 6 năm 2010.
Các dữ kiện về vụ việc là chưa đầy đủ, song rõ ràng là người vay là người được
chuyển nhượng quyền sử dụng phim và các quyền liên quan trong phim và sử dụng các
quyền này để thế chấp khoản vay của BIDV.
2.1.2. Ngân hàng Agribank cho vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng thương hiệu
và nhãn hiệu thương mại
Năm 2013, ngân hàng Agribank (Chi nhánh Nam Hà Nội) đã cho Công ty Liên
doanh Lifepro Vietnam ("Lifepro") vay số tiền lên đến 150 triêu USD để tài trợ cho dự
án Luxfashion của Lifepro - sự phát triển của một nhà máy dệt may quy mô lớn với
tổng đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại KCN Gián Khẩu (tỉnh Ninh
Bình). Nhưng đến tháng 8-2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Lãnh đạo cao cấp
của công ty cùng toàn bộ chuyên gia nước ngoài đã biến mất một cách bí ẩn.
Trong khi đó, khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12-
10-2012 là hơn 3.099 tỷ đồng hiện vẫn chưa thể xử lý được. Liên quan đến khoản cho
vay này, Agribank đã xác lập cùng Cty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế
chấp tài sản.
Cụ thể, ngày 8-4-2012, kí Hợp đồng thế chấp số 01 trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản
thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Trong đó, gồm toàn bộ công trình
kiến trúc, dây chuyền máy móc, thiết bị giai đoạn I và II, giá trị quyền sử dụng đất, lô
máy móc thiết bị hoàn tất sản phẩm.
Tiếp đó, ngày 14-4-2012, một hợp đồng thế chấp khác được kí kết với tài sản thế
chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai gồm nguyên phụ
liệu nhập khẩu, các bộ chứng từ xuất hàng chờ thu tiền, các khoản phải thu của khách
hàng… với tổng trị giá 64 triệu EURO và 14,9 triệu USD.
Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và
nhãn hiệu thương mại mà Cty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry
Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản
vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.
Việc các lãnh đạo của Lifepro biến mất, bỏ lại khoản nợ hàng trăm triệu USD. Để
khắc phục thiệt hại, ngày 25/12/2017, Công ty xử lý nợ của ngân hàng Agribank -
Agribank AMC đã có thông báo bán đấu giá toàn bộ tài sản bảo đảm, bao gồm: nguyên
phụ liệu dệt may, thành phẩm, bán thành phẩm may mặc trong các kho xưởng tại Công
ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, toàn bộ máy móc thiết bị tại Công ty Liên doanh
Lifepro Việt Nam, toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật
gắn liền với đất của Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và một số hạng mục đầu tư,
lắp đặt tại nhà máy. Tuy nhiên lại không đề cập đến việc xử lý tài sản bảo đảm đối với
quyền sử dụng 06 nhãn hiệu, thương hiệu thời trang được cấp phép.
Việc không xử lý tài sản bảo đảm này được các chuyên gia pháp lý lý giải như
sau: Việt Nam cho phép ngân hàng sử dụng thương hiệu là tài sản bảo đảm khoản vay.
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ (2005) của Việt Nam, chỉ có chủ sở
hữu thương hiệu được pháp luật công nhận mới có quyền cho phép đối tượng khác khai
thác thương hiệu ấy. Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền
sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân
hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp
của Lifepro Việt Nam. Vì người mua tài sản phát mại (là 6 thương hiệu này) sẽ không
được công nhận QSHTT để khai thác các thương hiệu ấy tại Việt Nam và trên toàn thế
giới.
Như vậy, qua hai vụ việc trên, thấy rằng pháp luật Việt Nam cho phép các ngân
hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT. Tuy nhiên, thông qua hệ
thống các quy định pháp luật hiện hành là chưa đủ để áp dụng trên thực tế, đặc biệt liên
quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Vậy pháp luật Việt Nam đã có quy định nào làm
cơ sở cho hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT? Còn những khoảng trống nào
trong hệ thống pháp luật cần phải khắc phục để tạo thuận lợi cho việc áp dụng biện
pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT ở Việt Nam hiện nay? Phần tiếp theo của bài viết
sẽ phân tích và làm rõ hai câu hỏi trên.
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT
2.2.1. Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam
Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, có nhu cầu rất lớn về vốn nên
vai trò của các NHTM là hết sức quan trọng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tiền tệ
của các ngân hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người
gửi tiền, hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó các hoạt động ngân hàng
nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng, được nhà nước quy định chặt
chẽ theo các quy định pháp luật. Trong đó văn bản pháp lý quan trọng nhất, trực tiếp
điều chỉnh hoạt cơ cấu tổ chức và động cho vay của NHTM là Luật các tổ chức tín
dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, “Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM
thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp
vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong các hoạt động
trên, cho vay là một hoạt động ngân hàng truyền thống quan trọng của NHTM. Cho
vay ”là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay hoặc cam kết cho vay một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi” (khoản 16, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng).
Ngoài Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động cho vay của hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói chung và NHTM nói riêng
được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật chuyên ngành là Thông tư số 39/2016/TT-
NHNN (Thông tư 39). Thông tư 39 ra đời nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ
chức tín dụng, đồng thời chấm dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn pháp luật khi có
nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về hoạt động cho vay trước đó. Thông tư 39
điều chỉnh mọi khía cạnh trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, bao
gồm: khách hàng vay vốn, lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình thủ tục cho vay, thỏa
thuận cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, và biện
pháp bảo đảm tiền vay.
Như vậy, đối với hoạt động cho vay của NHTM, Thông tư 39 có thể coi là văn
bản pháp luật quan trọng, cơ bản nhất. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào quy định
trong thông tư để tiến hành các hoạt động cho vay, trong đó có thực hiện các biện pháp
bảo đảm tiền vay.
Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 39 về bảo đảm tiền vay:
“Điều 15. Bảo đảm tiền vay
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo
đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện
pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của
pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp
dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền
vay và quy định của pháp luật.”
Theo đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp
bảo đảm tiền vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận. Cho vay là hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng có quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm
khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ quy định của luật, trong đó có
quyền tự quyết định việc biện pháp bảo đảm tiền vay hay không. Việc thỏa thuận về
biện pháp bảo đảm tiền vay của NHTM với khách hàng phù hợp với quy định của pháp
luật về biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS và pháp luật có liên quan.Tuy
nhiên để tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế
rủi ro không thu hồi được vốn thì các NHTM thường thỏa thuận với người vay về áp
dụng các biện pháp bảm đảm.
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS 2015, văn bản
hướng dẫn bao gồm Nghị định 163/2006/NĐ-CP, các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị
định 163/2006/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng loại tài
sản bảo đảm.
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng
QSHTT. Tuy nhiên các quy định pháp luật hiện hành đã thừa nhận và mở đường cho
việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, cụ thể:
2.2.2. QSHTT là một tài sản bảo đảm tiềm năng
2.2.2.1. Cho phép sử dụng QSHTTlàm tài sản bảođảm.
Cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất cho việc sử dụng QSHTT làm tài sản
bảo đảm khoản vay là BLDSnăm 2015. Mặc dù không có điều nào quy định riêng về
việc bảo đảm bằng QSHTT, nhưng việc BLDSthừa nhận QSHTT là một loại quyền tài
sản và có thể dùng làm tài sản bảo đảm đã đặt nền tảng cho sự phát triển của hoạt động
bảo đảm bằng QSHTT.
Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Các loại tài sản cụ
thể được liệt kê như vật, tiền, giấy tờ có giá là tài sản hữu hình, con người có thể hình
dung, xác định được nó một cách rõ ràng. Tuy nhiên, quyền tài sản là một loại tài sản
vô hình trừu tượng. Để làm rõ tài sản này, Điều 115 BLDS quy định quyền tài sản như
sau:
“Điều 115. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng QSHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Theo đó, một quyền được xác định là quyền tài sản nếu đáp ứng một tiêu chí “trị
giá được bằng tiền”. Hay nói cách khác, “trị giá được bằng tiền” là một tiêu chí để xác
định phạm vi quyền tài sản, tránh được sự nhầm lẫn với quyền nhân thân. Đây là một
sự thay đổi so với quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005, khi bộ luật này quy
định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao
dịch dân sự, kể cả QSHTT”. Như vậy tiêu chí “có thể chuyển giao được trong giao dịch
dân sự” đã bị loại bỏ. Sự thay đổi này làm mở rộng khái niệm quyền tài sản, mở rộng
các đối tượng được xác định là quyền tài sản.
Các quyền tài sản điển hình được pháp luật ghi nhận bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng QSHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. So với BLDS
2005, ngoài việc quy định cụ thể quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, BLDS
2015 đã định nghĩa lại quyền tài sản liên quan đến QSHTT. BLDS 2015 quy định chỉ
quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT mới là quyền tài sản. Việc xác định lại quyền
tài sản liên quan đến quyền sở hữ trí tuệ là đúng đắn, phù hợp với sự phân loại quyền
chủ thể và các quy định pháp luật có liên quan. Vì theo quy định của Luật sở hữu trí
tuệ 2005, QSHTT bao gồm quyền nhân thân của tác giả và quyền tài sản của chủ sở
hữu, chủ thể khác. Việc quy định quyền tài sản là QSHTT, tức là bao hàm cả quyền
nhân thân là một sự thiếu sót cơ bản trong việc phân loại quyền tài sản. Quyền nhân
thân và quyền tài sản là hai loại quyền tách biệt của một chủ thể với các tính chất, đặc
điểm hoàn toàn khác nhau. Quyền nhân thân là quyền gắn liền với một cá nhân, gắn
liền với các giá trị danh dự, nhân phẩm của cá nhân và chỉ dành riêng cho cá nhân nên
không xác định giá trị thông qua tiền và không thể chuyển giao cho người khác. Quyền
tài sản là quyền của một chủ thể đối với một tài sản cụ thể, gắn liền với tài sản nên có
thể chuyển giao giữa các chủ thể và trị giá được bằng tiền.
Việc xác định đúng nội hàm của QSHTT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài
sản đối với đối tượng QSHTT, quy định quyền tài sản là quyền tài sản đối với đối
tượng QSHTT đã tạo sự thống nhất cho hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, khái niệm về quyền tài sản là quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT còn quá
dài, không thuận tiện cho việc sử dụng nên cần phải được nghiên cứu rút gọn. Do đó,
trong bài viết này, để thuận tiện cho việc sử dụng, gọi tên, người viết sử dụng tiếp tục
thuật ngữ “quyền sở hữu trí tuệ” để chỉ quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT.
Như vậy, qua các phân tích trên, thấy rằng quyền tài sản đối với QSHTT là một
trong các loại tài sản theo quy định của luật dân sự.
QSHTT là một loại tài sản nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của một loại tài sản
thông thường, trở thành đối tượng của các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê, góp vốn, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,… Do đó có thể dùng QSHTT làm
tài sản bảo đảm thực nghĩa vụ.
2.2.2.2. Tài sản bảo đảm - QSHTT, được điều chỉnh tương đối đầy đủ.
Do yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý
cho sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn, để làm cơ sở cho các
chủ thể thực hiện các QSHTT, trong đó có quyền sử dụng QSHTT để bảo đảm cho
nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền đối với QSHTT là Luật sở hữu trí tuệ
2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ). Luật sở hữu trí
tuệ điều chỉnh hầu như toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đối tượng của sở hữu trí tuệ
như điều kiện bảo hộ, chủ sở hữu, nội dung và thời gian bảo hộ, chuyển giao
QSHTT,… Trong đó có quy định về quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, làm cơ
sở cho các bên thực hiện giao dịch bảo đảm bằng QSHTT.
Luật sở hữu trí tuệ không có quy định cụ thể chỉ ra quyền tài sản đối với đối
tượng QSHTT, mà chỉ quy định về từng vấn đề riêng lẻ như QSHTT, các đối tượng
của QSHTT, các nhóm QSHTT với quy định về điều kiện bảo hộ, nội dung, giới hạn
quyền, thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền và chuyển giao quyền. Do đó để hiểu được
các loại QSHTT nào được dùng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì cả ngân
hàng và người vay phải hiểu được loại tài sản này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, “QSHTT là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Theo đó QSHTT
gồm ba nhóm quyền là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng. Mỗi nhóm quyền khác nhau có đối tượng khác nhau,
đặc điểm, điều kiện bảo hộ, thời gian bảo hộ khác nhau, và bao gồm quyền nhân thân
và quyền tài sản khác nhau. Quyền nhân thân là quyền được trao cho người trực tiếp
tạo nên kết quả sáng tạo, gắn liền với người đó và không thể chuyển giao. Quyền tài
sản là quyền trao cho người đã đầu tư thời gian, tài chính, các cơ sở vật chất, kỹ thuật
để tạo nên kết quả sáng tạo. Cụ thể:
Thứ nhất, quyền tác giả và quyền liên quan
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu (4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở
Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Đặc điểm của quyền tác giả:
(i) Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung, giá trị của tác phẩm. Do
đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới hình thức vật
chất nhất định.
(ii) Tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Một tác phẩm được định hình dưới một
dạng hình thức vật chất nhất định thì mới chỉ là điều kiện cần để phát sinh quyền tác
giả đối với tác phẩm. Điều kiện đủ để một tác phẩm được bảo hộ đó là tính nguyên
gốc. Nghĩa là tác phẩm đó phải do tác giả bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra mà không
sao chép từ một hay những tác phẩm khác.
Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm có tính nguyên gốc và được thể hiện
dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, giá trị của tác phẩm.
Đây là nguyên tắc “bảo hộ tự động” của quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm không bắt
buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có
đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía
Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong
việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân
thân gồm quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với
quyền tài sản:
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...vietlod.com
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM (20)

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng KhoánLuận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán
 
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOTLuận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt NamNghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018Đề tài  thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO 2018
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần N...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán thẻ tại ngân hàng thương m...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƯƠNG LAN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƯƠNG LAN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L NGƯỜIHƯỚNG DẪN: TH.S. KHUẤT QUANG PHÁT HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hương Lan
  • 4. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT QSHTT : Quyền sở hữu trí tuệ NHTM : Ngân hàng thương mại BLDS : Bộ luật dân sự TSTT : Tài sản trí tuệ
  • 5. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... 3 Tôi xin camđoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. ....................................... 3 Tôi xin chân thành cảmơn!............................................................................................................ 3 NGƯỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 3 Nguyễn Hương Lan....................................................................................................................... 3 MỤC LỤC.................................................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiếtcủa việc nghiêncứu đề tài ................................................................................ 8 2. Tình hìnhnghiêncứu đề tài.................................................................................................... 9 3. Mục đíchcủa việcnghiêncứu đề tài ....................................................................................... 9 4. Phươngpháp nghiêncứu....................................................................................................... 9 5. Kết cấu khóa luận .................................................................................................................10 PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................11 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝLUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAYCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........11 1.1. Hoạt độngcho vay của ngân hàng thươngmại ...............................................................11 1.1.1. Khái niệm ngânhàng thương mại ..........................................................................11 1.1.2. Hoạt độngcho vay của ngânhàngthương mại.......................................................12 1.2. Biệnpháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt độngcho vay trong ngân hàng thươngmại..............................................................................................................................14 1.2.1. QSHTT - Đối tượng của biệnpháp bảođảmtiền vay................................................14 1.2.1.1. Kháiniệm QSHTT.............................................................................................14 1.2.1.2. Đặc điểm.........................................................................................................15 1.2.1.3. Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT...........................................................16 1.2.1.4. Điều kiện để QSHTT trở thành tài sản bảo đảm ................................................17
  • 6. 1.2.2. Khái quát về biện phápbảo đảmthực hiện nghĩavụ .................................................. 18 1.2.2.1. Kháiniệm biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ ................................................. 18 1.2.2.2. Đặc điểm ................................................................................................................ 19 1.2.3. Biện phápbảo đảmQSHTT trong hoạtđộngcho vay của ngânhàngthương mại. ... 21 1.2.3.1. Các biện pháp bảo đảmcụ thể: .............................................................................. 21 1.2.3.2. Đăng ký giao dịch bảo đảmtiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên ..................... 25 1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời hạn bảo đảm...................................... 26 1.2.3.4. Xử lý QSHTT khi nghĩa vụ trả nợ bị vi phạm........................................................... 29 1.3. Kinhnghiệmquốc tế về biệnpháp bảo đảm tiền vay bằng quyền sở hữu trí .................... 30 1.3.1. Hoa Kỳ ............................................................................................................................ 30 1.3.2. Trung Quốc..................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 35 2.1. Một số vụ việcvề cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thươngmại ............... 35 2.1.1. NgânhàngĐầu tư và Phát triển Việt Namcho vay có bảo đảmbằngbiện phápchấp quyền đối với tác phẩmđiệnảnh. ................................................................................................ 35 2.1.2. Agribankcho vay có bảođảmbằng quyềnsử dụngthương hiệuvà nhãn hiệuthương mại 35 2.2. Cơ sở pháp lý cho việcáp dụngbiện pháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT ........................ 37 2.2.1.Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 37 2.2.2.QSH TT là một tài sản bảo đảm tiềm năng ................................................................... 40 2.2.2.1. Cho phép sử dụng QSHTT làmtài sản bảo đảm. ................................................... 40 2.2.2.2. Tài sản bảo đảm - QSHTT, được điều chỉnh tương đối đầy đủ. ............................. 42 2.2.2. Thế chấptài sản– Biện phápbảo đảmthực hiện nghĩavụ phùhợp với tài sản bảo đảmlà QSHTT ................................................................................................................................ 50 2.2.2.1. Đăng ký giao dịch bảo đảm.................................................................................... 56 2.2.2.2. Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ ......................................................... 58 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦANGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI ... 65 3.1. Nhu cầu hoàn thiệnpháp luật về biệnpháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thươngmại..................................................................................65 3.1.1. Hoàn thiệnpháp luậtvề về giaodịch bảođảmvà luật sở hữu trí tuệ đểtạo cơ sở pháplý cho hoạt độngchovay của ngânhàng thươngmại ...................................................65
  • 7. 3.1.2. Hoàn thiệnpháp luậtgiaodịch bảođảm và luậtsở hữu trí tuệ để đápứng yêu cầu từ thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại .................................................................. 66 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSHTT để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ....... 67 3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biệnpháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thươngmại. ......................... 68 3.2.1.Đối với nhà nước ........................................................................................................... 68 3.2.2.Đối với ngân hàng ......................................................................................................... 70 3.2.3.Đối với doanh nghiệp cần gia tăng mức độ nhận biết và sử dụng QSHTT bằng cách 72 KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, nguồn vốn là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của các tổ chức kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Các ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay của mình đã hỗ trợ một phần không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Hoạt động cho vay có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đang bị kìm hãm do tài sản bảo đảm cho khoản vay được các ngân hàng chấp nhận chủ yếu là bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông,… là các tài sản hữu hạn về mặt số lượng và ẩn chứa nhiều rủi ro bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế . Các tổ chức ngân hàng gần như “bỏ quên” quyền SHTT – một loại tài sản có giá trị, đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê về cơ cấu tài sản theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P, tài sản IP tăng nhanh qua từng năm, tài sản vô hình của nhóm công ty 17%, hữu hình 83%. Đến năm 2010, tài sản vô hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ còn lại 20% và ước tính tháng 01/2015, tài sản vô hình đã tăng lên 84%, trong kho tài sản hữu hình chỉ còn lại 16%. Trong đó tại Việt Nam, theo Báo cáo Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về tài sản vô hình và giá trị thương hiệu năm 2017 của Brand Finance, giá trị thương hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đáng kể, lên đến hàng tỷ đô la Mỹ như Vinamilk, Vingroup, Viettel,… Nếu được chấp nhận áp dụng trong việc bảo đảm khoản vay thì các TSTT sẽ góp phần rất lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc của hoạt động cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. Cho vay có bảo đảm bằng quyền SHTT đã xuất hiện từ lâu, được một số ngân hàng của một số nước phát triển áp dụng và đạt được hiệu quả. Đây cũng là xu hướng chung của các nước phát triển trong việc khai thác, tận dụng giá trị của QSHTT. Việt
  • 9. Nam đã có những ý tưởng về mô hình bảo đảm tiền vay này với các quy định pháp luật dân sự làm nền tảng, các bài viết, bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo,… tuy nhiên các ngân hàng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả khả thi với sự thiếu vắng quy định pháp luật điều chỉnh. Đề tài này cũng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều các bài nghiên cứu chuyên sâu làm rõ về các khía cạnh trong vấn đề này hoặc các bài viết chưa có tính hệ thống, chưa đưa ra bức tranh toàn cảnh về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nên cần tiếp tục nghiên cứu về mô hình này cả về lý luận, thực tiễn để làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Có sự tham khảo, nghiên cứu pháp luật của các nước đi trước để rút ra những định hướng giải quyết cho vấn đề của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Như đã nêu ở trên, việc nhận bảo đảm tiền vay bằng QSHTT mới diễn ra trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng thương mại của một số nước đang phát triển. Do đó, đây vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và phức tạp ở cả trên thế giới và Việt Nam. Bởi vậy, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế. Các nội dung được tác giả đề cập đến trong luận văn này chủ yếu được xây dựng trên cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và tham khảo thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại. 3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ cơ sở lý luận cho việc áp dụng các biện pháp Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề mới mẻ này, kinh nghiệm pháp luật của một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu
  • 10. Bài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Trên cơ sở phương pháp luận, bài viết được vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh luật học, phương pháp tổng hợp. 5. Kết cấu khóa luận Bài khóa luận có kết cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung với kết cấu được chia làm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại. - Chương II. Pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam. - Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo.
  • 11. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngânhàng thương mại Với nhu cầu của đời sống, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động của một số thương gia như đổi tiền, giữ tiền hộ và thu tiền hộ,… qua thời gian và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã phát triển thành các nghiệp vụ ngân hàng như hiện nay và được các NHTM thực hiện. Mặc dù đã hình thành từ lâu đời, song giữa các nhà nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng chưa có sự thống nhất về khái niệm ngân hàng thương mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại được đưa ra tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, điều kiện kinh tế của từng quốc gia, các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện,… Có thể đề cập đến một số khái niệm về NHTM theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như sau: Theo pháp luật của nước Pháp, “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Theo pháp luật Mỹ, NHTM được định nghĩa là “loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán... và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế, chuyên thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ bằng cách cung cấp các dịch vụ về tài chính cho khách hàng là tổ chức, cá nhân như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
  • 12. Trong đó nguồn tiền để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ này đến từ sự luân chuyển nguồn tiền của khách hàng gửi tiền. Cụ thể: nguồn tiền có được từ hoạt động nhận tiền gửi sẽ trở thành nguồn vốn của hoạt động cho vay, thanh toán và các hoạt động khác. Ngược lại, khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các hoạt động trên sẽ được dùng một phần để chi trả tiền lãi cho người gửi tiền. Sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, các hoạt động của ngân hàng thương mại ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay thì các hoạt động ngân hàng mới được ra đời, áp dụng ngày càng phổ biến như thư tín dụng (L/C), chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán,… Các hoạt động ngân hàng vừa là động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển, đồng thời là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến vì mục tiêu lợi nhuận và lợi ích khách hàng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại Trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, cho vay là nghiệp vụ cấp tín dụng truyền thống, có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM và được các NHTM hết sức chú trọng. Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Xét về bản chất pháp lý, hoạt động cho vay là một hợp đồng, hay hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho vay đối với một khoản tiền vay nhất định, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng tín dụng giữa NHTM và khách hàng mang bản chất là hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự, tuy nhiên hợp đồng tín dụng mang những đặc thù về chủ thể tham gia, đối tượng của hợp đồng và nguyên tắc hoàn trả:
  • 13. - Chủ thể: Trong hợp đồng vay tài sản, chủ thể của hợp đồng - bên vay và bên cho vay, là cá nhân, pháp nhân bất kỳ đáp ứng đủ năng lực chủ thể và điều kiện cho vay, trong đó một bên chủ thể có (có quyền sở hữu hoặc được trao quyền cho vay đối với tài sản) tài sản và một bên chủ thể có nhu cầu vay tài sản. Còn trong hợp đồng tín dụng, một bên chủ thể tham gia quan hệ, với vai trò là bên cho vay bắt buộc là NHTM được nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay. Bên vay có thể là cá nhân, pháp nhân đáp ứng được các điều kiện cho vay như: mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án, năng lực tài chính của bên vay tiền,… - Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản theo quy định của luật. Còn đối tượng của hợp đồng tín dụng là một loại tài sản đặc biệt - tiền tệ. - Nguyên tắc hoàn trả: Nếu như trong hợp đồng vay tài sản, ngoài việc trả lại tài sản theo đúng số lượng, chất lượng thì việc trả lãi là do các bên thỏa thuận, không mang tính bắt bắt buộc thì trong hợp đồng tín dụng sẽ đặt ra yêu cầu trả đầy đủ gốc và lãi. Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính rủi ro cao. Tính rủi ro này do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó tiền tệ - đối tượng của hợp đồng tín dụng, là một yếu tố then chốt tạo ra tính chất rủi ro. Nguồn tiền mà NHTM sử dụng để cho khách hàng vay có nguồn gốc là tiền có được từ hoạt động huy động vốn của khách hàng. Nên trong trường hợp bên vay không không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận thì NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả. Đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với một một NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Bởi khi đó NHTM phải đứng trước nguy cơ phá sản. Việc phá sản ngân hàng gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, đó là quyền lợi của người gửi tiền, sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế. Để phòng ngừa, giảm thiểu những rủi ro này, nhà nước và các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro khác nhau như: Các quy định nhà nước
  • 14. về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng (hệ số an toàn vốn tối thiểu– CAR, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh bất động sản và chứng khoả; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; trích lập dự phòng rủi ro,… ) và biện pháp hạn chế rủi ro do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, trong đó có biện pháp bảo đảm tiền vay. 1.2. Biệnpháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại 1.2.1. QSHTT - Đối tượng của biệnpháp bảođảm tiềnvay 1.2.1.1. Khái niệm QSHTT Hiện nay không có một khái niệm thống nhất về QSHTT, mà tùy theo cách tiếp cận khác nhau về QSHTT sẽ có khái niệm khác nhau. Cụ thể: Theo tổ chức SHTT thế giới, là một tổ chức quốc tế có mục đích hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người phát minh và chủ sở hữu TSTT được bảo hộ trên toàn thế giới, thúc đẩy sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển, thì “QSHTT bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”. Theo Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs), tiếp cận QSHTT dưới góc độ kinh tế, thương mại thì QSHTT là quyền được trao cho người tạo ra thành quả sáng tạo bởi trí tuệ của họ, QSHTT trao cho người sáng tạo một độc quyền trong việc sử dụng sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định. QSHTT bao gồm 2 mảng chính là quyền tác giả và quyền liên quan; sở hữu công nghiệp.
  • 15. Như vậy, có thể hiểu QSHTT là các quyền của chủ thể đối với tài sản vô hình là thành quả của sự lao động trí óc, được nhà nước thừa nhận. Đối tượng của QSHTT là TSTT. TSTT được đề cập đến là sự sáng tạo của trí tuệ như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng chế, thiết kế công nghiệp, tên gọi, biểu tượng và hình ảnh được sử dụng trong thương mại,… và được chia làm ba nhóm: - Sở hữu công nghiệp bao gồm bằng độc quyền sáng chế, tên thương mại, thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,… - Quyền tác giả (bản quyền) bao gồm các tác phẩm văn học (như tiểu thuyết, thơ, kịch), tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh và các tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc. Quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các tác phẩm của nghệ sỹ biểu diễn (cuộc biểu diễn), bản ghi âm, ghi hình. - Quyền đối với giống cây trồng. QSHTT được chia làm hai nhóm quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân là những quyền thuộc về riêng cá nhân tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra TSTT), không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào, ngay cả trong trường hợp tác giả không còn. Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật chất phát sinh từ TSTT. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và từng đối tượng của QSHTT, quyền nhân thân và quyền tài sản được pháp luật ghi nhận khác nhau. 1.2.1.2. Đặc điểm - Tính vô hình: QSHTT là quyền của chủ thể đối với TSTT, là một tài sản vô hình, không thể nhận thức được thông qua các giác quan mà chỉ nhận thức được bằng lý trí. Do đó, QSHTT cũng mang tính chất vô hình. - QSHTT được bảo hộ có giới hạn. QSHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi không gian và thời gian nhất định: Phạm vi bảo hộ theo không gian (hay Tính chất lãnh thổ): QSHTT được pháp luật quốc gia nào công nhận thì có hiệu lực và được bảo vệ trong phạm vi
  • 16. quốc gia đó. Tuy nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa, hợp tác phát triển thế giới ngày càng mạnh mẽ thì giới hạn về lãnh thổ được bảo hộ gần như xóa nhòa nhờ vào việc đăng ký quốc tế. Phạm vi bảo hộ theo thời gian: QSHTT chỉ được bảo hộ trong thời gian nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia. Hết thời hạn bảo hộ, QSHTT sẽ thuộc về công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng. - Tính độc quyền: QSHTT trao cho chủ sở hữu TSTT quyền độc quyền trong việc cho người khác sử dụng hay không sử dụng TSTT của mình. Tính độc quyền này cũng được thể hiện trong việc ngăn chặn người khác xâm phạm đến của mình. 1.2.1.3. Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT Chủ sở hữu đối với TSTT là người có các quyền đối với TSTT, là chủ thể đã bỏ thời gian, tài chính của mình để tác giả có được tài sản, theo hợp đồng lao động, hợp đồng thuê, hoặc chính là tác giả nếu họ đồng thời bỏ tài chính ra để tạo ra tài sản. Chủ sở hữu là người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận chuyển giao QSHTT từ chủ thể khác. Do đó, họ có các quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các TSTT. Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu TSTT được thể hiện rất mờ nhạt và trongmột số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. Đối với quyền sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện khác nhau. Quyền định đoạt đối với TSTT được thể hiện gần giống như quyền định đoạt tài sản hữu hình. Quyền sử dụng TSTT là quyền của chủ sở hữu được sử dụng và hưởng lợi tức từ TSTT. Chủ sở hữu TSTT có thể thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua các phương thức sử dụng TSTT khác nhau như: tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng TSTT hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng TSTT để đổi lại những khoản lợi tức nhất định thông qua việc cho thuê, license, chuyển giao công nghệ,…
  • 17. Quyền định đoạt TSTT là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu TSTT của mình. Việc từ bỏ quyền sở hữu đối với TSTT của mình được thực hiện bằng việc tuyên bố từ bỏ QSHTT được bảo hộ trong thời gian bảo hộ.Việc chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác diễn ra phổ biến dưới các hình thức như chuyển nhượng, góp vốn bằng QSHTT, sử dụng TSTT để bảo đảm tiền vay,… Như vậy, các chủ sở hữu có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với TSTT, bao gồm quyền dùng QSHTT của mình để bảo đảm cho các khoản vay với các ngân hàng thương mại. 1.2.1.4. Điều kiện để QSHTTtrở thành tài sảnbảođảm - QSHTT thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Việc chứng minh QSHTT của một chủ thể được thể hiện qua một số giấy tờ pháp lý liên quan đến QSHTT. Tùy thuộc vào đối tượng QSHTT và việc chủ thể có QSHTT thông qua cách thức nào mà sẽ có những giấy tờ pháp lý thể hiện tương ứng. - QSHTT phải còn trong thời hạn bảo hộ. Điều kiện này của QSHTT là nhằm bảo đảm điều kiện đầu tiên của QSHTT. Bởi QSHTT là một quyền sở hữu có thời hạn, thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định. Hết thời hạn bảo hộ, các đối tượng QSHTT sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm, mà thuộc quyền sở hữu của công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng, khai thác đối với TSTT đó mà không cần phải xin phép hoặc bị người khác cản trở, thậm chí cả người đã sáng tạo ra TSTT. Do đó, một QSHTT chỉ được sử dụng làm tài sản bảo đảm khi thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tức là còn thời hạn bảo hộ. Việc còn thời hạn bảo hộ cũng nhằm bảo đảm giá trị của QSHTT. - QSHTT không phải là đối tượng của một tranh chấp bất kỳ Khi một QSHTT là đối tượng của một tranh chấp, tranh chấp có thể là tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền và bồi thường thiệt
  • 18. hại, thì một phán quyết được đưa ra có thể bất lợi cho bên bảo đảm, đồng thời đẩy tỷ lệ rủi ro của NHTM lên cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho NHTM, yêu cầu này đối với QSHTT là phù hợp. 1.2.2. Khái quát về biệnpháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ 1.2.2.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩavụ Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mang bản chất là hợp đồng vay tài sản. Nên biện pháp bảo đảm tiền vay cũng mang bản chất là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh - thương mại, biện pháp bảo đảm có vai trò rất quan trọng. Hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law) có những cách tiếp cận khác nhau về giao dịch bảo đảm, dựa trên truyền thống lịch sử pháp luật, đó là tiếp cận theo hình thức hoặc chức năng. Các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan,… tiếp cận theo hướng hình thức, tức là quan tâm đến việc phân biệt các biện pháp đảm bảo và đưa ra từng khái niệm riêng cho từng loại biện pháp bảo đảm mà không có một khái niệm chung. Do đó, giao dịch bảo đảm trong pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật này, được định nghĩa theo hướng liệt kê, bao gồm các biện pháp bảo đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,… Trong khi đó, các nước trong hệ thống pháp luật Common Law, tiêu biểu là Anh, Hoa Kỳ, Canada,.. tiếp cận giao dịch bảo đảm theo hướng chức năng – hướng đến một lợi ích bảo đảm. Theo đó, giao dịch bảo đảm là một hợp đồng xác lập lợi ích bảo đảm. Một lợi ích bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm với sự đảm bảo rằng nếu bên bảo đảm không trả được nợ, người đó có thể được hoàn lại giá trị của khoản vay
  • 19. bằng cách sở hữu tài sản bảo đảm cụ thể (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm), thay vì chỉ nhận một phần tài sản của người vay sau khi tài sản đó được chia trong số tất cả các chủ nợ. Các biện pháp bảo đảm cụ thể bao gồm: Bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Ngoài ra một biện pháp bảo đảm khác phổ biến trong hệ thống pháp luật Common Law, trong đó bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận với nhau về việc bên bảo đảm trao cho bên nhận bảo đảm một quyền hoặc lợi ích trên tài sản của mình, lợi ích hoặc quyền đó được gọi là “đặc quyền”. Như vậy hiện nay không có một khái niệm chung dùng cho biện pháp bảo đảm, pháp luật mỗi quốc gia đều có một khái niệm riêng về biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, qua phân tích trên thì có thể hiểu, biện pháp bảo đảm là một giao dịch hoặc biện pháp thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho bên có quyền, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vậy biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng về việc thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho ngân hàng, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. 1.2.2.2. Đặc điểm Biện pháp bảo đảm tiền vay mang mang bản chất là một giao dịch, do vậy, bao gồm các đặc điểm cơ bản của một giao dịch nói chung. Đồng thời, biện pháp bảo đảm tiền vay vẫn mang những đặc điểm riêng, giúp phân biệt giao dịch bảo đảm với các loại giao dịch khác, cụ thể: - Biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận xác lập đặc quyền hoặc lợi ích đối với tài sản thuộc sở hữu của người vay (hoặc bên thứ ba) hoặc một cam kết thực hiện nghĩa vụ thay thế của người thứ ba cho ngân hàng. Xuất phát từ mục đích của biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, một lợi ích hoặc đặc quyền sẽ được thiết lập trên tài sản thuộc sở hữu của người vay cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có quyền truy đòi tài sản hoặc kiểm soát lưu thông và quyền ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ không có tài sản bảo đảm khác khi xử lý tài sản bảo đảm.
  • 20. - Biện pháp bảo đảm tiền vay là giao dịch phụ bên cạnh giao dịch chính là giao dịch cho vay giữa ngân hàng và người vay Biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay khi đến hạn thực hiện, do đó, một trong các căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm là giao dịch cho vay, nội dung của biện pháp bảo đảm (thời hạn bảo đảm, nội dung, hiệu lực của giao dịch bảo đảm) phải phù hợp với giao dịch cho vay, nghĩa vụ trả nợ chấm dứt cũng làm chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm. Khi nghĩa vụ được bảo đảm (giao dịch được bảo đảm) vô hiệu, hủy bỏ, đơn phương chấm dứt thì nghĩa vụ bảo đảm (biện pháp bảo đảm) cũng không phát sinh hiệu lực. Trong trường hợp giao dịch được bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt và các bên chưa thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên đã thực hiện một phần giao dịch được bảo đảm thì biện pháp bảo không bị chấm dứt mà tồn tại cho đến khi các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. - Biện pháp bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và trên cơ sở pháp luật. Biện pháp bảo đảm tiền vay là một dạng của giao dịch dân sự, do đó, nó tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là tự do, tự nguyện thỏa thuận. Theo đó các bên trong giao dịch bảo đảm được tự do thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu có sự đe dọa, cưỡng ép, lừa dối của một hoặc hai bên thì giao dịch bảo đảm có thể bị tuyên bố vô hiệu. - Mục đích của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho ngân hàng . Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động mang nhiều rủi ro, rủi ro thường xuất hiện từ phía người vay và gây thiệt hại cho phía ngân hàng khi người vay không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Do đó, để nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo thỏa thuận, hạn chế sự tùy tiện, không tự
  • 21. giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, biện pháp bảo đảm tiền vay đã được ra đời để phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, với một đặc quyền hoặc lợi ích trên tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể thu hồi được khoản tiền cho vay từ chính giá trị của tài sản bảo đảm. Hay nói cách khác, biện pháp bảo đảm tiền vay tạo cơ sở kinh tế, pháp lý để ngân hàng thu hồi số tiền vay, hạn chế rủi ro khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. 1.2.3. Biện pháp bảo đảm QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 1.2.3.1. Các biện phápbảo đảm cụ thể: - Bảo lãnh: Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có sự tham gia của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) thay cho người vay (bên được bảo lãnh) trong trường hợp người vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận). Đối tượng của biện pháp bảo lãnh là cam kết trả nợ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Cam kết này có thể đơn thuần dựa trên uy tín của bên bảo lãnh hoặc một sự cam kết được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Trong bảo lãnh đơn thuần, bên nhận bảo lãnh tin tưởng vào uy tín, khả năng thực hiện cam kết của bên bảo lãnh. Nên tài sản của bên bảo lãnh nói chung, QSHTT của bên bảo lãnh nói riêng không có ý nghĩa trong biện pháp bảo lãnh. Đối với bảo lãnh bằng tài sản, ngân hàng chưa thực sự tin tưởng vào uy tín và một cam kết đơn thuần của bên bảo lãnh mà cần một sự chắc chắn hơn nữa bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bên cho vay yêu cầu bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo lãnh thực chất là biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ của người khác hay nói cách khác là biện pháp cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba. - Cầm cố tài sản:
  • 22. Cầm cố là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên ngân hàng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp cầm cố là hạn chế quyền định đoạt tài sản của người vay, đồng thời xác lập một đặc quyền lên tài sản cầm cố cho phía ngân hàng, bằng việc giao tài sản cầm cố cho phía ngân hàng chiếm giữ, quản lý. Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản có những đặc trưng riêng và có khả năng áp dụng đối với tài sản bảo đảm là QSHTT. Điều 2071 BLDS Pháp quy định: “Cầm cố là một hợp đồng theo đó người có nghĩa vụ trao cho người có quyền một vật nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ”. Với quy định này nước Pháp đã cho phép mọi loại tài sản là tài sản cầm cố, không kể là tài sản hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản. Ngoài ra, đối với quyền tài sản, nước Pháp coi việc “trao” loại tài sản này của bên có nghĩa vụ cho bên có quyền là việc trao các giấy tờ sở hữu của tài sản. Do đó, pháp luật Pháp cho phép cầm cố QSHTT. Một số quốc gia khác cũng có quy định tương tự Pháp như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan,… Trong khi đó, pháp luật của một số quốc gia như Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland, Slovakia, Tây Ban Nha,… yêu cầu đối với biện pháp cầm cố tài sản là chuyển giao tài sản về mặt vật lý cho bên có quyền. Do đó, tài sản cầm cố phải là tài sản hữu hình, một tài sản vô hình như QSHTT, không thể cầm nắm, chuyển giao trực tiếp được thì không thể là đối tượng của biện pháp cầm cố tài sản. - Thế chấp tài sản: Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bên thế chấp dùng tài sản (là bất động sản hoặc động sản tùy pháp luật từng quốc gia ghi nhận) thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà do bên thế chấp tiếp tục sở nắm giữ, sử dụng và định đoạt trong một số trường hợp. Khi bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đi thế chấp, bên nhận
  • 23. thế chấp đã xác lập một vật quyền lên tài sản, do đó bên nhận thế chấp có quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản và quyền theo đuổi bất kể tài sản do ai nắm giữ. Các hệ thống pháp luật khác nhau (Common Law và Civil Law) và các quốc gia khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật cũng có những cách tiếp cận khác nhau đối với biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, đó là yêu cầu đối với tài sản thế chấp... Theo pháp luật của một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, bang Louisiana (Hoa Kỳ) – có truyền thống pháp luật đặc biệt nghiêng về Civil Law,... thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, do đó, biện pháp thế chấp không áp dụng đối với loại tài sản là QSHTT. Điều 2118 BLDS Pháp quy định: “Chỉ có thể đem thế chấp: - Những bất động sản trong thương mại và những vật phụ của bất động sản được coi là bất động sản; - Quyền hưởng hoa lợi trên một tài sản và những vật phụ trong thời gian có quyền hưởng hoa lợi.” Trong khi một số quốc gia khác đi theo hệ thống pháp luật Civil Law như Thái Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc và trong đó có Việt Nam không hạn chế phạm vi tài sản áp dụng đối với biện pháp thế chấp, theo đó QSHTT là một động sản vô hình, không thể chuyển giao về mặt vật chất là phù hợp để làm tài sản thế chấp. Điều 702 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định : “Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó, một người gọi là người thế chấp nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm, để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người nhận thế chấp.
  • 24. Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển nhượng cho một người thứ ba hay chưa”. Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law như: Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland, Hungary, Slovakia,… và một số nước theo hệ thống Civil Law như Tây Ban Nha không quy định bắt buộc tài sản thế chấp là bất động sản, nên quy định cho phép sử dụng QSHTT là tài sản thế chấp. - “Đặc quyền”: Trong pháp luật Anh-Mỹ tồn tại khái niệm đặc quyền “charge” (luật của Anh) hoặc “lien” (luật của Mỹ). “Đặc quyền là một quyền hoặc lợi ích pháp lý mà chủ nợ có được trên một tài sản của một người khác tồn tại cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm bởi đặc quyền này được hoàn thành”. Đặc quyền bao gồm đặc quyền chấp hữu, hay đặc quyền đặc định (quyền cầm giữ tài sản) “artisan’s lien” và đặc quyền không chấp hữu, hay đặc quyền thả nổi (đặc quyền không cầm giữ tài sản) “mechanic’s liens”. Đặc quyền đặc định là đặc quyền được thiết lập trên một tài sản được đặc định hóa như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông,… Do đó chủ sở hữu tài sản bị hạn chế quyền tự do định đoạt tài sản trong kinh doanh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Đặc quyền thả nổi là đặc quyền được thiết lập trên một hoặc một tập hợp tài sản không được đặc định hóa, có thể thay đổi theo thời gian như: hàng hóa lưu chuyển trong kinh doanh, hàng tồn kho,.... Bên có nghĩa vụ không bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản mà có thể tự do giao dịch đối với tài sản, tuy nhiên phải bảo đảm luôn có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm phải có giá trị. Đặc quyền có thể phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc được quy định bởi pháp luật. Đặc quyền được thiết lập trên một tài sản hoặc một tập hợp tài sản, đặc định hoặc không đặc định, không phân biệt là động sản hay bất động sản. Như vậy, khi xác
  • 25. lập các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và bên vay có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền lên QSHTT của bên vay. Như vậy, qua việc tìm hiểu quy định về biện pháp bảo đảm của một số quốc gia, đối chiếu đặc trưng của từng biện pháp bảo đảm cụ thể với đặc điểm của QSHTT, ta thấy rằng các biện pháp bảo lãnh không phù hợp để áp dụng khi muốn dùng QSHTT để bảo đảm cho khoản vay. Đối với biện pháp cầm cố, thế chấp, tùy thuộc quy định pháp luật của từng quốc gia đối với đặc trưng của biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm mà có cho phép hoặc không cho phép áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp đối với QSHTT. Ngoài ra, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với chế định “đặc quyền” trên tài sản bảo đảm, có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền trên QSHTT tuệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 1.2.3.2. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay về việc xác lập một quyền hoặc lợi ích bảo đảm đối với QSHTT của bên vay cho ngân hàng, do đó, giao dịch chỉ làm phát sinh hiệu lực đối với hai bên chủ thể của giao dịch. Để giao dịch có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, thông tin về giao dịch bảo đảm cần được công khai hóa. Công khai hóa giao dịch bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức như đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc chiếm hữu trực tiếp tài sản bảo đảm. Việc áp dụng hình thức công khai thông tin nào phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và loại giao dịch bảo đảm cần công khai. Đối với biện pháp thế chấp tài sản và thỏa thuận xác lập “đặc quyền”, bởi khi mà áp dụng các biện pháp bảo đảm này, phía ngân hàng không cầm giữ và quản lý trực tiếp tài sản bảo đảm nên một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để công khai hóa thông tin cho bên thứ ba biết. Còn trường hợp cầm cố, việc nắm giữ và kiểm soát tài sản cầm cố đã trực tiếp công khai hóa thông tin và xác lập cho ngân hàng quyền ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm.
  • 26. Như vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSHTT có ý nghĩa rất lớn đối với các bên trong giao dịch bảo đảm và bên thứ ba, đặc biệt là phía ngân hàng. Với việc đăng ký giao dịch bảo đảm, quyền lợi của các bên được công khai hóa, mọi người (đặc biệt là chủ thể có dự định giao kết hợp đồng liên quan đến QSHTT) có thể tiếp cận và nắm được tình trạng pháp lý của QSHTT, để đưa ra những quyết định phù hợp. Đồng thời, đăng ký giao dịch bảo đảm xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán cho bên ngân hàng trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ. Trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ, thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo hình thức công khai hóa giao dịch bảo đảm và thời gian đăng ký. Do đó, chủ nợ có bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ không có bảo đảm; trong trường hợp có nhiều chủ nợ có bảo đảm thì thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm, chủ nợ đăng ký giao dịch bảo đảm trước được ưu tiên thanh toán trước chủ nợ đăng ký sau. Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo đảm không phải là điều bắt buộc, trong đó pháp luật Đức, Nhật Bản không bắt buộc đăng ký; còn pháp luật Pháp yêu cầu bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh một trong hai loại hiệu lực sau đây: - Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, tức là điều kiện để xác lập quyền. (pháp luật Đức) - Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba. (pháp luật Pháp, Nhật Bản,…) 1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của cácbên trong thờihạn bảo đảm - Đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng QSHTT Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà ngân hàng và bên bảo đảm có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với tài sản bảo đảm và đối với bên còn lại. Tuy nhiên, với đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm là xác lập cho bên ngân hàng một quyền hoặc một lợi ích bảo đảm đối với
  • 27. QSHTT, thì bên ngân hàng thường có quyền kiểm soát lưu thông đối với QSHTT của bên bảo đảm, hay nói cách khác là quyền hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm. Bên bảo đảm được giữ lại quyền sử dụng đối với tài sản bảo đảm. Theo đó, bên bảo đảm không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, góp vốn bằng tài sản bảo đảm nếu không được sự đồng ý của phía ngân hàng, nhưng được quyền trực tiếp khai thác QSHTT hoặc cho phép người khác, sử dụng QSHTT. Việc cho phép người khác khai thác, sử dụng QSHTT mang lại một khoản tiền, hay còn gọi là lợi tức. Vậy một vấn đề đặt ra là khoản lợi tức thu được từ tài sản bảo đảm trong thời hạn bảo đảm sẽ thuộc sở hữu của ai? Đối với các loại tài sản bảo đảm là tài sản hữu hình thì hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình thực hiện biện pháp bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Điều này dựa trên nguyên tắc của các biện pháp bảo đảm chỉ làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm, quyền sử dụng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với QSHTT - một loại tài sản vô hình, giá trị của tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, không nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu tài sản, thì rủi ro của bên ngân hàng bị đẩy lên cao hơn. Do đó, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì các khoản hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cấp phép sử dụng QSHTT thường được tự động gắn liền với lợi ích bảo đảm. Theo quy định tại § 9-203(f) của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010), nguyên tắc đính kèm một lợi ích bảo đảm trên tài sản bảo đảm đã trao cho bên được bảo đảm quyền đối với lợi tức thu được, tức là lợi tức thu được tài sản sản bảo đảm cũng nằm trong phạm vi bảo đảm. Điều 80 Luật bảo đảm của Trung Quốc (China’s Security Law) cũng có quy định tương tự: Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển nhượng hoặc cấp giấy phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà bên bảo đảm thu được sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên thứ ba quản lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố. Như vậy ngân hàng và bên bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc lợi ích thu được từ việc cấp phép QSHTT sẽ được sử dụng để trực tiếp thực hiện
  • 28. nghĩa vụ trả nợ hoặc được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. - Trách nhiệm đối với rủi ro về QSHTT: QSHTT với đối tượng là TSTT luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro đến từ nhiều nguyên khác nhau như nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm cho khoản vay chỉ có ý nghĩa và thành công khi các bên nhận diện được các rủi ro và có những biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Các rủi ro cụ thể, bao gồm: Rủi ro về giá trị QSHTT. QSHTT là một loại tài sản ngày càng có giá trị, xong giá trị của nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, một phần nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu như: sự cải tiến và đổi mới TSTT, các hoạt động nhằm nâng cao giá trị QSHTT,… và yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu như nhu cầu của thị trường, các sản phẩm tương tự có khả năng thay thế, khả năng bị xâm phạm QSHTT,… Trong thời gian bảo đảm, rủi ro về giảm sút giá trị, thậm chí là mất giá trị của QSHTT là có khả năng xảy ra. Một ví dụ điển hình của rủi ro về giá trị QSHTT là các hành vi xâm phạm QSHTT. Sự xâm phạm QSHTT thường xảy ra với những sản phẩm mới, khi nó chưa được biết đến rộng rãi nhưng có một sản phẩm tương tự nhái lại trên thị trường đã được tung ra trước với giá thấp hơn giá của TSTT này. Lúc này khi TSTT được đưa ra thị trường muộn hơn, dù được bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng đã giảm mất giá trị hoặc là không còn giá trị trên thị trường. Như vậy cơ sở kinh tế để bên ngân hàng thu hồi khoản nợ khi khách hàng không trả được nợ có thể không được bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh trực tiếp vấn đề này để cân bằng lợi ích của hai bên. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, phía ngân hàng có thể áp dụng một số phương án như quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn so với tài sản thông thường; chủ động, tăng cường phối hợp với bên bảo đảm trong việc kiểm soát, phát triển QSHTT; thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản về một tài sản bảo đảm thay thế,…
  • 29. Rủi ro pháp lý về quyền sở hữu đối với QSHTT của bên bảo đảm: Quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT ngay từ ban đầu xác lập giao dịch bảo đảm đã được làm rõ (điều kiện của tài sản bảo đảm), tuy nhiên trong thời gian bảo đảm, rủi ro đối với quyền sở hữu đối với QSHTT vẫn có thể được đặt ra. Đó là trường hợp QSHTT của bên bảo đảm có thể bị khởi kiện trong một vụ án và một phán quyết của tòa án về bác bỏ quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT là có thể xảy ra. Theo đó, giao dịch bảo đảm xác lập trên QSHTT này có thể bị vô hiệu, khoản cho vay của ngân hàng có thể trở thành khoản vay không có bảo đảm. Để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, việc nắm bắt tình hình pháp lý của tài sản bảo đảm trong thời gian bảo đảm là vô cùng quan trọng để hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết. Do đó, phía ngân hàng cần có sự quản lý tài sản bảo đảm bằng việc yêu cầu bên bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mình cung cấp. 1.2.3.4. Xử lý QSHTT khi nghĩavụ trả nợ bị vi phạm. Trong một giao dịch bảo đảm cho một khoản vay, việc xử lý tài sản bảo đảm không phải bao giờ cũng được đặt ra. Bởi nếu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đầy đủ, đúng hạn, giao dịch bảo đảm sẽ được chấm dứt, quyền hoặc lợi ích bảo đảm trên tài sản bảo đảm chấm dứt. Tuy nhiên khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền vay thì việc xử lý tài sản bảo đảm được xem như là “giải pháp cứu cánh” cho khoản vay của ngân hàng. Do đó, xử lý tài sản bảo đảm là một vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm. Tùy theo chính sách pháp luật của từng quốc gia mà bên ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác nhau, trong đó có một số biện pháp truyền thống như: yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoặc thu hồi tài sản bảo đảm thông qua một thủ tục tư pháp, bán đấu giá tài sản,… Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, thiện chí của bên bảo đảm, nhưng không phải lúc nào sự thiện chí cũng xuất hiện khi xử lý tài sản. Do đó, để phù
  • 30. hợp với đòi hỏi của thực tiễn, hiện đại hóa các biện pháp bảo đảm thì nhiều hình thức xử lý bảo đảm được đưa ra, trao nhiều quyền hơn cho bên có quyền. Theo quy định tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010) đã trao cho chủ nợ quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi người vay vỡ nợ, theo đó ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau: giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực hiện yêu cầu bồi thường hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và các quyền này có thể được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc “without breach of the peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành vi không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác); Xử lý tài sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với điều kiện phải thực hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản theo quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với điều kiện được sự đồng ý của bên bảo đảm. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về biện pháp bảo đảm tiềnvay bằng quyền sở hữu trí 1.3.1. Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, một trong những yếu tố góp phần dẫn đến sự hùng mạnh đó là QSHTT. Ngành công nghiệp giải trí, ngành công nghiệp xe hơi, các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… mang lại lợi nhuận cho nước Hoa Kỳ, thực chất là dựa trên nền tảng QSHTT. Để khai thác tối đa lợi ích mà sở hữu trí tuệ mang lại, Hoa Kỳ đã sử dụng sở hữu trí tuệ như là tài sản bảo đảm cho các khoản vay có bảo đảm đảm (QSHTT -Backed Financing). Việc cho vay có bảo đảm bằng QSHTT được dựa trên hai nền tảng chính là hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ mạnh và chế độ giao dịch bảo đảm hiện đại. Chế độ pháp luật về giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi Điều 9 Bộ luật thương mại thống nhất (Điều 9 UCC) được thông qua năm 1952 bởi 50 bang của Hoa Kỳ, phiên bản cập nhật mới nhất là bản năm 2010. Điều 9 UCC có thể được coi là
  • 31. phần hoàn thiện nhất của Bộ luật thương mại thống nhất. Việc ban hành Điều 9 đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử của luật giao dịch bảo đảm trên toàn thế giới, đánh dấu sự ra đi của chế độ giao dịch bảo đảm truyền thống và hiện đại. Điều 9 đã trở thành mô hình cải cách luật giao dịch bảo đảm ở nhiều quốc gia, cũng như là nền tảng để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực trong các giao dịch bảo đảm, ví dụ như Luật về Các giao dịch bảo đảm của Ngân hàng Châu Âu (EBRD) (2004) và Hướng dẫn Lập pháp của UNCITRAL về Giao dịch bảo đảm (2007). Theo Điều 9 UCC, QSHTT là một tài sản vô hình, các giao dịch bảo đảm bằng QSHTT được thực hiện theo quy định của Điều 9 UCC đối với tài sản vô hình. Các quy định pháp luật cụ thể: - Xác lập giao dịch bảo đảm: Giao dịch bảo đảm với tài sản bảo đảm là QSHTT được xác lập theo thỏa thuận của các bên. Trừ trường hợp nội dung thỏa thuận trái pháp luật, thỏa thuận đương nhiên có hiệu lực đối rằng buộc đối với hai bên. Các tài liệu cần có để thiết lập một giao dịch bảo đảm là hối phiếu nhận nợ và hợp đồng bảo đảm có mô tả về tài sản bảo đảm và có chữ ký của con nợ. Để phát sinh hiệu lực với bên thứ ba, giao dịch bảo đảm phải được hoàn thiện “perfection”, tức là thực hiện thủ tục pháp lý nhất định để công khai hóa các thông tin về giao dịch bảo đảm cho người thứ ba biết. Phương thức hoàn thiện giao dịch bảo đảm bằng QSHTT là đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng thư ký bang hoặc cơ quan tương đương nơi con nợ cư trú. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm rất đơn giản, thuận lợi vì mang tính chất lưu trữ thông tin và thông báo. - Quyền ưu tiên: Quyền ưu tiên là vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm, đặc biệt là khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Quyền ưu tiên của chủ nợ được xác định theo vị thế của giao dịch bảo đảm và nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự thời gian (the first in time). Đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm trí tuệ
  • 32. (cùng loại ưu tiên) thì thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự thời gian, giao dịch nào đăng ký trước thì được quyền ưu tiên thanh toán trước. - Xử lý tài sản bảo đảm: Ngân hàng có thể áp dụng một trong số các hình thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010), bao gồm: Giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực hiện yêu cầu bồi thường hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và các quyền này có thể được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc “without breach of the peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành vi không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác); Xử lý tài sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với điều kiện phải thực hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản theo quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với điều kiện được sự đồng ý của bên bảo đảm. 1.3.2. Trung Quốc Trung Quốc đã rất tích cực trong việc ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh việc sử dụng tài sản QSHTT làm tài sản thế chấp trong cho vay có bảo đảm, được gọi là "cầm cố QSHTT". Trung Quốc là nước duy nhất ban hành các quy tắc riêng về cầm cố sở hữu trí tuệ vào những năm 1990, và các quy tắc này gần đây được thay thế bằng những cam kết mới trong năm 2009 và 2010 với các nội dung cụ thể: - Các yêu cầu chính thức đối với biện pháp cầm cố QSHTT: Pháp luật Trung Quốc tiếp cận theo hướng bảo vệ lợi ích của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay dựa trên tài sản là QSHTT. Do đó, luật pháp Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều biện pháp bảo vệ, bao gồm các thủ tục về giao kết hợp đồng cầm cố QSHTT và các yêu cầu về tính hợp lệ đối với tài sản bảo đảm được cầm cố. Tất cả các hợp đồng cầm cố QSHTT phải bằng văn bản và phải được đăng ký với cơ quan quản lý
  • 33. QSHTT có liên quan. Các hợp đồng này chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký. Tài sản cầm cố là QSHTT được yêu cầu nghiêm ngặt: Bên cầm cố phải là bên có quyền sở hữu đối với đối tượng QSHTT được ghi nhận trong hồ sơ của cơ quan có liên quan. Thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa hết hạn, hoặc phải được gia hạn thường xuyên trong trường hợp thế chấp nhãn hiệu. Không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc tính hợp lệ của SHTT. Thời hạn của khoản vay không thể vượt quá thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong thời hạn cam kết, nếu cơ quan có liên quan phát hiện thấy rằng bất kỳ yêu cầu nào nêu trên không được đáp ứng thì sẽ huỷ bỏ việc đăng ký cầm cố, và việc đăng ký sẽ bị vô hiệu ngay từ đầu. - Quyền của ngân hàng và bên cầm cố. Người vay không thể định đoạt quyền SHTT hoặc cấp phép QSHTT mà không có sự chấp thuận của bên ngân hàng. Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển nhượng hoặc cấp giấy phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà người đòi nợ thu được sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên thứ ba quản lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố. Điều này cho thấy rằng lợi tức thu được từ tài sản bảo đảm cũng được bao gồm trong phạm vi của cầm cố QSHTT. Nếu người nợ giao quyền hoặc cho phép sở hữu sổ cầm cố mà không có sự chấp thuận của bên được bảo đảm thì việc chuyển nhượng hoặc giấy phép sẽ bị coi là không hợp lệ và người vay sẽ phải chịu trách nhiệm về "hậu quả tổn thất" của bên ngân hàng. Ngoài ra, cơ quan quản lý có thẩm quyền tiến hành hỗ trợ bên ngân hàng trong việc quản lý QSHTT trong thời gian bảo đảm. Trong thời hạn bảo hộ bằng sáng chế và thời gian áp dụng biện pháp cầm cố QSHTT, SQSHTT O sẽ không xử lý các thủ tục cho việc từ bỏ quyền, chuyển nhượng hoặc cấp phép bằng độc quyền sáng chế nếu người cầm cố không thể chứng minh được sự chấp thuận của bên ngân hàng cho việc
  • 34. từ bỏ, chuyển nhượng hoặc cấp phép đó. SQSHTT O cũng sẽ thông báo cho bên hàng khi một quyền về bằng sáng chế bị hủy bỏ hoặc chấm dứt trong thời hạn của cam kết, hoặc khi người sáng chế không nộp lệ phí hàng năm để duy trì bằng sáng chế. Các luật và quy định nói trên cho thấy Trung Quốc có các quy tắc cứng nhắc, cả về nội dung và thủ tục, liên quan đến việc sử dụng QSHTT làm tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các quy tắc này rất cấp tiến và tiên phong so với các nước đang phát triển khác, hỗ trợ cho các khoản vay được tiếp cận đến chủ thể cần vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, dựa trên tài sản bảo đảm là QSHTT.
  • 35. CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Một số vụ việc về cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thương mại Để hiểu rõ thực tiễn pháp luật Việt Nam về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT, trước hết cần xem xét một số vụ việc hiếm hoi, tiêu biểu về việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm khoản vay trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể: 2.1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng biện pháp chấp quyền đối với tác phẩm điện ảnh. Năm 2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty Latsata MultiMedia Corporation ("Latsata") đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, với tài sản đảm bảo là “các quyền tài sản phát sinh từ bản quyền trong 46 bộ phim điện ảnh Siêu Thị Tình Yêu ". Hợp đồng thế chấp được ký kết vào ngày 30 tháng 7 năm 2009 (thỏa thuận không công khai). Ngày 13 tháng 11 năm 2011, Latsata và BIDV đã đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng Đăng ký Giao dịch Bảo đảm Thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu liên quan đến bộ phim cũng được liệt kê trong báo cáo tài chính, bao gồm: (1) Thỏa thuận chuyển nhượng phim vào ngày 2 tháng 6 năm 2010, (2) Thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền ngày 29 tháng 12 năm 2009, và (3) Xác nhận phê duyệt phim và phát hành ngày Ngày 2 tháng 6 năm 2010. Các dữ kiện về vụ việc là chưa đầy đủ, song rõ ràng là người vay là người được chuyển nhượng quyền sử dụng phim và các quyền liên quan trong phim và sử dụng các quyền này để thế chấp khoản vay của BIDV. 2.1.2. Ngân hàng Agribank cho vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng thương hiệu và nhãn hiệu thương mại
  • 36. Năm 2013, ngân hàng Agribank (Chi nhánh Nam Hà Nội) đã cho Công ty Liên doanh Lifepro Vietnam ("Lifepro") vay số tiền lên đến 150 triêu USD để tài trợ cho dự án Luxfashion của Lifepro - sự phát triển của một nhà máy dệt may quy mô lớn với tổng đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại KCN Gián Khẩu (tỉnh Ninh Bình). Nhưng đến tháng 8-2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Lãnh đạo cao cấp của công ty cùng toàn bộ chuyên gia nước ngoài đã biến mất một cách bí ẩn. Trong khi đó, khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12- 10-2012 là hơn 3.099 tỷ đồng hiện vẫn chưa thể xử lý được. Liên quan đến khoản cho vay này, Agribank đã xác lập cùng Cty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản. Cụ thể, ngày 8-4-2012, kí Hợp đồng thế chấp số 01 trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Trong đó, gồm toàn bộ công trình kiến trúc, dây chuyền máy móc, thiết bị giai đoạn I và II, giá trị quyền sử dụng đất, lô máy móc thiết bị hoàn tất sản phẩm. Tiếp đó, ngày 14-4-2012, một hợp đồng thế chấp khác được kí kết với tài sản thế chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai gồm nguyên phụ liệu nhập khẩu, các bộ chứng từ xuất hàng chờ thu tiền, các khoản phải thu của khách hàng… với tổng trị giá 64 triệu EURO và 14,9 triệu USD. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhãn hiệu thương mại mà Cty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng. Việc các lãnh đạo của Lifepro biến mất, bỏ lại khoản nợ hàng trăm triệu USD. Để khắc phục thiệt hại, ngày 25/12/2017, Công ty xử lý nợ của ngân hàng Agribank - Agribank AMC đã có thông báo bán đấu giá toàn bộ tài sản bảo đảm, bao gồm: nguyên phụ liệu dệt may, thành phẩm, bán thành phẩm may mặc trong các kho xưởng tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, toàn bộ máy móc thiết bị tại Công ty Liên doanh
  • 37. Lifepro Việt Nam, toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất của Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và một số hạng mục đầu tư, lắp đặt tại nhà máy. Tuy nhiên lại không đề cập đến việc xử lý tài sản bảo đảm đối với quyền sử dụng 06 nhãn hiệu, thương hiệu thời trang được cấp phép. Việc không xử lý tài sản bảo đảm này được các chuyên gia pháp lý lý giải như sau: Việt Nam cho phép ngân hàng sử dụng thương hiệu là tài sản bảo đảm khoản vay. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ (2005) của Việt Nam, chỉ có chủ sở hữu thương hiệu được pháp luật công nhận mới có quyền cho phép đối tượng khác khai thác thương hiệu ấy. Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam. Vì người mua tài sản phát mại (là 6 thương hiệu này) sẽ không được công nhận QSHTT để khai thác các thương hiệu ấy tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Như vậy, qua hai vụ việc trên, thấy rằng pháp luật Việt Nam cho phép các ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT. Tuy nhiên, thông qua hệ thống các quy định pháp luật hiện hành là chưa đủ để áp dụng trên thực tế, đặc biệt liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Vậy pháp luật Việt Nam đã có quy định nào làm cơ sở cho hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT? Còn những khoảng trống nào trong hệ thống pháp luật cần phải khắc phục để tạo thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT ở Việt Nam hiện nay? Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích và làm rõ hai câu hỏi trên. 2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiềnvay bằng QSHTT 2.2.1. Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, có nhu cầu rất lớn về vốn nên vai trò của các NHTM là hết sức quan trọng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người gửi tiền, hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó các hoạt động ngân hàng
  • 38. nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng, được nhà nước quy định chặt chẽ theo các quy định pháp luật. Trong đó văn bản pháp lý quan trọng nhất, trực tiếp điều chỉnh hoạt cơ cấu tổ chức và động cho vay của NHTM là Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong các hoạt động trên, cho vay là một hoạt động ngân hàng truyền thống quan trọng của NHTM. Cho vay ”là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay hoặc cam kết cho vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi” (khoản 16, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng). Ngoài Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động cho vay của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói chung và NHTM nói riêng được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật chuyên ngành là Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (Thông tư 39). Thông tư 39 ra đời nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đồng thời chấm dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn pháp luật khi có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về hoạt động cho vay trước đó. Thông tư 39 điều chỉnh mọi khía cạnh trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, bao gồm: khách hàng vay vốn, lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình thủ tục cho vay, thỏa thuận cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, và biện pháp bảo đảm tiền vay. Như vậy, đối với hoạt động cho vay của NHTM, Thông tư 39 có thể coi là văn bản pháp luật quan trọng, cơ bản nhất. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào quy định trong thông tư để tiến hành các hoạt động cho vay, trong đó có thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 39 về bảo đảm tiền vay:
  • 39. “Điều 15. Bảo đảm tiền vay 1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan. 2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay. 3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.” Theo đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng có quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ quy định của luật, trong đó có quyền tự quyết định việc biện pháp bảo đảm tiền vay hay không. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của NHTM với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS và pháp luật có liên quan.Tuy nhiên để tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế rủi ro không thu hồi được vốn thì các NHTM thường thỏa thuận với người vay về áp dụng các biện pháp bảm đảm. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS 2015, văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị định 163/2006/NĐ-CP, các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng loại tài sản bảo đảm. Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT. Tuy nhiên các quy định pháp luật hiện hành đã thừa nhận và mở đường cho việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, cụ thể:
  • 40. 2.2.2. QSHTT là một tài sản bảo đảm tiềm năng 2.2.2.1. Cho phép sử dụng QSHTTlàm tài sản bảođảm. Cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất cho việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm khoản vay là BLDSnăm 2015. Mặc dù không có điều nào quy định riêng về việc bảo đảm bằng QSHTT, nhưng việc BLDSthừa nhận QSHTT là một loại quyền tài sản và có thể dùng làm tài sản bảo đảm đã đặt nền tảng cho sự phát triển của hoạt động bảo đảm bằng QSHTT. Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Như vậy, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Các loại tài sản cụ thể được liệt kê như vật, tiền, giấy tờ có giá là tài sản hữu hình, con người có thể hình dung, xác định được nó một cách rõ ràng. Tuy nhiên, quyền tài sản là một loại tài sản vô hình trừu tượng. Để làm rõ tài sản này, Điều 115 BLDS quy định quyền tài sản như sau: “Điều 115. Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” Theo đó, một quyền được xác định là quyền tài sản nếu đáp ứng một tiêu chí “trị giá được bằng tiền”. Hay nói cách khác, “trị giá được bằng tiền” là một tiêu chí để xác định phạm vi quyền tài sản, tránh được sự nhầm lẫn với quyền nhân thân. Đây là một sự thay đổi so với quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005, khi bộ luật này quy định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao
  • 41. dịch dân sự, kể cả QSHTT”. Như vậy tiêu chí “có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự” đã bị loại bỏ. Sự thay đổi này làm mở rộng khái niệm quyền tài sản, mở rộng các đối tượng được xác định là quyền tài sản. Các quyền tài sản điển hình được pháp luật ghi nhận bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. So với BLDS 2005, ngoài việc quy định cụ thể quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, BLDS 2015 đã định nghĩa lại quyền tài sản liên quan đến QSHTT. BLDS 2015 quy định chỉ quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT mới là quyền tài sản. Việc xác định lại quyền tài sản liên quan đến quyền sở hữ trí tuệ là đúng đắn, phù hợp với sự phân loại quyền chủ thể và các quy định pháp luật có liên quan. Vì theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, QSHTT bao gồm quyền nhân thân của tác giả và quyền tài sản của chủ sở hữu, chủ thể khác. Việc quy định quyền tài sản là QSHTT, tức là bao hàm cả quyền nhân thân là một sự thiếu sót cơ bản trong việc phân loại quyền tài sản. Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai loại quyền tách biệt của một chủ thể với các tính chất, đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Quyền nhân thân là quyền gắn liền với một cá nhân, gắn liền với các giá trị danh dự, nhân phẩm của cá nhân và chỉ dành riêng cho cá nhân nên không xác định giá trị thông qua tiền và không thể chuyển giao cho người khác. Quyền tài sản là quyền của một chủ thể đối với một tài sản cụ thể, gắn liền với tài sản nên có thể chuyển giao giữa các chủ thể và trị giá được bằng tiền. Việc xác định đúng nội hàm của QSHTT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, quy định quyền tài sản là quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT đã tạo sự thống nhất cho hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm về quyền tài sản là quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT còn quá dài, không thuận tiện cho việc sử dụng nên cần phải được nghiên cứu rút gọn. Do đó, trong bài viết này, để thuận tiện cho việc sử dụng, gọi tên, người viết sử dụng tiếp tục thuật ngữ “quyền sở hữu trí tuệ” để chỉ quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT. Như vậy, qua các phân tích trên, thấy rằng quyền tài sản đối với QSHTT là một trong các loại tài sản theo quy định của luật dân sự.
  • 42. QSHTT là một loại tài sản nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của một loại tài sản thông thường, trở thành đối tượng của các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,… Do đó có thể dùng QSHTT làm tài sản bảo đảm thực nghĩa vụ. 2.2.2.2. Tài sản bảo đảm - QSHTT, được điều chỉnh tương đối đầy đủ. Do yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý cho sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn, để làm cơ sở cho các chủ thể thực hiện các QSHTT, trong đó có quyền sử dụng QSHTT để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền đối với QSHTT là Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ). Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh hầu như toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đối tượng của sở hữu trí tuệ như điều kiện bảo hộ, chủ sở hữu, nội dung và thời gian bảo hộ, chuyển giao QSHTT,… Trong đó có quy định về quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, làm cơ sở cho các bên thực hiện giao dịch bảo đảm bằng QSHTT. Luật sở hữu trí tuệ không có quy định cụ thể chỉ ra quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, mà chỉ quy định về từng vấn đề riêng lẻ như QSHTT, các đối tượng của QSHTT, các nhóm QSHTT với quy định về điều kiện bảo hộ, nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền và chuyển giao quyền. Do đó để hiểu được các loại QSHTT nào được dùng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì cả ngân hàng và người vay phải hiểu được loại tài sản này. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, “QSHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Theo đó QSHTT gồm ba nhóm quyền là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Mỗi nhóm quyền khác nhau có đối tượng khác nhau, đặc điểm, điều kiện bảo hộ, thời gian bảo hộ khác nhau, và bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản khác nhau. Quyền nhân thân là quyền được trao cho người trực tiếp tạo nên kết quả sáng tạo, gắn liền với người đó và không thể chuyển giao. Quyền tài
  • 43. sản là quyền trao cho người đã đầu tư thời gian, tài chính, các cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo nên kết quả sáng tạo. Cụ thể: Thứ nhất, quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đặc điểm của quyền tác giả: (i) Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung, giá trị của tác phẩm. Do đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới hình thức vật chất nhất định. (ii) Tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Một tác phẩm được định hình dưới một dạng hình thức vật chất nhất định thì mới chỉ là điều kiện cần để phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm. Điều kiện đủ để một tác phẩm được bảo hộ đó là tính nguyên gốc. Nghĩa là tác phẩm đó phải do tác giả bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra mà không sao chép từ một hay những tác phẩm khác. Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm có tính nguyên gốc và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, giá trị của tác phẩm. Đây là nguyên tắc “bảo hộ tự động” của quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân gồm quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với quyền tài sản: