SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ MỸ AN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ MỸ AN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam – Chi nhánh Long An” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các
số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2019
Tác giả
Trịnh Thị Mỹ An
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.6. Kết cấu của luận văn......................................................................................3
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................4
Tóm tắt chương 1.....................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................5
2.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp...................................................................................................5
2.1.1 Tổng quan về tín dụng ............................................................................5
2.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng khách hàng
doanh nghiệp ........................................................................................................7
2.2. Khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp......................................8
2.2.1. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.............................8
2.2.2. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân.......................................................................................................10
2.2.3. Khái niệm về khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp........10
2.2.4. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp................................................13
2.2.5. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp .........................................................14
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp .....14
2.3.1. Yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp...........................................14
2.3.2. Các yếu tố về khoản vay.......................................................................16
2.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng.............................................................18
2.3.4. Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế..................................................18
Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................19
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI BIDV LONG AN ............................................................20
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh
Long An .................................................................................................................20
3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh
Long An..............................................................................................................20
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................................22
3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An ...............................................................23
3.3. Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long
An 29
3.4. Các nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ của KHDN tại BIDV Long
An 31
3.4.1 Nhân tố từ phía khách hàng ..................................................................31
3.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng...................................................................32
3.5. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Long An ......................................................................................................34
3.5.1. Đánh giá dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ.........................................34
3.5.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định khách hàng (Trước, trong và sau
khi cho vay)........................................................................................................38
3.6. Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV
Long An .................................................................................................................41
3.6.1. Các mặt đạt được về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN
tại BIDV Long An..............................................................................................41
3.6.2. Các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại
BIDV Long An...................................................................................................42
3.6.3. Nguyên nhân gây ra các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả
nợ của KHDN tại BIDV Long An......................................................................42
Tóm tắt chương 3...................................................................................................43
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................44
4.1 Mô hình nghiên cứu.....................................................................................44
4.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................47
4.3 Kết quả nghiên cứu......................................................................................49
Tóm tắt chương 4...................................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN........................................55
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .........................................................................55
5.2. Định hướng phát triển tín dụng của BIDV trong những năm tới ................55
5.3. Các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An..................57
5.4. Hạn chế của luận văn...................................................................................61
5.5. Kết luận........................................................................................................62
Tóm tắt chương 5...................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEG Advising Expert Group Meeting (Liên hợp quốc AEG)
BIDV Long An
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam - Chi Nhánh Long An
BIDV
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam
CBTD Cán bộ tín dụng
CIC
Credit Information Center (trung tâm thông tin tín dụng của
ngân hàng nhà nước)
DN Doanh nghiệp
KNTN Khả năng trả nợ
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NQH Nợ quá hạn
TMCP Thương mại cổ phần
XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
TCKT Tổ chức kinh tế
NHNN Ngân hàng nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG TRANG
1
Bảng 2.1. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh
nghiệp và khách hàng cá nhân
10
2
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa KNTN và kết quả phân loại nợ của
khách hàng
12
3
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An từ
năm 2016-2018
22
4 Bảng 3.2. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2016- 2018 23
5
Bảng 3.3. Lợi nhuận của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Long An từ năm 2016 -2018
24
6
Bảng 3.4. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo phân khúc
khách hàng năm 2016 – 2018
24
7
Bảng 3.5. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời gian vay
vốn
25
8 Bảng 3.6. Phân loại nợ của BIDV Long An từ năm 2016 – 2018 26
9
Bảng 3.7. Dư nợ KHDN của BIDV Long An theo số ngày quá
hạn
30
10 Bảng 3.8. Phân loại mức xếp hạng tín dụng 37
11
Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh
nghiệp
38
12
Bảng 4.1. So sánh mô hình hồi quy binary logistic và hồi quy
tuyến tính
45
13 Bảng 4.2. Thống kê dữ liệu mô tả các biến 49
14 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình 50
15 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 50
16
Bảng 4.5. Kiểm định Omnibus (Omnibus Tests of Model
Coefficients)
50
17 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 51
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRANG
1
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Long An (Đến 15/03/2019)
21
2
Hình 3.2. Sơ đồ nợ xấu của BIDV Long An từ năm 2016-2018
theo kết quả phân loại nợ
27
3
Hình 3.3. Biểu đồ nợ xấu giữa KHDN và khách hàng cá nhân
tại BIDV Long An năm 2016 -2018 theo kết quả phân loại nợ
28
4 Hình 3.4. Sơ đồ cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV 36
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Để đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng,
có thể giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro trong hoạt động cho vay, đứng trên
góc độ là nhân viên tín dụng ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài: các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã tìm ra
và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An. Để
thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy Binary Logistic
với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics, thu thập dữ liệu của các
doanh nghiệp vay vốn đủ điều kiện xếp hạng tín dụng tại BIDV Long An trong giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Kết quả cho thấy, có ba nhân tố tác động đến khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Đó là hiệu quả kinh doanh,
số năm hoạt động của doanh nghiệp và thời gian vay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Long An.
Từ khóa: Khả năng trả nợ, binary logistic, ngân hàng thương mại.
ABSTRACT
In order to evaluate ability to pay debt of business customer at the bank, which
can help the bank to limit risks in loan activities, under the view of bank credit
officer, the author chose the topic: factors affect ability to pay debt of business
customers. This research found out and analyzed factors affect ability to pay debt of
business customer at The Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam, Long An branch. In order to execute the research, the
author used Binary Logistic regression analysis model with supporting from IBM
SPSS Statistics statistical software, collecting data of enterprise who loaned from
bank that are enough conditions to rank credit at Long An branch during 2016s to
2018s. The results showed that there were 3 factors affect to ability to pay debt of
business customer at the branch. These were business efficiency, operating years of
enterprise and loaning time. On that basis, research and propose solutions in order
to enhance ability to pay debt of business customer at The Joint Stock Commercial
Bank for Investment and Development of Vietnam, Long An branch.
Keywords: Debt repayment capability, binary logistic, Joint Stock
Commercial Bank.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của hệ thống NHTM thường gắn liền với sự hình thành và phát
triển nền kinh tế của các quốc gia. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian
thanh toán, và tạo ra dòng tiền để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hoạt
động tín dụng tạo ra nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng mang đến nhiều rủi ro, trong
đó tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra luôn lớn hơn so với các rủi ro khác. Rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguồn gốc
chính là khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh, thị trường biến động, các doanh
nghiệp, tổ chức, các nhân trong hoạt động kinh doanh đều phải đối mặt với nhiều
rủi ro. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động, tài trợ
các dự án trung dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận chủ yếu của
ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam cũng không ngoại lệ, theo báo cáo tài chính năm 2018 của ngân hàng tỷ lệ thu
nhập từ lãi vay của khách hàng và các hoạt động bảo lãnh tín dụng khác chiếm tỷ lệ
84% so với tổng thu nhập của ngân hàng.. Những năm gần đây cùng với tốc độ tăng
trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh
Long An, là tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng
ngoài nói chung và BIDV nói riêng là mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đặt trọng
tâm kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh. Khi phát
sinh nợ xấu thì việc xử lý tài sản bảo đảm rất mất thời gian, chi phí, và còn phụ
thuộc vào tính thanh khoản của tài sản bảo đảm, có khả năng ngân hàng không thu
được đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay. Vì vậy, việc nhận diện và đo lường rủi ro
tín dụng trở thành một việc cấp bách giúp ngân hàng có từng ứng xử phù hợp với
từng khách hàng cụ thể giảm tổn thất hạn chế rủi ro xảy ra. Đánh giá đúng khả năng
trả nợ của khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng sẽ có cơ hội sàn lọc, tái thẩm
định nền khách hàng của mình, từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp với
2
từng khách hàng. Các ngân hàng thường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
dựa trên tính chủ quan của nhân viên tín dụng, chưa chú trọng chuẩn hóa phương
pháp ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng từ lúc giải ngân đến khi thu nợ. Vì
vậy, đứng trên góc độ vị trí chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp, tác giả
lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh
Long An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nền tảng các lý thuyết về đánh giá KNTN vay của KHDN, tác giả
phân tích thực trạng và kiểm chứng các nhân tố có ảnh hưởng đến KNTN vay của
KHDN tại BIDV Long An. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của
KHDN tại BIDV Long An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN
tại NHTM.
- Vận dụng mô hình hồi quy binary logistic để thiết lập mô hình các nhân tố
ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An. Từ đó, tiến hành xem xét
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Đề ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp
tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Long An?
Mức độ tác động, ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ vay của
khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An như thế nào?
Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An?
3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại BIDV Long An
Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Long An.
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ
sở dữ liệu, thông tin thu thập được. Cỡ mẫu: gồm 106 khách hàng, số quan sát là
318, đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Long An từ năm 2016-2018.
Số liệu được thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán,
báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm của BIDV
Long An, dữ liệu từ chương trình SIBS của BIDV, chương trình xếp hạng tín dụng nội
bộ của BIDV, ….
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình binary logistic để tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An. Các số
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định các yếu tố liên
quan đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An.
1.6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
Long An.
Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao khả năng trả nợ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh
Long An.
4
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ đúc kết lại các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của
khách hàng doanh nghiệp BIDV Long An và cho thấy thực trạng KNTN của khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An tạo tiền đề để xây dựng giải pháp nâng cao
phương pháp đánh giá khả năng trả nợ đối với KHDN tại BIDV Long An.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã giới thiệu các nội dung cơ bản của đề
tài nghiên cứu bao gồm: lý do nghiên cứu; các mục tiêu, phạm vi và đối tượng
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của tác giả. Chương 1 tạo khung nền cho tác
giả thực hiện các chương tiếp theo.
5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan về tín dụng:
2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng:
Nguyễn Minh Nhàn (2012) đã diễn giải quan điểm tín dụng theo Kmax như
sau: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu”.
Theo văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về về hợp nhất
luật các tổ chức tín dụng do văn phòng quốc hội ban hành, định nghĩa “Cấp tín dụng
là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác”
2.1.1.2. Các phương thức cấp tín dụng:
 Cho vay;
 Chết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
 Bảo lãnh ngân hàng;
 Phát hành thẻ tín dụng;
 Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
 Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận.
2.1.1.3. Phân loại cấp tín dụng:
Theo thời gian cấp tín dụng:
 Tín dụng ngắn hạn: thời gian cấp tín dụng không vượt quá 12 tháng;
6
tháng.
 Tín dụng trung hạn: thời gian cấp tín dụng trên 12 tháng đến tối đa 60
 Tín dụng dài hạn: thời gian cấp tín dụng trên 60 tháng.
Theo loại hình cấp tín dụng:
 Cấp tín dụng theo hình thức hạn mức tín dụng: Là hình thức cấp tín dụng
của NHTM mà khách hàng chỉ việc làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ nhất định
với mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Khách hàng chỉ lập hồ
sơ một lần cho nhiều khoản cấp tín dụng, ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn
mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số.
 Cấp tín dụng theo món: Là hình thức cấp vốn tín dụng của ngân hàng mà
theo đó làm một bộ hồ sơ vay một lần nhất định với mức tín dụng ngân hàng và
khách hàng thỏa thuận. Người vay sẽ làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi
suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định.
Theo đối tượng khách hàng:
 Cấp tín dụng cho doanh nghiệp: là cấp tín dụng cho khách hàng doanh
nghiệp để sử dụng vào mục đích kinh doanh, đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố
định,…
 Cấp tín dụng cho cá nhân: là cấp tín dụng cho đối tượng cá nhân phục
vụ hai mục đích chủ yếu là phục vụ đời sống, tiêu dùng và bổ sung vốn cho hoạt
động buôn bán, sản xuất.
Như vậy, cấp tín dụng rất đa dạng về các hình thức, phương thức. Theo văn
bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất luật các tổ chức tín
dụng do văn phòng quốc hội ban hành, định nghĩa “Cho vay là hình thức cấp tín
dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Từ việc phân loại trên, để giới hạn nghiên cứu, tín dụng trong luận văn này tác
giả tập trung vào hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp: có
7
thời gian vay ngắn hạn, trung dài hạn, mục đích sử dụng vốn vay là bổ sung vốn lưu
động, đầu tư tài sản cố định, đầu tư vào các dự án….
2.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng khách hàng
doanh nghiệp
Theo Fitch (1997) và Greuning và Bratanovic (2009): Rủi ro tín dụng xảy ra
khi bên vay không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã thỏa thuận, không
thể thanh toán các khoản gốc lãi theo thời gian quy định trong hợp đồng. Rủi ro tín
dụng có thể kéo theo nhiều rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng
tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, có nhiều khoản nợ
không thu hồi được, sẽ làm phát sinh nhiều chi phí như: chi phí giám sát, khởi kiện,
bán đấu giá tài sản, quản lý, thu hồi nợ….và đặc biệt là chi phí trích dự phòng rủi
ro. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động. Mặc dù khi
quá hạn, lãi suất cho vay sẽ tăng, nhưng phần lãi này thực sự rất khó thu hồi, khi
khách hàng đã mất khả năng toán các khoản nợ trước đó. Vì vậy, lợi nhuận của
ngân hàng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng đến sự
mất cân đối dòng tiền ra như trả lãi, gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư … và dòng tiền
vào như nhận gửi, thu nợ gốc lãi trong tương lai. Tình trạng này diễn ra nhiều lần có
thể làm ảnh hưởng uy tín của ngân hàng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn
đến phá sản.
Rủi ro tín dụng trong hoạt cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do
khách hàng doanh nghiệp không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình theo cam kết. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng, thì việc đánh giá được
khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với ngân
hàng.
8
2.2. Khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp
2.2.1. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
2.2.1.1. Đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị:
Ngân hàng là trung gian tài chính, là kênh điều chuyển vốn giữa người cho
vay và đi vay. Nguồn vốn để cho các doanh nghiệp vay chủ yếu từ huy động vốn
dân cư, các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi, các khoản huy động này đều có thời hạn
nhất định. Dựa vào tính chất thời hạn nguồn tiền huy động, và chu kỳ luân chuyển
vốn của doanh nghiệp, ngân hàng phải xác định thời gian cho vay hợp lý. Vì vậy
các khoản tín dụng của khách hàng doanh nghiệp phải bảo đảm tính hoàn trả về thời
gian và giá trị.
Nếu thời gian cấp tín dụng nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của khách hàng
thì khi đến kỳ trả nợ khách hàng chưa có nguồn để trả nợ, gây khó khăn cho khách
hàng và việc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng, ngược lại thời gian cấp tín dụng
lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn khách hàng rất có thể sử dụng vốn sai mục đích,
gây nhiều rủi ro cho ngân hàng
2.2.1.2. Bảo đảm nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi:
Khi kết thúc thời gian vay, hoặc trong thời gian vay bên vay có trách nhiệm
phải hoàn trả gốc và lãi theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng tín dụng. Phần lãi suất
trong hợp đồng tín dụng chính là chi phí sử dụng vốn, đối với ngân hàng, đây là
nguồn để thanh toán lãi cho các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại ngân hàng, bù đắp các
chi phí hoạt động, phần còn lại chính là lợi nhuận của ngân hàng
Trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận,
ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ lợi nhuận của mình để bảo đảm khả
năng thanh toán cho người gửi tiền
2.2.1.3. Quy mô các khoản vay lớn, số lượng vay ít:
Các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp thường dùng để tài trợ cho mục
đích sản xuất kinh doanh, đầu tư, tùy theo quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp, mà
giá trị các khoản vay lớn hay nhỏ, nhưng so với khách hàng cá nhân, các khoản vay
của doanh nghiệp thường lớn hơn. Cụ thể, tại BIDV Long An, có khoảng 150 khách
9
hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng, dư nợ chiếm 38% tổng dư nợ của cả
chi nhánh. Số lượng khách hàng ít, dư nợ lớn mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Nhưng nếu trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng,
các khoản vay bị chuyển nợ xấu, và phải trích dự phòng rủi ro, chỉ cần một hoặc hai
khách hàng doanh nghiệp, nhưng giá trị khoản vay lớn, có thể ảnh hưởng lớn đến
lợi nhuận của cả chi nhánh.
2.2.1.4. Lãi suất cho vay thường thấp hơn so với khách hàng cá nhân
Các doanh nghiệp thường muốn tiết kiệm chi phí tài chính, và ngoài cho vay
ra, ngân hàng còn khai thác được nhiều dịch vụ từ các doanh nghiệp như: huy động
vốn, thanh toán lương, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thu hộ, và bán được các sản
phẩm bán lẻ thông qua các nhân viên của doanh nghiệp, nên để tạo mối quan hệ tốt
đẹp, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với niêm yết, hoặc lãi suất
đối với khách hàng cá nhân
2.2.1.5. Tổn thất khi xảy ra rủi ro:
Đối với khách hàng cá nhân vay có tài sản bảo đảm, ngân hàng thường yêu
cầu, tỷ lệ tài sản bảo đảm là 100%, nhưng đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy
theo mức độ tín nhiệm và đánh giá của ngân hàng, có một số doanh nghiệp chỉ cần
20% giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay, hoặc đối với các doanh nghiệp lớn,
có dòng tiền ổn định, ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp. Các tài sản thế chấp
ngoài là các tài sản có tính thanh khoản cao như bất động sản, động sản: xe, máy
móc thiết bị,… còn có thể là hàng tồn kho, quyền đòi nợ,…. khi xảy ra rủi ro, các
tài sản bảo đảm này sẽ khó phát mãi, hoặc thu giữ, xử lý để thu hồi nợ. Vì vậy, tổn
thất khi xảy ra rủi ro của các khoản vay khách hàng doanh nghiệp thường sẽ cao
hơn so với cho vay khách hàng cá nhân.
10
2.2.2. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân
Bảng 2.1. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và
khách hàng cá nhân
Nội dung Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân
Quy mô
Số lượng khoản vay chiếm tỷ trọng
nhỏ, nhưng các khoản vay thường
có quy mô lớn hơn
Số lượng khoản vay chiếm tỷ
trọng lớn, nhưng các khoản vay
thường có quy mô nhỏ hơn
Mục đích
Bổ sung vốn lưu động cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đầu tư tái sản cố định trực
tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm máy
móc thiết bị, mở rộng quy mô sản
xuất, …
Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân, du học, mua xe, sửa
chữa, mua mới nhà ở, đất ở,
hoặc phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của cá nhân
hoặc hộ gia đình
Nguồn
trả nợ
Từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN
Từ thu nhập của cá nhân: từ
lương, kinh doanh, …
Thủ tục
Phức tạp hơn so với cá nhân, quy
trình thẩm định khắc khe hơn, tốn
nhiều thời gian hơn
Đơn giản hơn so với doanh
nghiệp, quy trình thẩm định
nhanh hơn
Lãi suất
cho vay
Lãi suất cho vay thường cao hơn
(Các khoản vay có quy mô lớn, bên
cạnh đó, ngân hàng sẽ còn dựa trên
các lợi ích khác thu từ doanh nghiệp
để tính hiệu quả kinh doanh)
Lãi suất cho vay cao hơn so với
doanh nghiệp, do các khoản vay
có quy mô nhỏ, chi phí thẩm
định, quản trị…)
Thời hạn
vay
Ngắn hạn, trung dài hạn Ngắn hạn, trung dài hạn
(Nguồn: do tác giả tổng hợp)
2.2.3. Khái niệm về khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp là việc đánh giá khả
năng doanh nghiệp có thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ đến hạn như
đã cam kết cho bên cấp tín dụng (ngân hàng) trong toàn bộ thời gian cấp tín dụng
hoặc một khoảng thời gian đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chính xác về khả năng trả
nợ của khách hàng, mà chỉ tập trung vào biểu hiện của khách hàng, được đánh giá là
có khả năng có hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
11
Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp được hiểu là năng lực tài chính
của doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức cho
doanh nghiệp vay nợ.
Biểu hiện của khách hàng không có KNTN vay theo Basel là “default - không
có KNTN” và theo Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc AEG là “
nonperfoming loan – nợ xấu”.
Trong Basel Committee on Banking Supervison - 2006 tại Điều 452, Ủy ban
Basel cho rằng “default – không có KNTN vay” là những khách hàng có một hoặc
cả hai biểu hiện sau:
“NH nhận thấy rằng khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh
toán đầy đủ khi đến hạn, chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để thu
hồi nợ;
Khách hàng có các khoản nợ vay đã quá hạn trên 90 ngày”.
Theo nhóm chuyên gia tư vấn của liên hợp quốc AEG (2004), nợ xấu được
định nghĩa như sau “về cơ bản, một khoản nợ được coi là xấu khi quá hạn trả lãi
và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được
nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh
toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ khả năng
khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Hay nói cách khác: nợ xấu được xác định
dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng thanh toán bị nghi ngờ.
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của ngân hàng
nhà nước Việt Nam, “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”, “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Theo
điều 11 của thông tư, phân loại nợ theo phương pháp định tính như sau:
“Nợ nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
12
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tuy nhiên, các khoản
nợ nhóm này khách hàng vẫn còn có khả năng thanh toán nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và
lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo
cam kết.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là
rất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất
vốn.”
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa KNTN và kết quả phân loại nợ của khách hàng
STT
KNTN của
khách hang
Phân loại nợ theo TT 02/TT-
NHNN
Thực trạng thanh
toán nợ
1
Khách hàng có
KNTN
Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2 - nợ cần chú ý
Trong hạn hoặc quá
hạn dưới 90 ngày
2
Khách hàng
không có
KNTN
Nhóm 3,4,5 (nợ xấu) – nợ dưới
tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có
khả năng mất vốn
Quá hạn từ 90 ngày trở
lên;
Gia hạn nợ
(Nguồn: Thiết kế dựa trên tài liệu của Basel, AEG, và TT 02/TT-NHNN)
Trong luận văn này, tác giả đánh giá KNTN vay của KHDN dựa trên biểu hiện
thứ 2 “khách hàng có khoản vay bị quá hạn gốc/lãi trên 90 ngày”, do biểu hiện thứ
nhất khách hàng bị nợ xấu do nguyên nhân khách quan và xác suất xảy ra thấp,
13
đồng thời khi nhận thấy biểu hiện thứ nhất của khách hàng thì thông thường biểu
hiện thứ 2 đã xuất hiện kèm theo.
2.2.4. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Về định tính, một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng là do khách
hàng “không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo
cam kết”. Do đó, KNTN của khách hàng là một phần nguồn gốc, nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng.
Về định lượng, theo tiêu chuẩn của Basel, hướng dẫn phương pháp quản lý rủi
ro tín dụng, trong một danh mục tín dụng, tổn thất tín dụng có thể chia làm 2 loại:
tổn thất dự tính được và tổn thất không tính được. Tổn thất tính được xác định
thông qua số liệu thống kê quá khứ theo công thức:
EL = PD * LGD * EAD
Trong đó:
EL là Expected Loss, tổn thất tín dụng dự tính được, là mức tổn thất trung bình
có thể tính được từ các số liệu trong quá khứ.
PD là Probability of Default, xác xuất mà khách hàng không trả được nợ.
LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ mất vốn dự kiến. LGD là tỷ trọng phần vốn
bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD ngoài
bao gồm các tổn thất về khoản vay còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán
và các chi phí khác như: các chi phí cho dịch vụ pháp lý, chi phí xử lý tài sản thế
chấp và một số chi phí liên quan,…
EAD (Exposure of Default): Dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả
được nợ.
Tổng các khoản tổn thất này của từng khách hàng trong danh mục tín dụng sẽ
là tổn thất của danh mục tín dụng.
14
Như vậy, xét cả hai khía cạnh định tính và định lượng thì xác suất khách hàng
không trả được nợ (KNTN vay của khách hàng) có mối quan hệ chặt chẽ đối với rủi
ro tín dụng và xác định mức độ tổn thất tín dụng.
2.2.5. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
Dựa vào công thức tính tổn thất dự tính được theo tiêu chuẩn của Basel như đã
đề cập ở trên, các ngân hàng có thể xây dựng một danh mục tín dụng hợp lý để hạn
chế rủi ro, đồng thời đánh giá được từng khoản vay, từng khách hàng để có từng
chính sách tín dụng thích hợp. Do đó, đánh giá được khả năng trả nợ của khách
hàng mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tổn thất tín dụng dự tính được.
Đánh giá được khả năng phân tích được các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả
nợ của khách hàng sẽ hỗ trợ được cán bộ tín dụng cũng như các ngân hàng trong
quá trình phê duyệt cấp tín dụng cho một khách hàng, tiết kiệm được chi phí, thời
gian, và hạn chế được tính chủ quan của cá nhân cán bộ tín dụng trong quá trình
thẩm định khách hàng vay.
Phương tiện hỗ trợ, căn cứ, để ngân hàng giám sát khoản vay sau khi cho vay,
đề phòng các rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng sớm nhận biết các rủi ro, để có các
biện pháp hạn chế rủi ro về mức thấp nhất.
Nâng cao chất lượng, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, kịp thời
phát hiện các sai sót, góp phần hoàn thiện chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ
của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
2.3.1. Yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp
Số năm hoạt động của doanh nghiệp: một doanh nghiệp đã hoạt động lâu
năm trong ngành, trải qua nhiều thời kỳ kinh tế, có nền khách hàng lớn, đối tác lâu
năm truyền thống, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sẽ ít gặp rủi ro hơn, so với các
doanh nghiệp mới thành lập, mới bước vào thị trường kinh doanh (Petrunia, 2007).
Khi đã có bề dày kinh nghiệm, thì doanh nghiệp sẽ có các phương án thích ứng với
15
những biến động của thị trường, môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh sẽ tốt hơn so
với các doanh nghiệp ít kinh nghiệm. Nghiên cứu Coravos (2010) sử dụng mô hình
Logit nghiên cứu trên mẫu 530 khoản vay đã chỉ ra biến kinh nghiệm của DN và
KNTN của DN có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành
kiểm tra giả thuyết:
H1: Số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của
doanh nghiệp càng cao (+).
Năng lực tài chính của doanh nghiệp: được thể hiện chủ yếu qua các tỷ số tài
chính. Theo Pederzoli và Costanza (2010), các chỉ số tài chính thường có mối quan
hệ sâu sắc với khả năng vỡ nợ của DN. Các chỉ số này sẽ thể hiện tình trạng sức
khỏe của một doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp
là: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu
nợ…Các chỉ tiêu tài chính của DN còn được các ngân hàng sử dụng trong quá trình
đánh giá năng lực tài chính của DN trước khi cho vay, và đóng vai trò quan trọng
quyết định trong kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của doanh nghiệp trong hệ thống
ngân hàng.
Một số chỉ tiêu của KHDN:
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (thể hiện qua hệ số nợ của doanh
nghiệp: nợ/ vốn chủ sở hữu) cho thấy trong tổng vốn chủ sở hữu của DN có bao
nhiêu phần trăm là nợ phải trả, tỷ số này càng cao, DN có rủi ro tài chính càng lớn
và ngược lại. Theo nghiên cứu của Lally (2003) nếu vay nợ càng nhiều doanh
nghiệp càng có nguy cơ kiệt quệ tài chính hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tỷ số càng cao, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp. Bigelli và Vidal,
(2012) và Gooddacre và Thomson (2006), đã chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và khả
năng trả nợ của KHDN có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Điều này có nghĩa,
đòn bẩy tài chính của DN càng lớn thì khả năng trả nợ của DN càng thấp. Ngoài ra,
tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, đây là
một trong chỉ tiêu quan trọng mà BIDV dùng để đánh giá khách hàng khi cho vay.
16
Đối với một số ngành nghề cụ thể, BIDV quy định chỉ chấp nhận cho vay khi hệ số
nợ nằm trong một giới hạn cụ thể.
Giả thuyết được đặt ra như sau:
H2: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của
doanh nghiệp càng thấp (-).
Hiệu quả kinh doanh: Nghiên cứu của Fitzpatrick (1931) đã sử dụng các tỷ
số tài chính để phân tích khả năng phá sản của doanh nghiệp, trong đó, tác giả đã
chỉ ra một trong số các tỷ số tốt nhất để dự báo khả năng phá sản KHDN dựa trên
báo cáo tài chính là khả năng sinh lời. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, sẽ
được ngân hàng đánh giá cao, khi khả năng sinh lời cao, thì khả năng trả nợ cho
ngân hàng cũng sẽ được bảo đảm. Theo Watson và Wilson (2002); Bessler và các
tác giả (2011), để tiết kiệm chi phí nhà quản lý doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng
nguồn nội bộ trước, với chi phí vốn thấp, sau đó mới đến nguồn tài trợ từ bên ngoài,
với chi phí vốn cao hơn. Và khi doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao thì
khả năng được chấp thuận tài trợ vốn của ngân hàng cũng gia tăng theo Amato
(2004). Khi các dự án có hiệu quả đã được khai thác cùng với khả năng tiếp cận vốn
vay dễ dàng, , doanh nghiệp có xu hướng sẽ mở rộng việc đầu tư vào các dự án ít có
hiệu quả hơn, do đó KNTN của khách hàng sẽ giảm (Goyal và các tác giả, 2011).
Giả thuyết được đặt ra như sau:
H3: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ của
doanh nghiệp càng lớn (+).
2.3.2. Các yếu tố về khoản vay
Tài sản bảo đảm: Jimenez và Saurina (2003) cho rằng đối với các khoản vay
có tài sản bảo đảm càng lớn, có xác xuất khách hàng không trả được nợ thấp hơn
các khoản vay có tài sản bảo đảm thấp hơn. Trong hoạt động tín dụng cho vay,
trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay, ngân hàng sẽ dùng biện pháp xử lý
tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đối với từng mức tín nhiệm của ngân hàng đối với
doanh nghiệp, mức độ rủi ro của từng khoản vay, mỗi khách hàng sẽ có một tỷ lệ tài
17
sản bảo đảm nhất định. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của doanh nghiệp hoặc
bên thứ ba. Hầu hết các ngân hàng thường nhận các tài sản thế chấp có tính thanh
khoản cao, dễ phát mại trên thị trường và không bị pháp luật cấm. Tài sản bảo đảm
ngoài là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ của ngân hàng, còn góp phần làm tăng ý
thức trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp vay.
Giả thuyết được đặt ra như sau:
H4: Các khoản vay của doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bảo đảm càng cao thì
khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn (+).
Thời gian vay: các khoản vay có thời gian vay càng dài thường được các ngân
hàng đánh giá là có rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn
kéo dài, vấn đề kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Theo Coravos,(2010), thời gian vay và
khả năng trả nợ của khách hàng có mối quan hệ nghịch biến. Để bảo đảm khách
hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, để đánh giá thời vay của một doanh nghiệp
ngân hàng thường dựa trên dòng tiền, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp.
Theo thuyết tín hiệu của Flannery (1986), tác giả cho rằng khách hàng doanh nghiệp
tốt thường có xu hướng gia tăng vay vốn ngắn hạn. Nghiên cứu của Jimenez và
Saurina (2003) đã cho rằng các khoản vay có kỳ hạn ngắn có rủi ro cao hơn các
khoản vay có thời gian đáo hạn dài. Một số doanh nghiệp do chi phí vay ngắn hạn
thường thấp hơn chi phí vay dài hạn, do đó, doanh nghiệp sẽ dùng vốn vay ngắn hạn
với mục đích đầu tư dài hạn, điều này có thể làm mất cân đối tài chính của doanh
nghiệp, và giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Giả thuyết được đặt ra như sau:
H5: Thời gian vay của doanh nghiệp càng dài thì khả năng trả nợ của doanh
nghiệp càng thấp (-).
Số tiền cho vay: hay còn gọi là giá trị khoản vay: Jimenez và Saurina (2003),
đã chỉ ra số tiền cho vay và KNTN của khách hàng DN có mối quan hệ nghịch biến.
Đôi khi các khoản vay sẽ phản ánh trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp, các
khoản vay càng lớn, thì quá trình thẩm định sẽ khắc khe hơn, với nhiều điều kiện
18
mà doanh nghiệp phải đáp ứng được và giám sát cũng sẽ nghiêm ngặt hơn, vì vậy
KNTN của KHDN sẽ cao hơn.
Giả thuyết được đặt ra như sau:
H6: Số tiền cho vay càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp
(-).
2.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều xây dựng riêng cho mình một chính sách và quy trình cho
cấp dụng. Nếu chính sách và quy định càng chặt chẽ, cụ thể, hợp lý, có thể giúp
ngân hàng sàn lọc được các khách hàng có khả năng trả nợ tốt, hạn chế rủi ro tín
dụng. Ngoài ra, nếu ngân hàng có quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, sẽ giúp
ngân hàng phát hiện được các dấu hiệu khi khách hàng suy giảm KNTT, để có các
biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để các chính sách, quy
trình tín dụng được phát huy có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ tín dụng có năng lực và
đạo đức nghề nghiệp để nắm rõ các quy trình, thu thập và xử lý các thông tin, có
cách nhìn, đánh giá được các rủi ro, sàn lọc được đối tượng khách hàng doanh
nghiệp, hạn chế sai sót trong quá trình thẩm định cho vay. Môi trường cạnh tranh
giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, và càng khóc liệt hơn, vì các chỉ
tiêu tăng trưởng dư nợ, phát triển nền khách hàng, tăng lợi nhuận, một số đơn vị
ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn, nới lỏng các quy trình và có thể mắc
sai lầm khi cấp tín dụng đối với KHDN có khả năng trả nợ kém.
2.3.4. Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế
Các yếu tố từ môi trường vĩ mô như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,các chính sách
tiền tệ, tài khóa, chu kỳ kinh tế … có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế suy thoái, có các biến động xấu, làm giảm doanh
thu, lợi nhuận, sẽ làm giảm KNTN của KHDN. Và ngược lại, nếu nền kinh tế trong
giai đoạn tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô thuận lợi, sẽ tạo môi trường để các DN phát
triển, ăn nên làm ra, do đó, KNTN của KHDN vì vậy cũng được bảo đảm.
19
Do bị giới hạn về yếu tố thời gian và nguồn dữ liệu, trong bài luận văn này tác
giả chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp về các yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp và các yếu tố thuộc
về khoản vay.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 tác giả đã tổng quan lại các khái niệm về tín dụng, rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay, các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách
hàng và các nghiên cứu liên quan để tạo nền tảng cơ sở lý thuyết cho tác giả tiến
hành thu thập dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và phân tích vấn đề trong các chương tiếp
theo.
20
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV LONG AN
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi
nhánh Long An
3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh
Long An
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vào
ngày 03/04/1993, mã số doanh nghiệp là 0100150619, với tiền thân là “Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam” được thành lập năm 1957, tính đến năm 2019, Ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoạt động được 62 năm, trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm của nền kinh tế, trở thành một trong các ông lớn trong hệ thống
ngân hàng của Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trả dài 63 tỉnh thành dàn trải khắp
đất nước Việt Nam: 191 chi nhánh, 855 mạng lưới giao dịch, 57.825 điểm giao
dịch ATM và Pos, số lượng công nhân viên phục vụ là 25.000 người. Trong quá
trình hoạt động, BIDV đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, Đảng,
và được trao tặng BIDV nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Đơn vị Anh hùng
Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập,
Huân chương Lao động các hạng... BIDV cũng vinh dự được Đảng, Nhà nước Lào
và Vương quốc Campuchia trao tặng nhiều Huân chương cao quý.
Năm 2018, BIDV đã nâng tổng tài sản đạt giá trị 1.283 triệu tỷ đồng, tăng
9.1% so với 2017. Dư nợ tính dụng, đầu tư đạt 1,214 triệu tỷ đồng, trong đó, dư nợ
dài hạn chiếm 39,6%. Tổng huy động vốn chiếm hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu
được kiểm soát dưới 1.4%/ tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 là
14%.
Với những đóng góp trên, Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam Long An, là một phần trong tập thể BIDV. Tiền thân là ngân hàng Kiến
thiết Long An thành lập năm 1976, đến năm 1988 được nhập vào ngân hàng Nông
21
BAN GIÁM ĐỐC
- Tám phòng
giao dịch
trực thuộc
-Phòng Kế
hoạch – Tài
chính
- Phòng QTTD
(bao gồm Tổ quản
lý thông tin KH);
- Phòng GDKH
- Phòng Quản lý
và dịch vụ kho
quỹ.
- Phòng
Quản lý rủi
ro.
- Phòng
KHDN (bao
gồm Tổ Tài
trợ thương
mại);
- Phòng
KHCN.
KHỐI
TRỰC
THUỘC
KHỐI
QUẢN LÝ
NỘI BỘ
KHỐI
QUẢN LÝ
RỦI RO
KHỐI
TÁC
NGHIỆP
KHỐI
QUẢN LÝ
KHÁCH
HÀNG
nghiệp Long An, ngày 26/11/1990, được tách riêng thành Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An, số đăng ký kinh doanh của chi nhánh là
0100150619-050, trụ sở của chi nhánh tọa lạc tại số 140, Hùng Vương, phường 2,
Thành phố Tân An, Long An. Ngày 01/05/2012, chuyển đổi từ mô hình ngân hàng
vốn 100% của nhà nước thành ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Chi nhánh Long An.
Bề dày lịch sử gần 29 năm, chi nhánh không ngừng phát triển, trở thành một
trong những ngân hàng uy tín, đứng vị trí hàng đầu trong địa bàn tỉnh Long An, với
quy mô gồm 8 phòng giao dịch ở các huyện/ thành phố: Châu Thành, Tân Trụ, Bến
Lức, Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Cần Giuộc, Cần Đước, và thành phố Tân An. Số lượng
nhân viên: 150 người. Mô hình hoạt động của chi nhánh đến tháng 03/2019 như
sau:
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Long An (Đến 15/03/2019)
(Nguồn: Quyết định 1126/QĐ-BIDV.LA ngày 07/10/2014 của BIDV)
22
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An
từ năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Vốn huy động 3.278.806 3.807.249 4.293.243
Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.125.670 3.614.137 4.083.191
Lợi nhuận trước thuế 3.650 31.786 100.865
Tỷ lệ nơ xấu (%) 2,76 4,98 0,29
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long
An từ năm 2016-2018)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu về huy động vốn và dư nợ tín dụng
tăng đều qua các năm, năm 2016 là 25%, đến năm 2017 và 2018 , tốc độ tăng
trưởng tín dụng chậm lại cụ thể năm 2017 là 16%, năm 2018 là 13%. Riêng năm
2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của chi
nhánh giảm mạnh so với năm 2015, nguyên nhân do tỷ lệ nợ xấu tăng, từ 0.92%
tăng 2.76%. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng, mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy
động của chi nhánh đều tốt nhưng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh sẽ bị giảm
mạnh.
Tỷ lệ nợ xấu nhóm 2 và nhóm 5 tăng mạnh, dẫn đến chi nhánh phải tăng số
trích lập dự phòng, làm giảm lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm 92% so với năm
2015.
Năm 2018, là một năm phát triển vượt bâc của chi nhánh, tổng lợi nhuận đạt
100 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấu giảm ở mức đáng kể thấp
nhất từ năm 2016 đến năm 2018.
23
3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An
Bảng 3.2. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2016- 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dư nợ chi nhánh 3.125.670 3.614.137 4.083.191
Tổng dư nợ KHCN 1.899.928 2.306.619 2.631.042
Tổng dư nợ KHDN 1.225.742 1.307.518 1.452.149
Tỷ trọng dư nợ KHDN/ tổng dư nợ
chi nhánh (%)
39% 36% 36%
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ
BIDV Long An từ năm 2016-2018)
Tổng dư nợ của chi nhánh tăng đều qua các năm, cơ cấu cho vay KHDN và
KHCN đang dần thay đổi. Với chiến lược, chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang
ngân hàng bán lẻ, BIDV đang cơ cấu lại đối tượng khách hàng của mình, đặt trọng
tâm cho vay sẽ là các khách hàng cá nhân, vì vậy mà tỷ trọng dư nợ của KHDN tại
chi nhánh đang dần giảm, tạo điều kiện cho phát triển bán lẻ. Dư nợ của KHDN ổn
định, tăng nhẹ qua các năm 2016 – 2018.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh năm 2017 là 16%, năm 2018 là
13%. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là dư nợ bán lẻ, năm 2017 tăng 40%, năm
2018 tăng 24%, dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp, năm 2017 tăng 7%, năm
2018 tăng 11%. Cơ cấu về dư nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ lệ 36% so với tổng
dư nợ tín dụng tại chi nhánh. Lợi nhuận thuần từ việc cho vay của chi nhánh như
sau:
24
Bảng 3.3. Lợi nhuận thu từ khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Long An từ năm 2016 -2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Lợi nhuận từ tín dụng
Tổng lợi nhuận thu từ khách
hàng doanh nghiệp
2016 20.553 74.998
2017 4.636 35.156
2018 16.460 44.978
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long
An từ năm 2016-2018)
Do BIDV Long An, đang hướng dần về bán lẻ là chủ yếu, dư nợ tín dụng của
chi nhánh nghiên về bán lẻ là nhiều, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp
thường thấp hơn cá nhân, vì vậy nhìn chung, lợi nhuận từ KHDN chiếm tỷ trọng
thấp hơn so với khách hàng bán lẻ. Lợi nhuận từ tín dụng năm từ năm 2016 đến
năm 2018 chiếm tỷ trọng lần lượt là : 27%,13%,37% trên tổng lợi nhuận từ khách
hàng doanh nghiệp (bao gồm khách hàng DN vay và không vay). Riêng năm 2017,
lợi nhuận từ tín dụng doanh nghiệp giảm mạnh, do năm 2017, nợ xấu của doanh
nghiệp tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng, và phần lãi từ khách hàng chưa thu
được làm sụt giảm lợi nhuận mạnh của ngân hàng.
Bảng 3.4. Dư nợ KHDN theo phân khúc khách hàng năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khách hàng doanh nghiệp lớn 578.959 365.520 47.848
Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 555.761 694.010 1.128.084
Khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
90.877 209.616 220.389
Khách hàng doanh nghiệp có quy mô siêu
nhỏ
145 38.372 55.828
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An
từ năm 2016-2018)
25
Dựa vào bảng 3.4, cơ cấu về phân khúc khách hàng của chi nhánh Long An từ
năm 2016 đến năm 2018 có nhiều sự thay đổi, cụ thể, chi nhánh đang giảm dần dư
nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn, và chuyển hướng sang tăng trưởng đối với
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến thời điểm 31/12/2018, tổng dư nợ
tín dụng cuối kỳ KHDN của BIDV Long An là 1.452 tỷ đồng, tăng 11% so với năm
2017, chiếm tỷ trọng 36% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Trong đó, khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lơn nhất (78%), tiếp theo là KHDN
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng là 15%, còn lại là khách hàng doanh
nghiệp lớn, và siêu nhỏ. Nhìn chung, khách hàng doanh nghiệp của của BIDV Long
An chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp lớn và có vốn
đầu tư nước ngoài rất ít (có khoản 3 DN), nhưng có dư nợ vay chiếm tỷ trọng 15%
tổng dư nợ cho vay đối với KHDN.
Bảng 3.5. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời gian vay vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016
Tỷ
trọng
Năm
2017
Tỷ
trọng
Năm
2018
Tỷ
trọng
Ngắn hạn 821.247 67% 1.161.051 66% 772.217 63%
Trung hạn 281.921 23% 333.056 19% 208.376 17%
Dài hạn 122.574 10% 270.536 15% 245.148 20%
Tổng dư nợ 1.225.742 1.307.518 1.452.149
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ
năm 2016-2018)
Dựa vào bảng 3.5, kết cấu dư nợ KHDN của BIDV Long An qua các năm
đang có xu hướng gia tăng các khoản vay dài hạn, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ
lệ khoảng 63% đến 67% tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp, các khoản vay
trung hạn chiếm tỷ lệ 17% đến 23% tổng dư nợ của KHDN. Các khoản vay trung
dài hạn sẽ giúp chi nhánh ổn định dư nợ hơn các khoản vay ngắn hạn.
26
Bảng 3.6. Phân loại nợ của BIDV Long An từ năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dư nợ 3.125.670 3.614.137 4.083.191
-Nợ nhóm 1 3.003.983 3.424.432 3.943.027
-Nợ nhóm 2 35.414 9.279 128.368
-Nợ nhóm 3 1.973 155.390 2.957
-Nợ nhóm 4 3.573 8.525 3.502
-Nợ nhóm 5 80.727 16.511 5.337
Tỷ lệ nợ xấu 2,76% 4,99% 0,29%
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An
từ năm 2016-2018)
27
Hình 3.2. Sơ đồ nợ xấu của BIDV Long An từ năm 2016-2018 theo
kết quả phân loại nợ
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ
BIDV Long An từ năm 2016-2018)
200.000
180.000
160.000
140.000
120.000
100.000
Nợ nhóm 3,4,5
80.000
60.000
40.000
20.000
0
Năm 2016 Năm 2017
Năm
Năm 2018
Dư
nợ
28
Hình 3.3. Biểu đồ nợ xấu giữa KHDN và khách hàng cá nhân tại BIDV Long
An năm 2016 -2018 theo kết quả phân loại nợ
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ
năm 2016-2018)
200.000
180.000
160.000
140.000
120.000
100.000
80.000
-Nợ nhóm 3+4+5
KHDN
-Nợ nhóm 3+4+5
khách hàng cá nhân
60.000
40.000
20.000
0
Năm 2016 Năm 2017
Năm
Năm 2018
Dư
nợ
(triệu
đồng)
29
Tỷ lệ nợ xấu ( nợ nhóm 3,4,5) của BIDV Long An tăng mạnh từ năm 2016
đến 2017, đến năm 2018, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể
chi nhánh, đã giảm được mức nợ xấu từ 4,99% xuống còn 0,29%.
Dư nợ nợ xấu tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu ở các khách hàng doanh
nghiệp, do có dư nợ tín dụng lớn, nên số lượng KHDN vay không có KNTN càng
lớn, sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Nợ xấu năm 2017, tập trung vào các doanh nghiệp lúa gạo, do tình hình kinh
tế, năm 2017, giá cả lên xuống thất thường, nhiều doanh nghiệp lúa gạo đang gặp
khó khăn.
Dựa vào biểu đồ 3.4, nợ xấu của KHDN tại BIDV Long An chiếm tỷ lệ lớn,
tuy số lượng khách hàng nợ xấu không nhiều so với khách hàng cá nhân, nhưng dư
nợ của khách hàng này lại rất lớn. Trong năm 2017, nợ xấu KHDN tăng vượt bậc,
nhưng đến 2018, tỷ lệ này đã giảm mạnh, cho thấy BIDV Long An đã có các
phương pháp xử lý nợ xấu hiệu quả.
Tuy nhiên, đó là dư nợ theo nhóm nợ, trên thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng
khách hàng đang có nợ quá hạn, nhưng vẫn chưa bị chuyển nhóm nợ, do ngân hàng
đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng, cụ thể, tình hình trả nợ vay của khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An theo thời gian quá hạn thực tế như phần sau.
3.3. Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long
An
Trong ba năm 2016-2018, với 318 quan sát thì có 86 quan sát là không có
KNTN. Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Long An có thể
được nhìn nhận đánh giá tiêu chí KHDN có nợ quá hạn trên 90 ngày và đang có dư
nợ cơ cấu. Kết quả này thể hiện khách hàng doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn
tạm thời (nhóm quá hạn từ 1 đến 90 ngày), hoặc có khả năng sẽ không thể /trả toàn
bộ hoặc một phần nợ vay cho ngân hàng ( quá hạn trên 90 ngày).
30
Bảng 3.7. Dư nợ KHDN của BIDV Long An theo số ngày quá hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nhóm nợ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ trong hạn 958.376 1.143.389 1.426.153
NQH từ 1 đến 90 ngày 37.846 5.016 25.995
NQH từ 91 đến 180 ngày 250 1.015 0
NQH từ 181 đến 360 ngày 227.981 3.000 0
Nợ quá hạn trên 360 ngày 1.290 155.098 0
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018)
Các khoản vay quá hạn từ 91 ngày trở lên của khách hàng doanh nghiệp tại chi
nhánh năm 2016 chiếm tỷ lệ 18% tổng dư nợ KHDN, năm 2017 là 12%, năm 2018
là 0%. Tỷ lệ này còn khá cao, nhưng giảm dần theo thời gian từ năm 2016 đến năm
2018. Đến năm 2018, chi nhánh đã xử lý quyết liệt các khoản nợ chưa thu hồi được,
hạn chế nợ quá hạn phát sinh, để hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận của chi nhánh.
Các DN không trả được nợ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực lúa gạo và bất động
sản, một số doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro trong thời gian dài nhưng chưa được
giám sát chặt chẽ. Các DN không trả được nợ nguyên nhân chủ yếu do tình hình
hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, tình hình kinh tế không được thuận lợi, ví dụ
như một số doanh nghiệp ngành lúa gạo, do giá cả biến động thất thường, tình hình
xuất khẩu bị trì trệ, khó khăn, bị giới hạn bởi các hạn ngạch xuất khẩu của các nước,
vì vậy, nếu DN không phản ứng kịp thời, sẽ dễ bị thua lỗ. Một số DN không có khả
năng trả nợ, nguyên nhân chủ yếu do sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vay ngắn
hạn, để đầu tư dài hạn, do quá trình kiểm tra giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ.
31
3.4. Các nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ của KHDN tại BIDV Long
An
3.4.1 Nhân tố từ phía khách hàng
3.4.1.1. Sử dụng vốn vay không đúng như cam kết
Một trong các quy định về tín dụng của các ngân hàng, là khách hàng vay phải
sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trước khi quyết định chấp thuận một khoản vay,
căn cứ trên mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và các thông tin khác, ngân
hàng sẽ tìm hiểu, thẩm định đề nghị của khách hàng có phù hợp với nhu cầu, và
mục đích của doanh nghiệp không.
Mặc dù , trải qua các khâu thẩm định và quản lý các khoản vay nghiêm ngặt,
nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng vay sử dụng vốn sai mục
đích. Việc sử dung vốn vay không đúng mục đích, sẽ gây khó khăn cho việc giám
sát sau cho vay của ngân hàng và cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, nguồn trả nợ
của khách hàng. Cụ thể, tại chi nhánh đã từng xảy ra trường hợp, khách hàng đã cố
tình che dấu ngân hàng, dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các nhu cầu vốn
dài hạn như đầu tư máy móc, nhà xưởng, hoặc dùng tiền vay của doanh nghiệp để
đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác, dẫn đến khi đến hạn thanh toán gốc cho ngân
hàng, dòng tiền bị thiếu hụt, dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ vay
cho ngân hàng.
3.4.1.2. Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả
Để hạn chế rủi ro, tăng thêm doanh thu, lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã tiến
hành đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. Trong trường hợp bước sang lĩnh vực
mới, nếu chủ doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý, kiến thức, và kinh doanh có
hiệu quả, sẽ nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo thêm doanh thu,
đồng thời, có thể sử dụng đươc thêm các dịch vụ của ngân hàng, còn ngược lại, nếu
chưa đủ năng lực trong lĩnh vực mới, đa dạng hóa ngành nghề không hiệu quả, làm
tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến ngành nghề chính. Về lâu dài, có thể
làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
32
3.4.1.3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa chuẩn xác
Đa số báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không chuẩn xác
và không được kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp lớn vẫn có sự khác
nhau giữa số liệu đã kiểm toán, và số liệu thực tế, còn nhiều hạn chế. Chưa phản
ánh hết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số liệu của báo cáo tài chính do doanh
nghiệp cung cấp, sẽ được dùng để ngân hàng đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng
nội bộ, trong trường hợp số liệu sai, sẽ dẫn đến đánh giá không đúng về KNTN của
khách hàng.
3.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng
3.4.2.1. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Đối với một cán bộ tín dụng mới được tuyển vào BIDV đều phải trải quy một
quy trình xét tuyển nghiêm ngặt, sau đó sẽ đươc đào tạo, và bồi dưỡng thêm các lớp
về chuyên môn. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cho vay đóng vai
trò quan trọng. Kinh nghiêm này phải được tích lũy nhiều năm, học hỏi từ các cán
bộ đi trước. Một cán bộ nếu thiếu kinh nghiệm trong công tác cho vay, sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, và dễ đánh giá sai lầm đối với khả năng
trả nợ của khách hàng.
3.4.2.2. Kiểm tra giám sát sau khi giải ngân các khoản vay
Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay,
định kỳ kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng, để kịp thời phát hiện các sai sót,
tình hình sức khỏe của khách hàng hoặc các bất ổn có thể ảnh hưởng KNTN của
khách hàng. Tuy nhiên, nhiều cán bộ còn kiểm tra lỏng lẻo, hoặc chỉ kiểm tra trên
chứng từ khách hàng cung cấp. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm,
CBTD thường có tâm lý chủ quan, tin tưởng vào khách hàng, mà không thực hiện
kiểm tra , giám sát sau cho vay. Hoặc đối với các khoản vay nhỏ, khách hàng ít phát
sinh vay, CBTD có thể buông lỏng, không thực hiện khâu kiểm tra giám sát sau cho
vay.
33
3.4.2.3. Tài sản bảo đảm
Khi khách hàng không còn khả năng khả nợ cho ngân hàng, thì tài sản bảo
đảm sẽ là biện pháp cuối cùng để ngân hàng hạn chế rủi ro, bù đắp tổn thất. Một số
trường hợp, khi cho vay, tài sản bảo đảm được định giá cao hơn so với giá trị thực
tế để khách hàng có thể vay với số tiền lớn, điều này có thể dẫn đến tâm lý chủ
quan, sẽ làm giảm KNTN của khách hàng, vì nếu kháchkhông có khả năng thanh
toán khoản vay, thì rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Thêm vào đố, sự tăng
giá đột ngột nhanh chóng của các tài sản thế chấp, thúc đẩy ngân hàng cho vay,
nhưng khi có sự suy thoái kinh tế xảy ra, giá trị tài sản thế chấp bị sụt giảm, dẫn đến
sự suy giảm tổng thể trong tiêu chuẩn tín dụng, ngân hàng xử lý tài sản vẫn không
đủ bảo đảm cho khoản tín dụng cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có các văn bản cụ thể nào về việc nhận tài sản
bảo đảm của bên thứ ba không có mối quan hệ trực tiếp với DN, trong trường hợp
nhận tài sản bảo đảm bên thứ ba như vậy, khi bên thứ ba và bên vay không còn mối
quan hệ tốt đẹp sẽ dễ xảy ra tranh chấp, hoặc bên vay cố tình lừa đảo, hoặc sẽ có
tâm lý: nếu khoản vay không được hoàn trả thì ngân hàng sẽ chỉ xử lý tài sản bên
bảo đảm, … dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp đều bị ảnh
hưởng.
3.4.2.4. Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay
Các thông tin thu thập trong quá trình cho vay đòi hỏi phải đáng cậy, chính
xác thì các phán đoán tín dụng mới đạt chất lượng và hiệu quả. Trên thực tế, việc
thu thập các thông tin từ các cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan khác
vẫn còn nhiều hạn chế. Các số liệu khách hàng cung cấp còn phụ thuộc nhiều vào
khách hàng, còn nhiều cán bộ chưa chủ động tìm kiếm xác thực nguồn thông tin,
hay nói cách khác có tình trạng bất cân xứng nguồn thông tin giữa doanh nghiệp và
ngân hàng
Các thông tin mà cán bộ thu thập từ ngành, đặc điểm hoạt động kinh doanh,
diễn biến thị trường chủ yếu từ internet, hoặc các thông tin tín dụng từ tổ chức tín
dụng khác như thông tin của CIC…các thông tin này thường có độ trễ về thời gian,
34
và chưa phản ánh kịp thời diễn biến của thị trường. Để tra cứu thông tin CIC đôi khi
phải mất thời gian từ 1 đến 2 ngày mới có kết quả, đặc biệt là về thông tin tài sản
bảo đảm. Nếu một ngân hàng nào đó, chậm trễ trong việc báo cáo, hoặc báo cáo
chưa chính xác về nhóm nợ, có thể ảnh hưởng công tác thẩm định cho vay của cán
bộ, và dễ đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng.
3.5. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV Long An
3.5.1. Đánh giá dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ
Mỗi ngân hàng đều có một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, để đánh
giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng, trong quá trình xét duyệt cho vay.
BIDV cũng không ngừng xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ của mình, BIDV đã ban hành công văn số 10546/BIDV – QLTD
ngày 15/12/2016 về việc Hướng dẫn triển khai Hệ thống XHTDNB mới đối với
Khách hàng TCKT và khách hàng cá nhân, trong đó hướng dẫn cụ thể các bước để
cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng.
Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của KHDN tai BIDV:
 Bước 1: Tạo thông tin của khách hàng trên hệ thống.
 Bước 2: Lựa chọn ngành: xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa
trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (là hoạt động đem lại từ
50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của khách hàng) hoặc xác định ngành
có tiềm năng nhất của khách hàng.
 Bước 3: Nhập các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính thường xuyên, phi tài
chính định kỳ của khách hàng.
 Bước 4: Kiểm tra và phê duyệt các chỉ tiêu đã nhập.
 Bước 5: lập báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
 Bước 6: Kiểm tra, thẩm định kết quả chấm điểm, điều chỉnh kết quả xếp
hạng (Nếu có).
35
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để đồng thời là công cụ để BIDV
thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định của NHNN và theo thông lệ
quốc tế, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng cho đối tượng
khách hàng doanh nghiệp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dựa trên 2 thông tin: thông tin định kỳ và
thông tin thường xuyên để đánh giá, mỗi thông tin đều có các chỉ tiêu riêng, và
thang điểm nhất định. Trong đó, thông tin định kỳ bao gồm: các thông tin tài chính
(dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: hoạt động kinh doanh, tài chính,
tài sản và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng) và phi tài
chính định kỳ (gồm các thông tin đánh giá dựa trên năng lực của chủ sở hữu doanh
nghiệp, ban điều hành, môi trường hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm của
khách hàng trong các giao dịch với BIDV và các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và
lịch sử) và các yếu tố khác như: môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng
phát triển của khách hàng,… có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của
khách hàng.). Thông tin phi tài chính thường xuyên bao gồm: gồm các dấu hiệu
cảnh báo sớm và dấu hiệu không trả được nợ. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, bảo đảm
tính khác quan, cán bộ tín dụng muốn nâng hạng cho khách hàng, chương trình sẽ
không công bố thang điểm của khách hàng, mà sẽ tự tính toán và cho ra kết quả xếp
hạng.
Cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp của
BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống
kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình 3.4.
36
Điểm tài
chính
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Biến tài
chính n
……
Biến tài
chính 1
Điểm
định tính
TỔNG ĐIỂM
Dấu hiệu cảnh
báo sớm
QUY MÔ
NGÀNH NGHỀ
KHÁCH HÀNG
XẾP HẠNG CUỐI CÙNG
Điều chỉnh
bên ngoài
Xếp hạng hỗ trợ
Hỗ trợ từ công
ty mẹ, chính
phủ
Xếp hạng đơn lẻ
Hình 3.4. Sơ đồ cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV
(Nguồn: quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
Tỷ trọng
Tỷ trọng Tỷ trọng
Biến đính
tính m
……
Biến định
tính 1
37
Căn cứ vào tổng hợp điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một
trong các mức xếp hạng sau:
Bảng 3.8. Phân loại mức xếp hạng tín dụng
STT
MỨC XẾP
HẠNG
Ý NGHĨA
1
AAA, AA+,
AA
Đây là mức xếp hạng khách hang cao nhất. Khả năng hoàn
trả khoản vay của khách hang được xếp hạng này là đặc biệt
tốt
2 A, A-
Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với
khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả
khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt
3 BBB
Khách hàng có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực
của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các
khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả
nợ vẫn được đánh giá là tốt
4 BB+, BB
Khách hàng có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có
khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều
kiện kinh tế bất lợi và sự thay đỏi các yếu tố bên ngoài có
nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ
của khách hang
5 BB-, B
Khách hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc
các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh
tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy
giảm khả năng trả nợ của khách hang
6 D1, D2, D3
Khách hàng được xếp hạng trong trường hợp đã mất khả
năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra.
(Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
38
Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh
nghiệp như sau:
Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp
STT Hạng Nhóm nợ
1 AAA
Nhóm 1
2 AA+
3 AA
4 AA-
5 A+
6 A
7 A-
8 BBB
9 BB+
10 BB
11 BB-
Nhóm 2
12 B
13 D1 Nhóm 3
14 D2 Nhóm 4
15 D3 Nhóm 5
(Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
3.5.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định khách hàng (Trước, trong và sau
khi cho vay)
Trong quá trình xét duyệt một khoản vay, BIDV đều thực hiện các bước thẩm
định nhằm đánh giá được khả năng thực hiện các nghĩa vụ của một khách hàng đối
với ngân hàng.
Việc cấp tín dụng tuân theo nguyên tắc: đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất
- Thẩm định rủi ro - Tác nghiệp. Cán bộ tín dụng thực hiện khảo sát thực tế hoạt
động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục
vụ cho mục đích đánh giá, phân tích tín dụng tuân theo quy trình tín dụng như sau:
39
Bước 1: Cán bộ QLKH tiếp nhận thông tin nhu cầu sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ của BIDV từ khách hàng, sau đó dựa trên các hồ sơ khách hàng cung cấp,
thông tin thu thập được, khảo sát thực tế, lập báo cáo đề xuất phân tích tín dụng có
đầy đủ các nội dung:
Đánh giá chung về khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng,
tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp,
Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích triển vọng của khách hàng; Tình hình
quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Xác định người có liên quan của khách
hàng…
Về tình hình tài chính của khách hàng: thông qua phân tích báo cáo tài chính
của doanh nghiệp và trực tiếp kiểm tra, thu thập thông tin tại doanh nghiệp
Đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có tính khả thi hay
không và năng lực thực hiện các phương án kinh doanh đầu tư.
Đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vay: số lượng, loại tài sản bảo đảm, khả
năng phát mãi của tài sản, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay sẽ góp phần làm giảm tổn
thất khi rủi ro xảy ra, BIDV xây dựng cho mỗi đối tượng khách hàng theo kết quả
xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ có một tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu bắt buộc.
Đánh giá các rủi ro và biện pháp phòng ngừa: bao gồm các rủi ro khách quan,
chủ quan, và từ phía BIDV, từ đó, đưa ra được các phương án ứng phó, điều này sẽ
giúp BIDV chủ động xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng KNTN của khách
hàng.
Bước 2: Sau đó, CBQLKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho cán bộ thẩm định tín
dụng, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ thẩm định các thông tin nội dung, phân tích trên
hồ sơ và báo cáo của CB QLKH, thẩm định sự tuân thủ quy định liên quan đến hoạt
động cấp tín dụng và các nội dung liên quan khác theo quy định của BIDV.
40
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng.
Trường hợp cần phải thẩm định rủi ro, CB QLKH phải trình hồ sơ sang bộ
phận Quản lý rủi ro, bộ phận này sẽ thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro, và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt, BP QLKH sẽ đàm phán, thông báo cấp tín
dụng cho khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng trong trường hợp đồng
ý phê duyệt tín dụng.
Bước 3: Giải ngân: Bộ phận QLKH tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng,
kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng, chịu trách nhiệm đầy đủ
về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của
hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế…).Lập giấy nhận nợ và đề xuất giải
ngân gửi bộ phận Quản trị tín dụng, bộ phận này có trách nhiệm: kiểm tra tính đầy
đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều
kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong Hợp đồng cấp tín
dụng, quyết định phê duyệt tín dụng; thẩm quyền và chữ ký của người đề xuất giải
ngân, người phê duyệt Đề xuất giải ngân, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải
ngân.
Bước 4: Quản lý và giám sát sau khi cho vay: BIDV sẽ kiểm tra sổ sách chứng
từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa. Theo dõi, đánh giá lại tài sản bảo đảm
theo định kỳ và các điều kiện tín dụng. Thường xuyên nắm bắt biến động kinh tế vĩ
mô, ngành, lĩnh vực, các biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tài chính của khách hàng để kịp thời nhận biết các ảnh hưởng bất lợi đến khách
hàng, khoản tín dụng.
41
3.6. Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại
BIDV Long An
3.6.1. Các mặt đạt được về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của
KHDN tại BIDV Long An
Các phương pháp đánh giá KNTN của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng
đã đáp ứng được các quy định về cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước, và đang dần
hoàn thiện, hướng tới chuẩn Basel:
Các quy định, chính sách cấp tín dụng về mặt pháp lý luôn tuân thủ, và dựa
trên khuôn khổ các quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước từng thời kỳ. Các
bước đánh giá khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã phân loại khách
hàng doanh nghiệp thành nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ khách hàng xếp hạng tín
dụng nội bộ: Từ hạng AAA đến hạng BBB, được xem là khách hàng có triển vọng,
tiềm năng, đưa ra chính sách khuyến khích tiếp cận, phát triển quan hệ, khách hàng
có xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB+ đến BB: đối tượng khách hàng duy trì quan hệ,
khách hàng còn lại: đối tượng hạn chế quan hệ hoặc giảm dần quan hệ. Như vậy sẽ
giúp ngân hàng hạn chế tiếp cận các khách hàng có khả năng trả nợ yếu.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại không thể hiện số điểm của khách
hàng, mà chỉ cho kết quả xếp hạng, và không công bố các tỷ trọng điểm số của từng
chỉ tiêu, giúp hạn chế được cán bộ tín dụng nâng điểm cho khách hàng để tăng kết
quả xếp hạng, nhằm tăng cường tính chính xác đối với kết quả xếp hạng.
Với các bước đánh giá về khách hàng như trên kèm theo quy trình tín dụng
chặt chẽ, tách bạch giữa các khâu, giúp ngân hàng đưa ra cái nhìn tổng thể, và sẽ
giảm thiểu được các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp, nâng cao khả năng nhận diện
khả năng trả nợ của KHDN.
42
3.6.2. Các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại
BIDV Long An
Các bước đánh giá còn mang tính chất định tính, dựa vào chủ yếu cán bộ thực
hiện thẩm định tín dụng, nên có thể sẽ không đánh giá được toàn diện khách hàng.
Các thông tin thu thập của KHDN thường là do chính khách hàng cung cấp.
Các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN chưa đề cập, phân tích đến các
nhân tố liên quan sản phẩm tín dụng như lãi suất, thời gian vay,…. Mà chỉ tập trung
vào các đặc điểm của khách hàng, do đó có thể không phù hợp với một số đối tượng
hoặc loại hình đăc thù.
3.6.3. Nguyên nhân gây ra các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng
trả nợ của KHDN tại BIDV Long An
Các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Long An đa phần là doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa. Một số doanh nghiệp nhỏ, trình độ kế toán và hạch toán còn yếu
kém, có thể dẫn đến nhiều hạn chế cho độ tin cậy của báo cáo tài chính, hoặc do DN
cố tình làm sai lệch các số liệu để thể hiện tình hình tài chính của mình tốt hơn so
với thực tế. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tín dụng của
ngân hàng.
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, gánh nặng các chỉ tiêu
tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, công tác đánh giá khách hàng tại một số cán bộ,
Phòng giao dịch chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh được tính chính xác của
nhu cầu và năng lực của khách hàng.
Trong giai đoạn sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long, đã có nhiều sự thay đổi nhân sự trong nội bô chi nhánh, nhiều cán
bộ tín dụng của phòng doanh nghiệp có kinh nghiệm đã được điều chuyển vị trí
khác, thay vào đó, là các cán bộ mới, hoặc từ bộ phận khác, có ít kinh nghiệm trong
hoạt động cho vay, chịu áp lực từ khách hàng, chưa có đủ thời gian thích ứng, có
thể dễ đánh giá sai về KNTN của doanh nghiệp.
43
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, tác giả trình bày thực trạng về hoạt động cho tín dụng nói
chung và của khách hàng doanh nghiêp nói riêng tại BIDV Long An, thực trạng về
KNTN của khách hàng doanh nghiệp và các nguyên nhân dẫn đến không trả nợ
được của KHDN, đồng thời phản ánh các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN
tại ngân hàng. Từ thực trạng tác giả thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến KNTN nợ
của KHDN tại BIDV Long An bao gồm: nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố liên
quan đến đặc điểm sản phẩm vay, nhân tố từ phía ngân hàng,… Từ thực trạng trên
cho thấy cần xây dựng mô hình đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến KNTN vay
của KHDN tại BIDV Long An.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...TieuNgocLy
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...vietlod.com
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp (20)

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
Luận văn: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công ...
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAYLuận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Vốn Của Khách Hàng...
 
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ MỸ AN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ MỸ AN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Long An” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2019 Tác giả Trịnh Thị Mỹ An
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT ĐỀ TÀI ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.6. Kết cấu của luận văn......................................................................................3 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................4 Tóm tắt chương 1.....................................................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................................................................................................................5 2.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp...................................................................................................5 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ............................................................................5 2.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp ........................................................................................................7 2.2. Khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp......................................8
  • 5. 2.2.1. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.............................8 2.2.2. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.......................................................................................................10 2.2.3. Khái niệm về khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp........10 2.2.4. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp................................................13 2.2.5. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp .........................................................14 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp .....14 2.3.1. Yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp...........................................14 2.3.2. Các yếu tố về khoản vay.......................................................................16 2.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng.............................................................18 2.3.4. Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế..................................................18 Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................19 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV LONG AN ............................................................20 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An .................................................................................................................20 3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An..............................................................................................................20 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................................22 3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An ...............................................................23 3.3. Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An 29 3.4. Các nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ của KHDN tại BIDV Long
  • 6. An 31 3.4.1 Nhân tố từ phía khách hàng ..................................................................31 3.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng...................................................................32 3.5. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An ......................................................................................................34 3.5.1. Đánh giá dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ.........................................34 3.5.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định khách hàng (Trước, trong và sau khi cho vay)........................................................................................................38 3.6. Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An .................................................................................................................41 3.6.1. Các mặt đạt được về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An..............................................................................................41 3.6.2. Các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An...................................................................................................42 3.6.3. Nguyên nhân gây ra các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An......................................................................42 Tóm tắt chương 3...................................................................................................43 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................44 4.1 Mô hình nghiên cứu.....................................................................................44 4.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................47 4.3 Kết quả nghiên cứu......................................................................................49 Tóm tắt chương 4...................................................................................................54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN........................................55 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .........................................................................55
  • 7. 5.2. Định hướng phát triển tín dụng của BIDV trong những năm tới ................55 5.3. Các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An..................57 5.4. Hạn chế của luận văn...................................................................................61 5.5. Kết luận........................................................................................................62 Tóm tắt chương 5...................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEG Advising Expert Group Meeting (Liên hợp quốc AEG) BIDV Long An Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Long An BIDV Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CIC Credit Information Center (trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước) DN Doanh nghiệp KNTN Khả năng trả nợ KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn TMCP Thương mại cổ phần XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ TCKT Tổ chức kinh tế NHNN Ngân hàng nhà nước
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân 10 2 Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa KNTN và kết quả phân loại nợ của khách hàng 12 3 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An từ năm 2016-2018 22 4 Bảng 3.2. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2016- 2018 23 5 Bảng 3.3. Lợi nhuận của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An từ năm 2016 -2018 24 6 Bảng 3.4. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo phân khúc khách hàng năm 2016 – 2018 24 7 Bảng 3.5. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời gian vay vốn 25 8 Bảng 3.6. Phân loại nợ của BIDV Long An từ năm 2016 – 2018 26 9 Bảng 3.7. Dư nợ KHDN của BIDV Long An theo số ngày quá hạn 30 10 Bảng 3.8. Phân loại mức xếp hạng tín dụng 37 11 Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp 38 12 Bảng 4.1. So sánh mô hình hồi quy binary logistic và hồi quy tuyến tính 45 13 Bảng 4.2. Thống kê dữ liệu mô tả các biến 49 14 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình 50
  • 10. 15 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 50 16 Bảng 4.5. Kiểm định Omnibus (Omnibus Tests of Model Coefficients) 50 17 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 51
  • 11. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ STT TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRANG 1 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An (Đến 15/03/2019) 21 2 Hình 3.2. Sơ đồ nợ xấu của BIDV Long An từ năm 2016-2018 theo kết quả phân loại nợ 27 3 Hình 3.3. Biểu đồ nợ xấu giữa KHDN và khách hàng cá nhân tại BIDV Long An năm 2016 -2018 theo kết quả phân loại nợ 28 4 Hình 3.4. Sơ đồ cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV 36
  • 12. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Để đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng, có thể giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro trong hoạt động cho vay, đứng trên góc độ là nhân viên tín dụng ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài: các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã tìm ra và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics, thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp vay vốn đủ điều kiện xếp hạng tín dụng tại BIDV Long An trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Kết quả cho thấy, có ba nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Đó là hiệu quả kinh doanh, số năm hoạt động của doanh nghiệp và thời gian vay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An. Từ khóa: Khả năng trả nợ, binary logistic, ngân hàng thương mại.
  • 13. ABSTRACT In order to evaluate ability to pay debt of business customer at the bank, which can help the bank to limit risks in loan activities, under the view of bank credit officer, the author chose the topic: factors affect ability to pay debt of business customers. This research found out and analyzed factors affect ability to pay debt of business customer at The Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Long An branch. In order to execute the research, the author used Binary Logistic regression analysis model with supporting from IBM SPSS Statistics statistical software, collecting data of enterprise who loaned from bank that are enough conditions to rank credit at Long An branch during 2016s to 2018s. The results showed that there were 3 factors affect to ability to pay debt of business customer at the branch. These were business efficiency, operating years of enterprise and loaning time. On that basis, research and propose solutions in order to enhance ability to pay debt of business customer at The Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Long An branch. Keywords: Debt repayment capability, binary logistic, Joint Stock Commercial Bank.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Sự phát triển của hệ thống NHTM thường gắn liền với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của các quốc gia. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, và tạo ra dòng tiền để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tạo ra nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng mang đến nhiều rủi ro, trong đó tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra luôn lớn hơn so với các rủi ro khác. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguồn gốc chính là khả năng trả nợ vay của khách hàng. Trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh, thị trường biến động, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân trong hoạt động kinh doanh đều phải đối mặt với nhiều rủi ro. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động, tài trợ các dự án trung dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo báo cáo tài chính năm 2018 của ngân hàng tỷ lệ thu nhập từ lãi vay của khách hàng và các hoạt động bảo lãnh tín dụng khác chiếm tỷ lệ 84% so với tổng thu nhập của ngân hàng.. Những năm gần đây cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Long An, là tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng ngoài nói chung và BIDV nói riêng là mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đặt trọng tâm kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh. Khi phát sinh nợ xấu thì việc xử lý tài sản bảo đảm rất mất thời gian, chi phí, và còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của tài sản bảo đảm, có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay. Vì vậy, việc nhận diện và đo lường rủi ro tín dụng trở thành một việc cấp bách giúp ngân hàng có từng ứng xử phù hợp với từng khách hàng cụ thể giảm tổn thất hạn chế rủi ro xảy ra. Đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng sẽ có cơ hội sàn lọc, tái thẩm định nền khách hàng của mình, từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp với
  • 15. 2 từng khách hàng. Các ngân hàng thường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên tính chủ quan của nhân viên tín dụng, chưa chú trọng chuẩn hóa phương pháp ước lượng khả năng trả nợ của khách hàng từ lúc giải ngân đến khi thu nợ. Vì vậy, đứng trên góc độ vị trí chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Long An”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nền tảng các lý thuyết về đánh giá KNTN vay của KHDN, tác giả phân tích thực trạng và kiểm chứng các nhân tố có ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại NHTM. - Vận dụng mô hình hồi quy binary logistic để thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An. Từ đó, tiến hành xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. - Đề ra các giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Long An? Mức độ tác động, ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An như thế nào? Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An?
  • 16. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại BIDV Long An Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ sở dữ liệu, thông tin thu thập được. Cỡ mẫu: gồm 106 khách hàng, số quan sát là 318, đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Long An từ năm 2016-2018. Số liệu được thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm của BIDV Long An, dữ liệu từ chương trình SIBS của BIDV, chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, …. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình binary logistic để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định các yếu tố liên quan đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An. 1.6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An. Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao khả năng trả nợ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An.
  • 17. 4 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ đúc kết lại các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của khách hàng doanh nghiệp BIDV Long An và cho thấy thực trạng KNTN của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An tạo tiền đề để xây dựng giải pháp nâng cao phương pháp đánh giá khả năng trả nợ đối với KHDN tại BIDV Long An. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã giới thiệu các nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do nghiên cứu; các mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của tác giả. Chương 1 tạo khung nền cho tác giả thực hiện các chương tiếp theo.
  • 18. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 2.1.1 Tổng quan về tín dụng: 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng: Nguyễn Minh Nhàn (2012) đã diễn giải quan điểm tín dụng theo Kmax như sau: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Theo văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về về hợp nhất luật các tổ chức tín dụng do văn phòng quốc hội ban hành, định nghĩa “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” 2.1.1.2. Các phương thức cấp tín dụng:  Cho vay;  Chết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;  Bảo lãnh ngân hàng;  Phát hành thẻ tín dụng;  Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;  Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 2.1.1.3. Phân loại cấp tín dụng: Theo thời gian cấp tín dụng:  Tín dụng ngắn hạn: thời gian cấp tín dụng không vượt quá 12 tháng;
  • 19. 6 tháng.  Tín dụng trung hạn: thời gian cấp tín dụng trên 12 tháng đến tối đa 60  Tín dụng dài hạn: thời gian cấp tín dụng trên 60 tháng. Theo loại hình cấp tín dụng:  Cấp tín dụng theo hình thức hạn mức tín dụng: Là hình thức cấp tín dụng của NHTM mà khách hàng chỉ việc làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ nhất định với mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Khách hàng chỉ lập hồ sơ một lần cho nhiều khoản cấp tín dụng, ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số.  Cấp tín dụng theo món: Là hình thức cấp vốn tín dụng của ngân hàng mà theo đó làm một bộ hồ sơ vay một lần nhất định với mức tín dụng ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Người vay sẽ làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. Theo đối tượng khách hàng:  Cấp tín dụng cho doanh nghiệp: là cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích kinh doanh, đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định,…  Cấp tín dụng cho cá nhân: là cấp tín dụng cho đối tượng cá nhân phục vụ hai mục đích chủ yếu là phục vụ đời sống, tiêu dùng và bổ sung vốn cho hoạt động buôn bán, sản xuất. Như vậy, cấp tín dụng rất đa dạng về các hình thức, phương thức. Theo văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất luật các tổ chức tín dụng do văn phòng quốc hội ban hành, định nghĩa “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Từ việc phân loại trên, để giới hạn nghiên cứu, tín dụng trong luận văn này tác giả tập trung vào hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp: có
  • 20. 7 thời gian vay ngắn hạn, trung dài hạn, mục đích sử dụng vốn vay là bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, đầu tư vào các dự án…. 2.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp Theo Fitch (1997) và Greuning và Bratanovic (2009): Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã thỏa thuận, không thể thanh toán các khoản gốc lãi theo thời gian quy định trong hợp đồng. Rủi ro tín dụng có thể kéo theo nhiều rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, có nhiều khoản nợ không thu hồi được, sẽ làm phát sinh nhiều chi phí như: chi phí giám sát, khởi kiện, bán đấu giá tài sản, quản lý, thu hồi nợ….và đặc biệt là chi phí trích dự phòng rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động. Mặc dù khi quá hạn, lãi suất cho vay sẽ tăng, nhưng phần lãi này thực sự rất khó thu hồi, khi khách hàng đã mất khả năng toán các khoản nợ trước đó. Vì vậy, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng đến sự mất cân đối dòng tiền ra như trả lãi, gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư … và dòng tiền vào như nhận gửi, thu nợ gốc lãi trong tương lai. Tình trạng này diễn ra nhiều lần có thể làm ảnh hưởng uy tín của ngân hàng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Rủi ro tín dụng trong hoạt cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng doanh nghiệp không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng, thì việc đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng.
  • 21. 8 2.2. Khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp 2.2.1. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 2.2.1.1. Đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị: Ngân hàng là trung gian tài chính, là kênh điều chuyển vốn giữa người cho vay và đi vay. Nguồn vốn để cho các doanh nghiệp vay chủ yếu từ huy động vốn dân cư, các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi, các khoản huy động này đều có thời hạn nhất định. Dựa vào tính chất thời hạn nguồn tiền huy động, và chu kỳ luân chuyển vốn của doanh nghiệp, ngân hàng phải xác định thời gian cho vay hợp lý. Vì vậy các khoản tín dụng của khách hàng doanh nghiệp phải bảo đảm tính hoàn trả về thời gian và giá trị. Nếu thời gian cấp tín dụng nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của khách hàng thì khi đến kỳ trả nợ khách hàng chưa có nguồn để trả nợ, gây khó khăn cho khách hàng và việc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng, ngược lại thời gian cấp tín dụng lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn khách hàng rất có thể sử dụng vốn sai mục đích, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng 2.2.1.2. Bảo đảm nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi: Khi kết thúc thời gian vay, hoặc trong thời gian vay bên vay có trách nhiệm phải hoàn trả gốc và lãi theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng tín dụng. Phần lãi suất trong hợp đồng tín dụng chính là chi phí sử dụng vốn, đối với ngân hàng, đây là nguồn để thanh toán lãi cho các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại ngân hàng, bù đắp các chi phí hoạt động, phần còn lại chính là lợi nhuận của ngân hàng Trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ lợi nhuận của mình để bảo đảm khả năng thanh toán cho người gửi tiền 2.2.1.3. Quy mô các khoản vay lớn, số lượng vay ít: Các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp thường dùng để tài trợ cho mục đích sản xuất kinh doanh, đầu tư, tùy theo quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp, mà giá trị các khoản vay lớn hay nhỏ, nhưng so với khách hàng cá nhân, các khoản vay của doanh nghiệp thường lớn hơn. Cụ thể, tại BIDV Long An, có khoảng 150 khách
  • 22. 9 hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng, dư nợ chiếm 38% tổng dư nợ của cả chi nhánh. Số lượng khách hàng ít, dư nợ lớn mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Nhưng nếu trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, các khoản vay bị chuyển nợ xấu, và phải trích dự phòng rủi ro, chỉ cần một hoặc hai khách hàng doanh nghiệp, nhưng giá trị khoản vay lớn, có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của cả chi nhánh. 2.2.1.4. Lãi suất cho vay thường thấp hơn so với khách hàng cá nhân Các doanh nghiệp thường muốn tiết kiệm chi phí tài chính, và ngoài cho vay ra, ngân hàng còn khai thác được nhiều dịch vụ từ các doanh nghiệp như: huy động vốn, thanh toán lương, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thu hộ, và bán được các sản phẩm bán lẻ thông qua các nhân viên của doanh nghiệp, nên để tạo mối quan hệ tốt đẹp, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với niêm yết, hoặc lãi suất đối với khách hàng cá nhân 2.2.1.5. Tổn thất khi xảy ra rủi ro: Đối với khách hàng cá nhân vay có tài sản bảo đảm, ngân hàng thường yêu cầu, tỷ lệ tài sản bảo đảm là 100%, nhưng đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo mức độ tín nhiệm và đánh giá của ngân hàng, có một số doanh nghiệp chỉ cần 20% giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay, hoặc đối với các doanh nghiệp lớn, có dòng tiền ổn định, ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp. Các tài sản thế chấp ngoài là các tài sản có tính thanh khoản cao như bất động sản, động sản: xe, máy móc thiết bị,… còn có thể là hàng tồn kho, quyền đòi nợ,…. khi xảy ra rủi ro, các tài sản bảo đảm này sẽ khó phát mãi, hoặc thu giữ, xử lý để thu hồi nợ. Vì vậy, tổn thất khi xảy ra rủi ro của các khoản vay khách hàng doanh nghiệp thường sẽ cao hơn so với cho vay khách hàng cá nhân.
  • 23. 10 2.2.2. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Bảng 2.1. So sánh sự khác nhau giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Nội dung Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Quy mô Số lượng khoản vay chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng các khoản vay thường có quy mô lớn hơn Số lượng khoản vay chiếm tỷ trọng lớn, nhưng các khoản vay thường có quy mô nhỏ hơn Mục đích Bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư tái sản cố định trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, … Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, du học, mua xe, sửa chữa, mua mới nhà ở, đất ở, hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hoặc hộ gia đình Nguồn trả nợ Từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Từ thu nhập của cá nhân: từ lương, kinh doanh, … Thủ tục Phức tạp hơn so với cá nhân, quy trình thẩm định khắc khe hơn, tốn nhiều thời gian hơn Đơn giản hơn so với doanh nghiệp, quy trình thẩm định nhanh hơn Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay thường cao hơn (Các khoản vay có quy mô lớn, bên cạnh đó, ngân hàng sẽ còn dựa trên các lợi ích khác thu từ doanh nghiệp để tính hiệu quả kinh doanh) Lãi suất cho vay cao hơn so với doanh nghiệp, do các khoản vay có quy mô nhỏ, chi phí thẩm định, quản trị…) Thời hạn vay Ngắn hạn, trung dài hạn Ngắn hạn, trung dài hạn (Nguồn: do tác giả tổng hợp) 2.2.3. Khái niệm về khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng doanh nghiệp có thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ đến hạn như đã cam kết cho bên cấp tín dụng (ngân hàng) trong toàn bộ thời gian cấp tín dụng hoặc một khoảng thời gian đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, mà chỉ tập trung vào biểu hiện của khách hàng, được đánh giá là có khả năng có hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
  • 24. 11 Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp được hiểu là năng lực tài chính của doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức cho doanh nghiệp vay nợ. Biểu hiện của khách hàng không có KNTN vay theo Basel là “default - không có KNTN” và theo Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc AEG là “ nonperfoming loan – nợ xấu”. Trong Basel Committee on Banking Supervison - 2006 tại Điều 452, Ủy ban Basel cho rằng “default – không có KNTN vay” là những khách hàng có một hoặc cả hai biểu hiện sau: “NH nhận thấy rằng khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn, chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để thu hồi nợ; Khách hàng có các khoản nợ vay đã quá hạn trên 90 ngày”. Theo nhóm chuyên gia tư vấn của liên hợp quốc AEG (2004), nợ xấu được định nghĩa như sau “về cơ bản, một khoản nợ được coi là xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Hay nói cách khác: nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng thanh toán bị nghi ngờ. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của ngân hàng nhà nước Việt Nam, “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”, “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Theo điều 11 của thông tư, phân loại nợ theo phương pháp định tính như sau: “Nợ nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
  • 25. 12 lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tuy nhiên, các khoản nợ nhóm này khách hàng vẫn còn có khả năng thanh toán nợ. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.” Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa KNTN và kết quả phân loại nợ của khách hàng STT KNTN của khách hang Phân loại nợ theo TT 02/TT- NHNN Thực trạng thanh toán nợ 1 Khách hàng có KNTN Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 - nợ cần chú ý Trong hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày 2 Khách hàng không có KNTN Nhóm 3,4,5 (nợ xấu) – nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn Quá hạn từ 90 ngày trở lên; Gia hạn nợ (Nguồn: Thiết kế dựa trên tài liệu của Basel, AEG, và TT 02/TT-NHNN) Trong luận văn này, tác giả đánh giá KNTN vay của KHDN dựa trên biểu hiện thứ 2 “khách hàng có khoản vay bị quá hạn gốc/lãi trên 90 ngày”, do biểu hiện thứ nhất khách hàng bị nợ xấu do nguyên nhân khách quan và xác suất xảy ra thấp,
  • 26. 13 đồng thời khi nhận thấy biểu hiện thứ nhất của khách hàng thì thông thường biểu hiện thứ 2 đã xuất hiện kèm theo. 2.2.4. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp Về định tính, một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng là do khách hàng “không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Do đó, KNTN của khách hàng là một phần nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Về định lượng, theo tiêu chuẩn của Basel, hướng dẫn phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, trong một danh mục tín dụng, tổn thất tín dụng có thể chia làm 2 loại: tổn thất dự tính được và tổn thất không tính được. Tổn thất tính được xác định thông qua số liệu thống kê quá khứ theo công thức: EL = PD * LGD * EAD Trong đó: EL là Expected Loss, tổn thất tín dụng dự tính được, là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu trong quá khứ. PD là Probability of Default, xác xuất mà khách hàng không trả được nợ. LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ mất vốn dự kiến. LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD ngoài bao gồm các tổn thất về khoản vay còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí khác như: các chi phí cho dịch vụ pháp lý, chi phí xử lý tài sản thế chấp và một số chi phí liên quan,… EAD (Exposure of Default): Dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Tổng các khoản tổn thất này của từng khách hàng trong danh mục tín dụng sẽ là tổn thất của danh mục tín dụng.
  • 27. 14 Như vậy, xét cả hai khía cạnh định tính và định lượng thì xác suất khách hàng không trả được nợ (KNTN vay của khách hàng) có mối quan hệ chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng và xác định mức độ tổn thất tín dụng. 2.2.5. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp Dựa vào công thức tính tổn thất dự tính được theo tiêu chuẩn của Basel như đã đề cập ở trên, các ngân hàng có thể xây dựng một danh mục tín dụng hợp lý để hạn chế rủi ro, đồng thời đánh giá được từng khoản vay, từng khách hàng để có từng chính sách tín dụng thích hợp. Do đó, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tổn thất tín dụng dự tính được. Đánh giá được khả năng phân tích được các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng sẽ hỗ trợ được cán bộ tín dụng cũng như các ngân hàng trong quá trình phê duyệt cấp tín dụng cho một khách hàng, tiết kiệm được chi phí, thời gian, và hạn chế được tính chủ quan của cá nhân cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định khách hàng vay. Phương tiện hỗ trợ, căn cứ, để ngân hàng giám sát khoản vay sau khi cho vay, đề phòng các rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng sớm nhận biết các rủi ro, để có các biện pháp hạn chế rủi ro về mức thấp nhất. Nâng cao chất lượng, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, kịp thời phát hiện các sai sót, góp phần hoàn thiện chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng đối với doanh nghiệp. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 2.3.1. Yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp Số năm hoạt động của doanh nghiệp: một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trong ngành, trải qua nhiều thời kỳ kinh tế, có nền khách hàng lớn, đối tác lâu năm truyền thống, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sẽ ít gặp rủi ro hơn, so với các doanh nghiệp mới thành lập, mới bước vào thị trường kinh doanh (Petrunia, 2007). Khi đã có bề dày kinh nghiệm, thì doanh nghiệp sẽ có các phương án thích ứng với
  • 28. 15 những biến động của thị trường, môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp ít kinh nghiệm. Nghiên cứu Coravos (2010) sử dụng mô hình Logit nghiên cứu trên mẫu 530 khoản vay đã chỉ ra biến kinh nghiệm của DN và KNTN của DN có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm tra giả thuyết: H1: Số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao (+). Năng lực tài chính của doanh nghiệp: được thể hiện chủ yếu qua các tỷ số tài chính. Theo Pederzoli và Costanza (2010), các chỉ số tài chính thường có mối quan hệ sâu sắc với khả năng vỡ nợ của DN. Các chỉ số này sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp là: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nợ…Các chỉ tiêu tài chính của DN còn được các ngân hàng sử dụng trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của DN trước khi cho vay, và đóng vai trò quan trọng quyết định trong kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng. Một số chỉ tiêu của KHDN: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (thể hiện qua hệ số nợ của doanh nghiệp: nợ/ vốn chủ sở hữu) cho thấy trong tổng vốn chủ sở hữu của DN có bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả, tỷ số này càng cao, DN có rủi ro tài chính càng lớn và ngược lại. Theo nghiên cứu của Lally (2003) nếu vay nợ càng nhiều doanh nghiệp càng có nguy cơ kiệt quệ tài chính hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tỷ số càng cao, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp. Bigelli và Vidal, (2012) và Gooddacre và Thomson (2006), đã chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ của KHDN có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Điều này có nghĩa, đòn bẩy tài chính của DN càng lớn thì khả năng trả nợ của DN càng thấp. Ngoài ra, tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, đây là một trong chỉ tiêu quan trọng mà BIDV dùng để đánh giá khách hàng khi cho vay.
  • 29. 16 Đối với một số ngành nghề cụ thể, BIDV quy định chỉ chấp nhận cho vay khi hệ số nợ nằm trong một giới hạn cụ thể. Giả thuyết được đặt ra như sau: H2: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp (-). Hiệu quả kinh doanh: Nghiên cứu của Fitzpatrick (1931) đã sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích khả năng phá sản của doanh nghiệp, trong đó, tác giả đã chỉ ra một trong số các tỷ số tốt nhất để dự báo khả năng phá sản KHDN dựa trên báo cáo tài chính là khả năng sinh lời. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, sẽ được ngân hàng đánh giá cao, khi khả năng sinh lời cao, thì khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng sẽ được bảo đảm. Theo Watson và Wilson (2002); Bessler và các tác giả (2011), để tiết kiệm chi phí nhà quản lý doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn nội bộ trước, với chi phí vốn thấp, sau đó mới đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, với chi phí vốn cao hơn. Và khi doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao thì khả năng được chấp thuận tài trợ vốn của ngân hàng cũng gia tăng theo Amato (2004). Khi các dự án có hiệu quả đã được khai thác cùng với khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng, , doanh nghiệp có xu hướng sẽ mở rộng việc đầu tư vào các dự án ít có hiệu quả hơn, do đó KNTN của khách hàng sẽ giảm (Goyal và các tác giả, 2011). Giả thuyết được đặt ra như sau: H3: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn (+). 2.3.2. Các yếu tố về khoản vay Tài sản bảo đảm: Jimenez và Saurina (2003) cho rằng đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm càng lớn, có xác xuất khách hàng không trả được nợ thấp hơn các khoản vay có tài sản bảo đảm thấp hơn. Trong hoạt động tín dụng cho vay, trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay, ngân hàng sẽ dùng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đối với từng mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp, mức độ rủi ro của từng khoản vay, mỗi khách hàng sẽ có một tỷ lệ tài
  • 30. 17 sản bảo đảm nhất định. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của doanh nghiệp hoặc bên thứ ba. Hầu hết các ngân hàng thường nhận các tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao, dễ phát mại trên thị trường và không bị pháp luật cấm. Tài sản bảo đảm ngoài là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ của ngân hàng, còn góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp vay. Giả thuyết được đặt ra như sau: H4: Các khoản vay của doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bảo đảm càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn (+). Thời gian vay: các khoản vay có thời gian vay càng dài thường được các ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, vấn đề kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Theo Coravos,(2010), thời gian vay và khả năng trả nợ của khách hàng có mối quan hệ nghịch biến. Để bảo đảm khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, để đánh giá thời vay của một doanh nghiệp ngân hàng thường dựa trên dòng tiền, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp. Theo thuyết tín hiệu của Flannery (1986), tác giả cho rằng khách hàng doanh nghiệp tốt thường có xu hướng gia tăng vay vốn ngắn hạn. Nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2003) đã cho rằng các khoản vay có kỳ hạn ngắn có rủi ro cao hơn các khoản vay có thời gian đáo hạn dài. Một số doanh nghiệp do chi phí vay ngắn hạn thường thấp hơn chi phí vay dài hạn, do đó, doanh nghiệp sẽ dùng vốn vay ngắn hạn với mục đích đầu tư dài hạn, điều này có thể làm mất cân đối tài chính của doanh nghiệp, và giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Giả thuyết được đặt ra như sau: H5: Thời gian vay của doanh nghiệp càng dài thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp (-). Số tiền cho vay: hay còn gọi là giá trị khoản vay: Jimenez và Saurina (2003), đã chỉ ra số tiền cho vay và KNTN của khách hàng DN có mối quan hệ nghịch biến. Đôi khi các khoản vay sẽ phản ánh trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp, các khoản vay càng lớn, thì quá trình thẩm định sẽ khắc khe hơn, với nhiều điều kiện
  • 31. 18 mà doanh nghiệp phải đáp ứng được và giám sát cũng sẽ nghiêm ngặt hơn, vì vậy KNTN của KHDN sẽ cao hơn. Giả thuyết được đặt ra như sau: H6: Số tiền cho vay càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp (-). 2.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng Mỗi ngân hàng đều xây dựng riêng cho mình một chính sách và quy trình cho cấp dụng. Nếu chính sách và quy định càng chặt chẽ, cụ thể, hợp lý, có thể giúp ngân hàng sàn lọc được các khách hàng có khả năng trả nợ tốt, hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra, nếu ngân hàng có quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, sẽ giúp ngân hàng phát hiện được các dấu hiệu khi khách hàng suy giảm KNTT, để có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để các chính sách, quy trình tín dụng được phát huy có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ tín dụng có năng lực và đạo đức nghề nghiệp để nắm rõ các quy trình, thu thập và xử lý các thông tin, có cách nhìn, đánh giá được các rủi ro, sàn lọc được đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hạn chế sai sót trong quá trình thẩm định cho vay. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, và càng khóc liệt hơn, vì các chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, phát triển nền khách hàng, tăng lợi nhuận, một số đơn vị ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn, nới lỏng các quy trình và có thể mắc sai lầm khi cấp tín dụng đối với KHDN có khả năng trả nợ kém. 2.3.4. Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế Các yếu tố từ môi trường vĩ mô như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,các chính sách tiền tệ, tài khóa, chu kỳ kinh tế … có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế suy thoái, có các biến động xấu, làm giảm doanh thu, lợi nhuận, sẽ làm giảm KNTN của KHDN. Và ngược lại, nếu nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô thuận lợi, sẽ tạo môi trường để các DN phát triển, ăn nên làm ra, do đó, KNTN của KHDN vì vậy cũng được bảo đảm.
  • 32. 19 Do bị giới hạn về yếu tố thời gian và nguồn dữ liệu, trong bài luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp về các yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về khoản vay. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2 tác giả đã tổng quan lại các khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng và các nghiên cứu liên quan để tạo nền tảng cơ sở lý thuyết cho tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và phân tích vấn đề trong các chương tiếp theo.
  • 33. 20 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV LONG AN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An 3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vào ngày 03/04/1993, mã số doanh nghiệp là 0100150619, với tiền thân là “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” được thành lập năm 1957, tính đến năm 2019, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoạt động được 62 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, trở thành một trong các ông lớn trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trả dài 63 tỉnh thành dàn trải khắp đất nước Việt Nam: 191 chi nhánh, 855 mạng lưới giao dịch, 57.825 điểm giao dịch ATM và Pos, số lượng công nhân viên phục vụ là 25.000 người. Trong quá trình hoạt động, BIDV đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, Đảng, và được trao tặng BIDV nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động các hạng... BIDV cũng vinh dự được Đảng, Nhà nước Lào và Vương quốc Campuchia trao tặng nhiều Huân chương cao quý. Năm 2018, BIDV đã nâng tổng tài sản đạt giá trị 1.283 triệu tỷ đồng, tăng 9.1% so với 2017. Dư nợ tính dụng, đầu tư đạt 1,214 triệu tỷ đồng, trong đó, dư nợ dài hạn chiếm 39,6%. Tổng huy động vốn chiếm hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1.4%/ tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 là 14%. Với những đóng góp trên, Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Long An, là một phần trong tập thể BIDV. Tiền thân là ngân hàng Kiến thiết Long An thành lập năm 1976, đến năm 1988 được nhập vào ngân hàng Nông
  • 34. 21 BAN GIÁM ĐỐC - Tám phòng giao dịch trực thuộc -Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng QTTD (bao gồm Tổ quản lý thông tin KH); - Phòng GDKH - Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. - Phòng Quản lý rủi ro. - Phòng KHDN (bao gồm Tổ Tài trợ thương mại); - Phòng KHCN. KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG nghiệp Long An, ngày 26/11/1990, được tách riêng thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An, số đăng ký kinh doanh của chi nhánh là 0100150619-050, trụ sở của chi nhánh tọa lạc tại số 140, Hùng Vương, phường 2, Thành phố Tân An, Long An. Ngày 01/05/2012, chuyển đổi từ mô hình ngân hàng vốn 100% của nhà nước thành ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Long An. Bề dày lịch sử gần 29 năm, chi nhánh không ngừng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng uy tín, đứng vị trí hàng đầu trong địa bàn tỉnh Long An, với quy mô gồm 8 phòng giao dịch ở các huyện/ thành phố: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Cần Giuộc, Cần Đước, và thành phố Tân An. Số lượng nhân viên: 150 người. Mô hình hoạt động của chi nhánh đến tháng 03/2019 như sau: Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An (Đến 15/03/2019) (Nguồn: Quyết định 1126/QĐ-BIDV.LA ngày 07/10/2014 của BIDV)
  • 35. 22 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An từ năm 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Vốn huy động 3.278.806 3.807.249 4.293.243 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.125.670 3.614.137 4.083.191 Lợi nhuận trước thuế 3.650 31.786 100.865 Tỷ lệ nơ xấu (%) 2,76 4,98 0,29 (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) Nhìn vào bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu về huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm, năm 2016 là 25%, đến năm 2017 và 2018 , tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại cụ thể năm 2017 là 16%, năm 2018 là 13%. Riêng năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh giảm mạnh so với năm 2015, nguyên nhân do tỷ lệ nợ xấu tăng, từ 0.92% tăng 2.76%. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng, mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động của chi nhánh đều tốt nhưng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh sẽ bị giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 2 và nhóm 5 tăng mạnh, dẫn đến chi nhánh phải tăng số trích lập dự phòng, làm giảm lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm 92% so với năm 2015. Năm 2018, là một năm phát triển vượt bâc của chi nhánh, tổng lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấu giảm ở mức đáng kể thấp nhất từ năm 2016 đến năm 2018.
  • 36. 23 3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An Bảng 3.2. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2016- 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ chi nhánh 3.125.670 3.614.137 4.083.191 Tổng dư nợ KHCN 1.899.928 2.306.619 2.631.042 Tổng dư nợ KHDN 1.225.742 1.307.518 1.452.149 Tỷ trọng dư nợ KHDN/ tổng dư nợ chi nhánh (%) 39% 36% 36% (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) Tổng dư nợ của chi nhánh tăng đều qua các năm, cơ cấu cho vay KHDN và KHCN đang dần thay đổi. Với chiến lược, chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ, BIDV đang cơ cấu lại đối tượng khách hàng của mình, đặt trọng tâm cho vay sẽ là các khách hàng cá nhân, vì vậy mà tỷ trọng dư nợ của KHDN tại chi nhánh đang dần giảm, tạo điều kiện cho phát triển bán lẻ. Dư nợ của KHDN ổn định, tăng nhẹ qua các năm 2016 – 2018. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh năm 2017 là 16%, năm 2018 là 13%. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là dư nợ bán lẻ, năm 2017 tăng 40%, năm 2018 tăng 24%, dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp, năm 2017 tăng 7%, năm 2018 tăng 11%. Cơ cấu về dư nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ lệ 36% so với tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh. Lợi nhuận thuần từ việc cho vay của chi nhánh như sau:
  • 37. 24 Bảng 3.3. Lợi nhuận thu từ khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An từ năm 2016 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Lợi nhuận từ tín dụng Tổng lợi nhuận thu từ khách hàng doanh nghiệp 2016 20.553 74.998 2017 4.636 35.156 2018 16.460 44.978 (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) Do BIDV Long An, đang hướng dần về bán lẻ là chủ yếu, dư nợ tín dụng của chi nhánh nghiên về bán lẻ là nhiều, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn cá nhân, vì vậy nhìn chung, lợi nhuận từ KHDN chiếm tỷ trọng thấp hơn so với khách hàng bán lẻ. Lợi nhuận từ tín dụng năm từ năm 2016 đến năm 2018 chiếm tỷ trọng lần lượt là : 27%,13%,37% trên tổng lợi nhuận từ khách hàng doanh nghiệp (bao gồm khách hàng DN vay và không vay). Riêng năm 2017, lợi nhuận từ tín dụng doanh nghiệp giảm mạnh, do năm 2017, nợ xấu của doanh nghiệp tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng, và phần lãi từ khách hàng chưa thu được làm sụt giảm lợi nhuận mạnh của ngân hàng. Bảng 3.4. Dư nợ KHDN theo phân khúc khách hàng năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khách hàng doanh nghiệp lớn 578.959 365.520 47.848 Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 555.761 694.010 1.128.084 Khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 90.877 209.616 220.389 Khách hàng doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ 145 38.372 55.828 (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018)
  • 38. 25 Dựa vào bảng 3.4, cơ cấu về phân khúc khách hàng của chi nhánh Long An từ năm 2016 đến năm 2018 có nhiều sự thay đổi, cụ thể, chi nhánh đang giảm dần dư nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn, và chuyển hướng sang tăng trưởng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến thời điểm 31/12/2018, tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ KHDN của BIDV Long An là 1.452 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 36% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lơn nhất (78%), tiếp theo là KHDN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng là 15%, còn lại là khách hàng doanh nghiệp lớn, và siêu nhỏ. Nhìn chung, khách hàng doanh nghiệp của của BIDV Long An chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp lớn và có vốn đầu tư nước ngoài rất ít (có khoản 3 DN), nhưng có dư nợ vay chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ cho vay đối với KHDN. Bảng 3.5. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời gian vay vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Ngắn hạn 821.247 67% 1.161.051 66% 772.217 63% Trung hạn 281.921 23% 333.056 19% 208.376 17% Dài hạn 122.574 10% 270.536 15% 245.148 20% Tổng dư nợ 1.225.742 1.307.518 1.452.149 (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) Dựa vào bảng 3.5, kết cấu dư nợ KHDN của BIDV Long An qua các năm đang có xu hướng gia tăng các khoản vay dài hạn, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ khoảng 63% đến 67% tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp, các khoản vay trung hạn chiếm tỷ lệ 17% đến 23% tổng dư nợ của KHDN. Các khoản vay trung dài hạn sẽ giúp chi nhánh ổn định dư nợ hơn các khoản vay ngắn hạn.
  • 39. 26 Bảng 3.6. Phân loại nợ của BIDV Long An từ năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ 3.125.670 3.614.137 4.083.191 -Nợ nhóm 1 3.003.983 3.424.432 3.943.027 -Nợ nhóm 2 35.414 9.279 128.368 -Nợ nhóm 3 1.973 155.390 2.957 -Nợ nhóm 4 3.573 8.525 3.502 -Nợ nhóm 5 80.727 16.511 5.337 Tỷ lệ nợ xấu 2,76% 4,99% 0,29% (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018)
  • 40. 27 Hình 3.2. Sơ đồ nợ xấu của BIDV Long An từ năm 2016-2018 theo kết quả phân loại nợ (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) 200.000 180.000 160.000 140.000 120.000 100.000 Nợ nhóm 3,4,5 80.000 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm Năm 2018 Dư nợ
  • 41. 28 Hình 3.3. Biểu đồ nợ xấu giữa KHDN và khách hàng cá nhân tại BIDV Long An năm 2016 -2018 theo kết quả phân loại nợ (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ thực hiện kết quả kinh doanh nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) 200.000 180.000 160.000 140.000 120.000 100.000 80.000 -Nợ nhóm 3+4+5 KHDN -Nợ nhóm 3+4+5 khách hàng cá nhân 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm Năm 2018 Dư nợ (triệu đồng)
  • 42. 29 Tỷ lệ nợ xấu ( nợ nhóm 3,4,5) của BIDV Long An tăng mạnh từ năm 2016 đến 2017, đến năm 2018, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể chi nhánh, đã giảm được mức nợ xấu từ 4,99% xuống còn 0,29%. Dư nợ nợ xấu tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu ở các khách hàng doanh nghiệp, do có dư nợ tín dụng lớn, nên số lượng KHDN vay không có KNTN càng lớn, sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu và kết quả kinh doanh của chi nhánh. Nợ xấu năm 2017, tập trung vào các doanh nghiệp lúa gạo, do tình hình kinh tế, năm 2017, giá cả lên xuống thất thường, nhiều doanh nghiệp lúa gạo đang gặp khó khăn. Dựa vào biểu đồ 3.4, nợ xấu của KHDN tại BIDV Long An chiếm tỷ lệ lớn, tuy số lượng khách hàng nợ xấu không nhiều so với khách hàng cá nhân, nhưng dư nợ của khách hàng này lại rất lớn. Trong năm 2017, nợ xấu KHDN tăng vượt bậc, nhưng đến 2018, tỷ lệ này đã giảm mạnh, cho thấy BIDV Long An đã có các phương pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Tuy nhiên, đó là dư nợ theo nhóm nợ, trên thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng khách hàng đang có nợ quá hạn, nhưng vẫn chưa bị chuyển nhóm nợ, do ngân hàng đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng, cụ thể, tình hình trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An theo thời gian quá hạn thực tế như phần sau. 3.3. Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An Trong ba năm 2016-2018, với 318 quan sát thì có 86 quan sát là không có KNTN. Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Long An có thể được nhìn nhận đánh giá tiêu chí KHDN có nợ quá hạn trên 90 ngày và đang có dư nợ cơ cấu. Kết quả này thể hiện khách hàng doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn tạm thời (nhóm quá hạn từ 1 đến 90 ngày), hoặc có khả năng sẽ không thể /trả toàn bộ hoặc một phần nợ vay cho ngân hàng ( quá hạn trên 90 ngày).
  • 43. 30 Bảng 3.7. Dư nợ KHDN của BIDV Long An theo số ngày quá hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Nhóm nợ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ trong hạn 958.376 1.143.389 1.426.153 NQH từ 1 đến 90 ngày 37.846 5.016 25.995 NQH từ 91 đến 180 ngày 250 1.015 0 NQH từ 181 đến 360 ngày 227.981 3.000 0 Nợ quá hạn trên 360 ngày 1.290 155.098 0 (Nguồn: Từ báo cáo nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018) Các khoản vay quá hạn từ 91 ngày trở lên của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh năm 2016 chiếm tỷ lệ 18% tổng dư nợ KHDN, năm 2017 là 12%, năm 2018 là 0%. Tỷ lệ này còn khá cao, nhưng giảm dần theo thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Đến năm 2018, chi nhánh đã xử lý quyết liệt các khoản nợ chưa thu hồi được, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, để hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận của chi nhánh. Các DN không trả được nợ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực lúa gạo và bất động sản, một số doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro trong thời gian dài nhưng chưa được giám sát chặt chẽ. Các DN không trả được nợ nguyên nhân chủ yếu do tình hình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, tình hình kinh tế không được thuận lợi, ví dụ như một số doanh nghiệp ngành lúa gạo, do giá cả biến động thất thường, tình hình xuất khẩu bị trì trệ, khó khăn, bị giới hạn bởi các hạn ngạch xuất khẩu của các nước, vì vậy, nếu DN không phản ứng kịp thời, sẽ dễ bị thua lỗ. Một số DN không có khả năng trả nợ, nguyên nhân chủ yếu do sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vay ngắn hạn, để đầu tư dài hạn, do quá trình kiểm tra giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ.
  • 44. 31 3.4. Các nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ của KHDN tại BIDV Long An 3.4.1 Nhân tố từ phía khách hàng 3.4.1.1. Sử dụng vốn vay không đúng như cam kết Một trong các quy định về tín dụng của các ngân hàng, là khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trước khi quyết định chấp thuận một khoản vay, căn cứ trên mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và các thông tin khác, ngân hàng sẽ tìm hiểu, thẩm định đề nghị của khách hàng có phù hợp với nhu cầu, và mục đích của doanh nghiệp không. Mặc dù , trải qua các khâu thẩm định và quản lý các khoản vay nghiêm ngặt, nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích. Việc sử dung vốn vay không đúng mục đích, sẽ gây khó khăn cho việc giám sát sau cho vay của ngân hàng và cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, nguồn trả nợ của khách hàng. Cụ thể, tại chi nhánh đã từng xảy ra trường hợp, khách hàng đã cố tình che dấu ngân hàng, dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các nhu cầu vốn dài hạn như đầu tư máy móc, nhà xưởng, hoặc dùng tiền vay của doanh nghiệp để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác, dẫn đến khi đến hạn thanh toán gốc cho ngân hàng, dòng tiền bị thiếu hụt, dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. 3.4.1.2. Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả Để hạn chế rủi ro, tăng thêm doanh thu, lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. Trong trường hợp bước sang lĩnh vực mới, nếu chủ doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý, kiến thức, và kinh doanh có hiệu quả, sẽ nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo thêm doanh thu, đồng thời, có thể sử dụng đươc thêm các dịch vụ của ngân hàng, còn ngược lại, nếu chưa đủ năng lực trong lĩnh vực mới, đa dạng hóa ngành nghề không hiệu quả, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến ngành nghề chính. Về lâu dài, có thể làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
  • 45. 32 3.4.1.3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa chuẩn xác Đa số báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không chuẩn xác và không được kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp lớn vẫn có sự khác nhau giữa số liệu đã kiểm toán, và số liệu thực tế, còn nhiều hạn chế. Chưa phản ánh hết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số liệu của báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, sẽ được dùng để ngân hàng đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng nội bộ, trong trường hợp số liệu sai, sẽ dẫn đến đánh giá không đúng về KNTN của khách hàng. 3.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng 3.4.2.1. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Đối với một cán bộ tín dụng mới được tuyển vào BIDV đều phải trải quy một quy trình xét tuyển nghiêm ngặt, sau đó sẽ đươc đào tạo, và bồi dưỡng thêm các lớp về chuyên môn. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cho vay đóng vai trò quan trọng. Kinh nghiêm này phải được tích lũy nhiều năm, học hỏi từ các cán bộ đi trước. Một cán bộ nếu thiếu kinh nghiệm trong công tác cho vay, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, và dễ đánh giá sai lầm đối với khả năng trả nợ của khách hàng. 3.4.2.2. Kiểm tra giám sát sau khi giải ngân các khoản vay Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, định kỳ kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng, để kịp thời phát hiện các sai sót, tình hình sức khỏe của khách hàng hoặc các bất ổn có thể ảnh hưởng KNTN của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều cán bộ còn kiểm tra lỏng lẻo, hoặc chỉ kiểm tra trên chứng từ khách hàng cung cấp. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm, CBTD thường có tâm lý chủ quan, tin tưởng vào khách hàng, mà không thực hiện kiểm tra , giám sát sau cho vay. Hoặc đối với các khoản vay nhỏ, khách hàng ít phát sinh vay, CBTD có thể buông lỏng, không thực hiện khâu kiểm tra giám sát sau cho vay.
  • 46. 33 3.4.2.3. Tài sản bảo đảm Khi khách hàng không còn khả năng khả nợ cho ngân hàng, thì tài sản bảo đảm sẽ là biện pháp cuối cùng để ngân hàng hạn chế rủi ro, bù đắp tổn thất. Một số trường hợp, khi cho vay, tài sản bảo đảm được định giá cao hơn so với giá trị thực tế để khách hàng có thể vay với số tiền lớn, điều này có thể dẫn đến tâm lý chủ quan, sẽ làm giảm KNTN của khách hàng, vì nếu kháchkhông có khả năng thanh toán khoản vay, thì rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Thêm vào đố, sự tăng giá đột ngột nhanh chóng của các tài sản thế chấp, thúc đẩy ngân hàng cho vay, nhưng khi có sự suy thoái kinh tế xảy ra, giá trị tài sản thế chấp bị sụt giảm, dẫn đến sự suy giảm tổng thể trong tiêu chuẩn tín dụng, ngân hàng xử lý tài sản vẫn không đủ bảo đảm cho khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có các văn bản cụ thể nào về việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba không có mối quan hệ trực tiếp với DN, trong trường hợp nhận tài sản bảo đảm bên thứ ba như vậy, khi bên thứ ba và bên vay không còn mối quan hệ tốt đẹp sẽ dễ xảy ra tranh chấp, hoặc bên vay cố tình lừa đảo, hoặc sẽ có tâm lý: nếu khoản vay không được hoàn trả thì ngân hàng sẽ chỉ xử lý tài sản bên bảo đảm, … dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. 3.4.2.4. Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay Các thông tin thu thập trong quá trình cho vay đòi hỏi phải đáng cậy, chính xác thì các phán đoán tín dụng mới đạt chất lượng và hiệu quả. Trên thực tế, việc thu thập các thông tin từ các cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan khác vẫn còn nhiều hạn chế. Các số liệu khách hàng cung cấp còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng, còn nhiều cán bộ chưa chủ động tìm kiếm xác thực nguồn thông tin, hay nói cách khác có tình trạng bất cân xứng nguồn thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng Các thông tin mà cán bộ thu thập từ ngành, đặc điểm hoạt động kinh doanh, diễn biến thị trường chủ yếu từ internet, hoặc các thông tin tín dụng từ tổ chức tín dụng khác như thông tin của CIC…các thông tin này thường có độ trễ về thời gian,
  • 47. 34 và chưa phản ánh kịp thời diễn biến của thị trường. Để tra cứu thông tin CIC đôi khi phải mất thời gian từ 1 đến 2 ngày mới có kết quả, đặc biệt là về thông tin tài sản bảo đảm. Nếu một ngân hàng nào đó, chậm trễ trong việc báo cáo, hoặc báo cáo chưa chính xác về nhóm nợ, có thể ảnh hưởng công tác thẩm định cho vay của cán bộ, và dễ đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng. 3.5. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An 3.5.1. Đánh giá dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ Mỗi ngân hàng đều có một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, để đánh giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng, trong quá trình xét duyệt cho vay. BIDV cũng không ngừng xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình, BIDV đã ban hành công văn số 10546/BIDV – QLTD ngày 15/12/2016 về việc Hướng dẫn triển khai Hệ thống XHTDNB mới đối với Khách hàng TCKT và khách hàng cá nhân, trong đó hướng dẫn cụ thể các bước để cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của KHDN tai BIDV:  Bước 1: Tạo thông tin của khách hàng trên hệ thống.  Bước 2: Lựa chọn ngành: xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của khách hàng) hoặc xác định ngành có tiềm năng nhất của khách hàng.  Bước 3: Nhập các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính thường xuyên, phi tài chính định kỳ của khách hàng.  Bước 4: Kiểm tra và phê duyệt các chỉ tiêu đã nhập.  Bước 5: lập báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng.  Bước 6: Kiểm tra, thẩm định kết quả chấm điểm, điều chỉnh kết quả xếp hạng (Nếu có).
  • 48. 35 Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để đồng thời là công cụ để BIDV thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dựa trên 2 thông tin: thông tin định kỳ và thông tin thường xuyên để đánh giá, mỗi thông tin đều có các chỉ tiêu riêng, và thang điểm nhất định. Trong đó, thông tin định kỳ bao gồm: các thông tin tài chính (dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng) và phi tài chính định kỳ (gồm các thông tin đánh giá dựa trên năng lực của chủ sở hữu doanh nghiệp, ban điều hành, môi trường hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với BIDV và các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và lịch sử) và các yếu tố khác như: môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng,… có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.). Thông tin phi tài chính thường xuyên bao gồm: gồm các dấu hiệu cảnh báo sớm và dấu hiệu không trả được nợ. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, bảo đảm tính khác quan, cán bộ tín dụng muốn nâng hạng cho khách hàng, chương trình sẽ không công bố thang điểm của khách hàng, mà sẽ tự tính toán và cho ra kết quả xếp hạng. Cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình 3.4.
  • 49. 36 Điểm tài chính Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Biến tài chính n …… Biến tài chính 1 Điểm định tính TỔNG ĐIỂM Dấu hiệu cảnh báo sớm QUY MÔ NGÀNH NGHỀ KHÁCH HÀNG XẾP HẠNG CUỐI CÙNG Điều chỉnh bên ngoài Xếp hạng hỗ trợ Hỗ trợ từ công ty mẹ, chính phủ Xếp hạng đơn lẻ Hình 3.4. Sơ đồ cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV (Nguồn: quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV) Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Biến đính tính m …… Biến định tính 1
  • 50. 37 Căn cứ vào tổng hợp điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: Bảng 3.8. Phân loại mức xếp hạng tín dụng STT MỨC XẾP HẠNG Ý NGHĨA 1 AAA, AA+, AA Đây là mức xếp hạng khách hang cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hang được xếp hạng này là đặc biệt tốt 2 A, A- Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt 3 BBB Khách hàng có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt 4 BB+, BB Khách hàng có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đỏi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hang 5 BB-, B Khách hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hang 6 D1, D2, D3 Khách hàng được xếp hạng trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. (Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
  • 51. 38 Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp như sau: Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp STT Hạng Nhóm nợ 1 AAA Nhóm 1 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5 (Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV) 3.5.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định khách hàng (Trước, trong và sau khi cho vay) Trong quá trình xét duyệt một khoản vay, BIDV đều thực hiện các bước thẩm định nhằm đánh giá được khả năng thực hiện các nghĩa vụ của một khách hàng đối với ngân hàng. Việc cấp tín dụng tuân theo nguyên tắc: đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất - Thẩm định rủi ro - Tác nghiệp. Cán bộ tín dụng thực hiện khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích đánh giá, phân tích tín dụng tuân theo quy trình tín dụng như sau:
  • 52. 39 Bước 1: Cán bộ QLKH tiếp nhận thông tin nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng, sau đó dựa trên các hồ sơ khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được, khảo sát thực tế, lập báo cáo đề xuất phân tích tín dụng có đầy đủ các nội dung: Đánh giá chung về khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp, Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích triển vọng của khách hàng; Tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Xác định người có liên quan của khách hàng… Về tình hình tài chính của khách hàng: thông qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp và trực tiếp kiểm tra, thu thập thông tin tại doanh nghiệp Đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có tính khả thi hay không và năng lực thực hiện các phương án kinh doanh đầu tư. Đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vay: số lượng, loại tài sản bảo đảm, khả năng phát mãi của tài sản, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay sẽ góp phần làm giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra, BIDV xây dựng cho mỗi đối tượng khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ có một tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu bắt buộc. Đánh giá các rủi ro và biện pháp phòng ngừa: bao gồm các rủi ro khách quan, chủ quan, và từ phía BIDV, từ đó, đưa ra được các phương án ứng phó, điều này sẽ giúp BIDV chủ động xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng KNTN của khách hàng. Bước 2: Sau đó, CBQLKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ thẩm định các thông tin nội dung, phân tích trên hồ sơ và báo cáo của CB QLKH, thẩm định sự tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và các nội dung liên quan khác theo quy định của BIDV.
  • 53. 40 Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng. Trường hợp cần phải thẩm định rủi ro, CB QLKH phải trình hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro, bộ phận này sẽ thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt, BP QLKH sẽ đàm phán, thông báo cấp tín dụng cho khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng trong trường hợp đồng ý phê duyệt tín dụng. Bước 3: Giải ngân: Bộ phận QLKH tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng, chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế…).Lập giấy nhận nợ và đề xuất giải ngân gửi bộ phận Quản trị tín dụng, bộ phận này có trách nhiệm: kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng; thẩm quyền và chữ ký của người đề xuất giải ngân, người phê duyệt Đề xuất giải ngân, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân. Bước 4: Quản lý và giám sát sau khi cho vay: BIDV sẽ kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa. Theo dõi, đánh giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ và các điều kiện tín dụng. Thường xuyên nắm bắt biến động kinh tế vĩ mô, ngành, lĩnh vực, các biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để kịp thời nhận biết các ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng, khoản tín dụng.
  • 54. 41 3.6. Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An 3.6.1. Các mặt đạt được về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An Các phương pháp đánh giá KNTN của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đã đáp ứng được các quy định về cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước, và đang dần hoàn thiện, hướng tới chuẩn Basel: Các quy định, chính sách cấp tín dụng về mặt pháp lý luôn tuân thủ, và dựa trên khuôn khổ các quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước từng thời kỳ. Các bước đánh giá khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã phân loại khách hàng doanh nghiệp thành nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ: Từ hạng AAA đến hạng BBB, được xem là khách hàng có triển vọng, tiềm năng, đưa ra chính sách khuyến khích tiếp cận, phát triển quan hệ, khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB+ đến BB: đối tượng khách hàng duy trì quan hệ, khách hàng còn lại: đối tượng hạn chế quan hệ hoặc giảm dần quan hệ. Như vậy sẽ giúp ngân hàng hạn chế tiếp cận các khách hàng có khả năng trả nợ yếu. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại không thể hiện số điểm của khách hàng, mà chỉ cho kết quả xếp hạng, và không công bố các tỷ trọng điểm số của từng chỉ tiêu, giúp hạn chế được cán bộ tín dụng nâng điểm cho khách hàng để tăng kết quả xếp hạng, nhằm tăng cường tính chính xác đối với kết quả xếp hạng. Với các bước đánh giá về khách hàng như trên kèm theo quy trình tín dụng chặt chẽ, tách bạch giữa các khâu, giúp ngân hàng đưa ra cái nhìn tổng thể, và sẽ giảm thiểu được các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp, nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của KHDN.
  • 55. 42 3.6.2. Các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An Các bước đánh giá còn mang tính chất định tính, dựa vào chủ yếu cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng, nên có thể sẽ không đánh giá được toàn diện khách hàng. Các thông tin thu thập của KHDN thường là do chính khách hàng cung cấp. Các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN chưa đề cập, phân tích đến các nhân tố liên quan sản phẩm tín dụng như lãi suất, thời gian vay,…. Mà chỉ tập trung vào các đặc điểm của khách hàng, do đó có thể không phù hợp với một số đối tượng hoặc loại hình đăc thù. 3.6.3. Nguyên nhân gây ra các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An Các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Long An đa phần là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Một số doanh nghiệp nhỏ, trình độ kế toán và hạch toán còn yếu kém, có thể dẫn đến nhiều hạn chế cho độ tin cậy của báo cáo tài chính, hoặc do DN cố tình làm sai lệch các số liệu để thể hiện tình hình tài chính của mình tốt hơn so với thực tế. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tín dụng của ngân hàng. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, gánh nặng các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, công tác đánh giá khách hàng tại một số cán bộ, Phòng giao dịch chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh được tính chính xác của nhu cầu và năng lực của khách hàng. Trong giai đoạn sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, đã có nhiều sự thay đổi nhân sự trong nội bô chi nhánh, nhiều cán bộ tín dụng của phòng doanh nghiệp có kinh nghiệm đã được điều chuyển vị trí khác, thay vào đó, là các cán bộ mới, hoặc từ bộ phận khác, có ít kinh nghiệm trong hoạt động cho vay, chịu áp lực từ khách hàng, chưa có đủ thời gian thích ứng, có thể dễ đánh giá sai về KNTN của doanh nghiệp.
  • 56. 43 Tóm tắt chương 3 Trong chương 3, tác giả trình bày thực trạng về hoạt động cho tín dụng nói chung và của khách hàng doanh nghiêp nói riêng tại BIDV Long An, thực trạng về KNTN của khách hàng doanh nghiệp và các nguyên nhân dẫn đến không trả nợ được của KHDN, đồng thời phản ánh các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN tại ngân hàng. Từ thực trạng tác giả thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến KNTN nợ của KHDN tại BIDV Long An bao gồm: nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm vay, nhân tố từ phía ngân hàng,… Từ thực trạng trên cho thấy cần xây dựng mô hình đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An.