SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------0o0-----------
ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------0o0-----------
ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán
trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó.
Những nội dung được kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn
cụ thể tại danh mục tài liệu tham khảo theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Phƣơng Hoa
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......................5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................................5
1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................8
1.3. Nhận xét các nghiên cứu liên quan ....................................................................13
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện ..................................13
1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nước đã thực hiện....................................13
1.4. Khe hổng nghiên cứu .........................................................................................14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16
2.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm .....................................................................16
2.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm............................................................16
2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm ...............................................................18
2.1.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán
trách nhiệm.........................................................................................................19
2.1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm............................................................22
2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................32
2.2.1. Lý thuyết bất định ....................................................................................32
2.2.2. Lý thuyết đại diện.....................................................................................34
2.2.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí...........................................................34
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm ...............35
2.3.1. Phân cấp quản lý ......................................................................................35
2.3.2. Nhận thức của nhà quản trị ......................................................................36
2.3.3. Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................37
2.3.4. Trình độ của nhân viên kế toán................................................................37
2.3.5. Công nghệ thông tin.................................................................................38
2.3.6. Chi phí tổ chức hệ thống KTTN...............................................................39
2.3.7. Đặc điểm của doanh nghiệp .....................................................................40
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................44
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................45
3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................45
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................47
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................47
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................51
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................57
3.3.1. Thiết kế thang đo......................................................................................57
3.3.2. Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................57
3.3.3. Đối tượng khảo sát, phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu...............58
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................58
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả..................................................................... 58
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Anpha..................................... 59
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)............ 59
3.4.4. Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................63
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................64
4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh .................................64
4.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................64
4.1.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các trung tâm trong các doanh nghiệp
dệt may thuộc ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh................................................65
4.1.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may
trên địa bàn TP. HCM. .......................................................................................68
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................89
4.2.1. Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu.......................................................69
4.2.2. Kết quả thống kê tần số thang đo.............................................................71
4.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................79
4.2.4 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA..........................................80
4.2.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến.............................................................85
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu..............................................................................89
4.3.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................89
4.3.2. So sánh với kết quả của các nghiên cứu trước .........................................92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................95
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................96
5.1. Kết luận ..............................................................................................................96
5.2. Hàm ý chính sách...............................................................................................97
5.2.1. Đối với nhân tố Sự phân cấp quản lý.......................................................97
5.2.2. Đối với nhân tố Nhận thức của nhà quản trị ............................................98
5.2.3. Đối với nhân tố Chi phí tổ chức KTTN ...................................................98
5.2.4. Đối với nhân tố Trình độ của nhân viên kế toán......................................99
5.2.5. Đối với nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp...........................................99
5.2.6. Công nghệ thông tin...............................................................................100
5.3. Đóng góp, hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................100
5.3.1. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.............................................................100
5.3.2. Những hạn chế của đề tài .......................................................................100
5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................................101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.....................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
CNTT Công nghệ thông tin
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC Chi phí sản xuất chung
DN Doanh nghiệp
GĐ Giám đốc
KTQT Kế toán quản trị
KTTN Kế toán trách nhiệm
MTV Một thành viên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTTN Trung tâm trách nhiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức 29
Bảng 2.2: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán 30
Bảng 2.3: Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 30
Bảng 2.4: Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 31
Bảng 2.5: Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 32
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu nháp 48
Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức 55
Bảng 4.1: Thống kê độ tuổi và kinh nghiệm công tác của cá nhân được khảo sát 70
Bảng 4.2: Thống kê chức vụ của các cá nhân được khảo sát 70
Bảng 4.3: Thống kê trình độ học vấn của cá nhân được khảo sát 70
Bảng 4.4: Thống kê nhu cầu tổ chức KTTN 71
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thống kê tần số thang đo 72
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha 79
Bảng 4.7: Kết quả KMO và Barlett của biến độc lập 81
Bảng 4.8: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến độc lập 81
Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay các nhân tố của biến độc lập 83
Bảng 4.10: Kết quả KMO và Barlett của biến phụ thuộc 84
Bảng 4.11: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến phụ thuộc 85
Bảng 4.12: Kết quả hệ số hồi quy 86
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 87
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình – Kiểm định F 88
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi 88
Bảng 4.16: Xác định tầm quan trọng của biến độc lập theo % 91
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 43
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết 45
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 53
TÓM TẮT
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các
doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong những nội dung cơ bản của kế
toán quản trị, nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động
của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm của nhà
quản lý các cấp, từ đó, nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra
quyết định để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc
đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vai trò của KTTN rất quan trọng nhưng
KTTN chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Muốn tổ chức và vận hành tốt hệ
thống KTTN, nhà quản trị cần hiểu rõ những nhân tố tác động tới tổ chức KTTN, do
đó mà nội dung này cần được thảo luận. Bài luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM
nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh
nghiệp này. Số liệu được thu thập từ 165 nhà quản lý, nhân viên kế toán tại các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
khảo sát. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định
Cronbach’Alpha và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM theo thứ tự tác động lớn nhất đến nhỏ
nhất là: phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, chi phí, quy mô doanh
nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, đặc điểm của doanh nghiệp và công nghệ
thông tin. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp dệt may trên
địa bàn TP. HCM biết nên tập trung và đầu tư vào những nhân tố nào để công tác
KTTN được tổ chức tốt nhất. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp mở rộng các hướng
nghiên cứu trong tương lai như nghiên cứu trên phạm vi khu vực phía Nam hoặc cả
nước, hoặc cũng có thể nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức KTTN tại một doanh
nghiệp dệt may cụ thể.
Từ khóa: kế toán trách nhiệm, dệt may.
ABSTRACT
Title: Affecting factors to responsibility accounting operations in textile
companies in Ho Chi Minh City.
Responsibility accounting (RA) is one of the basic content of managerial
accounting, is the very important financial tool to operate, manage and control
business operations in a company.
Responsibility accounting helps management levels not only control and
assess functional activities in the organization but also evaluate the responsibilities
of management levels, which provides useful information for making decisions,
achieving company goals. In addition, responsibility accounting urges and
encourages managers to perform and increase operational effectiveness.
Responsibility accounting plays important role in an organisation. However,
it is not popular in Viet Nam. In order to well establish and operate reponsibility
accounting, managers shall fully understand affecting factor to business. That is the
footfrint for our discussions.
The thesis covers researches on affecting factors to organising responsible
accounting in textile companies in HCMC, and then identify and evaluate those
factors affecting to the companies.
The data were collected from 165 managers and accounts in textile
companies in HCMC by interviews. Researches use descriptive statistics, exploring
factors EFA (exploring factor analysis), Cronbach’ Alpha and recurrent multi
variables methods.
Researches findings show affecting factors to responsible accounting
organising in textile companies in HCMC respectively by order includes
management delegations, managers perceptions, cost, company size, accountant
level, companies characteristics and information technologies. Findings will help
managers in textile companies in HCMC which factors to focus and invest on as
such to perform responsible accounting the best. The researches is also the base to
further future researches with expansion to the Southern or at nation wide level or
even in-depth research within a specific organization.
Keywords: responsibility accounting, textile companies.
1
1. Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của Kế toán quản trị và là một công
cụ hữu ích cần thiết cho việc thu thập, xử lý, báo cáo thông tin và đo lường thành quả
hoạt động của các bộ phận cũng như trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp
trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của DN theo các chiến lược kinh doanh đã đề
ra.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với
nền kinh tế thế giới. Các hiệp định kinh tế, hiệp định thương mại được ký kết và có
hiệu lực như Hiệp định thương mại Việt Nam tự do (FTA) với EU, với liên minh kinh
tế Á – Âu, với Hàn Quốc, với cộng đồng kinh tế ASEAN AEC đã chính thức hoạt động
và đặc biệt gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP). Xuất phát từ lợi thế thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà
trong tất cả các hiệp định đó, dệt may Việt Nam luôn được lựa chọn là lợi ích cốt lõi
khi đàm phán và đều được các chuyên gia đánh giá là ngành có khả năng thu được lợi
ích lớn nhất cho Việt Nam khi các hiệp định đi vào thực thi. Tuy nhiên, song hành với
những lợi thế và cơ hội khi gia nhập nền kinh tế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam
cũng như ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh cũng gặp không ít khó khăn và thách thức
từ các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực, cũng như trình độ quản lý
còn hạn chế, vật liệu cho sản xuất vẫn nhập khẩu với tỷ lệ khá cao, tư duy và thực hành
chuỗi cung ứng trong ngành dệt may còn nhiều bất cập. Các khâu có giá trị cao như
thiết kế, phân phối, thương hiệu, tỷ trọng sản xuất trọn gói bao gồm cả thiết kế (ODM)
còn rất thấp. Tính liên kết, chia sẻ thị trường, phục vụ chung khách hàng, tạo mặt bằng
chi phí tốt nhất cho sản xuất trong nước còn rất hạn chế.
Chính vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, để khai thác những lợi ích tiềm năng trở thành
các thành quả kinh tế cụ thể, phát huy vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong phát
triển kinh tế quốc gia, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như
các yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp dệt may TP.HCM cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kế toán
2
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng. Tổ chức và vận hành tốt KTTN sẽ
giải quyết được bài toán quản lý DN trong giai đoạn hiện nay.
Trên thế giới, KTTN đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng bài bản từ giữa thế
kỷ XX, tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90,
được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Do đó, việc tổ chức KTTN tại Việt Nam
chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin để ra quyết định cho các nhà quản trị. Hơn nữa,
hầu hết các DN ngành dệt may TP.HCM chưa khai thác công cụ quản lý này để đánh
giá trách nhiệm cũng như kết quả hoạt động tại DN. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN Việt Nam nói chung và các DN dệt may
trên địa bàn TP.HCM nói riêng là hết sức cần thiết.
Với mong muốn giúp các nhà quản trị ngành dệt may TP. HCM hiểu rõ tầm
quan trọng của KTTN để từ đó khai thác hiệu quả công cụ quản lý đắc lực này, tác giả
thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các
doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp góc
nhìn cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa
bàn TP. HCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và đo lường các nhân tổ ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt
may trên địa bàn TP. HCM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt
may trên địa bàn TP. HCM.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN tại các DN
dệt may trên địa bàn TP. HCM.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các
DN dệt may trên địa bàn TP. HCM.
3
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may
trên địa bàn TP. HCM ?
- Thứ hai: Các nhân tố đã được xác định ở trên ảnh hưởng như thế nào đến công
tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ?
- Thứ ba: Các hàm ý chính sách cần thiết nào để nâng cao công tác tổ chức
KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ?
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN
tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các DN dệt may trên địa
bàn TP. HCM, không phân biệt loại hình DN.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05/2018 đến tháng
03/2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và cơ sở lý
thuyết nền, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến và xây dựng thang đo nháp cho
các biến trong mô hình nghiên cứu. Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến
hành lấy ý kiến của chuyên gia bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi về các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. Từ ý kiến của
các chuyên gia, tác giả phân tích, tổng hợp và đưa ra mô hình nghiên cứu và thang đo
chính thức để phục vụ nghiên cứu định lượng.
5.2. Nghiên cứu định lƣợng
Tác giả sử dụng mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và sử dụng phần
mềm SPSS. Đối với mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA, tác giả tiến hành
kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo các thang đo đủ tiêu chuẩn để thực
4
hiện phân tích các bước tiếp theo. Sau đó, tác giả phân tích các nhân tố khám phá EFA,
bao gồm kiểm định tính thích hợp của EFA, kiểm định mối tương quan giữa các biến
quan sát, kiểm định phương sai trích và đặt lại tên cho các biến độc lập và biến phụ
thuộc. Bước cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến, bao gồm kiểm định hệ số hồi quy,
kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và
kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập. Từ việc phân tích dữ liệu nêu trên, tác
giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên
địa bàn TP. HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
KTTN, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với những nghiên cứu tiếp theo có
cùng chủ đề.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với
các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM nói riêng và các DN dệt may nói chung. Luận
văn góp phần khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt
may hiện nay, giúp các DN dệt may có sự hiểu biết nhất định về KTTN như bản chất
KTTN là gì và các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN để từ đó xây
dựng cho DN của mình một công cụ quản lý đắc lực, giúp hoàn thiện và nâng cao năng
lực cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nhu cầu về kiểm soát và quản lý thông tin kế toán một cách liên tục đã thúc đẩy
sự hình thành và phát triển của KTTN. Chính vì vậy, KTTN luôn nhận được sự quan
tâm, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số công trình tiêu
biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Năm 1962, tác giả Joseph P.Vogel đã thông qua công trình nghiên cứu
“Rudiments of Responsibility Accounting in Public Ulilities”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy việc xây dựng và thiết lập KTTN trong DN tùy thuộc vào quy mô hoạt động, cơ
cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý của từng DN. KTTN phải được xây dựng trên cơ sở
phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin tại các bộ phận,
từ đó, thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả.
Năm 1963, tác giả N.J.Gordon thông qua công trình nghiên cứu: “Toward a
Theory of Responsibility Accounting”. Công trình này đề cập đến lý thuyết KTTN,
trong đó, phân cấp quản lý là một khía cạnh quan trọng. Cơ sở của KTTN là lý thuyết
kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi DN có phân cấp quản lý và có tổ
chức. Lý thuyết tổ chức được nghiên cứu trong mối quan hệ với mức độ phân quyền
trong DN. Tác giả cho rằng, khi nghiên cứu KTTN là nghiên cứu cả hai vấn đề kinh tế
và xã hội, nếu bỏ quan một trong hai yếu tố trên thì việc thiết lập KTTN sẽ thất bại.
Theo tác giả, tổ chức hiệu quả nhất có ứng dụng trong việc thiết kế và sử dụng một hệ
thống KTTN, hệ thống đó bao gồm: một là trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận,
hai là thiết lập các quy tắc xác định giá hàng hóa và dịch vụ mỗi công ty con, ba là thiết
lập quyền và trách nhiệm của người quản lý với mỗi công ty, bốn là cấu trúc một phần
thưởng khuyến khích hoạt động của mỗi nhà quản lý.
Năm 1981, tác giả Ahmed Riahi-Belkaoui công bố công trình nghiên cứu “The
relationship between self-disclosure style and attitudes to responsibility accounting”
đăng trên tạp chí “Organization and Society, Vol.6, No.4”. Tác giả đã đi sâu nghiên
cứu từ khái niệm, điều kiện thực hiện KTTN trong tổ chức, sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với 55 bảng câu hỏi gửi cho các cá nhân như nhà quản trị các
6
cấp, nhân viên để đánh giá thái độ và trách nhiệm cá nhân trong công việc, đánh giá
nhân tố con người ảnh hưởng đến hệ thống KTTN như thế nào? Nghiên cứu này nhấn
mạnh rằng nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức
KTTN vì nhà quản trị phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình.
Năm 1992, ba tác giả Nahum Melumad, Dilip Mookherjee và Stefan
Reichelstein đã công bố nghiên cứu“A theory of responsibility centers”. Nghiên cứu đã
chỉ ra một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành KTTN là các trung tâm. Các
TTTN được xây dựng phù hợp với cơ cấu hoạt động của từng tổ chức.
Năm 2009, nhóm tác giả Joda và các cộng sự đã thông qua công trình nghiên
cứu “The Extent of applying Responsibility Acounting in the Jordanian hotels”.
Nghiên cứu được thực hiện tại Jordan về mức độ ứng dụng KTTN trong các khách sạn
ở Jordan nhằm chỉ ra tầm quan trọng của việc áp dụng KTTN và xác định mức độ ứng
dụng KTTN trong các khách sạn ở Jordan. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi tới 12 khách
sạn năm sao và 15 khách sạn bốn sao nằm ở Amani. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
khách sạn ở Jordan đã xác định các trung tâm trách nhiệm và thực hiện lập dự toán một
cách rõ ràng và được liên kết với thành quả đã lập kế hoạch với thành quả thực tế.
Cũng trong năm 2009, tác giả Fowzia Rehana đã công bố công trình nghiên cứu
“Responsibility Acounting Practice of Non-banking Financial Institutions: Bangladesh
Perspective” đăng trên tạp chí “Journal of Business and Technology Dhaka, Vol-2,
Issure – 2, Northern University Bangladesh”. Nghiên cứu chỉ ra sự hài lòng về hệ
thống KTTN của các ngân hàng tại Bangladesh được dUy trì ở mức độ thỏa đáng.
Trong nghiên cứu khác của cùng tác giả năm 2011, công trình “Use of Responsibility
Acounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in
Bangladesh” đăng trên tạp chí “International Review of Business Research Papers.
Vol.7. No.5, September 2011.Pp 53-67”. Tác giả đã thực hiện điều tra 88 tổ chức dịch
vụ trên cơ sở ngẫu nhiên, từ tháng bảy đến tháng chín năm 2010 tại Bangladesh, sau đó
sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kế
toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến công tác tổ chức
7
KTTN, đó là: sự phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, công tác khen thưởng
và kỹ thuật đo lường hiệu quả công tác KTTN.
Năm 2012, nhóm tác giả M.Kishna Moorthy, Ong Oi Voon, Samsuri,
M.Gopalan, King-Tak Yew thông qua công trình nghiên cứu “Application of
Information Technology in Management Accounting Decision Making” đăng trên tạp
chí “International Journal of Acedemic Research in Business and Social Sciences,
March 2012, Vol. 2, No. 3” đã phân tích việc sử dụng CNTT trong KTQT nói chung và
KTTN nói riêng. Tốc độ phát triển như vũ bão của CNTT sẽ dẫn tới sự thay đổi thường
xuyên thì các chuẩn mực kế toán vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có sự thay đổi
lớn. Vì vậy, mối quan hệ giữa KTTN và CNTT là rất mật thiết và quan trọng đối với cả
tổ chức lớn và nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng áp dụng CNTT trong kế toán sẽ giúp đơn
giản hóa quá trình tính toán, trình bày tốt hơn, nhanh hơn về dữ liệu kinh doanh, giúp
các nhà quản trị đưa ra các quyết định có hiệu quả.
Năm 2013, tác giả Al Hanini đã thông qua công trình nghiên cứu “The Extent of
Implementing Accounting Features in the Jordanian Banks”, đăng trên tạp chí
“European journal of business anf management. 5(1), pp.217-229”. Tác giả nghiên
cứu mức độ thực hiện KTTN bằng cách gửi 55 câu hỏi nghiên cứu tới các nhà quản trị
ngân hàng tại Jordan như: Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, quản lý, trợ lý và người
lao động để thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng ở Jordan áp
dụng KTTN trên các khía cạnh như: phân chia các bộ phận của cơ cấu tổ chức thành
các TTTN, phân quyền cho người quản lý của các TTTN với quyền hạn rõ ràng, phân
bổ chi phí và doanh thu cho các TTTN theo khả năng của trung tâm, sử dụng dự toán
để kiểm soát và đánh giá thành quả hoạt động của các TTTN thông qua việc so sánh
thành quả thực tế và kế hoạch đã đề ra, báo cáo phân tích sự chênh lệch giữa thực tế và
kế hoạch, có sự tồn tại của hệ thống khen thưởng liên quan tới kết quả của các TTTN.
Cũng trong năm 2013, tác giả Alpesh T.Patel thông qua công trình nghiên cứu
“Responsibility Accounting: A Study in Theory and Practice”, đăng trên tạp chí
“Indian Journal Of Applied Research, Accountancy. Volume: 3, Issue: 3”.Kết quả
nghiên cứu của bài báo cho thấy hệ thống KTTN rất hữu ích trong các công ty có quy
8
mô lớn, sản xuất sản phẩm đa dạng, có cơ cấu tổ chức phân chia thành các phòng, ban
và mỗi phòng ban đều có người quản lý chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của
phòng, ban đó như công ty TNHH Unilever.
Năm 2014, tác giả P.Muthulakshmi đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề
“Examining The Role Of Responsibility Accounting In Organizational Structure” đăng
trên tạp chí “International Journal Of Scientific Research. Volume: 3, Issue:4”. Tác
giả đã nghiên cứu vai trò của KTTN trong cơ cấu tổ chức quản lý. Nếu hoạt động kinh
doanh của công ty càng mở rộng quy mô và phát triển thì càng cần có sự phân cấp
quản lý, nhu cầu ủy quyền và trách nhiệm sẽ được xây dựng trên quy mô của doanh
nghiệp. KTTN cũng được sử dụng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và
thực tế, từ đó nhà quản trị tìm ra các biện pháp khắc phục hoạt động của bộ phận mình
theo hướng mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
Tác giả Philip Owino (2017) đã công bố công trình nghiên cứu “The Current
Status of Responsibility Acounting in Uganda Public Universities” đăng trên tạp chí
“Donnis Journal of Business and Finance Management Rerearch, Vol 3(1) pp. 001-
008 January, 2017”. Bài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra tác động trung gian
của quan hệ ủy quyền trong mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN tại các khoa
của trường đại học công lập Uganda. Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ ủy quyền là
trung gian trong mối liên hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN. Điều này giải thích cho
việc đề xuất quan hệ ủy quyền là phương tiện khả thi, minh bạch và hiệu quả nhất
trong mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN.
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
KTQT nói chung và KTTN nói riêng được nghiên cứu tại Việt Nam hơn 25 năm
gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đòi hỏi hệ thống kế toán cần
được hoàn thiện. Trên thế giới, KTTN đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công
đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tuy nhiên tại Việt Nam, KTTN chưa được áp
dụng rộng rãi. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Năm 2011, tác giả Trần Thị Vinh đã thực hiện luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ
thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vina” tại Đại học Kinh tế
9
TP.HCM. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phương pháp dUy vật biện chứng, phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống cấu trúc và phân tích, tác giả đã làm rõ
nội dUng về lý luận, tình hình thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống
KTTN tại Công ty.
Cũng trong năm 2011, tác giả Đỗ Thị Xuân Thu cũng thực hiện luận văn thạc sỹ
“Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk)” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu bằng
phương pháp định tính về thực trạng tổ chức kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại
Công ty Vinamilk, từ đó đưa ra những hạn chế trong việc xây dựng KTTN tại các
doanh nghiệp sữa như: bộ máy quản lý còn mang tính kiêm nhiệm, chưa phân định rõ
trách nhiệm; KTTN chưa được quan tâm đúng mức; chưa tổ chức đầy đủ các báo cáo
để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận; chưa sử dụng đầy đủ các tiêu chí đánh giá
kết quả hoạt động.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã thực hiện luận án tiến sĩ “Xây
dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” tại
Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã đã đưa ra mô hình KTTN khá đầy đủ từ tổng
quan về lý luận KTTN cho đến việc thiết kế mô hình KTTN dùng cho cho các doanh
nghiệp sản xuất sữa ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của hệ
thống KTTN với phân cấp quản lý và cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, luận án đã
chứng minh rằng cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với hệ
thống KTTN, sự phân cấp quản lý chính là cơ sở hình thành nên hệ thống KTTN. Để
đánh giá trách nhiệm quản lý và hiệu quả tại các TTTN, tác giả đã sử dụng các phương
pháp như lập dự toán, so sánh số chênh lệch, phân tích theo mô hình Dupont. Tác giả
cũng sử dụng đến một phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên
thế giới áp dụng thành công nhưng chưa được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất
sữa, đó là phương pháp thẻ bảng điểm cân bằng (Balance Scorcard – BSC), đây không
chỉ là công cụ để đo lường, đánh giá mà còn giúp cho các doanh nghiệp triển khai
chiến lược kinh doanh vào thực tế. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương nhấn mạnh đến
10
khái niệm KTTN ở khía cạnh thiết lập quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá
nhân và các công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận.
Cũng trong năm 2012, tác giả Bùi Thị Bích Liên thực hiện luận văn thạc sỹ
“Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Văn hóa Sài Gòn” tại Đại học
Kinh tế TP.HCM. Tác giả đã sử dụng tổng hợp các biện pháp như phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đối chiếu, so
sánh…Trên cơ sở đó đưa ra cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản của kế toán trách
nhiệm để giải quyết, xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm riêng cho Công ty TNHH
MTV Văn hóa Sài Gòn.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương và Nguyễn Hoản đã thực hiện
nghiên cứu “Phương hướng ứng dụng KTTN cho các doanh nghiệp Việt Nam”, đăng
trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194 (II), trang 75-81. Bài nghiên cứu đã đưa ra
phương hướng áp dụng KTTN cho các công ty Việt Nam như: cần tổ chức phân cấp
quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá
trách nhiệm; xác định các trung tâm trách nhiệm phù hợp với quy mô của công ty.
Năm 2014, tác giả Nguyễn Hữu Phú thực hiện luận án tiến sỹ “Tổ chức kế toán
trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải” tại Đại học
Kinh tế TP.HCM. Tác giả nhấn mạnh khái niệm KTTN ở khía cạnh là một hệ thống
thông tin nhằm phân loại dữ liệu theo các bộ phận, chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt
động của các bộ phận theo doanh thu, chi phí có thể kiểm soát được. Luận án cho rằng
sự phân cấp, phân quyền trong bộ máy tổ chức có ảnh hưởng đến KTTN; ngoài ra, để
thực hiện tốt công tác tổ chức KTTN, cần phải ứng dụng tốt CNTT để xử lý nhanh
thông tin thu thập, đưa ra các báo cáo kịp thời. Tác giả cũng đề xuất việc xây dựng các
trung tâm trách nhiệm và thiết lập báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm.
Năm 2015, tác giả Lê Thị Thanh Ngọc thực hiện luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện
công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
(Pharimexco)” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính cho việc nghiên cứu thực trạng hệ thống KTTN tại Pharimexco. Qua đó, tác
giả tìm ra nguyên nhân dẫn tới những tồn tại của hệ thống KTTN tại Pharimexco như:
11
hệ thống KTTN chưa được quan tâm đúng mức, nội dUng của KTTN chưa được nhận
thức một cách đầy đủ; lãnh đạo và nhân viên công ty chưa có trình độ tương xứng và
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KTTN; chưa quan tâm đến việc áp dụng
CNTT cho hệ thống KTTN; kỹ năng ứng dụng CNTT chưa thực sự tốt; trình độ, năng
lực của nhân viên về KTTN còn hạn chế.
Cũng trong năm 2016, tác giả Trần Đình Khuyến thực hiện luận văn thạc sỹ
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty
điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Công nghệ TP.HCM.
Nghiên cứu đưa ra 05 nhân tố tác động đến công tác tổ chức KTTN tại các công ty điện
lực trên địa bàn TP.HCM như: sự phân công trách nhiệm; công tác đo lường hiệu quả
công việc theo quy định của KTTN; công tác khen thưởng; môi trường pháp lý; các
yếu tố thuộc đặc điểm của DN. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh
hưởng của 05 nhân tố trên trong công tác KTTN của các công ty điện lực, kết quả cho
thấy nhân tố phân cấp quản lý và công tác khen thưởng có mức độ tác động cao nhất,
qua đó đưa ra các giải pháp để vận dụng KTTN tốt hơn trong các DN ngành điện lực.
Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm đã thực hiện luận văn thạc sỹ “Các
nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Mục
đích nghiên cứu của luận văn là xác định các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến công tác KTTN tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán TP.HCM. Tác giả xác định 05 nhân tố tác động đến công tác kế toán
trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM bao
gồm: Quy mô công ty; nhận thức của nhà quản trị; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý;
phương pháp và kỹ thuật; trình độ nhân viên kế toán và công nghệ thông tin. Qua đó,
tác giả đã đưa ra những kiến nghị để công tác KTTN được thành công và trở thành
công cụ hữu ích cho công tác quản lý tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP.HCM.
12
Cũng trong năm 2018, tác giả Tạ Đình Chúc Quân thực hiện luận văn thạc sỹ
“Nhân tố ảnh hưởng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đưa ra 06
nhân tố tác động đến công tác tổ chức của hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty
Logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: phân cấp quản lý; nhận thức
của nhà quản lý; quy mô doanh nghiệp; trình độ người làm kế toán; ứng dụng CNTT và
chi phí. Qua đó có những định hướng về việc tổ chức KTTN để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh cho các công ty Logistics trên địa bàn TP.HCM.
Tháng 6 năm 2018, hai tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường đã thông qua
công trình nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đăng
trên Tạp chí Công thương của Bộ Công thương. Hai tác giả đã kế thừa các mô hình của
Mohammad Ebrahim Nawaiseh at al (2014) và Ali Amiri at al (2013) để đưa ra mô
hình nghiên cứu chính thức gồm 05 nhân tố bao gồm: nhận thức của nhà quản lý; nhận
thức của người làm kế toán; cơ cấu tổ chức, phân quyền nhà quản lý và trở ngại khi áp
dụng KTTN, trong đó nhân tố cơ cấu tổ chức có tác động mạnh nhất tới công tác tổ
chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Qua đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp gắn liền với các nhân
tố để các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vận
dụng cho doanh nghiệp của mình.
Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đặt nền tảng cơ sở
lý thuyết vững chắc về KTTN; các nghiên cứu trong nước đã có những kết quả nhất
định trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại các đơn vị cụ thể, cũng như
đưa ra các giải pháp, kiến nghị hữu ích cho việc triển khai vận dụng hệ thống KTTN tại
doanh nghiệp đó. Đây cũng là những cơ sở mà luận văn sẽ tham khảo và kế thừa trong
quá trình thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài
nước là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ thống KTTN của từng đơn vị cụ
thể mà chưa có nhiều chủ đề nghiên cứu về hệ thống KTTN của một nhóm doanh
13
nghiệp có đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức hoặc nhóm các doanh nghiệp trong cùng
ngành.
1.3. Nhận xét các nghiên cứu liên quan
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu nƣớc ngoài đã thực hiện
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu KTTN dưới nhiều góc độ khác
nhau nhưng đều có một điểm chung là đánh giá KTTN như một công cụ kiểm soát hiệu
quả trong tổ chức. Điều này đã được các nhà nghiên cứu kiểm chứng và khái quát hóa
thành lý luận về KTTN tạo thành nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về KTTN như
khái niệm, vai trò, chức năng, các bộ phận cấu thành hệ thống KTTN. Tổng quan các
nghiên cứu nước ngoài có liên quan cho thấy trên thế giới, KTTN đã xuất hiện từ rất
lâu và được khá nhiều tác giả quan tâm. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức KTTN vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu
có đặc điểm như sau:
- Phần lớn mỗi nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh tác động đến KTTN
trong tổ chức như phân cấp quản lý, quy mô DN, CNTT, TTTN…Đây là tiền đề cho
những nghiên cứu tiếp theo. Càng về sau, càng có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến KTTN trong tổ chức.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định
tính nhằm mô tả và phân tích đặc điểm của các nhân tố từ quan điểm của nhà nghiên
cứu; phương pháp định lượng nhằm kiểm định mô hình và thang đo đã xây dựng với
cỡ mẫu ngày càng đa dạng. Các nghiên cứu sau có tính tổng quát và khách quan hơn
những nghiên cứu trước; các lý luận đưa ra có tính thuyết phục cao hơn và các bằng
chứng kiểm nghiệm cụ thể, khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu trước.
1.3.2. Nhận xét các nghiên cứu trong nƣớc đã thực hiện
Tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về KTTN và đã có những kết quả nghiên
cứu nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại từng đơn vị, tổ
chức cụ thể. Từ đó các tác giả đã đưa ra được những giải pháp, kiến nghị cho đơn vị, tổ
chức để áp dụng triển khai KTTN đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu
cũng có những hạn chế như sau:
14
- Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu KTTN tại một đơn vị, tổ chức
nhất định, chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm những DN cùng ngành, do đó, khi đưa ra
nguyên nhân hạn chế của hệ thống KTTN của từng DN thì những nguyên nhân đó chỉ
mang tính chủ quan của người nghiên cứu mà chưa có tính khái quát hóa cao.
- Về phương pháp nghiên cứu: hầu hết các công trình nghiên cứu đều sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính như quan sát, mô tả, thăm dò, phân tích, thu thập
thông tin…
1.4. Khe hổng nghiên cứu
Với việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy: mặc
dù có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến KTTN nhưng hầu hết các tác giả quan tâm
đến việc hoàn thiện hệ thống KTTN tại một DN. Các nghiên cứu này mang tính ứng
dụng tại một tổ chức cụ thể, thực hiện chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu định tính,
thống kê mô tả. Tuy nhiên, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tổ chức KTTN tại một
nhóm ngành thì chưa được nhiều tác giả quan tâm. Riêng đối với nhóm ngành dệt may,
năm 2018, hai tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường có công trình nghiên cứu
“Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty
dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đăng trên Tạp chí Công
thương của Bộ Công thương. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức KTTN tại nhóm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM.
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, là nơi tập trung nhiều nhà
máy sản xuất may mặc, thu hút nhiều lao động từ mọi miền Tổ quốc đến làm việc.
Chính bởi vậy, các DN ngành dệt may tại TP.Hồ Chí Minh cũng sẽ có những đặc điểm
khác biệt so với các vùng miền khác trên cả nước.
Từ những khoảng trống nêu trên, tác giả định hướng đề tài nghiên cứu là xác
định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN
tại các DN ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM. Đề tài sẽ kế thừa những kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường và đề xuất những nhân tố
khác để phù hợp với ngành dệt may TP.Hồ Chí Minh.
15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Thông qua việc tổng kết các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tác giả
nhận thấy việc nghiên cứu về tổ chức hệ thống KTTN trong ngành dệt may chưa được
nhiều tác giả quan tâm. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của ngành sản xuất trong giai đoạn
hiện nay. Luận văn sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây nhằm làm rõ các
nhân tố tác động đến công tác tổ chức KTTN, giúp các doanh nghiệp ngành dệt may
trên địa bàn TP.HCM có thể vận dụng phù hợp với đặc thù của ngành.
16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm
2.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
KTTN được nghiên cứu và vận dụng khắp nơi trên thế giới từ năm 1956 đến
nay. Đây là một nội dung cơ bản của KTQT, tuy nhiên cho đến hiện nay, khái niệm về
KTTN được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với nhiều quan điểm
khác nhau.. Trong đó có một số quan điểm nổi bật như sau:
Quan điểm đầu tiên, KTTN được các tác giả đề cập đến ở góc độ kiểm soát.
Thuật ngữ kiểm soát đề cập đến một hệ thống các thủ tục, công cụ, các đánh giá
hoạt động và các hệ thống mà đơn vị sử dụng để hướng dẫn và khuyến khích người lao
động đạt được các mục tiêu của đơn vị, cụ thể:
Theo Higgins (1952): “KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết
kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các cá nhân trong tổ chức,
người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm soát được thiết kế cho tất cả các cấp
quản lý và như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí”.
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and
S.mark Young (1997) thì KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng
hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý
trong một tổ chức, đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh ở từng vùng, từng khu vực, từng đơn vị mà nhà
quản lý có quyền kiểm soát. Qua đó tạo ra một hệ thống báo cáo đối với các cấp quản
lý, bao gồm cả những đối tượng kiểm soát được và những đối tượng không kiểm soát
được.
B.Venkatrathnam và Raji Reddy (2008) cho rằng: KTTN là một hệ thống kiểm
soát của các nhà quản lý dựa trên nguyên tắc về sự ủy quyền và xác định trách nhiệm.
Sự ủy quyền được thể hiện ở sự giao phó trong các TTTN. Theo đó, nhà quản lý sẽ
chịu trách nhiệm theo từng khu vực, từng chi nhánh, từng phòng ban…Quan điểm của
hai tác giả này là nhấn mạnh vào sự kiểm soát của các nhà quản lý đối với bộ phận
mình chịu trách nhiệm.
17
Quan điểm thứ hai, KTTN được nhìn nhận qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,
lợi nhuận trong các TTTN, cụ thể:
Theo Higgins (1952) cho rằng: KTTN là hệ thống kế toán được xem xét qua các
TTTN khác nhau trong một đơn vị và đánh giá kết quả hoạt động của mỗi trung tâm
qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí.
Theo David F.Hawkins, V.G Narayanan, Jacob Cohen, Michele Juegens (2004)
trích trong Nguyễn Thị Minh Phương (2013) đưa ra quan điểm về TTTN trong KTTN:
“KTTN là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan
đến việc lập kế hoạch của các TTTN trong một tổ chức”. TTTN là những đơn vị thuộc
tổ chức có những nhà quản lý đứng đầu, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn
vị do mình được trao quyền quản lý. KTTN đi sâu vào việc đánh giá các TTTN qua
việc so sánh giữa kế hoạch và thực hiện ở các nội dUng như: hệ thống dự toán ngân
sách, báo cáo biến động kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động…
Quan điểm thứ ba, KTTN được xem xét dưới góc độ cung cấp thông tin:
Theo James Martin trích trong Nguyễn Thị Minh Phương (2013): “KTTN là hệ
thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả về hiệu quả hoạt động của các bộ phận,
các đơn vị trong một tổ chức. KTTN là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của
những bộ phận có liên quan đến đầu tư lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ
phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm”. Tác giả cho rằng các trung tâm
trong một tổ chức hoạt động một cách độc lập và cung cấp các thông tin cụ thể về các
chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi phí cho những người ra quyết định cấp cao hơn thông
qua báo cáo hoạt động của các bộ phận.
Ở Việt Nam, khái niệm về KTTN vẫn đang là vấn đề mới mẻ và được nhiều tác
giả quan tâm. Theo Huỳnh Lợi (2009): “KTTN là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận
trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt
thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên tổ chức,
thông qua đó, các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành
quả của các bộ phận trong tổ chức”.
18
Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011): “KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và
truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị
nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức”.
Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013) cho rằng: “KTTN là một nội dung cơ
bản của kế toán quản trị và là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo các thông tin tài
chính và phi tài chính, được dùng để kiểm soát các quá trình hoạt động và đánh giá
hiệu quả của từng bộ phận trong một tổ chức. Thực chất KTTN chính là thiết lập
những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống chi tiêu,
công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận”.
Khái niệm về KTTN của tác giả Nguyễn Hữu Phú (2014) lại nhấn mạnh vào
việc phân loại dữ liệu thông tin: “KTTN là một hệ thống thông tin mà hệ thống thông
tin này phân loại dữ liệu (thông tin có thể kiểm soát) theo các bộ phận chịu trách
nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận này theo doanh thu, chi phí và các nguồn
lực tài chính, phi tài chính mà nhà quản lý được giao ở bộ phận này có thể kiểm soát”.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, nhưng những quan điểm
này không mang tính phản bác mà chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để người đọc có
được cái nhìn hoàn thiện nhất về KTTN.
Từ những quan điểm nêu trên, tác giả khái quát khái niệm về KTTN như sau:
KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập và tổng hợp các dữ liệu kế toán
nhằm đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận có thể kiểm soát được và
đánh giá trách nhiệm của mỗi nhà quản trị.
2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
KTTN với mục đích là đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ
phận trong đơn vị, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị
ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi
ích chung của tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả
hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm,
19
qua đó các nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của các trung tâm trách
nhiệm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.
Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý
và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình
theo phương pháp phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu
chiến lược của các doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Vì vậy các
nhà quản lý của trung tâm trách nhiệm sẽ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu
của doanh nghiệp.
Thứ năm, KTTN hữu ích trong việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị các cấp xác định trách nhiệm của mình và
sẽ phải chịu trách nhiệm đó với nhà quản trị cấp cao hơn trong quá trình hoạt động
kinh doanh để đặt được mục tiêu. KTTN cũng giúp nhà quản trị các cấp đánh giá được
hoạt động kinh doanh của bộ phận mình. Từ đó nhà quản trị cấp dưới chủ động ra
quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao tập trung vào các quyết định chiến
lược kinh doanh.
2.1.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế
toán trách nhiệm
2.1.3.1. Khái niệm phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự ủy nhiệm quyền được ra quyết định trong một tổ chức,
nói cách khác, phân cấp quản lý là việc người quản lý cấp trên giao quyền và giao
nhiệm vụ cho người quản lý cấp thấp hơn trong doanh nghiệp. Cấp thấp hơn chỉ được
ra quyết định trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Sự phân cấp quản lý
giao việc ra quyết định đến cấp quản lý thấp nhất, nhằm làm cho mọi quyết định đều
được thực hiện (Nguyễn Hữu Phú, 2014).
Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Nếu không có sự phân cấp
quản lý sẽ không tồn tại hệ thống KTTN và ngược lại. Hệ thống KTTN chỉ có thể hoạt
động tối ưu trong các tổ chức phân quyền. Sự phân quyền trong tổ chức xuất phát từ lý
20
thuyết tổ chức và chức năng tổ chức, giúp phân chia, thiết lập các bộ phận trong tổ
chức để hình thành các TTTN cho doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất định thì một
cấp quản trị không thể đảm đương được mọi công việc trong tổ chức, do đó, phân
quyền là hiện tượng tất yếu. Tuy nhiên, việc phân quyền cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
tình trạng mất khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới, thiếu sự nhất quán
trong chính sách của doanh nghiệp, tình trạng cát cứ của các nhà lãnh đạo bộ phận. Khi
mức độ phân quyền cao, những nhà quản trị trở thành người điều hành độc lập trong
các bộ phận, dẫn tới tình trạng trùng lắp chức năng, gây thiệt hại về tài chính cho tổ
chức (Nguyễn Thị Minh Phương, 2013).
2.1.3.2. Những ƣu điểm của phân cấp quản lý
- Giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập nhất định trong điều hành công
việc của mình, có điều kiện phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng
khả năng ứng xử nhanh các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn
tổ chức, qua đó tập dợt các kỹ năng quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức, tạo cơ
hội cho doanh nghiệp đào tạo đội ngũ quản lý thay thế để đáp ứng yêu cầu của từng tổ
chức trong tương lai.
- Khi trao một số quyền quyết định cho những cấp quản lý, những nhà quản lý
cấp cao không phải giải quyết các công việc hằng ngày, do đó có thể tiết kiệm thời gian
làm việc của mình, sẽ dồn sức tập trung vào việc hoạch định các mục tiêu chiến lược
trung và dài hạn, điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo việc thực hiện các mục
tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Phân cấp quản lý là việc phân công trách nhiệm cho mỗi cá nhân trong tổ chức
và họ phải chịu trách nhiệm về công việc đã được phân công, không ai chịu trách
nhiệm thay cho ai trong tổ chức đó.
- Sự phân cấp quản lý sẽ tạo ra hiệu ứng tốt trong việc cải thiện hiệu suất công
việc, khuyến khích nhân viên nỗ lực và trách nhiệm hơn với công việc được giao; tạo
môi trường thi đua lành mạnh, tích cực giữa mỗi cá nhân và các bộ phận trong tổ chức,
có sự động viên bằng cách khen thưởng cả về vật chất và tinh thần cho những nhân
21
viên, những bộ phận hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Điều đó làm gia tăng sự hài lòng
của nhân viên, khích lệ họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, dẫn tới hiệu quả
công việc tốt hơn.
- Qua việc phân cấp và trao quyền, nhà quản lý cấp trên có cơ sở để đánh giá
hiệu quả thực hiện công việc của bộ phận cấp dưới cũng như đánh giá năng lực làm
việc của từng nhân viên.
- Sự phân cấp quản lý giúp cho nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp
thời hơn. Chính sự phân quyền trong quản lý giúp các bộ phận chủ động tiếp cận thông
tin và phản hồi kịp thời, phục vụ tốt cho việc ra quyết định.
2.1.3.3. Những nhƣợc điểm của phân cấp quản lý
- Sự phân cấp quản lý khó đạt được sự thống nhất và hướng tới mục tiêu chung
do các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung thực hiện công việc của bộ phận
mình.
- Do sự tách bạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận khi có sự phân
cấp quản lý sẽ dẫn tới việc cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, dẫn tới sự mất đoàn
kết và không hợp tác giữa các bộ phận.
- Khi kiểm soát không tốt, sự phân quyền sẽ dẫn đến tình trạng các bộ phận tuân
thủ sai lệch mục tiêu chung của toàn tổ chức do nhà quản lý bộ phận chỉ tập trung vào
lợi ích cục bộ, không quan tâm đến công việc của bộ phận mình sẽ tác động đến bộ
phận khác hoặc mục tiêu chung của tổ chức như thế nào.
- Phân cấp có thể dẫn tới sự trùng lắp không cần thiết trong giải quyết công việc
của các bộ phận, gây ra sự lãng phí về tài chính và nguồn lực doanh nghiệp.
- Mục tiêu của nhà quản trị cấp dưới có thể mâu thuẫn với mục tiêu chung của
tổ chức (Nguyễn Thị Quí, 2016).
2.1.3.4. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm
Sự phân cấp quản lý và hệ thống KTTN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hệ
thống KTTN chỉ tồn tại khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý. Lúc này, quyền
quyết định được trao cho các bộ phận, và đi kèm với quyền hạn là trách nhiệm. Các
22
cấp quản lý được quyền ra quyết định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và
chịu trách nhiệm với những quyết định đó.
Sự phân cấp quản lý dẫn tới việc hình thành các trung tâm trách nhiệm, là một
trong những nội dung quan trọng của kế toán trách nhiệm (Nguyễn Thị Mai Trâm,
2018).
2.1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm
2.1.4.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị
bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình.
Các trung tâm trách nhiệm tạo thành hệ thống cấp bậc trách nhiệm từ cấp quản
lý thấp nhất tới cấp quản lý cao nhất. Các nhà quản trị phải lập dự toán ở mỗi trung tâm
trách nhiệm, sau đó đưa dự toán vào thực hiện, cuối cùng là lập báo cáo so sánh giữa
dự toán và thực tế để đo lường thành quả hoạt động.
Theo nhóm tác giả Athony A.Atkison, Robert S. Kaplan and Ella Mae
Matsumura (2012) thì trung tâm trách nhiệm được chia thành bốn loại: trung tâm chi
phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.
Các trung tâm trách nhiệm phải nỗ lực thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của
mình để đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Để làm điều đó thì các trung
tâm trách nhiệm phải quản trị tốt các yếu tố đầu vào và đầu ra một các tối ưu nhất.
- Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu trách
nhiệm, hoặc chỉ có quyền kiểm soát chi phí đầu vào mà không có quyền kiểm soát về
doanh thu, lợi nhuận hay đầu tư. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận sản xuất hay bộ
phận hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với
chi phí bỏ ra thấp nhất. Tại trung tâm chi phí, đầu vào có thể được lượng hóa và đo
lường bằng đơn vị tiền tệ nhưng đầu ra thường được đo bằng đơn vị hiện vật. Trung
tâm này gắn với cấp quản lý mang tính tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm như bộ
phận sản xuất. Một trung tâm chi phí có thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí nhỏ hơn.
Ví dụ: một tập đoàn có nhiều nhà máy sản xuất, mỗi nhà máy sản xuất lại được phân
23
chia thành các bộ phận sản xuất khác nhau thì mỗi bộ phận sản xuất đó là một trung
tâm chi phí nhỏ.
- Trung tâm doanh thu: là TTTN mà ở đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm về
doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Trung tâm
này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp như phòng kinh
doanh, chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng, siêu thị…Do đó, các quyết định liên quan đến nhà
quản trị tại trung tâm này thường là các quyết định về bán hàng, xác định giá bán. Các
bậc quản lý gắn với trung tâm này thường là cấp trung hoặc cấp cơ sở.
- Trung tâm lợi nhuận: là TTTN mà ở đó, người quản lý sẽ phải chịu trách
nhiệm cả về doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận do lợi nhuận trong kỳ bằng doanh
thu đạt được trừ chi phí phát sinh trong kỳ của bộ phận đó. Ở trung tâm chi phí, nhà
quản trị được quyền quyết định về các vấn đề như định giá, sản lượng sản xuất, chi phí
quảng cáo, marketing, cơ cấu hàng bán…Mỗi trung tâm lợi nhuận được coi như là một
đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp như công ty con, các chi nhánh, cửa hàng,
nhưng nhà quản lý các trung tâm lợi nhuận này không được quyền ra quyết định đầu
tư. Trung tâm lợi nhuận thường gắn với bậc quản lý cấp trung (Phạm Văn Dược và
cộng sự, 2010).
- Trung tâm đầu tư: là TTTN mà ở đó người quản lý chịu trách nhiệm cả về
doanh thu, chi phí, xác định vốn hoạt động và quyết định đầu tư vốn. Trung tâm đầu tư
gắn với các cấp quản lý cao nhất như Hội đồng quản trị, Tổng công ty, công ty
con…Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận là hoạch định, kiểm soát toàn
bộ hoạt động của đơn vị, quá trình đầu tư tài sản, đảm bảo việc đầu tư vào các ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả (Trần Trung Tuấn, 2015).
2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Để đo lường thành quả của một TTTN, người ta thường sử dụng 02 tiêu chí là
kết quả và hiệu quả (Tạ Đình Chúc Quân, 2018).
- Kết quả: là chỉ tiêu phản ánh mức đạt được trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
24
- Hiệu quả: là chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
- Thành quả: là chỉ tiêu nhằm so sánh mức độ thực tế đạt được với kế hoạch đã
đặt ra.
Đối với mỗi TTTN lại có những tiêu chí đánh giá thành quả cụ thể hơn.
a. Trung tâm chi phí.
Trung tâm chi phí thường được chia thành 02 loại là trung tâm chi phí tiêu
chuẩn và trung tâm chi phí dự toán.
- Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các
mức hao phí về nguồn lực được sử dụng để tạo ra một đơn vị sản phẩm đã được xây
dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm chi phí phải có trách nhiệm kiểm soát
chi phí thực tế phát sinh theo đúng định mức chi phí đơn vị sản phẩm. Trung tâm chi
phí tiêu chuẩn thường gắn với cấp quản trị cơ sở như tổ sản xuất, xưởng sản xuất, nhà
máy sản xuất. Nhà quản lý của các bộ phận này là tổ trưởng, quản đốc phân xưởng,
giám đốc nhà máy.Căn cứ để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn như
sau:
+ Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc sản
xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn như chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng
thời gian quy định. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của trung tâm này là chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá thành sản
phẩm.
+ Về mặt hiệu quả: được đo lường trên cơ sở so sánh giữa chi phí sản xuất thực
tế phát sinh và chi phí định mức. Trên cơ sở chênh lệch chi phí, nhà quản trị sẽ phân
tích ảnh hưởng của các nhân tố gây ra sự chênh lệch để xác định nguyên nhân tác động
đến tình hình thực hiện định mức chi phí. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu
quả bao gồm: năng suất lao động, định mức thực hiện tiêu hao nguyên vật liệu…
- Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố được dự toán và
đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao chung, không thể xác định cụ thể cho từng
công việc của trung tâm. Nhà lãnh đạo của trung tâm này có trách nhiệm kiểm soát chi
25
phí thực tế phát sinh sao cho phù hợp với chi phí dự toán, đồng thời đảm bảo hoàn
thành đúng nhiệm vụ được giao. Đặc điểm của các trung tâm chi phí này là đầu ra
không thể đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính. Trách nhiệm cũng như mục tiêu của
trung tâm chi phí là quản lý chặt chẽ và làm giảm thiểu tối đa chi phí. Các trung tâm
này bao gồm: phòng hành chính, phòng kế toán, phòng nhân sự…Căn cứ để đánh giá
thành quả của trung tâm chi phí dự toán như sau:
+ Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc, đảm
bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của trung tâm
này là chi quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm…
+ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua khả năng kiểm soát chi phí của nhà
quản lý trung tâm so với chi phí đã được duyệt trong kỳ.
b. Trung tâm doanh thu
- Về mặt kết quả: kết quả của trung tâm doanh thu được đánh giá qua các chỉ
tiêu như sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ…
- Về mặt thành quả: thành quả của trung tâm doanh thu được đánh giá trên cơ sở
so sánh doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán, sau đó phân tích chênh
lệch. Nếu trung tâm doanh thu được quyền quyết định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu
thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra.
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
c. Trung tâm lợi nhuận
- Về mặt kết quả: Kết quả của trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua kết
quả của trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí.
- Về mặt hiệu quả: mục đích của trung tâm lợi nhuận là tối đa hóa lợi ích và tối
thiểu hóa chi phí, nghĩa là trung tâm lợi nhuận phải hoạt động sao cho đạt lợi nhuận
cao nhất, điều này phụ thuộc vào trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí. Lợi nhuận
có thể lượng hóa được bằng tiền cả đầu ra và đầu vào, do đó, hiệu quả của trung tâm
lợi nhuận được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ lệ lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí…
26
- Về mặt thành quả: so sánh lợi nhuận đạt được so với lợi nhuận kỳ vọng (lợi
nhuận dự toán).
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
d. Trung tâm đầu tƣ
Các nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư phải chịu trách nhiệm về vốn đầu tư đã
sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Cách đánh giá thành quả của trung tâm này như sau:
- Về mặt hiệuquả, thành quả: hiệu quả, thành quả của nhà quản lý ở trung tâm
đầu tư không chỉ được đo lường bằng số lợi nhuận được tạo ra mà còn là lợi nhuận
trong mối tương quan với tổng vốn đầu tư, tức là khả năng sinh lợi của đồng vốn, được
đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính như ROI, RI, EVA.
 Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)
ROI =
Lợi nhuận
Doanh thu
Doanh thu
X
Vốn đầu tư bình quân
Hay ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khi một đồng doanh thu thực hiện sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này cao hay thấp tùy thuộc vào việc kiểm
soát doanh thu và chi phí của các nhà quản lý ở trung tâm đầu tư.
Số vòng quay tài sản cho biết một đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản. Kết quả của chỉ số này phụ
thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và tài sản (vốn) của các nhà quản lý ở trung tâm
đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tài sản giúp giải thích sự biến
động của ROI của một trung tâm đầu tư và sự khác nhau của ROI giữa các trung tâm
đầu tư.
Mặc dù ROI được các nhà quản trị trên thế giới sử dụng rộng rãi để đánh giá
thành quả của trung tâm đầu tư, tuy nhiên, ROI có các hạn chế sau:
27
+ Những biểu hiện tăng ROI trong ngắn hạn ở các bộ phận có khả năng ảnh
hưởng xấu đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, làm giảm giá trị kinh tế về lâu dài
của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận để tính ROI là lợi nhuận trước thuế, do đó, thước đo tài chính ROI
chưa phản ánh đầy đủ chi phí thuế và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
+ ROI chưa loại bỏ được những ảnh hưởng từ quyết định của nhà quản lý.
+ ROI không phù hợp với mô hình vận động của các dòng tiền nên bị hạn chế
khi sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư.
Từ những nhược điểm trên của ROI cho thấy ROI chưa phải là thước đo hoàn
chỉnh để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, do đó, từ những năm 1950 đã xuất
hiện giải pháp vượt qua những hạn chế của ROI, đó là sử dụng thước đo tài chính RI
(lãi thặng dư) – nguồn gốc của thước đo tài chính EVA ( Economic value added – giá
trị kinh tế tăng thêm).
 Lãi thặng dư (RI)
RI = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)
Chỉ số RI cho biết lợi nhuận thực tế là bao nhiêu sau khi trừ chi phí sử dụng
vốn. RI cũng cho biết nhà đầu tư có nên đầu tư thêm hay không.
Ưu điểm của RI: đánh giá đúng kết quả của trung tâm đầu tư vì các chỉ tiêu này
đã đặt các trung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. RI cũng khuyến khích các
nhà quản trị thực hiện cơ hội đầu tư mới có khả năng sinh lời.
Nhược điểm của RI: không thể sử dụng để so sánh thành quả quản lý của các
nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực tế,
nếu dùng RI để đánh giá thì RI thường có khuynh hướng nghiêng về những nơi có quy
mô vốn lớn (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011, trang 212).
 Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)
EVA là thước đo phần doanh thu tăng thêm từ lợi nhuận trước lãi vay và sau
thuế với chi phí sử dụng vốn. EVA của từng trung tâm đầu tư cho biết mỗi trung tâm
đầu tư đã làm giàu thêm cho chủ sở hữu là bao nhiêu.
EVA = NOPAT – (TC x WACC)
28
Trong đó:
- NOPAT: Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế
- TC: Vốn đầu tư (Total capital)
- WACC: Lãi sử dụng vốn bình quân
Ưu điểm của thước đo EVA là đã tính đến chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, do
đó, lợi nhuận có được là lợi nhuận thực sự của các cổ đông. Khi xác định EVA, các chỉ
tiêu được phản ánh theo quan điểm kinh tế, khắc phục được hạn chế của thước đo
truyền thống khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán.
Mỗi chỉ số (ROI, RI, EVA) đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, để
đánh giá chính xác thành quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp
các chỉ số như ROI, RI, EVA cùng với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực
hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch.
2.1.4.3 Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi TTTN được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo, gọi là báo
cáo thành quả của KTTN. Báo cáo thành quả của KTTN là một bộ phận của báo cáo
KTQT. Tất cả các cấp quản lý từ thấp đến cao của các TTTN đều phải lập báo cáo
thành quả của KTTN. Báo cáo thành quả của KTTN phản ánh kết quả tài chính, thể
hiện sự so sánh các chỉ tiêu thực tế so với dự toán, đồng thời chỉ ra sự chênh lệch giữa
kết quả thực tế và dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với
từng loại TTTN (Atkinson và cộng sự, 2001).
Bênh cạnh các báo cáo về các chỉ tiêu tài chính, nhà quản trị cần xây dựng thêm
các báo cáo phi tài chính để đánh giá toàn diện hơn về thành quả hoạt động của mỗi bộ
phận.
 Phân loại báo cáo thành quả của TTTN
Về phương diện tài chính, báo cáo thành quả của các TTTN trong một doanh
nghiệp thường gắn liền với TTTN đó.
Có 04 loại báo cáo gắn với 04 TTTN như sau:
- Trung tâm chi phí: báo cáo tình hình thực hiện chi phí.
- Trung tâm doanh thu: báo cáo tình hình thực hiện doanh thu.
29
- Trung tâm lợi nhuận: báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.
- Trung tâm đầu tư: báo cáo thu nhập theo vốn đầu tư.
 Nội dung của báo cáo trách nhiệm
Không có một mẫu biểu chung cho một báo cáo kết quả hoạt động của từng bộ
phận trong doanh nghiệp, mỗi một ngành nghề, một doanh nghiệp cụ thể sẽ có những
mẫu biểu phù hợp với bản chất của từng trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp đó.
Thực tế, báo cáo trách nhiệm sẽ thể hiện sự so sánh giữa số liệu thực tế, số liệu dự
toán và chênh lệch giữa 02 dữ liệu này. Những báo cáo này phải tương thích với cấu
trúc tổ chức của doanh nghiệp. Cấp quản lý càng thấp thì báo cáo trách nhiệm càng cụ
thể và chi tiết hơn.
Tùy theo mỗi TTTN sẽ có những báo cáo đặc trưng riêng, phù hợp với nội dung và
hình thức của TTTN đó.
- Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí: là bảng so sánh giữa chi phí thực tế và
chi phí dự toán, xác định chênh lệch và phân tích ảnh hưởng theo từng nhân tố cấu
thành chi phí. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí được tách thành báo
cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn (gắn với phân xưởng sản xuất,
nhà máy sản xuất) và báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán (gắn
với khối văn phòng).
Bảng 2.1: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
1 Chi phí phân xưởng 1
2 Chi phí phân xưởng 2
3 Chí phí phân xưởng 3
….
Tổng cộng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Biến động chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
Trong đó:
Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức)
30
Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức)
Bảng 2.2: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
1 Chi phí phòng kế toán
2 Chi phí phòng kinh
doanh
3 Chi phí phòng marketing
….
Tổng cộng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ việc phân tích các biến động về giá cả và định lượng, nhà quản trị trung tâm
chi phí sẽ biết được các nguyên nhân của các biến động, biến động nào có lợi, biến
động nào bất lợi, từ đó tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp đúng đắn, kịp thời
và phù hợp làm giảm thiểu chi phí.
- Báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu: là báo cáo nhằm đánh giá trách
nhiệm của nhà quản lý dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu có thể kiểm soát thực tế so
với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh, tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến sự chênh lệch như sản lượng tiêu thụ, giá bán, cơ cấu sản phẩm…
Bảng 2.3: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Sản phẩm
Định mức Thực hiện Biến động
Lƣợng Giá Lƣợng Giá Tổng cộng Lƣợng Giá
Sản phẩm A
Sản phẩm B
Sản phẩm B
….
Tổng cộng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận: là báo cáo nhằm đánh giá thành
quả của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận thông qua việc so sánh kết quả thực hiện với
31
dự toán dựa trên doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được. Báo cáo thành quả của
trung tâm lợi nhuận được lập theo mẫu số dư đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ
phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về doanh thu, chi phí của họ; qua đó,
đánh giá được sự đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
STT Chỉ tiêu
Kế
hoạch
Thực tế
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2 Biến phí
- Biến phí sản xuất
- Biến phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
3 Số dư đảm phí
4 Định phí trực tiếp
5 Số dư bộ phận
6 Định phí gián tiếp
7 Chi phí chung phân bổ
8 Lợi nhuận
9 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư: để đánh giá và đo lường thành quả
của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu tài
chính như ROI, RI, EVA…Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu thực tế đạt được so với
kế hoạch, xét trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành giúp nhà
quản trị đánh giá được trách nhiệm quản trị của trung tâm này.
32
Bảng 2.5: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ
Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch
1. Tài sản
2. Doanh thu
3. Lợi nhuận
4. Tỷ suất lợi nhuận (3/2)
5. ROI (3/1)
6. RI ((3 – 1)x ROI mong muốn)
7. Chi phí sử dụng vốn
8. Chi phí vốn (1x6)
9. EVA (3-7)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết bất định
Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống như Taylor, Fayol và Weber
tin rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức. Tuy nhiên trong
thực tế, cơ cấu tổ chức lại có sự thay đổi đáng kể. Các nhà lý thuyết đương đại cho
rằng không có một cơ cấu tổ chức “tốt nhất” cho các tổ chức. Theo Chenhall (2007) thì
hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các
biến theo ngữ cảnh như môi trường, quy mô, văn hóa, chiến lược, công nghệ. Còn theo
Minztberg (1979) thì các nhân tố bất định tác động đến cấu trúc doanh nghiệp có thể
chia thành bốn nhóm, đó là: số năm thành lập và quy mô doanh nghiệp, hệ thống kỹ
thuật doanh nghiệp sử dụng, môi trường xung quanh và sức mạnh của các mối liên hệ.
Các biến như môi trường, quy mô, văn hóa, chiến lược, công nghệ đã được
nghiên cứu bởi các nhà kế toán toán trị như Otley (1980), Waterhouse và Tiessen
(1978) từ 25 năm qua. Theo Otley (1980) thì các yếu tố bất định tác động đến cấu trúc
của doanh nghiệp và cũng đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật của kế toán
quản trị. Năm 1983, Waterhouse và Tiessen đã phát triển và mở rộng thêm lý thuyết
bất định, hai nhà nghiên cứu này cho rằng cấu trúc của doanh nghiệp phụ thuộc vào
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May

More Related Content

What's hot

Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpAskSock Ngô Quang Đạo
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngDuyên Nguyễn
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánBài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs code
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs codeTrắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs code
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs codeDoan Tran Ngocvu
 
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtBtap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtShare Tài Liệu Đại Học
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCNgọc Hưng
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docxBáo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
TK.docx
TK.docxTK.docx
TK.docx
 
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánBài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
 
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đĐề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs code
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs codeTrắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs code
Trắc nghiệm phân loại hàng hoá – áp mã hs code
 
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtBtap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...nataliej4
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT... ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...anh hieu
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Thu Vien Luan Van
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm YếtLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT... ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. Những nội dung được kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể tại danh mục tài liệu tham khảo theo quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Phƣơng Hoa
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4 7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......................5 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................................5 1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................8 1.3. Nhận xét các nghiên cứu liên quan ....................................................................13 1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện ..................................13 1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nước đã thực hiện....................................13 1.4. Khe hổng nghiên cứu .........................................................................................14
  • 5. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16 2.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm .....................................................................16 2.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm............................................................16 2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm ...............................................................18 2.1.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm.........................................................................................................19 2.1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm............................................................22 2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................32 2.2.1. Lý thuyết bất định ....................................................................................32 2.2.2. Lý thuyết đại diện.....................................................................................34 2.2.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí...........................................................34 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm ...............35 2.3.1. Phân cấp quản lý ......................................................................................35 2.3.2. Nhận thức của nhà quản trị ......................................................................36 2.3.3. Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................37 2.3.4. Trình độ của nhân viên kế toán................................................................37 2.3.5. Công nghệ thông tin.................................................................................38 2.3.6. Chi phí tổ chức hệ thống KTTN...............................................................39 2.3.7. Đặc điểm của doanh nghiệp .....................................................................40 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................44 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................45 3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................45 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................47 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................47 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................51 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................57 3.3.1. Thiết kế thang đo......................................................................................57 3.3.2. Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................57 3.3.3. Đối tượng khảo sát, phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu...............58
  • 6. 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................58 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả..................................................................... 58 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Anpha..................................... 59 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)............ 59 3.4.4. Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................63 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................64 4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh .................................64 4.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................64 4.1.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các trung tâm trong các doanh nghiệp dệt may thuộc ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh................................................65 4.1.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM. .......................................................................................68 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................89 4.2.1. Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu.......................................................69 4.2.2. Kết quả thống kê tần số thang đo.............................................................71 4.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................79 4.2.4 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA..........................................80 4.2.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến.............................................................85 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu..............................................................................89 4.3.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................89 4.3.2. So sánh với kết quả của các nghiên cứu trước .........................................92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................95 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................96 5.1. Kết luận ..............................................................................................................96 5.2. Hàm ý chính sách...............................................................................................97 5.2.1. Đối với nhân tố Sự phân cấp quản lý.......................................................97 5.2.2. Đối với nhân tố Nhận thức của nhà quản trị ............................................98 5.2.3. Đối với nhân tố Chi phí tổ chức KTTN ...................................................98 5.2.4. Đối với nhân tố Trình độ của nhân viên kế toán......................................99
  • 7. 5.2.5. Đối với nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp...........................................99 5.2.6. Công nghệ thông tin...............................................................................100 5.3. Đóng góp, hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................100 5.3.1. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.............................................................100 5.3.2. Những hạn chế của đề tài .......................................................................100 5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................................101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.....................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CNTT Công nghệ thông tin CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung DN Doanh nghiệp GĐ Giám đốc KTQT Kế toán quản trị KTTN Kế toán trách nhiệm MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTN Trung tâm trách nhiệm
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức 29 Bảng 2.2: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán 30 Bảng 2.3: Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 30 Bảng 2.4: Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 31 Bảng 2.5: Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 32 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu nháp 48 Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức 55 Bảng 4.1: Thống kê độ tuổi và kinh nghiệm công tác của cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.2: Thống kê chức vụ của các cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.3: Thống kê trình độ học vấn của cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.4: Thống kê nhu cầu tổ chức KTTN 71 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thống kê tần số thang đo 72 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha 79 Bảng 4.7: Kết quả KMO và Barlett của biến độc lập 81 Bảng 4.8: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến độc lập 81 Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay các nhân tố của biến độc lập 83 Bảng 4.10: Kết quả KMO và Barlett của biến phụ thuộc 84 Bảng 4.11: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến phụ thuộc 85 Bảng 4.12: Kết quả hệ số hồi quy 86 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 87 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình – Kiểm định F 88 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi 88 Bảng 4.16: Xác định tầm quan trọng của biến độc lập theo % 91
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 43 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết 45 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 53
  • 11. TÓM TẮT Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp, từ đó, nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vai trò của KTTN rất quan trọng nhưng KTTN chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Muốn tổ chức và vận hành tốt hệ thống KTTN, nhà quản trị cần hiểu rõ những nhân tố tác động tới tổ chức KTTN, do đó mà nội dung này cần được thảo luận. Bài luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp này. Số liệu được thu thập từ 165 nhà quản lý, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định Cronbach’Alpha và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM theo thứ tự tác động lớn nhất đến nhỏ nhất là: phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, chi phí, quy mô doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, đặc điểm của doanh nghiệp và công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM biết nên tập trung và đầu tư vào những nhân tố nào để công tác KTTN được tổ chức tốt nhất. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp mở rộng các hướng
  • 12. nghiên cứu trong tương lai như nghiên cứu trên phạm vi khu vực phía Nam hoặc cả nước, hoặc cũng có thể nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức KTTN tại một doanh nghiệp dệt may cụ thể. Từ khóa: kế toán trách nhiệm, dệt may.
  • 13. ABSTRACT Title: Affecting factors to responsibility accounting operations in textile companies in Ho Chi Minh City. Responsibility accounting (RA) is one of the basic content of managerial accounting, is the very important financial tool to operate, manage and control business operations in a company. Responsibility accounting helps management levels not only control and assess functional activities in the organization but also evaluate the responsibilities of management levels, which provides useful information for making decisions, achieving company goals. In addition, responsibility accounting urges and encourages managers to perform and increase operational effectiveness. Responsibility accounting plays important role in an organisation. However, it is not popular in Viet Nam. In order to well establish and operate reponsibility accounting, managers shall fully understand affecting factor to business. That is the footfrint for our discussions. The thesis covers researches on affecting factors to organising responsible accounting in textile companies in HCMC, and then identify and evaluate those factors affecting to the companies. The data were collected from 165 managers and accounts in textile companies in HCMC by interviews. Researches use descriptive statistics, exploring factors EFA (exploring factor analysis), Cronbach’ Alpha and recurrent multi variables methods. Researches findings show affecting factors to responsible accounting organising in textile companies in HCMC respectively by order includes management delegations, managers perceptions, cost, company size, accountant level, companies characteristics and information technologies. Findings will help managers in textile companies in HCMC which factors to focus and invest on as such to perform responsible accounting the best. The researches is also the base to
  • 14. further future researches with expansion to the Southern or at nation wide level or even in-depth research within a specific organization. Keywords: responsibility accounting, textile companies.
  • 15. 1 1. Lý do chọn đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của Kế toán quản trị và là một công cụ hữu ích cần thiết cho việc thu thập, xử lý, báo cáo thông tin và đo lường thành quả hoạt động của các bộ phận cũng như trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của DN theo các chiến lược kinh doanh đã đề ra. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các hiệp định kinh tế, hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực như Hiệp định thương mại Việt Nam tự do (FTA) với EU, với liên minh kinh tế Á – Âu, với Hàn Quốc, với cộng đồng kinh tế ASEAN AEC đã chính thức hoạt động và đặc biệt gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Xuất phát từ lợi thế thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong tất cả các hiệp định đó, dệt may Việt Nam luôn được lựa chọn là lợi ích cốt lõi khi đàm phán và đều được các chuyên gia đánh giá là ngành có khả năng thu được lợi ích lớn nhất cho Việt Nam khi các hiệp định đi vào thực thi. Tuy nhiên, song hành với những lợi thế và cơ hội khi gia nhập nền kinh tế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam cũng như ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh cũng gặp không ít khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực, cũng như trình độ quản lý còn hạn chế, vật liệu cho sản xuất vẫn nhập khẩu với tỷ lệ khá cao, tư duy và thực hành chuỗi cung ứng trong ngành dệt may còn nhiều bất cập. Các khâu có giá trị cao như thiết kế, phân phối, thương hiệu, tỷ trọng sản xuất trọn gói bao gồm cả thiết kế (ODM) còn rất thấp. Tính liên kết, chia sẻ thị trường, phục vụ chung khách hàng, tạo mặt bằng chi phí tốt nhất cho sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Chính vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, để khai thác những lợi ích tiềm năng trở thành các thành quả kinh tế cụ thể, phát huy vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp thì các doanh nghiệp dệt may TP.HCM cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kế toán
  • 16. 2 quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng. Tổ chức và vận hành tốt KTTN sẽ giải quyết được bài toán quản lý DN trong giai đoạn hiện nay. Trên thế giới, KTTN đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng bài bản từ giữa thế kỷ XX, tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90, được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Do đó, việc tổ chức KTTN tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin để ra quyết định cho các nhà quản trị. Hơn nữa, hầu hết các DN ngành dệt may TP.HCM chưa khai thác công cụ quản lý này để đánh giá trách nhiệm cũng như kết quả hoạt động tại DN. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN Việt Nam nói chung và các DN dệt may trên địa bàn TP.HCM nói riêng là hết sức cần thiết. Với mong muốn giúp các nhà quản trị ngành dệt may TP. HCM hiểu rõ tầm quan trọng của KTTN để từ đó khai thác hiệu quả công cụ quản lý đắc lực này, tác giả thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp góc nhìn cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường các nhân tổ ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM.
  • 17. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? - Thứ hai: Các nhân tố đã được xác định ở trên ảnh hưởng như thế nào đến công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? - Thứ ba: Các hàm ý chính sách cần thiết nào để nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM, không phân biệt loại hình DN. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05/2018 đến tháng 03/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và cơ sở lý thuyết nền, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến và xây dựng thang đo nháp cho các biến trong mô hình nghiên cứu. Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành lấy ý kiến của chuyên gia bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. Từ ý kiến của các chuyên gia, tác giả phân tích, tổng hợp và đưa ra mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức để phục vụ nghiên cứu định lượng. 5.2. Nghiên cứu định lƣợng Tác giả sử dụng mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và sử dụng phần mềm SPSS. Đối với mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo các thang đo đủ tiêu chuẩn để thực
  • 18. 4 hiện phân tích các bước tiếp theo. Sau đó, tác giả phân tích các nhân tố khám phá EFA, bao gồm kiểm định tính thích hợp của EFA, kiểm định mối tương quan giữa các biến quan sát, kiểm định phương sai trích và đặt lại tên cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Bước cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến, bao gồm kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập. Từ việc phân tích dữ liệu nêu trên, tác giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý thuyết: Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với những nghiên cứu tiếp theo có cùng chủ đề. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM nói riêng và các DN dệt may nói chung. Luận văn góp phần khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may hiện nay, giúp các DN dệt may có sự hiểu biết nhất định về KTTN như bản chất KTTN là gì và các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN để từ đó xây dựng cho DN của mình một công cụ quản lý đắc lực, giúp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 19. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nhu cầu về kiểm soát và quản lý thông tin kế toán một cách liên tục đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTTN. Chính vì vậy, KTTN luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu: Năm 1962, tác giả Joseph P.Vogel đã thông qua công trình nghiên cứu “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Ulilities”. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng và thiết lập KTTN trong DN tùy thuộc vào quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý của từng DN. KTTN phải được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin tại các bộ phận, từ đó, thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả. Năm 1963, tác giả N.J.Gordon thông qua công trình nghiên cứu: “Toward a Theory of Responsibility Accounting”. Công trình này đề cập đến lý thuyết KTTN, trong đó, phân cấp quản lý là một khía cạnh quan trọng. Cơ sở của KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi DN có phân cấp quản lý và có tổ chức. Lý thuyết tổ chức được nghiên cứu trong mối quan hệ với mức độ phân quyền trong DN. Tác giả cho rằng, khi nghiên cứu KTTN là nghiên cứu cả hai vấn đề kinh tế và xã hội, nếu bỏ quan một trong hai yếu tố trên thì việc thiết lập KTTN sẽ thất bại. Theo tác giả, tổ chức hiệu quả nhất có ứng dụng trong việc thiết kế và sử dụng một hệ thống KTTN, hệ thống đó bao gồm: một là trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận, hai là thiết lập các quy tắc xác định giá hàng hóa và dịch vụ mỗi công ty con, ba là thiết lập quyền và trách nhiệm của người quản lý với mỗi công ty, bốn là cấu trúc một phần thưởng khuyến khích hoạt động của mỗi nhà quản lý. Năm 1981, tác giả Ahmed Riahi-Belkaoui công bố công trình nghiên cứu “The relationship between self-disclosure style and attitudes to responsibility accounting” đăng trên tạp chí “Organization and Society, Vol.6, No.4”. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu từ khái niệm, điều kiện thực hiện KTTN trong tổ chức, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 55 bảng câu hỏi gửi cho các cá nhân như nhà quản trị các
  • 20. 6 cấp, nhân viên để đánh giá thái độ và trách nhiệm cá nhân trong công việc, đánh giá nhân tố con người ảnh hưởng đến hệ thống KTTN như thế nào? Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức KTTN vì nhà quản trị phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình. Năm 1992, ba tác giả Nahum Melumad, Dilip Mookherjee và Stefan Reichelstein đã công bố nghiên cứu“A theory of responsibility centers”. Nghiên cứu đã chỉ ra một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành KTTN là các trung tâm. Các TTTN được xây dựng phù hợp với cơ cấu hoạt động của từng tổ chức. Năm 2009, nhóm tác giả Joda và các cộng sự đã thông qua công trình nghiên cứu “The Extent of applying Responsibility Acounting in the Jordanian hotels”. Nghiên cứu được thực hiện tại Jordan về mức độ ứng dụng KTTN trong các khách sạn ở Jordan nhằm chỉ ra tầm quan trọng của việc áp dụng KTTN và xác định mức độ ứng dụng KTTN trong các khách sạn ở Jordan. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi tới 12 khách sạn năm sao và 15 khách sạn bốn sao nằm ở Amani. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khách sạn ở Jordan đã xác định các trung tâm trách nhiệm và thực hiện lập dự toán một cách rõ ràng và được liên kết với thành quả đã lập kế hoạch với thành quả thực tế. Cũng trong năm 2009, tác giả Fowzia Rehana đã công bố công trình nghiên cứu “Responsibility Acounting Practice of Non-banking Financial Institutions: Bangladesh Perspective” đăng trên tạp chí “Journal of Business and Technology Dhaka, Vol-2, Issure – 2, Northern University Bangladesh”. Nghiên cứu chỉ ra sự hài lòng về hệ thống KTTN của các ngân hàng tại Bangladesh được dUy trì ở mức độ thỏa đáng. Trong nghiên cứu khác của cùng tác giả năm 2011, công trình “Use of Responsibility Acounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh” đăng trên tạp chí “International Review of Business Research Papers. Vol.7. No.5, September 2011.Pp 53-67”. Tác giả đã thực hiện điều tra 88 tổ chức dịch vụ trên cơ sở ngẫu nhiên, từ tháng bảy đến tháng chín năm 2010 tại Bangladesh, sau đó sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kế toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến công tác tổ chức
  • 21. 7 KTTN, đó là: sự phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, công tác khen thưởng và kỹ thuật đo lường hiệu quả công tác KTTN. Năm 2012, nhóm tác giả M.Kishna Moorthy, Ong Oi Voon, Samsuri, M.Gopalan, King-Tak Yew thông qua công trình nghiên cứu “Application of Information Technology in Management Accounting Decision Making” đăng trên tạp chí “International Journal of Acedemic Research in Business and Social Sciences, March 2012, Vol. 2, No. 3” đã phân tích việc sử dụng CNTT trong KTQT nói chung và KTTN nói riêng. Tốc độ phát triển như vũ bão của CNTT sẽ dẫn tới sự thay đổi thường xuyên thì các chuẩn mực kế toán vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có sự thay đổi lớn. Vì vậy, mối quan hệ giữa KTTN và CNTT là rất mật thiết và quan trọng đối với cả tổ chức lớn và nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng áp dụng CNTT trong kế toán sẽ giúp đơn giản hóa quá trình tính toán, trình bày tốt hơn, nhanh hơn về dữ liệu kinh doanh, giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định có hiệu quả. Năm 2013, tác giả Al Hanini đã thông qua công trình nghiên cứu “The Extent of Implementing Accounting Features in the Jordanian Banks”, đăng trên tạp chí “European journal of business anf management. 5(1), pp.217-229”. Tác giả nghiên cứu mức độ thực hiện KTTN bằng cách gửi 55 câu hỏi nghiên cứu tới các nhà quản trị ngân hàng tại Jordan như: Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, quản lý, trợ lý và người lao động để thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng ở Jordan áp dụng KTTN trên các khía cạnh như: phân chia các bộ phận của cơ cấu tổ chức thành các TTTN, phân quyền cho người quản lý của các TTTN với quyền hạn rõ ràng, phân bổ chi phí và doanh thu cho các TTTN theo khả năng của trung tâm, sử dụng dự toán để kiểm soát và đánh giá thành quả hoạt động của các TTTN thông qua việc so sánh thành quả thực tế và kế hoạch đã đề ra, báo cáo phân tích sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch, có sự tồn tại của hệ thống khen thưởng liên quan tới kết quả của các TTTN. Cũng trong năm 2013, tác giả Alpesh T.Patel thông qua công trình nghiên cứu “Responsibility Accounting: A Study in Theory and Practice”, đăng trên tạp chí “Indian Journal Of Applied Research, Accountancy. Volume: 3, Issue: 3”.Kết quả nghiên cứu của bài báo cho thấy hệ thống KTTN rất hữu ích trong các công ty có quy
  • 22. 8 mô lớn, sản xuất sản phẩm đa dạng, có cơ cấu tổ chức phân chia thành các phòng, ban và mỗi phòng ban đều có người quản lý chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của phòng, ban đó như công ty TNHH Unilever. Năm 2014, tác giả P.Muthulakshmi đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “Examining The Role Of Responsibility Accounting In Organizational Structure” đăng trên tạp chí “International Journal Of Scientific Research. Volume: 3, Issue:4”. Tác giả đã nghiên cứu vai trò của KTTN trong cơ cấu tổ chức quản lý. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty càng mở rộng quy mô và phát triển thì càng cần có sự phân cấp quản lý, nhu cầu ủy quyền và trách nhiệm sẽ được xây dựng trên quy mô của doanh nghiệp. KTTN cũng được sử dụng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và thực tế, từ đó nhà quản trị tìm ra các biện pháp khắc phục hoạt động của bộ phận mình theo hướng mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tác giả Philip Owino (2017) đã công bố công trình nghiên cứu “The Current Status of Responsibility Acounting in Uganda Public Universities” đăng trên tạp chí “Donnis Journal of Business and Finance Management Rerearch, Vol 3(1) pp. 001- 008 January, 2017”. Bài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra tác động trung gian của quan hệ ủy quyền trong mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN tại các khoa của trường đại học công lập Uganda. Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ ủy quyền là trung gian trong mối liên hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN. Điều này giải thích cho việc đề xuất quan hệ ủy quyền là phương tiện khả thi, minh bạch và hiệu quả nhất trong mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN. 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc KTQT nói chung và KTTN nói riêng được nghiên cứu tại Việt Nam hơn 25 năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đòi hỏi hệ thống kế toán cần được hoàn thiện. Trên thế giới, KTTN đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tuy nhiên tại Việt Nam, KTTN chưa được áp dụng rộng rãi. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: Năm 2011, tác giả Trần Thị Vinh đã thực hiện luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vina” tại Đại học Kinh tế
  • 23. 9 TP.HCM. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phương pháp dUy vật biện chứng, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống cấu trúc và phân tích, tác giả đã làm rõ nội dUng về lý luận, tình hình thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty. Cũng trong năm 2011, tác giả Đỗ Thị Xuân Thu cũng thực hiện luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính về thực trạng tổ chức kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Vinamilk, từ đó đưa ra những hạn chế trong việc xây dựng KTTN tại các doanh nghiệp sữa như: bộ máy quản lý còn mang tính kiêm nhiệm, chưa phân định rõ trách nhiệm; KTTN chưa được quan tâm đúng mức; chưa tổ chức đầy đủ các báo cáo để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận; chưa sử dụng đầy đủ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động. Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã thực hiện luận án tiến sĩ “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã đã đưa ra mô hình KTTN khá đầy đủ từ tổng quan về lý luận KTTN cho đến việc thiết kế mô hình KTTN dùng cho cho các doanh nghiệp sản xuất sữa ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của hệ thống KTTN với phân cấp quản lý và cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, luận án đã chứng minh rằng cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống KTTN, sự phân cấp quản lý chính là cơ sở hình thành nên hệ thống KTTN. Để đánh giá trách nhiệm quản lý và hiệu quả tại các TTTN, tác giả đã sử dụng các phương pháp như lập dự toán, so sánh số chênh lệch, phân tích theo mô hình Dupont. Tác giả cũng sử dụng đến một phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng thành công nhưng chưa được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sữa, đó là phương pháp thẻ bảng điểm cân bằng (Balance Scorcard – BSC), đây không chỉ là công cụ để đo lường, đánh giá mà còn giúp cho các doanh nghiệp triển khai chiến lược kinh doanh vào thực tế. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương nhấn mạnh đến
  • 24. 10 khái niệm KTTN ở khía cạnh thiết lập quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và các công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận. Cũng trong năm 2012, tác giả Bùi Thị Bích Liên thực hiện luận văn thạc sỹ “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Văn hóa Sài Gòn” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đã sử dụng tổng hợp các biện pháp như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh…Trên cơ sở đó đưa ra cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm để giải quyết, xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm riêng cho Công ty TNHH MTV Văn hóa Sài Gòn. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương và Nguyễn Hoản đã thực hiện nghiên cứu “Phương hướng ứng dụng KTTN cho các doanh nghiệp Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194 (II), trang 75-81. Bài nghiên cứu đã đưa ra phương hướng áp dụng KTTN cho các công ty Việt Nam như: cần tổ chức phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm; xác định các trung tâm trách nhiệm phù hợp với quy mô của công ty. Năm 2014, tác giả Nguyễn Hữu Phú thực hiện luận án tiến sỹ “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả nhấn mạnh khái niệm KTTN ở khía cạnh là một hệ thống thông tin nhằm phân loại dữ liệu theo các bộ phận, chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận theo doanh thu, chi phí có thể kiểm soát được. Luận án cho rằng sự phân cấp, phân quyền trong bộ máy tổ chức có ảnh hưởng đến KTTN; ngoài ra, để thực hiện tốt công tác tổ chức KTTN, cần phải ứng dụng tốt CNTT để xử lý nhanh thông tin thu thập, đưa ra các báo cáo kịp thời. Tác giả cũng đề xuất việc xây dựng các trung tâm trách nhiệm và thiết lập báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm. Năm 2015, tác giả Lê Thị Thanh Ngọc thực hiện luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco)” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cho việc nghiên cứu thực trạng hệ thống KTTN tại Pharimexco. Qua đó, tác giả tìm ra nguyên nhân dẫn tới những tồn tại của hệ thống KTTN tại Pharimexco như:
  • 25. 11 hệ thống KTTN chưa được quan tâm đúng mức, nội dUng của KTTN chưa được nhận thức một cách đầy đủ; lãnh đạo và nhân viên công ty chưa có trình độ tương xứng và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KTTN; chưa quan tâm đến việc áp dụng CNTT cho hệ thống KTTN; kỹ năng ứng dụng CNTT chưa thực sự tốt; trình độ, năng lực của nhân viên về KTTN còn hạn chế. Cũng trong năm 2016, tác giả Trần Đình Khuyến thực hiện luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Công nghệ TP.HCM. Nghiên cứu đưa ra 05 nhân tố tác động đến công tác tổ chức KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM như: sự phân công trách nhiệm; công tác đo lường hiệu quả công việc theo quy định của KTTN; công tác khen thưởng; môi trường pháp lý; các yếu tố thuộc đặc điểm của DN. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh hưởng của 05 nhân tố trên trong công tác KTTN của các công ty điện lực, kết quả cho thấy nhân tố phân cấp quản lý và công tác khen thưởng có mức độ tác động cao nhất, qua đó đưa ra các giải pháp để vận dụng KTTN tốt hơn trong các DN ngành điện lực. Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm đã thực hiện luận văn thạc sỹ “Các nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định các nhân tố tác động đến công tác KTTN tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công tác KTTN tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Tác giả xác định 05 nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM bao gồm: Quy mô công ty; nhận thức của nhà quản trị; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; phương pháp và kỹ thuật; trình độ nhân viên kế toán và công nghệ thông tin. Qua đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị để công tác KTTN được thành công và trở thành công cụ hữu ích cho công tác quản lý tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
  • 26. 12 Cũng trong năm 2018, tác giả Tạ Đình Chúc Quân thực hiện luận văn thạc sỹ “Nhân tố ảnh hưởng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đưa ra 06 nhân tố tác động đến công tác tổ chức của hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: phân cấp quản lý; nhận thức của nhà quản lý; quy mô doanh nghiệp; trình độ người làm kế toán; ứng dụng CNTT và chi phí. Qua đó có những định hướng về việc tổ chức KTTN để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các công ty Logistics trên địa bàn TP.HCM. Tháng 6 năm 2018, hai tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường đã thông qua công trình nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đăng trên Tạp chí Công thương của Bộ Công thương. Hai tác giả đã kế thừa các mô hình của Mohammad Ebrahim Nawaiseh at al (2014) và Ali Amiri at al (2013) để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức gồm 05 nhân tố bao gồm: nhận thức của nhà quản lý; nhận thức của người làm kế toán; cơ cấu tổ chức, phân quyền nhà quản lý và trở ngại khi áp dụng KTTN, trong đó nhân tố cơ cấu tổ chức có tác động mạnh nhất tới công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp gắn liền với các nhân tố để các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vận dụng cho doanh nghiệp của mình. Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đặt nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về KTTN; các nghiên cứu trong nước đã có những kết quả nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại các đơn vị cụ thể, cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị hữu ích cho việc triển khai vận dụng hệ thống KTTN tại doanh nghiệp đó. Đây cũng là những cơ sở mà luận văn sẽ tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài nước là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ thống KTTN của từng đơn vị cụ thể mà chưa có nhiều chủ đề nghiên cứu về hệ thống KTTN của một nhóm doanh
  • 27. 13 nghiệp có đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức hoặc nhóm các doanh nghiệp trong cùng ngành. 1.3. Nhận xét các nghiên cứu liên quan 1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu nƣớc ngoài đã thực hiện Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu KTTN dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều có một điểm chung là đánh giá KTTN như một công cụ kiểm soát hiệu quả trong tổ chức. Điều này đã được các nhà nghiên cứu kiểm chứng và khái quát hóa thành lý luận về KTTN tạo thành nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về KTTN như khái niệm, vai trò, chức năng, các bộ phận cấu thành hệ thống KTTN. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài có liên quan cho thấy trên thế giới, KTTN đã xuất hiện từ rất lâu và được khá nhiều tác giả quan tâm. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có đặc điểm như sau: - Phần lớn mỗi nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh tác động đến KTTN trong tổ chức như phân cấp quản lý, quy mô DN, CNTT, TTTN…Đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Càng về sau, càng có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến KTTN trong tổ chức. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mô tả và phân tích đặc điểm của các nhân tố từ quan điểm của nhà nghiên cứu; phương pháp định lượng nhằm kiểm định mô hình và thang đo đã xây dựng với cỡ mẫu ngày càng đa dạng. Các nghiên cứu sau có tính tổng quát và khách quan hơn những nghiên cứu trước; các lý luận đưa ra có tính thuyết phục cao hơn và các bằng chứng kiểm nghiệm cụ thể, khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu trước. 1.3.2. Nhận xét các nghiên cứu trong nƣớc đã thực hiện Tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về KTTN và đã có những kết quả nghiên cứu nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại từng đơn vị, tổ chức cụ thể. Từ đó các tác giả đã đưa ra được những giải pháp, kiến nghị cho đơn vị, tổ chức để áp dụng triển khai KTTN đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng có những hạn chế như sau:
  • 28. 14 - Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu KTTN tại một đơn vị, tổ chức nhất định, chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm những DN cùng ngành, do đó, khi đưa ra nguyên nhân hạn chế của hệ thống KTTN của từng DN thì những nguyên nhân đó chỉ mang tính chủ quan của người nghiên cứu mà chưa có tính khái quát hóa cao. - Về phương pháp nghiên cứu: hầu hết các công trình nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như quan sát, mô tả, thăm dò, phân tích, thu thập thông tin… 1.4. Khe hổng nghiên cứu Với việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy: mặc dù có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến KTTN nhưng hầu hết các tác giả quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống KTTN tại một DN. Các nghiên cứu này mang tính ứng dụng tại một tổ chức cụ thể, thực hiện chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả. Tuy nhiên, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tổ chức KTTN tại một nhóm ngành thì chưa được nhiều tác giả quan tâm. Riêng đối với nhóm ngành dệt may, năm 2018, hai tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường có công trình nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đăng trên Tạp chí Công thương của Bộ Công thương. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại nhóm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất may mặc, thu hút nhiều lao động từ mọi miền Tổ quốc đến làm việc. Chính bởi vậy, các DN ngành dệt may tại TP.Hồ Chí Minh cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt so với các vùng miền khác trên cả nước. Từ những khoảng trống nêu trên, tác giả định hướng đề tài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN tại các DN ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM. Đề tài sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường và đề xuất những nhân tố khác để phù hợp với ngành dệt may TP.Hồ Chí Minh.
  • 29. 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Thông qua việc tổng kết các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về tổ chức hệ thống KTTN trong ngành dệt may chưa được nhiều tác giả quan tâm. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của ngành sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây nhằm làm rõ các nhân tố tác động đến công tác tổ chức KTTN, giúp các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM có thể vận dụng phù hợp với đặc thù của ngành.
  • 30. 16 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm 2.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm KTTN được nghiên cứu và vận dụng khắp nơi trên thế giới từ năm 1956 đến nay. Đây là một nội dung cơ bản của KTQT, tuy nhiên cho đến hiện nay, khái niệm về KTTN được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau.. Trong đó có một số quan điểm nổi bật như sau: Quan điểm đầu tiên, KTTN được các tác giả đề cập đến ở góc độ kiểm soát. Thuật ngữ kiểm soát đề cập đến một hệ thống các thủ tục, công cụ, các đánh giá hoạt động và các hệ thống mà đơn vị sử dụng để hướng dẫn và khuyến khích người lao động đạt được các mục tiêu của đơn vị, cụ thể: Theo Higgins (1952): “KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các cá nhân trong tổ chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm soát được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý và như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí”. Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young (1997) thì KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý trong một tổ chức, đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh ở từng vùng, từng khu vực, từng đơn vị mà nhà quản lý có quyền kiểm soát. Qua đó tạo ra một hệ thống báo cáo đối với các cấp quản lý, bao gồm cả những đối tượng kiểm soát được và những đối tượng không kiểm soát được. B.Venkatrathnam và Raji Reddy (2008) cho rằng: KTTN là một hệ thống kiểm soát của các nhà quản lý dựa trên nguyên tắc về sự ủy quyền và xác định trách nhiệm. Sự ủy quyền được thể hiện ở sự giao phó trong các TTTN. Theo đó, nhà quản lý sẽ chịu trách nhiệm theo từng khu vực, từng chi nhánh, từng phòng ban…Quan điểm của hai tác giả này là nhấn mạnh vào sự kiểm soát của các nhà quản lý đối với bộ phận mình chịu trách nhiệm.
  • 31. 17 Quan điểm thứ hai, KTTN được nhìn nhận qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong các TTTN, cụ thể: Theo Higgins (1952) cho rằng: KTTN là hệ thống kế toán được xem xét qua các TTTN khác nhau trong một đơn vị và đánh giá kết quả hoạt động của mỗi trung tâm qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí. Theo David F.Hawkins, V.G Narayanan, Jacob Cohen, Michele Juegens (2004) trích trong Nguyễn Thị Minh Phương (2013) đưa ra quan điểm về TTTN trong KTTN: “KTTN là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan đến việc lập kế hoạch của các TTTN trong một tổ chức”. TTTN là những đơn vị thuộc tổ chức có những nhà quản lý đứng đầu, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị do mình được trao quyền quản lý. KTTN đi sâu vào việc đánh giá các TTTN qua việc so sánh giữa kế hoạch và thực hiện ở các nội dUng như: hệ thống dự toán ngân sách, báo cáo biến động kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động… Quan điểm thứ ba, KTTN được xem xét dưới góc độ cung cấp thông tin: Theo James Martin trích trong Nguyễn Thị Minh Phương (2013): “KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả về hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức. KTTN là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận có liên quan đến đầu tư lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm”. Tác giả cho rằng các trung tâm trong một tổ chức hoạt động một cách độc lập và cung cấp các thông tin cụ thể về các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi phí cho những người ra quyết định cấp cao hơn thông qua báo cáo hoạt động của các bộ phận. Ở Việt Nam, khái niệm về KTTN vẫn đang là vấn đề mới mẻ và được nhiều tác giả quan tâm. Theo Huỳnh Lợi (2009): “KTTN là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên tổ chức, thông qua đó, các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức”.
  • 32. 18 Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011): “KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức”. Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013) cho rằng: “KTTN là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị và là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính, được dùng để kiểm soát các quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong một tổ chức. Thực chất KTTN chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống chi tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận”. Khái niệm về KTTN của tác giả Nguyễn Hữu Phú (2014) lại nhấn mạnh vào việc phân loại dữ liệu thông tin: “KTTN là một hệ thống thông tin mà hệ thống thông tin này phân loại dữ liệu (thông tin có thể kiểm soát) theo các bộ phận chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận này theo doanh thu, chi phí và các nguồn lực tài chính, phi tài chính mà nhà quản lý được giao ở bộ phận này có thể kiểm soát”. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, nhưng những quan điểm này không mang tính phản bác mà chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để người đọc có được cái nhìn hoàn thiện nhất về KTTN. Từ những quan điểm nêu trên, tác giả khái quát khái niệm về KTTN như sau: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập và tổng hợp các dữ liệu kế toán nhằm đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận có thể kiểm soát được và đánh giá trách nhiệm của mỗi nhà quản trị. 2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm KTTN với mục đích là đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích chung của tổ chức. Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm,
  • 33. 19 qua đó các nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của các trung tâm trách nhiệm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này. Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương pháp phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Vì vậy các nhà quản lý của trung tâm trách nhiệm sẽ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ năm, KTTN hữu ích trong việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị các cấp xác định trách nhiệm của mình và sẽ phải chịu trách nhiệm đó với nhà quản trị cấp cao hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh để đặt được mục tiêu. KTTN cũng giúp nhà quản trị các cấp đánh giá được hoạt động kinh doanh của bộ phận mình. Từ đó nhà quản trị cấp dưới chủ động ra quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao tập trung vào các quyết định chiến lược kinh doanh. 2.1.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm 2.1.3.1. Khái niệm phân cấp quản lý Phân cấp quản lý là sự ủy nhiệm quyền được ra quyết định trong một tổ chức, nói cách khác, phân cấp quản lý là việc người quản lý cấp trên giao quyền và giao nhiệm vụ cho người quản lý cấp thấp hơn trong doanh nghiệp. Cấp thấp hơn chỉ được ra quyết định trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Sự phân cấp quản lý giao việc ra quyết định đến cấp quản lý thấp nhất, nhằm làm cho mọi quyết định đều được thực hiện (Nguyễn Hữu Phú, 2014). Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Nếu không có sự phân cấp quản lý sẽ không tồn tại hệ thống KTTN và ngược lại. Hệ thống KTTN chỉ có thể hoạt động tối ưu trong các tổ chức phân quyền. Sự phân quyền trong tổ chức xuất phát từ lý
  • 34. 20 thuyết tổ chức và chức năng tổ chức, giúp phân chia, thiết lập các bộ phận trong tổ chức để hình thành các TTTN cho doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất định thì một cấp quản trị không thể đảm đương được mọi công việc trong tổ chức, do đó, phân quyền là hiện tượng tất yếu. Tuy nhiên, việc phân quyền cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tình trạng mất khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới, thiếu sự nhất quán trong chính sách của doanh nghiệp, tình trạng cát cứ của các nhà lãnh đạo bộ phận. Khi mức độ phân quyền cao, những nhà quản trị trở thành người điều hành độc lập trong các bộ phận, dẫn tới tình trạng trùng lắp chức năng, gây thiệt hại về tài chính cho tổ chức (Nguyễn Thị Minh Phương, 2013). 2.1.3.2. Những ƣu điểm của phân cấp quản lý - Giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập nhất định trong điều hành công việc của mình, có điều kiện phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng khả năng ứng xử nhanh các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức, qua đó tập dợt các kỹ năng quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đào tạo đội ngũ quản lý thay thế để đáp ứng yêu cầu của từng tổ chức trong tương lai. - Khi trao một số quyền quyết định cho những cấp quản lý, những nhà quản lý cấp cao không phải giải quyết các công việc hằng ngày, do đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình, sẽ dồn sức tập trung vào việc hoạch định các mục tiêu chiến lược trung và dài hạn, điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - Phân cấp quản lý là việc phân công trách nhiệm cho mỗi cá nhân trong tổ chức và họ phải chịu trách nhiệm về công việc đã được phân công, không ai chịu trách nhiệm thay cho ai trong tổ chức đó. - Sự phân cấp quản lý sẽ tạo ra hiệu ứng tốt trong việc cải thiện hiệu suất công việc, khuyến khích nhân viên nỗ lực và trách nhiệm hơn với công việc được giao; tạo môi trường thi đua lành mạnh, tích cực giữa mỗi cá nhân và các bộ phận trong tổ chức, có sự động viên bằng cách khen thưởng cả về vật chất và tinh thần cho những nhân
  • 35. 21 viên, những bộ phận hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Điều đó làm gia tăng sự hài lòng của nhân viên, khích lệ họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, dẫn tới hiệu quả công việc tốt hơn. - Qua việc phân cấp và trao quyền, nhà quản lý cấp trên có cơ sở để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của bộ phận cấp dưới cũng như đánh giá năng lực làm việc của từng nhân viên. - Sự phân cấp quản lý giúp cho nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân quyền trong quản lý giúp các bộ phận chủ động tiếp cận thông tin và phản hồi kịp thời, phục vụ tốt cho việc ra quyết định. 2.1.3.3. Những nhƣợc điểm của phân cấp quản lý - Sự phân cấp quản lý khó đạt được sự thống nhất và hướng tới mục tiêu chung do các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung thực hiện công việc của bộ phận mình. - Do sự tách bạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận khi có sự phân cấp quản lý sẽ dẫn tới việc cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, dẫn tới sự mất đoàn kết và không hợp tác giữa các bộ phận. - Khi kiểm soát không tốt, sự phân quyền sẽ dẫn đến tình trạng các bộ phận tuân thủ sai lệch mục tiêu chung của toàn tổ chức do nhà quản lý bộ phận chỉ tập trung vào lợi ích cục bộ, không quan tâm đến công việc của bộ phận mình sẽ tác động đến bộ phận khác hoặc mục tiêu chung của tổ chức như thế nào. - Phân cấp có thể dẫn tới sự trùng lắp không cần thiết trong giải quyết công việc của các bộ phận, gây ra sự lãng phí về tài chính và nguồn lực doanh nghiệp. - Mục tiêu của nhà quản trị cấp dưới có thể mâu thuẫn với mục tiêu chung của tổ chức (Nguyễn Thị Quí, 2016). 2.1.3.4. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm Sự phân cấp quản lý và hệ thống KTTN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống KTTN chỉ tồn tại khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý. Lúc này, quyền quyết định được trao cho các bộ phận, và đi kèm với quyền hạn là trách nhiệm. Các
  • 36. 22 cấp quản lý được quyền ra quyết định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Sự phân cấp quản lý dẫn tới việc hình thành các trung tâm trách nhiệm, là một trong những nội dung quan trọng của kế toán trách nhiệm (Nguyễn Thị Mai Trâm, 2018). 2.1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm 2.1.4.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình. Các trung tâm trách nhiệm tạo thành hệ thống cấp bậc trách nhiệm từ cấp quản lý thấp nhất tới cấp quản lý cao nhất. Các nhà quản trị phải lập dự toán ở mỗi trung tâm trách nhiệm, sau đó đưa dự toán vào thực hiện, cuối cùng là lập báo cáo so sánh giữa dự toán và thực tế để đo lường thành quả hoạt động. Theo nhóm tác giả Athony A.Atkison, Robert S. Kaplan and Ella Mae Matsumura (2012) thì trung tâm trách nhiệm được chia thành bốn loại: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm phải nỗ lực thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình để đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Để làm điều đó thì các trung tâm trách nhiệm phải quản trị tốt các yếu tố đầu vào và đầu ra một các tối ưu nhất. - Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm, hoặc chỉ có quyền kiểm soát chi phí đầu vào mà không có quyền kiểm soát về doanh thu, lợi nhuận hay đầu tư. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận sản xuất hay bộ phận hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Tại trung tâm chi phí, đầu vào có thể được lượng hóa và đo lường bằng đơn vị tiền tệ nhưng đầu ra thường được đo bằng đơn vị hiện vật. Trung tâm này gắn với cấp quản lý mang tính tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm như bộ phận sản xuất. Một trung tâm chi phí có thể bao gồm nhiều trung tâm chi phí nhỏ hơn. Ví dụ: một tập đoàn có nhiều nhà máy sản xuất, mỗi nhà máy sản xuất lại được phân
  • 37. 23 chia thành các bộ phận sản xuất khác nhau thì mỗi bộ phận sản xuất đó là một trung tâm chi phí nhỏ. - Trung tâm doanh thu: là TTTN mà ở đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Trung tâm này thường phát sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp như phòng kinh doanh, chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng, siêu thị…Do đó, các quyết định liên quan đến nhà quản trị tại trung tâm này thường là các quyết định về bán hàng, xác định giá bán. Các bậc quản lý gắn với trung tâm này thường là cấp trung hoặc cấp cơ sở. - Trung tâm lợi nhuận: là TTTN mà ở đó, người quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận do lợi nhuận trong kỳ bằng doanh thu đạt được trừ chi phí phát sinh trong kỳ của bộ phận đó. Ở trung tâm chi phí, nhà quản trị được quyền quyết định về các vấn đề như định giá, sản lượng sản xuất, chi phí quảng cáo, marketing, cơ cấu hàng bán…Mỗi trung tâm lợi nhuận được coi như là một đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp như công ty con, các chi nhánh, cửa hàng, nhưng nhà quản lý các trung tâm lợi nhuận này không được quyền ra quyết định đầu tư. Trung tâm lợi nhuận thường gắn với bậc quản lý cấp trung (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010). - Trung tâm đầu tư: là TTTN mà ở đó người quản lý chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí, xác định vốn hoạt động và quyết định đầu tư vốn. Trung tâm đầu tư gắn với các cấp quản lý cao nhất như Hội đồng quản trị, Tổng công ty, công ty con…Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận là hoạch định, kiểm soát toàn bộ hoạt động của đơn vị, quá trình đầu tư tài sản, đảm bảo việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả (Trần Trung Tuấn, 2015). 2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm Để đo lường thành quả của một TTTN, người ta thường sử dụng 02 tiêu chí là kết quả và hiệu quả (Tạ Đình Chúc Quân, 2018). - Kết quả: là chỉ tiêu phản ánh mức đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 38. 24 - Hiệu quả: là chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Thành quả: là chỉ tiêu nhằm so sánh mức độ thực tế đạt được với kế hoạch đã đặt ra. Đối với mỗi TTTN lại có những tiêu chí đánh giá thành quả cụ thể hơn. a. Trung tâm chi phí. Trung tâm chi phí thường được chia thành 02 loại là trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán. - Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về nguồn lực được sử dụng để tạo ra một đơn vị sản phẩm đã được xây dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm chi phí phải có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh theo đúng định mức chi phí đơn vị sản phẩm. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn thường gắn với cấp quản trị cơ sở như tổ sản xuất, xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất. Nhà quản lý của các bộ phận này là tổ trưởng, quản đốc phân xưởng, giám đốc nhà máy.Căn cứ để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn như sau: + Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn như chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng thời gian quy định. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của trung tâm này là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá thành sản phẩm. + Về mặt hiệu quả: được đo lường trên cơ sở so sánh giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh và chi phí định mức. Trên cơ sở chênh lệch chi phí, nhà quản trị sẽ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố gây ra sự chênh lệch để xác định nguyên nhân tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả bao gồm: năng suất lao động, định mức thực hiện tiêu hao nguyên vật liệu… - Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố được dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao chung, không thể xác định cụ thể cho từng công việc của trung tâm. Nhà lãnh đạo của trung tâm này có trách nhiệm kiểm soát chi
  • 39. 25 phí thực tế phát sinh sao cho phù hợp với chi phí dự toán, đồng thời đảm bảo hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. Đặc điểm của các trung tâm chi phí này là đầu ra không thể đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính. Trách nhiệm cũng như mục tiêu của trung tâm chi phí là quản lý chặt chẽ và làm giảm thiểu tối đa chi phí. Các trung tâm này bao gồm: phòng hành chính, phòng kế toán, phòng nhân sự…Căn cứ để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán như sau: + Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của trung tâm này là chi quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm… + Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản lý trung tâm so với chi phí đã được duyệt trong kỳ. b. Trung tâm doanh thu - Về mặt kết quả: kết quả của trung tâm doanh thu được đánh giá qua các chỉ tiêu như sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ… - Về mặt thành quả: thành quả của trung tâm doanh thu được đánh giá trên cơ sở so sánh doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán, sau đó phân tích chênh lệch. Nếu trung tâm doanh thu được quyền quyết định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra. Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán c. Trung tâm lợi nhuận - Về mặt kết quả: Kết quả của trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua kết quả của trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí. - Về mặt hiệu quả: mục đích của trung tâm lợi nhuận là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí, nghĩa là trung tâm lợi nhuận phải hoạt động sao cho đạt lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí. Lợi nhuận có thể lượng hóa được bằng tiền cả đầu ra và đầu vào, do đó, hiệu quả của trung tâm lợi nhuận được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ lệ lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí…
  • 40. 26 - Về mặt thành quả: so sánh lợi nhuận đạt được so với lợi nhuận kỳ vọng (lợi nhuận dự toán). Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán d. Trung tâm đầu tƣ Các nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư phải chịu trách nhiệm về vốn đầu tư đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Cách đánh giá thành quả của trung tâm này như sau: - Về mặt hiệuquả, thành quả: hiệu quả, thành quả của nhà quản lý ở trung tâm đầu tư không chỉ được đo lường bằng số lợi nhuận được tạo ra mà còn là lợi nhuận trong mối tương quan với tổng vốn đầu tư, tức là khả năng sinh lợi của đồng vốn, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính như ROI, RI, EVA.  Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) ROI = Lợi nhuận Doanh thu Doanh thu X Vốn đầu tư bình quân Hay ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khi một đồng doanh thu thực hiện sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này cao hay thấp tùy thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các nhà quản lý ở trung tâm đầu tư. Số vòng quay tài sản cho biết một đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản. Kết quả của chỉ số này phụ thuộc vào việc kiểm soát doanh thu và tài sản (vốn) của các nhà quản lý ở trung tâm đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tài sản giúp giải thích sự biến động của ROI của một trung tâm đầu tư và sự khác nhau của ROI giữa các trung tâm đầu tư. Mặc dù ROI được các nhà quản trị trên thế giới sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, tuy nhiên, ROI có các hạn chế sau:
  • 41. 27 + Những biểu hiện tăng ROI trong ngắn hạn ở các bộ phận có khả năng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, làm giảm giá trị kinh tế về lâu dài của doanh nghiệp. + Lợi nhuận để tính ROI là lợi nhuận trước thuế, do đó, thước đo tài chính ROI chưa phản ánh đầy đủ chi phí thuế và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. + ROI chưa loại bỏ được những ảnh hưởng từ quyết định của nhà quản lý. + ROI không phù hợp với mô hình vận động của các dòng tiền nên bị hạn chế khi sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư. Từ những nhược điểm trên của ROI cho thấy ROI chưa phải là thước đo hoàn chỉnh để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, do đó, từ những năm 1950 đã xuất hiện giải pháp vượt qua những hạn chế của ROI, đó là sử dụng thước đo tài chính RI (lãi thặng dư) – nguồn gốc của thước đo tài chính EVA ( Economic value added – giá trị kinh tế tăng thêm).  Lãi thặng dư (RI) RI = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) Chỉ số RI cho biết lợi nhuận thực tế là bao nhiêu sau khi trừ chi phí sử dụng vốn. RI cũng cho biết nhà đầu tư có nên đầu tư thêm hay không. Ưu điểm của RI: đánh giá đúng kết quả của trung tâm đầu tư vì các chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. RI cũng khuyến khích các nhà quản trị thực hiện cơ hội đầu tư mới có khả năng sinh lời. Nhược điểm của RI: không thể sử dụng để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực tế, nếu dùng RI để đánh giá thì RI thường có khuynh hướng nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011, trang 212).  Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) EVA là thước đo phần doanh thu tăng thêm từ lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế với chi phí sử dụng vốn. EVA của từng trung tâm đầu tư cho biết mỗi trung tâm đầu tư đã làm giàu thêm cho chủ sở hữu là bao nhiêu. EVA = NOPAT – (TC x WACC)
  • 42. 28 Trong đó: - NOPAT: Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế - TC: Vốn đầu tư (Total capital) - WACC: Lãi sử dụng vốn bình quân Ưu điểm của thước đo EVA là đã tính đến chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, do đó, lợi nhuận có được là lợi nhuận thực sự của các cổ đông. Khi xác định EVA, các chỉ tiêu được phản ánh theo quan điểm kinh tế, khắc phục được hạn chế của thước đo truyền thống khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Mỗi chỉ số (ROI, RI, EVA) đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, để đánh giá chính xác thành quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp các chỉ số như ROI, RI, EVA cùng với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch. 2.1.4.3 Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm Thành quả của mỗi TTTN được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo, gọi là báo cáo thành quả của KTTN. Báo cáo thành quả của KTTN là một bộ phận của báo cáo KTQT. Tất cả các cấp quản lý từ thấp đến cao của các TTTN đều phải lập báo cáo thành quả của KTTN. Báo cáo thành quả của KTTN phản ánh kết quả tài chính, thể hiện sự so sánh các chỉ tiêu thực tế so với dự toán, đồng thời chỉ ra sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại TTTN (Atkinson và cộng sự, 2001). Bênh cạnh các báo cáo về các chỉ tiêu tài chính, nhà quản trị cần xây dựng thêm các báo cáo phi tài chính để đánh giá toàn diện hơn về thành quả hoạt động của mỗi bộ phận.  Phân loại báo cáo thành quả của TTTN Về phương diện tài chính, báo cáo thành quả của các TTTN trong một doanh nghiệp thường gắn liền với TTTN đó. Có 04 loại báo cáo gắn với 04 TTTN như sau: - Trung tâm chi phí: báo cáo tình hình thực hiện chi phí. - Trung tâm doanh thu: báo cáo tình hình thực hiện doanh thu.
  • 43. 29 - Trung tâm lợi nhuận: báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. - Trung tâm đầu tư: báo cáo thu nhập theo vốn đầu tư.  Nội dung của báo cáo trách nhiệm Không có một mẫu biểu chung cho một báo cáo kết quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp, mỗi một ngành nghề, một doanh nghiệp cụ thể sẽ có những mẫu biểu phù hợp với bản chất của từng trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp đó. Thực tế, báo cáo trách nhiệm sẽ thể hiện sự so sánh giữa số liệu thực tế, số liệu dự toán và chênh lệch giữa 02 dữ liệu này. Những báo cáo này phải tương thích với cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Cấp quản lý càng thấp thì báo cáo trách nhiệm càng cụ thể và chi tiết hơn. Tùy theo mỗi TTTN sẽ có những báo cáo đặc trưng riêng, phù hợp với nội dung và hình thức của TTTN đó. - Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí: là bảng so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán, xác định chênh lệch và phân tích ảnh hưởng theo từng nhân tố cấu thành chi phí. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí được tách thành báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn (gắn với phân xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất) và báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán (gắn với khối văn phòng). Bảng 2.1: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1 Chi phí phân xưởng 1 2 Chi phí phân xưởng 2 3 Chí phí phân xưởng 3 …. Tổng cộng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Biến động chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức Trong đó: Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức)
  • 44. 30 Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức) Bảng 2.2: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1 Chi phí phòng kế toán 2 Chi phí phòng kinh doanh 3 Chi phí phòng marketing …. Tổng cộng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ việc phân tích các biến động về giá cả và định lượng, nhà quản trị trung tâm chi phí sẽ biết được các nguyên nhân của các biến động, biến động nào có lợi, biến động nào bất lợi, từ đó tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp đúng đắn, kịp thời và phù hợp làm giảm thiểu chi phí. - Báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu: là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu có thể kiểm soát thực tế so với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch như sản lượng tiêu thụ, giá bán, cơ cấu sản phẩm… Bảng 2.3: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu Sản phẩm Định mức Thực hiện Biến động Lƣợng Giá Lƣợng Giá Tổng cộng Lƣợng Giá Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm B …. Tổng cộng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận: là báo cáo nhằm đánh giá thành quả của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận thông qua việc so sánh kết quả thực hiện với
  • 45. 31 dự toán dựa trên doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được. Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận được lập theo mẫu số dư đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về doanh thu, chi phí của họ; qua đó, đánh giá được sự đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Bảng 2.4: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Biến phí - Biến phí sản xuất - Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 3 Số dư đảm phí 4 Định phí trực tiếp 5 Số dư bộ phận 6 Định phí gián tiếp 7 Chi phí chung phân bổ 8 Lợi nhuận 9 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư: để đánh giá và đo lường thành quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu tài chính như ROI, RI, EVA…Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu thực tế đạt được so với kế hoạch, xét trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành giúp nhà quản trị đánh giá được trách nhiệm quản trị của trung tâm này.
  • 46. 32 Bảng 2.5: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch 1. Tài sản 2. Doanh thu 3. Lợi nhuận 4. Tỷ suất lợi nhuận (3/2) 5. ROI (3/1) 6. RI ((3 – 1)x ROI mong muốn) 7. Chi phí sử dụng vốn 8. Chi phí vốn (1x6) 9. EVA (3-7) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết bất định Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống như Taylor, Fayol và Weber tin rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức. Tuy nhiên trong thực tế, cơ cấu tổ chức lại có sự thay đổi đáng kể. Các nhà lý thuyết đương đại cho rằng không có một cơ cấu tổ chức “tốt nhất” cho các tổ chức. Theo Chenhall (2007) thì hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, quy mô, văn hóa, chiến lược, công nghệ. Còn theo Minztberg (1979) thì các nhân tố bất định tác động đến cấu trúc doanh nghiệp có thể chia thành bốn nhóm, đó là: số năm thành lập và quy mô doanh nghiệp, hệ thống kỹ thuật doanh nghiệp sử dụng, môi trường xung quanh và sức mạnh của các mối liên hệ. Các biến như môi trường, quy mô, văn hóa, chiến lược, công nghệ đã được nghiên cứu bởi các nhà kế toán toán trị như Otley (1980), Waterhouse và Tiessen (1978) từ 25 năm qua. Theo Otley (1980) thì các yếu tố bất định tác động đến cấu trúc của doanh nghiệp và cũng đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật của kế toán quản trị. Năm 1983, Waterhouse và Tiessen đã phát triển và mở rộng thêm lý thuyết bất định, hai nhà nghiên cứu này cho rằng cấu trúc của doanh nghiệp phụ thuộc vào