SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_ _ _ __
NGUYỄN HỮU ĐỨC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI
NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_ _ _ __
NGUYỄN HỮU ĐỨC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI
NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Kim Quyến
TP.HCM - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
*****
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nghiên cứu nào khác.
TPHCM , ngày tháng năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Hữu Đức
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KBNN Kho bạc Nhà nước
NS Ngân sách
NSNN Ngân sách nhà nước
SDNS Sử dụng Ngân sách
TABMIS Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho
bạc.
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
BQLDA Ban quản lý dự án
CNTT Công nghệ thông tin
XLTT Xử lý trung tâm
NCC Nhà cung cấp
KHV Kế hoạch vốn
QHNS Quan hệ ngân sách
CKC Cam kết chi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1
Kết quả thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN tại
KBNN Đồng Tháp từ tháng 01/2016 – tháng 12/2018
(phát sinh tại Văn phòng)
36
Bảng 2.2 Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng và ký hiệu 43
Bảng 2.3
Kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ
yếu
45
Bảng 2.4 Kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ 49
Bảng 2.5 Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu 51
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên Nội dung Trang
Hình 1.1
Sơ đồ dây chuyền giá trị của Kho bạc Nhà nước Đồng
Tháp thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết
NSNN qua Kho bạc Nhà nước
17
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Đồng Tháp 29
Hình 2.2
Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chung nhà cung
cấp
30
Hình 2.3
Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chi tiết nhà cung
cấp
31
Hình 2.4 Sơ đồ tiếp nhận và xử lý cam kết chi NSNN 33
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................3
3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của đề
tài....................................................................................................................... 3
3.1. Khung phân tích...................................................................................................3
3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu......................................................................................3
3.3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài.................................................................4
4. Kết cấu của đề tài gồm............................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát CKC chi
ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước..............................................................5
1.1. Một số khái niệm về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát CKC ngân
sách Nhà nước.............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước ..................................................................5
1.1.2 Quản lý chi NSNN, kiểm soát chi NSNN ........................................................5
1.1.3 Khái niệm Cam kết chi NSNN và kiểm soát CKC NSNN................................6
1.1.3.1 Cam kết chi thường xuyên..............................................................................7
1.1.3.2 Cam kết chi đầu tư..........................................................................................8
1.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà
nước.............................................................................................................................8
1.2.1 Vai trò của KBNN trong quản lý quỹ NSNN....................................................8
1.2.2 Vai trò của KBNN trong thực hiện quản lý kiểm soát CKC NSNN.................9
1.3. Nguyên tắc quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước .................................10
1.4. Nội dung quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước.....................................11
1.4.1. Nội dung quản lý CKC ngân sách Nhà nước ...................................................11
1.4.2. Nội dung kiểm soát CKC NSNN......................................................................14
MỤC LỤC
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN
Đồng Tháp...................................................................................................................15
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu...........................................................18
1.5.1.1. Hoạt động đầu vào.........................................................................................18
1.5.1.2. Hoạt động vận hành.......................................................................................18
1.5.1.3. Hoạt động đầu ra ...........................................................................................21
1.5.1.4. Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính.................................................21
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ .............................................................22
1.5.2.1. Hoạt động hỗ trợ của hệ thống thông tin.......................................................22
1.5.2.2. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực ...............................................................22
1.5.2.3. Hoạt động đào tạo và truyền thông ...............................................................23
1.6. Kiểm soát cam kết chi ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm................23
Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.............................27
2.1. Một vài nét về tỉnh Đồng Tháp ...........................................................................27
2.2. Sơ lược về Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp .........................................................27
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Đồng Tháp .................................................27
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Đồng Tháp...............................................28
2.3. Quy trình quản lý, kiểm soát CKC ngân sách nhà nước.....................................29
2.3.1. Quy trình quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước.........................................29
2.3.1.1. Quy trình quản lý thông tin chung nhà cung cấp..........................................29
2.3.1.2. Quy trình quản lý thông tin chi tiết ...............................................................31
2.3.2 Quy trình kiểm soát CKC NSNN......................................................................32
2.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý, kiểm soát
CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.......................................................35
2.4.1. Kết quả đạt được...............................................................................................35
2.4.1.1 Đối với công tác CKC thường xuyên.............................................................36
MỤC LỤC
2.4.1.2. Đối với công tác CKC đầu tư XDCB............................................................37
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................38
2.4.2.1 Hạn chế ...........................................................................................................38
2.4.2.2 Nguyên nhân...................................................................................................41
2.5. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát CKC
NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp................................................................41
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................................42
2.5.2. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra .......................................................................42
2.5.3. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................................42
2.5.4. Mẫu nghiên cứu định lượng .............................................................................44
2.5.5. Phân tích kết quả điều tra các nhân tố ảnh hưởng ...........................................44
2.5.5.1. Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu........44
2.5.5.2. Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ...........49
2.5.6. Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu............................................................51
2.6. Nguyên nhân của những hạn chế: .......................................................................52
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho bạc Nhà
nước Đồng Tháp .........................................................................................................55
3.1. Các giải pháp cơ bản mang tính cốt lõi cần hoàn thiện ......................................55
3.1.1. Triển khai thực hiện tốt quytrình chức năng PO của TABMIS .........................55
3.1.2. Phát triển và cung cấp dịch vụ công điện tử về CKC......................................55
3.1.3. Sửa đổi thời điểm thực hiện quản lý, kiểm soát CKC .....................................56
3.1.4. Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính ...........................................................56
3.1.5. Mở rộng đối tượng phải thực hiện CKC..........................................................57
3.1.6. Xây dựng và phát triển cổng giao diện thông tin điện tử.................................58
3.1.7. Xâydựng quytrình tổ chức tiếp nhận và trả kết quả kiểm soát CKC .....................58
3.1.8. Nâng cao hoạt động đào tạo và truyền thông...................................................60
3.1.8.1. Công tác đào tạo ............................................................................................60
MỤC LỤC
3.1.8.2. Công tác truyền thông ...................................................................................60
3.2. Một số kiến nghị khác..........................................................................................62
3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ...................................................................................62
3.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính..............................................................................63
3.2.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước .....................................................................63
3.2.4.Kiến nghị với KBNN Đồng Tháp......................................................................64
KẾT LUẬN................................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm
soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp”
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài:
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và kiểm soát cam kết chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nhưng thực tế chưa có đề tài nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà
nước, chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp”
làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
Tìm ra các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước để đề xuất các giải pháp khuyến nghị
điều chỉnh hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp được tốt hơn.
3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài:
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi
các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản
lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp để phân tích, đánh giá
và tìm ra các nhân tố tác động đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đã nghiên cứu hai phương diện là lý luận và cơ sở thực tế để tiến hành phân
tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động như thế nào đối với công
tác quản lý, kiểm soát cam kết chi tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp, đề tài đã tìm
ra được 8 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu trong tổng số 12 nhân tố được nhận dạng ở
giai đoạn định tính; đồng thời, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Từ đó, đề ra 8
nhóm giải pháp và khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền như: cơ chế chính sách,
quy trình nghiệp vụ và một số nội dung khác.
5. Kết luận và hàm ý:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hữu hiệu trong việc hỗ trợ cho các
cấp chính quyền và cơ quan Tài chính trong việc lập ngân sách trung hạn, thực hiện
hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế; hỗ trợ cơ quan Kho bạc và các đơn vị sử
dụng ngân sách trong việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp
phần đảm bảo an ninh tài chính, củng cố kỷ luật tài khóa; đồng thời, góp phần thực
hiện tốt hơn chế định về quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước trong thời gian tới theo hướng thuận tiện, công khai, minh bạch, chặt chẽ, an
toàn và hiệu quả.
Từ khóa: cam kết chi
ABSTRACT SUMMARY
Official thesis title: "Analysis of factors affecting the management and control
of State budget spending commitments through Dong Thap State Treasury"
SUMMARY CONTENT
1. Reason for choosing topic:
There have been many research projects on the field of management and
control of state budget spending commitments through the State Treasury but in
reality, there have not been any research projects on factors affecting the
management and control of commitments. State budget expenditure, so the author
chose the topic "Analysis of factors affecting the management and control of State
budget spending commitments through Dong Thap State Treasury" as the topic of
graduation thesis. mine.
2. Objective of the topic:
Find out factors affecting the management and control of State budget
spending commitments through the State Treasury to propose solutions to adjust the
management and control of budgetary commitments. State books through Dong
Thap State Treasury are better.
3. Approach to implement the topic:
Using interview techniques, survey methods through questionnaires of
subjects directly or indirectly related to the implementation of the mechanism of
management and control of spending commitments through Dong Thap State
Treasury to divide analyzing, assessing and finding out factors affecting the
management and control of state budget spending commitments through the State
Treasury.
4. Research results:
Has studied two aspects of theory and practical basis to conduct analysis and
assessment of the impact of the factors affecting the management and control of
spending commitments at the Treasury. In Dong Thap state, the thesis has found 8
main factors affecting the total of 12 factors identified at the qualitative stage; at the
same time, find the cause of the restriction. From there, propose 8 groups of
solutions and recommend competent agencies such as mechanisms, policies,
business processes and some other contents.
5. Conclusion and implications:
The research results of the project have contributed effectively to support the
authorities and the finance agencies in medium-term budgeting, effectively
implementing the goal of economic restructuring; assisting Treasury agencies and
budget-using units in controlling budget spending, preventing debts, contributing to
financial security, consolidating fiscal discipline; at the same time, contributing to
the better implementation of regulations on management of state budget expenditure
commitments through the State Treasury in the coming time towards convenience,
publicity, transparency, coherence, safety and efficiency.
Keywords: commitment spending
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cam kết chi ngân sách nhà nước (NSNN) là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên để
đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) thực hiện một khoản chi tiêu công. Trong thực tế,
khi cần tuyển dụng, nâng ngạch, bậc lương cho cán bộ, công chức thì các đơn vị sử
dụng ngân sách đều ra quyết định tuyển dụng, quyết định nâng ngạch, bậc lương;
khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, xây dựng, sửa chữa tài sản cố định thì các đơn vị
sử dụng ngân sách thường ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, nhà thầu . . . Các
quyết định, hợp đồng nêu trên sẽ làm phát sinh ra một khoản nợ mà đơn vị SDNS
có nghĩa vụ phải chi trả và điều đó có nghĩa là các đơn vị SDNS đã thực hiện cam
kết chi về mặt pháp lý. Thế nhưng hầu hết các đơn vị SDNS đều chưa thực hiện
cam kết chi về mặt kế toán (gọi là kế toán cam kết chi), nghĩa là chưa thực hiện việc
ước lượng và dành sẳn số kinh phí cần thiết từ dự tóan NSNN được giao hàng năm
để trang trải cho những khoản nợ mà đơn vị đã cam kết trong các quyết định, hợp
đồng. Nếu không thực hiện kế toán cam kết chi, một đơn vị sử dụng ngân sách có
thể chuyển đến kho bạc nhà nước các yêu cầu thanh toán vượt quá dự toán NSNN
còn lại được sử dụng. Và hệ lụy kéo theo là dịch vụ đã được cung cấp, hàng hóa đã
được giao nhận mà kinh phí thì chưa có hoặc chưa đủ để thực hiện chi trả theo
quyết định, hợp đồng đã ký kết. Từ đó làm phát sinh các khoản nợ tồn đọng trong
chi trả lương, chi trả chi phí mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản kèm theo các
khoản phạt vi phạm hợp đồng (nếu có). Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra là để ngăn
chặn việc tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử
dụng, các đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện kế toán cam kết chi mỗi khi có
phát sinh cam kết chi về mặt pháp lý.
Theo quy trình kiểm soát chi NSNN đang có hiệu lực hiện nay, KBNN chỉ
thực hiện kiểm soát các điều kiện chi NSNN (trong đó có điều kiện phải có trong dự
toán NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt) theo Luật NSNN khi các đơn vị
SDNS gửi yêu cầu thanh toán đến KBNN. Nhưng đến lúc này, đơn vị SDNS đã
thực hiện xong các nghiệp vụ cam kết chi, thanh toán, chuẩn chi và đang chuyển
2
sang KBNN để thực hiện nghiệp vụ cuối cùng là chi trả. Nếu yêu cầu thanh toán
của đơn vị sử dụng ngân sách bị KBNN từ chối do vượt quá dự toán NSNN còn lại
được sử dụng thì sẽ không tránh được những hệ lụy đã nêu trên. Vấn đề đặt ra là để
ngăn chặn việc các đơn vị SDNS tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán
NSNN còn lại được sử dụng, KBNN cần thực hiện kiểm soát để ràng buộc các đơn vị
SDNS phải thực hiện cam kết chi (cả về mặt pháp lý và mặt kế toán) ngay từ lúc đơn
vị này thực hiện nghiệp vụ cam kết chi.
Năm 2003, dự án cải cách quản lý tài chính công được Bộ Tài chính chủ trì
triển khai theo quyết định 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cấu
phần lớn nhất và quan trọng nhất của dự án là hệ thống thông tin quản lý ngân sách
và kho bạc (gọi tắt là TABMIS). Mục tiêu của TABMIS là nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực quản lý tài chính – ngân sách nhà nước theo định hướng của
dự án cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, tiến tới phù hợp với các chuẩn
mực, thông lệ quốc tế để hội nhập khu vực và thế giới.
Phân hệ quản lý cam kết chi (PO - Purchase Orders) trong TABMIS cung
cấp một quy trình chức năng mới hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện kế
toán cam kết chi nhằm ngăn chặn việc đơn vị tạo ra những khoản nợ phải trả vượt
quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng. Theo thiết kế của TABMIS, các đơn vị sử
dụng ngân sách là đối tượng chủ yếu sử dụng phân hệ cam kết chi của TABMIS, sẽ
khởi tạo và cập nhật các khoản cam kết chi trên TABMIS.
Cuối năm 2008, để triển khai TABMIS, từng bước thực hiện kế toán dồn
tích, hỗ trợ lập ngân sách trung hạn, tăng cường kiểm soát chi tiêu NSNN, góp phần
ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư
113/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
Tuy nhiên, phân hệ quản lý cam kết chi chỉ mới được KBNN các cấp tổ chức vận
hành thí điểm, chưa thực hiện đầy đủ quy trình do chưa hoàn thành triển khai
TABMIS trên phạm vi cả nước.
Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, sau khi kết thúc triển khai diện rộng
TABMIS trên toàn quốc, quy trình cam kết chi theo quy định của thông tư
3
113/2008/TT-BTC sẽ được chính thức thực hiện vào ngày 01/6/2013 và thực tế đã
chính thức thực hiện kể từ ngày 01/6/2016 theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính.
Cùng với hệ thống Kho bạc Nhà nước nói chung và KBNN tỉnh Đồng Tháp nói
riêng đã triển khai thực hiện quản lý cam kết chi NSNN từ ngày 01 tháng 06 năm
2013. Tuy nhiên, trong thời gian qua theo nhận định của tác giả thì nó bộc lộ nhiều
khó khăn, vướng mắc, bất cập cả về cơ chế chính sách, cũng như về quá trình vận
hành thực hiện quản lý cam kết chi NSNN, làm ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ
quan Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Cho đến nay, cũng đã có đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và kiểm soát
cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước như: Giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Cà Mau (Tác giả: Lê Chí
Cường). Nhưng chưa có đề tài nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN
qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước để đề xuất các giải pháp khuyến nghị
điều chỉnh hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp được tốt hơn.
3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của
đề tài.
3.1. Khung phân tích
Tác giả sử dụng các lý thuyết: Lý thuyết “Ngân sách nhà nước” (Luật Ngân
sách nhà nước số 83/2015/QH13); Lý thuyết “Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách
và Kho bạc (TABMIS); Lý thuyết “Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN” làm
khung phân tích nhằm thực hiện mục tiêu của Luận văn.
3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu
Thời gian và nguồn thu thập số liệu:
4
- Thời gian: các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Đồng Tháp phát sinh từ ngày 01/01/2016 đến tháng 12/2018 được thực hiện quản
lý, kiểm soát CKC NSNN trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Tháp.
- Nguồn số liệu: báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KBNN tỉnh hàng năm
và Báo cáo liệt kê chứng từ PO - S206 trên hệ thống TABMIS.
3.3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài
- Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số cán bộ, công chức có am hiểu và
kinh nghiệm về lĩnh vực chi NSNN trong và ngoài KBNN để nhận dạng các các
nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác quả lý và kiểm soát Cam kết chi NSNN qua
Kho bạc Nhà nước.
- Sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi các đối tượng có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết
chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước để phân tích, đánh giá và tìm ra các nhân tố tác
động đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho bạc Nhà nước tỉnh
Đồng Tháp.
4. Kết cấu của đề tài gồm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát
CKC ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho
bạc Nhà nước Đồng Tháp.
5
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản
lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước.
1.1 Một số khái niệm về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát
cam kết chi ngân sách Nhà nước.
1.1.1 . Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Khái niệm “Ngân sách” thường để chỉ tổng số thu và chi của một chủ thể
trong một thời gian nhất định. Khi chủ thể của “Ngân sách” là Nhà nước được gọi là
ngân sách Nhà nước. Theo Điều 4 Luật NSNN năm 2015 thì “Ngân sách Nhà nước
là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thòi gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Nếu xét về mặt bản chất,
NSNN là mối quan hệ giữa lợi ích giữa của Nhà nước với các chủ thể khác trong xã
hội - doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân gắn liền với việc tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ NSNN.
“Chi NSNN là các khoản chi tiêu của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ
công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng”- (nguồn: Luật NSNN 2015).
1.1.2 Quản lý chi NSNN, kiểm soát chi NSNN
- Quản lý chi NSNN là một khái niệm phản ảnh hoạt động tổ chức điều hành
và đưa ra những quyết định của Nhà nước đối với quá trình sử dụng và phân phối
nguồn lực NSNN để cung cấp dịch vụ công và hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh
tế - xã hội cho cộng đồng. Quản lý chi NSNN phải tuân theo các nguyên tắc sau:
“(1). Đối với khâu lập dự toán: dự toán chi NSNN phải được xây dựng phải
khách quan và khoa học như: chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của nhà nước; hệ thống các chính sách, chế độ tiêu chuẩn và định mức hiện
hành, lấy từ kết quả phân tích việc chấp hành dự toán chi của những năm trước
đó,… Bên cạnh đó, việc xây dựng dự toán phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian
6
theo quy định. (2). đối với khâu chấp hành dự toán chi NSNN: NSNN phải đảm bảo
đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi của các đơn vị thụ hưởng ngân sách theo
dự toán đã được phê duyệt; mọi khoản chi NSNN phải được cơ quan KBNN kiểm
soát chặt chẽ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức…, phân định rõ trách nhiệm
của người chuẩn chi - thủ trưởng các cơ quan, đơn vị với cơ quan KBNN - kế toán
của Nhà nước. (3) đối với khâu quyết toán NSNN: khi quyết toán NSNN phải phản
ánh trung thực, đầy đủ và chính xác mọi khoản chi của nhà nước (chi tiết theo
MLNSNN) theo quy định của Luật NSNN; đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và thời
gian theo luật định; phải được kiểm toán trước khi trình Quốc hội phê chuẩn”-
(nguồn: Luật NSNN năm 2015).
- Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước: “là việc các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các
khoản chi NSNN do các chủ thể thực hiện, dựa trên việc đối chiếu với các chính sách,
chế độ định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình
thức phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn” - (nguồn: Luật NSNN năm
2015).
Như vậy, kiểm soát chi NSNN được quan niệm là một chế định pháp luật
trong đó bao gồm những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm soát việc chi tiêu công ở các bộ,
ngành và các đơn vị có sử dụng NSNN.
1.1.3 Khái niệm cam kết chi NSNN và kiểm soát CKC NSNN
Cam kết chi NSNN: “là việc các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, ban quản lý dự
án (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách
được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm)
để thanh toán cho hợp đồng có hiệu lực đã được ký giữa đơn vị với nhà cung cấp.
Giá trị của khoản CKC, về nguyên tắc, bằng số kinh phí cần thiết để thanh toán cho
cấu phần hợp đồng thực hiện trong năm, nhưng không vượt quá dự toán năm được
duyệt và giá trị hợp đồng còn phải thanh toán”–(nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-
BTC của Bộ Tài chính).
7
Kiểm soát cam kết chi NSNN: “là một thể thức kiểm soát, theo dõi hành vi
cam kết chi của đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo các khoản chi của đơn vị
tuân thủ các quy định pháp lý của nhà nước và không vượt quá mức kinh phí được
duyệt trong dự toán NSNN năm” (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ
Tài chính).
Kiểm soát cam kết chi thuộc dạng tiền kiểm, có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát
trước khi nghiệp vụ cam kết chi được thực hiện nhằm ngăn cản không cho các
khoản chi bất hợp pháp về mặt tài chính xảy ra.
1.1.3.1. Cam kết chi thường xuyên:
“Cam kết chi thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự
toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ
dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự
toán với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là:
Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm NS (là hợp đồng chỉ sử dụng
kinh phí của một năm ngân sách): là số tiền được nêu trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm ngân sách (là hợp đồng sử
dụng kinh phí của nhiều năm ngân sách): là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó
trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn
được phép cam kết chi của hợp đồng đó” - (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC
của Bộ Tài chính).
Như vậy, sau khi ký hợp đồng và ghi nhận CKC vào Hệ thống TABMIS là
đã được thực hiện hạch toán cam kết chi và đã được trừ vào dự toán được giao của
đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân
sách sẽ được quản lý bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: giá trị của hợp đồng
giấy đã được A-B ký kết, số hiệu của hợp đồng giấy, các điều kiện chung và điều
kiện riêng đã được quy định trong hợp đồng, giá trị hợp đồng còn lại được thanh
toán,…Hiện nay, đối với hệ thống TABMIS không quản lý và kiểm soát cam kết
chi đối với hợp đồng thực hiện trong nhiều năm mà chỉ áp dụng thực hiện cam kết
chi đối với số dự toán ngân sách được bố trí trong năm đối với hợp đồng đó.
8
1.1.3.2. Cam kết chi đầu tư
Khái niệm: “cam kết chi đầu tư là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế
hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn
được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với
nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí
cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và
giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi” (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-
BTC của Bộ Tài chính).
Cụ thể:
“ (1). Một dự án đầu tư có một mã số dự án riêng trong phân đoạn mã dự án
của kế toán đồ; một dự án đầu tư có thể có nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có
thể có nhiều hợp đồng khác nhau; các hợp đồng này sẽ được quản lý và ghi nhận
trong TABMIS và đều được xem là hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách.
Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ theo dự án, không phân bổ
chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế của công trình, dự án. Vì vậy, để thực hiện ghi
nhận cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư (BQLDA) cần
phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách
gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch và phải đảm bảo phù hợp với kế
hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư; (2) giá trị hợp đồng còn được phép cam kết
chi là chênh lệch giữa giá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản đã cam kết
chi cho hợp đồng đó (bao gồm cả số cam kết chi đã thực hiện trong những năm
trước đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách)” (nguồn: Thông
tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính).
1.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, kiểm soát cam kết chi
NSNN.
1.2.1 Vai trò của KBNN trong công tác quản lý quỹ NSNN: “KBNN là cơ
quan trực thuộc Bộ Tài chính, có vai trò quan trọng thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ
tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện
9
huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức
phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, có một vai trò
quan trọng đó là vai trò trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN đảm bảo đúng
chế độ, tiêu chuẩn định mức,… theo các quy định hiện hành của Nhà nước” (nguồn:
Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Đồng thời, KBNN thực hiện công tác kiểm tra, hạch toán các khoản chi đúng
mục lục NSNN (Mã chương, Mã ngành, Mã nội dung kinh tế), cung cấp đầy đủ
thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời cho công tác chỉ đạo và điều hành của các
cấp chính quyền địa phương cũng như của các cơ quan liên quan trong cân đối ngân
sách, giúp cho việc điều hành quỹ NSNN được linh hoạt, thuận lợi. KBNN thực
hiện cấp phát tiền cho đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN khi nhận được Lệnh của cơ
quan Tài chính hay của các đơn vị thụ hưởng kinh phí do NSNN cấp. Tuy nhiên,
KBNN không thực hiện theo các lệnh chi một cách thụ động, mà hoạt động này
tương đối độc lập và có sự tương tác qua lại với các đơn vị đó. KBNN có quyền từ
chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, trong quá trình cấp phát, thanh toán các
khoản chi của NSNN nếu thấy chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra, KBNN có quyền
tổng hợp và phân tích, đánh giá và kiến nghị Bộ Tài chính và các cơ quan có thầm
quyền nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
1.2.2 Vai trò của KBNN trong thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi
NSNN:
Về khái niệm, CKC là việc các đơn vị sử dụng ngân sách cam kết sử dụng dự
toán chi ngân sách được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm (có thể cam kết một
phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho các hợp đồng
được ký kết giữa đơn vị với nhà cung cấp.
Từ khái niệm trên cho thấy, công tác quản lý và kiểm soát CKC nếu làm tốt,
sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách và các cớ qun quản lý như Tài chính, Kho
bạc kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ
ngân sách, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công, hàng hóa công,… và thanh toán,
10
góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong chi tiêu công, củng cố kỷ luật tài khóa.
Nhất là, trong bối cảnh công tác quản lý dự toán còn nhiều bất cập thì CKC lại cung
cấp một giải pháp hữu hiệu để chống nợ đọng và hỗ trợ trong công tác lập ngân
sách trung hạn thông qua quản lý nhu cầu thanh toán của các gói thầu có thời gian
thực hiện nhiều năm.
Như vậy, có thể thấy được KBNN có vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN. Một mặt, KBNN có vai trò trong
công tác nâng cao hiệu quả quản lý tài chính NSNN, mặt khác KBNN luôn hướng
tới mục tiêu là ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí của nhà nước và có vai trò
không nhỏ trong việc quản lý, kiểm soát các khoản cam kết của các đơn vị SDNS
góp phần ngăn chặn tình trạng nợ công, tránh tình trạng đầu tư dàn trải,…
1.3 Nguyên tắc quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước
Theo quy định của Bộ Tài chính, “…tất cả các khoản chi của ngân sách nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường
xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có
hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ
200 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 1.000 triệu đồng
trở lên trong chi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm soát CKC qua
KBNN (trừ một số trường hợp được quy định cụ thể không phải thực hiện CKC).
- Các khoản CKC ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt
Nam; các khoản CKC ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được theo dõi theo nguyên
tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hàng tháng do Bộ
Tài chính quy định để hạch toán CKC. Các phân đoạn mã kế toán đồ của tài khoản
chi ngân sách nhà nước (nếu có) phải được hạch toán ở mức chi tiết nhất.
Trường hợp khoản CKC ngân sách nhà nước có nhiều nguồn vốn (các khoản
CKC đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ của dự án ODA,…), thì được
hạch toán chi tiết theo số tiền được CKC của từng nguồn vốn.
- Cam kết chi chỉ được thanh toán khi số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn
11
hoặc bằng số tiền chưa được thanh toán của khoản CKC đó.
Trường hợp số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số tiền còn lại chưa được
thanh toán của khoản CKC, thì trước khi làm thủ tục thanh toán CKC, đơn vị dự
toán hoặc chủ đầu tư phải đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch điều chỉnh số
tiền của khoản CKC đó phù hợp với số tiền đề nghị thanh toán và đảm bảo đúng
quy định nêu tại khoản 2 mục II Thông tư này.
- Trong quá trình quản lý, kiểm soát, nếu phát hiện các khoản CKC sai chế
độ quy định hoặc các khoản dự toán để CKC không được chuyển nguồn sang năm
sau hoặc đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp, thì khoản CKC
sẽ được huỷ bỏ. Kho bạc Nhà nước thực hiện huỷ các khoản CKC của đơn vị dự
toán, chủ đầu tư theo chế độ quy định (đối với các khoản CKC không được phép
chuyển năm sau sử dụng tiếp) hoặc theo quyết định của cơ quan tài chính, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (đối với các khoản CKC sai quy định) hoặc đề nghị của
đơn vị dự toán, chủ đầu tư (đối với các khoản CKC mà đơn vị không có nhu cầu sử
dụng tiếp)” – (nguồn: Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài
chính).
1.4 Nội dung quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước
1.4.1 Nội dung quản lý cam kết chi ngân sách Nhà nước
- Quản lý thông tin nhà cung cấp: “Thông tin về nhà cung cấp phải được
quản lý và ghi nhận đầy đủ trên TABMIS trước khi làm thủ tục cam kết chi và
thanh toán. Trường hợp nhà cung cấp chưa được quản lý trên TABMIS, thì thông
tin về nhà cung cấp được ghi nhận khi thực hiện thanh toán”–(nguồn: Công văn số
507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 của Kho bạc Nhà nước).
Cụ thể:
“(1).Thông tin chung nhà cung cấp: thông tin chung về nhà cung cấp là thông
tin được quản lý, sử dụng chung tại tất cả các đơn vị KBNN trong toàn quốc và bao
gồm các chỉ tiêu sau: thông tin TABMIS bắt buộc người sử dụng phải khai báo khi
tạo mới/điều chỉnh thông tin tên nhà cung cấp; thông tin do TABMIS tự sinh, bao
gồm: mã số nhà cung cấp được quản lý trên TABMIS; ngày tạo và ngày điều chỉnh
12
thông tin chung; người tạo và người điều chỉnh thông tin chung. Các chỉ tiêu thông
tin này do TABMIS tự sinh khi người sử dụng hoàn thành việc khai báo hoặc điều
chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp (riêng mã số nhà cung cấp được quản lý trên
TABMIS sẽ không thay đổi khi người sử dụng điều chỉnh các chỉ tiêu thông tin
chung); thông tin TABMIS không bắt buộc người sử dụng phải khai báo, bao gồm:
mã số thuế của nhà cung cấp; ngày hết hiệu lực thông tin chung về nhà cung cấp
trên TABMIS (người sử dụng chỉ khai báo thông tin này khi có yêu cầu).
(2).Thông tin chi tiết: thông tin chi tiết về nhà cung cấp được quản lý tại từng
đơn vị KBNN và bao gồm các chỉ tiêu sau: thông tin bắt buộc người sử dụng phải
khai báo khi tạo mới thông tin chi tiết nhà cung cấp, bao gồm: mã KBNN nơi tạo
điểm nhà cung cấp; địa chỉ nhà cung cấp; tên và mã ngân hàng (mã số do Ngân
hàng Nhà nước quy định) nơi nhà cung cấp mở tài khoản; số hiệu tài khoản của nhà
cung cấp tại từng ngân hàng; loại tiền tương ứng với từng tài khoản của nhà cung
cấp tại ngân hàng. Các chỉ tiêu thông tin này (trừ địa chỉ nhà cung cấp) phải được
điều chỉnh kịp thời mỗi khi có sự thay đổi; thông tin do TABMIS tự sinh, bao gồm:
ngày tạo và ngày điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp; người tạo và người
điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp. Các chỉ tiêu thông tin này do
TABMIS tự sinh khi người sử dụng hoàn thành việc khai báo hoặc điều chỉnh thông
tin chi tiết về nhà cung cấp; đối với trường hợp nhà cung cấp có nhiều tài khoản, thì
khi khai báo thông tin chi tiết về nhà cung cấp, các đơn vị KBNN phải khai báo đầy
đủ, chính xác các tài khoản tương ứng với từng ngân hàng của nhà cung cấp đó; khi
thực hiện cam kết chi và thanh toán, các đơn vị KBNN phải lựa chọn chính xác tài
khoản của nhà cung cấp đã có trên hệ thống và phù hợp với tài khoản ghi trên hợp
đồng đã ký giữa đơn vị dự toán/chủ đầu tư với nhà cung cấp” – (nguồn: Công văn
số 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 của Kho bạc Nhà nước).
- Quản lý cam kết chi NSNN:
Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi:
“- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán hàng
hóa, dịch vụ giữa đơn vị dự toán, chủ đầu tư với nhà cung, cấp hàng hóa, dịch vụ,
13
nhà thầu có hiệu lực, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề
nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Trường hợp, hợp đồng mua
bán hàng hóa, dịch vụ không quy định ngày có hiệu lực thì thời hạn nêu trên được
tính từ ngày ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2 trở đi, trong thời hạn tối đa
10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản
giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi
đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Trường hợp cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách (hoặc kế
hoạch vốn) trong tháng 12 năm trước, thì thời hạn gửi đề nghị cam kết chi đối với
cả hai trường hợp nói trên được tính từ ngày 01 tháng 01 năm sau.
- Đối với các hợp đồng được bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán trong năm của
cấp có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dự
toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán của cơ
quan có thẩm quyền), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết chi
(bổ sung hoặc điều chỉnh) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Trường hợp đơn vị bổ sung hoặc điều chỉnh giá trị hợp đồng đã ký thì
trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng điều chỉnh có hiệu lực
hoặc kể từ ngày ký hợp đồng điều chỉnh (trường hợp, hợp đồng điều chỉnh không
quy định ngày có hiệu lực), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết
chi (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Trong phạm vi 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự
toán hoặc chủ đầu tư và dự toán của các đơn vị đã được nhập trên hệ thống
TABMIS, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra các điều kiện để thực hiện cam kết
chi cho đơn vị trên hệ thống TABMIS và gửi 01 liên chứng từ cam kết chi đã được
chấp thuận trên hệ thống TABMIS (có ghi sổ cam kết chi) cho đơn vị. Trường hợp
không chấp nhận cam kết chi, trong thời hạn quy định nêu trên, Kho bạc Nhà nước
phải thông báo ý kiến từ chối cam kết chi bằng văn bản cho đơn vị được biết” –
(nguồn: Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính).
14
Đối với việc quản lý hợp đồng chi thường xuyên và chi đầu tư:
“(1). Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ do đơn vị dự toán (đối với
chi thường xuyên) hoặc chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (gọi chung là đơn vị sử dụng
ngân sách) gửi đến, Kho bạc Nhà nước kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng theo
quy định, nếu phù hợp thì nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS và thông
báo số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho đơn vị sử dụng ngân sách được
biết để quản lý và thanh toán cam kết chi; (2).Hàng năm, đơn vị sử dụng ngân sách
phải có trách nhiệm xác định số kế hoạch vốn (đối với chi đầu tư) hoặc dự toán (đối
với chi thường xuyên) bố trí cho từng hợp đồng; đồng thời, được quyền chủ động
điều chỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng, đảm bảo trong phạm vi
kế hoạch vốn hoặc dự toán năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và
giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của dự án đó; (3).Trường hợp hợp đồng
được thực hiện trọn trong 1 năm ngân sách, thì số kế hoạch vốn hoặc dự toán bố trí
trong năm cho hợp đồng đúng bằng giá trị của hợp đồng đó; (4).Trường hợp hợp
đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có nhiều loại tiền, thì chủ đầu tư phải có trách
nhiệm xác định số vốn đầu tư hoặc dự toán trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết
theo từng loại tiền; (5).Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có nhiều
loại nguồn vốn, thì đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm xác định số vốn trong
năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại nguồn vốn” – (nguồn: Thông tư số
40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính).
1.4.2 Nội dung kiểm soát cam kết chi NSNN
Đối với các khoản chi NSNN phải thực hiện CKC theo quy định thì KBNN
thực hiện kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước.
“Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ
tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:
Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu
dấu, chữ ký đã đăng ký với KBNN. Trường hợp đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết
chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến KBNN thông qua chương trình giao diện, thì
phải đảm bảo các nguyên tắc phải có đầy đủ chỉ tiêu thông tin và được bảo mật,
15
đúng định dạng trao đổi dữ liệu điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử,
các văn bản hướng dẫn dưới Luật.
Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm
đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành.
Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo
có trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư).
Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng
(Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách
nhà nước theo quy định, thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự
toán tạm cấp hoặc dự toán được điều chỉnh của đơn vị dự toán; trường hợp chi ứng
trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết
chi trên cơ sở dự toán ứng trước của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư).
Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ
đầu tư phải gửi đến KBNN chậm nhất đến hết ngày 25/01 năm sau (trừ cam kết chi
dự toán ứng trước của các khoản kinh phí thường xuyên)” – (nguồn: Thông tư số
113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính).
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi
NSNN qua KBNN
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp
chuyên gia bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của
các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý
và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng. Những
lãnh đạo, chuyên viên được lựa chọn là những người có kiến thức và kinh nghiệm
về nghiệp vụ tài chính – ngân sách liên quan đến việc thực hiện cơ chế quản lý và
kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
- Tổ chức và kết quả phỏng vấn: Phương pháp nghiên cứu định tính được
thực hiện thông qua một buổi phỏng vấn tập trung để bước đầu nhận dạng những
nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiềm soát CKC NSNN qua
16
KBNN.
- Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn gồm 15 cán bộ
lãnh đạo và công chức của KBNN Đồng Tháp, Sở Tài chính Đồng Tháp, và một số
đơn vị sử dụng ngân sách có mở tài khoản và thường xuyên giao dịch với KBNN
Đồng Tháp (Sở Tài chính 02 người; Kho bạc 07 người; các đơn vị sử dụng ngân
sách 06 người).
- Phương pháp tổ chức phỏng vấn: Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi lại
trong file văn bản của máy tính để làm bằng chứng về dữ liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài mà không sử dụng vào mục đích nào khác.
- Nội dung phỏng vấn: Người phỏng vấn sử dụng một bảng hướng dẫn phỏng
vấn theo dạng bán cấu trúc, bao gồm các câu hỏi mở để người được phỏng vấn phát
biểu theo suy nghĩ và kinh nghiệm của họ. Mỗi câu hỏi được đặt ra chung và có
những câu hỏi đặt riêng cho từng người cụ thể và người được phỏng vấn không chỉ trả
lời các câu hỏi mà còn được gợi mở trao đổi, bình luận về các vấn đề mà người phỏng
vấn đặt ra.
- Thu thập và phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được từ cuộc phỏng vấn
tập trung sẽ được phân loại, xử lý, phân tích và tổng hợp để hình thành các nhận
dạng bước đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế quản lý, kiểm
soát CKC NSNN qua KBNN tại KBNN Đồng Tháp.
- Kết quả phỏng vấn: Kết quả phỏng vấn tập trung 15 cán bộ lãnh đạo và
chuyên viên của các tổ chức có liên quan, sau khi tổng hợp, tuy có những ý kiến
khác nhau, nhưng nhìn chung, các nội dung nêu trong bảng tổng hợp kết quả phỏng
vấn được các ý kiến đề cập nhiều nhất (phụ lục 1).
Trên cơ sở kết quả phỏng vấn tập trung và phân tích dây chuyền giá trị
(thống kê, đánh giá tỷ lệ %), các hoạt động thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát
CKC NSNN qua KBNN được chia thành hai nhóm: các hoạt động chủ yếu và các
hoạt động hỗ trợ.
- Các hoạt động chủ yếu: Các hoạt động chủ yếu là những hoạt động gắn trực
tiếp với việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN tại
17
KBNN Đồng Tháp, gồm: hoạt động đầu vào; hoạt động vận hành; hoạt động đầu
ra; thủ tục hành chính
- Các hoạt động hỗ trợ:
Ngoài các hoạt động chủ yếu, trong dây chuyền giá trị còn có các hoạt động
hỗ trợ là các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản
lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. Nhờ các hoạt động hỗ trợ mà các hoạt
động chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: hoạt
động của hệ thống thông tin; hoạt động quản lý nguồn nhân lực; đào tạo và truyền
thông.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dây chuyền giá trị của KBNN Đồng Tháp thực hiện
cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN
Đào tạo & truyền thông
Quản lý nguồn nhân lực
Hệ thống thông tin (TABMIS)
THỦ TỤC
HÀNH
CHÍNH
HOẠT ĐỘNG
ĐẦU RA
HOẠT ĐỘNG
VẬN HÀNH
HOẠT
ĐỘNG
ĐẦU VÀO
Các
hoạt
động
hỗ
trợ
18
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu:
1.5.1.1. Hoạt động đầu vào:
- Đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập được vào TABMS để khởi tạo và
cập nhật dữ liệu CKC vào TABMIS : theo thiết kế ban đầu của TABMIS, các đơn vị
sử dụng ngân sách là đối tượng sử dụng chủ chốt của phân hệ chức năng PO, sẽ
khởi tạo và cập nhật dữ liệu CKC vào TABMIS. Tuy nhiên, khi triển khai thực
hiện, do số lượng người sử dụng quá lớn nên chưa đưa đơn vị sử dụng ngân sách
tham gia vào TABMIS. Vì chưa tham gia vào TABMIS nên đơn vị sử dụng ngân
sách chưa thể truy cập trực tiếp vào TABMIS để khởi tạo và cập nhật dữ liệu CKC
mà phải qua trung gian đơn vị KBNN nơi giao dịch. Theo cơ chế hiện nay, do phần
lớn các đơn vị sử dụng ngân sách chưa giao diện được với TABMIS nên việc truy
cập để cập nhập dữ liệu về CKC (gồm dữ liệu nhà cung cấp, dữ liệu hợp đồng, dữ
liệu CKC) vào phân hệ PO của TABMIS để thực thiện kế toán CKC (lẻ ra là nhiệm
vụ của đơn vị sử dụng ngân sách) nhưng lại được phân công cho các đơn vị KBNN
đảm nhận trên cơ sở các thông tin trên giấy đề nghị CKC do đơn vị sử dụng ngân
sách chuyển đến. Việc đơn vị KBNN nhập thủ công các dữ liệu về CKC vào phân
hệ PO của TABMIS từ các giấy đề nghị CKC của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ làm
mất nhiều thời gian và không tránh khỏi rủi ro, nhầm lẫn.
- Kho bạc Nhà nước phải nhập dữ liệu đầu vào phân hệ PO của TABMIS
thay cho các đơn vị sử dụng ngân sách: hiện nay, do phần lớn các đơn vị sử dụng
ngân sách chưa truy cập hay giao diện được với TABMIS nên việc nhập dữ liệu về
cam kết chi (gồm dữ liệu nhà cung cấp, dữ liệu hợp đồng, dữ liệu CKC) vào phân
hệ PO của TABMIS từ giấy đề nghị CKC của các đơn vị sử dụng ngân sách do cơ
quan Kho bạc thực hiện sẽ tạo ra một khối lượng công việc rất lớn cho KBNN. Vì
vậy, có thể gây áp lực của khối lượng công việc nhập dữ liệu đầu vào phân hệ PO
của TABMIS và làm ảnh hưởng cho KBNN Đồng Tháp khi thực hiện cơ chế quản
lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN.
1.5.1.2. Hoạt động vận hành:
- Quy định KBNN thực hiện kiểm soát đề nghị cam kết chi NSNN sau khi đơn
19
vị sử dụng ngân sách đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ: theo
cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN, KBNN thực hiện kiểm soát đề nghị cam
kết chi NSNN sau khi đơn vị sử dụng ngân sách đã ký kết hợp đồng với nhà cung
cấp hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, nếu đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị CKC mà
không hội đủ điều kiện và bị KBNN từ chối, thì vấn đề đặt ra là có ngăn chặn được
các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng do đơn vị sử
dụng ngân sách tạo ra hay không? Câu trả lời thường là không, bởi vì ở thời điểm
này, cam kết với nhà cung cấp hoàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hợp đồng đã được
ký kết, nghĩa vụ trả nợ đã phát sinh và để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao,
các đơn vị sử dụng ngân sách thường tìm cách ứng trước hoặc vay, mượn các nguồn
vốn (hợp pháp) khác để ứng vốn thực hiện hợp đồng đã cam kết với nhà cung cấp,
đến khi có dự toán sẽ hoàn trả. Hệ lụy kéo theo cách làm đó là nợ phải trả của đơn
vị sử dụng ngân sách vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao và mục đích
góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán của cơ chế có thể không
thực hiện được.
- Nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp trong quy trình quản lý
và kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện hành: hai nguyên tắc chi theo dự toán và
thanh toán trực tiếp là hai nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện cơ chế quản lý và
kiểm soát chi NSNN qua KBNN và cả việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát
CKC NSNN qua KBNN hiện nay. Nếu nguyên tắc chi theo dự toán không thực hiện
được (do điều hành ngân sách chưa tốt, nguồn thu chưa tập trung kịp để đáp ứng
nhu cầu chi; do thực hiện chi không theo hình thức chi theo dự toán) thì việc dành
dự toán để CKC NSNN sẽ trở thành vô ích và việc kiểm soát CKC về mặt kế toán
sẽ không thực hiện được. Mặc khác, nếu nguyên tắc thanh toán trực tiếp chưa được
thực hiện, chưa được thanh toán trực tiếp từ quỹ NSNN đến đúng đối tượng được
hưởng (người hưởng lương, trợ cấp, tiền công hoặc người cung cấp hàng hóa, dịch
vụ) mà còn thanh toán gián tiếp qua trung gian tài khoản tiền gửi hoặc quỹ tiền mặt
của các đơn vị sử dụng ngân sách thì sẽ làm giảm tính khả thi của cơ chế kiểm soát
cam kết chi NSNN về mặt pháp lý (chưa chi trả đúng nhà cung cấp, nhà thầu đã
20
được lựa chọn theo kết quả kiểm soát CKC).
- Chưa có chế tài đủ mạnh nên quy định các đơn vị sử dụng ngân sách phải
gửi đến KBNN nơi giao dịch đề nghị CKC kể từ ngày ký hợp đồng với nhà cung cấp
dễ bị vi phạm: theo quy định, thì các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN
nơi giao dịch đề nghị CKC (kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan) trong vòng 10 ngày
làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với nhà cung cấp, do không có chế tài thực hiện,
dễ bị vi phạm và dễ xảy ra trường hợp đề nghị CKC và yêu cầu thanh toán của đơn
vị sử dụng ngân sách được gửi đến KBNN nơi giao dịch cùng một lúc. Hệ lụy kéo
theo là các đơn vị sử dụng ngân sách coi như CKC không có tác dụng gì mà chỉ làm
rườm rà thêm thủ tục hành chính, không những việc kiểm soát CKC của KBNN chỉ
mang tính hình thức, không ngăn chặn được các đơn vị sử dụng ngân sách tạo ra các
khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng, mà khối lượng
công việc của KBNN Đồng Tháp tập trung dồn vào thời điểm thanh toán, chi trả và
nhất là vào thời điểm cuối niên độ ngân sách, và tất nhiên, đã tạo áp lực không đáng
có đối với KBNN Đồng Tháp.
- Cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN không thực hiện được
với những khoản chi NSNN có giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa được thực hiện chi
theo hình thức chi theo dự toán: một trong những nội dung cơ bản của cơ chế quản
lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN là việc thực hiện CKC về mặt kế toán,
nghĩa là thực hiện việc ghi chép bút toán dành sẳn số kinh phí cần thiết từ dự tóan
NSNN được giao hàng năm để trang trải cho những khoản nợ phải trả mà đơn vị sử
dụng ngân sách CKC. Tuy nhiên, kỹ thuật “dành dự toán”, được hỗ trợ bởi quy
trình chức năng PO trong TABMIS, chỉ phù hợp với các khoản chi thực hiện theo
hình thức dự toán mà không phù hợp với các khoản chi thực hiện theo hình thức
khác (như hình thức chi bằng lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị
giao dịch với KBNN, chi bằng hiện vật và ngày công lao động, ghi thu ghi chi). Hạn
chế này, làm cho cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN chỉ thực hiện
được đối với những khoản chi theo hình thức dự toán mà chưa bao quát được hết
với những khoản chi NSNN có giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa được thực hiện chi
21
theo hình thức dự toán.
1.5.1.3. Hoạt động đầu ra:
- Đơn vị sử dụng ngân sách chưa trực tiếp nhận thông tin đầu ra của phân
hệ PO trong TABMIS mà phải qua trung gian KBNN nơi giao dịch: mục tiêu chính
của phân hệ chức năng PO trong TABMIS là cung cấp các dữ liệu cần thiết giúp
cho đơn vị sử dụng ngân sách quyết định ký kết hợp đồng với một nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ và đảm bảo không tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán
NSNN còn lại được sử dụng. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập
hoặc giao diện được với TABMIS nên chưa trực tiếp tiếp nhận thông tin đầu ra của
phân hệ PO trong TABMIS mà phải tiếp nhận gián tiếp qua trung gian tại nơi giao
dịch của KBNN. Những thông tin cần thiết (như thông tin về số dư dự toán còn
được sử dụng, thông tin về nhà cung cấp, thông tin về hợp đồng, thông tin về cam
kết chi) được cung cấp một cách ít ỏi (thông báo phê duyệt, thông báo từ chối phê
duyệt) và gián tiếp qua trung gian KBNN sẽ không kịp thời, thuận tiện và quan
trọng hơn là làm giảm tính hữu ích đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán CKC tại đơn vị mình
như một cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích: kế toán CKC là bước đầu tiên
trong quá trình chuyển từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích, gồm 4 giai đoạn chính
: kế toán CKC (ghi chép việc dành dự toán tương ứng với giá trị các hàng hóa, dịch
vụ trong đề nghị CKC); kế toán dồn tích (ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ được
cung cấp tạo nên tài sản hoặc công nợ); kế toán thanh toán (ghi chép các khoản
thanh toán đến hạn trả) và kế toán chi trả (ghi chép việc trả tiền). Thế nhưng theo cơ
chế hiện nay, kế toán CKC chỉ được thực hiện trên hệ thống kế toán nhà nước áp
dụng cho TABMIS tại KBNN mà chưa được thực hiện trên hệ thống kế toán của
các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều đó cũng có nghĩa là kế toán CKC chưa đóng vai
trò là cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích tại các đơn vị sử dụng ngân sách,
và điều này có thể tác động đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN Đồng tháp.
1.5.1.4. Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính:
22
Là hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ và trả kết quả CKC giữa cơ
quan KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài
liệu, chứng từ và trả kết quả CKC, cán bộ, công chức KBNN phải thực hiện văn hóa
nghề kho bạc (gồm: thực hiện thời gian; giải quyết dứt điểm các thắc mắc; làm việc
đúng giờ; thái độ đúng mực; trang phục gọn gàng). Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay,
tình trạng lúng túng chưa tìm ra một quy trình đơn giản, công khai, minh bạch trong
hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ và trả kết quả trong công tác quản lý và
kiểm soát chi NSNN qua KBNN (tương tự trong công tác quản lý và kiểm soát CKC
NSNN qua KBNN) sẽ có tác động đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN.
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ:
1.5.2.1. Hoạt động hỗ trợ của hệ thống thông tin:
Xuất phát từ việc hỗ trợ công nghệ của phân hệ chức năng BA trong
TABMIS, cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN chỉ có thể thực hiện
được khi đơn vị sử dụng ngân sách nhận dự toán NSNN năm do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao. Việc ghi chép, phản ảnh các hoạt động phân bổ, giao, bổ sung,
điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị dự toán thuộc các cấp ngân sách là rất khó khăn,
phức tạp và hầu như khó có thể thực hiện được một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời
nếu không có sự hỗ trợ về mặt công nghệ của hệ thống thông tin.
1.5.2.2. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực:
Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, thì có nhiều yếu tố có liên quan,
nhưng trong đó có yếu tố quan trọng, đó là kinh nghiệm triển khai thực hiện cơ chế
quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN
Đồng Tháp. Trong thực tế, việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN
qua KBNN theo quy định hiện hành đã bao gồm cả nội dung kiểm soát CKC (kiểm
tra điều kiện đã có trong dự toán ngân sách được giao) và nội dung kiểm soát chuẩn
chi (kiểm tra điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định và điều kiện đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
hoặc người được ủy quyền chuẩn chi,…), tuy nhiên, trong nội dung kiểm soát CKC
23
chỉ thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, tài liệu cam kết chi (tính pháp lý của
việc lựa chọn nhà cung cấp, của hợp đồng) và kiểm tra tính đảm bảo khoản chi đã
có trong dự toán được giao mà chưa sử dụng kỹ thuật dành dự toán cho khoản CKC
đó. Qua thời gian triển khai thực hiện CKC, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng tác
nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Đồng Tháp trong quá trình thực hiện
cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng có thể làm ảnh đến cơ chế
quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN.
1.5.2.3. Hoạt động đào tạo và truyền thông:
- Chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kế hoạch đào tạo và
truyền thông đã vạch ra từ đầu: các tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc thực
hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN đều muốn hiểu rõ cam
kết chi là gì? Tại sao lại cần thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN và khi thực hiện sẽ mang lại những lợi ích gì? việc sử dụng phân hệ PO của
TABMIS để hỗ trợ thực hiện quy trình quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN sẽ ảnh hưởng như thế nào đến họ và làm thế nào để thực hiện được? để cơ
chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN được mọi người ủng hộ và thực
hiện cần phải tiến hành các hoạt động truyền thông và đào tạo. Truyền thông để
nâng cao nhận thức và hiểu biết về cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN, còn đào tạo để hướng dẫn cho người thực hiện có thể thực hiện được cơ chế
quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN.
Mặc dù có xây dựng kế hoạch ngay từ khi bắt đầu triển khai TABMIS nhưng
KBNN lại chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kế hoạch đào tạo và
truyền thông đã vạch ra để nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia tích cực của
các đối tượng có liên quan (KBNN, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan tài
chính, các cơ quan chủ quản và các đơn vị dự toán cấp trên), đồng thời, hướng dẫn
cho cán bộ, công chức KBNN có thể thực hiện tốt cơ chế quản lý và kiểm soát CKC
NSNN qua KBNN.
1.6. Kiểm soát cam kết chi ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm.
- Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Cà Mau.
24
Theo Thạc sĩ Lê Chí Cường, thì việc thực hiện quản lý và kiểm soát CKC
qua KBNN Cà Mau trong thời gian vừa qua trong điều kiện phân bổ ngân sách ngắn
hạn bên cạnh các kết quả đạt được như: trình độ của cán bộ công chức trong vận
hành hệ thống, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách dần tiếp cận được và có sự
đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương nên việc triển khai công tác quản lý
và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Cà Mau được thực hiện thuận lợi, từ đó
góp phần ngăn chặn được nợ đọng trong thanh toán. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại
nhiều khó khăn bất cập cần tháo gỡ để mục tiêu trong kiểm soát quản lý CKC được
thực hiện đúng nghĩa.
- Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Thái Nguyên:
Theo tác giả Vân Hà, thì cam kết chi NSNN qua KBNN Thái Nguyên được
thực hiện đồng thời với quá trình kiểm soát chi nhằm hỗ trợ, tăng cường việc kiểm
soát chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán vốn. Tuy nhiên, cho
đến nay, mặc dù đã giảm đáng kể nợ đọng trong thanh toán vốn so với trước đây,
tuy nhiên, vẫn chưa phải triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với ngân sách
cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán; công
tác phối hợp giữa các đơn vị trong khâu nhập dự toán còn chậm,…
- Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Lạng Sơn:
“Ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn
cho biết: trước đây, công tác quản lý ngân sách của tỉnh chưa gắn kết cao trong các
khâu của quy trình quản lý, chưa theo dõi, phản ánh được số công nợ phải trả cho
các nhà cung cấp, có tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nhất là nợ trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản,… việc quản lý, kiểm soát CKC đã giúp Kho bạc quản lý,
kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân
sách; ký kết hợp đồng… và thanh toán. Công tác này còn giúp theo dõi được các
khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, Kho bạc có thể kiểm
soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; ngăn chặn tình trạng nợ
đọng trong thanh toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách như việc nợ đọng
25
trong thanh toán mua sắm ô tô, xây dựng cơ bản. Ngoài ra, thông qua thực hiện
quản lý, kiểm soát CKC còn hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của các cơ
quan tài chính, theo dõi và quản lý được các hợp đồng từ nhiều năm theo các thông
tin như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp
đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán… và giúp các nhà
quản lý chú ý đến các thông tin khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán hàng
năm” – (nguồn: tác giả Lâm Như, Báo Lạng Sơn, đăng ngày 07/10/2013)
- Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi
NSNN quan KBNN ở một số địa phương như: Cà Mau, Thái Nguyên và Lạng sơn,
có thể rút ra bài học kinh nghiệm đó là: cần quan tâm thực hiện tốt công tác truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân
sách, KBNN và cơ quan tài chính được nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu: phân bổ
dự toán, tạo nhà cung cấp và thực hiện CKC trên hệ thống; đối với các cơ quan
tham mưu cho các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn với kho bạc và chủ
đầu tư, đảm bảo bố trí, phân bổ nguồn vốn hợp lý, hạn chế dần tình trạng bố trí kế
hoạch vốn cho các dự án triển khai chậm tiến độ, không có khối lượng để thanh
toán; trên thực tế, việc thực hiện phân bổ dự toán của cơ quan tài chính trên hệ
thống TABMIS so với quyết định giấy thường không đồng bộ dẫn đến các đơn vị sử
dụng ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đủ dự toán để thực hiện
cam kết khi hợp đồng được ký kết. Vì vậy, bài học rút ra cho vấn đề này, các đơn vị
vẫn thực hiện CKC trên phần dự toán được phân bổ, đối với số còn thiếu sẽ tiếp tục
cam kết khi có dự toán (khi có dự toán sẽ thực hiện điều chỉnh số tiền đã cam kết
theo đúng hợp đồng để đảm bảo không thay đổi số CKC); Vấn đề về nợ đọng trong
thanh toán vẫn chưa được khắc phục triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với
ngân sách cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự
toán. Bài học rút là, cần phải mở rộng đối tượng buộc phải cam kết chi nhất là trong
bối cảnh nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã hiện nay rất lớn. Tuy nhiên,
việc mở rộng đối tượng phải thực hiện cam kết chi là đồng nghĩa với việc tăng thủ
26
tục hành chính, tăng thêm thao tác nghiệp vụ, tạo áp lực công việc đối với công
chức KBNN và cả đơn vị sử dụng ngân sách nên vấn đề này cần phải được xem xét
cân nhắc.
Kết luận chương 1: trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề có
liên quan đến đề tài như lý: cơ sở lý luận về chi NSNN và kiểm soát cam kết chi
NSNN qua KBNN; vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát cam kết
chi NSNN; nội dung, nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN,… Thông
qua việc quản lý, thực hiện CKC ta thấy được vai trò quan trọng trong dự báo
dòng tiền, ngăn chặn tình trạng nợ công trong điều kiện phân bổ ngân sách
trung và dài hạn. Với chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước là tham
mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, thực
hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước theo Luật định, qua
đó có thể thấy được vai trò quan trọng, quyết định trong triển khai cam kết chi
NSNN đạt được hiệu quả.
Các vấn đề lý luận được trình bày ở trên là cơ sở cho việc nghiên cứu và
đánh giá thực trạng công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN Đồng Tháp
ở Chương 2.
27
Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua
Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp
2.1. Một vài nét về tỉnh Đồng Tháp.
“Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách
thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có
diện tích tự nhiên 3.374 km2
, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía
Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh An Giang
và Thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Đồng
Tháp cũng là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc Lộ 30, Quốc Lộ 80, Quốc
Lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền
nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Với đường
biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa
khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai
thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền
kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Là tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng
chịt nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy
qua tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch
dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km đường bộ và một
mạng lưới sông rạch thông thương” – (nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
2.2 Sơ lược về Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Đồng Tháp
“KBNN Đồng Tháp có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định
của pháp luật.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
28
hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp
tỉnh sau khi được cấp có thấm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của
KBNN.
Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp
luật. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN.
Thực hiện nhiệm vụ Tổng kế toán Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác thống kê thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN
cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa
phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp
tỉnh.
Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại
KBNN cấp tỉnh. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ
quy định.
Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế
độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo,
bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp
tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và
KBNN” – (nguồn: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính).
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp
Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp, gồm: Ban Giám đốc và
07 phòng nghiệp vụ: Văn phòng; Phòng Kiểm soát chi; Phòng Kế toán Nhà nước;
Phòng Tin học; Phòng Tổ chức - Cán bộ; Phòng Thanh tra - Kiểm tra; Phòng Tài vụ
và 11 đơn vị KBNN huyện trực thuộc.
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp:
29
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Đồng Tháp
2.3 Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước
2.3.1.Quy trình quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước
Đối với các hợp đồng kinh tế thực hiện cam kết chi NSNN được Kho bạc
Nhà nước quản lý các yếu tố về nhà cung cấp: Thông tin chung nhà cung cấp như
tên nhà cung cấp, mã số thuế của nhà cung cấp; Thông tin chi tiết nhà cung cấp như
địa chỉ nhà cung cấp, tài khoản nhà cung cấp, ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài
khoản, …
2.3.1.1 Quy trình quản lý thông tin chung nhà cung cấp
Trong đó các yếu tố về thông tin chung nhà cung cấp, đây là thông tin được
quản lý và sử dụng chung tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc:
Tên nhà cung cấp, mã số thuế của nhà cung cấp.
BAN GIÁM ĐỐC
Văn phòng
Phòng
Tổ chức - Cán bộ
Phòng
Kiểm soát chi
Phòng Tài vụ
Phòng
Kế toán Nhà nước Phòng Tin học
Phòng
Thanh tra - Kiểm
tra
11 KBNN
huyện, thị, thành phố
30
Cán bộ
Kiểm soát
chi
(1)
Lãnh đạo
bộ phận
Kiểm soát
chi
(2)
Phòng hỗ
trợ CNTT
(Cục
(3)
Hệ thống
TABMIS
Đối với các nhà cung cấp đã được thiết lập trong hệ thống đội xử lý trung
tâm tỉnh thiết lập thông tin chi tiết.
Đối với các nhà cung cấp chưa được thiết lập trên hệ thống, hoặc đã có trên
hệ thống nhưng cần điểu chỉnh tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà
nước cấp huyện thực hiện theo quy trình tạo mới nhà cung cấp hoặc điều chỉnh
thông tin nhà cung cấp theo các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chung nhà cung cấp (NCC)
Bước 1: Căn cứ thông tin nhà cung cấp trên đề nghị cam kết chi và yêu cầu
quản lý, cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN kiểm tra:
- Trường hợp thông tin chung về nhà cung cấp chưa được quản lý trên
TABMIS, thì cán bộ kế toán đề nghị kế toán trưởng; cán bộ kiểm soát chi đề nghị
đề nghị trưởng phòng kiểm soát chi hoặc lãnh đạo KBNN cấp huyện phụ trách trực
tiếp hoặc trưởng phòng tổng hợp - đối với KBNN cấp huyện có thành lập phòng
tổng hợp (sau đây gọi chung là lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi) duyệt yêu
cầu tạo mới thông tin chung về nhà cung cấp.
- Trường hợp thông tin chung có sự khác biệt so với thông tin chung về nhà
cung cấp đã được quản lý trên TABMIS, thì cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát
chi đề nghị lãnh đạo duyệt yêu cầu điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp, cụ
thể: Cán bộ kế toán đề nghị kế toán trưởng; cán bộ kiểm soát chi đề nghị lãnh đạo
phụ trách bộ phận kiểm soát chi.
Bước 2: Căn cứ đề nghị của cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát chi, kế
toán trưởng hoặc lãnh đạo phụ trách bộ phận KSC kiểm tra; nếu đảm bảo yêu cầu
thì lập văn bản đề nghị tạo mới/điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp gửi về
Phòng hỗ trợ Cục công nghệ thông tin.
31
Cán bộ
kiểm soát
chi
Lãnh đạo phụ Đội xử lý
(1)
trách bộ phận
kiểm soát chi
(2)
Trung tâm
tỉnh
(3)
Hệ thống
TABMIS
Tại Cục công nghệ thông tin:
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị (qua
mail) của kế toán trưởng hoặc lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi, Cục công
nghệ thông tin rà soát, kiểm tra, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin về nhà
cung cấp và tên nhà cung cấp chưa được tạo và quản lý trên TABMIS,…Sau khi
kiểm tra, Cục công nghệ thông tin tiến hành tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin
chung; đồng thời, tổ chức lưu trữ văn bản đề nghị của của kế toán trưởng hoặc lãnh
đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi đầu tư để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối
chiếu sau này.
2.3.1.2 Quy trình quản lý thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết nhà cung cấp được quản lý tại từng đơn vị Kho bạc Nhà
nước bao gồm các yếu tố: Mã Kho bạc Nhà nước nơi tạo địa điểm nhà cung cấp, địa
chỉ nhà cung cấp, tên và mã ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản, số hiệu tài
khoản của nhà cung cấp.
Đối với các nhà cung cấp thông tin chung đã được thiết lập trên hệ thống,
thông tin chi tiết chưa được thiết lập, hoặc có sự thay đổi tại địa điểm của Kho bạc
Nhà nước nơi cán bộ kiểm soát chi, kế toán NSNN Kho bạc Nhà nước thực hiện
cam kết chi, thì cán bộ kế toán, cán bộ kiểm soát chi tại đơn vị Kho bạc đó thực
hiện gửi mẫu thiết lập thông tin chi tiết nhà cung cấp theo mẫu quy định của Kho
bạc Nhà nước Trung ương, trình tự theo các bước:
Sơ đồ 2.3: Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chi tiết NCC
“…Bước 1: căn cứ thông tin chi tiết về nhà cung cấp trên giấy đề nghị cam
kết chi và yêu cầu quản lý, cán bộ kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN kiểm tra:
- Trường hợp thông tin chi tiết về nhà cung cấp chưa được quản lý trên
32
TABMIS, thì cán bộ kiểm soát chi đề nghị đề nghị Lãnh đạo phụ trách kiểm soát
chi duyệt yêu cầu tạo mới thông tin chi tiết về nhà cung cấp.
- Trường hợp thông chi tiết có sự khác biệt so với thông tin về nhà cung cấp
đã được quản lý trên TABMIS, thì cán bộ kế toán hoặc cán bộ KSC đề nghị lãnh
đạo duyệt yêu cầu điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp.
Bước 2: căn cứ đề nghị của cán bộ kiểm soát chi, Lãnh đạo phụ trách bộ
phận kiểm soát chi kiểm tra; nếu đảm bảo yêu cầu thì lập văn bản đề nghị tạo
mới/điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp gửi về Đội xử lý trung tâm tỉnh
(Mẫu biểu theo quy định của KBNN Trung ương – mẫu số 01b đính kèm công văn
1532/KBNN-CNTT); đồng thời gửi file văn bản (bằng MS Word) từ hộp thư điện
tử của mình về hộp thư điện tử Đội xử lý trung tâm tỉnh.
* Tại Đội xử lý trung tâm tỉnh:
Bước 3: trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị (qua
mail) của Lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi, Đội xử lý trung tâm tỉnh rà soát,
kiểm tra, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin chi tiết theo từng mã nhà cung cấp.
Sau khi kiểm tra, Đội xử lý trung tâm tỉnh tiến hành tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin
chi tiết; Đồng thời, tổ chức lưu trữ văn bản đề nghị của Lãnh đạo phụ trách bộ phận
kiểm soát chi để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu sau này.
Trường hợp nhà cung cấp có nhiều tài khoản, thì khi khai báo thông tin chi
tiết về nhà cung cấp, các đơn vị KBNN phải khai báo đầy đủ, chính xác các tài
khoản tương ứng với từng ngân hàng của nhà cung cấp đó; khi thực hiện cam kết
chi và thanh toán, các đơn vị KBNN phải lựa chọn chính xác tài khoản của nhà
cung cấp đã có trên hệ thống và phù hợp với tài khoản ghi trên hợp đồng đã ký giữa
đơn vị dự toán/chủ đầu tư với nhà cung cấp” – (nguồn: Công văn số 507/KBNN-
THPC ngày 22/3/2016 của Kho bạc Nhà nước).
2.3.2. Quy trình kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước:
Sau khi nhận được hồ sơ và đề nghị cam kết chi NSNN của đơn vị, cán bộ
kiểm soát chi đầu tư thuộc cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát tính hợp
lệ, hợp pháp của các hồ sơ chứng từ và đề nghị cam kết chi, trình tự thực hiện kiểm
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi

More Related Content

Similar to Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi

Similar to Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi (20)

Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Của Mhb Cần Thơ trong ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Cam Kết Chi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ _ _ __ NGUYỄN HỮU ĐỨC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ _ _ __ NGUYỄN HỮU ĐỨC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Kim Quyến TP.HCM - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ***** Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nghiên cứu nào khác. TPHCM , ngày tháng năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Hữu Đức
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KBNN Kho bạc Nhà nước NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước SDNS Sử dụng Ngân sách TABMIS Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc. UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản BQLDA Ban quản lý dự án CNTT Công nghệ thông tin XLTT Xử lý trung tâm NCC Nhà cung cấp KHV Kế hoạch vốn QHNS Quan hệ ngân sách CKC Cam kết chi
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Kết quả thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp từ tháng 01/2016 – tháng 12/2018 (phát sinh tại Văn phòng) 36 Bảng 2.2 Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng và ký hiệu 43 Bảng 2.3 Kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu 45 Bảng 2.4 Kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ 49 Bảng 2.5 Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu 51
  • 6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên Nội dung Trang Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền giá trị của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết NSNN qua Kho bạc Nhà nước 17 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Đồng Tháp 29 Hình 2.2 Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chung nhà cung cấp 30 Hình 2.3 Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chi tiết nhà cung cấp 31 Hình 2.4 Sơ đồ tiếp nhận và xử lý cam kết chi NSNN 33
  • 7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................3 3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của đề tài....................................................................................................................... 3 3.1. Khung phân tích...................................................................................................3 3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu......................................................................................3 3.3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài.................................................................4 4. Kết cấu của đề tài gồm............................................................................................4 Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát CKC chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước..............................................................5 1.1. Một số khái niệm về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước.............................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước ..................................................................5 1.1.2 Quản lý chi NSNN, kiểm soát chi NSNN ........................................................5 1.1.3 Khái niệm Cam kết chi NSNN và kiểm soát CKC NSNN................................6 1.1.3.1 Cam kết chi thường xuyên..............................................................................7 1.1.3.2 Cam kết chi đầu tư..........................................................................................8 1.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước.............................................................................................................................8 1.2.1 Vai trò của KBNN trong quản lý quỹ NSNN....................................................8 1.2.2 Vai trò của KBNN trong thực hiện quản lý kiểm soát CKC NSNN.................9 1.3. Nguyên tắc quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước .................................10 1.4. Nội dung quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước.....................................11 1.4.1. Nội dung quản lý CKC ngân sách Nhà nước ...................................................11 1.4.2. Nội dung kiểm soát CKC NSNN......................................................................14
  • 8. MỤC LỤC 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN Đồng Tháp...................................................................................................................15 1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu...........................................................18 1.5.1.1. Hoạt động đầu vào.........................................................................................18 1.5.1.2. Hoạt động vận hành.......................................................................................18 1.5.1.3. Hoạt động đầu ra ...........................................................................................21 1.5.1.4. Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính.................................................21 1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ .............................................................22 1.5.2.1. Hoạt động hỗ trợ của hệ thống thông tin.......................................................22 1.5.2.2. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực ...............................................................22 1.5.2.3. Hoạt động đào tạo và truyền thông ...............................................................23 1.6. Kiểm soát cam kết chi ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm................23 Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.............................27 2.1. Một vài nét về tỉnh Đồng Tháp ...........................................................................27 2.2. Sơ lược về Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp .........................................................27 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Đồng Tháp .................................................27 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Đồng Tháp...............................................28 2.3. Quy trình quản lý, kiểm soát CKC ngân sách nhà nước.....................................29 2.3.1. Quy trình quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước.........................................29 2.3.1.1. Quy trình quản lý thông tin chung nhà cung cấp..........................................29 2.3.1.2. Quy trình quản lý thông tin chi tiết ...............................................................31 2.3.2 Quy trình kiểm soát CKC NSNN......................................................................32 2.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.......................................................35 2.4.1. Kết quả đạt được...............................................................................................35 2.4.1.1 Đối với công tác CKC thường xuyên.............................................................36
  • 9. MỤC LỤC 2.4.1.2. Đối với công tác CKC đầu tư XDCB............................................................37 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................38 2.4.2.1 Hạn chế ...........................................................................................................38 2.4.2.2 Nguyên nhân...................................................................................................41 2.5. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp................................................................41 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................................42 2.5.2. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra .......................................................................42 2.5.3. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................................42 2.5.4. Mẫu nghiên cứu định lượng .............................................................................44 2.5.5. Phân tích kết quả điều tra các nhân tố ảnh hưởng ...........................................44 2.5.5.1. Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu........44 2.5.5.2. Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ...........49 2.5.6. Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu............................................................51 2.6. Nguyên nhân của những hạn chế: .......................................................................52 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp .........................................................................................................55 3.1. Các giải pháp cơ bản mang tính cốt lõi cần hoàn thiện ......................................55 3.1.1. Triển khai thực hiện tốt quytrình chức năng PO của TABMIS .........................55 3.1.2. Phát triển và cung cấp dịch vụ công điện tử về CKC......................................55 3.1.3. Sửa đổi thời điểm thực hiện quản lý, kiểm soát CKC .....................................56 3.1.4. Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính ...........................................................56 3.1.5. Mở rộng đối tượng phải thực hiện CKC..........................................................57 3.1.6. Xây dựng và phát triển cổng giao diện thông tin điện tử.................................58 3.1.7. Xâydựng quytrình tổ chức tiếp nhận và trả kết quả kiểm soát CKC .....................58 3.1.8. Nâng cao hoạt động đào tạo và truyền thông...................................................60 3.1.8.1. Công tác đào tạo ............................................................................................60
  • 10. MỤC LỤC 3.1.8.2. Công tác truyền thông ...................................................................................60 3.2. Một số kiến nghị khác..........................................................................................62 3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ...................................................................................62 3.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính..............................................................................63 3.2.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước .....................................................................63 3.2.4.Kiến nghị với KBNN Đồng Tháp......................................................................64 KẾT LUẬN................................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” NỘI DUNG TÓM TẮT 1. Lý do chọn đề tài: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nhưng thực tế chưa có đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước, chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài: Tìm ra các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước để đề xuất các giải pháp khuyến nghị điều chỉnh hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp được tốt hơn. 3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài: Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp để phân tích, đánh giá và tìm ra các nhân tố tác động đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 4. Kết quả nghiên cứu: Đã nghiên cứu hai phương diện là lý luận và cơ sở thực tế để tiến hành phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động như thế nào đối với công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi tại Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp, đề tài đã tìm ra được 8 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu trong tổng số 12 nhân tố được nhận dạng ở giai đoạn định tính; đồng thời, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Từ đó, đề ra 8 nhóm giải pháp và khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền như: cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và một số nội dung khác. 5. Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hữu hiệu trong việc hỗ trợ cho các cấp chính quyền và cơ quan Tài chính trong việc lập ngân sách trung hạn, thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế; hỗ trợ cơ quan Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính, củng cố kỷ luật tài khóa; đồng thời, góp phần thực hiện tốt hơn chế định về quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới theo hướng thuận tiện, công khai, minh bạch, chặt chẽ, an toàn và hiệu quả. Từ khóa: cam kết chi
  • 12. ABSTRACT SUMMARY Official thesis title: "Analysis of factors affecting the management and control of State budget spending commitments through Dong Thap State Treasury" SUMMARY CONTENT 1. Reason for choosing topic: There have been many research projects on the field of management and control of state budget spending commitments through the State Treasury but in reality, there have not been any research projects on factors affecting the management and control of commitments. State budget expenditure, so the author chose the topic "Analysis of factors affecting the management and control of State budget spending commitments through Dong Thap State Treasury" as the topic of graduation thesis. mine. 2. Objective of the topic: Find out factors affecting the management and control of State budget spending commitments through the State Treasury to propose solutions to adjust the management and control of budgetary commitments. State books through Dong Thap State Treasury are better. 3. Approach to implement the topic: Using interview techniques, survey methods through questionnaires of subjects directly or indirectly related to the implementation of the mechanism of management and control of spending commitments through Dong Thap State Treasury to divide analyzing, assessing and finding out factors affecting the management and control of state budget spending commitments through the State Treasury. 4. Research results: Has studied two aspects of theory and practical basis to conduct analysis and assessment of the impact of the factors affecting the management and control of spending commitments at the Treasury. In Dong Thap state, the thesis has found 8 main factors affecting the total of 12 factors identified at the qualitative stage; at the same time, find the cause of the restriction. From there, propose 8 groups of solutions and recommend competent agencies such as mechanisms, policies, business processes and some other contents. 5. Conclusion and implications: The research results of the project have contributed effectively to support the authorities and the finance agencies in medium-term budgeting, effectively implementing the goal of economic restructuring; assisting Treasury agencies and budget-using units in controlling budget spending, preventing debts, contributing to financial security, consolidating fiscal discipline; at the same time, contributing to the better implementation of regulations on management of state budget expenditure commitments through the State Treasury in the coming time towards convenience, publicity, transparency, coherence, safety and efficiency. Keywords: commitment spending
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cam kết chi ngân sách nhà nước (NSNN) là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên để đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) thực hiện một khoản chi tiêu công. Trong thực tế, khi cần tuyển dụng, nâng ngạch, bậc lương cho cán bộ, công chức thì các đơn vị sử dụng ngân sách đều ra quyết định tuyển dụng, quyết định nâng ngạch, bậc lương; khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, xây dựng, sửa chữa tài sản cố định thì các đơn vị sử dụng ngân sách thường ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, nhà thầu . . . Các quyết định, hợp đồng nêu trên sẽ làm phát sinh ra một khoản nợ mà đơn vị SDNS có nghĩa vụ phải chi trả và điều đó có nghĩa là các đơn vị SDNS đã thực hiện cam kết chi về mặt pháp lý. Thế nhưng hầu hết các đơn vị SDNS đều chưa thực hiện cam kết chi về mặt kế toán (gọi là kế toán cam kết chi), nghĩa là chưa thực hiện việc ước lượng và dành sẳn số kinh phí cần thiết từ dự tóan NSNN được giao hàng năm để trang trải cho những khoản nợ mà đơn vị đã cam kết trong các quyết định, hợp đồng. Nếu không thực hiện kế toán cam kết chi, một đơn vị sử dụng ngân sách có thể chuyển đến kho bạc nhà nước các yêu cầu thanh toán vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng. Và hệ lụy kéo theo là dịch vụ đã được cung cấp, hàng hóa đã được giao nhận mà kinh phí thì chưa có hoặc chưa đủ để thực hiện chi trả theo quyết định, hợp đồng đã ký kết. Từ đó làm phát sinh các khoản nợ tồn đọng trong chi trả lương, chi trả chi phí mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản kèm theo các khoản phạt vi phạm hợp đồng (nếu có). Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra là để ngăn chặn việc tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng, các đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện kế toán cam kết chi mỗi khi có phát sinh cam kết chi về mặt pháp lý. Theo quy trình kiểm soát chi NSNN đang có hiệu lực hiện nay, KBNN chỉ thực hiện kiểm soát các điều kiện chi NSNN (trong đó có điều kiện phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt) theo Luật NSNN khi các đơn vị SDNS gửi yêu cầu thanh toán đến KBNN. Nhưng đến lúc này, đơn vị SDNS đã thực hiện xong các nghiệp vụ cam kết chi, thanh toán, chuẩn chi và đang chuyển
  • 14. 2 sang KBNN để thực hiện nghiệp vụ cuối cùng là chi trả. Nếu yêu cầu thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách bị KBNN từ chối do vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng thì sẽ không tránh được những hệ lụy đã nêu trên. Vấn đề đặt ra là để ngăn chặn việc các đơn vị SDNS tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng, KBNN cần thực hiện kiểm soát để ràng buộc các đơn vị SDNS phải thực hiện cam kết chi (cả về mặt pháp lý và mặt kế toán) ngay từ lúc đơn vị này thực hiện nghiệp vụ cam kết chi. Năm 2003, dự án cải cách quản lý tài chính công được Bộ Tài chính chủ trì triển khai theo quyết định 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cấu phần lớn nhất và quan trọng nhất của dự án là hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (gọi tắt là TABMIS). Mục tiêu của TABMIS là nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực quản lý tài chính – ngân sách nhà nước theo định hướng của dự án cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, tiến tới phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế để hội nhập khu vực và thế giới. Phân hệ quản lý cam kết chi (PO - Purchase Orders) trong TABMIS cung cấp một quy trình chức năng mới hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện kế toán cam kết chi nhằm ngăn chặn việc đơn vị tạo ra những khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng. Theo thiết kế của TABMIS, các đơn vị sử dụng ngân sách là đối tượng chủ yếu sử dụng phân hệ cam kết chi của TABMIS, sẽ khởi tạo và cập nhật các khoản cam kết chi trên TABMIS. Cuối năm 2008, để triển khai TABMIS, từng bước thực hiện kế toán dồn tích, hỗ trợ lập ngân sách trung hạn, tăng cường kiểm soát chi tiêu NSNN, góp phần ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 113/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, phân hệ quản lý cam kết chi chỉ mới được KBNN các cấp tổ chức vận hành thí điểm, chưa thực hiện đầy đủ quy trình do chưa hoàn thành triển khai TABMIS trên phạm vi cả nước. Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, sau khi kết thúc triển khai diện rộng TABMIS trên toàn quốc, quy trình cam kết chi theo quy định của thông tư
  • 15. 3 113/2008/TT-BTC sẽ được chính thức thực hiện vào ngày 01/6/2013 và thực tế đã chính thức thực hiện kể từ ngày 01/6/2016 theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính. Cùng với hệ thống Kho bạc Nhà nước nói chung và KBNN tỉnh Đồng Tháp nói riêng đã triển khai thực hiện quản lý cam kết chi NSNN từ ngày 01 tháng 06 năm 2013. Tuy nhiên, trong thời gian qua theo nhận định của tác giả thì nó bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập cả về cơ chế chính sách, cũng như về quá trình vận hành thực hiện quản lý cam kết chi NSNN, làm ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ quan Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Cho đến nay, cũng đã có đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước như: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Cà Mau (Tác giả: Lê Chí Cường). Nhưng chưa có đề tài nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm ra các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước để đề xuất các giải pháp khuyến nghị điều chỉnh hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp được tốt hơn. 3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của đề tài. 3.1. Khung phân tích Tác giả sử dụng các lý thuyết: Lý thuyết “Ngân sách nhà nước” (Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13); Lý thuyết “Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Lý thuyết “Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN” làm khung phân tích nhằm thực hiện mục tiêu của Luận văn. 3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu Thời gian và nguồn thu thập số liệu:
  • 16. 4 - Thời gian: các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp phát sinh từ ngày 01/01/2016 đến tháng 12/2018 được thực hiện quản lý, kiểm soát CKC NSNN trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Tháp. - Nguồn số liệu: báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KBNN tỉnh hàng năm và Báo cáo liệt kê chứng từ PO - S206 trên hệ thống TABMIS. 3.3. Phương pháp tiếp cận thực hiện đề tài - Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số cán bộ, công chức có am hiểu và kinh nghiệm về lĩnh vực chi NSNN trong và ngoài KBNN để nhận dạng các các nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác quả lý và kiểm soát Cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. - Sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước để phân tích, đánh giá và tìm ra các nhân tố tác động đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp. 4. Kết cấu của đề tài gồm Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát CKC ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát CKC qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.
  • 17. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 1.1 Một số khái niệm về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước. 1.1.1 . Khái niệm chi ngân sách Nhà nước Khái niệm “Ngân sách” thường để chỉ tổng số thu và chi của một chủ thể trong một thời gian nhất định. Khi chủ thể của “Ngân sách” là Nhà nước được gọi là ngân sách Nhà nước. Theo Điều 4 Luật NSNN năm 2015 thì “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thòi gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Nếu xét về mặt bản chất, NSNN là mối quan hệ giữa lợi ích giữa của Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội - doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN. “Chi NSNN là các khoản chi tiêu của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng”- (nguồn: Luật NSNN 2015). 1.1.2 Quản lý chi NSNN, kiểm soát chi NSNN - Quản lý chi NSNN là một khái niệm phản ảnh hoạt động tổ chức điều hành và đưa ra những quyết định của Nhà nước đối với quá trình sử dụng và phân phối nguồn lực NSNN để cung cấp dịch vụ công và hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Quản lý chi NSNN phải tuân theo các nguyên tắc sau: “(1). Đối với khâu lập dự toán: dự toán chi NSNN phải được xây dựng phải khách quan và khoa học như: chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước; hệ thống các chính sách, chế độ tiêu chuẩn và định mức hiện hành, lấy từ kết quả phân tích việc chấp hành dự toán chi của những năm trước đó,… Bên cạnh đó, việc xây dựng dự toán phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian
  • 18. 6 theo quy định. (2). đối với khâu chấp hành dự toán chi NSNN: NSNN phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi của các đơn vị thụ hưởng ngân sách theo dự toán đã được phê duyệt; mọi khoản chi NSNN phải được cơ quan KBNN kiểm soát chặt chẽ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức…, phân định rõ trách nhiệm của người chuẩn chi - thủ trưởng các cơ quan, đơn vị với cơ quan KBNN - kế toán của Nhà nước. (3) đối với khâu quyết toán NSNN: khi quyết toán NSNN phải phản ánh trung thực, đầy đủ và chính xác mọi khoản chi của nhà nước (chi tiết theo MLNSNN) theo quy định của Luật NSNN; đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo luật định; phải được kiểm toán trước khi trình Quốc hội phê chuẩn”- (nguồn: Luật NSNN năm 2015). - Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước: “là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi NSNN do các chủ thể thực hiện, dựa trên việc đối chiếu với các chính sách, chế độ định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn” - (nguồn: Luật NSNN năm 2015). Như vậy, kiểm soát chi NSNN được quan niệm là một chế định pháp luật trong đó bao gồm những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm soát việc chi tiêu công ở các bộ, ngành và các đơn vị có sử dụng NSNN. 1.1.3 Khái niệm cam kết chi NSNN và kiểm soát CKC NSNN Cam kết chi NSNN: “là việc các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, ban quản lý dự án (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng có hiệu lực đã được ký giữa đơn vị với nhà cung cấp. Giá trị của khoản CKC, về nguyên tắc, bằng số kinh phí cần thiết để thanh toán cho cấu phần hợp đồng thực hiện trong năm, nhưng không vượt quá dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn phải thanh toán”–(nguồn: Thông tư số 113/2008/TT- BTC của Bộ Tài chính).
  • 19. 7 Kiểm soát cam kết chi NSNN: “là một thể thức kiểm soát, theo dõi hành vi cam kết chi của đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo các khoản chi của đơn vị tuân thủ các quy định pháp lý của nhà nước và không vượt quá mức kinh phí được duyệt trong dự toán NSNN năm” (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính). Kiểm soát cam kết chi thuộc dạng tiền kiểm, có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát trước khi nghiệp vụ cam kết chi được thực hiện nhằm ngăn cản không cho các khoản chi bất hợp pháp về mặt tài chính xảy ra. 1.1.3.1. Cam kết chi thường xuyên: “Cam kết chi thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là: Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm NS (là hợp đồng chỉ sử dụng kinh phí của một năm ngân sách): là số tiền được nêu trong hợp đồng. Đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm ngân sách (là hợp đồng sử dụng kinh phí của nhiều năm ngân sách): là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của hợp đồng đó” - (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính). Như vậy, sau khi ký hợp đồng và ghi nhận CKC vào Hệ thống TABMIS là đã được thực hiện hạch toán cam kết chi và đã được trừ vào dự toán được giao của đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách sẽ được quản lý bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: giá trị của hợp đồng giấy đã được A-B ký kết, số hiệu của hợp đồng giấy, các điều kiện chung và điều kiện riêng đã được quy định trong hợp đồng, giá trị hợp đồng còn lại được thanh toán,…Hiện nay, đối với hệ thống TABMIS không quản lý và kiểm soát cam kết chi đối với hợp đồng thực hiện trong nhiều năm mà chỉ áp dụng thực hiện cam kết chi đối với số dự toán ngân sách được bố trí trong năm đối với hợp đồng đó.
  • 20. 8 1.1.3.2. Cam kết chi đầu tư Khái niệm: “cam kết chi đầu tư là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi” (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT- BTC của Bộ Tài chính). Cụ thể: “ (1). Một dự án đầu tư có một mã số dự án riêng trong phân đoạn mã dự án của kế toán đồ; một dự án đầu tư có thể có nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có thể có nhiều hợp đồng khác nhau; các hợp đồng này sẽ được quản lý và ghi nhận trong TABMIS và đều được xem là hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ theo dự án, không phân bổ chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế của công trình, dự án. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư (BQLDA) cần phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch và phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư; (2) giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi là chênh lệch giữa giá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi cho hợp đồng đó (bao gồm cả số cam kết chi đã thực hiện trong những năm trước đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách)” (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính). 1.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN. 1.2.1 Vai trò của KBNN trong công tác quản lý quỹ NSNN: “KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có vai trò quan trọng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện
  • 21. 9 huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, có một vai trò quan trọng đó là vai trò trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức,… theo các quy định hiện hành của Nhà nước” (nguồn: Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời, KBNN thực hiện công tác kiểm tra, hạch toán các khoản chi đúng mục lục NSNN (Mã chương, Mã ngành, Mã nội dung kinh tế), cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời cho công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp chính quyền địa phương cũng như của các cơ quan liên quan trong cân đối ngân sách, giúp cho việc điều hành quỹ NSNN được linh hoạt, thuận lợi. KBNN thực hiện cấp phát tiền cho đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN khi nhận được Lệnh của cơ quan Tài chính hay của các đơn vị thụ hưởng kinh phí do NSNN cấp. Tuy nhiên, KBNN không thực hiện theo các lệnh chi một cách thụ động, mà hoạt động này tương đối độc lập và có sự tương tác qua lại với các đơn vị đó. KBNN có quyền từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, trong quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN nếu thấy chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra, KBNN có quyền tổng hợp và phân tích, đánh giá và kiến nghị Bộ Tài chính và các cơ quan có thầm quyền nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn. 1.2.2 Vai trò của KBNN trong thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi NSNN: Về khái niệm, CKC là việc các đơn vị sử dụng ngân sách cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm (có thể cam kết một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho các hợp đồng được ký kết giữa đơn vị với nhà cung cấp. Từ khái niệm trên cho thấy, công tác quản lý và kiểm soát CKC nếu làm tốt, sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách và các cớ qun quản lý như Tài chính, Kho bạc kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân sách, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công, hàng hóa công,… và thanh toán,
  • 22. 10 góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong chi tiêu công, củng cố kỷ luật tài khóa. Nhất là, trong bối cảnh công tác quản lý dự toán còn nhiều bất cập thì CKC lại cung cấp một giải pháp hữu hiệu để chống nợ đọng và hỗ trợ trong công tác lập ngân sách trung hạn thông qua quản lý nhu cầu thanh toán của các gói thầu có thời gian thực hiện nhiều năm. Như vậy, có thể thấy được KBNN có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN. Một mặt, KBNN có vai trò trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý tài chính NSNN, mặt khác KBNN luôn hướng tới mục tiêu là ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí của nhà nước và có vai trò không nhỏ trong việc quản lý, kiểm soát các khoản cam kết của các đơn vị SDNS góp phần ngăn chặn tình trạng nợ công, tránh tình trạng đầu tư dàn trải,… 1.3 Nguyên tắc quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước Theo quy định của Bộ Tài chính, “…tất cả các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 1.000 triệu đồng trở lên trong chi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm soát CKC qua KBNN (trừ một số trường hợp được quy định cụ thể không phải thực hiện CKC). - Các khoản CKC ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam; các khoản CKC ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được theo dõi theo nguyên tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hàng tháng do Bộ Tài chính quy định để hạch toán CKC. Các phân đoạn mã kế toán đồ của tài khoản chi ngân sách nhà nước (nếu có) phải được hạch toán ở mức chi tiết nhất. Trường hợp khoản CKC ngân sách nhà nước có nhiều nguồn vốn (các khoản CKC đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ của dự án ODA,…), thì được hạch toán chi tiết theo số tiền được CKC của từng nguồn vốn. - Cam kết chi chỉ được thanh toán khi số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn
  • 23. 11 hoặc bằng số tiền chưa được thanh toán của khoản CKC đó. Trường hợp số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số tiền còn lại chưa được thanh toán của khoản CKC, thì trước khi làm thủ tục thanh toán CKC, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch điều chỉnh số tiền của khoản CKC đó phù hợp với số tiền đề nghị thanh toán và đảm bảo đúng quy định nêu tại khoản 2 mục II Thông tư này. - Trong quá trình quản lý, kiểm soát, nếu phát hiện các khoản CKC sai chế độ quy định hoặc các khoản dự toán để CKC không được chuyển nguồn sang năm sau hoặc đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp, thì khoản CKC sẽ được huỷ bỏ. Kho bạc Nhà nước thực hiện huỷ các khoản CKC của đơn vị dự toán, chủ đầu tư theo chế độ quy định (đối với các khoản CKC không được phép chuyển năm sau sử dụng tiếp) hoặc theo quyết định của cơ quan tài chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với các khoản CKC sai quy định) hoặc đề nghị của đơn vị dự toán, chủ đầu tư (đối với các khoản CKC mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng tiếp)” – (nguồn: Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính). 1.4 Nội dung quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước 1.4.1 Nội dung quản lý cam kết chi ngân sách Nhà nước - Quản lý thông tin nhà cung cấp: “Thông tin về nhà cung cấp phải được quản lý và ghi nhận đầy đủ trên TABMIS trước khi làm thủ tục cam kết chi và thanh toán. Trường hợp nhà cung cấp chưa được quản lý trên TABMIS, thì thông tin về nhà cung cấp được ghi nhận khi thực hiện thanh toán”–(nguồn: Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 của Kho bạc Nhà nước). Cụ thể: “(1).Thông tin chung nhà cung cấp: thông tin chung về nhà cung cấp là thông tin được quản lý, sử dụng chung tại tất cả các đơn vị KBNN trong toàn quốc và bao gồm các chỉ tiêu sau: thông tin TABMIS bắt buộc người sử dụng phải khai báo khi tạo mới/điều chỉnh thông tin tên nhà cung cấp; thông tin do TABMIS tự sinh, bao gồm: mã số nhà cung cấp được quản lý trên TABMIS; ngày tạo và ngày điều chỉnh
  • 24. 12 thông tin chung; người tạo và người điều chỉnh thông tin chung. Các chỉ tiêu thông tin này do TABMIS tự sinh khi người sử dụng hoàn thành việc khai báo hoặc điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp (riêng mã số nhà cung cấp được quản lý trên TABMIS sẽ không thay đổi khi người sử dụng điều chỉnh các chỉ tiêu thông tin chung); thông tin TABMIS không bắt buộc người sử dụng phải khai báo, bao gồm: mã số thuế của nhà cung cấp; ngày hết hiệu lực thông tin chung về nhà cung cấp trên TABMIS (người sử dụng chỉ khai báo thông tin này khi có yêu cầu). (2).Thông tin chi tiết: thông tin chi tiết về nhà cung cấp được quản lý tại từng đơn vị KBNN và bao gồm các chỉ tiêu sau: thông tin bắt buộc người sử dụng phải khai báo khi tạo mới thông tin chi tiết nhà cung cấp, bao gồm: mã KBNN nơi tạo điểm nhà cung cấp; địa chỉ nhà cung cấp; tên và mã ngân hàng (mã số do Ngân hàng Nhà nước quy định) nơi nhà cung cấp mở tài khoản; số hiệu tài khoản của nhà cung cấp tại từng ngân hàng; loại tiền tương ứng với từng tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng. Các chỉ tiêu thông tin này (trừ địa chỉ nhà cung cấp) phải được điều chỉnh kịp thời mỗi khi có sự thay đổi; thông tin do TABMIS tự sinh, bao gồm: ngày tạo và ngày điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp; người tạo và người điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp. Các chỉ tiêu thông tin này do TABMIS tự sinh khi người sử dụng hoàn thành việc khai báo hoặc điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp; đối với trường hợp nhà cung cấp có nhiều tài khoản, thì khi khai báo thông tin chi tiết về nhà cung cấp, các đơn vị KBNN phải khai báo đầy đủ, chính xác các tài khoản tương ứng với từng ngân hàng của nhà cung cấp đó; khi thực hiện cam kết chi và thanh toán, các đơn vị KBNN phải lựa chọn chính xác tài khoản của nhà cung cấp đã có trên hệ thống và phù hợp với tài khoản ghi trên hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán/chủ đầu tư với nhà cung cấp” – (nguồn: Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 của Kho bạc Nhà nước). - Quản lý cam kết chi NSNN: Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi: “- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa đơn vị dự toán, chủ đầu tư với nhà cung, cấp hàng hóa, dịch vụ,
  • 25. 13 nhà thầu có hiệu lực, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ không quy định ngày có hiệu lực thì thời hạn nêu trên được tính từ ngày ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. - Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2 trở đi, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Trường hợp cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách (hoặc kế hoạch vốn) trong tháng 12 năm trước, thì thời hạn gửi đề nghị cam kết chi đối với cả hai trường hợp nói trên được tính từ ngày 01 tháng 01 năm sau. - Đối với các hợp đồng được bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán trong năm của cấp có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết chi (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. - Trường hợp đơn vị bổ sung hoặc điều chỉnh giá trị hợp đồng đã ký thì trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng điều chỉnh có hiệu lực hoặc kể từ ngày ký hợp đồng điều chỉnh (trường hợp, hợp đồng điều chỉnh không quy định ngày có hiệu lực), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết chi (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. - Trong phạm vi 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư và dự toán của các đơn vị đã được nhập trên hệ thống TABMIS, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra các điều kiện để thực hiện cam kết chi cho đơn vị trên hệ thống TABMIS và gửi 01 liên chứng từ cam kết chi đã được chấp thuận trên hệ thống TABMIS (có ghi sổ cam kết chi) cho đơn vị. Trường hợp không chấp nhận cam kết chi, trong thời hạn quy định nêu trên, Kho bạc Nhà nước phải thông báo ý kiến từ chối cam kết chi bằng văn bản cho đơn vị được biết” – (nguồn: Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính).
  • 26. 14 Đối với việc quản lý hợp đồng chi thường xuyên và chi đầu tư: “(1). Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ do đơn vị dự toán (đối với chi thường xuyên) hoặc chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) gửi đến, Kho bạc Nhà nước kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng theo quy định, nếu phù hợp thì nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS và thông báo số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho đơn vị sử dụng ngân sách được biết để quản lý và thanh toán cam kết chi; (2).Hàng năm, đơn vị sử dụng ngân sách phải có trách nhiệm xác định số kế hoạch vốn (đối với chi đầu tư) hoặc dự toán (đối với chi thường xuyên) bố trí cho từng hợp đồng; đồng thời, được quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn hoặc dự toán năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của dự án đó; (3).Trường hợp hợp đồng được thực hiện trọn trong 1 năm ngân sách, thì số kế hoạch vốn hoặc dự toán bố trí trong năm cho hợp đồng đúng bằng giá trị của hợp đồng đó; (4).Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có nhiều loại tiền, thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư hoặc dự toán trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại tiền; (5).Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có nhiều loại nguồn vốn, thì đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm xác định số vốn trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại nguồn vốn” – (nguồn: Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính). 1.4.2 Nội dung kiểm soát cam kết chi NSNN Đối với các khoản chi NSNN phải thực hiện CKC theo quy định thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước. “Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể: Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với KBNN. Trường hợp đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến KBNN thông qua chương trình giao diện, thì phải đảm bảo các nguyên tắc phải có đầy đủ chỉ tiêu thông tin và được bảo mật,
  • 27. 15 đúng định dạng trao đổi dữ liệu điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn dưới Luật. Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành. Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo có trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư). Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng (Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định, thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán được điều chỉnh của đơn vị dự toán; trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán ứng trước của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư). Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đến KBNN chậm nhất đến hết ngày 25/01 năm sau (trừ cam kết chi dự toán ứng trước của các khoản kinh phí thường xuyên)” – (nguồn: Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính). 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng. Những lãnh đạo, chuyên viên được lựa chọn là những người có kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ tài chính – ngân sách liên quan đến việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. - Tổ chức và kết quả phỏng vấn: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua một buổi phỏng vấn tập trung để bước đầu nhận dạng những nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiềm soát CKC NSNN qua
  • 28. 16 KBNN. - Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn gồm 15 cán bộ lãnh đạo và công chức của KBNN Đồng Tháp, Sở Tài chính Đồng Tháp, và một số đơn vị sử dụng ngân sách có mở tài khoản và thường xuyên giao dịch với KBNN Đồng Tháp (Sở Tài chính 02 người; Kho bạc 07 người; các đơn vị sử dụng ngân sách 06 người). - Phương pháp tổ chức phỏng vấn: Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi lại trong file văn bản của máy tính để làm bằng chứng về dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài mà không sử dụng vào mục đích nào khác. - Nội dung phỏng vấn: Người phỏng vấn sử dụng một bảng hướng dẫn phỏng vấn theo dạng bán cấu trúc, bao gồm các câu hỏi mở để người được phỏng vấn phát biểu theo suy nghĩ và kinh nghiệm của họ. Mỗi câu hỏi được đặt ra chung và có những câu hỏi đặt riêng cho từng người cụ thể và người được phỏng vấn không chỉ trả lời các câu hỏi mà còn được gợi mở trao đổi, bình luận về các vấn đề mà người phỏng vấn đặt ra. - Thu thập và phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được từ cuộc phỏng vấn tập trung sẽ được phân loại, xử lý, phân tích và tổng hợp để hình thành các nhận dạng bước đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN tại KBNN Đồng Tháp. - Kết quả phỏng vấn: Kết quả phỏng vấn tập trung 15 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các tổ chức có liên quan, sau khi tổng hợp, tuy có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung, các nội dung nêu trong bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn được các ý kiến đề cập nhiều nhất (phụ lục 1). Trên cơ sở kết quả phỏng vấn tập trung và phân tích dây chuyền giá trị (thống kê, đánh giá tỷ lệ %), các hoạt động thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN được chia thành hai nhóm: các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ. - Các hoạt động chủ yếu: Các hoạt động chủ yếu là những hoạt động gắn trực tiếp với việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN tại
  • 29. 17 KBNN Đồng Tháp, gồm: hoạt động đầu vào; hoạt động vận hành; hoạt động đầu ra; thủ tục hành chính - Các hoạt động hỗ trợ: Ngoài các hoạt động chủ yếu, trong dây chuyền giá trị còn có các hoạt động hỗ trợ là các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. Nhờ các hoạt động hỗ trợ mà các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: hoạt động của hệ thống thông tin; hoạt động quản lý nguồn nhân lực; đào tạo và truyền thông. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dây chuyền giá trị của KBNN Đồng Tháp thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Đào tạo & truyền thông Quản lý nguồn nhân lực Hệ thống thông tin (TABMIS) THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU RA HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU VÀO Các hoạt động hỗ trợ
  • 30. 18 1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu: 1.5.1.1. Hoạt động đầu vào: - Đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập được vào TABMS để khởi tạo và cập nhật dữ liệu CKC vào TABMIS : theo thiết kế ban đầu của TABMIS, các đơn vị sử dụng ngân sách là đối tượng sử dụng chủ chốt của phân hệ chức năng PO, sẽ khởi tạo và cập nhật dữ liệu CKC vào TABMIS. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, do số lượng người sử dụng quá lớn nên chưa đưa đơn vị sử dụng ngân sách tham gia vào TABMIS. Vì chưa tham gia vào TABMIS nên đơn vị sử dụng ngân sách chưa thể truy cập trực tiếp vào TABMIS để khởi tạo và cập nhật dữ liệu CKC mà phải qua trung gian đơn vị KBNN nơi giao dịch. Theo cơ chế hiện nay, do phần lớn các đơn vị sử dụng ngân sách chưa giao diện được với TABMIS nên việc truy cập để cập nhập dữ liệu về CKC (gồm dữ liệu nhà cung cấp, dữ liệu hợp đồng, dữ liệu CKC) vào phân hệ PO của TABMIS để thực thiện kế toán CKC (lẻ ra là nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách) nhưng lại được phân công cho các đơn vị KBNN đảm nhận trên cơ sở các thông tin trên giấy đề nghị CKC do đơn vị sử dụng ngân sách chuyển đến. Việc đơn vị KBNN nhập thủ công các dữ liệu về CKC vào phân hệ PO của TABMIS từ các giấy đề nghị CKC của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ làm mất nhiều thời gian và không tránh khỏi rủi ro, nhầm lẫn. - Kho bạc Nhà nước phải nhập dữ liệu đầu vào phân hệ PO của TABMIS thay cho các đơn vị sử dụng ngân sách: hiện nay, do phần lớn các đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập hay giao diện được với TABMIS nên việc nhập dữ liệu về cam kết chi (gồm dữ liệu nhà cung cấp, dữ liệu hợp đồng, dữ liệu CKC) vào phân hệ PO của TABMIS từ giấy đề nghị CKC của các đơn vị sử dụng ngân sách do cơ quan Kho bạc thực hiện sẽ tạo ra một khối lượng công việc rất lớn cho KBNN. Vì vậy, có thể gây áp lực của khối lượng công việc nhập dữ liệu đầu vào phân hệ PO của TABMIS và làm ảnh hưởng cho KBNN Đồng Tháp khi thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. 1.5.1.2. Hoạt động vận hành: - Quy định KBNN thực hiện kiểm soát đề nghị cam kết chi NSNN sau khi đơn
  • 31. 19 vị sử dụng ngân sách đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ: theo cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN, KBNN thực hiện kiểm soát đề nghị cam kết chi NSNN sau khi đơn vị sử dụng ngân sách đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, nếu đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị CKC mà không hội đủ điều kiện và bị KBNN từ chối, thì vấn đề đặt ra là có ngăn chặn được các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng do đơn vị sử dụng ngân sách tạo ra hay không? Câu trả lời thường là không, bởi vì ở thời điểm này, cam kết với nhà cung cấp hoàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hợp đồng đã được ký kết, nghĩa vụ trả nợ đã phát sinh và để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách thường tìm cách ứng trước hoặc vay, mượn các nguồn vốn (hợp pháp) khác để ứng vốn thực hiện hợp đồng đã cam kết với nhà cung cấp, đến khi có dự toán sẽ hoàn trả. Hệ lụy kéo theo cách làm đó là nợ phải trả của đơn vị sử dụng ngân sách vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao và mục đích góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán của cơ chế có thể không thực hiện được. - Nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp trong quy trình quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện hành: hai nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp là hai nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN và cả việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN hiện nay. Nếu nguyên tắc chi theo dự toán không thực hiện được (do điều hành ngân sách chưa tốt, nguồn thu chưa tập trung kịp để đáp ứng nhu cầu chi; do thực hiện chi không theo hình thức chi theo dự toán) thì việc dành dự toán để CKC NSNN sẽ trở thành vô ích và việc kiểm soát CKC về mặt kế toán sẽ không thực hiện được. Mặc khác, nếu nguyên tắc thanh toán trực tiếp chưa được thực hiện, chưa được thanh toán trực tiếp từ quỹ NSNN đến đúng đối tượng được hưởng (người hưởng lương, trợ cấp, tiền công hoặc người cung cấp hàng hóa, dịch vụ) mà còn thanh toán gián tiếp qua trung gian tài khoản tiền gửi hoặc quỹ tiền mặt của các đơn vị sử dụng ngân sách thì sẽ làm giảm tính khả thi của cơ chế kiểm soát cam kết chi NSNN về mặt pháp lý (chưa chi trả đúng nhà cung cấp, nhà thầu đã
  • 32. 20 được lựa chọn theo kết quả kiểm soát CKC). - Chưa có chế tài đủ mạnh nên quy định các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN nơi giao dịch đề nghị CKC kể từ ngày ký hợp đồng với nhà cung cấp dễ bị vi phạm: theo quy định, thì các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN nơi giao dịch đề nghị CKC (kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan) trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với nhà cung cấp, do không có chế tài thực hiện, dễ bị vi phạm và dễ xảy ra trường hợp đề nghị CKC và yêu cầu thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đến KBNN nơi giao dịch cùng một lúc. Hệ lụy kéo theo là các đơn vị sử dụng ngân sách coi như CKC không có tác dụng gì mà chỉ làm rườm rà thêm thủ tục hành chính, không những việc kiểm soát CKC của KBNN chỉ mang tính hình thức, không ngăn chặn được các đơn vị sử dụng ngân sách tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng, mà khối lượng công việc của KBNN Đồng Tháp tập trung dồn vào thời điểm thanh toán, chi trả và nhất là vào thời điểm cuối niên độ ngân sách, và tất nhiên, đã tạo áp lực không đáng có đối với KBNN Đồng Tháp. - Cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN không thực hiện được với những khoản chi NSNN có giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa được thực hiện chi theo hình thức chi theo dự toán: một trong những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN là việc thực hiện CKC về mặt kế toán, nghĩa là thực hiện việc ghi chép bút toán dành sẳn số kinh phí cần thiết từ dự tóan NSNN được giao hàng năm để trang trải cho những khoản nợ phải trả mà đơn vị sử dụng ngân sách CKC. Tuy nhiên, kỹ thuật “dành dự toán”, được hỗ trợ bởi quy trình chức năng PO trong TABMIS, chỉ phù hợp với các khoản chi thực hiện theo hình thức dự toán mà không phù hợp với các khoản chi thực hiện theo hình thức khác (như hình thức chi bằng lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch với KBNN, chi bằng hiện vật và ngày công lao động, ghi thu ghi chi). Hạn chế này, làm cho cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN chỉ thực hiện được đối với những khoản chi theo hình thức dự toán mà chưa bao quát được hết với những khoản chi NSNN có giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa được thực hiện chi
  • 33. 21 theo hình thức dự toán. 1.5.1.3. Hoạt động đầu ra: - Đơn vị sử dụng ngân sách chưa trực tiếp nhận thông tin đầu ra của phân hệ PO trong TABMIS mà phải qua trung gian KBNN nơi giao dịch: mục tiêu chính của phân hệ chức năng PO trong TABMIS là cung cấp các dữ liệu cần thiết giúp cho đơn vị sử dụng ngân sách quyết định ký kết hợp đồng với một nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và đảm bảo không tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán NSNN còn lại được sử dụng. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập hoặc giao diện được với TABMIS nên chưa trực tiếp tiếp nhận thông tin đầu ra của phân hệ PO trong TABMIS mà phải tiếp nhận gián tiếp qua trung gian tại nơi giao dịch của KBNN. Những thông tin cần thiết (như thông tin về số dư dự toán còn được sử dụng, thông tin về nhà cung cấp, thông tin về hợp đồng, thông tin về cam kết chi) được cung cấp một cách ít ỏi (thông báo phê duyệt, thông báo từ chối phê duyệt) và gián tiếp qua trung gian KBNN sẽ không kịp thời, thuận tiện và quan trọng hơn là làm giảm tính hữu ích đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. - Các đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán CKC tại đơn vị mình như một cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích: kế toán CKC là bước đầu tiên trong quá trình chuyển từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích, gồm 4 giai đoạn chính : kế toán CKC (ghi chép việc dành dự toán tương ứng với giá trị các hàng hóa, dịch vụ trong đề nghị CKC); kế toán dồn tích (ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ được cung cấp tạo nên tài sản hoặc công nợ); kế toán thanh toán (ghi chép các khoản thanh toán đến hạn trả) và kế toán chi trả (ghi chép việc trả tiền). Thế nhưng theo cơ chế hiện nay, kế toán CKC chỉ được thực hiện trên hệ thống kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại KBNN mà chưa được thực hiện trên hệ thống kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều đó cũng có nghĩa là kế toán CKC chưa đóng vai trò là cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích tại các đơn vị sử dụng ngân sách, và điều này có thể tác động đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN Đồng tháp. 1.5.1.4. Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính:
  • 34. 22 Là hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ và trả kết quả CKC giữa cơ quan KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ và trả kết quả CKC, cán bộ, công chức KBNN phải thực hiện văn hóa nghề kho bạc (gồm: thực hiện thời gian; giải quyết dứt điểm các thắc mắc; làm việc đúng giờ; thái độ đúng mực; trang phục gọn gàng). Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tình trạng lúng túng chưa tìm ra một quy trình đơn giản, công khai, minh bạch trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ và trả kết quả trong công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN (tương tự trong công tác quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN) sẽ có tác động đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. 1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc hoạt động hỗ trợ: 1.5.2.1. Hoạt động hỗ trợ của hệ thống thông tin: Xuất phát từ việc hỗ trợ công nghệ của phân hệ chức năng BA trong TABMIS, cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN chỉ có thể thực hiện được khi đơn vị sử dụng ngân sách nhận dự toán NSNN năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Việc ghi chép, phản ảnh các hoạt động phân bổ, giao, bổ sung, điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị dự toán thuộc các cấp ngân sách là rất khó khăn, phức tạp và hầu như khó có thể thực hiện được một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời nếu không có sự hỗ trợ về mặt công nghệ của hệ thống thông tin. 1.5.2.2. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực: Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, thì có nhiều yếu tố có liên quan, nhưng trong đó có yếu tố quan trọng, đó là kinh nghiệm triển khai thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Đồng Tháp. Trong thực tế, việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo quy định hiện hành đã bao gồm cả nội dung kiểm soát CKC (kiểm tra điều kiện đã có trong dự toán ngân sách được giao) và nội dung kiểm soát chuẩn chi (kiểm tra điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và điều kiện đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền chuẩn chi,…), tuy nhiên, trong nội dung kiểm soát CKC
  • 35. 23 chỉ thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, tài liệu cam kết chi (tính pháp lý của việc lựa chọn nhà cung cấp, của hợp đồng) và kiểm tra tính đảm bảo khoản chi đã có trong dự toán được giao mà chưa sử dụng kỹ thuật dành dự toán cho khoản CKC đó. Qua thời gian triển khai thực hiện CKC, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Đồng Tháp trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng có thể làm ảnh đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. 1.5.2.3. Hoạt động đào tạo và truyền thông: - Chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kế hoạch đào tạo và truyền thông đã vạch ra từ đầu: các tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN đều muốn hiểu rõ cam kết chi là gì? Tại sao lại cần thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN và khi thực hiện sẽ mang lại những lợi ích gì? việc sử dụng phân hệ PO của TABMIS để hỗ trợ thực hiện quy trình quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN sẽ ảnh hưởng như thế nào đến họ và làm thế nào để thực hiện được? để cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN được mọi người ủng hộ và thực hiện cần phải tiến hành các hoạt động truyền thông và đào tạo. Truyền thông để nâng cao nhận thức và hiểu biết về cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN, còn đào tạo để hướng dẫn cho người thực hiện có thể thực hiện được cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. Mặc dù có xây dựng kế hoạch ngay từ khi bắt đầu triển khai TABMIS nhưng KBNN lại chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kế hoạch đào tạo và truyền thông đã vạch ra để nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia tích cực của các đối tượng có liên quan (KBNN, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan tài chính, các cơ quan chủ quản và các đơn vị dự toán cấp trên), đồng thời, hướng dẫn cho cán bộ, công chức KBNN có thể thực hiện tốt cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. 1.6. Kiểm soát cam kết chi ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm. - Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Cà Mau.
  • 36. 24 Theo Thạc sĩ Lê Chí Cường, thì việc thực hiện quản lý và kiểm soát CKC qua KBNN Cà Mau trong thời gian vừa qua trong điều kiện phân bổ ngân sách ngắn hạn bên cạnh các kết quả đạt được như: trình độ của cán bộ công chức trong vận hành hệ thống, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách dần tiếp cận được và có sự đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương nên việc triển khai công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Cà Mau được thực hiện thuận lợi, từ đó góp phần ngăn chặn được nợ đọng trong thanh toán. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần tháo gỡ để mục tiêu trong kiểm soát quản lý CKC được thực hiện đúng nghĩa. - Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Thái Nguyên: Theo tác giả Vân Hà, thì cam kết chi NSNN qua KBNN Thái Nguyên được thực hiện đồng thời với quá trình kiểm soát chi nhằm hỗ trợ, tăng cường việc kiểm soát chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã giảm đáng kể nợ đọng trong thanh toán vốn so với trước đây, tuy nhiên, vẫn chưa phải triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với ngân sách cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong khâu nhập dự toán còn chậm,… - Kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Lạng Sơn: “Ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn cho biết: trước đây, công tác quản lý ngân sách của tỉnh chưa gắn kết cao trong các khâu của quy trình quản lý, chưa theo dõi, phản ánh được số công nợ phải trả cho các nhà cung cấp, có tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nhất là nợ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản,… việc quản lý, kiểm soát CKC đã giúp Kho bạc quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân sách; ký kết hợp đồng… và thanh toán. Công tác này còn giúp theo dõi được các khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, Kho bạc có thể kiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách như việc nợ đọng
  • 37. 25 trong thanh toán mua sắm ô tô, xây dựng cơ bản. Ngoài ra, thông qua thực hiện quản lý, kiểm soát CKC còn hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của các cơ quan tài chính, theo dõi và quản lý được các hợp đồng từ nhiều năm theo các thông tin như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán… và giúp các nhà quản lý chú ý đến các thông tin khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán hàng năm” – (nguồn: tác giả Lâm Như, Báo Lạng Sơn, đăng ngày 07/10/2013) - Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN quan KBNN ở một số địa phương như: Cà Mau, Thái Nguyên và Lạng sơn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đó là: cần quan tâm thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN và cơ quan tài chính được nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu: phân bổ dự toán, tạo nhà cung cấp và thực hiện CKC trên hệ thống; đối với các cơ quan tham mưu cho các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn với kho bạc và chủ đầu tư, đảm bảo bố trí, phân bổ nguồn vốn hợp lý, hạn chế dần tình trạng bố trí kế hoạch vốn cho các dự án triển khai chậm tiến độ, không có khối lượng để thanh toán; trên thực tế, việc thực hiện phân bổ dự toán của cơ quan tài chính trên hệ thống TABMIS so với quyết định giấy thường không đồng bộ dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đủ dự toán để thực hiện cam kết khi hợp đồng được ký kết. Vì vậy, bài học rút ra cho vấn đề này, các đơn vị vẫn thực hiện CKC trên phần dự toán được phân bổ, đối với số còn thiếu sẽ tiếp tục cam kết khi có dự toán (khi có dự toán sẽ thực hiện điều chỉnh số tiền đã cam kết theo đúng hợp đồng để đảm bảo không thay đổi số CKC); Vấn đề về nợ đọng trong thanh toán vẫn chưa được khắc phục triệt để do chưa thực hiện cam kết chi đối với ngân sách cấp xã và kiểm soát cam kết chi từ Tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán. Bài học rút là, cần phải mở rộng đối tượng buộc phải cam kết chi nhất là trong bối cảnh nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng phải thực hiện cam kết chi là đồng nghĩa với việc tăng thủ
  • 38. 26 tục hành chính, tăng thêm thao tác nghiệp vụ, tạo áp lực công việc đối với công chức KBNN và cả đơn vị sử dụng ngân sách nên vấn đề này cần phải được xem xét cân nhắc. Kết luận chương 1: trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề có liên quan đến đề tài như lý: cơ sở lý luận về chi NSNN và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN; vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát cam kết chi NSNN; nội dung, nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN,… Thông qua việc quản lý, thực hiện CKC ta thấy được vai trò quan trọng trong dự báo dòng tiền, ngăn chặn tình trạng nợ công trong điều kiện phân bổ ngân sách trung và dài hạn. Với chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước là tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước theo Luật định, qua đó có thể thấy được vai trò quan trọng, quyết định trong triển khai cam kết chi NSNN đạt được hiệu quả. Các vấn đề lý luận được trình bày ở trên là cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý, kiểm soát CKC NSNN qua KBNN Đồng Tháp ở Chương 2.
  • 39. 27 Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp 2.1. Một vài nét về tỉnh Đồng Tháp. “Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2 , là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh An Giang và Thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc Lộ 30, Quốc Lộ 80, Quốc Lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Là tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng chịt nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương” – (nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 2.2 Sơ lược về Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Đồng Tháp “KBNN Đồng Tháp có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
  • 40. 28 hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thấm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN. Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN. Thực hiện nhiệm vụ Tổng kế toán Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thống kê thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và KBNN” – (nguồn: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính). 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp, gồm: Ban Giám đốc và 07 phòng nghiệp vụ: Văn phòng; Phòng Kiểm soát chi; Phòng Kế toán Nhà nước; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức - Cán bộ; Phòng Thanh tra - Kiểm tra; Phòng Tài vụ và 11 đơn vị KBNN huyện trực thuộc. Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Đồng Tháp:
  • 41. 29 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Đồng Tháp 2.3 Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước 2.3.1.Quy trình quản lý cam kết chi ngân sách nhà nước Đối với các hợp đồng kinh tế thực hiện cam kết chi NSNN được Kho bạc Nhà nước quản lý các yếu tố về nhà cung cấp: Thông tin chung nhà cung cấp như tên nhà cung cấp, mã số thuế của nhà cung cấp; Thông tin chi tiết nhà cung cấp như địa chỉ nhà cung cấp, tài khoản nhà cung cấp, ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản, … 2.3.1.1 Quy trình quản lý thông tin chung nhà cung cấp Trong đó các yếu tố về thông tin chung nhà cung cấp, đây là thông tin được quản lý và sử dụng chung tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc: Tên nhà cung cấp, mã số thuế của nhà cung cấp. BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ Phòng Kiểm soát chi Phòng Tài vụ Phòng Kế toán Nhà nước Phòng Tin học Phòng Thanh tra - Kiểm tra 11 KBNN huyện, thị, thành phố
  • 42. 30 Cán bộ Kiểm soát chi (1) Lãnh đạo bộ phận Kiểm soát chi (2) Phòng hỗ trợ CNTT (Cục (3) Hệ thống TABMIS Đối với các nhà cung cấp đã được thiết lập trong hệ thống đội xử lý trung tâm tỉnh thiết lập thông tin chi tiết. Đối với các nhà cung cấp chưa được thiết lập trên hệ thống, hoặc đã có trên hệ thống nhưng cần điểu chỉnh tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện theo quy trình tạo mới nhà cung cấp hoặc điều chỉnh thông tin nhà cung cấp theo các bước sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chung nhà cung cấp (NCC) Bước 1: Căn cứ thông tin nhà cung cấp trên đề nghị cam kết chi và yêu cầu quản lý, cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN kiểm tra: - Trường hợp thông tin chung về nhà cung cấp chưa được quản lý trên TABMIS, thì cán bộ kế toán đề nghị kế toán trưởng; cán bộ kiểm soát chi đề nghị đề nghị trưởng phòng kiểm soát chi hoặc lãnh đạo KBNN cấp huyện phụ trách trực tiếp hoặc trưởng phòng tổng hợp - đối với KBNN cấp huyện có thành lập phòng tổng hợp (sau đây gọi chung là lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi) duyệt yêu cầu tạo mới thông tin chung về nhà cung cấp. - Trường hợp thông tin chung có sự khác biệt so với thông tin chung về nhà cung cấp đã được quản lý trên TABMIS, thì cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát chi đề nghị lãnh đạo duyệt yêu cầu điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp, cụ thể: Cán bộ kế toán đề nghị kế toán trưởng; cán bộ kiểm soát chi đề nghị lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi. Bước 2: Căn cứ đề nghị của cán bộ kế toán hoặc cán bộ kiểm soát chi, kế toán trưởng hoặc lãnh đạo phụ trách bộ phận KSC kiểm tra; nếu đảm bảo yêu cầu thì lập văn bản đề nghị tạo mới/điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp gửi về Phòng hỗ trợ Cục công nghệ thông tin.
  • 43. 31 Cán bộ kiểm soát chi Lãnh đạo phụ Đội xử lý (1) trách bộ phận kiểm soát chi (2) Trung tâm tỉnh (3) Hệ thống TABMIS Tại Cục công nghệ thông tin: Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị (qua mail) của kế toán trưởng hoặc lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi, Cục công nghệ thông tin rà soát, kiểm tra, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin về nhà cung cấp và tên nhà cung cấp chưa được tạo và quản lý trên TABMIS,…Sau khi kiểm tra, Cục công nghệ thông tin tiến hành tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin chung; đồng thời, tổ chức lưu trữ văn bản đề nghị của của kế toán trưởng hoặc lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi đầu tư để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu sau này. 2.3.1.2 Quy trình quản lý thông tin chi tiết Thông tin chi tiết nhà cung cấp được quản lý tại từng đơn vị Kho bạc Nhà nước bao gồm các yếu tố: Mã Kho bạc Nhà nước nơi tạo địa điểm nhà cung cấp, địa chỉ nhà cung cấp, tên và mã ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản, số hiệu tài khoản của nhà cung cấp. Đối với các nhà cung cấp thông tin chung đã được thiết lập trên hệ thống, thông tin chi tiết chưa được thiết lập, hoặc có sự thay đổi tại địa điểm của Kho bạc Nhà nước nơi cán bộ kiểm soát chi, kế toán NSNN Kho bạc Nhà nước thực hiện cam kết chi, thì cán bộ kế toán, cán bộ kiểm soát chi tại đơn vị Kho bạc đó thực hiện gửi mẫu thiết lập thông tin chi tiết nhà cung cấp theo mẫu quy định của Kho bạc Nhà nước Trung ương, trình tự theo các bước: Sơ đồ 2.3: Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chi tiết NCC “…Bước 1: căn cứ thông tin chi tiết về nhà cung cấp trên giấy đề nghị cam kết chi và yêu cầu quản lý, cán bộ kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN kiểm tra: - Trường hợp thông tin chi tiết về nhà cung cấp chưa được quản lý trên
  • 44. 32 TABMIS, thì cán bộ kiểm soát chi đề nghị đề nghị Lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi duyệt yêu cầu tạo mới thông tin chi tiết về nhà cung cấp. - Trường hợp thông chi tiết có sự khác biệt so với thông tin về nhà cung cấp đã được quản lý trên TABMIS, thì cán bộ kế toán hoặc cán bộ KSC đề nghị lãnh đạo duyệt yêu cầu điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp. Bước 2: căn cứ đề nghị của cán bộ kiểm soát chi, Lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi kiểm tra; nếu đảm bảo yêu cầu thì lập văn bản đề nghị tạo mới/điều chỉnh thông tin chi tiết về nhà cung cấp gửi về Đội xử lý trung tâm tỉnh (Mẫu biểu theo quy định của KBNN Trung ương – mẫu số 01b đính kèm công văn 1532/KBNN-CNTT); đồng thời gửi file văn bản (bằng MS Word) từ hộp thư điện tử của mình về hộp thư điện tử Đội xử lý trung tâm tỉnh. * Tại Đội xử lý trung tâm tỉnh: Bước 3: trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị (qua mail) của Lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi, Đội xử lý trung tâm tỉnh rà soát, kiểm tra, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin chi tiết theo từng mã nhà cung cấp. Sau khi kiểm tra, Đội xử lý trung tâm tỉnh tiến hành tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin chi tiết; Đồng thời, tổ chức lưu trữ văn bản đề nghị của Lãnh đạo phụ trách bộ phận kiểm soát chi để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu sau này. Trường hợp nhà cung cấp có nhiều tài khoản, thì khi khai báo thông tin chi tiết về nhà cung cấp, các đơn vị KBNN phải khai báo đầy đủ, chính xác các tài khoản tương ứng với từng ngân hàng của nhà cung cấp đó; khi thực hiện cam kết chi và thanh toán, các đơn vị KBNN phải lựa chọn chính xác tài khoản của nhà cung cấp đã có trên hệ thống và phù hợp với tài khoản ghi trên hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán/chủ đầu tư với nhà cung cấp” – (nguồn: Công văn số 507/KBNN- THPC ngày 22/3/2016 của Kho bạc Nhà nước). 2.3.2. Quy trình kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước: Sau khi nhận được hồ sơ và đề nghị cam kết chi NSNN của đơn vị, cán bộ kiểm soát chi đầu tư thuộc cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ chứng từ và đề nghị cam kết chi, trình tự thực hiện kiểm