SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM QUANG THỊNH
TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ -
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM QUANG THỊNH
TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ -
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
TP. Hồ Chí Minh - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất
chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ - Nghiên cứu trường hợp
Vietinbank” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Hồ Viết Tiến. Các thông tin và số liệu trong luận văn là trung thực, đáng tin cậy và
phù hợp với thực tế. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào và các nội dung trích dẫn đều được chính tôi thu thập, ghi rõ nguồn
gốc ở phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019
Tác giả
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................1
1.1. Giới thiệu về Vietinbank ...................................................................................1
1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu........................................................................2
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu.........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước........................................................................3
1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................5
1.2.5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................5
1.2.6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5
1.2.7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
1.2.8. Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ.........................................................................................................7
2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................................................7
2.1.1. Kênh lãi suất ..................................................................................................8
2.1.2. Kênh tỷ giá.....................................................................................................9
2.1.3. Kênh giá tài sản .............................................................................................9
2.1.4. Kênh kỳ vọng...............................................................................................10
2.1.5. Kênh tín dụng ..............................................................................................10
2.2. Truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ .............................................................11
2.2.1. Khái niệm cơ bản về truyền dẫn lãi suất......................................................11
2.2.2. Các yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất (Interest rate stickiness).
.....................................................................................................................14
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................17
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................23
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................24
3.1. Kiểm định tính dừng........................................................................................24
3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller) .....................24
3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA) .....................................25
3.2. Phương pháp ARDL........................................................................................25
3.3. Phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL).......................................................29
3.4. Mô tả dữ liệu....................................................................................................31
Kết luận Chương 3 ..................................................................................................33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36
4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................36
4.2. Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ
(lãi suất huy động) tại Vietinbank.............................................................................38
4.2.1. Truyền dẫn đến lãi suất huy động không kỳ hạn.........................................38
4.2.2. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng.......................................41
4.2.3. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng.......................................44
4.2.4. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng.....................................47
4.2.5. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng..............................49
4.3. Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động cho nền kinh tế Việt
Nam 52
4.4. So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất...............................................................55
Kết luận Chương 4 ..................................................................................................57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.......................................................................................58
5.1. Tóm tắt các kết quả thực nghiệm ....................................................................58
5.2. Hàm ý quản trị cho Vietinbank .......................................................................59
5.2.1. Theo dõi diễn biến và dự báo lãi suất trên thị trường tiền tệ trong nước và
quốc tế, cũng như các chính sách điều hành lãi suất từ phía NHNN ........................59
5.2.2. Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất .......................................................60
5.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn và các thành phần trong
nền kinh tế .................................................................................................................60
5.3. Hàm ý chính sách cho NHNN .........................................................................61
5.3.1. Giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào thị trường và các chủ thể tham gia thị
trường 61
5.3.2. Nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường tiền tệ..........................................62
5.3.3. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng..........................................................62
5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.................................63
Kết luận Chương 5 ..................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam
ARDL Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy phân phối
trễ)
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BKS Ban kiểm soát
HĐQT Hội đồng quản trị
IRPT Interest rate pass-through (Truyền dẫn lãi suất)
NARDL Nonlinear Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy
phân phối trễ phi tuyến)
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
TGĐ Tổng giám đốc
TMCP Thương mại cổ phần
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSC Trụ sở chính
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu lãi suất (giai đoạn 2008M1-2018M1) .................33
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng.....................................................................36
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Zivot và Andrews .......................................................37
Bảng 4.3 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động không
kỳ hạn ........................................................................................................................39
Bảng 4.4 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động không kỳ hạn trong khuôn khổ
NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................40
Bảng 4.5 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn
3 tháng.......................................................................................................................42
Bảng 4.6 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng trong khuôn khổ
NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................43
Bảng 4.7 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn
6 tháng.......................................................................................................................45
Bảng 4.8 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trong khuôn khổ
NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................46
Bảng 4.9 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn
12 tháng.....................................................................................................................47
Bảng 4.10 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong khuôn
khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn........................................................49
Bảng 4.11 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn
trên 12 tháng..............................................................................................................50
Bảng 4.12 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trong
khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn.............................................51
Bảng 4.13 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động của
nền kinh tế .................................................................................................................53
Bảng 4.14 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động của nền kinh tế trong khuôn
khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn........................................................54
Bảng 4.15 So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất cho Vietinbank và nền kinh tế .........56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ..............................................................7
Hình 2.2 Các cách thức truyền dẫn chính sách tiền tệ..............................................12
Hình 3.1 Xu hướng các biến lãi suất ........................................................................32
Hình 4.1 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động không kỳ hạn ......................41
Hình 4.2 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ....................44
Hình 4.3 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ....................47
Hình 4.4 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ..................49
Hình 4.5 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng ...........52
Hình 4.6 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động của nền kinh tế....................55
TÓM TẮT
Nghiên cứu vận dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến, phát
triển gần đây bởi Shin, Yu và Greenwood-Nimmo (2014), nhằm khảo sát phản ứng
của lãi suất ngân hàng bán lẻ (lãi suất huy động vốn) của Vietinbank trước các thay
đổi của lãi suất chính sách (lãi suất cơ bản) giai đoạn 2008M01 đến 2018M01. Kết
quả thực nghiệm phát hiện rằng, cơ chế truyền dẫn lãi suất (IRPT) sang lãi suất ngân
hàng bán lẻ thể hiện sự điều chỉnh bất đối xứng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. IRPT
trong trạng thái lãi suất chính sách tăng là không hoàn toàn nhưng khi lãi suất chính
sách giảm đa phần lại là quá mức. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng bán lẻ là cứng nhắc
hướng lên, ủng hộ hành vi thông đồng giàn xếp giá. Nghiên cứu này cung cấp các
tiêu chí đánh giá chính xác để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiểu được động lực
phi tuyến giữa lãi suất điều hành chính sách và lãi suất ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ việc
hoạch định chính sách và dự báo hiệu quả hơn cho Chính phủ Việt Nam.
Từ khóa: Tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL); truyền dẫn lãi suất;
bất đối xứng; đồng liên kết.
ABSTRACT
This paper adopts the newly developed nonlinear autoregressive distributed
lag model, advanced by Shin, Yu and Greenwood-Nimmo (2014) to investigate the
Vietinbank’s retail rate (deposit rate) responsiveness to changes in the policy rate
(prime rate) from 2008M01 to 2018M01. The empirical findings reveal that the
interest rate pass-through (IRPT) mechanism to the retail rate shows an asymmetric
adjustment both in the short run and in the long run. The IRPT exhibits
incompleteness when the policy rate rises but overshoot when the one falls.
Moreover, the retail rate is rigid upward, which supports the collusive pricing
behavior. This paper to provide accurate assessment criteria for the State Bank of Viet
Nam to understand the nonlinear dynamics among the policy rate and the retail rate,
thus leading to more efficient policy-making and forecasting for the Vietnamese
government.
Keywords: Nonlinear autoregressive distributed lag (NADRL); interest rate
pass through (IRPT); asymmetric; cointegration.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về Vietinbank:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày
26/03/1988 với tên giao dịch là đầu tiên là Incombank và sau đó là Vietinbank trên
cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng. Trong thời gian đầu, Vietinbank hoạt động như một ngân hàng
chuyên doanh phục vụ cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công,
thương nghiệp. Sau đó, Vietinbank đã đa dạng các đối tượng phục vụ sang tất cả các
thành phần trong nền kinh tế với đầy đủ các dịch vụ tài chính (huy động vốn, tín dụng,
kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,…).
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã phát huy tốt vai
trò là một ngân hàng phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực công, thương nghiệp và có
những đóng góp quan trọng cho sự ổn định, phát triển kinh tế trong nước, thực hiện
theo đúng các chính sách, chỉ đạo từ NHNN. Với các giá trị cốt lõi (“Hướng đến
khách hàng, “Hướng đến sự hoàn hảo”, “Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện
đại”, “Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp”, “Sự tôn trọng”, “Bảo
vệ và phát triển thương hiệu”, “Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã
hội”) cùng với các thành quả đã đạt được trong quá trình phát triển đã giúp Vietinbank
ngày càng khẳng định được vị thế thương hiệu theo đúng tầm nhìn sẽ trở thành một
Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa
năng, hiệu quả cao. Hiện nay, quy mô hoạt động của Vietinbank ngày càng được mở
rộng gồm có 1 Trụ sở chính ở Thành phố Hà Nội (tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận
Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội), 155 chi nhánh trải dài khắp 63 tỉnh thành, 2 chi
nhánh tại Đức, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 2 văn phòng đại diện ở TP.HCM
và Thành phố Đà Nẵng, 1 Ngân hàng con ở Lào và 958 phòng giao dịch.
Trong đó, Phòng Quản lý Cân đối vốn & Kế hoạch Tài chính thuộc Khối Tài
chính của Vietinbank (tham khảo Phụ lục 1. Bộ máy tổ chức Vietinbank) đóng vai
trò trung tâm trong việc hoạch định chính sách lãi suất và các chính sách tài chính
cho toàn hệ thống dự trên cơ sở: (i) Lãi suất điều hành của NHNN; (ii) Mặt bằng lãi
2
suất của các NHTM và đặc biệt là khối NHTM có vốn Nhà nước chi phối (Agribank,
Vietcombank, BIDV); (iii) Tình hình thanh khoản của nội bộ Vietinbank và (iv) Tình
hình cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ.
1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu:
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu:
Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất ngân hàng bán lẻ là một vấn đề
quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của chính sách tiền tệ nhằm duy trì nền kinh
tế ổn định. Sự truyền dẫn cao hơn từ lãi suất điều hành chính sách (policy-controlled
rate) sang lãi suất cho vay hoặc huy động báo hiệu hệ thống ngân hàng và chính sách
tiền tệ hoạt động hiệu quả (Fuertes và cộng sự, 2010). Việc sử dụng chính sách tiền
tệ như công cụ chính để điều chỉnh cung và cầu thị trường đặt ra nhiều vấn đề một
khi truyền dẫn từ lãi suất điều hành chính sách sang lãi suất bán lẻ chậm chạp
(sluggish) hoặc không hoàn toàn (incomplete). Tuy nhiên, việc truyền dẫn hoàn toàn
hoặc đầy đủ (full) cho phép Ngân hàng Trung ương chuyển tất cả các chi phí liên
quan đến việc tăng lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ là rất ít khả năng xảy ra.
Các ngân hàng có thể đòi hỏi phần bù cao hơn cho rủi ro do hoạt động kinh tế chậm
lại. Ví dụ, việc giảm lãi suất chính sách sẽ không chuyển hoàn toàn cho các cá nhân
hoặc các doanh nghiệp, đây được xem là sự truyền dẫn không đầy đủ. Ngược lại, nếu
các ngân hàng cân nhắc rủi ro thấp, họ có thể tăng mức độ truyền dẫn, điều này dẫn
đến sự quá nóng của nền kinh tế, đó được xem là sự truyền dẫn cao. Do đó, nắm rõ
IRPT rất quan trọng vì lãi suất bán lẻ tác động đến cung và cầu của thị trường cho
vay và huy động, và tác động đến hoạt động kinh tế như chu kỳ kinh tế, đầu tư, mức
lạm phát và tăng trưởng GDP. Chính sách tiền tệ chỉ hoạt động hiệu quả nếu tồn tại
mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng bán lẻ,
bất kể quá trình truyền dẫn đó là hoàn toàn, một phần (partial) hay quá mức (over
pass-through) (Zhang và cộng sự, 2017). IRPT là đối xứng nếu các mẫu hình điều
chỉnh thuộc về trạng thái cân bằng dài hạn là giống nhau giữa các mẫu hình tăng và
giảm. Ngược lại, quá trình điều chỉnh như vậy cho các mẫu hình khác nhau là bất đối
xứng.
3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu tổng quát:
+ Xem xét cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách (đại diện là lãi suất cơ
bản) đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) trong ngắn hạn
và dài hạn.
+ Xem xét mức độ diều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất.
+ Xem xét yếu tố bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất.
+ So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh
tế.
 Mục tiêu cụ thể:
+ Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động
(của Vietinbank và nền kinh tế).
+ Đo lường tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất huy động
trong mối quan hệ tương quan với lãi suất cơ bản.
+ Đo lường yếu tố bất đối xứng (phi tuyến) trong truyền dẫn từ lãi suất chính
sách đến lãi suất huy động.
+ Đưa ra hàm ý quản trị cho Vietinbank trong việc quản trị chính sách lãi
suất và hàm ý chính sách cho NHNN trong việc điều hành chính sách lãi
suất.
1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước:
Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan truyền dẫn chính sách tiền tệ trong
nhiều thập niên qua tương đối đa dạng. Nhiều đóng góp gần đây tập trung vào việc
điều tra các thuộc tính định tính và định lượng của IRPT (Sander và Klein, 2006;
Jamilov, 2012; Jamilov và Égert, 2014; Yu và cộng sự, 2013; Wang và Lee, 2009;
Fang và Thanh Binh, 2006; Kwapil và Scharler, 2010; và Zhang và cộng sự, 2017).
Đặc biệt, các đóng góp tập trung tìm hiểu bằng cách nào quá trình truyền dẫn của lãi
suất dài hạn đối với các khoản vay và tiền gửi giữa Ngân hàng Trung ương và ngân
hàng bán lẻ hoạt động. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình truyền dẫn điều
4
chỉnh khác nhau phụ thuộc vào các quốc gia, thị trường và khoảng thời gian khác
nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về IRPT tại Việt Nam còn tương đối ít ỏi. Ví dụ:
 Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) thông qua mô hình ECM-
EGARCH (1,1) kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi
suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh cho Việt Nam. Các tác giả phát
hiện truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng là
không hoàn toàn; trong một số trường hợp, biến động của lãi suất làm tăng
mức độ truyền dẫn, tuy nhiên, các trường hợp khác lại cho kết quả trái ngược.
 Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu cơ chế
truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ Việt Nam, thông qua mô hình
ARDL cũng như mô hình ECM. Các tác giả khẳng định sự tồn tại của truyền
dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi
suất bán lẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập cơ chế IRPT ở góc độ
tổng thể của nền kinh tế, chưa đi sâu phân tích từng ngân hàng thương mại
riêng lẻ. Đây là một hướng nghiên cứu mang ý nghĩa về mặt thực tiễn chính
sách cho các nhà hoạch định tiền tệ, giúp làm rõ cơ chế IRPT sang lãi suất của
từng ngân hàng và từ đó, có các biện pháp can thiệp phù hợp giúp tăng mức
độ IRPT (nếu truyền dẫn không hoàn toàn) hoặc giảm mức độ IRPT (nếu
truyền dẫn quá mức).
 Các nghiên cứu về IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ của từng
ngân hàng có thể điểm qua như: Nguyễn Thị Mai Trúc (2016) và Trịnh Xuân
Quang (2015) cho Agribank; Đoàn Duy Khánh (2014) cho Vietcombank. Các
nghiên cứu này đa phần phát hiện IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho
vay và huy động là không đầy đủ trong ngắn hạn và dài hạn. Cá biệt, nghiên
cứu của Đoàn Duy Khánh (2014) không xác nhận được mối quan hệ đồng liên
kết đối xứng giữa lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất trần) với các lãi suất
cho vay và huy động.
Tác giả cho rằng, điều này xuất phát từ việc các nghiên cứu này chưa đề cập
hiệu ứng bất đối xứng trong IRPT, vô tình bỏ qua đặc tính đồng liên kết ẩn giữa các
5
biến lãi suất. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của tác giả, nghiên cứu về IRPT tại
Vietinbank vẫn còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ các lỗ hổng trên, nghiên cứu này áp dụng
phương pháp phát triển gần đây, tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL), theo
đề xuất của Shin và cộng sự (2014), nhằm đánh giá sự điều chỉnh ngắn hạn về trạng
thái cân bằng dài hạn, bên cạnh mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa NHNN và
Vietinbank. Ưu điểm chính của phương pháp là kết hợp đồng liên kết bất đối xứng
với mô hình ARDL để thu được khung sai số hiệu chỉnh liên quan. Dựa vào cách tiếp
cận tiền tệ, nghiên cứu đánh giá sự truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất cơ bản (lãi suất
chính sách) sang lãi suất huy động với các kỳ hạn khác nhau của Vietinbank trong
giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2018. Bên cạnh đó, nhằm có góc nhìn toàn
diện về IRPT, tác giả tiến hành thêm bước phân tích truyền dẫn đến lãi suất huy động
của nền kinh tế để có cơ sở so sánh cho các kết quả thực nghiệm thu được khi phân
tích IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất của Vietinbank.
1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu:
 IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh
tế) là hoàn toàn hay không hoàn toàn hay quá mức trong ngắn hạn và dài hạn?
 Hiệu ứng bất đối xứng (phi tuyến) có tồn tại trong cơ chế IRPT từ lãi suất
chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) không?
 Phản ứng của lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) khi lãi suất
sinh sách tăng và giảm có khác biệt nhau đáng kể hay không?
 Cơ chế IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động của Vietinbank và
nền kinh tế có khác biệt nhau đáng kể hay không?
1.2.5. Đối tượng nghiên cứu:
Sự truyền dẫn từ lãi suất cơ bản của NHNN đến lãi suất huy động của
Vietinbank và nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
1.2.6. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Toàn bộ nền kinh tế đối với lãi suất cơ bản và lãi suất
huy động của nền kinh tế. Toàn hệ thống Vietinbank đối với lãi suất huy động của
Vietinbank.
6
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu được thu thập từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1
năm 2018 (2008M1–2018M1).
1.2.7. Phương pháp nghiên cứu:
Dữ liệu nghiên cứu: Luận văn sử dụng lãi suất cơ bản đại diện cho lãi suất điều
hành của NHNN, lãi suất huy động tại Vietinbank (gồm các kỳ hạn: không kỳ hạn, 3
tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng) và lãi suất huy động của nền kinh tế
(Deposit rate).
Phương pháp nghiên cứu:
 Phân tích định tính: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so
sánh, phân tích để nghiên cứu lãi suất chính sách, lãi suất huy động và sự
truyền dẫn.
 Phân tích định lượng: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định tính dừng ADF,
DF-GLS, ZA, mô hình ARDL và NARDL để nghiên cứu sự truyền dẫn bất
đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động của Vietinbank và
nền kinh tế trong ngắn, dài hạn.
1.2.8. Kết cấu nghiên cứu:
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương với nội dung chính như sau:
 Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận.
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ:
Giới kinh tế cùng chung nhận định chính sách tiền tệ là một công cụ mạnh mẽ
cho các nhà chức trách tiền tệ xác định mức độ tổng cầu trong ngắn hạn và trung hạn
như mong muốn của Ngân hàng Trung ương. Để đạt thành công trong việc thực thi
chính sách tiền tệ, các nhà chức trách tiền tệ phải có một sự phán đoán chính xác về
thời gian và hiệu quả của các chính sách đối với nền kinh tế, do đó đòi hỏi phải có
kiến thức chuyên sâu về các cơ sở thông qua đó chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền
kinh tế (Mishkin, 1995). Về vấn đề này, một số Ngân hàng Trung ương quyết định
lãi suất ngắn hạn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế chung. Các hoạt
động kinh tế chịu ảnh hưởng thông qua nhiều kênh, được biết đến rộng rãi với tên gọi
cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Kênh tỷ giá, giá tài sản, kỳ vọng và lãi suất thị
trường là một trong những kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Hình 2.1 bên dưới trình
bày cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Lãi suất
thị trường
Tỷ giá
Giá tài sản
Kỳ vọng
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Anh (www.bankofengland.co.uk).
Hình 2.1. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Kênh truyền dẫn đầu tiên và được coi là kênh truyền tải chính sách tiền tệ
chính. Chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến giảm lãi suất thực dài hạn, từ đó ảnh hưởng
đến đầu tư kinh doanh, đầu tư vào nhà ở và chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền.
Lãi suất
chính sách
Tổng cầu
Cầu trong
nước
Cầu nước
ngoài ròng
Lạm phát
Áp lực
lạm phát
Giá nhập
khẩu
8
Sự thay đổi tương ứng trong tổng cầu cuối cùng được phản ánh trong tổng sản lượng
và giá cả. Do đó, mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được giải thích
bằng các lý thuyết dựa trên sự cứng nhắc về giá cả và tiền lương, mối liên hệ giữa lãi
suất thực ngắn hạn và dài hạn xuất phát từ giả thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của
lãi suất và mối quan hệ giữa tổng cầu với sản lượng và giá cả. Bên cạnh đó, việc mở
rộng chính sách tiền tệ làm giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức bằng cách
tăng giá trị ròng của các công ty (thông qua giá cổ phiếu cao hơn), giảm rủi ro cho
vay (thông qua lãi suất thực thấp hơn), cải thiện dòng tiền của công ty (thông qua lãi
suất danh nghĩa thấp hơn) và giảm gánh nặng của các hợp đồng nợ danh nghĩa (bằng
cách tăng mức độ phổ biến).
2.1.1. Kênh lãi suất:
Quan điểm truyền thống của Keynes về cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền
tệ có thể được đặc trưng bởi phương trình sau:
M𝗍 ⇒ i↓ ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍
Trong đó, M𝗍 ký hiệu chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến sự sụt giảm của lãi
suất thực (i↓). Chi phí vốn giảm và do đó, chi tiêu đầu tư tăng (I𝗍); dẫn đến sự gia
tăng của sản lượng (Y𝗍). Sơ đồ này không chỉ áp dụng cho các quyết định đầu tư kinh
doanh mà còn áp dụng cho các quyết định tiêu dùng của các hộ gia đình. Trong trường
hợp này, I trình bày chi tiêu nhà ở và tiêu dùng lâu dài. Một đặc điểm quan trọng của
kênh lãi suất là nó hoạt động với lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa.
Thực tế là rất quan trọng để hiểu cách thức hoạt động của kênh nếu lãi suất danh
nghĩa gần bằng không. Trong thời kỳ giảm phát, sự nới lỏng của chính sách tiền tệ
M𝗍 dẫn đến mức giá kỳ vọng tăng (Pe
𝗍) và do đó, lạm phát kỳ vọng tăng (πe
𝗍). Bởi
vậy, lãi suất thực giảm (i↓), ngay cả khi lãi suất danh nghĩa gần bằng không.
M𝗍 ⇒ Pe
𝗍 ⇒ πe
𝗍 ⇒ i↓ ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍
Tuy nhiên, có một sự phản đối đối với quan điểm của Keynes về truyền dẫn
chính sách tiền tệ; rằng mô hình IS-LM chỉ tính đến một giá tài sản, là lãi suất. Với
các thị trường quốc tế đang phát triển, có 2 kênh truyền dẫn khác đòi hỏi sự chú ý, là
kênh tỷ giá (exchange rate channel) và kênh giá tài sản (asset prices channel).
9
2.1.2. Kênh tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái là giá tương đối của tiền tệ trong nước và nước ngoài, vì vậy
nó phụ thuộc vào cả điều kiện tiền tệ nội sinh và ngoại sinh. Tác động lên tỷ giá hối
đoái của thay đổi lãi suất chính thức (official rate) không thể dự đoán chắc chắn, vì
điều đó còn tùy thuộc vào kỳ vọng lãi suất và lạm phát trong nước và nước ngoài, mà
chính chúng cũng có thể cùng lúc chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách. Tuy
nhiên, giả sử các yếu tố khác là như nhau, lãi suất chính thức tăng bất ngờ có thể dẫn
đến sự định giá cao (appreciation) ngay lập tức của đồng nội tệ trên thị trường ngoại
hối; kết quả ngược lại khi lãi suất giảm. Kênh tỷ giá cũng liên quan đến hiệu ứng lãi
suất vì khi lãi suất thực trong nước giảm, tiền gửi bằng nội tệ trở nên kém hấp dẫn
hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ, dẫn đến giảm giá trị tiền gửi nội tệ so với tiền gửi
bằng các loại tiền tệ khác, điều đó đồng nghĩa nội tệ định giá thấp (E↓). Sự định giá
thấp (mất giá) dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu ròng (NX𝗍) và do đó, làm tăng sản
lượng:
M𝗍 ⇒ i↓ ⇒ E↓ ⇒ NX𝗍 ⇒ Y𝗍
2.1.3. Kênh giá tài sản:
Có 2 kênh liên quan đến giá tài sản cần được nêu: i) lý thuyết q của Tobin về
đầu tư (Tobin, 1969); và ii) hiệu ứng của cải (wealth effect) lên tiêu dùng. Tobin giới
thiệu biến số q tương đương với giá trị thị trường của doanh nghiệp chia cho các chi
phí cần thiết để thay thế vốn. Nếu q cao, thiết bị và dụng cụ mới có giá rẻ hơn so với
giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do đó, đầu tư sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có
thể đầu tư chỉ với một số lượng nhỏ cổ phiếu phát hành. Ngược lại, nếu q thấp, giá trị
thị trường của doanh nghiệp nhỏ hơn so với chi phí thay thế vốn. Đầu tư sau đó cũng
thấp. Điểm mấu chốt là tồn tại mối liên kết giữa q và chi tiêu đầu tư. Quan điểm của
Keynes sau đó đi đến một kết luận rằng lãi suất giảm làm cho trái phiếu kém hấp dẫn
hơn so với vốn chủ sở hữu và do đó, làm tăng giá cổ phiếu. Kết hợp 2 hiệu ứng này
mang lại:
M𝗍 ⇒ Pe
𝗍 ⇒ q𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍
10
Sự thay thế cho lý thuyết của Tobin là hiệu ứng của cải lên tiêu dùng (Modigliani,
1971). Theo lý thuyết này, tiêu dùng được quyết định bởi sự giàu có trong cuộc sống
của một cá nhân. Một trong những cấu thành của của cải trọn đời (lifetime wealth) là
của cải tài chính (financial wealth). Khi giá cổ phiếu tăng, của cải cũng tăng lên. Điều
đó dẫn đến sự gia tăng trong tiêu dùng và tổng sản lượng cao hơn.
M𝗍 ⇒ Pe
𝗍 ⇒ giàu có𝗍 ⇒ chi tiêu𝗍 ⇒ Y𝗍
2.1.4. Kênh kỳ vọng:
Kênh kỳ vọng (expectations channel) dựa trên sự mong đợi của công chúng
về sự theo đuổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong tương lai và nó
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát, đầu tư, mức lương và tăng trưởng. Truyền
dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh kỳ vọng là không chắc chắn nhất bởi vì rất khó
để đo lường mức kỳ vọng và phụ thuộc vào cách thức công chúng giải thích những
thay đổi trong chính sách tiền tệ. Ví dụ, việc giảm lãi suất chính sách sẽ phát tín hiệu
cho sự tăng trưởng cao trong tương lai và nếu kỳ vọng của công chúng trở nên khả
quan hơn sẽ làm tăng lòng tin của nhà đầu tư trong việc đầu tư và tiêu dùng, dẫn đến
sự gia tăng sản lượng.
2.1.5. Kênh tín dụng:
Không hài lòng với thực tế các kênh truyền dẫn truyền thống bỏ qua tính bất
đối xứng của phân phối thông tin, 2 kênh truyền dẫn mới được ra đời. Kênh cho vay
ngân hàng (bank lending channel), mà tác giả xem xét trong nghiên cứu này, giả định
vai trò đặc biệt của ngân hàng là một tổ chức trao cơ hội tiếp cận vào thị trường tín
dụng cho những người đi vay, vốn không thể vay ở nơi khác. Điều đó có nghĩa là
không có sự bền vững hoàn hảo (perfect sustainability) của tiền gửi ngân hàng với
các nguồn tiền khác. Trong trường hợp này, kênh hoạt động như sau:
M𝗍 ⇒ tiền gửi ngân hàng𝗍 ⇒ khoản vay ngân hàng𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍
Chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến sự gia tăng tiền gửi, và do đó làm tăng các
khoản vay. Các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) và các hộ gia đình,
nếu có thể đầu tư, sẽ nhận được nguồn tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Các
khoản đầu tư dẫn đến sản lượng cao hơn. Tuy nhiên, có một quan điểm khác về cho
11
vay. Kênh bảng cân đối (balance sheet channel) giả định rằng giá trị ròng của một
doanh nghiệp càng thấp thì lựa chọn bất lợi (adverse selection) và rủi ro đạo đức
(moral hazard) khi cho doanh nghiệp này vay càng cao. Giá trị ròng thấp hơn có nghĩa
là ít tài sản thế chấp và rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp này cao hơn và ngược lại.
Kênh hoạt động được mô tả như sau:
M𝗍 ⇒ Pe
𝗍 ⇒ lựa chọn bất lợi↓ và rủi ro đạo đức↓ ⇒ cho vay𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍.
Kênh này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia nơi đầu tư phổ biến hơn vào thị
trường tài chính ngay cả đối với các dự án nhỏ (ví dụ như Mỹ).
2.2. Truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ:
2.2.1. Khái niệm cơ bản về truyền dẫn lãi suất:
Truyền dẫn lãi suất (IRPT) đo lường mức độ các ngân hàng thương mại thay
đổi lãi suất bán lẻ nhằm đáp ứng các thay đổi trong lãi suất chính thức của Ngân hàng
Trung ương cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một cách hiểu khác, quá trình truyền dẫn
lãi suất là sự phản ánh của lãi suất chính sách đối với lãi suất thị trường tiền tệ (hoặc
liên ngân hàng) và cuối cùng là lãi suất ngân hàng (hoặc bán lẻ) (Gambacorta, 2005).
Có 2 khuôn khổ truyền dẫn chính sách tiền tệ (Hình 2.2). Khuôn khổ đầu tiên ký hiệu
bằng chữ A và được gọi là cách tiếp cận chính sách tiền tệ (monetary policy
approach). Cách tiếp cận này cho biết lãi suất ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
quyết định chính sách tiền tệ và lãi suất chính sách truyền dẫn trực tiếp đến lãi suất
bán lẻ. Do vậy, trong cách tiếp cận này, giai đoạn trung gian của lãi suất thị trường
không quan trọng (Sander và Kleimeier, 2004). Khuôn khổ thứ hai, cách tiếp cận chi
phí vay vốn (cost of funds approach), kiểm tra cách thức lãi suất thị trường chuyển
sang lãi suất bán lẻ tương ứng (de Bondt, 2002). Cách tiếp cận này được ký hiệu là
chữ C.
12
C
Nguồn: Égert và MacDonald (2008)
Hình 2.2. Các cách thức truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Cách tiếp cận thứ ba do Égert và cộng sự (2007) đề xuất, theo đó, quá trình
IRPT thông thường có thể được chia làm 2 giai đoạn, ký hiệu là chữ B và C. Giai
đoạn đầu xác định những cú sốc chính sách tiền tệ truyền dẫn đến lãi suất thị trường
tiền tệ ngắn hạn; và giai đoạn thứ hai cho thấy sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền
tệ ảnh hưởng đến lãi suất bán lẻ ngân hàng. Các tác giả lập luận rằng giai đoạn đầu
(ký hiệu B) vận hành dựa trên độ dốc (hướng xuống, hướng lên hoặc nằm ngang) của
đường cong lãi suất, về cơ bản được xác định bởi các lý thuyết truyền thống. Ví dụ,
dựa theo lý thuyết kỳ vọng (expectations theory), lãi suất trong dài hạn được xác định
là giá trị kỳ vọng trung bình của lãi suất ngắn hạn tương lai. Lý thuyết ưa thích thanh
khoản (liquidity preference theory) phát biểu rằng lãi suất phụ thuộc vào phần bù
thanh khoản đòi hỏi của các nhà đầu tư nắm giữ tài sản ít thanh khoản. Lý thuyết phân
cách thị trường (market segmentation theory) cho rằng lãi suất với các phân khúc kỳ
hạn khác nhau chịu ảnh hưởng riêng biệt bởi các yếu tố cung và cầu đặc biệt (Égert
và MacDonald, 2008). Tóm lại, nếu đường cong lãi suất giữ ổn định, truyền dẫn lãi
suất chính sách đến lãi suất thị trường dự kiến sẽ tương xứng; trong khi đó, bất kỳ
khúc cong (twist) nào trong đường cong lãi suất chắc chắn sẽ làm thay đổi kích thước
cũng như mức độ truyền dẫn. Hơn nữa, trong dài hạn, lãi suất thị trường không chỉ
chịu ảnh hưởng bởi rủi ro và tính thanh khoản, mà còn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô,
như tăng trưởng kinh tế và lạm phát (Baugnet và Hrandisky, 2004). Ngoài ra, những
B
A
Lãi suất chính sách
(monetary policy rates)
Lãi suất thị trường
(market rates)
Lãi suất bán lẻ
(retail rates)
13
biến động của các công cụ tài chính ở các thị trường khác, ví dụ như ở Mỹ, có ảnh
hưởng đến lãi suất dài hạn trong khu vực đồng Euro. Giai đoạn cuối (ký hiệu C) của
quá trình truyền dẫn lãi suất, trong đó lãi suất thị trường và lãi suất vốn làm thay đổi
lãi suất ngân hàng, và có thể được xác định bằng mô hình đơn giản, dựa theo Rousseas
(1985), de Bondt (2002) và Petrevski và Bogoev (2012):
iB = μ + βiM,
trong đó, iB là lãi suất bán lẻ, μ là mark-up cố định, iM là lãi suất thị trường và β là hệ
số truyền dẫn. Do đó, hệ số truyền dẫn bằng 1 (β = 1, truyền dẫn hoàn toàn) trong
điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, thị trường không phải
lúc nào cũng cạnh tranh hoàn hảo, thông tin không nhất thiết phải đầy đủ, công bằng.
Điều này dẫn đến quá trình truyền dẫn không hoàn toàn (β < 1). Tuy nhiên, hệ số điều
chỉnh có thể lớn hơn 1 (β > 1) do thông tin bất cân xứng (lựa chọn bất lợi và rủi ro
đạo đức) hoặc sự điều chỉnh nhanh chóng của lãi suất bán lẻ trước thay đổi trong lãi
suất thị trường. Ví dụ, khi lãi suất thị trường giảm, các ngân hàng có thể giảm sâu lãi
suất các khoản tiền gửi. Égert và Mac-Donald (2008) trình bày một số tác nhân, ảnh
hưởng quá trình truyền dẫn: i) cầu tiền gửi và cho vay; ii) chi phí chuyển đổi ngân
hàng; iii) phân cách thị trường; iv) bất cân xứng thông tin; v) thao túng điều chỉnh lãi
suất bán lẻ; vi) nguồn tài chính liên ngân hàng bên ngoài; vii) quan hệ với khách
hàng; viii) tình hình vĩ mô và kỳ vọng; ix) tỷ số ngân hàng (thanh khoản, tỷ số vốn,…).
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, truyền dẫn hoàn toàn (complete) hoặc đầy
đủ (full) xảy ra khi những thay đổi trong lãi suất chính thức dẫn đến sự thay đổi 1 đối
1 (one-for-one) trong lãi suất bán lẻ của ngân hàng thương mại; và nếu lãi suất của
các ngân hàng không điều chỉnh 1 đối 1, truyền dẫn bây giờ được gọi là không hoàn
toàn (incomplete) hoặc cứng nhắc (sticky) (Amarasekara, 2009). Sự cứng nhắc lãi
suất (interest rates stickiness) trong lĩnh vực ngân hàng có hai cách hiểu khác nhau.
Cottarelli và Kourelis (1994) chú thích rằng sự cứng nhắc lãi suất được sử dụng trong
cách thứ nhất để mô tả bản chất không co giãn tương đối của lãi suất ngân hàng khi
nhu cầu tín dụng và tiền gửi ngân hàng thay đổi. Cách hiểu thứ hai liên quan đến
những thay đổi về lãi suất thị trường tiền tệ, nghĩa là các ngân hàng thương mại điều
14
chỉnh lãi suất của mình một chút ít trong ngắn hạn (sự cứng nhắc ngắn hạn) và cũng
có thể tương tự trong dài hạn (sự cứng nhắc dài hạn), nhằm phản ứng trước sự thay
đổi lãi suất chính thức. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách hiểu thứ hai.
2.2.2. Các yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất (Interest rate
stickiness):
Các yếu tố giải thích sự cứng nhắc của lãi suất bán lẻ ngân hàng khi điều chỉnh
theo thay đổi của lãi suất chính sách là gì? Trả lời câu hỏi này đặt ra những thách thức
lớn cho các nhà hoạch định chính sách cùng giới kinh tế liên quan đến hiệu quả của
chính sách tiền tệ. Điều đó dẫn đến nhiều nghiên cứu tìm cách đưa ra lời giải thích
thuyết phục cho sự cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất bán lẻ của ngân hàng. Về mặt
lý thuyết, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của lãi suất ngân hàng
trước những thay đổi trong lãi suất chính sách tương đối đa dạng, bao gồm: cấu trúc
và quyền sở hữu của hệ thống tài chính, hành vi thông đồng giàn xếp giá của ngân
hàng (collusive behavior), chi phí thực đơn (menu cost) và chuyển đổi (switching
cost), thông tin bất đối xứng và điều kiện kinh tế vĩ mô.
Cấu trúc của hệ thống tài chính là yếu tố chính quyết định sự truyền dẫn lãi
suất và đề cập đến số lượng người tham gia thị trường, mức độ cạnh tranh và sự tập
trung của khu vực ngân hàng, cấu trúc sở hữu, mức độ phát triển và độ mở của thị
trường tài chính (Cottarelli và Kourelis, 1994). Các tác giả lập luận rằng độ co giãn
cầu đối với các khoản vay yếu hơn ở các thị trường nơi có một số ít các đối thủ cạnh
tranh, rào cản gia nhập cao hoặc không có sự thay thế nguồn tài chính; do đó, trong
các thị trường như vậy, lãi suất cho vay có xu hướng phản ứng chậm chạp với sự năng
động trong thị trường tiền tệ và lãi suất chính sách trong ngắn hạn. Ngược lại, thị
trường tài chính phát triển tốt với thị trường trái phiếu và tiền tệ trong nước, chứng
khoán nợ doanh nghiệp và vốn mạo hiểm (capital venture) kết hợp độ mở với thị
trường vốn quốc tế, dẫn đến việc truyền dẫn nhanh hơn (Aziakpono và Wilson, 2010).
Mặt khác, tập trung vào sự cứng nhắc trong truyền dẫn lãi suất, vì các ngân hàng có
xu hướng áp dụng hành vi độc quyền (oligopolistic behavior), khiến lãi suất điều
chỉnh bất đối xứng. Hai lý thuyết cạnh tranh đã được Hannan và Berger (1991),
15
Neumark và Sharpe (1992) đề xuất để giải thích sự bất đối xứng trong việc điều chỉnh
lãi suất bán lẻ của ngân hàng: hành vi thông đồng giàn xếp giá (collusive pricing
arrangement) của các ngân hàng và giả thuyết phản ứng khách hàng (customer
reaction hypothesis). Hành vi thông đồng giàn xếp giá của các ngân hàng lập luận
rằng lãi suất huy động sẽ cứng nhắc hướng lên (upward rigidity) sau khi tăng lãi suất
chính sách vì việc tăng lãi suất huy động tạo ra chi phí bổ sung cho các ngân hàng
dưới hình thức thanh toán cao hơn cho người gửi tiền; trong khi đó, lãi suất cho vay
thể hiện tính cứng nhắc hướng xuống (downward rigidity) cao hơn để phản ứng với
việc cắt giảm lãi suất chính sách vì giảm lãi suất cho vay ảnh hưởng tiêu cực đến biên
lợi nhuận (profit margin) của các ngân hàng. Ngược lại, hành vi phản ứng bất lợi của
khách hàng cho thấy lãi suất huy động sẽ cứng nhắc hướng xuống trong trường hợp
lãi suất chính sách bị cắt giảm, trong khi lãi suất cho vay sẽ cho thấy mức độ cứng
nhắc hướng lên cao hơn khi lãi suất chính sách tăng.
Cấu trúc sở hữu của hệ thống tài chính cũng đóng vai trò trung tâm khi nói đến
việc truyền dẫn chính sách tiền tệ (Espinosa-Vega và Rebucci, 2003; Amarasekara,
2005). Trong các nền kinh tế nơi các tổ chức tài chính nhà nước (ngân hàng và phi
ngân hàng) chiếm ưu thế trên thị trường tài chính, các tổ chức đó là công cụ để đạt
được các mục tiêu chính sách của chính phủ và tối đa hóa lợi nhuận không phải là
hạn chế (constraint) chính của mình. Trong môi trường như vậy, lãi suất có khả năng
điều chỉnh với độ trễ do tính không hiệu quả (inefficiency) và cân nhắc chính trị
(political consideration), do đó gây ra sự cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất. Theo
Rotprice và Saloner (1987), sự cứng nhắc giá trong phản ứng với những thay đổi
trong điều kiện thị trường cơ bản có thể được giải thích bằng “chi phí thực đơn”, bao
gồm các chi phí thay đổi và lưu hành bảng giá mới, in ấn, quảng cáo, truyền đạt các
thay đổi cho khách hàng. Lý thuyết chi phí thực đơn dự đoán rằng các doanh nghiệp
sẽ chỉ điều chỉnh giá của mình khi lợi ích từ việc điều chỉnh lớn hơn chi phí vượt khỏi
trạng thái cân bằng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ lâu dài với
khách hàng của mình và do đó, không muốn liên tục thay đổi giá vì điều này có thể
có tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng. Theo quan điểm lý thuyết này,
16
các ngân hàng có thể trì hoãn trước khi phản ứng với những thay đổi trong lãi suất
chính sách (Cottarrelli và Kourelis, 1994). Khi một khách hàng quyết định chuyển từ
ngân hàng hoặc sản phẩm tài chính sang nơi khác (sản phẩm khác) để có được điều
kiện thuận lợi hơn, người này phải đối mặt với, cái gọi là, “chi phí chuyển đổi”, chủ
yếu đề cập đến chi phí tìm kiếm và giao dịch, bao gồm chi phí thông tin để khám phá
ngân hàng có lãi suất ưu đãi hơn, chi phí tìm hiểu các lãi suất và điều kiện khác nhau
đối với các khoản vay hoặc tiền gửi mới. Với những cân nhắc này, chi phí chuyển đổi
càng cao, khách hàng sẽ càng khó chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; do
hành vi của khách hàng, lãi suất bán lẻ của ngân hàng sẽ trở nên cứng nhắc (Lowe và
Rohling, 1992). Trong nghiên cứu sâu sắc của mình, Stiglitz và Weiss (1981) đề cập
đến sự cứng nhắc lãi suất bán lẻ của ngân hàng với thông tin bất đối xứng trong thị
trường cho vay. Nếu tăng lãi suất cho vay, các ngân hàng có thể thu hút những người
đi vay rủi ro hơn (lựa chọn bất lợi), trong khi việc tăng lãi suất cho vay sẽ tạo ra
những ưu đãi cho người vay chất lượng kém để lựa chọn các dự án rủi ro hơn (rủi ro
đạo đức). Do đó, các ngân hàng sẽ thích đặt lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cân
bằng thị trường và phân bổ lượng cung tín dụng ngay cả khi chi phí vốn (funding
cost) tăng. Do đó, các tác giả chỉ ra rằng trong các thị trường có thông tin không hoàn
hảo, trạng thái cân bằng trong thị trường cho vay được đặc trưng bởi phân bổ tín dụng
và lãi suất cho vay thịnh hành sẽ không nhất thiết phải thay đổi sau những thay đổi
của lãi suất khác, bao gồm cả lãi suất chính sách; trong một môi trường như vậy, lãi
suất cho vay sẽ thể hiện sự cứng nhắc hướng lên. Điều kiện kinh tế vĩ mô cũng có tác
động quan trọng đến quy mô của truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ.
Các ngân hàng thấy dễ dàng hơn để nhanh chóng chuyển các thay đổi của lãi suất
chính sách sang lãi suất cho vay và tiền gửi của mình trong điều kiện kinh tế thuận
lợi, đặc trưng bởi sự ổn định và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng (Égert và
MacDonald, 2008). Ngược lại, mức độ biến động cao hơn trong chính sách và lãi suất
thị trường tiền tệ (phản ánh sự bất định và bất ổn kinh tế vĩ mô cao), làm giảm nội
dung thông tin của các tín hiệu chính sách và do đó, khiến các ngân hàng khó giải
quyết nhiễu (noise) hơn từ các tín hiệu chính sách; điều này làm suy yếu việc truyền
17
dẫn lãi suất, do các ngân hàng sẽ chờ đợi lâu hơn trước khi thay đổi lãi suất (Égert và
cộng sự, 2007).
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm:
Cottarelli và Kourelis (1994) phân tích sự truyền dẫn tại 31 quốc gia công
nghiệp và đang phát triển, bao gồm một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Các tác giả thấy rằng truyền dẫn dài hạn là hoàn toàn đối với hầu hết các quốc gia,
nhưng có bằng chứng cho thấy sự chậm chạp (sluggishness) trong điều chỉnh ngắn
hạn của lãi suất cho vay giữa các quốc gia riêng lẻ. Borio và Fritz (1995) điều tra sự
truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ và chính sách sang lãi suất cho vay của ngân
hàng tại 12 quốc gia công nghiệp trong giai đoạn 1984–1994. Mặc dù có sự khác biệt
giữa các quốc gia, nhưng tựu chung, sự truyền dẫn là hoàn toàn trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, có nhiều bằng chứng chưa nhất quán liên quan đến việc điều chỉnh ngắn
hạn, nhưng nhìn chung sự điều chỉnh là chậm chạp ở châu Âu. Bước sang thế kỷ mới,
việc thành lập Liên minh EU đã thúc đẩy một loạt các nghiên cứu thực nghiệm trong
lĩnh vực này (truyền dẫn lãi suất). Động lực chính xuất phát từ một mặt, việc giới
thiệu đồng tiền chung giúp tăng cường hội nhập thị trường tài chính trong khu vực
EU; mặt khác, chính sách tiền tệ chung tạo ra cú sốc tiền tệ thống nhất trên toàn khu
vực đồng Euro. Kết hợp với nhau, hai quá trình này cuối cùng sẽ dẫn đến sự hội tụ
trong hoạt động của kênh lãi suất ở khu vực EU. Một danh sách các nghiên cứu thực
nghiệm về truyền dẫn lãi suất ở khu vực EU bao gồm: Mojon (2000), Toolsema và
cộng sự (2001), Donnay và Degryse (2001), de Bondt (2005), Heinemann và Schuller
(2002), Sander và Kleimeier (2004), de Bondt và cộng sự (2005), Kleimeier và
Sander (2006), Van Leuvensteijn và cộng sự (2008), Banerjee và và cộng sự (2010).
Nói chung, những phát hiện chính của các nghiên cứu này như sau: 1) truyền dẫn lãi
suất thị trường tiền tệ sang lãi suất bán lẻ ngân hàng là không hoàn toàn; 2) sự truyền
dẫn sẽ đầy đủ hơn và nhanh hơn đối với các khoản vay ngân hàng ngắn hạn so với kỳ
hạn dài hơn; 3) khoản vay ngân hàng có truyền dẫn đầy đủ và nhanh chóng hơn so
với tiền gửi ngân hàng; 4) việc điều chỉnh ngắn hạn là nhanh nhất đối với các khoản
18
vay ngắn hạn cho khách hàng doanh nghiệp; 5) có sự khác biệt giữa các quốc gia
trong khu vực EU đối với cả hệ số truyền dẫn dài hạn và điều chỉnh ngắn hạn.
Gần đây, xuất hiện sự quan tâm ngày càng tăng về vai trò của kênh lãi suất ở
các nước CEE (Trung và Đông Âu), do thực tế là, sau khi cải cách toàn diện, chính
sách tiền tệ ở các quốc gia này được thực hiện bởi các công cụ dựa trên thị trường
(market-based instrument). Ngoài ra, phần lớn các nền kinh tế này đã gia nhập EU,
với một số trong đó trở thành thành viên của khu vực đồng Euro, điều này đặt ra vấn
đề hội tụ (convergence) cho các thành viên cũ của EU. Các nghiên cứu thực nghiệm
về truyền dẫn lãi suất trong các nền kinh tế CEE bao gồm: Wróbel và Pawłowska
(2002), Antohi và cộng sự (2003), Chmielewski (2003), Horváth và cộng sự (2004),
Kot (2004), Tieman (2004), Sander và Kleimeier (2006), Égert và cộng sự (2007),
Aleksic và cộng sự (2008), Égert và MacDonald (2008) và Horváth và Podpiera
(2012). Những phát hiện chính từ các nghiên cứu này như sau: 1) truyền dẫn là hoàn
toàn cho nhiều lãi suất bán lẻ, mặc dù có vẻ như bám dính trong ngắn hạn; 2) việc
điều chỉnh nhanh hơn nhiều so với khu vực đồng Euro; 3) quy mô và tốc độ truyền
dẫn cho lãi suất cho vay ngắn hạn của công ty cao hơn so với lãi suất huy động, lãi
suất cho vay hộ gia đình và các sản phẩm có kỳ hạn dài hơn; 4) không có bằng chứng
cho thấy sự truyền dẫn trong các thành viên mới của EU hội tụ với khu vực đồng
Euro; 5) có sự không đồng nhất (heterogeneity) đáng kể giữa các quốc gia trong việc
truyền dẫn, điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về các yếu tố kinh tế vĩ
mô và cấu trúc tài chính của các quốc gia.
Minea và Rault (2011) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tại Bulgaria trong giai
đoạn 1999–2007, chủ yếu thông qua kênh lãi suất và thấy rằng phản ứng của lãi suất
thị trường tiền tệ trong nước đối với nước ngoài (LIBOR) là không ổn định. Mihailov
(2010) điều tra mối liên kết giữa nhiều mức lãi suất cho vay doanh nghiệp và lãi suất
thị trường tiền tệ ở Bulgaria trong năm 1999–2009, đề cập đến vai trò của rủi ro tín
dụng (credit risk) đối với chính sách định giá của ngân hàng. Tác giả xác nhận sự tồn
tại của đồng liên kết giữa các lãi suất ngân hàng, EURIBOR và chỉ số rủi ro tín dụng,
và thấy rằng lãi suất ngân hàng điều chỉnh nhanh chóng đến trạng thái cân bằng dài
19
hạn. Karagiannis và cộng sự (2011) phân tích truyền dẫn lãi suất ở Hy Lạp, Slovenia
và Bulgaria trong giai đoạn 1999–2007. Đối với Bulgaria, các tác giả tìm thấy đồng
liên kết giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất ngân hàng, và cung cấp bằng chứng
cho việc điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất cho vay ngân hàng. Vizek và Condic-
Jurkic (2010) đánh giá xem liệu thị trường tiền tệ và thị trường ngân hàng của khu
vực CEE có hợp nhất với khu vực EU hay không, do kết quả của việc sở hữu nước
ngoài trong khu vực ngân hàng trong nước cũng như mức độ “Euro hóa” cao. Các tác
giả thấy rằng chỉ có lãi suất thị trường tiền tệ của Bulgaria là đồng liên kết với thị
trường tiền tệ EU-15 do các khoản vay nặng lãi của ngân hàng Bulgaria từ các chủ
sở hữu nước ngoài. Ngoài ra, các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy lãi suất huy
động Croatia đồng liên kết với thị trường Ý và Áo, trong khi lãi suất huy động
Bulgaria có liên quan đến lãi suất huy động của Ý. Tương tự, lãi suất cho vay của
Croatia và Bulgaria đồng liên kết với lãi suất cho vay của Ý và Áo. Do đó, các tác
giả xác nhận sự truyền dẫn từ các quốc gia có ngân hàng có cổ phần sở hữu đáng kể
ở Bulgaria và Croatia.
Jovanovski và cộng sự (2005) phân tích sự truyền dẫn ở Macedonia và tìm ra
mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất cho vay, lãi suất chính sách và lãi suất thị
trường tiền tệ trong giai đoạn 2002–2004. Tuy nhiên, các tác giả cho thấy sự truyền
dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất cho vay là thấp và tốc độ điều chỉnh ngắn hạn
cực kỳ chậm. Thiếu sót lớn của phân tích này là các tác giả ước tính mối quan hệ
đồng liên kết trong khoảng thời gian mẫu chỉ hai năm, có thể không phù hợp.
Velickovski (2006) điều tra truyền dẫn lãi suất ở Macedonia trong giai đoạn 1998–
2006 và thấy rằng IRPT từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ là hoàn
toàn, nhưng tác giả không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất thị trường
tiền tệ và lãi suất bán lẻ của các ngân hàng. Đối với điều chỉnh ngắn hạn, các ước tính
hàm ý rằng phải mất 4,5 tháng để điều chỉnh toàn bộ lãi suất thị trường tiền tệ về
trạng thái cân bằng dài hạn khi lãi suất chính sách thay đổi. Tuy nhiên, sự truyền dẫn
ngắn hạn đã trở nên nhanh hơn kể từ khi cải cách các công cụ chính sách tiền tệ vào
năm 2000. Một phân tích gần đây được thực hiện bởi Velickovski (2010) chỉ ra rằng,
20
sau khi ràng buộc khoảng thời gian 2003–2008 (do sự thay đổi thấp hơn của lãi suất
chính sách trong giai đoạn này theo lập luận của tác giả), gần như có sự điều chỉnh
dài hạn hoàn toàn của lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với lãi suất chính sách.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy tốc độ và kích thước của sự điều chỉnh ngắn hạn giữa hai
lãi suất này khá chậm chạp và không hoàn toàn.
Sander và Klein (2006) phát hiện rằng lãi suất bán lẻ ngân hàng thể hiện tính
chất điều chỉnh cứng nhắc ở Namibia, hàm ý rằng sự điều chỉnh của lãi suất bán lẻ
trước các thay đổi của lãi suất chính sách không phải là 1 đối 1. Jamilov (2012) và
Jamilov và Égert (2014) tuyên bố rằng IRPT sẽ không thể hoàn toàn một khi khu vực
ngân hàng kém phát triển. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế đang phát triển và đang
chuyển đổi đã thực hiện cải cách thị trường tài chính thông qua khu vực ngân hàng
và thị trường vốn đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến việc truyền dẫn từ lãi suất
chính sách sang lãi suất bán lẻ ngân hàng được cải thiện. Liu và cộng sự (2011) áp
dụng phương pháp đồng liên kết Engel-Granger cùng phương pháp ARDL và tìm
thấy IRPT yếu nhưng mức độ điều chỉnh nhanh hơn trong các lãi suất ngắn hạn so
với trong dài hạn ở New Zealand. Sử dụng mô hình ARDL, Kwapil và Scharler (2010)
chỉ ra rằng tồn tại hiệu ứng IRPT nhanh hơn đối với lãi suất cho vay ngân hàng ở Mỹ
so với các nước châu Âu.
Theo Yu và cộng sự (2013), phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng khuôn
khổ tuyến tính (hoặc đối xứng) khi đề cập cơ chế IRPT. Một nhược điểm của đồng
liên kết tuyến tính truyền thống và mô hình sai số hiệu chỉnh là không xem xét cấu
trúc thị trường, sự bất đối xứng của thông tin thị trường hoặc chi phí điều chỉnh.
Jankee (2004) sử dụng mô hình tự hồi quy ngưỡng (threshold autoregressive model)
và mô hình tự hồi quy động lực (momentum autoregressive model) để điều tra lãi suất
cho vay của ngân hàng ở Mauritius. Tác giả thấy rằng lãi suất cho vay của ngân hàng
điều chỉnh chậm với sự gia tăng của lãi suất chính sách; tuy nhiên, nó lại điều chỉnh
nhanh hơn với việc cắt giảm lãi suất chính sách. Bằng cách sử dụng mô hình Engel-
Granger và sai số hiệu chỉnh để kiểm tra IRPT của lãi suất bán buôn (wholesale
interest rate) và lãi suất thị trường tiền tệ (money market rate), De Angelis và cộng
21
sự (2005) cho thấy tính chất điều chỉnh bất đối xứng không thể được phát hiện trong
lãi suất cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, đồng liên kết tuyến tính truyền thống không
thể giải thích sự điều chỉnh lãi suất ngắn hạn hoàn toàn khi xuất hiện biến động không
đồng nhất tiềm năng và cấu trúc thị trường (Enders và Siklos, 2001; Sander và
Kleimeier, 2006). Wang và Lee (2009) sử dụng kiểm định đồng liên kết bất đối xứng
để kiểm chứng IRPT tại Mỹ và 9 quốc gia châu Á. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra
sự truyền dẫn hoàn toàn đối với lãi suất huy động của Mỹ nhưng kết quả này không
được xác nhận ở các quốc gia châu Á khác. Ngoài ra, các tác giả phát hiện ra rằng lãi
suất cho vay thể hiện sự cứng nhắc điều chỉnh hướng xuống ở Hồng Kông, Philippines
và Đài Loan. Fang và Thanh Binh (2006) sử dụng kiểm định đồng liên kết ngưỡng
bất đối xứng và mô hình EC-EGARCH (1,1)-M để điều tra IRPT tại Đài Loan và
Hồng Kông. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự cứng nhắc hướng lên trong lãi suất huy
động và cứng nhắc hướng xuống của lãi suất cho vay tồn tại ở cả Đài Loan và Hồng
Kông, do đó, ủng hộ giả thuyết thông đồng dàn xếp giá. Nhiều nghiên cứu (Égert và
cộng sự, 2007; Čihák và cộng sự, 2010; Van Leuvensteijn và cộng sự, 2013; Gropp
và cộng sự, 2014) chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô thường ảnh hưởng đến mức
độ truyền dẫn. Các ngân hàng nhanh chóng điều chỉnh lãi suất cho vay và tiền gửi để
phản ứng với những thay đổi của lãi suất chính sách tiền tệ trong thời kỳ tăng trưởng
kinh tế cao. Tuy nhiên, sự bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động lãi suất làm suy yếu hiệu
ứng IRPT. Matermiloa và cộng sự (2015) áp dụng phương pháp sai số hiệu chỉnh bất
đối xứng để kiểm tra IRPT dài hạn của lãi suất thị trường tiền tệ lên lãi suất cho vay
của ngân hàng và sự điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất cho vay ở Nam Phi. Các tác
giả nhận thấy rằng các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay hướng xuống; tuy nhiên,
lãi suất cho vay cho thấy sự cứng nhắc hướng lên, hỗ trợ cho giả thuyết phản ứng
khách hàng.
Tuy các nghiên cứu xoay quanh chủ đề IRPT đã được tiến hành thực hiện từ
lâu, nhưng theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về IRPT tại Việt Nam tương đối
ít ỏi. Ví dụ, Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) thông qua mô hình ECM-
EGARCH (1,1) kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất, tính
22
cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh cho Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác.
Các tác giả phát hiện truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ của ngân
hàng là không hoàn toàn; trong một số trường hợp, biến động của lãi suất làm tăng
mức độ truyền dẫn, tuy nhiên, các trường hợp khác lại cho kết quả trái ngược. Nghiên
cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) kiểm tra các yếu
tố dẫn đến sự bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam, với dữ liệu của 6
ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009-2012. Các kết quả cho thấy, điều kiện
ràng buộc về vốn và tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại là nguyên nhân
chính, giải thích sự bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Nguyễn Thị
Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất chính
sách đến lãi suất bán lẻ Việt Nam, thông qua mô hình ARDL cũng như mô hình ECM.
Các tác giả khẳng định sự tồn tại của truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân
hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu này không xác
nhận được sự hiện diện của mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất chính sách và lãi
suất bán lẻ, theo cách tiếp cận tiền tệ.
Đề cập đến IRPT sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng thương mại cụ thể tại Việt
Nam, Trịnh Xuân Quang (2015), thông qua mô hình ECM, tìm hiểu IRPT sang lãi
suất cho vay và huy động tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn tháng 1/2008–
12/2014. Nghiên cứu phát hiện rằng trong ngắn hạn và dài hạn, IRPT từ lãi suất chính
sách sang lãi suất bán lẻ đều không đầy đủ, chỉ có IRPT từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi
suất cho vay dài hạn là hoàn toàn. Cùng nghiên cứu cho trường hợp của Agribank,
Nguyễn Thị Mai Trúc (2016), thông qua mô hình ARDL cho giai đoạn dữ liệu
1/2008–12/2015, cũng phát hiện IRPT là không hoàn toàn. Mặc dù, sử dụng phương
pháp của Hendry (1995) nhằm xác định độ trễ hiệu chỉnh trung bình bất đối xứng,
nghiên cứu vẫn chưa đề cập toàn diện hiệu ứng bất đối xứng trong cơ chế IRPT.
Chuyển sang ngân hàng Vietcombank, khác với các nghiên cứu trước đây, Đoàn Duy
Khánh (2014) sử dụng mô hình ECM và phát hiện IRPT từ lãi suất cơ bản sang lãi
suất bán lẻ là hoàn toàn trong dài hạn. Tuy vậy, việc không đề cập hiệu ứng bất đối
xứng tiềm ẩn trong IRPT có thể dẫn đến sự thiếu vắng mối quan hệ dài hạn đối xứng
23
giữa lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất trần) với lãi suất bản lẻ. Từ các nghiên cứu
đã nêu, tác giả phát hiện 2 lỗ hổng nghiên cứu: i) Các nghiên cứu thực hiện về IRPT
tại Vietinbank là chưa có; ii) Các nghiên cứu về IRPT cho các ngân hàng thương mại
cụ thể chưa đề cập đầy đủ hiệu ứng bất đối xứng tiềm năng ngắn hạn lẫn dài hạn.
Xuất phát từ các thiếu sót trên, tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá IRPT
từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động tại Vietinbank trong giai đoạn từ tháng
1/2008 đến tháng 1/2018, thông qua phương pháp NARDL, phát triển bởi Shin và
cộng sự (2014).
Kết luận Chương 2
Chương 2 đã trình bày tổng quan về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ,
trong đó trọng tâm là kênh truyền dẫn lãi suất và các khái niệm về sự cứng nhắc của
lãi suất, hành vi thông đồng giàn xếp giá của các NHTM. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đã lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về IRPT để làm cơ sở kiểm chứng
cho kết quả thực nghiệm ở Chương 4.
24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Kiểm định tính dừng:
Tương tự mô hình ARDL truyền thống của Pesaran và cộng sự (2001), trước
khi tiến hành ước lượng các mô hình NARDL cũng như kiểm chứng quan hệ đồng
liên kết dài hạn giữa các biến số, tác giả thực hiện 2 kiểm định tính dừng phổ biến,
gồm ADF (Augmented Dickey-Fuller) và DF-GLS (Dickey-Fuller generalized least
square) nhằm tránh sự hiện diện của các biến số dừng tại sai phân bậc hai, tức I(2);
vì nếu trường hợp này xảy ra, thống kê F sẽ trở nên vô nghĩa (Nkoro và Uko, 2016).
Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định Zivot và Andrews (gọi tắt là ZA) để khắc phục
tính thiếu hiệu quả của các kiểm định nghiệm đơn vị tuyến tính (ADF và DF-GLS)
khi tồn tại điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu.
3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller):
Dạng tổng quát của kiểm định Dickey-Fuller tăng cường (ADF) như sau:
p
∆yt = c + δt + αyt−1 + ∑ βi∆yt−1 + εt
i=1
(3.1)
trong đó, c và t là các hồi quy xác định (deterministic regressor) cho phép số
hạng hằng số (constant term) hoặc xu hướng thời gian (time trend) nếu chuỗi dữ liệu
là dừng có xu hướng (trend stationary), hoặc số hạng dịch chuyển (drift term) và xu
hướng thời gian bậc hai (quadratic time trend) nếu chuỗi dữ liệu là dừng tại sai phân
(difference stationary). Ngoài ra, biến sai phân trễ được thêm vào để kiểm soát các
tác động của tương quan chuỗi (serial correlation), điều này có thể làm giảm hiệu lực
của kiểm định giả thuyết. Kiểm định tính dừng được thực hiện dựa trên cặp giả thuyết
sau:
H0: α = 0 chuỗi {yt} không dừng;
H1: α < 0 chuỗi {yt} dừng hoặc được tạo nên thông qua quá trình dừng
(stationary process).
Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện thêm kiểm định DF-GLS (Dickey-Fuller
bình phương nhỏ nhất tổng quát). Giả thuyết thống kê của kiểm định DF-GLS tương
25
tự kiểm định ADF, ngoại trừ việc chuỗi dữ liệu được chuyển đổi về hồi quy bình
phương nhỏ nhất tổng quát trước khi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị.
3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA):
Perron (1989) chỉ ra tính thiếu hiệu quả của các kiểm định nghiệm đơn vị tuyến
tính khi tồn tại điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. Để khắc phục vấn đề này,
Perron (1989) mở rộng kiểm định ADF bằng cách thêm vào các biến giả nhằm nắm
bắt các điểm gãy cấu trúc (điểm gãy thời gian). Zivot và Andrews (1992) đề xuất các
điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu có thể nội sinh, và các tác giả mở rộng phương
pháp của Perron nhằm cho phép các ước lượng nội sinh của điểm gãy thời gian. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình chứa hệ số chặn và xu thế thời gian (mô
hình C), đề xuất bởi Zivot và Andrews (gọi tắt là ZA), nhằm ước lượng sự tồn tại của
nghiệm đơn vị với điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu:
k
∆yt = μ + θDUt(λ) + βt + γDTt(λ) + αyt−1 + ∑ cj∆yt−j + εt
j=1
(3.2)
trong đó, DUt và DTt trình bày các dịch chuyển trung bình (mean shift) và dịch
chuyển xu hướng (trend shift) cho các điểm gãy cấu trúc thời gian khả thi (structural
break-date). DUt nhận giá trị 1 nếu t > TB, và 0 trong trường hợp còn lại; DTt nhận
giá trị t − TB nếu t > TB, và 0 trong trường hợp còn lại. Giả thiết không của kiểm
định như sau, H0: α = 0, tức tồn tại nghiệm đơn vị và giả thiết đối lập H1: α < 0, tức
chuỗi dữ liệu dừng với điểm gãy thời gian. Mỗi mốc thời gian sẽ được xem xét để lựa
chọn điểm gãy thời gian tiềm năng trong kiểm định ZA; và điểm gãy thời gian sẽ
được xác định dựa vào thống kê t một phía tối thiểu.
3.2. Phương pháp ARDL:
Mô hình ARDL (tự hồi quy phân phối trễ) cung cấp kết quả đáng tin cậy để
kiểm tra các mối quan hệ dài hạn. Đối với hồi quy phương trình đơn động (dynamic
single-equation regression), phương pháp ARDL được xem là phù hợp nhất (Hassler
và Wolters, 2006), và ngày càng trở nên phổ biến kể từ sau thời điểm mô hình sai số
hiệu chỉnh (error-correction model), có thể nắm bắt các mối quan hệ đồng liên kết,
được Engle và Granger (1987) giới thiệu. Các vectơ đồng liên kết xác định các quan
26
hệ I(0) tồn tại giữa các biến không dừng riêng lẻ. Các biến số đồng liên kết với nhau
khi thu được mối quan hệ tuyến tính dài hạn từ tập hợp các biến có chung các thuộc
tính không dừng (non-stationary). Theo trực giác, phân tích đồng liên kết tìm kiếm
các kết hợp tuyến tính dừng của các biến số không dừng. Nếu sự kết hợp dừng như
vậy tồn tại, thì các biến số đồng liên kết, tức là bị ràng buộc bởi mối quan hệ cân
bằng. Do đó, ưu điểm của phân tích đồng liên kết, đó là một kiểm định trực tiếp cho
các lý thuyết kinh tế của các mối quan hệ dài hạn. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng liên
kết có thể tồn tại giữa các biến là I(0) và I(1). Nếu tất cả các chuỗi dữ liệu là I(0),
chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật ước tính đơn giản, như OLS (bình phương nhỏ
nhất), cho dữ liệu tại bậc gốc. Nếu chắc chắn rằng chuỗi cơ sở cùng được tích hợp
(intergration) tại bậc nhất, tức là I(1), cũng như đồng liên kết với nhau; các kỹ thuật
đồng liên kết Johansen, phương pháp hồi quy hạng thu gọn dựa trên hệ thống (system-
based reduced rank regression approach), cũng như phương thức dựa vào phần dư hai
bước (two-step residual-based procedure) có thể được sử dụng, nhằm kiểm định giả
thuyết không (null hypothesis) của không có đồng liên kết (Pesaran và cộng sự, 2001).
Phương pháp OLS cho bậc gốc sẽ cho ra mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến
số; trong khi mô hình sai số hiệu chỉnh, được ước tính bởi phương pháp OLS, sẽ biểu
thị động lực ngắn hạn giữa các biến số. Nếu tất cả các biến là I(1), nhưng không đồng
liên kết, thì việc lấy sai phân dữ liệu và ước lượng hồi quy tiêu chuẩn với phương
pháp OLS sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bậc tích hợp
của các biến cơ sở là hỗn hợp hoặc không chắc chắn, chúng ta nên ưu tiên sử dụng
mô hình ARDL. Nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc khẳng định bậc tích hợp
tương đối đa dạng, điểm gãy cấu trúc (structural break) tiềm ẩn trong chuỗi dữ liệu là
một trong những lý do thường gặp.
Pesaran và cộng sự (2001) giới thiệu quy trình kiểm định đường bao ARDL
như một công cụ để điều tra sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến số. Các
biến phụ thuộc và độc lập có thể được trình bày trong mô hình kết hợp với độ trễ. Do
đó, thuật ngữ “tự hồi quy” đề cập đến độ trễ của biến phụ thuộc và “phân phối” đề
cập đến độ trễ của các biến giải thích. Theo trực giác, tác động của sự thay đổi trong
27
các biến độc lập có thể hoặc không thể tức thời. Với sự hiện diện của các giá trị trễ
của biến phụ thuộc, ước tính OLS dẫn đến các ước tính chệch (biased estimate). Nếu
số hạng sai số tự tương quan, ước tính OLS sẽ không nhất quán; do đó, trong trường
hợp này ước tính biến công cụ thường được sử dụng. Phương pháp ARDL có thể
tránh được vấn đề nội sinh và kết quả ước lượng mô hình ARDL đối với mẫu dữ liệu
nhỏ tương đối đáng tin cậy (Pesaran và cộng sự, 2001). Trong mô hình hồi quy, không
nhất thiết tất cả các biến hồi quy phải có cùng độ trễ, vì khoảng thời gian mà các thay
đổi trong quá khứ của một biến ảnh hưởng đến một biến khác có thể thay đổi. Đây là
một đặc tính của mô hình ARDL, linh hoạt hơn so với phương pháp VAR đồng liên
kết khi không cho phép độ trễ khác nhau cho các biến số. Việc cho phép độ trễ tối ưu
của các biến số khác nhau giúp cải thiện đáng kể độ phù hợp của mô hình (Nkoro và
Uko, 2016). Pesaran và cộng sự (2001) cho thấy mô hình ARDL mang lại các ước
tính nhất quán (consistency) và tiệm cận phân phối chuẩn (asymptotic normality) cho
các hệ số dài hạn. Kết quả này vẫn đúng với các biến hồi quy hoàn toàn là I(0), I(1)
hoặc hỗn hợp giữa chúng. Pesaran và Shin (1999) cho thấy các thuộc tính mẫu nhỏ
của phương pháp kiểm định đường bao tốt hơn so với phương pháp đồng liên kết
truyền thống của Johansen (thường cần cỡ mẫu lớn để kết quả có giá trị). Trên đây là
các lý do mà tác giả áp dụng phương pháp ARDL và NARDL, vẫn giữ nguyên các
đặc tính của mô hình tiền nhiệm là ARDL (Shin và cộng sự, 2014), vào nghiên cứu
này. Trước khi trình bày mô hình ARDL, tác giả xuất phát từ mô hình hồi quy dài
hạn cơ bản sau đây:
yt = LXxt + ut (3.3)
trong đó, yt và xt lần lượt là các biến phụ thuộc và độc lập; LX là hệ số dài hạn
liên kết và ut là số hạng sai số. Nghiên cứu này tìm hiểu sự điều chỉnh của lãi suất
huy động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
trước các thay đổi trong lãi suất chính sách từ Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cụ thể
trong nghiên cứu này, xt là biến lãi suất chính sách, yt là biến lãi suất huy động với
các kỳ hạn khác nhau, và LX cung cấp các thông tin về mức độ truyền dẫn lãi suất.
Nếu LX = 1, chúng ta kết luận truyền dẫn là hoàn toàn; nếu LX < 1 là truyền dẫn
28
không hoàn toàn; nếu LX > 1 là truyền dẫn quá mức. Do phương trình (3.3) trình bày
mối quan hệ dài hạn tuyến tính, nên chưa đề cập đến các hiệu ứng bất đối xứng cũng
như phi tuyến trong điều chỉnh lãi suất. Để thực hiện được mục tiêu này, cần có các
bước tiến hành phân tách tiếp theo, sẽ được trình bày trong phần mô hình NARDL.
Mối quan hệ dài hạn trong phương trình (3.3) được kết hợp với quá trình điều chỉnh
động ngắn hạn nhằm cung cấp góc nhìn sâu sắc về sự điều chỉnh giữa các khoảng
thời gian. Với mục tiêu này, phương pháp đồng liên kết Engle-Granger (1987) có thể
được sử dụng. Khi đó, phương trình (3.3) trở thành như sau:
p−1 q
∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + γet−1 + εt
i=1 i=0
(3.4)
trong đó, ∆ ký hiệu sai phân hạng tử; γ là tốc độ của tham số điều chỉnh; và
et−1 là số hạng sai số hiệu chỉnh trễ một giai đoạn, thu được từ phần dư trong phương
trình (3.3). Như đã trình bày, phương pháp đồng liên kết truyền thống có một bất lợi
là yêu cầu tất cả các biến số trong phương trình phải cùng tích hợp tại bậc nhất, tức
là I(1); và số hạng sai số phải là I(0). Tuy nhiên, ràng buộc này khó lòng thỏa mãn
trong trường hợp của các biến số tài chính, vốn thể hiện đặc tính dừng khác nhau. Do
đó, Pesaran và cộng sự (2001) đề xuất mở rộng phương trình (3.4), tức phương pháp
Engle-Granger hai bước, bằng cách thay thế số hạng sai số εt−1 bằng tổ hợp các biến
trễ một giai đoạn tại bậc gốc, mà cụ thể ở đây là yt−1 và xt−1. Khi đó, phương trình
(3.4) được viết lại như sau:
p−1 q
∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + δyt−1 + θxt−1 + εt
i=1 i=0
(3.5)
trong đó, p và q lần lượt là độ trễ của các biến phụ thuộc và độc lập, được lựa
chọn dựa theo tiêu chuẩn thông tin AIC. Phương trình (3.5) được ước lượng dựa trên
phương pháp OLS thông thường, và hệ số truyền dẫn dài hạn được xác định như sau:
LX = −θ/δ. Nhằm xác định liệu quan hệ đồng liên kết dài hạn có tồn tại giữa các
biến số, tác giả tiến hành kiểm định F-test hiệu chỉnh của Pesaran và cộng sự (2001).
Kiểm định này dựa trên kiểm định Wald (thống kê F) phân tích liệu xem các hệ số
29
của các biến trễ một giai đoạn, cụ thể là δ và θ, có cùng bằng 0 hay không. Khi đó,
giả thuyết không được xác định như sau: Hpss: δ = θ = 0.
3.3. Phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL):
Granger và Yoon (2002) chỉ ra rằng đồng liên kết tuyến tính (đối xứng) thông
thường là một trường hợp đặc biệt của đồng liên kết ẩn (hidden cointegration); hai
chuỗi dữ liệu thời gian đồng liên kết ẩn khi các thành phân dương và âm của chúng
đồng liên kết với nhau. Các phát triển ARDL phi tuyến (NARDL) gần đây của Shin
và cộng sự (2014) cho phép kết hợp phân tích các vấn đề không dừng (non-stationary)
và phi tuyến, trong khuôn khổ của mô hình sai số hiệu chỉnh không ràng buộc, kết
hợp các hiệu ứng bất đối xứng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Quan trọng hơn, với
tính kế thừa từ phương pháp ARDL tuyến tính truyền thống, phương pháp NARDL
cũng có thể giải quyết biến động không thuần nhất (heterogeneous variation) khi các
biến số cơ sở dừng tại bậc gốc, I(0) hoặc bậc nhất, I(1). Từ nghiên cứu của Schorderet
(2003), Shin và cộng sự (2014), nghiên cứu dựa theo hồi quy đồng liên kết bất đối
xứng phi tuyến sau đây:
yt = L+x+ + L−x− + u
X t X t t (3.6)
trong đó, yt là biến phụ thuộc, L+ và L− là các hệ số dài hạn liên kết, ut là số
hạng sai số, và xt là vectơ hồi quy k × 1, được khai triển như sau:
xt = x0 + x+ + x−
t t (3.7)
trong đó, x0 là hằng số, x+ và x− là các quá trình cộng từng phần của các thay
t t
đổi dương và âm trong xt, theo công thức sau:
t t
x+ = ∑ ∆x+ = ∑ max(0, ∆xt)
t j
i=1 i=1
(3.8)
t t
x− = ∑ ∆x− = ∑ min(∆x , 0)
t j t
i=1 i=1
(3.9)
Kết hợp đẳng thức (3.6) vào phương trình ARDL(𝑝, 𝑞) đối xứng (3.5), chúng
ta thu được mô hình sai số hiệu chỉnh bất đối xứng, tức NARDL(𝑝, 𝑞):
30
p−1 q
∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑(π+∆x+ + π−∆x− ) +
t−i t−i
i=1 i=0
δyt−1 + θ+
x+
1 + θ−
x−
1 + εt
t− t−
(3.10)
trong đó, −θ+/δ = L+ và −θ−/δ = L−. Phân tích thực nghiệm theo 3 bước
X X
sau. Đầu tiên, phương trình (3.10) có thể được ước lượng bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS). Thứ hai, giả thuyết không của không có mối quan hệ dài hạn
tại bậc gốc giữa yt, x+ và x− được kiểm định dựa trên kiểm định F-test hiệu chỉnh
t t
của Pesaran và cộng sự (2001), Shin và cộng sự (2014), Hpss: δ = θ+ = θ− = 0. Thứ
ba, kiểm định bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn được ước lượng dựa trên kiểm định
Wald, (i) L+ = L− hoặc (ii) ∑q π+ = ∑q π−.
X X i=0 i i=0 i
Nếu chỉ giả thuyết θ+ = θ− không bị bác bỏ, phương trình (3.10) chuyển về
dạng phi tuyến trong ngắn hạn và tuyến tính trong dài hạn:
p−1 q
∆yt = α0 + δyt−1 + θxt−1 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑(π+∆x+ + π−∆x− )
t−i t−i
i=1 i=0
+ εt
(3.11)
Nếu chỉ giả thuyết ∑q π+ = ∑q π− không bị bác bỏ, phương trình (3.10)
i=0 i i=0 i
chuyển về dạng tuyến tính trong ngắn hạn và phi tuyến trong dài hạn:
p−1 q
∆yt = α0 + δyt−1 + θ+x+ 1 + θ−x− 1 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + εt
t− t−
i=1 i=0
(3.12)
Nếu giả thuyết θ+ = θ− và ∑q π+ = ∑q π− đều không bị bác bỏ, phương
i=0 i i=0 i
trình (3.10) chuyển về dạng tuyến tính trong ngắn hạn và dài hạn, tức chính là phương
trình ARDL tuyến tính truyền thống (3.5) của Pesaran và cộng sự (2001). Chúng ta
lựa chọn một trong bốn phương trình trên dựa trên các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn
thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SIC), tiêu chuẩn Dubrin-
Watson (DW), R2
và R2
hiệu chỉnh. Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng mô hình
NARDL để suy ra tác động số nhân động tích lũy bất đối xứng của thay đổi một đơn
vị của xt lên yt, dựa theo công thức (3.13):
31
k k
ω+ = ∑
∂yt+i
, ω− = ∑
∂yt+i
k ∂x+ k ∂x−
i=0
t
i=0
t
(3.13)
Khi k → ∞, ω+ → L+ và ω− → L−, trong đó L+ và L− là các hệ số dài hạn bất
k k k k x X
đối xứng, tính bởi L+ = −θ+/δ và L− = −θ−/δ, như đã nói bên trên. Các hệ số này
X X
cũng trình bày tốc độ điều chỉnh. Nếu hệ số tốc độ điều chỉnh tăng lớn hơn tốc độ
điều chỉnh giảm (L+ > L−), ta nói đây là hiện tượng cứng nhắc hướng xuống
X X
(downward rigidity). Ngược lại, nếu hệ số tốc độ điều chỉnh tăng thấp hơn hệ số tốc
độ điều chỉnh giảm (L+ < L−), ta nói đây là hiện tượng cứng nhắc hướng lên (upward
X X
rigidity). Tóm lại, kiểm định đồng liên kết tuyến tính truyền thống không xem xét cấu
trúc thị trường và sự bất đối xứng của thông tin thị trường; do đó, cung cấp bằng
chứng hạn chế về đồng liên kết. Ngoài ra, kết quả của ước tính thống kê cũng kém.
Ngoài ra, mô hình NARDL kết hợp phương pháp đồng liên kết bất đối xứng với mô
hình ARDL linh hoạt và có được khung sai số hiệu chỉnh liên quan, hữu ích trong các
ứng dụng tài chính và kinh tế khác nhau.
3.4. Mô tả dữ liệu:
Nhằm đánh giá cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động
của Vietinbank, nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn tháng 1/2008
đến tháng 1/2018. Do khả năng tiếp cận dữ liệu, tác giả thu thập dữ liệu 5 loại lãi suất
huy động tại Vietinbank bao gồm: không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, kỳ
hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng. Bên cạnh đó, nhằm so sánh mức độ truyền dẫn
trong nền kinh tế, tác giả sử dụng thêm dữ liệu lãi suất huy động của nền kinh tế Việt
Nam, cùng với lãi suất chính sách được thu thập từ nguồn Dữ liệu Tài chính IFS.
20
15
10
5
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Policy
rate
32
20
10
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
10
5
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
20
10
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
20
10
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
20
10
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
20
15
10
5
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Hình 3.1. Xu hướng các biến lãi suất (đơn vị: %).
Over
12-month
term
deposit
12-month
term
deposit
6-month
term
deposit
3-month
term
deposit
Call
deposit
Deposit
rate
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ

More Related Content

Similar to Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...nataliej4
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ (20)

Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạiNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAYBÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng Bán Lẻ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG THỊNH TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG THỊNH TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ - Nghiên cứu trường hợp Vietinbank” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Các thông tin và số liệu trong luận văn là trung thực, đáng tin cậy và phù hợp với thực tế. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào và các nội dung trích dẫn đều được chính tôi thu thập, ghi rõ nguồn gốc ở phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019 Tác giả
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................1 1.1. Giới thiệu về Vietinbank ...................................................................................1 1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu........................................................................2 1.2.1. Vấn đề nghiên cứu.........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3 1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước........................................................................3 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................5 1.2.5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................5 1.2.6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 1.2.7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6 1.2.8. Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.........................................................................................................7 2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................................................7 2.1.1. Kênh lãi suất ..................................................................................................8 2.1.2. Kênh tỷ giá.....................................................................................................9 2.1.3. Kênh giá tài sản .............................................................................................9 2.1.4. Kênh kỳ vọng...............................................................................................10 2.1.5. Kênh tín dụng ..............................................................................................10 2.2. Truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ .............................................................11 2.2.1. Khái niệm cơ bản về truyền dẫn lãi suất......................................................11
  • 5. 2.2.2. Các yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất (Interest rate stickiness). .....................................................................................................................14 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................17 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................24 3.1. Kiểm định tính dừng........................................................................................24 3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller) .....................24 3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA) .....................................25 3.2. Phương pháp ARDL........................................................................................25 3.3. Phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL).......................................................29 3.4. Mô tả dữ liệu....................................................................................................31 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36 4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................36 4.2. Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ (lãi suất huy động) tại Vietinbank.............................................................................38 4.2.1. Truyền dẫn đến lãi suất huy động không kỳ hạn.........................................38 4.2.2. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng.......................................41 4.2.3. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng.......................................44 4.2.4. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng.....................................47 4.2.5. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng..............................49 4.3. Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động cho nền kinh tế Việt Nam 52 4.4. So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất...............................................................55 Kết luận Chương 4 ..................................................................................................57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.......................................................................................58 5.1. Tóm tắt các kết quả thực nghiệm ....................................................................58 5.2. Hàm ý quản trị cho Vietinbank .......................................................................59 5.2.1. Theo dõi diễn biến và dự báo lãi suất trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, cũng như các chính sách điều hành lãi suất từ phía NHNN ........................59 5.2.2. Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất .......................................................60
  • 6. 5.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn và các thành phần trong nền kinh tế .................................................................................................................60 5.3. Hàm ý chính sách cho NHNN .........................................................................61 5.3.1. Giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào thị trường và các chủ thể tham gia thị trường 61 5.3.2. Nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường tiền tệ..........................................62 5.3.3. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng..........................................................62 5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.................................63 Kết luận Chương 5 ..................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam ARDL Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy phân phối trễ) BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BKS Ban kiểm soát HĐQT Hội đồng quản trị IRPT Interest rate pass-through (Truyền dẫn lãi suất) NARDL Nonlinear Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến) NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TGĐ Tổng giám đốc TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSC Trụ sở chính Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu lãi suất (giai đoạn 2008M1-2018M1) .................33 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng.....................................................................36 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Zivot và Andrews .......................................................37 Bảng 4.3 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động không kỳ hạn ........................................................................................................................39 Bảng 4.4 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động không kỳ hạn trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................40 Bảng 4.5 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng.......................................................................................................................42 Bảng 4.6 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................43 Bảng 4.7 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng.......................................................................................................................45 Bảng 4.8 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn...............................................................46 Bảng 4.9 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng.....................................................................................................................47 Bảng 4.10 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn........................................................49 Bảng 4.11 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng..............................................................................................................50 Bảng 4.12 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn.............................................51 Bảng 4.13 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động của nền kinh tế .................................................................................................................53 Bảng 4.14 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động của nền kinh tế trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn........................................................54 Bảng 4.15 So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất cho Vietinbank và nền kinh tế .........56
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ..............................................................7 Hình 2.2 Các cách thức truyền dẫn chính sách tiền tệ..............................................12 Hình 3.1 Xu hướng các biến lãi suất ........................................................................32 Hình 4.1 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động không kỳ hạn ......................41 Hình 4.2 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ....................44 Hình 4.3 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ....................47 Hình 4.4 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ..................49 Hình 4.5 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng ...........52 Hình 4.6 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động của nền kinh tế....................55
  • 10. TÓM TẮT Nghiên cứu vận dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến, phát triển gần đây bởi Shin, Yu và Greenwood-Nimmo (2014), nhằm khảo sát phản ứng của lãi suất ngân hàng bán lẻ (lãi suất huy động vốn) của Vietinbank trước các thay đổi của lãi suất chính sách (lãi suất cơ bản) giai đoạn 2008M01 đến 2018M01. Kết quả thực nghiệm phát hiện rằng, cơ chế truyền dẫn lãi suất (IRPT) sang lãi suất ngân hàng bán lẻ thể hiện sự điều chỉnh bất đối xứng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. IRPT trong trạng thái lãi suất chính sách tăng là không hoàn toàn nhưng khi lãi suất chính sách giảm đa phần lại là quá mức. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng bán lẻ là cứng nhắc hướng lên, ủng hộ hành vi thông đồng giàn xếp giá. Nghiên cứu này cung cấp các tiêu chí đánh giá chính xác để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiểu được động lực phi tuyến giữa lãi suất điều hành chính sách và lãi suất ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ việc hoạch định chính sách và dự báo hiệu quả hơn cho Chính phủ Việt Nam. Từ khóa: Tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL); truyền dẫn lãi suất; bất đối xứng; đồng liên kết.
  • 11. ABSTRACT This paper adopts the newly developed nonlinear autoregressive distributed lag model, advanced by Shin, Yu and Greenwood-Nimmo (2014) to investigate the Vietinbank’s retail rate (deposit rate) responsiveness to changes in the policy rate (prime rate) from 2008M01 to 2018M01. The empirical findings reveal that the interest rate pass-through (IRPT) mechanism to the retail rate shows an asymmetric adjustment both in the short run and in the long run. The IRPT exhibits incompleteness when the policy rate rises but overshoot when the one falls. Moreover, the retail rate is rigid upward, which supports the collusive pricing behavior. This paper to provide accurate assessment criteria for the State Bank of Viet Nam to understand the nonlinear dynamics among the policy rate and the retail rate, thus leading to more efficient policy-making and forecasting for the Vietnamese government. Keywords: Nonlinear autoregressive distributed lag (NADRL); interest rate pass through (IRPT); asymmetric; cointegration.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 với tên giao dịch là đầu tiên là Incombank và sau đó là Vietinbank trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trong thời gian đầu, Vietinbank hoạt động như một ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công, thương nghiệp. Sau đó, Vietinbank đã đa dạng các đối tượng phục vụ sang tất cả các thành phần trong nền kinh tế với đầy đủ các dịch vụ tài chính (huy động vốn, tín dụng, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,…). Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã phát huy tốt vai trò là một ngân hàng phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực công, thương nghiệp và có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định, phát triển kinh tế trong nước, thực hiện theo đúng các chính sách, chỉ đạo từ NHNN. Với các giá trị cốt lõi (“Hướng đến khách hàng, “Hướng đến sự hoàn hảo”, “Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại”, “Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp”, “Sự tôn trọng”, “Bảo vệ và phát triển thương hiệu”, “Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”) cùng với các thành quả đã đạt được trong quá trình phát triển đã giúp Vietinbank ngày càng khẳng định được vị thế thương hiệu theo đúng tầm nhìn sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao. Hiện nay, quy mô hoạt động của Vietinbank ngày càng được mở rộng gồm có 1 Trụ sở chính ở Thành phố Hà Nội (tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội), 155 chi nhánh trải dài khắp 63 tỉnh thành, 2 chi nhánh tại Đức, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 2 văn phòng đại diện ở TP.HCM và Thành phố Đà Nẵng, 1 Ngân hàng con ở Lào và 958 phòng giao dịch. Trong đó, Phòng Quản lý Cân đối vốn & Kế hoạch Tài chính thuộc Khối Tài chính của Vietinbank (tham khảo Phụ lục 1. Bộ máy tổ chức Vietinbank) đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định chính sách lãi suất và các chính sách tài chính cho toàn hệ thống dự trên cơ sở: (i) Lãi suất điều hành của NHNN; (ii) Mặt bằng lãi
  • 13. 2 suất của các NHTM và đặc biệt là khối NHTM có vốn Nhà nước chi phối (Agribank, Vietcombank, BIDV); (iii) Tình hình thanh khoản của nội bộ Vietinbank và (iv) Tình hình cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ. 1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu: 1.2.1. Vấn đề nghiên cứu: Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất ngân hàng bán lẻ là một vấn đề quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của chính sách tiền tệ nhằm duy trì nền kinh tế ổn định. Sự truyền dẫn cao hơn từ lãi suất điều hành chính sách (policy-controlled rate) sang lãi suất cho vay hoặc huy động báo hiệu hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả (Fuertes và cộng sự, 2010). Việc sử dụng chính sách tiền tệ như công cụ chính để điều chỉnh cung và cầu thị trường đặt ra nhiều vấn đề một khi truyền dẫn từ lãi suất điều hành chính sách sang lãi suất bán lẻ chậm chạp (sluggish) hoặc không hoàn toàn (incomplete). Tuy nhiên, việc truyền dẫn hoàn toàn hoặc đầy đủ (full) cho phép Ngân hàng Trung ương chuyển tất cả các chi phí liên quan đến việc tăng lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ là rất ít khả năng xảy ra. Các ngân hàng có thể đòi hỏi phần bù cao hơn cho rủi ro do hoạt động kinh tế chậm lại. Ví dụ, việc giảm lãi suất chính sách sẽ không chuyển hoàn toàn cho các cá nhân hoặc các doanh nghiệp, đây được xem là sự truyền dẫn không đầy đủ. Ngược lại, nếu các ngân hàng cân nhắc rủi ro thấp, họ có thể tăng mức độ truyền dẫn, điều này dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, đó được xem là sự truyền dẫn cao. Do đó, nắm rõ IRPT rất quan trọng vì lãi suất bán lẻ tác động đến cung và cầu của thị trường cho vay và huy động, và tác động đến hoạt động kinh tế như chu kỳ kinh tế, đầu tư, mức lạm phát và tăng trưởng GDP. Chính sách tiền tệ chỉ hoạt động hiệu quả nếu tồn tại mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng bán lẻ, bất kể quá trình truyền dẫn đó là hoàn toàn, một phần (partial) hay quá mức (over pass-through) (Zhang và cộng sự, 2017). IRPT là đối xứng nếu các mẫu hình điều chỉnh thuộc về trạng thái cân bằng dài hạn là giống nhau giữa các mẫu hình tăng và giảm. Ngược lại, quá trình điều chỉnh như vậy cho các mẫu hình khác nhau là bất đối xứng.
  • 14. 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu tổng quát: + Xem xét cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách (đại diện là lãi suất cơ bản) đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) trong ngắn hạn và dài hạn. + Xem xét mức độ diều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất. + Xem xét yếu tố bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất. + So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế.  Mục tiêu cụ thể: + Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế). + Đo lường tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất huy động trong mối quan hệ tương quan với lãi suất cơ bản. + Đo lường yếu tố bất đối xứng (phi tuyến) trong truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động. + Đưa ra hàm ý quản trị cho Vietinbank trong việc quản trị chính sách lãi suất và hàm ý chính sách cho NHNN trong việc điều hành chính sách lãi suất. 1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước: Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nhiều thập niên qua tương đối đa dạng. Nhiều đóng góp gần đây tập trung vào việc điều tra các thuộc tính định tính và định lượng của IRPT (Sander và Klein, 2006; Jamilov, 2012; Jamilov và Égert, 2014; Yu và cộng sự, 2013; Wang và Lee, 2009; Fang và Thanh Binh, 2006; Kwapil và Scharler, 2010; và Zhang và cộng sự, 2017). Đặc biệt, các đóng góp tập trung tìm hiểu bằng cách nào quá trình truyền dẫn của lãi suất dài hạn đối với các khoản vay và tiền gửi giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng bán lẻ hoạt động. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình truyền dẫn điều
  • 15. 4 chỉnh khác nhau phụ thuộc vào các quốc gia, thị trường và khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về IRPT tại Việt Nam còn tương đối ít ỏi. Ví dụ:  Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) thông qua mô hình ECM- EGARCH (1,1) kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh cho Việt Nam. Các tác giả phát hiện truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng là không hoàn toàn; trong một số trường hợp, biến động của lãi suất làm tăng mức độ truyền dẫn, tuy nhiên, các trường hợp khác lại cho kết quả trái ngược.  Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ Việt Nam, thông qua mô hình ARDL cũng như mô hình ECM. Các tác giả khẳng định sự tồn tại của truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập cơ chế IRPT ở góc độ tổng thể của nền kinh tế, chưa đi sâu phân tích từng ngân hàng thương mại riêng lẻ. Đây là một hướng nghiên cứu mang ý nghĩa về mặt thực tiễn chính sách cho các nhà hoạch định tiền tệ, giúp làm rõ cơ chế IRPT sang lãi suất của từng ngân hàng và từ đó, có các biện pháp can thiệp phù hợp giúp tăng mức độ IRPT (nếu truyền dẫn không hoàn toàn) hoặc giảm mức độ IRPT (nếu truyền dẫn quá mức).  Các nghiên cứu về IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ của từng ngân hàng có thể điểm qua như: Nguyễn Thị Mai Trúc (2016) và Trịnh Xuân Quang (2015) cho Agribank; Đoàn Duy Khánh (2014) cho Vietcombank. Các nghiên cứu này đa phần phát hiện IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay và huy động là không đầy đủ trong ngắn hạn và dài hạn. Cá biệt, nghiên cứu của Đoàn Duy Khánh (2014) không xác nhận được mối quan hệ đồng liên kết đối xứng giữa lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất trần) với các lãi suất cho vay và huy động. Tác giả cho rằng, điều này xuất phát từ việc các nghiên cứu này chưa đề cập hiệu ứng bất đối xứng trong IRPT, vô tình bỏ qua đặc tính đồng liên kết ẩn giữa các
  • 16. 5 biến lãi suất. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của tác giả, nghiên cứu về IRPT tại Vietinbank vẫn còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ các lỗ hổng trên, nghiên cứu này áp dụng phương pháp phát triển gần đây, tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL), theo đề xuất của Shin và cộng sự (2014), nhằm đánh giá sự điều chỉnh ngắn hạn về trạng thái cân bằng dài hạn, bên cạnh mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa NHNN và Vietinbank. Ưu điểm chính của phương pháp là kết hợp đồng liên kết bất đối xứng với mô hình ARDL để thu được khung sai số hiệu chỉnh liên quan. Dựa vào cách tiếp cận tiền tệ, nghiên cứu đánh giá sự truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất cơ bản (lãi suất chính sách) sang lãi suất huy động với các kỳ hạn khác nhau của Vietinbank trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2018. Bên cạnh đó, nhằm có góc nhìn toàn diện về IRPT, tác giả tiến hành thêm bước phân tích truyền dẫn đến lãi suất huy động của nền kinh tế để có cơ sở so sánh cho các kết quả thực nghiệm thu được khi phân tích IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất của Vietinbank. 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu:  IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) là hoàn toàn hay không hoàn toàn hay quá mức trong ngắn hạn và dài hạn?  Hiệu ứng bất đối xứng (phi tuyến) có tồn tại trong cơ chế IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) không?  Phản ứng của lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) khi lãi suất sinh sách tăng và giảm có khác biệt nhau đáng kể hay không?  Cơ chế IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế có khác biệt nhau đáng kể hay không? 1.2.5. Đối tượng nghiên cứu: Sự truyền dẫn từ lãi suất cơ bản của NHNN đến lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. 1.2.6. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Toàn bộ nền kinh tế đối với lãi suất cơ bản và lãi suất huy động của nền kinh tế. Toàn hệ thống Vietinbank đối với lãi suất huy động của Vietinbank.
  • 17. 6 Thời gian nghiên cứu: dữ liệu được thu thập từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2018 (2008M1–2018M1). 1.2.7. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu: Luận văn sử dụng lãi suất cơ bản đại diện cho lãi suất điều hành của NHNN, lãi suất huy động tại Vietinbank (gồm các kỳ hạn: không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng) và lãi suất huy động của nền kinh tế (Deposit rate). Phương pháp nghiên cứu:  Phân tích định tính: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để nghiên cứu lãi suất chính sách, lãi suất huy động và sự truyền dẫn.  Phân tích định lượng: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định tính dừng ADF, DF-GLS, ZA, mô hình ARDL và NARDL để nghiên cứu sự truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế trong ngắn, dài hạn. 1.2.8. Kết cấu nghiên cứu: Luận văn có kết cấu gồm 5 chương với nội dung chính như sau:  Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ.  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu.  Chương 5: Kết luận.
  • 18. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ: Giới kinh tế cùng chung nhận định chính sách tiền tệ là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà chức trách tiền tệ xác định mức độ tổng cầu trong ngắn hạn và trung hạn như mong muốn của Ngân hàng Trung ương. Để đạt thành công trong việc thực thi chính sách tiền tệ, các nhà chức trách tiền tệ phải có một sự phán đoán chính xác về thời gian và hiệu quả của các chính sách đối với nền kinh tế, do đó đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về các cơ sở thông qua đó chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế (Mishkin, 1995). Về vấn đề này, một số Ngân hàng Trung ương quyết định lãi suất ngắn hạn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế chung. Các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng thông qua nhiều kênh, được biết đến rộng rãi với tên gọi cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Kênh tỷ giá, giá tài sản, kỳ vọng và lãi suất thị trường là một trong những kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Hình 2.1 bên dưới trình bày cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Lãi suất thị trường Tỷ giá Giá tài sản Kỳ vọng Nguồn: Ngân hàng Trung ương Anh (www.bankofengland.co.uk). Hình 2.1. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Kênh truyền dẫn đầu tiên và được coi là kênh truyền tải chính sách tiền tệ chính. Chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến giảm lãi suất thực dài hạn, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh, đầu tư vào nhà ở và chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền. Lãi suất chính sách Tổng cầu Cầu trong nước Cầu nước ngoài ròng Lạm phát Áp lực lạm phát Giá nhập khẩu
  • 19. 8 Sự thay đổi tương ứng trong tổng cầu cuối cùng được phản ánh trong tổng sản lượng và giá cả. Do đó, mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được giải thích bằng các lý thuyết dựa trên sự cứng nhắc về giá cả và tiền lương, mối liên hệ giữa lãi suất thực ngắn hạn và dài hạn xuất phát từ giả thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và mối quan hệ giữa tổng cầu với sản lượng và giá cả. Bên cạnh đó, việc mở rộng chính sách tiền tệ làm giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức bằng cách tăng giá trị ròng của các công ty (thông qua giá cổ phiếu cao hơn), giảm rủi ro cho vay (thông qua lãi suất thực thấp hơn), cải thiện dòng tiền của công ty (thông qua lãi suất danh nghĩa thấp hơn) và giảm gánh nặng của các hợp đồng nợ danh nghĩa (bằng cách tăng mức độ phổ biến). 2.1.1. Kênh lãi suất: Quan điểm truyền thống của Keynes về cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ có thể được đặc trưng bởi phương trình sau: M𝗍 ⇒ i↓ ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍 Trong đó, M𝗍 ký hiệu chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến sự sụt giảm của lãi suất thực (i↓). Chi phí vốn giảm và do đó, chi tiêu đầu tư tăng (I𝗍); dẫn đến sự gia tăng của sản lượng (Y𝗍). Sơ đồ này không chỉ áp dụng cho các quyết định đầu tư kinh doanh mà còn áp dụng cho các quyết định tiêu dùng của các hộ gia đình. Trong trường hợp này, I trình bày chi tiêu nhà ở và tiêu dùng lâu dài. Một đặc điểm quan trọng của kênh lãi suất là nó hoạt động với lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Thực tế là rất quan trọng để hiểu cách thức hoạt động của kênh nếu lãi suất danh nghĩa gần bằng không. Trong thời kỳ giảm phát, sự nới lỏng của chính sách tiền tệ M𝗍 dẫn đến mức giá kỳ vọng tăng (Pe 𝗍) và do đó, lạm phát kỳ vọng tăng (πe 𝗍). Bởi vậy, lãi suất thực giảm (i↓), ngay cả khi lãi suất danh nghĩa gần bằng không. M𝗍 ⇒ Pe 𝗍 ⇒ πe 𝗍 ⇒ i↓ ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍 Tuy nhiên, có một sự phản đối đối với quan điểm của Keynes về truyền dẫn chính sách tiền tệ; rằng mô hình IS-LM chỉ tính đến một giá tài sản, là lãi suất. Với các thị trường quốc tế đang phát triển, có 2 kênh truyền dẫn khác đòi hỏi sự chú ý, là kênh tỷ giá (exchange rate channel) và kênh giá tài sản (asset prices channel).
  • 20. 9 2.1.2. Kênh tỷ giá: Tỷ giá hối đoái là giá tương đối của tiền tệ trong nước và nước ngoài, vì vậy nó phụ thuộc vào cả điều kiện tiền tệ nội sinh và ngoại sinh. Tác động lên tỷ giá hối đoái của thay đổi lãi suất chính thức (official rate) không thể dự đoán chắc chắn, vì điều đó còn tùy thuộc vào kỳ vọng lãi suất và lạm phát trong nước và nước ngoài, mà chính chúng cũng có thể cùng lúc chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách. Tuy nhiên, giả sử các yếu tố khác là như nhau, lãi suất chính thức tăng bất ngờ có thể dẫn đến sự định giá cao (appreciation) ngay lập tức của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối; kết quả ngược lại khi lãi suất giảm. Kênh tỷ giá cũng liên quan đến hiệu ứng lãi suất vì khi lãi suất thực trong nước giảm, tiền gửi bằng nội tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ, dẫn đến giảm giá trị tiền gửi nội tệ so với tiền gửi bằng các loại tiền tệ khác, điều đó đồng nghĩa nội tệ định giá thấp (E↓). Sự định giá thấp (mất giá) dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu ròng (NX𝗍) và do đó, làm tăng sản lượng: M𝗍 ⇒ i↓ ⇒ E↓ ⇒ NX𝗍 ⇒ Y𝗍 2.1.3. Kênh giá tài sản: Có 2 kênh liên quan đến giá tài sản cần được nêu: i) lý thuyết q của Tobin về đầu tư (Tobin, 1969); và ii) hiệu ứng của cải (wealth effect) lên tiêu dùng. Tobin giới thiệu biến số q tương đương với giá trị thị trường của doanh nghiệp chia cho các chi phí cần thiết để thay thế vốn. Nếu q cao, thiết bị và dụng cụ mới có giá rẻ hơn so với giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do đó, đầu tư sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có thể đầu tư chỉ với một số lượng nhỏ cổ phiếu phát hành. Ngược lại, nếu q thấp, giá trị thị trường của doanh nghiệp nhỏ hơn so với chi phí thay thế vốn. Đầu tư sau đó cũng thấp. Điểm mấu chốt là tồn tại mối liên kết giữa q và chi tiêu đầu tư. Quan điểm của Keynes sau đó đi đến một kết luận rằng lãi suất giảm làm cho trái phiếu kém hấp dẫn hơn so với vốn chủ sở hữu và do đó, làm tăng giá cổ phiếu. Kết hợp 2 hiệu ứng này mang lại: M𝗍 ⇒ Pe 𝗍 ⇒ q𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍
  • 21. 10 Sự thay thế cho lý thuyết của Tobin là hiệu ứng của cải lên tiêu dùng (Modigliani, 1971). Theo lý thuyết này, tiêu dùng được quyết định bởi sự giàu có trong cuộc sống của một cá nhân. Một trong những cấu thành của của cải trọn đời (lifetime wealth) là của cải tài chính (financial wealth). Khi giá cổ phiếu tăng, của cải cũng tăng lên. Điều đó dẫn đến sự gia tăng trong tiêu dùng và tổng sản lượng cao hơn. M𝗍 ⇒ Pe 𝗍 ⇒ giàu có𝗍 ⇒ chi tiêu𝗍 ⇒ Y𝗍 2.1.4. Kênh kỳ vọng: Kênh kỳ vọng (expectations channel) dựa trên sự mong đợi của công chúng về sự theo đuổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong tương lai và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát, đầu tư, mức lương và tăng trưởng. Truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh kỳ vọng là không chắc chắn nhất bởi vì rất khó để đo lường mức kỳ vọng và phụ thuộc vào cách thức công chúng giải thích những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Ví dụ, việc giảm lãi suất chính sách sẽ phát tín hiệu cho sự tăng trưởng cao trong tương lai và nếu kỳ vọng của công chúng trở nên khả quan hơn sẽ làm tăng lòng tin của nhà đầu tư trong việc đầu tư và tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng sản lượng. 2.1.5. Kênh tín dụng: Không hài lòng với thực tế các kênh truyền dẫn truyền thống bỏ qua tính bất đối xứng của phân phối thông tin, 2 kênh truyền dẫn mới được ra đời. Kênh cho vay ngân hàng (bank lending channel), mà tác giả xem xét trong nghiên cứu này, giả định vai trò đặc biệt của ngân hàng là một tổ chức trao cơ hội tiếp cận vào thị trường tín dụng cho những người đi vay, vốn không thể vay ở nơi khác. Điều đó có nghĩa là không có sự bền vững hoàn hảo (perfect sustainability) của tiền gửi ngân hàng với các nguồn tiền khác. Trong trường hợp này, kênh hoạt động như sau: M𝗍 ⇒ tiền gửi ngân hàng𝗍 ⇒ khoản vay ngân hàng𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍 Chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến sự gia tăng tiền gửi, và do đó làm tăng các khoản vay. Các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) và các hộ gia đình, nếu có thể đầu tư, sẽ nhận được nguồn tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Các khoản đầu tư dẫn đến sản lượng cao hơn. Tuy nhiên, có một quan điểm khác về cho
  • 22. 11 vay. Kênh bảng cân đối (balance sheet channel) giả định rằng giá trị ròng của một doanh nghiệp càng thấp thì lựa chọn bất lợi (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) khi cho doanh nghiệp này vay càng cao. Giá trị ròng thấp hơn có nghĩa là ít tài sản thế chấp và rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp này cao hơn và ngược lại. Kênh hoạt động được mô tả như sau: M𝗍 ⇒ Pe 𝗍 ⇒ lựa chọn bất lợi↓ và rủi ro đạo đức↓ ⇒ cho vay𝗍 ⇒ I𝗍 ⇒ Y𝗍. Kênh này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia nơi đầu tư phổ biến hơn vào thị trường tài chính ngay cả đối với các dự án nhỏ (ví dụ như Mỹ). 2.2. Truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ: 2.2.1. Khái niệm cơ bản về truyền dẫn lãi suất: Truyền dẫn lãi suất (IRPT) đo lường mức độ các ngân hàng thương mại thay đổi lãi suất bán lẻ nhằm đáp ứng các thay đổi trong lãi suất chính thức của Ngân hàng Trung ương cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một cách hiểu khác, quá trình truyền dẫn lãi suất là sự phản ánh của lãi suất chính sách đối với lãi suất thị trường tiền tệ (hoặc liên ngân hàng) và cuối cùng là lãi suất ngân hàng (hoặc bán lẻ) (Gambacorta, 2005). Có 2 khuôn khổ truyền dẫn chính sách tiền tệ (Hình 2.2). Khuôn khổ đầu tiên ký hiệu bằng chữ A và được gọi là cách tiếp cận chính sách tiền tệ (monetary policy approach). Cách tiếp cận này cho biết lãi suất ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định chính sách tiền tệ và lãi suất chính sách truyền dẫn trực tiếp đến lãi suất bán lẻ. Do vậy, trong cách tiếp cận này, giai đoạn trung gian của lãi suất thị trường không quan trọng (Sander và Kleimeier, 2004). Khuôn khổ thứ hai, cách tiếp cận chi phí vay vốn (cost of funds approach), kiểm tra cách thức lãi suất thị trường chuyển sang lãi suất bán lẻ tương ứng (de Bondt, 2002). Cách tiếp cận này được ký hiệu là chữ C.
  • 23. 12 C Nguồn: Égert và MacDonald (2008) Hình 2.2. Các cách thức truyền dẫn chính sách tiền tệ. Cách tiếp cận thứ ba do Égert và cộng sự (2007) đề xuất, theo đó, quá trình IRPT thông thường có thể được chia làm 2 giai đoạn, ký hiệu là chữ B và C. Giai đoạn đầu xác định những cú sốc chính sách tiền tệ truyền dẫn đến lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn; và giai đoạn thứ hai cho thấy sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất bán lẻ ngân hàng. Các tác giả lập luận rằng giai đoạn đầu (ký hiệu B) vận hành dựa trên độ dốc (hướng xuống, hướng lên hoặc nằm ngang) của đường cong lãi suất, về cơ bản được xác định bởi các lý thuyết truyền thống. Ví dụ, dựa theo lý thuyết kỳ vọng (expectations theory), lãi suất trong dài hạn được xác định là giá trị kỳ vọng trung bình của lãi suất ngắn hạn tương lai. Lý thuyết ưa thích thanh khoản (liquidity preference theory) phát biểu rằng lãi suất phụ thuộc vào phần bù thanh khoản đòi hỏi của các nhà đầu tư nắm giữ tài sản ít thanh khoản. Lý thuyết phân cách thị trường (market segmentation theory) cho rằng lãi suất với các phân khúc kỳ hạn khác nhau chịu ảnh hưởng riêng biệt bởi các yếu tố cung và cầu đặc biệt (Égert và MacDonald, 2008). Tóm lại, nếu đường cong lãi suất giữ ổn định, truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường dự kiến sẽ tương xứng; trong khi đó, bất kỳ khúc cong (twist) nào trong đường cong lãi suất chắc chắn sẽ làm thay đổi kích thước cũng như mức độ truyền dẫn. Hơn nữa, trong dài hạn, lãi suất thị trường không chỉ chịu ảnh hưởng bởi rủi ro và tính thanh khoản, mà còn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế và lạm phát (Baugnet và Hrandisky, 2004). Ngoài ra, những B A Lãi suất chính sách (monetary policy rates) Lãi suất thị trường (market rates) Lãi suất bán lẻ (retail rates)
  • 24. 13 biến động của các công cụ tài chính ở các thị trường khác, ví dụ như ở Mỹ, có ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn trong khu vực đồng Euro. Giai đoạn cuối (ký hiệu C) của quá trình truyền dẫn lãi suất, trong đó lãi suất thị trường và lãi suất vốn làm thay đổi lãi suất ngân hàng, và có thể được xác định bằng mô hình đơn giản, dựa theo Rousseas (1985), de Bondt (2002) và Petrevski và Bogoev (2012): iB = μ + βiM, trong đó, iB là lãi suất bán lẻ, μ là mark-up cố định, iM là lãi suất thị trường và β là hệ số truyền dẫn. Do đó, hệ số truyền dẫn bằng 1 (β = 1, truyền dẫn hoàn toàn) trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng cạnh tranh hoàn hảo, thông tin không nhất thiết phải đầy đủ, công bằng. Điều này dẫn đến quá trình truyền dẫn không hoàn toàn (β < 1). Tuy nhiên, hệ số điều chỉnh có thể lớn hơn 1 (β > 1) do thông tin bất cân xứng (lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức) hoặc sự điều chỉnh nhanh chóng của lãi suất bán lẻ trước thay đổi trong lãi suất thị trường. Ví dụ, khi lãi suất thị trường giảm, các ngân hàng có thể giảm sâu lãi suất các khoản tiền gửi. Égert và Mac-Donald (2008) trình bày một số tác nhân, ảnh hưởng quá trình truyền dẫn: i) cầu tiền gửi và cho vay; ii) chi phí chuyển đổi ngân hàng; iii) phân cách thị trường; iv) bất cân xứng thông tin; v) thao túng điều chỉnh lãi suất bán lẻ; vi) nguồn tài chính liên ngân hàng bên ngoài; vii) quan hệ với khách hàng; viii) tình hình vĩ mô và kỳ vọng; ix) tỷ số ngân hàng (thanh khoản, tỷ số vốn,…). Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, truyền dẫn hoàn toàn (complete) hoặc đầy đủ (full) xảy ra khi những thay đổi trong lãi suất chính thức dẫn đến sự thay đổi 1 đối 1 (one-for-one) trong lãi suất bán lẻ của ngân hàng thương mại; và nếu lãi suất của các ngân hàng không điều chỉnh 1 đối 1, truyền dẫn bây giờ được gọi là không hoàn toàn (incomplete) hoặc cứng nhắc (sticky) (Amarasekara, 2009). Sự cứng nhắc lãi suất (interest rates stickiness) trong lĩnh vực ngân hàng có hai cách hiểu khác nhau. Cottarelli và Kourelis (1994) chú thích rằng sự cứng nhắc lãi suất được sử dụng trong cách thứ nhất để mô tả bản chất không co giãn tương đối của lãi suất ngân hàng khi nhu cầu tín dụng và tiền gửi ngân hàng thay đổi. Cách hiểu thứ hai liên quan đến những thay đổi về lãi suất thị trường tiền tệ, nghĩa là các ngân hàng thương mại điều
  • 25. 14 chỉnh lãi suất của mình một chút ít trong ngắn hạn (sự cứng nhắc ngắn hạn) và cũng có thể tương tự trong dài hạn (sự cứng nhắc dài hạn), nhằm phản ứng trước sự thay đổi lãi suất chính thức. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách hiểu thứ hai. 2.2.2. Các yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất (Interest rate stickiness): Các yếu tố giải thích sự cứng nhắc của lãi suất bán lẻ ngân hàng khi điều chỉnh theo thay đổi của lãi suất chính sách là gì? Trả lời câu hỏi này đặt ra những thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách cùng giới kinh tế liên quan đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Điều đó dẫn đến nhiều nghiên cứu tìm cách đưa ra lời giải thích thuyết phục cho sự cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất bán lẻ của ngân hàng. Về mặt lý thuyết, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của lãi suất ngân hàng trước những thay đổi trong lãi suất chính sách tương đối đa dạng, bao gồm: cấu trúc và quyền sở hữu của hệ thống tài chính, hành vi thông đồng giàn xếp giá của ngân hàng (collusive behavior), chi phí thực đơn (menu cost) và chuyển đổi (switching cost), thông tin bất đối xứng và điều kiện kinh tế vĩ mô. Cấu trúc của hệ thống tài chính là yếu tố chính quyết định sự truyền dẫn lãi suất và đề cập đến số lượng người tham gia thị trường, mức độ cạnh tranh và sự tập trung của khu vực ngân hàng, cấu trúc sở hữu, mức độ phát triển và độ mở của thị trường tài chính (Cottarelli và Kourelis, 1994). Các tác giả lập luận rằng độ co giãn cầu đối với các khoản vay yếu hơn ở các thị trường nơi có một số ít các đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập cao hoặc không có sự thay thế nguồn tài chính; do đó, trong các thị trường như vậy, lãi suất cho vay có xu hướng phản ứng chậm chạp với sự năng động trong thị trường tiền tệ và lãi suất chính sách trong ngắn hạn. Ngược lại, thị trường tài chính phát triển tốt với thị trường trái phiếu và tiền tệ trong nước, chứng khoán nợ doanh nghiệp và vốn mạo hiểm (capital venture) kết hợp độ mở với thị trường vốn quốc tế, dẫn đến việc truyền dẫn nhanh hơn (Aziakpono và Wilson, 2010). Mặt khác, tập trung vào sự cứng nhắc trong truyền dẫn lãi suất, vì các ngân hàng có xu hướng áp dụng hành vi độc quyền (oligopolistic behavior), khiến lãi suất điều chỉnh bất đối xứng. Hai lý thuyết cạnh tranh đã được Hannan và Berger (1991),
  • 26. 15 Neumark và Sharpe (1992) đề xuất để giải thích sự bất đối xứng trong việc điều chỉnh lãi suất bán lẻ của ngân hàng: hành vi thông đồng giàn xếp giá (collusive pricing arrangement) của các ngân hàng và giả thuyết phản ứng khách hàng (customer reaction hypothesis). Hành vi thông đồng giàn xếp giá của các ngân hàng lập luận rằng lãi suất huy động sẽ cứng nhắc hướng lên (upward rigidity) sau khi tăng lãi suất chính sách vì việc tăng lãi suất huy động tạo ra chi phí bổ sung cho các ngân hàng dưới hình thức thanh toán cao hơn cho người gửi tiền; trong khi đó, lãi suất cho vay thể hiện tính cứng nhắc hướng xuống (downward rigidity) cao hơn để phản ứng với việc cắt giảm lãi suất chính sách vì giảm lãi suất cho vay ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận (profit margin) của các ngân hàng. Ngược lại, hành vi phản ứng bất lợi của khách hàng cho thấy lãi suất huy động sẽ cứng nhắc hướng xuống trong trường hợp lãi suất chính sách bị cắt giảm, trong khi lãi suất cho vay sẽ cho thấy mức độ cứng nhắc hướng lên cao hơn khi lãi suất chính sách tăng. Cấu trúc sở hữu của hệ thống tài chính cũng đóng vai trò trung tâm khi nói đến việc truyền dẫn chính sách tiền tệ (Espinosa-Vega và Rebucci, 2003; Amarasekara, 2005). Trong các nền kinh tế nơi các tổ chức tài chính nhà nước (ngân hàng và phi ngân hàng) chiếm ưu thế trên thị trường tài chính, các tổ chức đó là công cụ để đạt được các mục tiêu chính sách của chính phủ và tối đa hóa lợi nhuận không phải là hạn chế (constraint) chính của mình. Trong môi trường như vậy, lãi suất có khả năng điều chỉnh với độ trễ do tính không hiệu quả (inefficiency) và cân nhắc chính trị (political consideration), do đó gây ra sự cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất. Theo Rotprice và Saloner (1987), sự cứng nhắc giá trong phản ứng với những thay đổi trong điều kiện thị trường cơ bản có thể được giải thích bằng “chi phí thực đơn”, bao gồm các chi phí thay đổi và lưu hành bảng giá mới, in ấn, quảng cáo, truyền đạt các thay đổi cho khách hàng. Lý thuyết chi phí thực đơn dự đoán rằng các doanh nghiệp sẽ chỉ điều chỉnh giá của mình khi lợi ích từ việc điều chỉnh lớn hơn chi phí vượt khỏi trạng thái cân bằng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình và do đó, không muốn liên tục thay đổi giá vì điều này có thể có tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng. Theo quan điểm lý thuyết này,
  • 27. 16 các ngân hàng có thể trì hoãn trước khi phản ứng với những thay đổi trong lãi suất chính sách (Cottarrelli và Kourelis, 1994). Khi một khách hàng quyết định chuyển từ ngân hàng hoặc sản phẩm tài chính sang nơi khác (sản phẩm khác) để có được điều kiện thuận lợi hơn, người này phải đối mặt với, cái gọi là, “chi phí chuyển đổi”, chủ yếu đề cập đến chi phí tìm kiếm và giao dịch, bao gồm chi phí thông tin để khám phá ngân hàng có lãi suất ưu đãi hơn, chi phí tìm hiểu các lãi suất và điều kiện khác nhau đối với các khoản vay hoặc tiền gửi mới. Với những cân nhắc này, chi phí chuyển đổi càng cao, khách hàng sẽ càng khó chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; do hành vi của khách hàng, lãi suất bán lẻ của ngân hàng sẽ trở nên cứng nhắc (Lowe và Rohling, 1992). Trong nghiên cứu sâu sắc của mình, Stiglitz và Weiss (1981) đề cập đến sự cứng nhắc lãi suất bán lẻ của ngân hàng với thông tin bất đối xứng trong thị trường cho vay. Nếu tăng lãi suất cho vay, các ngân hàng có thể thu hút những người đi vay rủi ro hơn (lựa chọn bất lợi), trong khi việc tăng lãi suất cho vay sẽ tạo ra những ưu đãi cho người vay chất lượng kém để lựa chọn các dự án rủi ro hơn (rủi ro đạo đức). Do đó, các ngân hàng sẽ thích đặt lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cân bằng thị trường và phân bổ lượng cung tín dụng ngay cả khi chi phí vốn (funding cost) tăng. Do đó, các tác giả chỉ ra rằng trong các thị trường có thông tin không hoàn hảo, trạng thái cân bằng trong thị trường cho vay được đặc trưng bởi phân bổ tín dụng và lãi suất cho vay thịnh hành sẽ không nhất thiết phải thay đổi sau những thay đổi của lãi suất khác, bao gồm cả lãi suất chính sách; trong một môi trường như vậy, lãi suất cho vay sẽ thể hiện sự cứng nhắc hướng lên. Điều kiện kinh tế vĩ mô cũng có tác động quan trọng đến quy mô của truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ. Các ngân hàng thấy dễ dàng hơn để nhanh chóng chuyển các thay đổi của lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay và tiền gửi của mình trong điều kiện kinh tế thuận lợi, đặc trưng bởi sự ổn định và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng (Égert và MacDonald, 2008). Ngược lại, mức độ biến động cao hơn trong chính sách và lãi suất thị trường tiền tệ (phản ánh sự bất định và bất ổn kinh tế vĩ mô cao), làm giảm nội dung thông tin của các tín hiệu chính sách và do đó, khiến các ngân hàng khó giải quyết nhiễu (noise) hơn từ các tín hiệu chính sách; điều này làm suy yếu việc truyền
  • 28. 17 dẫn lãi suất, do các ngân hàng sẽ chờ đợi lâu hơn trước khi thay đổi lãi suất (Égert và cộng sự, 2007). 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm: Cottarelli và Kourelis (1994) phân tích sự truyền dẫn tại 31 quốc gia công nghiệp và đang phát triển, bao gồm một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU). Các tác giả thấy rằng truyền dẫn dài hạn là hoàn toàn đối với hầu hết các quốc gia, nhưng có bằng chứng cho thấy sự chậm chạp (sluggishness) trong điều chỉnh ngắn hạn của lãi suất cho vay giữa các quốc gia riêng lẻ. Borio và Fritz (1995) điều tra sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ và chính sách sang lãi suất cho vay của ngân hàng tại 12 quốc gia công nghiệp trong giai đoạn 1984–1994. Mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia, nhưng tựu chung, sự truyền dẫn là hoàn toàn trong vòng 2 năm. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng chưa nhất quán liên quan đến việc điều chỉnh ngắn hạn, nhưng nhìn chung sự điều chỉnh là chậm chạp ở châu Âu. Bước sang thế kỷ mới, việc thành lập Liên minh EU đã thúc đẩy một loạt các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này (truyền dẫn lãi suất). Động lực chính xuất phát từ một mặt, việc giới thiệu đồng tiền chung giúp tăng cường hội nhập thị trường tài chính trong khu vực EU; mặt khác, chính sách tiền tệ chung tạo ra cú sốc tiền tệ thống nhất trên toàn khu vực đồng Euro. Kết hợp với nhau, hai quá trình này cuối cùng sẽ dẫn đến sự hội tụ trong hoạt động của kênh lãi suất ở khu vực EU. Một danh sách các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn lãi suất ở khu vực EU bao gồm: Mojon (2000), Toolsema và cộng sự (2001), Donnay và Degryse (2001), de Bondt (2005), Heinemann và Schuller (2002), Sander và Kleimeier (2004), de Bondt và cộng sự (2005), Kleimeier và Sander (2006), Van Leuvensteijn và cộng sự (2008), Banerjee và và cộng sự (2010). Nói chung, những phát hiện chính của các nghiên cứu này như sau: 1) truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ sang lãi suất bán lẻ ngân hàng là không hoàn toàn; 2) sự truyền dẫn sẽ đầy đủ hơn và nhanh hơn đối với các khoản vay ngân hàng ngắn hạn so với kỳ hạn dài hơn; 3) khoản vay ngân hàng có truyền dẫn đầy đủ và nhanh chóng hơn so với tiền gửi ngân hàng; 4) việc điều chỉnh ngắn hạn là nhanh nhất đối với các khoản
  • 29. 18 vay ngắn hạn cho khách hàng doanh nghiệp; 5) có sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực EU đối với cả hệ số truyền dẫn dài hạn và điều chỉnh ngắn hạn. Gần đây, xuất hiện sự quan tâm ngày càng tăng về vai trò của kênh lãi suất ở các nước CEE (Trung và Đông Âu), do thực tế là, sau khi cải cách toàn diện, chính sách tiền tệ ở các quốc gia này được thực hiện bởi các công cụ dựa trên thị trường (market-based instrument). Ngoài ra, phần lớn các nền kinh tế này đã gia nhập EU, với một số trong đó trở thành thành viên của khu vực đồng Euro, điều này đặt ra vấn đề hội tụ (convergence) cho các thành viên cũ của EU. Các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn lãi suất trong các nền kinh tế CEE bao gồm: Wróbel và Pawłowska (2002), Antohi và cộng sự (2003), Chmielewski (2003), Horváth và cộng sự (2004), Kot (2004), Tieman (2004), Sander và Kleimeier (2006), Égert và cộng sự (2007), Aleksic và cộng sự (2008), Égert và MacDonald (2008) và Horváth và Podpiera (2012). Những phát hiện chính từ các nghiên cứu này như sau: 1) truyền dẫn là hoàn toàn cho nhiều lãi suất bán lẻ, mặc dù có vẻ như bám dính trong ngắn hạn; 2) việc điều chỉnh nhanh hơn nhiều so với khu vực đồng Euro; 3) quy mô và tốc độ truyền dẫn cho lãi suất cho vay ngắn hạn của công ty cao hơn so với lãi suất huy động, lãi suất cho vay hộ gia đình và các sản phẩm có kỳ hạn dài hơn; 4) không có bằng chứng cho thấy sự truyền dẫn trong các thành viên mới của EU hội tụ với khu vực đồng Euro; 5) có sự không đồng nhất (heterogeneity) đáng kể giữa các quốc gia trong việc truyền dẫn, điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về các yếu tố kinh tế vĩ mô và cấu trúc tài chính của các quốc gia. Minea và Rault (2011) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tại Bulgaria trong giai đoạn 1999–2007, chủ yếu thông qua kênh lãi suất và thấy rằng phản ứng của lãi suất thị trường tiền tệ trong nước đối với nước ngoài (LIBOR) là không ổn định. Mihailov (2010) điều tra mối liên kết giữa nhiều mức lãi suất cho vay doanh nghiệp và lãi suất thị trường tiền tệ ở Bulgaria trong năm 1999–2009, đề cập đến vai trò của rủi ro tín dụng (credit risk) đối với chính sách định giá của ngân hàng. Tác giả xác nhận sự tồn tại của đồng liên kết giữa các lãi suất ngân hàng, EURIBOR và chỉ số rủi ro tín dụng, và thấy rằng lãi suất ngân hàng điều chỉnh nhanh chóng đến trạng thái cân bằng dài
  • 30. 19 hạn. Karagiannis và cộng sự (2011) phân tích truyền dẫn lãi suất ở Hy Lạp, Slovenia và Bulgaria trong giai đoạn 1999–2007. Đối với Bulgaria, các tác giả tìm thấy đồng liên kết giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất ngân hàng, và cung cấp bằng chứng cho việc điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất cho vay ngân hàng. Vizek và Condic- Jurkic (2010) đánh giá xem liệu thị trường tiền tệ và thị trường ngân hàng của khu vực CEE có hợp nhất với khu vực EU hay không, do kết quả của việc sở hữu nước ngoài trong khu vực ngân hàng trong nước cũng như mức độ “Euro hóa” cao. Các tác giả thấy rằng chỉ có lãi suất thị trường tiền tệ của Bulgaria là đồng liên kết với thị trường tiền tệ EU-15 do các khoản vay nặng lãi của ngân hàng Bulgaria từ các chủ sở hữu nước ngoài. Ngoài ra, các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy lãi suất huy động Croatia đồng liên kết với thị trường Ý và Áo, trong khi lãi suất huy động Bulgaria có liên quan đến lãi suất huy động của Ý. Tương tự, lãi suất cho vay của Croatia và Bulgaria đồng liên kết với lãi suất cho vay của Ý và Áo. Do đó, các tác giả xác nhận sự truyền dẫn từ các quốc gia có ngân hàng có cổ phần sở hữu đáng kể ở Bulgaria và Croatia. Jovanovski và cộng sự (2005) phân tích sự truyền dẫn ở Macedonia và tìm ra mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất cho vay, lãi suất chính sách và lãi suất thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2002–2004. Tuy nhiên, các tác giả cho thấy sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất cho vay là thấp và tốc độ điều chỉnh ngắn hạn cực kỳ chậm. Thiếu sót lớn của phân tích này là các tác giả ước tính mối quan hệ đồng liên kết trong khoảng thời gian mẫu chỉ hai năm, có thể không phù hợp. Velickovski (2006) điều tra truyền dẫn lãi suất ở Macedonia trong giai đoạn 1998– 2006 và thấy rằng IRPT từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ là hoàn toàn, nhưng tác giả không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất bán lẻ của các ngân hàng. Đối với điều chỉnh ngắn hạn, các ước tính hàm ý rằng phải mất 4,5 tháng để điều chỉnh toàn bộ lãi suất thị trường tiền tệ về trạng thái cân bằng dài hạn khi lãi suất chính sách thay đổi. Tuy nhiên, sự truyền dẫn ngắn hạn đã trở nên nhanh hơn kể từ khi cải cách các công cụ chính sách tiền tệ vào năm 2000. Một phân tích gần đây được thực hiện bởi Velickovski (2010) chỉ ra rằng,
  • 31. 20 sau khi ràng buộc khoảng thời gian 2003–2008 (do sự thay đổi thấp hơn của lãi suất chính sách trong giai đoạn này theo lập luận của tác giả), gần như có sự điều chỉnh dài hạn hoàn toàn của lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với lãi suất chính sách. Tuy nhiên, kết quả cho thấy tốc độ và kích thước của sự điều chỉnh ngắn hạn giữa hai lãi suất này khá chậm chạp và không hoàn toàn. Sander và Klein (2006) phát hiện rằng lãi suất bán lẻ ngân hàng thể hiện tính chất điều chỉnh cứng nhắc ở Namibia, hàm ý rằng sự điều chỉnh của lãi suất bán lẻ trước các thay đổi của lãi suất chính sách không phải là 1 đối 1. Jamilov (2012) và Jamilov và Égert (2014) tuyên bố rằng IRPT sẽ không thể hoàn toàn một khi khu vực ngân hàng kém phát triển. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi đã thực hiện cải cách thị trường tài chính thông qua khu vực ngân hàng và thị trường vốn đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến việc truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ ngân hàng được cải thiện. Liu và cộng sự (2011) áp dụng phương pháp đồng liên kết Engel-Granger cùng phương pháp ARDL và tìm thấy IRPT yếu nhưng mức độ điều chỉnh nhanh hơn trong các lãi suất ngắn hạn so với trong dài hạn ở New Zealand. Sử dụng mô hình ARDL, Kwapil và Scharler (2010) chỉ ra rằng tồn tại hiệu ứng IRPT nhanh hơn đối với lãi suất cho vay ngân hàng ở Mỹ so với các nước châu Âu. Theo Yu và cộng sự (2013), phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng khuôn khổ tuyến tính (hoặc đối xứng) khi đề cập cơ chế IRPT. Một nhược điểm của đồng liên kết tuyến tính truyền thống và mô hình sai số hiệu chỉnh là không xem xét cấu trúc thị trường, sự bất đối xứng của thông tin thị trường hoặc chi phí điều chỉnh. Jankee (2004) sử dụng mô hình tự hồi quy ngưỡng (threshold autoregressive model) và mô hình tự hồi quy động lực (momentum autoregressive model) để điều tra lãi suất cho vay của ngân hàng ở Mauritius. Tác giả thấy rằng lãi suất cho vay của ngân hàng điều chỉnh chậm với sự gia tăng của lãi suất chính sách; tuy nhiên, nó lại điều chỉnh nhanh hơn với việc cắt giảm lãi suất chính sách. Bằng cách sử dụng mô hình Engel- Granger và sai số hiệu chỉnh để kiểm tra IRPT của lãi suất bán buôn (wholesale interest rate) và lãi suất thị trường tiền tệ (money market rate), De Angelis và cộng
  • 32. 21 sự (2005) cho thấy tính chất điều chỉnh bất đối xứng không thể được phát hiện trong lãi suất cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, đồng liên kết tuyến tính truyền thống không thể giải thích sự điều chỉnh lãi suất ngắn hạn hoàn toàn khi xuất hiện biến động không đồng nhất tiềm năng và cấu trúc thị trường (Enders và Siklos, 2001; Sander và Kleimeier, 2006). Wang và Lee (2009) sử dụng kiểm định đồng liên kết bất đối xứng để kiểm chứng IRPT tại Mỹ và 9 quốc gia châu Á. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự truyền dẫn hoàn toàn đối với lãi suất huy động của Mỹ nhưng kết quả này không được xác nhận ở các quốc gia châu Á khác. Ngoài ra, các tác giả phát hiện ra rằng lãi suất cho vay thể hiện sự cứng nhắc điều chỉnh hướng xuống ở Hồng Kông, Philippines và Đài Loan. Fang và Thanh Binh (2006) sử dụng kiểm định đồng liên kết ngưỡng bất đối xứng và mô hình EC-EGARCH (1,1)-M để điều tra IRPT tại Đài Loan và Hồng Kông. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự cứng nhắc hướng lên trong lãi suất huy động và cứng nhắc hướng xuống của lãi suất cho vay tồn tại ở cả Đài Loan và Hồng Kông, do đó, ủng hộ giả thuyết thông đồng dàn xếp giá. Nhiều nghiên cứu (Égert và cộng sự, 2007; Čihák và cộng sự, 2010; Van Leuvensteijn và cộng sự, 2013; Gropp và cộng sự, 2014) chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô thường ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn. Các ngân hàng nhanh chóng điều chỉnh lãi suất cho vay và tiền gửi để phản ứng với những thay đổi của lãi suất chính sách tiền tệ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, sự bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động lãi suất làm suy yếu hiệu ứng IRPT. Matermiloa và cộng sự (2015) áp dụng phương pháp sai số hiệu chỉnh bất đối xứng để kiểm tra IRPT dài hạn của lãi suất thị trường tiền tệ lên lãi suất cho vay của ngân hàng và sự điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất cho vay ở Nam Phi. Các tác giả nhận thấy rằng các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay hướng xuống; tuy nhiên, lãi suất cho vay cho thấy sự cứng nhắc hướng lên, hỗ trợ cho giả thuyết phản ứng khách hàng. Tuy các nghiên cứu xoay quanh chủ đề IRPT đã được tiến hành thực hiện từ lâu, nhưng theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về IRPT tại Việt Nam tương đối ít ỏi. Ví dụ, Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) thông qua mô hình ECM- EGARCH (1,1) kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất, tính
  • 33. 22 cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh cho Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác. Các tác giả phát hiện truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng là không hoàn toàn; trong một số trường hợp, biến động của lãi suất làm tăng mức độ truyền dẫn, tuy nhiên, các trường hợp khác lại cho kết quả trái ngược. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) kiểm tra các yếu tố dẫn đến sự bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam, với dữ liệu của 6 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009-2012. Các kết quả cho thấy, điều kiện ràng buộc về vốn và tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại là nguyên nhân chính, giải thích sự bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ Việt Nam, thông qua mô hình ARDL cũng như mô hình ECM. Các tác giả khẳng định sự tồn tại của truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu này không xác nhận được sự hiện diện của mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ, theo cách tiếp cận tiền tệ. Đề cập đến IRPT sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng thương mại cụ thể tại Việt Nam, Trịnh Xuân Quang (2015), thông qua mô hình ECM, tìm hiểu IRPT sang lãi suất cho vay và huy động tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn tháng 1/2008– 12/2014. Nghiên cứu phát hiện rằng trong ngắn hạn và dài hạn, IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ đều không đầy đủ, chỉ có IRPT từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay dài hạn là hoàn toàn. Cùng nghiên cứu cho trường hợp của Agribank, Nguyễn Thị Mai Trúc (2016), thông qua mô hình ARDL cho giai đoạn dữ liệu 1/2008–12/2015, cũng phát hiện IRPT là không hoàn toàn. Mặc dù, sử dụng phương pháp của Hendry (1995) nhằm xác định độ trễ hiệu chỉnh trung bình bất đối xứng, nghiên cứu vẫn chưa đề cập toàn diện hiệu ứng bất đối xứng trong cơ chế IRPT. Chuyển sang ngân hàng Vietcombank, khác với các nghiên cứu trước đây, Đoàn Duy Khánh (2014) sử dụng mô hình ECM và phát hiện IRPT từ lãi suất cơ bản sang lãi suất bán lẻ là hoàn toàn trong dài hạn. Tuy vậy, việc không đề cập hiệu ứng bất đối xứng tiềm ẩn trong IRPT có thể dẫn đến sự thiếu vắng mối quan hệ dài hạn đối xứng
  • 34. 23 giữa lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất trần) với lãi suất bản lẻ. Từ các nghiên cứu đã nêu, tác giả phát hiện 2 lỗ hổng nghiên cứu: i) Các nghiên cứu thực hiện về IRPT tại Vietinbank là chưa có; ii) Các nghiên cứu về IRPT cho các ngân hàng thương mại cụ thể chưa đề cập đầy đủ hiệu ứng bất đối xứng tiềm năng ngắn hạn lẫn dài hạn. Xuất phát từ các thiếu sót trên, tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động tại Vietinbank trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2018, thông qua phương pháp NARDL, phát triển bởi Shin và cộng sự (2014). Kết luận Chương 2 Chương 2 đã trình bày tổng quan về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, trong đó trọng tâm là kênh truyền dẫn lãi suất và các khái niệm về sự cứng nhắc của lãi suất, hành vi thông đồng giàn xếp giá của các NHTM. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về IRPT để làm cơ sở kiểm chứng cho kết quả thực nghiệm ở Chương 4.
  • 35. 24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Kiểm định tính dừng: Tương tự mô hình ARDL truyền thống của Pesaran và cộng sự (2001), trước khi tiến hành ước lượng các mô hình NARDL cũng như kiểm chứng quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa các biến số, tác giả thực hiện 2 kiểm định tính dừng phổ biến, gồm ADF (Augmented Dickey-Fuller) và DF-GLS (Dickey-Fuller generalized least square) nhằm tránh sự hiện diện của các biến số dừng tại sai phân bậc hai, tức I(2); vì nếu trường hợp này xảy ra, thống kê F sẽ trở nên vô nghĩa (Nkoro và Uko, 2016). Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định Zivot và Andrews (gọi tắt là ZA) để khắc phục tính thiếu hiệu quả của các kiểm định nghiệm đơn vị tuyến tính (ADF và DF-GLS) khi tồn tại điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. 3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller): Dạng tổng quát của kiểm định Dickey-Fuller tăng cường (ADF) như sau: p ∆yt = c + δt + αyt−1 + ∑ βi∆yt−1 + εt i=1 (3.1) trong đó, c và t là các hồi quy xác định (deterministic regressor) cho phép số hạng hằng số (constant term) hoặc xu hướng thời gian (time trend) nếu chuỗi dữ liệu là dừng có xu hướng (trend stationary), hoặc số hạng dịch chuyển (drift term) và xu hướng thời gian bậc hai (quadratic time trend) nếu chuỗi dữ liệu là dừng tại sai phân (difference stationary). Ngoài ra, biến sai phân trễ được thêm vào để kiểm soát các tác động của tương quan chuỗi (serial correlation), điều này có thể làm giảm hiệu lực của kiểm định giả thuyết. Kiểm định tính dừng được thực hiện dựa trên cặp giả thuyết sau: H0: α = 0 chuỗi {yt} không dừng; H1: α < 0 chuỗi {yt} dừng hoặc được tạo nên thông qua quá trình dừng (stationary process). Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện thêm kiểm định DF-GLS (Dickey-Fuller bình phương nhỏ nhất tổng quát). Giả thuyết thống kê của kiểm định DF-GLS tương
  • 36. 25 tự kiểm định ADF, ngoại trừ việc chuỗi dữ liệu được chuyển đổi về hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát trước khi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị. 3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA): Perron (1989) chỉ ra tính thiếu hiệu quả của các kiểm định nghiệm đơn vị tuyến tính khi tồn tại điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. Để khắc phục vấn đề này, Perron (1989) mở rộng kiểm định ADF bằng cách thêm vào các biến giả nhằm nắm bắt các điểm gãy cấu trúc (điểm gãy thời gian). Zivot và Andrews (1992) đề xuất các điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu có thể nội sinh, và các tác giả mở rộng phương pháp của Perron nhằm cho phép các ước lượng nội sinh của điểm gãy thời gian. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình chứa hệ số chặn và xu thế thời gian (mô hình C), đề xuất bởi Zivot và Andrews (gọi tắt là ZA), nhằm ước lượng sự tồn tại của nghiệm đơn vị với điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu: k ∆yt = μ + θDUt(λ) + βt + γDTt(λ) + αyt−1 + ∑ cj∆yt−j + εt j=1 (3.2) trong đó, DUt và DTt trình bày các dịch chuyển trung bình (mean shift) và dịch chuyển xu hướng (trend shift) cho các điểm gãy cấu trúc thời gian khả thi (structural break-date). DUt nhận giá trị 1 nếu t > TB, và 0 trong trường hợp còn lại; DTt nhận giá trị t − TB nếu t > TB, và 0 trong trường hợp còn lại. Giả thiết không của kiểm định như sau, H0: α = 0, tức tồn tại nghiệm đơn vị và giả thiết đối lập H1: α < 0, tức chuỗi dữ liệu dừng với điểm gãy thời gian. Mỗi mốc thời gian sẽ được xem xét để lựa chọn điểm gãy thời gian tiềm năng trong kiểm định ZA; và điểm gãy thời gian sẽ được xác định dựa vào thống kê t một phía tối thiểu. 3.2. Phương pháp ARDL: Mô hình ARDL (tự hồi quy phân phối trễ) cung cấp kết quả đáng tin cậy để kiểm tra các mối quan hệ dài hạn. Đối với hồi quy phương trình đơn động (dynamic single-equation regression), phương pháp ARDL được xem là phù hợp nhất (Hassler và Wolters, 2006), và ngày càng trở nên phổ biến kể từ sau thời điểm mô hình sai số hiệu chỉnh (error-correction model), có thể nắm bắt các mối quan hệ đồng liên kết, được Engle và Granger (1987) giới thiệu. Các vectơ đồng liên kết xác định các quan
  • 37. 26 hệ I(0) tồn tại giữa các biến không dừng riêng lẻ. Các biến số đồng liên kết với nhau khi thu được mối quan hệ tuyến tính dài hạn từ tập hợp các biến có chung các thuộc tính không dừng (non-stationary). Theo trực giác, phân tích đồng liên kết tìm kiếm các kết hợp tuyến tính dừng của các biến số không dừng. Nếu sự kết hợp dừng như vậy tồn tại, thì các biến số đồng liên kết, tức là bị ràng buộc bởi mối quan hệ cân bằng. Do đó, ưu điểm của phân tích đồng liên kết, đó là một kiểm định trực tiếp cho các lý thuyết kinh tế của các mối quan hệ dài hạn. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng liên kết có thể tồn tại giữa các biến là I(0) và I(1). Nếu tất cả các chuỗi dữ liệu là I(0), chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật ước tính đơn giản, như OLS (bình phương nhỏ nhất), cho dữ liệu tại bậc gốc. Nếu chắc chắn rằng chuỗi cơ sở cùng được tích hợp (intergration) tại bậc nhất, tức là I(1), cũng như đồng liên kết với nhau; các kỹ thuật đồng liên kết Johansen, phương pháp hồi quy hạng thu gọn dựa trên hệ thống (system- based reduced rank regression approach), cũng như phương thức dựa vào phần dư hai bước (two-step residual-based procedure) có thể được sử dụng, nhằm kiểm định giả thuyết không (null hypothesis) của không có đồng liên kết (Pesaran và cộng sự, 2001). Phương pháp OLS cho bậc gốc sẽ cho ra mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến số; trong khi mô hình sai số hiệu chỉnh, được ước tính bởi phương pháp OLS, sẽ biểu thị động lực ngắn hạn giữa các biến số. Nếu tất cả các biến là I(1), nhưng không đồng liên kết, thì việc lấy sai phân dữ liệu và ước lượng hồi quy tiêu chuẩn với phương pháp OLS sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bậc tích hợp của các biến cơ sở là hỗn hợp hoặc không chắc chắn, chúng ta nên ưu tiên sử dụng mô hình ARDL. Nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc khẳng định bậc tích hợp tương đối đa dạng, điểm gãy cấu trúc (structural break) tiềm ẩn trong chuỗi dữ liệu là một trong những lý do thường gặp. Pesaran và cộng sự (2001) giới thiệu quy trình kiểm định đường bao ARDL như một công cụ để điều tra sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến số. Các biến phụ thuộc và độc lập có thể được trình bày trong mô hình kết hợp với độ trễ. Do đó, thuật ngữ “tự hồi quy” đề cập đến độ trễ của biến phụ thuộc và “phân phối” đề cập đến độ trễ của các biến giải thích. Theo trực giác, tác động của sự thay đổi trong
  • 38. 27 các biến độc lập có thể hoặc không thể tức thời. Với sự hiện diện của các giá trị trễ của biến phụ thuộc, ước tính OLS dẫn đến các ước tính chệch (biased estimate). Nếu số hạng sai số tự tương quan, ước tính OLS sẽ không nhất quán; do đó, trong trường hợp này ước tính biến công cụ thường được sử dụng. Phương pháp ARDL có thể tránh được vấn đề nội sinh và kết quả ước lượng mô hình ARDL đối với mẫu dữ liệu nhỏ tương đối đáng tin cậy (Pesaran và cộng sự, 2001). Trong mô hình hồi quy, không nhất thiết tất cả các biến hồi quy phải có cùng độ trễ, vì khoảng thời gian mà các thay đổi trong quá khứ của một biến ảnh hưởng đến một biến khác có thể thay đổi. Đây là một đặc tính của mô hình ARDL, linh hoạt hơn so với phương pháp VAR đồng liên kết khi không cho phép độ trễ khác nhau cho các biến số. Việc cho phép độ trễ tối ưu của các biến số khác nhau giúp cải thiện đáng kể độ phù hợp của mô hình (Nkoro và Uko, 2016). Pesaran và cộng sự (2001) cho thấy mô hình ARDL mang lại các ước tính nhất quán (consistency) và tiệm cận phân phối chuẩn (asymptotic normality) cho các hệ số dài hạn. Kết quả này vẫn đúng với các biến hồi quy hoàn toàn là I(0), I(1) hoặc hỗn hợp giữa chúng. Pesaran và Shin (1999) cho thấy các thuộc tính mẫu nhỏ của phương pháp kiểm định đường bao tốt hơn so với phương pháp đồng liên kết truyền thống của Johansen (thường cần cỡ mẫu lớn để kết quả có giá trị). Trên đây là các lý do mà tác giả áp dụng phương pháp ARDL và NARDL, vẫn giữ nguyên các đặc tính của mô hình tiền nhiệm là ARDL (Shin và cộng sự, 2014), vào nghiên cứu này. Trước khi trình bày mô hình ARDL, tác giả xuất phát từ mô hình hồi quy dài hạn cơ bản sau đây: yt = LXxt + ut (3.3) trong đó, yt và xt lần lượt là các biến phụ thuộc và độc lập; LX là hệ số dài hạn liên kết và ut là số hạng sai số. Nghiên cứu này tìm hiểu sự điều chỉnh của lãi suất huy động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) trước các thay đổi trong lãi suất chính sách từ Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cụ thể trong nghiên cứu này, xt là biến lãi suất chính sách, yt là biến lãi suất huy động với các kỳ hạn khác nhau, và LX cung cấp các thông tin về mức độ truyền dẫn lãi suất. Nếu LX = 1, chúng ta kết luận truyền dẫn là hoàn toàn; nếu LX < 1 là truyền dẫn
  • 39. 28 không hoàn toàn; nếu LX > 1 là truyền dẫn quá mức. Do phương trình (3.3) trình bày mối quan hệ dài hạn tuyến tính, nên chưa đề cập đến các hiệu ứng bất đối xứng cũng như phi tuyến trong điều chỉnh lãi suất. Để thực hiện được mục tiêu này, cần có các bước tiến hành phân tách tiếp theo, sẽ được trình bày trong phần mô hình NARDL. Mối quan hệ dài hạn trong phương trình (3.3) được kết hợp với quá trình điều chỉnh động ngắn hạn nhằm cung cấp góc nhìn sâu sắc về sự điều chỉnh giữa các khoảng thời gian. Với mục tiêu này, phương pháp đồng liên kết Engle-Granger (1987) có thể được sử dụng. Khi đó, phương trình (3.3) trở thành như sau: p−1 q ∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + γet−1 + εt i=1 i=0 (3.4) trong đó, ∆ ký hiệu sai phân hạng tử; γ là tốc độ của tham số điều chỉnh; và et−1 là số hạng sai số hiệu chỉnh trễ một giai đoạn, thu được từ phần dư trong phương trình (3.3). Như đã trình bày, phương pháp đồng liên kết truyền thống có một bất lợi là yêu cầu tất cả các biến số trong phương trình phải cùng tích hợp tại bậc nhất, tức là I(1); và số hạng sai số phải là I(0). Tuy nhiên, ràng buộc này khó lòng thỏa mãn trong trường hợp của các biến số tài chính, vốn thể hiện đặc tính dừng khác nhau. Do đó, Pesaran và cộng sự (2001) đề xuất mở rộng phương trình (3.4), tức phương pháp Engle-Granger hai bước, bằng cách thay thế số hạng sai số εt−1 bằng tổ hợp các biến trễ một giai đoạn tại bậc gốc, mà cụ thể ở đây là yt−1 và xt−1. Khi đó, phương trình (3.4) được viết lại như sau: p−1 q ∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + δyt−1 + θxt−1 + εt i=1 i=0 (3.5) trong đó, p và q lần lượt là độ trễ của các biến phụ thuộc và độc lập, được lựa chọn dựa theo tiêu chuẩn thông tin AIC. Phương trình (3.5) được ước lượng dựa trên phương pháp OLS thông thường, và hệ số truyền dẫn dài hạn được xác định như sau: LX = −θ/δ. Nhằm xác định liệu quan hệ đồng liên kết dài hạn có tồn tại giữa các biến số, tác giả tiến hành kiểm định F-test hiệu chỉnh của Pesaran và cộng sự (2001). Kiểm định này dựa trên kiểm định Wald (thống kê F) phân tích liệu xem các hệ số
  • 40. 29 của các biến trễ một giai đoạn, cụ thể là δ và θ, có cùng bằng 0 hay không. Khi đó, giả thuyết không được xác định như sau: Hpss: δ = θ = 0. 3.3. Phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL): Granger và Yoon (2002) chỉ ra rằng đồng liên kết tuyến tính (đối xứng) thông thường là một trường hợp đặc biệt của đồng liên kết ẩn (hidden cointegration); hai chuỗi dữ liệu thời gian đồng liên kết ẩn khi các thành phân dương và âm của chúng đồng liên kết với nhau. Các phát triển ARDL phi tuyến (NARDL) gần đây của Shin và cộng sự (2014) cho phép kết hợp phân tích các vấn đề không dừng (non-stationary) và phi tuyến, trong khuôn khổ của mô hình sai số hiệu chỉnh không ràng buộc, kết hợp các hiệu ứng bất đối xứng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Quan trọng hơn, với tính kế thừa từ phương pháp ARDL tuyến tính truyền thống, phương pháp NARDL cũng có thể giải quyết biến động không thuần nhất (heterogeneous variation) khi các biến số cơ sở dừng tại bậc gốc, I(0) hoặc bậc nhất, I(1). Từ nghiên cứu của Schorderet (2003), Shin và cộng sự (2014), nghiên cứu dựa theo hồi quy đồng liên kết bất đối xứng phi tuyến sau đây: yt = L+x+ + L−x− + u X t X t t (3.6) trong đó, yt là biến phụ thuộc, L+ và L− là các hệ số dài hạn liên kết, ut là số hạng sai số, và xt là vectơ hồi quy k × 1, được khai triển như sau: xt = x0 + x+ + x− t t (3.7) trong đó, x0 là hằng số, x+ và x− là các quá trình cộng từng phần của các thay t t đổi dương và âm trong xt, theo công thức sau: t t x+ = ∑ ∆x+ = ∑ max(0, ∆xt) t j i=1 i=1 (3.8) t t x− = ∑ ∆x− = ∑ min(∆x , 0) t j t i=1 i=1 (3.9) Kết hợp đẳng thức (3.6) vào phương trình ARDL(𝑝, 𝑞) đối xứng (3.5), chúng ta thu được mô hình sai số hiệu chỉnh bất đối xứng, tức NARDL(𝑝, 𝑞):
  • 41. 30 p−1 q ∆yt = α0 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑(π+∆x+ + π−∆x− ) + t−i t−i i=1 i=0 δyt−1 + θ+ x+ 1 + θ− x− 1 + εt t− t− (3.10) trong đó, −θ+/δ = L+ và −θ−/δ = L−. Phân tích thực nghiệm theo 3 bước X X sau. Đầu tiên, phương trình (3.10) có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Thứ hai, giả thuyết không của không có mối quan hệ dài hạn tại bậc gốc giữa yt, x+ và x− được kiểm định dựa trên kiểm định F-test hiệu chỉnh t t của Pesaran và cộng sự (2001), Shin và cộng sự (2014), Hpss: δ = θ+ = θ− = 0. Thứ ba, kiểm định bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn được ước lượng dựa trên kiểm định Wald, (i) L+ = L− hoặc (ii) ∑q π+ = ∑q π−. X X i=0 i i=0 i Nếu chỉ giả thuyết θ+ = θ− không bị bác bỏ, phương trình (3.10) chuyển về dạng phi tuyến trong ngắn hạn và tuyến tính trong dài hạn: p−1 q ∆yt = α0 + δyt−1 + θxt−1 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑(π+∆x+ + π−∆x− ) t−i t−i i=1 i=0 + εt (3.11) Nếu chỉ giả thuyết ∑q π+ = ∑q π− không bị bác bỏ, phương trình (3.10) i=0 i i=0 i chuyển về dạng tuyến tính trong ngắn hạn và phi tuyến trong dài hạn: p−1 q ∆yt = α0 + δyt−1 + θ+x+ 1 + θ−x− 1 + ∑ ϑ∆yt−i + ∑ π∆xt−i + εt t− t− i=1 i=0 (3.12) Nếu giả thuyết θ+ = θ− và ∑q π+ = ∑q π− đều không bị bác bỏ, phương i=0 i i=0 i trình (3.10) chuyển về dạng tuyến tính trong ngắn hạn và dài hạn, tức chính là phương trình ARDL tuyến tính truyền thống (3.5) của Pesaran và cộng sự (2001). Chúng ta lựa chọn một trong bốn phương trình trên dựa trên các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SIC), tiêu chuẩn Dubrin- Watson (DW), R2 và R2 hiệu chỉnh. Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng mô hình NARDL để suy ra tác động số nhân động tích lũy bất đối xứng của thay đổi một đơn vị của xt lên yt, dựa theo công thức (3.13):
  • 42. 31 k k ω+ = ∑ ∂yt+i , ω− = ∑ ∂yt+i k ∂x+ k ∂x− i=0 t i=0 t (3.13) Khi k → ∞, ω+ → L+ và ω− → L−, trong đó L+ và L− là các hệ số dài hạn bất k k k k x X đối xứng, tính bởi L+ = −θ+/δ và L− = −θ−/δ, như đã nói bên trên. Các hệ số này X X cũng trình bày tốc độ điều chỉnh. Nếu hệ số tốc độ điều chỉnh tăng lớn hơn tốc độ điều chỉnh giảm (L+ > L−), ta nói đây là hiện tượng cứng nhắc hướng xuống X X (downward rigidity). Ngược lại, nếu hệ số tốc độ điều chỉnh tăng thấp hơn hệ số tốc độ điều chỉnh giảm (L+ < L−), ta nói đây là hiện tượng cứng nhắc hướng lên (upward X X rigidity). Tóm lại, kiểm định đồng liên kết tuyến tính truyền thống không xem xét cấu trúc thị trường và sự bất đối xứng của thông tin thị trường; do đó, cung cấp bằng chứng hạn chế về đồng liên kết. Ngoài ra, kết quả của ước tính thống kê cũng kém. Ngoài ra, mô hình NARDL kết hợp phương pháp đồng liên kết bất đối xứng với mô hình ARDL linh hoạt và có được khung sai số hiệu chỉnh liên quan, hữu ích trong các ứng dụng tài chính và kinh tế khác nhau. 3.4. Mô tả dữ liệu: Nhằm đánh giá cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động của Vietinbank, nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn tháng 1/2008 đến tháng 1/2018. Do khả năng tiếp cận dữ liệu, tác giả thu thập dữ liệu 5 loại lãi suất huy động tại Vietinbank bao gồm: không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng. Bên cạnh đó, nhằm so sánh mức độ truyền dẫn trong nền kinh tế, tác giả sử dụng thêm dữ liệu lãi suất huy động của nền kinh tế Việt Nam, cùng với lãi suất chính sách được thu thập từ nguồn Dữ liệu Tài chính IFS. 20 15 10 5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Policy rate
  • 43. 32 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 10 5 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 20 15 10 5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Tính toán của tác giả. Hình 3.1. Xu hướng các biến lãi suất (đơn vị: %). Over 12-month term deposit 12-month term deposit 6-month term deposit 3-month term deposit Call deposit Deposit rate