SlideShare a Scribd company logo
1 of 48
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH
VỤ HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SVTH: Phạm Công Duy
MSSV: 1354032193
Ngành: Tài chính Ngân hàng
GVHD: Ths Vũ Bích Ngọc
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là một phần thực tế giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường làm việc
trước khi bước vào đời vào trong xã hội, bên cạnh đó phát triển kỹ năng làm việc, đúc
kết kinh nghiệm thực tiễn. Qua quá trình thực tập 3 tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh, nay em đã có được kết quả mình mong đợi và hoàn thành báo cáo thực tập
này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Đào tạo đặc biệt nói riêng củng như
quí thầy cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tình và bổ
sung cho em nhửng kiến thức còn thiếu để em hoàn thành báo cáo thực tập trong thời
gian nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ
Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, anh chị ở các phòng ban
trong công ty. Đặt biệt là các anh chị trong phòng Kinh doanh BA đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẩn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo thực của
mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu. Ngoài ra, các anh chị đã tạo nhiều cơ hội cho em
học hỏi được những kinh nghiệm quý báu, để em phát triển năng lực của bản thân và
có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường làm việc thực tế.
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày…….tháng 12 .năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
A Tổng tài sản
BQ Bình quân
D Tổng nợ
DLDT Doanh lợi doanh thu
E Vốn chủ sở hữu
EAT Lợi nhuận
HN Hệ số nợ
HSN Hệ số nợ
HSSDTS Hiệu suất sử dụng tài sản
HTK Hàng tồn kho
HTK Hàng tồn kho
HTTHH Hệ số thanh toán hiện hành
HTTLV Hệ số thanh toán lãi vay
HTTN Hệ số thanh toán nhanh
HTTTQ Hệ số thanh toán tổng quát
HVCSH Hệ số vốn chủ sở hữu
KTTBQ Kỳ thu tiền bình quân
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TRN Doanh thu thuần
TS Tỷ suất
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TVXD Tư vấn xây dựng
VCSH Vốn chủ sở hữu
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...............................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ............................................................................................ viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................1
1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:...............................................................1
1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...................................................................................................1
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:...........................................................................................1
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................................................................2
1.4.1.Không gian: .....................................................................................................................2
1.4.2.Thời gian:.........................................................................................................................2
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.................................................................................2
1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................................................2
1.5.2.Phương pháp phân tích số liệu:.....................................................................................2
1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO:..................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH....................................................................................4
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .................................................................................................4
2.1.1.Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: ........................4
2.1.2.Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh: .............................................5
2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: ................................................6
2.1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí ..................................6
2.1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận..................................6
2.1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động............................................7
2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu .....................................9
2.2.CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:......................9
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN DỊCH VỤ HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................................................. 10
3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:..................................................................................... 10
3.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty FPT: ................................................................... 10
3.1.2.Tổng quan về Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS): ........................... 11
3.1.3.Thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS
SRV): ...................................................................................................................................... 13
vi
3.1.4.Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ
thống Thông tin FPT (FIS SRV):........................................................................................ 14
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.................................................................... 16
3.2.2 Phân tích chi phí của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):................................ 18
3.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):........................... 19
3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:..................................................... 21
3.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm(2013, 2014, 2015):.............. 25
3.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty: .................................................. 27
3.3.1 Phân tích tình hình công nợ: ...................................................................................... 27
3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán: .................................................................................. 28
2.3.3. Khả năng thanh toán tiền mặt ................................................................................... 30
3.3.4 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động:.............................................................. 30
3.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động: ...................................................... 33
3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:......... 33
3.4.1 Thuận lợi:...................................................................................................................... 33
3.4.2 Hạn chế:........................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 35
4.1 KẾT LUẬN: .................................................................................................................... 35
4.2 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 38
PHỤ LỤC..................................................................................................................................2
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.......................................................... 16
Bảng 3.2: Bộ phận cấu thành doanh thu............................................................................. 17
Bảng 3.3: Phân tích chi phí .................................................................................................. 18
Bảng 3.4 : Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................................ 19
Bảng 3.5.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay .......................................................................... 20
Bảng 3.6.Tổng lợi nhuận sau thuế....................................................................................... 21
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu về lợi nhuận.................................................................................... 21
Bảng 3.8: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu........................................................ 26
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phân tích tỷsuất doanh lợi tài sản (ROA)..................................... 26
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu............................. 27
Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư ................................................................... 28
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho........................................ 30
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân.................................................. 32
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động....................................... 33
viii
DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức FPT............................................................................................... 10
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hệ thống thông tin FPT........................................................................... 13
Biểu đồ 3.1: Doanh thu –thu nhập các năm ....................................................................... 17
Biểu đồ 3.2: Chi phí các năm............................................................................................... 19
Biểu đồ 3.3. Phân tích lợi nhuận qua các năm................................................................... 20
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Từ thời kỳ mở cửa cho đến nay, Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế
lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức
thương mại thế giới WTO, sắp tới sẽ là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP), nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, việc gia nhập môi trường kinh tế thị trường của khu vực và trên thế
giới làm cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam sôi động hơn. Sự cạnh tranh diễn ra
rất gay găt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực, cải thiện rất nhiều để có
thể tạo được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Và một trong những yếu tố để
xác định vị thể của doanh nghiệp trên thương trường đó là hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, doanh nghiệp
phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực
trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng cũng như xu
hướng tác động của từng yếu tố đó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với
mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp
cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
xác định nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác
các nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa
và khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến
lược kinh doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Vì thế, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2013
đế năm 2015. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích, đồ thị.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ
thị.
- Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian tới.
2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1.Không gian:
Bài báo cáo thực tập được thực hiện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ
Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2.Thời gian:
Bài báo cáo thực tập này được thực hiện trong thời gian từ ngày 03/10/2016 đến
ngày 16/12/2016.
Số liệu được sử dụng trong bài báo cáo thực tập là số liệu được lấy trong 3 năm
gần nhất 2013 – 2015.
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện bài phân tích đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty đòi hỏi phải có vốn kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên, do thời gian
thực tập có hạn, bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế và vốn kiến thức còn ít ỏi, mà
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất rộng, rất phong phú và
đa dạng nên bài báo cáo thực tập chỉ giới hạn trong những nội dung sau:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2013
đế năm 2015. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích, đồ thị.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ
thị.
- Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian tới.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng hoàn thiện bài báo cáo thực tập một cách tốt
nhất, nhưng với kinh nghiệm và vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân thì bài báo
cáo thực tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài báo cáo
thực tập của em được hoàn thiện hơn.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính qua các năm 2013, 2014, 2015 của
Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do
phòng Kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thông tin FPT Chi nhánh
Hồ Chí Minh cung cấp và một số tài liệu khác do phòng kinh doanh Tài chính –
Ngân hàng của công ty cung cấp.
1.5.2.Phương pháp phân tích số liệu:
Từ những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp và phân tích với các
phương pháp phân tích sau:
3
- Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tài
chính. Phương pháp so sánh xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi tiến hành so sánh phải xác định
được chỉ số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh…Phương pháp được
áp dụng khi ta tiến hành phân tích sự biến động của tình hình biến động của
doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua các năm. Bao gồm 2 phương
pháp so sánh cụ thể sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của
chỉ tiêu 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
Y = Y1 – Y0
Với Y1: trị số phân tích
Y0: trị số gốc
Y: trị số so sánh
+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
- Phương pháp phân tích: phân tích chi tiết những biến động các chỉ tiêu của
doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty những năm qua, trong hiện tại và cả những định
hướng trong tương lai.
- Phương pháp thống kê: chủ yếu là thu thập các số liệu từ các báo cáo tài
chính, tổng hợp theo trình tự để thuận lợi cho quá trình phân tích.
- Phương pháp đồ thị: để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như
sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO:
Bài báo cáo bao gồm 4 chương.
Chương 1:
*Bổ sung*
Chương 2:
*Bổ sung*
Chương 3:
*Bổ sung*
Chương 4:
4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1.Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh:
 Khái niệm:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cái thiện các
hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ
thể và yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Quá trình phân tích được thực hiện từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng
tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông
tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo và
các giải pháp thực hiện các định hướng đó.
 Vai trò của phân tích hoạt động kinh
doanh:
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
tàng và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Chỉ có phân tích
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện
và khai thác những khả năng tiềm tàng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Từ những phân tích đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và
nguồn gốc của các vấn đề phát sinh nhằm đưa ra những giải pháp, chiến lược
kinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để quản lý hiệu quả
hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp đạt được kết quả tốt nhất, và cũng là cơ
sở cho việc đưa ra những quyết định chính xác trong quản lý, nhất là việc
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh. Bất kể môi trường kinh tế nào, lĩnh vực kinh doanh nào thì
mỗi doanh nghiệp vẫn luôn gặp những rủi ro. Nếu doanh nghiệp có khả năng
phân tích hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ có những biện pháp phòng ngừa,
hạn chế rủi ro nhằm điều chỉnh lại những mục tiêu, hay chiến lược kinh
doanh cho phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh
nghiệp như phân tích về: tài chính, nhân sự, trang thiết bị,… đã có trong
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác
động từ bên ngoài như khách hàng, nhà đầu tư, thị trường, đối thủ cạnh
tranh,…Trên cơ sở phân tích đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những dự
5
đoán rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có những biện pháp phòng
ngừa.
2.1.2.Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh:
 Doanh thu:
Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa – dịch vụ, từ hoạt động tài chính,… Doanh thu là một trong
những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán
hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá
trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
 Chi phí:
- Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân
viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, chi phí bảo quản, chi phí quảng
cáo,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm: chi phí
quản lý nhân viên, chi phí khấu hao,…
- Chi phí tài chính: Là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay
tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí hoạt động tài chính bao
gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư
tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên
kết,…Các khoản chi phí khác như: phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh
toán chậm, …
 Lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, đó là khoản chênh lệch giữa tổng thu
nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt
động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ
6
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch
vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài
chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước
hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêuphản ánh mức độ sử dụng chi phí
a. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết trong tổng số doanh thu thu được, giá vốn hàng bán
chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ việc
quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
b. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ
công tác bán hàng có hiệu quả và ngược lại.
c. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Chi phí quản lý
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí quản lý
doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ công tác tác quản lý càng hiệu
quả và ngược lại. Ngoài các chi tiêu thể hiện ngay trong báo cáo KQHĐKD như:
Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế.
Để thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, chúng ta cần
kết hợp phân tích các chỉ tiêu sau:
2.1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêuphản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận
a. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ
Tỷ lệ giá vốn hàng
bán/ Doanh thu
=
Tỷ lệ chi phí hàng
bán/ Doanh thu
=
Tỷ lệ chi phí quản
lý/Doanh thu
=
Tỷ lệ lợi nhuận
gộp/Doanh thu thuần
=
7
100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng là lợi nhuận gộp.
Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ doanh thu là cao.
Ngược lại chỉ số này nhỏ chứng tỏ việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh
thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng
b. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phán ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ
100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại
c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu
hiện: Cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số
này càng cao càng tốt và ngược lại
2.1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động
a. Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh
doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đáp ứng nhu cầu thị trường. Mức độ
tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hình kinh doanh, thị
trường đầu vào, đầu ra,…Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động, nó
luôn vận động. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn mà
vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho được dự trữ phải hợp lý. Để
giải quyết vấn đề trên, phải nghiên cứu vòng quay hàng tồn kho.
Vòng quay HTK phản ánh mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán trong
một kỳ. Số vòng quay HTK được xác định bằng cách lấy doanh thu hoặc giá vốn
hàng bán chia cho bình quân giá trị HTK. Công thức tính như sau:
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Chỉ tiêu vòng quay HTK cho biết bình quân HTK quay được bao nhiêu
vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân
HTK của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Tỷ số này đo lường tính thanh
khoản của HTK. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho
phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ
tăng. Nếu tỷ số này quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có hàng để bán.
Nếu tỷ số này quá thấp, chi phí phát sinh liên quan đến HTK sẽ tăng.
Tỷ lệ lợi nhuận
thuần/Doanh thu thuần
=
Tỷ lệ LNST/Doanh thu
thuần
=
8
b. Vòng quay khoản phải thu
Giống như hàng tồn kho, khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu
lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng
như hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và
chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để
công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Công thức tính như sau:
360
KPT bình quân
Vòng quay KPT cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết
chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng
quay khoản phải thu thấp cho thấy chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi
ro.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày
cho một khoản phải thu.Vòng quay KPT càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng
thấp và ngược lại.
c. Vòng quay TSNH
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSNH nói chung mà không có sự phân
biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.
Công thức tính như sau:
TSNH
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSNH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
d. Vòng quay TSDH
Quá trình kinh doanh suy cho cung là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt
được lợi nhuận tối đa trong điều kiện và phạm vi có thể, doanh nghiệp phải sử
dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn.
Vòng quay tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng TSDH mà chủ yếu quan
tâm đến TSCĐ.
Công thức tính như sau:
Tài sản dài hạn
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay TSDH phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của công ty. Về ý
nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng TSDH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
e. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản mà không phân biệt đó là
TSNH hay TSDH. Công thức được xác định như sau
9
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản công ty tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng
cao doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh
giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thề bị
sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ
ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy, sử dụng tỷ số này để đặt lợi nhuận trong mối
quan hệ với doanh thu, với vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh.
a. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài
sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
LNTT
Tài sản bình quân
b. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH (ROE)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi
đồng vốn cổ phần. Công thức tính như sau:
LNTT
Vốn chủ sở hữu
ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông.
Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ lợi nhuận được tại ra trên vốn chủ sở
hữu là lớn. Đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và ngược lại
2.2.CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI:
*Bổ sung*
10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HỆ THỐNG THÔNG
TIN FPT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
3.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty FPT:
Công ty cổ phần FPT (FPT Corporation), thành lập ngày 13/08/1988, đến nay
trải qua gần 28 năm, FPT đã liên tục phát triển và trở thành Tập đoàn công nghệ
thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam với số lượng nhân viên đạt tới con số
hơn 26.800 tính đến ngày 31/12/2016. Doanh thu năm 2015 đạt 40.003 tỷ VND và
hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới.
Các công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn FPT bao gồm:
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức FPT
Nguồn: Phòng nhân sự
 THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với
các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động CMMi cho phát triển
phần mềm.
- Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất
của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội
Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự
phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền
11
kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động
hạng Nhất năm 2003.
- Năm 2001 ra mắt trang VnExpress – một trong những báo điện tử đầu tiên
của Việt Nam. Năm 2006 thành lập trường Đại học FPT. Năm 2014 tiến hành
thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của Việt Nam
tại thị trường nước ngoài.
3.1.2.Tổng quan về Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT
(FIS):
 Giới thiệu chung và sứ mệnh của công ty:
Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết tắt là
FPT IS) là thành viên của tập đoàn FPT. Với hơn 22 năm kinh nghiệm, FPT IS là
nhà tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp hàng đầu Việt Nam và khu vực. Tiền thân
là Trung tâm Dịch vụ Tin học của FPT thời điểm trước năm 1994, ngày nay FIS là
sức mạnh hợp nhất của 3 lĩnh vực: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch
vụ tư vấn triển khai ERP.
Sứ mệnh của FPT IS là mong muốn trở thành công ty cung cấp các giải pháp
phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu, luôn luôn sáng tạo các giá trị vì
khách hàng, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể các thành viên, đóng góp cho
cộng đồng.
 Quá trình hình thành:
- 31/12/1994:
Thành lập trung tâm Hệ thống Thông tin FPT (FIS) và xí nghiệp giải pháp
phần mềm FPT (FSS) cùng với các trung tâm khác của FPT là trung tâm máy tính,
thiết bị văn phòng (FCO), trung tâm phân phối thiết bị tin học (FCD), trung tâm bảo
hành (FSM) trung tâm đào tạo tin học (FIT).
- Năm 2002:
FPT trở thành Công ty cổ phần, FIS tiến hành thành lập FIS toàn quốc, sát
nhập FCO Hà Nội, FCO Hồ Chí Minh.
- 16/05/2003:
Trung tâm Hệ thống Thông tin trở thành Công ty Hệ thống Thông tin, 1 trong
3 công ty chi nhánh đầu tiên của Tập đoàn FPT.
- 01/01/2004:
Thành lập Trung tâm dịch vụ hoạch định phát triển nguồn nhân lực ERP FPT
trực thuộc FIS. 13/08/2004 khai trương chi nhánh FIS tại Đà Nẵng, đánh dấu sự mở
rộng phát triển của FIS về quy mô dịch vụ toàn quốc. Đến nay tại Việt Nam FIS đã
có mặt trên 6 tỉnh thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Nha Trang, Vũng Tàu.
- 09/04/2005:
Chủ tịch Hội đồng quản trị Trương Gia Bình đã kỹ quyết định thành lập Công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mang tên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ
12
thống Thông tin FPT. Công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Hệ
thống Thông tin FPT và chi nhánh FIS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- 01/01/2007:
Sát nhập Công ty Trách nhiệm hữu hạn giải pháp phần mềm FPT (FSS) và
trung tâm ERP vào FIS với mong muốn hợp nhất thành khối tích hợp hệ thống, phát
triển phần mềm và dịch vụ ERP không chỉ dẫn đầu các công ty tin học tại Việt Nam
mà còn có mục tiêu trở thành một công ty tin học hung mạnh đủ sức cạnh tranh với
các tập đoàn Công nghệ thông tin lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
- 01/07/2008:
FIS tiến hành vận hành theo cơ cấu mới gồm 7 công ty thành viên và các
trung tâm phòng ban phụ thuộc.
- 01/09/2009:
FIS chuyển đổi từ công ty Trách nhiệm hữu hạn một thàn viên thành công ty
cổ phần với vốn điều lệ 350 tỷ VND.
- Năm 2011:
Thành lập Công ty FPT IS Singapore và FPT IS Campuchia. Tính đến ngày
31/12/2011 vốn điều lệ của công ty đạt hơn 450 tỷ VND.
- Năm 2014:
Đặt văn phòng đại diện tại Bangladesh và Philippines.
 Cơ cấu tổ chức của FIS:
13
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hệ thống thông tin FPT
Nguồn: phòng nhân sự
Hội đồng thành viên công ty FPT IS:
 Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT
 Ông Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn
FPT
 Ông Đỗ Cao Bảo – Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT
 Ông Dương Dũng Triều – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, Chủ tịch
Hội đồng thành viên FPT IS
Ban Điều hành công ty:
 Ông Phạm Minh Tuấn – Tổng Giám đốc FPT IS
 Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Tổng giám đốc FPT IS phụ trách Sản
xuất và quản trị công ty
 Ông Đỗ Sơn Giang – Phó Tổng Giám đốc FPT IS kiêm Giám đốc Tài
chính
 Ông Nguyễn Tuấn Hùng – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc FPT IS
khu vực miền Nam
 Ông Phùng Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc FPT IS
khu vực miền Bắc
 Ông Đào Gia Hạnh – Giám đốc Công nghệ FPT IS
3.1.3.Thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ
thống Thông tin FPT (FIS SRV):
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS
Services) là thành viên của công ty FPT IS (FPT Information System) thuộc tập
đoàn FPT. Quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống
Thông tin FPT trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ CNTT được Chủ tịch Hội
đồng Thành viên FPT IS – Ông Bùi Quang Ngọc ký vào ngày 20/05/2008 và đi vào
hoạt động với mô hình mới – công ty hạch toán độc lập trực thuộc công ty mẹ FPT
IS – từ ngày 01/07/2008.
FPT IS Services là đơn vị trực tiếp cung cấp, triển khai các dịch vụ CNTT, tiêu
biểu là cá dịch vụ Bảo hành, Bảo trì các hệ thống máy chủ, mạng, bảo mật, ATM,
POS, Data Center, Call Center, dịch vụ quản trị hệ thống và các dịch vụ tích hợp
khác.
Công ty có hai chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bốn văn phòng
đại diện tại Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và Cần Thơ. Văn phòng FIS SRV tại
Vũng Tàu và Cần Thơ, hai điểm giao dịch FIS SRV tại Biên Hòa – Đồng Nai và
Long Xuyên – An Giang trực thuộc chi nhánh FIS SRV Hồ Chí Minh.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh (FIS SRV HCM):
Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 5 – 6, Tòa nhà Nam Giao 1, Số 80-82 Phan Xích Long,
Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
14
Điện thoại: (08) 39959208 Fax: (08) 39959209
- Website: http://www.fis.com.vn.
3.1.4.Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV):
 Sản phẩm:
o Gói dịch vụ ngân hàng
o Gói dịch vụ hạ tầng CNTT
o Gói dịch vụ quản trị
o Dịch vụ khác
 Dịch vụ:
 Dịch vụ ngân hàng:
FIS SRV có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các Dịch vụ Ngân hàng
cho nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bao gồm các dịch vụ:
o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành ATM
o Dịch vụ Triển khai và Cài đặt ATM
o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành hệ thống NAC
o Dịch vụ Tra soát và giải quyết khiếu nại giao dịch ATM bị lỗi
o Dịch vụ Đào tạo vận hành ATM
o Dịch vụ Tư vấn và Triển khai máy phát hành thẻ MK & Matica
o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành máy phát hành thẻ MK & Matica
o Dịch vụ Bảo trì hệ thống EMV
 Dịch vụ hạ tầng CNTT:
Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo và chứng nhận bởi các tập đoàn hàng đầu
thế giới, FIS SRV luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu về dịch vụ hạ tầng mạng.
o Dịch vụ về hạ tầng mạng
Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị thuộc hạ tầng mạng như Router, Switch,
Firewall, IPS, IDS, Modem… của các hãng khác nhau trên thế giới như: Cisco,
Juniper, CheckPoint, Thales…
o Dịch vụ về hệ thống máy chủ
Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị thuộc về phần hệ thống như các dòng
máy chủ của IBM, HP, Sun,…
o Dịch vụ Hỗ trợ người dung (Desktop Support)
Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị máy PC và PC Server
o Dịch vụ sửa chữa
 Các thiết bị đầu cuối, thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch
 Các thiết bị hạ tầng: Router, Switch, Firewall… của các hãng Cisco,
Juniper…
 Các thiết bị tin học chuyên dung trong lĩnh vực ngân hàng: máy ATM,
POS…
15
 Các sản phẩm thông thường như máy tính PC, Laptop, máy in văn phòng,
máy in nghiệp vụ, UPS, màn hình…
 Dịch vụ quản trị:
o Dịch vụ Vận hành hạ tầng CNTT
o Dịch vụ Giám sát và Quản trị hạ tầng CNTT
o Dịch vụ về Cơ sở dữ liệu
o Dịch vụ Bảo mật
 Dịch vụ khác:
o Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu
o Dịch vụ Tư vấn chung
o Dịch vụ về Quy trình quản trị CNTT – ITIL
o Dịch vụ Lắp đặt và Cài đặt thiết bị
o Dịch vụ Hỗ trợ phần mềm
o Dịch vụ Bán, cho thuê thiết bị và dịch vụ
16
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: 1tỳ VND
STT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
164,188 190,221 228,625 26,033 15.9 38,404 20.2
2 Các khoản giảm trừ - 14 - 14 (14) (100.0)
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
164,188 190,207 228,625 26,019 15.8 38,418 20.2
4 Giá vốn hàng bán 99,243 121,267 151,144 22,024 22.2 29,878 24.6
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
64,945 68,940 77,480 3,995 6.2 8,540 12.4
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
1 2 1,438 1 203.9 1,437 75,655.4
7 Chi phí tài chính (2,055) (1,974) - 81 (3.9) 1,974 (100.0)
8 Chi phí bán hàng 20,881 24,922 25,358 4,041 19.4 436 1.7
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,335 9,247 13,271 2,912 46.0 4,024 43.5
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
39,785 36,748 40,290 (3,037) (7.6) 3,542 9.6
11 Thu nhập khác 1 105 109 104 8,176.0 4 3.8
12 Chi phí khác 2 2 3 0 13.5 1 39.5
13 Lợi nhuận khác (1) 103 106 104 (15,820.8) 3 3.0
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
39,784 36,851 40,396 (2,933) (7.4) 3,545 9.6
15
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
- - - - -
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - -
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
39,784 36,851 40,396 (2,933) (7.4) 3,545 9.6
Nguồn: Phòng kinh doanh
3.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2013, 2014, 2015):
17
Bảng 3.2: Bộ phận cấu thành doanh thu
ĐVT: 1tỳ VND
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Mức tăng/giảm % tăng giảm
2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014
Doanh thu và thu
nhập
164,188 190,221 228,625 26,033 38,404
15.9 20.2
Thu nhập tài
chính
1 2 1,438 1 1,437
203.9 75,655.4
Thu nhập khác 1 105 109 104 4
8,176.0 3.8
Nguồn trích báo cáo tài chính
Biểu đồ 3.1: Doanh thu –thu nhập các năm
Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 190,221 triệu, so với
năm 2013 tăng 26,033 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 15.9%.
- Thu nhập tài chính của đơn vị tăng 1 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là
203.9%.
- Thu nhập khác tăng 104 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,176%. Được biết
trong năm đơn vị đã rà soát lại các khoản nợ không có đơn vị đòi kết chuyển
vào lãi nên đã làm cho thu nhập này tăng cao
Năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 228,625 triệu, so với
năm 2014 tăng 38,404 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 20.2%.
- Thu nhập tài chính của đơn vị tăng mạnh 1,439 triệu , tương ứng với tỷ lệ
tăng 75,655% .
- Thu nhập khác tăng 4 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.8%.
18
3.2.2 Phân tích chi phí của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):
Bảng 3.3: Phân tích chi phí
ĐVT: 1tỳ VND
CHỈ TIÊU
2013 2014 2015
Mức tăng/giảm % tăng giảm
2015/2014 2014/2014 2015/2014
Chi phí tài
chính
-2,055 -1,974 0 81 1,974 (3.9) (100.0)
Chi phí bán
hàng
20,881 24,922 25,358 4,041 436 19.4 1.7
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
6,335 9,247 13,271 2,912 4,024 46.0 43.5
Chi phí khác 2 2 3 0 1 13.5 39.5
Tổng chi phí 25,163 32,196 38,632 7,034 6,436 28.0 20.0
Nguồn trích báo cáo tài chính
- Chi phí tài chính năm 2014 tăng 1,974% so với năm 2013 nhưng sang năm
2015 tăng lên bằng 0, chi phí tài chính âm góp phần làm cho doanh thu qua
các năm tăng mạnh
- Chi phí bán hàng tăng qua các năm cho thấy công ty đang mở rộng kinh
doanh, năm 2014 tăng 436% so với năm 2013 tương đương tăng 4,042 triệu,
năm 2015 tăng nhẹ 19.4 triệu tương ứng tỷ lệ tăng là 1.7%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao chứng tỏ công ty tăng cường các
khoản điện, nước, chi phí tiếp khác… năm 2015 tăng 43.5% so với năm
2014.
- Chi phí khác không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí từ 2-3
triệu đồng/năm.
19
Biểu đồ 3.2: Chi phí các năm
3.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):
Bảng 3.4 : Phân tích tình hình lợi nhuận
ĐVT: 1tỳ VND
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm 2015
Mức tăng giảm % tăng giảm
2014/
2013
2015/
2014
2014/
2013
2015/
2014
1.Lợi nhuận
HĐKD
39,785 36,748 40,290 -3,037 3,542 (7.6) 9.6
2.Lợi nhuận
HĐTC
2,056 1,976 1,438 -80 -538 (3.9) (27.2)
3.Lợi nhuận
HĐBT
-1 103 106 104 3
(15,8
20.8)
3.0
Tổng lợi nhuận 41,840 38,827 41,835 -3,013 3,007 (7.2) 7.7
Nguồn trích báo cáo tài chính
20
Biểu đồ 3.3. Phân tích lợi nhuận qua các năm
Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tình hình lợi nhuận của công ty có chuyển biến khá tốt vào năm 2015, EBIT
năm 2014 giảm so với năm 2013 một lượng là 3,037 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
giảm là 7.6%. Công ty kinh doanh chưa hiệu quả so với năm 2013
EBIT năm 2015 tăng so với năm 2014 một lượng là 3,542 triệu, tương ứng với
tỷ lệ tăng là 9.6%. Chứng tỏ trong năm 2015, công ty có chính sách bán hàng tốt,
kinh doanh thuận lợi nên lợi nhuận gộp tăng
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty giảm qua các năm, năm 2014 giảm so
với năm 2013 một lượng là 80 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.9%.
Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty năm 2015 giảm so với năm 2014 một
lượng là 538 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm là 27.2%.
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 một lượng là 104
triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,820%. Lợi nhuận khác của công ty năm 2015
tăng so với năm 2014 một lượng là 3 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13%. Các
hoạt động khác như dịch vụ cho thuê… của công ty diễn biến thuận lợi, khách hàng
biết nhiều hơn, có được nhiều đơn hàng hơn.
Bảng 3.5.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ĐVT: 1tỳ VND
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
Mức tăng giảm % tăng giảm
2014/2013 2015/2014
2014/
2013
2015/
2014
21
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thuế
39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6
Nguồn trích báo cáo tài chính
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013 là
2,933 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.4%. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của
công ty năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 3,545 triệu tương ứng với tỷ lệ
tăng là 9.6%. Năm 2014-2015, doanh thu tăng cho nên lợi nhuận trước thuế và lãi
vay của công ty tăng cao
Bảng 3.6.Tổng lợi nhuận sau thuế
ĐVT: 1tỳ VND
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
Mức tăng giảm % tăng giảm
2014/2013 2015/2014
2014/
2013
2015/
2014
Lợi nhuận
sau thuế
thu nhập
doanh
nghiệp
39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6
Nguồn trích báo cáo tài chính
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV) – CN TPHCM: năm 2014 giảm so với
năm 2013 là 2,933 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.4%. Tình hình các dự án kém
khả quan cùng với chi phí cố định không đổi (lương chiếm trung bình 65% tổng chi
phí) khiến lợi nhuận giảm mạnh.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2015 tăng mạnh so
với năm 2014 là 3,545 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.6% Nguyên nhân chủ yếu
là do công ty có chính sách kinh doanh tốt, doanh thu tăng dẫn theo lợi nhuận tăng
theo. Tình hình khả quan hơn so với năm 2014, do có các dự án tài chính đưa ra đấu
thầu (dự án Bangladesh, dự án thu phí không dừng trên đường cao tốc,…)
3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
ĐVT: 1tỳ VND
CHỈ TIÊU Năm Năm Năm Mức tăng giảm % tăng giảm
22
2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014
Tổng DT 164,190 190,328 230,172 26,138 39,845
15.9 20.9
Tổng LN 41,840 38,827 41,835 -3,013 3,007
(7.2) 7.7
Chi Phí 25,163 32,196 38,632 7,034 6,436
28.0 20.0
LN/DT (%)
25.5
20.4 18.2 -5 -2
(19.9) (10.9)
LN/TCP(%)
166.3
120.6 108.3 -46 -12
(27.5) (10.2)
Ngoài 2 yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận là doanh thu và chi phí đã
phân tích ở mực 3.2.3. Thông qua bảng phân tích, ta phân tích thêm các nội dung
sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất này xác định hướng phát triển kinh doanh, trong năm phân tích tỷ số này
giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ là 25.5%, năm 2014 tỷ lệ giảm còn 20.4%. Năm 2015, tỷ
suất này giảm còn 18.2% giảm 2%, đây là dấu hiệu không khả quan cho đơn vị.
+ Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí
Chi phí kinh doanh giảm làm tỷ suất này giảm đáng kể. Năm 2013, tỷ suất là
166.3%, Năm 2014, tỷ suất là 120.6%, giảm 46%. Năm 2015, đơn vị chưa tiết kiệm
chi phí để tăng hiệu quả sử dụng, trong năm tỷ suất là 108.3% giảm 12% so năm
2014.
Các nhân tố tác động khách quan
* Môi trường kinh tế :
Môi trường kinh tế là môi trường có liên quan trực tiếp đến thị trường tiêu thụ
hàng hoá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh , nó quyết định những đặc điểm chủ yếu của thị
trường như: dung lượng, cơ cấu, sự phát triển trong tương lai của cầu, của cung,
khối lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường.
Một số nhân tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của
Doanh nghiệp :
Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tài chính.
Sự phân bổ và phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của sản xuất hàng hoá.
Thu nhập quốc dân.
Thu nhập bình quân đầu người.
* Môi trường văn hoá xã hội, dân cư.
Văn hoá xã hội :
23
Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân
cư và sự giao lưu giữa các bộ phận dân cư khác nhau. Các nhân tố này ảnh hưởng
đến thị hiếu tập quán tiêu dùng của dân cư. Trong số các nhân tố văn hoá xã hội phải
kể đến :
- Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá xã hội, tín ngưỡng .
- Các giá trị xã hội .
- Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá .
- Các sự kiện văn hoá, hoạt động văn hoá môi trường
Dân cư:
Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cung cầu trên thị trường, đồng
thời nó có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một các
gián tiếp thông qua sự tác động của nó.
Các nhân tố dân cư bao gồm:
- Dân số và mật độ dân số.
- Sự phân bổ của dân cư trong không gian.
- Cơ cấu dân cư ( độ tuổi , giới tính.. .).
- Sự biến động của dân cư.
- Trình độ của dân cư .
*Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thông qua việc quy định,
kiểm soát các quá trình, các hoạt động và các mối quan hệ thị trường. Đồng thời nó
còn có thể hạn chế hoặc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
thị trường. Cụ thể của môi trường pháp lý đó là:
- Tình hình chính trị, an ninh.
- Các quy định, tiêu chuẩn, điều lệ.
- Hệ thống thể chế pháp luật.
- Các chế độ chính sách kinh tế xã hội.
- Các nhân tố pháp lý khác.
* Môi trường khoa học công nghệ:
Đây là môi trường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh
của Doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Những ảnh hưởng của khoa học công nghệ cho ta thấy được các cơ hội và thách
thức cần phải được xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược sản xuất kinh
doanh.
Những phát minh mới về khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều tập quán và
tạo xu thế mới trong tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm mới.
Môi trường ngành
o Khách hàng:
 Khách hàng truyền thống.
24
Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối hệ tương đối lâu dài với
doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và họ đã có sự hiểu biết khách hàng khá kỹ về
nhau và tin tưởng nhau ở một mức độ nhất định.
Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh việc tăng cường, củng cố quan hệ với khách hàng
truyền thống luôn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Doanh nghiệp trong hiện tại và
trong tương lai.
 Khách hàng mới:
Khách hàng mới là những khách hàng có sự hiểu biết ít về Doanh nghiệp, về sản
phẩm của Doanh nghiệp. Do vậy giữa doanh nghiệp và khách hàng mới chưa thiết
lập được mối quan hệ bền vững.
b. Các nhân tố tác động chủ quan
b1. Phân tích và dự báo nguồn nhân lực.
Mục đích của việc phân tích, dự báo nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp là
nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả nhất.
Trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh các nguồn lực về tiền mặt, năng lực sản xuất, tiềm lực
nghiên cứu, công nhân, kỹ sư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu vẫn còn hạn chế ở
các mức độ khác nhau. Để phục vụ tốt cho sản xuất và bảo đảm đủ các nguồn lực
hợp lý trong thực hiện chiến lược Doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá và điều chỉnh
các nguồn lực của mình. Do đó, việc đánh giá, phân tích, dự báo tổng quát các
nguồn lực luôn là công việc thường xuyên liên tục của Doanh nghiệp.
Trước khi thực hiện chiến lược của mình Doanh nghiệp cần xác định các nguồn
lực cần thiết. Nếu thiếu nguồn lực nào thì phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời để
đảm bảo số lượng và chất lượng các nguồn lực.
Như vậy, phân tích và dự báo nguồn lực trong nội bộ Doanh nghiệp đòi hỏi mỗi
bộ phận mỗi phòng ban trong Doanh nghiệp phải có ý thức xác định đánh giá nguồn
lực của bộ phận mình nói riêng và của toàn Doanh nghiệp nói chung. Cụ thể :
- Ban giám đốc : Nhiệm vụ lớn đối với những người lãnh đạo trong Doanh
nghiệp là làm thế nào để nhân viên hiểu được một cách tốt nhất những ý đồ
mục tiêu mà lãnh đạo đặt ra. Điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo phải có những giải
pháp mang tính nguyên tắc nhằm hoàn thiện phương pháp quản lý, khuyến
khích và động viên công nhân viên làm việc với tinh thần hăng say. Khi đó sẽ
tạo ra sáng kiến trong đội ngũ nhân viên.
- Đối với người lãnh đạo, yêu cầu hàng đầu là phải có khả năng quản lý tốt, có
trình độ cao để phân tích và dự báo nguồn lực ở cấp vĩ mô nhằm đưa ra
những quyết định quan trọng cho Doanh nghiệp. Để lãnh đạo tốt công tác
quản lý trong Doanh nghiệp thì lãnh đạo phải là người có bản lĩnh, có tính
quyết đoán cao đồng thời là người có nhiều kinh nghiệm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp : Ngoài yêu cầu về khả năng quản lý còn đòi
hỏi họ có trình độ chuyên môn cao. Người quản lý chủ chốt phải có khả năng
ra quyết định và sự hiểu biết cần thiết để phát huy vai trò chủ chốt của mình.
- Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp, đốc công công nhân:
25
 Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp là những người chịu sự chỉ đạo của
các cấp trên và có trách nhiệm đôn đốc cấp dưới.
 Đội ngũ công nhân là những người sản xuất trực tiếp đòi hỏi họ phải có
trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với vị trí và công việc mà họ
nắm giữ.
 Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp, đốc công công nhân phải hoạt động
ăn khớp với nhau để cùng thực hiện kế hoạch hay quyết định của cấp
trên.
b2. Phân tích khả năng tổ chức.
Khả năng tổ chức của Doanh nghiệp có hiệu quả hay không thể hiện ở việc
Doanh nghiệp có thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình hay không? Hình
thức và cơ cấu của Doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay
không?
Để giải quyết những câu hỏi trên là việc giải đáp được vấn đề tổ chức của
Doanh nghiệp như thế nào và khả năng tổ chức của Doanh nghiệp hiện thời ra sao ?
b3. Phân tích khả năng tài chính
- Nguồn tài chính: nguồn tài chính trong Doanh nghiệp gồm 3 yếu tố cơ bản
sau:
 Vốn: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
 Chi phí : các Doanh nghiệp thường tìm cách hạ thấp chi phí để góp
phần tăng lợi nhuận.
 Lợi nhuận: là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp nào.
- Khả năng dự đoán : Doanh nghiệp phải dự đoán được khả năng tiêu thụ sản
phẩm hay dự đoán chiến lược mà mình đưa ra cho có lợi nhất và dễ thực hiện
nhất.
- Sự hỗ trợ của nhà nước: Nhà nước thường hỗ trợ các Doanh nghiệp bằng các
chính sách hay bằng cách tạo điều kiện cho vay vốn.
- Nguồn nhân lực: Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của Doanh
nghiệp, do vậy Doanh nghiệp cần phải liên tục nâng cao yếu tố đầu vào bằng
cách: trả lương cao để thu hút nguồn nhân lực, tăng tiền lương để đảm bảo
đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho công nhân viên yên tâm sản
xuất. Đào tạo bổ sung, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
3.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm(2013, 2014, 2015):
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu
phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần
(lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả
hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lợi nhuận sau thuế x 100%
26
DLDT = Doanh thu thuần
CHỈ TIÊU
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Mức tăng giảm % tăng giảm
2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014
LNST 39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6
Doanh thu 164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2
LNST/DT
(%)
24.2 19.4 17.7 -5 -2 (20.0) (8.8)
Bảng 3.8: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2013, năm
2014 và năm 2015 thì có lần lượt là 24.2%, 19.4%, 17.7% lợi nhuận sau thuế.
 Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn
đầu tư vào doanh nghiệp.
ROA
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Giá trị tài sản BQ
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phân tích tỷsuất doanh lợi tài sản (ROA)
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Lợi nhuận sau
thuế (trđ)
39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6
Tổng tài sản
BQ (trđ)
24,241 29,355 37,598 5,114 8,243 21.1 28.1
ROA (%) 164.1 125.5 107.4 -39 -18 (23.5) (14.4)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp.
27
Trong năm 2013, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 164.1
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 thì trong một đồng tài sản mang về 125.5 đồng
lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 ROA bằng 107.4%. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài
sản mang lại là cao nhưng đang có xu hướng giảm qua các năm
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh
giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu. Nó được xác định như sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
* 100%
Vốn chủ sở hữu BQ
Tuy nhiên Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thuộc tập đoàn FPT nên trong bảng cân đối kế toán
không thể hiện vốn chủ sở hữu
3.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty:
3.3.1 Phân tích tình hình công nợ:
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu
Năm
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh 2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Nợ phải trả 24,241.07 29,354.87 37,597.97 5,114 8,243 21.1 28.1
Vốn chủ sở
hữu
0 0 0 0 0
Tổng tài sản 24,241.07 29,354.87 37,597.97 5,114 8,243 21.1 28.1
HN ( lần) 1 1 1 0 0 - -
HVCSH ( lần) 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình
thành từ nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở
hữu trong tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp. Năm 2013 -2015 thì trong một đồng
vốn kinh doanh có 1 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0 đồng được hình thành
từ vốn chủ sở hữu. Qua đó ta thấy rằng, công ty sẽ không có độc lập rất cao đối với
các chủ nợ bên ngoài và đồng thời công ty không có khả năng đối với các khoản nợ
của mình. Để đảm bảo kết cấu nguồn vốn tốt, nhà quản trị công ty cần nên xem xét
và có biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm cân đối kết cấu nguồn vốn của công ty để
đủ trả nợ và khai thác một cách hiệu quả đồng vốn vay bên ngoài.
28
 Phân tích tỷ suất đầu tư
Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng
vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để
đầu tư vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản
của doanh nghiệp.
Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tài sản ngắn
hạn
20,463 25,600 33,962 5,137 8,363 25.1 32.7
Tài sản dài hạn 3,778 3,755 3,636 -24 -119 (0.6) (3.2)
Tổng tài sản 24,241 29,355 37,598 5,114 8,243 21.1 28.1
Tỷ suất đầu
tư vào tài sản
ngắn hạn
0.844 0.872 0.903 0 0 3.3 3.6
Tỷ suất đầu
tư vào tài sản
dài hạn
0.156 0.128 0.097 0 0 (17.9) (24.4)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Đây là các tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn
kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu
tư vào tài sản cố định.
Năm 2013 thì trong một đồng vốn kinh công ty đã dành 0.844 đồng hình thành
tài sản lưu động và chỉ có 0,156 đồng hình thành TSCĐ. Năm 2014 thì có 0,872
đồng hình thành tài sản lưu động và cũng chỉ có 0,128đồng đầu tư vào TSCĐ, đến
năm 2015 thì có 0,903 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,097đồng hình
thành TSCĐ.
Qua các kết quả trên, ta thấy Công ty đầu tư hầu hết vốn vào tài sản ngắn hạn và
chỉ một phần rất nhỏ vào tài sản dài hạn và đang tăng dần đầu tư vào tài sản ngắn
hạn và giảm bớt đầu tư vào tài sản dài hạn.
3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán:
a. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
29
Đơn vị 2013 2014 2015
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
lần
0.84 0.87 0.90
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài
sản ngắn hạn hiện có.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ta thấy, hệ số
này của Công ty tăng qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của DN tăng dần.
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo
tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu,
ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho.
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh
toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải
qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải
thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
b. Khả năng thanh toán nhanh
Tình hình tài chính được phản ánh rõ nét qua tình hình thanh toán và khả năng
thanh toán của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt, ít công nợ, khả năng thanh tóan dồi
dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng nhưng ít bị chiếm dụng, ngược lại, nếu tài chính
không tốt sẽ dẩn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
ĐVT: lần
2013 2014 2015
Khả năng thanh toán nhanh 0.49 0.63 0.58
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, cho thấy công ty không có khả năng
đảm bảo thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn kể cả khi không tính lượng hàng tồn
kho. Tỷ số này giảm qua các năm vừa qua. công ty khó có thể đảm bảo mức an tòan
về khả năng thanh toán cho công ty.
30
Nợ ngắn hạn lớn, nợ ngắn hạn của công ty năm 2014 tăng 5,114 triệu so với
năm 2013, năm 2015 tăng 8,342 triệu chủ yếu do tăng nợ phải trả nội bộ,phải trả
công nhân viên chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Công ty cần có biện pháp
giảm nợ ngắn hạn chuyển một phần nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm đảm bảo tình
hình khả năng thanh toán nhanh của công ty
2.3.3. Khả năng thanh toán tiền mặt
Tỷ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền mặt và tương đương tiền mặt)/(Nợ
ngắn hạn)
2013 2014 2015
Khả năng thanh toán tiền mặt 0.001 0.003 0.002
Khả năng thanh toán tiền mặt giảm qua các năm, công ty có số tiền mặt và các
khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số
thanh toán tiền mặt ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm
trọng. Công ty có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra
doanh thu cao hơn ( như cho vay ngắn hạn).
3.3.4 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động:
 Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Giá vốn hàng
bán
99,243 121,267 151,144 22,024 29,878 22.2 24.6
Hàng tồn kho
bình quân
4,573 3,389 9,874 -1,184 6,485 (25.9) 191.4
Số vòng quay
hàng tồn kho
21.7 35.8 15.3 14 -20 64.9 (57.2)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết công ty sử dụng vốn lưu động
càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của
công ty. Vòng quay biến động qua các năm, giảm mạnh vào năm 2014 do công ty
chưa giải phóng tốt hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày mộtvòng quay HTK = Số ngày trong kỳ
31
Số vòng quay HTK trong kỳ
Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.
Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có:
- Năm 2013:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 17( ngày)
21.7
- Năm 2014:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 10 ( ngày)
35.8
- Năm 2015:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 24 ( ngày)
15.3
Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 21.7 và bình quân là 17 ngày cho một
vòng quay. Đến năm 2014 thì số vòng quay đã tăng lên 35.8 vòng nguyên nhân là
giá vốn hàng bán năm 2014 tăng so với năm 2013 là 22.2%, trong khi đó hàng tồn
kho bình quân giảm với tỷ lệ 25.9%. Và dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn
kho giảm so với 2013 là 10 ngày.
Đến năm 2015 thì số vòng quay giảm xuống còn 15.3 vòng và số ngày một vòng
quay hàng tồn kho tới 24ngày tăng so với năm 2014 là 14 ngày.
Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là chấp nhận
được; điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng hiệu quả. Qua đó, nhà
quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng để giảm
bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường
hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến của nhu
cầu thị trường.
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
KTTBQ =
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày
32
Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán
trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà chưa
thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,...
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Doanh thu thuần
360
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu
thuần
164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2
Số dư BQ các
khoản phải thu
11,855 18,433 21,709 6,578 3,276 55.5 17.8
Doanh thu BQ
một ngày
456 528 635 72 107 15.8 20.2
KTTBQ 26.0 34.9 34.2 9 -1 34.2 (2.0)
Vòng quay
các khoản
phải thu BQ
13.8 10.3 10.5 -4 0 (25.5) 2.1
(Nguồn: Phòng kế toán)
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu
tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2014, 2015 so với năm 2013.
Trong năm 2013 Công ty phải mất 13.8 ngày thu được vốn kinh doanh, năm
2014, 2015 thì chỉ tiêu này giảm còn khoảng 10 ngày. Nguyên nhân là do khoản
phải thu bình quân đã tăng lên vào năm 2014 -2015 so với năm 2013, doanh thu
bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2014 -2015.
Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, tình hình thu nợ của
Công ty tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều có lợi cho Công ty.
Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị
trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên
nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt
với nhiều khoản nợ khó đòi.
33
3.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động:
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh 2014/2013
So sánh
2015/2014
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu thuần
(trđ)
164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2
Tài sản lưu động
BQ (trđ)
20,463 25,600 33,962 5,137 8,363 25.1 32.7
Số vòng quay
vốn lưu động
( vòng)
8.0 7.4 6.7 -1 -1 (7.4) (9.4)
Số ngày một
vòng quay
( ngày)
44.9 48.5 53.5 4 5 8.0 10.4
(Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2014 số vòng quay vốn lưu động giảm so với năm 2013 là 1 vòng tương
ứng với giảm 7.4%. Nguyên nhân là do tốc độ doanh thu thuần tăng thấp hơn tốc độ
tăng tài sản lưu động BQ. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay tăng lên 48.5
ngày. Trong năm 2015 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 6.7 vòng và số ngày
một vòng quay vốn lưu động tăng lên 53.5 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động
nhìn chung là rất thấp, do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số
vòng quay giảm trong năm 2014 và năm 2015 so với năm 2013, đây là dấu hiệu xấu
trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng
các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm cải thiện hiệu
quả sử dụng vốn này.
3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
3.4.1 Thuận lợi:
- Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài sản
của Công ty tăng lên từ 24.241 triệu đồngvào cuối năm 2013, tăng thêm 5.114
triệu đồng ở cuối năm 2014 và tiếp tục tăng lên thêm 8.243 triệu đồng ở cuối
năm 2015, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng là do công ty tăng khoản nợ ngắn
hạn và sự đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại.
- Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
của Công ty là rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 43.5
đồng , 50.7 đồng và 62.9 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2013, năm 2014 và
năm 2015. Như vậy, nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm,
ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2014 và năm 2015 là cao hơn so với năm 2013.
34
Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một
cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt.
- Thứ ba, số vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua các năm từ 26 vòng ở
năm 2013 tăng lên 34.9 vòng ở năm 2014 và 34.2 vòng ở năm 2015. Nhìn chung,
số vòng quay của các năm ở mức cao. Nhà quản trị cần tiếp tục duy trì và phát
triển chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm gia tăng số vòng
quay thu tiền lên. Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu tăng dần
qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng giảm xuống. Số ngày
thu tiền càng thấp càng tổt. Nhà quản trị của Công ty cần duy trì và kiểm soát ở
mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.
3.4.2 Hạn chế:
- Vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được 8 vòng trong năm 2013,
giảm còn 7.4 vòng ở năm 2014 (so với cuối năm 2013) và giảm xuống còn 6.7
vòng ở năm 2015 (so với năm 2014). Số vòng quay của vốn lưu động ở mức
trung, do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp
dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này chưa cao
- Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2015 giảm mạnh. Nhà quản trị
Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên
đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số
ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
năm 2015 tăng lên, mất 24 ngày mới thu được vốn kinh doanh. Nhà quản trị của
Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày
của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN:
Những phân tích trên đây cho thấy một bức tranh chung về tình hình tài chính
công ty. Hầu hết các chỉ số tài chính qua ba năm đều tăng qua các năm. Điều này
phản ánh sự tác động của thị trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cần điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn trên cơ sở xem xét lại vấn đề công nợ cho
khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng không nên thiên nhiều về vốn vay
ngắn hạn và các khỏan chiếm dụng ngắn hạn mà tập trung hơn vào tài sản dài hạn.
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Doanh nghiệp cùng
ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ chuyển phát, Công ty đã đưa ra định hướng cho
sự phát triển của công ty những năm tới như sau:
Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành nghiên cứu nhiều sản phẩm đáp ứng
nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
Tiếp tục mở rộng thị trường bán hàng, khai thác thị trường cả nước, mở rộng thị
trường thêm các kênh phân phối sang khu vực lân cận. Duy trì và củng cố mối quan
hệ tốt với nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng, chủ động nắm bắt nhu cầu thị
trường.
Có những chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những công
nhân viên có trình độ tay nghề,gắn bó với công ty.
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hơn nữa.
4.2 KIẾN NGHỊ:
4.2.1. Hoàn thiện quy trình phân tích hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp
- Cần tiến hành kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán.
- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ phân tích.
- Bổ sung phân tích hiệu quả hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh cung
cấp kịp thời cho Ban Giám đốc công ty.
- Tạo lập mối quan hệ giữa kế toán quản trị và phân tích tài chính.
4.2.2. Giải pháp nâng cao doanh thu và kiểm soát chi phí
a. Tăng doanh thu
- Nâng cao hiệu quả đấu thầu: Đưa ra giá thầu hợp lý dựa vào tình hình thị
trường và chi phí bỏ ra mà vẫn có lời.
- Tăng sản lượng hoặc tăng giá bán, đồng thời có thể kết hợp tăng sản lượng và
giá bán. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh
tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ
riêng với Công ty TNHH Trương Gia Hưng mà là đối với tất cả các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
b. Kiểm soát chi phí
- Đối với các nhà quản trị tài chính thì tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm là một nhiệm vụ quan trọng.Muốn vậy phải tăng cường công tác quản lý ở
các doanh nghiệp:
36
 Phải lập được kế hoạch chi phí, xây dựng được các ý thức thường
xuyên tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp.
 Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn, mà chi phí nguyên
vật liệu phụ thuộc vào hai yếu tố: lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá
cả nguyên vật liệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng định mức kinh
tế - kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu tiên tiến, khoa học; đồng thời
kiểm tra chặt chẽ giá thành, đơn giá từng loại nguyên vật liệu.
- Để tiết kiệm chi phí lao động, doanh nghiệp cần xây dựng định mức lao động
khoa học và hợp lý đến từng người lao động và từng lao động. Xây dựng đơn giá
tiền lương sao cho đảm bảo tăng năng suất lao động phù hợp với việc tăng thu
nhập.
37
KẾT LUẬN
Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty
Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các
công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị
trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công
tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những
quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với
công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn
thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà
đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định.
Em thiết nghĩ Công ty Hệ thống thông tin FPT - CN TPHCM cần chú trọng hơn
nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị
trên đây là hoàn toàn khả thi đối với Công ty Hệ thống thông tin FPT - CN TPHCM
nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do
chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong chuyên đề
có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã
là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô
giáo, các cô chú, anh chị phòng Kế toán Công ty và các bạn quan tâm tới vấn đề
này, để bài viết hoàn thiện hơn.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh sách tài liệu:
1. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh
doanh, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản
Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
B. Danh sách website:
1. http://www.slideshare.net/www.bantinsom.com/phn-tch-ti-chnh-cc-doanh-
nghip-kinh-doanh-l-hnh-wwwbantinsomcom
2. http://www.quantrimang.com.vn/download/data/soft/2009/11/11/BCTC-
Download.com.vn.pdf
3. http://tailieu.vn/download/document/MTIxOTUyMTA1NDQ5.MTA1NDQ5.ht
ml
4. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/phan-tich-cac-bao-cao-tai-chinh.6912.html
5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-
.76506.html
6. http://hongnhungcdkt.googlepages.com/Tysotaichinh.ppt
7. http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:T%E1%BB
%B7_s%E1%BB%91_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh
http://www.vneconomy.vn/68274P0C7/danh-gia-chi-so-tai-chinh-cua-cong-
ty-niem-yet.htm
1
2
PHỤ LỤC
In excel của em rA

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
 
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAYKế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Đề tài: Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở huyện Kiến Thụy - Hải Phòng
Đề tài: Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở huyện Kiến Thụy - Hải PhòngĐề tài: Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở huyện Kiến Thụy - Hải Phòng
Đề tài: Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở huyện Kiến Thụy - Hải Phòng
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vnPdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
 
Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh mtv xây dựng xuâ...
Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh mtv xây dựng xuâ...Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh mtv xây dựng xuâ...
Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh mtv xây dựng xuâ...
 
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
 
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAYĐề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOTLuận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
 
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAYLuận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
 
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung SơnKế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
 

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty hệ thống thông tin

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty hệ thống thông tin (20)

Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty bán vé máy bay tốc hành
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty bán vé máy bay tốc hànhĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty bán vé máy bay tốc hành
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty bán vé máy bay tốc hành
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
 
Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu nội thất Ashley (Hoa Kỳ) tại Tp. Hồ C...
Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu nội thất Ashley (Hoa Kỳ) tại Tp. Hồ C...Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu nội thất Ashley (Hoa Kỳ) tại Tp. Hồ C...
Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu nội thất Ashley (Hoa Kỳ) tại Tp. Hồ C...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty SonionHoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Sonion
 
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
 
Khảo Sát Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khảo Sát Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhảo Sát Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khảo Sát Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê DuẩnLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
 
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa NamĐề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường NamKhóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
 
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
 
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
 
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại AthenaBáo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
 
Quy trình và phương pháp tuyển dụng nhân viên văn phòng tại một số doanh nghi...
Quy trình và phương pháp tuyển dụng nhân viên văn phòng tại một số doanh nghi...Quy trình và phương pháp tuyển dụng nhân viên văn phòng tại một số doanh nghi...
Quy trình và phương pháp tuyển dụng nhân viên văn phòng tại một số doanh nghi...
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà tại công ty TNHH sản xuất thương m...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà tại công ty TNHH sản xuất thương m...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà tại công ty TNHH sản xuất thương m...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà tại công ty TNHH sản xuất thương m...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 

Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty hệ thống thông tin

  • 1. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SVTH: Phạm Công Duy MSSV: 1354032193 Ngành: Tài chính Ngân hàng GVHD: Ths Vũ Bích Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập là một phần thực tế giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường làm việc trước khi bước vào đời vào trong xã hội, bên cạnh đó phát triển kỹ năng làm việc, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Qua quá trình thực tập 3 tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, nay em đã có được kết quả mình mong đợi và hoàn thành báo cáo thực tập này của mình. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Đào tạo đặc biệt nói riêng củng như quí thầy cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tình và bổ sung cho em nhửng kiến thức còn thiếu để em hoàn thành báo cáo thực tập trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặt biệt là các anh chị trong phòng Kinh doanh BA đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẩn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo thực của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu. Ngoài ra, các anh chị đã tạo nhiều cơ hội cho em học hỏi được những kinh nghiệm quý báu, để em phát triển năng lực của bản thân và có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường làm việc thực tế.
  • 3. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. TP. Hồ Chí Minh, ngày…….tháng 12 .năm 2016 Giảng viên hướng dẫn
  • 4. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ A Tổng tài sản BQ Bình quân D Tổng nợ DLDT Doanh lợi doanh thu E Vốn chủ sở hữu EAT Lợi nhuận HN Hệ số nợ HSN Hệ số nợ HSSDTS Hiệu suất sử dụng tài sản HTK Hàng tồn kho HTK Hàng tồn kho HTTHH Hệ số thanh toán hiện hành HTTLV Hệ số thanh toán lãi vay HTTN Hệ số thanh toán nhanh HTTTQ Hệ số thanh toán tổng quát HVCSH Hệ số vốn chủ sở hữu KTTBQ Kỳ thu tiền bình quân SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TRN Doanh thu thuần TS Tỷ suất TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TVXD Tư vấn xây dựng VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 5. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...............................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................iv MỤC LỤC.................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ............................................................................................ viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................1 1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:...............................................................1 1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...................................................................................................1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:...........................................................................................1 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................................................................2 1.4.1.Không gian: .....................................................................................................................2 1.4.2.Thời gian:.........................................................................................................................2 1.4.3.Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................................2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.................................................................................2 1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................................................2 1.5.2.Phương pháp phân tích số liệu:.....................................................................................2 1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO:..................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH....................................................................................4 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .................................................................................................4 2.1.1.Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: ........................4 2.1.2.Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh: .............................................5 2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: ................................................6 2.1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí ..................................6 2.1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận..................................6 2.1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động............................................7 2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu .....................................9 2.2.CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:......................9 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................. 10 3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:..................................................................................... 10 3.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty FPT: ................................................................... 10 3.1.2.Tổng quan về Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS): ........................... 11 3.1.3.Thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV): ...................................................................................................................................... 13
  • 6. vi 3.1.4.Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV):........................................................................................ 14 3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.................................................................... 16 3.2.2 Phân tích chi phí của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):................................ 18 3.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015):........................... 19 3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:..................................................... 21 3.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm(2013, 2014, 2015):.............. 25 3.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty: .................................................. 27 3.3.1 Phân tích tình hình công nợ: ...................................................................................... 27 3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán: .................................................................................. 28 2.3.3. Khả năng thanh toán tiền mặt ................................................................................... 30 3.3.4 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động:.............................................................. 30 3.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động: ...................................................... 33 3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:......... 33 3.4.1 Thuận lợi:...................................................................................................................... 33 3.4.2 Hạn chế:........................................................................................................................ 34 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 35 4.1 KẾT LUẬN: .................................................................................................................... 35 4.2 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................................... 35 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 38 PHỤ LỤC..................................................................................................................................2
  • 7. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.......................................................... 16 Bảng 3.2: Bộ phận cấu thành doanh thu............................................................................. 17 Bảng 3.3: Phân tích chi phí .................................................................................................. 18 Bảng 3.4 : Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................................ 19 Bảng 3.5.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay .......................................................................... 20 Bảng 3.6.Tổng lợi nhuận sau thuế....................................................................................... 21 Bảng 3.7. Các chỉ tiêu về lợi nhuận.................................................................................... 21 Bảng 3.8: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu........................................................ 26 Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phân tích tỷsuất doanh lợi tài sản (ROA)..................................... 26 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu............................. 27 Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư ................................................................... 28 Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho........................................ 30 Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân.................................................. 32 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động....................................... 33
  • 8. viii DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức FPT............................................................................................... 10 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hệ thống thông tin FPT........................................................................... 13 Biểu đồ 3.1: Doanh thu –thu nhập các năm ....................................................................... 17 Biểu đồ 3.2: Chi phí các năm............................................................................................... 19 Biểu đồ 3.3. Phân tích lợi nhuận qua các năm................................................................... 20
  • 9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Từ thời kỳ mở cửa cho đến nay, Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, sắp tới sẽ là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc gia nhập môi trường kinh tế thị trường của khu vực và trên thế giới làm cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam sôi động hơn. Sự cạnh tranh diễn ra rất gay găt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực, cải thiện rất nhiều để có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Và một trong những yếu tố để xác định vị thể của doanh nghiệp trên thương trường đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng yếu tố đó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì thế, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2013 đế năm 2015. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
  • 10. 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1.Không gian: Bài báo cáo thực tập được thực hiện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2.Thời gian: Bài báo cáo thực tập này được thực hiện trong thời gian từ ngày 03/10/2016 đến ngày 16/12/2016. Số liệu được sử dụng trong bài báo cáo thực tập là số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất 2013 – 2015. 1.4.3.Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện bài phân tích đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đòi hỏi phải có vốn kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế và vốn kiến thức còn ít ỏi, mà phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất rộng, rất phong phú và đa dạng nên bài báo cáo thực tập chỉ giới hạn trong những nội dung sau: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2013 đế năm 2015. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng hoàn thiện bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất, nhưng với kinh nghiệm và vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân thì bài báo cáo thực tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính qua các năm 2013, 2014, 2015 của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do phòng Kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thông tin FPT Chi nhánh Hồ Chí Minh cung cấp và một số tài liệu khác do phòng kinh doanh Tài chính – Ngân hàng của công ty cung cấp. 1.5.2.Phương pháp phân tích số liệu: Từ những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp và phân tích với các phương pháp phân tích sau:
  • 11. 3 - Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tài chính. Phương pháp so sánh xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi tiến hành so sánh phải xác định được chỉ số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh…Phương pháp được áp dụng khi ta tiến hành phân tích sự biến động của tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua các năm. Bao gồm 2 phương pháp so sánh cụ thể sau: + Phương pháp số tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Y = Y1 – Y0 Với Y1: trị số phân tích Y0: trị số gốc Y: trị số so sánh + Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. - Phương pháp phân tích: phân tích chi tiết những biến động các chỉ tiêu của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai. - Phương pháp thống kê: chủ yếu là thu thập các số liệu từ các báo cáo tài chính, tổng hợp theo trình tự để thuận lợi cho quá trình phân tích. - Phương pháp đồ thị: để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích. 1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO: Bài báo cáo bao gồm 4 chương. Chương 1: *Bổ sung* Chương 2: *Bổ sung* Chương 3: *Bổ sung* Chương 4:
  • 12. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1.Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:  Khái niệm: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cái thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Quá trình phân tích được thực hiện từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.  Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh: - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Chỉ có phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ những phân tích đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh nhằm đưa ra những giải pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp đạt được kết quả tốt nhất, và cũng là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định chính xác trong quản lý, nhất là việc kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu đã đề ra. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Bất kể môi trường kinh tế nào, lĩnh vực kinh doanh nào thì mỗi doanh nghiệp vẫn luôn gặp những rủi ro. Nếu doanh nghiệp có khả năng phân tích hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhằm điều chỉnh lại những mục tiêu, hay chiến lược kinh doanh cho phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển. - Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như phân tích về: tài chính, nhân sự, trang thiết bị,… đã có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác động từ bên ngoài như khách hàng, nhà đầu tư, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…Trên cơ sở phân tích đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những dự
  • 13. 5 đoán rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có những biện pháp phòng ngừa. 2.1.2.Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh:  Doanh thu: Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa – dịch vụ, từ hoạt động tài chính,… Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.  Chi phí: - Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo,… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm: chi phí quản lý nhân viên, chi phí khấu hao,… - Chi phí tài chính: Là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,…Các khoản chi phí khác như: phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, …  Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, đó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ
  • 14. 6 chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc khách quan đưa tới. 2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêuphản ánh mức độ sử dụng chi phí a. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết trong tổng số doanh thu thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. b. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Chi phí bán hàng Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ công tác bán hàng có hiệu quả và ngược lại. c. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Chi phí quản lý Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ công tác tác quản lý càng hiệu quả và ngược lại. Ngoài các chi tiêu thể hiện ngay trong báo cáo KQHĐKD như: Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, chúng ta cần kết hợp phân tích các chỉ tiêu sau: 2.1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêuphản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận a. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ Doanh thu = Tỷ lệ chi phí hàng bán/ Doanh thu = Tỷ lệ chi phí quản lý/Doanh thu = Tỷ lệ lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần =
  • 15. 7 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng là lợi nhuận gộp. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ doanh thu là cao. Ngược lại chỉ số này nhỏ chứng tỏ việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng b. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phán ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: Cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại 2.1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động a. Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đáp ứng nhu cầu thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra,…Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động, nó luôn vận động. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn mà vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho được dự trữ phải hợp lý. Để giải quyết vấn đề trên, phải nghiên cứu vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay HTK phản ánh mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Số vòng quay HTK được xác định bằng cách lấy doanh thu hoặc giá vốn hàng bán chia cho bình quân giá trị HTK. Công thức tính như sau: Giá vốn hàng bán HTK bình quân Chỉ tiêu vòng quay HTK cho biết bình quân HTK quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân HTK của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của HTK. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ tăng. Nếu tỷ số này quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có hàng để bán. Nếu tỷ số này quá thấp, chi phí phát sinh liên quan đến HTK sẽ tăng. Tỷ lệ lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần = Tỷ lệ LNST/Doanh thu thuần =
  • 16. 8 b. Vòng quay khoản phải thu Giống như hàng tồn kho, khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán. Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Công thức tính như sau: 360 KPT bình quân Vòng quay KPT cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi ro. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.Vòng quay KPT càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. c. Vòng quay TSNH Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSNH nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Công thức tính như sau: TSNH Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSNH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. d. Vòng quay TSDH Quá trình kinh doanh suy cho cung là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện và phạm vi có thể, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn. Vòng quay tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng TSDH mà chủ yếu quan tâm đến TSCĐ. Công thức tính như sau: Tài sản dài hạn Doanh thu thuần Tỷ số vòng quay TSDH phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của công ty. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng TSDH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. e. Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản mà không phân biệt đó là TSNH hay TSDH. Công thức được xác định như sau
  • 17. 9 Tổng tài sản Doanh thu thuần Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thề bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy, sử dụng tỷ số này để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, với vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh. a. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. LNTT Tài sản bình quân b. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH (ROE) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. Công thức tính như sau: LNTT Vốn chủ sở hữu ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ lợi nhuận được tại ra trên vốn chủ sở hữu là lớn. Đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và ngược lại 2.2.CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: *Bổ sung*
  • 18. 10 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: 3.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty FPT: Công ty cổ phần FPT (FPT Corporation), thành lập ngày 13/08/1988, đến nay trải qua gần 28 năm, FPT đã liên tục phát triển và trở thành Tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam với số lượng nhân viên đạt tới con số hơn 26.800 tính đến ngày 31/12/2016. Doanh thu năm 2015 đạt 40.003 tỷ VND và hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới. Các công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn FPT bao gồm: Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức FPT Nguồn: Phòng nhân sự  THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động CMMi cho phát triển phần mềm. - Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền
  • 19. 11 kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003. - Năm 2001 ra mắt trang VnExpress – một trong những báo điện tử đầu tiên của Việt Nam. Năm 2006 thành lập trường Đại học FPT. Năm 2014 tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của Việt Nam tại thị trường nước ngoài. 3.1.2.Tổng quan về Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS):  Giới thiệu chung và sứ mệnh của công ty: Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết tắt là FPT IS) là thành viên của tập đoàn FPT. Với hơn 22 năm kinh nghiệm, FPT IS là nhà tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp hàng đầu Việt Nam và khu vực. Tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tin học của FPT thời điểm trước năm 1994, ngày nay FIS là sức mạnh hợp nhất của 3 lĩnh vực: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ tư vấn triển khai ERP. Sứ mệnh của FPT IS là mong muốn trở thành công ty cung cấp các giải pháp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu, luôn luôn sáng tạo các giá trị vì khách hàng, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể các thành viên, đóng góp cho cộng đồng.  Quá trình hình thành: - 31/12/1994: Thành lập trung tâm Hệ thống Thông tin FPT (FIS) và xí nghiệp giải pháp phần mềm FPT (FSS) cùng với các trung tâm khác của FPT là trung tâm máy tính, thiết bị văn phòng (FCO), trung tâm phân phối thiết bị tin học (FCD), trung tâm bảo hành (FSM) trung tâm đào tạo tin học (FIT). - Năm 2002: FPT trở thành Công ty cổ phần, FIS tiến hành thành lập FIS toàn quốc, sát nhập FCO Hà Nội, FCO Hồ Chí Minh. - 16/05/2003: Trung tâm Hệ thống Thông tin trở thành Công ty Hệ thống Thông tin, 1 trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của Tập đoàn FPT. - 01/01/2004: Thành lập Trung tâm dịch vụ hoạch định phát triển nguồn nhân lực ERP FPT trực thuộc FIS. 13/08/2004 khai trương chi nhánh FIS tại Đà Nẵng, đánh dấu sự mở rộng phát triển của FIS về quy mô dịch vụ toàn quốc. Đến nay tại Việt Nam FIS đã có mặt trên 6 tỉnh thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu. - 09/04/2005: Chủ tịch Hội đồng quản trị Trương Gia Bình đã kỹ quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mang tên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ
  • 20. 12 thống Thông tin FPT. Công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Hệ thống Thông tin FPT và chi nhánh FIS tại Thành phố Hồ Chí Minh. - 01/01/2007: Sát nhập Công ty Trách nhiệm hữu hạn giải pháp phần mềm FPT (FSS) và trung tâm ERP vào FIS với mong muốn hợp nhất thành khối tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ ERP không chỉ dẫn đầu các công ty tin học tại Việt Nam mà còn có mục tiêu trở thành một công ty tin học hung mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn Công nghệ thông tin lớn nhất tại thị trường Việt Nam. - 01/07/2008: FIS tiến hành vận hành theo cơ cấu mới gồm 7 công ty thành viên và các trung tâm phòng ban phụ thuộc. - 01/09/2009: FIS chuyển đổi từ công ty Trách nhiệm hữu hạn một thàn viên thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 350 tỷ VND. - Năm 2011: Thành lập Công ty FPT IS Singapore và FPT IS Campuchia. Tính đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của công ty đạt hơn 450 tỷ VND. - Năm 2014: Đặt văn phòng đại diện tại Bangladesh và Philippines.  Cơ cấu tổ chức của FIS:
  • 21. 13 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hệ thống thông tin FPT Nguồn: phòng nhân sự Hội đồng thành viên công ty FPT IS:  Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT  Ông Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT  Ông Đỗ Cao Bảo – Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT  Ông Dương Dũng Triều – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, Chủ tịch Hội đồng thành viên FPT IS Ban Điều hành công ty:  Ông Phạm Minh Tuấn – Tổng Giám đốc FPT IS  Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Tổng giám đốc FPT IS phụ trách Sản xuất và quản trị công ty  Ông Đỗ Sơn Giang – Phó Tổng Giám đốc FPT IS kiêm Giám đốc Tài chính  Ông Nguyễn Tuấn Hùng – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc FPT IS khu vực miền Nam  Ông Phùng Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc FPT IS khu vực miền Bắc  Ông Đào Gia Hạnh – Giám đốc Công nghệ FPT IS 3.1.3.Thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV): Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS Services) là thành viên của công ty FPT IS (FPT Information System) thuộc tập đoàn FPT. Quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ CNTT được Chủ tịch Hội đồng Thành viên FPT IS – Ông Bùi Quang Ngọc ký vào ngày 20/05/2008 và đi vào hoạt động với mô hình mới – công ty hạch toán độc lập trực thuộc công ty mẹ FPT IS – từ ngày 01/07/2008. FPT IS Services là đơn vị trực tiếp cung cấp, triển khai các dịch vụ CNTT, tiêu biểu là cá dịch vụ Bảo hành, Bảo trì các hệ thống máy chủ, mạng, bảo mật, ATM, POS, Data Center, Call Center, dịch vụ quản trị hệ thống và các dịch vụ tích hợp khác. Công ty có hai chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bốn văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và Cần Thơ. Văn phòng FIS SRV tại Vũng Tàu và Cần Thơ, hai điểm giao dịch FIS SRV tại Biên Hòa – Đồng Nai và Long Xuyên – An Giang trực thuộc chi nhánh FIS SRV Hồ Chí Minh. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (FIS SRV HCM): Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 5 – 6, Tòa nhà Nam Giao 1, Số 80-82 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 22. 14 Điện thoại: (08) 39959208 Fax: (08) 39959209 - Website: http://www.fis.com.vn. 3.1.4.Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV):  Sản phẩm: o Gói dịch vụ ngân hàng o Gói dịch vụ hạ tầng CNTT o Gói dịch vụ quản trị o Dịch vụ khác  Dịch vụ:  Dịch vụ ngân hàng: FIS SRV có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các Dịch vụ Ngân hàng cho nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bao gồm các dịch vụ: o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành ATM o Dịch vụ Triển khai và Cài đặt ATM o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành hệ thống NAC o Dịch vụ Tra soát và giải quyết khiếu nại giao dịch ATM bị lỗi o Dịch vụ Đào tạo vận hành ATM o Dịch vụ Tư vấn và Triển khai máy phát hành thẻ MK & Matica o Dịch vụ Bảo trì và Bảo hành máy phát hành thẻ MK & Matica o Dịch vụ Bảo trì hệ thống EMV  Dịch vụ hạ tầng CNTT: Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo và chứng nhận bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới, FIS SRV luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu về dịch vụ hạ tầng mạng. o Dịch vụ về hạ tầng mạng Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị thuộc hạ tầng mạng như Router, Switch, Firewall, IPS, IDS, Modem… của các hãng khác nhau trên thế giới như: Cisco, Juniper, CheckPoint, Thales… o Dịch vụ về hệ thống máy chủ Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị thuộc về phần hệ thống như các dòng máy chủ của IBM, HP, Sun,… o Dịch vụ Hỗ trợ người dung (Desktop Support) Gói dịch vụ dành riêng cho các thiết bị máy PC và PC Server o Dịch vụ sửa chữa  Các thiết bị đầu cuối, thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch  Các thiết bị hạ tầng: Router, Switch, Firewall… của các hãng Cisco, Juniper…  Các thiết bị tin học chuyên dung trong lĩnh vực ngân hàng: máy ATM, POS…
  • 23. 15  Các sản phẩm thông thường như máy tính PC, Laptop, máy in văn phòng, máy in nghiệp vụ, UPS, màn hình…  Dịch vụ quản trị: o Dịch vụ Vận hành hạ tầng CNTT o Dịch vụ Giám sát và Quản trị hạ tầng CNTT o Dịch vụ về Cơ sở dữ liệu o Dịch vụ Bảo mật  Dịch vụ khác: o Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu o Dịch vụ Tư vấn chung o Dịch vụ về Quy trình quản trị CNTT – ITIL o Dịch vụ Lắp đặt và Cài đặt thiết bị o Dịch vụ Hỗ trợ phần mềm o Dịch vụ Bán, cho thuê thiết bị và dịch vụ
  • 24. 16 3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ĐVT: 1tỳ VND STT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 164,188 190,221 228,625 26,033 15.9 38,404 20.2 2 Các khoản giảm trừ - 14 - 14 (14) (100.0) 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 164,188 190,207 228,625 26,019 15.8 38,418 20.2 4 Giá vốn hàng bán 99,243 121,267 151,144 22,024 22.2 29,878 24.6 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64,945 68,940 77,480 3,995 6.2 8,540 12.4 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1 2 1,438 1 203.9 1,437 75,655.4 7 Chi phí tài chính (2,055) (1,974) - 81 (3.9) 1,974 (100.0) 8 Chi phí bán hàng 20,881 24,922 25,358 4,041 19.4 436 1.7 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,335 9,247 13,271 2,912 46.0 4,024 43.5 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 39,785 36,748 40,290 (3,037) (7.6) 3,542 9.6 11 Thu nhập khác 1 105 109 104 8,176.0 4 3.8 12 Chi phí khác 2 2 3 0 13.5 1 39.5 13 Lợi nhuận khác (1) 103 106 104 (15,820.8) 3 3.0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39,784 36,851 40,396 (2,933) (7.4) 3,545 9.6 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - - 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 39,784 36,851 40,396 (2,933) (7.4) 3,545 9.6 Nguồn: Phòng kinh doanh 3.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2013, 2014, 2015):
  • 25. 17 Bảng 3.2: Bộ phận cấu thành doanh thu ĐVT: 1tỳ VND Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/giảm % tăng giảm 2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014 Doanh thu và thu nhập 164,188 190,221 228,625 26,033 38,404 15.9 20.2 Thu nhập tài chính 1 2 1,438 1 1,437 203.9 75,655.4 Thu nhập khác 1 105 109 104 4 8,176.0 3.8 Nguồn trích báo cáo tài chính Biểu đồ 3.1: Doanh thu –thu nhập các năm Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 190,221 triệu, so với năm 2013 tăng 26,033 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 15.9%. - Thu nhập tài chính của đơn vị tăng 1 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 203.9%. - Thu nhập khác tăng 104 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,176%. Được biết trong năm đơn vị đã rà soát lại các khoản nợ không có đơn vị đòi kết chuyển vào lãi nên đã làm cho thu nhập này tăng cao Năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 228,625 triệu, so với năm 2014 tăng 38,404 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 20.2%. - Thu nhập tài chính của đơn vị tăng mạnh 1,439 triệu , tương ứng với tỷ lệ tăng 75,655% . - Thu nhập khác tăng 4 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.8%.
  • 26. 18 3.2.2 Phân tích chi phí của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015): Bảng 3.3: Phân tích chi phí ĐVT: 1tỳ VND CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 Mức tăng/giảm % tăng giảm 2015/2014 2014/2014 2015/2014 Chi phí tài chính -2,055 -1,974 0 81 1,974 (3.9) (100.0) Chi phí bán hàng 20,881 24,922 25,358 4,041 436 19.4 1.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,335 9,247 13,271 2,912 4,024 46.0 43.5 Chi phí khác 2 2 3 0 1 13.5 39.5 Tổng chi phí 25,163 32,196 38,632 7,034 6,436 28.0 20.0 Nguồn trích báo cáo tài chính - Chi phí tài chính năm 2014 tăng 1,974% so với năm 2013 nhưng sang năm 2015 tăng lên bằng 0, chi phí tài chính âm góp phần làm cho doanh thu qua các năm tăng mạnh - Chi phí bán hàng tăng qua các năm cho thấy công ty đang mở rộng kinh doanh, năm 2014 tăng 436% so với năm 2013 tương đương tăng 4,042 triệu, năm 2015 tăng nhẹ 19.4 triệu tương ứng tỷ lệ tăng là 1.7%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao chứng tỏ công ty tăng cường các khoản điện, nước, chi phí tiếp khác… năm 2015 tăng 43.5% so với năm 2014. - Chi phí khác không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí từ 2-3 triệu đồng/năm.
  • 27. 19 Biểu đồ 3.2: Chi phí các năm 3.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2013, 2014,2015): Bảng 3.4 : Phân tích tình hình lợi nhuận ĐVT: 1tỳ VND Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Mức tăng giảm % tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2014/ 2013 2015/ 2014 1.Lợi nhuận HĐKD 39,785 36,748 40,290 -3,037 3,542 (7.6) 9.6 2.Lợi nhuận HĐTC 2,056 1,976 1,438 -80 -538 (3.9) (27.2) 3.Lợi nhuận HĐBT -1 103 106 104 3 (15,8 20.8) 3.0 Tổng lợi nhuận 41,840 38,827 41,835 -3,013 3,007 (7.2) 7.7 Nguồn trích báo cáo tài chính
  • 28. 20 Biểu đồ 3.3. Phân tích lợi nhuận qua các năm Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Tình hình lợi nhuận của công ty có chuyển biến khá tốt vào năm 2015, EBIT năm 2014 giảm so với năm 2013 một lượng là 3,037 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.6%. Công ty kinh doanh chưa hiệu quả so với năm 2013 EBIT năm 2015 tăng so với năm 2014 một lượng là 3,542 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.6%. Chứng tỏ trong năm 2015, công ty có chính sách bán hàng tốt, kinh doanh thuận lợi nên lợi nhuận gộp tăng Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty giảm qua các năm, năm 2014 giảm so với năm 2013 một lượng là 80 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.9%. Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty năm 2015 giảm so với năm 2014 một lượng là 538 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm là 27.2%. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 một lượng là 104 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,820%. Lợi nhuận khác của công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 một lượng là 3 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13%. Các hoạt động khác như dịch vụ cho thuê… của công ty diễn biến thuận lợi, khách hàng biết nhiều hơn, có được nhiều đơn hàng hơn. Bảng 3.5.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ĐVT: 1tỳ VND CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 Mức tăng giảm % tăng giảm 2014/2013 2015/2014 2014/ 2013 2015/ 2014
  • 29. 21 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6 Nguồn trích báo cáo tài chính Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2,933 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.4%. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 3,545 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.6%. Năm 2014-2015, doanh thu tăng cho nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty tăng cao Bảng 3.6.Tổng lợi nhuận sau thuế ĐVT: 1tỳ VND CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 Mức tăng giảm % tăng giảm 2014/2013 2015/2014 2014/ 2013 2015/ 2014 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6 Nguồn trích báo cáo tài chính Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FIS SRV) – CN TPHCM: năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2,933 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.4%. Tình hình các dự án kém khả quan cùng với chi phí cố định không đổi (lương chiếm trung bình 65% tổng chi phí) khiến lợi nhuận giảm mạnh. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 3,545 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 9.6% Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có chính sách kinh doanh tốt, doanh thu tăng dẫn theo lợi nhuận tăng theo. Tình hình khả quan hơn so với năm 2014, do có các dự án tài chính đưa ra đấu thầu (dự án Bangladesh, dự án thu phí không dừng trên đường cao tốc,…) 3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Bảng 3.7. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ĐVT: 1tỳ VND CHỈ TIÊU Năm Năm Năm Mức tăng giảm % tăng giảm
  • 30. 22 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014 Tổng DT 164,190 190,328 230,172 26,138 39,845 15.9 20.9 Tổng LN 41,840 38,827 41,835 -3,013 3,007 (7.2) 7.7 Chi Phí 25,163 32,196 38,632 7,034 6,436 28.0 20.0 LN/DT (%) 25.5 20.4 18.2 -5 -2 (19.9) (10.9) LN/TCP(%) 166.3 120.6 108.3 -46 -12 (27.5) (10.2) Ngoài 2 yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận là doanh thu và chi phí đã phân tích ở mực 3.2.3. Thông qua bảng phân tích, ta phân tích thêm các nội dung sau: + Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất này xác định hướng phát triển kinh doanh, trong năm phân tích tỷ số này giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ là 25.5%, năm 2014 tỷ lệ giảm còn 20.4%. Năm 2015, tỷ suất này giảm còn 18.2% giảm 2%, đây là dấu hiệu không khả quan cho đơn vị. + Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí Chi phí kinh doanh giảm làm tỷ suất này giảm đáng kể. Năm 2013, tỷ suất là 166.3%, Năm 2014, tỷ suất là 120.6%, giảm 46%. Năm 2015, đơn vị chưa tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả sử dụng, trong năm tỷ suất là 108.3% giảm 12% so năm 2014. Các nhân tố tác động khách quan * Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế là môi trường có liên quan trực tiếp đến thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh , nó quyết định những đặc điểm chủ yếu của thị trường như: dung lượng, cơ cấu, sự phát triển trong tương lai của cầu, của cung, khối lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường. Một số nhân tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của Doanh nghiệp : Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tài chính. Sự phân bổ và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Thu nhập quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người. * Môi trường văn hoá xã hội, dân cư. Văn hoá xã hội :
  • 31. 23 Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân cư và sự giao lưu giữa các bộ phận dân cư khác nhau. Các nhân tố này ảnh hưởng đến thị hiếu tập quán tiêu dùng của dân cư. Trong số các nhân tố văn hoá xã hội phải kể đến : - Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá xã hội, tín ngưỡng . - Các giá trị xã hội . - Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá . - Các sự kiện văn hoá, hoạt động văn hoá môi trường Dân cư: Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cung cầu trên thị trường, đồng thời nó có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một các gián tiếp thông qua sự tác động của nó. Các nhân tố dân cư bao gồm: - Dân số và mật độ dân số. - Sự phân bổ của dân cư trong không gian. - Cơ cấu dân cư ( độ tuổi , giới tính.. .). - Sự biến động của dân cư. - Trình độ của dân cư . *Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thông qua việc quy định, kiểm soát các quá trình, các hoạt động và các mối quan hệ thị trường. Đồng thời nó còn có thể hạn chế hoặc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Cụ thể của môi trường pháp lý đó là: - Tình hình chính trị, an ninh. - Các quy định, tiêu chuẩn, điều lệ. - Hệ thống thể chế pháp luật. - Các chế độ chính sách kinh tế xã hội. - Các nhân tố pháp lý khác. * Môi trường khoa học công nghệ: Đây là môi trường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh của Doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ảnh hưởng của khoa học công nghệ cho ta thấy được các cơ hội và thách thức cần phải được xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược sản xuất kinh doanh. Những phát minh mới về khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều tập quán và tạo xu thế mới trong tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm mới. Môi trường ngành o Khách hàng:  Khách hàng truyền thống.
  • 32. 24 Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối hệ tương đối lâu dài với doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và họ đã có sự hiểu biết khách hàng khá kỹ về nhau và tin tưởng nhau ở một mức độ nhất định. Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh việc tăng cường, củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống luôn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai.  Khách hàng mới: Khách hàng mới là những khách hàng có sự hiểu biết ít về Doanh nghiệp, về sản phẩm của Doanh nghiệp. Do vậy giữa doanh nghiệp và khách hàng mới chưa thiết lập được mối quan hệ bền vững. b. Các nhân tố tác động chủ quan b1. Phân tích và dự báo nguồn nhân lực. Mục đích của việc phân tích, dự báo nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp là nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả nhất. Trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh các nguồn lực về tiền mặt, năng lực sản xuất, tiềm lực nghiên cứu, công nhân, kỹ sư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu vẫn còn hạn chế ở các mức độ khác nhau. Để phục vụ tốt cho sản xuất và bảo đảm đủ các nguồn lực hợp lý trong thực hiện chiến lược Doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá và điều chỉnh các nguồn lực của mình. Do đó, việc đánh giá, phân tích, dự báo tổng quát các nguồn lực luôn là công việc thường xuyên liên tục của Doanh nghiệp. Trước khi thực hiện chiến lược của mình Doanh nghiệp cần xác định các nguồn lực cần thiết. Nếu thiếu nguồn lực nào thì phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo số lượng và chất lượng các nguồn lực. Như vậy, phân tích và dự báo nguồn lực trong nội bộ Doanh nghiệp đòi hỏi mỗi bộ phận mỗi phòng ban trong Doanh nghiệp phải có ý thức xác định đánh giá nguồn lực của bộ phận mình nói riêng và của toàn Doanh nghiệp nói chung. Cụ thể : - Ban giám đốc : Nhiệm vụ lớn đối với những người lãnh đạo trong Doanh nghiệp là làm thế nào để nhân viên hiểu được một cách tốt nhất những ý đồ mục tiêu mà lãnh đạo đặt ra. Điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo phải có những giải pháp mang tính nguyên tắc nhằm hoàn thiện phương pháp quản lý, khuyến khích và động viên công nhân viên làm việc với tinh thần hăng say. Khi đó sẽ tạo ra sáng kiến trong đội ngũ nhân viên. - Đối với người lãnh đạo, yêu cầu hàng đầu là phải có khả năng quản lý tốt, có trình độ cao để phân tích và dự báo nguồn lực ở cấp vĩ mô nhằm đưa ra những quyết định quan trọng cho Doanh nghiệp. Để lãnh đạo tốt công tác quản lý trong Doanh nghiệp thì lãnh đạo phải là người có bản lĩnh, có tính quyết đoán cao đồng thời là người có nhiều kinh nghiệm. - Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp : Ngoài yêu cầu về khả năng quản lý còn đòi hỏi họ có trình độ chuyên môn cao. Người quản lý chủ chốt phải có khả năng ra quyết định và sự hiểu biết cần thiết để phát huy vai trò chủ chốt của mình. - Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp, đốc công công nhân:
  • 33. 25  Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp là những người chịu sự chỉ đạo của các cấp trên và có trách nhiệm đôn đốc cấp dưới.  Đội ngũ công nhân là những người sản xuất trực tiếp đòi hỏi họ phải có trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với vị trí và công việc mà họ nắm giữ.  Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp, đốc công công nhân phải hoạt động ăn khớp với nhau để cùng thực hiện kế hoạch hay quyết định của cấp trên. b2. Phân tích khả năng tổ chức. Khả năng tổ chức của Doanh nghiệp có hiệu quả hay không thể hiện ở việc Doanh nghiệp có thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình hay không? Hình thức và cơ cấu của Doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay không? Để giải quyết những câu hỏi trên là việc giải đáp được vấn đề tổ chức của Doanh nghiệp như thế nào và khả năng tổ chức của Doanh nghiệp hiện thời ra sao ? b3. Phân tích khả năng tài chính - Nguồn tài chính: nguồn tài chính trong Doanh nghiệp gồm 3 yếu tố cơ bản sau:  Vốn: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.  Chi phí : các Doanh nghiệp thường tìm cách hạ thấp chi phí để góp phần tăng lợi nhuận.  Lợi nhuận: là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp nào. - Khả năng dự đoán : Doanh nghiệp phải dự đoán được khả năng tiêu thụ sản phẩm hay dự đoán chiến lược mà mình đưa ra cho có lợi nhất và dễ thực hiện nhất. - Sự hỗ trợ của nhà nước: Nhà nước thường hỗ trợ các Doanh nghiệp bằng các chính sách hay bằng cách tạo điều kiện cho vay vốn. - Nguồn nhân lực: Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp, do vậy Doanh nghiệp cần phải liên tục nâng cao yếu tố đầu vào bằng cách: trả lương cao để thu hút nguồn nhân lực, tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho công nhân viên yên tâm sản xuất. Đào tạo bổ sung, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. 3.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm(2013, 2014, 2015):  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận sau thuế x 100%
  • 34. 26 DLDT = Doanh thu thuần CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Mức tăng giảm % tăng giảm 2014/2013 2015/2014 2014/2013 2015/2014 LNST 39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6 Doanh thu 164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2 LNST/DT (%) 24.2 19.4 17.7 -5 -2 (20.0) (8.8) Bảng 3.8: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2013, năm 2014 và năm 2015 thì có lần lượt là 24.2%, 19.4%, 17.7% lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Giá trị tài sản BQ Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phân tích tỷsuất doanh lợi tài sản (ROA) Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (trđ) 39,784 36,851 40,396 -2,933 3,545 (7.4) 9.6 Tổng tài sản BQ (trđ) 24,241 29,355 37,598 5,114 8,243 21.1 28.1 ROA (%) 164.1 125.5 107.4 -39 -18 (23.5) (14.4) (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
  • 35. 27 Trong năm 2013, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 164.1 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 thì trong một đồng tài sản mang về 125.5 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 ROA bằng 107.4%. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang lại là cao nhưng đang có xu hướng giảm qua các năm  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế * 100% Vốn chủ sở hữu BQ Tuy nhiên Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Hệ thống thông tin FPT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thuộc tập đoàn FPT nên trong bảng cân đối kế toán không thể hiện vốn chủ sở hữu 3.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty: 3.3.1 Phân tích tình hình công nợ: Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Nợ phải trả 24,241.07 29,354.87 37,597.97 5,114 8,243 21.1 28.1 Vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 0 Tổng tài sản 24,241.07 29,354.87 37,597.97 5,114 8,243 21.1 28.1 HN ( lần) 1 1 1 0 0 - - HVCSH ( lần) 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình thành từ nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp. Năm 2013 -2015 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 1 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Qua đó ta thấy rằng, công ty sẽ không có độc lập rất cao đối với các chủ nợ bên ngoài và đồng thời công ty không có khả năng đối với các khoản nợ của mình. Để đảm bảo kết cấu nguồn vốn tốt, nhà quản trị công ty cần nên xem xét và có biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm cân đối kết cấu nguồn vốn của công ty để đủ trả nợ và khai thác một cách hiệu quả đồng vốn vay bên ngoài.
  • 36. 28  Phân tích tỷ suất đầu tư Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Tài sản ngắn hạn 20,463 25,600 33,962 5,137 8,363 25.1 32.7 Tài sản dài hạn 3,778 3,755 3,636 -24 -119 (0.6) (3.2) Tổng tài sản 24,241 29,355 37,598 5,114 8,243 21.1 28.1 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.844 0.872 0.903 0 0 3.3 3.6 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 0.156 0.128 0.097 0 0 (17.9) (24.4) (Nguồn: Phòng kế toán) Đây là các tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2013 thì trong một đồng vốn kinh công ty đã dành 0.844 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,156 đồng hình thành TSCĐ. Năm 2014 thì có 0,872 đồng hình thành tài sản lưu động và cũng chỉ có 0,128đồng đầu tư vào TSCĐ, đến năm 2015 thì có 0,903 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,097đồng hình thành TSCĐ. Qua các kết quả trên, ta thấy Công ty đầu tư hầu hết vốn vào tài sản ngắn hạn và chỉ một phần rất nhỏ vào tài sản dài hạn và đang tăng dần đầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm bớt đầu tư vào tài sản dài hạn. 3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán: a. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
  • 37. 29 Đơn vị 2013 2014 2015 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 0.84 0.87 0.90 Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ta thấy, hệ số này của Công ty tăng qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN tăng dần. Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. b. Khả năng thanh toán nhanh Tình hình tài chính được phản ánh rõ nét qua tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt, ít công nợ, khả năng thanh tóan dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng nhưng ít bị chiếm dụng, ngược lại, nếu tài chính không tốt sẽ dẩn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. ĐVT: lần 2013 2014 2015 Khả năng thanh toán nhanh 0.49 0.63 0.58 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, cho thấy công ty không có khả năng đảm bảo thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn kể cả khi không tính lượng hàng tồn kho. Tỷ số này giảm qua các năm vừa qua. công ty khó có thể đảm bảo mức an tòan về khả năng thanh toán cho công ty.
  • 38. 30 Nợ ngắn hạn lớn, nợ ngắn hạn của công ty năm 2014 tăng 5,114 triệu so với năm 2013, năm 2015 tăng 8,342 triệu chủ yếu do tăng nợ phải trả nội bộ,phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Công ty cần có biện pháp giảm nợ ngắn hạn chuyển một phần nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm đảm bảo tình hình khả năng thanh toán nhanh của công ty 2.3.3. Khả năng thanh toán tiền mặt Tỷ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền mặt và tương đương tiền mặt)/(Nợ ngắn hạn) 2013 2014 2015 Khả năng thanh toán tiền mặt 0.001 0.003 0.002 Khả năng thanh toán tiền mặt giảm qua các năm, công ty có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Công ty có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn ( như cho vay ngắn hạn). 3.3.4 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động:  Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 99,243 121,267 151,144 22,024 29,878 22.2 24.6 Hàng tồn kho bình quân 4,573 3,389 9,874 -1,184 6,485 (25.9) 191.4 Số vòng quay hàng tồn kho 21.7 35.8 15.3 14 -20 64.9 (57.2) (Nguồn: Phòng kế toán) Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết công ty sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của công ty. Vòng quay biến động qua các năm, giảm mạnh vào năm 2014 do công ty chưa giải phóng tốt hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày mộtvòng quay HTK = Số ngày trong kỳ
  • 39. 31 Số vòng quay HTK trong kỳ Số ngày trong một năm thường là 360 ngày. Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có: - Năm 2013: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 17( ngày) 21.7 - Năm 2014: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 10 ( ngày) 35.8 - Năm 2015: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 24 ( ngày) 15.3 Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 21.7 và bình quân là 17 ngày cho một vòng quay. Đến năm 2014 thì số vòng quay đã tăng lên 35.8 vòng nguyên nhân là giá vốn hàng bán năm 2014 tăng so với năm 2013 là 22.2%, trong khi đó hàng tồn kho bình quân giảm với tỷ lệ 25.9%. Và dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2013 là 10 ngày. Đến năm 2015 thì số vòng quay giảm xuống còn 15.3 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tới 24ngày tăng so với năm 2014 là 14 ngày. Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là chấp nhận được; điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng hiệu quả. Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến của nhu cầu thị trường.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. KTTBQ = Số dư BQ các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày
  • 40. 32 Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,... Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu thuần 360 Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần 164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2 Số dư BQ các khoản phải thu 11,855 18,433 21,709 6,578 3,276 55.5 17.8 Doanh thu BQ một ngày 456 528 635 72 107 15.8 20.2 KTTBQ 26.0 34.9 34.2 9 -1 34.2 (2.0) Vòng quay các khoản phải thu BQ 13.8 10.3 10.5 -4 0 (25.5) 2.1 (Nguồn: Phòng kế toán) Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2014, 2015 so với năm 2013. Trong năm 2013 Công ty phải mất 13.8 ngày thu được vốn kinh doanh, năm 2014, 2015 thì chỉ tiêu này giảm còn khoảng 10 ngày. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân đã tăng lên vào năm 2014 -2015 so với năm 2013, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2014 -2015. Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, tình hình thu nợ của Công ty tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều có lợi cho Công ty. Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi.
  • 41. 33 3.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động: Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần (trđ) 164,188 190,207 228,625 26,019 38,418 15.8 20.2 Tài sản lưu động BQ (trđ) 20,463 25,600 33,962 5,137 8,363 25.1 32.7 Số vòng quay vốn lưu động ( vòng) 8.0 7.4 6.7 -1 -1 (7.4) (9.4) Số ngày một vòng quay ( ngày) 44.9 48.5 53.5 4 5 8.0 10.4 (Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2014 số vòng quay vốn lưu động giảm so với năm 2013 là 1 vòng tương ứng với giảm 7.4%. Nguyên nhân là do tốc độ doanh thu thuần tăng thấp hơn tốc độ tăng tài sản lưu động BQ. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay tăng lên 48.5 ngày. Trong năm 2015 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 6.7 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên 53.5 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng quay giảm trong năm 2014 và năm 2015 so với năm 2013, đây là dấu hiệu xấu trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn này. 3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 3.4.1 Thuận lợi: - Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài sản của Công ty tăng lên từ 24.241 triệu đồngvào cuối năm 2013, tăng thêm 5.114 triệu đồng ở cuối năm 2014 và tiếp tục tăng lên thêm 8.243 triệu đồng ở cuối năm 2015, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng là do công ty tăng khoản nợ ngắn hạn và sự đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại. - Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 43.5 đồng , 50.7 đồng và 62.9 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2013, năm 2014 và năm 2015. Như vậy, nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2014 và năm 2015 là cao hơn so với năm 2013.
  • 42. 34 Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt. - Thứ ba, số vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua các năm từ 26 vòng ở năm 2013 tăng lên 34.9 vòng ở năm 2014 và 34.2 vòng ở năm 2015. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức cao. Nhà quản trị cần tiếp tục duy trì và phát triển chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm gia tăng số vòng quay thu tiền lên. Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng giảm xuống. Số ngày thu tiền càng thấp càng tổt. Nhà quản trị của Công ty cần duy trì và kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình. 3.4.2 Hạn chế: - Vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được 8 vòng trong năm 2013, giảm còn 7.4 vòng ở năm 2014 (so với cuối năm 2013) và giảm xuống còn 6.7 vòng ở năm 2015 (so với năm 2014). Số vòng quay của vốn lưu động ở mức trung, do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này chưa cao - Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2015 giảm mạnh. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho năm 2015 tăng lên, mất 24 ngày mới thu được vốn kinh doanh. Nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 43. 35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN: Những phân tích trên đây cho thấy một bức tranh chung về tình hình tài chính công ty. Hầu hết các chỉ số tài chính qua ba năm đều tăng qua các năm. Điều này phản ánh sự tác động của thị trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn trên cơ sở xem xét lại vấn đề công nợ cho khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng không nên thiên nhiều về vốn vay ngắn hạn và các khỏan chiếm dụng ngắn hạn mà tập trung hơn vào tài sản dài hạn. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ chuyển phát, Công ty đã đưa ra định hướng cho sự phát triển của công ty những năm tới như sau: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành nghiên cứu nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Tiếp tục mở rộng thị trường bán hàng, khai thác thị trường cả nước, mở rộng thị trường thêm các kênh phân phối sang khu vực lân cận. Duy trì và củng cố mối quan hệ tốt với nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng, chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường. Có những chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những công nhân viên có trình độ tay nghề,gắn bó với công ty. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hơn nữa. 4.2 KIẾN NGHỊ: 4.2.1. Hoàn thiện quy trình phân tích hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp - Cần tiến hành kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. - Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ phân tích. - Bổ sung phân tích hiệu quả hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh cung cấp kịp thời cho Ban Giám đốc công ty. - Tạo lập mối quan hệ giữa kế toán quản trị và phân tích tài chính. 4.2.2. Giải pháp nâng cao doanh thu và kiểm soát chi phí a. Tăng doanh thu - Nâng cao hiệu quả đấu thầu: Đưa ra giá thầu hợp lý dựa vào tình hình thị trường và chi phí bỏ ra mà vẫn có lời. - Tăng sản lượng hoặc tăng giá bán, đồng thời có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng với Công ty TNHH Trương Gia Hưng mà là đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. b. Kiểm soát chi phí - Đối với các nhà quản trị tài chính thì tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng.Muốn vậy phải tăng cường công tác quản lý ở các doanh nghiệp:
  • 44. 36  Phải lập được kế hoạch chi phí, xây dựng được các ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp.  Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn, mà chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào hai yếu tố: lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu tiên tiến, khoa học; đồng thời kiểm tra chặt chẽ giá thành, đơn giá từng loại nguyên vật liệu. - Để tiết kiệm chi phí lao động, doanh nghiệp cần xây dựng định mức lao động khoa học và hợp lý đến từng người lao động và từng lao động. Xây dựng đơn giá tiền lương sao cho đảm bảo tăng năng suất lao động phù hợp với việc tăng thu nhập.
  • 45. 37 KẾT LUẬN Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định. Em thiết nghĩ Công ty Hệ thống thông tin FPT - CN TPHCM cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với Công ty Hệ thống thông tin FPT - CN TPHCM nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Kế toán Công ty và các bạn quan tâm tới vấn đề này, để bài viết hoàn thiện hơn.
  • 46. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh sách tài liệu: 1. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. B. Danh sách website: 1. http://www.slideshare.net/www.bantinsom.com/phn-tch-ti-chnh-cc-doanh- nghip-kinh-doanh-l-hnh-wwwbantinsomcom 2. http://www.quantrimang.com.vn/download/data/soft/2009/11/11/BCTC- Download.com.vn.pdf 3. http://tailieu.vn/download/document/MTIxOTUyMTA1NDQ5.MTA1NDQ5.ht ml 4. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/phan-tich-cac-bao-cao-tai-chinh.6912.html 5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep- .76506.html 6. http://hongnhungcdkt.googlepages.com/Tysotaichinh.ppt 7. http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:T%E1%BB %B7_s%E1%BB%91_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh http://www.vneconomy.vn/68274P0C7/danh-gia-chi-so-tai-chinh-cua-cong- ty-niem-yet.htm
  • 47. 1
  • 48. 2 PHỤ LỤC In excel của em rA