SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ
KHOA: KINH TẾ
……..o0o….…
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH : KẾ TOÁN
Đề tài : Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân
Đơn vị thực tập : Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Sinh viên thực hiện : Bùi Hồng Thanh
Lớp : K57 - TCKT
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Quyên & Đỗ Văn Dần
Hà Nội – Tháng 11/2019
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh i Lớp: K57-TCKT
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tại trường Cao đẳng NN&PTNN Bắc Bộ em đã được
các thầy cô cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình tất cả các kiến thức nền tảng
và chuyên môn quý giá. Ngoài ra em còn được rèn luyên một tinh thần học tập và
làm việc rất cao. Đây là những yếu tố cơ bản giúp em nhanh chóng hòa nhập với
môi trường làm việc sau khi ra trường. Đó cũng là nền tảng vững chắc giúp em
thành công trong sự nghiệp sau này.
Báo cáo tốt nghiệp là một trong những cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết
những kiến thức mà mình đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý
giá trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đầu tiên em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình hai giảng viên là cô Phạm Thị
Quyên và thầy Đỗ Văn Dần đã giúp em hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp một cách
thuận lợi từ kể khi em nhận đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú và anh chị
công tác tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn, đặc biệt các cô, chú và các
anh, chị phòng Kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong
quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này.
Mặc dù em đã rất cố gắng hết sức mình trong thời gian qua nhưng do thời gian
có hạn, cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên trong chuyên đề của em còn nhiều thiếu
sót, em mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô và các độc giả để đề tài của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Bùi Hồng Thanh
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh ii Lớp: K57-TCKT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu viết tắt Nguyên từ
01 TNCN Thu nhập cá nhân
02 BHXH Bảo hiểm xã hội
03 BHYT Bảo hiểm y tế
04 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
05 KPCĐ Kinh phí công đoàn
06 ĐVT Đơn vị tính
07 CSH Chủ sở hữu
08 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
09 MTV Một thành viên
10 TK Tài khoản
11 HSL Hệ số lương
12 CB-CNV Cán bộ - công nhân viên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh iii Lớp: K57-TCKT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ................6
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán trong Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn............. 8
Sơ đồ 1.3: Hình thức kế toán nhật ký chung tại Công ty Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn................................................................................................................ 10
Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung...............................24
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.............................26
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ.......................27
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái ...........................29
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ..............31
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn................................................................................36
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh iv Lớp: K57-TCKT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 3.1: Bảng thống kê sơ bộ về tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn ................................................................................................................32
Bảng 3.2: Bảng các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung
Sơn .......................................................................................................................................38
Biểu 3.3: Mức tính Thuế thu nhập cá nhân.....................................................................37
Biểu 3.4: Bảng chấm công ...............................................................................................38
Biểu 3.5: Bảng chấm công làm thêm giờ........................................................................39
Biểu 3.6: Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 năm 2019 ...........................................40
Biểu 3.7: Bảng tổng hợp tiền lương tháng 10 năm 2019 ..............................................41
Biểu 3.8: Bảng phân bổ tiền lương tháng 10 năm 2019................................................42
Biểu 3.9: Bảng phân bổ BHXH tháng 10 năm 2019 .....................................................43
Biểu 3.10: Sổ Nhật ký chung............................................................................................44
Biểu 3.11: Sổ Cái TK 3383...............................................................................................45
Biểu 3.12: Sổ Cái TK 3384...............................................................................................46
Biểu 3.13: Sổ Cái TK 3389...............................................................................................47
Biểu 3.14: Sổ Cái TK 334.................................................................................................48
Biểu 3.15: Sổ Cái TK 3335...............................................................................................49
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh v Lớp: K57-TCKT
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV XI
MĂNG TRUNG SƠN .........................................................................................................4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
................................................................................................................................................4
1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ......................................4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ..4
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................................4
1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ............5
1.1.4.1 Chức năng ................................................................................................................5
1.1.4.2 Nhiệm vụ..................................................................................................................5
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV xi măng
Trung Sơn..............................................................................................................................5
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .............5
1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
................................................................................................................................................7
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .............7
1.3.2 Hình thức kế toán tại và chế độ kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng
Trung Sơn..............................................................................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.......................................................................................12
2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân
..............................................................................................................................................12
2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương.......................................................................12
2.1.1.1 Khái niệm về tiền lương.......................................................................................12
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh vi Lớp: K57-TCKT
2.1.1.2 Vai trò của tiền lương ...........................................................................................13
2.1.2 Khái niệm và vai trò của Thuế thu nhập cá nhân .................................................13
2.1.1.1 Khái niệm về Thuế thu nhập cá nhân ................................................................13
2.1.1.2 Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân .....................................................................13
2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân .............................14
2.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân ........................................14
2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng ......................................................................................14
2.2.2 Các tài khoản chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập
cá nhân ................................................................................................................................15
2.2.2.1 Tài khoản chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương .............................15
2.2.2.2 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán các trích theo lương ............19
2.2.2.3 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán Thuế thu nhập cá nhân .......22
2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán .....................................................................................23
2.3.1 Hình thức Nhật ký chung .......................................................................................23
2.3.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ .....................................................................................25
2.3.3 Hình thức Nhật ký - Chứng từ ...............................................................................27
2.3.4 Hình thức Nhật ký - Sổ Cái ....................................................................................28
2.3.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính ........................................................................30
CHƯƠNG 3: SỔ SÁCH KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN ...........32
3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn.................................................................................................................32
3.1.1 Tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ....................32
3.1.2 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn..................................................................................................33
3.1.3 Kế toán tổng hợp tiền lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ....35
3.2 Kế toán Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..................37
3.3 Số liệu thực tế về kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV
xi măng Trung Sơn ............................................................................................................37
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh vii Lớp: K57-TCKT
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV XI MĂNG TRUNG SƠN.......................................................................................50
4.1 Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ......50
4.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung
Sơn .......................................................................................................................................50
4.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn..................................................................................................50
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn......................................................................51
KẾT LUẬN.........................................................................................................................53
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã
hội to lớn của nó. Do đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích lập theo
lương là rất quan trọng bởi nó phản ánh thu thập của người lao động, đồng thời tiền
lương là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Đối với người lao động: Tiền lương có ý nghĩa quan trọng bởi nó là nguồn thu
nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiếp đó, sẽ
giúp họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình về các khoản thuế liên quan đến thu
nhập với Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp: Việc nghiên cứu cách hạch toán tiền lương là một trong
những vấn đề quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh và là một mắt xích quan
trọng trong hạch toán kế toán. Giúp cho các nhà quản lý đánh giá một cách đúng đắn
và chính xác được tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích lập theo lương của
công ty cho phù hợp với chính sách của Nhà nước, qua đó xác định được những
điểm mạnh điểm yếu của Công ty trong công tác quản lý và sử dụng quỹ lương để
rồi đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả của
sản xuất kinh doanh.
Đối với nhà nước: Việc tính thuế thu nhập với những cá nhân có mức thu nhập
từ tiền lương cao sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các
công trình phúc lợi, bên cạnh đó là việc đảm bảo chính sách công bằng xã hội.
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và với
mong muốn “Học đi đôi với hành” để củng cố thêm kiến thức, vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và Thuế
thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các
phần hành kế toán doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán
Việt Nam.
- Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng các phần hành kế toán ở
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn, tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong các
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT2
phần hành kế toán tại đơn vị khảo sát. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
vấn đề nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và tính khả thi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Theo như đề tài nghiên cứu đã nêu trên, đối tượng
nghiên cứu là :”Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân” tại Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng phần hành kế toán
nêu trên dưới góc độ kế toán tài chính, không nghiên cứu dưới góc độ kế toán quản
trị.
+ Không gian nghiên cứu:
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Địa chỉ: thôn Lộc Môn – xã Trung Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.
+ Thời gian nghiên cứu: Do điều kiện thời gian thực tập có hạn em chỉ tập trung
nghiên cứu cách hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân trong tháng 10 năm
2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, trong báo cáo của mình để thu thập
thông tin, em đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phỏng vấn, phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát thực tế.
a. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, nhân viên các
phần hành kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn. Đây cũng chính là
cơ hội để doanh nghiệp cung cấp cho những tài liệu và số liệu là nội dung chính của
các phần hành kế toán tại công ty. Qua cuộc phỏng vấn đã giúp em có được cái nhìn
khá chi tiết về thực trạng kế toán tại công ty.
b. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là
để thu thập những kiến thức từ bao quát đến chuyên sâu một cách chính xác về
những vấn đề lý luận chung các phần hành kế toán trên góc độ kế toán tài chính. Em
thực hiện phương pháp này thông qua việc nghiên cứu các giáo trình chuyên ngành,
chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, tham khảo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT3
các báo cáo thực tập của các khóa trước và các bài viết liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
c. Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát trình tự lập, luân chuyển, biểu mẫu,
chứng từ kế toán các phần hành kế toán; vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ
thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, kiểm tra công tác kế toán và ứng dụng
tin học vào công tác kế toán.
4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
Từ những tài liệu, thông tin đã thu nhận được từ hai phương pháp điều tra và
phỏng vấn cùng với kiến thức đã có được từ nghiên cứu tài liệu, từ đó tiến hành hệ
thống hóa, tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin để rút ra những kết luận về các phần
hành kế toán tại công ty.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, danh mục từ viết tắt, nội dung của báo cáo gồm 4 chương:
 Chương 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH MTV xi măng Trung
Sơn.
 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá
nhân.
 Chương 3: Sổ sách kế toán hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.
 Chương 4: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và
Thuế thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT4
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV xi măng
Trung Sơn
1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Trung Son Cement Company.
- Địa chỉ: thôn Lộc Môn – xã Trung Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.
- Số điện thoại: 02183.822.148 Fax: 02183.822.148
- Mã số thuế: 5400 478 632
- Số tài khoản: 2203201111965 tại Ngân hàng AGRIBANK Sơn Tây – Hà Nội.
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Số vốn điều lệ: 25.500.000.000.000 đồng
- Giấy phép kinh doanh số: 0500442020-006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh
Hòa Bình cấp.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV xi măng Trung
Sơn
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn tiền thân là Nhà máy xi măng Trung
Sơn, là đơn vị thành viên của Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh,
hoạt động kinh doanh theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0500442020-006 do
Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 16
tháng 12 năm 2014 với công suất 910.000 tấn xi măng/năm.
Trong quá trình hoạt động, Công ty xi măng Trung Sơn không ngừng cải tiến
hệ thống máy móc trang thiết bị cũng như chất lượng sản phẩm. Kèm với đó, với ưu
thế về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân viên có tay nghề cao được đào tạo
chính quy, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước
theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tư vấn.
Nhờ vậy, Xi măng Trung Sơn đã có được vị trí, thị phần và uy tín vững chắc
trên thương trường.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT5
Hiện nay công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn đang hoạt đông trên lĩnh
vực chính là sản xuất clinker và xi măng Pooc lăng hỗn hợp (PCB30 & PCB40).
1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
1.1.4.1 Chức năng
Với mục đích là thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh nhàm khai thác có
hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm phục vụ
ngành xây dựng, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn xác định
rõ chức năng như sau:
- Xây dựng và ban hành các sách lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, cụ thể
hóa các chiến lược bằng các biện pháp và giải pháp nhằm thực có thi hiệu quả.
- Thực hiện kinh doanh có lợi nhuận, tạo thị trường ổn định và phát triển mặt
hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó đạt
được hiệu quả kinh doanh có lãi.
- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ trong công ty, xây dựng
và ban hành các chỉ tiêu chức năng của cán bộ quản lý.
1.1.4.2 Nhiệm vụ
Xuất phát từ các chức năng và mục tiêu hoạt động, Ban lãnh đạo công ty xi
măng Trung Sơn đã xác định rõ nhiệm vụ như sau:
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn công ty. Tự tạo thêm nguồn
vốn để đảm bảo cho việc mở rộng và tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Xây dựng các chiến lược phát triển ngành hàng của công ty, nghiên cứu khả
năng sản xuất và nhu cầu thị trường thị trường trong và ngoài tỉnh để nắm bắt kịp
thời tình hình cung cầu, phù hợp với chiến lược đã đề ra.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật lao
động. Tuân thủ các quy định của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế
và nộp ngân sách theo quy định của Pháp luật.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT6
Để đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất có hiệu quả và bộ máy quản lý gọn nhẹ,
phù hợp với cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty áp dụng theo kiểu trực
tuyến chức năng: đứng đầu công ty là Giám đốc, trợ giúp cho Giám đốc là hai Phó
giám đốc, sau đó là các phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống các phân xưởng
sản xuất.
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
- Giám đốc: Là người phụ trách chung, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch sản xuất, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất.
- Phó giám đốc HC&Kinh doanh: Thay Giám đốc lo liệu các công việc liên
quan đến thủ tục hành chính pháp lý. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt
động tiêu thụ, cung ứng sản phẩm ra thị trường và lên kế hoạch, phương án hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, đưa ra các giải pháp và chính sách mở rộng thị trường.
- Phó giám đốc Sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng sản
Phó giám đốc
Sản xuất
hành chính và
KD
Phó giám đốc
HC&Kinh doanh
Phòng
KH - vật tư
Phòng
HC - Kế toán
Phòng
Công nghệ
Phòng
Kinh doanh
Giám đốc
Các phân xưởng
sản xuất
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT7
phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong công ty và lên kế hoạch hoạt
động sản xuất, hàng tháng báo cáo với Giám đốc về tình sản xuất xi măng.
- Phòng Hành chính - Kế toán: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về công tác
hành chính và quản lý nhân sự. Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp
thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty theo quy định về chế độ hạch
toán kế toán.
- Phòng kinh doanh: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và mở
rộng thị trường cho từng thời điểm trong năm. Điều hành các hoạt động bán hàng,
giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thống
kê các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của công ty.
- Phòng Kế hoạch - vật tư: Lập kế hoạch dự trù vật tư hàng tháng, quý. Cung
ứng các loại vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn
hạn, dài hạn của công ty
- Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất
theo lệnh của cấp trên, đứng đầu các phân xưởng là các Quản đốc xưởng có nhiệm
vụ phối hợp với phòng ban chức năng thực hiện tiến độ sản xuất và báo cáo tình
hình sản xuất.
1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung
Sơn
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, do đó
công tác kế toán của công ty tổ chức một cách khoa học, hợp lý đảm bảo sự tập
trung thống nhất đối với công tác kế toán được kiểm tra, xử lý thông tin kịp thời,
chính xác giúp cho lãnh đạo công ty có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin hạch
toán kế toán.
Phòng kế toán có một đội ngũ trình độ kế toán khá cao đáp ứng được yêu cầu
và nhiệm vụ được giao.
Dưới đây là so đồ bộ máy kế toán của công ty:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT8
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán trong Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
1.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ
đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, tham mưu cho Giám đốc về
các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty. Khi quyết
toán được lập xong, Kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải
thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng
quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định.
Kế toán tổng hợp: Trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên
khác, kiểm tra nghiệp vụ về phần hành, cuối kỳ lên bảng cân đối, báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó kế toán tổng hợp còn thay mặt kế toán trưởng điều hành công việc của
phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.
Kế toán công nợ: Phụ trách việc ghi chép, theo dõi chi tiết các khoản liên
quan đến công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng. Định kỳ hoặc cuối tháng
kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu.
Kế toán chi phí, giá thành và tiêu thụ: Tính toán, tập hợp, phân bổ, ghi chép
đầy đủ các loại chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó
thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp. Theo dõi
tình hình nhập, xuất thành phẩm, xác định doanh thu tiêu thụ của công ty.
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
NVL, CCDC
Kế toán TSCĐ
và vốn CSH
Kế toán tiền
lương và BH
Kế toán
thuế
Kế toán công nợ
Kế toán CP, giá
thành và tiêu thụ
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT9
Kế toán thuế: Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và
hạch toán. Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.
Định kỳ lập tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và báo
cáo sử dụng hóa đơn nộp cơ quan Thuế.
Kế toán NVL, CCDC: Tổ chức ghi chép chính xác kịp thời số lượng, chất
lượng và giá trị thực tế của từng loại vật tư, nhập - xuất - tồn kho. Đồng thời kiểm
tra đối chiếu giữa thẻ kho và sổ kế toán.
Kế toán ngân hàng: Có chức năng theo dõi, ghi chép, tính toán về việc thu chi,
sử dụng quỹ tiền gửi, tiền vay trong doanh nghiệp.
Kế toán TSCĐ và vốn CSH: Có chức năng theo dõi, tính toán, ghi chép đầy đủ
về sự biến động tăng giảm của vốn chủ sở hữu và tài sản cố định hữu hình, Tài sản
thuê tài chính của công ty. Đồng thời theo dõi và thực hiện việc trích khấu hao đối
với tài sản cố định.
Kế toán tiền lương và BH: Có chức năng căn cứ vào bảng chấm công của mỗi
bộ phận để theo dõi, tính toán, tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của
công nhân viên trong doanh nghiệp.
Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt theo
quyết định của công ty; vào sổ quỹ, kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày.
1.3.2 Hình thức kế toán tại và chế độ kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng
Trung Sơn
1.3.2.1 Hình thức kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Dựa vào đặc điểm của công ty cũng như tình hình sản xuất kinh doanh mà
Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (nhưng không sử
dụng sổ Nhật ký đặc biệt). Đây là hình thức giản đơn thích hợp khi sử dụng máy
tính và ghi chép các thông tin kế toán.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT10
Ghi chú :
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 1.3: Hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty TNHH MTV xi măng
Trung Sơn
* Quy trình kế toán :
- Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán
sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo đúng trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ,
sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái của từng tài
khoản cho phù hợp.
- Định kỳ hoặc cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để vào bảng tổng hợp
chi tiết, đồng thời kế toán kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết.
Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu trùng khớp thì kế toán tiến hành lập bảng cân đối
số phát sinh, căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết kế toán
lập báo cáo tài chính.
1.3.2.2.Các chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo QĐ số: 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các
thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính.
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái các tài khoản
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁI TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT11
- Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt
Nam.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Để đảm bảo theo dõi và cung cấp thông tin
về hàng tồn kho một cách kịp thời và chính xác, công ty hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, mức khấu hao được trích cho hằng năm.
- Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá
nhân
2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương
2.1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Dưới mọi hình thức kinh tế xã hội, tiền lương luôn được coi là bộ phận quan
trọng. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội.
Để có nhận thức đúng về tiền lương phù hợp với cơ chế quản lý thì khái niệm
về tiền lương như sau:
Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số
lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức
lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo
đúng hợp đồng lao động và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Trên thực tế, người lao động không chỉ quan tâm đến số lượng tiền lương lớn
mà họ còn quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua
tiền lương. Từ vấn đề này dẫn đến 2 khái niệm về tiền lương đó là tiền lương danh
nghĩa và tiền lương thực tế.
+ Tiền lương danh nghĩa: Là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động giữa 2 bên, đó là số tiền thực tế người
lao động nhận được.
+ Tiền lương thực tế: Là lợi ích về số tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao
động có thể mua được bằng tiền của mình, sau khi đó đóng các khoản phải nộp theo
quy định của Nhà nước.
Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ khăng khít thể hiện
qua công thức sau :
Tiền lương thực tế =
Tiền lương danh nghĩa
Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ
Như vậy chỉ số tiền lương thực tế tỉ lệ nghịch với chỉ số giá cả hàng hóa, khi chỉ
số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả điều này có nghĩa là thu nhập
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT13
thực tế của người lao động tăng lên.
2.1.1.2 Vai trò của tiền lương
* Đối với các chủ doanh nghiệp: tiền lương là yếu tố của chi phí sản xuất, là
chi phí nhân công cấu thành nên giá thành sản phẩm. Nó ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động
hợp lý sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động tích cực thi đua làm việc, nâng cao ý
thức kỷ luật, thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo cuộc
sống của bản thân gia đình. Làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho người lao động sẽ
tạo ra sự gắn kết của các thành viên với doanh nghiệp, xóa bỏ ngăn cách giữa chủ
doanh nghiệp với người lao động. Từ đó làm cho người lao động có trách nghiệm
hơn và tự giác hơn trong công việc. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chi trả lương
không hợp lý thì chất lương công việc bị giảm sút, hạn chế khả năng làm việc, biểu
hiện rõ ở tình trạng sao nhãng công việc.
2.1.2 Khái niệm và vai trò của Thuế thu nhập cá nhân
2.1.2.1 Khái niệm về Thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa
trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu như sau: ”Thuế TNCN là thuế trực thu,
tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các
khoản được giảm trừ gia cảnh”.
2.1.2.2 Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân
* Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại
nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách
Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người
của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào
việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
* Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức
khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT14
đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau,
số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá
cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách
Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ
quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng,
do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết,
đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
2.1.3 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân
Kế toán tiền lương và và Thuế thu nhập các nhân không chỉ liên quan đến
quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí
sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đến tình hình chấp hành
chính sách về chế độ của Nhà nước.
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp phải thực hiện
các nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Tuân thủ nghiêm ngặt chính sách của công ty để tính toán chính xác các
khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng trả cho người lao động.
- Kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ việc chấp hành Luật lao động, luật bảo
hiểm xã hội, Luật thuế thu nhập cá nhân.
Tính toán chính xác các khoản trích vào chi phí sản xuất kinh doanh để trả bảo hiểm
dựa trên từng đối tượng.
- Xây dựng thang bảng lương chính xác và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với các
cơ quan bảo hiểm và cơ quan thuế.
- Liên tục cập nhật và nắm rõ khi Bộ luật về lao động, bảo hiểm và thuế TNCN
được chỉnh sửa.
2.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân
2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Kế toán thanh toán tiền lương cho người lao động và quyết toán Thuế thu nhập
cá nhân với cơ quan Thuế phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để kiểm tra
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT15
và ghi chép vào các sổ sách kế toán.
Những chứng từ chủ yếu được sử dụng bao gồm:
- Bảng chấm công (mẫu số 01a - LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06 - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (mẫu số 07 - LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08 - LĐTL)
- Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (mẫu số 09 - LĐTL)
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10 - LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11 - LĐTL)
- Tờ khai khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân (mẫu 05/KK-TNCN)
- Tờ khai quyết toán Thuế thu nhập cá nhân (mẫu 05/QTT-TNCN)
Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương và các
khoản thanh toán khác đối với người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đồng
thời nó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện
các quy định, chế độ về chính sách tiền lương và các khoản phải nộp ngân sách Nhà
nước.
2.2.2 Các tài khoản kế toán chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương và
Thuế thu nhập cá nhân
2.2.2.1 Tài khoản kế toán chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương
a. Tài khoản kế toán sử dụng
Để tiến hành kế toán tiền lương, kế toán sử dụng tài khoản TK 334 : Phải trả
công nhân viên.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của
doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các
khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Kết cấu và nội dung của tài khoản 334 như sau:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT16
Bên nợ:
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác mà doanh nghiệp đã trả cho cán bộ
công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
- Kết chuyển tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh.
Bên có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Tiền lương, tiền thưởng, tiền công có tính chất lương và các
khoản còn phải trả cho người lao động.
Số dư bên Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số đã trả về tiền lương,
tiền công và các khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 được mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2
+ TK 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng
có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV.
+ TK 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên
của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có).
b. Phương pháp hạch toán
(1) Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng tính lương cùng với các chứng từ có liên
quan khác để tổng hợp và hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân
bổ cho các đối tượng, kế toán ghi :
Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp và nhân
viên quản lý phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng.
Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho các nhân viên văn phòng, bộ phận
quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT17
(2) Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, kế toán
ghi:
Nợ TK 353 : Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả.
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng kế toán ghi:
Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động
Có TK 111, 112…: Tiền mặt, tiền gửi nhân hàng …
(3) Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn, …) phải trả cho công nhân viên,
ghi:
Nợ TK 338 (3383): Phải trả phải nộp khác
Có TK 334 (3341): Phải trả người lao động
(4) Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao
động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, BHXH, BHYT tiền thu
hồi vè tài sản thiếu theo quyết định xử lý.
Nợ TK 334 : Phải trả người lao động
Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 338 (3383, 3384) : Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 138 : Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại.
(5) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và
người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
Có TK 111,112, ….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(6) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác
của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(7) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa:
- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tương chịu thuế GTGT tính theo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT18
phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán
chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp
- Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán thanh toán, ghi:
Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán)
(8) Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao
động khác của doanh nghiệp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao
động khác của doang nghiệp, ghi:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doang
nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động
Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(9) Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp
sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335: Chi phí phải trả
- Tính ra tiền lương của công nhân nghỉ phép trả trong kỳ:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên
- Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công
nhân viên trực tiếp sản xuất thì khi tính tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế
phải trả, kế toán ghi:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT19
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên
(10) Cuối kỳ kết chuyển lương công nhân đi vắng chưa lĩnh, ghi:
Nợ TK 334(3341): Phải trả công nhân viên
Có TK 338 (3388): Phải trả, phải nộp khác
- Khi họ nhận, kế toán ghi:
Nợ TK 338(3388): Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
2.2.2.2 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương
Để hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) kế
toán trưởng sử dụng tài khoản 338 - phải trả phải nộp khác.
Tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh các khoản phải trả
và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội cho cấp trên về
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
a. Hạch toán bảo hiểm xã hội (BHXH)
Tài khoản 3383 - BHXH: Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán BHXH ở
doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 3383 như sau:
Bên Nợ:
- Nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội
- Tiền trợ cấp BHXH đã trả cho các đối tượng
Bên Có:
- Tính ra quỹ BHXH phải trả cho bộ phận
- Nhận được tiền của cơ quan BHXH để trả cho các đối tượng theo chế độ
Dư Có: Phản ánh số BHXH hiện có phải nộp, phải trả của doanh nghiệp
* Phương pháp hạch toán BHXH:
(1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của công nhân viên để tính ra quỹ
BHXH phải trả cho các bộ phận:
Trích BHXH theo tỷ lệ quy đinh là 25,5%, kế toán ghi:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT20
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (17,5%)
Nợ TK 334: Phải trả người lao động (8%)
Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội
(2) Theo định kỳ đơn vị chi tiền nộp BHXH cho cơ quan BHXH:
Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(3) Tính ra số tiền BHXH phải trả cho người lao động
Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
Có TK 334: Phải trả người lao động
(4) Trả cho người lao động
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội
b. Hạch toán bảo hiểm y tế (BHYT)
Hạch toán BHYT, kế toán sử dụng tài khoản 3384
Tài khoản 3384 - BHYT: Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHYT ở
doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 3384:
Bên Nợ: Theo định kỳ đơn vị nộp tiền cho cơ quan BHYT để mua thẻ bảo hiểm
Bên Có: Tính ra quỹ BHYT phải nộp theo tỷ lệ quy định cho các bộ phận
Dư Có: Phản ánh số quỹ BHYT hiện còn nộp của doanh nghiệp.
* Phương pháp hạch toán BHYT:
(1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra quỹ BHYT phải nộp theo
quy định là 4,5%, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (3%)
Nợ TK 334: Phải trả người lao động (1,5%)
Có TK 3384: Bảo hiểm y tế (4,5%)
(2) Định kỳ đơn vị nộp tiền BHYT cho cơ quan BHYT:
Nợ TK 3384: Bảo hiểm y tế (4,5%)
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT21
c. Hạch toán bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Hạch toán BHTN kế toán sử dụng TK 3389
Tài khoản 3389 - BHTN: Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHTN ở
doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 3389 - BHTN:
Bên Nợ: Trích vào chi phí
Bên Có: Tính ra BHTN để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp.
Dư Có: Phản ánh quỹ BHTN hiện có phải nộp, phải trả của doanh nghiệp.
* Phương pháp hạch toán quỹ BHTN:
(1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra BHTN theo tỷ lệ quy định là
2%, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (1%)
Nợ TK 334: Phải trả người lao động (1%)
Có TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp (2%)
(2) Định kỳ đơn vị nộp tiền BHTN cho cơ quan cấp trên:
Nợ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp (2%)
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
d. Hạch toán kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Hạch toán KPCĐ kế toán sử dụng TK 3382
Tài khoản 3382 - KPCĐ: Phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ ở
doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 3382 - KPCĐ:
Bên Nợ: - Chỉ tiêu quỹ KPCĐ tại dơn vị
- Nộp quỹ KPCĐ lên công đoàn cấp trên
Bên Có: Tính ra KPCĐ phải nộp
Dư Có: Quỹkinh phí côngđoàncònphải trả, phải nộphiệncócủadoanh nghiệp.
* Phương pháp hạch toán quỹ KPCĐ:
(1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra KPCĐ theo tỷ lệ quy định là
2%, kế toán ghi:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT22
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (2%)
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn
(2) Theo định kỳ nộp quỹ KPCĐ lên công đoàn cấp trên là 1%:
Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(3) Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị cho các hoạt động công đoàn:
Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(4) Nhận được tiền cấp bù số KPCĐ chi vượt:
Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn
2.2.2.3 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán Thuế thu nhập cá nhân
Hạch toán Thuế thu nhập cá nhân kế toán sử dụng TK 3335
Tài khoản 3335 - Thuế TNCN: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã
nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước..
Kết cấu tài khoản 3335 - Thuế TNCN:
Bên Nợ: - Số thuế TNCN đã nộp vào NSNN trong kỳ.
- Số thuế TNCN được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
Bên Có: Số thuế TNCN phải nộp.
Dư Có: Số thuế TNCN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp cá biệt, TK 3335 có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số thuế
TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh
số thuế TNCN đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện
việc thoái thu.
* Phương pháp hạch toán Thuế TNCN:
(1) Kế toán khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn
tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT23
(2) Kế toán Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải
xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế
theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
+ Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài… ngay cho các cá nhân
bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (tổng số phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh toán).
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số
thuế TNCN phải khấu trừ).
Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).
+ Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập,
ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế thu
nhập cá nhân phải khấu trừ).
Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).
+ Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có
thu nhập, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có các TK 111, 112,…
2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán
Mỗi một doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có hình thức ghi sổ kế toán
khác nhau. Sau đây là những hình thức kế toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng:
2.3.1 Hình thức Nhật ký chung
* Đặc trưng cơ bản :
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ
Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT24
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung :
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu
đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT25
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài
chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.3.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ
* Đặc trưng cơ bản:
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ + Sổ Cái
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT26
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng
từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổSổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT27
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng
tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2.3.3 Hình thức Nhật ký – chứng từ
* Đặc trưng cơ bản:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài
khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng
Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời
gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh
tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký chứng từ + Sổ Cái
+ Bảng kê + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ Cái
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT28
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và
Nhật ký - Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu
vào Nhật ký - Chứng từ.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi
trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng
từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
2.3.4 Hình thức Nhật ký – Sổ Cái
* Đặc trưng cơ bản :
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự
thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ
kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ
Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký - Sổ Cái
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT29
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số
liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi
trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu
nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi
Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong
tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng
số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản
ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh
các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quư đến
cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT30
kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ
Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
“phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
Nhật ký tài khoản tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu
khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu
trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và
Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ
được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
2.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính
* Đặc trưng cơ bản:
Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên
máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn
hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm
kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ
kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết
kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng
không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán kế toán trên máy vi tính:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT31
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
- Báo cáo tài
chính.
- Báo cáo kế
toán quản trị.
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT32
CHƯƠNG 3: SỔ SÁCH KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
XI MĂNG TRUNG SƠN
3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV
xi măng Trung Sơn
3.1.1 Tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ, được trả cho người
lao động theo chất lượng và số lượng lao động của mọi người, dùng để bù đắp lại những
hao phí của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động cho công ty. Hạch toán tiền lương giúp
cho quá trình quản lý lao động đi vào nề nếp, thúc đẩy việc chấp hành kỷ luật lao động,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình SXKD đây là một
trong những yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan đến con người và để tạo ra sản
phẩm, hoàn thành công trình. Nó quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
công ty.
Dưới đây là thống kê sơ bộ về tình hình lao động của công ty:
BIỂU 3.1: BẢNG THỐNG KÊ SƠ BỘ VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018
So sánh
Giá trị %
Tổng số lao động 302 319 17 5,6%
Giới tính
Nam 248 263 15 6,1%
Nữ 54 56 2 3,7%
Trình độ
Đại học 59 62 3 5,1%
Cao đẳng 48 52 4 8,3%
Trung cấp 36 38 2 5,6%
Công nhân kỹ thuật 47 50 3 6,4%
Lao động phổ thông 112 117 5 4,5%
Tính chất
Trực tiếp 204 207 3 1,5%
Gián tiếp 98 112 14 14,3%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cùng với sự phát triển của công ty trong thời
gian gần đây, lực lượng lao động cũng đang từng bước phát triển cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT33
3.1.2 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn
3.1.2.1 Phương pháp tính lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn:
Hiện nay Công ty tính lương theo 2 hình thức:
+ Hình thức lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao
động thực tế trong tháng làm căn cứ tính lương cho người lao động. Công ty áp dụng
hình thức lương thời gian đối với công nhân viên do Công ty trực tiếp quản lý với ngày
công theo chế độ là 26 ngày/tháng, 8 giờ/ngày.
+ Hình thức lương khoán: Tính tiền lương theo hình thức này phụ thuộc kết
quả khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức lương khoán được Công ty áp dụng
khi tính lương cho đội nhân công thuê ngoài.
* Cách tính lương theo thời gian trong công ty:
Cuối tháng các phòng ban, phân xưởng lập các Bảng chấm công và Bảng
chấm công làm thêm giờ gửi về Phòng kế toán. Căn cứ vào các bảng chấm công
này, kế toán tính tiền lương tháng cho người lao động:
Lương HSL x Lương tối thiểu
theo = x Số ngày công thực tế + Phụ cấp
thời gian 26 ngày
Lương công nhân viên được hưởng trong thời gian làm thêm tính như sau:
Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 3 Số giờ công
thêm vào = x thực tế
ngày lễ, tết 26 ngày x 8 giờ làm thêm
Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 2 Số giờ công
thêm vào = x thực tế
ngày nghỉ 26 ngày x 8 giờ làm thêm
Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 1,5 Số giờ công
thêm vào = x làm thêm vào
ngày thường 26 ngày x 8 giờ ngày thường
(Mức lương tối thiểu được áp dụng để tính lương trong công ty là 2.900.000 đồng)
Ví dụ: Khi tính cho nhân nhân viên Nguyễn Ánh Tuyết ở bộ phận Phòng KH -
vật tư với số ngày công làm đầy đủ 27 ngày mà không có làm thêm giờ, hệ số lương
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT34
là 2,0 và không có phụ cấp,thì mức lương được tính như sau:
3.1.2.2 Các khoản trích theo lương tại công ty
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, công ty chưa thành lập công đoàn nên
các khoản trích theo lương sẽ không tính đến kinh phí công đoàn. Hiện tại, Công ty
áp dụng các khoản trích theo lương như sau:
BIỂU 3.2: BẢNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN
Các khoản trích theo lương BHXH BHYT BHTN Tổng cộng
Người sử dụng lao động 17,5% 3% 1% 21,5%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Cộng: 25,5% 4,5% 2% 32%
Mức lương cố định để tính các khoản trích theo lương trên tại công ty được
tính = (HSL * Lương tối thiểu) + Phụ cấp trách nhiệm
Ví dụ về cách tính các khoản trích theo lương đối với nhân viên Nguyễn Ánh
Tuyết:
Mức lương để trích BHXH, BHYT, BHTN: (2,0 x 2.900.000) + 0 = 5.800.000 đồng.
- BHXH: + Người sử dụng lao động 17,5%:
5.800.000 x 17,5% = 1.015.000 đồng
+ Người lao động 8%:
5.800.000 x 8% = 464.000 đồng
- BHYT: + Người sử dụng lao động 3%:
5.800.000 đồng x 3% = 174.000 đồng
+ Người lao động 1,5%:
5.800.000 đồng x 1,5% = 87.000 đồng
- BHTN: + Người sử dụng lao động 1%:
5.800.000 đồng x 1% = 58.000 đồng
+ Người lao động 1%:
5.800.000 đồng x 1% = 58.000 đồng
Tổng cộng 32%: 1.015.000+464.000+74.000+87.000+58.000+58.000 = 1.856.000đ
2,0 x 2.900.000
x 27 = 6.023.071 đồng
26
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT35
3.1.3 Kế toán tổng hợp tiền lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
3.1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Kế toán tiền lương (bao gồm cả các khoản trích theo lương) ở Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn sử dụng các chứng từ ban đầu như:
- Bảng chấm công (mẫu số 01a - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL)
- Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành (mẫu số 07 - LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11 – LĐTL)
- Các chứng từ có liên quan khác.
2.1.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán tiền lương (kèm các khoản trích theo lương) tại Công ty TNHH MTV
xi măng Trung Sơn sử dụng các tài khoản sau:
- TK 334: Phải trả công nhân viên.
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
Trong đó chi tiết tài khoản 338 gồm:
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội.
+ TK 3384: Bảo hiểm y tế.
+ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642, 335,
353, … để hạch toán các khoản chi phí trong quá trình tính tiền lương và các khoản
trích theo lương.
3.1.3.3 Sổ sách kế toán
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH MTV xi
măng Trung Sơn bao gồm những sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký chung (mẫu số 03a – DN)
- Sổ chi tiết TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 (mẫu số 03b – DN)
- Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 (mẫu số 03b – DN)
- Các sổ sách có liên quan khác.
3.1.3.4 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
MTV xi măng Trung Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT36
Ghi chú :
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Giải thích:
Trong tháng, kế toán tính và thanh toán tiền nhân công cho toàn bộ công nhân
viên (căn cứ vào Bảng chấm công). Sau đó, căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương
và phiếu chi kế toán vào Sổ Nhật ký chung, đồng thời ghi sổ kế toán chi tiết các TK
334, TK 3383, TK 3384, TK 3389.
Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung, kế toán vào Sổ Cái các tài khoản TK 334, TK
3383, TK3384, TK 3389 tháng 10 năm 2019.
Cuối tháng, từ sổ chi tiết các TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 kế toán lên
Bảng tổng hợp tiền lương và kiểm tra đối chiếu với Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK
3384, TK 3389.
Kiểm tra đối chiếu số liệu đúng khớp giữa Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK 3384,
TK 3389 với Bảng tổng hợp tiền lương, kế toán lên Bảng cân đối phát sinh. Từ
Bảng cân đối phát sinh các tài khoản, kế toán lên Báo cáo tài chính vào cuối tháng.
Chứng từ gốc
(Bảng chấm công, Bảng
thanh toán tiền lương, Phiếu
định khoản, PC, …)
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái (TK334, TK3383,
TK3384, TK3389)
Sổ chi tiết TK334,
TK3383, TK3384,
TK3389
Bảng tổng hợp
tiền lương
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT37
3.2 Kế toán Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Cách tính thuế Thu nhập cá nhân:
+
Thu nhập
tính
Thuế
=
Tổng thu
thu nhập
chịu thuế
-
Các khoản đóng góp BH bắt buộc,
giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, giảm trừ
đóng góp từ thiện….)
BIỂU 3.3: MỨC TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế tháng (triệu/
đồng)
Thuế suất (%)
1 Từ 5 trở xuống 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35
3
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để tính Thuế TNCN.
Nếu người lao động phải nộp Thuế TNCN :
- Trừ qua lương người lao động nộp thuế
Nợ TK334
Có TK3335
- Trường hợp công ty thu hộ và nộp hộ thuế Thu nhập cá nhân
Nợ TK3335
Có TK111,112
Nếu người lao động tự đi nộp thuế thu nhập cá nhân, công ty không phải hạch
toán và định khoản.
3.3 Số liệu thực tế về toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV
xi măng Trung Sơn
Sau đây em xin lấy dẫn chứng số liệu thực về kế toán tiền lương và Thuế
TNCN tại công ty vào tháng 10 năm 2019 trong thời gian em thực tập:
Đầu tiên là để tính lương thì cần phải dựa vào Bảng chấm công, ví dụ:
+
Thuế Thu nhập
cá nhân phải nộp
= Thu nhập tính thuế x
Thuế xuất theo
biểu thuế luỹ kế
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT38
BIỂU 3.4:
Đơn vị: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Bộ phận: Phòng KH - vật tư
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10 năm 2019
Mẫu số: 01a-LĐLT
(Banh hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng - BTC)
TT Họ và Tên
Chức
vụ
Ngày trong tháng
Tổng
công
Ký
nhận
Ghi
chú0
1
0
2
0
3
0
4
0
5
0
6
0
7
0
8
0
9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
2
4
2
5
2
6
2
7
2
8
2
9
3
0
3
1
B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N
01 Nguyễn Xuân Sơn TP x x x x O x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
02 Bùi Thị Mai PP x x x x x x x x x x x x x x x x O x x x x x x x x x x 26
03 Nguyễn Ánh Tuyết NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
04 Phùng ThịTâm NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
05 Bùi Tuấn Anh NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
06 Phan Thị Huyền TK x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
07 Vũ Duy Dũng TK x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
Cộng 187
Ký hiệu: x: Đi làm O: Nghỉ P: Nghỉ phép
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Người duyệt
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT39
BIỂU 3.5:
Đơn vị: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
Bộ phận: Phòng KH - vật tư
BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ
Tháng 10 năm 2019
Mẫu số: 01B-LĐLT
(Banh hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng - BTC)
TT Họ và Tên
Chức
vụ
Ngày trong tháng Tổng
số giờ
làm thêm
Ký
nhận
Ghi
chú0
1
0
2
0
3
0
4
0
5
0
6
0
7
0
8
0
9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
2
4
2
5
2
6
2
7
2
8
2
9
3
0
3
1
B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N S B
C
N
H B T N
01 Nguyễn Xuân Sơn TP
02 Bùi Thị Mai PP
03 Nguyễn Ánh Tuyết NV
04 Phùng ThịTâm NV
05 Bùi Tuấn Anh NV
06 Phan Thị Huyền TK
07 Vũ Duy Dũng TK
Cộng
Ký hiệu: x: Đi làm O: Nghỉ P: Nghỉ phép
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Người duyệt
Căn cứ vào Bảng chấm công Phòng KH - vật tư (Biểu 3.4) và Bảng chấm công làm thêm giờ (Biểu 3.5) tháng 10/2019, kế toán tiền lương
lập Bảng thanh toán lương (Biểu 3.6):
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT40
BIỂU 3.6:
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XI MĂNG TRUNG SƠN
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2019
Mẫu số: 02-LĐTL
( Ban hành theo QĐ số 15/2006
QĐ-BTC ngày 20/03/2006/của Bộ trưởng BTC)
Bộ phận: Phòng KH - vật tư
ĐVT :đồng
T
T
Họ Tên HSL
Mức lương
theo HĐ
1 tháng
Số
công
Thành tiền
Phụ cấp
trách
nhiệm
Phụ
cấp
khác
Lương
chính
Giờ
làm
thêm
Lương
làm thêm
Tổng lương
Các khoản trừ vào lương
Thuế
TNCN
Tạm
ứng
Tiền lương
thực lĩnh
Ký
nhậnBHXH
(8%)
BHXH
(1,5%)
BHTN
(1%)
Cộng
01 Nguyễn Xuân Sơn 3,0 8.700.000 26 8.700.000 1.500.000 10.200.000 10.200.000 816.000 153.000 102.000 1.071.000 6.450 9.122.550
02 Bùi Thị Mai 2,6 7.540.000 26 7.540.000 1.000.000 8.540.000 8.540.000 683.200 128.100 85.400 896.700 7.643.300
03 Nguyễn Ánh Tuyết 2,0 5.800.000 27 6.023.077 6.023.077 6.023.077 464.000 87.000 58.000 609.000 5.414.077
04 Phùng Thị Tâm 2,0 5.800.000 27 6.023.077 6.023.077 6.023.077 464.000 87.000 58.000 609.000 5.414.077
05 Bùi Tuấn Anh 1,8 5.220.000 27 5.420.769 5.420.769 5.420.769 417.600 78.300 52.200 548.100 4.872.669
06 Phan Thị Huyền 2,0 5.800.000 27 6.023.077 500.000 6.523.077 6.523.077 504.000 94.500 63.000 661.500 5.861.577
07 Vũ Duy Dũng 2,0 5.800.000 27 6.023.077 500.000 6.523.077 6.523.077 504.000 94.500 63.000 661.500 5.861.577
Cộng 44.660.000 187 45.753.077 3.500.000 0 49.253.077 0 0 49.253.077 3.852.800 722.400 481.600 5.056.800 6.450 0 44.189.827
(Bốn mươi bốn triệu một trăm tám mươi chín nghìn tám trăm hai mươi bảy đồng./.)
Người lập
( Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Giám đốc
Tương tự, kế toán tiền lương sẽ làm Bảng thanh toán tiền lương cho các bộ phận khác, sau đó lập Bảng tổng hợp tiền lương tất cả các bộ phận
trong công ty (Biểu 3.7):
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP
SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT41
BIỂU 3.7:
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XI MĂNG TRUNG SƠN
Mẫu số: 02-LĐTL
( Ban hành theo QĐ số 15/2006
QĐ-BTC ngày 20/03/2006/của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
THÁNG 10 NĂM 2019
ĐVT: đồng
TT Bộ phận Lương tháng
Các khoản
phụ cấp
Thành tiền
Các khoản trừ
Thuế
TNCN
Tạm
ứng
Còn lĩnh Ghi chúBHXH
(8%)
BHYT
(1,5%)
BHTN
(1%)
Cộng
01 Ban giám đốc 36.346.154 4.000.000 40.346.154 3.120.000 585.000 390.000 4.095.000 372.558 35.878.596
02 Phòng HC - kế toán 73.144.803 2.000.000 75.144.803 5.794.859 1.086.536 724.357 7.605.752 - 67.539.051
03 Phòng KH - vật tư 45.753.077 3.500.000 49.253.077 3.852.800 722.400 481.600 5.056.800 6.450 44.189.827
04 Phòng Kinh doanh 63.069.209 2.500.000 65.569.209 4.978.665 933.500 622.333 6.534.498 - 59.034.711
05 Phòng KT - công nghệ 290.624.715 19.500.000 310.124.715 23.148.867 4.340.413 2.893.608 30.382.888 3.486.730 276.255.097
06 Xưởng Lò nung 178.024.268 12.500.000 190.524.268 13.914.462 2.608.962 1.739.308 18.262.731 989.517 171.272.020
07 Xưởng Nghiền xi 161.783.240 5.000.000 166.783.240 11.743.301 2.201.869 1.467.913 15.413.083 343.677 151.026.480
08 Xưởng Cơ khí 154.484.160 8.000.000 162.484.160 11.901.002 2.231.438 1.487.625 15.620.065 258.720 146.605.375
09 Điện nước 147.401.749 8.500.000 155.901.749 11.475.394 2.151.636 1.434.424 15.061.455 136.420 140.703.874
10 Xưởng Nghiền liệu 220.018.419 7.500.000 227.518.419 17.069.567 3.200.544 2.133.696 22.403.807 616.161 204.498.451
11 Đóng bao bốc xếp 370.481.720 7.000.000 377.481.720 28.860.814 5.411.403 3.607.602 37.879.818 213.126 339.388.776
12 Tổ Bảo vệ 71.190.308 1.500.000 72.690.308 5.284.610 990.864 660.576 6.936.051 - 65.754.257
13 Tổ Lái xe – Lái máy 328.812.791 6.000.000 334.812.791 25.010.763 4.689.518 3.126.345 32.826.627 208.618 301.777.546
14 Tổ Vệ sinh – môi trường 23.220.898 1.000.000 24.220.898 1.868.869 350.413 233.609 2.452.891 - 21.768.007
Cộng 2.164.355.511 88.500.000 2.252.855.511 168.023.974 31.504.495 21.002.997 220.531.465 6.631.977 0 2.052.692.069
(Hai tỷ không trăm năm mươi hai triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn không trăm sáu mươi tám đồng./.)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Giám đốc
Tiếp đó, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ tiền lương (Biểu 3.8):
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn
Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Lớp kế toán trưởng
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
luanvantrust
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
nataliej4
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình DươngKế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến ĐạtĐề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
 Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu... Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
OnTimeVitThu
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungBáo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Dương Hà
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Học kế toán thực tế
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
 
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình DươngKế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả -Trường ĐH Bình Dương
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến ĐạtĐề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
Đề tài: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt
 
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
 Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu... Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhu...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungBáo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 

Similar to Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn

Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SacombankĐề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CTKhóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOTĐề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
nataliej4
 
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAYKhóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.docHoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.docHoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNGKẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Dương Hà
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn (20)

Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SacombankĐề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
 
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CTKhóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
Khóa Luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần bất động sản CT
 
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOTĐề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận kế toán tại trường học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAYKhóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
Khóa luận: Công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế, HAY
 
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.docHoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.docHoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty tnhh compass ii.doc
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
 
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNGKẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến...
 

Recently uploaded

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 

Recently uploaded (18)

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 

Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại công ty xi măng Trung Sơn

  • 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ KHOA: KINH TẾ ……..o0o….… BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH : KẾ TOÁN Đề tài : Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân Đơn vị thực tập : Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Sinh viên thực hiện : Bùi Hồng Thanh Lớp : K57 - TCKT Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Quyên & Đỗ Văn Dần Hà Nội – Tháng 11/2019
  • 2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh i Lớp: K57-TCKT LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tại trường Cao đẳng NN&PTNN Bắc Bộ em đã được các thầy cô cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình tất cả các kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá. Ngoài ra em còn được rèn luyên một tinh thần học tập và làm việc rất cao. Đây là những yếu tố cơ bản giúp em nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường. Đó cũng là nền tảng vững chắc giúp em thành công trong sự nghiệp sau này. Báo cáo tốt nghiệp là một trong những cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết những kiến thức mà mình đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đầu tiên em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình hai giảng viên là cô Phạm Thị Quyên và thầy Đỗ Văn Dần đã giúp em hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp một cách thuận lợi từ kể khi em nhận đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú và anh chị công tác tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn, đặc biệt các cô, chú và các anh, chị phòng Kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này. Mặc dù em đã rất cố gắng hết sức mình trong thời gian qua nhưng do thời gian có hạn, cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên trong chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô và các độc giả để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2019 Sinh viên thực hiện Bùi Hồng Thanh
  • 3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh ii Lớp: K57-TCKT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nguyên từ 01 TNCN Thu nhập cá nhân 02 BHXH Bảo hiểm xã hội 03 BHYT Bảo hiểm y tế 04 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 05 KPCĐ Kinh phí công đoàn 06 ĐVT Đơn vị tính 07 CSH Chủ sở hữu 08 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 09 MTV Một thành viên 10 TK Tài khoản 11 HSL Hệ số lương 12 CB-CNV Cán bộ - công nhân viên
  • 4. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh iii Lớp: K57-TCKT DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ................6 Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán trong Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn............. 8 Sơ đồ 1.3: Hình thức kế toán nhật ký chung tại Công ty Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn................................................................................................................ 10 Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung...............................24 Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.............................26 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ.......................27 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái ...........................29 Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ..............31 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn................................................................................36
  • 5. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh iv Lớp: K57-TCKT DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 3.1: Bảng thống kê sơ bộ về tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ................................................................................................................32 Bảng 3.2: Bảng các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .......................................................................................................................................38 Biểu 3.3: Mức tính Thuế thu nhập cá nhân.....................................................................37 Biểu 3.4: Bảng chấm công ...............................................................................................38 Biểu 3.5: Bảng chấm công làm thêm giờ........................................................................39 Biểu 3.6: Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 năm 2019 ...........................................40 Biểu 3.7: Bảng tổng hợp tiền lương tháng 10 năm 2019 ..............................................41 Biểu 3.8: Bảng phân bổ tiền lương tháng 10 năm 2019................................................42 Biểu 3.9: Bảng phân bổ BHXH tháng 10 năm 2019 .....................................................43 Biểu 3.10: Sổ Nhật ký chung............................................................................................44 Biểu 3.11: Sổ Cái TK 3383...............................................................................................45 Biểu 3.12: Sổ Cái TK 3384...............................................................................................46 Biểu 3.13: Sổ Cái TK 3389...............................................................................................47 Biểu 3.14: Sổ Cái TK 334.................................................................................................48 Biểu 3.15: Sổ Cái TK 3335...............................................................................................49
  • 6. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh v Lớp: K57-TCKT MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................ii DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN .........................................................................................................4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ................................................................................................................................................4 1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ......................................4 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ..4 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................................4 1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ............5 1.1.4.1 Chức năng ................................................................................................................5 1.1.4.2 Nhiệm vụ..................................................................................................................5 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..............................................................................................................................5 1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .............5 1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ................................................................................................................................................7 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .............7 1.3.2 Hình thức kế toán tại và chế độ kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..............................................................................................................................9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.......................................................................................12 2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân ..............................................................................................................................................12 2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương.......................................................................12 2.1.1.1 Khái niệm về tiền lương.......................................................................................12
  • 7. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh vi Lớp: K57-TCKT 2.1.1.2 Vai trò của tiền lương ...........................................................................................13 2.1.2 Khái niệm và vai trò của Thuế thu nhập cá nhân .................................................13 2.1.1.1 Khái niệm về Thuế thu nhập cá nhân ................................................................13 2.1.1.2 Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân .....................................................................13 2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân .............................14 2.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân ........................................14 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng ......................................................................................14 2.2.2 Các tài khoản chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân ................................................................................................................................15 2.2.2.1 Tài khoản chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương .............................15 2.2.2.2 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán các trích theo lương ............19 2.2.2.3 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán Thuế thu nhập cá nhân .......22 2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán .....................................................................................23 2.3.1 Hình thức Nhật ký chung .......................................................................................23 2.3.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ .....................................................................................25 2.3.3 Hình thức Nhật ký - Chứng từ ...............................................................................27 2.3.4 Hình thức Nhật ký - Sổ Cái ....................................................................................28 2.3.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính ........................................................................30 CHƯƠNG 3: SỔ SÁCH KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN ...........32 3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.................................................................................................................32 3.1.1 Tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ....................32 3.1.2 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..................................................................................................33 3.1.3 Kế toán tổng hợp tiền lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ....35 3.2 Kế toán Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..................37 3.3 Số liệu thực tế về kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ............................................................................................................37
  • 8. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh vii Lớp: K57-TCKT CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN.......................................................................................50 4.1 Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn ......50 4.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn .......................................................................................................................................50 4.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn..................................................................................................50 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn......................................................................51 KẾT LUẬN.........................................................................................................................53
  • 9. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Do đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích lập theo lương là rất quan trọng bởi nó phản ánh thu thập của người lao động, đồng thời tiền lương là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Đối với người lao động: Tiền lương có ý nghĩa quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiếp đó, sẽ giúp họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình về các khoản thuế liên quan đến thu nhập với Nhà nước. Đối với doanh nghiệp: Việc nghiên cứu cách hạch toán tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh và là một mắt xích quan trọng trong hạch toán kế toán. Giúp cho các nhà quản lý đánh giá một cách đúng đắn và chính xác được tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích lập theo lương của công ty cho phù hợp với chính sách của Nhà nước, qua đó xác định được những điểm mạnh điểm yếu của Công ty trong công tác quản lý và sử dụng quỹ lương để rồi đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đối với nhà nước: Việc tính thuế thu nhập với những cá nhân có mức thu nhập từ tiền lương cao sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các công trình phúc lợi, bên cạnh đó là việc đảm bảo chính sách công bằng xã hội. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và với mong muốn “Học đi đôi với hành” để củng cố thêm kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các phần hành kế toán doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. - Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng các phần hành kế toán ở Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn, tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong các
  • 10. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT2 phần hành kế toán tại đơn vị khảo sát. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Theo như đề tài nghiên cứu đã nêu trên, đối tượng nghiên cứu là :”Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân” tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng phần hành kế toán nêu trên dưới góc độ kế toán tài chính, không nghiên cứu dưới góc độ kế toán quản trị. + Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Địa chỉ: thôn Lộc Môn – xã Trung Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. + Thời gian nghiên cứu: Do điều kiện thời gian thực tập có hạn em chỉ tập trung nghiên cứu cách hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân trong tháng 10 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, trong báo cáo của mình để thu thập thông tin, em đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát thực tế. a. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, nhân viên các phần hành kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn. Đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp cung cấp cho những tài liệu và số liệu là nội dung chính của các phần hành kế toán tại công ty. Qua cuộc phỏng vấn đã giúp em có được cái nhìn khá chi tiết về thực trạng kế toán tại công ty. b. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là để thu thập những kiến thức từ bao quát đến chuyên sâu một cách chính xác về những vấn đề lý luận chung các phần hành kế toán trên góc độ kế toán tài chính. Em thực hiện phương pháp này thông qua việc nghiên cứu các giáo trình chuyên ngành, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, tham khảo
  • 11. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT3 các báo cáo thực tập của các khóa trước và các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu. c. Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát trình tự lập, luân chuyển, biểu mẫu, chứng từ kế toán các phần hành kế toán; vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, kiểm tra công tác kế toán và ứng dụng tin học vào công tác kế toán. 4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu Từ những tài liệu, thông tin đã thu nhận được từ hai phương pháp điều tra và phỏng vấn cùng với kiến thức đã có được từ nghiên cứu tài liệu, từ đó tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin để rút ra những kết luận về các phần hành kế toán tại công ty. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục từ viết tắt, nội dung của báo cáo gồm 4 chương:  Chương 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.  Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân.  Chương 3: Sổ sách kế toán hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.  Chương 4: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn.
  • 12. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT4 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn - Tên công ty: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn. - Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Trung Son Cement Company. - Địa chỉ: thôn Lộc Môn – xã Trung Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. - Số điện thoại: 02183.822.148 Fax: 02183.822.148 - Mã số thuế: 5400 478 632 - Số tài khoản: 2203201111965 tại Ngân hàng AGRIBANK Sơn Tây – Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Số vốn điều lệ: 25.500.000.000.000 đồng - Giấy phép kinh doanh số: 0500442020-006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hòa Bình cấp. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn tiền thân là Nhà máy xi măng Trung Sơn, là đơn vị thành viên của Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, hoạt động kinh doanh theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0500442020-006 do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 16 tháng 12 năm 2014 với công suất 910.000 tấn xi măng/năm. Trong quá trình hoạt động, Công ty xi măng Trung Sơn không ngừng cải tiến hệ thống máy móc trang thiết bị cũng như chất lượng sản phẩm. Kèm với đó, với ưu thế về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân viên có tay nghề cao được đào tạo chính quy, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tư vấn. Nhờ vậy, Xi măng Trung Sơn đã có được vị trí, thị phần và uy tín vững chắc trên thương trường. 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động
  • 13. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT5 Hiện nay công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn đang hoạt đông trên lĩnh vực chính là sản xuất clinker và xi măng Pooc lăng hỗn hợp (PCB30 & PCB40). 1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.1.4.1 Chức năng Với mục đích là thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh nhàm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn xác định rõ chức năng như sau: - Xây dựng và ban hành các sách lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, cụ thể hóa các chiến lược bằng các biện pháp và giải pháp nhằm thực có thi hiệu quả. - Thực hiện kinh doanh có lợi nhuận, tạo thị trường ổn định và phát triển mặt hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh có lãi. - Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ trong công ty, xây dựng và ban hành các chỉ tiêu chức năng của cán bộ quản lý. 1.1.4.2 Nhiệm vụ Xuất phát từ các chức năng và mục tiêu hoạt động, Ban lãnh đạo công ty xi măng Trung Sơn đã xác định rõ nhiệm vụ như sau: - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn công ty. Tự tạo thêm nguồn vốn để đảm bảo cho việc mở rộng và tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Xây dựng các chiến lược phát triển ngành hàng của công ty, nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường thị trường trong và ngoài tỉnh để nắm bắt kịp thời tình hình cung cầu, phù hợp với chiến lược đã đề ra. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật lao động. Tuân thủ các quy định của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và nộp ngân sách theo quy định của Pháp luật. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn
  • 14. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT6 Để đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất có hiệu quả và bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty áp dụng theo kiểu trực tuyến chức năng: đứng đầu công ty là Giám đốc, trợ giúp cho Giám đốc là hai Phó giám đốc, sau đó là các phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống các phân xưởng sản xuất. Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty - Giám đốc: Là người phụ trách chung, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất. - Phó giám đốc HC&Kinh doanh: Thay Giám đốc lo liệu các công việc liên quan đến thủ tục hành chính pháp lý. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tiêu thụ, cung ứng sản phẩm ra thị trường và lên kế hoạch, phương án hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đưa ra các giải pháp và chính sách mở rộng thị trường. - Phó giám đốc Sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng sản Phó giám đốc Sản xuất hành chính và KD Phó giám đốc HC&Kinh doanh Phòng KH - vật tư Phòng HC - Kế toán Phòng Công nghệ Phòng Kinh doanh Giám đốc Các phân xưởng sản xuất
  • 15. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT7 phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong công ty và lên kế hoạch hoạt động sản xuất, hàng tháng báo cáo với Giám đốc về tình sản xuất xi măng. - Phòng Hành chính - Kế toán: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về công tác hành chính và quản lý nhân sự. Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty theo quy định về chế độ hạch toán kế toán. - Phòng kinh doanh: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và mở rộng thị trường cho từng thời điểm trong năm. Điều hành các hoạt động bán hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thống kê các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của công ty. - Phòng Kế hoạch - vật tư: Lập kế hoạch dự trù vật tư hàng tháng, quý. Cung ứng các loại vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty - Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh của cấp trên, đứng đầu các phân xưởng là các Quản đốc xưởng có nhiệm vụ phối hợp với phòng ban chức năng thực hiện tiến độ sản xuất và báo cáo tình hình sản xuất. 1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, do đó công tác kế toán của công ty tổ chức một cách khoa học, hợp lý đảm bảo sự tập trung thống nhất đối với công tác kế toán được kiểm tra, xử lý thông tin kịp thời, chính xác giúp cho lãnh đạo công ty có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin hạch toán kế toán. Phòng kế toán có một đội ngũ trình độ kế toán khá cao đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Dưới đây là so đồ bộ máy kế toán của công ty:
  • 16. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT8 Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán trong Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty. Khi quyết toán được lập xong, Kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán tổng hợp: Trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên khác, kiểm tra nghiệp vụ về phần hành, cuối kỳ lên bảng cân đối, báo cáo tài chính. Bên cạnh đó kế toán tổng hợp còn thay mặt kế toán trưởng điều hành công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán công nợ: Phụ trách việc ghi chép, theo dõi chi tiết các khoản liên quan đến công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng. Định kỳ hoặc cuối tháng kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu. Kế toán chi phí, giá thành và tiêu thụ: Tính toán, tập hợp, phân bổ, ghi chép đầy đủ các loại chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp. Theo dõi tình hình nhập, xuất thành phẩm, xác định doanh thu tiêu thụ của công ty. Kế toán ngân hàng Kế toán NVL, CCDC Kế toán TSCĐ và vốn CSH Kế toán tiền lương và BH Kế toán thuế Kế toán công nợ Kế toán CP, giá thành và tiêu thụ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán trưởng
  • 17. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT9 Kế toán thuế: Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán. Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra. Định kỳ lập tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và báo cáo sử dụng hóa đơn nộp cơ quan Thuế. Kế toán NVL, CCDC: Tổ chức ghi chép chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật tư, nhập - xuất - tồn kho. Đồng thời kiểm tra đối chiếu giữa thẻ kho và sổ kế toán. Kế toán ngân hàng: Có chức năng theo dõi, ghi chép, tính toán về việc thu chi, sử dụng quỹ tiền gửi, tiền vay trong doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ và vốn CSH: Có chức năng theo dõi, tính toán, ghi chép đầy đủ về sự biến động tăng giảm của vốn chủ sở hữu và tài sản cố định hữu hình, Tài sản thuê tài chính của công ty. Đồng thời theo dõi và thực hiện việc trích khấu hao đối với tài sản cố định. Kế toán tiền lương và BH: Có chức năng căn cứ vào bảng chấm công của mỗi bộ phận để theo dõi, tính toán, tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên trong doanh nghiệp. Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt theo quyết định của công ty; vào sổ quỹ, kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày. 1.3.2 Hình thức kế toán tại và chế độ kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 1.3.2.1 Hình thức kế toán tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Dựa vào đặc điểm của công ty cũng như tình hình sản xuất kinh doanh mà Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (nhưng không sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt). Đây là hình thức giản đơn thích hợp khi sử dụng máy tính và ghi chép các thông tin kế toán.
  • 18. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT10 Ghi chú : Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 1.3: Hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn * Quy trình kế toán : - Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo đúng trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ, sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái của từng tài khoản cho phù hợp. - Định kỳ hoặc cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời kế toán kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu trùng khớp thì kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh, căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo tài chính. 1.3.2.2.Các chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn - Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số: 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính. Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ Cái các tài khoản Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁI TÀI CHÍNH
  • 19. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT11 - Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Để đảm bảo theo dõi và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và chính xác, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, mức khấu hao được trích cho hằng năm. - Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
  • 20. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân 2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương 2.1.1.1 Khái niệm về tiền lương Dưới mọi hình thức kinh tế xã hội, tiền lương luôn được coi là bộ phận quan trọng. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội. Để có nhận thức đúng về tiền lương phù hợp với cơ chế quản lý thì khái niệm về tiền lương như sau: Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo đúng hợp đồng lao động và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Trên thực tế, người lao động không chỉ quan tâm đến số lượng tiền lương lớn mà họ còn quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Từ vấn đề này dẫn đến 2 khái niệm về tiền lương đó là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. + Tiền lương danh nghĩa: Là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động giữa 2 bên, đó là số tiền thực tế người lao động nhận được. + Tiền lương thực tế: Là lợi ích về số tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền của mình, sau khi đó đóng các khoản phải nộp theo quy định của Nhà nước. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ khăng khít thể hiện qua công thức sau : Tiền lương thực tế = Tiền lương danh nghĩa Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ Như vậy chỉ số tiền lương thực tế tỉ lệ nghịch với chỉ số giá cả hàng hóa, khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả điều này có nghĩa là thu nhập
  • 21. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT13 thực tế của người lao động tăng lên. 2.1.1.2 Vai trò của tiền lương * Đối với các chủ doanh nghiệp: tiền lương là yếu tố của chi phí sản xuất, là chi phí nhân công cấu thành nên giá thành sản phẩm. Nó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp lý sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động tích cực thi đua làm việc, nâng cao ý thức kỷ luật, thúc đẩy sản xuất phát triển. * Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo cuộc sống của bản thân gia đình. Làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho người lao động sẽ tạo ra sự gắn kết của các thành viên với doanh nghiệp, xóa bỏ ngăn cách giữa chủ doanh nghiệp với người lao động. Từ đó làm cho người lao động có trách nghiệm hơn và tự giác hơn trong công việc. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chi trả lương không hợp lý thì chất lương công việc bị giảm sút, hạn chế khả năng làm việc, biểu hiện rõ ở tình trạng sao nhãng công việc. 2.1.2 Khái niệm và vai trò của Thuế thu nhập cá nhân 2.1.2.1 Khái niệm về Thuế thu nhập cá nhân Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu như sau: ”Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh”. 2.1.2.2 Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân * Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. * Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa
  • 22. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT14 đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội. 2.1.3 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân Kế toán tiền lương và và Thuế thu nhập các nhân không chỉ liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đến tình hình chấp hành chính sách về chế độ của Nhà nước. Kế toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau : - Tuân thủ nghiêm ngặt chính sách của công ty để tính toán chính xác các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng trả cho người lao động. - Kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ việc chấp hành Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, Luật thuế thu nhập cá nhân. Tính toán chính xác các khoản trích vào chi phí sản xuất kinh doanh để trả bảo hiểm dựa trên từng đối tượng. - Xây dựng thang bảng lương chính xác và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với các cơ quan bảo hiểm và cơ quan thuế. - Liên tục cập nhật và nắm rõ khi Bộ luật về lao động, bảo hiểm và thuế TNCN được chỉnh sửa. 2.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng Kế toán thanh toán tiền lương cho người lao động và quyết toán Thuế thu nhập cá nhân với cơ quan Thuế phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để kiểm tra
  • 23. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT15 và ghi chép vào các sổ sách kế toán. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng bao gồm: - Bảng chấm công (mẫu số 01a - LĐTL) - Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b - LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06 - LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (mẫu số 07 - LĐTL) - Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08 - LĐTL) - Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (mẫu số 09 - LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10 - LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11 - LĐTL) - Tờ khai khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân (mẫu 05/KK-TNCN) - Tờ khai quyết toán Thuế thu nhập cá nhân (mẫu 05/QTT-TNCN) Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản thanh toán khác đối với người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ về chính sách tiền lương và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. 2.2.2 Các tài khoản kế toán chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương và Thuế thu nhập cá nhân 2.2.2.1 Tài khoản kế toán chủ yếu và phương pháp hạch toán tiền lương a. Tài khoản kế toán sử dụng Để tiến hành kế toán tiền lương, kế toán sử dụng tài khoản TK 334 : Phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu và nội dung của tài khoản 334 như sau:
  • 24. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT16 Bên nợ: - Tiền lương, tiền công và các khoản khác mà doanh nghiệp đã trả cho cán bộ công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Kết chuyển tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh. Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho người lao động. Số dư bên Có: Tiền lương, tiền thưởng, tiền công có tính chất lương và các khoản còn phải trả cho người lao động. Số dư bên Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số đã trả về tiền lương, tiền công và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 được mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2 + TK 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV. + TK 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có). b. Phương pháp hạch toán (1) Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng tính lương cùng với các chứng từ có liên quan khác để tổng hợp và hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi : Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất. Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho các nhân viên văn phòng, bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng.
  • 25. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT17 (2) Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên. - Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 353 : Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng. Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả. - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 111, 112…: Tiền mặt, tiền gửi nhân hàng … (3) Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn, …) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 (3383): Phải trả phải nộp khác Có TK 334 (3341): Phải trả người lao động (4) Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, BHXH, BHYT tiền thu hồi vè tài sản thiếu theo quyết định xử lý. Nợ TK 334 : Phải trả người lao động Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương Có TK 338 (3383, 3384) : Phải trả, phải nộp khác. Có TK 138 : Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại. (5) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động Có TK 111,112, ….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (6) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (7) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa: - Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tương chịu thuế GTGT tính theo
  • 26. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT18 phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp - Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán thanh toán, ghi: Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán) (8) Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp: - Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doang nghiệp, ghi: Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh Có TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động - Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doang nghiệp, ghi: Nợ TK 334 (3341, 3348): Phải trả người lao động Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (9) Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả - Tính ra tiền lương của công nhân nghỉ phép trả trong kỳ: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên - Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất thì khi tính tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế phải trả, kế toán ghi:
  • 27. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT19 Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên (10) Cuối kỳ kết chuyển lương công nhân đi vắng chưa lĩnh, ghi: Nợ TK 334(3341): Phải trả công nhân viên Có TK 338 (3388): Phải trả, phải nộp khác - Khi họ nhận, kế toán ghi: Nợ TK 338(3388): Phải trả, phải nộp khác Có TK 111,112….: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 2.2.2.2 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương Để hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) kế toán trưởng sử dụng tài khoản 338 - phải trả phải nộp khác. Tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội cho cấp trên về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. a. Hạch toán bảo hiểm xã hội (BHXH) Tài khoản 3383 - BHXH: Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán BHXH ở doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 3383 như sau: Bên Nợ: - Nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội - Tiền trợ cấp BHXH đã trả cho các đối tượng Bên Có: - Tính ra quỹ BHXH phải trả cho bộ phận - Nhận được tiền của cơ quan BHXH để trả cho các đối tượng theo chế độ Dư Có: Phản ánh số BHXH hiện có phải nộp, phải trả của doanh nghiệp * Phương pháp hạch toán BHXH: (1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của công nhân viên để tính ra quỹ BHXH phải trả cho các bộ phận: Trích BHXH theo tỷ lệ quy đinh là 25,5%, kế toán ghi:
  • 28. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT20 Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (17,5%) Nợ TK 334: Phải trả người lao động (8%) Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội (2) Theo định kỳ đơn vị chi tiền nộp BHXH cho cơ quan BHXH: Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (3) Tính ra số tiền BHXH phải trả cho người lao động Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội Có TK 334: Phải trả người lao động (4) Trả cho người lao động Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội b. Hạch toán bảo hiểm y tế (BHYT) Hạch toán BHYT, kế toán sử dụng tài khoản 3384 Tài khoản 3384 - BHYT: Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHYT ở doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 3384: Bên Nợ: Theo định kỳ đơn vị nộp tiền cho cơ quan BHYT để mua thẻ bảo hiểm Bên Có: Tính ra quỹ BHYT phải nộp theo tỷ lệ quy định cho các bộ phận Dư Có: Phản ánh số quỹ BHYT hiện còn nộp của doanh nghiệp. * Phương pháp hạch toán BHYT: (1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra quỹ BHYT phải nộp theo quy định là 4,5%, kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (3%) Nợ TK 334: Phải trả người lao động (1,5%) Có TK 3384: Bảo hiểm y tế (4,5%) (2) Định kỳ đơn vị nộp tiền BHYT cho cơ quan BHYT: Nợ TK 3384: Bảo hiểm y tế (4,5%) Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang
  • 29. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT21 c. Hạch toán bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Hạch toán BHTN kế toán sử dụng TK 3389 Tài khoản 3389 - BHTN: Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHTN ở doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 3389 - BHTN: Bên Nợ: Trích vào chi phí Bên Có: Tính ra BHTN để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp. Dư Có: Phản ánh quỹ BHTN hiện có phải nộp, phải trả của doanh nghiệp. * Phương pháp hạch toán quỹ BHTN: (1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra BHTN theo tỷ lệ quy định là 2%, kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (1%) Nợ TK 334: Phải trả người lao động (1%) Có TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp (2%) (2) Định kỳ đơn vị nộp tiền BHTN cho cơ quan cấp trên: Nợ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp (2%) Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng d. Hạch toán kinh phí công đoàn (KPCĐ) Hạch toán KPCĐ kế toán sử dụng TK 3382 Tài khoản 3382 - KPCĐ: Phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ ở doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 3382 - KPCĐ: Bên Nợ: - Chỉ tiêu quỹ KPCĐ tại dơn vị - Nộp quỹ KPCĐ lên công đoàn cấp trên Bên Có: Tính ra KPCĐ phải nộp Dư Có: Quỹkinh phí côngđoàncònphải trả, phải nộphiệncócủadoanh nghiệp. * Phương pháp hạch toán quỹ KPCĐ: (1) Kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản để tính ra KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 2%, kế toán ghi:
  • 30. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT22 Nợ TK 622, 627, 641, 642: Chi phí sản xuất kinh doanh (2%) Có TK 3382: Kinh phí công đoàn (2) Theo định kỳ nộp quỹ KPCĐ lên công đoàn cấp trên là 1%: Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (3) Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị cho các hoạt động công đoàn: Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (4) Nhận được tiền cấp bù số KPCĐ chi vượt: Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 3382: Kinh phí công đoàn 2.2.2.3 Tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán Thuế thu nhập cá nhân Hạch toán Thuế thu nhập cá nhân kế toán sử dụng TK 3335 Tài khoản 3335 - Thuế TNCN: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.. Kết cấu tài khoản 3335 - Thuế TNCN: Bên Nợ: - Số thuế TNCN đã nộp vào NSNN trong kỳ. - Số thuế TNCN được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Bên Có: Số thuế TNCN phải nộp. Dư Có: Số thuế TNCN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp cá biệt, TK 3335 có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế TNCN đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. * Phương pháp hạch toán Thuế TNCN: (1) Kế toán khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
  • 31. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT23 (2) Kế toán Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi: + Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài… ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (tổng số phải thanh toán); hoặc Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (tổng số tiền phải thanh toán); hoặc Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh toán). Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số thuế TNCN phải khấu trừ). Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả). + Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ). Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả). + Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập, ghi: Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) Có các TK 111, 112,… 2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán Mỗi một doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có hình thức ghi sổ kế toán khác nhau. Sau đây là những hình thức kế toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng: 2.3.1 Hình thức Nhật ký chung * Đặc trưng cơ bản : Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
  • 32. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT24 Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt + Sổ Cái + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung : Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 33. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT25 biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 2.3.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ * Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: + Chứng từ ghi sổ + Sổ Cái + Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
  • 34. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT26 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổSổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 35. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT27 số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.3.3 Hình thức Nhật ký – chứng từ * Đặc trưng cơ bản: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký chứng từ + Sổ Cái + Bảng kê + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ Cái NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính
  • 36. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT28 (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. (2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 2.3.4 Hình thức Nhật ký – Sổ Cái * Đặc trưng cơ bản : Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký - Sổ Cái + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái:
  • 37. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT29 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quư đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 38. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT30 kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh “phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các Nhật ký tài khoản tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. 2.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính * Đặc trưng cơ bản: Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán kế toán trên máy vi tính:
  • 39. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT31 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo tài chính. - Báo cáo kế toán quản trị. SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
  • 40. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT32 CHƯƠNG 3: SỔ SÁCH KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN 3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 3.1.1 Tình hình lao động tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ, được trả cho người lao động theo chất lượng và số lượng lao động của mọi người, dùng để bù đắp lại những hao phí của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động cho công ty. Hạch toán tiền lương giúp cho quá trình quản lý lao động đi vào nề nếp, thúc đẩy việc chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình SXKD đây là một trong những yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan đến con người và để tạo ra sản phẩm, hoàn thành công trình. Nó quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Dưới đây là thống kê sơ bộ về tình hình lao động của công ty: BIỂU 3.1: BẢNG THỐNG KÊ SƠ BỘ VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 So sánh Giá trị % Tổng số lao động 302 319 17 5,6% Giới tính Nam 248 263 15 6,1% Nữ 54 56 2 3,7% Trình độ Đại học 59 62 3 5,1% Cao đẳng 48 52 4 8,3% Trung cấp 36 38 2 5,6% Công nhân kỹ thuật 47 50 3 6,4% Lao động phổ thông 112 117 5 4,5% Tính chất Trực tiếp 204 207 3 1,5% Gián tiếp 98 112 14 14,3% (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cùng với sự phát triển của công ty trong thời gian gần đây, lực lượng lao động cũng đang từng bước phát triển cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
  • 41. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT33 3.1.2 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 3.1.2.1 Phương pháp tính lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn: Hiện nay Công ty tính lương theo 2 hình thức: + Hình thức lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng làm căn cứ tính lương cho người lao động. Công ty áp dụng hình thức lương thời gian đối với công nhân viên do Công ty trực tiếp quản lý với ngày công theo chế độ là 26 ngày/tháng, 8 giờ/ngày. + Hình thức lương khoán: Tính tiền lương theo hình thức này phụ thuộc kết quả khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức lương khoán được Công ty áp dụng khi tính lương cho đội nhân công thuê ngoài. * Cách tính lương theo thời gian trong công ty: Cuối tháng các phòng ban, phân xưởng lập các Bảng chấm công và Bảng chấm công làm thêm giờ gửi về Phòng kế toán. Căn cứ vào các bảng chấm công này, kế toán tính tiền lương tháng cho người lao động: Lương HSL x Lương tối thiểu theo = x Số ngày công thực tế + Phụ cấp thời gian 26 ngày Lương công nhân viên được hưởng trong thời gian làm thêm tính như sau: Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 3 Số giờ công thêm vào = x thực tế ngày lễ, tết 26 ngày x 8 giờ làm thêm Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 2 Số giờ công thêm vào = x thực tế ngày nghỉ 26 ngày x 8 giờ làm thêm Lương làm (HSL x Lương tối thiểu) x 1,5 Số giờ công thêm vào = x làm thêm vào ngày thường 26 ngày x 8 giờ ngày thường (Mức lương tối thiểu được áp dụng để tính lương trong công ty là 2.900.000 đồng) Ví dụ: Khi tính cho nhân nhân viên Nguyễn Ánh Tuyết ở bộ phận Phòng KH - vật tư với số ngày công làm đầy đủ 27 ngày mà không có làm thêm giờ, hệ số lương
  • 42. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT34 là 2,0 và không có phụ cấp,thì mức lương được tính như sau: 3.1.2.2 Các khoản trích theo lương tại công ty Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, công ty chưa thành lập công đoàn nên các khoản trích theo lương sẽ không tính đến kinh phí công đoàn. Hiện tại, Công ty áp dụng các khoản trích theo lương như sau: BIỂU 3.2: BẢNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG TRUNG SƠN Các khoản trích theo lương BHXH BHYT BHTN Tổng cộng Người sử dụng lao động 17,5% 3% 1% 21,5% Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5% Cộng: 25,5% 4,5% 2% 32% Mức lương cố định để tính các khoản trích theo lương trên tại công ty được tính = (HSL * Lương tối thiểu) + Phụ cấp trách nhiệm Ví dụ về cách tính các khoản trích theo lương đối với nhân viên Nguyễn Ánh Tuyết: Mức lương để trích BHXH, BHYT, BHTN: (2,0 x 2.900.000) + 0 = 5.800.000 đồng. - BHXH: + Người sử dụng lao động 17,5%: 5.800.000 x 17,5% = 1.015.000 đồng + Người lao động 8%: 5.800.000 x 8% = 464.000 đồng - BHYT: + Người sử dụng lao động 3%: 5.800.000 đồng x 3% = 174.000 đồng + Người lao động 1,5%: 5.800.000 đồng x 1,5% = 87.000 đồng - BHTN: + Người sử dụng lao động 1%: 5.800.000 đồng x 1% = 58.000 đồng + Người lao động 1%: 5.800.000 đồng x 1% = 58.000 đồng Tổng cộng 32%: 1.015.000+464.000+74.000+87.000+58.000+58.000 = 1.856.000đ 2,0 x 2.900.000 x 27 = 6.023.071 đồng 26
  • 43. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT35 3.1.3 Kế toán tổng hợp tiền lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn 3.1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng Kế toán tiền lương (bao gồm cả các khoản trích theo lương) ở Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn sử dụng các chứng từ ban đầu như: - Bảng chấm công (mẫu số 01a - LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL) - Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành (mẫu số 07 - LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11 – LĐTL) - Các chứng từ có liên quan khác. 2.1.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán tiền lương (kèm các khoản trích theo lương) tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn sử dụng các tài khoản sau: - TK 334: Phải trả công nhân viên. - TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Trong đó chi tiết tài khoản 338 gồm: + TK 3383: Bảo hiểm xã hội. + TK 3384: Bảo hiểm y tế. + TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642, 335, 353, … để hạch toán các khoản chi phí trong quá trình tính tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1.3.3 Sổ sách kế toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn bao gồm những sổ kế toán sau: - Sổ Nhật ký chung (mẫu số 03a – DN) - Sổ chi tiết TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 (mẫu số 03b – DN) - Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 (mẫu số 03b – DN) - Các sổ sách có liên quan khác. 3.1.3.4 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 44. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT36 Ghi chú : Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Giải thích: Trong tháng, kế toán tính và thanh toán tiền nhân công cho toàn bộ công nhân viên (căn cứ vào Bảng chấm công). Sau đó, căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và phiếu chi kế toán vào Sổ Nhật ký chung, đồng thời ghi sổ kế toán chi tiết các TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389. Căn cứ vào Sổ Nhật ký chung, kế toán vào Sổ Cái các tài khoản TK 334, TK 3383, TK3384, TK 3389 tháng 10 năm 2019. Cuối tháng, từ sổ chi tiết các TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 kế toán lên Bảng tổng hợp tiền lương và kiểm tra đối chiếu với Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389. Kiểm tra đối chiếu số liệu đúng khớp giữa Sổ Cái TK 334, TK 3383, TK 3384, TK 3389 với Bảng tổng hợp tiền lương, kế toán lên Bảng cân đối phát sinh. Từ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản, kế toán lên Báo cáo tài chính vào cuối tháng. Chứng từ gốc (Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu định khoản, PC, …) Sổ Nhật ký chung Sổ Cái (TK334, TK3383, TK3384, TK3389) Sổ chi tiết TK334, TK3383, TK3384, TK3389 Bảng tổng hợp tiền lương Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 45. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT37 3.2 Kế toán Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Cách tính thuế Thu nhập cá nhân: + Thu nhập tính Thuế = Tổng thu thu nhập chịu thuế - Các khoản đóng góp BH bắt buộc, giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đóng góp từ thiện….) BIỂU 3.3: MỨC TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế tháng (triệu/ đồng) Thuế suất (%) 1 Từ 5 trở xuống 5 2 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 80 35 3 Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để tính Thuế TNCN. Nếu người lao động phải nộp Thuế TNCN : - Trừ qua lương người lao động nộp thuế Nợ TK334 Có TK3335 - Trường hợp công ty thu hộ và nộp hộ thuế Thu nhập cá nhân Nợ TK3335 Có TK111,112 Nếu người lao động tự đi nộp thuế thu nhập cá nhân, công ty không phải hạch toán và định khoản. 3.3 Số liệu thực tế về toán tiền lương và Thuế TNCN tại Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Sau đây em xin lấy dẫn chứng số liệu thực về kế toán tiền lương và Thuế TNCN tại công ty vào tháng 10 năm 2019 trong thời gian em thực tập: Đầu tiên là để tính lương thì cần phải dựa vào Bảng chấm công, ví dụ: + Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế xuất theo biểu thuế luỹ kế
  • 46. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT38 BIỂU 3.4: Đơn vị: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Bộ phận: Phòng KH - vật tư BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2019 Mẫu số: 01a-LĐLT (Banh hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng - BTC) TT Họ và Tên Chức vụ Ngày trong tháng Tổng công Ký nhận Ghi chú0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0 3 1 B T N S B C N H B T N S B C N H B T N S B C N H B T N S B C N H B T N 01 Nguyễn Xuân Sơn TP x x x x O x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 02 Bùi Thị Mai PP x x x x x x x x x x x x x x x x O x x x x x x x x x x 26 03 Nguyễn Ánh Tuyết NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27 04 Phùng ThịTâm NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27 05 Bùi Tuấn Anh NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27 06 Phan Thị Huyền TK x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27 07 Vũ Duy Dũng TK x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27 Cộng 187 Ký hiệu: x: Đi làm O: Nghỉ P: Nghỉ phép Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Người duyệt
  • 47. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT39 BIỂU 3.5: Đơn vị: Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn Bộ phận: Phòng KH - vật tư BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ Tháng 10 năm 2019 Mẫu số: 01B-LĐLT (Banh hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng - BTC) TT Họ và Tên Chức vụ Ngày trong tháng Tổng số giờ làm thêm Ký nhận Ghi chú0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0 3 1 B T N S B C N H B T N S B C N H B T N S B C N H B T N S B C N H B T N 01 Nguyễn Xuân Sơn TP 02 Bùi Thị Mai PP 03 Nguyễn Ánh Tuyết NV 04 Phùng ThịTâm NV 05 Bùi Tuấn Anh NV 06 Phan Thị Huyền TK 07 Vũ Duy Dũng TK Cộng Ký hiệu: x: Đi làm O: Nghỉ P: Nghỉ phép Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Người duyệt Căn cứ vào Bảng chấm công Phòng KH - vật tư (Biểu 3.4) và Bảng chấm công làm thêm giờ (Biểu 3.5) tháng 10/2019, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán lương (Biểu 3.6):
  • 48. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT40 BIỂU 3.6: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG TRUNG SƠN BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2019 Mẫu số: 02-LĐTL ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006/của Bộ trưởng BTC) Bộ phận: Phòng KH - vật tư ĐVT :đồng T T Họ Tên HSL Mức lương theo HĐ 1 tháng Số công Thành tiền Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp khác Lương chính Giờ làm thêm Lương làm thêm Tổng lương Các khoản trừ vào lương Thuế TNCN Tạm ứng Tiền lương thực lĩnh Ký nhậnBHXH (8%) BHXH (1,5%) BHTN (1%) Cộng 01 Nguyễn Xuân Sơn 3,0 8.700.000 26 8.700.000 1.500.000 10.200.000 10.200.000 816.000 153.000 102.000 1.071.000 6.450 9.122.550 02 Bùi Thị Mai 2,6 7.540.000 26 7.540.000 1.000.000 8.540.000 8.540.000 683.200 128.100 85.400 896.700 7.643.300 03 Nguyễn Ánh Tuyết 2,0 5.800.000 27 6.023.077 6.023.077 6.023.077 464.000 87.000 58.000 609.000 5.414.077 04 Phùng Thị Tâm 2,0 5.800.000 27 6.023.077 6.023.077 6.023.077 464.000 87.000 58.000 609.000 5.414.077 05 Bùi Tuấn Anh 1,8 5.220.000 27 5.420.769 5.420.769 5.420.769 417.600 78.300 52.200 548.100 4.872.669 06 Phan Thị Huyền 2,0 5.800.000 27 6.023.077 500.000 6.523.077 6.523.077 504.000 94.500 63.000 661.500 5.861.577 07 Vũ Duy Dũng 2,0 5.800.000 27 6.023.077 500.000 6.523.077 6.523.077 504.000 94.500 63.000 661.500 5.861.577 Cộng 44.660.000 187 45.753.077 3.500.000 0 49.253.077 0 0 49.253.077 3.852.800 722.400 481.600 5.056.800 6.450 0 44.189.827 (Bốn mươi bốn triệu một trăm tám mươi chín nghìn tám trăm hai mươi bảy đồng./.) Người lập ( Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Giám đốc Tương tự, kế toán tiền lương sẽ làm Bảng thanh toán tiền lương cho các bộ phận khác, sau đó lập Bảng tổng hợp tiền lương tất cả các bộ phận trong công ty (Biểu 3.7):
  • 49. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NN&PTNT BẮC BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐTNGHIỆP SV: Bùi Hồng Thanh Lớp: K57-TCKT41 BIỂU 3.7: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG TRUNG SƠN Mẫu số: 02-LĐTL ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006/của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THÁNG 10 NĂM 2019 ĐVT: đồng TT Bộ phận Lương tháng Các khoản phụ cấp Thành tiền Các khoản trừ Thuế TNCN Tạm ứng Còn lĩnh Ghi chúBHXH (8%) BHYT (1,5%) BHTN (1%) Cộng 01 Ban giám đốc 36.346.154 4.000.000 40.346.154 3.120.000 585.000 390.000 4.095.000 372.558 35.878.596 02 Phòng HC - kế toán 73.144.803 2.000.000 75.144.803 5.794.859 1.086.536 724.357 7.605.752 - 67.539.051 03 Phòng KH - vật tư 45.753.077 3.500.000 49.253.077 3.852.800 722.400 481.600 5.056.800 6.450 44.189.827 04 Phòng Kinh doanh 63.069.209 2.500.000 65.569.209 4.978.665 933.500 622.333 6.534.498 - 59.034.711 05 Phòng KT - công nghệ 290.624.715 19.500.000 310.124.715 23.148.867 4.340.413 2.893.608 30.382.888 3.486.730 276.255.097 06 Xưởng Lò nung 178.024.268 12.500.000 190.524.268 13.914.462 2.608.962 1.739.308 18.262.731 989.517 171.272.020 07 Xưởng Nghiền xi 161.783.240 5.000.000 166.783.240 11.743.301 2.201.869 1.467.913 15.413.083 343.677 151.026.480 08 Xưởng Cơ khí 154.484.160 8.000.000 162.484.160 11.901.002 2.231.438 1.487.625 15.620.065 258.720 146.605.375 09 Điện nước 147.401.749 8.500.000 155.901.749 11.475.394 2.151.636 1.434.424 15.061.455 136.420 140.703.874 10 Xưởng Nghiền liệu 220.018.419 7.500.000 227.518.419 17.069.567 3.200.544 2.133.696 22.403.807 616.161 204.498.451 11 Đóng bao bốc xếp 370.481.720 7.000.000 377.481.720 28.860.814 5.411.403 3.607.602 37.879.818 213.126 339.388.776 12 Tổ Bảo vệ 71.190.308 1.500.000 72.690.308 5.284.610 990.864 660.576 6.936.051 - 65.754.257 13 Tổ Lái xe – Lái máy 328.812.791 6.000.000 334.812.791 25.010.763 4.689.518 3.126.345 32.826.627 208.618 301.777.546 14 Tổ Vệ sinh – môi trường 23.220.898 1.000.000 24.220.898 1.868.869 350.413 233.609 2.452.891 - 21.768.007 Cộng 2.164.355.511 88.500.000 2.252.855.511 168.023.974 31.504.495 21.002.997 220.531.465 6.631.977 0 2.052.692.069 (Hai tỷ không trăm năm mươi hai triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn không trăm sáu mươi tám đồng./.) Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Giám đốc Tiếp đó, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ tiền lương (Biểu 3.8):