SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09i
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Quý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1:NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................................................................4
1.1. TCDN VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ......................................4
1.1.1. TCDN và các quyết định TCDN ........................................................ 4
1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp ......................................................... 7
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................ 13
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp . 13
1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.................. 15
Chương II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA ....................................................... 30
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 30
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triền của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
................................................................................................................ 30
2.1.2. Tình hình tổ chức và đặc điểm hoạt động của CTCP Sông Đà Hà Nội32
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội ............... 39
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 41
2.2.1. Tình hình huy động vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội.......... 41
2.2.2. Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội............ 50
2.2.3. Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của CTCP Sông Đà Hà
Nội........................................................................................................... 57
2.2.4. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Sông Đà Hà Nội
................................................................................................................ 64
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09iv
2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà Hà Nội.......... 82
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CTCP SÔNG
ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 88
2.3.1. Những mặt tích cực......................................................................... 88
2.3.2. Những mặt hạn chế.......................................................................... 89
Chương 3:3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTY TRONG
THỜI GIAN TỚI .............................................................................................................. 91
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.................................................................. 91
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty CP Sông Đà Hà Nội.. 94
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CTCP SÔNG ĐÀ HÀ NỘI................................................................................... 96
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động .................... 96
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng suất lao động............................................. 97
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay .................................... 98
3.2.4. Tích cực trong việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ...............100
3.2.5. Mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh để tìm kiếm những dự án mới,
hiệu quả ..................................................................................................101
3.2.6. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, nâng cao tính
chủ động trong hoạt động kinh doanh.......................................................102
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ....................................................102
KẾT LUẬN .....................................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................106
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CTCP : Công ty cổ phần
- DN : Doanh nghiệp
- CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- DTT : Doanh thu thuần.
- GVHB : Giá vốn hàng bán.
- HTK : Hàng tồn kho.
- VKD : Vốn kinh doanh.
- VCĐ : Vốn cố định.
- VLĐ : Vốn lưu động.
- VCSH : Vốn chủ sở hữu.
- SXKD : Sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ : Tài sản cố định.
- TSLĐ : Tài sản lưu động.
- TSNH : Tài sản ngắn hạn.
- TSDH : Tài sản dài hạn.
- LNTT : Lợi nhuận trước thuế.
- LNST : Lợi nhuận sau thuế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.091
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Đánh giá thực trạng tài chính là việc làm thường xuyên đối với các
doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá thực trạng tài chính để thấy được
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, căn cứ kế hoạch kinh doanh
để lập và điều chỉnh kế hoạch tài chính, cũng như các quyết định tài chính cho
hiệu quả nhất đảm bảo mục tiêu tối đa hóa khă năng sản xuất, tối thiểu hóa rủi
ro, từ đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng
cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường, nhất là trong điều
kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,
sau gần ba tháng thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội, em nhận thấy
tínhhình tài chínhcủacôngty có rất nhiều bất ổn. Chình vì vậy, dưới sự hướng
dẫn tận tìnhcủa giáo viên hướng dẫn ThS. VũThị Hoa và sựchỉ bảo củacác cán
bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện đề tài sau :
“Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình
hình tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của
doanhnghiệp như lý luận chungvề tài chínhdoanhnghiệp, các chỉ tiêu đánh giá
thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: trong khoảng thời gian 2014-2015
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực
hiện tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội nhằm những mục đích sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.092
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
 Phân tích thực trạng tài chính của CTCP Sông Đà Hà Nội, từ đó:
- Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2015 trên
cơ sở so sánh với năm 2014 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm.
- Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần cải thiện tình hình
tài chính tại công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các
bảng số liệu, biểu đồ để minh họa.
5. Kết cấu đề tài
Tên đề tài:
“Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình
tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đánhgiá thực trạng tài chính của doanh
nghiệp
Chương 2: Đánhgiá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà
Hà Nội trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính
tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.093
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn
hạn chế nên bài luận văn này khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên và tập thể cán bộ công nhân
viên của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Vũ Thị
Hoa, quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, cùng các anh chị phòng
kế toán công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em
hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, ngày 09/05/2016
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Quý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.094
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. TCDN VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. TCDN và các quyết định TCDN
1.1.1.1. Khái niệm TCDN
Doanh nghiệp là mộttổ chức kinh tế thực hiện các hoạtđộngsảnxuất, cung
ứng hàng hóa cho ngườitiêu dùng thông qua thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Quá trìnhhoạt độngkinh doanhcủadoanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các
yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao độngđể tạo
ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận.
Trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp đã làm nảy sinh các quỹ tiền
tệ. Quỹ tiền tệ này luôn vận động và không ngừng được tạo lập, sử dụng và tạo
thành dòng tài chính đi và và đi ra khỏi doanh nghiệp. Đó là tài chính doanh
nghiệp nhìnvề mặt hình thức. Đằngsau sựvận độngcủadòngtài chính, thể hiện
các quan hệ tài chính bao gồm: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà
nước, Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ
chức xã hộikhác, quan hệ tài chínhgiữa doanh nghiệp với người lao động trong
doanh nghiệp, Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của
doanh nghiệp, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy có thể hiểu, về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ
tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với
hoạt động của doanh nghiệp.Còn xét về mặtbản chất, tài chính doanh nghiệp
được hiểu là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.095
việc tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Các quyết định tài chính doanh nghiệp
Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanh
nghiệp về ngôn từ, tuy nhiên các quan niệm về tài chính doanh nghiệp đều
cho rằng tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định
chủ yếu, đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân
phối lợi nhuận.
a. Quyết định đầu tư
Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ
phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Quyết định đầu tư ảnh
hưởng đến phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Các quyết định đầu tư chủ
yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn
kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản
cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn.
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất của tài chính
doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư
đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm tăng giá trị tài sản
cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị
doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.096
b. Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn):
Là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để
cung cấp cho các quyết định đầu tư. Quyết định nguồn vốn tác động tới phần
Nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Các quyết định huy động vốn chủ yếu
bao gồm:
- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử
dụng tín dụng thương mại.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn
thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định
phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi), quyết định
quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay
để mua, hay thuê tài sản…
Các quyết định huy động vốn là môt thách thức không nhỏ đối với các
nhà quản trị doanh nghiệp. Để có những quyết định huy động vốn đúng đắn,
các nhà quản trị tài chính cần phải có sự nắm vững những điểm lợi, bất lợi
của việc sử dụng các công cụ huy động vốn, đánh giá chính xác tình hình hiện
tại và dự báo đúng đắn diễn biến thị trường – giá cả trong tương lai…trước
khi đưa ra quyết định huy động vốn.
c. Quyết định phân phối lợi nhuận
Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn
lợi nhuận sau thế để chia cổ tức, hay giữ lại để tái đầu tư. Những quyết định
này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như
thế nào và liệu chính sách đó có tác động như thế nào đến giá trị doanh
nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.097
Ngoài ba quyết định tài chính chủ yếu như trên, trong tài chính doanh
nghiệp còn đưa ra nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,
quyết định phòng ngữa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết
định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp còn
được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm
soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu
hoạt động của doanh nghiệp.
b. Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư.
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào
quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới…Để đi đến quyết
định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về
kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các
khoản chi tiêu cho vốn đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại, nói cách
khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để
đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán
vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.098
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ
nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà quản trị tài chính phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt
động của doanh nghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn);
tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có
lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình
thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên
nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy
động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn…
- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu,
chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Nhà quản trị phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của
doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng,
theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các
khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá
trình hoạt động; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và
chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn.
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh
nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sử
dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển
doanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, giải
quyết hài hòa giữ lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài – sự
phát triển của doanh nghiệp.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.099
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính,
tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình
hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân
tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng
vốn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý, dự báo trước được
tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý
doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh hoạt
động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới.
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông
qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp
mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục
tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá
trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp là không giống
nhau. Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản là hình thức
pháp lý tổ chức của doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành kinh
doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về
tổ chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005 có 4 hình
thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công
ty hộ danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0910
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ
chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn,
việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi
nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…
 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn
lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng
nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp nặng. Ở các ngành công nghiệp nặng, vốn cố định thường chiếm tỉ lệ
cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn.
Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất
ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có
biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có
thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo
nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp
sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài phải ứng
ra lượng vốn lưu động lớn hơn.
Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời
vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau
rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp với nhau. Đó là
điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời,
đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu
và chi bằng tiền.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0911
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên trong và bên ngoài
ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tầng phát triển thì sẽ giảm bớt
được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.
- Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng
trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng
yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì
doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội để đầu tư.
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ
hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp.
Mặt khác, lãi suất thị trường còn gián tiếp ảnh hưởng đ ến tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lạm phát: Khi làm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh
nghiệp căng thẳng, Lạm phát cũng làm nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và
tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:
như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất
khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…đây là nhân tố tác động
lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0912
- Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có
mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc
đổi mới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng
cáo, tiếp thụ …
- Thịtrường tàichínhvà hệ thống các trung gian tài chính: Sự phát triển
của thị trường tài chínhlàm đa dạnghóa các côngcụvà các cách thực huy động
vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như: sự xuất hiện và phát triển của các hình
thức thuê tài chính, thị trường chứng khoán…Hoạt động của các trung gian tài
chínhcũngảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộngtài chínhcủadoanhnghiệp. Sư phát
triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính
ngày càng phong phú đa dạng hơn cho doanh nghiệp. Đồng thời sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp
tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.
1.1.2.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chính
doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầu đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu
cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của
doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh
nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn
các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và
bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0913
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng
sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối
ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh
nghiệp có thể chớp được các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối
đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được
những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay
vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay.
- Giám sát, kiểm tra chặtchẽ các mặthoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và
thực hiện các chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh
nghiệp có thể đánh gia khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của
doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh
doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp
với diễn biến thực tế kinh doanh
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, mụctiêu đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các phương
pháp và công cụ để đánh giá tình hình tài chính của DN, phát hiện ra các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0914
nguyên nhân tác động tới đối tượng được đánh giá, và để giúp các đối tượng
quan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
1.2.1.2. Mục tiêu của đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị và các đối
tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có được các quyết định đúng
đắn trong kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt
được các mục tiêu sau:
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu
chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính…
nhằm đáp ứng thông tin cho các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh
nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan
thuế, người lao động…
- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều
hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư,
tài trợ, phân chia lợi nhuận…
- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán
được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế
hoạch, dự đoán, định mức… Từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm
yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết
định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu
này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0915
Để đạt được các mục tiêu nói trên cần có một hệ thống chỉ tiêu phân tích
với các phương pháp phù hợp, được xây dựng theo đặc điểm và yêu cầu của
doanh nghiệp, đáp ứng được yêucầu của các nhà quản trị doanh nghiệp và các
đối tượng quan tâm khác như chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho
vay hay cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp là việc xem xét,
phân doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn nào để thực hiện đầu tư, từ
đó đánh giá việc huy động vốn từ các nguồn đó có mang lại hiệu quả hay
không. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn để có thể
có quyết định huy động vốn hiệu quả.
Việc đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được thực hiện
qua các hoạt động sau:
+ Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
+ Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô, cơ cấu và
sự biến động của nguồn vốn. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô
nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp tự chủ hay phụ thuộc thay đổi theo xu hướng nào? Xác định các trọng
điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt
được mục tiêu của chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0916
- Các chỉ tiêu cần sử dụng để đánh giá tình hình huy động vốn của
doanh nghiệp bao gồm:
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn
và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định
theo công thức:
Tỷ trọng từng
loại nguồn vốn
=
Giá trị của từng loại chi tiêu nguồn vốn
Tổng giá trị nguồn vốn
x100%
Đánh giá tình hình tài trợ của doanh nghiệp
Xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với TSNH;
giữa nguồn tài trợ dài hạn so với TSDH. Từ đó đánh giá xem chính sách tài
trợ vốn đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa.
Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TSNH
TSDH
NVNH
NVDH
Nguồn vốn
lưu động
thường
xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0917
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): Là nguồn vốn ổn định có
tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên
cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp
Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đánh giá quy mô tài
sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài
sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản và
từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh,
khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản ta thấy được
chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biến động cơ
cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh nghiệp bao gồm:
+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán
+ Tỷ trọng của từng loại tài sản
Tỷ trọng
từng loại tài sản
=
Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu tài sản
x 100%
Tổng giá trị tài sản
Thông qua tỷ trọng của từng loại tài sản (cơ cấu tài sản) cho thấy được
cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp cho từng loại tài sản, từng lĩnh vực hoạt động.
Sự biến động cơ cấu tài sản cũng cho thấy cơ cấu đầu tư, chính sách đầu tư
của doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo chiểu hướng nào, có phù hợp với
chính sách huy động vốn hay không…
Để đánh giá chung tình hình đầu tư, ta sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ
suất đầu tư vào từng loại tài sản bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0918
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn:
Tỷ suất đầu tư TSNH =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số
vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm, hay tỷ trọng vốn
đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này vừa thể hiện cơ cấu đầu tư, vừa thể hiện qui mô đầu tư về
tài sản ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn:
Tỷ suất đầu tư TSDH =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn đầu tư vào tài sản dài hạn chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua
chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài
sản của doanh nghiệp. Ngoài ra để biết chi tiết hơn ta xem xét một số chỉ tiêu
khác như:
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định:
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Tài sản cố định
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện tại của doanh nghiệp thì số
vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm, hay tỷ trọng vốn
đầu tư về tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh. Nó vừa thể hiện cơ
cấu đầu tư về TSCĐ, loại hình đầu tư, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh
doanh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Để biết chi tiết hơn cơ cấu
đầu tư cho từng loại tài sản cố định ta tính các chỉ tiêu như: tỷ suất đầu tư
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0919
TSCĐ hữu hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ vô hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ thuê tài
chính.
- Tỷ suất đầu tư tài chính:
Tỷ suất đầu tư tài chính =
Các khoản đầu tư tài chính
Tổng tài sản
x 100%
Tỷ suất đầu tư tài chính tổng quát phản ánh trong số vốn hiện có của
doanh nghiệp thì số vốn đầu tư cho loại hình đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu
phần trăm, chỉ tiêu này phản ánh về quy mô, cơ cấu tài chính trong tổng số
vốn hiện có của doanh nghiệp. Để đánh giá chi tiết về đầu tư tài chính ta xem
xét thêm các chỉ tiêu: tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất đầu tư tài
chính dài hạn, tỷ suất đầu tư chứng khoán…
- Tỷ suất đầu tư bất động sản:
Tỷ suất đầu tư bất động sản =
Bất động sản đầu tư
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản của
doanh nghiệp ở từng thời kỳ.
1.2.2.3. Đánhgiá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp
Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường
xuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằng
tiền. Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong
tổng vốn kinh doanh nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0920
Để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp tiến hành phân tích diễn biến
nguồn tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp, từ đó có thể định hướng cho
việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tương lai.
*Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền
Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn
bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc. Tiếp đó, so sánh
số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng
cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và
phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo
cách thức sau:
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài
sản
Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:
+ Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản
mục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau
+ Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự
phòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền
và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền.
*Lập bảngphântích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến
việc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có
thể xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp trong
kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn tới tăng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0921
hay giảm tiền. Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳ
tiếp theo.
1.2.2.4. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp
a. Tình hình công nợ của doanh nghiệp
Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ đánh giá
được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi
chiếm dụng vốn ra sao. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến các
khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán
các khoản nợ này khi đến hạn.
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:
- Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp,
trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiều phần vốn bị chiếm dụng.
- Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả =
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp,
cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiều phân được tài trợ
bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
- Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ)
Hệ số thu hồi nợ =
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản phải thu bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0922
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh
nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, chỉ tiêu
này càng lớn thì hạn thu hồi nợi càng ngắn và ngược lại
- Kỳ thu hồi nợ bình quân
Kỳ thu hồi nợ bình quân =
Thời gian trong kỳ báo cáo
Hệ số thu hồi nợ
Trong đó thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (kỳ báo cáo theo
tháng), 90 ngày (kỳ báo cáo theo quý), 360 ngày (kỳ báo cáo theo năm).
- Hệ số hoàn trả nợ
Hệ số hoàn trả nợ =
Tổng gía trị hàng mua chịu trong kỳ
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được
bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên
quan.
- Kỳ trả nợ bình quân
Kỳ trả nợ bình quân =
Thời gian trong kỳ báo cáo
Hệ số hoàn trả nợ
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán
của doanh nghiệp là bao nhiều ngày.
b. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh
nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn
phù hợp. Thông qua việc đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản
nợ của doanh nghiệp cho thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0923
hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp
quản lý kịp thời.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời
=
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường, khi hệ số này thấp
(đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu
và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp và được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia
cho nợ ngắn hạn, ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong trong tài sản
lưu động, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho
biết khi thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý
khẩn cấp hàng tồn kho.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của
doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời,
còn gọi là hệ số vốn bằng tiền, được xác định bằng công thức sau:
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0924
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng
các khoản tiền và tương đương tiền. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi,
tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn
về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thành
tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Chủ nợ sẽ yên tâm hơn
nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và
đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
=
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và
cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này
cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo
cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy
động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh
doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở để đảm bảo cho tình hình thanh
toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho
tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động
kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu
kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản.
1.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp
a, Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước ( năm này với năm trước)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0925
dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu. Đồng
thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí bao gồm:
- Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Hệ số giá vốn hàng
bán
=
=
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần bán hàng
- Hệ số chi phí hàng bán trên doanh thu thuần
Hệ số chi phí bán hàng
=
=
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần bán hàng
- Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Hệ số chi phí bán hàng
=
=
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần bán hàng
Ngoài ra còn có thể phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất chi phí lãi vay,
EBIT…trên doanh thu thuần.
b, Đánh giá tình hình hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện mức độ
khai thác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.
- Vòng quay vốn kinh doanh (hay vòng quay tài sản)
Vòng quay vốn kinh
doanh
=
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Hệ số này cho biết tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0926
doanh nghiệp. Khi hệ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp tăng hiệu suất sử
dụng vốn kinh doanh. Với cùng lượng vốn kinh doanh như nhau doanh
nghiệp nào có tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh nhanh hơn thì sẽ đạt hiệu
quả kinh doanh cao hơn. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát
huy công suất hiệu quả, nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn sử dụng chưa hiệu
quả và là dấu hiệu cho thấy vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng hoặc hiệu suất
hoạt động thấp.
 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
- Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay
vốn lưu động
=
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là 1 năm. Trong đó, số VLĐ bình quân được xác định theo
phương pháp bình quân số học, số VLĐ ở đầu và cuối các quý trong năm.
Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển
VLĐ
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ thì cần bao
nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và
ngược lại.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0927
Hiệu suất sử dụng VCĐ
và vốn dài hạn khác
=
=
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân
Đây là một chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng VCĐ và
vốn dài hạn khác của doanh nghiệp trong kỳ.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo
phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
1.2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ
sở để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thông tin về khả năng sinh lời
của doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có
liên quan tới doanh nghiệp vì nó là thông tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở
cho các quyết định quản lý của họ. Để đánh giá khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, các chủ thể quản lý dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu
thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh
thu thuần trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0928
sau thuế trên doanh
thu (ROS)
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý,
tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí
thì sẽ nâng cao được tỷ suất này.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước
lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng
sinh lời của vốn kinh doanh hay tài sản không tính đến nguồn gốc của vốn
kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản
(BEP)
=
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tồng tài sản (hay VKD) bình quân
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi
suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu
cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn kinh doanh
=
=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0929
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh (ROA)
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Tỷ suất này còn gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số
này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường
mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suât lợi nhuận vốn chủ
sở hữu (ROE)
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị
tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản,
trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường trong
năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế
Thu nhập một cổ
phần thường
(EPS)
=
=
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong
những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0930
Chương II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triền của công ty cổ phần Sông Đà Hà
Nội
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Tên Tiếng Anh: Song Da Ha Noi Joint Stock Company
Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0104798552
ngày 13 tháng 7 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: : SONG DA HA NOI JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SHA
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Ông Đoàn Ngọc Ly
Địa chỉ: Tầng 15, Tháp A, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng,
Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
SĐT: 04. 6265 9598 Fax: 04. 6265 9528
Website: http://songdahanoi.vn Gmail: songdahanoisha@gmail.com
Mã số thuế: 0104798552
Mã chứng khoán: ASD
Vốn điều lệ theo giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp: 200.000.000.000
đồng. Vốn điều lệ thực góp: 40.000.000.000 đồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0931
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4.000.000 Cổ phiếu, Mệnh giá cổ
phiếu: 10.000 đồng.
2.1.1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển
Năm 2010, CTCP Sông Đà Hà Nội là đơn vị thành viên của TCT Sông
Đà được thành lập để thực hiện nhiệm vụ ban đầu là: triển khai đầu tư dự án
“cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La- Xuân Mai theo hình thức hợp
đồng BOT kết hợp BT”.
Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập, công ty đã gặp phải những khó khăn
lớn của nền kinh tế thế giới và trong nước, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất
động sản- ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Do đó, từ ngày 01 tháng
01 năm 2013, dự án quốc lộ 6 đã tạm dừng việc thực hiện, chi phí xây dựng
cơ bản dở dang tập hợp cho dự án quốc lộ 6 từ thời điểm thành lập công ty
đến hết năm 2012 là 9.251.267.022 đồng ( theo số liệu trên báo cáo tài chính
9 tháng đầu năm 2015 đã được kiểm toán). Từ năm 2013 đến nay không phát
sinh thêm chi phí cho dự án. Ngày 11 tháng 01 năm 2016, Hội đồng thành
viên TCT Sông Đà đã có nghị quyết số 15/TCT-HĐTV cho phép tạm ngừng
triển khai thực hiện dự án quốc lộ 6.Theo ý kiến của kiểm toán,tính khả thi
của dự án này là thấp, khó có khả năng thu được lợi ích trong tương lai từ các
khoản chi phí đã bỏ ra cho dự án này.
Từnăm 2013, CTCP SôngĐà Hà Nội đã chuyển hướng sang thi công xây
lắp và đã được giao thi công một số công trình như: tham gia thi công một số
hạng mục của côngtrìnhthủy điện Lai Châu ( khoanphun đêquay hạ lưu, khoan
phun gia cố,khoanphunchốngthấm, khoan thoát nước công trình chính, gia cố
mái hố móng, thi côngxây dựngnhà Ban quản lý, nhà ở lán trại, thi công đường
phục vụ thi công). Đến nay, Công ty đã tổ chức thi công đảm bảo hoàn thành
tiến độ, chất lượng các hạng mục theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0932
Ngày 30 tháng 7 năm 2014 công ty chính thức trở thành công ty đại
chúng . công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán ngày 20
tháng 8 năm 2014 với mã chứng khoán là: ASD
Kể từ khi thành lập đến nay, CTCP Sông Đà Hà Nội đã không ngừng
kiện toàn bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại
đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời sử dụng tối đa mọi nguồn lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
2.1.2. Tìnhhình tổ chức và đặc điểm hoạt động của CTCP Sông Đà Hà Nội
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chính
Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội là công ty hoạt động kinh doanh trong
ngành xây dựng với các ngành nghề và sản phẩm kinh doanh theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp là:
- phá dỡ
- chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không thuộc về điện, hệ thống
ống tưới nước, hệ thống lò sưởi và điều hòa nhiệt độ, máy móc công nghiệp
trong ngành xây dựng và xây dựng kỹ thuật dân dụng.
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng chuyên dụng khác: chống ẩm tòa nhà, xây dựng nền móng
tòa nhà, đóng cọc, xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng các
công trình đường thủy, bến cảng, công trình trên sông, các công trình thể thao
ngoài trời, các công trình kỹ thuật công nghiệp bao gồm: nhà máy lọc dầu,
xưởng hóa chất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0933
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: kinh doanh bất động sản
-Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: khai thác và chế biến khoảng sản
- Hoạt động tư vấn quản lý(không bao gồm các dịch vụ tư vấn pháp lật,
tài chính, thuế, kiểm toán, kế toán, chứng khoán)
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chi tiết: cho thuê máy móc và thiết bị xây dựng
-Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
trong các cửa hàng chuyên doanh
- Sản xuất các cấu điện kim loại
- Sản xuất sản phẩm từ plastic
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu
Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Trong đó ngành nghề kinh doanh chính là :
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0934
-Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, thủy điện
- Xây dựng hạ tầng khu đô thị - KCN
- Kinh doanh BĐS, dịch vụ môi giới BĐS
- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và bán buôn vật liệu, thiết bị lắp
đặt trong xây dựng
- Dịch vụ công ích trực tiếp phục vụ các công trình công cộng...
2.1.2.2. Quá trình sản xuất sản phẩm chính
a, Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
Công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội là công ty hoạt động kinh doanh
trong ngành xây dựng, do đó có những đặc điểm đặc thù của ngành nghề kinh
doanh này có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:
-Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên
liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành
khá cao.
-Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền
kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành
sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng.
-Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình
xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng
nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng
như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho
doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
-Một đặc tính khác của ngành xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với
thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây
dựng gặp khó khăn và ngược lại.
b, Quy trình sản xuất sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0935
Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG
Chuỗi giá trị của ngành Xây Dựng được cấu thành 3 yếu tố chính :
-Yếu tố đầu vào: Vật liệu xây dựng (thép, xi măng, gạch, đá….), Nhân
công, và Máy xây dựng.
-Quy trình xây dựng: bao gồm các khâu như thiết kế, đấu thầu, làm
móng, xây thô, hoàn thiện.
-Thị trường xây dựng: bao gồm ba thị trường chính là dân dụng,
công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.
2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Mặc dù là công ty mới thành lập chưa lâu, tuy nhiên máy móc, thiết bị,
và các phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của công ty được trang bị khá
đầy đủ và hiện đại. Đồng thời, do thời gian hoạt động của công ty còn ít nên
hầu hết các máy móc thiết bị, trụ sở, nhà xưởng đều có mức độ hao mòn khá
thấp. Từ đó vẫn đảm bảo được cho công ty hoạt động kinh doanh tốt trong
thời gian tới.
2.1.2.4. Tình hình cung cấp vật tư
Do đặc điểm kinh doanh đặc thù của ngành xây dựng là có thời gian sản
xuất sản phẩm dài, nên rủi ro về sự biến động giá của hàng hóa, nguyên vật liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0936
là không thể tránh khỏi. Nhằm tránh những rủi ro do sựbiến động giá cả nguyên
vật liệu đặc biệt là sựtăng giá ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty, công ty luôn theo dõi chặt chẽ các dòng thông tin và tình hình có liên
quan đến thị trường nhằm quản lý thời điểm mua hàng, kế hoạch sản xuất và
mức hàng tồn kho một cách hợp lý. Và đặc biệt, trong lựa chọn nhà cung cấp
côngty Sông Đà Hà Nội lựa chon những doanh nghiệp uy tín và thực hiện hợp
tác lâu dài. Hơn nữa, trong chính sách mua hàng ngoài thực hiện mua chịu còn
có trả trước cho người bán nhằm đảm bảo uy tín cho công ty.
2.1.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty cổ phần Sông
Đà Hà Nội có địa bàn hoạt động rộng khắp các miền: Lai Châu, Sơn La, Nam
Định, Nghệ An,… Và đã và đang từng bước mở rộng thị phần sang các tỉnh
thành phố khác.
2.1.2.6. Tổ chức bộ máy của công ty
a, Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội được minh họa
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty Sông Đà Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0937
b, Chức năng chính của các bộ phận :
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) : Gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn
đề được pháp luật và và Điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ
thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị ( HĐQT) : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi,
mục đích của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ,
HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người
quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều Lệ công ty
, các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Danh sách thành viên HĐQT:
1- Ông Đoàn Ngọc Ly Chức vụ : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
2- Ông Nguyễn Minh Tiến Chức vụ : Thanh viên HĐQT
3- Ông Phạm Văn Kiểm Chức vụ : Thành viên HĐQT
4- Bà Đinh Thị Lan Anh Chức vụ : Thành viên HĐQT
5- Ông Trần Văn Ngư Chức vụ : Thành viên HĐQT
Ban kiểm soát : Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình
hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với HĐQT và ban Tổng giám đốc.
Ban Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật công
ty, là người điều hành và ra quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0938
quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho
Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được
phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy
quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ
của công ty.
Cơ cấu cổ đông
TT Tên cổ đông Nơi ĐKHK Giá trị
Tỷ lệ %
/VĐL
Số ĐKKD
1 Tập đoàn Sông Đà
Nhà G10, P.Thanh
Xuân Nam, Q. Thanh
Xuân, Hà Nội
22.000 55% 0100105870
2
Công ty CP Sông Đà
9
Tòa nhà Sông Đà,
đường Phạm Hùng,
Quận Bắc Từ Liên, Hà
Nội
4.000 10% 0103010465
3
Công ty TNHH MTV
Hạ Tầng Sông Đà
Số 63 Tầng 3 đường
Nguyễn Chí Thanh, TP
Hà Tĩnh
2.000 5% 2804000161
4
Tổng công ty CP
ĐTPT Xây dựng
Số 265 Lê Hồng Phong,
TP Vũng Tàu
6.000 15% 3500101107
5
Công ty CP
ĐTXD&PTĐT Sông
Đà
Tầng 7 Nhà G10,
P.Thanh Xuân Nam, Q.
Thanh Xuân, Hà Nội
4.000 10% 0102186917
6 Cổ đông khác 2.000 5%
Cộng 40.000 100%
c, Các thông tin cơ bản về công tác kế toán trong doanh nghiêp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0939
- Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam
-Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12
năm 2014 cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của
Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dòn tích ( trừ thông tin
liên quan đến các luồng tiền).
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của công ty
a, Thuận lợi
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát
triển sau khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là giai đoạn 2014 đến nay, chính phủ
đã ban hành nhiều chính sách mới như sửa đổi luật đất đai, luật thuế thu nhập
doanh nghiệp… Đã tạo cho các doanh nghiệp nói chung cũng như những
doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng như công ty Sông Đà Hà Nội
nói riêng. Sự ấm lên và phục hồi của thị trường bất động sản, đã thúc đẩy sự
phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp ngành xây dựng do giảm được
hàng tồn kho và mở rộng thị trường. Ngoài ra, những hiệp định song phương,
đa phương của Việt Nam đã và đang được ký kết, cũng mở ra nhiều điều kiện
và thuận lợi và triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp.
Tận dụng những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, những năm
qua, Công ty Sông Đà Hà Nội đã không ngừng nỗ lực và phát triển. Những
năm gần đây, công ty luôn làm ăn có lãi. Đặc biệt là trong năm 2015, công ty
đã có sự gia tăng mạnh về quy mô nguồn vốn, đây là cơ sở giúp công ty có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0940
thể mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng được những cơ hội để phát triển và
tăng lợi nhuận.
b, khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
cũng gặp phải những khó khăn nhất định: Công ty được thành lập ban đầu để
triển khai dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La- Xuân Mai. Tuy
nhiên, ngay từ khi thành lập và thực hiện dự án, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là sự đóng băng của thị trường bất động
sản trong nước, đến ngày 01 tháng 01 năm 2013, dự án quốc lộ 6 đã phải
dừng thực hiện và cho đến nay vẫn tiếp tục dừng. Điều này đã làm cho lượng
vốn đầu tư vào dự án hơn 9.2 tỷ đồng không thể thu hồi, gây ứ đọng vốn và
giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra, với việc Tổng công ty Sông
Đà ra quyết định thoái vốn phần vốn góp tại công ty Sông Đà Hà Nội cũng
gây những bất lợi cho công ty.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015
Chỉtiêu Năm2015 Năm2014 Năm2013
DoanhthuBH&CCDV 130,539,800,947 73,694,996,505 44,659,161,957
Doanhthutàichính 732,464,945 795,294,475 1,805,268,731
Lợinhuậnkhác (69,637,471) 355,254,536 0
TổngLNtrướcthuế 323,877,515 828,703,820 313,828,418
Lợinhuậnsauthuế 175,528,240 598,098,980 179,121,313
Vốnkinhdoanhbình
quân
138,797,420,510 94,451,949,891.5 86,394,655,168
Thunhập1cổphần 44 150 45
Từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2013- 2015, kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty có nhiều biến động. Do trong giai đoạn này công ty không
ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ( vốn kinh doanh bình quân tăng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0941
từ 86.3 tỷ đồng năm 2013 lên 138.7 tỷ đồng năm 2015) nên quy mô doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn này cũng gia tăng đáng
kể ( từ 44.6 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 130.5 tỷ đồng năm 2015). Bên cạnh
đó, quy mô doanh thu tài chính và lợi nhuận khác lại đang có xu hướng sụt
giảm. Mặc dù quy mô doanh thu tăng mạnh nhưng quy mô lợi nhuận không
những không tăng mà còn giảm. Cho thấy được kết quả kinh doanh cuả công
ty mặc dù vẫn có lợi nhuận nhưng không đáng kể, cần có những giải pháp
quản trị chi phí và sử dụng vốn tốt hơn.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ HÀ NỘI
2.2.1. Tình hình huy động vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
Để đánh giá tình hình huy động vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội, ta tiến
hành đánh giá cơ cấu nguốn vốn và mô hình tài trợ của doanh nghiệp
2.2.1.1. Đánh giá sự biến động nguồn vốn của công ty.
Sự biến động nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội được thế
hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0942
Bảng 2.2: cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội năm 2015
CHỈ TIÊU
Số cuối năm 2015 Số đầu năm 2015 chênh lệch
Số Tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số Tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (đồng)
tỷ lệ
(%)
tỷ
trọng
(%)
A NỢ PHẢI TRẢ 145,305,692,933 77.92 50,130,445,373 55.01 95,175,247,560 189.86 22.91
I Nợ ngắn hạn 145,305,692,933 100.00 50,130,445,373 100.00 95,175,247,560 189.86 -
1 Phải trả người bán ngắn hạn 42,744,249,870 29.42 15,550,868,515 31.02 27,193,381,355 174.87 (1.6)
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 77,826,492,150 53.56 9,182,689,676 18.32 68,643,802,474 747.53 35.24
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 183,921,887 0.13 278,542,030 0.56 (94,620,143) (33.97) (0.43)
4 Phải trả người lao động 896,855,003 0.62 704,844,727 1.40 192,010,276 27.24 (0.78)
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 10,134,331,690 6.97 22,500,813,613 44.89 (12,366,481,923) (54.96) (37.92)
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn - - - - - - -
7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - - - - -
8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - - - - - -
9 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 779,842,333 0.54 712,686,812 1.42 67,155,521 9.42 (0.88)
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 12,740,000,000 8.76 1,200,000,000 2.39 11,540,000,000 961.67 6.37
11 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - - - - -
12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - - - -
13 Quỹ bình ổn giá - - - - - - -
II Nợ dài hạn - - - - - - -
B Nguồn vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 22.08 40,991,587,237 44.99 175,528,240 0.43 (22.91)
I vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 100.00 40,991,587,237 100.00 175,528,240 0.43 -
1 Vốn góp của chủ sở hữu 40,000,000,000 97.16 40,000,000,000 97.58 - - (0.42)
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 40,000,000,000 100.00 40,000,000,000 100.00 - - -
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0943
- Cổ phiếu ưu đãi - - - - - - -
2 Thặng dư vốn cổ phần - - - - - - -
3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - - - - - - -
4 Vốn khác của chủ sở hữu - - - - - - -
5 Cổ phiếu quỹ - - - - - - -
6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - - -
7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - - - - -
8 Quỹ đầu tư phát triển - - - - - - -
9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp - - - - - - -
10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - - - - -
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,167,115,477 2.84 991,587,237 2.42 175,528,240 17.70 0.42
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 991,587,237 84.96 991,587,237 100.00 - - (15.04)
- LNST chưa phân phối kỳ này 175,528,240 15.04 - - 175,528,240 100,00 15.04
II Nguồn kinh phí quỹ khác - - - - - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64 -
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội năm 2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0944
Từ bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2015 đạt trên
186.4 tỷ đồng, tăng hơn 95.3 tỷ đồng ( 104.64%), cho thấy quy mô nguồn tài
chính của công ty lớn và đang có sự tăng mạnh về quy mô. Đây là cơ sở để
công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả của công ty ở mức cao (cuối
năm 2015 đạt 77.92% tăng 22.91% so với đầu năm). Cho thấy công ty đang
có xu hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả, giảm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu,
điều này cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp cùng ngành khi hệ số
nợ trung bình của ngành xây dựng là gần 80%. Cụ thể:
- Về nợ phải trả
Nợ phải trả cuối năm 2015 tăng hơn 95 tỷ đồng (189.86%), nguyên nhân
là do nợ ngắn hạn tăng. Cơ cấu nợ vẫn duy trì 100% tỉ trọng nợ ngắn hạn,
công ty không thực hiện huy động nợ dài hạn. Điều này cho thấy doanh
nghiệp đang theo đuổi chính sách tăng cường huy động vốn bằng nợ ngắn hạn
để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và chưa tiếp cận đến
được các nguốn vay nợ dài hạn. Cụ thể về biến động nợ của công ty trong
năm 2015 như sau:
Nợ ngắn hạn cuối năm 2015 đạt 145.305 tỷ đồng, tăng hơn 95 tỷ
(189.86%) so với đầu năm, trong đó chủ yếu là các khoản vốn chiếm dụng
của người bán và người mua trả tiền trước tăng mạnh. Khoản phải trả người
bán đạt hơn 42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29.42% trong tổng nợ ngắn hạn và tăng
174.87% so với đầu năm. Cho thấy được công ty đang tiếp tục tăng cường
huy động vốn từ chiếm dụng nhà cung cấp và đây là kênh huy động vốn quan
trọng của công ty. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng nợ ngắn
hạn của công ty là khoản người mua trả tiền trước: cuối năm 2015 đạt hơn
77.8 tỷ tăng hơn 68.6 tỷ (747.53%) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 53.56%
trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Ngoài ra, vay và nợ thuê tài chính tài
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0945
chính cũng có sự tăng đáng kể về quy mô và tỷ trọng, cuối năm 2015 vay và
nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt hơn 12.7 tỷ đồng tăng hơn 11.5 tỷ đồng
(961.67%) và chiếm 8.76% tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn ( tăng 6.37% về
tỷ trọng).
Bên cạnh đó là sự tăng nhẹ về quy mô các khoản phải trả công nhân viên
và các khoản phải trả, phải nộp khác. Nhưng các khoản này chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ (chưa đến 1% trong nợ ngắn hạn) và đang có xu hướng tiếp tục
giảm về tỷ trọng.
Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước có sự sụt giảm cả về
quy mô và tỷ trọng. Cụ thể: cuối năm 2015 đạt gần 184 triệu đồng, giảm
33.97% về quy mô và 0.43% về tỷ trọng so với thời điểm đầu năm.
Tỷ trọng nợ phải trả rất cao và vẫn đang có xu hướng tăng, với 100%
huy động từ nợ ngắn hạn và đặc biệt nợ phải trả ngắn hạn lại được huy động
chủ yếu từ nguồn vốn chiếm dụng. Điều này giúp công ty tiết kiệm được chi
phí sử dụng vốn. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của
công ty đối với nhà cung cấp, người bán cũng như người lao động… đòi hỏi
công ty cần có các biện pháp quản lý phù hợp và sử dụng hiệu quả, tiết kiếm,
đồng thời tìm kiếm cơ hội huy động vốn từ các kênh huy động khác trên thị
trường.
- Về vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sỡ hữu của công ty CP Sông Đà Hà Nội năm 2015 có xu hướng
tăng nhẹ về quy mô nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng. So với đầu năm, quy
mô vốn chủ sở hữu tăng 175 triệu đồng (0.43%) do sự tăng lên của lợi nhuận
giữ lại tái đầu tư. Nhưng lại giảm 22.91% về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.
Công ty không có các nguồn kinh phí và quỹ khác.
Kết luận: Tổng nguồn vốn trong năm 2015 tăng mạnh tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là cơ sở để công
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0946
ty mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm các dự án đầu tư mới, tăng vị thế
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của công ty với một
hệ số nợ cao và huy động vốn vay toàn bộ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Dẫn đến
một áp lực thanh toán lớn, rủi ro tài chính cao và độ an toàn tài chính ở mức
thấp. Điều này cho thấy công ty vẫn đang gặp phải những khó khăn chung
trong việc huy động vốn và tìm nguồn tài trợ của các doanh nghiệp ngành xây
dựng nói chung. Đồng thời chưa phát huy hết lợi thế là một công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán để tiếp cận những nguồn vốn dài hạn
khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
2.2.1.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.3: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn
TT Chỉtiêu ĐVT Đầunăm2015 Cuốinăm2015
Chênhlệch
Số tuyệtđối
Tỷlệ
(%)
1 TổngNV đồng 186,472,808,410 91,122,032,610 95,350,775,800 104.64
2 NPT đồng 145,305,692,933 50,130,445,373 95,175,247,560 189.86
3 VCSH đồng 41,167,115,477 40,991,587,237 175,528,240 0.43
4
Hệsốnợ
[(4)=(2)/(1)]
lần 0.78 0.55 0.23 41.82
5
Hệsố
VCSH
[(5)=(3)/(1)]
lần 0.22 0.45 (0.23) (51.11)
6
Hệsốđảm
bảonợ
[(6)=(3)/(2)]
lần 0.28 0.82 (0.54) 65.85
Từ bảng trên ta thấy: Hệ số nợ của công ty cuối năm 2015 so với đầu
năm tăng mạnh, cùng với đó là sự sụt giảm tương ứng của hệ số vốn chủ sở
hữu và hệ số đảm bảo nợ. Hệ số nợ của công ty tăng từ 0.55 lần ở thời điểm
đầu năm lên 0.78 lần ở cuối năm, tăng 0.23 lần tương ứng tỷ lệ 41.82%.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0947
Tương ứng, hệ số vốn chủ sở hữu giảm từ 0.45 lần ở thời điểm đầu năm
xuống còn 0.22 lần ở thời điểm cuối năm, giảm 0.23 lần tương ứng tỷ lệ
51.11%. Làm cho hệ số đảm bảo nợ của công ty giảm từ 0.82 lần xuống còn
0.28 lần ( tỷ lệ giảm 65.85%) có nghĩa là ở thời điểm đầu năm 2015, 1 đồng
vốn vay nợ của công ty được đảm bảo bằng 0.82 đồng vốn chủ sở hữu nhưng
đến cuối năm 2015, 1 đồng vốn vay nợ của công ty chỉ còn được đảm bảo
bằng 0.28 đồng vốn chủ sở hữu.
Có sự dịch chuyển đáng kể về cơ cấu nguồn vốn của công ty như trên là
do: trong năm 2015, Công ty tăng cường mở rộng quy mô nguồn vốn mà chủ
yếu bằng việc tăng huy động nợ phải trả. Cuối năm 2015, quy mô nợ phải trả
đã đạt hơn 145 tỷ đồng tăng hơn 95 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 189.86% so với
đầu năm. Quy mô vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm so với đầu năm
cũng có tăng lên nhưng không đáng kể, tăng hơn 175 triệu đồng tương ứng tỷ
lệ 0.43%. Như vậy, do tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều so với
tỷ lệ tăng của nợ phải trả đã làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty Sông Đà
Hà Nội năm 2015 có những chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng vốn
nợ, giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
Sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy công ty đang
có xu hướng gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó tạo cơ hội
giúp công ty khuếch đại được ROE, BEP cũng như gia tăng giá trị doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô lợi nhuận của công ty không lớn,
các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời còn ở mức thấp thì sử dụng đòn bẩy tài
chính ở mức cao chưa thực sự phát huy được tác dụng mà công ty lại phải
chịu một áp lực thanh toán lớn và rủi ro tài chính tăng cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0948
2.2.1.3. Đánh giá mô hình tài trợ
Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian 2014-2015
Chỉ tiêu
Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch
Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (VND) Tỷ lệ(%)
I.Tài sản 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64
1.Tài sản ngắn hạn 167,062,249,480 89.59 78,978,645,677 86.67 88,083,603,803 111.53
2.Tài sản dài hạn 19,410,558,930 10.41 12,143,386,933 13.33 7,267,171,997 59.84
II.Nguồn vốn 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64
1.Nguồn vốn ngắn hạn 145,305,692,933 77.92 50,130,445,373 55.01 95,175,247,560 189.86
2.Nguồn vốn dài hạn 41,167,115,477 22.08 40,991,587,237 44.99 175,528,240 0.43
a. Nợ dài hạn 0 - 0 - - -
b. Vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 100.00 40,991,587,237 100.00 175,528,240 0.43
III.Nguồn VLĐTX =
NVDH – TSDH
21,756,556,547
11.67
28,848,200,304
31.66
(7,091,643,757)
(24.58)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP Sông Đà Hà Nội năm 2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0949
Sơ đồ 2.3: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty năm 2015
Cuối năm 2015 Đầu năm 2015
Dựa vào bảng trên, ta thấy:
NWC ở đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0, cho thấy công ty đang áp
dụng mô hình tài trợ sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn sau khi đã đầu tư
tài sản dài hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn hạn. Với cách thức tài trợ này, đã
đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính đảm bảo an toàn về mặt tài chính
tuy nhiên chi phí huy động và sử dụng vốn của công ty sẽ cao.
NWC tại thời điểm cuối năm 2015 là hơn 21.7 tỷ đồng, giảm 24.58% so
với thời điểm đầu năm, mặc dù NWC đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn
ở mức cao. Cho thấy mặc dù công ty đang có xu hướng tăng nguồn vốn dài
hạn về quy mô. Nhưng xét về quy mô, tỷ lệ tăng về của nguồn vốn dài hạn
chận hơn tỷ lệ tăng của tài sản dài hạn làm cho NWC có xu hướng giảm
nhưng do tài sản ngắn hạn của công ty lại càng gia tăng nhiều hơn và chiếm
tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản nên NWC của công ty vẫn rất lớn. Cho thấy
được mặc dù mô hình tài trợ vốn của công ty là sử dụng một phần nguồn vốn
dài hạn sau khi đầu tư dài hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn là một mô hình tài
trợ vốn an toàn. Tuy nhiên điều này lại không xuất phát từ việc công ty huy
động vốn lớn từ nguồn vốn dài hạn mà là do tỷ trọng tài sản dài hạn rất thấp,
tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao. Nên nợ ngắn hạn của công ty huy động vẫn rất
TSNH( 89.59%)
TSDH(10.41%)
NVNH(77.92 %)
NVLĐTX
NVDH(22.08%)
TSNH (86.67%)
TSDH(13.33%)
NVNH(55.01%)
NVLĐTX
NVDH(44.99%)
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ

More Related Content

What's hot

1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
Phi Phi
 

What's hot (18)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anhPhân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ô tô asc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ô tô ascPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ô tô asc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ô tô asc
 
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà 9.06
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Phân tích tình hình tài chính chi nhánh công ty cổ phần sao thái dương tại hà...
Phân tích tình hình tài chính chi nhánh công ty cổ phần sao thái dương tại hà...Phân tích tình hình tài chính chi nhánh công ty cổ phần sao thái dương tại hà...
Phân tích tình hình tài chính chi nhánh công ty cổ phần sao thái dương tại hà...
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 

Similar to Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ

Similar to Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ (20)

Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAYĐề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
 
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacominPhân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông ÂmĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAYĐề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng SơnTăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &tPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần T&T, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần T&T, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần T&T, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần T&T, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &tPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn t &t
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toànTăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09i
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp. Nguyễn Thị Quý
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chương 1:NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................................................................4 1.1. TCDN VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ......................................4 1.1.1. TCDN và các quyết định TCDN ........................................................ 4 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp ......................................................... 7 1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................ 13 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp . 13 1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.................. 15 Chương II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA ....................................................... 30 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 30 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triền của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội ................................................................................................................ 30 2.1.2. Tình hình tổ chức và đặc điểm hoạt động của CTCP Sông Đà Hà Nội32 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội ............... 39 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 41 2.2.1. Tình hình huy động vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội.......... 41 2.2.2. Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội............ 50 2.2.3. Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của CTCP Sông Đà Hà Nội........................................................................................................... 57 2.2.4. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Sông Đà Hà Nội ................................................................................................................ 64
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09iv 2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà Hà Nội.......... 82 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CTCP SÔNG ĐÀ HÀ NỘI...................................................................................................................... 88 2.3.1. Những mặt tích cực......................................................................... 88 2.3.2. Những mặt hạn chế.......................................................................... 89 Chương 3:3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTY TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................................................................. 91 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.................................................................. 91 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty CP Sông Đà Hà Nội.. 94 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SÔNG ĐÀ HÀ NỘI................................................................................... 96 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động .................... 96 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng suất lao động............................................. 97 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay .................................... 98 3.2.4. Tích cực trong việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ...............100 3.2.5. Mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh để tìm kiếm những dự án mới, hiệu quả ..................................................................................................101 3.2.6. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh.......................................................102 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ....................................................102 KẾT LUẬN .....................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................106
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.09v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CTCP : Công ty cổ phần - DN : Doanh nghiệp - CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp. - DTT : Doanh thu thuần. - GVHB : Giá vốn hàng bán. - HTK : Hàng tồn kho. - VKD : Vốn kinh doanh. - VCĐ : Vốn cố định. - VLĐ : Vốn lưu động. - VCSH : Vốn chủ sở hữu. - SXKD : Sản xuất kinh doanh. - TSCĐ : Tài sản cố định. - TSLĐ : Tài sản lưu động. - TSNH : Tài sản ngắn hạn. - TSDH : Tài sản dài hạn. - LNTT : Lợi nhuận trước thuế. - LNST : Lợi nhuận sau thuế.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.091 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tình cấp thiết của đề tài Đánh giá thực trạng tài chính là việc làm thường xuyên đối với các doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá thực trạng tài chính để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, căn cứ kế hoạch kinh doanh để lập và điều chỉnh kế hoạch tài chính, cũng như các quyết định tài chính cho hiệu quả nhất đảm bảo mục tiêu tối đa hóa khă năng sản xuất, tối thiểu hóa rủi ro, từ đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập sâu rộng như hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sau gần ba tháng thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội, em nhận thấy tínhhình tài chínhcủacôngty có rất nhiều bất ổn. Chình vì vậy, dưới sự hướng dẫn tận tìnhcủa giáo viên hướng dẫn ThS. VũThị Hoa và sựchỉ bảo củacác cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện đề tài sau : “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanhnghiệp như lý luận chungvề tài chínhdoanhnghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: trong khoảng thời gian 2014-2015 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực hiện tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội nhằm những mục đích sau:
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.092  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.  Phân tích thực trạng tài chính của CTCP Sông Đà Hà Nội, từ đó: - Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2015 trên cơ sở so sánh với năm 2014 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm. - Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính tại công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng số liệu, biểu đồ để minh họa. 5. Kết cấu đề tài Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Đánhgiá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.093 Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn này khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Vũ Thị Hoa, quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, cùng các anh chị phòng kế toán công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận văn này. Hà Nội, ngày 09/05/2016 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Quý
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.094 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. TCDN VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. TCDN và các quyết định TCDN 1.1.1.1. Khái niệm TCDN Doanh nghiệp là mộttổ chức kinh tế thực hiện các hoạtđộngsảnxuất, cung ứng hàng hóa cho ngườitiêu dùng thông qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá trìnhhoạt độngkinh doanhcủadoanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao độngđể tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận. Trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp đã làm nảy sinh các quỹ tiền tệ. Quỹ tiền tệ này luôn vận động và không ngừng được tạo lập, sử dụng và tạo thành dòng tài chính đi và và đi ra khỏi doanh nghiệp. Đó là tài chính doanh nghiệp nhìnvề mặt hình thức. Đằngsau sựvận độngcủadòngtài chính, thể hiện các quan hệ tài chính bao gồm: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước, Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hộikhác, quan hệ tài chínhgiữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp, Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu, về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.Còn xét về mặtbản chất, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.095 việc tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Các quyết định tài chính doanh nghiệp Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanh nghiệp về ngôn từ, tuy nhiên các quan niệm về tài chính doanh nghiệp đều cho rằng tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận. a. Quyết định đầu tư Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Quyết định đầu tư ảnh hưởng đến phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: - Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn… - Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn… - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn. Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.096 b. Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): Là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư. Quyết định nguồn vốn tác động tới phần Nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Các quyết định huy động vốn chủ yếu bao gồm: - Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại. - Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi), quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua, hay thuê tài sản… Các quyết định huy động vốn là môt thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Để có những quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tài chính cần phải có sự nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn, đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn biến thị trường – giá cả trong tương lai…trước khi đưa ra quyết định huy động vốn. c. Quyết định phân phối lợi nhuận Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thế để chia cổ tức, hay giữ lại để tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách đó có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.097 Ngoài ba quyết định tài chính chủ yếu như trên, trong tài chính doanh nghiệp còn đưa ra nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngữa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh… 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp a. Khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. b. Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm những nội dung chủ yếu sau: - Tham gia việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư. Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới…Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu cho vốn đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại, nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.098 - Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn… - Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp. Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, giải quyết hài hòa giữ lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài – sự phát triển của doanh nghiệp. - Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.099 Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý, dự báo trước được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới. - Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động. 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp là không giống nhau. Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản là hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005 có 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hộ danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0910 Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…  Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở các ngành công nghiệp nặng, vốn cố định thường chiếm tỉ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp với nhau. Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0911 Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. - Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tầng phát triển thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh. - Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội để đầu tư. - Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn gián tiếp ảnh hưởng đ ến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lạm phát: Khi làm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng, Lạm phát cũng làm nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định. - Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…đây là nhân tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0912 - Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thụ … - Thịtrường tàichínhvà hệ thống các trung gian tài chính: Sự phát triển của thị trường tài chínhlàm đa dạnghóa các côngcụvà các cách thực huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như: sự xuất hiện và phát triển của các hình thức thuê tài chính, thị trường chứng khoán…Hoạt động của các trung gian tài chínhcũngảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộngtài chínhcủadoanhnghiệp. Sư phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú đa dạng hơn cho doanh nghiệp. Đồng thời sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn. 1.1.2.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầu đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0913 - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. - Giám sát, kiểm tra chặtchẽ các mặthoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh gia khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh 1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm, mụctiêu đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để đánh giá tình hình tài chính của DN, phát hiện ra các
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0914 nguyên nhân tác động tới đối tượng được đánh giá, và để giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. 1.2.1.2. Mục tiêu của đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau: - Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động… - Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận… - Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. - Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… Từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0915 Để đạt được các mục tiêu nói trên cần có một hệ thống chỉ tiêu phân tích với các phương pháp phù hợp, được xây dựng theo đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng được yêucầu của các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay hay cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 1.2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp là việc xem xét, phân doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn nào để thực hiện đầu tư, từ đó đánh giá việc huy động vốn từ các nguồn đó có mang lại hiệu quả hay không. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn để có thể có quyết định huy động vốn hiệu quả. Việc đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được thực hiện qua các hoạt động sau: + Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp + Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô, cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc thay đổi theo xu hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0916 - Các chỉ tiêu cần sử dụng để đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán + Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo công thức: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Giá trị của từng loại chi tiêu nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn x100% Đánh giá tình hình tài trợ của doanh nghiệp Xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với TSNH; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với TSDH. Từ đó đánh giá xem chính sách tài trợ vốn đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN TSNH TSDH NVNH NVDH Nguồn vốn lưu động thường xuyên
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0917 Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): Là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biến động cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh nghiệp bao gồm: + Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán + Tỷ trọng của từng loại tài sản Tỷ trọng từng loại tài sản = Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu tài sản x 100% Tổng giá trị tài sản Thông qua tỷ trọng của từng loại tài sản (cơ cấu tài sản) cho thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp cho từng loại tài sản, từng lĩnh vực hoạt động. Sự biến động cơ cấu tài sản cũng cho thấy cơ cấu đầu tư, chính sách đầu tư của doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo chiểu hướng nào, có phù hợp với chính sách huy động vốn hay không… Để đánh giá chung tình hình đầu tư, ta sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất đầu tư vào từng loại tài sản bao gồm:
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0918 - Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Tỷ suất đầu tư TSNH = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm, hay tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này vừa thể hiện cơ cấu đầu tư, vừa thể hiện qui mô đầu tư về tài sản ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư TSDH = Tài sản dài hạn Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này phản ánh số vốn đầu tư vào tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra để biết chi tiết hơn ta xem xét một số chỉ tiêu khác như: - Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định: Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Tài sản cố định Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện tại của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm, hay tỷ trọng vốn đầu tư về tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh. Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư về TSCĐ, loại hình đầu tư, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Để biết chi tiết hơn cơ cấu đầu tư cho từng loại tài sản cố định ta tính các chỉ tiêu như: tỷ suất đầu tư
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0919 TSCĐ hữu hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ vô hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ thuê tài chính. - Tỷ suất đầu tư tài chính: Tỷ suất đầu tư tài chính = Các khoản đầu tư tài chính Tổng tài sản x 100% Tỷ suất đầu tư tài chính tổng quát phản ánh trong số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư cho loại hình đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm, chỉ tiêu này phản ánh về quy mô, cơ cấu tài chính trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Để đánh giá chi tiết về đầu tư tài chính ta xem xét thêm các chỉ tiêu: tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn, tỷ suất đầu tư chứng khoán… - Tỷ suất đầu tư bất động sản: Tỷ suất đầu tư bất động sản = Bất động sản đầu tư Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản của doanh nghiệp ở từng thời kỳ. 1.2.2.3. Đánhgiá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường xuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằng tiền. Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong tổng vốn kinh doanh nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0920 Để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp tiến hành phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tương lai. *Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau: + Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn + Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý: + Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản mục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau + Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự phòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền. *Lập bảngphântích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn tới tăng
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0921 hay giảm tiền. Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo. 1.2.2.4. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp a. Tình hình công nợ của doanh nghiệp Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán các khoản nợ này khi đến hạn. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm: - Hệ số các khoản phải thu Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiều phần vốn bị chiếm dụng. - Hệ số các khoản phải trả Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiều phân được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng. - Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ) Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu bình quân
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0922 Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng lớn thì hạn thu hồi nợi càng ngắn và ngược lại - Kỳ thu hồi nợ bình quân Kỳ thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số thu hồi nợ Trong đó thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (kỳ báo cáo theo tháng), 90 ngày (kỳ báo cáo theo quý), 360 ngày (kỳ báo cáo theo năm). - Hệ số hoàn trả nợ Hệ số hoàn trả nợ = Tổng gía trị hàng mua chịu trong kỳ Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan. - Kỳ trả nợ bình quân Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số hoàn trả nợ Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiều ngày. b. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua việc đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0923 hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp quản lý kịp thời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường, khi hệ số này thấp (đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp và được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn, ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong trong tài sản lưu động, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho biết khi thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời, còn gọi là hệ số vốn bằng tiền, được xác định bằng công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0924 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Chủ nợ sẽ yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở để đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản. 1.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp a, Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước ( năm này với năm trước)
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0925 dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí bao gồm: - Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Hệ số giá vốn hàng bán = = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần bán hàng - Hệ số chi phí hàng bán trên doanh thu thuần Hệ số chi phí bán hàng = = Chi phí bán hàng Doanh thu thuần bán hàng - Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Hệ số chi phí bán hàng = = Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần bán hàng Ngoài ra còn có thể phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất chi phí lãi vay, EBIT…trên doanh thu thuần. b, Đánh giá tình hình hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện mức độ khai thác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. - Vòng quay vốn kinh doanh (hay vòng quay tài sản) Vòng quay vốn kinh doanh = = Doanh thu thuần trong kỳ Tổng vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0926 doanh nghiệp. Khi hệ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Với cùng lượng vốn kinh doanh như nhau doanh nghiệp nào có tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh nhanh hơn thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả, nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.  Hiệu suất sử dụng vốn lưu động - Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động = = Doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Trong đó, số VLĐ bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học, số VLĐ ở đầu và cuối các quý trong năm. Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ thì cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định - Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0927 Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác = = Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân Đây là một chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác của doanh nghiệp trong kỳ. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân 1.2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng sinh lời của doanh nghiệp vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan tới doanh nghiệp vì nó là thông tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý của họ. Để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các chủ thể quản lý dựa vào các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0928 sau thuế trên doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. - Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh hay tài sản không tính đến nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tồng tài sản (hay VKD) bình quân Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0929 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Tỷ suất này còn gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ suât lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. - Thu nhập một cổ phần thường (EPS) Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế Thu nhập một cổ phần thường (EPS) = = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0930 Chương II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triền của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội. Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần Tên Tiếng Anh: Song Da Ha Noi Joint Stock Company Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0104798552 ngày 13 tháng 7 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch: : SONG DA HA NOI JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: SHA Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Ông Đoàn Ngọc Ly Địa chỉ: Tầng 15, Tháp A, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. SĐT: 04. 6265 9598 Fax: 04. 6265 9528 Website: http://songdahanoi.vn Gmail: songdahanoisha@gmail.com Mã số thuế: 0104798552 Mã chứng khoán: ASD Vốn điều lệ theo giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp: 200.000.000.000 đồng. Vốn điều lệ thực góp: 40.000.000.000 đồng.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0931 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4.000.000 Cổ phiếu, Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng. 2.1.1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển Năm 2010, CTCP Sông Đà Hà Nội là đơn vị thành viên của TCT Sông Đà được thành lập để thực hiện nhiệm vụ ban đầu là: triển khai đầu tư dự án “cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La- Xuân Mai theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp BT”. Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập, công ty đã gặp phải những khó khăn lớn của nền kinh tế thế giới và trong nước, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản- ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Do đó, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, dự án quốc lộ 6 đã tạm dừng việc thực hiện, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tập hợp cho dự án quốc lộ 6 từ thời điểm thành lập công ty đến hết năm 2012 là 9.251.267.022 đồng ( theo số liệu trên báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015 đã được kiểm toán). Từ năm 2013 đến nay không phát sinh thêm chi phí cho dự án. Ngày 11 tháng 01 năm 2016, Hội đồng thành viên TCT Sông Đà đã có nghị quyết số 15/TCT-HĐTV cho phép tạm ngừng triển khai thực hiện dự án quốc lộ 6.Theo ý kiến của kiểm toán,tính khả thi của dự án này là thấp, khó có khả năng thu được lợi ích trong tương lai từ các khoản chi phí đã bỏ ra cho dự án này. Từnăm 2013, CTCP SôngĐà Hà Nội đã chuyển hướng sang thi công xây lắp và đã được giao thi công một số công trình như: tham gia thi công một số hạng mục của côngtrìnhthủy điện Lai Châu ( khoanphun đêquay hạ lưu, khoan phun gia cố,khoanphunchốngthấm, khoan thoát nước công trình chính, gia cố mái hố móng, thi côngxây dựngnhà Ban quản lý, nhà ở lán trại, thi công đường phục vụ thi công). Đến nay, Công ty đã tổ chức thi công đảm bảo hoàn thành tiến độ, chất lượng các hạng mục theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0932 Ngày 30 tháng 7 năm 2014 công ty chính thức trở thành công ty đại chúng . công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán ngày 20 tháng 8 năm 2014 với mã chứng khoán là: ASD Kể từ khi thành lập đến nay, CTCP Sông Đà Hà Nội đã không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời sử dụng tối đa mọi nguồn lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên. 2.1.2. Tìnhhình tổ chức và đặc điểm hoạt động của CTCP Sông Đà Hà Nội 2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chính Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội là công ty hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng với các ngành nghề và sản phẩm kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: - phá dỡ - chuẩn bị mặt bằng - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác Chi tiết: Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không thuộc về điện, hệ thống ống tưới nước, hệ thống lò sưởi và điều hòa nhiệt độ, máy móc công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng kỹ thuật dân dụng. - Xây dựng nhà các loại - Xây dựng chuyên dụng khác: chống ẩm tòa nhà, xây dựng nền móng tòa nhà, đóng cọc, xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng các công trình đường thủy, bến cảng, công trình trên sông, các công trình thể thao ngoài trời, các công trình kỹ thuật công nghiệp bao gồm: nhà máy lọc dầu, xưởng hóa chất.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0933 - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ - Xây dựng công trình công ích - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Chi tiết: kinh doanh bất động sản -Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: khai thác và chế biến khoảng sản - Hoạt động tư vấn quản lý(không bao gồm các dịch vụ tư vấn pháp lật, tài chính, thuế, kiểm toán, kế toán, chứng khoán) - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác Chi tiết: cho thuê máy móc và thiết bị xây dựng -Sửa chữa máy móc, thiết bị - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh - Sản xuất các cấu điện kim loại - Sản xuất sản phẩm từ plastic - Sản xuất đồ gỗ xây dựng - Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh Trong đó ngành nghề kinh doanh chính là :
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0934 -Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện - Xây dựng hạ tầng khu đô thị - KCN - Kinh doanh BĐS, dịch vụ môi giới BĐS - Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng - Dịch vụ công ích trực tiếp phục vụ các công trình công cộng... 2.1.2.2. Quá trình sản xuất sản phẩm chính a, Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội là công ty hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng, do đó có những đặc điểm đặc thù của ngành nghề kinh doanh này có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể: -Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. -Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. -Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng. -Một đặc tính khác của ngành xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. b, Quy trình sản xuất sản phẩm
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0935 Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG Chuỗi giá trị của ngành Xây Dựng được cấu thành 3 yếu tố chính : -Yếu tố đầu vào: Vật liệu xây dựng (thép, xi măng, gạch, đá….), Nhân công, và Máy xây dựng. -Quy trình xây dựng: bao gồm các khâu như thiết kế, đấu thầu, làm móng, xây thô, hoàn thiện. -Thị trường xây dựng: bao gồm ba thị trường chính là dân dụng, công nghiệp, và cơ sở hạ tầng. 2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Mặc dù là công ty mới thành lập chưa lâu, tuy nhiên máy móc, thiết bị, và các phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của công ty được trang bị khá đầy đủ và hiện đại. Đồng thời, do thời gian hoạt động của công ty còn ít nên hầu hết các máy móc thiết bị, trụ sở, nhà xưởng đều có mức độ hao mòn khá thấp. Từ đó vẫn đảm bảo được cho công ty hoạt động kinh doanh tốt trong thời gian tới. 2.1.2.4. Tình hình cung cấp vật tư Do đặc điểm kinh doanh đặc thù của ngành xây dựng là có thời gian sản xuất sản phẩm dài, nên rủi ro về sự biến động giá của hàng hóa, nguyên vật liệu
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0936 là không thể tránh khỏi. Nhằm tránh những rủi ro do sựbiến động giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là sựtăng giá ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, công ty luôn theo dõi chặt chẽ các dòng thông tin và tình hình có liên quan đến thị trường nhằm quản lý thời điểm mua hàng, kế hoạch sản xuất và mức hàng tồn kho một cách hợp lý. Và đặc biệt, trong lựa chọn nhà cung cấp côngty Sông Đà Hà Nội lựa chon những doanh nghiệp uy tín và thực hiện hợp tác lâu dài. Hơn nữa, trong chính sách mua hàng ngoài thực hiện mua chịu còn có trả trước cho người bán nhằm đảm bảo uy tín cho công ty. 2.1.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội có địa bàn hoạt động rộng khắp các miền: Lai Châu, Sơn La, Nam Định, Nghệ An,… Và đã và đang từng bước mở rộng thị phần sang các tỉnh thành phố khác. 2.1.2.6. Tổ chức bộ máy của công ty a, Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội được minh họa qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty Sông Đà Hà Nội
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0937 b, Chức năng chính của các bộ phận : Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và và Điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo. Hội đồng quản trị ( HĐQT) : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều Lệ công ty , các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Danh sách thành viên HĐQT: 1- Ông Đoàn Ngọc Ly Chức vụ : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc 2- Ông Nguyễn Minh Tiến Chức vụ : Thanh viên HĐQT 3- Ông Phạm Văn Kiểm Chức vụ : Thành viên HĐQT 4- Bà Đinh Thị Lan Anh Chức vụ : Thành viên HĐQT 5- Ông Trần Văn Ngư Chức vụ : Thành viên HĐQT Ban kiểm soát : Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật công ty, là người điều hành và ra quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0938 quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty. Cơ cấu cổ đông TT Tên cổ đông Nơi ĐKHK Giá trị Tỷ lệ % /VĐL Số ĐKKD 1 Tập đoàn Sông Đà Nhà G10, P.Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân, Hà Nội 22.000 55% 0100105870 2 Công ty CP Sông Đà 9 Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Quận Bắc Từ Liên, Hà Nội 4.000 10% 0103010465 3 Công ty TNHH MTV Hạ Tầng Sông Đà Số 63 Tầng 3 đường Nguyễn Chí Thanh, TP Hà Tĩnh 2.000 5% 2804000161 4 Tổng công ty CP ĐTPT Xây dựng Số 265 Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu 6.000 15% 3500101107 5 Công ty CP ĐTXD&PTĐT Sông Đà Tầng 7 Nhà G10, P.Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân, Hà Nội 4.000 10% 0102186917 6 Cổ đông khác 2.000 5% Cộng 40.000 100% c, Các thông tin cơ bản về công tác kế toán trong doanh nghiêp:
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0939 - Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam -Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dòn tích ( trừ thông tin liên quan đến các luồng tiền). 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của công ty a, Thuận lợi Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là giai đoạn 2014 đến nay, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới như sửa đổi luật đất đai, luật thuế thu nhập doanh nghiệp… Đã tạo cho các doanh nghiệp nói chung cũng như những doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng như công ty Sông Đà Hà Nội nói riêng. Sự ấm lên và phục hồi của thị trường bất động sản, đã thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp ngành xây dựng do giảm được hàng tồn kho và mở rộng thị trường. Ngoài ra, những hiệp định song phương, đa phương của Việt Nam đã và đang được ký kết, cũng mở ra nhiều điều kiện và thuận lợi và triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp. Tận dụng những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, những năm qua, Công ty Sông Đà Hà Nội đã không ngừng nỗ lực và phát triển. Những năm gần đây, công ty luôn làm ăn có lãi. Đặc biệt là trong năm 2015, công ty đã có sự gia tăng mạnh về quy mô nguồn vốn, đây là cơ sở giúp công ty có
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0940 thể mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng được những cơ hội để phát triển và tăng lợi nhuận. b, khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn nhất định: Công ty được thành lập ban đầu để triển khai dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La- Xuân Mai. Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập và thực hiện dự án, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nước, đến ngày 01 tháng 01 năm 2013, dự án quốc lộ 6 đã phải dừng thực hiện và cho đến nay vẫn tiếp tục dừng. Điều này đã làm cho lượng vốn đầu tư vào dự án hơn 9.2 tỷ đồng không thể thu hồi, gây ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra, với việc Tổng công ty Sông Đà ra quyết định thoái vốn phần vốn góp tại công ty Sông Đà Hà Nội cũng gây những bất lợi cho công ty. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 Chỉtiêu Năm2015 Năm2014 Năm2013 DoanhthuBH&CCDV 130,539,800,947 73,694,996,505 44,659,161,957 Doanhthutàichính 732,464,945 795,294,475 1,805,268,731 Lợinhuậnkhác (69,637,471) 355,254,536 0 TổngLNtrướcthuế 323,877,515 828,703,820 313,828,418 Lợinhuậnsauthuế 175,528,240 598,098,980 179,121,313 Vốnkinhdoanhbình quân 138,797,420,510 94,451,949,891.5 86,394,655,168 Thunhập1cổphần 44 150 45 Từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2013- 2015, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Do trong giai đoạn này công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ( vốn kinh doanh bình quân tăng
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0941 từ 86.3 tỷ đồng năm 2013 lên 138.7 tỷ đồng năm 2015) nên quy mô doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn này cũng gia tăng đáng kể ( từ 44.6 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 130.5 tỷ đồng năm 2015). Bên cạnh đó, quy mô doanh thu tài chính và lợi nhuận khác lại đang có xu hướng sụt giảm. Mặc dù quy mô doanh thu tăng mạnh nhưng quy mô lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm. Cho thấy được kết quả kinh doanh cuả công ty mặc dù vẫn có lợi nhuận nhưng không đáng kể, cần có những giải pháp quản trị chi phí và sử dụng vốn tốt hơn. 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HÀ NỘI 2.2.1. Tình hình huy động vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội Để đánh giá tình hình huy động vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội, ta tiến hành đánh giá cơ cấu nguốn vốn và mô hình tài trợ của doanh nghiệp 2.2.1.1. Đánh giá sự biến động nguồn vốn của công ty. Sự biến động nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội được thế hiện qua bảng số liệu sau:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0942 Bảng 2.2: cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của CTCP Sông Đà Hà Nội năm 2015 CHỈ TIÊU Số cuối năm 2015 Số đầu năm 2015 chênh lệch Số Tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số Tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) tỷ lệ (%) tỷ trọng (%) A NỢ PHẢI TRẢ 145,305,692,933 77.92 50,130,445,373 55.01 95,175,247,560 189.86 22.91 I Nợ ngắn hạn 145,305,692,933 100.00 50,130,445,373 100.00 95,175,247,560 189.86 - 1 Phải trả người bán ngắn hạn 42,744,249,870 29.42 15,550,868,515 31.02 27,193,381,355 174.87 (1.6) 2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 77,826,492,150 53.56 9,182,689,676 18.32 68,643,802,474 747.53 35.24 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 183,921,887 0.13 278,542,030 0.56 (94,620,143) (33.97) (0.43) 4 Phải trả người lao động 896,855,003 0.62 704,844,727 1.40 192,010,276 27.24 (0.78) 5 Chi phí phải trả ngắn hạn 10,134,331,690 6.97 22,500,813,613 44.89 (12,366,481,923) (54.96) (37.92) 6 Phải trả nội bộ ngắn hạn - - - - - - - 7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - - - - - 8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - - - - - - 9 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 779,842,333 0.54 712,686,812 1.42 67,155,521 9.42 (0.88) 10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 12,740,000,000 8.76 1,200,000,000 2.39 11,540,000,000 961.67 6.37 11 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - - - - - 12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - - - - 13 Quỹ bình ổn giá - - - - - - - II Nợ dài hạn - - - - - - - B Nguồn vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 22.08 40,991,587,237 44.99 175,528,240 0.43 (22.91) I vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 100.00 40,991,587,237 100.00 175,528,240 0.43 - 1 Vốn góp của chủ sở hữu 40,000,000,000 97.16 40,000,000,000 97.58 - - (0.42) - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 40,000,000,000 100.00 40,000,000,000 100.00 - - -
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0943 - Cổ phiếu ưu đãi - - - - - - - 2 Thặng dư vốn cổ phần - - - - - - - 3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - - - - - - - 4 Vốn khác của chủ sở hữu - - - - - - - 5 Cổ phiếu quỹ - - - - - - - 6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - - - 7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - - - - - 8 Quỹ đầu tư phát triển - - - - - - - 9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp - - - - - - - 10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - - - - - 11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,167,115,477 2.84 991,587,237 2.42 175,528,240 17.70 0.42 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 991,587,237 84.96 991,587,237 100.00 - - (15.04) - LNST chưa phân phối kỳ này 175,528,240 15.04 - - 175,528,240 100,00 15.04 II Nguồn kinh phí quỹ khác - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64 - (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội năm 2015)
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0944 Từ bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2015 đạt trên 186.4 tỷ đồng, tăng hơn 95.3 tỷ đồng ( 104.64%), cho thấy quy mô nguồn tài chính của công ty lớn và đang có sự tăng mạnh về quy mô. Đây là cơ sở để công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả của công ty ở mức cao (cuối năm 2015 đạt 77.92% tăng 22.91% so với đầu năm). Cho thấy công ty đang có xu hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả, giảm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp cùng ngành khi hệ số nợ trung bình của ngành xây dựng là gần 80%. Cụ thể: - Về nợ phải trả Nợ phải trả cuối năm 2015 tăng hơn 95 tỷ đồng (189.86%), nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng. Cơ cấu nợ vẫn duy trì 100% tỉ trọng nợ ngắn hạn, công ty không thực hiện huy động nợ dài hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách tăng cường huy động vốn bằng nợ ngắn hạn để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và chưa tiếp cận đến được các nguốn vay nợ dài hạn. Cụ thể về biến động nợ của công ty trong năm 2015 như sau: Nợ ngắn hạn cuối năm 2015 đạt 145.305 tỷ đồng, tăng hơn 95 tỷ (189.86%) so với đầu năm, trong đó chủ yếu là các khoản vốn chiếm dụng của người bán và người mua trả tiền trước tăng mạnh. Khoản phải trả người bán đạt hơn 42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29.42% trong tổng nợ ngắn hạn và tăng 174.87% so với đầu năm. Cho thấy được công ty đang tiếp tục tăng cường huy động vốn từ chiếm dụng nhà cung cấp và đây là kênh huy động vốn quan trọng của công ty. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng nợ ngắn hạn của công ty là khoản người mua trả tiền trước: cuối năm 2015 đạt hơn 77.8 tỷ tăng hơn 68.6 tỷ (747.53%) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 53.56% trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Ngoài ra, vay và nợ thuê tài chính tài
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0945 chính cũng có sự tăng đáng kể về quy mô và tỷ trọng, cuối năm 2015 vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt hơn 12.7 tỷ đồng tăng hơn 11.5 tỷ đồng (961.67%) và chiếm 8.76% tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn ( tăng 6.37% về tỷ trọng). Bên cạnh đó là sự tăng nhẹ về quy mô các khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải trả, phải nộp khác. Nhưng các khoản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (chưa đến 1% trong nợ ngắn hạn) và đang có xu hướng tiếp tục giảm về tỷ trọng. Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước có sự sụt giảm cả về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể: cuối năm 2015 đạt gần 184 triệu đồng, giảm 33.97% về quy mô và 0.43% về tỷ trọng so với thời điểm đầu năm. Tỷ trọng nợ phải trả rất cao và vẫn đang có xu hướng tăng, với 100% huy động từ nợ ngắn hạn và đặc biệt nợ phải trả ngắn hạn lại được huy động chủ yếu từ nguồn vốn chiếm dụng. Điều này giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của công ty đối với nhà cung cấp, người bán cũng như người lao động… đòi hỏi công ty cần có các biện pháp quản lý phù hợp và sử dụng hiệu quả, tiết kiếm, đồng thời tìm kiếm cơ hội huy động vốn từ các kênh huy động khác trên thị trường. - Về vốn chủ sở hữu Vốn chủ sỡ hữu của công ty CP Sông Đà Hà Nội năm 2015 có xu hướng tăng nhẹ về quy mô nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng. So với đầu năm, quy mô vốn chủ sở hữu tăng 175 triệu đồng (0.43%) do sự tăng lên của lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Nhưng lại giảm 22.91% về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Công ty không có các nguồn kinh phí và quỹ khác. Kết luận: Tổng nguồn vốn trong năm 2015 tăng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là cơ sở để công
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0946 ty mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm các dự án đầu tư mới, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của công ty với một hệ số nợ cao và huy động vốn vay toàn bộ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Dẫn đến một áp lực thanh toán lớn, rủi ro tài chính cao và độ an toàn tài chính ở mức thấp. Điều này cho thấy công ty vẫn đang gặp phải những khó khăn chung trong việc huy động vốn và tìm nguồn tài trợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung. Đồng thời chưa phát huy hết lợi thế là một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán để tiếp cận những nguồn vốn dài hạn khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 2.2.1.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.3: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn TT Chỉtiêu ĐVT Đầunăm2015 Cuốinăm2015 Chênhlệch Số tuyệtđối Tỷlệ (%) 1 TổngNV đồng 186,472,808,410 91,122,032,610 95,350,775,800 104.64 2 NPT đồng 145,305,692,933 50,130,445,373 95,175,247,560 189.86 3 VCSH đồng 41,167,115,477 40,991,587,237 175,528,240 0.43 4 Hệsốnợ [(4)=(2)/(1)] lần 0.78 0.55 0.23 41.82 5 Hệsố VCSH [(5)=(3)/(1)] lần 0.22 0.45 (0.23) (51.11) 6 Hệsốđảm bảonợ [(6)=(3)/(2)] lần 0.28 0.82 (0.54) 65.85 Từ bảng trên ta thấy: Hệ số nợ của công ty cuối năm 2015 so với đầu năm tăng mạnh, cùng với đó là sự sụt giảm tương ứng của hệ số vốn chủ sở hữu và hệ số đảm bảo nợ. Hệ số nợ của công ty tăng từ 0.55 lần ở thời điểm đầu năm lên 0.78 lần ở cuối năm, tăng 0.23 lần tương ứng tỷ lệ 41.82%.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0947 Tương ứng, hệ số vốn chủ sở hữu giảm từ 0.45 lần ở thời điểm đầu năm xuống còn 0.22 lần ở thời điểm cuối năm, giảm 0.23 lần tương ứng tỷ lệ 51.11%. Làm cho hệ số đảm bảo nợ của công ty giảm từ 0.82 lần xuống còn 0.28 lần ( tỷ lệ giảm 65.85%) có nghĩa là ở thời điểm đầu năm 2015, 1 đồng vốn vay nợ của công ty được đảm bảo bằng 0.82 đồng vốn chủ sở hữu nhưng đến cuối năm 2015, 1 đồng vốn vay nợ của công ty chỉ còn được đảm bảo bằng 0.28 đồng vốn chủ sở hữu. Có sự dịch chuyển đáng kể về cơ cấu nguồn vốn của công ty như trên là do: trong năm 2015, Công ty tăng cường mở rộng quy mô nguồn vốn mà chủ yếu bằng việc tăng huy động nợ phải trả. Cuối năm 2015, quy mô nợ phải trả đã đạt hơn 145 tỷ đồng tăng hơn 95 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 189.86% so với đầu năm. Quy mô vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm so với đầu năm cũng có tăng lên nhưng không đáng kể, tăng hơn 175 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 0.43%. Như vậy, do tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của nợ phải trả đã làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty Sông Đà Hà Nội năm 2015 có những chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng vốn nợ, giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy công ty đang có xu hướng gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó tạo cơ hội giúp công ty khuếch đại được ROE, BEP cũng như gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô lợi nhuận của công ty không lớn, các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời còn ở mức thấp thì sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao chưa thực sự phát huy được tác dụng mà công ty lại phải chịu một áp lực thanh toán lớn và rủi ro tài chính tăng cao.
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0948 2.2.1.3. Đánh giá mô hình tài trợ Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian 2014-2015 Chỉ tiêu Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ lệ(%) I.Tài sản 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64 1.Tài sản ngắn hạn 167,062,249,480 89.59 78,978,645,677 86.67 88,083,603,803 111.53 2.Tài sản dài hạn 19,410,558,930 10.41 12,143,386,933 13.33 7,267,171,997 59.84 II.Nguồn vốn 186,472,808,410 100.00 91,122,032,610 100.00 95,350,775,800 104.64 1.Nguồn vốn ngắn hạn 145,305,692,933 77.92 50,130,445,373 55.01 95,175,247,560 189.86 2.Nguồn vốn dài hạn 41,167,115,477 22.08 40,991,587,237 44.99 175,528,240 0.43 a. Nợ dài hạn 0 - 0 - - - b. Vốn chủ sở hữu 41,167,115,477 100.00 40,991,587,237 100.00 175,528,240 0.43 III.Nguồn VLĐTX = NVDH – TSDH 21,756,556,547 11.67 28,848,200,304 31.66 (7,091,643,757) (24.58) (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP Sông Đà Hà Nội năm 2015)
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Nguyễn Thị Quý Lớp:CQ50/11.0949 Sơ đồ 2.3: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty năm 2015 Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Dựa vào bảng trên, ta thấy: NWC ở đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0, cho thấy công ty đang áp dụng mô hình tài trợ sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn sau khi đã đầu tư tài sản dài hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn hạn. Với cách thức tài trợ này, đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính đảm bảo an toàn về mặt tài chính tuy nhiên chi phí huy động và sử dụng vốn của công ty sẽ cao. NWC tại thời điểm cuối năm 2015 là hơn 21.7 tỷ đồng, giảm 24.58% so với thời điểm đầu năm, mặc dù NWC đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cho thấy mặc dù công ty đang có xu hướng tăng nguồn vốn dài hạn về quy mô. Nhưng xét về quy mô, tỷ lệ tăng về của nguồn vốn dài hạn chận hơn tỷ lệ tăng của tài sản dài hạn làm cho NWC có xu hướng giảm nhưng do tài sản ngắn hạn của công ty lại càng gia tăng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản nên NWC của công ty vẫn rất lớn. Cho thấy được mặc dù mô hình tài trợ vốn của công ty là sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn sau khi đầu tư dài hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn là một mô hình tài trợ vốn an toàn. Tuy nhiên điều này lại không xuất phát từ việc công ty huy động vốn lớn từ nguồn vốn dài hạn mà là do tỷ trọng tài sản dài hạn rất thấp, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao. Nên nợ ngắn hạn của công ty huy động vẫn rất TSNH( 89.59%) TSDH(10.41%) NVNH(77.92 %) NVLĐTX NVDH(22.08%) TSNH (86.67%) TSDH(13.33%) NVNH(55.01%) NVLĐTX NVDH(44.99%)