SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
TIỀN MẶT HIỆN QUẢ TẠI CÔNG TY CP
THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MINH THẢO
MÃ SINH VIÊN : A19219
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
TIỀN MẶT HIỆN QUẢ TẠI CÔNG TY CP
THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Hồng Nga
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Thảo
Mã sinh viên : A19219
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
giáo hƣớng dẫn – Th.s Nguyễn Hồng Nga là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong
suốt quá trình em thực hiện bài luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đã chỉ dạy những kiến thức về ngành học tài
chính cho em trong suốt bốn năm học. Cuối cùng em xin cảm ơn các cán bộ và nhân
viên bộ phận kế toán của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng đã cho
em cơ hội đƣợc thực tập tại công ty và hỗ trợ em có thể hoàn tốt khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2014
Sinh Viên
Nguyễn Minh Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện
có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên
cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có
nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Minh Thảo
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TRONG
DOANH NGHIỆP.........................................................................................................1
1.1.Các vấn đề khái quát về tiền mặt .........................................................................1
1.1.1. Khái niệm về tiền mặt, tiền mặt trong HĐ SXKD ...............................................1
1.1.2. Lý do, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp................................1
1.1.3. Mục đích của việc quản trị tiền mặt .....................................................................2
1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD............................................3
1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt ....................................................5
1.2.Các vấn đề khái quát về quản trị tiền mặt ...........................................................6
1.2.1. Khái niệm về quản trị tiền mặt .............................................................................6
1.2.2. Nội dung quản trị tiền mặt....................................................................................6
1.3.Mô hình quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp .................................................17
1.3.1. Mô hình Baumol (mô hình EOQ).......................................................................17
1.3.2. Mô hình Miller – Orr..........................................................................................20
1.3.3. Mô hình Stone ....................................................................................................22
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt ...............................................24
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản ......................................................24
1.4.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt ...................................27
1.5.Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp ......27
1.5.1. Các nhân tố chủ quan..........................................................................................27
1.5.2. Các nhân tố khách quan......................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CP
THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG.............................................30
2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam
Dƣơng............................................................................................................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP máy và thiết bị
Nam Dƣơng ...................................................................................................................30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng ...........31
2.1.3. Đặc diểm hoạt động SXKD của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam
Dƣơng............................................................................................................................32
2.1.4. Khái quát tình hình tài chính của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam
Dƣơng............................................................................................................................33
2.2.Thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị
Nam Dƣơng ..................................................................................................................45
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu chi tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết
bị Nam Dƣơng ...............................................................................................................45
2.2.2. Kiểm soát thu chi tiền mặt..................................................................................52
2.2.3. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu............................................................53
2.2.4. Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt.......................................................53
2.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy
và thiết bị Nam Dƣơng .................................................................................................54
2.4.Đánh giá hiệu quả quản trị tiền mặt tại công ty CP thƣơng mại máy và thiết
bị Nam Dƣơng..............................................................................................................60
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HIỆU QUẢ TẠI
CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG......................63
3.1.Quản trị tiền mặt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung .......63
3.2.Tính cần thiết cải thiện và xây dựng mô hình quản trị tiền mặt phù hợp với
Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng..............................................64
3.2.1. Những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài thúc đẩy nhu cầu xây dựng mô hình
quản trị tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. ................64
3.2.2. Những yếu tố của môi trƣờng nội tại thúc đẩy nhu cầu xây dựng mô hình quản
trị tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng................................65
3.3.Áp dụng các mô hình quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và
thiết bị Nam Dƣơng và đƣa ra quyết định về mô hình quản trị tiền mặt
tối ƣu nhất ....................................................................................................................66
3.3.1. Áp dụng và lựa chọn mô hình quản trị tiền tối ƣu..............................................66
3.3.2. Cách thức và biện pháp thực hiện mô hình quản trị tiền mặt tại Công ty CP
thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.......................................................................71
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp........................................................12
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2012 – 2014 ..............................34
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012 - 2014..........................................39
Bảng 2.3 Bảng lƣu chuyển tiền tệ giai đoạn 2012 – 2014.............................................46
Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt giai đoạn năm 2012-2014 ........54
Bảng 2.5 Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty giai đoạn 2012 – 2014........................56
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu thanh khoản khác .......................................................................57
Bảng 3.1 Chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K) năm 2012 – 2014 ..................66
Bảng 3.2 Mức dự trữ tiền tối ƣu từ năm 2011 – 2014...................................................67
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về chi phí....................................................................................67
Bảng 3.4 Chi phí giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ áp dụng từ ngày 02/08/2013
của SHBS.......................................................................................................................69
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn năm 2012 –
2014 ...............................................................................................................................41
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014..........................................43
Biểu đồ 2.3 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh – đầu tƣ – tài chính năm 2012
– 2014 ............................................................................................................................51
Biểu đồ 2.4 Tỷ số hoạt động giai đoạn năm 2012 – 2014.............................................59
Biểu đồ 3.1 So sánh các chỉ tiêu TC tƣơng ứng với C* (TCmin) và trong thực tế (TC)
năm 2012 – 2014 ...........................................................................................................67
Biểu đồ 3.2 So sánh sự chênh lệch giữa mức dự trữ tối ƣu C* và mức dữ trữ thực tế......68
Biểu đồ 3.3 Mô hình dự trữ tiền mặt tối ƣu Miller – Orr năm 2014 .............................70
Biểu đồ 3.4 Mô hình Stone năm 2014...........................................................................71
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Dòng tiền mặt luân chuyển trong doanh nghiệp .............................................4
Sơ đồ 1.2 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu.......5
Sơ đồ 1.3 Phạm vi của quản trị tiền mặt..........................................................................6
Sơ đồ 1.4 Tiến trình thu tiền mặt (mô tả VD nói trên, tiến trình chi tiền mặt tƣơng tự).........8
Sơ đồ 1.5 Hệ thống thu gom............................................................................................9
Sơ đồ 1.6 Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không...........................................................10
Sơ đồ 1.7 Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt.............13
Sơ đồ 1.8 Luân chuyển giữa tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao......16
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................31
Sơ đồ 2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh chung.........................................................33
DANH MỤC VIẾT TẮT
KÍ HIỆU VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
CP CP
CSH Chủ sở hữu
GTGT Giá trị gia tăng
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NXB Nhà xuất bản
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lƣu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VNĐ Việt Nam Đồng
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng năm đề có lãi nhƣng
nhiều doanh nghiệp vẫn bị phá sản. Lý do là bởi doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán hay không có đủ tiền mặt để phục vụ cho hoạt động SXKD chứ không phải vì
không có lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn có sự
xuất hiện của tiền mặt, nói cách khác tiền mặt chính là nhiên liệu để doanh nghiệp có
thể hoạt động. Với nền kinh tế luôn diễn biến phức tạp và không ổn định, vì vậy mà
doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa về nội dung quản trị tiền mặt. Một doanh nghiệp
khi muốn hƣớng tới mục tiêu kiểm soát và đảm bảo thanh toán thì phải biết đƣợc dòng
tiền mặt của doanh nghiệp nhƣ thế nào và đang ở mức bao nhiêu. Một doanh nghiệp
thực hiện quản trị tiền mặt không tốt hoặc chƣa quan tâm đến quản trị tiền mặt sẽ luôn
rơi vào tình trạng thiếu tiền hoặc thừa tiền và không tận dụng đƣợc các cơ hội đầu tƣ.
Với tình hình hoạt động có sự biến động lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn
phải chật vật trong việc xoay sở lƣợng tiền để thanh toán và trƣờng hợp của Công ty
CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng không phải là ngoại lệ. Công ty có nhận
thức về quản trị tiền mặt và cũng có đầu tƣ cho công công tác quản trị tiền mặt nhƣng
hiệu quả đạt đƣợc là chƣa cao và công ty cũng gặp phải một số hạn chế trong công tác
quản trị tiền mặt điều này đã ảnh hƣởng tới những kế hoạch kinh doanh của công ty và
đặc biệt trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế, công ty đã phải gồng mình để có thể
đảm bảo lƣợng tiền mặt chi trả các hóa đơn. Công ty đã bỏ nguồn lực, chi phí đầu tƣ
cho công tác quản trị tiền mặt nhƣng hiệu quả không cao mà còn ảnh hƣởng tới khả
năng chi trả cũng nhƣ toàn bộ hoạt động kinh doanh, nên em đã quyết định lựa chọn đề
tài “Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại Công ty CP thương mại máy
và thiết bị Nam Dương” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung sau:
 Hệ thống lại cơ sở lý luận về các vấn đề tiền mặt, quản trị tiền mặt, các mô
hình quản trị tiền mặt và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt.
 Phân tích thực trạng kinh doanh và công tác quản trị tiền mặt, đƣa ra đánh giá
hiệu quả của công tác này tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị
Nam Dƣơng.
 Nhận xét, đánh giá các thành tựu đã đạt đƣợc và những tồn tại. Từ đó đƣa ra
các biện pháp, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị tiền mặt tại
Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: lƣợng tiền mặt, dòng tiền thu chi và công tác quản trị
tiền mặt của doanh nghiệp.
Phạm vị nghiên cứu: Dòng tiền thu và chi trong doanh nghiệp, công tác quản trị
tiền mặt trong 3 năm 2012, 2013, 2014 của Công ty CP thƣơng mại máy và
thiết bị Nam Dƣơng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thống kê, so
sánh, phân tích – tổng hợp đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm rõ
mục đích nghiên cứu. Cụ thể các phƣơng pháp nhƣ sau:
Phƣơng pháp thống kê: là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thu thập thông tin, số
liệu về tình hình kinh doanh, các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn cũng nhƣ dòng tiền ra
và vào của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. Để từ đó thấy đƣợc
công tác quản trị tiền mặt có hiệu quả không và còn những tồn tại nào.
Phƣơng pháp so sánh: là sử dụng các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc ở
phƣơng pháp thống và so sánh các thông tin này giữa 3 năm 2012, 2013, 2014 nhƣ thế
nào. Qua đó có cái nhìn tổng quát về công tác quản trị tiền mặt của công ty thay đổi
từng năm ra sao và có đạt đƣợc hiệu quả không.
Phƣơng pháp phân tích – Tổng hợp: là phƣơng pháp tổng hợp các thông tin, số
liệu đã thu thập đƣợc, rồi phân tích các nguyên nhân để thấy đƣợc các chiều hƣớng
biến động dòng tiền mặt trong quản trị tiền mặt của công ty. Thấy rõ các hạn chế, tồn
tại và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị tiền mặt, từ đó tạo cơ sở lý
luận cho bài khóa luận đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng một mô hình quản trị tiền
mặt hiệu quả cho công ty.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, bảng biểu, sơ đồ và tài liệu tham
khảo, kết cấu của khóa luận gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và
thiết bị Nam Dƣơng
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TRONGDOANH NGHIỆP
1.1. Các vấn đề khái quát về tiền mặt
1.1.1. Khái niệm về tiền mặt, tiền mặt trong HĐ SXKD
Tiền mặt
Tiền mặt là tiền giấy hoặc tiền kim loại do Ngân hàng nhà nƣớc phát hành. Tiền
là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch
vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi ngƣời đều sẵn
sàng chấp nhận sử dụng) và đƣợc Nhà nƣớc phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản
khác nhƣ vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ...
Tiền đã ra đời từ chính nhu cầu kinh tế của con ngƣời. Khi nền sản xuất, thƣơng
mại phát triển, hoạt động thƣơng mại không chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ mà
còn mở rộng ra toàn lãnh thổ và những quốc gia khác. Nhận thấy những nhƣợc điểm
của phƣơng tiện thanh toán là vàng hay các kim loại quý trong việc vận chuyển, sử
dụng để trao đổi mua bán hàng hóa; vì vậy mà tiền ra đời trở thành phƣơng tiện thanh
toán thay cho vàng và các kim loại quý... Đƣợc quy ƣớc, ban hành và quản lý bởi nhà nƣớc.
Tiền mặt trong hoạt động SXKD
Trong hoạt động SXKD, tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lƣu
động của doanh nghiệp, tồn tại dƣới 2 hình thức là: Tiền mặt tại quỹ (Cash on hand) và
tiền gửi ngân hàng (Cash in Bank).
Tiền mặt = Nợ dài hạn + VCSH + Nợ ngắn hạn – TSLĐ khác tiền mặt – TSCĐ
1.1.2. Lý do, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
Lý do nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
Về lý do tại sao doanh nghiệp lại luôn quan tâm đến việc sẽ nắm giữ tiền mặt bao
nhiêu và nhƣ thế nào có thể giải thích qua ba lý do lớn sau:
Động cơ giao dịch (động cơ thanh toán): đây chính là động cơ chính khiến
doanh nghiệp duy trì lƣợng tiền mặt nhất định. Chính là lƣợng tiền mặt cần thiết để
doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động SXKD nhƣ: mua nguyên vật liệu, trả lƣơng,
nộp thuế....và rất nhiều các khoản cần đến tiền mặt để thanh toán. Với tính chất luôn
quay vòng tuần hoàn liên tục của tiền mặt, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự
chênh lệch giữa thời gian, lƣợng tiền mặt chi ra và thu vào. Vì vậy, doanh nghiệp
không thể không duy trì một lƣơng tiền mặt để lấp đầy sự chênh lệch này. Nhƣng
không phải chênh lệch lƣợng tiền thu và chi bao nhiêu thì dự trữ bấy nhiêu, doanh
nghiệp cũng luôn cố gắng tiến hành sắp xếp việc thu chi tiền mặt đạt đƣợc tính đồng
2
bộ nghĩa là giảm bớt sự chênh lệch về thời gian và lƣợng tiền mặt thu – chi, để giảm
bớt lƣợng tiền mặt cần thiết để giao dịch.
Động cơ dự phòng: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp không thể lƣờng
trƣớc đƣợc những sự cố bất ngờ nhƣ thiên tai, tai nạn sản xuất...Nên việc duy trị lƣợng
tiền mặt nhất định để ứng phó với những sự việc ngoài ý muốn là vô cùng cần thiết.
Nếu không dự phòng tiền mặt, khi phải đối mặt với những sự cố bất ngờ sẽ làm doanh
nghiệp rơi vào khủng hoảng.
Động cơ đầu cơ: chính là những khoản tiền mặt đƣợc doanh nghiệp tạm không
sử dụng để mong có đƣợc lợi nhuận bởi sự dao động của chứng khoán có giá trị dự
định hoặc là dao động giá cả vật tƣ nguyên vật liệu. Đầu cơ thực tế là đầu tƣ trong
ngắn hạn. Thay vì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hay chỉ để trong quỹ tiền mặt thì
việc doanh nghiệp biết nắm bắt các cơ hội đầu tƣ ngắn hạn sẽ giúp cho lƣợng tiền mặt
của doanh nghiệp tăng lên và kiếm lời từ chênh lệch giá giữa mua vào khi giá rẻ, bán
ra khi giá tăng.
Chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp
Tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lời. Còn tiền mặt gửi tại ngân hàng với
lãi suất thấp nên khả năng sinh lời của tiền gửi ngân hàng thông thƣờng thấp hơn so
với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đã
khiến doanh nghiệp phát sinh hai loại chi phí là chi phí dự trữ và chi phí cơ hội.
Chi phí dự trữ: khi thị trƣờng tiền tệ xuất hiện lạm phát, sự thay đổi của tỉ giá,
với lƣợng tiền mặt hay loại tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ đang bị giảm giá trị
hoặc thay đổi giá trị. Khiến cho các kế hoạch chi trả, sử dụng tiền mặt tại thời điểm
nắm giữ sẽ bị ảnh hƣởng. Sự chênh lệch của giá trị tiền mặt khi lạm phát và thay đổi tỉ
giá chính là chi phí dự trữ tiền mặt mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
Chi phí cơ hội: chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có đƣợc nếu
đem tiền mặt đi đầu tƣ thay vì giữ lại trong quỹ hay tài khoản ngân hàng. Chi phí cơ
hội của việc nắm giữ tiền mặt có thể đƣợc xác định chính bằng khoản lợi tức thông
qua lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
1.1.3. Mục đích của việc quản trị tiền mặt
Việc nắm giữ tiền mặt vừa không sinh lợi cho doanh nghiệp và còn tạo ra các chi
phí khi nắm giữ tiền mặt, nhƣng doanh nghiệp lại cần dự trữ tiền mặt để đáp ứng
những động cơ của mình. Bởi vậy, thực chất mục đích của việc quản trị tiền mặt là
giảm tối thiểu lƣợng tiền mặt nắm giữ trong doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo đƣợc khả
năng thanh toán tiền mặt, dự phòng những biến động có thể xảy ra trong quá trình lƣu
chuyển tiền tệ, cũng nhƣ tận dụng đƣợc tối đa các cơ hội đầu tƣ. Trong bối cảnh hiện
tại, khi lãi suất và chi phí cơ hội có xu hƣớng ngày càng tăng cao, việc doanh nghiệp
Thang Long University Library
3
tìm kiếm và lựa chọn mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt
động SXKD là vô cùng cần thiết.
1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD
Một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động SXKD bằng tiền mặt - là đầu tƣ của chủ sở
hữu, kết hợp với một số khoản đi vay, việc thu mua hàng hóa hay dịch vụ, cùng với
quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chuyển tiền mặt thành hàng tồn kho hoặc dịch
vụ sẽ đƣợc thực hiện. Khi cung cấp hàng hóa (bán hàng hóa cho khách hàng) hoặc
cung cấp dịch vụ, hàng hóa dịch vụ đƣợc chuyển thành các khoản phải thu. Kết thúc
quá trình thu nợ, các khoản phải thu chuyển thành tiền. Nếu quá trình SXKD vận hành
một các trơn tru, thì tiền mặt thu về sẽ lớn hơn lƣợng tiền mặt bơm ra khi bắt đầu hoạt
động SXKD (bắt đầu chu kì kinh doanh).
Với nhu cầu về tiền mặt để chi trả thanh toán các chi phí và các khoản nợ đến
hạn, thì doanh nghiệp thƣờng có đƣợc lƣợng tiền mặt từ 4 nguồn sau:
 Bán CP: Dƣới dạng CP hay quyền sở hữu doanh nghiệp.
 Vay tiền: Từ rất nhiều nguồn: bạn bè và ngƣời thân, khách hàng (yêu cầu
khách hàng ứng trƣớc hoặc đặt cọc tiền khi mua hàng), nhà cung ứng (trả sau),
nhân viên (bán CP cho nhân viên, chƣa đến hạn trả lƣơng cho nhân viên..) và
các định chế tài chính.
 Chuyển tài sản thành tiền mặt: Bán các trang thiết bị nhàn rỗi hoặc không cần
thiết. Hàng tồn kho và thu nợ các khoản phải thu đƣợc thể hiện rất rõ trong
chu kì kinh doanh đã đƣợc nói đến ở trên.
 Lợi nhuận tái đầu tƣ: Lợi nhuận có đƣợc từ những khoản thu tiền mặt thực tế
đóng góp vào lợi nhuận ròng, từ doanh số đƣợc ghi chép và cả không thể thu về.
Dƣới đây là mô hình về sự luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp
4
Sơ đồ 1.1 Dòng tiền mặt luân chuyển trong doanh nghiệp
(Nguồn: Sách “Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ” (2013),NXB Tri thức)
Ở góc độ hẹp hơn, ta có thể quan sát và phân tích sự luân chuyển của dòng tiền
mặt thành chu kỳ. Kỳ luân chuyển tiền mặt nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp, đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực
sự thu hồi tiền của khách hàng. Ta có thể thấy khoảng cách về thời gian giữa thời điểm
thu tiền mặt và chi tiền mặt. Khoảng cách này càng lớn thì sẽ kéo dài thời gian doanh
nghiệp không còn tiền mặt. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến doanh nghiệp rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản.
Bán hàng thu
tiền mặt,
nợ phải thu chi phí
Lƣơng
,
Các hoạt động
thƣờng xuyên
Ngắn hạn Dài hạn
Nguyên vật liệu
Nhà nƣớc và chính
quyền địa phƣơng
Thuế
Đầu tƣ vốn
Mua sắm nhà xƣởng
và thiết bị mới
Bán tài sản
Hoạt động
Thị trƣờng tiền tệ
Đáo hạn,
thu nhập từ cho vay,
vay ngắn hạn
Thanh toán
lãi vay,
mua chứng khoán,
hoàn nợ
Thị trƣờng vốn
Nguồn tiền tài trợ
Vốn góp mới,
tiền vay
Thanh toán
lãi suất,
cổ tức, hoàn nợ,
mua lại cổ phần
TIỀN MẶT
Thang Long University Library
5
Sơ đồ 1.2 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu
Ta có thể xem tiền mặt nhƣ là nhiên liệu để vận hành công ty. Khi có đủ lƣợng
tiền mặt thì công ty có thể trú trọng vào tăng trƣởng, tìm kiếm ngành nghề kinh doanh
mới, thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển sản phẩm mới,v.v...
Còn lƣợng tiền mặt không đủ buộc doanh nghiệp phải tập trung kiếm nhiều tiền hơn,
đôi khi làm cản trở sự tăng trƣởng và phát triển của công ty.
1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt
Có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại rơi vào tình trạng kinh doanh luôn có lãi (có
lợi nhuận) nhƣng lƣợng tiền trong doanh nghiệp lúc nào cũng thiếu. Điều này minh
chứng cho sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Lợi nhuận thể hiện việc có đạt
mức thu hồi thỏa đáng từ vốn và tài sản đã đầu tƣ. Còn dòng tiền mặt thì sẽ đảm bảo
cho việc thanh toán và những khoản cần thiết cho các hoạt động tiếp tục diễn ra. Ngay
cả phƣơng thức xác định lợi nhuận và dòng tiền mặt cũng khác nhau. Để biết đƣợc
doanh nghiệp có lợi nhuận hay thua lỗ doanh nghiệp thƣờng dựa trên tính toán thời
điểm xảy ra sự kiện kinh tế, những nguyên tắc đánh giá yêu cầu về mặt kế toán và tính
linh hoạt cho phép, lợi nhuận đƣợc xác định một phần từ sự suy đoán hợp lệ của kế
toán viên khi lập bản báo cáo kết quả kinh doanh. Nhƣng với dòng tiền mặt là sự ghi
chép lại liên tục lƣợng tiền mặt đƣợc chi ra bao nhiêu, thu vào bao nhiêu trong suốt
chu kì kinh doanh – tiền mặt là thực tế và hoàn toàn có thể đo lƣờng đƣợc một cách
chính xác mức tiền mặt khả dụng, dựa vào việc xem xét các biên lai thu tiền mặt thực
tế và giải ngân thực tế. Với hàng loạt các hóa đơn trong quá trình SXKD, doanh
nghiệp sử dụng chính tiền mặt để thanh toán chứ không dùng lợi nhuận kế toán để chi
trả đƣợc. Vì vậy, việc chỉ dựa vào lợi nhuận để kết luận doanh nghiệp hoạt động tốt
hay xấu là một sai lầm, ta phải dựa vào dòng tiền mặt để thấy đƣợc rằng tiền của
doanh nghiệp đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi... và đánh giá khả năng phát
triển của một doanh nghiệp.
Mua hàng Thời gian quay vòng
hàng lƣu kho
Bán hàng
trả chậm Thời gian thu tiền
trung bình
Thu tiền
bán hàng
Chu kì kinh doanh
Thời gian trả chậm
trung bình Thời gian quay vòng tiền
Trả tiền
6
1.2. Các vấn đề khái quát về quản trị tiền mặt
1.2.1. Khái niệm về quản trị tiền mặt
Quản trị tiền mặt là một quá trình từ thu hồi nợ, kiểm soát thu chi, bù đắp thâm
hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tƣ những khoản tiền
nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình kể trên.
1.2.2. Nội dung quản trị tiền mặt
Quản trị tiền mặt bao gồm các nội dung:
 Kiểm soát thu, chi tiền mặt
 Hoạch định ngân sách tiền mặt
 Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu
 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt
1.2.2.1 Kiểm soát thu, chi tiền mặt
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều thu tiền mặt từ
rất nhiều nguồn, từ nhiều khu vực khác nhau, thậm chí là từ nhiều nƣớc khác nhau.
Gần nhƣ hoạt động quản trị tiền mặt hay cụ thể hơn là kiểm soát các dòng nhập quỹ và
dòng xuất quỹ của tiền mặt đƣợc thực hiện cùng lúc bởi doanh nghiệp và các ngân
hàng của doanh nghiệp. Nội dung kiểm soát thu, chi tiền mặt bao gồm:
 Đồng bộ hóa dòng tiền
 Sử dụng kỹ thuật vốn trôi nổi
 Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt
 Kiểm soát thanh toán
Ta có thể thấy thời điểm dòng nhập quỹ và xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp
trong sơ đồ biểu diễn phạm vi của quản trị tiền mặt dƣới đây:
Sơ đồ 1.3 Phạm vi của quản trị tiền mặt
(Nguồn: Sách “Quản trị tài chính”,Nguyễn Thanh Liêm, 2009, NXB Thống kê)
Khách hàng
thanh toán cho
doanh nghiệp
Ghi có vào tài khoản
tiền mặt
Thanh toán cho
nhà cung cấp
Độ lớn khả dụng
của tiền mặt
Ghi giảm số dƣ
trong tài khoản
Thang Long University Library
7
Đồng bộ hóa dòng tiền mặt
Kỹ thuật đồng bộ hóa dòng tiền là việc sắp xếp sao cho luồng tiền vào xảy ra
đồng thời với luồng tiền ra. Có nghĩa là, doanh nhiệp sắp xếp sao cho thời điểm thanh
toán cho nhà cung cấp tƣơng ứng với thời điểm khách hàng thanh toán các hóa đơn
cho doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thức để giảm thiểu lƣợng tiền mặt lƣu
trữ cần thiết cho duy trì hoạt động thƣờng xuyên. Và việc cân bằng giữa dòng tiền vào
và dòng tiền ra này sẽ giúp doanh nghiệp giảm vay nợ ngân hàng khi xuất hiện sự
chệnh lệch thời gian thu chi mà doanh nghiệp không có đủ tiền mặt, do đó giảm đƣợc
chi phí lãi vay và tăng lợi nhuận
Sử dụng kĩ thuật vốn trôi nổi
Vốn trôi nổi là khoảng cách chệnh lệch giữa số dƣ trong sổ sách của doanh
nghiệp và số dƣ trong sổ ghi của ngân hàng. Ta xét một ví dụ sau: Bình quân mỗi ngày
doanh nghiệp viết sec khoảng 100 triệu đồng và mất 6 ngày để sec đƣợc chuyển và trừ
ra khỏi tài khoản ngân hàng. Nhƣ vậy là trong 4 ngày chờ sec chuyển và trừ tại tài
khoản ngân hàng thì tại sổ sách của doanh nghiệp đã ghi giảm 600 triệu đồng. trong
khi đó số dƣ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vẫn không đổi. Khoản chênh lệch
600 triệu đồng này đƣợc gọi là vốn trôi nổi chi. Ngƣợc lại, doanh nghiệp nhận sec 100
triệu đồng mỗi ngày và mất 5 ngày để khoản tiền này đƣợc gửi và chuyển vào tài
khoản của doanh nghiệp. Tƣơng tự nhƣ vốn trôi nổi chi ở trên, một khoản chênh lệch
500 triệu đồng sẽ đƣợc tạo ra giữa sổ sách và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
đƣợc gọi là vốn trôi nổi thu hồi nợ.
 Vốn trôi nổi ròng là khoảng chênh lệch giữa vốn trôi nổi chi và vốn trôi nổi thu hồi nợ.
Ở ví dụ trên, vốn trôi nổi ròng bằng 100 triệu đồng.
Nguyên nhân của tiền nổi có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: sự xuất hiện của vốn
trôi nổi là do thời gian để sec chuyển qua bƣu điện, doanh nghiệp nhận sec và xử lý,
chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Quá trình này đƣợc thể hiện trong sơ đồ tiến
trình thu tiền mặt.
Lƣợng tiền trôi nổi
(vốn trôi nổi ròng)
Số dƣ tài khoản tiền
gửi ngân hàng
Số dƣ tài khoản tiền
mặt theo sổ sách
8
Sơ đồ 1.4 Tiến trình thu tiền mặt (mô tả VD nói trên, tiến trình chi tiền mặt tƣơng tự)
Để tận dụng tốt nhất cũng nhƣ tăng quy mô của vốn trôi nổi ròng, doanh nghiệp
thƣờng đẩy nhanh quá trình thu hồi séc từ khách hàng, tức là rút ngắn tối đa thời gian
thƣ tín, thời gian xử lý và thời gian chuyển khoản sec của khách hàng vào tài khoản
ngân hàng. Và ngƣợc lại, doanh nghiệp sẽ trì hoãn tiến trình chuyển sec cho nhà cung
cấp hết mức trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc. Điều này giúp cho doanh nghiệp có
thể tối thiểu hóa mức tiền mặt duy trì cần thiết.
Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt
Doanh nghiệp luôn tìm kiếm phƣơng thức thu hồi nợ nhanh nhất. Mức độ phức
tạp và tính linh động của hệ thống thu tiền phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống thu tiền rất đơn
giản và tốc độ thu hồi nợ chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn áp dụng hệ
thống rộng rãi đến từng địa phƣơng. Từ khi hình thức bán hàng tín dụng trở nên phổ
biến, thì việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Nhƣ đã đề cập ở phần kỹ thuật vốn trôi nổi, doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu
tiền mặt bằng cách giảm thời gian chuyển tiền của khách hàng (gồm thời gian thƣ tín,
thời gian xử lý chứng từ, thời gian chuyển khoản).
Phƣơng thức đƣợc sử dụng để đẩy nhanh tốc độ thu tiền
Hệ thống tài khoản thu gom
Đây là một trong những công cụ quản lý tiền mặt truyền thống và lâu đời nhất.
Trong hệ thống tài khoản thu gom, sec của khách hàng sẽ đƣợc gửi tới ngân hàng địa
phƣơng nơi khách hàng cƣ trú thay vì gửi tới ngân hàng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Ngân hàng ở địa phƣơng có thể kiểm tra hộp thƣ nhiều lần trong ngày và chuyển tiền
vào tài khoản của công ty ngay tại thành phố đó. Sau đó, ngân hàng báo cáo cho doanh
nghiệp những biên lai đã nhận trong ngày thông qua hệ thống chuyển dữ liệu điện tử
giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Khách hàng
gửi sec cho
công ty
Sec đƣợc nhận
ở văn phòng
công ty
Sec đƣợc
chuyển khoản
tại ngân hàng
Tài khoản
ngân hàng
công ty ghi nợ
0 1 2 3 4 5
Thời gian (ngày)
Thời gian
thƣ tín
Thời gian
xử lý
Thời gian
chuyển khoản
Thang Long University Library
9
Sơ đồ 1.5 Hệ thống thu gom
Một số phƣơng thức khác
 Yêu cầu khách hàng lớn thanh toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động: với hệ
thống ghi nợ điện tử, ngân quỹ đƣợc tự động trừ ra khỏi tài khoản này và cộng
vào tài khoản kia. Sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ tốc độ cao và công nghệ
thông tin đang ngày càng làm cho quá trình này trở nên khả thi và hiệu quả hơn.
 Xử lý đặc biệt: theo phƣơng thức này, doanh nghiệp có thể cử ngƣời thu trực
tiếp những khoản sec lớn để giảm thời gian chuyển thƣ hoặc thời gian chuyển
khoản tới nhà cung cấp, khách hàng...
 Sec đƣợc ủy quyền trƣớc: khi doanh nghiệp nhận nhiều những khoản thanh
toán cố định, doanh nghiệp có thể hình thành hệ thống sec đƣợc ủy quyền
trƣớc, khách hàng ủy quyền cho doanh nghiệp rút sec thanh toán trực tiếp trên
tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Phƣơng pháp này rút ngắn
thời gian chuyển thƣ và thời gian xử lý chứng từ, tăng tính đều đặn và chắc
chắn của luồng tiền vào doanh nghiệp.
 Đòi hỏi hóa đơn thanh toán: doanh nghiêp yêu cầu khách hàng gửi sec thanh
toán để doanh nghiệp có thể nhận vào một ngày định trƣớc, giúp rút ngắn thời
Sec
Hộp thƣ số 1
Sec Sec
Hộp thƣ số 2
Sec Sec
Hộp thƣ số 3
Sec
Ngân hàng địa phƣơng thu sec từ các
hộp thƣ bƣu điện
Xử lý Sec
Gửi thông tin chi tiết cho
doanh nghiệp
Doanh nghiệp cập nhật vào
sổ cái
Chuyển sec vào tài
khoản ngân hàng
Sec đƣợc chuyển qua
quá trình xử lý
10
gian thƣ tín. Phƣơng thức này có thể áp dụng nếu khách hàng muốn hƣởng
chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp.
Tất cả các phƣơng thức đều gây ra chi phí và lợi ích liên quan đến giảm thời gian
chuyển tiền, Nên doanh nghiệp cần tính toán và xem xét kĩ lƣỡng khi xác định phƣơng
thức hiệu quả nhất trong quá trình thiết kế hệ thống thu tiền của doanh nghiệp.
Kiểm soát thanh toán
Cũng giống với việc giảm thời gian thu nợ, doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ
thống chi tiền để có thể kiểm soát hoạt động thanh toán của mình. Với mục đích trì
hoãn dòng tiền ra đến mức có thể mà không làm giảm lòng tin của các nhà cung cấp,
doanh nghiệp thƣờng trả hóa đơn đúng hạn chứ không trả trƣớc hay trả sau ngày hẹn.
Một số phƣơng thức kiểm soát thanh toán:
Hệ thống số dƣ bằng không
Hóa đơn của các nhà cung cấp thƣờng đƣợc gửi tới các ngân hàng địa phƣơng
của khu vực để yêu cầu thanh toán. Mỗi khu vực có ngân hàng chi tiêu riêng, sẽ tạo ra
dƣ thừa trong số dƣ tiền và là giảm hiệu quả hệ thống chi tiền của doanh nghiệp. Để
tránh rủi ro này và tiện cho việc thanh toán nhanh vào ngày hẹn trả tiền với nhà cung
cấp, doanh nghiệp thiết lập hệ thống số dƣ bằng không.
Sơ đồ 1.6 Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không
Tại ngân hàng trung ƣơng của doanh nghiệp, một tài khoản mẹ đƣợc thiết lập để
nhận tất cả các khoản tiền gửi đến từ các ngân hàng địa phƣơng và đƣa vào hệ thống
số dƣ không. Mỗi ngân hàng vẫn tiếp tục tự viết sec nhƣng sec đƣợc rút ra và gửi từ tài
khoản mẹ. Các tài khoản số dƣ bằng không này giống nhƣ tài khoản tiền gửi không kỳ
hạn cá nhân nhƣng nó không có tiền trong đó. Do đó nó có tên gọi là “số dƣ bằng không”
Hàng ngày sec đƣợc viết trên tài khoản chi cá nhân đƣợc trình để thanh toán sẽ
đƣợc trả bởi ngân hàng tập trung để chi trả các khoản tiêu, làm cho tài khoản này có số
Công ty
Ngân hàng tập trung
trung ƣơng của
doanh nghiệp
Báo cáo ZBA
hàng ngày
ZBA khu vực B ZBA khu vực CZBA khu vực A
Chú thích:
ZBA- zero bank account
Luồng thông tin
Thang Long University Library
11
dƣ bằng không vào cuối ngày. Hàng ngày, doanh nghiệp nhận báo cáo tóm lƣợc các
hoạt động của nhiều tài khoản.
Các tài khoản số dƣ bằng không cho phép có thể quản lý chặt chẽ đồng thời duy
trì đƣợc quyền tự quyết của các khu vực. Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không thƣờng
đƣợc xem là phƣơng pháp hiệu quả để quản lý hệ thống chi tiền.
Cực đại hóa vốn trôi nổi chuyển sec
Một số doanh nghiệp thanh toán cho các nhà cung cấp từ các tài khoản ở vị trí rất
xa nhà cung cấp. Điều này làm tăng thời gian chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng.
Một số doanh nghiệp duy trì một mạng lƣới phức tạp các tại khoản chi tiêu. Sec đƣợc
phát hành từ tài khoản cách xa khách hàng nhất, do đó có thể tối đa hóa vốn trôi nổi
chuyển khoản.
Tính giờ kí phát sec
Các sec đƣợc kí tại các thời điểm xác định trong tuần, làm cho thời gian chuyển
tiền có thể kéo dài. Nếu thời gian thƣ tín trung bình là 2 ngày. Giả sử ta gửi thƣ vào
thứ 2 thì thứ 4 sec sẽ tới nơi. Thay vào đó, ta kí sec vào thứ 4 hoặc thứ 5 thì doanh
nghiệp có thể kéo dài thêm hai ngày thời gian chuyển tiền (thông qua ngày nghỉ cuối tuần).
Trên thực tế có rất nhiều phƣơng thức chi tiền khác, dù phân tích chọn lựa
phƣơng thức nào doanh nghiệp cũng phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các
phƣơng thức chi tiền.
1.2.2.2 Hoạch định ngân sách tiền mặt
Việc sử dụng hệ thống, phƣơng thức để tăng tốc độ thu hồi tiền, làm chậm quá
trình thanh toán của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản trị tiền mặt.
Tuy nhiên, những hệ thống phƣơng thức trên không đủ hỗ trợ cho các nhà quản lý tài
chính trong việc thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu từ sinh lời bằng tiền của doanh
nghiệp. Bởi vậy, hoạch định ngân sách tiền mặt cũng vô cùng quan trọng với doanh
nghiệp khi quản trị tiền mặt. Để lập đƣợc kế hoạch ngân sách, doanh nghiệp phải dự
báo đƣợc tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ.
Tổng lƣợng tiền thu đƣợc trong kỳ thƣờng gồm:
 Tiền hàng bán chịu kỳ trƣớc
 Tiền hàng bán trả ngay
 Tiền hàng ngƣời mua trả trƣớc
 Các khoản thu khác
Tổng lƣợng tiền chi trong kỳ thƣờng gồm:
 Tiền hàng mua chịu kỳ trƣớc
12
 Tiền hàng mua trả ngay
 Tiền hàng trả trƣớc cho ngƣời bán
 Trả lƣơng cán bộ công nhân viên trong kỳ
 Tiền thuế phải nộp trong kỳ
 Lãi vay phải phải trả trong kỳ
 Các khoản chi khác.
Doanh nghiệp thƣờng xây dựng kế hoạch ngân sách theo quý, tháng, tuần thậm chí chi
tiết cụ thể theo ngày. Bảng dƣới đây cho thấy một mẫu về hoạch định ngân sách thu chi
tiền của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp
Khoản mục
Tháng
12 1 2 3 4...
Thu
1. Doanh số bán
2. Bán chịu
3. Thu sau 1 tháng
4. Thu sau 2 tháng
5. Thu tiền bán hàng trả ngay trong tháng
Tổng thu trong tháng
Chi
1. Trị giá nguyên vật liệu mua trong tháng
2. Trả tiền nguyên vật liệu mua trong tháng
3. Trả tiền nguyên vật liệu mua chịu kỳ trƣớc
4. Trả lƣơng+thƣởng
5. Các khoản chi phí khác
6. Thuế
7. Đầu tƣ vào TSCĐ
8. Chia lợi tức CP
Tổng chi trong tháng (2+3+...+8)
Chênh lệch thu chi trong tháng
Mức tiền cần duy trì trong tháng
Số dƣ (thiếu hụt) tiền so với mục tiêu
(Nguồn “Giáo trình quản trị tài chính”, Nguyễn Thị Phương Liên, NXB Thống kê, 2011)
Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài
chính có thể đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng
cao hiệu quả sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. Khi dự báo thấy tiền dƣ thừa, doanh
Thang Long University Library
13
nghiệp có thể tận dụng lƣợng tiền dƣ thừa này để đầu tƣ chứng khoán có khả năng
thanh khoản cao, ngƣợc lại nếu thiếu hụt tiền, cần tổ chức huy động nguồn thích hợp
để đảm bảo khả năng thanh toán.
Quản trị dự toán chi thu tiền mặt có trình tự khoa học từ thiết lập cho đến thực hiện.
Dƣới đây là trình tự thiết lập, thực hiện quản lý dự toán thu chi tiền mặt hàng tháng:
Sơ đồ 1.7 Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt
Thiết lập dự toán chi thu tiền mặt
Các doanh nghiệp, đơn vị khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế
hoạch công tác đồng tời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ
phận tài chính. Khi các bộ phận tiến hành thiết lập dự toán chi thu tiền mặt đều phải
tiến hành theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan. Mấu chốt
của vấn đề là chúng ta làm một cách chi tiết, cụ thể và cẩn thận. Nếu nhƣ thiết lập dự
toán hời hợt thì trong quá trình thực hiện sẽ không khống chế đƣợc dự toán chi thu, bộ
phận tài chính kế toán sẽ yêu cầu làm lại từ đầu một cách chuẩn xác.
Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt
Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu
nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự đoán tiêu thụ. Dự toán thu chi tiền mặt đƣợc
tiến hành thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ
phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi
tiền hàng về kịp thời. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt, nhà quản trị doanh
nghiệp có thể giao trách nhiệm thu hồi tiền hàng tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng
cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ
phân phối thƣởng phạt thu hồi tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập
tiền mặt là cơ sở của dự toán chi thu tiền mặt. Nhiều khi thu nhập tiền mặt không do
doanh nghiệp khống chế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay chƣa đạt tiêu
chuẩn, mức độ tín dụng rất thấp, khó khăn khi thu hồi tiền hàng rất lớn. Do đó, khi tiến
hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt phải chiết khấu đi một khoản nhất định.
Thiết lập
dự toán
thu chi
tiền mặt
Thiết lập
dự toán
thu nhập
tiền mặt
Thiết lập
phƣơng án
dự toán chi
thu tiền mặt
Thẩm duyệt
phƣơng án
dự toán chi
thu tiền mặt
Thực hiện
dự toán
thu chi
tiền mặt
Điều chỉnh lại theo
thực tế thu chi tiền mặt
Kiểm tra giám sát
dự toán chi thu
tiền mặt
14
Thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt
Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với tất cả quản lý
bộ phận tiến hành thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt toàn doanh nghiệp.
Giám đốc chủ trì ở đây là ngƣời phải đƣa ra đƣờng lối tổng thể, xác định rõ trọng
điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng chi thu để thiết lập dự toán, chỉ đạo bộ phận kế toán
tiền hành cân bằng tổng hợp chi thu và cùng với các quản lý bộ phận khác hoàn chỉnh
phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt.
Thẩm duyệt phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt
Phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt đƣợc ban giám đốc hoặc ban dự toán doanh
nghiệp thảo luận thông qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế. Trong
công ty CP, dự toán chi thu tiền mặt hàng năm còn phải đƣợc Hội đồng quản trị thảo
luận thông qua. Việc thảo luận thông qua dự toán vì hai mục đích; một là cân bằng
tổng hợp thêm một lần nữa sao cho dự toán có tính khả thu, hai là nhờ có sự thảo luận
thông qua này mà dự toán mới có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của dự toán
thể hiện ở chỗ một khi dự toán đƣợc thông qua, bất cứ ngƣời nào cũng không đƣợc tùy
ý sửa đổi, bao gồm cả giám đốc. Một số doanh nghiệp khi tiền vốn cấp bách đã thƣờng
xuyên thực hiện sửa đổi theo quyết định của giám đốc. Điều này khiến việc quản lý dự
toán thu chi tiền mặt không đƣợc quán triệt thực hiện.
Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt
Tất cả các doanh nghiệp hay các bộ phận trong doanh nghiệp có nhu cầu chi tiền
mặt đều phải tiến hành chi theo thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán.
Những hạng mục không có trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi. Sau
khi dự toán đƣợc thông qua, trong quá trình thực hiện, bộ phận kế toán chịu trách
nhiệm thực hiện và khống chế chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can
thiệp. Những khoản chi tiền mặt của doanh nghiệp hay các bộ phận chỉ cần thông qua
ngƣời phụ trách bộ phận ký nhận là có hiệu lực. Đối với những khoản chi không nằm
trong dự toán, giám đốc cũng không đƣợc dễ dàng ký duyệt.
Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt
Tiến hành khiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận
viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách
nhiệm đƣơng sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán.
Việc quản lý dự toán chi thu tiền mặt phải tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ
bản dƣới đây:
Nguyên tắc hai tuyến thu chi: thu tiền mặt và chi tiền mặt phải đƣợc phân định
giới hạn rõ ràng. Các khoản thu tiền mặt của các bộ phận và cả doanh nghiệp phải
đƣợc nộp về bộ phận tài vụ, bất cứ bộ phận nào cũng không đƣợc lƣu giữ tiền mặt thu
Thang Long University Library
15
về. Những khoản chi tiền mặt của các bộ phận đều đƣợc bộ phận tài vụ quyết định
phát theo dự toán và từ đó có thể khống chế những khoản chi thu tiền mặt hiệu quả.
Nguyên tắc dự toán cứng: dự toán thu chi tiền mặt đã đƣợc phê duyệt đều có
hiệu lực pháp luật nhƣ đã đề cập ở trên, bất cứ ai cũng không đƣợc phép tùy tiện sửa
đổi. Toàn bộ chi thu tiền mặt của doanh nghiệp đều phải dựa vào phạm vi khống chế
của dự toán, không có trong dự toán không đƣợc phép chi tiền, từ chối tất cả những
phát sinh vƣợt dự toán.
Nguyên tắc chi tiết hóa: dự toán thu chi tiền mặt phải đƣợc thiết lập một cách
chi tiết, tỉ mỉ, phải tiến hành phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng
khoản theo tiêu chuẩn định mức, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải đƣợc tính
toán, chỉ có dự toán chi tiết cụ thể mới có thể phát huy đƣợc vai trò khống chế dự toán
thực sự.
Nguyên tắc ủy quyền: dự toán chi thu tiền mặt của các bộ phận hay cả doanh
nghiệp là do ngƣời phụ trách các bộ phận chủ trì thiết lập nên, sau khi đƣợc phê duyệt
thì báo cáo với bộ phận tài vụ thực hiện và khống chế. Những chi phí trong dự toán
của doanh nghiệp do quản lý ký tên xác nhận là có hiệu lực, không cần phải qua giám
đốc ký duyệt. Những khoản chi ngoài dự tính cần thiết phải chi, không nằm trong dự
toán phản cần có giám đốc ký tên mới có hiệu lực. Những hạng mục chƣa đƣa vào dự
toán, bộ phận tài vụ có quyền từ chối chi.
1.2.2.3 Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu
Quản trị tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền
mặt nhƣ các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao (chứng khoán khả thị, khả
mại). Các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao giữ vai trò nhƣ một “bƣớc
đệm” cho tiền mặt; vì nếu số dƣ tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào chứng
khoán khả thị, nhƣng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một
cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí. Vì thế, trong quản trị tài chính nói chung hay
quản trị tiền mặt nói riêng; doanh nghiệp sử dụng chứng khoán có khả năng thanh
khoản cao để duy chi tiền mặt ở mức độ mong muốn.
16
Sơ đồ 1.8 Luân chuyển giữa tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao
Các mô hình đƣợc sử dụng để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu thực chất
là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn.
Có 3 mô hình thƣờng đƣợc dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu:
 Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ƣu EOQ – Mô hình Baumol: từ mô hình Baulmol
và sơ đồ 1.8 trên cho thấy một cái nhìn tổng quát trong quản trị tiền mặt bởi vì
cũng nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là
hàng hóa đặc biệt – có tính lỏng cao nhất. Đối với mô hình này, hƣớng tiếp
cận của quản trị tiền mặt đơn giản thông qua việc xác định số lƣợng tiền
chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả nhỏ nhất. Mô hình này thƣờng
đƣợc các doanh nghiệp nhỏ áp dụng.
 Mô hình Miller – Orr: dựa trên giả thuyết dòng tiền có tính chất chắc chắn. Mô
hình cũng đề cập đến quản lý dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản
và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Theo tác giả, mô hình này đƣợc xây
dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền mặt tối thiểu ở giới hạn trên và khoảng
giao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn cứ vào lƣợng
dự trữ tiền mặt theo thiết kế.
 Mô hình Stone: mô hình này đƣợc Stone đƣa ra nhằm cải tiến tính thực tiễn
của quá trình tối ƣu hóa ở mô hình Miller – Orr bằng cách cho phép nhà quản
trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lƣu để đƣa ra
quyết định thích hợp.
1.2.2.4 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt
Các chính sách tài chính trong quản trị tiền đƣợc xây dựng căn cứ vào kết quả
của dòng ngân lƣu. Nếu ngân lƣu ròng dƣơng, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tƣ ngắn
hạn để sinh lời. Nếu ngân lƣu dòng âm, nhà quản trị doanh nghiệp phải thu xếp một
nguồn tiền ngắn hạn để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp cần phải:
Các chứng khoán
thanh khoản cao
Đầu tƣ tạm thời bằng
cách mua chứng khoán
có tính thanh khoản cao
Bán những chứng khoán
thanh khoản cao để bổ sung
lƣợng tiền mặt
Dòng thu tiền mặt Dòng chi tiền mặtTiền mặt
Thang Long University Library
17
 Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn rất đa
dạng, nhà quản trị cần phân tích giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ƣu điểm
của các nguồn vay để đƣa ra quyết định sẽ huy động vốn từ nguồn nào là hợp
lý nhất.
 Đầu tƣ các khản tiền nhàn rỗi: đầu tƣ với danh mục nhƣ thế nào, một lƣợng là
bao nhiêu, trong thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận
và rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản và tƣơng thích với dự báo ngân sách tiền mặt
của doanh nghiệp.
1.3. Mô hình quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp
1.3.1. Mô hình Baumol (mô hình EOQ)
Nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là loại hàng
hóa đặc biệt – tài sản có tính lỏng cao nhất. Vì vậy, mô hình quản lý dự trữ EOQ cũng
đƣợc sử dụng để quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp cần một lƣợng tiền mặt dùng để trả cho các hóa đơn một các đều đặn.
Khi lƣợng tiền mặt hết hoặc không đủ, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có tính
thanh khoản cao để lại có lƣợng tiền nhƣ ban đầu. Nhƣng doanh nghiệp sẽ tốn chi phí
giao dịch cố định cho mỗi lần bán chứng choán. Hoặc nếu doanh nghiệp chọn phƣơng
án đi vay để có đủ lƣợng tiền mặt thì vẫn sẽ tốn chi phí giao dịch cho mỗi lần đi vay.
Mô hình Baumol dựa trên những giả định
 Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định (có nghĩa là doanh nghiệp có thể
xác định đƣợc chắc chắn doanh nghiệp cần một lƣợng tiền là bao nhiêu trong năm).
 Doanh nghiệp không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn (doanh nghiệp
không có động cơ dự trữ dự phòng)
 Doanh nghiệp chỉ có hai phƣơng thức dự trữ tiền: tiền mặt và chứng khoán
khả thị
 Không có rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán.
Sử dụng mô hình Baumol
Nhƣ đã nói đến ở trên, mô hình Baumol đề cập đến chi phí giao dịch cũng nhƣ
việc doanh nghiệp nắm dữ tiền sẽ phát sinh chi phí cơ hội. Xác định mức dự trữ tiền
tối ƣu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Chi phí giao dịch (Transaction Cost – TrC)
Chi phí giao dịch là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện một lần
chuyển đổi từ chứng khoán có tính thanh khoản cao thành tiền mặt.
18
Công thức:
*Quy mô một lần bán chứng khoán cũng chính là lƣợng tiền mặt cần dự trữ. Vì thay vì
dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp chuyển tiền thành chứng khoán khả thị để nắm dữ. Nên
quy mô một lần bán chứng khoán và mức dữ trữ tiền ở công thức chi phí cơ hội dƣới
đây là cùng một ẩn – lƣợng tiền dự trữ tối ƣu.
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost – OC)
Chi phí cơ hội chính là chi phí của vốn đầu tƣ bỏ vào dữ trữ tiền mặt thay vì đem
đi đầu tƣ.
Công thức:
Tổng chi phí
Công thức :
TC = TrC + OC
Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu
Áp dụng tích phân vào biểu thức tổng chi phí trên, ta có :
Đồ thị 1.1 Mức dữ trữ tiền theo mô hình Baulmol
TrC =
Quy mô một lần bán chứng khoán
Tổng nhu cầu tiền trong năm
x Chi phí cố định cho một
lần bán chứng khoán
OC =
Mức dự trữ tiền
2
x
Lãi xuất chứng khoán
theo năm
Mức dự trữ tiền
tối ƣu
=
2 x  nhu cầu tiền trong năm x Chi phí CĐ cho một lần bán
CKLãi suất chứng khoán theo năm
Tiền mặt
đầu kỳ (C)
Tiền mặt
cuối kỳ (0)
C/2
Bán CK1 2
Thời gian dự trữ
tiền tối ƣu
Thời gian
Thang Long University Library
19
Trong sơ đồ, thời gian dự trữ tiền tối ƣu cũng chính là thời gian doanh nghiệp sử
dụng hết lƣợng tiền tối ƣu đã dự trữ. Và thời điểm sử dụng hết tiền mặt, doanh nghiệp
phải bán chứng khoán để lại có lƣợng tiền mặt cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Đóng góp của mô hình Baulmol
Mô hình Baulmol đã giúp cho doanh nghiệp thấy rõ đƣợc sự đánh đổi cơ bản
giữa các chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chi phí cơ hội đối với việc
nắm giữ tiền mặt. Dựa vào mô hình cho thấy: nếu lãi suất chứng khoán càng cao thì
doanh nghiệp sẽ càng giữ ít tiền mặt, vì doanh nghiệp sẽ chọn chuyển đổi tiền sang
chứng khoán khả thị để hƣởng lãi và tăng đƣợc lƣợng tiền. Nhƣng trong những trƣờng
hợp mà nhu cầu sử dụng tiền mặt cả doanh nghiệp ở mức cao hoặc là chi phí để bán
chứng khoán khả thị cao hơn thì doanh nghiệp sẽ chọn nắm giữ lƣợng tiền mặt lớn
hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời chi trả các hóa đơn ngay lập tức khi cần
và tránh việc phải chịu một khoản chi phí giao dịch bán chứng khoán lớn. Mặc khác,
mô hình còn lý giải vì sao các doanh nghiệp nhỏ lại lƣu giữ một số dƣ tiền đáng kể.
Trong khi đó đối với các doanh nghiệp lớn, các chi phí giao dịch mua và bán chứng
khoán lại trở nên quá nhỏ so với chi phí cơ hội mất đi do lƣu giữ một lƣợng tiền mặt
nhàn rỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn luôn tận dụng triệt để lƣợng tiền mặt nhàn rỗi
thay vì dự trữ.
Hạn chế của mô hình Baulmol
Mô hình này đã có đóng góp quan trọng cho lý thuyết quản trị tiền mặt. Tuy
nhiên, mô hình Baulmol vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định do mô hình đƣợc xây
dựng dựa trên những giả định không luôn luôn đúng. Trong thực tiễn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp rất hiếm khi nào mà lƣợng tiền vào và ra của doanh nghiệp lại
đều đặn và có thể dự kiến chắc chắn trƣớc đƣợc. Từ đó điều này tác động đến mức dự
trữ tiền mặt tối ƣu đƣợc tính toán trong mô hình cũng không thể đều đặn mà sẽ thay
đổi liên tục. Ví dụ: trong một vài tuần, doanh nghiệp có thể có một số lƣợng lớn các
hóa đơn nhƣng chƣa đến hạn phải trả cho nhà cung cấp. Do đó, doanh nghiệp nhận về
dòng thu thuần bằng tiền mặt. Nhƣng sau đó, doanh nghiệp phải thanh toán các hóa
đơn, và sẽ nhận về dòng chi thuần bằng tiền mặt. Và đặc biệt là với những doanh
nghiệp SXKD theo mùa vụ hoặc thu mua sản lƣợng nông nghiệp thì việc xác định
dòng tiền mặt đều đặn là không khả thi. Ngoài ra việc chuyển đổi chứng khoán ngắn
hạn trong thực tế không thể thực hiện nhanh chóng nhƣ tính toán của
mô hình.
20
1.3.2. Mô hình Miller – Orr
Dựa vào thực tiễn và trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã xây
dựng mô hình phù hợp hơn với thực tế so với mô hình Baulmol. Và mô hình Miller – Orr
đã giả quyết đƣợc các hạn chế và những giả định phi thực tế của mô hình Baulmol. Mô
hình này là sự kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Nhƣ đã đề cập tổng
quát ở phần “Xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu”, mô hình Miller – Orr xác định
mức dự trữ tiền mặt dao động trong một khoảng tức là lƣợng tiền dự trữ sẽ biến thiên
từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Mô hình Miller – Orr đã lý giải cho câu hỏi :
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị đƣợc số dƣ tiền của doanh nghiệp nếu
nhƣ không thể dự đoán đƣợc mức thu chi hàng ngày.
Mô hình Miller – Orr dựa trên các giả định:
 Giả định dòng ngân lƣu của doanh nghiệp là biết động ngẫu nhiên và hoàn
toàn không thể dự báo đƣợc. Có những khoản chi có thể chắc chắn biết đƣợc
nhƣ tiền lƣơng của công nhân viên hay trả nợ ngân hàng, nhƣng hầu hết dòng
tiền mặt của doanh nghiệp là không thể dự báo.
 Giả định số dƣ tiền mặt chỉ dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dƣới.
Ta có thể quan sát đồ thị mô hình Miller – Orr dƣới đây:
Đồ thị 1.2 Mô hình Miller – Orr
Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy số dƣ tiền dao động lên xuống và không thể nào dự
đoán đƣợc. Doanh nghiệp cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới
hạn; nếu nhƣ tồn quỹ vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên (H) và giới hạn dƣới (L),
thì doanh nghiệp không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn
hạn. Khi tồn quỹ chạm trần tại đƣờng (H) thì doanh nghiệp sẽ mua (H-Z) đồng chứng
khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về mức tiền thiết kế (Z). Ngƣợc lại, khi lƣợng tiền
Lƣợng
tiền mặt
Giới hạn trên (H)
Mức tiền mặt
thiết kết (Z)
Giới hạn dƣới (L)
Thời gian
0
Thang Long University Library
21
mặt giảm chạm đáy tại đƣờng giới hạn dƣới (L) thì doanh nghiệp sẽ bán (Z-L) đồng
chứng khoán ngắn hạn để tăng lƣợng tiền mặt lên đến Z. Việc xác định lƣợng tiền mạt
dự trữ là một khoảng thay vì một con số nhất định đã mở rộng đƣợc khả năng ứng
dụng của mô hình Miller – Orr trong hầu hết các tình huống xảy đến với doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình Miller – Orr
Trên thực tế, việc sử dụng mô hình này không khó khăn vì việc chứng minh công
thức tính của những đại lƣợng ngẫu nhiên trong mô hình là (Z) và (H) rất phức tạp.
Nhƣng các nhà nghiên cứu tài chính chỉ tập trung sử dụng công thức của mô hình để
xác định mức tiền dự trữ trong doanh nghiệp là bao nhiêu còn việc chứng minh công
thức do các nhà toán học giải quyết. Các bƣớc thực hiện mô hình Miller – Orr nhƣ sau:
Xác định giới hạn dƣới (L)
Giới hạn dƣới (L) còn gọi là tồn quỹ tối thiểu, tùy theo tình hình sử dụng tiền mặt
vào mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp. Giới hạn dƣới cũng có thể bằng 0 và cũng có
thể lớn hơn 0 để đảm bảo mức an toàn tối thiểu. Biến này đƣợc xác định dựa vào số
liệu thống kê của các kỳ hoạt động SXKD trƣớc đó, có thể lấy trung bình của tồn quỹ
thấp nhất của nhiều thời kỳ.
Xác định khoảng dao động tiền mặt (D)
Khoảng dao động của tiền chính là khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn
dƣới của lƣợng tiền mặt dự trữ. Khoảng dao động phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau:
 Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ: Sự dao động này
đƣợc thể hiện ở phƣơng sai của thu chi ngân quỹ. Phƣơng sai của thu chi ngân
quỹ là tổng các bình phƣơng (độ chệnh lệch) của thu chi ngân quỹ thực tế càng
có xu hƣớng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân. Khi đó doanh nghiệp
cũng sẽ quy định khoảng dao động tiền mặt lớn.
 Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán: khi chi phí này lớn, doanh
nghiêp muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó sẽ làm tăng độ dao động của
lƣợng tiền dự trữ.
 Lãi suất càng cao, các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền vì vậy mà khoảng dao
động tiền mặt sẽ giảm xuống.
Công thức xác định khoảng dao động tiền mặt:
*Ƣớc tính phƣơng sai: để xác định chỉ số này, trƣớc hết doanh nghiệp phải thu thập
số liệu của dòng tiền thu vào và số liệu dòng tiền chi ra hàng ngày qua một số thời
Khoảng dao động
tiền mặt
= 3 x 3
4
x
Chi phí dao dịch x phƣơng sai
của thu chi quỹ
Lãi xuất
1
3
22
kì. Sau đó lấy hiệu số của hai dòng tiền này để đƣợc dòng tiền ròng. Cuối cùng sử
dụng Excel với hàm STDEV.P() để xác định phƣơng sai của dòng tiền này.
*Xác định chi phí giao dịch, lãi suất: Lãi suất đƣợc tính bằng tỷ suất sinh lời của
tiền theo đơn vị %/năm. Quan sát và ghi chép lại lãi xuất và chi phí giao dịch của
mỗi lần mua và bán chứng khoán.
Từ đó ta tính được mức tiền mặt theo thiết kế qua công thức:
Sử dụng các thông tin trong mô hình Miller – Orr để thực hiện kiểm soát theo
giới hạn trên và dƣới.
Đóng góp của mô hình
Mô hình Miller – Orr cho phép số dƣ tiền mặt biến động một cách ngẫu nhiên
thay vì phụ thuộc hoàn toàn, điều này đã giúp cho doanh nghiệp có thể xác định đƣợc
lƣợng tiền mặt cần dự trữ sát với thực tế hơn. Bên cạnh đó, mô hình này cũng cho
phép số dƣ tiền mặt biến động cả tăng lẫn giảm, từ đó doanh nghiệp biết đƣợc chính
xác thời điểm cần bổ sung tiền mặt sau khi giảm một lƣợng tiền nhất định.
Hạn chế của mô hình
Mô hình vẫn phải tuân theo những giả định một các nghiêm ngặt, đó là bản chất
thống kê của dòng ngân lƣu. Mô hình cho rằng dòng ngân lƣu biến động theo phân
phối chuẩn với phƣơng sai cố định. Nhƣng thực tế cho thấy dòng ngân lƣu không phải
bao giờ cũng tuân theo phân phổi chuẩn và có mối tƣơng quan theo thời gian. Ngoài ra,
cũng giống với mô hình Baulmol, mô hình Miller – Orr vẫn bị cứng nhắc, chƣa có sự
linh động. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp sẽ phải bán ra chứng khoán khi tín hiệu của mô
hình xuất hiện – lƣợng tiền mặt chạm đáy giới hạn dƣới, trong khi biết rõ ngày hôm
sau doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc một số tiền lớn từ việc thanh toán của khách hàng.
1.3.3. Mô hình Stone
Mô hình Stone gần tƣơng tự nhƣ mô hình Miller – Orr; nhƣng khác ở điểm mô
hình Stone tập trung quản trị số dƣ tiền mặt. Theo tác giả mô hình, quản trị tiền mặt
tập trung vào quản trị lƣợng tiền tối thiểu và tối đa là không cần thiết để đƣa ra quyết
định đầu tƣ hay thoái vốn đầu tƣ (mua hay bán chứng khoán thanh khoản). Mà thay
vào đó, các quyết định đầu tƣ chứng khoán hoặc bán chứng khoán phụ thuộc vào việc
dự đoán trƣớc đƣợc dòng tiền trong tƣơng lai. Khi dự báo đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi,
lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp tự động và ngay lập tức quay về trạng thái tiền mặt
theo thiết kế sau khi lƣợng tiền của doanh nghiệp đã thay đổi, nhìn chung không phải là
mức tối thiểu. (Nguồn Stone B.K. (1972), Financial Management, page 72-80).
Mức tiền mặt
theo thiết kế =
Lƣợng tiền mặt ở
giới hạn dƣới +
Khoảng dao động tiền mặt
3
Thang Long University Library
23
Mô hình Stone dự trên giả định:
 Doanh nghiệp có hai loại tài sản là tiền và chứng khoán thanh khoản
 Giao dịch mua và bán chứng khoán thanh khoản đƣợc diễn ra ngay lập tức khi
cần thiết
 Dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp, khi tiến hành dự báo mọi
thông tin cần có phải minh bạch và là thông tin sẵn có.
 Doanh nghiệp duy trì số dƣ tiền mặt nhất định. Trong nỗ lực duy trì này, doanh
nghiệp phải lên kế hoạch sử dụng tín dụng và hỗ trợ của ngân hàng
Đồ thị 1.3 Mô hình Stone
Theo mô hình Stone, giới hạn trên 1 và giới hạn dƣới 1 giống với tiền mặt giới
hạn trên và tiền mặt giới hạn dƣới trong mô hình Miller – Orr. Khi tiền mặt chạm hoặc
vƣợt quá tiền mặt giới hạn trên 1 hoặc tiền mặt giới giới hạn dƣới 1 thì giám đốc tài
chính sẽ phải kiểm tra và dự đoán đƣợc trong một vài ngày tới liệu số dƣ tiền có giảm
về hoặc tăng lên trong giới hạn cho phép là tiền mặt giới hạn trên 2 và giới hạn dƣới 2
không. Nếu trong ngắn hạn, lƣợng tiền mặt đƣợc dự báo quay về trong khoảng dao
động giữa tiền mặt giới hạn trên và giới hạn dƣới thì doanh nghiệp không phải thực
hiện bất kỳ quyết định nào liên quan tới việc có bán hay mua chứng khoán khả thị hay
không. Tuy nhiên, nếu lƣợng tiền mặt đƣợc cho là không quay về đƣợc mức dự trữ dao
động trong giới hạn trên 2 và giới hạn dƣới 2, thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các
quyết định đầu tƣ hoặc thoái vốn tiền mặt. Mô hình Stone không đƣa ra bất kỳ hƣớng
dẫn nào về việc xác định tiền mặt giới hạn dƣới 2 và giới hạn trên 2. Theo tác giả,
lƣợng tiền mặt giới hạn trên và dƣới đƣợc xác định dựa trên kinh nghiệm và quan điểm
cá nhân của nhà quản trị tài chính. Do vậy, việc khẳng định mô hình Stone hƣớng tới
chính sách chi phi tối thiểu là chƣa chƣa chắc chắn.
Lƣợng
tiền mặt
Giới hạn trên 2
Mức tiền mặt
thiết kết
Giới hạn dƣới 2
Thời gian
0
Giới hạn trên 1
Giới hạn dƣới 1
24
Đóng góp của mô hình
Mô hình Stone phù hợp và linh hoạt với tiến trình ra quyết định của các nhà quản trị.
Mô hình này đƣợc áp dụng với phƣơng pháp dự báo tiền mặt theo ngày sẽ cho phép
doanh nghiệp dự báo đƣợc dòng ngân lƣu ngày trong một số này kế tiếp nhằm nhận
biết tiền mặt đang ở tình trạng dƣ thừa hay thiếu hụt. Và mô hình Stone sử dụng dự
báo này làm biến đầu vào, nên lƣợng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp sẽ sát với thực
tế hơn. Không những thế, mô hình không sử dụng những công thức bác học hay những
thông số thống kê mô tả, cũng nhƣ không bất buộc phải sử dụng những giới hạn kiểm
soát. Thay vào đó nhà quản trị có thể đƣa ra các điểm giới hạn này dựa vào kinh
nghiệm thực tiễn của mình. Và thêm vào đó là sử dụng mô phỏng để dự báo dòng ngân
lƣu hàng ngày.
Hạn chế của mô hình
Mô hình không đề cập đến chi phí tối ƣu nên việc các định chi phí hay để so sánh
với hai mô hình Baulmol và Miller – Orr để lựa chọn mô hình dự trữ phù hợp cho
doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Và trong trƣờng hợp năng lực của nhà quản trị chƣa
đủ để dự báo dòng tiền thì việc sử dụng mô hình Stone cũng rất rủi ro.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt
Các chỉ tiêu về dòng tiền mặt ra vào của doanh nghiệp là công cụ hữu ích giúp
phân tích và dự báo tình hình dòng tiền mặt trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu vể khả
năng thanh khoản và các tỉ số hoạt động, đầu tƣ...cung cấp bức tranh về khả năng hoạt
động và khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp.
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
Thanh khoản là khả năng thanh toán những hóa đơn đáo hạn bằng tiền mặt của
doanh nghiệp. Việc sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh khoản sẽ cho thấy đƣợc khả năng
mở rộng đầu tƣ, trang trải các nhu cầu đột xuất, hay doanh nghiệp có kịp thời nắm bắt
các cơ hội kinh doanh bằng dòng ngân lƣu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá khả
năng thanh khoản bao gồm các chỉ số về số dƣ thanh khoản, chỉ số thanh khoản và chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt.
1.4.1.1 Số dư thanh khoản
Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn là những khoản phải dùng tiền mặt để thanh
toán. Nên khi lấy tổng lƣợng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền (chứng khoán
khả thị) trừ đi lƣợng tiền mặt doanh nghiệp phải chi ra để trả nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn đến hạn ta sẽ biết đƣợc thời điểm hiện tại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ
đến hạn, thì doanh nghiệp đang còn dự trữ lƣợng tiền mặt là bao nhiêu. Hay nói các
khác, công tác quản trị tiền mặt đã hiệu quả chƣa.
Thang Long University Library
25
Công thức:
1.4.1.2 Chỉ số thanh khoản
Chỉ số thanh khoản cho biết với một đồng nợ phải trả thì doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng tiền mặt có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỉ số này nhỏ hơn thì có nghĩa
là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng không đủ lƣợng tiền mặt để chi trả nợ cũng
nhƣ các hóa đơn cần thanh toán. Doanh nghiệp nên duy trì chỉ số thanh khoản ở mức
lớn hơn hoặc bằng 1, nhƣng không nên quá lớn vì nhƣ thế doanh nghiệp sẽ dữ trữ tiền
mặt quá nhiều so với cần thiết và không tận dụng tối đa lƣợng tiền mặt nhàn rỗi.
Công thức:
1.4.1.3 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Trong quá trình SXKD, tiền sẽ đƣợc chi ra mua nguyên vật liệu, sau đó đƣợc sản
xuất thành sản phẩm đem bán và thu lại tiền mặt. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt chính là
khoảng thời gian từ doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tƣ SXKD cho đến khi thu lại đƣợc
tiền về. Nó sẽ cho ta thấy và dự báo đƣợc khi nào có lƣợng tiền mặt vào quỹ.
Công thức:
 Thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho là khoảng thời gian trung bình cần có để
doanh nghiệp chuyển đổi nghuyên liệu thành thành phẩm sau đó bán chúng.
Cần lƣu ý rằng thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho đƣợc tính bằng các chia hàng
tồn kho cho doanh số bán hàng mỗi ngày (Sales per day).
 Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu là độ dài thời gian hay khoảng thời gian
trung bình cần có để chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền
mặt. Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu cũng đƣợc gọi là số ngày thu đƣợc
doanh số đã đƣợc thanh toán DSO và DSO đƣợc tính bằng công thức:
Số dƣ
thanh khoản
Tiền mặt và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
Vay ngắn hạn và
nợ dài hạn đến hạn
Chỉ số
thanh khoản
Tiền mặt đầu kỳ + Dòng tiền mặt từ HĐKD trong kỳ
Vay ngắn hạn đầu kỳ + Nợ dài hạn phải trả đầu kỳ
Chu kỳ
chuyển đổi
tiền mặt
Thời kỳ
chuyển đổi
hàng tồn kho
Thời kỳ thu
tiền các khoản
phải thu
Thời kỳ
thanh toán
Thời kỳ
chuyển đổi
hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Doanh số/ 360 ngày
26
Thời kỳ thanh toán là khoảng thời gian trung bình giữa mua nguyên liệu và
công lao động với việc thanh toán bằng tiền mặt các khoản này. Thời kỳ thanh
toán triển hạn đƣợc tính nhƣ sau:
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản khác
 Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết với mỗi đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm
bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tiền mặt cũng thuộc tài sản lƣu
động, nên chỉ số này đƣợc dùng tham khảo để đánh giá đóng góp của công tác
quản trị tiền mặt trong việc tăng khả năng thanh toán ngắn hạn hay không.
 Khả năng thanh toán nhanh cho biết một động tài sản nợ ngắn hạn đƣợc đảm
bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lƣu động mà doanh nghiệp không phải bán mất
kho. Trong chỉ số này đã loại bỏ hàng tồn kho nên tài sản lƣu động chủ yếu
đƣợc biểu hiện qua tiền mặt chiếm tỉ lệ cao hơn. Vì vậy, ta cũng có thể nhìn
thấy đƣợc công tác quản trị tiền mặt hiệu quả hay không.
 Khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có thể chi trả các khoản
nợ nhanh đến đâu. Doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ sô này để lựa chọn
phƣơng thức kiểm soát thanh toán phù hợp với ý định quản trị tiền mặt của
nhà quản trị.
Thời kỳ thu tiền
các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Doanh số/ 360 ngày
Thời kỳ thanh toán
Các khoản phải trả
Chi phí bán hàng/ 360 ngày
Khả năng thanh toán
ngắn hạn
Tổng tài sản lƣu động
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán nhanh
Tổng tài sản lƣu động - Kho
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
27
1.4.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt
1.4.2.1 Tỷ số hoạt động (Operating ratio)
Tỉ số hoạt động so sánh tỉ lệ giữa chi phí sản xuất và chi phí quản lý với doanh
thu thuần. Chỉ số này cho biết chi phi doanh nghiệp bỏ ra để thu về một đồng doanh
thu trong hoạt động SXKD. Chi phí sản xuất và chi phí quản lý đƣợc chi ra bằng tiền
mặt hoặc các khoản tƣơng đƣơng tiền, nên chỉ số này cũng có thể hiểu là để có thể thu
về một đồng doanh thu doanh nghiệp đã phải bỏ ra lƣợng tiền mặt là bao nhiêu.Tỉ số
hoạt động cũng cho ta thấy đƣợc dòng tiền mặt bỏ ra có nhiều hơn dòng tiền mặt thu
về hay không cũng có nghĩa là công tác quản trị tiền mặt đã tốt hay chƣa.
Công thức:
1.4.2.2 Tỷ số chi trả cổ tức
Tỷ số chi trả cổ tức phản ánh doanh nghiệp đã dùng bao nhiêu lợi nhuận sau thuế
để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ số này càng cao đồng nghĩa với lợi nhuận công ty giữ
lại càng thấp. Mặt khác, chi trả cổ tức thuộc vào mục chi trong dự báo tiền tệ của
doanh nghiệp. Chỉ số này cao làm cho tổng lƣợng tiền mặt chi ra tăng, sẽ dẫn đến sự
thiếu hụt tiền mặt so với mục tiêu. Nhà quản trị phải cân nhắc chi trả cổ tức hoặc tỷ số
chi trả là bao nhiêu để không làm ảnh hƣởng đến dự báo thu chi tiền mặt, cũng nhƣ
lƣợng tiền mặt dự trữ của doanh nghiệp
Công thức:
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp
1.5.1. Các nhân tố chủ quan
Đặc tính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động cụ thể của doanh nghiệp thƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng tiền
mặt doanh nghiệp nắm giữ (các doanh nghiệp sản xuất sẽ dự trữ lƣợng tiền mặt nhiều
hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ, ..)
Quy mô doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhỏ có tỉ trọng nắm giữ tiền mặt cao hơn các doanh nghiệp
lớn. Doanh nghiệp lớn có thể dành nguồn lực và quan tâm cần thiết đến quản lý tài sản
lƣu động khác, và có một số lợi thế theo quy mô công ty trong quản lý vốn lƣu động và
có khả năng dự đoán luồng tiền, tiếp cận với thị trƣờng vốn tốt hơn doanh nghiệp nhỏ.
Thay vì việc nắm giữ tiền mặt lớn tại quỹ hay tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp lớn,
Tỷ số hoạt động
Chi phí sản xuất + chi phí quản lý
Doanh thu thuần
Tỷ số chi trả cổ tức
Lƣợng cổ tức bằng tiền mặt
Lợi nhuận ròng
28
sẽ sử dụng nhiều vốn cho việc đầu tƣ nhiều máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất
và phân phối. Tại các công vừa và nhỏ, việc dự đoán luồng tiền mặt khó khăn hơn và
không có tính cố định.
Mức độ ổn định doanh thu
Doanh thu càng ổn định thì doanh nghiệp sẽ giữ một mức thấp tiền mặt. Trong
khi các doanh nghiệp có doanh thu dao động mạnh, phải giữ nhiều nhiều tiềm mặt hơn
để đối phó với những trƣờng hợp cần gấp tiền mặt để thanh toán.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
Môi trường đầu tư kinh doanh ngành
Mỗi ngành kinh doanh có các đặc thù kinh doanh khác nhau. Theo đó, hoạt động
kinh doanh cũng khác nhau giữa các ngành. Vì vậy, dòng tiền mặt phát sinh từ các
hoạt động (SXKD, đầu tƣ và tài chính) có sự khác biệt, tạo ra bản chất và đặc thù riêng
của từng ngành nghề. Nếu môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngành mở, năng động, dòng
tiền mặt vào và ra doanh nghiệp vận động liên tục thì lƣợng tiền mặt doanh nghiệp dự
trữ sẽ liên tục thay đổi hoặc doanh nghiệp có thể dự trữ lƣợng tiền mặt không lớn. Và
ngƣợc lại, môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngành không thuận lợi, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp còn yếu thì doanh nghiệp luôn phải dự trữ tiền mặt an toàn cho khả năng
thanh toán, dòng ngân lƣu vận động cũng chậm hơn, và cản trở sự phát triển của
doanh nghiệp.
Lãi suất và các chỉ số kinh tế
Lãi suất là vấn đề mang tính nhạy cảm với biến động của kinh tế. Lãi suất cũng
là công cụ quan trong trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hƣởng
tới quyết định chi tiêu và tiết kiệm của doanh nghiệp. Chi tiêu bằng tiền mặt mỗi ngày
đều có mối liên hệ ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng tiền chi tiêu những ngày tiếp theo.
Khi lãi suất tăng lên, doanh nghiệp sẽ tăng dự trữ tiền mặt, hay giảm lƣợng tiền mặt
chi tiêu. Nhƣng khi lãi suất giảm, doanh nghiệp có xu hƣớng dự trữ tiền mặt ít đi để
chi tiêu hoặc dùng để đầu tƣ. Trong cả hai trƣờng hợp, doanh nghiệp phải đƣa ra quyết
định nên giữ một lƣợng tiền mặt là bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng thời điểm biến
động của lãi suất. Bên cạnh đó, lãi suất cũng ảnh hƣởng tới tỷ giá hối đoái, lạm phát.
Để đối phó với các vấn đề này doanh nghiệp cũng vô cùng thận trọng và phân tích tỉ
mỉ để đƣa ra các quyết định về dự trữ tiền mặt để đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán.
Chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp
Đối với một nền kinh tế, biết động là điều không thể tránh khỏi. Những biến
động này tạo ra chu kỳ kinh tế. Trong mỗi chu kỳ, lãi suất biến động, tài trợ vốn thay
đổi đã ảnh hƣởng tới dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hiểu về chu
kỳ kinh tế, nắm bắt đƣợc các biến động kinh tế, nhà quản trị sẽ định vị đƣợc vị trí của
Thang Long University Library
29
mình trên thị trƣờng ngành. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đƣa ra các quyết định quản trị tiền
mặt để hạn chế đƣợc tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái,
doanh nghiệp cố gắng tăng tính thanh khoản. Còn khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh
nghiệp sẽ có xu hƣớng nghiêng về đầu tƣ hơn là dự trữ nhiều tiền mặt nhàn rỗi, chỉ
duy trì lƣợng tiền mặt ở mức tối thiểu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tiền mặt là nhiên liệu để vận hành doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp có đủ
lƣợng tiền mặt để chi trả cho các hóa đơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
thì khi đó doanh nghiệp mới có thể tập trung vào việc phát triển, mở rộng doanh
nghiệp. Việc một số bộ phận các nhà quản trị chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không
xem xét đến báo cáo lƣu chuyển tiền tệ để phân tích đƣợc hiện tại luồng tiền mặt của
doanh nghiệp vận động nhƣ thế nào, lƣợng tiền mặt hiện có trong doanh nghiệp là bao
nhiêu đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và
dẫn tới phá sản. Nội dung của chƣơng 1 đã đƣa ra các cơ sở lý luận chung về tiền mặt
và quản trị tiền mặt để phân tích tầm quan trọng của việc quản trị tiền mặt trong doanh
nghiệp. Phần cơ sở lý luận trên đã đề cập đến các lý thuyết về tiền mặt, mục đích nắm
dự trữ tiền mặt, quản trị tiền mặt (mô hình, phƣơng thức), các chỉ tiêu đánh giá công
tác quản trị tiền mặt. Các nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng 1 sẽ là cơ sở để tiến
hành phân tích, đánh giá thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy
và thiết bị Nam Dƣơng ở chƣơng 2.
30
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI
MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG
2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng
Sơ lược về Công ty CP thương mại máy và thiết bị Nam Dương
- Tên công ty: Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.
- Tên viết tắt: NAM DUONG.,JSC.
- Trụ sở chính: 34/2 Phố Giảng Võ, phƣờng Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Số đăng ký: 0103001890.
- Mã số thuế: 0101341630.
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty CP.
- Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp máy móc thiết bị, dịch vụ bảo hành, bảo trì,
lắp đặt thiết bị điện, thiết bị xây dựng….
- Vốn điều lệ: 9.510.616.762 đồng (tại năm 2014)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP máy và thiết bị
Nam Dƣơng
Vào ngày 19/03/2003, Công ty đƣợc cấp giấy phép hoạt động là một công ty
trách nhiệm hữu hạn - Công ty trách nhiệm hữu hạn máy và thiết bị Nam Dƣơng. Về
kế hoạch và phƣơng pháp kinh doanh, công ty hạch toán kinh tế độc lập, có tƣ cách
pháp nhân tự chủ về tài chính, có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Những năm đầu thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhƣng bằng sự cố
gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên, công ty đã dần dần thay đổi tổ chức bộ
máy, phƣơng thức quản lý, nâng cao trình độ tay nghề nhân viên và chất lƣợng sản
phẩm dịch vụ để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Sau 7 năm hoạt động,
ban lãnh đạo công ty đã quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu công ty sang công ty
CP để có thể huy động vốn từ nhà đầu tƣ một các nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vì vậy
mà Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng chính thức thành lập vào ngày
28/07/2010. Sau hơn 10 năm trải qua quá trình hoạt động với nỗ lực và quyết tâm của
toàn thể nhân viên, công ty đã khắc phục mọi khó khăn và tạo đƣợc vị trí nhất định
trong lòng khách hàng bằng chữ tín và sự nhanh nhạy trong việc đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng về cung cấp máy móc, thiết bị xây dựng cũng nhƣ các dịch vụ mà
công ty cung cấp cho khách hàng.
Thang Long University Library
31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: Bộ phận hành chính)
Giám đốc
Giám đốc là ngƣời đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, quản lý, điều
hành, tổ chức thực hiện mọi hoạt động SXKD và các hoạt động khác của công ty, điều
hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám đốc là ngƣời đại diện
cho công ty ký kết các văn bản, hợp đồng; ngƣời phê duyệt,đƣa ra những đối sách,
phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ đƣợc giao trong toàn bộ các hoạt động sản
xuất kinh đoanh của công ty.
Phó giám đốc
Phó giám đốc là chức vụ thấp hơn Giám đốc, là ngƣời thực hiện việc theo dõi,
giám sát hoạt động sản xuất của công ty, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về
kết quả hoạt động sản xuất của công ty dựa trên quyền quyết định cụ thể.
Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán đƣợc tổ chức một cách hợp lý, khoa học và khá chặt chẽ. Công
ty áp dụng kỳ kế toán theo năm, chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với
hình thức Nhật ký chứng từ. Chức năng chính của phòng kế toán là thực hiện ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ, theo dõi tình hình tài sản và nguồn
vốn của công ty, tổng hợp thông tin để lập các văn bản báo cáo tài chính vào cuối kỳ
kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về các bản báo cáo tài chính,
tuân thủ đúng mọi quy định về thể lệ kế toán sổ sách chứng từ.
Giám đốc
Bộ phận kế toán Bộ phận kinh doanh
Bộ phận hành
chính
Phó giám đốc
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương

More Related Content

What's hot

đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp ánCá Ngáo
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, ĐIỂM CAO, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Cảng Nam Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Cảng Nam HảiĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Cảng Nam Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Cảng Nam Hải
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 

Viewers also liked

Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan Văn
Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan VănQuản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan Văn
Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan VănNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - new
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - newStu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - new
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - newQuảng Cáo Vietnam
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...NOT
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinhNgoc Tu
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...vanhuyqt
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhnth_22
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...Thanh Hoa
 

Viewers also liked (16)

Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan Văn
Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan VănQuản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan Văn
Quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp by Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_phQun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
 
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - new
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - newStu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - new
Stu nhóm 6 bài tập số 4 - chiến lược chiêu thị - new
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại doanh nghiệp tư nhân xây dự...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
 
C9 tai chinh
C9  tai chinhC9  tai chinh
C9 tai chinh
 
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.docTRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy...
 

Similar to Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
 
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAYĐề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN Phúc Lâm, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại máy và thiết bị nam dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HIỆN QUẢ TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MINH THẢO MÃ SINH VIÊN : A19219 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HIỆN QUẢ TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Hồng Nga Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Thảo Mã sinh viên : A19219 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hƣớng dẫn – Th.s Nguyễn Hồng Nga là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện bài luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đã chỉ dạy những kiến thức về ngành học tài chính cho em trong suốt bốn năm học. Cuối cùng em xin cảm ơn các cán bộ và nhân viên bộ phận kế toán của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng đã cho em cơ hội đƣợc thực tập tại công ty và hỗ trợ em có thể hoàn tốt khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2014 Sinh Viên Nguyễn Minh Thảo
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Minh Thảo Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................................................................1 1.1.Các vấn đề khái quát về tiền mặt .........................................................................1 1.1.1. Khái niệm về tiền mặt, tiền mặt trong HĐ SXKD ...............................................1 1.1.2. Lý do, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp................................1 1.1.3. Mục đích của việc quản trị tiền mặt .....................................................................2 1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD............................................3 1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt ....................................................5 1.2.Các vấn đề khái quát về quản trị tiền mặt ...........................................................6 1.2.1. Khái niệm về quản trị tiền mặt .............................................................................6 1.2.2. Nội dung quản trị tiền mặt....................................................................................6 1.3.Mô hình quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp .................................................17 1.3.1. Mô hình Baumol (mô hình EOQ).......................................................................17 1.3.2. Mô hình Miller – Orr..........................................................................................20 1.3.3. Mô hình Stone ....................................................................................................22 1.4.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt ...............................................24 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản ......................................................24 1.4.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt ...................................27 1.5.Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp ......27 1.5.1. Các nhân tố chủ quan..........................................................................................27 1.5.2. Các nhân tố khách quan......................................................................................28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG.............................................30 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng............................................................................................................................30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP máy và thiết bị Nam Dƣơng ...................................................................................................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng ...........31
  • 6. 2.1.3. Đặc diểm hoạt động SXKD của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng............................................................................................................................32 2.1.4. Khái quát tình hình tài chính của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng............................................................................................................................33 2.2.Thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng ..................................................................................................................45 2.2.1. Thực trạng hoạt động thu chi tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng ...............................................................................................................45 2.2.2. Kiểm soát thu chi tiền mặt..................................................................................52 2.2.3. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu............................................................53 2.2.4. Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt.......................................................53 2.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng .................................................................................................54 2.4.Đánh giá hiệu quả quản trị tiền mặt tại công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng..............................................................................................................60 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG......................63 3.1.Quản trị tiền mặt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung .......63 3.2.Tính cần thiết cải thiện và xây dựng mô hình quản trị tiền mặt phù hợp với Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng..............................................64 3.2.1. Những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài thúc đẩy nhu cầu xây dựng mô hình quản trị tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. ................64 3.2.2. Những yếu tố của môi trƣờng nội tại thúc đẩy nhu cầu xây dựng mô hình quản trị tiền mặt của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng................................65 3.3.Áp dụng các mô hình quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng và đƣa ra quyết định về mô hình quản trị tiền mặt tối ƣu nhất ....................................................................................................................66 3.3.1. Áp dụng và lựa chọn mô hình quản trị tiền tối ƣu..............................................66 3.3.2. Cách thức và biện pháp thực hiện mô hình quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.......................................................................71 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp........................................................12 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2012 – 2014 ..............................34 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012 - 2014..........................................39 Bảng 2.3 Bảng lƣu chuyển tiền tệ giai đoạn 2012 – 2014.............................................46 Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt giai đoạn năm 2012-2014 ........54 Bảng 2.5 Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty giai đoạn 2012 – 2014........................56 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu thanh khoản khác .......................................................................57 Bảng 3.1 Chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K) năm 2012 – 2014 ..................66 Bảng 3.2 Mức dự trữ tiền tối ƣu từ năm 2011 – 2014...................................................67 Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về chi phí....................................................................................67 Bảng 3.4 Chi phí giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ áp dụng từ ngày 02/08/2013 của SHBS.......................................................................................................................69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn năm 2012 – 2014 ...............................................................................................................................41 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014..........................................43 Biểu đồ 2.3 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh – đầu tƣ – tài chính năm 2012 – 2014 ............................................................................................................................51 Biểu đồ 2.4 Tỷ số hoạt động giai đoạn năm 2012 – 2014.............................................59 Biểu đồ 3.1 So sánh các chỉ tiêu TC tƣơng ứng với C* (TCmin) và trong thực tế (TC) năm 2012 – 2014 ...........................................................................................................67 Biểu đồ 3.2 So sánh sự chênh lệch giữa mức dự trữ tối ƣu C* và mức dữ trữ thực tế......68 Biểu đồ 3.3 Mô hình dự trữ tiền mặt tối ƣu Miller – Orr năm 2014 .............................70 Biểu đồ 3.4 Mô hình Stone năm 2014...........................................................................71 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Dòng tiền mặt luân chuyển trong doanh nghiệp .............................................4 Sơ đồ 1.2 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu.......5 Sơ đồ 1.3 Phạm vi của quản trị tiền mặt..........................................................................6 Sơ đồ 1.4 Tiến trình thu tiền mặt (mô tả VD nói trên, tiến trình chi tiền mặt tƣơng tự).........8 Sơ đồ 1.5 Hệ thống thu gom............................................................................................9 Sơ đồ 1.6 Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không...........................................................10 Sơ đồ 1.7 Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt.............13 Sơ đồ 1.8 Luân chuyển giữa tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao......16 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................31 Sơ đồ 2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh chung.........................................................33
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT KÍ HIỆU VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CP CP CSH Chủ sở hữu GTGT Giá trị gia tăng NHTM Ngân hàng thƣơng mại NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lƣu động TSNH Tài sản ngắn hạn VNĐ Việt Nam Đồng VCSH Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng năm đề có lãi nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn bị phá sản. Lý do là bởi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hay không có đủ tiền mặt để phục vụ cho hoạt động SXKD chứ không phải vì không có lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn có sự xuất hiện của tiền mặt, nói cách khác tiền mặt chính là nhiên liệu để doanh nghiệp có thể hoạt động. Với nền kinh tế luôn diễn biến phức tạp và không ổn định, vì vậy mà doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa về nội dung quản trị tiền mặt. Một doanh nghiệp khi muốn hƣớng tới mục tiêu kiểm soát và đảm bảo thanh toán thì phải biết đƣợc dòng tiền mặt của doanh nghiệp nhƣ thế nào và đang ở mức bao nhiêu. Một doanh nghiệp thực hiện quản trị tiền mặt không tốt hoặc chƣa quan tâm đến quản trị tiền mặt sẽ luôn rơi vào tình trạng thiếu tiền hoặc thừa tiền và không tận dụng đƣợc các cơ hội đầu tƣ. Với tình hình hoạt động có sự biến động lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phải chật vật trong việc xoay sở lƣợng tiền để thanh toán và trƣờng hợp của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng không phải là ngoại lệ. Công ty có nhận thức về quản trị tiền mặt và cũng có đầu tƣ cho công công tác quản trị tiền mặt nhƣng hiệu quả đạt đƣợc là chƣa cao và công ty cũng gặp phải một số hạn chế trong công tác quản trị tiền mặt điều này đã ảnh hƣởng tới những kế hoạch kinh doanh của công ty và đặc biệt trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế, công ty đã phải gồng mình để có thể đảm bảo lƣợng tiền mặt chi trả các hóa đơn. Công ty đã bỏ nguồn lực, chi phí đầu tƣ cho công tác quản trị tiền mặt nhƣng hiệu quả không cao mà còn ảnh hƣởng tới khả năng chi trả cũng nhƣ toàn bộ hoạt động kinh doanh, nên em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại Công ty CP thương mại máy và thiết bị Nam Dương” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung sau:  Hệ thống lại cơ sở lý luận về các vấn đề tiền mặt, quản trị tiền mặt, các mô hình quản trị tiền mặt và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt.  Phân tích thực trạng kinh doanh và công tác quản trị tiền mặt, đƣa ra đánh giá hiệu quả của công tác này tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.  Nhận xét, đánh giá các thành tựu đã đạt đƣợc và những tồn tại. Từ đó đƣa ra các biện pháp, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng.
  • 10. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: lƣợng tiền mặt, dòng tiền thu chi và công tác quản trị tiền mặt của doanh nghiệp. Phạm vị nghiên cứu: Dòng tiền thu và chi trong doanh nghiệp, công tác quản trị tiền mặt trong 3 năm 2012, 2013, 2014 của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể các phƣơng pháp nhƣ sau: Phƣơng pháp thống kê: là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về tình hình kinh doanh, các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn cũng nhƣ dòng tiền ra và vào của Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. Để từ đó thấy đƣợc công tác quản trị tiền mặt có hiệu quả không và còn những tồn tại nào. Phƣơng pháp so sánh: là sử dụng các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc ở phƣơng pháp thống và so sánh các thông tin này giữa 3 năm 2012, 2013, 2014 nhƣ thế nào. Qua đó có cái nhìn tổng quát về công tác quản trị tiền mặt của công ty thay đổi từng năm ra sao và có đạt đƣợc hiệu quả không. Phƣơng pháp phân tích – Tổng hợp: là phƣơng pháp tổng hợp các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc, rồi phân tích các nguyên nhân để thấy đƣợc các chiều hƣớng biến động dòng tiền mặt trong quản trị tiền mặt của công ty. Thấy rõ các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị tiền mặt, từ đó tạo cơ sở lý luận cho bài khóa luận đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng một mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả cho công ty. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, bảng biểu, sơ đồ và tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng Chƣơng 3: Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TRONGDOANH NGHIỆP 1.1. Các vấn đề khái quát về tiền mặt 1.1.1. Khái niệm về tiền mặt, tiền mặt trong HĐ SXKD Tiền mặt Tiền mặt là tiền giấy hoặc tiền kim loại do Ngân hàng nhà nƣớc phát hành. Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi ngƣời đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và đƣợc Nhà nƣớc phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác nhƣ vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền đã ra đời từ chính nhu cầu kinh tế của con ngƣời. Khi nền sản xuất, thƣơng mại phát triển, hoạt động thƣơng mại không chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ mà còn mở rộng ra toàn lãnh thổ và những quốc gia khác. Nhận thấy những nhƣợc điểm của phƣơng tiện thanh toán là vàng hay các kim loại quý trong việc vận chuyển, sử dụng để trao đổi mua bán hàng hóa; vì vậy mà tiền ra đời trở thành phƣơng tiện thanh toán thay cho vàng và các kim loại quý... Đƣợc quy ƣớc, ban hành và quản lý bởi nhà nƣớc. Tiền mặt trong hoạt động SXKD Trong hoạt động SXKD, tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lƣu động của doanh nghiệp, tồn tại dƣới 2 hình thức là: Tiền mặt tại quỹ (Cash on hand) và tiền gửi ngân hàng (Cash in Bank). Tiền mặt = Nợ dài hạn + VCSH + Nợ ngắn hạn – TSLĐ khác tiền mặt – TSCĐ 1.1.2. Lý do, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Lý do nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Về lý do tại sao doanh nghiệp lại luôn quan tâm đến việc sẽ nắm giữ tiền mặt bao nhiêu và nhƣ thế nào có thể giải thích qua ba lý do lớn sau: Động cơ giao dịch (động cơ thanh toán): đây chính là động cơ chính khiến doanh nghiệp duy trì lƣợng tiền mặt nhất định. Chính là lƣợng tiền mặt cần thiết để doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động SXKD nhƣ: mua nguyên vật liệu, trả lƣơng, nộp thuế....và rất nhiều các khoản cần đến tiền mặt để thanh toán. Với tính chất luôn quay vòng tuần hoàn liên tục của tiền mặt, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự chênh lệch giữa thời gian, lƣợng tiền mặt chi ra và thu vào. Vì vậy, doanh nghiệp không thể không duy trì một lƣơng tiền mặt để lấp đầy sự chênh lệch này. Nhƣng không phải chênh lệch lƣợng tiền thu và chi bao nhiêu thì dự trữ bấy nhiêu, doanh nghiệp cũng luôn cố gắng tiến hành sắp xếp việc thu chi tiền mặt đạt đƣợc tính đồng
  • 12. 2 bộ nghĩa là giảm bớt sự chênh lệch về thời gian và lƣợng tiền mặt thu – chi, để giảm bớt lƣợng tiền mặt cần thiết để giao dịch. Động cơ dự phòng: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp không thể lƣờng trƣớc đƣợc những sự cố bất ngờ nhƣ thiên tai, tai nạn sản xuất...Nên việc duy trị lƣợng tiền mặt nhất định để ứng phó với những sự việc ngoài ý muốn là vô cùng cần thiết. Nếu không dự phòng tiền mặt, khi phải đối mặt với những sự cố bất ngờ sẽ làm doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Động cơ đầu cơ: chính là những khoản tiền mặt đƣợc doanh nghiệp tạm không sử dụng để mong có đƣợc lợi nhuận bởi sự dao động của chứng khoán có giá trị dự định hoặc là dao động giá cả vật tƣ nguyên vật liệu. Đầu cơ thực tế là đầu tƣ trong ngắn hạn. Thay vì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hay chỉ để trong quỹ tiền mặt thì việc doanh nghiệp biết nắm bắt các cơ hội đầu tƣ ngắn hạn sẽ giúp cho lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp tăng lên và kiếm lời từ chênh lệch giá giữa mua vào khi giá rẻ, bán ra khi giá tăng. Chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lời. Còn tiền mặt gửi tại ngân hàng với lãi suất thấp nên khả năng sinh lời của tiền gửi ngân hàng thông thƣờng thấp hơn so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đã khiến doanh nghiệp phát sinh hai loại chi phí là chi phí dự trữ và chi phí cơ hội. Chi phí dự trữ: khi thị trƣờng tiền tệ xuất hiện lạm phát, sự thay đổi của tỉ giá, với lƣợng tiền mặt hay loại tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ đang bị giảm giá trị hoặc thay đổi giá trị. Khiến cho các kế hoạch chi trả, sử dụng tiền mặt tại thời điểm nắm giữ sẽ bị ảnh hƣởng. Sự chênh lệch của giá trị tiền mặt khi lạm phát và thay đổi tỉ giá chính là chi phí dự trữ tiền mặt mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Chi phí cơ hội: chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có đƣợc nếu đem tiền mặt đi đầu tƣ thay vì giữ lại trong quỹ hay tài khoản ngân hàng. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt có thể đƣợc xác định chính bằng khoản lợi tức thông qua lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. 1.1.3. Mục đích của việc quản trị tiền mặt Việc nắm giữ tiền mặt vừa không sinh lợi cho doanh nghiệp và còn tạo ra các chi phí khi nắm giữ tiền mặt, nhƣng doanh nghiệp lại cần dự trữ tiền mặt để đáp ứng những động cơ của mình. Bởi vậy, thực chất mục đích của việc quản trị tiền mặt là giảm tối thiểu lƣợng tiền mặt nắm giữ trong doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tiền mặt, dự phòng những biến động có thể xảy ra trong quá trình lƣu chuyển tiền tệ, cũng nhƣ tận dụng đƣợc tối đa các cơ hội đầu tƣ. Trong bối cảnh hiện tại, khi lãi suất và chi phí cơ hội có xu hƣớng ngày càng tăng cao, việc doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 13. 3 tìm kiếm và lựa chọn mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động SXKD là vô cùng cần thiết. 1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD Một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động SXKD bằng tiền mặt - là đầu tƣ của chủ sở hữu, kết hợp với một số khoản đi vay, việc thu mua hàng hóa hay dịch vụ, cùng với quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chuyển tiền mặt thành hàng tồn kho hoặc dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện. Khi cung cấp hàng hóa (bán hàng hóa cho khách hàng) hoặc cung cấp dịch vụ, hàng hóa dịch vụ đƣợc chuyển thành các khoản phải thu. Kết thúc quá trình thu nợ, các khoản phải thu chuyển thành tiền. Nếu quá trình SXKD vận hành một các trơn tru, thì tiền mặt thu về sẽ lớn hơn lƣợng tiền mặt bơm ra khi bắt đầu hoạt động SXKD (bắt đầu chu kì kinh doanh). Với nhu cầu về tiền mặt để chi trả thanh toán các chi phí và các khoản nợ đến hạn, thì doanh nghiệp thƣờng có đƣợc lƣợng tiền mặt từ 4 nguồn sau:  Bán CP: Dƣới dạng CP hay quyền sở hữu doanh nghiệp.  Vay tiền: Từ rất nhiều nguồn: bạn bè và ngƣời thân, khách hàng (yêu cầu khách hàng ứng trƣớc hoặc đặt cọc tiền khi mua hàng), nhà cung ứng (trả sau), nhân viên (bán CP cho nhân viên, chƣa đến hạn trả lƣơng cho nhân viên..) và các định chế tài chính.  Chuyển tài sản thành tiền mặt: Bán các trang thiết bị nhàn rỗi hoặc không cần thiết. Hàng tồn kho và thu nợ các khoản phải thu đƣợc thể hiện rất rõ trong chu kì kinh doanh đã đƣợc nói đến ở trên.  Lợi nhuận tái đầu tƣ: Lợi nhuận có đƣợc từ những khoản thu tiền mặt thực tế đóng góp vào lợi nhuận ròng, từ doanh số đƣợc ghi chép và cả không thể thu về. Dƣới đây là mô hình về sự luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp
  • 14. 4 Sơ đồ 1.1 Dòng tiền mặt luân chuyển trong doanh nghiệp (Nguồn: Sách “Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ” (2013),NXB Tri thức) Ở góc độ hẹp hơn, ta có thể quan sát và phân tích sự luân chuyển của dòng tiền mặt thành chu kỳ. Kỳ luân chuyển tiền mặt nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của khách hàng. Ta có thể thấy khoảng cách về thời gian giữa thời điểm thu tiền mặt và chi tiền mặt. Khoảng cách này càng lớn thì sẽ kéo dài thời gian doanh nghiệp không còn tiền mặt. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Bán hàng thu tiền mặt, nợ phải thu chi phí Lƣơng , Các hoạt động thƣờng xuyên Ngắn hạn Dài hạn Nguyên vật liệu Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng Thuế Đầu tƣ vốn Mua sắm nhà xƣởng và thiết bị mới Bán tài sản Hoạt động Thị trƣờng tiền tệ Đáo hạn, thu nhập từ cho vay, vay ngắn hạn Thanh toán lãi vay, mua chứng khoán, hoàn nợ Thị trƣờng vốn Nguồn tiền tài trợ Vốn góp mới, tiền vay Thanh toán lãi suất, cổ tức, hoàn nợ, mua lại cổ phần TIỀN MẶT Thang Long University Library
  • 15. 5 Sơ đồ 1.2 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu Ta có thể xem tiền mặt nhƣ là nhiên liệu để vận hành công ty. Khi có đủ lƣợng tiền mặt thì công ty có thể trú trọng vào tăng trƣởng, tìm kiếm ngành nghề kinh doanh mới, thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển sản phẩm mới,v.v... Còn lƣợng tiền mặt không đủ buộc doanh nghiệp phải tập trung kiếm nhiều tiền hơn, đôi khi làm cản trở sự tăng trƣởng và phát triển của công ty. 1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt Có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại rơi vào tình trạng kinh doanh luôn có lãi (có lợi nhuận) nhƣng lƣợng tiền trong doanh nghiệp lúc nào cũng thiếu. Điều này minh chứng cho sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Lợi nhuận thể hiện việc có đạt mức thu hồi thỏa đáng từ vốn và tài sản đã đầu tƣ. Còn dòng tiền mặt thì sẽ đảm bảo cho việc thanh toán và những khoản cần thiết cho các hoạt động tiếp tục diễn ra. Ngay cả phƣơng thức xác định lợi nhuận và dòng tiền mặt cũng khác nhau. Để biết đƣợc doanh nghiệp có lợi nhuận hay thua lỗ doanh nghiệp thƣờng dựa trên tính toán thời điểm xảy ra sự kiện kinh tế, những nguyên tắc đánh giá yêu cầu về mặt kế toán và tính linh hoạt cho phép, lợi nhuận đƣợc xác định một phần từ sự suy đoán hợp lệ của kế toán viên khi lập bản báo cáo kết quả kinh doanh. Nhƣng với dòng tiền mặt là sự ghi chép lại liên tục lƣợng tiền mặt đƣợc chi ra bao nhiêu, thu vào bao nhiêu trong suốt chu kì kinh doanh – tiền mặt là thực tế và hoàn toàn có thể đo lƣờng đƣợc một cách chính xác mức tiền mặt khả dụng, dựa vào việc xem xét các biên lai thu tiền mặt thực tế và giải ngân thực tế. Với hàng loạt các hóa đơn trong quá trình SXKD, doanh nghiệp sử dụng chính tiền mặt để thanh toán chứ không dùng lợi nhuận kế toán để chi trả đƣợc. Vì vậy, việc chỉ dựa vào lợi nhuận để kết luận doanh nghiệp hoạt động tốt hay xấu là một sai lầm, ta phải dựa vào dòng tiền mặt để thấy đƣợc rằng tiền của doanh nghiệp đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi... và đánh giá khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Mua hàng Thời gian quay vòng hàng lƣu kho Bán hàng trả chậm Thời gian thu tiền trung bình Thu tiền bán hàng Chu kì kinh doanh Thời gian trả chậm trung bình Thời gian quay vòng tiền Trả tiền
  • 16. 6 1.2. Các vấn đề khái quát về quản trị tiền mặt 1.2.1. Khái niệm về quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt là một quá trình từ thu hồi nợ, kiểm soát thu chi, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tƣ những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình kể trên. 1.2.2. Nội dung quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt bao gồm các nội dung:  Kiểm soát thu, chi tiền mặt  Hoạch định ngân sách tiền mặt  Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu  Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt 1.2.2.1 Kiểm soát thu, chi tiền mặt Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều thu tiền mặt từ rất nhiều nguồn, từ nhiều khu vực khác nhau, thậm chí là từ nhiều nƣớc khác nhau. Gần nhƣ hoạt động quản trị tiền mặt hay cụ thể hơn là kiểm soát các dòng nhập quỹ và dòng xuất quỹ của tiền mặt đƣợc thực hiện cùng lúc bởi doanh nghiệp và các ngân hàng của doanh nghiệp. Nội dung kiểm soát thu, chi tiền mặt bao gồm:  Đồng bộ hóa dòng tiền  Sử dụng kỹ thuật vốn trôi nổi  Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt  Kiểm soát thanh toán Ta có thể thấy thời điểm dòng nhập quỹ và xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp trong sơ đồ biểu diễn phạm vi của quản trị tiền mặt dƣới đây: Sơ đồ 1.3 Phạm vi của quản trị tiền mặt (Nguồn: Sách “Quản trị tài chính”,Nguyễn Thanh Liêm, 2009, NXB Thống kê) Khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp Ghi có vào tài khoản tiền mặt Thanh toán cho nhà cung cấp Độ lớn khả dụng của tiền mặt Ghi giảm số dƣ trong tài khoản Thang Long University Library
  • 17. 7 Đồng bộ hóa dòng tiền mặt Kỹ thuật đồng bộ hóa dòng tiền là việc sắp xếp sao cho luồng tiền vào xảy ra đồng thời với luồng tiền ra. Có nghĩa là, doanh nhiệp sắp xếp sao cho thời điểm thanh toán cho nhà cung cấp tƣơng ứng với thời điểm khách hàng thanh toán các hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thức để giảm thiểu lƣợng tiền mặt lƣu trữ cần thiết cho duy trì hoạt động thƣờng xuyên. Và việc cân bằng giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra này sẽ giúp doanh nghiệp giảm vay nợ ngân hàng khi xuất hiện sự chệnh lệch thời gian thu chi mà doanh nghiệp không có đủ tiền mặt, do đó giảm đƣợc chi phí lãi vay và tăng lợi nhuận Sử dụng kĩ thuật vốn trôi nổi Vốn trôi nổi là khoảng cách chệnh lệch giữa số dƣ trong sổ sách của doanh nghiệp và số dƣ trong sổ ghi của ngân hàng. Ta xét một ví dụ sau: Bình quân mỗi ngày doanh nghiệp viết sec khoảng 100 triệu đồng và mất 6 ngày để sec đƣợc chuyển và trừ ra khỏi tài khoản ngân hàng. Nhƣ vậy là trong 4 ngày chờ sec chuyển và trừ tại tài khoản ngân hàng thì tại sổ sách của doanh nghiệp đã ghi giảm 600 triệu đồng. trong khi đó số dƣ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vẫn không đổi. Khoản chênh lệch 600 triệu đồng này đƣợc gọi là vốn trôi nổi chi. Ngƣợc lại, doanh nghiệp nhận sec 100 triệu đồng mỗi ngày và mất 5 ngày để khoản tiền này đƣợc gửi và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp. Tƣơng tự nhƣ vốn trôi nổi chi ở trên, một khoản chênh lệch 500 triệu đồng sẽ đƣợc tạo ra giữa sổ sách và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp; đƣợc gọi là vốn trôi nổi thu hồi nợ.  Vốn trôi nổi ròng là khoảng chênh lệch giữa vốn trôi nổi chi và vốn trôi nổi thu hồi nợ. Ở ví dụ trên, vốn trôi nổi ròng bằng 100 triệu đồng. Nguyên nhân của tiền nổi có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: sự xuất hiện của vốn trôi nổi là do thời gian để sec chuyển qua bƣu điện, doanh nghiệp nhận sec và xử lý, chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Quá trình này đƣợc thể hiện trong sơ đồ tiến trình thu tiền mặt. Lƣợng tiền trôi nổi (vốn trôi nổi ròng) Số dƣ tài khoản tiền gửi ngân hàng Số dƣ tài khoản tiền mặt theo sổ sách
  • 18. 8 Sơ đồ 1.4 Tiến trình thu tiền mặt (mô tả VD nói trên, tiến trình chi tiền mặt tƣơng tự) Để tận dụng tốt nhất cũng nhƣ tăng quy mô của vốn trôi nổi ròng, doanh nghiệp thƣờng đẩy nhanh quá trình thu hồi séc từ khách hàng, tức là rút ngắn tối đa thời gian thƣ tín, thời gian xử lý và thời gian chuyển khoản sec của khách hàng vào tài khoản ngân hàng. Và ngƣợc lại, doanh nghiệp sẽ trì hoãn tiến trình chuyển sec cho nhà cung cấp hết mức trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa mức tiền mặt duy trì cần thiết. Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt Doanh nghiệp luôn tìm kiếm phƣơng thức thu hồi nợ nhanh nhất. Mức độ phức tạp và tính linh động của hệ thống thu tiền phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống thu tiền rất đơn giản và tốc độ thu hồi nợ chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn áp dụng hệ thống rộng rãi đến từng địa phƣơng. Từ khi hình thức bán hàng tín dụng trở nên phổ biến, thì việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Nhƣ đã đề cập ở phần kỹ thuật vốn trôi nổi, doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt bằng cách giảm thời gian chuyển tiền của khách hàng (gồm thời gian thƣ tín, thời gian xử lý chứng từ, thời gian chuyển khoản). Phƣơng thức đƣợc sử dụng để đẩy nhanh tốc độ thu tiền Hệ thống tài khoản thu gom Đây là một trong những công cụ quản lý tiền mặt truyền thống và lâu đời nhất. Trong hệ thống tài khoản thu gom, sec của khách hàng sẽ đƣợc gửi tới ngân hàng địa phƣơng nơi khách hàng cƣ trú thay vì gửi tới ngân hàng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Ngân hàng ở địa phƣơng có thể kiểm tra hộp thƣ nhiều lần trong ngày và chuyển tiền vào tài khoản của công ty ngay tại thành phố đó. Sau đó, ngân hàng báo cáo cho doanh nghiệp những biên lai đã nhận trong ngày thông qua hệ thống chuyển dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Khách hàng gửi sec cho công ty Sec đƣợc nhận ở văn phòng công ty Sec đƣợc chuyển khoản tại ngân hàng Tài khoản ngân hàng công ty ghi nợ 0 1 2 3 4 5 Thời gian (ngày) Thời gian thƣ tín Thời gian xử lý Thời gian chuyển khoản Thang Long University Library
  • 19. 9 Sơ đồ 1.5 Hệ thống thu gom Một số phƣơng thức khác  Yêu cầu khách hàng lớn thanh toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động: với hệ thống ghi nợ điện tử, ngân quỹ đƣợc tự động trừ ra khỏi tài khoản này và cộng vào tài khoản kia. Sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ tốc độ cao và công nghệ thông tin đang ngày càng làm cho quá trình này trở nên khả thi và hiệu quả hơn.  Xử lý đặc biệt: theo phƣơng thức này, doanh nghiệp có thể cử ngƣời thu trực tiếp những khoản sec lớn để giảm thời gian chuyển thƣ hoặc thời gian chuyển khoản tới nhà cung cấp, khách hàng...  Sec đƣợc ủy quyền trƣớc: khi doanh nghiệp nhận nhiều những khoản thanh toán cố định, doanh nghiệp có thể hình thành hệ thống sec đƣợc ủy quyền trƣớc, khách hàng ủy quyền cho doanh nghiệp rút sec thanh toán trực tiếp trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Phƣơng pháp này rút ngắn thời gian chuyển thƣ và thời gian xử lý chứng từ, tăng tính đều đặn và chắc chắn của luồng tiền vào doanh nghiệp.  Đòi hỏi hóa đơn thanh toán: doanh nghiêp yêu cầu khách hàng gửi sec thanh toán để doanh nghiệp có thể nhận vào một ngày định trƣớc, giúp rút ngắn thời Sec Hộp thƣ số 1 Sec Sec Hộp thƣ số 2 Sec Sec Hộp thƣ số 3 Sec Ngân hàng địa phƣơng thu sec từ các hộp thƣ bƣu điện Xử lý Sec Gửi thông tin chi tiết cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cập nhật vào sổ cái Chuyển sec vào tài khoản ngân hàng Sec đƣợc chuyển qua quá trình xử lý
  • 20. 10 gian thƣ tín. Phƣơng thức này có thể áp dụng nếu khách hàng muốn hƣởng chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp. Tất cả các phƣơng thức đều gây ra chi phí và lợi ích liên quan đến giảm thời gian chuyển tiền, Nên doanh nghiệp cần tính toán và xem xét kĩ lƣỡng khi xác định phƣơng thức hiệu quả nhất trong quá trình thiết kế hệ thống thu tiền của doanh nghiệp. Kiểm soát thanh toán Cũng giống với việc giảm thời gian thu nợ, doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống chi tiền để có thể kiểm soát hoạt động thanh toán của mình. Với mục đích trì hoãn dòng tiền ra đến mức có thể mà không làm giảm lòng tin của các nhà cung cấp, doanh nghiệp thƣờng trả hóa đơn đúng hạn chứ không trả trƣớc hay trả sau ngày hẹn. Một số phƣơng thức kiểm soát thanh toán: Hệ thống số dƣ bằng không Hóa đơn của các nhà cung cấp thƣờng đƣợc gửi tới các ngân hàng địa phƣơng của khu vực để yêu cầu thanh toán. Mỗi khu vực có ngân hàng chi tiêu riêng, sẽ tạo ra dƣ thừa trong số dƣ tiền và là giảm hiệu quả hệ thống chi tiền của doanh nghiệp. Để tránh rủi ro này và tiện cho việc thanh toán nhanh vào ngày hẹn trả tiền với nhà cung cấp, doanh nghiệp thiết lập hệ thống số dƣ bằng không. Sơ đồ 1.6 Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không Tại ngân hàng trung ƣơng của doanh nghiệp, một tài khoản mẹ đƣợc thiết lập để nhận tất cả các khoản tiền gửi đến từ các ngân hàng địa phƣơng và đƣa vào hệ thống số dƣ không. Mỗi ngân hàng vẫn tiếp tục tự viết sec nhƣng sec đƣợc rút ra và gửi từ tài khoản mẹ. Các tài khoản số dƣ bằng không này giống nhƣ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cá nhân nhƣng nó không có tiền trong đó. Do đó nó có tên gọi là “số dƣ bằng không” Hàng ngày sec đƣợc viết trên tài khoản chi cá nhân đƣợc trình để thanh toán sẽ đƣợc trả bởi ngân hàng tập trung để chi trả các khoản tiêu, làm cho tài khoản này có số Công ty Ngân hàng tập trung trung ƣơng của doanh nghiệp Báo cáo ZBA hàng ngày ZBA khu vực B ZBA khu vực CZBA khu vực A Chú thích: ZBA- zero bank account Luồng thông tin Thang Long University Library
  • 21. 11 dƣ bằng không vào cuối ngày. Hàng ngày, doanh nghiệp nhận báo cáo tóm lƣợc các hoạt động của nhiều tài khoản. Các tài khoản số dƣ bằng không cho phép có thể quản lý chặt chẽ đồng thời duy trì đƣợc quyền tự quyết của các khu vực. Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không thƣờng đƣợc xem là phƣơng pháp hiệu quả để quản lý hệ thống chi tiền. Cực đại hóa vốn trôi nổi chuyển sec Một số doanh nghiệp thanh toán cho các nhà cung cấp từ các tài khoản ở vị trí rất xa nhà cung cấp. Điều này làm tăng thời gian chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Một số doanh nghiệp duy trì một mạng lƣới phức tạp các tại khoản chi tiêu. Sec đƣợc phát hành từ tài khoản cách xa khách hàng nhất, do đó có thể tối đa hóa vốn trôi nổi chuyển khoản. Tính giờ kí phát sec Các sec đƣợc kí tại các thời điểm xác định trong tuần, làm cho thời gian chuyển tiền có thể kéo dài. Nếu thời gian thƣ tín trung bình là 2 ngày. Giả sử ta gửi thƣ vào thứ 2 thì thứ 4 sec sẽ tới nơi. Thay vào đó, ta kí sec vào thứ 4 hoặc thứ 5 thì doanh nghiệp có thể kéo dài thêm hai ngày thời gian chuyển tiền (thông qua ngày nghỉ cuối tuần). Trên thực tế có rất nhiều phƣơng thức chi tiền khác, dù phân tích chọn lựa phƣơng thức nào doanh nghiệp cũng phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các phƣơng thức chi tiền. 1.2.2.2 Hoạch định ngân sách tiền mặt Việc sử dụng hệ thống, phƣơng thức để tăng tốc độ thu hồi tiền, làm chậm quá trình thanh toán của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản trị tiền mặt. Tuy nhiên, những hệ thống phƣơng thức trên không đủ hỗ trợ cho các nhà quản lý tài chính trong việc thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu từ sinh lời bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạch định ngân sách tiền mặt cũng vô cùng quan trọng với doanh nghiệp khi quản trị tiền mặt. Để lập đƣợc kế hoạch ngân sách, doanh nghiệp phải dự báo đƣợc tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ. Tổng lƣợng tiền thu đƣợc trong kỳ thƣờng gồm:  Tiền hàng bán chịu kỳ trƣớc  Tiền hàng bán trả ngay  Tiền hàng ngƣời mua trả trƣớc  Các khoản thu khác Tổng lƣợng tiền chi trong kỳ thƣờng gồm:  Tiền hàng mua chịu kỳ trƣớc
  • 22. 12  Tiền hàng mua trả ngay  Tiền hàng trả trƣớc cho ngƣời bán  Trả lƣơng cán bộ công nhân viên trong kỳ  Tiền thuế phải nộp trong kỳ  Lãi vay phải phải trả trong kỳ  Các khoản chi khác. Doanh nghiệp thƣờng xây dựng kế hoạch ngân sách theo quý, tháng, tuần thậm chí chi tiết cụ thể theo ngày. Bảng dƣới đây cho thấy một mẫu về hoạch định ngân sách thu chi tiền của doanh nghiệp Bảng 1.1 Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp Khoản mục Tháng 12 1 2 3 4... Thu 1. Doanh số bán 2. Bán chịu 3. Thu sau 1 tháng 4. Thu sau 2 tháng 5. Thu tiền bán hàng trả ngay trong tháng Tổng thu trong tháng Chi 1. Trị giá nguyên vật liệu mua trong tháng 2. Trả tiền nguyên vật liệu mua trong tháng 3. Trả tiền nguyên vật liệu mua chịu kỳ trƣớc 4. Trả lƣơng+thƣởng 5. Các khoản chi phí khác 6. Thuế 7. Đầu tƣ vào TSCĐ 8. Chia lợi tức CP Tổng chi trong tháng (2+3+...+8) Chênh lệch thu chi trong tháng Mức tiền cần duy trì trong tháng Số dƣ (thiếu hụt) tiền so với mục tiêu (Nguồn “Giáo trình quản trị tài chính”, Nguyễn Thị Phương Liên, NXB Thống kê, 2011) Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài chính có thể đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. Khi dự báo thấy tiền dƣ thừa, doanh Thang Long University Library
  • 23. 13 nghiệp có thể tận dụng lƣợng tiền dƣ thừa này để đầu tƣ chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, ngƣợc lại nếu thiếu hụt tiền, cần tổ chức huy động nguồn thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán. Quản trị dự toán chi thu tiền mặt có trình tự khoa học từ thiết lập cho đến thực hiện. Dƣới đây là trình tự thiết lập, thực hiện quản lý dự toán thu chi tiền mặt hàng tháng: Sơ đồ 1.7 Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt Thiết lập dự toán chi thu tiền mặt Các doanh nghiệp, đơn vị khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế hoạch công tác đồng tời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ phận tài chính. Khi các bộ phận tiến hành thiết lập dự toán chi thu tiền mặt đều phải tiến hành theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan. Mấu chốt của vấn đề là chúng ta làm một cách chi tiết, cụ thể và cẩn thận. Nếu nhƣ thiết lập dự toán hời hợt thì trong quá trình thực hiện sẽ không khống chế đƣợc dự toán chi thu, bộ phận tài chính kế toán sẽ yêu cầu làm lại từ đầu một cách chuẩn xác. Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự đoán tiêu thụ. Dự toán thu chi tiền mặt đƣợc tiến hành thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi tiền hàng về kịp thời. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt, nhà quản trị doanh nghiệp có thể giao trách nhiệm thu hồi tiền hàng tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ phân phối thƣởng phạt thu hồi tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập tiền mặt là cơ sở của dự toán chi thu tiền mặt. Nhiều khi thu nhập tiền mặt không do doanh nghiệp khống chế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay chƣa đạt tiêu chuẩn, mức độ tín dụng rất thấp, khó khăn khi thu hồi tiền hàng rất lớn. Do đó, khi tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt phải chiết khấu đi một khoản nhất định. Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Thẩm duyệt phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Điều chỉnh lại theo thực tế thu chi tiền mặt Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt
  • 24. 14 Thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với tất cả quản lý bộ phận tiến hành thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt toàn doanh nghiệp. Giám đốc chủ trì ở đây là ngƣời phải đƣa ra đƣờng lối tổng thể, xác định rõ trọng điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng chi thu để thiết lập dự toán, chỉ đạo bộ phận kế toán tiền hành cân bằng tổng hợp chi thu và cùng với các quản lý bộ phận khác hoàn chỉnh phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt. Thẩm duyệt phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt đƣợc ban giám đốc hoặc ban dự toán doanh nghiệp thảo luận thông qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế. Trong công ty CP, dự toán chi thu tiền mặt hàng năm còn phải đƣợc Hội đồng quản trị thảo luận thông qua. Việc thảo luận thông qua dự toán vì hai mục đích; một là cân bằng tổng hợp thêm một lần nữa sao cho dự toán có tính khả thu, hai là nhờ có sự thảo luận thông qua này mà dự toán mới có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của dự toán thể hiện ở chỗ một khi dự toán đƣợc thông qua, bất cứ ngƣời nào cũng không đƣợc tùy ý sửa đổi, bao gồm cả giám đốc. Một số doanh nghiệp khi tiền vốn cấp bách đã thƣờng xuyên thực hiện sửa đổi theo quyết định của giám đốc. Điều này khiến việc quản lý dự toán thu chi tiền mặt không đƣợc quán triệt thực hiện. Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Tất cả các doanh nghiệp hay các bộ phận trong doanh nghiệp có nhu cầu chi tiền mặt đều phải tiến hành chi theo thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán. Những hạng mục không có trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi. Sau khi dự toán đƣợc thông qua, trong quá trình thực hiện, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can thiệp. Những khoản chi tiền mặt của doanh nghiệp hay các bộ phận chỉ cần thông qua ngƣời phụ trách bộ phận ký nhận là có hiệu lực. Đối với những khoản chi không nằm trong dự toán, giám đốc cũng không đƣợc dễ dàng ký duyệt. Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt Tiến hành khiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách nhiệm đƣơng sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán. Việc quản lý dự toán chi thu tiền mặt phải tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ bản dƣới đây: Nguyên tắc hai tuyến thu chi: thu tiền mặt và chi tiền mặt phải đƣợc phân định giới hạn rõ ràng. Các khoản thu tiền mặt của các bộ phận và cả doanh nghiệp phải đƣợc nộp về bộ phận tài vụ, bất cứ bộ phận nào cũng không đƣợc lƣu giữ tiền mặt thu Thang Long University Library
  • 25. 15 về. Những khoản chi tiền mặt của các bộ phận đều đƣợc bộ phận tài vụ quyết định phát theo dự toán và từ đó có thể khống chế những khoản chi thu tiền mặt hiệu quả. Nguyên tắc dự toán cứng: dự toán thu chi tiền mặt đã đƣợc phê duyệt đều có hiệu lực pháp luật nhƣ đã đề cập ở trên, bất cứ ai cũng không đƣợc phép tùy tiện sửa đổi. Toàn bộ chi thu tiền mặt của doanh nghiệp đều phải dựa vào phạm vi khống chế của dự toán, không có trong dự toán không đƣợc phép chi tiền, từ chối tất cả những phát sinh vƣợt dự toán. Nguyên tắc chi tiết hóa: dự toán thu chi tiền mặt phải đƣợc thiết lập một cách chi tiết, tỉ mỉ, phải tiến hành phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng khoản theo tiêu chuẩn định mức, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải đƣợc tính toán, chỉ có dự toán chi tiết cụ thể mới có thể phát huy đƣợc vai trò khống chế dự toán thực sự. Nguyên tắc ủy quyền: dự toán chi thu tiền mặt của các bộ phận hay cả doanh nghiệp là do ngƣời phụ trách các bộ phận chủ trì thiết lập nên, sau khi đƣợc phê duyệt thì báo cáo với bộ phận tài vụ thực hiện và khống chế. Những chi phí trong dự toán của doanh nghiệp do quản lý ký tên xác nhận là có hiệu lực, không cần phải qua giám đốc ký duyệt. Những khoản chi ngoài dự tính cần thiết phải chi, không nằm trong dự toán phản cần có giám đốc ký tên mới có hiệu lực. Những hạng mục chƣa đƣa vào dự toán, bộ phận tài vụ có quyền từ chối chi. 1.2.2.3 Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu Quản trị tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt nhƣ các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao (chứng khoán khả thị, khả mại). Các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao giữ vai trò nhƣ một “bƣớc đệm” cho tiền mặt; vì nếu số dƣ tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào chứng khoán khả thị, nhƣng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí. Vì thế, trong quản trị tài chính nói chung hay quản trị tiền mặt nói riêng; doanh nghiệp sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy chi tiền mặt ở mức độ mong muốn.
  • 26. 16 Sơ đồ 1.8 Luân chuyển giữa tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao Các mô hình đƣợc sử dụng để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Có 3 mô hình thƣờng đƣợc dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu:  Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ƣu EOQ – Mô hình Baumol: từ mô hình Baulmol và sơ đồ 1.8 trên cho thấy một cái nhìn tổng quát trong quản trị tiền mặt bởi vì cũng nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là hàng hóa đặc biệt – có tính lỏng cao nhất. Đối với mô hình này, hƣớng tiếp cận của quản trị tiền mặt đơn giản thông qua việc xác định số lƣợng tiền chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả nhỏ nhất. Mô hình này thƣờng đƣợc các doanh nghiệp nhỏ áp dụng.  Mô hình Miller – Orr: dựa trên giả thuyết dòng tiền có tính chất chắc chắn. Mô hình cũng đề cập đến quản lý dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Theo tác giả, mô hình này đƣợc xây dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền mặt tối thiểu ở giới hạn trên và khoảng giao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn cứ vào lƣợng dự trữ tiền mặt theo thiết kế.  Mô hình Stone: mô hình này đƣợc Stone đƣa ra nhằm cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ƣu hóa ở mô hình Miller – Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lƣu để đƣa ra quyết định thích hợp. 1.2.2.4 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt Các chính sách tài chính trong quản trị tiền đƣợc xây dựng căn cứ vào kết quả của dòng ngân lƣu. Nếu ngân lƣu ròng dƣơng, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tƣ ngắn hạn để sinh lời. Nếu ngân lƣu dòng âm, nhà quản trị doanh nghiệp phải thu xếp một nguồn tiền ngắn hạn để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp cần phải: Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tƣ tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung lƣợng tiền mặt Dòng thu tiền mặt Dòng chi tiền mặtTiền mặt Thang Long University Library
  • 27. 17  Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn rất đa dạng, nhà quản trị cần phân tích giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ƣu điểm của các nguồn vay để đƣa ra quyết định sẽ huy động vốn từ nguồn nào là hợp lý nhất.  Đầu tƣ các khản tiền nhàn rỗi: đầu tƣ với danh mục nhƣ thế nào, một lƣợng là bao nhiêu, trong thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản và tƣơng thích với dự báo ngân sách tiền mặt của doanh nghiệp. 1.3. Mô hình quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp 1.3.1. Mô hình Baumol (mô hình EOQ) Nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là loại hàng hóa đặc biệt – tài sản có tính lỏng cao nhất. Vì vậy, mô hình quản lý dự trữ EOQ cũng đƣợc sử dụng để quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần một lƣợng tiền mặt dùng để trả cho các hóa đơn một các đều đặn. Khi lƣợng tiền mặt hết hoặc không đủ, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có tính thanh khoản cao để lại có lƣợng tiền nhƣ ban đầu. Nhƣng doanh nghiệp sẽ tốn chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần bán chứng choán. Hoặc nếu doanh nghiệp chọn phƣơng án đi vay để có đủ lƣợng tiền mặt thì vẫn sẽ tốn chi phí giao dịch cho mỗi lần đi vay. Mô hình Baumol dựa trên những giả định  Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định (có nghĩa là doanh nghiệp có thể xác định đƣợc chắc chắn doanh nghiệp cần một lƣợng tiền là bao nhiêu trong năm).  Doanh nghiệp không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn (doanh nghiệp không có động cơ dự trữ dự phòng)  Doanh nghiệp chỉ có hai phƣơng thức dự trữ tiền: tiền mặt và chứng khoán khả thị  Không có rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán. Sử dụng mô hình Baumol Nhƣ đã nói đến ở trên, mô hình Baumol đề cập đến chi phí giao dịch cũng nhƣ việc doanh nghiệp nắm dữ tiền sẽ phát sinh chi phí cơ hội. Xác định mức dự trữ tiền tối ƣu đƣợc thực hiện nhƣ sau: Chi phí giao dịch (Transaction Cost – TrC) Chi phí giao dịch là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện một lần chuyển đổi từ chứng khoán có tính thanh khoản cao thành tiền mặt.
  • 28. 18 Công thức: *Quy mô một lần bán chứng khoán cũng chính là lƣợng tiền mặt cần dự trữ. Vì thay vì dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp chuyển tiền thành chứng khoán khả thị để nắm dữ. Nên quy mô một lần bán chứng khoán và mức dữ trữ tiền ở công thức chi phí cơ hội dƣới đây là cùng một ẩn – lƣợng tiền dự trữ tối ƣu. Chi phí cơ hội (Opportunity Cost – OC) Chi phí cơ hội chính là chi phí của vốn đầu tƣ bỏ vào dữ trữ tiền mặt thay vì đem đi đầu tƣ. Công thức: Tổng chi phí Công thức : TC = TrC + OC Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu Áp dụng tích phân vào biểu thức tổng chi phí trên, ta có : Đồ thị 1.1 Mức dữ trữ tiền theo mô hình Baulmol TrC = Quy mô một lần bán chứng khoán Tổng nhu cầu tiền trong năm x Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán OC = Mức dự trữ tiền 2 x Lãi xuất chứng khoán theo năm Mức dự trữ tiền tối ƣu = 2 x  nhu cầu tiền trong năm x Chi phí CĐ cho một lần bán CKLãi suất chứng khoán theo năm Tiền mặt đầu kỳ (C) Tiền mặt cuối kỳ (0) C/2 Bán CK1 2 Thời gian dự trữ tiền tối ƣu Thời gian Thang Long University Library
  • 29. 19 Trong sơ đồ, thời gian dự trữ tiền tối ƣu cũng chính là thời gian doanh nghiệp sử dụng hết lƣợng tiền tối ƣu đã dự trữ. Và thời điểm sử dụng hết tiền mặt, doanh nghiệp phải bán chứng khoán để lại có lƣợng tiền mặt cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đóng góp của mô hình Baulmol Mô hình Baulmol đã giúp cho doanh nghiệp thấy rõ đƣợc sự đánh đổi cơ bản giữa các chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chi phí cơ hội đối với việc nắm giữ tiền mặt. Dựa vào mô hình cho thấy: nếu lãi suất chứng khoán càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng giữ ít tiền mặt, vì doanh nghiệp sẽ chọn chuyển đổi tiền sang chứng khoán khả thị để hƣởng lãi và tăng đƣợc lƣợng tiền. Nhƣng trong những trƣờng hợp mà nhu cầu sử dụng tiền mặt cả doanh nghiệp ở mức cao hoặc là chi phí để bán chứng khoán khả thị cao hơn thì doanh nghiệp sẽ chọn nắm giữ lƣợng tiền mặt lớn hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời chi trả các hóa đơn ngay lập tức khi cần và tránh việc phải chịu một khoản chi phí giao dịch bán chứng khoán lớn. Mặc khác, mô hình còn lý giải vì sao các doanh nghiệp nhỏ lại lƣu giữ một số dƣ tiền đáng kể. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp lớn, các chi phí giao dịch mua và bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với chi phí cơ hội mất đi do lƣu giữ một lƣợng tiền mặt nhàn rỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn luôn tận dụng triệt để lƣợng tiền mặt nhàn rỗi thay vì dự trữ. Hạn chế của mô hình Baulmol Mô hình này đã có đóng góp quan trọng cho lý thuyết quản trị tiền mặt. Tuy nhiên, mô hình Baulmol vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định do mô hình đƣợc xây dựng dựa trên những giả định không luôn luôn đúng. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất hiếm khi nào mà lƣợng tiền vào và ra của doanh nghiệp lại đều đặn và có thể dự kiến chắc chắn trƣớc đƣợc. Từ đó điều này tác động đến mức dự trữ tiền mặt tối ƣu đƣợc tính toán trong mô hình cũng không thể đều đặn mà sẽ thay đổi liên tục. Ví dụ: trong một vài tuần, doanh nghiệp có thể có một số lƣợng lớn các hóa đơn nhƣng chƣa đến hạn phải trả cho nhà cung cấp. Do đó, doanh nghiệp nhận về dòng thu thuần bằng tiền mặt. Nhƣng sau đó, doanh nghiệp phải thanh toán các hóa đơn, và sẽ nhận về dòng chi thuần bằng tiền mặt. Và đặc biệt là với những doanh nghiệp SXKD theo mùa vụ hoặc thu mua sản lƣợng nông nghiệp thì việc xác định dòng tiền mặt đều đặn là không khả thi. Ngoài ra việc chuyển đổi chứng khoán ngắn hạn trong thực tế không thể thực hiện nhanh chóng nhƣ tính toán của mô hình.
  • 30. 20 1.3.2. Mô hình Miller – Orr Dựa vào thực tiễn và trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã xây dựng mô hình phù hợp hơn với thực tế so với mô hình Baulmol. Và mô hình Miller – Orr đã giả quyết đƣợc các hạn chế và những giả định phi thực tế của mô hình Baulmol. Mô hình này là sự kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Nhƣ đã đề cập tổng quát ở phần “Xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu”, mô hình Miller – Orr xác định mức dự trữ tiền mặt dao động trong một khoảng tức là lƣợng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Mô hình Miller – Orr đã lý giải cho câu hỏi : Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị đƣợc số dƣ tiền của doanh nghiệp nếu nhƣ không thể dự đoán đƣợc mức thu chi hàng ngày. Mô hình Miller – Orr dựa trên các giả định:  Giả định dòng ngân lƣu của doanh nghiệp là biết động ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự báo đƣợc. Có những khoản chi có thể chắc chắn biết đƣợc nhƣ tiền lƣơng của công nhân viên hay trả nợ ngân hàng, nhƣng hầu hết dòng tiền mặt của doanh nghiệp là không thể dự báo.  Giả định số dƣ tiền mặt chỉ dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dƣới. Ta có thể quan sát đồ thị mô hình Miller – Orr dƣới đây: Đồ thị 1.2 Mô hình Miller – Orr Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy số dƣ tiền dao động lên xuống và không thể nào dự đoán đƣợc. Doanh nghiệp cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn; nếu nhƣ tồn quỹ vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên (H) và giới hạn dƣới (L), thì doanh nghiệp không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ chạm trần tại đƣờng (H) thì doanh nghiệp sẽ mua (H-Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về mức tiền thiết kế (Z). Ngƣợc lại, khi lƣợng tiền Lƣợng tiền mặt Giới hạn trên (H) Mức tiền mặt thiết kết (Z) Giới hạn dƣới (L) Thời gian 0 Thang Long University Library
  • 31. 21 mặt giảm chạm đáy tại đƣờng giới hạn dƣới (L) thì doanh nghiệp sẽ bán (Z-L) đồng chứng khoán ngắn hạn để tăng lƣợng tiền mặt lên đến Z. Việc xác định lƣợng tiền mạt dự trữ là một khoảng thay vì một con số nhất định đã mở rộng đƣợc khả năng ứng dụng của mô hình Miller – Orr trong hầu hết các tình huống xảy đến với doanh nghiệp. Sử dụng mô hình Miller – Orr Trên thực tế, việc sử dụng mô hình này không khó khăn vì việc chứng minh công thức tính của những đại lƣợng ngẫu nhiên trong mô hình là (Z) và (H) rất phức tạp. Nhƣng các nhà nghiên cứu tài chính chỉ tập trung sử dụng công thức của mô hình để xác định mức tiền dự trữ trong doanh nghiệp là bao nhiêu còn việc chứng minh công thức do các nhà toán học giải quyết. Các bƣớc thực hiện mô hình Miller – Orr nhƣ sau: Xác định giới hạn dƣới (L) Giới hạn dƣới (L) còn gọi là tồn quỹ tối thiểu, tùy theo tình hình sử dụng tiền mặt vào mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp. Giới hạn dƣới cũng có thể bằng 0 và cũng có thể lớn hơn 0 để đảm bảo mức an toàn tối thiểu. Biến này đƣợc xác định dựa vào số liệu thống kê của các kỳ hoạt động SXKD trƣớc đó, có thể lấy trung bình của tồn quỹ thấp nhất của nhiều thời kỳ. Xác định khoảng dao động tiền mặt (D) Khoảng dao động của tiền chính là khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dƣới của lƣợng tiền mặt dự trữ. Khoảng dao động phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau:  Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ: Sự dao động này đƣợc thể hiện ở phƣơng sai của thu chi ngân quỹ. Phƣơng sai của thu chi ngân quỹ là tổng các bình phƣơng (độ chệnh lệch) của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hƣớng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân. Khi đó doanh nghiệp cũng sẽ quy định khoảng dao động tiền mặt lớn.  Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán: khi chi phí này lớn, doanh nghiêp muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó sẽ làm tăng độ dao động của lƣợng tiền dự trữ.  Lãi suất càng cao, các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền vì vậy mà khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. Công thức xác định khoảng dao động tiền mặt: *Ƣớc tính phƣơng sai: để xác định chỉ số này, trƣớc hết doanh nghiệp phải thu thập số liệu của dòng tiền thu vào và số liệu dòng tiền chi ra hàng ngày qua một số thời Khoảng dao động tiền mặt = 3 x 3 4 x Chi phí dao dịch x phƣơng sai của thu chi quỹ Lãi xuất 1 3
  • 32. 22 kì. Sau đó lấy hiệu số của hai dòng tiền này để đƣợc dòng tiền ròng. Cuối cùng sử dụng Excel với hàm STDEV.P() để xác định phƣơng sai của dòng tiền này. *Xác định chi phí giao dịch, lãi suất: Lãi suất đƣợc tính bằng tỷ suất sinh lời của tiền theo đơn vị %/năm. Quan sát và ghi chép lại lãi xuất và chi phí giao dịch của mỗi lần mua và bán chứng khoán. Từ đó ta tính được mức tiền mặt theo thiết kế qua công thức: Sử dụng các thông tin trong mô hình Miller – Orr để thực hiện kiểm soát theo giới hạn trên và dƣới. Đóng góp của mô hình Mô hình Miller – Orr cho phép số dƣ tiền mặt biến động một cách ngẫu nhiên thay vì phụ thuộc hoàn toàn, điều này đã giúp cho doanh nghiệp có thể xác định đƣợc lƣợng tiền mặt cần dự trữ sát với thực tế hơn. Bên cạnh đó, mô hình này cũng cho phép số dƣ tiền mặt biến động cả tăng lẫn giảm, từ đó doanh nghiệp biết đƣợc chính xác thời điểm cần bổ sung tiền mặt sau khi giảm một lƣợng tiền nhất định. Hạn chế của mô hình Mô hình vẫn phải tuân theo những giả định một các nghiêm ngặt, đó là bản chất thống kê của dòng ngân lƣu. Mô hình cho rằng dòng ngân lƣu biến động theo phân phối chuẩn với phƣơng sai cố định. Nhƣng thực tế cho thấy dòng ngân lƣu không phải bao giờ cũng tuân theo phân phổi chuẩn và có mối tƣơng quan theo thời gian. Ngoài ra, cũng giống với mô hình Baulmol, mô hình Miller – Orr vẫn bị cứng nhắc, chƣa có sự linh động. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp sẽ phải bán ra chứng khoán khi tín hiệu của mô hình xuất hiện – lƣợng tiền mặt chạm đáy giới hạn dƣới, trong khi biết rõ ngày hôm sau doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc một số tiền lớn từ việc thanh toán của khách hàng. 1.3.3. Mô hình Stone Mô hình Stone gần tƣơng tự nhƣ mô hình Miller – Orr; nhƣng khác ở điểm mô hình Stone tập trung quản trị số dƣ tiền mặt. Theo tác giả mô hình, quản trị tiền mặt tập trung vào quản trị lƣợng tiền tối thiểu và tối đa là không cần thiết để đƣa ra quyết định đầu tƣ hay thoái vốn đầu tƣ (mua hay bán chứng khoán thanh khoản). Mà thay vào đó, các quyết định đầu tƣ chứng khoán hoặc bán chứng khoán phụ thuộc vào việc dự đoán trƣớc đƣợc dòng tiền trong tƣơng lai. Khi dự báo đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi, lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp tự động và ngay lập tức quay về trạng thái tiền mặt theo thiết kế sau khi lƣợng tiền của doanh nghiệp đã thay đổi, nhìn chung không phải là mức tối thiểu. (Nguồn Stone B.K. (1972), Financial Management, page 72-80). Mức tiền mặt theo thiết kế = Lƣợng tiền mặt ở giới hạn dƣới + Khoảng dao động tiền mặt 3 Thang Long University Library
  • 33. 23 Mô hình Stone dự trên giả định:  Doanh nghiệp có hai loại tài sản là tiền và chứng khoán thanh khoản  Giao dịch mua và bán chứng khoán thanh khoản đƣợc diễn ra ngay lập tức khi cần thiết  Dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp, khi tiến hành dự báo mọi thông tin cần có phải minh bạch và là thông tin sẵn có.  Doanh nghiệp duy trì số dƣ tiền mặt nhất định. Trong nỗ lực duy trì này, doanh nghiệp phải lên kế hoạch sử dụng tín dụng và hỗ trợ của ngân hàng Đồ thị 1.3 Mô hình Stone Theo mô hình Stone, giới hạn trên 1 và giới hạn dƣới 1 giống với tiền mặt giới hạn trên và tiền mặt giới hạn dƣới trong mô hình Miller – Orr. Khi tiền mặt chạm hoặc vƣợt quá tiền mặt giới hạn trên 1 hoặc tiền mặt giới giới hạn dƣới 1 thì giám đốc tài chính sẽ phải kiểm tra và dự đoán đƣợc trong một vài ngày tới liệu số dƣ tiền có giảm về hoặc tăng lên trong giới hạn cho phép là tiền mặt giới hạn trên 2 và giới hạn dƣới 2 không. Nếu trong ngắn hạn, lƣợng tiền mặt đƣợc dự báo quay về trong khoảng dao động giữa tiền mặt giới hạn trên và giới hạn dƣới thì doanh nghiệp không phải thực hiện bất kỳ quyết định nào liên quan tới việc có bán hay mua chứng khoán khả thị hay không. Tuy nhiên, nếu lƣợng tiền mặt đƣợc cho là không quay về đƣợc mức dự trữ dao động trong giới hạn trên 2 và giới hạn dƣới 2, thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các quyết định đầu tƣ hoặc thoái vốn tiền mặt. Mô hình Stone không đƣa ra bất kỳ hƣớng dẫn nào về việc xác định tiền mặt giới hạn dƣới 2 và giới hạn trên 2. Theo tác giả, lƣợng tiền mặt giới hạn trên và dƣới đƣợc xác định dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của nhà quản trị tài chính. Do vậy, việc khẳng định mô hình Stone hƣớng tới chính sách chi phi tối thiểu là chƣa chƣa chắc chắn. Lƣợng tiền mặt Giới hạn trên 2 Mức tiền mặt thiết kết Giới hạn dƣới 2 Thời gian 0 Giới hạn trên 1 Giới hạn dƣới 1
  • 34. 24 Đóng góp của mô hình Mô hình Stone phù hợp và linh hoạt với tiến trình ra quyết định của các nhà quản trị. Mô hình này đƣợc áp dụng với phƣơng pháp dự báo tiền mặt theo ngày sẽ cho phép doanh nghiệp dự báo đƣợc dòng ngân lƣu ngày trong một số này kế tiếp nhằm nhận biết tiền mặt đang ở tình trạng dƣ thừa hay thiếu hụt. Và mô hình Stone sử dụng dự báo này làm biến đầu vào, nên lƣợng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp sẽ sát với thực tế hơn. Không những thế, mô hình không sử dụng những công thức bác học hay những thông số thống kê mô tả, cũng nhƣ không bất buộc phải sử dụng những giới hạn kiểm soát. Thay vào đó nhà quản trị có thể đƣa ra các điểm giới hạn này dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của mình. Và thêm vào đó là sử dụng mô phỏng để dự báo dòng ngân lƣu hàng ngày. Hạn chế của mô hình Mô hình không đề cập đến chi phí tối ƣu nên việc các định chi phí hay để so sánh với hai mô hình Baulmol và Miller – Orr để lựa chọn mô hình dự trữ phù hợp cho doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Và trong trƣờng hợp năng lực của nhà quản trị chƣa đủ để dự báo dòng tiền thì việc sử dụng mô hình Stone cũng rất rủi ro. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt Các chỉ tiêu về dòng tiền mặt ra vào của doanh nghiệp là công cụ hữu ích giúp phân tích và dự báo tình hình dòng tiền mặt trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu vể khả năng thanh khoản và các tỉ số hoạt động, đầu tƣ...cung cấp bức tranh về khả năng hoạt động và khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp. 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản Thanh khoản là khả năng thanh toán những hóa đơn đáo hạn bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Việc sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh khoản sẽ cho thấy đƣợc khả năng mở rộng đầu tƣ, trang trải các nhu cầu đột xuất, hay doanh nghiệp có kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh bằng dòng ngân lƣu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản bao gồm các chỉ số về số dƣ thanh khoản, chỉ số thanh khoản và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. 1.4.1.1 Số dư thanh khoản Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn là những khoản phải dùng tiền mặt để thanh toán. Nên khi lấy tổng lƣợng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền (chứng khoán khả thị) trừ đi lƣợng tiền mặt doanh nghiệp phải chi ra để trả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn ta sẽ biết đƣợc thời điểm hiện tại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ đến hạn, thì doanh nghiệp đang còn dự trữ lƣợng tiền mặt là bao nhiêu. Hay nói các khác, công tác quản trị tiền mặt đã hiệu quả chƣa. Thang Long University Library
  • 35. 25 Công thức: 1.4.1.2 Chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh khoản cho biết với một đồng nợ phải trả thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tiền mặt có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỉ số này nhỏ hơn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng không đủ lƣợng tiền mặt để chi trả nợ cũng nhƣ các hóa đơn cần thanh toán. Doanh nghiệp nên duy trì chỉ số thanh khoản ở mức lớn hơn hoặc bằng 1, nhƣng không nên quá lớn vì nhƣ thế doanh nghiệp sẽ dữ trữ tiền mặt quá nhiều so với cần thiết và không tận dụng tối đa lƣợng tiền mặt nhàn rỗi. Công thức: 1.4.1.3 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Trong quá trình SXKD, tiền sẽ đƣợc chi ra mua nguyên vật liệu, sau đó đƣợc sản xuất thành sản phẩm đem bán và thu lại tiền mặt. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt chính là khoảng thời gian từ doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tƣ SXKD cho đến khi thu lại đƣợc tiền về. Nó sẽ cho ta thấy và dự báo đƣợc khi nào có lƣợng tiền mặt vào quỹ. Công thức:  Thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho là khoảng thời gian trung bình cần có để doanh nghiệp chuyển đổi nghuyên liệu thành thành phẩm sau đó bán chúng. Cần lƣu ý rằng thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho đƣợc tính bằng các chia hàng tồn kho cho doanh số bán hàng mỗi ngày (Sales per day).  Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu là độ dài thời gian hay khoảng thời gian trung bình cần có để chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu cũng đƣợc gọi là số ngày thu đƣợc doanh số đã đƣợc thanh toán DSO và DSO đƣợc tính bằng công thức: Số dƣ thanh khoản Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn Chỉ số thanh khoản Tiền mặt đầu kỳ + Dòng tiền mặt từ HĐKD trong kỳ Vay ngắn hạn đầu kỳ + Nợ dài hạn phải trả đầu kỳ Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu Thời kỳ thanh toán Thời kỳ chuyển đổi hàng tồn kho Hàng tồn kho Doanh số/ 360 ngày
  • 36. 26 Thời kỳ thanh toán là khoảng thời gian trung bình giữa mua nguyên liệu và công lao động với việc thanh toán bằng tiền mặt các khoản này. Thời kỳ thanh toán triển hạn đƣợc tính nhƣ sau: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản khác  Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết với mỗi đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tiền mặt cũng thuộc tài sản lƣu động, nên chỉ số này đƣợc dùng tham khảo để đánh giá đóng góp của công tác quản trị tiền mặt trong việc tăng khả năng thanh toán ngắn hạn hay không.  Khả năng thanh toán nhanh cho biết một động tài sản nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lƣu động mà doanh nghiệp không phải bán mất kho. Trong chỉ số này đã loại bỏ hàng tồn kho nên tài sản lƣu động chủ yếu đƣợc biểu hiện qua tiền mặt chiếm tỉ lệ cao hơn. Vì vậy, ta cũng có thể nhìn thấy đƣợc công tác quản trị tiền mặt hiệu quả hay không.  Khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có thể chi trả các khoản nợ nhanh đến đâu. Doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ sô này để lựa chọn phƣơng thức kiểm soát thanh toán phù hợp với ý định quản trị tiền mặt của nhà quản trị. Thời kỳ thu tiền các khoản phải thu Các khoản phải thu Doanh số/ 360 ngày Thời kỳ thanh toán Các khoản phải trả Chi phí bán hàng/ 360 ngày Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản lƣu động Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Tổng tài sản lƣu động - Kho Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Tổng nợ ngắn hạn Thang Long University Library
  • 37. 27 1.4.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt 1.4.2.1 Tỷ số hoạt động (Operating ratio) Tỉ số hoạt động so sánh tỉ lệ giữa chi phí sản xuất và chi phí quản lý với doanh thu thuần. Chỉ số này cho biết chi phi doanh nghiệp bỏ ra để thu về một đồng doanh thu trong hoạt động SXKD. Chi phí sản xuất và chi phí quản lý đƣợc chi ra bằng tiền mặt hoặc các khoản tƣơng đƣơng tiền, nên chỉ số này cũng có thể hiểu là để có thể thu về một đồng doanh thu doanh nghiệp đã phải bỏ ra lƣợng tiền mặt là bao nhiêu.Tỉ số hoạt động cũng cho ta thấy đƣợc dòng tiền mặt bỏ ra có nhiều hơn dòng tiền mặt thu về hay không cũng có nghĩa là công tác quản trị tiền mặt đã tốt hay chƣa. Công thức: 1.4.2.2 Tỷ số chi trả cổ tức Tỷ số chi trả cổ tức phản ánh doanh nghiệp đã dùng bao nhiêu lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ số này càng cao đồng nghĩa với lợi nhuận công ty giữ lại càng thấp. Mặt khác, chi trả cổ tức thuộc vào mục chi trong dự báo tiền tệ của doanh nghiệp. Chỉ số này cao làm cho tổng lƣợng tiền mặt chi ra tăng, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt tiền mặt so với mục tiêu. Nhà quản trị phải cân nhắc chi trả cổ tức hoặc tỷ số chi trả là bao nhiêu để không làm ảnh hƣởng đến dự báo thu chi tiền mặt, cũng nhƣ lƣợng tiền mặt dự trữ của doanh nghiệp Công thức: 1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp 1.5.1. Các nhân tố chủ quan Đặc tính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động cụ thể của doanh nghiệp thƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ (các doanh nghiệp sản xuất sẽ dự trữ lƣợng tiền mặt nhiều hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ, ..) Quy mô doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhỏ có tỉ trọng nắm giữ tiền mặt cao hơn các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn có thể dành nguồn lực và quan tâm cần thiết đến quản lý tài sản lƣu động khác, và có một số lợi thế theo quy mô công ty trong quản lý vốn lƣu động và có khả năng dự đoán luồng tiền, tiếp cận với thị trƣờng vốn tốt hơn doanh nghiệp nhỏ. Thay vì việc nắm giữ tiền mặt lớn tại quỹ hay tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp lớn, Tỷ số hoạt động Chi phí sản xuất + chi phí quản lý Doanh thu thuần Tỷ số chi trả cổ tức Lƣợng cổ tức bằng tiền mặt Lợi nhuận ròng
  • 38. 28 sẽ sử dụng nhiều vốn cho việc đầu tƣ nhiều máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất và phân phối. Tại các công vừa và nhỏ, việc dự đoán luồng tiền mặt khó khăn hơn và không có tính cố định. Mức độ ổn định doanh thu Doanh thu càng ổn định thì doanh nghiệp sẽ giữ một mức thấp tiền mặt. Trong khi các doanh nghiệp có doanh thu dao động mạnh, phải giữ nhiều nhiều tiềm mặt hơn để đối phó với những trƣờng hợp cần gấp tiền mặt để thanh toán. 1.5.2. Các nhân tố khách quan Môi trường đầu tư kinh doanh ngành Mỗi ngành kinh doanh có các đặc thù kinh doanh khác nhau. Theo đó, hoạt động kinh doanh cũng khác nhau giữa các ngành. Vì vậy, dòng tiền mặt phát sinh từ các hoạt động (SXKD, đầu tƣ và tài chính) có sự khác biệt, tạo ra bản chất và đặc thù riêng của từng ngành nghề. Nếu môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngành mở, năng động, dòng tiền mặt vào và ra doanh nghiệp vận động liên tục thì lƣợng tiền mặt doanh nghiệp dự trữ sẽ liên tục thay đổi hoặc doanh nghiệp có thể dự trữ lƣợng tiền mặt không lớn. Và ngƣợc lại, môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngành không thuận lợi, sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu thì doanh nghiệp luôn phải dự trữ tiền mặt an toàn cho khả năng thanh toán, dòng ngân lƣu vận động cũng chậm hơn, và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Lãi suất và các chỉ số kinh tế Lãi suất là vấn đề mang tính nhạy cảm với biến động của kinh tế. Lãi suất cũng là công cụ quan trong trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hƣởng tới quyết định chi tiêu và tiết kiệm của doanh nghiệp. Chi tiêu bằng tiền mặt mỗi ngày đều có mối liên hệ ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng tiền chi tiêu những ngày tiếp theo. Khi lãi suất tăng lên, doanh nghiệp sẽ tăng dự trữ tiền mặt, hay giảm lƣợng tiền mặt chi tiêu. Nhƣng khi lãi suất giảm, doanh nghiệp có xu hƣớng dự trữ tiền mặt ít đi để chi tiêu hoặc dùng để đầu tƣ. Trong cả hai trƣờng hợp, doanh nghiệp phải đƣa ra quyết định nên giữ một lƣợng tiền mặt là bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của lãi suất. Bên cạnh đó, lãi suất cũng ảnh hƣởng tới tỷ giá hối đoái, lạm phát. Để đối phó với các vấn đề này doanh nghiệp cũng vô cùng thận trọng và phân tích tỉ mỉ để đƣa ra các quyết định về dự trữ tiền mặt để đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán. Chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp Đối với một nền kinh tế, biết động là điều không thể tránh khỏi. Những biến động này tạo ra chu kỳ kinh tế. Trong mỗi chu kỳ, lãi suất biến động, tài trợ vốn thay đổi đã ảnh hƣởng tới dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hiểu về chu kỳ kinh tế, nắm bắt đƣợc các biến động kinh tế, nhà quản trị sẽ định vị đƣợc vị trí của Thang Long University Library
  • 39. 29 mình trên thị trƣờng ngành. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đƣa ra các quyết định quản trị tiền mặt để hạn chế đƣợc tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp cố gắng tăng tính thanh khoản. Còn khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng nghiêng về đầu tƣ hơn là dự trữ nhiều tiền mặt nhàn rỗi, chỉ duy trì lƣợng tiền mặt ở mức tối thiểu. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tiền mặt là nhiên liệu để vận hành doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp có đủ lƣợng tiền mặt để chi trả cho các hóa đơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì khi đó doanh nghiệp mới có thể tập trung vào việc phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Việc một số bộ phận các nhà quản trị chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không xem xét đến báo cáo lƣu chuyển tiền tệ để phân tích đƣợc hiện tại luồng tiền mặt của doanh nghiệp vận động nhƣ thế nào, lƣợng tiền mặt hiện có trong doanh nghiệp là bao nhiêu đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn tới phá sản. Nội dung của chƣơng 1 đã đƣa ra các cơ sở lý luận chung về tiền mặt và quản trị tiền mặt để phân tích tầm quan trọng của việc quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. Phần cơ sở lý luận trên đã đề cập đến các lý thuyết về tiền mặt, mục đích nắm dự trữ tiền mặt, quản trị tiền mặt (mô hình, phƣơng thức), các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt. Các nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng 1 sẽ là cơ sở để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản trị tiền mặt tại Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng ở chƣơng 2.
  • 40. 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ NAM DƢƠNG 2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng Sơ lược về Công ty CP thương mại máy và thiết bị Nam Dương - Tên công ty: Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng. - Tên viết tắt: NAM DUONG.,JSC. - Trụ sở chính: 34/2 Phố Giảng Võ, phƣờng Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. - Số đăng ký: 0103001890. - Mã số thuế: 0101341630. - Hình thức sở hữu vốn: Công ty CP. - Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp máy móc thiết bị, dịch vụ bảo hành, bảo trì, lắp đặt thiết bị điện, thiết bị xây dựng…. - Vốn điều lệ: 9.510.616.762 đồng (tại năm 2014) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP máy và thiết bị Nam Dƣơng Vào ngày 19/03/2003, Công ty đƣợc cấp giấy phép hoạt động là một công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty trách nhiệm hữu hạn máy và thiết bị Nam Dƣơng. Về kế hoạch và phƣơng pháp kinh doanh, công ty hạch toán kinh tế độc lập, có tƣ cách pháp nhân tự chủ về tài chính, có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Những năm đầu thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhƣng bằng sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên, công ty đã dần dần thay đổi tổ chức bộ máy, phƣơng thức quản lý, nâng cao trình độ tay nghề nhân viên và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Sau 7 năm hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu công ty sang công ty CP để có thể huy động vốn từ nhà đầu tƣ một các nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vì vậy mà Công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng chính thức thành lập vào ngày 28/07/2010. Sau hơn 10 năm trải qua quá trình hoạt động với nỗ lực và quyết tâm của toàn thể nhân viên, công ty đã khắc phục mọi khó khăn và tạo đƣợc vị trí nhất định trong lòng khách hàng bằng chữ tín và sự nhanh nhạy trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về cung cấp máy móc, thiết bị xây dựng cũng nhƣ các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Thang Long University Library
  • 41. 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CP thƣơng mại máy và thiết bị Nam Dƣơng Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Nguồn: Bộ phận hành chính) Giám đốc Giám đốc là ngƣời đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện mọi hoạt động SXKD và các hoạt động khác của công ty, điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám đốc là ngƣời đại diện cho công ty ký kết các văn bản, hợp đồng; ngƣời phê duyệt,đƣa ra những đối sách, phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ đƣợc giao trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh đoanh của công ty. Phó giám đốc Phó giám đốc là chức vụ thấp hơn Giám đốc, là ngƣời thực hiện việc theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất của công ty, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất của công ty dựa trên quyền quyết định cụ thể. Bộ phận kế toán Bộ phận kế toán đƣợc tổ chức một cách hợp lý, khoa học và khá chặt chẽ. Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm, chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với hình thức Nhật ký chứng từ. Chức năng chính của phòng kế toán là thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ, theo dõi tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, tổng hợp thông tin để lập các văn bản báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về các bản báo cáo tài chính, tuân thủ đúng mọi quy định về thể lệ kế toán sổ sách chứng từ. Giám đốc Bộ phận kế toán Bộ phận kinh doanh Bộ phận hành chính Phó giám đốc