SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(MENG ZHIDONG)
ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(MENG ZHIDONG)
ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Đại Cồ Việt
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận ánThạc sĩ “Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên
quan đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt” là công trình nghiên
cứucủa riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án đều là chân thực.
Học Viên
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(Meng ZhiDong)
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hƣớng dẫn và hỗ trợ
của nhiều ngƣời.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS
Nguyễn Đại Cồ Việt, Thầy đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và làm luận văn này. Thầy gợi ý về hƣớng giải quyết vấn đề trong suốt
quá trình nghiên cứu,
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giảng viên Khoa Ngôn ngữ học
trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã động viên, giúp đỡ để cho tôi
hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ và các bạn than bên tôi đã động viên
và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian và vật chất để giúp tôi hoàn thành luận
án này.
Học Viên
MẠNH TRÍ ĐÔNG
(Meng ZhiDong)
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................1
TÓM TẮT..............................................................................................................................3
ABSTRACT...........................................................................................................................4
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................5
1. Lý do lựa chọn đềtài ...................................................................................................5
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn............................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn..............................................................................6
4. Lịch sử nghiên cứu vấnđề...........................................................................................7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu ...............................................................................9
6. Phƣơng pháp nghiêncứu .............................................................................................9
7. Cấu trúc của luậnvăn.................................................................................................10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT..........................................................................................11
1.1 Khái quát về thành ngữ.............................................................................................11
1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt..........................................................................11
1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán..........................................................................13
2.1 Khái niệm về tục ngữ................................................................................................17
2.1.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt.............................................................................17
2.1.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán..................................................................................19
3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.......................................................23
Chƣơng 2: “NƢỚC” TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ TIẾNG HÁN.........................28
2.1 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc ..........................................................................28
2.1.1 Văn hóa là gì.......................................................................................................28
2.1.2 Văn hóa “nƣớc” ..................................................................................................30
2.1.3 Văn hóa nƣớc và văn hóa Trung Hoa .................................................................31
2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán...................................................................35
2.2.1 Dùng nƣớc để miêu tả thực thể...........................................................................36
2.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả thuộc tính........................................................................41
2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng..........................................................43
2.2.4 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa tƣ duy trừu tƣợng...............................................46
2.3 Tiểu kết ......................................................................................................................48
2
Chƣơng 3: NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VIỆT NAM...............................49
3.1 Văn hóa nƣớc của ngƣời việt.....................................................................................49
3.1.1 Đặc điểm văn hóa Việt Nam...............................................................................49
3.1.2 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời Việt..........................................................................50
3.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa “nƣớc” và văn hóa Việt............................................51
3.2 Nƣớc trong thành ngữ - tục ngữ việt nam..................................................................55
3.2.1 Dùng “nƣớc” để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng ......................................................56
3.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả tƣ duy trừu tƣợng............................................................60
3.2.3 Dùng nƣớc để ám chỉ thuộc tính.........................................................................61
3.2.4 Dùng nƣớc để ám chỉ thực thể............................................................................63
3.3 Tiểu kết ......................................................................................................................65
Chƣơng 4: ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ CHỨA YẾU TỐ "NƢỚC" TRONG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT..........................................................................................66
4.1 Đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ ............................................................................66
4.1.1 Đối chiếu về hình thức........................................................................................66
4.1.2 Đối chiếu về kết cấu ngữ nghĩa...........................................................................70
4.2 Đối chiếu trên bình diện nội hàm nhận thức..............................................................71
4.2.1 Điểm giống nhau.................................................................................................73
4.2.2 Điểm khác nhau ..................................................................................................74
4.3 Đối chiếu trên bình diện văn hóa...............................................................................76
4.3.1 Điểm giống nhau.................................................................................................76
4.3.2 Điểm khác nhau ..................................................................................................77
4.4 Tiểu kết ......................................................................................................................78
KẾT LUẬN..........................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................81
3
TÓM TẮT
Văn hóa “nƣớc” là yếu tố văn hóa quan trọng trong nền văn hóa của cả
Trung Quốc và Việt Nam. Do vị trí địa lí và hệ thống sản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào “nƣớc” nên ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam rất coi trọng nƣớc.
Dù vậy nhƣng với những khía cạnh tƣ duy khác nhau, nƣớc trong tiếng Hán
và nƣớc trong tiếng Việt không hề giống nhau hoàn toàn. Luận văn này nhằm
tìm hiểu những yếu tố giống và khác nhau trong văn hóa nƣớc của cả hai quốc
gia.
Luận văn đi từ góc độ so sánh đối chiếu thành ngữ, tục ngữ để tìm hiểu về
văn hóa “nƣớc” trong đời sống của hai dân tộc. Những phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc áp dụng bao gồm: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp đối chiếu, phân tích.
Luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: xây dựng cơ sở lí thuyết cho những vấn đề liên quan: thành ngữ,
tục ngữ, văn hóa và ngôn ngữ.
Chƣơng 2: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Hán.
Chƣơng 3: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt.
Chƣơng 4: đối chiếu yếu tố “nƣớc” trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu
thành ngữ - tục ngữ liên quan.
Từ khóa: văn hóa nƣớc, thành ngữ - tục ngữ, ngôn ngữ và tƣ duy
4
ABSTRACT
"Water" culture is an important cultural element in the culture of both
China and Vietnam. Because the geographical location and production system
depend very much on "water", Chinese and Vietnamese people attach great
importance to water. However, with different aspects of thinking, water in
Chinese and Vietnamese language is not the same. This thesis aims to study
the similarities and differences in the national culture of both countries.
The thesis goes from the comparative perspective of idioms and proverbs to
learn about "water" culture in the lives of two ethnic groups. The applied
research methods include: statistical methods, synthesis methods, methods of
comparison and analysis.
The thesis consists of 4 chapters:
Chapter 1: building a theoretical basis for related issues: idioms, proverbs,
culture and language.
Chapter 2: Learn the "water" element in idioms - Chinese proverbs.
Chapter 3: Learn the "water" element in idioms - Vietnamese proverbs.
Chapter 4: comparing "water" elements in two languages on the basis of
comparing idioms - related proverbs.
Keywords: water culture, idioms - proverbs, language and thinking
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đềtài
Thành ngữ, tục ngữ là báu vật của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và
Việt Nam. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về cả mặt ngôn ngữ lẫn văn hóa.
Thành ngữ, tục ngữ qua sự chắt lọc của thời gian hình thành nội hàm văn
hóa sâu đậm và chứa đựng đặc sắc dân tộc nổi bật.
Trung Quốc và Việt Nam hai nƣớc ở gần nhau chỉ cách nhau một dòng
sông, việc giao tiếp văn hóa rễ sâu lá tốt, lịch sử lâu dài, và có nhiều điểm
giống về mặt văn hóa. Chẳng hạn nhƣ, văn hóa liên quan đến nƣớc thì là
một bình diện nổi bật. Nƣớc và cuộc sống của con ngƣời có quan hệ mật
thiệt, và gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của xã hội, tất cả các nơi có nƣớc
thì có văn hóa sinh ra. Ở Trung Quốc có câu chuyện“Vua Vũ chống lụt”và
phongtục “Đua thuyềnrồng”, mà ởViệtNam cócâuchuyện “Sơntinh
Thủytinh” vànghệthuật “Múarốinƣớc”.Bởinƣớccóvịtríquantrọng
trongcuộcsốngsảnxuấtcủanhândânhainƣớc, làmsángtạoranhiều thànhngữ,
tụcngữliênquanđến“nƣớc”.TrongtiếngHáncóthànhngữ nhƣ “山穷水尽” (nơi
khỉ ho cò gáy) và tục ngữ nhƣ “水至清则无鱼” (nƣớc trong quá thì cá cũng
không sống đƣợc) ..., tiếng Việt có thành ngữ nhƣ “nƣớc chảy đá mòn” và
tục ngữ “nƣớc mắt cá sấu”...
Tuy thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa Trung Việt hai nƣớc có
nhiều điểm giống về ý nghĩa và văn hóa nội hàm, nhƣng hiện khá ít ngƣời
xuất phát từ góc độ thành ngữ, tục ngữ để nghiên cứu, khóa luận này sẽ bàn
luận những nội dung về vấn đề này, hi vọng cung cấp cho ngƣời đọc nhiều
thông tin về vấn đề này và góp phần tăng cƣờng giao lƣu văn hóa giữa
6
hainƣớc.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
Khi làm luận văn này tôi hƣớng đến những mục đích nhƣ sau:
Thứ nhất, luận văn này sẽ nghiên cứu từ góc độ từ vựng, kết hợp với
những lý luận về ngôn ngữ học, đối chiếu những thành ngữ và tục ngữ liên
đến “nƣớc” giữa hai nƣớc Trung Quốc - Việt Nam, phân tích nội hàm văn
hóa khác biệt của dân tộc hai nƣớc. Góp phần làm nổi bật đặc trƣng tƣ duy
của ngƣời dân Việt Nam và Trung Quốc, từ đó gợi mở hƣớng nghiên cứu
cho những vấn đề khác trong ngôn ngữ học và văn hóa.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là bƣớc đệm giúp
những ngƣời đi sau phát triển có chiều sâu hơn khi làm nghiên cứu đối
chiếu tƣơng tự, đồng thời luận văn có tính ứng dụng cao khi đƣợc chọn để
áp dụng vào dạy học thực tiễn, giúp ngƣời dân hai nƣớc hiểu thêm về văn
hóa của nhau, giảm bớt cản trở trong hoạt động giao tiếp liên vănhóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nhƣ sau:
1. Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa và giới hạn thành
ngữ và tục ngữ tiếng Hán và tiếngViệt.
Chủ yếu thảo luận giới hạn, độ dài, biểu hiện về mặt ngữ âm và chức
năng ngữ pháp về thành ngữ và tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
2. Đối chiếu ý nghĩa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc”
giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
Trong đó bao gồm quan hệ ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa thực tế của
những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt
và quan hệ cụ thể và ý ví von của những thành ngữ và tục ngữ liên đến
“nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
3. Đối chiếu nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên
7
đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
Trong đó bao gồm tình cảm của ngƣời dân hai nƣớcđối với “nƣớc”,
những phƣơng diện nhƣ: tín ngƣỡng và phong tục cũng nhƣ phƣơng thức
cuộc sống liên đến “nƣớc” của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và Việt
Nam.
4. Chỉ ra điểm giống và khác và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt
về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến
“nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt.
4. Lịch sử nghiên cứu vấnđề
Bất kể ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, hiếm có công trình nghiên cứu
về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ và tục ngữ, đặc biệt là liên
quan đến“nƣớc”.
Từ những năm 20 của thế kỉ trƣớc, các học giả Việt Nam đã bắt đầu
công việc nghiên cứu về thành ngữ phong dao, tuy mới chỉ dừng ở mức độ
thu thập, chƣa đi sau vào nghiên cứu, phân tích. Đại diện giai đoạn này là
học giả Ôn Nhƣ Nguyễn Văn Ngọc với quyển “Tục ngữ và phong dao” xuất
bản năm 1928.
Phan Thị Phƣơng Thảo trong luận văn “Tìm hiểu những công trình
nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” (2010) đã có liệt kê đầy
đủ, cụ thể về tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Thông qua luận văn, dễ nhận thấy từ trƣớc năm 1975 ở Việt Nam đã xuất
hiện khá nhiều nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn học,
ngôn ngữ học, đời sống … Tuy nhiên, chƣa nhiều nghiên cứu tập trung
phân tích một yếu tố văn hóa và tiến hành đối chiếu với một ngôn ngữ khác,
ví dụ tiếng Hán. Đa phần các nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, hạn
định thành ngữ tục ngữ, vị trí của chúng trong đời sống của ngƣời Việt, giá
trị lịch sử học, dân tộc học, …. Tuy vậy, thông qua nghiên cứu này, ta có
8
thể thu đƣợc một lƣợng lớn các quan điểm về việc định nghĩa và giới hạn
tục ngữ tiếng Việt, đồng thời có thể chắt lọc những tục ngữ nằm trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn.
Phạm Minh Tiến (2008) : “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt) ”. Chủ yếu là bàn luận hình thức kết cấu, đặc điểm
ngữ nghĩa, văn hóa-tƣ duy dân tộc và phƣơng thức chuyển dịch của thành
ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Không có nhiều nội dung nói tỉ mỉ về ý
nghĩa và nội hàm của thành ngữ.
Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy những công trình là nghiên cứu về
thành ngữ, tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, nhƣng mà đều là đối chiếu
từ góc độ cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, ít công trình đối chiếu từ
khía cạnh văn hóa nộihàm.
Thái Tâm Giao (2011) : “So sánh đối chiếu thành ngữ giữa tiếng Hán
và tiếng Việt”. Luận án này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh ngữ âm, cấu trúc
ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, chƣa đối mặt chiếu nội hàm văn hóa.
Li Shi Yuan (2013) : “So sánh đối chiếu tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng
Việt”. Luận văn này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh phong cách vần và cấu
trúc ngữpháp.
Wu Hui Jun (2008) : “So sánh ngữ nghĩa văn hóa của từ chỉ động vật
trong tục ngữ, thành ngữ trong nƣớc Trung Việt”. Luận văn này chủ yếu là
đối chiếu ý nghĩa văn hóa trong phạm vi từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt
nhƣng nội dung nghiên cứu chỉ là từ chỉ động vật.
Liang Yuan (2008) : “Nghiên cứu văn hóa liên đến „nƣớc‟ của Việt
Nam”. Bài này trình bày những đặc điểm về văn hóa liên đến “nƣớc” của
Việt Nam từ những khía cạnh nhƣ truyền thuyết nguồn gốc, câu chuyện lịch
sử, phong tục tập quán, cuộc sống sản xuất và hiện tƣợng ngôn ngữ ...trong
đó nhắc đến văn hóa nội hàm của những thành ngữ và tục ngữ liến đến
9
“nƣớc” của tiếng Việt, chỉ là nói sơ lƣợc, không tỉmỉ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu
1. Đối tƣợng của nghiên cứu là những thành ngữ và tục ngữ liên
quan trực tiếp với hình thái chất lỏng của nƣớc (tức là có thành phần cấu tạo
của tài nguyên nƣớc, nhƣ: hà, giang, giếng, mƣa...)
2. Nguồn gốc ngữliệu
1. 刘凤云《万条成语词典》,商务印书馆,2016
2. 孙洪德《汉语俗语词典》,商务印书馆,2011
3. Nguyễn Văn Khang, Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt. NXB
KHXH, 1998
4. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. NXB văn học,
2014
5. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn Học,
2017
6. Phƣơng pháp nghiêncứu
1. Phƣơng pháp thống kê
Thu thập những thành ngữ và tục
ngữliênđến“nƣớc”giữatiếngHánvàtiếngViệtlàmđốitƣợng, rồiđối chiếu và
phân tích ý nghĩa và nội hàm văn hóa của nó.
2. Phƣơngphápso sánh, phân tích
Sau khi tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt với
số lƣợng thành ngữ tục ngữ nhất định, tiếp tục tiến hành phân tích những
tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của hai ngôn ngữ.
3. Phƣơng pháp tổng hợp vấn đề
Tổng hợp những tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của
hai ngôn ngữ, tiến hành phân tích sâu hơn để chỉ ra sự khác biệt trong tƣ duy
10
và văn hóa của ngƣời dân hai nƣớc.
7. Cấu trúc của luậnvăn
Luận văn này chủ yếu bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Nƣớc trong thành ngữ Trung Quốc
Chƣơng 3: Nƣớc trong thành ngữ Việt Nam
Chƣơng 4: Đối chiếu thành ngữ tục ngữ có “nƣớc” trong tiếng Hán và tiếng
Việt
11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Qua những nghiên cứu kể trên, ta có thể tổng hợp đƣợc nhiều quan điểm về
định nghĩa, giới hạn thành ngữ tiếng Việt. Sau đây xin trình bày một số quan
điểm tiêu biểu theo trình tự thời gian:
Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1956) cho rằng:
“Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
ngƣời đã quen dùng, nhƣng tự riêng nó không diễn đƣợc một ý trọn vẹn. Về
hình thức ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một nhóm từ chƣa phải câu hoàn chỉnh.”
(2012, 28)
Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) cho rằng:
“… thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diên một ý gì
hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” (15)
Chu Xuân Diện trong “Tục ngữ Việt Nam” (1975) viết: “… thành ngữ thì
chủ yếu nhƣ là một hiện tƣợng ý thức xã hội, … nội dung của thành ngữ là
nội dung của những khái niệm…” (27, 28)
Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) cho rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm.” Ông tiếp tục phát triển cụ thể quan điểm này vào năm 1996:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có
giá trị gợi tả. Tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ
12
biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tƣợng cụ thể.”
(dẫn theoThái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , trang 8)1
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999) có viết: “Do sự
cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính
thành ngữ.” Nhận xét này có phần hơi phức tạp và nếu sử dụng nhận xét này
cần tìm hiểu thêm về ngữ cố định. (trang 72)
Phạm Minh Tiến trong “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) ” (2008) đƣa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một bộ phận
tiêu biểu của ngữ cố định, có cấu trúc hình thái ổn định, hoàn chỉnh và bóng
bảy về mặt ngữ nghĩa, thƣờng mang theo nét nghĩa đặc trƣng, có văn phong
khẩu ngữ và thƣờng có vần điệu, là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” (trang 5)
Tổng hợp những quan điểm trên, dễ dàng nhận ra, có 3 dòng quan điểm chủ
đạo xuất hiện trong suốt quá trình nghiên cứu về thành ngữ. Lần lƣợt là:
Quan điểm 1 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, có chức
năng đặt tên (xƣng danh) , cấu trúc ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh.
Quan điểm 2 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, ngoài hình
thức kết cấu chặt chẽ và nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh, còn mang đậm tính
tƣợng hình và tính biểu tình (thể hiện tình cảm) .
Quan điểm 3 cho rằng thành ngữ là đơn vị văn hóa ngôn ngữ.
Do đó, có thể rút ra thành ngữ tiếng Việt bao gồm những đặc điểm sau:
Thành ngữ là một bộ phận của ngữ cố định, có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn
chỉnh vƣợt ra ngoài nghĩa mặt chữ, ngoài ra còn mang tính hình tƣợng và tính
bóng bảy. Thành ngữ mang nhiều đặc trƣng của khẩu ngữ, mang đậm tính tiết
tấu. Thành ngữ là một đơn vị văn hóa ngôn ngữ.
1
Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông
13
Xét thấy, quan điểm do Phạm Minh Tiến đƣa ra là phù hợp với mục đích
thu thập ngữ liệu của luận văn, chú trọng đến cấu trúc và có đề cập đến yếu tố
văn hóa.
1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán
“Từ Hải” xuất bản năm 1936 có đƣa ra định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là
cổ ngữ có nguồn gốc từ kinh truyện, hoặc ngạn ngữ, ca dao đƣợc nhiều ngƣời
biết đến, thƣờng đƣợc ngƣời hiện đại sử dụng”. (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡
心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa
Đông, trang 8)
“Từ Hải – Phần từ vựng” bản có chỉnh sửa tháng 5 năm 1979 (dẫn theo Thái
Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ
phạm Hoa Đông, trang 8) đƣa ra định nghĩa về thành ngữ nhƣ sau: “Một
thành viên của thục ngữ, quen đƣợc dùng trong một thời gian dài, là cụm từ
ngắn gọn, xúc tích. Thành ngữ tiếng Hán thƣờng ở dạng cụm bốn chữ, nguồn
gốc không thống nhất, phong phú đa dạng. Có những thành ngữ có thể hiểu
đƣợc ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá
lang” … Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa,
ví dụ: “Ngu Công dời núi”, “Ôm cây đợi thỏ” …”
Bản “Từ hải” chỉnh sửa tháng 9 năm 1979 (dẫn theo Thái Tâm Giao, trang
8)2
, định nghĩa của thành ngữ có chút sửa đổi: “Thành ngữ là một loại thục
ngữ, ngữ cố định đƣợc sử dụng nhiều, thƣờng tồn tại ở dạng cụm 4 chữ, tổ
chức đa dạng, nguồn gốc phong phú. Có những thành ngữ có thể hiểu đƣợc
ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” …
Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa, ví dụ:
2
Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông
14
“青出于蓝” (Tre già măng mọc) có nguồn gốc từ “Tuân Tử - Khuyến học”,
“守株待兔” (Ôm cây đợi thỏ) có nguồn gốc từ “Hàn Phi Tử - Ngũ Đố”.
Qua những lần sửa đổi, thành ngữ từ “cổ ngữ” đƣợc đổi thành “một loại
thục ngữ”, ngoài ra bản sửa đổi tháng 9 năm 1979 đã lƣợc bỏ cụm “đoản ngữ”.
Điều này phản ánh nhận thức sâu sắc hơn về thành ngữ qua thời gian.
Qua những giáo trình Hán ngữ Hiện đại đƣợc xuất bản thập niên 80 của thế
kỉ trƣớc, cũng bắt gặp nhiều định nghĩa mang tính đại diện.
“Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 4) do Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông chủ
biên cho rằng: “Thành ngữ là một cụm cố định mang nhiều sắc thái của ngôn
ngữ viết với hàm nghĩa phong phú quen dùng qua thời gian dài.” (trang 266)
“Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 1) do Trƣơng Tĩnh chủ biên viết: “Thành
ngữ là cụm từ cố định mang tính định hình, tính chỉnh thể, tính cổ ngữ, tính
quen dùng.” (trang 280)
“Tiếng Hán hiện đại” do Hồ Dung Thụ chủ biên đƣa ra giải thích khá chi
tiết về thành ngữ: “Thành ngữ là một loại ngữ cố định, có những tính chất
tƣơng đồng với quán dụng ngữ, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một đơn vị với ý
nghĩa hoàn chỉnh, lại ổn định hơn quán dụng ngữ. Thông thƣờng, thành ngữ
có kết cấu khá nghiêm ngặt, không thể tùy ý thay đổi bất cứ thành phần nào,
không giống nhƣ quán dụng ngữ, có thể tách rời và thêm vào các thành phần
khác. Thành ngữ cùng khác với những ngữ cố định thƣờng dùng cho công
việc đoàn thể, ví dụ: “Chủ tịch Hội sinh viên”, “Đoàn Thanh niên Cộng sản”,
“Hiệp hội tác gia”, “Bài hát thanh xuân” (350) … Ngữ cố định danh xƣng có
nhiệm vụ phản ánh những sự vật xảy ra trong xã hội, tuy cũng không thể tự
do tách rời hay thay đổi tùy tiện, nhƣng không phải là những đoản ngữ hiện
có, vậy nên vẫn có khác biệt với thành ngữ. Đại bộ phận thành ngữ đều mang
tính điển hình, bám rẽ sâu trong đời sống xã hội, những rất khác với những từ
15
ghép có nguồn gốc từ điển cố. Ví dụ: “Tự tƣơng mâu thuẫn” là thành ngữ,
“mâu thuẫn” là từ ghép, “nhất tự suy xao” là thành ngữ, “châm chƣớc” là từ.
Dù thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, những khi xem xét với tƣ cách một từ đƣợc
vận dụng thực tế, vẫn chƣa kết tinh đến mức độ từ, mà chính là một loại ngữ
cố định.
Hai giải thích trích xuất từ hai quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hoàng Bá
Vinh, Liêu Tự Đông và Trƣơng Tĩnh đƣa ra giải thích khá là đơn giản, hàm
nghĩa khá giống nhau. Quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hồ Dung Thụ tuy hơi
dài dòng, nhƣng có những so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa thành ngữ và quán
dụng ngữ, thành ngữ và ngữ cố định danh xƣng, thành ngữ và từ ghép mang
tính điển cố, có rất nhiều điểm mới.
Trên cơ sở tổng kết và phân tích định nghĩa về thành ngữ, Mạc Bành Linh
đƣa một giải thích khá ngắn gọn về định nghĩa thành ngữ tiếng Hán (Tìm hiểu
lại về định nghĩa thành ngữ, Báo Học viện Công nghiệp Thƣờng Châu, số
tháng 01 năm 1999) : “Thành ngữ tiếng Hán là một thành phần thuộc thục
ngữ, là một loại ngữ cố định mang sắc thái của ngôn ngữ viết đƣợc dùng
thƣờng xuyên, hình thức cơ bản của thành ngữ là “cụm bốn chữ”.
Xét thấy các học giả Trung Quốc vẫn có những ý kiến không thống nhất về
phạm vi thành ngữ tiếng Hán, chủ yếu phân làm ba trƣờng phái: trƣờng phái
ngữ cố định, trƣờng phải điển cố lịch sử và trƣờng phái trung gian.
Trƣờng phải cố định với đại diện là Sử Thức, ông nhấn mạnh tính định
hình và cho rằng, thành ngữ tiếng Hán bao hàm ý nghĩa rất rộng, vừa bao gồm
loại thành ngữ cũ ở dạng bốn chữ, vừa bao gồm loại thục ngữ khẩu ngữ ở
dạng ba chữ, thậm chí bao gồm cả ngạn ngữ có nguồn gốc dân gian ở dạng
đoản ngữ với số lƣợng chữ Hán từ 3 đến 16 chữ. Suy ra, chỉ cần là ngữ cố
định và tất cả tổ hợp cố định với các từ mang tính lặp lại đều đƣợc quy về
16
mục “thành ngữ - tục ngữ”, bao gồm thành ngữ, quán dụng ngữ, yết hậu ngữ,
ngạn ngữ, cách ngôn và một bộ phận thuật ngữ.
Trƣờng phải điển cố lịch sử với nhân vật đại diện là Hƣớng Quang Trung,
Lƣu Kiết Tu. Hƣớng Quang Trung nhấn mạnh độ ngắn gọn, xúc tích và tính
cố định của thành ngữ, ông cho rằng thành ngữ là ngữ định hình ngắn gọn,
xúc tích đƣợc hình thành qua thời gian dài sử dụng, thành ngữ là sản phẩm
của quá trình lịch sử, thuộc phạm trù từ tổ. Vậy nên, ông coi “nghĩa ngoài lời
nói” nhƣ một tiêu chuẩn để phân loại thành ngữ, những thành ngữ đƣợc trích
dẫn đa phần đều “có nguồn gốc cổ đại”, những thành ngữ có nguồn gốc từ
điển cố, mang đặc điểm văn ngôn nếu không đƣợc giải thích thì rất khó hiểu.
Ông có nói: “Thành ngữ đều có nguồn gốc nhất định: tất cả thành ngữ đều
xuất phát từ những nguồn gốc đa dạng.” Lƣu Khiết Tu cho rằng: “Không nên
coi những tục ngữ tiếng địa phƣơng là thành ngữ. Ngạn ngữ và tục ngữ có lúc
đƣợc coi là một, tục ngữ có lúc bao gồm cả ngạn ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm
Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm
Hoa Đông, trang 10) Những ngạn ngữ đƣợc dùng nhƣ thành ngữ thƣờng đã
qua gia công, biến đổi thành cụm 4 chữ.
Trƣờng phái Trung gian với đại diện là Mã Quốc Phàm cho rằng: “Dùng từ
“thành ngữ” để làm tên gọi cho ngữ cố định, có độ rộng và độ hẹp nhất định.
Nếu xét theo giới hạn mở rộng, thành ngữ sẽ bao gồm cả ngạn ngữ, tục ngữ,
nếu xét hẹp một chút thì sẽ không coi ngạn ngữ, tục ngữ là một thành phần
của thành ngữ. Dù vậy, nếu giới hạn quá rộng hoặc quá hẹp đều không có lợi
cho việc xác định tính chất của thành ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡心交
(2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông,
17
trang 10) “Thành ngữ” chỉ nên đƣợc coi là tên gọi của một loại cụm từ cố
định. Thành ngữ bao gồm: những thành ngữ xuất phát từ điển tích, điển cố
hoặc có nguồn gốc rõ ràng, có những thành ngữ mà ý nghĩa nằm ngoài nghĩa
mặt chữ, cũng bao gồm những thành ngữ mới đƣợc hình thành gần đây,
những thành ngữ này có thể “đoán đƣợc ý nghĩa từ những chữ Hán tổ thành”.
“Thành ngữ và ngạn ngữ đều là cụm từ cố định, đều là những ngôn từ tinh
giản, sinh động.” Hai loại cụm từ cố định này khác nhau ở chỗ:
1, Thành ngữ có tính văn viết khá sắc nét, ngạn ngữ ngƣợc lại, mang đậm
tính khẩu ngữ.
2, Cấu trúc của thành ngữ mang tính định hình cao hơn (kết câu nghiêm
ngặt hơn) .
3, Thành ngữ thƣờng biểu đạt một khái niệm, ngạn ngữ thƣờng thể hiện suy
đoán và suy luận.
Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn luôn chứa đựng nhiều hiện tƣợng rất phức tạp,
khó có thể phân định rạch ròi đƣợc. Có những cụm từ hiện nay đƣợc cói là
thành ngữ, hóa ra là ngạn ngữ, ví dụ: “Lang tử dã tâm” (dã tâm của chó sói) ,
trong “Tả Truyện” có viết: “Ngạn viết: Lang tử dã tâm. Thị nãi lang dã, kì khả
súc hu”. Dựa trên hai phƣơng diện là hình thức và nội dung, Mã Quốc Phàm
đƣa ra đặc điểm của thành ngữ bao gồm: tính định hình, tính tập dụng, tính
lịch sử và tính dân tộc.
1.2 Khái niệm về tục ngữ
1.2.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt
Trong tiếng Việt, tục ngữ là một bộ phận mang đậm đặc trƣng ngôn ngữ
dân tộc, thể hiện đậm nét tƣ duy ngôn ngữ văn hóa của ngƣời dân tộc Việt,
đồng thời mang đậm thông tin và giá trị lịch sử đƣợc bồi đắp lâu dài qua dòng
18
chảy thời gian. Tục ngữ tự bản thân nó không chỉ là công cụ diễn đạt tri thức
mà còn là sản phẩm đƣợc kết tinh từ tƣ duy của loại ngƣời.
Từ trƣớc đế nay, đã xuất hiện nhiều định nghĩa về tục ngữ.
Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” năm
1965 đã đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là một câu từ nó diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự
phê phán.” “Về hình thức ngữ pháp, … tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là
một câu hoàn chỉnh.” (2012, 28)
Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) (tr 12, 13)
cho rằng: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên
răn hoặc chỉ bảo điều gì;…”
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà
xuất bản Đà Nẵng - 1977 thì: “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thƣờng có vần điệu,
đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.”
Trong bài viết “Đạo lý về tục ngữ” (tạp chí Văn học, số 5 năm 1985) ,
Nguyễn Đức Dân đã đƣa ra quan niệm: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về
cấu trúc, phản ánh những tri thức kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của
một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng nhƣ xã hội.”
Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam” năm 1990,
đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh
nghiệm, tri thức, nêu lên những nhậnxét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân
dân dƣới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súctích, có nhịp điệu, dễ
nhớ, dễ truyền.” (109)
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong “Văn học
dân gian Việt Nam” do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì: “Tục ngữ là
những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo
nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỷ.” (244)
19
Có thể nói tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả
năng hoạt động độc lập dƣới dạng câu trong khẩu ngữ. Hình thức cấu trúc của
tục ngữ tƣơng đối ổn định, có ý nghĩa khái quát cao do nhân dân lao động
sáng tạo nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỉ.
Tục ngữ là tấm gƣơng phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi
quan niệm của nhân dân về các hiện tƣợng lịch sử xã hội, về đạp đức, tôn giáo.
Luận văn cố gắng tìm hiểu sau hơn về những tục ngữ miêu tả sự vật, hiện
tƣợng liên quan đến nƣớc, thông qua đó tìm hiểu về vị trí văn hóa nƣớc trong
đời sống văn hóa của ngƣời dân Việt Nam. Luận văn sẽ sử dụng quan điểm
của Nguyễn Đức Dân về tục ngữ.
1.2.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán
Tục ngữ tiếng Hán với tƣ cách là một hình thức ngữ cố định với số lƣợng
lớn, đƣợc ngƣời dân yêu thích và sử dụng rộng rãi. Từ cổ đã có những nghiên
cứu về tục ngữ nhƣng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, những nghiên cứu lúc này
mơi chỉ ở giai đoạn chuẩn bị. Từ sau những năm 90 của thế kỉ 20, những học
giả tiếng Hán đã có nhiều nghiên cứu về tục ngữ ở những góc độ khác nhau.
Ó những nghiên cứu tập trung vào tính chất của tục ngữ, có những nghiên cứu
lại xuất phát từ những tác phẩm văn học cổ đại. Cũng có nghiên cứu tập trung
đối chiếu hai loại ngôn ngữ, nhƣ đối chiếu tục ngữ Trung – Hàn, đối chiếu
tiếng lóng Trung – Anh, từ những nghiên cứu này, ta có thể nhận ra nhiều
điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa những ngôn ngữ khác nhau. Không thể
không kể đến những nghiên cứu về tục ngữ từ góc độ tu từ, những nghiên cứu
này đã góp phần làm rõ hơn vai trò của tục ngữ trong đời sống và văn học
Trung Quốc.
Trong tiếng Hán, tục ngữ vừa chiếm số lƣợng lớn, vừa đƣợc sử dụng với
phạm vi rộng rãi trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vậy tục ngữ là gì?
Trƣớc này chƣa có nhiều ngƣời có thể giải thích rõ câu hỏi này. Chỉ xét về tên
20
gọi, tục ngữ có rất nhiều tên gọi, cách gọi không đồng nhất, có thể kể đến
những tên gọi ngƣ: tục ngôn, hƣơng ngôn, thƣờng ngôn, … dã ngạn, cổ ngạn,
hƣơng ngạn, tục ngạn, … rồi đến cổ ngữ, bỉ ngữ, ngạn ngữ… ngoài ra còn có
tục thoại, tục đàm, cổ thoại, … Có thể thấy tên gọi của tục ngữ khá là phúc
tạp.
Định nghĩa về tục ngữ (hạn định tục ngữ) lại càng phức tạp hơn, với nhiều
quan điểm giải thích khác nhau, tựu chung có 3 cách giải thích: hiểu theo
nghĩa mở rộng, hiểu theo nghĩa hẹp, và một cách hiểu kết hợp cả nghĩa mở
rộng và nghĩa hẹp.
1. Những học giả ủng hộ khái niệm nghĩa rộng truyền thống cho rằng,
tục ngữ là những câu nói thông tục lƣu truyền trong dân gian, bao gồm tiếng
lóng, ngạn ngữ và những thành ngữ quen dùng trong khẩu ngữ... Nhiều học
giả đều ủng hộ quan điểm này, những vẫn có những phân biệt nhỏ đối với
thành phần con của tục ngữ. “Từ điển tiếng Hán hiện đại” (tái bản lần thứ 5)
đƣa ra định nghĩa về tục ngữ nhƣ sau: “Những câu nói thông tục ngắn gọn mà
mang đậm tính hình tƣợng đã đƣợc định hình lƣu truyền rộng rãi, đa phần là
do nhân dân lao động sáng tạo ra, phản ánh kinh nghiệm cuộc sống và nguyện
vọng của ngƣời dân lao động.” Định nghĩa này rõ ràng mang nghĩa mở rộng,
cho rằng tục ngữ đối lập với nhã ngôn (bao gồm những đơn vị ngôn ngữ:
ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ) . Từ Tông Tài trong “Sổ thay tục ngữ
thƣờng dùng” () chỉ ra: “Tục ngữ bao gồm ngạn ngữ, cách ngôn, câu mang
tính chất trào phúng và những cách nói thành câu trong tiếng lóng…”. Chu
An Tƣờng đã viết trong “Khái Luận Ngạn ngữ”: “Ngạn ngữ và tục ngữ, đều là
thục ngữ thƣờng dùng. Thục ngữ là những câu nói có sẵn đƣợc lƣu truyền
rộng và có kết cấu khá ổn định. Cũng có những tục ngữ có kết cấu cố định
vừa không phải là thành ngữ vừa không phải là ngạn ngữ nhƣng vẫn nên đƣợc
coi là một bộ phận của thục ngữ.” Khƣu Sùng Bính trong cuốn “5000 câu tục
21
ngữ - Giải thích” cho rằng: “Tục ngữ gồm ba bộ phận: ngạn ngữ, thục ngữ,
yết hậu ngữ.” Khuất Phác trong “Tục ngữ xƣa nay” đƣa ra khái niệm “phân
loại tục ngữ”, ông cho rằng: “Giữa tục ngữ và thành ngữ, cách ngôn, quán
dụng ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, tiếng lóng (những thành phần con của tục
ngữ) tồn tại quan hệ lệ thuộc.” Ôn Đoàn Chính trong phần mở đầu của cuốn
“Hân Châu tục ngữ chí” có nhắc đến tục ngữ và coi tục ngữ là một loại câu
cửa miệng thông tục của số đông ngƣời dân và có cấu trúc khá ổn định. Bao
gồm tiếng lóng, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ và những thành ngữ
cửa miệng thƣờng dùng…” (dẫn theo Hồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗
语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 5) Tóm lại: Tục ngữ nếu xét
theo nghĩa rộng bao gồm: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ, cách ngôn,
câu trào phúng, tiếng lóng phƣơng ngữ, đến nay vẫn có rất nhiều học giả ủng
hộ quan điểm này.
2. Dù quan điểm trên nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ nhƣng vẫn có
không ít học giả ủng hộ quan điểm giới hạn tục ngữ theo nghĩa hẹp. Trong
cuốn “Khái luận Tục ngữ” Tào Thông Tôn có đƣa ra quan điểm: “Tục ngữ là
một bộ phận phân hóa mang phong cách của thục ngữ. Thục ngữ bao gồm
quán dụng ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ … Tục ngữ đƣợc coi là một thành
phần của thục ngữ.” Trƣơng Tĩnh trong “Tục ngữ tiểu điển – Tự” đƣa ra quan
điểm: “Nên coi tục ngữ nhƣ một phần của ngạn ngữ, tục ngữ là một bộ phận
gồm những câu ngạn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và có thể hiểu đƣợc một
cách dễ dàng, nhƣng lại mang hàm nghĩa sâu sắc. Ngạn ngữ vẫn đƣợc cho là
bao gồm cách ngôn, cảnh ngữ, tục ngữ.” Trong cuốn “Bàn về “Tục ngữ”
Trƣơng Phàm cho rằng: “Ngạn ngữ, còn gọi là “tục ngữ” là một dạng câu cố
định đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.” Vƣơng Cần thông qua “Tính chất và phạm
vi của tục ngữ - Tục ngữ luân” chủ trƣơng “coi những cụm từ cố định đƣợc
22
tách ra khỏi phạm vi của thành ngữ là “tục ngữ nghĩa hẹp” (gọi tắt là tục ngữ) .
Tục ngữ ở vị thế bình đẳng, thuộc cùng một cấp bậc với thành ngữ, ngạn ngữ,
yết hậu ngữ, quán dụng ngữ. Nhƣ vậy, những thành phần từ vụng lớn hơn từ
(bao gồm cả tục ngữ) đƣợc gọi là “thục ngữ”. Có thể coi thục ngữ là tập hợp
lớn, còn thành ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ và tục ngữ là khái
niệm những tập hợp con của thục ngữ.” Điêu Ngọc Minh trong cuốn “Tục
ngữ Trung Quốc – Lời mở đầu” có đƣa ra quan điểm: “Nhìn từ tổng thể, tục
ngữ xét theo nghĩa hẹp cơ bản đều phù hợp với một khái niệm nhƣ sau: câu
nói thông tục mà hình tƣợng với dạng thức cố định thƣờng dùng để miêu tả
nhân tình thế thái.” Tóm lại, tục ngữ khi xét theo nghĩa hẹp là chỉ một loại
ngôn ngữ mang nhiều đặc điểm riêng, khái niệm này dùng để chỉ một dạng
câu cố định vừa thông tục, dễ dùng lại có tính hình tƣợng cao.” (dẫn theo Hồ
Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang,
trang 9,10)
Tuy vậy, vẫn tồn tại những quan điểm cho rằng nên dung hòa cả hai quan
điểm trên, xem xét tục ngữ trên cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Lã Hồng Niên
trong cuốn “Bàn về tục ngữ dân gian” có đƣa ra quan điểm sau: “Có thể lí giải
tục ngữ trên cả hai góc độ: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tục ngữ nghĩa rộng là
chỉ “những câu nói thông tục lƣu truyền trong dân gian, bao gồm ngạn ngữ,
yết hậu ngữ và những thành ngữ, cách ngôn, danh ngôn, quán dụng ngữ,
những câu bông đùa thƣờng đƣợc dùng nhƣ những câu cửa miệng…” Tôn Trị
Bình, Vƣơng Phỏng trong “Hai nghìn câu tục ngữ - lời mở đầu” cho rằng:
“Tục ngữ xét theo nghĩa rộng bao gồm những câu khẩu ngữ đƣợc dùng rộng
rãi trong dân gian nhƣ: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, ngữ thƣờng dùng, quán dụng
ngữ và từ ngữ địa phƣơng…, tục ngữ theo nghĩa hẹp là một loại câu có hình
23
thức cố định và mang đậm tính hình tƣợng”. (dẫn theoHồ Lăng Lăng 胡凌凌
(2014) , 汉语俗语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 19)
Luận văn sẽ sử dụng ý kiến hạn định thứ hai: tục ngữ là một loại câu thông
tục cố định thƣờng dùng để miêu tả nhân tình thế thái mang đậm tính hình
tƣợng, ở đây cụ thể hơn sẽ tập trung phân tích những câu tục ngữ có liên quan
(miêu tả) sự vật, hiện tƣợng liên quan đến nƣớc.
3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc
Ngôn ngữ là vỏ ngoài của tƣ duy, mọi suy nghĩ hay cách thức tƣ duy đều
đƣợc thể hiện thông qua các dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) .
Ngôn ngữ là phƣơng tiện tất yếu, điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt
động của những thành phần khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là đặc trƣng của
bất cứ một nền văn hóa nào, chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nên văn hóa
dân tộc đƣợc lƣu giữ rõ ràng nhất.
Biểu hiện bên trong của ngôn ngữ và văn hoá
Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mối
quan hệ này có thể đƣợc biểu hiện ra bên ngoài thành những phƣơng tiện vật
chất cụ thể, nhƣng cũng có thể biểu hiện qua mối quan hệ bên trong. Mối
quan hệ bên trong này đƣợc hình thành từ một trong những chức năng quan
trọng nhất của ngôn ngữ, đó là chức năng tƣ duy. Các Mác từng nói "Ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng". Không có ngôn ngữ, con ngƣời
không thể tƣ duy. Nói một cách khác, mọi hoạt động tƣ duy của con ngƣời
đều thực hiện trên chất liệu của ngôn ngữ. Lênin ngoài việc đánh giá "Ngôn
ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời" còn nhấn mạnh đến
chức năng quan trọng khác của ngôn ngữ là chức năng tƣ duy. Ngƣời nói:
"không có tƣ tƣởng nào lại trống rỗng cả".
24
Từ phƣơng diện này, chúng ta nhận thấy, xét về bản chất, ngôn ngữ bao giờ
cũng tham gia vào cả hai loại văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể tuy cách
biểu hiện của nó rất khác nhau. Nhìn về mặt hình thức, ở các di sản văn hoá
vật thể ngƣời ta khó nhận thấy dấu ấn của ngôn ngữ. Nói một cách khác, quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không nổi lên trên bề mặt mà ẩn sâu ở quan hệ
bên trong giữa chúng. Mối quan hệ này chỉ đƣợc bộc lộ khi ta phân tích vai
trò và chức năng của ngôn ngữ khi nó tham gia vào quá trình hình thành nên
một sản phẩm văn hoá vật thể cụ thể. Trên phƣơng diện này, ngôn ngữ không
chỉ là công cụ của tƣ duy, là linh hồn cho sự sáng tạo ra các vật thể mang tính
văn hoá mà còn là một phƣơng tiện lƣu giữ thông tin, truyền bá những kinh
nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chẳng hạn, khi tìm hiểu một ngôi đình
đƣợc xây dựng ở thế kỷ XIX mà trong nó có nhiều hình chạm trổ đa dạng
chúng ta sẽ nhận ra rằng, để có đƣợc một sản phẩm văn hoá vật thể nhƣ vậy,
ngƣời Việt đã phải nhiều lần quan sát các hình mẫu có trong thực tiễn, đồng
thời cải tiến các loại hình chạm trổ mà ngƣời ở các giai đoạn trƣớc đó đã làm.
Kết quả của quá trình này là một quá trình sáng tạo công phu, phức tạp, trong
đó ngôn ngữ tham gia với tƣ cách là công cụ tƣ duy tạo ra trí tƣởng tƣợng (tạo
nên hình thù của các đƣờng nét, hình vẽ…) , mặt khác còn tham gia với tƣ
cách là phƣơng tiện lƣu giữ thông tin (truyền những kinh nghiệm của ngƣời đi
trƣớc bằng cách trực tiếp (qua hình thức nói) hay gián tiếp (qua hình thức
viết) .
Trong phạm vi nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ đóng
vai trò là phƣơng tiện liên kết kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh
thần của ngƣời dân trong cộng đồng. Kinh nghiệm lịch sử - xã hội của một
dân tộc về cơ bản đƣợc lƣu giữ qua ngôn từ, và lƣu truyền qua không gian và
thời gian. Từ ngữ bản thân nó đã lƣu giữ một lƣợng thông tin về thế giới
khách quan ở trình độ mà một xã hội có thể đạt đƣợc trong giai đoạn phát
25
triển lịch sử nhất định. Nhờ có sự giao tiếp và hoạt động giao tiếp, con ngƣời
có thể thu thập đƣợc kinh nghiệm xã hội sẵn có đã đƣợc mã hóa và gán vào từ
ngữ của các thế hệ tiền bối đúc kết và tích lũy.
Cho nên, xét cho cùng, ngay cả các văn hoá vật thể bên trong nó cũng chứa
đựng mối quan hệ sâu sắc với ngôn ngữ.
Biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Nói tới mặt biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ
là nói tới khả năng quan sát đƣợc những sự liên quan giữa văn hoá và ngôn
ngữ trên cơ sở những dấu hiệu, ký hiệu cụ thể.
Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang
diễn ra rất mạnh mẽ, ngôn ngữ lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự trao đổi
này. Quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc có thể diễn ra theo nhiều con
đƣờng khác nhau, đó có thể là sự trao đổi trực tiếp giữa những ngƣời thuộc
dân tộc khác nhau thông qua các phƣơng tiện giao tiếp đại chúng, cũng có thể
là do công việc biên phiên dịch, dịch những tác phẩm văn học, thông tin, báo
chí ... từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đó là nguyên nhân khiến các
ngôn ngữ khác nhau lại có những từ mang đặc điểm văn hóa giống nhau do
vay mƣợn.
Trên cơ sở học thuyết tiến hoá của Darwin và học thuyết của Pavlov về ký
hiệu, có thể kết luận rằng, chỉ có con ngƣời mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
một hệ thống ký hiệu đƣợc hình thành từ những phản xạ không có điều kiện.
Thực chất nó là ký hiệu của ký hiệu và là hệ thống tín hiệu thứ hai, chỉ con
ngƣời mới có đƣợc. Hệ thống ký hiệu này chính là các phƣơng tiện tạo nên
các sản phẩm văn hoá mang giá trị tinh thần, gọi là văn hoá phi vật thể. Trong
26
văn học, sân khấu, điện ảnh… ngôn ngữ là phƣơng tiện trực tiếp cấu thành tác
phẩm. Nó tham gia vào việc diễn đạt tƣ tƣởng của nhà văn thông qua việc sử
dụng từ, việc đặt câu và xây dựng văn bản nghệ thuật. Trong âm nhạc, với các
ký tự đƣợc cụ thể hoá thành 8 nốt nhạc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra muôn vàn
các bản nhạc khác nhau diễn đạt những cung bậc tình cảm vô cùng đa dạng,
phong phú của con ngƣời. Trong hội họa, nhờ khả năng tƣ duy kỳ diệu trên sự
hòa phối các màu sắc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra hàng ngàn, hàng vạn những
bức tranh khác nhau miêu tả thế giới hiện thực xung quanh. (theo Hữu Đạt –
“Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp
tiếng Việt”)
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu mang đậm sắc thái của một
dân tộc. Nhƣ vậy, dù ở đâu thì giữa ngôn ngữ và văn hoá vẫn có một mối
quan hệ không thể tách rời.
27
28
Chƣơng 2: “NƢỚC” TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ
TIẾNG HÁN
2.1Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc
Nƣớc là vật chất vô cùng quan trọng mà lại vô cùng đặc biệt trên thế giới.
Nƣớc đem lại sự sống, đem lại sự giàu có, nhờ vậy mà thế giới trở nên tƣơi
đẹp hơn, nhƣng cũng chính nƣớc gây ra thiên tai, gây ra nghèo đói, gây nguy
hiểm cho toàn thế giới. Nƣớc trở thành đối tƣợng truyền tải văn hóa quan
trọng, văn hóa nƣớc đƣợc ra đời nhờ hoàn cảnh này.
“Văn hóa nƣớc” là một khái niệm phái sinh từ “văn hóa” nói chung, “văn
hóa nƣớc” là một hình thái văn hóa mang nhiều đặc tính của nƣớc. Vi vậy,
muốn tìm hiểu “văn hóa nƣớc” trƣớc tiên phải có những hiểu biết cơ sở về
“văn hóa”, đồng thời cần có nhận thức sơ bộ về mối quan hệ giữa văn hóa và
văn hóa nƣớc.
2.1.1 Văn hóa là gì
Văn hóa là một khái niệm vô cùng rộng và rất khó nắm bắt. Văn hóa giống
nhƣ một chỉnh thể đƣợc cấu thành từ hàng tỉ tỉ tế bào cấu thành mà đƣờng
biên hạn định không đồng đều, nội hàm và ngoại diên đều không xác định.
Muốn tìm hiểu về văn hóa, trƣớc hết phải hiểu về ba yếu tố nội hàm quan
trọng của văn hóa:
Một là, tƣ tƣởng, chính là con ngƣời – chủ thể của văn hóa. Chỉ có con
ngƣời mới có tƣ tƣởng, tƣ tƣởng của con ngƣời chính là bản chất của văn hóa.
Hai là sự liên hệ, chính là sự vật khách quan – khách thể của văn hóa. Quá
trình con ngƣời phát sinh liên hệ hoặc quan hệ với các sự vật khách quan trên
thế giới (quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội loài ngƣời) chính là quá
trình hình thành và sáng tạo ra văn hóa. Ba là “Sự giàu có”, là hình thức tồn
29
tại của văn hóa, là kết quả khi kết hợp phát triển các điều kiện khách thể và
chủ thể của “văn hóa”.
Ở phƣơng Tây, “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “culture”, nghĩa gốc
là chỉ việc trồng trọt và canh, từ sau thế kỉ 15, từ này dần dần đƣợc dẫn dùng
để chỉ sự bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức và năng lực của con ngƣời. Năm 1871,
nhà Nhân loại học Văn hóa ngƣời Anh Taylor đã từng miêu tả suy nghĩ của
mình về “văn hóa” thông qua cuốn “Văn hóa nguyên thủy”: “Văn hóa hay văn
minh, nếu nhìn từ góc độ ý nghĩa của dân tộc học nghĩa rộng, thì là một chỉnh
thể rất phức tạp, bao gồm toàn bộ tri thức, tín ngƣỡng, đạo đức, pháp luật, tập
tục mà xã hội loài ngƣời đạt đƣợc và bao gồm một tập hợp tổng hợp các loại
năng lực, tập quán mà một thành viên trong một xã hội có thể có đƣợc.” Quan
niệm này rất có ảnh hƣởng đến những nghiên cứu về văn hóa sau này.
Trong Bản tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mexico, văn hóa
là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Hơn nữa,
Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các
phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
Kết hợp các góc độ về văn hóa của Trung Quốc và phƣơng Tây, dễ dàng
nhận thấy văn hóa là một khái niệm thông dụng trên toàn thế giới, bao hàm
những điểm cơ bản dƣới đây:
Một, văn hóa là tƣ tƣởng, là kết quả của hoạt động tƣ duy có đƣợc thông
qua quá trình suy nghĩ, tìm tòi của con ngƣời, là hình ảnh phản chiếu với sự
30
tồn tại của xã hội, là bản chất cơ sở của mọi văn hóa, là khác biệt căn bản
giữa ngƣời và mọi loài động vật. Hai, văn hóa là kiến thức, là thành quả kết
tinh nhận thức về sự vật khách quan của loài ngƣời, là một loại tài sản tinh
thần có thể dùng để truyền tài và giao lƣu. Ba, văn hóa là một loại năng lực,
thông thƣờng chỉ năng lực phát minh sáng chế, xử lí, phán đoán, biện giải và
nhận thức với sự vật. Bốn, văn hóa là nghệ thuật, là một cách thức đặc biệt
dùng đặc trƣng tình cảm và sự tƣởng tƣợng để nắm bắt thế giới, là một loại ý
thức xã hội tổng hợp các hoạt động tâm lí: tri giác, tình cảm, lí tƣởng, ý niệm
của nghệ thuật gia. Năm, văn hóa là tinh thần, cũng tức là ý thức, là thế giới
hiện tƣợng nội tâm của con ngƣời, tinh thần có thể sản sinh ra một luông động
lực mạnh mẽ. Sáu, văn hóa là tín ngƣỡng, là một loại cột đỡ và nơi gửi gắm
của tinh thần, kể cả chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm đều là một loại
hiện tƣợng văn hóa, cũng là một nội dung quan trọng trong nội hàm văn hóa.
Bảy, văn hóa là sự giàu có, là tổng hòa nguồn tài nguyên tinh thần và vật chất
do nhân loại sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử, trong qua trình tiếp xúc với
các loại sự vật khách quan, con ngƣời có đƣợc kiến thức, năng lực và trí tuệ,
nhờ vậy mà con ngƣời có thể sáng tạo ra nguồn tài nguyên giàu có cả về vật
chất và tinh thần.
2.1.2 Văn hóa “nƣớc”
Dựa trên nghiên cứu của nhiều học giả Trung Quốc về văn hóa nƣớc, luận
văn này xin đƣợc sử dụng ý kiến của nhóm học giả biên soạn “Độc bản văn
hóa nƣớc đại chúng”: “Trong quá trình phát sinh liên hệ giữa nƣớc và các
phƣơng diện trong cuộc sống của con ngƣời. Với mọi ngƣời, nƣớc là vật
truyền tải văn hóa, trong các hoạt động liên quan đến nƣớc, văn hóa nƣớc là
vật tổng hòa, là diện mạo chung thể hiện sự giàu có bao gồm cả tinh thần lẫn
vật chất do con ngƣời sáng tạo. Mối liên hệ này không chỉ bao gồm sự liên
kết giữa con ngƣời với nƣớc trong các mặt: sinh tồn, cuộc sống, phƣơng thức
31
sản xuất mà còn bao gồm sự liên kết giữa nƣớc và các mặt của xã hội: văn
minh, kinh tế, quân sự, môi trƣờng sinh thái.” (35)
Khi xác định giới hạn (đƣờng biên) của “văn hóa nƣớc” cần phải chú ý hai
nội dung quan trọng sau:
Một là, “nƣớc là vật chứa đựng”. Vật truyền tải là một dạng vật chất hoặc bán
vật chất chứa đựng một sự vật nào đó. Nói một cách khác, nƣớc bản thân nó
không phải là một loại văn hóa, mà chỉ là một loại vật dẫn, một vật truyền tải
của một hệ thống văn hóa, và nƣớc có nhiệm vụ truyền tải mối liên hệ giữa
nƣớc và con ngƣời, giữa nƣớc và văn hóa. Mối liên hệ này bao gồm hai nội
dung : một là truyền tải cống hiến vĩ đại của nƣớc đối với nhân loại, ví dụ :
tác dụng của nƣớc đối với tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, tác động của
nƣớc lên các mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật, văn
học, nghệ thuật, nghệ thuật, thẩm mỹ ; hai là chứa đựng những hoạt động kinh
nghiệm thực tế vĩ đại của con ngƣời đối với nƣớc, nhƣ : tạo nguồn nƣớc uống,
trị thủy, tiết kiệm nƣớc, quản lý nguồn nƣớc. Chính mối quan hệ giữa hai
phƣơng diện này hình thành văn hóa nƣớc, vì vậy, có thể nói văn hóa nƣớc là
văn hóa coi nước là vật truyền tải.
Hai là, những hoạt động liên quan đến nước, chủ yếu bao gồm : các hoạt
động trị thủy, quản lí nguồn nƣớc, bảo vệ nguồn nƣớc, các hoạt động nghệ
thuật liên quan đến nƣớc nhƣ vẽ tranh, sáng tác nhạc phẩm liên quan đến
nƣớc … những hoạt đông này là động lực phát triển và là cơ sở để hình thành
văn hóa nƣớc.
2.1.3 Văn hóa nƣớc và văn hóa Trung Hoa
Văn hóa nƣớc với đời sống tâm linh
Nƣớc còn trở thành biểu tƣợng của đời sống tinh thần và của Thánh Linh,
Chúa trời ban cho loài ngƣời. Nƣớc của sự sống đƣợc coi là một biểu tƣợng
về nguồn gốc vũ trụ. Nƣớc làm cho thanh khiết, chữa khỏi bệnh, làm trẻ lại vì
32
vậy đƣa con ngƣời vào cõi vĩnh hằng. Bản thân nƣớc có tính năng làm sạch và
cũng vì lý do đó, đƣợc coi là thiêng liêng. Vì thế, nƣớc đƣợc dùng trong các
nghi lễ tắm gội, nƣớc có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm và mọi vết nhơ. Ngoài ra,
nƣớc tƣợng trƣng cho sự sống: nƣớc hồi sinh mà con ngƣời tìm đƣợc trong
cõi tối tăm, có tính năng làm sống lại. Ở Trung Quốc, ta có thể bắt gặp rất
nhiều câu chuyện từ dân gian truyền miệng đến thần thoại đều có sự xuất hiện
của “nƣớc”, ví nhƣ: Tinh Vệ lấp biển, Ma Tổ (thần bảo vệ ngƣời làm nghề
chài lƣới) , Long Vƣơng, Thần mƣa, … Không chỉ tồn tại trong thần thoại,
nƣớc còn đi vào lịch sử Trung Quốc với một vị thế đặc biệt, nhƣ một nhân
chứng lịch sử: chứng kiến cái chết của Lí Bạch, của Khuất Nguyên ...
Văn hóa nƣớc và khởi nguồn triết học
Phan Kiệt trong “Dĩ thủy vi sƣ – khởi nguyên Triết học Trung Quốc” (Thủy
lợi Trung Quốc, số tháng 5 năm 2005) đã đƣa ra nhiều chứng cứ qua đó
khẳng định vị trĩ của nƣớc trong nền triết học Trung Quốc. Nƣớc là “thầy giáo”
khơi gợi sự ra đời của học thuyết “Trung Dung” của Nho Giáo. Trung Dung
là học thuyết khởi nguyên của tƣ tƣởng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ” rất nổi tiếng sau này. Không chỉ tìm thấy dấu tích của nƣớc trong Nho
giáo, “Đạo Đức Kinh” (tác phẩm kinh điển của Đạo Giáo) có viết: “Thƣợng
thiện nhƣợc thủy, thủy lị vạn vật nhi bất tranh”. Từ tƣ tƣởng Nho giáo của
Khổng Tử đến Đạo giáo của Lão Tử đều có nguồn gốc từ nƣớc, đều “dĩ thủy
vi sƣ”. Trong quá trình quan sát nƣớc, tìm đƣợc linh cảm, tìm đƣợc tƣ tƣởng,
tạo ra những tƣ tƣởng triết học quan trọng.
Phan Kiệt cho rằng nƣớc là vật thể có sinh mệnh, nhìn từ đặc tính lƣu động
và bản chất linh động của nƣớc ta có thể thấy sức sống mãnh liệt của nƣớc đã
nuôi dƣỡng nguồn sống của con ngƣời. Trong quá trình tiếp nhận sự nuôi
dƣỡng của nƣớc, con ngƣời còn tiếp nhận những sức mạnh đặt trƣng của nƣớc,
hình thành nên nhân cách của bản thân.
33
Trong quá trình học tập, con ngƣời sử dụng nƣớc nhƣ một phƣơng tiện giúp
con ngƣời nhận thức và quan sát thế giới khách quan, có thể nói, mọi nhận
thức về thế giới khách quan của con ngƣời đểu bắt nguồn từ quá trình quan
sát nƣớc. Nƣớc là cơ sở cho những tƣ tƣởng trừu tƣợng đƣợc gắn vào vật chất
trong triết học hiện đại. Trong Triết học phƣơng Tây cũng có mệnh đề quan
trọng liên quan đến nƣớc: liệu có ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông?
Qua đó, có thể thấy không chỉ trong văn hóa Trung Hoa, nƣớc mới có vị trí
quan trọng.
Trong Triết học Trung Quốc, văn hóa nƣớc thể hiện qua những điều sau đây:
Ý thức kính sợ, ngƣời cổ đại thƣờng có ý tôn kính trời đất, sợ hãi quỷ thần,
thực ra từ thời điểm đó, nƣớc đã đƣợc thần hóa, họ cho rằng có Hà Bá, có
Giang Thần. Trong những thần thoại cổ, ví nhƣ: Nữ Oa vá trời, Đại Vũ trị
thủy, đều thể hiện công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh với quỷ thần.
Ý thức tôn sùng, thời cổ, nƣớc đƣợc coi nhƣ khách thể tƣơi đẹp của tự nhiên,
nhiều tƣ tƣởng tôn sùng dựa trên thẩm mỹ chủ quan đều đƣợc khởi nguồn từ
nƣớc.
Ý thức suy đoán, nƣớc đƣợc coi là một yếu tố trong ngũ hành – những yếu
tố cơ bản cấu tạo nên thế giới vạn vật, thủy là nguyên tố đứng đầu trong ngữ
hành (theo “Thƣợng Thƣ – Hồng Phạm”) . Tuy đây đều là học thuyết của
Huyền học, những cũng đã chứng minh đƣợc con ngƣời đã nâng cao ý thức về
nƣớc đến một cao độ mới.
Ý thức so sánh cùng loại, Khổng Tử cho rằng thời gian trong cuộc đời con
ngƣời cũng dễ dàng qua đi, cũng nhƣ nƣớc vậy, một khi trôi chảy mất thì
không thể lấy lại, vậy nên cần phải trân trọng hiện tại (“Thệ giả nhƣ tƣ phu,
bất xả trú dạ”) .
Trị quốc nhƣ trị thủy, điều này thể hiện rất rõ qua tƣ tƣởng của nhiều nhà
chính trị, ví dụ: “Thủy khả tải châu, diệc khả phú châu” (Nƣớc có thể chở
34
thuyền cũng có thể lật thuyền) . Đạo trị thủy gồm hai công việc: thứ nhất là
phòng, thứ hai là dẫn. Phòng là phòng tránh, dẫn là dẫn dắt, làm tốt hai công
việc này thì không lo những tai họa ập đến.
Nƣớc và văn hóa nghệ thuật, trong những điển tích văn học lịch sử, bóng
dáng của nƣớc luôn luôn rất dễ nhận ra, có thể kể đến “Thủy hử” (tác phẩm
văn học) , “Cao sơn lƣu thủy” (nhạc phẩm) , “Thanh minh thƣợng hà đồ” (họa
phẩm) … cho đến những tập tục văn hóa địa phƣợng: đua thuyền rồng, lễ té
nƣớc, thả hoa đăng… Có thể thấy linh cảm sáng tạo ra những tác phẩm nghệ
thuật, hay truyền cảm hứng cho những phong tục tập quán đều chịu nhiều ảnh
hƣởng của nƣớc.
Văn hóa nƣớc và xã hội
Trong văn hóa lúa nƣớc, việc mọi ngƣời quan tâm nhất đó là trừ thủy hại,
hƣng thủy lợi, lịch sử đã chứng minh: nƣớc tốt sự nghiệp tốt, văn minh vật
chất và công cuộc kiến thiết văn minh tinh thần nhờ đó cũng đƣợc nâng cao,
ngƣợc lại, nƣớc không thuận ắt sẽ chịu kìm kẹp nghiêm trọng. Lịch sử Trung
Quốc chính là lịch sử trừ thủy hại, hƣng thủy lợi, bắt đầu từ Đại Vũ kéo dài
qua các triều đại, có thể thấy việc giải quyết những vấn đề liên quan đến
“nƣớc” luôn đƣợc chú trọng và đặt lên hàng đầu. Trong suốt quá trình trị thủy
là sống chung với “nƣớc”, dân tộc Trung Hóa sáng tạo nên nguồn tài nguyên
vật chất vô cùng giàu có, cũng sáng tạo nên nguồn tài nguyên tinh thần vô
cùng quý báu – chính là văn hóa nƣớc.
Hiện nay, văn hóa nƣớc ngày càng nhận đƣợc nhiều sự coi trọng, việc kiến
thiết văn hóa nƣớc cũng trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của
ngƣời dân Trung Quốc. Nhiệm vụ chủ đạo xin đƣợc liệt kê trong dịp khác, ở
đây ngƣời viết xin liệt ra điểm quan trọng nhất: Trong quá trình kiến thiết duy
trì tƣ duy trị thủy cần đảm bảo trạng thái hòa hợp giữa con ngƣời và môi
trƣờng nƣớc. Tăng cƣờng kiến thiết văn hóa nƣớc ôn hòa, chú trọng công tác
35
tƣ tƣởng và duy trì mức độ nhân văn trong công việc. Nâng cao chất lƣợng
văn hóa trong công tác kiến thiết thủy lợi, làm phong phú hơn cuộc sống tinh
thần văn hóa nƣớc nói riêng và văn hóa nói chung. Phát triển sự nghiệp văn
hóa nƣớc và sản vật từ văn hóa nƣớc, nâng cao thực lực của văn hóa nƣớc.
Bảo vệ và điều chỉnh di sản từ văn hóa nƣớc lâu đời, phục vụ công cuộc kiến
thiết thủy lợi đƣơng đại.
Văn hóa nƣớc là một bộ phận cấu thành quan trọng dƣới một hình thức đặc
biệt trong tổng hòa nền văn hóa Trung Hoa. Văn hóa nƣớc, là tổng hòa sự
giàu có vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra dựa trên vật chứa đựng
là nƣớc. Nƣớc là nguồn gốc của sự sống, nếu không có nƣớc thì cũng không
có sự sống, không có nhân loại, không có văn minh, không có văn hóa. Mọi
nền văn hóa đều do những ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng bởi nƣớc sáng tạo ra, nƣớc
vẫn còn để lại dấu vết và cống hiến trong mọi ngõ ngách của một nền văn hóa.
Vậy nên văn hóa nƣớc mang đầy đủ đặc tính của văn hóa mẫu thể, có cống
hiến đặt biệt trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa nhân loại và văn
hóa mẫu thể - văn hóa dân tộc.
2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán
Nhƣ đã nói ở trên thành ngữ đƣợc ngƣời dân một quốc gia sử dụng nhƣ một
công cụ để ghi lại cảm nhận chủ quan về thế giới khách quan, văn hóa nƣớc
lại có vai trò quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, tất sẽ không
thể thiếu những thành ngữ liên quan đến nƣớc.
Luận văn này chủ yếu muốn tìm hiểu về văn hóa nƣớc biểu hiện qua thành
ngữ, nên những thành ngữ có chứa yếu tố liên quan đến nƣớc sẽ là đối tƣợng
nghiên cứu chính của luận văn, bao gồm những thành ngữ có chứa chữ: “浪洋
波涛海水河雨池江”. Ngoài những chữ Hán kể trên còn rất nhiều chữ khác có
36
chứa bộ thủy, nhƣng luận văn này không thu thập thêm, lí do là luận văn
muốn tập trung tìm hiểu những thành ngữ liên quan trực tiếp đến nƣớc.
Qua tra cứu từ điển điện tử và từ điển giấy, luận văn thu thập 1589 câu
thành ngữ có chứa các chữ Hán nêu trên, trong đó nhiều nhất là thành ngữ có
chứa chữ 水 với 381 thành ngữ. Qua tìm hiểu, nhận thấy ngoài việc thể hiện
nƣớc và những đặc tính của nƣớc, những thành ngữ này còn thể hiện không
khí vui tƣơi, tinh thần sảng khoải (喜气洋洋) , khó khăn trắc trở (一波三折) ,
hoặc đƣợc dùng để miêu tả cao lƣơng mỹ vị (山珍海味) , hay để chỉ một
trạng thái tâm lí của con ngƣời (心如止水) , thậm chí còn đƣợc dùng nhƣ một
hình thức ẩn dụ cho hành động thiếu đạo đức (过河拆桥) , miêu tả trạng thái
thay đổi của thời tiết (雨过天青 – câu thành ngữ này còn đƣợc dùng nhƣ hình
ảnh ẩn dụ cho những hành động mang tính chuyển ngoặt từ xấu sang tốt) ...
Và còn nhiều ý nghĩa khác mà ngƣời viết nghĩ là khó có thể trình bày hết
trong dung lƣợng của luận văn này. Sau đây xin trình bày một vài yếu tố
chính:
2.2.1 Dùng nƣớc để miêu tả thực thể
Thành ngữ trực tiếp miêu tả những yếu tố liên quan đến nƣớc, ở những
thành ngữ này chỉ cần thông qua nghĩa mặt chữ là có thể lí giải đƣợc ý nghĩa
cơ bản, những thành ngữ loại này có thể quy về cụm thành ngữ miêu tả môi
trƣờng tự nhiên có liên quan đến “nƣớc”, ví dụ nhƣ:
风雨凄凄 đƣợc dùng để miêu tả trạng thái thời tiết cùng với cảm nhận tức
thời.
跳进黄河洗不清 ở đây chữ 河 là chỉ trực tiếp 黄河,
37
Hay nhƣ 山明水秀, nƣớc trong thành ngữ này chính là chỉ nƣớc ở một con
sông, con suối, với ngụ ý chỉ nguồn nƣớc sạch, trong suốt, cả câu thành ngữ
thƣờng dùng để chỉ những nơi có phong cảnh đẹp, tựa núi nhìn sông. Tƣơng
tự có thể kể ra rất nhiều nhƣ: 绿水青山、山清水秀、水色秀丽、水木清华、
水天一色、山水如画、千山万水、波光粼粼、湖光山色...
Ngoài những thành ngữ miêu tả vẻ đẹp của nƣớc, cũng có không ít thành
ngữ miêu tả thiên tai có nguồn gốc từ nƣớc, ví dụ: 洪水猛兽、风雨交加、狂
风暴雨、穷山恶水、滴水成冰、山呼海啸... những thành ngữ này tập trung
miêu tả sự khắc nghiệt của hoàn cảnh tự nhiên, đồng thời cũng miêu tả những
ảnh hƣởng của chúng lên cuộc sống của con ngƣời.
“Nƣớc” còn đƣợc dùng để miêu tả một vùng miền, địa phƣơng nào đó, ví dụ:
巴山蜀山、白山黑水、山南水北...
福如东海, một câu thành ngữ thƣờng dùng để chúc tụng, Đông Hải ở đây
chỉ biển cả ở một phƣơng trời, cả câu thành ngữ mới mang ý nghĩa so sánh, hi
vọng ngƣời đƣợc chúc phúc khí dồi dào.
Những câu thành ngữ đƣợc liệt kê trên đây thƣờng đƣợc dùng nhiều trong
đời sống, vì không chỉ miêu tả đƣợc vẻ đẹp của môi trƣờng tự nhiên, không
chỉ dùng phƣơng thức ngắn gọn nhất để miêu tả cảnh đẹp, mà khi dùng những
câu thành ngữ này vẻ đẹp của ngôn ngữ cũng đƣợc thể hiện trọn vẹn nhất.
Nhƣng thành ngữ vẫn luôn đƣợc coi là thủ pháp nghệ thuật thƣờng dùng với
ý nghĩa ẩn dụ, nên những thành ngữ mà có thể đoán đƣợc ý nghĩa ngay từ
nghĩa mặt chữ nhƣ trên không nhiều, đa phần những thành ngữ có chứa yếu tố
38
nƣớc đều không trực tiếp ám chỉ nƣớc mà ám chỉ những sự vật khác, “nƣớc”
lúc này chính là “vật truyền dẫn”.
“Nƣớc” chính là “vật truyền dẫn” để miêu tả mối quan hệ của con ngƣời, ví
dụ: 情深似海自、情深潭水、桃花潭水, 望穿秋水、杯水之敬、落花有意、
流水无情... Những thành ngữ này thể hiện tình cảm sâu đậm hoặc lạnh nhạt
giữa ngƣời với ngƣời, cũng có thể dùng để diễn tả tƣ tƣởng và tình cảm với
con ngƣời.
Do cảm quan trực tiếp mà “nƣớc” mang đến cho con ngƣời là sự dịu dàng,
mềm mỏng, nên khi muốn hình dung nam giới hoặc những tính cách của nam
giới thƣờng không dùng đến hình ảnh “nƣớc”, nhƣng hình ảnh dịu dàng, mềm
mỏng của nƣớc rất thích hợp để miêu tả nữ giới, cho nên có thể tìm thấy rất
nhiều thành ngữ dùng để miêu tả nữ giới, cả về ngoại hình lẫn tính cách, ví dụ:
出水芙蓉、秋水伊人、双瞳剪水、山没水眼、盈盈秋水... ngoài những
thành ngữ mang ý nghĩa tích cực này cũng có những thành ngữ mang tính tiêu
cực, ví dụ: 水性杨花 hình dung tính cách ngƣời phụ nữ không chung thủy.
Ngoài tác dụng dùng để hình dung những mối quan hệ và sự vật liên quan
đến con ngƣời, “nƣớc” còn đƣợc dùng để miêu tả tác phẩm văn học, ví dụ:
阳春白雪 hình dung tác phẩm văn học cao nhã, không dung tục.
波澜老成 hình dung tác phẩm văn học có nhiều nút thắt, dẫn dắt lên xuống,
khí chất phi phàm. 洋洋洒洒 hình dung mạch văn hay chủ để rõ ràng phong
phú, liên tục không đứt quãng, cũng dùng để hình dung mạch văn hoặc khí
chất của bài văn, cũng có thể dùng để hình dung tƣ tƣởng dồi dào khả năng
viết văn liền mạch, thông suốt.
39
韩海苏潮, 韩海 chỉ Hàn Dũ nhà Đƣờng 苏潮 chỉ Tô Thức nhà Tống, câu
thành ngữ này dùng để chỉ khí chất văn chƣơng hào tráng, nhƣ sóng, nhƣ biển
lớn.
汪洋大肆 dùng để hình dung khí chất hào hùng, tự do tự tại của văn
chƣơng hoặc thƣ pháp.
Những thành ngữ dùng để miêu tả về các tác phẩm văn học đều kế thừa khí
chất sóng cuộn của nƣớc cũng nhƣ dễ dàng miêu tả độ trùng điệp của từng
ngọn sóng, khi dùng những thành ngữ này để bình luận về một tác phẩm văn
học cũng tức là ngầm nhận định mức độ thành công của tác phẩm.
Một bộ phận không nhỏ các câu thành ngữ tuy không trực tiếp ám chỉ nƣớc
nhƣng đều chỉ những sự vật có nguồn gốc từ nƣớc ví dụ nhƣ: sóng, chỉ riêng
“sóng” trong tiếng Hán có đến ba chữ Hán để đại diện cho sự vật này, đó là
“浪、波、涛”. Và những câu thành ngữ chứa đựng ba chữ Hán này đều
mang ý nghĩa ám chỉ những khó khăn, thách thức mà con ngƣời thƣờng gặp
phải trong cuộc sống, ví dụ:
兴波作浪, nếu phải tìm một thành ngữ tiếng Việt tƣơng ứng, thì có lẽ “tác oai
tác quái” là thành ngữ có thể đảm bảo truyền tải hết nội dung nhất. “Sóng”
(浪、波) ở đây không phải chỉ những con sóng trực tiếp ngoài biển khơi, mà
mƣợn hình ảnh sóng biển để ẩn dụ cho những việc làm sai trái, gây khó dễ
cho ngƣời khác.
骇浪惊涛、惊涛巨浪 là hai thành ngữ thƣờng dùng để hình dung hoàn cảnh
hiểm ác hay cuộc tranh đấu kịch liệt.
40
Hay nhƣ 大风大浪、鲸波鼍浪 dùng để miêu tả xã hội nhiều biến đổi,
nhiều trắc trở. Hoặc có thể dùng để hình dung giai đoạn đấu tranh khốc liệt
hay những trở ngại to lớn gặp phải trên con đƣờng phát triển.
一波未平, 一波又起 miêu tả quá trình tiến hành sự việc gặp nhiều trắc trở,
vấn đề này chƣa giải quyết đã xảy ra vấn đề khác tiếp theo.
Dùng “nƣớc” để miêu tả tiền tài, trong cuộc sống ắt hẳn rất nhiều lần nghe
thấy những cụm từ nhƣ: “捞外水”、“花钱如流水”、“油水多”... thành ngữ tất
cũng đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức để miêu tả tiền tài, ví dụ:
清水衙门 thời cũ dùng để hình dung công việc không đƣợc tiếp quản lƣợng
tiền bạc lớn, vì thế mà không thể thu đƣợc lợi ích gì, ngày nay thƣờng dùng
để hình dung đơn vị công tác kinh phí ít, phúc lợi ít.
Dùng “nƣớc” để miêu tả giao thông, dù cho có rất nhiều từ, cụm từ, thành
ngữ dùng để miêu tả trạng thái giao thông, nhƣng nƣớc vẫn đƣợc sử dụng nhƣ
một thói quen, ví dụ:
车水马龙 nghĩa mặt chữ là: xe nhiều nhƣ dòng chảy của nƣớc, ngựa chạy
nhiều nhƣ Giao Long đang bơi, dùng để hình dung cảnh tƣợng, ngựa xe tấp
nập, cũng dùng để hình dung cản sắc đô thị, phồn hoa sầm uất.
水泄不通 miêu tả hình ảnh đến dòng nƣớc cũng không chảy ra đƣợc, không
có lối thoát, đƣợc mọi ngƣời dùng với nghĩa ẩn dụ: giao thông ùn tắc nghiệm
trọng, không thể nhúc nhích đƣợc.
Những thành ngữ này vốn đều chứa “nƣớc”, với hình ảnh lƣu động của
dòng chày, khi gặp hải trở ngại không thể tiếp tục dòng chảy thông thƣờng,
chính hình ảnh này rất thích hợp để miêu tả trạng thái giao thông.
41
Dùng “nƣớc” để hình dung thời gian, trong tiếng Hán có thành ngữ “似水
流年”、“年华似水” để miêu tả thời gian một đi là sẽ không quay trở lại, sử
dụng nguồn gốc “nƣớc” để ánh xạ lên khu vực khái niệm trừu tƣợng của “thời
gian”.
2.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả thuộc tính
Dùng nƣớc để miêu tả đôi mắt, tiếng Hán dùng rất nhiều cụm từ (không
chỉ những cụm từ có chứa “nƣớc”) để miêu tả đôi mắt (đặc biệt là đôi mắt của
thiếu nữ) , ví dụ: “水汪汪”、“清澈明亮”、“双瞳剪水”、“盈盈秋水”、“望穿
秋水”… trong đó “秋水” chỉ đôi mắt trong sáng, lanh lợi, điểm chung của
những câu thành ngữ này là đều so sánh đôi mắt của ngƣời con gái trong sáng
nhƣ nƣớc hồ mùa thu, chính đặc điểm trong suốt rõ ràng của “nƣớc” đƣợc ánh
xạ lên khu vực miêu tả đôi mắt.
Dùng nƣớc để miêu tả sức mạnh, “nƣớc” là nguyên tố thể hiện rõ ràng tính
chất đơn giản của triết học Trung Quốc. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có
viết: “Thủy vi thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiên”, mọi sự vật
đều có hai mặt tính chất, nƣớc trong quan điểm của mọi ngƣời là vật chí âm
chí nhu, nhƣng lại mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Nƣớc là
dòng chảy không ngừng nghỉ, nƣớc có thể tích tiểu thành đại, vì vậy khi tích
lũy đủ lớn có thể đạt đến cảnh giới “百川入海”, vì là dòng chảy không ngừng
nghỉ nên cuối cùng có thể “水滴石穿” , câu thành ngữ này vừa miêu tả nguồn
sức mạnh của nƣớc, vừa miêu tả quá trình tích lũy năng lƣợng của nƣớc, dù
trong nhiều trƣờng hợp nguồn năng lƣợng nhìn có vẻ yếu đuối, nhƣng chỉ cần
kiên trì không ngừng, thì sẽ đạt đƣợc thành công. Sức mạnh của nƣớc là vô
cùng lớn đến mức khó có thể ngăn cản đƣợc, xu hƣớng xã hội cùng hƣớng
42
phát triển giống nhƣ nƣớc chảy không ngừng, việc cá nhân có thể làm là
thuận theo dòng chảy của sự phát triển.
Dùng nƣớc để miêu tả sự yên bình, “平淡如水”- khi gặp câu thành ngữ này,
ngƣời viết lập tức liên tƣởng đến “白开水- nƣớc lọc – nƣớc trắng”, một hình
ảnh đƣợc dùng để hình dung sự việc hay hoàn cảnh bình thƣờng, phổ thông,
không có điểm gì đặc biệt, cũng chẳng có điểm gì mới mẻ. “Nƣớc” là sự vật
phi vật chất, không màu, không mùi, không vị, những đặc điểm này thông qua
quá trình gia công của con ngƣời ánh xạ lên tấm bảng “bình đạm”. Hơn nữa,
trong tiếng Hán có câu thành ngữ “血农于水”, “nƣớc” ở đây là chỉ “mối qua
hệ phi huyết thống”, còn “máu” ở đây là chỉ “ mối quan hệ huyết thống”, cả
câu thành ngữ nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của mối quan hệ huyết thống,
trong trƣờng hợp này “nƣớc” cũng vừa vặn bao hàm ý nghĩa “thông thƣờng –
bình thƣờng”.
Vì lẽ đó mà nƣớc còn đƣợc dùng để hình dung cuộc sống, một cuộc sống
bình thƣờng, không có nhiều nút thắt đặc sắc, những thành ngữ nhƣ “一潭死
水”、“清汤寡水”đã mang “nƣớc” ánh xạ lên đối tƣợng “cuộc sống” những
thành ngữ này đều miêu tả cuộc sống rập khuôn, vô vị, không có thay đổi và
cả những khó khăn, khốn cùng trong cuộc sống, “nƣớc” trong những ẩn dụ
loại này đều mang tính tiêu cực.
Dùng nƣớc để ẩn dụ cho sự rắc rối, nƣớc có mặt ôn hòa, dịu dàng, cũng có
mặt đáng sợ nhƣ ở trên đã trình bày những câu thành ngữ ám chỉ thiên tai do
nƣớc gây ra. Ở đây, ngƣời viết muốn trình bày thêm, nƣớc không chỉ là thiên
tai, mà còn là sự rắc rối, điều này phù hợp với “tính hai mặt” của một sự vật.
Ví dụ: “兵来将挡水来土掩” nƣớc ở đây là chỉnh tình hình rắc rối nghiêm
43
trọng, “水深火热” đƣợc dùng để miêu tả tình trạng khốn cùng của ngƣời dân,
nƣớc và lửa ở đây để chỉ một loại rắc rối hoặc tình huống nguy hiểm, “滴水不
漏”đƣợc dùng để hình dung một ngƣời làm việc cẩn thận, ổn thỏa, không xảy
ra sơ xuất nào, nƣớc ở đây chính là sai sót, sơ xuất.
Dùng nƣớc để hình dung điều kiện, câu thành ngữ “水到渠成” vốn dùng để
chỉ những nơi có nƣớc chảy đến từ nhiên sẽ thành mạng nƣớc, sau này đƣợc
mọi ngƣời dùng với ý nghĩa điều kiện chín muồi, làm việc ắt sẽ thành công;
“山穷水尽”dùng để chỉ không có đƣờng nào khác, hay nói cách khác là
không có cách gì để thoát khỏi hoàn cảnh khốn cùng; “水涨船高”vốn để miêu
tả hình ảnh thuyền dâng cao tỉ lệ thuận với độ lên của nƣớc, sau đƣợc dùng để
hình dung sự việc đƣợc cải thiện nhờ việc cải thiện những điều kiện và cơ sở
sẵn có. Những thành ngữ này đều chỉ ra “nƣớc” chính là điều kiện, có tác
dụng hỗ trợ giống nhƣ điều kiện vậy, có thể thúc đẩy sự việc phát triển, đặc
điểm hỗ trợ của nƣớc đƣợc ánh xạ lên tấm bảng “điều kiện” một cách tự nhiên.
2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng
Dùng nƣớc để miêu tả sự bắt đầu, nƣớc là nguồn gốc của sinh mệnh, là điều
kiện đầu tiên quan trọng nhất cho sự bắt đầu. Quản Trọng từng nói: “是故具
者何也?水是也, 万物莫不以生, 唯之其托者能为之天正。具者, 水是
也。” quan điểm này đã xác nhận tồn tại tƣ tƣởng “coi nƣớc là khởi nguyên
của vạn vật” và cũng bắt đầu manh nhà ý tƣởng dùng nƣớc để miêu tả sự bắt
đầu. Trong tiếng Hán có những câu thành ngữ nhƣ “饮水思源”, “喝水不忘挖
井人”để nhắc nhở mọi ngƣời phải biết nhớ ơn, không đƣợc quên nguồn cội,
44
nƣớc đƣợc dùng để miêu tả nguồn gốc của sự vật. Câu thành ngữ “沿波讨源”
vốn chỉ việc đi theo dòng chảy của nƣớc để tìm về nguồn gốc, sau này để chỉ
tìm về nguồn cội.
Dùng nƣớc để miêu tả môi trƣờng, câu thành ngữ “浑水摸鱼”để chỉ hành vi
lợi dụng kiếm lợi không chính đáng nhằm lúc hỗn loại, có thể bắt gặp ý nghĩa
tƣơng tự trong nhiều cụm từ quen thuộc nhƣ “蹚浑水”hình dung việc bị cuốn
vào cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn thƣờng dùng để miêu tả ngƣời làm việc
không tốt, hay “搅混水”dùng để chỉ những ngƣời có tƣ tƣởng không trong
sạch, hay bịa đặt, đổ dầu vào lửa, chỉ mong thiên hạ đại loạn. “Nƣớc” ở đây là
để chỉ cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn.
Dùng nƣớc để miêu tả những điều cá nhân không biết, con ngƣời có thể đo
lƣờng độ nông sâu của nƣớc bằng mắt thƣờng, nhƣng chắc chắn là kết quả sẽ
không đƣợc chuẩn xác. Vì vậy, có thể coi độ nông sâu của nƣớc là một kiến
thức là con ngƣời chƣa biết đƣợc, muốn biết đƣợc kết quả chính xác bắt buộc
phải thông qua quá trình đo lƣờng cẩn thận. Nếu muốn diễn tả sự nhận thức
không rõ ràng về một sự vật, hay đang ở trong trạng thái bối rối, không biết gì
hết, có thể dùng thành ngữ “一头雾水”. Nếu muốn nói đang trong quá trình
khám phá, tìm hiểu một vấn đề chƣa biết, có thể dùng “摸着石头过河”.
Ngoài ra còn nhiều cách nói khác ví dụ: “试水” (dùng khi muốn nói đang thử
làm gì đó) hay “水太深”(dùng khi muốn diễn đạt không cách nào hiểu hết
đƣợc sự việc hay trạng thái nào đó) .
Dùng nƣớc để ẩn dụ cho hình ảnh mất công vô ích (làm việc gì đó) . Khi
con ngƣời cố gắng làm việc gì đó những sự cố gắng lại chảy đi vô tình nhƣ
45
dòng nƣớc, mọi cố gắng đều là phí công. Ngƣời Trung Quốc sẽ dùng thành
ngữ “竹篮打水一场空” để hình dung mọi cố gắng đều vô ích, đều bị đem đi
đổ sông đổ bể, hoặc để diễn đạt trạng thái mong muốn không đƣợc thực hiện,
nhƣ nằm mộng giữa ban ngày. Trong giao tiếp hàng ngày mọi ngƣời thƣờng
quen nói “打水漂”để chỉ mọi việc cố gắng đều vô ích, mọi mục tiêu đặt ra
đều không thực hiện đƣợc. Dù là cụm từ trong khẩu ngữ hay câu thành ngữ,
thì cả hai đều mang ý nghĩa ẩn dụ “mất công vô ích nhƣ nƣớc chảy”.
Dùng nƣớc để miêu tả sự mất mát, nƣớc một khi chảy đi mất là không thể lấy
lại đƣợc, những lời chúng ta nói, những việc chúng ta làm, những tình cảm đã
cho đi đều nhƣ dòng chảy của nƣớc, một đi không trở lại. Trong tiếng Hán, có
khá nhiều thành ngữ thể hiện ý nghĩa này, ví dụ: “覆水难收”dùng để hình
dung sự mất mát, cục diện đã quá hồi không thể cứu vãn đƣợc, thƣờng chỉ
hôn nhân, “背水一战”dùng để hình dung trận đánh một mất một còn, hoặc
sống hoặc chết. Hay nhƣ câu tục ngữ “嫁出去的女儿, 泼出去的水”thể hiện
quan niệm nuôi dƣỡng con cái trƣớc đây, trong ý thức của mọi ngƣời, con gái
lớn lên sớm muộn cũng sẽ phải lấy chồng, phải gả con sang nhà khác làm con
dâu của họ, không thể ở nhà để phụng dƣỡng bố mẹ đẻ, vì vậy và mọi ngƣời
coi việc con gái đi lấy chồng không thể tiếp tục ở bên cạnh bố mẹ đẻ cũng
giống nhƣ bát nƣớc hắt đi, hắt đi rồi thì không thể lấy lại đƣợc.
Dùng hình ảnh nƣớc ẩn dụ cho hình ảnh vận mệnh của con ngƣời, cuộc đời
của một ngƣời sẽ có lúc đƣợc an nhàn, sẽ có lúc vất vả, sẽ có lúc hƣng thịnh,
sẽ có lúc suy thoái. Vận mệnh giống nhƣ đồ thị hình sin chứ không phải một
đƣờng thẳng, cuộc đời của một ngƣời cũng giống nhƣ hình ảnh ngọn sóng,
trùng trùng điệp điệp. Khi muốn miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng trong suốt quá
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf

More Related Content

What's hot

现代汉语请求言语行为研究与越南语对比
现代汉语请求言语行为研究与越南语对比 现代汉语请求言语行为研究与越南语对比
现代汉语请求言语行为研究与越南语对比 nataliej4
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...jackjohn45
 
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
汉、越语空间范畴认知对比研究 Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...
汉、越语空间范畴认知对比研究   Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...汉、越语空间范畴认知对比研究   Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...
汉、越语空间范畴认知对比研究 Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...jackjohn45
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC nataliej4
 
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...NuioKila
 
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...jackjohn45
 

What's hot (20)

现代汉语请求言语行为研究与越南语对比
现代汉语请求言语行为研究与越南语对比 现代汉语请求言语行为研究与越南语对比
现代汉语请求言语行为研究与越南语对比
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Bai tap-ngu-phap-co-ban
Bai tap-ngu-phap-co-banBai tap-ngu-phap-co-ban
Bai tap-ngu-phap-co-ban
 
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
Thực trạng của việc đào tạo và phát triển nhân viên nhà hàng tại Khách sạn Vi...
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
汉、越语空间范畴认知对比研究 Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...
汉、越语空间范畴认知对比研究   Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...汉、越语空间范畴认知对比研究   Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...
汉、越语空间范畴认知对比研究 Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong t...
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
 
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9đ
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9đĐề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9đ
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...
现代 汉语问候语研究 (与越南语对比) = Nghiên cứu lời thăm hỏi trong tiếng Hán hiện đại (so sá...
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOTLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
 
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Phân loại ngôn ngữ
Phân loại ngôn ngữPhân loại ngôn ngữ
Phân loại ngôn ngữ
 
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...
越南学生使用现代汉语助词“得”的偏误分析 = Phân tích lỗi sai của sinh viên Viên Nam khi sử dụng t...
 

Similar to [123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf

Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...NuioKila
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfthuhuynhp1
 

Similar to [123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf (20)

Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAYTruyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
 
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinhLuận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữLuận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-tieng-han-va-tieng-viet.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MẠNH TRÍ ĐÔNG (MENG ZHIDONG) ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MẠNH TRÍ ĐÔNG (MENG ZHIDONG) ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN "NƢỚC" GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Đại Cồ Việt Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận ánThạc sĩ “Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án đều là chân thực. Học Viên MẠNH TRÍ ĐÔNG (Meng ZhiDong)
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hƣớng dẫn và hỗ trợ của nhiều ngƣời. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đại Cồ Việt, Thầy đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn này. Thầy gợi ý về hƣớng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giảng viên Khoa Ngôn ngữ học trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã động viên, giúp đỡ để cho tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ và các bạn than bên tôi đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian và vật chất để giúp tôi hoàn thành luận án này. Học Viên MẠNH TRÍ ĐÔNG (Meng ZhiDong)
  • 5. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................................1 TÓM TẮT..............................................................................................................................3 ABSTRACT...........................................................................................................................4 MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................5 1. Lý do lựa chọn đềtài ...................................................................................................5 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn............................................................6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn..............................................................................6 4. Lịch sử nghiên cứu vấnđề...........................................................................................7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu ...............................................................................9 6. Phƣơng pháp nghiêncứu .............................................................................................9 7. Cấu trúc của luậnvăn.................................................................................................10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT..........................................................................................11 1.1 Khái quát về thành ngữ.............................................................................................11 1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt..........................................................................11 1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán..........................................................................13 2.1 Khái niệm về tục ngữ................................................................................................17 2.1.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt.............................................................................17 2.1.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán..................................................................................19 3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.......................................................23 Chƣơng 2: “NƢỚC” TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ TIẾNG HÁN.........................28 2.1 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc ..........................................................................28 2.1.1 Văn hóa là gì.......................................................................................................28 2.1.2 Văn hóa “nƣớc” ..................................................................................................30 2.1.3 Văn hóa nƣớc và văn hóa Trung Hoa .................................................................31 2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán...................................................................35 2.2.1 Dùng nƣớc để miêu tả thực thể...........................................................................36 2.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả thuộc tính........................................................................41 2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng..........................................................43 2.2.4 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa tƣ duy trừu tƣợng...............................................46 2.3 Tiểu kết ......................................................................................................................48
  • 6. 2 Chƣơng 3: NƢỚC TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VIỆT NAM...............................49 3.1 Văn hóa nƣớc của ngƣời việt.....................................................................................49 3.1.1 Đặc điểm văn hóa Việt Nam...............................................................................49 3.1.2 Văn hóa “nƣớc” của ngƣời Việt..........................................................................50 3.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa “nƣớc” và văn hóa Việt............................................51 3.2 Nƣớc trong thành ngữ - tục ngữ việt nam..................................................................55 3.2.1 Dùng “nƣớc” để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng ......................................................56 3.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả tƣ duy trừu tƣợng............................................................60 3.2.3 Dùng nƣớc để ám chỉ thuộc tính.........................................................................61 3.2.4 Dùng nƣớc để ám chỉ thực thể............................................................................63 3.3 Tiểu kết ......................................................................................................................65 Chƣơng 4: ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ CHỨA YẾU TỐ "NƢỚC" TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT..........................................................................................66 4.1 Đối chiếu trên bình diện ngôn ngữ ............................................................................66 4.1.1 Đối chiếu về hình thức........................................................................................66 4.1.2 Đối chiếu về kết cấu ngữ nghĩa...........................................................................70 4.2 Đối chiếu trên bình diện nội hàm nhận thức..............................................................71 4.2.1 Điểm giống nhau.................................................................................................73 4.2.2 Điểm khác nhau ..................................................................................................74 4.3 Đối chiếu trên bình diện văn hóa...............................................................................76 4.3.1 Điểm giống nhau.................................................................................................76 4.3.2 Điểm khác nhau ..................................................................................................77 4.4 Tiểu kết ......................................................................................................................78 KẾT LUẬN..........................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................81
  • 7. 3 TÓM TẮT Văn hóa “nƣớc” là yếu tố văn hóa quan trọng trong nền văn hóa của cả Trung Quốc và Việt Nam. Do vị trí địa lí và hệ thống sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào “nƣớc” nên ngƣời dân Trung Quốc và Việt Nam rất coi trọng nƣớc. Dù vậy nhƣng với những khía cạnh tƣ duy khác nhau, nƣớc trong tiếng Hán và nƣớc trong tiếng Việt không hề giống nhau hoàn toàn. Luận văn này nhằm tìm hiểu những yếu tố giống và khác nhau trong văn hóa nƣớc của cả hai quốc gia. Luận văn đi từ góc độ so sánh đối chiếu thành ngữ, tục ngữ để tìm hiểu về văn hóa “nƣớc” trong đời sống của hai dân tộc. Những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng bao gồm: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, phân tích. Luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: xây dựng cơ sở lí thuyết cho những vấn đề liên quan: thành ngữ, tục ngữ, văn hóa và ngôn ngữ. Chƣơng 2: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Hán. Chƣơng 3: tìm hiểu yếu tố “nƣớc” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt. Chƣơng 4: đối chiếu yếu tố “nƣớc” trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu thành ngữ - tục ngữ liên quan. Từ khóa: văn hóa nƣớc, thành ngữ - tục ngữ, ngôn ngữ và tƣ duy
  • 8. 4 ABSTRACT "Water" culture is an important cultural element in the culture of both China and Vietnam. Because the geographical location and production system depend very much on "water", Chinese and Vietnamese people attach great importance to water. However, with different aspects of thinking, water in Chinese and Vietnamese language is not the same. This thesis aims to study the similarities and differences in the national culture of both countries. The thesis goes from the comparative perspective of idioms and proverbs to learn about "water" culture in the lives of two ethnic groups. The applied research methods include: statistical methods, synthesis methods, methods of comparison and analysis. The thesis consists of 4 chapters: Chapter 1: building a theoretical basis for related issues: idioms, proverbs, culture and language. Chapter 2: Learn the "water" element in idioms - Chinese proverbs. Chapter 3: Learn the "water" element in idioms - Vietnamese proverbs. Chapter 4: comparing "water" elements in two languages on the basis of comparing idioms - related proverbs. Keywords: water culture, idioms - proverbs, language and thinking
  • 9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đềtài Thành ngữ, tục ngữ là báu vật của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về cả mặt ngôn ngữ lẫn văn hóa. Thành ngữ, tục ngữ qua sự chắt lọc của thời gian hình thành nội hàm văn hóa sâu đậm và chứa đựng đặc sắc dân tộc nổi bật. Trung Quốc và Việt Nam hai nƣớc ở gần nhau chỉ cách nhau một dòng sông, việc giao tiếp văn hóa rễ sâu lá tốt, lịch sử lâu dài, và có nhiều điểm giống về mặt văn hóa. Chẳng hạn nhƣ, văn hóa liên quan đến nƣớc thì là một bình diện nổi bật. Nƣớc và cuộc sống của con ngƣời có quan hệ mật thiệt, và gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của xã hội, tất cả các nơi có nƣớc thì có văn hóa sinh ra. Ở Trung Quốc có câu chuyện“Vua Vũ chống lụt”và phongtục “Đua thuyềnrồng”, mà ởViệtNam cócâuchuyện “Sơntinh Thủytinh” vànghệthuật “Múarốinƣớc”.Bởinƣớccóvịtríquantrọng trongcuộcsốngsảnxuấtcủanhândânhainƣớc, làmsángtạoranhiều thànhngữ, tụcngữliênquanđến“nƣớc”.TrongtiếngHáncóthànhngữ nhƣ “山穷水尽” (nơi khỉ ho cò gáy) và tục ngữ nhƣ “水至清则无鱼” (nƣớc trong quá thì cá cũng không sống đƣợc) ..., tiếng Việt có thành ngữ nhƣ “nƣớc chảy đá mòn” và tục ngữ “nƣớc mắt cá sấu”... Tuy thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa Trung Việt hai nƣớc có nhiều điểm giống về ý nghĩa và văn hóa nội hàm, nhƣng hiện khá ít ngƣời xuất phát từ góc độ thành ngữ, tục ngữ để nghiên cứu, khóa luận này sẽ bàn luận những nội dung về vấn đề này, hi vọng cung cấp cho ngƣời đọc nhiều thông tin về vấn đề này và góp phần tăng cƣờng giao lƣu văn hóa giữa
  • 10. 6 hainƣớc. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn Khi làm luận văn này tôi hƣớng đến những mục đích nhƣ sau: Thứ nhất, luận văn này sẽ nghiên cứu từ góc độ từ vựng, kết hợp với những lý luận về ngôn ngữ học, đối chiếu những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa hai nƣớc Trung Quốc - Việt Nam, phân tích nội hàm văn hóa khác biệt của dân tộc hai nƣớc. Góp phần làm nổi bật đặc trƣng tƣ duy của ngƣời dân Việt Nam và Trung Quốc, từ đó gợi mở hƣớng nghiên cứu cho những vấn đề khác trong ngôn ngữ học và văn hóa. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là bƣớc đệm giúp những ngƣời đi sau phát triển có chiều sâu hơn khi làm nghiên cứu đối chiếu tƣơng tự, đồng thời luận văn có tính ứng dụng cao khi đƣợc chọn để áp dụng vào dạy học thực tiễn, giúp ngƣời dân hai nƣớc hiểu thêm về văn hóa của nhau, giảm bớt cản trở trong hoạt động giao tiếp liên vănhóa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nhƣ sau: 1. Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa và giới hạn thành ngữ và tục ngữ tiếng Hán và tiếngViệt. Chủ yếu thảo luận giới hạn, độ dài, biểu hiện về mặt ngữ âm và chức năng ngữ pháp về thành ngữ và tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếngViệt. 2. Đối chiếu ý nghĩa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt. Trong đó bao gồm quan hệ ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa thực tế của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếng Việt và quan hệ cụ thể và ý ví von của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt. 3. Đối chiếu nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên
  • 11. 7 đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt. Trong đó bao gồm tình cảm của ngƣời dân hai nƣớcđối với “nƣớc”, những phƣơng diện nhƣ: tín ngƣỡng và phong tục cũng nhƣ phƣơng thức cuộc sống liên đến “nƣớc” của ngƣời dân hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam. 4. Chỉ ra điểm giống và khác và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nƣớc” giữa tiếng Hán và tiếngViệt. 4. Lịch sử nghiên cứu vấnđề Bất kể ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, hiếm có công trình nghiên cứu về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ và tục ngữ, đặc biệt là liên quan đến“nƣớc”. Từ những năm 20 của thế kỉ trƣớc, các học giả Việt Nam đã bắt đầu công việc nghiên cứu về thành ngữ phong dao, tuy mới chỉ dừng ở mức độ thu thập, chƣa đi sau vào nghiên cứu, phân tích. Đại diện giai đoạn này là học giả Ôn Nhƣ Nguyễn Văn Ngọc với quyển “Tục ngữ và phong dao” xuất bản năm 1928. Phan Thị Phƣơng Thảo trong luận văn “Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” (2010) đã có liệt kê đầy đủ, cụ thể về tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Thông qua luận văn, dễ nhận thấy từ trƣớc năm 1975 ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn học, ngôn ngữ học, đời sống … Tuy nhiên, chƣa nhiều nghiên cứu tập trung phân tích một yếu tố văn hóa và tiến hành đối chiếu với một ngôn ngữ khác, ví dụ tiếng Hán. Đa phần các nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, hạn định thành ngữ tục ngữ, vị trí của chúng trong đời sống của ngƣời Việt, giá trị lịch sử học, dân tộc học, …. Tuy vậy, thông qua nghiên cứu này, ta có
  • 12. 8 thể thu đƣợc một lƣợng lớn các quan điểm về việc định nghĩa và giới hạn tục ngữ tiếng Việt, đồng thời có thể chắt lọc những tục ngữ nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. Phạm Minh Tiến (2008) : “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) ”. Chủ yếu là bàn luận hình thức kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa, văn hóa-tƣ duy dân tộc và phƣơng thức chuyển dịch của thành ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Không có nhiều nội dung nói tỉ mỉ về ý nghĩa và nội hàm của thành ngữ. Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy những công trình là nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, nhƣng mà đều là đối chiếu từ góc độ cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, ít công trình đối chiếu từ khía cạnh văn hóa nộihàm. Thái Tâm Giao (2011) : “So sánh đối chiếu thành ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt”. Luận án này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, chƣa đối mặt chiếu nội hàm văn hóa. Li Shi Yuan (2013) : “So sánh đối chiếu tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt”. Luận văn này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh phong cách vần và cấu trúc ngữpháp. Wu Hui Jun (2008) : “So sánh ngữ nghĩa văn hóa của từ chỉ động vật trong tục ngữ, thành ngữ trong nƣớc Trung Việt”. Luận văn này chủ yếu là đối chiếu ý nghĩa văn hóa trong phạm vi từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt nhƣng nội dung nghiên cứu chỉ là từ chỉ động vật. Liang Yuan (2008) : “Nghiên cứu văn hóa liên đến „nƣớc‟ của Việt Nam”. Bài này trình bày những đặc điểm về văn hóa liên đến “nƣớc” của Việt Nam từ những khía cạnh nhƣ truyền thuyết nguồn gốc, câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán, cuộc sống sản xuất và hiện tƣợng ngôn ngữ ...trong đó nhắc đến văn hóa nội hàm của những thành ngữ và tục ngữ liến đến
  • 13. 9 “nƣớc” của tiếng Việt, chỉ là nói sơ lƣợc, không tỉmỉ. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu 1. Đối tƣợng của nghiên cứu là những thành ngữ và tục ngữ liên quan trực tiếp với hình thái chất lỏng của nƣớc (tức là có thành phần cấu tạo của tài nguyên nƣớc, nhƣ: hà, giang, giếng, mƣa...) 2. Nguồn gốc ngữliệu 1. 刘凤云《万条成语词典》,商务印书馆,2016 2. 孙洪德《汉语俗语词典》,商务印书馆,2011 3. Nguyễn Văn Khang, Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt. NXB KHXH, 1998 4. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. NXB văn học, 2014 5. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn Học, 2017 6. Phƣơng pháp nghiêncứu 1. Phƣơng pháp thống kê Thu thập những thành ngữ và tục ngữliênđến“nƣớc”giữatiếngHánvàtiếngViệtlàmđốitƣợng, rồiđối chiếu và phân tích ý nghĩa và nội hàm văn hóa của nó. 2. Phƣơngphápso sánh, phân tích Sau khi tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt với số lƣợng thành ngữ tục ngữ nhất định, tiếp tục tiến hành phân tích những tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của hai ngôn ngữ. 3. Phƣơng pháp tổng hợp vấn đề Tổng hợp những tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của hai ngôn ngữ, tiến hành phân tích sâu hơn để chỉ ra sự khác biệt trong tƣ duy
  • 14. 10 và văn hóa của ngƣời dân hai nƣớc. 7. Cấu trúc của luậnvăn Luận văn này chủ yếu bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết Chƣơng 2: Nƣớc trong thành ngữ Trung Quốc Chƣơng 3: Nƣớc trong thành ngữ Việt Nam Chƣơng 4: Đối chiếu thành ngữ tục ngữ có “nƣớc” trong tiếng Hán và tiếng Việt
  • 15. 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Khái quát về thành ngữ 1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt Qua những nghiên cứu kể trên, ta có thể tổng hợp đƣợc nhiều quan điểm về định nghĩa, giới hạn thành ngữ tiếng Việt. Sau đây xin trình bày một số quan điểm tiêu biểu theo trình tự thời gian: Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1956) cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều ngƣời đã quen dùng, nhƣng tự riêng nó không diễn đƣợc một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một nhóm từ chƣa phải câu hoàn chỉnh.” (2012, 28) Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) cho rằng: “… thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diên một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” (15) Chu Xuân Diện trong “Tục ngữ Việt Nam” (1975) viết: “… thành ngữ thì chủ yếu nhƣ là một hiện tƣợng ý thức xã hội, … nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm…” (27, 28) Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.” Ông tiếp tục phát triển cụ thể quan điểm này vào năm 1996: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả. Tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ
  • 16. 12 biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tƣợng cụ thể.” (dẫn theoThái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , trang 8)1 Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999) có viết: “Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ.” Nhận xét này có phần hơi phức tạp và nếu sử dụng nhận xét này cần tìm hiểu thêm về ngữ cố định. (trang 72) Phạm Minh Tiến trong “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) ” (2008) đƣa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một bộ phận tiêu biểu của ngữ cố định, có cấu trúc hình thái ổn định, hoàn chỉnh và bóng bảy về mặt ngữ nghĩa, thƣờng mang theo nét nghĩa đặc trƣng, có văn phong khẩu ngữ và thƣờng có vần điệu, là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” (trang 5) Tổng hợp những quan điểm trên, dễ dàng nhận ra, có 3 dòng quan điểm chủ đạo xuất hiện trong suốt quá trình nghiên cứu về thành ngữ. Lần lƣợt là: Quan điểm 1 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, có chức năng đặt tên (xƣng danh) , cấu trúc ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh. Quan điểm 2 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, ngoài hình thức kết cấu chặt chẽ và nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh, còn mang đậm tính tƣợng hình và tính biểu tình (thể hiện tình cảm) . Quan điểm 3 cho rằng thành ngữ là đơn vị văn hóa ngôn ngữ. Do đó, có thể rút ra thành ngữ tiếng Việt bao gồm những đặc điểm sau: Thành ngữ là một bộ phận của ngữ cố định, có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh vƣợt ra ngoài nghĩa mặt chữ, ngoài ra còn mang tính hình tƣợng và tính bóng bảy. Thành ngữ mang nhiều đặc trƣng của khẩu ngữ, mang đậm tính tiết tấu. Thành ngữ là một đơn vị văn hóa ngôn ngữ. 1 Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông
  • 17. 13 Xét thấy, quan điểm do Phạm Minh Tiến đƣa ra là phù hợp với mục đích thu thập ngữ liệu của luận văn, chú trọng đến cấu trúc và có đề cập đến yếu tố văn hóa. 1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán “Từ Hải” xuất bản năm 1936 có đƣa ra định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là cổ ngữ có nguồn gốc từ kinh truyện, hoặc ngạn ngữ, ca dao đƣợc nhiều ngƣời biết đến, thƣờng đƣợc ngƣời hiện đại sử dụng”. (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡 心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông, trang 8) “Từ Hải – Phần từ vựng” bản có chỉnh sửa tháng 5 năm 1979 (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông, trang 8) đƣa ra định nghĩa về thành ngữ nhƣ sau: “Một thành viên của thục ngữ, quen đƣợc dùng trong một thời gian dài, là cụm từ ngắn gọn, xúc tích. Thành ngữ tiếng Hán thƣờng ở dạng cụm bốn chữ, nguồn gốc không thống nhất, phong phú đa dạng. Có những thành ngữ có thể hiểu đƣợc ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” … Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa, ví dụ: “Ngu Công dời núi”, “Ôm cây đợi thỏ” …” Bản “Từ hải” chỉnh sửa tháng 9 năm 1979 (dẫn theo Thái Tâm Giao, trang 8)2 , định nghĩa của thành ngữ có chút sửa đổi: “Thành ngữ là một loại thục ngữ, ngữ cố định đƣợc sử dụng nhiều, thƣờng tồn tại ở dạng cụm 4 chữ, tổ chức đa dạng, nguồn gốc phong phú. Có những thành ngữ có thể hiểu đƣợc ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” … Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu đƣợc ý nghĩa, ví dụ: 2 Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hoa Đông
  • 18. 14 “青出于蓝” (Tre già măng mọc) có nguồn gốc từ “Tuân Tử - Khuyến học”, “守株待兔” (Ôm cây đợi thỏ) có nguồn gốc từ “Hàn Phi Tử - Ngũ Đố”. Qua những lần sửa đổi, thành ngữ từ “cổ ngữ” đƣợc đổi thành “một loại thục ngữ”, ngoài ra bản sửa đổi tháng 9 năm 1979 đã lƣợc bỏ cụm “đoản ngữ”. Điều này phản ánh nhận thức sâu sắc hơn về thành ngữ qua thời gian. Qua những giáo trình Hán ngữ Hiện đại đƣợc xuất bản thập niên 80 của thế kỉ trƣớc, cũng bắt gặp nhiều định nghĩa mang tính đại diện. “Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 4) do Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông chủ biên cho rằng: “Thành ngữ là một cụm cố định mang nhiều sắc thái của ngôn ngữ viết với hàm nghĩa phong phú quen dùng qua thời gian dài.” (trang 266) “Tiếng Hán hiện đại” (bản thứ 1) do Trƣơng Tĩnh chủ biên viết: “Thành ngữ là cụm từ cố định mang tính định hình, tính chỉnh thể, tính cổ ngữ, tính quen dùng.” (trang 280) “Tiếng Hán hiện đại” do Hồ Dung Thụ chủ biên đƣa ra giải thích khá chi tiết về thành ngữ: “Thành ngữ là một loại ngữ cố định, có những tính chất tƣơng đồng với quán dụng ngữ, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, lại ổn định hơn quán dụng ngữ. Thông thƣờng, thành ngữ có kết cấu khá nghiêm ngặt, không thể tùy ý thay đổi bất cứ thành phần nào, không giống nhƣ quán dụng ngữ, có thể tách rời và thêm vào các thành phần khác. Thành ngữ cùng khác với những ngữ cố định thƣờng dùng cho công việc đoàn thể, ví dụ: “Chủ tịch Hội sinh viên”, “Đoàn Thanh niên Cộng sản”, “Hiệp hội tác gia”, “Bài hát thanh xuân” (350) … Ngữ cố định danh xƣng có nhiệm vụ phản ánh những sự vật xảy ra trong xã hội, tuy cũng không thể tự do tách rời hay thay đổi tùy tiện, nhƣng không phải là những đoản ngữ hiện có, vậy nên vẫn có khác biệt với thành ngữ. Đại bộ phận thành ngữ đều mang tính điển hình, bám rẽ sâu trong đời sống xã hội, những rất khác với những từ
  • 19. 15 ghép có nguồn gốc từ điển cố. Ví dụ: “Tự tƣơng mâu thuẫn” là thành ngữ, “mâu thuẫn” là từ ghép, “nhất tự suy xao” là thành ngữ, “châm chƣớc” là từ. Dù thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, những khi xem xét với tƣ cách một từ đƣợc vận dụng thực tế, vẫn chƣa kết tinh đến mức độ từ, mà chính là một loại ngữ cố định. Hai giải thích trích xuất từ hai quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông và Trƣơng Tĩnh đƣa ra giải thích khá là đơn giản, hàm nghĩa khá giống nhau. Quyển “Tiếng Hán hiện đại” của Hồ Dung Thụ tuy hơi dài dòng, nhƣng có những so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa thành ngữ và quán dụng ngữ, thành ngữ và ngữ cố định danh xƣng, thành ngữ và từ ghép mang tính điển cố, có rất nhiều điểm mới. Trên cơ sở tổng kết và phân tích định nghĩa về thành ngữ, Mạc Bành Linh đƣa một giải thích khá ngắn gọn về định nghĩa thành ngữ tiếng Hán (Tìm hiểu lại về định nghĩa thành ngữ, Báo Học viện Công nghiệp Thƣờng Châu, số tháng 01 năm 1999) : “Thành ngữ tiếng Hán là một thành phần thuộc thục ngữ, là một loại ngữ cố định mang sắc thái của ngôn ngữ viết đƣợc dùng thƣờng xuyên, hình thức cơ bản của thành ngữ là “cụm bốn chữ”. Xét thấy các học giả Trung Quốc vẫn có những ý kiến không thống nhất về phạm vi thành ngữ tiếng Hán, chủ yếu phân làm ba trƣờng phái: trƣờng phái ngữ cố định, trƣờng phải điển cố lịch sử và trƣờng phái trung gian. Trƣờng phải cố định với đại diện là Sử Thức, ông nhấn mạnh tính định hình và cho rằng, thành ngữ tiếng Hán bao hàm ý nghĩa rất rộng, vừa bao gồm loại thành ngữ cũ ở dạng bốn chữ, vừa bao gồm loại thục ngữ khẩu ngữ ở dạng ba chữ, thậm chí bao gồm cả ngạn ngữ có nguồn gốc dân gian ở dạng đoản ngữ với số lƣợng chữ Hán từ 3 đến 16 chữ. Suy ra, chỉ cần là ngữ cố định và tất cả tổ hợp cố định với các từ mang tính lặp lại đều đƣợc quy về
  • 20. 16 mục “thành ngữ - tục ngữ”, bao gồm thành ngữ, quán dụng ngữ, yết hậu ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn và một bộ phận thuật ngữ. Trƣờng phải điển cố lịch sử với nhân vật đại diện là Hƣớng Quang Trung, Lƣu Kiết Tu. Hƣớng Quang Trung nhấn mạnh độ ngắn gọn, xúc tích và tính cố định của thành ngữ, ông cho rằng thành ngữ là ngữ định hình ngắn gọn, xúc tích đƣợc hình thành qua thời gian dài sử dụng, thành ngữ là sản phẩm của quá trình lịch sử, thuộc phạm trù từ tổ. Vậy nên, ông coi “nghĩa ngoài lời nói” nhƣ một tiêu chuẩn để phân loại thành ngữ, những thành ngữ đƣợc trích dẫn đa phần đều “có nguồn gốc cổ đại”, những thành ngữ có nguồn gốc từ điển cố, mang đặc điểm văn ngôn nếu không đƣợc giải thích thì rất khó hiểu. Ông có nói: “Thành ngữ đều có nguồn gốc nhất định: tất cả thành ngữ đều xuất phát từ những nguồn gốc đa dạng.” Lƣu Khiết Tu cho rằng: “Không nên coi những tục ngữ tiếng địa phƣơng là thành ngữ. Ngạn ngữ và tục ngữ có lúc đƣợc coi là một, tục ngữ có lúc bao gồm cả ngạn ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông, trang 10) Những ngạn ngữ đƣợc dùng nhƣ thành ngữ thƣờng đã qua gia công, biến đổi thành cụm 4 chữ. Trƣờng phái Trung gian với đại diện là Mã Quốc Phàm cho rằng: “Dùng từ “thành ngữ” để làm tên gọi cho ngữ cố định, có độ rộng và độ hẹp nhất định. Nếu xét theo giới hạn mở rộng, thành ngữ sẽ bao gồm cả ngạn ngữ, tục ngữ, nếu xét hẹp một chút thì sẽ không coi ngạn ngữ, tục ngữ là một thành phần của thành ngữ. Dù vậy, nếu giới hạn quá rộng hoặc quá hẹp đều không có lợi cho việc xác định tính chất của thành ngữ.” (dẫn theo Thái Tâm Giao 蔡心交 (2011) , 越汉成语对比研究, Luận văn tiến sĩĐại học Sƣ phạm Hoa Đông,
  • 21. 17 trang 10) “Thành ngữ” chỉ nên đƣợc coi là tên gọi của một loại cụm từ cố định. Thành ngữ bao gồm: những thành ngữ xuất phát từ điển tích, điển cố hoặc có nguồn gốc rõ ràng, có những thành ngữ mà ý nghĩa nằm ngoài nghĩa mặt chữ, cũng bao gồm những thành ngữ mới đƣợc hình thành gần đây, những thành ngữ này có thể “đoán đƣợc ý nghĩa từ những chữ Hán tổ thành”. “Thành ngữ và ngạn ngữ đều là cụm từ cố định, đều là những ngôn từ tinh giản, sinh động.” Hai loại cụm từ cố định này khác nhau ở chỗ: 1, Thành ngữ có tính văn viết khá sắc nét, ngạn ngữ ngƣợc lại, mang đậm tính khẩu ngữ. 2, Cấu trúc của thành ngữ mang tính định hình cao hơn (kết câu nghiêm ngặt hơn) . 3, Thành ngữ thƣờng biểu đạt một khái niệm, ngạn ngữ thƣờng thể hiện suy đoán và suy luận. Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn luôn chứa đựng nhiều hiện tƣợng rất phức tạp, khó có thể phân định rạch ròi đƣợc. Có những cụm từ hiện nay đƣợc cói là thành ngữ, hóa ra là ngạn ngữ, ví dụ: “Lang tử dã tâm” (dã tâm của chó sói) , trong “Tả Truyện” có viết: “Ngạn viết: Lang tử dã tâm. Thị nãi lang dã, kì khả súc hu”. Dựa trên hai phƣơng diện là hình thức và nội dung, Mã Quốc Phàm đƣa ra đặc điểm của thành ngữ bao gồm: tính định hình, tính tập dụng, tính lịch sử và tính dân tộc. 1.2 Khái niệm về tục ngữ 1.2.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Việt Trong tiếng Việt, tục ngữ là một bộ phận mang đậm đặc trƣng ngôn ngữ dân tộc, thể hiện đậm nét tƣ duy ngôn ngữ văn hóa của ngƣời dân tộc Việt, đồng thời mang đậm thông tin và giá trị lịch sử đƣợc bồi đắp lâu dài qua dòng
  • 22. 18 chảy thời gian. Tục ngữ tự bản thân nó không chỉ là công cụ diễn đạt tri thức mà còn là sản phẩm đƣợc kết tinh từ tƣ duy của loại ngƣời. Từ trƣớc đế nay, đã xuất hiện nhiều định nghĩa về tục ngữ. Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” năm 1965 đã đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là một câu từ nó diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán.” “Về hình thức ngữ pháp, … tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh.” (2012, 28) Dƣơng Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) (tr 12, 13) cho rằng: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì;…” Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1977 thì: “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thƣờng có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.” Trong bài viết “Đạo lý về tục ngữ” (tạp chí Văn học, số 5 năm 1985) , Nguyễn Đức Dân đã đƣa ra quan niệm: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng nhƣ xã hội.” Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam” năm 1990, đƣa ra ý kiến: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhậnxét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dƣới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súctích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.” (109) Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong “Văn học dân gian Việt Nam” do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỷ.” (244)
  • 23. 19 Có thể nói tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả năng hoạt động độc lập dƣới dạng câu trong khẩu ngữ. Hình thức cấu trúc của tục ngữ tƣơng đối ổn định, có ý nghĩa khái quát cao do nhân dân lao động sáng tạo nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỉ. Tục ngữ là tấm gƣơng phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi quan niệm của nhân dân về các hiện tƣợng lịch sử xã hội, về đạp đức, tôn giáo. Luận văn cố gắng tìm hiểu sau hơn về những tục ngữ miêu tả sự vật, hiện tƣợng liên quan đến nƣớc, thông qua đó tìm hiểu về vị trí văn hóa nƣớc trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Việt Nam. Luận văn sẽ sử dụng quan điểm của Nguyễn Đức Dân về tục ngữ. 1.2.2 Khái niệm tục ngữ tiếng Hán Tục ngữ tiếng Hán với tƣ cách là một hình thức ngữ cố định với số lƣợng lớn, đƣợc ngƣời dân yêu thích và sử dụng rộng rãi. Từ cổ đã có những nghiên cứu về tục ngữ nhƣng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, những nghiên cứu lúc này mơi chỉ ở giai đoạn chuẩn bị. Từ sau những năm 90 của thế kỉ 20, những học giả tiếng Hán đã có nhiều nghiên cứu về tục ngữ ở những góc độ khác nhau. Ó những nghiên cứu tập trung vào tính chất của tục ngữ, có những nghiên cứu lại xuất phát từ những tác phẩm văn học cổ đại. Cũng có nghiên cứu tập trung đối chiếu hai loại ngôn ngữ, nhƣ đối chiếu tục ngữ Trung – Hàn, đối chiếu tiếng lóng Trung – Anh, từ những nghiên cứu này, ta có thể nhận ra nhiều điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa những ngôn ngữ khác nhau. Không thể không kể đến những nghiên cứu về tục ngữ từ góc độ tu từ, những nghiên cứu này đã góp phần làm rõ hơn vai trò của tục ngữ trong đời sống và văn học Trung Quốc. Trong tiếng Hán, tục ngữ vừa chiếm số lƣợng lớn, vừa đƣợc sử dụng với phạm vi rộng rãi trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vậy tục ngữ là gì? Trƣớc này chƣa có nhiều ngƣời có thể giải thích rõ câu hỏi này. Chỉ xét về tên
  • 24. 20 gọi, tục ngữ có rất nhiều tên gọi, cách gọi không đồng nhất, có thể kể đến những tên gọi ngƣ: tục ngôn, hƣơng ngôn, thƣờng ngôn, … dã ngạn, cổ ngạn, hƣơng ngạn, tục ngạn, … rồi đến cổ ngữ, bỉ ngữ, ngạn ngữ… ngoài ra còn có tục thoại, tục đàm, cổ thoại, … Có thể thấy tên gọi của tục ngữ khá là phúc tạp. Định nghĩa về tục ngữ (hạn định tục ngữ) lại càng phức tạp hơn, với nhiều quan điểm giải thích khác nhau, tựu chung có 3 cách giải thích: hiểu theo nghĩa mở rộng, hiểu theo nghĩa hẹp, và một cách hiểu kết hợp cả nghĩa mở rộng và nghĩa hẹp. 1. Những học giả ủng hộ khái niệm nghĩa rộng truyền thống cho rằng, tục ngữ là những câu nói thông tục lƣu truyền trong dân gian, bao gồm tiếng lóng, ngạn ngữ và những thành ngữ quen dùng trong khẩu ngữ... Nhiều học giả đều ủng hộ quan điểm này, những vẫn có những phân biệt nhỏ đối với thành phần con của tục ngữ. “Từ điển tiếng Hán hiện đại” (tái bản lần thứ 5) đƣa ra định nghĩa về tục ngữ nhƣ sau: “Những câu nói thông tục ngắn gọn mà mang đậm tính hình tƣợng đã đƣợc định hình lƣu truyền rộng rãi, đa phần là do nhân dân lao động sáng tạo ra, phản ánh kinh nghiệm cuộc sống và nguyện vọng của ngƣời dân lao động.” Định nghĩa này rõ ràng mang nghĩa mở rộng, cho rằng tục ngữ đối lập với nhã ngôn (bao gồm những đơn vị ngôn ngữ: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ) . Từ Tông Tài trong “Sổ thay tục ngữ thƣờng dùng” () chỉ ra: “Tục ngữ bao gồm ngạn ngữ, cách ngôn, câu mang tính chất trào phúng và những cách nói thành câu trong tiếng lóng…”. Chu An Tƣờng đã viết trong “Khái Luận Ngạn ngữ”: “Ngạn ngữ và tục ngữ, đều là thục ngữ thƣờng dùng. Thục ngữ là những câu nói có sẵn đƣợc lƣu truyền rộng và có kết cấu khá ổn định. Cũng có những tục ngữ có kết cấu cố định vừa không phải là thành ngữ vừa không phải là ngạn ngữ nhƣng vẫn nên đƣợc coi là một bộ phận của thục ngữ.” Khƣu Sùng Bính trong cuốn “5000 câu tục
  • 25. 21 ngữ - Giải thích” cho rằng: “Tục ngữ gồm ba bộ phận: ngạn ngữ, thục ngữ, yết hậu ngữ.” Khuất Phác trong “Tục ngữ xƣa nay” đƣa ra khái niệm “phân loại tục ngữ”, ông cho rằng: “Giữa tục ngữ và thành ngữ, cách ngôn, quán dụng ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, tiếng lóng (những thành phần con của tục ngữ) tồn tại quan hệ lệ thuộc.” Ôn Đoàn Chính trong phần mở đầu của cuốn “Hân Châu tục ngữ chí” có nhắc đến tục ngữ và coi tục ngữ là một loại câu cửa miệng thông tục của số đông ngƣời dân và có cấu trúc khá ổn định. Bao gồm tiếng lóng, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ và những thành ngữ cửa miệng thƣờng dùng…” (dẫn theo Hồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗 语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 5) Tóm lại: Tục ngữ nếu xét theo nghĩa rộng bao gồm: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ, cách ngôn, câu trào phúng, tiếng lóng phƣơng ngữ, đến nay vẫn có rất nhiều học giả ủng hộ quan điểm này. 2. Dù quan điểm trên nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ nhƣng vẫn có không ít học giả ủng hộ quan điểm giới hạn tục ngữ theo nghĩa hẹp. Trong cuốn “Khái luận Tục ngữ” Tào Thông Tôn có đƣa ra quan điểm: “Tục ngữ là một bộ phận phân hóa mang phong cách của thục ngữ. Thục ngữ bao gồm quán dụng ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ … Tục ngữ đƣợc coi là một thành phần của thục ngữ.” Trƣơng Tĩnh trong “Tục ngữ tiểu điển – Tự” đƣa ra quan điểm: “Nên coi tục ngữ nhƣ một phần của ngạn ngữ, tục ngữ là một bộ phận gồm những câu ngạn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và có thể hiểu đƣợc một cách dễ dàng, nhƣng lại mang hàm nghĩa sâu sắc. Ngạn ngữ vẫn đƣợc cho là bao gồm cách ngôn, cảnh ngữ, tục ngữ.” Trong cuốn “Bàn về “Tục ngữ” Trƣơng Phàm cho rằng: “Ngạn ngữ, còn gọi là “tục ngữ” là một dạng câu cố định đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.” Vƣơng Cần thông qua “Tính chất và phạm vi của tục ngữ - Tục ngữ luân” chủ trƣơng “coi những cụm từ cố định đƣợc
  • 26. 22 tách ra khỏi phạm vi của thành ngữ là “tục ngữ nghĩa hẹp” (gọi tắt là tục ngữ) . Tục ngữ ở vị thế bình đẳng, thuộc cùng một cấp bậc với thành ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ. Nhƣ vậy, những thành phần từ vụng lớn hơn từ (bao gồm cả tục ngữ) đƣợc gọi là “thục ngữ”. Có thể coi thục ngữ là tập hợp lớn, còn thành ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ và tục ngữ là khái niệm những tập hợp con của thục ngữ.” Điêu Ngọc Minh trong cuốn “Tục ngữ Trung Quốc – Lời mở đầu” có đƣa ra quan điểm: “Nhìn từ tổng thể, tục ngữ xét theo nghĩa hẹp cơ bản đều phù hợp với một khái niệm nhƣ sau: câu nói thông tục mà hình tƣợng với dạng thức cố định thƣờng dùng để miêu tả nhân tình thế thái.” Tóm lại, tục ngữ khi xét theo nghĩa hẹp là chỉ một loại ngôn ngữ mang nhiều đặc điểm riêng, khái niệm này dùng để chỉ một dạng câu cố định vừa thông tục, dễ dùng lại có tính hình tƣợng cao.” (dẫn theo Hồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 9,10) Tuy vậy, vẫn tồn tại những quan điểm cho rằng nên dung hòa cả hai quan điểm trên, xem xét tục ngữ trên cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Lã Hồng Niên trong cuốn “Bàn về tục ngữ dân gian” có đƣa ra quan điểm sau: “Có thể lí giải tục ngữ trên cả hai góc độ: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tục ngữ nghĩa rộng là chỉ “những câu nói thông tục lƣu truyền trong dân gian, bao gồm ngạn ngữ, yết hậu ngữ và những thành ngữ, cách ngôn, danh ngôn, quán dụng ngữ, những câu bông đùa thƣờng đƣợc dùng nhƣ những câu cửa miệng…” Tôn Trị Bình, Vƣơng Phỏng trong “Hai nghìn câu tục ngữ - lời mở đầu” cho rằng: “Tục ngữ xét theo nghĩa rộng bao gồm những câu khẩu ngữ đƣợc dùng rộng rãi trong dân gian nhƣ: ngạn ngữ, yết hậu ngữ, ngữ thƣờng dùng, quán dụng ngữ và từ ngữ địa phƣơng…, tục ngữ theo nghĩa hẹp là một loại câu có hình
  • 27. 23 thức cố định và mang đậm tính hình tƣợng”. (dẫn theoHồ Lăng Lăng 胡凌凌 (2014) , 汉语俗语的语用研究, Đại học Hắc Long Giang, trang 19) Luận văn sẽ sử dụng ý kiến hạn định thứ hai: tục ngữ là một loại câu thông tục cố định thƣờng dùng để miêu tả nhân tình thế thái mang đậm tính hình tƣợng, ở đây cụ thể hơn sẽ tập trung phân tích những câu tục ngữ có liên quan (miêu tả) sự vật, hiện tƣợng liên quan đến nƣớc. 3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ngôn ngữ là vỏ ngoài của tƣ duy, mọi suy nghĩ hay cách thức tƣ duy đều đƣợc thể hiện thông qua các dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) . Ngôn ngữ là phƣơng tiện tất yếu, điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành phần khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là đặc trƣng của bất cứ một nền văn hóa nào, chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nên văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ rõ ràng nhất. Biểu hiện bên trong của ngôn ngữ và văn hoá Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể đƣợc biểu hiện ra bên ngoài thành những phƣơng tiện vật chất cụ thể, nhƣng cũng có thể biểu hiện qua mối quan hệ bên trong. Mối quan hệ bên trong này đƣợc hình thành từ một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, đó là chức năng tƣ duy. Các Mác từng nói "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng". Không có ngôn ngữ, con ngƣời không thể tƣ duy. Nói một cách khác, mọi hoạt động tƣ duy của con ngƣời đều thực hiện trên chất liệu của ngôn ngữ. Lênin ngoài việc đánh giá "Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời" còn nhấn mạnh đến chức năng quan trọng khác của ngôn ngữ là chức năng tƣ duy. Ngƣời nói: "không có tƣ tƣởng nào lại trống rỗng cả".
  • 28. 24 Từ phƣơng diện này, chúng ta nhận thấy, xét về bản chất, ngôn ngữ bao giờ cũng tham gia vào cả hai loại văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể tuy cách biểu hiện của nó rất khác nhau. Nhìn về mặt hình thức, ở các di sản văn hoá vật thể ngƣời ta khó nhận thấy dấu ấn của ngôn ngữ. Nói một cách khác, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không nổi lên trên bề mặt mà ẩn sâu ở quan hệ bên trong giữa chúng. Mối quan hệ này chỉ đƣợc bộc lộ khi ta phân tích vai trò và chức năng của ngôn ngữ khi nó tham gia vào quá trình hình thành nên một sản phẩm văn hoá vật thể cụ thể. Trên phƣơng diện này, ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tƣ duy, là linh hồn cho sự sáng tạo ra các vật thể mang tính văn hoá mà còn là một phƣơng tiện lƣu giữ thông tin, truyền bá những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chẳng hạn, khi tìm hiểu một ngôi đình đƣợc xây dựng ở thế kỷ XIX mà trong nó có nhiều hình chạm trổ đa dạng chúng ta sẽ nhận ra rằng, để có đƣợc một sản phẩm văn hoá vật thể nhƣ vậy, ngƣời Việt đã phải nhiều lần quan sát các hình mẫu có trong thực tiễn, đồng thời cải tiến các loại hình chạm trổ mà ngƣời ở các giai đoạn trƣớc đó đã làm. Kết quả của quá trình này là một quá trình sáng tạo công phu, phức tạp, trong đó ngôn ngữ tham gia với tƣ cách là công cụ tƣ duy tạo ra trí tƣởng tƣợng (tạo nên hình thù của các đƣờng nét, hình vẽ…) , mặt khác còn tham gia với tƣ cách là phƣơng tiện lƣu giữ thông tin (truyền những kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc bằng cách trực tiếp (qua hình thức nói) hay gián tiếp (qua hình thức viết) . Trong phạm vi nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ đóng vai trò là phƣơng tiện liên kết kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của ngƣời dân trong cộng đồng. Kinh nghiệm lịch sử - xã hội của một dân tộc về cơ bản đƣợc lƣu giữ qua ngôn từ, và lƣu truyền qua không gian và thời gian. Từ ngữ bản thân nó đã lƣu giữ một lƣợng thông tin về thế giới khách quan ở trình độ mà một xã hội có thể đạt đƣợc trong giai đoạn phát
  • 29. 25 triển lịch sử nhất định. Nhờ có sự giao tiếp và hoạt động giao tiếp, con ngƣời có thể thu thập đƣợc kinh nghiệm xã hội sẵn có đã đƣợc mã hóa và gán vào từ ngữ của các thế hệ tiền bối đúc kết và tích lũy. Cho nên, xét cho cùng, ngay cả các văn hoá vật thể bên trong nó cũng chứa đựng mối quan hệ sâu sắc với ngôn ngữ. Biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Nói tới mặt biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là nói tới khả năng quan sát đƣợc những sự liên quan giữa văn hoá và ngôn ngữ trên cơ sở những dấu hiệu, ký hiệu cụ thể. Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra rất mạnh mẽ, ngôn ngữ lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự trao đổi này. Quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc có thể diễn ra theo nhiều con đƣờng khác nhau, đó có thể là sự trao đổi trực tiếp giữa những ngƣời thuộc dân tộc khác nhau thông qua các phƣơng tiện giao tiếp đại chúng, cũng có thể là do công việc biên phiên dịch, dịch những tác phẩm văn học, thông tin, báo chí ... từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đó là nguyên nhân khiến các ngôn ngữ khác nhau lại có những từ mang đặc điểm văn hóa giống nhau do vay mƣợn. Trên cơ sở học thuyết tiến hoá của Darwin và học thuyết của Pavlov về ký hiệu, có thể kết luận rằng, chỉ có con ngƣời mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đƣợc hình thành từ những phản xạ không có điều kiện. Thực chất nó là ký hiệu của ký hiệu và là hệ thống tín hiệu thứ hai, chỉ con ngƣời mới có đƣợc. Hệ thống ký hiệu này chính là các phƣơng tiện tạo nên các sản phẩm văn hoá mang giá trị tinh thần, gọi là văn hoá phi vật thể. Trong
  • 30. 26 văn học, sân khấu, điện ảnh… ngôn ngữ là phƣơng tiện trực tiếp cấu thành tác phẩm. Nó tham gia vào việc diễn đạt tƣ tƣởng của nhà văn thông qua việc sử dụng từ, việc đặt câu và xây dựng văn bản nghệ thuật. Trong âm nhạc, với các ký tự đƣợc cụ thể hoá thành 8 nốt nhạc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra muôn vàn các bản nhạc khác nhau diễn đạt những cung bậc tình cảm vô cùng đa dạng, phong phú của con ngƣời. Trong hội họa, nhờ khả năng tƣ duy kỳ diệu trên sự hòa phối các màu sắc, ngƣời nghệ sĩ có thể tạo ra hàng ngàn, hàng vạn những bức tranh khác nhau miêu tả thế giới hiện thực xung quanh. (theo Hữu Đạt – “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt”) Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu mang đậm sắc thái của một dân tộc. Nhƣ vậy, dù ở đâu thì giữa ngôn ngữ và văn hoá vẫn có một mối quan hệ không thể tách rời.
  • 31. 27
  • 32. 28 Chƣơng 2: “NƢỚC” TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ TIẾNG HÁN 2.1Văn hóa “nƣớc” của ngƣời trung quốc Nƣớc là vật chất vô cùng quan trọng mà lại vô cùng đặc biệt trên thế giới. Nƣớc đem lại sự sống, đem lại sự giàu có, nhờ vậy mà thế giới trở nên tƣơi đẹp hơn, nhƣng cũng chính nƣớc gây ra thiên tai, gây ra nghèo đói, gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Nƣớc trở thành đối tƣợng truyền tải văn hóa quan trọng, văn hóa nƣớc đƣợc ra đời nhờ hoàn cảnh này. “Văn hóa nƣớc” là một khái niệm phái sinh từ “văn hóa” nói chung, “văn hóa nƣớc” là một hình thái văn hóa mang nhiều đặc tính của nƣớc. Vi vậy, muốn tìm hiểu “văn hóa nƣớc” trƣớc tiên phải có những hiểu biết cơ sở về “văn hóa”, đồng thời cần có nhận thức sơ bộ về mối quan hệ giữa văn hóa và văn hóa nƣớc. 2.1.1 Văn hóa là gì Văn hóa là một khái niệm vô cùng rộng và rất khó nắm bắt. Văn hóa giống nhƣ một chỉnh thể đƣợc cấu thành từ hàng tỉ tỉ tế bào cấu thành mà đƣờng biên hạn định không đồng đều, nội hàm và ngoại diên đều không xác định. Muốn tìm hiểu về văn hóa, trƣớc hết phải hiểu về ba yếu tố nội hàm quan trọng của văn hóa: Một là, tƣ tƣởng, chính là con ngƣời – chủ thể của văn hóa. Chỉ có con ngƣời mới có tƣ tƣởng, tƣ tƣởng của con ngƣời chính là bản chất của văn hóa. Hai là sự liên hệ, chính là sự vật khách quan – khách thể của văn hóa. Quá trình con ngƣời phát sinh liên hệ hoặc quan hệ với các sự vật khách quan trên thế giới (quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội loài ngƣời) chính là quá trình hình thành và sáng tạo ra văn hóa. Ba là “Sự giàu có”, là hình thức tồn
  • 33. 29 tại của văn hóa, là kết quả khi kết hợp phát triển các điều kiện khách thể và chủ thể của “văn hóa”. Ở phƣơng Tây, “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “culture”, nghĩa gốc là chỉ việc trồng trọt và canh, từ sau thế kỉ 15, từ này dần dần đƣợc dẫn dùng để chỉ sự bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức và năng lực của con ngƣời. Năm 1871, nhà Nhân loại học Văn hóa ngƣời Anh Taylor đã từng miêu tả suy nghĩ của mình về “văn hóa” thông qua cuốn “Văn hóa nguyên thủy”: “Văn hóa hay văn minh, nếu nhìn từ góc độ ý nghĩa của dân tộc học nghĩa rộng, thì là một chỉnh thể rất phức tạp, bao gồm toàn bộ tri thức, tín ngƣỡng, đạo đức, pháp luật, tập tục mà xã hội loài ngƣời đạt đƣợc và bao gồm một tập hợp tổng hợp các loại năng lực, tập quán mà một thành viên trong một xã hội có thể có đƣợc.” Quan niệm này rất có ảnh hƣởng đến những nghiên cứu về văn hóa sau này. Trong Bản tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mexico, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Hơn nữa, Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Kết hợp các góc độ về văn hóa của Trung Quốc và phƣơng Tây, dễ dàng nhận thấy văn hóa là một khái niệm thông dụng trên toàn thế giới, bao hàm những điểm cơ bản dƣới đây: Một, văn hóa là tƣ tƣởng, là kết quả của hoạt động tƣ duy có đƣợc thông qua quá trình suy nghĩ, tìm tòi của con ngƣời, là hình ảnh phản chiếu với sự
  • 34. 30 tồn tại của xã hội, là bản chất cơ sở của mọi văn hóa, là khác biệt căn bản giữa ngƣời và mọi loài động vật. Hai, văn hóa là kiến thức, là thành quả kết tinh nhận thức về sự vật khách quan của loài ngƣời, là một loại tài sản tinh thần có thể dùng để truyền tài và giao lƣu. Ba, văn hóa là một loại năng lực, thông thƣờng chỉ năng lực phát minh sáng chế, xử lí, phán đoán, biện giải và nhận thức với sự vật. Bốn, văn hóa là nghệ thuật, là một cách thức đặc biệt dùng đặc trƣng tình cảm và sự tƣởng tƣợng để nắm bắt thế giới, là một loại ý thức xã hội tổng hợp các hoạt động tâm lí: tri giác, tình cảm, lí tƣởng, ý niệm của nghệ thuật gia. Năm, văn hóa là tinh thần, cũng tức là ý thức, là thế giới hiện tƣợng nội tâm của con ngƣời, tinh thần có thể sản sinh ra một luông động lực mạnh mẽ. Sáu, văn hóa là tín ngƣỡng, là một loại cột đỡ và nơi gửi gắm của tinh thần, kể cả chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm đều là một loại hiện tƣợng văn hóa, cũng là một nội dung quan trọng trong nội hàm văn hóa. Bảy, văn hóa là sự giàu có, là tổng hòa nguồn tài nguyên tinh thần và vật chất do nhân loại sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử, trong qua trình tiếp xúc với các loại sự vật khách quan, con ngƣời có đƣợc kiến thức, năng lực và trí tuệ, nhờ vậy mà con ngƣời có thể sáng tạo ra nguồn tài nguyên giàu có cả về vật chất và tinh thần. 2.1.2 Văn hóa “nƣớc” Dựa trên nghiên cứu của nhiều học giả Trung Quốc về văn hóa nƣớc, luận văn này xin đƣợc sử dụng ý kiến của nhóm học giả biên soạn “Độc bản văn hóa nƣớc đại chúng”: “Trong quá trình phát sinh liên hệ giữa nƣớc và các phƣơng diện trong cuộc sống của con ngƣời. Với mọi ngƣời, nƣớc là vật truyền tải văn hóa, trong các hoạt động liên quan đến nƣớc, văn hóa nƣớc là vật tổng hòa, là diện mạo chung thể hiện sự giàu có bao gồm cả tinh thần lẫn vật chất do con ngƣời sáng tạo. Mối liên hệ này không chỉ bao gồm sự liên kết giữa con ngƣời với nƣớc trong các mặt: sinh tồn, cuộc sống, phƣơng thức
  • 35. 31 sản xuất mà còn bao gồm sự liên kết giữa nƣớc và các mặt của xã hội: văn minh, kinh tế, quân sự, môi trƣờng sinh thái.” (35) Khi xác định giới hạn (đƣờng biên) của “văn hóa nƣớc” cần phải chú ý hai nội dung quan trọng sau: Một là, “nƣớc là vật chứa đựng”. Vật truyền tải là một dạng vật chất hoặc bán vật chất chứa đựng một sự vật nào đó. Nói một cách khác, nƣớc bản thân nó không phải là một loại văn hóa, mà chỉ là một loại vật dẫn, một vật truyền tải của một hệ thống văn hóa, và nƣớc có nhiệm vụ truyền tải mối liên hệ giữa nƣớc và con ngƣời, giữa nƣớc và văn hóa. Mối liên hệ này bao gồm hai nội dung : một là truyền tải cống hiến vĩ đại của nƣớc đối với nhân loại, ví dụ : tác dụng của nƣớc đối với tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, tác động của nƣớc lên các mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, nghệ thuật, thẩm mỹ ; hai là chứa đựng những hoạt động kinh nghiệm thực tế vĩ đại của con ngƣời đối với nƣớc, nhƣ : tạo nguồn nƣớc uống, trị thủy, tiết kiệm nƣớc, quản lý nguồn nƣớc. Chính mối quan hệ giữa hai phƣơng diện này hình thành văn hóa nƣớc, vì vậy, có thể nói văn hóa nƣớc là văn hóa coi nước là vật truyền tải. Hai là, những hoạt động liên quan đến nước, chủ yếu bao gồm : các hoạt động trị thủy, quản lí nguồn nƣớc, bảo vệ nguồn nƣớc, các hoạt động nghệ thuật liên quan đến nƣớc nhƣ vẽ tranh, sáng tác nhạc phẩm liên quan đến nƣớc … những hoạt đông này là động lực phát triển và là cơ sở để hình thành văn hóa nƣớc. 2.1.3 Văn hóa nƣớc và văn hóa Trung Hoa Văn hóa nƣớc với đời sống tâm linh Nƣớc còn trở thành biểu tƣợng của đời sống tinh thần và của Thánh Linh, Chúa trời ban cho loài ngƣời. Nƣớc của sự sống đƣợc coi là một biểu tƣợng về nguồn gốc vũ trụ. Nƣớc làm cho thanh khiết, chữa khỏi bệnh, làm trẻ lại vì
  • 36. 32 vậy đƣa con ngƣời vào cõi vĩnh hằng. Bản thân nƣớc có tính năng làm sạch và cũng vì lý do đó, đƣợc coi là thiêng liêng. Vì thế, nƣớc đƣợc dùng trong các nghi lễ tắm gội, nƣớc có hiệu lực xóa bỏ mọi lỗi lầm và mọi vết nhơ. Ngoài ra, nƣớc tƣợng trƣng cho sự sống: nƣớc hồi sinh mà con ngƣời tìm đƣợc trong cõi tối tăm, có tính năng làm sống lại. Ở Trung Quốc, ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện từ dân gian truyền miệng đến thần thoại đều có sự xuất hiện của “nƣớc”, ví nhƣ: Tinh Vệ lấp biển, Ma Tổ (thần bảo vệ ngƣời làm nghề chài lƣới) , Long Vƣơng, Thần mƣa, … Không chỉ tồn tại trong thần thoại, nƣớc còn đi vào lịch sử Trung Quốc với một vị thế đặc biệt, nhƣ một nhân chứng lịch sử: chứng kiến cái chết của Lí Bạch, của Khuất Nguyên ... Văn hóa nƣớc và khởi nguồn triết học Phan Kiệt trong “Dĩ thủy vi sƣ – khởi nguyên Triết học Trung Quốc” (Thủy lợi Trung Quốc, số tháng 5 năm 2005) đã đƣa ra nhiều chứng cứ qua đó khẳng định vị trĩ của nƣớc trong nền triết học Trung Quốc. Nƣớc là “thầy giáo” khơi gợi sự ra đời của học thuyết “Trung Dung” của Nho Giáo. Trung Dung là học thuyết khởi nguyên của tƣ tƣởng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” rất nổi tiếng sau này. Không chỉ tìm thấy dấu tích của nƣớc trong Nho giáo, “Đạo Đức Kinh” (tác phẩm kinh điển của Đạo Giáo) có viết: “Thƣợng thiện nhƣợc thủy, thủy lị vạn vật nhi bất tranh”. Từ tƣ tƣởng Nho giáo của Khổng Tử đến Đạo giáo của Lão Tử đều có nguồn gốc từ nƣớc, đều “dĩ thủy vi sƣ”. Trong quá trình quan sát nƣớc, tìm đƣợc linh cảm, tìm đƣợc tƣ tƣởng, tạo ra những tƣ tƣởng triết học quan trọng. Phan Kiệt cho rằng nƣớc là vật thể có sinh mệnh, nhìn từ đặc tính lƣu động và bản chất linh động của nƣớc ta có thể thấy sức sống mãnh liệt của nƣớc đã nuôi dƣỡng nguồn sống của con ngƣời. Trong quá trình tiếp nhận sự nuôi dƣỡng của nƣớc, con ngƣời còn tiếp nhận những sức mạnh đặt trƣng của nƣớc, hình thành nên nhân cách của bản thân.
  • 37. 33 Trong quá trình học tập, con ngƣời sử dụng nƣớc nhƣ một phƣơng tiện giúp con ngƣời nhận thức và quan sát thế giới khách quan, có thể nói, mọi nhận thức về thế giới khách quan của con ngƣời đểu bắt nguồn từ quá trình quan sát nƣớc. Nƣớc là cơ sở cho những tƣ tƣởng trừu tƣợng đƣợc gắn vào vật chất trong triết học hiện đại. Trong Triết học phƣơng Tây cũng có mệnh đề quan trọng liên quan đến nƣớc: liệu có ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông? Qua đó, có thể thấy không chỉ trong văn hóa Trung Hoa, nƣớc mới có vị trí quan trọng. Trong Triết học Trung Quốc, văn hóa nƣớc thể hiện qua những điều sau đây: Ý thức kính sợ, ngƣời cổ đại thƣờng có ý tôn kính trời đất, sợ hãi quỷ thần, thực ra từ thời điểm đó, nƣớc đã đƣợc thần hóa, họ cho rằng có Hà Bá, có Giang Thần. Trong những thần thoại cổ, ví nhƣ: Nữ Oa vá trời, Đại Vũ trị thủy, đều thể hiện công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh với quỷ thần. Ý thức tôn sùng, thời cổ, nƣớc đƣợc coi nhƣ khách thể tƣơi đẹp của tự nhiên, nhiều tƣ tƣởng tôn sùng dựa trên thẩm mỹ chủ quan đều đƣợc khởi nguồn từ nƣớc. Ý thức suy đoán, nƣớc đƣợc coi là một yếu tố trong ngũ hành – những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thế giới vạn vật, thủy là nguyên tố đứng đầu trong ngữ hành (theo “Thƣợng Thƣ – Hồng Phạm”) . Tuy đây đều là học thuyết của Huyền học, những cũng đã chứng minh đƣợc con ngƣời đã nâng cao ý thức về nƣớc đến một cao độ mới. Ý thức so sánh cùng loại, Khổng Tử cho rằng thời gian trong cuộc đời con ngƣời cũng dễ dàng qua đi, cũng nhƣ nƣớc vậy, một khi trôi chảy mất thì không thể lấy lại, vậy nên cần phải trân trọng hiện tại (“Thệ giả nhƣ tƣ phu, bất xả trú dạ”) . Trị quốc nhƣ trị thủy, điều này thể hiện rất rõ qua tƣ tƣởng của nhiều nhà chính trị, ví dụ: “Thủy khả tải châu, diệc khả phú châu” (Nƣớc có thể chở
  • 38. 34 thuyền cũng có thể lật thuyền) . Đạo trị thủy gồm hai công việc: thứ nhất là phòng, thứ hai là dẫn. Phòng là phòng tránh, dẫn là dẫn dắt, làm tốt hai công việc này thì không lo những tai họa ập đến. Nƣớc và văn hóa nghệ thuật, trong những điển tích văn học lịch sử, bóng dáng của nƣớc luôn luôn rất dễ nhận ra, có thể kể đến “Thủy hử” (tác phẩm văn học) , “Cao sơn lƣu thủy” (nhạc phẩm) , “Thanh minh thƣợng hà đồ” (họa phẩm) … cho đến những tập tục văn hóa địa phƣợng: đua thuyền rồng, lễ té nƣớc, thả hoa đăng… Có thể thấy linh cảm sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, hay truyền cảm hứng cho những phong tục tập quán đều chịu nhiều ảnh hƣởng của nƣớc. Văn hóa nƣớc và xã hội Trong văn hóa lúa nƣớc, việc mọi ngƣời quan tâm nhất đó là trừ thủy hại, hƣng thủy lợi, lịch sử đã chứng minh: nƣớc tốt sự nghiệp tốt, văn minh vật chất và công cuộc kiến thiết văn minh tinh thần nhờ đó cũng đƣợc nâng cao, ngƣợc lại, nƣớc không thuận ắt sẽ chịu kìm kẹp nghiêm trọng. Lịch sử Trung Quốc chính là lịch sử trừ thủy hại, hƣng thủy lợi, bắt đầu từ Đại Vũ kéo dài qua các triều đại, có thể thấy việc giải quyết những vấn đề liên quan đến “nƣớc” luôn đƣợc chú trọng và đặt lên hàng đầu. Trong suốt quá trình trị thủy là sống chung với “nƣớc”, dân tộc Trung Hóa sáng tạo nên nguồn tài nguyên vật chất vô cùng giàu có, cũng sáng tạo nên nguồn tài nguyên tinh thần vô cùng quý báu – chính là văn hóa nƣớc. Hiện nay, văn hóa nƣớc ngày càng nhận đƣợc nhiều sự coi trọng, việc kiến thiết văn hóa nƣớc cũng trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngƣời dân Trung Quốc. Nhiệm vụ chủ đạo xin đƣợc liệt kê trong dịp khác, ở đây ngƣời viết xin liệt ra điểm quan trọng nhất: Trong quá trình kiến thiết duy trì tƣ duy trị thủy cần đảm bảo trạng thái hòa hợp giữa con ngƣời và môi trƣờng nƣớc. Tăng cƣờng kiến thiết văn hóa nƣớc ôn hòa, chú trọng công tác
  • 39. 35 tƣ tƣởng và duy trì mức độ nhân văn trong công việc. Nâng cao chất lƣợng văn hóa trong công tác kiến thiết thủy lợi, làm phong phú hơn cuộc sống tinh thần văn hóa nƣớc nói riêng và văn hóa nói chung. Phát triển sự nghiệp văn hóa nƣớc và sản vật từ văn hóa nƣớc, nâng cao thực lực của văn hóa nƣớc. Bảo vệ và điều chỉnh di sản từ văn hóa nƣớc lâu đời, phục vụ công cuộc kiến thiết thủy lợi đƣơng đại. Văn hóa nƣớc là một bộ phận cấu thành quan trọng dƣới một hình thức đặc biệt trong tổng hòa nền văn hóa Trung Hoa. Văn hóa nƣớc, là tổng hòa sự giàu có vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra dựa trên vật chứa đựng là nƣớc. Nƣớc là nguồn gốc của sự sống, nếu không có nƣớc thì cũng không có sự sống, không có nhân loại, không có văn minh, không có văn hóa. Mọi nền văn hóa đều do những ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng bởi nƣớc sáng tạo ra, nƣớc vẫn còn để lại dấu vết và cống hiến trong mọi ngõ ngách của một nền văn hóa. Vậy nên văn hóa nƣớc mang đầy đủ đặc tính của văn hóa mẫu thể, có cống hiến đặt biệt trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa nhân loại và văn hóa mẫu thể - văn hóa dân tộc. 2.2 Nƣớc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng hán Nhƣ đã nói ở trên thành ngữ đƣợc ngƣời dân một quốc gia sử dụng nhƣ một công cụ để ghi lại cảm nhận chủ quan về thế giới khách quan, văn hóa nƣớc lại có vai trò quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, tất sẽ không thể thiếu những thành ngữ liên quan đến nƣớc. Luận văn này chủ yếu muốn tìm hiểu về văn hóa nƣớc biểu hiện qua thành ngữ, nên những thành ngữ có chứa yếu tố liên quan đến nƣớc sẽ là đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn, bao gồm những thành ngữ có chứa chữ: “浪洋 波涛海水河雨池江”. Ngoài những chữ Hán kể trên còn rất nhiều chữ khác có
  • 40. 36 chứa bộ thủy, nhƣng luận văn này không thu thập thêm, lí do là luận văn muốn tập trung tìm hiểu những thành ngữ liên quan trực tiếp đến nƣớc. Qua tra cứu từ điển điện tử và từ điển giấy, luận văn thu thập 1589 câu thành ngữ có chứa các chữ Hán nêu trên, trong đó nhiều nhất là thành ngữ có chứa chữ 水 với 381 thành ngữ. Qua tìm hiểu, nhận thấy ngoài việc thể hiện nƣớc và những đặc tính của nƣớc, những thành ngữ này còn thể hiện không khí vui tƣơi, tinh thần sảng khoải (喜气洋洋) , khó khăn trắc trở (一波三折) , hoặc đƣợc dùng để miêu tả cao lƣơng mỹ vị (山珍海味) , hay để chỉ một trạng thái tâm lí của con ngƣời (心如止水) , thậm chí còn đƣợc dùng nhƣ một hình thức ẩn dụ cho hành động thiếu đạo đức (过河拆桥) , miêu tả trạng thái thay đổi của thời tiết (雨过天青 – câu thành ngữ này còn đƣợc dùng nhƣ hình ảnh ẩn dụ cho những hành động mang tính chuyển ngoặt từ xấu sang tốt) ... Và còn nhiều ý nghĩa khác mà ngƣời viết nghĩ là khó có thể trình bày hết trong dung lƣợng của luận văn này. Sau đây xin trình bày một vài yếu tố chính: 2.2.1 Dùng nƣớc để miêu tả thực thể Thành ngữ trực tiếp miêu tả những yếu tố liên quan đến nƣớc, ở những thành ngữ này chỉ cần thông qua nghĩa mặt chữ là có thể lí giải đƣợc ý nghĩa cơ bản, những thành ngữ loại này có thể quy về cụm thành ngữ miêu tả môi trƣờng tự nhiên có liên quan đến “nƣớc”, ví dụ nhƣ: 风雨凄凄 đƣợc dùng để miêu tả trạng thái thời tiết cùng với cảm nhận tức thời. 跳进黄河洗不清 ở đây chữ 河 là chỉ trực tiếp 黄河,
  • 41. 37 Hay nhƣ 山明水秀, nƣớc trong thành ngữ này chính là chỉ nƣớc ở một con sông, con suối, với ngụ ý chỉ nguồn nƣớc sạch, trong suốt, cả câu thành ngữ thƣờng dùng để chỉ những nơi có phong cảnh đẹp, tựa núi nhìn sông. Tƣơng tự có thể kể ra rất nhiều nhƣ: 绿水青山、山清水秀、水色秀丽、水木清华、 水天一色、山水如画、千山万水、波光粼粼、湖光山色... Ngoài những thành ngữ miêu tả vẻ đẹp của nƣớc, cũng có không ít thành ngữ miêu tả thiên tai có nguồn gốc từ nƣớc, ví dụ: 洪水猛兽、风雨交加、狂 风暴雨、穷山恶水、滴水成冰、山呼海啸... những thành ngữ này tập trung miêu tả sự khắc nghiệt của hoàn cảnh tự nhiên, đồng thời cũng miêu tả những ảnh hƣởng của chúng lên cuộc sống của con ngƣời. “Nƣớc” còn đƣợc dùng để miêu tả một vùng miền, địa phƣơng nào đó, ví dụ: 巴山蜀山、白山黑水、山南水北... 福如东海, một câu thành ngữ thƣờng dùng để chúc tụng, Đông Hải ở đây chỉ biển cả ở một phƣơng trời, cả câu thành ngữ mới mang ý nghĩa so sánh, hi vọng ngƣời đƣợc chúc phúc khí dồi dào. Những câu thành ngữ đƣợc liệt kê trên đây thƣờng đƣợc dùng nhiều trong đời sống, vì không chỉ miêu tả đƣợc vẻ đẹp của môi trƣờng tự nhiên, không chỉ dùng phƣơng thức ngắn gọn nhất để miêu tả cảnh đẹp, mà khi dùng những câu thành ngữ này vẻ đẹp của ngôn ngữ cũng đƣợc thể hiện trọn vẹn nhất. Nhƣng thành ngữ vẫn luôn đƣợc coi là thủ pháp nghệ thuật thƣờng dùng với ý nghĩa ẩn dụ, nên những thành ngữ mà có thể đoán đƣợc ý nghĩa ngay từ nghĩa mặt chữ nhƣ trên không nhiều, đa phần những thành ngữ có chứa yếu tố
  • 42. 38 nƣớc đều không trực tiếp ám chỉ nƣớc mà ám chỉ những sự vật khác, “nƣớc” lúc này chính là “vật truyền dẫn”. “Nƣớc” chính là “vật truyền dẫn” để miêu tả mối quan hệ của con ngƣời, ví dụ: 情深似海自、情深潭水、桃花潭水, 望穿秋水、杯水之敬、落花有意、 流水无情... Những thành ngữ này thể hiện tình cảm sâu đậm hoặc lạnh nhạt giữa ngƣời với ngƣời, cũng có thể dùng để diễn tả tƣ tƣởng và tình cảm với con ngƣời. Do cảm quan trực tiếp mà “nƣớc” mang đến cho con ngƣời là sự dịu dàng, mềm mỏng, nên khi muốn hình dung nam giới hoặc những tính cách của nam giới thƣờng không dùng đến hình ảnh “nƣớc”, nhƣng hình ảnh dịu dàng, mềm mỏng của nƣớc rất thích hợp để miêu tả nữ giới, cho nên có thể tìm thấy rất nhiều thành ngữ dùng để miêu tả nữ giới, cả về ngoại hình lẫn tính cách, ví dụ: 出水芙蓉、秋水伊人、双瞳剪水、山没水眼、盈盈秋水... ngoài những thành ngữ mang ý nghĩa tích cực này cũng có những thành ngữ mang tính tiêu cực, ví dụ: 水性杨花 hình dung tính cách ngƣời phụ nữ không chung thủy. Ngoài tác dụng dùng để hình dung những mối quan hệ và sự vật liên quan đến con ngƣời, “nƣớc” còn đƣợc dùng để miêu tả tác phẩm văn học, ví dụ: 阳春白雪 hình dung tác phẩm văn học cao nhã, không dung tục. 波澜老成 hình dung tác phẩm văn học có nhiều nút thắt, dẫn dắt lên xuống, khí chất phi phàm. 洋洋洒洒 hình dung mạch văn hay chủ để rõ ràng phong phú, liên tục không đứt quãng, cũng dùng để hình dung mạch văn hoặc khí chất của bài văn, cũng có thể dùng để hình dung tƣ tƣởng dồi dào khả năng viết văn liền mạch, thông suốt.
  • 43. 39 韩海苏潮, 韩海 chỉ Hàn Dũ nhà Đƣờng 苏潮 chỉ Tô Thức nhà Tống, câu thành ngữ này dùng để chỉ khí chất văn chƣơng hào tráng, nhƣ sóng, nhƣ biển lớn. 汪洋大肆 dùng để hình dung khí chất hào hùng, tự do tự tại của văn chƣơng hoặc thƣ pháp. Những thành ngữ dùng để miêu tả về các tác phẩm văn học đều kế thừa khí chất sóng cuộn của nƣớc cũng nhƣ dễ dàng miêu tả độ trùng điệp của từng ngọn sóng, khi dùng những thành ngữ này để bình luận về một tác phẩm văn học cũng tức là ngầm nhận định mức độ thành công của tác phẩm. Một bộ phận không nhỏ các câu thành ngữ tuy không trực tiếp ám chỉ nƣớc nhƣng đều chỉ những sự vật có nguồn gốc từ nƣớc ví dụ nhƣ: sóng, chỉ riêng “sóng” trong tiếng Hán có đến ba chữ Hán để đại diện cho sự vật này, đó là “浪、波、涛”. Và những câu thành ngữ chứa đựng ba chữ Hán này đều mang ý nghĩa ám chỉ những khó khăn, thách thức mà con ngƣời thƣờng gặp phải trong cuộc sống, ví dụ: 兴波作浪, nếu phải tìm một thành ngữ tiếng Việt tƣơng ứng, thì có lẽ “tác oai tác quái” là thành ngữ có thể đảm bảo truyền tải hết nội dung nhất. “Sóng” (浪、波) ở đây không phải chỉ những con sóng trực tiếp ngoài biển khơi, mà mƣợn hình ảnh sóng biển để ẩn dụ cho những việc làm sai trái, gây khó dễ cho ngƣời khác. 骇浪惊涛、惊涛巨浪 là hai thành ngữ thƣờng dùng để hình dung hoàn cảnh hiểm ác hay cuộc tranh đấu kịch liệt.
  • 44. 40 Hay nhƣ 大风大浪、鲸波鼍浪 dùng để miêu tả xã hội nhiều biến đổi, nhiều trắc trở. Hoặc có thể dùng để hình dung giai đoạn đấu tranh khốc liệt hay những trở ngại to lớn gặp phải trên con đƣờng phát triển. 一波未平, 一波又起 miêu tả quá trình tiến hành sự việc gặp nhiều trắc trở, vấn đề này chƣa giải quyết đã xảy ra vấn đề khác tiếp theo. Dùng “nƣớc” để miêu tả tiền tài, trong cuộc sống ắt hẳn rất nhiều lần nghe thấy những cụm từ nhƣ: “捞外水”、“花钱如流水”、“油水多”... thành ngữ tất cũng đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức để miêu tả tiền tài, ví dụ: 清水衙门 thời cũ dùng để hình dung công việc không đƣợc tiếp quản lƣợng tiền bạc lớn, vì thế mà không thể thu đƣợc lợi ích gì, ngày nay thƣờng dùng để hình dung đơn vị công tác kinh phí ít, phúc lợi ít. Dùng “nƣớc” để miêu tả giao thông, dù cho có rất nhiều từ, cụm từ, thành ngữ dùng để miêu tả trạng thái giao thông, nhƣng nƣớc vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một thói quen, ví dụ: 车水马龙 nghĩa mặt chữ là: xe nhiều nhƣ dòng chảy của nƣớc, ngựa chạy nhiều nhƣ Giao Long đang bơi, dùng để hình dung cảnh tƣợng, ngựa xe tấp nập, cũng dùng để hình dung cản sắc đô thị, phồn hoa sầm uất. 水泄不通 miêu tả hình ảnh đến dòng nƣớc cũng không chảy ra đƣợc, không có lối thoát, đƣợc mọi ngƣời dùng với nghĩa ẩn dụ: giao thông ùn tắc nghiệm trọng, không thể nhúc nhích đƣợc. Những thành ngữ này vốn đều chứa “nƣớc”, với hình ảnh lƣu động của dòng chày, khi gặp hải trở ngại không thể tiếp tục dòng chảy thông thƣờng, chính hình ảnh này rất thích hợp để miêu tả trạng thái giao thông.
  • 45. 41 Dùng “nƣớc” để hình dung thời gian, trong tiếng Hán có thành ngữ “似水 流年”、“年华似水” để miêu tả thời gian một đi là sẽ không quay trở lại, sử dụng nguồn gốc “nƣớc” để ánh xạ lên khu vực khái niệm trừu tƣợng của “thời gian”. 2.2.2 Dùng nƣớc để miêu tả thuộc tính Dùng nƣớc để miêu tả đôi mắt, tiếng Hán dùng rất nhiều cụm từ (không chỉ những cụm từ có chứa “nƣớc”) để miêu tả đôi mắt (đặc biệt là đôi mắt của thiếu nữ) , ví dụ: “水汪汪”、“清澈明亮”、“双瞳剪水”、“盈盈秋水”、“望穿 秋水”… trong đó “秋水” chỉ đôi mắt trong sáng, lanh lợi, điểm chung của những câu thành ngữ này là đều so sánh đôi mắt của ngƣời con gái trong sáng nhƣ nƣớc hồ mùa thu, chính đặc điểm trong suốt rõ ràng của “nƣớc” đƣợc ánh xạ lên khu vực miêu tả đôi mắt. Dùng nƣớc để miêu tả sức mạnh, “nƣớc” là nguyên tố thể hiện rõ ràng tính chất đơn giản của triết học Trung Quốc. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có viết: “Thủy vi thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiên”, mọi sự vật đều có hai mặt tính chất, nƣớc trong quan điểm của mọi ngƣời là vật chí âm chí nhu, nhƣng lại mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Nƣớc là dòng chảy không ngừng nghỉ, nƣớc có thể tích tiểu thành đại, vì vậy khi tích lũy đủ lớn có thể đạt đến cảnh giới “百川入海”, vì là dòng chảy không ngừng nghỉ nên cuối cùng có thể “水滴石穿” , câu thành ngữ này vừa miêu tả nguồn sức mạnh của nƣớc, vừa miêu tả quá trình tích lũy năng lƣợng của nƣớc, dù trong nhiều trƣờng hợp nguồn năng lƣợng nhìn có vẻ yếu đuối, nhƣng chỉ cần kiên trì không ngừng, thì sẽ đạt đƣợc thành công. Sức mạnh của nƣớc là vô cùng lớn đến mức khó có thể ngăn cản đƣợc, xu hƣớng xã hội cùng hƣớng
  • 46. 42 phát triển giống nhƣ nƣớc chảy không ngừng, việc cá nhân có thể làm là thuận theo dòng chảy của sự phát triển. Dùng nƣớc để miêu tả sự yên bình, “平淡如水”- khi gặp câu thành ngữ này, ngƣời viết lập tức liên tƣởng đến “白开水- nƣớc lọc – nƣớc trắng”, một hình ảnh đƣợc dùng để hình dung sự việc hay hoàn cảnh bình thƣờng, phổ thông, không có điểm gì đặc biệt, cũng chẳng có điểm gì mới mẻ. “Nƣớc” là sự vật phi vật chất, không màu, không mùi, không vị, những đặc điểm này thông qua quá trình gia công của con ngƣời ánh xạ lên tấm bảng “bình đạm”. Hơn nữa, trong tiếng Hán có câu thành ngữ “血农于水”, “nƣớc” ở đây là chỉ “mối qua hệ phi huyết thống”, còn “máu” ở đây là chỉ “ mối quan hệ huyết thống”, cả câu thành ngữ nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của mối quan hệ huyết thống, trong trƣờng hợp này “nƣớc” cũng vừa vặn bao hàm ý nghĩa “thông thƣờng – bình thƣờng”. Vì lẽ đó mà nƣớc còn đƣợc dùng để hình dung cuộc sống, một cuộc sống bình thƣờng, không có nhiều nút thắt đặc sắc, những thành ngữ nhƣ “一潭死 水”、“清汤寡水”đã mang “nƣớc” ánh xạ lên đối tƣợng “cuộc sống” những thành ngữ này đều miêu tả cuộc sống rập khuôn, vô vị, không có thay đổi và cả những khó khăn, khốn cùng trong cuộc sống, “nƣớc” trong những ẩn dụ loại này đều mang tính tiêu cực. Dùng nƣớc để ẩn dụ cho sự rắc rối, nƣớc có mặt ôn hòa, dịu dàng, cũng có mặt đáng sợ nhƣ ở trên đã trình bày những câu thành ngữ ám chỉ thiên tai do nƣớc gây ra. Ở đây, ngƣời viết muốn trình bày thêm, nƣớc không chỉ là thiên tai, mà còn là sự rắc rối, điều này phù hợp với “tính hai mặt” của một sự vật. Ví dụ: “兵来将挡水来土掩” nƣớc ở đây là chỉnh tình hình rắc rối nghiêm
  • 47. 43 trọng, “水深火热” đƣợc dùng để miêu tả tình trạng khốn cùng của ngƣời dân, nƣớc và lửa ở đây để chỉ một loại rắc rối hoặc tình huống nguy hiểm, “滴水不 漏”đƣợc dùng để hình dung một ngƣời làm việc cẩn thận, ổn thỏa, không xảy ra sơ xuất nào, nƣớc ở đây chính là sai sót, sơ xuất. Dùng nƣớc để hình dung điều kiện, câu thành ngữ “水到渠成” vốn dùng để chỉ những nơi có nƣớc chảy đến từ nhiên sẽ thành mạng nƣớc, sau này đƣợc mọi ngƣời dùng với ý nghĩa điều kiện chín muồi, làm việc ắt sẽ thành công; “山穷水尽”dùng để chỉ không có đƣờng nào khác, hay nói cách khác là không có cách gì để thoát khỏi hoàn cảnh khốn cùng; “水涨船高”vốn để miêu tả hình ảnh thuyền dâng cao tỉ lệ thuận với độ lên của nƣớc, sau đƣợc dùng để hình dung sự việc đƣợc cải thiện nhờ việc cải thiện những điều kiện và cơ sở sẵn có. Những thành ngữ này đều chỉ ra “nƣớc” chính là điều kiện, có tác dụng hỗ trợ giống nhƣ điều kiện vậy, có thể thúc đẩy sự việc phát triển, đặc điểm hỗ trợ của nƣớc đƣợc ánh xạ lên tấm bảng “điều kiện” một cách tự nhiên. 2.2.3 Dùng nƣớc để miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng Dùng nƣớc để miêu tả sự bắt đầu, nƣớc là nguồn gốc của sinh mệnh, là điều kiện đầu tiên quan trọng nhất cho sự bắt đầu. Quản Trọng từng nói: “是故具 者何也?水是也, 万物莫不以生, 唯之其托者能为之天正。具者, 水是 也。” quan điểm này đã xác nhận tồn tại tƣ tƣởng “coi nƣớc là khởi nguyên của vạn vật” và cũng bắt đầu manh nhà ý tƣởng dùng nƣớc để miêu tả sự bắt đầu. Trong tiếng Hán có những câu thành ngữ nhƣ “饮水思源”, “喝水不忘挖 井人”để nhắc nhở mọi ngƣời phải biết nhớ ơn, không đƣợc quên nguồn cội,
  • 48. 44 nƣớc đƣợc dùng để miêu tả nguồn gốc của sự vật. Câu thành ngữ “沿波讨源” vốn chỉ việc đi theo dòng chảy của nƣớc để tìm về nguồn gốc, sau này để chỉ tìm về nguồn cội. Dùng nƣớc để miêu tả môi trƣờng, câu thành ngữ “浑水摸鱼”để chỉ hành vi lợi dụng kiếm lợi không chính đáng nhằm lúc hỗn loại, có thể bắt gặp ý nghĩa tƣơng tự trong nhiều cụm từ quen thuộc nhƣ “蹚浑水”hình dung việc bị cuốn vào cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn thƣờng dùng để miêu tả ngƣời làm việc không tốt, hay “搅混水”dùng để chỉ những ngƣời có tƣ tƣởng không trong sạch, hay bịa đặt, đổ dầu vào lửa, chỉ mong thiên hạ đại loạn. “Nƣớc” ở đây là để chỉ cục diện, hoàn cảnh hỗn loạn. Dùng nƣớc để miêu tả những điều cá nhân không biết, con ngƣời có thể đo lƣờng độ nông sâu của nƣớc bằng mắt thƣờng, nhƣng chắc chắn là kết quả sẽ không đƣợc chuẩn xác. Vì vậy, có thể coi độ nông sâu của nƣớc là một kiến thức là con ngƣời chƣa biết đƣợc, muốn biết đƣợc kết quả chính xác bắt buộc phải thông qua quá trình đo lƣờng cẩn thận. Nếu muốn diễn tả sự nhận thức không rõ ràng về một sự vật, hay đang ở trong trạng thái bối rối, không biết gì hết, có thể dùng thành ngữ “一头雾水”. Nếu muốn nói đang trong quá trình khám phá, tìm hiểu một vấn đề chƣa biết, có thể dùng “摸着石头过河”. Ngoài ra còn nhiều cách nói khác ví dụ: “试水” (dùng khi muốn nói đang thử làm gì đó) hay “水太深”(dùng khi muốn diễn đạt không cách nào hiểu hết đƣợc sự việc hay trạng thái nào đó) . Dùng nƣớc để ẩn dụ cho hình ảnh mất công vô ích (làm việc gì đó) . Khi con ngƣời cố gắng làm việc gì đó những sự cố gắng lại chảy đi vô tình nhƣ
  • 49. 45 dòng nƣớc, mọi cố gắng đều là phí công. Ngƣời Trung Quốc sẽ dùng thành ngữ “竹篮打水一场空” để hình dung mọi cố gắng đều vô ích, đều bị đem đi đổ sông đổ bể, hoặc để diễn đạt trạng thái mong muốn không đƣợc thực hiện, nhƣ nằm mộng giữa ban ngày. Trong giao tiếp hàng ngày mọi ngƣời thƣờng quen nói “打水漂”để chỉ mọi việc cố gắng đều vô ích, mọi mục tiêu đặt ra đều không thực hiện đƣợc. Dù là cụm từ trong khẩu ngữ hay câu thành ngữ, thì cả hai đều mang ý nghĩa ẩn dụ “mất công vô ích nhƣ nƣớc chảy”. Dùng nƣớc để miêu tả sự mất mát, nƣớc một khi chảy đi mất là không thể lấy lại đƣợc, những lời chúng ta nói, những việc chúng ta làm, những tình cảm đã cho đi đều nhƣ dòng chảy của nƣớc, một đi không trở lại. Trong tiếng Hán, có khá nhiều thành ngữ thể hiện ý nghĩa này, ví dụ: “覆水难收”dùng để hình dung sự mất mát, cục diện đã quá hồi không thể cứu vãn đƣợc, thƣờng chỉ hôn nhân, “背水一战”dùng để hình dung trận đánh một mất một còn, hoặc sống hoặc chết. Hay nhƣ câu tục ngữ “嫁出去的女儿, 泼出去的水”thể hiện quan niệm nuôi dƣỡng con cái trƣớc đây, trong ý thức của mọi ngƣời, con gái lớn lên sớm muộn cũng sẽ phải lấy chồng, phải gả con sang nhà khác làm con dâu của họ, không thể ở nhà để phụng dƣỡng bố mẹ đẻ, vì vậy và mọi ngƣời coi việc con gái đi lấy chồng không thể tiếp tục ở bên cạnh bố mẹ đẻ cũng giống nhƣ bát nƣớc hắt đi, hắt đi rồi thì không thể lấy lại đƣợc. Dùng hình ảnh nƣớc ẩn dụ cho hình ảnh vận mệnh của con ngƣời, cuộc đời của một ngƣời sẽ có lúc đƣợc an nhàn, sẽ có lúc vất vả, sẽ có lúc hƣng thịnh, sẽ có lúc suy thoái. Vận mệnh giống nhƣ đồ thị hình sin chứ không phải một đƣờng thẳng, cuộc đời của một ngƣời cũng giống nhƣ hình ảnh ngọn sóng, trùng trùng điệp điệp. Khi muốn miêu tả ý nghĩa trừu tƣợng trong suốt quá