SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HUỆ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HUỆ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9 22 20 24
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-
Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được trình bày
trong luận án một cách trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Tác giả
Hoàng Thị Huệ
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn,
động viên, khuyến khích của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS.Vũ Thị Thanh Hương, người thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của
cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá
trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa, Thể thao & Du
lịch Thanh Hóa- nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và viết luận án.
Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Ngôn ngữ học - Học viện
khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng
nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện Luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Hoàng Thị Huệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN..........................................................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ.....................................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ....................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam........19
1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ................................................................22
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ .................................................................................22
1.2.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ ................................................................................25
1.2.3. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm khác.........................................29
1.2.4. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ......................................34
1.2.5. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ thời trang ..........................................................36
1.2.6. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt.............................38
1.3. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ............................................40
1.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu......................................................40
1.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ................................................................40
1.3.3. Nguyên tắc so sánh đối chiếu ...................................................................41
1.4. Thời trang và thuật ngữ thời trang...............................................................42
1.4.1. Khái niệm thời trang.................................................................................42
1.4.2. Khái niệm thuật ngữ thời trang.................................................................43
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ THỜI
TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.............................................................46
2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số
lượng ngữ tố cấu tạo................................................................................................46
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ số lượng ngữ
tố cấu tạo.............................................................................................................46
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố
cấu tạo .................................................................................................................49
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng
Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo ....................................................................50
2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét
từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại .........................................................51
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ phương thức
cấu tạo và đặc điểm từ loại .................................................................................51
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ phương thức
cấu tạo và đặc điểm từ loại .................................................................................54
2.2.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng
Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại..........................................56
2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ
nguồn gốc của yếu tố cấu tạo..................................................................................59
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ nguồn gốc của
yếu tố cấu tạo......................................................................................................59
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ nguồn gốc của
yếu tố cấu tạo......................................................................................................61
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng
Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo ...........................................................63
2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ
mô hình cấu tạo .......................................................................................................64
2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ mô hình cấu tạo......65
2.4.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo......70
2.5. Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời
trang tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................75
2.5.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo.......................................................................75
2.5.2. Về phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại............................................76
2.5.3. Về nguồn gốc của yếu tố cấu tạo..............................................................77
2.5.4. Về mô hình cấu tạo...................................................................................78
2.6. So sánh đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật
ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...............................................78
2.6.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo.......................................................................79
2.6.2. Về đặc điểm từ loại...................................................................................79
2.6.3. Về nguồn gốc cấu tạo ...............................................................................80
Chương 3: ĐỐI CHIẾU CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CỦA
THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT...................83
3.1. Con đường hình thành thuật ngữ là gì?.........................................................83
3.2. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh...............................83
3.2.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường................................................................84
3.2.2. Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có...................................87
3.2.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài.....................................................92
3.2.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành................................................93
3.3. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ...............................94
3.3.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường................................................................95
3.3.2. Tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có..........................................97
3.3.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài.....................................................98
3.3.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành..............................................104
3.4. Điểm tương đồng và khác biệt về con đường hình thành thuật ngữ thời
trang tiếng Anh và tiếng Việt...............................................................................106
3.5. So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với
thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...................................107
Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ
THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT................................................111
4.1. Cơ sở lý thuyết định danh .............................................................................111
4.1.1. Khái niệm định danh ..............................................................................111
4.1.2. Các nguyên tắc định danh.......................................................................112
4.1.3. Các đơn vị định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ...112
4.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và
tiếng Việt ...............................................................................................................113
4.2.1. Cơ sở phân loại.......................................................................................113
4.2.2. Các phạm trù ngữ nghĩa..........................................................................114
4.3. Các mô hình định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.....115
4.3.1. Thuật ngữ chỉ con người tham gia hoạt động thời trang.........................115
4.3.2. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ trang phục....................................117
4.3.3. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ các phụ kiện và đồ trang sức .......121
4.3.4. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ chất liệu.......................................123
4.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ các chi tiết và kết cấu trang trí...........125
4.3.6. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu
hướng................................................................................................................126
4.3.7. Mô hình định danh thuật ngữ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham
gia lĩnh vực thời trang.......................................................................................129
4.3.8. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang ....................131
4.4. Điểm tương đồng và khác biệt về các đặc trưng định danh trong thuật
ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ...............................................................132
4.5. Đặc điểm văn hóa dân tộc qua các đặc trưng định danh của thuật ngữ
thời trang tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................137
KẾT LUẬN............................................................................................................141
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐH KHXHNV Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHSP Đại học Sư phạm
H. Hà Nội
KHXH Khoa học Xã hội
NXB Nhà xuất bản
THCN Trung học chuyên nghiệp
TNAN Thuật ngữ âm nhạc
TNDL Thuật ngữ du lịch
TNPS Thuật ngữ phụ sản
TNTT Thuật ngữ thời trang
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Thứ tự
Tr. Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ thông thường ......................................31
Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp ........................................34
Bảng 2.1: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh ............47
Bảng 2.2: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép ...................47
Bảng 2.3: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh...48
Bảng 2.4: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh...49
Bảng 2.5: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ đơn ................................52
Bảng 2.6: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép...............................52
Bảng 2.7: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh........................53
Bảng 2.8: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh...............54
Bảng 2.9: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn ................................55
Bảng 2.10: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép.............................55
Bảng 2.11: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh.............56
Bảng 2.12: Nguồn gốc cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh..........................60
Bảng 2.13: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn..................................61
Bảng 2.14: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép................................62
Bảng 2.15: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh................63
Bảng 2.16: So sánh số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt
với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác.........................79
Bảng 2.17: So sánh đặc điểm từ loại của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với
thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...............................79
Bảng 3.1: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm
tiền tố..............................................................................................................88
Bảng 3.2: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm
hậu tố..............................................................................................................88
Bảng 3.3: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức ghép...............90
Bảng 3.4: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức viết tắt.....91
Bảng 3.5: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh có nguồn gốc vay mượn .......................92
Bảng 3.6: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.....93
Bảng 3.7: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh ............................94
Bảng 3.8: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức phiên âm.....100
Bảng 3.9: Thuật ngữ thời trang Tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng
cấu tạo từ ......................................................................................................102
Bảng 3.10: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng
ngữ nghĩa......................................................................................................102
Bảng 3.11: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức giữ nguyên dạng.104
Bảng 3.12: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.105
Bảng 3.13: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ........................105
Bảng 3.14: So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt
với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác.......................108
Bảng 4.1: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ con
người (chủ thể) tham gia hoạt động thời trang.............................................116
Bảng 4.2: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ trang phục .....120
Bảng 4.3: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phụ kiện
và đồ trang sức .............................................................................................123
Bảng 4.4: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chất liệu..125
Bảng 4.5: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chi tiết
và kết cấu trang trí........................................................................................126
Bảng 4.6: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phong
cách, thiết kế và xu hướng thời trang...........................................................128
Bảng 4.7: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ các sự
vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang.............................131
Bảng 4.8: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ hoạt
động thời trang .............................................................................................132
Bảng 4.9: So sánh đặc trưng định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt 133
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và xây dựng các
lĩnh vực khoa học chuyên môn. Ngày nay, mặc dù thuật ngữ học không còn là một
lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa học vẫn thu hút
được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học - công nghệ - kỹ thuật hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu thiết thực
đối với ngành thuật ngữ học, đó là: xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất các khái
niệm khoa học. Cùng với việc bàn luận các vấn đề lý thuyết của thuật ngữ học, các
vấn đề liên quan đến thuật ngữ học ứng dụng cũng đang được các nhà khoa học
dành sự quan tâm sâu sắc.
Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thời trang không chỉ
trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ mà còn là một lĩnh vực
chuyên môn. Từ lâu, con người đã xem thời trang như một biểu tượng thời thượng
của xã hội hiện đại. Người ta cho rằng thời trang là một nghệ thuật sáng tạo trên các
loại chất liệu như vải vóc, da động vật … và thời trang được đặt cạnh những ngành
nghề thuộc lĩnh vực thiết kế như kiến trúc, đồ họa hay tạo dáng… nằm trong ngành
mỹ thuật ứng dụng. Khái niệm về thời trang đã xuất hiện từ lâu và có tầm ảnh
hưởng to lớn đến tất cả các mặt của xã hội. Và giống như nhiều lĩnh vực chuyên
môn khác, lĩnh vực thời trang cũng chứa đựng những khái niệm và phạm trù riêng
biệt. Và những khái niệm, phạm trù đó được biểu thị bằng các thuật ngữ. Do vậy,
thuật ngữ của lĩnh vực thời trang chính là những từ, ngữ biểu thị khái niệm, phạm
trù đã được đúc kết, tích hợp từ các hoạt động của lĩnh vực này. Cho nên, việc
nghiên cứu và tìm hiểu về thuật ngữ thời trang có ý nghĩa thiết thực đối với khoa
học và thực tiễn đời sống xã hội ngày nay.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thời trang chưa nhiều, đặc
biệt là chưa có những công trình khoa học nghiên cứu đối chiếu với thuật ngữ thời
trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy
rằng: có nhiều thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt còn chưa mang tính hệ thống
cao, còn mang sắc thái miêu tả chứ chưa có tính chất định danh, ví dụ : áo vest vạt
2
cánh sen, chân váy đuôi cá …; một số thuật ngữ xuất hiện trong tiếng Anh nhưng
không xuất hiện trong tiếng Việt và ngược lại, ví dụ: balloon-sleeve dress, bucket
hat,…hiện diện trong tiếng Anh nhưng không có nghĩa tương đương trong tiếng
Việt, hoặc cổ cánh sen, áo cánh dơi,... chỉ có mặt trong tiếng Việt và không có
nghĩa tiếng Anh tương đương. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc bổ sung, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ thời trang là một công việc cần thiết hiện nay. Đây
chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt.
Luận án sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu và so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời
trang trong tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và
đặc điểm định danh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ
thời trang trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận
án sẽ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dịch thuật và chuẩn hoá
thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự tương đồng và khác biệt về đặc
điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang
tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho công tác
dịch thuật, xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ thời trang tiếng Việt ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần phải giải quyết được những
vấn đề sau:
(1) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận khoa học trong và ngoài nước về nghiên
cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Từ đó, xác lập
các cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu của luận án.
(2) Mô tả và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh
và tiếng Việt trên các phương diện: các đơn vị cấu tạo thuật ngữ; số lượng ngữ tố
cấu tạo thuật ngữ; phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại; nguồn gốc yếu tố cấu tạo
và mô hình cấu tạo thuật ngữ.
3
(3) Mô tả và đối chiếu con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh
và tiếng Việt trên phương diện các phương thức cấu tạo.
(4) Mô tả và đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng
Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các phạm trù ngữ nghĩa; các mô hình định
danh và đặc trưng định danh của thuật ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Qua nghiên cứu các khái niệm về thời trang và thuật ngữ thời trang, chúng tôi
nhận thấy hệ thuật ngữ thời trang bao gồm tất cả các thuật ngữ thuộc về các lĩnh
vực: trang phục, giày dép, phụ kiện, trang sức, trang điểm, tóc. Tuy nhiên, do sự
hạn chế về dung lượng của luận án, nên chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu
của luận án là các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là các từ ngữ
biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực thời trang bao gồm: con người
tham gia hoạt động thời trang; hoạt động thời trang; trang, thiết bị, phương tiện
phục vụ hoạt động thời trang; trang phục (quần áo mặc ngoài); giày dép; phụ kiện
và trang sức; chất liệu; chi tiết, kết cấu thời trang; xu hướng và phong cách thời
trang.
Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học và theo hướng nghiên cứu đối chiếu
tổng thể, chúng tôi chỉ tập trung so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang tiếng
Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và
đặc điểm định danh.
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Dựa trên các tiêu chuẩn thuật ngữ, 1162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh và 1190
thuật ngữ thời trang tiếng Việt đã được chúng tôi nhận diện và lựa chọn từ các từ
điển, giáo trình chuyên ngành, sách báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh và
tiếng Việt để làm tư liệu nghiên cứu của luận án. Trong suốt quá trình thực hiện
luận án, chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy chưa có từ điển thuật ngữ thời trang nào
được xuất bản và lưu hành. Do vậy, sự lựa chọn nguồn tư liệu của luận án tương đối
đa dạng (xem phụ lục 1).
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, so sánh và đối chiếu về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và
đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt là các
vấn đề trọng tâm của luận án. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Để giải quyết các
nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
sau đây:
(1) Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm miêu tả các đặc điểm về cấu trúc
hình thức, con đường hình thành và các đặc trưng định danh của hệ thuật ngữ thời
trang trong hai ngôn ngữ. Phương pháp miêu tả bao gồm hai thủ pháp quan trọng
được sử dụng trong luận án, đó là: thủ pháp phân tích ngữ nghĩa và thủ pháp phân
tích theo thành tố trực tiếp. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa được áp dụng để nghiên
cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó luận án
đưa ra các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trưng khu biệt làm cơ sở định
danh của hệ thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Thủ pháp phân tích theo thành
tố trực tiếp được luận án sử dụng để xác định và phân tích yếu tố cấu tạo thuật ngữ.
(2) Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng để chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm
cấu tạo, con đường hình thành, đặc điểm định danh. Trong luận án này, thuật ngữ
thời trang tiếng Anh và tiếng Việt được đối chiếu song song.
(3) Thủ pháp thống kê được sử dụng để hệ thống hóa các số liệu thuật ngữ thời
trang tiếng Anh và tiếng Việt: thống kê từ loại, tính tỉ lệ % các yếu tố tạo thành
thuật ngữ, các mô hình cấu tạo thuật ngữ, các đặc trưng định danh thuật ngữ…. Các
bảng biểu thống kê sẽ tổng hợp các dữ liệu đã khảo sát được, nhằm thể hiện rõ nét
hơn các đặc trưng cơ bản của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt trên các
phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh.
Những số liệu khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá để làm cơ sở cho những kết
luận và kiến giải về các kết quả so sánh đối chiếu của luận án.
5
Ngoài các phương pháp và thủ pháp như đã nêu trên, luận án còn sử dụng một
số phương pháp khác như mô hình hoá và lập bảng biểu để minh họa cho các kết
quả nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có thể được xem là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương
đối toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành
và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu thuật
ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ; đồng thời đóng góp vai trò
cung cấp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu thuật ngữ nói chung và thuật ngữ
thời trang nói riêng.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được của luận án sẽ làm cơ sở ngữ liệu
thiết thực cho công tác dịch thuật, chuẩn hóa và biên soạn từ điển chuyên ngành
thời trang đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành thời trang trên thế
giới cũng như tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án
cũng đóng góp vào phần tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, biên soạn tài liệu
chuyên ngành thời trang cho giảng viên và sinh viên khối các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành thời trang hoặc thiết kế thời trang.
7. Cấu trúc của luận án
Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án được chia thành bốn chương như sau:
Chương 1-Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương
này, chúng tôi đánh giá công tác nghiên cứu, phát triển thuật ngữ nói chung và thuật
ngữ thời trang nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, một số cơ sở
lý thuyết về thuật ngữ và so sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập và phân tích
rõ nét.
Chương 2- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và
tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm nghiên cứu khảo sát, miêu tả và
đánh giá hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo dựa
6
trên các phương diện: số lượng yếu tố cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm từ
loại, nguồn gốc yếu tố cấu tạo và các mô hình cấu tạo. Từ đó, luận án chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo giữa thuật ngữ thời trang tiếng
Anh và tiếng Việt.
Chương 3 - Đối chiếu con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng
Anh và tiếng Việt. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, nội
dung chính của chương 3 nhằm miêu tả và so sánh đối chiếu các con đường hình thành
thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt của con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong hai ngôn
ngữ.
Chương 4 - Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh
và tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm phân tích đặc điểm định danh
của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, chúng tôi chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh của thuật ngữ thời
trang trong hai ngôn ngữ.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nội dung của chương 1 giới thiệu một bức tranh tổng thể về tình hình nghiên
cứu thuật ngữ và thuật ngữ thời trang trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chúng tôi
cũng phân tích một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ và
thuật ngữ thời trang, tiêu chuẩn thuật ngữ, phương thức cấu tạo thuật ngữ, phân biệt
thuật ngữ với một số khái niệm khác…. Đồng thời, một số cơ sở lý thuyết về so
sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập trong chương này.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Các nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Công tác nghiên cứu thuật ngữ được bắt đầu vào thế kỷ XVIII với sự đóng góp
của một số tác giả như: Carlvon Linné (1736), Beckmann (1780), Lavoisier A.L.,
G.de Morveau, Berthellot M. và A.F.de Fourcoy (1789), Wlliam Wehwell (1840).
Đây là các nhà khoa học tên tuổi gắn liền với công tác nghiên cứu ban đầu về định
danh thuật ngữ ở giai đoạn này, trong số đó có thể kể đến vai trò của hai nhà khoa
học Lavoisier A.L.và Berthellot M. trong việc nghiên cứu sự định danh của các
thuật ngữ trong lĩnh vực hóa học. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác cũng được các
nhà khoa học chuyên môn đặt mối quan tâm lớn để nghiên cứu xây dựng hệ thuật
ngữ chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này mới chỉ
dừng lại ở những kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ và chưa tạo được
dấu ấn trong lĩnh vực ngôn ngữ học.
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Auger [dẫn theo 88]
về bốn giai đoạn phát triển chính của quá trình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới,
đó là:
1930-1960 (Giai đoạn khởi đầu)
Đây là thời kỳ hình thành công tác nghiên cứu thuật ngữ và đánh dấu những
bước phát triển đầu tiên đáng chú ý. Trước hết phải kể đến thành tựu của Wuster
E. (Wieselburg 1898 – Vienna 1977), một kỹ sư và cũng là một Tiến sĩ chuyên
8
ngành kỹ thuật điện của trường Đại học Stuttgart (Đức). Wuster đã được xem như
là một người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học cũng như
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả khác sau
này. Trong tác phẩm “Lí luận chung về thuật ngữ” (1931), Wuster đã phân tích
những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số
nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ, trình bày những vấn đề chính trong phương
pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ và đề xuất các phương pháp hệ thống hóa thuật ngữ.
Ông cũng đã nhìn nhận thuật ngữ là một nhánh nghiên cứu của thuật ngữ ứng
dụng. Công trình nghiên cứu này của Wuster đã được dịch sang tiếng Nga và thực
sự thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới. Năm
1931, trong luận án tiến sĩ có tên tiêu đề “Tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ kỹ
thuật” (International Standardisation of Technical Terminology), ông trình bày
các lập luận cho việc hệ thống hóa công tác nghiên cứu thuật ngữ, thiết lập một số
nguyên tắc xử lý thuật ngữ, đồng thời xây dựng phương pháp xử lý dữ liệu thuật
ngữ. Từ đây, hệ thống thuật ngữ đã được Wuster định hướng phát triển dựa trên
kinh nghiệm nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật máy cơ khí. Cũng
chính công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của
ngành thuật ngữ học cũng như xây dựng hướng nghiên cứu thuật ngữ thực sự
mang tính khoa học. Những mục tiêu chính mà Wuster đã quyết tâm đạt được
trong nghiên cứu thuật ngữ [dẫn theo 89; tr.165] là: (1) Loại bỏ sự mơ hồ từ các
ngôn ngữ kỹ thuật bằng cách chuẩn hóa thuật ngữ để chúng trở thành các công cụ
giao tiếp có hiệu quả; (2) Thuyết phục tất cả người dùng ngôn ngữ kỹ thuật về
tính ưu việt của thuật ngữ chuẩn; (3) Xây dựng tính nguyên tắc khoa học trong
thuật ngữ ứng dụng. Tiếp nối nghiên cứu về lý thuyết thuật ngữ của Wuster, còn
có bốn học giả ngôn ngữ khác, đó là: A. Schloman, người Đức, nghiên cứu về bản
chất mang tính hệ thống của thuật ngữ chuyên ngành; F. de Saussure, người Thuỵ
Sĩ, người xây dựng tính hệ thống của ngôn ngữ; E. Dresen, người Nga, người đã
chú trọng đến tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hoá thuật ngữ; và J. E.
Holmstrom, người Anh, người đã định hướng phát triển nghiên cứu thuật ngữ trên
quy mô quốc tế và cũng là học giả đầu tiên kêu gọi tổ chức quốc tế UNESCO
tham gia giải quyết các vấn đề về thuật ngữ.
9
Cũng trong thế kỷ XX, một số nước châu Âu (Áo, Liên Xô, Tiệp Khắc) cũng
bắt tay vào việc nghiên cứu thuật ngữ. Tiếp đó đến các nước phương Tây (Pháp,
Canada) và các nước Bắc Âu (Bỉ, Scandinavia). Thời kỳ này cũng đã đánh dấu sự
hình thành ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ tại Áo, Liên Xô và Tiệp Khắc.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo: Đây là trường phái do Wuster E. sáng
lập với sự góp mặt của các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, đa số là các nhà ngôn
ngữ thuộc các quốc gia châu Âu như Áo, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển và Đan Mạch.
Các phương pháp nghiên cứu được trường phái này áp dụng đều phải tuân theo
nguyên tắc mà Wuster đã đề cập trong tác phẩm của ông, đó là “coi khái niệm là
điểm xuất phát của mọi nghiên cứu về thuật ngữ”. Đồng thời, việc nghiên cứu thuật
ngữ tập trung vào các khái niệm và hướng tới việc chuẩn hoá thuật ngữ và khái
niệm. Điều này xuất phát từ nhu cầu của các nhà khoa học cần chuẩn hóa hệ thuật
ngữ trong lĩnh vực chuyên môn của họ nhằm đạt hiệu quả tối đa trong giao tiếp và
có khả năng truyền tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc: Trường phái này tập trung
dành mối quan tâm lớn đến vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và các hệ thuật ngữ.
Các nhà nghiên cứu thuật ngữ của trường phái Tiệp Khắc chú trọng đến việc miêu
tả cấu trúc và chức năng của các loại ngôn ngữ chuyên ngành, mà trong đó, thuật
ngữ đóng vai trò thể hiện quan trọng. Drodz L. được xem là đại diện tiêu biểu của
trường phái này. Ông là người tiên phong và phát triển hướng nghiên cứu thuật ngữ
theo quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ chức năng của trường phái ngôn ngữ học
Praha (Prague). Theo trường phái này, các ngôn ngữ chuyên ngành phải mang tính
văn phong nghề nghiệp và song hành cùng với các văn phong khác như văn học,
báo chí và hội thoại. Các nhà nghiên cứu xem thuật ngữ như những đơn vị tạo nên
văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng.
Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô viết: Trường phái này hội tụ các công
trình nghiên cứu thuật ngữ của các nhà khoa học có tên tuổi như Lotte, Drezen,
Capelygin. Trong đó, Lotte D. S. (1898-1950) được xem là người có vai trò to lớn
trong việc phát triển công tác nghiên cứu lý thuyết về thuật ngữ ở Liên Xô. Do ảnh
hưởng của tư tưởng nghiên cứu của Wuster E. nên trong giai đoạn đầu, các nhà
10
khoa học Xô viết nghiên cứu thuật ngữ theo hướng chuẩn hoá khái niệm và chuẩn
hóa thuật ngữ dựa trên quan điểm và xu thế của các vấn đề đa ngôn ngữ tại Liên Xô
lúc bấy giờ. Công tác nghiên cứu thuật ngữ tại Liên Xô đã thu hút rất nhiều các nhà
khoa học ngôn ngữ bắt tay nghiên cứu từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu của họ đã
tạo dựng nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu thuật ngữ sau này.
Có thể nói, ba trường phái nghiên cứu này được xem như những chiếc nôi
khởi nguồn và tạo dựng nên một nền nghiên cứu khoa học thực sự về vấn đề thuật
ngữ trên toàn thế giới. Các nhà khoa học Áo, Tiệp Khắc và Xô viết đều thể hiện
quan điểm nghiên cứu thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học. Do vậy, họ coi thuật ngữ
là phương tiện truyền đạt và thực hiện giao tiếp. Từ đó, ba trường phái nghiên cứu
đã tạo lập nên các cơ sở lý thuyết cơ bản về thuật ngữ và các nguyên lý mang tính
phương pháp chi phối tính ứng dụng của thuật ngữ. Những đóng góp nghiên cứu
lớn ban đầu của ba trường phái này đã góp phần phát triển khuynh hướng nghiên
cứu thuật ngữ theo nguyên tắc dịch thuật và kế hoạch hoá ngôn ngữ sau này.
1960 – 1975 (Giai đoạn cấu trúc)
Thế kỷ XX chính thức đánh dấu sự phát vượt bậc của khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Công tác nghiên cứu thuật ngữ phát triển nhất trong lĩnh vực máy vi
tính và kỹ thuật văn bản. Các hệ thuật ngữ bắt đầu được thiết lập và xử lý trên
máy tính, đồng thời các phương pháp chuẩn hoá thuật ngữ cũng được đề xuất.
Kho xử lý dữ liệu thuật ngữ được xây dựng và lưu trữ trong máy tính. Sự kết hợp
các nguyên tắc mang tính quốc tế trong việc xử lý dữ liệu thuật ngữ bắt đầu được
chú ý. Định hướng chuẩn hoá thuật ngữ đã được nghiên cứu trong phạm vi của
một ngôn ngữ. Từ đây, vấn đề xây dựng và chuẩn hoá và thống nhất các khái
niệm thuật ngữ lại được đặt ra. [dẫn theo 88]
1975 – 1985 (Giai đoạn bùng nổ)
Giai đoạn 1975-1985 được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công
tác nghiên cứu thuật ngữ với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Xô
viết như Reformatskij A.A.,Vinogradov .,Vinokur G.O… . Các hội nghị, hội thảo
về thuật ngữ lần lượt được tổ chức tại Liên Xô đã tạo nên những diễn đàn khoa học
cho các học giả trình bày những nội dung nghiên cứu mới. Trong đó, các nhà ngôn
11
ngữ Xô viết đã tập trung thảo luận về khái niệm, tiêu chuẩn và các chức năng của
thuật ngữ; phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp, thuật ngữ với danh pháp; và
chuẩn hoá thuật ngữ. Bên cạnh đó, thuật ngữ cũng trở thành chủ đề nghiên cứu
chính của nhiều công trình khoa học lớn; đồng thời, hàng nghìn cuốn từ điển được
ra đời, hàng chục tuyển tập các bài báo được xuất bản và hàng trăm luận án phó tiến
sỹ và tiến sỹ được bảo vệ thành công [dẫn theo 60].
Thời kỳ này cũng đánh dấu sự ra đời của những chính sách kế hoạch hoá
ngôn ngữ. Liên Xô và Israel là hai quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các chính
sách này. Vai trò của thuật ngữ trong việc hiện đại hoá ngôn ngữ được thể hiện rõ
nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính đã tạo ra bước tiến nhảy vọt
trong việc hỗ trợ công tác xử lý dữ liệu thuật ngữ.
1985- nay (Giai đoạn mở rộng)
Từ sau năm 1985, song hành cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật-
công nghệ trên toàn thế giới, nghiên cứu về thuật ngữ tiếp tục được mở rộng và
phát triển đến đỉnh cao. Ở giai đoạn này, các nhà ngôn ngữ đã đạt được những
thành công trong việc nghiên cứu vấn đề ứng dụng thuật ngữ. Sự phát triển của
khoa học máy tính tại thời điểm này đã tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển
của ngành thuật ngữ học. Sự hợp tác và kết nối mang tính quốc tế về nghiên cứu
thuật ngữ học được củng cố và mở rộng.
Năm 1990, Sager J.C. xuất bản công trình nghiên cứu đầu tiên có tựa đề
“Ứng dụng xử lý thuật ngữ” (Practical Course in Terminology Processing), trong
đó ông phân tích khái niệm thuật ngữ từ khía cạnh ngôn ngữ học và giao tiếp.
Năm 1992, trong cuốn “Thuật ngữ học: Lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và
ứng dụng” (Terminology: Theory, methods and applications), tác giả Cabre đã
giới thiệu và phân tích tổng quan về thuật ngữ học từ góc độ chính trị, xã hội với
các nội dung chính: Một là, thuật ngữ cần được phân biệt với từ vựng học và ngôn
ngữ chuyên ngành thông qua các tiêu chí xây dựng thuật ngữ. Hai là, thuật ngữ
được xem như một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, trong đó thuật ngữ có mối
quan hệ giao thoa ngôn ngữ học lý thuyết và ứng dụng, khoa học tri nhận, khoa
12
học giao tiếp, khoa học máy tính. Ba là, thuật ngữ cần được chuẩn hóa và ứng
dụng với các mô hình chuẩn hóa và phương thức ứng dụng thuật ngữ.
Đến năm 2000, Antia B.E., một giáo sư ngôn ngữ của trường Đại học
Western Cape, Nam Phi đã cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu về
thuật ngữ. Trong đó, đáng chú ý nhất là cuốn sách “Terminology and language
planning” (Thuật ngữ và vấn đề kế hoạch hoá ngôn ngữ). Trong khuôn khổ
nghiên cứu sự ra đời, phát triển và ứng dụng thuật ngữ tại Châu Phi, tác giả đã
xây dựng một chiến lược mới trong việc quản lý thuật ngữ và hướng tới việc kế
hoạch hoá ngôn ngữ với một số nội dung cơ bản như sau: Một là, nguồn thuật ngữ
được đánh giá bằng việc xác định thuật ngữ, phân loại thuật ngữ và sắp xếp thuật
ngữ. Hai là, thuật ngữ cần được ứng dụng trong các mối quan hệ giữa các yếu tố:
động lực, tác nhân, thách thức, phương pháp thực hiện; việc quản lý thuật ngữ
phải được thực hiện thông qua chiến lược ngôn ngữ, hệ thống giao tiếp, vấn đề lô
gic xã hội, giao tiếp và kiến thức; đồng thời việc chuyển dịch từ điển thuật ngữ
chuyên ngành sang ngôn ngữ khác vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Ba
là, sự chuyển dịch thuật ngữ là một vấn đề thách thức đối với phương thức biểu
hiện thuật ngữ. Bốn là, thuật ngữ cần được kế hoạch hóa thông qua các mô hình
và chính phủ cần quản lý các mô hình này. Năm là, công tác nghiên cứu thuật ngữ
được phát triển thông qua nghiên cứu ngôn ngữ văn bản, nghiên cứu ngôn ngữ
chuyên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ học.
Công tác nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới đã trải qua một chặng đường
dài kể từ khi Wüster E. thực hiện công trình nghiên cứu đầu tiên của ông. Chúng tôi
đồng ý với Cabre rằng: thuật ngữ học đã và đang phát triển như một lĩnh vực nghiên
cứu khoa học. Để thực hiện được nhiều nghiên cứu thành công hơn nữa, các hội
nghị, hội thảo và diễn đàn khoa học về ngôn ngữ đa ngành cần được tổ chức thường
xuyên để các nhà nghiên cứu thuật ngữ và các nhà khoa học ở các lĩnh vực chuyên
ngành khác có cơ hội được chia sẻ và trao đổi kiến thức đa ngành. Sự nghiên cứu
giao thoa giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực không chỉ làm phong phú các
quan điểm lý thuyết về thuật ngữ mà còn tạo ra các nguồn thuật ngữ hữu ích và có
tính ứng dụng rộng rãi. [theo 88; tr.182]
13
1.1.1.2. Các nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Chúng tôi tiếp thu quan điểm nghiên cứu của tác giả Hà Quang Năng [theo 60;
tr.120] và thống nhất đánh giá sự phát triển của công tác nghiên cứu thuật ngữ ở
Việt Nam qua bốn giai đoạn cơ bản như sau:
Giai đoạn đầu thế kỷ XX
Công tác nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ta phát triển khá muộn. Do vậy, ở
giai đoạn này, tiếng Việt mới chỉ phát triển về từ vựng và cú pháp và nguồn thuật
ngữ khoa học đầu tiên mới chỉ bắt đầu được xây dựng khi có sự song hành của việc
truyền bá rộng rãi của chữ Quốc ngữ trong toàn dân.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, hầu như chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ
về thuật ngữ tiếng Việt trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu là nghiên cứu về dạng
phiên âm một số thuật ngữ tiếng Hán và tiếng Pháp. Sự ra đời của cuốn sách “Danh
từ khoa học” (1942) của tác giả Hoàng Xuân Hãn đã đánh dấu sự hình thành thuật
ngữ tiếng Việt với chữ quốc ngữ Latin hóa. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra 8
tiêu chuẩn để xác định thuật ngữ (danh từ) khoa học chuẩn, đó là : (1) Mỗi một ý
phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phải riêng về ý ấy; (3) Một ý đừng có
nhiều danh từ; (4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; (5) Danh từ trong các môn
phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; (6) Danh từ phải gọn; (7) Danh từ phải
có âm hưởng Việt âm; (8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có
tính cách quốc gia. Đồng thời, tác giả Hoàng Xuân Hãn cũng đề xuất 3 phương sách
đặt danh từ khoa học: (1) Phương sách dùng tiếng thông thường; (2) Phương sách
phiên âm; (3) Phương sách lấy gốc chữ Nho. Như vậy, cuốn "Danh từ khoa học" là
công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về vấn đề xây dựng thuật ngữ
khoa học, đánh dấu bước phát triển trong công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam.
Với công trình này, tác giả Hoàng Xuân Hãn không chỉ tạo dấu mốc cho sự phát triển
vốn từ vựng tiếng Việt mà còn đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống thuật ngữ
khoa học và biên soạn các từ điển thuật ngữ chuyên ngành ở nước ta.
Giai đoạn 1945 - 1960
Sau năm 1945, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, đất nước ta chuyển
mình sang một nước cộng hoà dân chủ độc lập. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ dân
14
tộc, đồng thời toàn dân phải học và dùng chữ viết một cách bắt buộc. Công trình
nghiên cứu có ý nghĩa nhất ở thời kỳ này là cuốn sách "Danh từ khoa học-Vạn vật
học " ra đời vào năm 1950 của tác giả Đào Văn Tiến. Nội dung cuốn sách bàn về sự
chuyển đổi các danh từ vạn vật học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, nhằm mục đích
giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học bằng tiếng mẹ đẻ.
Năm 1959, Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập ở miền Bắc Việt Nam.
Cùng đó là sự ra đời của Tổ thuật ngữ- Từ điển học trực thuộc Uỷ ban gắn với tên
tuổi của các nhà khoa học tiêu biểu thời kỳ bấy giờ như: Lê Khả Kế, Hoàng Phê,
Lưu Vân Lăng, Hồ Anh Dũng,… . Việc thành lập các tổ chức nghiên cứu này đã
đánh dấu sự trưởng thành của ngành khoa học-kỹ thuật tại nước ta.
Giai đoạn những năm 1960
Giai đoạn này gắn với sự nghiệp xây dựng con đường chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc Việt Nam. Tất cả các ngành khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ cùng với
các hoạt động giao lưu quốc tế. Quá trình hiện đại hoá và dân chủ hoá tiếng Việt đã
hoàn thành. Công tác nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt đã có những bước phát triển
vượt bậc. Đáng chú ý ở thời kỳ này là sự ra đời của hàng loạt các từ điển đối dịch
thuật ngữ khoa học dành cho nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
khoa học kỹ thuật. Các từ điển này do Tổ thuật ngữ thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà
nước biên soạn đã tạo một không khí sôi nổi của các hoạt động nghiên cứu thuật
ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 1964, Hội nghị bàn về
vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học được tiến hành trên quy mô lớn đã góp phần
xây dựng công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa phát triển lớn mạnh ở nước ta.
Người nghiên cứu nhiều nhất về thuật ngữ phải kể đến tác giả Lưu Vân Lăng
với những công trình tiêu biểu, đó là: Qui tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài
ra tiếng Việt (đồng tác giả, 1966); Về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài
(1968); Chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ khoa học trong cả nước (1976),…. Các
nghiên cứu của tác giả Lưu Vân Lăng đã đề cập và phân tích tương đối đầy đủ và
toàn diện về các vấn đề xây dựng, chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ khoa học trên
một phạm vi rộng lớn. Tiếp đến là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Khả Kế:
Thống nhất và chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt (in trong tiếng Việt và dạy
15
đại học bằng tiếng Việt) xuất bản năm 1967. Với công trình này, tác giả hướng hoạt
động nghiên cứu cơ bản vào nhu cầu xây dựng một hệ thống thuật ngữ nhằm đáp
ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ.
Sự phát triển của công tác nghiên cứu thuật ngữ trên cả nước được đánh dấu
bằng sự ra đời của Uỷ ban soạn thảo danh từ chuyên môn năm 1967 ở miền Nam
Việt Nam do Lê Văn Thới làm Chủ tịch. Ở giai đoạn này, tác giả Lê Văn Thới là
người đặc biệt quan tâm đến việc đặt nền móng cho hệ thống thuật ngữ Việt
Nam.Với cuốn sách "Nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên khoa " (1970), ông đã
xác định các tiêu chuẩn về thuật ngữ khoa học, đồng thời đề ra các nguyên tắc soạn
thảo thuật ngữ chuyên môn.
Giai đoạn từ 1985 đến nay
Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của công tác nghiên cứu thuật ngữ tại Việt
Nam. Có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu đã có nhiều đóng góp cho công tác
nghiên cứu thuật ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Tu,
Nguyễn Thiện Giáp, Vương Toàn, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang
Năng…. Trong giai đoạn này, các vấn đề trọng tâm được các tác giả bàn đến là: các
tiêu chuẩn của thuật ngữ; các phương thức đặt thuật ngữ; đặc điểm cấu tạo, ngữ
nghĩa và định danh của thuật ngữ; cách chuyển dịch thuật ngữ; chuẩn hoá thuật ngữ.
Thuật ngữ học-Những vấn đề lý luận và thực tiễn là một trong những công
trình nghiên cứu nổi bật của thế kỷ XXI do tác giả Hà Quang Năng chủ biên, được
xuất bản năm 2012. Trong cuốn chuyên khảo này, nhóm tác giả đã đưa ra những
quan điểm, đánh giá nhìn nhận một cách toàn diện về vấn đề thuật ngữ học với các
nội dung cơ bản sau: khái quát tình hình ra đời và phát triển công tác nghiên cứu
thuật ngữ cùng những kinh nghiệm xây dựng hệ thuật ngữ tại các nước Nga, Đức và
Việt Nam; trình bày cụ thể các vấn đề cơ bản của thuật ngữ như: khái niệm thuật
ngữ, bản chất thuật ngữ, cấu trúc hình thức thuật ngữ, xây dựng thuật ngữ mới,
nhiệm vụ của thuật ngữ học, xác định từ tương đương trong các hệ thuật ngữ. Từ
đó, vấn đề dịch thuật và thống nhất, chuẩn hoá hệ thuật ngữ tiếng Việt đã được các
tác giả quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, cùng với việc giới thiệu chi tiết về cuốn sách
“Danh từ khoa học”của tác giả Hoàng Xuân Hãn và sự ứng dụng cơ sở lý thuyết
16
trong công tác biên soạn từ điển thuật ngữ chuyên ngành, các tác giả còn tập trung
phân tích và thảo luận các nội dung về phương pháp biên soạn từ điển thuật ngữ
cũng như các cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển đối chiếu thuật ngữ.
Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ Tiếng Việt phục vụ cho việc
xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đức Tồn được Viện Ngôn
ngữ học nghiệm thu vào tháng 12 năm 2012 cũng là một công trình nghiên cứu tiêu
biểu về thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Để thực hiện thành công đề tài, tác giả đã tập
trung nghiên cứu và khảo sát các vấn đề liên quan đến hệ thuật ngữ tiếng Việt: định
danh thuật ngữ, xây dựng thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài và chuẩn hoá
thuật ngữ. Những lý luận truyền thống về thuật ngữ và cách áp dụng lý thuyết vào
vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt đã được đề cập đến trong phần nội dung
chính của đề tài, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học của
thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
Gần đây nhất, vào năm 2016, cuốn sách chuyên khảo "Thuật ngữ học tiếng
Việt hiện đại " do tác giả Nguyễn Đức Tồn chủ biên đã được Nhà xuất bản Khoa
học xã hội ấn hành. Nội dung chuyên khảo tập trung bàn về các vấn đề: Một là, khái
quát tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trên thế giới, đặc biệt là ở Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay; đưa ra những kiến giải về khái niệm thuật ngữ và
các tiêu chuẩn của nó trong sự phân biệt với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ; xây
dựng và chuẩn hóa các hệ thuật ngữ tiếng Việt thuộc các chuyên ngành khoa học và
chuyên môn trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa; khái quát lịch sử ra đời, nội
dung cơ bản của Lí thuyết điển mẫu và ứng dụng vào việc chuẩn hóa từ ngữ thông
thường và thuật ngữ tiếng Việt ; Hai là, bàn về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa của
một số hệ thuật ngữ trong tiếng Việt và rút ra một số đặc điểm về thực trạng xây
dựng và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay; Ba là, đề xuất, kiến nghị xây dựng
và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế của đất nước để làm cơ sở xây dựng Luật Ngôn ngữ. Như vậy, với
cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát tình hình thực tế để
đưa ra những đánh giá về việc xây dựng và sử dụng thuật ngữ ở nước ta hiện nay,
17
nhằm thực hiện các giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, góp thêm cơ sở cho
việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả, đã có nhiều nghiên cứu
về thuật ngữ tiếp tục được phát triển trong những năm qua, đó là các luận văn thạc
sĩ, luận án Tiến sĩ ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu được bảo
vệ thành công.
Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ ngành ngôn ngữ học tiêu biểu, đó là: ''Hệ
thuật ngữ quân sự Tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo thuật ngữ quân sự '' (Vũ Quang
Hào, 1991); ''Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông Tiếng Việt '' (Nguyễn Thị
Kim Thanh, 2005); ''Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ
tiếng Việt''(Mai Thị Loan, 2012); '' Thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng trong
tiếng Việt '' (Vũ Thị Thu Huyền, 2013); ''Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt''
(Quách Thị Gấm, 2014); ''Đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng
Việt'' (Nguyễn Quang Hùng, 2016) ; "Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ
Mĩ thuật tiếng Việt" (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2019),…. Chúng tôi nhận thấy các Luận án
Tiến sĩ nghiên cứu thuật ngữ kể trên đều đã góp đóng góp cả về mặt lý luận và mặt
thực tiễn cho công tác xây dựng, phát triển và hướng tới việc thống nhất, chuẩn hoá
hệ thuật ngữ tiếng Việt. Các tác giả luận án đã tập trung làm rõ các đặc điểm cấu
tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và mô hình định danh của các hệ thuật ngữ chuyên ngành
khoa học cụ thể, đồng thời đề xuất các giải pháp chuyển dịch cũng như chuẩn hoá
hệ thuật ngữ tiếng Việt của chuyên ngành đó.
Bên cạnh đó, các luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề so sánh đối chiếu thuật
ngữ cũng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển công tác nghiên cứu thuật ngữ ở
nước ta hiện nay. Có thể kể đến một số công trình nổi bật như: ''So sánh cách cấu
tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại'' (Nguyễn
Thị Bích Hà, năm 2000); ''Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển
sang Tiếng Việt '' (Vương Thị Thu Minh, năm 2005); ''So sánh đặc điểm cấu tạo
hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính - kế toán - ngân hàng tiếng Anh và
tiếng Việt'' (Nguyễn Thị Tuyết, năm 2011); ''Cách dịch thuật ngữ Anh – Việt chuyên
ngành cảnh sát'' (Nguyễn Thị Bích Hường, năm 2014); ''Đối chiếu thuật ngữ du lịch
18
Việt – Anh'' (Lê Thanh Hà, năm 2015); ''Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng
Anh và tiếng Việt'' (Phí Thị Việt Hà, năm 2017); ''Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt-
Anh'' (Nguyễn Thanh Dung, năm 2017); "Đối chiếu thuật ngữ dầu khí Anh-Việt"
(Nguyễn Thị Thu Hà, năm 2019),….Các công trình kể trên đã thực hiện nghiên cứu
so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ khoa học chuyên ngành cụ thể của hai ngôn ngữ. Các
tác giả đã khảo sát, so sánh đối chiếu thuật ngữ chuyên ngành khoa học cụ thể trong
tiếng Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình
thành và đặc điểm định danh.
Về đặc điểm cấu tạo, các luận án đều có kết quả phân tích rằng các thuật ngữ
khoa học tiếng Việt và tiếng Anh đều có dạng danh từ và danh ngữ, thuật ngữ là
động từ/động ngữ, tính từ/tính ngữ chiếm số lượng rất ít; thuật ngữ khoa học trong
tiếng Anh có dạng từ đơn, từ ghép, từ phái sinh và từ viết tắt, còn thuật ngữ khoa
học trong tiếng Việt chủ yếu có dạng từ đơn và ngữ ghép chính phụ; thuật ngữ khoa
học trong tiếng Anh có mức tối đa 4 ngữ tố /thành tố/thuật tố, còn thuật ngữ khoa
học trong tiếng Việt có đến 7 ngữ tố /thành tố/thuật tố.
Về con đường hình thành, các luận án đều dựa trên nguyên tắc xây dựng thuật
ngữ chung của tất cả ngôn ngữ trên thế giới để xác định các con đường hình thành
của hai hệ thuật ngữ khoa học trong tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là: thuật ngữ
hóa từ thông thường, tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có, vay mượn thuật
ngữ nước ngoài.
Về đặc điểm định danh, các luận án xác định thuật ngữ khoa học trong hai hệ
ngôn ngữ có hai loại: thuật ngữ sơ cấp chỉ gồm một yếu tố cấu tạo và mang ý nghĩa
khái quát, chỉ loại; thuật ngữ thứ cấp bao gồm hai yếu tố trở lên, được tạo ra do sự
kết hợp của thuật ngữ loại một với từ ngữ mô tả tính chất, đặc tính, đặc trưng của
khái niệm mà thuật ngữ biểu thị. Từ đó, các mô hình định danh thuật ngữ khoa học
trong tiếng Anh và tiếng Việt được xác định gắn với các đặc trưng chuyên ngành ở
các thuật ngữ thứ cấp.
Các luận án Tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề so sánh đối chiếu trên đã phân tích,
đưa ra những nguyên tắc và phương pháp về chuyển dịch thuật ngữ khoa học trong
ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt; đề xuất những phương hướng, cách thức xây
19
dựng, cũng như những định hướng chuẩn hóa các hệ thuật ngữ chuyên ngành khoa
học trong tiếng Việt; đồng thời đưa ra các giải pháp định hướng cho việc biên soạn
các giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành, xây dựng từ điển thuật ngữ chuyên ngành
phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập….
Bên cạnh những luận án Tiến sĩ đã được bảo vệ thành công, còn có rất nhiều
luận văn thạc sĩ và các bài báo khoa học nghiên cứu về thuật ngữ cũng đã được
công bố. Một số các công trình của các tác giả nghiên cứu đi trước đã được chúng
tôi sử dụng làm tư liệu tham khảo cho luận án này.
Đánh giá chung về về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trong và ngoài nước, chúng
tôi nhận thấy rằng: tính đến nay, công tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao. Thuật ngữ học đã trở thành một ngành khoa học
độc lập, đã và đang phát triển song hành cùng với sự tiến bộ mọi mặt của xã hội hiện
đại. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước vẫn tiếp tục dành rất nhiều tâm
huyết nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Những nghiên cứu của các học giả trên thế giới
Theo sự nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi, công tác nghiên cứu về thuật
ngữ thời trang trên thế giới tính đến nay mới chỉ xuất hiện một số công trình nhỏ lẻ.
Năm 1960, C.Willett Cunnington đã cho ra đời cuốn sách có tựa đề "A
Dictionary of English Costume ". Đây được xem như là một bước đột phá đầu tiên
trong việc nghiên cứu một cách toàn diện về các thuật ngữ thời trang. Cuốn sách đã
sử dụng các thuật ngữ để miêu tả chi tiết các loại trang phục của người Anh giai
đoạn từ năm 900 – năm 1900 sau Công nguyên. Gần 1500 thuật ngữ đã thể hiện chi
tiết các mốt thời trang đương đại, giới tính sử dụng thời trang, bản chất và chức
năng của từng loại trang phục thời trang, loại trang phục thời trang được các tầng
lớp giai cấp trong xã hội Anh thời bấy giờ rất ưa chuộng. Cuốn sách này được tái
bản và cập nhật nhiều lần, lần cuối cùng tái bản vào năm 1976.
Sau đó, đến năm 2002, một tác giả người Anh khác tên là Lou Taylor đã thể
hiện một hướng nghiên cứu tiếp cận đa ngành về thuật ngữ thời trang từ bình diện
văn hóa trong cuốn sách The Study of Dress History (Studies in Design). Trải qua
20
nhiều năm, cuốn sách này đã được đánh giá cao về mặt tư liệu. Trong tài liệu này,
tác giả đã nghiên cứu lịch sử ra đời của các loại trang phục và trình bày các dữ liệu
mô tả về trang phục thông qua hơn 20.000 thuật ngữ từ hướng tiếp cận nghiên cứu
đa ngành: nhân chủng học và văn hoá học. Công trình đã đánh dấu bước phát triển
trong công tác nghiên cứu về thời trang và thuật ngữ thời trang trên thế giới.
Cũng năm 2002, ấn bản lần thứ 3 của The Fairchild Dictionary of Fashion
(3rd Edition), do các tác giả người Mỹ là Charlotte Mankey Calasibetta, Phyllis G.
Tortora và Bina Abling biên soạn, đã được xem như là một công trình nổi bật về
thuật ngữ thời trang. Với cuốn từ điển này, chúng tôi tìm kiếm được các định nghĩa
cho lĩnh vực này với hơn 15.000 thuật ngữ chỉ quần áo, phụ kiện, trong đó có đề cập
đến lịch sử của thời trang, đặc điểm của thời trang hiện đại và cả vấn đề liên quan
đến ngôn ngữ kinh doanh thời trang.
Sau này, vào năm 2008, ấn bản lần thứ 2 của The Thames & Hudson
Dictionary of fashion designers của tác giả người Anh là Georgina O’Hara Callan
đã cung cấp cho bạn đọc hơn 1200 thuật ngữ thời trang, chỉ các loại mốt từ năm
1840 đến nay. Đó là các ngữ liệu về giày, mũ, quần áo, đồ trang sức, tóc kèm theo
400 hình ảnh minh hoạ và 85 sắc màu sản phẩm. Cuốn từ điển được xem như một
tư liệu mô tả đầy đủ về chất liệu, kiểu dáng, kết cấu của sản phẩm thời trang. Công
trình nghiên cứu liên tục được cập nhật và bổ sung các thuật ngữ thời trang mới
theo xu thế phát triển của thời đại. Đây là một nguồn tài liệu bổ ích cho các nhà
thiết kế và những người yêu thích thời trang.
Năm 2010, nhóm tác giả bao gồm Cumming V., Cunnington C.W.,
Cunnington P.E. đã cho xuất bản cuốn từ điển The Dictionary of Fashion History.
Với hơn 6.000 thuật ngữ được đề cập tới trong cuốn từ điển này, các nhà khoa học
người Anh đã cung cấp một nghiên cứu toàn diện về danh từ khoa học chỉ tên gọi
trang phục kèm theo phần chú giải, mô phỏng cho từng thuật ngữ. Đi kèm theo đó
là các hình ảnh minh hoạ một cách chi tiết, cụ thể nhằm mang tới cho người đọc
nguồn tư liệu hữu ích về ngôn ngữ thời trang. Công trình này đã được mở rộng, bổ
sung và hoàn thiện các thuật ngữ tỉ mỉ và chi tiết, trở thành một tài liệu đáng tin cậy
cho những người yêu thích và nghiên cứu về thuật ngữ thời trang.
21
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy: tính đến nay, nếu như công tác nghiên cứu
thuật ngữ đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ nhất cả về mặt lý thuyết lẫn mặt ứng dụng thực
tiễn thì vấn đề nghiên cứu về thuật ngữ thời trang vẫn còn khá mới mẻ. Lý do có thể
xuất phát từ chính sự phát triển của ngành thời trang. Bởi lẽ, thuật ngữ khoa học của
bất kì ngành nào đều phát triển song hành cùng với ngành khoa học đó. Do ngành
thời trang trên thế giới ra đời và phát triển sau tất các ngành khoa học - công nghệ -
kỹ thuật khác nên công tác nghiên cứu thuật ngữ thời trang cũng xuất hiện sau và
cũng mới chỉ được khai thác ứng dụng ở những cuốn từ điển giải thích thuật ngữ
bằng hình ảnh kèm theo các chú thích minh hoạ.
1.1.2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước
Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
về thuật ngữ thời trang tạo được dấu ấn nổi bật. Theo khảo sát của chúng tôi, tại
Việt Nam vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về việc xây dựng một hệ
thuật ngữ thời trang thống nhất hoàn chỉnh, mà mới chỉ đề cập đến từ ngữ chỉ trang
phục. Có thể kể tên một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp như sau:
“Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca
Việt Nam” (Nguyễn Thị Ngân Hoa, Luận án Tiến sĩ, năm 2005)
“Tìm hiểu săc thái văn hóa của các từ ngữ chỉ trang phục (Đối chiếu Nga-
Việt)” (Phạm Thị Hồng, Đề tài cấp Bộ, năm 2007)
“Những từ ngữ chỉ y phục của người Nga và người Việt từ góc độ đối chiếu”
(Phạm Thị Hồng, Luận án Tiến sĩ, năm 2008)
“Tìm hiểu các từ chỉ trang phục truyền thống của người Dao đỏ” (Hoàng Thị
Hiền, Luận văn thạc sĩ, năm 2012)
“Hoa văn trang trí trên vải của dân tộc H’mông dưới góc nhìn ký hiệu học"
(Nguyễn Thị Bích Hạnh, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, năm 2016)
"Đặc điểm trường từ vựng-ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng Việt và
tiếng Anh)" (Bùi Thị Oanh, Luận án Tiến sĩ, năm 2019)
Các công trình nghiên cứu này hướng mục đích vào các nội dung: xây dựng
cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ trang phục; so sánh và chỉ ra các đặc thù văn hoá dân
22
tộc thể hiện qua từ ngữ trang phục; xác định sự chuyển hoá từ bình diện văn hoá
vào các từ ngữ chỉ trang phục; phân tích mối quan hệ giữa biểu tượng trang phục và
các biểu tượng văn hoá của con người được thể hiện qua các từ ngữ chỉ trang phục.
Khảo sát nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, hiện nay ở Việt Nam đã có
một số từ điển về chuyên ngành kỹ thuật dệt may thời trang được xuất bản nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp này, đó là:
“Từ điển Dệt may Anh -Việt” (Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2008) xuất
bản lần thứ nhất với số lượng hơn 40.000 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dệt
may, nhằm đáp ứng nhu cầu của người đọc sử dụng những tài liệu thuộc lĩnh vực
vật liệu, sợi, dệt, nhuộm, xử lý hoá học, cắt, may…cũng như các lĩnh vực khác có
liên quan.
“Từ điển thuật ngữ Anh-Việt, Việt-Anh chuyên ngành dệt may thời trang”
(Nguyễn Phước Sơn chủ biên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 2014) có số
lượng khoảng hơn 5000 thuật ngữ, từ vựng chuyên ngành dệt may thời trang, thông
tin sản phẩm, thuật ngữ tin học chuyên ngành công nghệ may…. Các thuật ngữ
được dịch và diễn giải một cách súc tích, lô gic và dễ hiểu.
Như vậy, tính đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu
về thuật ngữ thời trang cũng như đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt. Những
khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở trên cho thấy: chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh – Việt là vấn đề mới, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.
1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ
Thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học và các lĩnh vực chuyên môn. Công tác nghiên cứu thuật
ngữ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một
kho tàng đồ sộ về thuật ngữ học, đồng thời họ cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa về
thuật ngữ. Xuất phát từ những quan điểm nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ đưa ra
những quan niệm khác nhau về thuật ngữ. Sau khi nghiên cứu các quan niệm truyền
23
thống về thuật ngữ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy
có hai xu hướng định nghĩa thuật ngữ: định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm và
định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng.
1.2.1.1. Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm
Xu hướng nghiên cứu này trước hết gắn liền với quan niệm của các nhà ngôn
ngữ học Xô viết.
Akhmannova O.S. (1966) định nghĩa rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của
ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật, …) được sáng tạo ra
(được tiếp nhận, được vay mượn, …) để biểu hiện chính xác các khái niệm chuyên
môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn” [dẫn theo 72; tr.474]. Cùng với quan
điểm này, nhà thuật ngữ học Kapanadze L.A (1978) khẳng định : “Thuật ngữ không
gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho nó dường như
là gắn kèm theo nó cùng với định nghĩa” [43; tr.4]
Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học Xô viết, các nhà nghiên cứu Âu
Mỹ cũng đưa ra các quan điểm cho rằng: thuật ngữ luôn gắn liền với khái niệm mà
nó biểu đạt.
Sager J.C (1990) quan niệm: “định nghĩa về thuật ngữ gắn với sự xác định một
khái niệm mà khái niệm này phản ánh một hệ thống mang tính khái niệm hình thành
nên nó và phân biệt khái niệm đó với hệ thống” [109; tr.39]. Còn Cabre M.T (1992)
cho rằng: “Điểm khác biệt rõ nhất để phân biệt thuật ngữ với từ của ngôn ngữ chung là
thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khái niệm trong chuyên môn cụ thể” [88; tr.81].
Tương đồng với các quan điểm trên, Oeser E. (1992) định nghĩa một thuật ngữ là: “một
tập hợp các khái niệm của một lĩnh vực chuyên môn” [102; tr.24].
Ở Việt Nam, ngay từ thập kỷ 30-40 của thế kỷ XX, tác giả Hoàng Xuân Hãn
đã cho rằng thuật ngữ là “danh từ khoa học”. Sau này, quan điểm thuật ngữ gắn với
khái niệm đã được các nhà Việt ngữ như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng
Văn Hành …tiếp tục kế thừa. Theo đó, khái niệm thuật ngữ đã được tác giả Đỗ Hữu
Châu (1998) giải thích rõ ràng, đó là: “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng
trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp, hoặc một ngành kỹ thuật nào
đó. … Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một
24
khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định.”
[7; tr.167].
Như vậy, các tác giả nghiên cứu thuật ngữ theo xu hướng này đều có chung
nhận định rằng: về mặt hình thức, thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ; về mặt nội
dung, thuật ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên
môn nào đó.
1.2.1.2. Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng
Bên cạnh xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm, còn có xu hướng
định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng mà chúng đảm nhiệm. Các nhà ngôn ngữ
học Xô viết cũng là những người tiên phong đưa ra quan niệm này.
Theo Vinokur G.O. (1939): “Thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt,
mà chỉ là những từ có chức năng đặc biệt”. [dẫn theo 43; tr.4]
Còn Moixeev A.I. (1978) cho rằng thuật ngữ gắn với chức năng gọi tên: “Có
thể xác định chức năng ngôn ngữ của thuật ngữ như là một chức năng gọi tên, định
danh. Thuật ngữ định danh sự vật, hiện tượng trong hiện thực và định danh những
khái niệm về chúng”. [57; tr. 21]
Ở Việt Nam, có một số nhà ngôn ngữ cũng kế thừa xu hướng quan niệm này
và xây dựng khái niệm thuật ngữ gắn với hai chức năng: định nghĩa và định danh.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1998): Thuật ngữ là những từ và ngữ cố
định, có chức năng gọi tên chính xác các loại khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh
vực chuyên môn của con người. [theo 14]
Còn tác giả Nguyễn Đức Tồn (2012) thì nêu những đặc trưng bản chất của
thuật ngữ: “Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tượng trong
một phạm vi, một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn”. [73; tr.13]
Với những quan điểm nêu trên của của các nhà Việt ngữ, khái niệm thuật ngữ
luôn gắn với chức năng mà chúng đảm nhiệm.
Có thể nhận thấy, các quan niệm khác nhau về khái niệm thuật ngữ đã đưa ra
những góc nhìn toàn diện về công tác nghiên cứu thuật ngữ trong và ngoài nước.
Hiện nay, công tác nghiên cứu thuật ngữ được chú trọng và quan tâm nhiều hơn với
nhiều quan điểm mới về thuật ngữ được đưa ra. Các quan điểm đều tập trung nghiên
25
cứu xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và ứng dụng thuật ngữ vào thực tiễn.
Trong luận án này, chúng tôi thống nhất với các nhà khoa học Xô viết và Âu Mỹ về
xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm. Như vậy, chúng ta có thể hiểu
một cách ngắn gọn như sau: thuật ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị khái niệm về
sự vật, hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
1.2.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ
Để xây dựng một hệ thuật ngữ chuẩn, trước hết phải đặt ra các tiêu chuẩn của
thuật ngữ.
Theo Ray (1963) thì thuật ngữ phải có 2 tiêu chí: (1) ngắn gọn, (2) gọi tên
một khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn ; và Tauli (1968) thì cho rằng thuật ngữ
là một từ có 3 tiêu chuẩn: (1) mang nghĩa chuyên môn chính xác, (2) ngắn gọn cả về
nghĩa và âm tiết, (3) hài âm [dẫn theo 82; tr.11].
Tài liệu ISO 704 (2000) của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế về "Công tác nghiên
cứu thuật ngữ - các nguyên tắc và phương pháp" (Terminology work — Principles
and methods) đã đưa ra 7 tiêu chuẩn bắt buộc về đặt thuật ngữ như sau: (1) rõ ràng,
(2) nhất quán, (3) hợp lý, (4) ngắn gọn, (5) mang nghĩa gốc, (6) chính xác, và (7)
mang đặc trưng dân tộc. [theo 98; tr.25-26].
Ở Việt Nam, có lẽ phải kể đến tác giả Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên
nghiên cứu xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Trong cuốn Danh từ khoa học
xuất bản năm 1940, tác giả đã đúc kết tính cách của danh từ khoa học (thuật ngữ
khoa học), đó là: đủ rành mạch, dễ nhớ, gọn. Các tính cách này được xem như là
các tiêu chí cơ bản cần có của một thuật ngữ và đã được các nhà khoa học khác tiếp
tục kế thừa và phát triển nghiên cứu trong những công trình khoa học sau này.
Theo tác giả Lưu Vân Lăng (1968), thuật ngữ tiếng Việt phải đảm bảo những
tiêu chuẩn: (1) Tính chính xác, (2) Tính hệ thống, (3) Tính bản ngữ, (4) Tính ngắn
gọn, (5) Tính dễ dùng [theo 48].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1998) cho rằng thuật ngữ phải đáp ứng những tiêu
chuẩn sau: (1) Tính chính xác, (2) Tính hệ thống, (3) Tính đơn nghĩa, (4) Tính quốc
tế, (5) Không mang sắc thái tu từ biểu cảm [theo 14; tr.221].
26
Việc xây dựng, thống nhất thuật ngữ khoa học liên quan chặt chẽ tới việc xác
định các tiêu chuẩn của thuật ngữ. Từ việc đánh giá các quan niệm khác nhau của
các nhà khoa học về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn thuật ngữ, chúng tôi nhận định:
việc xây dựng thuật ngữ đảm bảo tất cả các tiêu chí trên sẽ thực sự là vấn đề cần
thiết phải hướng tới. Thực tế cho thấy: không phải tất cả các hệ thuật ngữ khoa học
của các ngành đều đảm bảo tất cả các tiêu chí đã được nêu như trên. Tiêu chuẩn
thuật ngữ của các ngành khoa học sẽ có sự khác nhau do đặc thù chuyên môn khác
nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp cho việc xây dựng thuật ngữ của
ngành khoa học nào cũng cần phải dựa vào đặc thù chuyên môn của ngành khoa
học đó.
Như vậy, thuật ngữ cần đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc: tính khoa học (tính
chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc.
Các tiêu chuẩn của thuật ngữ được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu của luận án
sẽ được phân tích cụ thể sau đây.
a) Tính khoa học
Thuật ngữ có tính khoa học, nghĩa là thuật ngữ phải mang tính chính xác, tính
hệ thống, tính ngắn gọn.
Tính chính xác được các học giả ngôn ngữ xem là tiêu chuẩn hàng đầu đối với
thuật ngữ. Tính chính xác của thuật ngữ được thể hiện cả trên phương diện hình
thức lẫn ngữ nghĩa. Xét về mặt hình thức, thuật ngữ gắn với một khái niệm khoa
học nên hình thức thuật ngữ có sự chặt chẽ và ngắn gọn. Xét về mặt ngữ nghĩa, tác
giả Lê Khả Kế (1979) phân tích rõ: "lí tưởng nhất là thuật ngữ phản ánh được
những đặc trưng cơ bản, nội dung cơ bản nhất của khái niệm" [44, tr.33]. Như vậy,
tính chính xác yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng một khái niệm khoa học, đảm
bảo cho người nghe hiểu đúng về khái niệm khoa học đó, đồng thời phản ánh được
những đặc trưng mang tính bản chất rõ nét nhất của khái niệm khoa học. Nhằm
tránh sự nhầm lẫn, khái niệm được biểu thị bởi thuật ngữ phải phù hợp tối đa với số
lượng đơn vị cấu tạo thuật ngữ. Bởi lẽ, sự dư thừa về đơn vị cấu tạo thuật ngữ rất dễ
dẫn đến sự hiểu nhầm về khái niệm khoa học của thuật ngữ.
27
Tính hệ thống cũng là một trong những tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ.
Theo đó, hệ thống khái niệm của một ngành khoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn
nào đó phải được thể hiện bằng hệ thống thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ sẽ đóng vai trò là
một yếu tố và chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống thuật ngữ. Bàn về hệ thống
khái niệm, tác giả Lưu Vân Lăng (1977) chỉ rõ "các khái niệm được tổ chức thành
hệ thống, có tầng, có lớp, có bậc hẳn hoi, có khái niệm hạt nhân làm trung tâm tập
hợp nhiều khái niệm khác thành từng trường khái niệm, thành từng nhóm, từng
cụm. Mỗi trường khái niệm có thể là một hệ thống con. Mỗi hệ thống nhỏ có một
khái niệm hạt nhân" [49, tr.5-6]. Theo đó, hệ thống khái niệm được phân tích trước
hết từ các khái niệm khái quát, tiếp đến các tầng lớp khái niệm chi tiết và chuyên
sâu của một ngành khoa học. Như vậy, một hệ thuật ngữ luôn mang bản chất hệ
thống. Và có nhiều hệ thống nhỏ sẽ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ. Trong
những hệ thống nhỏ có chứa đựng những hệ thống nhỏ hơn. Và hệ thống nhỏ nhất
của thuật ngữ sẽ thể hiện tính một nghĩa (đơn nghĩa) tuyệt đối. Tính ngắn gọn có
mối quan hệ gắn liền với tính chính xác và tính hệ thống. Theo tác giả Đỗ Hữu
Châu (1962), tính ngắn gọn được xem như mặt hình thức của tính chính xác.
[theo 5; tr.242-243]. Như vậy, có thể hiểu: hình thức thuật ngữ phải đảm bảo sự
ngắn gọn và chặt chẽ. Đồng thời, không có sự dư thừa về số lượng của yếu tố cấu
tạo thuật ngữ, nhằm đảm bảo tính chính xác của khái niệm. Bên cạnh đó, thuật ngữ
còn có tính chất định danh, cho nên thuật ngữ cần phải được ngắn gọn. Thuật ngữ
càng ngắn gọn và chính xác thì tốc độ truyền tải thông tin tới người nghe càng
nhanh, đồng thời nguyên tắc tiết kiệm ngôn ngữ cũng được thực hiện theo. Những
thuật ngữ dài dòng sẽ tạo ra sự lỏng lẻo về mặt cấu tạo và làm giảm độ chính xác về
mặt định danh của thuật ngữ. Khái niệm về độ dài tối ưu của thuật ngữ cũng được
nhiều nhà nghiên cứu bàn đến. Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi (2012) thì "độ dài tối
ưu của thuật ngữ được trình bày theo công thức: n+1, ở đó, n là số lượng các tiêu
chí khu biệt của khái niệm chuyên ngành tương ứng do thuật ngữ phản ánh" [60 ;
tr.21]. Còn tác giả Reformaxki A.A (1978) cho rằng chỉ nên có từ 2 đến 4 thành tố
cấu tạo trong một thuật ngữ khoa học là từ ghép hoặc ngữ. [theo 77; tr.253-271].
28
Để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo của luận án, chúng tôi tiếp thu
quan điểm của các tác giả Reformaxki và Nguyễn Văn Lợi về tính ngắn gọn của
thuật ngữ. Chúng tôi nhận thấy rằng, để đánh giá tính ngắn gọn của một thuật ngữ
khoa học, chúng ta cần căn cứ vào hai tiêu chí: số lượng đơn vị cấu tạo và sự phù
hợp của cấu trúc hình thức với đặc trưng khái niệm mà thuật ngữ biểu thị. Như vậy,
tính ngắn gọn có vai trò làm tăng thêm độ chính xác của thuật ngữ khoa học và góp
phần làm giảm tải các thuật ngữ dài dòng mang tính miêu tả. Tính ngắn gọn của
thuật ngữ rất cần thiết được đặt ra trong quá trình xây dựng thuật ngữ.
b) Tính quốc tế
Thuật ngữ có tính quốc tế, bởi vì thuật ngữ là những từ, ngữ biểu thị các khái
niệm khoa học được coi là thành tựu chung của trí tuệ, trí thức nhân loại.
Tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở chỗ, một khái niệm khoa học được hiểu
như nhau trong các thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ví dụ: khái niệm "thời trang"
(tiếng Việt) được viết là "fashion" (tiếng Anh), "la mode" (tiếng Pháp), "mode"
(tiếng Đức), "moda" (tiếng Tây Ban Nha),…. Có thể nhận thấy: thuật ngữ thời trang
mang tính quốc tế, bởi vì: xét về mặt hình thức, thuật ngữ này thể hiện trong các thứ
tiếng khác nhau có sự tương đồng; xét về mặt nội dung, khái niệm của thuật ngữ
được biểu hiện giống nhau trong các ngôn ngữ. Có thể nói, tính quốc tế của thuật
ngữ khoa học góp phần tạo nên tính thuận lợi trong giao tiếp chuyên môn, tránh
được sự hiểu nhầm về khái niệm khoa học.
c) Tính dân tộc
Thuật ngữ có tính dân tộc, có nghĩa là thuật ngữ phải được xây dựng từ chất
liệu ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ dân tộc đó đang sử dụng.
Mỗi quốc gia xây dựng hệ thuật ngữ khoa học đều dựa trên ngữ liệu ngôn ngữ dân
tộc của họ. Do vậy, vốn từ dân tộc sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng hệ
thuật ngữ. Tính dân tộc thể hiện trong hệ thuật ngữ khoa học sẽ góp phần gìn giữ và
phát triển ngôn ngữ dân tộc.Theo tác giả Lưu Vân Lăng (1968): “Thuật ngữ, dù là
thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết là một bộ phận của từ
ngữ dân tộc. Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang mầu sắc ngôn
ngữ dân tộc” [48; tr.58].
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đLuận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Luận văn: Phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Luận văn: Phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèLuận văn: Phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Luận văn: Phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và AnhĐối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèCấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
 

Similar to Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY

Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuminhhdthvn
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfPHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfTieuNgocLy
 
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdfTieuNgocLy
 
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY (20)

Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAYPhân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfPHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
 
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
 
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAYLuận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
 
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà NộiLuận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy qua dạy tạo lập bài văn biểu cảm
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy qua dạy tạo lập bài văn biểu cảmLuận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy qua dạy tạo lập bài văn biểu cảm
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy qua dạy tạo lập bài văn biểu cảm
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ láy cho học sinh qua dạy học tạo lập b...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng ViệtLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAYKính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HUỆ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HUỆ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh- Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được trình bày trong luận án một cách trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Hoàng Thị Huệ
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Thị Thanh Hương, người thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa- nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Ngôn ngữ học - Học viện khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Hoàng Thị Huệ
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ.....................................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ....................7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam........19 1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ................................................................22 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ .................................................................................22 1.2.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ ................................................................................25 1.2.3. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm khác.........................................29 1.2.4. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ......................................34 1.2.5. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ thời trang ..........................................................36 1.2.6. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt.............................38 1.3. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ............................................40 1.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu......................................................40 1.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ................................................................40 1.3.3. Nguyên tắc so sánh đối chiếu ...................................................................41 1.4. Thời trang và thuật ngữ thời trang...............................................................42 1.4.1. Khái niệm thời trang.................................................................................42 1.4.2. Khái niệm thuật ngữ thời trang.................................................................43 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.............................................................46 2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo................................................................................................46 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo.............................................................................................................46 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo .................................................................................................................49
  • 6. 2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo ....................................................................50 2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại .........................................................51 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại .................................................................................51 2.2.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại .................................................................................54 2.2.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại..........................................56 2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo..................................................................................59 2.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo......................................................................................................59 2.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo......................................................................................................61 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo ...........................................................63 2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo .......................................................................................................64 2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ mô hình cấu tạo......65 2.4.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo......70 2.5. Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................75 2.5.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo.......................................................................75 2.5.2. Về phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại............................................76 2.5.3. Về nguồn gốc của yếu tố cấu tạo..............................................................77 2.5.4. Về mô hình cấu tạo...................................................................................78 2.6. So sánh đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...............................................78
  • 7. 2.6.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo.......................................................................79 2.6.2. Về đặc điểm từ loại...................................................................................79 2.6.3. Về nguồn gốc cấu tạo ...............................................................................80 Chương 3: ĐỐI CHIẾU CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT...................83 3.1. Con đường hình thành thuật ngữ là gì?.........................................................83 3.2. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh...............................83 3.2.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường................................................................84 3.2.2. Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có...................................87 3.2.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài.....................................................92 3.2.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành................................................93 3.3. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ...............................94 3.3.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường................................................................95 3.3.2. Tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có..........................................97 3.3.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài.....................................................98 3.3.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành..............................................104 3.4. Điểm tương đồng và khác biệt về con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt...............................................................................106 3.5. So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...................................107 Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT................................................111 4.1. Cơ sở lý thuyết định danh .............................................................................111 4.1.1. Khái niệm định danh ..............................................................................111 4.1.2. Các nguyên tắc định danh.......................................................................112 4.1.3. Các đơn vị định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ...112 4.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ...............................................................................................................113 4.2.1. Cơ sở phân loại.......................................................................................113 4.2.2. Các phạm trù ngữ nghĩa..........................................................................114
  • 8. 4.3. Các mô hình định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.....115 4.3.1. Thuật ngữ chỉ con người tham gia hoạt động thời trang.........................115 4.3.2. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ trang phục....................................117 4.3.3. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ các phụ kiện và đồ trang sức .......121 4.3.4. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ chất liệu.......................................123 4.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ các chi tiết và kết cấu trang trí...........125 4.3.6. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu hướng................................................................................................................126 4.3.7. Mô hình định danh thuật ngữ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang.......................................................................................129 4.3.8. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang ....................131 4.4. Điểm tương đồng và khác biệt về các đặc trưng định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ...............................................................132 4.5. Đặc điểm văn hóa dân tộc qua các đặc trưng định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................137 KẾT LUẬN............................................................................................................141 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147
  • 9. DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐH KHXHNV Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHSP Đại học Sư phạm H. Hà Nội KHXH Khoa học Xã hội NXB Nhà xuất bản THCN Trung học chuyên nghiệp TNAN Thuật ngữ âm nhạc TNDL Thuật ngữ du lịch TNPS Thuật ngữ phụ sản TNTT Thuật ngữ thời trang TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thứ tự Tr. Trang
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ thông thường ......................................31 Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp ........................................34 Bảng 2.1: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh ............47 Bảng 2.2: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép ...................47 Bảng 2.3: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh...48 Bảng 2.4: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh...49 Bảng 2.5: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ đơn ................................52 Bảng 2.6: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép...............................52 Bảng 2.7: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh........................53 Bảng 2.8: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh...............54 Bảng 2.9: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn ................................55 Bảng 2.10: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép.............................55 Bảng 2.11: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh.............56 Bảng 2.12: Nguồn gốc cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh..........................60 Bảng 2.13: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn..................................61 Bảng 2.14: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép................................62 Bảng 2.15: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh................63 Bảng 2.16: So sánh số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác.........................79 Bảng 2.17: So sánh đặc điểm từ loại của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác...............................79 Bảng 3.1: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm tiền tố..............................................................................................................88 Bảng 3.2: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm hậu tố..............................................................................................................88 Bảng 3.3: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức ghép...............90 Bảng 3.4: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức viết tắt.....91 Bảng 3.5: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh có nguồn gốc vay mượn .......................92 Bảng 3.6: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.....93
  • 11. Bảng 3.7: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh ............................94 Bảng 3.8: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức phiên âm.....100 Bảng 3.9: Thuật ngữ thời trang Tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng cấu tạo từ ......................................................................................................102 Bảng 3.10: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng ngữ nghĩa......................................................................................................102 Bảng 3.11: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức giữ nguyên dạng.104 Bảng 3.12: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.105 Bảng 3.13: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ........................105 Bảng 3.14: So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác.......................108 Bảng 4.1: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ con người (chủ thể) tham gia hoạt động thời trang.............................................116 Bảng 4.2: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ trang phục .....120 Bảng 4.3: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phụ kiện và đồ trang sức .............................................................................................123 Bảng 4.4: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chất liệu..125 Bảng 4.5: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chi tiết và kết cấu trang trí........................................................................................126 Bảng 4.6: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu hướng thời trang...........................................................128 Bảng 4.7: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang.............................131 Bảng 4.8: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang .............................................................................................132 Bảng 4.9: So sánh đặc trưng định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt 133
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và xây dựng các lĩnh vực khoa học chuyên môn. Ngày nay, mặc dù thuật ngữ học không còn là một lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa học vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ - kỹ thuật hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu thiết thực đối với ngành thuật ngữ học, đó là: xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất các khái niệm khoa học. Cùng với việc bàn luận các vấn đề lý thuyết của thuật ngữ học, các vấn đề liên quan đến thuật ngữ học ứng dụng cũng đang được các nhà khoa học dành sự quan tâm sâu sắc. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thời trang không chỉ trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ mà còn là một lĩnh vực chuyên môn. Từ lâu, con người đã xem thời trang như một biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại. Người ta cho rằng thời trang là một nghệ thuật sáng tạo trên các loại chất liệu như vải vóc, da động vật … và thời trang được đặt cạnh những ngành nghề thuộc lĩnh vực thiết kế như kiến trúc, đồ họa hay tạo dáng… nằm trong ngành mỹ thuật ứng dụng. Khái niệm về thời trang đã xuất hiện từ lâu và có tầm ảnh hưởng to lớn đến tất cả các mặt của xã hội. Và giống như nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, lĩnh vực thời trang cũng chứa đựng những khái niệm và phạm trù riêng biệt. Và những khái niệm, phạm trù đó được biểu thị bằng các thuật ngữ. Do vậy, thuật ngữ của lĩnh vực thời trang chính là những từ, ngữ biểu thị khái niệm, phạm trù đã được đúc kết, tích hợp từ các hoạt động của lĩnh vực này. Cho nên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về thuật ngữ thời trang có ý nghĩa thiết thực đối với khoa học và thực tiễn đời sống xã hội ngày nay. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thời trang chưa nhiều, đặc biệt là chưa có những công trình khoa học nghiên cứu đối chiếu với thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng: có nhiều thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt còn chưa mang tính hệ thống cao, còn mang sắc thái miêu tả chứ chưa có tính chất định danh, ví dụ : áo vest vạt
  • 13. 2 cánh sen, chân váy đuôi cá …; một số thuật ngữ xuất hiện trong tiếng Anh nhưng không xuất hiện trong tiếng Việt và ngược lại, ví dụ: balloon-sleeve dress, bucket hat,…hiện diện trong tiếng Anh nhưng không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, hoặc cổ cánh sen, áo cánh dơi,... chỉ có mặt trong tiếng Việt và không có nghĩa tiếng Anh tương đương. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc bổ sung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ thời trang là một công việc cần thiết hiện nay. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt. Luận án sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu và so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dịch thuật và chuẩn hoá thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho công tác dịch thuật, xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ thời trang tiếng Việt ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần phải giải quyết được những vấn đề sau: (1) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận khoa học trong và ngoài nước về nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Từ đó, xác lập các cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. (2) Mô tả và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các đơn vị cấu tạo thuật ngữ; số lượng ngữ tố cấu tạo thuật ngữ; phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại; nguồn gốc yếu tố cấu tạo và mô hình cấu tạo thuật ngữ.
  • 14. 3 (3) Mô tả và đối chiếu con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện các phương thức cấu tạo. (4) Mô tả và đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các phạm trù ngữ nghĩa; các mô hình định danh và đặc trưng định danh của thuật ngữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Qua nghiên cứu các khái niệm về thời trang và thuật ngữ thời trang, chúng tôi nhận thấy hệ thuật ngữ thời trang bao gồm tất cả các thuật ngữ thuộc về các lĩnh vực: trang phục, giày dép, phụ kiện, trang sức, trang điểm, tóc. Tuy nhiên, do sự hạn chế về dung lượng của luận án, nên chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là các từ ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực thời trang bao gồm: con người tham gia hoạt động thời trang; hoạt động thời trang; trang, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động thời trang; trang phục (quần áo mặc ngoài); giày dép; phụ kiện và trang sức; chất liệu; chi tiết, kết cấu thời trang; xu hướng và phong cách thời trang. Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học và theo hướng nghiên cứu đối chiếu tổng thể, chúng tôi chỉ tập trung so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh. 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Dựa trên các tiêu chuẩn thuật ngữ, 1162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh và 1190 thuật ngữ thời trang tiếng Việt đã được chúng tôi nhận diện và lựa chọn từ các từ điển, giáo trình chuyên ngành, sách báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh và tiếng Việt để làm tư liệu nghiên cứu của luận án. Trong suốt quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy chưa có từ điển thuật ngữ thời trang nào được xuất bản và lưu hành. Do vậy, sự lựa chọn nguồn tư liệu của luận án tương đối đa dạng (xem phụ lục 1).
  • 15. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát, so sánh và đối chiếu về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt là các vấn đề trọng tâm của luận án. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Để giải quyết các nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: (1) Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm miêu tả các đặc điểm về cấu trúc hình thức, con đường hình thành và các đặc trưng định danh của hệ thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Phương pháp miêu tả bao gồm hai thủ pháp quan trọng được sử dụng trong luận án, đó là: thủ pháp phân tích ngữ nghĩa và thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa được áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó luận án đưa ra các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trưng khu biệt làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp được luận án sử dụng để xác định và phân tích yếu tố cấu tạo thuật ngữ. (2) Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành, đặc điểm định danh. Trong luận án này, thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt được đối chiếu song song. (3) Thủ pháp thống kê được sử dụng để hệ thống hóa các số liệu thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt: thống kê từ loại, tính tỉ lệ % các yếu tố tạo thành thuật ngữ, các mô hình cấu tạo thuật ngữ, các đặc trưng định danh thuật ngữ…. Các bảng biểu thống kê sẽ tổng hợp các dữ liệu đã khảo sát được, nhằm thể hiện rõ nét hơn các đặc trưng cơ bản của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh. Những số liệu khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá để làm cơ sở cho những kết luận và kiến giải về các kết quả so sánh đối chiếu của luận án.
  • 16. 5 Ngoài các phương pháp và thủ pháp như đã nêu trên, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như mô hình hoá và lập bảng biểu để minh họa cho các kết quả nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có thể được xem là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ; đồng thời đóng góp vai trò cung cấp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu thuật ngữ nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được của luận án sẽ làm cơ sở ngữ liệu thiết thực cho công tác dịch thuật, chuẩn hóa và biên soạn từ điển chuyên ngành thời trang đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành thời trang trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đóng góp vào phần tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, biên soạn tài liệu chuyên ngành thời trang cho giảng viên và sinh viên khối các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành thời trang hoặc thiết kế thời trang. 7. Cấu trúc của luận án Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành bốn chương như sau: Chương 1-Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, chúng tôi đánh giá công tác nghiên cứu, phát triển thuật ngữ nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ và so sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập và phân tích rõ nét. Chương 2- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm nghiên cứu khảo sát, miêu tả và đánh giá hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo dựa
  • 17. 6 trên các phương diện: số lượng yếu tố cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại, nguồn gốc yếu tố cấu tạo và các mô hình cấu tạo. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo giữa thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3 - Đối chiếu con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, nội dung chính của chương 3 nhằm miêu tả và so sánh đối chiếu các con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Chương 4 - Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm phân tích đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, chúng tôi chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ.
  • 18. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Nội dung của chương 1 giới thiệu một bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ thời trang trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chúng tôi cũng phân tích một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ thời trang, tiêu chuẩn thuật ngữ, phương thức cấu tạo thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm khác…. Đồng thời, một số cơ sở lý thuyết về so sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập trong chương này. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Các nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Công tác nghiên cứu thuật ngữ được bắt đầu vào thế kỷ XVIII với sự đóng góp của một số tác giả như: Carlvon Linné (1736), Beckmann (1780), Lavoisier A.L., G.de Morveau, Berthellot M. và A.F.de Fourcoy (1789), Wlliam Wehwell (1840). Đây là các nhà khoa học tên tuổi gắn liền với công tác nghiên cứu ban đầu về định danh thuật ngữ ở giai đoạn này, trong số đó có thể kể đến vai trò của hai nhà khoa học Lavoisier A.L.và Berthellot M. trong việc nghiên cứu sự định danh của các thuật ngữ trong lĩnh vực hóa học. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác cũng được các nhà khoa học chuyên môn đặt mối quan tâm lớn để nghiên cứu xây dựng hệ thuật ngữ chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở những kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ và chưa tạo được dấu ấn trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Auger [dẫn theo 88] về bốn giai đoạn phát triển chính của quá trình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới, đó là: 1930-1960 (Giai đoạn khởi đầu) Đây là thời kỳ hình thành công tác nghiên cứu thuật ngữ và đánh dấu những bước phát triển đầu tiên đáng chú ý. Trước hết phải kể đến thành tựu của Wuster E. (Wieselburg 1898 – Vienna 1977), một kỹ sư và cũng là một Tiến sĩ chuyên
  • 19. 8 ngành kỹ thuật điện của trường Đại học Stuttgart (Đức). Wuster đã được xem như là một người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả khác sau này. Trong tác phẩm “Lí luận chung về thuật ngữ” (1931), Wuster đã phân tích những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ, trình bày những vấn đề chính trong phương pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ và đề xuất các phương pháp hệ thống hóa thuật ngữ. Ông cũng đã nhìn nhận thuật ngữ là một nhánh nghiên cứu của thuật ngữ ứng dụng. Công trình nghiên cứu này của Wuster đã được dịch sang tiếng Nga và thực sự thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới. Năm 1931, trong luận án tiến sĩ có tên tiêu đề “Tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ kỹ thuật” (International Standardisation of Technical Terminology), ông trình bày các lập luận cho việc hệ thống hóa công tác nghiên cứu thuật ngữ, thiết lập một số nguyên tắc xử lý thuật ngữ, đồng thời xây dựng phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ. Từ đây, hệ thống thuật ngữ đã được Wuster định hướng phát triển dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật máy cơ khí. Cũng chính công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành thuật ngữ học cũng như xây dựng hướng nghiên cứu thuật ngữ thực sự mang tính khoa học. Những mục tiêu chính mà Wuster đã quyết tâm đạt được trong nghiên cứu thuật ngữ [dẫn theo 89; tr.165] là: (1) Loại bỏ sự mơ hồ từ các ngôn ngữ kỹ thuật bằng cách chuẩn hóa thuật ngữ để chúng trở thành các công cụ giao tiếp có hiệu quả; (2) Thuyết phục tất cả người dùng ngôn ngữ kỹ thuật về tính ưu việt của thuật ngữ chuẩn; (3) Xây dựng tính nguyên tắc khoa học trong thuật ngữ ứng dụng. Tiếp nối nghiên cứu về lý thuyết thuật ngữ của Wuster, còn có bốn học giả ngôn ngữ khác, đó là: A. Schloman, người Đức, nghiên cứu về bản chất mang tính hệ thống của thuật ngữ chuyên ngành; F. de Saussure, người Thuỵ Sĩ, người xây dựng tính hệ thống của ngôn ngữ; E. Dresen, người Nga, người đã chú trọng đến tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hoá thuật ngữ; và J. E. Holmstrom, người Anh, người đã định hướng phát triển nghiên cứu thuật ngữ trên quy mô quốc tế và cũng là học giả đầu tiên kêu gọi tổ chức quốc tế UNESCO tham gia giải quyết các vấn đề về thuật ngữ.
  • 20. 9 Cũng trong thế kỷ XX, một số nước châu Âu (Áo, Liên Xô, Tiệp Khắc) cũng bắt tay vào việc nghiên cứu thuật ngữ. Tiếp đó đến các nước phương Tây (Pháp, Canada) và các nước Bắc Âu (Bỉ, Scandinavia). Thời kỳ này cũng đã đánh dấu sự hình thành ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ tại Áo, Liên Xô và Tiệp Khắc. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo: Đây là trường phái do Wuster E. sáng lập với sự góp mặt của các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, đa số là các nhà ngôn ngữ thuộc các quốc gia châu Âu như Áo, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Các phương pháp nghiên cứu được trường phái này áp dụng đều phải tuân theo nguyên tắc mà Wuster đã đề cập trong tác phẩm của ông, đó là “coi khái niệm là điểm xuất phát của mọi nghiên cứu về thuật ngữ”. Đồng thời, việc nghiên cứu thuật ngữ tập trung vào các khái niệm và hướng tới việc chuẩn hoá thuật ngữ và khái niệm. Điều này xuất phát từ nhu cầu của các nhà khoa học cần chuẩn hóa hệ thuật ngữ trong lĩnh vực chuyên môn của họ nhằm đạt hiệu quả tối đa trong giao tiếp và có khả năng truyền tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc: Trường phái này tập trung dành mối quan tâm lớn đến vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và các hệ thuật ngữ. Các nhà nghiên cứu thuật ngữ của trường phái Tiệp Khắc chú trọng đến việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các loại ngôn ngữ chuyên ngành, mà trong đó, thuật ngữ đóng vai trò thể hiện quan trọng. Drodz L. được xem là đại diện tiêu biểu của trường phái này. Ông là người tiên phong và phát triển hướng nghiên cứu thuật ngữ theo quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ chức năng của trường phái ngôn ngữ học Praha (Prague). Theo trường phái này, các ngôn ngữ chuyên ngành phải mang tính văn phong nghề nghiệp và song hành cùng với các văn phong khác như văn học, báo chí và hội thoại. Các nhà nghiên cứu xem thuật ngữ như những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô viết: Trường phái này hội tụ các công trình nghiên cứu thuật ngữ của các nhà khoa học có tên tuổi như Lotte, Drezen, Capelygin. Trong đó, Lotte D. S. (1898-1950) được xem là người có vai trò to lớn trong việc phát triển công tác nghiên cứu lý thuyết về thuật ngữ ở Liên Xô. Do ảnh hưởng của tư tưởng nghiên cứu của Wuster E. nên trong giai đoạn đầu, các nhà
  • 21. 10 khoa học Xô viết nghiên cứu thuật ngữ theo hướng chuẩn hoá khái niệm và chuẩn hóa thuật ngữ dựa trên quan điểm và xu thế của các vấn đề đa ngôn ngữ tại Liên Xô lúc bấy giờ. Công tác nghiên cứu thuật ngữ tại Liên Xô đã thu hút rất nhiều các nhà khoa học ngôn ngữ bắt tay nghiên cứu từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu của họ đã tạo dựng nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu thuật ngữ sau này. Có thể nói, ba trường phái nghiên cứu này được xem như những chiếc nôi khởi nguồn và tạo dựng nên một nền nghiên cứu khoa học thực sự về vấn đề thuật ngữ trên toàn thế giới. Các nhà khoa học Áo, Tiệp Khắc và Xô viết đều thể hiện quan điểm nghiên cứu thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học. Do vậy, họ coi thuật ngữ là phương tiện truyền đạt và thực hiện giao tiếp. Từ đó, ba trường phái nghiên cứu đã tạo lập nên các cơ sở lý thuyết cơ bản về thuật ngữ và các nguyên lý mang tính phương pháp chi phối tính ứng dụng của thuật ngữ. Những đóng góp nghiên cứu lớn ban đầu của ba trường phái này đã góp phần phát triển khuynh hướng nghiên cứu thuật ngữ theo nguyên tắc dịch thuật và kế hoạch hoá ngôn ngữ sau này. 1960 – 1975 (Giai đoạn cấu trúc) Thế kỷ XX chính thức đánh dấu sự phát vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Công tác nghiên cứu thuật ngữ phát triển nhất trong lĩnh vực máy vi tính và kỹ thuật văn bản. Các hệ thuật ngữ bắt đầu được thiết lập và xử lý trên máy tính, đồng thời các phương pháp chuẩn hoá thuật ngữ cũng được đề xuất. Kho xử lý dữ liệu thuật ngữ được xây dựng và lưu trữ trong máy tính. Sự kết hợp các nguyên tắc mang tính quốc tế trong việc xử lý dữ liệu thuật ngữ bắt đầu được chú ý. Định hướng chuẩn hoá thuật ngữ đã được nghiên cứu trong phạm vi của một ngôn ngữ. Từ đây, vấn đề xây dựng và chuẩn hoá và thống nhất các khái niệm thuật ngữ lại được đặt ra. [dẫn theo 88] 1975 – 1985 (Giai đoạn bùng nổ) Giai đoạn 1975-1985 được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công tác nghiên cứu thuật ngữ với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Xô viết như Reformatskij A.A.,Vinogradov .,Vinokur G.O… . Các hội nghị, hội thảo về thuật ngữ lần lượt được tổ chức tại Liên Xô đã tạo nên những diễn đàn khoa học cho các học giả trình bày những nội dung nghiên cứu mới. Trong đó, các nhà ngôn
  • 22. 11 ngữ Xô viết đã tập trung thảo luận về khái niệm, tiêu chuẩn và các chức năng của thuật ngữ; phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp, thuật ngữ với danh pháp; và chuẩn hoá thuật ngữ. Bên cạnh đó, thuật ngữ cũng trở thành chủ đề nghiên cứu chính của nhiều công trình khoa học lớn; đồng thời, hàng nghìn cuốn từ điển được ra đời, hàng chục tuyển tập các bài báo được xuất bản và hàng trăm luận án phó tiến sỹ và tiến sỹ được bảo vệ thành công [dẫn theo 60]. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự ra đời của những chính sách kế hoạch hoá ngôn ngữ. Liên Xô và Israel là hai quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các chính sách này. Vai trò của thuật ngữ trong việc hiện đại hoá ngôn ngữ được thể hiện rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính đã tạo ra bước tiến nhảy vọt trong việc hỗ trợ công tác xử lý dữ liệu thuật ngữ. 1985- nay (Giai đoạn mở rộng) Từ sau năm 1985, song hành cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật- công nghệ trên toàn thế giới, nghiên cứu về thuật ngữ tiếp tục được mở rộng và phát triển đến đỉnh cao. Ở giai đoạn này, các nhà ngôn ngữ đã đạt được những thành công trong việc nghiên cứu vấn đề ứng dụng thuật ngữ. Sự phát triển của khoa học máy tính tại thời điểm này đã tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học. Sự hợp tác và kết nối mang tính quốc tế về nghiên cứu thuật ngữ học được củng cố và mở rộng. Năm 1990, Sager J.C. xuất bản công trình nghiên cứu đầu tiên có tựa đề “Ứng dụng xử lý thuật ngữ” (Practical Course in Terminology Processing), trong đó ông phân tích khái niệm thuật ngữ từ khía cạnh ngôn ngữ học và giao tiếp. Năm 1992, trong cuốn “Thuật ngữ học: Lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng” (Terminology: Theory, methods and applications), tác giả Cabre đã giới thiệu và phân tích tổng quan về thuật ngữ học từ góc độ chính trị, xã hội với các nội dung chính: Một là, thuật ngữ cần được phân biệt với từ vựng học và ngôn ngữ chuyên ngành thông qua các tiêu chí xây dựng thuật ngữ. Hai là, thuật ngữ được xem như một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, trong đó thuật ngữ có mối quan hệ giao thoa ngôn ngữ học lý thuyết và ứng dụng, khoa học tri nhận, khoa
  • 23. 12 học giao tiếp, khoa học máy tính. Ba là, thuật ngữ cần được chuẩn hóa và ứng dụng với các mô hình chuẩn hóa và phương thức ứng dụng thuật ngữ. Đến năm 2000, Antia B.E., một giáo sư ngôn ngữ của trường Đại học Western Cape, Nam Phi đã cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu về thuật ngữ. Trong đó, đáng chú ý nhất là cuốn sách “Terminology and language planning” (Thuật ngữ và vấn đề kế hoạch hoá ngôn ngữ). Trong khuôn khổ nghiên cứu sự ra đời, phát triển và ứng dụng thuật ngữ tại Châu Phi, tác giả đã xây dựng một chiến lược mới trong việc quản lý thuật ngữ và hướng tới việc kế hoạch hoá ngôn ngữ với một số nội dung cơ bản như sau: Một là, nguồn thuật ngữ được đánh giá bằng việc xác định thuật ngữ, phân loại thuật ngữ và sắp xếp thuật ngữ. Hai là, thuật ngữ cần được ứng dụng trong các mối quan hệ giữa các yếu tố: động lực, tác nhân, thách thức, phương pháp thực hiện; việc quản lý thuật ngữ phải được thực hiện thông qua chiến lược ngôn ngữ, hệ thống giao tiếp, vấn đề lô gic xã hội, giao tiếp và kiến thức; đồng thời việc chuyển dịch từ điển thuật ngữ chuyên ngành sang ngôn ngữ khác vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Ba là, sự chuyển dịch thuật ngữ là một vấn đề thách thức đối với phương thức biểu hiện thuật ngữ. Bốn là, thuật ngữ cần được kế hoạch hóa thông qua các mô hình và chính phủ cần quản lý các mô hình này. Năm là, công tác nghiên cứu thuật ngữ được phát triển thông qua nghiên cứu ngôn ngữ văn bản, nghiên cứu ngôn ngữ chuyên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ học. Công tác nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi Wüster E. thực hiện công trình nghiên cứu đầu tiên của ông. Chúng tôi đồng ý với Cabre rằng: thuật ngữ học đã và đang phát triển như một lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được nhiều nghiên cứu thành công hơn nữa, các hội nghị, hội thảo và diễn đàn khoa học về ngôn ngữ đa ngành cần được tổ chức thường xuyên để các nhà nghiên cứu thuật ngữ và các nhà khoa học ở các lĩnh vực chuyên ngành khác có cơ hội được chia sẻ và trao đổi kiến thức đa ngành. Sự nghiên cứu giao thoa giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực không chỉ làm phong phú các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ mà còn tạo ra các nguồn thuật ngữ hữu ích và có tính ứng dụng rộng rãi. [theo 88; tr.182]
  • 24. 13 1.1.1.2. Các nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Chúng tôi tiếp thu quan điểm nghiên cứu của tác giả Hà Quang Năng [theo 60; tr.120] và thống nhất đánh giá sự phát triển của công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam qua bốn giai đoạn cơ bản như sau: Giai đoạn đầu thế kỷ XX Công tác nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ta phát triển khá muộn. Do vậy, ở giai đoạn này, tiếng Việt mới chỉ phát triển về từ vựng và cú pháp và nguồn thuật ngữ khoa học đầu tiên mới chỉ bắt đầu được xây dựng khi có sự song hành của việc truyền bá rộng rãi của chữ Quốc ngữ trong toàn dân. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, hầu như chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ về thuật ngữ tiếng Việt trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu là nghiên cứu về dạng phiên âm một số thuật ngữ tiếng Hán và tiếng Pháp. Sự ra đời của cuốn sách “Danh từ khoa học” (1942) của tác giả Hoàng Xuân Hãn đã đánh dấu sự hình thành thuật ngữ tiếng Việt với chữ quốc ngữ Latin hóa. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra 8 tiêu chuẩn để xác định thuật ngữ (danh từ) khoa học chuẩn, đó là : (1) Mỗi một ý phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phải riêng về ý ấy; (3) Một ý đừng có nhiều danh từ; (4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; (5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; (6) Danh từ phải gọn; (7) Danh từ phải có âm hưởng Việt âm; (8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính cách quốc gia. Đồng thời, tác giả Hoàng Xuân Hãn cũng đề xuất 3 phương sách đặt danh từ khoa học: (1) Phương sách dùng tiếng thông thường; (2) Phương sách phiên âm; (3) Phương sách lấy gốc chữ Nho. Như vậy, cuốn "Danh từ khoa học" là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, đánh dấu bước phát triển trong công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam. Với công trình này, tác giả Hoàng Xuân Hãn không chỉ tạo dấu mốc cho sự phát triển vốn từ vựng tiếng Việt mà còn đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và biên soạn các từ điển thuật ngữ chuyên ngành ở nước ta. Giai đoạn 1945 - 1960 Sau năm 1945, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, đất nước ta chuyển mình sang một nước cộng hoà dân chủ độc lập. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ dân
  • 25. 14 tộc, đồng thời toàn dân phải học và dùng chữ viết một cách bắt buộc. Công trình nghiên cứu có ý nghĩa nhất ở thời kỳ này là cuốn sách "Danh từ khoa học-Vạn vật học " ra đời vào năm 1950 của tác giả Đào Văn Tiến. Nội dung cuốn sách bàn về sự chuyển đổi các danh từ vạn vật học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, nhằm mục đích giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học bằng tiếng mẹ đẻ. Năm 1959, Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập ở miền Bắc Việt Nam. Cùng đó là sự ra đời của Tổ thuật ngữ- Từ điển học trực thuộc Uỷ ban gắn với tên tuổi của các nhà khoa học tiêu biểu thời kỳ bấy giờ như: Lê Khả Kế, Hoàng Phê, Lưu Vân Lăng, Hồ Anh Dũng,… . Việc thành lập các tổ chức nghiên cứu này đã đánh dấu sự trưởng thành của ngành khoa học-kỹ thuật tại nước ta. Giai đoạn những năm 1960 Giai đoạn này gắn với sự nghiệp xây dựng con đường chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Tất cả các ngành khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ cùng với các hoạt động giao lưu quốc tế. Quá trình hiện đại hoá và dân chủ hoá tiếng Việt đã hoàn thành. Công tác nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt đã có những bước phát triển vượt bậc. Đáng chú ý ở thời kỳ này là sự ra đời của hàng loạt các từ điển đối dịch thuật ngữ khoa học dành cho nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật. Các từ điển này do Tổ thuật ngữ thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước biên soạn đã tạo một không khí sôi nổi của các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 1964, Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học được tiến hành trên quy mô lớn đã góp phần xây dựng công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa phát triển lớn mạnh ở nước ta. Người nghiên cứu nhiều nhất về thuật ngữ phải kể đến tác giả Lưu Vân Lăng với những công trình tiêu biểu, đó là: Qui tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt (đồng tác giả, 1966); Về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài (1968); Chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ khoa học trong cả nước (1976),…. Các nghiên cứu của tác giả Lưu Vân Lăng đã đề cập và phân tích tương đối đầy đủ và toàn diện về các vấn đề xây dựng, chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ khoa học trên một phạm vi rộng lớn. Tiếp đến là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Khả Kế: Thống nhất và chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt (in trong tiếng Việt và dạy
  • 26. 15 đại học bằng tiếng Việt) xuất bản năm 1967. Với công trình này, tác giả hướng hoạt động nghiên cứu cơ bản vào nhu cầu xây dựng một hệ thống thuật ngữ nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Sự phát triển của công tác nghiên cứu thuật ngữ trên cả nước được đánh dấu bằng sự ra đời của Uỷ ban soạn thảo danh từ chuyên môn năm 1967 ở miền Nam Việt Nam do Lê Văn Thới làm Chủ tịch. Ở giai đoạn này, tác giả Lê Văn Thới là người đặc biệt quan tâm đến việc đặt nền móng cho hệ thống thuật ngữ Việt Nam.Với cuốn sách "Nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên khoa " (1970), ông đã xác định các tiêu chuẩn về thuật ngữ khoa học, đồng thời đề ra các nguyên tắc soạn thảo thuật ngữ chuyên môn. Giai đoạn từ 1985 đến nay Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của công tác nghiên cứu thuật ngữ tại Việt Nam. Có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu đã có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu thuật ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Toàn, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng…. Trong giai đoạn này, các vấn đề trọng tâm được các tác giả bàn đến là: các tiêu chuẩn của thuật ngữ; các phương thức đặt thuật ngữ; đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ; cách chuyển dịch thuật ngữ; chuẩn hoá thuật ngữ. Thuật ngữ học-Những vấn đề lý luận và thực tiễn là một trong những công trình nghiên cứu nổi bật của thế kỷ XXI do tác giả Hà Quang Năng chủ biên, được xuất bản năm 2012. Trong cuốn chuyên khảo này, nhóm tác giả đã đưa ra những quan điểm, đánh giá nhìn nhận một cách toàn diện về vấn đề thuật ngữ học với các nội dung cơ bản sau: khái quát tình hình ra đời và phát triển công tác nghiên cứu thuật ngữ cùng những kinh nghiệm xây dựng hệ thuật ngữ tại các nước Nga, Đức và Việt Nam; trình bày cụ thể các vấn đề cơ bản của thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ, bản chất thuật ngữ, cấu trúc hình thức thuật ngữ, xây dựng thuật ngữ mới, nhiệm vụ của thuật ngữ học, xác định từ tương đương trong các hệ thuật ngữ. Từ đó, vấn đề dịch thuật và thống nhất, chuẩn hoá hệ thuật ngữ tiếng Việt đã được các tác giả quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, cùng với việc giới thiệu chi tiết về cuốn sách “Danh từ khoa học”của tác giả Hoàng Xuân Hãn và sự ứng dụng cơ sở lý thuyết
  • 27. 16 trong công tác biên soạn từ điển thuật ngữ chuyên ngành, các tác giả còn tập trung phân tích và thảo luận các nội dung về phương pháp biên soạn từ điển thuật ngữ cũng như các cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển đối chiếu thuật ngữ. Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ Tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đức Tồn được Viện Ngôn ngữ học nghiệm thu vào tháng 12 năm 2012 cũng là một công trình nghiên cứu tiêu biểu về thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Để thực hiện thành công đề tài, tác giả đã tập trung nghiên cứu và khảo sát các vấn đề liên quan đến hệ thuật ngữ tiếng Việt: định danh thuật ngữ, xây dựng thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài và chuẩn hoá thuật ngữ. Những lý luận truyền thống về thuật ngữ và cách áp dụng lý thuyết vào vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt đã được đề cập đến trong phần nội dung chính của đề tài, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học của thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Gần đây nhất, vào năm 2016, cuốn sách chuyên khảo "Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại " do tác giả Nguyễn Đức Tồn chủ biên đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Nội dung chuyên khảo tập trung bàn về các vấn đề: Một là, khái quát tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay; đưa ra những kiến giải về khái niệm thuật ngữ và các tiêu chuẩn của nó trong sự phân biệt với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ; xây dựng và chuẩn hóa các hệ thuật ngữ tiếng Việt thuộc các chuyên ngành khoa học và chuyên môn trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa; khái quát lịch sử ra đời, nội dung cơ bản của Lí thuyết điển mẫu và ứng dụng vào việc chuẩn hóa từ ngữ thông thường và thuật ngữ tiếng Việt ; Hai là, bàn về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa của một số hệ thuật ngữ trong tiếng Việt và rút ra một số đặc điểm về thực trạng xây dựng và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay; Ba là, đề xuất, kiến nghị xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước để làm cơ sở xây dựng Luật Ngôn ngữ. Như vậy, với cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát tình hình thực tế để đưa ra những đánh giá về việc xây dựng và sử dụng thuật ngữ ở nước ta hiện nay,
  • 28. 17 nhằm thực hiện các giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, góp thêm cơ sở cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam. Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả, đã có nhiều nghiên cứu về thuật ngữ tiếp tục được phát triển trong những năm qua, đó là các luận văn thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu được bảo vệ thành công. Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ ngành ngôn ngữ học tiêu biểu, đó là: ''Hệ thuật ngữ quân sự Tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo thuật ngữ quân sự '' (Vũ Quang Hào, 1991); ''Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông Tiếng Việt '' (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005); ''Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt''(Mai Thị Loan, 2012); '' Thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng trong tiếng Việt '' (Vũ Thị Thu Huyền, 2013); ''Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt'' (Quách Thị Gấm, 2014); ''Đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt'' (Nguyễn Quang Hùng, 2016) ; "Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ Mĩ thuật tiếng Việt" (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2019),…. Chúng tôi nhận thấy các Luận án Tiến sĩ nghiên cứu thuật ngữ kể trên đều đã góp đóng góp cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn cho công tác xây dựng, phát triển và hướng tới việc thống nhất, chuẩn hoá hệ thuật ngữ tiếng Việt. Các tác giả luận án đã tập trung làm rõ các đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và mô hình định danh của các hệ thuật ngữ chuyên ngành khoa học cụ thể, đồng thời đề xuất các giải pháp chuyển dịch cũng như chuẩn hoá hệ thuật ngữ tiếng Việt của chuyên ngành đó. Bên cạnh đó, các luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề so sánh đối chiếu thuật ngữ cũng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển công tác nghiên cứu thuật ngữ ở nước ta hiện nay. Có thể kể đến một số công trình nổi bật như: ''So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại'' (Nguyễn Thị Bích Hà, năm 2000); ''Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang Tiếng Việt '' (Vương Thị Thu Minh, năm 2005); ''So sánh đặc điểm cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính - kế toán - ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt'' (Nguyễn Thị Tuyết, năm 2011); ''Cách dịch thuật ngữ Anh – Việt chuyên ngành cảnh sát'' (Nguyễn Thị Bích Hường, năm 2014); ''Đối chiếu thuật ngữ du lịch
  • 29. 18 Việt – Anh'' (Lê Thanh Hà, năm 2015); ''Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng Anh và tiếng Việt'' (Phí Thị Việt Hà, năm 2017); ''Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt- Anh'' (Nguyễn Thanh Dung, năm 2017); "Đối chiếu thuật ngữ dầu khí Anh-Việt" (Nguyễn Thị Thu Hà, năm 2019),….Các công trình kể trên đã thực hiện nghiên cứu so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ khoa học chuyên ngành cụ thể của hai ngôn ngữ. Các tác giả đã khảo sát, so sánh đối chiếu thuật ngữ chuyên ngành khoa học cụ thể trong tiếng Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh. Về đặc điểm cấu tạo, các luận án đều có kết quả phân tích rằng các thuật ngữ khoa học tiếng Việt và tiếng Anh đều có dạng danh từ và danh ngữ, thuật ngữ là động từ/động ngữ, tính từ/tính ngữ chiếm số lượng rất ít; thuật ngữ khoa học trong tiếng Anh có dạng từ đơn, từ ghép, từ phái sinh và từ viết tắt, còn thuật ngữ khoa học trong tiếng Việt chủ yếu có dạng từ đơn và ngữ ghép chính phụ; thuật ngữ khoa học trong tiếng Anh có mức tối đa 4 ngữ tố /thành tố/thuật tố, còn thuật ngữ khoa học trong tiếng Việt có đến 7 ngữ tố /thành tố/thuật tố. Về con đường hình thành, các luận án đều dựa trên nguyên tắc xây dựng thuật ngữ chung của tất cả ngôn ngữ trên thế giới để xác định các con đường hình thành của hai hệ thuật ngữ khoa học trong tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là: thuật ngữ hóa từ thông thường, tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có, vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Về đặc điểm định danh, các luận án xác định thuật ngữ khoa học trong hai hệ ngôn ngữ có hai loại: thuật ngữ sơ cấp chỉ gồm một yếu tố cấu tạo và mang ý nghĩa khái quát, chỉ loại; thuật ngữ thứ cấp bao gồm hai yếu tố trở lên, được tạo ra do sự kết hợp của thuật ngữ loại một với từ ngữ mô tả tính chất, đặc tính, đặc trưng của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị. Từ đó, các mô hình định danh thuật ngữ khoa học trong tiếng Anh và tiếng Việt được xác định gắn với các đặc trưng chuyên ngành ở các thuật ngữ thứ cấp. Các luận án Tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề so sánh đối chiếu trên đã phân tích, đưa ra những nguyên tắc và phương pháp về chuyển dịch thuật ngữ khoa học trong ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt; đề xuất những phương hướng, cách thức xây
  • 30. 19 dựng, cũng như những định hướng chuẩn hóa các hệ thuật ngữ chuyên ngành khoa học trong tiếng Việt; đồng thời đưa ra các giải pháp định hướng cho việc biên soạn các giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành, xây dựng từ điển thuật ngữ chuyên ngành phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập…. Bên cạnh những luận án Tiến sĩ đã được bảo vệ thành công, còn có rất nhiều luận văn thạc sĩ và các bài báo khoa học nghiên cứu về thuật ngữ cũng đã được công bố. Một số các công trình của các tác giả nghiên cứu đi trước đã được chúng tôi sử dụng làm tư liệu tham khảo cho luận án này. Đánh giá chung về về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy rằng: tính đến nay, công tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao. Thuật ngữ học đã trở thành một ngành khoa học độc lập, đã và đang phát triển song hành cùng với sự tiến bộ mọi mặt của xã hội hiện đại. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước vẫn tiếp tục dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Những nghiên cứu của các học giả trên thế giới Theo sự nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi, công tác nghiên cứu về thuật ngữ thời trang trên thế giới tính đến nay mới chỉ xuất hiện một số công trình nhỏ lẻ. Năm 1960, C.Willett Cunnington đã cho ra đời cuốn sách có tựa đề "A Dictionary of English Costume ". Đây được xem như là một bước đột phá đầu tiên trong việc nghiên cứu một cách toàn diện về các thuật ngữ thời trang. Cuốn sách đã sử dụng các thuật ngữ để miêu tả chi tiết các loại trang phục của người Anh giai đoạn từ năm 900 – năm 1900 sau Công nguyên. Gần 1500 thuật ngữ đã thể hiện chi tiết các mốt thời trang đương đại, giới tính sử dụng thời trang, bản chất và chức năng của từng loại trang phục thời trang, loại trang phục thời trang được các tầng lớp giai cấp trong xã hội Anh thời bấy giờ rất ưa chuộng. Cuốn sách này được tái bản và cập nhật nhiều lần, lần cuối cùng tái bản vào năm 1976. Sau đó, đến năm 2002, một tác giả người Anh khác tên là Lou Taylor đã thể hiện một hướng nghiên cứu tiếp cận đa ngành về thuật ngữ thời trang từ bình diện văn hóa trong cuốn sách The Study of Dress History (Studies in Design). Trải qua
  • 31. 20 nhiều năm, cuốn sách này đã được đánh giá cao về mặt tư liệu. Trong tài liệu này, tác giả đã nghiên cứu lịch sử ra đời của các loại trang phục và trình bày các dữ liệu mô tả về trang phục thông qua hơn 20.000 thuật ngữ từ hướng tiếp cận nghiên cứu đa ngành: nhân chủng học và văn hoá học. Công trình đã đánh dấu bước phát triển trong công tác nghiên cứu về thời trang và thuật ngữ thời trang trên thế giới. Cũng năm 2002, ấn bản lần thứ 3 của The Fairchild Dictionary of Fashion (3rd Edition), do các tác giả người Mỹ là Charlotte Mankey Calasibetta, Phyllis G. Tortora và Bina Abling biên soạn, đã được xem như là một công trình nổi bật về thuật ngữ thời trang. Với cuốn từ điển này, chúng tôi tìm kiếm được các định nghĩa cho lĩnh vực này với hơn 15.000 thuật ngữ chỉ quần áo, phụ kiện, trong đó có đề cập đến lịch sử của thời trang, đặc điểm của thời trang hiện đại và cả vấn đề liên quan đến ngôn ngữ kinh doanh thời trang. Sau này, vào năm 2008, ấn bản lần thứ 2 của The Thames & Hudson Dictionary of fashion designers của tác giả người Anh là Georgina O’Hara Callan đã cung cấp cho bạn đọc hơn 1200 thuật ngữ thời trang, chỉ các loại mốt từ năm 1840 đến nay. Đó là các ngữ liệu về giày, mũ, quần áo, đồ trang sức, tóc kèm theo 400 hình ảnh minh hoạ và 85 sắc màu sản phẩm. Cuốn từ điển được xem như một tư liệu mô tả đầy đủ về chất liệu, kiểu dáng, kết cấu của sản phẩm thời trang. Công trình nghiên cứu liên tục được cập nhật và bổ sung các thuật ngữ thời trang mới theo xu thế phát triển của thời đại. Đây là một nguồn tài liệu bổ ích cho các nhà thiết kế và những người yêu thích thời trang. Năm 2010, nhóm tác giả bao gồm Cumming V., Cunnington C.W., Cunnington P.E. đã cho xuất bản cuốn từ điển The Dictionary of Fashion History. Với hơn 6.000 thuật ngữ được đề cập tới trong cuốn từ điển này, các nhà khoa học người Anh đã cung cấp một nghiên cứu toàn diện về danh từ khoa học chỉ tên gọi trang phục kèm theo phần chú giải, mô phỏng cho từng thuật ngữ. Đi kèm theo đó là các hình ảnh minh hoạ một cách chi tiết, cụ thể nhằm mang tới cho người đọc nguồn tư liệu hữu ích về ngôn ngữ thời trang. Công trình này đã được mở rộng, bổ sung và hoàn thiện các thuật ngữ tỉ mỉ và chi tiết, trở thành một tài liệu đáng tin cậy cho những người yêu thích và nghiên cứu về thuật ngữ thời trang.
  • 32. 21 Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy: tính đến nay, nếu như công tác nghiên cứu thuật ngữ đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ nhất cả về mặt lý thuyết lẫn mặt ứng dụng thực tiễn thì vấn đề nghiên cứu về thuật ngữ thời trang vẫn còn khá mới mẻ. Lý do có thể xuất phát từ chính sự phát triển của ngành thời trang. Bởi lẽ, thuật ngữ khoa học của bất kì ngành nào đều phát triển song hành cùng với ngành khoa học đó. Do ngành thời trang trên thế giới ra đời và phát triển sau tất các ngành khoa học - công nghệ - kỹ thuật khác nên công tác nghiên cứu thuật ngữ thời trang cũng xuất hiện sau và cũng mới chỉ được khai thác ứng dụng ở những cuốn từ điển giải thích thuật ngữ bằng hình ảnh kèm theo các chú thích minh hoạ. 1.1.2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về thuật ngữ thời trang tạo được dấu ấn nổi bật. Theo khảo sát của chúng tôi, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về việc xây dựng một hệ thuật ngữ thời trang thống nhất hoàn chỉnh, mà mới chỉ đề cập đến từ ngữ chỉ trang phục. Có thể kể tên một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học các cấp như sau: “Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” (Nguyễn Thị Ngân Hoa, Luận án Tiến sĩ, năm 2005) “Tìm hiểu săc thái văn hóa của các từ ngữ chỉ trang phục (Đối chiếu Nga- Việt)” (Phạm Thị Hồng, Đề tài cấp Bộ, năm 2007) “Những từ ngữ chỉ y phục của người Nga và người Việt từ góc độ đối chiếu” (Phạm Thị Hồng, Luận án Tiến sĩ, năm 2008) “Tìm hiểu các từ chỉ trang phục truyền thống của người Dao đỏ” (Hoàng Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ, năm 2012) “Hoa văn trang trí trên vải của dân tộc H’mông dưới góc nhìn ký hiệu học" (Nguyễn Thị Bích Hạnh, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, năm 2016) "Đặc điểm trường từ vựng-ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh)" (Bùi Thị Oanh, Luận án Tiến sĩ, năm 2019) Các công trình nghiên cứu này hướng mục đích vào các nội dung: xây dựng cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ trang phục; so sánh và chỉ ra các đặc thù văn hoá dân
  • 33. 22 tộc thể hiện qua từ ngữ trang phục; xác định sự chuyển hoá từ bình diện văn hoá vào các từ ngữ chỉ trang phục; phân tích mối quan hệ giữa biểu tượng trang phục và các biểu tượng văn hoá của con người được thể hiện qua các từ ngữ chỉ trang phục. Khảo sát nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, hiện nay ở Việt Nam đã có một số từ điển về chuyên ngành kỹ thuật dệt may thời trang được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp này, đó là: “Từ điển Dệt may Anh -Việt” (Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2008) xuất bản lần thứ nhất với số lượng hơn 40.000 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dệt may, nhằm đáp ứng nhu cầu của người đọc sử dụng những tài liệu thuộc lĩnh vực vật liệu, sợi, dệt, nhuộm, xử lý hoá học, cắt, may…cũng như các lĩnh vực khác có liên quan. “Từ điển thuật ngữ Anh-Việt, Việt-Anh chuyên ngành dệt may thời trang” (Nguyễn Phước Sơn chủ biên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 2014) có số lượng khoảng hơn 5000 thuật ngữ, từ vựng chuyên ngành dệt may thời trang, thông tin sản phẩm, thuật ngữ tin học chuyên ngành công nghệ may…. Các thuật ngữ được dịch và diễn giải một cách súc tích, lô gic và dễ hiểu. Như vậy, tính đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về thuật ngữ thời trang cũng như đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt. Những khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở trên cho thấy: chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh – Việt là vấn đề mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ Thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của các ngành khoa học và các lĩnh vực chuyên môn. Công tác nghiên cứu thuật ngữ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một kho tàng đồ sộ về thuật ngữ học, đồng thời họ cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ. Xuất phát từ những quan điểm nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ đưa ra những quan niệm khác nhau về thuật ngữ. Sau khi nghiên cứu các quan niệm truyền
  • 34. 23 thống về thuật ngữ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy có hai xu hướng định nghĩa thuật ngữ: định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm và định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng. 1.2.1.1. Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm Xu hướng nghiên cứu này trước hết gắn liền với quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Xô viết. Akhmannova O.S. (1966) định nghĩa rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật, …) được sáng tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn, …) để biểu hiện chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn” [dẫn theo 72; tr.474]. Cùng với quan điểm này, nhà thuật ngữ học Kapanadze L.A (1978) khẳng định : “Thuật ngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho nó dường như là gắn kèm theo nó cùng với định nghĩa” [43; tr.4] Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học Xô viết, các nhà nghiên cứu Âu Mỹ cũng đưa ra các quan điểm cho rằng: thuật ngữ luôn gắn liền với khái niệm mà nó biểu đạt. Sager J.C (1990) quan niệm: “định nghĩa về thuật ngữ gắn với sự xác định một khái niệm mà khái niệm này phản ánh một hệ thống mang tính khái niệm hình thành nên nó và phân biệt khái niệm đó với hệ thống” [109; tr.39]. Còn Cabre M.T (1992) cho rằng: “Điểm khác biệt rõ nhất để phân biệt thuật ngữ với từ của ngôn ngữ chung là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khái niệm trong chuyên môn cụ thể” [88; tr.81]. Tương đồng với các quan điểm trên, Oeser E. (1992) định nghĩa một thuật ngữ là: “một tập hợp các khái niệm của một lĩnh vực chuyên môn” [102; tr.24]. Ở Việt Nam, ngay từ thập kỷ 30-40 của thế kỷ XX, tác giả Hoàng Xuân Hãn đã cho rằng thuật ngữ là “danh từ khoa học”. Sau này, quan điểm thuật ngữ gắn với khái niệm đã được các nhà Việt ngữ như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành …tiếp tục kế thừa. Theo đó, khái niệm thuật ngữ đã được tác giả Đỗ Hữu Châu (1998) giải thích rõ ràng, đó là: “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp, hoặc một ngành kỹ thuật nào đó. … Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một
  • 35. 24 khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định.” [7; tr.167]. Như vậy, các tác giả nghiên cứu thuật ngữ theo xu hướng này đều có chung nhận định rằng: về mặt hình thức, thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ; về mặt nội dung, thuật ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó. 1.2.1.2. Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng Bên cạnh xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm, còn có xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng mà chúng đảm nhiệm. Các nhà ngôn ngữ học Xô viết cũng là những người tiên phong đưa ra quan niệm này. Theo Vinokur G.O. (1939): “Thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là những từ có chức năng đặc biệt”. [dẫn theo 43; tr.4] Còn Moixeev A.I. (1978) cho rằng thuật ngữ gắn với chức năng gọi tên: “Có thể xác định chức năng ngôn ngữ của thuật ngữ như là một chức năng gọi tên, định danh. Thuật ngữ định danh sự vật, hiện tượng trong hiện thực và định danh những khái niệm về chúng”. [57; tr. 21] Ở Việt Nam, có một số nhà ngôn ngữ cũng kế thừa xu hướng quan niệm này và xây dựng khái niệm thuật ngữ gắn với hai chức năng: định nghĩa và định danh. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1998): Thuật ngữ là những từ và ngữ cố định, có chức năng gọi tên chính xác các loại khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của con người. [theo 14] Còn tác giả Nguyễn Đức Tồn (2012) thì nêu những đặc trưng bản chất của thuật ngữ: “Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tượng trong một phạm vi, một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn”. [73; tr.13] Với những quan điểm nêu trên của của các nhà Việt ngữ, khái niệm thuật ngữ luôn gắn với chức năng mà chúng đảm nhiệm. Có thể nhận thấy, các quan niệm khác nhau về khái niệm thuật ngữ đã đưa ra những góc nhìn toàn diện về công tác nghiên cứu thuật ngữ trong và ngoài nước. Hiện nay, công tác nghiên cứu thuật ngữ được chú trọng và quan tâm nhiều hơn với nhiều quan điểm mới về thuật ngữ được đưa ra. Các quan điểm đều tập trung nghiên
  • 36. 25 cứu xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và ứng dụng thuật ngữ vào thực tiễn. Trong luận án này, chúng tôi thống nhất với các nhà khoa học Xô viết và Âu Mỹ về xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: thuật ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó. 1.2.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ Để xây dựng một hệ thuật ngữ chuẩn, trước hết phải đặt ra các tiêu chuẩn của thuật ngữ. Theo Ray (1963) thì thuật ngữ phải có 2 tiêu chí: (1) ngắn gọn, (2) gọi tên một khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn ; và Tauli (1968) thì cho rằng thuật ngữ là một từ có 3 tiêu chuẩn: (1) mang nghĩa chuyên môn chính xác, (2) ngắn gọn cả về nghĩa và âm tiết, (3) hài âm [dẫn theo 82; tr.11]. Tài liệu ISO 704 (2000) của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế về "Công tác nghiên cứu thuật ngữ - các nguyên tắc và phương pháp" (Terminology work — Principles and methods) đã đưa ra 7 tiêu chuẩn bắt buộc về đặt thuật ngữ như sau: (1) rõ ràng, (2) nhất quán, (3) hợp lý, (4) ngắn gọn, (5) mang nghĩa gốc, (6) chính xác, và (7) mang đặc trưng dân tộc. [theo 98; tr.25-26]. Ở Việt Nam, có lẽ phải kể đến tác giả Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên nghiên cứu xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Trong cuốn Danh từ khoa học xuất bản năm 1940, tác giả đã đúc kết tính cách của danh từ khoa học (thuật ngữ khoa học), đó là: đủ rành mạch, dễ nhớ, gọn. Các tính cách này được xem như là các tiêu chí cơ bản cần có của một thuật ngữ và đã được các nhà khoa học khác tiếp tục kế thừa và phát triển nghiên cứu trong những công trình khoa học sau này. Theo tác giả Lưu Vân Lăng (1968), thuật ngữ tiếng Việt phải đảm bảo những tiêu chuẩn: (1) Tính chính xác, (2) Tính hệ thống, (3) Tính bản ngữ, (4) Tính ngắn gọn, (5) Tính dễ dùng [theo 48]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1998) cho rằng thuật ngữ phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: (1) Tính chính xác, (2) Tính hệ thống, (3) Tính đơn nghĩa, (4) Tính quốc tế, (5) Không mang sắc thái tu từ biểu cảm [theo 14; tr.221].
  • 37. 26 Việc xây dựng, thống nhất thuật ngữ khoa học liên quan chặt chẽ tới việc xác định các tiêu chuẩn của thuật ngữ. Từ việc đánh giá các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn thuật ngữ, chúng tôi nhận định: việc xây dựng thuật ngữ đảm bảo tất cả các tiêu chí trên sẽ thực sự là vấn đề cần thiết phải hướng tới. Thực tế cho thấy: không phải tất cả các hệ thuật ngữ khoa học của các ngành đều đảm bảo tất cả các tiêu chí đã được nêu như trên. Tiêu chuẩn thuật ngữ của các ngành khoa học sẽ có sự khác nhau do đặc thù chuyên môn khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp cho việc xây dựng thuật ngữ của ngành khoa học nào cũng cần phải dựa vào đặc thù chuyên môn của ngành khoa học đó. Như vậy, thuật ngữ cần đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc: tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu của luận án sẽ được phân tích cụ thể sau đây. a) Tính khoa học Thuật ngữ có tính khoa học, nghĩa là thuật ngữ phải mang tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn. Tính chính xác được các học giả ngôn ngữ xem là tiêu chuẩn hàng đầu đối với thuật ngữ. Tính chính xác của thuật ngữ được thể hiện cả trên phương diện hình thức lẫn ngữ nghĩa. Xét về mặt hình thức, thuật ngữ gắn với một khái niệm khoa học nên hình thức thuật ngữ có sự chặt chẽ và ngắn gọn. Xét về mặt ngữ nghĩa, tác giả Lê Khả Kế (1979) phân tích rõ: "lí tưởng nhất là thuật ngữ phản ánh được những đặc trưng cơ bản, nội dung cơ bản nhất của khái niệm" [44, tr.33]. Như vậy, tính chính xác yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng một khái niệm khoa học, đảm bảo cho người nghe hiểu đúng về khái niệm khoa học đó, đồng thời phản ánh được những đặc trưng mang tính bản chất rõ nét nhất của khái niệm khoa học. Nhằm tránh sự nhầm lẫn, khái niệm được biểu thị bởi thuật ngữ phải phù hợp tối đa với số lượng đơn vị cấu tạo thuật ngữ. Bởi lẽ, sự dư thừa về đơn vị cấu tạo thuật ngữ rất dễ dẫn đến sự hiểu nhầm về khái niệm khoa học của thuật ngữ.
  • 38. 27 Tính hệ thống cũng là một trong những tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ. Theo đó, hệ thống khái niệm của một ngành khoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn nào đó phải được thể hiện bằng hệ thống thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ sẽ đóng vai trò là một yếu tố và chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống thuật ngữ. Bàn về hệ thống khái niệm, tác giả Lưu Vân Lăng (1977) chỉ rõ "các khái niệm được tổ chức thành hệ thống, có tầng, có lớp, có bậc hẳn hoi, có khái niệm hạt nhân làm trung tâm tập hợp nhiều khái niệm khác thành từng trường khái niệm, thành từng nhóm, từng cụm. Mỗi trường khái niệm có thể là một hệ thống con. Mỗi hệ thống nhỏ có một khái niệm hạt nhân" [49, tr.5-6]. Theo đó, hệ thống khái niệm được phân tích trước hết từ các khái niệm khái quát, tiếp đến các tầng lớp khái niệm chi tiết và chuyên sâu của một ngành khoa học. Như vậy, một hệ thuật ngữ luôn mang bản chất hệ thống. Và có nhiều hệ thống nhỏ sẽ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ. Trong những hệ thống nhỏ có chứa đựng những hệ thống nhỏ hơn. Và hệ thống nhỏ nhất của thuật ngữ sẽ thể hiện tính một nghĩa (đơn nghĩa) tuyệt đối. Tính ngắn gọn có mối quan hệ gắn liền với tính chính xác và tính hệ thống. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1962), tính ngắn gọn được xem như mặt hình thức của tính chính xác. [theo 5; tr.242-243]. Như vậy, có thể hiểu: hình thức thuật ngữ phải đảm bảo sự ngắn gọn và chặt chẽ. Đồng thời, không có sự dư thừa về số lượng của yếu tố cấu tạo thuật ngữ, nhằm đảm bảo tính chính xác của khái niệm. Bên cạnh đó, thuật ngữ còn có tính chất định danh, cho nên thuật ngữ cần phải được ngắn gọn. Thuật ngữ càng ngắn gọn và chính xác thì tốc độ truyền tải thông tin tới người nghe càng nhanh, đồng thời nguyên tắc tiết kiệm ngôn ngữ cũng được thực hiện theo. Những thuật ngữ dài dòng sẽ tạo ra sự lỏng lẻo về mặt cấu tạo và làm giảm độ chính xác về mặt định danh của thuật ngữ. Khái niệm về độ dài tối ưu của thuật ngữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến. Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi (2012) thì "độ dài tối ưu của thuật ngữ được trình bày theo công thức: n+1, ở đó, n là số lượng các tiêu chí khu biệt của khái niệm chuyên ngành tương ứng do thuật ngữ phản ánh" [60 ; tr.21]. Còn tác giả Reformaxki A.A (1978) cho rằng chỉ nên có từ 2 đến 4 thành tố cấu tạo trong một thuật ngữ khoa học là từ ghép hoặc ngữ. [theo 77; tr.253-271].
  • 39. 28 Để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo của luận án, chúng tôi tiếp thu quan điểm của các tác giả Reformaxki và Nguyễn Văn Lợi về tính ngắn gọn của thuật ngữ. Chúng tôi nhận thấy rằng, để đánh giá tính ngắn gọn của một thuật ngữ khoa học, chúng ta cần căn cứ vào hai tiêu chí: số lượng đơn vị cấu tạo và sự phù hợp của cấu trúc hình thức với đặc trưng khái niệm mà thuật ngữ biểu thị. Như vậy, tính ngắn gọn có vai trò làm tăng thêm độ chính xác của thuật ngữ khoa học và góp phần làm giảm tải các thuật ngữ dài dòng mang tính miêu tả. Tính ngắn gọn của thuật ngữ rất cần thiết được đặt ra trong quá trình xây dựng thuật ngữ. b) Tính quốc tế Thuật ngữ có tính quốc tế, bởi vì thuật ngữ là những từ, ngữ biểu thị các khái niệm khoa học được coi là thành tựu chung của trí tuệ, trí thức nhân loại. Tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở chỗ, một khái niệm khoa học được hiểu như nhau trong các thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ví dụ: khái niệm "thời trang" (tiếng Việt) được viết là "fashion" (tiếng Anh), "la mode" (tiếng Pháp), "mode" (tiếng Đức), "moda" (tiếng Tây Ban Nha),…. Có thể nhận thấy: thuật ngữ thời trang mang tính quốc tế, bởi vì: xét về mặt hình thức, thuật ngữ này thể hiện trong các thứ tiếng khác nhau có sự tương đồng; xét về mặt nội dung, khái niệm của thuật ngữ được biểu hiện giống nhau trong các ngôn ngữ. Có thể nói, tính quốc tế của thuật ngữ khoa học góp phần tạo nên tính thuận lợi trong giao tiếp chuyên môn, tránh được sự hiểu nhầm về khái niệm khoa học. c) Tính dân tộc Thuật ngữ có tính dân tộc, có nghĩa là thuật ngữ phải được xây dựng từ chất liệu ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ dân tộc đó đang sử dụng. Mỗi quốc gia xây dựng hệ thuật ngữ khoa học đều dựa trên ngữ liệu ngôn ngữ dân tộc của họ. Do vậy, vốn từ dân tộc sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng hệ thuật ngữ. Tính dân tộc thể hiện trong hệ thuật ngữ khoa học sẽ góp phần gìn giữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc.Theo tác giả Lưu Vân Lăng (1968): “Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang mầu sắc ngôn ngữ dân tộc” [48; tr.58].