SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN LIÊN HƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU
NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA VIỆT - ANH
(TRÊN TƢ LIỆU MỘT SỐ NHÓM TỪ)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN LIÊN HƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU
NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA VIỆT - ANH
(TRÊN TƢ LIỆU MỘT SỐ NHÓM TỪ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh – đối chiếu
Mã số: 62 22 01 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thày cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia
đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Quang Thiêm, ngƣời
thày kính yêu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thày cô giáo Khoa Ngôn ngữ học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi có đƣợc môi trƣờng học tập và nghiên cứu
thuận lợi nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, nơi tôi đang công
tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án
Nguyễn Liên Hƣơng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Liên Hƣơng
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................14
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
........................................................................................................................................21
1.1. Tiểu dẫn...................................................................................................21
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................21
1.2.1. Nghiên cứu nghĩa của từ mang hàm nghĩa văn hóa ...........................21
1.2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ...............................................................21
1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước................................................................23
1.2.2. Nghiên cứu đối chiếu nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa ..................27
1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ...............................................................28
1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước................................................................29
1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành tố văn hóa và tri
nhận................ ..............................................................................................30
1.2.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...............................................................30
1.2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc................................................................32
1.3. Một số cơ sở lý luận liên quan đến luận án.............................................34
1.3.1. Khái niệm từ vựng văn hóa ...............................................................34
1.3.2. Nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa ....................................................40
1.3.3. Khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa........................................44
1.4. Tiểu kết....................................................................................................46
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA CỦA NHỮNG
TỪ CÓ VẬT QUY CHIẾU TRONG HIỆN THỰC .................................................48
2.1. Tiểu dẫn.....................................................................................................48
2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của những từ có vật quy chiếu trong hiện
thực .................................................................................................................49
2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất và từ land....................49
2.2.1.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất .............................49
2
2.2.1.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ land............................53
2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nước và từ water................58
2.2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nước...........................58
2.2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ water..........................62
2.2.3. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ người và từ man.................64
2.2.3.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ người..........................64
2.2.3.2 Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ man .............................67
2.2.4. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nhà và từ house..................71
2.2.4.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nhà .............................71
2.2.4.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ house..........................75
2.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa với thành tố nghĩa văn hóa của những từ có
vật quy chiếu trong hiện thực...........................................................................79
2.3.1. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từđất, land.........79
2.3.1.1. Dung lượng nghĩa.......................................................................79
2.3.1.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................81
2.3.2. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ nước và
water ...........................................................................................................84
2.3.2.1. Dung lượng nghĩa........................................................................84
2.3.2.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................86
2.3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ người và
man ...........................................................................................................90
2.3.3.1. Dung lượng nghĩa........................................................................90
2.3.3.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................92
2.3.4. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ nhà và
house ...........................................................................................................93
2.3.4.1. Dung lưỡng nghĩa........................................................................93
2.3.4.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................95
2.4. Tiểu kết......................................................................................................97
3
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA CỦA NHỮNG
TỪ KHÔNG CÓ VẬT QUY CHIẾU TRONG HIỆN THỰC ...............................100
3.1. Tiểu dẫn...................................................................................................100
3.2. Phân tích, miêu tả kết cấu nghĩa của những từ không có vật quy chiếu
trong hiện thực................................................................................................101
3.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ rồng và từ dragon............101
3.2.1.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ rồng..........................101
3.2.1.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ dragon......................105
3.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ tiên và từ fairy..................109
3.2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ tiên ...........................109
3.2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ fairy..........................111
3.2.3. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ma và từ ghost..................112
3.2.3.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ma ............................112
3.2.3.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ghost.........................116
3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa với thành tố nghĩa văn hóa của những từ
không có quy chiếu trong hiện thực...............................................................119
3.3.1. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ rồng và
dragon.........................................................................................................119
3.3.1.1 Dung lượng nghĩa.......................................................................119
3.3.1.2. Thành tố văn hóa liên hệ ...........................................................121
3.3.2. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ tiên và
fairy .........................................................................................................126
3.3.2.1. Dung lượng nghĩa......................................................................126
3.3.2.2. Thành tố văn hóa liên hệ ...........................................................129
3.3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ ma và
ghost .........................................................................................................130
3.3.3.1. Dung lượng nghĩa......................................................................130
3.3.3.2. Thành tố văn hóa liên hệ……………………………………………...132
3.4. Tiểu kết....................................................................................................135
4
KẾT LUẬN.................................................................................................................137
DANH SÁCH CÔNG TRÌNH KHOA HỌC………….................……………….… 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................141
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ đất 51
2 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ land 57
3 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nước 62
4 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
water
64
5 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
người
66
6 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ man 70
7 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nhà 74
8 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
house
78
9 Bảng 2.9. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ đất
và từ land
80
10 Bảng 2.10. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
nước và từ water
85
11 Bảng 2.11. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
người và từ man
91
12 Bảng 2.12. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
nhà và từ house
94
13 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ rồng 104
14 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
dragon
108
15 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ tiên 110
16 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ fairy 111
17 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ ma 116
18 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ
ghost
118
19 Bảng 3.7. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ rồng
và từ dragon
120
20 Bảng 3.8. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ tiên
và từ fairy
129
21 Bảng 3.9. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ ma
và từ ghost
131
6
DANH MỤC KHUNG MÔ HÌNH
STT Tên khung mô hình Trang
1 Khung 2.1. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ đất theo nét
nghĩa – nét ý niệm
52
2 Khung 2.2. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ land theo nét
nghĩa – nét ý niệm
58
3 Khung 2.3. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ nước theo nét
nghĩa – nét ý niệm
62
4 Khung 2.4. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ water theo nét
nghĩa – nét ý niệm
64
5 Khung 2.5. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ người theo nét
nghĩa – nét ý niệm
66
6 Khung 2.6. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ man theo nét
nghĩa – nét ý niệm
70
7 Khung 2.7. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ nhà theo nét
nghĩa – nét ý niệm
75
8 Khung 2.8. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ house theo nét
nghĩa – nét ý niệm
78
9 Khung 3.1. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ rồng theo nét
nghĩa – nét ý niệm
105
10 Khung 3.2. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ dragon theo nét
nghĩa – nét ý niệm
108
11 Khung 3.3. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ tiên theo nét
nghĩa – nét ý niệm
110
12 Khung 3.4. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ fairy theo nét
nghĩa – nét ý niệm
112
13 Khung 3.5. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ ma theo nét
nghĩa – nét ý niệm
116
14 Khung 3.6. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ ghost theo nét
nghĩa – nét ý niệm
119
7
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ đất và land 81
2 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ nước và water 85
3 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ người và man 92
4 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ nhà và house 95
5 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ rồng và dragon 120
6 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ tiên và fairy 129
7 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ ma và ghost 131
8
NGUỒN NGỮ LIỆU TIẾNG VIỆT
 Ngữ cảnh trong từ điển
1. Hội Khai trí Tiến đức, Việt Nam tự điển, Hà Nội, 1931.
2. Thanh Nghị, Việt Nam tân tự điển, Sài Gòn, 1952.
3. Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1977.
4. Đặng Chấn Liêu, Lê Khả Kế (biên soạn), Từ điển Việt – Anh, NXB TP.
HCM, 1987.
5. Lê Khả Kế, Phạm Duy Trọng (bổ sung), Từ điển Việt – Anh, NXB TP.
HCM, 1993.
6. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà
Nẵng, 1996.
7. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ tiếng Việt, NXB Văn học, 1998.
8. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXBVăn hóa Thông tin,
Hà Nội, 1998.
9. Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thanh, Từ điển thành
ngữ tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, 2002.
10.Vietlex trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2011.
9
 Ngữ cảnh từ sách, báo, tác phẩm văn học…
1. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1971
2. Hàn Mặc Tử thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1993
3. Tuyển tập nhạc trẻ Giai điệu tình yêu, NXB Trẻ, 1997
4. Ca khúc thiếu nhi năm 2000, Hội âm nhạc Hà Nội – Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội, Hà Nội, 2001
5. Bảo Ninh, Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội, 2005
6. Tố Hữu thơ, NXB Văn học, 2005
7. 100 bài thơ hay thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2007
8. Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2012
9. Sách giáo khoa Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2012
10.Tập khúc Bác Hồ, một tình yêu bao la, NXB Âm nhạc, 2005
11.Chồng người vợ tiên, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, 2014
12.Nguyễn Công Hoan, Người ngựa ngựa người, NXB Văn học, 2015
13.Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ, Hà
Nội, 2015
14.Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng, Tập 1, 2016
15.Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng, Tập 2, 2016
16.Truyện cổ nước Nam phần người ta, NXB Kim Đồng, 2016
17.Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2016
18.Báo điện tử: http://vietnamnet.vn
10
NGUỒN NGỮ LIỆU TIẾNG ANH
 Ngữ cảnh trong từ điển
1. The Meriam-Webster New Book of Word Histories, MeriamWebster,
1991.
2. Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary, Oxford University
Press, 1992.
3. Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1996.
4. Từ điển Anh - Việt (English - Vietnamese Dictionary), Viện Ngôn ngữ
học, 2003.
5. New Edition of Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, 2003.
6. Cambridge Idioms Dictionary, Cambridge University Press, 2006.
7. The American Heritage Dictionary of the English Language, 4th edition,
Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, 2010.
8. Oxford Advanced learner’s dictionary of current English, Eighth edition,
Oxford University Press, 2011.
9. Longman Dictionary of English language and Culture, 2011.
10.Oxford Guide to British and American culture, Oxford University Press,
2011.
11
 Ngữ cảnh từ sách, báo, tác phẩm văn học…
1. Jane Yolen, Merlin and the Dragons, Puffin books, New York, 1993.
2. Ruth Stiles Gannett, Three tales of my father’s dragon, Random House,
New York, 1998.
3. Richard Barber, Myths and Legends of the British Isles, Boydell Press,
2004.
4. Linda Lowery, Richard Keep, The tale of La Uorona, Millbrook Press,
2008.
5. Linda Lowery, Richard Keep, The chocolate tree, Millbrook Press, 2008.
6. Ann Kenney, A cynical Americans guide to British myth, 2012.
7. The Shakespeare book, Big ideas simply explained, DK, 2015.
8. The literature book, Big ideas simply explained, DK, 2015.
9. The reluctant dragon, Usborne, UK, 2016.
10.Illustrated stories from around the world, Usborne, UK, 2016.
11.Illustrated stories from the Greek myths, Usborne, UK, 2016.
12.Nguồn trích dẫn thơ: https://100.best-poems.net
13.Nguồn trích dẫn các câu danh ngôn: https://brainyquote.com
14.Báo điện tử: https://www.bbc.co.uk
12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Từ điển tiếng Việt
VNTĐ (1931): Việt Nam tự điển, Hội Khai trí Tiến đức, 1931, Hà Nội.
VNTTĐ (1952): Việt Nam tân tự điển, Thanh Nghị, Sài Gòn, 1952.
TĐTV (1977): Từ điển tiếng Việt, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1977.
TĐV-A (1993): Từ điển Việt – Anh, Đặng Chấn Liêu, Lê Khả Kế (biên soạn)
1987, Lê Khả Kế, Phạm Duy Trọng (bổ sung), 1993.
TĐTV (1996): Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học,
Nxb Đà Nẵng, 1996.
TĐTNTV (1998): Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lân, Nxb Văn học,
1998.
TĐTV (1998): Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 1998.
TNCDDCVN (1999): Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nxb
KHXH, Hà Nội, 1999.
TĐTNTV (2002): Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn
Khang, Phan Xuân Thanh, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002.
TĐTV (2011): Từ điển tiếng Việt, Vietlex trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng,
2011.
 Từ điển tiếng Anh
TMWNBOWH (1991): The Meriam-Webster New Book of Word Histories,
MeriamWebster, 1991.
OALED (1992): Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary, Oxford
University Press, 1992.
13
TĐAV (1996): Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1996.
TĐA-V (2003): Từ điển Anh - Việt (English - Vietnamese Dictionary), Viện
Ngôn ngữ học, 2003.
MWCD (2003): New Edition of Merriam-Webster's Collegiate Dictionary,
2003.
CID (2006): Cambridge Idioms Dictionary, Cambridge University Press, 2006.
AHDEL (2010): The American Heritage Dictionary of the English Language,
4th edition, Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, 2010.
OALDOCE (2011): Oxford Advanced learner’s dictionary of current English,
Eighth edition, Oxford University Press, 2011.
LDOELAAC (2011): Longman Dictionary of English language and Culture,
2011.
OGTBAC (2011): Oxford Guide to British and American culture, Oxford
University Press, 2011.
DIATO (2016): Dictionary off Idioms and their orrigins, Linda and Roger
Flavell, Kyle Books, 2016.
14
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc phân tích, miêu tả nghĩa ở từng ngôn ngữ đã đƣợc tiến hành từ
lâu và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Biểu hiện rõ nhất là trong các cuốn từ
điển giải thích, qua các chuyên luận phân tích miêu tả nghĩa của những đơn vị
từ vựng, đặc biệt nghiên cứu về nghĩa của từ đa nghĩa. Trong xu thế mở rộng
giao lƣu, hợp tác, khu vực hóa, quốc tế hóa và hội nhập, cùng với xu thế
nghiên cứu kết hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa thì việc phân tích đối chiếu ngữ
nghĩa càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu
cao hơn, không chỉ đơn thuần nghiên cứu một ngôn ngữ mà các nhà nghiên
cứu cần mở rộng sự nghiên cứu đến nhiều ngôn ngữ, để tìm ra những điểm
giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ.
Mặc dù phạm vi đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng đã có một số nghiên cứu
về đối chiếu nhiều ngoại ngữ với tiếng Việt nhƣng việc nghiên cứu đối chiếu
chƣa đƣợc tiến hành thỏa đáng, ngay cả đối chiếu giữa ngôn ngữ phổ biến là
tiếng Anh với tiếng Việt. Đặc biệt, có khá ít công trình nghiên cứu đối chiếu
ngữ nghĩa của những ―từ khóa‖ (key word), còn đƣợc gọi là ―từ văn hóa‖
(cultural word)/ ―từ khóa văn hóa‖ (cultural key word). Những từ này có tầm
quan trọng trong các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, có vị trí đặc biệt trong mối
quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn
khá ít công trình nghiên cứu đối chiếu nhóm từ này, đặc biệt, lấy tiếng Việt là
ngôn ngữ gốc đối chiếu với tiếng Anh.
Thông qua việc so sánh đối chiếu nhóm từ vựng văn hóa giữa tiếng
Việt và tiếng Anh (của ngƣời Anh), kết quả của luận án sẽ làm rõ những điểm
tƣơng đồng và khác biệt liên quan đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn
hóa, cách tƣ duy của hai dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên, luận án đi sâu vào đề tài: “Nghiên cứu đối
chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (trên tư liệu một số nhóm từ)”.
15
2. Mục đích của đề tài
Đề tài tập trung phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của hai nhóm
từ vựng văn hóa. Đó là nhóm từ có vật quy chiếu trong hiện thực và nhóm từ
không có vật quy chiếu trong hiện thực ở tiếng Việt và đối chiếu với tiếng
Anh.
Từ đó, luận án làm sáng rõ những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt về
ngôn ngữ - văn hóa (đời sống xã hội, quan niệm sống, cách tƣ duy…) của
cộng đồng sử dụng 2 ngôn ngữ không cùng họ hàng, không cùng loại hình.
Từ sự phân tích đối chiếu trên, luận án cũng làm rõ cách phân tích,
nhận diện nhóm từ vựng văn hóa ở tiếng Việt trong so sánh đối chiếu với
tiếng Anh, từ đó vận dụng vào thực tiễn, phục vụ công tác dịch thuật, dạy
tiếng, biên soạn từ điển.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, luận án phải hoàn thành các
nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghĩa của từ trong mối
liên hệ với văn hóa, nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa. Lựa
chọn cơ sở lý luận cần thiết để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu liên
quan đến từ vựng văn hóa.
- Phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của 2 nhóm từ vựng văn hóa điển
hình: có vật quy chiếu trong hiện thực và không có vật quy chiếu trong hiện
thực giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
- Tìm ra những nét nghĩa, nét ý niệm phản ánh đặc trƣng văn hóa và
cách tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong vốn từ của cả hai ngôn ngữ Việt - Anh, nghiên cứu tập trung đi
16
sâu vào phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa trên ngữ liệu hai nhóm
từ: ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của những từ có vật quy chiếu trong hiện thực
(đất và nước; nhà và người trong tiếng Việt với từ land và water, man và
house tƣơng ứng trong tiếng Anh); ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của những từ
không có vật quy chiếu trong hiện thực (rồng, ma và tiên trong tiếng Việt với
từ tƣơng ứng: dragon, ghost và fairy trong tiếng Anh).
Do đƣợc sử dụng phổ biến nên các từ này đã có quá trình tồn tại lâu dài,
tần số sử dụng cao, có nhiều nét nghĩa biểu trƣng gắn liền với tƣ duy, nhận
thức, mang tính dân tộc rõ nét. Đối chiếu kết cấu nghĩa giữa các từ trong hai
nhóm từ này trong tiếng Việt với các từ tƣơng ứng trong tiếng Anh sẽ làm sáng
rõ hơn cấu trúc ngữ nghĩa bên trong của các từ này, cũng nhƣ nội dung văn hóa
tinh thần, cách cảm, cách nghĩ, cách tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh.
4.2. Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu
Luận án đã khảo sát, tổng hợp và có bổ sung ngữ cảnh xuất hiện hai
nhóm từ vựng văn hóa dựa trên 10 cuốn từ điển tiếng Việt và 10 cuốn từ điển
tiếng Anh.
Trƣớc đây, nguồn ngữ liệu thƣờng dựa trên những văn cảnh chuẩn mực
nhƣng không thể bao quát đƣợc tất cả những ngữ cảnh xuất hiện nghĩa của từ.
Chính vì vậy, cần thiết để xem xét nghĩa từ vựng của nhóm từ này trong các
văn cảnh khác nhƣ trong thần thoại, truyện cổ tích… những sáng tác thuộc về
dân gian. Chúng tôi sử dụng nguồn tƣ liệu đa dạng đƣợc rút ra từ sách, báo,
tạp chí, cùng với hàng loạt các tác phẩm văn học bao gồm: tiểu thuyết, thơ ca,
tục ngữ, ca dao… bằng bản in và bản điện tử của tiếng Việt và tiếng Anh để
tiến hành phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
17
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp và thủ pháp sau:
- Thủ pháp thống kê – phân loại
Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu đa dạng từ những phân tích nghĩa, văn
cảnh trong từ điển đến các tác phẩm văn học, sách, báo in, báo điện tử của
tiếng Việt và tiếng Anh. Các ngữ cảnh xuất hiện cung cấp, làm rõ ngữ nghĩa
của từ đất, nước, nhà, người, rồng, ma, tiên trong tiếng Việt với từ land,
water, man, house, dragon, ghost, fairy trong tiếng Anh). Ngữ cảnh đƣợc tổng
hợp, thống kê và phân loại chi tiết để xác lập những chứng cứ cụ thể, chính
xác trong quá trình nghiên cứu, giúp ích cho việc nhận định, trình bày những
luận điểm, làm tăng thêm tính thuyết phục, khoa học của luận án.
- Phương pháp miêu tả
Luận án sử dụng phƣơng pháp miêu tả để phân tích cặn kẽ, từng nét
nghĩa, liên hệ với nét ý niệm, thiết lập mô hình kết cấu nghĩa của từ, từ đó tìm
ra những nét giống nhau, khác nhau giữa hai ngôn ngữ, cũng nhƣ nét đặc
trƣng văn hóa, cách tƣ duy của mỗi dân tộc.
- Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa
Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa là thủ pháp quen thuộc trong ngữ
nghĩa học. Thủ pháp này có ƣu điểm là phát hiện ra đƣợc những mặt căn bản
nghĩa của từ, có thể sử dụng một cách hiệu quả để nghiên cứu hệ thống ngữ
nghĩa của ngôn ngữ. Khi phân tích ngữ nghĩa của nhóm từ đã chọn, chúng tôi
sử dụng thủ pháp này để làm rõ các nét nghĩa – nét ý niệm và con đƣờng
chuyển hóa nghĩa của các từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả này
cho phép thâm nhập sâu hơn vào những quy luật ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ
để từ đó nhận diện những đặc trƣng văn hóa dân tộc.
18
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Luận án lấy tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở trong so sánh đối chiếu với
tiếng Anh của ngƣời Anh. Đơn vị đối chiếu là ngữ nghĩa những từ thuộc hai
nhóm đã lựa chọn và từng nét nghĩa – nét ý niệm trong nghĩa của mỗi cặp từ.
Bằng việc so sánh, đối chiếu các nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm trong mỗi cặp
từ, chúng tôi muốn làm nổi bật những đặc trƣng ngữ nghĩa, đồng thời tìm ra
điểm giống nhau và khác nhau giữa ngữ nghĩa của các nhóm từ tiếng Việt và
nhóm từ tiếng Anh tƣơng ứng. Dựa trên kết quả miêu tả và giải thích sự giống
nhau, khác nhau giữa ngữ nghĩa của các nhóm từ vựng văn hóa, kết quả so
sánh đối chiếu sẽ cho thấy cách cảm, cách nghĩ, nội dung giá trị, tinh thần,
thói quen, niềm tin… giá trị văn hóa phi hữu hình của cộng đồng ngƣời Việt
và ngƣời Anh.
6. Những đóng góp của luận án
Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố, bổ
sung cho việc nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng bằng cách đào sâu vào
nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa Việt – Anh, lấy tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở
để đối chiếu với tiếng Anh. Luận án làm sáng tỏ những nét tƣơng đồng, khác
biệt về ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của hai nhóm từ có vật quy chiếu và không
có vật quy chiếu trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó, luận án làm rõ cách
cảm, cách nghĩ, nét đặc trƣng văn hóa của hai dân tộc, hai ngôn ngữ không có
họ hàng, thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác biệt. Luận án góp phần xác lập
các đặc trƣng ngữ nghĩa những từ mang hàm nghĩa văn hóa. Kết quả nghiên
cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đối chiếu
ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt- Anh, giữa các cặp ngôn ngữ khác nhau.
Về đóng góp thực tiễn, với tốc độ trao đổi thông tin tăng nhanh đáng
kể nhƣ hiện nay, con ngƣời càng có nhu cầu cao hơn trong việc dịch thuật,
việc nhận diện, phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa nhóm từ vựng văn hóa sẽ
19
góp phần vào việc lý giải, phân tích các vấn đề đối dịch song ngữ (Việt –
Anh). Chính việc dịch các từ mang hàm nghĩa văn hóa mới khiến ngƣời đọc
ngôn ngữ đích hứng thú với văn hóa nƣớc khác, nhận thức đƣợc sự khác nhau
giữa các nền văn hóa. Đồng thời, luận án góp phần tăng thêm hiệu quả sử
dụng ngôn ngữ, trau dồi rèn luyện tiếng Việt không những đối với việc giảng
dạy cho ngƣời bản ngữ mà còn cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt.
Chúng tôi hy vọng những kết quả đạt đƣợc của luận án sẽ có ích cho
việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Anh, cung cấp tƣ liệu
cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa của dân tộc Việt và dân tộc Anh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận có liên quan
Trong chƣơng này, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu nghĩa của từ
trong mối liên hệ với văn hóa, nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa và các
nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, luận án trình
bày một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nhƣ: từ vựng văn hóa,
nghĩa từ vựng theo hƣớng cấu trúc - chức năng, tri nhận luận... để đối chiếu
ngữ nghĩa từ vựng văn hóa một số nhóm từ Việt – Anh.
Chƣơng 2. Đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa những từ có vật
quy chiếu trong hiện thực
Luận án tiến hành phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của
các từ: đất, nước, người, nhà trong tiếng Việt với từ tiếng Anh tƣơng ứng:
land, water, man, house thuộc nhóm từ có vật quy chiếu (referent) trong hiện
thực, nhằm làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc ngữ
nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm gắn với thành tố văn hóa của từ trong tiếng Việt
và tiếng Anh.
20
Chƣơng 3. Đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa những từ không
có vật quy chiếu trong hiện thực
Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ
vựng văn hóa của các từ: rồng, tiên, ma trong tiếng Việt với từ tƣơng ứng
trong tiếng Anh: dragon, fairy, ghost thuộc nhóm từ không có vật quy chiếu
(non-referent) trong hiện thực nhằm làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác
biệt về cấu trúc ngữ nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm gắn với thành tố văn hóa
của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
21
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiểu dẫn
Trong chƣơng này, luận án tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu
đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt – Anh (trên tƣ liệu một số nhóm
từ), cụ thể là nhóm từ có quy chiếu trong hiện thực (referent) và nhóm từ
không có quy chiếu trong hiện thực (non-referent). Đồng thời, luận án cung
cấp cơ sở lý luận làm chỗ dựa cho việc phân tích ngữ nghĩa từ vựng văn hóa
cho các chƣơng tiếp theo. Khái niệm từ vựng văn hóa, tiêu chí nhận diện
nhóm từ này cùng những nội dung liên quan tới ngữ nghĩa từ vựng sẽ đƣợc
làm rõ trong chƣơng này.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu nghĩa của từ mang hàm nghĩa văn hóa
1.2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các học giả
đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ. Một số học giả cho rằng
nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu thị. Chẳng hạn, từ bàn là bản
thân cái bàn có trong thực tế, từ đẹp, xấu là tính chất tƣơng ứng của nó. Một
số tác giả đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên
quan đến từ nhƣ: A.I. Smirnitcky, V.M. Solncev... Trong số các học giả nƣớc
ngoài, ngƣời có ảnh hƣởng đến cách hiểu nghĩa của từ ở Việt Nam nhiều nhất,
trƣớc hết phải kể đến A.I.Smirnitsky. Ông quan niệm: ―Nghĩa của từ là sự
phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tƣợng hay quan hệ trong ý thức (hay là
sự cấu tạo tâm lí tƣơng tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu
tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tƣ cách là mặt bên trong
của từ‖ [dẫn theo 29, tr.309].
22
Năm 1923, Ogden C.K và Richards I.A. đã làm rõ hơn một bƣớc kiến
giải nghĩa tín hiệu trong công trình The meaning of meaning - A study of he
influence of language upon thought and the science of symbolism. Dựa vào
quan niệm biểu trƣng luận cùng với chức năng của các biểu trƣng, Ogden và
Richards đã đề xuất một sơ đồ tam giác nghĩa. Sơ đồ này nêu lên quan hệ của
cái biểu trƣng (symbol) với cái tƣ duy hoặc cái quy chiếu (thought or
reference), tức các sự vật ở thế giới bên ngoài. Hai tác giả đã làm rõ hơn một
bƣớc kiến giải nghĩa tín hiệu, đặc biệt, nhấn mạnh đặc tính chức năng và công
cụ của từ. Tín hiệu từ không chỉ có ý nghĩa thuần túy quy chiếu mà còn có cả
nội dung tinh thần và chức năng biểu cảm.
Meaning and change of meaning (Indiana University Press) của
G.Stern công bố năm 1931 đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong ngữ
nghĩa học. Tác giả định nghĩa về nghĩa của từ trong lời nói cụ thể đƣợc: ―đồng
nhất với những yếu tố của sự lĩnh hội chủ quan của ngƣời dùng (ngƣời nói
hoặc ngƣời nghe) về cái đƣợc quy chiếu biểu thị bằng từ, cái mà ngƣời dùng
lĩnh hội nhƣ đƣợc biểu hiện bằng từ đó‖ [dẫn theo 74, tr.78]. Qua đó, có thể
thấy G.Ster đã chú ý nhấn mạnh đến vai trò của chủ thể diễn ngôn cũng nhƣ
hoạt động chức năng của tín hiệu – từ. Tuy nhiên, việc tác giả thay thuật ngữ
từ (word) cho thuật ngữ biểu trưng (symbol) của Ogden và Richards không
thật thỏa đáng, gây ấn tƣợng nghĩa (meaning) nhƣ một bộ phận ngoài từ.
Một số tác giả khác cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do
từ biểu thị, đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên
hệ với từ ấy. Cách lí giải về nghĩa là quy nó về mối quan hệ giữa từ và đối
tƣợng. Cũng có quan niệm cho rằng nghĩa của từ là quan hệ nhƣng không
phải là quan hệ giữa từ và đối tƣợng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu
tƣợng.
23
Đến năm 1967, một nhà ngôn ngữ học Pháp nổi tiếng - St. Ullman (The
principle of meaning, 1967) cho rằng nghĩa của từ là mối liên hệ liên tƣởng
giữa âm thanh của từ (name) và nội dung khái niệm (sense) của nó. Học giả
đƣa ra một tam giác nghĩa, trong đó chú trọng phân biệt nhà ngôn ngữ học với
nhà logic và tâm lý học. St.Ullman cho rằng không nên đồng nhất cách nhìn,
chỗ đứng của nhà ngôn ngữ học với nhà logic, tâm lý, nhận thức luận làm
một.
Đến năm 1977, J.Lyons cải tiến tam giác nghĩa hay còn đƣợc gọi là
―tam giác của cái đƣợc biểu đạt‖ (The triangle of signification) với 3 đỉnh: tín
hiệu, khái niệm và cái đƣợc biểu đạt. Theo quan điểm của J.Lyons, nội dung
khái niệm nghĩa gồm nhiều thành phần phân biệt nhau về chức năng và nội
dung, cần phân biệt về các kiểu loại nghĩa khác nhau.
Nhƣ vậy, những kiến giải nghĩa của các nhà ngôn ngữ học ngày càng
dựa trên chức năng, bản chất ngôn ngữ và sự thể hiện trong lời nói, văn cảnh
cũng nhƣ trong cấu trúc hệ thống ngôn ngữ. Các nghiên cứu đã mở đƣờng cho
những nghiên cứu tiếp theo về nghĩa của từ đa nghĩa, đồng thời thừa nhận có
thể phân loại nghĩa thành các loại nghĩa, kiểu nghĩa khác nhau.
1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước
Giới Việt ngữ học tiếp thu những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học
trên thế giới, đồng thời cũng có những đóng góp riêng. Những kiến giải nghĩa
của từ đƣợc vận dụng lý thuyết và đề xuất, bổ sung vào đầu những năm 1960.
Trong việc nghiên cứu nghĩa của từ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhƣ: bản thể luận, cấu trúc luận, hình thức luận (logic), hành vi luận, tinh thần
luận, chức năng luận và tri nhận luận. Chẳng hạn, theo cách tiếp cận bản thể
luận, cấu trúc luận, nghĩa đƣợc coi là chính sự vật, hiện tƣợng hoặc quan hệ.
Khi tập trung nghiên cứu chức năng tín hiệu học của từ, Đỗ Hữu Châu
đã xác định rằng nghĩa của từ là một thực thể tinh thần. Tác giả đã đƣa ra
24
hình tháp nghĩa hình học không gian. Ƣu điểm của hình tháp nhọn này là một
mặt tách đƣợc những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau,
đồng thời vạch ra đƣợc những quan hệ giữa chúng. Đỗ Hữu Châu phân chia
nghĩa của từ dựa theo đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của từ. Một từ sẽ có ý
nghĩa nào đó theo chức năng mà từ đó đảm nhận. Từ có tính chất liên quan
đến khái niệm thì từ đó mang nghĩa biểu niệm, liên quan đến sự vật, hiện
tƣợng, thì mang nghĩa biểu vật... Theo ông, nghĩa của từ có bốn loại nghĩa cơ
bản [8, tr.103], đó là:
 Ý nghĩa biểu vật (ứng với chức năng biểu vật)
 Ý nghĩa biểu niệm (ứng với chức năng biểu niệm)
 Ý nghĩa biểu thái (ứng với chức năng biểu thái)
 Ý nghĩa ngữ pháp (ứng với chức năng ngữ pháp)
Nhƣ vậy, cách phân chia này dựa theo đặc điểm nội dung, dựa
vào chức năng định danh mà tác giả chƣa quan tâm nhiều tới tính cấu trúc hệ
thống. Những nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu quan tâm chú ý đến phân tích
nghĩa của từ, song chủ yếu chỉ là thực từ (từ miêu tả).
Một cách nhìn khác về nghĩa của từ là dựa trên nhân tố các
mối quan hệ của nó để phân loại nghĩa của từ. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng
meaning là ý nghĩa của từ và coi đây là một loạt các quan hệ của từ với các
hiện tƣợng khác. Trƣớc hết, ý nghĩa của từ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà
nó biểu thị, đó là các sự vật, quá trình, tính chất. Hơn nữa, ý nghĩa của từ là
quan hệ của từ với các biểu tƣợng, khái niệm. Ý nghĩa của từ là quan hệ của
một từ với các từ khác. Nhƣ vậy, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tƣợng
cho nên ý nghĩa của từ cũng là đối tƣợng không kém phần phức tạp. Ông
phân chia ý nghĩa của từ thành 4 loại: ý nghĩa sở chỉ (quan hệ của từ với đối
tƣợng mà từ biểu thị);ý nghĩa sở biểu (quan hệ của từ với biểu tƣợng, khái
25
niệm); ý nghĩa sở dụng (quan hệ của từ với ngƣời sử dụng); ý nghĩa kết cấu
(quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng) [29, tr.312].
Có thể thấy, những kiến giải trên về nghĩa trong giới Việt ngữ học chủ
yếu đóng khung trong hệ thống cấu trúc truyền thống. Luận án tiếp thu những
quan điểm trên cùng với xu hƣớng chức năng hệ thống, sau này là ngôn ngữ
học tri nhận, trong mức độ nhất định có sự cải tiến, quan niệm về nghĩa đƣợc
mở rộng, ―mềm hơn‖.
Nghĩa là một thực thể tinh thần, là một hình thức do con ngƣời và bởi
con ngƣời cấu tạo, sử dụng ngôn ngữ nhƣ một loại phƣơng tiện, công cụ nên
quan điểm chức năng phải đƣợc xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải
nghĩa. Tiêu biểu trong hƣớng nghiên cứu này, tác giả Lê Quang Thiêm cho
rằng ―nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tƣợng tồn tại trong mọi biểu hiện,
cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp
và tƣ duy cũng nhƣ mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong
lời nói, trong văn bản, diễn ngôn‖ [74, tr.86].
Nghĩa (meaning) của từ là một tồn tại tinh thần, đƣợc biểu đạt trong từ
nhƣng không phải là đơn nhất mà có thể chia ra thành các nét nghĩa (semantic
feature). Nét nghĩa là yếu tố nhỏ nhất không thể chia nhỏ hơn đƣợc nữa và
bao trùm là các nghĩa, các kiểu nghĩa, cấu trúc nghĩa, các tầng nghĩa trong
hoạt động hành chức, tri nhận của chủ thể ngôn ngữ.
Trong nghĩa của từ, nét nghĩa là yếu tố nhỏ nhất không chia cắt đƣợc
nữa. Khi nét nghĩa tham gia tạo thành hệ thống nghĩa thì nó là thành tố tạo lập
nghĩa. Nét nghĩa kết hợp với nhau để tạo thành nghĩa nhƣ là một hệ thống.
Cấp hệ này là hệ thống nghĩa của từ đơn nghĩa. Còn ở từ đa nghĩa, ngoài hệ
thống của từng nghĩa riêng trong từ lại có hệ thống các nghĩa mà mỗi nghĩa là
thành tố tạo thành hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Các nghĩa trong cùng một
từ đa nghĩa tạo thành một cấp hệ cao hơn - cấp hệ các nghĩa là thành tố. Cấp
26
Tổng hợp
cấu tạo
Cấp độ 2
Cấp độ 1
hệ các nghĩa trong từ đa nghĩa gọi là hệ thống cấp 2 của nghĩa từ để phân biệt
với hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa mà nét nghĩa là thành tố (hệ thống cấp 1
của nghĩa từ). Nhƣ vậy, trong từ đa nghĩa có hai cấp hệ nghĩa: hệ thống cấp 1
và cấp 2. Có thể hình dung hệ thống hai cấp theo sơ đồ phân tích nhƣ sau:
Nghĩa từ đa nghĩa
Phân tích
Cấp độ 1 m1 m2 m3 mn
(nghĩa)
Cấp độ 2 f1 f2 f3 f1 f2 f3 f1 f2 f3 fn1 fn2 fn...
(nét nghĩa)
Trong cấu tạo hệ thống con ngữ nghĩa hai cấp này, thành tố cơ sở là các
nét nghĩa. Mỗi nghĩa trong từ đa nghĩa bao gồm một số nét nghĩa. Các nét
nghĩa có thể phân ra thành nét nghĩa chính, nét nghĩa phụ (khu biệt). Mỗi
nghĩa trong từ đa nghĩa bao gồm nét nghĩa chính tổ hợp với các nét nghĩa khu
biệt.
Trƣớc đây nghĩa của từ đa nghĩa thƣờng đƣợc phân loại theo hƣớng
lƣỡng phân: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (dựa vào nguồn gốc); nghĩa thường
trực và nghĩa không thường trực (dựa vào tính ổn định); nghĩa cơ bản và
nghĩa không cơ bản (đồng đại); nghĩa gốc phân biệt với nghĩa phái sinh,
nghĩa từ nguyên phân biệt với nghĩa hiện hành (lịch đại). Cách phân chia theo
hƣớng lƣỡng phân của những từ đa nghĩa có những hạn chế nhất định bởi nó
không đủ thang độ để loại biệt các thành tố nghĩa của từ đa nghĩa, không bao
quát hết đƣợc sự đa dạng của vốn từ và các loại hình phong cách chức năng.
Để khắc phục những hạn chế đó, luận án tiếp thu và áp dụng cách phân
chia các kiểu – loại nghĩa của từ đa nghĩa thành 3 tầng, 6 kiểu nghĩa từ vựng
[74, tr.122]. Đó là: tầng nghĩa trí tuệ (interllectual stratum) gồm 2 kiểu nghĩa:
nghĩa biểu niệm (signigicative meaning), nghĩa biểu hiện (representational
meaning); tầng nghĩa thực tiễn (practical stratum) gồm 2 kiểu nghĩa: nghĩa
27
biểu thị (denotational meaning), nghĩa biểu chỉ (designated meaning); tầng
nghĩa biểu trƣng (sumpolized stratum) gồm 2 kiểu nghĩa: nghĩa biểu trƣng
(symbolized meaning), nghĩa biểu tƣợng (imaginated meaning).
Nghĩa từ vựng có liên hệ với văn hóa một cách sâu sắc. Chính bởi vậy,
ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng, nghĩa của từ thƣờng bộc lộ
nhiều nét nghĩa có liên quan đến văn hóa nhất. Luận án đi theo quan niệm
nghĩa và cách phân loại nghĩa thành 3 tầng 6 kiểu nghĩa từ vựng này, đặc biệt,
tập trung nhiều nhất ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng.
Nghĩa biểu tƣợng là nghĩa phái sinh trong cơ cấu nghĩa của từ, đƣợc tạo
ra nhờ quy trình chuyển nghĩa dựa vào nghĩa cơ bản của từ. Kiểu nghĩa biểu
tƣợng của các từ mang hàm nghĩa văn hóa là do sự hình dung, tƣởng tƣợng.
Chính bởi vậy, kiểu nghĩa này mang dấu ấn sáng tạo độc đáo, có dấu ấn sáng
tạo cá nhân, dấu ấn thời đại lịch sử văn hóa, mang các giá trị đặc trƣng văn
hóa, bản sắc của dân tộc. Nhƣng cũng bởi đặc trƣng này mà khó phân suất,
nhận diện, miêu tả đƣợc nghĩa biểu tƣợng trong phân tích miêu tả nghĩa của
những từ mang hàm nghĩa văn hóa.
1.2.2. Nghiên cứu đối chiếu nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lƣu nghiên cứu so sánh
chung, bao gồm một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác
loại hình và ngữ hệ. Những công trình đối chiếu các ngôn ngữ đã xuất hiện từ
rất sớm ở nhiều nƣớc từ cuối thế kỷ XVIII nhƣng mãi đến những năm 80-90
của thế kỷ XX mới đƣợc định hình và tách ra nhƣ một chuyên ngành khoa
học của ngôn ngữ học. Lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở bình
diện từ vựng đƣợc chú ý nhiều vào những năm 80 của thế kỉ trƣớc. Đối tƣợng
của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những điểm giống nhau và khác
nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ đối
chiếu.
28
1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Lâu nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hƣớng đối
chiếu trường từ vựng trong các ngôn ngữ khác nhau. Đây là hƣớng nghiên
cứu chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực đối chiếu về từ vựng, đến mức
đôi khi nó đƣợc đồng nhất với đối chiếu từ vựng nói chung. Trƣờng từ vựng,
còn đƣợc gọi là trƣờng ngữ nghĩa, là một nhóm các từ ngữ có cùng chung một
phần nghĩa nào đó. Các trƣờng từ vựng phổ biến nhất thƣờng đƣợc chọn
nghiên cứu nhƣ: trƣờng từ vựng chỉ sự chuyển động, trƣờng từ vựng chỉ
phƣơng tiện đi lại, trƣờng từ vựng chỉ quan hệ thân tộc, trƣờng từ vựng chỉ
màu sắc, trƣờng từ vựng chỉ bộ phận cơ thể...
Theo cách tiếp cận đối chiếu trƣờng từ vựng, ngƣời ta thƣờng đối chiếu
danh sách các đơn vị từ vựng thuộc một trƣờng nhất định, cấu trúc nghĩa của
trƣờng đó và của từng đơn vị cũng nhƣ tần số sử dụng, đặc điểm kết hợp và tu
từ của những đơn vị từ vựng… Các ý nghĩa thay đổi tùy thuộc vào nền văn
hóa. Một số ý nghĩa đƣợc tìm thấy trong nền văn hóa này có thể không tồn tại
trong nền văn hóa khác.
Ngoài việc đối chiếu số lƣợng các đơn vị từ vựng thuộc một trƣờng
nghĩa nào đó, có thể đối chiếu cấu trúc nghĩa trong trƣờng nghĩa và trong từng
đơn vị từ vựng. Những khái niệm đƣợc biểu thị trong các đơn vị từ vựng của
các ngôn ngữ khác nhau không phải đƣợc cho sẵn, mà do cách tri giác của
ngƣời bản ngữ quy định. Vì vậy, các đơn vị từ vựng của các ngôn ngữ không
chỉ khác nhau trong cách dùng hình thức ngữ âm để biểu thị, mà còn khác
nhau ở cách cấu trúc hóa thế giới thể hiện qua hệ thống các khái niệm tƣơng
ứng với các chủng loại sự vật đƣợc đặt tên. Từ đó dẫn tới sự khác biệt trong
cấu trúc nghĩa của hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ. Cùng một ý nghĩa
nhƣng trong ngôn ngữ này là ý nghĩa từ vựng, còn trong ngôn ngữ khác có thể
29
là ý nghĩa ngữ pháp. Có thể một nét nghĩa nào đó trong ngôn ngữ này là bắt
buộc nhƣng trong ngôn ngữ khác lại là tùy ý.
Ngoài ra, có thể đối chiếu thành ngữ của hai ngôn ngữ, đối chiếu các
hiện tƣợng, các quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng nhƣ hiện tƣợng đa nghĩa,
quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ bao hàm, trong đó hiện tƣợng
đa nghĩa đƣợc chú ý nhiều nhất, còn các quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng ít
đƣợc đề cập vì khả năng đối chiếu hạn chế hơn. Gắn với đa nghĩa là hiện
tƣợng chuyển nghĩa trong một trƣờng từ vựng hay trong một loại văn bản đặc
thù nào đó của hai ngôn ngữ. Cho đến nay, số lƣợng các công trình đối chiếu
ẩn dụ và hoán dụ, với tƣ cách là những phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của
từ cũng nhƣ những biện pháp tu từ phổ biến, là khá lớn.
1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Trong giới Việt ngữ học, việc đối chiếu ngữ nghĩa của một số nhóm từ
giữa hai ngôn ngữ đã thu hút đƣợc sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu.
Tác giả Lê Quang Thiêm với công trình nghiên cứu: Phân tích đối chiếu ngữ
nghĩa từ đa nghĩa chỉ quan hệ họ hàng Bungari - Việt (1979). Tác giả đã
đối chiếu thành công ngữ nghĩa các từ chỉ quan hệ họ hàng giữa tiếng Bungari
và tiếng Việt, làm nổi bật những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, tƣ duy giữa hai
dân tộc.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của học giả Bùi Đình Mỹ,
Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng đã đối chiếu các trƣờng từ vựng chỉ màu
sắc, tên gọi bộ phận cơ thể, các từ chỉ quan hệ không gian. Đối chiếu trƣờng
từ vựng giữa hai ngôn ngữ tiếp tục thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà Việt
ngữ học nhƣ công trình: Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động
vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (1996) của tác giả
Nguyễn Thúy Khanh; Trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời
gian của tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức (2001) của tác giả Lê Thị
30
Lệ Thanh... Các nghiên cứu này đã phân tích, đối chiếu trƣờng từ vựng – ngữ
nghĩa của một nhóm từ giữa hai ngôn ngữ, nhằm tìm hiểu và làm sáng tỏ
những đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ giữa hai dân tộc.
Tiêu biểu trong số các công trình nghiên cứu gần đây, tác giả Dƣơng
Thị Nụ đã nghiên cứu thành công ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc
giữa tiếng Anh và tiếng Việt với công trình luận án: Đặc trưng ngữ nghĩa
của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt (2003).
Bằng thủ pháp phân tích thành tố nghĩa, luận án đã đi sâu phân tích các đặc
trƣng ngữ nghĩa hay nét nghĩa của nhóm từ ở hai phạm vi: nghĩa cơ bản và
nghĩa mở rộng của từ. Thông qua đối chiếu tƣơng phản Anh – Việt, luận án
đã xác định đƣợc những nét giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa của nhóm
từ chỉ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án đã tìm đƣợc 20 nét
nghĩa của từ thân tộc tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó có 3 nét nghĩa mang
tính phổ niệm, 14 nét nghĩa có thể tìm thấy trong nghĩa cơ bản và nghĩa mở
rộng... Kết quả nghiên cứu này đƣợc ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh
và công tác phiên dịch.
Nhƣ vậy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu đối chiếu ngữ
nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa. Tuy nhiên, có khá ít công trình lấy tiếng
Việt là ngôn ngữ gốc để đối chiếu với một ngôn ngữ khác.
1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành tố văn
hóa và tri nhận
1.2.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài
Mỗi ngôn ngữ đều có một số từ khóa phản ánh những đặc trƣng văn
hóa cốt lõi của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Thông qua việc khảo sát các từ
khóa, có thể làm sáng tỏ những đặc trƣng văn hóa và tri nhận ở một cộng
đồng ngôn ngữ khác.
31
Các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã công bố hàng loạt những nghiên cứu
liên quan đến các phổ niệm và mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tƣ duy và văn hóa,
trong đó có Anna Wierzbicka. Bên cạnh những nghiên cứu về hành động
ngôn từ và các giá trị văn hóa gắn với hành động ngôn từ, Wierzbicka đã có
những công trình mô tả không những về từ vựng nói chung mà còn về những
trƣờng từ vựng cụ thể khám phá những đặc thù văn hóa (gắn với các trƣờng từ
vựng đó). Ví dụ: nghiên cứu của Wierzbicka về các từ: Duša (Soul), toska
(Yearning) và sud'ba (Fate) trong tiếng Nga và văn hóa Nga [113]. Dựa trên
cứ liệu tiếng Anh, Nga, Ba Lan, Đức, Nhật [115], tác giả đƣa ra quan niệm
rằng những ý niệm từ vựng có liên quan đến văn hóa ảnh hƣởng rõ nét lên
cách ứng xử, nếp nghĩ của chúng ta.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra đƣợc yếu tố văn hóa trong rất
nhiều đơn vị từ vựng (Inchaurralde, 2003; Niemeier, 2004; Wierbicka, 1998,
2008). Trên thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về ―từ khóa‖ nhƣ của
William (1976), Parkin (1976), Moeran (1989)..., nhƣng mối quan tâm chủ
yếu mới chỉ dừng ở ―những tập từ‖ (set words) liên quan đến ngôn ngữ trong
các lĩnh vực xã hội, chính trị, thể thao...
Tiêu biểu nhất là Wierzbicka, học giả đã chỉ ra rằng ý nghĩa của các từ
cung cấp bằng chứng rõ nhất cho thực tế các nền văn hóa nhƣ là cách nói,
cách nghĩ và cách sống của dân tộc đó. Trong Ngữ nghĩa, văn hóa và tư duy
- Những khái niệm phổ quát của loài người trong các cấu trúc văn hóa cụ
thể [114], Wierzbicka đã đối chiếu so sánh nghĩa của các cặp từ văn hóa: tâm
hồn, trí nhớ và trái tim; số phận và định mệnh; can đảm, dũng cảm, liều
lĩnh... Năm 1997, trong công trình Understanding cultures through their key
words [115], thông qua bằng chứng thực nghiệm từ năm ngôn ngữ (Anh, Nga,
Đức, Ba Lan, Nhật) và sử dụng ―siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên‖ (NSM-
Natural Semantic Metalanguage), tác giả đề ra một khung phân tích để chứng
32
minh rằng ngôn ngữ nào cũng chứa những ―ý niệm then chốt‖ (key concepts)
đƣợc thể hiện bằng các ―từ khóa‖ (key words), phản ánh các giá trị cốt lõi của
nền văn hóa cộng đồng bản ngữ nói ngôn ngữ đó.
Tiếp nối quan điểm của Wierzbicka khi bà cho rằng ―Những gì ngữ
nghĩa quan tâm lớn nhất, chính là việc khám phá chiều sâu ý thức của con
ngƣời‖ (1980), học giả Levisen đã nghiên cứu về ngữ nghĩa văn hóa và nhận
thức xã hội – trên cơ sở nghiên cứu nghĩa của một số từ tiếng Đan Mạch
(Cultural Semantics and Social Cognition – A Case Study on the Danish
Universe of Meaning, 2012) [105]. Tác giả đã tìm hiểu về từ khóa văn hóa
(cultural keywords) của một số từ nhƣ: hygge (sự ấm áp), tryghed (an ninh),
lykkelig (niềm hạnh phúc), động từ synes (dƣờng nhƣ) và mener (nghĩ)...
1.2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Trong giới Việt ngữ học, khoảng chục năm gần đây, bắt đầu xuất hiện
một số công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học tri nhận với sự so sánh đối
chiếu giữa tiếng Anh, tiếng Nga… và tiếng Việt. Tác giả Ly Lan với đề tài
Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng Anh (liên
hệ với tiếng Việt) (2012) [51]. Tác giả đã có một cách nhìn toàn diện, đa
chiều, kỹ lƣỡng hơn về cơ sở tri nhận nghiệm thân của cách dùng nhóm từ
biểu đạt 4 ý niệm tình cảm: happiness - vui, love - yêu, fear - sợ, anger - giận,
cũng nhƣ quá trình ý niệm hóa bốn tình cảm tƣơng ứng thông qua các ánh xạ
ẩn dụ, ý niệm và hoán dụ ý niệm. Từ đó, phác họa nên một bức tranh ý niệm
tổng hợp về 4 tình cảm cơ bản, làm bộc lộ rõ hơn ngữ nghĩa và cách dùng của
nhóm từ biểu đạt 4 ý niệm tình cảm. Đồng thời, tác giả làm sáng rõ thêm các
đặc điểm tƣơng đồng, khác biệt trong cách tri nhận về tình cảm của hai cộng
đồng ngƣời bản ngữ nói tiếng Anh và tiếng Việt. Mức độ đối chiếu là chú
trọng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt.
33
Tác giả Trần Bá Tiến với Nghiên cứu về thành ngữ biểu thị tâm lý
tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận
(2012) [80] đã tập trung khảo sát các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn,
sợ, xấu hổ. Luận án đi sâu phân tích bình diện ngữ nghĩa, cụ thể là ẩn dụ và
hoán dụ. Đây là những vấn đề quan trọng nhất, phản ánh đặc trƣng tƣ duy,
ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng sử dụng chúng. Luận án là công trình đầu
tiên nghiên cứu về thành ngữ biểu thị tâm lý, tình cảm trong tiếng Việt và
tiếng Anh nhìn từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận. Chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa
của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Anh và tiếng Việt xuất phát từ
kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng. Các nghiên
cứu trƣớc đây chủ yếu tập trung ở bề mặt ký hiệu ngôn ngữ, có tính đến yếu
tố văn hóa nhƣng chƣa làm rõ đƣợc cơ chế hiện thân của ngôn ngữ. Luận án
cũng góp phần tìm hiểu về văn hóa, con ngƣời Việt Nam và Hoa Kỳ thông
qua nghiên cứu ngôn ngữ, góp phần giới thiệu, giữ gìn và phát triển bản sắc
văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trong giới Việt ngữ học, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những luận
điểm lý thuyết của nhà ngôn ngữ học Wierzbicka, với quan niệm cho rằng
mỗi ngôn ngữ đều có một số không nhiều các ―từ khóa‖ (key words) phản ánh
những đặc trƣng văn hóa cốt lõi của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó, tác giả Lê
Thị Kiều Vân đã đặt vấn đề tìm hiểu đặc trƣng văn hóa và tri nhận của ngƣời
Việt thông qua bốn từ khóa ―Phận – Mặt – Hồn – Quê‖ trong so sánh đối
chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga [88]. Nghiên cứu này đã góp phần đƣa cách
ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận vào việc nghiên cứu tiếng Việt từ cách tiếp
cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa. Đồng thời, cũng góp phần lý giải sự
khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa từ góc nhìn tri nhận luận (làm rõ ngôn ngữ, lý
giải sự khác biệt nghĩa văn hóa, tri nhận) nhằm hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ,
34
cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, tiêu chí lựa
chọn từ khóa của tác giả chƣa thật chặt chẽ khi dựa vào phiếu điều tra xã hội
học thăm dò ý kiến của một nhóm sinh viên. Đặc biệt, luận án mới chỉ dừng
lại ở việc liên hệ với tiếng Anh và tiếng Nga chứ chƣa phải so sánh đối chiếu
với tiếng Anh và tiếng Nga nên còn mang nhiều cảm tính.
Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành
tố văn hóa và tri nhận là một vấn đề cần thiết trong xu thế toàn cầu hóa, quốc
tế hóa hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít các công trình trong và ngoài nƣớc
nghiên cứu vấn đề này.
1.3. Cơ sở lý luận liên quan đến luận án
1.3.1. Khái niệm từ vựng văn hóa
Từ văn hóa (cultural word), từ khóa văn hóa (cutural key word) hay
còn đƣợc gọi là từ mang hình ảnh văn hóa (words with image culture) là
những từ đặc biệt quan trọng trong một ngôn ngữ và bộc lộ đƣợc văn hóa của
dân tộc nói ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là từ vựng văn hóa
không hoàn toàn thống nhất.
Trên thế giới, nữ học giả Anna Wierzbicka là một trong những nhà
ngôn ngữ học có nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng văn hóa hay còn
đƣợc tác giả gọi là từ khóa (key word). Theo tác giả, từ khóa là những từ
mang tính văn hóa đặc thù (culture-specific) đƣợc coi là những công cụ ý
niệm, phản ánh những trải nghiệm về cách làm và nếp nghĩ của con ngƣời
trong cộng đồng xã hội. Từ khóa đƣợc xác định nhƣ sự hiện thân, biểu lộ các
giá trị văn hóa cốt lõi. Những từ mang nghĩa văn hóa đặc thù thì phản ánh và
chuyển tải không chỉ đặc điểm đời sống của một xã hội nhất định mà cả cách
tƣ duy của cộng đồng ngƣời trong xã hội ấy. Wierzbicka đã chỉ ra rằng việc
nghiên cứu các từ khóa văn hóa có thể ―dẫn chúng ta tới trung tâm của toàn
35
bộ phức hợp các giá trị và thái độ văn hóa‖ [115, tr.17]. Một từ đƣợc coi là
―từ khóa‖ nếu đáp ứng 4 tiêu chí sau:
―(i) là từ đƣợc sử dụng rộng rãi, toàn dân
(ii) đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong một trƣờng ngữ nghĩa riêng
biệt (trƣờng từ vựng cảm xúc, trƣờng từ vựng chỉ các bộ phận cơ
thể ngƣời…)
(iii) có khả năng kết hợp với các loại từ khác để trở thành ngữ mới
(iv) thƣờng đƣợc sử dụng trong tục ngữ, châm ngôn, những bài hát
phổ biến, tiêu đề sách, báo…‖ [115, tr.16].
Học giả Goddard quan niệm ―từ khóa văn hóa‖ là những từ: ―mang tính
nổi bật và đặc trƣng văn hóa sâu sắc nhƣ tiêu điểm xung quanh là toàn bộ các
lĩnh vực văn hóa đƣợc tổ chức‖ [100, tr.71]. Những nghiên cứu về từ khóa
văn hóa đã đạt đƣợc một số thành công nhƣ nghiên cứu về từ khóa của
Williams (1985), Hughes (1988), Georges Matoré (1953), Wierzbicka
(1997)...
Tiếp nối tƣ tƣởng của Wierzbicka, tác giả Levisen đã chỉ ra rằng khái
niệm ―từ khóa văn hóa‖ (cultural keywords) đã gợi mở có một số lƣợng các từ
trong một ngôn ngữ là ―những từ chỉ dẫn‖ (guiding words) tới nền văn hóa.
Còn nhóm tác giả Fenfang Li, Shiyang Ran, Tian Xia đã đƣa ra cách
hiểu về từ mang hàm nghĩa văn hóa (words with image culture) là các từ có
một vài hàm ý ẩn sâu bên trong, đằng sau nghĩa đen vốn có và khi đƣợc sử
dụng, các từ này mang ý nghĩa đặc biệt nào đó. Trong đó, hàm nghĩa văn hóa
đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử, ―là sự kết tinh của quá trình phát triển
lịch sử lâu dài cũng nhƣ văn hóa của các tộc ngƣời; có liên quan gần gũi tới
truyền thuyết dân tộc hoặc sự thờ cúng tổ tiên. Hàng ngàn năm lịch sử tộc
ngƣời, hàm nghĩa văn hóa tiếp tục xuất hiện trong ngôn ngữ của loài ngƣời và
trong văn học, trong các tác phẩm nghệ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác.
36
Sau đó phát triển chậm rãi trong một biểu tƣợng văn hóa với sự ổn định tƣơng
đối, một ý nghĩa văn hóa riêng biệt, một số kết hợp cả hàm nghĩa văn hóa bao
quát. Khi con ngƣời đề cập đến các từ này, họ hiểu ngầm và chúng trở nên dễ
hiểu hơn trong giao tiếp‖ [104, tr.695].
Khi mọi ngƣời nhắc đến từ khóa văn hóa thì một hàm nghĩa chung hoặc
một ngụ ý sẽ xuất hiện, đó chính là hàm nghĩa văn hóa, cái riêng biệt và đặc
trƣng cho văn hóa của từng quốc gia. Các từ với hàm nghĩa văn hóa là các từ
có một vài hàm ý ẩn sâu bên trong, đằng sau nghĩa đen vốn có, và khi đƣợc sử
dụng, các từ này mang ý nghĩa đặc biệt nào đó. Các từ với hàm nghĩa văn hóa
có 2 khía cạnh: mang tính quốc gia đặc thù và phụ thuộc vào ngữ cảnh. Mặc
dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng do điều kiện tự nhiên
và môi trƣờng xã hội, nên cách nghĩ và ngôn ngữ sử dụng đối với cùng một
đối tƣợng trở nên khác nhau. ―Nhƣ các nhà ngôn ngữ học đã từng nói, con
ngƣời ở những tộc ngƣời khác nhau cùng quan sát các hiện tƣợng của cùng
một thực thể, nhƣng các ngôn ngữ khác nhau sẽ mang lại những màu sắc khác
nhau, phản ánh tính cách văn hóa của tộc ngƣời và dấu ấn văn hóa riêng, do
đó tạo ra biểu tƣợng văn hóa với đặc trƣng của quốc gia. Hàm nghĩa văn hóa
đƣợc tạo ra trong môi trƣờng văn hóa của một biểu tƣợng văn hóa, do đó có
những tính chất phụ thuộc vào ngữ cảnh. Hàm nghĩa văn hóa và các lý do ngữ
nghĩa là cần thiết để phù hợp với ngữ cảnh. Khi ngữ cảnh thay đổi, hàm nghĩa
văn hóa và ngữ nghĩa cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh‖ [104, tr.695].
Trong giới Việt ngữ học, xuất hiện hai hƣớng quan niệm về từ vựng
văn hóa. Một số tác giả coi từ vựng văn hóa là lớp từ do vay mƣợn, tiếp xúc
với ngôn ngữ khác. Đại diện cho quan niệm này, tác giả Trần Trí Dõi trong
bài viết Một cách tiếp cận vấn đề nguồn gốc tiếng Việt đã cho rằng: ―Khi
phân tích kỹ lƣỡng những từ có trong tiếng Việt tƣơng ứng với tiếng Hán,
những ngƣời có kinh nghiệm trong nghiên cứu so sánh – lịch sử rất dễ nhận
37
thấy những từ tƣơng ứng ấy trong tiếng Việt chỉ là những từ vay mƣợn mà
thôi. Trƣớc hết là vì tuy chúng có số lƣợng rất nhiều trong vốn từ tiếng Việt
nhƣng những từ này thuộc vào lớp từ vựng văn hóa chứ không phải là những
từ thuộc lớp từ vựng cơ bản‖ [28, tr.17,18]. Lớp từ này đƣợc tiếp nhận trƣớc
tiên bởi một bộ phận những ngƣời có học vấn, trình độ cao. Ví dụ tiếng Việt
đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con
đƣờng. Đối với ngƣời Việt, sau một ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm
nhập và chi phối sinh hoạt, xã hội ngƣời Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ,
tiếng Hán, nhất là trong lĩnh vực triết học, chính trị, kỹ thuật đƣợc ngƣời Việt
vay mƣợn rất nhiều. Theo quan điểm này, một số tác giả coi các từ Hán Việt
nhƣ: long, thủy, hỏa... là những từ thuộc về lớp từ vựng văn hóa.
Một quan điểm khác cho rằng, từ vựng văn hóa là lớp từ thuộc về vốn
từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, trong tiếng Việt, đó là những từ thuần Việt,
gần gũi, gắn với đời sống của ngƣời Việt nhƣ: đất, nước, nhà, người, lửa...
Nguyễn Văn Chiến trong Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt [10] là
ngƣời sớm đƣa ra quan niệm về vốn từ vựng văn hóa: ―Vốn từ vựng văn hóa
của một ngôn ngữ trƣớc hết thuộc vào vốn từ vựng chung, cơ bản của một
ngôn ngữ, các đơn vị của nó phản ánh cái cấu trúc văn hóa của cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ ấy‖ [10, tr.68, 69].
Từ đó, Nguyễn Văn Chiến đã xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt dựa
theo những chủ điểm văn hóa nhất định nhƣ: các từ chỉ quan hệ thân tộc; các
từ xƣng hô; các từ chỉ bộ phận cơ thể; các từ biểu thị hoạt động – động tác của
con ngƣời; số đếm... trong tiếng Việt. Theo tác giả, từ văn hóa, trƣớc hết phải
là đơn vị từ vựng (lexical unit) cơ bản trong vốn từ văn hóa của một ngôn
ngữ. Thông qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa, từ văn hóa hƣớng tới những khái
niệm có liên quan đến các đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời nhất định. ―Nó là hình
thái ngôn ngữ phản ánh những khái niệm, ghi nhận các đặc trƣng văn hóa tộc
38
ngƣời cơ bản. Nội dung của ký hiệu từ văn hóa (nghĩa và hệ thống cấu trúc
ngữ nghĩa của nó) luôn phản ánh những nét độc đáo về văn hóa ngôn ngữ khi
đối sánh nó với các ký hiệu từ vựng tƣơng ứng ở một ngôn ngữ khác‖ [10,
tr.100].
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Chiến, quá trình xác lập hệ thống các
nét nghĩa trong ký hiệu từ văn hóa và tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa của chúng
luôn bị chi phối bởi những quy tắc văn hóa, ngôn ngữ đặc thù của một tộc
ngƣời (các đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, các cách tƣ duy cấu tạo từ…). Mặt
khác, từ văn hóa, với tƣ cách là ký hiệu cơ bản của ngôn ngữ, luôn hƣớng tới
việc phản ánh các sự vật, hiện tƣợng, đặc tính… của thế giới bên ngoài ngôn
ngữ. Trong đó, những sự vật, hiện tƣợng, đặc tính… ấy, xét cho cùng là sản
phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể của một tộc ngƣời cụ thể. Mặc dù đây là kết
quả của cách nhìn ngôn ngữ - văn hóa học vào nghiên cứu ngôn ngữ nhƣng
việc xác định nội dung của thuật ngữ từ văn hóa cũng nhƣ tiêu chí phân loại
nhóm từ vựng văn hóa vẫn còn cảm tính, mang nhiều màu sắc cá nhân.
Kế thừa và tiếp thu các quan điểm trong và ngoài nƣớc, luận án cho
rằng từ vựng văn hóa là những từ thuộc vốn từ vựng chung, cơ bản của một
ngôn ngữ, mang nghĩa văn hóa đặc thù, phản ánh đặc điểm đời sống xã hội,
cách tƣ duy của cộng đồng ngƣời trong xã hội ấy và có tần số xuất hiện cao,
phạm vi sử dụng rộng rãi. Thông qua cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa,
chúng ta có thể thấy những đặc trƣng văn hóa cộng đồng đƣợc phản ánh trong
ký hiệu từ. Các từ văn hóa sẽ mang tính dân tộc đặc thù và phụ thuộc vào ngữ
cảnh. Mặc dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng do điều kiện
tự nhiên và môi trƣờng xã hội, nên cách nghĩ và ngôn ngữ sử dụng đối với
cùng một đối tƣợng trở nên khác nhau. Mặt khác, các đặc trƣng văn hóa ngôn
ngữ không phải chỉ thể hiện ở vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà còn bộc lộ ở
tất cả các bình diện khác nhau của hệ thống - cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ.
39
Tuy nhiên, vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ chính là khu vực điển hình
nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa, chỗ tập trung và nhạy cảm nhất
của những vấn đề văn hóa đặc thù trong các lý thuyết miêu tả từ vựng học
ngôn ngữ hay từ vựng ngữ nghĩa học.
Nghĩa từ vựng mang thuộc tính văn hóa tinh thần đậm nét. Thuộc tính
phân biệt văn hóa không chỉ ở bản chất nghĩa mà cả ở cấu tạo nội dung, đặc
biệt là nghĩa những từ khóa – những từ ngôn ngữ - văn hóa điển hình (key
word). Ở nghĩa từ vựng, ngoài kiểu nghĩa thuộc tầng nghĩa trí tuệ - nghĩa
thuật ngữ có nội dung chung cho mọi ngôn ngữ (tính quốc tế), các kiểu nghĩa
thuộc tầng nghĩa thực tiễn và tầng nghĩa biểu trƣng thì mang đặc trƣng văn
hóa dân tộc sâu sắc. Ở bình diện này, nội dung nghĩa không chỉ thể hiện giá
trị văn hóa mà cả bản sắc văn hóa. Từ càng có nhiều nghĩa, nội dung nghĩa
bóng càng phong phú thì ngoài nội dung phản ánh sự vật, hiện tƣợng càng có
nhiều nội dung văn hóa tinh thần, những biểu trƣng, biểu tƣợng đƣợc biểu đạt.
Từ đó, chúng tôi lựa chọn hai nhóm từ vựng văn hóa dựa trên 4 tiêu chí
để chọn từ khóa của học giả Wierzbicka, lý thuyết của F.de Saussure về bản
chất kí hiệu của ngôn ngữ, tính võ đoán của cái biểu đạt và áp dụng lý thuyết
điển mẫu. Chúng tôi chia thành hai nhóm từ: nhóm từ vựng văn hóa có vật
quy chiếu trong hiện thực và nhóm từ vựng văn hóa không có vật quy chiếu
trong hiện thực. Các từ văn hóa đều là những từ điển hình, mang tính dân tộc
sâu sắc. Luận án là một nghiên cứu trƣờng hợp dựa trên cơ sở hai nhóm từ: có
vật quy chiếu trong hiện thực: đất và nước; nhà và người trong tiếng Việt với
từ land và water, man và house tƣơng ứng trong tiếng Anh và không có vật
quy chiếu trong hiện thực: rồng, ma và tiên trong tiếng Việt với từ tƣơng ứng
trong tiếng Anh: dragon, ghost và fairy trong tiếng Anh.
40
1.3.2. Nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa
Nghĩa từ vựng là nội dung phản ánh, đƣợc kí hiệu hóa, mã hóa trong từ,
là kết quả hoạt động chức năng của từ. Xuất phát từ góc độ chức năng luận
trong ngôn ngữ học, nghĩa từ vựng đƣợc tạo thành từ việc hoàn thành chức
năng. Bên cạnh chức năng làm thành phần của hệ thống, chính sự hoạt động,
việc hoàn thành chức năng trong hoạt động tạo thành chuỗi chức năng tổ hợp
thành nội dung nghĩa.
Nghĩa của từ (meaning) về bản chất là một thực thể tinh thần, một sản
phẩm văn hóa tinh thần của con ngƣời. Nghĩa của từ tích lũy tri thức xã hội,
tri thức cộng đồng, nhờ có từ mà các thành viên của một cộng đồng văn hóa
dân tộc kế thừa đƣợc kinh nghiệm đã tích lũy đƣợc từ trƣớc. Chính sự phản
ánh, ánh xạ, tri nhận thực tại đƣợc tích hợp lại trong nội dung kí hiệu từ. Nó là
nội dung đƣợc biểu đạt trong kí hiệu từ mà hình thức là cái biểu đạt. Nội dung
này là sự kí hiệu hóa, là việc sử dụng kí hiệu vào giao tiếp, tƣ duy; đồng thời
là kết quả biểu trƣng hóa, cấu trúc hóa trong vốn từ ngữ cũng nhƣ trong đặc
điểm của ngôn ngữ dân tộc xác định. Nghĩa của từ thƣờng rộng hơn rất nhiều
so với những điều đƣợc ghi trong từ điển, đó là những thông tin về hiện thực
ngoài ngôn ngữ, nhất là những cái thể hiện đặc điểm văn hóa của một cộng
đồng ngƣời. Do các thông tin bổ sung về hiện thực ngoài ngôn ngữ thƣờng
gắn liền với văn hóa của một cộng đồng nên đƣợc gọi chung là thành tố văn
hóa trong nghĩa của từ.
Nghĩa từ vựng có liên hệ với văn hóa một cách sâu sắc. Chính bởi vậy,
ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng, nghĩa của từ thƣờng bộc lộ
nhiều nét nghĩa có liên quan đến văn hóa nhất. Luận án tập trung nghiên cứu
ở tầng nghĩa biểu trƣng (sympolized stratum), kiểu nghĩa biểu tƣợng
(imaginated meaning) của các từ khóa văn hóa. Bởi chính ở tầng nghĩa và
kiểu nghĩa này, nội dung nghĩa bộc lộ rõ dấu ấn sáng tạo độc đáo, dấu ấn của
41
thời đại lịch sử văn hóa. Nhƣng đồng thời, đây cũng là kiểu nghĩa khó phân
suất nhận diện nhất bởi đƣợc hình thành do sự hình dung, tƣởng tƣợng, là
nghĩa trừu tƣợng của trừu tƣợng. Rõ ràng, sự kiến giải nghĩa theo hƣớng này
là một cách mở rộng nghĩa theo hƣớng cực đại có tính chất bách khoa, nó gần
gũi với cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận.
Tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính
đƣợc cải biến dƣới dạng những biểu tƣợng tinh thần để có thể lƣu lại trong trí
nhớ của con ngƣời dƣới dạng ý niệm. Đây là một sản phẩm vừa mang tính
phổ quát, vừa mang tính đặc thù văn hóa - dân tộc.
Đơn vị cơ sở của ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm (concept), là đơn vị
của tƣ duy, là yếu tố của ý thức. ―Ý niệm trƣớc hết không phải và không chỉ
là kết quả của quá trình tƣ duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào
đầu óc con ngƣời, mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, là cái chứa đựng
tri thức hay sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ
đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ biến, vừa mang tính
đặc thù dân tộc (do chỗ nó gắn kết chặt chẽ với ngôn ngữ và văn hóa của dân
tộc đó)‖ [67, tr.178-185]. Jackendoff đã chỉ ra rằng ―một trong những hiểu
biết quan trọng nhất mà nghiên cứu về nhận thức đem lại là nhận thức của
chúng ta về thế giới chủ yếu bị quyết định bởi cơ cấu tổ chức ý niệm áp đặt
lên thông tin nhận thức đầu vào qua các giác quan‖ [1, tr.44]. Nhƣ vậy, ý
niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức, là đơn vị nội dung của toàn bộ
bức tranh thế giới đƣợc phản ánh trong tâm lí con ngƣời.
Một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận của
con ngƣời bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận đƣợc và dẫn tới việc
cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm
trong bộ não của con ngƣời, đó là quá trình ý niệm hóa thế giới. Ý niệm hóa
bộc lộ sự tƣơng ứng trong các tầng nghĩa, kiểu nghĩa qua hoạt động chức
42
năng, sáng tạo và gắn với đặc trƣng văn hóa. Ý niệm hóa trong ngôn ngữ
không hạn chế trong nội bộ hệ thống của ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu
xa từ kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình con ngƣời và thế giới
tƣơng tác nhau và từ tri thức và hệ thống niềm tin của con ngƣời. Vì thế,
―trong nghiên cứu ngữ nghĩa không nên hoàn toàn tách rời tri thức ngữ nghĩa
―đời thƣờng‖ với tri thức bách khoa. Ngữ nghĩa là một bộ phận của hệ thống
ý niệm tổng thể chứ không phải là một ―model‖ tự trị, độc lập‖ [66, tr.21].
Langcker đã từng cho rằng ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa (semantics
is conceptualization). ―Các đơn vị ngôn ngữ biểu đạt những ý niệm (concepts)
và những ý niệm này đều tƣơng ứng với các ý nghĩa (meanings) của những
đơn vị ngôn ngữ đó‖ [dẫn theo 66, tr.25].
Có thể khẳng định rằng ý niệm hóa theo hƣớng sáng tạo biểu tƣợng
mang đặc trƣng văn hóa đậm nét trong nghĩa từ vựng của từ, đặc biệt là các từ
khóa văn hóa. Thông qua việc khai thác khả năng hoạt động, sáng tạo, biểu
đạt nội dung trải nghiệm, kinh nghiệm bằng việc sử dụng đơn vị ngôn ngữ, có
thể thấy kiểu nghĩa biểu tƣợng theo cách kiến giải nghĩa 3 tầng 6 kiểu có sự
tƣơng đồng với khái niệm ý niệm (concept) trong ngôn ngữ học tri nhận. Đặc
biệt, nét nghĩa thể hiện rõ tính văn hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc, có sự tƣơng
đồng với nét ý niệm.
Thông qua tầng nghĩa, trƣờng ngữ nghĩa của ngôn ngữ, các quá trình tri
nhận quyết định việc hình thành và phát triển ngữ nghĩa của đơn vị ngôn ngữ
tƣơng ứng. Nó có cấu trúc nội tại, bao gồm một mặt là nội dung thông tin về
thế giới hiện thực và thế giới tƣởng tƣợng, mang những nét phổ quát, mặt
khác, bao gồm tất cả những gì làm cho nó trở thành sự kiện của văn hóa,
nghĩa là nó chứa đựng những nét đặc trƣng văn hóa – dân tộc. Ngôn ngữ là
một hình thức tồn tại của kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài ngƣời nói
chung, của từng dân tộc nói riêng. Những kinh nghiệm xã hội, lịch sử đó đƣợc
43
phản ánh và lƣu giữ rất rõ trong nghĩa của từ ở các ngôn ngữ, nhất là trong
nghĩa biểu trƣng. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ―sen‖ có nghĩa biểu trƣng
cho ―sự thanh cao‖ (Trong đầm gì đẹp bằng sen… gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn); trong khi đối với ngƣời Nga, từ ―медвед‖ (―gấu‖) có nghĩa biểu
trƣng cho kẻ vụng về, chậm chạp, thì từ ―gấu‖ trong tiếng Việt lại gắn với kẻ
hỗn xƣợc, hung bạo: Đồ gấu!; Mày gấu lắm…
Có thể thấy, nét nghĩa ở các từ khóa văn hóa, không chỉ là nét nghĩa
bóng, nét nghĩa biểu trƣng mà có cả nét ý niệm, liên quan đến chủ quan mà
chủ thể ngôn ngữ thổi vào trong nội dung nghĩa của những từ đó. Về mặt cấu
tạo, nghĩa biểu tƣợng bao gồm trong đó nội dung các nét nghĩa cơ bản, phản
ánh hiện thực hoặc tƣởng tƣợng về biểu tƣợng mẫu gốc (archetype) cùng với
nét nghĩa không cơ bản, tổ hợp từ cách dùng bóng bẩy, hình thành của từ
trong văn cảnh, ngữ cảnh sáng tạo của từ đó. Trong nghĩa biểu tƣợng có tính
tƣợng trƣng, biểu tƣợng văn hóa đậm nét... Ví dụ, trong nội dung nghĩa của từ
―rồng‖, ngoài những nét nghĩa cơ bản nhƣ: động vật tƣởng tƣợng theo truyền
thuyết; mình dài; có vảy; biết bay…, nét nghĩa biểu trƣng – nét ý niệm của từ
rồng chính là: nguồn gốc dân tộc (con rồng cháu tiên), nƣớc phát triển hiện
đại (Việt Nam là con rồng mới của châu Á)…
Vì vậy, nhiệm vụ của ngƣời nghiên cứu ngữ nghĩa học là phải phân
tích, nhận diện, xác định thuộc tính bản chất, trừu tƣợng, biểu trƣng của nó,
đồng thời xem xét sự biến đổi, phát triển và nội hàm văn hóa tinh thần gắn với
nghĩa từ vào thời đại lịch sử văn hóa xã hội mà từ tồn tại, hoạt động. Rõ ràng,
cần có sự mở rộng mềm hóa theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về nét
nghĩa, cấu trúc nghĩa. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp thu sự cải tiến theo mức độ
này để đi vào phân tích sâu ngữ nghĩa, cụ thể là nét nghĩa – nét ý niệm thuộc
tầng nghĩa biểu trƣng, biểu tƣợng của các từ khóa văn hóa.
44
1.3.3. Khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa
Từ văn hóa có thể là một từ, một nhóm từ hay một lớp từ trong hệ thống từ
vựng ngôn ngữ, phản ánh những đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời nhất định; ghi
nhận những mật mã văn hóa ngôn ngữ đặc thù. Mỗi lớp nhóm từ vựng văn
hóa đều bộc lộ những đặc trƣng văn hóa - ngôn ngữ riêng. Quá trình hình
thành một từ văn hóa thƣờng xuyên bị chi phối và bị tác động bởi các sự kiện
(các đặc trƣng, quy tắc) của văn hóa một cộng đồng. Đồng thời, hoạt động sử
dụng từ văn hóa trong giao tiếp cũng chịu ảnh hƣởng của các quy tắc văn hóa
nhất định của cộng đồng ấy. Một từ văn hóa bộc lộ rõ những nét nghĩa văn
hóa - ngôn ngữ của nó không chỉ trong chức năng định danh sự vật, hiện
tƣợng mà còn trong những chức năng khác nhƣ: thông báo, nhận thức thế giới
thông qua sự có mặt của nó trong các cấu trúc thành ngữ và tục ngữ, câu và
thậm chí trong cả các văn bản ngôn ngữ, văn bản văn học nhƣ ca dao, dân ca,
truyện cổ, truyện thần thoại, sử thi…
Theo Wierzbicka, vốn từ của ngôn ngữ chính là ―bằng chứng của thực tế văn
hóa trong ý nghĩa của hệ thống lịch sử diễn tả của ―những khái niệm‖ và ―thái
độ‖ [115, tr.21]. Cả sự thay đổi của văn hóa và ngôn ngữ đều thích ứng với điều
kiện thay đổi của xã hội nhƣng một vài từ vẫn ―giữ‖ lại, di sản/ dấu ấn ngôn ngữ
- văn hóa, vẫn còn có một vị trí đặc trƣng trong nền văn hóa.
Từ phân tích các hƣớng tiếp cận và các kiểu nghĩa dẫn trên cho thấy có thể
tạo ra một khung mô hình để thực hiện đối chiếu nghĩa từ vựng văn hóa. Có thể
thể hiện khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa đó bằng 3 vòng tròn sau:
45
Chú thích:
1. Nét nghĩa cơ bản của từ
2. Nét nghĩa hình thành từ sự so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
3. Nét nghĩa từ sự hình dung, tƣởng tƣợng trở thành biểu tƣợng văn hóa
Ví dụ, sau khi phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất, chúng tôi tập
hợp đƣợc các nét nghĩa cơ bản của từ đất nhƣ: chất rắn; hạt vụn khoáng vật
không gắn chặt; nhiều chất hữu cơ; trái với ruộng; trái với biển… Nét nghĩa
do sự so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có đƣợc: từ đất mang nét nghĩa chỉ sự hiền hòa,
không phản kháng (hiền như đất). Nét nghĩa do sự hình dung, tƣởng tƣợng để
trở thành biểu tƣợng văn hóa: từ đất mang nét nghĩa biểu trƣng cho quốc gia:
đất Việt trời Nam, biểu trƣng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng miền: đất
quan họ, đất học Nghệ An…
Dựa trên khung mô hình này, chúng tôi tiến hành và phân tích những từ
vựng văn hóa, đặc biệt phân tích sâu vòng tròn thứ 2 và thứ 3 bởi tại hai vòng
tròn này, nghĩa của từ bộc lộ nhiều nét nghĩa liên quan tới văn hóa, cách tƣ
duy của mỗi dân tộc. Nội dung nghĩa ở vòng tròn thứ 2 và thứ 3 mang dấu ấn
sáng tạo, độc đáo của cá nhân, dấu ấn thời đại lịch sử văn hóa. Đây là kiểu
nghĩa khó phân suất nhận diện nên việc nhận diện miêu tả nghĩa của từ ở hai
vòng tròn này cần đƣợc khuyến khích, nhất là bình diện giá trị đặc trƣng văn
hóa, bản sắc dân tộc. Khi phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn
hóa với đa dạng ngữ cảnh xuất hiện trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ
1
2
3
46
tìm ra đƣợc nét giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ, cũng nhƣ cách tƣ
duy, tri nhận giữa hai dân tộc.
1.4. Tiểu kết
Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo
và tích lũy. Chính sự đa dạng của môi trƣờng sinh thái, điều kiện tự nhiên là
yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Giữa
ngôn ngữ và văn hóa của một dân tộc luôn có một mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc
trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Trong vốn từ vựng chung, cơ
bản của một ngôn ngữ, từ vựng văn hóa là những từ mang nghĩa văn hóa đặc
thù, phản ánh rõ nét đặc điểm đời sống xã hội, cách tƣ duy của dân tộc ấy.
Mặc dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng ở mỗi dân tộc,
cách tƣ duy, cách sử dụng ngôn ngữ lại rất khác nhau.
Tìm hiểu ngữ nghĩa trong mối quan hệ với văn hóa và liên hệ với tri nhận
là một trong những vấn đề đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong thời gian gần đây, đặc biệt ở khuynh hƣớng ngôn ngữ học
chức năng hệ thống và ngữ nghĩa học tri nhận. Dựa trên các cứ liệu ngữ nghĩa
của nhóm từ văn hóa, luận án sẽ phân tích và miêu tả những nét đặc thù về
ngữ nghĩa, văn hóa và cách tƣ duy của một cộng đồng ngôn ngữ là ngƣời Việt
trong sự so sánh đối chiếu với cộng đồng ngƣời Anh.
Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, luận án đã tổng quát và cập nhật các
quan điểm trong nƣớc và ngoài nƣớc về nghĩa của từ trong mối liên hệ với
văn hóa, các vấn đề đối chiếu nghĩa từ vựng và đối chiếu ngữ nghĩa học tri
nhận. Đồng thời, vận dụng những cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến đề
tài nhƣ: lý thuyết về ngữ nghĩa học từ vựng, nghĩa của từ, cơ cấu nghĩa của từ
gắn với thành tố văn hóa, khái niệm từ văn hóa, tiêu chuẩn để chọn từ khóa...
47
Đặc biệt, ngữ nghĩa của từ khóa văn hóa trong luận án này đƣợc hiểu theo
một cách nhìn mở theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về cấu trúc nghĩa của
từ, nét nghĩa, nét ý niệm, cấu trúc nghĩa. Ngữ nghĩa của từ, cụ thể trong
trƣờng hợp này là ngữ nghĩa của nhóm từ văn hóa chính là cái phản ánh mối
quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng với thế giới thực tại của cộng đồng ngƣời sử
dụng một ngôn ngữ nhƣ tiếng mẹ đẻ. Việc đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng xuyên
ngôn ngữ giao văn hóa, giữa hai ngôn ngữ khác xa nhau về loại hình và ngữ
hệ nhƣ tiếng Việt và tiếng Anh hứa hẹn sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
Cần có sự mở rộng mềm hóa theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về nét
nghĩa, cấu trúc nghĩa. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp thu sự cải tiến theo mức độ
này để đi vào phân tích sâu ngữ nghĩa, cụ thể là nét nghĩa – nét ý niệm thuộc
tầng nghĩa biểu trƣng, biểu tƣợng của các từ vựng văn hóa.
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAYLuận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfNghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
 
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
 
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm NhấtTổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
Tổng hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Dễ Làm Nhất
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cưLuận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
 

Similar to Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf

Similar to Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf (20)

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAYKính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAYLuận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng ViệtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
 
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu họcNghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
 
Đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông : Luận văn T...
Đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông : Luận văn T...Đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông : Luận văn T...
Đối chiếu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông : Luận văn T...
 
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAYLuận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
 
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
 
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáoLuận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưLuận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một số nhóm từ) 6794618.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN LIÊN HƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA VIỆT - ANH (TRÊN TƢ LIỆU MỘT SỐ NHÓM TỪ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN LIÊN HƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA VIỆT - ANH (TRÊN TƢ LIỆU MỘT SỐ NHÓM TỪ) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh – đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thày cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Quang Thiêm, ngƣời thày kính yêu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thày cô giáo Khoa Ngôn ngữ học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi có đƣợc môi trƣờng học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận án Nguyễn Liên Hƣơng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Liên Hƣơng
  • 5. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................................14 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................................................21 1.1. Tiểu dẫn...................................................................................................21 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................21 1.2.1. Nghiên cứu nghĩa của từ mang hàm nghĩa văn hóa ...........................21 1.2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ...............................................................21 1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước................................................................23 1.2.2. Nghiên cứu đối chiếu nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa ..................27 1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ...............................................................28 1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước................................................................29 1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành tố văn hóa và tri nhận................ ..............................................................................................30 1.2.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...............................................................30 1.2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc................................................................32 1.3. Một số cơ sở lý luận liên quan đến luận án.............................................34 1.3.1. Khái niệm từ vựng văn hóa ...............................................................34 1.3.2. Nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa ....................................................40 1.3.3. Khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa........................................44 1.4. Tiểu kết....................................................................................................46 CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA CỦA NHỮNG TỪ CÓ VẬT QUY CHIẾU TRONG HIỆN THỰC .................................................48 2.1. Tiểu dẫn.....................................................................................................48 2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của những từ có vật quy chiếu trong hiện thực .................................................................................................................49 2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất và từ land....................49 2.2.1.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất .............................49
  • 6. 2 2.2.1.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ land............................53 2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nước và từ water................58 2.2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nước...........................58 2.2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ water..........................62 2.2.3. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ người và từ man.................64 2.2.3.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ người..........................64 2.2.3.2 Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ man .............................67 2.2.4. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nhà và từ house..................71 2.2.4.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ nhà .............................71 2.2.4.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ house..........................75 2.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa với thành tố nghĩa văn hóa của những từ có vật quy chiếu trong hiện thực...........................................................................79 2.3.1. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từđất, land.........79 2.3.1.1. Dung lượng nghĩa.......................................................................79 2.3.1.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................81 2.3.2. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ nước và water ...........................................................................................................84 2.3.2.1. Dung lượng nghĩa........................................................................84 2.3.2.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................86 2.3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ người và man ...........................................................................................................90 2.3.3.1. Dung lượng nghĩa........................................................................90 2.3.3.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................92 2.3.4. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ nhà và house ...........................................................................................................93 2.3.4.1. Dung lưỡng nghĩa........................................................................93 2.3.4.2. Thành tố văn hóa liên hệ .............................................................95 2.4. Tiểu kết......................................................................................................97
  • 7. 3 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA CỦA NHỮNG TỪ KHÔNG CÓ VẬT QUY CHIẾU TRONG HIỆN THỰC ...............................100 3.1. Tiểu dẫn...................................................................................................100 3.2. Phân tích, miêu tả kết cấu nghĩa của những từ không có vật quy chiếu trong hiện thực................................................................................................101 3.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ rồng và từ dragon............101 3.2.1.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ rồng..........................101 3.2.1.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ dragon......................105 3.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ tiên và từ fairy..................109 3.2.2.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ tiên ...........................109 3.2.2.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ fairy..........................111 3.2.3. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ma và từ ghost..................112 3.2.3.1. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ma ............................112 3.2.3.2. Phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ ghost.........................116 3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa với thành tố nghĩa văn hóa của những từ không có quy chiếu trong hiện thực...............................................................119 3.3.1. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ rồng và dragon.........................................................................................................119 3.3.1.1 Dung lượng nghĩa.......................................................................119 3.3.1.2. Thành tố văn hóa liên hệ ...........................................................121 3.3.2. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ tiên và fairy .........................................................................................................126 3.3.2.1. Dung lượng nghĩa......................................................................126 3.3.2.2. Thành tố văn hóa liên hệ ...........................................................129 3.3.3. Đối chiếu dung lƣợng nghĩa gắn với thành tố văn hóa của từ ma và ghost .........................................................................................................130 3.3.3.1. Dung lượng nghĩa......................................................................130 3.3.3.2. Thành tố văn hóa liên hệ……………………………………………...132 3.4. Tiểu kết....................................................................................................135
  • 8. 4 KẾT LUẬN.................................................................................................................137 DANH SÁCH CÔNG TRÌNH KHOA HỌC………….................……………….… 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................141 PHỤ LỤC
  • 9. 5 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ đất 51 2 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ land 57 3 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nước 62 4 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ water 64 5 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ người 66 6 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ man 70 7 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nhà 74 8 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ house 78 9 Bảng 2.9. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ đất và từ land 80 10 Bảng 2.10. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nước và từ water 85 11 Bảng 2.11. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ người và từ man 91 12 Bảng 2.12. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ nhà và từ house 94 13 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ rồng 104 14 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ dragon 108 15 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ tiên 110 16 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ fairy 111 17 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ ma 116 18 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ ghost 118 19 Bảng 3.7. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ rồng và từ dragon 120 20 Bảng 3.8. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ tiên và từ fairy 129 21 Bảng 3.9. Bảng đối chiếu Phạm vi nét nghĩa - nét ý niệm của từ ma và từ ghost 131
  • 10. 6 DANH MỤC KHUNG MÔ HÌNH STT Tên khung mô hình Trang 1 Khung 2.1. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ đất theo nét nghĩa – nét ý niệm 52 2 Khung 2.2. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ land theo nét nghĩa – nét ý niệm 58 3 Khung 2.3. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ nước theo nét nghĩa – nét ý niệm 62 4 Khung 2.4. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ water theo nét nghĩa – nét ý niệm 64 5 Khung 2.5. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ người theo nét nghĩa – nét ý niệm 66 6 Khung 2.6. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ man theo nét nghĩa – nét ý niệm 70 7 Khung 2.7. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ nhà theo nét nghĩa – nét ý niệm 75 8 Khung 2.8. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ house theo nét nghĩa – nét ý niệm 78 9 Khung 3.1. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ rồng theo nét nghĩa – nét ý niệm 105 10 Khung 3.2. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ dragon theo nét nghĩa – nét ý niệm 108 11 Khung 3.3. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ tiên theo nét nghĩa – nét ý niệm 110 12 Khung 3.4. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ fairy theo nét nghĩa – nét ý niệm 112 13 Khung 3.5. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ ma theo nét nghĩa – nét ý niệm 116 14 Khung 3.6. Khung mô hình cấu trúc nghĩa của từ ghost theo nét nghĩa – nét ý niệm 119
  • 11. 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ đất và land 81 2 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ nước và water 85 3 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ người và man 92 4 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ nhà và house 95 5 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ rồng và dragon 120 6 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ tiên và fairy 129 7 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ so sánh dẫn xuất nghĩa của từ ma và ghost 131
  • 12. 8 NGUỒN NGỮ LIỆU TIẾNG VIỆT  Ngữ cảnh trong từ điển 1. Hội Khai trí Tiến đức, Việt Nam tự điển, Hà Nội, 1931. 2. Thanh Nghị, Việt Nam tân tự điển, Sài Gòn, 1952. 3. Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977. 4. Đặng Chấn Liêu, Lê Khả Kế (biên soạn), Từ điển Việt – Anh, NXB TP. HCM, 1987. 5. Lê Khả Kế, Phạm Duy Trọng (bổ sung), Từ điển Việt – Anh, NXB TP. HCM, 1993. 6. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng, 1996. 7. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ tiếng Việt, NXB Văn học, 1998. 8. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXBVăn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998. 9. Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thanh, Từ điển thành ngữ tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, 2002. 10.Vietlex trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2011.
  • 13. 9  Ngữ cảnh từ sách, báo, tác phẩm văn học… 1. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971 2. Hàn Mặc Tử thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1993 3. Tuyển tập nhạc trẻ Giai điệu tình yêu, NXB Trẻ, 1997 4. Ca khúc thiếu nhi năm 2000, Hội âm nhạc Hà Nội – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hà Nội, 2001 5. Bảo Ninh, Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005 6. Tố Hữu thơ, NXB Văn học, 2005 7. 100 bài thơ hay thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2007 8. Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012 9. Sách giáo khoa Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012 10.Tập khúc Bác Hồ, một tình yêu bao la, NXB Âm nhạc, 2005 11.Chồng người vợ tiên, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, 2014 12.Nguyễn Công Hoan, Người ngựa ngựa người, NXB Văn học, 2015 13.Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội, 2015 14.Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng, Tập 1, 2016 15.Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng, Tập 2, 2016 16.Truyện cổ nước Nam phần người ta, NXB Kim Đồng, 2016 17.Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2016 18.Báo điện tử: http://vietnamnet.vn
  • 14. 10 NGUỒN NGỮ LIỆU TIẾNG ANH  Ngữ cảnh trong từ điển 1. The Meriam-Webster New Book of Word Histories, MeriamWebster, 1991. 2. Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary, Oxford University Press, 1992. 3. Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1996. 4. Từ điển Anh - Việt (English - Vietnamese Dictionary), Viện Ngôn ngữ học, 2003. 5. New Edition of Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, 2003. 6. Cambridge Idioms Dictionary, Cambridge University Press, 2006. 7. The American Heritage Dictionary of the English Language, 4th edition, Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, 2010. 8. Oxford Advanced learner’s dictionary of current English, Eighth edition, Oxford University Press, 2011. 9. Longman Dictionary of English language and Culture, 2011. 10.Oxford Guide to British and American culture, Oxford University Press, 2011.
  • 15. 11  Ngữ cảnh từ sách, báo, tác phẩm văn học… 1. Jane Yolen, Merlin and the Dragons, Puffin books, New York, 1993. 2. Ruth Stiles Gannett, Three tales of my father’s dragon, Random House, New York, 1998. 3. Richard Barber, Myths and Legends of the British Isles, Boydell Press, 2004. 4. Linda Lowery, Richard Keep, The tale of La Uorona, Millbrook Press, 2008. 5. Linda Lowery, Richard Keep, The chocolate tree, Millbrook Press, 2008. 6. Ann Kenney, A cynical Americans guide to British myth, 2012. 7. The Shakespeare book, Big ideas simply explained, DK, 2015. 8. The literature book, Big ideas simply explained, DK, 2015. 9. The reluctant dragon, Usborne, UK, 2016. 10.Illustrated stories from around the world, Usborne, UK, 2016. 11.Illustrated stories from the Greek myths, Usborne, UK, 2016. 12.Nguồn trích dẫn thơ: https://100.best-poems.net 13.Nguồn trích dẫn các câu danh ngôn: https://brainyquote.com 14.Báo điện tử: https://www.bbc.co.uk
  • 16. 12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  Từ điển tiếng Việt VNTĐ (1931): Việt Nam tự điển, Hội Khai trí Tiến đức, 1931, Hà Nội. VNTTĐ (1952): Việt Nam tân tự điển, Thanh Nghị, Sài Gòn, 1952. TĐTV (1977): Từ điển tiếng Việt, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977. TĐV-A (1993): Từ điển Việt – Anh, Đặng Chấn Liêu, Lê Khả Kế (biên soạn) 1987, Lê Khả Kế, Phạm Duy Trọng (bổ sung), 1993. TĐTV (1996): Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 1996. TĐTNTV (1998): Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lân, Nxb Văn học, 1998. TĐTV (1998): Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998. TNCDDCVN (1999): Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nxb KHXH, Hà Nội, 1999. TĐTNTV (2002): Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thanh, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002. TĐTV (2011): Từ điển tiếng Việt, Vietlex trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2011.  Từ điển tiếng Anh TMWNBOWH (1991): The Meriam-Webster New Book of Word Histories, MeriamWebster, 1991. OALED (1992): Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary, Oxford University Press, 1992.
  • 17. 13 TĐAV (1996): Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1996. TĐA-V (2003): Từ điển Anh - Việt (English - Vietnamese Dictionary), Viện Ngôn ngữ học, 2003. MWCD (2003): New Edition of Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, 2003. CID (2006): Cambridge Idioms Dictionary, Cambridge University Press, 2006. AHDEL (2010): The American Heritage Dictionary of the English Language, 4th edition, Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, 2010. OALDOCE (2011): Oxford Advanced learner’s dictionary of current English, Eighth edition, Oxford University Press, 2011. LDOELAAC (2011): Longman Dictionary of English language and Culture, 2011. OGTBAC (2011): Oxford Guide to British and American culture, Oxford University Press, 2011. DIATO (2016): Dictionary off Idioms and their orrigins, Linda and Roger Flavell, Kyle Books, 2016.
  • 18. 14 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc phân tích, miêu tả nghĩa ở từng ngôn ngữ đã đƣợc tiến hành từ lâu và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Biểu hiện rõ nhất là trong các cuốn từ điển giải thích, qua các chuyên luận phân tích miêu tả nghĩa của những đơn vị từ vựng, đặc biệt nghiên cứu về nghĩa của từ đa nghĩa. Trong xu thế mở rộng giao lƣu, hợp tác, khu vực hóa, quốc tế hóa và hội nhập, cùng với xu thế nghiên cứu kết hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa thì việc phân tích đối chiếu ngữ nghĩa càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu cao hơn, không chỉ đơn thuần nghiên cứu một ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu cần mở rộng sự nghiên cứu đến nhiều ngôn ngữ, để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ. Mặc dù phạm vi đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng đã có một số nghiên cứu về đối chiếu nhiều ngoại ngữ với tiếng Việt nhƣng việc nghiên cứu đối chiếu chƣa đƣợc tiến hành thỏa đáng, ngay cả đối chiếu giữa ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh với tiếng Việt. Đặc biệt, có khá ít công trình nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của những ―từ khóa‖ (key word), còn đƣợc gọi là ―từ văn hóa‖ (cultural word)/ ―từ khóa văn hóa‖ (cultural key word). Những từ này có tầm quan trọng trong các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, có vị trí đặc biệt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn khá ít công trình nghiên cứu đối chiếu nhóm từ này, đặc biệt, lấy tiếng Việt là ngôn ngữ gốc đối chiếu với tiếng Anh. Thông qua việc so sánh đối chiếu nhóm từ vựng văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh (của ngƣời Anh), kết quả của luận án sẽ làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt liên quan đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, cách tƣ duy của hai dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên, luận án đi sâu vào đề tài: “Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (trên tư liệu một số nhóm từ)”.
  • 19. 15 2. Mục đích của đề tài Đề tài tập trung phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của hai nhóm từ vựng văn hóa. Đó là nhóm từ có vật quy chiếu trong hiện thực và nhóm từ không có vật quy chiếu trong hiện thực ở tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Anh. Từ đó, luận án làm sáng rõ những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt về ngôn ngữ - văn hóa (đời sống xã hội, quan niệm sống, cách tƣ duy…) của cộng đồng sử dụng 2 ngôn ngữ không cùng họ hàng, không cùng loại hình. Từ sự phân tích đối chiếu trên, luận án cũng làm rõ cách phân tích, nhận diện nhóm từ vựng văn hóa ở tiếng Việt trong so sánh đối chiếu với tiếng Anh, từ đó vận dụng vào thực tiễn, phục vụ công tác dịch thuật, dạy tiếng, biên soạn từ điển. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, luận án phải hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghĩa của từ trong mối liên hệ với văn hóa, nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa. Lựa chọn cơ sở lý luận cần thiết để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu liên quan đến từ vựng văn hóa. - Phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của 2 nhóm từ vựng văn hóa điển hình: có vật quy chiếu trong hiện thực và không có vật quy chiếu trong hiện thực giữa tiếng Việt và tiếng Anh. - Tìm ra những nét nghĩa, nét ý niệm phản ánh đặc trƣng văn hóa và cách tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong vốn từ của cả hai ngôn ngữ Việt - Anh, nghiên cứu tập trung đi
  • 20. 16 sâu vào phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa trên ngữ liệu hai nhóm từ: ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của những từ có vật quy chiếu trong hiện thực (đất và nước; nhà và người trong tiếng Việt với từ land và water, man và house tƣơng ứng trong tiếng Anh); ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của những từ không có vật quy chiếu trong hiện thực (rồng, ma và tiên trong tiếng Việt với từ tƣơng ứng: dragon, ghost và fairy trong tiếng Anh). Do đƣợc sử dụng phổ biến nên các từ này đã có quá trình tồn tại lâu dài, tần số sử dụng cao, có nhiều nét nghĩa biểu trƣng gắn liền với tƣ duy, nhận thức, mang tính dân tộc rõ nét. Đối chiếu kết cấu nghĩa giữa các từ trong hai nhóm từ này trong tiếng Việt với các từ tƣơng ứng trong tiếng Anh sẽ làm sáng rõ hơn cấu trúc ngữ nghĩa bên trong của các từ này, cũng nhƣ nội dung văn hóa tinh thần, cách cảm, cách nghĩ, cách tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh. 4.2. Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu Luận án đã khảo sát, tổng hợp và có bổ sung ngữ cảnh xuất hiện hai nhóm từ vựng văn hóa dựa trên 10 cuốn từ điển tiếng Việt và 10 cuốn từ điển tiếng Anh. Trƣớc đây, nguồn ngữ liệu thƣờng dựa trên những văn cảnh chuẩn mực nhƣng không thể bao quát đƣợc tất cả những ngữ cảnh xuất hiện nghĩa của từ. Chính vì vậy, cần thiết để xem xét nghĩa từ vựng của nhóm từ này trong các văn cảnh khác nhƣ trong thần thoại, truyện cổ tích… những sáng tác thuộc về dân gian. Chúng tôi sử dụng nguồn tƣ liệu đa dạng đƣợc rút ra từ sách, báo, tạp chí, cùng với hàng loạt các tác phẩm văn học bao gồm: tiểu thuyết, thơ ca, tục ngữ, ca dao… bằng bản in và bản điện tử của tiếng Việt và tiếng Anh để tiến hành phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
  • 21. 17 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp và thủ pháp sau: - Thủ pháp thống kê – phân loại Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu đa dạng từ những phân tích nghĩa, văn cảnh trong từ điển đến các tác phẩm văn học, sách, báo in, báo điện tử của tiếng Việt và tiếng Anh. Các ngữ cảnh xuất hiện cung cấp, làm rõ ngữ nghĩa của từ đất, nước, nhà, người, rồng, ma, tiên trong tiếng Việt với từ land, water, man, house, dragon, ghost, fairy trong tiếng Anh). Ngữ cảnh đƣợc tổng hợp, thống kê và phân loại chi tiết để xác lập những chứng cứ cụ thể, chính xác trong quá trình nghiên cứu, giúp ích cho việc nhận định, trình bày những luận điểm, làm tăng thêm tính thuyết phục, khoa học của luận án. - Phương pháp miêu tả Luận án sử dụng phƣơng pháp miêu tả để phân tích cặn kẽ, từng nét nghĩa, liên hệ với nét ý niệm, thiết lập mô hình kết cấu nghĩa của từ, từ đó tìm ra những nét giống nhau, khác nhau giữa hai ngôn ngữ, cũng nhƣ nét đặc trƣng văn hóa, cách tƣ duy của mỗi dân tộc. - Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa là thủ pháp quen thuộc trong ngữ nghĩa học. Thủ pháp này có ƣu điểm là phát hiện ra đƣợc những mặt căn bản nghĩa của từ, có thể sử dụng một cách hiệu quả để nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Khi phân tích ngữ nghĩa của nhóm từ đã chọn, chúng tôi sử dụng thủ pháp này để làm rõ các nét nghĩa – nét ý niệm và con đƣờng chuyển hóa nghĩa của các từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả này cho phép thâm nhập sâu hơn vào những quy luật ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ để từ đó nhận diện những đặc trƣng văn hóa dân tộc.
  • 22. 18 - Phương pháp so sánh đối chiếu Luận án lấy tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở trong so sánh đối chiếu với tiếng Anh của ngƣời Anh. Đơn vị đối chiếu là ngữ nghĩa những từ thuộc hai nhóm đã lựa chọn và từng nét nghĩa – nét ý niệm trong nghĩa của mỗi cặp từ. Bằng việc so sánh, đối chiếu các nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm trong mỗi cặp từ, chúng tôi muốn làm nổi bật những đặc trƣng ngữ nghĩa, đồng thời tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ngữ nghĩa của các nhóm từ tiếng Việt và nhóm từ tiếng Anh tƣơng ứng. Dựa trên kết quả miêu tả và giải thích sự giống nhau, khác nhau giữa ngữ nghĩa của các nhóm từ vựng văn hóa, kết quả so sánh đối chiếu sẽ cho thấy cách cảm, cách nghĩ, nội dung giá trị, tinh thần, thói quen, niềm tin… giá trị văn hóa phi hữu hình của cộng đồng ngƣời Việt và ngƣời Anh. 6. Những đóng góp của luận án Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố, bổ sung cho việc nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng bằng cách đào sâu vào nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa Việt – Anh, lấy tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở để đối chiếu với tiếng Anh. Luận án làm sáng tỏ những nét tƣơng đồng, khác biệt về ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của hai nhóm từ có vật quy chiếu và không có vật quy chiếu trong tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó, luận án làm rõ cách cảm, cách nghĩ, nét đặc trƣng văn hóa của hai dân tộc, hai ngôn ngữ không có họ hàng, thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác biệt. Luận án góp phần xác lập các đặc trƣng ngữ nghĩa những từ mang hàm nghĩa văn hóa. Kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt- Anh, giữa các cặp ngôn ngữ khác nhau. Về đóng góp thực tiễn, với tốc độ trao đổi thông tin tăng nhanh đáng kể nhƣ hiện nay, con ngƣời càng có nhu cầu cao hơn trong việc dịch thuật, việc nhận diện, phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa nhóm từ vựng văn hóa sẽ
  • 23. 19 góp phần vào việc lý giải, phân tích các vấn đề đối dịch song ngữ (Việt – Anh). Chính việc dịch các từ mang hàm nghĩa văn hóa mới khiến ngƣời đọc ngôn ngữ đích hứng thú với văn hóa nƣớc khác, nhận thức đƣợc sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Đồng thời, luận án góp phần tăng thêm hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, trau dồi rèn luyện tiếng Việt không những đối với việc giảng dạy cho ngƣời bản ngữ mà còn cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng những kết quả đạt đƣợc của luận án sẽ có ích cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Anh, cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa của dân tộc Việt và dân tộc Anh. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận có liên quan Trong chƣơng này, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu nghĩa của từ trong mối liên hệ với văn hóa, nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa và các nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, luận án trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nhƣ: từ vựng văn hóa, nghĩa từ vựng theo hƣớng cấu trúc - chức năng, tri nhận luận... để đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa một số nhóm từ Việt – Anh. Chƣơng 2. Đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa những từ có vật quy chiếu trong hiện thực Luận án tiến hành phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của các từ: đất, nước, người, nhà trong tiếng Việt với từ tiếng Anh tƣơng ứng: land, water, man, house thuộc nhóm từ có vật quy chiếu (referent) trong hiện thực, nhằm làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc ngữ nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm gắn với thành tố văn hóa của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
  • 24. 20 Chƣơng 3. Đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa những từ không có vật quy chiếu trong hiện thực Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa của các từ: rồng, tiên, ma trong tiếng Việt với từ tƣơng ứng trong tiếng Anh: dragon, fairy, ghost thuộc nhóm từ không có vật quy chiếu (non-referent) trong hiện thực nhằm làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc ngữ nghĩa, nét nghĩa – nét ý niệm gắn với thành tố văn hóa của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
  • 25. 21 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tiểu dẫn Trong chƣơng này, luận án tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt – Anh (trên tƣ liệu một số nhóm từ), cụ thể là nhóm từ có quy chiếu trong hiện thực (referent) và nhóm từ không có quy chiếu trong hiện thực (non-referent). Đồng thời, luận án cung cấp cơ sở lý luận làm chỗ dựa cho việc phân tích ngữ nghĩa từ vựng văn hóa cho các chƣơng tiếp theo. Khái niệm từ vựng văn hóa, tiêu chí nhận diện nhóm từ này cùng những nội dung liên quan tới ngữ nghĩa từ vựng sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng này. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu nghĩa của từ mang hàm nghĩa văn hóa 1.2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài Trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các học giả đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ. Một số học giả cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu thị. Chẳng hạn, từ bàn là bản thân cái bàn có trong thực tế, từ đẹp, xấu là tính chất tƣơng ứng của nó. Một số tác giả đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên quan đến từ nhƣ: A.I. Smirnitcky, V.M. Solncev... Trong số các học giả nƣớc ngoài, ngƣời có ảnh hƣởng đến cách hiểu nghĩa của từ ở Việt Nam nhiều nhất, trƣớc hết phải kể đến A.I.Smirnitsky. Ông quan niệm: ―Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tƣợng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lí tƣơng tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tƣ cách là mặt bên trong của từ‖ [dẫn theo 29, tr.309].
  • 26. 22 Năm 1923, Ogden C.K và Richards I.A. đã làm rõ hơn một bƣớc kiến giải nghĩa tín hiệu trong công trình The meaning of meaning - A study of he influence of language upon thought and the science of symbolism. Dựa vào quan niệm biểu trƣng luận cùng với chức năng của các biểu trƣng, Ogden và Richards đã đề xuất một sơ đồ tam giác nghĩa. Sơ đồ này nêu lên quan hệ của cái biểu trƣng (symbol) với cái tƣ duy hoặc cái quy chiếu (thought or reference), tức các sự vật ở thế giới bên ngoài. Hai tác giả đã làm rõ hơn một bƣớc kiến giải nghĩa tín hiệu, đặc biệt, nhấn mạnh đặc tính chức năng và công cụ của từ. Tín hiệu từ không chỉ có ý nghĩa thuần túy quy chiếu mà còn có cả nội dung tinh thần và chức năng biểu cảm. Meaning and change of meaning (Indiana University Press) của G.Stern công bố năm 1931 đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong ngữ nghĩa học. Tác giả định nghĩa về nghĩa của từ trong lời nói cụ thể đƣợc: ―đồng nhất với những yếu tố của sự lĩnh hội chủ quan của ngƣời dùng (ngƣời nói hoặc ngƣời nghe) về cái đƣợc quy chiếu biểu thị bằng từ, cái mà ngƣời dùng lĩnh hội nhƣ đƣợc biểu hiện bằng từ đó‖ [dẫn theo 74, tr.78]. Qua đó, có thể thấy G.Ster đã chú ý nhấn mạnh đến vai trò của chủ thể diễn ngôn cũng nhƣ hoạt động chức năng của tín hiệu – từ. Tuy nhiên, việc tác giả thay thuật ngữ từ (word) cho thuật ngữ biểu trưng (symbol) của Ogden và Richards không thật thỏa đáng, gây ấn tƣợng nghĩa (meaning) nhƣ một bộ phận ngoài từ. Một số tác giả khác cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu thị, đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên hệ với từ ấy. Cách lí giải về nghĩa là quy nó về mối quan hệ giữa từ và đối tƣợng. Cũng có quan niệm cho rằng nghĩa của từ là quan hệ nhƣng không phải là quan hệ giữa từ và đối tƣợng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tƣợng.
  • 27. 23 Đến năm 1967, một nhà ngôn ngữ học Pháp nổi tiếng - St. Ullman (The principle of meaning, 1967) cho rằng nghĩa của từ là mối liên hệ liên tƣởng giữa âm thanh của từ (name) và nội dung khái niệm (sense) của nó. Học giả đƣa ra một tam giác nghĩa, trong đó chú trọng phân biệt nhà ngôn ngữ học với nhà logic và tâm lý học. St.Ullman cho rằng không nên đồng nhất cách nhìn, chỗ đứng của nhà ngôn ngữ học với nhà logic, tâm lý, nhận thức luận làm một. Đến năm 1977, J.Lyons cải tiến tam giác nghĩa hay còn đƣợc gọi là ―tam giác của cái đƣợc biểu đạt‖ (The triangle of signification) với 3 đỉnh: tín hiệu, khái niệm và cái đƣợc biểu đạt. Theo quan điểm của J.Lyons, nội dung khái niệm nghĩa gồm nhiều thành phần phân biệt nhau về chức năng và nội dung, cần phân biệt về các kiểu loại nghĩa khác nhau. Nhƣ vậy, những kiến giải nghĩa của các nhà ngôn ngữ học ngày càng dựa trên chức năng, bản chất ngôn ngữ và sự thể hiện trong lời nói, văn cảnh cũng nhƣ trong cấu trúc hệ thống ngôn ngữ. Các nghiên cứu đã mở đƣờng cho những nghiên cứu tiếp theo về nghĩa của từ đa nghĩa, đồng thời thừa nhận có thể phân loại nghĩa thành các loại nghĩa, kiểu nghĩa khác nhau. 1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước Giới Việt ngữ học tiếp thu những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học trên thế giới, đồng thời cũng có những đóng góp riêng. Những kiến giải nghĩa của từ đƣợc vận dụng lý thuyết và đề xuất, bổ sung vào đầu những năm 1960. Trong việc nghiên cứu nghĩa của từ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ: bản thể luận, cấu trúc luận, hình thức luận (logic), hành vi luận, tinh thần luận, chức năng luận và tri nhận luận. Chẳng hạn, theo cách tiếp cận bản thể luận, cấu trúc luận, nghĩa đƣợc coi là chính sự vật, hiện tƣợng hoặc quan hệ. Khi tập trung nghiên cứu chức năng tín hiệu học của từ, Đỗ Hữu Châu đã xác định rằng nghĩa của từ là một thực thể tinh thần. Tác giả đã đƣa ra
  • 28. 24 hình tháp nghĩa hình học không gian. Ƣu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách đƣợc những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra đƣợc những quan hệ giữa chúng. Đỗ Hữu Châu phân chia nghĩa của từ dựa theo đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của từ. Một từ sẽ có ý nghĩa nào đó theo chức năng mà từ đó đảm nhận. Từ có tính chất liên quan đến khái niệm thì từ đó mang nghĩa biểu niệm, liên quan đến sự vật, hiện tƣợng, thì mang nghĩa biểu vật... Theo ông, nghĩa của từ có bốn loại nghĩa cơ bản [8, tr.103], đó là:  Ý nghĩa biểu vật (ứng với chức năng biểu vật)  Ý nghĩa biểu niệm (ứng với chức năng biểu niệm)  Ý nghĩa biểu thái (ứng với chức năng biểu thái)  Ý nghĩa ngữ pháp (ứng với chức năng ngữ pháp) Nhƣ vậy, cách phân chia này dựa theo đặc điểm nội dung, dựa vào chức năng định danh mà tác giả chƣa quan tâm nhiều tới tính cấu trúc hệ thống. Những nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu quan tâm chú ý đến phân tích nghĩa của từ, song chủ yếu chỉ là thực từ (từ miêu tả). Một cách nhìn khác về nghĩa của từ là dựa trên nhân tố các mối quan hệ của nó để phân loại nghĩa của từ. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng meaning là ý nghĩa của từ và coi đây là một loạt các quan hệ của từ với các hiện tƣợng khác. Trƣớc hết, ý nghĩa của từ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà nó biểu thị, đó là các sự vật, quá trình, tính chất. Hơn nữa, ý nghĩa của từ là quan hệ của từ với các biểu tƣợng, khái niệm. Ý nghĩa của từ là quan hệ của một từ với các từ khác. Nhƣ vậy, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tƣợng cho nên ý nghĩa của từ cũng là đối tƣợng không kém phần phức tạp. Ông phân chia ý nghĩa của từ thành 4 loại: ý nghĩa sở chỉ (quan hệ của từ với đối tƣợng mà từ biểu thị);ý nghĩa sở biểu (quan hệ của từ với biểu tƣợng, khái
  • 29. 25 niệm); ý nghĩa sở dụng (quan hệ của từ với ngƣời sử dụng); ý nghĩa kết cấu (quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng) [29, tr.312]. Có thể thấy, những kiến giải trên về nghĩa trong giới Việt ngữ học chủ yếu đóng khung trong hệ thống cấu trúc truyền thống. Luận án tiếp thu những quan điểm trên cùng với xu hƣớng chức năng hệ thống, sau này là ngôn ngữ học tri nhận, trong mức độ nhất định có sự cải tiến, quan niệm về nghĩa đƣợc mở rộng, ―mềm hơn‖. Nghĩa là một thực thể tinh thần, là một hình thức do con ngƣời và bởi con ngƣời cấu tạo, sử dụng ngôn ngữ nhƣ một loại phƣơng tiện, công cụ nên quan điểm chức năng phải đƣợc xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa. Tiêu biểu trong hƣớng nghiên cứu này, tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng ―nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tƣợng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp và tƣ duy cũng nhƣ mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, diễn ngôn‖ [74, tr.86]. Nghĩa (meaning) của từ là một tồn tại tinh thần, đƣợc biểu đạt trong từ nhƣng không phải là đơn nhất mà có thể chia ra thành các nét nghĩa (semantic feature). Nét nghĩa là yếu tố nhỏ nhất không thể chia nhỏ hơn đƣợc nữa và bao trùm là các nghĩa, các kiểu nghĩa, cấu trúc nghĩa, các tầng nghĩa trong hoạt động hành chức, tri nhận của chủ thể ngôn ngữ. Trong nghĩa của từ, nét nghĩa là yếu tố nhỏ nhất không chia cắt đƣợc nữa. Khi nét nghĩa tham gia tạo thành hệ thống nghĩa thì nó là thành tố tạo lập nghĩa. Nét nghĩa kết hợp với nhau để tạo thành nghĩa nhƣ là một hệ thống. Cấp hệ này là hệ thống nghĩa của từ đơn nghĩa. Còn ở từ đa nghĩa, ngoài hệ thống của từng nghĩa riêng trong từ lại có hệ thống các nghĩa mà mỗi nghĩa là thành tố tạo thành hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Các nghĩa trong cùng một từ đa nghĩa tạo thành một cấp hệ cao hơn - cấp hệ các nghĩa là thành tố. Cấp
  • 30. 26 Tổng hợp cấu tạo Cấp độ 2 Cấp độ 1 hệ các nghĩa trong từ đa nghĩa gọi là hệ thống cấp 2 của nghĩa từ để phân biệt với hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa mà nét nghĩa là thành tố (hệ thống cấp 1 của nghĩa từ). Nhƣ vậy, trong từ đa nghĩa có hai cấp hệ nghĩa: hệ thống cấp 1 và cấp 2. Có thể hình dung hệ thống hai cấp theo sơ đồ phân tích nhƣ sau: Nghĩa từ đa nghĩa Phân tích Cấp độ 1 m1 m2 m3 mn (nghĩa) Cấp độ 2 f1 f2 f3 f1 f2 f3 f1 f2 f3 fn1 fn2 fn... (nét nghĩa) Trong cấu tạo hệ thống con ngữ nghĩa hai cấp này, thành tố cơ sở là các nét nghĩa. Mỗi nghĩa trong từ đa nghĩa bao gồm một số nét nghĩa. Các nét nghĩa có thể phân ra thành nét nghĩa chính, nét nghĩa phụ (khu biệt). Mỗi nghĩa trong từ đa nghĩa bao gồm nét nghĩa chính tổ hợp với các nét nghĩa khu biệt. Trƣớc đây nghĩa của từ đa nghĩa thƣờng đƣợc phân loại theo hƣớng lƣỡng phân: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (dựa vào nguồn gốc); nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực (dựa vào tính ổn định); nghĩa cơ bản và nghĩa không cơ bản (đồng đại); nghĩa gốc phân biệt với nghĩa phái sinh, nghĩa từ nguyên phân biệt với nghĩa hiện hành (lịch đại). Cách phân chia theo hƣớng lƣỡng phân của những từ đa nghĩa có những hạn chế nhất định bởi nó không đủ thang độ để loại biệt các thành tố nghĩa của từ đa nghĩa, không bao quát hết đƣợc sự đa dạng của vốn từ và các loại hình phong cách chức năng. Để khắc phục những hạn chế đó, luận án tiếp thu và áp dụng cách phân chia các kiểu – loại nghĩa của từ đa nghĩa thành 3 tầng, 6 kiểu nghĩa từ vựng [74, tr.122]. Đó là: tầng nghĩa trí tuệ (interllectual stratum) gồm 2 kiểu nghĩa: nghĩa biểu niệm (signigicative meaning), nghĩa biểu hiện (representational meaning); tầng nghĩa thực tiễn (practical stratum) gồm 2 kiểu nghĩa: nghĩa
  • 31. 27 biểu thị (denotational meaning), nghĩa biểu chỉ (designated meaning); tầng nghĩa biểu trƣng (sumpolized stratum) gồm 2 kiểu nghĩa: nghĩa biểu trƣng (symbolized meaning), nghĩa biểu tƣợng (imaginated meaning). Nghĩa từ vựng có liên hệ với văn hóa một cách sâu sắc. Chính bởi vậy, ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng, nghĩa của từ thƣờng bộc lộ nhiều nét nghĩa có liên quan đến văn hóa nhất. Luận án đi theo quan niệm nghĩa và cách phân loại nghĩa thành 3 tầng 6 kiểu nghĩa từ vựng này, đặc biệt, tập trung nhiều nhất ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng. Nghĩa biểu tƣợng là nghĩa phái sinh trong cơ cấu nghĩa của từ, đƣợc tạo ra nhờ quy trình chuyển nghĩa dựa vào nghĩa cơ bản của từ. Kiểu nghĩa biểu tƣợng của các từ mang hàm nghĩa văn hóa là do sự hình dung, tƣởng tƣợng. Chính bởi vậy, kiểu nghĩa này mang dấu ấn sáng tạo độc đáo, có dấu ấn sáng tạo cá nhân, dấu ấn thời đại lịch sử văn hóa, mang các giá trị đặc trƣng văn hóa, bản sắc của dân tộc. Nhƣng cũng bởi đặc trƣng này mà khó phân suất, nhận diện, miêu tả đƣợc nghĩa biểu tƣợng trong phân tích miêu tả nghĩa của những từ mang hàm nghĩa văn hóa. 1.2.2. Nghiên cứu đối chiếu nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lƣu nghiên cứu so sánh chung, bao gồm một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ. Những công trình đối chiếu các ngôn ngữ đã xuất hiện từ rất sớm ở nhiều nƣớc từ cuối thế kỷ XVIII nhƣng mãi đến những năm 80-90 của thế kỷ XX mới đƣợc định hình và tách ra nhƣ một chuyên ngành khoa học của ngôn ngữ học. Lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở bình diện từ vựng đƣợc chú ý nhiều vào những năm 80 của thế kỉ trƣớc. Đối tƣợng của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những điểm giống nhau và khác nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ đối chiếu.
  • 32. 28 1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài Lâu nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hƣớng đối chiếu trường từ vựng trong các ngôn ngữ khác nhau. Đây là hƣớng nghiên cứu chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực đối chiếu về từ vựng, đến mức đôi khi nó đƣợc đồng nhất với đối chiếu từ vựng nói chung. Trƣờng từ vựng, còn đƣợc gọi là trƣờng ngữ nghĩa, là một nhóm các từ ngữ có cùng chung một phần nghĩa nào đó. Các trƣờng từ vựng phổ biến nhất thƣờng đƣợc chọn nghiên cứu nhƣ: trƣờng từ vựng chỉ sự chuyển động, trƣờng từ vựng chỉ phƣơng tiện đi lại, trƣờng từ vựng chỉ quan hệ thân tộc, trƣờng từ vựng chỉ màu sắc, trƣờng từ vựng chỉ bộ phận cơ thể... Theo cách tiếp cận đối chiếu trƣờng từ vựng, ngƣời ta thƣờng đối chiếu danh sách các đơn vị từ vựng thuộc một trƣờng nhất định, cấu trúc nghĩa của trƣờng đó và của từng đơn vị cũng nhƣ tần số sử dụng, đặc điểm kết hợp và tu từ của những đơn vị từ vựng… Các ý nghĩa thay đổi tùy thuộc vào nền văn hóa. Một số ý nghĩa đƣợc tìm thấy trong nền văn hóa này có thể không tồn tại trong nền văn hóa khác. Ngoài việc đối chiếu số lƣợng các đơn vị từ vựng thuộc một trƣờng nghĩa nào đó, có thể đối chiếu cấu trúc nghĩa trong trƣờng nghĩa và trong từng đơn vị từ vựng. Những khái niệm đƣợc biểu thị trong các đơn vị từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau không phải đƣợc cho sẵn, mà do cách tri giác của ngƣời bản ngữ quy định. Vì vậy, các đơn vị từ vựng của các ngôn ngữ không chỉ khác nhau trong cách dùng hình thức ngữ âm để biểu thị, mà còn khác nhau ở cách cấu trúc hóa thế giới thể hiện qua hệ thống các khái niệm tƣơng ứng với các chủng loại sự vật đƣợc đặt tên. Từ đó dẫn tới sự khác biệt trong cấu trúc nghĩa của hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ. Cùng một ý nghĩa nhƣng trong ngôn ngữ này là ý nghĩa từ vựng, còn trong ngôn ngữ khác có thể
  • 33. 29 là ý nghĩa ngữ pháp. Có thể một nét nghĩa nào đó trong ngôn ngữ này là bắt buộc nhƣng trong ngôn ngữ khác lại là tùy ý. Ngoài ra, có thể đối chiếu thành ngữ của hai ngôn ngữ, đối chiếu các hiện tƣợng, các quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng nhƣ hiện tƣợng đa nghĩa, quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ bao hàm, trong đó hiện tƣợng đa nghĩa đƣợc chú ý nhiều nhất, còn các quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng ít đƣợc đề cập vì khả năng đối chiếu hạn chế hơn. Gắn với đa nghĩa là hiện tƣợng chuyển nghĩa trong một trƣờng từ vựng hay trong một loại văn bản đặc thù nào đó của hai ngôn ngữ. Cho đến nay, số lƣợng các công trình đối chiếu ẩn dụ và hoán dụ, với tƣ cách là những phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của từ cũng nhƣ những biện pháp tu từ phổ biến, là khá lớn. 1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước Trong giới Việt ngữ học, việc đối chiếu ngữ nghĩa của một số nhóm từ giữa hai ngôn ngữ đã thu hút đƣợc sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Quang Thiêm với công trình nghiên cứu: Phân tích đối chiếu ngữ nghĩa từ đa nghĩa chỉ quan hệ họ hàng Bungari - Việt (1979). Tác giả đã đối chiếu thành công ngữ nghĩa các từ chỉ quan hệ họ hàng giữa tiếng Bungari và tiếng Việt, làm nổi bật những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, tƣ duy giữa hai dân tộc. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của học giả Bùi Đình Mỹ, Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng đã đối chiếu các trƣờng từ vựng chỉ màu sắc, tên gọi bộ phận cơ thể, các từ chỉ quan hệ không gian. Đối chiếu trƣờng từ vựng giữa hai ngôn ngữ tiếp tục thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học nhƣ công trình: Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (1996) của tác giả Nguyễn Thúy Khanh; Trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời gian của tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức (2001) của tác giả Lê Thị
  • 34. 30 Lệ Thanh... Các nghiên cứu này đã phân tích, đối chiếu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa của một nhóm từ giữa hai ngôn ngữ, nhằm tìm hiểu và làm sáng tỏ những đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ giữa hai dân tộc. Tiêu biểu trong số các công trình nghiên cứu gần đây, tác giả Dƣơng Thị Nụ đã nghiên cứu thành công ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc giữa tiếng Anh và tiếng Việt với công trình luận án: Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt (2003). Bằng thủ pháp phân tích thành tố nghĩa, luận án đã đi sâu phân tích các đặc trƣng ngữ nghĩa hay nét nghĩa của nhóm từ ở hai phạm vi: nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng của từ. Thông qua đối chiếu tƣơng phản Anh – Việt, luận án đã xác định đƣợc những nét giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án đã tìm đƣợc 20 nét nghĩa của từ thân tộc tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó có 3 nét nghĩa mang tính phổ niệm, 14 nét nghĩa có thể tìm thấy trong nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng... Kết quả nghiên cứu này đƣợc ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh và công tác phiên dịch. Nhƣ vậy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa. Tuy nhiên, có khá ít công trình lấy tiếng Việt là ngôn ngữ gốc để đối chiếu với một ngôn ngữ khác. 1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành tố văn hóa và tri nhận 1.2.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài Mỗi ngôn ngữ đều có một số từ khóa phản ánh những đặc trƣng văn hóa cốt lõi của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Thông qua việc khảo sát các từ khóa, có thể làm sáng tỏ những đặc trƣng văn hóa và tri nhận ở một cộng đồng ngôn ngữ khác.
  • 35. 31 Các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã công bố hàng loạt những nghiên cứu liên quan đến các phổ niệm và mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tƣ duy và văn hóa, trong đó có Anna Wierzbicka. Bên cạnh những nghiên cứu về hành động ngôn từ và các giá trị văn hóa gắn với hành động ngôn từ, Wierzbicka đã có những công trình mô tả không những về từ vựng nói chung mà còn về những trƣờng từ vựng cụ thể khám phá những đặc thù văn hóa (gắn với các trƣờng từ vựng đó). Ví dụ: nghiên cứu của Wierzbicka về các từ: Duša (Soul), toska (Yearning) và sud'ba (Fate) trong tiếng Nga và văn hóa Nga [113]. Dựa trên cứ liệu tiếng Anh, Nga, Ba Lan, Đức, Nhật [115], tác giả đƣa ra quan niệm rằng những ý niệm từ vựng có liên quan đến văn hóa ảnh hƣởng rõ nét lên cách ứng xử, nếp nghĩ của chúng ta. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra đƣợc yếu tố văn hóa trong rất nhiều đơn vị từ vựng (Inchaurralde, 2003; Niemeier, 2004; Wierbicka, 1998, 2008). Trên thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về ―từ khóa‖ nhƣ của William (1976), Parkin (1976), Moeran (1989)..., nhƣng mối quan tâm chủ yếu mới chỉ dừng ở ―những tập từ‖ (set words) liên quan đến ngôn ngữ trong các lĩnh vực xã hội, chính trị, thể thao... Tiêu biểu nhất là Wierzbicka, học giả đã chỉ ra rằng ý nghĩa của các từ cung cấp bằng chứng rõ nhất cho thực tế các nền văn hóa nhƣ là cách nói, cách nghĩ và cách sống của dân tộc đó. Trong Ngữ nghĩa, văn hóa và tư duy - Những khái niệm phổ quát của loài người trong các cấu trúc văn hóa cụ thể [114], Wierzbicka đã đối chiếu so sánh nghĩa của các cặp từ văn hóa: tâm hồn, trí nhớ và trái tim; số phận và định mệnh; can đảm, dũng cảm, liều lĩnh... Năm 1997, trong công trình Understanding cultures through their key words [115], thông qua bằng chứng thực nghiệm từ năm ngôn ngữ (Anh, Nga, Đức, Ba Lan, Nhật) và sử dụng ―siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên‖ (NSM- Natural Semantic Metalanguage), tác giả đề ra một khung phân tích để chứng
  • 36. 32 minh rằng ngôn ngữ nào cũng chứa những ―ý niệm then chốt‖ (key concepts) đƣợc thể hiện bằng các ―từ khóa‖ (key words), phản ánh các giá trị cốt lõi của nền văn hóa cộng đồng bản ngữ nói ngôn ngữ đó. Tiếp nối quan điểm của Wierzbicka khi bà cho rằng ―Những gì ngữ nghĩa quan tâm lớn nhất, chính là việc khám phá chiều sâu ý thức của con ngƣời‖ (1980), học giả Levisen đã nghiên cứu về ngữ nghĩa văn hóa và nhận thức xã hội – trên cơ sở nghiên cứu nghĩa của một số từ tiếng Đan Mạch (Cultural Semantics and Social Cognition – A Case Study on the Danish Universe of Meaning, 2012) [105]. Tác giả đã tìm hiểu về từ khóa văn hóa (cultural keywords) của một số từ nhƣ: hygge (sự ấm áp), tryghed (an ninh), lykkelig (niềm hạnh phúc), động từ synes (dƣờng nhƣ) và mener (nghĩ)... 1.2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc Trong giới Việt ngữ học, khoảng chục năm gần đây, bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học tri nhận với sự so sánh đối chiếu giữa tiếng Anh, tiếng Nga… và tiếng Việt. Tác giả Ly Lan với đề tài Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) (2012) [51]. Tác giả đã có một cách nhìn toàn diện, đa chiều, kỹ lƣỡng hơn về cơ sở tri nhận nghiệm thân của cách dùng nhóm từ biểu đạt 4 ý niệm tình cảm: happiness - vui, love - yêu, fear - sợ, anger - giận, cũng nhƣ quá trình ý niệm hóa bốn tình cảm tƣơng ứng thông qua các ánh xạ ẩn dụ, ý niệm và hoán dụ ý niệm. Từ đó, phác họa nên một bức tranh ý niệm tổng hợp về 4 tình cảm cơ bản, làm bộc lộ rõ hơn ngữ nghĩa và cách dùng của nhóm từ biểu đạt 4 ý niệm tình cảm. Đồng thời, tác giả làm sáng rõ thêm các đặc điểm tƣơng đồng, khác biệt trong cách tri nhận về tình cảm của hai cộng đồng ngƣời bản ngữ nói tiếng Anh và tiếng Việt. Mức độ đối chiếu là chú trọng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt.
  • 37. 33 Tác giả Trần Bá Tiến với Nghiên cứu về thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (2012) [80] đã tập trung khảo sát các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu hổ. Luận án đi sâu phân tích bình diện ngữ nghĩa, cụ thể là ẩn dụ và hoán dụ. Đây là những vấn đề quan trọng nhất, phản ánh đặc trƣng tƣ duy, ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng sử dụng chúng. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về thành ngữ biểu thị tâm lý, tình cảm trong tiếng Việt và tiếng Anh nhìn từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận. Chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Anh và tiếng Việt xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng. Các nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu tập trung ở bề mặt ký hiệu ngôn ngữ, có tính đến yếu tố văn hóa nhƣng chƣa làm rõ đƣợc cơ chế hiện thân của ngôn ngữ. Luận án cũng góp phần tìm hiểu về văn hóa, con ngƣời Việt Nam và Hoa Kỳ thông qua nghiên cứu ngôn ngữ, góp phần giới thiệu, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong giới Việt ngữ học, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những luận điểm lý thuyết của nhà ngôn ngữ học Wierzbicka, với quan niệm cho rằng mỗi ngôn ngữ đều có một số không nhiều các ―từ khóa‖ (key words) phản ánh những đặc trƣng văn hóa cốt lõi của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó, tác giả Lê Thị Kiều Vân đã đặt vấn đề tìm hiểu đặc trƣng văn hóa và tri nhận của ngƣời Việt thông qua bốn từ khóa ―Phận – Mặt – Hồn – Quê‖ trong so sánh đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga [88]. Nghiên cứu này đã góp phần đƣa cách ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận vào việc nghiên cứu tiếng Việt từ cách tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa. Đồng thời, cũng góp phần lý giải sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa từ góc nhìn tri nhận luận (làm rõ ngôn ngữ, lý giải sự khác biệt nghĩa văn hóa, tri nhận) nhằm hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ,
  • 38. 34 cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, tiêu chí lựa chọn từ khóa của tác giả chƣa thật chặt chẽ khi dựa vào phiếu điều tra xã hội học thăm dò ý kiến của một nhóm sinh viên. Đặc biệt, luận án mới chỉ dừng lại ở việc liên hệ với tiếng Anh và tiếng Nga chứ chƣa phải so sánh đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga nên còn mang nhiều cảm tính. Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa học chú ý đến thành tố văn hóa và tri nhận là một vấn đề cần thiết trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít các công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu vấn đề này. 1.3. Cơ sở lý luận liên quan đến luận án 1.3.1. Khái niệm từ vựng văn hóa Từ văn hóa (cultural word), từ khóa văn hóa (cutural key word) hay còn đƣợc gọi là từ mang hình ảnh văn hóa (words with image culture) là những từ đặc biệt quan trọng trong một ngôn ngữ và bộc lộ đƣợc văn hóa của dân tộc nói ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là từ vựng văn hóa không hoàn toàn thống nhất. Trên thế giới, nữ học giả Anna Wierzbicka là một trong những nhà ngôn ngữ học có nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng văn hóa hay còn đƣợc tác giả gọi là từ khóa (key word). Theo tác giả, từ khóa là những từ mang tính văn hóa đặc thù (culture-specific) đƣợc coi là những công cụ ý niệm, phản ánh những trải nghiệm về cách làm và nếp nghĩ của con ngƣời trong cộng đồng xã hội. Từ khóa đƣợc xác định nhƣ sự hiện thân, biểu lộ các giá trị văn hóa cốt lõi. Những từ mang nghĩa văn hóa đặc thù thì phản ánh và chuyển tải không chỉ đặc điểm đời sống của một xã hội nhất định mà cả cách tƣ duy của cộng đồng ngƣời trong xã hội ấy. Wierzbicka đã chỉ ra rằng việc nghiên cứu các từ khóa văn hóa có thể ―dẫn chúng ta tới trung tâm của toàn
  • 39. 35 bộ phức hợp các giá trị và thái độ văn hóa‖ [115, tr.17]. Một từ đƣợc coi là ―từ khóa‖ nếu đáp ứng 4 tiêu chí sau: ―(i) là từ đƣợc sử dụng rộng rãi, toàn dân (ii) đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong một trƣờng ngữ nghĩa riêng biệt (trƣờng từ vựng cảm xúc, trƣờng từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể ngƣời…) (iii) có khả năng kết hợp với các loại từ khác để trở thành ngữ mới (iv) thƣờng đƣợc sử dụng trong tục ngữ, châm ngôn, những bài hát phổ biến, tiêu đề sách, báo…‖ [115, tr.16]. Học giả Goddard quan niệm ―từ khóa văn hóa‖ là những từ: ―mang tính nổi bật và đặc trƣng văn hóa sâu sắc nhƣ tiêu điểm xung quanh là toàn bộ các lĩnh vực văn hóa đƣợc tổ chức‖ [100, tr.71]. Những nghiên cứu về từ khóa văn hóa đã đạt đƣợc một số thành công nhƣ nghiên cứu về từ khóa của Williams (1985), Hughes (1988), Georges Matoré (1953), Wierzbicka (1997)... Tiếp nối tƣ tƣởng của Wierzbicka, tác giả Levisen đã chỉ ra rằng khái niệm ―từ khóa văn hóa‖ (cultural keywords) đã gợi mở có một số lƣợng các từ trong một ngôn ngữ là ―những từ chỉ dẫn‖ (guiding words) tới nền văn hóa. Còn nhóm tác giả Fenfang Li, Shiyang Ran, Tian Xia đã đƣa ra cách hiểu về từ mang hàm nghĩa văn hóa (words with image culture) là các từ có một vài hàm ý ẩn sâu bên trong, đằng sau nghĩa đen vốn có và khi đƣợc sử dụng, các từ này mang ý nghĩa đặc biệt nào đó. Trong đó, hàm nghĩa văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử, ―là sự kết tinh của quá trình phát triển lịch sử lâu dài cũng nhƣ văn hóa của các tộc ngƣời; có liên quan gần gũi tới truyền thuyết dân tộc hoặc sự thờ cúng tổ tiên. Hàng ngàn năm lịch sử tộc ngƣời, hàm nghĩa văn hóa tiếp tục xuất hiện trong ngôn ngữ của loài ngƣời và trong văn học, trong các tác phẩm nghệ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • 40. 36 Sau đó phát triển chậm rãi trong một biểu tƣợng văn hóa với sự ổn định tƣơng đối, một ý nghĩa văn hóa riêng biệt, một số kết hợp cả hàm nghĩa văn hóa bao quát. Khi con ngƣời đề cập đến các từ này, họ hiểu ngầm và chúng trở nên dễ hiểu hơn trong giao tiếp‖ [104, tr.695]. Khi mọi ngƣời nhắc đến từ khóa văn hóa thì một hàm nghĩa chung hoặc một ngụ ý sẽ xuất hiện, đó chính là hàm nghĩa văn hóa, cái riêng biệt và đặc trƣng cho văn hóa của từng quốc gia. Các từ với hàm nghĩa văn hóa là các từ có một vài hàm ý ẩn sâu bên trong, đằng sau nghĩa đen vốn có, và khi đƣợc sử dụng, các từ này mang ý nghĩa đặc biệt nào đó. Các từ với hàm nghĩa văn hóa có 2 khía cạnh: mang tính quốc gia đặc thù và phụ thuộc vào ngữ cảnh. Mặc dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng do điều kiện tự nhiên và môi trƣờng xã hội, nên cách nghĩ và ngôn ngữ sử dụng đối với cùng một đối tƣợng trở nên khác nhau. ―Nhƣ các nhà ngôn ngữ học đã từng nói, con ngƣời ở những tộc ngƣời khác nhau cùng quan sát các hiện tƣợng của cùng một thực thể, nhƣng các ngôn ngữ khác nhau sẽ mang lại những màu sắc khác nhau, phản ánh tính cách văn hóa của tộc ngƣời và dấu ấn văn hóa riêng, do đó tạo ra biểu tƣợng văn hóa với đặc trƣng của quốc gia. Hàm nghĩa văn hóa đƣợc tạo ra trong môi trƣờng văn hóa của một biểu tƣợng văn hóa, do đó có những tính chất phụ thuộc vào ngữ cảnh. Hàm nghĩa văn hóa và các lý do ngữ nghĩa là cần thiết để phù hợp với ngữ cảnh. Khi ngữ cảnh thay đổi, hàm nghĩa văn hóa và ngữ nghĩa cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh‖ [104, tr.695]. Trong giới Việt ngữ học, xuất hiện hai hƣớng quan niệm về từ vựng văn hóa. Một số tác giả coi từ vựng văn hóa là lớp từ do vay mƣợn, tiếp xúc với ngôn ngữ khác. Đại diện cho quan niệm này, tác giả Trần Trí Dõi trong bài viết Một cách tiếp cận vấn đề nguồn gốc tiếng Việt đã cho rằng: ―Khi phân tích kỹ lƣỡng những từ có trong tiếng Việt tƣơng ứng với tiếng Hán, những ngƣời có kinh nghiệm trong nghiên cứu so sánh – lịch sử rất dễ nhận
  • 41. 37 thấy những từ tƣơng ứng ấy trong tiếng Việt chỉ là những từ vay mƣợn mà thôi. Trƣớc hết là vì tuy chúng có số lƣợng rất nhiều trong vốn từ tiếng Việt nhƣng những từ này thuộc vào lớp từ vựng văn hóa chứ không phải là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản‖ [28, tr.17,18]. Lớp từ này đƣợc tiếp nhận trƣớc tiên bởi một bộ phận những ngƣời có học vấn, trình độ cao. Ví dụ tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đƣờng. Đối với ngƣời Việt, sau một ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt, xã hội ngƣời Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Hán, nhất là trong lĩnh vực triết học, chính trị, kỹ thuật đƣợc ngƣời Việt vay mƣợn rất nhiều. Theo quan điểm này, một số tác giả coi các từ Hán Việt nhƣ: long, thủy, hỏa... là những từ thuộc về lớp từ vựng văn hóa. Một quan điểm khác cho rằng, từ vựng văn hóa là lớp từ thuộc về vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, trong tiếng Việt, đó là những từ thuần Việt, gần gũi, gắn với đời sống của ngƣời Việt nhƣ: đất, nước, nhà, người, lửa... Nguyễn Văn Chiến trong Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt [10] là ngƣời sớm đƣa ra quan niệm về vốn từ vựng văn hóa: ―Vốn từ vựng văn hóa của một ngôn ngữ trƣớc hết thuộc vào vốn từ vựng chung, cơ bản của một ngôn ngữ, các đơn vị của nó phản ánh cái cấu trúc văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy‖ [10, tr.68, 69]. Từ đó, Nguyễn Văn Chiến đã xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt dựa theo những chủ điểm văn hóa nhất định nhƣ: các từ chỉ quan hệ thân tộc; các từ xƣng hô; các từ chỉ bộ phận cơ thể; các từ biểu thị hoạt động – động tác của con ngƣời; số đếm... trong tiếng Việt. Theo tác giả, từ văn hóa, trƣớc hết phải là đơn vị từ vựng (lexical unit) cơ bản trong vốn từ văn hóa của một ngôn ngữ. Thông qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa, từ văn hóa hƣớng tới những khái niệm có liên quan đến các đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời nhất định. ―Nó là hình thái ngôn ngữ phản ánh những khái niệm, ghi nhận các đặc trƣng văn hóa tộc
  • 42. 38 ngƣời cơ bản. Nội dung của ký hiệu từ văn hóa (nghĩa và hệ thống cấu trúc ngữ nghĩa của nó) luôn phản ánh những nét độc đáo về văn hóa ngôn ngữ khi đối sánh nó với các ký hiệu từ vựng tƣơng ứng ở một ngôn ngữ khác‖ [10, tr.100]. Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Chiến, quá trình xác lập hệ thống các nét nghĩa trong ký hiệu từ văn hóa và tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa của chúng luôn bị chi phối bởi những quy tắc văn hóa, ngôn ngữ đặc thù của một tộc ngƣời (các đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, các cách tƣ duy cấu tạo từ…). Mặt khác, từ văn hóa, với tƣ cách là ký hiệu cơ bản của ngôn ngữ, luôn hƣớng tới việc phản ánh các sự vật, hiện tƣợng, đặc tính… của thế giới bên ngoài ngôn ngữ. Trong đó, những sự vật, hiện tƣợng, đặc tính… ấy, xét cho cùng là sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể của một tộc ngƣời cụ thể. Mặc dù đây là kết quả của cách nhìn ngôn ngữ - văn hóa học vào nghiên cứu ngôn ngữ nhƣng việc xác định nội dung của thuật ngữ từ văn hóa cũng nhƣ tiêu chí phân loại nhóm từ vựng văn hóa vẫn còn cảm tính, mang nhiều màu sắc cá nhân. Kế thừa và tiếp thu các quan điểm trong và ngoài nƣớc, luận án cho rằng từ vựng văn hóa là những từ thuộc vốn từ vựng chung, cơ bản của một ngôn ngữ, mang nghĩa văn hóa đặc thù, phản ánh đặc điểm đời sống xã hội, cách tƣ duy của cộng đồng ngƣời trong xã hội ấy và có tần số xuất hiện cao, phạm vi sử dụng rộng rãi. Thông qua cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa, chúng ta có thể thấy những đặc trƣng văn hóa cộng đồng đƣợc phản ánh trong ký hiệu từ. Các từ văn hóa sẽ mang tính dân tộc đặc thù và phụ thuộc vào ngữ cảnh. Mặc dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng do điều kiện tự nhiên và môi trƣờng xã hội, nên cách nghĩ và ngôn ngữ sử dụng đối với cùng một đối tƣợng trở nên khác nhau. Mặt khác, các đặc trƣng văn hóa ngôn ngữ không phải chỉ thể hiện ở vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà còn bộc lộ ở tất cả các bình diện khác nhau của hệ thống - cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ.
  • 43. 39 Tuy nhiên, vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ chính là khu vực điển hình nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa, chỗ tập trung và nhạy cảm nhất của những vấn đề văn hóa đặc thù trong các lý thuyết miêu tả từ vựng học ngôn ngữ hay từ vựng ngữ nghĩa học. Nghĩa từ vựng mang thuộc tính văn hóa tinh thần đậm nét. Thuộc tính phân biệt văn hóa không chỉ ở bản chất nghĩa mà cả ở cấu tạo nội dung, đặc biệt là nghĩa những từ khóa – những từ ngôn ngữ - văn hóa điển hình (key word). Ở nghĩa từ vựng, ngoài kiểu nghĩa thuộc tầng nghĩa trí tuệ - nghĩa thuật ngữ có nội dung chung cho mọi ngôn ngữ (tính quốc tế), các kiểu nghĩa thuộc tầng nghĩa thực tiễn và tầng nghĩa biểu trƣng thì mang đặc trƣng văn hóa dân tộc sâu sắc. Ở bình diện này, nội dung nghĩa không chỉ thể hiện giá trị văn hóa mà cả bản sắc văn hóa. Từ càng có nhiều nghĩa, nội dung nghĩa bóng càng phong phú thì ngoài nội dung phản ánh sự vật, hiện tƣợng càng có nhiều nội dung văn hóa tinh thần, những biểu trƣng, biểu tƣợng đƣợc biểu đạt. Từ đó, chúng tôi lựa chọn hai nhóm từ vựng văn hóa dựa trên 4 tiêu chí để chọn từ khóa của học giả Wierzbicka, lý thuyết của F.de Saussure về bản chất kí hiệu của ngôn ngữ, tính võ đoán của cái biểu đạt và áp dụng lý thuyết điển mẫu. Chúng tôi chia thành hai nhóm từ: nhóm từ vựng văn hóa có vật quy chiếu trong hiện thực và nhóm từ vựng văn hóa không có vật quy chiếu trong hiện thực. Các từ văn hóa đều là những từ điển hình, mang tính dân tộc sâu sắc. Luận án là một nghiên cứu trƣờng hợp dựa trên cơ sở hai nhóm từ: có vật quy chiếu trong hiện thực: đất và nước; nhà và người trong tiếng Việt với từ land và water, man và house tƣơng ứng trong tiếng Anh và không có vật quy chiếu trong hiện thực: rồng, ma và tiên trong tiếng Việt với từ tƣơng ứng trong tiếng Anh: dragon, ghost và fairy trong tiếng Anh.
  • 44. 40 1.3.2. Nghĩa từ vựng liên hệ với văn hóa Nghĩa từ vựng là nội dung phản ánh, đƣợc kí hiệu hóa, mã hóa trong từ, là kết quả hoạt động chức năng của từ. Xuất phát từ góc độ chức năng luận trong ngôn ngữ học, nghĩa từ vựng đƣợc tạo thành từ việc hoàn thành chức năng. Bên cạnh chức năng làm thành phần của hệ thống, chính sự hoạt động, việc hoàn thành chức năng trong hoạt động tạo thành chuỗi chức năng tổ hợp thành nội dung nghĩa. Nghĩa của từ (meaning) về bản chất là một thực thể tinh thần, một sản phẩm văn hóa tinh thần của con ngƣời. Nghĩa của từ tích lũy tri thức xã hội, tri thức cộng đồng, nhờ có từ mà các thành viên của một cộng đồng văn hóa dân tộc kế thừa đƣợc kinh nghiệm đã tích lũy đƣợc từ trƣớc. Chính sự phản ánh, ánh xạ, tri nhận thực tại đƣợc tích hợp lại trong nội dung kí hiệu từ. Nó là nội dung đƣợc biểu đạt trong kí hiệu từ mà hình thức là cái biểu đạt. Nội dung này là sự kí hiệu hóa, là việc sử dụng kí hiệu vào giao tiếp, tƣ duy; đồng thời là kết quả biểu trƣng hóa, cấu trúc hóa trong vốn từ ngữ cũng nhƣ trong đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc xác định. Nghĩa của từ thƣờng rộng hơn rất nhiều so với những điều đƣợc ghi trong từ điển, đó là những thông tin về hiện thực ngoài ngôn ngữ, nhất là những cái thể hiện đặc điểm văn hóa của một cộng đồng ngƣời. Do các thông tin bổ sung về hiện thực ngoài ngôn ngữ thƣờng gắn liền với văn hóa của một cộng đồng nên đƣợc gọi chung là thành tố văn hóa trong nghĩa của từ. Nghĩa từ vựng có liên hệ với văn hóa một cách sâu sắc. Chính bởi vậy, ở tầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng, nghĩa của từ thƣờng bộc lộ nhiều nét nghĩa có liên quan đến văn hóa nhất. Luận án tập trung nghiên cứu ở tầng nghĩa biểu trƣng (sympolized stratum), kiểu nghĩa biểu tƣợng (imaginated meaning) của các từ khóa văn hóa. Bởi chính ở tầng nghĩa và kiểu nghĩa này, nội dung nghĩa bộc lộ rõ dấu ấn sáng tạo độc đáo, dấu ấn của
  • 45. 41 thời đại lịch sử văn hóa. Nhƣng đồng thời, đây cũng là kiểu nghĩa khó phân suất nhận diện nhất bởi đƣợc hình thành do sự hình dung, tƣởng tƣợng, là nghĩa trừu tƣợng của trừu tƣợng. Rõ ràng, sự kiến giải nghĩa theo hƣớng này là một cách mở rộng nghĩa theo hƣớng cực đại có tính chất bách khoa, nó gần gũi với cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính đƣợc cải biến dƣới dạng những biểu tƣợng tinh thần để có thể lƣu lại trong trí nhớ của con ngƣời dƣới dạng ý niệm. Đây là một sản phẩm vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù văn hóa - dân tộc. Đơn vị cơ sở của ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm (concept), là đơn vị của tƣ duy, là yếu tố của ý thức. ―Ý niệm trƣớc hết không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tƣ duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con ngƣời, mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, là cái chứa đựng tri thức hay sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ biến, vừa mang tính đặc thù dân tộc (do chỗ nó gắn kết chặt chẽ với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đó)‖ [67, tr.178-185]. Jackendoff đã chỉ ra rằng ―một trong những hiểu biết quan trọng nhất mà nghiên cứu về nhận thức đem lại là nhận thức của chúng ta về thế giới chủ yếu bị quyết định bởi cơ cấu tổ chức ý niệm áp đặt lên thông tin nhận thức đầu vào qua các giác quan‖ [1, tr.44]. Nhƣ vậy, ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức, là đơn vị nội dung của toàn bộ bức tranh thế giới đƣợc phản ánh trong tâm lí con ngƣời. Một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận của con ngƣời bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận đƣợc và dẫn tới việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong bộ não của con ngƣời, đó là quá trình ý niệm hóa thế giới. Ý niệm hóa bộc lộ sự tƣơng ứng trong các tầng nghĩa, kiểu nghĩa qua hoạt động chức
  • 46. 42 năng, sáng tạo và gắn với đặc trƣng văn hóa. Ý niệm hóa trong ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống của ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình con ngƣời và thế giới tƣơng tác nhau và từ tri thức và hệ thống niềm tin của con ngƣời. Vì thế, ―trong nghiên cứu ngữ nghĩa không nên hoàn toàn tách rời tri thức ngữ nghĩa ―đời thƣờng‖ với tri thức bách khoa. Ngữ nghĩa là một bộ phận của hệ thống ý niệm tổng thể chứ không phải là một ―model‖ tự trị, độc lập‖ [66, tr.21]. Langcker đã từng cho rằng ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa (semantics is conceptualization). ―Các đơn vị ngôn ngữ biểu đạt những ý niệm (concepts) và những ý niệm này đều tƣơng ứng với các ý nghĩa (meanings) của những đơn vị ngôn ngữ đó‖ [dẫn theo 66, tr.25]. Có thể khẳng định rằng ý niệm hóa theo hƣớng sáng tạo biểu tƣợng mang đặc trƣng văn hóa đậm nét trong nghĩa từ vựng của từ, đặc biệt là các từ khóa văn hóa. Thông qua việc khai thác khả năng hoạt động, sáng tạo, biểu đạt nội dung trải nghiệm, kinh nghiệm bằng việc sử dụng đơn vị ngôn ngữ, có thể thấy kiểu nghĩa biểu tƣợng theo cách kiến giải nghĩa 3 tầng 6 kiểu có sự tƣơng đồng với khái niệm ý niệm (concept) trong ngôn ngữ học tri nhận. Đặc biệt, nét nghĩa thể hiện rõ tính văn hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc, có sự tƣơng đồng với nét ý niệm. Thông qua tầng nghĩa, trƣờng ngữ nghĩa của ngôn ngữ, các quá trình tri nhận quyết định việc hình thành và phát triển ngữ nghĩa của đơn vị ngôn ngữ tƣơng ứng. Nó có cấu trúc nội tại, bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tƣởng tƣợng, mang những nét phổ quát, mặt khác, bao gồm tất cả những gì làm cho nó trở thành sự kiện của văn hóa, nghĩa là nó chứa đựng những nét đặc trƣng văn hóa – dân tộc. Ngôn ngữ là một hình thức tồn tại của kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài ngƣời nói chung, của từng dân tộc nói riêng. Những kinh nghiệm xã hội, lịch sử đó đƣợc
  • 47. 43 phản ánh và lƣu giữ rất rõ trong nghĩa của từ ở các ngôn ngữ, nhất là trong nghĩa biểu trƣng. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ―sen‖ có nghĩa biểu trƣng cho ―sự thanh cao‖ (Trong đầm gì đẹp bằng sen… gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn); trong khi đối với ngƣời Nga, từ ―медвед‖ (―gấu‖) có nghĩa biểu trƣng cho kẻ vụng về, chậm chạp, thì từ ―gấu‖ trong tiếng Việt lại gắn với kẻ hỗn xƣợc, hung bạo: Đồ gấu!; Mày gấu lắm… Có thể thấy, nét nghĩa ở các từ khóa văn hóa, không chỉ là nét nghĩa bóng, nét nghĩa biểu trƣng mà có cả nét ý niệm, liên quan đến chủ quan mà chủ thể ngôn ngữ thổi vào trong nội dung nghĩa của những từ đó. Về mặt cấu tạo, nghĩa biểu tƣợng bao gồm trong đó nội dung các nét nghĩa cơ bản, phản ánh hiện thực hoặc tƣởng tƣợng về biểu tƣợng mẫu gốc (archetype) cùng với nét nghĩa không cơ bản, tổ hợp từ cách dùng bóng bẩy, hình thành của từ trong văn cảnh, ngữ cảnh sáng tạo của từ đó. Trong nghĩa biểu tƣợng có tính tƣợng trƣng, biểu tƣợng văn hóa đậm nét... Ví dụ, trong nội dung nghĩa của từ ―rồng‖, ngoài những nét nghĩa cơ bản nhƣ: động vật tƣởng tƣợng theo truyền thuyết; mình dài; có vảy; biết bay…, nét nghĩa biểu trƣng – nét ý niệm của từ rồng chính là: nguồn gốc dân tộc (con rồng cháu tiên), nƣớc phát triển hiện đại (Việt Nam là con rồng mới của châu Á)… Vì vậy, nhiệm vụ của ngƣời nghiên cứu ngữ nghĩa học là phải phân tích, nhận diện, xác định thuộc tính bản chất, trừu tƣợng, biểu trƣng của nó, đồng thời xem xét sự biến đổi, phát triển và nội hàm văn hóa tinh thần gắn với nghĩa từ vào thời đại lịch sử văn hóa xã hội mà từ tồn tại, hoạt động. Rõ ràng, cần có sự mở rộng mềm hóa theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về nét nghĩa, cấu trúc nghĩa. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp thu sự cải tiến theo mức độ này để đi vào phân tích sâu ngữ nghĩa, cụ thể là nét nghĩa – nét ý niệm thuộc tầng nghĩa biểu trƣng, biểu tƣợng của các từ khóa văn hóa.
  • 48. 44 1.3.3. Khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa Từ văn hóa có thể là một từ, một nhóm từ hay một lớp từ trong hệ thống từ vựng ngôn ngữ, phản ánh những đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời nhất định; ghi nhận những mật mã văn hóa ngôn ngữ đặc thù. Mỗi lớp nhóm từ vựng văn hóa đều bộc lộ những đặc trƣng văn hóa - ngôn ngữ riêng. Quá trình hình thành một từ văn hóa thƣờng xuyên bị chi phối và bị tác động bởi các sự kiện (các đặc trƣng, quy tắc) của văn hóa một cộng đồng. Đồng thời, hoạt động sử dụng từ văn hóa trong giao tiếp cũng chịu ảnh hƣởng của các quy tắc văn hóa nhất định của cộng đồng ấy. Một từ văn hóa bộc lộ rõ những nét nghĩa văn hóa - ngôn ngữ của nó không chỉ trong chức năng định danh sự vật, hiện tƣợng mà còn trong những chức năng khác nhƣ: thông báo, nhận thức thế giới thông qua sự có mặt của nó trong các cấu trúc thành ngữ và tục ngữ, câu và thậm chí trong cả các văn bản ngôn ngữ, văn bản văn học nhƣ ca dao, dân ca, truyện cổ, truyện thần thoại, sử thi… Theo Wierzbicka, vốn từ của ngôn ngữ chính là ―bằng chứng của thực tế văn hóa trong ý nghĩa của hệ thống lịch sử diễn tả của ―những khái niệm‖ và ―thái độ‖ [115, tr.21]. Cả sự thay đổi của văn hóa và ngôn ngữ đều thích ứng với điều kiện thay đổi của xã hội nhƣng một vài từ vẫn ―giữ‖ lại, di sản/ dấu ấn ngôn ngữ - văn hóa, vẫn còn có một vị trí đặc trƣng trong nền văn hóa. Từ phân tích các hƣớng tiếp cận và các kiểu nghĩa dẫn trên cho thấy có thể tạo ra một khung mô hình để thực hiện đối chiếu nghĩa từ vựng văn hóa. Có thể thể hiện khung mô hình đối chiếu từ vựng văn hóa đó bằng 3 vòng tròn sau:
  • 49. 45 Chú thích: 1. Nét nghĩa cơ bản của từ 2. Nét nghĩa hình thành từ sự so sánh, ẩn dụ, hoán dụ 3. Nét nghĩa từ sự hình dung, tƣởng tƣợng trở thành biểu tƣợng văn hóa Ví dụ, sau khi phân tích, miêu tả thành tố nghĩa của từ đất, chúng tôi tập hợp đƣợc các nét nghĩa cơ bản của từ đất nhƣ: chất rắn; hạt vụn khoáng vật không gắn chặt; nhiều chất hữu cơ; trái với ruộng; trái với biển… Nét nghĩa do sự so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có đƣợc: từ đất mang nét nghĩa chỉ sự hiền hòa, không phản kháng (hiền như đất). Nét nghĩa do sự hình dung, tƣởng tƣợng để trở thành biểu tƣợng văn hóa: từ đất mang nét nghĩa biểu trƣng cho quốc gia: đất Việt trời Nam, biểu trƣng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng miền: đất quan họ, đất học Nghệ An… Dựa trên khung mô hình này, chúng tôi tiến hành và phân tích những từ vựng văn hóa, đặc biệt phân tích sâu vòng tròn thứ 2 và thứ 3 bởi tại hai vòng tròn này, nghĩa của từ bộc lộ nhiều nét nghĩa liên quan tới văn hóa, cách tƣ duy của mỗi dân tộc. Nội dung nghĩa ở vòng tròn thứ 2 và thứ 3 mang dấu ấn sáng tạo, độc đáo của cá nhân, dấu ấn thời đại lịch sử văn hóa. Đây là kiểu nghĩa khó phân suất nhận diện nên việc nhận diện miêu tả nghĩa của từ ở hai vòng tròn này cần đƣợc khuyến khích, nhất là bình diện giá trị đặc trƣng văn hóa, bản sắc dân tộc. Khi phân tích, so sánh đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa với đa dạng ngữ cảnh xuất hiện trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ 1 2 3
  • 50. 46 tìm ra đƣợc nét giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ, cũng nhƣ cách tƣ duy, tri nhận giữa hai dân tộc. 1.4. Tiểu kết Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy. Chính sự đa dạng của môi trƣờng sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Giữa ngôn ngữ và văn hóa của một dân tộc luôn có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Trong vốn từ vựng chung, cơ bản của một ngôn ngữ, từ vựng văn hóa là những từ mang nghĩa văn hóa đặc thù, phản ánh rõ nét đặc điểm đời sống xã hội, cách tƣ duy của dân tộc ấy. Mặc dù con ngƣời cùng tri nhận thế giới khách quan nhƣng ở mỗi dân tộc, cách tƣ duy, cách sử dụng ngôn ngữ lại rất khác nhau. Tìm hiểu ngữ nghĩa trong mối quan hệ với văn hóa và liên hệ với tri nhận là một trong những vấn đề đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây, đặc biệt ở khuynh hƣớng ngôn ngữ học chức năng hệ thống và ngữ nghĩa học tri nhận. Dựa trên các cứ liệu ngữ nghĩa của nhóm từ văn hóa, luận án sẽ phân tích và miêu tả những nét đặc thù về ngữ nghĩa, văn hóa và cách tƣ duy của một cộng đồng ngôn ngữ là ngƣời Việt trong sự so sánh đối chiếu với cộng đồng ngƣời Anh. Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, luận án đã tổng quát và cập nhật các quan điểm trong nƣớc và ngoài nƣớc về nghĩa của từ trong mối liên hệ với văn hóa, các vấn đề đối chiếu nghĩa từ vựng và đối chiếu ngữ nghĩa học tri nhận. Đồng thời, vận dụng những cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ: lý thuyết về ngữ nghĩa học từ vựng, nghĩa của từ, cơ cấu nghĩa của từ gắn với thành tố văn hóa, khái niệm từ văn hóa, tiêu chuẩn để chọn từ khóa...
  • 51. 47 Đặc biệt, ngữ nghĩa của từ khóa văn hóa trong luận án này đƣợc hiểu theo một cách nhìn mở theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về cấu trúc nghĩa của từ, nét nghĩa, nét ý niệm, cấu trúc nghĩa. Ngữ nghĩa của từ, cụ thể trong trƣờng hợp này là ngữ nghĩa của nhóm từ văn hóa chính là cái phản ánh mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng với thế giới thực tại của cộng đồng ngƣời sử dụng một ngôn ngữ nhƣ tiếng mẹ đẻ. Việc đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng xuyên ngôn ngữ giao văn hóa, giữa hai ngôn ngữ khác xa nhau về loại hình và ngữ hệ nhƣ tiếng Việt và tiếng Anh hứa hẹn sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Cần có sự mở rộng mềm hóa theo hƣớng chức năng, tri nhận luận về nét nghĩa, cấu trúc nghĩa. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp thu sự cải tiến theo mức độ này để đi vào phân tích sâu ngữ nghĩa, cụ thể là nét nghĩa – nét ý niệm thuộc tầng nghĩa biểu trƣng, biểu tƣợng của các từ vựng văn hóa.