SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
Đƣờng Dũng Huy(Tang Yong Hui)
Đặc điểm ngôn ngữ
trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
(có đối chiếu với các hợp đồng thƣơng mại tiếng Việt)
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Bình
Hà Nội-2008
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
ĐƢỜNG DŨNG HUY
(TANG YONG HUI)
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
3
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cho tôi cơ hội học tập và
nghiên cứu trong những năm vừa qua. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong Khoa
Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi tới TS. Nguyễn Ngọc Bình lời cảm
ơn chân thành nhất. Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong
suốt thời gian qua, những lời khuyên và góp ý chân thành của thầy, sự tận tâm
hƣớng dẫn của thầy đã trở thành nguồn động lực để tôi vƣợt qua khó khăn và hoàn
thành luận văn nhƣ ngày hôm nay. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè của tôi, những ngƣời đã nhiệt tình
cung cấp các loại mẫu hợp đồng cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên
cứu. Cảm ơn những ngƣời bạn đã luôn sát cánh bên tôi và sự đồng hành của họ
trong nhiều năm xa nhà là nguồn động lực để tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong
cuộc sống cũng nhƣ trong học tập. Lời cảm ơn lớn lao nhất tôi xin đƣợc gửi đến
những ngƣời tôi yêu thƣơng nhất: Ba mẹ và em trai- những ngƣời đã có công sinh
thành và nuôi dƣỡng tôi. Tình yêu thƣơng và sự động viên chia sẻ rất lớn của họ đã
giúp tôi vững bƣớc trƣớc mọi gian lao.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
ĐƢỜNG DŨNG HUY
(TANG YONG HUI)
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 6
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................................... 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................... 6
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................... 7
1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 7
1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc biệt là:............ 8
1.5.1 Phân tích:................................................................................................................................ 8
1.5.2 So sánh-đối chiếu:.................................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI............................................................ 9
1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại ................................................................................................ 9
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại. .......................................................................................... 9
1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại ........................................................................................ 12
1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: ............................................................ 12
1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: ............................................................... 13
1.3.3 Tên gọi của hợp đồng:.......................................................................................................... 14
1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng:....................................................................................................... 14
1.3.5 Hiệu lực hợp đồng:............................................................................................................... 14
1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại.................. 15
1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại ................................................................................................ 20
1.4.1. Hợp đồng mua bán:............................................................................................................. 20
1.4.2. Hợp đồng dịch vụ: ............................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG............................................................ 22
THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG........................................................................................................... 22
2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:............................... 22
2.1.1 Dùng từ một cách chính xác................................................................................................ 23
2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm........................................................................ 23
2.1.3 Sử dụng các con số và đơn vị đo lường một cách chính xác.............................................. 27
2.1.4 Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng thương mại tiếng Trung........... 29
2.2 Tính giản tiện và rõ ràng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: ............. 33
2.2.1 Sử dụng những từ viết tắt trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................................. 33
2.3 Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung................................... 37
2.3.1 Sử dụng những từ ngữ về thời gian trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................. 37
2.3.2 Việc xuất hiện của những từ mới và sự biến mất của những từ cũ trong hợp đồng thương
mại tiếng Trung ............................................................................................................................. 39
2.4 Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung................................ 40
2.4.1 Vận dụng những từ ngữ chính thống sử dụng trong văn viết............................................ 40
2.4.2 Hợp đồng thương mại tiếng Trung là công cụ để thực hiện một lợi ích kinh tế nhất định
........................................................................................................................................................ 41
2.5 Tóm lƣợc các đặc trƣng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:.......................... 43
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
5
2.5.1 Tính chuẩn xác:.................................................................................................................... 44
2.5.2 Tính thực dụng trực tiếp của hợp đồng:.............................................................................. 46
2.5.3 Hiệu lực pháp luật của hợp đồng thương mại .................................................................... 47
2.6 Ngôn ngữ trong hợp đồng miệng: ............................................................................................. 48
CHƢƠNG 3: SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG...................................................... 51
HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT ....................................................... 51
3.1 Đặc điểm tƣơng đồng:................................................................................................................ 52
3.1.1 Sự tương đồng trong cách sử dụng từ ngữ:........................................................................ 52
3.1.2 Sự tương đồng về mặt ngữ pháp:......................................................................................... 53
3.1.3Sự tương đồng về tính chất ................................................................................................... 55
3.2 Đặc điểm dị biệt:......................................................................................................................... 58
3.2.1 Dị biệt về mặt từ ngữ ............................................................................................................ 58
3.2.2 Dị biệt về mặt ngữ pháp: ...................................................................................................... 62
3.2.3 Dị biệt về tính chất................................................................................................................ 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 67
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
6
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động kinh tế thƣơng mại của Việt Nam với
các nƣớc trên thế giới ngày càng mở rộng, trong đó mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc càng đƣợc đẩy mạnh trên mọi phƣơng diện. Các doanh nghiệp
hai nƣớc hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội hợp tác với
nhau, đồng nghĩa với việc nhu cầu nắm bắt thông tin về hợp đồng thƣơng mại quốc tế
cũng gia tăng. Song nhiều ngƣời có nhận thức chƣa đầy đủ và sâu sắc về hợp đồng,
đặc biệt là không nắm bắt hết đặc điểm ngôn ngữ của hợp đồng, kèm thêm sự khác
biệt về văn hóa giữa các nƣớc, nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và soạn
thảo hợp đồng.
Theo những điều khoản mà doanh nghiệp hai bên đã ký kết trong hợp đồng, hai bên
phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm và thực hiện hợp đồng. Vì vậy hợp đồng là loại văn
bản ứng dụng vừa có tính pháp lí, vừa có phong cách ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ
hợp đồng thƣơng mại cần chính xác, chặt chẽ đồng thời mang tính quy phạm, chọn
lọn trong cách dùng từ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, bảo vệ quyền lợi trƣớc
pháp luật của doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực thƣơng mại, cá nhân những
ngƣời làm công tác xuất nhập khẩu Việt Trung, Trung Việt cần nắm bắt và hiểu rõ về
hợp đồng bằng tiếng Trung và tiếng Việt. Luận văn chủ yếu giới thiệu những đặc điểm
ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, có so sánh đối chiếu với văn bản
tiếng Việt tƣơng ứng để làm rõ mối tƣơng quan ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng
thƣơng mại giữa hai nƣớc. Qua đó có thể giúp cho các cá nhân và các doanh nghiệp
hiểu rõ hơn cũng nhƣ có cái nhìn hoàn thiện hơn về các văn bản hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
7
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu ra những khái niệm và lý thuyết có
liên quan đến để tài, phân tích những đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung và so sánh những đặc điểm ngôn ngữ giữa hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung và tiếng Việt
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các
văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.Ngoài ra,thông qua việc nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ trong hợp đồng tiếng Trung để từ đó so sánh,tìm ra điểm giống nhau
và khác nhau về đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt
Nam và Trung Quốc. Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, luận văn chấp nhận các lí
thuyết liên quan về Phân tích diễn ngôn và Ngôn ngữ học văn bản.
Theo tác giả Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, Phân tích diễn
ngôn là một cách tiếp cận phƣơng pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên
bậc câu, gồm các tiêu chuẩn nhƣ tính kết nối, hiện tƣợng hồi chiếu... Hiểu một cách
cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và
viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các
mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm
ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” [1]
Nếu nhƣ ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn
toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ
chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản (hay
còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trƣờng (field) (hoàn cảnh bao quanh
diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung
(tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp).
Tất cả các hành động của con ngƣời và các cơ cấu tổ chức của xã hội đều liên
quan đến ngôn ngữ, và có thể đƣợc tìm hiểu nhƣ một hệ thống gồm các yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc đặt
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
8
trong một cấu trúc tổng thể. Nói cách khác, các cấu trúc tổng thể sẽ qui định ý nghĩa
và chức năng của những yếu tố cấu thành nên nó. Và diễn ngôn cũng là một cấu trúc
khép kín, nội tại, đƣợc cấu thành từ những yếu tố bất biến là các phạm trù ngữ pháp
nhƣ thời, thức, thể, giọng, ngôi… [42]
1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc
biệt là:
1.5.1 Phân tích:
Phân tích các dữ liệu, thông tin liên quan đến các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung để tìm ra các đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng.
1.5.2 So sánh-đối chiếu:
So sánh các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hợp đồng tiếng Trung và tiếng Việt
nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
9
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại
Khi nhắc đến hợp đồng, tức là nói tới sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm
mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên.[12; Điều 388]
“Có thể nói hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và
thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự
thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh
các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên nhƣ luật pháp. Nói cách khác hiệu lực
của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ”.[12; Điều 388]
Trong Luật Thƣơng mại Việt Nam không có khái niệm hợp đồng thƣơng mại,
nhƣng có thể hiểu hợp đồng thƣơng mại là hình thức pháp lý của hành vi thƣơng mại,
là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thƣơng nhân
hoặc các chủ thể có tƣ cách thƣơng nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thƣơng mại.
Các hoạt động thƣơng mại ở đây đƣợc xác định theo Luật Thƣơng mại 2005, cụ thể
tại Điều 1 Luật Thƣơng mại 2005 bao gồm: hoạt động thƣơng mại thực hiện trên lãnh
thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam; hoạt động thƣơng mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt
Nam trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nƣớc
ngoài, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích
sinh lợi của một bên trong giao dịch với thƣơng nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam trong trƣờng hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp
dụng luật này.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại.
Hợp đồng thƣơng mại mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói chung, đồng
thời mang những nét đặc trƣng nhất định, trong đó nổi bật là 2 yếu tố cơ bản :
- Nội dung là các hoạt động thƣơng mại.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
10
- Đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân hoặc một bên là thƣơng nhân (đƣợc thể
hiện ở yếu tố chủ thể )
-Về chủ thể của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thƣơng mại đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân, hoặc có một bên là
thƣơng nhân. Đây là một điểm đặc trƣng của hợp đồng thƣơng mại so với các loại hợp
đồng dân sự. Nhƣ vậy,chủ thể trong Hợpđồngthƣơngmại gồm thƣơng nhân (bao gồm
tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc
lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên
quan đến thƣơng mại.[12;Điều 2]
Nội dung của Hợp đồng thƣơng mại
Nội dung của hợp đồng thƣơng mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp
các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản
này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thƣơng mại là nội dung của hợp đồng
thƣơng mại bao gồm hoạt động thƣơng mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định
nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản
cơ bản bao gồm đối tƣợng và giá cả.
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp
đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, đƣợc quy định
tại Bộ Luật Dân sự 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang
tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung
quy định trong pháp luật. Điều 402,Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: Tùy theo từng loại
hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :
1. Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không
đƣợc làm .
2. Số lƣợng, chất lƣợng
3. Giá, phƣơng thức thanh toán
4. Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
11
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7. Phạt vi phạm hợp đồng
8. Các nội dung khác
Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa
thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những
điều khoản không có quy định nhƣng các bên cảm thấy cần thiết.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực nhƣ hợp đồng , nhƣng nội dung của phụ lục không đƣợc
trái với hợp đồng. Trƣờng hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản
trong hợp đồng thì điều khoản này không cóhiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận
khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản
trong hợp đồng thì coi nhƣ điều khoản đó trong hợp đồng đã đƣợc sửa đổi
Nguồn của pháp luật hợp đồng
Nguồn của pháp luật hợp đồng là các căn cứ đƣợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng,
ban hành, giải thích pháp luật cũng nhƣ để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc
pháp lý xảy ra trong thực tế, đơn giản hơn nguồn là nơi chứa những quy định về
pháp luật hợp đồng. [13; tr 25] Ở Việt Nam, nguồn của pháp luật hợp đồng nói chung
gồm các loại sau :
- Các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng
Hai văn bản pháp luật quan trọng nhất hiện nay là Bộ Luật Dân sự và Luật thƣơng
mại, và là luật căn bản đối với kinh doanh. Đối với mỗi loại hợp đồng ở một lĩnh vực
cụ thể lại có các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: các quy định về hợp
đồng trong tổ chức kinh doanh có trong Luật Đầu tƣ 2005.
- Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao
Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết của
Hội đồng thẩm phán là một nguồn của pháp luật Hợp đồng, tƣơng tự nhƣ án lệ.
- Thói quen và tập quán thƣơng mại
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
12
Việc áp dụng thói quen và tập quán thƣơng mại chỉ xảy ra khi các bên không có
thỏa thuận và pháp luật không quy định. Khi đó, các bên đƣợc coi là mặc nhiên áp
dụng những thói quen trong hoạt động thƣơng mại đã đƣợc thiết lập giữa các bên đó
mà họ đã biết hoặc buộc phải biết . Trƣờng hợp không có luật, tiền lệ, thói quen thì áp
dụng tập quán thƣơng mại, tức là thói quen đƣợc thừa nhận rộng rãi trong hoạt động
thƣơng mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thƣơng mại, có nội dung rõ ràng
đƣợc các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thƣơng mại.
Kết cấu của hợp đồng thƣơng mại
Trong khi đa số các Công ty của Việt Nam hiện nay chƣa quan tâm nhiều đến vấn
đề này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”,
khó hiểu và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp
đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thƣờng bị thua khi kiện tụng. Tình trạng
này do nhiều nguyên nhân: văn hóa kinh doanh trọng tín hơn trọng lý, quy mô kinh
doanh còn nhỏ, chƣa có bài học đau xót trong giao thƣơng quốc tế nên chƣa sợ…đặc
biệt là còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo hợp đồng thƣơng mại.
1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại
1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:
Soạn dự thảo hợp đồng (bƣớc 1), đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo (bƣớc 2), hoàn
thiện – ký kết hợp đồng (bƣớc 3) là một quy trình cần thiết. Soạn dự thảo hợp đồng
giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì
đối tác muốn trƣớc khi đàm phán. Nó giống nhƣ một bản kế hoạch cho việc đàm phán
và khi có một dự thảo tốt coi nhƣ đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.
Nếu bỏ qua bƣớc 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống nhƣ vừa
xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thƣờng dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt
đối với những thƣơng vụ lớn.
Trên thị trƣờng hiện nay có rất nhiều sách viết về hợp đồng và thƣờng kèm theo
nhiều mẫu hợp đồng các loại. Ví dụ nhƣ cuốn “Pháp luật về hợp đồng trong thƣơng
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
13
mại và đầu tƣ”, do TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên. Doanh nghiệp nên dựa vào các
mẫu hợp đồng đó để xem nhƣ là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng. Tuy
nhiên hợp đồng đƣợc ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của
mỗi hợp đồng cụ thể luôn có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi
hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các
điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đặc biệt phải xác định (dự liệu) những rủi
ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và loại bỏ
hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng; điều này
các hợp đồng mẫu thƣờng ít khi đề cập.
Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra:
hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh
chấp kiện tụng thì tiền phí luật sƣ bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm
có phải chịu không…? Do vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó
thƣờng thừa hoặc thiếu đối với một thƣơng vụ cụ thể. Doanh nghiệp phải phải sửa cho
phù hợp theo ý muốn của hai bên, đừng lạm dụng mẫu – chỉ điền một vài thông số và
hoàn tất bản dự thảo hợp đồng.
1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên:
Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng
thƣơng mại, nhƣng để xác định đƣợc quyền hợp pháp đó và tƣ cách chủ thể của các
bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và ngƣời đại
diện.Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ của doanh nghiệp. Các bên nên xuất
trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trƣớc khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp
đồng ký kết đúng thẩm quyền.
- Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thƣ và địa chỉ thƣờng trú. Nội dung này ghi
chính xác theo chứng minh thƣ nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên
kiểm tra trƣớc khi ký kết.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
14
1.3.3 Tên gọi của hợp đồng:
Tên gọi của hợp đồng thƣờng đƣợc sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên
hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi
măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại.
Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng tên gọi “hợp động kinh tế” theo
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) nhƣng nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu
lực, nên việc đặt tên này không còn phù hợp. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dành riêng
Chƣơng 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng. Luật thƣơng mại năm 2005
cũng quy định về một số loại hợp đồng, nên chúng ta cần kết hợp hai bộ luật này để
đặt tên hợp đồng trong thƣơng mại cho phù hợp.
1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng:
Phần này các bên thƣờng đƣa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thƣơng lƣợng, ký
kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền,
nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trƣờng hợp, khi các bên lựa chọn một
văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì đƣợc xem nhƣ đó là sự lựa
chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng
hoá với một doanh nghiệp nƣớc ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật Dân
sự 2005 và Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai
luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và
giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lƣu ý khi đƣa các văn bản
pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
1.3.5 Hiệu lực hợp đồng:
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau
cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác.
Một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đƣợc công chứng, chứng thực theo quy định
của pháp luật nhƣ hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhƣợng dự án bất động
sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên phải hết sức lƣu ý điều này bởi vì
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
15
hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải
thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thƣơng mại thì vấn đề ngƣời đại diện
ký kết (ngƣời ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lƣu ý và ngƣời đó phải có
thẩm quyền ký hoặc ngƣời đƣợc ngƣời có thẩm quyền ủy quyền. Thông thƣờng đối
với doanh nghiệp thì ngƣời đại diện đƣợc xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ. Cùng với chữ ký của ngƣời đại diện còn phải có
đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương
mại
Thông thƣờng để một văn bản hợp đồng đƣợc rõ ràng, dễ hiểu thì ngƣời ta chia các
vấn đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Trong
phần này, tác giả đƣa ra những lƣu ý, kỹ năng khi soạn thảo một số vấn đề (điều
khoản) quan trọng thƣờng gặp trong hợp đồng thƣơng mại.
1.3.6.1 Điều khoản định nghĩa:
Điều khoản định nghĩa đƣợc sử dụng với mục đích định nghĩa (giải thích) các từ,
cụm từ đƣợc sử dụng nhiều lần hoặc cần có cách hiểu thống nhất giữa các bên hoặc
các ký hiệu viết tắt. Điều này thƣờng không cần thiết với những hợp đồng mua bán
hàng hóa, dịch vụ thông thƣờng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng nó
rất quan trọng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ,
hợp đồng tƣ vấn giám sát xây dựng; bởi trong các hợp đồng này có nhiều từ, cụm từ
có thể hiểu nhiều cách khác nhau hoặc từ, cụm từ chuyên môn chỉ những ngƣời có
hiểu biết trong lĩnh vực đó mới hiểu nhƣ “pháp luật”, “hạng mục công trình”, “quy
chuẩn xây dựng”. Do vậy để việc thực hiện hợp đồng đƣợc dễ dàng, hạn chế phát sinh
tranh chấp, các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không
phải đợi đến khi thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu. Mặt khác
khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra thì điều khỏan này giúp cho những ngƣời xét xử
hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và ra phán quyết chính xác.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
16
1.3.6.2Điều khoản công việc:
Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ
phải thực hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những cần xác định
một cách rõ ràng mà còn phải xác định rõcách thức thực hiện, trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm của ngƣời trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch
vụ. Ví dụ nhƣ trong Hợp đồng tƣ vấn và quản lý dự án, không những cần xác định rõ
công việc tƣ vấn, mà còn phải xác định rõ cách thức tƣ vấn bằng văn bản, tƣ vấn theo
quy chuẩn xây dựng của Việt Nam; ngƣời trực tiếp tƣ vấn phải có chứng chỉ tƣ vấn
thiết kế xây dựng, số năm kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm, đã từng tham gia tƣ vấn cho
dự án có quy mô tƣơng ứng. Có nhƣ vậy thì chất lƣợng của dịch vụ, kết quả của việc
thực hiện dịch vụ mới đáp ứng đƣợc mong muốn của bên thuê dịch vụ. Nếu không
làm đƣợc điều này bên thuê dịch vụ thƣờng thua thiệt và tranh chấp xảy ra trong quá
trình thực hiện hợp đồng là khó tránh khỏi.
1.3.6.3 Điều khoản tên hàng:
Tên hàng là nội dung không thể thiếu đƣợc trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng
hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên
hàng cần đƣợc xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá thƣờng có tên chung và tên
riêng[29; tr43]. Ví dụ: đối với hàng hoá là “gạo” thì đây sẽ là tên chung còn “gạo tẻ,
gạo nếp”là tên riêng. Do vậy, khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các
hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị. Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa
chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp: Tên + xuất xứ; tên
+ nhà sản xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thƣơng mại; tên khoa học; tên kèm
theo công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.
Không phải tất cả các loại hàng hoá đều đƣợc phép mua bán trong thƣơng mại mà
chỉ có những loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh mới đƣợc phép mua bán. Ngoài
ra đối với những hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện,
việc mua bán chỉ đƣợc thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng
đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này hiện nay đƣợc quy định
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
17
tại một số văn bản sau: Nghị định số: 59/NĐ-CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định
số:12/NĐ – CP ngày 23/01/2006 về mua bán, gia công, đại lý hàng hoá quốc tế và
Thông tƣ số 04/TT-BTM ngày 06/04/2006[12; Điều 25, Điều 32]
1.3.6.4 Điều khoản chất lƣợng hàng hoá:
Chất lƣợng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định đƣợc hàng
hoá một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất
khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp. Dƣới góc độ pháp lý “chất
lƣợng sản phẩm, hàng hoá” là tổng thể những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật,
những đặc trƣng của chúng, đƣợc xác định bằng các thông số có thể đo đƣợc, so sánh
đƣợc phù hợp với các điều kiện hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội
và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công
dụng của sản phẩm hàng hoá”[15; Điều 3]
Nói chung chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ
thuật và những đặc trƣng của chúng. Muốn xác định đƣợc chất lƣợng hàng hoá thì tuỳ
theo từng loại hàng hoá cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu
về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó.
1.3.6.5 Điều khoản số lƣợng (trọng lƣợng):
Điều khoản này thể hiện mặt lƣợng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần làm
rõ là: đơn vị tính, tổng số lƣợng hoặc phƣơng pháp xác định số lƣợng. Ví dụ: Trong
hợp đồng mua bán đá xây dựng để xác định số lƣợng các bên có thể lựa chọn một
trong các cách sau: theo trọng lƣợng tịnh (kilôgam, tạ, tấn), theo mét khối, theo toa xe,
toa tàu, hay theo khoang thuyền.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác
định số lƣợng và đơn vị đo lƣờng bởi hệ thống đo lƣờng của các nƣớc có sự khác biệt.
Đối với những hàng hoá có số lƣợng lớn hoặc do đặc trƣng của hàng hoá có thể tự
thay đổi tăng, giảm số lƣợng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ
lệ sai lệch) trong tổng số lƣợng cho phù hợp.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
18
1.3.6.6 Điều khoản giá cả:
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị
và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đƣa ra cách xác
định giá (giá di động). Giá cố định thƣờng áp dụng với hợp đồng mua bán loại hàng
hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn. Giá di động thƣờng đƣợc
áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến động) và đƣợc
thực hiện trong thời gian dài. Trong trƣờng hợp này ngƣời ta thƣờng quy định giá sẽ
đƣợc điều chỉnh theo giá thị trƣờng hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến
giá sản phẩm.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán sắt xây dựng (sắt cây phi 16), hai bên đã xác định
giá là: 200.000 đồng/cây nhƣng loại sắt xây dựng này đƣợc sản xuất từ nguyên liệu
thép nhập khẩu và giá thép nhập khẩu bên bán không làm chủ đƣợc nên đã bảo lƣu
điều khoản này là: “Bên bán có quyền điều chỉnh giá tăng theo tỷ lệ % tăng tƣơng ứng
của giá thép nguyên liệu nhập khẩu.”
1.3.6.7 Điều khoản thanh toán:
Phƣơng thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền
khi mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các
điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong ba phƣơng thức thanh toán sau
đây cho phù hợp:
Phƣơng thức thanh toán trực tiếp:
Khi thực hiện phƣơng thức này các bên trực tiếp thanh toán với nhau, có thể dùng
tiền mặt, séc hoặc hối phiếu. Các bên có thể trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch
vụ chuyển tiền của bƣu điện hoặc ngân hàng. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng
khi các bên đã có quan hệ buôn bán lâu dài và tin tƣởng lẫn nhau, với những hợp đồng
có giá trị không lớn.
Phƣơng thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C)
Là hai phƣơng thức đƣợc áp dụng phổ biến đối với việc mua bán hàng hoá quốc tế,
thực hiện phƣơng thức này rất thuận tiện cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
19
toán, đặc biệt là đảm bảo đƣợc cho bên mua lấy đƣợc tiền khi đã giao hàng. Về thủ
tục cụ thể thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm giải thích và hƣớng dẫn các bên khi lựa
chọn phƣơng thức thanh toán này.
Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng
nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ
đƣợc sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không đƣợc sử dụng các đồng tiền của quốc gia
khác, đồng tiền chung châu Âu (ngoại tệ), theo Điều 4, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối
2005.
1.3.6.8 Điều khoản phạt vi phạm:
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa nhƣ một biện
pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn
trọng hợp đồng của các bên[32; tr53] Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan
hệ, độ tin tƣởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm.
Thông thƣờng, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín
của các bên đã đƣợc khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả
thuận) điều khoản này. Còn trong các trƣờng hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt
vi phạm.
1.3.6.9 Điều khoản bất khả kháng:
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên hay
chính trị xã hội nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, chiến tranh, bạo động,
đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trƣờng hợp thƣờng gặp làm cho một hoặc
cả hai bên không thể thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của
mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật
không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, không phải bồi
thƣờng thiệt hại).
1.3.6.10 Điều khoản giải quyết tranh chấp
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
20
hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
Trƣờng hợp thứ nhất:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng nhân với các tổ chức, cá nhân khác
không phải là thƣơng nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo Điều 1, Điều 7, Điều 10 Pháp
lệnh Trọng tài ngày 25/02/2003 và Điều 2 Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 15/01/2004.
Trƣờng hợp thứ hai:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thƣơng nhân với thƣơng nhân khi có tranh chấp
thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu
có sự tham gia của thƣơng nhân nƣớc ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ
chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nƣớc ngoài để
giải quyết.
1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại
Hợp đồng thƣơng mại đƣợc chia ra làm 2 loại chủ yếu:
1.4.1. Hợp đồng mua bán:
Là một loại hợp đồng trong đó một bên đƣợc gọi là bên bán, chuyểnquyền sở hữu
cho bên mua một loại hàng hoá hoặc dịch vụ và đƣợc nhận một số tiềntƣơng đƣơng
với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ đó.[11; Điều 428]
Đặc trƣng của hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thƣơng mại là một dạng của cụ thể
của hợp đồng mua bán tài sản. Theo Điều 428 – Bộ luật Dân sự “Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho
bênmua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
thƣơng nhân diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam và những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phƣơng thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập khẩu, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Những hợp
đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có một số quy địnhriêng trong
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
21
Luật Thƣơng mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm 2 loại là Hợp đồng mua bán
hàng hóa trong nƣớc và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại
thƣơng)
1.4.2. Hợp đồng dịch vụ:
Luật thƣơng mại quy định những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ và những nội
dung cụ thể của các hợp đồng dịch vụ liên quan đến mua hàng hóa.
Tiểu kết
Hợp đồng thƣơng mại là một văn bản hành chính công vụ, với các loại hợp đồng
với những tính chất khác nhau, do đó, khi soạn thảo một văn bản hợp đồng thƣơng
mại, chúng ta cần tìm hiểu rõ tính chất của giao dịch, nắm rõ đƣợc những điều luật,
điều khoản có lợi nhất cho công ty, doanh nghiệp, và không vi phạm pháp luật dẫn
đến những thiệt hại không đáng có cho các bên tham gia.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
22
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG
THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG
Trong những năm trở lại đây, giao dịch thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
ngày một gia tăng. Hợp đồng thƣơng mại đóng vai trò là một văn bản giao dịch kinh
tế cực kỳ quan trọng, yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại đòi hỏi
những từ ngữ có tính chính xác, nghiêm túc, cùng với cách biểu đạt ngôn ngữ phải
chuyên nghiệp, có tính quy phạm và tƣ duy tinh tế. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
thƣơng mại có những đặc điểm nhƣ: dùng từ một cách chính xác, sử dụng những từ
ngữ đơn giản nhƣng mang ý nghĩa rõ ràng và những từ ngữ đƣợc sử dụng có tính kịp
thời và tính ứng dụng cao.
2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:
Hợp đồng sau khi ký kết ngay lập tức bắt đầu có hiệu lực, vậy nên không thể tùy
tiện chỉnh sửa hay thay đổi nội dung trong hợp đồng, đồng thời các bên liên quan phải
chịu trách nhiệm pháp lý sau khi cùng nhau ký kết vào bản hợp đồng. Chính vì vậy,
trong hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng,
yêu cầu về ngôn ngữ khi soạn thảo hợp đồng rất cao, yêu cầu quan trọng nhất là ngôn
ngữ phải đƣợc sử dụng một cách chính xác, không đƣợc phép mơ hồ, khó hiểu. Để
đáp ứng đƣợc yêu cầu này, mỗi từ của hợp đồng, thậm chí từng chữ, từng dấu câu đều
đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng, nếu không chỉ cần có bất kỳ một sai sót nhỏ nào
trong hợp đồng đều có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan. Ngôn ngữ chính
là linh hồn của hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thƣơng mại, nó đóng vai trò quan trọng
nhất trong mỗi bản hợp đồng. Vậy nên, sử dụng ngôn ngữ không chính xác khi soạn
thảo một bản hợp đồng là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp cũng nhƣ vi
phạm các điều khoản của các bên. Đặc biệt, hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là văn
bản giao dịch giữa một bên là các doanh nghiệp của Trung Quốc với một bên là các
doanh nghiệp nƣớc ngoài. Để hạn chế tối đa việc tranh chấp hay vi phạm của đôi bên
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
23
thì việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác khi soạn thảo hợp đồng là yếu tố đóng
vai trò quan trọng nhất.
2.1.1 Dùng từ một cách chính xác
“词是语言中能独立运用的最小的符号,用它可以对现实现象分类、定名,因
此,研究语言符号的意义一般都以词作为基本单位。” [37; tr 126] (Từ là ký hiệu
ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng một cách độc lập, có thể sử dụng từ để phân loại
hay đặt tên các hiện tượng thực tế. Vì vậy khi nghiên cứu về ký hiệu ngôn ngữ thì
nghiên cứu về từ luôn luôn được ưu tiên hàng đầu và nó được xem như là một đơn
vị cơ bản nhất. )
Do tính chất đặc biệt của ngôn ngữ hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, đôi khi chỉ vì
một từ sử dụng sai mà nó sẽ gây cho các bên tham gia hợp đồng thiệt hại về kinh tế
rất lớn. Sử dụng từ một cách chính xác trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung có
nghĩa là trong quá trình soạn thảo hợp đồng, mỗi từ đƣợc dùng đều phải biểu đạt một
cách rõ ràng, chính xác phạm vi cũng nhƣ mức độ dùng từ đều phải đƣợc cân nhắc
một cách hết sức kỹ lƣỡng. Dùng từ chính xác là một trong những điều quan trọng để
quyết định việc bản hợp đồng đó có đƣợc tiến hành một cách thuận lợi hay không.
例:在一份购买苹果的合同中,仅写明“红富士”苹果,而没有大小、成熟度、
疤痕等。到货拆箱一看,不仅小而且疤痕多,品质又不好。收货方欲诉无据,只
好哑巴吃黄莲,有苦说不出。[39,tr. 11](Một bản hợp đồng mua bán Táo chỉ viết là
Táo “Phú Sĩ Đỏ” mà không có ghi kích thước to hay nhỏ, độ chín của táo hay có bị
sứt sẹo gì không. Sau khi hàng đến, phía nhận hàng mở ra kiểm tra mới phát hiện ra
loại táo mình nhập về không những bé mà còn bị sứt sẹo rất nhiều, chất lượng cũng
rất kém, phía nhận hàng vì không có chững cứ gì để đối chiếu với bên bán nên chỉ còn
cách chấp nhận sự sai sót này.)
2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm
Các khái niệm trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cần phải đƣợc biểu đạt một
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
24
cách chính xác.
Trong các hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì thƣờng sử dụng đến rất nhiều các
khái niệm, các khái niệm này không phải chỉ riêng ở một lĩnh vực cụ thể nào mà trong
các trƣờng hợp khác nhau thì nó cũng đƣợc sử dụng một cách khác nhau. Trong cùng
một lĩnh vực hoặc chuyên ngành thì một khái niệm nào đó cũng có thể sử dụng không
đồng nhất, điều này có thể do thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi ngƣời hoặc mỗi
vùng khác nhau nên nó có sự biến hóa. Trong quá trình giao dịch thƣơng mại thƣờng
xuất hiện việc cùng một khái niệm nhƣng lại đƣợc hiểu theo nhiều ý khác nhau. Nếu
các khái niệm không đƣợc sử dụng một cách chính xác thì việc tranh chấp giữa các
bên sẽ rất dễ xảy ra. Dƣới đây là một số khái niệm quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng
trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:
名称: Tên gọi
Các hợp đồng thƣơng mại không chỉ bằng tiếng Trung hay bất kỳ thứ tiếng nào
khác đều yêu cầu bắt buộc phải có tên gọi của loại hợp đồng đó cũng nhƣ biểu thị rõ
tính chất của hợp đồng đó. Ví dụ hợp đồng mua bán hay là hợp đồng bồi thƣờng, hợp
đồng kinh doanh đa quốc gia…
包装: Đóng gói
Đƣợc dùng đối với hợp đồng thƣơng mại mà đa phần là hợp đồng kinh tế giữa các
doanh nghiệp. Các sản phẩm phải yêu cầu đƣợc đóng gói cẩn thận, ghi rõ chi tiết sản
phẩm đƣợc mua bán, thành phần, khối lƣợng, kích thƣớc…
保险:Bảo hiểm
Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, bảo hiểm là từ khóa luôn cần phải chú ý
khi sử dụng. Nếu thiếu điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng, khi xảy ra tổn thất sẽ
không thể đƣa ra các điều kiện bồi thƣờng, không biết bên nào sẽ là bên thanh toán
bảo hiểm khi sản phẩm bị tổn hại…
违约: Vi phạm hợp đồng
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
25
Đây là từ khóa cũng thƣờng đƣợc sử dụng khi soạn thảo một hợp đồng thƣơng mại.
Đối với những ngƣời soạn thảo hợp đồng hay các doanh nghiệp nói chung, vi phạm
hợp đồng là một điều rất nguy hiểm, do đó từ ngữ này rất hay xuất hiện khi làm hợp
đồng. Bên mua hay bên bán khi vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thƣờng nhƣ thế nào?
保密:Bảo mật
Là sự hạn chế khả năng lạm dụng tài nguyên và tài sản. Bảo mật trở nên đặc biệt
phức tạp trong quản lý, vận hành những hệ thống thông tin có sử dụng các công cụ tin
học, nơi có thể xảy ra và lan tràn nhanh chóng việc lạm dụng tài nguyên (các thông tin
di chuyển vô hình trên mạng hoặc lƣu trữ hữu hình trong các vật liệu) và lạm dụng tài
sản (các máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, các phần mềm của cơ quan hoặc
ngƣời sở hữu hệ thống).
付款:Thanh toán
Trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì khái niệm này đƣợc nhắc đến
rất nhiều, nhƣng trong mỗi hoàn cảnh hay trƣờng hợp khác nhau thì nó lại mang một
ý nghĩa khác nhau. Vì nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là hành động thanh toán,
hành động trả tiền mà trong mỗi trƣờng hợp cụ thể, nó lại mang một ý nghĩa nhất
định.
Ví dụ :付款的条件( điều kiện thanh toán )、付款的数量(số lƣợng thanh toán )、
付款的具体方式和日期( hình thức và thời gian thanh toán) v.v... Trong một bản hợp
đồng thƣơng mại tiếng Trung, nếu nhƣ khái niệm “Thanh toán” này không đƣợc viết
một cách chính xác thì bản hợp đồng đó rất khó có thể tiến hành một cách thuận lợi.
定金 - 订金:Đây là hai từ có ý nghĩa biểu đạt hoàn toàn khác nhau.
Ở từ thứ nhất “定金” ( đặt cọc ), thì nó là một hình thức đảm bảo, là điều khoản mà
trong quá trình đàm phán hợp đồng hai bên đã thống nhất trƣớc với nhau để đảm bảo
cho hợp đồng đƣợc tiến hành một cách thuận lợi, có nghĩa là một bên đặt trƣớc cho
đối phƣơng một số tiền nhất định hoặc một tài sản cố định nào đó chỉ để cho đối
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
26
phƣơng an tâm rằng chắc chắn bản hợp đồng sẽ đƣợc tiến hành nhƣ những gì đã thỏa
thuận. Sau khi thỏa thuận giữa hai bên đã tiến hành xong mà không bên nào vi phạm
đến các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận thì số tiền đã đặt cọc hoặc tài sản đó sẽ
đƣợc trả lại cho bên thế chấp. Theo luật pháp của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa thì: “ Trong trƣờng hợp bên đặt cọc tiền hàng hoặc tài sản đó không thực hiện
đúng nhƣ bản hợp đồng thì không có quyền thu hồi lại số tiền hoặc số tài sản mà mình
đã đặt cho đối phƣơng. Ngƣợc lại, bên nhận tiền đặt cọc nếu nhƣ không thực hiện
đúng nhƣ bản hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên thì phải trả cho bên đặt cọc số tiền
hoặc số tài sản có giá trị gấp đôi khi đƣợc nhận.”
Ở từ thứ hai “订金”, dù cũng mang nghĩa là đặt cọc nhƣng có ý nghĩa là đặt trƣớc
cho đối phƣơng một số tiền hàng nhất định, có thể là 20%, 30% hoặc 50%.. của tổng
giá trị hợp đồng. Con số này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên khi tiến hành ký
kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng đƣợc tiến hành thì bên đặt cọc chỉ cần chi trả cho đối
phƣơng số tiền còn lại trên tổng giá trị của hợp đồng. Trong trƣờng hợp bản hợp đồng
không đƣợc tiến hành thì bên nhận cọc sẽ trả lại số tiền đã đặt trƣớc cho bên đặt cọc.
Trong trƣờng hợp bản hợp đồng đã ký kết và bắt đầu có hiệu lực mà một trong hai bên
không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc
pháp luật.
公证, 见证(dịch: Công chứng, Bằng chứng ) Là hai khái niệm mà các văn bản hợp
đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng sử dụng. Nó đều mang ý nghĩa là xác minh hoặc
chứng minh nhƣng phụ thuộc vào các cơ quan đại diện và chúng không thể thay thế
nhau khi sử dụng. Cụ thể:
公证- Công chứng: là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên trách của Nhà
nƣớc hoặc các công ty công chứng đã đƣợc Nhà nƣớc cấp phép. Công việc của các cơ
quan này là đọc hợp đồng, kiểm tra và xác nhận độ chính xác của bản hợp đồng gốc
với các bản sao in.
见证 Bằng chứng: là những văn bản thuộc thẩm quyền xác minh, kiểm tra của các
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
27
đơn vị chuyên ngành luật hoặc các công ty luật đã đƣợc Nhà nƣớc cấp phép.
2.1.3 Sử dụng các con số và đơn vị đo lường một cách chính xác
Các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nhƣ số lƣợng, giá
thành, đơn vị tính của sản phẩm, thời gian thực hiện hợp đồng là những khái niệm
phải đƣợc sử dụng một cách chính xác. Khi soạn thảo hợp đồng thì phải đặc biệt lƣu ý
đến những con số này và các con số này cần đƣợc sử dụng đúng theo quy định về tiêu
chuẩn đo lƣờng cũng nhƣ tiêu chuẩn sử dụng con số của quốc tế. Bởi chỉ cần một sai
sót dù rất nhỏ cũng sẽ gây ra tổn thất cho một trong hai bên cực kỳ to lớn. Những con
số thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại nhƣ:
Đơn vị tính độ dài: mét ( m ), centimet ( cm ), milimet ( mm )…
Đơn vị tính trọng lƣợng: tấn, kilogam ( kg )…
Đơn vị tính thể tích: m3
, cm3
,…
Ngoài những đơn vị đo lƣờng quốc tế trên thì trong tiếng Trung còn có một khái
niệm tiêu chuẩn về số lƣợng nữa đó là lƣợng từ nhƣ cái, trang, túi, bao, xe, hộp,
thùng,…Thông thƣờng ngƣời Trung Quốc đều có thói quen sử dụng những lƣợng từ
này trong giao tiếp hàng ngày cũng nhƣ trong các giao dịch mua bán nội địa, nhƣng
những lƣợng từ này có một điểm chung là trong khi sử dụng ngƣời dùng có thể dùng
một cách tùy ý, lƣợng từ chuyên dùng cho cái này lại dùng để thay thế bằng một
lƣợng từ khác có ý nghĩa tƣơng đồng và ngƣời nghe vẫn hiểu đƣợc ý nghĩa ngƣời kia
muốn diễn đạt. Vậy nên, trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng rất
hạn chế sử dụng lƣợng từ để tránh gây ra việc sử dụng một cách tùy tiện, không chính
xác làm cho các bên liên quan hiểu nhầm. Sử dụng con số và các đơn vị đo lƣờng một
các chính xác trong hợp đồng tiếng Trung có thể nâng cao đƣợc tính chuẩn xác cũng
nhƣ độ tin cậy của bản hợp đồng.
Sau khi đọc, tìm hiểu cũng nhƣ nghiên cứu về các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung, ta có thể thấy đƣợc những đặc điểm của các con số và các đơn vị đo lƣờng
đƣợc sử dụng trong hợp đồng đƣợc sử dụng nhƣ sau:
2.1.3.1 Sử dụng các điều khoản về số lƣợng
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
28
Dùng nhiều các con số trong bảng số quốc tế kèm theo đơn vị tính, ví dụ nhƣ:
100m, 20kg, 6mm, … Và thƣờng trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
không sử dụng những từ mang ý nghĩa chung chung, mơ hồ nhƣ: rất nhiều, khoảng,
trên dƣới, một hai cái, bảy tám cái,… và cũng không sử dụng những cụm từ mang ý
nghĩa không cụ thể, rõ ràng nhƣ: “根据实际数量交货”, “根据市场供需收货” (Giao
hàng dựa theo số lƣợng thực tế, nhận hàng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trƣờng) để
tránh tình trạng gây hiểu nhầm hoặc tranh chấp giữa các bên liên quan.
2.1.3.2 Sử dụng các điều khoản về giá cả
Thƣờng khi viết về giá cả, số tiền thì trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung thƣờng kết hợp viết cả con số và số tiền bằng chữ. Những thứ liên quan đến giá
tiền, số tiền thì đều cực kỳ nhạy cảm và cũng là một trong những yếu tố mà các bên
liên quan quan tâm nhất trong một bản hợp đồng. Chính vì vậy khi soạn thảo hợp
đồng thƣơng mại tiếng Trung thì các thông tin về số tiền, giá thành sản phẩm đều phải
chính xác tuyệt đối, không đƣợc để xảy ra sai sót gì dù là nhỏ nhất. Nếu nhƣ thông tin
về giá tiền mà chỉ đƣợc thể hiện bằng con số thì rất dễ bị sửa, ví dụ nhƣ số 1 rất dễ
sửa thành số 4 hay số 0 rất dễ để có thể sửa thành số 10…Vậy nên nếu nhƣ bên cạnh
viết thêm số tiền đó bằng chữ thì sẽ rất khó bị tẩy xóa hay sửa chữ. Qua đó cho thấy
việc sử dụng kết hợp viết số tiền bằng số và bằng chữ sẽ đảm bảo đƣợc độ chính xác
của bản hợp đồng.
Ví dụ: 设备采购合同
付款方式(第一部分)
预付款:为合同金额的 30%, 即 24 万元(人民币:贰拾肆万元整)
。
到货款:为合同金额的 30%,即 24 万元(人民币:贰拾肆万元整)
。在设备
全部到货后一个月内支付。
调试款:为合同金额的 40%,即 32 万元(人民币:叁拾贰万元整)
。在
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
29
调试运行,并经验收合格后一个月内支付。[33, tr. 23]
(Hợp đồng mua bán thiết bị ( Phần 1)
Đặt cọc: 30% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là 240000RMB ( Hai mươi tư vạn
nhân dân tệ chẵn)
Sau khi nhận hàng: thanh toán 30% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là
240000RMB( Hai mươi tư vạn nhân dân tệ chẵn).Thanh toán trong vòng 1 tháng kể
từ sau khi nhận được toàn bộ số hàng.
Trong thời gian lắp đặt vận hành: thanh toán 40% tổng giá trị hợp đồng với số tiền
là 320000 RMB( Ba mươi hai vạn nhân dân tệ chẵn),sau khi lắp đặt và vận hành máy
móc trong vòng 1 tháng phải thanh toán đầy đủ số tiền trên.)
2.1.3.3 Sử dụng các con số thể hiện thời gian
Khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì các con số thể hiện thời gian
đƣợc sử dụng một cách linh hoạt hơn và nó không đòi hỏi nghiêm ngặt nhƣ các con số
thể hiện về giá cả.
Ví dụ: “如交货日期可定为 2008 年 10 月 1 日或者二零零八年十月一日”
( thờigian giao hàng là ngày 1 tháng 10 năm 2008 hoặc là ngày mồng 1 tháng Mƣời
năm hai ngàn không trăm lẻ tám ). Cả hai cách dùng trên đều đƣợc, chỉ cần ngày
tháng năm đó là chính xác theo đúng nhƣ thỏa thuận của đôi bên. Tuy nhiên những
cụm từ mang ý nghĩa không cụ thể, chung chung về thời gian nhƣ: “争取第三季度交
货” ( sẽ cố gắng giao hàng trong quý 3 ) hay là “盈利后还款” ( khi có lợi nhuận sẽ
thanh toán ) không bao giờ đƣợc xuất hiện trong bản hợp đồng tiếng Trung vì nó rất
dễ gây ra tranh chấp giữa các bên.
2.1.4 Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng thương mại tiếng
Trung
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thƣờng đƣợc
dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
30
nhất định, mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm, và ngƣợc lại, mỗi khái niệm chỉ
đƣợc biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm[4; tr 57].
Nhắc đến từ chuyên ngành chủ yếu là để chỉ về những từ ngữ chuyên đƣợc sử dụng
trong một lĩnh vực hoặc chuyên ngành nào đó, và mỗi từ chuyên ngành đều mang một
hàm ý nhất định, đồng thời trong lĩnh vực hoặc chuyên ngành đó và đƣợc sử dụng
một cách phổ biến và rộng rãi. Hợp đồng thƣơng mại là văn bản giao dịch giữa các
doanh nghiệp của nƣớc ngoài với nhau, nên những lĩnh vực mà các bên giao dịch
thƣờng không bó buộc trong phạm vi bất kỳ một chuyên ngành hay lĩnh vực nào mà
nó đƣợc mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: kinh tế, kỹ thuật, pháp luật,…
và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cũng không nằm ngoài số đó. Các thuật ngữ
chuyên ngành là những từ ngữ đƣợc dùng trong từng ngành cụ thể, có tính chất và
cách sử dụng hoàn toàn khác nhau tùy vào chuyên ngành của hợp đồng thƣơng mại.
Vậy nên trong quá trình soạn thảo văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, tùy vào
những lĩnh vực hay chuyên ngành mà các thuật ngữ cũng đƣợc sử dụng một cách hợp
lý và đúng tính chất. Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách phổ biến nhƣ
vậy nhằm làm tăng tính chi tiết rõ ràng cho các điều khoản trong hợp đồng, nêu đủ
tính chất của từng vấn đề đƣợc nêu ra trong hợp đồng tránh nhầm lẫn và đảm bảo
đƣợc quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của các bên liên quan. Đặc điểm của những thuật
ngữ chuyên ngành là có ý nghĩa rành mạch, không mang màu sắc cá nhân. Chính vì
vậy trong hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói
riêng, có thể thấy thuật ngữ chuyên ngành đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
2.1.4.1 Thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại:
Hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là loại văn bản sử dụng tiếng Trung làm ngôn
ngữ để soạn thảo, trong khi dùng từ để tạo câu có nghĩa thì những thuật ngữ chuyên
ngành thƣơng mại thƣờng xuyên đƣợc sử dụng.
Ví dụ:
1、在 A 方已经完成培训、安装情况下,但是 B 方未按照合同要求付款,A 方
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
31
有权利单方面终止合同并收回机器,产生的物流费用,B 方负责,B 方另外付总
额 8%
2、A 方不能按照日期交货,或交货数量不够,B 方有权利终止合同,并
处罚金设备总额 8%
并还回定金
A 方或 B 方违约受到对方影响。违约一方需要赔偿银行汇率、利润
1. Trường hợp sau khi Bên A đã hoàn tất việc vận hành, bàn giao máy nhưng Bên B
chưa thanh toán cho Bên A số tiền còn lại của Hợp đồng theo đúng thời hạn thì Bên A
có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, thu hồi máy. Khi đó mọi chi phí phát sinh,
phí vận chuyển đi và về kho của Bên A sẽ do Bên B chịu trách nhiệm và bên B chịu
mức phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm.
2. Trong trường hợp Bên A không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ, giao hàng
không đúng thời gian theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho
Bên B bằng văn bản, thì Bên B có quyền huỷ Hợp đồng. Khi đó bên A có trách nhiệm
hoàn trả số tiền bên B đã thanh toán và chịu mức phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp
đồng bị vi phạm.
3. Trong trường hợp một trong Hai Bên vi phạm Hợp đồng và gây thiệt hại cho Bên
kia sẽ phải bồi thường thiệt hại bao gồm lãi suất ngân hàng trong thời gian chậm trả
và khoản lợi trực tiếp mà Bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm, đồng thời bên vi phạm phải chịu mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ
Hợp đồng bị vi phạm.
Các thuật ngữ chuyên ngành này được hình thành qua việc giao dịch thương mại
trong một quá trình lâu dài và nó được sử dụng một cách rộng rãi trong giao dịch
thương mại giữa các doanh nghiệp của Trung Quốc với quốc tế. Ưu điểm khi sử dụng
những thuật ngữ chuyên ngành như thế này là vừa không cần giải nghĩa một cách dài
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
32
dòng, đơn giản hóa vấn đề giao dịch thương mại, vừa có thể nâng cao được hiệu quả
công việc, có thể miêu tả một cách chính xác nhất những hoạt động cũng như những
nội dung liên quan trong quá trình giao dịch thương mại.
2.1.4.2 Thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật
Trong các hoạt động giao dịch thƣơng mại thì hoạt động mua bán hàng hóa là một
trong những hoạt động quan trọng nhất cũng nhƣ đây là một trong những hoạt động
thƣờng xuyên xuất hiện nhất. Hiện nay, việc mua bán những sản phẩm hàng hóa có
liên quan đến kỹ thuật máy móc giữa Trung Quốc và các nƣớc khác ngày một gia tăng,
do đó trong hợp đồng thƣơng mại nếu sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành kỹ
thuật thì có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng của hàng hóa theo đúng hợp đồng. Ngoài ra
quá trình bảo hành hoặc chuyển giao kỹ thuật cũng có thể giúp đối tác hiểu một cách
tỷ mỷ, rõ ràng nhất về mặt hàng của nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao dịch. Chính vì vậy những thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật ngày càng đƣợc sử
dụng một cách rộng rãi trong các văn bản hợp đồng thƣơng mại nói chung cũng nhƣ
hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng.
2.1.4.3 Thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến pháp luật:
Theo luật pháp quy định thì một bản hợp đồng sau khi có đầy đủ chữ ký của các
bên liên quan thì bản hợp đồng đó ngay lập tức có hiệu lực, đồng thời ràng buộc các
bên. Chính vì vậy trong các bản hợp đồng thƣờng xuyên xuất hiện những thuật ngữ
chuyên ngành liên quan đến pháp luật nhằm thể hiện rõ về quyền lợi, nghĩa vụ cũng
nhƣ trách nhiệm của các bên.
Ví dụ:
1、A 方不能按照日期交货,或交货数量不够,B 方有权利终止合同,并处
罚金设备总额 8%并还回定金
Nếu bên A không giao hàng đúng thời gian quy định,hoặc giao hàng bị thiếu số
lƣợng thì bên B có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng,đồng thời phạt bên A số
tiền là 8% tổng giá trị hợp đồng.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
33
2 、A 方或 B 方违约受到对方影响。违约一方需要赔偿银行汇率、利润
Nếu một trong hai bên bị bên còn lại gây ảnh hƣởng thì bên vi phạm hợp đồng phải
bồi thƣờng cho bên còn lại số tiền tính theo lợi nhuận và tỷ giá của ngân hàng.
3、如双方产生冲突双方先协商解决,如解决未果,应通过法律途径解决
Nếu giữa hai bên xảy ra tranh chấp thì đầu tiên sẽ giải quyết bằng cách đôi bên tự
thỏa thuận,trong trƣờng hợp thỏa thuận không có kết quả thì sẽ nhờ pháp luật can
thiệp
4 、如因故需解除或变更合同,需经双方协商一致。任何一方违反合同条
款,均按《中华人民共和国经济合同法》有关规定承担一切责任。
Nếu một trong hai bên muốn hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng thì cần
có sự đồng ý của bên còn lại.Bất kỳ bên nào vi phạm vào các điều khoản trong hợp
đồng đều sẽ phải chịu hoàn toàn trƣớc pháp luật theo quy định trong “ Luật hợp đồng
của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc”.
2.2 Tính giản tiện và rõ ràng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung:
Cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thì nhịp độ cuộc sống của con ngƣời
cũng ngày một tăng cao, yêu cầu đối với công việc cũng đƣợc con ngƣời ngày một
chú trọng hơn về hiệu quả, năng suất, và trong công việc thì những gì càng giản tiện,
càng rõ ràng mạch lạc thì càng mang lại hiệu quả cao. Trong hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung cũng vậy, yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng là ngôn ngữ trong hợp đồng
phải rõ ràng, giản tiện, mạch lạc. Có nhƣ vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho việc hợp tác giữa
các bên, bởi một bản hợp đồng đƣợc trình bày bằng một ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc
thì hai bên chỉ cần nhìn vào là có thể hiểu ngay đƣợc nội dung và những vấn đề trong
hợp đồng, và nó giúp cho việc thực hiện bản hợp đồng cũng sẽ đƣợc diễn ra một cách
thuận lợi.
2.2.1 Sử dụng những từ viết tắt trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
34
Trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, nếu nhƣ ta biết cách sử dụng từ
viết tắt một cách hợp lý thì không chỉ làm cho nội dung của bản hợp đồng trở nên
ngắn gọn, súc tích, đơn giản, dễ hiểu mà còn có thể tiết kiệm thời gian, nâng cao đƣợc
hiệu quả công việc. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, yêu
cầu đối với việc sử dụng các từ viết tắt là rất nghiêm ngặt, không đƣợc phép sử dụng
các từ viết tắt một các tùy tiện. Thông thƣờng thì trong các bản hợp đồng, đầu tiên các
thông tin cần đƣợc thể hiện với nội dung đầy đủ, sau đó mới dùng đến các từ viết tắt.
Ví dụ:
如需方:XX大学(以下简称甲方)
,供方:
XX电脑公司(以下简称乙方)
;
Bên mua: Trƣờng đại học XX ( viết tắt là bên A )
Bên cung cấp: Công ty máy tính XX ( viết tắt là bên B )
Hoặc là trong hợp đồng xuất hiện một số nội dung liên quan đến các quy định hay
luật của nhà nƣớc nhƣ: 根据《中华人民共和国合同法》
(以下简称《合同法》
)的
规定,经双方协商一致,签订本合同,等等. Theo quy định về luật hợp đồng của
nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( viết tắt là luật hợp đồng ), và thông qua sự nhất
trí của hai bên, quyết định ký kết bản hợp đồng này…
Ngoài ra, vì hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là giao dịch giữa các doanh nghiệp
Trung Quốc với các doanh nghiệp của nƣớc ngoài cho nên trong hợp đồng còn sử
dụng đến một số thuật ngữ viết tắt bằng tiếng Anh. Những thuật ngữ này đều rất thông
dụng trong các bản hợp đồng thƣơng mại quốc tế.
Ví dụ:
EXW (EX works ): Giao hàng tại công xƣởng
CIF ( Cost, Insurance and Freight ): Giá thành sản phẩm, tiền bảo hiểm cộng với
chi phí vận chuyển
DAF ( Delivered at Frontier ) Giao hàng tại biên giới
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
35
DES ( Delivered EX Ship ) : Khi hàng về đến cảng thì giao hàng ngay trên thuyền
DEQ ( Delivered EX Quay ) : Khi hàng về đến cảng thì giao hàng ở đầu cảng
Tóm lại, việc sử dụng những từ viết tắt trong khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung một cách hợp lý và chính xác là cực kỳ cần thiết để bản hợp đồng có thể
đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.
2.2.2 Việc sử dụng bảng biểu trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
Bảng biểu là một loại ngôn ngữ tƣợng hình nhân tạo trực quan, đơn giản, rõ ràng.
Theo thống kê thì trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng rất hay sử
dụng đến các loại bảng biểu bởi nó có rất nhiều ƣu điểm nhƣ: thể hiện những thông
tin nhƣ về giá thàng, mẫu mã, số lƣợng sản phẩm…một cách rõ ràng. Khi nhìn vào
bảng biểu đó ta sẽ hiểu ngay đƣợc bản hợp đồng đang giao dịch về mặt hàng gì, giá
thành ra sao, số lƣợng sản phẩm là bao nhiêu, màu sắc, kích cỡ nhƣ thế nào và tổng
giá trị hợp đồng là bao nhiêu tiền. Việc sử dụng các loại bảng biểu càng làm tăng
thêm tính đơn giản, dễ hiểu và mạch lạc trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.
Ví dụ:
1: Hợp đồng mua bán mỡ bôi trơn vòng bi nhƣng thông tin thể hiện trong bảng là
thông tin về sản phẩm, mã hàng, mô tả về sản phẩm, độ nhỏ giọt, độ cứng, quy cách
đóng gói, đơn vị tính, số lƣợng, tổng số lƣợng, đơn giá và tổng đơn giá.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
36
2: Hợp đồng mua bán máy biến áp:
3: Hợp đồng mua camera:
序
号
名称 参数 数量 单价 金额 图片
1 红外半球 1/3 CMOS 800TVL 30 ¥65.00 ¥1,950.00
1/3 CMOS 1000TVL 50 ¥125.00 ¥6,250.00
1/3 CMOS CVI 10 ¥115.00 ¥1,150.00
调焦枪机 1/3 CMOS 800TVL 20 ¥160.00 ¥3,200.00
1/3 CMOS 1000TVL 30 ¥220.00 ¥6,600.00
1/3 CMOS CVI 10 ¥210.00 ¥2,100.00
点阵枪机 1/3 CMOS 800TVL 30 ¥100.00 ¥3,000.00
1/3 CMOS 1000TVL 50 ¥160.00 ¥8,000.00
1/3 CMOS CVI 10 ¥150.00 ¥1,500.00
混合型 4 路 1 ¥290.00 ¥290.00
HDCVR 4 路 1 ¥340.00 ¥340.00
合计:
¥34,380.00
Nhƣ vậy, nhìn vào 3 bảng trên ta có thể thấy những thông tin cần thiết nhƣ tên
sản phẩm, số lƣợng,giá cả….đều đƣợc thể hiện một cách rất rõ ràng,dễ hiểu,và có thể
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
37
khẳng định một lần nữa tầm quan trọng cũng nhƣ ƣu điểm và sự cần thiết khi sử dụng
bảng biểu trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.
2.3 Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
Các bản hợp đồng nói chung và hợp đồng thƣơng mại nói riêng là những văn bản
có hiệu lực về mặt pháp lý trong một khoảng thời gian nhất định. Các điều khoản
trong hợp đồng thƣờng sẽ thể hiện rất rõ về ngày tháng bản hợp đồng bắt đầu có hiệu
lực, và nó có hiệu lực đến thời điểm nào. Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng
thƣơng mại tiếng Trung thƣờng đƣợc thể hiện ở hai phƣơng diện dƣới đây.
2.3.1 Sử dụng những từ ngữ về thời gian trong hợp đồng thương mại tiếng
Trung
Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, khi bản hợp đồng đã đến thời gian hết
hiệu lực hoặc khi bản hợp đồng đã đạt đến mục đích cuối cùng (đó là khi quyền lợi và
nghĩa vụ trong bản hợp đồng đã đƣợc thực hiện) thì hiệu lực của ngôn ngữ trong bản
hợp đồng đó cùng tùy vào việc chấm dứt hoặc thanh lý hợp đồng mà kết thúc. Ví dụ
nhƣ trong một bản hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi bên bán đã giao đủ số hàng
cho bên mua theo đúng nhƣ thời gian trong hợp đồng thì bên mua hàng cũng phải
tuân thủ việc thanh toán tiền hàng theo đúng nhƣ thời gian cam kết trong hợp đồng,
không đƣợc phép chần chừ hoặc kéo dài thời hạn thanh toán mà không có sự đồng ý
của bên bán hàng. Chính vì vậy khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cần
lƣu ý quy định rõ về thời gian, cần viết rõ là bắt đầu từ ngày tháng năm nào và đến
ngày tháng năm nào thì kết thúc. Nếu vƣợt quá thời gian đã thỏa thuận trong hợp
đồng mà một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật, hoặc phải ghi rõ đến ngày tháng năm này, sau khi hai bên
đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong bản hợp đồng, hoặc bản hợp đồng đã đƣợc tiến
hành một cách thuận lợi thì bản hợp đồng đƣợc thanh lý. Cụ thể thì tùy vào việc các
bên liên quan thỏa thuận rồi đi đến quyết định.
Ví dụ : Hợp đồng mua bán máy đục gỗ CNC
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
38
根据越南社会主义共和国的法律规定 14/06/2005,有效时间从 01/01/2006
Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005,
có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006;
根据越南社会主义共和国的商贸法律规定 27/06/2005,有效时间从 01/01/2006
Căn cứ vào Luật thƣơng mại nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005,
có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành;
根据《中华人民共和国合同法》
Hai bên căn cứ vào Bộ Luật của nƣớc CHND Trung Hoa.
根据双方的需要与商量
- Căn cứ vào nhu cầu và thoả thuận của hai bên.
今天,2015 年 5 月 3 日,我们有:
Hôm nay, ngày 3 tháng 5 năm 20 15, chúng tôi gồm có:
卖方:
(A 方)青岛速霸数控设备有限公司
BÊN BÁN: ( BÊN A ): QING DAO SUBA NUMERICAL CONTROL
EQUIPMENT
CO;LTD
买方:越南林-农业投资发展有限公司
BÊN MUA: (BÊN B)CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN LÂM - NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM.
总金额:28.181.930.000 越盾( VND),购买设备附带采购明细表,采购表以盖
章为准
Tổng giá trị hợp đồng :28.181.930.000đồng.
(Bằng chữ: Hai tám tỷ, một trăm tám mốt triệu, chín trăm ba mƣơi ngàn đồng chẵn)
Chi tiết về số lƣợng và đơn giá máy móc thiết bị có danh sách kèm theo, danh sách
đơn đặt hàng có đóng dấu đỏ mới có hiệu lực.
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
39
本合同一式肆份,甲,乙双方各持两份,经双方签字盖章之日起生效
Bản hợp đồng này đƣợc lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Bản hợp đồng có hiệu
lực kể từ ngày ký.
2.3.2 Việc xuất hiện của những từ mới và sự biến mất của những từ cũ trong
hợp đồng thương mại tiếng Trung
语言是不断发展的,在语言发展的过程中,词汇是一个非常活跃的部分。
斯大林曾经指出:“语言的词汇对于变化是最敏感的,它处于几乎不断变化的
状态中”[31; tr 18]
Ngôn ngữ không ngừng phát triển và trong quá trình phát triển của ngôn ngữ thì từ
vựng là một bộ phận phát triển gần nhƣ tích cực nhất. Tƣ Đại Lâm từng chỉ ra rằng:
“ Đối với việc thay đổi thì từ vựng của ngôn ngữ là thành phần mẫn cảm nhất, nó gần
nhƣ ở trong trạng thái liên tục thay đổi.”
“工业和农业的不断发展,
商业和运输业的不断发展,
技术和科学的不断发展,
要求语言用这些工作所必需的新词、新语来充实它的词汇。语言就直接反映这种
需要,用新的词充实自己的词汇,并改进自己的语法构造。”[31,tr 7-8 ]
“ Công nghiệp và nông nghiệp không ngừng phát triển, ngành thƣơng mại và ngành
vận chuyển không ngừng phát triển, kỹ thuật và khoa học cũng không ngừng phát
triển. Vì vậy ngôn ngữ cũng phải tự bổ sung vào từ vựng của mình những từ ngữ mới
để đáp ứng đƣợc với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực này. Ngôn ngữ phản
ánh nhu cầu này một cách trực tiếp, nó dùng những từ ngữ mới để bổ sung vào vốn từ
của mình, đồng thời cải tiến kết cấu về mặt ngữ pháp.”
Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng giữa ngôn ngữ, từ vựng và sự phát triển của xã hội có
một mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Trung Quốc từ sau thời kỳ cách mạng văn hóa, cùng
với sự phát triển và thay đổi không ngừng của các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
40
hóa, tƣ tƣởng và đời sống… thì từ vựng tiếng Hán cũng xuất hiện rất nhiều sự thay
đổi và phản ánh những sự vật mới, những quan niệm tƣ tƣởng mới, phản ánh đƣợc
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính vì thế ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung ngoài sự xuất hiện của những từ mới thì có một số tữ ngữ cũ hiện nay
không còn đƣợc sử dụng nữa.
Những từ mới xuất hiện trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung có ba loại chính
nhƣ sau:
Thứ nhất: Vì có sự xuất hiện của những sự vật mới nên những từ mới cũng vì thế
mà xuất hiện theo.
Ví dụ: 计算机( máy tính )、电冰箱( tủ lạnh )、助听器( máy trợ thính )、吸尘器
( máy hút bụi )、空调( điều hòa )…
Thứ hai: Vì những sự việc, khái niệm cũ đƣợc đổi tên nên xuất hiện thêm những
từ mới. Ví dụ nhƣ trƣớc đây trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, hợp đồng mua
bán đƣợc gọi là 购销合同 thì bây giời đƣợc gọi là 买卖合同.
Thứ ba: Do ảnh hƣởng của những loại ngôn ngữ khác nên phát sinh thêm những từ
mới, những từ này đƣợc gọi là từ ngoại lai. Ví dụ nhƣ: 沙发、电话、连衣裙等 ( sô
pha, điện thoại, váy liền thân,…)
2.4 Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là một trong
những đặc điểm quan trọng nhất và khác với những loại văn bản khác. Ngôn ngữ
trong hợp đồng thƣơng mại đƣợc sử dụng là những từ ngữ đƣợc dùng nhiều trong lĩnh
vực kinh doanh thƣơng mại. Nó phục vụ cho kinh doanh thƣơng mại đồng thời nó có
một mối liên hệ mật thiết, liên quan một cách trực tiếp và chặt chẽ đến các hoạt động
kinh tế.
2.4.1 Vận dụng những từ ngữ chính thống sử dụng trong văn viết
Hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là một văn bản quy định một cách rõ ràng và
Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)
41
trực tiếp về quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm giữa một bên là các doanh
nghiệp của Trung Quốc với một bên là các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong quá trình
các bên giao dịch thƣơng mại với nhau. Vì vầy từ ngữ sử dụng trong văn bản phải
nghiêm túc, chuẩn xác, trang trọng và chính thống, không đƣợc mang màu sắc cá
nhân. Chính vì vậy những từ ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung thƣờng là những từ ngữ chính thống đƣợc sử dụng trong văn viết đồng thời
mang tính chuẩn xác, tinh tế và khách quan để biểu đạt một cách chính xác nhất ý đồ
của các bên liên quan.
2.4.2 Hợp đồng thương mại tiếng Trung là công cụ để thực hiện một lợi ích kinh
tế nhất định
Thƣờng thì mục đích cuối cùng của việc ký kết một bản hợp đồng nào đó đều là vì
để hiện thực hóa một lợi ích kinh tế nhất định nên hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
cũng không nằm ngoài số đó. Vậy nên trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, ngôn
ngữ đƣợc sử dụng thƣờng xoay quanh các vấn đề liên quan đến giá cả, tiền bạc,
Ví dụ: 设备采购合同
第一条:
A 方卖给 B 方 100%为新设备
全部为中国进口设备
买卖细节和细节金额按照清单规定执行
总金额:28.181.930.000 越盾(VND),购买设备附带采购明细表,采购表以盖
章为准。
汇款以美金当天汇率为准
以上价格含税
第二条:汇款
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726
đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726

More Related Content

What's hot

Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạI
mr_pooh
 

What's hot (20)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng NhậtNâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
 
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
 
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.docNhững Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
Những Lỗi Phổ Biến Trong Quá Trình Dịch Thuật Tiếng Trung.doc
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạI
 
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mạiKỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
 
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
 
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Hàn, Từ Sinh Viên Giỏi....
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Hàn, Từ Sinh Viên Giỏi....200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Hàn, Từ Sinh Viên Giỏi....
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Hàn, Từ Sinh Viên Giỏi....
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 

Similar to đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726

Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
huynhminhquan
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
Chi Chank
 

Similar to đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726 (20)

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế từ 200...
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế từ 200...Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế từ 200...
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế từ 200...
 
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena ModiChính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T... ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Cấu trúc của hội thoại mua bán qua khảo sát của hội thoại mua bán tại chợ nội...
Cấu trúc của hội thoại mua bán qua khảo sát của hội thoại mua bán tại chợ nội...Cấu trúc của hội thoại mua bán qua khảo sát của hội thoại mua bán tại chợ nội...
Cấu trúc của hội thoại mua bán qua khảo sát của hội thoại mua bán tại chợ nội...
 
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc HộiQuản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưLuận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
 
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
đáNh giá tác động của việc việt nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuy...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

đặC điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt) 6793726

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Đƣờng Dũng Huy(Tang Yong Hui) Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung (có đối chiếu với các hợp đồng thƣơng mại tiếng Việt) Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Bình Hà Nội-2008
  • 2. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn ĐƢỜNG DŨNG HUY (TANG YONG HUI)
  • 3. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 3 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cho tôi cơ hội học tập và nghiên cứu trong những năm vừa qua. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi tới TS. Nguyễn Ngọc Bình lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt thời gian qua, những lời khuyên và góp ý chân thành của thầy, sự tận tâm hƣớng dẫn của thầy đã trở thành nguồn động lực để tôi vƣợt qua khó khăn và hoàn thành luận văn nhƣ ngày hôm nay. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè của tôi, những ngƣời đã nhiệt tình cung cấp các loại mẫu hợp đồng cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Cảm ơn những ngƣời bạn đã luôn sát cánh bên tôi và sự đồng hành của họ trong nhiều năm xa nhà là nguồn động lực để tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng nhƣ trong học tập. Lời cảm ơn lớn lao nhất tôi xin đƣợc gửi đến những ngƣời tôi yêu thƣơng nhất: Ba mẹ và em trai- những ngƣời đã có công sinh thành và nuôi dƣỡng tôi. Tình yêu thƣơng và sự động viên chia sẻ rất lớn của họ đã giúp tôi vững bƣớc trƣớc mọi gian lao. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 ĐƢỜNG DŨNG HUY (TANG YONG HUI)
  • 4. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 6 1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................................... 6 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................... 6 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................... 7 1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 7 1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8 Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc biệt là:............ 8 1.5.1 Phân tích:................................................................................................................................ 8 1.5.2 So sánh-đối chiếu:.................................................................................................................. 8 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI............................................................ 9 1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại ................................................................................................ 9 1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại. .......................................................................................... 9 1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại ........................................................................................ 12 1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: ............................................................ 12 1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: ............................................................... 13 1.3.3 Tên gọi của hợp đồng:.......................................................................................................... 14 1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng:....................................................................................................... 14 1.3.5 Hiệu lực hợp đồng:............................................................................................................... 14 1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại.................. 15 1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại ................................................................................................ 20 1.4.1. Hợp đồng mua bán:............................................................................................................. 20 1.4.2. Hợp đồng dịch vụ: ............................................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG............................................................ 22 THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG........................................................................................................... 22 2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:............................... 22 2.1.1 Dùng từ một cách chính xác................................................................................................ 23 2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm........................................................................ 23 2.1.3 Sử dụng các con số và đơn vị đo lường một cách chính xác.............................................. 27 2.1.4 Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng thương mại tiếng Trung........... 29 2.2 Tính giản tiện và rõ ràng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: ............. 33 2.2.1 Sử dụng những từ viết tắt trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................................. 33 2.3 Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung................................... 37 2.3.1 Sử dụng những từ ngữ về thời gian trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................. 37 2.3.2 Việc xuất hiện của những từ mới và sự biến mất của những từ cũ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung ............................................................................................................................. 39 2.4 Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung................................ 40 2.4.1 Vận dụng những từ ngữ chính thống sử dụng trong văn viết............................................ 40 2.4.2 Hợp đồng thương mại tiếng Trung là công cụ để thực hiện một lợi ích kinh tế nhất định ........................................................................................................................................................ 41 2.5 Tóm lƣợc các đặc trƣng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:.......................... 43
  • 5. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 5 2.5.1 Tính chuẩn xác:.................................................................................................................... 44 2.5.2 Tính thực dụng trực tiếp của hợp đồng:.............................................................................. 46 2.5.3 Hiệu lực pháp luật của hợp đồng thương mại .................................................................... 47 2.6 Ngôn ngữ trong hợp đồng miệng: ............................................................................................. 48 CHƢƠNG 3: SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG...................................................... 51 HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT ....................................................... 51 3.1 Đặc điểm tƣơng đồng:................................................................................................................ 52 3.1.1 Sự tương đồng trong cách sử dụng từ ngữ:........................................................................ 52 3.1.2 Sự tương đồng về mặt ngữ pháp:......................................................................................... 53 3.1.3Sự tương đồng về tính chất ................................................................................................... 55 3.2 Đặc điểm dị biệt:......................................................................................................................... 58 3.2.1 Dị biệt về mặt từ ngữ ............................................................................................................ 58 3.2.2 Dị biệt về mặt ngữ pháp: ...................................................................................................... 62 3.2.3 Dị biệt về tính chất................................................................................................................ 62 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 67
  • 6. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 6 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động kinh tế thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới ngày càng mở rộng, trong đó mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc càng đƣợc đẩy mạnh trên mọi phƣơng diện. Các doanh nghiệp hai nƣớc hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội hợp tác với nhau, đồng nghĩa với việc nhu cầu nắm bắt thông tin về hợp đồng thƣơng mại quốc tế cũng gia tăng. Song nhiều ngƣời có nhận thức chƣa đầy đủ và sâu sắc về hợp đồng, đặc biệt là không nắm bắt hết đặc điểm ngôn ngữ của hợp đồng, kèm thêm sự khác biệt về văn hóa giữa các nƣớc, nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và soạn thảo hợp đồng. Theo những điều khoản mà doanh nghiệp hai bên đã ký kết trong hợp đồng, hai bên phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm và thực hiện hợp đồng. Vì vậy hợp đồng là loại văn bản ứng dụng vừa có tính pháp lí, vừa có phong cách ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ hợp đồng thƣơng mại cần chính xác, chặt chẽ đồng thời mang tính quy phạm, chọn lọn trong cách dùng từ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, bảo vệ quyền lợi trƣớc pháp luật của doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực thƣơng mại, cá nhân những ngƣời làm công tác xuất nhập khẩu Việt Trung, Trung Việt cần nắm bắt và hiểu rõ về hợp đồng bằng tiếng Trung và tiếng Việt. Luận văn chủ yếu giới thiệu những đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, có so sánh đối chiếu với văn bản tiếng Việt tƣơng ứng để làm rõ mối tƣơng quan ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng thƣơng mại giữa hai nƣớc. Qua đó có thể giúp cho các cá nhân và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn cũng nhƣ có cái nhìn hoàn thiện hơn về các văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.
  • 7. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 7 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu ra những khái niệm và lý thuyết có liên quan đến để tài, phân tích những đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung và so sánh những đặc điểm ngôn ngữ giữa hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung và tiếng Việt 1.4 Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu về những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.Ngoài ra,thông qua việc nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng tiếng Trung để từ đó so sánh,tìm ra điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc. Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, luận văn chấp nhận các lí thuyết liên quan về Phân tích diễn ngôn và Ngôn ngữ học văn bản. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, Phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phƣơng pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn nhƣ tính kết nối, hiện tƣợng hồi chiếu... Hiểu một cách cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” [1] Nếu nhƣ ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản (hay còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trƣờng (field) (hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung (tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp). Tất cả các hành động của con ngƣời và các cơ cấu tổ chức của xã hội đều liên quan đến ngôn ngữ, và có thể đƣợc tìm hiểu nhƣ một hệ thống gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc đặt
  • 8. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 8 trong một cấu trúc tổng thể. Nói cách khác, các cấu trúc tổng thể sẽ qui định ý nghĩa và chức năng của những yếu tố cấu thành nên nó. Và diễn ngôn cũng là một cấu trúc khép kín, nội tại, đƣợc cấu thành từ những yếu tố bất biến là các phạm trù ngữ pháp nhƣ thời, thức, thể, giọng, ngôi… [42] 1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc biệt là: 1.5.1 Phân tích: Phân tích các dữ liệu, thông tin liên quan đến các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung để tìm ra các đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng. 1.5.2 So sánh-đối chiếu: So sánh các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hợp đồng tiếng Trung và tiếng Việt nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau.
  • 9. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 9 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại Khi nhắc đến hợp đồng, tức là nói tới sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên.[12; Điều 388] “Có thể nói hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên nhƣ luật pháp. Nói cách khác hiệu lực của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ”.[12; Điều 388] Trong Luật Thƣơng mại Việt Nam không có khái niệm hợp đồng thƣơng mại, nhƣng có thể hiểu hợp đồng thƣơng mại là hình thức pháp lý của hành vi thƣơng mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thƣơng nhân hoặc các chủ thể có tƣ cách thƣơng nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thƣơng mại. Các hoạt động thƣơng mại ở đây đƣợc xác định theo Luật Thƣơng mại 2005, cụ thể tại Điều 1 Luật Thƣơng mại 2005 bao gồm: hoạt động thƣơng mại thực hiện trên lãnh thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam; hoạt động thƣơng mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nƣớc ngoài, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thƣơng nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trƣờng hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này. 1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại. Hợp đồng thƣơng mại mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói chung, đồng thời mang những nét đặc trƣng nhất định, trong đó nổi bật là 2 yếu tố cơ bản : - Nội dung là các hoạt động thƣơng mại.
  • 10. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 10 - Đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân hoặc một bên là thƣơng nhân (đƣợc thể hiện ở yếu tố chủ thể ) -Về chủ thể của hợp đồng thương mại Hợp đồng thƣơng mại đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân, hoặc có một bên là thƣơng nhân. Đây là một điểm đặc trƣng của hợp đồng thƣơng mại so với các loại hợp đồng dân sự. Nhƣ vậy,chủ thể trong Hợpđồngthƣơngmại gồm thƣơng nhân (bao gồm tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thƣơng mại.[12;Điều 2] Nội dung của Hợp đồng thƣơng mại Nội dung của hợp đồng thƣơng mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thƣơng mại là nội dung của hợp đồng thƣơng mại bao gồm hoạt động thƣơng mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tƣợng và giá cả. Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, đƣợc quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Điều 402,Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây : 1. Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không đƣợc làm . 2. Số lƣợng, chất lƣợng 3. Giá, phƣơng thức thanh toán 4. Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng
  • 11. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 11 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 7. Phạt vi phạm hợp đồng 8. Các nội dung khác Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy định nhƣng các bên cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực nhƣ hợp đồng , nhƣng nội dung của phụ lục không đƣợc trái với hợp đồng. Trƣờng hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không cóhiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi nhƣ điều khoản đó trong hợp đồng đã đƣợc sửa đổi Nguồn của pháp luật hợp đồng Nguồn của pháp luật hợp đồng là các căn cứ đƣợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng nhƣ để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế, đơn giản hơn nguồn là nơi chứa những quy định về pháp luật hợp đồng. [13; tr 25] Ở Việt Nam, nguồn của pháp luật hợp đồng nói chung gồm các loại sau : - Các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng Hai văn bản pháp luật quan trọng nhất hiện nay là Bộ Luật Dân sự và Luật thƣơng mại, và là luật căn bản đối với kinh doanh. Đối với mỗi loại hợp đồng ở một lĩnh vực cụ thể lại có các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: các quy định về hợp đồng trong tổ chức kinh doanh có trong Luật Đầu tƣ 2005. - Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán là một nguồn của pháp luật Hợp đồng, tƣơng tự nhƣ án lệ. - Thói quen và tập quán thƣơng mại
  • 12. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 12 Việc áp dụng thói quen và tập quán thƣơng mại chỉ xảy ra khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Khi đó, các bên đƣợc coi là mặc nhiên áp dụng những thói quen trong hoạt động thƣơng mại đã đƣợc thiết lập giữa các bên đó mà họ đã biết hoặc buộc phải biết . Trƣờng hợp không có luật, tiền lệ, thói quen thì áp dụng tập quán thƣơng mại, tức là thói quen đƣợc thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thƣơng mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thƣơng mại, có nội dung rõ ràng đƣợc các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thƣơng mại. Kết cấu của hợp đồng thƣơng mại Trong khi đa số các Công ty của Việt Nam hiện nay chƣa quan tâm nhiều đến vấn đề này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thƣờng bị thua khi kiện tụng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân: văn hóa kinh doanh trọng tín hơn trọng lý, quy mô kinh doanh còn nhỏ, chƣa có bài học đau xót trong giao thƣơng quốc tế nên chƣa sợ…đặc biệt là còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo hợp đồng thƣơng mại. 1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại 1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: Soạn dự thảo hợp đồng (bƣớc 1), đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo (bƣớc 2), hoàn thiện – ký kết hợp đồng (bƣớc 3) là một quy trình cần thiết. Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trƣớc khi đàm phán. Nó giống nhƣ một bản kế hoạch cho việc đàm phán và khi có một dự thảo tốt coi nhƣ đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua bƣớc 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống nhƣ vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thƣờng dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thƣơng vụ lớn. Trên thị trƣờng hiện nay có rất nhiều sách viết về hợp đồng và thƣờng kèm theo nhiều mẫu hợp đồng các loại. Ví dụ nhƣ cuốn “Pháp luật về hợp đồng trong thƣơng
  • 13. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 13 mại và đầu tƣ”, do TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên. Doanh nghiệp nên dựa vào các mẫu hợp đồng đó để xem nhƣ là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng. Tuy nhiên hợp đồng đƣợc ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của mỗi hợp đồng cụ thể luôn có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đặc biệt phải xác định (dự liệu) những rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng; điều này các hợp đồng mẫu thƣờng ít khi đề cập. Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra: hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh chấp kiện tụng thì tiền phí luật sƣ bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm có phải chịu không…? Do vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó thƣờng thừa hoặc thiếu đối với một thƣơng vụ cụ thể. Doanh nghiệp phải phải sửa cho phù hợp theo ý muốn của hai bên, đừng lạm dụng mẫu – chỉ điền một vài thông số và hoàn tất bản dự thảo hợp đồng. 1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng thƣơng mại, nhƣng để xác định đƣợc quyền hợp pháp đó và tƣ cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau: - Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và ngƣời đại diện.Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trƣớc khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền. - Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thƣ và địa chỉ thƣờng trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thƣ nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trƣớc khi ký kết.
  • 14. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 14 1.3.3 Tên gọi của hợp đồng: Tên gọi của hợp đồng thƣờng đƣợc sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng tên gọi “hợp động kinh tế” theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) nhƣng nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực, nên việc đặt tên này không còn phù hợp. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dành riêng Chƣơng 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng. Luật thƣơng mại năm 2005 cũng quy định về một số loại hợp đồng, nên chúng ta cần kết hợp hai bộ luật này để đặt tên hợp đồng trong thƣơng mại cho phù hợp. 1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng: Phần này các bên thƣờng đƣa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thƣơng lƣợng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trƣờng hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì đƣợc xem nhƣ đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nƣớc ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lƣu ý khi đƣa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực. 1.3.5 Hiệu lực hợp đồng: Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác. Một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đƣợc công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nhƣ hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhƣợng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên phải hết sức lƣu ý điều này bởi vì
  • 15. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 15 hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thƣơng mại thì vấn đề ngƣời đại diện ký kết (ngƣời ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lƣu ý và ngƣời đó phải có thẩm quyền ký hoặc ngƣời đƣợc ngƣời có thẩm quyền ủy quyền. Thông thƣờng đối với doanh nghiệp thì ngƣời đại diện đƣợc xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ. Cùng với chữ ký của ngƣời đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó. 1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại Thông thƣờng để một văn bản hợp đồng đƣợc rõ ràng, dễ hiểu thì ngƣời ta chia các vấn đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Trong phần này, tác giả đƣa ra những lƣu ý, kỹ năng khi soạn thảo một số vấn đề (điều khoản) quan trọng thƣờng gặp trong hợp đồng thƣơng mại. 1.3.6.1 Điều khoản định nghĩa: Điều khoản định nghĩa đƣợc sử dụng với mục đích định nghĩa (giải thích) các từ, cụm từ đƣợc sử dụng nhiều lần hoặc cần có cách hiểu thống nhất giữa các bên hoặc các ký hiệu viết tắt. Điều này thƣờng không cần thiết với những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thƣờng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng nó rất quan trọng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng tƣ vấn giám sát xây dựng; bởi trong các hợp đồng này có nhiều từ, cụm từ có thể hiểu nhiều cách khác nhau hoặc từ, cụm từ chuyên môn chỉ những ngƣời có hiểu biết trong lĩnh vực đó mới hiểu nhƣ “pháp luật”, “hạng mục công trình”, “quy chuẩn xây dựng”. Do vậy để việc thực hiện hợp đồng đƣợc dễ dàng, hạn chế phát sinh tranh chấp, các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không phải đợi đến khi thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu. Mặt khác khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra thì điều khỏan này giúp cho những ngƣời xét xử hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và ra phán quyết chính xác.
  • 16. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 16 1.3.6.2Điều khoản công việc: Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ phải thực hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những cần xác định một cách rõ ràng mà còn phải xác định rõcách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của ngƣời trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ. Ví dụ nhƣ trong Hợp đồng tƣ vấn và quản lý dự án, không những cần xác định rõ công việc tƣ vấn, mà còn phải xác định rõ cách thức tƣ vấn bằng văn bản, tƣ vấn theo quy chuẩn xây dựng của Việt Nam; ngƣời trực tiếp tƣ vấn phải có chứng chỉ tƣ vấn thiết kế xây dựng, số năm kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm, đã từng tham gia tƣ vấn cho dự án có quy mô tƣơng ứng. Có nhƣ vậy thì chất lƣợng của dịch vụ, kết quả của việc thực hiện dịch vụ mới đáp ứng đƣợc mong muốn của bên thuê dịch vụ. Nếu không làm đƣợc điều này bên thuê dịch vụ thƣờng thua thiệt và tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng là khó tránh khỏi. 1.3.6.3 Điều khoản tên hàng: Tên hàng là nội dung không thể thiếu đƣợc trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần đƣợc xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá thƣờng có tên chung và tên riêng[29; tr43]. Ví dụ: đối với hàng hoá là “gạo” thì đây sẽ là tên chung còn “gạo tẻ, gạo nếp”là tên riêng. Do vậy, khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị. Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp: Tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thƣơng mại; tên khoa học; tên kèm theo công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói. Không phải tất cả các loại hàng hoá đều đƣợc phép mua bán trong thƣơng mại mà chỉ có những loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh mới đƣợc phép mua bán. Ngoài ra đối với những hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ đƣợc thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này hiện nay đƣợc quy định
  • 17. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 17 tại một số văn bản sau: Nghị định số: 59/NĐ-CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số:12/NĐ – CP ngày 23/01/2006 về mua bán, gia công, đại lý hàng hoá quốc tế và Thông tƣ số 04/TT-BTM ngày 06/04/2006[12; Điều 25, Điều 32] 1.3.6.4 Điều khoản chất lƣợng hàng hoá: Chất lƣợng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định đƣợc hàng hoá một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp. Dƣới góc độ pháp lý “chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá” là tổng thể những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trƣng của chúng, đƣợc xác định bằng các thông số có thể đo đƣợc, so sánh đƣợc phù hợp với các điều kiện hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hoá”[15; Điều 3] Nói chung chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trƣng của chúng. Muốn xác định đƣợc chất lƣợng hàng hoá thì tuỳ theo từng loại hàng hoá cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó. 1.3.6.5 Điều khoản số lƣợng (trọng lƣợng): Điều khoản này thể hiện mặt lƣợng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lƣợng hoặc phƣơng pháp xác định số lƣợng. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán đá xây dựng để xác định số lƣợng các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau: theo trọng lƣợng tịnh (kilôgam, tạ, tấn), theo mét khối, theo toa xe, toa tàu, hay theo khoang thuyền. Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lƣợng và đơn vị đo lƣờng bởi hệ thống đo lƣờng của các nƣớc có sự khác biệt. Đối với những hàng hoá có số lƣợng lớn hoặc do đặc trƣng của hàng hoá có thể tự thay đổi tăng, giảm số lƣợng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lƣợng cho phù hợp.
  • 18. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 18 1.3.6.6 Điều khoản giá cả: Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đƣa ra cách xác định giá (giá di động). Giá cố định thƣờng áp dụng với hợp đồng mua bán loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn. Giá di động thƣờng đƣợc áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến động) và đƣợc thực hiện trong thời gian dài. Trong trƣờng hợp này ngƣời ta thƣờng quy định giá sẽ đƣợc điều chỉnh theo giá thị trƣờng hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán sắt xây dựng (sắt cây phi 16), hai bên đã xác định giá là: 200.000 đồng/cây nhƣng loại sắt xây dựng này đƣợc sản xuất từ nguyên liệu thép nhập khẩu và giá thép nhập khẩu bên bán không làm chủ đƣợc nên đã bảo lƣu điều khoản này là: “Bên bán có quyền điều chỉnh giá tăng theo tỷ lệ % tăng tƣơng ứng của giá thép nguyên liệu nhập khẩu.” 1.3.6.7 Điều khoản thanh toán: Phƣơng thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền khi mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong ba phƣơng thức thanh toán sau đây cho phù hợp: Phƣơng thức thanh toán trực tiếp: Khi thực hiện phƣơng thức này các bên trực tiếp thanh toán với nhau, có thể dùng tiền mặt, séc hoặc hối phiếu. Các bên có thể trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch vụ chuyển tiền của bƣu điện hoặc ngân hàng. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng khi các bên đã có quan hệ buôn bán lâu dài và tin tƣởng lẫn nhau, với những hợp đồng có giá trị không lớn. Phƣơng thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C) Là hai phƣơng thức đƣợc áp dụng phổ biến đối với việc mua bán hàng hoá quốc tế, thực hiện phƣơng thức này rất thuận tiện cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh
  • 19. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 19 toán, đặc biệt là đảm bảo đƣợc cho bên mua lấy đƣợc tiền khi đã giao hàng. Về thủ tục cụ thể thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm giải thích và hƣớng dẫn các bên khi lựa chọn phƣơng thức thanh toán này. Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ đƣợc sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không đƣợc sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác, đồng tiền chung châu Âu (ngoại tệ), theo Điều 4, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005. 1.3.6.8 Điều khoản phạt vi phạm: Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa nhƣ một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên[32; tr53] Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tƣởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm. Thông thƣờng, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã đƣợc khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trƣờng hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt vi phạm. 1.3.6.9 Điều khoản bất khả kháng: Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên hay chính trị xã hội nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, chiến tranh, bạo động, đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trƣờng hợp thƣờng gặp làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, không phải bồi thƣờng thiệt hại). 1.3.6.10 Điều khoản giải quyết tranh chấp Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù
  • 20. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 20 hợp với quy định của pháp luật, cụ thể: Trƣờng hợp thứ nhất: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thƣơng nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo Điều 1, Điều 7, Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài ngày 25/02/2003 và Điều 2 Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 15/01/2004. Trƣờng hợp thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thƣơng nhân với thƣơng nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thƣơng nhân nƣớc ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nƣớc ngoài để giải quyết. 1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại Hợp đồng thƣơng mại đƣợc chia ra làm 2 loại chủ yếu: 1.4.1. Hợp đồng mua bán: Là một loại hợp đồng trong đó một bên đƣợc gọi là bên bán, chuyểnquyền sở hữu cho bên mua một loại hàng hoá hoặc dịch vụ và đƣợc nhận một số tiềntƣơng đƣơng với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ đó.[11; Điều 428] Đặc trƣng của hợp đồng mua bán Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thƣơng mại là một dạng của cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo Điều 428 – Bộ luật Dân sự “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bênmua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thƣơng nhân diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam và những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phƣơng thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập khẩu, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Những hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có một số quy địnhriêng trong
  • 21. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 21 Luật Thƣơng mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm 2 loại là Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nƣớc và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thƣơng) 1.4.2. Hợp đồng dịch vụ: Luật thƣơng mại quy định những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ và những nội dung cụ thể của các hợp đồng dịch vụ liên quan đến mua hàng hóa. Tiểu kết Hợp đồng thƣơng mại là một văn bản hành chính công vụ, với các loại hợp đồng với những tính chất khác nhau, do đó, khi soạn thảo một văn bản hợp đồng thƣơng mại, chúng ta cần tìm hiểu rõ tính chất của giao dịch, nắm rõ đƣợc những điều luật, điều khoản có lợi nhất cho công ty, doanh nghiệp, và không vi phạm pháp luật dẫn đến những thiệt hại không đáng có cho các bên tham gia.
  • 22. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 22 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG Trong những năm trở lại đây, giao dịch thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày một gia tăng. Hợp đồng thƣơng mại đóng vai trò là một văn bản giao dịch kinh tế cực kỳ quan trọng, yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại đòi hỏi những từ ngữ có tính chính xác, nghiêm túc, cùng với cách biểu đạt ngôn ngữ phải chuyên nghiệp, có tính quy phạm và tƣ duy tinh tế. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại có những đặc điểm nhƣ: dùng từ một cách chính xác, sử dụng những từ ngữ đơn giản nhƣng mang ý nghĩa rõ ràng và những từ ngữ đƣợc sử dụng có tính kịp thời và tính ứng dụng cao. 2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: Hợp đồng sau khi ký kết ngay lập tức bắt đầu có hiệu lực, vậy nên không thể tùy tiện chỉnh sửa hay thay đổi nội dung trong hợp đồng, đồng thời các bên liên quan phải chịu trách nhiệm pháp lý sau khi cùng nhau ký kết vào bản hợp đồng. Chính vì vậy, trong hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng, yêu cầu về ngôn ngữ khi soạn thảo hợp đồng rất cao, yêu cầu quan trọng nhất là ngôn ngữ phải đƣợc sử dụng một cách chính xác, không đƣợc phép mơ hồ, khó hiểu. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, mỗi từ của hợp đồng, thậm chí từng chữ, từng dấu câu đều đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng, nếu không chỉ cần có bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong hợp đồng đều có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan. Ngôn ngữ chính là linh hồn của hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thƣơng mại, nó đóng vai trò quan trọng nhất trong mỗi bản hợp đồng. Vậy nên, sử dụng ngôn ngữ không chính xác khi soạn thảo một bản hợp đồng là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp cũng nhƣ vi phạm các điều khoản của các bên. Đặc biệt, hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là văn bản giao dịch giữa một bên là các doanh nghiệp của Trung Quốc với một bên là các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Để hạn chế tối đa việc tranh chấp hay vi phạm của đôi bên
  • 23. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 23 thì việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác khi soạn thảo hợp đồng là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. 2.1.1 Dùng từ một cách chính xác “词是语言中能独立运用的最小的符号,用它可以对现实现象分类、定名,因 此,研究语言符号的意义一般都以词作为基本单位。” [37; tr 126] (Từ là ký hiệu ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng một cách độc lập, có thể sử dụng từ để phân loại hay đặt tên các hiện tượng thực tế. Vì vậy khi nghiên cứu về ký hiệu ngôn ngữ thì nghiên cứu về từ luôn luôn được ưu tiên hàng đầu và nó được xem như là một đơn vị cơ bản nhất. ) Do tính chất đặc biệt của ngôn ngữ hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, đôi khi chỉ vì một từ sử dụng sai mà nó sẽ gây cho các bên tham gia hợp đồng thiệt hại về kinh tế rất lớn. Sử dụng từ một cách chính xác trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung có nghĩa là trong quá trình soạn thảo hợp đồng, mỗi từ đƣợc dùng đều phải biểu đạt một cách rõ ràng, chính xác phạm vi cũng nhƣ mức độ dùng từ đều phải đƣợc cân nhắc một cách hết sức kỹ lƣỡng. Dùng từ chính xác là một trong những điều quan trọng để quyết định việc bản hợp đồng đó có đƣợc tiến hành một cách thuận lợi hay không. 例:在一份购买苹果的合同中,仅写明“红富士”苹果,而没有大小、成熟度、 疤痕等。到货拆箱一看,不仅小而且疤痕多,品质又不好。收货方欲诉无据,只 好哑巴吃黄莲,有苦说不出。[39,tr. 11](Một bản hợp đồng mua bán Táo chỉ viết là Táo “Phú Sĩ Đỏ” mà không có ghi kích thước to hay nhỏ, độ chín của táo hay có bị sứt sẹo gì không. Sau khi hàng đến, phía nhận hàng mở ra kiểm tra mới phát hiện ra loại táo mình nhập về không những bé mà còn bị sứt sẹo rất nhiều, chất lượng cũng rất kém, phía nhận hàng vì không có chững cứ gì để đối chiếu với bên bán nên chỉ còn cách chấp nhận sự sai sót này.) 2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm Các khái niệm trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cần phải đƣợc biểu đạt một
  • 24. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 24 cách chính xác. Trong các hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì thƣờng sử dụng đến rất nhiều các khái niệm, các khái niệm này không phải chỉ riêng ở một lĩnh vực cụ thể nào mà trong các trƣờng hợp khác nhau thì nó cũng đƣợc sử dụng một cách khác nhau. Trong cùng một lĩnh vực hoặc chuyên ngành thì một khái niệm nào đó cũng có thể sử dụng không đồng nhất, điều này có thể do thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi ngƣời hoặc mỗi vùng khác nhau nên nó có sự biến hóa. Trong quá trình giao dịch thƣơng mại thƣờng xuất hiện việc cùng một khái niệm nhƣng lại đƣợc hiểu theo nhiều ý khác nhau. Nếu các khái niệm không đƣợc sử dụng một cách chính xác thì việc tranh chấp giữa các bên sẽ rất dễ xảy ra. Dƣới đây là một số khái niệm quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: 名称: Tên gọi Các hợp đồng thƣơng mại không chỉ bằng tiếng Trung hay bất kỳ thứ tiếng nào khác đều yêu cầu bắt buộc phải có tên gọi của loại hợp đồng đó cũng nhƣ biểu thị rõ tính chất của hợp đồng đó. Ví dụ hợp đồng mua bán hay là hợp đồng bồi thƣờng, hợp đồng kinh doanh đa quốc gia… 包装: Đóng gói Đƣợc dùng đối với hợp đồng thƣơng mại mà đa phần là hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp. Các sản phẩm phải yêu cầu đƣợc đóng gói cẩn thận, ghi rõ chi tiết sản phẩm đƣợc mua bán, thành phần, khối lƣợng, kích thƣớc… 保险:Bảo hiểm Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, bảo hiểm là từ khóa luôn cần phải chú ý khi sử dụng. Nếu thiếu điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng, khi xảy ra tổn thất sẽ không thể đƣa ra các điều kiện bồi thƣờng, không biết bên nào sẽ là bên thanh toán bảo hiểm khi sản phẩm bị tổn hại… 违约: Vi phạm hợp đồng
  • 25. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 25 Đây là từ khóa cũng thƣờng đƣợc sử dụng khi soạn thảo một hợp đồng thƣơng mại. Đối với những ngƣời soạn thảo hợp đồng hay các doanh nghiệp nói chung, vi phạm hợp đồng là một điều rất nguy hiểm, do đó từ ngữ này rất hay xuất hiện khi làm hợp đồng. Bên mua hay bên bán khi vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thƣờng nhƣ thế nào? 保密:Bảo mật Là sự hạn chế khả năng lạm dụng tài nguyên và tài sản. Bảo mật trở nên đặc biệt phức tạp trong quản lý, vận hành những hệ thống thông tin có sử dụng các công cụ tin học, nơi có thể xảy ra và lan tràn nhanh chóng việc lạm dụng tài nguyên (các thông tin di chuyển vô hình trên mạng hoặc lƣu trữ hữu hình trong các vật liệu) và lạm dụng tài sản (các máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, các phần mềm của cơ quan hoặc ngƣời sở hữu hệ thống). 付款:Thanh toán Trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì khái niệm này đƣợc nhắc đến rất nhiều, nhƣng trong mỗi hoàn cảnh hay trƣờng hợp khác nhau thì nó lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vì nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là hành động thanh toán, hành động trả tiền mà trong mỗi trƣờng hợp cụ thể, nó lại mang một ý nghĩa nhất định. Ví dụ :付款的条件( điều kiện thanh toán )、付款的数量(số lƣợng thanh toán )、 付款的具体方式和日期( hình thức và thời gian thanh toán) v.v... Trong một bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, nếu nhƣ khái niệm “Thanh toán” này không đƣợc viết một cách chính xác thì bản hợp đồng đó rất khó có thể tiến hành một cách thuận lợi. 定金 - 订金:Đây là hai từ có ý nghĩa biểu đạt hoàn toàn khác nhau. Ở từ thứ nhất “定金” ( đặt cọc ), thì nó là một hình thức đảm bảo, là điều khoản mà trong quá trình đàm phán hợp đồng hai bên đã thống nhất trƣớc với nhau để đảm bảo cho hợp đồng đƣợc tiến hành một cách thuận lợi, có nghĩa là một bên đặt trƣớc cho đối phƣơng một số tiền nhất định hoặc một tài sản cố định nào đó chỉ để cho đối
  • 26. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 26 phƣơng an tâm rằng chắc chắn bản hợp đồng sẽ đƣợc tiến hành nhƣ những gì đã thỏa thuận. Sau khi thỏa thuận giữa hai bên đã tiến hành xong mà không bên nào vi phạm đến các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận thì số tiền đã đặt cọc hoặc tài sản đó sẽ đƣợc trả lại cho bên thế chấp. Theo luật pháp của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì: “ Trong trƣờng hợp bên đặt cọc tiền hàng hoặc tài sản đó không thực hiện đúng nhƣ bản hợp đồng thì không có quyền thu hồi lại số tiền hoặc số tài sản mà mình đã đặt cho đối phƣơng. Ngƣợc lại, bên nhận tiền đặt cọc nếu nhƣ không thực hiện đúng nhƣ bản hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên thì phải trả cho bên đặt cọc số tiền hoặc số tài sản có giá trị gấp đôi khi đƣợc nhận.” Ở từ thứ hai “订金”, dù cũng mang nghĩa là đặt cọc nhƣng có ý nghĩa là đặt trƣớc cho đối phƣơng một số tiền hàng nhất định, có thể là 20%, 30% hoặc 50%.. của tổng giá trị hợp đồng. Con số này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên khi tiến hành ký kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng đƣợc tiến hành thì bên đặt cọc chỉ cần chi trả cho đối phƣơng số tiền còn lại trên tổng giá trị của hợp đồng. Trong trƣờng hợp bản hợp đồng không đƣợc tiến hành thì bên nhận cọc sẽ trả lại số tiền đã đặt trƣớc cho bên đặt cọc. Trong trƣờng hợp bản hợp đồng đã ký kết và bắt đầu có hiệu lực mà một trong hai bên không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. 公证, 见证(dịch: Công chứng, Bằng chứng ) Là hai khái niệm mà các văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng sử dụng. Nó đều mang ý nghĩa là xác minh hoặc chứng minh nhƣng phụ thuộc vào các cơ quan đại diện và chúng không thể thay thế nhau khi sử dụng. Cụ thể: 公证- Công chứng: là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên trách của Nhà nƣớc hoặc các công ty công chứng đã đƣợc Nhà nƣớc cấp phép. Công việc của các cơ quan này là đọc hợp đồng, kiểm tra và xác nhận độ chính xác của bản hợp đồng gốc với các bản sao in. 见证 Bằng chứng: là những văn bản thuộc thẩm quyền xác minh, kiểm tra của các
  • 27. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 27 đơn vị chuyên ngành luật hoặc các công ty luật đã đƣợc Nhà nƣớc cấp phép. 2.1.3 Sử dụng các con số và đơn vị đo lường một cách chính xác Các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nhƣ số lƣợng, giá thành, đơn vị tính của sản phẩm, thời gian thực hiện hợp đồng là những khái niệm phải đƣợc sử dụng một cách chính xác. Khi soạn thảo hợp đồng thì phải đặc biệt lƣu ý đến những con số này và các con số này cần đƣợc sử dụng đúng theo quy định về tiêu chuẩn đo lƣờng cũng nhƣ tiêu chuẩn sử dụng con số của quốc tế. Bởi chỉ cần một sai sót dù rất nhỏ cũng sẽ gây ra tổn thất cho một trong hai bên cực kỳ to lớn. Những con số thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại nhƣ: Đơn vị tính độ dài: mét ( m ), centimet ( cm ), milimet ( mm )… Đơn vị tính trọng lƣợng: tấn, kilogam ( kg )… Đơn vị tính thể tích: m3 , cm3 ,… Ngoài những đơn vị đo lƣờng quốc tế trên thì trong tiếng Trung còn có một khái niệm tiêu chuẩn về số lƣợng nữa đó là lƣợng từ nhƣ cái, trang, túi, bao, xe, hộp, thùng,…Thông thƣờng ngƣời Trung Quốc đều có thói quen sử dụng những lƣợng từ này trong giao tiếp hàng ngày cũng nhƣ trong các giao dịch mua bán nội địa, nhƣng những lƣợng từ này có một điểm chung là trong khi sử dụng ngƣời dùng có thể dùng một cách tùy ý, lƣợng từ chuyên dùng cho cái này lại dùng để thay thế bằng một lƣợng từ khác có ý nghĩa tƣơng đồng và ngƣời nghe vẫn hiểu đƣợc ý nghĩa ngƣời kia muốn diễn đạt. Vậy nên, trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng rất hạn chế sử dụng lƣợng từ để tránh gây ra việc sử dụng một cách tùy tiện, không chính xác làm cho các bên liên quan hiểu nhầm. Sử dụng con số và các đơn vị đo lƣờng một các chính xác trong hợp đồng tiếng Trung có thể nâng cao đƣợc tính chuẩn xác cũng nhƣ độ tin cậy của bản hợp đồng. Sau khi đọc, tìm hiểu cũng nhƣ nghiên cứu về các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, ta có thể thấy đƣợc những đặc điểm của các con số và các đơn vị đo lƣờng đƣợc sử dụng trong hợp đồng đƣợc sử dụng nhƣ sau: 2.1.3.1 Sử dụng các điều khoản về số lƣợng
  • 28. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 28 Dùng nhiều các con số trong bảng số quốc tế kèm theo đơn vị tính, ví dụ nhƣ: 100m, 20kg, 6mm, … Và thƣờng trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung không sử dụng những từ mang ý nghĩa chung chung, mơ hồ nhƣ: rất nhiều, khoảng, trên dƣới, một hai cái, bảy tám cái,… và cũng không sử dụng những cụm từ mang ý nghĩa không cụ thể, rõ ràng nhƣ: “根据实际数量交货”, “根据市场供需收货” (Giao hàng dựa theo số lƣợng thực tế, nhận hàng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trƣờng) để tránh tình trạng gây hiểu nhầm hoặc tranh chấp giữa các bên liên quan. 2.1.3.2 Sử dụng các điều khoản về giá cả Thƣờng khi viết về giá cả, số tiền thì trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng kết hợp viết cả con số và số tiền bằng chữ. Những thứ liên quan đến giá tiền, số tiền thì đều cực kỳ nhạy cảm và cũng là một trong những yếu tố mà các bên liên quan quan tâm nhất trong một bản hợp đồng. Chính vì vậy khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì các thông tin về số tiền, giá thành sản phẩm đều phải chính xác tuyệt đối, không đƣợc để xảy ra sai sót gì dù là nhỏ nhất. Nếu nhƣ thông tin về giá tiền mà chỉ đƣợc thể hiện bằng con số thì rất dễ bị sửa, ví dụ nhƣ số 1 rất dễ sửa thành số 4 hay số 0 rất dễ để có thể sửa thành số 10…Vậy nên nếu nhƣ bên cạnh viết thêm số tiền đó bằng chữ thì sẽ rất khó bị tẩy xóa hay sửa chữ. Qua đó cho thấy việc sử dụng kết hợp viết số tiền bằng số và bằng chữ sẽ đảm bảo đƣợc độ chính xác của bản hợp đồng. Ví dụ: 设备采购合同 付款方式(第一部分) 预付款:为合同金额的 30%, 即 24 万元(人民币:贰拾肆万元整) 。 到货款:为合同金额的 30%,即 24 万元(人民币:贰拾肆万元整) 。在设备 全部到货后一个月内支付。 调试款:为合同金额的 40%,即 32 万元(人民币:叁拾贰万元整) 。在
  • 29. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 29 调试运行,并经验收合格后一个月内支付。[33, tr. 23] (Hợp đồng mua bán thiết bị ( Phần 1) Đặt cọc: 30% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là 240000RMB ( Hai mươi tư vạn nhân dân tệ chẵn) Sau khi nhận hàng: thanh toán 30% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là 240000RMB( Hai mươi tư vạn nhân dân tệ chẵn).Thanh toán trong vòng 1 tháng kể từ sau khi nhận được toàn bộ số hàng. Trong thời gian lắp đặt vận hành: thanh toán 40% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là 320000 RMB( Ba mươi hai vạn nhân dân tệ chẵn),sau khi lắp đặt và vận hành máy móc trong vòng 1 tháng phải thanh toán đầy đủ số tiền trên.) 2.1.3.3 Sử dụng các con số thể hiện thời gian Khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì các con số thể hiện thời gian đƣợc sử dụng một cách linh hoạt hơn và nó không đòi hỏi nghiêm ngặt nhƣ các con số thể hiện về giá cả. Ví dụ: “如交货日期可定为 2008 年 10 月 1 日或者二零零八年十月一日” ( thờigian giao hàng là ngày 1 tháng 10 năm 2008 hoặc là ngày mồng 1 tháng Mƣời năm hai ngàn không trăm lẻ tám ). Cả hai cách dùng trên đều đƣợc, chỉ cần ngày tháng năm đó là chính xác theo đúng nhƣ thỏa thuận của đôi bên. Tuy nhiên những cụm từ mang ý nghĩa không cụ thể, chung chung về thời gian nhƣ: “争取第三季度交 货” ( sẽ cố gắng giao hàng trong quý 3 ) hay là “盈利后还款” ( khi có lợi nhuận sẽ thanh toán ) không bao giờ đƣợc xuất hiện trong bản hợp đồng tiếng Trung vì nó rất dễ gây ra tranh chấp giữa các bên. 2.1.4 Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng thương mại tiếng Trung Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ
  • 30. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 30 nhất định, mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm, và ngƣợc lại, mỗi khái niệm chỉ đƣợc biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm[4; tr 57]. Nhắc đến từ chuyên ngành chủ yếu là để chỉ về những từ ngữ chuyên đƣợc sử dụng trong một lĩnh vực hoặc chuyên ngành nào đó, và mỗi từ chuyên ngành đều mang một hàm ý nhất định, đồng thời trong lĩnh vực hoặc chuyên ngành đó và đƣợc sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Hợp đồng thƣơng mại là văn bản giao dịch giữa các doanh nghiệp của nƣớc ngoài với nhau, nên những lĩnh vực mà các bên giao dịch thƣờng không bó buộc trong phạm vi bất kỳ một chuyên ngành hay lĩnh vực nào mà nó đƣợc mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: kinh tế, kỹ thuật, pháp luật,… và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cũng không nằm ngoài số đó. Các thuật ngữ chuyên ngành là những từ ngữ đƣợc dùng trong từng ngành cụ thể, có tính chất và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau tùy vào chuyên ngành của hợp đồng thƣơng mại. Vậy nên trong quá trình soạn thảo văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, tùy vào những lĩnh vực hay chuyên ngành mà các thuật ngữ cũng đƣợc sử dụng một cách hợp lý và đúng tính chất. Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách phổ biến nhƣ vậy nhằm làm tăng tính chi tiết rõ ràng cho các điều khoản trong hợp đồng, nêu đủ tính chất của từng vấn đề đƣợc nêu ra trong hợp đồng tránh nhầm lẫn và đảm bảo đƣợc quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của các bên liên quan. Đặc điểm của những thuật ngữ chuyên ngành là có ý nghĩa rành mạch, không mang màu sắc cá nhân. Chính vì vậy trong hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng, có thể thấy thuật ngữ chuyên ngành đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. 2.1.4.1 Thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại: Hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là loại văn bản sử dụng tiếng Trung làm ngôn ngữ để soạn thảo, trong khi dùng từ để tạo câu có nghĩa thì những thuật ngữ chuyên ngành thƣơng mại thƣờng xuyên đƣợc sử dụng. Ví dụ: 1、在 A 方已经完成培训、安装情况下,但是 B 方未按照合同要求付款,A 方
  • 31. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 31 有权利单方面终止合同并收回机器,产生的物流费用,B 方负责,B 方另外付总 额 8% 2、A 方不能按照日期交货,或交货数量不够,B 方有权利终止合同,并 处罚金设备总额 8% 并还回定金 A 方或 B 方违约受到对方影响。违约一方需要赔偿银行汇率、利润 1. Trường hợp sau khi Bên A đã hoàn tất việc vận hành, bàn giao máy nhưng Bên B chưa thanh toán cho Bên A số tiền còn lại của Hợp đồng theo đúng thời hạn thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, thu hồi máy. Khi đó mọi chi phí phát sinh, phí vận chuyển đi và về kho của Bên A sẽ do Bên B chịu trách nhiệm và bên B chịu mức phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm. 2. Trong trường hợp Bên A không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ, giao hàng không đúng thời gian theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho Bên B bằng văn bản, thì Bên B có quyền huỷ Hợp đồng. Khi đó bên A có trách nhiệm hoàn trả số tiền bên B đã thanh toán và chịu mức phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm. 3. Trong trường hợp một trong Hai Bên vi phạm Hợp đồng và gây thiệt hại cho Bên kia sẽ phải bồi thường thiệt hại bao gồm lãi suất ngân hàng trong thời gian chậm trả và khoản lợi trực tiếp mà Bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm, đồng thời bên vi phạm phải chịu mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm. Các thuật ngữ chuyên ngành này được hình thành qua việc giao dịch thương mại trong một quá trình lâu dài và nó được sử dụng một cách rộng rãi trong giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp của Trung Quốc với quốc tế. Ưu điểm khi sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành như thế này là vừa không cần giải nghĩa một cách dài
  • 32. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 32 dòng, đơn giản hóa vấn đề giao dịch thương mại, vừa có thể nâng cao được hiệu quả công việc, có thể miêu tả một cách chính xác nhất những hoạt động cũng như những nội dung liên quan trong quá trình giao dịch thương mại. 2.1.4.2 Thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật Trong các hoạt động giao dịch thƣơng mại thì hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất cũng nhƣ đây là một trong những hoạt động thƣờng xuyên xuất hiện nhất. Hiện nay, việc mua bán những sản phẩm hàng hóa có liên quan đến kỹ thuật máy móc giữa Trung Quốc và các nƣớc khác ngày một gia tăng, do đó trong hợp đồng thƣơng mại nếu sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật thì có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng của hàng hóa theo đúng hợp đồng. Ngoài ra quá trình bảo hành hoặc chuyển giao kỹ thuật cũng có thể giúp đối tác hiểu một cách tỷ mỷ, rõ ràng nhất về mặt hàng của nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch. Chính vì vậy những thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật ngày càng đƣợc sử dụng một cách rộng rãi trong các văn bản hợp đồng thƣơng mại nói chung cũng nhƣ hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng. 2.1.4.3 Thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến pháp luật: Theo luật pháp quy định thì một bản hợp đồng sau khi có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan thì bản hợp đồng đó ngay lập tức có hiệu lực, đồng thời ràng buộc các bên. Chính vì vậy trong các bản hợp đồng thƣờng xuyên xuất hiện những thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến pháp luật nhằm thể hiện rõ về quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm của các bên. Ví dụ: 1、A 方不能按照日期交货,或交货数量不够,B 方有权利终止合同,并处 罚金设备总额 8%并还回定金 Nếu bên A không giao hàng đúng thời gian quy định,hoặc giao hàng bị thiếu số lƣợng thì bên B có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng,đồng thời phạt bên A số tiền là 8% tổng giá trị hợp đồng.
  • 33. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 33 2 、A 方或 B 方违约受到对方影响。违约一方需要赔偿银行汇率、利润 Nếu một trong hai bên bị bên còn lại gây ảnh hƣởng thì bên vi phạm hợp đồng phải bồi thƣờng cho bên còn lại số tiền tính theo lợi nhuận và tỷ giá của ngân hàng. 3、如双方产生冲突双方先协商解决,如解决未果,应通过法律途径解决 Nếu giữa hai bên xảy ra tranh chấp thì đầu tiên sẽ giải quyết bằng cách đôi bên tự thỏa thuận,trong trƣờng hợp thỏa thuận không có kết quả thì sẽ nhờ pháp luật can thiệp 4 、如因故需解除或变更合同,需经双方协商一致。任何一方违反合同条 款,均按《中华人民共和国经济合同法》有关规定承担一切责任。 Nếu một trong hai bên muốn hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng thì cần có sự đồng ý của bên còn lại.Bất kỳ bên nào vi phạm vào các điều khoản trong hợp đồng đều sẽ phải chịu hoàn toàn trƣớc pháp luật theo quy định trong “ Luật hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc”. 2.2 Tính giản tiện và rõ ràng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: Cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thì nhịp độ cuộc sống của con ngƣời cũng ngày một tăng cao, yêu cầu đối với công việc cũng đƣợc con ngƣời ngày một chú trọng hơn về hiệu quả, năng suất, và trong công việc thì những gì càng giản tiện, càng rõ ràng mạch lạc thì càng mang lại hiệu quả cao. Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cũng vậy, yêu cầu khi soạn thảo hợp đồng là ngôn ngữ trong hợp đồng phải rõ ràng, giản tiện, mạch lạc. Có nhƣ vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho việc hợp tác giữa các bên, bởi một bản hợp đồng đƣợc trình bày bằng một ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc thì hai bên chỉ cần nhìn vào là có thể hiểu ngay đƣợc nội dung và những vấn đề trong hợp đồng, và nó giúp cho việc thực hiện bản hợp đồng cũng sẽ đƣợc diễn ra một cách thuận lợi. 2.2.1 Sử dụng những từ viết tắt trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
  • 34. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 34 Trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, nếu nhƣ ta biết cách sử dụng từ viết tắt một cách hợp lý thì không chỉ làm cho nội dung của bản hợp đồng trở nên ngắn gọn, súc tích, đơn giản, dễ hiểu mà còn có thể tiết kiệm thời gian, nâng cao đƣợc hiệu quả công việc. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, yêu cầu đối với việc sử dụng các từ viết tắt là rất nghiêm ngặt, không đƣợc phép sử dụng các từ viết tắt một các tùy tiện. Thông thƣờng thì trong các bản hợp đồng, đầu tiên các thông tin cần đƣợc thể hiện với nội dung đầy đủ, sau đó mới dùng đến các từ viết tắt. Ví dụ: 如需方:XX大学(以下简称甲方) ,供方: XX电脑公司(以下简称乙方) ; Bên mua: Trƣờng đại học XX ( viết tắt là bên A ) Bên cung cấp: Công ty máy tính XX ( viết tắt là bên B ) Hoặc là trong hợp đồng xuất hiện một số nội dung liên quan đến các quy định hay luật của nhà nƣớc nhƣ: 根据《中华人民共和国合同法》 (以下简称《合同法》 )的 规定,经双方协商一致,签订本合同,等等. Theo quy định về luật hợp đồng của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( viết tắt là luật hợp đồng ), và thông qua sự nhất trí của hai bên, quyết định ký kết bản hợp đồng này… Ngoài ra, vì hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là giao dịch giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với các doanh nghiệp của nƣớc ngoài cho nên trong hợp đồng còn sử dụng đến một số thuật ngữ viết tắt bằng tiếng Anh. Những thuật ngữ này đều rất thông dụng trong các bản hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Ví dụ: EXW (EX works ): Giao hàng tại công xƣởng CIF ( Cost, Insurance and Freight ): Giá thành sản phẩm, tiền bảo hiểm cộng với chi phí vận chuyển DAF ( Delivered at Frontier ) Giao hàng tại biên giới
  • 35. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 35 DES ( Delivered EX Ship ) : Khi hàng về đến cảng thì giao hàng ngay trên thuyền DEQ ( Delivered EX Quay ) : Khi hàng về đến cảng thì giao hàng ở đầu cảng Tóm lại, việc sử dụng những từ viết tắt trong khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung một cách hợp lý và chính xác là cực kỳ cần thiết để bản hợp đồng có thể đƣợc tiến hành một cách thuận lợi. 2.2.2 Việc sử dụng bảng biểu trong hợp đồng thương mại tiếng Trung Bảng biểu là một loại ngôn ngữ tƣợng hình nhân tạo trực quan, đơn giản, rõ ràng. Theo thống kê thì trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng rất hay sử dụng đến các loại bảng biểu bởi nó có rất nhiều ƣu điểm nhƣ: thể hiện những thông tin nhƣ về giá thàng, mẫu mã, số lƣợng sản phẩm…một cách rõ ràng. Khi nhìn vào bảng biểu đó ta sẽ hiểu ngay đƣợc bản hợp đồng đang giao dịch về mặt hàng gì, giá thành ra sao, số lƣợng sản phẩm là bao nhiêu, màu sắc, kích cỡ nhƣ thế nào và tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu tiền. Việc sử dụng các loại bảng biểu càng làm tăng thêm tính đơn giản, dễ hiểu và mạch lạc trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung. Ví dụ: 1: Hợp đồng mua bán mỡ bôi trơn vòng bi nhƣng thông tin thể hiện trong bảng là thông tin về sản phẩm, mã hàng, mô tả về sản phẩm, độ nhỏ giọt, độ cứng, quy cách đóng gói, đơn vị tính, số lƣợng, tổng số lƣợng, đơn giá và tổng đơn giá.
  • 36. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 36 2: Hợp đồng mua bán máy biến áp: 3: Hợp đồng mua camera: 序 号 名称 参数 数量 单价 金额 图片 1 红外半球 1/3 CMOS 800TVL 30 ¥65.00 ¥1,950.00 1/3 CMOS 1000TVL 50 ¥125.00 ¥6,250.00 1/3 CMOS CVI 10 ¥115.00 ¥1,150.00 调焦枪机 1/3 CMOS 800TVL 20 ¥160.00 ¥3,200.00 1/3 CMOS 1000TVL 30 ¥220.00 ¥6,600.00 1/3 CMOS CVI 10 ¥210.00 ¥2,100.00 点阵枪机 1/3 CMOS 800TVL 30 ¥100.00 ¥3,000.00 1/3 CMOS 1000TVL 50 ¥160.00 ¥8,000.00 1/3 CMOS CVI 10 ¥150.00 ¥1,500.00 混合型 4 路 1 ¥290.00 ¥290.00 HDCVR 4 路 1 ¥340.00 ¥340.00 合计: ¥34,380.00 Nhƣ vậy, nhìn vào 3 bảng trên ta có thể thấy những thông tin cần thiết nhƣ tên sản phẩm, số lƣợng,giá cả….đều đƣợc thể hiện một cách rất rõ ràng,dễ hiểu,và có thể
  • 37. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 37 khẳng định một lần nữa tầm quan trọng cũng nhƣ ƣu điểm và sự cần thiết khi sử dụng bảng biểu trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung. 2.3 Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung Các bản hợp đồng nói chung và hợp đồng thƣơng mại nói riêng là những văn bản có hiệu lực về mặt pháp lý trong một khoảng thời gian nhất định. Các điều khoản trong hợp đồng thƣờng sẽ thể hiện rất rõ về ngày tháng bản hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, và nó có hiệu lực đến thời điểm nào. Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng đƣợc thể hiện ở hai phƣơng diện dƣới đây. 2.3.1 Sử dụng những từ ngữ về thời gian trong hợp đồng thương mại tiếng Trung Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, khi bản hợp đồng đã đến thời gian hết hiệu lực hoặc khi bản hợp đồng đã đạt đến mục đích cuối cùng (đó là khi quyền lợi và nghĩa vụ trong bản hợp đồng đã đƣợc thực hiện) thì hiệu lực của ngôn ngữ trong bản hợp đồng đó cùng tùy vào việc chấm dứt hoặc thanh lý hợp đồng mà kết thúc. Ví dụ nhƣ trong một bản hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi bên bán đã giao đủ số hàng cho bên mua theo đúng nhƣ thời gian trong hợp đồng thì bên mua hàng cũng phải tuân thủ việc thanh toán tiền hàng theo đúng nhƣ thời gian cam kết trong hợp đồng, không đƣợc phép chần chừ hoặc kéo dài thời hạn thanh toán mà không có sự đồng ý của bên bán hàng. Chính vì vậy khi soạn thảo hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cần lƣu ý quy định rõ về thời gian, cần viết rõ là bắt đầu từ ngày tháng năm nào và đến ngày tháng năm nào thì kết thúc. Nếu vƣợt quá thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng mà một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, hoặc phải ghi rõ đến ngày tháng năm này, sau khi hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong bản hợp đồng, hoặc bản hợp đồng đã đƣợc tiến hành một cách thuận lợi thì bản hợp đồng đƣợc thanh lý. Cụ thể thì tùy vào việc các bên liên quan thỏa thuận rồi đi đến quyết định. Ví dụ : Hợp đồng mua bán máy đục gỗ CNC
  • 38. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 38 根据越南社会主义共和国的法律规定 14/06/2005,有效时间从 01/01/2006 Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006; 根据越南社会主义共和国的商贸法律规定 27/06/2005,有效时间从 01/01/2006 Căn cứ vào Luật thƣơng mại nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành; 根据《中华人民共和国合同法》 Hai bên căn cứ vào Bộ Luật của nƣớc CHND Trung Hoa. 根据双方的需要与商量 - Căn cứ vào nhu cầu và thoả thuận của hai bên. 今天,2015 年 5 月 3 日,我们有: Hôm nay, ngày 3 tháng 5 năm 20 15, chúng tôi gồm có: 卖方: (A 方)青岛速霸数控设备有限公司 BÊN BÁN: ( BÊN A ): QING DAO SUBA NUMERICAL CONTROL EQUIPMENT CO;LTD 买方:越南林-农业投资发展有限公司 BÊN MUA: (BÊN B)CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN LÂM - NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. 总金额:28.181.930.000 越盾( VND),购买设备附带采购明细表,采购表以盖 章为准 Tổng giá trị hợp đồng :28.181.930.000đồng. (Bằng chữ: Hai tám tỷ, một trăm tám mốt triệu, chín trăm ba mƣơi ngàn đồng chẵn) Chi tiết về số lƣợng và đơn giá máy móc thiết bị có danh sách kèm theo, danh sách đơn đặt hàng có đóng dấu đỏ mới có hiệu lực.
  • 39. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 39 本合同一式肆份,甲,乙双方各持两份,经双方签字盖章之日起生效 Bản hợp đồng này đƣợc lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Bản hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. 2.3.2 Việc xuất hiện của những từ mới và sự biến mất của những từ cũ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung 语言是不断发展的,在语言发展的过程中,词汇是一个非常活跃的部分。 斯大林曾经指出:“语言的词汇对于变化是最敏感的,它处于几乎不断变化的 状态中”[31; tr 18] Ngôn ngữ không ngừng phát triển và trong quá trình phát triển của ngôn ngữ thì từ vựng là một bộ phận phát triển gần nhƣ tích cực nhất. Tƣ Đại Lâm từng chỉ ra rằng: “ Đối với việc thay đổi thì từ vựng của ngôn ngữ là thành phần mẫn cảm nhất, nó gần nhƣ ở trong trạng thái liên tục thay đổi.” “工业和农业的不断发展, 商业和运输业的不断发展, 技术和科学的不断发展, 要求语言用这些工作所必需的新词、新语来充实它的词汇。语言就直接反映这种 需要,用新的词充实自己的词汇,并改进自己的语法构造。”[31,tr 7-8 ] “ Công nghiệp và nông nghiệp không ngừng phát triển, ngành thƣơng mại và ngành vận chuyển không ngừng phát triển, kỹ thuật và khoa học cũng không ngừng phát triển. Vì vậy ngôn ngữ cũng phải tự bổ sung vào từ vựng của mình những từ ngữ mới để đáp ứng đƣợc với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực này. Ngôn ngữ phản ánh nhu cầu này một cách trực tiếp, nó dùng những từ ngữ mới để bổ sung vào vốn từ của mình, đồng thời cải tiến kết cấu về mặt ngữ pháp.” Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng giữa ngôn ngữ, từ vựng và sự phát triển của xã hội có một mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Trung Quốc từ sau thời kỳ cách mạng văn hóa, cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn
  • 40. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 40 hóa, tƣ tƣởng và đời sống… thì từ vựng tiếng Hán cũng xuất hiện rất nhiều sự thay đổi và phản ánh những sự vật mới, những quan niệm tƣ tƣởng mới, phản ánh đƣợc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính vì thế ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung ngoài sự xuất hiện của những từ mới thì có một số tữ ngữ cũ hiện nay không còn đƣợc sử dụng nữa. Những từ mới xuất hiện trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung có ba loại chính nhƣ sau: Thứ nhất: Vì có sự xuất hiện của những sự vật mới nên những từ mới cũng vì thế mà xuất hiện theo. Ví dụ: 计算机( máy tính )、电冰箱( tủ lạnh )、助听器( máy trợ thính )、吸尘器 ( máy hút bụi )、空调( điều hòa )… Thứ hai: Vì những sự việc, khái niệm cũ đƣợc đổi tên nên xuất hiện thêm những từ mới. Ví dụ nhƣ trƣớc đây trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, hợp đồng mua bán đƣợc gọi là 购销合同 thì bây giời đƣợc gọi là 买卖合同. Thứ ba: Do ảnh hƣởng của những loại ngôn ngữ khác nên phát sinh thêm những từ mới, những từ này đƣợc gọi là từ ngoại lai. Ví dụ nhƣ: 沙发、电话、连衣裙等 ( sô pha, điện thoại, váy liền thân,…) 2.4 Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là một trong những đặc điểm quan trọng nhất và khác với những loại văn bản khác. Ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại đƣợc sử dụng là những từ ngữ đƣợc dùng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại. Nó phục vụ cho kinh doanh thƣơng mại đồng thời nó có một mối liên hệ mật thiết, liên quan một cách trực tiếp và chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế. 2.4.1 Vận dụng những từ ngữ chính thống sử dụng trong văn viết Hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là một văn bản quy định một cách rõ ràng và
  • 41. Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung (Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt) 41 trực tiếp về quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm giữa một bên là các doanh nghiệp của Trung Quốc với một bên là các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong quá trình các bên giao dịch thƣơng mại với nhau. Vì vầy từ ngữ sử dụng trong văn bản phải nghiêm túc, chuẩn xác, trang trọng và chính thống, không đƣợc mang màu sắc cá nhân. Chính vì vậy những từ ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thƣờng là những từ ngữ chính thống đƣợc sử dụng trong văn viết đồng thời mang tính chuẩn xác, tinh tế và khách quan để biểu đạt một cách chính xác nhất ý đồ của các bên liên quan. 2.4.2 Hợp đồng thương mại tiếng Trung là công cụ để thực hiện một lợi ích kinh tế nhất định Thƣờng thì mục đích cuối cùng của việc ký kết một bản hợp đồng nào đó đều là vì để hiện thực hóa một lợi ích kinh tế nhất định nên hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cũng không nằm ngoài số đó. Vậy nên trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, ngôn ngữ đƣợc sử dụng thƣờng xoay quanh các vấn đề liên quan đến giá cả, tiền bạc, Ví dụ: 设备采购合同 第一条: A 方卖给 B 方 100%为新设备 全部为中国进口设备 买卖细节和细节金额按照清单规定执行 总金额:28.181.930.000 越盾(VND),购买设备附带采购明细表,采购表以盖 章为准。 汇款以美金当天汇率为准 以上价格含税 第二条:汇款