SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Lĩnh vực: Công chứng các văn bản liên quan đến hôn nhân và gia đình,
công chứng văn bản liên quan đến thừa kế
Họ và tên: Vũ Đức Vượng
Sinh ngày: 04/04/1984
Số báo danh: 56
Lớp: Đào tạo nghề công chứng 24.2A tại TP Hà
Nội (buổi tối)
Hà Nội, ngày 06 .tháng 12.năm 2021
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐỀ THI: Có ý kiến cho rằng khi phân chia di sản, trong trường hợp có
người thừa kế mất tích, để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế còn lại,
nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng
chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015.
Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG .........................................................................................1
1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế...................................................1
1.1. Người để lại di sản..........................................................................................2
1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế .............................4
1.3. Thừa kế thế vị .................................................................................................5
2. Giải quyết tình huống......................................................................................8
3. Thực trạng những quy định của pháp luật .................................................11
3.1. Những mặt đạt được .....................................................................................11
3.2. Những tồn tại, hạn chế và một số ví dụ cụ thể .............................................11
4. Kiến nghị hoàn thiện......................................................................................14
PHẦN III: KẾT LUẬN .....................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Thừa kế là một chế định vô cùng phức tạp trong pháp luật dân sự nhưng các
văn bản liên quan đến lĩnh vực thừa kế lại chiếm một vị trí rất lớn trong việc làm của
công chứng viên. Hơn nữa vai trò của công chứng viên đối với chế định thừa kế đã,
đang hoàn thiện và ngày càng khẳng định hơn. Nói một cách cụ thể hơn, trong khi
hoạt động ở lĩnh vực xã hội đang còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của hoạt
động công chứng nói chung hay công chứng viên nói riêng thì trong chế định thừa kế,
vị trí của công chứng viên đã được khẳng định một cách chắc chắn.
Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản riêng, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung của người khác. Mọi cá nhân đều bình đẳng
trước pháp luật về quyền được hưởng di sản thừa kế. Theo giáo trình luật công chứng,
một người chết đi con cháu sẽ phải lo việc ma chay theo phong tục, tập quán truyền
thống. Nhằm bảo quản, quản lý khai thác tài sản, phải có người quản lý di sản của
người chết để lại xuất phát từ nhu cầu thực tế. Đây là loại việc mà pháp luật quy định
không bắt buộc phải công chứng mà theo yêu cầu của những người thừa kế trong giai
đoạn chưa nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa 1
kế.
Thực hiện chương trình đào tạo nghề công chứng đã được Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành và hiện đang áp dụng cho lớp đào tạo nghề công chứng khóa 24.2 (A).
Học viên xin trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến đề thi: “Có ý kiến cho
rằng khi phân chia di sản, trong trường hợp có người thừa kế mất tích, để đảm bảo
quyền lợi cho những người thừa kế còn lại, nên áp dụng tương tự đối với trường hợp
người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660
Bộ luật dân sự năm 2015. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?”
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm
1998 thì “thừa kế” là động từ dùng để chỉ “được hưởng tài sản, của cải do người chết
để lại cho”. Đứng trên phương diện pháp lý, theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản
Từ điển Bách khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006 thì “thừa kế là “sự
chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu.
Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan
hệ sở hữu, Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế, Thừa kế theo di chúc và thừa kế
theo pháp luật. Một khái niệm tương tự như trên cũng đã từng được ghi nhận tại Sổ
tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1996, theo
1
Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb.
Tư pháp, tr.494.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
đó “thừa kế” là việc chuyển di sản của người đã chết cho những người còn sống, Thừa
kế là một loại quan hệ xã hội gắn với quan hệ sở hữu. Nếu như sở hữu là yếu tố đầu
tiên để từ đó xuất hiện quan hệ thừa kế thì thừa kế lại là phương tiện để duy trì và
củng cố chế độ sở hữu.
Ví dụ: ông A và bà B kết hôn với nhau sinh được một người con. Trong một tai
nạn giao thông cả hai ông bà cùng chết. Toàn bộ khối tài sản của ông bà để lại lúc này
trở thành di sản thừa kế mà người được hưởng quyền thừa kế đó là con chung của ông
A và bà B.
Pháp luật quy định hai loại thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật”.
Như vậy, từ những khái niệm sơ lược nhất như đã nêu ở trên chúng ta thấy thừa kế có
những đặc điểm cơ bản như sau: “Luôn luôn có sự chuyển dịch quyền sở hữu và/hoặc
sử dụng tài sản và nghĩa vụ tài sản; Tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết ngay
lập tức sẽ được chuyển dịch cho những người được hưởng thừa kế tại thời điểm mở
thừa kế; Việc chuyển dịch có thể được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật2
”
Liên quan đến vấn đề “thừa kế”, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định gồm 54 điều
luật từ điều 609 đến điều 662 về “thừa kế”. Để tìm hiểu những nội dung của thừa kế
chúng ta cần làm rõ các khái niệm sau:
1.1. Người để lại di sản
Khi đề cập đến quyền thừa kế của cá nhân điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015
nêu rõ: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản
cho người thừa kế hưởng theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật” là nội dung của quyền bình đẳng thừa kế cá nhân được quy định như sau: “Mọi
cá nhân có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác hoặc
quyền để lại di chúc theo pháp luật”. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng:
- Người để lại di sản là cá nhân.
- Quyền thừa kế cá nhân được cấu thành bởi ba yếu tố bao gồm: quyền để lại
tài sản của mình cho người khác theo di chúc; quyền để lại tài sản của mình cho người
khác theo quy định của pháp luật và quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Đứng trên phương diện khoa học pháp lý “người để lại di sản” được hiểu là
“người để lại tài sản và quyền tài sản thuộc sỡ hữu hợp pháp của mình sau khi chết
cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”.
2
Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb.
Tư pháp, tr.478.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Căn cứ nội dung điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó “thừa kế theo
pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của
pháp luật”.
Có thể nói di chúc là một loại hình văn bản tương đối đặc biệt trong các loại
hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí chủ quan của một cá nhân
nào đó. Trên phương diện pháp lý điều 642 Bộ luật Dân Sự năm 2015 xác định: “Di
chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết”. Như vậy, điểm khác biệt nhất của thừa kế theo pháp luật và hình thức
thừa kế theo di chúc nằm ở khả năng thể hiện ý chí chủ quan của người để lại di sản
với người thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của họ sau khi cá nhân đó chết. Từ khái niệm
nêu trên về di chúc, chúng ta tạm rút ra một số nhận xét ban đầu về người lập di chúc:
- Trong số các chủ thể được xác định tại Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ duy nhất
các nhân mới có thể lập di chúc.
- Di chúc là một hình thức định đoạt tài sản của người để lại di chúc. Điều này
có nghĩa trong di chúc phải có nội dung để lại tài sản cho người lập di chúc.
- Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, di chúc có hiệu lực từ sau khi
người lập di chúc chết.
Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Người thành niên có đủ điều
kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng
ý về việc lập di chúc”.
Điểm a khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Di chúc hợp
pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt
trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không
trái quy định của luật”.
Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng
di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành
một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người
thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.
Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hạn chế “năng lực hành vi dân
sự” như sau: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo
pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên
quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự”.
1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế
“Người thừa kế” cũng là một trong những quy định mang tính đặc thù trong
chế định thừa kế. Trước khi đi sâu tìm hiểu vào một số quy định của pháp luật xoay
quanh “người thừa kế”. Diện thừa kế và hàng thừa kế có vai trò vô cùng quan trọng
trong pháp luật, đều được xác định ba mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Hàng thừa kế là một bộ phận cấu thành của
“diện thừa kế3
”. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Những người thừa
kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản”.
3
Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb.
Tư pháp, tr.494.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Về mặt nguyên tắc, những người được thừa kế được xếp thành ba hàng; các
hàng thừa kế đều được xác nhận trên mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng; cá nhân mới được thừa kế theo pháp luật và xếp hàng thừa kế.
Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản
thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế,
hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế.
Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản
thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế,
hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế.
Di sản thừa kế là tài sản của người để lại thừa kế, di sản thừa kế có thể là tài
sản riêng của người để lại thừa kế hoặc cũng có thể là tài sản chung, tài sản chung hợp
nhất, tài sản chung theo phần và theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự thì Tài sản
là: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động
sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai”.
Người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chốn nhận di sản thừa kế theo
đó: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn
tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Theo quy định của
pháp luật thì một số người sẽ không được nhận di sản thừa kế đó là: Người bị kết án
về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm
trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của
người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản… và
một số trường hợp khác.
Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quy định về
thời hiệu thừa kế theo đó:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm
đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu
để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế
của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế.
1.3. Thừa kế thế vị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
Thừa kế thế vị, theo nghĩa Hán – Việt thì “thế – nghĩa là thay thế”, “vị – nghĩ là
ngôi vị, vị trí4
”. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng
phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng. Đặt trong mối quan hệ pháp luật
về thừa kế, thừa kế thế vị chỉ có thể là một dạng của thừa kế theo pháp luật hoặc thừa
kế theo di chúc. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy rằng, thừa kế thế vị tuy không dịch
chuyển theo hàng thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế
vị thoả mãn một số điều kiện cụ thể. Thừa kế thế vị là một trường hợp đặc thù theo
quy định của pháp luật. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống5
”.
Như vậy thừa kế thế vị được hiểu là “việc các con (cháu, chắt) được thay thế
vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những
người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ
được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác6
”.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Thừa kế thế vị là thừa kế bằng
việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế7
”. Mặt khác, theo tinh thần của điều luật trên,
thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người được thế vị (con hoặc cháu) chết trước hoặc
cùng thời điểm với người để lại di sản (ông, bà hoặc cụ). Vì thế có thể hiểu, thừa kế
thế vị là việc cháu hoặc chắt được hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ với tư cách thay
thế vị trí của người cha hoặc người mẹ của mình để nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ
của mình được hưởng nếu còn sống.
Theo quan điểm của TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang: “Thừa kế thế vị
là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội
hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha được hưởng nếu còn sống
nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại,
đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ
đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng
một thời điểm với cụ8
”.
4
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự” truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021.
5
Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.
6
Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb.
Tư pháp, tr.494
7
Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân.
8
Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp,
Nxb. Tư pháp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh
từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói cách khác, thừa kế thế vị
không phải là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp
luật quy định. Cháu và chắt trong trường hợp này không thể được hiểu là thừa kế theo
trình tự hàng thừa kế, vì nếu hiểu như vậy có nghĩa là cháu và chắt – mỗi người trong
số họ sẽ đều được hưởng một phần di sản ngang nhau và ngang bằng với những người
thừa kế cùng hàng khác. Điều này trái với bản chất của người thừa kế thế vị là tất cả
những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một phần di sản (kỉ phần) mà cha
hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống mà thôi.
Những điều kiện sau đây được hưởng thừa kế thế vị:
Thứ nhất là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện
đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ
của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội,
ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại9
).
Thứ hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng
thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ
để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị
con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ10
.
Thứ ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay
thế vị trí của cha, mẹ đẻ)11
.
Thứ tư là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản
chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người đã chết không thể có năng lực chủ
thể để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào, do đó, pháp luật Việt Nam đã quy
định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải
9
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021.
10
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021.
10
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
11
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau
thời điểm mở thừa kế12
.
Thứ năm là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có
quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di
sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị)13
.
Thứ sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1
Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Giải quyết tình huống
Theo quan điểm của học viên, khi phân chia di sản, trong trường hợp có người
thừa kế mất tích không nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã
thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm
2015.
Để giải quyết tình huống trước tiên chúng ta tìm hiểu những quy định của pháp
luật về trường hợp “người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra”.
Căn cứ điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế như sau về người
thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì
phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Ngoài ra theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con sinh ra
trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung
của vợ chồng.Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước
ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng14
”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì con sinh ra sau khi người để lại di sản phải
đáp ứng hai điều kiện sau: Con của người chết phải hình thành trước khi người đó
mất; Con sinh ra và còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế. Khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên, thì thai nhi sau khi ra đời sẽ
được hưởng thừa kế của người để lại di sản.
Tại điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Khi phân chia di sản, nếu
có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một
12
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
13
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
14
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang
https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó
còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế
khác được hưởng”.
Khi đáp ứng những điều kiện trên thì con sinh ra sẽ được hưởng thừa kế trong
các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người chết để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp, việc định đoạt
và phân chia di sản sẽ thể theo ý nguyện được thể hiện trong di chúc.
Trong trường hợp di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải
thực hiện theo ý chí của người chết để lại, nếu di chúc không đề cập đến thì em bé sau
khi sinh ra sẽ áp dụng hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trường hợp 2: Người chết không để lại di chúc, việc định đoạt và phân chia di
sản thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật về việc thừa kế không có di chúc, cụ
thể như sau:
Trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia
theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha
đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Ngoài ra, phải đáp ứng thêm điều kiện:
-Nếu thai nhi còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế
này;
-Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng
phần di sản thừa kế này.
Tiếp theo về trường hợp người thừa kế mất tích
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện tuyên bố mất tích như
sau: “Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn
02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định
được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng
tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức
cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin
tức cuối cùng”.
Khi Tòa án tuyên bố một người mất tích thì Tòa án sẽ xác định người quản lý tài
sản theo quy định tại điều 69 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người đang quản lý tài sản
của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản
lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền,
nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp
Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản
của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích
quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất
tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài
sản”.
Trường hợp người mất tích trở về thì áp dụng khoản 4 điều 66 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông
báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”.
Trường hợp ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích nếu như người đó vẫn mất tích
thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó
đã chết. Việc giải quyết tài sản kê khai của người tuyên bố đã chết căn cứ theo khoản
2 điều 72 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là
đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải
quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Như vậy, qua nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến trường hợp
“người thừa kế đã mất tích” và trường hợp “người thừa kế đã thành thai nhưng chưa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
sinh ra” có thể thấy điểm tương đồng ở chỗ tại điều 660 nếu “nếu chết trước khi sinh
ra thì những người thừa kế khác được hưởng” và theo khoản 2 điều 72 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết
như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế”. Tuy nhiên, trường hợp có người thừa kế mất tích không thể áp
dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra,
được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi pháp luật phân định
trường hợp người thừa kế mất tích nhưng quay về thì phải “Giao lại tài sản cho người
vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong
việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trong trường hợp để tuyên
bố một người mất tích thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định “đã áp dụng đầy
đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất
tích…” thì mới có thể giải quyết theo quy định của pháp luật thừa kế.
3. Thực trạng những quy định của pháp luật
3.1. Những mặt đạt được
Việc thực hiện công chứng những văn bản liên quan đến thừa kế tại văn phòng
công chứng gặp nhiều thuận lợi ở điểm:
- Việc khai nhận, thỏa thuận phân chia tại văn phòng công chứng sẽ giữ được
đoàn kết trong gia đình; phân chia trên cơ sở tương thân tương trợ. Bởi nếu phân chia
tại Tòa án thì dù ai thắng ai thua thì quan hệ gia đình ít nhiều cũng bị sứt mẻ, thậm chí
có nhiều trường hợp không muốn nhìn mặt nhau.
- Chi phí khai nhận, thỏa thuận phân chia tại văn phòng công chứng sẽ ít hơn án
phí tại Tòa án. Lệ phí công chứng văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản tại
thời điểm hiện nay cũng tính theo giá trị tài sản nhưng ít hơn rất nhiều so với án phí
tại Tòa án. Vì án phí tại Tòa án tính theo phần trăm giá trị tài sản và tài sản càng lớn
thì án phí càng lớn, chưa kể các chi phí khác như chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại,
chi phí để thu thập đủ các giấy tờ chứng minh.
- Giải quyết trong thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu giải quyết tại Tòa án sẽ mất
nhiều thời gian, một vụ kiện thừa kế thường kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều
năm, đặc biệt là những vụ án phức tạp cần nhiều giấy tờ và xác minh nhiều tình tiết
liên quan. Thủ tục thi hành án kéo dài và phức tạp vì trong nhiều trường hợp trước khi
di sản được phân chia những người thừa kế đã sống trong ngôi nhà là di sản thừa kế
nhiều năm và ít nhiều cũng có công sức đóng góp vào việc sửa chữa ngôi nhà.
3.2. Những tồn tại, hạn chế và một số ví dụ cụ thể
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Trong công tác của công chứng viên, trong quá trình tác nghiệp công chứng gặp
phải những vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề thừa kế như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, thừa kế thế vị là một
hình thức đặc biệt của thừa kế theo pháp luật có thể gọi là thừa kế theo hàng. Vì vậy
công chứng viên sẽ giải quyết ra sao khi thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng mâu
thuẫn lẫn nhau. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có một người con duy nhất là Nguyễn Văn
B và Nguyễn Văn B cũng chỉ có một người con là cháu Nguyễn Văn C. Ngoài ra, ông
Nguyễn Văn A có hai người em ruột là ông Nguyễn Văn X và ông Nguyễn Văn Y.
Trong trường hợp Nguyễn Văn B chết năm 2012 trong khi ông Nguyễn Văn A chết
năm 2013, tại thời điểm tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế vào năm 2014, người ta
có thể đưa ra hai phương án khai nhận di sản thừa kế do ông Nguyễn Văn A để lại
hoàn toàn khác nhau. Với phương án thứ nhất, cháu Nguyễn Văn C sẽ được hưởng
toàn bộ khối di sản do ông Nguyễn Văn A để lại theo quy định về “thừa kế thế vị”
được ghi nhận tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 652 Bộ luật Dân sự năm
2015). Ở phương án thứ hai, toàn bộ khối di sản của ông Nguyễn Văn A sẽ được chia
đều làm 3 phần cho ông Nguyễn Văn X, ông Nguyễn Văn Y và cháu Nguyễn Văn C
theo như nội dung điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 hay điểm b
khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hiển nhiên, mỗi phương án khai nhận di
sản thừa kế nêu trên đều được xây dựng dựa trên một cơ sở pháp lý nhất định. Cụ thể,
những công chứng viên giải quyết theo phương án thứ nhất ưu tiên áp dụng quy định
về “thừa kể thế vị” trong khi các công chứng viên ủng hộ phương án thứ hai lại cho
rằng trong tình huống kể trên, các quy định về “thừa kế theo hàng” cần phải được áp
dụng trước15
.
Tham khảo toàn văn chế định thừa kế được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm
2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015, chúng ta thấy các nhà làm luật chỉ đề ra duy nhất
nguyên tắc ưu tiên áp dụng hình thức thừa kế theo di chúc so với hình thức thừa kế
theo pháp luật chứ không hề đả động đến nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật giữa
thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng. Để có thể đưa ra phương án xử lý chuẩn xác trong
tình huống kể trên, theo quan điểm của tác giả, công chứng viên trực tiếp giải quyết
yêu cầu công chứng khai nhận hay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần phải tìm
hiểu thật kỹ nội dung của quy định về thừa kế thế vị trên.
Căn cứ khái niệm “thừa kế thế vị” nêu tại điều luật kể trên, rõ ràng lúc này cháu
Nguyễn Văn C được hưởng thừa kế không phải với tư cách là người thừa kế theo pháp
luật thuộc hàng thừa kế thứ hai mà được hưởng thừa kế nhân danh bố đẻ là Nguyễn
Văn B. Nói theo cách khác, lúc này cháu Nguyễn Văn C đang hưởng thừa kế với danh
15
Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb.
Tư pháp, tr.503 – 504.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
nghĩa, tư cách của Nguyễn Văn B, người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông
Nguyễn Văn A. Do vậy, chỉ khi nào Nguyễn Văn C không có con và chết trước ông
Nguyễn Văn X và ông Nguyễn Văn Y mới có quyền hưởng di sản của ông Nguyễn
Văn A với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thứ hai.
Một sai sai sót mà nhiều công chứng viên thường hay mắc phải khi tiến hành áp
dụng thừa kế là phân biệt giữa thời điểm mở thừa kế và thời điểm tiến hành khai nhận
thừa kế.
Thứ hai, quy định về hưởng thừa kế. Theo quy định tại điều 613 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết…”. Bên cạnh đó, tại điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng
có quy định: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai
nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế
khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết
trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”. Quy định ở đây có một
vấn đề như sau: “…sinh ra và và còn sống vào thời điểm mở thừa kế…” và “…người
thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng…”vậy đã sinh ra rồi, còn sống nhưng chỉ
sống được trong khoản thời gian ngắn như ba mươi phút, một giờ đồng hồ, hai mươi
bốn giờ đồng hồ hay bảy ngày sau đó mới chết thì có được xem là người thừa kế hay
không. Bên cạnh đó, nếu chỉ sống trong khoản thời gian ngắn đó có được xem là
người được hưởng di sản thừa kế hay không, vấn đề này Bộ luật dân sự cũng như các
văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa quy định rõ ràng.
Thứ ba, đối với trường hợp nhiều người được hưởng phần thừa kế do người chết
để lại (thừa kế theo pháp luật), ví dụ: những người con được hưởng phần di sản do cha
mẹ đã chết để lại, nhưng vì một số lí do như có người đi làm ăn xa không có mặt tại
nơi cư trú cho nên khi phân chia di sản thừa kế gặp khó khăn về mặt thủ tục do bắt
buộc tất cả những người được hưởng di sản thừa kế phải có mặt tại TCHNCC để ký
văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Hoặc phải làm thủ tục công chứng văn
bản từ chối nhận di sản thừa kế để gửi về TCHNCC mới có thể tiến hành thủ tục phân
chia di sản thừa kế.
Thứ tư, đối với quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Tại điều 614 Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền,
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy, nghĩa vụ của người chết sẽ trở thành
nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì không có quy định cụ thể
đối với trường hợp được quyền từ chối nhận di sản thừa kế, cho nên có quan điểm cho
rằng sẽ không công chứng việc từ chối nhận di sản thừa kế trong trường hợp người
chết để lại di sản kèm theo nghĩa vụ về tài sản.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Thứ năm, sự hiểu biết về pháp luật của người dân tuy có phần am hiểu nhưng
vẫn còn một số ít chưa hiểu về quy định của pháp luật, nên vẫn có ý kiến cho rằng cơ
quan nhà nước nói chung cũng như Văn phòng công chứng nói riêng gây khó khăn,
sách nhiễu cho người dân. Cho nên, đây là một khó khăn cần phải có sự hợp tác từ các
cơ quan ban ngành để phổ biến các quy định pháp luật cho nhân dân hiểu.
4. Kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh
hưởng rất lớn đối với phần thừa kế của những người khác. Cho nên, khi gặp vấn đề
này, thường sẽ vận dụng quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch: đứa trẻ sinh ra và
còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử để từ đó xác định khoảng
thời gian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ). Tuy nhiên, điều này
cũng cần được ghi nhận rõ ngay trong Bộ luật dân sự hoặc trong các văn bản hướng
dẫn thi hành liên quan đến chế định thừa kế.
Thứ hai, nên quy định cụ thể các trường hợp hạn chế phân chia di sản và hướng
giải quyết kèm theo, tránh việc chồng chéo các quy định. Bởi trên thực tế, trong
trường hợp diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu trên thì các đồng thừa kế khi làm
thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải đứng tên đồng sở hữu
nhà, sử dụng đất hoặc phải tặng cho cho một trong các người thừa kế đứng tên sở hữu,
không được thỏa thuận tách thửa cho từng cá nhân. Đây chỉ là hướng giải quyết nương
theo quyết định của quyết định của từng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cho nên cần có
một quy định chung trong Bộ luật dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
khác.
Thứ ba, đối với trường hợp có nhiều người cùng được hưởng di sản thừa kế thì
cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp như thế nào sẽ được làm văn bản
từ chối, trường hợp nào không được làm văn bản từ chối mà phải làm văn bản ủy
quyền thay mặt kí vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nhằm tránh mất
thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện thủ tục công chứng.
Thứ năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần trực tiếp liên hệ với từng địa
phương cần có các giải pháp và phải xác định coi công tác phổ biến giáo dục pháp luật
là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên thực hiện hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho
nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Từ đó đề ra nhiều chủ
chương, biện pháp để thực hiện một cách cụ thể, thiết thực, sát với điều kiện, thực tế
của mỗi địa phương.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong hệ thống pháp luật hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về
thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng là một bài toán nan giải cần tập
trung nhiều sức lực để thực hiện. Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập
hạn chế còn tồn đọng thì sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai trong nghiệp vụ
công chứng, sẽ không bảo vệ được quyền lợi của những cá nhân trong xã hội. Với chủ
trương bảo vệ quyền công dân thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và để các
văn bản hướng dẫn thi hành đi vào áp dụng thực tế được coi là bước đột phá lớn nhất
trong lĩnh vực pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện và bổ sung xây dựng
hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành chế định thừa kế cần được thúc đẩy nhanh chóng
mà vẫn phải theo đúng tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 đã đề ra.
Cần tăng cường tiến hành phổ biến các quy định của pháp luật về thừa kế giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhân dân để nắm bắt được tình hình hiểu biết
pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, tiến hành đàm thoại lấy ý kiến trao đổi từ nhân
dân để biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khi tiến hành thu thập giấy tờ hồ
sơ cho thủ tục công chứng các văn bản thừa kế theo pháp luật. Tìm ra những giải pháp
giải quyết những tồn tại trong công tác thực thi pháp luật về thừa kế.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.
2. Luật công chứng (số 53/2014/QH13) ngày 20 tháng 06 năm 2014.
3. Nghị định 126/2014/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
4. Thông tư 01/2021/TT – BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng.
5. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân
sự”, truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
6. Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2
(tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.494.
7. Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và
thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp.
8. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học,
Nxb. Công an nhân dân.

More Related Content

Similar to Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx

Similar to Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx (20)

De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf
De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdfDe tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf
De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf
 
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.docNhững Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
 
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.docHình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
 
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnĐề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
 
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
Báo Cáo Thực Tập  Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docxBáo Cáo Thực Tập  Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.docQuyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
 
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kếQuy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
 
Giá trị pháp lý của bản di chúc bằng hình thức ghi âm, ghi hình?
Giá trị pháp lý của bản di chúc bằng hình thức ghi âm, ghi hình?Giá trị pháp lý của bản di chúc bằng hình thức ghi âm, ghi hình?
Giá trị pháp lý của bản di chúc bằng hình thức ghi âm, ghi hình?
 
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOTĐề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docxCơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
 
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOTLuận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực TiễnThừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 

Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Lĩnh vực: Công chứng các văn bản liên quan đến hôn nhân và gia đình, công chứng văn bản liên quan đến thừa kế Họ và tên: Vũ Đức Vượng Sinh ngày: 04/04/1984 Số báo danh: 56 Lớp: Đào tạo nghề công chứng 24.2A tại TP Hà Nội (buổi tối) Hà Nội, ngày 06 .tháng 12.năm 2021
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐỀ THI: Có ý kiến cho rằng khi phân chia di sản, trong trường hợp có người thừa kế mất tích, để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế còn lại, nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG .........................................................................................1 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế...................................................1 1.1. Người để lại di sản..........................................................................................2 1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế .............................4 1.3. Thừa kế thế vị .................................................................................................5 2. Giải quyết tình huống......................................................................................8 3. Thực trạng những quy định của pháp luật .................................................11 3.1. Những mặt đạt được .....................................................................................11 3.2. Những tồn tại, hạn chế và một số ví dụ cụ thể .............................................11 4. Kiến nghị hoàn thiện......................................................................................14 PHẦN III: KẾT LUẬN .....................................................................................15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU Thừa kế là một chế định vô cùng phức tạp trong pháp luật dân sự nhưng các văn bản liên quan đến lĩnh vực thừa kế lại chiếm một vị trí rất lớn trong việc làm của công chứng viên. Hơn nữa vai trò của công chứng viên đối với chế định thừa kế đã, đang hoàn thiện và ngày càng khẳng định hơn. Nói một cách cụ thể hơn, trong khi hoạt động ở lĩnh vực xã hội đang còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của hoạt động công chứng nói chung hay công chứng viên nói riêng thì trong chế định thừa kế, vị trí của công chứng viên đã được khẳng định một cách chắc chắn. Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác. Mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền được hưởng di sản thừa kế. Theo giáo trình luật công chứng, một người chết đi con cháu sẽ phải lo việc ma chay theo phong tục, tập quán truyền thống. Nhằm bảo quản, quản lý khai thác tài sản, phải có người quản lý di sản của người chết để lại xuất phát từ nhu cầu thực tế. Đây là loại việc mà pháp luật quy định không bắt buộc phải công chứng mà theo yêu cầu của những người thừa kế trong giai đoạn chưa nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa 1 kế. Thực hiện chương trình đào tạo nghề công chứng đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hiện đang áp dụng cho lớp đào tạo nghề công chứng khóa 24.2 (A). Học viên xin trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến đề thi: “Có ý kiến cho rằng khi phân chia di sản, trong trường hợp có người thừa kế mất tích, để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế còn lại, nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?” PHẦN II: NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm 1998 thì “thừa kế” là động từ dùng để chỉ “được hưởng tài sản, của cải do người chết để lại cho”. Đứng trên phương diện pháp lý, theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006 thì “thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu, Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế, Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một khái niệm tương tự như trên cũng đã từng được ghi nhận tại Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1996, theo 1 Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.494.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 đó “thừa kế” là việc chuyển di sản của người đã chết cho những người còn sống, Thừa kế là một loại quan hệ xã hội gắn với quan hệ sở hữu. Nếu như sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó xuất hiện quan hệ thừa kế thì thừa kế lại là phương tiện để duy trì và củng cố chế độ sở hữu. Ví dụ: ông A và bà B kết hôn với nhau sinh được một người con. Trong một tai nạn giao thông cả hai ông bà cùng chết. Toàn bộ khối tài sản của ông bà để lại lúc này trở thành di sản thừa kế mà người được hưởng quyền thừa kế đó là con chung của ông A và bà B. Pháp luật quy định hai loại thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật”. Như vậy, từ những khái niệm sơ lược nhất như đã nêu ở trên chúng ta thấy thừa kế có những đặc điểm cơ bản như sau: “Luôn luôn có sự chuyển dịch quyền sở hữu và/hoặc sử dụng tài sản và nghĩa vụ tài sản; Tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết ngay lập tức sẽ được chuyển dịch cho những người được hưởng thừa kế tại thời điểm mở thừa kế; Việc chuyển dịch có thể được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật2 ” Liên quan đến vấn đề “thừa kế”, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định gồm 54 điều luật từ điều 609 đến điều 662 về “thừa kế”. Để tìm hiểu những nội dung của thừa kế chúng ta cần làm rõ các khái niệm sau: 1.1. Người để lại di sản Khi đề cập đến quyền thừa kế của cá nhân điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cho người thừa kế hưởng theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” là nội dung của quyền bình đẳng thừa kế cá nhân được quy định như sau: “Mọi cá nhân có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác hoặc quyền để lại di chúc theo pháp luật”. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: - Người để lại di sản là cá nhân. - Quyền thừa kế cá nhân được cấu thành bởi ba yếu tố bao gồm: quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc; quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đứng trên phương diện khoa học pháp lý “người để lại di sản” được hiểu là “người để lại tài sản và quyền tài sản thuộc sỡ hữu hợp pháp của mình sau khi chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”. 2 Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.478.
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Căn cứ nội dung điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó “thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật”. Có thể nói di chúc là một loại hình văn bản tương đối đặc biệt trong các loại hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí chủ quan của một cá nhân nào đó. Trên phương diện pháp lý điều 642 Bộ luật Dân Sự năm 2015 xác định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, điểm khác biệt nhất của thừa kế theo pháp luật và hình thức thừa kế theo di chúc nằm ở khả năng thể hiện ý chí chủ quan của người để lại di sản với người thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của họ sau khi cá nhân đó chết. Từ khái niệm nêu trên về di chúc, chúng ta tạm rút ra một số nhận xét ban đầu về người lập di chúc: - Trong số các chủ thể được xác định tại Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ duy nhất các nhân mới có thể lập di chúc. - Di chúc là một hình thức định đoạt tài sản của người để lại di chúc. Điều này có nghĩa trong di chúc phải có nội dung để lại tài sản cho người lập di chúc. - Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, di chúc có hiệu lực từ sau khi người lập di chúc chết. Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”. Điểm a khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”. Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc: “Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”. Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hạn chế “năng lực hành vi dân sự” như sau: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. 2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”. 1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế “Người thừa kế” cũng là một trong những quy định mang tính đặc thù trong chế định thừa kế. Trước khi đi sâu tìm hiểu vào một số quy định của pháp luật xoay quanh “người thừa kế”. Diện thừa kế và hàng thừa kế có vai trò vô cùng quan trọng trong pháp luật, đều được xác định ba mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Hàng thừa kế là một bộ phận cấu thành của “diện thừa kế3 ”. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. 3 Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.494.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Về mặt nguyên tắc, những người được thừa kế được xếp thành ba hàng; các hàng thừa kế đều được xác nhận trên mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng; cá nhân mới được thừa kế theo pháp luật và xếp hàng thừa kế. Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế, hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế. Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế, hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế. Di sản thừa kế là tài sản của người để lại thừa kế, di sản thừa kế có thể là tài sản riêng của người để lại thừa kế hoặc cũng có thể là tài sản chung, tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần và theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự thì Tài sản là: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chốn nhận di sản thừa kế theo đó: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Theo quy định của pháp luật thì một số người sẽ không được nhận di sản thừa kế đó là: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản… và một số trường hợp khác. Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quy định về thời hiệu thừa kế theo đó:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 1.3. Thừa kế thế vị
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Thừa kế thế vị, theo nghĩa Hán – Việt thì “thế – nghĩa là thay thế”, “vị – nghĩ là ngôi vị, vị trí4 ”. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng. Đặt trong mối quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế thế vị chỉ có thể là một dạng của thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy rằng, thừa kế thế vị tuy không dịch chuyển theo hàng thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế vị thoả mãn một số điều kiện cụ thể. Thừa kế thế vị là một trường hợp đặc thù theo quy định của pháp luật. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống5 ”. Như vậy thừa kế thế vị được hiểu là “việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác6 ”. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế7 ”. Mặt khác, theo tinh thần của điều luật trên, thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người được thế vị (con hoặc cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (ông, bà hoặc cụ). Vì thế có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt được hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ với tư cách thay thế vị trí của người cha hoặc người mẹ của mình để nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của mình được hưởng nếu còn sống. Theo quan điểm của TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang: “Thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ8 ”. 4 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự” truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021. 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. 6 Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.494 7 Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân. 8 Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói cách khác, thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. Cháu và chắt trong trường hợp này không thể được hiểu là thừa kế theo trình tự hàng thừa kế, vì nếu hiểu như vậy có nghĩa là cháu và chắt – mỗi người trong số họ sẽ đều được hưởng một phần di sản ngang nhau và ngang bằng với những người thừa kế cùng hàng khác. Điều này trái với bản chất của người thừa kế thế vị là tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một phần di sản (kỉ phần) mà cha hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống mà thôi. Những điều kiện sau đây được hưởng thừa kế thế vị: Thứ nhất là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại9 ). Thứ hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ10 . Thứ ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ)11 . Thứ tư là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người đã chết không thể có năng lực chủ thể để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào, do đó, pháp luật Việt Nam đã quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải 9 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021. 10 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021. 10 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021 11 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế12 . Thứ năm là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị)13 . Thứ sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015. 2. Giải quyết tình huống Theo quan điểm của học viên, khi phân chia di sản, trong trường hợp có người thừa kế mất tích không nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Để giải quyết tình huống trước tiên chúng ta tìm hiểu những quy định của pháp luật về trường hợp “người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra”. Căn cứ điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế như sau về người thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Ngoài ra theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng14 ”. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì con sinh ra sau khi người để lại di sản phải đáp ứng hai điều kiện sau: Con của người chết phải hình thành trước khi người đó mất; Con sinh ra và còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên, thì thai nhi sau khi ra đời sẽ được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Tại điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một 12 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021 13 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021 14 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự’ truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”. Khi đáp ứng những điều kiện trên thì con sinh ra sẽ được hưởng thừa kế trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Người chết để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp, việc định đoạt và phân chia di sản sẽ thể theo ý nguyện được thể hiện trong di chúc. Trong trường hợp di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện theo ý chí của người chết để lại, nếu di chúc không đề cập đến thì em bé sau khi sinh ra sẽ áp dụng hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trường hợp 2: Người chết không để lại di chúc, việc định đoạt và phân chia di sản thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật về việc thừa kế không có di chúc, cụ thể như sau: Trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ngoài ra, phải đáp ứng thêm điều kiện: -Nếu thai nhi còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này; -Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này. Tiếp theo về trường hợp người thừa kế mất tích Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế như sau: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện tuyên bố mất tích như sau: “Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”. Khi Tòa án tuyên bố một người mất tích thì Tòa án sẽ xác định người quản lý tài sản theo quy định tại điều 69 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”. Trường hợp người mất tích trở về thì áp dụng khoản 4 điều 66 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trường hợp ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích nếu như người đó vẫn mất tích thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó đã chết. Việc giải quyết tài sản kê khai của người tuyên bố đã chết căn cứ theo khoản 2 điều 72 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Như vậy, qua nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến trường hợp “người thừa kế đã mất tích” và trường hợp “người thừa kế đã thành thai nhưng chưa
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 sinh ra” có thể thấy điểm tương đồng ở chỗ tại điều 660 nếu “nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng” và theo khoản 2 điều 72 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Tuy nhiên, trường hợp có người thừa kế mất tích không thể áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi pháp luật phân định trường hợp người thừa kế mất tích nhưng quay về thì phải “Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trong trường hợp để tuyên bố một người mất tích thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định “đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích…” thì mới có thể giải quyết theo quy định của pháp luật thừa kế. 3. Thực trạng những quy định của pháp luật 3.1. Những mặt đạt được Việc thực hiện công chứng những văn bản liên quan đến thừa kế tại văn phòng công chứng gặp nhiều thuận lợi ở điểm: - Việc khai nhận, thỏa thuận phân chia tại văn phòng công chứng sẽ giữ được đoàn kết trong gia đình; phân chia trên cơ sở tương thân tương trợ. Bởi nếu phân chia tại Tòa án thì dù ai thắng ai thua thì quan hệ gia đình ít nhiều cũng bị sứt mẻ, thậm chí có nhiều trường hợp không muốn nhìn mặt nhau. - Chi phí khai nhận, thỏa thuận phân chia tại văn phòng công chứng sẽ ít hơn án phí tại Tòa án. Lệ phí công chứng văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản tại thời điểm hiện nay cũng tính theo giá trị tài sản nhưng ít hơn rất nhiều so với án phí tại Tòa án. Vì án phí tại Tòa án tính theo phần trăm giá trị tài sản và tài sản càng lớn thì án phí càng lớn, chưa kể các chi phí khác như chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại, chi phí để thu thập đủ các giấy tờ chứng minh. - Giải quyết trong thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu giải quyết tại Tòa án sẽ mất nhiều thời gian, một vụ kiện thừa kế thường kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, đặc biệt là những vụ án phức tạp cần nhiều giấy tờ và xác minh nhiều tình tiết liên quan. Thủ tục thi hành án kéo dài và phức tạp vì trong nhiều trường hợp trước khi di sản được phân chia những người thừa kế đã sống trong ngôi nhà là di sản thừa kế nhiều năm và ít nhiều cũng có công sức đóng góp vào việc sửa chữa ngôi nhà. 3.2. Những tồn tại, hạn chế và một số ví dụ cụ thể
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Trong công tác của công chứng viên, trong quá trình tác nghiệp công chứng gặp phải những vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề thừa kế như sau: Thứ nhất, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, thừa kế thế vị là một hình thức đặc biệt của thừa kế theo pháp luật có thể gọi là thừa kế theo hàng. Vì vậy công chứng viên sẽ giải quyết ra sao khi thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng mâu thuẫn lẫn nhau. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có một người con duy nhất là Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn B cũng chỉ có một người con là cháu Nguyễn Văn C. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn A có hai người em ruột là ông Nguyễn Văn X và ông Nguyễn Văn Y. Trong trường hợp Nguyễn Văn B chết năm 2012 trong khi ông Nguyễn Văn A chết năm 2013, tại thời điểm tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế vào năm 2014, người ta có thể đưa ra hai phương án khai nhận di sản thừa kế do ông Nguyễn Văn A để lại hoàn toàn khác nhau. Với phương án thứ nhất, cháu Nguyễn Văn C sẽ được hưởng toàn bộ khối di sản do ông Nguyễn Văn A để lại theo quy định về “thừa kế thế vị” được ghi nhận tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015). Ở phương án thứ hai, toàn bộ khối di sản của ông Nguyễn Văn A sẽ được chia đều làm 3 phần cho ông Nguyễn Văn X, ông Nguyễn Văn Y và cháu Nguyễn Văn C theo như nội dung điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 hay điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hiển nhiên, mỗi phương án khai nhận di sản thừa kế nêu trên đều được xây dựng dựa trên một cơ sở pháp lý nhất định. Cụ thể, những công chứng viên giải quyết theo phương án thứ nhất ưu tiên áp dụng quy định về “thừa kể thế vị” trong khi các công chứng viên ủng hộ phương án thứ hai lại cho rằng trong tình huống kể trên, các quy định về “thừa kế theo hàng” cần phải được áp dụng trước15 . Tham khảo toàn văn chế định thừa kế được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015, chúng ta thấy các nhà làm luật chỉ đề ra duy nhất nguyên tắc ưu tiên áp dụng hình thức thừa kế theo di chúc so với hình thức thừa kế theo pháp luật chứ không hề đả động đến nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng. Để có thể đưa ra phương án xử lý chuẩn xác trong tình huống kể trên, theo quan điểm của tác giả, công chứng viên trực tiếp giải quyết yêu cầu công chứng khai nhận hay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần phải tìm hiểu thật kỹ nội dung của quy định về thừa kế thế vị trên. Căn cứ khái niệm “thừa kế thế vị” nêu tại điều luật kể trên, rõ ràng lúc này cháu Nguyễn Văn C được hưởng thừa kế không phải với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ hai mà được hưởng thừa kế nhân danh bố đẻ là Nguyễn Văn B. Nói theo cách khác, lúc này cháu Nguyễn Văn C đang hưởng thừa kế với danh 15 Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.503 – 504.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 nghĩa, tư cách của Nguyễn Văn B, người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Nguyễn Văn A. Do vậy, chỉ khi nào Nguyễn Văn C không có con và chết trước ông Nguyễn Văn X và ông Nguyễn Văn Y mới có quyền hưởng di sản của ông Nguyễn Văn A với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thứ hai. Một sai sai sót mà nhiều công chứng viên thường hay mắc phải khi tiến hành áp dụng thừa kế là phân biệt giữa thời điểm mở thừa kế và thời điểm tiến hành khai nhận thừa kế. Thứ hai, quy định về hưởng thừa kế. Theo quy định tại điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết…”. Bên cạnh đó, tại điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”. Quy định ở đây có một vấn đề như sau: “…sinh ra và và còn sống vào thời điểm mở thừa kế…” và “…người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng…”vậy đã sinh ra rồi, còn sống nhưng chỉ sống được trong khoản thời gian ngắn như ba mươi phút, một giờ đồng hồ, hai mươi bốn giờ đồng hồ hay bảy ngày sau đó mới chết thì có được xem là người thừa kế hay không. Bên cạnh đó, nếu chỉ sống trong khoản thời gian ngắn đó có được xem là người được hưởng di sản thừa kế hay không, vấn đề này Bộ luật dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa quy định rõ ràng. Thứ ba, đối với trường hợp nhiều người được hưởng phần thừa kế do người chết để lại (thừa kế theo pháp luật), ví dụ: những người con được hưởng phần di sản do cha mẹ đã chết để lại, nhưng vì một số lí do như có người đi làm ăn xa không có mặt tại nơi cư trú cho nên khi phân chia di sản thừa kế gặp khó khăn về mặt thủ tục do bắt buộc tất cả những người được hưởng di sản thừa kế phải có mặt tại TCHNCC để ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Hoặc phải làm thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế để gửi về TCHNCC mới có thể tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế. Thứ tư, đối với quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Tại điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy, nghĩa vụ của người chết sẽ trở thành nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì không có quy định cụ thể đối với trường hợp được quyền từ chối nhận di sản thừa kế, cho nên có quan điểm cho rằng sẽ không công chứng việc từ chối nhận di sản thừa kế trong trường hợp người chết để lại di sản kèm theo nghĩa vụ về tài sản.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Thứ năm, sự hiểu biết về pháp luật của người dân tuy có phần am hiểu nhưng vẫn còn một số ít chưa hiểu về quy định của pháp luật, nên vẫn có ý kiến cho rằng cơ quan nhà nước nói chung cũng như Văn phòng công chứng nói riêng gây khó khăn, sách nhiễu cho người dân. Cho nên, đây là một khó khăn cần phải có sự hợp tác từ các cơ quan ban ngành để phổ biến các quy định pháp luật cho nhân dân hiểu. 4. Kiến nghị hoàn thiện Thứ nhất, việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh hưởng rất lớn đối với phần thừa kế của những người khác. Cho nên, khi gặp vấn đề này, thường sẽ vận dụng quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch: đứa trẻ sinh ra và còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử để từ đó xác định khoảng thời gian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ). Tuy nhiên, điều này cũng cần được ghi nhận rõ ngay trong Bộ luật dân sự hoặc trong các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế định thừa kế. Thứ hai, nên quy định cụ thể các trường hợp hạn chế phân chia di sản và hướng giải quyết kèm theo, tránh việc chồng chéo các quy định. Bởi trên thực tế, trong trường hợp diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu trên thì các đồng thừa kế khi làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải đứng tên đồng sở hữu nhà, sử dụng đất hoặc phải tặng cho cho một trong các người thừa kế đứng tên sở hữu, không được thỏa thuận tách thửa cho từng cá nhân. Đây chỉ là hướng giải quyết nương theo quyết định của quyết định của từng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cho nên cần có một quy định chung trong Bộ luật dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Thứ ba, đối với trường hợp có nhiều người cùng được hưởng di sản thừa kế thì cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp như thế nào sẽ được làm văn bản từ chối, trường hợp nào không được làm văn bản từ chối mà phải làm văn bản ủy quyền thay mặt kí vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nhằm tránh mất thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện thủ tục công chứng. Thứ năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần trực tiếp liên hệ với từng địa phương cần có các giải pháp và phải xác định coi công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên thực hiện hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Từ đó đề ra nhiều chủ chương, biện pháp để thực hiện một cách cụ thể, thiết thực, sát với điều kiện, thực tế của mỗi địa phương.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 PHẦN III: KẾT LUẬN Trong hệ thống pháp luật hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng là một bài toán nan giải cần tập trung nhiều sức lực để thực hiện. Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập hạn chế còn tồn đọng thì sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai trong nghiệp vụ công chứng, sẽ không bảo vệ được quyền lợi của những cá nhân trong xã hội. Với chủ trương bảo vệ quyền công dân thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và để các văn bản hướng dẫn thi hành đi vào áp dụng thực tế được coi là bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện và bổ sung xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành chế định thừa kế cần được thúc đẩy nhanh chóng mà vẫn phải theo đúng tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 đã đề ra. Cần tăng cường tiến hành phổ biến các quy định của pháp luật về thừa kế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhân dân để nắm bắt được tình hình hiểu biết pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, tiến hành đàm thoại lấy ý kiến trao đổi từ nhân dân để biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khi tiến hành thu thập giấy tờ hồ sơ cho thủ tục công chứng các văn bản thừa kế theo pháp luật. Tìm ra những giải pháp giải quyết những tồn tại trong công tác thực thi pháp luật về thừa kế.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015. 2. Luật công chứng (số 53/2014/QH13) ngày 20 tháng 06 năm 2014. 3. Nghị định 126/2014/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình. 4. Thông tư 01/2021/TT – BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng. 5. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự”, truy cập tại trang https://tapchitoaan.vn/ ngày truy cập 12/06/2021 6. Học Viện Tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 2 (tái bản lần thứ hai), Nxb. Tư pháp, tr.494. 7. Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp. 8. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân.