SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TIỂU LUẬN
MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG
TA
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC ......................................................................................................2
1.1. Khái niệm vật chất, ý thức........................................................................................2
1.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin....4
Sự quyết định của vật chất đối với ý thức........................................................................5
Vai trò của ý thức đối với vật chất ..................................................................................6
CHƯƠNG 2 SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
CỦA ĐẢNG TA TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY......8
2.1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta trong quá trình đổi
mới từ năm 1986 đến nay................................................................................................8
2.2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc cần quán triệt và thực hiện trong vận dụng mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời gian tới.......................................................11
KẾT LUẬN ..................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời đến nay, Triết học Mác-Lê nin là một bộ phận không thể tách rời
và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội. Triết
học Mác-Lê nin giúp chúng ta có thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận
thức và cải tạo thế giới.
Mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của mọi triết học, tuỳ theo lập
trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa chúng mà hình thành hai
đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Khẳng định
nguyên tắc tính đảng trong triết học, V. I. Lênin đã viết: “Triết học hiện đại cũng có tính
đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái đang đấu tranh với nhau, về
thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang
băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm”1
.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Theo đó, Đảng
ta đã quán triệt, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từ đó giải quyết đúng
đắn những vấn đề do thực tiễn đặt ra, nhất là từ năm 1986 khi mà Đảng khởi xướng
công cuộc đổi mới đất nước đến nay.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của
đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường,
các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài
giữa các nước ngày càng quyết liệt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển
mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau 35 năm
đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân
ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn,
có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu
kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức.
Tệ nạn xã hội, tiêu cực còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu
rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải phát huy hơn nữa
vai trò của Đảng trong việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin trong
tình hình mới. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và sự
vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay” có ý nghĩa to
lớn cả về lý luận và thực tiễn.
1
V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 445.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1. Khái niệm vật chất, ý thức
1.1.1. Khái niệm vật chất
Kế thừa những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiến
hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống mọi
biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành
tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật chất, trong tác phẩm "Chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh
điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”2
.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan, ở bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên
ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực
này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan. Đây cũng chính là cái
“phạm vi hết sức hạn chế” mà ở đó, theo V. I. Lênin sự đối lập giữa vật chất và ý thức
là tuyệt đối. Tuyệt đối hoá tính trừu tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất
đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá tính hiện thực cụ
thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể, và đó là thực chất quan điểm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vấn đề này. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi
mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn
nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội
cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là
đều thuộc phạm trù vật chất.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác
Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự
tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu
hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này do những
đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các
giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác. Chủ nghĩa duy vật triết học
2
V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 151.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý
thức của con người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái
có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là
cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức của con người có thể phản ánh được
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy
luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện
tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn
tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh
thần (cảm giác, tư duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật
chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng)
chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn
tại với tính cách là hiện thực khách quan.
Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại
không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc,
con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có cái
gì là không thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của
con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
1.1.2. Khái niệm ý thức
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, ý thức là một phạm trù triết học, là
sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và
sáng tạo.
Về nguồn gốc, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự
nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động
của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó,
thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo,
năng động. Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá
trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự
nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con
người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự
nhiên. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý
thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
Về bản chất, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động,
sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của
con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông
tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng
tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả
tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản
chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động
của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là
hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội
dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách
quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý
thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra
đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp
xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định.
1.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lê nin
1.2.1. Quan điểm phi mác-xit về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các nhà triết
học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản chất thực sự
của vật chất và ý thức.
Theo chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu
tượng hoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên. Họ
coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế
giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý
thức tinh thần sinh ra. Trên thực tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của tôn giáo,
chủ nghĩa ngu dân. Mọi con đường mà chủ nghĩa duy tâm mở ra đều dẫn con người
đến với thần học, với "đấng sáng thế". Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính
khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều
kiện, quy luật khách quan.
Trong khi đó, chủ nghĩa duy vật siêu hình lại tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ
nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính
độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của
ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều
sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ khách quan chủ nghĩa, thụ động, ỷ lại, trông chờ.
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập
nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng, mặc dù vai trò
không ngang bằng nhau, trong đó, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Sự đối
lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn
chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa
nhận cái gì có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi
ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”3
.
Sự quyết định của vật chất đối với ý thức
Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật
chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với
vật chất.
Vật chất là nguồn gốc của ý thức. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên,
nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là
những dạng tồn tại của vật chất. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã
chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý
thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là một
dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức
tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện
thực khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của
cái vật chất có tư duy là bộ óc người. Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là
hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội
dung mà ý thức phản ảnh.
Vật chất quyết định nội dung, hình thức biểu hiện và mọi sự biến đổi của ý
thức. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy
luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định.
Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất. Mặt khác, sự phát triển của hoạt động thực
tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú
và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời
đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại. Loài người nguyên thuỷ sống bầy đàn dựa
vào sản vật của thiên nhiên thì tư duy của họ cũng đơn sơ, giản dị như cuộc sống của
họ. Cùng với mỗi bước phát triển của sản xuất, tư duy, ý thức của con người cũng
ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú. Con
người không chỉ ý thức được hiện tại , mà còn ý thức được cả những vấn đề trong quá
khứ và dự kiến được cả trong tương lai, trên cơ sở khái quất ngày càng sâu sắc bản
3
V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 173.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
chất, quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của họ. Sự vận động,
biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận
động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người. Khi sản xuất xã hội xuất hiện chế độ
tư hữu, ý thức chính trị, pháp quyền cũng dần thay thế cho ý thức quần cư, cộng đồng
thời nguyên thuỷ. Trong nền sản xuất tư bản, tính chất xã hội hoá của sản xuất phát
triển là cơ sở để ý thức xã hội chủ nghĩa ra đời, mà đỉnh cao của nó là sự hình thành và
phát triển không ngừng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới trong hiện
thực theo nhu cầu của con người thông qua thực tiễn. Theo chỉ dẫn của C. Mác: “Tư
tưởng căn bản không thực hiện được gì hết, muốn thực hiện được tư tưởng, thì cần có
những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”4
. Vai trò của ý thức cải tạo thế giới sẽ
rất khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng phản ánh hiện thực khách quan là đúng đắn
hoặc sai lầm.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai
trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện
thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất.
Song, mọi hoạt động vật chất của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý
thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục tiêu, đề ra
phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,
phương tiện…để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động
của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực
hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý
thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản
chất quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược
lại các quy luật. Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối
với hiện thực khách quan. Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con
người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con
người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
4
C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 211.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin
Một là, phải tôn trọng khách quan trong hoạt động thực tiễn
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy
luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ
cho mọi hoạt động của mình. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn
chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho
chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý
chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan
duy ý chí.
Hai là, phải phát huy tính năng động chủ quan
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai
trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được
gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng
vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự
tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt
đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật
khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động.
Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất
quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục
tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của
mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng,
bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu
đề ra. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và
thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan
trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý
thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản
ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời
phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong
quá trình đổi mới hiện nay.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
CHƯƠNG 2
SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
CỦA ĐẢNG TA TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
2.1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta trong
quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay
2.1.1. Trước năm 1986
Trước khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng chưa vận dụng đúng đắn mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức, không tôn trọng quy luật khách quan, áp đặt ý muốn chủ
quan trong hoạt động thực tiễn. Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước,
nền kinh tế miền Bắc còn nhiều nhược điểm; cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cơ cấu
kinh tế nhiều mặt mất cân đối, năng suất lao động thấp, sản xuất chưa bảo đảm nhu
cầu đời sống, sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân, nguyên
liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu. Ở miền Nam, sau 20 năm chiến tranh,
nền kinh tế bị đảo lộn và suy sụp, nông nghiệp nhiều vùng hoang hoá, lạm phát trầm
trọng… Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạch
năm 1976-1980 quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khả năng
của nền kinh tế, đặc biệt là đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp
nặng và đặt nhiệm vụ hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
Những chủ trương sai lầm đó cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã
tác động xấu tới nền kinh tế, ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân.
Đại hội Đảng lần thứ V cũng chưa tìm ra được đầy đủ những nguyên nhân đích
thực của sự trì trệ trong nền kinh tế của nước ta và cũng chưa đề ra được các chủ
trương, chính sách toàn diện về đổi mới, nhất là kinh tế. Trong năm 1981-1985, chúng
ta chưa kiên quyết khắc phục sự chủ quan, trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã
hội chủ nghĩa và quản lí kinh tế thì lại phạm những sai lầm mới trong lĩnh vực phân
phối, lưu thông.
2.1.2. Từ khi tiến hành đổi mới 1986 đến nay
Đại hội VI (1986) của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Những sai lầm nói trên là
những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo
chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận
thức lý luận. Đại hội nêu lên 4 bài học, trong đó, có bài học Đảng phải “luôn luôn xuất
phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức
và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng”5
. Đại hội đề ra nhiệm vụ tập trung vào đổi mới kinh tế, cụ thể là “phải thực hiện
những biện pháp có hiệu quả để nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đưa mọi
5
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr. 42.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
mặt hoạt động vào quỹ đạo phát triển bình thường và tiến hành những cuộc cải cách về
tổ chức, quản lý, thiết lập cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội”6
. Từ mục
đích này, Đại hội tập trung vào thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực -
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để ổn định và thiện đời sống của nhân
dân. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới chính trị mà trước hết “tập trung vào
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của
nhà nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”7
.
Như vậy, từ Đại hội VI, trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, kinh tế và chính trị, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phát huy
tính năng động chủ quan, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước phù hợp với tình
hình thực tiễn, từng bước khắc phục những sai lầm trước đó.
Tiếp tục tinh thần của Đại hội VI, Đại hội VII (1991) xác định: “Về quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp
ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội
khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan
trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới
kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”8
. Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đánh giá
tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam sau bốn năm thực hiện đường lối đổi mới:
công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tình hình
chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu
hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ
lạm phát được kìm chế bớt, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân
có phần được cải thiện. Sau khi đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và
trong nước, Đại hội VII đã đề ra mục tiêu tổng quát vào các mục tiêu cụ thể, những
phương châm chỉ đạo trong 5 năm 1991- 1995, đặc biệt là phương châm kết hợp động
lực kinh tế với động lực chính trị tinh thần, phương châm tiếp tục đổi mới toàn diện và
đồng bộ đưa công tác đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực
khác. Nhờ vậy, đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng
6
Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr. 42
7
Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr.109
8
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr.54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
kinh tế-xã hội, lĩnh vực văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân
được cải thiện một bước; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Như vậy, ở đây lại càng
thấy rõ tác động của kinh tế đối với chính trị và xã hội, đối với đối ngoại, quốc phòng
và an ninh… Đổi mới kinh tế là quyết định nhưng các nhân tố chính trị, xã hội, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh cũng ảnh hưởng tích cực trở lại một cách biện chứng đối
với kinh tế.
Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế
với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi
mới chính trị”9
. Tổng kết 10 thực hiện sự nghiệp đổi mới cho thấy, công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển
khách quan của lịch sử, tức là chúng ta phải thừa nhận giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường mà trước đây chúng ta đã phủ nhận nó. Trước đây, Đảng ta đã phạm sai lầm
chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo chủ nghĩa xã
hội, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công
nghiệp nặng; duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ
trương sai lầm trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương; công tác tư tưởng và tổ
chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Quán triệt nguyên tắc khách quan,
khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, trên cơ sở nghiên cứu tình hình các nước tư bản
chủ nghĩa trên thế giới, những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội và tình hình thực tế của
nước ta để vận dụng một cách tổng hợp các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu của chủ
nghĩa tư bản, Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát triển
cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình
phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Tại Đại hội IX (2001), Đảng rút ra bài học kinh nghiệm tiến hành đổi mới phải
xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt
của thế giới, không sao chép bất cứ mô hình có sẵn nào, đổi mới toàn diện, đồng bộ,
triệt để với những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; coi phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Đại hội X (2006) chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi,
hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; bảo đảm
sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.
9
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.70
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Tại Đại hội XI (2011), Đảng đưa ra quan điểm “Đổi mới chính trị phải đồng bộ
với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với
tăng cường kỷ luật, kỷ cương”10
. Đặc biệt, bắt đầu từ Đại hội XI, Đảng ta xác định
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải
quyết tốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh phải đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới
kinh tế, tập trung đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế và thể chế chính trị nhằm tạo ra sự
nhịp nhàng, ăn khớp, làm điều kiện, tiền đề, thúc đẩy nhau phát triển.
Tại Đại hội XIII, Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế - xã hội
là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”; đặc biệt, Đảng chủ trương giải quyết 10 mối
quan hệ lớn là: (i) Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; (ii) giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị; (iii) giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng
XHCN; (iv) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan
hệ sản xuất XHCN; (v) giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; (vi) giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; (vii)
giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; (viii) giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế; (ix) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; (x) giữa
thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Như vậy, từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay, Đảng ta đã ngày càng nhận
thức đúng đắn và sâu sắc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; vận dụng sáng tạo, phù
hợp với thực tiễn đất nước, tạo nên những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, không ngừng nâng cao vị thế, tiềm lực, uy tín của đất nước.
2.2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc cần quán triệt và thực hiện trong vận
dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời gian tới
Một là, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị phải do Đảng lãnh đạo và vì mục tiêu bảo đảm giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa của sự phát triển
Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và phải lấy mục tiêu cao nhất “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm cơ sở cho việc nhận thức, giải quyết và thực
hiện mối quan hệ này. Để thực hiện được mục tiêu đổi mới thể chế kinh tế cần phải
đặc biệt coi trọng việc giữ vững ổn định chính trị, có nghĩa là tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chứ không phải là sự thoả hiệp,
cải lương dẫn đến từ bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Đổi mới là thực hiện tốt hơn
10
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.99-100
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
nữa nhất nguyên chính trị, không chấp nhận chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập. Đa nguyên kinh tế không đồng nhất với đa đảng chính trị.
Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường thì
Đảng phải lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách kinh tế phục vụ
cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững,
hạn chế tình trạng bất công, bóc lột, hủy hoại môi trường. Muốn giữ vững được sự
lãnh đạo của Đảng cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là nguyên
tắc có ý nghĩa sống còn này phải được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp, mọi ngành.
Hai là, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức phải đảm bảo sự phát
triển đồng bộ của cả kinh tế, cả chính trị
Không được tuyệt đối hoá hoặc đổi mới kinh tế, hoặc đổi mới chính trị, tránh
rơi vào khuynh hướng duy vật máy móc hoặc khuynh hướng chủ quan duy ý chí. Việc
nhấn mạnh những nội dung cụ thể trong đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là do yêu
cầu, điều kiện thực tiễn đất nước và quốc tế cụ thể đòi hỏi. Các quyết định chính trị
phải đảm bảo tính hậu thuẫn, hỗ trợ, mở đường cho kinh tế phát triển theo đúng định
hướng chính trị xã hội chủ nghĩa chứ không được cản trở kinh tế phát triển hoặc phát
triển chệch hướng mục tiêu chính trị.
Không thể coi tăng trưởng kinh tế là mục đích tự thân và là mục tiêu cuối cùng
của đổi mới. Tăng trưởng kinh tế tự thân không dẫn tới bảo đảm xây dựng được một
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nếu kinh tế tăng trưởng mà dẫn tới phân hoá
giàu - nghèo, bất công xã hội, hủy hoại môi trường thì sẽ làm sai lệch mục tiêu chính
trị đúng đắn của đổi mới kinh tế.
Đổi mới kinh tế đồng bộ nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải.
Các vùng, các địa phương phải chủ động khai thác và phát huy thế mạnh của mình chứ
không nên sao chép một móc một mô hình cụ thể.
Phát triển kinh tế phải dựa trên nội lực là chủ yếu đồng thời sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tránh rơi vào tình trạng tạo ra gánh nợ ngày càng
nặng nề cho các thế hệ sau. Không để xã hội Việt Nam thành xã hội tiêu dùng, là thị
trường cho các loại hàng hoá rẻ tiền, chất lượng kém, công nghệ lạc hậu. Hội nhập
kinh tế để nhập công nghệ tiên tiến chứ không trở thành bãi rác công nghiệp cho các
nước phát triển.
Đổi mới kinh tế và thể chế phải kết hợp hài hoà với giải quyết các vấn đề xã
hội. Tiêu chí phát triển bền vững đòi hỏi phải làm tốt các vấn đề như chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ của trẻ em, vấn đề lao động trẻ em, vấn đề tự do báo chí, thông tin, vấn đề
dân chủ, vấn đề tôn giáo, dân tộc...
Ba là, lấy thực tiễn đất nước và quốc tế làm căn cứ điều chỉnh mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
thì xét đến cùng kinh tế luôn quyết định chính trị. Tuy nhiên, trong những điều kiện
thực tiễn cụ thể chính trị phải được ưu tiên so với kinh tế. Vấn đề ưu tiên bước đi đổi
mới kinh tế hay chính trị trước hết phải căn cứ vào thực tiễn cụ thể của đất nước và
quốc tế chứ không thể tùy tiện, chủ quan, sách vở.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
KẾT LUẬN
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp lâu dài, rất khó khăn và
phức tạp. Qúa trình này đòi hỏi Đảng ta phải quán triệt, nắm vững và vận dụng sáng
tạo lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức nói riêng; bám sát thực tiễn sự phát triển của tình hình thực
tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo, đề ra
chủ trương, chính sách đúng đắn, đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường. Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy
tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ,
thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Tình hình đó càng đòi hỏi
phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin trong tình hình mới, góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình triết học (dùng cho học viện cao
học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18.

More Related Content

Similar to Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc

Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...hieu anh
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Tín Trần
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 

Similar to Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc (20)

Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docxQuan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
 
A
AA
A
 
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học.doc
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học.docPhân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học.doc
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học.doc
 
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác – Ănggh...
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác – Ănggh...Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác – Ănggh...
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác – Ănggh...
 
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác - Ănggh...
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác - Ănggh...Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác - Ănggh...
Phân Tích Thực Chất Của Cuộc Cách Mạng Trên Lĩnh Vực Triết Học Do Mác - Ănggh...
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243
 
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.docx
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG TA
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 NỘI DUNG.....................................................................................................................2 CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ......................................................................................................2 1.1. Khái niệm vật chất, ý thức........................................................................................2 1.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin....4 Sự quyết định của vật chất đối với ý thức........................................................................5 Vai trò của ý thức đối với vật chất ..................................................................................6 CHƯƠNG 2 SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG TA TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY......8 2.1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay................................................................................................8 2.2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc cần quán triệt và thực hiện trong vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời gian tới.......................................................11 KẾT LUẬN ..................................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 MỞ ĐẦU Từ khi ra đời đến nay, Triết học Mác-Lê nin là một bộ phận không thể tách rời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học Mác-Lê nin giúp chúng ta có thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của mọi triết học, tuỳ theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa chúng mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Khẳng định nguyên tắc tính đảng trong triết học, V. I. Lênin đã viết: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái đang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Theo đó, Đảng ta đã quán triệt, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từ đó giải quyết đúng đắn những vấn đề do thực tiễn đặt ra, nhất là từ năm 1986 khi mà Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức. Tệ nạn xã hội, tiêu cực còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của Đảng trong việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin trong tình hình mới. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. 1 V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 445.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1.1. Khái niệm vật chất, ý thức 1.1.1. Khái niệm vật chất Kế thừa những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật chất, trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”2 . Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung sau đây: Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan, ở bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan. Đây cũng chính là cái “phạm vi hết sức hạn chế” mà ở đó, theo V. I. Lênin sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hoá tính trừu tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá tính hiện thực cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể, và đó là thực chất quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vấn đề này. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất. Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác. Chủ nghĩa duy vật triết học 2 V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 151.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất. Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức của con người có thể phản ánh được Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan. Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có cái gì là không thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. 1.1.2. Khái niệm ý thức Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, ý thức là một phạm trù triết học, là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Về nguồn gốc, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Về bản chất, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. 1.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1.2.1. Quan điểm phi mác-xit về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản chất thực sự của vật chất và ý thức. Theo chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu tượng hoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên. Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra. Trên thực tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của tôn giáo, chủ nghĩa ngu dân. Mọi con đường mà chủ nghĩa duy tâm mở ra đều dẫn con người đến với thần học, với "đấng sáng thế". Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan. Trong khi đó, chủ nghĩa duy vật siêu hình lại tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ khách quan chủ nghĩa, thụ động, ỷ lại, trông chờ. 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng, mặc dù vai trò không ngang bằng nhau, trong đó, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”3 . Sự quyết định của vật chất đối với ý thức Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. Vật chất là nguồn gốc của ý thức. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người. Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ảnh. Vật chất quyết định nội dung, hình thức biểu hiện và mọi sự biến đổi của ý thức. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất. Mặt khác, sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại. Loài người nguyên thuỷ sống bầy đàn dựa vào sản vật của thiên nhiên thì tư duy của họ cũng đơn sơ, giản dị như cuộc sống của họ. Cùng với mỗi bước phát triển của sản xuất, tư duy, ý thức của con người cũng ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú. Con người không chỉ ý thức được hiện tại , mà còn ý thức được cả những vấn đề trong quá khứ và dự kiến được cả trong tương lai, trên cơ sở khái quất ngày càng sâu sắc bản 3 V. I. Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18, tr. 173.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 chất, quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của họ. Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người. Khi sản xuất xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, ý thức chính trị, pháp quyền cũng dần thay thế cho ý thức quần cư, cộng đồng thời nguyên thuỷ. Trong nền sản xuất tư bản, tính chất xã hội hoá của sản xuất phát triển là cơ sở để ý thức xã hội chủ nghĩa ra đời, mà đỉnh cao của nó là sự hình thành và phát triển không ngừng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vai trò của ý thức đối với vật chất Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới trong hiện thực theo nhu cầu của con người thông qua thực tiễn. Theo chỉ dẫn của C. Mác: “Tư tưởng căn bản không thực hiện được gì hết, muốn thực hiện được tư tưởng, thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”4 . Vai trò của ý thức cải tạo thế giới sẽ rất khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng phản ánh hiện thực khách quan là đúng đắn hoặc sai lầm. Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động vật chất của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện…để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật. Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả. 4 C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 211.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin Một là, phải tôn trọng khách quan trong hoạt động thực tiễn Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. Hai là, phải phát huy tính năng động chủ quan Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 CHƯƠNG 2 SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG TA TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay 2.1.1. Trước năm 1986 Trước khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng chưa vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, không tôn trọng quy luật khách quan, áp đặt ý muốn chủ quan trong hoạt động thực tiễn. Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nền kinh tế miền Bắc còn nhiều nhược điểm; cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế nhiều mặt mất cân đối, năng suất lao động thấp, sản xuất chưa bảo đảm nhu cầu đời sống, sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu. Ở miền Nam, sau 20 năm chiến tranh, nền kinh tế bị đảo lộn và suy sụp, nông nghiệp nhiều vùng hoang hoá, lạm phát trầm trọng… Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạch năm 1976-1980 quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khả năng của nền kinh tế, đặc biệt là đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng và đặt nhiệm vụ hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Những chủ trương sai lầm đó cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã tác động xấu tới nền kinh tế, ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân. Đại hội Đảng lần thứ V cũng chưa tìm ra được đầy đủ những nguyên nhân đích thực của sự trì trệ trong nền kinh tế của nước ta và cũng chưa đề ra được các chủ trương, chính sách toàn diện về đổi mới, nhất là kinh tế. Trong năm 1981-1985, chúng ta chưa kiên quyết khắc phục sự chủ quan, trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lí kinh tế thì lại phạm những sai lầm mới trong lĩnh vực phân phối, lưu thông. 2.1.2. Từ khi tiến hành đổi mới 1986 đến nay Đại hội VI (1986) của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận. Đại hội nêu lên 4 bài học, trong đó, có bài học Đảng phải “luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”5 . Đại hội đề ra nhiệm vụ tập trung vào đổi mới kinh tế, cụ thể là “phải thực hiện những biện pháp có hiệu quả để nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đưa mọi 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 42.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 mặt hoạt động vào quỹ đạo phát triển bình thường và tiến hành những cuộc cải cách về tổ chức, quản lý, thiết lập cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội”6 . Từ mục đích này, Đại hội tập trung vào thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để ổn định và thiện đời sống của nhân dân. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới chính trị mà trước hết “tập trung vào phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”7 . Như vậy, từ Đại hội VI, trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, kinh tế và chính trị, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước phù hợp với tình hình thực tiễn, từng bước khắc phục những sai lầm trước đó. Tiếp tục tinh thần của Đại hội VI, Đại hội VII (1991) xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”8 . Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đánh giá tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam sau bốn năm thực hiện đường lối đổi mới: công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tình hình chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát được kìm chế bớt, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện. Sau khi đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước, Đại hội VII đã đề ra mục tiêu tổng quát vào các mục tiêu cụ thể, những phương châm chỉ đạo trong 5 năm 1991- 1995, đặc biệt là phương châm kết hợp động lực kinh tế với động lực chính trị tinh thần, phương châm tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ đưa công tác đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác. Nhờ vậy, đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 42 7 Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.109 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.54
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 kinh tế-xã hội, lĩnh vực văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một bước; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Như vậy, ở đây lại càng thấy rõ tác động của kinh tế đối với chính trị và xã hội, đối với đối ngoại, quốc phòng và an ninh… Đổi mới kinh tế là quyết định nhưng các nhân tố chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh cũng ảnh hưởng tích cực trở lại một cách biện chứng đối với kinh tế. Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”9 . Tổng kết 10 thực hiện sự nghiệp đổi mới cho thấy, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử, tức là chúng ta phải thừa nhận giai đoạn phát triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã phủ nhận nó. Trước đây, Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai lầm trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Quán triệt nguyên tắc khách quan, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, trên cơ sở nghiên cứu tình hình các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới, những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội và tình hình thực tế của nước ta để vận dụng một cách tổng hợp các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu của chủ nghĩa tư bản, Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Tại Đại hội IX (2001), Đảng rút ra bài học kinh nghiệm tiến hành đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới, không sao chép bất cứ mô hình có sẵn nào, đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để với những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội X (2006) chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.70
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Tại Đại hội XI (2011), Đảng đưa ra quan điểm “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương”10 . Đặc biệt, bắt đầu từ Đại hội XI, Đảng ta xác định quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh phải đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế, tập trung đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế và thể chế chính trị nhằm tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp, làm điều kiện, tiền đề, thúc đẩy nhau phát triển. Tại Đại hội XIII, Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”; đặc biệt, Đảng chủ trương giải quyết 10 mối quan hệ lớn là: (i) Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; (ii) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (iii) giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; (iv) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; (v) giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; (vi) giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; (vii) giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; (viii) giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (ix) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; (x) giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Như vậy, từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay, Đảng ta đã ngày càng nhận thức đúng đắn và sâu sắc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước, tạo nên những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không ngừng nâng cao vị thế, tiềm lực, uy tín của đất nước. 2.2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc cần quán triệt và thực hiện trong vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời gian tới Một là, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải do Đảng lãnh đạo và vì mục tiêu bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và phải lấy mục tiêu cao nhất “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm cơ sở cho việc nhận thức, giải quyết và thực hiện mối quan hệ này. Để thực hiện được mục tiêu đổi mới thể chế kinh tế cần phải đặc biệt coi trọng việc giữ vững ổn định chính trị, có nghĩa là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chứ không phải là sự thoả hiệp, cải lương dẫn đến từ bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Đổi mới là thực hiện tốt hơn 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.99-100
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 nữa nhất nguyên chính trị, không chấp nhận chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đa nguyên kinh tế không đồng nhất với đa đảng chính trị. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường thì Đảng phải lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách kinh tế phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững, hạn chế tình trạng bất công, bóc lột, hủy hoại môi trường. Muốn giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là nguyên tắc có ý nghĩa sống còn này phải được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp, mọi ngành. Hai là, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của cả kinh tế, cả chính trị Không được tuyệt đối hoá hoặc đổi mới kinh tế, hoặc đổi mới chính trị, tránh rơi vào khuynh hướng duy vật máy móc hoặc khuynh hướng chủ quan duy ý chí. Việc nhấn mạnh những nội dung cụ thể trong đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là do yêu cầu, điều kiện thực tiễn đất nước và quốc tế cụ thể đòi hỏi. Các quyết định chính trị phải đảm bảo tính hậu thuẫn, hỗ trợ, mở đường cho kinh tế phát triển theo đúng định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa chứ không được cản trở kinh tế phát triển hoặc phát triển chệch hướng mục tiêu chính trị. Không thể coi tăng trưởng kinh tế là mục đích tự thân và là mục tiêu cuối cùng của đổi mới. Tăng trưởng kinh tế tự thân không dẫn tới bảo đảm xây dựng được một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nếu kinh tế tăng trưởng mà dẫn tới phân hoá giàu - nghèo, bất công xã hội, hủy hoại môi trường thì sẽ làm sai lệch mục tiêu chính trị đúng đắn của đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế đồng bộ nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải. Các vùng, các địa phương phải chủ động khai thác và phát huy thế mạnh của mình chứ không nên sao chép một móc một mô hình cụ thể. Phát triển kinh tế phải dựa trên nội lực là chủ yếu đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tránh rơi vào tình trạng tạo ra gánh nợ ngày càng nặng nề cho các thế hệ sau. Không để xã hội Việt Nam thành xã hội tiêu dùng, là thị trường cho các loại hàng hoá rẻ tiền, chất lượng kém, công nghệ lạc hậu. Hội nhập kinh tế để nhập công nghệ tiên tiến chứ không trở thành bãi rác công nghiệp cho các nước phát triển. Đổi mới kinh tế và thể chế phải kết hợp hài hoà với giải quyết các vấn đề xã hội. Tiêu chí phát triển bền vững đòi hỏi phải làm tốt các vấn đề như chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của trẻ em, vấn đề lao động trẻ em, vấn đề tự do báo chí, thông tin, vấn đề dân chủ, vấn đề tôn giáo, dân tộc... Ba là, lấy thực tiễn đất nước và quốc tế làm căn cứ điều chỉnh mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì xét đến cùng kinh tế luôn quyết định chính trị. Tuy nhiên, trong những điều kiện thực tiễn cụ thể chính trị phải được ưu tiên so với kinh tế. Vấn đề ưu tiên bước đi đổi mới kinh tế hay chính trị trước hết phải căn cứ vào thực tiễn cụ thể của đất nước và quốc tế chứ không thể tùy tiện, chủ quan, sách vở.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 KẾT LUẬN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp lâu dài, rất khó khăn và phức tạp. Qúa trình này đòi hỏi Đảng ta phải quán triệt, nắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nói riêng; bám sát thực tiễn sự phát triển của tình hình thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo, đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Tình hình đó càng đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình triết học (dùng cho học viện cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tập 18.