SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Quy định pháp luật về tranh chấp người
phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế là vấn đề nhiều người đang
gặp phải. Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của người chết cho người còn sống, tài sản để lại
được gọi là di sản. Chủ thể thực hiện việc chia tài sản này gọi là người phân chia di sản và
trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý
bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về người phân chia di sản thừa kế
Sau khi đã thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác liên quan của người để lại
di sản thì sẽ tiến hành phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản sẽ do một chủ thể có quyền
chia di sản thực hiện, gọi là người phân chia di sản. Người phân chia di sản thừa kế được quy
định cụ thể tại Điều 657 BLDS năm 2015 như sau:
Chủ thể có quyền phân chia di sản
Người có quyền phân chia di sản là người được chỉ định trong di chúc. Trong trường hợp người
để lại di sản không chỉ định hoặc chỉ định mà người được chỉ định đó từ chối thì những người
thừa kế sẽ thỏa thuận và cử ra người phân chia di sản. Người phân chia di sản cũng có thể đồng
thời là người quản lý di sản.
Nghĩa vụ của người phân chia di sản
Người phân chia di sản có nghĩa vụ phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế và việc
phân chia này phải thực hiện theo đúng nội dung của di chúc hoặc đúng theo thỏa thuận của
những người thừa kế theo pháp luật.
 Trường hợp có di chúc thì việc chia phần di sản cho từng người thừa kế phải thực hiện
theo đúng nguyện vọng của người để lại di sản, việc chia phải đảm bảo quy định tại Điều
659 BLDS năm 2015.
 Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc có nội dung không rõ ràng thì người phân
chia di sản phải chia theo thỏa thuận của người thừa kế hoặc theo nội dung trong văn bản
cuộc họp mặt những người thừa kế đã thống nhất.
Quyền của người phân chia di sản
Người phân chia di sản có quyền được hưởng thù lao trong trường hợp người để lại di sản chỉ
định mức thù lao cho họ và ghi nhận trong di chúc hoặc trong trường hợp những người thừa kế
có thỏa thuận mức thù lao cho người phân chia di sản. Thông thường, nếu người phân chia di sản
là một trong những người được hưởng di sản thừa kế, thì vấn đề thù lao của người này khi thực
hiện việc phân chia di sản không được đặt ra.
Quyền của người phân chia di sản thừa kế
>>>Xem thêm: Nhờ luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế?
Phân loại tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Có thể phân loại tranh chấp người phân chia di sản thừa kế gồm:
 Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có tên trong di
chúc và không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc chỉ định
người phân chia di sản;
 Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng
không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc được chỉ định
người phân chia di sản;
 Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng
không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví dụ: người phân chia di
sản lợi dụng quyền hạn của mình mà phân chia di sản không đúng, làm ảnh hưởng hưởng
tới quyền lợi của những người thừa kế khác hoặc làm phân tán di sản thừa kế);
 Tranh chấp khi có người không thuộc diện được nhận di sản thừa kế nhưng đang có
quyền đối với di sản và không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví
dụ: người phân chia di sản yêu cầu người thuê di sản thừa kế (ký kết hợp đồng thuê với
người để lại di sản lúc họ còn sống) phải thanh lý lại hợp đồng thuê).
Như vậy, có thể phân chia tranh chấp người phân chia di sản thành hai loại chính như sau: (i)
Tranh chấp liên quan đến người thừa kế và (ii) Tranh chấp liên quan đến người có quyền đối với
di sản thừa kế.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Đối với tranh chấp liên quan đến người thừa kế
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản.
Theo quy định tại các Điều 35, 37, 39 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền của Tòa án được phân
định như sau: Với các yêu cầu giải quyết tranh chấp mà tài sản thừa kế là bất động sản như đất
đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất,… sẽ do Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản giải quyết.
Trường hợp tài sản thừa kế là động sản sẽ do Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc
nguyên đơn (nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản) giải quyết. Ngoài ra, Tòa án cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp có nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp.
Đối với tranh chấp liên quan đến người có quyền đối với di sản thừa kế:
Trên thực tế, loại tranh chấp này thường liên quan đến các loại hợp đồng mà lúc còn sống người
để lại di sản đã ký kết với đối tượng của hợp đồng chính là di sản thừa kế. Vì vậy loại tranh chấp
này thường là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Theo quy định tại các Điều 35, 37, 39 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp hợp đồng của Tòa án được xác định như sau: Với các tranh chấp có đối tượng tranh chấp
không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu
đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết. Ngoài ra, các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải hoặc đưa ra Trọng tài.
>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc
Quyền khởi kiện yêu cầu tòa phân chia di sản thừa kế
Trên thực tế, tranh chấp về người phân chia di sản thừa kế thường được giải quyết trong vấn đề
khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Chủ thể có quyền khởi kiện
Như đã đề cập đến hai nhóm tranh chấp người phân chia di sản thừa kế ở trên, người có quyền
khởi kiện có thể là người thừa kế, hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế
Điều 623 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là:
 Đối với bất động sản: thời hiệu được xác định là 30 năm;
 Đối với động sản: thời hiệu được xác định là 10 năm.
Bên cạnh đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp người phân chia di sản thừa kế tại Tòa án
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
gồm các tài liệu sau:
 Đơn khởi kiện;
 Chứng cứ chứng minh về việc quyền của người khởi kiện bị xâm phạm trong tranh chấp
thừa kế.
Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý.
Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải.
Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế
>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế
Thông tin liên hệ luật sư
Tư vấn trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy
định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của
chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05,
Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp
Hồ Chí Minh.
Tư vấn trực tuyến
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua
Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của
khách hàng thông qua những hình thức khác:
Email: pmt@luatlongphan.vn
Fanpage: Luật Long Phan
Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
Như vậy, người phân chia thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc được những người
thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp người phân chia di sản.
Khi đó người thừa kế hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa
án phân chia di sản với trình tự, thủ tục như trên.
Trên đây là tư vấn về Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế. Quý bạn
đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật thừa kế vui lòng liên
hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ tư vấn nhanh
nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng
khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui
lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

More Related Content

Similar to Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế

Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bdshaquang83
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpLearningHT
 
Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxNgcnhV20
 
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnĐề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế (20)

Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
Các khoản nợ được phân chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn?
 
Công Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế.doc
Công Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế.docCông Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế.doc
Công Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế.doc
 
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôiThừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
 
Hướng dẫn tặng cho nhà đất có điều kiện theo quy định pháp luật
Hướng dẫn tặng cho nhà đất có điều kiện theo quy định pháp luậtHướng dẫn tặng cho nhà đất có điều kiện theo quy định pháp luật
Hướng dẫn tặng cho nhà đất có điều kiện theo quy định pháp luật
 
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đấtVai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lạiQuyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoàiỦy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
 
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bds
 
Hình Thức Di Chúc Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự 2005
Hình Thức Di Chúc Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự 2005Hình Thức Di Chúc Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự 2005
Hình Thức Di Chúc Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự 2005
 
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docxBáo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
 
Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào
Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nàoPhân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào
Phân chia lại tài sản khi xuất hiện người thừa kế mới như thế nào
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
 
Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docx
 
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnĐề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
 
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp giao dịch hứa thưởng
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp giao dịch hứa thưởngHướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp giao dịch hứa thưởng
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp giao dịch hứa thưởng
 
Thủ tục nhận tiền tiết kiệm từ người thân đã chết
Thủ tục nhận tiền tiết kiệm từ người thân đã chếtThủ tục nhận tiền tiết kiệm từ người thân đã chết
Thủ tục nhận tiền tiết kiệm từ người thân đã chết
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng

Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng (20)

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chếtXử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
 
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tếĐiều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
 
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phầnThủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
 
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt NamHướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
 
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnhThẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
 
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
 
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
 
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luậtChính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
 
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt NamThủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
 
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao độngĐiều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
 
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạchCách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
 
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệpThủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
 

Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế

  • 1. Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế là vấn đề nhiều người đang gặp phải. Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của người chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Chủ thể thực hiện việc chia tài sản này gọi là người phân chia di sản và trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi. Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế Quy định pháp luật về người phân chia di sản thừa kế Sau khi đã thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác liên quan của người để lại di sản thì sẽ tiến hành phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản sẽ do một chủ thể có quyền chia di sản thực hiện, gọi là người phân chia di sản. Người phân chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 657 BLDS năm 2015 như sau: Chủ thể có quyền phân chia di sản Người có quyền phân chia di sản là người được chỉ định trong di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định hoặc chỉ định mà người được chỉ định đó từ chối thì những người thừa kế sẽ thỏa thuận và cử ra người phân chia di sản. Người phân chia di sản cũng có thể đồng thời là người quản lý di sản. Nghĩa vụ của người phân chia di sản
  • 2. Người phân chia di sản có nghĩa vụ phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế và việc phân chia này phải thực hiện theo đúng nội dung của di chúc hoặc đúng theo thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.  Trường hợp có di chúc thì việc chia phần di sản cho từng người thừa kế phải thực hiện theo đúng nguyện vọng của người để lại di sản, việc chia phải đảm bảo quy định tại Điều 659 BLDS năm 2015.  Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc có nội dung không rõ ràng thì người phân chia di sản phải chia theo thỏa thuận của người thừa kế hoặc theo nội dung trong văn bản cuộc họp mặt những người thừa kế đã thống nhất. Quyền của người phân chia di sản Người phân chia di sản có quyền được hưởng thù lao trong trường hợp người để lại di sản chỉ định mức thù lao cho họ và ghi nhận trong di chúc hoặc trong trường hợp những người thừa kế có thỏa thuận mức thù lao cho người phân chia di sản. Thông thường, nếu người phân chia di sản là một trong những người được hưởng di sản thừa kế, thì vấn đề thù lao của người này khi thực hiện việc phân chia di sản không được đặt ra. Quyền của người phân chia di sản thừa kế >>>Xem thêm: Nhờ luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế? Phân loại tranh chấp người phân chia di sản thừa kế Có thể phân loại tranh chấp người phân chia di sản thừa kế gồm:
  • 3.  Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có tên trong di chúc và không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc chỉ định người phân chia di sản;  Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng không đồng ý với nội dung di chúc dẫn đến việc không đồng ý với việc được chỉ định người phân chia di sản;  Tranh chấp khi có người thuộc diện thừa kế theo di chúc, có tên trong di chúc nhưng không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví dụ: người phân chia di sản lợi dụng quyền hạn của mình mà phân chia di sản không đúng, làm ảnh hưởng hưởng tới quyền lợi của những người thừa kế khác hoặc làm phân tán di sản thừa kế);  Tranh chấp khi có người không thuộc diện được nhận di sản thừa kế nhưng đang có quyền đối với di sản và không đồng ý với cách phân chia của người phân chia di sản (ví dụ: người phân chia di sản yêu cầu người thuê di sản thừa kế (ký kết hợp đồng thuê với người để lại di sản lúc họ còn sống) phải thanh lý lại hợp đồng thuê). Như vậy, có thể phân chia tranh chấp người phân chia di sản thành hai loại chính như sau: (i) Tranh chấp liên quan đến người thừa kế và (ii) Tranh chấp liên quan đến người có quyền đối với di sản thừa kế. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Đối với tranh chấp liên quan đến người thừa kế Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản. Theo quy định tại các Điều 35, 37, 39 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền của Tòa án được phân định như sau: Với các yêu cầu giải quyết tranh chấp mà tài sản thừa kế là bất động sản như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất,… sẽ do Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản giải quyết. Trường hợp tài sản thừa kế là động sản sẽ do Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nguyên đơn (nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản) giải quyết. Ngoài ra, Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp có nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp. Đối với tranh chấp liên quan đến người có quyền đối với di sản thừa kế: Trên thực tế, loại tranh chấp này thường liên quan đến các loại hợp đồng mà lúc còn sống người để lại di sản đã ký kết với đối tượng của hợp đồng chính là di sản thừa kế. Vì vậy loại tranh chấp này thường là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Theo quy định tại các Điều 35, 37, 39 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định như sau: Với các tranh chấp có đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải hoặc đưa ra Trọng tài. >>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc
  • 4. Quyền khởi kiện yêu cầu tòa phân chia di sản thừa kế Trên thực tế, tranh chấp về người phân chia di sản thừa kế thường được giải quyết trong vấn đề khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Chủ thể có quyền khởi kiện Như đã đề cập đến hai nhóm tranh chấp người phân chia di sản thừa kế ở trên, người có quyền khởi kiện có thể là người thừa kế, hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế Điều 623 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là:  Đối với bất động sản: thời hiệu được xác định là 30 năm;  Đối với động sản: thời hiệu được xác định là 10 năm. Bên cạnh đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp người phân chia di sản thừa kế tại Tòa án Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu sau:  Đơn khởi kiện;  Chứng cứ chứng minh về việc quyền của người khởi kiện bị xâm phạm trong tranh chấp thừa kế. Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý. Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
  • 5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế >>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế Thông tin liên hệ luật sư Tư vấn trực tiếp Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau: Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh. Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh. Tư vấn trực tuyến Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác: Email: pmt@luatlongphan.vn Fanpage: Luật Long Phan Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
  • 6. Như vậy, người phân chia thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong một số trường hợp đã xảy ra tranh chấp người phân chia di sản. Khi đó người thừa kế hoặc người có quyền đối với di sản thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản với trình tự, thủ tục như trên. Trên đây là tư vấn về Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật thừa kế vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.