SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TRÀ MY
QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội- 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TRÀ MY
QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số :60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Nghị
Hà Nội- 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Trà My
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê Đình
Nghị là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả
chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Trà My
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI
CHÚC............................................................................................................................................................................8
1.1. Khái niệm di chúc...................................................................................................................................8
1.2. Người lập di chúc.................................................................................................................................13
1.2.1. Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc...............................................................15
1.2.2. Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc........................................................18
1.3. Quyền của người lập di chúc......................................................................................................22
1.4. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của
người lập di chúc ở Việt Nam...............................................................................................................27
1.4.1. Giai đoạntrước năm 1945.....................................................................................................27
1.4.2. Giai đoạntừ 1945 đến trước ngày 1/7/1996...........................................................30
1.4.3. Giai đoạntừ ngày 1/7/ 1996 đến nay...........................................................................39
Chƣơng 2 - QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH.......................................................................................................................44
2.1. Phạm vi quyền của người lập di chúc.................................................................................44
2.1.1. Chỉ định người thừa kế; Truất quyền hưởng di sản của người thừa
kế................................................................................................................................................................................44
2.1.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế...................................................51
2.1.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng...............52
2.1.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế....................................................................................59
2.1.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia
di sản.......................................................................................................................................................................62
2.1.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc............................................66
2.2. Giới hạn quyền của người lập di chúc................................................................................77
2.2.1. Giới hạn trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế...................................78
2.2.2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc......................80
2.2.3. Giới hạn trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng..........................83
2.2.4. Giới hạn trong việc để lại di sản di tặng....................................................................85
2.2.5. Giới hạn trong việc phân chia di sản thừa kế........................................................87
Chƣơng 3 - THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI
CHÚC VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC ....................91
3.1. Thực tiễn thực hiện quyền của người lập di chúc.....................................................92
3.1.1. Về truất quyền hưởng di sản thừa kế...........................................................................92
3.1.2. Về người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác.................97
3.1.3. Về phạm vi phần di sản dành cho di tặng.............................................................100
3.1.4. Về quyền hủy bỏ di chúc....................................................................................................102
3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của
người lập di chúc..........................................................................................................................................104
3.2.1. Về phạm vi quyền của người lập di chúc .............................................................104
3.2.2. Về người lập di chúc ..............................................................................................................105
3.2.3. Về truất quyền hưởng di sản của người thừa kế..............................................108
3.2.4. Về Di tặng, thờ cúng...............................................................................................................109
3.2.5. Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc..................................................111
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................114
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BLDS Bộ luật dân sự
2 BLDS 1995 Bộ luật dân sự năm 1995
3 BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005
4 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 PLTK Pháp lệnh thừa kế
6 XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại trong mọi chế độ
xã hội. Nơi nào có sở hữu thì nơi đó có thừa kế, bởi lẽ “bất cứ nền sản xuất
nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong
một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định, nơi nào không có một hình thái
sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó không thể có
một xã hội nàocả” [10, tr.860]. Như vậy, “thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song
song và gắn bó chặt chẽ với nhau trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Trong
đó, nếu sở hữu là cơ sở làm xuất hiện vấn đề thừa kế thì đến lượt mình, thừa
kế lại là phương tiện để duy trì và củng cố vấn đề sở hữu” [28, tr.8].
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị
trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để
bảo vệ các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng
đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều
coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến
pháp, trong pháp luật dân sự…
Về mặt tâm lý, cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối với
khối tài sản của mình khi còn sống, mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đã
chết. Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài
sản trong đó có quyền của người lập di chúc. Pháp luật quy định cá nhân có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho
những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, khi họ chết tài sản của
họ sẽ được để lại cho những ai, tỷ lệ bao nhiêu… đó là quyền tự do định đoạt
của người để lại di sản thừa kế. Bởi thế, các quyền của người lập di chúc luôn
được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
1
Ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các quy định về
quyền của người lập di chúc đã được quy định trong các bộ hình luật của các
nhà nước phong kiến. Trải qua thời kỳ Pháp thuộc, các quy định về quyền của
người lập di chúc tiếp tục được quy định trong các luật hộ khác nhau được áp
dụng tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau năm 1945, các quy định về quyền của
người lập di chúc luôn luôn được đề cập trong các thông tư, văn bản tổng kết
công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao. Bước vào thời kỳ đổi mới, các
quy định về quyền của người lập di chúc được pháp điển hóa và quy định
trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn như Pháp lệnh Thừa kế năm
1990, BLDS 1995. Ngày nay, quyền của người lập di chúc được quy định
trong BLDS 2005.
Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về quyền của người lập di
chúc trong BLDS 2005 đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần phải được
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và thực tế
đòi hỏi của xã hội. Không phải bất cứ người lập di chúc nào cũng thực hiện
đúng các quyền được ghi trên, hoặc sử dụng một phần hoặc sử dụng quá cả
phần quyền được pháp luật quy định. Có những di chúc định đoạt cả phần tài
sản của người khác, hoặc định đoạt toàn bộ tài sản của mình vượt quá phạm vi
pháp luật cho phép, trong trường hợp này di chúc có thể vô hiệu hoặc chỉ có
hiệu lực một phần tương ứng với di sản của người lập di chúc…
Bên cạnh đó, hiệu quả áp dụng pháp luật về quyền của người lập di
chúc trong thực tiễn lập di chúc, thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế
có liên quan đến quyền của người lập di chúc cho thấy, một bộ phận không
nhỏ người dân không nắm được các quy định của pháp luật về quyền của
người lập di chúc. Cùng với đó, một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân…
cũng chưa thực sự hiểu các quy định của pháp luật về quyền của người lập di
chúc.
2
Do đó, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các
quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa
những quy định về quyền của người lập di chúc nhằm mục đích nâng cao hơn
nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy định này trong Bộ luật Dân sự. Làm
rõ vấn đề quyền của người lập di chúc giúp chúng ta hiểu và áp dụng pháp
luật cho phù hợp với những tình huống cụ thể trong thực tế, là cơ sở đảm bảo
quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội đảm bảo quyền dân sự của con người
được thực hiện đầy đủ từ đó giúp ổn định trật tự xã hội, xây dựng niềm tin
cũng như sự tôn trọng của nhân dân vào pháp luật. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề
tài: “Quyền của ngƣời lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành”
nghiên cứu làm luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là vấn đề được quan tâm rất lớn trong lĩnh vực khoa học pháp
lý. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về lĩnh vực thừa kế. Trong đó có một số công trình của một số tác giả tiêu
biểu như: PGS. TS. Đỗ Văn Đại với “Luậtthừa kế Việt Nam - Bản án và bình
luận bản án”, TS. Nguyễn Mạnh Bách với “Chế độ hôn sản và thừa kế trong
Việt Nam”, TS. Phùng Trung Tập với “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật
dân sự Việt Nam”; “Luật thừa kế Việt Nam”, TS. Nguyễn Minh Tuấn với
“Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”;
“Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam”,
TS. Trần Thị Huệ với “Disản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, TS.
Phạm Văn Tuyết với “Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng”, TS. Nguyễn Ngọc Điện với “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật
Dân sự Việt Nam”…
3
Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Về
thừa kế theo di chúc nói chung và quyền của người lập di chúc nói riêng, ở
những khía cạnh khác nhau, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu liên
quan như: Công trình nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự Việt
Nam”của Giáo sư Vũ Văn Mẫu; “Thừa kế theo di chúc trong quyđịnh của Bộ
luật dân sự Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tuyết; “Những quiđịnh của Bộ luật
dân sự (Dự thảo) về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc và hiệu lực của di
chúc” của tác giả Phùng Trung Tập đăng trên Tạp chí Luật học số 2/1995,
tr.46 - 51; “Những khókhăn, vướng mắctrong việc lập di chúc và chứng nhận
di chúc” số 13/2010, tr.32 - 34, 39; “Bàn về nghĩa vụ mà người lập di chúc
giao cho người thừa kế” số 4/2004, tr.14 - 15 của tác giả Thái Công Khanh
đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân; Khóa luận tốt nghiệp “Người lập di chúc
và quyền của người lập di chúc” của tác giả Đào Thị Nhuận bảo vệ năm 2011
tại trường Đại học luật Hà Nội…Tuy vậy, các công trình trên mới chỉ đề cập
đến các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung hoặc chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu một cách khái quát về thừa kế theo di chúc, tiếp cận dưới một vài
góc độ, chưa nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống về các quyền của
người lập di chúc.
Với tình hình trên, đề tài “Quyền của người lập di chúc theo pháp luật
Việt Nam hiện hành” lần đầu tiên được nghiên cứu ở Khoa luật cấp thạc sĩ
luật học một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logic,
hệ thống, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được
công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ những quy định của
pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc; đánh giá việc áp dụng
các quy định này trên thực tiễn, phân tích một số vướng mắc, bất cập trên
4
thực tiễn khi áp dụng các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc
từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
quyền của người lập di chúc và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi
hành các quy định này trên thực tiễn.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn
đề sau:
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới quyền của
người lập di chúc;
- Phân tích và nêu bật được nội dung các quy định của pháp luật hiện
hành về quyền của người lập di chúc;
- Đưa ra thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về
quyền của người lập di chúc, đồng thời chỉ ra những vướng mắc và bất cập
của những quy định đó;
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả các
quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của người lập di chúc,
các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc. Tìm
hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa
án nhân dân.
- Phạm vi nghiên cứu
Tuy có nghiên cứu về lược sử quy định quyền của người lập di chúc
trong pháp luật dân sự Việt Nam song phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
quy định của pháp luật dân sự hiện hành về quyền của người lập di chúc và
thực tiễn áp dụng các quy định trên phạm vi cả nước trong những năm gần
đây.
5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng
của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Đối với hoạt động nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam giai đoạn trước 1945 đến nay;
- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong Chương 1 khi so sánh các quy
định trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. Phương pháp so sánh
cũng được sử dụng trong Chương 1 khi đề cập tới quan điểm của các tác giả
về vấn đề có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này
cũng được sử dụng trong Chương 2 khi so sánh giữa quyền của người lập di
chúc theo quy định của BLDS 2005 với quy định tương ứng về quyền của
người lập di chúc trong BLDS 1995, so với pháp luật của Cộng hòa Pháp,
Nhật Bản..;
- Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt
trong toàn bộ luận văn để làm rõ những vấn đề được đưa ra;
- Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp giả định, tình huống…
6. Kết quả đạt đƣợc và những điểm mới của luận văn
- Luận văn phân tíchcó hệ thống những quy định pháp luật về các
quyền của người lập di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định
phù hợp với quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập trong
quy định về các quyền của người lập di chúc, những điểm cần hướng dẫn thực
hiện theo BLDS 2005.
- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:
+ Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp
thạc sĩ luật học;
6
+ Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về quyền của
người lập di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên
cứu toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về quyền của người
lập di chúc;
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những
quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005; phân
tích những quy định về quyền của người lập di chúc, qua đó có những kiến
nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền của người
lập di chúc trong BLDS 2005;
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các
quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc, trong việc áp dụng pháp
luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.
7. Kết cấucủa luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền của người lập di chúc;
Chương 2: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện
hành;
Chương 3: Thực tiễn thực hiện quyền của người lập di chúc và phương
hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của người lập di
chúc.
7
Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC
1.1. Khái niệm di chúc
Khi một người còn sống có quyền định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài
sản của mình cho người khác sau khi chết, theo ý chí tự nguyện và thể hiện
dưới một hình thức pháp lý xác định gọi là di chúc.
Thuật ngữ di chúc được đề cập và sử dụng nhiều trong đời sống nên từ lâu
đã trở thành một vấn đề hết sức quen thuộc đối với đời sống nhân dân. Di chúc
thường được hiểu một cách đơn giản, truyền thống: “Di chúc là sự dặn lại của
một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm”
[38, tr.254] hay “là văn bản chính thức ghi những ý muốn của một người, đặc
biệt là xử lý những tài sản của mình sau khi chết” [38, tr.182]. Như vậy, về mặt
ngữ nghĩa có thể hiểu, di chúc là ý nguyện của cá nhân muốn người khác thực
hiện ý nguyện của mình sau khi mình chết, đó có thể là lời dặn con cháu yêu
thương lẫn nhau hoặc dặn con cháu làm một công việc gì đó.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm di chúc cũng đã được hình
thành từ rất sớm. Theo Uipian - một luật gia La Mã nổi tiếng thì: “Di chúc là
sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta
chết” [37]. Như vậy, dưới thời La Mã, di chúc đã được hiểu là phương tiện để
thể hiện ý chí của người lập ra nó và di chúc có hiệu lực khi người lập ra nó
chết đi.
Theo pháp luật Anh - Mỹ, thì di chúc được hiểu “là một phương tiện
mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ có hiệu lực sau
khi người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ trong suốt
thời gian mà người lập di chúc còn sống” [9, tr.210]. Theo BLDS của Cộng
hòa Pháp thì: “Di chúc là một chứng thư, theo đó người để lại di chúc định
đoạt sau khi chết một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có
8
thể hủy bỏ di chúc” [7, Điều 895]. Tương tự như vậy, mặc dù trong Bộ luật
Dân sự và Thương mại Thái Lan không trực tiếp nêu ra khái niệm di chúc
nhưng đã gián tiếp định nghĩa di chúc thông qua quy định về quyền của người
để lại thừa kế trong việc “giải quyết” tài sản của mình sau khi chết, cụ thể
Điều 1646 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: “Bất kỳ người
nào có thể, trước khi chết, làm một tuyên bố ý định bằng di chúc về giải quyết
tài sản của mình, hoặc những vấn đề khác mà sẽ có hiệu lực theo quy định
của pháp luật sau khi người đó chết”.
Ở nước ta, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
các nhà xây dựng pháp luật luôn chú ý đến chuẩn hóa các thuật ngữ pháp lý.
Theo tác giả Đoàn Bá Lộc thì di chúc hay chúc thư “là một văn tự lập theo
các thể thức pháp định để chứng chắc sự thật và do đó một người để lại cho
người thừa kế biết ý định mai hậu của mình”[18, tr.133]. Theo các tác giả của
cuốn Bình luận khoa học BLDS 2005 (Tập III) thì: “Dichúc là sự bày tỏ ý chí
của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ
hoặc một phần tàisản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi
chết” [39, tr.45].
Trong pháp luật thực định của Việt Nam, di chúc là một giao dịch dân
sự dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương, theo đó, Điều 646 BLDS 2005 đã
định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, về phương diện khoa học
pháp lý di chúc là phương diện phản ánh trung thực ý nguyện cuối cùng của
cá nhân trong việc chuyển dịch tài sản của họ cho người khác sau khi họ chết.
Từ khái niệm trên có thể thấy, di chúc có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá
nhân mà không phải là của bất kỳ chủ thể nào khác: Chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và trong một
9
số trường hợp bao gồm cả Nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của di chúc là
nhằm định đoạt tài sản riêng của cá nhân sau khi chết nên di chúc chỉ có thể
được lập bởi cá nhân [36, tr.211], ngoài cá nhân pháp luật không thừa nhận
quyền lập di chúc của bất cứ một chủ thể nào khác.
Sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc được thể hiện ở
chỗ, việc lập di chúc, nội dung của di chúc phải do chính người lập di chúc
quyết định và định đoạt, bởi vì “việc lập di chúc cũng như việc kết hôn không
thể thực hiện bằng lối ủy quyền. Không ai có thể ủy quyền cho người khác để
thay mình lập chúc thư mà pháp luật cũng không có quyền chỉ định một thụ
ủy luật định để lập chúc thư thay thế một người khác” [8, tr.61].
Nếu như hợp đồng dân sự “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [27, Điều 388], tức là có
sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự thì di chúc
là một giao dịch dân sự thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương - giao
dịch được xác lập theo ý chí cá nhân của người để lại di chúc. Điều này được
thể hiện ở chỗ người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có toàn quyền
định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao
nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà không phụ thuộc
vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho
người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người nào đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Như vậy, việc có để lại di chúc hay
không, nội dung di chúc chỉ định những ai được hưởng di sản, hưởng bao
nhiêu, truất quyền thừa kế của ai…hoàn toàn là do người để lại di chúc quyết
định mà không cần bàn bạc, trao đổi, thống nhất với những người thừa kế
được chỉ định trong di chúc. Đồng thời, không có ai có quyền can thiệp vào
10
việc lập di chúc, nội dung di chúc, bất cứ sự can thiệp nào ảnh hưởng đến sự
tự nguyện của người lập di chúc trong việc lập di chúc đều có thể làm cho di
chúc vô hiệu. Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với những
người thừa kế về nội dung di chúc.
Như vậy, nếu như trong tất cả các loại hợp đồng dân sự đều phải thể
hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện thỏa
thuận, bàn bạc, trao đổi..., thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của bên lập di chúc.
Hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống
nhất được những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng và cùng nhau ký kết
hợp đồng, còn trong di chúc thì không có sự thống nhất giữa người lập di
chúc và người được thừa kế theo di chúc. Thực tế đã có nhiều trường hợp
người được hưởng thừa kế theo di chúc không thể biết mình có quyền được
hưởng di sản theo di chúc vì di chúc chưa được công bố và được cất giữ bí
mật.
Thứ hai, mục đích của di chúc phải nhằm dịch chuyển tài sản của người
lập di chúc cho người khác sau khi chết. Nếu như các loại hợp đồng dân sự
đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các chủ thể nhằm chuyển dịch tài sản từ
người này sang người khác thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người
đã chết sang cho người còn sống. Người thừa kế theo di chúc phải còn sống
vào thời điểm mở thừa kế. Nội dung của di chúc có thể gồm nhiều nội dung
khác nhau, đó có thể là những lời dặn dò con cháu sống hòa thuận hoặc thực
hiện một số công việc cụ thể nào đó…nhưng nhất định phải có nội dung thể
hiện mục đích nhằm chuyển dịch tài sản của người để lại di chúc cho con
cháu hay những người khác. Do đó, những di chúc mà nội dung không nhằm
định đoạt tài sản của người để lại di chúc cho người khác thì không được xem
là di chúc thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
11
Di chúc phải có nội dung là định đoạt tài sản của người để lại di chúc
cho người khác nhưng việc định đoạt tài sản ở đây phải là định đoạt tài sản
sau khi chết, bởi lẽ, di chúc chỉ có hiệu lực và được thực thi khi người để lại
di chúc chết đi. Đây là đặc trưng quan trọng thể hiện bản chất của di chúc và
phân biệt giữa di chúc và hợp đồng tặng cho tài sản. Trong thực tế, có trường
hợp di chúc được công bố sớm và một số tài sản được giao ngay cho những
người được chỉ định hưởng thừa kế quản lý. Trong quá trình quản lý, một số
người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc đã đi đăng ký sở hữu đối với
tài sản được tạm giao, có trường hợp, chủ sở hữu (người lập di chúc) không
biết nhưng cũng có trường hợp chủ sở hữu biết rõ người quản lý (người được
chỉ định trong di chúc) đã đi đăng ký sang tên sở hữu nhưng không phản đối.
Trong những trường hợp này, không thể xem là quyền sở hữu tài sản đã được
xác lập đối với những người được chỉ định trong di chúc và đã được tạm giao
quản lý tài sản [13, tr.278-279].
Thứ ba, di chúc có hiệu lực khi người để lại di sản thừa kế chết. Khoản
1 Điều 667 BLDS 2005 quy định: "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm
mở thừa kế". Về thời điểm mở thừa kế Khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 quy
định: “Thờiđiểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường
hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày
được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”.
Đây là một đặc điểm thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa di chúc với các
loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời
điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định khác, còn thời điểm có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm
mà người lập di chúc chết hoặc thời điểm mà quyết định của Tòa án tuyên bố
người lập di chúc chết có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc xác định đúng thời
điểm mở thừa kế (thời điểm người lập di chúc chết) có ý nghĩa trong việc xác
định thời điểm có hiệu lực của di chúc.
12
Cũng là giao dịch dân sự nhưng việc chuyển dịch tài sản cho người
được chỉ định trong di chúc khác với việc chuyển dịch tài sản cho người được
tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản. Điều này được thể hiện ở chỗ, việc
chuyển dịch tài sản cho người được tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản
có hiệu lực khi người có tài sản còn sống, cụ thể, đối với hợp đồng tặng cho
động sản hoặc bất động sản mà quyền sở hữu không phải đăng ký có hiệu lực
kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản và bất động sản mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu
lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, còn việc chuyển dịch tài sản cho
người thừa kế trong di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật khi người để lại di sản
chết đi. Chính vì vậy, người để lại di sản có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy
bỏ, di chúc vào bất cứ lúc nào như tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã viết: “Cho
đến khi người lập di chúcchết, người thụ hưởng di sản theo di chúc không có
bất kỳ một quyền nào trên bất cứ một tài sản nào của người lập di chúc và
cho rằng họ cũng không chắc được hưởng di sản về sau này. Di chúc chỉ ghi
nhận cho họ một quyền nào đó trong di sản của người lập di chúc, tức là một
quyền đối với tài sản mà người này sau này sẽ để lại, nếu có để lại. Người
thừa kế theo di chúc và người được di tặng không thể đòi hỏi sự đảm bảo
quyền lợi gắn liền với tư cách đó, và thậm chí, cả sự đảm bảo cho việc duy trì
tư cách đó vì di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ theo ý
chí của người lập ra nó” [15, tr.158].
1.2. Ngƣờilập di chúc
Cá nhân là một trong những chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật
dân sự. Tuy quyền dân sự của mọi cá nhân đều bình đẳng nhưng tùy thuộc
vào năng lực chủ thể của họ mà pháp luật quy định cho họ được tham gia vào
những quan hệ pháp luật dân sự với mức độ khác nhau. Chủ thể có quyền lập
di chúc chỉ có thể là cá nhân. Vấn đề cốt lõi của di chúc là định đoạt tài sản
13
của chủ thể cho người khác bằng một di chúc hợp pháp. Sự thể hiện ý chí của
chủ thể trong di chúc không chỉ là phương thức để thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản của người đó mà còn là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
các chủ thể có liên quan.
Quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc (và cả
người thừa kế theo pháp luật) phụ thuộc phần lớn vào nội dung và tính hợp
pháp của di chúc cho nên việc định đoạt tài sản theo di chúc có ý nghĩa và sự
tác động đến các quan hệ xã hội ở một phạm vi nhất định, không chỉ trong
phạm vi một gia đình. Do vậy, để trở thành chủ thể lập di chúc, cá nhân phải
đáp ứng những yêu cầu của pháp luật về độ tuổi, nhận thức và khả năng làm
chủ hành vi.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 BLDS 2005 thì “Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ
dân sự” và theo Điều 17 BLDS 2005 thì “Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân
tạo thành năng lực chủ thể của cá nhân. Với tư cách là một thực thể xã hội,
mỗi cá nhân có mức độ năng lực hành vi và năng lực pháp luật khác nhau do
vậy không phải cá nhân nào cũng có đủ năng lực chủ thể để trở thành chủ thể
lập di chúc.
Theo quy định của BLDS 2005 thì người lập di chúc phải đáp ứng được
những điều kiện nhất định thì di chúc mới có hiệu lực. Người lập di chúc phải
đảm bảo được những điều kiện sau đây:
Điều 647 BLDS 2005 quy định về người lập di chúc:
1- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó
bị bệnh tâm thần hoặc mắccác bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình.
14
2- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di
chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Quy định tại Điều 647 BLDS 2005 đã làm sáng tỏ một số điều kiện và
cũng là căn cứ để xác định chủ thể lập di chúc. Nhìn chung, chủ thể lập di
chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành vi pháp lý đơn
phương của họ. Vì vậy, điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức của cá
nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có
giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý.
1.2.1. Yêu cầu vềđộ tuổi của người lập di chúc
Thông thường, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, bởi khi đó khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của lứa tuổi này
phát triển hoàn thiện (trừ trường hợp bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình) họ có đủ điều
kiện để thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép đồng thời cũng có khả
năng gánh vác nghĩa vụ.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mặc dù là người
chưa thành niên, nhưng họ có những nhận thức nhất định, về mặt thực tế thì
có người trong số họ đã có tài sản riêng do được thừa kế hoặc được tặng cho,
thậm chí có người đã tích lũy từ lao động phù hợp với sức lao động của mình.
Tuy nhiên, nhận thức của họ chưa ổn định, đôi lúc còn thiếu chín chắn trong
suy nghĩ và xử sự của mình. Vì vậy, những người ở độ tuổi này vẫn có quyền
lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Xoay quanh vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau do chưa có sự
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xét ví dụ sau: “Em A 16 tuổi bị bệnh hiểm nghèo biết không thể qua
khỏi. Em lập di chúc để lại một số tiền lớn do các tổ chức từ thiện giúp đỡ
riêng em cho quỹ khuyến học khi em mất. Vì thương con, dù nhà nghèo mẹ em
15
đồng ý ghi vào di chúc như vậy nhưng bố em A lại không đồng ý. Sau khi quỹ
khuyến học nhận được di sản, bố em A đòi lại”. Vậy bản di chúc của A được
coi là có hiệu lực không.
Từ tình huống trên và thực tế nhiều câu hỏi được đặt ra trong trường
hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc :
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là đồng ý về việc cho phép
người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc hay là đồng
ý về nội dung di chúc?
- Sự đồng ý của cha hoặc mẹ hay là cả cha và mẹ. Trường hợp nào thì
cần đến sự đồng ý của người giám hộ?
Về vấn đề thứ nhất, tôi cho rằng chỉ là việc đồng ý cho phép người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc vì nếu hiểu là đồng ý
với nội dung di chúc thì vô hình chung pháp luật đã can thiệp đến quyền tự
định đoạt, đến ý chí tự nguyện của người lập di chúc, trong khi ý chí tự
nguyện là một trong những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Cha,
mẹ bao giờ cũng là người thừa kế theo pháp luật của người con lập di chúc
(thuộc hàng thừa kế thứ nhất), vì vậy nếu người lập di chúc định đoạt tài sản
cho người khác sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến quyền lợi của cha, mẹ nên đa
phần cha, mẹ sẽ không đồng ý với sự định đoạt ấy. Khi đó di chúc sẽ bị coi là
không hợp pháp, và thế là trong trường hợp này, quyền định đoạt về tài sản
của người lập di chúc (dù là ý chí tự nguyện) vẫn coi như bị tước bỏ hoàn
toàn. Và một điều đương nhiên, nếu hiểu cha mẹ phải đồng ý về nội dung di
chúc thì đã bao hàm cả việc đồng ý cho lập di chúc.
Như vậy, khi người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập
di chúc và định đoạt tài sản thì cha, mẹ hoặc người giám hộ chỉ có quyền nêu
ý kiến của mình về việc có đồng ý cho người đó lập di chúc hay không mà
không được can thiệp vào nội dung của di chúc hay sự định đoạt của người
lập di chúc.
16
Về vấn đề thứ hai, căn cứ vào cách hành văn của điều luật thì chỉ cần
một trong hai người là cha hoặc mẹ đồng ý là đủ, mà không cần thiết phải
được sự đồng ý của hai người.
Pháp luật dân sự cũng đã quy định rõ ràng về việc giám hộ tại Mục 4
Chương III, Phần thứ nhất BLDS 2005. Điều 58 BLDS 2005 quy định: “Giám
hộ là việc cá nhân, tổchức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp
luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
(sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Thông thường, cha mẹ sẽ là
người đại diện cho con cái để thực hiện các giao dịch dân sự, trừ những giao
dịch có giá trị nhỏ, nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, trong trường
hợp người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được
cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không
có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có
yêu cầu, thì người giám hộ được xác định có thể là anh ruột, chị ruột hoặc anh
ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người
thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là
người giám hộ [27, Điều 61]. Trong trường hợp này, thì người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có quyền lập di chúc khi được sự đồng ý
của người giám hộ.
Một số vấn đề khác cần đặt ra khi nghiên cứu về sự đồng ý của cha, mẹ
hoặc người giám hộ đối với hành vi lập di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi đó là:
+ Hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc không được điều luật
17
quy định, vì thế không thể tránh khỏi có nhiều cách hiểu khác nhau về hình
thức đồng ý có được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần có bút tích của
cha, mẹ hoặc của người giám hộ vào bản di chúc? Hoặc chỉ cần có chữ kí của
cha, mẹ hoặc của người giám hộ vào cuối bản di chúc hoặc vào từng trang của
di chúc của người ở độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
được lập ra?
+ Thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là thời điểm nào?
Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người lập di chúc ở độ tuổi từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được thể hiện trước khi con lập
di chúc, sau khi con lập di chúc hay trong khi con đang lập di chúc? Hay cả ba
thời điểm mà sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho người ở độ
tuổi này lập di chúc đều có giá trị pháp lý? Hoặc sự đồng ý đó chỉ được thừa
nhận vào một thời điểm trước khi di chúc được lập ra?
Những vấn đề này cần được sự hướng dẫn, giải đáp của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
1.2.2. Yêu cầu vềnhận thức của người lập di chúc
Độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành
vi dân sự của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của một người trước hết là
phụ thuộc vào độ tuổi của người đó. Tuy nhiên, một người trên mười tám tuổi
vẫn bị coi là không có năng lực hành vi dân sự nếu không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình. Vì vậy, bên cạnh yếu tố về tuổi tác, yếu tố nhận
thức là một điều kiện không thể thiếu trong việc xác định năng lực hành vi
dân sự của người lập di chúc. Nếu trong lúc lập di chúc người đó không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì di chúc đó sẽ bị coi là không
hợp pháp.
Tại Khoản 1 Điều 652 BLDS 2005 có quy định như sau về nhận thức
của người lập di chúc: “Ngườilập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập
18
di chúc...”. Pháp luật hiện hành chỉ quy định chung chung mà không nói rõ cụ
thể thế nào là minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Theo từ điển Tiếng
Việt thì: Minh mẫn là “có khả năng nhận thức nhanh chóng, rõ ràng và ít
nhầm lẫn”còn sáng suốtlà “khả năng nhận thứcrõ ràng và giải quyết vấn đề
đúng đắn” [21].
Cả hai từ “minh mẫn”, “sáng suốt” đều được hiểu là có khả năng nhận
thức rõ ràng và giải quyết vấn đề đúng đắn, không nhầm lẫn. Cụm từ trên hiểu
theo cách đơn giản có nghĩa là khi lập di chúc người lập hoàn toàn tỉnh táo để
hiểu được những gì mình đang làm là đúng đắn. Tuy nhiên, người lập di chúc
phải minh mẫn, sáng suốt đến mức độ nào? Người lập di chúc có phải giám
định sức khỏe trước khi lập di chúc hay không? Nếu người lập di chúc phải
giám định sức khỏe trước khi lập di chúc thì cơ quan nào có thẩm quyền giám
định? Có cần hay không cần kết quả giám định sức khỏe thì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền mới được chứng thực vào di chúc…?
Hiện nay, pháp luật dân sự của nước ta chưa có quy định nào về việc
người lập di chúc phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc. Vì vậy,
người lập di chúc có thể khám sức khỏe hoặc không khám sức khỏe trước khi
lập di chúc. Có một số trường hợp khám sức khỏe thì cơ quan khám sức khỏe
cũng không thống nhất: Có trường hợp khám tại trung tâm y tế cấp huyện,
tỉnh; nhưng cũng có trường hợp lại đi khám ở các bệnh viện về tâm thần. Trên
thực tế người lập di chúc ít khi đi giám định sức khỏe, khám sức khỏe trước
khi lập di chúc. Vì vậy, tình trạng sức khỏe của người lập di chúc tại thời
điểm lập di chúc không được thể hiện. Khi có tranh chấp xảy ra, bên đương sự
nào cho rằng người lập di chúc không đủ sức khỏe, ảnh hưởng đến sự minh
mẫn của người lập di chúc trong khi lập di chúc thì họ phải có nghĩa vụ chứng
minh. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân cho thấy
tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến.
19
Bên yêu cầu chia thừa kế theo di chúc có nghĩa vụ xuất trình trước Tòa
án các chứng cứ liên quan đến việc người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn,
sáng suốt khi lập di chúc. Ngược lại, bên yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật
có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ để chứng minh người lập di chúc không
minh mẫn, sáng suốt để bác bỏ yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.
Về nguyên tắc, tất cả các di chúc đều được coi là do người để lại di sản
lập trong lúc minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, đương sự nào cho rằng khi lập di
chúc người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt phải có nghĩa vụ chứng
minh trước Tòa án có thẩm quyền. Chỉ khi có đầy đủ cơ sở khẳng định người
lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt như: Kết luận của cơ quan y tế, lời
khai của những người làm chứng, chứng kiến, bản án có hiệu lực pháp luật
của Tòa án... thì Tòa án có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu. Thông
thường, những di chúc được chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ít khi xảy ra tranh chấp về việc người lập di chúc có minh
mẫn, sáng suốt hay không. Tranh chấp về việc minh mẫn, sáng suốt của người
lập di chúc lại thường xảy ra đối với những di chúc không có chứng nhận,
chứng thực. Vì vậy, để hạn chế tranh chấp thì việc lập di chúc có chứng thực,
chứng nhận cần được khuyến khích [20, tr.32-33].
Theo quy định của pháp luật thì người đã thành niên có quyền lập di
chúc (trừ những người không có năng lực hành vi dân sự), nhưng pháp luật lại
không quy định rõ người bị hạn chế năng lực hành vi sân sự theo quy định tại
Điều 23 BLDS 2005, khi lập di chúc có phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không?
Điều 23 BLDS 2005 quy định:
“1. Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi
ích liên quan hoặctổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
20
2. Người đạidiện theo pháp luậtcủa người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”.
Như vậy, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 BLDS 2005, thì
những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23
BLDS 2005, vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự.
Ngược lại, nếu xét theo quy định tại Điều 23 BLDS 2005, thì tuy rằng
một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng đã bị hạn chế theo một
bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch phải có sự
đồng ý của người đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
theo một bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, thì di chúc do người đó lập ra có hiệu lực pháp luật
không?
Hai cách hiểu trái ngược nhau đã và sẽ không tránh khỏi những sai sót
trong việc xác định chủ thể có quyền lập di chúc và tính hợp pháp khi định
đoạt ý chí của người lập di chúc. Cần có quy định rõ về vấn đề này để tạo sự
thống nhất giữa các điều luật tránh những cách hiểu trái ngược nhau. Theo tôi:
Người lập di chúc sau khi bị tòa tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự
mà di chúc đó không có sự đồng ý của người đại diện, trường hợp này di chúc
được lập cũng không có hiệu lực pháp luật.
Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì
không có quyền lập di chúc. Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó không được
công nhận.
21
1.3. Quyền của ngƣờilập di chúc
Nếu như thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp,
chưa có nhà nước và pháp luật thì quyền thừa kế của cá nhân chỉ ra đời và tồn
tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước.“Quyền là khái
niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và
đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng
được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế” [34].
Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước qui định quyền để lại
thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể, qui định trình tự và các điều kiện dịch
chuyển tài sản cũng như qui định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người
đã chết sang những người còn sống khác. Trong quan hệ thừa kế các chủ thể có
những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong đó, người có tài sản, trước khi chết có
quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác thông qua việc lập di chúc,
pháp luật cho phép người lập di chúc thực hiện các hành vi ứng xử theo ý chí của
mình phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, Quyền của người lập di
chúc là khả năng pháp luật cho phép người lập di chúc xử sự, lựa chọn khi thực
hiện hành vi lập di chúc và những việc liên quan.
Quyền của người lập di chúc xuất phát từ quyền của chủ sở hữu đối với
tài sản của mình. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá
nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết
cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Từ chỗ pháp luật
quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật
quy định cho họ có các quyền năng trong quan hệ thừa kế [26]. Quyền của
người lập di chúc nói riêng cũng như quyền thừa kế nói chung là một phương
tiện để củng cố sở hữu của công dân.
Người lập di chúc có thể dựa vào ý chí tình cảm của mình (mang tính
chủ quan), định đoạt cho người khác được hưởng di sản sau khi qua đời.
22
Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của tự do ý
chí và luôn được pháp luật tôn trọng. Như vậy:
+ Quyền của người lập di chúc luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân cũng như quyền của
người lập di chúc.
Quyền thừa kế của công dân là một quyền Hiến định, BLDS 2005 cụ
thể hóa quyền này của công dân tại Phần thứ tư. Ngay điều đầu tiên trong
phần thừa kế (Điều 631 BLDS 2005) đã đưa ra nguyên tắc chung nhất, đó là
“Quyền thừa kế của cá nhân”. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể như sau:
Pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá
nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật. Như vậy,
thừa kế được thực hiện theo hai phương thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế
theo pháp luật.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất như máy móc, kho
xưởng, nguyên vật liệu; vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ với số lượng không hạn
chế, cổ phiếu…Do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá
nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết đi [35, tr307]. Và thông
qua việc lập di chúc cá nhân sử dụng những quyền của mình trong phạm vi,
giới hạn nhất định để định đoạt tài sản cho người khác sau khi chết.
+ Quyền của người lập di chúc là sự biểu hiện của sự tự do ý chí, mang
tính chủ quan.
Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 631 BLDS 2005
như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại
tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật”. Có nghĩa là nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì
23
việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người có tài sản
mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân chia tài
sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, việc định đoạt của người lập
di chúc bị hạn chế trong trường hợp pháp luật quy định tại Điều 669 BLDS
2005 [35, tr.309].
Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình cho người
khác. Như chúng ta đã biết, di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của
người lập di chúc. Ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di
chúc không phải bàn bạc với bất kỳ ai trong việc định đoạt tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình (trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thực chất thì
vẫn là phần tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt). Người lập di chúc
không có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc.
Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di
chúc. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân
sự về thừa kế theo di chúc.
Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người
lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai
và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có
quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người
lập di chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người
nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc người lập di chúc có quyền
chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân
định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di
sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định ng-ười giữ
di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản.
24
Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi "ý
nguyện" cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào.
Quyền tự định đoạt của cá nhân trong việc lập di chúc một mặt đã ghi
nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể
hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong
việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình. Do tính chất chủ quan của ý chí và
mục đích chuyển dịch tài sản đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của
người lập di chúc. Ý chí của cá nhân khi lập di chúc thể hiện hành vi pháp lí
đơn phương của người lập di chúc, hoàn toàn độc lập, tự định đoạt tài sản của
mình mà không có sự phụ thuộc nào vào bất kì ý kiến của chủ thể nào.
Quyền của người lập di chúc bao gồm phạm vi quyền và giới hạn
quyền của người lập di chúc. Tôn trọng quyền tự do định đoạt tài sản của cá
nhân, pháp luật quy định cá nhân có các quyền năng cụ thể trong việc lập di
chúc. Theo đó phạm vi quyền của người lập di chúc bao gồm những quyền
sau đây: Quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người
thừa kế; quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế; quyền dành
một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; quyền giao nghĩa vụ
cho người thừa kế trong phạm vi di sản; quyền chỉ định người giữ di chúc,
người quản lí di sản, người phân chia di sản [27, Điều 648]; quyền sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào [27, Điều 662].
Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của
sự tự do ý chí. Tuy nhiên, tự do ý chí không có nghĩa là tùy tiện, càng không
có nghĩa là được làm tất cả những gì mình muốn mà tự do phải là sự nhận
thức được cái tất yếu, quyền tự do của người này phải luôn hướng tới tự do và
lợi ích của người khác. Giữa tự do ý chí của một cá nhân với lợi ích chung
25
của toàn xã hội, pháp luật về thừa kế của nhà nước ta một mặt luôn tôn trọng
quyền tự định đoạt của người lập di chúc, mặt khác, luôn đặt quyền tự định
đoạt đó trong một khuôn khổ nhất định, nhằm tạo ra một khung hành lang
pháp lý để xác định rõ người lập di chúc có những quyền gì, những quyền đó
bị hạn chế trong những trường hợp nào. Bởi vì “Quyền phải gắn với phạm vi
quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phảichịu tác động trong phạm vi
giới hạn của pháp luậthayvùng lãnh thổ nhấtđịnh. Quyền của cá nhân chỉ bị
tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết” [34].
Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội,
phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định gia đình.
Măt khác, thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi
thành viên đối với gia đình. Do vậy, bên cạnh việc quy định người lập di chúc
được hưởng các quyền nhất định, pháp luật còn giới hạn quyền của người lập
di chúc trong những phạm vi nhất định nhằm bảo vệ lợi ích của những người
liên quan. Quyền của người lập di chúc bị giới hạn trong một số trường hợp
sau: Giới hạn trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế; phải dành một phần
di sản cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; giới hạn
trong trường hợp để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng; giới hạn trong
việc phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, có thể nói việc pháp luật vừa ghi nhận vừa giới hạn quyền của
người lập di chúc là hai mặt của một vấn đề, là hai phạm trù đối lập nhưng
cùng thống nhất với nhau nhằm mục tiêu góp phần củng cố, giữ vững tình yêu
thương gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên
quan, những người có ảnh hưởng trực tiếp bởi việc tự do định đoạt tài sản của
người lập di chúc nhưng vẫn tôn trọng, đảm bảo được các quyền của người
lập di chúc.
26
1.4. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền
của ngƣời lập di chúc ở Việt Nam
1.4.1. Giaiđoạn trước năm 1945
Chế định thừa kế được quy định rất sớm trong pháp luật Việt Nam.
Dưới thời phong kiến, theo tài liệu còn lưu trữ được đến ngày nay, chế định
thừa kế đã được quy định trong Bộ Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức)
dưới triều đại nhà Lê và Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long) dưới triều
đại nhà Nguyễn.
Trong Quốc triều Hình luật, mặc dù luật không xây dựng các quy định
về thừa kế thành các phần, các chương nhưng qua nội dung các điều luật có
thể thấy vấn đề thừa kế được quy định từ Điều 374 đến Điều 400 và nằm rải
rác tại một số điều khác. Các quy định đã thể hiện việc tôn trọng ý muốn và
quyền quyết định của người có tài sản. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định các
con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ. Mọi người
đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu. Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy
định: “Cha mẹ mấtcả, có mộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh chị em
tự chia nhau, thìlấy một phần 20 số mộng đấtlàm hương hỏa, giao cho người
con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phầncon của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải
kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì mất
phần mình”. Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người làm cha mẹ phải
liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản,
thiết lập hương hỏa trong chúc thư” [1].
Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã quy định quyền lập chúc thư để lại di
sản, đặc biệt là những người tuổi cao. Cha mẹ có quyền lập chúc thư phân
định tài sản cho con cái, xác định phần hương hỏa trong chúc thư.
Trong Hoàng Việt Luật lệ, vấn đề thừa kế được quy định tại Quyển 6 -
Hộ luật. Tuy nhiên, theo như nhận xét của cố Giáo sư Vũ Văn Mẫu về Hoàng
27
Việt Luật lệ thì “…Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lại trong bộ luật triều Lê,
không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn. Qua những
điều khoản của bộ luật này, hình ảnh yêu dấu của dân tộc Việt Nam đã được
nhường chỗ cho hình ảnh lạnh lùng xa lạ của dân tộc Mãn thanh…Vì một
việc làm vô thức như vậy, mà trong luật lệ của nhà Nguyễn, không còn những
điều khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện về giá
thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng” [19]. Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là
Hoàng Việt luật lệ) là phiên bản của Bộ luật Mãn Thanh (Trung Quốc). Bộ
luật không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi
của con trai, thể hiện rõ việc trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, bộ luật cũng
công nhận vai trò của việc thừa kế theo di chúc, thể hiện tại Điều 388 Bộ luật
này quy định: "Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều
này sẽ mất phần" [2].
Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt thành các vùng lãnh thổ có
chế độ chính trị khác nhau, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung
Kỳ là đất bảo hộ, ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng là nhượng địa
của Pháp. Tương ứng với các chế độ chính trị khác nhau là hệ thống tổ chức
tư pháp khác nhau và các bộ luật riêng biệt cũng được ban hành. Theo đó, vấn
đề thừa kế ở ba kỳ được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ở
Bắc Kỳ và Trung Kỳ vấn đề thừa kế được quy định lần lượt trong Bộ dân luật
Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 với nhan đề chính thức là Bộ dân luật được
thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ được ban hành
năm 1936 có tên gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật. Chế định thừa kế trong
dân luật Bắc Kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật tương đối giống nhau.
Trong hai bộ luật này, phần thừa kế được phân thành những quy định chung,
thừa kế có di chúc, thừa kế theo pháp luật và các quy định khác như kỵ, điền,
hầu điền…Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: Người thành niên hoặc đã thoát
28
quyền, nếu có đủ trí khôn đều có thể làm di chúc để xử trí tất cả tài sản của
mình (Điều 321). Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của
mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong khi
đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng thuận
(Điều 320). Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều
người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được
lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú
của người lập chúc thư. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để
thờ cúng. Chúc thư phải làm thành văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm
ra hoặc có công chứng thị thực. Chúc thư không có viên chức thị thực phải do
người lập chúc thư viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người
khác viết thay thì phải có ít nhất hai người đã thành niên làm chứng. Người
làm chứng thường là lý trưởng tại nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở
xa không về nơi trú quán được thì chúc thư ấy phải có sự chứng kiến của lý
trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư (Điều 316).
Khi người lập chúc thư muốn thay đổi một phần hay toàn bộ chúc thư,
thì bản chúc thư sau phải tiến hành đúng những thủ tục trên và phải nêu rõ
việc người lập chúc thư thay đổi một phần hay toàn bộ bản chúc thư, nếu
không nói rõ thì chỉ những điều khoản nào không hợp hoặc có trái với bản
chúc thư sau mới bị bỏ mà thôi.
Bộ dân luật Trung Kỳ hay còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật gồm
1709 điều, được chia làm 5 quyển. Có thể nói, Bộ luật này hầu như sao chép
lại nhiều điều khoản trong Bộ dân luật Bắc Kỳ, ví dụ Điều 341 Bộ dân luật
Trung Kỳ giống Điều 346 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 359 Bộ dân luật Trung
Kỳ giống Điều 360 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 111 Bộ dân luật Trung Kỳ
giống Điều 113 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 313 Bộ dân luật Trung Kỳ giống
Điều 321 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 312 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều
29
320 Bộ dân luật Bắc Kỳ…
Ở Nam Kỳ, Bộ dân luật giản yếu ban hành kèm theo Sắc lệnh ngày
3/10/1883 của Tổng thống Pháp,“song khác với haiBộ dân luậtBắc và Trung
Bộ dân luật giản yếu chỉ quy định toàn thể các vấn đề được đề cập trong
quyển thứ 1 của Bộ dân luật Pháp. Tất cả các vấn đề ấy đều liên quan về
nhân pháp (nghĩa là luật pháp nói về người, gồm các vấn đề liên quan đến
gia đình và thân phận, năng lực của con người). Còn các vấn đề về thừa kế,
và chế độ tài sản của vợ chồng không được đề cập tới” [19, tr.215]. Do đó,
trong các việc kiện tụng liên quan đến thừa kế, “các thẩm phán trước năm
1949 còn phải dựa vào Luật Gia Long để xét xử” [18, tr.215], thậm chí trong
nhiều trường hợp “phải nại tới những điều khoản trong luật Nhà Lê để bổ
khuyết cho Luật Nhà Nguyễn” [19, tr.216].
1.4.2. Giaiđoạn từ 1945 đến trước ngày1/7/1996
1.4.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975
Không lâu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ban hành Sắc lệnh số 47/SL về việc tạm thời áp dụng các luật lệ cũ, theo đó,
“Chođến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt
Nam, các luật hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên
như cũ” [11, Điều 1], nếu những quy định trong các luật lệ cũ “không trái với
nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” [11, Điều12].
Phù hợp với quy định của Sắc lệnh này, Bộ dân luật Bắc Kỳ ban hành năm
1931, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật ban hành năm 1936 và Bộ dân luật
giản yếu Nam Kỳ năm 1883 vẫn có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau ngày
thành lập chính quyền nhân dân. Ngày 22/6/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, theo đó
Điều 1 Sắc lệnh này quy định: “Những quyền dân sự đều được luậtbảo vệ khi
30
người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân” [12]. Sự ra đời của
Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn của công tác lập
pháp nước ta. Quyền thừa kế được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 19: "Nhà
nước chiểu theo pháp luật để bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân"
[22]. Đây là một nguyên tắc Hiến định, là cơ sở để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ quyền thừa kế cho công dân.
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam bị đế
quốc Mỹ và chính quyền tay sai thống trị. Do đó, ở hai miền Nam, Bắc của
Việt Nam thời gian từ năm 1954 đến năm 1975 về cơ bản có hai hệ thống
pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, Nhà nước không thể ban hành ngay hệ thống
pháp luật mới, cho nên Nhà nước giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
Tòa án nhân dân các cấp không áp dụng pháp luật cũ mà áp dụng pháp luật
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước để xét xử. Ngày 10/7/1959 Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chỉ thị số 772-CT/TANDTC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và
phong kiến. Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế,
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn Tòa án nhân
dân các cấp về đường lối xét xử, gồm các văn bản sau: Thông tư số
549/NCPL ngày 27/8/1968 Tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường lối xử
các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 Hướng
dẫn đường lối xử lý các tranh chấp về thừa kế di sản của liệt sỹ.
Tại miền Nam Việt Nam, thời gian đầu để giải quyết các tranh chấp dân
sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng thì “luật và án lệ áp dụng ở Nam
phần đạikháicũng không khác Bộ dân luậtBắc Kỳ hiện hành ở Bắc phần và
Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật hiện hành ở Trung phần” [29, tr.161-162].
Năm 1972, Bộ dân luật của chế độ Việt Nam Cộng hòa được ban hành kèm
theo Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổng
31
thống Việt Nam Cộng hòa. Nội dung của Bộ dân luật này gần giống với nội
dung của Bộ dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật. Trong đó, chế
định thừa kế cũng đã được qui định cụ thể trong Bộ dân luật này. Điều thứ
498 Bộ dân luật 1972 khẳng định: “Di sản được truyền cho ai là do luậtpháp
định hay là do ý muốn của ngườiquá cố” [5].
Về quyền của người lập di chúc được quy định tại một số điều:
Điều thứ 503 Bộ dân luật 1972 quy định: “Một thừa kế còn có thể bị
truất quyền do chúc thư của người mệnh một để lại có viện dẫn lý do. Nói về
sự hủy bãi và thất hiệu chúc thư”; Điều thứ 582 Bộ dân luật 1972 quy định
“Người lập chúc thư có toàn quyền hủy bãi toàn thể, một phần chúc thư của
mình đã làm ra hoặc bằng một chúc thư làm sau cũng theo các thể thức nói ở
trên, hoặc bằng một chứng thư hủy bãi lập tại phòng chưởng khế theo các
điều kiện luật định”; Điều thứ 583 Bộ dân luật 1972 quy định: “Nếu chúc thư
làm sau không nói rõ là hủybãi chúc thư trước thì chỉ những điều khoản nào
trong chúc thư trước trái ngược với chúc thư sau hay xem ra không thể dung
hòa được mới bị coi là bị hủy bãi mà thôi”; Điều thứ 585 Bộ dân luật 1972
quy định: “Mọi việc đoạn mại, đổi chác do người lập chúc ưng thuận về một
tài sản đã được di tặng trong chúc thư, sẽ có hiệu quả hủy bãi việc di tặng về
tài sản đó, dầu rằng việc đoạn mại hay đổi chác vô hiệu vì một lý do nào. Nếu
tài sản di tặng được đem cầm cố hay điển mại, thì người thụ di vẫn được
hưởng tài sản ấy, nhưng phải chuộc lại”; Điều thứ 586 Bộ dân luật 1972 quy
định: “Nếu người thụ di chết trước người lập chúc, sự di tặng đối với người
ấy sẽ đương nhiên thất hiệu”; Điều thứ 587 Bộ dân luật 1972 quy định: “Việc
người thụ di bị bấtxứng hay truất quyền sẽ có hậu quả hủy bãi sự di tặng đối
với người ấy”; Điều thứ 588 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự di tặng cũng có
thể bị hủybãi, nếu người thụ di không chịu thi hành những nghĩa vụ do người
lập chúc bó buộc” [5].
32
Vấn đề hương hỏa được quy định tại các điều:
Điều thứ 600 Bộ dân luật 1972 quy định: “Hương hỏa là tài sản được
giao riêng cho ngườithừa tự để lấy huêlợi dùng vào việc phụng tựngười quá
cố hoặc của người phốingẫu và tổ tiên nội tộc của người ấy nữa. Hương hỏa
bất khả đoạn mại và bất khả thời tiêu”. Về sự thành lập hương hỏa: Điều thứ
601 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự thành lập hương hỏa phải có giấy tờ mới
hữu hiệu. Nếu tài vật được lập thành hương hỏa là bất động sản, phải làm
chứng thư trước chưởng khế haychứng thư có thị thực. Nếu là động sản, một
tư chứng thư cũng đủ, miễn là người lập hương hỏa biết đọc và biết viết. Có
thể lập hương hỏa ngaytrong chúc thư hay tờ phân sản, trong các trường hợp
này, chỉ cần tuân theo các thể thức lập các chứng thư ấy. Người lập hương
hỏa phảiđủ 18 tuổi, trừ phi trước đó đã được thoát quyền do hôn thú”; Điều
thứ 605 Bộ dân luật 1972 quy định: “Phần hương hỏa không bao giờ được
quá giới hạn một phần năm tổng số tài sản của người thành lập, mà cũng
không được quá giới hạn diện tích tối đa theo luậtđịnh. Nếu ngoàihương hỏa
còn có được thiết lập các tư sản khác như kỵ điền, hậu điền, thì sự giới hạn
trên phải được áp dụng cho tất cả các thứ tư sản hợp lại”; Điều thứ 606 Bộ
dân luật 1972 quy định: “Quá giới hạn kể trên, hương hỏa có thể bị giảm
thiểu cho vừa tới mức cho phép, theo lời yêu cầu của các thừa kế và chủ nợ
của người này” [5].
Như vậy, nghiên cứu vấn đề thừa kế từ 1945 - 1975 chúng ta thấy, pháp
luật về thừa kế Việt Nam trong giai đoạn này tuy cơ bản vẫn tiếp tục duy trì
theo ba bộ pháp điển là Bộ dân luật Bắc Kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ và Pháp
quy giản yếu (1873), nhưng lại mang một nội dung mới rất tiến bộ, hướng tới
việc xoá bỏ những quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thực
hiện bình đẳng nam nữ, bình đẳng mọi công dân trong lĩnh vực thừa kế.
33
1.4.2.2. Giaiđoạn từ 1975 đến trước ngày1/7/1996
"Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển
sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất... tiến hành
cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [31,
tr.75]. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự
thống nhất về pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Bước đầu để khắc phục sự
cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc, nên ngày 25/3/1977 Hội đồng
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống
nhất trong phạm vi cả nước. Ngày 16/8/1977, Tòa án nhân dân tối cao ban
hành Thông tư số 57/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa
kế ở các tỉnh phía Nam.
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản
của công dân’’ [23, Điều 27]. Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp
về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới,
qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân
dân tối cao ban hành Thông tư số 81/TANDTC Hướng dẫn giải quyết các
tranh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp
luật, phân chia di sản thừa kế...). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn
chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế. Tại Phần I - Nguyên tắc
chung đã khẳng định:
1. “Pháp luậtbảohộ quyền thừa kế tài sản của công dân” đoạn 2 Điều
27 Hiến pháp năm 1980. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình sau khi chết (thừa kế theo di chúc) nếu không có di chúc thì thừa kế
theo luật.
Tại Mục B, phần IV thông tư 81/TANDTC quy định: “Thông qua di
chúc, người có tài sản có quyền để lại tài sản của mình cho bất cứ ai. Người
thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ
34
chức xã hội. Nếu là công dân thì người đó có thể ở trong diện thừa kế theo
luật, mà cũng có thể không ở trong diện đó” [33].
Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu
khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
được thừa nhận [30, tr.91].
Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để
tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một
cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn
trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi,
phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn
thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải
quyết tranh chấp thừa kế trước đó ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước
CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.
Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm văn bản pháp lý cao nhất
về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng kể từ ngày thành lập
nước. Pháp lệnh Thừa kế gồm 38 điều, được chia làm 6 chương, trong đó đã
xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng về
thừa kế của công dân. Pháp lệnh Thừa kế đưa ra những khái niệm về: Thời
điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế... Thừa kế theo
di chúc được Pháp lệnh quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23. Pháp
lệnh đã quy định về quyền của người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 10
của PLTK thì “công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một
35
phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc
ngoàicác hàng thừa kế theo pháp luật, cũng nhưcho Nhà nước, cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế’’. Về quyền của người lập di chúc PLTK
quy định: “Điều 11. Quyền của người lập di chúc
1- Khi lập di chúc ngườicó tài sản có quyền:
a, chỉ định người thừa kế;
b, phân định tàisản cho người thừa kế;
c, giaonghĩa vụ cho ngườithừa kế;
d, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo
pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.
2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế
di chúc đã lập bằng di chúc khác, hủy bỏ di chúc.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc
1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di
chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.
2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã
lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.
3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như
không có di chúc trước” [16].
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn
diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội nước ta đã sửa
đổi Hiến pháp năm 1980. Ngày 15-4-1992 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã nhất trí thông qua Hiến pháp
năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định về việc tiếp tục đưa đất nước
ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chủ đạo này, trong chương II về chế độ kinh tế,
36
Hiến pháp đã quy định việc đảm bảo tính thống nhất của sự phát triển kinh tế
sao cho nền kinh tế được phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành
phần kinh tế khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hiến pháp năm 1992 đã quy định về quyền bình đẳng của công dân
trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không
thừa nhận việc phân biệt, đối xử giữa các con. Điều 58 Hiến pháp năm 1992
quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cảiđể dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh
nghiệp hoặctrong các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [24].
Hiến pháp năm 1992 quy định về việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi
chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện cho
người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê
hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Để thi hành Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm
1993, có hiệu lực kể từ 15-10-1993. Kể từ đây, việc “được chuyển quyền sử
dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật” của tổ chức và cá
nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế hóa.
Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng
mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật.
Điều 76 Luật Đất đai năm 1993 quy định:
1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng
37
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc

More Related Content

Similar to Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc (20)

Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiVai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đìnhĐề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
Đề tài: Quyền công dân trong xét xử vụ án hôn nhân và gia đình
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tùLuận văn: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù
 
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOTPháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
 
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOTĐề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.docKhóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở tại Hà Nội, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRÀ MY QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội- 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRÀ MY QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số :60380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Nghị Hà Nội- 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Trà My
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê Đình Nghị là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Trà My
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC............................................................................................................................................................................8 1.1. Khái niệm di chúc...................................................................................................................................8 1.2. Người lập di chúc.................................................................................................................................13 1.2.1. Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc...............................................................15 1.2.2. Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc........................................................18 1.3. Quyền của người lập di chúc......................................................................................................22 1.4. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của người lập di chúc ở Việt Nam...............................................................................................................27 1.4.1. Giai đoạntrước năm 1945.....................................................................................................27 1.4.2. Giai đoạntừ 1945 đến trước ngày 1/7/1996...........................................................30 1.4.3. Giai đoạntừ ngày 1/7/ 1996 đến nay...........................................................................39 Chƣơng 2 - QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.......................................................................................................................44 2.1. Phạm vi quyền của người lập di chúc.................................................................................44 2.1.1. Chỉ định người thừa kế; Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế................................................................................................................................................................................44 2.1.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế...................................................51 2.1.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng...............52 2.1.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế....................................................................................59 2.1.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.......................................................................................................................................................................62 2.1.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc............................................66 2.2. Giới hạn quyền của người lập di chúc................................................................................77 2.2.1. Giới hạn trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế...................................78
  • 6. 2.2.2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc......................80 2.2.3. Giới hạn trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng..........................83 2.2.4. Giới hạn trong việc để lại di sản di tặng....................................................................85 2.2.5. Giới hạn trong việc phân chia di sản thừa kế........................................................87 Chƣơng 3 - THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC ....................91 3.1. Thực tiễn thực hiện quyền của người lập di chúc.....................................................92 3.1.1. Về truất quyền hưởng di sản thừa kế...........................................................................92 3.1.2. Về người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác.................97 3.1.3. Về phạm vi phần di sản dành cho di tặng.............................................................100 3.1.4. Về quyền hủy bỏ di chúc....................................................................................................102 3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc..........................................................................................................................................104 3.2.1. Về phạm vi quyền của người lập di chúc .............................................................104 3.2.2. Về người lập di chúc ..............................................................................................................105 3.2.3. Về truất quyền hưởng di sản của người thừa kế..............................................108 3.2.4. Về Di tặng, thờ cúng...............................................................................................................109 3.2.5. Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc..................................................111 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................114
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BLDS 1995 Bộ luật dân sự năm 1995 3 BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 4 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5 PLTK Pháp lệnh thừa kế 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Nơi nào có sở hữu thì nơi đó có thừa kế, bởi lẽ “bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định, nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó không thể có một xã hội nàocả” [10, tr.860]. Như vậy, “thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song và gắn bó chặt chẽ với nhau trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Trong đó, nếu sở hữu là cơ sở làm xuất hiện vấn đề thừa kế thì đến lượt mình, thừa kế lại là phương tiện để duy trì và củng cố vấn đề sở hữu” [28, tr.8]. Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp, trong pháp luật dân sự… Về mặt tâm lý, cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối với khối tài sản của mình khi còn sống, mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đã chết. Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản trong đó có quyền của người lập di chúc. Pháp luật quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, khi họ chết tài sản của họ sẽ được để lại cho những ai, tỷ lệ bao nhiêu… đó là quyền tự do định đoạt của người để lại di sản thừa kế. Bởi thế, các quyền của người lập di chúc luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. 1
  • 9. Ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các quy định về quyền của người lập di chúc đã được quy định trong các bộ hình luật của các nhà nước phong kiến. Trải qua thời kỳ Pháp thuộc, các quy định về quyền của người lập di chúc tiếp tục được quy định trong các luật hộ khác nhau được áp dụng tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau năm 1945, các quy định về quyền của người lập di chúc luôn luôn được đề cập trong các thông tư, văn bản tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao. Bước vào thời kỳ đổi mới, các quy định về quyền của người lập di chúc được pháp điển hóa và quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, BLDS 1995. Ngày nay, quyền của người lập di chúc được quy định trong BLDS 2005. Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005 đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và thực tế đòi hỏi của xã hội. Không phải bất cứ người lập di chúc nào cũng thực hiện đúng các quyền được ghi trên, hoặc sử dụng một phần hoặc sử dụng quá cả phần quyền được pháp luật quy định. Có những di chúc định đoạt cả phần tài sản của người khác, hoặc định đoạt toàn bộ tài sản của mình vượt quá phạm vi pháp luật cho phép, trong trường hợp này di chúc có thể vô hiệu hoặc chỉ có hiệu lực một phần tương ứng với di sản của người lập di chúc… Bên cạnh đó, hiệu quả áp dụng pháp luật về quyền của người lập di chúc trong thực tiễn lập di chúc, thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế có liên quan đến quyền của người lập di chúc cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân không nắm được các quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc. Cùng với đó, một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… cũng chưa thực sự hiểu các quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc. 2
  • 10. Do đó, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định về quyền của người lập di chúc nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy định này trong Bộ luật Dân sự. Làm rõ vấn đề quyền của người lập di chúc giúp chúng ta hiểu và áp dụng pháp luật cho phù hợp với những tình huống cụ thể trong thực tế, là cơ sở đảm bảo quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội đảm bảo quyền dân sự của con người được thực hiện đầy đủ từ đó giúp ổn định trật tự xã hội, xây dựng niềm tin cũng như sự tôn trọng của nhân dân vào pháp luật. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quyền của ngƣời lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” nghiên cứu làm luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thừa kế là vấn đề được quan tâm rất lớn trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thừa kế. Trong đó có một số công trình của một số tác giả tiêu biểu như: PGS. TS. Đỗ Văn Đại với “Luậtthừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án”, TS. Nguyễn Mạnh Bách với “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Việt Nam”, TS. Phùng Trung Tập với “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”; “Luật thừa kế Việt Nam”, TS. Nguyễn Minh Tuấn với “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”; “Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, TS. Trần Thị Huệ với “Disản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, TS. Phạm Văn Tuyết với “Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, TS. Nguyễn Ngọc Điện với “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”… 3
  • 11. Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Về thừa kế theo di chúc nói chung và quyền của người lập di chúc nói riêng, ở những khía cạnh khác nhau, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu liên quan như: Công trình nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự Việt Nam”của Giáo sư Vũ Văn Mẫu; “Thừa kế theo di chúc trong quyđịnh của Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tuyết; “Những quiđịnh của Bộ luật dân sự (Dự thảo) về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc và hiệu lực của di chúc” của tác giả Phùng Trung Tập đăng trên Tạp chí Luật học số 2/1995, tr.46 - 51; “Những khókhăn, vướng mắctrong việc lập di chúc và chứng nhận di chúc” số 13/2010, tr.32 - 34, 39; “Bàn về nghĩa vụ mà người lập di chúc giao cho người thừa kế” số 4/2004, tr.14 - 15 của tác giả Thái Công Khanh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân; Khóa luận tốt nghiệp “Người lập di chúc và quyền của người lập di chúc” của tác giả Đào Thị Nhuận bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học luật Hà Nội…Tuy vậy, các công trình trên mới chỉ đề cập đến các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát về thừa kế theo di chúc, tiếp cận dưới một vài góc độ, chưa nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống về các quyền của người lập di chúc. Với tình hình trên, đề tài “Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành” lần đầu tiên được nghiên cứu ở Khoa luật cấp thạc sĩ luật học một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logic, hệ thống, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc; đánh giá việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn, phân tích một số vướng mắc, bất cập trên 4
  • 12. thực tiễn khi áp dụng các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định này trên thực tiễn. Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới quyền của người lập di chúc; - Phân tích và nêu bật được nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc; - Đưa ra thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc, đồng thời chỉ ra những vướng mắc và bất cập của những quy định đó; - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của người lập di chúc, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. - Phạm vi nghiên cứu Tuy có nghiên cứu về lược sử quy định quyền của người lập di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam song phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật dân sự hiện hành về quyền của người lập di chúc và thực tiễn áp dụng các quy định trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây. 5
  • 13. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đối với hoạt động nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam giai đoạn trước 1945 đến nay; - Phương pháp so sánh: Sử dụng trong Chương 1 khi so sánh các quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong Chương 1 khi đề cập tới quan điểm của các tác giả về vấn đề có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này cũng được sử dụng trong Chương 2 khi so sánh giữa quyền của người lập di chúc theo quy định của BLDS 2005 với quy định tương ứng về quyền của người lập di chúc trong BLDS 1995, so với pháp luật của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản..; - Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ những vấn đề được đưa ra; - Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp giả định, tình huống… 6. Kết quả đạt đƣợc và những điểm mới của luận văn - Luận văn phân tíchcó hệ thống những quy định pháp luật về các quyền của người lập di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp với quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập trong quy định về các quyền của người lập di chúc, những điểm cần hướng dẫn thực hiện theo BLDS 2005. - Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây: + Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp thạc sĩ luật học; 6
  • 14. + Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứu toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc; + Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005; phân tích những quy định về quyền của người lập di chúc, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005; + Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc, trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết. 7. Kết cấucủa luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Khái quát chung về quyền của người lập di chúc; Chương 2: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành; Chương 3: Thực tiễn thực hiện quyền của người lập di chúc và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc. 7
  • 15. Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜILẬP DI CHÚC 1.1. Khái niệm di chúc Khi một người còn sống có quyền định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình cho người khác sau khi chết, theo ý chí tự nguyện và thể hiện dưới một hình thức pháp lý xác định gọi là di chúc. Thuật ngữ di chúc được đề cập và sử dụng nhiều trong đời sống nên từ lâu đã trở thành một vấn đề hết sức quen thuộc đối với đời sống nhân dân. Di chúc thường được hiểu một cách đơn giản, truyền thống: “Di chúc là sự dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm” [38, tr.254] hay “là văn bản chính thức ghi những ý muốn của một người, đặc biệt là xử lý những tài sản của mình sau khi chết” [38, tr.182]. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa có thể hiểu, di chúc là ý nguyện của cá nhân muốn người khác thực hiện ý nguyện của mình sau khi mình chết, đó có thể là lời dặn con cháu yêu thương lẫn nhau hoặc dặn con cháu làm một công việc gì đó. Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm di chúc cũng đã được hình thành từ rất sớm. Theo Uipian - một luật gia La Mã nổi tiếng thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết” [37]. Như vậy, dưới thời La Mã, di chúc đã được hiểu là phương tiện để thể hiện ý chí của người lập ra nó và di chúc có hiệu lực khi người lập ra nó chết đi. Theo pháp luật Anh - Mỹ, thì di chúc được hiểu “là một phương tiện mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ trong suốt thời gian mà người lập di chúc còn sống” [9, tr.210]. Theo BLDS của Cộng hòa Pháp thì: “Di chúc là một chứng thư, theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có 8
  • 16. thể hủy bỏ di chúc” [7, Điều 895]. Tương tự như vậy, mặc dù trong Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan không trực tiếp nêu ra khái niệm di chúc nhưng đã gián tiếp định nghĩa di chúc thông qua quy định về quyền của người để lại thừa kế trong việc “giải quyết” tài sản của mình sau khi chết, cụ thể Điều 1646 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: “Bất kỳ người nào có thể, trước khi chết, làm một tuyên bố ý định bằng di chúc về giải quyết tài sản của mình, hoặc những vấn đề khác mà sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật sau khi người đó chết”. Ở nước ta, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật các nhà xây dựng pháp luật luôn chú ý đến chuẩn hóa các thuật ngữ pháp lý. Theo tác giả Đoàn Bá Lộc thì di chúc hay chúc thư “là một văn tự lập theo các thể thức pháp định để chứng chắc sự thật và do đó một người để lại cho người thừa kế biết ý định mai hậu của mình”[18, tr.133]. Theo các tác giả của cuốn Bình luận khoa học BLDS 2005 (Tập III) thì: “Dichúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tàisản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi chết” [39, tr.45]. Trong pháp luật thực định của Việt Nam, di chúc là một giao dịch dân sự dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương, theo đó, Điều 646 BLDS 2005 đã định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, về phương diện khoa học pháp lý di chúc là phương diện phản ánh trung thực ý nguyện cuối cùng của cá nhân trong việc chuyển dịch tài sản của họ cho người khác sau khi họ chết. Từ khái niệm trên có thể thấy, di chúc có một số đặc trưng sau: Thứ nhất, Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá nhân mà không phải là của bất kỳ chủ thể nào khác: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và trong một 9
  • 17. số trường hợp bao gồm cả Nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của di chúc là nhằm định đoạt tài sản riêng của cá nhân sau khi chết nên di chúc chỉ có thể được lập bởi cá nhân [36, tr.211], ngoài cá nhân pháp luật không thừa nhận quyền lập di chúc của bất cứ một chủ thể nào khác. Sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc được thể hiện ở chỗ, việc lập di chúc, nội dung của di chúc phải do chính người lập di chúc quyết định và định đoạt, bởi vì “việc lập di chúc cũng như việc kết hôn không thể thực hiện bằng lối ủy quyền. Không ai có thể ủy quyền cho người khác để thay mình lập chúc thư mà pháp luật cũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thế một người khác” [8, tr.61]. Nếu như hợp đồng dân sự “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [27, Điều 388], tức là có sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự thì di chúc là một giao dịch dân sự thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương - giao dịch được xác lập theo ý chí cá nhân của người để lại di chúc. Điều này được thể hiện ở chỗ người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Như vậy, việc có để lại di chúc hay không, nội dung di chúc chỉ định những ai được hưởng di sản, hưởng bao nhiêu, truất quyền thừa kế của ai…hoàn toàn là do người để lại di chúc quyết định mà không cần bàn bạc, trao đổi, thống nhất với những người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Đồng thời, không có ai có quyền can thiệp vào 10
  • 18. việc lập di chúc, nội dung di chúc, bất cứ sự can thiệp nào ảnh hưởng đến sự tự nguyện của người lập di chúc trong việc lập di chúc đều có thể làm cho di chúc vô hiệu. Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc. Như vậy, nếu như trong tất cả các loại hợp đồng dân sự đều phải thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi..., thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của bên lập di chúc. Hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất được những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng và cùng nhau ký kết hợp đồng, còn trong di chúc thì không có sự thống nhất giữa người lập di chúc và người được thừa kế theo di chúc. Thực tế đã có nhiều trường hợp người được hưởng thừa kế theo di chúc không thể biết mình có quyền được hưởng di sản theo di chúc vì di chúc chưa được công bố và được cất giữ bí mật. Thứ hai, mục đích của di chúc phải nhằm dịch chuyển tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi chết. Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các chủ thể nhằm chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống. Người thừa kế theo di chúc phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nội dung của di chúc có thể gồm nhiều nội dung khác nhau, đó có thể là những lời dặn dò con cháu sống hòa thuận hoặc thực hiện một số công việc cụ thể nào đó…nhưng nhất định phải có nội dung thể hiện mục đích nhằm chuyển dịch tài sản của người để lại di chúc cho con cháu hay những người khác. Do đó, những di chúc mà nội dung không nhằm định đoạt tài sản của người để lại di chúc cho người khác thì không được xem là di chúc thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 11
  • 19. Di chúc phải có nội dung là định đoạt tài sản của người để lại di chúc cho người khác nhưng việc định đoạt tài sản ở đây phải là định đoạt tài sản sau khi chết, bởi lẽ, di chúc chỉ có hiệu lực và được thực thi khi người để lại di chúc chết đi. Đây là đặc trưng quan trọng thể hiện bản chất của di chúc và phân biệt giữa di chúc và hợp đồng tặng cho tài sản. Trong thực tế, có trường hợp di chúc được công bố sớm và một số tài sản được giao ngay cho những người được chỉ định hưởng thừa kế quản lý. Trong quá trình quản lý, một số người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc đã đi đăng ký sở hữu đối với tài sản được tạm giao, có trường hợp, chủ sở hữu (người lập di chúc) không biết nhưng cũng có trường hợp chủ sở hữu biết rõ người quản lý (người được chỉ định trong di chúc) đã đi đăng ký sang tên sở hữu nhưng không phản đối. Trong những trường hợp này, không thể xem là quyền sở hữu tài sản đã được xác lập đối với những người được chỉ định trong di chúc và đã được tạm giao quản lý tài sản [13, tr.278-279]. Thứ ba, di chúc có hiệu lực khi người để lại di sản thừa kế chết. Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 quy định: "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế". Về thời điểm mở thừa kế Khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 quy định: “Thờiđiểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”. Đây là một đặc điểm thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa di chúc với các loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, còn thời điểm có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm mà người lập di chúc chết hoặc thời điểm mà quyết định của Tòa án tuyên bố người lập di chúc chết có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc xác định đúng thời điểm mở thừa kế (thời điểm người lập di chúc chết) có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. 12
  • 20. Cũng là giao dịch dân sự nhưng việc chuyển dịch tài sản cho người được chỉ định trong di chúc khác với việc chuyển dịch tài sản cho người được tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản. Điều này được thể hiện ở chỗ, việc chuyển dịch tài sản cho người được tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi người có tài sản còn sống, cụ thể, đối với hợp đồng tặng cho động sản hoặc bất động sản mà quyền sở hữu không phải đăng ký có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản và bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, còn việc chuyển dịch tài sản cho người thừa kế trong di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật khi người để lại di sản chết đi. Chính vì vậy, người để lại di sản có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, di chúc vào bất cứ lúc nào như tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã viết: “Cho đến khi người lập di chúcchết, người thụ hưởng di sản theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào trên bất cứ một tài sản nào của người lập di chúc và cho rằng họ cũng không chắc được hưởng di sản về sau này. Di chúc chỉ ghi nhận cho họ một quyền nào đó trong di sản của người lập di chúc, tức là một quyền đối với tài sản mà người này sau này sẽ để lại, nếu có để lại. Người thừa kế theo di chúc và người được di tặng không thể đòi hỏi sự đảm bảo quyền lợi gắn liền với tư cách đó, và thậm chí, cả sự đảm bảo cho việc duy trì tư cách đó vì di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ theo ý chí của người lập ra nó” [15, tr.158]. 1.2. Ngƣờilập di chúc Cá nhân là một trong những chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy quyền dân sự của mọi cá nhân đều bình đẳng nhưng tùy thuộc vào năng lực chủ thể của họ mà pháp luật quy định cho họ được tham gia vào những quan hệ pháp luật dân sự với mức độ khác nhau. Chủ thể có quyền lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Vấn đề cốt lõi của di chúc là định đoạt tài sản 13
  • 21. của chủ thể cho người khác bằng một di chúc hợp pháp. Sự thể hiện ý chí của chủ thể trong di chúc không chỉ là phương thức để thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của người đó mà còn là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc (và cả người thừa kế theo pháp luật) phụ thuộc phần lớn vào nội dung và tính hợp pháp của di chúc cho nên việc định đoạt tài sản theo di chúc có ý nghĩa và sự tác động đến các quan hệ xã hội ở một phạm vi nhất định, không chỉ trong phạm vi một gia đình. Do vậy, để trở thành chủ thể lập di chúc, cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu của pháp luật về độ tuổi, nhận thức và khả năng làm chủ hành vi. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 BLDS 2005 thì “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” và theo Điều 17 BLDS 2005 thì “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân tạo thành năng lực chủ thể của cá nhân. Với tư cách là một thực thể xã hội, mỗi cá nhân có mức độ năng lực hành vi và năng lực pháp luật khác nhau do vậy không phải cá nhân nào cũng có đủ năng lực chủ thể để trở thành chủ thể lập di chúc. Theo quy định của BLDS 2005 thì người lập di chúc phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì di chúc mới có hiệu lực. Người lập di chúc phải đảm bảo được những điều kiện sau đây: Điều 647 BLDS 2005 quy định về người lập di chúc: 1- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắccác bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 14
  • 22. 2- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Quy định tại Điều 647 BLDS 2005 đã làm sáng tỏ một số điều kiện và cũng là căn cứ để xác định chủ thể lập di chúc. Nhìn chung, chủ thể lập di chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ. Vì vậy, điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý. 1.2.1. Yêu cầu vềđộ tuổi của người lập di chúc Thông thường, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bởi khi đó khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của lứa tuổi này phát triển hoàn thiện (trừ trường hợp bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình) họ có đủ điều kiện để thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép đồng thời cũng có khả năng gánh vác nghĩa vụ. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mặc dù là người chưa thành niên, nhưng họ có những nhận thức nhất định, về mặt thực tế thì có người trong số họ đã có tài sản riêng do được thừa kế hoặc được tặng cho, thậm chí có người đã tích lũy từ lao động phù hợp với sức lao động của mình. Tuy nhiên, nhận thức của họ chưa ổn định, đôi lúc còn thiếu chín chắn trong suy nghĩ và xử sự của mình. Vì vậy, những người ở độ tuổi này vẫn có quyền lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Xoay quanh vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau do chưa có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xét ví dụ sau: “Em A 16 tuổi bị bệnh hiểm nghèo biết không thể qua khỏi. Em lập di chúc để lại một số tiền lớn do các tổ chức từ thiện giúp đỡ riêng em cho quỹ khuyến học khi em mất. Vì thương con, dù nhà nghèo mẹ em 15
  • 23. đồng ý ghi vào di chúc như vậy nhưng bố em A lại không đồng ý. Sau khi quỹ khuyến học nhận được di sản, bố em A đòi lại”. Vậy bản di chúc của A được coi là có hiệu lực không. Từ tình huống trên và thực tế nhiều câu hỏi được đặt ra trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc : - Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là đồng ý về việc cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc hay là đồng ý về nội dung di chúc? - Sự đồng ý của cha hoặc mẹ hay là cả cha và mẹ. Trường hợp nào thì cần đến sự đồng ý của người giám hộ? Về vấn đề thứ nhất, tôi cho rằng chỉ là việc đồng ý cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc vì nếu hiểu là đồng ý với nội dung di chúc thì vô hình chung pháp luật đã can thiệp đến quyền tự định đoạt, đến ý chí tự nguyện của người lập di chúc, trong khi ý chí tự nguyện là một trong những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Cha, mẹ bao giờ cũng là người thừa kế theo pháp luật của người con lập di chúc (thuộc hàng thừa kế thứ nhất), vì vậy nếu người lập di chúc định đoạt tài sản cho người khác sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến quyền lợi của cha, mẹ nên đa phần cha, mẹ sẽ không đồng ý với sự định đoạt ấy. Khi đó di chúc sẽ bị coi là không hợp pháp, và thế là trong trường hợp này, quyền định đoạt về tài sản của người lập di chúc (dù là ý chí tự nguyện) vẫn coi như bị tước bỏ hoàn toàn. Và một điều đương nhiên, nếu hiểu cha mẹ phải đồng ý về nội dung di chúc thì đã bao hàm cả việc đồng ý cho lập di chúc. Như vậy, khi người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc và định đoạt tài sản thì cha, mẹ hoặc người giám hộ chỉ có quyền nêu ý kiến của mình về việc có đồng ý cho người đó lập di chúc hay không mà không được can thiệp vào nội dung của di chúc hay sự định đoạt của người lập di chúc. 16
  • 24. Về vấn đề thứ hai, căn cứ vào cách hành văn của điều luật thì chỉ cần một trong hai người là cha hoặc mẹ đồng ý là đủ, mà không cần thiết phải được sự đồng ý của hai người. Pháp luật dân sự cũng đã quy định rõ ràng về việc giám hộ tại Mục 4 Chương III, Phần thứ nhất BLDS 2005. Điều 58 BLDS 2005 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổchức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Thông thường, cha mẹ sẽ là người đại diện cho con cái để thực hiện các giao dịch dân sự, trừ những giao dịch có giá trị nhỏ, nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, thì người giám hộ được xác định có thể là anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ [27, Điều 61]. Trong trường hợp này, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có quyền lập di chúc khi được sự đồng ý của người giám hộ. Một số vấn đề khác cần đặt ra khi nghiên cứu về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với hành vi lập di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đó là: + Hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc không được điều luật 17
  • 25. quy định, vì thế không thể tránh khỏi có nhiều cách hiểu khác nhau về hình thức đồng ý có được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần có bút tích của cha, mẹ hoặc của người giám hộ vào bản di chúc? Hoặc chỉ cần có chữ kí của cha, mẹ hoặc của người giám hộ vào cuối bản di chúc hoặc vào từng trang của di chúc của người ở độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập ra? + Thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là thời điểm nào? Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người lập di chúc ở độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được thể hiện trước khi con lập di chúc, sau khi con lập di chúc hay trong khi con đang lập di chúc? Hay cả ba thời điểm mà sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho người ở độ tuổi này lập di chúc đều có giá trị pháp lý? Hoặc sự đồng ý đó chỉ được thừa nhận vào một thời điểm trước khi di chúc được lập ra? Những vấn đề này cần được sự hướng dẫn, giải đáp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.2. Yêu cầu vềnhận thức của người lập di chúc Độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của một người trước hết là phụ thuộc vào độ tuổi của người đó. Tuy nhiên, một người trên mười tám tuổi vẫn bị coi là không có năng lực hành vi dân sự nếu không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Vì vậy, bên cạnh yếu tố về tuổi tác, yếu tố nhận thức là một điều kiện không thể thiếu trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc. Nếu trong lúc lập di chúc người đó không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì di chúc đó sẽ bị coi là không hợp pháp. Tại Khoản 1 Điều 652 BLDS 2005 có quy định như sau về nhận thức của người lập di chúc: “Ngườilập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập 18
  • 26. di chúc...”. Pháp luật hiện hành chỉ quy định chung chung mà không nói rõ cụ thể thế nào là minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Theo từ điển Tiếng Việt thì: Minh mẫn là “có khả năng nhận thức nhanh chóng, rõ ràng và ít nhầm lẫn”còn sáng suốtlà “khả năng nhận thứcrõ ràng và giải quyết vấn đề đúng đắn” [21]. Cả hai từ “minh mẫn”, “sáng suốt” đều được hiểu là có khả năng nhận thức rõ ràng và giải quyết vấn đề đúng đắn, không nhầm lẫn. Cụm từ trên hiểu theo cách đơn giản có nghĩa là khi lập di chúc người lập hoàn toàn tỉnh táo để hiểu được những gì mình đang làm là đúng đắn. Tuy nhiên, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt đến mức độ nào? Người lập di chúc có phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc hay không? Nếu người lập di chúc phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc thì cơ quan nào có thẩm quyền giám định? Có cần hay không cần kết quả giám định sức khỏe thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chứng thực vào di chúc…? Hiện nay, pháp luật dân sự của nước ta chưa có quy định nào về việc người lập di chúc phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc. Vì vậy, người lập di chúc có thể khám sức khỏe hoặc không khám sức khỏe trước khi lập di chúc. Có một số trường hợp khám sức khỏe thì cơ quan khám sức khỏe cũng không thống nhất: Có trường hợp khám tại trung tâm y tế cấp huyện, tỉnh; nhưng cũng có trường hợp lại đi khám ở các bệnh viện về tâm thần. Trên thực tế người lập di chúc ít khi đi giám định sức khỏe, khám sức khỏe trước khi lập di chúc. Vì vậy, tình trạng sức khỏe của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc không được thể hiện. Khi có tranh chấp xảy ra, bên đương sự nào cho rằng người lập di chúc không đủ sức khỏe, ảnh hưởng đến sự minh mẫn của người lập di chúc trong khi lập di chúc thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân cho thấy tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. 19
  • 27. Bên yêu cầu chia thừa kế theo di chúc có nghĩa vụ xuất trình trước Tòa án các chứng cứ liên quan đến việc người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Ngược lại, bên yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ để chứng minh người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt để bác bỏ yêu cầu chia thừa kế theo di chúc. Về nguyên tắc, tất cả các di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập trong lúc minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, đương sự nào cho rằng khi lập di chúc người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt phải có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa án có thẩm quyền. Chỉ khi có đầy đủ cơ sở khẳng định người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt như: Kết luận của cơ quan y tế, lời khai của những người làm chứng, chứng kiến, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án... thì Tòa án có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu. Thông thường, những di chúc được chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít khi xảy ra tranh chấp về việc người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt hay không. Tranh chấp về việc minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc lại thường xảy ra đối với những di chúc không có chứng nhận, chứng thực. Vì vậy, để hạn chế tranh chấp thì việc lập di chúc có chứng thực, chứng nhận cần được khuyến khích [20, tr.32-33]. Theo quy định của pháp luật thì người đã thành niên có quyền lập di chúc (trừ những người không có năng lực hành vi dân sự), nhưng pháp luật lại không quy định rõ người bị hạn chế năng lực hành vi sân sự theo quy định tại Điều 23 BLDS 2005, khi lập di chúc có phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không? Điều 23 BLDS 2005 quy định: “1. Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặctổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 20
  • 28. 2. Người đạidiện theo pháp luậtcủa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. Như vậy, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 BLDS 2005, thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 BLDS 2005, vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ngược lại, nếu xét theo quy định tại Điều 23 BLDS 2005, thì tuy rằng một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng đã bị hạn chế theo một bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, thì di chúc do người đó lập ra có hiệu lực pháp luật không? Hai cách hiểu trái ngược nhau đã và sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc xác định chủ thể có quyền lập di chúc và tính hợp pháp khi định đoạt ý chí của người lập di chúc. Cần có quy định rõ về vấn đề này để tạo sự thống nhất giữa các điều luật tránh những cách hiểu trái ngược nhau. Theo tôi: Người lập di chúc sau khi bị tòa tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự mà di chúc đó không có sự đồng ý của người đại diện, trường hợp này di chúc được lập cũng không có hiệu lực pháp luật. Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không có quyền lập di chúc. Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó không được công nhận. 21
  • 29. 1.3. Quyền của ngƣờilập di chúc Nếu như thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật thì quyền thừa kế của cá nhân chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước.“Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế” [34]. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước qui định quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể, qui định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản cũng như qui định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang những người còn sống khác. Trong quan hệ thừa kế các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong đó, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác thông qua việc lập di chúc, pháp luật cho phép người lập di chúc thực hiện các hành vi ứng xử theo ý chí của mình phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, Quyền của người lập di chúc là khả năng pháp luật cho phép người lập di chúc xử sự, lựa chọn khi thực hiện hành vi lập di chúc và những việc liên quan. Quyền của người lập di chúc xuất phát từ quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ có các quyền năng trong quan hệ thừa kế [26]. Quyền của người lập di chúc nói riêng cũng như quyền thừa kế nói chung là một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân. Người lập di chúc có thể dựa vào ý chí tình cảm của mình (mang tính chủ quan), định đoạt cho người khác được hưởng di sản sau khi qua đời. 22
  • 30. Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của tự do ý chí và luôn được pháp luật tôn trọng. Như vậy: + Quyền của người lập di chúc luôn được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân cũng như quyền của người lập di chúc. Quyền thừa kế của công dân là một quyền Hiến định, BLDS 2005 cụ thể hóa quyền này của công dân tại Phần thứ tư. Ngay điều đầu tiên trong phần thừa kế (Điều 631 BLDS 2005) đã đưa ra nguyên tắc chung nhất, đó là “Quyền thừa kế của cá nhân”. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể như sau: Pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật. Như vậy, thừa kế được thực hiện theo hai phương thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất như máy móc, kho xưởng, nguyên vật liệu; vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ với số lượng không hạn chế, cổ phiếu…Do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết đi [35, tr307]. Và thông qua việc lập di chúc cá nhân sử dụng những quyền của mình trong phạm vi, giới hạn nhất định để định đoạt tài sản cho người khác sau khi chết. + Quyền của người lập di chúc là sự biểu hiện của sự tự do ý chí, mang tính chủ quan. Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 631 BLDS 2005 như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Có nghĩa là nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì 23
  • 31. việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người có tài sản mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, việc định đoạt của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp pháp luật quy định tại Điều 669 BLDS 2005 [35, tr.309]. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Như chúng ta đã biết, di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc. Ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di chúc không phải bàn bạc với bất kỳ ai trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thực chất thì vẫn là phần tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt). Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế theo di chúc. Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định ng-ười giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản. 24
  • 32. Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi "ý nguyện" cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Quyền tự định đoạt của cá nhân trong việc lập di chúc một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển dịch tài sản đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc. Ý chí của cá nhân khi lập di chúc thể hiện hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, hoàn toàn độc lập, tự định đoạt tài sản của mình mà không có sự phụ thuộc nào vào bất kì ý kiến của chủ thể nào. Quyền của người lập di chúc bao gồm phạm vi quyền và giới hạn quyền của người lập di chúc. Tôn trọng quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân, pháp luật quy định cá nhân có các quyền năng cụ thể trong việc lập di chúc. Theo đó phạm vi quyền của người lập di chúc bao gồm những quyền sau đây: Quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế; quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản [27, Điều 648]; quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào [27, Điều 662]. Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của sự tự do ý chí. Tuy nhiên, tự do ý chí không có nghĩa là tùy tiện, càng không có nghĩa là được làm tất cả những gì mình muốn mà tự do phải là sự nhận thức được cái tất yếu, quyền tự do của người này phải luôn hướng tới tự do và lợi ích của người khác. Giữa tự do ý chí của một cá nhân với lợi ích chung 25
  • 33. của toàn xã hội, pháp luật về thừa kế của nhà nước ta một mặt luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, mặt khác, luôn đặt quyền tự định đoạt đó trong một khuôn khổ nhất định, nhằm tạo ra một khung hành lang pháp lý để xác định rõ người lập di chúc có những quyền gì, những quyền đó bị hạn chế trong những trường hợp nào. Bởi vì “Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phảichịu tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luậthayvùng lãnh thổ nhấtđịnh. Quyền của cá nhân chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết” [34]. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định gia đình. Măt khác, thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do vậy, bên cạnh việc quy định người lập di chúc được hưởng các quyền nhất định, pháp luật còn giới hạn quyền của người lập di chúc trong những phạm vi nhất định nhằm bảo vệ lợi ích của những người liên quan. Quyền của người lập di chúc bị giới hạn trong một số trường hợp sau: Giới hạn trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế; phải dành một phần di sản cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; giới hạn trong trường hợp để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng; giới hạn trong việc phân chia di sản thừa kế. Như vậy, có thể nói việc pháp luật vừa ghi nhận vừa giới hạn quyền của người lập di chúc là hai mặt của một vấn đề, là hai phạm trù đối lập nhưng cùng thống nhất với nhau nhằm mục tiêu góp phần củng cố, giữ vững tình yêu thương gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan, những người có ảnh hưởng trực tiếp bởi việc tự do định đoạt tài sản của người lập di chúc nhưng vẫn tôn trọng, đảm bảo được các quyền của người lập di chúc. 26
  • 34. 1.4. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của ngƣời lập di chúc ở Việt Nam 1.4.1. Giaiđoạn trước năm 1945 Chế định thừa kế được quy định rất sớm trong pháp luật Việt Nam. Dưới thời phong kiến, theo tài liệu còn lưu trữ được đến ngày nay, chế định thừa kế đã được quy định trong Bộ Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) dưới triều đại nhà Lê và Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long) dưới triều đại nhà Nguyễn. Trong Quốc triều Hình luật, mặc dù luật không xây dựng các quy định về thừa kế thành các phần, các chương nhưng qua nội dung các điều luật có thể thấy vấn đề thừa kế được quy định từ Điều 374 đến Điều 400 và nằm rải rác tại một số điều khác. Các quy định đã thể hiện việc tôn trọng ý muốn và quyền quyết định của người có tài sản. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu. Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ mấtcả, có mộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh chị em tự chia nhau, thìlấy một phần 20 số mộng đấtlàm hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phầncon của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình”. Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư” [1]. Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã quy định quyền lập chúc thư để lại di sản, đặc biệt là những người tuổi cao. Cha mẹ có quyền lập chúc thư phân định tài sản cho con cái, xác định phần hương hỏa trong chúc thư. Trong Hoàng Việt Luật lệ, vấn đề thừa kế được quy định tại Quyển 6 - Hộ luật. Tuy nhiên, theo như nhận xét của cố Giáo sư Vũ Văn Mẫu về Hoàng 27
  • 35. Việt Luật lệ thì “…Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lại trong bộ luật triều Lê, không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn. Qua những điều khoản của bộ luật này, hình ảnh yêu dấu của dân tộc Việt Nam đã được nhường chỗ cho hình ảnh lạnh lùng xa lạ của dân tộc Mãn thanh…Vì một việc làm vô thức như vậy, mà trong luật lệ của nhà Nguyễn, không còn những điều khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng” [19]. Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là Hoàng Việt luật lệ) là phiên bản của Bộ luật Mãn Thanh (Trung Quốc). Bộ luật không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai, thể hiện rõ việc trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, bộ luật cũng công nhận vai trò của việc thừa kế theo di chúc, thể hiện tại Điều 388 Bộ luật này quy định: "Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần" [2]. Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt thành các vùng lãnh thổ có chế độ chính trị khác nhau, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ, ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng là nhượng địa của Pháp. Tương ứng với các chế độ chính trị khác nhau là hệ thống tổ chức tư pháp khác nhau và các bộ luật riêng biệt cũng được ban hành. Theo đó, vấn đề thừa kế ở ba kỳ được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vấn đề thừa kế được quy định lần lượt trong Bộ dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 với nhan đề chính thức là Bộ dân luật được thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ được ban hành năm 1936 có tên gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật. Chế định thừa kế trong dân luật Bắc Kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật tương đối giống nhau. Trong hai bộ luật này, phần thừa kế được phân thành những quy định chung, thừa kế có di chúc, thừa kế theo pháp luật và các quy định khác như kỵ, điền, hầu điền…Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: Người thành niên hoặc đã thoát 28
  • 36. quyền, nếu có đủ trí khôn đều có thể làm di chúc để xử trí tất cả tài sản của mình (Điều 321). Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong khi đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng thuận (Điều 320). Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để thờ cúng. Chúc thư phải làm thành văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực. Chúc thư không có viên chức thị thực phải do người lập chúc thư viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có ít nhất hai người đã thành niên làm chứng. Người làm chứng thường là lý trưởng tại nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở xa không về nơi trú quán được thì chúc thư ấy phải có sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư (Điều 316). Khi người lập chúc thư muốn thay đổi một phần hay toàn bộ chúc thư, thì bản chúc thư sau phải tiến hành đúng những thủ tục trên và phải nêu rõ việc người lập chúc thư thay đổi một phần hay toàn bộ bản chúc thư, nếu không nói rõ thì chỉ những điều khoản nào không hợp hoặc có trái với bản chúc thư sau mới bị bỏ mà thôi. Bộ dân luật Trung Kỳ hay còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật gồm 1709 điều, được chia làm 5 quyển. Có thể nói, Bộ luật này hầu như sao chép lại nhiều điều khoản trong Bộ dân luật Bắc Kỳ, ví dụ Điều 341 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều 346 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 359 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều 360 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 111 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều 113 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 313 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều 321 Bộ dân luật Bắc Kỳ; Điều 312 Bộ dân luật Trung Kỳ giống Điều 29
  • 37. 320 Bộ dân luật Bắc Kỳ… Ở Nam Kỳ, Bộ dân luật giản yếu ban hành kèm theo Sắc lệnh ngày 3/10/1883 của Tổng thống Pháp,“song khác với haiBộ dân luậtBắc và Trung Bộ dân luật giản yếu chỉ quy định toàn thể các vấn đề được đề cập trong quyển thứ 1 của Bộ dân luật Pháp. Tất cả các vấn đề ấy đều liên quan về nhân pháp (nghĩa là luật pháp nói về người, gồm các vấn đề liên quan đến gia đình và thân phận, năng lực của con người). Còn các vấn đề về thừa kế, và chế độ tài sản của vợ chồng không được đề cập tới” [19, tr.215]. Do đó, trong các việc kiện tụng liên quan đến thừa kế, “các thẩm phán trước năm 1949 còn phải dựa vào Luật Gia Long để xét xử” [18, tr.215], thậm chí trong nhiều trường hợp “phải nại tới những điều khoản trong luật Nhà Lê để bổ khuyết cho Luật Nhà Nguyễn” [19, tr.216]. 1.4.2. Giaiđoạn từ 1945 đến trước ngày1/7/1996 1.4.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975 Không lâu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL về việc tạm thời áp dụng các luật lệ cũ, theo đó, “Chođến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ” [11, Điều 1], nếu những quy định trong các luật lệ cũ “không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” [11, Điều12]. Phù hợp với quy định của Sắc lệnh này, Bộ dân luật Bắc Kỳ ban hành năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật ban hành năm 1936 và Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 vẫn có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau ngày thành lập chính quyền nhân dân. Ngày 22/6/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, theo đó Điều 1 Sắc lệnh này quy định: “Những quyền dân sự đều được luậtbảo vệ khi 30
  • 38. người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân” [12]. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn của công tác lập pháp nước ta. Quyền thừa kế được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 19: "Nhà nước chiểu theo pháp luật để bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân" [22]. Đây là một nguyên tắc Hiến định, là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền thừa kế cho công dân. Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai thống trị. Do đó, ở hai miền Nam, Bắc của Việt Nam thời gian từ năm 1954 đến năm 1975 về cơ bản có hai hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, Nhà nước không thể ban hành ngay hệ thống pháp luật mới, cho nên Nhà nước giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp không áp dụng pháp luật cũ mà áp dụng pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để xét xử. Ngày 10/7/1959 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 772-CT/TANDTC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến. Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về đường lối xét xử, gồm các văn bản sau: Thông tư số 549/NCPL ngày 27/8/1968 Tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường lối xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 Hướng dẫn đường lối xử lý các tranh chấp về thừa kế di sản của liệt sỹ. Tại miền Nam Việt Nam, thời gian đầu để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng thì “luật và án lệ áp dụng ở Nam phần đạikháicũng không khác Bộ dân luậtBắc Kỳ hiện hành ở Bắc phần và Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật hiện hành ở Trung phần” [29, tr.161-162]. Năm 1972, Bộ dân luật của chế độ Việt Nam Cộng hòa được ban hành kèm theo Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổng 31
  • 39. thống Việt Nam Cộng hòa. Nội dung của Bộ dân luật này gần giống với nội dung của Bộ dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật. Trong đó, chế định thừa kế cũng đã được qui định cụ thể trong Bộ dân luật này. Điều thứ 498 Bộ dân luật 1972 khẳng định: “Di sản được truyền cho ai là do luậtpháp định hay là do ý muốn của ngườiquá cố” [5]. Về quyền của người lập di chúc được quy định tại một số điều: Điều thứ 503 Bộ dân luật 1972 quy định: “Một thừa kế còn có thể bị truất quyền do chúc thư của người mệnh một để lại có viện dẫn lý do. Nói về sự hủy bãi và thất hiệu chúc thư”; Điều thứ 582 Bộ dân luật 1972 quy định “Người lập chúc thư có toàn quyền hủy bãi toàn thể, một phần chúc thư của mình đã làm ra hoặc bằng một chúc thư làm sau cũng theo các thể thức nói ở trên, hoặc bằng một chứng thư hủy bãi lập tại phòng chưởng khế theo các điều kiện luật định”; Điều thứ 583 Bộ dân luật 1972 quy định: “Nếu chúc thư làm sau không nói rõ là hủybãi chúc thư trước thì chỉ những điều khoản nào trong chúc thư trước trái ngược với chúc thư sau hay xem ra không thể dung hòa được mới bị coi là bị hủy bãi mà thôi”; Điều thứ 585 Bộ dân luật 1972 quy định: “Mọi việc đoạn mại, đổi chác do người lập chúc ưng thuận về một tài sản đã được di tặng trong chúc thư, sẽ có hiệu quả hủy bãi việc di tặng về tài sản đó, dầu rằng việc đoạn mại hay đổi chác vô hiệu vì một lý do nào. Nếu tài sản di tặng được đem cầm cố hay điển mại, thì người thụ di vẫn được hưởng tài sản ấy, nhưng phải chuộc lại”; Điều thứ 586 Bộ dân luật 1972 quy định: “Nếu người thụ di chết trước người lập chúc, sự di tặng đối với người ấy sẽ đương nhiên thất hiệu”; Điều thứ 587 Bộ dân luật 1972 quy định: “Việc người thụ di bị bấtxứng hay truất quyền sẽ có hậu quả hủy bãi sự di tặng đối với người ấy”; Điều thứ 588 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự di tặng cũng có thể bị hủybãi, nếu người thụ di không chịu thi hành những nghĩa vụ do người lập chúc bó buộc” [5]. 32
  • 40. Vấn đề hương hỏa được quy định tại các điều: Điều thứ 600 Bộ dân luật 1972 quy định: “Hương hỏa là tài sản được giao riêng cho ngườithừa tự để lấy huêlợi dùng vào việc phụng tựngười quá cố hoặc của người phốingẫu và tổ tiên nội tộc của người ấy nữa. Hương hỏa bất khả đoạn mại và bất khả thời tiêu”. Về sự thành lập hương hỏa: Điều thứ 601 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự thành lập hương hỏa phải có giấy tờ mới hữu hiệu. Nếu tài vật được lập thành hương hỏa là bất động sản, phải làm chứng thư trước chưởng khế haychứng thư có thị thực. Nếu là động sản, một tư chứng thư cũng đủ, miễn là người lập hương hỏa biết đọc và biết viết. Có thể lập hương hỏa ngaytrong chúc thư hay tờ phân sản, trong các trường hợp này, chỉ cần tuân theo các thể thức lập các chứng thư ấy. Người lập hương hỏa phảiđủ 18 tuổi, trừ phi trước đó đã được thoát quyền do hôn thú”; Điều thứ 605 Bộ dân luật 1972 quy định: “Phần hương hỏa không bao giờ được quá giới hạn một phần năm tổng số tài sản của người thành lập, mà cũng không được quá giới hạn diện tích tối đa theo luậtđịnh. Nếu ngoàihương hỏa còn có được thiết lập các tư sản khác như kỵ điền, hậu điền, thì sự giới hạn trên phải được áp dụng cho tất cả các thứ tư sản hợp lại”; Điều thứ 606 Bộ dân luật 1972 quy định: “Quá giới hạn kể trên, hương hỏa có thể bị giảm thiểu cho vừa tới mức cho phép, theo lời yêu cầu của các thừa kế và chủ nợ của người này” [5]. Như vậy, nghiên cứu vấn đề thừa kế từ 1945 - 1975 chúng ta thấy, pháp luật về thừa kế Việt Nam trong giai đoạn này tuy cơ bản vẫn tiếp tục duy trì theo ba bộ pháp điển là Bộ dân luật Bắc Kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ và Pháp quy giản yếu (1873), nhưng lại mang một nội dung mới rất tiến bộ, hướng tới việc xoá bỏ những quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, bình đẳng mọi công dân trong lĩnh vực thừa kế. 33
  • 41. 1.4.2.2. Giaiđoạn từ 1975 đến trước ngày1/7/1996 "Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất... tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [31, tr.75]. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Bước đầu để khắc phục sự cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc, nên ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước. Ngày 16/8/1977, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 57/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ở các tỉnh phía Nam. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân’’ [23, Điều 27]. Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 81/TANDTC Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế...). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế. Tại Phần I - Nguyên tắc chung đã khẳng định: 1. “Pháp luậtbảohộ quyền thừa kế tài sản của công dân” đoạn 2 Điều 27 Hiến pháp năm 1980. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết (thừa kế theo di chúc) nếu không có di chúc thì thừa kế theo luật. Tại Mục B, phần IV thông tư 81/TANDTC quy định: “Thông qua di chúc, người có tài sản có quyền để lại tài sản của mình cho bất cứ ai. Người thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ 34
  • 42. chức xã hội. Nếu là công dân thì người đó có thể ở trong diện thừa kế theo luật, mà cũng có thể không ở trong diện đó” [33]. Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [30, tr.91]. Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990. Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm văn bản pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng kể từ ngày thành lập nước. Pháp lệnh Thừa kế gồm 38 điều, được chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Pháp lệnh Thừa kế đưa ra những khái niệm về: Thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế... Thừa kế theo di chúc được Pháp lệnh quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23. Pháp lệnh đã quy định về quyền của người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 10 của PLTK thì “công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một 35
  • 43. phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoàicác hàng thừa kế theo pháp luật, cũng nhưcho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế’’. Về quyền của người lập di chúc PLTK quy định: “Điều 11. Quyền của người lập di chúc 1- Khi lập di chúc ngườicó tài sản có quyền: a, chỉ định người thừa kế; b, phân định tàisản cho người thừa kế; c, giaonghĩa vụ cho ngườithừa kế; d, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do. 2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, hủy bỏ di chúc. Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc 1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp. 2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp. 3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước” [16]. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội nước ta đã sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Ngày 15-4-1992 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định về việc tiếp tục đưa đất nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chủ đạo này, trong chương II về chế độ kinh tế, 36
  • 44. Hiến pháp đã quy định việc đảm bảo tính thống nhất của sự phát triển kinh tế sao cho nền kinh tế được phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa... Hiến pháp năm 1992 đã quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt, đối xử giữa các con. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cảiđể dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặctrong các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [24]. Hiến pháp năm 1992 quy định về việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Để thi hành Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực kể từ 15-10-1993. Kể từ đây, việc “được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật” của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật. Điều 76 Luật Đất đai năm 1993 quy định: 1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng 37