SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
BÔ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ KIM CÚC
MÃ SINH VIÊN : A19603
NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2015
BÔ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Cúc
Mã sinh viên : A19603
Ngành : Tài Chính
HÀ NỘI - 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn Ths. Trịnh Trọng Anh, em đã thực
hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa”.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thăng Long. Em xin chân
thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Trịnh Trọng Anh đã hướng dẫn tận tình, chu đáo cho em
để hoàn thành bài khóa luận này.
Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm bản thân, bài luận
này vẫn có điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để
bài luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Cúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG
DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1 
1.1. Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp....................................1 
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp..................................................................1 
1.1.2. Tổng quan về hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................1 
1.1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho.................................................................1 
1.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................1 
1.1.2.3. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp.............................2 
1.1.2.4. Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................3 
1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp..............................................6 
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh
nghiệp ............................................................................................................6 
1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp ...7 
1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lý hàng tồn kho..................7 
1.2.3.1. Chi phí đặt hàng.............................................................................7 
1.2.3.2. Chi phí lưu kho ..............................................................................8 
1.2.3.3. Chi phí mua hàng...........................................................................8 
1.2.4. Nội dung quản lý hàng tồn kho.............................................................8 
1.2.4.1. Các tiêu chí trong quản lý hàng tồn kho........................................8 
1.2.4.2. Các mô hình quản lý hàng tồn kho................................................8 
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh
nghiệp ...............................................................................................................12 
1.3.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng.................................................12 
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho............................13 
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho............13 
CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỆT NAM PHARUSA.........................................................................................................................14 
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa..............................14 
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa.............................14 
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...................15 
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa..........................................................................................................15 
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa ..........................................................................................................19 
2.1.4.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa ...................................................................................................19 
2.1.4.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa..............................................................................................21 
2.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa giai đoạn 2011 – 2013..........................................................................23 
2.1.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013.........................................................34 
2.2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa ...............................................................................................................37 
2.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa ..........................................................................................................37 
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ......38 
2.2.3. Đặc điểm hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa......39 
2.2.4. Quy trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa ..........................................................................................................39 
2.2.5.  Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa..........................................................................................................40 
2.2.6. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho của
Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa......................................................................42 
2.2.6.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho .................42 
2.2.6.2. Những hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho..................42 
CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA......................................................................43 
3.1. Biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của
Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa .....................................................................43 
Thang Long University Library
3.2. Áp dụng các mô hình tồn kho để tính lượng đặt hàng tối ưu của Công
ty Cổ phần Việt Nam Pharusa năm 2011, 2012, 2013..........................................43 
3.2.1. Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu ............................44 
3.2.2. Áp dụng mô hình BOQ tính lượng đặt hàng tối ưu............................45 
3.2.3. Áp dụng mô hình QDM tính lượng đặt hàng tối ưu...........................47 
3.2.4. Nhận xét..............................................................................................49 
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Đồ thị tổng chi phí ..................................................................................9 
Hình 1.2. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP .........................................................10 
Hình 1.3. Mô hình dự trữ thiếu BOQ ...................................................................11 
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013.............23 
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013..........................................28 
Bảng 2.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ...........34 
Bảng 2.4. Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.......................................................36 
Bảng 2.5. Đánh giá khả năng sinh lời...................................................................36 
Bảng 3.1. Thông tin sản phẩm Sữa ong chúa Golden Health...............................43 
Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC............................................6 
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa....................15 
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa ........................................................................................................21 
Sơ đồ 2.3. Phân loại hàng tồn kho........................................................................38 
Sơ đồ 2.4. Quy trình nhập kho Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...................39 
Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...............40 
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
CP Chi phí
KKĐK Kiểm kê định kỳ
KKTX Kê khai thường xuyên
PNK Phiếu nhập kho
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSLĐ Tài sản lưu động
VCSH Vốn chủ sở hữu
VNĐ Việt Nam đồng
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớn
trong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương
mại. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn sản xuất -
dự trữ - tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà hoạt động của các bộ phận này
chưa đạt tới sự đồng bộ.
Do đó, công tác quản lý hàng tồn kho giữ vai trò then chốt và có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và lợi nhuận nói riêng. Công tác quản
lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn
kho (chi phí nhân công, chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư vào hoạt động quản lý tồn
kho, chi phí thiệt hại do sản phẩm lỗi thời, hỏng hóc, mất mát,…). Ngược lại, chất
lượng công tác quản lý tồn kho yếu kém làm phát sinh các khoản chi phí liên quan đến
tồn kho, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.
Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa là công ty hoạt động trong lĩnh vực phân
phối tân dược từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Trong quá trình thực tập tại
công ty, em nhận thấy quản lý hàng tồn kho là nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên hoạt
động này chưa được công ty quan tâm coi trọng đúng mức. Vì vậy, em đã quyết định
lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Một là, tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàng tồn
kho trong doan nghiệp;
- Hai là, phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa;
- Ba là, đánh giá thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa;
- Bốn là, đưa ra một số giải pháp và áp dụng ba mô hình tồn kho EOQ, BOQ,
QDM để xác định mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản lý hàng tồn kho tại
công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho;
+ Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa tại Khu đô thị
Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian: năm 2011, năm 2012 và năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số.
5. Kết cấu của bài khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ
phần Việt Nam Pharusa
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG1
CƠSỞLÝLUẬNVỀQUẢNLÝHÀNGTỒNKHOTRONGDOANHNGHIỆP
1.1. Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp, mỗi
định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định do
mỗi tác giả đứng trên một quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng
ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
1.1.2. Tổng quan về hàng tồn kho của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân,
đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa
vào sử dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn
tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang…(Nguồn: Giáo trình Hạch
toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân)
1.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp
Nhìn chung, hàng tồn kho trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và
chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Theo chuẩn mực kế
toán VAS 02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đươc hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
- Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua
đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành
những tài sản ngắn hạn khác (tiền tệ, sản phẩm dở dang, thành phẩm…)
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những
đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vây,
2
hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự
nhiên hoặc điều kiện nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý.
- Việc xác định chất lượng , tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn,
phức tạp. Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các
tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử, kim khí quý, đồ cổ…
1.1.2.3. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp
a) Cải thiện mức độ phục vụ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp bị trả lại hàng đã bán
do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật,… Doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn
trong kho để xuất bù lại hoặc cho khách hàng trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu, việc
này giúp nâng cao mức độ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, giữ mối quan hệ
làm ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo thu nhập cho công ty.
b) Giảm tổng chi phí logistic
Logistic có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan.....từ
nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách
rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải. (Nguồn: UNESCAP)
Chi phí logistic là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạch định, thực
hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả các loại hàng hóa, nguyên
vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu và
điểm kết thúc nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
c) Đáp ứng các đơn hàng đột xuất
Hàng hóa được công ty sản xuất hoặc nhận bán được bán ngay cho khách hàng
tại các cửa hàng của công ty hoặc các đại lý phân phối nếu số lượng hàng nhỏ hoặc đã
đặt trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải tiếp nhận một vài đơn hàng đột
xuất, số lượng đặt mua lớn mà công ty không thể sản xuất trong thời gian ngắn.
Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về các đơn hàng đột
xuất này, giữ được mối quan hệ làm ăn với khách hàng, đồng thời đảm bảo nguồn thu
của công ty.
d) Bán mặt hàng có tính mùa vụ trong cả năm
Mặt hàng có tính mùa vụ là những hàng hóa, thành phẩm có thời gian sử dụng
ngắn (dưới 3 tháng) như: lương thực, thực phẩm, chế phẩm từ động vật (như sữa, mỡ
động vật,…). Tại một khoảng thời gian nhất định trong năm, doanh nghiệp thu về số
lượng lớn hàng có tính mùa vụ, chưa tìm được điểm tiêu thụ và áp lực từ thời gian sử
dụng ngắn của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách xử lý kịp thời.
Thang Long University Library
3
Lưu trữ hàng hóa, thành phẩm có tính mùa vụ sau khi đã sơ chế giúp sản phẩm
lâu hỏng hơn, đồng nghĩa với tăng tính tiêu thụ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách
hàng trong một thời gian dài hơn.
e) Đầu cơ chờ giá
Đầu cơ là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội thị trường đi xuống để “tích lũy”
sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định lại. Hoạt động đầu cơ chủ yếu
là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch giá.
Hàng hóa công ty đầu cơ có thể là sản phẩm công ty sản xuất ra hoặc thu mua từ
thị trường. Hành động này làm lượng cung hàng hóa đó trên thị trường giảm đi trong
khi lượng cầu không thay đổi, dẫn tới cầu tăng tương đối so với cung, làm tăng mức
giá khách hàng chấp nhận chịu để có được hàng hóa đó.
f) Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống
Thông thường, trong qui trình sản xuất kinh doanh, công ty trích ra một số lượng
nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng trong các phòng ban (cho quá trình sản
xuất, quản lý doanh nghiệp, bán hàng) hoặc biếu, tặng cán bộ công nhân viên, khách
hàng,…
Trong trường hợp thiếu hụt, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho, đảm bảo sự
vận hành, lưu thông của hệ thống sản xuất, bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp.
1.1.2.4. Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp
Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại,
khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành
có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt
hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại và sắp xếp hàng
tồn kho theo những tiêu thức nhất định.
a) Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng
Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và
công dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồn
nào, quy cách, phẩm chất ra sao,... Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được
chia thành:
- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để
phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, công cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang.
- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ
phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá, thành phẩm,...
Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quả trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán
thu mua, bảo quản và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời
4
cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành
Theo tiêu thức này, những hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thành được xếp
chung vào một nhóm, không phân biệt chúng dùng vào việc gì, quy cách, phẩm chất ra
sao. Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành:
- Hàng tồn kho được mua vào: bao gồm:
+ Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ
các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các
nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua
hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty
v.v...
- Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được Doanh nghiệp sản
xuất, gia công tạo thành.
- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Như hàng tồn kho được nhập từ
liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng v.v...
Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc
hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình
thành. Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng
trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho. Đồng thời, việc phân loại
chi tiết hàng tồn kho được mua từ bên ngoài và hàng mua nội bộ giúp cho việc xác
định chính xác giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính (BCTC)
hợp nhất.
c) Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:
- Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho
được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành
bình thường.
- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao
hơn mức dự trữ hợp lý.
- Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất
phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.
Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định đối
tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập.
d) Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản
Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:
Thang Long University Library
5
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được
bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ,
nguyên vật liệu trong kho và đang sử dụng, ...
- Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang
được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng
gửi bán, hàng đang đi đường,...
Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến
hàng tồn kho, làm cơ sở để hạch toán giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát trong quá
trình bảo quản.
e) Phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02
Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Dựa theo chuẩn mực này, hàng tồn kho được phân chia thành:
- Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng
gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến...
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm
chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho
thành phẩm.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chế biến
đã mua đang đi trên đường.
Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp
ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán
và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vây việc phân loại
hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.
f) Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật phân tích ABC
Kĩ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Patero. Kĩ thuật này
chia hàng tồn kho thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C theo tiêu chí giá trị hàng
năm của chúng. Trong đó:
Giá trị hàng năm = Nhu cầu hàng năm × Giá mua mỗi đơn vị
Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau:
- Nhóm A: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm cao nhất, đạt 70-80%
tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng tồn kho.
- Nhóm B: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm ở mức trung bình, đạt
15-25% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng tồn
kho.
6
- Nhóm C: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm thấp, đạt khoảng 5%
tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 55% tổng lượng hàng tồn kho.
Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC
(Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội)
Hiện nay, việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện thông qua hệ
thống quản lý tự động hóa. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chưa có điều kiện trang
bị cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, kĩ thuật phân tích ABC được thực hiện thủ công
cũng đem lại những lợi ích nhất định. Trước hết, việc áp dụng đúng phương pháp này
giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho của mình, quyết định
khối lượng hàng hóa mỗi loại cần dự trữ để tránh việc tồn quá nhiều hàng làm phát
sinh chi phí, giảm áp lực đối với việc xây thêm kho bãi dự trữ hàng hóa, từ đó tiết
kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Kết luận:
Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị
doanh nghiệp. Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp mà
kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho theo
những cách thức nhất định.
Trong luận văn này, em phân tích hàng tồn kho bằng cách phân loại theo mục
đích sử dụng và công dụng.
1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Quản lý hàng tồn kho là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên
quan đến công tác tồn kho nhằm duy trì mức dự trữ tối ưu, giảm chi phí tồn kho cho
doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, TS.Trần Đức Lộc
và TS.Trần Văn Phùng, NXB Tài chính Hà Nội, 2008)
Quản lý hàng tồn kho là một công tác nhằm:
70
15
25
30
5
55
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Giá trị hàng năm Tổng lượng tồn kho
Nhóm C
Nhóm B
Nhóm A
Thang Long University Library
7
- Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán
ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng
hàng hóa.
- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm
hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở
mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí
bảo quản hàng hóa.
1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Ba vấn đề cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp gồm: dự toán vốn đầu tư
dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản lưu động. Trong đó, quản lý tài sản lưu động
liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn
hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý hàng lưu động đóng vai trò quan trọng
trong quản lý tài sản nói chung.
Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản lưu động – có ý nghĩa kinh tế
quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động nói riêng và tài sản
nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các tài sản lưu
động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu
chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là
một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý hàng tồn kho là một trong những vấn đề cần
được các cấp lãnh đạo cần chú trọng.
Bản thân vấn đề quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ngược nhau là:
- Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm
bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người tiêu dùng trong bất kỳ tình
huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng lượng hàng tồn kho.
- Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp tốn thêm các khoản chi phí
phát sinh có liên quan đến dự trữ chung.
Do đó, doanh nghiệp cần tím cách xác định mức độ cân bằng giữa mức đầu tư
cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất với việc đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí phát sinh.
1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lý hàng tồn kho
1.2.3.1. Chi phí đặt hàng
Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng, bao gồm các chi
phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết
hợp đồng, thông báo qua lại).
8
1.2.3.2. Chi phí lưu kho
Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động tồn kho. Những chi
phí này bao gồm:
- Chi phí về nhà cửa và kho tàng
+ Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa
+ Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng
+ Chi phí thuê nhà đất
- Chi phí sử dụng thiêt bị, phương tiện
+ Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị
+ Chi phí năng lượng
+ Chi phí vận hành thiết bị
- Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý
- Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho
+ Thuế đánh vào hàng tồn kho
+ Chi phí vay vốn
+ Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho
- Thiệt hại hàng tồn kho do mất, hư hỏng hoặc không sử dụng được
1.2.3.3. Chi phí mua hàng
Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua 1 đơn vị.
Thông thường, chi phí mua hàng không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mô hình
tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM).
1.2.4. Nội dung quản lý hàng tồn kho
1.2.4.1. Các tiêu chí trong quản lý hàng tồn kho
a) Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật
- Đảm bảo cho kho hàng phù hợp với công tác bảo quản, bảo vệ hàng hóa.
- Xác định phương pháp, phương tiện sắp xếp hàng hóa trong kho một cách hợp
lý, khoa học.
- Thực hiện chế độ theo dõi trong kho về mặt hiện vật.
- Phân loại hàng hóa để bảo quản theo phương pháp phù hợp.
b) Quản lý hàng tồn kho về mặt giá trị và hiệu quả kinh tế
Kiểm soát được nguồn vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái hiện vật, làm cơ sở
cho việc đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn hàng
hóa. Từ đó, nhà quản trị đưa ra cơ sở giá bán hợp lý và tính toán khoản lợi nhuận thu
về do bán hàng.
1.2.4.2. Các mô hình quản lý hàng tồn kho
a) Mô hình tồn kho theo số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic Order
Quantity Model)
Thang Long University Library
9
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, dùng để
tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình EOQ cần tuân theo
các giả định:
- Nhu cầu trong một năm ổn định, có thể dự đoán trước;
- Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước;
- Sự thiếu hụt dữ trữ không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện;
- Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc;
- Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại.
Mục tiêu của mô hình EOQ là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản,
nhằm tối thiểu hóa chi phí phải trả. Mối quan hệ của chúng được thể hiện qua hình
sau:
(Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội)
Từ hình trên ta thấy: chi phí tồn kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng; chi phí đặt
hàng tỉ lệ nghịch với mức đặt hàng. Tổng chi phí được tính theo công thức:
Tổng chi phí (TC) = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho
 TC =
(CP đặt 1 đơn hàng
× Số đặt hàng)
+
(CP tồn kho đơn vị × Mức tồn
kho bình quân)
 TC = D/Q×P + H×Q/2
Trong đó:
- D: nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm);
- Q: lượng hàng trong một đơn đặt hàng;
- P: chi phí đặt một đơn hàng;
- H: chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn
xác định D, H được thể hiện bằng công thức: H = C × V, với C là chi phí quản
lý 1 đơn vị hàng lưu kho (tỷ trọng so với giá trị hàng dự trữ) và V là giá trị
trung bình của 1 đơn vị hàng hóa dự trữ.
Tổng CP
Tổng CP min
Tổng CP
Mức đặt hàng
CP tồn kho
CP đặt hàng
Lượng đặt hàng
tối ưu
Hình 1.1. Đồ thị tổng chi phí
10
Theo công thức trên, tổng chi phí phải trả TC là hàm phụ thuộc vào biến lượng
đặt hàng Q. Từ đó, suy ra:
TC' Q
D P
Q
H Q
2
Q
↔	TC Q D P
‐1
Q2
H
2
↔
d TC
d Q
‐D 	
P
Q2
C
2
Ta có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Điều này xảy ra khi
và chỉ khi d(TC)/d(Q)=0, tương đương với:
Q
2 D P
H
Q* EOQ
Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng hàng trong kho giảm xuống 0 thì
doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàng và nhận được hàng ngay lập tức. Tuy nhiên,
trong thực tế, nhà quản trị cần xác định một thời điểm đặt hàng phù hợp sao hàng mới
mua về thì hàng tồn kho vừa hết.
Ta có:
ROP = d × L = (D / Số ngày sản xuất trong năm) × L
Trong đó:
- ROP: điểm đặt hàng được xác định lại;
- tROP: thời điểm đặt hàng;
- d: nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ;
- D: nhu cầu tiêu dùng trong năm về hàng dự trữ;
- L: thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng.
(Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội)
Khối lượng
Q*
ROP
0
A
BL
Hình 1.2. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP
Thời gian
tROP
Thang Long University Library
11
b) Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity Model)
Trong mô hình EOQ, ta giả thiết không có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá
trình dự trữ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, trong đó doanh nghiệp có ý định
trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn
hơn giá trị thu được. Theo quan điểm hiệu quả, cách tốt nhất trong trường hợp này là
doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng.
Mô hình được xây dựng trên cơ sở giả định rằng tình trạng dự trữ thiếu hụt có
chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự
trữ tại nơi cung úng hàng năm.
Nếu ký hiệu:
- B: chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm;
- b: lượng hàng còn lại sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định;
- Q*: lượng đặt hàng tối ưu;
- b*: lượng hàng còn lại tối ưu sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ
định;
Ta có mô hình dự trữ thiếu sau:
Trong đó:
Q*
2DP
H
H B
B
; b*
2DP
H
B
B H
;
Q*‐b* Q*	‐	Q*
B
B H
Q* 1	‐
B
B H
Q*
H
B H
Tổng chi phí tồn kho được xác định theo công thức:
TC = CP đặt hàng + CP tồn kho công ty + CP để hàng lại kho nơi cung ứng
b*
Q*-b*
Q*
0
Lượng dự trữ
Thời gian
Hình 1.3. Mô hình dự trữ thiếu BOQ
12
c) Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)
Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi
số lượng mua tăng lên cao. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu
trừ theo lượng mua.
Nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Do đó, lượng dự
trữ tăng lên, kéo theo chi phí lưu kho tăng. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa
với chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi
phí cho quản lý hàng tồn kho hàng năm là nhỏ nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô
hình khấu trừ theo số lượng QDM.
Tổng chi phí cho hàng tồn kho được tính như sau:
TC Vr D
D
Q
P
Q
2
H
Trong đó:
- Vr×D là chi phí mua hàng
Để xác định lượng hàng tối ưu trong một đơn hàng, ta tiến hành bốn bước:
Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức giá i theo công thức:
Qi
*
2DP
Hi
2DP
CVri
Trong đó:
- C: tỉ trọng chi phí lưu kho tính theo giá mua;
- Vri: giá mua một đơn vị hàng mức I;
- i: các mức giá.
Bước 2: Xác định lượng đăt hàng điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác
nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều
kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu để
hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng
mức tối đa.
Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dữ trữ nêu trên để tính tổng
chi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2.
Bước 4: Chọn Q** có tổng chi phí về hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước
3. Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.3.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng
Tỷ lệ
các đơn hàng khả thi
= 100 
Số đơn hàng không hoàn thành
× 100%
Tổng số các đơn hàng
Thang Long University Library
13
Tỷ lệ các đơn hàng khả thi càng cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng càng tốt, lượng hàng tồn kho đủ cung cấp cho khách hàng khi cần thiết,
không để tình trạng thiếu hàng làm trở ngại cho hoạt động cung ứng, hạn chế khả năng
kinh doanh và đánh mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, giảm uy tín và khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho
Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho
× 100%
Tổng giá trị tài sản
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỉ trọng của giá trị hàng tồn kho trong
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào
hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để
theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho. Từ chỉ tiêu này,
doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàng tồn kho (hàng
lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho) giữa các
kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đã loại trừ ảnh
hưởng từ giá cả.
Tỷ trọng giá trị hàng tồn kho trong TSLĐ =
Giá trị hàng tồn kho
× 100%
Tổng giá trị TSLĐ
Trong các chỉ tiêu TSLĐ thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có khả năng thanh khoản
thấp nhất. Nếu chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn nhanh.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ, lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng
đủ nhu cầu của khách hàng.
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho
Mức độ chính xác của
các báo cáo tồn kho
= 100 
Số báo cáo không chính xác
× 100%
Tổng số các báo cáo trong năm
Chỉ tiêu này được sử dụng trong các doanh nghiệp có lập báo cáo liên quan đến
tồn kho nhằm đánh giá khả năng của người chịu trách nhiệm lập, đồng thời đánh giá
mức độ cung cấp thông tin trong doanh nghiệp để lập cáo cáo. Nếu thông tin được
cung cấp không đầy đủ hoặc độ chính xác thấp, chất lượng các báo cáo được lập ra sẽ
kèm. Hệ quả là nhà quản trị khó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động
của doanh nghiệp.
14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa.
Tên Tiếng Anh: VietNam Pharusa Join Stock Company.
Tên viết tắt: PHARUSA.,JSC.
Địa chỉ: Phòng 808 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận
Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (84) 043.681.4971
Fax: (84) 043.681.4971
Mã số thuế: 0102369678
Ngày đăng kí kinh doanh: 16/04/2009
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (số liệu năm 2013)
Đại diện Pháp luật: Đỗ Đình Huy
Giám đốc điều hành: Đỗ Đình Huy
Lịch sử hình thành công ty:
Được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu quý II năm 2009, Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa là một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực kinh doanh và
phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng.
Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ với hơn 20 cán bộ công nhân viên, văn
phòng được thuê trên diện tích 45 m2
tại huyện Thanh Trì (nay chuyển về văn phòng
tại phường Hoàng Liệt , quận Hoàng Mai).
Trong các năm 2009, 2010 và 2011, doanh nghiệp kí hợp đồng hợp tác với nhiều
nhà sản xuất dược phẩm như công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam, công ty dược
phẩm TCPharma, công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh HADIPHAR, công ty Cổ phần dược
DANAPHAR, công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam
VNPOFOOD, công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và công ty Golden Health.
Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa quan tâm đến công tác marketing từ những
ngày đầu thành lập, với các hình thức quảng bá đa dạng, góp phần hiệu quả trong việc
giới thiệu hình ảnh công ty cũng như các dòng sản phẩm mà công ty phân phối đến
người tiêu dùng từ thành thị tới nông thôn trên khắp mọi miền đất nước.
Thang Long University Library
2.1.2
2.1.3
Phar
quyề
quyề
2. Cơ cấu
Sơ đồ
3. Chức n
rusa
a) Đạ
Là cơ qua
ền bỏ phiế
ền hạn sau:
- Thông
- Thông
năm, c
- Quyết
- Quyết
- Bầu, b
phê ch
- Các qu
Phòng
Kinh doan
tổ chức củ
ồ 2.1. Cơ cấ
năng, nhiệm
ại hội đồng
an có thẩm
ếu hoặc ng
:
g qua bổ sun
g qua định
các báo cáo
định mức
định số lượ
bãi nhiệm,
huẩn việc H
uyền khác đ
nh
P
Nh
ủa Công ty
ấu tổ chức
m vụ của
g cổ đông
m quyền ca
gười được
ng, sửa đổi
hướng phá
o của Ban k
cổ tức đượ
ợng thành
miễn nhiệ
Hội đồng qu
được quy đ
Đạ
H
Phòng
hân sự
1
y Cổ phần
c của Công
từng bộ p
ao nhất của
cổ đông ủ
i Điều lệ.
át triển Cô
kiểm soát,
ợc thanh toá
viên của H
m thành v
uản trị, bổ
định tại Điề
ại hội đồng
Hội đồng q
Giám đ
Phó giám
Phòn
Kế to
15
Việt Nam P
g ty Cổ phầ
phận trong
a Công ty,
ủy quyền.
ông ty, thô
của Hội đồ
án hàng nă
Hội đồng qu
viên Hội đồ
nhiệm Tổn
ều lệ.
g cổ đông
quản trị
đốc
m đốc
ng
án M
Pharusa
ần Việt Na
(Nguồn
g Công ty
bao gồm t
Đại hội đ
ng qua báo
ồng quản tr
ăm cho mỗ
uản trị.
ồng quản t
ng Giám đố
Phòng
Marketing
Ban
am Pharus
n: Phòng H
Cổ phần
tất cả các c
đồng cổ đô
o cáo tài c
rị.
i loại cổ ph
rị và Ban
ốc.
Ph
Hành
n giám sát
sa
ành chính)
Việt Nam
cổ đông có
ông có các
chính hàng
hần.
kiểm soát;
hòng
h chính
)
m
ó
c
g
;
16
b) Hội đồng quản trị
Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm năm thành viên. Hội đồng
quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công
ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền, cụ
thể là:
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm
của Công ty.
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các
loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám
đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của Công ty.
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết định
thời hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty.
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
c) Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm
soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm
soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc
thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán
độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi
nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về
tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán.
- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ
trình Hội đồng quản trị;
- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm
toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập
muốn bàn bạc.
- Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội
đồng quản trị chấp thuận. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
d) Giám đốc
Là người quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và
các chủ trương lớn của công ty, việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty, các
Thang Long University Library
17
vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, Giám đốc có
nhiệm vụ quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công
ty, duyệt tổng quyết toán của Công ty, quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán,
cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước, Báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hằng năm.
e) Phó giám đốc
Là người tham mưu cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách
nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám
đốc về phần việc được phân công, họp bàn thống nhất và chỉ đạo cụ thể các phòng ban
nghiệp vụ và các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty đề ra, rồi từ
đó tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời
sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc.
f) Phòng Nhân sự
Gồm các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ
phận để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách
liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng
BHXH, BHYT, chi phí đồng phục.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí
công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển,
điều chuyển).
- Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát
triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện
công việc, đánh giá năng lực nhân sự.
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các quy trình, quy chế trong công tác tuyển
dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh
giá đối với người lao động Công ty, quản lý hồ sơ, thông tin người lao động
theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân sự, thông tin trên phần mềm quản lý nhân
sự (HRM)).
g) Phòng Kế toán: gồm các chức năng sau:
- Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi
phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc,… và lập phiếu thu chi
cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về
xuất, nhập theo quy định của Công ty.
- Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện
có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện
18
các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán
hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Giám đốc.
- Phối hợp với Phòng hành chính và Phòng nhân sự thực hiện trả lương, thưởng
cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn, theo dõi quá trình
chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách
nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng, mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ
có liên quan đến việc giao nhận.
h) Phòng Marketing
- Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty,
nghiên cứu, triển khai thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR,
event… nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thương
hiệu của Công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin cho web của Công ty, thiết lập và
giám sát tiêu chuẩn hệ thống nhận diện bao gồm: Logo, bảng hiệu, pano quảng
cáo, brochure, ấn phẩm, vật phẩm, hoạt động hoạt náo và cổ động, sự kiện ...
nhằm tiếp cận, thông tin cho khách hàng và kích thích mua hàng, tư vấn, chăm
sóc, quản lý khách hàng trực tuyến.
- Phân công nhiệm vụ, quản lý đội ngũ nhân sự Phòng Marketing - PR làm việc
hiệu quả, chịu trách nhiệm về hoàn thành kế hoạch và mục tiêu của Phòng đề
ra; Đào tạo nhân viên Phòng Marketing nhằm nâng cao
- trình độ chuyên môn.
i) Phòng Hành chính
- Quản lý hồ sơ ly lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ
tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghĩ hưu…; là
thành viên thường trực của hội Đồng thi đua va hội Đồng kỷ luật của công ty.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, quản lý lao động,
tiền lương cán bộ – công nhân viên cùng với Phòng kế toán và Phòng nhân sự.
- Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu. Thực hiện công tác
lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng.
- Theo dõi pháp chế về hoặt động sản xuất – kinh doanh của công ty, hướng dẫn
các đơn vị thuộc Công ty hoạt động ,ký kết hợp đồng, liên kết kinh doanh
đúng pháp luật.
j) Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công
ty do nó có ảnh trực tiếp đến tổng doanh thu của công ty đó. Phòng kinh doanh có các
nhiệm vụ trong doanh nghiệp như sau:
Thang Long University Library
19
- Công tác kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
Công ty trong từng giai đoạn; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực
hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công
ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo
yêu cầu của lãnh đạo Công ty; Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các
công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân
công theo quy định,…
- Công tác lập dự án: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư
thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Soát xét hồ sơ, tham mưu cho
Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt
động công ích, sản xuất - thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng
công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền
duyệt.
- Công tác hợp đồng: Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối
hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến
việc thực hiện các hợp đồng kinh tế; Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với
công trình và nguồn vốn do Công ty làm chủ đầu tư và hợp đồng xây dựng,
mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương
tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện
hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán,
quyết toán; Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.
- Công tác đấu thầu: Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm,
tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty;
Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu -
giao khoán; Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối
với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định; Tham gia vào tổ
chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục
có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
2.1.4.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, công ty được UBND quận Hoàng Mai cấp giấy phép
kinh doanh trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Từ khi thành lập, Công ty Cổ phần
Việt Nam Pharusa buôn bán, phân phối dược phẩm theo 2 hình thức:
- Bán theo hợp đồng số lượng lớn cho các nhà thuốc;
- Bán lẻ cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại các cửa hàng trực thuộc Công ty.
Công ty mua và phân phối thuốc chủ yếu theo 3 loại chính:
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa: gồm 2 sản phẩm
20
Thực phẩm chức năng FUCOIDAN FucoGastro với công dụng: Loại trừ vi
khuẩn Helicobacter Pylori (HP), trong đó HP là loại vi khuẩn hiện đã được tổ chức y tế
thế giới công bố là tác nhân chính gây viêm loét và ung thư dạ dày tá tràng; Phòng
chống ngăn ngừa ung thu dạ dày, tá tràng. Sản phẩm được sản xuất 100% từ rong
biển, nhập khẩu bởi Công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam (trụ sở chính tại tỉnh
Khánh Hòa).
Thực phẩm chức năng Bio Thymin với công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức
chế vi khuẩn có hại, giúp lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sản phẩm được sản xuất
và phân phối bởi Công ty Dược phẩm TC Pharma (trụ sở chính ở tỉnh Bắc Ninh).
- Dược phẩm chăm sóc da và tóc: gồm 2 dòng sản phẩm:
Sữa ong chúa Golden Health với nhiều công dụng: Chất kháng sinh tự nhiên
trong sữa ong chúa có tác dụng trị mụn, chống viêm da, nám da và sạm da; Giúp tăng
quá trình trao đổi chất nhờ đó cơ thể trẻ lâu, chống lão hóa, có tác dụng trị nám, đồi
mồi, tàn nhang cho da, giúp da trở nên trắng hồng căng mịn…Sản phẩm được sản xuất
bởi Công ty Golden Health (Australia).
Viên uống HairTonic: Sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý được chiết xuất bằng
phương pháp tối ưu nhất cùng với các loại vitamin B5, vitamin H và các khoáng chất
giúp ngăn chặn hiệu quả rụng tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm, tóc khô và chẻ ngọn, kích
thích mọc tóc, giúp mái tóc đen dày, bóng mượt, chắc khỏe. Sản phẩm được sản xuất
bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh HADIPHAR.
- Vitamin và khoáng chất: gồm 3 dòng sản phẩm:
Vitrasom: sản phẩm có thành phần chính là Phytosome trà xanh. Sản phẩm cung
cấp các khoáng chất, vitamin và đặc biệt là thành phần Polyphenol và Epigallocatechin
3-O-gallate (EGCG). Polyphenol và Epigallocatechin 3-O-gallate (EGCG) giúp cơ thể
ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, răng miệng…
Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược DANAPHA – Nanosome.
Dầu gấc viên nang Vinaga: sản phẩm là thực phẩm chức năng dùng để phòng
chữa các bệnh thường gặp như: Phòng chữa khô mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng;
Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng; Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em
suy dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh… Sản phẩm
được sản xuất tại công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam
VNPOFOOD.
Vitamin C – viên sủi: sản phẩm có công dụng như tham gia tạo colagen và một
số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da xương, mạch máu; Tham gia vào các
quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid; ham gia vào quá trình tổng
hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận… Sản phẩm được sản xuất
bởi công ty Cổ phần Dược phẩm OPC.
Thang Long University Library
21
2.1.4.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa
Ngành nghề chính của Công ty là phân phối tân dược, thực phâm chức năng. Quy
trình các bước hoạt động từ khi tìm khách hàng đến khi kết thúc hợp đồng với khách
hàng bao gồm những bước sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Mô tả công việc cụ thể:
- Bước 1: Tìm kiếm khách hàng:
+ Tìm kiếm các nhà thuốc tân dược trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện
Thanh Trì, khu vực xung quanh các bệnh viện như bệnh viện K, bệnh viện
Thanh Trì…
+ Chọn lọc các nhà thuốc chưa bán sản phẩm mà Công ty phân phối, hoặc có
bán sản phẩm đó nhưng với giá cao hơn;
- Bước 2: Đặt vấn đề với người quản lý nhà thuốc hoặc dược sĩ chính ở cửa
hàng thuốc đã chọn:
+ Gọi điện thoại thông báo, gửi thư điện tử (email), fax hoặc liên hệ với người
trực ở cửa hàng để hẹn thời gan, địa điểm gặp mặt;
+ Giám đốc hoặc phó giám đốc gặp mặt người quản lý nhà thuốc;
+ Đề nghị hợp tác với người quản lý nhà thuốc với vai trò là nhà cung cấp
một số sản phẩm thuốc tân dược.
Tìm kiếm khách
hàng (nhà thuốc)
Đề nghị hợp tác
với vai trò nhà
phân phối
Đề xuất bản dự
thảo hợp đồng
Thống nhất nội
dung hợp đồng
Kí hợp đồng
Giao hàng, nhận
tiền ứng trước
Nhận số tiền
thanh toán còn lại
22
- Bước 3: Đề xuất bản dự thảo hợp đồng:
+ Sau cuộc gặp mặt, nếu hai bên đồng ý hợp tác, trưởng phòng Hành chính
Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa đề xuất bản dự thảo hợp đồng lên Giám
đốc để chờ duyệt;
+ Sau khi bản dự thảo được duyệt, Công ty hẹn gặp người quản lý nhà thuốc
để đưa ra bản dự thảo hợp đồng.
- Bước 4: Thống nhất các điều khoản trong hợp đồng:
+ Hai bên làm việc với nhau để giành được những lợi ích mong muốn từ các
điều khoản ghi trong dự thảo hợp đồng;
+ Xác định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp
đồng;
+ Trường phòng Kinh doanh của Công ty thảo lại lần cuối bản hợp đồng đã
thống nhất với người quản lý nhà thuốc.
- Bước 5: Kí kết hợp đồng:
+ Hẹn thời gian, địa điểm gặp mặt, kí kết hợp đồng hợp tác;
+ Hợp đồng được sao thành hai bản, giao cho hai bên giữ sau khi kí kết.
- Bước 6: Giao hàng cho nhà thuốc, nhận tiền ứng trước (nếu có):
+ Sau khi giao hàng, Công ty gửi biên lai bán hàng cho người trực tại cửa
hàng thuốc.
- Bước 7: Nhận số tiền thanh toán còn lại sau một thời gian theo như điều khoản
trong hợp đồng đã kí kết.
Ghi chú: Hoạt động thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng.
Thang Long University Library
23
2.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013
a) Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
14.262.510.048 13.519.178.772 11.724.226.188 743.331.276 2.538.283.860 5,50% 15,31%
Các khoản giảm trừ
doanh thu
106.698.888 164.256.660 215.860.953 (57.557.772) (109.162.065) -35,04% -23,91%
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
14.155.811.160 13.354.922.112 11.508.365.235 800.889.048 2.647.445.925 6,00% 16,05%
Giá vốn hàng bán 9.857.013.455 8.110.819.171 6.383.546.909 1.746.194.284 3.473.466.546 21,53% 27,06%
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
4.298.797.705 5.244.102.941 5.124.818.326 (945.305.236) (826.020.621) -18,03% 2,33%
Doanh thu hoạt động
tài chính
1.734.050 3.585.283 4.841.522 (1.851.233) (3.107.472) -51,63% -25,95%
Chi phí tài chính 332.856.727 259.651.293 203.182.808 73.205.434 129.673.919 28,19% 63,82%
- Trong đó: Lãi vay
phải trả
332.856.727 259.651.293 203.182.808 73.205.434 129.673.919 28,19% 63,82%
24
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Chi phí bán hàng 282.465.788 215.016.072 136.768.032 67.449.717 145.697.756 31,37% 57,21%
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2.856.042.973 4.085.305.361 4.422.166.368 (1.229.262.389) (1.566.123.395) -30,09% -7,62%
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
829.166.267 687.715.498 367.542.640 141.450.769 461.623.627 20,57% 87,11%
Thu nhập khác
Chi phí khác 1.608.962 5.842.169 0 (4.233.207) -72,46%
Lợi nhuận khác (1.608.962) (5.842.169) 0 4.233.207 -72,46%
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
827.557.305 681.873.329 367.542.640 145.683.976 460.014.465 21,37% 85,52%
Thuế TNDN hiện
hành
206.889.326 170.468.332 91.885.660 36.420.994 115.003.666 21,37% 85,52%
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
620.667.979 511.404.997 275.656.980 109.262.982 345.010.999 21,37% 85,52%
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Thang Long University Library
25
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013, ta thấy:
Về doanh thu:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này trong giai đoạn từ năm
2011 đến 2013 có xu hướng tăng (năm 2011-2012 tăng 15,31%, năm 2012-
2013 tăng 5,50%). Cuối năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty cũng như
phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mà công ty phân phối tương đối tốt,
do đó đầu năm 2011 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, đánh dấu bằng sự
kiện Tổng giám đốc công ty kí kết hợp đồng hợp tác với công ty Golden
Health (trụ sở tại Australia) vào tháng 9 năm 2011. Cuối năm 2011, doanh
nghiệp nhập mĩ phẩm cao cấp Golden Health (sản xuất tại Australia) có nhu
cầu cao trên thị trường làm tăng tổng doanh thu bán hàng. Đồng thời, doanh
nghiệp tăng cường tìm kiếm khách hàng lớn (các nhà thuốc tư nhân) không chỉ
trong quận Hoàng Mai mà còn mở rộng ra ngoại thành Hà Nội là huyện Thanh
Trì và huyện Thường Tín. Giai đoạn 2012-2013, tình hình kinh doanh của
công ty ổn định, kéo theo tổng doanh thu tăng nhẹ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhanh qua các
năm 2012 và 2013. So sánh khoản giảm trừ doanh thu với tổng doanh thu bán
hàng, tỷ lệ giảm trừ doanh thu do hàng bị trả lại và do công ty chiết khấu
thương mại cho khách hàng trung bình của ba năm 2011, 2012 và 2013 là
1,27%. Quản lí, bảo quản tốt hàng tồn kho đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
đến tay khách hàng là nguyên nhân chính giữ chỉ tiêu các khoản giảm trừ
doanh thu ở mức thấp. Hình thức khuyến khích mua nhiều bằng cách trích một
phần nhỏ lợi nhuận cho khách hàng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do phần
lớn khách hàng của công ty là nhà thuốc tư nhân và khách mua lẻ có lượng đặt
hàng vừa và nhỏ.
- Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính
của doanh nghiệp giảm 51,63% so với năm 2012, và giảm 64,18% so với năm
2011. Khoản doanh thu này là lãi từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp và
chênh lệch tỷ giá khi công ty thanh toán nợ mua hàng bằng ngoại tệ. Chỉ tiêu
có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013 do từ đầu năm 2011, doanh
nghiệp mở rộng kinh doanh dẫn tới nhu cầu vốn lưu động tăng, kéo theo tiền
gửi ngân hàng giảm. Ngoài ra, năm 2013, công ty không có khoản thu từ
chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
Về chi phí:
- Giá vốn hàng bán: năm 2013, chỉ tiêu này tăng 21,53% so với năm 2012, và
tăng 54,41% so với năm 2011. Nhìn chung, giá vốn hàng bán tăng do doanh
nghiệp nhập mua lượng hàng lớn hơn năm trước từ các công ty mà doanh
26
nghiệp hợp tác phân phối, đồng thời, giá đầu vào của hàng hóa mà công ty
nhập về tương đối ổn định do công ty đã thỏa thuận trước với đối tác về giá
của sản phẩm trong hợp đồng kinh doanh, tuy nhiên cũng có sự tăng nhẹ về
giá đầu vào của một số dòng sản phẩm do phát sinh chi phí từ khâu nhập mua
nguyên vật liệu sơ cấp và chi phí phụ khác của nhà sản xuất như tăng chi phí
nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí thu mua nguyên vật liệu, …
- Chi phí tài chính: chỉ tiêu này cuối năm 2013 xác định được là 332.856.727
đồng, tăng 75.205.434 đồng so với năm 2012 (tương ứng mức tăng 28,19%)
và tăng 129.673.919 đồng (tương ứng 63,82%) so với năm 2011. Trong đó,
100% khoản chi phí này là lãi vay phải trả từ các khoản vay với ngân hàng.
Đầu năm 2011, tuy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều điểm sáng
nhưng vẫn chưa đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh ra hai
huyện ngoại thành Hà Nội, tăng cường lượng khách hàng là nhà thuốc tư
nhân. Tại thời điểm đó, vay ngân hàng là một lựa chọn khả thi. Ở giai đoạn
2011-2013, giá trị nợ vay của doanh nghiệp tăng kéo theo chi phí lãi vay phải
trả tăng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tại các ngân hàng được Ngân hàng Nhà
nước yêu cầu điều chỉnh dần, giảm từ trên 20% (cuối năm 2011) xuống dưới
13% (cuối năm 2013) là yếu tố tiên quyết khuyến khích công ty vay để phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chi phí tài chính tăng là một dấu
hiệu cho thấy công ty đang hoạt động tốt.
- Chi phí bán hàng: năm 2013, chi phí bán hàng tăng 31,37% so với năm 2012,
và tăng 106,53% so với năm 2011. Quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh
của nhà quản trị làm tăng chi phí phải trả cho các hoạt động nhằm tiêu thụ
hàng của doanh nghiệp trong các năm 2011, 2012 và 2013 như chi phí trả cho
nhân viên tìm kiếm khách hàng mới, chi phí marketing, phí tăng ca…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2013, chi cho hoạt động quản lý hành
chính là 2.856.042.973 đồng, giảm 1.229.262.389 đồng (tương ứng mức giảm
30,09%) so với năm 2012, và giảm 1.566.123.395 đồng (tương ứng mức giảm
35,42%) so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011-2013, ban lãnh đạo công ty
thực hiện tối ưu hóa các thủ tục nội bộ (bao gồm thủ tục kiểm soát nội bộ, thủ
tục xin quyết định của ban lãnh đạo,…) nhằm giảm thời gian và chi phí, đồng
thời phát động phong trào tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh theo chủ trương
của Đảng. Đó là nguyên nhân khiến chỉ tiêu này giảm trong các năm 2011,
2012 và 2013.
- Chi phí khác: năm 2013, chỉ tiêu này là 1.608.962 đồng, giảm 4.233.207 đồng
(tương ứng mức giảm 72,46%) so với năm 2012. Khoản chi này không phát
Thang Long University Library
27
sinh trong năm 2011. Đây là lỗ từ hoạt động thanh lý tài sản cố định các năm
2012 và 2013.
Về lợi nhuận:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2013, chỉ tiêu này giảm
18,03% so với năm 2012 và giảm 16,12% so với năm 2011. Nguyên nhân có
sự giảm này là vì ở giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần chỉ tăng 16,05%
trong khi giá vốn hàng bán tăng mạnh 27,06%, tại giai đoạn 2012-2013,
khoảng cách này lại được kéo giãn ra khi doanh thu thuần tăng 6,00% và giá
vốn hàng bán tăng 21,53%.
- Lợi nhuận khác: xét trong cả giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu này chỉ phát sinh
tại năm 2012 và 2013. Nguyên nhân là tại hai năm này, doanh nghiệp tiến
hành thanh lý tài sản cố định, giá trị còn lại ước tính của tài sản thanh lý lớn
hơn số tiền nhận được từ người mua sau khi đã trừ các chi phí phát sinh. So
sánh với năm 2012, chỉ tiêu này trong năm 2013 giảm 72,46% do lỗ từ hoạt
động thanh lý tài sản cố định thấp hơn năm 2012 (bao gồm lỗ từ chênh lệch
giá trị còn lại của tài sản so với số tiền thanh lý nhận được và các chi phí phát
sinh của họat động thanh lý).
- Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: cùng với sự tăng nhanh của chỉ tiêu
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này cũng có mức tăng tương ứng
qua các năm 2011, 2012 và 2013. Trong giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân chính của sự
tăng này là giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh. Mặt
khác, tuy chỉ tiêu Lợi nhuận khác đạt giá trị âm trong năm 2012 và 2013
nhưng giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu này trong các năm rất nhỏ so với chỉ tiêu
Lợi nhuần thuần nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế TNDN. Thuế suất thuế TNDN trong giai đoạn 2011-2013 là 25%.
28
b) Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
6.143.671.536 5.383.534.362 4.810.377.139 760.137.174 573.157.223 14,12% 11,92%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
569.353.067 650.718.478 376.978.654 (81.365.411) 273.739.824 -12,50% 72,61%
II. Các khoản phải
thu ngắn hạn
4.282.173.588 3.147.826.214 2.155.420.964 1.134.347.374 992.405.250 36,04% 46,04%
1. Phải thu khách hàng 3.500.565.761 2.805.342.108 2.155.420.964 695.223.653 649.921.144 24,78% 30,15%
2. Trả trước người bán 361.607.827 342.484.106 0 19.123.721 342.484.106 5,58% 0%
3. Các khoản phải thu
khác
420.000.000 0 0 420.000.000 0 - -
IV. Hàng tồn kho 1.211.551.483 1.511.496.918 2.118.378.995 (299.945.435) (606.882.077) -19,84% -28,65%
V. Tài sản ngắn hạn
khác
80.593.398 73.492.752 159.598.526 7.100.646 (86.105.774) 9,66% -53,95%
1. Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
51.557.620 45.682.103 52.413.307 5.875.517 (6.731.204) 12,86% -12,84%
Thang Long University Library
29
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
2. Tài sản ngắn hạn khác 29.035.778 27.810.649 107.185.219 1.225.129 (79.374.570) 4,41% -74,05%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định 204.531.661 164.567.448 93.671.555 39.964.213 45.287.695 24,28% 75,69%
- Nguyên giá 254.718.103 203.484.448 122.858.084 51.233.655 80.626.364 24,18% 65,63%
- Hao mòn lũy kế (50.186.442) (38.917.000) (29.186.529) (11.269.442) (9.730.471) 28,96% 33,34%
II. Tài sản dài hạn
khác
0 0 25.608.198 0 (25.608.198) -100%
TỒNG TÀI SẢN 6.348.203.197 5.548.101.810 4.929.656.892 800.101.387 618.444.918 14,42% 12,55%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 4.527.535.218 3.836.696.813 3.453.999.912 690.838.405 382.696.901 18,01% 11,08%
I. Nợ ngắn hạn 4.320.645.892 3.666.228.481 3.362.114.252 690.838.405 382.696.901 18,01% 11,08%
1. Vay ngắn hạn 1.810.000.000 1.350.000.000 1.280.000.000 460.000.000 70.000.000 34,07% 5,47%
2. Phải trả cho người
bán
1.851.489.327 1.686.361.377 1.704.722.019 165.127.950 (18.360.642) 9,79% -1,08%
3. Người mua trả tiền
trước
621.229.245 607.233.316 310.882.234 13.995.929 296.351.082 2,30% 95,33%
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
42.533.653 77.493.922 53.698.204 (7.310.623) 23.795.718 -9,43% 44,31%
30
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
Năm
2013-2012
Năm
2012-2011
5. Chi phí phải trả 174.633.347 115.608.198 104.697.455 59.025.149 10.910.743 51,06% 10,42%
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0% 0%
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
1820.667.979 1.711.404.997 1.475.656.980 109.262.982 235.748.017 6,38% 15,98%
I. Vốn chủ sở hữu 1820.667.979 1.711.404.997 1.475.656.980 109.262.982 235.748.017 6,38% 15,98%
1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 0 0 0% 0%
2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
620.667.979 511.404.997 275.656.980 109.262.982 235.748.017 21,37% 85,52%
II. Quĩ khen thưởng
phúc lợi
0 0 0 0 0 0% 0%
TỔNG NGUỒN VỐN 6.348.203.197 5.548.101.810 4.929.656.892 800.101.387 618.444.918 14,42% 12,55%
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Thang Long University Library
31
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy:
Tình hình tài chính: tổng tài sản năm 2013 là 6.348.203.197 đồng, tăng
800.101.387 đồng (tương ứng mức tăng 14,42%) so với năm 2012, và tăng
1.418.546.305 đồng (tương ứng mức tăng 28,78%) so với năm 2011. Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: trong giai đoạn 2011-2012, chỉ tiêu
này tăng mạnh, tuy nhiên, ở giai đoạn 2012-2013, chỉ tiêu này có sự giảm
nhẹ. Nguyên nhân của sự biến động này là do đầu năm 2011, ban điều hành
công ty nhận thấy dấu hiệu khả quan trên thị trường thuốc tân dược cũng
như phản ứng khả quan của người tiêu dùng đối với các dòng sản phẩm mà
công ty phân phối nên quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh, nguồn
tiền được trích một phần từ khoản vay ngắn hạn ngân hàng mỗi năm, một
phần khác có được nhờ lợi nhuận thuần của chính doanh nghiệp có được tại
năm trước đó. Tuy nhiên, cuối năm 2012, công ty xác định có sự lãng phí
do dư thừa nguồn cung ra thị trường, do đó sang năm 2013, nhà quản trị
công ty quyết định giảm bớt lượng vốn đầu từ vào công tác tìm kiếm khách
hàng mới, khiến chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ tại
năm 2013.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: từ bảng trên, ta thấy rõ sự thay đổi chi tiết
của các khoản phải thu dẫn tới sự tăng mạnh này: khoản phải thu khách
hàng là khoản phải thu chính và có sự tăng đều qua các năm. So với năm
2012 và năm 2011, khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng tương ứng
lần lượt là 24,78% và 62,41%. Chỉ tiêu trả trước cho người bán năm 2013
đạt 361.607.827 đồng, tăng nhẹ so với năm 2012 (tương ứng mức tăng
5,58%). Nguyên nhân của sự thay đổi này là để hợp tác lâu dài với đối tác,
công ty chấp nhận giao hàng trước cho các nhà thuốc và cho các nhà thuốc
thanh toán sau 20 ngày (có thể lâu hơn 10 – 15 ngày đối với khách hàng
quan trọng). Quyết định này dẫn tới rủi ro phát sinh khoản phải thu khó đòi.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm khách hàng, công ty đã cân nhắc tới
khả năng thanh toán của họ trước khi kí hợp đồng kinh doanh, giúp làm
giảm xuống mức tối thiểu số lượng khoản phải thu khó đòi.
+ Hàng tồn kho: trong năm 2013, hàng tồn kho đạt 1.211.551.483 đồng, giảm
299.945.435 đồng so với năm 2012 (tương ứng 19,84%) và giảm
906.827.512 đồng so với năm 2011 (tương ứng 42,81%). Lí do hàng tồn
giảm là vì qua các năm, công ty đưa ra các phương án để kinh doanh hiệu
quả, làm giảm vòng quay kho, kéo theo hàng tồn được tiêu thụ nhanh hơn.
Phân tích chi tiết hơn với từng dòng sản phẩm được công ty phân phối, ta
32
có nhận xét: tỷ trọng dòng sản phẩm chăm sóc da và tóc so với tổng lượng
hàng tồn kho tăng nhẹ 10%, trong khi đó, tỷ trọng thực phẩm chức năng
không đổi và các sản phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất có sự giảm
nhẹ khoảng 10% so với năm trước đó. Sự thay đổi về tỷ trọng của các dòng
sản phẩm trong kho xuất phát từ tốc độ tiêu thụ hàng cũng như nhu cầu của
thị trường đối với các sản phẩm mà công ty cung cấp.
+ Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và các tài sản
ngắn hạn khác. Trong giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu này thay đổi nhanh về
cả xu hướng và giá trị. Năm 2011-2012, chỉ tiêu giảm mạnh (74,05%),
nhưng đến năm 2013, nó lại đảo chiều, tăng nhẹ với mức là 4,41% (so với
năm 2012). Sự biến động mạnh này do thành phần “Tài sản ngắn hạn khác”
trong chỉ tiêu phát sinh tăng 78.047.976 đồng năm 2011. Ngoài ra, thành
phần “Chi phí trả trước ngắn hạn” tăng nhẹ, năm 2013 tăng 4,41% so với
năm 2012 và giảm 0,35% so với năm 2011. Nguyên nhân là chi phí trả
trước để thuê nhà kho của doanh nghiệp giảm trong năm 2012 và 2013
(khối lượng hàng tồn kho giảm), tuy nhiên năm 2013 phát sinh chi phí trả
trước ngắn hạn khác, làm tăng chỉ tiêu này.
- Tài sản dài hạn: năm 2013, chỉ tiêu này đạt 204.531.661 đồng, tăng
39.964.213 đồng (tương ứng mức tăng 24,28%) so với năm 2012, và tăng
85.251.908 đồng (tương ứng mức tăng 71,47%) so với năm 2011. Trong đó:
+ Giá trị tài sản cố định năm 2013 đạt 204.531.661 đồng, tăng 39.964.213
đồng (tương ứng mức tăng 24,28%) so với năm 2012, và tăng 110.860.106
đồng (tương ứng mức tăng 118,35%) so với năm 2011. Nguyên nhân sự
biến động này là trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh nghiệp luôn đầu tư
mua mới tài sản cố định, trong khi hầu hết nguyên giá tài sản các năm đều
tăng mạnh hơn giá trị trích khấu hao lũy kế năm đó, dẫn tới tổng giá trị tài
sản cố định tăng.
+ Tài sản dài hạn khác: chỉ tiêu này chỉ phát sinh tại năm 2011 là 25.608.198
đồng. Đây là khoản chi phí dài hạn mà công ty FUCOIDAN yêu cầu doanh
nghiệp trả trước để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy tổng tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 và 2011 chủ yếu do có
sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản cố định.
Tình hình nguồn vốn:
- Nợ phải trả: năm 2013, tổng giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp đạt
4.527.555.218 đồng, tăng 690.858.405 đồng (tương ứng mức tăng 18,01%) so
với năm 2012, và tăng 1.073.555.306 đồng (tương ứng mức tăng 31,08%) so
với năm 2011. Trong đó:
Thang Long University Library
33
+ Vay ngắn hạn: năm 2013, doanh nghiệp vay ngắn hạn 1,81 tỷ đồng, tăng
460 triệu (tương ứng 34,07%) so với năm 2012, và tăng 530 triệu (tương
ứng 41,41%) so với năm 2011. Lí do vì trong giai đoạn trên, doanh nghiệp
mở rộng hoạt động kinh doanh kéo theo nhu cầu vốn lưu động tăng, nhất là
vốn ngắn hạn. Giá trị vay ngắn hạn của công ty tăng nhanh trong các năm
2012 và 2013 do Ngân hàng nhà nước có những hành động nhằm điều
chỉnh và hạ dần mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng, ngoài ra đây là
một dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh đạt hiệu quả tốt, có triển vọng
phát triển bền vững.
+ Phải trả người bán: năm 2013, chỉ tiêu này đạt 1.851.489.327 đồng, tăng
165.127.950 đồng (tương ứng 9,79%) so với năm 2012, và tăng
146.767.308 đồng (tương ứng 8,61%) so với năm 2011. Sự biến động nhẹ
này do công ty nhận làm đại lý phân phối trung gian sản phẩm tân dược của
một số nhà sản xuất, làm việc theo hình thức nhận hàng trước, thanh toán
sau. Qua các năm, một số đối tác chấp nhận kéo dài thời hạn trả nợ cho
doanh nghiệp làm giá trị khoản phải trả người bán tăng nhẹ. Đây là dấu hiệu
cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, tuy nhiên điều này
cũng yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ hơn nguồn tiền vào và ra
của mình, để vừa xoay vòng vốn hiệu quả mà vẫn giữ chữ tín với các đối
tác kinh doanh.
+ Người mua trả tiền trước: năm 2013, giá trị chỉ tiêu này là 621.229.245
đồng, tăng 13.995.929 đồng (tương ứng 2,30%) so với năm 2012, và tăng
310.347.011 đồng (tương ứng 99,83%) so với năm 2011. Nguyên nhân sự
nhảy vọt này là cuối năm 2011, doanh nghiệp kí kết hợp đồng hợp tác với
Công ty Golden Health sản xuất dòng sản phẩm mĩ phẩm cao cấp có lượng
cầu đáng kể trên thi trường, do đó, nhiều khách hàng (nhà thuốc và người
mua lẻ) có nhu cầu đặt hàng trước qua trang web bán hàng của doanh
nghiệp. Ngoài ra, quyết định mở rộng kinh doanh của nhà quản trị làm tăng
một lượng khách hàng mới, kéo theo tăng sô tiền người mua trả trước. Năm
2013, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cho nhu yếu phẩm hơn nhóm đồ
xa xỉ, làm giảm tốc độ tăng của chỉ tiêu.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: giá trị chỉ tiêu năm 2013 là
42.533.653 đồng, giảm 34.940.269 đồng (tương ứng mức giảm 45,09%) so
với năm 2012, và giảm 11.144.551 đồng (tương ứng mức giảm 20,75%) so
với năm 2011. Sự biến động này có nguyên nhân chính từ sự hợp tác của
doanh nghiệp với Công ty Golden Health (Australia), khiến thuế nhập khẩu
tăng mạnh (năm 2012). Năm 2013, nhà quản trị điều chỉnh lượng đặt hàng
34
nhập khẩu, làm giảm thuế nhập khẩu phải trả, kéo theo giảm thuế phải nộp
Nhà nước.
+ Chi phí phải trả: năm 2013, chi phí phải trả là 174.633.347 đồng, tăng
59.025.149 đồng (tương ứng mức tăng 51,06%) so với năm 2012 và tăng
69.935.892 đồng (tương ứng mức tăng 66,80%) so với năm 2011. Sự tăng
về chi phí phải trả xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng vồn lưu động từ vay
ngắn hạn, làm tăng khoản chi phí lãi vay được trích trước.
+ Nợ dài hạn: công ty không phát sinh khoản nợ dài hạn trong giai đoạn 2011
– 2013 do doanh nghiệp còn ở qui mô nhỏ, nhà quản trị điều hành doanh
nghiệp theo phương pháp an toàn: dùng vốn ngắn hạn cho hoạt động kinh
doanh ngắn hạn, có thể phản ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường.
- Vốn chủ sở hữu: năm 2013, vốn chủ sở hữu đạt 1.820.667.979 đồng, tăng
109.262.982 đồng (tương ứng 6,38%) so với năm 2012, và tăng 345.010.999
đồng (tương ứng 23,38%) so với năm 2011. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở
hữu trong 3 năm đều là 1.200.000.000 đồng. Do đó, sự biến động của vốn chủ
sở hữu xuất phát từ sự biến động của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối” trong giai đoạn này. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của
doanh nghiệp là 620.667.979 đồng, tăng 109.262.982 đồng (tương ứng
21,37%) so với năm 2012, và tăng 345.010.999 đồng (tương ứng 125,16%) so
với năm 2011. Hoạt động mở rộng kinh doanh, tổng doanh thu tăng là nguyên
nhân chính khiến chỉ tiêu này tăng trong các năm 2012 và 2013.
2.1.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa giai đoạn 2011 – 2013
a) Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu này trong ba năm 2011, 2012 và 2013 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu Công thức tính
Năm
2013
Năm
2012
Năm
2011
Khả năng thanh
toán ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
1,36 1,40 1,39
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán nhanh
Tổng tài sản ngắn hạn – Kho
1,09 1,01 0,78
Tổng nợ ngằn hạn
Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền, các khoản tương đương tiền
0,13 0,17 0,11
Tổng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY

More Related Content

What's hot

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYĐề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYĐề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
 
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docxPhân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 

Similar to Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...NOT
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...luanvantrust
 

Similar to Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY (20)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây dựng vĩ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY

  • 1. BÔ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ KIM CÚC MÃ SINH VIÊN : A19603 NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 2. BÔ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Cúc Mã sinh viên : A19603 Ngành : Tài Chính HÀ NỘI - 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn Ths. Trịnh Trọng Anh, em đã thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa”. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Trịnh Trọng Anh đã hướng dẫn tận tình, chu đáo cho em để hoàn thành bài khóa luận này. Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm bản thân, bài luận này vẫn có điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cúc
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên (Ký và ghi rõ họ tên) Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1  1.1. Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp....................................1  1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp..................................................................1  1.1.2. Tổng quan về hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................1  1.1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho.................................................................1  1.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................1  1.1.2.3. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp.............................2  1.1.2.4. Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp.....................................3  1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp..............................................6  1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp ............................................................................................................6  1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp ...7  1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lý hàng tồn kho..................7  1.2.3.1. Chi phí đặt hàng.............................................................................7  1.2.3.2. Chi phí lưu kho ..............................................................................8  1.2.3.3. Chi phí mua hàng...........................................................................8  1.2.4. Nội dung quản lý hàng tồn kho.............................................................8  1.2.4.1. Các tiêu chí trong quản lý hàng tồn kho........................................8  1.2.4.2. Các mô hình quản lý hàng tồn kho................................................8  1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp ...............................................................................................................12  1.3.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng.................................................12  1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho............................13  1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho............13  CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA.........................................................................................................................14  2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa..............................14 
  • 6. 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa.............................14  2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...................15  2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa..........................................................................................................15  2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ..........................................................................................................19  2.1.4.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ...................................................................................................19  2.1.4.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa..............................................................................................21  2.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013..........................................................................23  2.1.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013.........................................................34  2.2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ...............................................................................................................37  2.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ..........................................................................................................37  2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ......38  2.2.3. Đặc điểm hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa......39  2.2.4. Quy trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ..........................................................................................................39  2.2.5.  Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa..........................................................................................................40  2.2.6. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa......................................................................42  2.2.6.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho .................42  2.2.6.2. Những hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho..................42  CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA......................................................................43  3.1. Biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa .....................................................................43  Thang Long University Library
  • 7. 3.2. Áp dụng các mô hình tồn kho để tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa năm 2011, 2012, 2013..........................................43  3.2.1. Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu ............................44  3.2.2. Áp dụng mô hình BOQ tính lượng đặt hàng tối ưu............................45  3.2.3. Áp dụng mô hình QDM tính lượng đặt hàng tối ưu...........................47  3.2.4. Nhận xét..............................................................................................49 
  • 8. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Đồ thị tổng chi phí ..................................................................................9  Hình 1.2. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP .........................................................10  Hình 1.3. Mô hình dự trữ thiếu BOQ ...................................................................11  Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013.............23  Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013..........................................28  Bảng 2.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ...........34  Bảng 2.4. Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.......................................................36  Bảng 2.5. Đánh giá khả năng sinh lời...................................................................36  Bảng 3.1. Thông tin sản phẩm Sữa ong chúa Golden Health...............................43  Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC............................................6  Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa....................15  Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa ........................................................................................................21  Sơ đồ 2.3. Phân loại hàng tồn kho........................................................................38  Sơ đồ 2.4. Quy trình nhập kho Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...................39  Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa...............40  DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CP Chi phí KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên PNK Phiếu nhập kho TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSLĐ Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn sản xuất - dự trữ - tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà hoạt động của các bộ phận này chưa đạt tới sự đồng bộ. Do đó, công tác quản lý hàng tồn kho giữ vai trò then chốt và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và lợi nhuận nói riêng. Công tác quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho (chi phí nhân công, chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư vào hoạt động quản lý tồn kho, chi phí thiệt hại do sản phẩm lỗi thời, hỏng hóc, mất mát,…). Ngược lại, chất lượng công tác quản lý tồn kho yếu kém làm phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tồn kho, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa là công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối tân dược từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy quản lý hàng tồn kho là nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên hoạt động này chưa được công ty quan tâm coi trọng đúng mức. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Một là, tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàng tồn kho trong doan nghiệp; - Hai là, phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa; - Ba là, đánh giá thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa; - Bốn là, đưa ra một số giải pháp và áp dụng ba mô hình tồn kho EOQ, BOQ, QDM để xác định mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho;
  • 10. + Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. + Phạm vi thời gian: năm 2011, năm 2012 và năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số. 5. Kết cấu của bài khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG1 CƠSỞLÝLUẬNVỀQUẢNLÝHÀNGTỒNKHOTRONGDOANHNGHIỆP 1.1. Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp Hiện nay trên phương diện lý thuyết có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định do mỗi tác giả đứng trên một quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. 1.1.2. Tổng quan về hàng tồn kho của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang…(Nguồn: Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) 1.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp Nhìn chung, hàng tồn kho trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán VAS 02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đươc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác (tiền tệ, sản phẩm dở dang, thành phẩm…) - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vây,
  • 12. 2 hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. - Việc xác định chất lượng , tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn, phức tạp. Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử, kim khí quý, đồ cổ… 1.1.2.3. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp a) Cải thiện mức độ phục vụ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp bị trả lại hàng đã bán do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật,… Doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn trong kho để xuất bù lại hoặc cho khách hàng trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu, việc này giúp nâng cao mức độ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo thu nhập cho công ty. b) Giảm tổng chi phí logistic Logistic có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan.....từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải. (Nguồn: UNESCAP) Chi phí logistic là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu và điểm kết thúc nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. c) Đáp ứng các đơn hàng đột xuất Hàng hóa được công ty sản xuất hoặc nhận bán được bán ngay cho khách hàng tại các cửa hàng của công ty hoặc các đại lý phân phối nếu số lượng hàng nhỏ hoặc đã đặt trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải tiếp nhận một vài đơn hàng đột xuất, số lượng đặt mua lớn mà công ty không thể sản xuất trong thời gian ngắn. Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về các đơn hàng đột xuất này, giữ được mối quan hệ làm ăn với khách hàng, đồng thời đảm bảo nguồn thu của công ty. d) Bán mặt hàng có tính mùa vụ trong cả năm Mặt hàng có tính mùa vụ là những hàng hóa, thành phẩm có thời gian sử dụng ngắn (dưới 3 tháng) như: lương thực, thực phẩm, chế phẩm từ động vật (như sữa, mỡ động vật,…). Tại một khoảng thời gian nhất định trong năm, doanh nghiệp thu về số lượng lớn hàng có tính mùa vụ, chưa tìm được điểm tiêu thụ và áp lực từ thời gian sử dụng ngắn của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách xử lý kịp thời. Thang Long University Library
  • 13. 3 Lưu trữ hàng hóa, thành phẩm có tính mùa vụ sau khi đã sơ chế giúp sản phẩm lâu hỏng hơn, đồng nghĩa với tăng tính tiêu thụ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong một thời gian dài hơn. e) Đầu cơ chờ giá Đầu cơ là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định lại. Hoạt động đầu cơ chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch giá. Hàng hóa công ty đầu cơ có thể là sản phẩm công ty sản xuất ra hoặc thu mua từ thị trường. Hành động này làm lượng cung hàng hóa đó trên thị trường giảm đi trong khi lượng cầu không thay đổi, dẫn tới cầu tăng tương đối so với cung, làm tăng mức giá khách hàng chấp nhận chịu để có được hàng hóa đó. f) Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống Thông thường, trong qui trình sản xuất kinh doanh, công ty trích ra một số lượng nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng trong các phòng ban (cho quá trình sản xuất, quản lý doanh nghiệp, bán hàng) hoặc biếu, tặng cán bộ công nhân viên, khách hàng,… Trong trường hợp thiếu hụt, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho, đảm bảo sự vận hành, lưu thông của hệ thống sản xuất, bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp. 1.1.2.4. Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại và sắp xếp hàng tồn kho theo những tiêu thức nhất định. a) Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và công dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồn nào, quy cách, phẩm chất ra sao,... Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành: - Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. - Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá, thành phẩm,... Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quả trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời
  • 14. 4 cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b) Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành Theo tiêu thức này, những hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thành được xếp chung vào một nhóm, không phân biệt chúng dùng vào việc gì, quy cách, phẩm chất ra sao. Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành: - Hàng tồn kho được mua vào: bao gồm: + Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. + Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty v.v... - Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được Doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Như hàng tồn kho được nhập từ liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng v.v... Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình thành. Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho. Đồng thời, việc phân loại chi tiết hàng tồn kho được mua từ bên ngoài và hàng mua nội bộ giúp cho việc xác định chính xác giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất. c) Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành: - Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. - Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý. - Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất. Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập. d) Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành: Thang Long University Library
  • 15. 5 - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho và đang sử dụng, ... - Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,... Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến hàng tồn kho, làm cơ sở để hạch toán giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản. e) Phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dựa theo chuẩn mực này, hàng tồn kho được phân chia thành: - Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến... - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. - Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chế biến đã mua đang đi trên đường. Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vây việc phân loại hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. f) Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật phân tích ABC Kĩ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Patero. Kĩ thuật này chia hàng tồn kho thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C theo tiêu chí giá trị hàng năm của chúng. Trong đó: Giá trị hàng năm = Nhu cầu hàng năm × Giá mua mỗi đơn vị Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau: - Nhóm A: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm cao nhất, đạt 70-80% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng tồn kho. - Nhóm B: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm ở mức trung bình, đạt 15-25% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng tồn kho.
  • 16. 6 - Nhóm C: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm thấp, đạt khoảng 5% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 55% tổng lượng hàng tồn kho. Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC (Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội) Hiện nay, việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện thông qua hệ thống quản lý tự động hóa. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chưa có điều kiện trang bị cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, kĩ thuật phân tích ABC được thực hiện thủ công cũng đem lại những lợi ích nhất định. Trước hết, việc áp dụng đúng phương pháp này giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho của mình, quyết định khối lượng hàng hóa mỗi loại cần dự trữ để tránh việc tồn quá nhiều hàng làm phát sinh chi phí, giảm áp lực đối với việc xây thêm kho bãi dự trữ hàng hóa, từ đó tiết kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp. Kết luận: Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho theo những cách thức nhất định. Trong luận văn này, em phân tích hàng tồn kho bằng cách phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng. 1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên quan đến công tác tồn kho nhằm duy trì mức dự trữ tối ưu, giảm chi phí tồn kho cho doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, TS.Trần Đức Lộc và TS.Trần Văn Phùng, NXB Tài chính Hà Nội, 2008) Quản lý hàng tồn kho là một công tác nhằm: 70 15 25 30 5 55 0% 20% 40% 60% 80% 100% Giá trị hàng năm Tổng lượng tồn kho Nhóm C Nhóm B Nhóm A Thang Long University Library
  • 17. 7 - Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng hàng hóa. - Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp. - Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa. 1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Ba vấn đề cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp gồm: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản lưu động. Trong đó, quản lý tài sản lưu động liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý hàng lưu động đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài sản nói chung. Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản lưu động – có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động nói riêng và tài sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý hàng tồn kho là một trong những vấn đề cần được các cấp lãnh đạo cần chú trọng. Bản thân vấn đề quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ngược nhau là: - Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng lượng hàng tồn kho. - Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp tốn thêm các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến dự trữ chung. Do đó, doanh nghiệp cần tím cách xác định mức độ cân bằng giữa mức đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí phát sinh. 1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lý hàng tồn kho 1.2.3.1. Chi phí đặt hàng Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng, bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, thông báo qua lại).
  • 18. 8 1.2.3.2. Chi phí lưu kho Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động tồn kho. Những chi phí này bao gồm: - Chi phí về nhà cửa và kho tàng + Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa + Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng + Chi phí thuê nhà đất - Chi phí sử dụng thiêt bị, phương tiện + Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị + Chi phí năng lượng + Chi phí vận hành thiết bị - Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý - Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho + Thuế đánh vào hàng tồn kho + Chi phí vay vốn + Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho - Thiệt hại hàng tồn kho do mất, hư hỏng hoặc không sử dụng được 1.2.3.3. Chi phí mua hàng Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua 1 đơn vị. Thông thường, chi phí mua hàng không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM). 1.2.4. Nội dung quản lý hàng tồn kho 1.2.4.1. Các tiêu chí trong quản lý hàng tồn kho a) Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật - Đảm bảo cho kho hàng phù hợp với công tác bảo quản, bảo vệ hàng hóa. - Xác định phương pháp, phương tiện sắp xếp hàng hóa trong kho một cách hợp lý, khoa học. - Thực hiện chế độ theo dõi trong kho về mặt hiện vật. - Phân loại hàng hóa để bảo quản theo phương pháp phù hợp. b) Quản lý hàng tồn kho về mặt giá trị và hiệu quả kinh tế Kiểm soát được nguồn vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái hiện vật, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn hàng hóa. Từ đó, nhà quản trị đưa ra cơ sở giá bán hợp lý và tính toán khoản lợi nhuận thu về do bán hàng. 1.2.4.2. Các mô hình quản lý hàng tồn kho a) Mô hình tồn kho theo số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic Order Quantity Model) Thang Long University Library
  • 19. 9 Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, dùng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình EOQ cần tuân theo các giả định: - Nhu cầu trong một năm ổn định, có thể dự đoán trước; - Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước; - Sự thiếu hụt dữ trữ không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện; - Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc; - Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại. Mục tiêu của mô hình EOQ là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản, nhằm tối thiểu hóa chi phí phải trả. Mối quan hệ của chúng được thể hiện qua hình sau: (Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội) Từ hình trên ta thấy: chi phí tồn kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng; chi phí đặt hàng tỉ lệ nghịch với mức đặt hàng. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí (TC) = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho  TC = (CP đặt 1 đơn hàng × Số đặt hàng) + (CP tồn kho đơn vị × Mức tồn kho bình quân)  TC = D/Q×P + H×Q/2 Trong đó: - D: nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm); - Q: lượng hàng trong một đơn đặt hàng; - P: chi phí đặt một đơn hàng; - H: chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn xác định D, H được thể hiện bằng công thức: H = C × V, với C là chi phí quản lý 1 đơn vị hàng lưu kho (tỷ trọng so với giá trị hàng dự trữ) và V là giá trị trung bình của 1 đơn vị hàng hóa dự trữ. Tổng CP Tổng CP min Tổng CP Mức đặt hàng CP tồn kho CP đặt hàng Lượng đặt hàng tối ưu Hình 1.1. Đồ thị tổng chi phí
  • 20. 10 Theo công thức trên, tổng chi phí phải trả TC là hàm phụ thuộc vào biến lượng đặt hàng Q. Từ đó, suy ra: TC' Q D P Q H Q 2 Q ↔ TC Q D P ‐1 Q2 H 2 ↔ d TC d Q ‐D P Q2 C 2 Ta có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Điều này xảy ra khi và chỉ khi d(TC)/d(Q)=0, tương đương với: Q 2 D P H Q* EOQ Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng hàng trong kho giảm xuống 0 thì doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàng và nhận được hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà quản trị cần xác định một thời điểm đặt hàng phù hợp sao hàng mới mua về thì hàng tồn kho vừa hết. Ta có: ROP = d × L = (D / Số ngày sản xuất trong năm) × L Trong đó: - ROP: điểm đặt hàng được xác định lại; - tROP: thời điểm đặt hàng; - d: nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ; - D: nhu cầu tiêu dùng trong năm về hàng dự trữ; - L: thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng. (Nguồn:LogisticNhữngvấnđềcơbản,GS.TSĐoànThịHồngVân,NXBLaođộngxãhội) Khối lượng Q* ROP 0 A BL Hình 1.2. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP Thời gian tROP Thang Long University Library
  • 21. 11 b) Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity Model) Trong mô hình EOQ, ta giả thiết không có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá trình dự trữ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, trong đó doanh nghiệp có ý định trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được. Theo quan điểm hiệu quả, cách tốt nhất trong trường hợp này là doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng. Mô hình được xây dựng trên cơ sở giả định rằng tình trạng dự trữ thiếu hụt có chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung úng hàng năm. Nếu ký hiệu: - B: chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm; - b: lượng hàng còn lại sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định; - Q*: lượng đặt hàng tối ưu; - b*: lượng hàng còn lại tối ưu sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định; Ta có mô hình dự trữ thiếu sau: Trong đó: Q* 2DP H H B B ; b* 2DP H B B H ; Q*‐b* Q* ‐ Q* B B H Q* 1 ‐ B B H Q* H B H Tổng chi phí tồn kho được xác định theo công thức: TC = CP đặt hàng + CP tồn kho công ty + CP để hàng lại kho nơi cung ứng b* Q*-b* Q* 0 Lượng dự trữ Thời gian Hình 1.3. Mô hình dự trữ thiếu BOQ
  • 22. 12 c) Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua tăng lên cao. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Do đó, lượng dự trữ tăng lên, kéo theo chi phí lưu kho tăng. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa với chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí cho quản lý hàng tồn kho hàng năm là nhỏ nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM. Tổng chi phí cho hàng tồn kho được tính như sau: TC Vr D D Q P Q 2 H Trong đó: - Vr×D là chi phí mua hàng Để xác định lượng hàng tối ưu trong một đơn hàng, ta tiến hành bốn bước: Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức giá i theo công thức: Qi * 2DP Hi 2DP CVri Trong đó: - C: tỉ trọng chi phí lưu kho tính theo giá mua; - Vri: giá mua một đơn vị hàng mức I; - i: các mức giá. Bước 2: Xác định lượng đăt hàng điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu để hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa. Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dữ trữ nêu trên để tính tổng chi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2. Bước 4: Chọn Q** có tổng chi phí về hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3. Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.3.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng Tỷ lệ các đơn hàng khả thi = 100  Số đơn hàng không hoàn thành × 100% Tổng số các đơn hàng Thang Long University Library
  • 23. 13 Tỷ lệ các đơn hàng khả thi càng cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng tốt, lượng hàng tồn kho đủ cung cấp cho khách hàng khi cần thiết, không để tình trạng thiếu hàng làm trở ngại cho hoạt động cung ứng, hạn chế khả năng kinh doanh và đánh mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho = Giá trị hàng tồn kho × 100% Tổng giá trị tài sản Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỉ trọng của giá trị hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho. Từ chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàng tồn kho (hàng lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đã loại trừ ảnh hưởng từ giá cả. Tỷ trọng giá trị hàng tồn kho trong TSLĐ = Giá trị hàng tồn kho × 100% Tổng giá trị TSLĐ Trong các chỉ tiêu TSLĐ thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có khả năng thanh khoản thấp nhất. Nếu chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ, lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho = 100  Số báo cáo không chính xác × 100% Tổng số các báo cáo trong năm Chỉ tiêu này được sử dụng trong các doanh nghiệp có lập báo cáo liên quan đến tồn kho nhằm đánh giá khả năng của người chịu trách nhiệm lập, đồng thời đánh giá mức độ cung cấp thông tin trong doanh nghiệp để lập cáo cáo. Nếu thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc độ chính xác thấp, chất lượng các báo cáo được lập ra sẽ kèm. Hệ quả là nhà quản trị khó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • 24. 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM PHARUSA 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Tên Công ty: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa. Tên Tiếng Anh: VietNam Pharusa Join Stock Company. Tên viết tắt: PHARUSA.,JSC. Địa chỉ: Phòng 808 Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (84) 043.681.4971 Fax: (84) 043.681.4971 Mã số thuế: 0102369678 Ngày đăng kí kinh doanh: 16/04/2009 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (số liệu năm 2013) Đại diện Pháp luật: Đỗ Đình Huy Giám đốc điều hành: Đỗ Đình Huy Lịch sử hình thành công ty: Được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu quý II năm 2009, Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa là một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực kinh doanh và phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ với hơn 20 cán bộ công nhân viên, văn phòng được thuê trên diện tích 45 m2 tại huyện Thanh Trì (nay chuyển về văn phòng tại phường Hoàng Liệt , quận Hoàng Mai). Trong các năm 2009, 2010 và 2011, doanh nghiệp kí hợp đồng hợp tác với nhiều nhà sản xuất dược phẩm như công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam, công ty dược phẩm TCPharma, công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh HADIPHAR, công ty Cổ phần dược DANAPHAR, công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam VNPOFOOD, công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và công ty Golden Health. Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa quan tâm đến công tác marketing từ những ngày đầu thành lập, với các hình thức quảng bá đa dạng, góp phần hiệu quả trong việc giới thiệu hình ảnh công ty cũng như các dòng sản phẩm mà công ty phân phối đến người tiêu dùng từ thành thị tới nông thôn trên khắp mọi miền đất nước. Thang Long University Library
  • 25. 2.1.2 2.1.3 Phar quyề quyề 2. Cơ cấu Sơ đồ 3. Chức n rusa a) Đạ Là cơ qua ền bỏ phiế ền hạn sau: - Thông - Thông năm, c - Quyết - Quyết - Bầu, b phê ch - Các qu Phòng Kinh doan tổ chức củ ồ 2.1. Cơ cấ năng, nhiệm ại hội đồng an có thẩm ếu hoặc ng : g qua bổ sun g qua định các báo cáo định mức định số lượ bãi nhiệm, huẩn việc H uyền khác đ nh P Nh ủa Công ty ấu tổ chức m vụ của g cổ đông m quyền ca gười được ng, sửa đổi hướng phá o của Ban k cổ tức đượ ợng thành miễn nhiệ Hội đồng qu được quy đ Đạ H Phòng hân sự 1 y Cổ phần c của Công từng bộ p ao nhất của cổ đông ủ i Điều lệ. át triển Cô kiểm soát, ợc thanh toá viên của H m thành v uản trị, bổ định tại Điề ại hội đồng Hội đồng q Giám đ Phó giám Phòn Kế to 15 Việt Nam P g ty Cổ phầ phận trong a Công ty, ủy quyền. ông ty, thô của Hội đồ án hàng nă Hội đồng qu viên Hội đồ nhiệm Tổn ều lệ. g cổ đông quản trị đốc m đốc ng án M Pharusa ần Việt Na (Nguồn g Công ty bao gồm t Đại hội đ ng qua báo ồng quản tr ăm cho mỗ uản trị. ồng quản t ng Giám đố Phòng Marketing Ban am Pharus n: Phòng H Cổ phần tất cả các c đồng cổ đô o cáo tài c rị. i loại cổ ph rị và Ban ốc. Ph Hành n giám sát sa ành chính) Việt Nam cổ đông có ông có các chính hàng hần. kiểm soát; hòng h chính ) m ó c g ;
  • 26. 16 b) Hội đồng quản trị Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm năm thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền, cụ thể là: - Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty. - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. c) Ban kiểm soát Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau: - Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán. - Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị; - Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc. - Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. d) Giám đốc Là người quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty, việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty, các Thang Long University Library
  • 27. 17 vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, Giám đốc có nhiệm vụ quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty, duyệt tổng quyết toán của Công ty, quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước, Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hằng năm. e) Phó giám đốc Là người tham mưu cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công, họp bàn thống nhất và chỉ đạo cụ thể các phòng ban nghiệp vụ và các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty đề ra, rồi từ đó tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc. f) Phòng Nhân sự Gồm các chức năng, nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt. - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí đồng phục. - Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điều chuyển). - Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự. - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động Công ty, quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân sự, thông tin trên phần mềm quản lý nhân sự (HRM)). g) Phòng Kế toán: gồm các chức năng sau: - Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. - Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện
  • 28. 18 các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Giám đốc. - Phối hợp với Phòng hành chính và Phòng nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn, theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng, mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận. h) Phòng Marketing - Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, nghiên cứu, triển khai thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, event… nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty. - Chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin cho web của Công ty, thiết lập và giám sát tiêu chuẩn hệ thống nhận diện bao gồm: Logo, bảng hiệu, pano quảng cáo, brochure, ấn phẩm, vật phẩm, hoạt động hoạt náo và cổ động, sự kiện ... nhằm tiếp cận, thông tin cho khách hàng và kích thích mua hàng, tư vấn, chăm sóc, quản lý khách hàng trực tuyến. - Phân công nhiệm vụ, quản lý đội ngũ nhân sự Phòng Marketing - PR làm việc hiệu quả, chịu trách nhiệm về hoàn thành kế hoạch và mục tiêu của Phòng đề ra; Đào tạo nhân viên Phòng Marketing nhằm nâng cao - trình độ chuyên môn. i) Phòng Hành chính - Quản lý hồ sơ ly lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghĩ hưu…; là thành viên thường trực của hội Đồng thi đua va hội Đồng kỷ luật của công ty. - Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, quản lý lao động, tiền lương cán bộ – công nhân viên cùng với Phòng kế toán và Phòng nhân sự. - Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng. - Theo dõi pháp chế về hoặt động sản xuất – kinh doanh của công ty, hướng dẫn các đơn vị thuộc Công ty hoạt động ,ký kết hợp đồng, liên kết kinh doanh đúng pháp luật. j) Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty do nó có ảnh trực tiếp đến tổng doanh thu của công ty đó. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ trong doanh nghiệp như sau: Thang Long University Library
  • 29. 19 - Công tác kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty; Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định,… - Công tác lập dự án: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Soát xét hồ sơ, tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất - thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt. - Công tác hợp đồng: Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế; Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm chủ đầu tư và hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán. - Công tác đấu thầu: Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty; Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán; Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định; Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu. 2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 2.1.4.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Ngày 16 tháng 4 năm 2009, công ty được UBND quận Hoàng Mai cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa buôn bán, phân phối dược phẩm theo 2 hình thức: - Bán theo hợp đồng số lượng lớn cho các nhà thuốc; - Bán lẻ cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại các cửa hàng trực thuộc Công ty. Công ty mua và phân phối thuốc chủ yếu theo 3 loại chính: - Thực phẩm chức năng hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa: gồm 2 sản phẩm
  • 30. 20 Thực phẩm chức năng FUCOIDAN FucoGastro với công dụng: Loại trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), trong đó HP là loại vi khuẩn hiện đã được tổ chức y tế thế giới công bố là tác nhân chính gây viêm loét và ung thư dạ dày tá tràng; Phòng chống ngăn ngừa ung thu dạ dày, tá tràng. Sản phẩm được sản xuất 100% từ rong biển, nhập khẩu bởi Công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam (trụ sở chính tại tỉnh Khánh Hòa). Thực phẩm chức năng Bio Thymin với công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Dược phẩm TC Pharma (trụ sở chính ở tỉnh Bắc Ninh). - Dược phẩm chăm sóc da và tóc: gồm 2 dòng sản phẩm: Sữa ong chúa Golden Health với nhiều công dụng: Chất kháng sinh tự nhiên trong sữa ong chúa có tác dụng trị mụn, chống viêm da, nám da và sạm da; Giúp tăng quá trình trao đổi chất nhờ đó cơ thể trẻ lâu, chống lão hóa, có tác dụng trị nám, đồi mồi, tàn nhang cho da, giúp da trở nên trắng hồng căng mịn…Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Golden Health (Australia). Viên uống HairTonic: Sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý được chiết xuất bằng phương pháp tối ưu nhất cùng với các loại vitamin B5, vitamin H và các khoáng chất giúp ngăn chặn hiệu quả rụng tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm, tóc khô và chẻ ngọn, kích thích mọc tóc, giúp mái tóc đen dày, bóng mượt, chắc khỏe. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh HADIPHAR. - Vitamin và khoáng chất: gồm 3 dòng sản phẩm: Vitrasom: sản phẩm có thành phần chính là Phytosome trà xanh. Sản phẩm cung cấp các khoáng chất, vitamin và đặc biệt là thành phần Polyphenol và Epigallocatechin 3-O-gallate (EGCG). Polyphenol và Epigallocatechin 3-O-gallate (EGCG) giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, viêm khớp, răng miệng… Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược DANAPHA – Nanosome. Dầu gấc viên nang Vinaga: sản phẩm là thực phẩm chức năng dùng để phòng chữa các bệnh thường gặp như: Phòng chữa khô mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng; Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng; Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh… Sản phẩm được sản xuất tại công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam VNPOFOOD. Vitamin C – viên sủi: sản phẩm có công dụng như tham gia tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da xương, mạch máu; Tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid; ham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận… Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. Thang Long University Library
  • 31. 21 2.1.4.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Ngành nghề chính của Công ty là phân phối tân dược, thực phâm chức năng. Quy trình các bước hoạt động từ khi tìm khách hàng đến khi kết thúc hợp đồng với khách hàng bao gồm những bước sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Mô tả công việc cụ thể: - Bước 1: Tìm kiếm khách hàng: + Tìm kiếm các nhà thuốc tân dược trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, khu vực xung quanh các bệnh viện như bệnh viện K, bệnh viện Thanh Trì… + Chọn lọc các nhà thuốc chưa bán sản phẩm mà Công ty phân phối, hoặc có bán sản phẩm đó nhưng với giá cao hơn; - Bước 2: Đặt vấn đề với người quản lý nhà thuốc hoặc dược sĩ chính ở cửa hàng thuốc đã chọn: + Gọi điện thoại thông báo, gửi thư điện tử (email), fax hoặc liên hệ với người trực ở cửa hàng để hẹn thời gan, địa điểm gặp mặt; + Giám đốc hoặc phó giám đốc gặp mặt người quản lý nhà thuốc; + Đề nghị hợp tác với người quản lý nhà thuốc với vai trò là nhà cung cấp một số sản phẩm thuốc tân dược. Tìm kiếm khách hàng (nhà thuốc) Đề nghị hợp tác với vai trò nhà phân phối Đề xuất bản dự thảo hợp đồng Thống nhất nội dung hợp đồng Kí hợp đồng Giao hàng, nhận tiền ứng trước Nhận số tiền thanh toán còn lại
  • 32. 22 - Bước 3: Đề xuất bản dự thảo hợp đồng: + Sau cuộc gặp mặt, nếu hai bên đồng ý hợp tác, trưởng phòng Hành chính Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa đề xuất bản dự thảo hợp đồng lên Giám đốc để chờ duyệt; + Sau khi bản dự thảo được duyệt, Công ty hẹn gặp người quản lý nhà thuốc để đưa ra bản dự thảo hợp đồng. - Bước 4: Thống nhất các điều khoản trong hợp đồng: + Hai bên làm việc với nhau để giành được những lợi ích mong muốn từ các điều khoản ghi trong dự thảo hợp đồng; + Xác định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp đồng; + Trường phòng Kinh doanh của Công ty thảo lại lần cuối bản hợp đồng đã thống nhất với người quản lý nhà thuốc. - Bước 5: Kí kết hợp đồng: + Hẹn thời gian, địa điểm gặp mặt, kí kết hợp đồng hợp tác; + Hợp đồng được sao thành hai bản, giao cho hai bên giữ sau khi kí kết. - Bước 6: Giao hàng cho nhà thuốc, nhận tiền ứng trước (nếu có): + Sau khi giao hàng, Công ty gửi biên lai bán hàng cho người trực tại cửa hàng thuốc. - Bước 7: Nhận số tiền thanh toán còn lại sau một thời gian theo như điều khoản trong hợp đồng đã kí kết. Ghi chú: Hoạt động thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng. Thang Long University Library
  • 33. 23 2.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013 a) Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.262.510.048 13.519.178.772 11.724.226.188 743.331.276 2.538.283.860 5,50% 15,31% Các khoản giảm trừ doanh thu 106.698.888 164.256.660 215.860.953 (57.557.772) (109.162.065) -35,04% -23,91% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.155.811.160 13.354.922.112 11.508.365.235 800.889.048 2.647.445.925 6,00% 16,05% Giá vốn hàng bán 9.857.013.455 8.110.819.171 6.383.546.909 1.746.194.284 3.473.466.546 21,53% 27,06% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.298.797.705 5.244.102.941 5.124.818.326 (945.305.236) (826.020.621) -18,03% 2,33% Doanh thu hoạt động tài chính 1.734.050 3.585.283 4.841.522 (1.851.233) (3.107.472) -51,63% -25,95% Chi phí tài chính 332.856.727 259.651.293 203.182.808 73.205.434 129.673.919 28,19% 63,82% - Trong đó: Lãi vay phải trả 332.856.727 259.651.293 203.182.808 73.205.434 129.673.919 28,19% 63,82%
  • 34. 24 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Chi phí bán hàng 282.465.788 215.016.072 136.768.032 67.449.717 145.697.756 31,37% 57,21% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.856.042.973 4.085.305.361 4.422.166.368 (1.229.262.389) (1.566.123.395) -30,09% -7,62% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 829.166.267 687.715.498 367.542.640 141.450.769 461.623.627 20,57% 87,11% Thu nhập khác Chi phí khác 1.608.962 5.842.169 0 (4.233.207) -72,46% Lợi nhuận khác (1.608.962) (5.842.169) 0 4.233.207 -72,46% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 827.557.305 681.873.329 367.542.640 145.683.976 460.014.465 21,37% 85,52% Thuế TNDN hiện hành 206.889.326 170.468.332 91.885.660 36.420.994 115.003.666 21,37% 85,52% Lợi nhuận sau thuế TNDN 620.667.979 511.404.997 275.656.980 109.262.982 345.010.999 21,37% 85,52% (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library
  • 35. 25 Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013, ta thấy: Về doanh thu: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 có xu hướng tăng (năm 2011-2012 tăng 15,31%, năm 2012- 2013 tăng 5,50%). Cuối năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty cũng như phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mà công ty phân phối tương đối tốt, do đó đầu năm 2011 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, đánh dấu bằng sự kiện Tổng giám đốc công ty kí kết hợp đồng hợp tác với công ty Golden Health (trụ sở tại Australia) vào tháng 9 năm 2011. Cuối năm 2011, doanh nghiệp nhập mĩ phẩm cao cấp Golden Health (sản xuất tại Australia) có nhu cầu cao trên thị trường làm tăng tổng doanh thu bán hàng. Đồng thời, doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm khách hàng lớn (các nhà thuốc tư nhân) không chỉ trong quận Hoàng Mai mà còn mở rộng ra ngoại thành Hà Nội là huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín. Giai đoạn 2012-2013, tình hình kinh doanh của công ty ổn định, kéo theo tổng doanh thu tăng nhẹ. - Các khoản giảm trừ doanh thu: chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhanh qua các năm 2012 và 2013. So sánh khoản giảm trừ doanh thu với tổng doanh thu bán hàng, tỷ lệ giảm trừ doanh thu do hàng bị trả lại và do công ty chiết khấu thương mại cho khách hàng trung bình của ba năm 2011, 2012 và 2013 là 1,27%. Quản lí, bảo quản tốt hàng tồn kho đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt đến tay khách hàng là nguyên nhân chính giữ chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu ở mức thấp. Hình thức khuyến khích mua nhiều bằng cách trích một phần nhỏ lợi nhuận cho khách hàng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do phần lớn khách hàng của công ty là nhà thuốc tư nhân và khách mua lẻ có lượng đặt hàng vừa và nhỏ. - Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 51,63% so với năm 2012, và giảm 64,18% so với năm 2011. Khoản doanh thu này là lãi từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp và chênh lệch tỷ giá khi công ty thanh toán nợ mua hàng bằng ngoại tệ. Chỉ tiêu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013 do từ đầu năm 2011, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh dẫn tới nhu cầu vốn lưu động tăng, kéo theo tiền gửi ngân hàng giảm. Ngoài ra, năm 2013, công ty không có khoản thu từ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Về chi phí: - Giá vốn hàng bán: năm 2013, chỉ tiêu này tăng 21,53% so với năm 2012, và tăng 54,41% so với năm 2011. Nhìn chung, giá vốn hàng bán tăng do doanh nghiệp nhập mua lượng hàng lớn hơn năm trước từ các công ty mà doanh
  • 36. 26 nghiệp hợp tác phân phối, đồng thời, giá đầu vào của hàng hóa mà công ty nhập về tương đối ổn định do công ty đã thỏa thuận trước với đối tác về giá của sản phẩm trong hợp đồng kinh doanh, tuy nhiên cũng có sự tăng nhẹ về giá đầu vào của một số dòng sản phẩm do phát sinh chi phí từ khâu nhập mua nguyên vật liệu sơ cấp và chi phí phụ khác của nhà sản xuất như tăng chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí thu mua nguyên vật liệu, … - Chi phí tài chính: chỉ tiêu này cuối năm 2013 xác định được là 332.856.727 đồng, tăng 75.205.434 đồng so với năm 2012 (tương ứng mức tăng 28,19%) và tăng 129.673.919 đồng (tương ứng 63,82%) so với năm 2011. Trong đó, 100% khoản chi phí này là lãi vay phải trả từ các khoản vay với ngân hàng. Đầu năm 2011, tuy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều điểm sáng nhưng vẫn chưa đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh ra hai huyện ngoại thành Hà Nội, tăng cường lượng khách hàng là nhà thuốc tư nhân. Tại thời điểm đó, vay ngân hàng là một lựa chọn khả thi. Ở giai đoạn 2011-2013, giá trị nợ vay của doanh nghiệp tăng kéo theo chi phí lãi vay phải trả tăng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tại các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu điều chỉnh dần, giảm từ trên 20% (cuối năm 2011) xuống dưới 13% (cuối năm 2013) là yếu tố tiên quyết khuyến khích công ty vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chi phí tài chính tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty đang hoạt động tốt. - Chi phí bán hàng: năm 2013, chi phí bán hàng tăng 31,37% so với năm 2012, và tăng 106,53% so với năm 2011. Quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh của nhà quản trị làm tăng chi phí phải trả cho các hoạt động nhằm tiêu thụ hàng của doanh nghiệp trong các năm 2011, 2012 và 2013 như chi phí trả cho nhân viên tìm kiếm khách hàng mới, chi phí marketing, phí tăng ca… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2013, chi cho hoạt động quản lý hành chính là 2.856.042.973 đồng, giảm 1.229.262.389 đồng (tương ứng mức giảm 30,09%) so với năm 2012, và giảm 1.566.123.395 đồng (tương ứng mức giảm 35,42%) so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011-2013, ban lãnh đạo công ty thực hiện tối ưu hóa các thủ tục nội bộ (bao gồm thủ tục kiểm soát nội bộ, thủ tục xin quyết định của ban lãnh đạo,…) nhằm giảm thời gian và chi phí, đồng thời phát động phong trào tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng. Đó là nguyên nhân khiến chỉ tiêu này giảm trong các năm 2011, 2012 và 2013. - Chi phí khác: năm 2013, chỉ tiêu này là 1.608.962 đồng, giảm 4.233.207 đồng (tương ứng mức giảm 72,46%) so với năm 2012. Khoản chi này không phát Thang Long University Library
  • 37. 27 sinh trong năm 2011. Đây là lỗ từ hoạt động thanh lý tài sản cố định các năm 2012 và 2013. Về lợi nhuận: - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2013, chỉ tiêu này giảm 18,03% so với năm 2012 và giảm 16,12% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự giảm này là vì ở giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần chỉ tăng 16,05% trong khi giá vốn hàng bán tăng mạnh 27,06%, tại giai đoạn 2012-2013, khoảng cách này lại được kéo giãn ra khi doanh thu thuần tăng 6,00% và giá vốn hàng bán tăng 21,53%. - Lợi nhuận khác: xét trong cả giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu này chỉ phát sinh tại năm 2012 và 2013. Nguyên nhân là tại hai năm này, doanh nghiệp tiến hành thanh lý tài sản cố định, giá trị còn lại ước tính của tài sản thanh lý lớn hơn số tiền nhận được từ người mua sau khi đã trừ các chi phí phát sinh. So sánh với năm 2012, chỉ tiêu này trong năm 2013 giảm 72,46% do lỗ từ hoạt động thanh lý tài sản cố định thấp hơn năm 2012 (bao gồm lỗ từ chênh lệch giá trị còn lại của tài sản so với số tiền thanh lý nhận được và các chi phí phát sinh của họat động thanh lý). - Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: cùng với sự tăng nhanh của chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này cũng có mức tăng tương ứng qua các năm 2011, 2012 và 2013. Trong giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân chính của sự tăng này là giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh. Mặt khác, tuy chỉ tiêu Lợi nhuận khác đạt giá trị âm trong năm 2012 và 2013 nhưng giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu này trong các năm rất nhỏ so với chỉ tiêu Lợi nhuần thuần nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN. Thuế suất thuế TNDN trong giai đoạn 2011-2013 là 25%.
  • 38. 28 b) Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.143.671.536 5.383.534.362 4.810.377.139 760.137.174 573.157.223 14,12% 11,92% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 569.353.067 650.718.478 376.978.654 (81.365.411) 273.739.824 -12,50% 72,61% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.282.173.588 3.147.826.214 2.155.420.964 1.134.347.374 992.405.250 36,04% 46,04% 1. Phải thu khách hàng 3.500.565.761 2.805.342.108 2.155.420.964 695.223.653 649.921.144 24,78% 30,15% 2. Trả trước người bán 361.607.827 342.484.106 0 19.123.721 342.484.106 5,58% 0% 3. Các khoản phải thu khác 420.000.000 0 0 420.000.000 0 - - IV. Hàng tồn kho 1.211.551.483 1.511.496.918 2.118.378.995 (299.945.435) (606.882.077) -19,84% -28,65% V. Tài sản ngắn hạn khác 80.593.398 73.492.752 159.598.526 7.100.646 (86.105.774) 9,66% -53,95% 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 51.557.620 45.682.103 52.413.307 5.875.517 (6.731.204) 12,86% -12,84% Thang Long University Library
  • 39. 29 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 2. Tài sản ngắn hạn khác 29.035.778 27.810.649 107.185.219 1.225.129 (79.374.570) 4,41% -74,05% B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định 204.531.661 164.567.448 93.671.555 39.964.213 45.287.695 24,28% 75,69% - Nguyên giá 254.718.103 203.484.448 122.858.084 51.233.655 80.626.364 24,18% 65,63% - Hao mòn lũy kế (50.186.442) (38.917.000) (29.186.529) (11.269.442) (9.730.471) 28,96% 33,34% II. Tài sản dài hạn khác 0 0 25.608.198 0 (25.608.198) -100% TỒNG TÀI SẢN 6.348.203.197 5.548.101.810 4.929.656.892 800.101.387 618.444.918 14,42% 12,55% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 4.527.535.218 3.836.696.813 3.453.999.912 690.838.405 382.696.901 18,01% 11,08% I. Nợ ngắn hạn 4.320.645.892 3.666.228.481 3.362.114.252 690.838.405 382.696.901 18,01% 11,08% 1. Vay ngắn hạn 1.810.000.000 1.350.000.000 1.280.000.000 460.000.000 70.000.000 34,07% 5,47% 2. Phải trả cho người bán 1.851.489.327 1.686.361.377 1.704.722.019 165.127.950 (18.360.642) 9,79% -1,08% 3. Người mua trả tiền trước 621.229.245 607.233.316 310.882.234 13.995.929 296.351.082 2,30% 95,33% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 42.533.653 77.493.922 53.698.204 (7.310.623) 23.795.718 -9,43% 44,31%
  • 40. 30 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 Năm 2013-2012 Năm 2012-2011 5. Chi phí phải trả 174.633.347 115.608.198 104.697.455 59.025.149 10.910.743 51,06% 10,42% II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0% 0% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1820.667.979 1.711.404.997 1.475.656.980 109.262.982 235.748.017 6,38% 15,98% I. Vốn chủ sở hữu 1820.667.979 1.711.404.997 1.475.656.980 109.262.982 235.748.017 6,38% 15,98% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 0 0 0% 0% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 620.667.979 511.404.997 275.656.980 109.262.982 235.748.017 21,37% 85,52% II. Quĩ khen thưởng phúc lợi 0 0 0 0 0 0% 0% TỔNG NGUỒN VỐN 6.348.203.197 5.548.101.810 4.929.656.892 800.101.387 618.444.918 14,42% 12,55% (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library
  • 41. 31 Qua bảng cân đối kế toán ta thấy: Tình hình tài chính: tổng tài sản năm 2013 là 6.348.203.197 đồng, tăng 800.101.387 đồng (tương ứng mức tăng 14,42%) so với năm 2012, và tăng 1.418.546.305 đồng (tương ứng mức tăng 28,78%) so với năm 2011. Trong đó: - Tài sản ngắn hạn: + Tiền và các khoản tương đương tiền: trong giai đoạn 2011-2012, chỉ tiêu này tăng mạnh, tuy nhiên, ở giai đoạn 2012-2013, chỉ tiêu này có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân của sự biến động này là do đầu năm 2011, ban điều hành công ty nhận thấy dấu hiệu khả quan trên thị trường thuốc tân dược cũng như phản ứng khả quan của người tiêu dùng đối với các dòng sản phẩm mà công ty phân phối nên quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh, nguồn tiền được trích một phần từ khoản vay ngắn hạn ngân hàng mỗi năm, một phần khác có được nhờ lợi nhuận thuần của chính doanh nghiệp có được tại năm trước đó. Tuy nhiên, cuối năm 2012, công ty xác định có sự lãng phí do dư thừa nguồn cung ra thị trường, do đó sang năm 2013, nhà quản trị công ty quyết định giảm bớt lượng vốn đầu từ vào công tác tìm kiếm khách hàng mới, khiến chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ tại năm 2013. + Các khoản phải thu ngắn hạn: từ bảng trên, ta thấy rõ sự thay đổi chi tiết của các khoản phải thu dẫn tới sự tăng mạnh này: khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu chính và có sự tăng đều qua các năm. So với năm 2012 và năm 2011, khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng tương ứng lần lượt là 24,78% và 62,41%. Chỉ tiêu trả trước cho người bán năm 2013 đạt 361.607.827 đồng, tăng nhẹ so với năm 2012 (tương ứng mức tăng 5,58%). Nguyên nhân của sự thay đổi này là để hợp tác lâu dài với đối tác, công ty chấp nhận giao hàng trước cho các nhà thuốc và cho các nhà thuốc thanh toán sau 20 ngày (có thể lâu hơn 10 – 15 ngày đối với khách hàng quan trọng). Quyết định này dẫn tới rủi ro phát sinh khoản phải thu khó đòi. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm khách hàng, công ty đã cân nhắc tới khả năng thanh toán của họ trước khi kí hợp đồng kinh doanh, giúp làm giảm xuống mức tối thiểu số lượng khoản phải thu khó đòi. + Hàng tồn kho: trong năm 2013, hàng tồn kho đạt 1.211.551.483 đồng, giảm 299.945.435 đồng so với năm 2012 (tương ứng 19,84%) và giảm 906.827.512 đồng so với năm 2011 (tương ứng 42,81%). Lí do hàng tồn giảm là vì qua các năm, công ty đưa ra các phương án để kinh doanh hiệu quả, làm giảm vòng quay kho, kéo theo hàng tồn được tiêu thụ nhanh hơn. Phân tích chi tiết hơn với từng dòng sản phẩm được công ty phân phối, ta
  • 42. 32 có nhận xét: tỷ trọng dòng sản phẩm chăm sóc da và tóc so với tổng lượng hàng tồn kho tăng nhẹ 10%, trong khi đó, tỷ trọng thực phẩm chức năng không đổi và các sản phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất có sự giảm nhẹ khoảng 10% so với năm trước đó. Sự thay đổi về tỷ trọng của các dòng sản phẩm trong kho xuất phát từ tốc độ tiêu thụ hàng cũng như nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm mà công ty cung cấp. + Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác. Trong giai đoạn 2011-2013, chỉ tiêu này thay đổi nhanh về cả xu hướng và giá trị. Năm 2011-2012, chỉ tiêu giảm mạnh (74,05%), nhưng đến năm 2013, nó lại đảo chiều, tăng nhẹ với mức là 4,41% (so với năm 2012). Sự biến động mạnh này do thành phần “Tài sản ngắn hạn khác” trong chỉ tiêu phát sinh tăng 78.047.976 đồng năm 2011. Ngoài ra, thành phần “Chi phí trả trước ngắn hạn” tăng nhẹ, năm 2013 tăng 4,41% so với năm 2012 và giảm 0,35% so với năm 2011. Nguyên nhân là chi phí trả trước để thuê nhà kho của doanh nghiệp giảm trong năm 2012 và 2013 (khối lượng hàng tồn kho giảm), tuy nhiên năm 2013 phát sinh chi phí trả trước ngắn hạn khác, làm tăng chỉ tiêu này. - Tài sản dài hạn: năm 2013, chỉ tiêu này đạt 204.531.661 đồng, tăng 39.964.213 đồng (tương ứng mức tăng 24,28%) so với năm 2012, và tăng 85.251.908 đồng (tương ứng mức tăng 71,47%) so với năm 2011. Trong đó: + Giá trị tài sản cố định năm 2013 đạt 204.531.661 đồng, tăng 39.964.213 đồng (tương ứng mức tăng 24,28%) so với năm 2012, và tăng 110.860.106 đồng (tương ứng mức tăng 118,35%) so với năm 2011. Nguyên nhân sự biến động này là trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh nghiệp luôn đầu tư mua mới tài sản cố định, trong khi hầu hết nguyên giá tài sản các năm đều tăng mạnh hơn giá trị trích khấu hao lũy kế năm đó, dẫn tới tổng giá trị tài sản cố định tăng. + Tài sản dài hạn khác: chỉ tiêu này chỉ phát sinh tại năm 2011 là 25.608.198 đồng. Đây là khoản chi phí dài hạn mà công ty FUCOIDAN yêu cầu doanh nghiệp trả trước để phục vụ hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy tổng tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 và 2011 chủ yếu do có sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản cố định. Tình hình nguồn vốn: - Nợ phải trả: năm 2013, tổng giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp đạt 4.527.555.218 đồng, tăng 690.858.405 đồng (tương ứng mức tăng 18,01%) so với năm 2012, và tăng 1.073.555.306 đồng (tương ứng mức tăng 31,08%) so với năm 2011. Trong đó: Thang Long University Library
  • 43. 33 + Vay ngắn hạn: năm 2013, doanh nghiệp vay ngắn hạn 1,81 tỷ đồng, tăng 460 triệu (tương ứng 34,07%) so với năm 2012, và tăng 530 triệu (tương ứng 41,41%) so với năm 2011. Lí do vì trong giai đoạn trên, doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh kéo theo nhu cầu vốn lưu động tăng, nhất là vốn ngắn hạn. Giá trị vay ngắn hạn của công ty tăng nhanh trong các năm 2012 và 2013 do Ngân hàng nhà nước có những hành động nhằm điều chỉnh và hạ dần mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng, ngoài ra đây là một dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh đạt hiệu quả tốt, có triển vọng phát triển bền vững. + Phải trả người bán: năm 2013, chỉ tiêu này đạt 1.851.489.327 đồng, tăng 165.127.950 đồng (tương ứng 9,79%) so với năm 2012, và tăng 146.767.308 đồng (tương ứng 8,61%) so với năm 2011. Sự biến động nhẹ này do công ty nhận làm đại lý phân phối trung gian sản phẩm tân dược của một số nhà sản xuất, làm việc theo hình thức nhận hàng trước, thanh toán sau. Qua các năm, một số đối tác chấp nhận kéo dài thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp làm giá trị khoản phải trả người bán tăng nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, tuy nhiên điều này cũng yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ hơn nguồn tiền vào và ra của mình, để vừa xoay vòng vốn hiệu quả mà vẫn giữ chữ tín với các đối tác kinh doanh. + Người mua trả tiền trước: năm 2013, giá trị chỉ tiêu này là 621.229.245 đồng, tăng 13.995.929 đồng (tương ứng 2,30%) so với năm 2012, và tăng 310.347.011 đồng (tương ứng 99,83%) so với năm 2011. Nguyên nhân sự nhảy vọt này là cuối năm 2011, doanh nghiệp kí kết hợp đồng hợp tác với Công ty Golden Health sản xuất dòng sản phẩm mĩ phẩm cao cấp có lượng cầu đáng kể trên thi trường, do đó, nhiều khách hàng (nhà thuốc và người mua lẻ) có nhu cầu đặt hàng trước qua trang web bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, quyết định mở rộng kinh doanh của nhà quản trị làm tăng một lượng khách hàng mới, kéo theo tăng sô tiền người mua trả trước. Năm 2013, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cho nhu yếu phẩm hơn nhóm đồ xa xỉ, làm giảm tốc độ tăng của chỉ tiêu. + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: giá trị chỉ tiêu năm 2013 là 42.533.653 đồng, giảm 34.940.269 đồng (tương ứng mức giảm 45,09%) so với năm 2012, và giảm 11.144.551 đồng (tương ứng mức giảm 20,75%) so với năm 2011. Sự biến động này có nguyên nhân chính từ sự hợp tác của doanh nghiệp với Công ty Golden Health (Australia), khiến thuế nhập khẩu tăng mạnh (năm 2012). Năm 2013, nhà quản trị điều chỉnh lượng đặt hàng
  • 44. 34 nhập khẩu, làm giảm thuế nhập khẩu phải trả, kéo theo giảm thuế phải nộp Nhà nước. + Chi phí phải trả: năm 2013, chi phí phải trả là 174.633.347 đồng, tăng 59.025.149 đồng (tương ứng mức tăng 51,06%) so với năm 2012 và tăng 69.935.892 đồng (tương ứng mức tăng 66,80%) so với năm 2011. Sự tăng về chi phí phải trả xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng vồn lưu động từ vay ngắn hạn, làm tăng khoản chi phí lãi vay được trích trước. + Nợ dài hạn: công ty không phát sinh khoản nợ dài hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 do doanh nghiệp còn ở qui mô nhỏ, nhà quản trị điều hành doanh nghiệp theo phương pháp an toàn: dùng vốn ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn, có thể phản ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường. - Vốn chủ sở hữu: năm 2013, vốn chủ sở hữu đạt 1.820.667.979 đồng, tăng 109.262.982 đồng (tương ứng 6,38%) so với năm 2012, và tăng 345.010.999 đồng (tương ứng 23,38%) so với năm 2011. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu trong 3 năm đều là 1.200.000.000 đồng. Do đó, sự biến động của vốn chủ sở hữu xuất phát từ sự biến động của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trong giai đoạn này. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp là 620.667.979 đồng, tăng 109.262.982 đồng (tương ứng 21,37%) so với năm 2012, và tăng 345.010.999 đồng (tương ứng 125,16%) so với năm 2011. Hoạt động mở rộng kinh doanh, tổng doanh thu tăng là nguyên nhân chính khiến chỉ tiêu này tăng trong các năm 2012 và 2013. 2.1.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa giai đoạn 2011 – 2013 a) Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Chỉ tiêu này trong ba năm 2011, 2012 và 2013 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa (Đơn vị tính: lần) Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn 1,36 1,40 1,39 Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Tổng tài sản ngắn hạn – Kho 1,09 1,01 0,78 Tổng nợ ngằn hạn Khả năng thanh toán tức thời Tiền, các khoản tương đương tiền 0,13 0,17 0,11 Tổng nợ ngắn hạn Thang Long University Library