SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên )
Nguyễn Thị Ngọc Khánh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
ii
MỤC LỤC
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BEP : Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
DTT : Doanh thu thuần
EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EBT : Lợi nhuận trước thuế
GVHB : Giá vốn hàng bán
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HTK : Hàng tồn kho
NI : Lợi nhuận sau thuế
NPT : Nợ phải trả
NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu
ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TS : Tài sản
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VCĐ : Vốn cố định
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VKD : Vốn kinh doanh
VLĐ : Vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trước những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu, khi mà mức độ cạnh tranh
hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và
quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệp không những phải
vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tiềm lực
tối đa của công ty mình để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vì
vậy yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được
thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình,
từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao năng
lực tài chínhcủa mình. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động
tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm đánh giá được thực trạng tài chính
hiện tại cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp.
Tình hình tài chính tốt sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển, tình hình tài
chính xấu sẽ là kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này
được thể hiện qua việc các quyết định tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng tới
tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanhtừ huy độngvốn ở đâu? Huy động vốn
như thế nào? Đầu tư vào đâu? Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn, dài hạn như thế
nào?…Các quyết định phải có sự gắn kết và liên hệ với nhau tạo thành một thể
thống nhất giúp cho doanhnghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả. Trongbối cảnh
nền kinh tế đang có nhiều biến động và suy thoái trầm trọng, thì công tác quản
trị tài chính lại càng được quan tâm và tầm ảnh hưởng còn lớn hơn. Trong đó
một vấn đề cơ bản đặt ra cho mọi doanh nghiệp ở thời điểm này là cần thiết phải
đánh giá lại tình hình tài chính, từ đó định hướng được vị thế, khả năng kinh
doanh, khả năng cạnh tranh, những điểm mạnh điểm yếu, nhưng lợi thế và bất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
2
lợi từ đó đề ra những giải pháp thay đổi, khắc phục và hoàn thiện khả năng tài
chính của doanh nghiệp
Phân tíchtàichínhkhông chỉ có ý nghĩa tới bản thân doanh nghiệp mà còn
thu hút sựquan tâm của nhiều đốitượng như: cơ quan quản lý nhà nước, chủ nợ,
chủ đầutư v.v. Đốivới doanhnghiệp, phân tíchtàichínhgiúp đánh giá được thực
trạng tài chính, từđó tìmra các giải pháp tài chính góp phần nâng cao hoạt động
kinh doanh. Đối với các đối tượng còn lại, phân tích tài chính của doanh nghiệp
cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty phục vụ cho các cơ quan
quản lý nhà nước, cũng như các quyết định của các nhà đầu tư.
Xuất phát từ ý nghĩa của việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp,
sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp, em đã mạnh
dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn cuối khóa với đề tài:
“Đánhgiá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính
công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp”.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh
nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại Công ty
cổ phần Nhôm Việt Pháp
2. Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài
chính doanh nghiệp.
- Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng tài chính của công ty hiện nay để
đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty trong giai đoạn
tới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp cải thiện tình
hình tài chính Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tài chính của công ty
từ năm 2014 đến 2015, định hướng cho các năm tiếp theo.
Nguồn số liệu: Số liệu sử dụng được lấy từ sổ sách kế toán, các Báo cáo
tài chính của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp trong hai năm 2014-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp so sánh
và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập để thấy được mức độ
ảnh hưởng và xu hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra các nhận xét.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thay thế
liên hoàn, phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối, sử dụng các bảng
biểu để minh họa.
5.Kết cấu đề tài: Kết cấu luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1:Lýluận chung vềđánhgiá thựctrạng tài chínhcủa doanhnghiệp.
Chương 2:Đánhgiá thựctrạng tài chínhtại Công tycổphần Nhôm ViệtPháp
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài của
Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp
Trong quá trình hoàn thành luận văn, em xin cám ơn sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của cô giáo ThS.Vũ Thị Hoa, các cô chú cán bộ làm công tác tài chính kế
toán của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp, các thầy cô trong khoa Tài chính
doanh nghiệp đã giúp em rất nhiều trong công trình nghiên cứu này. Em rất
mong nhận được sự góp ý cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo cũng như
các cô chú cán bộ của công ty để hoàn thiện bài luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 7 tháng 5 năm 2016
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
Khái niệm: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.”
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp
các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động
để tạo ra yếu tố làm đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ
chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ
số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…
Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp bán sản phẩm và thu được tiền bán hàng.
Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chi phí và vật
liệu đã tiêu hao, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ tiếp tục
phân phối số lợi nhuận này. Như vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp
cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động
tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo sự vẫn
động của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt
động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
5
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các
quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:
Thứ nhất , quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước: quan hệ này
thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà
nước như: nộp thuế, lệ phí vào ngân sách…
Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và
các tổ chức xã hội khác.
Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh
nghiệp: doanh nghiệp thanh toán tiền lương, thực hiện thưởng phạt vật đối với người
lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của
doanh nghiệp: đầu tư, rút vốn hay góp vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp và
trong việc phân chia lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp.
Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thanh toan giữa
các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình
thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Từ các vấn đề nêu trên có thể rút ra 1 số điểm sau:
Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá
trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của
doanh nghiệp.
Có kiến khác cho rằng: Tàichính doanh nghiệp là phương thức huyđộng,
phân bổvà sử dụng cácnguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được
những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
6
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.1. Khái niệm và nội dung của Quản trị tài chính doanh nghiệp.
Khái niệm: Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra
quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do các quyết định tài chính doanh
nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp
còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và
kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu
cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản
lí( nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lí các tài
sản của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị tài chính
doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết
định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọng
hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ rất chặt chẽ và ảnh
hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung: Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu:
+, Tham gia việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư.
+, Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ
nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
+, Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu,
chivà đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+, Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh
nghiệp.
+, Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
7
+, Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
-, Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ
chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn,
việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi
nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp….
-, Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất
ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có
biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có
thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo
nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời
vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất
lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp với nhau về thời
gian. Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chứa tài chính, nhằm đảm bảo vốn
kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân đối
thu chi bằng tiền.
-, Môi trường kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh
nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế- tài
chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi
trường văn hóa-xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
8
-, Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tâng phát triển thì sẽ giảm bớt
được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.
-, Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng
trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển , từ đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải tích cự áp dụng các biện pháp trong huy động vốn để đáp
ứng yêu cầu đầu tư và ngược lại.
-, Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi
phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián
tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh.
-, Lạm phát: Khi lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp
căng thẳng. Lạm phát cũng làm nhu cầu vốn tăng lên và tình hình tài chính
doanh nghiệp không ổn định.
-, Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:
Như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất
khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…
-, Mức độ cạnh tranh:Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức
độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới
trang thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp
thị và tiêu thụ sản phẩm…
1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh
nghiệp được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
+ Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
9
Vốn tiền tệ là tiền để cho cá hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài
hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, đầu tư phát triển của doanh
nghiệp. Việc huy động vốn nếu không kịp thời để đáp ứng các nhu cầu vốn
ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên thì sẽ khiến cho
các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được do.
Vì vậy việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính
doanh nghiệp.
+ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ
suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mực độ rủi ro của dự án đầu tư… nhà
quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả
cao.
Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp chớp
được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc
lựa chọn các hình thức và phương thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ
cấu vốn tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn
Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh
có thể giúp doanh nghiệp tránh được ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm
được số vốn vay từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp.
+ Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạtđộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá
trình vận động, chuyển hóa hình thái vốn tiền tệ. Thông qua việc xem xét tình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
10
hình thu, chi tiền tệ hàng ngày và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá
tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các
nhà quản trị có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của
doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai
thác để đưa ra quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động.
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp
được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà
quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh
nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác
về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi
ích của chính họ.
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Với vai trò cơ bản của công tác đánh giá thực trạng tài chính doanh
nghiệp là giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động
doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, việc đánh
giá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh khác nhau như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn,
tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm
đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo
chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định tài
trợ, quyết định đầu tư…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
11
Thứ ba, trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp nhà quản trị dự
đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Thứ tư, là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu
kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu
trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có được những quyết định và
giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Do đó, đánhgiá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được
dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh
nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa
chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.1.1. Đánh giá tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Mục tiêu đánh giá: Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để
thấy được doanh nghiệp đa huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn
vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự
chủ hay phụ thuộc thay đổi theo xu hướng nào? Xác định các trọng điểm cần
chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu của chính sách huy động vốn ở mỗi thời kì.
Chỉ tiêu đánh giá:
+, Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn
và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
+, Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định
theo công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
12
Tỷ trọng từng
=
Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn
x 100%
loại nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn
1.2.2.1.2. Đánh giá mô hình tài trợ vốn.
Để đánh giá mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp ta đi nghiên cứu và
tìm hiểu thông qua chỉ tiêu nguồn VLĐ thường xuyên (NWC):
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn.
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp,
để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh
nghiệp.
Cách tính minh họa theo sơ đồ:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Sơ đồ 1.1: Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp 1: NWC > 0, khi đó sẽ có một sự ổn định trong sản xuát
kinh doanh của doanh nghiệp vì một bộ phận nguồn vốn thường xuyên tài trợ
cho tài sản lưu động để phục vụ cho hoạt động SXKD.
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
(NWC)
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn thường
xuyên
+ Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn chủ sở
hữu
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
13
Trường hợp 2: NWC < 0, là dấu hiệu việc sử dụng sai vốn, cán cân
thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng
Trường hợp 3: NWC =0, trường hợp này tạo ra sự không ổn định trong
SXKD của doanh nghiệp, đặc biệt với những ngành có tốc độ quay vòng vốn
chậm.
Nhìn chung, với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách
thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, xem xét mối quan
hệ này cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những cách điều chỉnh và lựa chọn chính
sách tài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp.
1.2.2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đánh giá quy
mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài
sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản và
từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh,
khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản ta thấy được
chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biến động cơ
cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh
nghiệp bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu:
+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán
+ Tỷ trọng của từng loại tài sản
Tỷ trọng từng
=
Giá trị của từng loại tài sản
x 100%
loại tài sản Tổng giá trị tài sản
Phương pháp đánh giá:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
14
Đánh giá quy mô, sự biến động của tài sản: so sánh tổng tài sản cũng như
từng loại tài sản giữa cuối kì và đầu kì kể cả số tuyệt đối và tương đối. Thông
qua quy mô tổng tài sản , từng loại tài sản cho ta thấy được hoạt động phân bổ
vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh và cho từng lĩnh vực , từng
loại tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng loại tài sản cho ta
thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh
vực, cho từng loại tài sản có hợp lí hay không.
1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp
Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường
xuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằng
tiền. Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong
tổng vốn kinh doanh nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.Nếu quản trị loại vốn này không tốt doanh nghiệp có
thể đối mặt nguy cơ phải tuyên bố phá sản khi các khoản nợ tới hạn không
hoàn trả được và cũng không đàm phán với chủ nợ lùi thời hạn thanh toán.
Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp vừa
cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp về việc chấp hành định mức
dự trữ tiền có hợp lí hay không, cung cấp thông tin đảm bảo an ninh thanh toán
và tình hình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp. Từ đó có thể định hướng cho
việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tương lai. Không
những vậy đây là cách xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ diễn ra trong
một kì hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp: xem xét diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền
trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kì nhất
định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
15
*Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền
Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộ
các khoảnmục trên Bảng cân đốikế toánthành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu
cuốikỳ với đầu kỳ để tìmra sựthay đổicủamỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế
toán. Mỗi sựthay đổicủatừng khoảnmục sẽ được xem xét và phản ánh vào một
trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản
Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:
+ Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản
mục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau
+ Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự
phòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền
và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền.
*Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc
thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem
xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã
được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn tới tăng hay giảm
tiền. Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo.
Để đánh giá cấu trúc dòng tiền của doanh nghiệp thì hệ số tạo tiền( Hc) là
chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và được xác định như sau:
Hệ số tạo tiền (Hc) =
IF( dòng tiền thu về)
OF( dòng tiền chi ra)
Hxc phản ánh: bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kì sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng thu về. Tuy nhiên doanh nghiệp cso Hc càng cao( Hc>>1)thì
cân đối giữa khả năng thanh khoản, chớp cơ hội đầu tư, quan hệ thương mại
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
16
càng lớn. Hc quá thấp (Hc<1)sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thu chi, mất an toàn
thanh toán, rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
1.2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình công nợ của doanh nghiệp
Mục tiêu: Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ
đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh
nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan
tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn
thanh toán các khoản nợ này khi đến hạn.
Chỉ tiêu đánh giá: hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của
doanh nghiệp bao gồm:
-, Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: các chỉ tiêu nợ phải thu, nợ
phải trả trên bảng cân đối kế toán và được tóm tắt trên bảng phân tích quy mô
công nợ.
-, Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ: Hệ số các khoản
phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kì thu hồi nợ.
Việc đánh giá tình hình công nợ được thực hiện qua các hoạt động sau:
+, Đánh giá quy mô công nợ.
+, Đánh giá tình hình công nợ.
Đánh giá quy mô công nợ.
Để đánh giá quy mô công nợ, thường dùng các chỉ tiêu là nợ phải thu,
nợ phải trả. Các chỉ tiêu này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp.
Đánh giá cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ.
Để đánh giá cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ, cần sử dụng hệ số các
khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, kỳ thu tiền trung bình, kỳ trả nợ bình
quân.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
17
+ Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản
Phải thu
=
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị
chiếm dụng.
+ Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản
phải trả
=
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được
tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
+ Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền
trung bình
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu (có thuế) bình quân 1 ngày.
+ Kỳ trả nợ bình quân:
Kỳ trả nợ
bình quân
=
Nợ phải trả nhà cung cấp bình quân
Trị giá mua vào bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán
của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.
Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu trên
bảng phân tích tình hình công nợ giữa cuối kì với đầu kì, các chỉ tiêu hệ số các
khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả giữa cuối kì với đầu kì , các chỉ tiêu
hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân giữa năm nay với năm trước.
Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, thực tế của
doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp
trong kì.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
18
Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Mục tiêu: Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của
doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo
thời hạn phù hợp. Thông qua việc đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các
khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ
trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp
quản lý kịp thời.
Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bao gồm:
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường, khi hệ số này thấp
(đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp và được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho
nợ ngắn hạn, ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động,
hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho biết khi
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn
cấp hàng tồn kho.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
19
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của
doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời,
còn gọi là hệ số vốn bằng tiền, được xác định bằng công thức sau:
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng
các khoản tiền và tương đương tiền. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi,
tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về
chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thành tiền
trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Chủ nợ sẽ yên tâm hơn nếu chỉ
tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo
được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và
cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này
cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo
cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy
động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh
doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở để đảm bảo cho tình hình thanh
toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho
tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động
kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu
kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
20
Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so
sánh khả năng thanh toán giữa cuối kì với đầu kì, năm nay với năm trước hoặc
so sánh với bình quân ngành. Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, căn cứ vào
kết quả so sánh, căn cứ vào tình hình thực tể của doanh nghiệp để đánh giá khả
năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.5.1. Đánhgiá khái quátkết quả kinhdoanhthông qua báo cáo kết quả
kinh doanh.
Mục đích đánh giá: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi
thời kì ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận
và có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kì.
Thông tin về kết quả kinh doanh cung cấp cho các đối tượng quan tâm về tình
hình kinh doanh và kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực, xác định được điểm
mạnh, điểm yếu trong quản lý doanh nghiệp, tiềm năng trong tìm kiếm lợi
nhuận để đưa ra các quyết định có liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá: Thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh quy mô, thu
nhập, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ theo tổng số và từng lĩnh vực hoạt động.
- Các tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận
trong kỳ theo từng hoạt động cho biết cơ cấu chi phí, trình độ tổ chức
hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng hoặc nguy
cơ của doanh nghiệp.
1.2.2.5.2. Hệ số hiệu suất hoạt động.
Hiệu suất sử dụng VLĐ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
21
• Tốcđộluân chuyểnVLĐ:thểhiện qua vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ
-Vòng quay VLĐ
Số vòng quayVLĐ =
DTT trong kỳ
VLĐ bình quân
Vòng quay VLĐ thể hiện trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng hay
nói cách khác cứ 1 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng DTT. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả dử dụng VLĐ cao vì hàng hóa tiêu
thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp… làm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, lợi
nhuận. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tư
tồn kho nhiều, hoặc tiền mặt tồn quỹ, số lượng khoản phải thu nhiều…
- Kỳ luân chuyển VLĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kì ( 360 ngày)
Vòng quay VLĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ thể hiện số ngày 1 vòng quay VLĐ, đây là chỉ tiêu
ngược của vòng quay VLĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn thấp và ngược lại.
- Hàm lượng VLĐ
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh
thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu này
được tính như sau:
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Tổng doanh thu thuần
Tốc độ luân chuyển HTK:
- Số vòng quay HTK
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
Số HTK bình quân trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
22
Thông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ ra rằng:
việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ
kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu hệ số này thấp thì có
thể DN dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc việc tiêu thụ sản
phẩm chưa tốt.Từ đó có thể làm cho dòng tiền vào của DN giảm đi và đặt DN
vào tình trạng khó khăn về mặt TC trong tương lai.
- Số ngày 1 vòng quay HTK:
Số ngày 1 vòng quay HTK =
360
Số vòng quay HTK
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thể hiện qua kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu
DT bán hàng bình quân 1 ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, phản
ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN bắt đầu kể từ lúc xuất hàng cho
đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của DN chủ yếu phụ
thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN. Do vậy, khi
xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng
trưởng doanh thu của DN. Kỳ thu tiền trung bình quá cao so với các DN trong
ngành cũng có thể nói lên tình trạng DN đang phải đối mặt với nợ khó đòi, vấn
đề quản lý công nợ phải thu chưa tốt… Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hay thấp
cũng còn phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách của DN.
*Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt vì
doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
Tình hình sử dụng VCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
23
-Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng
VCĐ
=
DTT trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng VCĐ của DN trong kỳ,
nó cho biết mỗi đồng VCĐ bình quân tham gia vào SXKD có thể mang lại bao
nhiêu đồng DTT. Nói chung, hệ số này càng cao càng thể hiện được hiệu quả
trong sử dụng VCĐ. Tuy nhiên DTT và VCĐ bình quân đều là những chỉ tiêu
tổng quát do vậy khi đánh giá cần kết hợp với tình hình cụ thể của DN để có
những kết luận hợp lý.
- Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn
TSCĐ
=
Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Tổng NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá
- Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo
ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanh
thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định).
Hàm lượng VCĐ
=
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh
giá trình độ sử dụng VCĐ của DN
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
-Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác:
Hiệu suất sử dụng
VCĐ cà vốn dài hạn khác
=
DTT trong kỳ
VCĐ Và vốn dài hạn khác bình quân
trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
24
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ số này rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh trong kỳ, luôn thu hút sự chú ý không những của các nhà
quản trị mà còn rất nhiều đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp. Chúng
phản ánh một cách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý
của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua, giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch
tài chính trong thời gian tới.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu
thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh
thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý,
tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí
thì sẽ nâng cao được chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào
đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận
trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả
năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của
nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các xác định
như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
25
Tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản (BEP)
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản (hay VKD bình quân)
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi
suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay là tiêu
cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mối đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh
giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ
số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức
lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cách
xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
26
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị
tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản,
trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm
thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Thu nhập 1 cổ
phần thường
=
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một
trong những mục tiêu mà các nhà quản trị doanh nghiệp luôn hướng tới.
- Mối quan hệ giữ các hệ số (phương trình Dupont):
Lợi nhuận sau thuế LNST VKD bình quân
ROE = = x
VCSH bình quân sử VKD bình quân trong VCSH
dụng trong kỳ kỳ bình quân
1 1
= ROA x = ROS x Số vòng quay VKD x
1 – Hệ số nợ 1 – Hệ số nợ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
27
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHÔM VIỆT PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.Quátrìnhhìnhthànhvà pháttriểncủacôngtycổ phần Nhôm Việt Pháp.
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.
Tên gọi Công ty : Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp
- Loại hình doanh ng
hiệp: Công ty cổ phần.
-Trụsở chínhcủaCôngty:Lô A2– CN7, đườngCN8– KCNTừLiêm, Hà Nội
- Điện thoại :0437805194 Fax: 0337805195
- Email: info@nhomvietphap.com
- Website: http://nhomvietphap.com
Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thành lập năm 2000 dựa trên sự
hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa Pháp có tư cách pháp nhân,
thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng.
Công ty có 1 nhà máy sản xuất trực thuộc công ty
- Nhà Máy Nhôm Việt Pháp
- Địa chỉ: Lô A2 – CN7, đường CN8 – KCN Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại :0437805194
- Fax: 0337805195
- Email: info@nhomvietphap.com
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, buôn bán các sản phẩm nhôm thanh định
hình, cửa cuốn. Dịch vụ sơn tĩnh điện.
Loại hình doanh nghiệp: công ty Cổ phần.
Kì kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kì kế toán: Việt Nam Đồng ( VNĐ )
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
28
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung.
Phương thức khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
2.1.1.2. Quá trìnhhình thành và pháttriển của công ty cổ phần Nhôm ViệtPháp.
Nền kinh tế đang rất phát triển với ngày càng nhiều công trình xây dựng
được xây mới. Điều đó đã kích thích gia tăng nhu cầu sử dụng các loạt vật liệu
làm cửa tốt với giá thành thấp đồng thời đảm bảo được sự an toàn và tiện dụng
cho người sử dụng. Do đó Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thành lập
năm 2000 dựa trên sự hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa Pháp.
Được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và
nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
của mình, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung.
Những định hướng phát triển Công ty đặt ra ngay từ khi thành lập dần dần
đưa vào thực tế cuộc sống đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh và vững
chắc trong tương lai của toàn công ty. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển
Côngty cổ phần Nhôm Việt Pháp đã có nhiều thay đổi so với khi mới thành lập.
Hiện nay, công ty đã từng bước đứng vững trên thị trường với mức doanh thu
ngày càng lớn và gia tăng rõ rệt qua các năm.
2.1.1.3. Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty.
2.1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
A, Chức năng.
Chức năng chínhcủacôngty là gia công, sản xuất các loại cửa nhôm, cửa
cuốn mang thương hiệu riêng của công ty như Frandoor, thanh nhôm định hình
mang thương hiệu Fran aluminium.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
29
Vận chuyển, thi công và hoàn thiện lắp đặt ở các công trình xây dựng mà
công ty cung cấp các sản phẩm do mình sản xuất.
B, Nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định
của Nhà nước. nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chủ trương
chínhsáchcủaĐảng, pháp luật của nhà nước, phát luật về bảo vệ môi trường và
giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòngtoàn
dân. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách
- Tạo lập và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
- Tổ chức bộ máy quản lý làm việc hiệu quả hơn, tuyển dụng những
người có trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vu cho nhân viên
- Chủ động đi sâu nghiên cứu thị trường, tạo dựng những mối quan hệ tốt
với đối tác.
- Xác định rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược kinh doanh để hoàn
thành mục tiêu của công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ
sở tôn trọng pháp luật.
- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, kỉ luật lao
động cao. Không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn công
ty, quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, góp phần làm cho xã hội tốt
đẹp hơn.
2.1.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty Nhôm Việt Pháp:
Sản xuất nhôm thanh định hình mang thương hiệu FRAN
ALUMINIUM.
Sản xuất cửa nhôm, cửa cuốn mang thương hiệu FRANDOOR.
Thi công và hoàn thiện công trình xây dựng.
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
30
Tấtcảcác Quytrìnhsảnxuấtcủanhà máy Nhôm Việt Pháp trực thuộc công
ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý và theo đó là nhiệm vụ của các bộ phận luôn
được Công ty quan tâm xây dựng và đổi mới phù hợp với đặc điểm quản lý của
Công ty nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về thế mạnh của đơn vị.
Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng và tổ chức theo
sơ đồ:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
- Chủ tịch kiêm giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, chịu trách
nhiệm trước Tập đoàn về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khách hàng, giám đốc tổ chức, lãnh đạo, điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước.
- Phó giám đốc: Hiện nay, Công ty có hai phó giám đốc.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và tổ chức hành chính
P.Kinh
Doanh
P.Kế
toán –
Tài Vụ
GIÁM ĐỐC
P.Tổ chức
– Hành
Chính
P.Kế
hoạch –
Kỹ thuật
P.
Marketin
g
Nhà Máy Nhôm Việt
Pháp
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
31
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
- Khối văn phòng Công ty : gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc, Các phó giám
đốc, 5 phòng nghiệp vụ (Tổ chức hành chính, Quản lý kỹ thuật, Kinh doanh,
Kế toán tài chính, Maketing).
- Công ty còn có một nhà máy nhôm đặt tại công ty và chịu trách nhiệm
quản lý trực tiếp của giám đốc công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán
Sơ đồ bộ máy quản lý Tài chính-kế toán
Đặc điểm công tác kế toán.
- Kỳ kế toán năm : bắt đầu từ ngày 01/01/2015 kết thúc vào ngày 31/
12/2015)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Việt Nam Đồng
- Chế độ kế toán áp dụng : QĐ 48
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp
khấu hao đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Không có
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
TRƯỞNG PHÒNG
(Kế toán trưởng)
Phó phòng phụ
trách kế toán
Phó phòng phụ
trách tài chính
Kế
toán
thuế
Kế
toán
tài sản
Kế toán
công nợ
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
Nhật ký
chung
Thủ
quỹ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
32
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo doanh thu thực
tế
2.1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp được thành lập với chức năng chính là
sản xuất các sản phẩm để thu lợi nhuận. Công ty có nhiều loại sản phẩm khác
nhau với các quytrìnhsản xuất và lắp đặtkhác nhau phùhợp với yêu cầu cao của
từng khách hàng.
Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất kinh doanh của công ty:
Nhập nguyên liệu: Công ty sẽ nhập các nguyên liệu từ các nhà cung cấp
để sản xuất. Tùy vào mục đíchsản xuất là cửa nhôm, cửa cuốn hay nhôm thanh
định hình để từ đó nhập các nguyên liệu cho phù hợp.
Tổ chức sản xuất tại nhà máy: Các nguyên liệu đã nhập sẽ được đưa vào
nhà máy sản xuất để cho ra các sản phẩm. Tùy vào mục đích sản xuất mà thời
gian hoàn thành sản xuất cũng không giống nhau.
Nhập kho thành phẩm: Sau khi đã sản xuất xong các thành phẩm hoàn
thiện sẽ được đưa vào nhập kho.
Vận chuyển và lắp đặt: Công ty sẽ vận chuyển hàng cho các đại lý tại
các tỉnh thành hay cho các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Công ty có
hỗ trợ việc vận chuyển và lắp đặt các sản phẩm đảm bảo các sản phẩm hoạt
động tốt nhất như đã cam kết với thời gian bảo hành bảo đảm.
2.1.2.3. Nguồn nhân lực.
Nhập
nguyên liệu
sản xuất.
Tổ chức sản
xuất tại nhà
máy.
Vận chuyển
và lắp đặt
cho khách
hàng
Nhập kho
các thành
phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
33
Nguồn lao động của công ty được lấy từ nhiều địa chỉ khác nhau phù hợp
loại hình công việc với chuyên ngành và cấp độ khác nhau. Lao động làm việc
tại công ty được phân loại theo từng phòng ban cụ thể.
Các công nhân, kĩ sư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở nhà máy
được côngtyđào tạo bàibản. Thường xuyên được đi học các khóa tập huấn giúp
nâng cao hiệu quả làm việc cũng như từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
34
2.1.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
Côngty Cổ phần nhômViệt Pháp gồmcó 1 trụ sở chínhkhốivăn phòngvà
1 nhà máy sảnxuất được đặt tại cạnh trụ sở. Nhà máy của công ty được trang bị
các dây truyền sản xuất hiện đại có quy mô lớn từ Đức, Italia... các thiết bị thi
công xây lắp và các dây chuyền sản xuất tiên tiến như Máy ép nhôm, máy tạo
hình thanh, máy cắt nhôm, máy ép góc nhôm, các oto chuyên chở hiện đại. Tất
cả máy móc thiết bị của công ty đều có chất lượng tốt được nhập khẩu từ các
quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như: Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Thụy Điển…
2.1.2.5. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh.
Công ty Cố phần nhôm Việt Pháp là một thương hiệu có uy tín trên thị
trường trongvà ngoàinước. Các sảnphẩm cửa nhôm, thanh nhôm, cửa cuốn của
công ty được rất nhiều nhà đầu tư xây dựng yêu thích và tin tưởng vì giá thành
hợp lý mà độ an toàn và chất lượng sản phẩm của công ty lại cao. Các sản phẩm
của công ty đã có mặt tại các đại lý cũng như các cửa hành lớn ở các tỉnh thành
trên kháp cả nước. Công ty cũng xuất khẩu 1 phần nhỏ các sản phẩm của mình
sang Lào, Campuchia,..vàđã nhận được các phảnhồitíchcực củangười sử dụng
sản phẩm.
2.1.2.6. Tìnhhình cung cấp vật tư
Vật liệu được cung cấp ổn định luôn đảm bảo đủ so với yêu cầu tiến độ
đặt ra, các vật liệu đưa và đều đảm bảo yêu cầu về mỹ kỹ thuật, đều có chứng
chỉ sản xuất hàng hoá nhập xuất, có nguồn gốc rõ ràng và đạt các chỉ tiêu khắt
khe theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
Các nhà cung cấp vật tư cho công ty đều là những công ty lớn có uy tín
trên thị trường thế giới cũng như trong nước. Do đó nguồn cung cấp các
nguyên liệu này rất ổn định và đảm bảo về chất lượng, số lượng và thời gian.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
35
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của công ty.
a,Thuận lợi: Là đơn vị đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nhôm nên công ty nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền các cấp,
các cơ quan, ban ngành cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác. Hệ
thống khách hàng quen thuộc là một ưu thế lớn của công ty so với những
doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực trong nước và đặc biệt là trên địa
bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, sự năng động của Giám đốc, đội ngũ cán bộ các bộ phận
trong công ty với những cá nhân có năng lực, tận tâm với công việc, công nhân
các đội, các tổ là những người thợ lành nghề, tất cả điều đó đã góp phần tích
cực vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
b, Khó khăn: Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức như:
-Thị trường thu hẹp do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp;
-Sự biến động về giá vật tư, nguyên liệu đầu vào: giá nhiên liệu thường xuyên
biến động và luôn ở mức cao, bình quân là tăng, đặc biệt trong những năm gần
đây. Giá vật tư, nguyên liệu, nhân công, dịch vụ cũng đều tăng rất cao.
-Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ngày càng thiếu, do tính
chất đặc thù của ngành vận tải và xây dựng.
-Không chỉ có vậy, việc thanh quyết toán các đơn hàng còn gặp rất nhiều
khó khăn, nhiều đơn hàng đã lắp đặt xong nhưng vẫn chưa được quyết toán hết
dẫn đến công ty thiếu vốn để nhập nguyên liệu sản xuất gây thiệt hại không
nhỏ cho công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
36
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013
Doanh thu
BH&CCDV 74,335,863,763 35,316,675,163 12,883,483,409
Doanh thu tài chính
9,850,753 2,660,678 4,577,916
Lợi nhuận khác
268,804 (129,904) 3,424,000
Tổng LN trước thuế
176,500,220 173,274,195 91,776,734
Lợi nhuận sau thuế
137,670,054 129,955,647 68,832,551
Vốn kinh doanh bình
quân 28,312,089,032 15,252,887,806
Thu nhập 1 cổ phần
- - -
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Theo bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2015 ta có
thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2015 ngày
càng hiệu quả và ổn định. Điều đó thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu tài chính tăng nhanh qua các năm từ đó làm cho lợi
nuận sau thuế của công ty cũng tăng. Công ty làm ăn có lãi đồng thời mở rộng
vốn kinh doanh giúp công ty phát triển và lớn mạnh hơn.
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.
2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty.
2.2.1.1. Đánh giá sự biến động nguồn vốn của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
37
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
(đồng)
Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng
(%)
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
16,406,295,355
45.87 1,641,548,238 7.87
14,764,747,117
899.44 38.01
I. Nợ ngắn hạn
16,406,295,355
100.00 1,641,584,238 100.00
14,764,711,117
899.42 -
1. Vay ngắn hạn
-
- - -
-
- -
2. Phải trả cho người bán
1,825,278,540
11.13 824,841,866 50.25
1,000,436,674
121.29 (39.12)
3. Người mua trả tiền trước
14,318,758,512
87.28 642,740,161 39.15
13,676,018,351
2,127.77 48.12
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 23,744,332
0.14 30,573,952 1.86
(6,829,620)
(22.34) (1.72)
5. Phải trả người lao động.
240,931,116
1.47 119,121,404 7.26
121,809,712
102.26 (5.79)
6. Các khoản phải trả ngắn hạn
khác. (2,417,145)
(0.01) 24,306,855 1.48
(26,724,000)
(109.94) (1.50)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
38
II. Nợ dài hạn
-
- - -
-
- -
1. Vay và nợ dài hạn
-
- - -
-
- -
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
19,356,984,262
54.13 19,219,314,208 92.13
137,670,054
0.72 (38.01)
I. Vốn chủ sở hữu
19,356,984,262
100.00 19,219,314,208 100.00
137,670,054
0.72 -
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
19,000,000,000
98.16 19,000,000,000 98.86
-
- (0.70)
7. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 356,984,262
1.84 219,314,208 1.14
137,670,054
62.77 0.70
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
35,763,279,617
100.00 20,860,898,446 100.00
14,902,381,171
71.44 -
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
39
Qua bảng 2.2: phân tíchcơ cấu và sự biến động của nguồn vốn công ty ta
thấy công ty cổ phần Nhôm VIệt Pháp có tổng nguồn vốn cuối năm 2015 đạt
hơn 35,7 tỷ đồng, tăng hơn 14,9 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2015
(tương ứng với tỷ lệ tăng là 71,44%). Chứng tỏ công ty đã gia tăng nhanh
nguồn vốn huy động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu
nguồn vốn năm 2015, Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh vào cuối năm, đồng
thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng với một lượng rất nhỏ so với nợ
phải trả. Cuối năm 2015 Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cao
hơn rất nhiều so với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thời điểm đầu
năm (tăng 899.44% so với đầu năm) cho thấy doanh nghiệp huy động vốn có
xu hướng tăng mạnh nguồn huy động vốn từ bên ngoài, cụ thể là từ các khoản
Nợ ngắn hạn nhằm tận dụng đòn bẩy tài chính, khuếch đại ROE. Do vậy, mức
độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, nếu các
khoản vốn vay không được sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro cho doanh
nghiệp, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Để
đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không ta đi sâu vào phân tích cụ thể
các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:
Nợ phải trả: Nợ phải trả thời điểm cuối năm 2015 tăng mạnh so với đầu
năm (tăng hơn 14.7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 899.44%). Có sự tăng
mạnh là do ảnh hưởng của sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng
chủ yếu do tăng các khoản Phải trả cho người bán (cuối năm tăng 121.29% so
với đầu năm), Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (cuối năm tăng 22,43% so
với đầu năm) và đặc biệt là khoản người mua trả tiền trước (cuối năm tăng
mạnh 2,127.77% so với đầu năm). Đây là khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng
vốn. Như khoản người mua trả tiền trước thay vì trả tiền theo từng giai đoạn
trong hợp đồng đồng. Để có thể chiếm dụng khoản vốn này công ty đã áp dụng
nhiều chính sách chiết khấu háp dẫn đối với các khách hàng thanh toán sớm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
40
trước thời hạn. Tuy nhiên khoản vốn chiesm dụng này lại bị hạn chế về mặt
thời gian, chỉ có thể sử dụng tạm thời, trong thời gian ngắn cần quản lí chặt chẽ
để tránh xảy ra các rủi ro như khi chiếm dụng lương nếu không thanh toán
được sẽ làm mất uy tín của công ty cũng như làm mất khả năng thanh toán.
Còn về phần phải trả người bán nếu quá hạn vẫn chưa thanh toán sẽ dẫn đến
tình trạng bị phạt vì quá hạn gây thiệt hại cho công ty.
Nguồn Vốn chủ sở hữu: Qua bảng phân tích cho thấy, Vốn chủ sở hữu
của công ty trong năm 2015 có xu hướng tăng nhẹ về số lượng, tuy nhiêm lại
giảm mạnh về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty tại
thời điểm đầu năm 2015 đạt 19.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92.13% trong tổng
nguồn vốn. Đến cuối năm 2015, Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 137.67 triệu đồng
lên mức 19.356 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54.13% trong tổng Nguồn vốn của
công ty. Cụ thế:
+Vốn đầu tư của chủ sử hữu của công ty trong năm 2015 tại thời điểm
đầu năm và cuối năm đều là 19 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng của Vốn đầu tư của
chủ sử hữu tại thời điểm cuối năm là 98.16% trong tổng vốn chủ sở hữu, giảm
0.7 % so với thời điểm đầu năm.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp thu được lại có
xu hướng tăng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tài thời
điểm đầu năm 2015 là 219.314 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.14% trong Vốn
chủ sở hữu. Đến thời điểm cuối năm 2015 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
của doanh nghiệp là 356.984 triệu đồng, tăng 137.67 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng lên đến 62.77%, chiếm tỷ trọng 1.84%trong Vốn chủ sở hữu. Điều
này cho thấy, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất kinh doanh nên
lợi nhuân sau thuế tăng khá cao. Tuy nhiên so với sự tăng của vốn kinh doanh
thì vẫn chưa phù hợp. Do đó doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp
hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
41
Tóm lại, qua phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty cho thấy
doanh nghiệp đang thực thi chính sách huy động nợ, trong đó chủ yếu là Nợ
ngắn hạn sẽ mang lạicho doanh nghiệp cơ hội để tận dụng tính chất đòn bẩy
tài chính với chi phí thấp, và chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp khá cao. Tuy
nhiên, tỷ trọng nợ cao trong cơ cấu nguồn vốn gây áp lực thanh toán rủi ro tài
chính tăng. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét thận trọng sự
biến động của các khoản nợ, thời hạn thanh toán nợ để kịp thời xử lý nhằm
tránh gây mấtkhả năng thanh toán ngắn hạncủa doanh nghiệp trong năm tài
chính tiếp theo. Bên cạnh đó, nguồn Vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm
mạnh tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của
doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng vốn chủ.
2.2.1.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.3: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
TT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2015 31/12/2014
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
(%)
1 Tổng NV đồng 35,763,279,617 20,860,898,446 14,902,381,171 71.44
2 NPT đồng 16,406,295,355 1,641,584,238 14,764,711,117 899.42
3 VCSH đồng 19,356,984,262 19,219,314,208 137,670,054 0.72
4 Hệ số nợ
[(4)=(2)/(1)]
lần 0.4587 0.0787 0.3801 482.97
5 Hệ số VCSH
[(5)=(3)/(1)]
lần 0.5413 0.9213 (0.3801) -41.25
6 HS đảm bảo
nợ
[(6)=(3)/(2)]
lần 1.1799 11.7078 (10.5279) -89.92
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy Hệ số nợ của công ty cuối năm 2015 là
0.4587 lần có xu hướng tăng mạnh so với đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
42
482.97%). Cho thấy công ty tăng huy động nguồn vốn từ vay nợ lên rất nhanh.
Điều đó làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty giảm mạnh. Tình hình
tài chính phụ thuộc nhiều vào bên ngoài.
Hệ số VCSH cuối năm 2015 là 0.5413 và có xu hướng giảm cho thấy
công ty chủ yếu huy động vốn từ bên ngoài. Điều này sẽ gây ra rủi ro cao hơn,
phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hơn.
Hệ số đảm bảo nợ giảm mạnh, đến cuối năm 2015 chỉ còn 1.1799 lần
(giảm 89.92%).Điều này gây bất lợi cho công ty vì công ty dễ mất tự chủ về tài
chính khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tóm lại, trong năm 2015 quymô vốn của công ty tăng lên là dấu hiệu tích
cực cho thấy sự mở rộng về quy mô kinh doanh của công ty. Tuy nhiên sự tăng
lên của quy mô chủ yếu là do sự tăng lên nhanh chóng của các khoản nợ phải
trả. Cho thấy công ty đang đẩy mạnh sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài,
điều này làm tăng rủi ro cho công ty khi phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên
ngoàiđặt ra yêu cầu cho nhà quản trị phảiquản lý chặt chẽ các khoản nợ phải
trả để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
43
2.2.1.3. Đánh giá hoạt động tài trợ của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.
Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn theo thời gian.
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền (VND)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (VND)
Tỷ
trọng Số tiền (VND)
Tỷ
lệ(%)
(%)
I.Tàisản
35,763,279,617 100.00 20,860,898,446 100.00 14,902,381,171 71.44
1.Tài sản ngắn
hạn 34,886,630,732 97.55 20,226,569,786 96.96 14,660,060,946 72.48
2.Tài sản dài hạn
876,648,885 2.45 634,328,660 3.04 242,320,225 38.20
II.Nguồn vốn
35,763,279,617 100.00 20,860,898,446 100.00 14,902,381,171 71.44
1.Nguồn vốn
ngắn hạn 16,406,295,355 45.87 1,641,584,238 7.87 14,764,711,117 899.42
2.Nguồn vốn dài
hạn 19,356,984,262 54.13 19,219,314,208 92.13 137,670,054 0.72
a. Nợ dài hạn
- - - - - -
b. Vốn chủ sở
hữu 19,356,984,262 100.00 19,219,314,208 100.00 137,670,054 0.72
III.Nguồn
VLĐTX =
18,480,335,377 18,584,985,548 (104,650,171) (0.56)
NVDH – TSDH
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Quabảng2.4: Cơ cáu và sự biến động của nguồn vốn ta nhận thấy ở cả hai
thời điểm đầu năm và cuối năm thì NVDH luôn lớn hơn TSDH rất nhiều lần làm
cho nguồnvốnlưu độngthường xuyên luôn dương. Đầu năm 2015 là hơn 18.584
tỷ đồng.,cuốinăm giảm nhẹ 18.480 tương ứng với tỷ lệ giảm 0.56%. Có sự giảm
như vậy là do công ty đầu tư mua 1 số thiết bị mới phục vụ dịch vụ sản xuất sơn
tĩnh điện. Do nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn ở mức dương
nên ta có thểthấy côngtyđãđảmbảo đượcmức độantoàntrongkinh doanh, giảm
thiểu rủi ro cho công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
44
Cuối năm 2014: Cuối năm 2015:
Sơ đồ mô hình tài trợ của công ty cuối năm 2014 và 2015.
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC tại thời điểm cuối năm 2014
và cuối năm 2015 đều dương, chứng tỏ chính sách tài trợ của công ty an toàn
và ổn định, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên nguồn vốn lưu
động thường xuyên quá cao thì chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh
nghiệp sẽ cao.
Ta nhận thấy mô hình tài trợ này là phù hợp với đặc thù SXKD của công
ty,giảm thiểu rủi ro cho công ty, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy
nhiên chi phí sử dụng vốn lại quá cao dẫn đến giảm lợi ích cho doanh nghiệp,
vì vậy sang năm 2016 công ty vẫn phải điều chỉnh chính sách tài trợ vốn cho
hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính NWC >0.
TSNH
(96.96%)
(NVLĐTX)
NVDH
(92.13%)
NVNH
(7.87%)
TSDH
(3.04%)
TSNH (97.55%)
(NVLĐTX)
NVDH
(54.13%)
TSDH (2.45%)
NVNH (45.87)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
45
Kết luận chung về tình hình huy động vốn của công ty.
Qua phân tích ta có thể thấy được những mặt mạnh của công ty trong
tình hình huy động vốn như sau:
- Quy mô vốn của công ty tăng lên nhanh cho thấy công ty đang mở
rộng sản xuất kinh doanh, đang trên đà phát triển.
- Công ty đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn, NWC > 0 giảm thiểu rủi do
cho công ty.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Nguồn vốn huy động chủ yếu từ bên ngoài tăng cao rủi do cho công ty
khi phải lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các TSNH nên chi
phí sử dụng cao gây thiệt hại nhiều cho công ty.
- Cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cao, đây có thể hướng để
công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính.
2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty.
2.2.2.1. Đánh giá sự biến động tài sản.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
46
Bảng 2.5. Cơ cấu và sự biến động của tài sản.
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
(đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
34,886,630,732 97.55
20,226,569,78
6
96.96 14,660,060,946 72.48 0.59
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền. 13,434,520,595 38.51
12,534,844,60
1
61.97 899,675,994 7.18 (23.46)
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn - - - - - - -
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 7,580,971,368 21.73 2,468,938,170 12.21 5,112,033,198 207.05 9.52
1. Phải thu của khách hàng
2,162,055,703 28.52 2,101,781,705 85.13 60,273,998 2.87 (56.61)
2. Trả trước cho người bán.
5,418,915,665 71.48 367,156,465 14.87 5,051,759,200
1,375.
91
56.61
IV. Hàng tồn kho
13,107,435,319 37.57 4,926,805,468 24.36 8,180,629,851 166.04 13.21
1. Hàng tồn kho
13,107,435,319 100.00 4,926,805,468 100.00 8,180,629,851 166.04 -
V. Tài sản ngắn hạn khác.
763,703,450 2.19 295,981,547 1.46 467,721,903 158.02 0.73
1. Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ 763,703,450 100.00 295,981,547 100.00 467,721,903 158.02 -
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
47
876,648,885 2.45 634,328,660 3.04 242,320,225 38.20 (0.59)
I. Tài sản cố định
758,365,636 86.51 532,669,076 83.97 225,696,560 42.37 2.53
1. Nguyên giá
866,134,838 114.21 540,681,818 101.50 325,453,020 60.19 12.71
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(107,769,202) (14.21) (8,012,742) (1.50) (99,756,460)
1,244.
97
(12.71)
II. Bất động sản đầu tư
- - - - - - -
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn - - - - - - -
IV. Tài sản dài hạn khác
118,283,249 13.49 101,659,584 16.03 16,623,665 16.35 (2.53)
1. Phải thu dài hạn
118,283,249 100.00 101,659,584 100.00 16,623,665 16.35 -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
35,763,279,617 100.00
20,860,898,44
6
100.00 14,902,381,171 71.44 -
(Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
48
Theo bảng 2.5. Cơ cấu và sự biến động của tài sản ta có thể thấy được quy
mô của doanh nghiệp đanh được mở rộng. Điều này thể hiện qua việc tổng tài
sản của doanh nghiệp đã tăng lên. Đầu năm 2015, tổng tài sản của doanh
nghiệp đạt hơn 20.8 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015 đã tăng lên hơn 35.7 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 71.44%. Tổng tài sản cuối năm của doanh nghiệp đã là hơn 35.7 tỷ
đồng. Tổng tài sản có sự biến động như trên là do cả 2 khoản mục TSNH và
TSDH của công ty đều có sự biến động. Trong đó TSNH tăng mạnh hơn
TSDH. Tỷ trọng TSNH ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015 đều lớn
hơn tỷ trong TSDH. Tuy nhiên, tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản lại có xu
hướng giảm, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản có xu hướng tăng. Để đánh giá
sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ
tiêu trên Bảng cân đối kế toán:
Tài sản ngắn hạn: Qua bảng phân tích ta thấy TSNH tại thời điểm đầu
năm 2015 là 20.226 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96.96% trong tổng tài sản. Đến
thời điểm cuối năm 2015, TSNH đã tăng 14.660 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 72.48% , lên đến 34.886 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 97.55% trong tổng
tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng lên của Các khoản
phải thu ngắn hạn cụ thể là Các khoản phải thu khách hàng, Trả trước cho
người bán, Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác, cụ thể:
Các khoản phải thu ngắn hạn: là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm
dụng khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu, tư liêu sản xuất trong kì. Đây là
khoản mục biến động tăng nhiều về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ
trọng nhiều trong TSNH cho thấy doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, có thể bị
rủi ro mất vốn trong khâu thu hồi hoặc có thể do muốn tạo uy tín với nhà cung
cấp. Tại thời điểm đầu năm 2015, Các khoản phải thu ngắn hạn là 2.468 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 12.21% trong TSNH. Đến thời điểm cuối năm 2015, Các
khoản phải thu ngắn hạn đã tăng 5.112 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
49
mạnh mẽ là 207.05%, lến đến 7.580 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 21.73% trong
TSNH. Sự biến động của Các khoản phải thu hoàn toàn là do sự tăng của
khoản mục Phải thu của khách hàng và Trả trước cho người bán.
Phải thu của khách hàng: Khoản mục này biến động tăng do công ty
sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo những đơn đặt hàng trong đó có những đơn
hàng có giá trị lớn nên chỉ cần một vài khách hàng chậm thanh toán có thể kéo
theo nợ phải thu lớn. Do đó việc tồn tại các khoản phải thu ngắn hạn lớn cũng
là hợp lý. Tuy nhiên, khoản mục này lại tăng quá lớn 207.05% có thể lí giải do
doanh nghiệp tăng cường chính sách tín dụng thương mại cởi mở với khách
hàng, thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh áp lực cạnh
tranh khốc liệt, xu hướng mở rộng quy mô. Nhưng mức độ tăng, vốn bị chiếm
dụng quá lớn ảnh hưởng đến vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên
cần có chính sách quản lí thích hợp tránh rủi ro mất vốn.
Hàng tồn kho: Chỉ tiêu Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm đầu năm
2015 là 4.926 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24.36% trong TSNH. Đến thời điểm
cuối năm 2015, Hàng tồn kho tăng 8.207 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là
166.67%, lên đến 13.131 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 37.57% trong TSNH..
Hàng tồn kho tăng chủ yếu do nguyên liệu, vật liệu tăng nên là do doanh
nghiệp đang muốn chủ động dự trữ hàng tồn kho, hạn chế những biến động của
giá vốn, tận dụng được lợi thế dự trữ nguyên vật liệu khi giá rẻ nhưng gia tăng
rất nhiều chi phí tồn trữ và chi phí quản lí. Đồng thời tăng dự trữ một lượng
lớn hàng hóa về cửa cuốn, cửa nhôm. DO năm vừa rồi công ty có ký kết hợp
đồng xây dựng công trình lớn nên công ty đã gia tăng sản xuất cửa cuốn, cửa
nhôm phục vụ công trình làm cho lượng hàng hóa tồn kho cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
50
Bảng 2.6: Chi tiết các khoản mục hàng tồn kho.
Chỉ tiêu 31/12/2015
Tỷ
trọng
(%) 31/12/2014
Tỷ
trọng
(%) Số tuyệt đối
Tỷ lệ
(%)
1. Nguyên liệu
vật liệu 1,599,331,363 12.18 313,621,598.00 6.37 1,285,709,765 409.96
2. Công cụ
dụng cụ - - - - - -
3. Chi phí
SXKD dở dang 1,285,083,380 9.79 - - 1,285,083,380 -
4. Hàng hóa 10,247,524,576 78.04 4,610,730,234.00 93.63 5,636,794,342 122.25
Tổng cộng 13,131,939,319 100.00 4,924,351,832.00 100.00 8,207,587,487 166.67
Bên cạnh đó là hai khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền cũng
như Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu năm 2015 đạt
12.534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61.97% trong TSNH, đến thời điểm cuối năm
2015 tăng nhẹ 899.6 triệu đồng lên 13.434 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
7.18%. Tuy nhiên tỷ trọng của Khoản mục tiền và tương đương tiền trong
TSNH lại giảm từ 61.97% xuống còn 38.51%. có sự sụt giảm về tỷ trọng là do
tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của
TSNH.
Tài sản dài hạn: Qua bảng phân tích ta thấy TSDH luôn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng tài sản, cụ thể: Tại thời điểm đầu năm 2015 là 634.3 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng nhỏ 3.04% trong tổng tài sản. Đến thời điểm cuối năm 2015,
TSDH đã tăng lên tới 876.6 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 38.2%,
chiếm tỷ trọng là 2.45% trong tổng tài sản. Có thể lí giải cho sự biến động này
là do sự gia tăng của TSCĐ cũng như các TSDH khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09
51
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY

More Related Content

What's hot

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngÁc Quỷ Lộng Hành
 
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim nataliej4
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhCác bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhTới Nguyễn
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệp
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệpBài tập lớn tài chính doanh nghiệp
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệpTô Ngân
 
Bài tập thảo luận KTTC1
Bài tập thảo luận KTTC1Bài tập thảo luận KTTC1
Bài tập thảo luận KTTC1Hùng Hữu
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 

What's hot (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh HóaĐề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Dầu khí, HAY
Luận văn: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Dầu khí, HAYLuận văn: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Dầu khí, HAY
Luận văn: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Dầu khí, HAY
 
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài ChínhCác bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệp
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệpBài tập lớn tài chính doanh nghiệp
Bài tập lớn tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập thảo luận KTTC1
Bài tập thảo luận KTTC1Bài tập thảo luận KTTC1
Bài tập thảo luận KTTC1
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 

Similar to Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY

Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doc
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.docLuận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doc
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doctcoco3199
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY (20)

Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doc
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.docLuận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doc
Luận Văn Phân Tích Tc Và Bp Cải Thiện Tình Hình Tc Tại Công Ty Xdct 507.doc
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên ) Nguyễn Thị Ngọc Khánh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 ii MỤC LỤC
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BEP : Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp DTT : Doanh thu thuần EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBT : Lợi nhuận trước thuế GVHB : Giá vốn hàng bán HĐKD : Hoạt động kinh doanh HTK : Hàng tồn kho NI : Lợi nhuận sau thuế NPT : Nợ phải trả NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu SXKD : Sản xuất kinh doanh TS : Tài sản TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VCĐ : Vốn cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu VKD : Vốn kinh doanh VLĐ : Vốn lưu động
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trước những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu, khi mà mức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tiềm lực tối đa của công ty mình để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chínhcủa mình. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm đánh giá được thực trạng tài chính hiện tại cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển, tình hình tài chính xấu sẽ là kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua việc các quyết định tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanhtừ huy độngvốn ở đâu? Huy động vốn như thế nào? Đầu tư vào đâu? Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn, dài hạn như thế nào?…Các quyết định phải có sự gắn kết và liên hệ với nhau tạo thành một thể thống nhất giúp cho doanhnghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả. Trongbối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động và suy thoái trầm trọng, thì công tác quản trị tài chính lại càng được quan tâm và tầm ảnh hưởng còn lớn hơn. Trong đó một vấn đề cơ bản đặt ra cho mọi doanh nghiệp ở thời điểm này là cần thiết phải đánh giá lại tình hình tài chính, từ đó định hướng được vị thế, khả năng kinh doanh, khả năng cạnh tranh, những điểm mạnh điểm yếu, nhưng lợi thế và bất
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 2 lợi từ đó đề ra những giải pháp thay đổi, khắc phục và hoàn thiện khả năng tài chính của doanh nghiệp Phân tíchtàichínhkhông chỉ có ý nghĩa tới bản thân doanh nghiệp mà còn thu hút sựquan tâm của nhiều đốitượng như: cơ quan quản lý nhà nước, chủ nợ, chủ đầutư v.v. Đốivới doanhnghiệp, phân tíchtàichínhgiúp đánh giá được thực trạng tài chính, từđó tìmra các giải pháp tài chính góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh. Đối với các đối tượng còn lại, phân tích tài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các quyết định của các nhà đầu tư. Xuất phát từ ý nghĩa của việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn cuối khóa với đề tài: “Đánhgiá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp”. 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp 2. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp. - Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng tài chính của công ty hiện nay để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty trong giai đoạn tới.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 3 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tài chính của công ty từ năm 2014 đến 2015, định hướng cho các năm tiếp theo. Nguồn số liệu: Số liệu sử dụng được lấy từ sổ sách kế toán, các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp trong hai năm 2014-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập để thấy được mức độ ảnh hưởng và xu hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối, sử dụng các bảng biểu để minh họa. 5.Kết cấu đề tài: Kết cấu luận văn gồm có 3 chương: Chương 1:Lýluận chung vềđánhgiá thựctrạng tài chínhcủa doanhnghiệp. Chương 2:Đánhgiá thựctrạng tài chínhtại Công tycổphần Nhôm ViệtPháp Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp Trong quá trình hoàn thành luận văn, em xin cám ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo ThS.Vũ Thị Hoa, các cô chú cán bộ làm công tác tài chính kế toán của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp, các thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp đã giúp em rất nhiều trong công trình nghiên cứu này. Em rất mong nhận được sự góp ý cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo cũng như các cô chú cán bộ của công ty để hoàn thiện bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 7 tháng 5 năm 2016
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp Khái niệm: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố làm đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp bán sản phẩm và thu được tiền bán hàng. Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chi phí và vật liệu đã tiêu hao, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân phối số lợi nhuận này. Như vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo sự vẫn động của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 5 Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau: Thứ nhất , quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước: quan hệ này thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như: nộp thuế, lệ phí vào ngân sách… Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác. Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: doanh nghiệp thanh toán tiền lương, thực hiện thưởng phạt vật đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: đầu tư, rút vốn hay góp vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp. Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thanh toan giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Từ các vấn đề nêu trên có thể rút ra 1 số điểm sau: Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Có kiến khác cho rằng: Tàichính doanh nghiệp là phương thức huyđộng, phân bổvà sử dụng cácnguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 6 1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp. 1.1.2.1. Khái niệm và nội dung của Quản trị tài chính doanh nghiệp. Khái niệm: Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do các quyết định tài chính doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản lí( nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lí các tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quản trị tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ rất chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung: Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu: +, Tham gia việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư. +, Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. +, Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chivà đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. +, Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp. +, Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 7 +, Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. 1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp -, Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…. -, Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và ngược lại. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp với nhau về thời gian. Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chứa tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền. -, Môi trường kinh doanh Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế- tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa-xã hội.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 8 -, Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tâng phát triển thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh. -, Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển , từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cự áp dụng các biện pháp trong huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư và ngược lại. -, Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh. -, Lạm phát: Khi lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Lạm phát cũng làm nhu cầu vốn tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định. -, Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… -, Mức độ cạnh tranh:Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm… 1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: + Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 9 Vốn tiền tệ là tiền để cho cá hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn nếu không kịp thời để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên thì sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được do. Vì vậy việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. + Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mực độ rủi ro của dự án đầu tư… nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn các hình thức và phương thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. + Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động, chuyển hóa hình thái vốn tiền tệ. Thông qua việc xem xét tình
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 10 hình thu, chi tiền tệ hàng ngày và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động. 1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp Với vai trò cơ bản của công tác đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định tài trợ, quyết định đầu tư…
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 11 Thứ ba, trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp nhà quản trị dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Thứ tư, là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Do đó, đánhgiá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. 1.2.2.1.1. Đánh giá tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Mục tiêu đánh giá: Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đa huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc thay đổi theo xu hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của chính sách huy động vốn ở mỗi thời kì. Chỉ tiêu đánh giá: +, Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. +, Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo công thức:
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 12 Tỷ trọng từng = Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn x 100% loại nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn 1.2.2.1.2. Đánh giá mô hình tài trợ vốn. Để đánh giá mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp ta đi nghiên cứu và tìm hiểu thông qua chỉ tiêu nguồn VLĐ thường xuyên (NWC): NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Cách tính minh họa theo sơ đồ: TÀI SẢN NGUỒN VỐN Sơ đồ 1.1: Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Có 3 trường hợp có thể xảy ra: Trường hợp 1: NWC > 0, khi đó sẽ có một sự ổn định trong sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp vì một bộ phận nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để phục vụ cho hoạt động SXKD. Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) Nợ ngắn hạn Nguồn vốn thường xuyên + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 13 Trường hợp 2: NWC < 0, là dấu hiệu việc sử dụng sai vốn, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng Trường hợp 3: NWC =0, trường hợp này tạo ra sự không ổn định trong SXKD của doanh nghiệp, đặc biệt với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm. Nhìn chung, với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, xem xét mối quan hệ này cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những cách điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp. 1.2.2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biến động cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh nghiệp bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: + Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán + Tỷ trọng của từng loại tài sản Tỷ trọng từng = Giá trị của từng loại tài sản x 100% loại tài sản Tổng giá trị tài sản Phương pháp đánh giá:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 14 Đánh giá quy mô, sự biến động của tài sản: so sánh tổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối kì và đầu kì kể cả số tuyệt đối và tương đối. Thông qua quy mô tổng tài sản , từng loại tài sản cho ta thấy được hoạt động phân bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh và cho từng lĩnh vực , từng loại tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng loại tài sản cho ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực, cho từng loại tài sản có hợp lí hay không. 1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường xuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằng tiền. Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong tổng vốn kinh doanh nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu quản trị loại vốn này không tốt doanh nghiệp có thể đối mặt nguy cơ phải tuyên bố phá sản khi các khoản nợ tới hạn không hoàn trả được và cũng không đàm phán với chủ nợ lùi thời hạn thanh toán. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp vừa cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp về việc chấp hành định mức dự trữ tiền có hợp lí hay không, cung cấp thông tin đảm bảo an ninh thanh toán và tình hình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp. Từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tương lai. Không những vậy đây là cách xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ diễn ra trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp: xem xét diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 15 *Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộ các khoảnmục trên Bảng cân đốikế toánthành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu cuốikỳ với đầu kỳ để tìmra sựthay đổicủamỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mỗi sựthay đổicủatừng khoảnmục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau: + Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn + Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý: + Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản mục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau + Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự phòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền. *Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn tới tăng hay giảm tiền. Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo. Để đánh giá cấu trúc dòng tiền của doanh nghiệp thì hệ số tạo tiền( Hc) là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và được xác định như sau: Hệ số tạo tiền (Hc) = IF( dòng tiền thu về) OF( dòng tiền chi ra) Hxc phản ánh: bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu về. Tuy nhiên doanh nghiệp cso Hc càng cao( Hc>>1)thì cân đối giữa khả năng thanh khoản, chớp cơ hội đầu tư, quan hệ thương mại
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 16 càng lớn. Hc quá thấp (Hc<1)sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thu chi, mất an toàn thanh toán, rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 1.2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình công nợ của doanh nghiệp Mục tiêu: Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán các khoản nợ này khi đến hạn. Chỉ tiêu đánh giá: hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm: -, Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: các chỉ tiêu nợ phải thu, nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán và được tóm tắt trên bảng phân tích quy mô công nợ. -, Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kì thu hồi nợ. Việc đánh giá tình hình công nợ được thực hiện qua các hoạt động sau: +, Đánh giá quy mô công nợ. +, Đánh giá tình hình công nợ. Đánh giá quy mô công nợ. Để đánh giá quy mô công nợ, thường dùng các chỉ tiêu là nợ phải thu, nợ phải trả. Các chỉ tiêu này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đánh giá cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ. Để đánh giá cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ, cần sử dụng hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, kỳ thu tiền trung bình, kỳ trả nợ bình quân.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 17 + Hệ số các khoản phải thu Hệ số các khoản Phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng. + Hệ số các khoản phải trả Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng. + Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu (có thuế) bình quân 1 ngày. + Kỳ trả nợ bình quân: Kỳ trả nợ bình quân = Nợ phải trả nhà cung cấp bình quân Trị giá mua vào bình quân Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày. Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu trên bảng phân tích tình hình công nợ giữa cuối kì với đầu kì, các chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả giữa cuối kì với đầu kì , các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân giữa năm nay với năm trước. Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp trong kì.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 18 Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp Mục tiêu: Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua việc đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp quản lý kịp thời. Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường, khi hệ số này thấp (đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp và được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn, ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho biết khi thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 19 + Hệ số khả năng thanh toán tức thời Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời, còn gọi là hệ số vốn bằng tiền, được xác định bằng công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Chủ nợ sẽ yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn. + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở để đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 20 Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh khả năng thanh toán giữa cuối kì với đầu kì, năm nay với năm trước hoặc so sánh với bình quân ngành. Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, căn cứ vào kết quả so sánh, căn cứ vào tình hình thực tể của doanh nghiệp để đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. 1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2.5.1. Đánhgiá khái quátkết quả kinhdoanhthông qua báo cáo kết quả kinh doanh. Mục đích đánh giá: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kì ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kì. Thông tin về kết quả kinh doanh cung cấp cho các đối tượng quan tâm về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực, xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý doanh nghiệp, tiềm năng trong tìm kiếm lợi nhuận để đưa ra các quyết định có liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá: Thông qua 2 nhóm chỉ tiêu: - Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh quy mô, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ theo tổng số và từng lĩnh vực hoạt động. - Các tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận trong kỳ theo từng hoạt động cho biết cơ cấu chi phí, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng hoặc nguy cơ của doanh nghiệp. 1.2.2.5.2. Hệ số hiệu suất hoạt động. Hiệu suất sử dụng VLĐ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 21 • Tốcđộluân chuyểnVLĐ:thểhiện qua vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ -Vòng quay VLĐ Số vòng quayVLĐ = DTT trong kỳ VLĐ bình quân Vòng quay VLĐ thể hiện trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng hay nói cách khác cứ 1 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả dử dụng VLĐ cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp… làm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tư tồn kho nhiều, hoặc tiền mặt tồn quỹ, số lượng khoản phải thu nhiều… - Kỳ luân chuyển VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kì ( 360 ngày) Vòng quay VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ thể hiện số ngày 1 vòng quay VLĐ, đây là chỉ tiêu ngược của vòng quay VLĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp và ngược lại. - Hàm lượng VLĐ Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu này được tính như sau: Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Tổng doanh thu thuần Tốc độ luân chuyển HTK: - Số vòng quay HTK Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Số HTK bình quân trong kỳ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 22 Thông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ ra rằng: việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu hệ số này thấp thì có thể DN dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc việc tiêu thụ sản phẩm chưa tốt.Từ đó có thể làm cho dòng tiền vào của DN giảm đi và đặt DN vào tình trạng khó khăn về mặt TC trong tương lai. - Số ngày 1 vòng quay HTK: Số ngày 1 vòng quay HTK = 360 Số vòng quay HTK Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thể hiện qua kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu DT bán hàng bình quân 1 ngày trong kỳ Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN bắt đầu kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của DN chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của DN. Kỳ thu tiền trung bình quá cao so với các DN trong ngành cũng có thể nói lên tình trạng DN đang phải đối mặt với nợ khó đòi, vấn đề quản lý công nợ phải thu chưa tốt… Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách của DN. *Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tình hình sử dụng VCĐ
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 23 -Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ = DTT trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng VCĐ của DN trong kỳ, nó cho biết mỗi đồng VCĐ bình quân tham gia vào SXKD có thể mang lại bao nhiêu đồng DTT. Nói chung, hệ số này càng cao càng thể hiện được hiệu quả trong sử dụng VCĐ. Tuy nhiên DTT và VCĐ bình quân đều là những chỉ tiêu tổng quát do vậy khi đánh giá cần kết hợp với tình hình cụ thể của DN để có những kết luận hợp lý. - Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá - Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định). Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ -Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác: Hiệu suất sử dụng VCĐ cà vốn dài hạn khác = DTT trong kỳ VCĐ Và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 24 1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp. Hệ thống chỉ số này rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, luôn thu hút sự chú ý không những của các nhà quản trị mà còn rất nhiều đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp. Chúng phản ánh một cách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua, giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch tài chính trong thời gian tới. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các xác định như sau:
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 25 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD bình quân) Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay là tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện mối đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cách xác định như sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 26 Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. - Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS) Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thu nhập 1 cổ phần thường = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các nhà quản trị doanh nghiệp luôn hướng tới. - Mối quan hệ giữ các hệ số (phương trình Dupont): Lợi nhuận sau thuế LNST VKD bình quân ROE = = x VCSH bình quân sử VKD bình quân trong VCSH dụng trong kỳ kỳ bình quân 1 1 = ROA x = ROS x Số vòng quay VKD x 1 – Hệ số nợ 1 – Hệ số nợ
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 27 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM VIỆT PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA 2.1.Quátrìnhhìnhthànhvà pháttriểncủacôngtycổ phần Nhôm Việt Pháp. 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần nhôm Việt Pháp. 2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty. Tên gọi Công ty : Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Loại hình doanh ng hiệp: Công ty cổ phần. -Trụsở chínhcủaCôngty:Lô A2– CN7, đườngCN8– KCNTừLiêm, Hà Nội - Điện thoại :0437805194 Fax: 0337805195 - Email: info@nhomvietphap.com - Website: http://nhomvietphap.com Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thành lập năm 2000 dựa trên sự hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa Pháp có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. Công ty có 1 nhà máy sản xuất trực thuộc công ty - Nhà Máy Nhôm Việt Pháp - Địa chỉ: Lô A2 – CN7, đường CN8 – KCN Từ Liêm, Hà Nội - Điện thoại :0437805194 - Fax: 0337805195 - Email: info@nhomvietphap.com Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, buôn bán các sản phẩm nhôm thanh định hình, cửa cuốn. Dịch vụ sơn tĩnh điện. Loại hình doanh nghiệp: công ty Cổ phần. Kì kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kì kế toán: Việt Nam Đồng ( VNĐ )
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 28 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung. Phương thức khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 2.1.1.2. Quá trìnhhình thành và pháttriển của công ty cổ phần Nhôm ViệtPháp. Nền kinh tế đang rất phát triển với ngày càng nhiều công trình xây dựng được xây mới. Điều đó đã kích thích gia tăng nhu cầu sử dụng các loạt vật liệu làm cửa tốt với giá thành thấp đồng thời đảm bảo được sự an toàn và tiện dụng cho người sử dụng. Do đó Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thành lập năm 2000 dựa trên sự hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa Pháp. Được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung. Những định hướng phát triển Công ty đặt ra ngay từ khi thành lập dần dần đưa vào thực tế cuộc sống đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh và vững chắc trong tương lai của toàn công ty. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển Côngty cổ phần Nhôm Việt Pháp đã có nhiều thay đổi so với khi mới thành lập. Hiện nay, công ty đã từng bước đứng vững trên thị trường với mức doanh thu ngày càng lớn và gia tăng rõ rệt qua các năm. 2.1.1.3. Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty. 2.1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. A, Chức năng. Chức năng chínhcủacôngty là gia công, sản xuất các loại cửa nhôm, cửa cuốn mang thương hiệu riêng của công ty như Frandoor, thanh nhôm định hình mang thương hiệu Fran aluminium.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 29 Vận chuyển, thi công và hoàn thiện lắp đặt ở các công trình xây dựng mà công ty cung cấp các sản phẩm do mình sản xuất. B, Nhiệm vụ: - Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Nhà nước. nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chủ trương chínhsáchcủaĐảng, pháp luật của nhà nước, phát luật về bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòngtoàn dân. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách - Tạo lập và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. - Tổ chức bộ máy quản lý làm việc hiệu quả hơn, tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vu cho nhân viên - Chủ động đi sâu nghiên cứu thị trường, tạo dựng những mối quan hệ tốt với đối tác. - Xác định rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược kinh doanh để hoàn thành mục tiêu của công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật. - Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, kỉ luật lao động cao. Không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn công ty, quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 2.1.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty Nhôm Việt Pháp: Sản xuất nhôm thanh định hình mang thương hiệu FRAN ALUMINIUM. Sản xuất cửa nhôm, cửa cuốn mang thương hiệu FRANDOOR. Thi công và hoàn thiện công trình xây dựng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 30 Tấtcảcác Quytrìnhsảnxuấtcủanhà máy Nhôm Việt Pháp trực thuộc công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp. 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy công ty. Bộ máy tổ chức quản lý và theo đó là nhiệm vụ của các bộ phận luôn được Công ty quan tâm xây dựng và đổi mới phù hợp với đặc điểm quản lý của Công ty nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về thế mạnh của đơn vị. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng và tổ chức theo sơ đồ: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty - Chủ tịch kiêm giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khách hàng, giám đốc tổ chức, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước. - Phó giám đốc: Hiện nay, Công ty có hai phó giám đốc. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và tổ chức hành chính P.Kinh Doanh P.Kế toán – Tài Vụ GIÁM ĐỐC P.Tổ chức – Hành Chính P.Kế hoạch – Kỹ thuật P. Marketin g Nhà Máy Nhôm Việt Pháp PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 31 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: - Khối văn phòng Công ty : gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc, Các phó giám đốc, 5 phòng nghiệp vụ (Tổ chức hành chính, Quản lý kỹ thuật, Kinh doanh, Kế toán tài chính, Maketing). - Công ty còn có một nhà máy nhôm đặt tại công ty và chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của giám đốc công ty. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán Sơ đồ bộ máy quản lý Tài chính-kế toán Đặc điểm công tác kế toán. - Kỳ kế toán năm : bắt đầu từ ngày 01/01/2015 kết thúc vào ngày 31/ 12/2015) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Việt Nam Đồng - Chế độ kế toán áp dụng : QĐ 48 - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Không có - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả TRƯỞNG PHÒNG (Kế toán trưởng) Phó phòng phụ trách kế toán Phó phòng phụ trách tài chính Kế toán thuế Kế toán tài sản Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán Nhật ký chung Thủ quỹ
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 32 - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo doanh thu thực tế 2.1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp được thành lập với chức năng chính là sản xuất các sản phẩm để thu lợi nhuận. Công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau với các quytrìnhsản xuất và lắp đặtkhác nhau phùhợp với yêu cầu cao của từng khách hàng. Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất kinh doanh của công ty: Nhập nguyên liệu: Công ty sẽ nhập các nguyên liệu từ các nhà cung cấp để sản xuất. Tùy vào mục đíchsản xuất là cửa nhôm, cửa cuốn hay nhôm thanh định hình để từ đó nhập các nguyên liệu cho phù hợp. Tổ chức sản xuất tại nhà máy: Các nguyên liệu đã nhập sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất để cho ra các sản phẩm. Tùy vào mục đích sản xuất mà thời gian hoàn thành sản xuất cũng không giống nhau. Nhập kho thành phẩm: Sau khi đã sản xuất xong các thành phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào nhập kho. Vận chuyển và lắp đặt: Công ty sẽ vận chuyển hàng cho các đại lý tại các tỉnh thành hay cho các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Công ty có hỗ trợ việc vận chuyển và lắp đặt các sản phẩm đảm bảo các sản phẩm hoạt động tốt nhất như đã cam kết với thời gian bảo hành bảo đảm. 2.1.2.3. Nguồn nhân lực. Nhập nguyên liệu sản xuất. Tổ chức sản xuất tại nhà máy. Vận chuyển và lắp đặt cho khách hàng Nhập kho các thành phẩm.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 33 Nguồn lao động của công ty được lấy từ nhiều địa chỉ khác nhau phù hợp loại hình công việc với chuyên ngành và cấp độ khác nhau. Lao động làm việc tại công ty được phân loại theo từng phòng ban cụ thể. Các công nhân, kĩ sư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở nhà máy được côngtyđào tạo bàibản. Thường xuyên được đi học các khóa tập huấn giúp nâng cao hiệu quả làm việc cũng như từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 34 2.1.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật. Côngty Cổ phần nhômViệt Pháp gồmcó 1 trụ sở chínhkhốivăn phòngvà 1 nhà máy sảnxuất được đặt tại cạnh trụ sở. Nhà máy của công ty được trang bị các dây truyền sản xuất hiện đại có quy mô lớn từ Đức, Italia... các thiết bị thi công xây lắp và các dây chuyền sản xuất tiên tiến như Máy ép nhôm, máy tạo hình thanh, máy cắt nhôm, máy ép góc nhôm, các oto chuyên chở hiện đại. Tất cả máy móc thiết bị của công ty đều có chất lượng tốt được nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như: Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Thụy Điển… 2.1.2.5. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh. Công ty Cố phần nhôm Việt Pháp là một thương hiệu có uy tín trên thị trường trongvà ngoàinước. Các sảnphẩm cửa nhôm, thanh nhôm, cửa cuốn của công ty được rất nhiều nhà đầu tư xây dựng yêu thích và tin tưởng vì giá thành hợp lý mà độ an toàn và chất lượng sản phẩm của công ty lại cao. Các sản phẩm của công ty đã có mặt tại các đại lý cũng như các cửa hành lớn ở các tỉnh thành trên kháp cả nước. Công ty cũng xuất khẩu 1 phần nhỏ các sản phẩm của mình sang Lào, Campuchia,..vàđã nhận được các phảnhồitíchcực củangười sử dụng sản phẩm. 2.1.2.6. Tìnhhình cung cấp vật tư Vật liệu được cung cấp ổn định luôn đảm bảo đủ so với yêu cầu tiến độ đặt ra, các vật liệu đưa và đều đảm bảo yêu cầu về mỹ kỹ thuật, đều có chứng chỉ sản xuất hàng hoá nhập xuất, có nguồn gốc rõ ràng và đạt các chỉ tiêu khắt khe theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Các nhà cung cấp vật tư cho công ty đều là những công ty lớn có uy tín trên thị trường thế giới cũng như trong nước. Do đó nguồn cung cấp các nguyên liệu này rất ổn định và đảm bảo về chất lượng, số lượng và thời gian.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 35 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp. 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của công ty. a,Thuận lợi: Là đơn vị đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhôm nên công ty nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác. Hệ thống khách hàng quen thuộc là một ưu thế lớn của công ty so với những doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực trong nước và đặc biệt là trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sự năng động của Giám đốc, đội ngũ cán bộ các bộ phận trong công ty với những cá nhân có năng lực, tận tâm với công việc, công nhân các đội, các tổ là những người thợ lành nghề, tất cả điều đó đã góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. b, Khó khăn: Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: -Thị trường thu hẹp do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; -Sự biến động về giá vật tư, nguyên liệu đầu vào: giá nhiên liệu thường xuyên biến động và luôn ở mức cao, bình quân là tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Giá vật tư, nguyên liệu, nhân công, dịch vụ cũng đều tăng rất cao. -Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ngày càng thiếu, do tính chất đặc thù của ngành vận tải và xây dựng. -Không chỉ có vậy, việc thanh quyết toán các đơn hàng còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng đã lắp đặt xong nhưng vẫn chưa được quyết toán hết dẫn đến công ty thiếu vốn để nhập nguyên liệu sản xuất gây thiệt hại không nhỏ cho công ty.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 36 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Doanh thu BH&CCDV 74,335,863,763 35,316,675,163 12,883,483,409 Doanh thu tài chính 9,850,753 2,660,678 4,577,916 Lợi nhuận khác 268,804 (129,904) 3,424,000 Tổng LN trước thuế 176,500,220 173,274,195 91,776,734 Lợi nhuận sau thuế 137,670,054 129,955,647 68,832,551 Vốn kinh doanh bình quân 28,312,089,032 15,252,887,806 Thu nhập 1 cổ phần - - - (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015) Theo bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2015 ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2015 ngày càng hiệu quả và ổn định. Điều đó thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính tăng nhanh qua các năm từ đó làm cho lợi nuận sau thuế của công ty cũng tăng. Công ty làm ăn có lãi đồng thời mở rộng vốn kinh doanh giúp công ty phát triển và lớn mạnh hơn. 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần nhôm Việt Pháp. 2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty. 2.2.1.1. Đánh giá sự biến động nguồn vốn của công ty.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 37 Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 16,406,295,355 45.87 1,641,548,238 7.87 14,764,747,117 899.44 38.01 I. Nợ ngắn hạn 16,406,295,355 100.00 1,641,584,238 100.00 14,764,711,117 899.42 - 1. Vay ngắn hạn - - - - - - - 2. Phải trả cho người bán 1,825,278,540 11.13 824,841,866 50.25 1,000,436,674 121.29 (39.12) 3. Người mua trả tiền trước 14,318,758,512 87.28 642,740,161 39.15 13,676,018,351 2,127.77 48.12 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 23,744,332 0.14 30,573,952 1.86 (6,829,620) (22.34) (1.72) 5. Phải trả người lao động. 240,931,116 1.47 119,121,404 7.26 121,809,712 102.26 (5.79) 6. Các khoản phải trả ngắn hạn khác. (2,417,145) (0.01) 24,306,855 1.48 (26,724,000) (109.94) (1.50)
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 38 II. Nợ dài hạn - - - - - - - 1. Vay và nợ dài hạn - - - - - - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 19,356,984,262 54.13 19,219,314,208 92.13 137,670,054 0.72 (38.01) I. Vốn chủ sở hữu 19,356,984,262 100.00 19,219,314,208 100.00 137,670,054 0.72 - 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 19,000,000,000 98.16 19,000,000,000 98.86 - - (0.70) 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 356,984,262 1.84 219,314,208 1.14 137,670,054 62.77 0.70 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 35,763,279,617 100.00 20,860,898,446 100.00 14,902,381,171 71.44 - (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 39 Qua bảng 2.2: phân tíchcơ cấu và sự biến động của nguồn vốn công ty ta thấy công ty cổ phần Nhôm VIệt Pháp có tổng nguồn vốn cuối năm 2015 đạt hơn 35,7 tỷ đồng, tăng hơn 14,9 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2015 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 71,44%). Chứng tỏ công ty đã gia tăng nhanh nguồn vốn huy động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vốn năm 2015, Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh vào cuối năm, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng với một lượng rất nhỏ so với nợ phải trả. Cuối năm 2015 Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thời điểm đầu năm (tăng 899.44% so với đầu năm) cho thấy doanh nghiệp huy động vốn có xu hướng tăng mạnh nguồn huy động vốn từ bên ngoài, cụ thể là từ các khoản Nợ ngắn hạn nhằm tận dụng đòn bẩy tài chính, khuếch đại ROE. Do vậy, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, nếu các khoản vốn vay không được sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán: Nợ phải trả: Nợ phải trả thời điểm cuối năm 2015 tăng mạnh so với đầu năm (tăng hơn 14.7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 899.44%). Có sự tăng mạnh là do ảnh hưởng của sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản Phải trả cho người bán (cuối năm tăng 121.29% so với đầu năm), Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (cuối năm tăng 22,43% so với đầu năm) và đặc biệt là khoản người mua trả tiền trước (cuối năm tăng mạnh 2,127.77% so với đầu năm). Đây là khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Như khoản người mua trả tiền trước thay vì trả tiền theo từng giai đoạn trong hợp đồng đồng. Để có thể chiếm dụng khoản vốn này công ty đã áp dụng nhiều chính sách chiết khấu háp dẫn đối với các khách hàng thanh toán sớm
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 40 trước thời hạn. Tuy nhiên khoản vốn chiesm dụng này lại bị hạn chế về mặt thời gian, chỉ có thể sử dụng tạm thời, trong thời gian ngắn cần quản lí chặt chẽ để tránh xảy ra các rủi ro như khi chiếm dụng lương nếu không thanh toán được sẽ làm mất uy tín của công ty cũng như làm mất khả năng thanh toán. Còn về phần phải trả người bán nếu quá hạn vẫn chưa thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng bị phạt vì quá hạn gây thiệt hại cho công ty. Nguồn Vốn chủ sở hữu: Qua bảng phân tích cho thấy, Vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2015 có xu hướng tăng nhẹ về số lượng, tuy nhiêm lại giảm mạnh về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm đầu năm 2015 đạt 19.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92.13% trong tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 2015, Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 137.67 triệu đồng lên mức 19.356 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54.13% trong tổng Nguồn vốn của công ty. Cụ thế: +Vốn đầu tư của chủ sử hữu của công ty trong năm 2015 tại thời điểm đầu năm và cuối năm đều là 19 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng của Vốn đầu tư của chủ sử hữu tại thời điểm cuối năm là 98.16% trong tổng vốn chủ sở hữu, giảm 0.7 % so với thời điểm đầu năm. + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp thu được lại có xu hướng tăng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tài thời điểm đầu năm 2015 là 219.314 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.14% trong Vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm cuối năm 2015 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp là 356.984 triệu đồng, tăng 137.67 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên đến 62.77%, chiếm tỷ trọng 1.84%trong Vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất kinh doanh nên lợi nhuân sau thuế tăng khá cao. Tuy nhiên so với sự tăng của vốn kinh doanh thì vẫn chưa phù hợp. Do đó doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 41 Tóm lại, qua phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty cho thấy doanh nghiệp đang thực thi chính sách huy động nợ, trong đó chủ yếu là Nợ ngắn hạn sẽ mang lạicho doanh nghiệp cơ hội để tận dụng tính chất đòn bẩy tài chính với chi phí thấp, và chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp khá cao. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ cao trong cơ cấu nguồn vốn gây áp lực thanh toán rủi ro tài chính tăng. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét thận trọng sự biến động của các khoản nợ, thời hạn thanh toán nợ để kịp thời xử lý nhằm tránh gây mấtkhả năng thanh toán ngắn hạncủa doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Bên cạnh đó, nguồn Vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm mạnh tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng vốn chủ. 2.2.1.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.3: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn. TT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tổng NV đồng 35,763,279,617 20,860,898,446 14,902,381,171 71.44 2 NPT đồng 16,406,295,355 1,641,584,238 14,764,711,117 899.42 3 VCSH đồng 19,356,984,262 19,219,314,208 137,670,054 0.72 4 Hệ số nợ [(4)=(2)/(1)] lần 0.4587 0.0787 0.3801 482.97 5 Hệ số VCSH [(5)=(3)/(1)] lần 0.5413 0.9213 (0.3801) -41.25 6 HS đảm bảo nợ [(6)=(3)/(2)] lần 1.1799 11.7078 (10.5279) -89.92 (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015) Qua bảng 2.3 ta có thể thấy Hệ số nợ của công ty cuối năm 2015 là 0.4587 lần có xu hướng tăng mạnh so với đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 42 482.97%). Cho thấy công ty tăng huy động nguồn vốn từ vay nợ lên rất nhanh. Điều đó làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty giảm mạnh. Tình hình tài chính phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Hệ số VCSH cuối năm 2015 là 0.5413 và có xu hướng giảm cho thấy công ty chủ yếu huy động vốn từ bên ngoài. Điều này sẽ gây ra rủi ro cao hơn, phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hơn. Hệ số đảm bảo nợ giảm mạnh, đến cuối năm 2015 chỉ còn 1.1799 lần (giảm 89.92%).Điều này gây bất lợi cho công ty vì công ty dễ mất tự chủ về tài chính khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tóm lại, trong năm 2015 quymô vốn của công ty tăng lên là dấu hiệu tích cực cho thấy sự mở rộng về quy mô kinh doanh của công ty. Tuy nhiên sự tăng lên của quy mô chủ yếu là do sự tăng lên nhanh chóng của các khoản nợ phải trả. Cho thấy công ty đang đẩy mạnh sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài, điều này làm tăng rủi ro cho công ty khi phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoàiđặt ra yêu cầu cho nhà quản trị phảiquản lý chặt chẽ các khoản nợ phải trả để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 43 2.2.1.3. Đánh giá hoạt động tài trợ của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp. Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn theo thời gian. Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng Số tiền (VND) Tỷ lệ(%) (%) I.Tàisản 35,763,279,617 100.00 20,860,898,446 100.00 14,902,381,171 71.44 1.Tài sản ngắn hạn 34,886,630,732 97.55 20,226,569,786 96.96 14,660,060,946 72.48 2.Tài sản dài hạn 876,648,885 2.45 634,328,660 3.04 242,320,225 38.20 II.Nguồn vốn 35,763,279,617 100.00 20,860,898,446 100.00 14,902,381,171 71.44 1.Nguồn vốn ngắn hạn 16,406,295,355 45.87 1,641,584,238 7.87 14,764,711,117 899.42 2.Nguồn vốn dài hạn 19,356,984,262 54.13 19,219,314,208 92.13 137,670,054 0.72 a. Nợ dài hạn - - - - - - b. Vốn chủ sở hữu 19,356,984,262 100.00 19,219,314,208 100.00 137,670,054 0.72 III.Nguồn VLĐTX = 18,480,335,377 18,584,985,548 (104,650,171) (0.56) NVDH – TSDH (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015) Quabảng2.4: Cơ cáu và sự biến động của nguồn vốn ta nhận thấy ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm thì NVDH luôn lớn hơn TSDH rất nhiều lần làm cho nguồnvốnlưu độngthường xuyên luôn dương. Đầu năm 2015 là hơn 18.584 tỷ đồng.,cuốinăm giảm nhẹ 18.480 tương ứng với tỷ lệ giảm 0.56%. Có sự giảm như vậy là do công ty đầu tư mua 1 số thiết bị mới phục vụ dịch vụ sản xuất sơn tĩnh điện. Do nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn ở mức dương nên ta có thểthấy côngtyđãđảmbảo đượcmức độantoàntrongkinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 44 Cuối năm 2014: Cuối năm 2015: Sơ đồ mô hình tài trợ của công ty cuối năm 2014 và 2015. (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015) Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC tại thời điểm cuối năm 2014 và cuối năm 2015 đều dương, chứng tỏ chính sách tài trợ của công ty an toàn và ổn định, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên nguồn vốn lưu động thường xuyên quá cao thì chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ cao. Ta nhận thấy mô hình tài trợ này là phù hợp với đặc thù SXKD của công ty,giảm thiểu rủi ro cho công ty, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn lại quá cao dẫn đến giảm lợi ích cho doanh nghiệp, vì vậy sang năm 2016 công ty vẫn phải điều chỉnh chính sách tài trợ vốn cho hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính NWC >0. TSNH (96.96%) (NVLĐTX) NVDH (92.13%) NVNH (7.87%) TSDH (3.04%) TSNH (97.55%) (NVLĐTX) NVDH (54.13%) TSDH (2.45%) NVNH (45.87)
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 45 Kết luận chung về tình hình huy động vốn của công ty. Qua phân tích ta có thể thấy được những mặt mạnh của công ty trong tình hình huy động vốn như sau: - Quy mô vốn của công ty tăng lên nhanh cho thấy công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, đang trên đà phát triển. - Công ty đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn, NWC > 0 giảm thiểu rủi do cho công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế: - Nguồn vốn huy động chủ yếu từ bên ngoài tăng cao rủi do cho công ty khi phải lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các TSNH nên chi phí sử dụng cao gây thiệt hại nhiều cho công ty. - Cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cao, đây có thể hướng để công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính. 2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty. 2.2.2.1. Đánh giá sự biến động tài sản.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 46 Bảng 2.5. Cơ cấu và sự biến động của tài sản. Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 34,886,630,732 97.55 20,226,569,78 6 96.96 14,660,060,946 72.48 0.59 1. Tiền và các khoản tương đương tiền. 13,434,520,595 38.51 12,534,844,60 1 61.97 899,675,994 7.18 (23.46) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 7,580,971,368 21.73 2,468,938,170 12.21 5,112,033,198 207.05 9.52 1. Phải thu của khách hàng 2,162,055,703 28.52 2,101,781,705 85.13 60,273,998 2.87 (56.61) 2. Trả trước cho người bán. 5,418,915,665 71.48 367,156,465 14.87 5,051,759,200 1,375. 91 56.61 IV. Hàng tồn kho 13,107,435,319 37.57 4,926,805,468 24.36 8,180,629,851 166.04 13.21 1. Hàng tồn kho 13,107,435,319 100.00 4,926,805,468 100.00 8,180,629,851 166.04 - V. Tài sản ngắn hạn khác. 763,703,450 2.19 295,981,547 1.46 467,721,903 158.02 0.73 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 763,703,450 100.00 295,981,547 100.00 467,721,903 158.02 - B - TÀI SẢN DÀI HẠN
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 47 876,648,885 2.45 634,328,660 3.04 242,320,225 38.20 (0.59) I. Tài sản cố định 758,365,636 86.51 532,669,076 83.97 225,696,560 42.37 2.53 1. Nguyên giá 866,134,838 114.21 540,681,818 101.50 325,453,020 60.19 12.71 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (107,769,202) (14.21) (8,012,742) (1.50) (99,756,460) 1,244. 97 (12.71) II. Bất động sản đầu tư - - - - - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - IV. Tài sản dài hạn khác 118,283,249 13.49 101,659,584 16.03 16,623,665 16.35 (2.53) 1. Phải thu dài hạn 118,283,249 100.00 101,659,584 100.00 16,623,665 16.35 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 35,763,279,617 100.00 20,860,898,44 6 100.00 14,902,381,171 71.44 - (Nguồn tính toán: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014-2015)
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 48 Theo bảng 2.5. Cơ cấu và sự biến động của tài sản ta có thể thấy được quy mô của doanh nghiệp đanh được mở rộng. Điều này thể hiện qua việc tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên. Đầu năm 2015, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt hơn 20.8 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015 đã tăng lên hơn 35.7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71.44%. Tổng tài sản cuối năm của doanh nghiệp đã là hơn 35.7 tỷ đồng. Tổng tài sản có sự biến động như trên là do cả 2 khoản mục TSNH và TSDH của công ty đều có sự biến động. Trong đó TSNH tăng mạnh hơn TSDH. Tỷ trọng TSNH ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015 đều lớn hơn tỷ trong TSDH. Tuy nhiên, tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản lại có xu hướng giảm, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản có xu hướng tăng. Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán: Tài sản ngắn hạn: Qua bảng phân tích ta thấy TSNH tại thời điểm đầu năm 2015 là 20.226 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96.96% trong tổng tài sản. Đến thời điểm cuối năm 2015, TSNH đã tăng 14.660 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 72.48% , lên đến 34.886 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 97.55% trong tổng tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng lên của Các khoản phải thu ngắn hạn cụ thể là Các khoản phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác, cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn: là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu, tư liêu sản xuất trong kì. Đây là khoản mục biến động tăng nhiều về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ trọng nhiều trong TSNH cho thấy doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, có thể bị rủi ro mất vốn trong khâu thu hồi hoặc có thể do muốn tạo uy tín với nhà cung cấp. Tại thời điểm đầu năm 2015, Các khoản phải thu ngắn hạn là 2.468 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.21% trong TSNH. Đến thời điểm cuối năm 2015, Các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng 5.112 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 49 mạnh mẽ là 207.05%, lến đến 7.580 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 21.73% trong TSNH. Sự biến động của Các khoản phải thu hoàn toàn là do sự tăng của khoản mục Phải thu của khách hàng và Trả trước cho người bán. Phải thu của khách hàng: Khoản mục này biến động tăng do công ty sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo những đơn đặt hàng trong đó có những đơn hàng có giá trị lớn nên chỉ cần một vài khách hàng chậm thanh toán có thể kéo theo nợ phải thu lớn. Do đó việc tồn tại các khoản phải thu ngắn hạn lớn cũng là hợp lý. Tuy nhiên, khoản mục này lại tăng quá lớn 207.05% có thể lí giải do doanh nghiệp tăng cường chính sách tín dụng thương mại cởi mở với khách hàng, thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh áp lực cạnh tranh khốc liệt, xu hướng mở rộng quy mô. Nhưng mức độ tăng, vốn bị chiếm dụng quá lớn ảnh hưởng đến vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên cần có chính sách quản lí thích hợp tránh rủi ro mất vốn. Hàng tồn kho: Chỉ tiêu Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm đầu năm 2015 là 4.926 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24.36% trong TSNH. Đến thời điểm cuối năm 2015, Hàng tồn kho tăng 8.207 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 166.67%, lên đến 13.131 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 37.57% trong TSNH.. Hàng tồn kho tăng chủ yếu do nguyên liệu, vật liệu tăng nên là do doanh nghiệp đang muốn chủ động dự trữ hàng tồn kho, hạn chế những biến động của giá vốn, tận dụng được lợi thế dự trữ nguyên vật liệu khi giá rẻ nhưng gia tăng rất nhiều chi phí tồn trữ và chi phí quản lí. Đồng thời tăng dự trữ một lượng lớn hàng hóa về cửa cuốn, cửa nhôm. DO năm vừa rồi công ty có ký kết hợp đồng xây dựng công trình lớn nên công ty đã gia tăng sản xuất cửa cuốn, cửa nhôm phục vụ công trình làm cho lượng hàng hóa tồn kho cao.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 50 Bảng 2.6: Chi tiết các khoản mục hàng tồn kho. Chỉ tiêu 31/12/2015 Tỷ trọng (%) 31/12/2014 Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Nguyên liệu vật liệu 1,599,331,363 12.18 313,621,598.00 6.37 1,285,709,765 409.96 2. Công cụ dụng cụ - - - - - - 3. Chi phí SXKD dở dang 1,285,083,380 9.79 - - 1,285,083,380 - 4. Hàng hóa 10,247,524,576 78.04 4,610,730,234.00 93.63 5,636,794,342 122.25 Tổng cộng 13,131,939,319 100.00 4,924,351,832.00 100.00 8,207,587,487 166.67 Bên cạnh đó là hai khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền cũng như Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu năm 2015 đạt 12.534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61.97% trong TSNH, đến thời điểm cuối năm 2015 tăng nhẹ 899.6 triệu đồng lên 13.434 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.18%. Tuy nhiên tỷ trọng của Khoản mục tiền và tương đương tiền trong TSNH lại giảm từ 61.97% xuống còn 38.51%. có sự sụt giảm về tỷ trọng là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của TSNH. Tài sản dài hạn: Qua bảng phân tích ta thấy TSDH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, cụ thể: Tại thời điểm đầu năm 2015 là 634.3 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ 3.04% trong tổng tài sản. Đến thời điểm cuối năm 2015, TSDH đã tăng lên tới 876.6 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 38.2%, chiếm tỷ trọng là 2.45% trong tổng tài sản. Có thể lí giải cho sự biến động này là do sự gia tăng của TSCĐ cũng như các TSDH khác.
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: CQ50/11.09 51