SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Vũ Thị Ngọc Hiền
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Vũ Thị Ngọc Hiền
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Thái Thị Quỳnh Như
Hà Nội - 2010
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ`............................. 13
Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm.............................20
Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm .........................................27
Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số
tỉnh lân cận năm 2010 .............................................................................................. 44
Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính.... 45
Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính......47
Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính.......... 49
Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã
– Thành phố Hà Nội năm 2010................................................................................ 51
Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển....................................... 65
Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển ..................................... 66
Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển .............. 66
Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà ..................................................................... 66
Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ..............................................................71
Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng ........................................................75
Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm
2009..................................................................................................................................77
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm................... 12
Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản............................ 16
Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) ........................ 17
Hình 1.4 : Kim cương táng...................................................................................... 17
Hình 1.5 : Thạch táng.............................................................................................. 18
Hình 1.6 : Hóa táng................................................................................................. 18
Hình 1.7 : Yên hoa táng .......................................................................................... 18
Hình 1.8 : Bút táng.................................................................................................. 18
Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) .................. 19
Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế ...................................................... 21
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận....................................... 21
Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội .......................26
Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội ...........................26
Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 ....................................29
Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển ............................................. 35
Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” ....................... 37
Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh............................................................... 55
Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
Ao Vua ..................................................................................................................... 55
Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng..................................... 57
Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước..............58
Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý.............................................58
Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) ........................... 59
Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ...................59
Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư ....................................... 60
Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân............................... 60
Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển............................................................. 62
Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển ............................................ 63
Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng......................................................................... 64
Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro......................... 67
Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C.......................................... 67
Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân..................................................68
Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ....................................................... 69
Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ ................................. 70
Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ................70
Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ.................................71
Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng........................... 72
Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn” ............ 73
Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh...........................73
Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý......................................................................73
Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý.......................................................................74
Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc...............................................................76
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CP : Cổ phần
DT : Diện tích
ĐVHC : Đơn vị hành chính
NĐ-CP : Nghị định của Chính phủ
NTNĐ : Nghĩa trang, nghĩa địa
HĐND : Hội đồng nhân dân
QĐ : Quyết định
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA...........................5
1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa.........................................................................5
1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................................................5
1.1.2. Phân loại ...........................................................................................................6
1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................7
1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..................................7
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang......................................................8
1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang...................9
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..............9
1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ........................11
1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa......................12
1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003...............................................................12
1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay ..............................................................14
1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .......16
1.3.1. Ở một số nước trên thế giới ............................................................................16
I.3.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................19
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................23
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23
2.1.2. Kinh tế - xã hội ...............................................................................................26
2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội...................29
2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa.........................................................................................................34
2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................36
2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa....................................................................................................................36
2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..............................42
2.2.3. Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây............61
2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang
lớn................................................................................................................................................62
2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển.....................................................................................62
2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ.........................................................................................68
2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng...................................................................................72
2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt
của đời sống xã hội..................................................................................................76
2.4.1. Về kinh tế.........................................................................................................76
2.4.2. Về xã hội..........................................................................................................80
2.4.3. Về môi trường..................................................................................................80
2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020.......................81
2.5.1. Dự báo dân số .................................................................................................81
2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020 ..............................................................81
2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020 ...........................................................82
2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang ................................................82
2.6. Đánh giá chung..................................................................................................................84
2.6.1. Những kết quả đã đạt được.............................................................................84
2.6.2. Những tồn tại...................................................................................................84
2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................86
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................87
3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .....................................87
3.1.1. Chính sách về quản lý .....................................................................................87
3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa..................................88
3.2. Về quy hoạch......................................................................................................................89
3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................89
3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang....................................................................90
3.3. Công nghệ hỏa táng..........................................................................................................91
3.4. Giải pháp khác...................................................................................................................93
KẾT LUẬN................................................................................................................................95
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................98
PHỤ LỤC...................................................................................................................................99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của tất cả
các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả với
những người đã khuất. Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiện tại,
nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung.
Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan
trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống
uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó
cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa
địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc
biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa
phương, từng dân tộc và từng dòng họ.
Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa
đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất
dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác,
hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn. Trong quá trình bồi thường
thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại
đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Trong
khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam có một vị trí hết
sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở
Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán
2
của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn
hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà
Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả,
tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn
minh thời đại.
3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc
táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả đã
tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu về
cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các
quận, huyện của thành phố Hà Nội.
3
- Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đã tiến
hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang, nghĩa
địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọng của
người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tài
liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu để
cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng
quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với các huyện
ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận.
- Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, tác
giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020.
- Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi ích
giữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúp người
dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọn phương
pháp táng phù hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về
lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiến hành
nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,
sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố.
6. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa.
4
Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng,
nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò
của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìm
hiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nói riêng.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công
nghệ táng và một số giải pháp khác.
5
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa
Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên trái
đất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh -
tử". Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo những
nghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và
giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát. Tập tục mai táng chính là sự bày tỏ
niềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơn của
cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất.
Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di
hài sau khi chết được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất
xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn
cất[1]
. Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người
đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địa phương,
trong từng giai đoạn nhất định.
Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa
hoặc bãi tha ma. Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuật
ngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma.
Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định:
Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hình
thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo
quy hoạch.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việc
quản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tập
quán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do các
"thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu
6
táng người chết và khu đất khác không rõ ràng. Những khu đất như thế dân gian vẫn
gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa
được hiểu như nhau)
* Một số khái niệm liên quan:
Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức
táng khác.
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện
các hoạt động táng trong nghĩa trang.
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc
hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt
tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
1.1.2. Phân loại
Việc phân loại nghĩa trang tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra để phân loại. Ở
đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau:
- Theo phân cấp quản lý, có 4 loại nghĩa trang: nghĩa trang cấp quốc gia
(nghĩa trang Trường Sơn), cấp tỉnh (Nghĩa trang Văn Điển, Thanh Tước,...), cấp
huyện (nghĩa trang quận Hà Đông, Nghĩa trang huyện Thanh Oai,...), cấp xã (nghĩa
trang xã Tây Tựu, Xuân Đỉnh,...).
7
- Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân
(nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ,...), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyện
Ứng Hòa, Thanh Oai,...), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),...
- Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản
lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trang
Vĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện Ứng
Hòa, nghĩa trang họ Nguyễn,...); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộ
của các nhà sư,...);...
- Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng,
nghĩa trang hỏa táng.
1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm
linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá
nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi
trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục
tập quán tốt, văn minh, hiện đại.
Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây
các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà
tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,...)
1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003,
Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý
và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang như
sau (Điều 3):
1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường
hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm
vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân
8
cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục,
tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy
định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường.
4. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và
bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại
đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang
Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản
lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy
nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm
đến các nội dung sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;
3. Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang.
4. Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;
5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;
7. Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
làm nghĩa trang;
9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất nghĩa
trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường.
10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng nghĩa trang.
9
11. Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với cơ
quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của
các nghĩa trang.
12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố.
13. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới
trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang.
1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang.
Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quá
trình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm:
1. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định.
2. Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức.
3. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người có
nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang.
5. Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy định
của pháp luật.
6. Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vị
trí, ranh giới.
7. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa
nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.
8. Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang.
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể
khái quát thành những nhóm nhân tố sau:
- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ
cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa. Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa
trang, nghĩa địa càng cần nhiều.
10
- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử
dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Không quy định hạn mức đất làm
mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan.
- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện
nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng,
của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại,... Người Việt Nam có câu “phú
quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng
qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Những năm trước
đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh
tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây
dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu,
lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên.
Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn
đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo,... là yếu
tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa,
trong đó:
+ Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức con
người, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện qua
việc xây dựng mộ chí. Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ to,
đẹp giữa các gia đình, dòng họ. Do đó, cần phát huy những phong tục tập quán tốt,
ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
+ Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi
trọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và
phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn. Theo quan niệm
11
này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống
(người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe,
bình an, phú quý,... thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, để
người chết được “mồ yên mả đẹp”.
+ Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ
có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩa
của việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây
mộ chí. Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người ta
thường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường có
chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giới bên
kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chôn vĩnh
viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3 bậc),
trên mộ có bát hương,...
1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những
người đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với
phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng
dòng họ. Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan
trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói
riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước
và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng.
Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống
văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không
được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi
trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong
thời không xa (Hình 1.1).
12
Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm.
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho
phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất
nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh
hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện
tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang
bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện
trong nhân dân.
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi
thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất
phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân.
Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy
phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với một xã hội văn
minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địa cũng như việc lựa
chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ý thức sử dụng đất trong
việc táng người chết của toàn xã hội.
1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003
Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại
đất chuyên dùng. Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:
13
“Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập
trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết
kiệm đất”
Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luật
thành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưa được
quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệ sinh môi
trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như:
Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban
hành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển
thi hài, hài cốt.
Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD
ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng.
Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành
quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay.
Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay
là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua
các thời kỳ được thống kê như sau:
Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000 ha
Loại đất Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000
Đất chuyên dùng 954,6 1.255,2 1.513,9
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 32,7 79,5 93,7
Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất
chuyên dùng
3,43 % 6,33 % 6,19 %
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
14
Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, diện
tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh. Bên cạnh đó, diện
tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ, năm 1995
(sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần so với năm
1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn so
với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trong diện
phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất chuyên
dùng (6,19%).
1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay
Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộc
nhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất
(quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13). Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý
đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.
Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa như sau:
“1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa
khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất
và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa
trang, nghĩa địa.”
Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy
định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa
cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ.
Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản
để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa như:
15
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn
các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch
xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
(trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang).
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;
- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của
Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý
thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6). Theo đó, Nhà
nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy
định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ
thể như sau:
1. Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;
2. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;
3. Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ
theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường
của dự án.
4. Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa
trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tập
quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng
của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những
người sử dụng dịch vụ này.
16
Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đối
tượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân
nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam,
người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau
khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không còn thân
nhân chăm sóc. Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạt động quy
hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II).
Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định
35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìn
nhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong
việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả hơn.
1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.3.1. Ở một số nước trên thế giới
Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới
hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người
chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành
tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng
hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt).
Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản
17
Hình 1.3: Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga)
Nhìn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các nước Tây
Âu,...phương thức táng phổ biến được lựa chọn là hỏa táng, tro của người chết có
thể được lưu trữ trong các nhà lưu trữ tro hoặc được thả xuống sông, biển hoặc
được chôn xuống đất vĩnh viễn.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại càng phát triển, ý thức tiết kiệm
đất và bảo vệ môi trường đã giúp họ tìm ra những phương thức táng rất đặc biệt,
thân thiện với môi trường và hầu như không sử dụng đất ví dụ như: kim cương táng,
không táng, thạch táng, hóa táng, yên hoa táng, bút táng[2]
…
- Kim cương táng: Tại Mỹ, người ta
dùng cacbon trong tro xương người quá cố
chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại
những kỷ niệm về người quá cố. Phương
thức này tượng trưng cho tình cảm gắn bó
sâu sắc của những người đang sống với
người đã chết và giúp họ dường như vẫn ở
bên nhau. Hình 1.4: Kim cương táng
- Không táng: Là việc đưa tro cốt người quá cố đựng vào hộp kín và đặt
trong khoang tên lửa phóng vào không gian. Hình thức này được Công ty Dịch vụ
Hàng không ở Seatle (Mỹ) thực hiện lần đầu vào 4/1997 với 24 tro và hiện đã trở
nên phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây (tháng 3/2006 đã táng được 187 tro
theo hình thức này. Giá của dịch vụ táng này là 995 USD/1g tro.
18
- Thạch táng: là việc làm san hô nhân
tạo từ tro cốt người quá cố và gang hoặc bê
tông rồi thả xuống biển để nuôi san hô, tro
cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành
san hô. Phương thức táng này do hãng
Etemal Reefs thực hiện nhằm giúp người
quá cố được hòa vào thiên nhiên và là một
phần của thiên nhiên.
Hình 1.5: Thạch táng
- Hóa táng: Ưu việt của phương pháp
này là bảo vệ môi trường. Người ta đem thi
thể người quá cố làm thành phân bón hữu
cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được
phân tách nên không gây hại tới môi trường.
Hình 1.6: Hóa táng
- Yên hoa táng: là cách trộn lẫn tro cốt
với thuốc pháo hoa, người ta quan niệm pháo
hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa
tan vào không gian, vũ trụ và trời đất.
Hình 1.7: Yên hoa táng
- Bút táng: Cacbon trong tro cốt
người chết được dùng chế tạo ruột bút chì.
Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người
quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một
hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho
một con người. Hình 1.8: Bút táng
19
Còn ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam nơi đạo Phật khá phát triển,
họ cho rằng địa táng sẽ giúp người chết cảm thấy mát mẻ và thanh thản hơn nên
hình thức táng phổ biến được lựa chọn là địa táng, mộ người chết được xây dựng
kiên cố thậm chí là cầu kỳ và lộng lẫy.
Hình 1.9: Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì)
1.3.2. Ở Việt Nam
Nước ta có 54 dân tộc anh em với nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc,
mỗi tôn giáo, mỗi vùng có một phong tục tập quán táng người chết khác nhau, tuy
nhiên hình thức táng phổ biến ở nước ta hiện nay là địa táng. Những thập niên gần
đây, công nghệ hỏa táng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam (Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh), nhiều người dân đã lựa chọn phương thức táng này. Tuy nhiên
tỷ lệ còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, nguyện vọng của
người chết và tâm lý của thân nhân người chết.
Theo thống kê tại Bảng 1.1, năm 2000 diện tích đất nghĩa trang cả nước là
93714 ha, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân đầu người là 12m2
/người.
Tuy nhiên các vùng có bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa trên đầu người cao là
vùng Bắc Trung bộ 29m2
/người, Duyên hải Nam Trung bộ 26m2
/người. Các vùng
có bình quân đầu người thấp nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
4,3-4,4m2
/người, đây cũng là 2 vùng có ít nghĩa trang, nghĩa địa tập trung, đa số đều
chôn cất trong ruộng, vườn của từng gia đình.
20
Bảng 1.2: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm
Đơn vị tính: 1.000 ha
Tên vùng Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004
1. Vùng Trung du MN phía Bắc 12,90 15,60 13,79
2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ 11,00 11,40 13,46
3. Vùng Bắc Trung Bộ 22,30 29,30 31,40
4. Vùng Duyên hải Nam trung bộ 19,40 21,50 22,04
5. Vùng Tây Nguyên 3,80 4,20 5,03
6. Vùng Đông Nam Bộ 3,80 4,50 4,69
7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6,30 7,20 6,64
Cả nước 79,50 93,70 97,05
(Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê của Tổng cục Địa chính, nay là Bộ TN và MT)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại
các vùng đồng bằng và các khu vực kinh tế phát triển nhìn chung đã ổn định và tăng
không nhiều như: Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, diện tích đất nghĩa trang tăng nhanh trong 5
năm (1995-2000) do tập quán du canh, du cư của người dân, giai đoạn 2000-2004 diện
tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của vùng này giảm do các chính sách về định canh, định
cư của Nhà nước đã có hiệu quả, nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội được triển khai
đồng thời với đó là việc tập kết mộ chôn cất vào khu tập trung. Tuy nhiên các vùng thuộc
miền Trung nước ta có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhanh do đây là những
vùng người dân rất quan tâm đến việc xây dựng mộ, đời sống tâm linh phong phú và
cũng là vùng diễn ra chiến tranh trong thời gian dài nên số mộ tại khu vực này lớn hơn
rất nhiều so với các khu vực khác.
21
Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận
1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán táng trong quản lý, sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa
Táng người đã chết là nhu cầu không thể thiếu, việc quan tâm xây dựng mộ
chí đã cho thấy đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và có điều
kiện để báo hiếu tổ tiên, xây dựng “mồ yên mả đẹp” cho tổ tiên khiến những người
còn sống cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tâm linh, yên tâm lao động sản xuất. Tuy
nhiên phong tục tập quán, phương thức táng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
quản lý, sử dụng đất.
22
Nếu duy trì những phong tục tập quán trong việc táng đã lạc hậu, lỗi thời hay
coi việc hiếu nghĩa như một sự thể hiện bề thế gia tộc, dòng họ sẽ cản trở sự phát
triển kinh tế xã hội, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và
quan trọng hơn là tài nguyên đất bị sử dụng lãng phí, quỹ đất dành cho phát triển
kinh tế xã hội bị thu hẹp và những hệ lụy khác về xã hội như: vấn đề giải phóng mặt
bằng thu hồi đất thực hiện các dự án, là vấn dồn điền đổi thửa và canh tác đất nông
nghiệp,...
Điển hình, khuôn viên mộ cụ tổ họ Trần ở làng Phương La, xã Thái Phương,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chiếm diện tích đất rộng khoảng 50.000m2
, mộ ông
Nguyễn Công Đức ở Lương Sơn, Hòa Bình rộng 100.000m2
hoặc “thành phố ma”
nổi tiếng ở thôn An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế rộng
200ha nơi có những ngôi mộ lộng lẫy rộng từ 300m2
đến 600m2
,...
Mặt khác, việc táng bừa bãi, không theo quy hoạch gây lên mất công bằng
trong việc sử dụng đất, kẻ giàu xây mộ to, người nghèo xây mộ nhỏ.
Sử dụng đất làm nghĩa trang manh mún cũng là một khó khăn khi quy hoạch
bố trí quỹ đất vào các mục đích khác đặc biệt khi lựa chọn địa điểm thực hiện các
dự án phát triển kinh tế, xã hội vì lý do các doanh nghiệp “ngại” động chạm đến vấn
đề tâm linh. Có rất nhiều dự án đã phải khoanh riêng những ngôi mộ ở trong khuôn
viên dự án của mình như: Dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Siêu thị Metro (Từ Liêm), Dự
án phát triển nhà ở khu đô thị Phú Lãm (Hà Đông),...
23
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ
địa lý từ 200
53’ đến 210
23’ vĩ độ Bắc và từ 1050
44’ đến 1060
02’ kinh độ Đông, có
ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang.
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.
- Phía Tây giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ
Theo kết quả kiểm kê năm 2010, thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên
332888,99 ha; với dân số 6,4472 triệu người, mật độ dân số trung bình là 1996
người/km2
(khu vực nội thành 11.076 người/km2
, ngoại thành 1.106 người/km2
), bao
gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện có 154 phường, 401 xã và 22 thị trấn.
Hà Nội có vị trí quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong vùng và
cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa
học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để Hà
Nội giao lưu trao đổi và tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến trên thế giới.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển. Hà Nội nằm
trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, được phù sa bồi đắp, có 3/4 diện tích tự
nhiên là đồng bằng nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con
sông khác rất thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây hàng năm. Phần diện tích
đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh
24
như Ba Vì cao 1281m, Thiên Trù cao 378m, Chân Chim cao 462m,… đất đai của
vùng thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.
Với địa hình trên, đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn đất làm nghĩa trang như cao
ráo, thuận tiện cho việc thăm viếng,... thì Hà Nội có nhiều lựa chọn trong việc bố trí quy
hoạch đất làm nghĩa trang.
c. Khí hậu
Khí hậu của Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2
mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc
điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu
từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm lạnh và khô, ít
mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 được coi như những
tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình
năm khoảng 24,90
C, tổng số giờ nắng trong năm 1.400 giờ. Lượng mưa trung bình
năm 1.600 - 1.800 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7,
thấp nhất là tháng 11; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 75 - 85%.
Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy hoạt
động, phân hủy xác chết, việc cải táng (bốc mộ) thường được thực hiện vào mùa
khô để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc cải táng đến sức khỏe con người cũng
như môi trường.
d. Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố khá dày, mật độ sông
0,5km/km2
. Điều này đã giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho công tác tưới tiêu,
đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất.
e. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên của Hà Nội khá phong phú: Tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật, tài
nguyên nhân văn,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, Luận văn đề cập tới hai loại
tài nguyên chính ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
đó là tài nguyên đất và tài nguyên nhân văn.
25
* Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Hà Nội bao gồm các nhóm đất chủ yếu:
- Nhóm đất phù sa phân bố hầu khắp trên địa bàn Thành phố, nhưng tập
trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa,
Thường Tín, Phú Xuyên,.. Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù
sa của sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy. Loại đất này thích hợp với
nhiều loại cây trồng như lúa, rau, màu và cây công nghiệp.
- Đất bạc màu phân bố chủ yếu ven theo các đồi núi thấp, hình thành những
dải ruộng nhỏ hẹp, bậc thang hay thoải dốc, tập trung ở hai huyện Sóc Sơn, Đông
Anh, Ba Vì, Sơn Tây. Loại đất này hiện đang được nhân dân khai thác sử dụng để
trồng rau, màu và cây công nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng được phân bố chủ yếu ở các huyện phía bắc và phía tây của
thành phố như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức thuận tiện cho phát triển cây công nghiệp và
trồng rừng.
Cùng với điều kiện nhiệt - ẩm, các loại đất này có thành phần cơ giới phù hợp với
sự phát triển của các vi sinh vật phân huỷ, xác chết phân hủy nhanh trong thời gian ngắn
và đất có khả năng hấp phụ tốt các chất sau khi phân hủy xác chết, hạn chế được ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm vi sinh đối với môi trường đất.
* Tài nguyên nhân văn
Hà Nội là nơi hội tụ “Nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của cả
nước. Điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội là hội tụ các tinh
hoa để tạo dựng nên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sỹ
khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”.
Người Hà Nội có truyền thống ngàn năm văn hiến, cần cù, chịu khó, thông
minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn
biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc.
Về phong tục tập quán, người Hà Nội có nhiều phong tục tập quán tốt đặc
biệt trong việc hiếu lễ, điều này có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.
26
Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính (8/2008) tài nguyên nhân văn của Hà
Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, giúp Hà Nội có nhiều điều kiện để phát huy tài
nguyên này cũng như có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, phân khu chức năng
phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đặc biệt trong vấn đề xây dựng nghĩa trang,
nghĩa địa khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn với
bước tiến vượt bậc, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ổn định ở mức cao, bình quân 5 năm
(2006 - 2010) tổng sản phẩm nội địa Thành phố (GDP) dự kiến tăng 10,4%/năm (riêng
năm 2010 GDP tăng 10,5%), cao gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước.
10.62
6.67
10.5
0
2
4
6
8
10
12
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tăng trưở ng GDP
bình quân năm (%)
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội
1689 1700
1964
1500
1600
1700
1800
1900
2000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
GDP bình quân đầ u
ngườ i (USD/ngườ i)
Hình 2.2: GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội
27
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên phát triển các ngành,
lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn.
Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng
10,24%/năm. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như thương mại, tín dụng -
ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, giáo dục,... được chú trọng phát triển
Ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng bình quân
12,41%/năm. Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có
trình độ công nghệ cao, như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí
chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thương hiệu.
Một số ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và hoạt động của
làng nghề được khuyến khích phát triển.
Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị tăng
thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 1,75%/năm; tổng sản lượng
lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu
quả: diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Đã coi
trọng việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Bước đầu hình
thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao
ở các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Mê Linh.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm
Đơn vị tính: % GDP
Tỷ trọng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Công nghiệp - Xây dựng 41.4 41,4 41,4
Dịch vụ 52.1 52,3 52,5
Nông nghiệp 6.5 6,3 6,1
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội)
28
Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Hà Nội
(2010), trên địa bàn hiện có 11 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích
2.094,11ha, 54 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.616ha, trong đó, giai đoạn
2006-2010 đã và đang xây dựng mới thêm 5 khu công nghiệp với diện tích
964,9ha, mở rộng 2 khu công nghiệp với diện tích khoảng 112ha, đã và đang xây
dựng mới thêm 21 cụm công nghiệp với diện tích 726,15ha.
Với mục tiêu phát triển kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ do khủng hoảng kinh tế nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chưa chưa mạnh mẽ nhưng chậm và chắc đã giúp Hà Nội trở thành một trong những
địa phương đi đầu trong việc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất. Với
chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm
mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được
xây dựng. Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của UBND thành phố
Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội cần thêm 15.771,27ha đất để thực hiện các dự án
công trình giao thông ; 12.094ha để thực hiện 201 dự án hạ tầng đô thị ; 125.817ha
thực hiện 229 dự án đô thị, trong đó có 8.299ha để thực hiện 176 dự án xây dựng
nhà ở,...
Do đó việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, tương ứng với nó là vấn đề giải phóng
mặt bằng, đóng cửa, di chuyển, xây mới các khu nghĩa trang, nghĩa địa.
2.1.2.2. Về dân số
Theo thống kê năm 2009, dân số Hà Nội là 6,4472 triệu người, dân cư phân
bố không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại
thành. Dân số thành thị chiếm 40,8%, dân nông thôn chiếm 59,2%; mật độ dân số
trung bình là 1996 người/km2
, trong đó mật độ trung bình khu vực nội thành là
11076 người/km2
, ngoại thành 1106 người/km2
điển hình như ở quận Hoàn Kiếm
mật độ dân số cao nhất lên tới 37.258 người/km2
gấp 48 lần so với huyện Sóc Sơn
29
772 người/km2
. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 2,1%, trong đó tỷ suất tăng dân
số thành thị là 4,2%/năm (do quá trình đô thị hóa và gia tăng cơ học), lệ tăng dân số
cơ học chung của thành phố là 5%/năm, tỷ số giới tính 97 nam/100 nữ. Tuổi thọ
bình quân 74,9 tuổi (trong đó nam là 72,5 tuổi, nữ là 77,5 tuổi). Tỷ suất chết là 6‰.
Trong những năm gần đây, diện mạo của các khu thành thị và nông thôn của
thành phố đã có nhiều thay đổi, với việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường,
trạm ngày càng hoàn chỉnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa cho nhân dân nội thành đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Với sự
phát triển các khu dân cư nông thôn còn thiếu quy hoạch, phần lớn vẫn mang tính tự
phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển nông thôn nói chung và quy hoạch phân bố
các khu nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường nói riêng. Điều này đòi hỏi Hà Nội
cần có cái nhìn dài hạn và sớm quy hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
trong thời gian tới.
2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tính đến ngày 01/01/2010, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 332888,99
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.601,07ha (chiếm 56,66% tổng diện
tích); đất phi nông nghiệp là 134.947,41ha (chiếm 40,54% tổng diện tích) và diện
tích đất chưa sử dụng là 9340,51ha (chiếm 2,8% tổng diện tích)
Đấ t nông nghiệ p
Đấ t phi nông nghiệ p
Đấ t chưa sử dụ ng
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009.
30
Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
thời gian vừa qua được thể hiện trên các nội dung như sau:
1 - Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành:
Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai đã được thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm,
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của thành phố. Thành phố đã ban hành
các văn bản để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
giá đất, các văn bản về bồi thường giải phóng mặt bằng, về quản lý các dự án nhà ở,
về thanh lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước,... và các bản khác giúp tạo cơ sở pháp lý
cho việc quản lý đất đai được ngày càng hiệu quả hơn.
Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển
khai thực hiện khá nghiêm túc trên địa bàn toàn Thành phố.
2 - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
nay là Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa
giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định
cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn. Từ 01/8/2008, Thành
phố Hà Nội được mở rộng với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (10 quận, 1 thị xã,
18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (154 phường, 401 xã và 22 thị trấn). Hồ
sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay, 100% các xã, phường, thị
trấn và quận, huyện, thị xã đã có bản đồ hành chính.
3 - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc, lập
31
bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch. Đến nay việc
đo đạc, lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đã được thực hiện ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố điều này đã
tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất, bố trí quỹ đất thực hiện các nhiệm
vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…nhằm đạt mục tiêu
sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở nhiều xã, phường,
thị trấn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc hệ thống bản đồ địa chính
chưa chính quy, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất còn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất.
4 - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một
bước, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy định. Sau mở rộng Hà Nội, thành phố đã tiến hành thông kê, kiểm kê và xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, quy hoạch chung xây
dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc quy hoạch sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa bước đầu đã được quan tâm.
5 - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện cải cách hành chính, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, mỗi năm thành phố giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trung bình hơn 1000ha. Tình hình thực hiện
kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung còn thấp
(đạt khoảng 60%) so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất được triển khai và sử dụng đất có hiệu quả. Một số dự
án chưa triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ
yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, tình trạng tự ý
chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn
(chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), trong đó
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng mồ mả, lăng mộ
32
đang trở thành phong trào bất chấp các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước.
6 - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố nhằm quản lý đến
từng thửa đất, từng chủ dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện các
quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tính đến năm cuối 2008, tỷ lệ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt khoảng 80%, trong đó
các quận, huyện cũ của Hà Nội có tỷ lệ cấp giấy đạt 95%, các quận, huyện, thị xã
của Hà Tây cũ, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, Mê Linh (Vĩnh Phúc) tỷ lệ cấp giấy còn
thấp, điển hình huyện Ứng Hòa (Hà Tây cũ) tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 52%.
Từ khi ban hành mẫu giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), tiến độ cấp giấy chưa
được đẩy nhanh như kỳ vọng ban đầu do nhiều nguyên nhân: do lịch sử quản lý đất,
do hệ thống phần mềm hỗ trợ trong cấp giấy và quản lý hồ sơ chưa đồng bộ, nhiều
địa phương trình độ cán bộ còn hạn chế,…
7 - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm, các xã, phường, thị trấn, các quận, huyện, thị xã đều tiến hành
công tác thống kê và khai báo biến động. Qua thực tiễn, công tác thống kê ở nhiều
địa phương còn mang tính hình thức, thực hiện thống kê chưa đúng với quy định,
nhiều nơi thống kê sót, thống kê sai loại đất,…
Việc kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm 1 lần, Thành phố đã chỉ đạo các
cấp, các ngành tập trung thực hiện kiểm kê trên địa bàn toàn thành phố năm 2010.
Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để cho
việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Vấn đề thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang, nghĩa địa gặp nhiều khó khăn,
nhiều khu chôn cất chưa có ranh giới rõ ràng với các mục đích sử dụng đất khác,
mồ mả xây dựng không tập trung, xen lẫn trong các loại đất khác đã dẫn đến kết quả
thống kê, kiểm kê còn thiếu chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế.
8 - Công tác quản lý tài chính về đất đai, giải phóng mặt bằng
Hàng năm, UBND thành phố đều tiến hành điều tra giá đất, xây dựng bảng
33
giá các loại đất trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất, tiền
cho thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất,… Bảng giá đất do thành phố ban hành ngày càng sát hơn với giá
thị trường, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ việc quản lý đất ngày càng
hiệu quả hơn.
Các khó khăn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cơ
bản đã được giải quyết sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của
UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành. Tuy nhiên, vấn
đề tâm linh, di chuyển mồ mả nằm trong quy hoạch các dự án vẫn luôn là vấn đề
nhức nhối và khó dung hòa bằng biện pháp tài chính.
9 - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
Thị trường quyền sử dụng đất của Hà Nội được đánh là thị trường khá trẻ, có
nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên thị trường thiếu minh bạch và xu hướng “đám
đông” của những nhà đầu tư không chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử
dụng đất Hà Nội nói riêng phát triển lúc nóng lúc lạnh, thiếu kiểm soát như chúng ta
đã thấy trong một số năm gần đây.
Nhà nước không thừa nhận thị trường quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa
địa nhưng thực tế lại cho thấy từ cuối năm 2009, với sự sôi động ngầm của thị
trường quyền sử dụng đất (đất nghĩa trang, nghĩa địa) đã diễn ra ở một số huyện
phía tây bắc Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây thì nhu cầu của người dân đối với đất
nghĩa trang, nghĩa địa lớn hơn khả năng cung ứng của cơ quan quản lý Nhà nước,
cũng với đó là tâm lý lựa chọn phong thủy xây dựng mồ mả đã là nguyên nhân hình
thành và phát triển “hệ thống cò đất nghĩa trang, nghĩa địa”
Ngoài các nội dung trên, Hà Nội cũng đã và đang triển khai tương đối tốt các
34
nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, quản lý các hoạt động dịch vụ công về
đất đai.
Nhưng đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa các vi phạm như xây dựng mồ mả
không đúng quy hoạch sử dụng đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất,…hiện còn
buông lỏng ở nhiều địa phương, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Công
tác giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả tuy số lượng không nhiều
nhưng thường bị kéo dài do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc có phương án
giải quyết nhưng không thể thực hiện do vướng mắc về vấn đề tâm linh.
2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa.
* Về phong tục tổ chức tang lễ::
Đối với người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết ở nhà thường được
tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian từ 24 - 36 giờ thì đưa tiễn người chết về
nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương.
Đối với người chết tại bệnh viện hoặc do tai nạn, thường được tổ chức tang
lễ tại địa điểm công cộng như nhà tang lễ, đài hóa thân hoàn vũ hoặc nhà chờ, khu
đất trống của khu vực chôn cất. Vì theo quan niệm của người dân, những người chết
ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp những điều không may mắn. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, nhiều nơi đã đưa về gia đình để tổ chức tang lễ và tưởng niệm
cho người chết.
Đối với người chết trẻ hoặc chết do mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức
tang lễ cũng thường được tổ chức tại gia đình nhưng thời gian tổ chức thường trong
vòng 24 giờ sau khi chết.
* Về phong tục táng người chết:
Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, người chết được chôn cất tại khu vực
nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với những quận nội thành
35
có ít diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hoặc do nhu cầu của chết hoặc thân nhân
người chết mà việc chôn cất người chết được tổ chức ở một nơi khác không phải địa
phương nơi cư trú khi còn sống. Ví dụ, trước đây người dân nội thành Hà Nội
thường táng ở nghĩa trang Văn Điển, nhưng kể từ ngày 15/7/2010 nghĩa trang Văn
Điển đóng cửa, ngưng tiếp nhận hung táng thì người dân thường chọn nghĩa trang
Vĩnh Hằng hoặc nghĩa trang Yên Kỳ để táng, nhiều người được đưa về quê để chôn
cất với ý niệm được về với ông bà tổ tiên. Người Hà Nội có tập quán táng người
chết theo một số hình thức sau:
Thứ nhất, người chết được hung táng bằng quan tài gỗ, sau đó 3 - 4 năm thì tiến
hành cải táng (lấy xương cốt) chôn sang một vị trí khác (dùng tiểu sành). Việc cải táng
sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thổ nhưỡng học; sinh vật; thời
tiết; bản thân người chết (độ tuổi, tình trạng sức khỏe trước khi chết),....
Thứ hai, chôn 1 lần vĩnh viễn, không cải táng.
Thứ ba, người chết được hỏa táng sau đó tro người chết được đưa vào bình
và chôn vĩnh viễn xuống đất.
Thứ tư, sau khi hỏa táng, bình tro hỏa táng được lưu trữ trong nhà lưu tro của
các nghĩa trang hoặc được gửi tại các chùa.
Hình 2.4: Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển
Theo lời kể của các cụ cao tuổi, trước kia việc lựa chọn địa điểm chôn cất
người chết rất quan trọng, phải nhờ các “Thầy địa lý” xem và chọn giúp, tùy từng
người mà lựa chọn vị trí và hướng đặt mộ cho “hợp”, có người hợp với việc táng ở
gò cao, có người hợp với táng ở chỗ trũng, có người hợp với hướng bắc, có người
36
lại hợp hướng nam,… Khi “Thầy” đã chọn thì không cần biết đất đó hiện đang sử
dụng vào mục đích đất gì, con cháu phải có trách nhiệm thỏa thuận hoặc làm cách
nào đó để có được đất (trừ trường hợp bất khả kháng thì “Thầy” xem và chọn chỗ
khác), đa số được chọn ở khu đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng lúa, trồng màu,…
Ở một số địa phương có tục, hai họ khác nhau không được chôn cất người chết
trong cùng một thửa đất, người ta cho rằng như thế sau này con cháu hai họ dễ nảy
sinh mâu thuẫn, điều này dẫn đến các họ thường lựa chọn những khu đất riêng lẻ và
cách xa nhau để táng, ví dụ như ở thôn Bài Hạ, xã Hồng Quang (huyện Ứng Hòa),
họ Nguyễn được chôn ở xứ đồng Đầm Cả, họ Đinh được chôn ở xứ đồng Mô Đề,…
a) Táng ở khu trũng thấp b) Táng ở khu gò cao
Hình 2.5: Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý”
Sau này, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người ta lựa chọn vị trí táng
người chết theo xu hướng: tập trung, cách xa khu dân cư, thuận tiện đi lại và chăm
sóc mộ. Vì thế các nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô lớn ngày càng nhiều, việc chôn
cất của các họ cũng tập trung hơn, ít phân tán hơn trước. Ngày nay, xu hướng xây
dựng lăng mộ to, rộng và lộng lẫy đang nở rộ từ thành phố đến nông thôn, đó được
cho là một phương thức báo hiếu với đấng sinh thành. Cụ thể thực trạng này ra sao
chúng ta sẽ cũng nghiên cứu ở mục dưới đây.
2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa
37
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy
quản lý, phân công, phân cấp quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội
cũng như ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, cụ thể:
1. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố
Hà Nội về việc phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010.
Theo đó, công tác lý nghĩa trang, nghịa địa; xây dựng và quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng chi tiết,… do các Sở Lao động thương
binh xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp với các quận,
huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý và thực hiện.
Ví dụ: Ngành Lao động thương binh xã hội, Ban tang lễ Hà Nội chịu trách
nhiệm quản lý nghĩa trang, nghĩa địa; Ngành Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm quy hoạch, bố trí đất làm nghĩa trang; Ngành Xây dựng chịu trách nhiệm về
quy hoạch xây dựng chi tiết trong các nghĩa trang,…
2. Ngày 16/4/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số
14/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định này, Thành phố quy định:
Về sử dụng đất trong nghĩa trang nhân dân (Điều 15)
* Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu
mộ, hàng mộ và phần mộ. Sử dụng đất mai táng theo đúng mục đích, đúng đối tượng.
* Việc giao đất khi mai táng trong nghĩa trang thực hiện lần lượt theo khu,
hàng đã định trước, tránh việc tự ý lựa chọn khu đất an táng.
* Không được giao đất mai táng cho các đối tượng để dành. Trừ những
trường hợp sau:
- Người từ 70 tuổi trở lên;
- Người đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị;
- Người từ 60 tuổi trở lên có vợ hoặc chồng đã được mai táng trong nghĩa
trang thì được đặt trước một vị trí táng cùng nghĩa trang;
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Luận văn: Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi, 9đ
Luận văn: Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi, 9đLuận văn: Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi, 9đ
Luận văn: Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi, 9đ
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAYLuận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệpLuận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
Luận văn: Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luậtLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 

Similar to Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...NuioKila
 
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...nataliej4
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...nataliej4
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...anh hieu
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...hanhha12
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY (20)

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
 
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
 
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TP...
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Thanh Xuân, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận văn: Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang tại TP Hà Nội, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Thị Ngọc Hiền ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Địa chính Mà số: 60 44 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2010
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Thị Ngọc Hiền ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Địa chính Mà số: 60 44 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Thái Thị Quỳnh Như Hà Nội - 2010
  • 3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ`............................. 13 Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm.............................20 Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm .........................................27 Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 2010 .............................................................................................. 44 Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính.... 45 Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính......47 Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính.......... 49 Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã – Thành phố Hà Nội năm 2010................................................................................ 51 Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển....................................... 65 Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển ..................................... 66 Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển .............. 66 Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà ..................................................................... 66 Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ..............................................................71 Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng ........................................................75 Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm 2009..................................................................................................................................77
  • 4. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm................... 12 Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản............................ 16 Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) ........................ 17 Hình 1.4 : Kim cương táng...................................................................................... 17 Hình 1.5 : Thạch táng.............................................................................................. 18 Hình 1.6 : Hóa táng................................................................................................. 18 Hình 1.7 : Yên hoa táng .......................................................................................... 18 Hình 1.8 : Bút táng.................................................................................................. 18 Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) .................. 19 Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế ...................................................... 21 Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận....................................... 21 Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội .......................26 Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội ...........................26 Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 ....................................29 Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển ............................................. 35 Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” ....................... 37 Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh............................................................... 55 Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP Ao Vua ..................................................................................................................... 55 Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng..................................... 57 Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước..............58 Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý.............................................58 Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) ........................... 59 Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ...................59 Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư ....................................... 60
  • 5. Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân............................... 60 Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển............................................................. 62 Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển ............................................ 63 Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng......................................................................... 64 Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro......................... 67 Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C.......................................... 67 Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân..................................................68 Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ....................................................... 69 Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ ................................. 70 Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ................70 Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ.................................71 Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng........................... 72 Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn” ............ 73 Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh...........................73 Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý......................................................................73 Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý.......................................................................74 Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc...............................................................76
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CP : Cổ phần DT : Diện tích ĐVHC : Đơn vị hành chính NĐ-CP : Nghị định của Chính phủ NTNĐ : Nghĩa trang, nghĩa địa HĐND : Hội đồng nhân dân QĐ : Quyết định UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1 Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA...........................5 1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa.........................................................................5 1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................................................5 1.1.2. Phân loại ...........................................................................................................6 1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................7 1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..................................7 1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang......................................................8 1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang...................9 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..............9 1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ........................11 1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa......................12 1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003...............................................................12 1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay ..............................................................14 1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .......16 1.3.1. Ở một số nước trên thế giới ............................................................................16 I.3.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................19 Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................23 2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23 2.1.2. Kinh tế - xã hội ...............................................................................................26 2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội...................29 2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.........................................................................................................34 2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................36
  • 8. 2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa....................................................................................................................36 2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..............................42 2.2.3. Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây............61 2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang lớn................................................................................................................................................62 2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển.....................................................................................62 2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ.........................................................................................68 2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng...................................................................................72 2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt của đời sống xã hội..................................................................................................76 2.4.1. Về kinh tế.........................................................................................................76 2.4.2. Về xã hội..........................................................................................................80 2.4.3. Về môi trường..................................................................................................80 2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020.......................81 2.5.1. Dự báo dân số .................................................................................................81 2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020 ..............................................................81 2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020 ...........................................................82 2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang ................................................82 2.6. Đánh giá chung..................................................................................................................84 2.6.1. Những kết quả đã đạt được.............................................................................84 2.6.2. Những tồn tại...................................................................................................84 2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................86 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................87 3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .....................................87 3.1.1. Chính sách về quản lý .....................................................................................87 3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa..................................88 3.2. Về quy hoạch......................................................................................................................89
  • 9. 3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................89 3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang....................................................................90 3.3. Công nghệ hỏa táng..........................................................................................................91 3.4. Giải pháp khác...................................................................................................................93 KẾT LUẬN................................................................................................................................95 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................98 PHỤ LỤC...................................................................................................................................99
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả với những người đã khuất. Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiện tại, nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung. Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ. Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn. Trong quá trình bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Trong khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán
  • 11. 2 của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả, tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn minh thời đại. 3. Nội dung nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa; - Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. - Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu về cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội.
  • 12. 3 - Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọng của người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu để cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận. - Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, tác giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020. - Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi ích giữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúp người dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọn phương pháp táng phù hợp. 5. Phạm vi nghiên cứu: Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiến hành nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý, sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố. 6. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa.
  • 13. 4 Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng, nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và ở Việt Nam. - Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìm hiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nói riêng. - Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công nghệ táng và một số giải pháp khác.
  • 14. 5 Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên trái đất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh - tử". Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo những nghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát. Tập tục mai táng chính là sự bày tỏ niềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơn của cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất. Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di hài sau khi chết được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn cất[1] . Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địa phương, trong từng giai đoạn nhất định. Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa hoặc bãi tha ma. Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuật ngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma. Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định: Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việc quản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tập quán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do các "thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu
  • 15. 6 táng người chết và khu đất khác không rõ ràng. Những khu đất như thế dân gian vẫn gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa được hiểu như nhau) * Một số khái niệm liên quan: Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết. Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất. Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng. Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất. Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác. Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng. Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao. Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang. Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm. 1.1.2. Phân loại Việc phân loại nghĩa trang tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra để phân loại. Ở đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau: - Theo phân cấp quản lý, có 4 loại nghĩa trang: nghĩa trang cấp quốc gia (nghĩa trang Trường Sơn), cấp tỉnh (Nghĩa trang Văn Điển, Thanh Tước,...), cấp huyện (nghĩa trang quận Hà Đông, Nghĩa trang huyện Thanh Oai,...), cấp xã (nghĩa trang xã Tây Tựu, Xuân Đỉnh,...).
  • 16. 7 - Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân (nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ,...), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyện Ứng Hòa, Thanh Oai,...), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),... - Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trang Vĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện Ứng Hòa, nghĩa trang họ Nguyễn,...); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộ của các nhà sư,...);... - Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng, nghĩa trang hỏa táng. 1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại. Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,...) 1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang như sau (Điều 3): 1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân
  • 17. 8 cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). 3. Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường. 4. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm đến các nội dung sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang; 3. Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang. 4. Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang; 5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 6. Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang; 7. Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang. 8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất làm nghĩa trang; 9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất nghĩa trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường. 10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng nghĩa trang.
  • 18. 9 11. Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của các nghĩa trang. 12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố. 13. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang. 1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang. Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm: 1. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định. 2. Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức. 3. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang. 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang. 5. Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy định của pháp luật. 6. Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vị trí, ranh giới. 7. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ. 8. Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang. 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể khái quát thành những nhóm nhân tố sau: - Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa càng cần nhiều.
  • 19. 10 - Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Không quy định hạn mức đất làm mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan. - Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng, của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại,... Người Việt Nam có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Những năm trước đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu, lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên. Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. - Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo,... là yếu tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, trong đó: + Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức con người, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện qua việc xây dựng mộ chí. Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ to, đẹp giữa các gia đình, dòng họ. Do đó, cần phát huy những phong tục tập quán tốt, ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. + Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn. Theo quan niệm
  • 20. 11 này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống (người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe, bình an, phú quý,... thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, để người chết được “mồ yên mả đẹp”. + Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩa của việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây mộ chí. Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người ta thường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường có chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giới bên kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chôn vĩnh viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3 bậc), trên mộ có bát hương,... 1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những người đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ. Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong thời không xa (Hình 1.1).
  • 21. 12 Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân. Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với một xã hội văn minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địa cũng như việc lựa chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ý thức sử dụng đất trong việc táng người chết của toàn xã hội. 1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003 Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại đất chuyên dùng. Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:
  • 22. 13 “Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất” Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luật thành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưa được quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệ sinh môi trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như: Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển thi hài, hài cốt. Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng. Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần. Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay. Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ được thống kê như sau: Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ Đơn vị tính: 1.000 ha Loại đất Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Đất chuyên dùng 954,6 1.255,2 1.513,9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 32,7 79,5 93,7 Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất chuyên dùng 3,43 % 6,33 % 6,19 % (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
  • 23. 14 Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, diện tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh. Bên cạnh đó, diện tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ, năm 1995 (sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần so với năm 1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn so với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trong diện phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất chuyên dùng (6,19%). 1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất (quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13). Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng. Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau: “1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất. 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa.” Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa. Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ. Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa như:
  • 24. 15 - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng (trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang). - Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ; - Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; - Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng; Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6). Theo đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ thể như sau: 1. Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất; 2. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào; 3. Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường của dự án. 4. Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những người sử dụng dịch vụ này.
  • 25. 16 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đối tượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc. Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạt động quy hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II). Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định 35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìn nhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả hơn. 1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.3.1. Ở một số nước trên thế giới Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt). Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản
  • 26. 17 Hình 1.3: Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) Nhìn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các nước Tây Âu,...phương thức táng phổ biến được lựa chọn là hỏa táng, tro của người chết có thể được lưu trữ trong các nhà lưu trữ tro hoặc được thả xuống sông, biển hoặc được chôn xuống đất vĩnh viễn. Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại càng phát triển, ý thức tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường đã giúp họ tìm ra những phương thức táng rất đặc biệt, thân thiện với môi trường và hầu như không sử dụng đất ví dụ như: kim cương táng, không táng, thạch táng, hóa táng, yên hoa táng, bút táng[2] … - Kim cương táng: Tại Mỹ, người ta dùng cacbon trong tro xương người quá cố chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại những kỷ niệm về người quá cố. Phương thức này tượng trưng cho tình cảm gắn bó sâu sắc của những người đang sống với người đã chết và giúp họ dường như vẫn ở bên nhau. Hình 1.4: Kim cương táng - Không táng: Là việc đưa tro cốt người quá cố đựng vào hộp kín và đặt trong khoang tên lửa phóng vào không gian. Hình thức này được Công ty Dịch vụ Hàng không ở Seatle (Mỹ) thực hiện lần đầu vào 4/1997 với 24 tro và hiện đã trở nên phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây (tháng 3/2006 đã táng được 187 tro theo hình thức này. Giá của dịch vụ táng này là 995 USD/1g tro.
  • 27. 18 - Thạch táng: là việc làm san hô nhân tạo từ tro cốt người quá cố và gang hoặc bê tông rồi thả xuống biển để nuôi san hô, tro cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành san hô. Phương thức táng này do hãng Etemal Reefs thực hiện nhằm giúp người quá cố được hòa vào thiên nhiên và là một phần của thiên nhiên. Hình 1.5: Thạch táng - Hóa táng: Ưu việt của phương pháp này là bảo vệ môi trường. Người ta đem thi thể người quá cố làm thành phân bón hữu cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được phân tách nên không gây hại tới môi trường. Hình 1.6: Hóa táng - Yên hoa táng: là cách trộn lẫn tro cốt với thuốc pháo hoa, người ta quan niệm pháo hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa tan vào không gian, vũ trụ và trời đất. Hình 1.7: Yên hoa táng - Bút táng: Cacbon trong tro cốt người chết được dùng chế tạo ruột bút chì. Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho một con người. Hình 1.8: Bút táng
  • 28. 19 Còn ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam nơi đạo Phật khá phát triển, họ cho rằng địa táng sẽ giúp người chết cảm thấy mát mẻ và thanh thản hơn nên hình thức táng phổ biến được lựa chọn là địa táng, mộ người chết được xây dựng kiên cố thậm chí là cầu kỳ và lộng lẫy. Hình 1.9: Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) 1.3.2. Ở Việt Nam Nước ta có 54 dân tộc anh em với nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, mỗi vùng có một phong tục tập quán táng người chết khác nhau, tuy nhiên hình thức táng phổ biến ở nước ta hiện nay là địa táng. Những thập niên gần đây, công nghệ hỏa táng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), nhiều người dân đã lựa chọn phương thức táng này. Tuy nhiên tỷ lệ còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, nguyện vọng của người chết và tâm lý của thân nhân người chết. Theo thống kê tại Bảng 1.1, năm 2000 diện tích đất nghĩa trang cả nước là 93714 ha, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân đầu người là 12m2 /người. Tuy nhiên các vùng có bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa trên đầu người cao là vùng Bắc Trung bộ 29m2 /người, Duyên hải Nam Trung bộ 26m2 /người. Các vùng có bình quân đầu người thấp nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 4,3-4,4m2 /người, đây cũng là 2 vùng có ít nghĩa trang, nghĩa địa tập trung, đa số đều chôn cất trong ruộng, vườn của từng gia đình.
  • 29. 20 Bảng 1.2: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm Đơn vị tính: 1.000 ha Tên vùng Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004 1. Vùng Trung du MN phía Bắc 12,90 15,60 13,79 2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ 11,00 11,40 13,46 3. Vùng Bắc Trung Bộ 22,30 29,30 31,40 4. Vùng Duyên hải Nam trung bộ 19,40 21,50 22,04 5. Vùng Tây Nguyên 3,80 4,20 5,03 6. Vùng Đông Nam Bộ 3,80 4,50 4,69 7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6,30 7,20 6,64 Cả nước 79,50 93,70 97,05 (Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê của Tổng cục Địa chính, nay là Bộ TN và MT) Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại các vùng đồng bằng và các khu vực kinh tế phát triển nhìn chung đã ổn định và tăng không nhiều như: Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, diện tích đất nghĩa trang tăng nhanh trong 5 năm (1995-2000) do tập quán du canh, du cư của người dân, giai đoạn 2000-2004 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của vùng này giảm do các chính sách về định canh, định cư của Nhà nước đã có hiệu quả, nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội được triển khai đồng thời với đó là việc tập kết mộ chôn cất vào khu tập trung. Tuy nhiên các vùng thuộc miền Trung nước ta có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhanh do đây là những vùng người dân rất quan tâm đến việc xây dựng mộ, đời sống tâm linh phong phú và cũng là vùng diễn ra chiến tranh trong thời gian dài nên số mộ tại khu vực này lớn hơn rất nhiều so với các khu vực khác.
  • 30. 21 Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận 1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán táng trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Táng người đã chết là nhu cầu không thể thiếu, việc quan tâm xây dựng mộ chí đã cho thấy đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và có điều kiện để báo hiếu tổ tiên, xây dựng “mồ yên mả đẹp” cho tổ tiên khiến những người còn sống cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tâm linh, yên tâm lao động sản xuất. Tuy nhiên phong tục tập quán, phương thức táng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, sử dụng đất.
  • 31. 22 Nếu duy trì những phong tục tập quán trong việc táng đã lạc hậu, lỗi thời hay coi việc hiếu nghĩa như một sự thể hiện bề thế gia tộc, dòng họ sẽ cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và quan trọng hơn là tài nguyên đất bị sử dụng lãng phí, quỹ đất dành cho phát triển kinh tế xã hội bị thu hẹp và những hệ lụy khác về xã hội như: vấn đề giải phóng mặt bằng thu hồi đất thực hiện các dự án, là vấn dồn điền đổi thửa và canh tác đất nông nghiệp,... Điển hình, khuôn viên mộ cụ tổ họ Trần ở làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chiếm diện tích đất rộng khoảng 50.000m2 , mộ ông Nguyễn Công Đức ở Lương Sơn, Hòa Bình rộng 100.000m2 hoặc “thành phố ma” nổi tiếng ở thôn An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế rộng 200ha nơi có những ngôi mộ lộng lẫy rộng từ 300m2 đến 600m2 ,... Mặt khác, việc táng bừa bãi, không theo quy hoạch gây lên mất công bằng trong việc sử dụng đất, kẻ giàu xây mộ to, người nghèo xây mộ nhỏ. Sử dụng đất làm nghĩa trang manh mún cũng là một khó khăn khi quy hoạch bố trí quỹ đất vào các mục đích khác đặc biệt khi lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội vì lý do các doanh nghiệp “ngại” động chạm đến vấn đề tâm linh. Có rất nhiều dự án đã phải khoanh riêng những ngôi mộ ở trong khuôn viên dự án của mình như: Dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Siêu thị Metro (Từ Liêm), Dự án phát triển nhà ở khu đô thị Phú Lãm (Hà Đông),...
  • 32. 23 Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 200 53’ đến 210 23’ vĩ độ Bắc và từ 1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông, có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang. - Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. - Phía Tây giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ Theo kết quả kiểm kê năm 2010, thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 332888,99 ha; với dân số 6,4472 triệu người, mật độ dân số trung bình là 1996 người/km2 (khu vực nội thành 11.076 người/km2 , ngoại thành 1.106 người/km2 ), bao gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện có 154 phường, 401 xã và 22 thị trấn. Hà Nội có vị trí quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong vùng và cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để Hà Nội giao lưu trao đổi và tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. b. Địa hình, địa mạo Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển. Hà Nội nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, được phù sa bồi đắp, có 3/4 diện tích tự nhiên là đồng bằng nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác rất thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây hàng năm. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh
  • 33. 24 như Ba Vì cao 1281m, Thiên Trù cao 378m, Chân Chim cao 462m,… đất đai của vùng thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Với địa hình trên, đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn đất làm nghĩa trang như cao ráo, thuận tiện cho việc thăm viếng,... thì Hà Nội có nhiều lựa chọn trong việc bố trí quy hoạch đất làm nghĩa trang. c. Khí hậu Khí hậu của Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,90 C, tổng số giờ nắng trong năm 1.400 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.800 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, thấp nhất là tháng 11; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 75 - 85%. Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy hoạt động, phân hủy xác chết, việc cải táng (bốc mộ) thường được thực hiện vào mùa khô để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc cải táng đến sức khỏe con người cũng như môi trường. d. Thuỷ văn Hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố khá dày, mật độ sông 0,5km/km2 . Điều này đã giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho công tác tưới tiêu, đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất. e. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên của Hà Nội khá phong phú: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nhân văn,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, Luận văn đề cập tới hai loại tài nguyên chính ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đó là tài nguyên đất và tài nguyên nhân văn.
  • 34. 25 * Tài nguyên đất Tài nguyên đất của Hà Nội bao gồm các nhóm đất chủ yếu: - Nhóm đất phù sa phân bố hầu khắp trên địa bàn Thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên,.. Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, rau, màu và cây công nghiệp. - Đất bạc màu phân bố chủ yếu ven theo các đồi núi thấp, hình thành những dải ruộng nhỏ hẹp, bậc thang hay thoải dốc, tập trung ở hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Sơn Tây. Loại đất này hiện đang được nhân dân khai thác sử dụng để trồng rau, màu và cây công nghiệp. - Nhóm đất đỏ vàng được phân bố chủ yếu ở các huyện phía bắc và phía tây của thành phố như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức thuận tiện cho phát triển cây công nghiệp và trồng rừng. Cùng với điều kiện nhiệt - ẩm, các loại đất này có thành phần cơ giới phù hợp với sự phát triển của các vi sinh vật phân huỷ, xác chết phân hủy nhanh trong thời gian ngắn và đất có khả năng hấp phụ tốt các chất sau khi phân hủy xác chết, hạn chế được ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh đối với môi trường đất. * Tài nguyên nhân văn Hà Nội là nơi hội tụ “Nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của cả nước. Điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội là hội tụ các tinh hoa để tạo dựng nên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sỹ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”. Người Hà Nội có truyền thống ngàn năm văn hiến, cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc. Về phong tục tập quán, người Hà Nội có nhiều phong tục tập quán tốt đặc biệt trong việc hiếu lễ, điều này có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.
  • 35. 26 Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính (8/2008) tài nguyên nhân văn của Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, giúp Hà Nội có nhiều điều kiện để phát huy tài nguyên này cũng như có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, phân khu chức năng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đặc biệt trong vấn đề xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa. 2.1.2. Kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế Trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn với bước tiến vượt bậc, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ổn định ở mức cao, bình quân 5 năm (2006 - 2010) tổng sản phẩm nội địa Thành phố (GDP) dự kiến tăng 10,4%/năm (riêng năm 2010 GDP tăng 10,5%), cao gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. 10.62 6.67 10.5 0 2 4 6 8 10 12 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưở ng GDP bình quân năm (%) Hình 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội 1689 1700 1964 1500 1600 1700 1800 1900 2000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GDP bình quân đầ u ngườ i (USD/ngườ i) Hình 2.2: GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội
  • 36. 27 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn. Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 10,24%/năm. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như thương mại, tín dụng - ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, giáo dục,... được chú trọng phát triển Ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng bình quân 12,41%/năm. Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao, như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thương hiệu. Một số ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và hoạt động của làng nghề được khuyến khích phát triển. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 1,75%/năm; tổng sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả: diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Đã coi trọng việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao ở các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Mê Linh. Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm Đơn vị tính: % GDP Tỷ trọng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Công nghiệp - Xây dựng 41.4 41,4 41,4 Dịch vụ 52.1 52,3 52,5 Nông nghiệp 6.5 6,3 6,1 (Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội)
  • 37. 28 Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Hà Nội (2010), trên địa bàn hiện có 11 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 2.094,11ha, 54 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.616ha, trong đó, giai đoạn 2006-2010 đã và đang xây dựng mới thêm 5 khu công nghiệp với diện tích 964,9ha, mở rộng 2 khu công nghiệp với diện tích khoảng 112ha, đã và đang xây dựng mới thêm 21 cụm công nghiệp với diện tích 726,15ha. Với mục tiêu phát triển kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ do khủng hoảng kinh tế nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa chưa mạnh mẽ nhưng chậm và chắc đã giúp Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Hà Nội trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất. Với chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng. Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của UBND thành phố Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội cần thêm 15.771,27ha đất để thực hiện các dự án công trình giao thông ; 12.094ha để thực hiện 201 dự án hạ tầng đô thị ; 125.817ha thực hiện 229 dự án đô thị, trong đó có 8.299ha để thực hiện 176 dự án xây dựng nhà ở,... Do đó việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, tương ứng với nó là vấn đề giải phóng mặt bằng, đóng cửa, di chuyển, xây mới các khu nghĩa trang, nghĩa địa. 2.1.2.2. Về dân số Theo thống kê năm 2009, dân số Hà Nội là 6,4472 triệu người, dân cư phân bố không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành. Dân số thành thị chiếm 40,8%, dân nông thôn chiếm 59,2%; mật độ dân số trung bình là 1996 người/km2 , trong đó mật độ trung bình khu vực nội thành là 11076 người/km2 , ngoại thành 1106 người/km2 điển hình như ở quận Hoàn Kiếm mật độ dân số cao nhất lên tới 37.258 người/km2 gấp 48 lần so với huyện Sóc Sơn
  • 38. 29 772 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 2,1%, trong đó tỷ suất tăng dân số thành thị là 4,2%/năm (do quá trình đô thị hóa và gia tăng cơ học), lệ tăng dân số cơ học chung của thành phố là 5%/năm, tỷ số giới tính 97 nam/100 nữ. Tuổi thọ bình quân 74,9 tuổi (trong đó nam là 72,5 tuổi, nữ là 77,5 tuổi). Tỷ suất chết là 6‰. Trong những năm gần đây, diện mạo của các khu thành thị và nông thôn của thành phố đã có nhiều thay đổi, với việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng hoàn chỉnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa cho nhân dân nội thành đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Với sự phát triển các khu dân cư nông thôn còn thiếu quy hoạch, phần lớn vẫn mang tính tự phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển nông thôn nói chung và quy hoạch phân bố các khu nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường nói riêng. Điều này đòi hỏi Hà Nội cần có cái nhìn dài hạn và sớm quy hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới. 2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Tính đến ngày 01/01/2010, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 332888,99 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.601,07ha (chiếm 56,66% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 134.947,41ha (chiếm 40,54% tổng diện tích) và diện tích đất chưa sử dụng là 9340,51ha (chiếm 2,8% tổng diện tích) Đấ t nông nghiệ p Đấ t phi nông nghiệ p Đấ t chưa sử dụ ng Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009.
  • 39. 30 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua được thể hiện trên các nội dung như sau: 1 - Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành: Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã được thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của thành phố. Thành phố đã ban hành các văn bản để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất, các văn bản về bồi thường giải phóng mặt bằng, về quản lý các dự án nhà ở, về thanh lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước,... và các bản khác giúp tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai được ngày càng hiệu quả hơn. Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện khá nghiêm túc trên địa bàn toàn Thành phố. 2 - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn. Từ 01/8/2008, Thành phố Hà Nội được mở rộng với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (10 quận, 1 thị xã, 18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (154 phường, 401 xã và 22 thị trấn). Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã đã có bản đồ hành chính. 3 - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc, lập
  • 40. 31 bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch. Đến nay việc đo đạc, lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố điều này đã tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất, bố trí quỹ đất thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở nhiều xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc hệ thống bản đồ địa chính chưa chính quy, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất. 4 - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một bước, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Sau mở rộng Hà Nội, thành phố đã tiến hành thông kê, kiểm kê và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa bước đầu đã được quan tâm. 5 - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, mỗi năm thành phố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trung bình hơn 1000ha. Tình hình thực hiện kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung còn thấp (đạt khoảng 60%) so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được triển khai và sử dụng đất có hiệu quả. Một số dự án chưa triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn (chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), trong đó chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng mồ mả, lăng mộ
  • 41. 32 đang trở thành phong trào bất chấp các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước. 6 - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tính đến năm cuối 2008, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt khoảng 80%, trong đó các quận, huyện cũ của Hà Nội có tỷ lệ cấp giấy đạt 95%, các quận, huyện, thị xã của Hà Tây cũ, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, Mê Linh (Vĩnh Phúc) tỷ lệ cấp giấy còn thấp, điển hình huyện Ứng Hòa (Hà Tây cũ) tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 52%. Từ khi ban hành mẫu giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), tiến độ cấp giấy chưa được đẩy nhanh như kỳ vọng ban đầu do nhiều nguyên nhân: do lịch sử quản lý đất, do hệ thống phần mềm hỗ trợ trong cấp giấy và quản lý hồ sơ chưa đồng bộ, nhiều địa phương trình độ cán bộ còn hạn chế,… 7 - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Hàng năm, các xã, phường, thị trấn, các quận, huyện, thị xã đều tiến hành công tác thống kê và khai báo biến động. Qua thực tiễn, công tác thống kê ở nhiều địa phương còn mang tính hình thức, thực hiện thống kê chưa đúng với quy định, nhiều nơi thống kê sót, thống kê sai loại đất,… Việc kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm 1 lần, Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện kiểm kê trên địa bàn toàn thành phố năm 2010. Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch kế hoạch sử dụng đất. Vấn đề thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang, nghĩa địa gặp nhiều khó khăn, nhiều khu chôn cất chưa có ranh giới rõ ràng với các mục đích sử dụng đất khác, mồ mả xây dựng không tập trung, xen lẫn trong các loại đất khác đã dẫn đến kết quả thống kê, kiểm kê còn thiếu chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế. 8 - Công tác quản lý tài chính về đất đai, giải phóng mặt bằng Hàng năm, UBND thành phố đều tiến hành điều tra giá đất, xây dựng bảng
  • 42. 33 giá các loại đất trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất,… Bảng giá đất do thành phố ban hành ngày càng sát hơn với giá thị trường, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ việc quản lý đất ngày càng hiệu quả hơn. Các khó khăn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản đã được giải quyết sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành. Tuy nhiên, vấn đề tâm linh, di chuyển mồ mả nằm trong quy hoạch các dự án vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và khó dung hòa bằng biện pháp tài chính. 9 - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Thị trường quyền sử dụng đất của Hà Nội được đánh là thị trường khá trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên thị trường thiếu minh bạch và xu hướng “đám đông” của những nhà đầu tư không chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất Hà Nội nói riêng phát triển lúc nóng lúc lạnh, thiếu kiểm soát như chúng ta đã thấy trong một số năm gần đây. Nhà nước không thừa nhận thị trường quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nhưng thực tế lại cho thấy từ cuối năm 2009, với sự sôi động ngầm của thị trường quyền sử dụng đất (đất nghĩa trang, nghĩa địa) đã diễn ra ở một số huyện phía tây bắc Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây thì nhu cầu của người dân đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn hơn khả năng cung ứng của cơ quan quản lý Nhà nước, cũng với đó là tâm lý lựa chọn phong thủy xây dựng mồ mả đã là nguyên nhân hình thành và phát triển “hệ thống cò đất nghĩa trang, nghĩa địa” Ngoài các nội dung trên, Hà Nội cũng đã và đang triển khai tương đối tốt các
  • 43. 34 nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Nhưng đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa các vi phạm như xây dựng mồ mả không đúng quy hoạch sử dụng đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất,…hiện còn buông lỏng ở nhiều địa phương, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả tuy số lượng không nhiều nhưng thường bị kéo dài do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc có phương án giải quyết nhưng không thể thực hiện do vướng mắc về vấn đề tâm linh. 2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. * Về phong tục tổ chức tang lễ:: Đối với người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết ở nhà thường được tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian từ 24 - 36 giờ thì đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương. Đối với người chết tại bệnh viện hoặc do tai nạn, thường được tổ chức tang lễ tại địa điểm công cộng như nhà tang lễ, đài hóa thân hoàn vũ hoặc nhà chờ, khu đất trống của khu vực chôn cất. Vì theo quan niệm của người dân, những người chết ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp những điều không may mắn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nơi đã đưa về gia đình để tổ chức tang lễ và tưởng niệm cho người chết. Đối với người chết trẻ hoặc chết do mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức tang lễ cũng thường được tổ chức tại gia đình nhưng thời gian tổ chức thường trong vòng 24 giờ sau khi chết. * Về phong tục táng người chết: Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, người chết được chôn cất tại khu vực nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với những quận nội thành
  • 44. 35 có ít diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hoặc do nhu cầu của chết hoặc thân nhân người chết mà việc chôn cất người chết được tổ chức ở một nơi khác không phải địa phương nơi cư trú khi còn sống. Ví dụ, trước đây người dân nội thành Hà Nội thường táng ở nghĩa trang Văn Điển, nhưng kể từ ngày 15/7/2010 nghĩa trang Văn Điển đóng cửa, ngưng tiếp nhận hung táng thì người dân thường chọn nghĩa trang Vĩnh Hằng hoặc nghĩa trang Yên Kỳ để táng, nhiều người được đưa về quê để chôn cất với ý niệm được về với ông bà tổ tiên. Người Hà Nội có tập quán táng người chết theo một số hình thức sau: Thứ nhất, người chết được hung táng bằng quan tài gỗ, sau đó 3 - 4 năm thì tiến hành cải táng (lấy xương cốt) chôn sang một vị trí khác (dùng tiểu sành). Việc cải táng sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thổ nhưỡng học; sinh vật; thời tiết; bản thân người chết (độ tuổi, tình trạng sức khỏe trước khi chết),.... Thứ hai, chôn 1 lần vĩnh viễn, không cải táng. Thứ ba, người chết được hỏa táng sau đó tro người chết được đưa vào bình và chôn vĩnh viễn xuống đất. Thứ tư, sau khi hỏa táng, bình tro hỏa táng được lưu trữ trong nhà lưu tro của các nghĩa trang hoặc được gửi tại các chùa. Hình 2.4: Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển Theo lời kể của các cụ cao tuổi, trước kia việc lựa chọn địa điểm chôn cất người chết rất quan trọng, phải nhờ các “Thầy địa lý” xem và chọn giúp, tùy từng người mà lựa chọn vị trí và hướng đặt mộ cho “hợp”, có người hợp với việc táng ở gò cao, có người hợp với táng ở chỗ trũng, có người hợp với hướng bắc, có người
  • 45. 36 lại hợp hướng nam,… Khi “Thầy” đã chọn thì không cần biết đất đó hiện đang sử dụng vào mục đích đất gì, con cháu phải có trách nhiệm thỏa thuận hoặc làm cách nào đó để có được đất (trừ trường hợp bất khả kháng thì “Thầy” xem và chọn chỗ khác), đa số được chọn ở khu đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng lúa, trồng màu,… Ở một số địa phương có tục, hai họ khác nhau không được chôn cất người chết trong cùng một thửa đất, người ta cho rằng như thế sau này con cháu hai họ dễ nảy sinh mâu thuẫn, điều này dẫn đến các họ thường lựa chọn những khu đất riêng lẻ và cách xa nhau để táng, ví dụ như ở thôn Bài Hạ, xã Hồng Quang (huyện Ứng Hòa), họ Nguyễn được chôn ở xứ đồng Đầm Cả, họ Đinh được chôn ở xứ đồng Mô Đề,… a) Táng ở khu trũng thấp b) Táng ở khu gò cao Hình 2.5: Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” Sau này, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người ta lựa chọn vị trí táng người chết theo xu hướng: tập trung, cách xa khu dân cư, thuận tiện đi lại và chăm sóc mộ. Vì thế các nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô lớn ngày càng nhiều, việc chôn cất của các họ cũng tập trung hơn, ít phân tán hơn trước. Ngày nay, xu hướng xây dựng lăng mộ to, rộng và lộng lẫy đang nở rộ từ thành phố đến nông thôn, đó được cho là một phương thức báo hiếu với đấng sinh thành. Cụ thể thực trạng này ra sao chúng ta sẽ cũng nghiên cứu ở mục dưới đây. 2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
  • 46. 37 Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý, phân công, phân cấp quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, cụ thể: 1. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010. Theo đó, công tác lý nghĩa trang, nghịa địa; xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng chi tiết,… do các Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp với các quận, huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý và thực hiện. Ví dụ: Ngành Lao động thương binh xã hội, Ban tang lễ Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý nghĩa trang, nghĩa địa; Ngành Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quy hoạch, bố trí đất làm nghĩa trang; Ngành Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch xây dựng chi tiết trong các nghĩa trang,… 2. Ngày 16/4/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quyết định này, Thành phố quy định: Về sử dụng đất trong nghĩa trang nhân dân (Điều 15) * Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu mộ, hàng mộ và phần mộ. Sử dụng đất mai táng theo đúng mục đích, đúng đối tượng. * Việc giao đất khi mai táng trong nghĩa trang thực hiện lần lượt theo khu, hàng đã định trước, tránh việc tự ý lựa chọn khu đất an táng. * Không được giao đất mai táng cho các đối tượng để dành. Trừ những trường hợp sau: - Người từ 70 tuổi trở lên; - Người đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị; - Người từ 60 tuổi trở lên có vợ hoặc chồng đã được mai táng trong nghĩa trang thì được đặt trước một vị trí táng cùng nghĩa trang;