SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------
Võ Quốc Thắng
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH
NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------
Võ Quốc Thắng
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH
NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NHỮ THỊ XUÂN
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Võ Quốc Thắng
LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô khoa
Địa lý của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt kiến thức, tinh thần cho em trong
suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến
PGS.TS. Nhữ Thị Xuân – người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn
này.
Xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa, phòng Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Hòa, Trung tâm Kỹ
thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp,
bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần giúp em hoàn thành luận văn này.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong
quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cô để em học tập thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Học viên
VÕ QUỐC THẮNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
Chương 1 ......................................................................................................................... 5
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Khái niệm về đất đai, sử dụng đất ........................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về đất đai ........................................................................................ 5
1.1.2. Vấn đề sử dụng đất........................................................................................... 5
1.2 Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................ 8
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 8
1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.............................................................. 10
1.2.3. Vai trò quy hoạch sử dụng đất........................................................................ 11
1.2.4. Căn cứ và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.................................... 11
1.2.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác .................. 12
1.3. Quy hoạch nông thôn mới..................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới...................... 14
1.3.2. Mục tiêu, nội dung và tiêu chí quy hoạch nông thôn mới................................ 15
1.3.3. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới:............................................... 18
1.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên thế
giới.......................................................................................................................... 19
1.4. Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới ........ 25
1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 26
1.5.1. Các quan điểm nghiên cứu ............................................................................. 26
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 27
Chương 2 ....................................................................................................................... 29
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TÁC QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN
ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN....................................................................................... 29
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất huyện Đức Hòa........................................ 29
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 29
2.1.2. Dân số, lao động, việc làm ............................................................................. 35
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế .......................................................................... 36
2.1.4. Đánh giá chung về thực trạng và hướng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực
đối với đất đai.......................................................................................................... 39
2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa ........................... 46
2.2.1. Các văn bản về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện .............................. 46
2.2.2. Xác định địa giới hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, các bản đồ
địa chính, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất......................................... 48
2.2.3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.................................................. 48
2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................................................... 48
Tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2000 – 2010 ............................................. 49
Tình hình quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2011 – 2014........................................ 51
Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020: ...................................... 52
2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng sử dụng đất qua các năm trong mối quan hệ với quy
hoạch nông thôn mới ................................................................................................... 52
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000................................................................... 52
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005................................................................... 53
2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010................................................................... 54
2.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014................................................................... 56
2.4. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2014......................................... 57
2.4.1. Giai đoạn 2000 – 2010:.................................................................................. 57
2.4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2014 (tính đến 6/2014)..................... 60
2.5. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất ........... 62
2.6. Đánh giá tính hợp lý của sử dụng đất .................................................................... 63
2.7. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp khắc
phục ............................................................................................................................ 64
2.8. Đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa ....................................... 65
2.8.1.Tiềm năng phát triển công nghiệp ................................................................... 65
2.8.2. Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp .............................................................. 66
2.8.3. Tiềm năng đất đai để phát triển dịch vụ.......................................................... 67
2.8.4. Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư nông thôn68
2.9. Hiện trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa......... 68
2.10. Đánh giá quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa ........................ 72
2.11. Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới... 76
Chương 3 ....................................................................................................................... 77
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020 GẮN VỚI
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN .............................. 78
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của
huyện Đức Hòa đến năm 2020..................................................................................... 78
3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển nói chung và xây dựng
nông thôn mới của huyện Đức Hòa giai đoạn 2014 – 2020 .......................................... 79
3.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới đến năm 2020
huyện Đức Hòa............................................................................................................ 80
3.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp............................................................. 81
3.3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp....................................................... 82
3.4. Các giải pháp thực hiện......................................................................................... 91
3.4.1. Giải pháp về chính sách - cơ chế .................................................................... 91
3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ............................................................ 92
3.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ................................................................. 92
3.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường......................................... 93
3.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện....................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 95
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế các năm............................................................................ 36
Bảng 2.2. Danh mục các khu công nghiệp ....................................................................... 38
Bảng 2.3. Danh mục các cụm công nghiệp ...................................................................... 38
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 .................................................................... 52
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 .................................................................... 53
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .................................................................... 55
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .................................................................... 56
Bảng 2.8. Biến động sử dụng các nhóm đất chính của huyện Đức Hòa giai đoạn năm 2000-
2010................................................................................................................................ 57
Bảng 2.9. Biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2014.......................................... 60
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới các xã................................ 69
Bảng 3.1. Định mức sử dụng đất giáo dục ....................................................................... 87
Bảng 3.2. Định mức sử dụng các công trình y tế.............................................................. 88
Bảng 3.3. Định mức sử dụng các công trình văn hóa ....................................................... 89
Bảng 3.4. Định mức sử dụng các công trình thể dục thể thao ........................................... 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm đất ở huyện Đức Hòa ............................................................. 31
Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất (tỷ đồng) qua các năm (2010-2014)..................................... 36
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2000...................................................................... 52
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005...................................................................... 54
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010...................................................................... 55
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014...................................................................... 56
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác ............................ 12
Hình 1.2. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới.................................................. 18
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của
con người, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng
ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác
ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng,
làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc
biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu
trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Bởi vậy
việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá
này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
Với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay cùng với sự bùng nổ về
dân số đã tạo áp lực rất lớn cho vấn đề sử dụng và bảo vệ đất. Vấn đề sử dụng quỹ
đất một cách hợp lý và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, nông dân và nông thôn là một bộ phận không thể
tách rời trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy sự phát
triển giữa nông thôn và đô thị phân cách ngày càng xa. Khu vực nông thôn chưa
được quan tâm phát triển một cách toàn diện. Từ những thực tế trên, Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 về bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 về Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
để thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về nông thôn. Quy hoạch nông thôn mới
là quy hoạch tổng hòa của quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy
hoạch xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới
cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
2
Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là một trong 14 đơn vị hành chính cấp huyện
của tỉnh Long An có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa khá nhanh. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong những năm qua ổn định ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
rất nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Từ tháng 01
năm 2012, huyện đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên 17 xã của địa bàn huyện Đức Hòa. Bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích
cực về diện mạo nông thôn, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian qua đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội của huyện
cũng đã phát sinh nhiều vấn đề về môi trường, về sử dụng đất như: ô nhiễm môi
trường nặng nề ở các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, ô nhiễm ở các khu dân cư, đô
thị… Nhiều khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu dân cư vượt lũ chưa khai thác
hết tiềm năng theo quy hoạch gây lãng phí tài nguyên đất, một số khu dân cư, chợ
tự phát xung quanh khu công nghiệp không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi
trường. Một số quy hoạch sử dụng đất đã duyệt chưa được triển khai thực hiện, kê
biên đã lâu nhưng chưa áp giá bồi thường… gây thiệt hại về kinh tế cho cả Nhà
nước lẫn nhân dân.
Với những lý do nêu trên, nhằm đánh giá lại thực trạng sử dụng đất, thực
trạng công tác xây dựng nông thôn mới và đề xuất hướng sử dụng hợp lý, bền vững
tài nguyên đất trên địa bàn huyện Đức Hòa, tôi thực hiện đề tài “Phân tích đánh
giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới
phục vụ quản lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm rõ thực trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng
quy hoạch nông thôn mới, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa
Đưa ra các đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
3
+ Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận đánh giá hiện trạng sử dụng đất, Quy
hoạch nông thôn mới phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai.
+ Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến hướng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng đất và quy
hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai trên địa
bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, các tiêu chí nông thôn mới.
+ Nghiên cứu mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn
mới.
+ Đánh giá quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích quy hoạch nông thôn mới.
+ Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai cho mục đích quy hoạch nông
thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, thực trạng nông
thôn mới, các nguồn lực, tiềm năng phát triển và đề xuất định hướng sử dụng đất
cho khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Qua kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hiện
trạng sử dụng đất, hiện trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa
làm cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hướng phát
triển bền vững.
4
- Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai trong đề tài là
nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai trong việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của
huyện Đức Hòa nói riêng và cho tỉnh Long An nói chung.
7. Cơ sở tài liệu chủ yếu phục vụ nghiên cứu
- Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Các văn bản về nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2010;
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn
Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa, thị trấn Hiệp Hòa giai đoạn 2010 – 2020;
- Báo cáo quy hoạch nông thôn mới và bản đồ quy hoạch nông thôn mới 17
xã của huyện Đức Hòa giai đoạn 2010 – 2020;
- Kết quả kiểm kê đất đai;
- Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Đức Hòa;
- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức
Hòa;
- Các định mức, tiêu chuẩn, quy định trong quy hoạch sử dụng đất;
- Các kết quả khảo sát của học viên về địa bàn nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất, công tác quy hoạch
sử dụng đất và đề án xây dựng nông thôn mới huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Chương 3: Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai đến năm 2020 gắn với
nông thôn mới tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Kết Luận và kiến nghị
5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về đất đai, sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2
) và độ
phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các
thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm
năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa
hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và
những biến đổi của đất do tác động của con người.
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai
là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
1.1.2. Vấn đề sử dụng đất
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: (Điều 10 Luật
đất đai năm 2013):
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
6
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông (gồm cảng
hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt,
hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công
cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất chợ; đất
bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người
lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất
7
xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh
mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người
có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên
chúng”.
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước,
phân hoá học...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ...) cho
phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế,
lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi
việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối
bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều
kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số
điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện
tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng... Cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự
nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất
như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao
động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu
về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử
dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn
nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai
là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai
hạn chế về số lượng, giới hạn về không gian, lãnh thổ, có vị trí cố định và là tư liệu
8
sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội.
1.2 Quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm
"Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất định bằng
những hoạt động như: phân bổ, xắp xếp, bố trí, tổ chức...
"Đất đai" là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạc đất,
mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên
hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ
văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo
ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau.
Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao
động sáng tạo sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và
đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất
trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội, nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất đai là địa
điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng
thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp
chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, sử dụng số
liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống
các biện pháp của nhà nước (thể hiện được đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông
qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi
trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
9
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm, điều
kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho
các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết
của mình; Xác lập tính ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất
đai; Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an
ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai,
tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất (đặc
biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu
cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn
chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong những năm gần
đây khi nhà nước hướng nền kinh tế theo hướng thị trường.
Hơn nữa, quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụng đất đai hợp
lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai theo quy hoạch
sử dụng đất đai tạo ra một khuôn khổ bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai
phải theo khuôn khổ đó. Điều đó sẽ làm cho việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm
vi ranh giới và các quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất
đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh
vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ
các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát
triển. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một phần rất lớn thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
10
1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất
là một hiện tượng của kinh tế xã hội, là một bộ phận của phương thức sản xuất xã
hội do đó tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của nền sản xuất xã hội mà nội dung
Quy hoạch sử dụng đất có những thay đổi tương ứng.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà
nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người
sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan
hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả
sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích
kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ
rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy
định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa
học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai
thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính.
- Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan
trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị,
dân số và cơ cấu lao động... xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng
đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến
lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối
tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất
đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử
dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở
khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử
dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều
11
nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy
hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy
hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
1.2.3. Vai trò quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ
chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình
trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm
nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các
hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh
thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát
triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền
kinh tế thị trường.
1.2.4. Căn cứ và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
- Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước;
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
- Định mức sử dụng đất;
- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp
xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
12
- Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản 2 điều 40 luật
đất đai năm 2013 đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các
điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai năm 2013 thì thể hiện chi tiết
đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
1.2.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
Hình 1.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là tài liệu mang tính khoa học,
sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội,
được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp
sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền
kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương
hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là
tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh
tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử
Quy hoạch
sử dụng đât
Quy hoạch phát triển nông
nghiệp
Quy hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật
nuôi
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch sản xuất
Quy hoạch phát triển
công nghiệp
Quy hoạch phát triển
lâm nghiệp
Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế, xã hội
Quy hoạch xây dựng Quy hoạch các ngành
13
dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và
hợp lý.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ
thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải
được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông
nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế
- xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, nhân lực
và vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các
chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm, hàng hóa, giá trị sản phẩm… trong một thời
gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của
quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự
báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ
đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy
hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát
triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây
dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện, hợp lý
toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hòa và có trật tự, tạo những
điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất
đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử
dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện
và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất
xây dựng… Trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất
đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô
thị.
14
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất
đai của địa phương
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của điạ
phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Quy hoạch
sử dụng đất đai cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đai các địa phương
(tỉnh, huyện, xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy
hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh. Mặt khác,
quy hoạch sử dụng đất đai của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh
sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ
tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ
phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống
chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất đai.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ
cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không
gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư
tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy
hoạch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục
(quy hoạch sử dụng đất).
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ
thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải
được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cùng các
quy hoạch khác có liên quan.
1.3. Quy hoạch nông thôn mới
1.3.1. Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới
a. Khái niệm nông thôn
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm nông thôn khác nhau, đứng trên góc
nhìn hành chính: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân
dân xã.
15
Trên quan điểm phân bố dân cư và nguồn thu nhập phục vụ đời sống thì
nông thôn là khu vực tập trung dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông.
b. Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn
trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông
thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Ngày 19/04/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và được chia
thành 05 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và
tổ chức sản xuất; văn hóa – xã hội – môi trường; về hệ thống chính trị.
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm quy hoạch và thực
hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ
nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình
thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính
trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những
chỉ tiêu cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh giá về xã đạt chuẩn nông thôn
mới.
1.3.2. Mục tiêu, nội dung và tiêu chí quy hoạch nông thôn mới
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt
50% vào năm 2020 (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới)
16
2. Nội dung:
Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phòng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, gồm 11 nội dung: Quy hoạch
xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu,
phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo
dục – đào tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn;
Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
+ Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường
và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện
đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
+ Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự
phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và
thành thị.
+ Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã
theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành
nghề ở nông thôn.
+ Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng
vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất,
chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
+ Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ
làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp
lý tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa
Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức
hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn
mới.
17
+ Về văn hoá xã hội: xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau
xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
+ Về con người: xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá
giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của
các dòng họ, gia đình.
+ Về môi trường: xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái.
Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất
thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch
định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ
vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện
tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các
chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông
thôn mới.
3. Tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới
Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực
sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời
sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người nông dân thông qua
hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước
và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà nhằm hình thành môi trường thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống
và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời.
Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du
lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được
khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học… cơ cấu kinh tế nông
thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
18
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông
thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà
nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các
quá trình ra quyết định và chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch,
thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người
nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của
mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương
theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển dân trí được nâng lên, sức
lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức
mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới vừa tự hoàn
thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng
quê hương văn minh giàu đẹp.
1.3.3. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới:
Hình 1.2. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới
Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình nông thôn mới cấp xã
Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí
Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM của xã (gồm kế hoạch tổng thể đến 2020, kế
hoạch 5 năm 2011 – 2015 và kế hoạch từng năm cho giai đoạn 2010-2015)
Xây dựng quy hoạch NTM của xã
Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án
Tổ chức thực hiện (kế hoạch)
19
1.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới
trên thế giới
Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ
cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng
khắp cho những nơi thiếu mưa.
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động
có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều
kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo
với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy
gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại
giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng
phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được
sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa
màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và
những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo
các hồ nhân tạo để nuôi cá.
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông
nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều
doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp
bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ
các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty
đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật
liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm
cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều
nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình
sao cho linh hoạt hơn.
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ 20 đã tạo ra ít trang
trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi
những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy
20
móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và
trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế
kỷ 20, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích
190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất
mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên
90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số
nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang
trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm
thu nhập cho mình.
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô
thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng,
phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia
đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức.
Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã
hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát
triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung
của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công
của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên
đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số
quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những
thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng
kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những
người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu
vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát
triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.
Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc
chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện
21
thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước
nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của
chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (Saemaul Undong) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm
chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án
thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát
động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải
tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng
cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác
được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn
như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ
trợ nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8
năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong
8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với
đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường
ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cây cầu
(Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140
hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường
đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự
giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong
trào.
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm
phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm
1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980.
Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ
cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã
thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn
Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,
ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự
22
mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn
Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật
tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án
nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi
công, nghiệm thu công trình.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống
mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây
dựng vùng chuyên canh hàng hóa.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới là đội ngũ cán bộ cơ sở
theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội
đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai,
dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã
thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ hợp
tác xã do dân bầu chọn.
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn
dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập
huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu
tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.
Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn
cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển.
Phong trào Làng mới, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một
nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
Thái Lan: sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
23
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá
nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào
học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và
các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức như: tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và
hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời
phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn
có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh
học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến
lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho
nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn
quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất
nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy
điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền
thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân
đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông
nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến
nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát
triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ
một số chính sách sau:
24
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng
nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu
lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất
lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa,
tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho
chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và
càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho
nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương
trình Quỹ làng.
- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan
thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm
2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là
bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến
và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an
toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường
xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do
đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị
trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.
- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,
thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong
nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa
cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường
xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các
nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm
chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các
nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng, kho lạnh, sàn
đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc
tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công
nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng
hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục
25
Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó
có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến
chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công
nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công
nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế
biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho
thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước
trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển
khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.4. Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn
mới
Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng
thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy
thấy tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng
nông thôn mới.
Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới là sự tổng hoà của quy hoạch
sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ 3 quy
hoạch trên vừa là nền móng vừa là đòn bẩy để cùng phát triển. Song có thể thấy,
quy hoạch sử dụng đất chính là xuất phát và nền móng của các quy hoạch khác, là
nguồn gốc để công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
Mục đích của xây dựng nông thôn mới là xây dựng khu vực nông thôn có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Như vậy, có
26
thể thấy rằng chính từ việc phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp các yếu tố
cùng dự báo những tiềm năng trên địa bàn mỗi địa phương mà ta có hướng quy
hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp nhất tương ứng với tính
thực tế, từ đó có những hướng phát triển sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp
và dịch vụ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, dân trí của người dân cao hơn.
Mặt khác, để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất thì chính quy hoạch sản
xuất là yếu tố tác động không nhỏ, quy hoạch sản xuất được thực hiện tốt – thuận
theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho
sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng với
định hướng ban đầu.
1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Các quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử:
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn
vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự
thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể
chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất...
Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các
hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch
sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu
cuối cùng của quá trình nghiên cứu: đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng
đất.
Quan điểm hệ thống:
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong
một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài
nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một
hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo
nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng
và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự
thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
27
Quan điểm tổng hợp:
Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ
với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, sinh vật và các tác động của con người. Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải
nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua
lại giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó. Thường trong tư liệu về cơ sở lý
luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.
- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng
bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát
hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
Quan điểm phát triển bền vững:
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng
rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay
từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã
hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên
và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn
đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất cần phải
cân nhắc tính toán, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện
địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và
phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài
là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: thu thập và xử lý tài liệu, số liệu
thống kê, nhằm đối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng
28
định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến thực trạng, biến động sử dụng đất, quy
hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: tiếp cận với người dân và lãnh đạo
các cấp và các sở, phòng ban có liên quan ở ủy ban nhân dân huyện, phòng tài
nguyên và môi trường, phòng kinh tế hạ tầng, phòng nông nghiệp huyện Đức Hòa
để thu thập các thông tin cần thiết nhằm cung cấp các thông tin nhanh về quy hoạch
nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, các định hướng phát triển kinh tế xã hội,
hiểu được đặc điểm khu vực huyện Đức Hòa.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lý các số liệu thu thập được. Tổng
hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Phương pháp bản đồ: xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng sử
dụng đất đến năm 2020 trên cơ sở chồng xếp các bản đồ hiện trạng để đưa ra xu thế
biến động sử dụng đất và khoanh định các vùng đất định hướng sử dụng phù hợp
đến năm 2020
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực
quy hoạch và quản lý đất đai nhằm đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất đai trên địa
bàn huyện Đức Hòa.
29
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TÁC QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất huyện Đức Hòa
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất. Huyện Đức Hòa
nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Long An, tọa độ địa lý 106º16’11” – 106º31’57”
kinh độ Đông và 10º44’30” - 10º01’38” vĩ độ Bắc. Phía Bắc: giáp huyện Trảng
Bàng (tỉnh Tây Ninh) và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh).
Phía Nam: giáp huyện Bến Lức. Phía Đông: giáp huyện Hóc Môn và huyện Bình
Chánh (thành phố Hồ Chí Minh). Phía Tây: giáp huyện Đức Huệ. Có tổng diện tích
tự nhiên là 427,75km2
(chiếm 9,5% diện tích của tỉnh Long An, đứng hàng thứ 6/14
huyện). Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị
trấn Hậu Nghĩa là huyện lỵ. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
giáp ranh với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – TP. Hồ Chí Minh, nằm gần các
khu công nghiệp, các tuyến giao thông thủy bộ thuận tiện đi lại và vận chuyển hàng
hóa. Vì vậy rất thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, khai thác hết
tiềm năng đất đai và giao lưu quốc tế.
2. Địa chất, địa hình, địa mạo:
Địa chất: Địa chất hình thành trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong
khoảng 1 - 8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn. Khu
vực phù sa cổ có đặc điểm địa chất công trình khá tốt, thích hợp cho các công trình
xây dựng.
Địa hình: Huyện Đức Hòa là vùng tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân
1-2m, cao nhất là khu vực Lộc Giang, thấp nhất là kênh Xáng Lớn, độ cao dốc thoai
thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam. Nằm trên bậc thềm phù sa, nơi chuyển
tiếp từ vùng đồi thấp Đông Nam Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ, có xu hướng
dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và giữa huyện hai bên Đông Tây.
Theo độ cao, lãnh thổ huyện được chia làm 4 tiểu vùng sau:
30
- Tiểu vùng I: Địa hình cao 4 - 6m, bao gồm xã Lộc Giang, An Ninh Đông,
An Ninh Tây, Tân Mỹ, một phần Hiệp Hòa.
- Tiểu vùng II: Địa hình khá cao 3 - 4m, bao gồm xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ
Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, một phần Hiệp Hòa, Tân Phú.
- Tiểu vùng III: Địa hình trung bình 1,5 – 3,0m, bao gồm thi trấn Hậu Nghĩa,
thị trấn Đức Hòa, xã Hòa Khánh Đông, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa
Khánh Tây, Hoà Khánh Nam.
- Tiểu vùng IV: Địa hình thấp dưới 1,5m, bao gồm khu vực ven sông Vàm
Cỏ Đông, kênh Thầy Cai – An Hạ thuộc các xã Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa
Khánh Nam, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức
Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Đông…
Do địa hình khá bằng phẳng, cân đối ổn định nên việc xây dựng công trình
hạ tầng cơ sở ít gặp khó khăn hơn các huyện khác trong tỉnh.
Địa mạo: có 2 dạng chính
- Thềm phù sa cổ: Khu vực địa hình cao không ngập, chiếm phần lớn địa bàn
huyện, chỉ có lớp trầm tích phù sa cổ, vật liệu đất chủ yếu là cát pha thịt.
- Đồng lũ: nằm tại khu vực trũng ven sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai,
An Hạ, địa hình từ bằng phẳng đến trũng thấp và ngập lũ hàng năm, lớp đất mặt đến
độ sâu 5 – 50m là phù sa mới với vật liệu đất chủ yếu là sét có vật liệu sinh phèn;
lớp dưới là phù sa cổ.
3. Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng
Yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất cho mục đích sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa
các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật. Cường độ chiếu sáng,
thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây
trồng. Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước
tưới và giữ độ ẩm cho đất.
Huyện Đức Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều, với lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.805mm, nhiệt độ trung bình là 27,70
C. Nguồn nước
cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào
nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng. Nguồn chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt cho
31
nhân dân tại huyện là nước ngầm. Nhìn chung, khí hậu của huyện có những thuận
lợi cơ bản so với nhiều địa phương khác, độ chiếu sáng, độ ẩm cao, thuận lợi cho
phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị ảnh hưởng của thiên tai.
Thủy văn: Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức sử dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi. Chúng vừa là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập.
Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn nhất chạy dọc theo ranh giới giữa huyện
Đức Hoà và Đức Huệ, Bến Lức, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các tỉnh Tây
Ninh và Long An. Sông Vàm Cỏ Đông không chỉ là tuyến đường thuỷ của huyện
Đức Hoà và tỉnh Long An mà còn là tuyến đường thuỷ vành đai của địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất
phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp
với các loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu tố tác động
mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng.
Thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Đức Hòa chia thành ba nhóm chính:
+ Nhóm đất phèn (Sn): phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái
Mỹ, tổng diện tích là 1.179,5ha, chiếm 3,9%.
+ Nhóm đất xám (X): nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, diện
tích khoảng 19.930,7ha, chiếm 65,4%.
+ Nhóm đất phù sa bồi (P/s): tổng diện tích là 9.376,8ha, chiếm 30,8%.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm đất ở huyện Đức Hòa
32
4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước:
Nước mưa: Nguồn nước của huyện chủ yếu dựa vào nước mưa và nước sông
Vàm Cỏ Đông cung cấp. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, tập trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10.
Nước mặt: Chủ yếu là nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông, hệ thống kênh
từ hồ Dầu Tiếng chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp. Lượng nước mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa
mưa tập trung, cường độ mưa lớn nên dư thừa nước gây chảy tràn bề mặt vùng đất
cao gây rửa trôi, xói mòn đất; ở các vùng thấp kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây
ngập úng. Mùa khô lượng mưa thấp, kết hợp nhiệt độ cao làm lượng nước bốc hơi
bề mặt cao gây hạn hán và thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện có cả ở độ sâu nhỏ hơn 100m và
độ sâu trên 200m với chất lượng nước tương đối tốt đảm bảo cho sản xuất và sinh
hoạt. Trữ lượng nước ngầm chưa được đánh giá chính xác. Nguồn nước tầng nông
hiện đang giảm sút nhanh cung lượng do khai thác quá mức.
Tài nguyên khoáng sản:
Theo các tài liệu điều tra hiện có, trong lòng đất huyện Đức Hoà chưa phát
hiện thấy các loại tài nguyên khoáng sản lớn. Trên địa bàn huyện đang khai thác
than bùn và đất sét làm gạch ngói ở Lộc Giang với diện tích 40ha, có thể mở rộng
100 ha. Đất cho hoạt động kháng sản có 205,42ha.
Tài nguyên rừng:
Huyện Đức Hòa hiện có 286,41ha rừng trong đó chủ yếu là rừng sản xuất.
Cây rừng chủ yếu là tràm và cây bạch đàn. Rừng trồng tập trung chủ yếu tại các
vùng phía Đông huyện với mục tiêu cải tạo đất trũng, phèn là chính. Do ít được
chăm sóc và bảo vệ nên rừng trồng ngày càng nghèo và cạn kiệt, trữ lượng gỗ
không đáng kể. Diện tích rừng đang có khuynh hướng thu hẹp dần.
Về thủy sinh vật có 181 loài tảo, 93 loài động vật nổi, 59 loài động vật đáy
phân bố chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông.
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ

More Related Content

What's hot

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Minh Hiếu Lê
 
Vien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhVien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhttungbmt
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...nataliej4
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếtuongnm
 
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien tham
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien thamVien tham - 7 he thong xu ly anh vien tham
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien thamttungbmt
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Đề cương Quản Trị Chiến Lược
Đề cương Quản Trị Chiến LượcĐề cương Quản Trị Chiến Lược
Đề cương Quản Trị Chiến LượcDư Chí
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG nataliej4
 
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Ô Nhiễm Môi Trường Ở Các Nước Mớ...
Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Ô Nhiễm Môi Trường Ở Các Nước Mớ...Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Ô Nhiễm Môi Trường Ở Các Nước Mớ...
Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Ô Nhiễm Môi Trường Ở Các Nước Mớ...
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
 
Vien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhVien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anh
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
 
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien tham
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien thamVien tham - 7 he thong xu ly anh vien tham
Vien tham - 7 he thong xu ly anh vien tham
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà ĐôngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
 
Đề cương Quản Trị Chiến Lược
Đề cương Quản Trị Chiến LượcĐề cương Quản Trị Chiến Lược
Đề cương Quản Trị Chiến Lược
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 

Similar to Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ

Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ (20)

Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
 
Luận văn: Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại Hà Giang, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại Hà Giang, 9đLuận văn: Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại Hà Giang, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nguy cơ tai biến lũ bùn đá tại Hà Giang, 9đ
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đLuận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà TĩnhLuận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường ChinhLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAYLuận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Võ Quốc Thắng PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Võ Quốc Thắng PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NHỮ THỊ XUÂN Hà Nội – 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Võ Quốc Thắng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô khoa Địa lý của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt kiến thức, tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS. Nhữ Thị Xuân – người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này. Xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Hòa, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần giúp em hoàn thành luận văn này. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học tập thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014 Học viên VÕ QUỐC THẮNG
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 Chương 1 ......................................................................................................................... 5 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 5 1.1. Khái niệm về đất đai, sử dụng đất ........................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về đất đai ........................................................................................ 5 1.1.2. Vấn đề sử dụng đất........................................................................................... 5 1.2 Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.............................................................. 10 1.2.3. Vai trò quy hoạch sử dụng đất........................................................................ 11 1.2.4. Căn cứ và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.................................... 11 1.2.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác .................. 12 1.3. Quy hoạch nông thôn mới..................................................................................... 14 1.3.1. Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới...................... 14 1.3.2. Mục tiêu, nội dung và tiêu chí quy hoạch nông thôn mới................................ 15 1.3.3. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới:............................................... 18 1.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên thế giới.......................................................................................................................... 19 1.4. Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới ........ 25 1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 26 1.5.1. Các quan điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 27 Chương 2 ....................................................................................................................... 29 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN....................................................................................... 29 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất huyện Đức Hòa........................................ 29 2.1.1. Các yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 29 2.1.2. Dân số, lao động, việc làm ............................................................................. 35 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế .......................................................................... 36 2.1.4. Đánh giá chung về thực trạng và hướng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai.......................................................................................................... 39 2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa ........................... 46 2.2.1. Các văn bản về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện .............................. 46 2.2.2. Xác định địa giới hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, các bản đồ địa chính, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất......................................... 48 2.2.3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.................................................. 48 2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................................................... 48 Tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2000 – 2010 ............................................. 49 Tình hình quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2011 – 2014........................................ 51 Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020: ...................................... 52 2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng sử dụng đất qua các năm trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới ................................................................................................... 52 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000................................................................... 52 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005................................................................... 53 2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010................................................................... 54 2.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014................................................................... 56
  • 6. 2.4. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2014......................................... 57 2.4.1. Giai đoạn 2000 – 2010:.................................................................................. 57 2.4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2014 (tính đến 6/2014)..................... 60 2.5. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất ........... 62 2.6. Đánh giá tính hợp lý của sử dụng đất .................................................................... 63 2.7. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp khắc phục ............................................................................................................................ 64 2.8. Đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa ....................................... 65 2.8.1.Tiềm năng phát triển công nghiệp ................................................................... 65 2.8.2. Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp .............................................................. 66 2.8.3. Tiềm năng đất đai để phát triển dịch vụ.......................................................... 67 2.8.4. Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư nông thôn68 2.9. Hiện trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa......... 68 2.10. Đánh giá quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa ........................ 72 2.11. Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới... 76 Chương 3 ....................................................................................................................... 77 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2020 GẮN VỚI NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN .............................. 78 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Hòa đến năm 2020..................................................................................... 78 3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển nói chung và xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Hòa giai đoạn 2014 – 2020 .......................................... 79 3.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới đến năm 2020 huyện Đức Hòa............................................................................................................ 80 3.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp............................................................. 81 3.3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp....................................................... 82 3.4. Các giải pháp thực hiện......................................................................................... 91 3.4.1. Giải pháp về chính sách - cơ chế .................................................................... 91 3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ............................................................ 92 3.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ................................................................. 92 3.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường......................................... 93 3.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện....................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 95
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế các năm............................................................................ 36 Bảng 2.2. Danh mục các khu công nghiệp ....................................................................... 38 Bảng 2.3. Danh mục các cụm công nghiệp ...................................................................... 38 Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 .................................................................... 52 Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 .................................................................... 53 Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .................................................................... 55 Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .................................................................... 56 Bảng 2.8. Biến động sử dụng các nhóm đất chính của huyện Đức Hòa giai đoạn năm 2000- 2010................................................................................................................................ 57 Bảng 2.9. Biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2014.......................................... 60 Bảng 2.10. Kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới các xã................................ 69 Bảng 3.1. Định mức sử dụng đất giáo dục ....................................................................... 87 Bảng 3.2. Định mức sử dụng các công trình y tế.............................................................. 88 Bảng 3.3. Định mức sử dụng các công trình văn hóa ....................................................... 89 Bảng 3.4. Định mức sử dụng các công trình thể dục thể thao ........................................... 89 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm đất ở huyện Đức Hòa ............................................................. 31 Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất (tỷ đồng) qua các năm (2010-2014)..................................... 36 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2000...................................................................... 52 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005...................................................................... 54 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010...................................................................... 55 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014...................................................................... 56 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác ............................ 12 Hình 1.2. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới.................................................. 18
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay cùng với sự bùng nổ về dân số đã tạo áp lực rất lớn cho vấn đề sử dụng và bảo vệ đất. Vấn đề sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, nông dân và nông thôn là một bộ phận không thể tách rời trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy sự phát triển giữa nông thôn và đô thị phân cách ngày càng xa. Khu vực nông thôn chưa được quan tâm phát triển một cách toàn diện. Từ những thực tế trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 về bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 để thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về nông thôn. Quy hoạch nông thôn mới là quy hoạch tổng hòa của quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
  • 9. 2 Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là một trong 14 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Long An có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua ổn định ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rất nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Từ tháng 01 năm 2012, huyện đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên 17 xã của địa bàn huyện Đức Hòa. Bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực về diện mạo nông thôn, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện. Công tác quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội của huyện cũng đã phát sinh nhiều vấn đề về môi trường, về sử dụng đất như: ô nhiễm môi trường nặng nề ở các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, ô nhiễm ở các khu dân cư, đô thị… Nhiều khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu dân cư vượt lũ chưa khai thác hết tiềm năng theo quy hoạch gây lãng phí tài nguyên đất, một số khu dân cư, chợ tự phát xung quanh khu công nghiệp không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường. Một số quy hoạch sử dụng đất đã duyệt chưa được triển khai thực hiện, kê biên đã lâu nhưng chưa áp giá bồi thường… gây thiệt hại về kinh tế cho cả Nhà nước lẫn nhân dân. Với những lý do nêu trên, nhằm đánh giá lại thực trạng sử dụng đất, thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới và đề xuất hướng sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất trên địa bàn huyện Đức Hòa, tôi thực hiện đề tài “Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Làm rõ thực trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng quy hoạch nông thôn mới, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa Đưa ra các đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
  • 10. 3 + Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận đánh giá hiện trạng sử dụng đất, Quy hoạch nông thôn mới phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai. + Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến hướng nghiên cứu. + Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. + Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. + Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, các tiêu chí nông thôn mới. + Nghiên cứu mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới. + Đánh giá quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. + Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích quy hoạch nông thôn mới. + Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai cho mục đích quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. - Phạm vi khoa học: nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, thực trạng nông thôn mới, các nguồn lực, tiềm năng phát triển và đề xuất định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp bản đồ. - Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Qua kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa làm cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững.
  • 11. 4 - Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai trong đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của huyện Đức Hòa nói riêng và cho tỉnh Long An nói chung. 7. Cơ sở tài liệu chủ yếu phục vụ nghiên cứu - Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Các văn bản về nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2010; - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa, thị trấn Hiệp Hòa giai đoạn 2010 – 2020; - Báo cáo quy hoạch nông thôn mới và bản đồ quy hoạch nông thôn mới 17 xã của huyện Đức Hòa giai đoạn 2010 – 2020; - Kết quả kiểm kê đất đai; - Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Đức Hòa; - Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Hòa; - Các định mức, tiêu chuẩn, quy định trong quy hoạch sử dụng đất; - Các kết quả khảo sát của học viên về địa bàn nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất, công tác quy hoạch sử dụng đất và đề án xây dựng nông thôn mới huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Chương 3: Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai đến năm 2020 gắn với nông thôn mới tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Kết Luận và kiến nghị
  • 12. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về đất đai, sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm về đất đai Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2 ) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Đất đai là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do tác động của con người. Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. 1.1.2. Vấn đề sử dụng đất Phân loại đất Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: (Điều 10 Luật đất đai năm 2013): 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản;
  • 13. 6 g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất
  • 14. 7 xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. 3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Vấn đề sử dụng đất Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân hoá học...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng... Cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng. Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai hạn chế về số lượng, giới hạn về không gian, lãnh thổ, có vị trí cố định và là tư liệu
  • 15. 8 sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội. 1.2 Quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Khái niệm "Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bổ, xắp xếp, bố trí, tổ chức... "Đất đai" là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạc đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, sử dụng số liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật). Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện được đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường. Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
  • 16. 9 tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; Xác lập tính ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong những năm gần đây khi nhà nước hướng nền kinh tế theo hướng thị trường. Hơn nữa, quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụng đất đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai theo quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra một khuôn khổ bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai phải theo khuôn khổ đó. Điều đó sẽ làm cho việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và các quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • 17. 10 1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng của kinh tế xã hội, là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội do đó tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của nền sản xuất xã hội mà nội dung Quy hoạch sử dụng đất có những thay đổi tương ứng. - Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính. - Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động... xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. - Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều
  • 18. 11 nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết. 1.2.3. Vai trò quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường. 1.2.4. Căn cứ và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm: - Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện; - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; - Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã; - Định mức sử dụng đất; - Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm: - Định hướng sử dụng đất 10 năm; - Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; - Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
  • 19. 12 - Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản 2 điều 40 luật đất đai năm 2013 đến từng đơn vị hành chính cấp xã; - Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai năm 2013 thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 1.2.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác Hình 1.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử Quy hoạch sử dụng đât Quy hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Quy hoạch đô thị Quy hoạch sản xuất Quy hoạch phát triển công nghiệp Quy hoạch phát triển lâm nghiệp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội Quy hoạch xây dựng Quy hoạch các ngành
  • 20. 13 dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, nhân lực và vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm, hàng hóa, giá trị sản phẩm… trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện, hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hòa và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng… Trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
  • 21. 14 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của điạ phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đai các địa phương (tỉnh, huyện, xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất). Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cùng các quy hoạch khác có liên quan. 1.3. Quy hoạch nông thôn mới 1.3.1. Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới a. Khái niệm nông thôn Có nhiều cách định nghĩa khái niệm nông thôn khác nhau, đứng trên góc nhìn hành chính: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
  • 22. 15 Trên quan điểm phân bố dân cư và nguồn thu nhập phục vụ đời sống thì nông thôn là khu vực tập trung dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. b. Chương trình xây dựng nông thôn mới: Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Ngày 19/04/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 05 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa – xã hội – môi trường; về hệ thống chính trị. 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những chỉ tiêu cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh giá về xã đạt chuẩn nông thôn mới. 1.3.2. Mục tiêu, nội dung và tiêu chí quy hoạch nông thôn mới 1. Mục tiêu: Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt 50% vào năm 2020 (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới)
  • 23. 16 2. Nội dung: Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, gồm 11 nội dung: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn; Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. + Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. + Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. + Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. + Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. + Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.
  • 24. 17 + Về văn hoá xã hội: xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. + Về con người: xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình. + Về môi trường: xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. 3. Tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người nông dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học… cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
  • 25. 18 Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định và chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp. 1.3.3. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới: Hình 1.2. Quy trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình nông thôn mới cấp xã Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM của xã (gồm kế hoạch tổng thể đến 2020, kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và kế hoạch từng năm cho giai đoạn 2010-2015) Xây dựng quy hoạch NTM của xã Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án Tổ chức thực hiện (kế hoạch)
  • 26. 19 1.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên thế giới Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp” Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ 20 đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy
  • 27. 20 móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm” Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình. Hàn Quốc: Phong trào Làng mới Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện
  • 28. 21 thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng mới (Saemaul Undong) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cây cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế. Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự
  • 29. 22 mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn. Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào Làng mới là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ hợp tác xã do dân bầu chọn. Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào Làng mới, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có. Thái Lan: sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
  • 30. 23 Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức như: tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước… Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:
  • 31. 24 - Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng. - Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận. - Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục
  • 32. 25 Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn. Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4. Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy thấy tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới là sự tổng hoà của quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ 3 quy hoạch trên vừa là nền móng vừa là đòn bẩy để cùng phát triển. Song có thể thấy, quy hoạch sử dụng đất chính là xuất phát và nền móng của các quy hoạch khác, là nguồn gốc để công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất. Mục đích của xây dựng nông thôn mới là xây dựng khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Như vậy, có
  • 33. 26 thể thấy rằng chính từ việc phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp các yếu tố cùng dự báo những tiềm năng trên địa bàn mỗi địa phương mà ta có hướng quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp nhất tương ứng với tính thực tế, từ đó có những hướng phát triển sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, dân trí của người dân cao hơn. Mặt khác, để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất thì chính quy hoạch sản xuất là yếu tố tác động không nhỏ, quy hoạch sản xuất được thực hiện tốt – thuận theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng với định hướng ban đầu. 1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Các quan điểm nghiên cứu Quan điểm lịch sử: Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất... Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu cuối cùng của quá trình nghiên cứu: đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất. Quan điểm hệ thống: Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
  • 34. 27 Quan điểm tổng hợp: Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và các tác động của con người. Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau: - Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý. - Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. Quan điểm phát triển bền vững: Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất cần phải cân nhắc tính toán, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn liền bảo vệ môi trường. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là: - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thống kê, nhằm đối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng
  • 35. 28 định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến thực trạng, biến động sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất. - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: tiếp cận với người dân và lãnh đạo các cấp và các sở, phòng ban có liên quan ở ủy ban nhân dân huyện, phòng tài nguyên và môi trường, phòng kinh tế hạ tầng, phòng nông nghiệp huyện Đức Hòa để thu thập các thông tin cần thiết nhằm cung cấp các thông tin nhanh về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, các định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiểu được đặc điểm khu vực huyện Đức Hòa. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lý các số liệu thu thập được. Tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất. - Phương pháp bản đồ: xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 trên cơ sở chồng xếp các bản đồ hiện trạng để đưa ra xu thế biến động sử dụng đất và khoanh định các vùng đất định hướng sử dụng phù hợp đến năm 2020 - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đất đai nhằm đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa.
  • 36. 29 Chương 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất huyện Đức Hòa 2.1.1. Các yếu tố tự nhiên 1. Vị trí địa lý: Ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất. Huyện Đức Hòa nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Long An, tọa độ địa lý 106º16’11” – 106º31’57” kinh độ Đông và 10º44’30” - 10º01’38” vĩ độ Bắc. Phía Bắc: giáp huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh). Phía Nam: giáp huyện Bến Lức. Phía Đông: giáp huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh). Phía Tây: giáp huyện Đức Huệ. Có tổng diện tích tự nhiên là 427,75km2 (chiếm 9,5% diện tích của tỉnh Long An, đứng hàng thứ 6/14 huyện). Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị trấn Hậu Nghĩa là huyện lỵ. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – TP. Hồ Chí Minh, nằm gần các khu công nghiệp, các tuyến giao thông thủy bộ thuận tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa. Vì vậy rất thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, khai thác hết tiềm năng đất đai và giao lưu quốc tế. 2. Địa chất, địa hình, địa mạo: Địa chất: Địa chất hình thành trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1 - 8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn. Khu vực phù sa cổ có đặc điểm địa chất công trình khá tốt, thích hợp cho các công trình xây dựng. Địa hình: Huyện Đức Hòa là vùng tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1-2m, cao nhất là khu vực Lộc Giang, thấp nhất là kênh Xáng Lớn, độ cao dốc thoai thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam. Nằm trên bậc thềm phù sa, nơi chuyển tiếp từ vùng đồi thấp Đông Nam Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ, có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và giữa huyện hai bên Đông Tây. Theo độ cao, lãnh thổ huyện được chia làm 4 tiểu vùng sau:
  • 37. 30 - Tiểu vùng I: Địa hình cao 4 - 6m, bao gồm xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Tân Mỹ, một phần Hiệp Hòa. - Tiểu vùng II: Địa hình khá cao 3 - 4m, bao gồm xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, một phần Hiệp Hòa, Tân Phú. - Tiểu vùng III: Địa hình trung bình 1,5 – 3,0m, bao gồm thi trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa, xã Hòa Khánh Đông, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Tây, Hoà Khánh Nam. - Tiểu vùng IV: Địa hình thấp dưới 1,5m, bao gồm khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai – An Hạ thuộc các xã Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Đông… Do địa hình khá bằng phẳng, cân đối ổn định nên việc xây dựng công trình hạ tầng cơ sở ít gặp khó khăn hơn các huyện khác trong tỉnh. Địa mạo: có 2 dạng chính - Thềm phù sa cổ: Khu vực địa hình cao không ngập, chiếm phần lớn địa bàn huyện, chỉ có lớp trầm tích phù sa cổ, vật liệu đất chủ yếu là cát pha thịt. - Đồng lũ: nằm tại khu vực trũng ven sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai, An Hạ, địa hình từ bằng phẳng đến trũng thấp và ngập lũ hàng năm, lớp đất mặt đến độ sâu 5 – 50m là phù sa mới với vật liệu đất chủ yếu là sét có vật liệu sinh phèn; lớp dưới là phù sa cổ. 3. Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng Yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất. Huyện Đức Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.805mm, nhiệt độ trung bình là 27,70 C. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng. Nguồn chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt cho
  • 38. 31 nhân dân tại huyện là nước ngầm. Nhìn chung, khí hậu của huyện có những thuận lợi cơ bản so với nhiều địa phương khác, độ chiếu sáng, độ ẩm cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, ít bị ảnh hưởng của thiên tai. Thủy văn: Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi. Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập. Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn nhất chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Đức Hoà và Đức Huệ, Bến Lức, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các tỉnh Tây Ninh và Long An. Sông Vàm Cỏ Đông không chỉ là tuyến đường thuỷ của huyện Đức Hoà và tỉnh Long An mà còn là tuyến đường thuỷ vành đai của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp với các loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng. Thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Đức Hòa chia thành ba nhóm chính: + Nhóm đất phèn (Sn): phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái Mỹ, tổng diện tích là 1.179,5ha, chiếm 3,9%. + Nhóm đất xám (X): nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, diện tích khoảng 19.930,7ha, chiếm 65,4%. + Nhóm đất phù sa bồi (P/s): tổng diện tích là 9.376,8ha, chiếm 30,8%. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm đất ở huyện Đức Hòa
  • 39. 32 4. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên nước: Nước mưa: Nguồn nước của huyện chủ yếu dựa vào nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông cung cấp. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, tập trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10. Nước mặt: Chủ yếu là nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông, hệ thống kênh từ hồ Dầu Tiếng chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp. Lượng nước mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung, cường độ mưa lớn nên dư thừa nước gây chảy tràn bề mặt vùng đất cao gây rửa trôi, xói mòn đất; ở các vùng thấp kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây ngập úng. Mùa khô lượng mưa thấp, kết hợp nhiệt độ cao làm lượng nước bốc hơi bề mặt cao gây hạn hán và thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt. Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện có cả ở độ sâu nhỏ hơn 100m và độ sâu trên 200m với chất lượng nước tương đối tốt đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm chưa được đánh giá chính xác. Nguồn nước tầng nông hiện đang giảm sút nhanh cung lượng do khai thác quá mức. Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra hiện có, trong lòng đất huyện Đức Hoà chưa phát hiện thấy các loại tài nguyên khoáng sản lớn. Trên địa bàn huyện đang khai thác than bùn và đất sét làm gạch ngói ở Lộc Giang với diện tích 40ha, có thể mở rộng 100 ha. Đất cho hoạt động kháng sản có 205,42ha. Tài nguyên rừng: Huyện Đức Hòa hiện có 286,41ha rừng trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Cây rừng chủ yếu là tràm và cây bạch đàn. Rừng trồng tập trung chủ yếu tại các vùng phía Đông huyện với mục tiêu cải tạo đất trũng, phèn là chính. Do ít được chăm sóc và bảo vệ nên rừng trồng ngày càng nghèo và cạn kiệt, trữ lượng gỗ không đáng kể. Diện tích rừng đang có khuynh hướng thu hẹp dần. Về thủy sinh vật có 181 loài tảo, 93 loài động vật nổi, 59 loài động vật đáy phân bố chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông.