SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH THỊ HỒNG THẮM
THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH THỊ HỒNG THẮM
THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do Tôi tự
nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ
ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng
được công bố trong các công trình khác.
Kiên Giang, ngày 21 tháng 4 năm 2017
Đinh Thị Hồng Thắm
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 8
1.1.1. Giảm nghèo 8
1.1.2. Giảm nghèo bền vững 13
1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 21
1.2.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững 21
1.2.2. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 25
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm
nghèo bền vững
29
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN
MINH, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 35
2.1.1. Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện
An Minh, tỉnh Kiên Giang
35
2.1.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang
45
2.2. Tình hình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
48
2.2.1. Chủ trương, biện pháp thực thi chính sách giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
48
2.2.2. Kết quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
50
2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện An Minh
62
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64
Tiểu kết chương 2 70
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
71
3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
71
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang
72
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
74
3.2.1. Giải pháp chung 74
3.2.2. Giải pháp cụ thể 75
Tiểu kết chương 3 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
GNBV : Giảm nghèo bền vững
GD – ĐT : Giáo dục – Đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
KTXH : Kinh tế - xã hội
LĐ - TBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XDCB : Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính của
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
38
Bảng 2.2. Lao động, cơ cấu sử dụng lao động của huyện An Minh,
tỉnh Kiên Giang.
39
Bảng 2.3. Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh trên địa bàn
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
41
Bảng 2.4. Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược
trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
42
Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang.
46
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, nhằm hướng tới mục tiêu chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến
bộ công bằng xã hội. Đây là một trong những chính sách xã hội hướng vào
phát triển con người, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước và được tiếp cận với các dịch vụ
cơ bản như: giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, khoa học kỹ thuật… góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thành tựu XĐGN của nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng
trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc
tuyên dương là một trong những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác XĐGN vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế nhất định như: chính sách còn chồng chéo thiếu thống nhất,
đồng bộ; kết quả XĐGN chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều;
nhận thức và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở
chưa có sự thống nhất cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan
đến đói, nghèo chưa chặt chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do công
tác hoạch định và cụ thể hóa chính sách còn hạn chế; phương thức thực hiện
XĐGN chưa mang tính bền vững; người dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo,
còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; công tác đánh giá và giám
sát việc thực thi chính sách còn yếu...
Kiên Giang là tỉnh đồng bằng Nam bộ có tiềm năng, lợi thế đa dạng về
phát triển kinh tế: biển, rừng, đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương
trong tỉnh cũng còn khó khăn nên công tác XĐGN luôn được coi trọng cùng
với quá trình phát triển KTXH của tỉnh. An Minh là một trong 15 huyện, thị,
2
thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào năm 1986. Xuất phát
điểm của An Minh thấp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn yếu. Đứng trước những thách thức lớn, song được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và bằng quyết tâm chính trị cùng với cách làm
kiên trì, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân
trong huyện, An Minh đã đạt được những thành tựu trong phát triển KTXH.
Tuy vậy, An Minh vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Kiên Giang, là địa
phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng hàng thứ 2 của tỉnh: 19,97% theo chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng
thiếu bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân
gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KTXH. Hiện tại, công tác
giảm nghèo của huyện đối mă ̣t với một số thách thức mới, như ảnh hưởng
biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, tội phạm và tệ nạn xã hội
diễn biến ngày càng phức tạp làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân gặp
khó khăn, tốc độ giảm nghèo chậm lại; nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông
thôn, vùng ven biển có chiều hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách XĐGN ở huyện An Minh vẫn còn
một số bất cập. Một số chương trình, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, chưa
có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực
hiện, đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn hạn chế; hệ thống
chính sách chưa thật sự tạo được động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát
nghèo; kết quả giảm nghèo còn thiếu tính bền vững... chưa tìm được những
giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương. Vì vậy việc
xem xét, đánh giá hoạt động thực thi chính sách XĐGN tại huyện An Minh
nhằm tìm ra những giải pháp mang tính bền vững để thực hiện có hiệu quả
chính sách XĐGN trong thời gian tới là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có
ý nghĩa thực tiễn.
3
Qua thực tế đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Thực thi chính
sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang”
để làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đói nghèo là một hiện tượng KTXH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
và sự phát triển của toàn xã hội, vấn đề này tồn tại ở tất cả các nước, kể cả các
nước có nền kinh tế phát triển. Do đó, đói nghèo là vấn đề mang tính chất
quốc gia và toàn cầu; XĐGN là nội dung đầu tiên trong tám mục tiêu thiên
niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đưa ra đến năm 2015 phải hoàn thành. Chính vì
vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề XĐGN và chính
sách XĐGN ở các góc độ khác nhau:
- Về đói nghèo và XĐGN nói chung: Có các nghiên cứu của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH): Đói nghèo ở Việt Nam [3]; Nhận
diện đói nghèo ở nước ta [4]; Xóa đói giảm nghèo [5]; Xóa đói giảm nghèo
với tăng trưởng kinh tế [6], Những định hướng chiến lược của chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [7].
+ Đàm Hữu Đắc và Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên): Những định
hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai
đoạn 2006 - 2010 [18].
+ Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay. Cuốn sách đánh giá khá đầy đủ thực trạng về nghèo đói ở Việt Nam
và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta đến năm 2000 [22].
+ Lê Quốc Lý (chủ biên): Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng
và giải pháp [27]. Nhóm tác giả đã trình bày khái quát việc thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010, đồng thời đưa ra những
định hướng, mục tiêu và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai
đoạn 2011 - 2020.
4
- Một số luận văn, luận án đề cập đến XĐGN, tiêu biểu như: Nguyễn
Thị Hằng: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” [23];
Trần Thị Hằng: “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay” [24];
- Một số luận văn đề cập đến vấn đề XĐGN ở địa phương như:
+ Nguyễn Út Ngọc Mai: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” [28].
+ Nguyễn Thị Minh Nguyệt: “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [30].
+ Võ Văn Quân: “Giảm nghèo bền vững ở huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp” [31].
+ Vũ Thị Hồng Điệp: “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay” [19].
- Những công trình nghiên cứu về XĐGN của tỉnh Kiên Giang có công
trình:
+ Nguyễn Văn Cảnh: “Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang” [20]
+ Võ Trọng Đường: “Phân hoá giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh
Kiên Giang - thực trạng và giải pháp” [9].
Từ các công trình nghiên cứu nêu trên, cho thấy rằng cơ bản đã đề cập
giải quyết những nội dung về lý luận và thực tiễn XĐGN ở nước ta. Các kết
quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả có cái nhìn
tổng quan về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Các công trình, các bài viết nêu trên đã
nghiên cứu về XĐGN ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp
quan trọng làm cơ sở khoa học để Nhà nước xây dựng chính sách XĐGN.
Tuy nhiên, vấn đề GNBV có vai trò rất quan trọng trong phát triển KTXH
5
nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế sâu rộng như hiện nay, cho nên việc nghiên cứu đề tài GNBV vẫn luôn có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, hiện tại chưa có công trình nào
nghiên cứu cụ thể và toàn diện về vấn đề thực thi chính sách GNBV trên địa
bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ
của khoa học Quản lý công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về thực thi chính sách
GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực thi chính sách GNBV
trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi
chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời
gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoa ̣t động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh
Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung hoạt động thực thi
chính sách GNBV để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực thi
chính sách công.
* Về thời gian:
6
- Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu hoạt động
thực thi chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai đoạn
2011 – 2015.
- Mốc thời gian đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp thực thi chính sách
GNBV giai đoạn 2016 – 2020.
* Về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực thi chính sách
GNBV trên địa bàn toàn huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật; Cơ sở lý
luâ ̣n là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về XĐGN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: sử dụng phương pháp
này trong việc thu thập thông tin, xử lý các số liệu, tài liệu khác nhau như: các
văn kiện, Nghị quyết Đảng; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về đói
nghèo...
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu,
tài liệu thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết
luận phục vụ mục đích nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận:
Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về thực thi
chính sách GNBV.
6.2. Về mặt thực tiễn:
- Dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đói nghèo trên địa bàn
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, luận văn chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế
7
trong thực thi chính sách GNBV tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Từ đó
đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập
cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn
thực thi chính sách GNBV ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời,
luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà quản lý đưa ra những chính
sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách đối với công
tác GNBV.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.1. Giảm nghèo
1.1.1.1 Quan niệm về nghèo:
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về nghèo cụ thể là: Tại Hội nghị bàn
về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã định nghĩa về nghèo: “Nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu
cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận
tuỳ theo trình độ phát triển KTXH và phong tục tập quán của địa phương”
[27, tr.13].
Nghèo tuyệt đối là không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản (cả nhu
cầu lương thực cũng như nhu cầu phi lương thực) nhưng những nhu cầu cơ
bản này lại tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của
từng địa phương chứ không cố định.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
trung bình của cộng đồng địa phương hay một nước.
Để đánh giá mức nghèo của một nước hay một địa phương, có nhiều
chỉ tiêu được áp dụng, trong đó đáng lưu ý là chỉ số nghèo của con người
(Human poverty index - HPI) và hệ số GINI.
Chỉ số HPI bao gồm: tỷ lệ người sống dưới 40 tuổi; tỷ lệ người lớn mù
chữ; tỷ lệ người không được tiếp cận nguồn nước sạch, dịch vụ y tế và tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; mức chênh lệch về thu nhập hoặc về chỉ
tiêu giữa 20% dân cư giàu nhất với 20% dân cư nghèo nhất.
9
Hệ số GINI là hệ số đo lường mức bất bình đẳng về thu nhập và mức
sống giữa các tầng lớp dân cư. Hệ số này nằm trong khoảng 0 (bình đẳng
tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối). Chỉ tiêu để tính hệ số GINI có thể
là thu nhập bình quân đầu người theo dân số hoặc chi tiêu bình quân đầu
người theo dân số.
Theo quan điểm của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội
tổ chức tại Côpenhaghen (Đan Mạch) tháng 3/1995 đã đưa ra định nghĩa về
người nghèo: “Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ
hơn l USD/ngày, đây là số tiền coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để
tồn tại”.
Tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển xã
hội, tháng 6-2000 ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết
giảm người nghèo trên thế giới. Hội nghị đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy
mạnh chiến dịch tấn công vào đói nghèo và khuyến nghị các quốc gia cần có
những chiến lược toàn diện về xoá đói, giảm nghèo. Tiếp đó, đầu tháng 9-
2000, Hội nghị thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) một lần
nữa khẳng định chống đói nghèo được coi là một trong những nội dung quan
trọng, ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay.
Như vậy, nghèo là một phạm trù lịch sử, nghèo sẽ còn tồn tại lâu dài
trong xã hội, do sự khác biệt về năng lực, thể chất, nguồn gốc thu nhập chính
đáng, địa vị xã hội giữa các cá nhân. Vì thế chỉ có thể từng bước giảm nghèo
chứ chưa thể tiến tới xóa nghèo.
1.1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo:
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc của nghèo khác nhau nên
cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau, hiểu một cách chung
nhất, giảm nghèo là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
10
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống.
Cụ thể hơn, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư
nghèo lên một mức sống cao hơn. Theo đó, giảm nghèo là quá trình chuyển từ
tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự
đầy đủ hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi
người.
1.1.1.3. Quan niệm về tái nghèo:
Tái nghèo được hiểu là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay
trở lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định. Trong những năm qua, mặc dù
Đảng và Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách xoá đói, giảm
nghèo nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát
nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo
hàng năm còn cao; chênh lệch giàu và nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn
còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất
là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tái
nghèo là một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn
mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều
hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu
giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo
còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo, thậm chí thay
đổi chuẩn nghèo cũng gây ra hiện tượng tái nghèo.
1.1.1.4. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo:
Với cách hiểu đói nghèo nêu trên cho thấy chuẩn nghèo có sự biến
động theo thời gian và không gian. Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt
11
người nghèo và người không nghèo, đồng thời là dụng cụ đề đo lường và
giám sát đói nghèo.
* Ngân hàng thế giới đưa ra thước đo nghèo đói như sau:
- Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người.
- Các nước Đông Nam Á: 4 USD/ngày/người.
- Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê: 2 USD/ngày/người.
- Các nước đang phát triển: l USD/ngày/người.
- Các nước nghèo: 0,5 USD/ngày/người.
* Ngân hàng phát triển Châu Á, tại Hội nghị ngày 27/8/2008 ở Hồng
Kông, đã đưa ra chuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 1,35 USD/ngày/người [27,
tr.19-20].
Tuy nhiên, các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường
thấp hơn chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra.
* Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời
gian. Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát
triển KTXH của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: vùng thành thị, vùng
nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo
được điều chỉnh theo trình độ phát triển KTXH và nhu cầu con người trong
từng giai đoạn cụ thể.
Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KTXH, từ năm
1993 đến nay, nước ta đã 7 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo
(Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993; Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm
1995; Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997; Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành
năm 2000; Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005; Chuẩn nghèo lần 6: Ban
hành năm 2011; Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành năm 2015). Các tiêu chí này
thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi theo mặt bằng thu nhập
của người dân.
12
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, quy định
những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
+ Thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng, tính cho khu
vực nông thôn.
+ Thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng, tính cho khu
vực thành thị.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức
thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [36].
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau:
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí
sau:
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống;
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống;
13
. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm
10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục
của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà
ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử
dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [38].
1.1.2. Giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Quan niệm chung về GNBV:
Cho đến nay, chưa có một quan niệm thống nhất về GNBV. Tuy nhiên,
vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và
GNBV là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, khi
kinh tế phát triển bền vững lại tạo điều kiện để GNBV.
GNBV có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghèo
và không rơi trở lại trạng thái nghèo của người dân.
Về nguyên tắc, giải quyết vấn đề nghèo nói chung cần đảm bảo trên cả
2 phương diện số lượng và chất lượng.
Về số lượng, giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong
một khoảng thời gian nhất định, cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số
hộ thoát nghèo, hai khái niệm này chỉ đồng nhất với nhau khi không có các
yếu tố khác tác động đến như di chuyển dân cư, tái nghèo...
Về chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả
giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng lên
sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác
được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào
14
tình trạng nghèo đói, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng
là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo.
GNBV ngoài việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo đã
định trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục một
cách có hiệu quả nhất những bất cập, hạn chế trong giảm nghèo để tránh tình
trạng tái nghèo, cải thiện ở mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người
nghèo. Từng bước giúp họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thông qua
việc họ có các điều kiện và cơ hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản để
phát triển. Đồng thời, hướng tới việc nắm bắt các xu hướng tác động đến chất
lượng giảm nghèo để có cách thức bảo đảm tính bền vững cho thành quả giảm
nghèo.
Từ nhận thức nêu trên, có thể cụ thể hoá quan niệm GNBV trên các
khía cạnh sau:
Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng, tỷ lệ hộ nghèo
giảm theo từng năm, từng giai đoạn.
Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là các
điều kiện sống cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở, và
người nghèo cũng được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội
cơ bản.
Người nghèo có được nhiều hơn các cơ hội để vươn lên tự thoát nghèo
và phát triển thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng
bộ và có tính khả thi của Đảng và Nhà nước.
GNBV là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với
5 nội dung cơ bản đó là: y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận
thông tin. Chỉ có thể giảm nghèo một cách bền vững khi chúng ta giải quyết
được vấn đề trên, giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội được tiếp cận với văn
hóa, xã hội, thông tin và nâng cao đời sống vật chất.
15
Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát
triển bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt
đối với sự phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong
quá trình phát triển KTXH trên các phương diện như: đóng góp của GNBV
với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị,
phát triển xã hội, là điều kiện cho phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về GNBV:
* Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước:
Có thể khẳng định rằng, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, XĐGN tại
Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế
giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi
công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn
thiện hệ thống chính sách về XĐGN. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược,
quyết định, chính sách quan trọng về công tác XĐGN đã được ban hành để
phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính
sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và
sự vươn lên của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn
lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này.
Kết quả tích cực của công cuộc XĐGN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho người dân vùng đặc
biệt khó khăn. Do vậy, quan điểm nhất quán là cần phải huy động vai trò của
cả hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện chính sách này.
GNBV là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững. Bước sang thời kỳ
thực hiện công cuộc đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để
chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội
16
chủ nghĩa. Việc giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế làm cho thu nhập,
đời sống của đại đa số nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do điểm
xuất phát của nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả lớn của chiến tranh và thiên
tai, dịch bệnh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nên sự phân
hoá thu nhập, đời sống giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong quá trình
đổi mới, hội nhập và phát triển, bộ phận dân nghèo kể cả những gia đình có
công với cách mạng, chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách chênh
lệch giàu, nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành nhu cầu bức thiết, và là
một trong những biểu hiện bản chất xã hội chủ nghĩa.
* Thực thi chính sách giảm nghèo phải hướng đến GNBV:
GNBV được hiểu là kết quả những nỗ lực của Nhà nước cộng đồng và
người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những rủi ro thông thường.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:
Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các
nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển
nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải
quyết việc làm để xoá đói, GNBV; tạo điều kiện và khuyến khích
người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác
thoát nghèo [15, tr.224].
Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu
cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020, đặc biệt là Nghị quyết số
80/NQ-CP về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã xác
định:
GNBV là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển
KTXH giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng
cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi,
17
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư
[11, tr.2].
Nhằm thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2020
cần quán triệt quan điểm GNBV của Đảng trong việc thực hiện những chương
trình, dự án, chính sách giảm nghèo: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết
30a của Chính phủ và các chương trình phát triển KTXH khác. Nguồn lực để
thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng ngân
sách nhà nước mà cần huy động sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của
cộng đồng xã hội và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp
nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn
tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì
với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực...
Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển
khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban
hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo
chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết
việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối
hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu
quả. Với những quan điểm đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong
việc thực hiện mục tiêu GNBV của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn
2011 - 2020.
Trên thực tế, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ
nhưng công tác giảm nghèo, đặc biệt là XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số,
18
vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bền vững. Để GNBV cần đảm
bảo những yếu tố sau:
- Thứ nhất là “năng lực", bao gồm năng lực của người dân, năng lực
cộng đồng và năng lực của chính quyền. Trong thực tế, có những quốc gia,
địa phương có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh) nhưng
do chỉ dựa vào nguồn trợ giúp nên khi nguồn trợ giúp không còn thì người
dân trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, năng lực
cộng đồng năng lực chính quyền tốt thì người dân có thể chủ động vươn lên
thoát nghèo bằng chính nỗ lực của họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính
quyền, đồng thời trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả của những đối phó rủi
ro cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc GNBV.
- Thứ hai là cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không
sử dụng được năng lực để giảm nghèo. Cơ hội phát triển luôn là vô tận và
ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và
khai thác các cơ hội bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả
hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để
người nghèo tiếp cận. Do đó, cần tăng tính mở của các cơ hội cho người
nghèo thông qua độ mở các kênh tiếp cận.
- Thứ ba là an toàn. Nếu như cùng với sự nỗ lực để giảm nghèo là
những biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi
đó tính bền vững sẽ cao. Tính an toàn gắn với khả năng chống chịu rủi ro.
Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của GNBV. Thước
đo đánh giá GNBV về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức
người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề
rủi ro.
- Thứ tư là dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung
cấp dịch vụ của cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân
19
đến dịch vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi
ích thiết thực qua đó sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo
nhanh và bền vững. Dịch vụ công được đánh giá thông qua các tiêu chí như:
tính minh bạch, rõ ràng, tính linh hoạt, số lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng
dịch vụ, tính hiệu quả và tính kịp thời của dịch vụ...
Đây là bốn yếu tố quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm
nghèo có bền vững hay không. Trong thực hiện chính sách giảm nghèo cần
quán triệt quan điểm này để kết quả giảm nghèo đạt được kết quả bền vững.
* Thực hiện chính sách GNBV phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm
trong giai đoạn hiện nay:
XĐGN là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách
về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, Chính phủ đã đưa ra nhiều
chương trình nhằm giảm nghèo nhanh và bền vừng như: Chương trình hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình phát triển KTXH
các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa
(Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ,
Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV...
Trong những năm qua, kết quả XĐGN trong cả nước đã góp phần tăng
trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc
tế đánh giá cao.
1.1.2.3. Vai trò của GNBV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát
triển bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt
20
đối với sự phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong
quá trình phát triển trên các phương diện như: đóng góp của GNBV với tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị, phát triển xã
hội, là điều kiện cho phát triển kinh tế.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo
và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển KTXH, là một
trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là
nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi
mới luôn luôn đặt ra nhiệm vụ: Mỗi bước phát triển KTXH là một bước cải
thiện đời sống của nhân dân; chính vì thế đây không chỉ là việc thực hiện đạo
lý “Thương người như thể thương thân” mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn
định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giảm nghèo không đơn
giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực
tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. GNBV không đơn
thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng
có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương
đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo
đảm sự ổn định cho phát triển.
Nghèo là một quá trình liên quan toàn bộ các mối quan hệ kinh tế, xã
hội, nếu không giải quyết vấn đề này sẽ nảy sinh các hiện tượng gây mất ổn
định xã hội ảnh hưởng xấu tới chính trị. Phân hoá giàu nghèo đến một mức độ
nào đó, sẽ trở thành phân hoá giai cấp, xung đột xã hội nguy cơ làm chệch
hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nếu không ổn định chính trị xã hội thì xã
hội trở nên rối loạn, khủng hoảng. Do đó mọi kế hoạch phát triển kinh tế bị
phá vỡ. Mặt khác, bản thân hiện tượng nghèo đã bao hàm nội dung kinh tế. Vì
vậy GNBV nhằm ổn định, phát triển KTXH.
21
GNBV là điều kiện đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.
Thực tiễn phát triển của các quốc gia đều chứng tỏ rằng, nhờ kinh tế tăng
trưởng cao mà có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương
trình hỗ trợ vật chất, tài chính và đầu tư cho các đối tượng xã hội khác nhau,
đặc biệt có những hỗ trợ thiết thực cho những đối tượng nghèo, yếu thế trong
xã hội và có những đầu tư cần thiết tạo tiền đề phát triển cho những vùng
nghèo, vùng khó khăn. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội
vươn lên thoát nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để GNBV
trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái
phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không
lớn và giảm nghèo chỉ là hành động xử lý tình thế không mang tính lâu dài,
bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để GNBV. GNBV là
mục tiêu, động lực của phát triển KTXH, là tiền đề cơ bản bảo đảm cho sự ổn
định chính trị xã hội để phát triển kinh tế. Nước ta kinh tế còn chậm phát
triển, nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng còn hạn chế, cho nên bản thân
người nghèo càng hết sức khó khăn. Trong những năm thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, kinh tế tăng trưởng bước đầu đã tạo việc làm, nguồn vốn
và cơ hội vươn lên cho người nghèo. Với phương châm chỉ đạo và những
hành động cụ thể, trong những năm qua mục tiêu giảm nghèo đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội.
1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.1.1. Chính sách: Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài
liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Theo Từ
điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực
22
hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng
của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hóa...” [21, tr.51].
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà
lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi
thẩm quyền của mình.
Căn cứ vào phạm vi, qui mô ảnh hưởng và tính chất của chủ thể hoạch
định chính sách có thể chia làm hai loại: chính sách tư và chính sách công.
1.2.1.2. Chính sách công: Có nhiều cách tiếp cận khi quan niệm về
chính sách công, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất rằng:
“Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt
động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời
sống theo mục tiêu xác định” [25, tr.627].
Khi nói đến chính sách công, ta có thể nhận biết qua năm đặc trưng cơ
bản: Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời
sống KTXH theo những mục tiêu xác định; chủ thể hoạch định chính sách là
nhà nước và được đảm bảo thực thi bởi khả năng và công cụ cưỡng chế hợp
pháp; chính sách công không phải các quyết định nhất thời của nhà nước, mà
là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với
nhau một cách hữu cơ và nhằm đạt được những mục đích tương đối cụ thể;
Chính sách công bao gồm những gì được thực sự thi hành chứ không phải chỉ
là những tuyên bố; Chính sách công là những chính sách liên quan đến nhiều
người.
Chính sách công cần được nhìn nhận như một quá trình từ hoạch định
đến thực hiện cho ra kết quả cuối cùng. Về tổng thể, chính sách công có thể
được coi là một chu trình gồm năm giai đoạn: (1) Tìm kiếm vấn đề chính sách
23
công; (2) Hoạch định chính sách công; (3) Tổ chức thực thi chính sách công;
(4) Đánh giá chính sách công; (5) Phân tích chính sách công [21, tr.84-87].
Với quan niệm như vậy, XĐGN thuộc về lĩnh vực chính sách công. Có
thể thấy, một vài yếu tố trong chính sách XĐGN được coi là hàng hóa công
cộng như: chính sách tín dụng cho người nghèo, chương trình mục tiêu quốc
gia về GD-ĐT, tạo việc làm cho người nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
xã nghèo...Bởi những hàng hóa này đều mang đầy đủ các đặc điểm của hàng
hóa công cộng là: tính dùng chung và tính không loại trừ [26].
1.2.1.3. Chính sách XĐGN: Là tập hợp những quyết định, quy định của
nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực,
quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như
người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo hay huyện nghèo với mục đích cuối cùng là
XĐGN.
Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã quan tâm ngay đến nhiệm vụ chống đói nghèo. Người coi đói và dốt
cũng là giặc, thứ giặc này nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, Người từng
nói giành được độc lập rồi mà dân vẫn nghèo đói và lạc hậu thì độc lập ấy
cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm
thời, Người đã nêu ra 6 vấn đề cấp bách của Chính phủ, trong đó việc cấp
bách hàng đầu là phải cứu dân khỏi chết đói. Người kêu gọi toàn dân ra sức
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quyên góp gạo để cứu đói và Người
gương mẫu thực hiện điều đó.
Theo Người, xóa đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu vì “Dân có
giàu thì nước mới mạnh”. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta
quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời
kỳ thực hiện công cuộc đổi mới.
24
XĐGN là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những
năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều chương trình, công tác
XĐGN được xúc tiến. Năm 1992, Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VII
đã đề ra chủ trương XĐGN. Sau đó cụ thể hóa thành kế hoạch, chươmg trình
và giải pháp XĐGN của Quốc hội và Chính phủ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát
triển kinh tế, trợ giúp người nghèo, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1998 - 2000: thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1998 lần
đầu tiên Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
XĐGN (Chương trình 133). Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ
sung Chương trình 135 - Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở
vật chất, hạ tầng... đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo.
Giai đoạn 2001 - 2005: Chính phủ xây dựng chiến lược xóa nghèo giai
đoạn này với mục đích đầu tư hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo có tư liệu
và phương tiện sản xuất, dịch vụ, nâng cao thu nhập; tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản và mạng lưới an sinh xã hội; đảm bảo xóa đói, GNBV. Chương
trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn này bao gồm các chính
sách và dự án: Các nhóm chính sách hỗ trợ về y tế; giáo dục; an sinh xã hội,
trợ giúp các đối tượng yếu thế; hỗ trợ người nghèo về nhà ở; hỗ trợ công cụ
và đất đai sản xuất cho người nghèo. Các nhóm dự án XĐGN.
Giai đoạn 2006 - 2010: Với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo, tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2001- 2005, nhưng có sửa
đổi bổ sung cho phù hợp và được chia ra làm 3 nhóm chính sách: Nhóm chính
sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; Nhóm
chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Nhóm chính
sách nâng cao năng lực và nhận thức.
25
Bên cạnh chương trình giảm nghèo quốc gia, Chương trình 135 tiếp tục
được giai đoạn 2 trên cơ sở điều chỉnh Chương trình 135 giai đoạn 1, với mục
đích tiếp tục hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Thêm vào đó, sau một thời
gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách
riêng cho các đối tượng đặc biệt như dân tộc thiểu số, tình trạng đói nghèo
chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tập
trung giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên
các nước thông qua Chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với
61 huyện nghèo” (nay là 62 huyện). Trong đó, tập trung vào các chính sách
hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng và đào
tạo dạy nghề.
Giai đoạn 2011 – 2020: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP
ngày 19/5/2011 về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011- 2020 với mục
tiêu: GNBV là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH,
nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điện kiện sống của người nghèo, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn giữa các vùng, các dân tộc và các
nhóm dân cư.
1.2.2. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.2..1. Thực thi chính GNBV:
* Thực thi chính sách:
Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phương
thức tác động đến các đối tượng nên cũng được coi như một dạng thức vật
chất đặc biệt, vì vậy chính sách cũng cần phải có những chức năng nhất định
để tồn tại.
Tuy nhiên, chức năng của chính sách chỉ được hiện thực hóa khi nó
tham gia vào quá trình vận động, triển khai thực thi trong đời sống xã hội. Tổ
26
chức thực thi chính sách công là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồn
tại của chính sách với tư cách là công cụ vĩ mô theo yêu cầu quản lý của nhà
nước và cũng là để đạt mục tiêu mà chính sách theo đuổi.
Với cách tiếp cận này có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực thi chính
sách công như sau: “Tổ chức thực thi chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình
hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa
nội dung chính sách công một cách hiệu quả” [21, tr.126-127].
Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn có ý nghĩa quyết định sự thành
bại của một chính sách. Giai đoạn này bao gồm các bước:
(1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách: đây là
bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức
tạp, lại diễn ra trong thời gian dài. Kế hoạch này phải được xây dựng trước
khi đưa chính sách vào cuộc sống, bao gồm: Kế hoạch về tổ chức, điều hành;
Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế
hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những nội quy, quy chế.
(2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách: là công đoạn tiếp theo
sau khi kế hoạch thực hiện được thông qua, nhằm giúp cho các cấp chính
quyền, nhân dân hiểu được chính sách và làm cho chính sách được triển khai
thuận lợi và có hiệu quả.
(3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: một chính sách
thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do
đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
(4) Đôn đốc việc thực hiện chính sách: để đảm bảo các chính sách này
được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Việc kiểm tra,
đôn đốc tiến hành thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình
thực thi chính sách, từ đó có những kết luận chính xác về chính sách.
27
(5) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: công việc này được tiến hành
liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh
giá từng phần hay toàn bộ chính sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối
với cả các cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách [21, tr.131-
137].
* Thực thi chính sách GNBV:
Thực thi chính sách GNBV là toàn bộ quá trình đưa chính sách công
vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm
giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong
một phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Thực thi chính sách GNBV là khâu quan trọng trong chu trình chính
sách công nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng. Thực hiện chính sách
giảm nghèo là quá trình thực hiện những quyết định, quy định của Nhà nước
được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án, cùng với nguồn lực vật lực,
các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến các đối tượng
cụ thể như: Người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo - là quá trình biến chính
sách XĐGN thành những kết quả trên thực tế thông qua hoạt động có tổ chức
trong bộ máy nhà nước.
1.2.2.2. Nội dung thực thi chính sách GNBV:
Việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở nước ta tập trung chủ yếu vào
các nội dung: nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo;
tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo và vươn lên làm giàu bằng những
chính sách ưu đãi trên nhiều mặt; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo,
vùng nghèo; xây dựng nền giáo dục công bằng, chất lượng hơn cho mọi
người; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh
nặng chi phí y tế cho người nghèo; bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống ổn
định cho người nghèo; tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để
28
các vùng phát triển, giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội; phát triển
mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo.
Chính sách công được Nhà nước đưa ra không có mục đích nào khác
ngoài phục vụ nhân dân, phục vụ con người, đảm bảo con người được tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện...Chính sách giảm nghèo cũng không nằm
ngoài mục đích đó, nó luôn luôn coi trọng nhân tố con người, phát huy nhân
tố con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn XĐGN với phát triển
kinh tế và phát triển xã hội. Chính vì vậy chính sách giảm nghèo phải gắn với
từng giai đoạn cụ thể, có tính đồng bộ, tính hệ thống mới đạt được những mục
tiêu đề ra.
Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách giảm nghèo có thể gặp phải một số
khó khăn, thách thức do:
Khả năng những người thực thi không nắm bắt đúng mục đích, lợi ích
của nhân dân hoặc họ có thể vì lợi ích riêng mà vượt quyền, lạm quyền làm
tổn hại đến mục tiêu chung. Do vậy, nếu không có sự kiểm soát quyền lực tốt
đối với hệ thống các cơ quan nhà nước - một trong những chủ thể thực hiện
chính sách giảm nghèo, thì quá trình này sẽ dễ đưa tới tình trạng quyền lực bị
phân tán, quan liêu, tham nhũng... dẫn đến việc thực hiện chính sách kém hiệu
quả.
Do không đủ nguồn lực cơ bản về vốn, người lao động, khoa học công
nghệ và tài nguyên thiên nhiên nên việc thực hiện chính sách sẽ kém hiệu quả
gây tổn thất cho xã hội.
Một yếu tố không thể thiếu trong khâu thực hiện chính sách giảm
nghèo là cần phải có một cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về lĩnh vực giảm nghèo. Cơ quan chuyên môn này được phân cấp,
phân quyền trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình
29
thực hiện chính sách, đảm bảo cho chính sách được thực hiện tốt và đem lại
hiệu quả cao nhất.
Muốn chính sách giảm nghèo được thực hiện một các hiệu quả nhất cần
phải có sự đồng thuận của người dân tại nơi thực hiện chính sách, đặc biệt là
những người nghèo tại vùng, địa phương đó. Do đó, những người thực hiện
chính sách phải có những hiểu biết cần thiết về phong tục, tập quán, lối sống
của người dân, đồng thời có những cách làm sáng tạo và tạo được niềm tin
của người dân tại địa phương.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm
nghèo bền vững
1.2.3.1. Chất lượng văn bản chính sách giảm nghèo:
Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính
sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của
chính sách công nói chung cũng như chính sách xóa đói giám nghèo nói
riêng. Nếu làm tốt công tác hoạch định chính sách xóa đói giám nghèo sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị
hoạch định chủ quan, bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực
hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại
trong thực tế thực hiện chính sách.
Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham
gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu
biết về lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư
vấn...
1.2.3.2. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực thi công tác giảm
nghèo:
Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện.
Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng
30
minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc
triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường,
bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ
máy hành pháp. Nếu bộ máy hành pháp quan liêu, hoạt động kém hiệu lực,
hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó
khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho nó không phát huy được tác
dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí đi ngược lại với mục tiêu
của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức
thực thi kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện được hoặc thực
hiện không hiệu quả.
Việc hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận
tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện
việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư
cho nông thôn, cho người nghèo là rất cần thiết, cần có một đội ngũ cán bộ đủ
năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức)
thực thi nhiệm vụ.
1.2.3.3. Sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách giảm
nghèo:
Chính sách XĐGN do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến
khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người
nghèo lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành
công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu
chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và
cho người nghèo hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền
và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính
31
sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực hiện trên thực
tế.
Người nghèo có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính
sách XĐGN. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính
sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo,
đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động
của công cụ chính sách... Những thông tin do người nghèo đem lại có ý nghĩa
quan trọng trong hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách XĐGN, bởi đây
là các thông tin gốc, phản ánh trung thực tình hình thực tế. Để khuyến khích
người nghèo cung cấp thông tin, việc cung cấp cho họ các phương tiện cần
thiết như điểm nhận thông tin, biểu mẫu cung cấp thông tin, phương tiện liên
lạc, thông báo về mức độ hữu ích của thông tin cung cấp, các hình thức
khuyến khích hợp lý khác là rất quan trọng, cần nhận thức rằng khi thông tin
hữu ích được cung cấp, người nghèo sẽ có cảm nhận XĐGN là công việc của
chính họ và họ có thể làm được nhiều điều hữu ích.
Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào
đến lợi ích của nhân dân, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và
những người không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu
chính sách XĐGN đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa
phương sẽ được người dân ở đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc
XĐGN, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược
lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại
với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin của nhân dân vào chính
quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh những điểm nóng xã hội.
Người nghèo cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ
nhau thoát nghèo, trong đó người thành công chuyển giao kinh nghiệm cho
người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân
32
rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình
thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn
nhau. Nếu người nghèo có ý thức và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt
động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước và người nghèo trong từng lĩnh
vực cùng nhau hoạt động để XĐGN dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của
chính sách công, đặc biệt người dân nghèo trong xã hội được thụ hưởng
những lợi ích do thực hiện chính sách XĐGN đem lại, nên vấn đề nâng cao
nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN và
làm giàu nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã
hội là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều
hơn bằng những hành động thiết thực. Nói cách khác, chính bản thân những
người dân nghèo cũng phải suy nghĩ làm thế nào câu được “con cá” khi chính
quyền đã trao cho họ cái “cần câu”.
1.2.3.4. Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo:
Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ
phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách
khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện
chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây
chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn
và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó:
+ Nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao
động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình
sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển
các nguồn lực khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân
tố tạo cầu của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do
con người tạo ra.
33
+ Nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa
học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện
đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị
trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Góp phần tăng năng suất
lao động, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của
sản xuất, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm
đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai
thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết
các vấn đề xã hội - đặc biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra.
+ Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên
khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác,
sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố
cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách XĐGN nói
riêng.
Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính
sách, nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách
dù được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống,
không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người nghèo thường
ít học, cho nên nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng
thấp vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát
nghèo cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Phải chú ý xem công nghệ
đấy có phù hợp hay không. Đặc biệt, chú trọng nguồn vốn để xây dựng kế
hoạch phù hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhằm đạt hiệu quả.
34
Tiểu kết chương 1
XĐGN là một chủ trương, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày
đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện
hơn trong quá trình phát triển.
Trong chương 1, luận văn đã trình bày các quan niệm về nghèo, về giảm
nghèo và GNBV; đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về chính sách GNBV, nội
dung của thực thi chính sách GNBV và những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi
chính sách GNBV. Với những vấn đề mang tính chất lý luận đó sẽ là cơ sở
cho việc đánh giá thực trạng nghèo, thực thi chính sách GNBV và đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An
Minh, tỉnh Kiên Giang góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình mục
tiêu Quốc gia GNBV trong giai đoạn mới.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Yếu tố tác động đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện An
Minh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện An Minh nằm trong Vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên
Giang cách trung tâm Thành phố Rạch Giá về hướng Tây Nam khoảng 70
km; phía Đông giáp huyện U Minh Thượng, phía Tây giáp vùng biển Tây,
phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Bắc giáp huyện An Biên.
Huyện có 11 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Thứ 11 và 10 xã:
Thuận Hoà, Đông Hoà, Đông Thạnh, Tân Thạnh, Đông Hưng, Đông Hưng A,
Đông Hưng B, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây.
Với vị trí địa lý là một huyện không nằm trong vùng ngập lũ và tiếp
giáp với biển Tây nên có lợi thế trong phát triển giao thông thủy, trồng rừng,
trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản,
thuỷ sản, nhất là nuôi tôm và các loài nhuyễn thể khác. Có thể nói An Minh là
một huyện có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện của tỉnh
Kiên Giang.
Huyện An Minh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh
hưởng chính của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm hình thành 2
mùa rõ rệt, gồm mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau,
trong đó tháng 4 và tháng 1 được coi là hai tháng giao mùa trong năm.
Mang đặc tính chung của đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh
năm với nguồn bức xạ khá dồi dào, đạt trung bình 154 - 155 Kcal/cm2
/năm,
36
số giờ nắng theo năm và theo ngày ở An Minh tương ứng là gần 2.400
giờ/năm và 4,4 - 5,6 giờ/ngày.
Nắng nhiều cộng với nhiệt độ trung bình cao và khá ổn định trong năm
(giao động từ 27,2 - 27,6°C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không quá
3°C) tạo điều kiện thuận lợi trong việc thâm canh tăng năng suất lúa cũng như
nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, nắng còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nghề
khai thác cá và chế biến thuỷ sản theo lối thủ công truyền thống.
Nhiệt độ nước vào mùa mưa trung bình đạt 31,9°C với khoảng giao
động từ 29 – 35°C, mùa khô tương ứng là 28,l°C và 26,3l°C, các tháng giao
mùa (30,6°C và 27 – 33°C) phần lớn nằm trong khoảng nhiệt độ cho phép để
phát triển nông nghiệp và nuôi thuỷ sản.
Lượng mưa đạt trung bình năm khoảng 2.000 – 2.200 mm, gấp từ 1,3 –
1,5 lần so với các tỉnh ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long.
Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm, trong đó 90 – 95% tổng
lượng mưa cả năm tập trung vào các tháng mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – 11,
lượng mưa xuất hiện vào mùa khô khá thấp hoặc không đáng kể.
Do nằm sát biển nên độ ẩm không khí thường rất cao, trung bình đạt 81
– 82,2% và biến thiên rõ rệt theo mùa, trong đó độ ẩm không khí vào mùa
mưa (83 – 88%) cao hơn so với mùa khô (76 – 80%).
Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 1.250 mm. Từ tháng 01 đến
tháng 4 hàng năm, lượng bốc hơi cao gấp hai lần so với lượng mưa nên gây
tình trạng khô hạn nặng cho cây trồng và gia tăng sự tích tụ các độc chất mặn
và phèn cho tầng đất mặt.
Huyện An Minh chịu ảnh hưởng của gió mùa thịnh hành tương ứng với
mùa khô và mùa mưa trong năm.
Vào mùa khô gió thịnh hành là thiên Bắc hoặc thiên Đông, Bắc Đông
Bắc và Đông, trong đó vào đầu mùa (tháng 12) gió Bắc và Đông chiếm ưu thế
37
rõ rệt với tần xuất mỗi hướng chiếm trên 30%; từ giữa mùa gió thịnh hành là
Đông và Đông Nam. Vào tháng 4 giao mùa, gió phân phối khá đều trên các
hướng, tuy nhiên gió Tây Nam được coi là thịnh hành với tần xuất khoảng
26%.
Vào mùa mưa gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây; trong đó gió Tây
Nam chiếm ưu thế với tần xuất 37 – 50% so với gió Tây với tần xuất 24 –
41%. Tháng 11 giao mùa gió thịnh hành theo hướng Tây.
Chế độ gió trên đây cộng với các đặc điểm khác như tốc độ gió trung
bình năm thấp (3,4 m/s), tần xuất lặng gió cao (khoảng 40% số ngày vào các
tháng 11 – 12) tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề đánh cá bằng lưới cào,
lưới rê có công suất từ 200 CV trở lên có thể hoạt động quanh năm [43].
Nhìn chung, với điều kiện khí hậu nêu trên cho thấy An Minh có điều
kiện để phát triển KTXH. Tất yếu khi kinh tế phát triển sẽ cải thiện được thu
nhập của người dân, tạo tiền đề cho giảm nghèo và GNBV một cách rõ ràng
hơn.
2.1.1.2. Điều kiện KTXH:
* Dân số và lao động:
Huyện An Minh có diện tích tự nhiên 590,5 km2
, 11 đơn vị hành chính
xã, thị trấn, với 78 ấp, khu phố; dân số 118.568 người, với 29.554 hộ; mật độ
dân số 201 người/km2
.
38
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính
Đơn vị tính: Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính
Diện tích
(km2
)
Dân số
trung bình
(người)
Mật độ
dân số
(người/
km2
)
Số
ấp, khu
phố
Số hộ
2011 590,5 115.618 196 78 27.123
2012 590,5 116.157 197 78 2.7391
2013 590,5 116.964 198 78 28.121
2014 590,5 117.883 200 78 28.645
2015 590,5 118.568 201 78 29.554
Phân theo đơn vị hành chính
l. Thị trấn Thứ 11 12,10 7.221 597 4 1.564
2. Thuận Hòa 82,46 16.620 202 8 4.059
3. Đông Hòa 98,35 21.890 223 11 5.123
4. Đông Thạnh 54,28 11.210 207 8 2.816
5. Tân Thạnh 41,39 10.232 247 8 2.660
6. Đông Hưng 55,04 9.818 178 7 2.620
7. Đông Hưng A 36,17 7.630 211 8 2.043
8. Đông Hưng B 74,39 8.274 111 7 2.308
9. Vân Khánh 48,39 10.692 221 6 2.592
10. Vân Khánh Đông 45,46 9.219 203 6 2.123
1 l. Vân Khánh Tây 42,45 5.762 136 5 1.646
Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13].
39
Hiện huyện An Minh có nguồn lao động khá dồi dào, số người lao
động trong độ tuổi là 78.011 người, chiếm 65,79% dân số; số lao động trong
độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân chiếm 81,9% so lao động
trong độ tuổi.
Bảng 2.2. Lao động và cơ cấu sử dụng lao động của huyện An Minh
Đơn vị tính: Lao động và cơ cấu sử dụng lao động
Tiêu chí
Đơn vị
tính
2011 2012 2013 2014 2015
1. Lao động trong các ngành 61.512 61.900 62.330 63.707 63.891
- Nông nghiệp và Lâm nghiệp Người 14.450 14.530 14.580 14.570 14.457
- Thủy sản Người 34.642 35.188 35.330 35.562 35.707
- Công nghiệp - TTCN Người 1.600 1.270 1.479 1.487 1.315
- Giao thông - Xây dựng Người 2.483 2.460 2.510 2.650 2.701
- Thương nghiệp - Dịch vụ Người 5.543 5.626 5.545 6.453 6.696
- Ngành khác Người 2.794 2.826 2.886 2.985 3.015
2. Cơ cấu sử dụng lao động %
- Nông nghiệp và Lâm nghiệp % 23,49 23,47 23,39 22,87 22,65
- Thủy sản % 56,32 56,85 56,68 55,82 55,89
- Công nghiệp - TTCN % 2,6 2,05 2,37 2,33 2,05
- Giao thông - Xây dựng % 4,04 3,97 4,03 4,16 4,23
- Thương nghiệp - Dịch vụ % 8,59 9,08 8,9 10,13 10,48
- Ngành khác % 4,54 4,57 4,63 4,68 4,72
Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13].
Với dân số và lao động nêu trên, huyện An Minh cũng có những điều
kiện tương đối khá tốt về nguồn nhân lực cho phát triển KTXH, cũng như tác
động tích cực đến công tác giảm nghèo và GNBV của huyện.
40
* Về kinh tế:
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện An Minh về thực
hiện kế hoạch KTXH giai đoạn 2010 – 2015, kinh tế tăng trưởng khá, nhiều
chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
2010 – 2015 là 13,77%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 63,48%; công nghiệp -
xây dựng chiếm 15,57%; các ngành dịch vụ chiếm 20,95%. Tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) là 1.671,9 tỷ đồng, tăng 3,53% so với kế hoạch. Tổng
sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 39,86 triệu đồng, đạt 154,4% so
với kế hoạch [49].
Mặc dù tình hình chung còn khó khăn, nhưng KTXH duy trì nhịp độ
phát triển, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá như: sản xuất nông nghiệp
được mùa, năng suất lúa đạt khá cao, công nghiệp - xây dựng, thương mại -
dịch vụ tăng so với cùng kỳ [49].
* Về kết cấu hạ tầng:
- Hệ thống giao thông nông thôn: trong 5 năm qua đã đầu tư xây dựng
mới 237 km đường giao thông nông thôn bằng bê tông, bình quân mỗi năm
xây dựng 47,4 km. Đến nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng hoàn
thành 324 km giao thông nông thôn đạt 52,85% quy hoạch theo tiêu chí nông
thôn mới; xây dựng mới 106 cầu bê tông; có 91,9% tuyến đường từ huyện đến
trung tâm xã được trải nhựa.
- Hệ thống điện: 100% ấp, khu phố có điện lưới quốc gia, 99,65% số
hộ có điện sử dụng, trong đó hộ sử dụng điện an toàn là 90%.
* Về văn hóa – xã hội:
- Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô
và chất lượng được nâng lên, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp hàng năm đều
tăng. Đến nay, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn, có 100% số phòng học
41
được xây dựng kiên cố; 100% xã, thị trấn có trường Mầm non; tỷ lệ trẻ từ 6
đến 14 tuổi được huy động đến trường đạt 98%, trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt
95%. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 97%. Công
tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
Trung học cơ sở được giữ vững; huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm học 2015-2016.
Bảng 2.3. Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh
trên địa bàn huyện An Minh
Đơn vị tính: Trường, lớp, giáo viên, học sinh
2011 2012 2013 2014 2015
Số trường học (Trường) 45 51 51 51 54
Mẫu giáo 2 8 8 8 11
Tiểu học 28 28 28 28 28
Trung học cơ sở 12 12 12 12 12
Trung học phổ thông 3 3 3 3 3
Số lớp học (Lớp) 819 835 860 858 863
Mẫu giáo 67 83 91 92 94
Tiểu học 557 556 566 560 559
Trung học cơ sở 158 160 167 168 170
Trung học phổ thông 37 36 36 38 40
Số giáo viên (Người) 1.058 1.115 1.165 1.197 1.305
Mẫu giáo 55 84 94 107 117
Tiểu học 602 631 674 688 766
Trung học cơ sở 310 302 305 304 332
Trung học phổ thông 91 98 92 98 90
Số học sinh (Học sinh) 19.585 19.961 20.875 21.060 21.119
Mẫu giáo 1.586 2.048 2.443 2.305 2.274
42
Tiểu học 11.637 11.353 11.402 11.390 11.457
Trung học cơ sở 5.042 5.286 5.648 5.913 5.794
Trung học phổ thông 1.320 1.274 1.382 1.452 1.594
Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13].
Tuy công tác GD-ĐT của huyện có bước phát triển, nhưng cũng còn
nhiều vấn đề cần phải giải quyết như tỷ lệ trường đạt chuẩn còn thấp so với
nghị quyết; học sinh bỏ học còn cao, chủ yếu là học sinh THCS thuộc diện
nghèo.
- Hệ thống y tế từng bước phát triển, đến nay, có 10/11 xã, thị trấn đạt
Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã, có 10/11 trạm y tế có bác sĩ, đạt 90,9%; tỷ lệ
bác sĩ tăng từ 2,16 bác sĩ/vạn dân lên 3,03 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên còn 9,97%o; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn
9,33%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 72,5%.
Bảng 2.4. Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược
trên địa bàn huyện An Minh
Đơn vị tính: Cơ sở y tế, giường bệnh,
cán bộ ngành y, dược.
2011 2012 2013 2014 2015
Cơ sở y tế (Cơ sở) 11 11 12 12 12
Bệnh viện 1 1 1 1 1
Phòng khám đa khoa khu vực - - - - -
Nhà hộ sinh - - - - -
Trạm y tế xã, thị trấn 10 10 11 11 11
Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp
Giường bệnh (Giường) 190 200 210 220 238
Bệnh viện 110 120 130 140 150
43
Phòng khám đa khoa khu vực - - - - -
Nhà hộ sinh - - - - -
Trạm y tế xã, thị trấn 80 80 80 80 88
Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp - - - - -
Cán bộ ngành y (Người) 192 209 221 231 241
Bác sĩ 26 27 30 32 41
Y sĩ (kể cả ĐDTH và NHSTH) 157 169 178 186 193
Y tá 9 13 13 13 7
Cán bộ ngành dược (Người) 27 24 25 33 28
Dược sĩ Đại học 1 1 2 2 5
Dược sĩ trung cấp 24 21 21 29 21
Dược tá 2 2 2 2 2
Nguồn: Niên giám thống kế huyện An Minh năm 2015 [13].
- Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao được duy trì và có
bước phát triển, huyện có 02 xã, 85,12% số hộ gia đình, 71,79% ấp - khu phố
và 96,49% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 31%. Hàng năm giới thiệu, giải quyết việc
làm cho 4.700 lao động đạt 102,17% so với kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo từ
14,84% năm 2010 giảm xuống còn 6,3% (theo chuẩn mới 18,7%); tỷ lệ hộ
cận nghèo từ 6,65% giảm còn 5,86% (theo chuẩn mới 4,09%). Tỷ lệ hộ sử
dụng nước sạch và hợp vệ sinh chiếm 49,87% [49].
Như vậy, nhìn một cách tổng quát có thể thấy, điều kiện KTXH của
huyện khá tốt để thực hiện tốt công tác giảm nghèo và GNBV.
2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác GNBV ở huyện An
Minh:
* Thuận lợi:
Công tác XĐGN là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia
và là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang một ý nghĩa
44
chính trị xã hội và kinh tế quan trọng và cũng là nền tảng thực hiện công bằng
xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành ngày và bổ sung hoàn chỉnh
ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh Kiên Giang quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo; sở, ban, ngành tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ thường xuyên.
Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện An Minh đã đưa công tác XĐGN vào
chương trình hành động hàng năm và ban hành kế hoạch để lãnh đạo thực
hiện, giám sát việc thực hiện từ huyện đến cơ sở trong việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ các hộ tăng thu nhập, tạo
điều kiện cho người nghèo tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
tạo cơ hội có việc làm, cải thiện cuộc sống cho người nghèo.
Bên cạnh đó, có sự nỗ lực của hệ thống chính trị trong huyện, sự đồng
thuận của các tầng lớp nhân dân, cùng với việc khai thác có hiệu quả việc
quản lý, sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện để tạo nguồn
lực đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KTXH được đầu
tư hoàn thiện, quốc phòng - an ninh tiếp tục giữ vững, ổn định.
Cơ cấu dân số, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, trình độ văn hoá
từng bước được đào tạo, năng lực, tay nghề được bồi dưỡng nâng cao, giáo
dục, y tế được đầu tư đang từng bước hoàn thiện, là một trong những yếu tố
quan trọng nâng cao chất lượng lao động cả về thể lực, trí lực. Đây là lực
lượng đóng vai trò quyết định tới phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình thực
hiện GNBV.
* Khó khăn:
Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện
tự nhiên, đất đai; sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều vào thiên nhiên. Do thời
tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, triều cường, nước biển dâng, xâm nhập mặn
45
sâu ảnh hưởng lớn đến sản xuất, có những năm nông dân bị thiệt hại gần như
hoàn toàn. Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn
nhiều khó khăn; huyện chưa thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại
địa phương, nguồn lao động nông nhàn còn dôi dư nhiều. Cơ sở hạ tầng còn
yếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; dịch vụ chưa phát triển
mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; công tác cải cách thủ tục hành
chính chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Từ đó làm ảnh hưởng đời sống, sản
xuất và hiệu quả phát triển.
Bộ máy hành chính từ huyện đến xã chất lượng hoạt động còn thấp,
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn tình trạng “Hành chính
hoá”, khả năng tổ chức hoạt động các phong trào, nhất là các hoạt động giúp
đỡ đoàn viên, hội viên, phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo còn nhiều
hạn chế. Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn chậm,
nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở các xã còn ít. Do đó, đời
sống người dân chậm được nâng lên, nhất là hộ nghèo.
2.1.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang
2.1.2.1. Khái quát về thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh:
Theo báo cáo của UBND huyện An Minh (2012), số hộ nghèo cuối
năm 2011 của huyện là 3.524 hộ, chiếm tỷ lệ 12,99%; năm 2012 là 2.880 hộ,
chiếm tỷ lệ 10,51%; năm 2014 là 7,3%. Phân tích cơ cấu hộ nghèo theo
nguyên nhân: không đất sản xuất 1.766 hộ (61,32%); thiếu vốn sản xuất 555
hộ (19,27%); già cả, ốm đau, tai nạn 392 hộ (13,61%); không có nghề nghiệp,
không có việc làm 53 hộ (1,84%); tệ nạn xã hội 25 hộ (0,87%) và các nguyên
nhân khác 89 hộ (3,09%) [47].
46
Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện An Minh
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Tỷ lệ hộ nghèo
Trong đó:
Thành thị Nông thôn
2011 12,99 8,31 13,44
2012 10,51 7,93 11,20
2013 8,59 7,05 8,45
2014 7,3 5,31 5,69
2015 18,7 14,39 18,94
Phân theo đơn vị hành chính
l. Thị trấn Thứ 11 5,65 5,65 -
2. Thuận Hòa 13,74 - 13,74
3. Đông Hòa 14,52 - 14,52
4. Đông Thạnh 12,84 - 12,84
5. Tân Thạnh 8,9 - 8,9
6. Đông Hưng 9,94 - 9,94
7. Đông Hưng A 16,38 - 16,38
8. Đông Hưng B 18 - 18
9. Vân Khánh 14,9 - 14,9
10. Vân Khánh Đông 13,76 - 13,76
1 l. Vân Khánh Tây 9,13 - 9,13
Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13].
Những khó khăn mà huyện An Minh phải đối mặt, trong việc xoá đói,
giảm nghèo là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế; việc lồng
ghép các chương trình phát triển KTXH và XĐGN còn lúng túng, chưa mang
lại hiệu quả. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế giáo dục
còn nhiều bất cập. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân
thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang

More Related Content

What's hot

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...nataliej4
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếLap Dinh
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 

What's hot (20)

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOTĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
 
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng NamLuận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 

Similar to Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang

Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...sividocz
 
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vungThuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vungtrung hieu
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...sividocz
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...nataliej4
 
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdfNuioKila
 
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 

Similar to Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang (20)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vungThuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
 
Luận văn: chính sách giảm nghèo bền vững Quận 6, TPHCM
Luận văn: chính sách giảm nghèo bền vững Quận 6, TPHCMLuận văn: chính sách giảm nghèo bền vững Quận 6, TPHCM
Luận văn: chính sách giảm nghèo bền vững Quận 6, TPHCM
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUÂ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo ở Quận liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG THẮM THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG THẮM THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do Tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. Kiên Giang, ngày 21 tháng 4 năm 2017 Đinh Thị Hồng Thắm
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 8 1.1.1. Giảm nghèo 8 1.1.2. Giảm nghèo bền vững 13 1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 21 1.2.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững 21 1.2.2. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 25 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 29 Tiểu kết chương 1 34 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 35 2.1.1. Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 35 2.1.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 45
  • 5. 2.2. Tình hình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 48 2.2.1. Chủ trương, biện pháp thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 48 2.2.2. Kết quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 50 2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh 62 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 62 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64 Tiểu kết chương 2 70 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 71 3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 71 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 72 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 74 3.2.1. Giải pháp chung 74 3.2.2. Giải pháp cụ thể 75 Tiểu kết chương 3 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế GNBV : Giảm nghèo bền vững GD – ĐT : Giáo dục – Đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế - xã hội LĐ - TBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính của huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 38 Bảng 2.2. Lao động, cơ cấu sử dụng lao động của huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 39 Bảng 2.3. Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 41 Bảng 2.4. Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 42 Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 46
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hướng tới mục tiêu chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội. Đây là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước và được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, khoa học kỹ thuật… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu XĐGN của nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc tuyên dương là một trong những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác XĐGN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chính sách còn chồng chéo thiếu thống nhất, đồng bộ; kết quả XĐGN chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở chưa có sự thống nhất cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan đến đói, nghèo chưa chặt chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác hoạch định và cụ thể hóa chính sách còn hạn chế; phương thức thực hiện XĐGN chưa mang tính bền vững; người dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; công tác đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn yếu... Kiên Giang là tỉnh đồng bằng Nam bộ có tiềm năng, lợi thế đa dạng về phát triển kinh tế: biển, rừng, đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương trong tỉnh cũng còn khó khăn nên công tác XĐGN luôn được coi trọng cùng với quá trình phát triển KTXH của tỉnh. An Minh là một trong 15 huyện, thị,
  • 9. 2 thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào năm 1986. Xuất phát điểm của An Minh thấp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Đứng trước những thách thức lớn, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và bằng quyết tâm chính trị cùng với cách làm kiên trì, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, An Minh đã đạt được những thành tựu trong phát triển KTXH. Tuy vậy, An Minh vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Kiên Giang, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng hàng thứ 2 của tỉnh: 19,97% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng thiếu bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KTXH. Hiện tại, công tác giảm nghèo của huyện đối mă ̣t với một số thách thức mới, như ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân gặp khó khăn, tốc độ giảm nghèo chậm lại; nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, vùng ven biển có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách XĐGN ở huyện An Minh vẫn còn một số bất cập. Một số chương trình, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn hạn chế; hệ thống chính sách chưa thật sự tạo được động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát nghèo; kết quả giảm nghèo còn thiếu tính bền vững... chưa tìm được những giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương. Vì vậy việc xem xét, đánh giá hoạt động thực thi chính sách XĐGN tại huyện An Minh nhằm tìm ra những giải pháp mang tính bền vững để thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN trong thời gian tới là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
  • 10. 3 Qua thực tế đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đói nghèo là một hiện tượng KTXH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội, vấn đề này tồn tại ở tất cả các nước, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển. Do đó, đói nghèo là vấn đề mang tính chất quốc gia và toàn cầu; XĐGN là nội dung đầu tiên trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đưa ra đến năm 2015 phải hoàn thành. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề XĐGN và chính sách XĐGN ở các góc độ khác nhau: - Về đói nghèo và XĐGN nói chung: Có các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH): Đói nghèo ở Việt Nam [3]; Nhận diện đói nghèo ở nước ta [4]; Xóa đói giảm nghèo [5]; Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế [6], Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [7]. + Đàm Hữu Đắc và Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên): Những định hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 [18]. + Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Cuốn sách đánh giá khá đầy đủ thực trạng về nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta đến năm 2000 [22]. + Lê Quốc Lý (chủ biên): Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp [27]. Nhóm tác giả đã trình bày khái quát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010, đồng thời đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.
  • 11. 4 - Một số luận văn, luận án đề cập đến XĐGN, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Hằng: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” [23]; Trần Thị Hằng: “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [24]; - Một số luận văn đề cập đến vấn đề XĐGN ở địa phương như: + Nguyễn Út Ngọc Mai: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” [28]. + Nguyễn Thị Minh Nguyệt: “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [30]. + Võ Văn Quân: “Giảm nghèo bền vững ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” [31]. + Vũ Thị Hồng Điệp: “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay” [19]. - Những công trình nghiên cứu về XĐGN của tỉnh Kiên Giang có công trình: + Nguyễn Văn Cảnh: “Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” [20] + Võ Trọng Đường: “Phân hoá giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp” [9]. Từ các công trình nghiên cứu nêu trên, cho thấy rằng cơ bản đã đề cập giải quyết những nội dung về lý luận và thực tiễn XĐGN ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả có cái nhìn tổng quan về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về XĐGN ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng làm cơ sở khoa học để Nhà nước xây dựng chính sách XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề GNBV có vai trò rất quan trọng trong phát triển KTXH
  • 12. 5 nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cho nên việc nghiên cứu đề tài GNBV vẫn luôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và toàn diện về vấn đề thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoa ̣t động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung hoạt động thực thi chính sách GNBV để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực thi chính sách công. * Về thời gian:
  • 13. 6 - Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai đoạn 2011 – 2015. - Mốc thời gian đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp thực thi chính sách GNBV giai đoạn 2016 – 2020. * Về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn toàn huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật; Cơ sở lý luâ ̣n là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về XĐGN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: sử dụng phương pháp này trong việc thu thập thông tin, xử lý các số liệu, tài liệu khác nhau như: các văn kiện, Nghị quyết Đảng; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về đói nghèo... + Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết luận phục vụ mục đích nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận: Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV. 6.2. Về mặt thực tiễn: - Dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đói nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, luận văn chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế
  • 14. 7 trong thực thi chính sách GNBV tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện trong thời gian tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn thực thi chính sách GNBV ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách đối với công tác GNBV. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
  • 15. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.1. Giảm nghèo 1.1.1.1 Quan niệm về nghèo: Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về nghèo cụ thể là: Tại Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã định nghĩa về nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KTXH và phong tục tập quán của địa phương” [27, tr.13]. Nghèo tuyệt đối là không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản (cả nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu phi lương thực) nhưng những nhu cầu cơ bản này lại tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương chứ không cố định. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng địa phương hay một nước. Để đánh giá mức nghèo của một nước hay một địa phương, có nhiều chỉ tiêu được áp dụng, trong đó đáng lưu ý là chỉ số nghèo của con người (Human poverty index - HPI) và hệ số GINI. Chỉ số HPI bao gồm: tỷ lệ người sống dưới 40 tuổi; tỷ lệ người lớn mù chữ; tỷ lệ người không được tiếp cận nguồn nước sạch, dịch vụ y tế và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; mức chênh lệch về thu nhập hoặc về chỉ tiêu giữa 20% dân cư giàu nhất với 20% dân cư nghèo nhất.
  • 16. 9 Hệ số GINI là hệ số đo lường mức bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Hệ số này nằm trong khoảng 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối). Chỉ tiêu để tính hệ số GINI có thể là thu nhập bình quân đầu người theo dân số hoặc chi tiêu bình quân đầu người theo dân số. Theo quan điểm của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Côpenhaghen (Đan Mạch) tháng 3/1995 đã đưa ra định nghĩa về người nghèo: “Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ hơn l USD/ngày, đây là số tiền coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển xã hội, tháng 6-2000 ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết giảm người nghèo trên thế giới. Hội nghị đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch tấn công vào đói nghèo và khuyến nghị các quốc gia cần có những chiến lược toàn diện về xoá đói, giảm nghèo. Tiếp đó, đầu tháng 9- 2000, Hội nghị thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) một lần nữa khẳng định chống đói nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay. Như vậy, nghèo là một phạm trù lịch sử, nghèo sẽ còn tồn tại lâu dài trong xã hội, do sự khác biệt về năng lực, thể chất, nguồn gốc thu nhập chính đáng, địa vị xã hội giữa các cá nhân. Vì thế chỉ có thể từng bước giảm nghèo chứ chưa thể tiến tới xóa nghèo. 1.1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo: Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc của nghèo khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau, hiểu một cách chung nhất, giảm nghèo là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
  • 17. 10 sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Cụ thể hơn, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Theo đó, giảm nghèo là quá trình chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. 1.1.1.3. Quan niệm về tái nghèo: Tái nghèo được hiểu là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay trở lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu và nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tái nghèo là một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo, thậm chí thay đổi chuẩn nghèo cũng gây ra hiện tượng tái nghèo. 1.1.1.4. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: Với cách hiểu đói nghèo nêu trên cho thấy chuẩn nghèo có sự biến động theo thời gian và không gian. Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt
  • 18. 11 người nghèo và người không nghèo, đồng thời là dụng cụ đề đo lường và giám sát đói nghèo. * Ngân hàng thế giới đưa ra thước đo nghèo đói như sau: - Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người. - Các nước Đông Nam Á: 4 USD/ngày/người. - Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê: 2 USD/ngày/người. - Các nước đang phát triển: l USD/ngày/người. - Các nước nghèo: 0,5 USD/ngày/người. * Ngân hàng phát triển Châu Á, tại Hội nghị ngày 27/8/2008 ở Hồng Kông, đã đưa ra chuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 1,35 USD/ngày/người [27, tr.19-20]. Tuy nhiên, các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường thấp hơn chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra. * Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời gian. Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát triển KTXH của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo trình độ phát triển KTXH và nhu cầu con người trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KTXH, từ năm 1993 đến nay, nước ta đã 7 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo (Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993; Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995; Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997; Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000; Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005; Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành năm 2011; Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành năm 2015). Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi theo mặt bằng thu nhập của người dân.
  • 19. 12 - Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn. + Thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. + Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [36]. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau: + Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
  • 20. 13 . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [38]. 1.1.2. Giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Quan niệm chung về GNBV: Cho đến nay, chưa có một quan niệm thống nhất về GNBV. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và GNBV là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, khi kinh tế phát triển bền vững lại tạo điều kiện để GNBV. GNBV có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghèo và không rơi trở lại trạng thái nghèo của người dân. Về nguyên tắc, giải quyết vấn đề nghèo nói chung cần đảm bảo trên cả 2 phương diện số lượng và chất lượng. Về số lượng, giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một khoảng thời gian nhất định, cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số hộ thoát nghèo, hai khái niệm này chỉ đồng nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động đến như di chuyển dân cư, tái nghèo... Về chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào
  • 21. 14 tình trạng nghèo đói, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. GNBV ngoài việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo đã định trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục một cách có hiệu quả nhất những bất cập, hạn chế trong giảm nghèo để tránh tình trạng tái nghèo, cải thiện ở mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người nghèo. Từng bước giúp họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thông qua việc họ có các điều kiện và cơ hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản để phát triển. Đồng thời, hướng tới việc nắm bắt các xu hướng tác động đến chất lượng giảm nghèo để có cách thức bảo đảm tính bền vững cho thành quả giảm nghèo. Từ nhận thức nêu trên, có thể cụ thể hoá quan niệm GNBV trên các khía cạnh sau: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, từng giai đoạn. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là các điều kiện sống cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở, và người nghèo cũng được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Người nghèo có được nhiều hơn các cơ hội để vươn lên tự thoát nghèo và phát triển thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng bộ và có tính khả thi của Đảng và Nhà nước. GNBV là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội dung cơ bản đó là: y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận thông tin. Chỉ có thể giảm nghèo một cách bền vững khi chúng ta giải quyết được vấn đề trên, giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội được tiếp cận với văn hóa, xã hội, thông tin và nâng cao đời sống vật chất.
  • 22. 15 Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát triển bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với sự phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong quá trình phát triển KTXH trên các phương diện như: đóng góp của GNBV với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị, phát triển xã hội, là điều kiện cho phát triển kinh tế. 1.1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về GNBV: * Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước: Có thể khẳng định rằng, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, XĐGN tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về XĐGN. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác XĐGN đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vươn lên của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc XĐGN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, quan điểm nhất quán là cần phải huy động vai trò của cả hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện chính sách này. GNBV là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững. Bước sang thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội
  • 23. 16 chủ nghĩa. Việc giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế làm cho thu nhập, đời sống của đại đa số nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả lớn của chiến tranh và thiên tai, dịch bệnh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nên sự phân hoá thu nhập, đời sống giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, bộ phận dân nghèo kể cả những gia đình có công với cách mạng, chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành nhu cầu bức thiết, và là một trong những biểu hiện bản chất xã hội chủ nghĩa. * Thực thi chính sách giảm nghèo phải hướng đến GNBV: GNBV được hiểu là kết quả những nỗ lực của Nhà nước cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những rủi ro thông thường. Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, GNBV; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [15, tr.224]. Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020, đặc biệt là Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã xác định: GNBV là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi,
  • 24. 17 vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư [11, tr.2]. Nhằm thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2020 cần quán triệt quan điểm GNBV của Đảng trong việc thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình phát triển KTXH khác. Nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng ngân sách nhà nước mà cần huy động sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của cộng đồng xã hội và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực... Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả. Với những quan điểm đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu GNBV của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2020. Trên thực tế, mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhưng công tác giảm nghèo, đặc biệt là XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số,
  • 25. 18 vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bền vững. Để GNBV cần đảm bảo những yếu tố sau: - Thứ nhất là “năng lực", bao gồm năng lực của người dân, năng lực cộng đồng và năng lực của chính quyền. Trong thực tế, có những quốc gia, địa phương có được kết quả giảm nghèo ấn tượng (giảm nghèo nhanh) nhưng do chỉ dựa vào nguồn trợ giúp nên khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, năng lực cộng đồng năng lực chính quyền tốt thì người dân có thể chủ động vươn lên thoát nghèo bằng chính nỗ lực của họ cùng với năng lực hỗ trợ của chính quyền, đồng thời trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả của những đối phó rủi ro cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc GNBV. - Thứ hai là cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử dụng được năng lực để giảm nghèo. Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và khai thác các cơ hội bởi những bất lợi so với những nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Do đó, cần tăng tính mở của các cơ hội cho người nghèo thông qua độ mở các kênh tiếp cận. - Thứ ba là an toàn. Nếu như cùng với sự nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thì khi đó tính bền vững sẽ cao. Tính an toàn gắn với khả năng chống chịu rủi ro. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của GNBV. Thước đo đánh giá GNBV về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro. - Thứ tư là dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân
  • 26. 19 đến dịch vụ công. Nếu dịch vụ công tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực qua đó sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Dịch vụ công được đánh giá thông qua các tiêu chí như: tính minh bạch, rõ ràng, tính linh hoạt, số lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ, tính hiệu quả và tính kịp thời của dịch vụ... Đây là bốn yếu tố quan trọng để thông qua đó đánh giá được giảm nghèo có bền vững hay không. Trong thực hiện chính sách giảm nghèo cần quán triệt quan điểm này để kết quả giảm nghèo đạt được kết quả bền vững. * Thực hiện chính sách GNBV phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay: XĐGN là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình nhằm giảm nghèo nhanh và bền vừng như: Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV... Trong những năm qua, kết quả XĐGN trong cả nước đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 1.1.2.3. Vai trò của GNBV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Giảm nghèo và GNBV là một trong những nội dung của quá trình phát triển bền vững. Bởi vậy, GNBV thực sự cần thiết và có ảnh hưởng nhiều mặt
  • 27. 20 đối với sự phát triển KTXH. Có thể khái quát sự cần thiết của GNBV trong quá trình phát triển trên các phương diện như: đóng góp của GNBV với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội; với ổn định chính trị, phát triển xã hội, là điều kiện cho phát triển kinh tế. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển KTXH, là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn luôn đặt ra nhiệm vụ: Mỗi bước phát triển KTXH là một bước cải thiện đời sống của nhân dân; chính vì thế đây không chỉ là việc thực hiện đạo lý “Thương người như thể thương thân” mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. GNBV không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho phát triển. Nghèo là một quá trình liên quan toàn bộ các mối quan hệ kinh tế, xã hội, nếu không giải quyết vấn đề này sẽ nảy sinh các hiện tượng gây mất ổn định xã hội ảnh hưởng xấu tới chính trị. Phân hoá giàu nghèo đến một mức độ nào đó, sẽ trở thành phân hoá giai cấp, xung đột xã hội nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nếu không ổn định chính trị xã hội thì xã hội trở nên rối loạn, khủng hoảng. Do đó mọi kế hoạch phát triển kinh tế bị phá vỡ. Mặt khác, bản thân hiện tượng nghèo đã bao hàm nội dung kinh tế. Vì vậy GNBV nhằm ổn định, phát triển KTXH.
  • 28. 21 GNBV là điều kiện đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Thực tiễn phát triển của các quốc gia đều chứng tỏ rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao mà có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và đầu tư cho các đối tượng xã hội khác nhau, đặc biệt có những hỗ trợ thiết thực cho những đối tượng nghèo, yếu thế trong xã hội và có những đầu tư cần thiết tạo tiền đề phát triển cho những vùng nghèo, vùng khó khăn. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để GNBV trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn và giảm nghèo chỉ là hành động xử lý tình thế không mang tính lâu dài, bền vững. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để GNBV. GNBV là mục tiêu, động lực của phát triển KTXH, là tiền đề cơ bản bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế. Nước ta kinh tế còn chậm phát triển, nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng còn hạn chế, cho nên bản thân người nghèo càng hết sức khó khăn. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tăng trưởng bước đầu đã tạo việc làm, nguồn vốn và cơ hội vươn lên cho người nghèo. Với phương châm chỉ đạo và những hành động cụ thể, trong những năm qua mục tiêu giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.1.1. Chính sách: Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực
  • 29. 22 hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [21, tr.51]. Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Căn cứ vào phạm vi, qui mô ảnh hưởng và tính chất của chủ thể hoạch định chính sách có thể chia làm hai loại: chính sách tư và chính sách công. 1.2.1.2. Chính sách công: Có nhiều cách tiếp cận khi quan niệm về chính sách công, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất rằng: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống theo mục tiêu xác định” [25, tr.627]. Khi nói đến chính sách công, ta có thể nhận biết qua năm đặc trưng cơ bản: Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống KTXH theo những mục tiêu xác định; chủ thể hoạch định chính sách là nhà nước và được đảm bảo thực thi bởi khả năng và công cụ cưỡng chế hợp pháp; chính sách công không phải các quyết định nhất thời của nhà nước, mà là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm đạt được những mục đích tương đối cụ thể; Chính sách công bao gồm những gì được thực sự thi hành chứ không phải chỉ là những tuyên bố; Chính sách công là những chính sách liên quan đến nhiều người. Chính sách công cần được nhìn nhận như một quá trình từ hoạch định đến thực hiện cho ra kết quả cuối cùng. Về tổng thể, chính sách công có thể được coi là một chu trình gồm năm giai đoạn: (1) Tìm kiếm vấn đề chính sách
  • 30. 23 công; (2) Hoạch định chính sách công; (3) Tổ chức thực thi chính sách công; (4) Đánh giá chính sách công; (5) Phân tích chính sách công [21, tr.84-87]. Với quan niệm như vậy, XĐGN thuộc về lĩnh vực chính sách công. Có thể thấy, một vài yếu tố trong chính sách XĐGN được coi là hàng hóa công cộng như: chính sách tín dụng cho người nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT, tạo việc làm cho người nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo...Bởi những hàng hóa này đều mang đầy đủ các đặc điểm của hàng hóa công cộng là: tính dùng chung và tính không loại trừ [26]. 1.2.1.3. Chính sách XĐGN: Là tập hợp những quyết định, quy định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo hay huyện nghèo với mục đích cuối cùng là XĐGN. Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến nhiệm vụ chống đói nghèo. Người coi đói và dốt cũng là giặc, thứ giặc này nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, Người từng nói giành được độc lập rồi mà dân vẫn nghèo đói và lạc hậu thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu ra 6 vấn đề cấp bách của Chính phủ, trong đó việc cấp bách hàng đầu là phải cứu dân khỏi chết đói. Người kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quyên góp gạo để cứu đói và Người gương mẫu thực hiện điều đó. Theo Người, xóa đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu vì “Dân có giàu thì nước mới mạnh”. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới.
  • 31. 24 XĐGN là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều chương trình, công tác XĐGN được xúc tiến. Năm 1992, Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VII đã đề ra chủ trương XĐGN. Sau đó cụ thể hóa thành kế hoạch, chươmg trình và giải pháp XĐGN của Quốc hội và Chính phủ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo, cụ thể như sau: Giai đoạn 1998 - 2000: thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1998 lần đầu tiên Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (Chương trình 133). Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 - Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở vật chất, hạ tầng... đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo. Giai đoạn 2001 - 2005: Chính phủ xây dựng chiến lược xóa nghèo giai đoạn này với mục đích đầu tư hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo có tư liệu và phương tiện sản xuất, dịch vụ, nâng cao thu nhập; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và mạng lưới an sinh xã hội; đảm bảo xóa đói, GNBV. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn này bao gồm các chính sách và dự án: Các nhóm chính sách hỗ trợ về y tế; giáo dục; an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế; hỗ trợ người nghèo về nhà ở; hỗ trợ công cụ và đất đai sản xuất cho người nghèo. Các nhóm dự án XĐGN. Giai đoạn 2006 - 2010: Với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2001- 2005, nhưng có sửa đổi bổ sung cho phù hợp và được chia ra làm 3 nhóm chính sách: Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Nhóm chính sách nâng cao năng lực và nhận thức.
  • 32. 25 Bên cạnh chương trình giảm nghèo quốc gia, Chương trình 135 tiếp tục được giai đoạn 2 trên cơ sở điều chỉnh Chương trình 135 giai đoạn 1, với mục đích tiếp tục hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Thêm vào đó, sau một thời gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách riêng cho các đối tượng đặc biệt như dân tộc thiểu số, tình trạng đói nghèo chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tập trung giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên các nước thông qua Chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo” (nay là 62 huyện). Trong đó, tập trung vào các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo dạy nghề. Giai đoạn 2011 – 2020: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng GNBV thời kỳ từ năm 2011- 2020 với mục tiêu: GNBV là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH, nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điện kiện sống của người nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. 1.2.2. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.2..1. Thực thi chính GNBV: * Thực thi chính sách: Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phương thức tác động đến các đối tượng nên cũng được coi như một dạng thức vật chất đặc biệt, vì vậy chính sách cũng cần phải có những chức năng nhất định để tồn tại. Tuy nhiên, chức năng của chính sách chỉ được hiện thực hóa khi nó tham gia vào quá trình vận động, triển khai thực thi trong đời sống xã hội. Tổ
  • 33. 26 chức thực thi chính sách công là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của chính sách với tư cách là công cụ vĩ mô theo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu mà chính sách theo đuổi. Với cách tiếp cận này có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực thi chính sách công như sau: “Tổ chức thực thi chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả” [21, tr.126-127]. Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn có ý nghĩa quyết định sự thành bại của một chính sách. Giai đoạn này bao gồm các bước: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách: đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, bao gồm: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những nội quy, quy chế. (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách: là công đoạn tiếp theo sau khi kế hoạch thực hiện được thông qua, nhằm giúp cho các cấp chính quyền, nhân dân hiểu được chính sách và làm cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả. (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. (4) Đôn đốc việc thực hiện chính sách: để đảm bảo các chính sách này được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Việc kiểm tra, đôn đốc tiến hành thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách, từ đó có những kết luận chính xác về chính sách.
  • 34. 27 (5) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: công việc này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách [21, tr.131- 137]. * Thực thi chính sách GNBV: Thực thi chính sách GNBV là toàn bộ quá trình đưa chính sách công vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Thực thi chính sách GNBV là khâu quan trọng trong chu trình chính sách công nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng. Thực hiện chính sách giảm nghèo là quá trình thực hiện những quyết định, quy định của Nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án, cùng với nguồn lực vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến các đối tượng cụ thể như: Người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo - là quá trình biến chính sách XĐGN thành những kết quả trên thực tế thông qua hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước. 1.2.2.2. Nội dung thực thi chính sách GNBV: Việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở nước ta tập trung chủ yếu vào các nội dung: nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo và vươn lên làm giàu bằng những chính sách ưu đãi trên nhiều mặt; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo; xây dựng nền giáo dục công bằng, chất lượng hơn cho mọi người; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo; bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống ổn định cho người nghèo; tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để
  • 35. 28 các vùng phát triển, giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội; phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo. Chính sách công được Nhà nước đưa ra không có mục đích nào khác ngoài phục vụ nhân dân, phục vụ con người, đảm bảo con người được tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện...Chính sách giảm nghèo cũng không nằm ngoài mục đích đó, nó luôn luôn coi trọng nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn XĐGN với phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chính vì vậy chính sách giảm nghèo phải gắn với từng giai đoạn cụ thể, có tính đồng bộ, tính hệ thống mới đạt được những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách giảm nghèo có thể gặp phải một số khó khăn, thách thức do: Khả năng những người thực thi không nắm bắt đúng mục đích, lợi ích của nhân dân hoặc họ có thể vì lợi ích riêng mà vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến mục tiêu chung. Do vậy, nếu không có sự kiểm soát quyền lực tốt đối với hệ thống các cơ quan nhà nước - một trong những chủ thể thực hiện chính sách giảm nghèo, thì quá trình này sẽ dễ đưa tới tình trạng quyền lực bị phân tán, quan liêu, tham nhũng... dẫn đến việc thực hiện chính sách kém hiệu quả. Do không đủ nguồn lực cơ bản về vốn, người lao động, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên nên việc thực hiện chính sách sẽ kém hiệu quả gây tổn thất cho xã hội. Một yếu tố không thể thiếu trong khâu thực hiện chính sách giảm nghèo là cần phải có một cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giảm nghèo. Cơ quan chuyên môn này được phân cấp, phân quyền trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình
  • 36. 29 thực hiện chính sách, đảm bảo cho chính sách được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao nhất. Muốn chính sách giảm nghèo được thực hiện một các hiệu quả nhất cần phải có sự đồng thuận của người dân tại nơi thực hiện chính sách, đặc biệt là những người nghèo tại vùng, địa phương đó. Do đó, những người thực hiện chính sách phải có những hiểu biết cần thiết về phong tục, tập quán, lối sống của người dân, đồng thời có những cách làm sáng tạo và tạo được niềm tin của người dân tại địa phương. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.3.1. Chất lượng văn bản chính sách giảm nghèo: Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách công nói chung cũng như chính sách xóa đói giám nghèo nói riêng. Nếu làm tốt công tác hoạch định chính sách xóa đói giám nghèo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan, bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện chính sách. Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn... 1.2.3.2. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực thi công tác giảm nghèo: Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện. Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng
  • 37. 30 minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ máy hành pháp. Nếu bộ máy hành pháp quan liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực thi kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Việc hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghèo là rất cần thiết, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ. 1.2.3.3. Sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo: Chính sách XĐGN do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người nghèo lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho người nghèo hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính
  • 38. 31 sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực hiện trên thực tế. Người nghèo có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính sách XĐGN. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách... Những thông tin do người nghèo đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách XĐGN, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh trung thực tình hình thực tế. Để khuyến khích người nghèo cung cấp thông tin, việc cung cấp cho họ các phương tiện cần thiết như điểm nhận thông tin, biểu mẫu cung cấp thông tin, phương tiện liên lạc, thông báo về mức độ hữu ích của thông tin cung cấp, các hình thức khuyến khích hợp lý khác là rất quan trọng, cần nhận thức rằng khi thông tin hữu ích được cung cấp, người nghèo sẽ có cảm nhận XĐGN là công việc của chính họ và họ có thể làm được nhiều điều hữu ích. Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi ích của nhân dân, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và những người không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách XĐGN đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa phương sẽ được người dân ở đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh những điểm nóng xã hội. Người nghèo cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ nhau thoát nghèo, trong đó người thành công chuyển giao kinh nghiệm cho người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân
  • 39. 32 rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn nhau. Nếu người nghèo có ý thức và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước và người nghèo trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động để XĐGN dễ dàng và có hiệu quả hơn. Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt người dân nghèo trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách XĐGN đem lại, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐGN và làm giàu nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã hội là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực. Nói cách khác, chính bản thân những người dân nghèo cũng phải suy nghĩ làm thế nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”. 1.2.3.4. Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo: Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó: + Nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân tố tạo cầu của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra.
  • 40. 33 + Nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái. + Nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra. + Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách XĐGN nói riêng. Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách, nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống, không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người nghèo thường ít học, cho nên nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng thấp vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Phải chú ý xem công nghệ đấy có phù hợp hay không. Đặc biệt, chú trọng nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phù hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhằm đạt hiệu quả.
  • 41. 34 Tiểu kết chương 1 XĐGN là một chủ trương, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển. Trong chương 1, luận văn đã trình bày các quan niệm về nghèo, về giảm nghèo và GNBV; đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về chính sách GNBV, nội dung của thực thi chính sách GNBV và những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách GNBV. Với những vấn đề mang tính chất lý luận đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng nghèo, thực thi chính sách GNBV và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia GNBV trong giai đoạn mới.
  • 42. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Yếu tố tác động đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Huyện An Minh nằm trong Vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang cách trung tâm Thành phố Rạch Giá về hướng Tây Nam khoảng 70 km; phía Đông giáp huyện U Minh Thượng, phía Tây giáp vùng biển Tây, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Bắc giáp huyện An Biên. Huyện có 11 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Thứ 11 và 10 xã: Thuận Hoà, Đông Hoà, Đông Thạnh, Tân Thạnh, Đông Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây. Với vị trí địa lý là một huyện không nằm trong vùng ngập lũ và tiếp giáp với biển Tây nên có lợi thế trong phát triển giao thông thủy, trồng rừng, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, thuỷ sản, nhất là nuôi tôm và các loài nhuyễn thể khác. Có thể nói An Minh là một huyện có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện của tỉnh Kiên Giang. Huyện An Minh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh hưởng chính của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau, trong đó tháng 4 và tháng 1 được coi là hai tháng giao mùa trong năm. Mang đặc tính chung của đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm với nguồn bức xạ khá dồi dào, đạt trung bình 154 - 155 Kcal/cm2 /năm,
  • 43. 36 số giờ nắng theo năm và theo ngày ở An Minh tương ứng là gần 2.400 giờ/năm và 4,4 - 5,6 giờ/ngày. Nắng nhiều cộng với nhiệt độ trung bình cao và khá ổn định trong năm (giao động từ 27,2 - 27,6°C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không quá 3°C) tạo điều kiện thuận lợi trong việc thâm canh tăng năng suất lúa cũng như nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, nắng còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nghề khai thác cá và chế biến thuỷ sản theo lối thủ công truyền thống. Nhiệt độ nước vào mùa mưa trung bình đạt 31,9°C với khoảng giao động từ 29 – 35°C, mùa khô tương ứng là 28,l°C và 26,3l°C, các tháng giao mùa (30,6°C và 27 – 33°C) phần lớn nằm trong khoảng nhiệt độ cho phép để phát triển nông nghiệp và nuôi thuỷ sản. Lượng mưa đạt trung bình năm khoảng 2.000 – 2.200 mm, gấp từ 1,3 – 1,5 lần so với các tỉnh ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm, trong đó 90 – 95% tổng lượng mưa cả năm tập trung vào các tháng mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – 11, lượng mưa xuất hiện vào mùa khô khá thấp hoặc không đáng kể. Do nằm sát biển nên độ ẩm không khí thường rất cao, trung bình đạt 81 – 82,2% và biến thiên rõ rệt theo mùa, trong đó độ ẩm không khí vào mùa mưa (83 – 88%) cao hơn so với mùa khô (76 – 80%). Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 1.250 mm. Từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm, lượng bốc hơi cao gấp hai lần so với lượng mưa nên gây tình trạng khô hạn nặng cho cây trồng và gia tăng sự tích tụ các độc chất mặn và phèn cho tầng đất mặt. Huyện An Minh chịu ảnh hưởng của gió mùa thịnh hành tương ứng với mùa khô và mùa mưa trong năm. Vào mùa khô gió thịnh hành là thiên Bắc hoặc thiên Đông, Bắc Đông Bắc và Đông, trong đó vào đầu mùa (tháng 12) gió Bắc và Đông chiếm ưu thế
  • 44. 37 rõ rệt với tần xuất mỗi hướng chiếm trên 30%; từ giữa mùa gió thịnh hành là Đông và Đông Nam. Vào tháng 4 giao mùa, gió phân phối khá đều trên các hướng, tuy nhiên gió Tây Nam được coi là thịnh hành với tần xuất khoảng 26%. Vào mùa mưa gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây; trong đó gió Tây Nam chiếm ưu thế với tần xuất 37 – 50% so với gió Tây với tần xuất 24 – 41%. Tháng 11 giao mùa gió thịnh hành theo hướng Tây. Chế độ gió trên đây cộng với các đặc điểm khác như tốc độ gió trung bình năm thấp (3,4 m/s), tần xuất lặng gió cao (khoảng 40% số ngày vào các tháng 11 – 12) tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề đánh cá bằng lưới cào, lưới rê có công suất từ 200 CV trở lên có thể hoạt động quanh năm [43]. Nhìn chung, với điều kiện khí hậu nêu trên cho thấy An Minh có điều kiện để phát triển KTXH. Tất yếu khi kinh tế phát triển sẽ cải thiện được thu nhập của người dân, tạo tiền đề cho giảm nghèo và GNBV một cách rõ ràng hơn. 2.1.1.2. Điều kiện KTXH: * Dân số và lao động: Huyện An Minh có diện tích tự nhiên 590,5 km2 , 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn, với 78 ấp, khu phố; dân số 118.568 người, với 29.554 hộ; mật độ dân số 201 người/km2 .
  • 45. 38 Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính Đơn vị tính: Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính Diện tích (km2 ) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/ km2 ) Số ấp, khu phố Số hộ 2011 590,5 115.618 196 78 27.123 2012 590,5 116.157 197 78 2.7391 2013 590,5 116.964 198 78 28.121 2014 590,5 117.883 200 78 28.645 2015 590,5 118.568 201 78 29.554 Phân theo đơn vị hành chính l. Thị trấn Thứ 11 12,10 7.221 597 4 1.564 2. Thuận Hòa 82,46 16.620 202 8 4.059 3. Đông Hòa 98,35 21.890 223 11 5.123 4. Đông Thạnh 54,28 11.210 207 8 2.816 5. Tân Thạnh 41,39 10.232 247 8 2.660 6. Đông Hưng 55,04 9.818 178 7 2.620 7. Đông Hưng A 36,17 7.630 211 8 2.043 8. Đông Hưng B 74,39 8.274 111 7 2.308 9. Vân Khánh 48,39 10.692 221 6 2.592 10. Vân Khánh Đông 45,46 9.219 203 6 2.123 1 l. Vân Khánh Tây 42,45 5.762 136 5 1.646 Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13].
  • 46. 39 Hiện huyện An Minh có nguồn lao động khá dồi dào, số người lao động trong độ tuổi là 78.011 người, chiếm 65,79% dân số; số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân chiếm 81,9% so lao động trong độ tuổi. Bảng 2.2. Lao động và cơ cấu sử dụng lao động của huyện An Minh Đơn vị tính: Lao động và cơ cấu sử dụng lao động Tiêu chí Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 1. Lao động trong các ngành 61.512 61.900 62.330 63.707 63.891 - Nông nghiệp và Lâm nghiệp Người 14.450 14.530 14.580 14.570 14.457 - Thủy sản Người 34.642 35.188 35.330 35.562 35.707 - Công nghiệp - TTCN Người 1.600 1.270 1.479 1.487 1.315 - Giao thông - Xây dựng Người 2.483 2.460 2.510 2.650 2.701 - Thương nghiệp - Dịch vụ Người 5.543 5.626 5.545 6.453 6.696 - Ngành khác Người 2.794 2.826 2.886 2.985 3.015 2. Cơ cấu sử dụng lao động % - Nông nghiệp và Lâm nghiệp % 23,49 23,47 23,39 22,87 22,65 - Thủy sản % 56,32 56,85 56,68 55,82 55,89 - Công nghiệp - TTCN % 2,6 2,05 2,37 2,33 2,05 - Giao thông - Xây dựng % 4,04 3,97 4,03 4,16 4,23 - Thương nghiệp - Dịch vụ % 8,59 9,08 8,9 10,13 10,48 - Ngành khác % 4,54 4,57 4,63 4,68 4,72 Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13]. Với dân số và lao động nêu trên, huyện An Minh cũng có những điều kiện tương đối khá tốt về nguồn nhân lực cho phát triển KTXH, cũng như tác động tích cực đến công tác giảm nghèo và GNBV của huyện.
  • 47. 40 * Về kinh tế: Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện An Minh về thực hiện kế hoạch KTXH giai đoạn 2010 – 2015, kinh tế tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 13,77%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 63,48%; công nghiệp - xây dựng chiếm 15,57%; các ngành dịch vụ chiếm 20,95%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 1.671,9 tỷ đồng, tăng 3,53% so với kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 39,86 triệu đồng, đạt 154,4% so với kế hoạch [49]. Mặc dù tình hình chung còn khó khăn, nhưng KTXH duy trì nhịp độ phát triển, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá như: sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất lúa đạt khá cao, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng so với cùng kỳ [49]. * Về kết cấu hạ tầng: - Hệ thống giao thông nông thôn: trong 5 năm qua đã đầu tư xây dựng mới 237 km đường giao thông nông thôn bằng bê tông, bình quân mỗi năm xây dựng 47,4 km. Đến nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng hoàn thành 324 km giao thông nông thôn đạt 52,85% quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới; xây dựng mới 106 cầu bê tông; có 91,9% tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã được trải nhựa. - Hệ thống điện: 100% ấp, khu phố có điện lưới quốc gia, 99,65% số hộ có điện sử dụng, trong đó hộ sử dụng điện an toàn là 90%. * Về văn hóa – xã hội: - Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô và chất lượng được nâng lên, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp hàng năm đều tăng. Đến nay, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn, có 100% số phòng học
  • 48. 41 được xây dựng kiên cố; 100% xã, thị trấn có trường Mầm non; tỷ lệ trẻ từ 6 đến 14 tuổi được huy động đến trường đạt 98%, trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 95%. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 97%. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được giữ vững; huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm học 2015-2016. Bảng 2.3. Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện An Minh Đơn vị tính: Trường, lớp, giáo viên, học sinh 2011 2012 2013 2014 2015 Số trường học (Trường) 45 51 51 51 54 Mẫu giáo 2 8 8 8 11 Tiểu học 28 28 28 28 28 Trung học cơ sở 12 12 12 12 12 Trung học phổ thông 3 3 3 3 3 Số lớp học (Lớp) 819 835 860 858 863 Mẫu giáo 67 83 91 92 94 Tiểu học 557 556 566 560 559 Trung học cơ sở 158 160 167 168 170 Trung học phổ thông 37 36 36 38 40 Số giáo viên (Người) 1.058 1.115 1.165 1.197 1.305 Mẫu giáo 55 84 94 107 117 Tiểu học 602 631 674 688 766 Trung học cơ sở 310 302 305 304 332 Trung học phổ thông 91 98 92 98 90 Số học sinh (Học sinh) 19.585 19.961 20.875 21.060 21.119 Mẫu giáo 1.586 2.048 2.443 2.305 2.274
  • 49. 42 Tiểu học 11.637 11.353 11.402 11.390 11.457 Trung học cơ sở 5.042 5.286 5.648 5.913 5.794 Trung học phổ thông 1.320 1.274 1.382 1.452 1.594 Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13]. Tuy công tác GD-ĐT của huyện có bước phát triển, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như tỷ lệ trường đạt chuẩn còn thấp so với nghị quyết; học sinh bỏ học còn cao, chủ yếu là học sinh THCS thuộc diện nghèo. - Hệ thống y tế từng bước phát triển, đến nay, có 10/11 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã, có 10/11 trạm y tế có bác sĩ, đạt 90,9%; tỷ lệ bác sĩ tăng từ 2,16 bác sĩ/vạn dân lên 3,03 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 9,97%o; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 9,33%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 72,5%. Bảng 2.4. Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược trên địa bàn huyện An Minh Đơn vị tính: Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y, dược. 2011 2012 2013 2014 2015 Cơ sở y tế (Cơ sở) 11 11 12 12 12 Bệnh viện 1 1 1 1 1 Phòng khám đa khoa khu vực - - - - - Nhà hộ sinh - - - - - Trạm y tế xã, thị trấn 10 10 11 11 11 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp Giường bệnh (Giường) 190 200 210 220 238 Bệnh viện 110 120 130 140 150
  • 50. 43 Phòng khám đa khoa khu vực - - - - - Nhà hộ sinh - - - - - Trạm y tế xã, thị trấn 80 80 80 80 88 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp - - - - - Cán bộ ngành y (Người) 192 209 221 231 241 Bác sĩ 26 27 30 32 41 Y sĩ (kể cả ĐDTH và NHSTH) 157 169 178 186 193 Y tá 9 13 13 13 7 Cán bộ ngành dược (Người) 27 24 25 33 28 Dược sĩ Đại học 1 1 2 2 5 Dược sĩ trung cấp 24 21 21 29 21 Dược tá 2 2 2 2 2 Nguồn: Niên giám thống kế huyện An Minh năm 2015 [13]. - Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao được duy trì và có bước phát triển, huyện có 02 xã, 85,12% số hộ gia đình, 71,79% ấp - khu phố và 96,49% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 31%. Hàng năm giới thiệu, giải quyết việc làm cho 4.700 lao động đạt 102,17% so với kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo từ 14,84% năm 2010 giảm xuống còn 6,3% (theo chuẩn mới 18,7%); tỷ lệ hộ cận nghèo từ 6,65% giảm còn 5,86% (theo chuẩn mới 4,09%). Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh chiếm 49,87% [49]. Như vậy, nhìn một cách tổng quát có thể thấy, điều kiện KTXH của huyện khá tốt để thực hiện tốt công tác giảm nghèo và GNBV. 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác GNBV ở huyện An Minh: * Thuận lợi: Công tác XĐGN là một trong những Chương trình mục tiêu quốc gia và là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang một ý nghĩa
  • 51. 44 chính trị xã hội và kinh tế quan trọng và cũng là nền tảng thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành ngày và bổ sung hoàn chỉnh ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh Kiên Giang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; sở, ban, ngành tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ thường xuyên. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện An Minh đã đưa công tác XĐGN vào chương trình hành động hàng năm và ban hành kế hoạch để lãnh đạo thực hiện, giám sát việc thực hiện từ huyện đến cơ sở trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ các hộ tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo cơ hội có việc làm, cải thiện cuộc sống cho người nghèo. Bên cạnh đó, có sự nỗ lực của hệ thống chính trị trong huyện, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cùng với việc khai thác có hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện để tạo nguồn lực đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KTXH được đầu tư hoàn thiện, quốc phòng - an ninh tiếp tục giữ vững, ổn định. Cơ cấu dân số, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, trình độ văn hoá từng bước được đào tạo, năng lực, tay nghề được bồi dưỡng nâng cao, giáo dục, y tế được đầu tư đang từng bước hoàn thiện, là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng lao động cả về thể lực, trí lực. Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định tới phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình thực hiện GNBV. * Khó khăn: Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai; sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều vào thiên nhiên. Do thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, triều cường, nước biển dâng, xâm nhập mặn
  • 52. 45 sâu ảnh hưởng lớn đến sản xuất, có những năm nông dân bị thiệt hại gần như hoàn toàn. Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; huyện chưa thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại địa phương, nguồn lao động nông nhàn còn dôi dư nhiều. Cơ sở hạ tầng còn yếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; dịch vụ chưa phát triển mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; công tác cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Từ đó làm ảnh hưởng đời sống, sản xuất và hiệu quả phát triển. Bộ máy hành chính từ huyện đến xã chất lượng hoạt động còn thấp, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn tình trạng “Hành chính hoá”, khả năng tổ chức hoạt động các phong trào, nhất là các hoạt động giúp đỡ đoàn viên, hội viên, phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo còn nhiều hạn chế. Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn chậm, nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở các xã còn ít. Do đó, đời sống người dân chậm được nâng lên, nhất là hộ nghèo. 2.1.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.1.2.1. Khái quát về thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh: Theo báo cáo của UBND huyện An Minh (2012), số hộ nghèo cuối năm 2011 của huyện là 3.524 hộ, chiếm tỷ lệ 12,99%; năm 2012 là 2.880 hộ, chiếm tỷ lệ 10,51%; năm 2014 là 7,3%. Phân tích cơ cấu hộ nghèo theo nguyên nhân: không đất sản xuất 1.766 hộ (61,32%); thiếu vốn sản xuất 555 hộ (19,27%); già cả, ốm đau, tai nạn 392 hộ (13,61%); không có nghề nghiệp, không có việc làm 53 hộ (1,84%); tệ nạn xã hội 25 hộ (0,87%) và các nguyên nhân khác 89 hộ (3,09%) [47].
  • 53. 46 Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện An Minh Đơn vị tính: Tỷ lệ % Tỷ lệ hộ nghèo Trong đó: Thành thị Nông thôn 2011 12,99 8,31 13,44 2012 10,51 7,93 11,20 2013 8,59 7,05 8,45 2014 7,3 5,31 5,69 2015 18,7 14,39 18,94 Phân theo đơn vị hành chính l. Thị trấn Thứ 11 5,65 5,65 - 2. Thuận Hòa 13,74 - 13,74 3. Đông Hòa 14,52 - 14,52 4. Đông Thạnh 12,84 - 12,84 5. Tân Thạnh 8,9 - 8,9 6. Đông Hưng 9,94 - 9,94 7. Đông Hưng A 16,38 - 16,38 8. Đông Hưng B 18 - 18 9. Vân Khánh 14,9 - 14,9 10. Vân Khánh Đông 13,76 - 13,76 1 l. Vân Khánh Tây 9,13 - 9,13 Nguồn: Niên giám thống kê huyện An Minh năm 2015 [13]. Những khó khăn mà huyện An Minh phải đối mặt, trong việc xoá đói, giảm nghèo là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế; việc lồng ghép các chương trình phát triển KTXH và XĐGN còn lúng túng, chưa mang lại hiệu quả. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế giáo dục còn nhiều bất cập. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng