SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
DƯƠNG TRẦN VIỆT
HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
DƯƠNG TRẦN VIỆT
HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH KHẢI
HÀ NỘI - 2014
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
An ninh trật tự ANTT
Ban chấp hành BCH
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BNN&PTNT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng CN-TTCN-XD
Cơ sở hạ tầng CSHT
Cơ sở vật chất CSVC
Giao thông nông thôn GTNT
Giá trị sản xuất GTSX
Hội đồng nhân dân HĐND
Hợp tác xã HTX
Khoa học - Công nghệ KH-CN
Khoa học - Kỹ thuật KH-KT
Khoa học - kỹ thuật và công nghệ KH-KT&CN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Mục tiêu Quốc gia MTQG
Ngân sách Nhà nước NSNN
Nông thôn mới NTM
Trung học cơ sở THCS
Thương mại - Dịch vụ TM-DV
Sản xuất kinh doanh SXKD
Ủy ban nhân dân UBND
Văn hóa - Thể thao - Du lịch VH-TT-DL
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12
1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới 12
1.2. Khái niệm về nguồn lực và nội dung huy động các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 17
1.3. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới ở một số địa phương ngoại thành Hà
Nội và bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín 20
Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
THƯỜNG TÍN 31
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của
huyện Thường Tín. 31
2.2. Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín 35
Chương 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÓ
HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
THƯỜNG TÍN 59
3.1. Mục tiêu huy động các nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới ở huyện Thường Tín giai đoạn 2011 – 2020 59
3.2. Giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín 61
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời kỳ cách mạng, nông nghiệp, nông thôn và nông dân
luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt với một nước
nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế đã cho thấy, sự phát triển kinh tế của một
nước không những phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các vùng đô thị mà
còn phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các vùng nông thôn. Trong thời kỳ
đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát
triển toàn diện và vững chắc cho khu vực nông thôn; đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay, khi quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn đang diễn ra nhanh
chóng thì vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn là một chủ trương đúng
đắn và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Sau những năm thực hiện,
chủ trương này đã mang lại sự thay đổi rất lớn ở các vùng nông thôn Việt
Nam. Hiện nay, chủ trương về xây dựng NTM đã và đang tiếp tục được triển
khai, đồng bộ và có hiệu quả ở tất các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thường Tín là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có nhiều
tiềm năng và thế mạnh để phát triển KT-XH, nhất là phát triển về lĩnh vực
dịch vụ và nông nghiệp. Mặt khác, tuy là huyện ngoại thành nhưng các khu
đô thị trên địa bàn huyện chiếm tỉ lệ diện tích và dân số rất ít, dân cư hiện vẫn
đang sinh sống ở các vùng nông thôn và gắn với hoạt động sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh là một vùng chuyên canh
cây nông nghiệp và phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân thì việc
quán triệt và triển khai thực hiện huy động các nguồn lực cho chương trình
xây dựng NTM là một hướng đi đúng và hết sức cần thiết.
Trong những năm vừa qua, huyện Thường Tín đã tích cực, chủ động
triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trên địa bàn
toàn huyện. Với sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ nhiệt
tình của nhân dân địa phương, phong trào xây dựng NTM ở huyện đã thu
được nhiều kết quả vững chắc. Các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân đã
được huy động và sử dụng khá hiệu quả. Bộ mặt nông thôn đã có những thay
6
đổi cơ bản về mọi mặt, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường
học, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa ở cơ sở... Đặc biệt, đã có những xã đạt
chuẩn 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM theo kế hoạch và trở thành điển hình
tiêu biểu để nhân rộng trên địa bàn huyện và Thành phố.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện xây
dựng NTM ở huyện Thường Tín vẫn còn một số hạn chế như: Hệ thống cơ sở
hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, mục
tiêu xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo. Hiện tượng ô nhiễm môi trường,
nguồn nước ở khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng, chưa có hướng giải
quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Việc huy động
các nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM vẫn còn một số bất cập, thiếu
hợp lý, thậm chí có những địa phương triển khai thực hiện không sát với chỉ
đạo của trên, gây bức xúc trong nhân dân...
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần đề ra những chủ trương, biện
pháp hợp lý nhằm đưa phong trào xây dựng NTM tiếp tục phát triển nhanh và
bền vững. Trongđó, việc huy độngcó hiệu quả các nguồn lực để góp phần đẩy
mạnh chương trình xây dựng NTM ở huyện Thường Tín trong thời gian tới đã
trở thành vấn đề hết sức quantrọngvà cấp thiết, đòihỏi phảicó sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người dân trên địa bàn.
Góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, với góc độ là một người nghiên cứu,
tác giả đãlựa chọnđề tài: "Huyđộng cácnguồn lựccho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng NTM là chủ trương mới, hoàn toàn đúng đắn của Đảng và
Nhà nước. Tuy mới triển khai trong một thời gian chưa dài nhưng đã trở
thành vấn đề hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Những năm vừa qua đã có
nhiều công trình được công bố có liên quan đến xây dựng NTM, đặc biệt là
vấn đề huy động nguồn lực cho xây dựng NTM:
7
- Tăng Minh Lộc (2007), Những chủ trương giải pháp phát triển nông
thôn bền vững – công bằng trong tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam đến
năm 2020, Bài phát biểu tại hội nghị toàn thể ISG ngày 07/11/2007, Hà Nội.
Trong bài phát biểu của mình, với góc độ là một trong những người trực tiếp
đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn
mới, tác giả đã đề cập thực trạng vấn đề phát triển nông thôn Việt Nam hiện
nay và những định hướng phát triển theo hướng hiện đại, bền vững trong thời
gian tiếp theo. Trong đó, tác giả đã tập trung đánh giá cao sự tác động của
những nguồn lực cần thiết huy động và giải pháp hợp lý trong quá trình huy
động xây dựng NTM ở Việt Nam.
- Tưởng Kiến Trung (2009), Nguồn gốc, những kinh nghiệm quýbáu và
ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc; Agriculture
policy development in Korea and current issues, Ministry for Food,
Agricuture, Forestry and Fisheries, Korea. Dựa vào kết quả nghiên cứu, khảo
sát của mình, tác giả đã chỉ ra những nét tương đồng trong quá trình triển khai
chương trình xây dựng NTM ở Hàn Quốc và Việt Nam. Song, tác giả đã tập
trung làm rõ những kinh nghiệm trong quá trình huy động các nguồn lực cho
xây dựng NTM ở Hàn Quốc từ những nguồn lực thế mạnh của địa phương
cũng như các nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ đã mang lại thành công rất lớn.
Đây được coi là một trong những kinh nghiệm hết sức bổ ích, có ý nghĩa tham
khảo đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng NTM thời gian tiếp theo.
- Quản Hải Yến và cộng sự (2010), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn
mới hiện đại tại thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô”, Tạp chí Nông nghiệp & Nông
thôn, số tháng7/2011, Hà Nội. Theo đánh giá của các tác giả, thôn Hoa Tây –
tỉnh Giang Tô – Trung Quốc tuy là một địa phương nhỏ nhưng có đầy đủ
những đặc trưng cơ bản của nông thôn Trung Quốc và đã đạt nhiều kết quả
vững chắc. Có nhiều vấn đề mới được rút ra và trở thành những quy định của
chính phủ đó là: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư chủ yếu dùng
làm đường, công trình thủy lợi… một phần dùng để hỗ trợ xây nhà ở cho dân.
Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ
8
ra một phần, còn lại là nguồn lực từ ngân sách. Sự hỗ trợ tích cực này đã động
viên rất lớn các tầng lớp nhân dân, nhất là những vùng nông thôn hăng hái
đónggóp các nguồn lực cùng nhà nước thực hiện chương trình xây dựng NTM.
- Từ Tinh Minh và cộng sự (2010), “5 kinh nghiệm quý báu trong
quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang”, Tạp chí Nông
nghiệp & Nông thôn, số tháng 4/2011, Hà Nội. Tác giả đã đi sâu đánh giá
và khái quát thành 5 kinh nghiệm cơ bản từ quá trình xây dựng nông thôn
mới ở Triết Giang. Do có sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách nhà nước nên
các địa phương đều thực hiện phương châm tài chính hỗ trợ Tam nông tại
Trung Quốc tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông
thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập. Định hướng phát triển tài chính
hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị
hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa.
- Phạm Hà (2011), “Xây dựng nông thôn mới: Hướng đi mới cho
Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011, Hà Nội. Qua khảo
sát thực tiến ở Quảng Ninh, tác giả đã khẳng định: Với quyết tâm cao, sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân, tỉnh Quảng
Ninh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong tham gia thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mặc dù mới triển khai chương
trình trong một thời gian ngắn, nhưng các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã
có những thay đổi đáng mừng; đặc biệt, đã xuất hiện nhiều điểm sáng, nhiều
cách làm hay từ thực tiễn các địa phương. Xây dựng nông thôn mới một cách
cơ bản, quyết liệt là hướng đi tất yếu của Quảng Ninh trong thời gia tiếp theo.
- Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí
Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011, Hà Nội. Trong những năm vừa qua,
thực hiện chủ trương CNH, HĐH của Đảng, tỉnh Thái Bình đã có khá nhiều
các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, do đặc
điểm về địa lý nên Thái Bình vẫn là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, đa
số dân cứ vẫn sống ở khu vực nông thôn. Để góp phần cải thiện đời sống nhân
dân, làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn nhất thiết phải triển khai quyết liệt
9
các biện pháp và huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng NTM. Đã có
nhiều biện pháp hữu hiệu được triển khai; tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả
thì chính công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay đãđược thực hiện khá tốt với sự
tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, nhất trí cao của ngừi dân.
Việc dồnđiền, đổithửa đã tác động rất tích cực đến tâm tư, tình cảm của nhấn
dân, làm cơ sở cho hình thành các cánh đồng mẫu lớn, tạo ra hiệu quả kinh tế
cao từ chính những cánh đồng xưa nay vốn chỉ để canh tác lúa và một số loại
hoa màu. Đây chính là nền tảng và động lực cho các địa phương triển khai thực
hiện các tiêu chí khác trong quá trình xây dựng hệ tiêu chí về NTM hiện nay.
- Bùi Hải Thắng (2011), “Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới
và giải pháp khắc phục”, Báo dân trí-Điện tử, ngày 12/4/2011, Hà Nội. Tác
giả khẳng định: Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân và
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai chương
trình này đã xuất hiện nhiều khó khăn, bất cập cần tập trung giải quyết. Ở mỗi
khu vực, vùng có những khó khăn khác nhau, trong đó những khó khăn trong
nhận thực của người dân và việc huy động các nguồn lực tại chỗ là những vấn
đề nổi cộm. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giúp các địa
phương tham khảo trong hạn chế, khắc phục những khó khăn đó.
- Nam Bắc (2014), “Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội”,
Báo Nhân dân điện tử, số ra ngày 12/9/2014. Như nhiều địa phương khác, Hà
Nội đã chủ động triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,
Tuy nhiên, với đặc điểm riêng có là thủ đô nhưng mới được mở rộng địa giới
hành chính nên vẫn có một địa bàn rộng lớn cần tập trung các nguồn lực để
thực hiện chương trình. Thực tế, Hà Nội là địa phương duy nhất có riêng một
chương về xây dựng NTM trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng
bộ thành phố nhiệm kỳ 2010-2015, với mục tiêu đến năm 2015, có 40% số xã
đạt chuẩn NTM. Thành ủy có Chương trình 02 về "Phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân". Hội đồng
10
nhân dân thành phố có đề án, cấp thành phố, huyện, xã đều có kế hoạch chi
tiết. Ở cấp thành phố và huyện, ngoài Ban Chỉ đạo, còn có tổ công tác với
thành viên là đại diện các sở, ban, ngành, có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp các xã
khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, xây dựng và xác định rõ những nội dung
của từng tiêu chí. Các kế hoạch, đề án đều rõ người, rõ việc, rõ thời hạn.
Thành phố tổ chức 518 lớp tập huấn cho gần 35 nghìn cán bộ từ cấp thôn đến
cấp thành phố, với các nội dung chủ yếu là công tác lập quy hoạch, xây dựng
đề án, làm thế nào để huy động các nguồn lực. Cùng với đó, Hà Nội đã phát
huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên với phương
châm: "Ðảng viên đi trước", làm tốt những việc khó để nhân dân theo sau.
Đây chính là sự sáng tạo của Hà Nội trong quá trình triển khai xây dựng NTM
trong thời gian vừa qua.
- Hồng Vân - Triệu Hoa - Tuấn Kiệt (2014), “Giải pháp gỡ khó khăn,
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội”, Báo Tuổi trẻ Thủ đô online, số
ra ngày 04/9/2014. Theo đánh giá, sau gần 4 năm xây dựng NTM, nông thôn
Hà Nội đã có những thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế
tiếp tục khó khăn, 60 xã phấn đấu về đích năm 2014 và 161 xã về đích năm
2015 đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Để có bước đột phá
mạnh mẽ trong xây dựng NTM thời gian tiếp theo cần triển khai đồng bộ các
giải pháp, tuy nhiên tập trung vào một số giải pháp quan trọng như coi trọng
công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong nhân dân là vấn đề
cốt yếu tạo sức lan tỏa rộng khắp và chọn khâu đột phá là đấu giá đất, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế.
- Võ Lâm (2014), “Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội có nét riêng”,
Báo Hà Nội mới, số ra ngày 28/6/2014. Theo nhận định của lãnh đạo Thành
phố Hà Nội, sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình 02 về "Phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai
đoạn 2011-2015" đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, làm thay đổi bộ mặt
nông thôn ở ngoại thành Hà Nội. Thành phố đã có 50 xã hoàn thành 19/19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công tác dồn điền đổi thửa đã đạt 96,1%
11
diện tích, tương đương 73.704/76.000 héc ta. Sau dồn điền, đổi thửa, đời sống
nông dân được nâng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất thuận tiện,
năng suất trồng trọt cao hơn. Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư cho khu vực
nông thôn, ngoại thành toàn thành phố là 50.000 tỷ đồng, nhưng số vốn đầu tư
trực tiếp phát triển nông nghiệp, nông thôn đang còn thấp, chưa tương xứng
với nhu cầu và khả năng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Nông
dân cũng đã đóng góp cùng thành phố xây dựng nông thôn mới lên tới 1.844
tỷ đồng, trong đó có 420 tỷ đồng tiền mặt... Để có kết quả đó, trước hết là vì
cơ chế, chính sách hợp lòng dân, được nhân dân đồng thuận. Thứ hai là, cán
bộ thực hiện cơ chế, chính sách đó một cách trách nhiệm. Thứ ba là, phương
thức thực hiện có nhiều sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, tiết
kiệm tối đa kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình 02 trong thời gian tới, cần phải làm
tốt công tác dự báo tình hình KT-XH, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận
thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, lãnh đạo các
sở, ngành phải tham mưu với lãnh đạo thành phố để cân đối, điều tiết nhằm
tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Kết quả nghiên cứu của các công trình đã tổng quan là khá toàn diện và
sâu sắc; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách cơ
bản, hệ thống về vấn đề huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội dưới góc độ khoa học kinh tế chính
trị. Do đó, đây vẫn là một trong những “khoảng trống” khoa học để tác giả đi
sâu nghiên cứu và làm rõ. Đây là những cơ sở chính để tác giả lựa chọn và
quyết tâm nghiên cứu thành công đề tài “Huy động các nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” theo đúng
mã số chuyên ngành khoa học kinh tế chính trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động
các nguồn lực cho xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm huy động
12
có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn lực cho xây dựng NTM và huy
động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín (Kết quả; hạn chế; nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra).
- Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực cho quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Đốitượng nghiên cứu là huy độngcác nguồnlực cho xây dựng nông thôn
mới.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới trong phạm vi huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, thời gian từ năm
2010 đến nay. Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, đề tài có đề
cập đến một số nội dung liên quan trong khoảng thời gian trước năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền
Thành phố Hà Nội, đặc biệt là của huyện Thường Tín về huy động các nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín và các lý luận kinh tế
khác để tiếp cận, giải quyết vấn đề.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị như
trừu tượng hóa khoahọc, kết hợp lôgíc và lịch sử, phântích, tổng hợp, thống kê,
13
so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để hoàn thành
mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
6. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa về lý luận
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về
giải quyết hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời cũng là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc thấy rõ vấn đề huy động
các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thiện các tiêu chí
trong xây dựng nông thôn mới ở mọi nơi và phục vụ cho sự nghiệp CNH,
HĐH nói chung.
* Ý nghĩa về thực tiễn
Luận văn có thể là tài liệu cho các cấp, các ngành ở huyện Thường Tín
tham khảo, xây dựng quy hoạch phát triển có hiệu quả chương trình huy
động các nguồnlực cho nôngthôn, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã
hội, thay đổi bộ mặt nông thôn trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn
huyện hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương (7 tiết).
14
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG
CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn
* Khái niệm
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nông thôn là một hiện tượng xuất hiện đồng thời với sự ra đời của
nước Việt. Tại Việt Nam, nông thôn dường như mang những nét rất đặc thù
so với các nước khác trên thế giới, thể hiện ở văn hóa làng xã và các đặc
điểm xã hội tiềm ẩn trong mỗi chặng đường phát triển. Nếu như khái niệm
đô thị được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật của các quốc gia
trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì khái niệm nông thôn dường như được
quan tâm một cách khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho
thấy một điều rằng, các nhìn nhận về nông thôn luôn đi theo hướng xác định
những nội dung của nông thôn chứ ít khi đưa ra một định nghĩa chung đầy
đủ về nông thôn.
Theo quan điểm chung, nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng
xã hội lãnh thổ được hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà
ở đó mật độ dân cư tương đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao,
mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ. Do vậy, lối sống, phương thức sống của
cộng đồng dân cư nông thôn khác biệt với cộng đồng dân cư thành thị. Nông
thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó,
người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ở Việt Nam, “cho đến
năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này
vào năm 1999 là 76,5%” [34, tr.45]. Con số đó những năm trước còn lớn hơn
nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ
15
đến toàn xã hội. Ngay cả những Việt kiều sống xa quê hương nhiều năm vẫn
giữ nhiều nét văn hóa đặc trựng của nông thôn Việt Nam.
Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối
tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất.
Chính vì thế mà người Việt thường nói làng với nước đi đôi với nhau. Các hệ
thống trung gian như huyện, tỉnh không có vai trò quan trọng như thế. Việt
Nam có câu nói: “lệnh vua thua lệ làng” vì nghĩa này.
Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt nông thôn
với thành thị. Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở
hạ tầng. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Với mỗi quan điểm
khác nhau lại có những khái niệm khác nhau về nông thôn. Khái niệm nông
thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian để phản ánh
biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.
* Đặc điểm về nông thôn
Có thể nhận thấy đặc trưng cơ bản của cộng đồng dân cư nông thôn
khác thành thị ở những điểm sau:
Thứ nhất, dân cư là nông dân với hoạt động sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ trọng lớn. Mật độ dân cư thấp, sống gắn bó
chặt chẽ với môi trường tự nhiên.
Thứ hai, tính cố kết cộng đồng cao. Ngoài sự gắn bó thông qua quan hệ
làng xã, cư dân nông thôn còn gắn bó nhau thông qua quan hệ thân tộc (dòng
họ). So với cộng đồng dân cư thành thị, cộng đồng dân cư nông thôn tiếp cận
với thông tin ít hơn, chậm hơn; tiếp cận với các dịch vụ giáo dục y tế, văn
hóa,… thấp hơn, phong tục tập quán lạc hậu hơn.
Thứ ba, ở nông thôn, quan hệ ứng xử xã hội của các thành viên trong
cộng đồng nặng về tục lệ truyền thống hơn là pháp lý được quy định bởi nhà
nước. So với thành thị, cộng đồng dân cư nông thôn thường mang tính thuần
nhất hơn; hướng dịch chuyển xã hội cũng khác hơn. Những người có học vấn
16
cao, chuyên môn giỏi thường di động dọc và ra các thành phố. Số còn lại di
động ngang giữa các vùng và giữa các ngành, nghề.
Thứ tư, về văn hóa, ở nông thôn văn hóa của cộng đồng dân cư mang
đậm nét dân gian. Đây là cái nôi nuôi dưỡng và lưu truyền những tập tục, tín
ngưỡng, văn hóa truyền thống.
Ngoài những đặc trưng cơ bản nêu trên, thực tiễn khu vực nông thôn
Việt Nam còn có những điều khác biệt như sau:
Một là, dân cư nông thôn Việt nam chủ yếu là nông dân trồng lúa nước.
Bình quân ruộng đất thấp. Sản xuất trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Giai cấp nông dân và dân cư nông thôn luôn phải đấu tranh khắc phục những
hậu quả thiên tai như gió bão, hạn hán,…
Hai là, Việt Nam là nước phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh
xâm lược kéo dài, tàn khốc. Chính xã hội nông thôn với cộng đồng làng xã đã
tạo thành những pháo đài kháng chiến bất khả xâm phạm, bảo tồn cả những
giá trị văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam.
Ba là, cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm cả cộng đồng dân cư nông
thôn là cộng đồng đa sắc tộc và đa tôn giáo. Đây là cộng đồng dân cư có
truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Bốn là, xã hội truyền thống ở nông thôn Việt Nam là xã hội của
những người tiểu nông, sản xuất nhỏ, ruộng đất ít, tư liệu sản xuất thủ công,
lạc hậu,.. do vậy tư tưởng ít nhiều bảo thủ, tầm nhìn hạn chế. Lợi nhuận thu
được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp
địa phương thường thấp. Dẫn đến thu nhập của người dân nông thôn thấp, tỷ
lệ nghèo cao.
Năm là, xã hội nông thôn Việt nam đang được chia thành những khu
vực có đặc điểm phát triển kinh tế xã hội khá khác nhau, mỗi vùng có trình độ
phát triển khác nhau. Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Sáu là, cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản
xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng, mức đầu tư cho
17
nông thôn không lớn). Trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và
công bằng xã hội thấp hơn thành thị.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn mới
* Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới trước hết là một vùng nông thôn vẫn mang những nét
đặc trưng vốn có của nông thôn truyền thống, cả về quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên ngoài (về cơ sở hạ tầng, về
quy hoạch bố trí nhà ở, hình thức nhà ở, đường làng ngõ xóm… và về quan hệ
xóm giềng, về phong cách sống của người dân nông thôn). Tuy nhiên NTM là
vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không có
được. Đó là việc canh tác theo kiểu hiện đại, sử dụng các công nghệ kĩ thuật
hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. NTM ngoài sản xuất nông nghiệp còn
phải phát triển mạnh các ngành sản xuất CN-TTCN và các ngành thương mại,
dịch vụ, du lịch… Ngoài sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng nông thôn mới đời
sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Quyền tự do dân
chủ của người dân được phát huy cao độ, người dân được tham gia vào quá
trình lập và đề ra các quy hoạch, được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và
phát triển địa phương.
Do việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát
triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Liên
tục nâng cao trình độ KH-KT và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông
thôn, cải tiến và hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống nông thôn,
tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn
minh tiến bộ. Hiện đại hóa nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hóa,
nâng cao trình độ KH-KT-CN và tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất
vật chất ở nông thôn, mà cũng bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần, phát triển hệ thống CSHT xã hội, hệ thống giáo dục
đào tạo, y tế và các dịch vụ phục vụ đời sống khác ở nông thôn. Về bản chất
hiện đại hóa là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn. Hiện đại
hóa không có nghĩa là xóa bỏ toàn bộ những gì đã tạo dựng trong quá khứ,
18
cũng không có nghĩa là phải đưa toàn bộ công nghệ thiết bị tiên tiến và hiện
đại vào nông thôn ngay một lúc mà là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện, từng
bước nâng cao trình độ KH-KT-CN và tổ chức, quản lý nền sản xuất và đời
sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới.
Hiện đại hóa nông thôn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ
KH-KT-CN, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là
quá trình cần được thực hiện một cách liên tục và luôn có những tiến bộ kỹ
thuật mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất. Quá trình CNH, HĐH
có liên quan mật thiết với nhau có những nội dung đan xen với nhau.
* Đặc điểm của nông thôn mới
NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc điểm sau: Kinh tế phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân
tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ và chất lượng hệ
thống chính trị.
NTM nhằm mục tiêu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương,
đất nước trong giai đoạn hiện nay. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi
mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã
đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức
cạnh tranh thấp, chuyển giao KH-CN và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao
thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường
ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp,
tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Đất nước sẽ không thể phát triển nếu
nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy,
xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự
19
nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
1.1.3. Phân biệt nông thôn và nông thôn mới
Về cơ bản nông thôn và NTM không khác nhau nhưng xét trên những
tiêu chí cụ thể thì 2 khái niệm này có nhiều điểm khác nhau. Khác với nông
thôn truyền thống, NTM là một vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang
những nét đặc trưng của một vùng nông thôn phát triển mà biểu hiện cụ thể
đó là sự phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Ở đó nền sản xuất
không chỉ đơn thuần là sản xuất các ngành nông nghiệp mà có sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 491/QĐ-TTg về bộ tiêu chí xã NTM bao gồm 19 tiêu chí, trong đó: Quy
hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí); Phát triển kinh tế và tổ
chức sảnxuất (4 tiêu chí);Văn hoá - xã hội- môi trường (4 tiêu chí) và hệ thống
chính trị (2 tiêu chí). Nội dung cụ thể của 19 tiêu chí là:
Về quy hoạch: (Phụ lục 1).
Về hạ tầng kinh tế - xã hội: (Phụ lục 2).
Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: (Phụ lục 3).
Về văn hóa - xã hội - môi trường: (Phụ lục 4).
Về hệ thống chính trị: (Phụ lục 5).
Riêng đối với tiêu chí cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM phải
có 75% số xã trong huyện đạt chuẩn về nông thôn mới.
1.2.Kháiniệmvề nguồnlực và nộidung huy động các nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm về nguồn lực
Nguồn lực, theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các
nguồn vật chất cho sự phát triển như tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng
tiền…
20
Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm
năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất
định.
Nguồn lực thực hiện xây dựng NTM được hiểu là tổng thể các nguồn
vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có
được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư
và tín dụng từ cá nhân và tổ chức, dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ, cho
biếu tặng,…) có thể huy động vào xây dựng NTM
Huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM là các giải pháp, cơ chế,
chính sách nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn lực kế trên cho hoạt động
xây dựng NTM một cách có lợi nhất cho cộng đồng địa phương và nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
1.2.2. Nội dung huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều
góc độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ
đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Bất cứ một sự phát triển nào
cũng đều phải có một động lực thúc đẩy, để có thái độ đúng đắn và có cách
ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như vậy và trên quan điểm
thực tế thì bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc
đẩy, phát triển xây dựng NTM được dựa trên việc huy động tổng hợp các
nguồn lực:
* Nhân lực (nguồn lực con người)
Nguồn nhân lực (gắn với tài nguyên tri thức và tài nguyên thông tin).
Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được mà con
người phải mất công, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người phải có thể
lực và trí lực cùng hoàn cảnh thuận lợi.
Nguồn nhân lực huy động cho xây dựng NTM bao gồm: Huy động sức
lực của toàn thể nhân dân sinh sống tại địa bàn dân cư. Cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền để người dân hiểu được tinh thần và trách nhiệm của mình trong
công cuộc xây dựng NTM; chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng lao
21
động, trình độ chuyên môn, kiến thức KH-KT cho người lao động nông thôn để
tạo ra năng lực làm việc; có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các
nhu cầu của từng ngành và lĩnh vực kinh tế; đào tạo các thế hệ học sinh phổ
thông, tạo ra lực lượng lao động trẻ có hiểu biết và có kỹ năng làm việc tối
thiểu ở các ngành nghề đang phát triển; huy động tổng hợp các lực lượng trên
địa bàn như quân đội,các doanh nghiệp, lực lượng đoàn viên thanh niên…Có
các biện pháp thu hút nhân tài, các nhà khoa học, các doanh nhân thành đạt
tham gia đóng góp cho công cuộc xây dựng NTM ở quê hương.
* Vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động,
tài nguyên thiên nhiên,...).
Nhóm nguồn lực vật chất gồm: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng
(nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản
xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất
thải, hệ thống viễn thông và truyền thông...).
* Tài lực (nguồn lực tài chính)
Huy động tài lực cho xây dựng NTM bao gồm: Huy động nguồn vốn
thu hút đầu tư từ nước ngoài do Nhà nước quản lý, các tổ chức phi Chính phủ.
Đây là nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với nước ta cũng như đối với
các nước đang phát triển; nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước, trong
đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ và nguồn vốn từ thu ngân sách
trên địa bàn như từ thu thuế, phí và tiền cấp quyền sử dụng đất; vốn đầu tư tín
dụng nhà nước vay từ các ngân hàng theo các dự án, các chương trình của
Nhà nước hoặc các tổ chức liên quan; huy động từ nguồn vốn từ doanh nghiệp
nhà nước, vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước và huy động từ cộng
đồng dân cư sinh sống tại địa bàn.
Căn cứ vào nguồn gốc của nguồn lực, người ta chia chúng ra thành hai
nhóm: Nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước.
22
Thứ nhất, nguồn lực trong nước: Đây là nguồn lực được xác định giữ
vai trò quyết định. Bằng cơ chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp
dẫn để thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài. Thông qua
cơ chế, chính sách, nhà nước và các doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành
nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các nguồn lực trong điều kiện có thể là một
trong những quốc sách quan trọng
Thứ hai, nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm KH-KT-
CN, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh...
từ nước ngoài. Nguồn lực này có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan
trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau, nhưng giữa nguồn lực trong nước và
nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ
hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và
tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng
kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế nhanh và bền vững.
1.3. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín
1.3.1. Kinhnghiệm huyđộng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội
Cùng với cả nước, các xã trên địa bàn Hà Nội bước vào xây dựng
NTM. Thụy Hương (Chương Mỹ) là xã đầu tiên được chọn làm mô hình
điểm. Tiếp đó là Đại Áng (Thanh Trì), Hồng Dương (Thanh Oai), Mai Đình
(Sóc Sơn)… Cho đến giai đoạn hiện nay, các huyện có các xã được chọn làm
mô hình điểm xây dựng NTM đã bước đầu triển khai chương trình xây dựng
nông thôn mới nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả. Có thể kể đến một số điểm
như sau:
Ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ), là xã đầu tiên được chọn làm
mô hình điểm xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu đề ra
23
của chương trình này là đến năm 2011, xã sẽ huy động mọi nguồn lực nhằm
mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM nhưng trên thực tế, đến đầu tháng 2/2011
thì những dự án của chương trình gần như chưa hoàn thành chỉ tiêu so với kế
hoạch. Chương trình chưa thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và chưa
mang lại lòng tin đối với người dân trong vùng. Theo như báo cáo của xã,
Thụy Hương đã đạt được 14/19 tiêu chí cụ thể các hạng mục gồm: Quy
hoạch, xây dựng hạ tầng, hệ thống chính trị và nhận thức của nhân dân trách
nhiệm tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được nâng cao. Về phần
kinh phí thì hầu như các hạng mục vượt so với kinh phí của đề án. Ví dụ như
phần thủy lợi hết hơn 11 tỷ trong khi đề án dự toán là 9 tỷ, hay trường học hết
gần 13 tỷ (đề án là 12 tỷ). Cơ sở văn hóa, chợ, bưu điện hết gần 6,5 tỷ (đề án
là 5 tỷ)…
Nếu chỉ nhìn qua thì việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM ở
Thụy Hương đã mang lại kết quả tốt song trên thực tế cho thấy những việc mà
Thụy Hương báo cáo là hoàn thành và gần hoàn thành chỉ là những đầu việc
mà lẽ ra ngay trước khi được chọn làm điểm Thụy Hương phải đạt chuẩn-
nghĩa là những đầu việc ấy là cơ sở hạ tầng chuẩn bị để hướng đến những
chuẩn cao hơn là: phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, phát triển văn hóa xã
hội và môi trường. Thế nhưng, sau hơn một năm Thụy Hương thực hiện các
hạng mục cơ sở hạ tầng: điện, thủy lợi (mới xong ở cánh đồng thôn Chúc Sơn
1), hệ thống chính trị (đủ người song năng lực của cán bộ thì còn nhiều hạn
chế, nhà văn hóa thôn, xây nhà cho hộ nghèo… Thực tế cho thấy, những đầu
việc này chỉ cần có nguồn tài chính là thực hiện được. Trước mắt thì nó mang
lại cho nông thôn sự thay đổi đáng kể về sự khang trang song về lâu dài nó lại
chịu sự đào thải nếu như yếu tố con người vẫn dậm chân tại chỗ. Chính vì thế,
điều khó khăn nhất và cũng là cốt lõi của vấn đề xây dựng NTM không đơn
thuần dừng lại ở việc xây dựng những công trình xây dựng, giao thông mà còn
là người dân làm chủ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thụy Hương bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong điều
kiện tất cả đều ở vị trí xuất phát. Ví dụ như dự án trồng rau sạch (do công ty
24
Tonkin thực hiện bao tiêu sản phẩm), xã mới quy hoạch được 10 ha trong tổng
số 79 ha diện tíchrau màu, một consố quá ít ỏi. Số đất được quy hoạch rơi vào
hai thôn Chúc Đồng1 và Chúc Đồng 2 trong khi xã có 7 thôn. Trongsố 180 hộ
phải giải phóng mặt bằng thì vẫn còn đến 30 hộ không chấp hành. Dự án rau
sạch tuy đã khởi động nhưng vẫn còn là nỗi lo lắng đối với các nhà quản lý về
kết quả của nó. Dự án trồng cây ăn quả mới đang trong quá trình xây dựng hạ
tầng; dự án khu chăn nuôi tập trung vẫn đang chờ huyện phê duyệt.
Mục tiêu đặt ra cho Thụy Hương là phải huy động được các nguồn lực
để cơ bản hoàn thành việc xây dựng mô hình “NTM trong thời kỳ CNH-
HĐH”. Để xây dựng một công trình có thể chạy đua với thời gian song việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì không thể vì tất cả phải có quá trình mà yếu tố
căn bản để có thể thực hiện được quá trình ấy lại là người nông dân. Nếu dân
chưa hiểu và nắm vững về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong về việc
xây dựng NTM và mục tiêu của chương trình mà chỉ làm theo hoặc bị ép buộc
thì chắc chắn rằng mô hình NTM ở Thụy Hương không thể bền vững.
Thực hiện mục tiêu đó, đảng và chính quyền xã Thụy Hương đã tăng
cường tuyên truyền để nhân dân trong xã hiểu và cùng nhau phát huy các thế
mạnh, tăng cường các biện pháp huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.
Đến nay xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong đó
tăng trưởng kinh tế đạt 23%/năm; thu nhập đầu người đạt 21 triệu
đồng/người/năm (tăng hơn hai lần so năm 2009). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng; giảm
nông, lâm, ngư nghiệp.
Ở Đại Áng (Thanh Trì) và Hồng Dương (Thanh Oai) giai đoạn đầu xây
dựng NTM cũng gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc huy động các nguồn
lực tương tự như xã Thụy Hương. Điều đó cho thấy mặc dù chương trình đã
được phê duyệt nhưng khi đi vào triển khai thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn
không dễ dàng giải quyết được. Khi đưa đề án vào triển khai thực hiện và đi
vào những đầu việc cụ thể các xã còn chậm chạp, tiến trình thực hiện chưa
khoa học, cònmang tính hình thức với việc kể đầu việc bằng một số công trình
25
mới xây dựng. Vì vậy chủ trương chính sách của các cấp về vấn đề NTM
không được người dân thấm nhuần, chưa nhận thức được vai trò quan trọng
của mình. Trước mắt họ còn thấy phải làm việc này, việc kia và phải đóng góp
các khoản khiến cách hiểu của họ về NTM trở nên lệch lạc. Chính vì thế tuy
triển khai đã được hơn một năm song sự đổi mới chưa đáng kể ngoài những
công trình xây dựng làm dang dở. Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến
như sau:
Thứ nhất, còn lúng túng trong khâu quy hoạch dẫn đến chậm trễ trong
việc thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng CSHT. Chính vì vậy,
sau thời gian triển khai thực hiện đề án nhưng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng
mới bắt đầu được triển khai xây dựng hoặc đang còn rất dang dở, một phần là
do sự yếu kém trong trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý, cán bộ quy
hoạch. Do đó chưa có sự đồng thuận cao trong các phương án quy hoạch dẫn
đến kéo dài thời gian tranh luận và đưa ra quy hoạch cuối cùng.
Thứ hai, mô hình xây dựng NTM khi được triển khai chưa tạo được
lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân. Nhiều người dân khi được hỏi không biết
đến chương trình xây dựng nông thôn mới hoặc nếu có biết cũng ở tâm trạng
nghi hoặc và không tin tưởng vào kết quả mà chương trình mang lại. Chính vì
vậy việc triển khai thực hiện công tác tổ chức sản xuất còn không nhận được
sự ủng hộ của người dân gây nên rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai
các quy hoạch.
Thứ ba, khả năng quản lý và trình độ nhận thức của các cán bộ cấp xã
còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác
xây dựng nông thôn mới triển khai chưa đem lại hiệu quả. Do đó người dân
đang còn rất mơ hồ về các chương trình hoạt động.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiện còn chậm, sự phối hợp giữa các tổ chức,
doanhnghiệp, các đoànthểtrong xã cònthiếu đồngbộ và chưađem lại hiệu quả.
Có rất nhiều hạn chế trong công tác thực hiện đề án ở các xã, nhưng có
thể nói khó khăn lớn nhất là chưa tạo được lòng tin từ phía người dân. Để khắc
phục và làm tốt hơn công tác này, cần phải tích cực hơn trong công tác tuyên
26
truyền vận động, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân để từ đó đưa ra
các chủ chương chính sách hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Nhân dân phải vừa là người thực hiện nhưng cũng là người làm chủ trong mọi
tình huống, có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này.
Xã Song Phượng (Đan Phượng) là một trong những xã có nhiều thành
công trong quá trình huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Sau 3 năm
thực hiện ( 2009-2011), chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã
được triển khai và cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Một trong những mục tiêu quan
trọng trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới là vận động nông dân tiến
hành dồn điển, đổi thửa, sắp xếp lại ruộng đồng. Đây là khâu quan trọng để
hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, là yếu tố
quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Xã Song Phượng là một trong những xã đi đầu trong xây dựng nông
thôn mới ở ngoại thành Hà Nội. Điểm rõ nét nhất ở Song Phượng đó là đường
làng, ngõ xóm được bê-tông hóa, khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, ấn tượng
hơn cả đó là nền nông nghiệp công nghệ cao đang hình thành ở nơi đây. Cánh
đồng trồng hoa thôn Tháp và thôn Thu Quế đi mỏi chân vẫn thấy ngút ngàn
hoa. Xã đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa từ nhiều năm trước, mỗi hộ gia
đình bây giờ chỉ còn một, hai thửa rộng hàng nghìn m2. Đây là điều kiện
thuận lợi để xây dựng những mô hình trồng hoa cao cấp. Nhưng mô hình
trồng hoa cao cấp này cho giá trị gấp cả trăm lần so với trồng lúa, trong khi
chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng trồng rau sạch cũng
cho thu nhập cao gấp bảy, tám lần so với cấy lúa.
Để có kết quả như trên, đó là cả quá trình vận động, bởi người nông
dân bao đời gắn bó với mảnh đất cha ông để lại, lại quen với tập quán canh
tác cũ.. nên việc thuyết phục không dễ dàng. Thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM, quy hoạch phải đi trước một bước và là điều kiện
tiên quyết để xây dựng NTM. Trong đó việc vận động nhân dân cùng họp bàn
quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho việc
áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất
27
hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững. Thực tế cho thấy, vấn đề quan trọng nhất trong dồn điền đổi thửa
xây dựng NTM vẫn là nhận thức của người dân. Nông dân chính là người đưa
ra sự lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất trên mảnh đất của mình, nhưng muốn
như vậy, nhà nước phải có định hướng và lãnh đạo các cấp huyện, xã phải
gương mẫu đi đầu trong cuộc vận động này.
Cùng với xã Song Phượng, các xã trong huyện Đan Phượng cũng tích
cực phát huy thế mạnh sẵn có, tăng cường huy động các nguồn lực cho xây
dựng NTM. Theo ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, với
vị trí của huyện ngoại thành nằm phía tây Thủ đô Hà Nội, có truyền thống
thâm canh trong nông nghiệp, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Đan Phượng đạt bình quân
10 tiêu chí/xã; hạ tầng KT-XH của huyện nhỏ bé và còn khó khăn, cơ cấu
kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tăng trưởng chưa đồng đều, thiếu
vững chắc, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp chưa cao…
Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện xác định xây dựng nông
thôn mới trước mắt tập trung vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống của nông dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội... với
02 khâu đột phá là đấu giá đất, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi cơ cấu
kinh tế.
Sau 3 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã chuyển đổi được
751 ha (cây ăn quả; rau an toàn; hoa; cây cảnh). Đã có nhiều mô hình nông
nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng trên/ha/năm như sản xuất
hoa lan, hoa ly... Huyện đã đưa được những giống cây con có giá trị cao vào
đồng ruộng nhằm cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp cho Thủ đô; quy
hoạch và xây dựng được 6 cụm công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm
cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định. Nhờ vậy, đến cuối năm 2013 cơ
cấu kinh tế nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 10,98 %, giá trị thu nhập
28
ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 236 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2013 đạt 23,5 triệu đồng.
Về xây dựng CSHT, huyện đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách
hỗ trợ của thành phố trong xây dựng NTM. Lãnh đạo huyện đã quyết định
vận động các doanh nghiệp cung ứng vật liệu theo hình thức trả chậm để ứng
trước vật liệu cho nhân dân xây dựng đường xóm, ngõ, đường giao thông nội
đồng, đường trục thôn… Nhờ đó, toàn huyện đã xây dựng được 22 km đường
trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường; 136,7 km đường ngõ, xóm; 80,6
km đường trục chính nội đồng với tổng vốn đầu tư 317,4 tỷ đồng; tiết kiệm
được 234,5 tỷ đồng so với dự toán ban đầu; trong đó nhân dân đóng góp
145,6 tỷ đồng bằng 413.722 ngày công và hiến 2.129 m2 đất; có 25 doanh
nghiệp ủng hộ nhân công, máy là 51,77 tỷ đồng, doanh nghiệp ủng hộ nhiều
nhất là 2,7 tỷ đồng.
Rút kinh nghiệm của các xã, các huyện đã và đang thực hiện huy động
các nguồn lực cho xây dựng NTM, Đảng bộ và Chính quyền huyện Thường
Tín cần đưa ra các giải pháp thiết thực và phù hợp trong việc vận dụng những
kinh nghiệm hay để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM một
cách có hiệu quả, tránh gặp phải tình trạng hạn chế như ở các địa phương nói
trên.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín
Một là, về nguồn nhân lực trên địa bàn: Số lao động ở huyện Thường
Tín qua đào tạo chiếm 30,69% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên, lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp
tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn
còn rất thấp trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng
nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Huy động nguồn lực cho xây dựng NTM được triển khai
thành công là một kinh nghiệm tốt của huyện Thường Tín trong việc định
hướng cho chiến lược phát triển nông thôn nói chung và phát triển nguồn
nhân lực nông thôn nói riêng. Theo đó, huyện đã đề cao và nhấn mạnh yếu tố
29
“phát triển tinh thần của nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ kết hợp với
đào tạo và sự cởi mở, thông thoáng của chính sách để tạo động lực mạnh mẽ
về tinh thần cho người dân nông thôn, phát huy nguồn nội lực to lớn tiềm tàng
của người dân nông thôn.
Đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm
việc cho người lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh
tế. Nhà nước có kế hoạch chủ động xây dựng và công bố các định hướng phát
triển kinh tế trong dài hạn, trung hạn, cũng như ngắn hạn trên quy mô cả nước
và từng vùng, triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ cho lực lượng lao động
nông nghiệp trẻ, chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn
cho người lao động nông thôn để tạo ra năng lực làm việc có năng suất lao
động cao. các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế có trách nhiệm đưa ra nhu cầu,
kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia cùng chính phủ dưới nhiều hình
thức khác nhau trong triển khai các chương trình đạo tạo nghề cho người lao
động mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng. Trên cơ sở đó, hình thành kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của từng ngành và lĩnh
vực kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực để thực hiện CNH, HĐH. Các cấp cần
thường xuyên theo dõi sự biến chuyển của cơ cấu kinh tế để điều chỉnh kịp
thời công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho các ngành đang và sẽ hình
thành, kết hợp đào tạo lại người lao động ở những ngành bị mất đi để giúp họ
có đủ năng lực chuyển sang hoạt động ở các ngành kinh tế mới. Hơn nữa,
phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được đặt trong tổng thể chính sách
phát triển nguồn nhân lực do yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế. Đây chính là sự
gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế với phát triển
nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn. Sự định hướng đúng sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp và mạnh mẽ tới kết quả phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng
thời làm cho các chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn
phù hợp với quy luật và ngược lại.
30
Cần kết nối các chuyên gia với các nhà nông có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đó, bổ nhiệm những người này vào các vị trí
tư vấn và giám hộ cho các đối tượng lao động trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm
trong các hoạt động liên quan tới nông nghiệp. Chính sách chi tiêu cho phát
triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng, phải
được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách đầu tư công. Kinh nghiệm
từ các huyện cho thấy, sự thành công trong phát triển nguồn nhân lực nông
thôn phụ thuộc rất lớn vào quan điểm và mức độ chi tiêu của nhà nước vào
giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động chuẩn bị bước vào nghề cũng như
đang làm việc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, nội
dung, ý nghĩa, cách làm trong xây dựng NTM mới nhằm tạo sự đồng thuận
trong hệ thống chính trị và nhân dân. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới
được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất của nhân dân,
do nhân dân trực tiếp làm và giám sát.
Hai là, quá trình huy động vật lực cho xây dựng NTM đối với Thường
Tín cần thấy rõ thế mạnh của huyện là nguồn tài nguyên cát có trữ lượng lớn,
phục vụ cho xây dựng và các công trình giao thông; Nguồn tài nguyên đất
màu mỡ thích hợp trồng lúa nước và các loại hoa màu.
Nguồn tài nguyên nước rất lớn từ sông Hồng phục vụ cho thủy lợi đảm
bảo công tác tưới tiêu trong toàn huyện. Tuy nhiên hệ thống kênh tiêu thoát
nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng đã xuống cấp, không
đáp ứng được yêu cầu tiêu nước khi xẩy ra mưa lớn. Nguy cơ ô nhiễm môi
trường cao, đòi hỏi phải lựa chọn các ngành công nghiệp sạch hoặc các ngành
công nghiệp ít nguy hại cho môi trường là vấn đề không phải dễ dàng.
Những năm gần đây, việc phát triển CN-TTCN đã kéo theo sự phát
triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều
thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình
thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị
trường. Tuy nhiên các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện chưa
nhiều, cần có biện pháp khuyến khích phát triển huy động nguồn lực này.
31
Ba là, trong công tác huy động tài lực trên địa bàn huyện Thường Tín,
kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn huyện những năm gần đây cho thấy khả
năng huy động nguồn ngân sách để đầu tư cho chương trình xây dựng NTM là
rất hạn hẹp. Do vậy, để có nguồn vốn ngân sáchđầu tư cho xây dựng NTM cần
phải có cơ chế, chính sách và cách làm đặc thù để huy động nguồn lực tại chỗ,
đặc biệt là các nguồn thu từ đất như cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
Nhìn chung hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn huyện Thường Tín
đã đạt yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, sự liên kết hợp tác giữa các loại hình tổ
chức sản xuất còn chưa chặt chẽ và hiệu quả.Việc mở rộng phát triển các mô
hình kinh tế trang trại hiện nay còn gặp một số khó khăn: Khó khăn về mặt
bằng sản xuất, khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng, khó khăn trong
khâu tiêu thụ sản phẩm do thị trường diễn biến thất thường.
Ngoài ra, ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng nhưng
đến nay chưa được khai thác hết. Các di tích lịch sử, các điểm đến của khách
du lịch chưa được đầu tư đúng mức, số khách du lịch đến huyện chưa nhiều.
Các làng nghề ở huyện cũng chưa phát huy được hết thế mạnh để tăng nguồn
lực cho quá trình xây dựng NTM.
Trong thời gian thực hiện xây dựng NTM, huyện đã tập huy động các
nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thông qua
đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đẩy mạnh ứng dụng KH-KT mới vào sản xuất
nông- lâm nghiệp, thủy sản nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí đầu
vào cho người dân; làm tốt dịch vụ sản xuất, cung ứng giống, phát triển kinh tế
nông thôn, đồng thời phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, phát triển các
ngành nghề, làng nghề nông thôn có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người dân. Mặc dù vài năm trở lại đây, người nông dân gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất do giá cả vật tư, phân bón tăng cao, thậm chí ở
một số nơi, người dân không còn“mặn mà” với đồngruộng, nhưng với phương
châm không để trống ruộng, ngành nông nghiệp huyện đã tích cực triển khai
đưa mô hình lúa lai chất lượng cao vào sản xuất tại một số xã trên địa bàn
32
huyện, hỗ trợ để người dân phát huy được những thế mạnh sẵn có, tích cực
hưởng ứng và cùng nhau xây dựng NTM.
*
* *
Huy động nguồn lực để xây dựng NTM là vấn đề hết sức quan trọng,
có tác động trực tiếp đến thành công của chương trình xây dựng NTM. Cùng
với các giải pháp khác, việc huy động có hiệu quả các nguồn lực sẽ mang lại
diện mạo mới cho các vùng nông thôn nói chung, tạo động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Đây là tiền đề cơ bản để xây dựng mỗi
địa phương thôn, xã ngày một văn minh, giàu mạnh.
Việc làm rõ những khái niệm, đặc điểm về nông thôn, lý luận và thực
tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới là cơ sở, tiền đề khoa
học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan. Qua đó có thể khẳng định
được vai trò hết sức quan trọng của nó trong công cuộc đẩy mạnh phát triển
xây dựng NTM. Hệ thống lý luận về huy động nguồn lực để phát triển của các
nhà kinh tế học hiện đại gần đây đã chỉ rõ sự tồn tại tất yếu của công cuộc xây
dựng NTM trong nền kinh tế thị trường.
Những nghiên cứu cơ bản về huy động nguồn lực để phát triển KT-XH
nói chung và xây dựngNTM nói riêng sẽ góp phầnbổ sungvào hệ thống lý luận
và làm cơ sở trong việc đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng
NTM ở huyện ThườngTín. Tuynhiên, đểcó cái nhìn thực tiễn hơn về tình hình
huy độngnguồnlực thì việc nghiên cứulàm rõ thực trạng côngtác triển khai các
hình thức huy động như như thế nào và cụ thể hơn là xác định thành tựu đạt
được trong thời gian vừa qua là một vấn đề hết sức quan trọng. Đó cũng là nội
dung chủ yếu được đề cập đến trong Chương 2: “Thực trạng huy động các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín”.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện
Thường Tín.
Về vị trí địa lý: Huyện Thường Tín nằm dọc Quốc lộ 1A, cách trung
tâm thành phố Hà Nội 19 km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; phía Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông
giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với dải ngăn
cách tự nhiên là sông Hồng; phía Tây giáp huyện Thanh Oai.
“Huyện Thường Tín có tổng diện tích 127,39 km2, gồm 28 xã và 1 thị
trấn. Dân số năm 2010 là 223.804 người” ” [42, tr.6]. Thường Tín nằm gần
với các trung tâm kinh tế lớn, ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô. Điều kiện
thuận lợi này đã giúp cho Thường Tín và vùng phụ cận trở thành đầu mối
giao thông, địa phận thực hiện trung chuyển các loại hàng hóa giữa Hà Nội và
các tỉnh phía Nam.
Về diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình: Thường Tín là huyện thuộc
đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao thấp
giữa các vùng không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 5 - 8m.
Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề mặt địa hình của phần
lớn diện tích trong đồng thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị
úng lụt vào mùa mưa. Tại các khu đồng thấp, do tập quán giữ nước trồng lúa
đã làm cho đất bị gley. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo sông lớn có hiện
tượng xói lở, chia cắt làm bề mặt thay đổi về hình dạng vùng cũng như diện
tích khu đất này
Về khí hậu, thời tiết: Thường Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa
ít. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600-1.700mm, chủ yếu tập trung vào
các tháng 6,7,8 và tháng 9.
34
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng
8.000 - 8.5000C. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.741 giờ, có điều kiện
thích hợp để canh tác nhiều vụ trong năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là
82%, độ ẩm cao nhất là 92% và độ ẩm thấp nhất là 60%. “Thường Tín chịu
ảnh hưởng của 2 loại gió là gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông
nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa
thỉnh thoảng xuất hiện gió tây, tây nam”[42, tr.7].
Về thủy văn: Địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng
và sông Nhuệ.
Sông Hồng nằm ở phía đông chạy theo ranh giới huyện Thường Tín,
với chiều dài khoảng 20 km, đóng vai trò quan trọng về giao thông đường
thủy, là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Sông Nhuệ nằm ở phía tây, cũng là nguồn
cung cấp nước và tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tô Lịch chảy qua với chiều
dài 12km. Hệ thống sông ngòi tự nhiên được nối với nhau bởi khá nhiều sông,
kênh dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông thủy.
Đồng thời, hệ thống sông cũng tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ.
* Các đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội
Về tài nguyên đất: Thổ nhưỡng huyện Thường Tín chủ yếu được bồi
đắp bởi 2 sông chính là sông Nhuệ và sông Hồng, được chia làm 5 loại chính
như sau:
Một là, đất cát trắng “có diện tích khoảng 122,22 ha chiếm 0,96% tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở xã Tự Nhiên”[42, tr7];
Hai là, đất phù sa trung tính có diện tích khoảng 171,56 ha chiếm
1,34% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, được phân bố ở các xã có diện
tích nằm ngoài đê như Tự Nhiên, Ninh Sở, Thống Nhất, Hồng Vân, Chương
Dương, Lê Lợi, Vạn Điểm;
Ba là, đất phù sa chua có diện tích khoảng 6.059,48 ha, chiếm 57,45%
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố tập trung ở
35
trong đê, có trên tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
Bốn là, đất phù sa trung tính gley có diện tích khoảng 1.711,06ha
chiếm 13,40% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất phân bố trong đê,
trên địa bàn các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Nhị Khê, Hiền Giang, Hòa Bình,
Văn Bình, Văn Phú, Tân Minh, Dũng Tiến, Duyên Thái, Nguyễn Trãi,
Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Quất Động, Liên Phương, Minh Cường,
Văn Tự;
Năm là, đất phù sa gley chua có diện tích khoảng 386,92 ha chiếm
3,03% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố trong đê,
có trên địa bàn các xã Dũng Tiến, Thắng Lợi, Tân Minh, Tiền Phong, Khánh
Hà. [42,Tr.8]
Nhìn chung, nền thổ nhưỡng huyện Thường Tín thích hợp cho các loại
cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục
vụ phát triển nông nghiệp.
Về tài nguyên nước: Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ
lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều.
Nguồn nước mặt đang sử dụng chủ yếu lấy từ sông Hồng qua trạm tưới
Hồng Vân. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng nước tốt,
rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Sông Nhuệ vừa là nguồn cung cấp
nước tưới quan trọng cũng vừa là nguồn tiêu thoát nước chủ yếu của huyện.
Trên địa bàn huyện còn có một số sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Hòa
Bình. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Thường Tín còn có các ao, hồ,
đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và
nhu cầu cung cấp nước tại chỗ.
Nguồn nước ngầm ở Thường Tín có 3 tầng: Tầng chứa không áp có
chiểu dày chứa nước thay đổi từ 7,5m - 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ
yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng… ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá
cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao.
Tầng nước không áp và áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa 2 tầng qh và
qhl có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông
36
Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm
lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa
nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội
nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-
84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm
khuẩn. [42, tr.9]
Về tài nguyên nhân văn: Các hoạt động văn hóa ngày càng phong phú,
công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển
văn hóa được triển khai thường xuyên, tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ,
hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân. “Đến năm 2013,
toàn huyện có 43.240 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (74,72%); có 88/169
thôn đạt danh hiệu làng văn hóa” [13, tr.9].
Công tác thông tin tuyên truyền hoạt động tốt, phục vụ các chương
trình, mục tiêu, các ngày lễ, kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú.
Hàng năm, các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức trang
trọng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa, tạo sự gắn bó, đoàn kết cộng
đồng. Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển cả về bề rộng và chiều
sâu. Quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa thể dục thể thao; cơ sở
vật chất, sân chơi, dụng cụ luyện tập từng bước được quan tâm xây dựng…
Hiện tại trên địa bàn huyện có tổng số 44 làng nghề (được UBND tỉnh
Hà Tây trước đây công nhận làng nghề truyền thống) như: Đồ mộc dân dụng
(thôn Đinh Quán, Phụng Công); điêu khắc (thôn Thượng Cung, Nhân
Hiền); bông len thôn Trát Cầu; dệt đũi tơ tằm thôn Cống Xuyên; thêu (thôn
Hướng Dương, Khoái Nội, Bình Lăng, Đào Xá, Phương Cù, Một Thượng,
Từ Vân, Đình Tổ, Xóm Bến, Cổ Chất, Đông Cứu, Ba Lăng, Quất Động,
Lưu Xá, Bì Hương, Quất Tỉnh, Đô Quan, Nguyên Bì, Đức Trạch, Quất
Lâm, Gia Khánh); tre đan (thôn Xâm Dương I, Xâm Dương II, Xâm Dương
III, Đại Lộ, Bằng Sở); kim khí thôn Liễu Nội; cơ khí thôn Nguyên Hanh;
mộc cao cấp thôn Vạn Điểm; đồ gỗ mỹ nghệ thôn Đặng Xá; tiện gỗ (thôn
Nhị Khê, Trung Thôn); bánh dày thôn Thượng Đình; sơn mài (thôn Hạ
37
Thái, Duyên Trường); làm lược sừng thôn Thụy Ứng; sinh vật cảnh (thôn
Cơ Giáo, Xâm Xuyên).
2.2. Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới ở huyện Thường Tín
2.2.1. Tình hình huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Thường Tín
* Các cơ chế chính sách ban hành:
Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã có Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại
văn bản số 21- Ctr/TU ngày 31/10/2010 và Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 06
tháng 6 năm 2011 của Huyện Thường Tín về việc đẩy mạnh thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020. Chỉ thị 16/CT-T
ngày 24/7/2013 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 03-
NQ/TU của BCH Đảng bộ thành phố (khóa XVII) về chương trình xây dựng
NTM giai đoạn 2011-2020.
UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày
02/3/2011, về việc phê duyệt mô hình điểm NTM trên địa bàn huyện Thường
Tín. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, huyện đã tổ chức học tập, hội thảo, lấy
ý kiến của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân huyện Thường Tín về kế
hoạch triển khai chi tiết cụ thể. Trong đó làm rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ
của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng địa phương; thống nhất
được những nội dung công việc do dân làm, những nội dung công việc Nhà
nước hỗ trợ, dân tham gia đóng góp xây dựng; những nội dung được Nhà
nước đầu tư, xác định đối tượng phải tham gia đóng góp, mức đóng góp, hình
thức đóng góp...
Để tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, huyện Thường
Tín đã ban hành nhiều chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư cho nông
thôn. Các chính sách tập trung vào việc tạo sức hấp dẫn đầu tư, giảm bớt thủ
tục hành chính, ưu tiên các nguồn vốn ngân sách cho phát triển KT-XH nông
thôn. Cụ thể một số cơ chế, chính sách chủ yếu đã ban hành:
38
Về các chính sách về huy động, phát triển GTNT, nâng cấp bến phà:
Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND thành phố về
việc ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình GTNT trên địa bàn
huyện Thường Tín; Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của
UBND tỉnh Hà Tây cũ Quy định hỗ trợ nâng cấp bến phà Mễ Sở và bến phà
Bình Minh; Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 V/v hỗ trợ xi
măng làm đường GTNT thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM
huyện Thường Tín năm 2012.
Về các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND thành phố
Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2015.
Về chính sách tăng cường, huy động vốn phát triển hạ tầng chợ, hạ tầng
cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Quyết định số
56/2010/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 của UBND thành phố về chính sách hỗ
trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín đến năm
2020; Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 4/9/2009 của UBND huyện
Thường Tín về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
nhỏ trên địa bàn huyện Thường Tín; Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày
18/12/2008 và Quyết định số 85/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của
UBND huyện Thường Tín ban hành Quy định về công nhận làng có nghề,
làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển TTCN và làng nghề trên địa
bàn huyện Thường Tín.
Về các chính sách tăng cường, huy động vốn cho lĩnh vực y tế, giáo
dục, văn hóa xã hội: Quyết định số 3373/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của
UBND thành phố về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2015, tầm nhìn đến
năm 2020; Quyết định số 11/2009/QĐ.UBND ngày 15/01/2009 của UBND
thành phố về việc cơ chế chính sách xây dựng thiết chế văn hoá thông tin thể
thao đạt chuẩn Quốc gia cơ sở, huyện Thường Tín đến năm 2015; Quyết định
39
số 6363/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND thành phố phê duyệt đề án
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Thường Tín đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Nhìn chung, các chính sách cơ bản phù hợp với địa phương, đã phát
huy vai trò là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện các
nhiệm vụ phát triển KT-XH, kích thích các thành phần tham gia phát triển
kinh tế. Đảng bộ và chính quyền huyện Thường Tín cần triển khai tích cực,
tuyên truyền tới toàn thể nhân dân hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các cơ chế
chính sách đã ban hành, góp phần huy động hiệu quả các nguồn lực cho quá
trình xây dựng NTM trên địa bàn.
* Tình hình huy động nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số của huyện là 223.804 người,
trong đó dân số thành thị 6.735 người, chiếm 3,01% (tập trung ở thị trấn); dân
số nông thôn 217.069 người, chiếm 96,99%. Dân số phân bố tương đối đồng
đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.756 người/km2 [4, Tr.10]. Chất
lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
Bảng 1. Dân số và biến động dân số
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Dân số trung bình hàng năm (người) 195.423 206.124 223.804
Phân theo giới tính
Nam 95.757 101.001 109.369
Nữ 99.666 105.123 114.436
Phân theo khu vực
Thành thị 5.983 6.266 6.735
Nông thôn 189.440 199.858 217.069
Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 12,1 11,2 12,8
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2010
Toàn huyện có 124.010 lao động, chiếm 55,41% dân số. Vấn đề giải
quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã
có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Công tác đào tạo nghề cho người lao động
40
luôn được chú trọng. Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải
thiện cả về vật chất và tinh thần.
Đối với hệ thống giáo dục: Đội ngũ giáo viên mầm non có 760 người,
tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 91,5%. Giáo viên tiểu học có 577 người, tỷ lệ giáo
viên đạt chuẩn là 95,5%. Giáo viên THCS có 571 người, tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn là 94,3%.
Đến năm 2012, tỷ lệ học sinh độ tuổi mầm non được huy động đến
trường đạt 74,1%, tỷ lệ học sinh độ tuổi tiểu học tiểu học được huy động đến
trường đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc
THPT đạt 81,16%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ các trường đại học
đạt 26,1% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề tại các trường đào
tạo nghề là 50,1%.
Hiện tại, ở khu vực nông thôn có trên 43% lao động đã qua đào tạo.
Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua
các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn.
Đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế xã có 127 người, trong đó
có 13 Bác sĩ (bình quân mỗi xã chưa có được 1 bác sĩ), 38 y sĩ, 61 kỹ thuật
viên, 8 dược sĩ, 7 dược tá. Ngoài ra còn có 96 cơ sở y tế tư nhân với 152
người hành nghề được cấp phép. Mạng lưới y tế dự phòng, công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu được chú trọng phát triển. Hiện có 78.603 người tham gia
các hình thức bảo hiểm y tế, chiếm 42% dân số.
Về cơ cấu và trình độ lao động của huyện: Nguồn lao động toàn huyện
năm 2005 đến năm 2012 có tỷ lệ tăng 2,96%/năm. Lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế năm 2005 có 87.250 người, năm 2012 có 101.617
người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động
nông nghiệp nhưng giảm chậm. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
giảm từ 46,84% năm 2005 xuống còn 44,07% vào năm 2012. Tỷ trọng lao
động trong lĩnh vực CN-TTCN-XD tăng từ 30,72% năm 2005 lên 31,75% vào
năm 2012. Tỷ trọng lao động trong lĩnh thương mại, dịch vụ tăng từ 22,43%
41
năm 2005 lên 24,17% vào năm 2012.
Bảng 2: Cơ cấu và trình độ lao động nông thôn
TT Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2012
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
I Lao động trong độ tuổi 94990 106764
II Lao động đang làm việc 87250 91,85 101617 95,18
1 Nông nghiệp 40872 46,84 44787 44,07
2 CN-TTCN và xây dựng 26805 30,72 32266 31,75
3 Thương mại - dịch vụ 19573 22,42 24564 24,18
III Trình độ lao động
1 Đã qua đào tạo 38230 40,25 46814 43,85
2 Chưa qua đào tạo 56760 59,75 59950 56,15
IV Lao động thiếu việc làm 7740 8,15 5147 4,82
Nguồn:Chicục Thống kê huyện Thường Tín (2011)
Về chất lượng lao động nông thôn huyện Thường Tín: Năm 2005, số
lượng lao động nông thôn đã qua đào tạo là 40,25% tổng số lao động. Năm
2012, con số này tăng lên 43,85%. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện nay chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất bất
cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và sự phát triển rất nhanh
các tiến bộ KH-KT vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn huyện Thường Tín
khá đa dạng nhưng hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất khá phổ biến. Ở lĩnh
vực nông nghiệp, kinh tế hộ đang từng bước phát triển theo hướng mở rộng
quy mô. Năm 2012 tại 28 xã có 25.480 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có
1,75 lao động. Kinh tế trang trại cũng đang từng bước phát triển. Đến năm
2012, toàn vùng có 188 trang trại, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và thủy
sản, các trang trại trồng trọt có ít.
42
Các loại hình kinh tế hợp tác như các tổ hợp tác chưa phát triển mạnh.
Đến nay toàn vùng có 28 HTX dịch vụ nông nghiệp nhưng chỉ có 1 HTX sản
xuất nông nghiệp. Nhìn chung các HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX sản xuất
nông nghiệp đều hoạt động có hiệu quả nhưng hiệu quả kinh tế chưa thật cao.
Lĩnh vực CN-TTCN-XD có 200 doanh nghiệp CN-TTCN nhưng chủ
yếu là các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Số HTX trong lĩnh vực CN-
TTCN có 10 HTX, trong đó có 7 HTX sản xuất TTCN và 3 HTX dịch vụ
phục vụ phát triển các ngành TTCN. Toàn vùng có 6.325 hộ cá thể tham gia
các hoạt động CN-TTCN-XD
Tronglĩnh vực TM-DV và du lịch có 280 doanh nghiệp TM-DV, chủ yếu
là các công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhìn
chung, các doanh nghiệp TM-DV đều có quy mô nhỏ. Đến năm 2012, toàn
huyện có 11 HTX TM-DV hoạtđộngcó hiệu quả. Số hộ cá thể kinh doanh TM-
DV cũng tính đến năm 2012 là 5.060 hộ và đều có thu nhập ở mức độ khá.
Kết quả công tác giảm nghèo trong những năm qua đạt kết quả đáng kể.
Năm 2012 theo chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn
huyện Thường Tín, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,95%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ
nghèo phânbố không đềugiữa các xã. Trênđịa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã
có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao là Dũng Tiến, Hiền Giang và Hồng Vân.
Ngoài ra nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn
thể, thôn xóm thực hiện công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ
xóm, kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước; tổ chức các tổ, HTX tham
gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan,
thay đổi bộ mặt nông thôn. Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế
văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung
''Làng văn hóa'', giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê nông thôn.
Nguồn nhân lực ở huyện có nhiều lợi thế để huy động cho xây dựng
NTM nhưng các lực lượng huy động còn chưa đồng đều ở các tổ chức cũng
như ở từng địa phương nhằm đóng góp công sức tham gia xây dựng NTM,
đồng thời có biện pháp tích cực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và chất
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...freeloadtailieu
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRAforeman
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình DươngĐề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng NamLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRA
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 

Similar to Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...nataliej4
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...luanvantrust
 
Công khai minh bach
Công khai minh bachCông khai minh bach
Công khai minh bachHoa Rồng
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (20)

Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN...
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
Công khai minh bach
Công khai minh bachCông khai minh bach
Công khai minh bach
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ DƯƠNG TRẦN VIỆT HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ DƯƠNG TRẦN VIỆT HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH KHẢI HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh trật tự ANTT Ban chấp hành BCH Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BNN&PTNT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng CN-TTCN-XD Cơ sở hạ tầng CSHT Cơ sở vật chất CSVC Giao thông nông thôn GTNT Giá trị sản xuất GTSX Hội đồng nhân dân HĐND Hợp tác xã HTX Khoa học - Công nghệ KH-CN Khoa học - Kỹ thuật KH-KT Khoa học - kỹ thuật và công nghệ KH-KT&CN Kinh tế - xã hội KT-XH Mục tiêu Quốc gia MTQG Ngân sách Nhà nước NSNN Nông thôn mới NTM Trung học cơ sở THCS Thương mại - Dịch vụ TM-DV Sản xuất kinh doanh SXKD Ủy ban nhân dân UBND Văn hóa - Thể thao - Du lịch VH-TT-DL
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12 1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới 12 1.2. Khái niệm về nguồn lực và nội dung huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 17 1.3. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội và bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín 20 Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN 31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Thường Tín. 31 2.2. Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín 35 Chương 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN 59 3.1. Mục tiêu huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín giai đoạn 2011 – 2020 59 3.2. Giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín 61 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 91
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mọi thời kỳ cách mạng, nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế đã cho thấy, sự phát triển kinh tế của một nước không những phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các vùng đô thị mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các vùng nông thôn. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát triển toàn diện và vững chắc cho khu vực nông thôn; đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn đang diễn ra nhanh chóng thì vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Sau những năm thực hiện, chủ trương này đã mang lại sự thay đổi rất lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam. Hiện nay, chủ trương về xây dựng NTM đã và đang tiếp tục được triển khai, đồng bộ và có hiệu quả ở tất các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thường Tín là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển KT-XH, nhất là phát triển về lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp. Mặt khác, tuy là huyện ngoại thành nhưng các khu đô thị trên địa bàn huyện chiếm tỉ lệ diện tích và dân số rất ít, dân cư hiện vẫn đang sinh sống ở các vùng nông thôn và gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh là một vùng chuyên canh cây nông nghiệp và phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân thì việc quán triệt và triển khai thực hiện huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM là một hướng đi đúng và hết sức cần thiết. Trong những năm vừa qua, huyện Thường Tín đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện. Với sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương, phong trào xây dựng NTM ở huyện đã thu được nhiều kết quả vững chắc. Các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân đã được huy động và sử dụng khá hiệu quả. Bộ mặt nông thôn đã có những thay
  • 6. 6 đổi cơ bản về mọi mặt, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa ở cơ sở... Đặc biệt, đã có những xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM theo kế hoạch và trở thành điển hình tiêu biểu để nhân rộng trên địa bàn huyện và Thành phố. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện xây dựng NTM ở huyện Thường Tín vẫn còn một số hạn chế như: Hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo. Hiện tượng ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng, chưa có hướng giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Việc huy động các nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM vẫn còn một số bất cập, thiếu hợp lý, thậm chí có những địa phương triển khai thực hiện không sát với chỉ đạo của trên, gây bức xúc trong nhân dân... Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần đề ra những chủ trương, biện pháp hợp lý nhằm đưa phong trào xây dựng NTM tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Trongđó, việc huy độngcó hiệu quả các nguồn lực để góp phần đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM ở huyện Thường Tín trong thời gian tới đã trở thành vấn đề hết sức quantrọngvà cấp thiết, đòihỏi phảicó sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người dân trên địa bàn. Góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, với góc độ là một người nghiên cứu, tác giả đãlựa chọnđề tài: "Huyđộng cácnguồn lựccho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng NTM là chủ trương mới, hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy mới triển khai trong một thời gian chưa dài nhưng đã trở thành vấn đề hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Những năm vừa qua đã có nhiều công trình được công bố có liên quan đến xây dựng NTM, đặc biệt là vấn đề huy động nguồn lực cho xây dựng NTM:
  • 7. 7 - Tăng Minh Lộc (2007), Những chủ trương giải pháp phát triển nông thôn bền vững – công bằng trong tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam đến năm 2020, Bài phát biểu tại hội nghị toàn thể ISG ngày 07/11/2007, Hà Nội. Trong bài phát biểu của mình, với góc độ là một trong những người trực tiếp đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, tác giả đã đề cập thực trạng vấn đề phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay và những định hướng phát triển theo hướng hiện đại, bền vững trong thời gian tiếp theo. Trong đó, tác giả đã tập trung đánh giá cao sự tác động của những nguồn lực cần thiết huy động và giải pháp hợp lý trong quá trình huy động xây dựng NTM ở Việt Nam. - Tưởng Kiến Trung (2009), Nguồn gốc, những kinh nghiệm quýbáu và ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc; Agriculture policy development in Korea and current issues, Ministry for Food, Agricuture, Forestry and Fisheries, Korea. Dựa vào kết quả nghiên cứu, khảo sát của mình, tác giả đã chỉ ra những nét tương đồng trong quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM ở Hàn Quốc và Việt Nam. Song, tác giả đã tập trung làm rõ những kinh nghiệm trong quá trình huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM ở Hàn Quốc từ những nguồn lực thế mạnh của địa phương cũng như các nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ đã mang lại thành công rất lớn. Đây được coi là một trong những kinh nghiệm hết sức bổ ích, có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng NTM thời gian tiếp theo. - Quản Hải Yến và cộng sự (2010), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới hiện đại tại thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô”, Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, số tháng7/2011, Hà Nội. Theo đánh giá của các tác giả, thôn Hoa Tây – tỉnh Giang Tô – Trung Quốc tuy là một địa phương nhỏ nhưng có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nông thôn Trung Quốc và đã đạt nhiều kết quả vững chắc. Có nhiều vấn đề mới được rút ra và trở thành những quy định của chính phủ đó là: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được đầu tư chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi… một phần dùng để hỗ trợ xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ
  • 8. 8 ra một phần, còn lại là nguồn lực từ ngân sách. Sự hỗ trợ tích cực này đã động viên rất lớn các tầng lớp nhân dân, nhất là những vùng nông thôn hăng hái đónggóp các nguồn lực cùng nhà nước thực hiện chương trình xây dựng NTM. - Từ Tinh Minh và cộng sự (2010), “5 kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang”, Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, số tháng 4/2011, Hà Nội. Tác giả đã đi sâu đánh giá và khái quát thành 5 kinh nghiệm cơ bản từ quá trình xây dựng nông thôn mới ở Triết Giang. Do có sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách nhà nước nên các địa phương đều thực hiện phương châm tài chính hỗ trợ Tam nông tại Trung Quốc tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập. Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. - Phạm Hà (2011), “Xây dựng nông thôn mới: Hướng đi mới cho Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011, Hà Nội. Qua khảo sát thực tiến ở Quảng Ninh, tác giả đã khẳng định: Với quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mặc dù mới triển khai chương trình trong một thời gian ngắn, nhưng các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi đáng mừng; đặc biệt, đã xuất hiện nhiều điểm sáng, nhiều cách làm hay từ thực tiễn các địa phương. Xây dựng nông thôn mới một cách cơ bản, quyết liệt là hướng đi tất yếu của Quảng Ninh trong thời gia tiếp theo. - Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011, Hà Nội. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương CNH, HĐH của Đảng, tỉnh Thái Bình đã có khá nhiều các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm về địa lý nên Thái Bình vẫn là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, đa số dân cứ vẫn sống ở khu vực nông thôn. Để góp phần cải thiện đời sống nhân dân, làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn nhất thiết phải triển khai quyết liệt
  • 9. 9 các biện pháp và huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng NTM. Đã có nhiều biện pháp hữu hiệu được triển khai; tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả thì chính công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay đãđược thực hiện khá tốt với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, nhất trí cao của ngừi dân. Việc dồnđiền, đổithửa đã tác động rất tích cực đến tâm tư, tình cảm của nhấn dân, làm cơ sở cho hình thành các cánh đồng mẫu lớn, tạo ra hiệu quả kinh tế cao từ chính những cánh đồng xưa nay vốn chỉ để canh tác lúa và một số loại hoa màu. Đây chính là nền tảng và động lực cho các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí khác trong quá trình xây dựng hệ tiêu chí về NTM hiện nay. - Bùi Hải Thắng (2011), “Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới và giải pháp khắc phục”, Báo dân trí-Điện tử, ngày 12/4/2011, Hà Nội. Tác giả khẳng định: Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai chương trình này đã xuất hiện nhiều khó khăn, bất cập cần tập trung giải quyết. Ở mỗi khu vực, vùng có những khó khăn khác nhau, trong đó những khó khăn trong nhận thực của người dân và việc huy động các nguồn lực tại chỗ là những vấn đề nổi cộm. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giúp các địa phương tham khảo trong hạn chế, khắc phục những khó khăn đó. - Nam Bắc (2014), “Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội”, Báo Nhân dân điện tử, số ra ngày 12/9/2014. Như nhiều địa phương khác, Hà Nội đã chủ động triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Tuy nhiên, với đặc điểm riêng có là thủ đô nhưng mới được mở rộng địa giới hành chính nên vẫn có một địa bàn rộng lớn cần tập trung các nguồn lực để thực hiện chương trình. Thực tế, Hà Nội là địa phương duy nhất có riêng một chương về xây dựng NTM trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010-2015, với mục tiêu đến năm 2015, có 40% số xã đạt chuẩn NTM. Thành ủy có Chương trình 02 về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân". Hội đồng
  • 10. 10 nhân dân thành phố có đề án, cấp thành phố, huyện, xã đều có kế hoạch chi tiết. Ở cấp thành phố và huyện, ngoài Ban Chỉ đạo, còn có tổ công tác với thành viên là đại diện các sở, ban, ngành, có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp các xã khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, xây dựng và xác định rõ những nội dung của từng tiêu chí. Các kế hoạch, đề án đều rõ người, rõ việc, rõ thời hạn. Thành phố tổ chức 518 lớp tập huấn cho gần 35 nghìn cán bộ từ cấp thôn đến cấp thành phố, với các nội dung chủ yếu là công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án, làm thế nào để huy động các nguồn lực. Cùng với đó, Hà Nội đã phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên với phương châm: "Ðảng viên đi trước", làm tốt những việc khó để nhân dân theo sau. Đây chính là sự sáng tạo của Hà Nội trong quá trình triển khai xây dựng NTM trong thời gian vừa qua. - Hồng Vân - Triệu Hoa - Tuấn Kiệt (2014), “Giải pháp gỡ khó khăn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội”, Báo Tuổi trẻ Thủ đô online, số ra ngày 04/9/2014. Theo đánh giá, sau gần 4 năm xây dựng NTM, nông thôn Hà Nội đã có những thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục khó khăn, 60 xã phấn đấu về đích năm 2014 và 161 xã về đích năm 2015 đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Để có bước đột phá mạnh mẽ trong xây dựng NTM thời gian tiếp theo cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tuy nhiên tập trung vào một số giải pháp quan trọng như coi trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong nhân dân là vấn đề cốt yếu tạo sức lan tỏa rộng khắp và chọn khâu đột phá là đấu giá đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Võ Lâm (2014), “Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội có nét riêng”, Báo Hà Nội mới, số ra ngày 28/6/2014. Theo nhận định của lãnh đạo Thành phố Hà Nội, sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình 02 về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015" đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở ngoại thành Hà Nội. Thành phố đã có 50 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công tác dồn điền đổi thửa đã đạt 96,1%
  • 11. 11 diện tích, tương đương 73.704/76.000 héc ta. Sau dồn điền, đổi thửa, đời sống nông dân được nâng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất thuận tiện, năng suất trồng trọt cao hơn. Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư cho khu vực nông thôn, ngoại thành toàn thành phố là 50.000 tỷ đồng, nhưng số vốn đầu tư trực tiếp phát triển nông nghiệp, nông thôn đang còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu và khả năng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Nông dân cũng đã đóng góp cùng thành phố xây dựng nông thôn mới lên tới 1.844 tỷ đồng, trong đó có 420 tỷ đồng tiền mặt... Để có kết quả đó, trước hết là vì cơ chế, chính sách hợp lòng dân, được nhân dân đồng thuận. Thứ hai là, cán bộ thực hiện cơ chế, chính sách đó một cách trách nhiệm. Thứ ba là, phương thức thực hiện có nhiều sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, tiết kiệm tối đa kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao. Để tiếp tục thực hiện Chương trình 02 trong thời gian tới, cần phải làm tốt công tác dự báo tình hình KT-XH, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, lãnh đạo các sở, ngành phải tham mưu với lãnh đạo thành phố để cân đối, điều tiết nhằm tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã tổng quan là khá toàn diện và sâu sắc; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách cơ bản, hệ thống về vấn đề huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Do đó, đây vẫn là một trong những “khoảng trống” khoa học để tác giả đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Đây là những cơ sở chính để tác giả lựa chọn và quyết tâm nghiên cứu thành công đề tài “Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” theo đúng mã số chuyên ngành khoa học kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm huy động
  • 12. 12 có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn lực cho xây dựng NTM và huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. - Phân tích đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín (Kết quả; hạn chế; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra). - Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Đốitượng nghiên cứu là huy độngcác nguồnlực cho xây dựng nông thôn mới. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong phạm vi huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, đề tài có đề cập đến một số nội dung liên quan trong khoảng thời gian trước năm 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền Thành phố Hà Nội, đặc biệt là của huyện Thường Tín về huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín và các lý luận kinh tế khác để tiếp cận, giải quyết vấn đề. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị như trừu tượng hóa khoahọc, kết hợp lôgíc và lịch sử, phântích, tổng hợp, thống kê,
  • 13. 13 so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 6. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa về lý luận Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về giải quyết hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc thấy rõ vấn đề huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở mọi nơi và phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nói chung. * Ý nghĩa về thực tiễn Luận văn có thể là tài liệu cho các cấp, các ngành ở huyện Thường Tín tham khảo, xây dựng quy hoạch phát triển có hiệu quả chương trình huy động các nguồnlực cho nôngthôn, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thay đổi bộ mặt nông thôn trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương (7 tiết).
  • 14. 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn * Khái niệm Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông thôn là một hiện tượng xuất hiện đồng thời với sự ra đời của nước Việt. Tại Việt Nam, nông thôn dường như mang những nét rất đặc thù so với các nước khác trên thế giới, thể hiện ở văn hóa làng xã và các đặc điểm xã hội tiềm ẩn trong mỗi chặng đường phát triển. Nếu như khái niệm đô thị được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì khái niệm nông thôn dường như được quan tâm một cách khiêm tốn hơn. Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy một điều rằng, các nhìn nhận về nông thôn luôn đi theo hướng xác định những nội dung của nông thôn chứ ít khi đưa ra một định nghĩa chung đầy đủ về nông thôn. Theo quan điểm chung, nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng xã hội lãnh thổ được hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó mật độ dân cư tương đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ. Do vậy, lối sống, phương thức sống của cộng đồng dân cư nông thôn khác biệt với cộng đồng dân cư thành thị. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ở Việt Nam, “cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%” [34, tr.45]. Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ
  • 15. 15 đến toàn xã hội. Ngay cả những Việt kiều sống xa quê hương nhiều năm vẫn giữ nhiều nét văn hóa đặc trựng của nông thôn Việt Nam. Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất. Chính vì thế mà người Việt thường nói làng với nước đi đôi với nhau. Các hệ thống trung gian như huyện, tỉnh không có vai trò quan trọng như thế. Việt Nam có câu nói: “lệnh vua thua lệ làng” vì nghĩa này. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt nông thôn với thành thị. Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Với mỗi quan điểm khác nhau lại có những khái niệm khác nhau về nông thôn. Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. * Đặc điểm về nông thôn Có thể nhận thấy đặc trưng cơ bản của cộng đồng dân cư nông thôn khác thành thị ở những điểm sau: Thứ nhất, dân cư là nông dân với hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ trọng lớn. Mật độ dân cư thấp, sống gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Thứ hai, tính cố kết cộng đồng cao. Ngoài sự gắn bó thông qua quan hệ làng xã, cư dân nông thôn còn gắn bó nhau thông qua quan hệ thân tộc (dòng họ). So với cộng đồng dân cư thành thị, cộng đồng dân cư nông thôn tiếp cận với thông tin ít hơn, chậm hơn; tiếp cận với các dịch vụ giáo dục y tế, văn hóa,… thấp hơn, phong tục tập quán lạc hậu hơn. Thứ ba, ở nông thôn, quan hệ ứng xử xã hội của các thành viên trong cộng đồng nặng về tục lệ truyền thống hơn là pháp lý được quy định bởi nhà nước. So với thành thị, cộng đồng dân cư nông thôn thường mang tính thuần nhất hơn; hướng dịch chuyển xã hội cũng khác hơn. Những người có học vấn
  • 16. 16 cao, chuyên môn giỏi thường di động dọc và ra các thành phố. Số còn lại di động ngang giữa các vùng và giữa các ngành, nghề. Thứ tư, về văn hóa, ở nông thôn văn hóa của cộng đồng dân cư mang đậm nét dân gian. Đây là cái nôi nuôi dưỡng và lưu truyền những tập tục, tín ngưỡng, văn hóa truyền thống. Ngoài những đặc trưng cơ bản nêu trên, thực tiễn khu vực nông thôn Việt Nam còn có những điều khác biệt như sau: Một là, dân cư nông thôn Việt nam chủ yếu là nông dân trồng lúa nước. Bình quân ruộng đất thấp. Sản xuất trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Giai cấp nông dân và dân cư nông thôn luôn phải đấu tranh khắc phục những hậu quả thiên tai như gió bão, hạn hán,… Hai là, Việt Nam là nước phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài, tàn khốc. Chính xã hội nông thôn với cộng đồng làng xã đã tạo thành những pháo đài kháng chiến bất khả xâm phạm, bảo tồn cả những giá trị văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam. Ba là, cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm cả cộng đồng dân cư nông thôn là cộng đồng đa sắc tộc và đa tôn giáo. Đây là cộng đồng dân cư có truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. - Bốn là, xã hội truyền thống ở nông thôn Việt Nam là xã hội của những người tiểu nông, sản xuất nhỏ, ruộng đất ít, tư liệu sản xuất thủ công, lạc hậu,.. do vậy tư tưởng ít nhiều bảo thủ, tầm nhìn hạn chế. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương thường thấp. Dẫn đến thu nhập của người dân nông thôn thấp, tỷ lệ nghèo cao. Năm là, xã hội nông thôn Việt nam đang được chia thành những khu vực có đặc điểm phát triển kinh tế xã hội khá khác nhau, mỗi vùng có trình độ phát triển khác nhau. Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Sáu là, cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng, mức đầu tư cho
  • 17. 17 nông thôn không lớn). Trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và công bằng xã hội thấp hơn thành thị. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn mới * Khái niệm nông thôn mới Nông thôn mới trước hết là một vùng nông thôn vẫn mang những nét đặc trưng vốn có của nông thôn truyền thống, cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên ngoài (về cơ sở hạ tầng, về quy hoạch bố trí nhà ở, hình thức nhà ở, đường làng ngõ xóm… và về quan hệ xóm giềng, về phong cách sống của người dân nông thôn). Tuy nhiên NTM là vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không có được. Đó là việc canh tác theo kiểu hiện đại, sử dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. NTM ngoài sản xuất nông nghiệp còn phải phát triển mạnh các ngành sản xuất CN-TTCN và các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch… Ngoài sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng nông thôn mới đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Quyền tự do dân chủ của người dân được phát huy cao độ, người dân được tham gia vào quá trình lập và đề ra các quy hoạch, được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và phát triển địa phương. Do việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Liên tục nâng cao trình độ KH-KT và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, cải tiến và hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ. Hiện đại hóa nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hóa, nâng cao trình độ KH-KT-CN và tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất vật chất ở nông thôn, mà cũng bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển hệ thống CSHT xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo, y tế và các dịch vụ phục vụ đời sống khác ở nông thôn. Về bản chất hiện đại hóa là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn. Hiện đại hóa không có nghĩa là xóa bỏ toàn bộ những gì đã tạo dựng trong quá khứ,
  • 18. 18 cũng không có nghĩa là phải đưa toàn bộ công nghệ thiết bị tiên tiến và hiện đại vào nông thôn ngay một lúc mà là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện, từng bước nâng cao trình độ KH-KT-CN và tổ chức, quản lý nền sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới. Hiện đại hóa nông thôn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ KH-KT-CN, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục và luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất. Quá trình CNH, HĐH có liên quan mật thiết với nhau có những nội dung đan xen với nhau. * Đặc điểm của nông thôn mới NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc điểm sau: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ và chất lượng hệ thống chính trị. NTM nhằm mục tiêu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KH-CN và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Đất nước sẽ không thể phát triển nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự
  • 19. 19 nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. 1.1.3. Phân biệt nông thôn và nông thôn mới Về cơ bản nông thôn và NTM không khác nhau nhưng xét trên những tiêu chí cụ thể thì 2 khái niệm này có nhiều điểm khác nhau. Khác với nông thôn truyền thống, NTM là một vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang những nét đặc trưng của một vùng nông thôn phát triển mà biểu hiện cụ thể đó là sự phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Ở đó nền sản xuất không chỉ đơn thuần là sản xuất các ngành nông nghiệp mà có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về bộ tiêu chí xã NTM bao gồm 19 tiêu chí, trong đó: Quy hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí); Phát triển kinh tế và tổ chức sảnxuất (4 tiêu chí);Văn hoá - xã hội- môi trường (4 tiêu chí) và hệ thống chính trị (2 tiêu chí). Nội dung cụ thể của 19 tiêu chí là: Về quy hoạch: (Phụ lục 1). Về hạ tầng kinh tế - xã hội: (Phụ lục 2). Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: (Phụ lục 3). Về văn hóa - xã hội - môi trường: (Phụ lục 4). Về hệ thống chính trị: (Phụ lục 5). Riêng đối với tiêu chí cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM phải có 75% số xã trong huyện đạt chuẩn về nông thôn mới. 1.2.Kháiniệmvề nguồnlực và nộidung huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm về nguồn lực Nguồn lực, theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn vật chất cho sự phát triển như tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền…
  • 20. 20 Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định. Nguồn lực thực hiện xây dựng NTM được hiểu là tổng thể các nguồn vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư và tín dụng từ cá nhân và tổ chức, dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ, cho biếu tặng,…) có thể huy động vào xây dựng NTM Huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM là các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn lực kế trên cho hoạt động xây dựng NTM một cách có lợi nhất cho cộng đồng địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. 1.2.2. Nội dung huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy, để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như vậy và trên quan điểm thực tế thì bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy, phát triển xây dựng NTM được dựa trên việc huy động tổng hợp các nguồn lực: * Nhân lực (nguồn lực con người) Nguồn nhân lực (gắn với tài nguyên tri thức và tài nguyên thông tin). Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được mà con người phải mất công, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người phải có thể lực và trí lực cùng hoàn cảnh thuận lợi. Nguồn nhân lực huy động cho xây dựng NTM bao gồm: Huy động sức lực của toàn thể nhân dân sinh sống tại địa bàn dân cư. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tinh thần và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng NTM; chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng lao
  • 21. 21 động, trình độ chuyên môn, kiến thức KH-KT cho người lao động nông thôn để tạo ra năng lực làm việc; có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của từng ngành và lĩnh vực kinh tế; đào tạo các thế hệ học sinh phổ thông, tạo ra lực lượng lao động trẻ có hiểu biết và có kỹ năng làm việc tối thiểu ở các ngành nghề đang phát triển; huy động tổng hợp các lực lượng trên địa bàn như quân đội,các doanh nghiệp, lực lượng đoàn viên thanh niên…Có các biện pháp thu hút nhân tài, các nhà khoa học, các doanh nhân thành đạt tham gia đóng góp cho công cuộc xây dựng NTM ở quê hương. * Vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên,...). Nhóm nguồn lực vật chất gồm: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống viễn thông và truyền thông...). * Tài lực (nguồn lực tài chính) Huy động tài lực cho xây dựng NTM bao gồm: Huy động nguồn vốn thu hút đầu tư từ nước ngoài do Nhà nước quản lý, các tổ chức phi Chính phủ. Đây là nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với nước ta cũng như đối với các nước đang phát triển; nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ và nguồn vốn từ thu ngân sách trên địa bàn như từ thu thuế, phí và tiền cấp quyền sử dụng đất; vốn đầu tư tín dụng nhà nước vay từ các ngân hàng theo các dự án, các chương trình của Nhà nước hoặc các tổ chức liên quan; huy động từ nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước và huy động từ cộng đồng dân cư sinh sống tại địa bàn. Căn cứ vào nguồn gốc của nguồn lực, người ta chia chúng ra thành hai nhóm: Nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước.
  • 22. 22 Thứ nhất, nguồn lực trong nước: Đây là nguồn lực được xác định giữ vai trò quyết định. Bằng cơ chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài. Thông qua cơ chế, chính sách, nhà nước và các doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng Thứ hai, nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm KH-KT- CN, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài. Nguồn lực này có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù có vai trò khác nhau, nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. 1.3. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín 1.3.1. Kinhnghiệm huyđộng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội Cùng với cả nước, các xã trên địa bàn Hà Nội bước vào xây dựng NTM. Thụy Hương (Chương Mỹ) là xã đầu tiên được chọn làm mô hình điểm. Tiếp đó là Đại Áng (Thanh Trì), Hồng Dương (Thanh Oai), Mai Đình (Sóc Sơn)… Cho đến giai đoạn hiện nay, các huyện có các xã được chọn làm mô hình điểm xây dựng NTM đã bước đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả. Có thể kể đến một số điểm như sau: Ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ), là xã đầu tiên được chọn làm mô hình điểm xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu đề ra
  • 23. 23 của chương trình này là đến năm 2011, xã sẽ huy động mọi nguồn lực nhằm mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM nhưng trên thực tế, đến đầu tháng 2/2011 thì những dự án của chương trình gần như chưa hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch. Chương trình chưa thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và chưa mang lại lòng tin đối với người dân trong vùng. Theo như báo cáo của xã, Thụy Hương đã đạt được 14/19 tiêu chí cụ thể các hạng mục gồm: Quy hoạch, xây dựng hạ tầng, hệ thống chính trị và nhận thức của nhân dân trách nhiệm tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được nâng cao. Về phần kinh phí thì hầu như các hạng mục vượt so với kinh phí của đề án. Ví dụ như phần thủy lợi hết hơn 11 tỷ trong khi đề án dự toán là 9 tỷ, hay trường học hết gần 13 tỷ (đề án là 12 tỷ). Cơ sở văn hóa, chợ, bưu điện hết gần 6,5 tỷ (đề án là 5 tỷ)… Nếu chỉ nhìn qua thì việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM ở Thụy Hương đã mang lại kết quả tốt song trên thực tế cho thấy những việc mà Thụy Hương báo cáo là hoàn thành và gần hoàn thành chỉ là những đầu việc mà lẽ ra ngay trước khi được chọn làm điểm Thụy Hương phải đạt chuẩn- nghĩa là những đầu việc ấy là cơ sở hạ tầng chuẩn bị để hướng đến những chuẩn cao hơn là: phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, phát triển văn hóa xã hội và môi trường. Thế nhưng, sau hơn một năm Thụy Hương thực hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng: điện, thủy lợi (mới xong ở cánh đồng thôn Chúc Sơn 1), hệ thống chính trị (đủ người song năng lực của cán bộ thì còn nhiều hạn chế, nhà văn hóa thôn, xây nhà cho hộ nghèo… Thực tế cho thấy, những đầu việc này chỉ cần có nguồn tài chính là thực hiện được. Trước mắt thì nó mang lại cho nông thôn sự thay đổi đáng kể về sự khang trang song về lâu dài nó lại chịu sự đào thải nếu như yếu tố con người vẫn dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, điều khó khăn nhất và cũng là cốt lõi của vấn đề xây dựng NTM không đơn thuần dừng lại ở việc xây dựng những công trình xây dựng, giao thông mà còn là người dân làm chủ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thụy Hương bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong điều kiện tất cả đều ở vị trí xuất phát. Ví dụ như dự án trồng rau sạch (do công ty
  • 24. 24 Tonkin thực hiện bao tiêu sản phẩm), xã mới quy hoạch được 10 ha trong tổng số 79 ha diện tíchrau màu, một consố quá ít ỏi. Số đất được quy hoạch rơi vào hai thôn Chúc Đồng1 và Chúc Đồng 2 trong khi xã có 7 thôn. Trongsố 180 hộ phải giải phóng mặt bằng thì vẫn còn đến 30 hộ không chấp hành. Dự án rau sạch tuy đã khởi động nhưng vẫn còn là nỗi lo lắng đối với các nhà quản lý về kết quả của nó. Dự án trồng cây ăn quả mới đang trong quá trình xây dựng hạ tầng; dự án khu chăn nuôi tập trung vẫn đang chờ huyện phê duyệt. Mục tiêu đặt ra cho Thụy Hương là phải huy động được các nguồn lực để cơ bản hoàn thành việc xây dựng mô hình “NTM trong thời kỳ CNH- HĐH”. Để xây dựng một công trình có thể chạy đua với thời gian song việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì không thể vì tất cả phải có quá trình mà yếu tố căn bản để có thể thực hiện được quá trình ấy lại là người nông dân. Nếu dân chưa hiểu và nắm vững về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong về việc xây dựng NTM và mục tiêu của chương trình mà chỉ làm theo hoặc bị ép buộc thì chắc chắn rằng mô hình NTM ở Thụy Hương không thể bền vững. Thực hiện mục tiêu đó, đảng và chính quyền xã Thụy Hương đã tăng cường tuyên truyền để nhân dân trong xã hiểu và cùng nhau phát huy các thế mạnh, tăng cường các biện pháp huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Đến nay xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong đó tăng trưởng kinh tế đạt 23%/năm; thu nhập đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm (tăng hơn hai lần so năm 2009). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng; giảm nông, lâm, ngư nghiệp. Ở Đại Áng (Thanh Trì) và Hồng Dương (Thanh Oai) giai đoạn đầu xây dựng NTM cũng gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tương tự như xã Thụy Hương. Điều đó cho thấy mặc dù chương trình đã được phê duyệt nhưng khi đi vào triển khai thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn không dễ dàng giải quyết được. Khi đưa đề án vào triển khai thực hiện và đi vào những đầu việc cụ thể các xã còn chậm chạp, tiến trình thực hiện chưa khoa học, cònmang tính hình thức với việc kể đầu việc bằng một số công trình
  • 25. 25 mới xây dựng. Vì vậy chủ trương chính sách của các cấp về vấn đề NTM không được người dân thấm nhuần, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của mình. Trước mắt họ còn thấy phải làm việc này, việc kia và phải đóng góp các khoản khiến cách hiểu của họ về NTM trở nên lệch lạc. Chính vì thế tuy triển khai đã được hơn một năm song sự đổi mới chưa đáng kể ngoài những công trình xây dựng làm dang dở. Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến như sau: Thứ nhất, còn lúng túng trong khâu quy hoạch dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng CSHT. Chính vì vậy, sau thời gian triển khai thực hiện đề án nhưng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng mới bắt đầu được triển khai xây dựng hoặc đang còn rất dang dở, một phần là do sự yếu kém trong trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý, cán bộ quy hoạch. Do đó chưa có sự đồng thuận cao trong các phương án quy hoạch dẫn đến kéo dài thời gian tranh luận và đưa ra quy hoạch cuối cùng. Thứ hai, mô hình xây dựng NTM khi được triển khai chưa tạo được lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân. Nhiều người dân khi được hỏi không biết đến chương trình xây dựng nông thôn mới hoặc nếu có biết cũng ở tâm trạng nghi hoặc và không tin tưởng vào kết quả mà chương trình mang lại. Chính vì vậy việc triển khai thực hiện công tác tổ chức sản xuất còn không nhận được sự ủng hộ của người dân gây nên rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai các quy hoạch. Thứ ba, khả năng quản lý và trình độ nhận thức của các cán bộ cấp xã còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới triển khai chưa đem lại hiệu quả. Do đó người dân đang còn rất mơ hồ về các chương trình hoạt động. Thứ tư, việc tổ chức thực hiện còn chậm, sự phối hợp giữa các tổ chức, doanhnghiệp, các đoànthểtrong xã cònthiếu đồngbộ và chưađem lại hiệu quả. Có rất nhiều hạn chế trong công tác thực hiện đề án ở các xã, nhưng có thể nói khó khăn lớn nhất là chưa tạo được lòng tin từ phía người dân. Để khắc phục và làm tốt hơn công tác này, cần phải tích cực hơn trong công tác tuyên
  • 26. 26 truyền vận động, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân để từ đó đưa ra các chủ chương chính sách hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhân dân phải vừa là người thực hiện nhưng cũng là người làm chủ trong mọi tình huống, có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này. Xã Song Phượng (Đan Phượng) là một trong những xã có nhiều thành công trong quá trình huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Sau 3 năm thực hiện ( 2009-2011), chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã được triển khai và cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Một trong những mục tiêu quan trọng trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới là vận động nông dân tiến hành dồn điển, đổi thửa, sắp xếp lại ruộng đồng. Đây là khâu quan trọng để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Xã Song Phượng là một trong những xã đi đầu trong xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội. Điểm rõ nét nhất ở Song Phượng đó là đường làng, ngõ xóm được bê-tông hóa, khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả đó là nền nông nghiệp công nghệ cao đang hình thành ở nơi đây. Cánh đồng trồng hoa thôn Tháp và thôn Thu Quế đi mỏi chân vẫn thấy ngút ngàn hoa. Xã đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa từ nhiều năm trước, mỗi hộ gia đình bây giờ chỉ còn một, hai thửa rộng hàng nghìn m2. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng những mô hình trồng hoa cao cấp. Nhưng mô hình trồng hoa cao cấp này cho giá trị gấp cả trăm lần so với trồng lúa, trong khi chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng trồng rau sạch cũng cho thu nhập cao gấp bảy, tám lần so với cấy lúa. Để có kết quả như trên, đó là cả quá trình vận động, bởi người nông dân bao đời gắn bó với mảnh đất cha ông để lại, lại quen với tập quán canh tác cũ.. nên việc thuyết phục không dễ dàng. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, quy hoạch phải đi trước một bước và là điều kiện tiên quyết để xây dựng NTM. Trong đó việc vận động nhân dân cùng họp bàn quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất
  • 27. 27 hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, vấn đề quan trọng nhất trong dồn điền đổi thửa xây dựng NTM vẫn là nhận thức của người dân. Nông dân chính là người đưa ra sự lựa chọn tốt nhất, hiệu quả nhất trên mảnh đất của mình, nhưng muốn như vậy, nhà nước phải có định hướng và lãnh đạo các cấp huyện, xã phải gương mẫu đi đầu trong cuộc vận động này. Cùng với xã Song Phượng, các xã trong huyện Đan Phượng cũng tích cực phát huy thế mạnh sẵn có, tăng cường huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Theo ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, với vị trí của huyện ngoại thành nằm phía tây Thủ đô Hà Nội, có truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Đan Phượng đạt bình quân 10 tiêu chí/xã; hạ tầng KT-XH của huyện nhỏ bé và còn khó khăn, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tăng trưởng chưa đồng đều, thiếu vững chắc, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa cao… Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện xác định xây dựng nông thôn mới trước mắt tập trung vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội... với 02 khâu đột phá là đấu giá đất, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau 3 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã chuyển đổi được 751 ha (cây ăn quả; rau an toàn; hoa; cây cảnh). Đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng trên/ha/năm như sản xuất hoa lan, hoa ly... Huyện đã đưa được những giống cây con có giá trị cao vào đồng ruộng nhằm cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp cho Thủ đô; quy hoạch và xây dựng được 6 cụm công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định. Nhờ vậy, đến cuối năm 2013 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 10,98 %, giá trị thu nhập
  • 28. 28 ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 236 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 23,5 triệu đồng. Về xây dựng CSHT, huyện đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách hỗ trợ của thành phố trong xây dựng NTM. Lãnh đạo huyện đã quyết định vận động các doanh nghiệp cung ứng vật liệu theo hình thức trả chậm để ứng trước vật liệu cho nhân dân xây dựng đường xóm, ngõ, đường giao thông nội đồng, đường trục thôn… Nhờ đó, toàn huyện đã xây dựng được 22 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường; 136,7 km đường ngõ, xóm; 80,6 km đường trục chính nội đồng với tổng vốn đầu tư 317,4 tỷ đồng; tiết kiệm được 234,5 tỷ đồng so với dự toán ban đầu; trong đó nhân dân đóng góp 145,6 tỷ đồng bằng 413.722 ngày công và hiến 2.129 m2 đất; có 25 doanh nghiệp ủng hộ nhân công, máy là 51,77 tỷ đồng, doanh nghiệp ủng hộ nhiều nhất là 2,7 tỷ đồng. Rút kinh nghiệm của các xã, các huyện đã và đang thực hiện huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM, Đảng bộ và Chính quyền huyện Thường Tín cần đưa ra các giải pháp thiết thực và phù hợp trong việc vận dụng những kinh nghiệm hay để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM một cách có hiệu quả, tránh gặp phải tình trạng hạn chế như ở các địa phương nói trên. 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín Một là, về nguồn nhân lực trên địa bàn: Số lao động ở huyện Thường Tín qua đào tạo chiếm 30,69% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất thấp trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Huy động nguồn lực cho xây dựng NTM được triển khai thành công là một kinh nghiệm tốt của huyện Thường Tín trong việc định hướng cho chiến lược phát triển nông thôn nói chung và phát triển nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Theo đó, huyện đã đề cao và nhấn mạnh yếu tố
  • 29. 29 “phát triển tinh thần của nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ kết hợp với đào tạo và sự cởi mở, thông thoáng của chính sách để tạo động lực mạnh mẽ về tinh thần cho người dân nông thôn, phát huy nguồn nội lực to lớn tiềm tàng của người dân nông thôn. Đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho người lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Nhà nước có kế hoạch chủ động xây dựng và công bố các định hướng phát triển kinh tế trong dài hạn, trung hạn, cũng như ngắn hạn trên quy mô cả nước và từng vùng, triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ cho lực lượng lao động nông nghiệp trẻ, chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn cho người lao động nông thôn để tạo ra năng lực làm việc có năng suất lao động cao. các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế có trách nhiệm đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia cùng chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau trong triển khai các chương trình đạo tạo nghề cho người lao động mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng. Trên cơ sở đó, hình thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của từng ngành và lĩnh vực kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực để thực hiện CNH, HĐH. Các cấp cần thường xuyên theo dõi sự biến chuyển của cơ cấu kinh tế để điều chỉnh kịp thời công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho các ngành đang và sẽ hình thành, kết hợp đào tạo lại người lao động ở những ngành bị mất đi để giúp họ có đủ năng lực chuyển sang hoạt động ở các ngành kinh tế mới. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được đặt trong tổng thể chính sách phát triển nguồn nhân lực do yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế. Đây chính là sự gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế với phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn. Sự định hướng đúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới kết quả phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng thời làm cho các chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn phù hợp với quy luật và ngược lại.
  • 30. 30 Cần kết nối các chuyên gia với các nhà nông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đó, bổ nhiệm những người này vào các vị trí tư vấn và giám hộ cho các đối tượng lao động trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan tới nông nghiệp. Chính sách chi tiêu cho phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng, phải được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách đầu tư công. Kinh nghiệm từ các huyện cho thấy, sự thành công trong phát triển nguồn nhân lực nông thôn phụ thuộc rất lớn vào quan điểm và mức độ chi tiêu của nhà nước vào giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động chuẩn bị bước vào nghề cũng như đang làm việc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, nội dung, ý nghĩa, cách làm trong xây dựng NTM mới nhằm tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Hai là, quá trình huy động vật lực cho xây dựng NTM đối với Thường Tín cần thấy rõ thế mạnh của huyện là nguồn tài nguyên cát có trữ lượng lớn, phục vụ cho xây dựng và các công trình giao thông; Nguồn tài nguyên đất màu mỡ thích hợp trồng lúa nước và các loại hoa màu. Nguồn tài nguyên nước rất lớn từ sông Hồng phục vụ cho thủy lợi đảm bảo công tác tưới tiêu trong toàn huyện. Tuy nhiên hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu tiêu nước khi xẩy ra mưa lớn. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, đòi hỏi phải lựa chọn các ngành công nghiệp sạch hoặc các ngành công nghiệp ít nguy hại cho môi trường là vấn đề không phải dễ dàng. Những năm gần đây, việc phát triển CN-TTCN đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện chưa nhiều, cần có biện pháp khuyến khích phát triển huy động nguồn lực này.
  • 31. 31 Ba là, trong công tác huy động tài lực trên địa bàn huyện Thường Tín, kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn huyện những năm gần đây cho thấy khả năng huy động nguồn ngân sách để đầu tư cho chương trình xây dựng NTM là rất hạn hẹp. Do vậy, để có nguồn vốn ngân sáchđầu tư cho xây dựng NTM cần phải có cơ chế, chính sách và cách làm đặc thù để huy động nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là các nguồn thu từ đất như cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Nhìn chung hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn huyện Thường Tín đã đạt yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, sự liên kết hợp tác giữa các loại hình tổ chức sản xuất còn chưa chặt chẽ và hiệu quả.Việc mở rộng phát triển các mô hình kinh tế trang trại hiện nay còn gặp một số khó khăn: Khó khăn về mặt bằng sản xuất, khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do thị trường diễn biến thất thường. Ngoài ra, ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác hết. Các di tích lịch sử, các điểm đến của khách du lịch chưa được đầu tư đúng mức, số khách du lịch đến huyện chưa nhiều. Các làng nghề ở huyện cũng chưa phát huy được hết thế mạnh để tăng nguồn lực cho quá trình xây dựng NTM. Trong thời gian thực hiện xây dựng NTM, huyện đã tập huy động các nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thông qua đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đẩy mạnh ứng dụng KH-KT mới vào sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí đầu vào cho người dân; làm tốt dịch vụ sản xuất, cung ứng giống, phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Mặc dù vài năm trở lại đây, người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do giá cả vật tư, phân bón tăng cao, thậm chí ở một số nơi, người dân không còn“mặn mà” với đồngruộng, nhưng với phương châm không để trống ruộng, ngành nông nghiệp huyện đã tích cực triển khai đưa mô hình lúa lai chất lượng cao vào sản xuất tại một số xã trên địa bàn
  • 32. 32 huyện, hỗ trợ để người dân phát huy được những thế mạnh sẵn có, tích cực hưởng ứng và cùng nhau xây dựng NTM. * * * Huy động nguồn lực để xây dựng NTM là vấn đề hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp đến thành công của chương trình xây dựng NTM. Cùng với các giải pháp khác, việc huy động có hiệu quả các nguồn lực sẽ mang lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn nói chung, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Đây là tiền đề cơ bản để xây dựng mỗi địa phương thôn, xã ngày một văn minh, giàu mạnh. Việc làm rõ những khái niệm, đặc điểm về nông thôn, lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới là cơ sở, tiền đề khoa học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan. Qua đó có thể khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của nó trong công cuộc đẩy mạnh phát triển xây dựng NTM. Hệ thống lý luận về huy động nguồn lực để phát triển của các nhà kinh tế học hiện đại gần đây đã chỉ rõ sự tồn tại tất yếu của công cuộc xây dựng NTM trong nền kinh tế thị trường. Những nghiên cứu cơ bản về huy động nguồn lực để phát triển KT-XH nói chung và xây dựngNTM nói riêng sẽ góp phầnbổ sungvào hệ thống lý luận và làm cơ sở trong việc đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng NTM ở huyện ThườngTín. Tuynhiên, đểcó cái nhìn thực tiễn hơn về tình hình huy độngnguồnlực thì việc nghiên cứulàm rõ thực trạng côngtác triển khai các hình thức huy động như như thế nào và cụ thể hơn là xác định thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua là một vấn đề hết sức quan trọng. Đó cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong Chương 2: “Thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín”.
  • 33. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Thường Tín. Về vị trí địa lý: Huyện Thường Tín nằm dọc Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 19 km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; phía Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với dải ngăn cách tự nhiên là sông Hồng; phía Tây giáp huyện Thanh Oai. “Huyện Thường Tín có tổng diện tích 127,39 km2, gồm 28 xã và 1 thị trấn. Dân số năm 2010 là 223.804 người” ” [42, tr.6]. Thường Tín nằm gần với các trung tâm kinh tế lớn, ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô. Điều kiện thuận lợi này đã giúp cho Thường Tín và vùng phụ cận trở thành đầu mối giao thông, địa phận thực hiện trung chuyển các loại hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Về diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình: Thường Tín là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 5 - 8m. Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề mặt địa hình của phần lớn diện tích trong đồng thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị úng lụt vào mùa mưa. Tại các khu đồng thấp, do tập quán giữ nước trồng lúa đã làm cho đất bị gley. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo sông lớn có hiện tượng xói lở, chia cắt làm bề mặt thay đổi về hình dạng vùng cũng như diện tích khu đất này Về khí hậu, thời tiết: Thường Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600-1.700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8 và tháng 9.
  • 34. 34 Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.000 - 8.5000C. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.741 giờ, có điều kiện thích hợp để canh tác nhiều vụ trong năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 92% và độ ẩm thấp nhất là 60%. “Thường Tín chịu ảnh hưởng của 2 loại gió là gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió tây, tây nam”[42, tr.7]. Về thủy văn: Địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ. Sông Hồng nằm ở phía đông chạy theo ranh giới huyện Thường Tín, với chiều dài khoảng 20 km, đóng vai trò quan trọng về giao thông đường thủy, là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Sông Nhuệ nằm ở phía tây, cũng là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tô Lịch chảy qua với chiều dài 12km. Hệ thống sông ngòi tự nhiên được nối với nhau bởi khá nhiều sông, kênh dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông thủy. Đồng thời, hệ thống sông cũng tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ. * Các đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội Về tài nguyên đất: Thổ nhưỡng huyện Thường Tín chủ yếu được bồi đắp bởi 2 sông chính là sông Nhuệ và sông Hồng, được chia làm 5 loại chính như sau: Một là, đất cát trắng “có diện tích khoảng 122,22 ha chiếm 0,96% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở xã Tự Nhiên”[42, tr7]; Hai là, đất phù sa trung tính có diện tích khoảng 171,56 ha chiếm 1,34% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, được phân bố ở các xã có diện tích nằm ngoài đê như Tự Nhiên, Ninh Sở, Thống Nhất, Hồng Vân, Chương Dương, Lê Lợi, Vạn Điểm; Ba là, đất phù sa chua có diện tích khoảng 6.059,48 ha, chiếm 57,45% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố tập trung ở
  • 35. 35 trong đê, có trên tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Bốn là, đất phù sa trung tính gley có diện tích khoảng 1.711,06ha chiếm 13,40% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất phân bố trong đê, trên địa bàn các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Nhị Khê, Hiền Giang, Hòa Bình, Văn Bình, Văn Phú, Tân Minh, Dũng Tiến, Duyên Thái, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Quất Động, Liên Phương, Minh Cường, Văn Tự; Năm là, đất phù sa gley chua có diện tích khoảng 386,92 ha chiếm 3,03% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố trong đê, có trên địa bàn các xã Dũng Tiến, Thắng Lợi, Tân Minh, Tiền Phong, Khánh Hà. [42,Tr.8] Nhìn chung, nền thổ nhưỡng huyện Thường Tín thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp. Về tài nguyên nước: Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều. Nguồn nước mặt đang sử dụng chủ yếu lấy từ sông Hồng qua trạm tưới Hồng Vân. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng nước tốt, rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Sông Nhuệ vừa là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cũng vừa là nguồn tiêu thoát nước chủ yếu của huyện. Trên địa bàn huyện còn có một số sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Hòa Bình. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Thường Tín còn có các ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nhu cầu cung cấp nước tại chỗ. Nguồn nước ngầm ở Thường Tín có 3 tầng: Tầng chứa không áp có chiểu dày chứa nước thay đổi từ 7,5m - 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng… ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng nước không áp và áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa 2 tầng qh và qhl có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông
  • 36. 36 Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m- 84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn. [42, tr.9] Về tài nguyên nhân văn: Các hoạt động văn hóa ngày càng phong phú, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển văn hóa được triển khai thường xuyên, tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân. “Đến năm 2013, toàn huyện có 43.240 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (74,72%); có 88/169 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa” [13, tr.9]. Công tác thông tin tuyên truyền hoạt động tốt, phục vụ các chương trình, mục tiêu, các ngày lễ, kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú. Hàng năm, các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức trang trọng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa, tạo sự gắn bó, đoàn kết cộng đồng. Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa thể dục thể thao; cơ sở vật chất, sân chơi, dụng cụ luyện tập từng bước được quan tâm xây dựng… Hiện tại trên địa bàn huyện có tổng số 44 làng nghề (được UBND tỉnh Hà Tây trước đây công nhận làng nghề truyền thống) như: Đồ mộc dân dụng (thôn Đinh Quán, Phụng Công); điêu khắc (thôn Thượng Cung, Nhân Hiền); bông len thôn Trát Cầu; dệt đũi tơ tằm thôn Cống Xuyên; thêu (thôn Hướng Dương, Khoái Nội, Bình Lăng, Đào Xá, Phương Cù, Một Thượng, Từ Vân, Đình Tổ, Xóm Bến, Cổ Chất, Đông Cứu, Ba Lăng, Quất Động, Lưu Xá, Bì Hương, Quất Tỉnh, Đô Quan, Nguyên Bì, Đức Trạch, Quất Lâm, Gia Khánh); tre đan (thôn Xâm Dương I, Xâm Dương II, Xâm Dương III, Đại Lộ, Bằng Sở); kim khí thôn Liễu Nội; cơ khí thôn Nguyên Hanh; mộc cao cấp thôn Vạn Điểm; đồ gỗ mỹ nghệ thôn Đặng Xá; tiện gỗ (thôn Nhị Khê, Trung Thôn); bánh dày thôn Thượng Đình; sơn mài (thôn Hạ
  • 37. 37 Thái, Duyên Trường); làm lược sừng thôn Thụy Ứng; sinh vật cảnh (thôn Cơ Giáo, Xâm Xuyên). 2.2. Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín 2.2.1. Tình hình huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín * Các cơ chế chính sách ban hành: Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã có Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại văn bản số 21- Ctr/TU ngày 31/10/2010 và Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Huyện Thường Tín về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020. Chỉ thị 16/CT-T ngày 24/7/2013 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 03- NQ/TU của BCH Đảng bộ thành phố (khóa XVII) về chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020. UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày 02/3/2011, về việc phê duyệt mô hình điểm NTM trên địa bàn huyện Thường Tín. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, huyện đã tổ chức học tập, hội thảo, lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân huyện Thường Tín về kế hoạch triển khai chi tiết cụ thể. Trong đó làm rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng địa phương; thống nhất được những nội dung công việc do dân làm, những nội dung công việc Nhà nước hỗ trợ, dân tham gia đóng góp xây dựng; những nội dung được Nhà nước đầu tư, xác định đối tượng phải tham gia đóng góp, mức đóng góp, hình thức đóng góp... Để tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, huyện Thường Tín đã ban hành nhiều chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư cho nông thôn. Các chính sách tập trung vào việc tạo sức hấp dẫn đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính, ưu tiên các nguồn vốn ngân sách cho phát triển KT-XH nông thôn. Cụ thể một số cơ chế, chính sách chủ yếu đã ban hành:
  • 38. 38 Về các chính sách về huy động, phát triển GTNT, nâng cấp bến phà: Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình GTNT trên địa bàn huyện Thường Tín; Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND tỉnh Hà Tây cũ Quy định hỗ trợ nâng cấp bến phà Mễ Sở và bến phà Bình Minh; Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 V/v hỗ trợ xi măng làm đường GTNT thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Thường Tín năm 2012. Về các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND thành phố Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2015. Về chính sách tăng cường, huy động vốn phát triển hạ tầng chợ, hạ tầng cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 của UBND thành phố về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín đến năm 2020; Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 4/9/2009 của UBND huyện Thường Tín về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện Thường Tín; Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 và Quyết định số 85/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND huyện Thường Tín ban hành Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển TTCN và làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín. Về các chính sách tăng cường, huy động vốn cho lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội: Quyết định số 3373/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND thành phố về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 11/2009/QĐ.UBND ngày 15/01/2009 của UBND thành phố về việc cơ chế chính sách xây dựng thiết chế văn hoá thông tin thể thao đạt chuẩn Quốc gia cơ sở, huyện Thường Tín đến năm 2015; Quyết định
  • 39. 39 số 6363/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND thành phố phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Thường Tín đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nhìn chung, các chính sách cơ bản phù hợp với địa phương, đã phát huy vai trò là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, kích thích các thành phần tham gia phát triển kinh tế. Đảng bộ và chính quyền huyện Thường Tín cần triển khai tích cực, tuyên truyền tới toàn thể nhân dân hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành, góp phần huy động hiệu quả các nguồn lực cho quá trình xây dựng NTM trên địa bàn. * Tình hình huy động nguồn nhân lực Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số của huyện là 223.804 người, trong đó dân số thành thị 6.735 người, chiếm 3,01% (tập trung ở thị trấn); dân số nông thôn 217.069 người, chiếm 96,99%. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.756 người/km2 [4, Tr.10]. Chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Bảng 1. Dân số và biến động dân số Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Dân số trung bình hàng năm (người) 195.423 206.124 223.804 Phân theo giới tính Nam 95.757 101.001 109.369 Nữ 99.666 105.123 114.436 Phân theo khu vực Thành thị 5.983 6.266 6.735 Nông thôn 189.440 199.858 217.069 Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 12,1 11,2 12,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2010 Toàn huyện có 124.010 lao động, chiếm 55,41% dân số. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Công tác đào tạo nghề cho người lao động
  • 40. 40 luôn được chú trọng. Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Đối với hệ thống giáo dục: Đội ngũ giáo viên mầm non có 760 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 91,5%. Giáo viên tiểu học có 577 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 95,5%. Giáo viên THCS có 571 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 94,3%. Đến năm 2012, tỷ lệ học sinh độ tuổi mầm non được huy động đến trường đạt 74,1%, tỷ lệ học sinh độ tuổi tiểu học tiểu học được huy động đến trường đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc THPT đạt 81,16%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ các trường đại học đạt 26,1% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề tại các trường đào tạo nghề là 50,1%. Hiện tại, ở khu vực nông thôn có trên 43% lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn. Đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế xã có 127 người, trong đó có 13 Bác sĩ (bình quân mỗi xã chưa có được 1 bác sĩ), 38 y sĩ, 61 kỹ thuật viên, 8 dược sĩ, 7 dược tá. Ngoài ra còn có 96 cơ sở y tế tư nhân với 152 người hành nghề được cấp phép. Mạng lưới y tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được chú trọng phát triển. Hiện có 78.603 người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, chiếm 42% dân số. Về cơ cấu và trình độ lao động của huyện: Nguồn lao động toàn huyện năm 2005 đến năm 2012 có tỷ lệ tăng 2,96%/năm. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2005 có 87.250 người, năm 2012 có 101.617 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp nhưng giảm chậm. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 46,84% năm 2005 xuống còn 44,07% vào năm 2012. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực CN-TTCN-XD tăng từ 30,72% năm 2005 lên 31,75% vào năm 2012. Tỷ trọng lao động trong lĩnh thương mại, dịch vụ tăng từ 22,43%
  • 41. 41 năm 2005 lên 24,17% vào năm 2012. Bảng 2: Cơ cấu và trình độ lao động nông thôn TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2012 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) I Lao động trong độ tuổi 94990 106764 II Lao động đang làm việc 87250 91,85 101617 95,18 1 Nông nghiệp 40872 46,84 44787 44,07 2 CN-TTCN và xây dựng 26805 30,72 32266 31,75 3 Thương mại - dịch vụ 19573 22,42 24564 24,18 III Trình độ lao động 1 Đã qua đào tạo 38230 40,25 46814 43,85 2 Chưa qua đào tạo 56760 59,75 59950 56,15 IV Lao động thiếu việc làm 7740 8,15 5147 4,82 Nguồn:Chicục Thống kê huyện Thường Tín (2011) Về chất lượng lao động nông thôn huyện Thường Tín: Năm 2005, số lượng lao động nông thôn đã qua đào tạo là 40,25% tổng số lao động. Năm 2012, con số này tăng lên 43,85%. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và sự phát triển rất nhanh các tiến bộ KH-KT vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn huyện Thường Tín khá đa dạng nhưng hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất khá phổ biến. Ở lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ đang từng bước phát triển theo hướng mở rộng quy mô. Năm 2012 tại 28 xã có 25.480 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 1,75 lao động. Kinh tế trang trại cũng đang từng bước phát triển. Đến năm 2012, toàn vùng có 188 trang trại, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và thủy sản, các trang trại trồng trọt có ít.
  • 42. 42 Các loại hình kinh tế hợp tác như các tổ hợp tác chưa phát triển mạnh. Đến nay toàn vùng có 28 HTX dịch vụ nông nghiệp nhưng chỉ có 1 HTX sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung các HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp đều hoạt động có hiệu quả nhưng hiệu quả kinh tế chưa thật cao. Lĩnh vực CN-TTCN-XD có 200 doanh nghiệp CN-TTCN nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Số HTX trong lĩnh vực CN- TTCN có 10 HTX, trong đó có 7 HTX sản xuất TTCN và 3 HTX dịch vụ phục vụ phát triển các ngành TTCN. Toàn vùng có 6.325 hộ cá thể tham gia các hoạt động CN-TTCN-XD Tronglĩnh vực TM-DV và du lịch có 280 doanh nghiệp TM-DV, chủ yếu là các công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhìn chung, các doanh nghiệp TM-DV đều có quy mô nhỏ. Đến năm 2012, toàn huyện có 11 HTX TM-DV hoạtđộngcó hiệu quả. Số hộ cá thể kinh doanh TM- DV cũng tính đến năm 2012 là 5.060 hộ và đều có thu nhập ở mức độ khá. Kết quả công tác giảm nghèo trong những năm qua đạt kết quả đáng kể. Năm 2012 theo chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Thường Tín, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,95%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo phânbố không đềugiữa các xã. Trênđịa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao là Dũng Tiến, Hiền Giang và Hồng Vân. Ngoài ra nhiều địa phương coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện công trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, kết hợp với khơi thông hệ thống thoát nước; tổ chức các tổ, HTX tham gia vệ sinh nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt nông thôn. Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung ''Làng văn hóa'', giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê nông thôn. Nguồn nhân lực ở huyện có nhiều lợi thế để huy động cho xây dựng NTM nhưng các lực lượng huy động còn chưa đồng đều ở các tổ chức cũng như ở từng địa phương nhằm đóng góp công sức tham gia xây dựng NTM, đồng thời có biện pháp tích cực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và chất