SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2015,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Phần I. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Quan điểm chỉ đạo.
Chương trình giảm nghèo luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho
công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban
hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm
đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Thực hiện chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn hướng dẫn của các Bộ, ngành
Trung ương, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, về
giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch cụ
thể để triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Các văn bản, chính sách hỗ
trợ, trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng
được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ
thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với
mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo.
Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh cũng
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo. Chính vì vậy,
công tác tuyên truyền luôn là một trong những nội dung được các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm
tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân, đặc biệt là người nghèo,
người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu
về giảm nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giầu của nhân dân nhất là với các
hộ nghèo. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trung
vào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo của cấp
uỷ, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham gia của người dân, người nghèo trong
các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách về giảm nghèo, giới thiệu kinh
nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu
quả để nhân rộng.
Hằng năm, UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn
nâng cao năng lực, phố biến các chính sách mới về giảm nghèo, bảo trợ xã hội cho cán
bộ làm công tác giảm nghèo của các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo UBND, cán bộ
Lao động TB và XH các xã, phường, thị trấn và các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn,
xóm trên địa bàn toàn tỉnh. Trang bị, cấp phát tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo,
cập nhật các chính sách mới thường xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quá
trình thực hiện ở cơ sở. Tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảm nghèo nâng
cao nhận thức của người dân về thực hiện Chương trình giảm nghèo.
Qua công tác tuyên truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân
nói chung và người nghèo nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận
cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các cấp, từ đó giáo dục ý
thức tự lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để xoá được đói, giảm được
nghèo, một số trở thành hộ khá, hộ giàu.
2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân nghèo
2.1. Về khó khăn, hạn chế:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo ở một số địa phương còn hạn chế,
còn một số cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc lồng
ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với Chương trình giảm nghèo ở một
số địa phương còn ít.
- Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt
là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính
sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước,
nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cở sở gặp nhiều khó khăn,
- Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao,
nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các
vùng, khu vực trong Tỉnh; vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có điều kiện để giảm
nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền, địa phương.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng
trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều kiện tự nhiên, địa hình
các huyện miền núi, hải đảo của Tỉnh phức tạp, đi lại khó khăn. Phong tục tập quán
của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh
tác còn thấp kém.
- Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn
chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa
tương xứng với tiềm năng của một số địa phương.
- Công tác phối kết hợp giữa các Sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực sự chặt chẽ và
đồng bộ. Công tác kiểm tra giám sát của các cấp trong việc triển khai thực hiện
chương trình còn hạn chế.
- Chưa có sự phối hợp lồng ghép giữa công tác cho vay vốn với công tác
khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nên việc sử dụng vốn vay
của hộ nghèo còn kém hiệu quả...
2.2. Về nguyên nhân nghèo:
+ Với đặc trưng của các huyện, xã thuộc khu vực miền núi, trung du và hải đảo
bị chia cắt bởi đồi núi, sông ngòi... giao thông khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế,
khu vực này tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ nghèo còn
cao (như các huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu và 54 xã thuộc vùng khó khăn...), người
dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp...
+ Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc nắm bắt
khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và làm việc
theo các phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu; trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết
vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông
người ăn theo (đông con, những còn nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; cờ bạc rượu
chè, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng
không có việc làm; Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội...;
+ Một bộ phận nhỏ còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước… Đặc
biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có
con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần…).
3. Kết quả giảm nghèo:
Ngay từ đầu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu giảm hộ nghèo của Tỉnh đã được
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đề ra, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo
giảm 1,1%/năm. Sau ba triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo (2011-2013)
(theo chuẩn nghèo mới - Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về vệc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh đã giảm đáng kể, cụ thể:
Đầu giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 7,68% (kết quả tổng điều tra
rà soát tháng 10/2010), đến cuối năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,89%,
cuối năm 2012 giảm còn 3,52% (bình quân mỗi năm giảm 2,08% vượt 0,98%/năm so
với mục tiêu).
Đến năm cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 7.887 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,42% so
với tổng số hộ dân, trong đó:
- Khu vực thành thị: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 3.107 hộ (chiếm 1,03%), đến
cuối năm 2013 giảm xuống còn 1.396 hộ, chiếm 0,43% so với số hộ dân khu vực
thành thị.
- Khu vực nông thôn: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 19.943 hộ (chiếm 6,64%),
đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 6.495 hộ, chiếm 2,0% so với số hộ dân khu vực
nông thôn.
- Khu vực miền núi, dân tộc thiểu số: Đầu giai đoạn có 54 xã thuộc vùng khó
khăn có số hộ nghèo là 12.669 (chiếm tỷ lệ 34,75% tổng số hộ của khu vực), trong đó
24 xã thuộc Chương trình 135 chiếm tỷ lệ nghèo là 63,4% tương đương 8.451 hộ
nghèo. Đến cuối năm 2013, số hộ nghèo của 54 xã vùng khó khăn còn 4.594 hộ,
chiếm 11,32% tổng số hộ dân trong khu vực; đối với các xã thuộc chương trình 135,
đến cuối năm 2013 có 25 xã với số hộ nghèo là 3.343 hộ, chiếm 20,93% tổng số hộ
dân trong khu vực.
Phần II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN
TỚI
I/ Mục tiêu chung
Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo
(sau đây gọi chung là đối tượng nghèo), ưu tiên các đối tượng nghèo thuộc vùng khó
khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu
số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn;
góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định
và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản cho đối tượng nghèo.
Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tượng
thụ hưởng các chính sách trợ giúp của xã hội. Là một trong những địa phương đi đầu
trong công tác giảm nghèo bền vững.
1/ Mục tiêu cụ thể
- Huy động các nguồn lực trợ giúp cho hộ nghèo, hộ thuộc diện không thể thoát
nghèo (gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không
có sức lao động); phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn
nghèo Quốc gia.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều
kiện sống của đối tượng nghèo; tạo điều kiện để đối tượng nghèo được tiếp cận ngày
càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thông qua các chiến lược, chương trình, kinh tế xã hội, đảm bảo hợp lý về
chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, khuyến khích tăng hộ
khá, giàu, giảm hộ nghèo.
2/ Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được
2.1. Đến năm 2015
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2,18%1
(theo chuẩn hộ nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011-2015);
- Duy trì 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm
y tế miễn phí;
- Duy trì 100% trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông là con hộ nghèo, hộ cận
nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định về học phí, chi phí học tập, ăn
trưa tại trường;
- Duy trì 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ,
kịp thời các chính sách theo quy định, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Duy trì 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản, cán bộ Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực
1
Theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XIII (bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,1%.
hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia của
người dân; phát triển cộng đồng.
2.2. Đến năm 2020
- Phấn đấu 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ cận
nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
- Thực hiện nâng chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn chuẩn nghèo của Trung ương
quy định 30%2
;
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 0,7%3
; thu nhập bình quân
của hộ nghèo tăng trên 4 lần so với năm 2010; Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo theo
chuẩn nghèo quốc gia4
;
- Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà dột nát5
;
- Thu nhập của những hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 đến 20%/năm; bình
quân mỗi năm có 10% số hộ tham gia mô hình thoát nghèo;
- Bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cho những xã có tỷ
lệ hộ nghèo từ 7% trở lên, huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở lên6
.
3/ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Công tác giảm nghèo phải được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và ở mỗi địa phương.
2. Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ,
đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế,
chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực.
3. Để bảo đảm tính hiệu quả của chương trình giảm nghèo, cần tăng cường hơn
nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội
và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; Nhà nước hỗ trợ, nhưng cần xác định
giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, phải làm cho người nghèo,
hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát
2
Chỉ tiêu được ghi trong Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị
quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012 - 2020”;
3
Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 27/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4
Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”;
5
Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”;
6
Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”;
nghèo bền vững. Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng đắn trách nhiệm
thực hiện giảm nghèo, chung tay thực hiện, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững.
4. Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, tập trung hỗ trợ chăm lo để
từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống
của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo; chú
trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng
cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm
nghèo và thoát nghèo bền vững.
5. Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư
khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các đơn vị, doanh nghiệp trên
địa bàn đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao.
6. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các
cấp trong giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020, xây dựng các cơ chế chính
sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương,
tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn
với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ
lệ hộ nghèo cao.
7. Bằng các biện pháp và hình thức tuyên truyền hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ
lại, mong muốn thuộc diện hộ nghèo để thụ hưởng các chế độ chính sách của nhà
nước. Cần phân loại các nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể. Tăng dần các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách đối với các hộ thoát nghèo để mua
phương tiện, cây con giống phát triển sản xuất nhằm khuyến khích họ vươn lên thoát
nghèo bền vững. Giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số
nhóm đối tượng cụ thể.
8. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá trên tinh thần công
khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, tránh phô
trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử
dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng
cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và
coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm nghèo; chú
trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ
làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong
giai đoạn mới.
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1/ Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia và
của tỉnh);
- Người thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên những đối
tượng là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em;
- Hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo;
- Xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo; xã thuộc vùng khó khăn; xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
2/ Phạm vi Chương trình
Chương trình giảm nghèo thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; một số chính sách,
dự án được tập trung ưu tiên đầu tư cho những đối tượng, địa bàn đặc thù.
III/ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1/ Nguyên tắc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hằng năm thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình
hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đảm bảo công khai, dân chủ.
- Sau khi có kết quả rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (có phân tích
nguyên nhân nghèo của từng hộ gia đình,…), tổ chức nhập thông tin vào phần mềm
quản lý theo dõi hộ nghèo hằng năm.
- Tuy nhiên để tránh tư tưởng ỷ lại của người dân, lợi dụng chính sách không
muốn vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào chính sách của nhà nước. Khi tiến hành rà
soát, các địa phương vẫn điều tra, rà soát thực hiện phân loại để làm cơ sở đưa ra hội
nghị của thôn, bản, khu phố bình xét cụ thể đối với các trường hợp:
+ Hộ gia đình chỉ có 2 vợ chồng trẻ (tuổi đời dưới 40 tuổi), mọi thành viên
trong gia đình đều khỏe mạnh (trong gia đình không có: người khuyết tật, người bị
bệnh ốm đau dài ngày, người già có trách nhiệm phải phụng dưỡng,…), có đủ sức
khỏe để lao động sản xuất, có tư liệu sản xuất nhưng lười lao động.
+ Hộ gia đình chỉ có người cao tuổi, nhưng có người có nghĩa vụ phải phụng
dưỡng (con cháu) có đời sống kinh tế khá, giàu có, nhưng muốn tách hộ cho người
cao tuổi ra ở riêng để lợi dụng thụ hưởng chính sách của Nhà nước.
+ Các hộ gia đình nghèo do nguyên nhân nghiện rượu, chơi cờ bạc.
* Thời gian triển khai thực hiện từ năm 2015.
2/ Nâng chuẩn nghèo của Tỉnh cao hơn chuẩn nghèo Quốc gia
Để mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo giảm nghèo bền
vững, Tỉnh thực hiện nâng chuẩn nghèo của Tỉnh cao hơn 30% so với chuẩn nghèo
Quốc gia quy định từng thời kỳ7
. Mức chuẩn nghèo của Tỉnh dự kiến nâng lên bằng
mức chuẩn hộ cận nghèo hiện tại của Quốc gia).
7
Chuẩn nghèo Quốc gia:
1) Hộ nghèo:
- Ở khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2) Hộ cận nghèo:
- Ở khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
* Thời gian thực hiện từ năm 2016.
3/ Bổ sung ban hành một số chính sách mới của Tỉnh
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng thời điểm cụ thể, Tỉnh sẽ xem xét
ban hành các chính sách mới theo thẩm quyền để hỗ trợ các đối tượng nghèo vươn lên
thoát nghèo bền vững, cụ thể:
3.1/ Trợ cấp đối với những hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo
Thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho các thành viên trong hộ nghèo không
có khả năng thoát nghèo.
a. Đối tượng được thụ hưởng: Các thành viên của những hộ gia đình không có
khả năng thoát nghèo.
b. Chính sách trợ cấp
- Trợ cấp hằng tháng đối với các thành viên thuộc các hộ gia đình;
- Mức trợ cấp hằng tháng bằng mức chuẩn của Tỉnh quy định đối với các đối
tượng bảo trợ xã hội theo từng thời kỳ.
3.2/ Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển sản xuất khuyến khích các hộ vươn lên
thoát nghèo
a. Đối tượng và điều kiện
- Là hộ nghèo mới thoát nghèo (theo chuẩn nghèo quy định từng thời kỳ).
- Chủ động đăng ký thoát nghèo trước khi được bình xét đưa ra khỏi danh sách
hộ nghèo của địa phương.
b. Chính sách hỗ trợ
Hỗ trợ phương tiện, tư liệu sản xuất cho các hộ thoát nghèo. Mức hỗ trợ từ 5
đến 10 triệu đồng/hộ, thực hiện hỗ trợ bằng hiện vật. Hỗ trợ ngay sau năm thoát
nghèo, mỗi hộ chỉ được xem xét hỗ trợ một lần.
3.3/ Biểu dương khuyến khích các hộ vươn lên thoát nghèo
a. Đối tượng và điều kiện
- Là hộ nghèo mới thoát nghèo (theo chuẩn nghèo quy định từng thời kỳ).
- Chủ động đăng ký thoát nghèo trước khi được bình xét đưa ra khỏi danh sách
hộ nghèo của địa phương.
b. Chính sách hỗ trợ
- Biểu dương, khen thưởng đối với những hộ từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo;
từ hộ nghèo vươn lên thoát ra khỏi hộ cận nghèo ngay trong năm thoát nghèo. Thực
hiện biểu dương, thưởng tại cấp huyện:
+ 1 triệu đồng/hộ đối với những hộ từ hộ nghèo thoát ra khỏi hộ cận nghèo
ngay trong năm thoát nghèo;
+ 0,5 triệu đồng/hộ đối với những hộ từ hộ nghèo thoát nghèo (vẫn nằm trong
danh sách hộ cận nghèo ngay trong năm thoát nghèo);
- Thực hiện ngay sau năm thoát nghèo. Mỗi hộ chỉ được xem xét biểu dương
một lần.
3.4/ Thực hiện cho vay vốn sản xuất kinh doanh đối với những hộ nghèo
theo chuẩn nghèo của Tỉnh
a. Đối tượng thụ hưởng
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh quy định từng thời kỳ.
- Hộ mới thoát khỏi hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia.
b. Chính sách hỗ trợ
Cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đối với những những hộ nghèo
theo chuẩn nghèo của Tỉnh và những hộ mới thoát khỏi diện hộ cận nghèo theo chuẩn
nghèo quốc gia quy định từng thời kỳ; mức vay và lãi suất cho vay bằng mức của nhà
nước quy định cho vay đối với hộ nghèo; thời gian cho vay tối đa không quá 3 năm kể
từ khi thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh. Hằng năm Tỉnh bố trí cân đối
ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Quảng Ninh thực
hiện.
3.5/ Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo
a. Đối tượng: Là các thành viên thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện hộ cận
nghèo và những thành viên thuộc hộ nghèo theo tiêu chí của Tỉnh (nếu có).
b. Chính sách hỗ trợ
- Hỗ trợ tối thiểu 80% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế đối với các thành viên
(chưa được cấp thẻ bảo hiểm từ các chính sách khác).
- Thời hạn thực hiện: 2 năm kể từ khi thoát khỏi cận nghèo để khuyến khích các
hộ thoát nghèo và đảm bảo thoát nghèo bền vững.
3.6/ Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại khi đi chữa bệnh
a. Đối tượng
- Người thuộc hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia);
- Người nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh;
- Người thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo
quốc gia, người thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện nghèo của Tỉnh (trong thời hạn
2 năm kể từ khi thoát nghèo).
b. Chính sách hỗ trợ
Bổ sung, mở rộng thêm đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và tiền đi
lại khi đi khám, chữa bệnh cho các đối tượng như đối với đối tượng thuộc hộ nghèo
được quy định tại Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg
ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo, cụ
thể:
- Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà
nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người
bệnh/ngày.
- Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh
viện cho các đối tượng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến
huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có
nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
3.7/ Bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo
a. Đối tượng
+ Đối với các xã (dự kiến có khoảng 100 xã) có tỷ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên.
+ Đối với các huyện (dự kiến có khoảng 8 huyện) có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở
lên.
b. Chính sách
- Bố trí hợp đồng một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo.
- Mức chi hợp đồng:
+ Đối với cán bộ hợp đồng cấp xã, chi bằng mức lương tối thiểu chung do nhà
nước quy định từng thời kỳ;
+ Đối với cán bộ hợp đồng cấp huyện, chi bằng bậc một của chuyên viên trình
độ đại học (tương đương 2,34).
4/ Tiếp tục triển khai những chính sách hiện hành
4.1/ Hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe
a. Đối tượng: Các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo
Quốc gia và của Tỉnh) quy định từng thời kỳ.
b. Chính sách hỗ trợ
- Củng cố, duy trì và phát triển Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được
thành lập theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo (theo Quyết định số
14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo).
- Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
theo quy định của Nhà nước.
4.2/ Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh con hộ
nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ và của Tỉnh;
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dạy nghề gắn với tạo việc
làm cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm ưu tiên cho lao động nông thôn thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án 1956 trên địa bàn tỉnh.
4.3/ Hỗ trợ vay vốn ưu đãi hộ nghèo
a. Đối tượng thụ hưởng
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia theo từng thời kỳ
b. Chính sách hỗ trợ
- Tiếp tục thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia
theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác, đảm bảo các đối tượng hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn theo qui định);
- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo (theo quy định
tại Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với hộ cận nghèo).
4.4/ Hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở
Rà soát, thống kê lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở (hộ nghèo theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015); Xây dựng hoàn thiện đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà tạm, dột nát.
4.5/ Tiếp tục thực hiện các chính sách khác
- Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 2409/QĐ-TTg ngày
19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009;
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ trợ cấp khó khăn, trợ cấp đột xuất (do thiên tai, hỏa
hoạn và rủi ro bất khả kháng gây ra) và một số chính sách có liên quan đến giảm
nghèo.
4.6/ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo
a. Đối tượng: Thực hiện đầu tư cho 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo (được phê duyệt tại Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày
01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015), cụ thể:
+ Huyện Vân Đồn gồm các xã: Bản Sen, Vạn Yên, Đài Xuyên, Thắng Lợi,
Ngọc Vừng, Bình Dân;
+ Huyện Cô Tô: xã Đồng Tiến.
b. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững, tập
trung vào một số công trình sau:
+ Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và dân
sinh;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục;
+ Đầu tư hệ thống kè, bờ bao chống triều cường, công trình thủy lợi;
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Tăng cường sự tham gia giám sát của người dân và cộng đồng nhằm quản lý
phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, từng bước phát
huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ự xã hội.
4.7/ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
a. Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
b. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
+ Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh
doanh và dân sinh trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa
trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng
đồng ở xã, thôn, bản;
+ Hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn xã;
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa
bàn xã; xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế,
điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn thôn, bản;
+ Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất:
+ Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công
giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất;
+ Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới, gồm: Mô hình
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã;
+ Hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất cao; vật tư sản xuất, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật;
+ Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản
nông sản.
4.8/ Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo
Xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình giảm nghèo để tạo điều
kiện a bàn, từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.
a. Đối tượng tham gia
Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; các hộ sản xuất giỏi vận động để họ tham gia làm
nòng cốt giúp đỡ các hộ nghèo về phương pháp sản xuất, kinh doanh có kết quả tốt,
góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương mình.
b. Chính sách hỗ trợ
- Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; nhân rộng các
mô hình khuyến nông - lâm - ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh theo
hướng sản xuất hàng hóa;
- Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp;
hỗ trợ kết nối hộ nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch
vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
- Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng
cho hộ nghèo ở xã biên giới;
- Thí điểm thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua
thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ;
- Thí điểm thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho
người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;
- Thí điểm thực hiện mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong
tổ chức thực hiện chương trình;
- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do
các địa phương, các tổ chức đã thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo nhóm hộ thông qua Chương trình 101 cách
thoát nghèo do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện.
4.9/ Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát
đánh giá thực hiện chương trình
Trang bị, bổ sung nghiệp vụ cơ bản về công tác giảm nghèo, nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của
giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững.
a- Nâng cao năng lực
- Đối tượng tham gia: Người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số,
cộng đồng dân cư; đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác
giảm nghèo của các cấp từ huyện đến thôn bản, khu phố và cán bộ một số hội đoàn thể
và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển
khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
- Phối hợp tổ chức lồng ghép với các chương trình khác có liên quan để tổ chức
các buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở nhằm thực hiện đối thoại chính sách, xác định
nhu cầu và năng lực tham gia của người dân;
- Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức các
hội nghị về công tác giảm nghèo.
b- Hoạt động truyền thông
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng
sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát
nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo
cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủ động vươn
lên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các
chính sách giảm nghèo.
c- Hoạt động giám sát, đánh giá
Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai
thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc
theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập
cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện; nâng
cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm
nghèo, cụ thể:
* Đối với cấp tỉnh
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; xây
dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin
theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; in phôi giấy chứng nhận hộ
nghèo, hộ cận nghèo cấp cho các địa phương;
- Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các mô
hình, dự án, chính sách giảm nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán
bộ làm công tác giảm nghèo của cấp huyện và cấp xã; tổng hợp, báo cáo kết quả thực
hiện chương trình giảm nghèo; thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý theo dõi hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
* Đối với cấp huyện
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm
nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối
tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn;
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và đội ngũ
cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
địa bàn;
- Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin
hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp
báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.
* Đối với cấp xã, phường
- Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa
bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa
phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.
- Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tuập huấn về nghiệp vụ giảm
nghèo do các cấp tổ chức.
5/ Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo
5.1/ Tiếp tục thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa
bàn trợ giúp các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
a. Đối tượng: Các xã tại thời điểm xem xét phân công, có tỷ lệ hộ nghèo cao từ
20% trở lên và có số hộ nghèo từ 50 hộ trở lên.
b. Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi nhỏ phục vụ sinh hoạt
hằng ngày của người dân (như giếng, bể chứa nước hợp vệ sinh, cầu, hệ thống kênh
mương thoát nước,…).
- Thăm hỏi tặng quà nhân các dịp lễ tết.
- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế đối với hộ hoặc
nhóm hộ; hỗ trợ thu mua bao tiêu sản phẩm do người dân trên địa bàn sản xuất để
giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Hỗ trợ hệ thống phát thanh, phương tiện nghe, nhìn để phục vụ công tác tuyên
truyền, thông tin về chế độ chính sách, nâng cao nhận thức của người dân.
- Nhận lao động nghèo vào làm việc tại các doanh nghiệp theo khả năng trình
độ của người nghèo.
Thời gian thực hiện: Bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015.
5.2/ Duy trì Chương trình 101 cách thoát nghèo
Tiếp tục vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia tài trợ cho
Chương trình 101 cách thoát nghèo để trực tiếp giúp các hộ được hỗ trợ và thông qua
Chương trình để giúp các hộ khác tiếp cận nhân rộng vươn lên thoát nghèo bền vững.
5.3/ Tiếp tục vận động các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tham gia
ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của tỉnh.
Tích cực xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm
nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các
tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội
hỗ trợ người nghèo. Từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội để trợ giúp có hiệu
quả cho người nghèo, hộ nghèo và các đối tượng xã hội yếu thế./.
Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Ninh

More Related Content

Similar to Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung

Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...luanvantrust
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdfNuioKila
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...sividocz
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...sividocz
 
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.docLuận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.docsividocz
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung (20)

Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangĐề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng N...
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.docLuận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.doc
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo tại Huyện ĐắK Mil, Tỉnh ĐắK Nông.doc
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
 

Recently uploaded

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônHongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 

Recently uploaded (20)

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 

Thuc trang va giai phap giam ngheo ben vung

  • 1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Phần I. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN. 1. Quan điểm chỉ đạo. Chương trình giảm nghèo luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Thực hiện chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, về giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Các văn bản, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo. Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền luôn là một trong những nội dung được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân, đặc biệt là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giầu của nhân dân nhất là với các hộ nghèo. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trung vào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham gia của người dân, người nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách về giảm nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng. Hằng năm, UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, phố biến các chính sách mới về giảm nghèo, bảo trợ xã hội cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo UBND, cán bộ Lao động TB và XH các xã, phường, thị trấn và các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm trên địa bàn toàn tỉnh. Trang bị, cấp phát tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo, cập nhật các chính sách mới thường xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quá trình thực hiện ở cơ sở. Tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảm nghèo nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Chương trình giảm nghèo.
  • 2. Qua công tác tuyên truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các cấp, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để xoá được đói, giảm được nghèo, một số trở thành hộ khá, hộ giàu. 2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân nghèo 2.1. Về khó khăn, hạn chế: - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo ở một số địa phương còn hạn chế, còn một số cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với Chương trình giảm nghèo ở một số địa phương còn ít. - Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở,....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hằng năm ở cở sở gặp nhiều khó khăn, - Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, khu vực trong Tỉnh; vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có điều kiện để giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền, địa phương. - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều kiện tự nhiên, địa hình các huyện miền núi, hải đảo của Tỉnh phức tạp, đi lại khó khăn. Phong tục tập quán của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh tác còn thấp kém. - Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của một số địa phương. - Công tác phối kết hợp giữa các Sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác kiểm tra giám sát của các cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế. - Chưa có sự phối hợp lồng ghép giữa công tác cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nên việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo còn kém hiệu quả... 2.2. Về nguyên nhân nghèo: + Với đặc trưng của các huyện, xã thuộc khu vực miền núi, trung du và hải đảo bị chia cắt bởi đồi núi, sông ngòi... giao thông khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, khu vực này tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ nghèo còn
  • 3. cao (như các huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu và 54 xã thuộc vùng khó khăn...), người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp... + Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và làm việc theo các phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu; trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con, những còn nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; cờ bạc rượu chè, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm; Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội...; + Một bộ phận nhỏ còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước… Đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần…). 3. Kết quả giảm nghèo: Ngay từ đầu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu giảm hộ nghèo của Tỉnh đã được Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đề ra, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,1%/năm. Sau ba triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo (2011-2013) (theo chuẩn nghèo mới - Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về vệc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh đã giảm đáng kể, cụ thể: Đầu giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 7,68% (kết quả tổng điều tra rà soát tháng 10/2010), đến cuối năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,89%, cuối năm 2012 giảm còn 3,52% (bình quân mỗi năm giảm 2,08% vượt 0,98%/năm so với mục tiêu). Đến năm cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 7.887 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,42% so với tổng số hộ dân, trong đó: - Khu vực thành thị: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 3.107 hộ (chiếm 1,03%), đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 1.396 hộ, chiếm 0,43% so với số hộ dân khu vực thành thị. - Khu vực nông thôn: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 19.943 hộ (chiếm 6,64%), đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 6.495 hộ, chiếm 2,0% so với số hộ dân khu vực nông thôn. - Khu vực miền núi, dân tộc thiểu số: Đầu giai đoạn có 54 xã thuộc vùng khó khăn có số hộ nghèo là 12.669 (chiếm tỷ lệ 34,75% tổng số hộ của khu vực), trong đó 24 xã thuộc Chương trình 135 chiếm tỷ lệ nghèo là 63,4% tương đương 8.451 hộ nghèo. Đến cuối năm 2013, số hộ nghèo của 54 xã vùng khó khăn còn 4.594 hộ, chiếm 11,32% tổng số hộ dân trong khu vực; đối với các xã thuộc chương trình 135, đến cuối năm 2013 có 25 xã với số hộ nghèo là 3.343 hộ, chiếm 20,93% tổng số hộ dân trong khu vực. Phần II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
  • 4. I/ Mục tiêu chung Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi chung là đối tượng nghèo), ưu tiên các đối tượng nghèo thuộc vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo. Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp của xã hội. Là một trong những địa phương đi đầu trong công tác giảm nghèo bền vững. 1/ Mục tiêu cụ thể - Huy động các nguồn lực trợ giúp cho hộ nghèo, hộ thuộc diện không thể thoát nghèo (gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không có sức lao động); phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia. - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của đối tượng nghèo; tạo điều kiện để đối tượng nghèo được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. - Thông qua các chiến lược, chương trình, kinh tế xã hội, đảm bảo hợp lý về chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, khuyến khích tăng hộ khá, giàu, giảm hộ nghèo. 2/ Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được 2.1. Đến năm 2015 - Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2,18%1 (theo chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015); - Duy trì 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; - Duy trì 100% trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông là con hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định về học phí, chi phí học tập, ăn trưa tại trường; - Duy trì 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản; - Duy trì 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực 1 Theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XIII (bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,1%.
  • 5. hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng. 2.2. Đến năm 2020 - Phấn đấu 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; - Thực hiện nâng chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn chuẩn nghèo của Trung ương quy định 30%2 ; - Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 0,7%3 ; thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng trên 4 lần so với năm 2010; Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia4 ; - Tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà dột nát5 ; - Thu nhập của những hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 đến 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% số hộ tham gia mô hình thoát nghèo; - Bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cho những xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên, huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở lên6 . 3/ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. Công tác giảm nghèo phải được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và ở mỗi địa phương. 2. Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực. 3. Để bảo đảm tính hiệu quả của chương trình giảm nghèo, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; Nhà nước hỗ trợ, nhưng cần xác định giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, phải làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát 2 Chỉ tiêu được ghi trong Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”; 3 Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 27/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4 Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”; 5 Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”; 6 Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”;
  • 6. nghèo bền vững. Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng đắn trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, chung tay thực hiện, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững. 4. Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo; chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. 5. Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao. 6. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các cấp trong giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020, xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao. 7. Bằng các biện pháp và hình thức tuyên truyền hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại, mong muốn thuộc diện hộ nghèo để thụ hưởng các chế độ chính sách của nhà nước. Cần phân loại các nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể. Tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách đối với các hộ thoát nghèo để mua phương tiện, cây con giống phát triển sản xuất nhằm khuyến khích họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm đối tượng cụ thể. 8. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá trên tinh thần công khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, tránh phô trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm nghèo; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới. II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 1/ Đối tượng - Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia và của tỉnh); - Người thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên những đối tượng là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em; - Hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo;
  • 7. - Xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã thuộc vùng khó khăn; xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. 2/ Phạm vi Chương trình Chương trình giảm nghèo thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; một số chính sách, dự án được tập trung ưu tiên đầu tư cho những đối tượng, địa bàn đặc thù. III/ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1/ Nguyên tắc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo - Hằng năm thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đảm bảo công khai, dân chủ. - Sau khi có kết quả rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (có phân tích nguyên nhân nghèo của từng hộ gia đình,…), tổ chức nhập thông tin vào phần mềm quản lý theo dõi hộ nghèo hằng năm. - Tuy nhiên để tránh tư tưởng ỷ lại của người dân, lợi dụng chính sách không muốn vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào chính sách của nhà nước. Khi tiến hành rà soát, các địa phương vẫn điều tra, rà soát thực hiện phân loại để làm cơ sở đưa ra hội nghị của thôn, bản, khu phố bình xét cụ thể đối với các trường hợp: + Hộ gia đình chỉ có 2 vợ chồng trẻ (tuổi đời dưới 40 tuổi), mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh (trong gia đình không có: người khuyết tật, người bị bệnh ốm đau dài ngày, người già có trách nhiệm phải phụng dưỡng,…), có đủ sức khỏe để lao động sản xuất, có tư liệu sản xuất nhưng lười lao động. + Hộ gia đình chỉ có người cao tuổi, nhưng có người có nghĩa vụ phải phụng dưỡng (con cháu) có đời sống kinh tế khá, giàu có, nhưng muốn tách hộ cho người cao tuổi ra ở riêng để lợi dụng thụ hưởng chính sách của Nhà nước. + Các hộ gia đình nghèo do nguyên nhân nghiện rượu, chơi cờ bạc. * Thời gian triển khai thực hiện từ năm 2015. 2/ Nâng chuẩn nghèo của Tỉnh cao hơn chuẩn nghèo Quốc gia Để mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo giảm nghèo bền vững, Tỉnh thực hiện nâng chuẩn nghèo của Tỉnh cao hơn 30% so với chuẩn nghèo Quốc gia quy định từng thời kỳ7 . Mức chuẩn nghèo của Tỉnh dự kiến nâng lên bằng mức chuẩn hộ cận nghèo hiện tại của Quốc gia). 7 Chuẩn nghèo Quốc gia: 1) Hộ nghèo: - Ở khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. 2) Hộ cận nghèo: - Ở khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. - Ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
  • 8. * Thời gian thực hiện từ năm 2016. 3/ Bổ sung ban hành một số chính sách mới của Tỉnh Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng thời điểm cụ thể, Tỉnh sẽ xem xét ban hành các chính sách mới theo thẩm quyền để hỗ trợ các đối tượng nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, cụ thể: 3.1/ Trợ cấp đối với những hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo Thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho các thành viên trong hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. a. Đối tượng được thụ hưởng: Các thành viên của những hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo. b. Chính sách trợ cấp - Trợ cấp hằng tháng đối với các thành viên thuộc các hộ gia đình; - Mức trợ cấp hằng tháng bằng mức chuẩn của Tỉnh quy định đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo từng thời kỳ. 3.2/ Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển sản xuất khuyến khích các hộ vươn lên thoát nghèo a. Đối tượng và điều kiện - Là hộ nghèo mới thoát nghèo (theo chuẩn nghèo quy định từng thời kỳ). - Chủ động đăng ký thoát nghèo trước khi được bình xét đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. b. Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ phương tiện, tư liệu sản xuất cho các hộ thoát nghèo. Mức hỗ trợ từ 5 đến 10 triệu đồng/hộ, thực hiện hỗ trợ bằng hiện vật. Hỗ trợ ngay sau năm thoát nghèo, mỗi hộ chỉ được xem xét hỗ trợ một lần. 3.3/ Biểu dương khuyến khích các hộ vươn lên thoát nghèo a. Đối tượng và điều kiện - Là hộ nghèo mới thoát nghèo (theo chuẩn nghèo quy định từng thời kỳ). - Chủ động đăng ký thoát nghèo trước khi được bình xét đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. b. Chính sách hỗ trợ - Biểu dương, khen thưởng đối với những hộ từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; từ hộ nghèo vươn lên thoát ra khỏi hộ cận nghèo ngay trong năm thoát nghèo. Thực hiện biểu dương, thưởng tại cấp huyện: + 1 triệu đồng/hộ đối với những hộ từ hộ nghèo thoát ra khỏi hộ cận nghèo ngay trong năm thoát nghèo;
  • 9. + 0,5 triệu đồng/hộ đối với những hộ từ hộ nghèo thoát nghèo (vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo ngay trong năm thoát nghèo); - Thực hiện ngay sau năm thoát nghèo. Mỗi hộ chỉ được xem xét biểu dương một lần. 3.4/ Thực hiện cho vay vốn sản xuất kinh doanh đối với những hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh a. Đối tượng thụ hưởng - Hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh quy định từng thời kỳ. - Hộ mới thoát khỏi hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. b. Chính sách hỗ trợ Cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đối với những những hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh và những hộ mới thoát khỏi diện hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia quy định từng thời kỳ; mức vay và lãi suất cho vay bằng mức của nhà nước quy định cho vay đối với hộ nghèo; thời gian cho vay tối đa không quá 3 năm kể từ khi thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh. Hằng năm Tỉnh bố trí cân đối ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Quảng Ninh thực hiện. 3.5/ Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo a. Đối tượng: Là các thành viên thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện hộ cận nghèo và những thành viên thuộc hộ nghèo theo tiêu chí của Tỉnh (nếu có). b. Chính sách hỗ trợ - Hỗ trợ tối thiểu 80% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế đối với các thành viên (chưa được cấp thẻ bảo hiểm từ các chính sách khác). - Thời hạn thực hiện: 2 năm kể từ khi thoát khỏi cận nghèo để khuyến khích các hộ thoát nghèo và đảm bảo thoát nghèo bền vững. 3.6/ Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại khi đi chữa bệnh a. Đối tượng - Người thuộc hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia); - Người nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh; - Người thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, người thuộc hộ gia đình mới thoát khỏi diện nghèo của Tỉnh (trong thời hạn 2 năm kể từ khi thoát nghèo). b. Chính sách hỗ trợ Bổ sung, mở rộng thêm đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại khi đi khám, chữa bệnh cho các đối tượng như đối với đối tượng thuộc hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng
  • 10. Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo, cụ thể: - Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày. - Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ. 3.7/ Bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo a. Đối tượng + Đối với các xã (dự kiến có khoảng 100 xã) có tỷ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên. + Đối với các huyện (dự kiến có khoảng 8 huyện) có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở lên. b. Chính sách - Bố trí hợp đồng một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo. - Mức chi hợp đồng: + Đối với cán bộ hợp đồng cấp xã, chi bằng mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định từng thời kỳ; + Đối với cán bộ hợp đồng cấp huyện, chi bằng bậc một của chuyên viên trình độ đại học (tương đương 2,34). 4/ Tiếp tục triển khai những chính sách hiện hành 4.1/ Hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe a. Đối tượng: Các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo Quốc gia và của Tỉnh) quy định từng thời kỳ. b. Chính sách hỗ trợ - Củng cố, duy trì và phát triển Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được thành lập theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo (theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo). - Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước. 4.2/ Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề
  • 11. - Tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ và của Tỉnh; - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm ưu tiên cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án 1956 trên địa bàn tỉnh. 4.3/ Hỗ trợ vay vốn ưu đãi hộ nghèo a. Đối tượng thụ hưởng Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia theo từng thời kỳ b. Chính sách hỗ trợ - Tiếp tục thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo các đối tượng hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn theo qui định); - Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo (theo quy định tại Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo). 4.4/ Hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở Rà soát, thống kê lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở (hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015); Xây dựng hoàn thiện đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà tạm, dột nát. 4.5/ Tiếp tục thực hiện các chính sách khác - Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 2409/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. - Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009; - Thực hiện kịp thời, đầy đủ trợ cấp khó khăn, trợ cấp đột xuất (do thiên tai, hỏa hoạn và rủi ro bất khả kháng gây ra) và một số chính sách có liên quan đến giảm nghèo. 4.6/ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo a. Đối tượng: Thực hiện đầu tư cho 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (được phê duyệt tại Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015), cụ thể:
  • 12. + Huyện Vân Đồn gồm các xã: Bản Sen, Vạn Yên, Đài Xuyên, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Bình Dân; + Huyện Cô Tô: xã Đồng Tiến. b. Nhiệm vụ chủ yếu: - Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững, tập trung vào một số công trình sau: + Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh; + Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục; + Đầu tư hệ thống kè, bờ bao chống triều cường, công trình thủy lợi; + Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. - Tăng cường sự tham gia giám sát của người dân và cộng đồng nhằm quản lý phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ự xã hội. 4.7/ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn a. Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. b. Nhiệm vụ chủ yếu: - Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng + Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn xã, thôn, bản; + Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, thôn, bản; + Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản; + Hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế trên địa bàn xã; + Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn thôn, bản; + Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;
  • 13. + Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn. - Hỗ trợ phát triển sản xuất: + Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; + Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới, gồm: Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã; + Hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất cao; vật tư sản xuất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; + Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. 4.8/ Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo Xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình giảm nghèo để tạo điều kiện a bàn, từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương khác. a. Đối tượng tham gia Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; các hộ sản xuất giỏi vận động để họ tham gia làm nòng cốt giúp đỡ các hộ nghèo về phương pháp sản xuất, kinh doanh có kết quả tốt, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương mình. b. Chính sách hỗ trợ - Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề; nhân rộng các mô hình khuyến nông - lâm - ngư ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động nghèo; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa; - Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng cho hộ nghèo ở xã biên giới; - Thí điểm thực hiện mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ; - Thí điểm thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng;
  • 14. - Thí điểm thực hiện mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình; - Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức đã thực hiện. - Tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo nhóm hộ thông qua Chương trình 101 cách thoát nghèo do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện. 4.9/ Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình Trang bị, bổ sung nghiệp vụ cơ bản về công tác giảm nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững. a- Nâng cao năng lực - Đối tượng tham gia: Người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư; đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. - Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các cấp từ huyện đến thôn bản, khu phố và cán bộ một số hội đoàn thể và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo. - Phối hợp tổ chức lồng ghép với các chương trình khác có liên quan để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở nhằm thực hiện đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân; - Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức các hội nghị về công tác giảm nghèo. b- Hoạt động truyền thông Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. c- Hoạt động giám sát, đánh giá Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:
  • 15. * Đối với cấp tỉnh - Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; in phôi giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp cho các địa phương; - Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các mô hình, dự án, chính sách giảm nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của cấp huyện và cấp xã; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo; thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. * Đối với cấp huyện - Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn; - Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và đội ngũ cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; - Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện. * Đối với cấp xã, phường - Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã. - Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tuập huấn về nghiệp vụ giảm nghèo do các cấp tổ chức. 5/ Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo 5.1/ Tiếp tục thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trợ giúp các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. a. Đối tượng: Các xã tại thời điểm xem xét phân công, có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 20% trở lên và có số hộ nghèo từ 50 hộ trở lên. b. Nội dung hỗ trợ
  • 16. - Hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi nhỏ phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân (như giếng, bể chứa nước hợp vệ sinh, cầu, hệ thống kênh mương thoát nước,…). - Thăm hỏi tặng quà nhân các dịp lễ tết. - Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế đối với hộ hoặc nhóm hộ; hỗ trợ thu mua bao tiêu sản phẩm do người dân trên địa bàn sản xuất để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. - Hỗ trợ hệ thống phát thanh, phương tiện nghe, nhìn để phục vụ công tác tuyên truyền, thông tin về chế độ chính sách, nâng cao nhận thức của người dân. - Nhận lao động nghèo vào làm việc tại các doanh nghiệp theo khả năng trình độ của người nghèo. Thời gian thực hiện: Bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015. 5.2/ Duy trì Chương trình 101 cách thoát nghèo Tiếp tục vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia tài trợ cho Chương trình 101 cách thoát nghèo để trực tiếp giúp các hộ được hỗ trợ và thông qua Chương trình để giúp các hộ khác tiếp cận nhân rộng vươn lên thoát nghèo bền vững. 5.3/ Tiếp tục vận động các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của tỉnh. Tích cực xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội hỗ trợ người nghèo. Từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội để trợ giúp có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và các đối tượng xã hội yếu thế./. Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Ninh