SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI THỌ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, Năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI THỌ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN HÙNG
HÀ NỘI, Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
Tác giả
Thái Thọ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO....................................................................................................................11
1.1. Khái niệm nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói..................................................11
1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo.......................................................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM...................30
2.1. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam..........................................30
2.2. Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam..33
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................42
2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn
huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam........................................................................54
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM..................................................60
3.1. Mục tiêu và phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trên
địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam...........................................................60
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trên
địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam...........................................................65
3.3. Kiến nghị............................................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCC Cán bộ công chức
CP Chính phủ
DTTS Dân tộc thiểu số
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
MTTQ Mặt trận tổ quốc
QLNN Quản lý nhà nước
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Dân số qua các năm của huyện Đông Giang............................................31
Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đông Giang qua các năm .......................33
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.................34
Bảng 2.4. Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại huyện Đông Giang giai đoạn 2016-
2020...........................................................................................................................35
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1. Đánh giá về hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp .......................46
Hộp 2. Đánh giá về cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp huyện .............................47
Hộp 3. Đánh giá về huy động nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo các cấp ...50
Hộp 4. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm
nghèo của huyện........................................................................................................52
Hộp 5. Đánh giá về công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công
tác giảm nghèo ..........................................................................................................54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Kết quả khảo sát các chính sách giảm nghèo đã giúp cải thiện đời sống
cho hộ nghèo .............................................................................................................41
Hình 2.2. Kết quả khảo sát về những gặp khó khăn gặp phải trong việc tiếp cận với
các chính sách xóa đói giảm nghèo...........................................................................42
Hình 2.3. Kết quả khảo sát về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện công tác giảm
nghèo cấp xã..............................................................................................................45
Hình 2.4. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng về thực hiện công tác giảm nghèo
của cán bộ xã.............................................................................................................47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm đổi mới và phát triển, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững trên diện rộng trong suốt hai
thập kỷ qua đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho hầu hết tất cả người dân. Kết
quả điều tra mức sống dân cư năm 2012 của Ngân hàng Thế giới và Tổng
cục Thống kê mới công bố năm 2014 cho thấy, tính theo mức 02 đô la/người/ngày,
số người nghèo của Việt Nam năm 1993 là khoảng 62,1 triệu người, đến năm 2004
giảm xuống còn khoảng 49,3 triệu người; đến năm 2012 chỉ còn 11,5 triệu người
(so với 1993 đã giảm 81,5% tương ứng là 50,6 triệu người đã thoát nghèo). Tính
theo mức 1,25 đô la/người/ngày, số người nghèo năm 1993 khoảng 48,4 triệu
người, đến năm 2005 còn khoảng 24,7 triệu người và đến năm 2012 chỉ còn 2,9
triệu người (so với 1993 đã giảm 94% tương ứng 45,5 triệu người đã thoát nghèo).
Tính theo chuẩn do Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê đang áp dụng, số
người nghèo năm 1993 là khoảng 40,5 triệu và đến năm 2012 còn 15,3 triệu người.
Nếu tính theo chuẩn nghèo quốc gia, tỷ lệ nghèo còn thấp hơn nữa, năm 2005 là
22,31%; năm 2010 là 14,2% và 9,6% vào cuối năm 2012 tương ứng với khoảng 2,1
triệu hộ nghèo. Từ năm 2009, nước ta đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo của
thế giới; năm 2010, nước ta trở thành nước thu nhập trung bình thấp.
Huyện Đông Giang được thành lập ngày 10/3/1963, trên cơ sở giải thể huyện
Thống Nhất. Năm 1974, Ban Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà ra nghị quyết hợp
nhất huyện Đông Giang và Tây Giang thành huyện Đông - Tây Giang, sau được gọi
là huyện Hiên. Đến ngày 17/7/2003, huyện Hiên lại được chia tách thành 2 huyện
Đông Giang và Tây Giang như hiện nay.
Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, huyện Đông Giang đã phát triển trên
tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của huyện Đông Giang đạt 16,34%/năm; tổng mức đầu tư hơn
13.294 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội được tập trung triển khai mạnh mẽ
2
và phát huy hiệu quả tích cực, huyện đã đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm
và hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần phát
triển kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tính đến
cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 36,94%, thu nhập bình quân đầu
người đạt 19,12 triệu đồng.
Những kết quả trong công tác giảm nghèo ở huyện Đông Giang mới chỉ là
bước đầu, nên còn khá nhiều bất cập như: tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra; việc sử
dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; việc
tuyên truyền nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân còn hạn chế... Tuy nhiên,
làm sao để thoát nghèo nhanh nhưng bền vững ở một địa bàn với đặc điểm đại bộ
phận nhân dân sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ
đang là vấn đề đang được cả hệ thống chính trị địa phương và người dân hết sức
quan tâm.
Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về
giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt
nghiệp cao học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, nhiều công trình đã được công bố, xuất bản
thành sách. Có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các công trình nghiên cứu về xóa đói
giảm nghèo nói chung và Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về
giảm nghèo ở một số địa phương.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung bao
gồm:
Báo cáo đánh giá giảm nghèo Việt Nam năm 2012 của Ngân hàng thế giới
“Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam
trong giảm nghèo và những thách thức mới” đã chỉ ra được nền kinh tế Việt Nam
tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu sâu sắc, thành tích giảm nghèo ấn tượng
theo bất cứ chuẩn mực nào. Báo cáo nhận định, Việt Nam đã đạt được những tiến
3
bộ đáng chú ý nhưng nhiệm vụ giảm nghèo vẫn chưa hoàn tất và xét ở một số
phương diện, nhiệm vụ đó hiện khó khăn hơn. Dù hàng chục triệu gia đình Việt
Nam đã thoát nghèo trong thập kỷ qua nhưng rất nhiều hộ dân trong số đó có thu
nhập rất sát chuẩn nghèo và vẫn rất dễ tái nghèo do các cú sốc đặc thù (mất việc, tai
nạn, gia đình có người ốm, tử vong), hoặc do các cú sốc có liên quan trong toàn nền
kinh tế (tác động của biến đổi khí hậu tới lượng mưa và nhiệt độ, cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008-2009...). Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức lớn
trước mắt trong giảm nghèo đối với Việt Nam, đó là việc đảm bảo chia sẻ lợi ích từ
quá trình tăng trưởng, vấn đề nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mức độ dễ bị
tổn thương, khoảng cách giàu nghèo....
Báo cáo đánh giá quốc gia năm 2016 của Ngân hàng thế giới “Tiếp bước
thành công: Nhóm ưu tiên tăng trưởng toàn diện và bền vững”. Báo cáo đã chỉ ra
Việt Nam là một quốc gia hình mẫu về tăng trưởng cao, giảm nghèo nhanh và phát
triển công bằng, những thành tựu của Việt Nam có đóng góp của nhiều nhân tố;
Việt Nam có một tương lai tươi sáng nhìn trên nhiều góc độ. Báo cáo cũng chỉ ra
Việt Nam phải vượt qua hàng loạt những thách thức mới xuất phát từ những lựa
chọn trong quá khứ của riêng mình: Trước hết, mô hình tăng trưởng và tạo việc làm
cho toàn xã hội mà Việt Nam áp dụng đang bộc lộ những hạn chế; thứ hai, Việt
Nam đang đối mặt với một nghị trình còn dang dở và những thách thức mới liên
quan đến cung cấp dịch vụ công và tăng trưởng hướng đến người dân; thứ ba, Việt
Nam cần củng cố đà tăng trưởng cao qua sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi
trường, giảm thiểu phí tổn do ô nhiễm, sử dụng tài nguyên thiếu bền vững và ứng
phó biến đổi khí hậu; cuối cùng, những yếu kém về quản trị nhà nước đang trở
thành lực cản đối với tăng trưởng và bước tiến về xã hội trong tương lai. Bên cạnh
đó Báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam phải đối mặt với rủi ro và cơ hội về giảm nghèo,
phát triển đồng đều và bền vững về môi trường; giảm thiểu rủi ro và tận dụng triệt
để các cơ hội đòi hỏi một loạt các biện pháp đồng bộ hướng đến mục tiêu chung.
Báo cáo cập nhật cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam
năm 2018 của Ngân hàng thế giới “Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh vượng
4
chung ở Việt Nam”. Trên cơ sở kết quả cuộc Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
năm 2016, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu, khảo sát thu thập
thông tin, số liệu, xây dựng và công bố Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh
vượng chung ở Việt Nam năm 2018. Báo cáo đã chỉ ra từ năm 2014 đến 2016, mỗi
năm Việt Nam giảm được 1,85% hộ nghèo, cao hơn mục tiêu đề ra; vùng dân tộc
thiểu số (DTTS) giảm được 4,3% hộ nghèo, đạt mức giảm cao nhất trong các năm
gần đây. Báo cáo cũng đã chỉ rõ: Nguyên nhân chủ yếu của thành tích giảm nghèo
nhanh là do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, mô hình tăng trưởng gắn với giảm
nghèo và tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn 2014-2016 Việt Nam đã tạo ra được 1,4
triệu việc làm mới trong ngành chế tạo, 70 ngàn việc làm trong ngành khách sạn,
bán lẻ, xây dựng… Bên cạnh đó, Báo cáo cũng khuyến nghị một số lĩnh vực ưu
tiên nhằm thúc đẩy giảm nghèo trong thời gian tới, bao gồm: Nâng cao năng suất
lao động, tạo ra nhiều việc làm và tăng lương; cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự
công bằng trong tiếp cận các cơ hội giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng
của người lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; tăng cường trao
quyền sử dụng đất cho người DTTS và nâng cao kỹ năng cho người nghèo.
Đinh Đức Thuận và cộng sự (2005), trong “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh
kế nông thôn ở Việt Nam“, Báo cáo trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành
Lâm nghiệp và đối tác, đã cung cấp các khuyến nghị cụ thể cho tiến trình hoạch
định chính sách làm thế nào để rừng và sản phẩm từ rừng có thể đóng góp một cách
bền vững vào việc cải thiện điều kiện sống của những người sống phụ thuộc vào
rừng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ: ngày càng có sự chú ý tới xoá
nghèo và phát triển kinh tế trên toàn đất nước. Một thực tế đã được soi sáng là các
khu vực rừng thường trùng với các khu vực nghèo thực sự và dai dẳng. Các hoạt
động hiện nay còn đứng bên ngoài và thường chưa chú trọng xem xét làm thế nào
để sử dụng, phát triển tài nguyên rừng bền vững và mang lại lợi ích cho người dân
sống phụ thuộc vào rừng. Sự chú ý tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và bảo vệ mà
chưa xem xét tới phát triển kinh tế rừng, các chính sách trước đây được xây dựng và
thực thi với ít sự tham gia của bản thân những người dân sống phụ thuộc vào rừng.
5
Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2012), đã khẳng định: Tình trạng
nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ
báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Nghiên
cứu đã nhằm đến việc khám phá các quan hệ qua lại giữa tình trạng nghèo về tiền và
các đặc trưng kinh tế - xã hội khác của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam dựa trên
cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo kinh tế - xã hội phù hợp cho đo lường
nghèo đa chiều. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng có tối thiểu 10 chiều đo lường
cho tình trạng nghèo đa chiều và đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế. Một số biến
định lượng và phân loại được trích ra và sử dụng như là các chỉ báo phù hợp cho đo
lường nghèo đa chiều. Phân loại hộ dựa trên tình trạng nghèo đa chiều tỏ ra có hiệu
quả thống kê tốt hơn khi tính đồng nhất trong từng nhóm được cải thiện rõ ràng so
với phân loại hộ dựa trên chi tiêu bình quân đầu người.
Nguyễn Đức Nhật và nhóm chuyên gia (2013) đã nghiên cứu mô hình giảm
nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng
tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp
tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham
gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Quá trình phân tích chỉ ra
rằng, mô hình của các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ các nguyên tắc
của lý thuyết kinh tế, xây dựng động lực tham gia của các bên và trao quyền tự quyết
cho người dân. Các mô hình quốc tế cũng triển khai theo hướng nhỏ, chậm chắc và
chú trọng về nâng cao năng lực so với các chương trình đại trà nhanh và thiếu kiểm
tra đánh giá của nhà nước.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo ở một
số địa phương
Đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn về quá trình thực hiện quản lý nhà nước về
giảm nghèo ở địa phương có một số công trình như luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", của tác giả Nguyễn
Thế Tân (2015) đã đề cập đến thực trạng việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Ninh, qua đó tác giả đã đề xuất những giải pháp
6
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng
Ninh.
Luận văn "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Út Ngọc Mai (2015) đã đề cập tới một số nội
dung lý luận liên quan tới giảm nghèo bền vững và cũng đề xuất được một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo bền vững từ góc độ thể chế, tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, nguồn lực, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát gắn
liền với địa bàn nghiên cứu.
Phạm Bình Long (2017) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã tập trung phân tích các điều kiện
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khái quát sự thành công, kết quả của sự
nghiệp giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2016, đồng thời đánh
giá những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Qua đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo trên các phương diện ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững, tổ chức bộ máy và
bố trí nguồn nhân lực; huy động nguồn tài chính; thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
Liêu Khắc Dũng (2017) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” đã đánh giá hoạt
động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên dưới
góc độ ban hành chương trình, kế hoạch và các quy định thực hiện giảm nghèo bền
vững; việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ làm công tác giảm nghèo;
tổ chức thực hiện các quy định về giảm nghèo bền vững; kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách giảm nghèo từ 2011-2017 và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm
tăng cường quản lý nhà nước vè giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn tới.
7
Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố
Trong hầu hết các công trình nghiên cứu cũng như các chương trình, dự án
trong và ngoài nước được triển khai thời gian qua đều hướng đến giảm nghèo hay
giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa hay khái niệm chính thức, cụm từ "giảm nghèo bền vững" được sử
dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả thấy có một số điểm chính
như sau:
Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích các đặc điểm nghèo đói, xác
định các nguyên nhân của sự nghèo đói, các chính sách xóa đói giảm nghèo cũng
như các nội dung trong quản lý nhà nước về giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu cũng đã
đánh giá các tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu qua các tiêu
chí tính hiệu quả, tính hiệu lực, phù hợp và bền vững của chính sách. Gần đây, đã
có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh kế và vấn đề giảm nghèo. Tuy nhiên,
các vấn đề giảm nghèo, đặc biệt là quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối
với huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chưa được các nghiên cứu trước đây đề
cập, hoặc đã đề cập nhưng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tổng kết hàng năm của
UBND huyện. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, cập nhật và làm rõ
thêm một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững cho
huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, như:
- Các quan niệm về nghèo đói và các chuẩn mực nghèo đói
- Khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
giảm nghèo.
- Thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một địa bàn cụ thể là huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp để huyện tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về
giảm nghèo từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
8
Kế thừa các kết quả của những nghiên cứu trên, trong luận văn này, tác giả sẽ
cố gắng bổ sung, phát triển để làm rõ các vấn đề nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận của công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để chỉ ra những thành công,
hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam
- Về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo tại Đông Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến nay.
- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, chỉ ra những điểm thành công, hạn chế và
nguyên nhân dẫn tới hạn chế. Đề xuất các giải pháp kiến nghị đối với công tác quản lý
nhà nước về giảm nghèo
9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu sử dụng trong
nghiên cứu này bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công trình
nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí, sách báo,
internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
về các vấn đề có liên quan đến giảm nghèo bền vững.
Phương pháp quy nạp - diễn dịch: được tác giả sử dụng để diễn đạt, phân
tích và giải thích các vấn đề có liên quan đến nghèo đói, giảm nghèo, giảm nghèo
bền vững, từ đó khái quát hiện trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại
huyện Đông Giang để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước.
Phương pháp phân tích có sự tham gia: để phân tích giảm nghèo bền vững,
bên cạnh việc phân tích các tài liệu thứ cấp, tác giả cũng sẽ phỏng vấn các cán bộ
quản lý thuộc các cơ quan có liên quan tới công tác giảm nghèo tại huyện Đông
Giang.
Phương pháp điều tra khảo sát:
Việc điều tra khảo sát được tiến hành với 3 đối tượng là: người nghèo; cán
bộ, công chức ở các xã; cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp huyện. Mục đích
chính của điều tra khảo là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá
các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
Đối với người nghèo: Các phiếu điều tra dành cho đối tượng là người nghèo
được thực hiện ngẫu nhiên tại 5 xã của huyện với số lượng 150 phiếu (30 phiếu/xã).
10
Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội
dung nghiên cứu để có được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp lý,
ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, luận văn đã xây dựng bảng
hỏi dành cho 2 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp xã, những
người có trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo (tổng
số 11 phiếu/11 xã, thị trấn) và đối tượng thứ hai là cán bộ, công chức giữ chức vụ
lãnh đạo quản lý ở huyện (bao gồm lãnh đạo huyện phụ trách giảm nghèo và
Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) với số lượng 02 phiếu.
Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, so sánh, phân tích
tổng hợp, điền dã tại cộng đồng…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo, giảm nghèo bền vững và
quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Đông Giang. Luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước
về giảm nghèo tại huyện Đông Giang. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những ai
nghiên cứu liên quan tới chủ đề quản lý nhà nước về giảm nghèo có thể tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cầu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý
nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. Khái niệm nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói
Đói nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nó hiện
hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử, có thể sinh ra, tồn tại, phát triển và
cũng có thể mất đi ở mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia hay mỗi xã hội.
Không có một định nghĩa chung về đói nghèo, khái niệm đói nghèo được
dùng rất lâu trên thế giới để chỉ tình trạng của một nhóm người trong xã hội không
có khả năng được hưởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết, tuy nhiên
quan niệm đói nghèo chỉ mang tính chất tương đối bởi vì nó phụ thuộc vào điều
kiện không gian, địa lý, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa
phương, từng quốc gia.
* Quan niệm của các tổ chức và chuyên gia quốc tế về đói, nghèo
Tổ chức UNDP đã đưa ra những định nghĩa về nghèo [8, tr.27] như sau:
- Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như
biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
- Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng
chi tiêu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định
như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ
yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác.
Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại BangKok (Thái Lan), các quốc gia trong
khu vực đã thống nhất cho rằng: nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa
nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa
phương.
12
Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính
chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về
nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi
vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã
hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà
khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu
không được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo đói.
Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã
đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu.
Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với
đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối
thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, do vậy
một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói.
Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/hộ gia đình so với mức
sống trung bình đạt được. Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với
mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập
bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái
niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm
nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái
niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái
niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do
đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu.
* Quan niệm của Việt Nam về đói, nghèo
Ở nước ta, quan niệm về đói, nghèo thường trực diện và đơn giản hơn như:
đói nghèo là không đủ ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên ốm đau, nhưng không có
tiền chữa bệnh, con cái không được đến trường... Dựa trên các khái niệm của các tổ
chức thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể về đói, nghèo và được
13
nghiên cứu ở các cấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Chương trình mục tiêu
quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 của Việt Nam đã đưa ra các
khái niệm: Nghèo, đói, hộ đói, hộ nghèo, vùng nghèo... và có các tiêu chí xác định
cho từng loại cụ thể.
Về khái niệm nghèo của Việt Nam cơ bản thống nhất với khái niệm nghèo
đói của ESCAP.
Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là
những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay
mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng.
- Khái niệm đói cũng có hai dạng: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay
gắt).
+ Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm
đang xét.
+ Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều
nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
- Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học
hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ...
- Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không
đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất.
- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở
hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, trình độ dân trí thấp
v.v..
- Huyện nghèo: là huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%.
1.1.2. Chuẩn mực nghèo đói
Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác
định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo
của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và chuẩn nghèo
của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
14
* Cách xác định đường nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
- Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là chi phí cần thiết mua
rổ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng Kcalo tiêu dùng bình quân 1 người 1
ngày (2.100 Kcalo). Năm 1998 chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định
là 1.287 ngàn đồng/người/năm
- Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương
thực, thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm của
nhóm dân cư 3 (nhóm có mức sống trung bình). Chuẩn nghèo chung được xác định
cho năm 1998 là: 1.790 ngàn đồng/người/năm.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau:
Phương pháp này sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã 20 năm
không thể phản ảnh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt
Nam.
Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị và
nông thôn chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, không thể xác
định và lập được danh sách hộ nghèo cụ thể ở các địa phương.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội
Lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển
sang sử dụng chỉ tiêu thu nhập. Mục đích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội là xác định được đối tượng cụ thể của chương trình trợ cấp thôn, xã, lên danh
sách hộ nghèo, chỉ ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ.
Bên cạnh đó giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế
và xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện của đời sống
dân cư và người nghèo.
- Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993, quy định: Chia hộ đói nghèo trong
cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành hai vùng đói nghèo
đó là thành thị và nông thôn, trong đó:
15
+ Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới
13kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 8 kg/người/tháng đối với khu
vực nông thôn.
+ Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới
20kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 15kg/người/tháng đối với khu
vực nông thôn.
Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995, quy định: Chia hộ đói nghèo trong
cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành 3 vùng đói nghèo
là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du,
trong đó:
+ Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới
13kg/người/tháng, tính cho mọi vùng.
+ Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới
15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới
20kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du và dưới
25kg/người/tháng đối với khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997 (Công văn số 1751/LĐTBXH ngày
20/5/1997), quy định:
Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả
nước thành ba vùng đói, nghèo là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo, nông
thôn đồng bằng và trung du, trong đó:
+ Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 13kg/người/tháng,
tương đương 45.000 đồng, tính cho mọi vùng.
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới
15kg/người/tháng, tương đương 55.000 đồng tính cho khu vực nông thôn miền núi
và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng, tương đương 70.000đ tính cho khu vực nông
thôn đồng bằng và dưới 25kg/người/tháng, tương đương với 90.000 đồng tính cho
khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000 (Quyết định số 1143/QĐ-LĐTBXH
16
ngày 01/11/2000), quy định:
Bỏ tiêu chí xác định hộ đói, giữ lại tiêu chí xác định hộ nghèo, không dựa
vào thu nhập lương thực quy gạo mà dựa vào thu nhập tính theo tiền Việt Nam,
trong đó:
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 80.000đ/người/tháng, tính
cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 100.000đ/người/tháng, tính cho
khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 150.000đ/người/tháng, tính cho khu vực
thành thị.
Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg
ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), quy định chuẩn nghèo giai đoạn này
được nâng lên cho phù hợp với mức sống đã được nâng lên của nhân dân và để gần
với chuẩn nghèo đói của quốc tế.
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng, tính
cho khu vực nông thôn và dưới 260.000đồng/người/tháng, tính cho khu vực thành
thị.
Với chuẩn nghèo này, cả nước có 22% hộ nghèo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền núi, biên giới và Tây Nguyên.
Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành ngày 30/01/2011 theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở nông thôn
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.80.000
đ/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình
quân từ 401.000 đồng đến 520.000đ/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có
mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng.
Chuẩn nghèo lần 7: Chuẩn nghèo đa chiều được ban hành ngày 19/11/2015
theo Quyết định 59/QĐ/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020
Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có
17
thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ
03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có
thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ
03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng
trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.1.3. Khái niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững đã được một số nghiên cứu đề cập từ trước năm 2000.
Nhưng đến năm 2008 cụm từ "giảm nghèo bền vững" được sử dụng chính thức
trong văn bản hành chính ở Việt Nam tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 61 huyện nghèo; tiếp đó là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của
Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định
số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của TTCP phê duyệt chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2012-2015 và Nghị quyết số 15 -NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội
nghị BCH trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020. Tính đến thời điểm này vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm
chính thức về “giảm nghèo bền vững”, nhưng trong các báo cáo (Báo cáo giảm
nghèo quốc gia năm 2008, Báo cáo giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, báo cáo thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ...) hay các văn bản hành chính thì tình trạng tái
nghèo luôn được xem là “vấn đề cơ bản” đối với giảm nghèo bền vững.
Bền vững có thể hiểu là ổn định, được duy trì trong thời gian dài, là vững
18
chắc. Như vậy nên hiểu bền vững là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu về sư ̣ chắc
chắn đối với kết quả giảm nghèo. Mục đích rất rõ ràng của giảm nghèo bền vững
chính là đảm bảo hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững. Nếu
hiểu bền vững với nghĩa là có khả năng chống đỡ, là vững chắc thì giảm nghèo bền
vững được hiểu là tình trạng đạt được mức thỏa mãn những nhu cầu cơ bản/mức
sống/mức thu nhập cao hơn mức chuẩn (nghèo) và duy trì được mức thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp
phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thể được hiểu với nghĩa đơn
giản là thoát nghèo bền vững, hay không bị tái nghèo.
Trong luận văn, hộ thoát nghèo bền vững được đề cập đến được xác định là
hộ đã thoát nghèo và không tái nghèo trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm - đặc
trưng nhận dạng này phù hợp với khái niệm tái nghèo, hay nghèo mới đã được dùng
trong các nghiên cứu và tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan
quản lý nhà nước về giảm nghèo.
1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo
Theo giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước thì Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và
chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân
dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [7, tr.3].
Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ
quan nhà nước và CBCC có thẩm quyền, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng của QLNN là hệ thống các hành vi, hoạt động
của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, bao trùm lên mọi lĩnh
vực trong xã hội. Có thể chia đối tượng của QLNN theo các lĩnh vực của đời sống
xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...
Từ khái niệm giảm nghèo, khái niệm quản lý nhà nước có thể hiểu "Quản lý
nhà nước về giảm nghèo là sự tác động của nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ
19
chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo, từng bước
nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối
đa nguy cơ tái nghèo." [10].
Chủ thể quản lý là các cơ quan QLNN thống nhất từ trung ương đến địa
phương. Ở cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo là
UBND huyện và các phòng ban chức năng tham mưu, giúp việc cho chính quyền
cấp huyện.
Khách thể QLNN về giảm nghèo là vấn đề đói nghèo. Mục tiêu của QLNN
giảm nghèo là giúp giảm số lượng người nghèo và tránh tình trạng tái nghèo sau khi
thoát nghèo.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo
1.2.2.1. Lồng ghép và ban hành chương trình, kế hoạch và các quy định liên
quan tới giảm nghèo
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung
quan trọng trong QLNN đối với bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, trong đó có QLNN về
giảm nghèo. Thông qua việc ban hành các quy định, Nhà nước xác lập hành lang
pháp lý để điều chỉnh các quan hệ, hành vi trong từng hoạt động giảm nghèo và
hình thành căn cứ, cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước. Hệ thống quy định về hoạt động giảm nghèo tạo cơ chế
quản lý phù hợp để cơ quan thường trực chương trình và các cơ quan quản lý các
hợp phần của chương trình ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để
quản lý chương trình, khắc phục tình trạng trách nhiệm không đi đôi với thẩm
quyền như giai đoạn qua.
Theo định hướng chung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững và các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 là tăng cường tích
hợp chính sách, lồng ghép nguồn lực. Việc tích hợp chính sách, lồng ghép nguồn
lực mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo nhưng đòi hỏi thực hiện
tốt cơ chế phối kết hợp, phân công vai trò trách nhiệm cụ thể giữa các bên, nhất là ở
địa phương.
20
Ở Trung ương, việc tích hợp chính sách giúp công tác chỉ đạo giảm sự chồng
chéo, lãng phí, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách ở các cấp địa phương; đồng thời
khắc phục những bất cập, điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tiễn, mở rộng đối
tượng hưởng lợi, bổ sung nội dung chính sách và tăng định mức hỗ trợ trong những
trường hợp cần thiết và khả thi. Ngoài ra, việc tích hợp các chính sách giúp giảm
thiểu thủ tục hành chính ở địa phương cho cả người được thụ hưởng lẫn cán bộ thực
hiện, góp phần thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, giảm tồn đọng hồ
sơ và phát sinh sai sót.
Chủ trương, định hướng về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được Đảng và
Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020.... đã xác lập
khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên phạm vi quốc gia.
Trên cơ sở đó các cơ chế, chính sách tài chính cụ thể phục vụ công tác xóa đói giảm
nghèo được ban hành theo từng lĩnh vực cụ thể như:
- Chính sách tài chính hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe.
- Chính sách tài chính hỗ trợ giáo dục- đào tạo.
- Chính sách tài chính hỗ trợ sản xuất, nhà ở, đất ở.
- Chính sách tài chính hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm.
- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Các chủ trương, chính sách này cần được cụ thể hóa trong quá trình triển
khai giảm nghèo bền vững ở các địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của mình.
1.2.2.2. Về tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo
Tổ chức thực hiện chính sách là quá trình biến các chính sách thành những
kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước,
nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Nếu công tác tổ chức
thực hiện chính sách không tốt sẽ dẫn đến thiếu lòng tin. Quá trình tổ chức thực
21
hiện chính sách góp phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách: Có những vấn đề trong
giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các
nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Qua
tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và
đại đa số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện từ cấp chính
quyền trung ương đến cấp chính quyền địa phương, mỗi cấp chính quyền đều có
những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện những mục tiêu mà chính sách đã đề ra,
trong đó cấp chính quyền địa phương việc thực thi thường được thể hiện rõ nét hơn.
Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo bền vững bao
gồm các nội dung: Công tác chỉ đạo điều hành, bố trí nguồn lực, phân công cán bộ,
về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững.
1.2.2.3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo
Công tác kiểm tra, giám sát là một tiến trình quan trọng trong công tác quản
lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo
việc thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương thực hiện theo đúng các mục
tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến. Trên cơ sở đánh giá tổng quan
tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các
cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển ngành, phát triển từng lĩnh vực và các địa
phương trong quá trình thực hiện để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách sao cho
phù hợp theo đúng quy định của luật.
Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát để đảm bảo chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Qua thực hiện bộc
lộ những bất cập sẽ được xử lý thích hợp, có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để
bổ sung cho giai đoạn sau những bài học kinh nghiệm quý giá để định hướng cho
chương trình đi đúng hướng.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về giảm nghèo bền
vững có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công tác giảm nghèo được thực hiện
nghiêm, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và xử lý những vi
22
phạm trong quá trình thực hiện chính sách.
Chủ thể kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về
kết quả này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là
của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong
quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
1.2.2.4. Thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp
- Công tác thông tin báo cáo là yêu cầu đặt ra đối với mọi hoạt động liên
quan đến quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, là cơ sở
để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao, là biểu hiện của việc chấp hành kỷ
luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời là căn cứ để các
cấp có thẩm quyền thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, đưa ra các quyết định
hành chính. Công tác thông tin, báo cáo góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành
của Ủy ban nhân dân huyện, của các ban, ngành và địa phương.
Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững cấp huyện có trách nhiệm xây
dựng báo cáo gửi về Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững cấp tỉnh trên cơ sở
tổng hợp báo cáo của các ban, ngành, Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững
các xã.
Báo cáo tình hình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững bao gồm: báo cáo
tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm, báo cáo chuyên đề và báo cáo
đột xuất.
- Sự phối hợp giữa các cấp
Giảm nghèo là vấn đề cấp bách và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng
trong xã hội và có tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề chính sách và thực
thi chính sách. Chính sách giảm nghèo lại là một chính sách lớn bao gồm nhiều hợp
phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính sách lại hướng tới
những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy để tổ chức triển khai thực hiện cần có sự tham
gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa
23
phương. Sự tham gia vào quá trình quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của
các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở
tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất nhằm khai
thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các
ngành vào quá trình tổ chức thực hiện.
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với giảm nghèo
Vai trò chính của QLNN đối với giảm nghèo được thể hiện:
- Nắm rõ được thực trạng nghèo ở địa phương
Nghèo đói là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước
nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn
hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình
trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực.
Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng
và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo.
Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như
nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay.
Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa
học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo cho từng đối tượng ở từng
địa phương một cách hợp lý là vấn đề mang tính cấp thiết của quản lý nhà nước để
từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát
triển.
- Hiểu rõ được nguyên nhân dẫn tới nghèo đói ở địa phương
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên hiện nay vùng dân
tộc thiểu số và miền núi vẫn là rốn nghèo, nơi khó khăn nhất của cả nước, thu nhập
bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo còn cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ
đồng bào dân tộc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được
thu hẹp, xu hướng gia tăng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng rõ rệt; tốc độ giảm
24
nghèo không đồng đều giữa các vùng, miền; nhiều huyện thuộc Chương trình 30a
có tỷ lệ hộ nghèo rất cao.
Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải phân tích,
tìm được đúng nguyên nhân dẫn tới nghèo đói, qua đó có cơ sở để đề ra các giải
pháp trong chỉ đạo, điều hành phù hợp đối với từng địa phương; có chính sách giải
quyết những khó khăn để giúp đời sống của nhân dân đi lên, kéo gần khoảng cách
chênh lệch với các vùng, miền khác trong đất nước.
- Tư vấn cho lãnh đạo địa phương, các tổ chức xã hội, cộng đồng các giải
pháp/kế sách giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững
Trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững hiện nay, vai trò của Nhà
nước là rất cần thiết khách quan, vì nhà nước ban hành các chính sách và Chương
trình giảm nghèo bền vững, trên cơ sở các chính sách và Chương trình giảm nghèo
bền vững chung này, các địa phương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa
bàn để tổ chức thực hiện.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo
1.2.4.1. Những yếu tố chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm chính trị
Công tác giảm nghèo bền vững là vấn đề cấp bách và phức tạp, liên quan đến
nhiều đối tượng trong xã hội và có tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề
chính sách và thực thi chính sách. Chính sách giảm nghèo lại là một chính sách lớn
bao gồm nhiều hợp phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính
sách lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, muốn công tác giảm nghèo
bền vững được triển khai có hiệu quả cần sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của
các cấp, các ngành trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo thông qua việc triển
khai một cách đồng bộ, đầy đủ các chính sách giảm nghèo.
- Năng lực quản lý của cán bộ quản lý công tác giảm nghèo
Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện công tác
giảm nghèo. Năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực
hiện chính sách giảm nghèo là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo
25
đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ
động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực
hiện chính sách... Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao
nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp
hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Tinh thần
trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế.
Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc
chuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế,
các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch
không bám sát với thực tế, dẫn đến lãng phí nguồn lực được huy động, làm giảm
hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá
trình tổ chức thực hiện... Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công
chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội.
- Liên kết giữa các cơ quan quản lý trong công tác giảm nghèo
Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ ký ban hành ngày 12/4/2012 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg. Điểm
nổi bật ở chiến lược là việc gắn chặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo với chiến lược
phát triển, coi xóa đói, giảm nghèo là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xóa đói, giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là tiền
đề, điều kiện và thước đo của sự phát triển bền vững, là yếu tố cơ bản bảo đảm công
bằng xã hội.
Để triển khai chiến lược này, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm
đều có lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia liên quan đến xóa đói, giảm
nghèo, như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm;
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Chương trình
mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình mục tiêu quốc
gia về phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm HIV/AIDS... Vì vậy, trong
quá trình thực thi các chương trình, chính sách giảm nghèo cần sự chung tay, phối
26
hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ của các cấp, các ngành.
- Nguồn lực của nhà nước hỗ trợ công tác giảm nghèo
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đạt được kết quả và
hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật
chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị
kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách của nhà
nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển.
Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa
chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Nếu
các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của
công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông
nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công
nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn;
chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý
khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp
(lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến
sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa.
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn
thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn. Vốn đầu tư
của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dân còn
hạn chế, chủ yếu bằng lao động do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính
sách XĐGN trong thời gian qua.
1.2.4.2. Những yếu tố khách quan
- Hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế đã mở ra các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy vậy hội nhập kinh tế cũng đặt ra
nhiều thách thức, khó khăn, đưa lại những rủi ro khó dự báo và quy mô lớn về
những dịch bệnh, sự bất an về giá cả thị trường, đây là những thách thức lớn trong
27
công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại làm tăng nhu cầu
sử dụng lao động, mang lại cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
nhưng trong quá trình đó đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao, chất lượng
lao động tốt. Trong khi đó, đại đa số người lao động Việt Nam trình độ chuyên môn
thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nơi
có năng suất thấp, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đề ra những chính
sách nhằm nâng cao hiệu quả lao động góp phần giảm nghèo bền vững và hiệu quả.
Mặt khác, hội nhập kinh tế cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút các nguồn
vốn viện trợ chính thức (ODA) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội,
đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm nhằm giảm nghèo bền vững
hiệu quả.
- Thiên tai - Biến đổi khí hậu:
Việt Nam có 2/3 dân số sống ở nông thôn - nơi có tỷ lệ đói nghèo cao nhất và
chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp - thường là những người trực tiếp bị
ảnh hưởng bởi các tác động cực đoan của thời tiết như thiên tai và biến đổi khí hậu.
Một mặt, do kế sinh nhai bị mất hoặc thiệt hại nghiêm trọng. Mặt khác, thiên tai làm
thay đổi tiêu cực về nguồn cung lương thực và có thể bóp méo giá cả hàng hóa và
cản trở phân phối lương thực, gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng phục hồi sau
thiên tai - vốn đã rất thấp - của người nghèo, cuối cùng là gia tăng đói nghèo. Rất
nhiều hộ gia đình nông thôn đã bị tái nghèo sau mỗi đợt thiên tai.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo, nhà nước
cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tác động của biến đổi khi hậu với từng
vùng từ đó có những chính sách giảm nghèo phù hợp với từng vùng miền. Vấn đề
nhà ở, sinh kế, đều phải được thiết kế khác nhau từng lĩnh vực. Một chính sách tốt
là một chính sách dựa trên những nghiên cứu khoa học, xuất phát từ nguyện vọng
của người dân và phải được sự nhất trí cao của chính quyền địa phương. Đồng thời
cần có nghiên cứu bài bản về tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động giảm
nghèo ở các vùng miền, các địa phương.
28
- Phong tục tập quán/năng lực của hộ nghèo
Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm
được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh
dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong
tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh
hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái...
không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ
em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia
đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó
khăn hơn. Bên cạnh đó vẫn còn không ít những phong tục tập quán lạc hậu chưa
được loại bỏ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như thói
quen phát nương làm rẫy, sống trên các triền núi cao, các hoạt động văn hóa tâm
linh như ma, chay, hiếu, hỷ, cúng, lễ được tổ chức kéo dài và tốn kém vẫn còn khá
phổ biến. Điều này đã và đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả và hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo.
Do đó, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững, các cấp chính quyền cần phải nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình này nhất là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện, để
tìm ra cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ hậu quả của những tác động tiêu
cực, làm cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo mang lại kết quả và hiệu
quả như mong muốn của nhà nước và của các đối tượng chính sách, góp phần thực
hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và công tác giảm
nghèo bền vững của các địa phương trong thời gian tới.
29
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã phân tích và trình bày một số khái niệm về
nghèo đói, chuẩn mực nghèo đói, khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo. Trên
cơ sở đó phân tích những nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bao gồm:
Lồng ghép và ban hành trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các quy định
liên quan tới giảm nghèo; tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo;
kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo; thực hiện chế độ báo cáo
và phối hợp giữa các cấp.
Bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước đối với giảm
nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giảm nghèo, bao gồm:
Những yếu tố chủ quan như công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm chính trị; năng
lực quản lý của cán bộ quản lý công tác giảm nghèo; liên kết giữa các cơ quan quản
lý trong công tác giảm nghèo; nguồn lực của nhà nước hỗ trợ công tác giảm nghèo;
những yếu tố khách quan như hội nhập kinh tế; thiên tai, biến đổi khí hậu; phong
tục, tập quán/năng lực của người nghèo.
Đây là cơ sở lý luận chủ yếu để phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế trong
việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Giang
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đông Giang là huyện miền núi nằm về phía Tây - Bắc tỉnh
Quảng Nam. Huyện Đông Giang cách TP. Đà Nẵng khoảng 75 km và cách TP. Tam
Kỳ khoảng 145 Km, có đường Hồ Chí Minh nối liền từ huyện Tây Giang qua huyện
và đến huyện Nam Giang. Về toạ độ địa lý và ranh giới hành chính được xác định
cụ thể như sau:
+ Từ 15050’ đến 16010’ vĩ độ bắc.
+ Từ 107035’ đến 107056’ kinh độ đông.
+ Phía Đông giáp: Huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng.
+ Phía Tây giáp: Huyện Tây Giang.
+ Phía Nam giáp: Huyện Đại Lộc và huyện Nam Giang.
+ Phía Bắc giáp: Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Địa hình: Huyện Đông Giang nằm trên dãy núi Trường Sơn, có độ cao địa
hình trung bình từ +300m đến +500m, địa hình phân bố thấp dần từ Tây sang Đông,
đa phần là đồi núi cao hiểm trở có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông Vàng, sông Voi,
sông A Vương và các khe suối. Đất nông nghiệp chiếm 5,22%, đất lâm nghiệp có
rừng chiếm 81,43%, đất chưa sử dụng chiếm 9,94%, đất khác chiếm 3,41%.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông
Trường Sơn, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch
và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch.
- Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng
loại phân bố khá tập trung như vàng xã Ba, xã Tư; than đá ở xã Ba, đá xây dựng ở
xã A Ting, Sông Kôn; đá vôi ở xã Mà Cooih, Kà Dăng; khoáng sản chịu lửa làm
31
gốm sứ ở thị trấn Prao và xã Tà Lu.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Đặc điểm kinh tế:
Trong năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng; giá trị
sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp: 173,8 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2016; giá
trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng 1.038 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2016;
giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ 443,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm
2016; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 488.181 triệu đồng, trong đó thu trên địa
bàn huyện ước đạt 177.633 triệu đồng, bằng 85% so với thực hiện năm 2016; tổng
chi ngân sách địa phương ước đạt 334.583 triệu đồng, bằng 91,3% so với thực hiện
năm 2016; tổng chi đầu tư phát triển ướt đạt 178.037 triệu đồng (trong đó vốn trái
phiếu Chính phủ 76.256 triệu đồng).
Đến nay trên địa bàn huyện chưa hình thành cụm công nghiệp - trung tâm
công nghiệp mà đang quy hoạch 3 cụm công nghiệp - trung tâm công nghiệp, trong
đó: 01 cụm tại xã Jơ Ngây; 02 cụm tại xã Ba. Ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm:
Sản xuất chế biến nông, lâm sản; hàng tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ - du lịch; chăn
nuôi.
- Đặc điểm xã hội
Huyện Đông Giang có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Prao và 10 xã,
95 thôn. Phần lớn các trung tâm hành chính của xã, thị trấn trong huyện đều nằm
trên trục đường 14G và đường Hồ Chí Minh.
Bảng 2.1: Dân số qua các năm của huyện Đông Giang
Đơn vị tính: Người
Đơn vị
Dân số qua các năm
2013 2014 2015 2016 2017
Toàn huyện 24.497 24.743 24.922 25.053 25.184
Đô thị 4.423 4.543 4.607 4.658 4.717
Nông thôn 20.074 20.200 20.315 20.395 20.467
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đông Giang
32
- Văn hóa, du lịch: Đông Giang có văn hóa đa dạng, phong cảnh hữu tình,
khí hậu mát mẻ... Du lịch cộng đồng thôn Bhơ Hôồng, Đhrôồng là thôn văn hóa còn
giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơtu trên vùng núi Đông Giang với
những điệu nói lý – hát lý, múa tung tung da dá, đan lát nghề dệt thổ cẩm truyền
thống, thưởng thức những món ăn do người Cơ Tu chế biến. Bên cạnh đó, Đông
Giang đang phát triển đa dạng các loại hình du lịch hang động, lòng hồ, du lịch ẩm
thực.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
trong giảm nghèo
2.1.2.1. Thuận lợi
Huyện Đông Giang có vị trí thuận lợi nhờ tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng,
đô thị đang phát triển mạnh mẽ. Với hệ thống giao thông đồng bộ, nhất là tuyến
đường quốc lộ 14G kết nối với thành phố Đà Nẵng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ
nông - lâm sản, phát triển du lịch và thu hút đầu tư. Các tiềm năng về đất đai, khí
hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng và các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống Cơtu
đều có cơ hội để phát huy và phát triển nhờ vào các chính sách đầu tư vùng núi và
vùng đồng bào tộc người thiểu số tiếp tục được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu
tư.
Bên cạnh đó Đông Giang có cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
phong cảnh hùng vĩ của dãy Trường Sơn thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, di
tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể.
Chính vì vậy, Đông Giang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, tăng thu
nhập cho người dân, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.
2.1.2.2. Khó khăn
Đông Giang là huyện miền núi có địa hình phức tạp, núi cao, bị chia cắt
nhiều không thuận lợi cho phát triển sản xuất. Toàn huyện có 01 thị trấn và 10 xã
với 95 thôn (trong đó có 09 xã và 11 thôn đặc biệt khó khăn). Dân số toàn huyện
25.184 người, trong đó dân tộc Cơtu chiếm gần 78%, kinh 22%. Đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn, đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, sản
33
xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các hủ tục lạc hậu chưa được
xóa bỏ triệt để.
Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng chưa bền vững
và nguy cơ tái nghèo cao, số hộ cận nghèo còn nhiều, còn một bộ phận hộ nghèo
chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ
trợ của nhà nước. Nguồn lực bố trí cho Chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần có của các chương trình giảm nghèo.
2.2. Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam
2.2.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Đông Giang đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân được cải thiện, công tác
giảm nghèo của huyện đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, huyện cũng
gặp không ít những khó khăn cần được giải quyết, vẫn còn nhiều người nghèo, thậm
chí thiếu ăn giáp hạt; một số gia đình con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa
trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đảm bảo... Kết quả điều tra tỷ lệ hộ nghèo, cận
nghèo của huyện Đông Giang qua các năm như sau:
Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đông Giang qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2014
Năm
2015
Năm 2016
(AD chuẩn
nghèo mới)
Năm
2017
Tỷ lệ hộ nghèo % 32,77 28,74 49,48 36,94
Số hộ nghèo Số hộ 2.032 1.832 3.154 2.510
Tỷ lệ hộ cận nghèo % 6,19 3,72 6,29 5,43
Số hộ nghèo Số hộ 382 237 619 369
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,03điểm %,
tỷ lệ cận nghèo giảm 2,49 điểm % so với năm 2014. Theo chuẩn nghèo mới, năm
2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm 12,54 điểm % và tỷ lệ cận nghèo giảm 0,86 điểm % so
34
với năm 2016. Đây là kết quả khá tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện.
So sánh giữa các xã, thị trấn, có sự khác biệt khá lớn về công tác giảm nghèo.
Cụ thể, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn rất lớn tính đến năm 2017 khi có tới hơn một
nửa số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo như xã Tà Lu, xã Sông Kôn, Xã Ka Dăng, hay
xã Za Hung.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017
TT
Tên xã,
phường, thị
trấn
Dân số Trong đó
Số hộ
Số
khẩu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ
%
Số
hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ
%
1 Thị trấn P Rao 1.167 4.489 298 1.330 25,54 25 112 2,14
2 Xã Tà Lu 296 1.050 158 654 53,38 15 66 5,07
3 Xã Sông Kôn 665 2.739 379 1.644 56,99 20 78 3,01
4 Xã Jơ Ngây 616 2.511 278 1.291 45,13 34 147 5,52
5 Xã A Ting 670 2.580 281 1.225 41,94 68 302 10,15
6 Xã Tư 404 1.737 77 353 19,06 21 99 5,2
7 Xã Ba 1.182 4.883 181 792 15,31 90 379 7,61
8 Xã A Rooi 387 1.396 165 677 42,64 37 161 9,56
9 Xã Za Hung 330 1.248 166 694 50,3 4 18 1,21
10 Xã Mà Cooi 554 2.066 185 749 33,39 38 161 6,86
11 Xã Ka Dăng 523 1.998 342 1.385 65,39 17 65 3,25
Tổng 6.794 26.697 2.510 10.794 36,94 369 1.588 5,43
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang
* Đặc điểm của các hộ nghèo tại huyện Đông Quang:
Hộ nghèo của huyện chủ yếu ở khu vực miền núi (chiếm 88,2%), hộ nghèo
thuộc dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 90,3%. Tỷ lệ cao hộ nghèo sinh sống ở khu
vực miền núi và hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số chiếm đến 97% là thách thức
không nhỏ trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện. Mặt khác với đặc
thù là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với phong tục tập quán,
phương thức sản xuất còn giản đơn, tập quán lao động sản xuất của đồng bào chậm
35
được thay đổi, sản xuất thuần nông tự sản, tự tiêu là phổ biến, chậm thích ứng với
cơ chế của kinh tế thị trường, điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn
chế.
* Nguyên nhân đói nghèo tại huyện Đông Giang
Bảng 2.4. Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại huyện Đông Giang giai đoạn
2016-2020
Nguyên nhân nghèo Số hộ
Tỷ lệ/Tổng số hộ
nghèo
Ốm đau, mắc tệ nạn xã hội 590 23,5%
Thiếu vốn sản xuất 492 19,62%
Thiếu lao động 383 15,27%
Đông người ăn theo 270 10,76%
Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 251 9,99%
Thiếu đất canh tác 165 6,59%
Nguyên nhân khác (Thiếu phương tiện sản
xuất, có lao động nhưng không có việc làm,
chây lười lao động…)
358 14,27%
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang
Trong bảng phân tích các nguyên nhân nghèo của Đông Giang ở trên, cho
thấy nguyên nhân ốm đau, mắc tệ nạn xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất, rồi đến
nguyên nhân kinh tế hay thiếu vốn, kể cả nguyên nhân thiếu đất canh tác. Các
nguyên nhân còn lại tuy phân tán nhưng đều có liên hệ đến lao động ít, thiếu việc
làm và thiếu khả năng tạo việc làm, vốn gắn liền với nguyên nhân giáo dục và đào
tạo. Vì thế có thể nói rằng nguyên nhân nghèo của Đông Giang trước hết với vấn đề
giáo dục đào tạo, sau đó là nguyên nhân kinh tế chiếm trên 26% và sau cùng là
nguyên nhân y tế chiếm 23,5%.
Ngoài ra nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo Đông Giang còn do các
nguyên nhân khách quan sau:
- Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa
36
hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... xuất phát điểm của huyện
thấp, kinh tế chưa phát triển, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế
còn hạn chế. Vấn đề thiếu đất, thiếu nước sản xuất vẫn đang là thách thức lớn cho
chính quyền địa phương.
- Thứ hai: Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn phải kiêm nhiệm, nhất là cấp
xã, do chưa bố trí được cán bộ chuyên trách nên hạn chế đến hiệu quả việc thực
hiện các mục tiêu của chương trình giảm nghèo.
- Thứ ba: Nguồn thu ngân sách của huyện hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân
dân vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ khá giàu thấp, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có
hiệu quả còn ít, doanh thu nhỏ, vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn
lực cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó việc
hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững
khó thực hiện được.
- Thứ tư: Do khó khăn về tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất và đời sống như
đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện.
2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.2.1. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo nâng
cao thu nhập
Từ năm 2015 đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ trồng 160 ha keo, 75.850
gốc chuối mốc, 4.450 cây tre điền trúc, 94.000 cây bời lời đỏ, 16.000 cây mây,
8.000 gốc chè dây, 124 kg bắp, 2.790 kg phân bón, 132 con bò cái sinh sản, 697 con
heo giống địa phương, 375 con ngan, 8.545 mét lưới B40 làm chuồng trại, 10 máy
tuốt lúa, 01 máy gạo theo Chương trình 135/CP; Ngoài ra huyện còn tổ chức công
tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân; xây dựng
các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn 11 xã, thị trấn với kinh phí thực hiện là
8.572,4375 triệu đồng.
Công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có điều kiện kinh tế khó khăn
37
với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất được duy trì. Từ năm 2015 đến nay, Ngân
hàng chính sách xã hội huyện đã cho 15.430 hộ vay với tổng số tiền 259.338 triệu
đồng. Qua việc vay vốn ưu đãi, người dân trên địa bàn huyện có nguồn vốn mua
con vật nuôi (bò, heo, gà...), cây giống (keo, quế, bời lời...) để phát triển sản xuất,
ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo.
Bên cạnh đó huyện đã hỗ trợ 72 con bò giống sinh sản, 84 con heo giống,
4.553 mét lưới B40, 1,75 tấn phân NPK, 354 tấm tôn lợp chuồng trại cho các hộ dân
tại khu tái định cư thôn Dốc Kiền xã Ba, khu tái định cư thôn A Điêu xã A Rooi với
số tiền 1.800 triệu đồng theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ; triển khai có hiệu quả Dự án nhân rộng mô hình nuôi Nhím giảm nghèo năm
2015 tại xã Ba với tổng kinh phí 500 triệu đồng cho 26 hộ dân thuộc hộ nghèo.
Triển khai xây dựng vùng sản xuất sản phẩm đặc trưng của huyện như: Ớt xã Mà
Cooi, Chè dây xã Tư và cải tạo chất lượng cây Bòn Bon bản địa. Quản lý, bảo vệ
39.840,18 ha rừng tự nhiên (giao cho 271 nhóm hộ quản lý giúp tạo việc làm và
tăng thu nhập cho 3.100 hộ người dân trên địa bàn huyện) và trồng mới 400 ha rừng
tập trung luân canh trên đất nương rẫy theo Nghị định 99/NĐ-CP …
Thu nhập bình quân của người dân được nâng lên rõ rệt (đầu năm 2015 là
11,14 triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2015 là 13,13 triệu đồng/người /năm,
ước thu nhập năm 2018 là 17,83 triệu đồng/người/năm).
2.2.2.2. Về dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động
Thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề và giải quyết việc làm theo hướng
tích cực, có chất lượng và tạo thu nhập cao hơn cho người lao động nhằm giảm
nghèo bền vững. Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa
phương phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyển sinh, mở
lớp đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng (nông nghiệp và phi nông
nghiệp) cho 1.045 lao động nông thôn, với tổng kinh phí 1.176,365 triệu đồng. Sau
khi học nghề, người lao động tự tạo được việc làm, tỷ lệ lao động có việc làm sau
khi đào tạo là hơn 70%.
Bên cạnh việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại địa phương, huyện cũng
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangĐề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên quận Hoàn Kiếm, 9đ
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên quận Hoàn Kiếm, 9đHoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên quận Hoàn Kiếm, 9đ
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên quận Hoàn Kiếm, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 

Similar to Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam

Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Tania Bergnaum
 

Similar to Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam (20)

Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững Tại Kiên Giang
Quản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững Tại Kiên GiangQuản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững Tại Kiên Giang
Quản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững Tại Kiên Giang
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
 
BÀI MẪU Luận văn xóa đói giảm nghèo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xóa đói giảm nghèo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xóa đói giảm nghèo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xóa đói giảm nghèo, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Luận văn: Quản lý về giảm nghèo huyện Đông Giang, Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI THỌ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, Năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI THỌ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HÙNG HÀ NỘI, Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Tác giả Thái Thọ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO....................................................................................................................11 1.1. Khái niệm nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói..................................................11 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo.......................................................................18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM...................30 2.1. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam..........................................30 2.2. Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam..33 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................42 2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam........................................................................54 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM..................................................60 3.1. Mục tiêu và phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam...........................................................60 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam...........................................................65 3.3. Kiến nghị............................................................................................................72 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CBCC Cán bộ công chức CP Chính phủ DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc QLNN Quản lý nhà nước THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Dân số qua các năm của huyện Đông Giang............................................31 Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đông Giang qua các năm .......................33 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.................34 Bảng 2.4. Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại huyện Đông Giang giai đoạn 2016- 2020...........................................................................................................................35 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1. Đánh giá về hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp .......................46 Hộp 2. Đánh giá về cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp huyện .............................47 Hộp 3. Đánh giá về huy động nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo các cấp ...50 Hộp 4. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện........................................................................................................52 Hộp 5. Đánh giá về công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo ..........................................................................................................54
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Kết quả khảo sát các chính sách giảm nghèo đã giúp cải thiện đời sống cho hộ nghèo .............................................................................................................41 Hình 2.2. Kết quả khảo sát về những gặp khó khăn gặp phải trong việc tiếp cận với các chính sách xóa đói giảm nghèo...........................................................................42 Hình 2.3. Kết quả khảo sát về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo cấp xã..............................................................................................................45 Hình 2.4. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng về thực hiện công tác giảm nghèo của cán bộ xã.............................................................................................................47
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm đổi mới và phát triển, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững trên diện rộng trong suốt hai thập kỷ qua đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho hầu hết tất cả người dân. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2012 của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê mới công bố năm 2014 cho thấy, tính theo mức 02 đô la/người/ngày, số người nghèo của Việt Nam năm 1993 là khoảng 62,1 triệu người, đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 49,3 triệu người; đến năm 2012 chỉ còn 11,5 triệu người (so với 1993 đã giảm 81,5% tương ứng là 50,6 triệu người đã thoát nghèo). Tính theo mức 1,25 đô la/người/ngày, số người nghèo năm 1993 khoảng 48,4 triệu người, đến năm 2005 còn khoảng 24,7 triệu người và đến năm 2012 chỉ còn 2,9 triệu người (so với 1993 đã giảm 94% tương ứng 45,5 triệu người đã thoát nghèo). Tính theo chuẩn do Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê đang áp dụng, số người nghèo năm 1993 là khoảng 40,5 triệu và đến năm 2012 còn 15,3 triệu người. Nếu tính theo chuẩn nghèo quốc gia, tỷ lệ nghèo còn thấp hơn nữa, năm 2005 là 22,31%; năm 2010 là 14,2% và 9,6% vào cuối năm 2012 tương ứng với khoảng 2,1 triệu hộ nghèo. Từ năm 2009, nước ta đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới; năm 2010, nước ta trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Huyện Đông Giang được thành lập ngày 10/3/1963, trên cơ sở giải thể huyện Thống Nhất. Năm 1974, Ban Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà ra nghị quyết hợp nhất huyện Đông Giang và Tây Giang thành huyện Đông - Tây Giang, sau được gọi là huyện Hiên. Đến ngày 17/7/2003, huyện Hiên lại được chia tách thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang như hiện nay. Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, huyện Đông Giang đã phát triển trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Đông Giang đạt 16,34%/năm; tổng mức đầu tư hơn 13.294 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội được tập trung triển khai mạnh mẽ
  • 9. 2 và phát huy hiệu quả tích cực, huyện đã đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm và hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 36,94%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,12 triệu đồng. Những kết quả trong công tác giảm nghèo ở huyện Đông Giang mới chỉ là bước đầu, nên còn khá nhiều bất cập như: tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra; việc sử dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; việc tuyên truyền nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân còn hạn chế... Tuy nhiên, làm sao để thoát nghèo nhanh nhưng bền vững ở một địa bàn với đặc điểm đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ đang là vấn đề đang được cả hệ thống chính trị địa phương và người dân hết sức quan tâm. Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, nhiều công trình đã được công bố, xuất bản thành sách. Có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung và Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo ở một số địa phương. - Nhóm các công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung bao gồm: Báo cáo đánh giá giảm nghèo Việt Nam năm 2012 của Ngân hàng thế giới “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới” đã chỉ ra được nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu sâu sắc, thành tích giảm nghèo ấn tượng theo bất cứ chuẩn mực nào. Báo cáo nhận định, Việt Nam đã đạt được những tiến
  • 10. 3 bộ đáng chú ý nhưng nhiệm vụ giảm nghèo vẫn chưa hoàn tất và xét ở một số phương diện, nhiệm vụ đó hiện khó khăn hơn. Dù hàng chục triệu gia đình Việt Nam đã thoát nghèo trong thập kỷ qua nhưng rất nhiều hộ dân trong số đó có thu nhập rất sát chuẩn nghèo và vẫn rất dễ tái nghèo do các cú sốc đặc thù (mất việc, tai nạn, gia đình có người ốm, tử vong), hoặc do các cú sốc có liên quan trong toàn nền kinh tế (tác động của biến đổi khí hậu tới lượng mưa và nhiệt độ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009...). Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức lớn trước mắt trong giảm nghèo đối với Việt Nam, đó là việc đảm bảo chia sẻ lợi ích từ quá trình tăng trưởng, vấn đề nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mức độ dễ bị tổn thương, khoảng cách giàu nghèo.... Báo cáo đánh giá quốc gia năm 2016 của Ngân hàng thế giới “Tiếp bước thành công: Nhóm ưu tiên tăng trưởng toàn diện và bền vững”. Báo cáo đã chỉ ra Việt Nam là một quốc gia hình mẫu về tăng trưởng cao, giảm nghèo nhanh và phát triển công bằng, những thành tựu của Việt Nam có đóng góp của nhiều nhân tố; Việt Nam có một tương lai tươi sáng nhìn trên nhiều góc độ. Báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam phải vượt qua hàng loạt những thách thức mới xuất phát từ những lựa chọn trong quá khứ của riêng mình: Trước hết, mô hình tăng trưởng và tạo việc làm cho toàn xã hội mà Việt Nam áp dụng đang bộc lộ những hạn chế; thứ hai, Việt Nam đang đối mặt với một nghị trình còn dang dở và những thách thức mới liên quan đến cung cấp dịch vụ công và tăng trưởng hướng đến người dân; thứ ba, Việt Nam cần củng cố đà tăng trưởng cao qua sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường, giảm thiểu phí tổn do ô nhiễm, sử dụng tài nguyên thiếu bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu; cuối cùng, những yếu kém về quản trị nhà nước đang trở thành lực cản đối với tăng trưởng và bước tiến về xã hội trong tương lai. Bên cạnh đó Báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam phải đối mặt với rủi ro và cơ hội về giảm nghèo, phát triển đồng đều và bền vững về môi trường; giảm thiểu rủi ro và tận dụng triệt để các cơ hội đòi hỏi một loạt các biện pháp đồng bộ hướng đến mục tiêu chung. Báo cáo cập nhật cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam năm 2018 của Ngân hàng thế giới “Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh vượng
  • 11. 4 chung ở Việt Nam”. Trên cơ sở kết quả cuộc Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin, số liệu, xây dựng và công bố Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam năm 2018. Báo cáo đã chỉ ra từ năm 2014 đến 2016, mỗi năm Việt Nam giảm được 1,85% hộ nghèo, cao hơn mục tiêu đề ra; vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giảm được 4,3% hộ nghèo, đạt mức giảm cao nhất trong các năm gần đây. Báo cáo cũng đã chỉ rõ: Nguyên nhân chủ yếu của thành tích giảm nghèo nhanh là do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, mô hình tăng trưởng gắn với giảm nghèo và tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn 2014-2016 Việt Nam đã tạo ra được 1,4 triệu việc làm mới trong ngành chế tạo, 70 ngàn việc làm trong ngành khách sạn, bán lẻ, xây dựng… Bên cạnh đó, Báo cáo cũng khuyến nghị một số lĩnh vực ưu tiên nhằm thúc đẩy giảm nghèo trong thời gian tới, bao gồm: Nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm và tăng lương; cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các cơ hội giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; tăng cường trao quyền sử dụng đất cho người DTTS và nâng cao kỹ năng cho người nghèo. Đinh Đức Thuận và cộng sự (2005), trong “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam“, Báo cáo trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, đã cung cấp các khuyến nghị cụ thể cho tiến trình hoạch định chính sách làm thế nào để rừng và sản phẩm từ rừng có thể đóng góp một cách bền vững vào việc cải thiện điều kiện sống của những người sống phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ: ngày càng có sự chú ý tới xoá nghèo và phát triển kinh tế trên toàn đất nước. Một thực tế đã được soi sáng là các khu vực rừng thường trùng với các khu vực nghèo thực sự và dai dẳng. Các hoạt động hiện nay còn đứng bên ngoài và thường chưa chú trọng xem xét làm thế nào để sử dụng, phát triển tài nguyên rừng bền vững và mang lại lợi ích cho người dân sống phụ thuộc vào rừng. Sự chú ý tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và bảo vệ mà chưa xem xét tới phát triển kinh tế rừng, các chính sách trước đây được xây dựng và thực thi với ít sự tham gia của bản thân những người dân sống phụ thuộc vào rừng.
  • 12. 5 Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2012), đã khẳng định: Tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Nghiên cứu đã nhằm đến việc khám phá các quan hệ qua lại giữa tình trạng nghèo về tiền và các đặc trưng kinh tế - xã hội khác của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam dựa trên cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo kinh tế - xã hội phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng có tối thiểu 10 chiều đo lường cho tình trạng nghèo đa chiều và đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế. Một số biến định lượng và phân loại được trích ra và sử dụng như là các chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều. Phân loại hộ dựa trên tình trạng nghèo đa chiều tỏ ra có hiệu quả thống kê tốt hơn khi tính đồng nhất trong từng nhóm được cải thiện rõ ràng so với phân loại hộ dựa trên chi tiêu bình quân đầu người. Nguyễn Đức Nhật và nhóm chuyên gia (2013) đã nghiên cứu mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Quá trình phân tích chỉ ra rằng, mô hình của các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ các nguyên tắc của lý thuyết kinh tế, xây dựng động lực tham gia của các bên và trao quyền tự quyết cho người dân. Các mô hình quốc tế cũng triển khai theo hướng nhỏ, chậm chắc và chú trọng về nâng cao năng lực so với các chương trình đại trà nhanh và thiếu kiểm tra đánh giá của nhà nước. - Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo ở một số địa phương Đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn về quá trình thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo ở địa phương có một số công trình như luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", của tác giả Nguyễn Thế Tân (2015) đã đề cập đến thực trạng việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Ninh, qua đó tác giả đã đề xuất những giải pháp
  • 13. 6 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Ninh. Luận văn "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Út Ngọc Mai (2015) đã đề cập tới một số nội dung lý luận liên quan tới giảm nghèo bền vững và cũng đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo bền vững từ góc độ thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, nguồn lực, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát gắn liền với địa bàn nghiên cứu. Phạm Bình Long (2017) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2016, đồng thời đánh giá những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo trên các phương diện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững, tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực; huy động nguồn tài chính; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Liêu Khắc Dũng (2017) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” đã đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên dưới góc độ ban hành chương trình, kế hoạch và các quy định thực hiện giảm nghèo bền vững; việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ làm công tác giảm nghèo; tổ chức thực hiện các quy định về giảm nghèo bền vững; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo từ 2011-2017 và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước vè giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn tới.
  • 14. 7 Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố Trong hầu hết các công trình nghiên cứu cũng như các chương trình, dự án trong và ngoài nước được triển khai thời gian qua đều hướng đến giảm nghèo hay giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính thức, cụm từ "giảm nghèo bền vững" được sử dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả thấy có một số điểm chính như sau: Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích các đặc điểm nghèo đói, xác định các nguyên nhân của sự nghèo đói, các chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như các nội dung trong quản lý nhà nước về giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu cũng đã đánh giá các tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu qua các tiêu chí tính hiệu quả, tính hiệu lực, phù hợp và bền vững của chính sách. Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh kế và vấn đề giảm nghèo. Tuy nhiên, các vấn đề giảm nghèo, đặc biệt là quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập, hoặc đã đề cập nhưng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, cập nhật và làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững cho huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, như: - Các quan niệm về nghèo đói và các chuẩn mực nghèo đói - Khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo. - Thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một địa bàn cụ thể là huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp để huyện tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giảm nghèo từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
  • 15. 8 Kế thừa các kết quả của những nghiên cứu trên, trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng bổ sung, phát triển để làm rõ các vấn đề nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận của công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - Về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại Đông Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến nay. - Về nội dung nghiên cứu: Tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang, chỉ ra những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế. Đề xuất các giải pháp kiến nghị đối với công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
  • 16. 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam về các vấn đề có liên quan đến giảm nghèo bền vững. Phương pháp quy nạp - diễn dịch: được tác giả sử dụng để diễn đạt, phân tích và giải thích các vấn đề có liên quan đến nghèo đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, từ đó khái quát hiện trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Phương pháp phân tích có sự tham gia: để phân tích giảm nghèo bền vững, bên cạnh việc phân tích các tài liệu thứ cấp, tác giả cũng sẽ phỏng vấn các cán bộ quản lý thuộc các cơ quan có liên quan tới công tác giảm nghèo tại huyện Đông Giang. Phương pháp điều tra khảo sát: Việc điều tra khảo sát được tiến hành với 3 đối tượng là: người nghèo; cán bộ, công chức ở các xã; cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp huyện. Mục đích chính của điều tra khảo là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Đối với người nghèo: Các phiếu điều tra dành cho đối tượng là người nghèo được thực hiện ngẫu nhiên tại 5 xã của huyện với số lượng 150 phiếu (30 phiếu/xã).
  • 17. 10 Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu để có được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, luận văn đã xây dựng bảng hỏi dành cho 2 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp xã, những người có trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo (tổng số 11 phiếu/11 xã, thị trấn) và đối tượng thứ hai là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ở huyện (bao gồm lãnh đạo huyện phụ trách giảm nghèo và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) với số lượng 02 phiếu. Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, điền dã tại cộng đồng… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo, giảm nghèo bền vững và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Đông Giang. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Đông Giang. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những ai nghiên cứu liên quan tới chủ đề quản lý nhà nước về giảm nghèo có thể tham khảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cầu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
  • 18. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. Khái niệm nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói 1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói Đói nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nó hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử, có thể sinh ra, tồn tại, phát triển và cũng có thể mất đi ở mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia hay mỗi xã hội. Không có một định nghĩa chung về đói nghèo, khái niệm đói nghèo được dùng rất lâu trên thế giới để chỉ tình trạng của một nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết, tuy nhiên quan niệm đói nghèo chỉ mang tính chất tương đối bởi vì nó phụ thuộc vào điều kiện không gian, địa lý, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. * Quan niệm của các tổ chức và chuyên gia quốc tế về đói, nghèo Tổ chức UNDP đã đưa ra những định nghĩa về nghèo [8, tr.27] như sau: - Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. - Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. - Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác. Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại BangKok (Thái Lan), các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.
  • 19. 12 Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo đói. Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói. Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân. Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu. * Quan niệm của Việt Nam về đói, nghèo Ở nước ta, quan niệm về đói, nghèo thường trực diện và đơn giản hơn như: đói nghèo là không đủ ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên ốm đau, nhưng không có tiền chữa bệnh, con cái không được đến trường... Dựa trên các khái niệm của các tổ chức thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể về đói, nghèo và được
  • 20. 13 nghiên cứu ở các cấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 của Việt Nam đã đưa ra các khái niệm: Nghèo, đói, hộ đói, hộ nghèo, vùng nghèo... và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể. Về khái niệm nghèo của Việt Nam cơ bản thống nhất với khái niệm nghèo đói của ESCAP. Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. - Khái niệm đói cũng có hai dạng: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt). + Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. + Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. - Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ... - Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. - Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, trình độ dân trí thấp v.v.. - Huyện nghèo: là huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. 1.1.2. Chuẩn mực nghèo đói Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
  • 21. 14 * Cách xác định đường nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới - Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là chi phí cần thiết mua rổ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng Kcalo tiêu dùng bình quân 1 người 1 ngày (2.100 Kcalo). Năm 1998 chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là 1.287 ngàn đồng/người/năm - Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm của nhóm dân cư 3 (nhóm có mức sống trung bình). Chuẩn nghèo chung được xác định cho năm 1998 là: 1.790 ngàn đồng/người/năm. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau: Phương pháp này sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã 20 năm không thể phản ảnh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam. Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, không thể xác định và lập được danh sách hộ nghèo cụ thể ở các địa phương. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thu nhập. Mục đích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là xác định được đối tượng cụ thể của chương trình trợ cấp thôn, xã, lên danh sách hộ nghèo, chỉ ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện của đời sống dân cư và người nghèo. - Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993, quy định: Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành hai vùng đói nghèo đó là thành thị và nông thôn, trong đó:
  • 22. 15 + Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 13kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 8 kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn. + Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 20kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn. Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995, quy định: Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành 3 vùng đói nghèo là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó: + Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 13kg/người/tháng, tính cho mọi vùng. + Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du và dưới 25kg/người/tháng đối với khu vực thành thị. Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997 (Công văn số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997), quy định: Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành ba vùng đói, nghèo là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó: + Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 13kg/người/tháng, tương đương 45.000 đồng, tính cho mọi vùng. + Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 15kg/người/tháng, tương đương 55.000 đồng tính cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng, tương đương 70.000đ tính cho khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25kg/người/tháng, tương đương với 90.000 đồng tính cho khu vực thành thị. Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000 (Quyết định số 1143/QĐ-LĐTBXH
  • 23. 16 ngày 01/11/2000), quy định: Bỏ tiêu chí xác định hộ đói, giữ lại tiêu chí xác định hộ nghèo, không dựa vào thu nhập lương thực quy gạo mà dựa vào thu nhập tính theo tiền Việt Nam, trong đó: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 80.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 100.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 150.000đ/người/tháng, tính cho khu vực thành thị. Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), quy định chuẩn nghèo giai đoạn này được nâng lên cho phù hợp với mức sống đã được nâng lên của nhân dân và để gần với chuẩn nghèo đói của quốc tế. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn và dưới 260.000đồng/người/tháng, tính cho khu vực thành thị. Với chuẩn nghèo này, cả nước có 22% hộ nghèo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, biên giới và Tây Nguyên. Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành ngày 30/01/2011 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.80.000 đ/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000đ/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng. Chuẩn nghèo lần 7: Chuẩn nghèo đa chiều được ban hành ngày 19/11/2015 theo Quyết định 59/QĐ/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có
  • 24. 17 thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 1.1.3. Khái niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững đã được một số nghiên cứu đề cập từ trước năm 2000. Nhưng đến năm 2008 cụm từ "giảm nghèo bền vững" được sử dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; tiếp đó là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của TTCP phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và Nghị quyết số 15 -NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội nghị BCH trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Tính đến thời điểm này vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính thức về “giảm nghèo bền vững”, nhưng trong các báo cáo (Báo cáo giảm nghèo quốc gia năm 2008, Báo cáo giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, báo cáo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ...) hay các văn bản hành chính thì tình trạng tái nghèo luôn được xem là “vấn đề cơ bản” đối với giảm nghèo bền vững. Bền vững có thể hiểu là ổn định, được duy trì trong thời gian dài, là vững
  • 25. 18 chắc. Như vậy nên hiểu bền vững là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu về sư ̣ chắc chắn đối với kết quả giảm nghèo. Mục đích rất rõ ràng của giảm nghèo bền vững chính là đảm bảo hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững. Nếu hiểu bền vững với nghĩa là có khả năng chống đỡ, là vững chắc thì giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng đạt được mức thỏa mãn những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập cao hơn mức chuẩn (nghèo) và duy trì được mức thỏa mãn những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thể được hiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững, hay không bị tái nghèo. Trong luận văn, hộ thoát nghèo bền vững được đề cập đến được xác định là hộ đã thoát nghèo và không tái nghèo trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm - đặc trưng nhận dạng này phù hợp với khái niệm tái nghèo, hay nghèo mới đã được dùng trong các nghiên cứu và tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về giảm nghèo. 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo Theo giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước thì Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [7, tr.3]. Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và CBCC có thẩm quyền, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng của QLNN là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, bao trùm lên mọi lĩnh vực trong xã hội. Có thể chia đối tượng của QLNN theo các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Từ khái niệm giảm nghèo, khái niệm quản lý nhà nước có thể hiểu "Quản lý nhà nước về giảm nghèo là sự tác động của nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ
  • 26. 19 chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo." [10]. Chủ thể quản lý là các cơ quan QLNN thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo là UBND huyện và các phòng ban chức năng tham mưu, giúp việc cho chính quyền cấp huyện. Khách thể QLNN về giảm nghèo là vấn đề đói nghèo. Mục tiêu của QLNN giảm nghèo là giúp giảm số lượng người nghèo và tránh tình trạng tái nghèo sau khi thoát nghèo. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo 1.2.2.1. Lồng ghép và ban hành chương trình, kế hoạch và các quy định liên quan tới giảm nghèo Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, trong đó có QLNN về giảm nghèo. Thông qua việc ban hành các quy định, Nhà nước xác lập hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ, hành vi trong từng hoạt động giảm nghèo và hình thành căn cứ, cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Hệ thống quy định về hoạt động giảm nghèo tạo cơ chế quản lý phù hợp để cơ quan thường trực chương trình và các cơ quan quản lý các hợp phần của chương trình ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để quản lý chương trình, khắc phục tình trạng trách nhiệm không đi đôi với thẩm quyền như giai đoạn qua. Theo định hướng chung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 là tăng cường tích hợp chính sách, lồng ghép nguồn lực. Việc tích hợp chính sách, lồng ghép nguồn lực mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo nhưng đòi hỏi thực hiện tốt cơ chế phối kết hợp, phân công vai trò trách nhiệm cụ thể giữa các bên, nhất là ở địa phương.
  • 27. 20 Ở Trung ương, việc tích hợp chính sách giúp công tác chỉ đạo giảm sự chồng chéo, lãng phí, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách ở các cấp địa phương; đồng thời khắc phục những bất cập, điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tiễn, mở rộng đối tượng hưởng lợi, bổ sung nội dung chính sách và tăng định mức hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết và khả thi. Ngoài ra, việc tích hợp các chính sách giúp giảm thiểu thủ tục hành chính ở địa phương cho cả người được thụ hưởng lẫn cán bộ thực hiện, góp phần thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, giảm tồn đọng hồ sơ và phát sinh sai sót. Chủ trương, định hướng về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020.... đã xác lập khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên phạm vi quốc gia. Trên cơ sở đó các cơ chế, chính sách tài chính cụ thể phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo được ban hành theo từng lĩnh vực cụ thể như: - Chính sách tài chính hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe. - Chính sách tài chính hỗ trợ giáo dục- đào tạo. - Chính sách tài chính hỗ trợ sản xuất, nhà ở, đất ở. - Chính sách tài chính hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm. - Chính sách tín dụng ưu đãi hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các chủ trương, chính sách này cần được cụ thể hóa trong quá trình triển khai giảm nghèo bền vững ở các địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. 1.2.2.2. Về tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo Tổ chức thực hiện chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Nếu công tác tổ chức thực hiện chính sách không tốt sẽ dẫn đến thiếu lòng tin. Quá trình tổ chức thực
  • 28. 21 hiện chính sách góp phần hoàn chỉnh bổ sung chính sách: Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Qua tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không. Việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện từ cấp chính quyền trung ương đến cấp chính quyền địa phương, mỗi cấp chính quyền đều có những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện những mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó cấp chính quyền địa phương việc thực thi thường được thể hiện rõ nét hơn. Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo bền vững bao gồm các nội dung: Công tác chỉ đạo điều hành, bố trí nguồn lực, phân công cán bộ, về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững. 1.2.2.3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo Công tác kiểm tra, giám sát là một tiến trình quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến. Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển ngành, phát triển từng lĩnh vực và các địa phương trong quá trình thực hiện để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách sao cho phù hợp theo đúng quy định của luật. Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát để đảm bảo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Qua thực hiện bộc lộ những bất cập sẽ được xử lý thích hợp, có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để bổ sung cho giai đoạn sau những bài học kinh nghiệm quý giá để định hướng cho chương trình đi đúng hướng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về giảm nghèo bền vững có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công tác giảm nghèo được thực hiện nghiêm, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và xử lý những vi
  • 29. 22 phạm trong quá trình thực hiện chính sách. Chủ thể kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 1.2.2.4. Thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp - Công tác thông tin báo cáo là yêu cầu đặt ra đối với mọi hoạt động liên quan đến quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao, là biểu hiện của việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời là căn cứ để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, đưa ra các quyết định hành chính. Công tác thông tin, báo cáo góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, của các ban, ngành và địa phương. Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo gửi về Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các ban, ngành, Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững các xã. Báo cáo tình hình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững bao gồm: báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm, báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất. - Sự phối hợp giữa các cấp Giảm nghèo là vấn đề cấp bách và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội và có tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề chính sách và thực thi chính sách. Chính sách giảm nghèo lại là một chính sách lớn bao gồm nhiều hợp phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính sách lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy để tổ chức triển khai thực hiện cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa
  • 30. 23 phương. Sự tham gia vào quá trình quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất nhằm khai thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các ngành vào quá trình tổ chức thực hiện. 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với giảm nghèo Vai trò chính của QLNN đối với giảm nghèo được thể hiện: - Nắm rõ được thực trạng nghèo ở địa phương Nghèo đói là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lý là vấn đề mang tính cấp thiết của quản lý nhà nước để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển. - Hiểu rõ được nguyên nhân dẫn tới nghèo đói ở địa phương Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên hiện nay vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là rốn nghèo, nơi khó khăn nhất của cả nước, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo còn cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ đồng bào dân tộc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, xu hướng gia tăng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng rõ rệt; tốc độ giảm
  • 31. 24 nghèo không đồng đều giữa các vùng, miền; nhiều huyện thuộc Chương trình 30a có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải phân tích, tìm được đúng nguyên nhân dẫn tới nghèo đói, qua đó có cơ sở để đề ra các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành phù hợp đối với từng địa phương; có chính sách giải quyết những khó khăn để giúp đời sống của nhân dân đi lên, kéo gần khoảng cách chênh lệch với các vùng, miền khác trong đất nước. - Tư vấn cho lãnh đạo địa phương, các tổ chức xã hội, cộng đồng các giải pháp/kế sách giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững Trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững hiện nay, vai trò của Nhà nước là rất cần thiết khách quan, vì nhà nước ban hành các chính sách và Chương trình giảm nghèo bền vững, trên cơ sở các chính sách và Chương trình giảm nghèo bền vững chung này, các địa phương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện. 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo 1.2.4.1. Những yếu tố chủ quan - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm chính trị Công tác giảm nghèo bền vững là vấn đề cấp bách và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội và có tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề chính sách và thực thi chính sách. Chính sách giảm nghèo lại là một chính sách lớn bao gồm nhiều hợp phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính sách lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, muốn công tác giảm nghèo bền vững được triển khai có hiệu quả cần sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo thông qua việc triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ các chính sách giảm nghèo. - Năng lực quản lý của cán bộ quản lý công tác giảm nghèo Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách giảm nghèo là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo
  • 32. 25 đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách... Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, dẫn đến lãng phí nguồn lực được huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện... Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. - Liên kết giữa các cơ quan quản lý trong công tác giảm nghèo Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 12/4/2012 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg. Điểm nổi bật ở chiến lược là việc gắn chặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo với chiến lược phát triển, coi xóa đói, giảm nghèo là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xóa đói, giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề, điều kiện và thước đo của sự phát triển bền vững, là yếu tố cơ bản bảo đảm công bằng xã hội. Để triển khai chiến lược này, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đều có lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia liên quan đến xóa đói, giảm nghèo, như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm HIV/AIDS... Vì vậy, trong quá trình thực thi các chương trình, chính sách giảm nghèo cần sự chung tay, phối
  • 33. 26 hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ của các cấp, các ngành. - Nguồn lực của nhà nước hỗ trợ công tác giảm nghèo Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường. Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách XĐGN trong thời gian qua. 1.2.4.2. Những yếu tố khách quan - Hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế đã mở ra các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy vậy hội nhập kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, đưa lại những rủi ro khó dự báo và quy mô lớn về những dịch bệnh, sự bất an về giá cả thị trường, đây là những thách thức lớn trong
  • 34. 27 công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại làm tăng nhu cầu sử dụng lao động, mang lại cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhưng trong quá trình đó đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao, chất lượng lao động tốt. Trong khi đó, đại đa số người lao động Việt Nam trình độ chuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nơi có năng suất thấp, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đề ra những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả lao động góp phần giảm nghèo bền vững và hiệu quả. Mặt khác, hội nhập kinh tế cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút các nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm nhằm giảm nghèo bền vững hiệu quả. - Thiên tai - Biến đổi khí hậu: Việt Nam có 2/3 dân số sống ở nông thôn - nơi có tỷ lệ đói nghèo cao nhất và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp - thường là những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các tác động cực đoan của thời tiết như thiên tai và biến đổi khí hậu. Một mặt, do kế sinh nhai bị mất hoặc thiệt hại nghiêm trọng. Mặt khác, thiên tai làm thay đổi tiêu cực về nguồn cung lương thực và có thể bóp méo giá cả hàng hóa và cản trở phân phối lương thực, gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng phục hồi sau thiên tai - vốn đã rất thấp - của người nghèo, cuối cùng là gia tăng đói nghèo. Rất nhiều hộ gia đình nông thôn đã bị tái nghèo sau mỗi đợt thiên tai. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo, nhà nước cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tác động của biến đổi khi hậu với từng vùng từ đó có những chính sách giảm nghèo phù hợp với từng vùng miền. Vấn đề nhà ở, sinh kế, đều phải được thiết kế khác nhau từng lĩnh vực. Một chính sách tốt là một chính sách dựa trên những nghiên cứu khoa học, xuất phát từ nguyện vọng của người dân và phải được sự nhất trí cao của chính quyền địa phương. Đồng thời cần có nghiên cứu bài bản về tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động giảm nghèo ở các vùng miền, các địa phương.
  • 35. 28 - Phong tục tập quán/năng lực của hộ nghèo Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó vẫn còn không ít những phong tục tập quán lạc hậu chưa được loại bỏ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như thói quen phát nương làm rẫy, sống trên các triền núi cao, các hoạt động văn hóa tâm linh như ma, chay, hiếu, hỷ, cúng, lễ được tổ chức kéo dài và tốn kém vẫn còn khá phổ biến. Điều này đã và đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo. Do đó, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, các cấp chính quyền cần phải nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này nhất là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện, để tìm ra cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ hậu quả của những tác động tiêu cực, làm cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn của nhà nước và của các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và công tác giảm nghèo bền vững của các địa phương trong thời gian tới.
  • 36. 29 Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, luận văn đã phân tích và trình bày một số khái niệm về nghèo đói, chuẩn mực nghèo đói, khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo. Trên cơ sở đó phân tích những nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bao gồm: Lồng ghép và ban hành trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các quy định liên quan tới giảm nghèo; tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo; kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo; thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp. Bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước đối với giảm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giảm nghèo, bao gồm: Những yếu tố chủ quan như công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm chính trị; năng lực quản lý của cán bộ quản lý công tác giảm nghèo; liên kết giữa các cơ quan quản lý trong công tác giảm nghèo; nguồn lực của nhà nước hỗ trợ công tác giảm nghèo; những yếu tố khách quan như hội nhập kinh tế; thiên tai, biến đổi khí hậu; phong tục, tập quán/năng lực của người nghèo. Đây là cơ sở lý luận chủ yếu để phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
  • 37. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tổng quan về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Giang 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Đông Giang là huyện miền núi nằm về phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Nam. Huyện Đông Giang cách TP. Đà Nẵng khoảng 75 km và cách TP. Tam Kỳ khoảng 145 Km, có đường Hồ Chí Minh nối liền từ huyện Tây Giang qua huyện và đến huyện Nam Giang. Về toạ độ địa lý và ranh giới hành chính được xác định cụ thể như sau: + Từ 15050’ đến 16010’ vĩ độ bắc. + Từ 107035’ đến 107056’ kinh độ đông. + Phía Đông giáp: Huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng. + Phía Tây giáp: Huyện Tây Giang. + Phía Nam giáp: Huyện Đại Lộc và huyện Nam Giang. + Phía Bắc giáp: Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. - Địa hình: Huyện Đông Giang nằm trên dãy núi Trường Sơn, có độ cao địa hình trung bình từ +300m đến +500m, địa hình phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, đa phần là đồi núi cao hiểm trở có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông Vàng, sông Voi, sông A Vương và các khe suối. Đất nông nghiệp chiếm 5,22%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 81,43%, đất chưa sử dụng chiếm 9,94%, đất khác chiếm 3,41%. - Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. - Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại phân bố khá tập trung như vàng xã Ba, xã Tư; than đá ở xã Ba, đá xây dựng ở xã A Ting, Sông Kôn; đá vôi ở xã Mà Cooih, Kà Dăng; khoáng sản chịu lửa làm
  • 38. 31 gốm sứ ở thị trấn Prao và xã Tà Lu. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm kinh tế: Trong năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng; giá trị sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp: 173,8 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2016; giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng 1.038 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2016; giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ 443,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2016; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 488.181 triệu đồng, trong đó thu trên địa bàn huyện ước đạt 177.633 triệu đồng, bằng 85% so với thực hiện năm 2016; tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 334.583 triệu đồng, bằng 91,3% so với thực hiện năm 2016; tổng chi đầu tư phát triển ướt đạt 178.037 triệu đồng (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 76.256 triệu đồng). Đến nay trên địa bàn huyện chưa hình thành cụm công nghiệp - trung tâm công nghiệp mà đang quy hoạch 3 cụm công nghiệp - trung tâm công nghiệp, trong đó: 01 cụm tại xã Jơ Ngây; 02 cụm tại xã Ba. Ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm: Sản xuất chế biến nông, lâm sản; hàng tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ - du lịch; chăn nuôi. - Đặc điểm xã hội Huyện Đông Giang có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Prao và 10 xã, 95 thôn. Phần lớn các trung tâm hành chính của xã, thị trấn trong huyện đều nằm trên trục đường 14G và đường Hồ Chí Minh. Bảng 2.1: Dân số qua các năm của huyện Đông Giang Đơn vị tính: Người Đơn vị Dân số qua các năm 2013 2014 2015 2016 2017 Toàn huyện 24.497 24.743 24.922 25.053 25.184 Đô thị 4.423 4.543 4.607 4.658 4.717 Nông thôn 20.074 20.200 20.315 20.395 20.467 Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đông Giang
  • 39. 32 - Văn hóa, du lịch: Đông Giang có văn hóa đa dạng, phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ... Du lịch cộng đồng thôn Bhơ Hôồng, Đhrôồng là thôn văn hóa còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơtu trên vùng núi Đông Giang với những điệu nói lý – hát lý, múa tung tung da dá, đan lát nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thưởng thức những món ăn do người Cơ Tu chế biến. Bên cạnh đó, Đông Giang đang phát triển đa dạng các loại hình du lịch hang động, lòng hồ, du lịch ẩm thực. 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong giảm nghèo 2.1.2.1. Thuận lợi Huyện Đông Giang có vị trí thuận lợi nhờ tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng, đô thị đang phát triển mạnh mẽ. Với hệ thống giao thông đồng bộ, nhất là tuyến đường quốc lộ 14G kết nối với thành phố Đà Nẵng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nông - lâm sản, phát triển du lịch và thu hút đầu tư. Các tiềm năng về đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng và các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống Cơtu đều có cơ hội để phát huy và phát triển nhờ vào các chính sách đầu tư vùng núi và vùng đồng bào tộc người thiểu số tiếp tục được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó Đông Giang có cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, phong cảnh hùng vĩ của dãy Trường Sơn thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể. Chính vì vậy, Đông Giang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo. 2.1.2.2. Khó khăn Đông Giang là huyện miền núi có địa hình phức tạp, núi cao, bị chia cắt nhiều không thuận lợi cho phát triển sản xuất. Toàn huyện có 01 thị trấn và 10 xã với 95 thôn (trong đó có 09 xã và 11 thôn đặc biệt khó khăn). Dân số toàn huyện 25.184 người, trong đó dân tộc Cơtu chiếm gần 78%, kinh 22%. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, sản
  • 40. 33 xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng chưa bền vững và nguy cơ tái nghèo cao, số hộ cận nghèo còn nhiều, còn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Nguồn lực bố trí cho Chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần có của các chương trình giảm nghèo. 2.2. Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đông Giang đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân được cải thiện, công tác giảm nghèo của huyện đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, huyện cũng gặp không ít những khó khăn cần được giải quyết, vẫn còn nhiều người nghèo, thậm chí thiếu ăn giáp hạt; một số gia đình con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đảm bảo... Kết quả điều tra tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Đông Giang qua các năm như sau: Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đông Giang qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (AD chuẩn nghèo mới) Năm 2017 Tỷ lệ hộ nghèo % 32,77 28,74 49,48 36,94 Số hộ nghèo Số hộ 2.032 1.832 3.154 2.510 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 6,19 3,72 6,29 5,43 Số hộ nghèo Số hộ 382 237 619 369 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,03điểm %, tỷ lệ cận nghèo giảm 2,49 điểm % so với năm 2014. Theo chuẩn nghèo mới, năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm 12,54 điểm % và tỷ lệ cận nghèo giảm 0,86 điểm % so
  • 41. 34 với năm 2016. Đây là kết quả khá tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện. So sánh giữa các xã, thị trấn, có sự khác biệt khá lớn về công tác giảm nghèo. Cụ thể, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo vẫn rất lớn tính đến năm 2017 khi có tới hơn một nửa số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo như xã Tà Lu, xã Sông Kôn, Xã Ka Dăng, hay xã Za Hung. Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 TT Tên xã, phường, thị trấn Dân số Trong đó Số hộ Số khẩu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Số khẩu Tỷ lệ % Số hộ Số khẩu Tỷ lệ % 1 Thị trấn P Rao 1.167 4.489 298 1.330 25,54 25 112 2,14 2 Xã Tà Lu 296 1.050 158 654 53,38 15 66 5,07 3 Xã Sông Kôn 665 2.739 379 1.644 56,99 20 78 3,01 4 Xã Jơ Ngây 616 2.511 278 1.291 45,13 34 147 5,52 5 Xã A Ting 670 2.580 281 1.225 41,94 68 302 10,15 6 Xã Tư 404 1.737 77 353 19,06 21 99 5,2 7 Xã Ba 1.182 4.883 181 792 15,31 90 379 7,61 8 Xã A Rooi 387 1.396 165 677 42,64 37 161 9,56 9 Xã Za Hung 330 1.248 166 694 50,3 4 18 1,21 10 Xã Mà Cooi 554 2.066 185 749 33,39 38 161 6,86 11 Xã Ka Dăng 523 1.998 342 1.385 65,39 17 65 3,25 Tổng 6.794 26.697 2.510 10.794 36,94 369 1.588 5,43 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang * Đặc điểm của các hộ nghèo tại huyện Đông Quang: Hộ nghèo của huyện chủ yếu ở khu vực miền núi (chiếm 88,2%), hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 90,3%. Tỷ lệ cao hộ nghèo sinh sống ở khu vực miền núi và hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số chiếm đến 97% là thách thức không nhỏ trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện. Mặt khác với đặc thù là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với phong tục tập quán, phương thức sản xuất còn giản đơn, tập quán lao động sản xuất của đồng bào chậm
  • 42. 35 được thay đổi, sản xuất thuần nông tự sản, tự tiêu là phổ biến, chậm thích ứng với cơ chế của kinh tế thị trường, điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn chế. * Nguyên nhân đói nghèo tại huyện Đông Giang Bảng 2.4. Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại huyện Đông Giang giai đoạn 2016-2020 Nguyên nhân nghèo Số hộ Tỷ lệ/Tổng số hộ nghèo Ốm đau, mắc tệ nạn xã hội 590 23,5% Thiếu vốn sản xuất 492 19,62% Thiếu lao động 383 15,27% Đông người ăn theo 270 10,76% Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 251 9,99% Thiếu đất canh tác 165 6,59% Nguyên nhân khác (Thiếu phương tiện sản xuất, có lao động nhưng không có việc làm, chây lười lao động…) 358 14,27% Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang Trong bảng phân tích các nguyên nhân nghèo của Đông Giang ở trên, cho thấy nguyên nhân ốm đau, mắc tệ nạn xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất, rồi đến nguyên nhân kinh tế hay thiếu vốn, kể cả nguyên nhân thiếu đất canh tác. Các nguyên nhân còn lại tuy phân tán nhưng đều có liên hệ đến lao động ít, thiếu việc làm và thiếu khả năng tạo việc làm, vốn gắn liền với nguyên nhân giáo dục và đào tạo. Vì thế có thể nói rằng nguyên nhân nghèo của Đông Giang trước hết với vấn đề giáo dục đào tạo, sau đó là nguyên nhân kinh tế chiếm trên 26% và sau cùng là nguyên nhân y tế chiếm 23,5%. Ngoài ra nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo Đông Giang còn do các nguyên nhân khách quan sau: - Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa
  • 43. 36 hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... xuất phát điểm của huyện thấp, kinh tế chưa phát triển, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế còn hạn chế. Vấn đề thiếu đất, thiếu nước sản xuất vẫn đang là thách thức lớn cho chính quyền địa phương. - Thứ hai: Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn phải kiêm nhiệm, nhất là cấp xã, do chưa bố trí được cán bộ chuyên trách nên hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm nghèo. - Thứ ba: Nguồn thu ngân sách của huyện hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ khá giàu thấp, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn ít, doanh thu nhỏ, vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó việc hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững khó thực hiện được. - Thứ tư: Do khó khăn về tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất và đời sống như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện. 2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 2.2.2.1. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo nâng cao thu nhập Từ năm 2015 đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ trồng 160 ha keo, 75.850 gốc chuối mốc, 4.450 cây tre điền trúc, 94.000 cây bời lời đỏ, 16.000 cây mây, 8.000 gốc chè dây, 124 kg bắp, 2.790 kg phân bón, 132 con bò cái sinh sản, 697 con heo giống địa phương, 375 con ngan, 8.545 mét lưới B40 làm chuồng trại, 10 máy tuốt lúa, 01 máy gạo theo Chương trình 135/CP; Ngoài ra huyện còn tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn 11 xã, thị trấn với kinh phí thực hiện là 8.572,4375 triệu đồng. Công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có điều kiện kinh tế khó khăn
  • 44. 37 với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất được duy trì. Từ năm 2015 đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho 15.430 hộ vay với tổng số tiền 259.338 triệu đồng. Qua việc vay vốn ưu đãi, người dân trên địa bàn huyện có nguồn vốn mua con vật nuôi (bò, heo, gà...), cây giống (keo, quế, bời lời...) để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó huyện đã hỗ trợ 72 con bò giống sinh sản, 84 con heo giống, 4.553 mét lưới B40, 1,75 tấn phân NPK, 354 tấm tôn lợp chuồng trại cho các hộ dân tại khu tái định cư thôn Dốc Kiền xã Ba, khu tái định cư thôn A Điêu xã A Rooi với số tiền 1.800 triệu đồng theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai có hiệu quả Dự án nhân rộng mô hình nuôi Nhím giảm nghèo năm 2015 tại xã Ba với tổng kinh phí 500 triệu đồng cho 26 hộ dân thuộc hộ nghèo. Triển khai xây dựng vùng sản xuất sản phẩm đặc trưng của huyện như: Ớt xã Mà Cooi, Chè dây xã Tư và cải tạo chất lượng cây Bòn Bon bản địa. Quản lý, bảo vệ 39.840,18 ha rừng tự nhiên (giao cho 271 nhóm hộ quản lý giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho 3.100 hộ người dân trên địa bàn huyện) và trồng mới 400 ha rừng tập trung luân canh trên đất nương rẫy theo Nghị định 99/NĐ-CP … Thu nhập bình quân của người dân được nâng lên rõ rệt (đầu năm 2015 là 11,14 triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2015 là 13,13 triệu đồng/người /năm, ước thu nhập năm 2018 là 17,83 triệu đồng/người/năm). 2.2.2.2. Về dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động Thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề và giải quyết việc làm theo hướng tích cực, có chất lượng và tạo thu nhập cao hơn cho người lao động nhằm giảm nghèo bền vững. Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyển sinh, mở lớp đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng (nông nghiệp và phi nông nghiệp) cho 1.045 lao động nông thôn, với tổng kinh phí 1.176,365 triệu đồng. Sau khi học nghề, người lao động tự tạo được việc làm, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo là hơn 70%. Bên cạnh việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại địa phương, huyện cũng