SlideShare a Scribd company logo
1 of 195
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÔNG THỊ HỒNG
§¶M B¶O AN SINH X· HéI
TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ KHANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả luận án
Đông Thị Hồng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và đảm bảo an
sinh xã hội 7
1.2. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 29
2.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội
đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố 29
2.2. Nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố 46
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và
bài học đối với thành phố Hà Nội 52
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo an
sinh xã hội thành phố Hà Nội 70
3.2. Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 đến nay 76
3.3. Đánh giá chung 112
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 123
4.1. Quan điểm, phương hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội 123
4.2. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 171
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASXH : An sinh xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHHT : Bảo hiểm hưu trí
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BTXH : Bảo trợ xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTXH : Cứu trợ xã hội
ĐBASXH : Đảm bảo an sinh xã hội
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
GQVL : Giải quyết việc làm
TP : Thành phố
TGXH : Trợ giúp xã hội
TTLĐ : Thị trường lao động
ƯĐXH : Ưu đãi xã hội
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Mức chuẩn trợ cấp cho đối tượng BTXH ở TP Hà Nội, giai
đoạn 2008 - 2012 102
Bảng 3.2: Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Lao
động -Xã hội ở TP. Hà Nội 108
Bảng 3.3: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội phân
chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 109
Bảng 3.4: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội chia
theo loại hình doanh nghiệp 110
Bảng 3.5: Hình thức tiết kiệm của hộ gia đình 112
Bảng 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà Nội và cả nước giai
đoạn 2008 - 2012 113
Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá nội địa, Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội
địa, tổng thu ngân sách Nhà nước 114
Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư kinh phí cho hoạt động của các cơ sở BTXH
công lập giai đoạn 2008-2011 116
Bảng 3.9: Đầu tư ngân sách TP Hà Nội cho nuôi dưỡng, chăm sóc người
có công, đối tượng BTXH và TNXH tại các cơ sở xã hội công
lập so với GDP của TP Hà Nội, giai đoạn 2008-2013 116
Bảng 4.1: Chi ngân sách thường xuyên của TP. Hà Nội năm 2012 và
Dự kiến đến năm 2020 125
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Hà Nội từ 2008 đến 2012 72
Biểu đồ 3.2: Dân số TP Hà Nội so với cả nước từ 2008 -2013 74
Biểu đồ 3.3: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan
trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với
việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 85
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan
trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với
việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 87
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ, người dân về tầm quan trọng
của đảm bảo ASXH với công bằng xã hội và phát huy
giá trị nhân văn của dân tộc 88
Biểu đồ 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà nội và cả nước
giai đoạn 2008-2012 90
Biểu đồ 3.7: Nguồn lực tài chính thu, chi trong lĩnh vực BHXH và
BHYT 93
Biểu đồ 3.8: Mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối
tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2012 95
Biểu đồ 3.9: Tình hình tham gia bảo hiểm nhân thọ và hiểu biết về
BHXH tự nguyện của hộ gia đình có người làm công
ăn lương 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam đã làm thay đổi
diện mạo của các địa phương, góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm
cao mới trong quan hệ quốc tế. Song song với tăng trưởng, phát triển kinh tế,
các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trợ giúp những nhóm đối
tượng yếu thế trong xã hội cũng được triển khai mạnh trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả là, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ giảm nghèo
nhanh nhất thế giới... Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, dường như thành
quả đạt được của tăng trưởng, phát triển kinh tế chưa thực sự được phân phối
một cách hợp lý trong các đối tượng người nghèo và người yếu thế trong xã
hội. Nói cách khác, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn so với nhóm người
nghèo cả về thu nhập, cơ hội phát triển hay thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thành
quả tăng trưởng cũng không được phân phối công bằng giữa các vùng, miền
trên cả nước: Đô thị được hưởng nhiều hơn nông thôn, các khu trung tâm
được hưởng nhiều hơn ngoại ô. Cá biệt, có một số chương trình chuyên biệt
về giảm nghèo hoặc lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giảm nghèo, thiết kế
dành riêng cho người nghèo, trong một số trường hợp cụ thể, người giàu vẫn
được thụ hưởng nhiều hơn…
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang
trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính. Từ khi tái lập đến nay, Hà
Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng”
trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội (ASXH). Tuy nhiên, đánh giá
khách quan phải thấy, việc đảm bảo ASXH cho người dân còn khá nhiều hạn
chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao, công tác giảm nghèo còn thiếu
tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng phân hóa giàu
nghèo có xu hướng gia tăng, nhất là mức số của dân cư sống trong nội thành
và ngoại thành có sự chênh lệch lớn, dân cư nông thôn và thành thị; tỷ lệ
người nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn chưa có cơ hội tiếp
cận tới các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh
2
doanh; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mức thu
nhập trung bình của người dân; Diện tích đất ở của người dân ngày càng
không được đảm bảo; tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc
sống cho người dân ngày càng tăng và có chiều hướng hệ thống hóa; Nguy cơ
mất việc làm hoặc bị tổn thương do có việc làm không đầy đủ hoặc không
thường xuyên của mỗi người dân gia tăng do đất đai canh tác bị thu hẹp hoặc
bị mất do quá trình đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế
xuất (KCX)…So với thủ đô của một số nước đang phát triển, thủ đô Hà Nội
còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chính sách mang tính chất chiến
lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hội nhập toàn diện với khu vực
thế giới.
Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố (TP) Hà Nội đảm bảo ASXH góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng
yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảm
bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ Kinh
tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo ASXH; phân tích thực trạng
đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, luận án đề xuất phương hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa
bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm
bảo ASXH trên địa bàn cấp TP.
- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và
địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội.
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà
Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo
tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo ASXH trên địa bàn TP
Hà Nội.
Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH ở TP - trực thuộc Trung ương, là
TP đặc biệt - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội xét trên
các phương diện hoạt động nhiệm vụ, yêu cầu của đảm bảo ASXH.
+ Đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội có nội dung rộng lớn. Vì
vậy, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo ASXH với các trụ cột chính: bảo
hiểm xã hội (BHXH), thị trường lao động (TTLĐ) và trợ giúp xã hội
(TGXH), XĐGN.
+ Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập trung nghiên cứu về: cơ chế,
chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người… góp phần đảm bảo
ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Đối tượng thụ hưởng ASXH là dân cư trên địa
bàn TP Hà Nội; những tác động của cơ chế, chính sách đến đảm bảo ASXH,
đặc biệt là các chính sách về ASXH như bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH, giáo
dục - đào tạo, giải quyết việc làm (GQVL), đất đai…
- Về không gian: Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP
Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điều tra bảng hỏi đối
với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu
Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100
phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xã phường trên địa bàn
4
TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì và Hoài Đức) để điều
tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong 5
năm gần đây và dự báo những yêu cầu đảm bảo ASXH đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối cơ chế, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội, ASXH nói chung; những chính sách
về đảm bảo ASXH của TP Hà Nội nói riêng. Luận án kế thừa và làm sáng tỏ
những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về
những nội dung liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, luận
án chú trọng sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Thông qua phương
pháp nghiên cứu này, tác giả đi từ cái chung, cái tổng hợp (khái niệm, trụ
cột, hệ thống của ASXH) để đi đến cái chi tiết của vấn đề nghiên cứu của
luận án. Sau đó, tác giả đi từ cái riêng, những đặc tính riêng của các vấn đề
nghiên cứu tạo thành một hệ thống những nội dung mang tính chất hệ
thống phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế - chính trị.
- Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu này để tạm thời gạc bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu
những biểu hiện ngẫu nhiên cá biệt để đi sâu vào những vấn đề cơ bản nhất
thuộc đối tượng nghiên cứu (luận án đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện đảm
bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội) để có điều kiện tìm hiểu sâu bản chất của
việc đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
5
- Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: Đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng
phương pháp thống kê để thu thập số liệu các lĩnh vực và số liệu việc huy
động các điều kiện cho việc đảm bảo ASXH. Tác giả tiến hành so sánh, đối
chiếu giữa các lĩnh vực, điều kiện khác nhau để rút ra sự khác nhau giữa
những số liệu thống kê. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra
nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu.
- Phương pháp kinh tế học hiện đại (Mô hình hóa): Phương pháp
mô hình hóa là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống, được hình
thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó.
Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế
giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức tạp và rộng lớn và có
những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết.
Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp luận
án có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ;
Phương pháp lượng hóa.
Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Luận án sử dụng phương pháp này để điều
tra thu được ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng (đối tượng là cán bộ thực
hiện chính sách và người dân). Những ý kiến thu được thông qua phương
pháp nghiên cứu này dùng để thuyết minh cho những luận điểm, luận cứ mà
tác giả đưa ra. Trong luận án tác giả đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu
500 phiếu điều tra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống
Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức,
Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận
huyện, xã phường trên địa bàn TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan
Phượng, Ba Vì và Hoài Đức.) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá
thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Việc chọn mẫu và sử
dụng phương pháp này đã đảm bảo yếu tố khách quan, diện rộng cho quá
trình kết luận những thông tin nêu trong luận án.
6
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về ASXH và đảm bảo ASXH
trên địa bàn cấp TP. Khẳng định rõ bản chất, đặc điểm, mối quan hệ, nội dung
và những điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP.
- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp tỉnh, TP của
một số địa phương, thủ đô của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; rút
ra bài học kinh nghiệm đối với đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
- Phân tích đúng đắn, xác thực, khoa học về thực trạng đảm bảo ASXH
trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: Những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt
ASXH, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
ASXH và đảm bảo ASXH là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với việc
phát triển bền vững của phương và đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và được luận giải dưới nhiều góc
độ khác nhau. Vì thế, sự khái quát, đánh giá và phân tích các công trình
nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự trùng lặp về góc độ
nghiên cứu cũng như nội dung. Đồng thời, luận án tìm ra những điểm mới cần
phải khai thác, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1.1. Nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia
trên thế giới
1.1.1.1. Những nghiên cứu của các học giả ngoài nước
ASXH là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chất phát triển
hài hòa, bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính chất cấp bách cho sự ổn
định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Nghiên cứu về ASXH vì thế cũng
thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu khá lâu. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập
kinh tế thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, việc
nghiên cứu đảm bảm ASXH trong điều kiện mới, cụ thể được các nhà khoa
học trên thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây.
Với tư cách một bộ phận không thể tách rời trong quốc gia, các địa
phương vừa là đơn vị phải thực thi các chính sách an sinh chung, vừa chủ
động đề xuất các chính sách, biện pháp của riêng mình, không mâu thuẫn với
chính sách an sinh chung, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra. Ở các quốc gia
châu Âu và Hoa Kỳ, mỗi bang, mỗi vùng lại có những quy định về an sinh và
cách thức thực hiện riêng biệt, sáng tạo, tùy thuộc vào Hội đồng của vùng, địa
phương và lựa chọn của các nghị sĩ của mỗi vùng, địa phương đó.
8
Tác giả James Midgley trong cuốn sách “Basis of social security in
Asia: mutual aid, micro-insurance and social security” (Cơ sở ASXH ở châu
Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và ASXH) [116], ông là người đầu
tiên nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của các hiệp hội lẫn nhau
và các chương trình bảo hiểm vi mô của các hiệp hội ở châu Á nơi mà các
chương trình này được phát triển đặc biệt tốt. Cuốn sách đã cung cấp một
số nghiên cứu quan trọng như thông tin chi tiết về các hiệp hội tác động lẫn
nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á, Sri Lanka,
Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines. Nghiên cứu trường hợp cung
cấp những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp
bảo vệ thu nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng
góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong
thế giới đang phát triển đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo
và cải thiện mức sống.
Tác phẩm “Social Security, Medicare & Government Pensions”
(ASXH, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) của Joseph Matthews Attorney
[120] đi sâu bàn về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền lương
hưu, chính sách cho những người có công với đất nước và cách thức để đảm
bảo BHYT tốt nhất.
Công trình “Social Security For Dummies” của tác giả Jonathan
Peterson [119], đã đề cập đến các vấn đề ASXH của Hoa Kỳ với một số nội
dung: giải thích lịch sử, quy định, và những thay đổi đáng kể ASXH Hoa Kỳ,
cũng như cân nhắc về tương lai của chương trình; phân tích toàn diện các
chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý ASXH; những thách thức và
cân nhắc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt....
Cuốn sách: “Social Securiy, the Economy and development” (ASXH,
Kinh tế và phát triển” của tác giả James Midgley [115], ông cho cho rằng: Hiện
nay, nhiều chính phủ được tư nhân hóa các chương trình ASXH, chủ yếu là các
chương trình tốn kém và có hại cho sự phát triển kinh tế. Cuốn sách này cung
cấp các phân tích có hệ thống đầu tiên của mối quan hệ giữa ASXH và phát triển
kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn đó ASXH ội có thể gây tổn hại theo hai chiều
của sự phát triển. Sử dụng nhiều nghiên cứu quốc tế, cuốn sách làm sáng tỏ cuộc
9
tranh luận, với mỗi nghiên cứu quốc gia tập trung vào một khía cạnh cụ thể của
vấn đề này và thể hiện tích cực, sự đóng góp ASXH với phát triển kinh tế.
Tác phẩm “Social Security Strategies: How to Optimize Retirement
Benefits” (Chiến lược ASXH: Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí)
(2011) của hai tác giả William Reichenstein, William Meyer [124], đã chỉ ra
một số yếu tố ảnh hưởng đến ASXH và hưu trí của người dân nước Mỹ; đề
xuất các biện pháp chuyên gia nhằm giúp người dân xây dựng chiến lược
ASXH thông minh nhằm nâng cao thu nhập đời và giảm thiểu nguy cơ hết
tiền tiết kiệm hưu trí. Đồng thời, cuốn sách này sẽ trang bị cho bạn các thông
tin và công nghệ tự động để tận dụng tối đa các lợi ích ASXH.
Công trình nghiên cứu của hai tác giả Dean Baker, Mark Weisbrot
“Social Security: The Phony Crisis” (ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo)
[114] đã bàn luận sâu về vấn đề: Có đúng là hệ thống ASXH đang gặp khó
khăn nghiêm trọng và phải được sửa chữa? Như bùng nổ dân số bắt đầu nghỉ
hưu, họ sẽ chắc chắn, tính bằng số lượng tuyệt đối của họ, cắt đứt hệ thống?
ASXH một kế hoạch lớn mà sẽ để lại cho các thế hệ tương lai và cuộc đời của
họ đóng góp? Là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ASXH thông
qua thay đổi cơ bản như tư nhân hoặc củng cố nó với các loại thuế mới lớn?
Tác giả đã giành phần lớn nội dung để lý giải vấn đề nếu trên. Trong vấn đề
ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo, hai nhà kinh tế Dean Baker và Mark
Weisbrot cho rằng không có cơ sở kinh tế, nhân khẩu học, hoặc tính toán bảo
hiểm cho niềm tin phổ biến rằng chương trình cần phải được cố định. Hai tác
giả nhấn mạnh, hầu như không có sự bất đồng về các sự kiện tài chính ASXH,
hoặc ngay cả những dự báo về tương lai của nó. Thay vào đó, cuộc tranh luận
về ASXH đã được chìm trong quan niệm sai lầm, nhầm lẫn và thiếu sự thống
nhất về ý nghĩa của các điều khoản rất quan trọng.
Tác giả cuốn “Social Security: The Unfinished Work” (ASXH: Các
công việc dở dang) của tác giả Charles Blahous [111], ông đã cho rằng: Nước
Mỹ nhận thức được ASXH phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong
những thập kỷ tới - và một loạt các tổ chức xã hội chứa đựng các mâu thuẫn.
Với niềm say mê nghiên cứu và mong muốn trả lời câu hỏi làm thế nào để
làm cho chương trình ASXH mạnh mẽ và có lợi trong tương lai. Trong tác
10
phẩm, tác giả đã trình bày một số nội dung thường bị hiểu lầm; một số vấn đề
nảy sinh trong trong thực tiễn ASXH. Tác giả nêu ra thảo luận: Vấn đề đó ảnh
hưởng như thế nào đến người tham gia chương trình và tìm hiểu các yếu tố
nhân khẩu học, kinh tế, và chính trị thực sự đe dọa tương lai của ASXH.
Hai tác giả Peter A.Diamond, Peter R.Orszag “Saving Social Security:
A Balanced Approach” (Tiết kiệm ASXH: Một cách tiếp cận cân bằng) [121],
các tác giả cho rằng: Trong khi tất cả mọi người đồng ý rằng ASXH là một
chương trình của chính phủ quan trọng và cần thiết đã có kế hoạch rất khác
nhau cho quá trình cải cách, hoàn thiện ASXH. Peter A. Diamond và Peter R.
Orszag, hai nhà kinh tế hàng đầu của nước Mỹ, đề xuất một kế hoạch cải cách
sẽ giải cứu các chương trình cả hai từ vấn đề tài chính và từ những người sẽ
phá hủy các chương trình đảm bảo ASXH. Kể từ khi công bố phiên bản đầu
tiên của cuốn sách này vào năm 2004, cuộc tranh luận về ASXH đã chuyển
đến các trung tâm của chương trình nghị sự chính sách đối nội. Trong phiên
bản cập nhật của tiết kiệm ASXH, các tác giả phân tích đề xuất của chính
quyền Bush đối với tài khoản cá nhân và thảo luận về cái gọi là "giá chỉ mục"
đề xuất để khôi phục khả năng thanh toán dài hạn thông qua việc thay đổi
cách lợi ích ban đầu sẽ được tính toán. Tiết kiệm ASXH đọc cho hoạch định
chính sách liên quan đến cải cách, các nhà phân tích và tất cả những người
quan tâm về số phận của sự bảo vệ này của người Mỹ.
1.1.1.2. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
Tác giả Nguyễn Duy Dũng trong “Chính sách và biện pháp giải quyết
phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” [28], tác giả đã khái quát: lịch sử hình thành và
phát triển chế độ phúc lợi xã hội của Nhật Bản; các hình thức và biện pháp
nhà nướ đảm bảo lợi ích xã ội ở Nhật Bản (Chế độ chăm sóc sức khỏe; phúc
lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi đối với người già; phúc lợi xã hội đối với
người tàn tật; phúc lợi xã hội đối với người có thu nhập thấp); tổ chức quản lý
và tài chính cho việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhật Bản.
Các tác giả cuốn “Hệ thống ASXH của EU và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam” [97], đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của Châu Âu nói
chung và một số quốc gia điển hình trong việc cải cách hệ thống ASXH: Mô
hình “thị trường xã hội” của Đức; mô hình “thị trường tự do” của Anh; mô
11
hình “xã hội dân chủ” của Thụy Điển. Cuốn sách còn chỉ ra thành công, hạn
chế và xu hướng cải cách của hệ thống ASXH của một số nước châu Âu và
đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1930-2001” của tác giả Lê
Vinh Danh [27], đã làm rõ quá trình hình thành, kết cấu nội dung và xu hướng thay
đổi của hệ thống chính sách ASXH của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1930 - 2001.
Trong nghiên cứu, tác giả Lê Vinh Danh đã làm rõ: Chính sách tuyên chiến với đói
nghèo; Tem thực phẩm; Trợ cấp gia đình nghèo và trẻ em phụ thuộc; Chính sách bổ
sung thu nhập ASXH; Chính sách chăm sóc sức khỏe; Chính sách BHXH...
Ngoài ra, nghiên cứu về đảm bảo ASXH trên thế giới còn có cần kể đến
những công trình khoa học khác như: Tác giả Phan Đức Thọ với bài “Chính sách
ASXH ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM” [83]; Tác giả
Nguyễn Kim Bảo với bài “Hệ thống đảm bảo xã hội ở Trung Quốc hiện nay”
[10]; “Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ASXH của
Hoa Kỳ, Thụy Điển và Đức” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [30]...
Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập
đến vấn đề ASXH và đảm bảo ASXH ở một số quốc gia trên thế giới để hiểu
hơn được khái niệm, cấu trúc và vai trò của ASXH. Ngoài ra, với sự nghiên cứu
một cách khoa học, công phu, các tác giả đã đúc rút ra những kinh nghiệm quý
báu trong quá trình thực thi, đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam
1.1.2.1. Những cuốn sách nghiên cứu về an sinh xã hội
Trong cuốn “Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng
Nai)”, nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền,
Nguyễn Anh Dũng [75], đã phân tích những bất cập, xu hướng vận động, kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ hống ASXH. Tập thể các tác giả
còn tập trung phân tích ASXH nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ cột
chính của hệ thống ASXH ở Đồng Nai như: Bảo hiểm xã hội, BHYT trợ cấp
xã hội và XĐGN.
Cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Cường về “Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” [23], đây là một trong những
công trình đầu tiên ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu về vấn đề ASXH trên quy
12
mô toàn diện, rộng lớn. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và đang thu hút
được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng trong xã hội hiện nay. Cuốn sách
gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách ASXH trong
nền kinh tế thị trường; Chương 2:Thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay; Chương 3: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015. Nội dung sách
cung cấp cái nhìn tổng quan, đa diện về hệ thống chính sách ASXH ở Việt
Nam trong thời gian qua, với thành phần chủ yếu nhất là BHXH, BHYT,
TGXH và ưu đãi xã hội (ƯĐXH). Sách cung cấp rất nhiều số liệu cập nhật và
được phân tích cặn kẽ; đặc biệt đi sâu phân tích, chỉ rõ những yếu kém của hệ
thống chính sách ASXH và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống chính sách ASXH ở nước ta hiện nay.
“An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” là cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Anh [4], đã đề cập đến một số vấn
đề thực tiễn và cấp bách đang được đặt ra trong thực tiễn nước ta: tác giả đã
phân tích và làm rõ các hình thức ASXH truyền thống sẽ tồn tại và phát triển
ra sao trong bối cảnh xuất hiện những hình thức ASXH hiện đại? Những hình
thức hiện đại có thể thay thế các hình thức truyền thống của ASXH trong
nông thôn hay không? Nếu có, thì mức độ thay thế sẽ như thế nào? Với tình
trạng thu nhập thấp như hiện nay, Việt Nam có thể xây dựng được các chính
sách ASXH hiện đại cho nông dân như các nước phát triển được hay không?
Nếu có thì điều kiện nào để thực hiện được? Cuốn sách tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng để chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống ASXH
đối với nông dân nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới.
Cuốn sách “Văn kiện Đảng về an sinh xã hội” [37], đã tập hợp, tuyển
chọn các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng ta về vấn đề chăm
sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân, nhân dân; chính sách tiền lương, chế độ
bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, trợ giúp khi gặp thiên tai;
giải quyết việc nghỉ hưu của cán bộ; sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện
13
thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về
kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm và mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn,
trẻ em mồ côi, người tàn tật, những nạn nhân chiến tranh, những người bị
thiên tai địch họa… Các văn bản này được sưu tầm, tuyển chọn từ khi Nhà
nước ta giành được chính quyền cho đến những năm gần đây.
Cuốn “Pháp luật an sinh xã hội: kinh nghiệm của một số nước đối
với Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương
[45], đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước
tiêu biểu như Đức, Mỹ, Nga; đồng thời trình bày những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so
sánh luật, tác giả nhận định, đánh giá chung về những ưu điểm, bất cập
trong pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Cuốn sách được chia làm ba
chương: Chương 1: Tổng quan hệ thống về ASXH, chương này nghiên cứu
về nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ ASXH, vai trò của ASXH và các thiết
chế ASXH dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chương 2: Pháp luật ASXH của
một số nước, chương này tập trung nghiên cứu pháp luật ASXH của một số
quốc gia tiêu biểu như Hoa Kỳ, Đức và Nga. Đây là những quốc gia có
những nét rất đặc trưng và có thể đại diện cho các mô hình ASXH khác
nhau trên thế giới. Chương 3: Pháp luật về ASXH của Việt Nam, chương
này giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, phân tích những đặc
điểm của hệ thống và sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống. Trên cơ
sở những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của các quốc gia khác,
các tác giả rút ra một số bài học để vận dụng vào quá trình xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam.
Cuốn sách “Chính sách XĐGN - Thực trạng và giải pháp” là kết quả
nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên [64], đã đánh
giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương,
đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về XĐGN; các
chương trình XĐGN điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách
XĐGN của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hướng, mục
14
tiêu XĐGN cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách XĐGN ở Việt Nam thời gian tới.
Cuốn “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay” do tác giả Mai Ngọc Cường chủ biên [24], gồm 2 phần: Phần thứ
nhất: các tác giả giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm, mục tiêu, nguyên
tắc và quá trình chính sách xã hội, cũng như hệ thống các chính sách xã hội
phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng vận dụng ở nước
ta. Phần thứ hai: các tác giả đề cập thực trạng với những thành tựu đạt được
cũng những hạn chế, vướng mắc của chính sách xã hội dưới góc độ các lĩnh
vực như: chính sách về thu nhập, giảm nghèo và ASXH; chính sách việc làm;
chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; cung ứng các dịch vụ xã hội cá
nhân; chính sách đối với người có công; chính sách bình đẳng giới. Trên cơ sở
đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ
thống chính sách xã hội ở Việt Nam những năm tới.
Trong cuốn “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020”, các tác giả
đã tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề ASXH. Mỗi bài viết được tiếp cận từ
các khía cạnh khác nhau về chủ đề ASXH, nhưng đều hướng tới mục tiêu
góp phần nâng cao không ngừng đời sống vật chất cũng như tinh thần của
nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó
còn có những bài viết bàn đến vấn đề ASXH ở nông thôn, hay ASXH cho
những đối tượng cụ thể: nông dân, người cao tuổi. Đặc biệt, bài viết của tác
giả Trần Hữu Thăng: “Chi phí y tế và cái bẫy đói nghèo” bàn đến những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí y tế tăng cao. Và khi chi phí tăng
cao thì sẽ kéo theo những hệ lụy nào? Phần cuối bài viết, tác giả đã đưa ra
những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho vấn đề đó...Cuốn sách được cấu
trúc thành hai phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm
thế giới về ASXH. Phần II: Những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan giữa lý luận và thực
tiễn về ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua với những thành tựu đạt
được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và xu hướng xây dựng
hệ thống ASXH ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.
15
1.1.2.2. Đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu về an sinh xã hội
- Đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Minh Hải: “Tổ chức
thực hiện BHYT đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp” [46], đã dẫn
dắt khá logic các khái niệm, định nghĩa về đói nghèo, chuẩn nghèo quốc tế và
Việt Nam, các nguyên nhân gây ra đói nghèo và sự phân bổ không đồng đều
nhóm dân cư nghèo đói giữa các vùng miền. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra tác
động của chi phí y tế, công tác khám chữa bệnh là những tác nhân khiến
người nghèo khó thoát nghèo và khiến một bộ phận dân cư trở thành nghèo.
Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng khám chữa bệnh của người nghèo
Việt Nam từ 1997 đến nay bao gồm cả những nhân tố tác động (tích cực và
hạn chế).. Đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
khám chữa bệnh cho người nghèo. Các giải pháp đề xuất của nhóm tác giả
nghiên cứu là khá toàn diện, trong đó đề tài nhấn mạnh đến việc tăng cường
đầu tư cho tuyến y tế cấp cơ sở về nhân lực và cơ sở kỹ thuật nhằm đưa dịch
vụ y tế đến gần dân, mặt khác tăng cường vai trò của ngành Lao động - Xã
hội trong việc xác định hộ nghèo, tăng cường phối hợp giữa các ngành chức
năng cùng tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
Trong đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động An sinh
xã hội”, tác giả Lương Tuấn Anh [5], đã trình bày tương đối có hệ thống những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh (khái niệm, nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh); làm rõ khái niệm và cấu trúc
của ASXH, những đặc điểm về hoạt động ASXH ở nước ta. Đề tài được kết cấu
hai chương và 5 tiết: Chương 1, nghiên cứu về những nội dung cơ bản tư tưởng
Hồ Chí Minh và ASXH; Chương 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động ASXH.
Công trình nghiên cứu làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động
ASXH chia làm hai giai đoạn (trước và sau 1995). Điểm mấu chốt, dẫn đến hiệu
quả của công trình, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chưa đạt được
trên những trụ cột của hệ thống ASXH, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về sự
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH trong thời gian tới.
Trong “An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào?”, nhóm tác giả
Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền
16
và Đỗ Lê Thu Ngọc [43], đã làm rõ: tính thực tiễn hơn và sử dụng số liệu từ
Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS) để xác định các đối
tượng đang được thụ hưởng các chương trình ASXH và tác động chung của các
chương trình đó tới thu nhập và nghèo. Đây là báo cáo thứ nhất tập trung xem
xét tổng thể dân số và hệ thống ASXH. Báo cáo thứ hai nghiên cứu về mối liên
quan giữa tuổi cao tuổi và nghèo ở Việt Nam. Trong chương giới thiệu, báo cáo
điểm lại hệ thống ASXH. Chương 1, nhóm tác giả tập trung vào những chương
trình được quy định có từ năm 2004. Chương 2, phân tích hai câu hỏi quan
trọng. Chương 3, xem xét ASXH trong mối quan hệ với nghèo và việc liệu các
chương trình ASXH của Việt Nam có đóng góp được gì và đóng góp bao nhiêu
cho công cuộc giảm nghèo ở các khu vực, giữa các nhóm ngũ phân vị và vùng
thành thị, nông thôn. Chương 4, chuyển từ mô tả hệ thống ASXH sang đưa ra
những phân tích ban đầu và sơ bộ về tác động hành vi của hệ thống ASXH. Cuối
cùng, Chương 5, tổng kết tóm tắt những phát kiến của nghiên cứu và kết luận.
Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách đảm bảo xã hội
trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHXN Việt Nam”
của tác giả Đỗ Minh Cương [22], đã góp phần cụ thể hóa nội dung và biện pháp
thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Công
trình đã đánh giá quá trình thực hiện chính sách xã hội và đề ra một số giải pháp
và khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội đến năm 2000.
Trong đề tài “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc
đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn
Chiều [19], đã tập trung nghiên cứu nhằm khái quát hóa những nội dung cơ
bản về ASXH, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện ASXH ở Việt Nam
hiện nay. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng
cường vai trò của Nhà nước đảm bảo ASXH trong thời gian tới.
- Hội thảo, hội nghị khoa học bàn về an sinh xã hội
Hội thảo quốc tế về “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: Vấn
đề và triển vọng” [106], đã trao đổi về các chủ đề xoay quanh 2 trục chính là:
i) Hệ thống ASXH ở Việt Nam và ii) Lao động khu vực phi chính thức và các
vấn đề về ASXH của khu vực này. Hai nội dung chính này được trao đổi và
thảo luận trong 6 phiên họp: Phiên “Những vấn đề lý luận, chính sách về
17
ASXH” đặt ra các vấn đề về việc xem xét lại các khái niệm. Việc làm rõ khái
niệm không chỉ là quan trọng đối với giới nghiên cứu mà còn cần thiết đối với
các nhà hoạch định chính sách. Bởi chỉ khi hiểu đúng bản chất giải pháp của
ASXH, chính sách ASXH mới định hướng đúng tư duy và đưa ra các chính
sách phù hợp. Các kiến nghị từ giới nghiên cứu luật học nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật về ASXH trong thời gian tới không chỉ có giá trị về mặt lý
luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Phiên họp về “Hệ thống ASXH Việt
Nam” tập trung đánh giá một số hợp phần của hệ thống ASXH thập niên qua,
cho phép giải thích rõ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn vận hành của hệ
thống ASXH hiện nay. Điều đó khẳng định rằng, Việt Nam, tuy còn là nước
nghèo, nhưng đã có một hệ thống ASXH tương đối hoàn chỉnh. Đối tượng
tham gia bảo BHYT, dù chưa đạt đến mức toàn dân như mong đợi, nhưng
cũng đã có những hiệu quả tích cực đối với người dân, đặc biệt là các nhóm
yếu thế. Những bất cập không chỉ là về hệ thống tổng thể hay về chính sách vĩ
mô, mà các diễn giả đã cho chúng ta thấy rằng sự bất ổn nằm ngay trong
chính từng cá nhân, khi mà thái độ của chúng ta đối với sức khỏe và hành vi
tìm kiếm sức khỏe của mỗi cá nhân cũng đầy tính vấn đề. Phiên họp về “Hệ
thống ASXH các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” trao đổi và thảo luận
về hệ thống ASXH các nước cũng cung cấp một cái nhìn đa chiều về cách các
quốc gia khác triển khai hệ thống ASXH của họ cho người dân. Chúng ta có
cái nhìn từ hệ thống ASXH của Trung Quốc, của Nhật Bản, và cả việc đối
chiếu với các hệ thống ở các nước phát triển khác như Đức, Thụy Điển. Kinh
nghiệm triển khai hệ thống ASXH của các nước là một tham khảo tốt cho
Việt Nam. Phiên 4 và phiên 5 (ASXH cho khu vực phi chính thức và thách
thức đối với việc đảm bảo ASXH cho khu vực này) trao đổi về tình trạng an
sinh của lao động thuộc khu vực phi chính thức ở Việt Nam. Phiên cuối cùng
dành cho việc “Thảo luận và kết nối các cơ hội hợp tác” trong nghiên cứu
ASXH và khu vực phi chính thức. Tại đây các chuyên gia về lĩnh vực ASXH
và khu vực phi chính thức có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những
nghiên cứu liên quan mà họ đang tiến hành.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội) tổ chức Hội thảo tham vấn (Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an
18
ASXH) được hình thành từ năm 2009, là ý tưởng của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho rằng: Sàn ASXH được hiểu
là hệ thống các chính sách nhằm giúp người dân được tiếp cận với hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu và chuyển nhượng thu nhập cơ bản theo tiêu chuẩn của quốc
gia, bảo đảm người dân được cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, được
chăm sóc y tế, được giáo dục, được dùng nước sạch và có nhà ở. Đối tượng
chính của Sáng kiến sàn ASXH là trẻ em; người dân trong tuổi lao động
nhưng thu nhập từ việc làm không bảo đảm được mức sống tối thiểu; người
già. Trong Hội thảo khoa học các đại biểu cho rằng Sàn ASXH là cơ sở xây
dựng tầm nhìn đầy đủ và toàn diện về hệ thống ASXH với quốc gia với vai
trò là một cấu phần chính của chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam xây
dựng sàn ASXH để tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm
vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo ASXH. Sàn ASXH không chỉ hỗ trợ
người nghèo và các đối tượng yếu thế vượt qua các rủi ro hiện tại mà nó còn
giữ vai trò quan trọng cho phát triển bền vững trong lương lai. Trong giai đoạn
2003-2011, tổng chi cho ASXH liên tục tăng, bình quân đạt 95.000 tỉ đồng/năm
và bằng 6,6% GDP, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 51%. Tuy nhiên, hệ
thống ASXH vẫn còn nhiều hạn chế, công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ
thất nghiệp khu vực nông thôn, trong thanh niên có xu hướng gia tăng.
Hội thảo “Tham vấn chính sách thanh toán chi phí khám chữa bệnh
BHYT theo định suất” được tổ chức với mục đích nhằm cung cấp thông tin về
thực trạng thực hiện các phương thức thanh toán dịch vụ y tế, những bất cập
trong triển khai phương thức thanh toán định suất hiện tại ở Việt Nam cũng
như dự báo tác động của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất, trên
cơ sở đó trao đổi, tham vấn ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các
chuyên gia trong lĩnh vực y tế, chuyên gia của các bộ ngành liên quan và
chuyên gia quốc tế. Hội thảo đã nghe các bài trình bày về kết quả nghiên cứu do
Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với tổ chức Joint Learning
Network for Universal Health Coverage (Mạng lưới cùng học tập để thực hiện
bao phủ CSSK toàn dân) tiến hành bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng thực hiện
các phương thức thanh toán dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam; (2) Xác định chi
phí dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện và xã; (3) Phân tích dự báo tác động
19
của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất làm cơ sở cho việc lựa chọn
giải pháp tối ưu cho việc sửa đổi Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Theo kết
quả đánh giá, thanh toán theo định suất đang áp dụng tại Việt Nam có nhiều điểm
không tương đồng với thông lệ quốc tế về thiết kế và tổ chức thực hiện. Kết quả
triển khai thanh toán theo định suất chưa thực sự được như mong đợi. Dựa trên kết
quả các nghiên cứu, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán dịch vụ y tế tại Việt Nam.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Hợp tác và Phát
triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ)
tổ chức “Hội nghị khu vực về An sinh xã hội” [16], Hội nghị nhằm tạo diễn
đàn thảo luận giữa các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao tới từ các cơ quan phụ
trách về ASXH ở cấp bộ, các tổ chức/cơ quan BHYT và bảo hiểm hưu trí,
cũng như các viện nghiên cứu về những thách thức hiện tại trong lĩnh vực
ASXH tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hội nghị cũng hướng tới mục tiêu cải
thiện mạng lưới chuyên gia giữa các nước Đông Nam Á với các chuyên gia
và các nhà quản lý từ Đức, bằng việc tạo ra một diễn đàn đối thoại liên ngành.
Hội nghị cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi dân số trên toàn
thế giới, sự hoạt động hiệu quả, bền vững của các hệ thống ASXH ngày càng
trở nên quan trọng hơn. Để phát triển hệ thống ASXH tại Việt Nam thì các cơ
quan hữu quan có liên quan tới lĩnh vực ASXH cần được tăng cường năng lực
về mặt tổ chức và thể chế. Ngoài ra, các tổ chức đào tạo của Việt Nam cũng
cần được tăng cường năng lực để có thể đáp ứng một cách chuyên nghiệp nhu
cầu đào tạo về nội dung ASXH ở trong nước và khu vực.
1.1.2.3. Luận án
Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách ASXH với người nông dân sau khi
thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của
tác giả Nguyễn Văn Nhường [69], đã phân tích được các khái niệm (trên thế
giới và trong nước) về ASXH, từ đó nêu ra quan niệm của mình về ASXH; về
ASXH đối với người nông dân; về ASXH đối với người nông dân bị thu hồi
đất để phát triển các khu công nghiệp. Luận án làm rõ 03 vai trò và 04 nguyên
tắc cần đảm bảo ASXH. Đồng thời, luận án đi sâu phân tích thực trạng, nêu ra
định hướng, giải pháp, khuyến nghị một cách cụ thể, toàn diện mang tính khả
20
thi, cần thiết trong việc thực hiện tốt chính sách ASXH đối với người nông
dân bị thu hồi đất.
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Văn Chiều “Chính sách
ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
ở Việt Nam” [20], trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính
sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH,
kinh nghiệm quốc tế và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở
Việt Nam, Luận án đã phân tích những nội dung cơ bản của chính sách
ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt
Nam hiện nay; đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò
của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay;
làm rõ bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện
nay. Luận án được đánh giá là có một số đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn: về mặt lý luận, luận án đã làm sáng tỏ thêm lý luận về chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
Luận án “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Anh [3], gồm ba chương làm sáng rõ: cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân
trong điều kiện kinh tế thị trường; Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn
thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra
kinh nghiệm có thể vận dụng vào xây dựng hệ thống ASXH nước ta; khái
quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta, chỉ ra những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhận hạn chế của hệ thống ASXH đối với nông dân; Sử dụng ma trận
SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó
đề xuất việc lựa chọn các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH
đối với nông dân ở nước ta những năm tới; cuối cùng là đưa ra một số khuyến
nghị các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với
nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường.
“Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh
xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, tác giả Dương Văn Thắng [81],
21
tác giả đã chỉ ra ASXH là những chính sách xã hội quan trọng bậc nhất đối
với toàn dân ở nước ta đang từng bước mở rộng và hoàn thiện theo định
hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến năm 2020. Bước vào thời kỳ mới,
thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước đang đứng trước những thời cơ và
vận hội lớn, đi liền với những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi báo chí với
vai trò chủ lực của binh chủng truyền thông đại chúng, cần nâng cao hiệu quả
hoạt động, thực hiện tốt hơn sứ mệnh là người tuyên truyền, cổ động và tổ
chức tập thể tích cực đóng góp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống
ASXH ở nước ta.
Với ý nghĩa, mục đích và hướng nghiên cứu đó, cấu trúc luận án xây
dựng 3 chương: Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa, xác lập, làm rõ hệ thống
khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm truyền thông,
truyền thông đại chúng, hiệu quả truyền thông, mô hình và cơ chế tác động
của truyền thông đại chúng, hiệu quả báo chí; những vấn đề lý luận cơ bản về
ASXH, hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH; vai trò của
ASXH đối với hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền
thông về ASXH, tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông các yếu tố tác động
đến hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH; thời kỳ hội
nhập ở nước ta và yêu cầu về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông
về ASXH thời kỳ hội nhập; Chương 2, tác giả đi vào khảo sát đánh giá hiệu
quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta thông qua
thông điệp, kênh truyền với đại diện hệ thống báo in, thể hiện ở nội dung phản
ánh và hình thức chuyển tải về ASXH. Ngoài ra, để có thêm cơ sở khoa học
đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH, tác giả khảo
sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông ASXH của báo chí ở góc độ nơi
khởi nguồn cung cấp thông tin, thông qua việc khảo sát tổ chức hoạt động truyền
thông của hệ thống BHXH Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý
luận của đề tài nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phân tích, đánh giá
làm sáng tỏ những ưu điểm, nhược điểm của báo chí trong công tác truyền thông
về ASXH và trên cơ sở của việc xác định rõ những vấn đề đang đặt ra đối với
việc thực hiện công tác ASXH ở nước ta hiện nay; Chương 3, tác giả xây dựng
và đề xuất 9 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động
22
truyền thông ASXH ở nước ta thời gian tới. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu,
tác giả đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan hữu
quan và các tờ báo khảo sát cần thực hiện những công việc cụ thể để góp phần
thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông về
ASXH ở nước ta thời kỳ hội nhập, phát triển.
1.1.2.4. Bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong và
ngoài ngành
Thời gian qua đã có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong
và ngoài ngành tập trung nghiên cứu về ASXH; Chính sách đảm bảo ASXH ở
Việt Nam:
Tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2010), "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH
và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2011-2020" [32]; Tác giả Lê Thị Hoài Thu, bài “Một số vấn đề lý luận
về ASXH” [84]; bài “Hoàn thiện hệ thống ASXH trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [29]; Tác giả
Hoàng Chí Bảo, với “Hệ thống ASXH và chính sách ASXH qua 20 năm đổi mới
- Thành tựu kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra” [7]; bài “Nỗ lực phấn đấu thực
hiện có hiệu quả chính sách ASXH” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [67]; bài
“Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với ASXH của đất nước” của tác giả
Lê Bạch Hồng [50]; tác giả Đỗ Văn Quân với bài “Vấn đề ASXH trong giai
đoạn hiện nay” [73]; “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công,
đảm bảo ASXH trong phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
[68]; tác giả Nguyễn Văn Tuân với “Giải pháp thực hiện chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay” [94]; tác giả Mai Ngọc Cường với bài “Về phát triển hệ
thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” [25]; Tác giả Nguyễn Hữu
Dũng “Tiếp tục đổi mới chính sách xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam”
[31]; tác giả Nguyễn Thị Lan Anh với bài “Một số ý kiến về chế định quyền an
sinh xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” [1].
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn TP Hà Nội
Hội thảo quốc tế (2010, Hà Nội) chủ đề “Phát triển bền vững thủ đô Hà
Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” trong đó có chủ đề bàn về “Chênh lệch
23
giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay” [41], các học giả, nhà
nghiên cứu đều luận bàn giải pháp xây dựng Thủ đô hiện đại và phát triển bền
vững. Với 4 phiên thảo luận theo các chủ đề “Đô thị hóa và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế”, “Phát triển kinh tế Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa”, “Biến
đổi xã hội và hoạt động kinh tế”, “Biển đối xã hội và di dân”…, nhiều vấn đề
“nóng” liên quan đến các nội dung kinh tế - xã hội vì một Thủ đô phát triển
bền vững theo hướng hiện đại đã được nêu lên và cùng trao đổi, thảo luận khá
thẳng thắn giữa các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Theo
các nhà khoa học, để bảo đảm các yêu cầu về phát triển bền vững, dưới góc
nhìn các khía cạnh về kinh tế, cần hướng tới các chính sách đô thị hóa Hà
Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh
tế của Hà Nội theo hướng: Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị Hà
Nội phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị; Chính
sách phát triển đô thị của TP cần có sự phân biệt đối với từng loại đô thị; Các
chính sách đầu tư hướng tới quan điểm phát triển hiện đại, bền vững; đồng bộ
về cấu trúc kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng; trong đó đặc biệt chú ý tới một
số chính sách giải quyết các “nút cổ chai” trong đô thị hóa Hà Nội bao gồm:
chính sách bảo đảm việc làm cho dân cư đô thị, đặc biệt là tầng lớp người lao
động; chính sách phát triển cơ sở cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị;
chính sách nhằm hướng tới một thủ đô thân thiện môi trường; chính sách
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Bài tham luận của nhóm tác giả Phan Huy Đường, Bùi Đức Tùng ,
Phan Anh về: “Giảm nghèo bền vững và trợ giúp các đối tượng yếu thế ở Hà
Nội: những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” [41], đã chỉ ra: Thực trạng
công tác giảm nghèo và TGXH TP Hà Nội (Chương trình giảm nghèo;
Chương trình trợ giúp người khuyết tật; Chương trình trợ giúp người lang
thang; Chương trình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Việc chăm
sóc các đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội). Trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng, nhóm tác giả đã nêu một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm đẩy
mạnh vấn đề này trong thời gian tới.
Đề án: “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo
nghề và việc làm cho các hộ vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
24
nghiệp” [39], đã đưa ra nhiều phân tích về quá trình triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích về
tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư
phát triển Thủ đô và quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề,
giải quyết VL cho người lao động tại các khu vực này, đề án đã đưa ra những
dự báo về tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
đến năm 2020, đề xuất các giải pháp về đào tạo nghề và VL cho nhóm đối
tượng này. Theo phân tích, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Hà
Nội đã tạo ra những chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế, lao động cũng
như góp phần vào sự tăng trưởng của TP. Để hỗ trợ cho nhóm đối tượng mất
đất nông nghiệp, TP cũng đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách phù hợp từ
hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, tái định cư đến đào tạo nghề và giới thiệu
VL qua đó bước đầu cũng đã góp phần ổn định đời sống và giải quyết VL cho
một bộ phận dân cư.
Trong bài “Hà Nội giải quyết VL cho lao động khu vực chuyển đổi
mục đích sử dụng đất”, tác giả Hồng Minh [65] đã chỉ ra những biễn đổi về xã
hội sau giải phóng mặt bằng ở ngoại thành Hà Nội: thu nhập, lối sống, sử
dụng tiền đền bù và thất nghiệp đối với người nông dân sau thu hồi đất.
“Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa” của Nguyễn Thế Quang [72], đã đánh giá vai trò, thực trạng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ; và đề xuất các biện pháp của Hà Nội trợ giúp các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Bài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp
tạo thêm VL” của Nguyễn Tiệp [86], đề cập đến vai trò của doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong việc giải quyết VL cho người lao động, những hạn chế và giải
pháp khắc phục đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong việc tạo
VL cho người lao động.
Trong bài “Một số giải pháp tạo VL gắn với giải quyết các vấn đề xã
hội tại Hà Nội” tác giả Nguyễn Tiệp [87], đã chỉ ra thực trạng các vấn đề xã
hội nảy sinh: thất nghiệp, nghèo đói... và các giải pháp tạo VL cho người lao
động nhằm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh.
25
1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.2.1. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về ASXH, đảm bảo an sinh
xã hội (ĐBASXH) ở nhiều cấp độ khác nhau cả trong nước và ngoài nước, từ
trung ương, đến địa phương, từ những công trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo, hội nghị đến các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài
ngành. Nghiên cứu sinh có một số nhận xét sau đây:
- Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích rõ cơ sở lý
luận về khái niệm, vai trò của ASXH. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau,
song tự chung lại, ASXH được hiểu theo cả hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, ASXH
là toàn bộ các bộ các biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, cá nhân nhằm đảm
bảo cuộc sống cho người dân trong toàn xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH hướng
tới sự đảm bảo tối thiểu cho mục tiêu mưu sinh của một bộ phận dân cư thuộc
nhóm yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi trong xã hội. Về vai trò của ASXH, đa số
các tác giả đều thống nhất ở điểm chung ASXH đảm bảo sự phát triển bền vững
cho xã hội; ổn định chính trị - xã hội; góp phần vào xây dựng nguồn nhân lực
con người; thể hiện tính nhân văn cao cả...
- Các công trình đã cho tác giả có có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, mô
hình của ASXH, hướng nghiên cứu ASXH đưới nhiều góc độ, khía cạnh khác
nhau, tùy thuộc mục đích, nhiệm vụ và chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu. Về
bản chất ASXH là một bức tranh toàn cảnh, nhiều mầu sắc khác nhau, là một
bộ phận quan trọng của chính sách xã hội tạo nên sự ổn định, công bằng của
đất nước. Mỗi tác giả đều có cách lý giải, lập luận khác nhau, phù hợp với đối
tượng, nhiệm vụ nghiên cứu tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về ASXH và chính
sách ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới,
toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế.
- Các công trình nghiên cứu góp phần đưa ra những luận cứ, luận
chứng thuyết phục về thực trạng ASXH đối với người dân (nhất là đối tượng yếu
26
thế trong xã hội) hiện nay. Các công trình nghiên cứu từng trụ cột của chính sách
ASXH: GQVL; Y tế, giáo dục... là tài liệu quý giá để luận án có thể tiếp thu, kế
thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các công trình khoa học đã phân
tích các nguyên nhân (khách quan, chủ quan, chủ yếu, thứ yếu) tác động đến
quá trình thực hiện, triển khai ASXH trong thời gian qua. Các nhà khoa học
đều thống nhất ở một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện ASXH
đối với người dân đó là: Một mặt, chưa đủ mạnh. Mặt khác, trong nghiên cứu
về ASXH, chính sách đảm bảo ASXH còn chưa kịp thời tổng kết, rút kinh
nghiệm và nhân rộng mô hình tiên tiến trong đảm bảo ASXH trên địa bàn TP,
địa bàn đô thị.
- Dưới nhiều góc độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học
đã có những kiến giải, dự đoán, định hướng khác nhau về ASXH và đảm bảo
ASXH. Đồng thời, trong các công trình nghiên cứu đề xuất những phương
hướng và giải pháp; khuyến nghị chco Nhà nước và chính quyền địa phương,
các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện, đảm bảo
ASXH trong thời gian tới.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng thuyết phục nhưng trên thực tế,
vẫn còn những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, đó là:
Thứ nhất, bản chất của “Đảm bảo ASXH” và “Đảm bảo ASXH cho người
dân TP” chưa được giải quyết một cách có hệ thống thấu đáo. Hầu hết các công
trình nghiên cứu bàn theo nghĩa rộng, vẫn hiếm công trình đi sâu vào phân tích
nội hàm của khái niệm. Theo nghĩa hẹp - Đảm bảo ASXH do cơ chế, chính sách;
tạo ra cơ hội để người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tối đa nguồn lực, môi
trường, điều kiện để đem lại cuộc sống ám no, hạnh phúc.
Thứ hai, cấu trúc của ASXH hiện vẫn còn chưa thống nhất, xuất hiện
những khái niệm mới thuộc trụ cột của ASXH nhiều công trình khoa học,
nghiên cứu chưa tiếp cận, hoặc tiếp cận chưa có hệ thống, hiện đại mà trên thế
giới hiện nay không thừa nhận.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu chưa đi vào làm rõ được các yếu tố
(nguồn nhân lực, tài chính,...) một cách khoa học nhằm đảm bảo ASXH cho
người dân nói chung, và những người dân yếu thế trong xã hội nói chung.
27
Cho nên, hầu như chưa có công trình nào đánh giá thực trạng các nguồn lực
nhằm đảm bảo ASXH cho người dân trong thời gian qua.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu về ASXH nói chung, đảm bảo ASXH
cho người dân TP Hà Nội trong thời gian qua rất ít. Hiện nay, mới chỉ có các công
trình nghiên cứu từng mặt cụ thể về ASXH, chẳng hạn đảm bảo việc làm cho
người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội; công tác XĐGN cho một địa phương ở Hà
Nội... Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách tổng thể về lý
luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
1.2.2. Những khoảng trống về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Đảm bảo ASXH cho người dân là mục tiêu cần thiết, quan trọng nhằm
ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhằm xây dựng: “Phát triển bền vững thủ đô
Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Trong quá trình nghiên cứu các
công trình khoa học trên, tác giả trên đây nhận thấy hiện nay còn những
khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
của nghiên cứu sinh đó là:
- Nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về ASXH, đảm bảo ASXH cho
người dân TP trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: bản chất, đặc điểm và mối
quan hệ giữa đảm bảo ASXH với phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội, bảo
vệ môi trường và an sinh quốc phòng.
- Phân tích, luận giải sâu sắc những điều kiện nhằm đảm bảo ASXH
trên địa bàn TP.
- Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước và kinh nghiệm đảm bảo
ASXH cho người dân trên địa bàn TP ở một số địa phương trong nước. Từ
đó, rút ra những bài học bổ ích về đảm bảo ASXH trên địa bàn Hà Nội.
- Những vấn đề thực tiễn đảm bảo ASXH cho người dân Thủ đô Hà
Nội được phân tích và chứng minh trên ba trụ cột chủ yếu (BHXH, TTLĐ và
TGXH). Thông qua đó, luận án sẽ đánh giá khách quan, khoa học về thực
trạng các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh có hiệu quả
đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
28
Tiểu kết chương 1
Những vấn đề liên quan đến ASXH và đảm bảo ASXH cho người dân
đã được nhiều công trình nghiên cứu, giải quyết ở nhiều phương diện và mức
độ khác nhau. Các công trình này tập trung làm rõ một số nội dung: Khái
niệm, cấu trúc ASXH; tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người
dân trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; nghiên cứu thực
trạng về một khía cạnh của ASXH ở một số địa phương và trên cả nước, đưa
ra một số giải pháp, khuyến nghị... Tuy nhiên, các công trình khoa học đó
chưa đề cập đến “khoảng trống” cần đề cập đến đó là: “Việc đảm bảo ASXH
trên địa bàn thủ đô Hà Nội” dưới góc độ kinh tế chính trị.
Việc luận giải vấn đề “Việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà
Nội” từ góc nhìn kinh tế chính trị: Nghiên cứu các khái niệm liên quan đến
mục đích của đề tài; nghiên cứu tầm quan trọng của việc giải đảm bảo ASXH
trên địa bàn thủ đô Hà Nội thủ đô đảm bảo phát triển bền vững; đánh giá khoa
học thực trạng việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội; phương
hướng và giải pháp toàn diện để đẩy mạnh và hiệu quả của vấn đề. Đây chính
là xuất phát điểm của việc nghiên cứu chuyên đề tổng quan.
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, dựa trên
những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên đề đã tổng hợp,
kế thừa để lý giải những lý thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện của
đề tài. Vì thế, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị “Việc đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn thủ đô Hà Nội”có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng lặp
với bất cứ công trình khoa học đã công bố.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN
SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. An sinh xã hội và những trụ cột cơ bản
* Khái niệm an sinh xã hội
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người không
ngừng tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất nhằm duy trì sự sống và
tồn tại của mình. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo
chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là
những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất
hoặc giảm việc làm... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người
không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
môi trường, xã hội… Vì thế, sự cần thiết phải có các biện pháp phòng tránh
và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt trong
nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính
từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp
rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động... càng trở thành mối đe doạ đối
với cuộc sống của họ. Chính và thế, một trong những nhu cầu xã hội hiện đại
là bảo vệ sự an toàn cho tất cả các thành viên trong xã hội trước các nguy cơ
bị giảm sút hoặc bị mất nguồn thu nhập trước các cú sốc về kinh tế - xã hội
hay chính là đảm bảo ASXH cho người dân. Tuy nhiên, tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội, tùy theo cách tiếp cận, giải quyết vấn đề mà mỗi quốc gia
có quan điểm, thể chế chính sách và thể chế tổ chức cụ thể về hệ thống ASXH
nhằm thực hiện chức năng bảo vệ các thành viên trong xã hội của mình.
- Trong cuốn “Cẩm nang an sinh xã hội" của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) cho rằng: ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các
thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để
30
đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc
suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động,
mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia
đình nạn nhân có trẻ em [57].
- Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng ASXH gồm
3 thành tố quan trọng là: BHXH để đảm bảo an toàn trước các rủi ro về thu
nhập và mức sống khi về già hoặc các tai nạn lao động và thường là các
chương trình phải đóng góp về tài chính, người lao động phải đóng góp một
phần thu nhập vào quỹ BHXH và khi về hưu họ được hưởng lương hưu hoặc
trợ cấp BHXH; TGXH là biện pháp nhà nước hoặc cộng đồng có chính sách
hoặc biện pháp trợ giúp đảm bảo cuộc sống dưới hình thức chuyển khoản cho
từng người , nhóm người như người sống độc thân, người tàn tật, trẻ em cần
sự bảo trợ... gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội; Trợ cấp dưới hình thức
chuyển khoản cho từng người , thông thường là hỗ trợ cho từng nhóm người, cụ
thể như: người già sống độc thân, người tàn tật nặng, trẻ em cần sự bảo vệ đặc
biệt, người nuôi con nhỏ...gọi chung là trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội.
- Theo Ngân hàng Thế giới (WB): ASXH là những biện pháp công
cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và
kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn
thương và những bấp bênh thu nhập.
- Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ
thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các
thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA
quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua
BHYT; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; TGXH.
Trong đạo luật về ASXH ở Mỹ năm 1935 lại cho rằng ASXH là sự đảm
bảo của xã hội nhàm bảo trợ nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo
lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến
tột độ. Trong Hiến chương Đại Tây dương cho rằng, ASXH là sự đảm bảo
quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát triển
31
chính kiến trong khuôn khổ pháp luật, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật,
được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc y tế và đảm bảo
thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu [40, tr.12].
Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng
cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên
cứu về vấn đề này.
- Theo tác giả Hoàng Chí Bảo: ASXH là sự an toàn của cuộc sống con
người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con
người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một
con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt
động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách [8].
- Tác giả Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng
ta phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này.
+ Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con
người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội [23, tr.21].
+ Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện
thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho
những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,
người bị thiên tai địch hoạ [23, tr.22].
- Trong bài "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là
một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020” tác giả Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "ASXH và PLXH là hệ thống các
chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân
trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường;
vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân" [32, tr.3].
- Trong "Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020”ghi nhận: “ ASXH
là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua
việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các
nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” [56].
32
- Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Hệ thống ASXH ở Việt Nam (ngày
22/8/2007) của tác giả Nguyễn Hải Hữu cho rằng:
ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà
nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó
với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ
suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh
nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên
nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch
vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo
hiểm xã hội, BHYT và TGXH [57, tr.19].
Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa
học trong và ngoài nước, theo tác giả: An sinh xã hội là việc Nhà nước và xã hội
sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro
cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các
nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi
già; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Như vậy, hệ thống ASXH Việt Nam là một bộ phận của Chính sách xã
hội, được gắn kết hữu cơ với các chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm ổn
định chính trị gắn với sức mạnh quốc phòng - an ninh trong xây dựng và bảo
vệ đất nước; phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng vì mục tiêu
phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
ASXH phải đáp ứng được ba chức năng cơ bản là phòng ngừa rủi ro, hạn chế
rủi ro và khắc phục rủi ro.
Với cách tiếp cận trên đây, cấu trúc của ASXH bao gồm:
Thứ nhất, các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi
ro. Đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng này
là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân
cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó
tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách,
chương trình về TTLĐ tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự
tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.
33
Thứ hai, các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi
ro. Đây được coi là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí đặc
biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung quan
trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng -
hưởng như: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)... Chính sách thuộc
tầng này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân,
tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách
không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng.
Thứ ba, các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro
là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành
viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như:
thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn
tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là
cứu trợ xã hội và TGXH (gồm cả TGXH đặc thù).
Ở Việt Nam, cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH gồm 5 trụ cột
(BHXH (Bao gồm cả BHYT; BHTN); cứu trợ xã hội (CTXH); TGXH;
XĐGN và TTLĐ). Thực chất của năm trụ cột này cũng là nhằm thực hiện 3
chức năng chiến lược như vừa nêu trên là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro
và khắc phục rủi ro. Trong đó: Tầng 1, Bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi
người dân trong xã hội: Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi
người; bất cứ ai nằm dưới cái lưới này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ
giúp để vượt lên trên, không bị lọt lưới; Tầng 2, Chính sách TTLĐ: Tầng này có
tính chất phòng ngừa, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc thất
nghiệp thông qua các chính sách TTLĐ chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc
sống ở mức tối thiểu và giúp họ sớm trở lại TTLĐ (có việc làm); Tầng 3, Bảo
hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), BHYT, BHTN và các hình thức bảo hiểm
khác: Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH
nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người lao động,
trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất khả
năng lao động khi về già và chết...; Tầng 4, Chính sách ƯĐXH: Đây là tầng đặc
thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với
34
sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách
mạng, với đất nước; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, đảm bảo cho
người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện; Tầng 5, TGXH
(cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên): Đây là tầng đảm bảo ít nhất ở
mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần TGXH có
cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng [18].
Việc phân chia các tầng hay nội dung của hệ thống ASXH như trên có
ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mô hình ASXH cho từng nước. Việc
xác định nội dung bên trong của mỗi hệ thống ASXH sẽ có ảnh hưởng đến
việc xác định đối tượng hưởng thụ, cung cấp tài chính và tính bền vững của
mỗi hệ thống.
* Những trụ cột cơ bản của an sinh xã hội
ASXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, được Đảng, Nhà
nước rất coi trọng, coi đây là yếu tố bậc nhất khẳng định vai trò của Đảng, Nhà
nước, của chế độ đối với người dân. Vì thế, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng lần thứ IX (2001) của Đảng, cụm từ ASXH lần đầu tiên được ghi trong
văn kiện. Từ đó đến nay, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong xã hội.
Tuy nhiên, ASXH có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, còn
được gọi là các trụ cột. Trong đó, các trụ cột chính bao gồm:
- Về trụ cột bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
BHXH, BHYT là những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống
ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, được Quốc hội nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và
Luật BHYT, được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
14/11/2008. Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở
nước ta bao gồm: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) Dưỡng sức và phục hồi sức
khỏe; (4) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5) Hưu trí; (6) Tử tuất; (7)
Khám, chữa bệnh BHYT; (8) BHTN, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ
học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.
Loại hình BHXH tự nguyện áp dụng cho các đối tượng không thuộc
diện tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm các chế độ: (1) Hưu trí; (2) Tử tuất.
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 

Similar to Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY

Similar to Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY (20)

Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAYĐề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện BiênLuận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiĐề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
 
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiGiải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÔNG THỊ HỒNG §¶M B¶O AN SINH X· HéI TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Đông Thị Hồng
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và đảm bảo an sinh xã hội 7 1.2. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố 29 2.2. Nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố 46 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và bài học đối với thành phố Hà Nội 52 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo an sinh xã hội thành phố Hà Nội 70 3.2. Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay 76 3.3. Đánh giá chung 112 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 123 4.1. Quan điểm, phương hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 123 4.2. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 171
  • 4. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHHT : Bảo hiểm hưu trí BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BTXH : Bảo trợ xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTXH : Cứu trợ xã hội ĐBASXH : Đảm bảo an sinh xã hội KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất GQVL : Giải quyết việc làm TP : Thành phố TGXH : Trợ giúp xã hội TTLĐ : Thị trường lao động ƯĐXH : Ưu đãi xã hội XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Mức chuẩn trợ cấp cho đối tượng BTXH ở TP Hà Nội, giai đoạn 2008 - 2012 102 Bảng 3.2: Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Lao động -Xã hội ở TP. Hà Nội 108 Bảng 3.3: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 109 Bảng 3.4: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội chia theo loại hình doanh nghiệp 110 Bảng 3.5: Hình thức tiết kiệm của hộ gia đình 112 Bảng 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà Nội và cả nước giai đoạn 2008 - 2012 113 Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá nội địa, Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa, tổng thu ngân sách Nhà nước 114 Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư kinh phí cho hoạt động của các cơ sở BTXH công lập giai đoạn 2008-2011 116 Bảng 3.9: Đầu tư ngân sách TP Hà Nội cho nuôi dưỡng, chăm sóc người có công, đối tượng BTXH và TNXH tại các cơ sở xã hội công lập so với GDP của TP Hà Nội, giai đoạn 2008-2013 116 Bảng 4.1: Chi ngân sách thường xuyên của TP. Hà Nội năm 2012 và Dự kiến đến năm 2020 125
  • 6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Hà Nội từ 2008 đến 2012 72 Biểu đồ 3.2: Dân số TP Hà Nội so với cả nước từ 2008 -2013 74 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 85 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 87 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ, người dân về tầm quan trọng của đảm bảo ASXH với công bằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc 88 Biểu đồ 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà nội và cả nước giai đoạn 2008-2012 90 Biểu đồ 3.7: Nguồn lực tài chính thu, chi trong lĩnh vực BHXH và BHYT 93 Biểu đồ 3.8: Mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012 95 Biểu đồ 3.9: Tình hình tham gia bảo hiểm nhân thọ và hiểu biết về BHXH tự nguyện của hộ gia đình có người làm công ăn lương 111
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của các địa phương, góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới trong quan hệ quốc tế. Song song với tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cũng được triển khai mạnh trên phạm vi toàn quốc. Kết quả là, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới... Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, dường như thành quả đạt được của tăng trưởng, phát triển kinh tế chưa thực sự được phân phối một cách hợp lý trong các đối tượng người nghèo và người yếu thế trong xã hội. Nói cách khác, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn so với nhóm người nghèo cả về thu nhập, cơ hội phát triển hay thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thành quả tăng trưởng cũng không được phân phối công bằng giữa các vùng, miền trên cả nước: Đô thị được hưởng nhiều hơn nông thôn, các khu trung tâm được hưởng nhiều hơn ngoại ô. Cá biệt, có một số chương trình chuyên biệt về giảm nghèo hoặc lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giảm nghèo, thiết kế dành riêng cho người nghèo, trong một số trường hợp cụ thể, người giàu vẫn được thụ hưởng nhiều hơn… Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính. Từ khi tái lập đến nay, Hà Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội (ASXH). Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm bảo ASXH cho người dân còn khá nhiều hạn chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao, công tác giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nhất là mức số của dân cư sống trong nội thành và ngoại thành có sự chênh lệch lớn, dân cư nông thôn và thành thị; tỷ lệ người nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn chưa có cơ hội tiếp cận tới các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh
  • 8. 2 doanh; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân; Diện tích đất ở của người dân ngày càng không được đảm bảo; tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống cho người dân ngày càng tăng và có chiều hướng hệ thống hóa; Nguy cơ mất việc làm hoặc bị tổn thương do có việc làm không đầy đủ hoặc không thường xuyên của mỗi người dân gia tăng do đất đai canh tác bị thu hẹp hoặc bị mất do quá trình đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)…So với thủ đô của một số nước đang phát triển, thủ đô Hà Nội còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chính sách mang tính chất chiến lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hội nhập toàn diện với khu vực thế giới. Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố (TP) Hà Nội đảm bảo ASXH góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo ASXH; phân tích thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp TP. - Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
  • 9. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH ở TP - trực thuộc Trung ương, là TP đặc biệt - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội xét trên các phương diện hoạt động nhiệm vụ, yêu cầu của đảm bảo ASXH. + Đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội có nội dung rộng lớn. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo ASXH với các trụ cột chính: bảo hiểm xã hội (BHXH), thị trường lao động (TTLĐ) và trợ giúp xã hội (TGXH), XĐGN. + Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập trung nghiên cứu về: cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người… góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Đối tượng thụ hưởng ASXH là dân cư trên địa bàn TP Hà Nội; những tác động của cơ chế, chính sách đến đảm bảo ASXH, đặc biệt là các chính sách về ASXH như bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm (GQVL), đất đai… - Về không gian: Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điều tra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xã phường trên địa bàn
  • 10. 4 TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì và Hoài Đức) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong 5 năm gần đây và dự báo những yêu cầu đảm bảo ASXH đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội, ASXH nói chung; những chính sách về đảm bảo ASXH của TP Hà Nội nói riêng. Luận án kế thừa và làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Thông qua phương pháp nghiên cứu này, tác giả đi từ cái chung, cái tổng hợp (khái niệm, trụ cột, hệ thống của ASXH) để đi đến cái chi tiết của vấn đề nghiên cứu của luận án. Sau đó, tác giả đi từ cái riêng, những đặc tính riêng của các vấn đề nghiên cứu tạo thành một hệ thống những nội dung mang tính chất hệ thống phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế - chính trị. - Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này để tạm thời gạc bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên cá biệt để đi sâu vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc đối tượng nghiên cứu (luận án đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội) để có điều kiện tìm hiểu sâu bản chất của việc đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
  • 11. 5 - Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu các lĩnh vực và số liệu việc huy động các điều kiện cho việc đảm bảo ASXH. Tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các lĩnh vực, điều kiện khác nhau để rút ra sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu. - Phương pháp kinh tế học hiện đại (Mô hình hóa): Phương pháp mô hình hóa là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống, được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức tạp và rộng lớn và có những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp luận án có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ; Phương pháp lượng hóa. Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Luận án sử dụng phương pháp này để điều tra thu được ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng (đối tượng là cán bộ thực hiện chính sách và người dân). Những ý kiến thu được thông qua phương pháp nghiên cứu này dùng để thuyết minh cho những luận điểm, luận cứ mà tác giả đưa ra. Trong luận án tác giả đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điều tra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xã phường trên địa bàn TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì và Hoài Đức.) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Việc chọn mẫu và sử dụng phương pháp này đã đảm bảo yếu tố khách quan, diện rộng cho quá trình kết luận những thông tin nêu trong luận án.
  • 12. 6 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về ASXH và đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp TP. Khẳng định rõ bản chất, đặc điểm, mối quan hệ, nội dung và những điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP. - Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp tỉnh, TP của một số địa phương, thủ đô của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; rút ra bài học kinh nghiệm đối với đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. - Phân tích đúng đắn, xác thực, khoa học về thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt ASXH, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ASXH và đảm bảo ASXH là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển bền vững của phương và đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và được luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, sự khái quát, đánh giá và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự trùng lặp về góc độ nghiên cứu cũng như nội dung. Đồng thời, luận án tìm ra những điểm mới cần phải khai thác, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI 1.1.1. Nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia trên thế giới 1.1.1.1. Những nghiên cứu của các học giả ngoài nước ASXH là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chất phát triển hài hòa, bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính chất cấp bách cho sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Nghiên cứu về ASXH vì thế cũng thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu khá lâu. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, việc nghiên cứu đảm bảm ASXH trong điều kiện mới, cụ thể được các nhà khoa học trên thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây. Với tư cách một bộ phận không thể tách rời trong quốc gia, các địa phương vừa là đơn vị phải thực thi các chính sách an sinh chung, vừa chủ động đề xuất các chính sách, biện pháp của riêng mình, không mâu thuẫn với chính sách an sinh chung, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra. Ở các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ, mỗi bang, mỗi vùng lại có những quy định về an sinh và cách thức thực hiện riêng biệt, sáng tạo, tùy thuộc vào Hội đồng của vùng, địa phương và lựa chọn của các nghị sĩ của mỗi vùng, địa phương đó.
  • 14. 8 Tác giả James Midgley trong cuốn sách “Basis of social security in Asia: mutual aid, micro-insurance and social security” (Cơ sở ASXH ở châu Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và ASXH) [116], ông là người đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của các hiệp hội lẫn nhau và các chương trình bảo hiểm vi mô của các hiệp hội ở châu Á nơi mà các chương trình này được phát triển đặc biệt tốt. Cuốn sách đã cung cấp một số nghiên cứu quan trọng như thông tin chi tiết về các hiệp hội tác động lẫn nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á, Sri Lanka, Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines. Nghiên cứu trường hợp cung cấp những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp bảo vệ thu nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong thế giới đang phát triển đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống. Tác phẩm “Social Security, Medicare & Government Pensions” (ASXH, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) của Joseph Matthews Attorney [120] đi sâu bàn về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền lương hưu, chính sách cho những người có công với đất nước và cách thức để đảm bảo BHYT tốt nhất. Công trình “Social Security For Dummies” của tác giả Jonathan Peterson [119], đã đề cập đến các vấn đề ASXH của Hoa Kỳ với một số nội dung: giải thích lịch sử, quy định, và những thay đổi đáng kể ASXH Hoa Kỳ, cũng như cân nhắc về tương lai của chương trình; phân tích toàn diện các chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý ASXH; những thách thức và cân nhắc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.... Cuốn sách: “Social Securiy, the Economy and development” (ASXH, Kinh tế và phát triển” của tác giả James Midgley [115], ông cho cho rằng: Hiện nay, nhiều chính phủ được tư nhân hóa các chương trình ASXH, chủ yếu là các chương trình tốn kém và có hại cho sự phát triển kinh tế. Cuốn sách này cung cấp các phân tích có hệ thống đầu tiên của mối quan hệ giữa ASXH và phát triển kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn đó ASXH ội có thể gây tổn hại theo hai chiều của sự phát triển. Sử dụng nhiều nghiên cứu quốc tế, cuốn sách làm sáng tỏ cuộc
  • 15. 9 tranh luận, với mỗi nghiên cứu quốc gia tập trung vào một khía cạnh cụ thể của vấn đề này và thể hiện tích cực, sự đóng góp ASXH với phát triển kinh tế. Tác phẩm “Social Security Strategies: How to Optimize Retirement Benefits” (Chiến lược ASXH: Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí) (2011) của hai tác giả William Reichenstein, William Meyer [124], đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ASXH và hưu trí của người dân nước Mỹ; đề xuất các biện pháp chuyên gia nhằm giúp người dân xây dựng chiến lược ASXH thông minh nhằm nâng cao thu nhập đời và giảm thiểu nguy cơ hết tiền tiết kiệm hưu trí. Đồng thời, cuốn sách này sẽ trang bị cho bạn các thông tin và công nghệ tự động để tận dụng tối đa các lợi ích ASXH. Công trình nghiên cứu của hai tác giả Dean Baker, Mark Weisbrot “Social Security: The Phony Crisis” (ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo) [114] đã bàn luận sâu về vấn đề: Có đúng là hệ thống ASXH đang gặp khó khăn nghiêm trọng và phải được sửa chữa? Như bùng nổ dân số bắt đầu nghỉ hưu, họ sẽ chắc chắn, tính bằng số lượng tuyệt đối của họ, cắt đứt hệ thống? ASXH một kế hoạch lớn mà sẽ để lại cho các thế hệ tương lai và cuộc đời của họ đóng góp? Là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ASXH thông qua thay đổi cơ bản như tư nhân hoặc củng cố nó với các loại thuế mới lớn? Tác giả đã giành phần lớn nội dung để lý giải vấn đề nếu trên. Trong vấn đề ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo, hai nhà kinh tế Dean Baker và Mark Weisbrot cho rằng không có cơ sở kinh tế, nhân khẩu học, hoặc tính toán bảo hiểm cho niềm tin phổ biến rằng chương trình cần phải được cố định. Hai tác giả nhấn mạnh, hầu như không có sự bất đồng về các sự kiện tài chính ASXH, hoặc ngay cả những dự báo về tương lai của nó. Thay vào đó, cuộc tranh luận về ASXH đã được chìm trong quan niệm sai lầm, nhầm lẫn và thiếu sự thống nhất về ý nghĩa của các điều khoản rất quan trọng. Tác giả cuốn “Social Security: The Unfinished Work” (ASXH: Các công việc dở dang) của tác giả Charles Blahous [111], ông đã cho rằng: Nước Mỹ nhận thức được ASXH phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong những thập kỷ tới - và một loạt các tổ chức xã hội chứa đựng các mâu thuẫn. Với niềm say mê nghiên cứu và mong muốn trả lời câu hỏi làm thế nào để làm cho chương trình ASXH mạnh mẽ và có lợi trong tương lai. Trong tác
  • 16. 10 phẩm, tác giả đã trình bày một số nội dung thường bị hiểu lầm; một số vấn đề nảy sinh trong trong thực tiễn ASXH. Tác giả nêu ra thảo luận: Vấn đề đó ảnh hưởng như thế nào đến người tham gia chương trình và tìm hiểu các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế, và chính trị thực sự đe dọa tương lai của ASXH. Hai tác giả Peter A.Diamond, Peter R.Orszag “Saving Social Security: A Balanced Approach” (Tiết kiệm ASXH: Một cách tiếp cận cân bằng) [121], các tác giả cho rằng: Trong khi tất cả mọi người đồng ý rằng ASXH là một chương trình của chính phủ quan trọng và cần thiết đã có kế hoạch rất khác nhau cho quá trình cải cách, hoàn thiện ASXH. Peter A. Diamond và Peter R. Orszag, hai nhà kinh tế hàng đầu của nước Mỹ, đề xuất một kế hoạch cải cách sẽ giải cứu các chương trình cả hai từ vấn đề tài chính và từ những người sẽ phá hủy các chương trình đảm bảo ASXH. Kể từ khi công bố phiên bản đầu tiên của cuốn sách này vào năm 2004, cuộc tranh luận về ASXH đã chuyển đến các trung tâm của chương trình nghị sự chính sách đối nội. Trong phiên bản cập nhật của tiết kiệm ASXH, các tác giả phân tích đề xuất của chính quyền Bush đối với tài khoản cá nhân và thảo luận về cái gọi là "giá chỉ mục" đề xuất để khôi phục khả năng thanh toán dài hạn thông qua việc thay đổi cách lợi ích ban đầu sẽ được tính toán. Tiết kiệm ASXH đọc cho hoạch định chính sách liên quan đến cải cách, các nhà phân tích và tất cả những người quan tâm về số phận của sự bảo vệ này của người Mỹ. 1.1.1.2. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước Tác giả Nguyễn Duy Dũng trong “Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” [28], tác giả đã khái quát: lịch sử hình thành và phát triển chế độ phúc lợi xã hội của Nhật Bản; các hình thức và biện pháp nhà nướ đảm bảo lợi ích xã ội ở Nhật Bản (Chế độ chăm sóc sức khỏe; phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi đối với người già; phúc lợi xã hội đối với người tàn tật; phúc lợi xã hội đối với người có thu nhập thấp); tổ chức quản lý và tài chính cho việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhật Bản. Các tác giả cuốn “Hệ thống ASXH của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [97], đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của Châu Âu nói chung và một số quốc gia điển hình trong việc cải cách hệ thống ASXH: Mô hình “thị trường xã hội” của Đức; mô hình “thị trường tự do” của Anh; mô
  • 17. 11 hình “xã hội dân chủ” của Thụy Điển. Cuốn sách còn chỉ ra thành công, hạn chế và xu hướng cải cách của hệ thống ASXH của một số nước châu Âu và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. Cuốn “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1930-2001” của tác giả Lê Vinh Danh [27], đã làm rõ quá trình hình thành, kết cấu nội dung và xu hướng thay đổi của hệ thống chính sách ASXH của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1930 - 2001. Trong nghiên cứu, tác giả Lê Vinh Danh đã làm rõ: Chính sách tuyên chiến với đói nghèo; Tem thực phẩm; Trợ cấp gia đình nghèo và trẻ em phụ thuộc; Chính sách bổ sung thu nhập ASXH; Chính sách chăm sóc sức khỏe; Chính sách BHXH... Ngoài ra, nghiên cứu về đảm bảo ASXH trên thế giới còn có cần kể đến những công trình khoa học khác như: Tác giả Phan Đức Thọ với bài “Chính sách ASXH ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM” [83]; Tác giả Nguyễn Kim Bảo với bài “Hệ thống đảm bảo xã hội ở Trung Quốc hiện nay” [10]; “Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ASXH của Hoa Kỳ, Thụy Điển và Đức” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [30]... Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề ASXH và đảm bảo ASXH ở một số quốc gia trên thế giới để hiểu hơn được khái niệm, cấu trúc và vai trò của ASXH. Ngoài ra, với sự nghiên cứu một cách khoa học, công phu, các tác giả đã đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực thi, đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam 1.1.2.1. Những cuốn sách nghiên cứu về an sinh xã hội Trong cuốn “Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)”, nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng [75], đã phân tích những bất cập, xu hướng vận động, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ hống ASXH. Tập thể các tác giả còn tập trung phân tích ASXH nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ cột chính của hệ thống ASXH ở Đồng Nai như: Bảo hiểm xã hội, BHYT trợ cấp xã hội và XĐGN. Cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Cường về “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” [23], đây là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu về vấn đề ASXH trên quy
  • 18. 12 mô toàn diện, rộng lớn. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và đang thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng trong xã hội hiện nay. Cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; Chương 2:Thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; Chương 3: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015. Nội dung sách cung cấp cái nhìn tổng quan, đa diện về hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua, với thành phần chủ yếu nhất là BHXH, BHYT, TGXH và ưu đãi xã hội (ƯĐXH). Sách cung cấp rất nhiều số liệu cập nhật và được phân tích cặn kẽ; đặc biệt đi sâu phân tích, chỉ rõ những yếu kém của hệ thống chính sách ASXH và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” là cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Anh [4], đã đề cập đến một số vấn đề thực tiễn và cấp bách đang được đặt ra trong thực tiễn nước ta: tác giả đã phân tích và làm rõ các hình thức ASXH truyền thống sẽ tồn tại và phát triển ra sao trong bối cảnh xuất hiện những hình thức ASXH hiện đại? Những hình thức hiện đại có thể thay thế các hình thức truyền thống của ASXH trong nông thôn hay không? Nếu có, thì mức độ thay thế sẽ như thế nào? Với tình trạng thu nhập thấp như hiện nay, Việt Nam có thể xây dựng được các chính sách ASXH hiện đại cho nông dân như các nước phát triển được hay không? Nếu có thì điều kiện nào để thực hiện được? Cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng để chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới. Cuốn sách “Văn kiện Đảng về an sinh xã hội” [37], đã tập hợp, tuyển chọn các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng ta về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân, nhân dân; chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, trợ giúp khi gặp thiên tai; giải quyết việc nghỉ hưu của cán bộ; sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện
  • 19. 13 thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm và mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch họa… Các văn bản này được sưu tầm, tuyển chọn từ khi Nhà nước ta giành được chính quyền cho đến những năm gần đây. Cuốn “Pháp luật an sinh xã hội: kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương [45], đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước tiêu biểu như Đức, Mỹ, Nga; đồng thời trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh luật, tác giả nhận định, đánh giá chung về những ưu điểm, bất cập trong pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan hệ thống về ASXH, chương này nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ ASXH, vai trò của ASXH và các thiết chế ASXH dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chương 2: Pháp luật ASXH của một số nước, chương này tập trung nghiên cứu pháp luật ASXH của một số quốc gia tiêu biểu như Hoa Kỳ, Đức và Nga. Đây là những quốc gia có những nét rất đặc trưng và có thể đại diện cho các mô hình ASXH khác nhau trên thế giới. Chương 3: Pháp luật về ASXH của Việt Nam, chương này giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, phân tích những đặc điểm của hệ thống và sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của các quốc gia khác, các tác giả rút ra một số bài học để vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam. Cuốn sách “Chính sách XĐGN - Thực trạng và giải pháp” là kết quả nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên [64], đã đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về XĐGN; các chương trình XĐGN điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách XĐGN của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hướng, mục
  • 20. 14 tiêu XĐGN cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN ở Việt Nam thời gian tới. Cuốn “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay” do tác giả Mai Ngọc Cường chủ biên [24], gồm 2 phần: Phần thứ nhất: các tác giả giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và quá trình chính sách xã hội, cũng như hệ thống các chính sách xã hội phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng vận dụng ở nước ta. Phần thứ hai: các tác giả đề cập thực trạng với những thành tựu đạt được cũng những hạn chế, vướng mắc của chính sách xã hội dưới góc độ các lĩnh vực như: chính sách về thu nhập, giảm nghèo và ASXH; chính sách việc làm; chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; cung ứng các dịch vụ xã hội cá nhân; chính sách đối với người có công; chính sách bình đẳng giới. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam những năm tới. Trong cuốn “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020”, các tác giả đã tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề ASXH. Mỗi bài viết được tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau về chủ đề ASXH, nhưng đều hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao không ngừng đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó còn có những bài viết bàn đến vấn đề ASXH ở nông thôn, hay ASXH cho những đối tượng cụ thể: nông dân, người cao tuổi. Đặc biệt, bài viết của tác giả Trần Hữu Thăng: “Chi phí y tế và cái bẫy đói nghèo” bàn đến những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí y tế tăng cao. Và khi chi phí tăng cao thì sẽ kéo theo những hệ lụy nào? Phần cuối bài viết, tác giả đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho vấn đề đó...Cuốn sách được cấu trúc thành hai phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH. Phần II: Những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan giữa lý luận và thực tiễn về ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua với những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và xu hướng xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.
  • 21. 15 1.1.2.2. Đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu về an sinh xã hội - Đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Minh Hải: “Tổ chức thực hiện BHYT đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp” [46], đã dẫn dắt khá logic các khái niệm, định nghĩa về đói nghèo, chuẩn nghèo quốc tế và Việt Nam, các nguyên nhân gây ra đói nghèo và sự phân bổ không đồng đều nhóm dân cư nghèo đói giữa các vùng miền. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra tác động của chi phí y tế, công tác khám chữa bệnh là những tác nhân khiến người nghèo khó thoát nghèo và khiến một bộ phận dân cư trở thành nghèo. Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng khám chữa bệnh của người nghèo Việt Nam từ 1997 đến nay bao gồm cả những nhân tố tác động (tích cực và hạn chế).. Đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo. Các giải pháp đề xuất của nhóm tác giả nghiên cứu là khá toàn diện, trong đó đề tài nhấn mạnh đến việc tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cấp cơ sở về nhân lực và cơ sở kỹ thuật nhằm đưa dịch vụ y tế đến gần dân, mặt khác tăng cường vai trò của ngành Lao động - Xã hội trong việc xác định hộ nghèo, tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng cùng tổ chức thực hiện nhiệm vụ này. Trong đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động An sinh xã hội”, tác giả Lương Tuấn Anh [5], đã trình bày tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh (khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh); làm rõ khái niệm và cấu trúc của ASXH, những đặc điểm về hoạt động ASXH ở nước ta. Đề tài được kết cấu hai chương và 5 tiết: Chương 1, nghiên cứu về những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh và ASXH; Chương 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động ASXH. Công trình nghiên cứu làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động ASXH chia làm hai giai đoạn (trước và sau 1995). Điểm mấu chốt, dẫn đến hiệu quả của công trình, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chưa đạt được trên những trụ cột của hệ thống ASXH, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH trong thời gian tới. Trong “An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào?”, nhóm tác giả Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền
  • 22. 16 và Đỗ Lê Thu Ngọc [43], đã làm rõ: tính thực tiễn hơn và sử dụng số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS) để xác định các đối tượng đang được thụ hưởng các chương trình ASXH và tác động chung của các chương trình đó tới thu nhập và nghèo. Đây là báo cáo thứ nhất tập trung xem xét tổng thể dân số và hệ thống ASXH. Báo cáo thứ hai nghiên cứu về mối liên quan giữa tuổi cao tuổi và nghèo ở Việt Nam. Trong chương giới thiệu, báo cáo điểm lại hệ thống ASXH. Chương 1, nhóm tác giả tập trung vào những chương trình được quy định có từ năm 2004. Chương 2, phân tích hai câu hỏi quan trọng. Chương 3, xem xét ASXH trong mối quan hệ với nghèo và việc liệu các chương trình ASXH của Việt Nam có đóng góp được gì và đóng góp bao nhiêu cho công cuộc giảm nghèo ở các khu vực, giữa các nhóm ngũ phân vị và vùng thành thị, nông thôn. Chương 4, chuyển từ mô tả hệ thống ASXH sang đưa ra những phân tích ban đầu và sơ bộ về tác động hành vi của hệ thống ASXH. Cuối cùng, Chương 5, tổng kết tóm tắt những phát kiến của nghiên cứu và kết luận. Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách đảm bảo xã hội trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHXN Việt Nam” của tác giả Đỗ Minh Cương [22], đã góp phần cụ thể hóa nội dung và biện pháp thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Công trình đã đánh giá quá trình thực hiện chính sách xã hội và đề ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội đến năm 2000. Trong đề tài “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn Chiều [19], đã tập trung nghiên cứu nhằm khái quát hóa những nội dung cơ bản về ASXH, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện ASXH ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước đảm bảo ASXH trong thời gian tới. - Hội thảo, hội nghị khoa học bàn về an sinh xã hội Hội thảo quốc tế về “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: Vấn đề và triển vọng” [106], đã trao đổi về các chủ đề xoay quanh 2 trục chính là: i) Hệ thống ASXH ở Việt Nam và ii) Lao động khu vực phi chính thức và các vấn đề về ASXH của khu vực này. Hai nội dung chính này được trao đổi và thảo luận trong 6 phiên họp: Phiên “Những vấn đề lý luận, chính sách về
  • 23. 17 ASXH” đặt ra các vấn đề về việc xem xét lại các khái niệm. Việc làm rõ khái niệm không chỉ là quan trọng đối với giới nghiên cứu mà còn cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách. Bởi chỉ khi hiểu đúng bản chất giải pháp của ASXH, chính sách ASXH mới định hướng đúng tư duy và đưa ra các chính sách phù hợp. Các kiến nghị từ giới nghiên cứu luật học nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về ASXH trong thời gian tới không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Phiên họp về “Hệ thống ASXH Việt Nam” tập trung đánh giá một số hợp phần của hệ thống ASXH thập niên qua, cho phép giải thích rõ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn vận hành của hệ thống ASXH hiện nay. Điều đó khẳng định rằng, Việt Nam, tuy còn là nước nghèo, nhưng đã có một hệ thống ASXH tương đối hoàn chỉnh. Đối tượng tham gia bảo BHYT, dù chưa đạt đến mức toàn dân như mong đợi, nhưng cũng đã có những hiệu quả tích cực đối với người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Những bất cập không chỉ là về hệ thống tổng thể hay về chính sách vĩ mô, mà các diễn giả đã cho chúng ta thấy rằng sự bất ổn nằm ngay trong chính từng cá nhân, khi mà thái độ của chúng ta đối với sức khỏe và hành vi tìm kiếm sức khỏe của mỗi cá nhân cũng đầy tính vấn đề. Phiên họp về “Hệ thống ASXH các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” trao đổi và thảo luận về hệ thống ASXH các nước cũng cung cấp một cái nhìn đa chiều về cách các quốc gia khác triển khai hệ thống ASXH của họ cho người dân. Chúng ta có cái nhìn từ hệ thống ASXH của Trung Quốc, của Nhật Bản, và cả việc đối chiếu với các hệ thống ở các nước phát triển khác như Đức, Thụy Điển. Kinh nghiệm triển khai hệ thống ASXH của các nước là một tham khảo tốt cho Việt Nam. Phiên 4 và phiên 5 (ASXH cho khu vực phi chính thức và thách thức đối với việc đảm bảo ASXH cho khu vực này) trao đổi về tình trạng an sinh của lao động thuộc khu vực phi chính thức ở Việt Nam. Phiên cuối cùng dành cho việc “Thảo luận và kết nối các cơ hội hợp tác” trong nghiên cứu ASXH và khu vực phi chính thức. Tại đây các chuyên gia về lĩnh vực ASXH và khu vực phi chính thức có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những nghiên cứu liên quan mà họ đang tiến hành. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo tham vấn (Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an
  • 24. 18 ASXH) được hình thành từ năm 2009, là ý tưởng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho rằng: Sàn ASXH được hiểu là hệ thống các chính sách nhằm giúp người dân được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và chuyển nhượng thu nhập cơ bản theo tiêu chuẩn của quốc gia, bảo đảm người dân được cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, được chăm sóc y tế, được giáo dục, được dùng nước sạch và có nhà ở. Đối tượng chính của Sáng kiến sàn ASXH là trẻ em; người dân trong tuổi lao động nhưng thu nhập từ việc làm không bảo đảm được mức sống tối thiểu; người già. Trong Hội thảo khoa học các đại biểu cho rằng Sàn ASXH là cơ sở xây dựng tầm nhìn đầy đủ và toàn diện về hệ thống ASXH với quốc gia với vai trò là một cấu phần chính của chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam xây dựng sàn ASXH để tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo ASXH. Sàn ASXH không chỉ hỗ trợ người nghèo và các đối tượng yếu thế vượt qua các rủi ro hiện tại mà nó còn giữ vai trò quan trọng cho phát triển bền vững trong lương lai. Trong giai đoạn 2003-2011, tổng chi cho ASXH liên tục tăng, bình quân đạt 95.000 tỉ đồng/năm và bằng 6,6% GDP, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 51%. Tuy nhiên, hệ thống ASXH vẫn còn nhiều hạn chế, công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn, trong thanh niên có xu hướng gia tăng. Hội thảo “Tham vấn chính sách thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất” được tổ chức với mục đích nhằm cung cấp thông tin về thực trạng thực hiện các phương thức thanh toán dịch vụ y tế, những bất cập trong triển khai phương thức thanh toán định suất hiện tại ở Việt Nam cũng như dự báo tác động của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất, trên cơ sở đó trao đổi, tham vấn ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, chuyên gia của các bộ ngành liên quan và chuyên gia quốc tế. Hội thảo đã nghe các bài trình bày về kết quả nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với tổ chức Joint Learning Network for Universal Health Coverage (Mạng lưới cùng học tập để thực hiện bao phủ CSSK toàn dân) tiến hành bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng thực hiện các phương thức thanh toán dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam; (2) Xác định chi phí dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện và xã; (3) Phân tích dự báo tác động
  • 25. 19 của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp tối ưu cho việc sửa đổi Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Theo kết quả đánh giá, thanh toán theo định suất đang áp dụng tại Việt Nam có nhiều điểm không tương đồng với thông lệ quốc tế về thiết kế và tổ chức thực hiện. Kết quả triển khai thanh toán theo định suất chưa thực sự được như mong đợi. Dựa trên kết quả các nghiên cứu, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán dịch vụ y tế tại Việt Nam. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức “Hội nghị khu vực về An sinh xã hội” [16], Hội nghị nhằm tạo diễn đàn thảo luận giữa các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao tới từ các cơ quan phụ trách về ASXH ở cấp bộ, các tổ chức/cơ quan BHYT và bảo hiểm hưu trí, cũng như các viện nghiên cứu về những thách thức hiện tại trong lĩnh vực ASXH tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hội nghị cũng hướng tới mục tiêu cải thiện mạng lưới chuyên gia giữa các nước Đông Nam Á với các chuyên gia và các nhà quản lý từ Đức, bằng việc tạo ra một diễn đàn đối thoại liên ngành. Hội nghị cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi dân số trên toàn thế giới, sự hoạt động hiệu quả, bền vững của các hệ thống ASXH ngày càng trở nên quan trọng hơn. Để phát triển hệ thống ASXH tại Việt Nam thì các cơ quan hữu quan có liên quan tới lĩnh vực ASXH cần được tăng cường năng lực về mặt tổ chức và thể chế. Ngoài ra, các tổ chức đào tạo của Việt Nam cũng cần được tăng cường năng lực để có thể đáp ứng một cách chuyên nghiệp nhu cầu đào tạo về nội dung ASXH ở trong nước và khu vực. 1.1.2.3. Luận án Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách ASXH với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của tác giả Nguyễn Văn Nhường [69], đã phân tích được các khái niệm (trên thế giới và trong nước) về ASXH, từ đó nêu ra quan niệm của mình về ASXH; về ASXH đối với người nông dân; về ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Luận án làm rõ 03 vai trò và 04 nguyên tắc cần đảm bảo ASXH. Đồng thời, luận án đi sâu phân tích thực trạng, nêu ra định hướng, giải pháp, khuyến nghị một cách cụ thể, toàn diện mang tính khả
  • 26. 20 thi, cần thiết trong việc thực hiện tốt chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất. Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Văn Chiều “Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” [20], trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, Luận án đã phân tích những nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; làm rõ bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Luận án được đánh giá là có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: về mặt lý luận, luận án đã làm sáng tỏ thêm lý luận về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Luận án “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Anh [3], gồm ba chương làm sáng rõ: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; Tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào xây dựng hệ thống ASXH nước ta; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhận hạn chế của hệ thống ASXH đối với nông dân; Sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó đề xuất việc lựa chọn các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới; cuối cùng là đưa ra một số khuyến nghị các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường. “Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, tác giả Dương Văn Thắng [81],
  • 27. 21 tác giả đã chỉ ra ASXH là những chính sách xã hội quan trọng bậc nhất đối với toàn dân ở nước ta đang từng bước mở rộng và hoàn thiện theo định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến năm 2020. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước đang đứng trước những thời cơ và vận hội lớn, đi liền với những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi báo chí với vai trò chủ lực của binh chủng truyền thông đại chúng, cần nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt hơn sứ mệnh là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể tích cực đóng góp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta. Với ý nghĩa, mục đích và hướng nghiên cứu đó, cấu trúc luận án xây dựng 3 chương: Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa, xác lập, làm rõ hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng, hiệu quả truyền thông, mô hình và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng, hiệu quả báo chí; những vấn đề lý luận cơ bản về ASXH, hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH; vai trò của ASXH đối với hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH, tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông các yếu tố tác động đến hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH; thời kỳ hội nhập ở nước ta và yêu cầu về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH thời kỳ hội nhập; Chương 2, tác giả đi vào khảo sát đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở nước ta thông qua thông điệp, kênh truyền với đại diện hệ thống báo in, thể hiện ở nội dung phản ánh và hình thức chuyển tải về ASXH. Ngoài ra, để có thêm cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH, tác giả khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông ASXH của báo chí ở góc độ nơi khởi nguồn cung cấp thông tin, thông qua việc khảo sát tổ chức hoạt động truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ những ưu điểm, nhược điểm của báo chí trong công tác truyền thông về ASXH và trên cơ sở của việc xác định rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện công tác ASXH ở nước ta hiện nay; Chương 3, tác giả xây dựng và đề xuất 9 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động
  • 28. 22 truyền thông ASXH ở nước ta thời gian tới. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan hữu quan và các tờ báo khảo sát cần thực hiện những công việc cụ thể để góp phần thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông về ASXH ở nước ta thời kỳ hội nhập, phát triển. 1.1.2.4. Bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài ngành Thời gian qua đã có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài ngành tập trung nghiên cứu về ASXH; Chính sách đảm bảo ASXH ở Việt Nam: Tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2010), "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" [32]; Tác giả Lê Thị Hoài Thu, bài “Một số vấn đề lý luận về ASXH” [84]; bài “Hoàn thiện hệ thống ASXH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [29]; Tác giả Hoàng Chí Bảo, với “Hệ thống ASXH và chính sách ASXH qua 20 năm đổi mới - Thành tựu kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra” [7]; bài “Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách ASXH” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [67]; bài “Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với ASXH của đất nước” của tác giả Lê Bạch Hồng [50]; tác giả Đỗ Văn Quân với bài “Vấn đề ASXH trong giai đoạn hiện nay” [73]; “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo ASXH trong phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [68]; tác giả Nguyễn Văn Tuân với “Giải pháp thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay” [94]; tác giả Mai Ngọc Cường với bài “Về phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” [25]; Tác giả Nguyễn Hữu Dũng “Tiếp tục đổi mới chính sách xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam” [31]; tác giả Nguyễn Thị Lan Anh với bài “Một số ý kiến về chế định quyền an sinh xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” [1]. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP Hà Nội Hội thảo quốc tế (2010, Hà Nội) chủ đề “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” trong đó có chủ đề bàn về “Chênh lệch
  • 29. 23 giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay” [41], các học giả, nhà nghiên cứu đều luận bàn giải pháp xây dựng Thủ đô hiện đại và phát triển bền vững. Với 4 phiên thảo luận theo các chủ đề “Đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, “Phát triển kinh tế Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa”, “Biến đổi xã hội và hoạt động kinh tế”, “Biển đối xã hội và di dân”…, nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến các nội dung kinh tế - xã hội vì một Thủ đô phát triển bền vững theo hướng hiện đại đã được nêu lên và cùng trao đổi, thảo luận khá thẳng thắn giữa các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Theo các nhà khoa học, để bảo đảm các yêu cầu về phát triển bền vững, dưới góc nhìn các khía cạnh về kinh tế, cần hướng tới các chính sách đô thị hóa Hà Nội, nhất là các chính sách về tổ chức hoạt động và tổ chức không gian kinh tế của Hà Nội theo hướng: Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị Hà Nội phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị; Chính sách phát triển đô thị của TP cần có sự phân biệt đối với từng loại đô thị; Các chính sách đầu tư hướng tới quan điểm phát triển hiện đại, bền vững; đồng bộ về cấu trúc kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng; trong đó đặc biệt chú ý tới một số chính sách giải quyết các “nút cổ chai” trong đô thị hóa Hà Nội bao gồm: chính sách bảo đảm việc làm cho dân cư đô thị, đặc biệt là tầng lớp người lao động; chính sách phát triển cơ sở cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị; chính sách nhằm hướng tới một thủ đô thân thiện môi trường; chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Bài tham luận của nhóm tác giả Phan Huy Đường, Bùi Đức Tùng , Phan Anh về: “Giảm nghèo bền vững và trợ giúp các đối tượng yếu thế ở Hà Nội: những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” [41], đã chỉ ra: Thực trạng công tác giảm nghèo và TGXH TP Hà Nội (Chương trình giảm nghèo; Chương trình trợ giúp người khuyết tật; Chương trình trợ giúp người lang thang; Chương trình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Việc chăm sóc các đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội). Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã nêu một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh vấn đề này trong thời gian tới. Đề án: “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
  • 30. 24 nghiệp” [39], đã đưa ra nhiều phân tích về quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích về tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư phát triển Thủ đô và quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết VL cho người lao động tại các khu vực này, đề án đã đưa ra những dự báo về tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, đề xuất các giải pháp về đào tạo nghề và VL cho nhóm đối tượng này. Theo phân tích, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Hà Nội đã tạo ra những chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế, lao động cũng như góp phần vào sự tăng trưởng của TP. Để hỗ trợ cho nhóm đối tượng mất đất nông nghiệp, TP cũng đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách phù hợp từ hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, tái định cư đến đào tạo nghề và giới thiệu VL qua đó bước đầu cũng đã góp phần ổn định đời sống và giải quyết VL cho một bộ phận dân cư. Trong bài “Hà Nội giải quyết VL cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, tác giả Hồng Minh [65] đã chỉ ra những biễn đổi về xã hội sau giải phóng mặt bằng ở ngoại thành Hà Nội: thu nhập, lối sống, sử dụng tiền đền bù và thất nghiệp đối với người nông dân sau thu hồi đất. “Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Nguyễn Thế Quang [72], đã đánh giá vai trò, thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; và đề xuất các biện pháp của Hà Nội trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Bài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp tạo thêm VL” của Nguyễn Tiệp [86], đề cập đến vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giải quyết VL cho người lao động, những hạn chế và giải pháp khắc phục đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong việc tạo VL cho người lao động. Trong bài “Một số giải pháp tạo VL gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại Hà Nội” tác giả Nguyễn Tiệp [87], đã chỉ ra thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh: thất nghiệp, nghèo đói... và các giải pháp tạo VL cho người lao động nhằm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh.
  • 31. 25 1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.2.1. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về ASXH, đảm bảo an sinh xã hội (ĐBASXH) ở nhiều cấp độ khác nhau cả trong nước và ngoài nước, từ trung ương, đến địa phương, từ những công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị đến các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài ngành. Nghiên cứu sinh có một số nhận xét sau đây: - Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích rõ cơ sở lý luận về khái niệm, vai trò của ASXH. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau, song tự chung lại, ASXH được hiểu theo cả hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, ASXH là toàn bộ các bộ các biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, cá nhân nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân trong toàn xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH hướng tới sự đảm bảo tối thiểu cho mục tiêu mưu sinh của một bộ phận dân cư thuộc nhóm yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi trong xã hội. Về vai trò của ASXH, đa số các tác giả đều thống nhất ở điểm chung ASXH đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội; ổn định chính trị - xã hội; góp phần vào xây dựng nguồn nhân lực con người; thể hiện tính nhân văn cao cả... - Các công trình đã cho tác giả có có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, mô hình của ASXH, hướng nghiên cứu ASXH đưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, tùy thuộc mục đích, nhiệm vụ và chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu. Về bản chất ASXH là một bức tranh toàn cảnh, nhiều mầu sắc khác nhau, là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội tạo nên sự ổn định, công bằng của đất nước. Mỗi tác giả đều có cách lý giải, lập luận khác nhau, phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về ASXH và chính sách ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế. - Các công trình nghiên cứu góp phần đưa ra những luận cứ, luận chứng thuyết phục về thực trạng ASXH đối với người dân (nhất là đối tượng yếu
  • 32. 26 thế trong xã hội) hiện nay. Các công trình nghiên cứu từng trụ cột của chính sách ASXH: GQVL; Y tế, giáo dục... là tài liệu quý giá để luận án có thể tiếp thu, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các công trình khoa học đã phân tích các nguyên nhân (khách quan, chủ quan, chủ yếu, thứ yếu) tác động đến quá trình thực hiện, triển khai ASXH trong thời gian qua. Các nhà khoa học đều thống nhất ở một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện ASXH đối với người dân đó là: Một mặt, chưa đủ mạnh. Mặt khác, trong nghiên cứu về ASXH, chính sách đảm bảo ASXH còn chưa kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tiên tiến trong đảm bảo ASXH trên địa bàn TP, địa bàn đô thị. - Dưới nhiều góc độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã có những kiến giải, dự đoán, định hướng khác nhau về ASXH và đảm bảo ASXH. Đồng thời, trong các công trình nghiên cứu đề xuất những phương hướng và giải pháp; khuyến nghị chco Nhà nước và chính quyền địa phương, các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện, đảm bảo ASXH trong thời gian tới. Mặc dù đạt được những kết quả đáng thuyết phục nhưng trên thực tế, vẫn còn những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, đó là: Thứ nhất, bản chất của “Đảm bảo ASXH” và “Đảm bảo ASXH cho người dân TP” chưa được giải quyết một cách có hệ thống thấu đáo. Hầu hết các công trình nghiên cứu bàn theo nghĩa rộng, vẫn hiếm công trình đi sâu vào phân tích nội hàm của khái niệm. Theo nghĩa hẹp - Đảm bảo ASXH do cơ chế, chính sách; tạo ra cơ hội để người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tối đa nguồn lực, môi trường, điều kiện để đem lại cuộc sống ám no, hạnh phúc. Thứ hai, cấu trúc của ASXH hiện vẫn còn chưa thống nhất, xuất hiện những khái niệm mới thuộc trụ cột của ASXH nhiều công trình khoa học, nghiên cứu chưa tiếp cận, hoặc tiếp cận chưa có hệ thống, hiện đại mà trên thế giới hiện nay không thừa nhận. Thứ ba, các công trình nghiên cứu chưa đi vào làm rõ được các yếu tố (nguồn nhân lực, tài chính,...) một cách khoa học nhằm đảm bảo ASXH cho người dân nói chung, và những người dân yếu thế trong xã hội nói chung.
  • 33. 27 Cho nên, hầu như chưa có công trình nào đánh giá thực trạng các nguồn lực nhằm đảm bảo ASXH cho người dân trong thời gian qua. Thứ tư, các công trình nghiên cứu về ASXH nói chung, đảm bảo ASXH cho người dân TP Hà Nội trong thời gian qua rất ít. Hiện nay, mới chỉ có các công trình nghiên cứu từng mặt cụ thể về ASXH, chẳng hạn đảm bảo việc làm cho người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội; công tác XĐGN cho một địa phương ở Hà Nội... Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. 1.2.2. Những khoảng trống về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Đảm bảo ASXH cho người dân là mục tiêu cần thiết, quan trọng nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhằm xây dựng: “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Trong quá trình nghiên cứu các công trình khoa học trên, tác giả trên đây nhận thấy hiện nay còn những khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh đó là: - Nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về ASXH, đảm bảo ASXH cho người dân TP trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: bản chất, đặc điểm và mối quan hệ giữa đảm bảo ASXH với phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an sinh quốc phòng. - Phân tích, luận giải sâu sắc những điều kiện nhằm đảm bảo ASXH trên địa bàn TP. - Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước và kinh nghiệm đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn TP ở một số địa phương trong nước. Từ đó, rút ra những bài học bổ ích về đảm bảo ASXH trên địa bàn Hà Nội. - Những vấn đề thực tiễn đảm bảo ASXH cho người dân Thủ đô Hà Nội được phân tích và chứng minh trên ba trụ cột chủ yếu (BHXH, TTLĐ và TGXH). Thông qua đó, luận án sẽ đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh có hiệu quả đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
  • 34. 28 Tiểu kết chương 1 Những vấn đề liên quan đến ASXH và đảm bảo ASXH cho người dân đã được nhiều công trình nghiên cứu, giải quyết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Các công trình này tập trung làm rõ một số nội dung: Khái niệm, cấu trúc ASXH; tầm quan trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; nghiên cứu thực trạng về một khía cạnh của ASXH ở một số địa phương và trên cả nước, đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị... Tuy nhiên, các công trình khoa học đó chưa đề cập đến “khoảng trống” cần đề cập đến đó là: “Việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội” dưới góc độ kinh tế chính trị. Việc luận giải vấn đề “Việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội” từ góc nhìn kinh tế chính trị: Nghiên cứu các khái niệm liên quan đến mục đích của đề tài; nghiên cứu tầm quan trọng của việc giải đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội thủ đô đảm bảo phát triển bền vững; đánh giá khoa học thực trạng việc đảm bảo ASXH trên địa bàn thủ đô Hà Nội; phương hướng và giải pháp toàn diện để đẩy mạnh và hiệu quả của vấn đề. Đây chính là xuất phát điểm của việc nghiên cứu chuyên đề tổng quan. Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, dựa trên những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên đề đã tổng hợp, kế thừa để lý giải những lý thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện của đề tài. Vì thế, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị “Việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội”có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng lặp với bất cứ công trình khoa học đã công bố.
  • 35. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. An sinh xã hội và những trụ cột cơ bản * Khái niệm an sinh xã hội Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người không ngừng tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất nhằm duy trì sự sống và tồn tại của mình. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội… Vì thế, sự cần thiết phải có các biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động... càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ. Chính và thế, một trong những nhu cầu xã hội hiện đại là bảo vệ sự an toàn cho tất cả các thành viên trong xã hội trước các nguy cơ bị giảm sút hoặc bị mất nguồn thu nhập trước các cú sốc về kinh tế - xã hội hay chính là đảm bảo ASXH cho người dân. Tuy nhiên, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, tùy theo cách tiếp cận, giải quyết vấn đề mà mỗi quốc gia có quan điểm, thể chế chính sách và thể chế tổ chức cụ thể về hệ thống ASXH nhằm thực hiện chức năng bảo vệ các thành viên trong xã hội của mình. - Trong cuốn “Cẩm nang an sinh xã hội" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để
  • 36. 30 đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em [57]. - Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng ASXH gồm 3 thành tố quan trọng là: BHXH để đảm bảo an toàn trước các rủi ro về thu nhập và mức sống khi về già hoặc các tai nạn lao động và thường là các chương trình phải đóng góp về tài chính, người lao động phải đóng góp một phần thu nhập vào quỹ BHXH và khi về hưu họ được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; TGXH là biện pháp nhà nước hoặc cộng đồng có chính sách hoặc biện pháp trợ giúp đảm bảo cuộc sống dưới hình thức chuyển khoản cho từng người , nhóm người như người sống độc thân, người tàn tật, trẻ em cần sự bảo trợ... gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội; Trợ cấp dưới hình thức chuyển khoản cho từng người , thông thường là hỗ trợ cho từng nhóm người, cụ thể như: người già sống độc thân, người tàn tật nặng, trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, người nuôi con nhỏ...gọi chung là trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội. - Theo Ngân hàng Thế giới (WB): ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. - Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; TGXH. Trong đạo luật về ASXH ở Mỹ năm 1935 lại cho rằng ASXH là sự đảm bảo của xã hội nhàm bảo trợ nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ. Trong Hiến chương Đại Tây dương cho rằng, ASXH là sự đảm bảo quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát triển
  • 37. 31 chính kiến trong khuôn khổ pháp luật, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc y tế và đảm bảo thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu [40, tr.12]. Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu về vấn đề này. - Theo tác giả Hoàng Chí Bảo: ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách [8]. - Tác giả Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng ta phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này. + Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội [23, tr.21]. + Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ [23, tr.22]. - Trong bài "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020” tác giả Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "ASXH và PLXH là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân" [32, tr.3]. - Trong "Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020”ghi nhận: “ ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” [56].
  • 38. 32 - Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Hệ thống ASXH ở Việt Nam (ngày 22/8/2007) của tác giả Nguyễn Hải Hữu cho rằng: ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, BHYT và TGXH [57, tr.19]. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước, theo tác giả: An sinh xã hội là việc Nhà nước và xã hội sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Như vậy, hệ thống ASXH Việt Nam là một bộ phận của Chính sách xã hội, được gắn kết hữu cơ với các chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị gắn với sức mạnh quốc phòng - an ninh trong xây dựng và bảo vệ đất nước; phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng vì mục tiêu phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. ASXH phải đáp ứng được ba chức năng cơ bản là phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro. Với cách tiếp cận trên đây, cấu trúc của ASXH bao gồm: Thứ nhất, các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro. Đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách, chương trình về TTLĐ tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.
  • 39. 33 Thứ hai, các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro. Đây được coi là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)... Chính sách thuộc tầng này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng. Thứ ba, các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như: thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và TGXH (gồm cả TGXH đặc thù). Ở Việt Nam, cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH gồm 5 trụ cột (BHXH (Bao gồm cả BHYT; BHTN); cứu trợ xã hội (CTXH); TGXH; XĐGN và TTLĐ). Thực chất của năm trụ cột này cũng là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược như vừa nêu trên là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. Trong đó: Tầng 1, Bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội: Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người; bất cứ ai nằm dưới cái lưới này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên, không bị lọt lưới; Tầng 2, Chính sách TTLĐ: Tầng này có tính chất phòng ngừa, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc thất nghiệp thông qua các chính sách TTLĐ chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và giúp họ sớm trở lại TTLĐ (có việc làm); Tầng 3, Bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), BHYT, BHTN và các hình thức bảo hiểm khác: Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người lao động, trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết...; Tầng 4, Chính sách ƯĐXH: Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với
  • 40. 34 sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện; Tầng 5, TGXH (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên): Đây là tầng đảm bảo ít nhất ở mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần TGXH có cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng [18]. Việc phân chia các tầng hay nội dung của hệ thống ASXH như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mô hình ASXH cho từng nước. Việc xác định nội dung bên trong của mỗi hệ thống ASXH sẽ có ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng hưởng thụ, cung cấp tài chính và tính bền vững của mỗi hệ thống. * Những trụ cột cơ bản của an sinh xã hội ASXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, được Đảng, Nhà nước rất coi trọng, coi đây là yếu tố bậc nhất khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước, của chế độ đối với người dân. Vì thế, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (2001) của Đảng, cụm từ ASXH lần đầu tiên được ghi trong văn kiện. Từ đó đến nay, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, ASXH có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, còn được gọi là các trụ cột. Trong đó, các trụ cột chính bao gồm: - Về trụ cột bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế BHXH, BHYT là những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và Luật BHYT, được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008. Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở nước ta bao gồm: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) Dưỡng sức và phục hồi sức khỏe; (4) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5) Hưu trí; (6) Tử tuất; (7) Khám, chữa bệnh BHYT; (8) BHTN, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm. Loại hình BHXH tự nguyện áp dụng cho các đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm các chế độ: (1) Hưu trí; (2) Tử tuất.