SlideShare a Scribd company logo
1 of 160
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Phương Lan
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH PHÚ
YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Phương Lan
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH
PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM
2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của
những tác giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Tp. HCM, ngày 16 tháng 11 năm 2012.
Tác giả luận văn
Lê Thị Phương Lan
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẨU .........................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................................4
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.............7
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................7
3.3. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................7
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................7
4.1. Nguồn tư liệu......................................................................................................7
4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.............................................................................9
5.1. Về mặt khoa học.................................................................................................9
5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................9
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................9
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC
CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM
1989…..……………………………………………10
1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên ............................................................................10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư............................................................................11
1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử ....................................................................... 11
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư ....................................................................... 15
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên................................................17
1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989)…..
22
1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/
1975)…21
1.2.2. Giáo dục Phú Yên trong thời kì hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa (Từ
11/1975 đến 7/1989).............................................................................................. 25
Chương 2: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM
1989 ĐẾN NĂM 2000 ...............................................................................................38
2.1. Tình hình Phú Yên và chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh ...............38
2.1.1. Tình hình Phú Yên sau khi tái lập tỉnh ......................................................38
2.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập..............41
2.1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào
tạo..41
2.1.2.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Phú Yên ........ 46
2.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm
1989 đến năm 2000 ................................................................................................48
2.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông......................................48
2.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 48
2.2.1.2. Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm
trang thiết bị ............................................................................................. 49
2.2.1.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.............................. 55
2.2.2. Nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy ..................................62
2.2.2.1. Nội dung, chương trình ............................................................. 62
2.2.2.2. Phương pháp giảng dạy............................................................. 64
2.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục............................66
2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào
tạo…………………...68
2.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể
thao........................................................................................................... 73
2.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục..................................................................75
2.2.4.1. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường...................... 75
2.2.4.2. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình - Nhà trường- Xã hội............. 77
Chương 3: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM
2000 ĐẾN NĂM
2010……………………………………………………………………82
3.1. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh .....................................................82
3.1.1. Bối cảnh Phú Yên trong thập niên đầu thế kỉ XXI ....................................82
3.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng ta..............................................83
3.1.3. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên trong 10 năm đầu thế
kỉ XXI ..................................................................................................................85
3.2. Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2000 đến năm
2010.........................................................................................................................87
3.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn mới.....87
3.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 87
3.2.1.2. Chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị................ 88
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục………………………………………………………………………….
.94
3.2.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy.........................................................99
3.2.2.1. Đổi mới nội dung, chương trình ................................................ 99
3.2.2.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học................................... 104
3.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục..........................107
3.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo ....................... 107
3.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống,
phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao................................................... 118
3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục................................................................121
3.2.4.1. Phát triển các tổ chức đoàn thể trong nhà trường..................... 121
3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường
– Xã hội.................................................................................................. 124
KẾT LUẬN.................................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................139
PHỤ LỤC....................................................................................................................152
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bổ túc văn hóa BTVH
Cải cách giáo dục CCGD
Cán bộ quản lý CBQL
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNH-HĐH
Cơ sở vật chất CSVC
Dân lập, bán công DL, BC
Dân tộc nội trú DTNT
Giáo viên, Học sinh GV, HS
Giáo dục- Đào tạo GD-ĐT
Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân HĐND-UBND
Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy
nghề
KTTH-HN-DN
Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội KHTN –KHXH
Kiểm tra đánh giá KTĐG
Mầm non, mẫu giáo MN, MG
Phương pháp giảng dạy PPGD
Phổ cập giáo dục PCGD
Nghị quyết NQ
Trung Ương TW
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Trung học chuyên nghiệp THCN
Xã hội hóa giáo dục XHHGD
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Xóa mù chữ XMC
MỞ ĐẨU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo dục là hoạt động có chủ đích của con người, nó là một quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của môi trường xã hội nhằm phát triển toàn diện con
người, trang bị cho con người những kiến thức và kỹ năng cơ bản để họ sẵn sàng
bước vào cuộc sống. Do vậy có thể nói giáo dục là một phạm trù luôn luôn có tính
phổ biến, phát triển liên tục, mãi mãi. Bởi lẽ đây là hoạt động riêng biệt của xã hội
loài người, ở đâu có con người tất ở đó có giáo dục, giáo dục tồn tại cùng với xã hội
loài người, nó là một trong những động lực để thúc đẩy sản xuất và phát triển xã
hội. Bên cạnh đó giáo dục lại mang tính lịch sử. Có thể nói mỗi giai đoạn lịch sử,
mỗi dân tộc, mỗi nhà nước có một nền giáo dục riêng, mang bản chất của dân tộc,
của nhà nước cầm quyền. Chính vì vậy, giáo dục luôn luôn vận động và phát triển
theo các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học ngàn đời. Truyền thống đó đã
hun đúc nên những nét đẹp về văn hiến Việt Nam và được nhân lên trong thời đại
mới. Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua kể từ khi
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là hết sức to lớn. Nó là cơ sở, là điều kiện
để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa
học và công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển
sang nền văn minh tin học, điện tử và vi sinh, khoa học – công nghệ đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Hàm lượng khoa học được kết tinh trong các sản phẩm
hàng hóa ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với
sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc
tế, gắn liền với sự sáng tạo, trao đổi và chuyển giao công nghệ mới.
Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người
không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình
đào luyện công phu, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục và đào tạo hiện nay được nhìn
nhận không phải như yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong,
yếu tố cấu thành nên sản xuất xã hội. Sẽ không phát triển được lực lượng sản xuất
nếu không có giáo dục và đào tạo. Do đó, giáo dục – đào tạo trở thành động lực
chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc
gia trên trường quốc tế và là sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Đồng
thời, không xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu không nâng
cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội cho cán bộ và
người dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển
kinh tế - xã hội một cách vững chắc. Vì vậy giáo dục sẽ phải đi trước một bước so
với phát triển kinh tế.
Thực tiễn thế kỷ XX đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào phát triển mạnh
và vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy
đua khoa học - công nghệ, chạy đua về giáo dục và đào tạo là cuộc chạy đua nâng
cao chất lượng lao động, chủ yếu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Đây được xem là cuộc chạy đua về trí lực. Vì vậy, không ngẫu nhiên mà
UNESCO đã tổng kết: tương lai thế giới thuộc về những dân tộc có trình độ học vấn
cao.
Nước ta đang trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Quá trình chuyển trạng thái kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng
suất, chất lượng và hiệu quả thấp, dựa trên sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động
thủ công là chính sang trạng thái năng suất và hiệu quả cao dựa trên phương thức
sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ
tiên tiến. Công nghiệp hóa cũng là quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ, giá trị cao.
Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phát triển nền đại
công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện được điều này, tất
yếu phải có nguồn nhân lực với tài năng và trí tuệ. Giáo dục – đào tạo là phương
tiện có hiệu lực đáp ứng yêu cầu này, thủ tiêu sự khác biệt căn bản giữa lao động trí
óc và lao động chân tay, góp phần nâng cao năng suất lao động và xậy dựng thái độ
lao động sáng tạo, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trở thành
hiện thực.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta
đã chọn là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giá trị nhân cách mà giáo dục xây
dựng cho thế hệ trẻ là bảng giá trị nhân cách xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục
có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ người lao động mới, đầy đủ tài năng, phấm chất và bản
lĩnh để đưa đất nước tiến kịp trào lưu thế giới, không thể thiết kế chiến lược con
người, nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại.
Là một tỉnh của đất nước, Phú Yên có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực
Nam Trung Bộ. Tỉnh Phú Yên đã và đang đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với những tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi. Là tỉnh có truyền thống hiếu học,
tôn sư trọng đạo và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục, đào tạo nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng.
Giáo dục và đào tạo Phú Yên trong thời kì 1989 - 2010 đã trở thành một bộ
phận quan trọng gắn kết và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp: nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội mới của cả nước.
Do đó, việc nghiên cứu về giáo dục Phú Yên nói chung, giáo dục Trung học
phổ thông nói riêng trong giai đoạn từ 1989 đến 2010 là một vấn đề hết sức quan
trọng. Bởi giáo dục Trung học phổ thông đóng vai trò định hướng, tạo điều kiện cho
thế hệ trẻ được chuẩn bị nghề nghiệp, tâm thế lao động, phẩm chất đạo đức, ý thức
công dân, kiến thức kỹ thuật, kĩ năng lao động để có khả năng tham gia vào các
hoạt động kinh tế ngay sau khi ra trường đảm bảo cuộc sống cá nhân và cống hiến
cho xã hội. Hơn nữa, bậc Trung học phổ thông chính là tiền đề cho các em có thể
học cao lên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để trở thành người lao động
có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, chất lượng của
giáo dục Trung học phổ thông sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy
nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan
trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động.
Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên đã tạo nên những thành tựu hết sức
quan trọng và to lớn, cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ, thông minh, sáng tạo,
trung thành, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc,
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần chiến đấu và xây dựng tổ
quốc phát triển cho đến ngày hôm nay. Từ chỗ khẳng định những kết quả đã đạt
được trong quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989
đến năm 2010, chúng ta có thể thấy những hạn chế và rút ra được những nguyên
nhân làm cho những hạn chế đó còn tồn tại và bài học kinh nghiệp trong quá trình
phát triển giáo dục THPT. Đây là một yêu cầu cấp thiết để từ đó đưa ra những giải
pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục Trung học
phổ thông nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh nhà nói chung trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển
nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị
Quyết trung ương 6 khóa IX đã khẳng định: “Cùng với khoa học Công nghệ, Giáo
dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.
Với những ý nghĩa và mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình phát
triển giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử.
Nghiên cứu những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có
giá trị của Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 1989 – 2010 là hết
sức cần thiết để định hướng cho sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh
nhà trong các giai đoạn sau.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên là một đề tài mới mẻ. Vì vậy, các
công trình nghiên cứu về nó không nhiều, thường các tác giả chỉ phác họa vài nét về
giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung
của tỉnh, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau:
“Địa chí Phú Yên” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm
2003. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp, có quy mô lớn về lịch sử, kinh tế,
văn hóa, xã hội, các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Yên. Trong phần thứ tư nói về
văn hóa xã hội, ở chương mười các tác giả có đi vào nghiên cứu lịch sử giáo dục
Phú Yên bắt đầu từ giáo dục Nho học trước 1945 đến giáo dục thời Pháp thuộc,
giáo dục Phú Yên từ 1945 – 1954, 1954 - 1975, và từ 1975 cho đến năm 2000.
Trong phần giáo dục Phú Yên từ 1975 – 2000, có nhắc đến giáo dục trung học phổ
thông với ba loại hình trường: công lập, bán công và dân lập nhưng chỉ trên những
nét đại cương nhất.
Bản thảo (2009) về “Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 – 2005”, do Sở giáo dục
– đào tạo tỉnh Phú Yên chỉ đạo nghiên cứu và đã được nghiệm thu tháng 1/2010.
Bản thảo nghiên cứu đã đề cập đến giáo dục Phú Yên từ thế kỉ XVII đến năm 2005.
Đó là một chặng đường lịch sử khá dài để định hình và kiến tạo nên nền giáo dục
Phú Yên. Trong cái nền chung đó, các tác giả đã nhắc đến mảng giáo dục Trung học
phổ thông Phú Yên song cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát.
Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nói trên thì Sở giáo dục – đào tạo
Phú Yên cũng có các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo từng giai
đoạn, kỷ yếu thi đua… có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong
giai đoạn 1989 – 2010, cụ thể như sau:
“Báo cáo tổng kết” từ năm học 1989 -1990 đến năm học 2009 – 2010. Trong
các báo cáo tổng kết hằng năm này Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả
đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
nói chung. Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên được nhắc đến với những thành
tựu cũng như hạn chế theo từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể.
“Báo cáo tổng kết và đánh giá 7 năm đổi mới giáo dục - đào tạo Phú Yên
(1989 -1996)”. Trong báo cáo này đã tổng kết được sự phát triển và đánh giá tình
hình phát triển giáo dục – đào tạo Phú Yên qua từng cấp học ở các mặt: số lượng
học sinh, giáo viên, cơ sơ vật chất trường lớp, về công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý
giáo dục – đào tạo.
“Kỷ yếu thi đua – 10 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục”, từ 1999 –
2000. Trong kỷ yếu này, sở Giáo dục - đào tạo đã tổng kết phong trào thi đua trong
10 năm đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo Phú Yên theo từng cấp học trong đó
có cấp Trung học phổ thông. Kỷ yếu có nhắc đến số lượng và chất lượng học sinh
Trung học phổ thông Phú Yên có sự biến thiên theo từng năm. Ngoài ra, thông qua
các bản báo cáo tham luận của các nhà giáo, các cấp quản lý giáo dục, kỷ yếu đã
làm nổi bật được những thành tựu đạt được của giáo dục Phú Yên nói chung và giáo
dục Trung học phổ thông nói riêng trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh.
“Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 1993 – 1997”,
báo cáo này nêu lên tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các
cấp học từ năm 1993 đến 1997: xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị,
sách giáo khoa,…Báo cáo còn nêu lên những mặt đạt được và những tồn tại cần
khắc phục trong công tác xây dựng cơ sở vật trường học.
“Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2003 -2010 và định
hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên” của sở Giáo dục - đào tạo Phú Yên. Đây là bản
luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp
phát triển hệ thống giáo dục đào tạo các cấp, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển lực lượng giáo viên ở các cấp, phân bố
hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo theo các bước đi thích hợp đáp ứng yêu
cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học
phổ thông Phú Yên, đây là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi nghiên cứu, hoàn
thành đề tài. Tuy vậy, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát
triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010 một cách
toàn diện và có hệ thống. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập
trung làm rõ quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trên tất cả
các mặt từ khi tái lập tỉnh (1989) cho đến năm 2010.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở
tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ sau năm 1989 đến năm 2010.
Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái quát về tình hình giáo dục Phú
Yên trong đó có giáo dục Trung học phổ thông trước năm 1989 nhằm tạo một cái
nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài trình bày về quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên
1989 - 2010 với những nội dung: hệ thống trường, lớp, học sinh; nội dung, chương
trình và phương pháp; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học; công tác đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác chỉ đạo
quản lí giáo dục…theo từng giai đoạn để làm rõ được quá trình phát triển của giáo
dục Trung học phổ thông Phú Yên trong hơn 20 năm kể từ khi tái lập tỉnh. Từ đó rút
ra một số nhận xét, nêu lên một số thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và
những đề xuất giải pháp, góp phần tiếp tục phát triển giáo dục Trung học phổ thông
Phú Yên trong các giai đoạn sau.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi xác định cần tiếp
cận và sử dụng các nguồn tư liệu có nội dung cốt lỗi nhằm chứng minh và kiến giải
nhiều vấn đề khi nghiên cứu giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989 đến
2010. Với ý nghĩa đó, trước hết chúng tôi chú ý đến các nguồn tư liệu có tính chất
định hướng, liên quan trực tiếp đến giáo giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên mà
Sở giáo dục – đào tạo Phú Yên cung cấp thông qua các báo cáo tổng kết, kỷ yếu thi
đua.
Nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
về giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng được khai thác
chủ yếu từ các Văn kiện Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, trên cơ sở tư liệu
và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, những
thống kê có liên quan đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng thể về giáo dục
Trung học phổ thông tỉnh Phú Yên, đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy của luân
văn. Tác giả kế thừa và trình bày một cách có hệ thống về giáo dục Trung học phổ
thông Phú Yên từ 1989 – 2010.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu qui mô, cơ cấu và hoạt động của giáo dục phổ thông là một việc
làm hoàn toàn mới mẻ đối với chúng tôi. Tuy nhiên, để làm nổi bật vai trò, vị trí và
những đóng góp của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm
2010, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là cơ sở phương pháp luận của luận văn.
Để nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp chính
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn vận dụng một số
phương pháp khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: phương pháp định lượng
toán học, phương pháp khảo sát điền dã…,với phương pháp định lượng ở những
thông tin qua thống kê số liệu về giáo viên, học sinh, trường lớp, quản lý, đào tạo…
ở các trường qua từng năm. Phương pháp so sánh lịch sử cũng được vận dụng để
làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên qua từng giai đoạn
lịch sử cụ thể.
Với những phương pháp vận dụng trong nghiên cứu nêu trên sẽ làm phong
phú và tăng độ tin cậy đối với nguồn tư liệu, hoàn thành được công trình nghiên
cứu, tái tạo bức tranh tổng thể về giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989-
2010, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn chặng đường phát triển của giáo dục – đào
tạo tỉnh Phú Yên.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt khoa học
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận văn khôi phục bức tranh lịch sử giáo dục
Trung học phổ thông Phú Yên 1989 – 2010 một cách hệ thống và toàn diện. Từ đó
rút ra đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 1989-
2010, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, những bài học kinh nghiệm
và giải pháp để khắc phục những hạn chế. Đồng thời bổ sung tư liệu trong việc
nghiên cứu lịch sử giáo dục Phú Yên nói riêng, lịch sử giáo dục Trung học phổ
thông cả nước nói chung trong thời kì đổi mới đất nước.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn hoàn thành, góp phần làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, Nhà nước đề ra
chính sách phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở Phú Yên nói riêng và cả nước
nói chung trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới hiện nay.
Kết quả của luận văn còn là nguồn tài liệu để tuyên truyền về giáo dục cho các
tầng lớp nhân dân ở Phú Yên, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, luận văn
gồm có các chương sau:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Phú Yên và tình hình giáo dục của địa phương
trước năm 1989.
Chương 2: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm
2000.
Chương 3: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 2000 đến năm
2010.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA
ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1989
1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam. Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến
109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa,
phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Cách Hà Nội
1.160km về phía Bắc, cách thành phố Hồ chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến
quốc lộ 1A.
Về địa hình, Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là
dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển
Đông. Diện tích tự nhiên: 5.045 km². Địa hình có đồi núi chiếm 70% diện tích, có
đồng bằng xen kẽ núi. Đồng bằng Tuy Hòa và Tuy An, tuy không rộng lắm nhưng
phì nhiêu màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Bờ biển dài 189km,
có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển
du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Diện tích đất
nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297
ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha. Rừng với hệ động vật và thực
vật phong phú, đa dạng. Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với
tổng diện tích lưu vực là 16.400km2
, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3
, đảm bảo đủ
nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Ngoài ra, Phú Yên còn có nhiều
tài nguyên trong lòng đất như Diatomite, đá hoa cương nhiều màu, vàng sa
khoáng...
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Phú Yên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1
đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng
năm khoảng 1.600 - 1.700mm.
Với vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tự nhiên như vậy đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, hằng
năm Phú Yên cũng gặp phải những khó khăn, khắc nghiệt từ thiên nhiên gây ra như
bão, lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và của nặng nhất là vào các năm 1993,
1998, 2001, 2008, 2010. Những khó khăn đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội và làm chậm sự phát triển của Giáo dục- đào tạo Phú Yên so với
nhiều nơi khác. Vì vậy, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục cần phải có chiến lược phát
triển phù hợp, khắc phục những khó khăn, phát huy ưu điểm nhằm đạt kết quả tối ưu.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư
1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử
Trên vùng đất Phú Yên, theo các nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, họ đã
sưu tầm và khai quật được những chiếc rìu, lưỡi cuốc, chiếc bôn bằng đá ở Lãnh
Cao (Đồng Xuân), hòn Đồn (Sơn Hòa), hòn Cồ (Sông Hinh), hòn Miếu (Tuy Hòa),
chứng minh trên đất Phú Yên ngày nay, con người đã từng trải qua từ thời hậu kỳ
đồ đá mới.
Sự phát hiện các di tích: Eo Bồng (Sơn Thành, huyện Tuy Hòa), Gò Cây Thị
Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa), di tích Cồn Đình (Xuân Lộc, huyện Sông Cầu),
Gò Bộng Dầu (Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa ngày nay)... bộ đàn đá ở
núi Một (An Nghiệp, huyện Tuy An), trống đồng ở gò Dưa (Xuân Thạnh, xã Hòa
Tân, huyện Tây Hòa), ở núi Lá (Hòa Mỹ, huyện Tây Hòa), chứng tỏ ở đây đã tồn tại
một nền văn hóa khoảng thế kỷ thứ II – I TCN tương đương với niên đại của nền
văn hóa Sa Huỳnh ở cả các giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.
Vùng đất Phú Yên là nơi tồn tại nhiều di tích của nền văn hóa Chăm như các
“giếng Chăm ở Sông Cầu, Tuy An, tháp Chăm ở thành phố Tuy Hòa, hòn Mốc
(Hòa Định), thành Lồi (An Ninh Tây), thành Hồ (Hòa Định, Phú Hòa)” [79, tr.141-
152].
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận
đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới
đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt còn vùng đất Phú Yên vẫn
thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru.
Tương truyền vua Lê Thánh Tông cho khắc bia trên đá núi để ghi dấu chiến công,
và phân định ranh giới Đại Việt ở phía Nam. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn
có ghi: “Núi Thạch Bi thuộc tỉnh Phú Yên là nơi phân cương giới giữa Tiên triều nước
ta và nước Chiêm Thành” [40, tr.213]. Núi Đá Bia mang ý nghĩa thiêng liêng của
thời kỳ mở đất. Nơi đây đá hóa thành văn và hòa vào di sản văn hóa dân tộc.
Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của
Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào
thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru (Phú Yên), từ đó vùng đất Ayaru
là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách
của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận
- Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công
vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng
Trong với tên gọi phủ Phú Yên bao gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa và giao
cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với
ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình, yên ổn trong tương lai.
Tháng 3 năm Đinh Mão 1627 cuộc chiến phân tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Đến tháng 10 năm Kỷ Tỵ 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ly khai với Đàng
Ngoài, xây dựng xứ Đàng Trong từ Sông Gianh vào đến Phú Yên, thành lập 7 dinh
(đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh). Phủ Phú Yên được nâng cấp thành dinh
Trấn Biên - có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp Nam tiến, Tây tiến, Đông
tiến chúa Nguyễn khi ấy và cũng là của cả dân tộc.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai thống suất Nguyễn
Hữu Cảnh đi kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước
Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Côn (Sài Gòn) làm huyện Tân Bình, dựng
dinh Phiên Trấn.
Trong 69 năm đóng vai trò trấn biên (1629-1698), dinh Trấn Biên (trở lại tên gọi
dinh Phú Yên) đã đóng góp sức người, sức của bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng
biên cảnh, đưa nhiều lưu dân vào khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, góp
phần xuất sắc vào sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc.
Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn vương lên ngôi Chúa ở Phú
Xuân, đổi mới tổ chức hành chánh, chia Đàng Trong làm 12 dinh và 1 trấn. Phú
Yên là một trong 12 dinh, chính thức trở thành một cộng đồng trong đại gia đình
Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước chung sức xây dựng giang san.
Từ năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ
khởi nghĩa. Miền tây Phú Yên có dãy núi La Hiên hùng vĩ tiếp giáp với vùng núi
An Khê, là một trong những căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn thượng đạo. Nhân dân
Phú Yên, cả người Kinh lẫn người Thượng đều rầm rộ hưởng ứng và tham gia
phong trào ngay những ngày đầu tiên, đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài
Mút (1785), và trong cuộc tiến quân thần tốc, đạp dãy Trường Sơn, ngược đường
thiên lý đánh tan 29 vạn quân Thanh ở trận quyết chiến Ngọc Hồi - Đống Đa
chiếm lại thành Thăng Long giữa ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789) giải phóng đất
nước, thống nhất giang san của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Vào nửa sau thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Phú Yên
đã có nhiều đóng góp cùng với triều đình chống giặc.
Sau sự kiện triều đình thất thủ ở Kinh thành Huế năm 1885, ngày 13 tháng 7
năm 1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi thần dân trong cả nước nổi
dậy chống thực dân xâm lược. Cùng với các sĩ phu yêu nước khắp Trung Kỳ, các sĩ
phu Phú Yên đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng lời hịch cứu nước một cách rầm rộ.
Những cuộc khởi nghĩa của Tú tài Lê Thành Phương, Võ Trứ, Nguyễn Hào Sự,
Trần Cao Vân là tiêu biểu cho phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Mặc dù các cuộc
khởi nghĩa đều thất bại nhưng đã góp phần ngăn cản quá trình bình định của thực
dân Pháp trên dải đất miền Trung và cả nước.
Năm 1908, cuộc biểu tình của đông đảo nhân dân đòi giảm sưu, giảm thuế ở
Phú Yên khởi đầu từ ba huyện Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân do nho sĩ Nguyễn
Hữu Dực và Lê Văn Hanh lãnh đạo diễn ra mạnh mẽ, đã làm cho thực dân Pháp và
bộ máy Nam triều ở địa phương hoảng hốt, thực dân Pháp đã phải giảm sưu thuế
cho nông dân...
Đầu năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên phát triển cùng
với phong trào chung của cả nước, nhất là sự chuyển biến nhanh chóng của phong
trào yêu nước sang khuynh hướng vô sản mà bước ngoặt của cách mạng là Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930). Ở Phú Yên, ngày 5/10/1930, chi bộ Đảng Cộng
sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư.
Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang một giai đoạn cách mạng
mới. Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào yêu nước của Phú Yên được nhân lên.
Ngày 24/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt
Minh, nhân dân Phú Yên vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân,
phá tung gông xiềng 80 năm nô lệ, thoát khỏi ách áp bức của đế quốc, thực dân
phong kiến.
Ngày 13/1/1947, quân dân Phú Yên hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng
chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáng trả và đẩy lùi cuộc tiến công quy mô của
giặc Pháp từ đèo Cả đánh ra, giữ vững vùng tự do Phú Yên. Trong năm 1954, quân
dân Phú Yên đập tan chiến dịch Át-Lăng của giặc Pháp, chia lửa cùng chiến trường
chính Điện Biên Phủ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Phú Yên đã lập những kỳ tích như
giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ, mở bến Vũng Rô đón nhận vũ khí từ những con
tàu không số... cùng cả nước đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ. Đặc biệt với
chiến thắng Đường 5 lịch sử - “trận Bạch Đằng trên cạn” đã đánh tan kế hoạch co
cụm phòng thủ duyên hải Nam Trung Bộ của chính quyền Sài Gòn, quân và dân
Phú Yên đã góp phần cùng cả nước đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy, giải phóng
quê hương. Ngày 1/4/1975, trong thế tiến công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và
dân Phú Yên đã đồng loạt tấn công, giải phóng thị xã Tuy Hòa. Đúng 10 giờ, cờ đỏ
sao vàng tung bay trên đỉnh Nhạn Tháp, tỉnh Phú Yên hoàn toàn giải phóng
Ngày 3/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú
Khánh.
Ngày 1/7/1989, tách ra từ tỉnh Phú Khánh, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại
cho đến ngày nay.
Về đơn vị hành chính, tỉnh Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7
huyện:
• Thành phố (Tuy Hòa), gồm có 12 phường và 4 xã.
• Thị xã (Sông Cầu), gồm có 4 phường và 10 xã.
• Huyện Đông Hòa 10 xã.
• Huyện Đồng Xuân 1 thị trấn (La Hai) và 10 xã.
• Huyện Phú Hòa 1 thị trấn (Phú Hoà) và 8 xã.
• Huyện Sơn Hòa 1 thị trấn (Củng Sơn) và 13 xã.
• Huyện Sông Hinh 1 thị trấn (Hai Riêng) và 10 xã.
• Huyện Tây Hòa 11 xã.
• Huyện Tuy An 1 thị trấn (Chí Thạnh) và 15 xã.
Như vậy, hiện nay tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị cấp xã (gồm 16 phường, 5 thị
trấn và 91 xã).
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư
Dân số Phú Yên năm 1990 là 657.997 người, năm 2000 là 799.645 người, năm
2009 là 862.373 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 146 người/km2
. Phân bố
dân số không đều, ở các huyện miền núi thưa dân: Sông Hinh 42 người/km2
, Sơn
Hòa 50 người/km2
, Đồng Xuân 56 người/km2
. Trong khi đó ở Thành phố Tuy Hòa
1.542 người/km2
, huyện Tuy Hòa 290 người/km2
(năm 2002) [17], [63], [65].
Cơ cấu dân số chia theo khu vực chưa có sự biến đổi lớn giữa thành thị và
nông thôn: dân số ở thành thị chiếm khoảng 20%, nông thôn chiếm 80%. Nguồn lao
động khá dồi dào, chiếm bình quân từ 56%-58,5% tổng dân số, tốc độ tăng bình
quân giai đoạn 1996-2000 là 1,78%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 1,6%/năm và
giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1,2%/năm. Năm 2010 số lao động có 467.870 người,
chiếm 58,3% tổng dân số tỉnh.
Tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn còn thấp khoảng: 71,31%, nhu cầu về giải quyết việc làm cho người lao động
còn lớn. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa tốt: lao động phổ
thông chiếm 85,9%. Lao động có chuyên môn kỹ thuật còn thiếu nghiêm trọng.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, lực lượng lao động hiện
nay phân bố không đều, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trong tỉnh cũng như
trong vùng. Tình trạng lao động đi tìm việc làm ngày càng tăng, nhất là lao động ở
nông thôn thiếu việc làm và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải đi về thành
thị tìm kiếm việc làm và chỉ làm được những công việc đơn giản, lao động phổ
thông.
Nhìn chung, khoảng 80% dân số Phú Yên sinh sống bằng nghề nông ở nông
thôn, phần lớn còn nghèo, thiếu tri thức khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu.
Chính vì vậy cần phải tạo điều kiện để con em nhà nghèo được đến trường đi học,
đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao để phục vụ nhu cầu phát triển của
tỉnh.
Về trình độ dân trí, tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100%
số huyện, thị với số xã đạt 95%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 98% dân số. Công tác
phổ cập bậc trung học cơ sở đang được tỉnh triển khai, đến hết năm 2002, toàn tỉnh
đã có 41/101 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ
em đủ tuổi đến trường đạt 95%. Số học sinh phổ thông ngày càng tăng, trong đó số
học sinh dân tộc thiểu số cũng tăng mạnh. Bình quân toàn tỉnh là 2,7 người có 1 học
sinh đi học. Toàn tỉnh có 378 bác sỹ, đạt tỷ lệ 4,8 bác sỹ/1 vạn dân. Hiện có 49,5%
xã có bác sỹ; 100% các xã có trạm y tế xã.
Về thành phần dân tộc, Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau.
Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời
trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng và sau khi thành lập huyện
Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông
Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ...Toàn tỉnh có trên 30.000 người dân tộc đang
sinh sống.
Phú Yên có 3 huyện miền núi là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân với 36 xã,
thị trấn. Mỗi huyện đều có xã vùng cao và người dân tộc thiểu số sống xen kẽ với
người Kinh. Trong 4 huyện, thị xã còn lại địa phương nào cũng có xã miền núi, bán
đảo, vùng khó khăn, các dân tộc thiểu số sống rải rác trên các địa bàn hiểm trở ấy.
Do những đặc điểm nói trên nên vấn đề phát triển kinh tế-văn hóa-giáo dục gặp rất
nhiều khó khăn. Điều đó đỏi hỏi công tác giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc
thiểu số làm sao có những nét riêng phù hợp, song không vì vậy mà hạ thấp mặt
bằng giáo dục mà phải đảm bảo trình độ chung của giáo dục cả tỉnh, cả nước.
Tình hình tôn giáo, toàn tỉnh có 5 loại tôn giáo chính. Phật giáo có 238.446 tín
đồ, 347 chức sắc nhà tu; Công giáo có 17.000 tín đồ, trong đó sinh hoạt chính thức
là 15.170 tín đồ, 25 nhà tu hành, 14 linh mục; Tin lành có 3.775 tín đồ, có 3 mục sư;
Ðạo Cao đài và đạo Hoà hảo, trong đó đạo Cao đài có 3.154 tín đồ, đạo Hoà hảo có
gần 300 tín đồ. Các tôn giáo tồn tại hòa bình với nhau, chưa có xung đột xảy ra.
Con người Phú Yên chất phác, hiền hòa, dũng cảm và thông minh đã sống, lao
động và chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ và dựng xây quê hương
giàu và đẹp xứng đáng với niềm tự hào đứng trong hàng ngũ đại gia đình Việt Nam,
điều đó đã được hun đúc nên một nền văn hiến ngàn đời của dân tộc, một nền văn
hóa giáo dục đậm đà bản sắc Việt Nam.
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên
Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm
đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống
xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh
chống lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền
giáo dục Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp
thu những tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa
Việt Nam.
Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên
một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học
đầu tiên của Việt Nam vào năm 1076. Quốc Tử giám được thành lập sớm hơn cả một
số trường đại học lớn từ thời kỳ văn hóa phục hưng ở châu Âu.
Sự tôn vinh 1347 vị tiến sĩ được khắc tên ở 82 bia Văn Miếu qua các triều đại
phong kiến Việt Nam từ 1442 đến 1779 đã chứng tỏ từ lâu đời ông cha ta đã chú ý
xây dựng một nền quốc học đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần “hiền tài là nguyên
khí quốc gia”, các nhà khoa bảng, các nhà trí thức Việt Nam là rường cột của nền
văn hiến đã cùng với các minh quân, lương thần xây dựng nên nhiều triều đại phong
kiến cực thịnh ở nước ta.
Do điều kiện lịch sử, địa lý, tỉnh Phú Yên chưa xuất hiện nhiều nhà đại trí
song các bậc tài trí ở Phú Yên như Lương Văn Chánh, Đào Trí, Nguyễn Công
Nhàn, Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Nguyễn Hữu Dực, Phan Lưu Thanh …
cũng đã góp mặt vào kho sử vàng của dân tộc và các hàn sĩ, hương sư đã lặng lẽ góp
phần bảo tồn và phát triển nền học vấn cho nhân dân lao động Phú Yên.
Dưới thời chúa Nguyễn, Phú Yên là vùng đất mới chưa ổn định, việc giáo dục
khoa cử ở đây cũng chưa được đi vào nề nếp, người đi học chưa nhiều, người dự
khóa thi rất ít.
Việc đặt ra chế độ khoa cử ở Đàng Trong đã đánh dấu bước tiến về Nho học
cũng như sự trưởng thành đội ngũ quan lại của thời chúa Nguyễn. Việc thi cử này tuy
mới chỉ dừng ở mức khảo thí quan lại đang làm việc chứ chưa đào tạo tuyển dụng
được nhiều quan lại mới. Các quan lại đứng đầu phủ Phú Yên, huyện Đồng Xuân và
huyện Tuy Hòa là những người trúng cách trong số 62 người đậu các kỳ thi Chính
đồ năm 1647, 1660, 1675 và đông đảo thuộc lại của ba ty ở dinh Trấn Biên, thuộc
lại của các cấp trong phủ Phú Yên là những người trúng cách trong số 146 người
đậu các kỳ thi Hoa văn trong các năm nói trên.
Phú Yên là phủ mới lập, ở xa Chính dinh nên người đi học khó khăn và đi thi
thì không nhiều, nên sách Đại Nam nhất thống chí chép là “ít người chuyên theo
việc học”. Chỉ có người đỗ đạt cao là Bạch Doãn Triều, quê ở huyện Đồng Xuân.
Ông là người đỗ đầu kỳ thi Hương năm MậuTý (1768), sách Đại Nam thực lục chép
rõ là “người đương thời cho là xứng đáng” [56, tr.172]. Sau khi thi đỗ, Bạch Doãn
Triều được bổ ngay làm Tri huyện Đồng Xuân, phủ Phú Yên.
Dưới triều Tây Sơn, tuy quá ngắn ngủi tình hình xã hội không được ổn định
song việc học hành thi cử cũng đã được quan tâm. Năm 1789 khoa thi đầu tiên được
mở gọi là khoa Minh kinh. Hạng ưu khoa thi này là Phan Văn Biên, người huyện Tuy
Hòa phủ Phú Yên. Sau kỳ thi đó ông được bổ làm huấn đạo ở Phú Yên.
Dưới thời nhà Nguyễn học trò Phú Yên được tạo điều kiện học tập, thi cử,
nhưng không có người nào vào Điện thí. Theo tác giả Cao Xuân Dục có chép trong
sách Quốc triều hương khoa lục: từ khoa Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807) đến
khoa Ất Dậu, Hàm Nghi thứ 1 (1885) có 34 khoa thi Hương, Phú Yên có 15 người
đậu cử nhân.
Trong thời kỳ Hán học, các bậc nho sĩ Phú Yên, mặc dù ở trong hoàn cảnh,
không thuận lợi: xa kinh đô, xa trường thi, thiếu phương tiện giao thông song các cụ
cũng vượt được mọi trở ngại ra đi tìm đường học đạo để cầu tiến, nuôi chí lớn, vì
giang sơn xã tắc. Nhiều cụ đã từng vận động dân chúng hưởng ứng các phong trào
kháng Pháp như Cần vương, duy tân, phong trào giảm sưu thuế và đã giữ tròn tiết
tháo của các bậc chân nho như các cụ Nguyễn Hào Sự, Võ Thiệp và nổi bật nhất là
cuộc khởi nghĩa chống Pháp của cụ Tú Phương. Tuy cuộc khởi nghĩa không thành
công nhưng đã ghi một trong những trang lịch sử bi hùng của dân tộc.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân kìm hãm dân ta
trong vòng ngu tối, lạc hậu để hòng áp bức, bóc lột, song với lòng yêu nước, ý chí
quật cường lớp lớp người Việt Nam đã vùng lên chống thực dân Pháp để giành độc
lập, tự do. Đi đầu là các nhà nho, các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX như các cụ
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Tố… đã cổ
súy phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, truyền bá quốc ngữ để “khai dân
trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh” để mưu cầu dân tộc độc lập, dân quyền tự do và
dân sinh hạnh phúc. Và đặc biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vai trò
và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không những đã đem lại cho cách
mạng Việt Nam con đường giải phóng đúng đắn mà từ năm 1943 với Đề cương văn
hóa của Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh xây dựng một nền văn hóa dân tộc,
khoa học, đại chúng. Giáo dục được xem như là một vũ khí sắc bén, một mặt trận
đấu tranh cách mạng, để vận động, tập họp giác ngộ mọi tầng lớp quần chúng lao
động, giới trí thức, giáo giới, sinh viên học sinh… trong mặt trận đại đoàn kết dân
tộc và đưa cuộc cách mạng đến thành công.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phú Yên chỉ sau một năm phát động
hưởng ứng lời kêu gọi diệt giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm
1947 đã có trên 10 vạn người thoát mù chữ, là một trong 3 tỉnh đi đầu của Liên khu
V, được Chính phủ khen thưởng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Phú Yên
đã có trên hàng ngàn học sinh với hàng trăm giáo viên. Trường Lương Văn Chánh
là trường trung học đầu tiên ra đời ở vùng tự do Nam Trung Bộ (10/1946), đánh dấu
một bước tiến vượt bậc của nền giáo dục cách mạng của tỉnh. Cho đến năm 1954,
Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân với một hệ
thống cả giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông, từ các lớp mẫu giáo, tiểu học đến
bậc trung học. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của công
cuộc kháng chiến chống Pháp, hun đúc trong nhân dân và nhất là trong tầng lớp thanh
thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ dân chủ cộng hòa sâu sắc để họ trở
thành những chiến sĩ yêu nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải
phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Giáo dục Phú Yên trong thời kỳ 1954 - 1975 gắn chặt với các giai đoạn phát
triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng oanh liệt và đầy hy sinh
gian khổ của quân và dân trong tỉnh.
Giai đoạn này ở Miền Nam tồn tại 2 nền giáo dục hoàn toàn đối lập nhau, đấu
tranh lẫn nhau về mặt chính trị quan điểm, nội dung và phương pháp trong những
điều kiện chiến tranh ác liệt.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Yên, giáo dục cách mạng ở những vùng tự
do thực sự là một mặt trận. Thầy giáo, học sinh là những chiến sĩ kiên cường. Họ
vượt lên mọi hy sinh, gian khổ trong mưa bom, bão đạn để làm tròn nhiệm vụ xóa
nạn mù chữ cho con em các dân tộc ở vùng căn cứ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, bộ
đội làm tốt hơn công tác, chiến đấu trên chiến trường.
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dùng bao nhiêu thủ đoạn tàn bạo hòng tiêu diệt
lực lượng cách mạng, kể cả việc thả bom triệt hạ trường học, bắn giết thầy giáo học
sinh, xóa bỏ nền giáo dục cách mạng, gom dân lập ấp chiến lược… nhưng thầy trò ở
địa phương Phú Yên kiên quyết thực hiện khẩu hiệu “Dân bám đất, giáo dục bám
dân, giáo viên bám lớp”, “một tấc không đi, một li không rời” để bám lấy vùng
giải phóng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ cán bộ, mở rộng vùng tự do, tăng thêm
trường lớp.
Nền giáo dục ách mạng ở Phú yên từng bước phát triển theo đà chiến thắng
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Được nuôi dưỡng bằng bộ máy chiến tranh của đế quốc Mỹ, nền giáo dục
trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ở địa phương Phú Yên có tăng về số
lượng trường lớp, phương tiện dạy học, nhưng cơ bản nền giáo dục này vẫn nằm
trong âm mưu là phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự của Mỹ- ngụy.
Cùng với sự ảnh hưởng tác động tích cực mạnh mẽ của cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, của nhà trường cách mạng vùng giải phóng, tinh thần yêu nước,
lòng căm ghét ngoại bang, ý thức độc lập dân tộc được khích lệ, đa số thầy giáo,
học sinh vùng bị ngụy quyền kiểm soát ở Phú Yên đều hướng về cách mạng, về
vùng giải phóng, nhiều người thoát ly đi theo kháng chiến. Phong trào sinh viên,
học sinh bằng các hoạt động xã hội kết hợp với phong trào đấu tranh của các giới
thành thị ở Tuy Hòa đã làm cho chính quyền ngụy lung lay, rệu rã.
Từ phong trào hoạt động xã hội, cách mạng của sinh viên, học sinh trong
nhà trường của chính quyền Sài Gòn đã rèn luyện, đào tạo nhiều chiến sĩ cách
mạng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương năm 1975, tạo ra một
đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chính quyền cách mạng nhân dân, xây dựng
quê hương, đất nước sau ngày đất nước thống nhất (4/1975).
1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989)
1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/ 1975)
* Chủ trương của Đảng về giáo dục
Ngay từ những ngày đầu tiên cuộc hồi sinh vĩ đại của đất nước, với bao công
việc bộn bề, Đảng Lao động Việt Nam ngày 17/6/1975 đã ra Chỉ thị số 221/CT-
TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị nêu:
“Trong tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam hiện nay, công
tác giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển
chế độ dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ
ở miền Nam, cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN) xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nền giáo dục cách mạng
của miền Nam phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền
giáo dục thực dân mới của Mỹ Ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây
dựng con người mới và cuộc sống mới, đáp ứng yêu cầu cấp bách và lâu dài của
cách mạng trên các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng” [16, tr. 215].
Chỉ thị đã hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể về việc tích cực xóa nạn mù chữ và
bổ túc văn hóa, về việc phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông, xây
dựng ngành học mẫu giáo, về việc xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục.
* Việc triển khai chủ trương về giáo dục ở Phú Yên
Tiếp thu Chỉ thị của Đảng, tỉnh ủy Phú Yên đã có Nghị quyết về giáo dục, với
mấy nhiệm vụ chính:
1- Tập trung duy trì, củng cố và nhanh chóng phát triển những cơ sở giáo dục
cách mạng.
2- Tiếp quản tốt các cơ sở giáo dục của Mỹ ngụy.
3- Ổn định lại tình hình nhà trường, kết thúc năm học 1974 -1975 và chuẩn
bị thật tốt cho năm học mới, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng 1975 – 1976.
Trong niềm vui giải phóng quê hương, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo
dục - những chiến sĩ giáo dục Phú Yên lại bước vào một cuộc chiến đấu mới - công
cuộc cải tạo nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trên quê
hương của mình.
* Tổ chức bộ máy giáo dục và xây dựng trường, lớp
Công việc đầu tiên của việc xây dựng lại một nền giáo dục cách mạng mới là
phải nhanh chóng hình thành hệ thống bộ máy giáo dục trong toàn tỉnh.
Ở cấp tỉnh, thành lập Ty Giáo dục Phú Yên, dưới là Ban giáo dục các cấp.
Công tác quản lý, tổ chức và xây dựng lại sự nghiệp giáo dục một tỉnh mới
giải phóng thật là khó khăn, vất vả và phức tạp. Nhưng với tinh thần của người
chiến sĩ cách mạng, các Ban lãnh đạo giáo dục các cấp đã tập họp được đông đảo
giáo viên nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục và phát triển ngành giáo dục
của tỉnh.
Trên cơ sở những lớp học đã duy trì được ở các vùng căn cứ, Tiểu ban giáo
dục tỉnh đã cử cán bộ về củng cố lại, mở thêm trường lớp để đón con em đồng bào
từ lâu phải bị tập trung ở các ấp chiến lược của địch, hay tản cư nay trở về làng cũ
làm ăn, học tập.
Các trường tập trung của tỉnh ở chiến khu được dời về đồng bằng. Trường Sư
phạm đồng bằng dời về Sông Cầu rồi vào Tuy Hòa. Trường Sư phạm sơ cấp đồng
bằng chuyển dần lên thành Trường Sư phạm trung cấp Phú Yên.
Trường Sư phạm miền núi Phú Yên chuyển thành trường Thanh niên dân tộc
nội trú Tân Lương (Sơn Hòa), lúc này gọi là trường 3 chức năng (sản xuất, học tập,
sẵn sàng chiến đấu), dạy học sinh các dân tộc miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa có
trình độ cấp II.
Bên cạnh hệ thống trường ở vùng căn cứ và vùng giải phóng, ngành giáo dục
tiếp nhận và củng cố lại một số trường tiểu học ở thị xã Tuy Hoà, thị trấn Phú Lâm,
các huyện Sông Cầu, Tuy An, Củng Sơn…. và các trường trung học tổng hợp
Nguyễn Huệ Tuy Hòa, trường Trung học tỉnh hạt Hiếu Xương, Trường Trung học
Sông Cầu…. Tất cả với số lượng vài nghìn học sinh và hơn một trăm giáo viên.
Việc quốc hữu hóa các trường tư thục được diễn ra nhanh chóng, đa số các
chủ trường đều hoan nghênh và tự nguyện chuyển giao nhà trường từ cơ sở vật chất
đến giáo viên, học sinh cho Ban giáo dục tỉnh quản lý.
Sau một thời gian ngắn làm công việc tiếp quản, ổn định tình hình, ngày
11/4/1975, trường cấp III Nguyễn Huệ đã tiếp nhận thêm học sinh đệ nhị cấp (lớp
10-12) của các trường tư thục trên địa bàn thị xã Tuy Hòa, trường Nông-Lâm-Súc
và bắt đầu đi vào dạy học. Học sinh cấp tiểu học và học sinh trung học đệ nhất cấp
(lớp 6-9) đưa về học tại các trường thuộc phường theo hình thức liên cư, liên địa. Ở
nông thôn, một số nơi có điều kiện ngành giáo dục cũng đã bắt tay vào sửa chữa lại
trường cũ, hoặc xây dựng trường tạm cho học sinh học tập. Tất cả các trường học
được mở cửa trở lại với yêu cầu hoàn thành chương trình năm học 1974 – 1975.
Mùa hè năm 1974-1975, tất cả học sinh cấp II, cấp III đều lên đường tham gia khai
hoang, vỡ hóa để phục vụ sản xuất thực hiện nguyên lý giáo dục mới: học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học đầu tiên của nền giáo dục cách mạng
sau giải phóng được tổ chức khắp 9 tỉnh miền Trung vào ngày 10- 11/9/1975, 500
học sinh lớp 12 của Phú Yên tham gia dự thi tại Hội đồng thi Nguyễn Huệ. Công
tác chấm thi được tổ chức chung tại Đà Nẵng. Học sinh Phú Yên đỗ được 425 em,
đạt 85%. Các lớp trung học, tiểu học cũng lần lượt hoàn thành chương trình năm
học.
Bị chiến tranh tàn phá, trường lớp ở vùng căn cứ, vùng giải phóng cũ hầu hết
là trường tạm còn ở vùng mới giải phóng, ở đô thị cũng đã cũ kỹ, cơ sở vật chất
nghèo nàn, thiếu thốn nghiêm trọng, Ban giáo dục các cấp cùng với chính quyền cơ
sở là Uỷ ban cách mạng xã, phường đã huy động nhân dân góp công sức, tranh tre
xây cất các lớp học mới để kịp thời đón học sinh các cấp vào học.
Sách giáo khoa, tập, bút, mực còn thiếu thốn... Sách giáo khoa mới được Bộ
giáo dục chi viện, song không đủ đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo học sinh
đang hồ hởi đón nhận chế độ giáo dục mới.
* Bước đầu xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Một vấn đề có tính chất quan trọng đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên (GV). Số GV trong vùng cách mạng được rèn luyện trong kháng chiến
quá ít, phần nhiều đã trở thành cán bộ các cấp chính quyền ban ngành từ xã, huyện,
tỉnh, một số tiếp tục công tác quản lý giáo dục các địa phương.
Trường sư phạm Phú Yên sau 4 tháng nỗ lực từ tháng 8 đến tháng 12/1975, đã
đào tạo cấp tốc được 350 GV mẫu giáo, 401 GV tiểu học, 58 GV cấp II. Uỷ Ban
nhân dân cách mạng tỉnh đã chủ trương xét, tuyển GV cho vùng mới giải phóng kể
cả các giáo viên đã giảng dạy dưới chế độ cũ đủ tiêu chuẩn tiếp tục đứng lớp, góp
phần ổn định tình hình nhà trường, chuẩn bị vào năm học mới.
Ngày 19/10/1975, cùng với 4 triệu học sinh và gần mười vạn GV các cấp trên
toàn miền Nam, ở Phú Yên từ các trường từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học với
hàng vạn học sinh (HS) và hàng ngàn GV đã tưng bừng khai giảng năm học mới,
năm học đầu tiên sau ngày giải phóng.
Như vậy, đến năm 1976, Phú Yên đã có một nền giáo dục phổ thông khá hoàn
chỉnh bao gồm tất cả các cấp học “ngành học mẫu giáo có 160 lớp, với 5760 em,
246 GV; cấp I có 20 trường với 1233 lớp với 56.326 HS và 846 GV; về cấp II có 10
trường, 183 lớp 10.744 HS và 221 GV; về cấp III có 3 trường 56 lớp, với 2766 HS
và 77 GV” [60, tr.7].
1.2.2. Giáo dục Phú Yên trong thời kì hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa (Từ
11/1975 đến 7/1989)
Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước quyết định hợp nhất một số
tỉnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Từ ngày 3/11/1975 hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú
Khánh. Tỉnh Phú Khánh kéo dài từ đèo Cù Mông đến Vịnh Cam Ranh. Tỉnh lỵ
đóng ở Nha Trang. Tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV vạch ra con đường cho
cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Về vấn đề giáo dục, Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ
nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới là phải đào tạo có chất lượng
tốt những người lao động mới và thực hiện tốt nguyên lí, phương châm giáo dục của
Đảng. Đại hội IV đã quyết định “tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, làm cho
hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng XHCN”.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (TW) Đảng khóa VI
(29/3/1989) ra Nghị quyết về công tác giáo dục. Nghị quyết nêu rõ:
“Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình
hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”...“Hoàn thành tổng kết việc
thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh
thiếu niên thành con người mới XHCN theo hướng hình thành nhân cách người lao
động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động sáng tạo, ý chí đưa đất nước
đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng
những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa XHCN nhiều thành phần …” [25,
tr.882].
Trong 15 năm hợp nhất từ năm 1975 đến tháng 7 năm 1989, ngành giáo dục
Phú Khánh luôn theo sát, thực hiện tích cực chủ trương đường lối về giáo dục của
Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục cũng như các cấp Đảng và chính quyền địa
phương, nỗ lực xây dựng và phát triển giáo dục ngày càng phát triển, có một vị trí
xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục cả nước.
* Về tổ chức bộ máy
Ty giáo dục Phú Khánh là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh Phú Khánh. Tổ chức bộ máy gồm cán bộ giáo dục tại chỗ của 2 tỉnh, một số
cán bộ miền Bắc chi viện và một số cán bộ được Ban giáo dục khu Trung Trung bộ
hoặc Bộ giáo dục cử đến.
Ban lãnh đạo Ty Giáo dục Phú Khánh đã nghiêm túc chấp hành chính sách
của TW, chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, biết coi trọng công tác tư tưởng chính trị cho nên
mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành khối
lượng công việc rất lớn, phức tạp trong việc tuyển dụng lại đội ngũ giáo viên vùng
mới giải phóng góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục được ổn định, có chuyển biến
mạnh mẽ theo đường lối cách mạng. Nhìn chung, tuyệt đại đa số giáo viên đã tiếp
thu tốt đường lối chính sách giáo dục, tiếp nối được truyền thống cách mạng của
quê hương, đem hết nhiệt tình xây dựng giáo dục.
Đến ngày 01/01/1977, ngành đã xếp lương chính thức cho giáo viên cũ được
tuyển dụng lại và giáo viên tuyển dụng mới, thực hiện một bước thống nhất chế độ
lương trong cả nước, xóa bỏ sự khác biệt trước đây. Đồng thời cố gắng thực hiện
ngay một số chính sách khác, tạo điều kiện ổn định đời sống, khuyến khích GV
hăng hái công tác, giảng dạy theo đường lối giáo dục cách mạng.
Kết quả công tác sử dụng lại đội ngũ GV cũ đã góp phần quan trọng vào việc
củng cố và mở rộng đội ngũ GV, ổn định cơ quan trường học, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an ninh trong ngành. Nhà trường về cơ bản đã giữ vững và góp
phần ổn định tình hình chính trị và an ninh chung vùng mới giải phóng và toàn xã
hội.
Việc thực hiện chính sách đối với GV ở vùng mới giải phóng đã giúp cho các
ngành, các cấp và nhân dân thấy rõ vai trò vị trí của ngành giáo dục, của người thầy
giáo, đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng, để có cơ sở bố trí
sử dụng hợp lí, phát huy được mặt tích cực của họ, phát triển được đoàn thể, xây dựng
cán bộ cốt cán, tín nhiệm của giáo viên được nâng cao trong học sinh, cha mẹ học sinh
và nhân dân, làm động lực tinh thần cho họ phấn đấu. Nền giáo dục Mỹ - Ngụy, hậu
quả của nền giáo dục thực dân cũ và cả hậu quả của những năm dài chiến tranh… dần
dần bị xóa bỏ.
Công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng thống nhất trong cả nước cũng
vẫn là một công cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, vừa xây dựng vừa phát triển một
cách sâu rộng, toàn diện trong quá trình hoạt động của ngành giáo dục.
* Xây dựng hệ thống trường sư phạm
Việc xây dựng hệ thống trường sư phạm các cấp để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mới làm nòng cốt cho công việc xây dựng nền
giáo dục cách mạng là hết sức quan trọng và cấp bách.
Trường Sơ cấp nghiệp vụ nuôi dạy trẻ ở thị xã Tuy Hòa đào tạo hàng trăm cô
nuôi dạy trẻ cho toàn tỉnh Phú Khánh. Trường Sơ cấp Sư phạm mẫu giáo thành
lập tại Nha Trang đã đào tạo được hằng trăm giáo viên mẫu giáo, đến năm 1985
trường chuyển ra thị xã Tuy Hòa và hợp nhất với trường Trung học sư phạm Phú
Khánh. Trường Trung học sư phạm Phú Khánh thành lập trên cơ sở trường
Trung cấp Sư phạm Phú Yên đặt tại Thị xã Tuy Hòa năm 1976. Hằng năm,
trường đào tạo trên 400 giáo viên cấp I song vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu
phát triển trường lớp tiểu học theo nhu cầu học tập của nhân dân sau ngày giải
phóng. Trường lại phải kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non
và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên.
Hệ thống các trường Sư phạm được thành lập và hoạt động trên địa bàn
Bắc Phú Khánh (Phú Yên) trong thời gian 15 năm hợp nhất đã có công lao
đóng góp rất to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên các cấp với số lượng hàng vạn người, làm nòng cốt
trong việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng.
* Xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa
Chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17/6/1975 của Ban Chấp hành TW Đảng đã
ghi rõ:
“Tích cực xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa, trước mắt phải
được coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết số một nhằm nhanh chóng xóa bỏ tình
trạng lạc hậu do chính sách ngu dân và nô dịch của chế độ phản động Mỹ ngụy
để lại, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lao động, tạo
điều kiện cho việc giáo dục chính trị và phổ biến khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh
đào tạo cán bộ trong những người đã trải qua chiến đấu, sản xuất và công tác”
[16, tr.217].
Tính đến tháng 11/1976 Phú Khánh đã có 70.880 người được xóa mù
chữ (XMC), một trong số 7/21 tỉnh đã căn bản hoàn thành công tác XMC, và đã
có trên 40% số người trong diện đã thoát nạn mù chữ, học lên các lớp bổ túc
văn hóa (BTVH).
Đến cuối năm 1978, toàn tỉnh có đến hàng trăm lớp BTVH cho nhân dân
và cán bộ cốt cán ở thôn xã, với 47.000 học viên BTVH tại chức và 2.500 học
viên BTVH tập trung. Ở Phú Yên, các huyện Tuy Hòa, Thị xã Tuy Hòa, Đồng
Xuân, Tuy An có phong trào BTVH sôi nổi và là những đơn vị mạnh trong toàn
tỉnh Phú Khánh.
Hệ thống trường BTVH cũng được thiết lập nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao
trình độ cho cán bộ và thanh niên ưu tú. Ở cấp tỉnh, trường Phổ thông lao động Bắc
Phú Khánh có nhiệm vụ dạy BTVH cho cán bộ chủ chốt các huyện, thị. Trường
BTVH Thanh niên công nông Bắc Phú Khánh (Đông Tác) cùng với trường Bổ túc
Thanh niên công nông Nam Phú Khánh (Nha Trang) làm nhiệm vụ đào tạo trình độ
văn hóa cấp II (sau đó là cấp III) theo chương trình bổ túc cho hàng trăm cán bộ và
thanh niên ưu tú, những người đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng đất nước
chưa có điều kiện học tập. Ở các huyện cũng thành lập hệ thống trường phổ thông
lao động huyện, thị đào tạo trình độ văn hóa cấp II theo chương trình bổ túc cho cán
bộ huyện, xã và thanh niên công nông. Sau khi tái lập tỉnh Phú Yên, số học sinh dân
tộc quê Phú Yên được đưa về học theo các lớp riêng tại trường BTVH tỉnh, các lớp
này là tiền thân của loại hình trường Phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) về sau.
Tuy chất lượng đào tạo theo chương trình BTVH chưa cao nhưng các trường
bổ túc ở Bắc Phú Khánh cùng với các trường phía Nam Phú Khánh đã hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của mình là đào tạo hàng ngàn cán bộ kiên trung cung cấp cho bộ
máy Đảng, Nhà nước và đoàn thể các cấp.
* Giáo dục mầm non và phổ thông
Có thể nói hầu hết các thôn xã ở đồng bằng, buôn làng ở miền núi nơi nào
có Hợp tác xã nông nghiệp là nơi đó có trường lớp mẫu giáo (MG). Số học sinh
mầm non (MN) của tỉnh Phú Khánh trong thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 đã
tăng rất nhanh. Bình quân trong 10 năm tăng 10,23%/năm. Lực lượng GV năm
1984 tăng đến 1.046 người. Chất lượng nuôi dạy còn ở mức độ thấp. Giáo viên
MN nhiệt tình nhưng do phần đông là đào tạo cấp tốc, tay nghề chưa cao, cơ sở
vật chất (CSVC) trường lớp chật hẹp, đồ dùng dạy học, sách vở còn thiếu thốn,
thu nhập giáo viên MN còn phụ thuộc hoàn toàn vào từng hợp tác xã.
Riêng tình hình lớp, học sinh, giáo viên mầm non ở Phú Yên được mô tả
trong bảng 1.1 sau.
Bảng 1.1: Tình hình phát triển giáo dục mầm non Phú Yên (1975 –
1989)
Năm học Số lớp Số học sinh Số giáo viên
NH 1975 – 1976 160 5.700 246
NH 1985 – 1986 781 20.635 884
NH 1988 – 1989 800 21.000 960
So sánh từ năm
1975->1989
Số lớp tăng
gấp 5 lần
Số học sinh tăng
gấp 3 lần rưỡi
Giáo viên
tăng gần 4 lần
Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989.
Nhìn vào bảng 1.1, so với năm học đầu tiên sau ngày giải phóng thì số lớp học
MN ở Phú Yên tăng gấp 5 lần, số học sinh tăng 3,69 lần, số giáo viên tăng 3,9 lần,
học sinh MN đạt tỷ lệ 3,6% dân số và 45,6% so với số cháu trong độ tuổi MN (từ 3
đến 6 tuổi) (trung bình chung trong cả nước học sinh MG đạt tỷ lệ 1,44% dân số).
Như vậy có thể nói bộ phận Bắc Phú Khánh (Phú Yên) số học sinh MG được huy
động đạt tỷ lệ cao, đứng vào các loại khá trong cả nước. Và cũng nói lên sự cố gắng, nỗ
lực và kết quả tốt của ngành học MN Bắc Phú Khánh (Phú Yên). Trực tiếp thúc đẩy
GD mầm non lúc này phát triển mạnh mẽ về qui mô và mạng lưới là vai trò của
các Hợp tác xã nông nghiệp cùng với sự hoạt động tích cực của Uỷ ban bảo vệ
Bà mẹ và Trẻ em các cấp.
Sau 15 năm giải phóng giáo dục phổ thông Phú Yên có sự phát triển tốt.
Nhất là cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở (THCS) phát triển mạnh, thu hút được
nhiều học sinh vào học. Về trung học phổ thông (THPT) cũng có sự phát triển
khá, nhưng quy mô hãy còn nhỏ so với các cấp học khác.
Bảng 1.2: Tình hình phát triển giáo dục phổ thông cả 3 cấp I + II + III của
Phú Yên trong 15 năm hợp nhất từ 1975 đến 1989.
Năm học
Tổngsố
trường học
Số lớp
Tổng số
học sinh
Tổng số
giáo viên
1975 – 1976 33 1.462 69.902 1.162
1985 – 1986 169 3.703 144.442 4.611
1988 – 1989 188 4.255 150.863 4.971
So sánh sự phát
triển 1975 ->1989
Số trường
tăng lên 6 lần
Số lớp tăng
gần 3 lần
Số HS tăng
gần 2 lần
Số GV tăng
trên 4 lần
Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989.
Trước đây, một bộ phận học sinh cấp I ở Phú Yên đi học chậm so với độ tuổi.
Nhờ giáo dục mầm non phát triển mạnh đã tạo nguồn cho cấp I, nhịp độ tăng trung
bình là 2,54%/năm. Học sinh cấp II tăng với tốc độ lớn nhất, có năm đạt tới 10,89%
(năm 1984) do chủ trương của ngành giáo dục là tối đa việc cho học sinh tốt nghiệp
cấp I lên học cấp II. Học sinh cấp III tăng 6,75%/năm.
Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông (THPT) thể hiện qua
những số liệu trong bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3: Tình hình phát triển giáo dục cấp Trung học phổ thông từ
1975-1989.
Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989.
Số trường THPT ở Phú Yên từ 1975- 1989 tăng gấp 4 lần (14/3), số lớp
cũng tăng gần 4 lần (210/56), học sinh tăng gấp 3 lần (8663/2766), giáo viên
tăng 4 lần (311/77). Tỉ lệ HS/lớp khi mới giải phóng còn cao nhưng đến những
năm sau đó tỉ lệ này giảm xuống còn 41,25 trong năm 1988-1989.
Trường PTTH Nguyễn Huệ, THPT Ngô Gia Tự (Tuy Hòa), THPT Phan Đình
Phùng (Sông Cầu) được mở rộng quy mô, các trường PTTH như trường Lê Hồng
Phong, trường Lê Trung Kiên (huyện Tuy Hòa), trường Trần Quốc Tuấn (Thị xã
Tuy Hòa), trường Trần Phú, trường Lê Thành Phương (Tuy An), trường Quang
Trung (Sông Cầu), trường Lê Lợi (Đồng Xuân), trường Phan Bội Châu (Sơn Hòa)
lần lượt xây dựng để đáp ứng yêu cầu học lên cấp III của hàng ngàn học sinh tốt
nghiệp cấp II.
Để đáp ứng với việc tăng nhanh số học sinh, lực lượng GV đã phải tăng với
tốc độ rất cao. Trung bình toàn ngành tăng 7,68%/năm. Trong đó cấp I tăng
Năm học Số
trường
Số lớp Số học
sinh
Số giáo
viên
Tỉ lệ
HS/lớp
Tỉ lệ
GV/lớp
NH 1975 – 1976 3 56 2.766 77 49,39 1,4
NH 1984 – 1985 12 193 8.403 399 43,54 2,1
NH 1988 – 1989 14 210 8.663 311 41,25 1,5
4,86%/năm (tăng gấp 3 lần so với số HS) giáo viên cấp II tăng 14,51%/năm (tốc độ
tăng gấp rưỡi so với HS) số giáo viên cấp III tăng 10,4%/năm (tăng gấp rưỡi so với
HS). Tỉ lệ GV/lớp ở cấp THPT tương đối thấp, năm 1975-1976 tỉ lệ này là 1,4 đến
năm 1984-1985 là 2,1 nhưng đến năm 1988-1989 lại tụt xuống còn 1,5.
Vấn đề mất cân đối giữa nhu cầu học tập và CSVC, mâu thuẫn giữa số
lượng và chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc và kéo dài trong nhiều năm.
Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX tình trạng trên được cải thiện tốt hơn.
Giáo dục phổ thông của Phú Khánh vẫn được đánh giá là một trong những địa
phương có phong trào giáo dục khá tốt trong cả nước. Và phong trào giáo dục
Bắc Phú Khánh đã góp mặt bằng nhiều điển hình nhà trường tiên tiến. Phong
trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được phát động, duy trì ngày càng thúc đẩy nâng
cao chất lượng.
Hàng năm, các đợt hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp (trường, huyện,
tỉnh) được tổ chức thường xuyên. Đây là dịp tất cả giáo viên trao đổi kinh
nghiệm rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện. Năm học 1980 – 1981, ngành giáo dục thị xã Tuy Hòa có 30% giáo
viên dạy giỏi các cấp, trong đó có 19 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 20 sáng kiến
kinh nghiệm đạt giải nhất toàn ngành.
Không chỉ qui mô giáo dục tăng mà các hoạt động giáo dục cũng sớm đi vào
nền nếp chất lượng, có nhiều xã trở thành điển hình tiên tiến trong giáo dục. Như
năm học 1975-1976, toàn xã Xuân Lộc có gần 2.000 học sinh đi học, đến năm học
1978 – 1979 đã tăng lên hơn 4.500 học sinh. Từ 50 học sinh cấp II đi học ở xã
khác đã có trường cấp II tại xã với 320 học sinh, từ 13 phòng học nhà trường đã
vận động nhân dân xây dựng thêm 19 phòng mới, cả trường được 42 phòng học.
Cuối năm học, 75% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, học sinh lớp 9 tốt
nghiệp 95%, trong đó 80% được tiếp tục lên học trường cấp III, toàn trường có 8
HS được công nhận danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”. Năm học 1978 - 1979
trường phổ thông cấp II Xuân Lộc – Sông Cầu đạt danh hiệu là lá cờ đầu toàn
ngành giáo dục Phú Khánh.
Để đào tạo HS năng khiếu, năm 1988-1989 trường cấp II chuyên mang tên
Lương Văn Chánh thành lập. Các trường cấp THPT lần lượt xây dựng để đáp ứng
yêu cầu học lên cấp III của hàng ngàn học sinh tốt nghiệp cấp II.
Trong hơn 15 năm xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông, chất lượng giáo
dục của Phú Yên cũng dần được nâng lên. Đã xuất hiện nhiều trường học tiên tiến
xuất sắc: trường mẫu giáo An Dân, trường cấp I Hoà Thành (huyện Tuy Hòa), cấp I
Âu Cơ (Thị xã Tuy Hòa), cấp II Hòa Bình, cấp II Hoà Thắng, cấp II Xuân Lộc, cấp
III Nguyễn Huệ… Danh hiệu tổ đội lao động XHCN, chiến sĩ thi đua cũng bắt đầu
được trao tặng cho nhiều tập thể và cá nhân trong toàn ngành. Trong hầu hết các
năm học, học sinh phía bắc Phú Khánh vẫn luôn dành nhiều giải cao hơn trong
phong trào học sinh giỏi Văn và Toán ở lớp 5, lớp 9, lớp 12, rõ nét nhất là giỏi ở
môn Toán.
* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề
Ngoài Trường trung học sư phạm Phú Khánh, còn có trường Trung cấp lao động-
tiền lương (nay là Phân viện Ngân hàng), trường Trung cấp Xây dựng số 6 (nay là Cao
đẳng xây dựng số 3), trường Trung học Địa chất (nay là Cao đẳng Công nghiệp) được
thành lập và hoạt động trên địa bàn Phú Yên. Qui mô giáo dục chuyên nghiệp chưa
được mở rộng và nâng cấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và duyên hải Nam Trung bộ.
Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng, giáo dục lao động được quán triệt sâu
rộng trong tất cả các cấp học, trong nội dung giảng dạy và cả hoạt động thực tiễn
của nhà trường. Coi giáo dục lao động như một thước đo, một yếu tố cơ bản để
phân biệt giữa nhà trường mới với nhà trường cũ. Hầu hết các trường đều có vườn
trường, ruộng thí nghiệm, xưởng trường để học sinh thực hành lao động sản
xuất. Lao động được tiến hành toàn diện với các loại hình như lao động phục vụ
sinh hoạt học tập, lao động công ích xã hội, lao động sản xuất nông, công nghiệp
chủ yếu là thực hành nông nghiệp. Bước đầu đem lại kết quả thiết thực, nhất là
giáo dục và nâng cao ý thức lao động cho thầy giáo và học sinh, xóa bỏ tư tưởng
coi thường, tách rời lao động sản xuất của nhà trường cũ.
Thực hiện Chỉ thị 126/CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ và Nghị
quyết của Đại hội Đảng lần thứ V, loại hình trường “Vừa học vừa làm” được thành
lập ở Phú Khánh. Cùng với “Trường vừa học vừa làm Suối Dầu” (Khánh Hòa),
“Trường vừa học vừa làm Sơn Thành” (Phú Yên) được xây dựng trên cơ sở Nông
trường Sơn Thành. Chất lượng giáo dục khá tốt, đạt yêu cầu giáo dục văn hóa và
lao động, xây dựng CSVC trường lớp, sản xuất tự túc được một phần. Năm học
1982-1983, kết quả kỳ thi PTTH toàn tỉnh Phú Khánh: Trường PTTH Trần Phú
(Tuy An), trường vừa học vừa làm Sơn Thành (Tuy Hòa) đạt tỷ lệ cao nhất:
90%, học sinh tốt nghiệp cấp III. Một số học sinh đã trúng tuyển vào Đại học sư
phạm Quy Nhơn và trường Đại học Nông nghiệp 4, một số tham gia nghĩa vụ
quân sự.
Công tác giáo dục hướng nghiệp (HN) được đẩy mạnh, nhiều trường ở huyện
Tuy Hòa, Tuy An đã phối hợp với Ban lâm nghiệp soạn và giảng dạy một số kỹ
thuật nông nghiệp về cách trồng và chăm sóc cây lúa, cây bông, cây mía, cây dừa…
trong đó cây bông cũng đã được hướng nghiệp và đưa vào trồng ở nhiều trường
trong tỉnh như trường phổ thông trung học Nguyễn Huệ, trường tiểu học Phú Lâm
3...
Năm học 1984 – 1985 tại thị xã Tuy Hòa một Trung tâm giáo dục kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề (KTTH-HN-DN) đã được thành lập. Trung tâm
dạy các nghề mộc, kỹ thuật cơ khí ô tô, giâm cành, cấy mô tế bào, tạo giống cây
mới. Để tăng cường hơn nữa chức năng đào tạo và dạy nghề, nhiều trường dạy nghề
huyện, thị cũng được thành lập vào thời gian này như trường dạy nghề huyện Tuy
Hòa, trường đã tổ chức dạy nghề may, mộc cho một số lượng đáng kể thanh niên
trong huyện.
* Giáo dục quốc phòng, an ninh, văn nghệ, thể dục - thể thao
Cùng với việc dạy chữ, giáo dục lao động, giáo dục quốc phòng và an ninh
được chú trọng đúng mức. Trình độ giác ngộ cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, nếp
sống lành mạnh, trật tự văn minh trong nhà trường, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo
vệ đất nước… luôn đươc nâng cao và thường xuyên củng cố. Kế thừa được truyền
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên

More Related Content

What's hot

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...nataliej4
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...nataliej4
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...nataliej4
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...hieu anh
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộinataliej4
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà NộiLuận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 

What's hot (20)

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê h...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú
 Phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú Phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
 
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghềLuận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái NguyênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc LiêuGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
 
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà NộiLuận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 

Similar to Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...nataliej4
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...HanaTiti
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...HanaTiti
 
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên (20)

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướn...
 
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lựcLuận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Phương Lan QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Phương Lan QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra luận văn còn có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Tp. HCM, ngày 16 tháng 11 năm 2012. Tác giả luận văn Lê Thị Phương Lan
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt MỞ ĐẨU .........................................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................................4 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.............7 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................7 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................7 3.3. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................7 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................7 4.1. Nguồn tư liệu......................................................................................................7 4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.............................................................................9 5.1. Về mặt khoa học.................................................................................................9 5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................9 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1989…..……………………………………………10 1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên ............................................................................10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................10 1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư............................................................................11
  • 5. 1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử ....................................................................... 11 1.1.2.2. Đặc điểm dân cư ....................................................................... 15 1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên................................................17 1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989)….. 22 1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/ 1975)…21 1.2.2. Giáo dục Phú Yên trong thời kì hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa (Từ 11/1975 đến 7/1989).............................................................................................. 25 Chương 2: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2000 ...............................................................................................38 2.1. Tình hình Phú Yên và chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh ...............38 2.1.1. Tình hình Phú Yên sau khi tái lập tỉnh ......................................................38 2.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên sau khi tái lập..............41 2.1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào tạo..41 2.1.2.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Phú Yên ........ 46 2.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000 ................................................................................................48 2.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông......................................48 2.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 48 2.2.1.2. Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị ............................................................................................. 49 2.2.1.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.............................. 55 2.2.2. Nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy ..................................62
  • 6. 2.2.2.1. Nội dung, chương trình ............................................................. 62 2.2.2.2. Phương pháp giảng dạy............................................................. 64 2.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục............................66 2.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo…………………...68 2.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, văn thể mỹ, thể dục thể thao........................................................................................................... 73 2.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục..................................................................75 2.2.4.1. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường...................... 75 2.2.4.2. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình - Nhà trường- Xã hội............. 77 Chương 3: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÚ YÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010……………………………………………………………………82 3.1. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh .....................................................82 3.1.1. Bối cảnh Phú Yên trong thập niên đầu thế kỉ XXI ....................................82 3.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng ta..............................................83 3.1.3. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên trong 10 năm đầu thế kỉ XXI ..................................................................................................................85 3.2. Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010.........................................................................................................................87 3.2.1. Qui mô phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn mới.....87 3.2.1.1. Qui mô học sinh ........................................................................ 87 3.2.1.2. Chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị................ 88 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục…………………………………………………………………………. .94
  • 7. 3.2.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy.........................................................99 3.2.2.1. Đổi mới nội dung, chương trình ................................................ 99 3.2.2.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học................................... 104 3.2.3. Thực trạng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục..........................107 3.2.3.1. Giáo dục đạo đức, văn hóa và hiệu quả đào tạo ....................... 107 3.2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kĩ năng sống, phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao................................................... 118 3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục................................................................121 3.2.4.1. Phát triển các tổ chức đoàn thể trong nhà trường..................... 121 3.2.4.2. Củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội.................................................................................................. 124 KẾT LUẬN.................................................................................................................130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................139 PHỤ LỤC....................................................................................................................152
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bổ túc văn hóa BTVH Cải cách giáo dục CCGD Cán bộ quản lý CBQL Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNH-HĐH Cơ sở vật chất CSVC Dân lập, bán công DL, BC Dân tộc nội trú DTNT Giáo viên, Học sinh GV, HS Giáo dục- Đào tạo GD-ĐT Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân HĐND-UBND Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề KTTH-HN-DN Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội KHTN –KHXH Kiểm tra đánh giá KTĐG Mầm non, mẫu giáo MN, MG Phương pháp giảng dạy PPGD Phổ cập giáo dục PCGD Nghị quyết NQ Trung Ương TW Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Trung học chuyên nghiệp THCN Xã hội hóa giáo dục XHHGD Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa mù chữ XMC
  • 9. MỞ ĐẨU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục là hoạt động có chủ đích của con người, nó là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của môi trường xã hội nhằm phát triển toàn diện con người, trang bị cho con người những kiến thức và kỹ năng cơ bản để họ sẵn sàng bước vào cuộc sống. Do vậy có thể nói giáo dục là một phạm trù luôn luôn có tính phổ biến, phát triển liên tục, mãi mãi. Bởi lẽ đây là hoạt động riêng biệt của xã hội loài người, ở đâu có con người tất ở đó có giáo dục, giáo dục tồn tại cùng với xã hội loài người, nó là một trong những động lực để thúc đẩy sản xuất và phát triển xã hội. Bên cạnh đó giáo dục lại mang tính lịch sử. Có thể nói mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc, mỗi nhà nước có một nền giáo dục riêng, mang bản chất của dân tộc, của nhà nước cầm quyền. Chính vì vậy, giáo dục luôn luôn vận động và phát triển theo các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học ngàn đời. Truyền thống đó đã hun đúc nên những nét đẹp về văn hiến Việt Nam và được nhân lên trong thời đại mới. Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là hết sức to lớn. Nó là cơ sở, là điều kiện để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển sang nền văn minh tin học, điện tử và vi sinh, khoa học – công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hàm lượng khoa học được kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với sự sáng tạo, trao đổi và chuyển giao công nghệ mới. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình đào luyện công phu, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục và đào tạo hiện nay được nhìn nhận không phải như yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong,
  • 10. yếu tố cấu thành nên sản xuất xã hội. Sẽ không phát triển được lực lượng sản xuất nếu không có giáo dục và đào tạo. Do đó, giáo dục – đào tạo trở thành động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và là sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Đồng thời, không xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu không nâng cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội cho cán bộ và người dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội một cách vững chắc. Vì vậy giáo dục sẽ phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế. Thực tiễn thế kỷ XX đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào phát triển mạnh và vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua khoa học - công nghệ, chạy đua về giáo dục và đào tạo là cuộc chạy đua nâng cao chất lượng lao động, chủ yếu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây được xem là cuộc chạy đua về trí lực. Vì vậy, không ngẫu nhiên mà UNESCO đã tổng kết: tương lai thế giới thuộc về những dân tộc có trình độ học vấn cao. Nước ta đang trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình chuyển trạng thái kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, dựa trên sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động thủ công là chính sang trạng thái năng suất và hiệu quả cao dựa trên phương thức sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ tiên tiến. Công nghiệp hóa cũng là quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ, giá trị cao. Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phát triển nền đại công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện được điều này, tất yếu phải có nguồn nhân lực với tài năng và trí tuệ. Giáo dục – đào tạo là phương tiện có hiệu lực đáp ứng yêu cầu này, thủ tiêu sự khác biệt căn bản giữa lao động trí óc và lao động chân tay, góp phần nâng cao năng suất lao động và xậy dựng thái độ
  • 11. lao động sáng tạo, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trở thành hiện thực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta đã chọn là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giá trị nhân cách mà giáo dục xây dựng cho thế hệ trẻ là bảng giá trị nhân cách xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ người lao động mới, đầy đủ tài năng, phấm chất và bản lĩnh để đưa đất nước tiến kịp trào lưu thế giới, không thể thiết kế chiến lược con người, nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại. Là một tỉnh của đất nước, Phú Yên có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Nam Trung Bộ. Tỉnh Phú Yên đã và đang đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi. Là tỉnh có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng. Giáo dục và đào tạo Phú Yên trong thời kì 1989 - 2010 đã trở thành một bộ phận quan trọng gắn kết và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội mới của cả nước. Do đó, việc nghiên cứu về giáo dục Phú Yên nói chung, giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong giai đoạn từ 1989 đến 2010 là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi giáo dục Trung học phổ thông đóng vai trò định hướng, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được chuẩn bị nghề nghiệp, tâm thế lao động, phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, kiến thức kỹ thuật, kĩ năng lao động để có khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế ngay sau khi ra trường đảm bảo cuộc sống cá nhân và cống hiến cho xã hội. Hơn nữa, bậc Trung học phổ thông chính là tiền đề cho các em có thể học cao lên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để trở thành người lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, chất lượng của giáo dục Trung học phổ thông sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động.
  • 12. Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên đã tạo nên những thành tựu hết sức quan trọng và to lớn, cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ, thông minh, sáng tạo, trung thành, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần chiến đấu và xây dựng tổ quốc phát triển cho đến ngày hôm nay. Từ chỗ khẳng định những kết quả đã đạt được trong quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010, chúng ta có thể thấy những hạn chế và rút ra được những nguyên nhân làm cho những hạn chế đó còn tồn tại và bài học kinh nghiệp trong quá trình phát triển giáo dục THPT. Đây là một yêu cầu cấp thiết để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh nhà nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị Quyết trung ương 6 khóa IX đã khẳng định: “Cùng với khoa học Công nghệ, Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Với những ý nghĩa và mục đích đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử. Nghiên cứu những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 1989 – 2010 là hết sức cần thiết để định hướng cho sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh nhà trong các giai đoạn sau. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên là một đề tài mới mẻ. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về nó không nhiều, thường các tác giả chỉ phác họa vài nét về giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung của tỉnh, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau:
  • 13. “Địa chí Phú Yên” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp, có quy mô lớn về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Yên. Trong phần thứ tư nói về văn hóa xã hội, ở chương mười các tác giả có đi vào nghiên cứu lịch sử giáo dục Phú Yên bắt đầu từ giáo dục Nho học trước 1945 đến giáo dục thời Pháp thuộc, giáo dục Phú Yên từ 1945 – 1954, 1954 - 1975, và từ 1975 cho đến năm 2000. Trong phần giáo dục Phú Yên từ 1975 – 2000, có nhắc đến giáo dục trung học phổ thông với ba loại hình trường: công lập, bán công và dân lập nhưng chỉ trên những nét đại cương nhất. Bản thảo (2009) về “Lịch sử giáo dục Phú Yên 1945 – 2005”, do Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Phú Yên chỉ đạo nghiên cứu và đã được nghiệm thu tháng 1/2010. Bản thảo nghiên cứu đã đề cập đến giáo dục Phú Yên từ thế kỉ XVII đến năm 2005. Đó là một chặng đường lịch sử khá dài để định hình và kiến tạo nên nền giáo dục Phú Yên. Trong cái nền chung đó, các tác giả đã nhắc đến mảng giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên song cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nói trên thì Sở giáo dục – đào tạo Phú Yên cũng có các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo từng giai đoạn, kỷ yếu thi đua… có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong giai đoạn 1989 – 2010, cụ thể như sau: “Báo cáo tổng kết” từ năm học 1989 -1990 đến năm học 2009 – 2010. Trong các báo cáo tổng kết hằng năm này Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông nói chung. Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên được nhắc đến với những thành tựu cũng như hạn chế theo từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể. “Báo cáo tổng kết và đánh giá 7 năm đổi mới giáo dục - đào tạo Phú Yên (1989 -1996)”. Trong báo cáo này đã tổng kết được sự phát triển và đánh giá tình hình phát triển giáo dục – đào tạo Phú Yên qua từng cấp học ở các mặt: số lượng học sinh, giáo viên, cơ sơ vật chất trường lớp, về công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý giáo dục – đào tạo.
  • 14. “Kỷ yếu thi đua – 10 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục”, từ 1999 – 2000. Trong kỷ yếu này, sở Giáo dục - đào tạo đã tổng kết phong trào thi đua trong 10 năm đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo Phú Yên theo từng cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông. Kỷ yếu có nhắc đến số lượng và chất lượng học sinh Trung học phổ thông Phú Yên có sự biến thiên theo từng năm. Ngoài ra, thông qua các bản báo cáo tham luận của các nhà giáo, các cấp quản lý giáo dục, kỷ yếu đã làm nổi bật được những thành tựu đạt được của giáo dục Phú Yên nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh. “Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 1993 – 1997”, báo cáo này nêu lên tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp học từ năm 1993 đến 1997: xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa,…Báo cáo còn nêu lên những mặt đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác xây dựng cơ sở vật trường học. “Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2003 -2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên” của sở Giáo dục - đào tạo Phú Yên. Đây là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp phát triển hệ thống giáo dục đào tạo các cấp, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển lực lượng giáo viên ở các cấp, phân bố hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo theo các bước đi thích hợp đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế xã hội. Nhìn chung các công trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên, đây là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Tuy vậy, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010 một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trên tất cả các mặt từ khi tái lập tỉnh (1989) cho đến năm 2010.
  • 15. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ sau năm 1989 đến năm 2010. Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái quát về tình hình giáo dục Phú Yên trong đó có giáo dục Trung học phổ thông trước năm 1989 nhằm tạo một cái nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài trình bày về quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên 1989 - 2010 với những nội dung: hệ thống trường, lớp, học sinh; nội dung, chương trình và phương pháp; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học; công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác chỉ đạo quản lí giáo dục…theo từng giai đoạn để làm rõ được quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong hơn 20 năm kể từ khi tái lập tỉnh. Từ đó rút ra một số nhận xét, nêu lên một số thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và những đề xuất giải pháp, góp phần tiếp tục phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong các giai đoạn sau. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi xác định cần tiếp cận và sử dụng các nguồn tư liệu có nội dung cốt lỗi nhằm chứng minh và kiến giải nhiều vấn đề khi nghiên cứu giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989 đến 2010. Với ý nghĩa đó, trước hết chúng tôi chú ý đến các nguồn tư liệu có tính chất định hướng, liên quan trực tiếp đến giáo giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên mà
  • 16. Sở giáo dục – đào tạo Phú Yên cung cấp thông qua các báo cáo tổng kết, kỷ yếu thi đua. Nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng được khai thác chủ yếu từ các Văn kiện Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, trên cơ sở tư liệu và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, những thống kê có liên quan đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng thể về giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Phú Yên, đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy của luân văn. Tác giả kế thừa và trình bày một cách có hệ thống về giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989 – 2010. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu qui mô, cơ cấu và hoạt động của giáo dục phổ thông là một việc làm hoàn toàn mới mẻ đối với chúng tôi. Tuy nhiên, để làm nổi bật vai trò, vị trí và những đóng góp của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận của luận văn. Để nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn vận dụng một số phương pháp khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: phương pháp định lượng toán học, phương pháp khảo sát điền dã…,với phương pháp định lượng ở những thông tin qua thống kê số liệu về giáo viên, học sinh, trường lớp, quản lý, đào tạo… ở các trường qua từng năm. Phương pháp so sánh lịch sử cũng được vận dụng để làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Với những phương pháp vận dụng trong nghiên cứu nêu trên sẽ làm phong phú và tăng độ tin cậy đối với nguồn tư liệu, hoàn thành được công trình nghiên cứu, tái tạo bức tranh tổng thể về giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ 1989-
  • 17. 2010, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn chặng đường phát triển của giáo dục – đào tạo tỉnh Phú Yên. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về mặt khoa học Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận văn khôi phục bức tranh lịch sử giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên 1989 – 2010 một cách hệ thống và toàn diện. Từ đó rút ra đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên trong thời kì 1989- 2010, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, những bài học kinh nghiệm và giải pháp để khắc phục những hạn chế. Đồng thời bổ sung tư liệu trong việc nghiên cứu lịch sử giáo dục Phú Yên nói riêng, lịch sử giáo dục Trung học phổ thông cả nước nói chung trong thời kì đổi mới đất nước. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận văn hoàn thành, góp phần làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, Nhà nước đề ra chính sách phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới hiện nay. Kết quả của luận văn còn là nguồn tài liệu để tuyên truyền về giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ở Phú Yên, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, luận văn gồm có các chương sau: Chương 1: Khái quát về tỉnh Phú Yên và tình hình giáo dục của địa phương trước năm 1989. Chương 2: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000. Chương 3: Giáo dục Trung học phổ thông Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2010.
  • 18. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1989 1.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Cách Hà Nội 1.160km về phía Bắc, cách thành phố Hồ chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Về địa hình, Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển Đông. Diện tích tự nhiên: 5.045 km². Địa hình có đồi núi chiếm 70% diện tích, có đồng bằng xen kẽ núi. Đồng bằng Tuy Hòa và Tuy An, tuy không rộng lắm nhưng phì nhiêu màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Bờ biển dài 189km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha. Rừng với hệ động vật và thực vật phong phú, đa dạng. Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2 , tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3 , đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Ngoài ra, Phú Yên còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite, đá hoa cương nhiều màu, vàng sa khoáng... Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Phú Yên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.
  • 19. Với vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tự nhiên như vậy đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, hằng năm Phú Yên cũng gặp phải những khó khăn, khắc nghiệt từ thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và của nặng nhất là vào các năm 1993, 1998, 2001, 2008, 2010. Những khó khăn đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và làm chậm sự phát triển của Giáo dục- đào tạo Phú Yên so với nhiều nơi khác. Vì vậy, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục cần phải có chiến lược phát triển phù hợp, khắc phục những khó khăn, phát huy ưu điểm nhằm đạt kết quả tối ưu. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư 1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử Trên vùng đất Phú Yên, theo các nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, họ đã sưu tầm và khai quật được những chiếc rìu, lưỡi cuốc, chiếc bôn bằng đá ở Lãnh Cao (Đồng Xuân), hòn Đồn (Sơn Hòa), hòn Cồ (Sông Hinh), hòn Miếu (Tuy Hòa), chứng minh trên đất Phú Yên ngày nay, con người đã từng trải qua từ thời hậu kỳ đồ đá mới. Sự phát hiện các di tích: Eo Bồng (Sơn Thành, huyện Tuy Hòa), Gò Cây Thị Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa), di tích Cồn Đình (Xuân Lộc, huyện Sông Cầu), Gò Bộng Dầu (Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa ngày nay)... bộ đàn đá ở núi Một (An Nghiệp, huyện Tuy An), trống đồng ở gò Dưa (Xuân Thạnh, xã Hòa Tân, huyện Tây Hòa), ở núi Lá (Hòa Mỹ, huyện Tây Hòa), chứng tỏ ở đây đã tồn tại một nền văn hóa khoảng thế kỷ thứ II – I TCN tương đương với niên đại của nền văn hóa Sa Huỳnh ở cả các giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Vùng đất Phú Yên là nơi tồn tại nhiều di tích của nền văn hóa Chăm như các “giếng Chăm ở Sông Cầu, Tuy An, tháp Chăm ở thành phố Tuy Hòa, hòn Mốc (Hòa Định), thành Lồi (An Ninh Tây), thành Hồ (Hòa Định, Phú Hòa)” [79, tr.141- 152]. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới
  • 20. đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt còn vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru. Tương truyền vua Lê Thánh Tông cho khắc bia trên đá núi để ghi dấu chiến công, và phân định ranh giới Đại Việt ở phía Nam. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn có ghi: “Núi Thạch Bi thuộc tỉnh Phú Yên là nơi phân cương giới giữa Tiên triều nước ta và nước Chiêm Thành” [40, tr.213]. Núi Đá Bia mang ý nghĩa thiêng liêng của thời kỳ mở đất. Nơi đây đá hóa thành văn và hòa vào di sản văn hóa dân tộc. Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru (Phú Yên), từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận - Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi phủ Phú Yên bao gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa và giao cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình, yên ổn trong tương lai. Tháng 3 năm Đinh Mão 1627 cuộc chiến phân tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến tháng 10 năm Kỷ Tỵ 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ly khai với Đàng Ngoài, xây dựng xứ Đàng Trong từ Sông Gianh vào đến Phú Yên, thành lập 7 dinh (đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh). Phủ Phú Yên được nâng cấp thành dinh Trấn Biên - có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp Nam tiến, Tây tiến, Đông tiến chúa Nguyễn khi ấy và cũng là của cả dân tộc. Năm Mậu Dần 1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Côn (Sài Gòn) làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn.
  • 21. Trong 69 năm đóng vai trò trấn biên (1629-1698), dinh Trấn Biên (trở lại tên gọi dinh Phú Yên) đã đóng góp sức người, sức của bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng biên cảnh, đưa nhiều lưu dân vào khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn vương lên ngôi Chúa ở Phú Xuân, đổi mới tổ chức hành chánh, chia Đàng Trong làm 12 dinh và 1 trấn. Phú Yên là một trong 12 dinh, chính thức trở thành một cộng đồng trong đại gia đình Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước chung sức xây dựng giang san. Từ năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa. Miền tây Phú Yên có dãy núi La Hiên hùng vĩ tiếp giáp với vùng núi An Khê, là một trong những căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn thượng đạo. Nhân dân Phú Yên, cả người Kinh lẫn người Thượng đều rầm rộ hưởng ứng và tham gia phong trào ngay những ngày đầu tiên, đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (1785), và trong cuộc tiến quân thần tốc, đạp dãy Trường Sơn, ngược đường thiên lý đánh tan 29 vạn quân Thanh ở trận quyết chiến Ngọc Hồi - Đống Đa chiếm lại thành Thăng Long giữa ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789) giải phóng đất nước, thống nhất giang san của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Vào nửa sau thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Phú Yên đã có nhiều đóng góp cùng với triều đình chống giặc. Sau sự kiện triều đình thất thủ ở Kinh thành Huế năm 1885, ngày 13 tháng 7 năm 1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi thần dân trong cả nước nổi dậy chống thực dân xâm lược. Cùng với các sĩ phu yêu nước khắp Trung Kỳ, các sĩ phu Phú Yên đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng lời hịch cứu nước một cách rầm rộ. Những cuộc khởi nghĩa của Tú tài Lê Thành Phương, Võ Trứ, Nguyễn Hào Sự, Trần Cao Vân là tiêu biểu cho phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng đã góp phần ngăn cản quá trình bình định của thực dân Pháp trên dải đất miền Trung và cả nước. Năm 1908, cuộc biểu tình của đông đảo nhân dân đòi giảm sưu, giảm thuế ở Phú Yên khởi đầu từ ba huyện Tuy Hòa, Tuy An, Đồng Xuân do nho sĩ Nguyễn
  • 22. Hữu Dực và Lê Văn Hanh lãnh đạo diễn ra mạnh mẽ, đã làm cho thực dân Pháp và bộ máy Nam triều ở địa phương hoảng hốt, thực dân Pháp đã phải giảm sưu thuế cho nông dân... Đầu năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên phát triển cùng với phong trào chung của cả nước, nhất là sự chuyển biến nhanh chóng của phong trào yêu nước sang khuynh hướng vô sản mà bước ngoặt của cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930). Ở Phú Yên, ngày 5/10/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư. Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang một giai đoạn cách mạng mới. Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào yêu nước của Phú Yên được nhân lên. Ngày 24/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Phú Yên vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, phá tung gông xiềng 80 năm nô lệ, thoát khỏi ách áp bức của đế quốc, thực dân phong kiến. Ngày 13/1/1947, quân dân Phú Yên hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáng trả và đẩy lùi cuộc tiến công quy mô của giặc Pháp từ đèo Cả đánh ra, giữ vững vùng tự do Phú Yên. Trong năm 1954, quân dân Phú Yên đập tan chiến dịch Át-Lăng của giặc Pháp, chia lửa cùng chiến trường chính Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Phú Yên đã lập những kỳ tích như giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ, mở bến Vũng Rô đón nhận vũ khí từ những con tàu không số... cùng cả nước đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ. Đặc biệt với chiến thắng Đường 5 lịch sử - “trận Bạch Đằng trên cạn” đã đánh tan kế hoạch co cụm phòng thủ duyên hải Nam Trung Bộ của chính quyền Sài Gòn, quân và dân Phú Yên đã góp phần cùng cả nước đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy, giải phóng quê hương. Ngày 1/4/1975, trong thế tiến công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Phú Yên đã đồng loạt tấn công, giải phóng thị xã Tuy Hòa. Đúng 10 giờ, cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Nhạn Tháp, tỉnh Phú Yên hoàn toàn giải phóng
  • 23. Ngày 3/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Ngày 1/7/1989, tách ra từ tỉnh Phú Khánh, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay. Về đơn vị hành chính, tỉnh Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện: • Thành phố (Tuy Hòa), gồm có 12 phường và 4 xã. • Thị xã (Sông Cầu), gồm có 4 phường và 10 xã. • Huyện Đông Hòa 10 xã. • Huyện Đồng Xuân 1 thị trấn (La Hai) và 10 xã. • Huyện Phú Hòa 1 thị trấn (Phú Hoà) và 8 xã. • Huyện Sơn Hòa 1 thị trấn (Củng Sơn) và 13 xã. • Huyện Sông Hinh 1 thị trấn (Hai Riêng) và 10 xã. • Huyện Tây Hòa 11 xã. • Huyện Tuy An 1 thị trấn (Chí Thạnh) và 15 xã. Như vậy, hiện nay tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị cấp xã (gồm 16 phường, 5 thị trấn và 91 xã). 1.1.2.2. Đặc điểm dân cư Dân số Phú Yên năm 1990 là 657.997 người, năm 2000 là 799.645 người, năm 2009 là 862.373 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 146 người/km2 . Phân bố dân số không đều, ở các huyện miền núi thưa dân: Sông Hinh 42 người/km2 , Sơn Hòa 50 người/km2 , Đồng Xuân 56 người/km2 . Trong khi đó ở Thành phố Tuy Hòa 1.542 người/km2 , huyện Tuy Hòa 290 người/km2 (năm 2002) [17], [63], [65]. Cơ cấu dân số chia theo khu vực chưa có sự biến đổi lớn giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm khoảng 20%, nông thôn chiếm 80%. Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm bình quân từ 56%-58,5% tổng dân số, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996-2000 là 1,78%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 1,6%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1,2%/năm. Năm 2010 số lao động có 467.870 người, chiếm 58,3% tổng dân số tỉnh.
  • 24. Tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp khoảng: 71,31%, nhu cầu về giải quyết việc làm cho người lao động còn lớn. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa tốt: lao động phổ thông chiếm 85,9%. Lao động có chuyên môn kỹ thuật còn thiếu nghiêm trọng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, lực lượng lao động hiện nay phân bố không đều, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trong tỉnh cũng như trong vùng. Tình trạng lao động đi tìm việc làm ngày càng tăng, nhất là lao động ở nông thôn thiếu việc làm và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải đi về thành thị tìm kiếm việc làm và chỉ làm được những công việc đơn giản, lao động phổ thông. Nhìn chung, khoảng 80% dân số Phú Yên sinh sống bằng nghề nông ở nông thôn, phần lớn còn nghèo, thiếu tri thức khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu. Chính vì vậy cần phải tạo điều kiện để con em nhà nghèo được đến trường đi học, đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao để phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh. Về trình độ dân trí, tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100% số huyện, thị với số xã đạt 95%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 98% dân số. Công tác phổ cập bậc trung học cơ sở đang được tỉnh triển khai, đến hết năm 2002, toàn tỉnh đã có 41/101 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em đủ tuổi đến trường đạt 95%. Số học sinh phổ thông ngày càng tăng, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số cũng tăng mạnh. Bình quân toàn tỉnh là 2,7 người có 1 học sinh đi học. Toàn tỉnh có 378 bác sỹ, đạt tỷ lệ 4,8 bác sỹ/1 vạn dân. Hiện có 49,5% xã có bác sỹ; 100% các xã có trạm y tế xã. Về thành phần dân tộc, Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng và sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ...Toàn tỉnh có trên 30.000 người dân tộc đang sinh sống.
  • 25. Phú Yên có 3 huyện miền núi là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân với 36 xã, thị trấn. Mỗi huyện đều có xã vùng cao và người dân tộc thiểu số sống xen kẽ với người Kinh. Trong 4 huyện, thị xã còn lại địa phương nào cũng có xã miền núi, bán đảo, vùng khó khăn, các dân tộc thiểu số sống rải rác trên các địa bàn hiểm trở ấy. Do những đặc điểm nói trên nên vấn đề phát triển kinh tế-văn hóa-giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đỏi hỏi công tác giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số làm sao có những nét riêng phù hợp, song không vì vậy mà hạ thấp mặt bằng giáo dục mà phải đảm bảo trình độ chung của giáo dục cả tỉnh, cả nước. Tình hình tôn giáo, toàn tỉnh có 5 loại tôn giáo chính. Phật giáo có 238.446 tín đồ, 347 chức sắc nhà tu; Công giáo có 17.000 tín đồ, trong đó sinh hoạt chính thức là 15.170 tín đồ, 25 nhà tu hành, 14 linh mục; Tin lành có 3.775 tín đồ, có 3 mục sư; Ðạo Cao đài và đạo Hoà hảo, trong đó đạo Cao đài có 3.154 tín đồ, đạo Hoà hảo có gần 300 tín đồ. Các tôn giáo tồn tại hòa bình với nhau, chưa có xung đột xảy ra. Con người Phú Yên chất phác, hiền hòa, dũng cảm và thông minh đã sống, lao động và chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ và dựng xây quê hương giàu và đẹp xứng đáng với niềm tự hào đứng trong hàng ngũ đại gia đình Việt Nam, điều đó đã được hun đúc nên một nền văn hiến ngàn đời của dân tộc, một nền văn hóa giáo dục đậm đà bản sắc Việt Nam. 1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục Phú Yên Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh chống lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền giáo dục Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp thu những tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa Việt Nam. Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học
  • 26. đầu tiên của Việt Nam vào năm 1076. Quốc Tử giám được thành lập sớm hơn cả một số trường đại học lớn từ thời kỳ văn hóa phục hưng ở châu Âu. Sự tôn vinh 1347 vị tiến sĩ được khắc tên ở 82 bia Văn Miếu qua các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1442 đến 1779 đã chứng tỏ từ lâu đời ông cha ta đã chú ý xây dựng một nền quốc học đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, các nhà khoa bảng, các nhà trí thức Việt Nam là rường cột của nền văn hiến đã cùng với các minh quân, lương thần xây dựng nên nhiều triều đại phong kiến cực thịnh ở nước ta. Do điều kiện lịch sử, địa lý, tỉnh Phú Yên chưa xuất hiện nhiều nhà đại trí song các bậc tài trí ở Phú Yên như Lương Văn Chánh, Đào Trí, Nguyễn Công Nhàn, Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Nguyễn Hữu Dực, Phan Lưu Thanh … cũng đã góp mặt vào kho sử vàng của dân tộc và các hàn sĩ, hương sư đã lặng lẽ góp phần bảo tồn và phát triển nền học vấn cho nhân dân lao động Phú Yên. Dưới thời chúa Nguyễn, Phú Yên là vùng đất mới chưa ổn định, việc giáo dục khoa cử ở đây cũng chưa được đi vào nề nếp, người đi học chưa nhiều, người dự khóa thi rất ít. Việc đặt ra chế độ khoa cử ở Đàng Trong đã đánh dấu bước tiến về Nho học cũng như sự trưởng thành đội ngũ quan lại của thời chúa Nguyễn. Việc thi cử này tuy mới chỉ dừng ở mức khảo thí quan lại đang làm việc chứ chưa đào tạo tuyển dụng được nhiều quan lại mới. Các quan lại đứng đầu phủ Phú Yên, huyện Đồng Xuân và huyện Tuy Hòa là những người trúng cách trong số 62 người đậu các kỳ thi Chính đồ năm 1647, 1660, 1675 và đông đảo thuộc lại của ba ty ở dinh Trấn Biên, thuộc lại của các cấp trong phủ Phú Yên là những người trúng cách trong số 146 người đậu các kỳ thi Hoa văn trong các năm nói trên. Phú Yên là phủ mới lập, ở xa Chính dinh nên người đi học khó khăn và đi thi thì không nhiều, nên sách Đại Nam nhất thống chí chép là “ít người chuyên theo việc học”. Chỉ có người đỗ đạt cao là Bạch Doãn Triều, quê ở huyện Đồng Xuân. Ông là người đỗ đầu kỳ thi Hương năm MậuTý (1768), sách Đại Nam thực lục chép rõ là “người đương thời cho là xứng đáng” [56, tr.172]. Sau khi thi đỗ, Bạch Doãn
  • 27. Triều được bổ ngay làm Tri huyện Đồng Xuân, phủ Phú Yên. Dưới triều Tây Sơn, tuy quá ngắn ngủi tình hình xã hội không được ổn định song việc học hành thi cử cũng đã được quan tâm. Năm 1789 khoa thi đầu tiên được mở gọi là khoa Minh kinh. Hạng ưu khoa thi này là Phan Văn Biên, người huyện Tuy Hòa phủ Phú Yên. Sau kỳ thi đó ông được bổ làm huấn đạo ở Phú Yên. Dưới thời nhà Nguyễn học trò Phú Yên được tạo điều kiện học tập, thi cử, nhưng không có người nào vào Điện thí. Theo tác giả Cao Xuân Dục có chép trong sách Quốc triều hương khoa lục: từ khoa Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807) đến khoa Ất Dậu, Hàm Nghi thứ 1 (1885) có 34 khoa thi Hương, Phú Yên có 15 người đậu cử nhân. Trong thời kỳ Hán học, các bậc nho sĩ Phú Yên, mặc dù ở trong hoàn cảnh, không thuận lợi: xa kinh đô, xa trường thi, thiếu phương tiện giao thông song các cụ cũng vượt được mọi trở ngại ra đi tìm đường học đạo để cầu tiến, nuôi chí lớn, vì giang sơn xã tắc. Nhiều cụ đã từng vận động dân chúng hưởng ứng các phong trào kháng Pháp như Cần vương, duy tân, phong trào giảm sưu thuế và đã giữ tròn tiết tháo của các bậc chân nho như các cụ Nguyễn Hào Sự, Võ Thiệp và nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa chống Pháp của cụ Tú Phương. Tuy cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã ghi một trong những trang lịch sử bi hùng của dân tộc. Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân kìm hãm dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu để hòng áp bức, bóc lột, song với lòng yêu nước, ý chí quật cường lớp lớp người Việt Nam đã vùng lên chống thực dân Pháp để giành độc lập, tự do. Đi đầu là các nhà nho, các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Tố… đã cổ súy phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, truyền bá quốc ngữ để “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh” để mưu cầu dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và đặc biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vai trò và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không những đã đem lại cho cách mạng Việt Nam con đường giải phóng đúng đắn mà từ năm 1943 với Đề cương văn hóa của Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh xây dựng một nền văn hóa dân tộc,
  • 28. khoa học, đại chúng. Giáo dục được xem như là một vũ khí sắc bén, một mặt trận đấu tranh cách mạng, để vận động, tập họp giác ngộ mọi tầng lớp quần chúng lao động, giới trí thức, giáo giới, sinh viên học sinh… trong mặt trận đại đoàn kết dân tộc và đưa cuộc cách mạng đến thành công. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phú Yên chỉ sau một năm phát động hưởng ứng lời kêu gọi diệt giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm 1947 đã có trên 10 vạn người thoát mù chữ, là một trong 3 tỉnh đi đầu của Liên khu V, được Chính phủ khen thưởng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Phú Yên đã có trên hàng ngàn học sinh với hàng trăm giáo viên. Trường Lương Văn Chánh là trường trung học đầu tiên ra đời ở vùng tự do Nam Trung Bộ (10/1946), đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền giáo dục cách mạng của tỉnh. Cho đến năm 1954, Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân với một hệ thống cả giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông, từ các lớp mẫu giáo, tiểu học đến bậc trung học. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của công cuộc kháng chiến chống Pháp, hun đúc trong nhân dân và nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ dân chủ cộng hòa sâu sắc để họ trở thành những chiến sĩ yêu nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Giáo dục Phú Yên trong thời kỳ 1954 - 1975 gắn chặt với các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng oanh liệt và đầy hy sinh gian khổ của quân và dân trong tỉnh. Giai đoạn này ở Miền Nam tồn tại 2 nền giáo dục hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh lẫn nhau về mặt chính trị quan điểm, nội dung và phương pháp trong những điều kiện chiến tranh ác liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Yên, giáo dục cách mạng ở những vùng tự do thực sự là một mặt trận. Thầy giáo, học sinh là những chiến sĩ kiên cường. Họ vượt lên mọi hy sinh, gian khổ trong mưa bom, bão đạn để làm tròn nhiệm vụ xóa nạn mù chữ cho con em các dân tộc ở vùng căn cứ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, bộ đội làm tốt hơn công tác, chiến đấu trên chiến trường.
  • 29. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dùng bao nhiêu thủ đoạn tàn bạo hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, kể cả việc thả bom triệt hạ trường học, bắn giết thầy giáo học sinh, xóa bỏ nền giáo dục cách mạng, gom dân lập ấp chiến lược… nhưng thầy trò ở địa phương Phú Yên kiên quyết thực hiện khẩu hiệu “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám lớp”, “một tấc không đi, một li không rời” để bám lấy vùng giải phóng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ cán bộ, mở rộng vùng tự do, tăng thêm trường lớp. Nền giáo dục ách mạng ở Phú yên từng bước phát triển theo đà chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được nuôi dưỡng bằng bộ máy chiến tranh của đế quốc Mỹ, nền giáo dục trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ở địa phương Phú Yên có tăng về số lượng trường lớp, phương tiện dạy học, nhưng cơ bản nền giáo dục này vẫn nằm trong âm mưu là phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự của Mỹ- ngụy. Cùng với sự ảnh hưởng tác động tích cực mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, của nhà trường cách mạng vùng giải phóng, tinh thần yêu nước, lòng căm ghét ngoại bang, ý thức độc lập dân tộc được khích lệ, đa số thầy giáo, học sinh vùng bị ngụy quyền kiểm soát ở Phú Yên đều hướng về cách mạng, về vùng giải phóng, nhiều người thoát ly đi theo kháng chiến. Phong trào sinh viên, học sinh bằng các hoạt động xã hội kết hợp với phong trào đấu tranh của các giới thành thị ở Tuy Hòa đã làm cho chính quyền ngụy lung lay, rệu rã. Từ phong trào hoạt động xã hội, cách mạng của sinh viên, học sinh trong nhà trường của chính quyền Sài Gòn đã rèn luyện, đào tạo nhiều chiến sĩ cách mạng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương năm 1975, tạo ra một đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chính quyền cách mạng nhân dân, xây dựng quê hương, đất nước sau ngày đất nước thống nhất (4/1975). 1.2. Những nét cơ bản về giáo dục Phú Yên trước khi tái lập tỉnh (1989) 1.2.1. Giáo dục Phú Yên trong những ngày đầu giải phóng (4 - 11/ 1975) * Chủ trương của Đảng về giáo dục
  • 30. Ngay từ những ngày đầu tiên cuộc hồi sinh vĩ đại của đất nước, với bao công việc bộn bề, Đảng Lao động Việt Nam ngày 17/6/1975 đã ra Chỉ thị số 221/CT- TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị nêu: “Trong tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam hiện nay, công tác giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển chế độ dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN) xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nền giáo dục cách mạng của miền Nam phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền giáo dục thực dân mới của Mỹ Ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây dựng con người mới và cuộc sống mới, đáp ứng yêu cầu cấp bách và lâu dài của cách mạng trên các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng” [16, tr. 215]. Chỉ thị đã hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể về việc tích cực xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa, về việc phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông, xây dựng ngành học mẫu giáo, về việc xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. * Việc triển khai chủ trương về giáo dục ở Phú Yên Tiếp thu Chỉ thị của Đảng, tỉnh ủy Phú Yên đã có Nghị quyết về giáo dục, với mấy nhiệm vụ chính: 1- Tập trung duy trì, củng cố và nhanh chóng phát triển những cơ sở giáo dục cách mạng. 2- Tiếp quản tốt các cơ sở giáo dục của Mỹ ngụy. 3- Ổn định lại tình hình nhà trường, kết thúc năm học 1974 -1975 và chuẩn bị thật tốt cho năm học mới, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng 1975 – 1976. Trong niềm vui giải phóng quê hương, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục - những chiến sĩ giáo dục Phú Yên lại bước vào một cuộc chiến đấu mới - công cuộc cải tạo nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trên quê hương của mình. * Tổ chức bộ máy giáo dục và xây dựng trường, lớp
  • 31. Công việc đầu tiên của việc xây dựng lại một nền giáo dục cách mạng mới là phải nhanh chóng hình thành hệ thống bộ máy giáo dục trong toàn tỉnh. Ở cấp tỉnh, thành lập Ty Giáo dục Phú Yên, dưới là Ban giáo dục các cấp. Công tác quản lý, tổ chức và xây dựng lại sự nghiệp giáo dục một tỉnh mới giải phóng thật là khó khăn, vất vả và phức tạp. Nhưng với tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, các Ban lãnh đạo giáo dục các cấp đã tập họp được đông đảo giáo viên nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục và phát triển ngành giáo dục của tỉnh. Trên cơ sở những lớp học đã duy trì được ở các vùng căn cứ, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã cử cán bộ về củng cố lại, mở thêm trường lớp để đón con em đồng bào từ lâu phải bị tập trung ở các ấp chiến lược của địch, hay tản cư nay trở về làng cũ làm ăn, học tập. Các trường tập trung của tỉnh ở chiến khu được dời về đồng bằng. Trường Sư phạm đồng bằng dời về Sông Cầu rồi vào Tuy Hòa. Trường Sư phạm sơ cấp đồng bằng chuyển dần lên thành Trường Sư phạm trung cấp Phú Yên. Trường Sư phạm miền núi Phú Yên chuyển thành trường Thanh niên dân tộc nội trú Tân Lương (Sơn Hòa), lúc này gọi là trường 3 chức năng (sản xuất, học tập, sẵn sàng chiến đấu), dạy học sinh các dân tộc miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa có trình độ cấp II. Bên cạnh hệ thống trường ở vùng căn cứ và vùng giải phóng, ngành giáo dục tiếp nhận và củng cố lại một số trường tiểu học ở thị xã Tuy Hoà, thị trấn Phú Lâm, các huyện Sông Cầu, Tuy An, Củng Sơn…. và các trường trung học tổng hợp Nguyễn Huệ Tuy Hòa, trường Trung học tỉnh hạt Hiếu Xương, Trường Trung học Sông Cầu…. Tất cả với số lượng vài nghìn học sinh và hơn một trăm giáo viên. Việc quốc hữu hóa các trường tư thục được diễn ra nhanh chóng, đa số các chủ trường đều hoan nghênh và tự nguyện chuyển giao nhà trường từ cơ sở vật chất đến giáo viên, học sinh cho Ban giáo dục tỉnh quản lý. Sau một thời gian ngắn làm công việc tiếp quản, ổn định tình hình, ngày 11/4/1975, trường cấp III Nguyễn Huệ đã tiếp nhận thêm học sinh đệ nhị cấp (lớp
  • 32. 10-12) của các trường tư thục trên địa bàn thị xã Tuy Hòa, trường Nông-Lâm-Súc và bắt đầu đi vào dạy học. Học sinh cấp tiểu học và học sinh trung học đệ nhất cấp (lớp 6-9) đưa về học tại các trường thuộc phường theo hình thức liên cư, liên địa. Ở nông thôn, một số nơi có điều kiện ngành giáo dục cũng đã bắt tay vào sửa chữa lại trường cũ, hoặc xây dựng trường tạm cho học sinh học tập. Tất cả các trường học được mở cửa trở lại với yêu cầu hoàn thành chương trình năm học 1974 – 1975. Mùa hè năm 1974-1975, tất cả học sinh cấp II, cấp III đều lên đường tham gia khai hoang, vỡ hóa để phục vụ sản xuất thực hiện nguyên lý giáo dục mới: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học đầu tiên của nền giáo dục cách mạng sau giải phóng được tổ chức khắp 9 tỉnh miền Trung vào ngày 10- 11/9/1975, 500 học sinh lớp 12 của Phú Yên tham gia dự thi tại Hội đồng thi Nguyễn Huệ. Công tác chấm thi được tổ chức chung tại Đà Nẵng. Học sinh Phú Yên đỗ được 425 em, đạt 85%. Các lớp trung học, tiểu học cũng lần lượt hoàn thành chương trình năm học. Bị chiến tranh tàn phá, trường lớp ở vùng căn cứ, vùng giải phóng cũ hầu hết là trường tạm còn ở vùng mới giải phóng, ở đô thị cũng đã cũ kỹ, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn nghiêm trọng, Ban giáo dục các cấp cùng với chính quyền cơ sở là Uỷ ban cách mạng xã, phường đã huy động nhân dân góp công sức, tranh tre xây cất các lớp học mới để kịp thời đón học sinh các cấp vào học. Sách giáo khoa, tập, bút, mực còn thiếu thốn... Sách giáo khoa mới được Bộ giáo dục chi viện, song không đủ đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo học sinh đang hồ hởi đón nhận chế độ giáo dục mới. * Bước đầu xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Một vấn đề có tính chất quan trọng đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV). Số GV trong vùng cách mạng được rèn luyện trong kháng chiến quá ít, phần nhiều đã trở thành cán bộ các cấp chính quyền ban ngành từ xã, huyện, tỉnh, một số tiếp tục công tác quản lý giáo dục các địa phương.
  • 33. Trường sư phạm Phú Yên sau 4 tháng nỗ lực từ tháng 8 đến tháng 12/1975, đã đào tạo cấp tốc được 350 GV mẫu giáo, 401 GV tiểu học, 58 GV cấp II. Uỷ Ban nhân dân cách mạng tỉnh đã chủ trương xét, tuyển GV cho vùng mới giải phóng kể cả các giáo viên đã giảng dạy dưới chế độ cũ đủ tiêu chuẩn tiếp tục đứng lớp, góp phần ổn định tình hình nhà trường, chuẩn bị vào năm học mới. Ngày 19/10/1975, cùng với 4 triệu học sinh và gần mười vạn GV các cấp trên toàn miền Nam, ở Phú Yên từ các trường từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học với hàng vạn học sinh (HS) và hàng ngàn GV đã tưng bừng khai giảng năm học mới, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng. Như vậy, đến năm 1976, Phú Yên đã có một nền giáo dục phổ thông khá hoàn chỉnh bao gồm tất cả các cấp học “ngành học mẫu giáo có 160 lớp, với 5760 em, 246 GV; cấp I có 20 trường với 1233 lớp với 56.326 HS và 846 GV; về cấp II có 10 trường, 183 lớp 10.744 HS và 221 GV; về cấp III có 3 trường 56 lớp, với 2766 HS và 77 GV” [60, tr.7]. 1.2.2. Giáo dục Phú Yên trong thời kì hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa (Từ 11/1975 đến 7/1989) Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước quyết định hợp nhất một số tỉnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Từ ngày 3/11/1975 hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Tỉnh Phú Khánh kéo dài từ đèo Cù Mông đến Vịnh Cam Ranh. Tỉnh lỵ đóng ở Nha Trang. Tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV vạch ra con đường cho cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Về vấn đề giáo dục, Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới là phải đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới và thực hiện tốt nguyên lí, phương châm giáo dục của Đảng. Đại hội IV đã quyết định “tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, làm cho hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng XHCN”. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (TW) Đảng khóa VI (29/3/1989) ra Nghị quyết về công tác giáo dục. Nghị quyết nêu rõ:
  • 34. “Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”...“Hoàn thành tổng kết việc thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh thiếu niên thành con người mới XHCN theo hướng hình thành nhân cách người lao động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động sáng tạo, ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa XHCN nhiều thành phần …” [25, tr.882]. Trong 15 năm hợp nhất từ năm 1975 đến tháng 7 năm 1989, ngành giáo dục Phú Khánh luôn theo sát, thực hiện tích cực chủ trương đường lối về giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục cũng như các cấp Đảng và chính quyền địa phương, nỗ lực xây dựng và phát triển giáo dục ngày càng phát triển, có một vị trí xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục cả nước. * Về tổ chức bộ máy Ty giáo dục Phú Khánh là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Khánh. Tổ chức bộ máy gồm cán bộ giáo dục tại chỗ của 2 tỉnh, một số cán bộ miền Bắc chi viện và một số cán bộ được Ban giáo dục khu Trung Trung bộ hoặc Bộ giáo dục cử đến. Ban lãnh đạo Ty Giáo dục Phú Khánh đã nghiêm túc chấp hành chính sách của TW, chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, biết coi trọng công tác tư tưởng chính trị cho nên mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, phức tạp trong việc tuyển dụng lại đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục được ổn định, có chuyển biến mạnh mẽ theo đường lối cách mạng. Nhìn chung, tuyệt đại đa số giáo viên đã tiếp thu tốt đường lối chính sách giáo dục, tiếp nối được truyền thống cách mạng của quê hương, đem hết nhiệt tình xây dựng giáo dục. Đến ngày 01/01/1977, ngành đã xếp lương chính thức cho giáo viên cũ được tuyển dụng lại và giáo viên tuyển dụng mới, thực hiện một bước thống nhất chế độ lương trong cả nước, xóa bỏ sự khác biệt trước đây. Đồng thời cố gắng thực hiện
  • 35. ngay một số chính sách khác, tạo điều kiện ổn định đời sống, khuyến khích GV hăng hái công tác, giảng dạy theo đường lối giáo dục cách mạng. Kết quả công tác sử dụng lại đội ngũ GV cũ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và mở rộng đội ngũ GV, ổn định cơ quan trường học, tình hình an ninh chính trị, trật tự an ninh trong ngành. Nhà trường về cơ bản đã giữ vững và góp phần ổn định tình hình chính trị và an ninh chung vùng mới giải phóng và toàn xã hội. Việc thực hiện chính sách đối với GV ở vùng mới giải phóng đã giúp cho các ngành, các cấp và nhân dân thấy rõ vai trò vị trí của ngành giáo dục, của người thầy giáo, đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng, để có cơ sở bố trí sử dụng hợp lí, phát huy được mặt tích cực của họ, phát triển được đoàn thể, xây dựng cán bộ cốt cán, tín nhiệm của giáo viên được nâng cao trong học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân, làm động lực tinh thần cho họ phấn đấu. Nền giáo dục Mỹ - Ngụy, hậu quả của nền giáo dục thực dân cũ và cả hậu quả của những năm dài chiến tranh… dần dần bị xóa bỏ. Công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng thống nhất trong cả nước cũng vẫn là một công cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, vừa xây dựng vừa phát triển một cách sâu rộng, toàn diện trong quá trình hoạt động của ngành giáo dục. * Xây dựng hệ thống trường sư phạm Việc xây dựng hệ thống trường sư phạm các cấp để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mới làm nòng cốt cho công việc xây dựng nền giáo dục cách mạng là hết sức quan trọng và cấp bách. Trường Sơ cấp nghiệp vụ nuôi dạy trẻ ở thị xã Tuy Hòa đào tạo hàng trăm cô nuôi dạy trẻ cho toàn tỉnh Phú Khánh. Trường Sơ cấp Sư phạm mẫu giáo thành lập tại Nha Trang đã đào tạo được hằng trăm giáo viên mẫu giáo, đến năm 1985 trường chuyển ra thị xã Tuy Hòa và hợp nhất với trường Trung học sư phạm Phú Khánh. Trường Trung học sư phạm Phú Khánh thành lập trên cơ sở trường Trung cấp Sư phạm Phú Yên đặt tại Thị xã Tuy Hòa năm 1976. Hằng năm, trường đào tạo trên 400 giáo viên cấp I song vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu
  • 36. phát triển trường lớp tiểu học theo nhu cầu học tập của nhân dân sau ngày giải phóng. Trường lại phải kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Hệ thống các trường Sư phạm được thành lập và hoạt động trên địa bàn Bắc Phú Khánh (Phú Yên) trong thời gian 15 năm hợp nhất đã có công lao đóng góp rất to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp với số lượng hàng vạn người, làm nòng cốt trong việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng. * Xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa Chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17/6/1975 của Ban Chấp hành TW Đảng đã ghi rõ: “Tích cực xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa, trước mắt phải được coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết số một nhằm nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu do chính sách ngu dân và nô dịch của chế độ phản động Mỹ ngụy để lại, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục chính trị và phổ biến khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh đào tạo cán bộ trong những người đã trải qua chiến đấu, sản xuất và công tác” [16, tr.217]. Tính đến tháng 11/1976 Phú Khánh đã có 70.880 người được xóa mù chữ (XMC), một trong số 7/21 tỉnh đã căn bản hoàn thành công tác XMC, và đã có trên 40% số người trong diện đã thoát nạn mù chữ, học lên các lớp bổ túc văn hóa (BTVH). Đến cuối năm 1978, toàn tỉnh có đến hàng trăm lớp BTVH cho nhân dân và cán bộ cốt cán ở thôn xã, với 47.000 học viên BTVH tại chức và 2.500 học viên BTVH tập trung. Ở Phú Yên, các huyện Tuy Hòa, Thị xã Tuy Hòa, Đồng Xuân, Tuy An có phong trào BTVH sôi nổi và là những đơn vị mạnh trong toàn tỉnh Phú Khánh. Hệ thống trường BTVH cũng được thiết lập nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ và thanh niên ưu tú. Ở cấp tỉnh, trường Phổ thông lao động Bắc
  • 37. Phú Khánh có nhiệm vụ dạy BTVH cho cán bộ chủ chốt các huyện, thị. Trường BTVH Thanh niên công nông Bắc Phú Khánh (Đông Tác) cùng với trường Bổ túc Thanh niên công nông Nam Phú Khánh (Nha Trang) làm nhiệm vụ đào tạo trình độ văn hóa cấp II (sau đó là cấp III) theo chương trình bổ túc cho hàng trăm cán bộ và thanh niên ưu tú, những người đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng đất nước chưa có điều kiện học tập. Ở các huyện cũng thành lập hệ thống trường phổ thông lao động huyện, thị đào tạo trình độ văn hóa cấp II theo chương trình bổ túc cho cán bộ huyện, xã và thanh niên công nông. Sau khi tái lập tỉnh Phú Yên, số học sinh dân tộc quê Phú Yên được đưa về học theo các lớp riêng tại trường BTVH tỉnh, các lớp này là tiền thân của loại hình trường Phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) về sau. Tuy chất lượng đào tạo theo chương trình BTVH chưa cao nhưng các trường bổ túc ở Bắc Phú Khánh cùng với các trường phía Nam Phú Khánh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là đào tạo hàng ngàn cán bộ kiên trung cung cấp cho bộ máy Đảng, Nhà nước và đoàn thể các cấp. * Giáo dục mầm non và phổ thông Có thể nói hầu hết các thôn xã ở đồng bằng, buôn làng ở miền núi nơi nào có Hợp tác xã nông nghiệp là nơi đó có trường lớp mẫu giáo (MG). Số học sinh mầm non (MN) của tỉnh Phú Khánh trong thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 đã tăng rất nhanh. Bình quân trong 10 năm tăng 10,23%/năm. Lực lượng GV năm 1984 tăng đến 1.046 người. Chất lượng nuôi dạy còn ở mức độ thấp. Giáo viên MN nhiệt tình nhưng do phần đông là đào tạo cấp tốc, tay nghề chưa cao, cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp chật hẹp, đồ dùng dạy học, sách vở còn thiếu thốn, thu nhập giáo viên MN còn phụ thuộc hoàn toàn vào từng hợp tác xã. Riêng tình hình lớp, học sinh, giáo viên mầm non ở Phú Yên được mô tả trong bảng 1.1 sau. Bảng 1.1: Tình hình phát triển giáo dục mầm non Phú Yên (1975 – 1989) Năm học Số lớp Số học sinh Số giáo viên
  • 38. NH 1975 – 1976 160 5.700 246 NH 1985 – 1986 781 20.635 884 NH 1988 – 1989 800 21.000 960 So sánh từ năm 1975->1989 Số lớp tăng gấp 5 lần Số học sinh tăng gấp 3 lần rưỡi Giáo viên tăng gần 4 lần Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989. Nhìn vào bảng 1.1, so với năm học đầu tiên sau ngày giải phóng thì số lớp học MN ở Phú Yên tăng gấp 5 lần, số học sinh tăng 3,69 lần, số giáo viên tăng 3,9 lần, học sinh MN đạt tỷ lệ 3,6% dân số và 45,6% so với số cháu trong độ tuổi MN (từ 3 đến 6 tuổi) (trung bình chung trong cả nước học sinh MG đạt tỷ lệ 1,44% dân số). Như vậy có thể nói bộ phận Bắc Phú Khánh (Phú Yên) số học sinh MG được huy động đạt tỷ lệ cao, đứng vào các loại khá trong cả nước. Và cũng nói lên sự cố gắng, nỗ lực và kết quả tốt của ngành học MN Bắc Phú Khánh (Phú Yên). Trực tiếp thúc đẩy GD mầm non lúc này phát triển mạnh mẽ về qui mô và mạng lưới là vai trò của các Hợp tác xã nông nghiệp cùng với sự hoạt động tích cực của Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em các cấp. Sau 15 năm giải phóng giáo dục phổ thông Phú Yên có sự phát triển tốt. Nhất là cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở (THCS) phát triển mạnh, thu hút được nhiều học sinh vào học. Về trung học phổ thông (THPT) cũng có sự phát triển khá, nhưng quy mô hãy còn nhỏ so với các cấp học khác. Bảng 1.2: Tình hình phát triển giáo dục phổ thông cả 3 cấp I + II + III của Phú Yên trong 15 năm hợp nhất từ 1975 đến 1989. Năm học Tổngsố trường học Số lớp Tổng số học sinh Tổng số giáo viên 1975 – 1976 33 1.462 69.902 1.162 1985 – 1986 169 3.703 144.442 4.611 1988 – 1989 188 4.255 150.863 4.971 So sánh sự phát triển 1975 ->1989 Số trường tăng lên 6 lần Số lớp tăng gần 3 lần Số HS tăng gần 2 lần Số GV tăng trên 4 lần
  • 39. Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989. Trước đây, một bộ phận học sinh cấp I ở Phú Yên đi học chậm so với độ tuổi. Nhờ giáo dục mầm non phát triển mạnh đã tạo nguồn cho cấp I, nhịp độ tăng trung bình là 2,54%/năm. Học sinh cấp II tăng với tốc độ lớn nhất, có năm đạt tới 10,89% (năm 1984) do chủ trương của ngành giáo dục là tối đa việc cho học sinh tốt nghiệp cấp I lên học cấp II. Học sinh cấp III tăng 6,75%/năm. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông (THPT) thể hiện qua những số liệu trong bảng 1.3 sau: Bảng 1.3: Tình hình phát triển giáo dục cấp Trung học phổ thông từ 1975-1989. Nguồn: Sở Giáo dục Phú Khánh, Báo cáo tổng kết năm học 1975-1989. Số trường THPT ở Phú Yên từ 1975- 1989 tăng gấp 4 lần (14/3), số lớp cũng tăng gần 4 lần (210/56), học sinh tăng gấp 3 lần (8663/2766), giáo viên tăng 4 lần (311/77). Tỉ lệ HS/lớp khi mới giải phóng còn cao nhưng đến những năm sau đó tỉ lệ này giảm xuống còn 41,25 trong năm 1988-1989. Trường PTTH Nguyễn Huệ, THPT Ngô Gia Tự (Tuy Hòa), THPT Phan Đình Phùng (Sông Cầu) được mở rộng quy mô, các trường PTTH như trường Lê Hồng Phong, trường Lê Trung Kiên (huyện Tuy Hòa), trường Trần Quốc Tuấn (Thị xã Tuy Hòa), trường Trần Phú, trường Lê Thành Phương (Tuy An), trường Quang Trung (Sông Cầu), trường Lê Lợi (Đồng Xuân), trường Phan Bội Châu (Sơn Hòa) lần lượt xây dựng để đáp ứng yêu cầu học lên cấp III của hàng ngàn học sinh tốt nghiệp cấp II. Để đáp ứng với việc tăng nhanh số học sinh, lực lượng GV đã phải tăng với tốc độ rất cao. Trung bình toàn ngành tăng 7,68%/năm. Trong đó cấp I tăng Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên Tỉ lệ HS/lớp Tỉ lệ GV/lớp NH 1975 – 1976 3 56 2.766 77 49,39 1,4 NH 1984 – 1985 12 193 8.403 399 43,54 2,1 NH 1988 – 1989 14 210 8.663 311 41,25 1,5
  • 40. 4,86%/năm (tăng gấp 3 lần so với số HS) giáo viên cấp II tăng 14,51%/năm (tốc độ tăng gấp rưỡi so với HS) số giáo viên cấp III tăng 10,4%/năm (tăng gấp rưỡi so với HS). Tỉ lệ GV/lớp ở cấp THPT tương đối thấp, năm 1975-1976 tỉ lệ này là 1,4 đến năm 1984-1985 là 2,1 nhưng đến năm 1988-1989 lại tụt xuống còn 1,5. Vấn đề mất cân đối giữa nhu cầu học tập và CSVC, mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc và kéo dài trong nhiều năm. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX tình trạng trên được cải thiện tốt hơn. Giáo dục phổ thông của Phú Khánh vẫn được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào giáo dục khá tốt trong cả nước. Và phong trào giáo dục Bắc Phú Khánh đã góp mặt bằng nhiều điển hình nhà trường tiên tiến. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được phát động, duy trì ngày càng thúc đẩy nâng cao chất lượng. Hàng năm, các đợt hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp (trường, huyện, tỉnh) được tổ chức thường xuyên. Đây là dịp tất cả giáo viên trao đổi kinh nghiệm rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học 1980 – 1981, ngành giáo dục thị xã Tuy Hòa có 30% giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó có 19 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 20 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải nhất toàn ngành. Không chỉ qui mô giáo dục tăng mà các hoạt động giáo dục cũng sớm đi vào nền nếp chất lượng, có nhiều xã trở thành điển hình tiên tiến trong giáo dục. Như năm học 1975-1976, toàn xã Xuân Lộc có gần 2.000 học sinh đi học, đến năm học 1978 – 1979 đã tăng lên hơn 4.500 học sinh. Từ 50 học sinh cấp II đi học ở xã khác đã có trường cấp II tại xã với 320 học sinh, từ 13 phòng học nhà trường đã vận động nhân dân xây dựng thêm 19 phòng mới, cả trường được 42 phòng học. Cuối năm học, 75% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, học sinh lớp 9 tốt nghiệp 95%, trong đó 80% được tiếp tục lên học trường cấp III, toàn trường có 8 HS được công nhận danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”. Năm học 1978 - 1979 trường phổ thông cấp II Xuân Lộc – Sông Cầu đạt danh hiệu là lá cờ đầu toàn ngành giáo dục Phú Khánh.
  • 41. Để đào tạo HS năng khiếu, năm 1988-1989 trường cấp II chuyên mang tên Lương Văn Chánh thành lập. Các trường cấp THPT lần lượt xây dựng để đáp ứng yêu cầu học lên cấp III của hàng ngàn học sinh tốt nghiệp cấp II. Trong hơn 15 năm xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục của Phú Yên cũng dần được nâng lên. Đã xuất hiện nhiều trường học tiên tiến xuất sắc: trường mẫu giáo An Dân, trường cấp I Hoà Thành (huyện Tuy Hòa), cấp I Âu Cơ (Thị xã Tuy Hòa), cấp II Hòa Bình, cấp II Hoà Thắng, cấp II Xuân Lộc, cấp III Nguyễn Huệ… Danh hiệu tổ đội lao động XHCN, chiến sĩ thi đua cũng bắt đầu được trao tặng cho nhiều tập thể và cá nhân trong toàn ngành. Trong hầu hết các năm học, học sinh phía bắc Phú Khánh vẫn luôn dành nhiều giải cao hơn trong phong trào học sinh giỏi Văn và Toán ở lớp 5, lớp 9, lớp 12, rõ nét nhất là giỏi ở môn Toán. * Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề Ngoài Trường trung học sư phạm Phú Khánh, còn có trường Trung cấp lao động- tiền lương (nay là Phân viện Ngân hàng), trường Trung cấp Xây dựng số 6 (nay là Cao đẳng xây dựng số 3), trường Trung học Địa chất (nay là Cao đẳng Công nghiệp) được thành lập và hoạt động trên địa bàn Phú Yên. Qui mô giáo dục chuyên nghiệp chưa được mở rộng và nâng cấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và duyên hải Nam Trung bộ. Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng, giáo dục lao động được quán triệt sâu rộng trong tất cả các cấp học, trong nội dung giảng dạy và cả hoạt động thực tiễn của nhà trường. Coi giáo dục lao động như một thước đo, một yếu tố cơ bản để phân biệt giữa nhà trường mới với nhà trường cũ. Hầu hết các trường đều có vườn trường, ruộng thí nghiệm, xưởng trường để học sinh thực hành lao động sản xuất. Lao động được tiến hành toàn diện với các loại hình như lao động phục vụ sinh hoạt học tập, lao động công ích xã hội, lao động sản xuất nông, công nghiệp chủ yếu là thực hành nông nghiệp. Bước đầu đem lại kết quả thiết thực, nhất là giáo dục và nâng cao ý thức lao động cho thầy giáo và học sinh, xóa bỏ tư tưởng coi thường, tách rời lao động sản xuất của nhà trường cũ.
  • 42. Thực hiện Chỉ thị 126/CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ V, loại hình trường “Vừa học vừa làm” được thành lập ở Phú Khánh. Cùng với “Trường vừa học vừa làm Suối Dầu” (Khánh Hòa), “Trường vừa học vừa làm Sơn Thành” (Phú Yên) được xây dựng trên cơ sở Nông trường Sơn Thành. Chất lượng giáo dục khá tốt, đạt yêu cầu giáo dục văn hóa và lao động, xây dựng CSVC trường lớp, sản xuất tự túc được một phần. Năm học 1982-1983, kết quả kỳ thi PTTH toàn tỉnh Phú Khánh: Trường PTTH Trần Phú (Tuy An), trường vừa học vừa làm Sơn Thành (Tuy Hòa) đạt tỷ lệ cao nhất: 90%, học sinh tốt nghiệp cấp III. Một số học sinh đã trúng tuyển vào Đại học sư phạm Quy Nhơn và trường Đại học Nông nghiệp 4, một số tham gia nghĩa vụ quân sự. Công tác giáo dục hướng nghiệp (HN) được đẩy mạnh, nhiều trường ở huyện Tuy Hòa, Tuy An đã phối hợp với Ban lâm nghiệp soạn và giảng dạy một số kỹ thuật nông nghiệp về cách trồng và chăm sóc cây lúa, cây bông, cây mía, cây dừa… trong đó cây bông cũng đã được hướng nghiệp và đưa vào trồng ở nhiều trường trong tỉnh như trường phổ thông trung học Nguyễn Huệ, trường tiểu học Phú Lâm 3... Năm học 1984 – 1985 tại thị xã Tuy Hòa một Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề (KTTH-HN-DN) đã được thành lập. Trung tâm dạy các nghề mộc, kỹ thuật cơ khí ô tô, giâm cành, cấy mô tế bào, tạo giống cây mới. Để tăng cường hơn nữa chức năng đào tạo và dạy nghề, nhiều trường dạy nghề huyện, thị cũng được thành lập vào thời gian này như trường dạy nghề huyện Tuy Hòa, trường đã tổ chức dạy nghề may, mộc cho một số lượng đáng kể thanh niên trong huyện. * Giáo dục quốc phòng, an ninh, văn nghệ, thể dục - thể thao Cùng với việc dạy chữ, giáo dục lao động, giáo dục quốc phòng và an ninh được chú trọng đúng mức. Trình độ giác ngộ cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, nếp sống lành mạnh, trật tự văn minh trong nhà trường, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước… luôn đươc nâng cao và thường xuyên củng cố. Kế thừa được truyền