SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ VÂN ANH
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG -TỈNH NAM ĐỊNH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN LÊ
HÀ NỘI - 2010
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CBQLGD Cán bộ Quản lý Giáo dục
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo
GV Giáo viên
GVG Giáo viên giỏi
HSG Học sinh giỏi
KT-XH Kinh tế - Xã hội
Nxb Nhà xuất bản
QLGD Quản lý Giáo dục
STT Số thứ tự
THPT Trung học Phổ thông
UBND Ủy ban Nhân dân
3
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Lý thuyết kỳ vọng về động cơ
Bảng 2.1. Tương quan giữa số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ
Bảng 2.2. Số lượng GV thực tế của các tổ chuyên môn so với định mức của Bộ
Bảng 2.3: Số lượng, tỉ lệ GV môn chuyên thực tế so với số lượng, tỷ lệ cần tối thiểu
Bảng 2.4: Số lượng, tỉ lệ GV theo độ tuổi ở các tổ chuyên môn
Bảng 2.5: Số lượng đảng viên và trình độ chính trị theo tổ chuyên môn
Bảng 2.6: Trình độ đào tạo của ĐNGV theo tổ chuyên môn
Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ và tin học của ĐNGV
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến về thực trạng phát triển ĐNGV
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất.
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Giả thuyết khoa học................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TRƢỜNG THPT CHUYÊN .......................................................... 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 9
1.2.1. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên ................................................................ 9
1.2.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển
đội ngũ giáo viên......................................................................................... 10
1.3. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực................................................... 11
1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực................................................................. 11
1.3.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực ..................................... 12
1.3.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực................................. 14
1.4. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ
thông chuyên................................................................................................ 15
1.4.1. Trường trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục
quốc dân....................................................................................................... 15
1.4.2. Phân công, năng lực và lao động sư phạm của giáo viên trung
học phổ thông chuyên.................................................................................. 17
1.4.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông chuyên......................................................................................... 18
1.4.4. Tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông chuyên.................................................................................. 23
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên............. 23
1.5.1. Kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên ....................................................... 24
1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên .......................................................... 24
1.5.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên ................................................................ 25
1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ............................................... 25
1.5.5. Đánh giá, thẩm định đội ngũ giáo viên.............................................. 26
1.5.6. Luân chuyển, đề bạt đối với đội ngũ giáo viên ................................. 27
1.5.7. Các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút đội
ngũ giáo viên................................................................................................ 29
5
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông chuyên.................................................................................. 30
1.6.1. Vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường........................... 30
1.6.2. Khả năng tự chủ và hoạt động sáng tạo của giáo viên ...................... 30
1.6.3. Cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giáo viên ...................................... 31
1.7. Định hướng đổi mới phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ
thông chuyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.................................... 35
1.7.1. Định hướng phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông
chuyên đến năm 2020 .................................................................................. 37
1.7.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học
phổ thông chuyên hiện nay.......................................................................... 38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ HỒNG
PHONG - TỈNH NAM ĐỊNH................................................................... 40
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội - giáo dục
của tỉnh Nam Định....................................................................................... 40
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định ...................... 40
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - giáo dục của tỉnh Nam Định................. 41
2.2.Thực trạng về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam
Định và đội ngũ giáo viên nhà trường ......................................................... 43
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà trường .................................. 43
2.2.2. Sứ mạng, nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu của nhà trường ................ 45
2.2.3. Điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường ......................................... 49
2.2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường từ năm 2005 đến 2010....... 50
2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung
học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định ............................. 58
2.3.1. Thực trạng về xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên chuyên, cận
chuyên.......................................................................................................... 59
2.3.2. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên ............................................ 61
2.3.3. Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên........................................ 62
2.3.4.Côngtácđàotạo,bồidưỡngđộingũtheođặcthùtừngmôn,khốilớp............. 64
2.3.5. Chế độ, chính sách đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ ........... 67
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo
viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định ................... 69
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - TỈNH
NAM ĐỊNH................................................................................................. 73
3.1. Những định hướng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong
nhà trường trung học phổ thông .................................................................. 73
3.2. Nguyên tắc đề xuất cho việc phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà
trường phổ thông.......................................................................................... 74
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...................................................... 74
6
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tiễn ................ 75
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .................................................... 75
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi....................................................... 75
3.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học
phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tinh Nam Định............................................ 76
3.3.1. Về số lượng........................................................................................ 76
3.3.2. Về cơ cấu ........................................................................................... 77
3.3.3. Về chất lượng..................................................................................... 77
3.4. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ
thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông hiện nay........................................................................ 77
3.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và xây dựng quy trình phát triển
đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại và tương
lai của nhà trường ........................................................................................ 77
3.4.2. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên nhằm
phát huy tiềm năng của đội ngũ................................................................... 80
3.4.3. Hoàn thiện cách thức đánh giá đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay............................................................................ 85
3.4.4. Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục............................................... 88
3.4.5. Tạo lập môi trường (pháp lý – tâm lý – xã hội – văn hoá)
cho đội ngũ giáo viên................................................................................... 92
3.4.6. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.............. 95
3.4.7. Xây dựng mạng lưới giáo viên dạy môn chuyên giữa các trường
trung học phổ thông chuyên và các khối chuyên của các trường đại học
trong nước.................................................................................................... 98
3.5. Thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất.......................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 103
1. Kết luận.................................................................................................... 103
2. Khuyến nghị............................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 106
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 - 2010 là: “Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng
đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại hoá... Để đạt mục tiêu trên, giáo dục và khoa học - công nghệ có vai trò
quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết” [1].
Nhân tố quyết định thắng lợi sự CNH, HĐH mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra chính là nguồn lực con người, bởi vì, con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển. Do đó, muốn tiến hành CNH, HĐH thành công tất
yếu phải thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo nhân
tài là: “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân tài...Đặc biệt
chú trọng phát triển nhân tài, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách,
tổ chức phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân tài thu hút nhân tài...tạo
môi trường thuận lợi để phát huy nhân tài”. Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có giáo dục
mà trực tiếp là đội ngũ các thầy cô giáo đóng vai trò quyết định.
Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của đất nước, trước những
thời cơ và thách thức của xu thế đổi mới giáo dục toàn cầu, đã đặt ra cho
ngành giáo dục và đào tạo nước ta cần phải có sự “chuyển bến căn bản và
toàn diện”, trong đó việc phát triển đội ngũ giáo viên được coi là công tác
trọng tâm. Điều này đã được Luật giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò
quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [9]. Đội ngũ giáo viên là
nhân tố quyết định của giáo dục. Chính vì thế, ngày 15/06/2004 Ban bí thư
2
Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 40CT/TW về việc phát triển, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -
2010, trong đó mục tiêu tổng quát đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng
hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” [8]..
Phát triển đội ngũ giáo viên về phẩm chất năng lực ở trường THPT
chuyên trở thành một nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
quan trọng của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước, tháng 9/2007
Hội nghị các trường chuyên trong cả nước đã thông qua định hướng chiến
lược đến năm 2020 là: “phát triển các trường chuyên trong hệ thống trở thành
các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chất lượng cao và có ít
nhất 10 trường trọng điểm ngang tầm với các trường trung học phổ thông
chuyên quốc tế”. Do vậy, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường
trung học phổ thông chuyên càng trở nên quan trọng và cấp bách.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định thuộc hệ thống
các trường THPT chuyên và là một trường có bề dày không chỉ về truyền
thống mà về thành tích học tập cũng như các mặt hoạt động khác. Nhà trường
luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của mình và được đánh giá
ở tốp dẫn đầu trong hệ thống các trường THPT chuyên trong cả nước, góp
phần khẳng định vị thế của giáo dục tỉnh Nam Định nói chung và vị thế của
nhà trường nói riêng.
Thành tích của nhà trường gặt hái được trong những năm qua có phần
đóng góp rất nhiều của đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ của
3
nhà trường. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay và mong
muốn nhà trường giữ vững danh hiệu, khẳng định thương hiệu thì công tác phát
triển đội ngũ cần phải có kế hoạch chiến lược cụ thể. Kế hoạch đó phải được
thực hiện từ khâu tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng đến các
chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên và chính sách đầu tư hợp lý.
Đã có một số công trình khoa học, bài báo, tham luận nghiên cứu vấn
đề phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên để nâng cao chất lượng
giáo dục được công bố. Song không phải tất cả các nghiên cứu đó đều có tính
khả thi ở các trường THPT chuyên trong cả nước, bởi vì, ở mỗi loại trường, ở
từng địa phương khác nhau, với điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội khác
nhau, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh khác nhau nên giải
pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cũng phải có những nét đặc thù.
Vậy làm thế nào để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?
Nghiên cứu điều kiện thực tế và đưa ra biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định, để nâng
cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất
nước trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
về chính trị và về phát triển nguồn nhân lực của địa phương thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Biện pháp
phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng
Phong (tỉnh Nam Định) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định nhằm phát triển về số lượng, chất
lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống các cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói chung
và giáo viên THPT chuyên nói riêng.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định.
4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên
Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên
Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định tuy được chú trọng và đầu tư song chưa
đồng đều so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: số lượng đội ngũ giáo
viên còn thiếu, năng lực còn chênh lệch, cơ cấu chưa đồng bộ, kế hoạch, nội
dung và phương pháp quản lý theo hệ thống chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận và thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên có thể đề xuất được
các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên Lê
Hồng Phong đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ giáo
viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định.
6.2. Giới hạn về đơn vị khảo sát
Đề tài chỉ đề cập đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định từ 2010 đến năm 2015.
5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn
bản, sách báo, tài liệu, báo cáo của nhà trường, các công trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, kết luận tài liệu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên ở
trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định để làm rõ thực trạng
và các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tham dự một số tiết giảng dạy các bộ môn, thao giảng bồi dưỡng học
sinh giỏi, các hoạt động của các tổ chuyên môn, hoạt động của giáo viên, học
sinh đối với việc dạy và học theo đặc thù của từng khối, lớp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành gặp gỡ Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn về
vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Thống kê, phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, và phụ lục, nội dung luận văn sẽ dự kiến trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển đội ngũ giáo viên trường
THPT chuyên.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên
trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định.
Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông.
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ những năm đầu của thế kỷ XXI
với những bước tiến nhảy vọt đưa thế giới chuyển mình từ nền văn minh công
nghiệp sang nền văn minh tri thức. Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn
cầu hóa là xu thế tất yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tất cả các
quốc gia trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu hướng tới một giai đoạn mới,
giai đoạn của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết, giáo dục đang bước ra
khỏi vị trí truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong tư duy phát triển của
mỗi quốc gia. Giáo dục vừa là động lực cho việc thực hiện kinh tế tri thức,
vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức.
Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của giáo dục
không ngừng được củng cố và tăng cường. Giáo dục đóng vai trò hết sức quan
trọng trong chiến lược phát triển ở mọi đất nước, thậm chí, nó còn được đặt ở
vị trí hàng đầu. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong các quan niệm, các cách
tiếp cận, nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi
và làm chủ sự phát triển. Với tầm quan trọng của giáo dục trong nền kinh tế
tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới đa nhạy bén tiến hành nghiên cứu cải
cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông.
Đối với Việt Nam, trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất
nước, chúng ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục liên thông và hoàn chỉnh
từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học nhằm đáp ứng một cách tích cực
nhu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu nhân lực và nhân tài cho xã hội. Trong suốt
tiến trình ấy, hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên với quan điểm: Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân
tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Nói đến giáo dục, Đảng, Nhà
nước và Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, đặc biệt đề cao vai trò của đội
7
ngũ giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan
trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Bác còn
căn dặn “các cô, các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng thời cũng
thấy khả năng của mình cần được nâng cao thêm lên mãi mới làm tròn nhiệm
vụ” [29, tr.114]. Các nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục, Chiến lược phát
triển giáo dục và các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta đều nhất quán
đăt đội ngũ giáo viên vào vị trí trung tâm, được xã hội tôn vinh và có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Chăm lo
xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để họ đáp ứng yêu cầu và theo kịp
với sự thay đổi, phát triển của giáo dục là trách nhiệm của các cấp quản lý
giáo dục, của bản thân cá nhân giáo viên và của toàn xã hội. Đội ngũ giáo
viên là bộ phận quan trọng của nguồn lực xã hội, là nhân tố cơ bản của ngành
GD-ĐT, của một nhà trường và hiển nhiên được thừa hưởng tất cả những ưu
tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và cần phải được nghiên cứu
đổi mới kịp thời đáp ứng sự thay đổi và phát triển của nền giáo dục.
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 5/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” [8].
Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/4/2004 của Quốc hội Nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 về “Quy hoạch phát triển đội ngũ nhà
giáo” nêu rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo;
đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương
tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giao dục
thường xuyên tự học tập đê cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về
chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [10, tr.2].
8
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, Điều 80 Luật Giáo dục 205 quy định:
“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ đẻ
nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao
trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp
theo quy định của Chính phủ” [9, tr.29].
Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục 2009-2010 của Bộ Giáo dục-
Đào tạo đưa ra 11 giải pháp, trong đó giải pháp: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục” được coi là 1 trong 2 giải pháp có tính đột phá.
Giải pháp nêu rõ: “Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao
chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Tăng cường các khóa bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên
tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà
giáo trong tình hình mới” [1, tr.20]
Nhiều hội thảo khoa học về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành học, bậc học đã được thực hiện. Có
thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như tác giả Đặng Quốc Bảo –
Nguyễn Đắc Hưng [14], Trần Bá Hoành [24], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [28], ….
Nghiên cứu đề tài về phát triển đội ngũ giáo viên gần đây được rất
nhiều tác giả quan tâm và được thể hiện trong nhiều Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý giáo dục. Các tác giả nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ
giáo viên theo bậc học, ngành học trong đó chủ yếu đề cập đến đội ngũ giáo
viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Nghiên
cứu của tác giả Bùi Anh Tuấn về “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
THCS huyện Từ Liêm Hà Nội đến năn 2015”; Tác giả Đinh Thái Thiện với
đề tài “Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các trường
THPT huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh đến năm 2010”; Hoặc tác giả Hà Thị
Khánh Vân lại chọn đề tài nghiên cứu là “các giải pháp quản lý nhằm xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT chuyên Chu Văn An
9
tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay” [36]… nhưng đề tài nghiên cứu phát
triển đội ngũ các trường THPT chuyên thì chưa nhiều.
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, có thể rút ra một số nhận
xét như sau:
- Nghiên cứu về sự phát triển dội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều
cấp độ khác nhau, đặc biệt dưới góc độ quản lý giáo dục.
- Các nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên chưa tập trung
vào hai phần chính: nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên theo cấp
học, ngành học; nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cơ sở
giáo dục thuộc cấp học, bậc học và ngành học.
- Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên hầu như
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên
1.1.1.1. Đội ngũ
Trong từ điển Tiếng Việt, đội ngũ được định nghĩa: “Đội ngũ là tập
hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực
lượng” [31, tr.339].
Ngoài ra, khái niệm đội ngũ còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều
lĩnh vực khác nhau, ví dụ như trong các nhà máy, xí nghiệp có đội ngũ công
nhân hay đội ngũ y bác sỹ trong ngành y tế…Trong lĩnh vực giáo dục, thuật
ngữ đội ngũ được dùng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau
về chức năng trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như: đội ngũ giáo viên, đội
ngũ cán bộ quản lý trường học…
1.1.1.2. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên dùng để chỉ một tập hợp người bao gồm cán bộ quản
lý, giáo viên. Từ điển giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: “Đội ngũ giáo viên
là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu
10
chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [33, tr.95]. Khi nghiên
cứu về giáo dục người ta quan niệm đội ngũ giáo viên ở Việt Nam so với thế
giới có những điểm phân biệt. Trên thế giới, đội ngũ giáo viên là những
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và
giáo dục như thế nào, có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của
học đối với giáo dục. Còn ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên trong ngành giáo
dục được quan niệm là một tập thể người, bao gồm các cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ
yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục.
Từ những cách hiểu khác nhau đó, có thể kết luận là: Đội ngũ giáo viên
là tập hợp những người làm công tác giáo dục và dạy học ở một trường học
hay một cấp học, ngành học nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra
cho tổ chức đó.
1.1.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên
1.1.2.1. Phát triển
Theo lý luận của phép biện chứng duy vật: Phát triển là sự vận động tất
yếu của sự vật hiện tượng để phù hợp với quy luật khách quan. Phát triển là
quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện cho cả tự
nhiên và xã hội, là quá trình hiện thực nhưng cũng có thể là tiềm năng của sự
vật hiện tượng.
Nhưng theo từ điển Tiếng Việt, phát triển có nghĩa là biến đổi hoặc làm
cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến
cao, đơn giản đến phức tạp. Nói cách khác, phát triển có nghĩa là làm tăng cả
về số lượng, chất lượng và quy mô của một quá trình vận động.
1.1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên
11
Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra đội ngũ giáo viên có đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng, cân đối và đồng bộ về cơ cấu cho các môn học
được đặt ra trong phân phối chương trình. Trên cơ sở đó, đội ngũ này sẽ đảm
nhiệm và thực hiện tốt các nhiệm vụ của chương trình đáp ứng yêu cầu của
giáo dục phổ thông.
Phát triển đội ngũ giáo viên là quá trình vận động liên tục nhằm tạo ra
sự gắn bó giữa xây dựng chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
với việc sử dụng hợp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển
và đôi ngũ giáo viên được đánh giá một cách chính xác, khách quan.
Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là một khái niệm tổng hợp bao
trùm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và phát triển nghề nghiệp đội ngũ
giáo viên, được xem như là một quá trình tích cực mang tính hợp tác cao.
Người giáo viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt với
nhà trường.
1.1.2.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
Trước hết, cần phải hiểu biện pháp là gì? Đó chính là cách làm, cách
giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ thể. Trong giáo dục biện pháp
thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các phương pháp, phụ thuộc vào
phương pháp, nhưng trong tình huống sư phạm cụ thể phương pháp và biện
pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở
tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
Phát triển đội ngũ giáo viên được thực hiện thông qua các biện pháp
của các nhà quản lý đối với đội ngũ giáo viên sao cho sự tác động đó tạo ra sự
thay đổi đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ
cấu và chuẩn về chất lương đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay.
1.3. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực
1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Khi nghiên cứu về Quản lý nhân sự trong giáo dục, tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Lộc cho rằng: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một
12
nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động có kỹ năng được chuẩn bị sẵn
sàng tham gia một công việc nào đó trong cơ cấu lao động của xã hội” [27].
Khi nghiên cứu về Phát triển nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển
con người, tác giả Đặng Quốc Bảo đã khẳng định: Khái niệm “nguồn nhân
lực” ra đời vào thập niên 80, muộn hơn một chút so với khái niệm “vốn
người”. Khái niệm “vốn người” thể hiện ở “ nhân cách – sức lao động: trong
mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con
người, việc quản lý nhân tố này phải nhìn và tương quan với vốn vật chất,
định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực (vốn sinh lời). Khái
niệm “nguồn nhân lực” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng nhu cầu toàn diện
của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá
trình phát triển [12, tr.8].
Nguồn nhân lực được xác định là nguồn lực tiềm năng và vô tận của
mỗi quốc gia. Bên cạnh các nguồn tài lực, vật lực thì nguồn nhân lực, đặc biệt
nguồn nhân lực có hiểu biết, có trình độ cao sẽ ngày càng trở thành nguồn lực
quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong xã hội ngày nay, thậm chí trong
thế kỷ sau.
Tóm lại, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ khái niệm
nguồn nhân lực và vốn người, là cơ sở cho các nhà quản lý nhận thức và đưa ra
cá biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt được sự hài
hòa giữa hai khía cạnh: Con người vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của sự phát
triển, đồng thời quản lý nhằm đạt được sự đồng thuận và kỷ cương xã hội.
1.3.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực
Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai cấp độ:
1.3.2.1. Cấp độ vĩ mô
Được xem xét ở 3 góc độ kinh tế, giáo dục, và chính trị - xã hội
13
- Dưới góc độ kinh tế: Quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trung vào
công tác quy hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu nhân lực trong tương quan với cơ
cấu kinh tế.
- Dưới góc độ giáo dục: Tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng.
- Dưới góc độ chính trị - xã hội: Tập trung vào việc đưa ra các chính
sách đảm bảo quyền tự do dân chủ, sự an ninh đối với đời sống của con
người, sức khỏe của con người, giữ gìn môi trường sống tự nhiên trong lành,
đảm bảo bình đẳng giới, bình đẳng dân tộc…[12, tr.7]
Để khẳng định vai trò cửa nguồn nhân lực, vai trò của GD – ĐT trong
công tác phát triển nguồn nhân lực, Nghị Quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VIII đã nêu rõ: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò
quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất
còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề
thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo và phát huy bởi một nền giáo
dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, “nguồn nhân lực” được đánh giá là có
tiềm năng phát triển , nhưng nguồn lực này chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong
xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Vì vậy, Nghị quyết đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo
là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực người,
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
1.3.2.2. Cấp độ vi mô
Với bất kỳ tổ chức cơ quan hay một nhà trường nào, quản lý phát triển
nguồn nhân lực được thực hiện thông qua các khâu:
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực (quy hoạch)
- Tuyển mộ
- Chọn lựa
14
- Xã hội hóa / định hướng
- Huấn luyện và phát triển
- Thẩm định kết quả hoạt động
- Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải [27, tr.3]
Trong quản lý nguồn nhân lực, để khai thác tối đa tiềm năng con người
trong mỗi tổ chức và tạo ra lợi thế cạnh tranh cần tập trung vào 3 khía cạnh:
- Thiết kế cơ cấu, sắp xếp và tổ chức công việc: Nhà quản lý phải làm
cho cấu trúc tổ chức của mình thật êm, tăng cường sự ủy quyền cho các thành
viên trong tổ chức và khai thác hiệu quả “chiến lược phát lộ” [27, tr.1].
- Quản lý văn hóa tổ chức: Người quản lý phải phải định hướng và khuyến
khích người lao động thông qua tác động của niềm tin, giá trị và chuẩn mực hành
vi. Ngoài ra, việc tuyển chọn, bố trí, đánh giá, phát triển và thưởng phạt theo
cách có thể tạo ra sự cam kết bền vững với mục tiêu của tổ chức [27, tr.1] .
- Về chính sách và kỹ thuật quản lý yếu tố con người: luôn theo hướng
tạo ra sự khuyến khích đủ mạnh để người lao động làm việc, dâng hiến hết
sức lực của bản thân cho tổ chức. Đó là sự tiến bộ về chất của quản lý nguồn
nhân lực so với cách tiếp cận quản lý nhân sự trước đây [27, tr.1] .
1.3.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực
Từ những phân tích trên, cho thấy vấn đề quản lý phát triển nguồn nhân
lực cho dù ở cấp độ vĩ mô hay tổ chức chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta có
những chính sách, tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực một cách
đúng đắn, có thể coi đây là kim chỉ nam cho quản lý nguồn nhân lực. Các tư
tưởng chỉ đạo bao gồm:
1. Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm;
Con người là “nguyên khí của mỗi quốc gia”, con người cần được “quản
lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao
động và cả thời kỳ sau lao động” [12, tr.2-6]. Phát triển con người không chỉ
nhấn mạnh đến phát triển thể lực, phát triển trí lực, mà nhấn mạnh phát triển
15
toàn diện con người “thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động”
[12, tr.6]. Theo khuyến cáo của UNDP, bộ ba nhân tố: giáo dục – kinh tế - ý tế
có vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng lực con người, sự đóng góp của
con người vào quá trình phát triển, trong đó giáo dục được coi là nhân tố quyết
định vì sản phẩm của giáo dục chính là những con người có tri thức, có phẩm
chất và kỹ năng sống, có năng lực làm việc…, và những con người đó là
2. Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình.
3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động là lấy lợi ích người lao động.
Lợi ích đó phải hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
4. Tiến hành giao lưu đồng thuận trong môi trường dân chủ được đảm bảo
thuận lợi.
5. Có các chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao
động, đảm bảo hiệu quả công việc.
6. Bám sát thị trường lao động. Đó là mấu chốt để xây dựng các chính
sách phát triển GD-ĐT đúng đắn.
7. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực như tuyển dụng, tuyển chọn, chính
sách lao động, phân công lao động, phân bổ nhân lực, chính sách cán bộ, tiền
lương, khen thưởng… phải đồng bộ.
8. Luôn tạo ra động lực nhằm kích thích người tham gia lao động, động
viên họ tích cực, năng động, có thiện chí để sáng tạo…[28, tr.1].
1.4. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
1.4.1. Trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Để nghiên cứu sâu về phát triển đội ngũ trường trung học phổ thông
chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, trước hết luận văn xin được đề cập
đến khái niệm trường chuyên ở ba khía cạnh: chức năng, nhiệm vụ và quy mô
phát triển trường trung học phổ thông chuyên.
1.4.1.1. Chức năng
Tại điều 62, Luật giáo dục 2005 đã ghi: “Trường THPT chuyên được
hình thành lập ở cấp THPT dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc
16
trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên
cơ cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện” [9, tr.104].
1.4.1.2. Nhiệm vụ
Trường trung học phổ thông chuyên thuộc loại hình trường chuyên biệt,
cho nên ngoài các nhiệm vụ chung của trường trung học phổ thông trong hệ
thống giáo dục quốc dân được quy định tại điều 3, Điều lệ trường TH cơ sở,
THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường
THPT), trường THPT chuyên còn có những nhiệm vụ riêng được quy định tại
điều 2 của Quy chế trường THPT chuyên là:
1. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một hoặc một số môn
học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kế
hoạch và chương trình giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông.
2. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và
tâm lý học sinh [3].
1.4.1.3. Quy mô phát triển các trường THPT chuyên
Tập hợp các trường THPT chuyên tạo thành hệ thống các trường THPT
chuyên, bao gồm: Trường THPT chuyên thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các trường THPT chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Trong trường chuyên, mỗi khối học chỉ được thành lập một lớp chuyên
cho mỗi môn chuyên. Tùy điều kiện của tỉnh hoặc của trường đại học, trường
chuyên có thể có một số hoặc tất cả các lớp chuyên đó là: chuyên Toán, chuyên
Tin, chuyên Lý, chuyên Hóa, chuyên Sinh, chuyên Văn, chuyên Sử, chuyên
Địa, chuyên Tiếng Anh, chuyên Tiếng Nga, và tiếng Pháp. Vậy là số lớp
chuyên nhiều nhất ở tất cả các môn chuyên ở mỗi trường chuyên là 33 lớp. Mỗi
lớp chuyên có từ 30 đến 35 học sinh, học chương trình một môn chuyên.
Ngoài ra, trong trường chuyên có thể có một số lớp không chuyên. Số lớp
không chuyên chiếm không quá 30% so với tổng số lớp chuyên toàn trường. Vậy
là số lớp không chuyên nhiều nhất ở mỗi trường THPT chuyên là 11 lớp [3].
17
Nghiên cứu về lý luận phát triển nguồn nhân lực đã làm rõ vai trò quan
trọng của giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực người, đáp ứng những
yêu cầu trước xu hướng toàn cầu hóa và những yêu cầu khi nhân loại bước
vào kỷ nguyên tri thức.
Nhà trường nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng là cơ sở
giáo dục, là tổ chức văn hóa – xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo là nguồn
nhân lực sư phạm trong nhà trường. Việc nghiên cứu vê lý luận phát triển đội
ngũ giáo viên trường THPT chuyên thực chất là nghiên cứu về lý luận phát
triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức. Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung
đề cập các vấn đề sau đây:
- Đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên (hay nguồn nhân lực sư phạm);
- Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên
(hay nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức);
Cơ sở tâm lý, kinh tế và xã hội xã hội học của công tác phát triển đội ngũ giáo
viên trường THPT
1.4.2. Phân công, năng lực và lao động sư phạm của giáo viên THPT chuyên
Đội ngũ giáo viên – nhân tố quyết góp phần định chất lượng giáo dục,
đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ giáo
dục, với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo ở các trường , ở các
cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên là những tác nhân trực tiếp
của sự thay đổi nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát
triển mới. Đảng ta đã khẳng định: để thực hiện thắng lợi của cuộc công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được
nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần phải biết nuôi dưỡng, phát triển
nguồn nhât lực ngay từ tuổi thiếu thời đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc
đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, thể lực, tâm lực, các phẩm chất đạo
đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hóa và văn hóa.
18
Trọng trách này được giao cho ngành giáo dục – đào tạo mà lực lượng chủ
chốt là đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên THPT - lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo
dục cấp THPT, nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Vai trò
đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT được thể
hiện ở việc trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản và hiện đại
về văn hóa, khoa học nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực.
Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy phải đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất
đạo đức tốt, xây dựng kế hoạch đào tạo thạc sỹ đáp ứng số lượng theo quy chế
tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Đội ngũ giáo viên THPT chuyên phải là đội ngũ có trình độ đạt chuẩn
và trên chuẩn bậc THPT, được phân công giảng dạy khối lớp chuyên, được
đánh giá bằng các chuẩn mực đạo đức, phẩm chất với vai trò là người khai
sáng tài năng cho học sinh năng khiếu, trước hết phải là một công dân mẫu
mực, có nhân cách của người lao động, sáng tạo, năng động, có tay nghề, có
tâm hồn cao đẹp. Năng lực nhà giáo phải được thể hiện qua các thành tố: năng
lực hiểu biết, năng lực tổ chức, quản lý; năng lực sử dụng phương pháp dạy
học; năng lực tự học, biết cách tự học và biết dạy cách học; năng lực nghiên
cứu khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu; năng lực sử dụng ngoại
ngữ, máy tính và các phương tiện dạy học. Ngoài ra còn có năng lực chủ thể
hóa; năng lực xã hội hóa; năng lực giao tiếp, trao đổi, hợp tác, hòa nhập....
1.4.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
1.4.3.1. Khái niệm đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên
Từ việc nghiên cứu về đội ngũ giáo viên các trường THPT nói chung và
trường trung học phổ thông chuyên nói riêng, ta có thể quan niệm: “Giáo viên
trường trung học chuyên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy ở trường THPT
chuyên”. Giáo viên trường THPT chuyên có thể được chia thành hai nhóm:
19
- Nhóm thứ nhất bao gồm các giáo viên dạy môn chuyên, ví dụ giáo viên
dạy môn Toán ở lớp chuyên Toán, giáo viên dạy môn Văn ở lớp chuyên
Văn…. Nhóm giáo viên dạy môn chuyên làm nhiệm vụ giảng dạy và bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi theo môn chuyên. Giáo viên dạy môn chuyên là
lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ của trường THPT chuyên.
- Nhóm thứ hai bao gồm các giáo viên dạy môn không chuyên, ví dụ
giáo viên dạy môn Toán ở lớp chuyên Tin hoặc các lớp không chuyên, giáo
viên dạy Thể dục ở tất cả các lớp.
* Nhiệm vụ của giáo viên trường THPT chuyên
Giáo viên trường THPT chuyên phải thực hiện nhiệm vụ chung của nhà
giáo quy định tại Luật giáo dục 2005 và nhiệm vụ của giáo viên THPT quy định
tại Điều lệ trường THPT, giáo viên môn chuyên ở trường chuyên còn có thêm
những nhiệm vụ được quy định tại điều 17 của quy chế trường chuyên, đó là:
- Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh về môn chuyên;
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh môn chuyên tập dượt nghiên cứu khoa
học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh [3].
* Vai trò và trách nhiệm của giáo viên trường THPT chuyên
Điều 15, Luật giáo dục 2005 đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của
nhà giáo nói chung, đó là: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm
bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu
gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có
chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và
tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình, giữ gìn và
phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [9, tr.69].
Vậy, giáo viên trường THPT chuyên ngoài các nhiệm vụ chung, còn
phải gánh vác thêm nhiệm vụ của một trường chuyên biệt, cho nên họ có vị trí,
vai trò và trách nhiệm “đặc biệt quan trọng” trong đội ngũ nhà giáo. Họ là yếu
20
tố “quyết định đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh giỏi của nhà
trường, chất lượng đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước”. Vì vậy, việc phát
triển đội ngũ giáo viên nhằm tạo nên một đội ngũ giáo viên vừa có tâm, vừa có
tầm trong các trường THPT chuyên được coi là nhiệm vụ then chốt.
1.4.2.2. Đội ngũ giáo viên THPT chuyên : Được thể hiện qua 3 tiêu chí:
1. Số lượng giáo viên: Được biên chế theo định mức của Bộ GD-ĐT
(quy định tại thông tư số 27/TT-LB ngày 07/2/1992 và thông tư số
59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008). Cụ thể là:
- Đối với 1 lớp chuyên: Bố trí giáo viên tối đa là 2,25 là biên chê
- Đối với 1 lớp không chuyên: Bố trí giáo viên tối đa là 2,25 biên chế.
Vậy là, số lượng giáo viên của mỗi nhà trường sẽ được xác định theo số
lớp học sinh trong các nhà trường. (số lớp chuyên và số lớp không chuyên)
hay phụ thuộc vào mô hình phát triển cua nhà trường.
2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên: Được hiểu là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ
chuyên môn, giữa các môn học và trong từng môn học hoặc giữa các độ tuổi
hoặc tỉ lệ giới tính. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tính hợp lý, nhằm tạo
ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất trí, có khả năng hỗ trợ cho nhau về mọi mặt.
- Sự hợp lý về cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ:
+ Đó là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ chuyên môn, giữa các môn học đảm
bảo phù hợp trong biên chế chung, không có sự thừa giáo viên ở môn này và
thiếu giáo viên ở môn khác (hiện tượng thừa/thiếu ảo). Để tính toán được số
lượng giáo viên ở mỗi môn học, cần căn cứ vào thời lượng của chương trình
các môn học và số giờ công tác khác (tổ trưởng, chủ nhiệm lớp…), căn cứ vào
quy định chế độ công tác của giáo viên chuyên là 17 tiết và quy đổi 1 tiết dạy
chuyên môn băng 1,5 tiết môn không chuyên (theo thông tư số 59/2008/TT-
BGDĐT ngày 31/10/2008)
+ Hoặc tỉ lệ giữa số giáo viên dạy môn chuyên và giáo viên dạy môn không
chuyên trong từng môn học. Về mặt lý thuyết, mỗi môn chuyên môn ở một lớp
21
chuyên cần một giáo viên tham gia giảng dạy. Vậy là nhu cầu về số lượng giáo
viên môn chuyên ở mỗi trường thường tương ứng với số lớp chuyên.
- Sự hợp lý về độ tuổi: Đảm bảo có một tỉ lệ phù hợp giữa 3 độ tuổi đó là
giáo viên trẻ dưới 30 tuổi (T<30), giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 50 (30 ≤ T ≤
50) và giáo viên trẻ trên 50 (T>50), tạo nên sự kế thừa và bổ sung, hỗ trợ giữa
các thế hệ giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi với thế hệ giáo viên trẻ tâm huyết, nhiệt tình.
- Sự hợp lý về giới tính: Đảm bảo có một tỉ lệ giáo viên nam nữ phù hợp
trong các tổ chuyên môn, trong từng môn học và trong toàn trường. Song nhìn
chung giáo viên nam dạy môn chuyên ở trường chuyên sẽ phù hợp hơn so với
giáo viên nữ. Sở dĩ là vì, tính chất và đặc thù công việc ở trường chuyên khá vâts
vả và chịu nhiều áp lực, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và có quỹ thời gian nhiều;
đặc biệt ở các môn có dự thi học sinh giỏi khu vực, quốc tế do phải thường
xuyên cập nhật chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu, đề thi v.v.v quốc tế.
3. Chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng
trong đời sống xã hội, nhất là trong giáo dục, có nhiều đinh nghĩa khác nhau
về chất lượng, song theo tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Quản
lý chất lượng cho rằng, có một định nghĩa tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác
định chất lượng giáo dục và cả với việc đánh giá nó, đó là: “Chất lượng là sự
phù hợp với mục tiêu” [15, tr.8].
Mục tiêu của trường THPT chuyên là “phát hiện những học sinh có tư
chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng và đào tạo các em trở
thành nhân tài để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”
Do đó, để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của nhà trường, chất lượng
đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên phải được đảm bảo bằng các tiêu chí:
phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
năng lực nghiên cứu khoa học; sức khỏe của giáo viên.
22
- Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng: Giống như tất cả các nhà giáo khác,
nhà giáo trường THPT chuyên cũng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
[9, tr.109]. Bên cạnh đó, giáo viên ở trường THPT chuyên cần nhấn mạnh đến
phẩm chất yêu nghề, yêu thế hệ trẻ, tận tụy, tận tâm với sự nghiệp phát triển
và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ chuẩn được đào tạo là: có bằng tốt nghiệp đại
học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa, trường sư phạm [9, tr.109].
Giáo viên môn chuyên cần phải được đào tạo trên chuẩn (thạc sỹ, tiến
sỹ), có thể được đào tạo trong nước, thậm chí ở cả nước ngoài; phải thường
xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức,
phương tiện, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất.
- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với giáo viên môn chuyên
phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Cụ thể là, kiến thức chuyên
môn phải sâu, rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực; có phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính
chủ động sáng tạo của học sinh, niềm say mê yêu thích môn chuyên; thông
thạo trong việc phối hợp sử dụng, khai thác các phương tiện và thiết bị dạy
học đặc biệt là các phương tiện hiện đại (máy chiếu, phần mềm tương tác, …)
- Về năng lực nghiên cứu khoa học: Giáo viên dạy chuyên phải viết sáng
kiến kinh nghiệm, viết báo cáo chuyên đề, viết sách dành cho HSG, tổ chức
hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và
tâm lý học sinh như viết bài đăng báo, giải toán trên báo, trên mạng, tham gia
các cuộc thi…
- Về sức khỏe: giáo viên môn chuyên phải có sức khỏe tốt, có khả năng
lao động trí óc với cường độ cao, dẻo dai và bền bỉ.
23
1.4.3.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên bao gồm:
- Xây dựng được tập thể đoàn kết, có phong cách làm việc khoa học, có
ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc xây dựng phải
được nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ.
- Tính chuyên môn hóa cao trong các khâu hoạt động nghề nghiệp của
đội ngũ giáo viên đòi hỏi công việc tuyển chọn, bổ sung giáo viên phải diễn ra
nhanh chóng, nhịp nhàng.
- Luôn có kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên kế
tiếp nhau, đặc biệt chú trọng việc học Tin học và ngoại ngữ. Sử dụng hiệu quả
và phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên THPT chuyên.
1.4.4. Tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
Phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trường
chuyên được xem như là một quá trình tích cực mang tính hợp tác cao, trong
đó người giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Do vậy, công tác phát triển đội ngũ
giáo viên THPT chuyên luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi nhà trường.
Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất
lượng và cân bằng về cơ cấu. Đồng thời cùng với việc nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, Tin học và khả năng nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường THPT chuyên. Hướng tới
năm 2015, có 100% cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng
thành thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng ngoại ngữ để dạy học
sinh giỏi các đội tuyển.
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
Phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên là làm cho đội ngũ giáo viên
thay đổi theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về
chất lượng đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông là vừa tăng qui mô vừa nâng
24
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT chuyên. Do vậy,
nội dung phát triển ĐNGV trường THPT chuyên bao gồm các khâu của quy
trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, đó là: kế hoạch hóa ĐNGV,
tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thẩm định, luân chuyển, đề
bạt và các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút ĐNGV.
1.5.1. Kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên
Nằm trong kế hoạch chiến lược của nhà trường, việc xây dựng kế
hoạch hóa ĐNGV được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho nhà
trường một cách thích đáng. Việc kế hoạch hóa được bắt đầu bằng việc lập kế
hoạch dự báo cho giai đoạn tiếp theo của nhà trường, sau đó là kiểm kê đội
ngũ giáo viên hiện có trong nhà trường, từ đó lập kế hoạch tuyển chọn/thuyên
chuyển, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Kế hoạch hóa đội ngũ phải nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục
của hệ thống các trường chuyên.
1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
Tuyển dụng giáo viên, bao gồm 2 khâu là tuyển mộ và lựa chọn giáo
viên. Tuyển mộ là việc chuẩn bị một nhóm giáo viên theo nhu cầu quy hoạch
phát triển ĐNGV, tạo điều kiện cho việc lựa chọn những giáo viên theo tiêu
chuẩn tuyển mộ. Tiếp theo tuyển mộ là việc chọn lựa giáo viên vào vị trí/
công việc đang khuyết, đó là việc quản lý xem xét các đơn xin việc, nghiên
cứu hồ sơ, phỏng vấn chọn lựa, thẩm định công việc, kiểm tra sức khoẻ của
giáo viên đăng ký tuyển mộ để ra quyết định lựa chọn.
Do yêu cầu, nhiệm vụ của trường THPT chuyên, nên việc tuyển dụng
giáo viên được quan tâm hơn so với các trường THPT khác. Trường chuyên
được "ưu tiên về bố trí giáo viên đủ phẩm chất và năng lực" [3].
- Ưu tiên về nguồn tuyển dụng: có 2 nguồn chính, thứ nhất là những giáo
viên đã trong biên chế được điều động đến (họ là những người đã được khẳng
định về chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác tại các trường THPT khác,
25
có thể họ là những giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi hoặc
có học sinh giỏi tỉnh) và thứ hai là những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi của
các trường ĐHSP và ĐHQG.
- Để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả, phải xây dựng các tiêu chuẩn
tuyển dụng giáo viên riêng cho trường chuyên, với những yêu cầu cao hơn và
quy trình tuyển dụng phải thận trọng hơn, lựa chọn được những giáo viên có
đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường
1.5.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên
Sử dụng đội ngũ giáo viên chính là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo
viên vào các công việc/ vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có
của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Trong quá trình sử dụng cần
làm tốt công tác xã hội hoá, nhất là đối với giáo viên mới được tuyển dụng.
Giúp họ hiểu được vị trí, tầm quan trọng của công việc mà họ đảm nhận trong
mối quan hệ với các công việc khác trong nhà trường, nắm được điều lệ, quy
chế, nội quy của nhà trường…
Đối với các trường THPT chuyên, việc sắp xếp, bố trí giáo viên môn
chuyên phù hợp, sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
giỏi, vì vậy công việc này được đặc biệt coi trọng. Thường là, những giáo viên
có uy tín trong tổ/ nhóm chuyên môn, có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
sẽ được phân công giảng dạy môn chuyên; trong trường hợp nhà trường đủ
giáo viên thì mỗi giáo viên môn chuyên sẽ dạy một lớp, còn trường hợp thiếu
giáo viên thì mỗi giáo viên có thể đảm nhận 2 thậm chí là 3 lớp chuyên.
1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng là việc hướng ĐNGV vào việc duy trì và hoàn thiện kết quả
thực hiện công việc hiện có, đang diễn ra. Có nhiều hình thức/ phương pháp
bồi dưỡng khác nhau, đó là bồi dưỡng tại chỗ (tự bồi dưỡng qua công việc,
báo cáo chuyên đề, giải đề thi học sinh giỏi hoặc phân công giáo viên có kinh
nghiệm kèm cặp giáo viên trẻ hoặc luân phiên công việc bằng cách phân công
26
dạy đuổi từ lớp 10 đến lớp 12,v.v… và bồi dưỡng ngoài công việc (dự hội
nghị, hội thảo, các lớp tập huấn,…).
Đào tạo ĐNGV, được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, hướng vào việc hình thành các kỹ năng
cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp
hơn. Việc đào tạo ĐNGV được thực hiện ở trong nước tại các cơ sở giáo dục
đại học (đại học Sư phạm, đại học Quốc gia,…) hoặc liên kết đào tạo tại các
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố. Ngoài ra việc đào tạo
ĐNGV còn được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chất lượng cao ở nước ngoài.
Bồi dưỡng và đào tạo ĐNGV ở trường THPT chuyên có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, bởi lẽ đối tượng học sinh ở trường chuyên có tư chất thông minh,
khá giỏi. Mặt khác, vai trò, vị trí và nhiệm vụ của nhà trường là rất đặc biệt,
đã tạo nên động lực, một nhu cầu tất yếu cho ĐNGV là phải bồi dưỡng
thường xuyên để cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu
nhằm hoàn thành tốt công việc đang đảm nhận (ví dụ như tham gia tập huấn
tại Hội nghị chuyên đề giảng dạy môn chuyên do Bộ GD-ĐT tổ chức, Hội
nghị chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi do Bộ GD-ĐT phối hợp với trường
ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội tổ chức, tham quan học tập các trường bạn trong
nước.v.v… Đồng thời, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn
và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (như học sau đại học, học lý luận chính
trị) để sẵn sàng đảm nhận những công việc / vị trí mới theo yêu cầu của nhà
trường và của xã hội.
1.5.5. Đánh giá, thẩm định đội ngũ giáo viên
Khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục tác giả Nguyễn Đức Chính đã
quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Không có đánh
giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế
QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận
được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục
27
là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là
một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện" [15, tr.35, tập 2].
Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một khâu của QLGD, vì thế mà
đánh giá đội ngũ giáo viên được xác định là một trong những nhiệm vụ rất
quan trọng của người quản lý và đây cũng là một công việc không ít khó khăn
đối với người quản lý ở trường chuyên. Bởi lẽ ở trường chuyên, hàng năm
những giáo viên có thành tích cao có thể "được nhận thêm các chính sách ưu
tiên khuyến khích của địa phương" và ngược lại, những giáo viên không đủ
điều kiện để giảng dạy ở trường chuyên "được tạo điều kiện chuyển sang
giảng dạy ở lớp không chuyên hoặc giảng dạy ở các trường THPT khác" [3].
Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành
công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định
cho vị trí làm việc đó. Kết quả thấp cần phải có kế hoạch bồi dưỡng/ chuyển
trường, còn nếu đạt kết quả cao thì được khen thưởng, đề bạt.
Việc đánh giá đội ngũ giáo viên được tiến hành bằng nhiều hình thức,
trước tiên phải kể đến là hình thức "đánh giá không chính thức", được diễn ra
hàng ngày, trên cơ sở thông tin phản hồi (ví dụ như thanh kiểm tra giờ dạy
giáo viên, đánh giá gián tiếp qua kết quả khảo sát môn chuyên của học sinh,.).
Do việc đánh giá là thường xuyên, kịp thời, sẽ nhanh chóng tạo ra những kết
quả mong muốn và có thể phòng ngừa được những sai sót.
Thứ hai là hình thức "đánh giá chính thức" được thực hiện vào cuối kỳ,
cuối năm. Hình thức này nhằm mục đích xếp loại thi đua giáo viên và các
hình thức khen thưởng, để đề nghị Hội đồng thi đua các cấp xem xét, công
nhận. Mặt khác, việc đánh giá xếp loại giáo viên chính thức vào cuối kỳ, cuối
năm cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển ĐNGV cho kỳ học mới, năm học mới hoặc đề nghị chuyển trường. Để
công tác đánh giá đạt hiệu quả cần xác định các tiêu chí đánh giá, xếp loại
giáo viên; lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá,…
28
1.5.6. Luân chuyển, đề bạt đối với đội ngũ giáo viên
Luân chuyển, đề bạt đối với giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết
trong công tác phát triển đội ngũ. Để thực hiện được công việc này, trước hết
phải đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên. Căn cứ chuẩn nghề nghiệp
giáo viên để tiến hành phân loại, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử
dụng, điều chuyển, luân chuyển hợp lý; đồng thời, tiến hành sàng lọc, tinh
giản đối với nhà giáo kém về phẩm chất, năng lực, yếu về sức khoẻ, không
đảm đương được nhiệm vụ; xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, có đủ phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên
môn và quản lý; đáp ứng với yêu cầu quản lý giáo dục.
Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án rõ ràng, chặt chẽ, dân chủ,
khách quan trong việc tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ giáo viên,
không có hiện tượng kiện cáo, khiếu nại xảy ra.
Chỉ đạo kiên quyết không bố trí đứng lớp đối với giáo viên yếu kém,
miễn nhiệm cán bộ quản lý năng lực yếu, trình độ không đạt chuẩn. Căn cứ
vào đó ngành tiếp tục chỉ đạo đưa đi đào tạo lại, vận động nghỉ hưu trước tuổi
và nghỉ chờ chế độ hưu sớm, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng
lực để tránh hẫng hụt.
Chỉ đạo khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở một số bộ môn, động
viên cán bộ, giáo viên dạy tăng tiết, tăng giờ; thông báo rộng rãi việc tuyển
dụng giáo viên. Liên kết mở các lớp Đại học với các trường ĐHSP Hà Nội, để
đào tạo các môn còn thiếu.
Xây dựng kế hoạch để thực hiện công tác điều động, luân chuyển
ĐNGV, kiên quyết không bổ nhiệm cán bộ GV có năng lực yếu chưa qua đào
tạo giảng dạy. Thực hiện thường xuyên việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm
giữa nhiệm kỳ đối với ĐNGV.
29
Công tác đề bạt, bổ nhiệm CBQL luôn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy
trình, thủ tục; công khai, dân chủ, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định Điều lệ
trường học và quy định của tỉnh. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng,
Chính quyền địa phương để làm tốt công tác cán bộ quản lý như bổ nhiệm,
miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ luôn được đồng thuận cao.
1.5.7.Cácđiềukiệnđảm bảochoviệcxâydựngmôitrườngthuhútđộingũgiáoviên
Công tác phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV trường chuyên nói
riêng là công việc đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nguồn lực, của mọi lực
lượng trong xã hội, sự huy động cộng đồng. Chính vì đó mà tác giả Đặng
Xuân Hải khi nghiên cứu về vai trò của xã hội đối với giáo dục đa viết: “Huy
động cộng đồng được coi là một trong những biện pháp triển khai xã hội hóa
giáo dục hữu hiệu trong chủ trương xã hội giáo dục của Đảng và Nhà nước
giai đoạn hiện nay” [20, tr.25]. Lao động của giáo viên trường chuyên mang
tính đặc thù, và đối tượng học sinh cũng rất đặc biệt, do vậy rất cần sự đầu tư
quan tâm thường xuyên của các lực lượng trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nuôi dưỡng tài năng. Do vậy, các điều kiện để đảm bảo cho việc xây
dựng môi trường thu hút đội ngũ bao gồm:
- Các chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên trường THPT chuyên:
tạo điều kiện để giáo viên ngoài việc được hưởng các chế độ của trường
THPT nói chung còn được hưởng các chính sách ưu tiên dành cho trường
chuyên biệt theo Nghị định số 61/2006NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính
phủ như hưởng phụ cấp ưu đãi 70% lương hiện tại, 0,3% phụ cấp trách nhiệm.
- Công tác thi đua khen thưởng được dành cho giáo viên trường chuyên
khi các giáo viên đạt các danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên giỏi,
nhà giáo ưu tú... theo quy định hiện hành. Tùy điều kiện của từng địa phương
mà có chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm khuyến khích động viên tinh thần
của giáo viên sao cho xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
30
- Chính sách ưu tiên đầu tư các điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học:
để giáo viên dạy chuyên có đủ thời gian để chuyên tâm cho công việc dạy
chuyên thì bản thân nhà trường phải phân công sao cho hợp lý, theo đúng
định mức của Bộ, không nên tăng cao nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia tập huấn, đào tạo.
Theo quy chế, trường chuyên được trang bị đầy đủ về cơ sở, vật chất
theo tiêu chuẩn quốc gia, được ưu tiên đầu tư về trang thiết bị vật chất và đầu
tư khinh phí nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu và
chương trình giáo dục trường chuyên.
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên
1.6.1. Vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường
Trước sứ mạng cao cả mà nhà trường đề ra đối với giáo viên, đầu tiên
người giáo viên phải xác định tự chủ chính là tự chịu trách nhiệm với những
việc mình làm, xác định chính bản thân mình là người giữ vai trò quyết định
trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, người giáo viên phải
không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhận thức vai
trò của ĐNGV trong công tác giáo dục, đặc biệt là trong thực hiện mục tiêu
nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường đã xây dựng tốt các điều kiện để
duy trì và phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là xây dựng đội ngũ
giáo viên và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa; tích cực đổi mới giáo dục,
duy trì kỷ cương, nền nếp, thực hiện tốt cuộc vận động “kỷ cương- tình
thương- trách nhiệm”, đồng thời từng bước quy hoạch xây dựng kiên cố
trường lớp, giữ vững danh hiệu lá cờ đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh.
1.6.2. Khả năng tự chủ và hoạt động sáng tạo của giáo viên
Ban Giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất
lượng dạy và học văn hóa, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;
động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi,
phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Mỗi giáo viên đều có sổ tự học, hàng năm
31
phải đăng ký các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn. Đẩy mạnh việc
làm và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học bảo đảm hiệu quả thiết thực, tích cực
đổi mới cách dạy của thầy, bồi dưỡng phương pháp học của trò theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học. Tổ chức kiểm
định chất lượng, rèn kỹ năng, phân loại học sinh, biên chế lớp học phù hợp
trình độ, tư vấn học sinh chọn khối thi, trường thi phù hợp với năng lực, điều
kiện, thường xuyên thực hiện đổi mới quản lý dạy và học; triển khai các hoạt
động giáo dục, xây dựng chương trình môn học theo hướng tự chủ, sát thực tế
năng lực. Thực hiện việc quản lý chuyên môn, chương trình, điểm số, khuyến
khích, tạo điều kiện việc đề xuất áp dụng phương pháp dạy học mới, dạy ứng
dụng công nghệ, dạy theo chuyên đề, hội giảng...
1.6.3. Cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giáo viên
1.6.3.1. Cơ sở tâm lý học
Phát triển ĐNGV trong nhà trường được thực hiện thông qua một loạt
các hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tượng quản lý, mà đối tượng
quản lý là con người nên có những đặc điểm tâm lý rất riêng. Chính vì vậy,
đặc điểm tâm lý, trạng thái tâm lý và quá trình tâm lý của người giáo viên
trong hoạt động sư phạm rất có ý nghĩa quan trọng đối với người quản lý
trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. ĐNGV là đội ngũ trí thức mà theo
thuyết thức bậc nhu cầu của A.Maslow có "các nhóm nhu cầu từ nhu cầu tồn
tại đến nhu cầu bậc cao", song với ĐNGV "được thừa nhận, được tôn trọng,
được sáng tạo" là thiết yếu [8, tr.14]. Những đặc điểm trên được thể hiện khá
rõ ở ĐNGV trường THPT chuyên, cho nên việc thăm dò, nắm bắt tâm tư
nguyện vọng và dẫn dắt họ là rất phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải hết sức
tinh tế trong ứng xử, để giúp họ luôn ở vào trạng thái tâm lý tới hạn, kích
thích họ tích cực làm việc, có nhiều sáng kiến góp cho công tác phát hiện và
bồi dưỡng tài năng.
32
Công tác phát triển ĐNGV chỉ thực sự đạt hiệu quả, khi người quản lý
luôn tạo cho ĐNGV của mình có được một động cơ làm việc tốt, họ chăm chỉ
làm việc, tích cực bồi dưỡng chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm dạy học; có
ý thức ham học hỏi, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo.
Khi nghiên cứ về Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo
dục, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: "Có nhiều lý thuyết nghiên cứu sự
hình thành động cơ, như lý thuýet công bằng của Adam, lý thuyết kỳ vọng
của Vroom, lý thuyết xác định mục tiêu tạo động cơ của Lock.v.v… Tuy
nhiên, tuỳ vào tính chất công việc, tuỳ vào điều kiện cụ thể mà người quản lý
có thể linh hoạt trong việc vận dụng lý thuyết này hay lý thuyết khác hoặc
phối hợp các lý thuyết với nhau" [28, tr.18-22].
Trong công tác phát triển ĐNGV ở trường THPT chuyên, việc hình
thành ở họ một động cơ, một động lực làm việc tốt có ý nghĩa hết sức quan
trọng và chỉ khi đó họ mới toàn tâm toàn ý, dâng hiến toàn bộ sức lực, trí tuệ
của mình vào việc tìm ra những lời giải hay và sáng tạo cho những bài Toán,
bài Lý.v.v… Và một điều đặc biệt đối với họ, nếu như có được sự kỳ vọng về
những tấm huy chương vàng, huy chương bạc trong các kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia, quốc tế, sẽ là động lực để họ "nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực" hoàn thành
nhiệm vụ; những tấm giấy khen, bằng khen động viên khích lệ, tôn vinh họ
khi họ có những đóng góp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, sẽ là những
động lực mới để họ "nỗ lực" hơn nữa, sẵn sàng dâng hiến hết sức lực của
mình cho những nhiệm vụ phức tạp hơn và khó khăn hơn, được minh hoạ qua
sơ đồ 1.2 [28, tr.20]. Đây là cơ sở khoa học của việc xây dựng các chế độ,
chính sách ưu tiên, khen thưởng… cho giáo viên trường chuyên.
33
Sơ đồ 1.1: Lý thuyết kỳ vọng về động cơ
Bên cạnh việc quan tâm tạo động cơ cho ĐNGV, người quản lý cần chú
trọng giải toả mọi xung đột thấu tình đạt lý và giải toả sự căng thẳng không
đáng có trong ĐNGV nhà trường, tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở,
thân thiện, hợp tác và chia sẻ trong công việc, khơi dậy và phát huy hết tiềm
năng của mỗi người.
1.6.3.2. Cơ sở kinh tế học
Theo dọc chiều dài lịch sử, đã có nhiều danh nhân phương Đông như
Quản Trọng, Khổng Tử, Lê Quý Đôn và Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu
của dân tộc Việt Nam, có các lời bàn sâu sắc về vai trò kinh tế của giáo dục
và nhiều nhà kinh tế học phương Tây trước Macrx, Macrx và Lênin, các nhà
kinh tế học phương Tây sau Macrx (như J. Tinbergen người Hà Lan với giải
thưởng Nobel - 1969, T.Scholtz người Mỹ với giải thưởng Nobel - 1979,…)
đã có những nghiên cứu về "chi phí" và "lợi ích" của giáo dục đối với sự phát
triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Mặc dù tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo tác giả Đặng
Quốc Bảo các quan điểm đều đã làm rõ: "Giáo dục được xem như một lĩnh
vực kinh tế thực sự đem lại hiệu quả cao cho thu nhập kinh tế quốc dân trước
mắt cũng như lâu dài.v.v… Sở dĩ là vì, giáo dục có chức năng góp phần tái
Nỗ lực
 Thành quả
Trị lƣợng
Thành quả
 Kết quả
Nỗ
lực
Thành quả
Kết quả
(Tiền thưởng, sự khen ngợi,
cảm giác hoàn thành nhiệm vụ)
34
sản xuất sức lao động xã hội (tái sản xuất con người), giáo dục tạo nên những
con người có thể lực cường tráng, có trí tuệ vững vàng, có tâm hồn trong
sáng, biết cách tổ chức quản lý, biết cách nắm bắt cơ hội đưa mục tiêu đến
thành công".
Cho dù, người ta không nhìn thấy được dấu ấn trực tiếp của giáo dục trên
những sản phẩm hữu hình, nhưng đều nhận thức được sự hiện hữu vô hình
của giáo dục ở bất cứ những gì do con người sáng tạo ra thông qua hàm lượng
trí tuệ cần thiết làm ra những sản phẩm đó.
Vì thế, giáo dục được coi là một loại đầu tư mà hy vọng đem lại nhiều lãi
nhất, là loại đầu tư thông minh nhất trong mọi loại đầu tư của các quốc gia
trong thế giới hiện đại. "Các khoản tiền bỏ vào giáo dục sẽ thừa sức được
thanh toán với việc xuất hiện Newton, Moza, Betthoveen" - Alfied Marshall
đã khẳng định như vậy và có lẽ "Các khoản tiền đầu tư vào giáo dục Việt
Nam sẽ hy vọng với sự xuất hiện của những Nôben Toán học, Vật lý Việt
Nam,v.v… trong thời gian gần nhất".
Chức năng kinh tế, văn hoá - xã hội của giáo dục là "nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, mà nhân tài là tài sản quý của quốc
gia, nhân tài được nuôi dưỡng trong một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại họ sẽ
bộc lộ và phát triển hết tài năng, sẽ đem lại vẻ vang cho đất nước" [35, tr.12]
Để có một sự nghiệp, giáo dục phát triển nhanh và bền vững đặt nền
móng cho sự phát triển xã hội, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư cho giáo
dục một cách toàn diện của cả xã hội về con người (đội ngũ nhà giáo), về cơ
sở vật chất và nguồn tài chính, trong đó cần có sự quan tâm đặc biệt đến công
tác phát triển ĐNGV trường THPT chuyên.
Bài học quý giá của đất nước Liên Xô, của vị lãnh tụ tối cao Lê-nin đó là
trong điều kiện đất nước Xô Viết còn vô cùng khó khăn của những năm đầu
thế kỷ 20 nhưng Người đã dành nhiều sự quan tâm về vật chất cho công tác tổ
chức quản lý ngành giáo dục quốc dân. Người coi ĐNGV Xô Viết có vai trò
35
rất quan trọng trong cách mạng tư tưởng văn hoá, Người căn dặn: "Chúng ta
phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ chưa từng
có". Liên tiếp thời gian sau đó Liên Xô đã dành được những thành tựu rực rỡ
về kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật; vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh
trái đất do Liên Xô chế tạo, rồi người đầu tiên của hành tinh bay vào vũ trụ
cũng là công dân Xô Viết.
Những tấm gương về việc tập trung, chăm lo cho giáo dục tiến trước một
bước, đón đầu các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội.v.v…. đã
thể hiện ở nước Liên Xô, Mỹ.v.v… từ đầu thế kỷ trước, Nhật từ cuối thế kỷ
trước, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong những thập niên cuối thế kỷ này.
Nói tóm lại, giáo dục ngày nay được coi là nền móng cho sự phát triển
khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, rõ
ràng không thể có một nền giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh cho sự
phát triển của nền kinh tế, nếu bản thân nó không được hiện đại hoá, không
được đầu tư thích đáng.
1.6.3.3. Cơ sở xã hội học
Xuất phát từ chỗ "giáo dục là một hiện tượng xã hội, giáo dục không chỉ
là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc
đẩy sự phát triển xã hội loài người, cho nên khi nghiên cứu về giáo dục cần
phải xem xét giáo dục dưới góc độ tiếp cận xã hội" [35, tr.9].
Theo tác giả Lê Ngọc Hùng khi nghiên cứu về Xã hội học giáo dục đã cho
rằng: "Dưới lăng kính xã hội, giáo dục được nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn
diện và khá nhạy cảm về vị trí, vai trò của mình trong xã hội, những thành tựu
cũng như những nguyên nhân của các mặt yếu kém, bất cập của giáo dục và
những vấn đề mà giáo dục cần phải đổi mới và cải cách" [25, tr.99].
Mặt khác, dưới góc độ tiếp cận xã hội, nghề dạy học là "nghề cao quý
trong các nghề cao quý" và dạy học ở trường chuyên càng được xã hội tôn
vinh, kính trọng. Môi trường giảng dạy và học tập ở trường chuyên rất đặc
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong   tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516

More Related Content

What's hot

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
ducnguyenhuu
 

What's hot (20)

Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếTiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSCĐề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
 
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 - đại học Tài Chính Marketing
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2  - đại học Tài Chính MarketingBáo cáo thực hành nghề nghiệp 2  - đại học Tài Chính Marketing
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 - đại học Tài Chính Marketing
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 

Similar to Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516 (20)

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
 
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng TàuLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên lê hồng phong tỉnh nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 7005516

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ VÂN ANH BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG -TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN LÊ HÀ NỘI - 2010
  • 2. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CBQLGD Cán bộ Quản lý Giáo dục ĐHSP Đại học Sư phạm ĐHQG Đại học Quốc gia ĐNGV Đội ngũ giáo viên GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo GV Giáo viên GVG Giáo viên giỏi HSG Học sinh giỏi KT-XH Kinh tế - Xã hội Nxb Nhà xuất bản QLGD Quản lý Giáo dục STT Số thứ tự THPT Trung học Phổ thông UBND Ủy ban Nhân dân
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Lý thuyết kỳ vọng về động cơ Bảng 2.1. Tương quan giữa số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ Bảng 2.2. Số lượng GV thực tế của các tổ chuyên môn so với định mức của Bộ Bảng 2.3: Số lượng, tỉ lệ GV môn chuyên thực tế so với số lượng, tỷ lệ cần tối thiểu Bảng 2.4: Số lượng, tỉ lệ GV theo độ tuổi ở các tổ chuyên môn Bảng 2.5: Số lượng đảng viên và trình độ chính trị theo tổ chuyên môn Bảng 2.6: Trình độ đào tạo của ĐNGV theo tổ chuyên môn Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ và tin học của ĐNGV Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến về thực trạng phát triển ĐNGV Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG THPT CHUYÊN .......................................................... 6 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................... 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 9 1.2.1. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên ................................................................ 9 1.2.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên......................................................................................... 10 1.3. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực................................................... 11 1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực................................................................. 11 1.3.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực ..................................... 12 1.3.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực................................. 14 1.4. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên................................................................................................ 15 1.4.1. Trường trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân....................................................................................................... 15 1.4.2. Phân công, năng lực và lao động sư phạm của giáo viên trung học phổ thông chuyên.................................................................................. 17 1.4.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên......................................................................................... 18 1.4.4. Tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên.................................................................................. 23 1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên............. 23 1.5.1. Kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên ....................................................... 24 1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên .......................................................... 24 1.5.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên ................................................................ 25 1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ............................................... 25 1.5.5. Đánh giá, thẩm định đội ngũ giáo viên.............................................. 26 1.5.6. Luân chuyển, đề bạt đối với đội ngũ giáo viên ................................. 27 1.5.7. Các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút đội ngũ giáo viên................................................................................................ 29
  • 5. 5 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên.................................................................................. 30 1.6.1. Vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường........................... 30 1.6.2. Khả năng tự chủ và hoạt động sáng tạo của giáo viên ...................... 30 1.6.3. Cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giáo viên ...................................... 31 1.7. Định hướng đổi mới phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.................................... 35 1.7.1. Định hướng phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên đến năm 2020 .................................................................................. 37 1.7.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên hiện nay.......................................................................... 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - TỈNH NAM ĐỊNH................................................................... 40 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội - giáo dục của tỉnh Nam Định....................................................................................... 40 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định ...................... 40 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - giáo dục của tỉnh Nam Định................. 41 2.2.Thực trạng về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định và đội ngũ giáo viên nhà trường ......................................................... 43 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà trường .................................. 43 2.2.2. Sứ mạng, nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu của nhà trường ................ 45 2.2.3. Điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường ......................................... 49 2.2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường từ năm 2005 đến 2010....... 50 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định ............................. 58 2.3.1. Thực trạng về xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên chuyên, cận chuyên.......................................................................................................... 59 2.3.2. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên ............................................ 61 2.3.3. Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên........................................ 62 2.3.4.Côngtácđàotạo,bồidưỡngđộingũtheođặcthùtừngmôn,khốilớp............. 64 2.3.5. Chế độ, chính sách đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ ........... 67 2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định ................... 69 Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - TỈNH NAM ĐỊNH................................................................................................. 73 3.1. Những định hướng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường trung học phổ thông .................................................................. 73 3.2. Nguyên tắc đề xuất cho việc phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông.......................................................................................... 74 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...................................................... 74
  • 6. 6 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tiễn ................ 75 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .................................................... 75 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi....................................................... 75 3.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tinh Nam Định............................................ 76 3.3.1. Về số lượng........................................................................................ 76 3.3.2. Về cơ cấu ........................................................................................... 77 3.3.3. Về chất lượng..................................................................................... 77 3.4. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay........................................................................ 77 3.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và xây dựng quy trình phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại và tương lai của nhà trường ........................................................................................ 77 3.4.2. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ................................................................... 80 3.4.3. Hoàn thiện cách thức đánh giá đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay............................................................................ 85 3.4.4. Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục............................................... 88 3.4.5. Tạo lập môi trường (pháp lý – tâm lý – xã hội – văn hoá) cho đội ngũ giáo viên................................................................................... 92 3.4.6. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.............. 95 3.4.7. Xây dựng mạng lưới giáo viên dạy môn chuyên giữa các trường trung học phổ thông chuyên và các khối chuyên của các trường đại học trong nước.................................................................................................... 98 3.5. Thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.......................................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 103 1. Kết luận.................................................................................................... 103 2. Khuyến nghị............................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 106 PHỤ LỤC
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 là: “Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá... Để đạt mục tiêu trên, giáo dục và khoa học - công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết” [1]. Nhân tố quyết định thắng lợi sự CNH, HĐH mà Đảng và Nhà nước đã đề ra chính là nguồn lực con người, bởi vì, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Do đó, muốn tiến hành CNH, HĐH thành công tất yếu phải thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo nhân tài là: “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân tài...Đặc biệt chú trọng phát triển nhân tài, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân tài thu hút nhân tài...tạo môi trường thuận lợi để phát huy nhân tài”. Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có giáo dục mà trực tiếp là đội ngũ các thầy cô giáo đóng vai trò quyết định. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của đất nước, trước những thời cơ và thách thức của xu thế đổi mới giáo dục toàn cầu, đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nước ta cần phải có sự “chuyển bến căn bản và toàn diện”, trong đó việc phát triển đội ngũ giáo viên được coi là công tác trọng tâm. Điều này đã được Luật giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [9]. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định của giáo dục. Chính vì thế, ngày 15/06/2004 Ban bí thư
  • 8. 2 Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 40CT/TW về việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, trong đó mục tiêu tổng quát đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [8].. Phát triển đội ngũ giáo viên về phẩm chất năng lực ở trường THPT chuyên trở thành một nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước, tháng 9/2007 Hội nghị các trường chuyên trong cả nước đã thông qua định hướng chiến lược đến năm 2020 là: “phát triển các trường chuyên trong hệ thống trở thành các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chất lượng cao và có ít nhất 10 trường trọng điểm ngang tầm với các trường trung học phổ thông chuyên quốc tế”. Do vậy, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên càng trở nên quan trọng và cấp bách. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định thuộc hệ thống các trường THPT chuyên và là một trường có bề dày không chỉ về truyền thống mà về thành tích học tập cũng như các mặt hoạt động khác. Nhà trường luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của mình và được đánh giá ở tốp dẫn đầu trong hệ thống các trường THPT chuyên trong cả nước, góp phần khẳng định vị thế của giáo dục tỉnh Nam Định nói chung và vị thế của nhà trường nói riêng. Thành tích của nhà trường gặt hái được trong những năm qua có phần đóng góp rất nhiều của đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ của
  • 9. 3 nhà trường. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay và mong muốn nhà trường giữ vững danh hiệu, khẳng định thương hiệu thì công tác phát triển đội ngũ cần phải có kế hoạch chiến lược cụ thể. Kế hoạch đó phải được thực hiện từ khâu tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng đến các chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên và chính sách đầu tư hợp lý. Đã có một số công trình khoa học, bài báo, tham luận nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên để nâng cao chất lượng giáo dục được công bố. Song không phải tất cả các nghiên cứu đó đều có tính khả thi ở các trường THPT chuyên trong cả nước, bởi vì, ở mỗi loại trường, ở từng địa phương khác nhau, với điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh khác nhau nên giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cũng phải có những nét đặc thù. Vậy làm thế nào để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay? Nghiên cứu điều kiện thực tế và đưa ra biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị và về phát triển nguồn nhân lực của địa phương thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tỉnh Nam Định) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định nhằm phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
  • 10. 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống các cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói chung và giáo viên THPT chuyên nói riêng. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định. 4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định tuy được chú trọng và đầu tư song chưa đồng đều so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: số lượng đội ngũ giáo viên còn thiếu, năng lực còn chênh lệch, cơ cấu chưa đồng bộ, kế hoạch, nội dung và phương pháp quản lý theo hệ thống chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên có thể đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định. 6.2. Giới hạn về đơn vị khảo sát Đề tài chỉ đề cập đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định từ 2010 đến năm 2015.
  • 11. 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản, sách báo, tài liệu, báo cáo của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, kết luận tài liệu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định để làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 7.2.2. Phương pháp quan sát Tham dự một số tiết giảng dạy các bộ môn, thao giảng bồi dưỡng học sinh giỏi, các hoạt động của các tổ chuyên môn, hoạt động của giáo viên, học sinh đối với việc dạy và học theo đặc thù của từng khối, lớp. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành gặp gỡ Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn về vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê Thống kê, phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, nội dung luận văn sẽ dự kiến trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định. Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
  • 12. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ những năm đầu của thế kỷ XXI với những bước tiến nhảy vọt đưa thế giới chuyển mình từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tri thức. Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu hướng tới một giai đoạn mới, giai đoạn của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết, giáo dục đang bước ra khỏi vị trí truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong tư duy phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục vừa là động lực cho việc thực hiện kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của giáo dục không ngừng được củng cố và tăng cường. Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển ở mọi đất nước, thậm chí, nó còn được đặt ở vị trí hàng đầu. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong các quan niệm, các cách tiếp cận, nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi và làm chủ sự phát triển. Với tầm quan trọng của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới đa nhạy bén tiến hành nghiên cứu cải cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đối với Việt Nam, trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục liên thông và hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học nhằm đáp ứng một cách tích cực nhu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu nhân lực và nhân tài cho xã hội. Trong suốt tiến trình ấy, hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên với quan điểm: Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Nói đến giáo dục, Đảng, Nhà nước và Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, đặc biệt đề cao vai trò của đội
  • 13. 7 ngũ giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Bác còn căn dặn “các cô, các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng thời cũng thấy khả năng của mình cần được nâng cao thêm lên mãi mới làm tròn nhiệm vụ” [29, tr.114]. Các nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục và các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta đều nhất quán đăt đội ngũ giáo viên vào vị trí trung tâm, được xã hội tôn vinh và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để họ đáp ứng yêu cầu và theo kịp với sự thay đổi, phát triển của giáo dục là trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, của bản thân cá nhân giáo viên và của toàn xã hội. Đội ngũ giáo viên là bộ phận quan trọng của nguồn lực xã hội, là nhân tố cơ bản của ngành GD-ĐT, của một nhà trường và hiển nhiên được thừa hưởng tất cả những ưu tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và cần phải được nghiên cứu đổi mới kịp thời đáp ứng sự thay đổi và phát triển của nền giáo dục. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 5/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” [8]. Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/4/2004 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 về “Quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo” nêu rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giao dục thường xuyên tự học tập đê cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [10, tr.2].
  • 14. 8 Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, Điều 80 Luật Giáo dục 205 quy định: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ đẻ nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ” [9, tr.29]. Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục 2009-2010 của Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa ra 11 giải pháp, trong đó giải pháp: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” được coi là 1 trong 2 giải pháp có tính đột phá. Giải pháp nêu rõ: “Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới” [1, tr.20] Nhiều hội thảo khoa học về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành học, bậc học đã được thực hiện. Có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như tác giả Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng [14], Trần Bá Hoành [24], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [28], …. Nghiên cứu đề tài về phát triển đội ngũ giáo viên gần đây được rất nhiều tác giả quan tâm và được thể hiện trong nhiều Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Các tác giả nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên theo bậc học, ngành học trong đó chủ yếu đề cập đến đội ngũ giáo viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Nghiên cứu của tác giả Bùi Anh Tuấn về “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm Hà Nội đến năn 2015”; Tác giả Đinh Thái Thiện với đề tài “Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các trường THPT huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh đến năm 2010”; Hoặc tác giả Hà Thị Khánh Vân lại chọn đề tài nghiên cứu là “các giải pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT chuyên Chu Văn An
  • 15. 9 tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay” [36]… nhưng đề tài nghiên cứu phát triển đội ngũ các trường THPT chuyên thì chưa nhiều. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Nghiên cứu về sự phát triển dội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc biệt dưới góc độ quản lý giáo dục. - Các nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên chưa tập trung vào hai phần chính: nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên theo cấp học, ngành học; nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cơ sở giáo dục thuộc cấp học, bậc học và ngành học. - Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên hầu như chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên 1.1.1.1. Đội ngũ Trong từ điển Tiếng Việt, đội ngũ được định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [31, tr.339]. Ngoài ra, khái niệm đội ngũ còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như trong các nhà máy, xí nghiệp có đội ngũ công nhân hay đội ngũ y bác sỹ trong ngành y tế…Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được dùng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như: đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý trường học… 1.1.1.2. Đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên dùng để chỉ một tập hợp người bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên. Từ điển giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu
  • 16. 10 chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [33, tr.95]. Khi nghiên cứu về giáo dục người ta quan niệm đội ngũ giáo viên ở Việt Nam so với thế giới có những điểm phân biệt. Trên thế giới, đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào, có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của học đối với giáo dục. Còn ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục được quan niệm là một tập thể người, bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục. Từ những cách hiểu khác nhau đó, có thể kết luận là: Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm công tác giáo dục và dạy học ở một trường học hay một cấp học, ngành học nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó. 1.1.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên 1.1.2.1. Phát triển Theo lý luận của phép biện chứng duy vật: Phát triển là sự vận động tất yếu của sự vật hiện tượng để phù hợp với quy luật khách quan. Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện cho cả tự nhiên và xã hội, là quá trình hiện thực nhưng cũng có thể là tiềm năng của sự vật hiện tượng. Nhưng theo từ điển Tiếng Việt, phát triển có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Nói cách khác, phát triển có nghĩa là làm tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô của một quá trình vận động. 1.1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên
  • 17. 11 Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cân đối và đồng bộ về cơ cấu cho các môn học được đặt ra trong phân phối chương trình. Trên cơ sở đó, đội ngũ này sẽ đảm nhiệm và thực hiện tốt các nhiệm vụ của chương trình đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông. Phát triển đội ngũ giáo viên là quá trình vận động liên tục nhằm tạo ra sự gắn bó giữa xây dựng chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển và đôi ngũ giáo viên được đánh giá một cách chính xác, khách quan. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là một khái niệm tổng hợp bao trùm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và phát triển nghề nghiệp đội ngũ giáo viên, được xem như là một quá trình tích cực mang tính hợp tác cao. Người giáo viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt với nhà trường. 1.1.2.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trước hết, cần phải hiểu biện pháp là gì? Đó chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ thể. Trong giáo dục biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp, nhưng trong tình huống sư phạm cụ thể phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả. Phát triển đội ngũ giáo viên được thực hiện thông qua các biện pháp của các nhà quản lý đối với đội ngũ giáo viên sao cho sự tác động đó tạo ra sự thay đổi đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và chuẩn về chất lương đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay. 1.3. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực 1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực Khi nghiên cứu về Quản lý nhân sự trong giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một
  • 18. 12 nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động có kỹ năng được chuẩn bị sẵn sàng tham gia một công việc nào đó trong cơ cấu lao động của xã hội” [27]. Khi nghiên cứu về Phát triển nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển con người, tác giả Đặng Quốc Bảo đã khẳng định: Khái niệm “nguồn nhân lực” ra đời vào thập niên 80, muộn hơn một chút so với khái niệm “vốn người”. Khái niệm “vốn người” thể hiện ở “ nhân cách – sức lao động: trong mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người, việc quản lý nhân tố này phải nhìn và tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực (vốn sinh lời). Khái niệm “nguồn nhân lực” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng nhu cầu toàn diện của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển [12, tr.8]. Nguồn nhân lực được xác định là nguồn lực tiềm năng và vô tận của mỗi quốc gia. Bên cạnh các nguồn tài lực, vật lực thì nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có hiểu biết, có trình độ cao sẽ ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong xã hội ngày nay, thậm chí trong thế kỷ sau. Tóm lại, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ khái niệm nguồn nhân lực và vốn người, là cơ sở cho các nhà quản lý nhận thức và đưa ra cá biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt được sự hài hòa giữa hai khía cạnh: Con người vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của sự phát triển, đồng thời quản lý nhằm đạt được sự đồng thuận và kỷ cương xã hội. 1.3.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai cấp độ: 1.3.2.1. Cấp độ vĩ mô Được xem xét ở 3 góc độ kinh tế, giáo dục, và chính trị - xã hội
  • 19. 13 - Dưới góc độ kinh tế: Quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trung vào công tác quy hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu nhân lực trong tương quan với cơ cấu kinh tế. - Dưới góc độ giáo dục: Tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng. - Dưới góc độ chính trị - xã hội: Tập trung vào việc đưa ra các chính sách đảm bảo quyền tự do dân chủ, sự an ninh đối với đời sống của con người, sức khỏe của con người, giữ gìn môi trường sống tự nhiên trong lành, đảm bảo bình đẳng giới, bình đẳng dân tộc…[12, tr.7] Để khẳng định vai trò cửa nguồn nhân lực, vai trò của GD – ĐT trong công tác phát triển nguồn nhân lực, Nghị Quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nêu rõ: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, “nguồn nhân lực” được đánh giá là có tiềm năng phát triển , nhưng nguồn lực này chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Vì vậy, Nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. 1.3.2.2. Cấp độ vi mô Với bất kỳ tổ chức cơ quan hay một nhà trường nào, quản lý phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua các khâu: - Kế hoạch hóa nguồn nhân lực (quy hoạch) - Tuyển mộ - Chọn lựa
  • 20. 14 - Xã hội hóa / định hướng - Huấn luyện và phát triển - Thẩm định kết quả hoạt động - Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải [27, tr.3] Trong quản lý nguồn nhân lực, để khai thác tối đa tiềm năng con người trong mỗi tổ chức và tạo ra lợi thế cạnh tranh cần tập trung vào 3 khía cạnh: - Thiết kế cơ cấu, sắp xếp và tổ chức công việc: Nhà quản lý phải làm cho cấu trúc tổ chức của mình thật êm, tăng cường sự ủy quyền cho các thành viên trong tổ chức và khai thác hiệu quả “chiến lược phát lộ” [27, tr.1]. - Quản lý văn hóa tổ chức: Người quản lý phải phải định hướng và khuyến khích người lao động thông qua tác động của niềm tin, giá trị và chuẩn mực hành vi. Ngoài ra, việc tuyển chọn, bố trí, đánh giá, phát triển và thưởng phạt theo cách có thể tạo ra sự cam kết bền vững với mục tiêu của tổ chức [27, tr.1] . - Về chính sách và kỹ thuật quản lý yếu tố con người: luôn theo hướng tạo ra sự khuyến khích đủ mạnh để người lao động làm việc, dâng hiến hết sức lực của bản thân cho tổ chức. Đó là sự tiến bộ về chất của quản lý nguồn nhân lực so với cách tiếp cận quản lý nhân sự trước đây [27, tr.1] . 1.3.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực Từ những phân tích trên, cho thấy vấn đề quản lý phát triển nguồn nhân lực cho dù ở cấp độ vĩ mô hay tổ chức chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta có những chính sách, tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, có thể coi đây là kim chỉ nam cho quản lý nguồn nhân lực. Các tư tưởng chỉ đạo bao gồm: 1. Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm; Con người là “nguyên khí của mỗi quốc gia”, con người cần được “quản lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao động và cả thời kỳ sau lao động” [12, tr.2-6]. Phát triển con người không chỉ nhấn mạnh đến phát triển thể lực, phát triển trí lực, mà nhấn mạnh phát triển
  • 21. 15 toàn diện con người “thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động” [12, tr.6]. Theo khuyến cáo của UNDP, bộ ba nhân tố: giáo dục – kinh tế - ý tế có vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng lực con người, sự đóng góp của con người vào quá trình phát triển, trong đó giáo dục được coi là nhân tố quyết định vì sản phẩm của giáo dục chính là những con người có tri thức, có phẩm chất và kỹ năng sống, có năng lực làm việc…, và những con người đó là 2. Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình. 3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động là lấy lợi ích người lao động. Lợi ích đó phải hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. 4. Tiến hành giao lưu đồng thuận trong môi trường dân chủ được đảm bảo thuận lợi. 5. Có các chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động, đảm bảo hiệu quả công việc. 6. Bám sát thị trường lao động. Đó là mấu chốt để xây dựng các chính sách phát triển GD-ĐT đúng đắn. 7. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực như tuyển dụng, tuyển chọn, chính sách lao động, phân công lao động, phân bổ nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng… phải đồng bộ. 8. Luôn tạo ra động lực nhằm kích thích người tham gia lao động, động viên họ tích cực, năng động, có thiện chí để sáng tạo…[28, tr.1]. 1.4. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên 1.4.1. Trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân Để nghiên cứu sâu về phát triển đội ngũ trường trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, trước hết luận văn xin được đề cập đến khái niệm trường chuyên ở ba khía cạnh: chức năng, nhiệm vụ và quy mô phát triển trường trung học phổ thông chuyên. 1.4.1.1. Chức năng Tại điều 62, Luật giáo dục 2005 đã ghi: “Trường THPT chuyên được hình thành lập ở cấp THPT dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc
  • 22. 16 trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện” [9, tr.104]. 1.4.1.2. Nhiệm vụ Trường trung học phổ thông chuyên thuộc loại hình trường chuyên biệt, cho nên ngoài các nhiệm vụ chung của trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại điều 3, Điều lệ trường TH cơ sở, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường THPT), trường THPT chuyên còn có những nhiệm vụ riêng được quy định tại điều 2 của Quy chế trường THPT chuyên là: 1. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một hoặc một số môn học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông. 2. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh [3]. 1.4.1.3. Quy mô phát triển các trường THPT chuyên Tập hợp các trường THPT chuyên tạo thành hệ thống các trường THPT chuyên, bao gồm: Trường THPT chuyên thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các trường THPT chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Trong trường chuyên, mỗi khối học chỉ được thành lập một lớp chuyên cho mỗi môn chuyên. Tùy điều kiện của tỉnh hoặc của trường đại học, trường chuyên có thể có một số hoặc tất cả các lớp chuyên đó là: chuyên Toán, chuyên Tin, chuyên Lý, chuyên Hóa, chuyên Sinh, chuyên Văn, chuyên Sử, chuyên Địa, chuyên Tiếng Anh, chuyên Tiếng Nga, và tiếng Pháp. Vậy là số lớp chuyên nhiều nhất ở tất cả các môn chuyên ở mỗi trường chuyên là 33 lớp. Mỗi lớp chuyên có từ 30 đến 35 học sinh, học chương trình một môn chuyên. Ngoài ra, trong trường chuyên có thể có một số lớp không chuyên. Số lớp không chuyên chiếm không quá 30% so với tổng số lớp chuyên toàn trường. Vậy là số lớp không chuyên nhiều nhất ở mỗi trường THPT chuyên là 11 lớp [3].
  • 23. 17 Nghiên cứu về lý luận phát triển nguồn nhân lực đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực người, đáp ứng những yêu cầu trước xu hướng toàn cầu hóa và những yêu cầu khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức. Nhà trường nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng là cơ sở giáo dục, là tổ chức văn hóa – xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo là nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường. Việc nghiên cứu vê lý luận phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên thực chất là nghiên cứu về lý luận phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức. Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung đề cập các vấn đề sau đây: - Đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên (hay nguồn nhân lực sư phạm); - Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên (hay nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức); Cơ sở tâm lý, kinh tế và xã hội xã hội học của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT 1.4.2. Phân công, năng lực và lao động sư phạm của giáo viên THPT chuyên Đội ngũ giáo viên – nhân tố quyết góp phần định chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo ở các trường , ở các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên là những tác nhân trực tiếp của sự thay đổi nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển mới. Đảng ta đã khẳng định: để thực hiện thắng lợi của cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần phải biết nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhât lực ngay từ tuổi thiếu thời đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, thể lực, tâm lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hóa và văn hóa.
  • 24. 18 Trọng trách này được giao cho ngành giáo dục – đào tạo mà lực lượng chủ chốt là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên THPT - lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục cấp THPT, nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT được thể hiện ở việc trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản và hiện đại về văn hóa, khoa học nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực. Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt, xây dựng kế hoạch đào tạo thạc sỹ đáp ứng số lượng theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Đội ngũ giáo viên THPT chuyên phải là đội ngũ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn bậc THPT, được phân công giảng dạy khối lớp chuyên, được đánh giá bằng các chuẩn mực đạo đức, phẩm chất với vai trò là người khai sáng tài năng cho học sinh năng khiếu, trước hết phải là một công dân mẫu mực, có nhân cách của người lao động, sáng tạo, năng động, có tay nghề, có tâm hồn cao đẹp. Năng lực nhà giáo phải được thể hiện qua các thành tố: năng lực hiểu biết, năng lực tổ chức, quản lý; năng lực sử dụng phương pháp dạy học; năng lực tự học, biết cách tự học và biết dạy cách học; năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu; năng lực sử dụng ngoại ngữ, máy tính và các phương tiện dạy học. Ngoài ra còn có năng lực chủ thể hóa; năng lực xã hội hóa; năng lực giao tiếp, trao đổi, hợp tác, hòa nhập.... 1.4.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên 1.4.3.1. Khái niệm đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Từ việc nghiên cứu về đội ngũ giáo viên các trường THPT nói chung và trường trung học phổ thông chuyên nói riêng, ta có thể quan niệm: “Giáo viên trường trung học chuyên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy ở trường THPT chuyên”. Giáo viên trường THPT chuyên có thể được chia thành hai nhóm:
  • 25. 19 - Nhóm thứ nhất bao gồm các giáo viên dạy môn chuyên, ví dụ giáo viên dạy môn Toán ở lớp chuyên Toán, giáo viên dạy môn Văn ở lớp chuyên Văn…. Nhóm giáo viên dạy môn chuyên làm nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi theo môn chuyên. Giáo viên dạy môn chuyên là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của trường THPT chuyên. - Nhóm thứ hai bao gồm các giáo viên dạy môn không chuyên, ví dụ giáo viên dạy môn Toán ở lớp chuyên Tin hoặc các lớp không chuyên, giáo viên dạy Thể dục ở tất cả các lớp. * Nhiệm vụ của giáo viên trường THPT chuyên Giáo viên trường THPT chuyên phải thực hiện nhiệm vụ chung của nhà giáo quy định tại Luật giáo dục 2005 và nhiệm vụ của giáo viên THPT quy định tại Điều lệ trường THPT, giáo viên môn chuyên ở trường chuyên còn có thêm những nhiệm vụ được quy định tại điều 17 của quy chế trường chuyên, đó là: - Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh về môn chuyên; - Tổ chức và hướng dẫn học sinh môn chuyên tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh [3]. * Vai trò và trách nhiệm của giáo viên trường THPT chuyên Điều 15, Luật giáo dục 2005 đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của nhà giáo nói chung, đó là: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [9, tr.69]. Vậy, giáo viên trường THPT chuyên ngoài các nhiệm vụ chung, còn phải gánh vác thêm nhiệm vụ của một trường chuyên biệt, cho nên họ có vị trí, vai trò và trách nhiệm “đặc biệt quan trọng” trong đội ngũ nhà giáo. Họ là yếu
  • 26. 20 tố “quyết định đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh giỏi của nhà trường, chất lượng đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước”. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên nhằm tạo nên một đội ngũ giáo viên vừa có tâm, vừa có tầm trong các trường THPT chuyên được coi là nhiệm vụ then chốt. 1.4.2.2. Đội ngũ giáo viên THPT chuyên : Được thể hiện qua 3 tiêu chí: 1. Số lượng giáo viên: Được biên chế theo định mức của Bộ GD-ĐT (quy định tại thông tư số 27/TT-LB ngày 07/2/1992 và thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008). Cụ thể là: - Đối với 1 lớp chuyên: Bố trí giáo viên tối đa là 2,25 là biên chê - Đối với 1 lớp không chuyên: Bố trí giáo viên tối đa là 2,25 biên chế. Vậy là, số lượng giáo viên của mỗi nhà trường sẽ được xác định theo số lớp học sinh trong các nhà trường. (số lớp chuyên và số lớp không chuyên) hay phụ thuộc vào mô hình phát triển cua nhà trường. 2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên: Được hiểu là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ chuyên môn, giữa các môn học và trong từng môn học hoặc giữa các độ tuổi hoặc tỉ lệ giới tính. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tính hợp lý, nhằm tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất trí, có khả năng hỗ trợ cho nhau về mọi mặt. - Sự hợp lý về cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ: + Đó là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ chuyên môn, giữa các môn học đảm bảo phù hợp trong biên chế chung, không có sự thừa giáo viên ở môn này và thiếu giáo viên ở môn khác (hiện tượng thừa/thiếu ảo). Để tính toán được số lượng giáo viên ở mỗi môn học, cần căn cứ vào thời lượng của chương trình các môn học và số giờ công tác khác (tổ trưởng, chủ nhiệm lớp…), căn cứ vào quy định chế độ công tác của giáo viên chuyên là 17 tiết và quy đổi 1 tiết dạy chuyên môn băng 1,5 tiết môn không chuyên (theo thông tư số 59/2008/TT- BGDĐT ngày 31/10/2008) + Hoặc tỉ lệ giữa số giáo viên dạy môn chuyên và giáo viên dạy môn không chuyên trong từng môn học. Về mặt lý thuyết, mỗi môn chuyên môn ở một lớp
  • 27. 21 chuyên cần một giáo viên tham gia giảng dạy. Vậy là nhu cầu về số lượng giáo viên môn chuyên ở mỗi trường thường tương ứng với số lớp chuyên. - Sự hợp lý về độ tuổi: Đảm bảo có một tỉ lệ phù hợp giữa 3 độ tuổi đó là giáo viên trẻ dưới 30 tuổi (T<30), giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 50 (30 ≤ T ≤ 50) và giáo viên trẻ trên 50 (T>50), tạo nên sự kế thừa và bổ sung, hỗ trợ giữa các thế hệ giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi với thế hệ giáo viên trẻ tâm huyết, nhiệt tình. - Sự hợp lý về giới tính: Đảm bảo có một tỉ lệ giáo viên nam nữ phù hợp trong các tổ chuyên môn, trong từng môn học và trong toàn trường. Song nhìn chung giáo viên nam dạy môn chuyên ở trường chuyên sẽ phù hợp hơn so với giáo viên nữ. Sở dĩ là vì, tính chất và đặc thù công việc ở trường chuyên khá vâts vả và chịu nhiều áp lực, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và có quỹ thời gian nhiều; đặc biệt ở các môn có dự thi học sinh giỏi khu vực, quốc tế do phải thường xuyên cập nhật chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu, đề thi v.v.v quốc tế. 3. Chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là trong giáo dục, có nhiều đinh nghĩa khác nhau về chất lượng, song theo tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Quản lý chất lượng cho rằng, có một định nghĩa tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả với việc đánh giá nó, đó là: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [15, tr.8]. Mục tiêu của trường THPT chuyên là “phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng và đào tạo các em trở thành nhân tài để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” Do đó, để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của nhà trường, chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên phải được đảm bảo bằng các tiêu chí: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; sức khỏe của giáo viên.
  • 28. 22 - Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng: Giống như tất cả các nhà giáo khác, nhà giáo trường THPT chuyên cũng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. [9, tr.109]. Bên cạnh đó, giáo viên ở trường THPT chuyên cần nhấn mạnh đến phẩm chất yêu nghề, yêu thế hệ trẻ, tận tụy, tận tâm với sự nghiệp phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ chuẩn được đào tạo là: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa, trường sư phạm [9, tr.109]. Giáo viên môn chuyên cần phải được đào tạo trên chuẩn (thạc sỹ, tiến sỹ), có thể được đào tạo trong nước, thậm chí ở cả nước ngoài; phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức, phương tiện, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất. - Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với giáo viên môn chuyên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Cụ thể là, kiến thức chuyên môn phải sâu, rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực; có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động sáng tạo của học sinh, niềm say mê yêu thích môn chuyên; thông thạo trong việc phối hợp sử dụng, khai thác các phương tiện và thiết bị dạy học đặc biệt là các phương tiện hiện đại (máy chiếu, phần mềm tương tác, …) - Về năng lực nghiên cứu khoa học: Giáo viên dạy chuyên phải viết sáng kiến kinh nghiệm, viết báo cáo chuyên đề, viết sách dành cho HSG, tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh như viết bài đăng báo, giải toán trên báo, trên mạng, tham gia các cuộc thi… - Về sức khỏe: giáo viên môn chuyên phải có sức khỏe tốt, có khả năng lao động trí óc với cường độ cao, dẻo dai và bền bỉ.
  • 29. 23 1.4.3.3. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên bao gồm: - Xây dựng được tập thể đoàn kết, có phong cách làm việc khoa học, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc xây dựng phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ. - Tính chuyên môn hóa cao trong các khâu hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên đòi hỏi công việc tuyển chọn, bổ sung giáo viên phải diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng. - Luôn có kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên kế tiếp nhau, đặc biệt chú trọng việc học Tin học và ngoại ngữ. Sử dụng hiệu quả và phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên THPT chuyên. 1.4.4. Tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên Phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trường chuyên được xem như là một quá trình tích cực mang tính hợp tác cao, trong đó người giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Do vậy, công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi nhà trường. Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cân bằng về cơ cấu. Đồng thời cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, Tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường THPT chuyên. Hướng tới năm 2015, có 100% cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng ngoại ngữ để dạy học sinh giỏi các đội tuyển. 1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên Phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên là làm cho đội ngũ giáo viên thay đổi theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông là vừa tăng qui mô vừa nâng
  • 30. 24 cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT chuyên. Do vậy, nội dung phát triển ĐNGV trường THPT chuyên bao gồm các khâu của quy trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, đó là: kế hoạch hóa ĐNGV, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thẩm định, luân chuyển, đề bạt và các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút ĐNGV. 1.5.1. Kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên Nằm trong kế hoạch chiến lược của nhà trường, việc xây dựng kế hoạch hóa ĐNGV được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho nhà trường một cách thích đáng. Việc kế hoạch hóa được bắt đầu bằng việc lập kế hoạch dự báo cho giai đoạn tiếp theo của nhà trường, sau đó là kiểm kê đội ngũ giáo viên hiện có trong nhà trường, từ đó lập kế hoạch tuyển chọn/thuyên chuyển, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Kế hoạch hóa đội ngũ phải nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của hệ thống các trường chuyên. 1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên Tuyển dụng giáo viên, bao gồm 2 khâu là tuyển mộ và lựa chọn giáo viên. Tuyển mộ là việc chuẩn bị một nhóm giáo viên theo nhu cầu quy hoạch phát triển ĐNGV, tạo điều kiện cho việc lựa chọn những giáo viên theo tiêu chuẩn tuyển mộ. Tiếp theo tuyển mộ là việc chọn lựa giáo viên vào vị trí/ công việc đang khuyết, đó là việc quản lý xem xét các đơn xin việc, nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn chọn lựa, thẩm định công việc, kiểm tra sức khoẻ của giáo viên đăng ký tuyển mộ để ra quyết định lựa chọn. Do yêu cầu, nhiệm vụ của trường THPT chuyên, nên việc tuyển dụng giáo viên được quan tâm hơn so với các trường THPT khác. Trường chuyên được "ưu tiên về bố trí giáo viên đủ phẩm chất và năng lực" [3]. - Ưu tiên về nguồn tuyển dụng: có 2 nguồn chính, thứ nhất là những giáo viên đã trong biên chế được điều động đến (họ là những người đã được khẳng định về chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác tại các trường THPT khác,
  • 31. 25 có thể họ là những giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi hoặc có học sinh giỏi tỉnh) và thứ hai là những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi của các trường ĐHSP và ĐHQG. - Để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả, phải xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên riêng cho trường chuyên, với những yêu cầu cao hơn và quy trình tuyển dụng phải thận trọng hơn, lựa chọn được những giáo viên có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường 1.5.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên Sử dụng đội ngũ giáo viên chính là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các công việc/ vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Trong quá trình sử dụng cần làm tốt công tác xã hội hoá, nhất là đối với giáo viên mới được tuyển dụng. Giúp họ hiểu được vị trí, tầm quan trọng của công việc mà họ đảm nhận trong mối quan hệ với các công việc khác trong nhà trường, nắm được điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường… Đối với các trường THPT chuyên, việc sắp xếp, bố trí giáo viên môn chuyên phù hợp, sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giỏi, vì vậy công việc này được đặc biệt coi trọng. Thường là, những giáo viên có uy tín trong tổ/ nhóm chuyên môn, có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được phân công giảng dạy môn chuyên; trong trường hợp nhà trường đủ giáo viên thì mỗi giáo viên môn chuyên sẽ dạy một lớp, còn trường hợp thiếu giáo viên thì mỗi giáo viên có thể đảm nhận 2 thậm chí là 3 lớp chuyên. 1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Bồi dưỡng là việc hướng ĐNGV vào việc duy trì và hoàn thiện kết quả thực hiện công việc hiện có, đang diễn ra. Có nhiều hình thức/ phương pháp bồi dưỡng khác nhau, đó là bồi dưỡng tại chỗ (tự bồi dưỡng qua công việc, báo cáo chuyên đề, giải đề thi học sinh giỏi hoặc phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên trẻ hoặc luân phiên công việc bằng cách phân công
  • 32. 26 dạy đuổi từ lớp 10 đến lớp 12,v.v… và bồi dưỡng ngoài công việc (dự hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn,…). Đào tạo ĐNGV, được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, hướng vào việc hình thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp hơn. Việc đào tạo ĐNGV được thực hiện ở trong nước tại các cơ sở giáo dục đại học (đại học Sư phạm, đại học Quốc gia,…) hoặc liên kết đào tạo tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố. Ngoài ra việc đào tạo ĐNGV còn được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chất lượng cao ở nước ngoài. Bồi dưỡng và đào tạo ĐNGV ở trường THPT chuyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ đối tượng học sinh ở trường chuyên có tư chất thông minh, khá giỏi. Mặt khác, vai trò, vị trí và nhiệm vụ của nhà trường là rất đặc biệt, đã tạo nên động lực, một nhu cầu tất yếu cho ĐNGV là phải bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu nhằm hoàn thành tốt công việc đang đảm nhận (ví dụ như tham gia tập huấn tại Hội nghị chuyên đề giảng dạy môn chuyên do Bộ GD-ĐT tổ chức, Hội nghị chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi do Bộ GD-ĐT phối hợp với trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội tổ chức, tham quan học tập các trường bạn trong nước.v.v… Đồng thời, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (như học sau đại học, học lý luận chính trị) để sẵn sàng đảm nhận những công việc / vị trí mới theo yêu cầu của nhà trường và của xã hội. 1.5.5. Đánh giá, thẩm định đội ngũ giáo viên Khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục tác giả Nguyễn Đức Chính đã quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục
  • 33. 27 là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện" [15, tr.35, tập 2]. Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một khâu của QLGD, vì thế mà đánh giá đội ngũ giáo viên được xác định là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của người quản lý và đây cũng là một công việc không ít khó khăn đối với người quản lý ở trường chuyên. Bởi lẽ ở trường chuyên, hàng năm những giáo viên có thành tích cao có thể "được nhận thêm các chính sách ưu tiên khuyến khích của địa phương" và ngược lại, những giáo viên không đủ điều kiện để giảng dạy ở trường chuyên "được tạo điều kiện chuyển sang giảng dạy ở lớp không chuyên hoặc giảng dạy ở các trường THPT khác" [3]. Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Kết quả thấp cần phải có kế hoạch bồi dưỡng/ chuyển trường, còn nếu đạt kết quả cao thì được khen thưởng, đề bạt. Việc đánh giá đội ngũ giáo viên được tiến hành bằng nhiều hình thức, trước tiên phải kể đến là hình thức "đánh giá không chính thức", được diễn ra hàng ngày, trên cơ sở thông tin phản hồi (ví dụ như thanh kiểm tra giờ dạy giáo viên, đánh giá gián tiếp qua kết quả khảo sát môn chuyên của học sinh,.). Do việc đánh giá là thường xuyên, kịp thời, sẽ nhanh chóng tạo ra những kết quả mong muốn và có thể phòng ngừa được những sai sót. Thứ hai là hình thức "đánh giá chính thức" được thực hiện vào cuối kỳ, cuối năm. Hình thức này nhằm mục đích xếp loại thi đua giáo viên và các hình thức khen thưởng, để đề nghị Hội đồng thi đua các cấp xem xét, công nhận. Mặt khác, việc đánh giá xếp loại giáo viên chính thức vào cuối kỳ, cuối năm cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV cho kỳ học mới, năm học mới hoặc đề nghị chuyển trường. Để công tác đánh giá đạt hiệu quả cần xác định các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên; lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá,…
  • 34. 28 1.5.6. Luân chuyển, đề bạt đối với đội ngũ giáo viên Luân chuyển, đề bạt đối với giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác phát triển đội ngũ. Để thực hiện được công việc này, trước hết phải đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên. Căn cứ chuẩn nghề nghiệp giáo viên để tiến hành phân loại, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều chuyển, luân chuyển hợp lý; đồng thời, tiến hành sàng lọc, tinh giản đối với nhà giáo kém về phẩm chất, năng lực, yếu về sức khoẻ, không đảm đương được nhiệm vụ; xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có đủ phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn và quản lý; đáp ứng với yêu cầu quản lý giáo dục. Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án rõ ràng, chặt chẽ, dân chủ, khách quan trong việc tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ giáo viên, không có hiện tượng kiện cáo, khiếu nại xảy ra. Chỉ đạo kiên quyết không bố trí đứng lớp đối với giáo viên yếu kém, miễn nhiệm cán bộ quản lý năng lực yếu, trình độ không đạt chuẩn. Căn cứ vào đó ngành tiếp tục chỉ đạo đưa đi đào tạo lại, vận động nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ chờ chế độ hưu sớm, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh hẫng hụt. Chỉ đạo khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở một số bộ môn, động viên cán bộ, giáo viên dạy tăng tiết, tăng giờ; thông báo rộng rãi việc tuyển dụng giáo viên. Liên kết mở các lớp Đại học với các trường ĐHSP Hà Nội, để đào tạo các môn còn thiếu. Xây dựng kế hoạch để thực hiện công tác điều động, luân chuyển ĐNGV, kiên quyết không bổ nhiệm cán bộ GV có năng lực yếu chưa qua đào tạo giảng dạy. Thực hiện thường xuyên việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với ĐNGV.
  • 35. 29 Công tác đề bạt, bổ nhiệm CBQL luôn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục; công khai, dân chủ, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định Điều lệ trường học và quy định của tỉnh. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương để làm tốt công tác cán bộ quản lý như bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ luôn được đồng thuận cao. 1.5.7.Cácđiềukiệnđảm bảochoviệcxâydựngmôitrườngthuhútđộingũgiáoviên Công tác phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV trường chuyên nói riêng là công việc đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nguồn lực, của mọi lực lượng trong xã hội, sự huy động cộng đồng. Chính vì đó mà tác giả Đặng Xuân Hải khi nghiên cứu về vai trò của xã hội đối với giáo dục đa viết: “Huy động cộng đồng được coi là một trong những biện pháp triển khai xã hội hóa giáo dục hữu hiệu trong chủ trương xã hội giáo dục của Đảng và Nhà nước giai đoạn hiện nay” [20, tr.25]. Lao động của giáo viên trường chuyên mang tính đặc thù, và đối tượng học sinh cũng rất đặc biệt, do vậy rất cần sự đầu tư quan tâm thường xuyên của các lực lượng trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi dưỡng tài năng. Do vậy, các điều kiện để đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút đội ngũ bao gồm: - Các chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên trường THPT chuyên: tạo điều kiện để giáo viên ngoài việc được hưởng các chế độ của trường THPT nói chung còn được hưởng các chính sách ưu tiên dành cho trường chuyên biệt theo Nghị định số 61/2006NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính phủ như hưởng phụ cấp ưu đãi 70% lương hiện tại, 0,3% phụ cấp trách nhiệm. - Công tác thi đua khen thưởng được dành cho giáo viên trường chuyên khi các giáo viên đạt các danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên giỏi, nhà giáo ưu tú... theo quy định hiện hành. Tùy điều kiện của từng địa phương mà có chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm khuyến khích động viên tinh thần của giáo viên sao cho xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
  • 36. 30 - Chính sách ưu tiên đầu tư các điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học: để giáo viên dạy chuyên có đủ thời gian để chuyên tâm cho công việc dạy chuyên thì bản thân nhà trường phải phân công sao cho hợp lý, theo đúng định mức của Bộ, không nên tăng cao nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn, đào tạo. Theo quy chế, trường chuyên được trang bị đầy đủ về cơ sở, vật chất theo tiêu chuẩn quốc gia, được ưu tiên đầu tư về trang thiết bị vật chất và đầu tư khinh phí nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu và chương trình giáo dục trường chuyên. 1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên 1.6.1. Vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường Trước sứ mạng cao cả mà nhà trường đề ra đối với giáo viên, đầu tiên người giáo viên phải xác định tự chủ chính là tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm, xác định chính bản thân mình là người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhận thức vai trò của ĐNGV trong công tác giáo dục, đặc biệt là trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường đã xây dựng tốt các điều kiện để duy trì và phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa; tích cực đổi mới giáo dục, duy trì kỷ cương, nền nếp, thực hiện tốt cuộc vận động “kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”, đồng thời từng bước quy hoạch xây dựng kiên cố trường lớp, giữ vững danh hiệu lá cờ đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh. 1.6.2. Khả năng tự chủ và hoạt động sáng tạo của giáo viên Ban Giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng dạy và học văn hóa, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Mỗi giáo viên đều có sổ tự học, hàng năm
  • 37. 31 phải đăng ký các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn. Đẩy mạnh việc làm và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học bảo đảm hiệu quả thiết thực, tích cực đổi mới cách dạy của thầy, bồi dưỡng phương pháp học của trò theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học. Tổ chức kiểm định chất lượng, rèn kỹ năng, phân loại học sinh, biên chế lớp học phù hợp trình độ, tư vấn học sinh chọn khối thi, trường thi phù hợp với năng lực, điều kiện, thường xuyên thực hiện đổi mới quản lý dạy và học; triển khai các hoạt động giáo dục, xây dựng chương trình môn học theo hướng tự chủ, sát thực tế năng lực. Thực hiện việc quản lý chuyên môn, chương trình, điểm số, khuyến khích, tạo điều kiện việc đề xuất áp dụng phương pháp dạy học mới, dạy ứng dụng công nghệ, dạy theo chuyên đề, hội giảng... 1.6.3. Cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giáo viên 1.6.3.1. Cơ sở tâm lý học Phát triển ĐNGV trong nhà trường được thực hiện thông qua một loạt các hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tượng quản lý, mà đối tượng quản lý là con người nên có những đặc điểm tâm lý rất riêng. Chính vì vậy, đặc điểm tâm lý, trạng thái tâm lý và quá trình tâm lý của người giáo viên trong hoạt động sư phạm rất có ý nghĩa quan trọng đối với người quản lý trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. ĐNGV là đội ngũ trí thức mà theo thuyết thức bậc nhu cầu của A.Maslow có "các nhóm nhu cầu từ nhu cầu tồn tại đến nhu cầu bậc cao", song với ĐNGV "được thừa nhận, được tôn trọng, được sáng tạo" là thiết yếu [8, tr.14]. Những đặc điểm trên được thể hiện khá rõ ở ĐNGV trường THPT chuyên, cho nên việc thăm dò, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và dẫn dắt họ là rất phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải hết sức tinh tế trong ứng xử, để giúp họ luôn ở vào trạng thái tâm lý tới hạn, kích thích họ tích cực làm việc, có nhiều sáng kiến góp cho công tác phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
  • 38. 32 Công tác phát triển ĐNGV chỉ thực sự đạt hiệu quả, khi người quản lý luôn tạo cho ĐNGV của mình có được một động cơ làm việc tốt, họ chăm chỉ làm việc, tích cực bồi dưỡng chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm dạy học; có ý thức ham học hỏi, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo. Khi nghiên cứ về Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: "Có nhiều lý thuyết nghiên cứu sự hình thành động cơ, như lý thuýet công bằng của Adam, lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết xác định mục tiêu tạo động cơ của Lock.v.v… Tuy nhiên, tuỳ vào tính chất công việc, tuỳ vào điều kiện cụ thể mà người quản lý có thể linh hoạt trong việc vận dụng lý thuyết này hay lý thuyết khác hoặc phối hợp các lý thuyết với nhau" [28, tr.18-22]. Trong công tác phát triển ĐNGV ở trường THPT chuyên, việc hình thành ở họ một động cơ, một động lực làm việc tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng và chỉ khi đó họ mới toàn tâm toàn ý, dâng hiến toàn bộ sức lực, trí tuệ của mình vào việc tìm ra những lời giải hay và sáng tạo cho những bài Toán, bài Lý.v.v… Và một điều đặc biệt đối với họ, nếu như có được sự kỳ vọng về những tấm huy chương vàng, huy chương bạc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, sẽ là động lực để họ "nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực" hoàn thành nhiệm vụ; những tấm giấy khen, bằng khen động viên khích lệ, tôn vinh họ khi họ có những đóng góp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, sẽ là những động lực mới để họ "nỗ lực" hơn nữa, sẵn sàng dâng hiến hết sức lực của mình cho những nhiệm vụ phức tạp hơn và khó khăn hơn, được minh hoạ qua sơ đồ 1.2 [28, tr.20]. Đây là cơ sở khoa học của việc xây dựng các chế độ, chính sách ưu tiên, khen thưởng… cho giáo viên trường chuyên.
  • 39. 33 Sơ đồ 1.1: Lý thuyết kỳ vọng về động cơ Bên cạnh việc quan tâm tạo động cơ cho ĐNGV, người quản lý cần chú trọng giải toả mọi xung đột thấu tình đạt lý và giải toả sự căng thẳng không đáng có trong ĐNGV nhà trường, tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, hợp tác và chia sẻ trong công việc, khơi dậy và phát huy hết tiềm năng của mỗi người. 1.6.3.2. Cơ sở kinh tế học Theo dọc chiều dài lịch sử, đã có nhiều danh nhân phương Đông như Quản Trọng, Khổng Tử, Lê Quý Đôn và Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, có các lời bàn sâu sắc về vai trò kinh tế của giáo dục và nhiều nhà kinh tế học phương Tây trước Macrx, Macrx và Lênin, các nhà kinh tế học phương Tây sau Macrx (như J. Tinbergen người Hà Lan với giải thưởng Nobel - 1969, T.Scholtz người Mỹ với giải thưởng Nobel - 1979,…) đã có những nghiên cứu về "chi phí" và "lợi ích" của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Mặc dù tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo tác giả Đặng Quốc Bảo các quan điểm đều đã làm rõ: "Giáo dục được xem như một lĩnh vực kinh tế thực sự đem lại hiệu quả cao cho thu nhập kinh tế quốc dân trước mắt cũng như lâu dài.v.v… Sở dĩ là vì, giáo dục có chức năng góp phần tái Nỗ lực  Thành quả Trị lƣợng Thành quả  Kết quả Nỗ lực Thành quả Kết quả (Tiền thưởng, sự khen ngợi, cảm giác hoàn thành nhiệm vụ)
  • 40. 34 sản xuất sức lao động xã hội (tái sản xuất con người), giáo dục tạo nên những con người có thể lực cường tráng, có trí tuệ vững vàng, có tâm hồn trong sáng, biết cách tổ chức quản lý, biết cách nắm bắt cơ hội đưa mục tiêu đến thành công". Cho dù, người ta không nhìn thấy được dấu ấn trực tiếp của giáo dục trên những sản phẩm hữu hình, nhưng đều nhận thức được sự hiện hữu vô hình của giáo dục ở bất cứ những gì do con người sáng tạo ra thông qua hàm lượng trí tuệ cần thiết làm ra những sản phẩm đó. Vì thế, giáo dục được coi là một loại đầu tư mà hy vọng đem lại nhiều lãi nhất, là loại đầu tư thông minh nhất trong mọi loại đầu tư của các quốc gia trong thế giới hiện đại. "Các khoản tiền bỏ vào giáo dục sẽ thừa sức được thanh toán với việc xuất hiện Newton, Moza, Betthoveen" - Alfied Marshall đã khẳng định như vậy và có lẽ "Các khoản tiền đầu tư vào giáo dục Việt Nam sẽ hy vọng với sự xuất hiện của những Nôben Toán học, Vật lý Việt Nam,v.v… trong thời gian gần nhất". Chức năng kinh tế, văn hoá - xã hội của giáo dục là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, mà nhân tài là tài sản quý của quốc gia, nhân tài được nuôi dưỡng trong một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại họ sẽ bộc lộ và phát triển hết tài năng, sẽ đem lại vẻ vang cho đất nước" [35, tr.12] Để có một sự nghiệp, giáo dục phát triển nhanh và bền vững đặt nền móng cho sự phát triển xã hội, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư cho giáo dục một cách toàn diện của cả xã hội về con người (đội ngũ nhà giáo), về cơ sở vật chất và nguồn tài chính, trong đó cần có sự quan tâm đặc biệt đến công tác phát triển ĐNGV trường THPT chuyên. Bài học quý giá của đất nước Liên Xô, của vị lãnh tụ tối cao Lê-nin đó là trong điều kiện đất nước Xô Viết còn vô cùng khó khăn của những năm đầu thế kỷ 20 nhưng Người đã dành nhiều sự quan tâm về vật chất cho công tác tổ chức quản lý ngành giáo dục quốc dân. Người coi ĐNGV Xô Viết có vai trò
  • 41. 35 rất quan trọng trong cách mạng tư tưởng văn hoá, Người căn dặn: "Chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ chưa từng có". Liên tiếp thời gian sau đó Liên Xô đã dành được những thành tựu rực rỡ về kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật; vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh trái đất do Liên Xô chế tạo, rồi người đầu tiên của hành tinh bay vào vũ trụ cũng là công dân Xô Viết. Những tấm gương về việc tập trung, chăm lo cho giáo dục tiến trước một bước, đón đầu các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội.v.v…. đã thể hiện ở nước Liên Xô, Mỹ.v.v… từ đầu thế kỷ trước, Nhật từ cuối thế kỷ trước, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong những thập niên cuối thế kỷ này. Nói tóm lại, giáo dục ngày nay được coi là nền móng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, rõ ràng không thể có một nền giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh cho sự phát triển của nền kinh tế, nếu bản thân nó không được hiện đại hoá, không được đầu tư thích đáng. 1.6.3.3. Cơ sở xã hội học Xuất phát từ chỗ "giáo dục là một hiện tượng xã hội, giáo dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người, cho nên khi nghiên cứu về giáo dục cần phải xem xét giáo dục dưới góc độ tiếp cận xã hội" [35, tr.9]. Theo tác giả Lê Ngọc Hùng khi nghiên cứu về Xã hội học giáo dục đã cho rằng: "Dưới lăng kính xã hội, giáo dục được nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện và khá nhạy cảm về vị trí, vai trò của mình trong xã hội, những thành tựu cũng như những nguyên nhân của các mặt yếu kém, bất cập của giáo dục và những vấn đề mà giáo dục cần phải đổi mới và cải cách" [25, tr.99]. Mặt khác, dưới góc độ tiếp cận xã hội, nghề dạy học là "nghề cao quý trong các nghề cao quý" và dạy học ở trường chuyên càng được xã hội tôn vinh, kính trọng. Môi trường giảng dạy và học tập ở trường chuyên rất đặc