SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM HỒNG LÃM THÚY
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
TẠI QUẬN 1 – TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM HỒNG LÃM THÚY
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
TẠI QUẬN 1 – TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
3
LỜI TRI ÂN
- Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau
đại học, Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Thu
Mai đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi
những tri thức, kinh nghiệm, bài học quý báu.
- Xin được trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào
tạo Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi theo học lớp Cao học
chuyên ngành Quản lí giáo dục.
- Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên trường Tiểu
học Đinh Tiên Hoàng Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho
tôi cả về thời gian, tinh thần trong suốt 3 năm qua.
- Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Giáo viên, Phụ huynh và học sinh
các trường Lê Ngọc Hân, Hòa Bình, Trần Khánh Dư và Phan Văn Trị Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát thực trạng.
- Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học khóa 20, chuyên
ngành Quản lý giáo dục đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
Lâm Hồng Lãm Thúy
4
MỤC LỤC
1TLỜI TRI ÂN1T .................................................................................................................3
1TMỤC LỤC1T ....................................................................................................................4
1TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T............................................6
1TMỞ ĐẦU1T.......................................................................................................................7
1T1. Lý do chọn đề tài1T .............................................................................................................7
1T2. Mục đích nghiên cứu của đề tài1T.....................................................................................8
1T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ..............................................................................9
1T4. Giả thuyết khoa học1T........................................................................................................9
1T5. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ......................................................................................................9
1T6. Phương pháp nghiên cứu1T ...............................................................................................9
1T7. Phạm vi nghiên cứu1T ......................................................................................................11
1T8. Những đóng góp mới của luận văn1T .............................................................................11
1T9. Cấu trúc luận văn1T .........................................................................................................12
1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ1T............................13
1THOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI1T...........................................................13
1T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai1T ................13
1T1.1.1. Ngoài nước1T............................................................................................................13
1T1.1.2. Trong nước1T............................................................................................................15
1T1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài :1T ........................................................17
1T1.2.1. Quản lý1T ..................................................................................................................17
1T1.2.2. Hoạt động quản lý1T .................................................................................................18
1T1.2.3. Quản lý giáo dục1T ...................................................................................................21
1T1.2.4. Quản lý trường học1T ...............................................................................................23
1T1.3. Quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường Tiểu học1T .................................24
1T1.3.1. Mục tiêu1T ................................................................................................................24
1T1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai tại trường Tiểu học (3 tiết/
ngày):1T ..............................................................................................................................27
1T1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai1T ........37
1T1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai.1T38
1T1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học1T ...................................................................43
1T1.4.1. Đặc điểm về mặt cơ thể1T ........................................................................................43
1T1.4.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống1T .........................................................43
1T1.4.3. Sự phát triển trí tuệ của HS tiểu học1T ....................................................................44
1T1.4.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học1T ........................................................48
5
1T1.4.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học1T .....................................................48
1TTiểu kết chương 11T .............................................................................................................49
1TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ
HAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP TẠI QUẬN 1, TP.HCM.1T 50
1T2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức
nghiên cứu thực trạng1T ......................................................................................................50
1T2.1.1.Tình hình kinh tế - xã hội Quận 11T ..........................................................................50
1T2.1.2. Khái quát vài nét về các trường Tiểu học tại Quận 1-TP. Hồ Chí Minh1T ..............51
1T2.1.3. Thành tích của giáo dục Tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T .................53
1T2.1.4. Mẫu khảo sát:1T ........................................................................................................54
1T2.2. Thực trạng hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học Công lập
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T ...................................................................................55
1T2.2.1. Về nhận thức chung1T ..............................................................................................55
1T2.2.2. Về hoạt động dạy học buổi thứ hai1T .......................................................................58
1T2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu
học công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.1T ............................................................61
1T2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở
một số trường tiểu học công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T ...........................71
1TTiểu kết chương 21T .............................................................................................................72
1TCHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI
THỨ HAI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP1T .................................................74
1T3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ
hai.1T ......................................................................................................................................74
1T3.1.1. Cơ sở lý luận1T .........................................................................................................74
1T3.1.2. Cơ sở thực tiễn :1T ....................................................................................................76
1T3.2 Hệ thống các giải pháp để quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai.1T ......................77
1T3.2.1. Các biện pháp về nhận thức và công tác tổ chức để quản lí dạy học buổi thứ hai
có hiệu quả.1T .....................................................................................................................78
1T3.2.2. Các biện pháp về điều kiện để quản lí dạy học buổi thứ hai có hiệu quả1T .............88
1T3.2.3. Các biện pháp về mô hình để tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác quản lí
dạy học buổi thứ hai.1T.......................................................................................................92
1T3.3.Kết quả khảo nghiệm các biện pháp1T .......................................................................104
1TTiểu kết chương 31T ...........................................................................................................110
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T.................................................................................112
1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T ......................................................................................116
1TPHỤ LỤC1T .................................................................................................................119
6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CLB : Câu lạc bộ
CSVC : Cơ sở vật chất
GV : Giáo viên
HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HS : Học sinh
TDTT : Thể dục thể thao
TP : Thành phố
X : Trung bình
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trong giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Việc thực
hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước gắn chặt với định hướng phát triển của ngành
Giáo dục – Đào tạo. Nghị quyết TW IV (khóa VII) và Nghị quyết TW II (khóa VIII) của
Đảng đã nêu lên quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo, trong đó xác định: Giáo dục
– đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa; xã hội hóa công
tác giáo dục đào tạo; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là tiền đề cho những
bước phát triển vào đầu thế kỷ 21.
Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa
học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững
đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới
một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát triển vững
chắc cho nền giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu rất
cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn bộ nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên (GV) là người có vai trò quan trọng của quá trình giảng dạy và giáo dục, là
người tổ chức mọi hoạt động của trẻ, đưa các em vào thế giới tri thức khoa học, văn hóa,
nghệ thuật. Do đó, định hướng, thiết lập chương trình, kế hoạch hoạt động, dạy học cho GV
là một yêu cầu tất yếu trong quản lý trường học của người Hiệu trưởng để nâng cao chất
lượng hoạt động chuyên môn.
Ngoài việc thực hiện đúng phân phối chương trình, sách giáo khoa, Chuẩn Kiến thức –
Kĩ năng của từng khối lớp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc việc tổ chức,
đổi mới mang tính đột phá, đa dạng hóa và sáng tạo trong nội dung, hình thức dạy học ở
buổi thứ hai đối với bậc tiểu học có ý nghĩa quan trọng và tích cực, không chỉ nâng cao chất
8
lượng giáo dục, hình thành kĩ năng, kĩ xảo mà còn phát triển nhân cách học sinh một cách
toàn diện.
Năm học 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ duy trì, củng cố thành tựu
phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày trong cả nước. Tuy
nhiên, để đảm bảo không xảy ra tình trạng học sinh ( HS ) học quá sức, quá tải khi học 2
buổi/ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả hiệu trưởng các trường cần chủ động xây
dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về nội dung và thời lượng.
Theo đó, các trường sẽ dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách quy
định cho mỗi lớp theo quy định, thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt
động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập, giúp đỡ học sinh yếu vươn lên
hoàn thành yêu cầu học tập,... tạo mọi điều kiện để HS hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Về
thời lượng, các trường đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày. Việc học buổi thứ
hai sẽ không tăng nội dung, chỉ đi sâu vào phương pháp dạy sẽ không gây quá tải cho HS
nhằm giảm áp lực học, giúp cho trẻ có thời gian đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa như
múa, hát, họa...
Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường tiểu học
trong Quận 1 đã thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày và tổ chức hoạt động ở buổi thứ hai dưới
nhiều hình thức khác nhau. Mô hình dạy dạy học do hiệu trưởng của các trường chủ động
xây dựng, tùy theo tình hình, khả năng tài chính của từng trường. Tuy mang lại hiệu quả và
ích lợi thiết thực cho HS nhưng cũng còn nhiều bất cập, không thống nhất trong việc lựa
chọn hình thức, nội dung,…để thực hiện cũng như còn nhiềgiữa các trường công lập trong
cùng một quận.
Với mong muốn tìm thêm những thực trạng hiện có và những biện pháp hữu ích cho nơi
tôi đang công tác cũng như các trường tiểu học công lập tại Quận 1 nên tôi chọn nghiên cứu
đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công
lập tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai của một số trường tiểu học
công lập ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 ngày càng tốt hơn.
9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của
trường tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của hiệu
trưởng.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại
quận 1 chưa mang nét đột phá, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Do đó, nếu đề xuất
được các biện pháp khả thi thì công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai sẽ ngày
càng được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: dạy học buổi thứ hai, quản lí hoạt động dạy
học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở 05 trường tiểu học
công lập tại Quận 1-Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ về nhiều mặt: mục tiêu, nội dung, biện
pháp quản lí, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí,… các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy
học buổi thứ hai cho học sinh tiểu học.
6.1.2. Quan điểm hoạt động – nhân cách
Nhân cách của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động.
Công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần xem xét tình hình thực tế việc tổ chức
cho học sinh hoạt động nhằm phát huy năng lực của các em.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xem xét thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần
đặt trong tình hình hiện tại của lớp học, cấp học ở địa phương trong bối cảnh cụ thể.
10
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Sử dụng phương pháp này để phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng như làm cơ
sở lí luận cho đề tài.
- Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến đề tài, công tác quản lý ở trường tiểu học, tài
liệu về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học, các văn bản, thông
tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở
trường tiểu học.
6.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu thu thập được sau đó hệ thống hóa
nó lại để thấy được tổng thể của vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát các giờ dạy thực tế để nắm các quy luật dạy học thực tiễn, đặc điểm tâm lí,
hứng thú,…của học sinh nhằm thu thập những tài liệu sống để giúp quá trình thực
hiện đề tài tốt hơn.
- Quan sát giờ dạy buổi thứ hai trên lớp của giáo viên, các hoạt động giữa giáo viên và
học sinh, các hình thức tổ chức lớp học, nội dung, phương pháp sử dụng,…
6.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
- Điều tra đối tượng là giáo viên và học sinh. Cụ thể ở mỗi khối lớp là các giáo viên
dạy lớp bán trú, một số các giáo viên bộ môn và một số đối tượng học sinh lớp bán
trú (Bảng trắc nghiệm, nội dung kiến thức tiếp thu được sau mỗi tiết học ở buổi thứ
hai cho giáo viên, học sinh).
6.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Trao đổi với giáo viên, học sinh trước và sau khi thực hiện theo các giải pháp mới
của tiết dạy học ở buổi thứ hai
- Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm, hiệu quả của giờ dạy.
- Cùng giáo viên tìm phương án, hình thức để nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Nêu những lời kết luận cụ thể, sát thực, khả thi.
- Đánh giá tiết dạy học ở buổi thứ hai.
6.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
11
- Tổng kết kinh nghiệm đã thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai
này ở những năm học trước. Rút ra những khó khăn, hạn chế, biện pháp khắc phục.
- Tổng kết kinh nghiệm của các hiệu trưởng ở các trường xem họ đã thực hiện công tác
quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai như thế nào? Tìm ra biện pháp thực hiện
phù hợp ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
6.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Dùng phương pháp này để chứng minh cho giả thuyết của đề tài là có tính khả thi
cao, đã được thực nghiệm trong thực tiễn.
- Là kết quả việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai mà
tôi đã đưa ra (hình thành các Câu lạc bộ năng khiếu, Tự học, hoạt động ngoại
khóa,….)
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp này để xử lí các tài liệu, dữ liệu thu thập được của đề tài.

7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác của Hiệu trưởng về việc quản lý hoạt
động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập tại Quận 1.
- Địa bàn nghiên cứu:, 04 trường tiểu học công lập (trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng, trường tiểu học Hòa Bình, trường tiểu học Phan Văn Trị và trường tiểu học
Trần Khánh Dư) và 01 trường công lập - tự chủ tài chính (trường tiểu học Lê Ngọc
Hân) tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát : Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, một số
giáo viên và học sinh, phụ huynh ở các trường được nghiên cứu.
8. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ
hai, rút ra những mặt mạnh và phân tích những hạn chế của công tác quản lý hoạt
động dạy học buổi thứ hai trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
12
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục.
- Mở đầu : Khái quát những vấn đề chung.
- Chương 1 : Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
- Kết luận - Kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai
1.1.1. Ngoài nước
Trong xã hội tiền phong kiến, việc dạy trẻ con những đức tính, dạy “làm người” hay nói
cách khác “việc học” được tiến hành theo lối “cầm tay chỉ việc” thông qua kinh nghiệm của
người lớn, nên ai cũng có thể làm thầy.
Nhà trường thời phong kiến - đó là nhà trường của đạo lý - thì tiến hành theo cách dạy
bằng lời khuyên răn, thuyết giảng và giáo điều,.. Tất cả những nội dung dạy học chẳng cần
thiết phải phân chia thành buổi chính khóa, buổi thứ hai và chỉ có những niêm luật có sẵn,
những điều kỵ húy và phải bảo nhau mà học thuộc lòng,…
J.A. Cômenxki - được coi là “Ông tổ của nền sư phạm cận đại” - đã đặc biệt quan tâm
đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học
tập “Giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thời Trung cổ. Ông
khẳng định “Học tập không phải lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức
từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”.
K.Mac (1818 – 1883) và F.Anghen (1820 – 1895) – người sáng lập ra học thuyết cách
mạng XHCN đã xác định mục đích nền giáo dục cộng sản là tạo ra “con người phát triển
toàn diện”. Muốn vậy phải theo “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”.
Trong thời buổi công nghiệp phát triển cùng khoa học kỹ thuật, việc dạy con em những
điều không được học trong chính khóa là điều cần thiết để phát huy năng khiếu, rèn thêm kĩ
năng sống cho các em, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Những điều nhà trường
không thể dạy vì không có trong chương trình chính khóa như: từ thổi cơm, khâu vá quần áo
đến cắm trại ngoài trời, cấp cứu người bị thương, rồi cả học hát, học diễn kịch, học vẽ theo
cảm hứng sáng tạo, học cách sống, giao tiếp với mọi người, mạnh dạn tự tin trước đám
đông, tham quan, dã ngọai, học ngoài thiên nhiên, tự học, được trực tiếp lao động để làm ra
sản phẩm, …có thể thực hiện trong nhà trường thông qua “buổi học thứ hai ” nhằm tạo
không khí, điều kiện để các em được hoạt động thoải mái, vui vẻ, phát triển toàn diện các kĩ
năng.
14
Hệ thống giáo dục các nước không tách bạch việc phân chia hai buổi học như ở Việt
Nam hiện nay. Thời khóa biểu các nước xen kẽ các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại
khóa, tham quan,…. trong thời gian biểu từ 9h-15h của mỗi ngày. Do đó, việc nghiên cứu
mô hình đặc thù về dạy học buổi thứ hai của các nước hiện nay chưa có.
Ở nhiều nước trên thế giới, học sinh tiểu học được học cả ngày ở trường. Nghiên cứu so
sánh chương trình giáo dục của trên 20 nước trên thế giới (INCA) cho thấy rõ điều đó :
Bảng 1.1- Thời lượng giáo dục cả ngày, trong tuần ở trường tiểu học một số nước
Quốc gia Thời gian học Số ngày học/ tuần
Úc 9g – 15g 5
Ca-na-đa 9g – 15g 30 5
Anh 9g – 15g 30 5
Nhật 9g – 15g 30 5
Hàn Quốc 8g – 16g 5,5
Hà Lan 9g – 15g 30 4,5
New Zealand 9g – 15g 30 5
Tây Ban Nha 9g – 16g 30 5
Tìm hiểu Chương trình giáo dục tiểu học các nước cho thấy giáo dục toàn diện được
quan tâm. Chương trình giáo dục tiểu học đảm bảo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết, tính toán, đồng thời cung cấp cho HS nội dung phong phú về giáo dục khoa học, nghệ
thuật, thể chất, kỹ năng sống,… nhằm bước đầu hình thành, phát triển ở HS những phẩm
chất, năng lực cần thiết. Chú ý tới hình thành, phát triển tư duy phê phán, sáng tạo, các kỹ
năng học tập, hợp tác, giao tiếp,… Nội dung giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống, chú ý tới
các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế rộng rãi. Giáo dục ngoại
ngữ, công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng được quan
tâm. Trong chương trình Tiểu học của các nước, bên cạnh chương trình chung, có những nội
dung dạy học tự chọn phong phú với nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa
dạng của học sinh. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học dạy học cả ngày rất phong phú, đa
dạng cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức thực hiện. Trong phân cấp quản lý, xu thế là nhà
trường có quyền tự chủ hơn, trong đó được chủ động, linh hoạt trong lập kế hoạch, thực hiện
chương trình giáo dục. bên cạnh những mục tiêu giáo dục chung của cấp học, nhiều trường
cũng chú ý nhấn mạn đến những nét đặc trưng riêng, ưu tiên riêng của trường mình.
15
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các
quốc gia… Giáo dục các nước đã và đang có những định hướng rất cơ bản nhằm đào tạo
một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu như năng lực thích ứng, năng
lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội,…
Trong điều kiện hiện đại, Unessco đã nêu lên những định hướng sau:
• Giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời.
• Nhà trường mở, giáo dục mở.
• Tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình.
• Giáo dục cho mọi người.
• Giáo dục hướng tới 4 trụ cột: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung
sống, Học để tự khẳng định mình.
Tóm lại, kinh nghiệm các nước cho thấy tổ chức dạy học cả ngày ở trường tiểu học góp
phần nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng trong giáo dục. Tổ chức dạy học cả ngày,
học sinh được cung cấp các hoạt động học tập đa dạng, giúp cho sự phát triển toàn diện;
giảm sức ép, tránh quá tải; giáo viên hiểu biết hơn về học sinh, có cơ hội chăm sóc, giáo dục
học sinh tốt hơn; các mối quan hệ với học sinh, phụ huynh được tăng cường; đáp ứng tốt
hơn nhu cầu phát triển năng lực, hứng thú cá nhân của học sinh; học sinh có nhu cầu giáo
dục đặc biệt được quan tâm hơn.
Do đó, việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học ở buổi thứ hai khi tiến hành dạy học
cả ngày trong thời kỳ đổi mới và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình
này trở thành hiện thực là một việc làm cấp thiết hiện nay.
1.1.2. Trong nước
Thời lượng học tập ở trường của học sinh tiểu học Việt Nam cũng vào loại thấp so với
thời lượng học tập của học sinh nhiều nước.
Trong những năm gần đây, số các trường tiểu học ở nước ta chuyển sang dạy học cả
ngày ngày càng tăng. Tuy nhiên quy mô và chất lượng và chất lượng dạy học cả ngày cũng
khác nhau giữa các vùng miền, các địa phương. Số lượng học sinh được học cả ngày tập
trung chủ yếu ở vùng thuận lợi, trong khi đó, ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, tỷ lệ này còn rất thấp. Việc tổ chức dạy học cả ngày khá đa dạng trên thực tiễn. Nhiều
trường đã tiến hành tổ chức dạy học cả ngày đồng thời với đẩy mạnh đổi mới phương pháp
dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cũng như công tác xã hội hóa nên chất
16
lượng giáo dục toàn diện học sinh được đảm bảo. Trong khi đó, ở một số trường tiểu học tại
một số địa phương, việc triển khai dạy học cả ngày chưa thực sự hiệu quả: nội dung mất cân
đối, quá tải; kế hoạch chưa thật sự hợp lý; tổ chức đơn điệu; chưa khai thác hết tiềm năng để
thực hiện có hiệu quả yêu cầu giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá
nhân của học sinh, sử dụng và phân phối các nguồn lực không hợp lý,… Triển khai dạy học
cả ngày, nhiều trường, nhiều địa phương còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, giáo
viên; còn lúng túng trong việc xác định nội dung, hình thức tổ chức dạy học và các hoạt
động giáo dục, cũng như công tác quản lý nhà trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 7632/BGD-ĐT-GDTH ký ngày
29/8/2005 về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày thay cho hướng dẫn về dạy học 2 buổi /
ngày trước đây (Công văn số 10176/TH ngày 07/11/2000 về việc Hướng dẫn kế hoạch dạy
2 buổi/ngày ở tiểu học ); Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 4 cho các vùng
miền và các lớp dạy học 2 buổi / ngày ban hành kèm theo công văn số 7084/ BGD-ĐT-
GDTH ngày 12/8/2005; Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 5 cho các vùng
miền và các lớp dạy 2 buổi/ngày ban hành kèm theo công văn số 10141/ BGD-ĐT-GDTH
ngày 12/9/2006 cho thấy buổi học thứ hai ở trường tiểu học là một buổi học nằm trong
chương trình tiểu học mới, một chương trình vốn được thiết kế để học hai buổi.
Theo đó, Bộ yêu cầu ở buổi học thứ nhất các trường dạy theo kế hoạch giáo dục quy
định cho mỗi lớp đã được quy định trong kế hoạch giáo dục. Ở buổi học thứ hai căn cứ vào
đặc điểm cụ thể của từng địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học
lập kế hoạch thực hiện với điều kiện thời lượng bố trí tối đa 15 tiết/tuần.
Đặc biệt, về nguyên tắc, giáo viên không được thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu
là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ
năng đã học hoặc chủ yếu giúp đỡ học sinh nắm được các kiến thức đã học ở các tiết học
trong tuần của buổi thứ nhất; dành thời gian để học sinh giải quyết hết bài.
Hiện nay, có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,3T đó
cũng là những mảng tổ chức thực hiện được trong các hoạt động dạy học buổi thứ hai. Luận
văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trần Diễm Linh “ Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 1 – Thành phố
Hồ Chí Minh ” – ĐHSP Hà Nội, năm 2006. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thuận “ Biện
pháp quản lí hoạt động học ở trường Cao đảng Sư phạm Trung ương TP.Hồ Chí Minh ” –
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, năm 2010.
17
Tuy3T nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về thực trạng dạy học buổi thứ hai ở một số
trường Tiểu học công lập mà chỉ có những sáng kiến kinh nghiệm mang tính giải pháp dựa
trên tình hình thực tiễn của từng đơn vị. Hiệu trưởng các trường chủ động xây dựng chương
trình, nội dung cho hoạt động dạy học cho buổi thứ hai dựa trên các văn bản chỉ đạo, định
hướng chung của ngành, chưa thống nhất và dựa trên đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể nào
về hoạt động dạy học buổi thứ hai.
1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài :
1.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được các nhà lý luận cũng như thực hành nghiên cứu và đưa ra dưới
nhiều góc độ khác nhau. Có người cho rằng quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm
bảo sự hoàn thành công việc qua nổ lực của người khác. Nhưng cũng có tác giả lại cho rằng
quản lý là công tác phối hợp có kết quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau trong
một tổ chức.
Theo Mai Hữu Khuê (1982) “ Quản lý là hệ thống xã hội tác động đến tập thể người
thành viên của hệ, làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến”, quản lý nhằm
phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu từng cá nhân biến thành những thành tựu
xã hội [ 19, tr.45]
Theo Nguyễn Văn Lê (1985 ) “ Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật
tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo
mục tiêu đề ra” [22, tr.5].
Theo Hà Thế Ngữ (1987) “ Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu,
quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý
mong muốn” [26, tr. 24].
Phân tích những định nghĩa đó có thể thấy những dấu hiệu chung của quản lý:
- Có tính mục đích.
- Có sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng.
- Liên quan tới môi trường xác định.
Từ những dấu hiệu chung này, có thể định nghĩa như tác giả Trần Kiểm (năm 2004):
Quản lý là những tác động định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng
bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định [21, tr.7].
18
1.2.2. Hoạt động quản lý
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
1.2.2.1. Quản lí hoạt động dạy học:
Dạy học là dạng đặc biệt của hoạt động nhận thức, trong quá trình đó, học sinh dưới sự
chỉ đạo của giáo viên, đạt tới mục đích là trí dục.
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung chương trình khoa
học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, do thầy
giáo và học sinh phối hợp tiến hành nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa
học và hình thành hệ thống kĩ năng hoạt động, giúp học sinh nâng cao trình độ học vấn, phát
triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.
Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS,
trong đó dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri
thức khoa học, kỹ năng kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình
thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân cách.
• Các yêu cầu về quản lí hoạt động dạy học:
Quản lí hoạt động dạy học ở trường tiểu học, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quản lí hoạt dộng dạy học phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học
và các mục tiêu, yêu cầu cụ thể được xác định cho từng môn học của từng lớp do Bộ
Giáo dục và đào tạo qui định.
- Quản lí hoạt động dạy học phải đảm bảo thực hiện đúng các qui định của Nhà nước và
đặc trưng của giáo dục bậc học, cấp học (qui định về nội dung, chương trình, phương
pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá, người dạy, người học...)
- Tổ chức một cách khoa học hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra sự phát
triển tốt nhất cho học sinh về trí tuệ, tình cảm, phẩm chất đạo đức và chất lượng lao
dộng sư phạm của giáo viên.
- Phát huy được tính chủ động sáng tạo của giáo viên và tính tích cực, chủ động , tự
giác của học sinh trong học tập. Luôn tiếp cận kịp thời những vấn đề đổi mới của lí
luận dạy học của bậc học, cấp học và quản lí nhà trường để tạo ra chất lượng tốt trong
hoạt động dạy học.
19
• Nội dung quản lí hoạt động dạy học:
Chương trình dạy học: Chương trình dạy học ở trường tiểu học, do Bộ Giáo dục
- đào tạo ban hành, thống nhất sử dụng trong cả nước và có tính pháp qui.
Chương trình qui định một cách có hệ thống và cụ thể các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng,
thái độ cần đạt của học; qui định thời gian thực hiện; qui định các phương pháp dạy học chủ
yếu cần sử dụng, các hình thức tổ chức dạy học tương ứng...nhằm thực hiện yêu cầu của
mục tiêu của bậc học, cấp học.
Tầm quan trọng của chương trình dạy học:
- Chương trình định hướng, chỉ đạo, kiểm soát quá trình dạy học:
Dạy học là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của giáo dục phổ thông. Dạy học được
thực hiện theo mục tiêu giáo dục, kế hoạch, nội dung và phương pháp dạy học, yêu cầu cụ
thể của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Theo cách hiểu trước đây, chương trình dạy học thường chỉ bao gồm kế hoạch và nội
dung dạy học. Ngày nay, vối sự phát triển của khoa học giáo dục người ta có quan niệm về
chương trình dạy học đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Theo quan niệm mới, chương trình dạy học
bao gồm: Mục tiêu cần đạt được, kế hoạch và các nội dung dạy học chủ chốt, những định
hướng và chỉ dẫn về phương pháp dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Văn bản trình bày một chương trình với các thành tố như trên thường goi là chương trình
khung. Để xác định mức độ và hướng dẫn thực hiện chương trình, cùng với chương trình
khung thường có kềm theo trình độ chuẩn của chương trình, qui định mức độ tối thiểu mà
mọi học sinh cần phải và có thể đạt được.
Như vậy, với quan niệm mới về chương trình thì chương trình dạy học định hướng, chỉ
đạo và kiểm soát toàn bộ chương trình dạy học. Chính vì thế mà chương trình phải do Nhà
nước thiết kế, quản lí chỉ đạo thực hiện và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước.
- Dạy học theo sách giáo khoa đồng nghĩa với việc thực hiện chương trình:
Sách giáo khoa của chương trình phổ thông được biên soạn theo kế hoạch dạy học và
chương trình môn học. Sách giáo khoa là tài liệu cụ thể hóa chương trình và sự thể hiện của
trình độ chuẩn. Vì vậy, đối với giáo viên phổ thông, dạy học, kiểm tra, đánh giá theo sách
giáo khoa cũng đồng nghĩa với thực hiện chương trình.
Do đó, sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để dạy và học ở các cấp học phổ thông. Chính
vì thế, cũng như chương trình, sách giáo khoa phải do Nhà nước tổ chức biên soạn, quản lí
từ sản xuất đến phân phối, sử dụng, đánh giá trong phạm vi cả nước.
20
• Hiệu trưởng quản lí chương trình dạy học:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên nắm vững
chương trình dạy học.
Hiệu trưởng phải nghiên cứu kĩ, nắm vững nội dung chương trình, nhưng thay đổi về
nội dung chương trình trong từng thời kì.
Tổ chức cho từng tổ khối chuyên môn, bộ môn thảo luận, phân tích chương trình,
những vướng mắc trong thực tiển giảng dạy để hiểu rõ, nắm vừng chương trình.
Hướng dẫn các tổ trưởng, giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình.
- Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện chương trình theo yêu cầu: đúng và đủ.
Dạy học theo yêu cầu đúng và đủ trong sự vẹn toàn của chương trình dạy học cũng như
trong từng môn học, bài học của từng lớp, đó là một tư tưởng chỉ đạo rất thực tiển
Chỉ có việc dạy học theo yêu cầu đúng và đủ của chương trình dạy học thì những cơ sở
khoa học, tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy học mới trở
thành hiện thực, và mới hoàn thành mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học.
- Hiệu trưởng phải đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện chương trình dạy học.
Thuận lợi trong phân công giảng dạy; Đảm bảo về thời gian cho hoạt động dạy học; Đầy
đủ về CSVS, phương tiện, thiết bị dạy học; Nền nếp, kỷ luật học sinh...
- Hiệu trưởng phải dành thời gian thích đáng cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện chương trình dạy học.
Phân công và thống nhất cụ thể đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng trong
việc kiểm tra, nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học trong từng thời kì của năm học.
Chú ý việc đánh giá việc thực hiện chương trình trong từng thời điểm. Sử dụng các bảng,
biểu, sổ sách...để theo dõi quá trình thực hiện chương trình của các tổ khối, của từng giáo
viên. Hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy đúng qui định, đó là cơ sở để giúp hiệu trưởng
quản lí có hiệu quả chương trình dạy học.
1.2.2.2. Quản lí quá trình dạy học trên lớp:
• Hoạt động dạy của giáo viên:
Là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học
sinh. Hoạt động dạy của giáo viên không có nghĩa là truyền thụ tri thức, mà cần phải tổ
chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành cho trẻ: tri thức, thái độ,
năng lực, phương pháp học tập, ý chí tự khai phá học tập.

More Related Content

What's hot

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...nataliej4
 
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độngCác phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdf
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdfHội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdf
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdfMan_Ebook
 
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfKỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độngCác phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdf
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdfHội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdf
Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường - Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số.pdf
 
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPTLuận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
 
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đỨng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
Ứng dụng kĩ thuật “dạy học theo góc” vào việc dạy đọc - hiểu, 9đ
 
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdfKỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông LâmLuận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
 

Viewers also liked (13)

3Com 3C1219-4
3Com 3C1219-43Com 3C1219-4
3Com 3C1219-4
 
4
44
4
 
Actividad sobre la tabla periódica (en inglés)
Actividad sobre la tabla periódica (en inglés)Actividad sobre la tabla periódica (en inglés)
Actividad sobre la tabla periódica (en inglés)
 
Cisco tour by SDT 25 Novembre 2015
Cisco tour by SDT 25 Novembre 2015Cisco tour by SDT 25 Novembre 2015
Cisco tour by SDT 25 Novembre 2015
 
Bab 5
Bab 5Bab 5
Bab 5
 
God's firesteel (II)
God's firesteel   (II)God's firesteel   (II)
God's firesteel (II)
 
Coloco un video en el blog
Coloco un video en el blogColoco un video en el blog
Coloco un video en el blog
 
Laptop xosecundariascratch. firme 01
Laptop xosecundariascratch. firme 01Laptop xosecundariascratch. firme 01
Laptop xosecundariascratch. firme 01
 
8. valoració
8.  valoració8.  valoració
8. valoració
 
3Com 3CNJ100-CRM
3Com 3CNJ100-CRM3Com 3CNJ100-CRM
3Com 3CNJ100-CRM
 
La luz y el sonido elena
La luz y el sonido elenaLa luz y el sonido elena
La luz y el sonido elena
 
خوشبوئے رسول صلی_الله_تعالیٰ_علیہ
خوشبوئے رسول صلی_الله_تعالیٰ_علیہخوشبوئے رسول صلی_الله_تعالیٰ_علیہ
خوشبوئے رسول صلی_الله_تعالیٰ_علیہ
 
Como me registro docente
Como me registro docenteComo me registro docente
Como me registro docente
 

Similar to Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_cong_lap_tai_quan_1_tp_ho_chi_minh_7288

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...nataliej4
 

Similar to Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_cong_lap_tai_quan_1_tp_ho_chi_minh_7288 (20)

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
 
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...
Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Thcs Quận 9 Thành...
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAYLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TR...
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085
Tam va nhom_con_giao_hoan_tu_cua_mot_so_lop_nhom_1085
 

Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_cong_lap_tai_quan_1_tp_ho_chi_minh_7288

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÂM HỒNG LÃM THÚY THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP TẠI QUẬN 1 – TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÂM HỒNG LÃM THÚY THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP TẠI QUẬN 1 – TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
  • 3. 3 LỜI TRI ÂN - Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. - Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những tri thức, kinh nghiệm, bài học quý báu. - Xin được trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi theo học lớp Cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. - Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần trong suốt 3 năm qua. - Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Giáo viên, Phụ huynh và học sinh các trường Lê Ngọc Hân, Hòa Bình, Trần Khánh Dư và Phan Văn Trị Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát thực trạng. - Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học khóa 20, chuyên ngành Quản lý giáo dục đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học. TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 Lâm Hồng Lãm Thúy
  • 4. 4 MỤC LỤC 1TLỜI TRI ÂN1T .................................................................................................................3 1TMỤC LỤC1T ....................................................................................................................4 1TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T............................................6 1TMỞ ĐẦU1T.......................................................................................................................7 1T1. Lý do chọn đề tài1T .............................................................................................................7 1T2. Mục đích nghiên cứu của đề tài1T.....................................................................................8 1T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ..............................................................................9 1T4. Giả thuyết khoa học1T........................................................................................................9 1T5. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ......................................................................................................9 1T6. Phương pháp nghiên cứu1T ...............................................................................................9 1T7. Phạm vi nghiên cứu1T ......................................................................................................11 1T8. Những đóng góp mới của luận văn1T .............................................................................11 1T9. Cấu trúc luận văn1T .........................................................................................................12 1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ1T............................13 1THOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI1T...........................................................13 1T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai1T ................13 1T1.1.1. Ngoài nước1T............................................................................................................13 1T1.1.2. Trong nước1T............................................................................................................15 1T1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài :1T ........................................................17 1T1.2.1. Quản lý1T ..................................................................................................................17 1T1.2.2. Hoạt động quản lý1T .................................................................................................18 1T1.2.3. Quản lý giáo dục1T ...................................................................................................21 1T1.2.4. Quản lý trường học1T ...............................................................................................23 1T1.3. Quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường Tiểu học1T .................................24 1T1.3.1. Mục tiêu1T ................................................................................................................24 1T1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai tại trường Tiểu học (3 tiết/ ngày):1T ..............................................................................................................................27 1T1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai1T ........37 1T1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai.1T38 1T1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học1T ...................................................................43 1T1.4.1. Đặc điểm về mặt cơ thể1T ........................................................................................43 1T1.4.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống1T .........................................................43 1T1.4.3. Sự phát triển trí tuệ của HS tiểu học1T ....................................................................44 1T1.4.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học1T ........................................................48
  • 5. 5 1T1.4.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học1T .....................................................48 1TTiểu kết chương 11T .............................................................................................................49 1TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP TẠI QUẬN 1, TP.HCM.1T 50 1T2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức nghiên cứu thực trạng1T ......................................................................................................50 1T2.1.1.Tình hình kinh tế - xã hội Quận 11T ..........................................................................50 1T2.1.2. Khái quát vài nét về các trường Tiểu học tại Quận 1-TP. Hồ Chí Minh1T ..............51 1T2.1.3. Thành tích của giáo dục Tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T .................53 1T2.1.4. Mẫu khảo sát:1T ........................................................................................................54 1T2.2. Thực trạng hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học Công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T ...................................................................................55 1T2.2.1. Về nhận thức chung1T ..............................................................................................55 1T2.2.2. Về hoạt động dạy học buổi thứ hai1T .......................................................................58 1T2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.1T ............................................................61 1T2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh1T ...........................71 1TTiểu kết chương 21T .............................................................................................................72 1TCHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP1T .................................................74 1T3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai.1T ......................................................................................................................................74 1T3.1.1. Cơ sở lý luận1T .........................................................................................................74 1T3.1.2. Cơ sở thực tiễn :1T ....................................................................................................76 1T3.2 Hệ thống các giải pháp để quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai.1T ......................77 1T3.2.1. Các biện pháp về nhận thức và công tác tổ chức để quản lí dạy học buổi thứ hai có hiệu quả.1T .....................................................................................................................78 1T3.2.2. Các biện pháp về điều kiện để quản lí dạy học buổi thứ hai có hiệu quả1T .............88 1T3.2.3. Các biện pháp về mô hình để tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác quản lí dạy học buổi thứ hai.1T.......................................................................................................92 1T3.3.Kết quả khảo nghiệm các biện pháp1T .......................................................................104 1TTiểu kết chương 31T ...........................................................................................................110 1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T.................................................................................112 1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T ......................................................................................116 1TPHỤ LỤC1T .................................................................................................................119
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CLB : Câu lạc bộ CSVC : Cơ sở vật chất GV : Giáo viên HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS : Học sinh TDTT : Thể dục thể thao TP : Thành phố X : Trung bình
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước đang trong giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước gắn chặt với định hướng phát triển của ngành Giáo dục – Đào tạo. Nghị quyết TW IV (khóa VII) và Nghị quyết TW II (khóa VIII) của Đảng đã nêu lên quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo, trong đó xác định: Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa; xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là tiền đề cho những bước phát triển vào đầu thế kỷ 21. Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát triển vững chắc cho nền giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn bộ nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo viên (GV) là người có vai trò quan trọng của quá trình giảng dạy và giáo dục, là người tổ chức mọi hoạt động của trẻ, đưa các em vào thế giới tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật. Do đó, định hướng, thiết lập chương trình, kế hoạch hoạt động, dạy học cho GV là một yêu cầu tất yếu trong quản lý trường học của người Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn. Ngoài việc thực hiện đúng phân phối chương trình, sách giáo khoa, Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng của từng khối lớp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc việc tổ chức, đổi mới mang tính đột phá, đa dạng hóa và sáng tạo trong nội dung, hình thức dạy học ở buổi thứ hai đối với bậc tiểu học có ý nghĩa quan trọng và tích cực, không chỉ nâng cao chất
  • 8. 8 lượng giáo dục, hình thành kĩ năng, kĩ xảo mà còn phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Năm học 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ duy trì, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày trong cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo không xảy ra tình trạng học sinh ( HS ) học quá sức, quá tải khi học 2 buổi/ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả hiệu trưởng các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về nội dung và thời lượng. Theo đó, các trường sẽ dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp theo quy định, thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập, giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập,... tạo mọi điều kiện để HS hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Về thời lượng, các trường đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày. Việc học buổi thứ hai sẽ không tăng nội dung, chỉ đi sâu vào phương pháp dạy sẽ không gây quá tải cho HS nhằm giảm áp lực học, giúp cho trẻ có thời gian đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa như múa, hát, họa... Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường tiểu học trong Quận 1 đã thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày và tổ chức hoạt động ở buổi thứ hai dưới nhiều hình thức khác nhau. Mô hình dạy dạy học do hiệu trưởng của các trường chủ động xây dựng, tùy theo tình hình, khả năng tài chính của từng trường. Tuy mang lại hiệu quả và ích lợi thiết thực cho HS nhưng cũng còn nhiều bất cập, không thống nhất trong việc lựa chọn hình thức, nội dung,…để thực hiện cũng như còn nhiềgiữa các trường công lập trong cùng một quận. Với mong muốn tìm thêm những thực trạng hiện có và những biện pháp hữu ích cho nơi tôi đang công tác cũng như các trường tiểu học công lập tại Quận 1 nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai của một số trường tiểu học công lập ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 ngày càng tốt hơn.
  • 9. 9 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của hiệu trưởng. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại quận 1 chưa mang nét đột phá, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Do đó, nếu đề xuất được các biện pháp khả thi thì công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai sẽ ngày càng được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: dạy học buổi thứ hai, quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập. 5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở 05 trường tiểu học công lập tại Quận 1-Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ về nhiều mặt: mục tiêu, nội dung, biện pháp quản lí, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí,… các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học buổi thứ hai cho học sinh tiểu học. 6.1.2. Quan điểm hoạt động – nhân cách Nhân cách của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động. Công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần xem xét tình hình thực tế việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm phát huy năng lực của các em. 6.1.3. Quan điểm thực tiễn Xem xét thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần đặt trong tình hình hiện tại của lớp học, cấp học ở địa phương trong bối cảnh cụ thể.
  • 10. 10 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết - Sử dụng phương pháp này để phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng như làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến đề tài, công tác quản lý ở trường tiểu học, tài liệu về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học, các văn bản, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học. 6.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết - Sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu thu thập được sau đó hệ thống hóa nó lại để thấy được tổng thể của vấn đề nghiên cứu. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát các giờ dạy thực tế để nắm các quy luật dạy học thực tiễn, đặc điểm tâm lí, hứng thú,…của học sinh nhằm thu thập những tài liệu sống để giúp quá trình thực hiện đề tài tốt hơn. - Quan sát giờ dạy buổi thứ hai trên lớp của giáo viên, các hoạt động giữa giáo viên và học sinh, các hình thức tổ chức lớp học, nội dung, phương pháp sử dụng,… 6.2.2.2. Phương pháp điều tra viết - Điều tra đối tượng là giáo viên và học sinh. Cụ thể ở mỗi khối lớp là các giáo viên dạy lớp bán trú, một số các giáo viên bộ môn và một số đối tượng học sinh lớp bán trú (Bảng trắc nghiệm, nội dung kiến thức tiếp thu được sau mỗi tiết học ở buổi thứ hai cho giáo viên, học sinh). 6.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn - Trao đổi với giáo viên, học sinh trước và sau khi thực hiện theo các giải pháp mới của tiết dạy học ở buổi thứ hai - Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm, hiệu quả của giờ dạy. - Cùng giáo viên tìm phương án, hình thức để nâng cao chất lượng giờ dạy. - Nêu những lời kết luận cụ thể, sát thực, khả thi. - Đánh giá tiết dạy học ở buổi thứ hai. 6.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
  • 11. 11 - Tổng kết kinh nghiệm đã thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai này ở những năm học trước. Rút ra những khó khăn, hạn chế, biện pháp khắc phục. - Tổng kết kinh nghiệm của các hiệu trưởng ở các trường xem họ đã thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai như thế nào? Tìm ra biện pháp thực hiện phù hợp ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. 6.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Dùng phương pháp này để chứng minh cho giả thuyết của đề tài là có tính khả thi cao, đã được thực nghiệm trong thực tiễn. - Là kết quả việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai mà tôi đã đưa ra (hình thành các Câu lạc bộ năng khiếu, Tự học, hoạt động ngoại khóa,….) 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng phương pháp này để xử lí các tài liệu, dữ liệu thu thập được của đề tài. 7. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác của Hiệu trưởng về việc quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập tại Quận 1. - Địa bàn nghiên cứu:, 04 trường tiểu học công lập (trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, trường tiểu học Hòa Bình, trường tiểu học Phan Văn Trị và trường tiểu học Trần Khánh Dư) và 01 trường công lập - tự chủ tài chính (trường tiểu học Lê Ngọc Hân) tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng khảo sát : Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, một số giáo viên và học sinh, phụ huynh ở các trường được nghiên cứu. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai, rút ra những mặt mạnh và phân tích những hạn chế của công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
  • 12. 12 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục. - Mở đầu : Khái quát những vấn đề chung. - Chương 1 : Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai. - Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai. - Kết luận - Kiến nghị. - Tài liệu tham khảo. - Phụ lục.
  • 13. 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai 1.1.1. Ngoài nước Trong xã hội tiền phong kiến, việc dạy trẻ con những đức tính, dạy “làm người” hay nói cách khác “việc học” được tiến hành theo lối “cầm tay chỉ việc” thông qua kinh nghiệm của người lớn, nên ai cũng có thể làm thầy. Nhà trường thời phong kiến - đó là nhà trường của đạo lý - thì tiến hành theo cách dạy bằng lời khuyên răn, thuyết giảng và giáo điều,.. Tất cả những nội dung dạy học chẳng cần thiết phải phân chia thành buổi chính khóa, buổi thứ hai và chỉ có những niêm luật có sẵn, những điều kỵ húy và phải bảo nhau mà học thuộc lòng,… J.A. Cômenxki - được coi là “Ông tổ của nền sư phạm cận đại” - đã đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “Giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thời Trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không phải lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”. K.Mac (1818 – 1883) và F.Anghen (1820 – 1895) – người sáng lập ra học thuyết cách mạng XHCN đã xác định mục đích nền giáo dục cộng sản là tạo ra “con người phát triển toàn diện”. Muốn vậy phải theo “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Trong thời buổi công nghiệp phát triển cùng khoa học kỹ thuật, việc dạy con em những điều không được học trong chính khóa là điều cần thiết để phát huy năng khiếu, rèn thêm kĩ năng sống cho các em, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Những điều nhà trường không thể dạy vì không có trong chương trình chính khóa như: từ thổi cơm, khâu vá quần áo đến cắm trại ngoài trời, cấp cứu người bị thương, rồi cả học hát, học diễn kịch, học vẽ theo cảm hứng sáng tạo, học cách sống, giao tiếp với mọi người, mạnh dạn tự tin trước đám đông, tham quan, dã ngọai, học ngoài thiên nhiên, tự học, được trực tiếp lao động để làm ra sản phẩm, …có thể thực hiện trong nhà trường thông qua “buổi học thứ hai ” nhằm tạo không khí, điều kiện để các em được hoạt động thoải mái, vui vẻ, phát triển toàn diện các kĩ năng.
  • 14. 14 Hệ thống giáo dục các nước không tách bạch việc phân chia hai buổi học như ở Việt Nam hiện nay. Thời khóa biểu các nước xen kẽ các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa, tham quan,…. trong thời gian biểu từ 9h-15h của mỗi ngày. Do đó, việc nghiên cứu mô hình đặc thù về dạy học buổi thứ hai của các nước hiện nay chưa có. Ở nhiều nước trên thế giới, học sinh tiểu học được học cả ngày ở trường. Nghiên cứu so sánh chương trình giáo dục của trên 20 nước trên thế giới (INCA) cho thấy rõ điều đó : Bảng 1.1- Thời lượng giáo dục cả ngày, trong tuần ở trường tiểu học một số nước Quốc gia Thời gian học Số ngày học/ tuần Úc 9g – 15g 5 Ca-na-đa 9g – 15g 30 5 Anh 9g – 15g 30 5 Nhật 9g – 15g 30 5 Hàn Quốc 8g – 16g 5,5 Hà Lan 9g – 15g 30 4,5 New Zealand 9g – 15g 30 5 Tây Ban Nha 9g – 16g 30 5 Tìm hiểu Chương trình giáo dục tiểu học các nước cho thấy giáo dục toàn diện được quan tâm. Chương trình giáo dục tiểu học đảm bảo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán, đồng thời cung cấp cho HS nội dung phong phú về giáo dục khoa học, nghệ thuật, thể chất, kỹ năng sống,… nhằm bước đầu hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, năng lực cần thiết. Chú ý tới hình thành, phát triển tư duy phê phán, sáng tạo, các kỹ năng học tập, hợp tác, giao tiếp,… Nội dung giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống, chú ý tới các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế rộng rãi. Giáo dục ngoại ngữ, công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng được quan tâm. Trong chương trình Tiểu học của các nước, bên cạnh chương trình chung, có những nội dung dạy học tự chọn phong phú với nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của học sinh. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học dạy học cả ngày rất phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức thực hiện. Trong phân cấp quản lý, xu thế là nhà trường có quyền tự chủ hơn, trong đó được chủ động, linh hoạt trong lập kế hoạch, thực hiện chương trình giáo dục. bên cạnh những mục tiêu giáo dục chung của cấp học, nhiều trường cũng chú ý nhấn mạn đến những nét đặc trưng riêng, ưu tiên riêng của trường mình.
  • 15. 15 Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia… Giáo dục các nước đã và đang có những định hướng rất cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội,… Trong điều kiện hiện đại, Unessco đã nêu lên những định hướng sau: • Giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời. • Nhà trường mở, giáo dục mở. • Tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình. • Giáo dục cho mọi người. • Giáo dục hướng tới 4 trụ cột: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình. Tóm lại, kinh nghiệm các nước cho thấy tổ chức dạy học cả ngày ở trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng trong giáo dục. Tổ chức dạy học cả ngày, học sinh được cung cấp các hoạt động học tập đa dạng, giúp cho sự phát triển toàn diện; giảm sức ép, tránh quá tải; giáo viên hiểu biết hơn về học sinh, có cơ hội chăm sóc, giáo dục học sinh tốt hơn; các mối quan hệ với học sinh, phụ huynh được tăng cường; đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển năng lực, hứng thú cá nhân của học sinh; học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt được quan tâm hơn. Do đó, việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học ở buổi thứ hai khi tiến hành dạy học cả ngày trong thời kỳ đổi mới và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình này trở thành hiện thực là một việc làm cấp thiết hiện nay. 1.1.2. Trong nước Thời lượng học tập ở trường của học sinh tiểu học Việt Nam cũng vào loại thấp so với thời lượng học tập của học sinh nhiều nước. Trong những năm gần đây, số các trường tiểu học ở nước ta chuyển sang dạy học cả ngày ngày càng tăng. Tuy nhiên quy mô và chất lượng và chất lượng dạy học cả ngày cũng khác nhau giữa các vùng miền, các địa phương. Số lượng học sinh được học cả ngày tập trung chủ yếu ở vùng thuận lợi, trong khi đó, ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ này còn rất thấp. Việc tổ chức dạy học cả ngày khá đa dạng trên thực tiễn. Nhiều trường đã tiến hành tổ chức dạy học cả ngày đồng thời với đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cũng như công tác xã hội hóa nên chất
  • 16. 16 lượng giáo dục toàn diện học sinh được đảm bảo. Trong khi đó, ở một số trường tiểu học tại một số địa phương, việc triển khai dạy học cả ngày chưa thực sự hiệu quả: nội dung mất cân đối, quá tải; kế hoạch chưa thật sự hợp lý; tổ chức đơn điệu; chưa khai thác hết tiềm năng để thực hiện có hiệu quả yêu cầu giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân của học sinh, sử dụng và phân phối các nguồn lực không hợp lý,… Triển khai dạy học cả ngày, nhiều trường, nhiều địa phương còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, giáo viên; còn lúng túng trong việc xác định nội dung, hình thức tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, cũng như công tác quản lý nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 7632/BGD-ĐT-GDTH ký ngày 29/8/2005 về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày thay cho hướng dẫn về dạy học 2 buổi / ngày trước đây (Công văn số 10176/TH ngày 07/11/2000 về việc Hướng dẫn kế hoạch dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học ); Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 4 cho các vùng miền và các lớp dạy học 2 buổi / ngày ban hành kèm theo công văn số 7084/ BGD-ĐT- GDTH ngày 12/8/2005; Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 5 cho các vùng miền và các lớp dạy 2 buổi/ngày ban hành kèm theo công văn số 10141/ BGD-ĐT-GDTH ngày 12/9/2006 cho thấy buổi học thứ hai ở trường tiểu học là một buổi học nằm trong chương trình tiểu học mới, một chương trình vốn được thiết kế để học hai buổi. Theo đó, Bộ yêu cầu ở buổi học thứ nhất các trường dạy theo kế hoạch giáo dục quy định cho mỗi lớp đã được quy định trong kế hoạch giáo dục. Ở buổi học thứ hai căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học lập kế hoạch thực hiện với điều kiện thời lượng bố trí tối đa 15 tiết/tuần. Đặc biệt, về nguyên tắc, giáo viên không được thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học hoặc chủ yếu giúp đỡ học sinh nắm được các kiến thức đã học ở các tiết học trong tuần của buổi thứ nhất; dành thời gian để học sinh giải quyết hết bài. Hiện nay, có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,3T đó cũng là những mảng tổ chức thực hiện được trong các hoạt động dạy học buổi thứ hai. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trần Diễm Linh “ Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh ” – ĐHSP Hà Nội, năm 2006. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thuận “ Biện pháp quản lí hoạt động học ở trường Cao đảng Sư phạm Trung ương TP.Hồ Chí Minh ” – ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, năm 2010.
  • 17. 17 Tuy3T nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về thực trạng dạy học buổi thứ hai ở một số trường Tiểu học công lập mà chỉ có những sáng kiến kinh nghiệm mang tính giải pháp dựa trên tình hình thực tiễn của từng đơn vị. Hiệu trưởng các trường chủ động xây dựng chương trình, nội dung cho hoạt động dạy học cho buổi thứ hai dựa trên các văn bản chỉ đạo, định hướng chung của ngành, chưa thống nhất và dựa trên đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể nào về hoạt động dạy học buổi thứ hai. 1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài : 1.2.1. Quản lý Khái niệm quản lý được các nhà lý luận cũng như thực hành nghiên cứu và đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau. Có người cho rằng quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua nổ lực của người khác. Nhưng cũng có tác giả lại cho rằng quản lý là công tác phối hợp có kết quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau trong một tổ chức. Theo Mai Hữu Khuê (1982) “ Quản lý là hệ thống xã hội tác động đến tập thể người thành viên của hệ, làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến”, quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu từng cá nhân biến thành những thành tựu xã hội [ 19, tr.45] Theo Nguyễn Văn Lê (1985 ) “ Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” [22, tr.5]. Theo Hà Thế Ngữ (1987) “ Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [26, tr. 24]. Phân tích những định nghĩa đó có thể thấy những dấu hiệu chung của quản lý: - Có tính mục đích. - Có sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng. - Liên quan tới môi trường xác định. Từ những dấu hiệu chung này, có thể định nghĩa như tác giả Trần Kiểm (năm 2004): Quản lý là những tác động định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định [21, tr.7].
  • 18. 18 1.2.2. Hoạt động quản lý Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. 1.2.2.1. Quản lí hoạt động dạy học: Dạy học là dạng đặc biệt của hoạt động nhận thức, trong quá trình đó, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, đạt tới mục đích là trí dục. Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung chương trình khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, do thầy giáo và học sinh phối hợp tiến hành nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kĩ năng hoạt động, giúp học sinh nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS, trong đó dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân cách. • Các yêu cầu về quản lí hoạt động dạy học: Quản lí hoạt động dạy học ở trường tiểu học, phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Quản lí hoạt dộng dạy học phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học và các mục tiêu, yêu cầu cụ thể được xác định cho từng môn học của từng lớp do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định. - Quản lí hoạt động dạy học phải đảm bảo thực hiện đúng các qui định của Nhà nước và đặc trưng của giáo dục bậc học, cấp học (qui định về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá, người dạy, người học...) - Tổ chức một cách khoa học hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra sự phát triển tốt nhất cho học sinh về trí tuệ, tình cảm, phẩm chất đạo đức và chất lượng lao dộng sư phạm của giáo viên. - Phát huy được tính chủ động sáng tạo của giáo viên và tính tích cực, chủ động , tự giác của học sinh trong học tập. Luôn tiếp cận kịp thời những vấn đề đổi mới của lí luận dạy học của bậc học, cấp học và quản lí nhà trường để tạo ra chất lượng tốt trong hoạt động dạy học.
  • 19. 19 • Nội dung quản lí hoạt động dạy học: Chương trình dạy học: Chương trình dạy học ở trường tiểu học, do Bộ Giáo dục - đào tạo ban hành, thống nhất sử dụng trong cả nước và có tính pháp qui. Chương trình qui định một cách có hệ thống và cụ thể các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của học; qui định thời gian thực hiện; qui định các phương pháp dạy học chủ yếu cần sử dụng, các hình thức tổ chức dạy học tương ứng...nhằm thực hiện yêu cầu của mục tiêu của bậc học, cấp học. Tầm quan trọng của chương trình dạy học: - Chương trình định hướng, chỉ đạo, kiểm soát quá trình dạy học: Dạy học là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của giáo dục phổ thông. Dạy học được thực hiện theo mục tiêu giáo dục, kế hoạch, nội dung và phương pháp dạy học, yêu cầu cụ thể của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Theo cách hiểu trước đây, chương trình dạy học thường chỉ bao gồm kế hoạch và nội dung dạy học. Ngày nay, vối sự phát triển của khoa học giáo dục người ta có quan niệm về chương trình dạy học đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Theo quan niệm mới, chương trình dạy học bao gồm: Mục tiêu cần đạt được, kế hoạch và các nội dung dạy học chủ chốt, những định hướng và chỉ dẫn về phương pháp dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Văn bản trình bày một chương trình với các thành tố như trên thường goi là chương trình khung. Để xác định mức độ và hướng dẫn thực hiện chương trình, cùng với chương trình khung thường có kềm theo trình độ chuẩn của chương trình, qui định mức độ tối thiểu mà mọi học sinh cần phải và có thể đạt được. Như vậy, với quan niệm mới về chương trình thì chương trình dạy học định hướng, chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ chương trình dạy học. Chính vì thế mà chương trình phải do Nhà nước thiết kế, quản lí chỉ đạo thực hiện và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước. - Dạy học theo sách giáo khoa đồng nghĩa với việc thực hiện chương trình: Sách giáo khoa của chương trình phổ thông được biên soạn theo kế hoạch dạy học và chương trình môn học. Sách giáo khoa là tài liệu cụ thể hóa chương trình và sự thể hiện của trình độ chuẩn. Vì vậy, đối với giáo viên phổ thông, dạy học, kiểm tra, đánh giá theo sách giáo khoa cũng đồng nghĩa với thực hiện chương trình. Do đó, sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để dạy và học ở các cấp học phổ thông. Chính vì thế, cũng như chương trình, sách giáo khoa phải do Nhà nước tổ chức biên soạn, quản lí từ sản xuất đến phân phối, sử dụng, đánh giá trong phạm vi cả nước.
  • 20. 20 • Hiệu trưởng quản lí chương trình dạy học: - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên nắm vững chương trình dạy học. Hiệu trưởng phải nghiên cứu kĩ, nắm vững nội dung chương trình, nhưng thay đổi về nội dung chương trình trong từng thời kì. Tổ chức cho từng tổ khối chuyên môn, bộ môn thảo luận, phân tích chương trình, những vướng mắc trong thực tiển giảng dạy để hiểu rõ, nắm vừng chương trình. Hướng dẫn các tổ trưởng, giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình. - Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện chương trình theo yêu cầu: đúng và đủ. Dạy học theo yêu cầu đúng và đủ trong sự vẹn toàn của chương trình dạy học cũng như trong từng môn học, bài học của từng lớp, đó là một tư tưởng chỉ đạo rất thực tiển Chỉ có việc dạy học theo yêu cầu đúng và đủ của chương trình dạy học thì những cơ sở khoa học, tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy học mới trở thành hiện thực, và mới hoàn thành mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học. - Hiệu trưởng phải đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện chương trình dạy học. Thuận lợi trong phân công giảng dạy; Đảm bảo về thời gian cho hoạt động dạy học; Đầy đủ về CSVS, phương tiện, thiết bị dạy học; Nền nếp, kỷ luật học sinh... - Hiệu trưởng phải dành thời gian thích đáng cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học. Phân công và thống nhất cụ thể đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng trong việc kiểm tra, nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học trong từng thời kì của năm học. Chú ý việc đánh giá việc thực hiện chương trình trong từng thời điểm. Sử dụng các bảng, biểu, sổ sách...để theo dõi quá trình thực hiện chương trình của các tổ khối, của từng giáo viên. Hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy đúng qui định, đó là cơ sở để giúp hiệu trưởng quản lí có hiệu quả chương trình dạy học. 1.2.2.2. Quản lí quá trình dạy học trên lớp: • Hoạt động dạy của giáo viên: Là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên không có nghĩa là truyền thụ tri thức, mà cần phải tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành cho trẻ: tri thức, thái độ, năng lực, phương pháp học tập, ý chí tự khai phá học tập.