SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------------
Họ và tên: Vũ Thị Lệ Hằng
Lớp: CQ50/21.09
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG”
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Mã số: 21
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Trần Văn Hợi
HÀ NỘI - 2016
II
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Lệ Hằng
III
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 2
MỤC LỤC ................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..... 5
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU................ 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu ............................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu ................................................................ 5
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu ................................................................. 5
1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ......................................................... 5
1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu ................................................... 7
1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu................................................................. 7
1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu .................................................................. 9
1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế........................................ 9
1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán ................................ 12
1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng.......................................................... 12
1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng ................................ 12
1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.................................................. 13
1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU ....................................... 13
1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song......................................................... 13
1.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển ........................................ 14
1.2.3 Phương pháp sổ số dư....................................................................... 15
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU.................................... 16
1.3.1.2 Tài khoản sử dụng......................................................................... 17
IV
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Phụ lục 6)............................................................................................... 19
1.3.2.2 Tài khoản...................................................................................... 20
1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7)......................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG ..................................... 24
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG.......... 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may 1 Hải
Dương...................................................................................................... 24
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương ........... 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8)....................................... 27
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán ............................ 30
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................... 30
2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán............................................................. 30
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ....................................... 33
2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm ....................................................................... 33
2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10)................................... 33
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ
lục 11)...................................................................................................... 34
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG ............................................ 34
2.2.1 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tạicông tycổ phần may 1 Hải Dương 34
2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty .............. 34
2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu............................................................... 35
2.2.1.3 Nguyên tắc, phương pháp đánh giá nguyên vật liệu......................... 35
2.2.1.4 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải
Dương...................................................................................................... 37
V
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
2.2.1.5 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải
Dương...................................................................................................... 40
2.2.1.6 Thực trạng trình bày thông tin kế toán nguyên vật liệu trên báo cáo tài
chính........................................................................................................ 42
2.2.2 Thực trạng kế toán trên máy vi tính của công ty cổ phần may 1 Hải
Dương...................................................................................................... 43
2.2.2.1 Mô tả khái quát phần mềm Misa .................................................... 43
2.2.2.2 Phương pháp mã hóa và khai báo các đối tượng chủ yếu ................. 43
2.2.2.3 Phương pháp nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa....................... 44
2.2.2.4 Phương pháp tính giá các đối tượng trên phần mềm ........................ 45
2.2.2.5 Quy trình thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ cuối kỳ.......... 45
2.2.2.6 Quy trình in các sổ kế toán và báo cáo tài chính.............................. 46
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG............................ 47
2.3.1 Ưu điểm........................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG........................................................ 49
3.1 YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN ........................................ 49
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................................ 50
KẾT LUẬN............................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 53
PHỤ LỤC ............................................................................................... 54
VI
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT : Giá trị gia tăng
NVL : Nguyên vật liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều có ba yếu tố chủ yếu sau: lao
động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Nguyên vật liệu là một trong số đối
tượng lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố
không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu
thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và trong bộ phận
dự trữ chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, quản lý tốt khâu
thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức
tốt công tác kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu. Công tác kế toán nguyên vật
liệu được thực hiện tốt sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho
các nhà quản trị doanh nghiệp biết về tình hình sử dụng tài sản lưu động, đồng
thời góp phần vào việc cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất,
thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên
vật liệu, góp phần giảm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản
phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, công tác kế toán nói chung và
kế toán nguyên vật liệu nói riêng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động
của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần may I Hải Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và gia công hàng may mặc, cung cấp dịch vụ thương mại với
đặc điểm sản xuất là sử dụng số lượng nguyên vật liệu lớn và đa dạng từ nhiều
nguồn khác nhau, tạo ra các sản phẩm may mặc theo từng đơn hàng và hợp đồng
cụ thể. Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên
vật liệu, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may I Hải Dương, em đã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
2
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại
công ty cổ phần may I Hải Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần
may I Hải Dương.
-Mục đích nghiên cứu: Vận dụng cơ sở lý luận để phản ánh và đánh giá thực
trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may I Hải Dương. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: kế toán nguyên vật liệu
-Về không gian: Công ty cổ phần may I Hải Dương, có trụ sở chính tại thành
phố Hải Dương.
-Về thời gian: số liệu kế toán của công ty trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến tháng 4 năm 2016, tập trung vào tháng 2 năm 2016.
4. Phươngpháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: để thu thập dữ liệu phục vụ đề tài nghiên
cứu, em đã sử dụng các phương pháp sau :
-Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chính
xác và đầy đủ nhất, có thể thu được những đánh giá chủ quan về thực trạng kế
toán nói chung và kế toán NVL nói riêng của công ty. Đối tượng phỏng vấn là kế
toán trưởng và các nhân viên phòng kế toán. Nội dung phỏng vấn là những câu hỏi
liên quan đến kế toán nói chung và cụ thể về kế toán NVL tại đơn vị.
-Phương pháp nghiên cứu lý luận và phân tích tài liệu: sử dụng hệ thống lý
luận và tài liệu sẵn có trong nghiên cứu để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
3
cái nhìn tổng quan về kế toán NVL theo quy định của nhà nước, có sơ sở để so
sánh giữa lý luận và thực tiễn.
Phươngpháp phân tích dữ liệu
-Phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua
đối chiếu các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khác
nhau. Trong quá trình nghiên cứu, nội dung này được cụ thể hóa bằng việc đối
chiếu lý luận với thực tế công tác kế toán NVL tại đơn vị, đối chiếu chứng từ gốc
với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và các bảng tổng hợp chi
tiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính.
-Phương pháp toán học: Tính toán các chỉ tiêu về giá trị vật liệu nhập, giá trị
vật liệu xuất…trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học
của các số liệu kế toán NVL của công ty.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, các danh mục và phần phụ
lục, luận văn của em gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật
liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
CHƯƠNG 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần may 1 Hải Dương
CHƯƠNG 3 : Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần may 1 Hải Dương
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự chỉ dẫn tận
tình của Tiến sỹ Trần Văn Hợi và cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần
may I Hải Dương. Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm thực
tế nên bài luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
4
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo cùng các cán bộ trong
phòng kế toán của Công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Đồng thời, qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của
thầy Trần Văn Hợi và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, phòng kế toán và
các công nhân viên Công ty cổ phần may 1 Hải Dương trong thời gian vừa qua.
Hải Dương, Tháng 4 Năm 2016
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, là bộ phận
dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng bị tiêu hao toàn bộ và
bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên thực thể sản phẩm. Giá trị nguyên
vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản
xuất ra, không hao mòn dần như tài sản cố định.
Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường chiếm tỷ
trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như giá thành của sản phẩm. Giá trị nguyên
vật liệu thuộc vốn lưu động. Nguyên vật liệu thường có nhiều loại khác nhau và
bảo quản phức tạp.
Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài,
tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh...và thườngđược nhập xuất hàng ngày.
1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
diễn ra thường xuyên và liên tục, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức quản lý,
sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả ở tất cả các khâu: Cung ứng, bảo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
6
quản, dự trữ, cấp phát sử dụng và hạch toán kế toán. Đây chính là yêu cầu đặt ra
với việc quản lý nguyên vật liệu tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Khâu cung ứng: Cung ứng vật tư nói chung và NVL nói riêng phải xuất
phát từ định mức kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phục vụ cho sản
xuất và sửa chữa. Cung ứng kịp thời để tránh gây ra tình trạng đình trệ, gián
đoạn sản xuất. Phải kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất,
và đúng thời gian. Cần có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ phục vụ cho việc ghi
sổ và giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Khâu bảo quản: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng nguyên vật liệu mà
doanh nghiệp tổ chức các hình thức bảo quản cho phù hợp nhằm đảm bảo chất
lượng, số lượng của nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tránh để xảy ra hư
hỏng, mất mát, hao hụt NVL.
Khâu dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động bình
thường không bị gián đoạn, không gây ngừng trệ do cung cấp không kịp thời hoặc
gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, đòi hỏi các công ty cần quản lý tốt khâu dự
trữ, xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nguyên vật liệu.
Khâu cấp phát sử dụng: Bộ phận vật tư cũng như cán bộ kho cần triệt để
tuân thủ nguyên tắc: Không xuất kho nguyên vật liệu khi không có giấy bằng
văn bản của người có thẩm quyền như: Lệnh giao hàng, phiếu xuất vật tư. Theo
dõi chặt chẽ lượng vật tư thừa trong sản xuất để tái nhập kho và kiến nghị với
cấp trên về các hành vi sai trái trong việc sử dụng nguyên vật liệu được cấp phát.
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại
vật tư cả về số lượng, chất lượng, kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành bình thường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
7
Kế toán các loại vật tư cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
-Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại
vật tư cả về giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá gốc (hoặc giá thành thực
tế) của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho. Đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp.
-Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ, và sử dụng
từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng quy định, lập báo
cáo về NVL phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có vai
trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện
đó phải phân loại NVL một cách khoa học thì mời tổ chức tốt việc quản lý và
hạch toán NVL.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu
chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên
thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giá
trị sản phẩm mới.
- Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chất
lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản
xuất, bao gói sản phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản
phẩm. (VD: bao gói đóng gói, xà phòng, giẻ lau….)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
8
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác
quản lý…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí. (VD than, xăng
dầu, khí đốt……)
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…..
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho công
việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần
lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho
công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các
loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu
hồi do thanh lý TSCĐ…
Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ
cho từng loại NVL, là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết NVL trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu nhập từ bên ngoài
- Nguyên liệu, vật liệu tự gia công chế biến
Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch
sản xuất NVL, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế NVL nhập kho.
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh.
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý.
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác (nhượng bán, đem góp
vốn liên doanh, đem quyên tặng)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
9
1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo những
nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Theo chuẩn mực
02 – Hàng tồn kho thì việc đánh giá NVL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc giá gốc
-Nguyên tắc thận trọng
-Nguyên tắc nhất quán
Do đó, trong thực tế, nguyên liệu, vật liệu có thể được tính giá theo trị giá
gốc (hay còn gọi là giá vốn thực tế) và giá hạch toán.
1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế
Giá thực tế hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
NVL trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên
nội dung các yếu tố cấu thành giá thực tế của NVL được xác định theo từng
trường hợp nhập.
* Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
Trường hợp NVL mua ngoài nhập kho:
Giá thực tế được tính theo công thức:
Giá thực tế
NVL mua
ngoài nhập kho =
Giá mua ghi
trên hóa đơn
+
Các loại thuế
không được
hoàn lại
+
Chi phí có
liên quan
trực tiếp đến
việc mua
hàng
-
Các khoản
chiết khấu,
giảm giá
(nếu có)
Trường hợp NVL tự chế biến nhập kho:
Giá thực tế được tính theo công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
10
Giá thực tế NVL nhập
kho
=
Giá thực tế NVL xuất chế
biến
+
Chi phí gia công,
chế biến
Trường hợp NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập kho:
Giá thực tế
NVL nhập
kho
=
Giá thực tế
NVL xuất
thuê ngoài gia
công chế biến
+
Chi phí vận
chuyển bốc dỡ
đến nơi chế
biến
+
Số tiền phải
trả cho đơn vị
gia công chế
biến
Trường hợp nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần:
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc
thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị được các bên tham gia góp vốn liên
doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
Trường hợp nguyên vật liệu nhận biếu, tặng:
Giá thực tế NVL
nhập kho
=
Giá hợp lý ban
đầu của NVL
tương đương
+
Các chi phí khác có
liên quan trực tiếp
đến việc tiếp nhận
Trường hợp NVL được cấp:
Giá thực tế NVL
nhập kho
=
Giá ghi trên sổ của
đơn vị cấp trên hoặc
giá được đánh giá lại
theo giá trị thuần
+
Chi phí vận chuyển
bốc dỡ, chi phí có
liên quan trực tiếp
khác
Giá thực tế của phế liệu thu hồi là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện.
* Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Do giá thực tế của NVL nhập kho từ các nguồn khác nhau như đã trình bày
ở trên, để tính giá thực tế hàng xuất kho, kế toán có thể sử dụng một trong các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sau: (khi doanh nghiệp áp dụng phương
pháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong một niên độ kế toán)
-Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của NVL xuất kho
tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sử
dụng ít thứ nguyên liệu, vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện được.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
11
-Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này, giá thực tế NVL
xuất kho được tính dựatrên cơ sởsố lượngthực xuất trongkỳ và đơn giá bình quân.
Giá trị thực tế nguyên liệu,
vật liệu xuất kho
=
Số lượng NL, VL
xuất kho
X
Đơn giá bình quân
gia quyền
Trongđó đơn giá bình quân gia quyền có thể tính một trongcác phươngán sau:
Phương án 1:
Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (thường áp dụng với các
doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập xuất các danh điểm
nhiều)
Đơn giá bình
quân
gia quyền cả kỳ
dự trữ
=
Giá trị thực tế NL,VL
tồn kho đầu kỳ +
Giá trị thực tế
NL,VL nhập kho
trong kỳ
Số lượng NL, VL tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng NL,VL
nhập kho trong kỳ
Phươngán 2:
Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân gia quyền liên
hoàn – thường áp dụng với các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập mỗi
loại ít)
Đơn giá bình
quân gia quyền
sau mỗi lần nhập
=
Giá trị thực tế NL,VL
tồn kho trước khi
nhập
+
Giá trị thực tế NL, VL
nhập kho của từng lần
nhập
Số lượng NL,VL tồn
kho trước khi nhập
+
Số lượng NL, VL nhập
kho của từng lần nhập
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: theo phương pháp này thì NVL nào
nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua thực tế lần nhập đó để tính giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
12
NVL xuất kho, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo. Trị giá NVL
tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng và đơn giá của các NVL nhập sau cùng.
Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít,
số lượng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định.
1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp mua vật tư thường xuyên có sự biến động về giá
cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá vật tư.
Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụ cho công tác
hạch toán chi tiết vật tư. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Sử
dụng giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán,
cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được
giá thực tế, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật tư
luân chuyển trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh
lệch giá
=
Giá thực tế NL, VL tồn
kho đầu kỳ
+
Giá thực tế NL, VL nhập
kho trong kỳ
Giá hạch toán NL, VL
tồn kho đầu kỳ
+
Giá hạch toán NL, VL
nhập kho trong kỳ
Sau đó, tính giá của vật tư xuất trong kỳ theo công thức:
Giá thực tế NL,VL xuất
kho
=
Giá hạch toán NL,
VL xuất kho
X
Hệ số chênh
lệch giá
1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng
1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban
hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 và các quyết định khác có
liên quan bao gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa, Bảng kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
13
mua hàng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ kế
toán hướng dẫn khác.
Khi xuất bán vật tư, doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thông
thường” nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc “Hóa đơn GTGT”
nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép, mang tính
chính xác về số liệu của nghiệp vụ kế toán.
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu được khái quát qua
Phụ lục 1. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo
việc ghi chép kế toán được lập kịp thời, đầy đủ.
1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Trong kế toán chi tiết NVL, tùy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết
doanh nghiệp có thể sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết như: Sổ (thẻ) kho, Sổ
(thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư, Bảng kê nhập
xuất, Bảng kê lũy kế nhập xuất, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn.
1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Tại kho: Việc ghi chép nhập, xuất tồn kho của từng thứ NVL tiến hành trên
thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất NVL
thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép
số thực nhập xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào
thẻ kho. Định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo
từng thứ NVL cho phòng kế toán.
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép
tình hình nhập, xuất cho từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng và giá trị, kế toán
ghi nhận được chứng từ nhập, xuất kế toán tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
14
ánh vào các sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập nên bảng tổng
hợp chi tiết nhập xuất nhạp xuất tồn kho NVL và tiến hành đối chiếu với thẻ kho
và sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng lập bảng kê xuất – nhập – tồn sau đó đối
chiếu:
- Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho.
- Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng nhập - xuất - tồn với số liệu
trên sổ kế toán tổng hợp
- Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với một số liệu kiểm kê thực tế.
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu.
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về
chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL,
việc nhập, xuất diễn ra không thường xuyên. Tuy nhiên trong điều kiện doanh
nghiệp áp dụng kế toán máy thì phương pháp này vẫn có thể áp dụng cho doanh
nghiệp có nhiều chủng loại NVL và việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Phụ lục 2
1.2.2 Phương pháp ghi sổ đốichiếu luân chuyển
Tại kho:Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ
song song.
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán
số lượng và giá trị từng thứ vật liệu, hàng hóa theo từng kho. Sổ này ghi mỗi
tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các các chứng từ nhập, xuất
phát sinh trong tháng của từng loại vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
15
Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với
thẻ kho, đối chiếu số tiền với số liệu kế toán tổng hợp.
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt, chỉ ghi một lần
vào cuối tháng.
- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và
phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế
toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế
toán.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có chủng loại vật
tư hàng hóa ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng
ngày, phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển: Phụ lục 3.
1.2.3 Phương pháp sổ số dư
Tại kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tính hình nhập, xuất tồn
kho, nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào
cột số lượng.
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm
để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập
bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất rồi từ các bảng lũy kế lập bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi
nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ
kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột
số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kê tổng hợp nhập, xuất , tồn (cột số tiền) và
số liệu kế toán tổng hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
16
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ phải ghi theo chỉ tiêu
số tiền và ghi theo nhóm NVL. Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch
toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên
việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho. Hơn nữa, công việc lại được
dàn đều trong tháng.
- Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ NVL nên để có thông
tin về tình hình nhập - xuất – tồn của thứ NVL nào thì căn cứ vào số liệu trên thẻ
kho. Việc kiểm tra sai sót, nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp.
- Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, việc nhập, xuất
diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán
và xây dựng được hệ thống điểm danh vật tư, hàng hóa hợp lý. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư: Phụ lục 4.
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU
1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên (Phụ lục 5)
1.3.1.1 Khái niệm
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình
hiện có của sự biến động tăng, giảm các loại NVL một cách thường xuyên, liên tục
trên các tài khoản phản ánh từng loại. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện
nay ở nước ta vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một
cách kịp thời, cập nhật. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khối lượng
ghi chép nhiều, không thích hợp với các doanh nghiệp có sử dụng các loại hàng tồn
kho mà giá trị đơn vị nhỏ, thườngxuyên xuất dùng, xuất bán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
17
1.3.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán NVL theo phươngpháp KKTX,kế toán sử dụngcác TKsau:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Dùng để theo dõi giá thực tế của toàn bộ NVL hiện có, tình hình tăng,
giảm NVL trong kho của doanh nghiệp, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm,
thứ tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện thanh toán.
Kết cấu tài khoản 152:
Bên nợ:
- Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công chế biến, nhận vốn góp liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.
- Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên có:
- Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê bên ngoài
gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
- Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán.
- Trị giá NVL bị thiếu hụt khi thực hiện kiểm kê
Dư nợ: Giá thực tế NVL tồn kho
Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL, tùy theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản
cấp 2:
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK1522: Vật liệu phụ
- TK 1523: Nhiên liệu
- TK 1524: Phụ tùng thay thế
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
18
- TK 1528: Vật liệu khác
Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường
Tài khoản này dùng để theo dõi các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng
hóa mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua, đã thuộc sở hữu của doanh
nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi ở kho người bán).
Kết cấu tài khoản 151:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường.
Bên Có: Phản ánh hàng hóa đang đi đường kỳ trước đã về nhập kho hay
chuyển giao cho bộ phận hoặc giao cho khách hàng.
Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ chưa về nhập kho.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn phải sử dụng một số tài
khoản liên quan sau: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112.
Tài khoản 331: Phải trả nhà cung cấp
Tài khoản dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với
người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, lao vụ, dịch vụ, theo hợp đồng
kinh tế đã ký kết.
Kết cấu tài khoản 331:
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán (kể cả số tiền ứng trước)
- Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua hàng
- Trị giá hàng mua trả lại
- Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nợ và bán (thanh toán bù trừ, nợ vô
chủ….)
Bên Có:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
19
- Tổng số tiền phải trả người bán
- Số tiền ứng trước thừa được người bán trả lại
- Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tỷ
giá, điều chỉnh tăng giá bán tạm tính)
Tài khoản 331 có thể vừa có số dư bên có, vừa có số dư bên nợ.
Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán.
Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán.
Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ
và còn được khấu trừ (TK chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Kết cấu tài khoản 133:
Bên Nợ:
- Nợ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, tài
sản cố định, vật tư, với điều kiện phải có hóa đơn GTGT trong đó ghi sổ thuế đầu vào.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại
Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, số thuế GTGT
được hoàn lại nhưng ngân sách chưa hoàn trả.
1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Phụ lục 6)
1.3.2.1 Khái niệm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
20
Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường
xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩm
trên các tài khoản phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên
cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùngcho
sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Từ đó tính ra giá trị vật tư hàng hóa
đã xuất là:
Trị giá vật
tư xuất kho
=
Trị giá vật tư
tồn đầu kỳ
+
Tổng giá vật
tư mua vào
trong kỳ
-
Trị giá
vật tư tồn
cuối kỳ
Nhược điểm của phương pháp này là tính vật liệu xuất sau mỗi lần nhập.
Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa,
vật tư khác nhau, giá trị thấp thường xuyên dùng xuất bán.
Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi,
phản ánh trên TK 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên TK 611 (TK
mua hàng).
1.3.2.2 Tài khoản
Tài khoản 611: Mua hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế
của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ.
Kết cấu TK 611
Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Bên Có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu xuất, thiếu hụt trong kỳ và tồn
kho cuối kỳ
Tài khoản này không có số dư.
Chi tiết TK 611 là:
+ TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
21
+ TK 6112: Mua hàng hóa
Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn
kho, chi tiết theo từng loại.
Kết cấu TK 152:
Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư nợ: Giá trị thực tế vật liệu tồn kho
Tài khoản 151: Hàng đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu của
doanh nghiệp) nhưng đang đi đường hay đang gửi người bán đến cuối kỳ, chi tiết
từng loại hàng, từng người bán.
Kết cấu TK 151:
Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư Nợ: Giá trị thực tế hàng đi đường đầu kỳ.
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản
liên quan như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112……..Các TK này có nội dung
và kết cấu như phương pháp KKTX.
1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7)
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ
kho gửi lên, kế toán tiến hành phân loại và xử lý chứng từ. Kế toán kiểm tra tính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
22
hợp lý hợp lệ của chứng từ, xác định TK ghi Nợ, ghi Có để nhập liệu vào phần
mềm kế toán theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán.
Với vật tư nhập kho, dựa trên hóa đơn GTGT, hợp đồng gia công, phiếu
nhập kho, kế toán tiến hành nhập số liệu liên quan trên phiếu nhập mua hàng
hoặc phiếu nhập kho (tùy thuộc vào từng phần mềm kế toán mỗi công ty sử
dụng). Vật tư nhập kho có thể do doanh nghiệp mua ngoài, được công ty mẹ
hoặc khách hàng cấp để gia công chế biến…nên kế toán cần chú ý để nhập số
liệu vào máy tính cho hợp lý tùy theo từng trường hợp. Chi phí vận chuyển, bảo
quản vật tư trong quá trình thu mua phát sinh kèm theo, kế toán dựa trên đặc
điểm, yêu cầu của DN để phân bổ chi phí cho từng vật tư trong từng kỳ hạch
toán cho hợp lý.
Khi nhập dữ liệu trên phiếu nhập kho, kế toán phải đảm bảo cung cấp các
thông tin sau:
- Nhập mã nhà cung cấp: ấn chọn để danh sách mã nhà cung cấp hiện lên.
Đưa con trỏ chọn mã hoặc khai báo thêm mã thì phần mềm sẽ tự động điền tên,
địa chỉ, mã số thuế vào các ô trong danh mục nhà cung cấp.
-Số hóa đơn, số sê-ri, ngày lập hóa đơn: Cập nhật các thông tin từ hóa đơn
bán hàng của nhà cung cấp, thông tin này sẽ lên Báo cáo thuế GTGT đầu ra.
-Số phiếu nhập: có thể tự nhập hoặc theo mặc định của phần mềm
-Ngày lập phiếu nhập, ngày hạch toán
-Mã NVL: Vật tư nào thì nhập mã vật tư đó và kho chứa vật tư
-Giá tiền
-TK nợ, TK có
Đối với nghiệp vụ xuất kho, kế toán dựa vào phiếu xuất kho để nhập số
liệu vào phiếu kho trên phần mềm kế toán. Kế toán cần lưu ý kiểm tra mục đích
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
23
xuất kho vật tư để hạch toán cho chính xác. Cuối kỳ kế toán quy định, kế toán
vật tư tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp đã quy định.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, từ các số liệu kế toán viên nhập
vào, phần mềm sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan đến NVL. Cuối kỳ, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộng
sổ) và lập báo cáo tài chính. Sau đó kết xuất và thực hiện in sổ sách, báo cáo tài
chính ra giấy. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết đã được phần
mềm kế toán thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo thông
tin số liệu đã được nhập liệu trong kỳ. Kế toán tổng hợp có thể làm kiểm tra đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Với
riêng phần hành kế toán NVL, kế toán in các chứng từ cần thiết đóng thành
quyển, tiến hành lưu trữ và bảo quản chứng từ đúng quy định.
Kết luận: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý
tài chính thì hạch toán kế toán vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tác
vật liệu. Kế toán vật liệu có chính xác kịp thời hay không có ảnh hưởng nhất
định đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý
vật liệu phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu. Hạch
toán kế toán vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu
mua, nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặt
chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
Tên công ty: Công ty cổ phần may 1 Hải Dương
Tên giao dịch quốc tế: HAIDUONG GARMENT JOINT STOCK
COMPANY NO 1
Trụ sở chính: đường An Định, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương
Cơ sở sản xuất, giao dịch: đường Thuần Mỹ, cụm công nghiệp phía Tây Ngô
Quyền, thành phố Hải Dương
Đăng kí kinh doanh: Giấy ĐKKD số 0403000195 do Phòng đăng kí kinh
doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/09/2001, đăng kí
thay đổi lần I ngày 20/05/2005
Người đại diện: Bà Bùi Thị Bình – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc công ty
Vốn điều lệ: 6.800.000.000 đồng
Điện thoại: 03203.862.209 03203.862.056
Fax: 3.853.624
Mã số thuế: 0800290516
Email: may1hd@hn.vnn.vn
2.1.1Quá trìnhhình thành và phát triển củacôngty cổ phần may 1 Hải Dương
Giai đoạn 1969-1996:
-Công ty Cổ phần may 1 Hải Dương – tiền thân là Xí nghiệp may 1 Hải
Hưng, được thành lập vào ngày 10/12/1969 theo quyết định của UBND tỉnh Hải
Hưng cũ, trực thuộc Ty Thương nghiệp Hải Hưng, nay là Sở Công nghiệp Hải
Dương. Ngày mới thành lập, công ty là đơn vị sản xuất công nghiệp tiêu dùng,
hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, nhiệm vụ chính là sản xuất gia
công các loại quần áo may sẵn theo kế hoạch Nhà nước để phục vụ cho nhân dân
địa phương.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
25
-Đến năm 1977, theo yêu cầu của UBND tỉnh, Công ty đã chuyển sang Sở
Công nghiệp Hải Hưng quản lí. Việc chuyển đổi cơ quan quản lí đã tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc đầu tư thay đổi máy móc thiết bị và
sản xuất kinh doanh.
-Để tập trung nguồn lực sản xuất và thống nhất quản lí, ngày 23 tháng 5
năm 1980, UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập Trạm gia công may mặc 1 Hải
Hưng vào Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng theo QĐ số 111/TC. Tổng
số cán bộ công nhân viên khi đó có 620 người. Từ năm 1985 – 1990, Xí nghiệp
phát triển mạnh hàng gia công cho Liên Xô theo hiệp định 19/8.
-Đầu năm 1992, Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng được đổi tên
thành Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, thuộc sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Hải Hưng.
-Năm 1994, công ty được đổi tên từ Xí nghiệp may 1 Hải Hưng thành Công
ty may 1 Hải Hưng theo QĐ số 244/CNN-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
nhẹ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước.
Giai đoạn 1997 đến nay:
-Năm 1997, do tỉnh Hải Hưng được tách thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên, công ty trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Dương và có tên là Công ty may 1
Hải Dương.
-Tháng 4/2004, công ty chính thức tiến hành cổ phần hóa theo nghị định
64/2002/NĐ-CP của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong và
ngoài nước với số vốn điều lệ là 4,3 tỷ đồng, được chia thành 43.000 cổ phần,
mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng. Trong đó, nhà nước nắm giữ 16,44% vốn điều
lệ, người lao động và các cổ đông khác nắm giữ 83,56% vốn điều lệ.
Trải qua hơn 30 năm thay đổi, công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên,
đạt thành tích cao, được cấp trên khen thưởng, điều đó chính là nhờ sự nhạy bén
trong công tác nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường , đáp ứng được đòi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
26
hỏi khắt khe của thị trường, sự sáng suốt của ban lãnh đạo, sự cố gắng của anh
chị em công nhân.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương
Công ty cổ phần may 1 Hải Dương là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình được
pháp luật bảo vệ.
Chức năng:
-Tự sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc, làm công tác dịch vụ như: Ủy thác
xuất nhập khẩu hàng may mặc và các công việc khác có liên quan đến ngành dệt
may theo phương thức:
+Nhận gia công toàn bộ: công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách
hàng để gia công rồi giao cho khách hành thành phẩm.
+Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (hình thức mua nguyên vật
liệu bán sản phẩm)
+Sản xuất hàng nội địa.
+Nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hàng may mặc
-Kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác
Nhiệm vụ
-Đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký,
chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực
hiện.
-Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã đăng ký với các đối tác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
27
-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao
động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao
động và quy chế khác.
-Thực hiện chế độ nộp thuế theo quy định của Nhà nước, tăng trưởng vốn, tạo
nguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên.
-Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định
và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
-Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế
toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định.
-Công bố và công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá
đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của công ty.
-Đăng ký kê khai và nộp thuế, thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8)
Công ty cổ phần may I Hải Dương là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự mình xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ
thuật tài chính trên cơ sở nhiệm vụ và phương hướng chung của công ty, được
giao dịch và mở các tài khoản tại các ngân hàng thương mại và được quyền ký
kết hợp đồng kinh tế. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý chặt chẽ điều hành
sản xuất kinh doanh một cách ổn định. Đứng đầu công ty là Giám đốc kiêm Chủ
tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện cho
quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty. Trước cơ quan pháp luật, Giám đốc phụ
trách chung về mặt xã hội, xuất nhập khẩu, tài chính, đầu tư công ty. Giúp việc
cho giám đốc là một phó giám đốc. Các phòng ban phân xưởng thực hiện các
nhiệm vụ nhằm giúp bộ máy quản lý của công ty. Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lí của công ty được trình bày như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
28
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông
sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính
cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty,
là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai
phạm gây thiệ hại cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành bộ máy quản
lý của công ty.
Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách các
phân xưởng sản xuất và các yếu tố kỹ thuật để sản xuất theo sự ủy quyền của
giám đốc theo từng lĩnh vực.
Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp cán
bộ công nhân viên trong công ty 1 cách hợp lý theo khả năng và trình độ của
từng người. Giải quyết công tác về hưu, mất sức….Tuyển dụng, đào tạo lao động
mới, bổ sung nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất. Xây dựng định
mức tiền lương cho các sản phẩm của công ty, lập bảng theo dõi, kiểm tra lao
động, BHXH hàng tháng cho từng phân xưởng, tổ. Ngoài ra phòng còn có nhiệm
vụ tổ chức các công việc hành chính như: họp hành, chuyển giao công văn giấy
tờ, tiếp khách hàng, các công việc vệ sinh của công ty. Bảo vệ an ninh, tài sản
của công ty, giám sát công việc mang hàng ra mang hàng vào công ty phải có
giấy tờ hợp lệ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
29
Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nghiệp vụ thu thập, xử lý, phân loại và
tổng hợp số liệu, thông tin về quản trị kinh doanh của công ty một cách đầy đủ
chính xác và kịp thời. Cung cấp thông tin cho ban quản lý lãnh đạo của công ty
đưa ra các quyết định đường lối về phát triển hoạt động kinh doanh. Thực hiện
các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, tính toán các khoản nộp cho Nhà nước,
nộp ngân sách và hạch toán lợi nhuận, theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu,
tình giá thành, công nợ vơí khách hàng……
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn tháng,
quý, năm, kế hoạc tập trung và dài hạn. Xây dựng dự án phát triển công ty, đầu
tư mở rộng phương tiện sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phân
tích hoạt động kinh tế sau một năm hoạt động, điều độ sản xuất, hàng ngày nhập
nguyên vật liệu nước ngoài về và giải phóng các giấy tờ qua các cửa khẩu. Đồng
thời làm và thực hiện hợp đồng với nước ngoài.
Phòng kế hoạch - vật tư: Luôn cung ứng đủ vật tư cho sản xuất, dự trữ
nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Có nhiệm vụ lập
kế hoạch, lo cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, mua những vật tư cần thiết
và nhượng bán vật tư cũ, dư thừa nhằm cân đối vật tư trong công ty.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình, cách thức mẫu
mã kiểu dáng, đảm bảo về năng suất, chất lượng, an toàn công nhân. Đồng thời
lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, định kỳ kịp thời các loại máy móc thiết bị.
Phòng KCS: Sau khi sản phẩm may hoàn thành được đưa đến bộ phận
KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản
phẩm về quy cách chất lượng sản phẩm…. theo đúng đơn đặt hàng để đảm bảo
trước khi đưa vào giai đoạn đóng gói sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần may I Hải Dương áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo
hình thức tập trung. Đứng đầu phòng kế toán công ty là Kế toán trưởng, sau đó
là kế toán viên và thủ quỹ. Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc công
ty.
Nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán:
-Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Phụ trách phòng kế toán tài vụ,
trực tiếp tổ chức công tác kế toán tại công ty. Có nhiệm vụ kế toán tổng hợp, phụ
trách hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và tổng hợp các
số liệu chi phí và quá trình sản xuất. Đồng thời còn giúp giám đốc chỉ đạo thực
hiện toàn bộ công tác thống kê và kiểm soát, thường xuyên lập báo cáo tài chính
cuối kỳ.
-Kế toán viên: thực hiện các phần hành chuyên môn giúp việc cho kế toán
trưởng.
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi về tình hình tài chính của công ty, theo
dõi các khoản chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có kèm theo phiếu chi về tài
chính công ty và báo cáo lên Giám đốc khi cần thiết.
2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán
a. Hình thức kế toán
*Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty sử dụng phần mềm Misa-
SME.NET 2015 để lập hệ thống sổ sách và báo cáo chi tiết có liên quan.
*Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với qui mô sản xuất của công ty, với
trình độ nhân viên kế toán. Vì hình thức “Chứng từ ghi sổ” được xây dựng trên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
31
sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Do vậy đảm bảo
các mặt của quá trình được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến
hành thường xuyên, công việc đồng đều ở các khâu và trong tất cả các phần hành
kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời nhạy bén yêu cầu quản lý.
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ” ở công ty được
xác định như sau: (Phụ lục 9)
-Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê nhập xuất, kế toán lập
chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi lên sổ
Cái.
-Cuối tháng khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ,
phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái, căn cứ vào sổ cái để lập
bảng cân đối số phát sinh.
-Sau khi đối chiếu khớp số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế
toán lập báo cáo tài chính.
*Hệ thống sổ kế toán:
-Hệ thống sổ tổng hợp: gồm sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái
- Hệ thống sổ chi tiết: Do yêu cầu và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh
nên công ty mở những sổ chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt, Thẻ kho, Sổ chi tiết thanh
toán với người mua (người bán), Sổ chi tiết bán hàng, Sổ thẻ tính giá thành sản
phẩm dịch vụ, Sổ theo dõi thuế GTGT.
b. Các chính sách kế toán công ty áp dụng
-Chế độ kế toán: Các chính sách kế toán chủ yếu mà công ty áp dụng để
ghi sổ và lập báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam
và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Cụ thể: hiện nay công ty áp dụng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
32
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ) được
Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006.
-Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
-Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Hạn nộp quyết toán của công ty là ngày
31/3 hàng năm.
-Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm
-Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại công ty:
VNĐ (Việt Nam Đồng)
-Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
-Phương pháp khấu hao TSCĐ:theo phương pháp khấu hao tuyến tính
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên, vật tư xuất
kho theo giá bình quân gia quyền cố định.
-Tài khoản kế toán: Công ty dựa theo hệ thống tài khoản trong danh mục
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48 đã sửa chữa bổ
sung theo Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ Tài chính.
Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ,
doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lí. Các TK 152 mở chi tiết theo từng loại
nguyên vật liệu. Các TK 131, 331 chi tiết theo từng khách hàng, người bán.
-Phần mềm kế toán công ty sử dụng: Phần mềm Misa SME.NET 2015
-TSCĐ hữu hình được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn lũy
kế và giá trị còn lại. Công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ hàng năm theo
phương pháp đường thẳng, thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ được
công ty thực hiện theo quyết định của HĐQT đảm bảo trong khung theo phụ lục
01 củaThông tư 45/2013/TT-BTC. Công ty lập bảng phân bổ khấu hao cho từng
tháng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
33
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ
2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm
Công ty cổ phần may I Hải Dương chuyên gia công, sản xuất quần áo xuất
khẩu, hàng nội địa chiếm tỷ trọng ít hơn. Danh mục sản phẩm tương đối đa dạng
như áo jacket, áo sơ mi nam, nữ, áo Jile, áo choàng, quần áo thể thao, quần âu,
quần jean, váy, quần sooc, quần áo trẻ em các loại, bộ comple, đồng phục người
lớn…Sản phẩm của công ty chủ yếu làm theo đơn đặt hàng.
Sản phẩm của công ty được đánh giá, kiểm tra chất lượng trên truyền may
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10)
Là doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là
thông qua đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp với
những thông số kĩ thuật. Nhóm kĩ thuật sẽ tiến hành chế sản phẩm. Sau đó sản
phẩm chế thử sẽ chuyển cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia bên phía
đặt hàng kiểm tra, góp ý về sản phẩm làm thử.
Nguyên vật liệu chính là vải được cắt may làm nhiếu chủng loại mặt hàng.
Mỗi loại có nhiều màu sắc, mẫu mã, kích thước khác nhau nhưng đều được thực
hiện thông qua các bước sau:
Mẫu được ký duyệt sẽ được đưa đén các phân xưởng làm mẫu cứng, giác
trên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến từng tổ cắt (Gồm hai
công việc cắt thô và cắt tinh).
Bộ phận cắt tiến hành nhận vải và các phụ kiện từ quản đốc phân xưởng
phối mẫu, theo giác mẫu và đưa đến từng tổ may.
Tổ may sẽ tiến hành may bao gồm: May chi tiết, may lắp ráp và một số
công việc thủ công. Việc tiến hành được phân công chuyên môn hóa cho mỗi
người một công đoạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
34
Sau công việc cắt may là công việc của thợ cả kiểm tra chất lượng sản
phẩm và thợ thu hóa sản phẩm, chuyển sang cho bộ phận: Giặt là, tẩy để hoàn
chỉnh sản phẩm.
Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và đóng gói,
nhập kho, xuất xưởng theo đơn đặt hàng.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ
lục 11)
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG
2.2.1Thực trạngkếtoánnguyên vật liệu tại côngtycổ phầnmay1 Hải Dương
2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
Công ty chủ yếu sản xuất hàng may mặc nên NVL chủ yếu của công ty
phục vụ việc sản xuất chủ yếu là vải, chỉ may, mác…..Đây là những loại NVL
quan trọng hàng đầu của công ty. Hiện nay các NVL này phần lớn là do khách
hàng cung cấp vì phần lớn là công ty nhận gia công. Nếu khách hàng là doanh
nghiệp nước ngoài, NVL thường được chuyển từ nước ngoài về. Nhưng khi sản
xuất hàng nội địa hoặc nguyên vật liệu khách hàng mang tới bị thiếu thì công ty
sẽ mua nguyên vật liệu trong nước để sản xuất. Chủ yếu phụ liệu, phụ tùng nhiên
liệu công ty phải mua ngoài. Nguồn nhập công ty vẫn khai thác trên thị trường
trong nước. Tất cả các NVL được bảo quản tốt trong kho và được quản lý chặt
chẽ. Chi phí NVL không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm mà phụ
thuộc từng hợp đồng. Nhưng việc quản lý NVL tốt và giảm định mức tiêu hao
NVL cũng là những điều kiện để công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
cho công ty. Vì vậy các công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến
khâu bảo quản xuất dùng phải được chú trọng để hạn chế những tổn thất về hao
hụt NVL.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
35
2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Trong hoạt động sản xuất của công ty, để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
khác nhau, công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu có tác dụng, công
dụng riêng biệt. Do vậy, để quản lý tốt và hiệu quả nguyên vật liệu trong công ty,
hạch toán chúng một cách chính xác nhất, công ty đã tiến hành phân loại nguyên
vật liệu như sau:
-Nguyên vật liệu chính: Nguyên liệu chính là những nhân tố chính cấu
thành nên sản phẩm của công ty. Nguyên liệu chính của công ty bao gồm các
loại vải. Tùy từng mùa vụ mà công ty sử dụng các loại vải khác nhau để sản xuất
sản phẩm. Một số loại vải công ty hay sử dụng là: vải kaki, vải cotton, vải kate,
vải chiffon….. các loại.
-Nguyên vật liệu phụ: Nguyên vật liệu phụ của công ty rất đa dạng về
chủng loại, có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật
liệu phụ của công ty bao gồm các loại: chỉ may, bo, mex, chun, tơ, khóa, cúc,
móc, nhãn mác, ô rê, keo dán, phấn may, bút chì, túi PE, kim….
- Phụ tùng nhiên liệu: Là những thứ dùng để thay thế, sửa chữa máy móc,
phương tiện, thiết bị vận tải: Chân vịt các loại, dao máy vắt sổ, ổ chao, thoi, suốt,
vòng bi, dây cu roa…..và những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, phục vụ hệ thống sản xuất như: Xăng, dầu……..
-Phế liệu thu hồi: vải vụn, mex…
2.2.1.3 Nguyên tắc, phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
*Đối với nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài:
Đối với nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng nội địa, hoặc
khách hàng không cung cấp đủ thì giá trị nhập kho trong trường hợp này là toàn
bộ phí thực tế mà công ty đã bỏ ra bao gồm: giá mua theo hóa đơn và chi phí thu
mua.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
36
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá mua
trên hóa
đơn
+
Chi phí thu
mua (nếu
có)
-
Các khoản
giảm giá,
chiết khấu,
giảm trừ
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản phẩm sản xuất ra
đều là đối tượng chịu thuế GTGT vì thế nên giá mua trên hóa đơn là giá chưa có
thuế GTGT.
*Đối với nguyên vật liệu nhập kho do khách hàng cung cấp:
Kho và phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt lượng.
*Đối với NVL nhập kho do thừa sau khi sản xuất hợp đồng gia công:
Sau khi xong hợp đồng gia công, với số nguyên vật liệu thừa, kế toán sẽ
cho nhập lại NVL, đồng thời kế toán sẽ theo dõi về mặt trị giá. Giá trị của số
NVL đó căn cứ vào giá thị trường để xác định. Sau đó công ty sẽ tiến hành sẽ
bán hết ngay số NVL đó và ghi nhận giảm NVL, tăng doanh thu.
*Đối với NVL mua ngoài khi xuất kho kế hoạch:
Công ty hạch toán kế toán theo phương pháp thủ công, việc tính giá NVL
xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định:
Giá thực tế Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ
=
Bình quân Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập kho trong kỳ
Trị giá vật liệu xuất kho trong kỳ = Đơn giá bình quân (x) Khối lượng vật liệu
cả kỳ xuất ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
37
Một số trường hợp để đảm bảo nguyên tắc giá vốn thực tế và đảm bảo tính
trung thực của số liệu kế toán, kế toán nguyên vật liệu chủ động ghi lại xuất kho
chậm sau ngày nhập.
*Đối với nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp khi xuất kho:
Kho và phòng kế toán cũng chỉ theo dõi về mặt lượng.
2.2.1.4 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương
*Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL là ghi thẻ song song.
Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập,
xuất, tồn kho của từng vật tư, ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi
có nghiệp vụ nhập, xuất vật tư thực tế phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu phát
vật tư và ghi số lượng thực tế nhập, xuất vào chứng từ nhập xuất. Căn cứ vào
chứng từ, thủ kho ghi ra số lượng nhập, xuất vật tư vào thẻ kho, cuối ngày thủ
kho tính ra số lượng hàng tồn kho để ghi vào cột “tồn” của thẻ kho, sau khi được
sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ nhập, xuất kho được sắp xếp một cách hợp
lý để lưu giữ chứng từ. (Ví dụ thẻ kho vải và chỉ may tháng 2 năm 2016 - Phụ
lục 12, 13)
Tại phòng kế toán: Định kỳ, nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc
ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Tại phòng kế toán, nhân
viên kế toán vật liệu thực hiện việc kiểm tra chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ rồi
căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào bảng kê nhập xuất, mỗi
chứng từ được ghi vào một dòng (hạch toán cả lượng và trị giá với những NVL
mua về và với NVL khách hàng cung cấp sau khi thực hiện xong hợp đồng thừa
ra, hạch toán về mặt lượng với những NVL khách hàng cung cấp trong quá trình
thực hiện hợp đồng).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
38
Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Do nghiệp vụ nhập,
xuất phát sinh nhiều nên từ bảng nhập, xuất kế toán ghi vào bảng kê nhập, bảng
kê xuất. Kế toán ghi số lượng, giá trị (với những NVL mua về và NVL thừa do
khách hàng cung cấp sau khi thực hiện xong hợp đồng) và ghi số lượng (với
những NVL do khách hàng cung cấp đang trong quá trình thực hiện hợp đồng).
Từ các phiếu xuất, nhập, kế toán lên chứng từ (Bảng kê chứng từ nhập, Bảng kê
chứng từ xuất – Phụ lục 14, 15).
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn
bán hàng
*Nội dung kế toán chi tiết
Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu
Đối với nguyên vật liệu do mua ngoài:
Thủ tục nhập kho: Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ cung ứng vật tư và
phát hành sản phẩm. Định kỳ (hàng tháng), phòng kế hoạch vật tư dựa trên các
hợp đồng kinh tế đã được ký kết cùng định mức cung ứng vật tư của doanh
nghiệp để lập kế hoạch mua vật tư. Khi thỏa thuận mua bán giữa công ty và nhà
cung cấp hoàn tất, bên bán tiến hành chuyển giao số nguyên vật liệu đã thỏa
thuận đến cho công ty kèm theo hóa đơn GTGT. Khi NVL về, bộ phận kho
(thuộc phòng vật tư) lập phiếu nhập kho thành 3 liên, 1 liên phòng giữ, 1 liên
chuyển xuống phòng kế toán để ghi sổ kế toán, 1 liên giao cho người giao hàng và
tiến hành nhập kho NVL. Công ty thường mua hàng theo hình thức trọn gói nên
giá trị của số vật tư chỉ bao gồm giá trị ghi trên hóa đơn.
VD: Ngày 28/02/2016 Công ty TNHH và TM Trung Dũng chuyển hàng
đến theo số lượng đặt mua của công ty cổ phần may I Hải Dương và kèm theo
hóa đơn GTGT có mẫu như sau: (Phụ lục 16). Bộ phận kho viết 3 liên phiếu
nhập kho (Phụ lục 17) và tiến hành nhập kho NVL.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
39
Thủ tục xuất kho: Từ các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, phòng sản xuất kỹ
thuật tính ra mức tiêu hao NVL. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch quản đốc các tổ, phân
xưởng bộ phận sản xuất và yêu cầu kho xuất vật liệu phục vụ quá trình sản xuất.
Phòng kế hoạch vật tư sẽ theo dõi việc sử dụng vật tư trên phân xưởng. Đồng thời bộ
phận kho sẽ lập phiếu xuất kho thành 2 liên, 1 liên phòng giữ, 1 liên chuyển xuống
phòngkế toán để ghi sổ kế toán.
Phiếu xuất kho là bằng chứng hàng ngày thủ kho ghi thẻ kho về mặt số
lượng. Sau khi nhận được yêu cầu của phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật
(Giấy đề nghị xuất vật tư – Phụ lục 18), bộ phận kho tiến hành viết phiếu xuất
kho (Phụ lục 19).
Đối với nguyên vật liệu do khách hàng mang tới:
Thủ tục nhập kho: Sau khi phòng kế hoạch-vật tư và cán bộ kĩ thuật kiểm
nghiệm vật tư đạt chất lượng thông qua hóa đơn (invoice) mà khách hàng cung
cấp kèm theo cùng biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng kế hoạch vật tư lập phiếu
nhập kho thành 2 liên: 1 liên phòng kế hoạch – vật tư giữ, 1 liên do thủ kho giữ
để lên thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để lên bảng kê nhập xuất.
Nhưng lúc này kế toán cũng chỉ theo dõi về mặt lượng.
Ví dụ: ngày 15/02/2016, bên thuê gia công Funcaster Enterprise giao tại
kho vật liệu chính của công ty 10.780,6 (m) vải để công ty tiến hành gia công
theo hợp đồng gia công số 856/HĐGC. Phòng kế hoạch vật tư lập “Biên bản
kiểm nghiệm” (Phụ lục 20) và “Phiếu nhập kho” để tiến hành nhập kho NVL
(Phụ lục 21)
Thủ tục xuất kho: Dựa vào đơn đặt hàng, phòng kế hoạch – vật tư lên kế
hoạch phân bổ cho các đơn vị, viết Phiếu xuất kho hoặc Hợp đồng gia công kiêm
phiếu xuất kho (nếu công ty không đáp ứng kịp đơn hàng và phải thuê công ty vệ
tinh để gia công hộ), lập thành 2 liên. Liên 1 do phòng vật tư giữ, liên 2 do kho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
40
giữ để theo dõi trên thẻ kho về mặt số lượng sau đó sẽ chuyển lên cho kế toán để
kế toán lên sổ kế toán. Nhưng lúc này kế toán và kho vẫn chỉ theo dõi về lượng.
Ví dụ: Ngày 16/2, công ty tiến hành xuất kho vật liệu chính cho phân
xưởng cắt tiến hành sản xuất và kí hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất kho cho
công ty may Thành Trung. Phòng kế hoạch vật tư chuyển lên phòng kế toán
Phiếu xuất kho (Phụ lục 22) và Hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất kho (Phụ
lục 23).
Với trường hợp bán số NVL thừa sau khi sản xuất, kế toán cho nhập lại
kho và xác định trị giá số NVL đó căn cứ trên giá thị trường. Bán xong sẽ ghi
nhận doanh thu. Ví dụ Phiếu nhập kho (Phụ lục 24), phiếu thu (Phụ lục 25)
2.2.1.5 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương
*Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp nhập vật liệu thu mua từ bên ngoài yêu cầu phải phản
ánh được đúng đắn, đầy đủ, chính xác các giá thực tế của vật liệu nhập kho công
ty. Giá thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm giá mua (Giá ghi trên hóa đơn
chưa có thuế GTGT) và chi phí thu mua (nếu có).
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường việc thu mua NVL diễn ra nhanh
gọn và thuận lợi. Do việc vận chuyển, đi lại thuận tiện nên thường không có
trường hợp mua NVL mà hóa đơn không về trong tháng. Do vậy công ty không
sử dụng TK 151 (hàng mua đang đi đường)
Nghiệp vụ nhập vật liệu thu mua từ bên ngoài là một trong những nghiệp
vụ chủ yếu của công ty. Nhập NVL do mua từ bên ngoài, hàng và hóa đơn cùng
về. Kế toán dựa trên các chứng từ nhận được, tiến hành ghi sổ kế toán theo định
khoản.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
41
- Trường hợp mua nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt:
Mọi khoản chi liên quan đến nhập NVL bằng tiền mặt được tập hợp theo ngày
trên sổ quỹ, chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 111
VD: Ngày 16/02/2016 công ty nhập nguyên vật liệu của công ty Vĩnh
Hưng Hưng, tổng giá thanh toán là 8.800.000, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh
toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 152: 8.000.000
Nợ TK 133: 800.000
Có TK 111: 8.800.000
(Phụ lục 26,27,28 – Kế toán ghi sổ quỹ tiền mặt, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 111)
- Trường hợp mua nguyên vật liệu chưa thanh toán ngay: Kế toán theo
dõi công nợ căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT mở sổ chi tiết TK 331
cho từng người bán ghi vào cột phát sinh có, ghi rõ TK đối ứng 152,133. Sau đó
tổng hợp trên sổ chi tiết TK 331 và ghi vào sổ Cái TK 331.
VD: Ngày 28/02/2016 công ty nhập chỉ của công ty Trung Dũng
Nợ TK 152: 27.555.000
Nợ TK 133: 2.755.500
Có TK 331: 30.310.500
(Phụ lục 29, 30 – kế toán lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ cái TK 331)
Từ các phiếu nhập định kỳ kế toán lên bảng kê nhập vật tư đó lên
chứng từ ghi sổ. Các phiếu nhập được kẹp sau bảng kê chứng từ nhập và bảng
kê chứng từ nhập được kẹp ngay sau chứng từ ghi sổ.
*Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
42
Sau khi được kế toán NVL ghi đơn giá xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền, các phiếu xuất kho dùng cho sản xuất được đưa đến
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của từng sản phẩm.
Đối với NVL do khách hàng cung cấp thì khi dùng cho sản xuất hợp đồng
cũng chỉ theo dõi về lượng.
Trường hợp NVL đem đi xuất bán đặc biệt là NVL do nhận hàng gia công
thừa sau khi sản xuất xong hợp đông với khách hàng, khi bán sẽ ghi giảm NVL,
tăng doanh thu.
Để phản ánh các nghiệp vụ xuất kho vật liệu, kế toán sử dụng nhiều TK
khác nhau: TK 621, TK 627, TK 641, TK 642. Từ phiếu xuất kho, kế toán tổng
hợp và ghi vào bảng kê xuất vật tư cho sản phẩm. Đến cuối tháng, tập hợp các
bảng kê xuất nhập vật tư cho sản phẩm. Từ chứng tứ gốc (phiếu xuất, phiếu
nhập) định kỳ kế toán lên bảng kê chứng từ, từ đó lên chứng từ ghi sổ, vào sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái TK 152. (Ví dụ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và
sổ Cái TK 152 tháng 2 năm 2016 - Phụ lục 31, 32)
2.2.1.6 Thực trạng trình bày thông tin kế toán nguyên vật liệu trên báo cáo tài
chính
Thông tin liên quan đến kế toán nguyên vật liệu được kế toán công ty
trình bày trên báo cáo tài chính của công ty theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC
như sau:
-Trên bảng cân đối kế toán, số liệu chỉ tiêu Hàng tồn kho – Mã số 141 được kế
toán tổng hợp từ số dư Nợ của tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153
“Công cụ, dụng cụ”, TK154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, TK155
“Thành phẩm”, TK156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi đi bán” trên Sổ Cái.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
43
-Trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, thông tin về nguyên vật liệu được kế
toán trình bày cụ thể tại mục III/Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày
trong Bảng cân đối kế toán, mục 02/Hàng tồn kho.
Phụ lục 33: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần may 1 Hải Dương năm 2015.
2.2.2Thực trạngkếtoántrênmáyvitínhcủacôngtycổ phầnmay1 HảiDương
2.2.2.1 Mô tả khái quát phần mềm Misa
Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2015 để hỗ trợ cho
phòng kế toán thực hiện các công việc chuyên môn, mua của công ty cổ phần
MISA. Đây là phần mềm kế toán được thiết kế dành cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ, gồm 13 phân hệ chính liên quan đến các hoạt động kế toán của doanh
nghiệp, là các phân hệ nghiệp vụ như quỹ, ngân hàng, mua hàng, kho, tài sản cố
định…Phần mềm làm việc được trên cả mạng nội bộ LAN, mạng diện rộng
WAN và Internet. Phần mềm giúp tự động hóa hầu hết các nghiệp vụ hàng này
của kế toán viên, là công cụ đắc lực giúp kế toán công ty hạch toán kế toán và
giúp công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh.
Giao diện chính: Phụ lục 34
2.2.2.2 Phương pháp mã hóa và khai báo các đối tượng chủ yếu
a.Phươngpháp mã hóa một số đối tượng chủ yếu :
*Mã hóa nguyên vật liệu: mã các NVL tại công ty gồm hệ thống ký tự cụ thể
như sau:
- Bốn ký tự đầu tiên: 4 kí tự cuối của mã khách hàng, mã nhà cung cấp.
- Các ký tự tiếp theo: thể hiện chi tiết mã vật tư.
Ví dụ mã 0221CF24: 0221 là mã khách hàng công ty Funcaster, CF24 -
vật liệu là cúc quần.
*Mã hóa khách hàng, nhà cung cấp: gồm hệ thống ký tự như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09
44
- Các ký tự chữ: viết tắt tên khách hàng, nhà cung cấp
- Bốn kí tự số sau cùng: số thứ tự của khách hàng, nhà cung cấp theo trình
tự nhập vào máy.
Ví dụ mã khách hàng CTFuncaster0221: Công ty TNHH Funcaster
(Taiwan), mã nhà cung cấp: CTThanhTrung0118: Công ty TNHH may Thành
Trung.
b.Khai báo một số đối tượng chủ yếu
Khai báo kho: Vào Menu Danh mục/Vật tư hàng hóa/Kho/Thêm sẽ hiện
ra màn hình nhập liệu như Phụ lục 35. Kế toán nhập đầy đủ thông tin về Mã,
Tên, TK Kho và địa chỉ kho rồi ấn Cất.
Mã hóa và khai báo nguyên vật liệu: Vào Menu Danh mục/Vật tư hàng
hóa/Vật tư hàng hóa/ Thêm sẽ hiện ra màn hình nhập liệu như Phụ lục 36. Kế
toán nhập đầy đủ Mã, Tên, tính chất, loại, đơn vị tính, thuế suất (mức thuế
GTGT áp dụng cho vật tư hàng hóa).
2.2.2.3 Phương pháp nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa
Để nhập liệu các nghiệp vụ xảy ra, kế toán viên của công ty vào Nghiệp vụ/
Phần hành kế toán (Ví dụ : quỹ, ngân hàng, kho)/ Nghiệp vụ chi tiết. Riêng kế
toán nguyên vật liệu, để nhập liệu các nghiệp vụ liên quan tới nhập kho, xuất kho,
chuyển kho nội bộ các vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong đơn vị, kế toán vào
Nghiệp vụ/ Kho rồi chọn một trong các nghiệp vụ trên. Ví dụ để xử lý việc nhập
kho NVL, kế toán vào Menu Nghiệp vụ/ Kho/Nhập kho/ Thêm. (Phụ lục 37)
-Khai báo các thông tin chung: ngày nhập, số chứng từ,…
-Nhập thông tin chi tiết: Chọn mã nguyên vât liệu, số lượng, đơn giá,…
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngHậu Nguyễn
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bìnhBáo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bìnhDương Hà
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty NBA, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty NBA, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty NBA, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty NBA, HAY
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOTCông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điệnĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Frontier Việt Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Frontier Việt Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Frontier Việt Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Frontier Việt Nam, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ ng...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại dn...
 
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bìnhBáo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 

Similar to Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ

Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ (20)

Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOTĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
 
Ke toan binh thu
Ke toan binh thuKe toan binh thu
Ke toan binh thu
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Đại Lợi, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Đại Lợi, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Đại Lợi, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Đại Lợi, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đKế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Sin Joo Bo Việt Nam
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Sin Joo Bo Việt NamĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Sin Joo Bo Việt Nam
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Sin Joo Bo Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên PhúcĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Huy Vũ, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt NamĐề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
 
Phạm thị ngân
Phạm thị ngânPhạm thị ngân
Phạm thị ngân
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------------ Họ và tên: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG” Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp Mã số: 21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Trần Văn Hợi HÀ NỘI - 2016
  • 2. II SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Vũ Thị Lệ Hằng
  • 3. III SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 2 MỤC LỤC ................................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..... 5 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU................ 5 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu ............................................... 5 1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu ................................................................ 5 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu ................................................................. 5 1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ......................................................... 5 1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu ................................................... 7 1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu................................................................. 7 1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu .................................................................. 9 1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế........................................ 9 1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán ................................ 12 1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng.......................................................... 12 1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng ................................ 12 1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.................................................. 13 1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU ....................................... 13 1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song......................................................... 13 1.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển ........................................ 14 1.2.3 Phương pháp sổ số dư....................................................................... 15 1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU.................................... 16 1.3.1.2 Tài khoản sử dụng......................................................................... 17
  • 4. IV SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 6)............................................................................................... 19 1.3.2.2 Tài khoản...................................................................................... 20 1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7)......................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG ..................................... 24 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG.......... 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may 1 Hải Dương...................................................................................................... 24 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương ........... 26 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8)....................................... 27 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán ............................ 30 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................... 30 2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán............................................................. 30 2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ....................................... 33 2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm ....................................................................... 33 2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10)................................... 33 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ lục 11)...................................................................................................... 34 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG ............................................ 34 2.2.1 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tạicông tycổ phần may 1 Hải Dương 34 2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty .............. 34 2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu............................................................... 35 2.2.1.3 Nguyên tắc, phương pháp đánh giá nguyên vật liệu......................... 35 2.2.1.4 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương...................................................................................................... 37
  • 5. V SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 2.2.1.5 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương...................................................................................................... 40 2.2.1.6 Thực trạng trình bày thông tin kế toán nguyên vật liệu trên báo cáo tài chính........................................................................................................ 42 2.2.2 Thực trạng kế toán trên máy vi tính của công ty cổ phần may 1 Hải Dương...................................................................................................... 43 2.2.2.1 Mô tả khái quát phần mềm Misa .................................................... 43 2.2.2.2 Phương pháp mã hóa và khai báo các đối tượng chủ yếu ................. 43 2.2.2.3 Phương pháp nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa....................... 44 2.2.2.4 Phương pháp tính giá các đối tượng trên phần mềm ........................ 45 2.2.2.5 Quy trình thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ cuối kỳ.......... 45 2.2.2.6 Quy trình in các sổ kế toán và báo cáo tài chính.............................. 46 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG............................ 47 2.3.1 Ưu điểm........................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG........................................................ 49 3.1 YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN ........................................ 49 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................................ 50 KẾT LUẬN............................................................................................. 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 53 PHỤ LỤC ............................................................................................... 54
  • 6. VI SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTGT : Giá trị gia tăng NVL : Nguyên vật liệu
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều có ba yếu tố chủ yếu sau: lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Nguyên vật liệu là một trong số đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và trong bộ phận dự trữ chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu. Công tác kế toán nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các nhà quản trị doanh nghiệp biết về tình hình sử dụng tài sản lưu động, đồng thời góp phần vào việc cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu, góp phần giảm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Công ty cổ phần may I Hải Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng may mặc, cung cấp dịch vụ thương mại với đặc điểm sản xuất là sử dụng số lượng nguyên vật liệu lớn và đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra các sản phẩm may mặc theo từng đơn hàng và hợp đồng cụ thể. Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may I Hải Dương, em đã
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 2 lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may I Hải Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may I Hải Dương. -Mục đích nghiên cứu: Vận dụng cơ sở lý luận để phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may I Hải Dương. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: kế toán nguyên vật liệu -Về không gian: Công ty cổ phần may I Hải Dương, có trụ sở chính tại thành phố Hải Dương. -Về thời gian: số liệu kế toán của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến tháng 4 năm 2016, tập trung vào tháng 2 năm 2016. 4. Phươngpháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: để thu thập dữ liệu phục vụ đề tài nghiên cứu, em đã sử dụng các phương pháp sau : -Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất, có thể thu được những đánh giá chủ quan về thực trạng kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng của công ty. Đối tượng phỏng vấn là kế toán trưởng và các nhân viên phòng kế toán. Nội dung phỏng vấn là những câu hỏi liên quan đến kế toán nói chung và cụ thể về kế toán NVL tại đơn vị. -Phương pháp nghiên cứu lý luận và phân tích tài liệu: sử dụng hệ thống lý luận và tài liệu sẵn có trong nghiên cứu để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 3 cái nhìn tổng quan về kế toán NVL theo quy định của nhà nước, có sơ sở để so sánh giữa lý luận và thực tiễn. Phươngpháp phân tích dữ liệu -Phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua đối chiếu các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, nội dung này được cụ thể hóa bằng việc đối chiếu lý luận với thực tế công tác kế toán NVL tại đơn vị, đối chiếu chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính. -Phương pháp toán học: Tính toán các chỉ tiêu về giá trị vật liệu nhập, giá trị vật liệu xuất…trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các số liệu kế toán NVL của công ty. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, các danh mục và phần phụ lục, luận văn của em gồm ba chương: CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất CHƯƠNG 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may 1 Hải Dương CHƯƠNG 3 : Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may 1 Hải Dương Trong quá trình hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Văn Hợi và cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần may I Hải Dương. Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 4 rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo cùng các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời, qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn Hợi và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, phòng kế toán và các công nhân viên Công ty cổ phần may 1 Hải Dương trong thời gian vừa qua. Hải Dương, Tháng 4 Năm 2016
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu 1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng bị tiêu hao toàn bộ và bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên thực thể sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra, không hao mòn dần như tài sản cố định. Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như giá thành của sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu thuộc vốn lưu động. Nguyên vật liệu thường có nhiều loại khác nhau và bảo quản phức tạp. Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh...và thườngđược nhập xuất hàng ngày. 1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả ở tất cả các khâu: Cung ứng, bảo
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 6 quản, dự trữ, cấp phát sử dụng và hạch toán kế toán. Đây chính là yêu cầu đặt ra với việc quản lý nguyên vật liệu tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể như sau: Khâu cung ứng: Cung ứng vật tư nói chung và NVL nói riêng phải xuất phát từ định mức kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phục vụ cho sản xuất và sửa chữa. Cung ứng kịp thời để tránh gây ra tình trạng đình trệ, gián đoạn sản xuất. Phải kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất, và đúng thời gian. Cần có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ phục vụ cho việc ghi sổ và giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Khâu bảo quản: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp tổ chức các hình thức bảo quản cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng của nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tránh để xảy ra hư hỏng, mất mát, hao hụt NVL. Khâu dự trữ: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động bình thường không bị gián đoạn, không gây ngừng trệ do cung cấp không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, đòi hỏi các công ty cần quản lý tốt khâu dự trữ, xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nguyên vật liệu. Khâu cấp phát sử dụng: Bộ phận vật tư cũng như cán bộ kho cần triệt để tuân thủ nguyên tắc: Không xuất kho nguyên vật liệu khi không có giấy bằng văn bản của người có thẩm quyền như: Lệnh giao hàng, phiếu xuất vật tư. Theo dõi chặt chẽ lượng vật tư thừa trong sản xuất để tái nhập kho và kiến nghị với cấp trên về các hành vi sai trái trong việc sử dụng nguyên vật liệu được cấp phát. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại vật tư cả về số lượng, chất lượng, kết cấu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 7 Kế toán các loại vật tư cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: -Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá gốc (hoặc giá thành thực tế) của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp. -Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ, và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng quy định, lập báo cáo về NVL phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. 1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó phải phân loại NVL một cách khoa học thì mời tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. - Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. (VD: bao gói đóng gói, xà phòng, giẻ lau….)
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 8 - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí. (VD than, xăng dầu, khí đốt……) - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ….. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ… Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại NVL, là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết NVL trong doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên liệu, vật liệu nhập từ bên ngoài - Nguyên liệu, vật liệu tự gia công chế biến Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất NVL, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế NVL nhập kho. Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh. - Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý. - Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác (nhượng bán, đem góp vốn liên doanh, đem quyên tặng)
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 9 1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Theo chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho thì việc đánh giá NVL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: -Nguyên tắc giá gốc -Nguyên tắc thận trọng -Nguyên tắc nhất quán Do đó, trong thực tế, nguyên liệu, vật liệu có thể được tính giá theo trị giá gốc (hay còn gọi là giá vốn thực tế) và giá hạch toán. 1.1.4.2.1 Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế Giá thực tế hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. NVL trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên nội dung các yếu tố cấu thành giá thực tế của NVL được xác định theo từng trường hợp nhập. * Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho: Trường hợp NVL mua ngoài nhập kho: Giá thực tế được tính theo công thức: Giá thực tế NVL mua ngoài nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Các loại thuế không được hoàn lại + Chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng - Các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có) Trường hợp NVL tự chế biến nhập kho: Giá thực tế được tính theo công thức:
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 10 Giá thực tế NVL nhập kho = Giá thực tế NVL xuất chế biến + Chi phí gia công, chế biến Trường hợp NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập kho: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá thực tế NVL xuất thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí vận chuyển bốc dỡ đến nơi chế biến + Số tiền phải trả cho đơn vị gia công chế biến Trường hợp nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. Trường hợp nguyên vật liệu nhận biếu, tặng: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá hợp lý ban đầu của NVL tương đương + Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận Trường hợp NVL được cấp: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên hoặc giá được đánh giá lại theo giá trị thuần + Chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí có liên quan trực tiếp khác Giá thực tế của phế liệu thu hồi là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện. * Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Do giá thực tế của NVL nhập kho từ các nguồn khác nhau như đã trình bày ở trên, để tính giá thực tế hàng xuất kho, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sau: (khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong một niên độ kế toán) -Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của NVL xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên liệu, vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện được.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 11 -Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho được tính dựatrên cơ sởsố lượngthực xuất trongkỳ và đơn giá bình quân. Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho = Số lượng NL, VL xuất kho X Đơn giá bình quân gia quyền Trongđó đơn giá bình quân gia quyền có thể tính một trongcác phươngán sau: Phương án 1: Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (thường áp dụng với các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập xuất các danh điểm nhiều) Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ = Giá trị thực tế NL,VL tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế NL,VL nhập kho trong kỳ Số lượng NL, VL tồn kho đầu kỳ + Số lượng NL,VL nhập kho trong kỳ Phươngán 2: Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân gia quyền liên hoàn – thường áp dụng với các doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập mỗi loại ít) Đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập = Giá trị thực tế NL,VL tồn kho trước khi nhập + Giá trị thực tế NL, VL nhập kho của từng lần nhập Số lượng NL,VL tồn kho trước khi nhập + Số lượng NL, VL nhập kho của từng lần nhập - Phương pháp nhập trước, xuất trước: theo phương pháp này thì NVL nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua thực tế lần nhập đó để tính giá
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 12 NVL xuất kho, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo. Trị giá NVL tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng và đơn giá của các NVL nhập sau cùng. Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít, số lượng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định. 1.1.4.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán Đối với các doanh nghiệp mua vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá vật tư. Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết vật tư. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Sử dụng giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được giá thực tế, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật tư luân chuyển trong kỳ theo công thức: Hệ số chênh lệch giá = Giá thực tế NL, VL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế NL, VL nhập kho trong kỳ Giá hạch toán NL, VL tồn kho đầu kỳ + Giá hạch toán NL, VL nhập kho trong kỳ Sau đó, tính giá của vật tư xuất trong kỳ theo công thức: Giá thực tế NL,VL xuất kho = Giá hạch toán NL, VL xuất kho X Hệ số chênh lệch giá 1.1.5 Các chứng từ, sổ sách sử dụng 1.1.5.1 Các chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 và các quyết định khác có liên quan bao gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa, Bảng kê
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 13 mua hàng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ kế toán hướng dẫn khác. Khi xuất bán vật tư, doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thông thường” nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc “Hóa đơn GTGT” nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép, mang tính chính xác về số liệu của nghiệp vụ kế toán. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu được khái quát qua Phụ lục 1. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo việc ghi chép kế toán được lập kịp thời, đầy đủ. 1.1.5.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu Trong kế toán chi tiết NVL, tùy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết doanh nghiệp có thể sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết như: Sổ (thẻ) kho, Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, Sổ đối chiếu luân chuyển, Sổ số dư, Bảng kê nhập xuất, Bảng kê lũy kế nhập xuất, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn. 1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song Tại kho: Việc ghi chép nhập, xuất tồn kho của từng thứ NVL tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất NVL thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ NVL cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất cho từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng và giá trị, kế toán ghi nhận được chứng từ nhập, xuất kế toán tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 14 ánh vào các sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập nên bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất nhạp xuất tồn kho NVL và tiến hành đối chiếu với thẻ kho và sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng lập bảng kê xuất – nhập – tồn sau đó đối chiếu: - Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. - Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng nhập - xuất - tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp - Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với một số liệu kiểm kê thực tế. Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu. - Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều. - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, việc nhập, xuất diễn ra không thường xuyên. Tuy nhiên trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy thì phương pháp này vẫn có thể áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL và việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Phụ lục 2 1.2.2 Phương pháp ghi sổ đốichiếu luân chuyển Tại kho:Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song. Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng thứ vật liệu, hàng hóa theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng loại vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 15 Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với số liệu kế toán tổng hợp. Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt, chỉ ghi một lần vào cuối tháng. - Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có chủng loại vật tư hàng hóa ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày, phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Phụ lục 3. 1.2.3 Phương pháp sổ số dư Tại kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tính hình nhập, xuất tồn kho, nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất rồi từ các bảng lũy kế lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kê tổng hợp nhập, xuất , tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 16 Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ phải ghi theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo nhóm NVL. Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho. Hơn nữa, công việc lại được dàn đều trong tháng. - Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ NVL nên để có thông tin về tình hình nhập - xuất – tồn của thứ NVL nào thì căn cứ vào số liệu trên thẻ kho. Việc kiểm tra sai sót, nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp. - Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán và xây dựng được hệ thống điểm danh vật tư, hàng hóa hợp lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư: Phụ lục 4. 1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU 1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 5) 1.3.1.1 Khái niệm Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có của sự biến động tăng, giảm các loại NVL một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khối lượng ghi chép nhiều, không thích hợp với các doanh nghiệp có sử dụng các loại hàng tồn kho mà giá trị đơn vị nhỏ, thườngxuyên xuất dùng, xuất bán.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 17 1.3.1.2 Tài khoản sử dụng Để hạch toán NVL theo phươngpháp KKTX,kế toán sử dụngcác TKsau: Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Dùng để theo dõi giá thực tế của toàn bộ NVL hiện có, tình hình tăng, giảm NVL trong kho của doanh nghiệp, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện thanh toán. Kết cấu tài khoản 152: Bên nợ: - Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận vốn góp liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác. - Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên có: - Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê bên ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. - Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán. - Trị giá NVL bị thiếu hụt khi thực hiện kiểm kê Dư nợ: Giá thực tế NVL tồn kho Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL, tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2: - TK 1521: Nguyên vật liệu chính - TK1522: Vật liệu phụ - TK 1523: Nhiên liệu - TK 1524: Phụ tùng thay thế
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 18 - TK 1528: Vật liệu khác Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường Tài khoản này dùng để theo dõi các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua, đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi ở kho người bán). Kết cấu tài khoản 151: Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường. Bên Có: Phản ánh hàng hóa đang đi đường kỳ trước đã về nhập kho hay chuyển giao cho bộ phận hoặc giao cho khách hàng. Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ chưa về nhập kho. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn phải sử dụng một số tài khoản liên quan sau: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112. Tài khoản 331: Phải trả nhà cung cấp Tài khoản dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, lao vụ, dịch vụ, theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Kết cấu tài khoản 331: Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán (kể cả số tiền ứng trước) - Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua hàng - Trị giá hàng mua trả lại - Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nợ và bán (thanh toán bù trừ, nợ vô chủ….) Bên Có:
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 19 - Tổng số tiền phải trả người bán - Số tiền ứng trước thừa được người bán trả lại - Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tỷ giá, điều chỉnh tăng giá bán tạm tính) Tài khoản 331 có thể vừa có số dư bên có, vừa có số dư bên nợ. Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán. Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán. Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ (TK chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Kết cấu tài khoản 133: Bên Nợ: - Nợ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, vật tư, với điều kiện phải có hóa đơn GTGT trong đó ghi sổ thuế đầu vào. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn lại nhưng ngân sách chưa hoàn trả. 1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 6) 1.3.2.1 Khái niệm
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 20 Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùngcho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Từ đó tính ra giá trị vật tư hàng hóa đã xuất là: Trị giá vật tư xuất kho = Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ - Trị giá vật tư tồn cuối kỳ Nhược điểm của phương pháp này là tính vật liệu xuất sau mỗi lần nhập. Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư khác nhau, giá trị thấp thường xuyên dùng xuất bán. Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên TK 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên TK 611 (TK mua hàng). 1.3.2.2 Tài khoản Tài khoản 611: Mua hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu TK 611 Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Bên Có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu xuất, thiếu hụt trong kỳ và tồn kho cuối kỳ Tài khoản này không có số dư. Chi tiết TK 611 là: + TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 21 + TK 6112: Mua hàng hóa Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại. Kết cấu TK 152: Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ Dư nợ: Giá trị thực tế vật liệu tồn kho Tài khoản 151: Hàng đang đi đường Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp) nhưng đang đi đường hay đang gửi người bán đến cuối kỳ, chi tiết từng loại hàng, từng người bán. Kết cấu TK 151: Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ Dư Nợ: Giá trị thực tế hàng đi đường đầu kỳ. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112……..Các TK này có nội dung và kết cấu như phương pháp KKTX. 1.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Phụ lục 7) Hàng ngày, khi nhận được chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành phân loại và xử lý chứng từ. Kế toán kiểm tra tính
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 22 hợp lý hợp lệ của chứng từ, xác định TK ghi Nợ, ghi Có để nhập liệu vào phần mềm kế toán theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán. Với vật tư nhập kho, dựa trên hóa đơn GTGT, hợp đồng gia công, phiếu nhập kho, kế toán tiến hành nhập số liệu liên quan trên phiếu nhập mua hàng hoặc phiếu nhập kho (tùy thuộc vào từng phần mềm kế toán mỗi công ty sử dụng). Vật tư nhập kho có thể do doanh nghiệp mua ngoài, được công ty mẹ hoặc khách hàng cấp để gia công chế biến…nên kế toán cần chú ý để nhập số liệu vào máy tính cho hợp lý tùy theo từng trường hợp. Chi phí vận chuyển, bảo quản vật tư trong quá trình thu mua phát sinh kèm theo, kế toán dựa trên đặc điểm, yêu cầu của DN để phân bổ chi phí cho từng vật tư trong từng kỳ hạch toán cho hợp lý. Khi nhập dữ liệu trên phiếu nhập kho, kế toán phải đảm bảo cung cấp các thông tin sau: - Nhập mã nhà cung cấp: ấn chọn để danh sách mã nhà cung cấp hiện lên. Đưa con trỏ chọn mã hoặc khai báo thêm mã thì phần mềm sẽ tự động điền tên, địa chỉ, mã số thuế vào các ô trong danh mục nhà cung cấp. -Số hóa đơn, số sê-ri, ngày lập hóa đơn: Cập nhật các thông tin từ hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, thông tin này sẽ lên Báo cáo thuế GTGT đầu ra. -Số phiếu nhập: có thể tự nhập hoặc theo mặc định của phần mềm -Ngày lập phiếu nhập, ngày hạch toán -Mã NVL: Vật tư nào thì nhập mã vật tư đó và kho chứa vật tư -Giá tiền -TK nợ, TK có Đối với nghiệp vụ xuất kho, kế toán dựa vào phiếu xuất kho để nhập số liệu vào phiếu kho trên phần mềm kế toán. Kế toán cần lưu ý kiểm tra mục đích
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 23 xuất kho vật tư để hạch toán cho chính xác. Cuối kỳ kế toán quy định, kế toán vật tư tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp đã quy định. Theo quy trình của phần mềm kế toán, từ các số liệu kế toán viên nhập vào, phần mềm sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến NVL. Cuối kỳ, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Sau đó kết xuất và thực hiện in sổ sách, báo cáo tài chính ra giấy. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết đã được phần mềm kế toán thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo thông tin số liệu đã được nhập liệu trong kỳ. Kế toán tổng hợp có thể làm kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Với riêng phần hành kế toán NVL, kế toán in các chứng từ cần thiết đóng thành quyển, tiến hành lưu trữ và bảo quản chứng từ đúng quy định. Kết luận: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính thì hạch toán kế toán vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tác vật liệu. Kế toán vật liệu có chính xác kịp thời hay không có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý vật liệu phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu. Hạch toán kế toán vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua, nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặt chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG Tên công ty: Công ty cổ phần may 1 Hải Dương Tên giao dịch quốc tế: HAIDUONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY NO 1 Trụ sở chính: đường An Định, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương Cơ sở sản xuất, giao dịch: đường Thuần Mỹ, cụm công nghiệp phía Tây Ngô Quyền, thành phố Hải Dương Đăng kí kinh doanh: Giấy ĐKKD số 0403000195 do Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/09/2001, đăng kí thay đổi lần I ngày 20/05/2005 Người đại diện: Bà Bùi Thị Bình – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc công ty Vốn điều lệ: 6.800.000.000 đồng Điện thoại: 03203.862.209 03203.862.056 Fax: 3.853.624 Mã số thuế: 0800290516 Email: may1hd@hn.vnn.vn 2.1.1Quá trìnhhình thành và phát triển củacôngty cổ phần may 1 Hải Dương Giai đoạn 1969-1996: -Công ty Cổ phần may 1 Hải Dương – tiền thân là Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, được thành lập vào ngày 10/12/1969 theo quyết định của UBND tỉnh Hải Hưng cũ, trực thuộc Ty Thương nghiệp Hải Hưng, nay là Sở Công nghiệp Hải Dương. Ngày mới thành lập, công ty là đơn vị sản xuất công nghiệp tiêu dùng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, nhiệm vụ chính là sản xuất gia công các loại quần áo may sẵn theo kế hoạch Nhà nước để phục vụ cho nhân dân địa phương.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 25 -Đến năm 1977, theo yêu cầu của UBND tỉnh, Công ty đã chuyển sang Sở Công nghiệp Hải Hưng quản lí. Việc chuyển đổi cơ quan quản lí đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc đầu tư thay đổi máy móc thiết bị và sản xuất kinh doanh. -Để tập trung nguồn lực sản xuất và thống nhất quản lí, ngày 23 tháng 5 năm 1980, UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập Trạm gia công may mặc 1 Hải Hưng vào Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng theo QĐ số 111/TC. Tổng số cán bộ công nhân viên khi đó có 620 người. Từ năm 1985 – 1990, Xí nghiệp phát triển mạnh hàng gia công cho Liên Xô theo hiệp định 19/8. -Đầu năm 1992, Xí nghiệp may gia công vải sợi 1 Hải Hưng được đổi tên thành Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, thuộc sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Hưng. -Năm 1994, công ty được đổi tên từ Xí nghiệp may 1 Hải Hưng thành Công ty may 1 Hải Hưng theo QĐ số 244/CNN-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Giai đoạn 1997 đến nay: -Năm 1997, do tỉnh Hải Hưng được tách thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, công ty trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Dương và có tên là Công ty may 1 Hải Dương. -Tháng 4/2004, công ty chính thức tiến hành cổ phần hóa theo nghị định 64/2002/NĐ-CP của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước với số vốn điều lệ là 4,3 tỷ đồng, được chia thành 43.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng. Trong đó, nhà nước nắm giữ 16,44% vốn điều lệ, người lao động và các cổ đông khác nắm giữ 83,56% vốn điều lệ. Trải qua hơn 30 năm thay đổi, công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đạt thành tích cao, được cấp trên khen thưởng, điều đó chính là nhờ sự nhạy bén trong công tác nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường , đáp ứng được đòi
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 26 hỏi khắt khe của thị trường, sự sáng suốt của ban lãnh đạo, sự cố gắng của anh chị em công nhân. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương Công ty cổ phần may 1 Hải Dương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình được pháp luật bảo vệ. Chức năng: -Tự sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc, làm công tác dịch vụ như: Ủy thác xuất nhập khẩu hàng may mặc và các công việc khác có liên quan đến ngành dệt may theo phương thức: +Nhận gia công toàn bộ: công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công rồi giao cho khách hành thành phẩm. +Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (hình thức mua nguyên vật liệu bán sản phẩm) +Sản xuất hàng nội địa. +Nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hàng may mặc -Kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác Nhiệm vụ -Đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. -Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã đăng ký với các đối tác.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 27 -Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao động và quy chế khác. -Thực hiện chế độ nộp thuế theo quy định của Nhà nước, tăng trưởng vốn, tạo nguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. -Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. -Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định. -Công bố và công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của công ty. -Đăng ký kê khai và nộp thuế, thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8) Công ty cổ phần may I Hải Dương là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự mình xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính trên cơ sở nhiệm vụ và phương hướng chung của công ty, được giao dịch và mở các tài khoản tại các ngân hàng thương mại và được quyền ký kết hợp đồng kinh tế. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý chặt chẽ điều hành sản xuất kinh doanh một cách ổn định. Đứng đầu công ty là Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty. Trước cơ quan pháp luật, Giám đốc phụ trách chung về mặt xã hội, xuất nhập khẩu, tài chính, đầu tư công ty. Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc. Các phòng ban phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ nhằm giúp bộ máy quản lý của công ty. Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty được trình bày như sau:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 28 Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai phạm gây thiệ hại cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành bộ máy quản lý của công ty. Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách các phân xưởng sản xuất và các yếu tố kỹ thuật để sản xuất theo sự ủy quyền của giám đốc theo từng lĩnh vực. Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ công nhân viên trong công ty 1 cách hợp lý theo khả năng và trình độ của từng người. Giải quyết công tác về hưu, mất sức….Tuyển dụng, đào tạo lao động mới, bổ sung nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất. Xây dựng định mức tiền lương cho các sản phẩm của công ty, lập bảng theo dõi, kiểm tra lao động, BHXH hàng tháng cho từng phân xưởng, tổ. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tổ chức các công việc hành chính như: họp hành, chuyển giao công văn giấy tờ, tiếp khách hàng, các công việc vệ sinh của công ty. Bảo vệ an ninh, tài sản của công ty, giám sát công việc mang hàng ra mang hàng vào công ty phải có giấy tờ hợp lệ.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 29 Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nghiệp vụ thu thập, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu, thông tin về quản trị kinh doanh của công ty một cách đầy đủ chính xác và kịp thời. Cung cấp thông tin cho ban quản lý lãnh đạo của công ty đưa ra các quyết định đường lối về phát triển hoạt động kinh doanh. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, tính toán các khoản nộp cho Nhà nước, nộp ngân sách và hạch toán lợi nhuận, theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu, tình giá thành, công nợ vơí khách hàng…… Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn tháng, quý, năm, kế hoạc tập trung và dài hạn. Xây dựng dự án phát triển công ty, đầu tư mở rộng phương tiện sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phân tích hoạt động kinh tế sau một năm hoạt động, điều độ sản xuất, hàng ngày nhập nguyên vật liệu nước ngoài về và giải phóng các giấy tờ qua các cửa khẩu. Đồng thời làm và thực hiện hợp đồng với nước ngoài. Phòng kế hoạch - vật tư: Luôn cung ứng đủ vật tư cho sản xuất, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Có nhiệm vụ lập kế hoạch, lo cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, mua những vật tư cần thiết và nhượng bán vật tư cũ, dư thừa nhằm cân đối vật tư trong công ty. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình, cách thức mẫu mã kiểu dáng, đảm bảo về năng suất, chất lượng, an toàn công nhân. Đồng thời lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, định kỳ kịp thời các loại máy móc thiết bị. Phòng KCS: Sau khi sản phẩm may hoàn thành được đưa đến bộ phận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm về quy cách chất lượng sản phẩm…. theo đúng đơn đặt hàng để đảm bảo trước khi đưa vào giai đoạn đóng gói sản phẩm.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 30 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may I Hải Dương áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Đứng đầu phòng kế toán công ty là Kế toán trưởng, sau đó là kế toán viên và thủ quỹ. Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán: -Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Phụ trách phòng kế toán tài vụ, trực tiếp tổ chức công tác kế toán tại công ty. Có nhiệm vụ kế toán tổng hợp, phụ trách hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và tổng hợp các số liệu chi phí và quá trình sản xuất. Đồng thời còn giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê và kiểm soát, thường xuyên lập báo cáo tài chính cuối kỳ. -Kế toán viên: thực hiện các phần hành chuyên môn giúp việc cho kế toán trưởng. -Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi về tình hình tài chính của công ty, theo dõi các khoản chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có kèm theo phiếu chi về tài chính công ty và báo cáo lên Giám đốc khi cần thiết. 2.1.4.2 Đặc điểm công tác kế toán a. Hình thức kế toán *Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty sử dụng phần mềm Misa- SME.NET 2015 để lập hệ thống sổ sách và báo cáo chi tiết có liên quan. *Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với qui mô sản xuất của công ty, với trình độ nhân viên kế toán. Vì hình thức “Chứng từ ghi sổ” được xây dựng trên
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 31 sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Do vậy đảm bảo các mặt của quá trình được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều ở các khâu và trong tất cả các phần hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời nhạy bén yêu cầu quản lý. *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ” ở công ty được xác định như sau: (Phụ lục 9) -Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê nhập xuất, kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi lên sổ Cái. -Cuối tháng khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái, căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. -Sau khi đối chiếu khớp số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập báo cáo tài chính. *Hệ thống sổ kế toán: -Hệ thống sổ tổng hợp: gồm sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái - Hệ thống sổ chi tiết: Do yêu cầu và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên công ty mở những sổ chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt, Thẻ kho, Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), Sổ chi tiết bán hàng, Sổ thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, Sổ theo dõi thuế GTGT. b. Các chính sách kế toán công ty áp dụng -Chế độ kế toán: Các chính sách kế toán chủ yếu mà công ty áp dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Cụ thể: hiện nay công ty áp dụng
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 32 Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ) được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006. -Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ -Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Hạn nộp quyết toán của công ty là ngày 31/3 hàng năm. -Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm -Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại công ty: VNĐ (Việt Nam Đồng) -Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ -Phương pháp khấu hao TSCĐ:theo phương pháp khấu hao tuyến tính -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên, vật tư xuất kho theo giá bình quân gia quyền cố định. -Tài khoản kế toán: Công ty dựa theo hệ thống tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48 đã sửa chữa bổ sung theo Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ Tài chính. Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lí. Các TK 152 mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Các TK 131, 331 chi tiết theo từng khách hàng, người bán. -Phần mềm kế toán công ty sử dụng: Phần mềm Misa SME.NET 2015 -TSCĐ hữu hình được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ hàng năm theo phương pháp đường thẳng, thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ được công ty thực hiện theo quyết định của HĐQT đảm bảo trong khung theo phụ lục 01 củaThông tư 45/2013/TT-BTC. Công ty lập bảng phân bổ khấu hao cho từng tháng.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 33 2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ 2.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm Công ty cổ phần may I Hải Dương chuyên gia công, sản xuất quần áo xuất khẩu, hàng nội địa chiếm tỷ trọng ít hơn. Danh mục sản phẩm tương đối đa dạng như áo jacket, áo sơ mi nam, nữ, áo Jile, áo choàng, quần áo thể thao, quần âu, quần jean, váy, quần sooc, quần áo trẻ em các loại, bộ comple, đồng phục người lớn…Sản phẩm của công ty chủ yếu làm theo đơn đặt hàng. Sản phẩm của công ty được đánh giá, kiểm tra chất lượng trên truyền may theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. 2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 10) Là doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là thông qua đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp với những thông số kĩ thuật. Nhóm kĩ thuật sẽ tiến hành chế sản phẩm. Sau đó sản phẩm chế thử sẽ chuyển cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia bên phía đặt hàng kiểm tra, góp ý về sản phẩm làm thử. Nguyên vật liệu chính là vải được cắt may làm nhiếu chủng loại mặt hàng. Mỗi loại có nhiều màu sắc, mẫu mã, kích thước khác nhau nhưng đều được thực hiện thông qua các bước sau: Mẫu được ký duyệt sẽ được đưa đén các phân xưởng làm mẫu cứng, giác trên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến từng tổ cắt (Gồm hai công việc cắt thô và cắt tinh). Bộ phận cắt tiến hành nhận vải và các phụ kiện từ quản đốc phân xưởng phối mẫu, theo giác mẫu và đưa đến từng tổ may. Tổ may sẽ tiến hành may bao gồm: May chi tiết, may lắp ráp và một số công việc thủ công. Việc tiến hành được phân công chuyên môn hóa cho mỗi người một công đoạn.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 34 Sau công việc cắt may là công việc của thợ cả kiểm tra chất lượng sản phẩm và thợ thu hóa sản phẩm, chuyển sang cho bộ phận: Giặt là, tẩy để hoàn chỉnh sản phẩm. Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và đóng gói, nhập kho, xuất xưởng theo đơn đặt hàng. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (Phụ lục 11) 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG 2.2.1Thực trạngkếtoánnguyên vật liệu tại côngtycổ phầnmay1 Hải Dương 2.2.1.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty Công ty chủ yếu sản xuất hàng may mặc nên NVL chủ yếu của công ty phục vụ việc sản xuất chủ yếu là vải, chỉ may, mác…..Đây là những loại NVL quan trọng hàng đầu của công ty. Hiện nay các NVL này phần lớn là do khách hàng cung cấp vì phần lớn là công ty nhận gia công. Nếu khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài, NVL thường được chuyển từ nước ngoài về. Nhưng khi sản xuất hàng nội địa hoặc nguyên vật liệu khách hàng mang tới bị thiếu thì công ty sẽ mua nguyên vật liệu trong nước để sản xuất. Chủ yếu phụ liệu, phụ tùng nhiên liệu công ty phải mua ngoài. Nguồn nhập công ty vẫn khai thác trên thị trường trong nước. Tất cả các NVL được bảo quản tốt trong kho và được quản lý chặt chẽ. Chi phí NVL không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm mà phụ thuộc từng hợp đồng. Nhưng việc quản lý NVL tốt và giảm định mức tiêu hao NVL cũng là những điều kiện để công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Vì vậy các công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến khâu bảo quản xuất dùng phải được chú trọng để hạn chế những tổn thất về hao hụt NVL.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 35 2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu Trong hoạt động sản xuất của công ty, để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu có tác dụng, công dụng riêng biệt. Do vậy, để quản lý tốt và hiệu quả nguyên vật liệu trong công ty, hạch toán chúng một cách chính xác nhất, công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: -Nguyên vật liệu chính: Nguyên liệu chính là những nhân tố chính cấu thành nên sản phẩm của công ty. Nguyên liệu chính của công ty bao gồm các loại vải. Tùy từng mùa vụ mà công ty sử dụng các loại vải khác nhau để sản xuất sản phẩm. Một số loại vải công ty hay sử dụng là: vải kaki, vải cotton, vải kate, vải chiffon….. các loại. -Nguyên vật liệu phụ: Nguyên vật liệu phụ của công ty rất đa dạng về chủng loại, có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ của công ty bao gồm các loại: chỉ may, bo, mex, chun, tơ, khóa, cúc, móc, nhãn mác, ô rê, keo dán, phấn may, bút chì, túi PE, kim…. - Phụ tùng nhiên liệu: Là những thứ dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, phương tiện, thiết bị vận tải: Chân vịt các loại, dao máy vắt sổ, ổ chao, thoi, suốt, vòng bi, dây cu roa…..và những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ hệ thống sản xuất như: Xăng, dầu…….. -Phế liệu thu hồi: vải vụn, mex… 2.2.1.3 Nguyên tắc, phương pháp đánh giá nguyên vật liệu *Đối với nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài: Đối với nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng nội địa, hoặc khách hàng không cung cấp đủ thì giá trị nhập kho trong trường hợp này là toàn bộ phí thực tế mà công ty đã bỏ ra bao gồm: giá mua theo hóa đơn và chi phí thu mua.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 36 Giá thực tế nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí thu mua (nếu có) - Các khoản giảm giá, chiết khấu, giảm trừ Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản phẩm sản xuất ra đều là đối tượng chịu thuế GTGT vì thế nên giá mua trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT. *Đối với nguyên vật liệu nhập kho do khách hàng cung cấp: Kho và phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt lượng. *Đối với NVL nhập kho do thừa sau khi sản xuất hợp đồng gia công: Sau khi xong hợp đồng gia công, với số nguyên vật liệu thừa, kế toán sẽ cho nhập lại NVL, đồng thời kế toán sẽ theo dõi về mặt trị giá. Giá trị của số NVL đó căn cứ vào giá thị trường để xác định. Sau đó công ty sẽ tiến hành sẽ bán hết ngay số NVL đó và ghi nhận giảm NVL, tăng doanh thu. *Đối với NVL mua ngoài khi xuất kho kế hoạch: Công ty hạch toán kế toán theo phương pháp thủ công, việc tính giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định: Giá thực tế Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ = Bình quân Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập kho trong kỳ Trị giá vật liệu xuất kho trong kỳ = Đơn giá bình quân (x) Khối lượng vật liệu cả kỳ xuất ra
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 37 Một số trường hợp để đảm bảo nguyên tắc giá vốn thực tế và đảm bảo tính trung thực của số liệu kế toán, kế toán nguyên vật liệu chủ động ghi lại xuất kho chậm sau ngày nhập. *Đối với nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp khi xuất kho: Kho và phòng kế toán cũng chỉ theo dõi về mặt lượng. 2.2.1.4 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương *Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL là ghi thẻ song song. Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng vật tư, ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập, xuất vật tư thực tế phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu phát vật tư và ghi số lượng thực tế nhập, xuất vào chứng từ nhập xuất. Căn cứ vào chứng từ, thủ kho ghi ra số lượng nhập, xuất vật tư vào thẻ kho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng hàng tồn kho để ghi vào cột “tồn” của thẻ kho, sau khi được sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ nhập, xuất kho được sắp xếp một cách hợp lý để lưu giữ chứng từ. (Ví dụ thẻ kho vải và chỉ may tháng 2 năm 2016 - Phụ lục 12, 13) Tại phòng kế toán: Định kỳ, nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán vật liệu thực hiện việc kiểm tra chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ rồi căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào bảng kê nhập xuất, mỗi chứng từ được ghi vào một dòng (hạch toán cả lượng và trị giá với những NVL mua về và với NVL khách hàng cung cấp sau khi thực hiện xong hợp đồng thừa ra, hạch toán về mặt lượng với những NVL khách hàng cung cấp trong quá trình thực hiện hợp đồng).
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 38 Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Do nghiệp vụ nhập, xuất phát sinh nhiều nên từ bảng nhập, xuất kế toán ghi vào bảng kê nhập, bảng kê xuất. Kế toán ghi số lượng, giá trị (với những NVL mua về và NVL thừa do khách hàng cung cấp sau khi thực hiện xong hợp đồng) và ghi số lượng (với những NVL do khách hàng cung cấp đang trong quá trình thực hiện hợp đồng). Từ các phiếu xuất, nhập, kế toán lên chứng từ (Bảng kê chứng từ nhập, Bảng kê chứng từ xuất – Phụ lục 14, 15). Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán hàng *Nội dung kế toán chi tiết Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu Đối với nguyên vật liệu do mua ngoài: Thủ tục nhập kho: Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ cung ứng vật tư và phát hành sản phẩm. Định kỳ (hàng tháng), phòng kế hoạch vật tư dựa trên các hợp đồng kinh tế đã được ký kết cùng định mức cung ứng vật tư của doanh nghiệp để lập kế hoạch mua vật tư. Khi thỏa thuận mua bán giữa công ty và nhà cung cấp hoàn tất, bên bán tiến hành chuyển giao số nguyên vật liệu đã thỏa thuận đến cho công ty kèm theo hóa đơn GTGT. Khi NVL về, bộ phận kho (thuộc phòng vật tư) lập phiếu nhập kho thành 3 liên, 1 liên phòng giữ, 1 liên chuyển xuống phòng kế toán để ghi sổ kế toán, 1 liên giao cho người giao hàng và tiến hành nhập kho NVL. Công ty thường mua hàng theo hình thức trọn gói nên giá trị của số vật tư chỉ bao gồm giá trị ghi trên hóa đơn. VD: Ngày 28/02/2016 Công ty TNHH và TM Trung Dũng chuyển hàng đến theo số lượng đặt mua của công ty cổ phần may I Hải Dương và kèm theo hóa đơn GTGT có mẫu như sau: (Phụ lục 16). Bộ phận kho viết 3 liên phiếu nhập kho (Phụ lục 17) và tiến hành nhập kho NVL.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 39 Thủ tục xuất kho: Từ các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, phòng sản xuất kỹ thuật tính ra mức tiêu hao NVL. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch quản đốc các tổ, phân xưởng bộ phận sản xuất và yêu cầu kho xuất vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Phòng kế hoạch vật tư sẽ theo dõi việc sử dụng vật tư trên phân xưởng. Đồng thời bộ phận kho sẽ lập phiếu xuất kho thành 2 liên, 1 liên phòng giữ, 1 liên chuyển xuống phòngkế toán để ghi sổ kế toán. Phiếu xuất kho là bằng chứng hàng ngày thủ kho ghi thẻ kho về mặt số lượng. Sau khi nhận được yêu cầu của phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật (Giấy đề nghị xuất vật tư – Phụ lục 18), bộ phận kho tiến hành viết phiếu xuất kho (Phụ lục 19). Đối với nguyên vật liệu do khách hàng mang tới: Thủ tục nhập kho: Sau khi phòng kế hoạch-vật tư và cán bộ kĩ thuật kiểm nghiệm vật tư đạt chất lượng thông qua hóa đơn (invoice) mà khách hàng cung cấp kèm theo cùng biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho thành 2 liên: 1 liên phòng kế hoạch – vật tư giữ, 1 liên do thủ kho giữ để lên thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để lên bảng kê nhập xuất. Nhưng lúc này kế toán cũng chỉ theo dõi về mặt lượng. Ví dụ: ngày 15/02/2016, bên thuê gia công Funcaster Enterprise giao tại kho vật liệu chính của công ty 10.780,6 (m) vải để công ty tiến hành gia công theo hợp đồng gia công số 856/HĐGC. Phòng kế hoạch vật tư lập “Biên bản kiểm nghiệm” (Phụ lục 20) và “Phiếu nhập kho” để tiến hành nhập kho NVL (Phụ lục 21) Thủ tục xuất kho: Dựa vào đơn đặt hàng, phòng kế hoạch – vật tư lên kế hoạch phân bổ cho các đơn vị, viết Phiếu xuất kho hoặc Hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất kho (nếu công ty không đáp ứng kịp đơn hàng và phải thuê công ty vệ tinh để gia công hộ), lập thành 2 liên. Liên 1 do phòng vật tư giữ, liên 2 do kho
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 40 giữ để theo dõi trên thẻ kho về mặt số lượng sau đó sẽ chuyển lên cho kế toán để kế toán lên sổ kế toán. Nhưng lúc này kế toán và kho vẫn chỉ theo dõi về lượng. Ví dụ: Ngày 16/2, công ty tiến hành xuất kho vật liệu chính cho phân xưởng cắt tiến hành sản xuất và kí hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất kho cho công ty may Thành Trung. Phòng kế hoạch vật tư chuyển lên phòng kế toán Phiếu xuất kho (Phụ lục 22) và Hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất kho (Phụ lục 23). Với trường hợp bán số NVL thừa sau khi sản xuất, kế toán cho nhập lại kho và xác định trị giá số NVL đó căn cứ trên giá thị trường. Bán xong sẽ ghi nhận doanh thu. Ví dụ Phiếu nhập kho (Phụ lục 24), phiếu thu (Phụ lục 25) 2.2.1.5 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại CTCP May 1 Hải Dương *Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp nhập vật liệu thu mua từ bên ngoài yêu cầu phải phản ánh được đúng đắn, đầy đủ, chính xác các giá thực tế của vật liệu nhập kho công ty. Giá thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm giá mua (Giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT) và chi phí thu mua (nếu có). Hiện nay trong nền kinh tế thị trường việc thu mua NVL diễn ra nhanh gọn và thuận lợi. Do việc vận chuyển, đi lại thuận tiện nên thường không có trường hợp mua NVL mà hóa đơn không về trong tháng. Do vậy công ty không sử dụng TK 151 (hàng mua đang đi đường) Nghiệp vụ nhập vật liệu thu mua từ bên ngoài là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của công ty. Nhập NVL do mua từ bên ngoài, hàng và hóa đơn cùng về. Kế toán dựa trên các chứng từ nhận được, tiến hành ghi sổ kế toán theo định khoản.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 41 - Trường hợp mua nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Mọi khoản chi liên quan đến nhập NVL bằng tiền mặt được tập hợp theo ngày trên sổ quỹ, chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 111 VD: Ngày 16/02/2016 công ty nhập nguyên vật liệu của công ty Vĩnh Hưng Hưng, tổng giá thanh toán là 8.800.000, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 152: 8.000.000 Nợ TK 133: 800.000 Có TK 111: 8.800.000 (Phụ lục 26,27,28 – Kế toán ghi sổ quỹ tiền mặt, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 111) - Trường hợp mua nguyên vật liệu chưa thanh toán ngay: Kế toán theo dõi công nợ căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT mở sổ chi tiết TK 331 cho từng người bán ghi vào cột phát sinh có, ghi rõ TK đối ứng 152,133. Sau đó tổng hợp trên sổ chi tiết TK 331 và ghi vào sổ Cái TK 331. VD: Ngày 28/02/2016 công ty nhập chỉ của công ty Trung Dũng Nợ TK 152: 27.555.000 Nợ TK 133: 2.755.500 Có TK 331: 30.310.500 (Phụ lục 29, 30 – kế toán lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ cái TK 331) Từ các phiếu nhập định kỳ kế toán lên bảng kê nhập vật tư đó lên chứng từ ghi sổ. Các phiếu nhập được kẹp sau bảng kê chứng từ nhập và bảng kê chứng từ nhập được kẹp ngay sau chứng từ ghi sổ. *Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 42 Sau khi được kế toán NVL ghi đơn giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, các phiếu xuất kho dùng cho sản xuất được đưa đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của từng sản phẩm. Đối với NVL do khách hàng cung cấp thì khi dùng cho sản xuất hợp đồng cũng chỉ theo dõi về lượng. Trường hợp NVL đem đi xuất bán đặc biệt là NVL do nhận hàng gia công thừa sau khi sản xuất xong hợp đông với khách hàng, khi bán sẽ ghi giảm NVL, tăng doanh thu. Để phản ánh các nghiệp vụ xuất kho vật liệu, kế toán sử dụng nhiều TK khác nhau: TK 621, TK 627, TK 641, TK 642. Từ phiếu xuất kho, kế toán tổng hợp và ghi vào bảng kê xuất vật tư cho sản phẩm. Đến cuối tháng, tập hợp các bảng kê xuất nhập vật tư cho sản phẩm. Từ chứng tứ gốc (phiếu xuất, phiếu nhập) định kỳ kế toán lên bảng kê chứng từ, từ đó lên chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái TK 152. (Ví dụ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái TK 152 tháng 2 năm 2016 - Phụ lục 31, 32) 2.2.1.6 Thực trạng trình bày thông tin kế toán nguyên vật liệu trên báo cáo tài chính Thông tin liên quan đến kế toán nguyên vật liệu được kế toán công ty trình bày trên báo cáo tài chính của công ty theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC như sau: -Trên bảng cân đối kế toán, số liệu chỉ tiêu Hàng tồn kho – Mã số 141 được kế toán tổng hợp từ số dư Nợ của tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, TK155 “Thành phẩm”, TK156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi đi bán” trên Sổ Cái.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 43 -Trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, thông tin về nguyên vật liệu được kế toán trình bày cụ thể tại mục III/Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán, mục 02/Hàng tồn kho. Phụ lục 33: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần may 1 Hải Dương năm 2015. 2.2.2Thực trạngkếtoántrênmáyvitínhcủacôngtycổ phầnmay1 HảiDương 2.2.2.1 Mô tả khái quát phần mềm Misa Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2015 để hỗ trợ cho phòng kế toán thực hiện các công việc chuyên môn, mua của công ty cổ phần MISA. Đây là phần mềm kế toán được thiết kế dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm 13 phân hệ chính liên quan đến các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, là các phân hệ nghiệp vụ như quỹ, ngân hàng, mua hàng, kho, tài sản cố định…Phần mềm làm việc được trên cả mạng nội bộ LAN, mạng diện rộng WAN và Internet. Phần mềm giúp tự động hóa hầu hết các nghiệp vụ hàng này của kế toán viên, là công cụ đắc lực giúp kế toán công ty hạch toán kế toán và giúp công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Giao diện chính: Phụ lục 34 2.2.2.2 Phương pháp mã hóa và khai báo các đối tượng chủ yếu a.Phươngpháp mã hóa một số đối tượng chủ yếu : *Mã hóa nguyên vật liệu: mã các NVL tại công ty gồm hệ thống ký tự cụ thể như sau: - Bốn ký tự đầu tiên: 4 kí tự cuối của mã khách hàng, mã nhà cung cấp. - Các ký tự tiếp theo: thể hiện chi tiết mã vật tư. Ví dụ mã 0221CF24: 0221 là mã khách hàng công ty Funcaster, CF24 - vật liệu là cúc quần. *Mã hóa khách hàng, nhà cung cấp: gồm hệ thống ký tự như sau:
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Vũ Thị Lệ Hằng Lớp: CQ50/21.09 44 - Các ký tự chữ: viết tắt tên khách hàng, nhà cung cấp - Bốn kí tự số sau cùng: số thứ tự của khách hàng, nhà cung cấp theo trình tự nhập vào máy. Ví dụ mã khách hàng CTFuncaster0221: Công ty TNHH Funcaster (Taiwan), mã nhà cung cấp: CTThanhTrung0118: Công ty TNHH may Thành Trung. b.Khai báo một số đối tượng chủ yếu Khai báo kho: Vào Menu Danh mục/Vật tư hàng hóa/Kho/Thêm sẽ hiện ra màn hình nhập liệu như Phụ lục 35. Kế toán nhập đầy đủ thông tin về Mã, Tên, TK Kho và địa chỉ kho rồi ấn Cất. Mã hóa và khai báo nguyên vật liệu: Vào Menu Danh mục/Vật tư hàng hóa/Vật tư hàng hóa/ Thêm sẽ hiện ra màn hình nhập liệu như Phụ lục 36. Kế toán nhập đầy đủ Mã, Tên, tính chất, loại, đơn vị tính, thuế suất (mức thuế GTGT áp dụng cho vật tư hàng hóa). 2.2.2.3 Phương pháp nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa Để nhập liệu các nghiệp vụ xảy ra, kế toán viên của công ty vào Nghiệp vụ/ Phần hành kế toán (Ví dụ : quỹ, ngân hàng, kho)/ Nghiệp vụ chi tiết. Riêng kế toán nguyên vật liệu, để nhập liệu các nghiệp vụ liên quan tới nhập kho, xuất kho, chuyển kho nội bộ các vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong đơn vị, kế toán vào Nghiệp vụ/ Kho rồi chọn một trong các nghiệp vụ trên. Ví dụ để xử lý việc nhập kho NVL, kế toán vào Menu Nghiệp vụ/ Kho/Nhập kho/ Thêm. (Phụ lục 37) -Khai báo các thông tin chung: ngày nhập, số chứng từ,… -Nhập thông tin chi tiết: Chọn mã nguyên vât liệu, số lượng, đơn giá,…