SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VÕ THỊ HƢƠNG THỦY
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Huế, 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VÕ THỊ HƢƠNG THỦY
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Tôn Thất Dụng
Huế, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Võ Thị Hƣơng Thủy
Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân sâu sắc với thầy giáo - Tiến
sĩ Tôn Thất Dụng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi
trong quá trình học tập và tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo Khoa Ngữ
Văn, quý Thầy, Cô phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học
Sư phạm Huế đã giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập
tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã
động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận
văn này.
Huế, tháng 8 năm 2017
Tác giả Luận văn
Võ Thị Hương Thủy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3
2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản. ...................................3
2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh. ..................................................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát. ..............................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................6
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát.......................................................................................6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Đóng góp của luận văn............................................................................................7
6. Bố cục luận văn.......................................................................................................8
NỘI DUNG .................................................................................................................9
CHƢƠNG I. LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN
KHÁNH - NHÌN TỪ HỆ HỆ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT...........................................9
1.1. Giới thuyết về tính liên văn bản và hành trình sáng tạo tiểu thuyết của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh...................................................................................................9
1.1.1 Về tính liên văn bản............................................................................................9
1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình tiểu thuyết...............................................16
1.1.3. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.........................20
1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ đề tài. ............22
1.2.1. Lịch sử của thời nhiễu loạn.............................................................................22
1.2.2. Tiểu thuyết của những xung đột......................................................................25
1.2.3. Tiểu thuyết đẹp về văn hóa..............................................................................27
1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ thống nhân vật. ...........................32
1.3.1. Nhân vật trí thức. ............................................................................................32
1.3.2. Nhân vật phụ nữ..............................................................................................35
CHƢƠNG II. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH......................................................................................40
2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - trò chơi kết cấu liên văn bản. ...................40
2.1.1. Trích dẫn và chuyển vị văn bản ......................................................................40
2.1.2. Xếp chồng văn bản và tái sinh hình tượng......................................................44
2.1.3. Thủ pháp dán ghép và kết cấu đa tầng bậc.....................................................47
2.1.4. Trò chơi trần thuật..........................................................................................53
2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - sự ''hồi thanh'' của lý thuyết phân tâm học.57
2.2.1.Con người đa nhân cách. .................................................................................57
2.1.2. Bản năng tính dục ...........................................................................................62
2.1.3.Thế giới biểu tượng..........................................................................................64
CHƢƠNG III. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
XUÂN KHÁNH........................................................................................................69
3.1. Đối thoại lịch sử.................................................................................................69
3.2. Đối thoại tƣ tƣởng tôn giáo, tín ngƣỡng.............................................................78
3.3. Đối thoại liên văn hóa ........................................................................................86
3.4. Đối thoại về hồn nƣớc........................................................................................90
KẾT LUẬN...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc phát hiện về tính liên văn bản vào giữa thập niên 1960 đƣợc xem
nhƣ vụ nổ Khai Thiên làm thay đổi hẳn diện mạo của đời sống văn học, phá vỡ
hoàn toàn hệ thống quan niệm văn học trƣớc đó. Đã có hàng loạt những đổi thay:
trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học; quan niệm về lịch sử văn học; cách
nhìn về điển phạm; mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và độc giả, giữa văn học và
các yếu tố phi văn học, giữa tính sáng tạo và mô phỏng, giữa truyền thống và cách
tân,...Từ đây, hai khái niệm văn bản và liên văn bản trở thành đồng nghĩa, bất kì
một văn bản nào cũng là liên văn bản. Văn bản đƣợc xác định là một không gian đa
kích thƣớc ở đó tụ hội vô số các văn bản đến từ vô số các nền văn hóa khác nhau;
tất cả đều tan loãng vào nhau và không có cái nào thực sự là độc sáng. Liên văn bản
ra đời cũng đã khơi mở cho một khía cạnh quan trọng của đời sống văn học: lý
thuyết của việc đọc. Tìm ý nghĩa của một văn bản, dù muốn hay không, trong lúc
phải đi sâu vào văn bản với những từ, những vần, những nhịp, những hình ảnh và
cấu trúc câu, đoạn, ngƣời ta cũng phải đồng thời đi ra ngoài văn bản ấy. Việc đi ra
ngoài văn bản nhƣ thế đã mở rộng khả tính của ý nghĩa, làm cho ý nghĩa luôn luôn
thuộc số nhiều và không bao giờ thực sự ổn định, bất biến. Tiếp nhận văn học từ lí
thuyết liên văn bản đã và đang mở ra một hƣớng tiếp cận mới, kích thích quá trình
tìm hiểu khoa học và khám phá thế giới văn hóa, văn học của ngƣời đọc, từ đó khai
mở những vỉa tầng giá trị mới cho tác phẩm văn chƣơng.
1.2. Là thể loại tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại năng động nhất,
có những ƣu thế mà không một thể loại văn học nào có đƣợc. Vừa có khả năng tái
hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống, vừa có khả năng đi sâu khám phá đời
tƣ, tâm hồn con ngƣời một cách vi tế nhất; từ khi ra đời cho tới nay, sức hấp dẫn
của thể loại chƣa hoàn kết này vẫn luôn thu hút, mời gọi mọi quá trình tiếp nhận.
Theo quan điểm của Bakhtin, thể loại tiểu thuyết là ''hiện thân cao nhất của cuộc
vận hành liên văn bản''. [61, tr.159] Chính trong tiểu thuyết, tính liên văn bản xuất
hiện một cách mạnh mẽ nhất.
1.3. Trong hành trình đƣa tiểu thuyết Việt Nam thoát khỏi mô thức truyền
thống để bƣớc vào quỹ đạo chung của văn chƣơng thế giới, từ thập niên 90 của thế
2
kỉ XX đến những năm đầu của thế kỉ XXI, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một đội
ngũ sáng tác năng động với những nỗ lực thể nghiệm cách tân đáng ghi nhận. Cùng
với sự có mặt của Hồ Anh Thái, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng... Nguyễn Xuân Khánh đƣợc đánh giá là một trong
những hiện tƣợng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ bao quát một phạm vi hiện
thực rộng lớn, mà còn hàm chứa nhiều suy ngẫm về đời sống lịch sử và số phận dân
tộc từ quá khứ đến hiện tại. Trong hành trình sáng tạo, với những cuốn tiểu thuyết
dày dặn, đƣợc độc giả tiếp nhận nồng nhiệt, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã
kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và hậu
hiện đại trên cả bình diện mĩ học lẫn kĩ thuật viết và mô hình tiểu thuyết. Với lối
viết giàu trải nghiệm và dồi dào tri thức văn hóa, lịch sử, đa dạng về bút pháp,
phong cách, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã quy tụ nhiều giá trị văn hóa,
văn học. Bằng niềm đam mê và tinh thần dũng cảm dấn thân, bằng tài năng nghệ
thuật và bản lĩnh cầm bút, và hơn hết là nỗi đau đáu khắc khoải về những vấn đề
dân tộc, lịch sử, văn hóa, nhân sinh; bằng quan niệm coi văn chƣơng là một cuộc
trải nghiệm những ý tƣởng đã đƣợc ngấm và lọc qua những năm tháng nhiều thăng
trầm của cuộc đời mình, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên một thế giới tiểu thuyết
với sự đan bện, xuyên dệt những kỹ thuật và ý nghĩa mới trong một trƣờng kết nối
vô hạn, một sự trùng phùng của nhiều tƣ duy nghệ thuật. Thế giới tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh thực sự là một thế giới liên văn bản.
Lựa chọn đề tài "Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản",
chúng tôi hi vọng việc vận dụng lí thuyết liên văn bản sẽ làm phong phú hơn cách
tiếp cận với các hiện tƣợng văn học, giải mã những ẩn số của các tác phẩm văn
chƣơng mà trƣớc đó vẫn còn tiềm tàng. Đây là một phƣơng thức tiếp cận tác phẩm
đầy tiềm năng, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại,
thích ứng với bút pháp của nhà văn. Đồng thời, qua việc khai mở những tầng nghĩa
còn ẩn sâu trong những cuốn trƣờng thiên tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, sẽ
giúp hình dung giá trị và diện mạo của một thời đại tiểu thuyết Việt.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản.
Lý thuyết liên văn bản từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu phê bình phƣơng Tây
đào sâu nghiên cứu và giới thiệu. Kể từ khi tính liên văn bản do Julia Kristeva phát
hiện và đề xƣớng, đã có nhiều công trình lớn: Palimpsestes: la litérature au second
desgré (1982) của Gérard Genette, Intertextuality – The New critical Idiom (2000)
của Graham Allen, Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004) … đƣa
liên văn bản trở thành một hệ thống lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu văn học.
Lý thuyết liên văn bản đƣợc biết đến lần đầu tiên ở Việt Nam từ công trình
nghiên cứu của Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học) khi thể nghiệm đọc
thơ theo quan niệm liên văn bản của Riffaterre. Tiếp đến, có các bài nghiên cứu, tìm
hiểu, dịch thuật nhƣ: Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí
thuyết của vấn đề (L.P. Rjanskaya, Ngân Xuyên dịch), Graham Allen,
Intertextuality (Nguyễn Văn Thuấn dịch), Mục Văn bản và Liên Văn bản (trong
Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học – Nguyễn Hƣng Quốc), các công trình của
Nguyễn Văn Thuấn: Liên văn bản: Từ Mikhail Bakhtin đến Julia Kristeva, luận án
tiến sĩ: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đề tài nghiên cứu khoa
học: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn liên văn bản… Các công
trình trên đã trình bày, phân tích về lý thuyết liên văn bản một cách khá đầy đủ và
hệ thống; đóng vai trò giới thiệu, truyền bá hệ thống lý luận của liên văn bản đến
những ngƣời quan tâm ở Việt Nam, cung cấp những tri thức nền tảng của hệ thống
lý thuyết cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng.
Ngoài ra, phải kể đến những ứng dụng thuyết liên văn bản để tiếp cận và giải
mã tác phẩm văn học. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau để soi chiếu văn
bản, các công trình này đã tạo nên bức tranh muôn màu, muôn vẻ về vận dụng liên
văn bản. Có thể điểm qua một số công trình nhƣ: Khoảng trống văn chương và tiếp
cận liên văn bản (Nguyễn Nam), Chƣơng 2, 3 của đề tài Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng dưới góc nhìn liên văn bản (Nguyễn Văn Thuấn), Chƣơng 3, 4 của đề
tài: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Thuấn), Liên
văn bản trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển - H.Murakami từ quan niệm của
Gérard Genette của Lê Thị Tuyết, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – nhìn từ lí
4
thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn liên văn
bản (Trịnh Thị Hồng), Tiểu thuyết Lều đỏ của Andita Diamant - tiếp nhận từ lý
thuyết liên văn bản (Hồ Thị Trà Thƣơng)… Sự đa dạng của các công trình ứng
dụng đã cho thấy tính ƣu việt của lý thuyết liên văn bản trong đời sống phê bình,
tiếp nhận văn học hôm nay.
2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh.
Kể từ khi ra mắt độc giả lần đầu với cuốn Hoang tưởng trắng, cho đến nay,
Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết: Hoang tưởng trắng, Chuyện
ngõ nghèo, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Trong số đó, có những
tiểu thuyết mới ra đời, có những tác phẩm đƣợc nối lại sau một thời gian dài im
lặng. Nguyễn Xuân Khánh là cái tên không còn xa lạ với giới phê bình. Đã có nhiều
bài viết, nhiều công trình nghiên cứu bàn về các giá trị tiểu thuyết; các bài viết,
chuyên luận công phu của Lã Nguyên, Hoàng Thị Huế, Nguyễn Hồng Dũng trên
các website: http://vanhoanghean.com.vn, http://vietvan.vn, ...; những bài phê bình
trên tạp chí Văn nghệ, Nghiên cứu Văn học của Nguyễn Văn Hùng, Mai Anh Tuấn,
Lã Nguyên...Cũng cần kể thêm các đề tài tốt nghiệp của các sinh viên, học viên cao
học ở các trƣờng đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học đã tạo nên một mảng
màu đa sắc trong phê bình, tiếp nhận tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh đã đƣợc nhiều học giả, giới nghiên cứu phê bình từ những
góc độ khác nhau, trong đó có những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan
đến góc tiếp cận liên văn bản. Bài viết: Bước đầu tiếp cận Mẫu thượng ngàn từ lý
thuyết liên văn bản của tác giả Bùi Hải Yến, Phạm Văn Đại đăng trên tạp chí Khoa
học-đại học Sƣ phạm Hà Nội đã khám phá sự xếp chồng văn bản trong tiểu thuyết
Mẫu Thượng Ngàn ở các cấp độ ngôn từ và nhân vật, đối chiếu yếu tố xây dựng
nhân vật của Mẫu Thượng Ngàn với một số tác phẩm văn học đƣợc xem là tiền văn
bản nhƣ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao. Sự so sánh này dù
chỉ dừng ở những nhận xét sơ khởi nhƣng cũng đã hé mở một số điều thú vị về cách
tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn liên văn bản. Bài viết: Mã lịch sử và mã văn hóa
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 của Nguyễn Văn Hùng trên tạp chí
5
Quân đội đã soi rọi các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau thời kỳ Đổi mới, trong đó
có tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và kết luận: thông qua “trò chơi”
xuyên văn bản, nhà văn khơi dậy những kí ức lịch sử, văn hóa của một thời đại đã
qua, khai phá, giải mã các lớp trầm tích lịch sử - văn hóa - huyền thoại của dân
tộc.[73] Và cũng tác giả này trong chuyên luận Liên văn bản thể loại và tính đối
thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 cho rằng, tiểu thuyết Hồ Quý Ly
đặt ra vấn đề đối thoại lịch sử: Cách nhìn của Nguyễn Xuân Khánh về Hồ Quý Ly và
công cuộc canh tân đất nước có tính phản biện, đối thoại lại cách nhìn của sử sách
chính thống và kinh nghiệm cộng đồng.[71]
Trên Website vannghequandoi.com.vn, trong bài viết Các khuynh hướng tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, tác giả Thái Phan Vàng Anh đƣa ra nhận định: các
tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh hoài nghi đại tự sự, đối
thoại lại với các văn bản mang tính chất lập thuyết của quá khứ. Cũng theo tác giả,
qua kiểu trần thuật đối thoại, trần thuật từ lời thoại… Nguyễn Xuân Khánh đã đối
thoại về tư tưởng, quan niệm, đối thoại với lịch sử - văn hóa… để nhìn lại quá khứ
từ góc nhìn của hiện tại, trăn trở về những vấn đề hôm nay.[65] Còn ở bài viết
Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của những con
rồng, tác giả Phan Tuấn Anh có sự lý giải mang tính phát hiện khi cho rằng tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có tính đối thoại nhờ vào cảm quan đa trị và nghệ
thuật tự sự đa thanh.
Lã Nguyên ở bài viết Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Lý, Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đã khám phá những nỗ
lực của nhà văn để làm đổi mới nguyên tắc truyện kể theo xu hướng tiểu thuyết hóa.
Nhà phê bình đã tìm hiểu không gian các lớp truyện kể, định danh chúng bằng các
tên gọi đầy hình tƣợng: cái chung cục, cái khởi nguyên, cái đương đại đang tiếp
diễn và đi đến kết luận: tiểu thuyết của nhà văn đã tạo ra không gian truyện kể đa
tầng, nhiều lớp, làm thay đổi mã nghĩa từ lâu đã được định hình trong kí ức văn
hoá thể loại.[48]
Kết quả nghiên cứu và ý kiến gợi mở từ các bài phê bình, chuyên khảo nói
trên đã giúp chúng tôi có thêm các định hƣớng trong tiếp cận tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh từ góc độ liên văn bản.
6
Nhƣ vậy, những nỗ lực vận dụng kỹ thuật và tƣ duy tiểu thuyết theo lối hiện
đại và hậu hiện đại khiến cho sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh ngay khi mới ra đời
đã gây xôn xao dƣ luận, thu hút nhiều luồng ý kiến khác nhau của giới nghiên cứu,
phê bình. Tuy nhiên, có thể thấy, rất ít bài viết bàn về liên văn bản trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh và hầu nhƣ chƣa có hẳn một công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào. Vì thế, tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn
bản vẫn là một vấn đề còn để ngỏ, một khoảng trống hứa hẹn những tìm tòi thú vị.
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Góc tiếp cận: vận dụng lý thuyết liên văn bản để soi chiếu các giá trị của tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát ba tiểu thuyết:
- Hồ Quý Ly (2000)
- Mẫu thượng ngàn (2006)
- Đội gạo lên chùa (2010)
Chọn ba tiểu thuyết này trong số năm tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh,
bởi theo chúng tôi, đây là nhóm tiểu thuyết đặc sắc cho phong cách tiểu thuyết văn
hóa - lịch sử trong hành trình tiểu thuyết của nhà văn. Đây cũng là những tiểu thuyết
thể hiện đậm đặc yếu tố liên văn bản trong sáng tác của tác giả. Ngoài ra, chúng tôi
còn tìm hiểu các tiểu thuyết khác của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ: Hoang tưởng
trắng, Chuyện ngõ nghèo,... và văn bản, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trong và
ngoài nƣớc để có tƣ liệu đối sánh, nghiên cứu liên văn bản.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ lý thuyết liên văn bản, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: từ việc xem xét cấu trúc của các tác
phẩm, mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm, ngƣời đọc; tìm hiểu sự vận động về nhận
thức, tình cảm của nhà văn và của nhân vật trong quá trình sáng tác để hệ thống
theo cách diễn giải của thuật ngữ liên văn bản thành chƣơng mục cụ thể.
7
- Phƣơng pháp loại hình: xem xét, phân tích tác phẩm từ lý thuyết loại hình
tiểu thuyết; các yếu tố biểu đạt nhƣ cốt truyện, đề tài, chủ đề, tuyến nhân vật để tạo
nên thế giới tiểu thuyết; các yếu tố tạo thành bản chất thể loại nhƣ cách tái hiện hiện
thực đời sống, tính chất tiếp xúc tối đa với đƣơng đại ở thời chƣa hoàn thành, tính
chất đối thoại của tiểu thuyết để đem đến hiệu quả liên văn bản.
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: đặt tác phẩm của nhà văn trong mối liên
hệ với các tác phẩm ra đời trƣớc đó và cùng thời để tìm nét tƣơng đồng, khác biệt
và sự sáng tạo của tác giả khi sử dụng liên văn bản; từ đó thấy đƣợc những đặc sắc
trong nghệ thuật và cá tính sáng tạo, khả năng khơi mở những sáng tạo mới của nhà
văn.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: cảm nhận, lí giải, đánh giá các khía
cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở phƣơng diện khám phá thẩm
mĩ, từ đó có những khái quát mang tính kết luận về giá trị của tác phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp
hỗ trợ nhƣ thống kê, phân loại, phƣơng pháp liên văn hóa - văn học...Tất cả các
phƣơng pháp đƣợc vận dụng sẽ mở ra hƣớng tiếp cận thú vị cho sự sinh sản vô tận
''tính năng sản'' - một thuộc tính cơ bản của liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh.
5. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài: Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn
bản, chúng tôi mong muốn đạt đƣợc những kết quả:
Thứ nhất, bằng việc phân tích, soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ
góc độ liên văn bản, hy vọng có thể "bóc tách" tác phẩm, tìm ra đƣợc từng lớp văn
bản chồng chéo, đan cài vào nhau cũng nhƣ những giao điểm của các văn bản và
các "giải trình ngôn ngữ" để thấy đƣợc một thế giới đa tầng, quy tụ, xuyên bện của
nhiều yếu tố trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Thứ hai, khảo sát liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên
bình diện ý thức nghệ thuật và tổ chức tác phẩm để khẳng định tính mới mẻ, độc
sáng và những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn trong việc vận dụng các kỹ
thuật hiện đại kết hợp lối biểu đạt truyền thống nhằm tạo nên tiếng nói riêng trong
việc cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử.
8
Thứ ba, khảo sát một số bình diện đối thoại trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh, xác lập đối thoại nhƣ một đặc trƣng cơ bản của thể
loại tiểu thuyết, trở thành nguyên lí trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Từ
đó khẳng định, vận dụng lí thuyết đối thoại sẽ gợi ra những góc nhìn gợi mở,
tƣơng tác đa chiều ở thể loại văn chƣơng chƣa hoàn kết này.
Nhƣ vậy, đề tài hƣớng đến nhiệm vụ trọng tâm: khảo sát, nhận diện
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản trên bình diện nội dung,
hình thức; phân tích, đánh giá ý nghĩa của các yếu tố liên văn bản mà tác giả lựa
chọn; từ đó xác lập vị trí, đóng góp của nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần
Nội dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - nhìn từ hệ
đề tài và nhân vật.
Chƣơng 2. Các hình thức liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh.
Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG I
LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT
1.1. Giới thuyết về tính liên văn bản và hành trình sáng tạo tiểu thuyết của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh.
1.1.1 Về tính liên văn bản
Liên văn bản (intertextuality) là một khái niệm lí luận xuất hiện tại phƣơng
Tây do J. Kristéva đề xuất vào mùa thu năm 1966 trong công trình “Bakkhtin, từ,
đối thoại và tiểu thuyết”. Nghiên cứu, giới thiệu những công trình của M.M.
Bakhtin mà ở đó nhà bác học Nga xây dựng một triết học về đối thoại để chống lại
chủ nghĩa độc thoại, về “tính đa bội của những trung tâm - ý thức không thể quy về
một mẫu số tƣ tƣởng hệ” và trình bày nguyên tắc đối thoại trong giao tiếp ngôn
ngữ, J. Kristéva đã liên tƣởng tới sự “đối thoại” giữa các văn bản trong một văn
bản. Trong nỗ lực đƣa khái niệm liên văn bản nhằm thay thế tính chất tƣơng liên
giữa các chủ thể trong đề xuất của Bakhtin, từ đó, đi xa hơn, Kristeva cho rằng mỗi
văn bản là một liên văn bản. Đặc trƣng bản thể của văn bản là “một bức tranh khảm
chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của
sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”. Kristeva khẳng định sự chi phối của
một văn bản đang đƣợc sáng tạo từ những văn bản từng tồn tại trƣớc đó. Văn bản
đang đƣợc sáng tạo chỉ là “sự hoán vị của các văn bản, một sự liên văn bản trong
không gian của một văn bản đƣợc đƣa ra”. [71, tr.57] Ở đó, các văn bản khác cùng
hiện hữu để góp phần chi phối và làm thay đổi diện mạo của văn bản ấy; mỗi văn
bản là một sự hấp thụ và chuyển thể của văn bản khác, là một tấm vải mới dệt từ
những trích dẫn cũ. Xuất phát điểm của một văn bản là điều vô phƣơng tìm kiếm, vì
“bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng cả một
thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và
chuyển thể từ các văn bản khác.” Rộng hơn thế, mỗi văn bản là sự hợp thành từ vô
số những mảnh vụn của các mã ngôn ngữ, các quy ƣớc văn học, các khuôn mẫu
nhịp điệu, các hình thức diễn ngôn vốn từng phổ biến trong xã hội. Phần lớn những
mảnh vụn này là vô danh và có khi vĩnh viễn không ai có thể truy nguyên đƣợc xuất
10
xứ của chúng. Đó chỉ là những trích dẫn tự động, từ vô thức, và không mang bất cứ
một dấu hiệu đặc biệt nào để nhận diện sự trích dẫn ấy cả. Điều ấy có nghĩa là, sự
lần tìm dấu vết của một văn bản, không có mục đích truy nguyên, thay vào đó, chỉ
nhằm thể hiện sự liên kết chằng chịt, chồng chất của văn bản này đến văn bản khác.
Trong khi miêu tả tính biện chứng của tồn tại văn học, Kristeva cho rằng:
“ngoài cái thực tồn tại bên cạnh nhà nghệ sĩ, anh ta còn có quan hệ với văn học
trƣớc đó và văn học cùng thời với mình, văn học mà anh ta luôn cùng nó đối thoại,
và cuộc “đối thoại” này đƣợc hiểu nhƣ "cuộc đấu tranh của nhà văn với những hình
thức văn học hiện tồn”. Không có văn bản nào là độc sáng, thực sự cô lập, một
mình một cõi, nhƣ một sự sáng tạo tuyệt đối; văn bản nào cũng chịu sự tác động của
văn bản văn hoá, cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và quyền lực thể
hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội. Nhƣ vậy, không dừng lại
ở những văn bản văn học đơn thuần, Kristeva còn đặt tác phẩm trong mối tƣơng
quan với văn hóa. Bà lập luận rằng giữa văn bản văn học và văn bản văn hóa không
hề có sự biệt lập mà chúng cùng xuất phát từ một nguồn chất liệu và cũng có mối
liên văn bản với nhau. Theo đó, ngƣời nghệ sĩ khi sáng tạo đều phải đối diện với
các truyền thống giao tiếp nhƣ với các tác giả, tác phẩm, xã hội, lịch sử và bạn đọc.
Sự sáng tạo đƣợc kiểm định qua khả năng vƣợt thoát các rào cản đó. Không tạo
đƣợc cái mới có nghĩa nghệ sĩ thất bại; còn tạo đƣợc cái mới thì đƣơng nhiên vẫn
chỉ là một sự tiếp nối nhất định với các truyền thống văn chƣơng. Ít nhiều, góc tiếp
cận này của Kristeva dính dáng đến lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.
Những yếu tố vô thức trong lí thuyết của Freud thực chất là những cổ mẫu văn
hóa đƣợc lƣu giữ ngàn đời trong vô thức con ngƣời. Từ thực tế đó, liên văn bản của
Kristeva bám rất chặt vào ngữ cảnh sinh thành và văn hóa cội nguồn của chúng.
Mọi văn bản đều có cấu trúc lí tƣởng trong phạm vi đề xuất lối diễn ngôn đối thoại
tích cực với truyền thống văn hóa gốc. Khi tranh luận với các nhà lý thuyết cấu trúc,
bà nêu quan điểm: “thay vì phải khoanh vùng sự chú ý của chúng ta vào giới hạn
cấu trúc của văn bản, tại sao chúng ta không thử nghiên cứu tính chất cấu trúc ấy
bắt nguồn từ đâu?” Đặt văn bản nghiên cứu vào một mạng liên văn bản rộng lớn
hơn bao gồm những văn bản xuất hiện từ trƣớc cũng nhƣ những văn bản đồng đại,
để dần tìm sự chuyển thể hoặc dấu vết của sự chuyển thể có căn nguyên từ những
11
văn bản khác, động thái này đã giúp xây dựng nên một lý thuyết mạnh mẽ bảo vệ
cho quan điểm của hầu hết các nhà phê bình hậu hiện đại. [Dẫn theo 58, tr.74]
Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh tính thƣờng xuyên không rõ ràng của văn bản.
Bản chất của văn bản là mờ đục bởi chúng luôn tồn tại trong vô vàn mối liên văn bản.
Nếu một văn bản quá rõ đối với ngƣời đọc thì hoặc ngƣời đọc đó có năng lực văn hóa
thấp hoặc văn bản đó chƣa đạt đến mức tuyệt phẩm. Kristeva khẳng định văn bản có
tính sản xuất, lúc nào cũng là một quá trình vận động và tƣơng tác liên tục. Vậy nên,
nghĩa của văn bản là vô cùng tận. Mọi cách đọc văn bản đều chỉ là sự giải thích tạm
thời về nghĩa của chúng. Văn bản không chỉ đƣợc tạo sinh trong một môi trƣờng văn
hóa nhất định mà còn đƣợc cộng sinh trong quá trình tiếp xúc với cuộc sống. Mỗi
thời đại, mỗi tâm thức đều có cách cắt nghĩa khác nhau về văn bản. Nghĩa của văn
bản đƣợc kiến tạo dựa trên sự kết hợp giữa cái nhìn “bên trong” của độc giả với cái
nhìn “bên ngoài” từ sự tác động xã hội lên văn bản. Ý tƣởng này khơi gợi cho việc
hình thành và bổ sung những quan điểm mới mẻ của lý thuyết tiếp nhận.
Kristeva quy chiếu văn bản vào một biểu đồ gồm hai trục: trục ngang – thể
hiện sự liên kết giữa tác giả và ngƣời đọc; và trục đứng – biểu tƣợng cho sự liên kết
một văn bản này đến những văn bản khác. Kết hợp sự quy chiếu của cả hai trục một
cách đồng thời lên một văn bản nhất định, độc giả và nhà phê bình sẽ tìm thấy một
nguyên tắc chung: tất cả mọi văn bản đƣợc viết và đọc đều phải lệ thuộc vào những
quy ƣớc đã hiện diện từ trƣớc: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hƣởng
và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi
giải trình ngôn ngữ nhƣ thế, luôn luôn chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều văn
bản khác”.[58, tr.74]
Julia Kristeva đã tiếp nhận và phát triển một cách sáng tạo với tinh thần dân
chủ quan điểm về ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure và nhất là tƣ tƣởng đối
thoại của M. Bakhtin. Đóng vai trò là ngƣời tiên phong, đặt nền móng, xây dựng
một lý thuyết hoàn chỉnh và đặc biệt, biện luận cho vai trò của nó trong hoạt động
phê bình văn học hậu hiện đại, quan niệm về tính liên văn bản của Julia Kristeva
nhanh chóng nhận đƣợc sự đồng tình của nhiều triết gia lớn, những ngƣời sẽ tiếp
nhận, khai triển khái niệm tính liên văn bản theo nhiều hƣớng khác nhau, mở rộng
nội hàm của nó. Từ những nhà lý luận thuộc chủ nghĩa cấu trúc cho đến những lý
12
thuyết gia hậu cấu trúc nhƣ A.J. Greimas, R. Barthes, J. Lacan, M. Foucault, J
Derrida ...đều dành mối quan tâm đến lý thuyết liên văn bản. Mỗi ngƣời có những
trƣờng nhìn khác nhau, cách giải thích khác nhau, nhƣng tựu trung lại có hai
khuynh hƣớng chính dẫn giải: một bên coi liên văn bản nhƣ thủ pháp tổ chức văn
bản; một bên liên văn bản đƣợc hiểu nhƣ là thuộc tính bản thể của mọi văn bản.
Chính sự phong phú, phức tạp của nội hàm khái niệm liên văn bản dẫn đến những
cách thức tiếp cận liên văn bản khác nhau.
Tƣ tƣởng về liên văn bản đã đƣợc manh nha từ lý thuyết giải cấu trúc do J.
Derrida khởi xƣớng, với những nghiên cứu về tính bất ổn về nghĩa của ngôn từ, của
ký hiệu và sự phủ định ý niệm về tồn tại bất di dịch của cái gọi là Tuyệt đối, Trung
tâm hay Thần ngôn. Nó cũng hoà điệu với tƣ tƣởng của các lý thuyết gia hậu hiện
đại nhƣ J. Lyotard khi họ đập vỡ ảo tƣởng về vị thế chân lý của cái chỉnh thể để xây
dựng nên triết học đa bội làm chỗ dựa cho nhận thức về trạng thái phi trật tự hay
hỗn độn của thế giới và cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị. Trong khi
đó, M. Foucault, nhà sử học, xã hội học Pháp đề xuất mối quan hệ giữa chủ thể và
diễn ngôn. Ông khẳng định rằng tác phẩm không phải là cái vật mang tƣ tƣởng
riêng của cá nhân nhà văn. Bởi vì con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của diễn ngôn là
do diễn ngôn tạo ra. Quan niệm này cũng giống nhƣ tƣ tƣởng của K. Jung, ngƣời
chủ trƣơng văn học do vô thức tập thể tạo nên. Điều đó có nghĩa: nhiều ngƣời cùng
đọc một cuốn sách nhƣng mỗi ngƣời sẽ có một cuốn cho riêng mình.
Kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, đến lƣợt mình,
nhà nghiên cứu ngƣời Pháp G. Genette trong cuốn Palimpsestes: La litérature au
second degré (Palimpsestes: văn học bậc nhì) xuất bản năm 1982 đã biến khái niệm
tính liên văn bản thành tính xuyên văn bản (transtextualité), một khái niệm khá
rộng, thâu tóm cả năm khái niệm khác nhỏ hơn: 1. Intertextualité (liên văn bản) - sự
cùng hiện diện trong một văn bản của hai hay nhiều văn (trích dẫn, điển tích, đạo
văn…) 2. Paratextualité (cận văn bản) nhƣ là quan hệ giữa văn bản với phụ đề, lời
nói đầu, đề bạt, đề từ… 3. Métatextualité (siêu văn bản) nhƣ sự chú giải hoặc viện
dẫn văn bản trƣớc đó một cách có phê phán. 4. Architextualité (kiến trúc văn bản)
đƣợc hiểu nhƣ mối quan hệ thể loại giữa các văn bản. 5. Hypertextualité (ngoa dụ
văn bản): nhƣ sự cƣời cợt hay giễu nhại của văn bản này đối với văn bản khác.[Dẫn
13
theo 58, tr.58] Ở đây, G. Genette đã đặt liên văn bản vào trong một hệ thống những
khái niệm chỉ các dạng thức tƣơng tác khác nhau giữa các văn bản trong một văn
bản nhƣ một nỗ lực phân định rạch ròi các vùng trời của liên văn bản. Hơn thế, liên
văn bản còn nhƣ một sự hoán dụ văn bản. Trong một khung cảnh văn bản, có nhiều
thông tin đƣợc ''vay mƣợn'' từ những tiền văn bản, ở đó chúng tự ''đối thoại'' và ''đáp
ứng'' lẫn nhau. Hiểu một cách giản lƣợc, bất kì văn bản nào cũng đều có mối quan
hệ với văn bản khác ra đời trƣớc đó. Mối quan hệ liên văn bản dựa trên sự kết nối
các văn bản với nhau bằng các phƣơng thức trích dẫn, mô phỏng, chuyển thể,
pha trộn, nhái, nhại, đạo văn... Thuật ngữ “liên văn bản” dùng để mô tả mỗi văn
bản đều chứa đựng sự tham chiếu của các văn bản khác, qua đó mà chúng nảy
sinh nhiều ý nghĩa mới mẻ.
Hiểu liên văn bản nhƣ thuộc tính bản thể của mọi văn bản đã tạo ra nhiều xu
hƣớng và quan điểm, trong đó bƣớc ngoặt là quan niệm về cái chết của tác giả của
R. Barthes. Lý thuyết gia này không chỉ ủng hộ khái niệm của J. Kristéva mà còn
phát triển nó theo một hƣớng rất độc đáo và nêu những luận điểm quan trọng làm cơ
sở cho sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết liên văn bản. Theo R. Barthes, chính
ngôn ngữ là chủ thể hành ngôn, không phải tác giả. Quyền lực duy nhất của ngƣời
viết là trộn lẫn các văn bản lại với nhau và không có văn bản nào là thống trị ở đó.
Vai trò chủ định của tác giả trong việc chế định ý nghĩa tƣ tƣởng của văn bản đƣợc
coi là hoang tƣởng. Từ "hệ quả" về cái chết của chủ thể, ngƣời ta nhìn nhận về
sự lên ngôi của độc giả, đặc biệt vấn đề nhà phê bình (siêu độc giả) cũng đƣợc nhìn
nhận lại. Chính khái niệm liên văn bản đã đƣa R. Barthes tới một định nghĩa mới,
có tính nền tảng về văn bản, mà với nó, trƣớc hết, niềm tin về tính tự trị của từng
văn bản bị phế bỏ, tiếp nữa, sự đồng nhất giữa liên văn bản và văn bản đƣợc thực
hiện: “Mỗi văn bản là một liên văn bản. Mỗi văn bản đều nhƣ là một tấm vải mới
đƣợc dệt bằng những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức,
các cấu trúc nhịp điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội v.v. – tất cả đều bị văn bản
ngốn nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trƣớc văn bản và xung quanh nó
bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi xếp chồng lên nhau các văn bản,
cho phép ngƣời nghiên cứu tìm thấy những mã văn bản: mã văn hóa, mã lịch sử…
mà trung tâm của nó là mã của hình tƣợng văn học''.[Dẫn theo 1]
14
Cùng với quan điểm của Kristeva và các nhà lý luận hậu hiện đại, lý thuyết
liên văn bản đã mở ra một triển vọng vô cùng cho việc cắt nghĩa giá trị văn chƣơng.
Khái niệm về liên văn bản đƣợc phát hiện đã làm thay đổi quan niệm về tác phẩm
văn học, cấu trúc tác phẩm, về vị trí của tác giả và cả những thế giới văn bản bên
ngoài phạm vi của nó.
Nhƣ vậy, phải thấy rằng, do tính chất liên văn bản mà giữa văn bản cá nhân
và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa văn bản văn học và văn bản của các loại hình
khác nhau đã có sự xóa nhòa về ranh giới. Điều đó có nghĩa nhƣ liên văn bản cũng
tạo nên sự ''lên ngôi'' của các văn bản truyền thống, các văn bản khác để chúng cùng
hiện hữu và tồn tại trong văn bản hiện thời. Nhiều loại tƣ tƣởng khác nhau cùng tồn
tại trong văn học và đặc biệt là sự đối thoại của các tƣ tƣởng này trong văn học, của
các tác giả với các tƣ tƣởng này đƣợc khuyến khích thể hiện công khai chứ không
phải là cái nhìn một chiều, phiến diện nữa. Mặt khác, với tƣ cách là điều kiện cần
thiết ban đầu cho mọi văn bản, tính liên văn bản không thể bị lƣợc quy vào vấn đề
nguồn gốc hay ảnh hƣởng; nó là trƣờng quy tụ những định thức nặc danh, khó xác
định nguồn gốc, những trích dẫn vô thức hoặc máy móc, đƣợc đƣa ra không có
ngoặc kép. Nhƣ vậy, cấu trúc của tác phẩm văn học, hoá ra là cả một hệ tinh tú, nhƣ
một thiên hà, nhƣ cả hệ mặt trời với vô vàn yếu tố, hành tinh, định tinh mà trong
điều kiện nhất định mỗi ngƣời đọc với đôi mắt thƣờng chỉ biết đƣợc một số rất ít mà
thôi. Và ngƣời đọc với tƣ cách nhà giải cấu trúc, bằng thao tác của mình, khám phá
ra các “nghĩa bỏ sót”, phá thế của nghĩa độc tôn, tạo thành tính đa nghĩa. Nhƣ vậy,
khái niệm liên văn bản đã làm thay đổi nội hàm của khái niệm văn bản: không một
văn bản nào không phải là một liên văn bản và ngƣợc lại, liên văn bản nào cũng tồn
tại nhƣ một văn bản. Tính liên văn bản là thuộc tính hiện hữu, có ở bất kỳ mọi văn
bản văn học và cả phi văn học. Quá trình “liên văn bản” diễn tiến vô tận; khơi gợi,
mở ngỏ một thế giới văn bản đa phƣơng, đa tầng, nhiều khả năng diễn giải. Biên
thuỳ của văn bản trở nên hoà tan và thẩm thấu trong một “cộng đồng rộng lớn”, bao
gồm nhiều thể loại và môi trƣờng.
Ở một diễn biến khác, liên văn bản đƣợc xem nhƣ là “sự đối thoại giữa các
văn bản” và “đƣợc dùng không chỉ nhƣ phƣơng tiện phân tích văn bản văn học hoặc
miêu tả đặc trƣng sự tồn tại của văn học (mặc dù nó xuất hiện đầu tiên chính ở lĩnh
15
vực này), mà còn để xác định cảm quan về thế giới và về bản thân con ngƣời đƣơng
đại, đó là cảm quan hậu hiện đại” [22, tr. 441]. Ngày nay, liên văn bản là một trong
những thuật ngữ cơ bản trong việc phân tích tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại.
Cũng phải hiểu rằng, không phải đến hậu hiện đại, khái niệm liên văn bản mới xuất
hiện, nhƣng hậu hiện đại liên văn bản đã mang diện mạo và nội hàm mới. Nó trở
thành một cách đọc, một phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn chƣơng về cả nội dung
lẫn nghệ thuật, sâu xa hơn nữa là về lịch sử, thời đại, xã hội, phông văn hóa của tác
giả cũng nhƣ vùng miền nơi tác phẩm thuộc về. Liên văn bản không chỉ mô tả một
hiện tƣợng văn học mà nhƣ một quy luật khách quan của sự tồn tại nói chung. Lúc
này, thế giới trở thành một văn bản. Với khái niệm liên văn bản, thế giới đã đƣợc
hình dung nhƣ một văn bản khổng lồ mà theo đó, không gian sống của con ngƣời
không có gì khác là không gian của những văn bản, vì tất cả đã đƣợc văn bản hóa.
Liên văn bản đƣợc viện tới nhƣ một chỗ dựa để nhiều nhà nghiên cứu xây dựng các
diễn ngôn về những lĩnh vực khác nhau: tôn giáo, lịch sử, xã hội học…Các lý thuyết
gia của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tìm thấy ở khái niệm liên văn bản một đồng minh
tin cậy giúp họ “giải cấu trúc” sự đối lập giữa sản phẩm phê bình và sản phẩm nghệ
thuật, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa hành động viết và hành động
đọc, sự luận chứng về đƣờng biên rạch ròi giữa các thể loại, sự tin tƣởng vào trật tự
đã đƣợc an bài giữa cái trung tâm và cái ngoại biên…Và đến đây, mọi văn bản
không phải là sản phẩm ổn định, xong xuôi, những gì đƣợc cho là bản sắc, là thẩm
quyền gắn với văn bản bị đặt thành nghi vấn.
Liên văn bản, cùng với khái niệm phi tâm hóa, rõ ràng, bắt nguồn từ tinh
thần dân chủ, bình đẳng trong tƣ tƣởng của tác giả, độc giả, lẫn các nhà phê bình
hiện đại và hậu hiện đại. Những quan điểm đồng tình, phản biện, phát triển hay đối
thoại ở các khía cạnh khác nhau đều tạo nên lịch sử đa chiều của hệ thống lý thuyết
liên văn bản. Liên văn bản đƣợc hiểu theo quan niệm vừa là một thủ pháp nghệ
thuật, vừa là dạng thức của văn bản, vừa là thuộc tính cố hữu của sự tồn tại văn bản
văn học, hơn thế, còn là bản chất của thế giới. Và nhƣ vậy, đọc liên văn bản là lối
đọc giúp khám phá giá trị của văn bản ở ''bề sau, bề sâu, bề xa''.
16
1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình tiểu thuyết.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê nội ở làng Cổ Nhuế, quê
ngoại ở làng Thanh Nhàn, Hà Nội. Những miền quê đẹp nhƣ những bức tranh yên ả
thanh bình đã trở thành miền ký ức đằm sâu vẫn thƣờng trở lại trong từng trang viết
của nhà văn. Đỗ tú tài Toán, sau đó học Đại học Y khoa Hà Nội, đang học dở năm
thứ hai, Nguyễn Xuân Khánh xin đi bộ đội. Trƣớc khi chuyển về làm việc tại tạp chí
Văn nghệ Quân đội, nhà văn ở một đơn vị pháo binh và dạy văn hoá tại Trƣờng Sĩ
quan Lục quân. Từ năm 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong. Bắt
đầu sáng tác từ năm 1963. Những trang tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Xuân
Khánh là giữa những ngày còn trong quân ngũ. Đó là một tiểu thuyết viết về làng
quê, đƣợc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân nhận in, nhƣng lần lữa mãi, sửa chữa
mãi, cuối cùng ông không chỉnh sửa kịp và bỏ dở. Thử nghiệm tiếp theo ở truyện
ngắn, văn chƣơng với Nguyễn Xuân Khánh trở thành duyên nghiệp. Năm 1962, tôi
in tập truyện ngắn đầu tay có tên là ''Rừng sâu''. Tập truyện này phản ánh hiện thực
xã hội chủ nghĩa và tôi bị kỷ luật.(Trích phỏng vấn của báo Lao Động) Khổ nạn,
chới với. Trở về với cuộc sống đời thƣờng, cả một quãng dài, nhà văn lăn lộn với
cuộc mƣu sinh vất vả, làm đủ nghề từ công nhân, nuôi lợn, làm thợ may...để nuôi
các con ăn học nên ngƣời. Những biến cố, và cả bất hạnh, theo nhà văn, là cơ hội
mài nhọn cảm xúc của mình. Chính số phận nhiều khúc quanh, lắm thăng trầm đã
hun đúc nên ở nhà văn vốn sống và trải nghiệm dày dặn, để rồi từ đó những cuốn
tiểu thuyết đầy nỗi niềm đau đáu với đời ra mắt.
Miền hoang tưởng là một tiểu thuyết đầy cay đắng của Nguyễn Xuân Khánh.
Đƣợc xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với bút danh Đào Nguyễn, cả tiểu thuyết tràn
ngập các cuộc đối thoại, nơi nỗi buồn miên man bất tận, trong sự tranh chấp của
tình yêu và niềm đam mê, của tình bạn đẹp đẽ trong cuộc sống nghèo đói tù ngục,
của sự đấu tranh không ngừng nghỉ giữa thiện và ác. Nguyễn Tƣ - nhân vật chính
của tiểu thuyết cứ luôn băn khoăn và trăn trở để chọn con đƣờng sống cho mình
thông qua các cuộc tự độc thoại và đối thoại với Chúa. Câu hỏi về thực tại cứ xoáy
quanh những thay đổi, đôi khi đảo ngƣợc, về nhận thức của con ngƣời trong xã hội.
Những trăn trở bi thƣơng, những cuộc đấu tranh gay gắt về tâm tƣởng và lối sống
của nhân vật làm cho không khí trong truyện trở nên sôi sục, bí bách đến đáng sợ.
17
Cách viết kết hợp thực và ảo khá lạ, phần đầu là những lá thƣ gây đƣợc tò mò.
Những lá thƣ mà Nguyễn Tƣ, một trí thức lạc loài viết gửi cho ngƣời yêu và những
lá thƣ viết không gửi dành để nói thật cho mình. Đọc tác phẩm, cứ có cảm tƣởng
con ngƣời sao sống khổ sở quá sức. Cái thật giả lẫn lộn, ngụy tạo đã khắc hoạ hình
ảnh những thanh niên hậu chiến rệu rã, mất hết nhuệ khí, không có chút lý tƣởng
hay niềm tin vào tƣơng lai. Tác giả đã chạm đến những vấn đề rất thật của đời sống
mà nhiều ngƣời né tránh, ngại ngần nhắc đến trong văn học Việt Nam đƣơng đại.
Cuốn Trư cuồng, sau này đƣợc in với tựa đề Chuyện ngõ nghèo đã nêu lên,
đặt ra nhiều câu hỏi đích đáng, gay gắt xoáy vào hiện thực và thể chế xã hội đƣơng
thời, vào những vấn đề muôn thuở. Hoàn thành từ năm 1982 nhƣng đến 2016 mới
ấn bản. Nhà văn nhẹ nhàng bảo: “Đó là cái duyên của mỗi cuốn sách. Mình đã viết
ra rồi, khi nào in là số phận của cuốn sách. Đóng bút lại là không sửa chữa gì nữa
nhưng chỉ cần nhắc mỗi cái tên tiểu thuyết thôi mà lấn cấn mãi, cũng thay đổi qua
vài lần, cuối cùng chọn một cái tên thật giản dị. Sách in xong thấy vui lắm, vì đây là
cuốn tiểu thuyết tôi viết về Hà Nội, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình''.[67] Chuyện
ngõ nghèo thực sự là cuốn sách viết theo lối hậu hiện đại kiểu cắt dán những truyện
ngắn thành tiểu thuyết với văn phong hấp dẫn. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống bon
chen, khốn khổ của những thân phận ngƣời trong một con ngõ nghèo Hà Nội vào
những năm 1980. Từ những chuyện vặt vãnh, tủn mủn, đời thƣờng nhƣ việc nuôi
lợn trong gầm cầu thang, chia sẻ thức ăn và hít thở không khí chật chội cùng lợn
của ngƣời Hà Nội những năm tháng chật vật thời hậu chiến, nhà văn đã dựng nên cả
một đời sống đầy mùi lợn, phóng chiếu ra xã hội để nhìn rõ sự ô nhiễm, bất an, con
ngƣời ngày càng tha hóa đi, cắn xé nhau, truy đuổi nhau, giành giật nhau rồi từ đó
đặt ra câu hỏi lớn: có phải con ngƣời ngày càng ít nhân tính, nhiễm thú tính và đâu
là nguyên nhân của nó?
Tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh thực sự đƣợc định danh trên văn đàn từ khi
trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên năm 2000: Hồ Quý Ly. Từ đây, hành
trình sáng tạo của nhà văn đã qua quãng đời tuổi trẻ nhiều xôn xao, xáo động để trở
nên đằm thắm, chín chắn trong từng trang tiểu thuyết về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Nhƣ một sự tự điều chỉnh để thể hiện quá trình nhận thức mới, hòa nhập vào dòng
chảy của tƣ duy nghệ thuật mới của một ngƣời nghệ sĩ nhạy cảm trƣớc những đổi
18
thay của đất nƣớc, Nguyễn Xuân Khánh bƣớc vào giai đoạn thăng hoa của đời viết.
Cuốn sách đƣợc đánh giá nhƣ một cơn địa lớn chấn lớn khiến độc giả bừng
tỉnh.[77] Cuốn trƣờng thiên tiểu thuyết này kiến giải về lịch sử Việt thời kỳ cuối
nhà Trần với tâm điểm là nhân vật từng gây tranh cãi trong lịch sử: Hồ Quý Ly. Lối
tƣ duy hiện đại trong cách viết của nhà văn đã thổi một luồng gió mới trên văn đàn,
đem lại “khoái cảm thẩm mĩ” cho ngƣời đọc và tạo nên sức hấp dẫn khó cƣỡng.
Tiếp nối mạch tiểu thuyết lịch sử từ Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện
ngay sau đó lại một lần nữa khẳng định vị thế và tầm vóc của một nhà văn có niềm
hứng thú và miệt mài với lịch sử nƣớc nhà. Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu
thuyết lịch sử xã hội về miền Bắc Việt Nam cuối thế kỷ 19, gắn với việc ngƣời
Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây nhà thờ Lớn, cuộc chiến của ngƣời
Pháp với quân Cờ Đen. Cuốn tiểu thuyết trên phông nền lịch sử dân tộc những năm
thực dân Pháp xâm lƣợc đã đƣa ngƣời đọc phiêu lƣu vào trùng trùng lớp trầm tích
văn hóa - lịch sử của một làng quê Việt, ngôi làng Cổ Đình, nơi có cuộc sống vốn
yên ả ngàn đời nay xáo động trong cuộc đụng độ, va chạm với nền văn hóa, văn
minh Pháp. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nền
văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên
suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng
rất nhân loại.[74] Ngòi bút của nhà văn đã mang đến cho ngƣời đọc một vẻ đẹp
riêng, một hình ảnh gợi cảm về tâm hồn làng quê, về nếp sống, nếp sinh hoạt sau
lũy tre xanh. Cày xới vào bề sâu của nền tảng văn hóa tâm linh, nhà văn đã tìm cách
lý giải cội nguồn sâu xa sức sống mãnh liệt của dân tộc trong cuộc chiến với các
yếu tố ngoại lai để bảo vệ hồn nƣớc. Với Mẫu Thượng Ngàn, ngƣời đọc đƣợc sống
lại trong không gian của những ngày tháng quá khứ với tham vọng chinh phục của
một cƣờng quốc phƣơng Tây trên mảnh đất Việt Nam, mà kết cục của nó là sự
khâm phục và bị quyến rũ trƣớc một vẻ đẹp phƣơng Đông huyền bí và sâu thẳm.
Đội gạo lên chùa xuất hiện khi Nguyễn Xuân Khánh đã ở tuổi gần 80, khiến
công chúng ngỡ ngàng, kinh ngạc trƣớc bút lực dồi dào của nhà văn lão thành. Cả
một chặng dài lịch sử dân tộc thời hiện đại từ kháng chiến chống Pháp sang thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ tái hiện sống động qua từng trang tiểu thuyết. Chọn lọc
những sự kiện chấn động của lịch sử dân tộc trong suốt chặng đƣờng dài có đến 30
năm của cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Xuân Khánh tiếp
19
tục mạch nguồn đã khơi từ những tiểu thuyết lịch sử trƣớc đó: khám phá chiều sâu
đời sống tâm hồn Việt. Đến với Đội gạo lên chùa, nhà văn chiêm nghiệm về sức
sống nội tại, bản lĩnh dân tộc trong mối quan hệ với một tôn giáo có gốc gác bền lâu
trong lịch sử Việt Nam: Phật giáo. Cuốn tiểu thuyết không đi sâu tìm hiểu những
vấn đề về triết lý tôn giáo và những biểu hiện của nó mà chỉ chắt lọc, lắng chọn
những tinh hoa trong đời sống nội tâm của dân tộc có ảnh hƣởng từ vẻ đẹp Phật
giáo: lối sống hƣớng thiện của con ngƣời Việt Nam. Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn
tƣợng này, nhà văn một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của
mình; chứng tỏ sự am hiểu tận tƣờng về một thời lịch sử, một phần chiều sâu nền
văn hóa Việt.
Cho xuất bản cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly rồi Mẫu Thượng Ngàn và
tiếp đó là Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh nhanh chóng đƣợc dƣ luận hoan
nghênh và ghi nhận với nhiều giải thƣởng danh giá: Giải thƣởng cuộc thi viết tiểu
thuyết (1998 - 2000) của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thƣởng Mai vàng của báo
Ngƣời lao động (2001), giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội (2001), giải thƣởng Thăng
Long của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002) cho tiểu thuyết Hồ Quý Ly; và
cho đến năm 2014, cuốn tiểu thuyết lịch sử này đã đƣợc tái bản tới 11 lần. Tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn cũng vinh dự nhận giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm
2006, giải thƣởng Văn hóa Doanh nhân năm 2007 và tính đến năm 2014, cuốn sách
đã đƣợc tái bản tới lần thứ 7. Đội gạo lên chùa trình làng năm 2011 khi nhà văn đã
79 tuổi và rất nhanh chóng, tác giả cuốn tiểu thuyết đƣợc nhận giải thƣởng của Hội
nhà văn Việt Nam vào năm sau đó. Có thể nói, Nguyễn Xuân Khánh là trƣờng hợp
hiếm hoi trong làng tiểu thuyết Việt đƣợc đông đảo độc giả từ nhiều thế hệ, nhiều
nhóm quan điểm thẩm mỹ khác nhau, thậm chí xung đột nhau đón nhận một cách
nhiệt tình. Cũng là trƣờng hợp hy hữu mà ở đó có sự gặp gỡ, tâm hợp của nhiều
luồng quan niệm vốn dĩ vẫn trái chiều, khắc tính trong đời sống văn học nƣớc nhà
đƣơng đại. Mang tính lịch sử, nhƣng lại có dáng dấp hiện đại, một sự giao thoa văn
hóa - lịch sử - phong tục, cổ - kim đan quyện vào nhau, tác phẩm của Nguyễn Xuân
Khánh thực sự đã đạt đến độ chín của tài năng và phong cách, ''là kết quả sáng tạo
của một nhà văn đầy tâm huyết, biết vƣợt lên khó khăn để tận hiến với nghệ
thuật''.(Trần Đình Sử)
20
Với phƣơng châm và niềm hứng khởi ''viết ra được những vấn đề thẳm sâu
của xã hội, nói ra được những khát khao ẩn ngầm của thời đại, của dân tộc'',[78]
Nguyễn Xuân Khánh đã thu hút mọi ánh nhìn và trƣờng quan tâm của công chúng
văn học. Đi qua một hành trình sáng tạo dài với nhiều sự kiện, nhận đƣợc mối quan
tâm rộng rãi của dƣ luận, Nguyễn Xuân Khánh đã chứng minh bằng sự sáng tạo của
mình với văn chƣơng Việt trên hành trình đổi mới: không có sự đổi mới nào mà
không phải trả giá, và nƣớc mắt, mồ hôi của nghề viết luôn có những đền bù xứng
đáng. Qua bao thăng trầm, tự điều chỉnh, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trở nên
thích hợp và tiêu biểu cho ngữ cảnh văn hóa, xã hội hiện đại. Nhà văn đã góp cho
văn chƣơng nƣớc nhà diện mạo của một dòng tiểu thuyết tân lịch sử sinh động,
phong phú nhờ tâm huyết và tài năng. Thành công của Nguyễn Xuân Khánh trên
hành trình sáng tạo tiểu thuyết lịch sử cũng là nguồn khích lệ để các nhà văn đƣơng
đại không đánh mất niềm khát khao tìm tòi sáng tạo trên con đƣờng cách tân nghệ
thuật nhọc nhằn, thầm lặng.
1.1.3. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Theo Karl Marx, tiểu thuyết lịch sử không phải để ''triệu về những bóng ma
của quá khứ'' mà phải là ''những bài học soi sáng cho đƣơng đại''. Ngƣời viết tiểu
thuyết lịch sử thực hiện công việc ''phán xét cả lịch sử, chƣng cất lại lịch sử, cãi
ngầm với sử học về nhân sinh, thế sự để giúp nhận thức thêm, nhận thức lại lịch
sử''.[18] Ở tiểu thuyết tân lịch sử, vai trò của chủ thể nhà văn đƣợc đề cao, năng lực
sáng tạo đƣợc coi trọng hơn năng lực phản ánh. Nhà văn không thực hiện thao tác
của sử gia nhằm tái hiện chân thực sự kiện, con ngƣời trong quá khứ mà thực hiện
việc công việc hƣ cấu, sáng tạo nhằm đem đến cho ngƣời đọc những cảm quan thẩm
mỹ mới về nghệ thuật. Trong tiểu thuyết lịch sử, biên độ hiện thực có sự mở rộng.
Có sự chuyển dịch từ hiện thực của các sự kiện, biến cố lịch sử đến hiện thực về con
ngƣời; từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn nhiều chiều. Lịch sử trong tiểu thuyết
không phải là cái đã hoàn tất, xong xuôi. Những nhân vật lịch sử đƣợc tái hiện và
hƣ cấu bằng nghệ thuật tiểu thuyết. Từ khuôn mặt tĩnh lặng ẩn mình trong những
trang sử cũ, nhân vật lịch sử sẽ trở thành những con ngƣời sống động, có sức hấp
dẫn và có khả năng tham gia vào việc giúp ngƣời sau phán đoán lịch sử và tự trả lời
cho những vấn đề xã hội của thời mình. Có nghĩa là, những sự việc và con ngƣời
21
trong quá khứ không chỉ lùi vào lịch sử mà vẫn tiếp tục đan xen, tiếp diễn trong
hiện tại và tƣơng lai qua ngòi bút của các tiểu thuyết gia. Và nhƣ vậy, biến cố lịch
sử trở thành đƣờng viền cho số phận cá nhân, thành cái cớ ban đầu để nhà văn khảo
sát hành trình tự ý thức của nhân vật. ''Lịch sử trở thành phƣơng tiện để khám phá
con ngƣời. Lịch sử theo kinh nghiệm cộng đồng chuyển thành lịch sử theo kinh
nghiệm cá nhân.''[73] Nhà tiểu thuyết tiếp cận lịch sử không đóng khung trong
những di bản mà tiếp tục đem đến cho nó những luồng sinh khí mới. Hơn thế, dấu
tích của cuộc đời xƣa, ý nghĩ cũ hiện diện trong tiểu thuyết đƣợc dùng làm nền cho
những suy tƣ trăn trở về thế cuộc hôm nay, bởi ''tiểu thuyết chính là khu vực tiếp
xúc tối đa với cái đƣơng đại ở thì không hoàn thành của nó''.[5 tr.33] Khi mƣợn chất
liệu lịch sử để tạo ra gƣơng mặt "lịch sử giả định", các tiểu thuyết gia cũng xuất
phát từ niềm tự hào, kiêu hãnh về quá khứ, cùng với đó là những mẫn cảm trƣớc
thời đại, sự hoang mang về hiện tại của cuộc sống hôm nay.
Trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau Đổi mới, các sáng
tác của Nguyễn Xuân Khánh có sự thay đổi quan niệm và cách tiếp cận hiện thực.
Tiểu thuyết của nhà văn bao quát một phạm vi lịch sử rộng lớn từ thời cổ trung đại
sang thời hiện đại, từ triều đại nhà Trần, nhà Hồ của lịch sử phong kiến trong Hồ
Quý Ly, đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở thời đại cách mạng giải phóng
dân tộc trong Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa. Tuy nhiên, những cuốn tiểu
thuyết của nhà văn không dàn trải theo chiều thời gian biên niên của sự kiện hay
chặng đƣờng dài lịch sử mà chỉ lựa chọn những quãng lịch sử, những sự kiện,
những nhân vật lịch sử ''có vấn đề''. Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
là lịch sử đƣợc thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Lịch sử trong sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn đã vƣợt thoát khỏi kinh nghiệm quen thuộc của cộng
đồng. Viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn dựa trên các sử liệu nhƣ sự kiện, nhân vật
lịch sử, bối cảnh lịch sử nhƣng không lệ thuộc vào những sự thật đƣợc kinh nghiệm
tập thể chấp nhận. Có một sự tinh nhạy trong chọn lựa và chắt lọc những sự kiện,
những mốc lịch sử mang tính quyết định đối với vận mệnh của dân tộc để thể hiện
những suy tƣ và đối thoại của cá nhân, đặc biệt là những yếu tố lịch sử, quá khứ có
ý nghĩa lâu dài với thực tại đời sống. Mỗi tiểu thuyết lịch sử của nhà văn là một
khúc lọc của đời sống quá khứ. Những cột mốc lịch sử mang tính bản lề: Hồ Quý Ly
22
gắn với thời điểm lịch sử Đại Việt cần một cuộc canh tân để thoát ra khỏi thể chế xã
hội đã cũ kỹ mục ruỗng; Mẫu Thượng Ngàn gắn với thời điểm sinh mệnh văn hóa
dân tộc cần một nguồn lực mạnh mẽ để đối chọi lại với cuộc xâm lƣợc của văn
minh phƣơng Tây, còn Đội gạo lên chùa gắn với quá trình hình thành giá trị dân tộc
trong thời đại mới của cách mạng vô sản. Nhƣ vậy, Nguyễn Xuân Khánh không đến
với những hình tƣợng đã xác lập một cách giản đơn bằng thái độ sùng kính hay phủ
nhận mà có cách ''sáng tạo lịch sử của riêng mình''.[48] Trong Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, cách xử lý lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá
tự do và đầy tính chủ quan. Nhân vật Hồ Quý Ly và tƣ tƣởng cách tân cuối thời
Trần, đời sống văn hóa, tinh thần và số phận các tầng lớp nhân dân trƣớc những
biến chuyển lịch sử thời hiện đại,… đều đƣợc tái dựng lại theo kiến giải riêng. Sự
đào sâu vào những toan tính của con ngƣời, nhu cầu cắt nghĩa đời sống theo những
suy ngẫm, trải nghiệm đã khiến ngƣời đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm
là hƣ cấu. Điều này phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết, “không ngừng nhận thức
lại” bằng thái độ hoài nghi khoa học. Và nhƣ vậy, bức tranh lịch sử trong tiểu thuyết
của nhà văn không mang giá trị tự thân, nghĩa là không nhằm tái hiện chân thực thời
đại lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh chỉ mƣợn nó làm phƣơng tiện để chuyển tải kinh
nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình. Với nhà văn, lịch sử không hẳn là quá khứ,
lịch sử là khởi đầu cho tiểu thuyết. Lịch sử chỉ là "đinh treo" để nhà văn tỏ bày
những "khao khát ẩn ngầm" của thời đại hôm nay.
1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ đề tài.
Viết về văn hóa -lịch sử dân tộc, thế giới tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh đƣợc kết nối trong một trƣờng liên văn bản của những yếu tố cấu
thành. Nhìn từ hệ đề tài, có một mối liên hệ chằng chịt, kết nối, hòa bện để tạo nên
không gian gần gũi, tƣơng đồng, dính líu nhƣ một sự viết lại, tiếp nối, hồi thanh
giữa các tiểu thuyết của nhà văn - một biểu hiện của liên văn bản trong nội văn bản.
1.2.1. Lịch sử của thời nhiễu loạn.
Viết về đề tài lịch sử, điểm chung trong ba cuốn tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Xuân Khánh là chọn lựa bối cảnh lịch sử đặc biệt nhƣ một cách thể hiện
yếu tố liên văn bản trong nội văn bản của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh chọn một
lối đi riêng: tiếp cận lịch sử trong cơn biến động khủng hoảng của tinh thần dân tộc.
23
Cả ba cuốn tiểu thuyết đều tiếp cận hiện thực lịch sử của xã hội thời mạt. Đó là khi
sinh mệnh dân tộc gặp sóng to gió cả; khi vận nƣớc ngả nghiêng, sức mạnh dân tộc
lung lay; khi đời sống, số phận con ngƣời bị cuốn vào trong cơn bão táp bạo lực và
đứng trƣớc bờ vực của sự tha hóa, mất nhân tính; những giá trị tốt đẹp trong truyền
thống văn hóa, tinh thần của cộng đồng bị vùi dập; khi lòng ngƣời hoang mang, đổ
vỡ niềm tin.
Cái lõi lịch sử trong Hồ Quý Ly đƣợc nhà văn khai thác là sự biến thiên của
thời mạt Trần (Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Sau ánh hào quang rực rỡ của
hào khí Đông A, triều Trần bƣớc vào thời khủng hoảng, suy vi, thời mạt vận: Trần
Dụ Tông ham mê hành lạc, bỏ bê triều chính; nạn vua phƣờng chèo Nhật Lễ; Trần
Nghệ Tông, Trần Thuận Tông hiền lành nhu nhƣợc,...''Triều đình biến thành chiến
trƣờng. Máu ngƣời liên miên chảy'' [31, tr.293]. Những nguy cơ rình rập quanh ngôi
báu, nội loạn xảy ra khắp chốn, ngoại bang thay phiên dòm ngó. Phƣơng Nam quân
Chiêm Thành hết lần này đến lần khác uy hiếp kinh đô; phƣơng Bắc nhà Minh cũng
lân la hòng vƣợt qua biên ải. Đại Việt của thời thiên túy, chìm trong những mƣu mô
cuồng nộ, đẩy đất nƣớc đến thảm cảnh điêu linh. Cuộc đấu đá một mất một còn giữa
hai phe cách tân và bảo thủ diễn ra dai dẳng khi công khai, khi ẩn ngầm khiến đất
nƣớc rơi vào cảnh hỗn loạn. Những âm mƣu và toan tính cân não, những thủ đoạn
thâm độc của các phe phái len vào tận trong từng ngõ ngách của đời sống, từng ngôi
nhà, dòng họ, từng số phận cá nhân con ngƣời. Cuộc sống của các nhân vật trong
truyện lúc nào cũng căng thẳng, đầy những sự dè chừng. "Ở đây ngƣời ta có thể
tƣơi cƣời hể hả, nhƣng lúc nào đầu óc cũng sƣng tấy lên tìm những thủ đoạn, những
âm mƣu" [31, tr.769-770]. Vua Thuận Tông đã phải chua chát thốt lên: ''Ôi! Cái
triều đình rồ dại! Thiên hạ nhƣ một bầy ngƣời điên. Họ tranh nhau từ màu áo đến
lọng che, cho đến kiệu đi, ngựa cƣỡi''.[31, tr.441] Trải dài trong tiểu thuyết là những
cảnh mất mát, giết chóc, đầu rơi máu chảy. Mở đầu, sau hội thề Đồng Cổ nhƣ một
màn kịch giả tạo của sự đồng tâm hòng an ủi niềm hoang mang trong lòng vƣơng
thất triều Trần là cảnh tàn sát nơi pháp trƣờng. Kết thúc tiểu thuyết là cả một thế
giới đổ vỡ trong cuộc thanh trừng sau hội Đốn Sơn. Một kết cục thảm khốc với
những con số: hai mƣơi ngày với 215 ngƣời bị bắt, 85 ngƣời bị xử tội chết. (Đại
24
Việt sử ký chép là giết 370 ngƣời) [34, tr.303] Dù với Hồ Quý Ly, nó vẫn ''chƣa phải
là một cuộc đại tƣơng tàn''.
Mẫu Thượng Ngàn là lịch sử của thời mạt văn. Lịch sử khoảng nửa cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trƣớc đây quen gọi là buổi giao thời. Đó là lúc, văn minh
phƣơng Tây tràn vào nƣớc ta. Nền văn hóa bản địa và văn hóa xâm nhập xảy ra
những va chạm, xung đột. Trong cuộc sống chung, trong từng gia đình, trong từng
con ngƣời đều song song tồn tại hai nền văn hóa "cũ" và ''mới'' ấy. Đó là thời mà
''văn hóa dân tộc leo lét nhƣ ngọn đèn dầu cạn mà văn hóa ngoại lai lại đƣợc sùng
bái hết mức''.[44, tr.235] Đó cũng là lịch sử của thời nhiễu loạn, những ngày khi
ngƣời Pháp "dễ dàng chiếm đƣợc đồng bằng và trung du. Chỉ còn miền núi là nơi
quân Cần Vƣơng ẩn náu, là nơi giặc Cờ Đen hoành hành, là nơi quân Tầu cũng tràn
sang đánh phá''.[32, tr.292] Là những ngày sát tả (giết ngƣời theo đạo công giáo),
bạo lực hoành hành. Những giá trị, đạo lý truyền thống ngàn đời, lối ứng xử ôn hòa
nhân ái của ngƣời Việt trong đời sống thƣờng nhật nay bị đảo lộn trƣớc không gian
bạo lực kinh hoàng và trƣớc sự áp đặt cai trị của lực lƣợng ngoại bang đi chinh
phục. Nền văn hóa bản địa bị xáo trộn, cƣỡng bức, đàn áp. Dọc theo tiểu thuyết là
ấn tƣợng ghê rợn về cảnh quân Pháp càn quét từng làng xóm, dựng đồn bốt, cảnh
những đám giặc cƣớp lộng hành; cùng với đó là cảnh trừng trị quái đản trong những
ngày sát tả. Kết cục của thời mạt, con ngƣời quay cuồng với nhịp điệu bão tố trong
một không gian bạo lực kinh hoàng. Làng Cổ Đình nhƣ cái rốn tập hợp mọi náo
động, sóng gió của thời loạn. Một trận say máu, một cuộc lên đồng tập thể khiến
con ngƣời mất hết nhân tính, vu cáo, hãm hại lẫn nhau, ''thích bức hại đồng loại của
mình cho đến chết''.[32, tr.293] Chọn khắc họa xã hội thời loạn, nhà văn nhằm lí
giải bản tính hay đổi thay của con ngƣời. ''Hay là tại lúc ấy xã hội rồ dại, thì con
ngƣời cũng rồ dại theo. Hay là vì những lúc bình thƣờng con ngƣời vốn nhỏ bé, bây
giờ gặp thời họ bỗng thấy lớn lên, họ bỗng cảm thấy quyền uy... Và muốn thể hiện
quyền uy, không gì bằng bức hại con ngƣời cho đến đƣờng cùng''. [32, tr.293] Hay
là, tại vì bản chất con ngƣời vốn ác, và ''khi cái ác đƣợc cấp phép xổng chuồng, nó
đã biến thành kẻ sát nhân''.[32, tr.293]
Với Đội gạo lên chùa, thời nhiễu loạn đƣợc nhà văn dùng cách nói hình
tƣợng: thời bão nổi can qua. Đó là những ngày tháng căng thẳng của cuộc cải cách
25
ruộng đất long trời lở đất ở chốn thôn quê, khi cả ''thế gian đƣơng xao động, con
ngƣời đang giãy dụa tìm lối đi''. [33, tr.448-449] Một đám đông hoảng loạn và giận
dữ. Sức mạnh của nó kéo theo mọi thứ. ''Gió lửa cuồng nộ sẽ cuốn phăng tất cả,...
kẻ nào chậm chân, hay dừng lại, sẽ bị nó đè bẹp, dẫm nát, xé tan ra từng mảnh''.[33,
tr.581] Trong cơn co giật cuồng nộ ấy, ''mạng con ngƣời ta chỉ là mạng của con sâu
cái kiến''. [33, tr.581] Đó cũng là những tháng ngày tàn khốc của cuộc chiến tranh
vệ quốc. Con ngƣời quay trở về với những màn giết chóc thời trung cổ. Tội ác
hoành hành, nhân tính bị hủy hoại. Con ngƣời bị đối xử nhƣ với súc vật, bị trói, bị
đánh, bị giết, bị lăng nhục tàn tệ. Thời mạt pháp, ''con ngƣời chỉ là những chiếc lá
để gió lốc cuốn đi''.[33, tr.167] Va đập nặng nề với hiện thực đời sống bạo lực,
những vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại của nghệ thuật, tình yêu, hạnh phúc đều vỡ
vụn, tan nát. Bạo lực leo thang, nhất là khi bạo lực gắn với quyền lực của kẻ ngoại
bang đi chinh phục, chúng là ''đối thủ và cũng là đối tác trong cái vũ điệu không gì
kiềm chế nổi''. [33, tr.67]
Trong Đội gạo lên chùa, mối bận tâm của đám ngƣời đấu tố làng Sọ là
những điều nhƣ: ''Ngƣời bị xử bắn có giãy giụa hay không? Có run run co giật hay
là chỉ ngất xỉu rồi gục xuống? Khi sắp bị bắn có đƣợc nói lời cuối cùng nhƣ trong
phim không? Liệu có hộc máu ra đằng mồm?'' Hay: ''Ở xã này, ai là ngƣời cầm súng
lục bắn phát đạn gia ân cuối cùng vào thái dƣơng kẻ xấu số?...Bãi bắn ở đâu?... Hay
lại rồng rắn kéo nhau giữa đồng?...Cách rách thật?'' [33, tr.535] Thật tàn nhẫn khi
họ chỉ quan tâm đến việc ''xem xử bắn không hay bằng xử chém" (A. Q chính truyện
-Lỗ Tấn). Giết ngƣời, lại giết công khai, ''không đi xem cũng phí''.[33, tr.535] Khi
bạo lực lên ngôi, con ngƣời trở về kỳ mông muội, dã thú, dửng dƣng vô cảm trƣớc
những mất mát của chính ngƣời thân trong gia đình, cộng đồng mình.
Viết về thời nhiễu loạn, thế giới tiểu thuyết của nhà văn trở thành nơi khái
quát, qui tụ những thời khắc biến động dữ dội của lịch sử. Những khoảng khắc cam
go của sinh mệnh tinh thần, của hồn nƣớc đòi hỏi phải thể hiện bản lĩnh, khí phách,
sức mạnh để vƣợt qua bão loạn của dân tộc trên hành trình đi tới tƣơng lai.
1.2.2. Tiểu thuyết của những xung đột.
Thời nhiễu loạn trong thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc
biểu hiện cụ thể bằng các mối xung đột xã hội. Trong tác phẩm của nhà văn, xung
26
đột bộc lộ ở quy mô từ lớn đến nhỏ, từ vĩ mô đến vi mô, từ từng tế bào xã hội là
mỗi gia đình ra đến cộng đồng làng nƣớc. Khuôn hẹp trong quy mô cộng đồng nhỏ
bé làng xã là xung đột giữa các dòng họ. ''Cái mối hiềm tỵ ấy chỉ làm cho làng xóm
càng ngày càng thêm u ám. Và khổ nhất vẫn là những gia đình thấp cổ bé họng".
[32, tr.464] Đó là xung đột dòng tộc giữa trong Bùi và họ Nguyễn trong Mẫu
Thượng Ngàn, họ Đinh Công và họ Vũ trong Đội gạo lên chùa. Rộng ra là xung đột
dòng họ trong quy mô quốc gia. Cuộc chiến giữa họ Trần và họ Hồ trong Hồ Quý
Ly không chỉ là xung đột giữa hai phe phái cách tân và thủ cựu, giữa phe hành động
và phe trì hoãn mà gần gũi hơn, đó là xung đột giữa hai dòng tộc để chiếm tranh
quyền lực. Nhƣ vậy, từ xung đột dòng họ trong phạm vi một làng xã, nhà văn mở
rộng tầm bao quát đến xung đột triều đại, xung đột dân tộc. Trong Mẫu Thượng
Ngàn, quan điểm của Julien, đại diện cho tiếng nói của đội quân chinh phục phản
ánh quan hệ mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc. Thậm chí, xung đột trở thành triết
lý tồn tại của đội quân chinh phục. ''Có những dân tộc sinh ra trên trái đất này để
thống trị, và cũng có những dân tộc sinh ra để bị trị. Lịch sử là cuộc vật lộn khốc
liệt giữa các dân tộc''[32, tr.413]. Trong tiểu thuyết, xung đột giữa các lực lƣợng xã
hội đƣợc đẩy tới mức cực đoan giữa phe cách tân và thủ cựu (Hồ Quý Ly), giữa dân
tộc và ngoại bang, phƣơng Đông và phƣơng Tây, cách mạng và phản cách mạng
(Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa). Bên cạnh đó, những xung đột tƣ tƣởng, tôn
giáo dù không dai dẳng, thƣờng xuyên nhƣng cũng có những lúc, những thời điểm
tạo nên căng thẳng nhƣ xung đột lƣơng - giáo; đạo Phật và Nho giáo, cách mạng và
các tín ngƣỡng tâm linh; cuộc chiến không kém phần khốc liệt của xung đột văn hóa
phƣơng Đông - phƣơng Tây, văn hóa Việt - văn hóa Pháp; văn hóa bản địa - văn
hóa ngoại lai trong công cuộc xâm lấn và chinh phục... Tất cả đã tạo nên một thế
giới nhiễu loạn đầy căng thẳng, ngột ngạt và vô cùng kịch tính cho tiểu thuyết.
Xây dựng những biến cố dữ dội của đời sống dân tộc bằng nhãn quan tiểu
thuyết, nhà văn biểu lộ một ánh nhìn trầm tĩnh về thế cuộc: ''Những cuộc dâu bể ở
thế gian này là chuyện thƣờng hằng, chúng xảy ra nhƣ những đợt sóng''. [33, tr.547]
Một khía cạnh khác, những xung đột, nhiễu loạn của thời cuộc đƣợc soi rọi ở các
mặt biện chứng của vấn đề. ''Sự tàn độc của một thời biết đâu lại chẳng có mặt tích
cực. Bởi vì khi cái ác xuất hiện thì cái thiện cũng đồng thời đƣợc biểu hiện với tất
27
cả vẻ rực rỡ của nó''. [33, tr.248-249] ''Thế gian mênh mông đau khổ, trái ngang,
song cũng là mênh mông tình thƣơng''. [33, tr.649]
Phản ánh, đào sâu những đối cực, xung đột, nhà văn nhằm đề xuất một
hƣớng hòa giải cho các vấn đề nhức nhối của đời sống. Với tinh thần linh hoạt,
dung hòa, chọn lựa lối sống hƣớng thiện tốt đẹp cho cộng đồng dân tộc, tác phẩm
của nhà văn cũng là lời tỏ bày ƣớc muốn tìm về một lẽ sống mà ở đó có thể tìm thấy
những chân lý, những ý nghĩa thiết thực cho hiện tại và tƣơng lai.
1.2.3. Tiểu thuyết đẹp về văn hóa.
Từ cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên: Hồ Quý Ly, lịch sử và văn hóa đã đi liền
với nhau nhƣ hình với bóng. Đây cũng chính là cảm hứng, chủ đề xuyên suốt của
Nguyễn Xuân Khánh, sẽ đƣợc nhà văn tiếp tục khơi sâu bằng tất cả niềm đam mê và
nhiệt hứng trong hành trình tiểu thuyết lịch sử của mình, qua Mẫu Thượng Ngàn và
Đội gạo lên chùa. Văn hóa Việt đƣợc nhà văn khám phá ở khía cạnh sinh động của
đời sống thƣờng nhật, biểu hiện qua nếp sống và nếp nghĩ của con ngƣời Việt Nam
trong các mối quan hệ cộng đồng, qua những phong tục tập quán nghìn năm tuổi.
Dòng họ như một biểu hiện sinh động của văn hóa Việt.
Léopol Cadière, nhà sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, nhân loại học và
dân tộc học ngƣời Pháp, đồng thời cũng là nhà truyền giáo, khi nghiên cứu về dòng
họ ngƣời Việt đã kết luận: “Ngƣời Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về
một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng
huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các
mối dây luân lý của cộng đồng”.[6, tr.241-242] Nét nổi bật trong phẩm tính con
ngƣời Việt Nam là sự kết nối chặt chẽ với dòng họ, với cội nguồn. Quan niệm
của ngƣời Việt là chim có tổ, ngƣời có tông, sông có nguồn. Ngƣời Việt dù sống ở
quê hƣơng hay ly hƣơng cũng đều có mối quan hệ sâu sắc với dòng tộc, với gốc gác
và trong ý thức lẫn vô thức đều hƣớng đến trách nhiệm làm phồn vinh, hƣng thịnh,
sum đầy cho họ tộc mình.
Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một tiểu sử về những dòng họ.
Mối quan hệ chằng chịt và phức tạp của các thành viên cộng đồng đều có liên quan,
dính dáng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các dòng tộc. Mỗi nhân vật của nhà văn dù ở
vị trí nào, địa vị ra sao, sống ở đâu thì ý thức về nguồn cội của mình cũng đậm trong
28
huyết quản. Hầu hết nhân vật trong thế giới tiểu thuyết của nhà văn đều có những
lựa chọn, hành xử liên quan đến ý thức và nghĩa vụ của bản thân đối với nguồn gốc
của mình. Thậm chí, trong cuộc chiến đầy máu và nƣớc mắt vì quyền lợi dòng họ,
nhiều nhân vật đã từ bỏ bản thân để đi theo tiếng gọi của trách nhiệm đối với huyết
thống.
Ở Hồ Quý Ly, trung tâm tự sự là mối quan hệ chằng chịt của các dòng họ. Đời
sống tiểu thuyết dƣờng nhƣ chỉ xoay quanh sự sinh tồn của hai dòng họ lớn: họ Trần
và họ Hồ. Những mối xung đột căng thẳng, những mƣu đồ tính toán, những trả giá và
khổ đau... đều xuất phát từ quyền lợi dòng họ mà ra. Trong cuộc chiến giành giật
vƣơng quyền, họ Trần dẫu đông nhƣng dần rơi vào thế bị động, thất thế. Dòng họ Hồ
trong khi đó ngày càng chiếm thế thƣợng phong. Nhiều lúc, thành công hay thất bại
của từng phe phái cũng có nguyên nhân sâu xa từ ý thức dòng tộc. Quy định hôn nhân
đồng tộc của họ Trần khiến cho các mối quan hệ họ hàng trở nên rối rắm; phải chăng
đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến họ Trần đến chỗ suy vi bởi sự ''lại giống''? Và
sự hỗn loạn của lòng ngƣời khi hƣớng về họ Hồ phải chăng cũng bởi Hồ Quý Ly quá
coi trọng quyền lợi dòng họ khi lựa chọn quốc hiệu và đƣa kinh đô về nơi quê cha đất
tổ của mình mà ít chú ý đến lợi ích thiết thực của quốc gia và dân chúng?
Trong Mẫu Thượng Ngàn, câu chuyện đƣợc kết nối bởi những tình tiết về
tiểu sử của ba dòng họ. Hai dòng họ Việt: họ Vũ Cao và họ Đinh Công ở làng Cổ
Đình, một dòng họ Pháp: họ Messmer với ba anh em: Philippe, Pierre, Julien. Nếu
tách ra, ngƣời đọc có thể hình dung có những câu chuyện riêng về tiểu sử của những
dòng họ. Các dòng họ có những mối quan hệ ràng buộc, duyên nợ với nhau qua
nhiều thế hệ. Họ Vũ Cao và Đinh Công là những dòng họ lớn đã cƣ ngụ lâu đời ở
làng Cổ Đình, tồn tại từ lâu mối hiềm khích, ganh đua nhau về tiếng tăm, địa vị.
Nhìn trên tổng thể, dòng họ Messmer cũng có những dính líu phức tạp với hai dòng
họ còn lại. Những quan hệ ràng buộc giữa các dòng tộc tạo nên một mạng lƣới
chằng chịt biến cố, chuyện kể đan xen làm nên bề dày tiểu thuyết. Trong từng dòng
họ, mỗi thành viên đều có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và bổn phận cá nhân với
nguồn gốc huyết tộc. Trịnh Huyền dẫu bôn ba khắp chân trời góc bể, cuối cùng vẫn
tìm về nơi quê hƣơng bản quán để làm tròn đạo hiếu, Lý Cỏn dù độc ác, tàn nhẫn
với thiên hạ đến đâu thì vẫn là ngƣời con hiếu thuận, ngoan ngoãn nghe lời. Ba anh
29
em nhà Messmer ở nơi phƣơng trời Pháp quốc, bằng những cách khác nhau đều có
mặt ở xứ sở Đông Dƣơng xa lạ để hoàn thành sứ mệnh làm vẻ vang cho dòng tộc
của mình.
Đội gạo lên chùa lý giải về dòng tộc theo cách nhìn tinh tế, sâu sắc. Trong
mối quan hệ căng thẳng của dòng họ Bùi và họ Nguyễn ở làng Sọ, vẫn có những
tình cảm tốt đẹp nảy sinh nhƣ tình bạn của Tuấn và Huy, của cụ đồ Tiết và cụ tú
Cao. Tuy nhiên, căng thẳng nhất vẫn là mối quan hệ của quản Mật và thầy giáo Hải.
Thuộc về ''hai dòng họ thù hằn nhau'', [33, tr.218] ở họ mâu thuẫn dòng tộc trở
thành xung đột giữa hai lực lƣợng thù địch: phản cách mạng và cách mạng trong
cuộc chiến một mất một còn. Liên quan đến mối quan hệ khi ôn hòa, khi căng thẳng
của dòng họ, có bao số phận trở thành nạn nhân đáng thƣơng. Huyết thống trở thành
nỗi ám ảnh ở Rêu, ngƣời thiếu nữ đã bỏ bao công sức kiếm tìm gốc gác. Ngƣời con
gái tìm cha đã trải qua một hành trình thật lạ. Mới đầu, là cuộc du hành bốn phƣơng
trời, đem tiếng hát để đi tìm một ngƣời cha không tên không họ. Đi một vòng xa
xôi, lại trở về nơi chốn mình sinh ra. Ngƣời cha mà đến những ngày cuối cùng của
cuộc đời, trong cơn cuồng nộ của lịch sử, họ mới nhận nhau trong một hoàn cảnh éo
le và đau đớn.
Văn hóa làng xã.
Bƣớc trên lối xƣa, thềm cũ, nhà văn dẫn dắt ngƣời đọc về với những miền
văn hóa, những phong tục tập quán nghìn năm tuổi, những tín ngƣỡng dân gian,
niềm tin tôn giáo của cộng đồng ngƣời Việt để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày, trong tập quán riêng, nếp sống riêng và trong sự đổi thay
mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa. Đặc biệt, nhà văn dành nhiều tâm huyết cho những
trang viết về văn hóa làng. Những trang văn trau chuốt về vẻ đẹp và sức sống của
văn hóa làng quê đem đến khoái cảm thẩm mĩ, cho ta sống nghệ sĩ trong những việc
rất đỗi đời thƣờng. Lối sống dân dã, gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ đem đến nghệ
thuật sống tận hƣởng ý vị tinh túy, sâu sắc ở những sinh hoạt thƣờng ngày. Tiếp nối
mạch cảm hứng về thú chơi ''phong lƣu đồng ruộng'' qua những tiểu thuyết, truyện
ngắn văn hóa phong tục của Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Kim Lân...
Nguyễn Xuân Khánh đã cố công chi chút mô tả nhiều thú vui quê kiểng. Từ thú
chơi thanh tao vƣơng giả của những ẩn sĩ nho gia nhƣ trồng mai, thƣởng rƣợu trong
30
Hồ Quý Ly cho đến thú vui săn chim, nuôi chim cảnh, hay thú chơi chữ, lãm chữ
đặc biệt của cụ đồ Tiết trong Mẫu Thượng Ngàn; nghệ thuật chơi đàn, thƣởng đàn
của Trịnh Huyền, Chánh Long trong Đội gạo lên chùa... nhà văn đã đánh thức phần
cốt cách nghệ sĩ trong vô thức tập thể ở mỗi ngƣời Việt, tìm đƣợc niềm cộng cảm ở
nhiều thế hệ độc giả. Viết về văn hóa làng với ánh nhìn suy ngẫm, nhà văn đã dụng
công kiếm tìm cái mạch ngầm sống động tiềm ẩn đằng sau dáng vẻ hiền lành của
đời sống nông thôn. Từ đó khám phá ra sức sống bền bỉ, bạo liệt làm nên linh hồn
và sức cuốn hút của nó.
Văn hóa làng quê đƣợc dày công mô tả ở phƣơng diện tinh thần cộng đồng.
Đời sống ấy đƣợc lắng đọng, kết tinh trong hình ảnh vật chất thân thƣơng: những
ngôi chùa, những đình làng. Ngôi chùa với ngƣời dân mỗi làng quê là mái ấm, nơi
kết tụ đời sống văn hóa tâm linh thiêng liêng mà gần gũi. Trong Hồ Quý Ly, nhà
văn dành hẳn một chƣơng để nói về một ngôi chùa đổ. Đó là ngôi chùa Tiên của
làng Già nằm giữa kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa mang màu sắc phƣơng Nam
của những cƣ dân Chiêm Thành là tù binh chiến tranh lƣu lạc tới. Trong thời mạt
pháp, chùa hoang trở thành nơi cƣ ngụ cho lũ chim cò, chồn cáo và cả những khách
lỡ đƣờng lạc bƣớc. Tuy nhiên, bóng dáng tinh thần của nó thì vẫn hằn sâu trong tâm
thức của cộng đồng. Với những con ngƣời trong phút cùng đƣờng tuyệt lộ nhƣ Sử
Văn Hoa, Phạm Sinh và bao kẻ hành khất, ngôi chùa hoang làng Già là chốn nƣơng
náu cuối cùng. Trong Đội gạo lên chùa, hình ảnh ngôi chùa làng Sọ trở thành mái
ấm của những số phận khổ đau, bất hạnh thời loạn lạc. Ngôi chùa gắn với tuổi thơ
buồn bã, tƣ lự của An, chứng kiến những bƣớc trƣởng thành của ngƣời chiến sĩ cách
mạng Vô Trần, cũng là chốn chở che những phận ngƣời côi cút, bơ vơ nhƣ bà cụ
Thầm, chị em Nguyệt, sƣ Khoan Độ. Chùa Sọ gắn bó với ngƣời cách mạng trong
những ngày đen tối. Đó cũng là nơi giữ nhịp sống yên ả của làng quê giữa ngày bão
loạn qua nhịp điệu thong thả khoan thai của những bà, những mẹ, những chị trong
những ngày thƣ thả đội gạo lên chùa. ''Đội gạo lên chùa'' không chỉ là cụm động từ
diễn tả một nghĩa cử thánh thiện mà trở thành cụm tính từ mô tả một phong thái
sống. Tiếng chuông chùa có một ý nghĩa sâu xa với đời sống cộng đồng. Không hẳn
là một khí cụ của nhà Phật, chuông chùa ngân nga trong không gian làng quê mang
theo hơi thở cuộc đời.
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 

Similar to Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 

Similar to Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản (20)

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÕ THỊ HƢƠNG THỦY TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Huế, 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÕ THỊ HƢƠNG THỦY TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Tôn Thất Dụng Huế, 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả Võ Thị Hƣơng Thủy
  • 4. Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân sâu sắc với thầy giáo - Tiến sĩ Tôn Thất Dụng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và tìm hiểu, nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo Khoa Ngữ Văn, quý Thầy, Cô phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận văn này. Huế, tháng 8 năm 2017 Tác giả Luận văn Võ Thị Hương Thủy
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3 2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản. ...................................3 2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. ..................................................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát. ..............................................................................6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................6 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát.......................................................................................6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................6 5. Đóng góp của luận văn............................................................................................7 6. Bố cục luận văn.......................................................................................................8 NỘI DUNG .................................................................................................................9 CHƢƠNG I. LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH - NHÌN TỪ HỆ HỆ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT...........................................9 1.1. Giới thuyết về tính liên văn bản và hành trình sáng tạo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh...................................................................................................9 1.1.1 Về tính liên văn bản............................................................................................9 1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình tiểu thuyết...............................................16 1.1.3. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.........................20 1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ đề tài. ............22 1.2.1. Lịch sử của thời nhiễu loạn.............................................................................22 1.2.2. Tiểu thuyết của những xung đột......................................................................25 1.2.3. Tiểu thuyết đẹp về văn hóa..............................................................................27 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ thống nhân vật. ...........................32 1.3.1. Nhân vật trí thức. ............................................................................................32 1.3.2. Nhân vật phụ nữ..............................................................................................35 CHƢƠNG II. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH......................................................................................40
  • 6. 2.1. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - trò chơi kết cấu liên văn bản. ...................40 2.1.1. Trích dẫn và chuyển vị văn bản ......................................................................40 2.1.2. Xếp chồng văn bản và tái sinh hình tượng......................................................44 2.1.3. Thủ pháp dán ghép và kết cấu đa tầng bậc.....................................................47 2.1.4. Trò chơi trần thuật..........................................................................................53 2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - sự ''hồi thanh'' của lý thuyết phân tâm học.57 2.2.1.Con người đa nhân cách. .................................................................................57 2.1.2. Bản năng tính dục ...........................................................................................62 2.1.3.Thế giới biểu tượng..........................................................................................64 CHƢƠNG III. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH........................................................................................................69 3.1. Đối thoại lịch sử.................................................................................................69 3.2. Đối thoại tƣ tƣởng tôn giáo, tín ngƣỡng.............................................................78 3.3. Đối thoại liên văn hóa ........................................................................................86 3.4. Đối thoại về hồn nƣớc........................................................................................90 KẾT LUẬN...............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Việc phát hiện về tính liên văn bản vào giữa thập niên 1960 đƣợc xem nhƣ vụ nổ Khai Thiên làm thay đổi hẳn diện mạo của đời sống văn học, phá vỡ hoàn toàn hệ thống quan niệm văn học trƣớc đó. Đã có hàng loạt những đổi thay: trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học; quan niệm về lịch sử văn học; cách nhìn về điển phạm; mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và độc giả, giữa văn học và các yếu tố phi văn học, giữa tính sáng tạo và mô phỏng, giữa truyền thống và cách tân,...Từ đây, hai khái niệm văn bản và liên văn bản trở thành đồng nghĩa, bất kì một văn bản nào cũng là liên văn bản. Văn bản đƣợc xác định là một không gian đa kích thƣớc ở đó tụ hội vô số các văn bản đến từ vô số các nền văn hóa khác nhau; tất cả đều tan loãng vào nhau và không có cái nào thực sự là độc sáng. Liên văn bản ra đời cũng đã khơi mở cho một khía cạnh quan trọng của đời sống văn học: lý thuyết của việc đọc. Tìm ý nghĩa của một văn bản, dù muốn hay không, trong lúc phải đi sâu vào văn bản với những từ, những vần, những nhịp, những hình ảnh và cấu trúc câu, đoạn, ngƣời ta cũng phải đồng thời đi ra ngoài văn bản ấy. Việc đi ra ngoài văn bản nhƣ thế đã mở rộng khả tính của ý nghĩa, làm cho ý nghĩa luôn luôn thuộc số nhiều và không bao giờ thực sự ổn định, bất biến. Tiếp nhận văn học từ lí thuyết liên văn bản đã và đang mở ra một hƣớng tiếp cận mới, kích thích quá trình tìm hiểu khoa học và khám phá thế giới văn hóa, văn học của ngƣời đọc, từ đó khai mở những vỉa tầng giá trị mới cho tác phẩm văn chƣơng. 1.2. Là thể loại tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại năng động nhất, có những ƣu thế mà không một thể loại văn học nào có đƣợc. Vừa có khả năng tái hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống, vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tƣ, tâm hồn con ngƣời một cách vi tế nhất; từ khi ra đời cho tới nay, sức hấp dẫn của thể loại chƣa hoàn kết này vẫn luôn thu hút, mời gọi mọi quá trình tiếp nhận. Theo quan điểm của Bakhtin, thể loại tiểu thuyết là ''hiện thân cao nhất của cuộc vận hành liên văn bản''. [61, tr.159] Chính trong tiểu thuyết, tính liên văn bản xuất hiện một cách mạnh mẽ nhất. 1.3. Trong hành trình đƣa tiểu thuyết Việt Nam thoát khỏi mô thức truyền thống để bƣớc vào quỹ đạo chung của văn chƣơng thế giới, từ thập niên 90 của thế
  • 8. 2 kỉ XX đến những năm đầu của thế kỉ XXI, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một đội ngũ sáng tác năng động với những nỗ lực thể nghiệm cách tân đáng ghi nhận. Cùng với sự có mặt của Hồ Anh Thái, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng... Nguyễn Xuân Khánh đƣợc đánh giá là một trong những hiện tƣợng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn, mà còn hàm chứa nhiều suy ngẫm về đời sống lịch sử và số phận dân tộc từ quá khứ đến hiện tại. Trong hành trình sáng tạo, với những cuốn tiểu thuyết dày dặn, đƣợc độc giả tiếp nhận nồng nhiệt, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và hậu hiện đại trên cả bình diện mĩ học lẫn kĩ thuật viết và mô hình tiểu thuyết. Với lối viết giàu trải nghiệm và dồi dào tri thức văn hóa, lịch sử, đa dạng về bút pháp, phong cách, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã quy tụ nhiều giá trị văn hóa, văn học. Bằng niềm đam mê và tinh thần dũng cảm dấn thân, bằng tài năng nghệ thuật và bản lĩnh cầm bút, và hơn hết là nỗi đau đáu khắc khoải về những vấn đề dân tộc, lịch sử, văn hóa, nhân sinh; bằng quan niệm coi văn chƣơng là một cuộc trải nghiệm những ý tƣởng đã đƣợc ngấm và lọc qua những năm tháng nhiều thăng trầm của cuộc đời mình, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên một thế giới tiểu thuyết với sự đan bện, xuyên dệt những kỹ thuật và ý nghĩa mới trong một trƣờng kết nối vô hạn, một sự trùng phùng của nhiều tƣ duy nghệ thuật. Thế giới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thực sự là một thế giới liên văn bản. Lựa chọn đề tài "Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản", chúng tôi hi vọng việc vận dụng lí thuyết liên văn bản sẽ làm phong phú hơn cách tiếp cận với các hiện tƣợng văn học, giải mã những ẩn số của các tác phẩm văn chƣơng mà trƣớc đó vẫn còn tiềm tàng. Đây là một phƣơng thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại, thích ứng với bút pháp của nhà văn. Đồng thời, qua việc khai mở những tầng nghĩa còn ẩn sâu trong những cuốn trƣờng thiên tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, sẽ giúp hình dung giá trị và diện mạo của một thời đại tiểu thuyết Việt.
  • 9. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản. Lý thuyết liên văn bản từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu phê bình phƣơng Tây đào sâu nghiên cứu và giới thiệu. Kể từ khi tính liên văn bản do Julia Kristeva phát hiện và đề xƣớng, đã có nhiều công trình lớn: Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982) của Gérard Genette, Intertextuality – The New critical Idiom (2000) của Graham Allen, Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004) … đƣa liên văn bản trở thành một hệ thống lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu văn học. Lý thuyết liên văn bản đƣợc biết đến lần đầu tiên ở Việt Nam từ công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học) khi thể nghiệm đọc thơ theo quan niệm liên văn bản của Riffaterre. Tiếp đến, có các bài nghiên cứu, tìm hiểu, dịch thuật nhƣ: Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề (L.P. Rjanskaya, Ngân Xuyên dịch), Graham Allen, Intertextuality (Nguyễn Văn Thuấn dịch), Mục Văn bản và Liên Văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học – Nguyễn Hƣng Quốc), các công trình của Nguyễn Văn Thuấn: Liên văn bản: Từ Mikhail Bakhtin đến Julia Kristeva, luận án tiến sĩ: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đề tài nghiên cứu khoa học: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn liên văn bản… Các công trình trên đã trình bày, phân tích về lý thuyết liên văn bản một cách khá đầy đủ và hệ thống; đóng vai trò giới thiệu, truyền bá hệ thống lý luận của liên văn bản đến những ngƣời quan tâm ở Việt Nam, cung cấp những tri thức nền tảng của hệ thống lý thuyết cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến những ứng dụng thuyết liên văn bản để tiếp cận và giải mã tác phẩm văn học. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau để soi chiếu văn bản, các công trình này đã tạo nên bức tranh muôn màu, muôn vẻ về vận dụng liên văn bản. Có thể điểm qua một số công trình nhƣ: Khoảng trống văn chương và tiếp cận liên văn bản (Nguyễn Nam), Chƣơng 2, 3 của đề tài Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn liên văn bản (Nguyễn Văn Thuấn), Chƣơng 3, 4 của đề tài: Liên văn bản trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Thuấn), Liên văn bản trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển - H.Murakami từ quan niệm của Gérard Genette của Lê Thị Tuyết, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – nhìn từ lí
  • 10. 4 thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn liên văn bản (Trịnh Thị Hồng), Tiểu thuyết Lều đỏ của Andita Diamant - tiếp nhận từ lý thuyết liên văn bản (Hồ Thị Trà Thƣơng)… Sự đa dạng của các công trình ứng dụng đã cho thấy tính ƣu việt của lý thuyết liên văn bản trong đời sống phê bình, tiếp nhận văn học hôm nay. 2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về tính liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Kể từ khi ra mắt độc giả lần đầu với cuốn Hoang tưởng trắng, cho đến nay, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết: Hoang tưởng trắng, Chuyện ngõ nghèo, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Trong số đó, có những tiểu thuyết mới ra đời, có những tác phẩm đƣợc nối lại sau một thời gian dài im lặng. Nguyễn Xuân Khánh là cái tên không còn xa lạ với giới phê bình. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu bàn về các giá trị tiểu thuyết; các bài viết, chuyên luận công phu của Lã Nguyên, Hoàng Thị Huế, Nguyễn Hồng Dũng trên các website: http://vanhoanghean.com.vn, http://vietvan.vn, ...; những bài phê bình trên tạp chí Văn nghệ, Nghiên cứu Văn học của Nguyễn Văn Hùng, Mai Anh Tuấn, Lã Nguyên...Cũng cần kể thêm các đề tài tốt nghiệp của các sinh viên, học viên cao học ở các trƣờng đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học đã tạo nên một mảng màu đa sắc trong phê bình, tiếp nhận tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã đƣợc nhiều học giả, giới nghiên cứu phê bình từ những góc độ khác nhau, trong đó có những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến góc tiếp cận liên văn bản. Bài viết: Bước đầu tiếp cận Mẫu thượng ngàn từ lý thuyết liên văn bản của tác giả Bùi Hải Yến, Phạm Văn Đại đăng trên tạp chí Khoa học-đại học Sƣ phạm Hà Nội đã khám phá sự xếp chồng văn bản trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ở các cấp độ ngôn từ và nhân vật, đối chiếu yếu tố xây dựng nhân vật của Mẫu Thượng Ngàn với một số tác phẩm văn học đƣợc xem là tiền văn bản nhƣ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao. Sự so sánh này dù chỉ dừng ở những nhận xét sơ khởi nhƣng cũng đã hé mở một số điều thú vị về cách tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn liên văn bản. Bài viết: Mã lịch sử và mã văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 của Nguyễn Văn Hùng trên tạp chí
  • 11. 5 Quân đội đã soi rọi các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau thời kỳ Đổi mới, trong đó có tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và kết luận: thông qua “trò chơi” xuyên văn bản, nhà văn khơi dậy những kí ức lịch sử, văn hóa của một thời đại đã qua, khai phá, giải mã các lớp trầm tích lịch sử - văn hóa - huyền thoại của dân tộc.[73] Và cũng tác giả này trong chuyên luận Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 cho rằng, tiểu thuyết Hồ Quý Ly đặt ra vấn đề đối thoại lịch sử: Cách nhìn của Nguyễn Xuân Khánh về Hồ Quý Ly và công cuộc canh tân đất nước có tính phản biện, đối thoại lại cách nhìn của sử sách chính thống và kinh nghiệm cộng đồng.[71] Trên Website vannghequandoi.com.vn, trong bài viết Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, tác giả Thái Phan Vàng Anh đƣa ra nhận định: các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh hoài nghi đại tự sự, đối thoại lại với các văn bản mang tính chất lập thuyết của quá khứ. Cũng theo tác giả, qua kiểu trần thuật đối thoại, trần thuật từ lời thoại… Nguyễn Xuân Khánh đã đối thoại về tư tưởng, quan niệm, đối thoại với lịch sử - văn hóa… để nhìn lại quá khứ từ góc nhìn của hiện tại, trăn trở về những vấn đề hôm nay.[65] Còn ở bài viết Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của những con rồng, tác giả Phan Tuấn Anh có sự lý giải mang tính phát hiện khi cho rằng tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có tính đối thoại nhờ vào cảm quan đa trị và nghệ thuật tự sự đa thanh. Lã Nguyên ở bài viết Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Lý, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đã khám phá những nỗ lực của nhà văn để làm đổi mới nguyên tắc truyện kể theo xu hướng tiểu thuyết hóa. Nhà phê bình đã tìm hiểu không gian các lớp truyện kể, định danh chúng bằng các tên gọi đầy hình tƣợng: cái chung cục, cái khởi nguyên, cái đương đại đang tiếp diễn và đi đến kết luận: tiểu thuyết của nhà văn đã tạo ra không gian truyện kể đa tầng, nhiều lớp, làm thay đổi mã nghĩa từ lâu đã được định hình trong kí ức văn hoá thể loại.[48] Kết quả nghiên cứu và ý kiến gợi mở từ các bài phê bình, chuyên khảo nói trên đã giúp chúng tôi có thêm các định hƣớng trong tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc độ liên văn bản.
  • 12. 6 Nhƣ vậy, những nỗ lực vận dụng kỹ thuật và tƣ duy tiểu thuyết theo lối hiện đại và hậu hiện đại khiến cho sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh ngay khi mới ra đời đã gây xôn xao dƣ luận, thu hút nhiều luồng ý kiến khác nhau của giới nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên, có thể thấy, rất ít bài viết bàn về liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và hầu nhƣ chƣa có hẳn một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào. Vì thế, tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản vẫn là một vấn đề còn để ngỏ, một khoảng trống hứa hẹn những tìm tòi thú vị. 3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Góc tiếp cận: vận dụng lý thuyết liên văn bản để soi chiếu các giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát ba tiểu thuyết: - Hồ Quý Ly (2000) - Mẫu thượng ngàn (2006) - Đội gạo lên chùa (2010) Chọn ba tiểu thuyết này trong số năm tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, bởi theo chúng tôi, đây là nhóm tiểu thuyết đặc sắc cho phong cách tiểu thuyết văn hóa - lịch sử trong hành trình tiểu thuyết của nhà văn. Đây cũng là những tiểu thuyết thể hiện đậm đặc yếu tố liên văn bản trong sáng tác của tác giả. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu các tiểu thuyết khác của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ: Hoang tưởng trắng, Chuyện ngõ nghèo,... và văn bản, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trong và ngoài nƣớc để có tƣ liệu đối sánh, nghiên cứu liên văn bản. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ lý thuyết liên văn bản, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: từ việc xem xét cấu trúc của các tác phẩm, mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm, ngƣời đọc; tìm hiểu sự vận động về nhận thức, tình cảm của nhà văn và của nhân vật trong quá trình sáng tác để hệ thống theo cách diễn giải của thuật ngữ liên văn bản thành chƣơng mục cụ thể.
  • 13. 7 - Phƣơng pháp loại hình: xem xét, phân tích tác phẩm từ lý thuyết loại hình tiểu thuyết; các yếu tố biểu đạt nhƣ cốt truyện, đề tài, chủ đề, tuyến nhân vật để tạo nên thế giới tiểu thuyết; các yếu tố tạo thành bản chất thể loại nhƣ cách tái hiện hiện thực đời sống, tính chất tiếp xúc tối đa với đƣơng đại ở thời chƣa hoàn thành, tính chất đối thoại của tiểu thuyết để đem đến hiệu quả liên văn bản. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: đặt tác phẩm của nhà văn trong mối liên hệ với các tác phẩm ra đời trƣớc đó và cùng thời để tìm nét tƣơng đồng, khác biệt và sự sáng tạo của tác giả khi sử dụng liên văn bản; từ đó thấy đƣợc những đặc sắc trong nghệ thuật và cá tính sáng tạo, khả năng khơi mở những sáng tạo mới của nhà văn. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: cảm nhận, lí giải, đánh giá các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở phƣơng diện khám phá thẩm mĩ, từ đó có những khái quát mang tính kết luận về giá trị của tác phẩm. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp hỗ trợ nhƣ thống kê, phân loại, phƣơng pháp liên văn hóa - văn học...Tất cả các phƣơng pháp đƣợc vận dụng sẽ mở ra hƣớng tiếp cận thú vị cho sự sinh sản vô tận ''tính năng sản'' - một thuộc tính cơ bản của liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. 5. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài: Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, chúng tôi mong muốn đạt đƣợc những kết quả: Thứ nhất, bằng việc phân tích, soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc độ liên văn bản, hy vọng có thể "bóc tách" tác phẩm, tìm ra đƣợc từng lớp văn bản chồng chéo, đan cài vào nhau cũng nhƣ những giao điểm của các văn bản và các "giải trình ngôn ngữ" để thấy đƣợc một thế giới đa tầng, quy tụ, xuyên bện của nhiều yếu tố trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Thứ hai, khảo sát liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên bình diện ý thức nghệ thuật và tổ chức tác phẩm để khẳng định tính mới mẻ, độc sáng và những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn trong việc vận dụng các kỹ thuật hiện đại kết hợp lối biểu đạt truyền thống nhằm tạo nên tiếng nói riêng trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử.
  • 14. 8 Thứ ba, khảo sát một số bình diện đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, xác lập đối thoại nhƣ một đặc trƣng cơ bản của thể loại tiểu thuyết, trở thành nguyên lí trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Từ đó khẳng định, vận dụng lí thuyết đối thoại sẽ gợi ra những góc nhìn gợi mở, tƣơng tác đa chiều ở thể loại văn chƣơng chƣa hoàn kết này. Nhƣ vậy, đề tài hƣớng đến nhiệm vụ trọng tâm: khảo sát, nhận diện tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản trên bình diện nội dung, hình thức; phân tích, đánh giá ý nghĩa của các yếu tố liên văn bản mà tác giả lựa chọn; từ đó xác lập vị trí, đóng góp của nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - nhìn từ hệ đề tài và nhân vật. Chƣơng 2. Các hình thức liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
  • 15. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG I LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT 1.1. Giới thuyết về tính liên văn bản và hành trình sáng tạo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. 1.1.1 Về tính liên văn bản Liên văn bản (intertextuality) là một khái niệm lí luận xuất hiện tại phƣơng Tây do J. Kristéva đề xuất vào mùa thu năm 1966 trong công trình “Bakkhtin, từ, đối thoại và tiểu thuyết”. Nghiên cứu, giới thiệu những công trình của M.M. Bakhtin mà ở đó nhà bác học Nga xây dựng một triết học về đối thoại để chống lại chủ nghĩa độc thoại, về “tính đa bội của những trung tâm - ý thức không thể quy về một mẫu số tƣ tƣởng hệ” và trình bày nguyên tắc đối thoại trong giao tiếp ngôn ngữ, J. Kristéva đã liên tƣởng tới sự “đối thoại” giữa các văn bản trong một văn bản. Trong nỗ lực đƣa khái niệm liên văn bản nhằm thay thế tính chất tƣơng liên giữa các chủ thể trong đề xuất của Bakhtin, từ đó, đi xa hơn, Kristeva cho rằng mỗi văn bản là một liên văn bản. Đặc trƣng bản thể của văn bản là “một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”. Kristeva khẳng định sự chi phối của một văn bản đang đƣợc sáng tạo từ những văn bản từng tồn tại trƣớc đó. Văn bản đang đƣợc sáng tạo chỉ là “sự hoán vị của các văn bản, một sự liên văn bản trong không gian của một văn bản đƣợc đƣa ra”. [71, tr.57] Ở đó, các văn bản khác cùng hiện hữu để góp phần chi phối và làm thay đổi diện mạo của văn bản ấy; mỗi văn bản là một sự hấp thụ và chuyển thể của văn bản khác, là một tấm vải mới dệt từ những trích dẫn cũ. Xuất phát điểm của một văn bản là điều vô phƣơng tìm kiếm, vì “bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác.” Rộng hơn thế, mỗi văn bản là sự hợp thành từ vô số những mảnh vụn của các mã ngôn ngữ, các quy ƣớc văn học, các khuôn mẫu nhịp điệu, các hình thức diễn ngôn vốn từng phổ biến trong xã hội. Phần lớn những mảnh vụn này là vô danh và có khi vĩnh viễn không ai có thể truy nguyên đƣợc xuất
  • 16. 10 xứ của chúng. Đó chỉ là những trích dẫn tự động, từ vô thức, và không mang bất cứ một dấu hiệu đặc biệt nào để nhận diện sự trích dẫn ấy cả. Điều ấy có nghĩa là, sự lần tìm dấu vết của một văn bản, không có mục đích truy nguyên, thay vào đó, chỉ nhằm thể hiện sự liên kết chằng chịt, chồng chất của văn bản này đến văn bản khác. Trong khi miêu tả tính biện chứng của tồn tại văn học, Kristeva cho rằng: “ngoài cái thực tồn tại bên cạnh nhà nghệ sĩ, anh ta còn có quan hệ với văn học trƣớc đó và văn học cùng thời với mình, văn học mà anh ta luôn cùng nó đối thoại, và cuộc “đối thoại” này đƣợc hiểu nhƣ "cuộc đấu tranh của nhà văn với những hình thức văn học hiện tồn”. Không có văn bản nào là độc sáng, thực sự cô lập, một mình một cõi, nhƣ một sự sáng tạo tuyệt đối; văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn hoá, cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và quyền lực thể hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội. Nhƣ vậy, không dừng lại ở những văn bản văn học đơn thuần, Kristeva còn đặt tác phẩm trong mối tƣơng quan với văn hóa. Bà lập luận rằng giữa văn bản văn học và văn bản văn hóa không hề có sự biệt lập mà chúng cùng xuất phát từ một nguồn chất liệu và cũng có mối liên văn bản với nhau. Theo đó, ngƣời nghệ sĩ khi sáng tạo đều phải đối diện với các truyền thống giao tiếp nhƣ với các tác giả, tác phẩm, xã hội, lịch sử và bạn đọc. Sự sáng tạo đƣợc kiểm định qua khả năng vƣợt thoát các rào cản đó. Không tạo đƣợc cái mới có nghĩa nghệ sĩ thất bại; còn tạo đƣợc cái mới thì đƣơng nhiên vẫn chỉ là một sự tiếp nối nhất định với các truyền thống văn chƣơng. Ít nhiều, góc tiếp cận này của Kristeva dính dáng đến lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Những yếu tố vô thức trong lí thuyết của Freud thực chất là những cổ mẫu văn hóa đƣợc lƣu giữ ngàn đời trong vô thức con ngƣời. Từ thực tế đó, liên văn bản của Kristeva bám rất chặt vào ngữ cảnh sinh thành và văn hóa cội nguồn của chúng. Mọi văn bản đều có cấu trúc lí tƣởng trong phạm vi đề xuất lối diễn ngôn đối thoại tích cực với truyền thống văn hóa gốc. Khi tranh luận với các nhà lý thuyết cấu trúc, bà nêu quan điểm: “thay vì phải khoanh vùng sự chú ý của chúng ta vào giới hạn cấu trúc của văn bản, tại sao chúng ta không thử nghiên cứu tính chất cấu trúc ấy bắt nguồn từ đâu?” Đặt văn bản nghiên cứu vào một mạng liên văn bản rộng lớn hơn bao gồm những văn bản xuất hiện từ trƣớc cũng nhƣ những văn bản đồng đại, để dần tìm sự chuyển thể hoặc dấu vết của sự chuyển thể có căn nguyên từ những
  • 17. 11 văn bản khác, động thái này đã giúp xây dựng nên một lý thuyết mạnh mẽ bảo vệ cho quan điểm của hầu hết các nhà phê bình hậu hiện đại. [Dẫn theo 58, tr.74] Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh tính thƣờng xuyên không rõ ràng của văn bản. Bản chất của văn bản là mờ đục bởi chúng luôn tồn tại trong vô vàn mối liên văn bản. Nếu một văn bản quá rõ đối với ngƣời đọc thì hoặc ngƣời đọc đó có năng lực văn hóa thấp hoặc văn bản đó chƣa đạt đến mức tuyệt phẩm. Kristeva khẳng định văn bản có tính sản xuất, lúc nào cũng là một quá trình vận động và tƣơng tác liên tục. Vậy nên, nghĩa của văn bản là vô cùng tận. Mọi cách đọc văn bản đều chỉ là sự giải thích tạm thời về nghĩa của chúng. Văn bản không chỉ đƣợc tạo sinh trong một môi trƣờng văn hóa nhất định mà còn đƣợc cộng sinh trong quá trình tiếp xúc với cuộc sống. Mỗi thời đại, mỗi tâm thức đều có cách cắt nghĩa khác nhau về văn bản. Nghĩa của văn bản đƣợc kiến tạo dựa trên sự kết hợp giữa cái nhìn “bên trong” của độc giả với cái nhìn “bên ngoài” từ sự tác động xã hội lên văn bản. Ý tƣởng này khơi gợi cho việc hình thành và bổ sung những quan điểm mới mẻ của lý thuyết tiếp nhận. Kristeva quy chiếu văn bản vào một biểu đồ gồm hai trục: trục ngang – thể hiện sự liên kết giữa tác giả và ngƣời đọc; và trục đứng – biểu tƣợng cho sự liên kết một văn bản này đến những văn bản khác. Kết hợp sự quy chiếu của cả hai trục một cách đồng thời lên một văn bản nhất định, độc giả và nhà phê bình sẽ tìm thấy một nguyên tắc chung: tất cả mọi văn bản đƣợc viết và đọc đều phải lệ thuộc vào những quy ƣớc đã hiện diện từ trƣớc: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hƣởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình ngôn ngữ nhƣ thế, luôn luôn chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác”.[58, tr.74] Julia Kristeva đã tiếp nhận và phát triển một cách sáng tạo với tinh thần dân chủ quan điểm về ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure và nhất là tƣ tƣởng đối thoại của M. Bakhtin. Đóng vai trò là ngƣời tiên phong, đặt nền móng, xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh và đặc biệt, biện luận cho vai trò của nó trong hoạt động phê bình văn học hậu hiện đại, quan niệm về tính liên văn bản của Julia Kristeva nhanh chóng nhận đƣợc sự đồng tình của nhiều triết gia lớn, những ngƣời sẽ tiếp nhận, khai triển khái niệm tính liên văn bản theo nhiều hƣớng khác nhau, mở rộng nội hàm của nó. Từ những nhà lý luận thuộc chủ nghĩa cấu trúc cho đến những lý
  • 18. 12 thuyết gia hậu cấu trúc nhƣ A.J. Greimas, R. Barthes, J. Lacan, M. Foucault, J Derrida ...đều dành mối quan tâm đến lý thuyết liên văn bản. Mỗi ngƣời có những trƣờng nhìn khác nhau, cách giải thích khác nhau, nhƣng tựu trung lại có hai khuynh hƣớng chính dẫn giải: một bên coi liên văn bản nhƣ thủ pháp tổ chức văn bản; một bên liên văn bản đƣợc hiểu nhƣ là thuộc tính bản thể của mọi văn bản. Chính sự phong phú, phức tạp của nội hàm khái niệm liên văn bản dẫn đến những cách thức tiếp cận liên văn bản khác nhau. Tƣ tƣởng về liên văn bản đã đƣợc manh nha từ lý thuyết giải cấu trúc do J. Derrida khởi xƣớng, với những nghiên cứu về tính bất ổn về nghĩa của ngôn từ, của ký hiệu và sự phủ định ý niệm về tồn tại bất di dịch của cái gọi là Tuyệt đối, Trung tâm hay Thần ngôn. Nó cũng hoà điệu với tƣ tƣởng của các lý thuyết gia hậu hiện đại nhƣ J. Lyotard khi họ đập vỡ ảo tƣởng về vị thế chân lý của cái chỉnh thể để xây dựng nên triết học đa bội làm chỗ dựa cho nhận thức về trạng thái phi trật tự hay hỗn độn của thế giới và cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn trị. Trong khi đó, M. Foucault, nhà sử học, xã hội học Pháp đề xuất mối quan hệ giữa chủ thể và diễn ngôn. Ông khẳng định rằng tác phẩm không phải là cái vật mang tƣ tƣởng riêng của cá nhân nhà văn. Bởi vì con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của diễn ngôn là do diễn ngôn tạo ra. Quan niệm này cũng giống nhƣ tƣ tƣởng của K. Jung, ngƣời chủ trƣơng văn học do vô thức tập thể tạo nên. Điều đó có nghĩa: nhiều ngƣời cùng đọc một cuốn sách nhƣng mỗi ngƣời sẽ có một cuốn cho riêng mình. Kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, đến lƣợt mình, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp G. Genette trong cuốn Palimpsestes: La litérature au second degré (Palimpsestes: văn học bậc nhì) xuất bản năm 1982 đã biến khái niệm tính liên văn bản thành tính xuyên văn bản (transtextualité), một khái niệm khá rộng, thâu tóm cả năm khái niệm khác nhỏ hơn: 1. Intertextualité (liên văn bản) - sự cùng hiện diện trong một văn bản của hai hay nhiều văn (trích dẫn, điển tích, đạo văn…) 2. Paratextualité (cận văn bản) nhƣ là quan hệ giữa văn bản với phụ đề, lời nói đầu, đề bạt, đề từ… 3. Métatextualité (siêu văn bản) nhƣ sự chú giải hoặc viện dẫn văn bản trƣớc đó một cách có phê phán. 4. Architextualité (kiến trúc văn bản) đƣợc hiểu nhƣ mối quan hệ thể loại giữa các văn bản. 5. Hypertextualité (ngoa dụ văn bản): nhƣ sự cƣời cợt hay giễu nhại của văn bản này đối với văn bản khác.[Dẫn
  • 19. 13 theo 58, tr.58] Ở đây, G. Genette đã đặt liên văn bản vào trong một hệ thống những khái niệm chỉ các dạng thức tƣơng tác khác nhau giữa các văn bản trong một văn bản nhƣ một nỗ lực phân định rạch ròi các vùng trời của liên văn bản. Hơn thế, liên văn bản còn nhƣ một sự hoán dụ văn bản. Trong một khung cảnh văn bản, có nhiều thông tin đƣợc ''vay mƣợn'' từ những tiền văn bản, ở đó chúng tự ''đối thoại'' và ''đáp ứng'' lẫn nhau. Hiểu một cách giản lƣợc, bất kì văn bản nào cũng đều có mối quan hệ với văn bản khác ra đời trƣớc đó. Mối quan hệ liên văn bản dựa trên sự kết nối các văn bản với nhau bằng các phƣơng thức trích dẫn, mô phỏng, chuyển thể, pha trộn, nhái, nhại, đạo văn... Thuật ngữ “liên văn bản” dùng để mô tả mỗi văn bản đều chứa đựng sự tham chiếu của các văn bản khác, qua đó mà chúng nảy sinh nhiều ý nghĩa mới mẻ. Hiểu liên văn bản nhƣ thuộc tính bản thể của mọi văn bản đã tạo ra nhiều xu hƣớng và quan điểm, trong đó bƣớc ngoặt là quan niệm về cái chết của tác giả của R. Barthes. Lý thuyết gia này không chỉ ủng hộ khái niệm của J. Kristéva mà còn phát triển nó theo một hƣớng rất độc đáo và nêu những luận điểm quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết liên văn bản. Theo R. Barthes, chính ngôn ngữ là chủ thể hành ngôn, không phải tác giả. Quyền lực duy nhất của ngƣời viết là trộn lẫn các văn bản lại với nhau và không có văn bản nào là thống trị ở đó. Vai trò chủ định của tác giả trong việc chế định ý nghĩa tƣ tƣởng của văn bản đƣợc coi là hoang tƣởng. Từ "hệ quả" về cái chết của chủ thể, ngƣời ta nhìn nhận về sự lên ngôi của độc giả, đặc biệt vấn đề nhà phê bình (siêu độc giả) cũng đƣợc nhìn nhận lại. Chính khái niệm liên văn bản đã đƣa R. Barthes tới một định nghĩa mới, có tính nền tảng về văn bản, mà với nó, trƣớc hết, niềm tin về tính tự trị của từng văn bản bị phế bỏ, tiếp nữa, sự đồng nhất giữa liên văn bản và văn bản đƣợc thực hiện: “Mỗi văn bản là một liên văn bản. Mỗi văn bản đều nhƣ là một tấm vải mới đƣợc dệt bằng những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc nhịp điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội v.v. – tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trƣớc văn bản và xung quanh nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi xếp chồng lên nhau các văn bản, cho phép ngƣời nghiên cứu tìm thấy những mã văn bản: mã văn hóa, mã lịch sử… mà trung tâm của nó là mã của hình tƣợng văn học''.[Dẫn theo 1]
  • 20. 14 Cùng với quan điểm của Kristeva và các nhà lý luận hậu hiện đại, lý thuyết liên văn bản đã mở ra một triển vọng vô cùng cho việc cắt nghĩa giá trị văn chƣơng. Khái niệm về liên văn bản đƣợc phát hiện đã làm thay đổi quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc tác phẩm, về vị trí của tác giả và cả những thế giới văn bản bên ngoài phạm vi của nó. Nhƣ vậy, phải thấy rằng, do tính chất liên văn bản mà giữa văn bản cá nhân và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa văn bản văn học và văn bản của các loại hình khác nhau đã có sự xóa nhòa về ranh giới. Điều đó có nghĩa nhƣ liên văn bản cũng tạo nên sự ''lên ngôi'' của các văn bản truyền thống, các văn bản khác để chúng cùng hiện hữu và tồn tại trong văn bản hiện thời. Nhiều loại tƣ tƣởng khác nhau cùng tồn tại trong văn học và đặc biệt là sự đối thoại của các tƣ tƣởng này trong văn học, của các tác giả với các tƣ tƣởng này đƣợc khuyến khích thể hiện công khai chứ không phải là cái nhìn một chiều, phiến diện nữa. Mặt khác, với tƣ cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi văn bản, tính liên văn bản không thể bị lƣợc quy vào vấn đề nguồn gốc hay ảnh hƣởng; nó là trƣờng quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc, những trích dẫn vô thức hoặc máy móc, đƣợc đƣa ra không có ngoặc kép. Nhƣ vậy, cấu trúc của tác phẩm văn học, hoá ra là cả một hệ tinh tú, nhƣ một thiên hà, nhƣ cả hệ mặt trời với vô vàn yếu tố, hành tinh, định tinh mà trong điều kiện nhất định mỗi ngƣời đọc với đôi mắt thƣờng chỉ biết đƣợc một số rất ít mà thôi. Và ngƣời đọc với tƣ cách nhà giải cấu trúc, bằng thao tác của mình, khám phá ra các “nghĩa bỏ sót”, phá thế của nghĩa độc tôn, tạo thành tính đa nghĩa. Nhƣ vậy, khái niệm liên văn bản đã làm thay đổi nội hàm của khái niệm văn bản: không một văn bản nào không phải là một liên văn bản và ngƣợc lại, liên văn bản nào cũng tồn tại nhƣ một văn bản. Tính liên văn bản là thuộc tính hiện hữu, có ở bất kỳ mọi văn bản văn học và cả phi văn học. Quá trình “liên văn bản” diễn tiến vô tận; khơi gợi, mở ngỏ một thế giới văn bản đa phƣơng, đa tầng, nhiều khả năng diễn giải. Biên thuỳ của văn bản trở nên hoà tan và thẩm thấu trong một “cộng đồng rộng lớn”, bao gồm nhiều thể loại và môi trƣờng. Ở một diễn biến khác, liên văn bản đƣợc xem nhƣ là “sự đối thoại giữa các văn bản” và “đƣợc dùng không chỉ nhƣ phƣơng tiện phân tích văn bản văn học hoặc miêu tả đặc trƣng sự tồn tại của văn học (mặc dù nó xuất hiện đầu tiên chính ở lĩnh
  • 21. 15 vực này), mà còn để xác định cảm quan về thế giới và về bản thân con ngƣời đƣơng đại, đó là cảm quan hậu hiện đại” [22, tr. 441]. Ngày nay, liên văn bản là một trong những thuật ngữ cơ bản trong việc phân tích tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại. Cũng phải hiểu rằng, không phải đến hậu hiện đại, khái niệm liên văn bản mới xuất hiện, nhƣng hậu hiện đại liên văn bản đã mang diện mạo và nội hàm mới. Nó trở thành một cách đọc, một phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn chƣơng về cả nội dung lẫn nghệ thuật, sâu xa hơn nữa là về lịch sử, thời đại, xã hội, phông văn hóa của tác giả cũng nhƣ vùng miền nơi tác phẩm thuộc về. Liên văn bản không chỉ mô tả một hiện tƣợng văn học mà nhƣ một quy luật khách quan của sự tồn tại nói chung. Lúc này, thế giới trở thành một văn bản. Với khái niệm liên văn bản, thế giới đã đƣợc hình dung nhƣ một văn bản khổng lồ mà theo đó, không gian sống của con ngƣời không có gì khác là không gian của những văn bản, vì tất cả đã đƣợc văn bản hóa. Liên văn bản đƣợc viện tới nhƣ một chỗ dựa để nhiều nhà nghiên cứu xây dựng các diễn ngôn về những lĩnh vực khác nhau: tôn giáo, lịch sử, xã hội học…Các lý thuyết gia của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tìm thấy ở khái niệm liên văn bản một đồng minh tin cậy giúp họ “giải cấu trúc” sự đối lập giữa sản phẩm phê bình và sản phẩm nghệ thuật, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa hành động viết và hành động đọc, sự luận chứng về đƣờng biên rạch ròi giữa các thể loại, sự tin tƣởng vào trật tự đã đƣợc an bài giữa cái trung tâm và cái ngoại biên…Và đến đây, mọi văn bản không phải là sản phẩm ổn định, xong xuôi, những gì đƣợc cho là bản sắc, là thẩm quyền gắn với văn bản bị đặt thành nghi vấn. Liên văn bản, cùng với khái niệm phi tâm hóa, rõ ràng, bắt nguồn từ tinh thần dân chủ, bình đẳng trong tƣ tƣởng của tác giả, độc giả, lẫn các nhà phê bình hiện đại và hậu hiện đại. Những quan điểm đồng tình, phản biện, phát triển hay đối thoại ở các khía cạnh khác nhau đều tạo nên lịch sử đa chiều của hệ thống lý thuyết liên văn bản. Liên văn bản đƣợc hiểu theo quan niệm vừa là một thủ pháp nghệ thuật, vừa là dạng thức của văn bản, vừa là thuộc tính cố hữu của sự tồn tại văn bản văn học, hơn thế, còn là bản chất của thế giới. Và nhƣ vậy, đọc liên văn bản là lối đọc giúp khám phá giá trị của văn bản ở ''bề sau, bề sâu, bề xa''.
  • 22. 16 1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình tiểu thuyết. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê nội ở làng Cổ Nhuế, quê ngoại ở làng Thanh Nhàn, Hà Nội. Những miền quê đẹp nhƣ những bức tranh yên ả thanh bình đã trở thành miền ký ức đằm sâu vẫn thƣờng trở lại trong từng trang viết của nhà văn. Đỗ tú tài Toán, sau đó học Đại học Y khoa Hà Nội, đang học dở năm thứ hai, Nguyễn Xuân Khánh xin đi bộ đội. Trƣớc khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhà văn ở một đơn vị pháo binh và dạy văn hoá tại Trƣờng Sĩ quan Lục quân. Từ năm 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong. Bắt đầu sáng tác từ năm 1963. Những trang tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Xuân Khánh là giữa những ngày còn trong quân ngũ. Đó là một tiểu thuyết viết về làng quê, đƣợc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân nhận in, nhƣng lần lữa mãi, sửa chữa mãi, cuối cùng ông không chỉnh sửa kịp và bỏ dở. Thử nghiệm tiếp theo ở truyện ngắn, văn chƣơng với Nguyễn Xuân Khánh trở thành duyên nghiệp. Năm 1962, tôi in tập truyện ngắn đầu tay có tên là ''Rừng sâu''. Tập truyện này phản ánh hiện thực xã hội chủ nghĩa và tôi bị kỷ luật.(Trích phỏng vấn của báo Lao Động) Khổ nạn, chới với. Trở về với cuộc sống đời thƣờng, cả một quãng dài, nhà văn lăn lộn với cuộc mƣu sinh vất vả, làm đủ nghề từ công nhân, nuôi lợn, làm thợ may...để nuôi các con ăn học nên ngƣời. Những biến cố, và cả bất hạnh, theo nhà văn, là cơ hội mài nhọn cảm xúc của mình. Chính số phận nhiều khúc quanh, lắm thăng trầm đã hun đúc nên ở nhà văn vốn sống và trải nghiệm dày dặn, để rồi từ đó những cuốn tiểu thuyết đầy nỗi niềm đau đáu với đời ra mắt. Miền hoang tưởng là một tiểu thuyết đầy cay đắng của Nguyễn Xuân Khánh. Đƣợc xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với bút danh Đào Nguyễn, cả tiểu thuyết tràn ngập các cuộc đối thoại, nơi nỗi buồn miên man bất tận, trong sự tranh chấp của tình yêu và niềm đam mê, của tình bạn đẹp đẽ trong cuộc sống nghèo đói tù ngục, của sự đấu tranh không ngừng nghỉ giữa thiện và ác. Nguyễn Tƣ - nhân vật chính của tiểu thuyết cứ luôn băn khoăn và trăn trở để chọn con đƣờng sống cho mình thông qua các cuộc tự độc thoại và đối thoại với Chúa. Câu hỏi về thực tại cứ xoáy quanh những thay đổi, đôi khi đảo ngƣợc, về nhận thức của con ngƣời trong xã hội. Những trăn trở bi thƣơng, những cuộc đấu tranh gay gắt về tâm tƣởng và lối sống của nhân vật làm cho không khí trong truyện trở nên sôi sục, bí bách đến đáng sợ.
  • 23. 17 Cách viết kết hợp thực và ảo khá lạ, phần đầu là những lá thƣ gây đƣợc tò mò. Những lá thƣ mà Nguyễn Tƣ, một trí thức lạc loài viết gửi cho ngƣời yêu và những lá thƣ viết không gửi dành để nói thật cho mình. Đọc tác phẩm, cứ có cảm tƣởng con ngƣời sao sống khổ sở quá sức. Cái thật giả lẫn lộn, ngụy tạo đã khắc hoạ hình ảnh những thanh niên hậu chiến rệu rã, mất hết nhuệ khí, không có chút lý tƣởng hay niềm tin vào tƣơng lai. Tác giả đã chạm đến những vấn đề rất thật của đời sống mà nhiều ngƣời né tránh, ngại ngần nhắc đến trong văn học Việt Nam đƣơng đại. Cuốn Trư cuồng, sau này đƣợc in với tựa đề Chuyện ngõ nghèo đã nêu lên, đặt ra nhiều câu hỏi đích đáng, gay gắt xoáy vào hiện thực và thể chế xã hội đƣơng thời, vào những vấn đề muôn thuở. Hoàn thành từ năm 1982 nhƣng đến 2016 mới ấn bản. Nhà văn nhẹ nhàng bảo: “Đó là cái duyên của mỗi cuốn sách. Mình đã viết ra rồi, khi nào in là số phận của cuốn sách. Đóng bút lại là không sửa chữa gì nữa nhưng chỉ cần nhắc mỗi cái tên tiểu thuyết thôi mà lấn cấn mãi, cũng thay đổi qua vài lần, cuối cùng chọn một cái tên thật giản dị. Sách in xong thấy vui lắm, vì đây là cuốn tiểu thuyết tôi viết về Hà Nội, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình''.[67] Chuyện ngõ nghèo thực sự là cuốn sách viết theo lối hậu hiện đại kiểu cắt dán những truyện ngắn thành tiểu thuyết với văn phong hấp dẫn. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống bon chen, khốn khổ của những thân phận ngƣời trong một con ngõ nghèo Hà Nội vào những năm 1980. Từ những chuyện vặt vãnh, tủn mủn, đời thƣờng nhƣ việc nuôi lợn trong gầm cầu thang, chia sẻ thức ăn và hít thở không khí chật chội cùng lợn của ngƣời Hà Nội những năm tháng chật vật thời hậu chiến, nhà văn đã dựng nên cả một đời sống đầy mùi lợn, phóng chiếu ra xã hội để nhìn rõ sự ô nhiễm, bất an, con ngƣời ngày càng tha hóa đi, cắn xé nhau, truy đuổi nhau, giành giật nhau rồi từ đó đặt ra câu hỏi lớn: có phải con ngƣời ngày càng ít nhân tính, nhiễm thú tính và đâu là nguyên nhân của nó? Tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh thực sự đƣợc định danh trên văn đàn từ khi trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên năm 2000: Hồ Quý Ly. Từ đây, hành trình sáng tạo của nhà văn đã qua quãng đời tuổi trẻ nhiều xôn xao, xáo động để trở nên đằm thắm, chín chắn trong từng trang tiểu thuyết về lịch sử và văn hóa dân tộc. Nhƣ một sự tự điều chỉnh để thể hiện quá trình nhận thức mới, hòa nhập vào dòng chảy của tƣ duy nghệ thuật mới của một ngƣời nghệ sĩ nhạy cảm trƣớc những đổi
  • 24. 18 thay của đất nƣớc, Nguyễn Xuân Khánh bƣớc vào giai đoạn thăng hoa của đời viết. Cuốn sách đƣợc đánh giá nhƣ một cơn địa lớn chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh.[77] Cuốn trƣờng thiên tiểu thuyết này kiến giải về lịch sử Việt thời kỳ cuối nhà Trần với tâm điểm là nhân vật từng gây tranh cãi trong lịch sử: Hồ Quý Ly. Lối tƣ duy hiện đại trong cách viết của nhà văn đã thổi một luồng gió mới trên văn đàn, đem lại “khoái cảm thẩm mĩ” cho ngƣời đọc và tạo nên sức hấp dẫn khó cƣỡng. Tiếp nối mạch tiểu thuyết lịch sử từ Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện ngay sau đó lại một lần nữa khẳng định vị thế và tầm vóc của một nhà văn có niềm hứng thú và miệt mài với lịch sử nƣớc nhà. Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về miền Bắc Việt Nam cuối thế kỷ 19, gắn với việc ngƣời Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây nhà thờ Lớn, cuộc chiến của ngƣời Pháp với quân Cờ Đen. Cuốn tiểu thuyết trên phông nền lịch sử dân tộc những năm thực dân Pháp xâm lƣợc đã đƣa ngƣời đọc phiêu lƣu vào trùng trùng lớp trầm tích văn hóa - lịch sử của một làng quê Việt, ngôi làng Cổ Đình, nơi có cuộc sống vốn yên ả ngàn đời nay xáo động trong cuộc đụng độ, va chạm với nền văn hóa, văn minh Pháp. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng rất nhân loại.[74] Ngòi bút của nhà văn đã mang đến cho ngƣời đọc một vẻ đẹp riêng, một hình ảnh gợi cảm về tâm hồn làng quê, về nếp sống, nếp sinh hoạt sau lũy tre xanh. Cày xới vào bề sâu của nền tảng văn hóa tâm linh, nhà văn đã tìm cách lý giải cội nguồn sâu xa sức sống mãnh liệt của dân tộc trong cuộc chiến với các yếu tố ngoại lai để bảo vệ hồn nƣớc. Với Mẫu Thượng Ngàn, ngƣời đọc đƣợc sống lại trong không gian của những ngày tháng quá khứ với tham vọng chinh phục của một cƣờng quốc phƣơng Tây trên mảnh đất Việt Nam, mà kết cục của nó là sự khâm phục và bị quyến rũ trƣớc một vẻ đẹp phƣơng Đông huyền bí và sâu thẳm. Đội gạo lên chùa xuất hiện khi Nguyễn Xuân Khánh đã ở tuổi gần 80, khiến công chúng ngỡ ngàng, kinh ngạc trƣớc bút lực dồi dào của nhà văn lão thành. Cả một chặng dài lịch sử dân tộc thời hiện đại từ kháng chiến chống Pháp sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tái hiện sống động qua từng trang tiểu thuyết. Chọn lọc những sự kiện chấn động của lịch sử dân tộc trong suốt chặng đƣờng dài có đến 30 năm của cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Xuân Khánh tiếp
  • 25. 19 tục mạch nguồn đã khơi từ những tiểu thuyết lịch sử trƣớc đó: khám phá chiều sâu đời sống tâm hồn Việt. Đến với Đội gạo lên chùa, nhà văn chiêm nghiệm về sức sống nội tại, bản lĩnh dân tộc trong mối quan hệ với một tôn giáo có gốc gác bền lâu trong lịch sử Việt Nam: Phật giáo. Cuốn tiểu thuyết không đi sâu tìm hiểu những vấn đề về triết lý tôn giáo và những biểu hiện của nó mà chỉ chắt lọc, lắng chọn những tinh hoa trong đời sống nội tâm của dân tộc có ảnh hƣởng từ vẻ đẹp Phật giáo: lối sống hƣớng thiện của con ngƣời Việt Nam. Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn tƣợng này, nhà văn một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình; chứng tỏ sự am hiểu tận tƣờng về một thời lịch sử, một phần chiều sâu nền văn hóa Việt. Cho xuất bản cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly rồi Mẫu Thượng Ngàn và tiếp đó là Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh nhanh chóng đƣợc dƣ luận hoan nghênh và ghi nhận với nhiều giải thƣởng danh giá: Giải thƣởng cuộc thi viết tiểu thuyết (1998 - 2000) của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thƣởng Mai vàng của báo Ngƣời lao động (2001), giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội (2001), giải thƣởng Thăng Long của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002) cho tiểu thuyết Hồ Quý Ly; và cho đến năm 2014, cuốn tiểu thuyết lịch sử này đã đƣợc tái bản tới 11 lần. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn cũng vinh dự nhận giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2006, giải thƣởng Văn hóa Doanh nhân năm 2007 và tính đến năm 2014, cuốn sách đã đƣợc tái bản tới lần thứ 7. Đội gạo lên chùa trình làng năm 2011 khi nhà văn đã 79 tuổi và rất nhanh chóng, tác giả cuốn tiểu thuyết đƣợc nhận giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam vào năm sau đó. Có thể nói, Nguyễn Xuân Khánh là trƣờng hợp hiếm hoi trong làng tiểu thuyết Việt đƣợc đông đảo độc giả từ nhiều thế hệ, nhiều nhóm quan điểm thẩm mỹ khác nhau, thậm chí xung đột nhau đón nhận một cách nhiệt tình. Cũng là trƣờng hợp hy hữu mà ở đó có sự gặp gỡ, tâm hợp của nhiều luồng quan niệm vốn dĩ vẫn trái chiều, khắc tính trong đời sống văn học nƣớc nhà đƣơng đại. Mang tính lịch sử, nhƣng lại có dáng dấp hiện đại, một sự giao thoa văn hóa - lịch sử - phong tục, cổ - kim đan quyện vào nhau, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh thực sự đã đạt đến độ chín của tài năng và phong cách, ''là kết quả sáng tạo của một nhà văn đầy tâm huyết, biết vƣợt lên khó khăn để tận hiến với nghệ thuật''.(Trần Đình Sử)
  • 26. 20 Với phƣơng châm và niềm hứng khởi ''viết ra được những vấn đề thẳm sâu của xã hội, nói ra được những khát khao ẩn ngầm của thời đại, của dân tộc'',[78] Nguyễn Xuân Khánh đã thu hút mọi ánh nhìn và trƣờng quan tâm của công chúng văn học. Đi qua một hành trình sáng tạo dài với nhiều sự kiện, nhận đƣợc mối quan tâm rộng rãi của dƣ luận, Nguyễn Xuân Khánh đã chứng minh bằng sự sáng tạo của mình với văn chƣơng Việt trên hành trình đổi mới: không có sự đổi mới nào mà không phải trả giá, và nƣớc mắt, mồ hôi của nghề viết luôn có những đền bù xứng đáng. Qua bao thăng trầm, tự điều chỉnh, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trở nên thích hợp và tiêu biểu cho ngữ cảnh văn hóa, xã hội hiện đại. Nhà văn đã góp cho văn chƣơng nƣớc nhà diện mạo của một dòng tiểu thuyết tân lịch sử sinh động, phong phú nhờ tâm huyết và tài năng. Thành công của Nguyễn Xuân Khánh trên hành trình sáng tạo tiểu thuyết lịch sử cũng là nguồn khích lệ để các nhà văn đƣơng đại không đánh mất niềm khát khao tìm tòi sáng tạo trên con đƣờng cách tân nghệ thuật nhọc nhằn, thầm lặng. 1.1.3. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Theo Karl Marx, tiểu thuyết lịch sử không phải để ''triệu về những bóng ma của quá khứ'' mà phải là ''những bài học soi sáng cho đƣơng đại''. Ngƣời viết tiểu thuyết lịch sử thực hiện công việc ''phán xét cả lịch sử, chƣng cất lại lịch sử, cãi ngầm với sử học về nhân sinh, thế sự để giúp nhận thức thêm, nhận thức lại lịch sử''.[18] Ở tiểu thuyết tân lịch sử, vai trò của chủ thể nhà văn đƣợc đề cao, năng lực sáng tạo đƣợc coi trọng hơn năng lực phản ánh. Nhà văn không thực hiện thao tác của sử gia nhằm tái hiện chân thực sự kiện, con ngƣời trong quá khứ mà thực hiện việc công việc hƣ cấu, sáng tạo nhằm đem đến cho ngƣời đọc những cảm quan thẩm mỹ mới về nghệ thuật. Trong tiểu thuyết lịch sử, biên độ hiện thực có sự mở rộng. Có sự chuyển dịch từ hiện thực của các sự kiện, biến cố lịch sử đến hiện thực về con ngƣời; từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn nhiều chiều. Lịch sử trong tiểu thuyết không phải là cái đã hoàn tất, xong xuôi. Những nhân vật lịch sử đƣợc tái hiện và hƣ cấu bằng nghệ thuật tiểu thuyết. Từ khuôn mặt tĩnh lặng ẩn mình trong những trang sử cũ, nhân vật lịch sử sẽ trở thành những con ngƣời sống động, có sức hấp dẫn và có khả năng tham gia vào việc giúp ngƣời sau phán đoán lịch sử và tự trả lời cho những vấn đề xã hội của thời mình. Có nghĩa là, những sự việc và con ngƣời
  • 27. 21 trong quá khứ không chỉ lùi vào lịch sử mà vẫn tiếp tục đan xen, tiếp diễn trong hiện tại và tƣơng lai qua ngòi bút của các tiểu thuyết gia. Và nhƣ vậy, biến cố lịch sử trở thành đƣờng viền cho số phận cá nhân, thành cái cớ ban đầu để nhà văn khảo sát hành trình tự ý thức của nhân vật. ''Lịch sử trở thành phƣơng tiện để khám phá con ngƣời. Lịch sử theo kinh nghiệm cộng đồng chuyển thành lịch sử theo kinh nghiệm cá nhân.''[73] Nhà tiểu thuyết tiếp cận lịch sử không đóng khung trong những di bản mà tiếp tục đem đến cho nó những luồng sinh khí mới. Hơn thế, dấu tích của cuộc đời xƣa, ý nghĩ cũ hiện diện trong tiểu thuyết đƣợc dùng làm nền cho những suy tƣ trăn trở về thế cuộc hôm nay, bởi ''tiểu thuyết chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái đƣơng đại ở thì không hoàn thành của nó''.[5 tr.33] Khi mƣợn chất liệu lịch sử để tạo ra gƣơng mặt "lịch sử giả định", các tiểu thuyết gia cũng xuất phát từ niềm tự hào, kiêu hãnh về quá khứ, cùng với đó là những mẫn cảm trƣớc thời đại, sự hoang mang về hiện tại của cuộc sống hôm nay. Trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau Đổi mới, các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh có sự thay đổi quan niệm và cách tiếp cận hiện thực. Tiểu thuyết của nhà văn bao quát một phạm vi lịch sử rộng lớn từ thời cổ trung đại sang thời hiện đại, từ triều đại nhà Trần, nhà Hồ của lịch sử phong kiến trong Hồ Quý Ly, đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở thời đại cách mạng giải phóng dân tộc trong Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa. Tuy nhiên, những cuốn tiểu thuyết của nhà văn không dàn trải theo chiều thời gian biên niên của sự kiện hay chặng đƣờng dài lịch sử mà chỉ lựa chọn những quãng lịch sử, những sự kiện, những nhân vật lịch sử ''có vấn đề''. Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là lịch sử đƣợc thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đã vƣợt thoát khỏi kinh nghiệm quen thuộc của cộng đồng. Viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn dựa trên các sử liệu nhƣ sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử nhƣng không lệ thuộc vào những sự thật đƣợc kinh nghiệm tập thể chấp nhận. Có một sự tinh nhạy trong chọn lựa và chắt lọc những sự kiện, những mốc lịch sử mang tính quyết định đối với vận mệnh của dân tộc để thể hiện những suy tƣ và đối thoại của cá nhân, đặc biệt là những yếu tố lịch sử, quá khứ có ý nghĩa lâu dài với thực tại đời sống. Mỗi tiểu thuyết lịch sử của nhà văn là một khúc lọc của đời sống quá khứ. Những cột mốc lịch sử mang tính bản lề: Hồ Quý Ly
  • 28. 22 gắn với thời điểm lịch sử Đại Việt cần một cuộc canh tân để thoát ra khỏi thể chế xã hội đã cũ kỹ mục ruỗng; Mẫu Thượng Ngàn gắn với thời điểm sinh mệnh văn hóa dân tộc cần một nguồn lực mạnh mẽ để đối chọi lại với cuộc xâm lƣợc của văn minh phƣơng Tây, còn Đội gạo lên chùa gắn với quá trình hình thành giá trị dân tộc trong thời đại mới của cách mạng vô sản. Nhƣ vậy, Nguyễn Xuân Khánh không đến với những hình tƣợng đã xác lập một cách giản đơn bằng thái độ sùng kính hay phủ nhận mà có cách ''sáng tạo lịch sử của riêng mình''.[48] Trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, cách xử lý lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá tự do và đầy tính chủ quan. Nhân vật Hồ Quý Ly và tƣ tƣởng cách tân cuối thời Trần, đời sống văn hóa, tinh thần và số phận các tầng lớp nhân dân trƣớc những biến chuyển lịch sử thời hiện đại,… đều đƣợc tái dựng lại theo kiến giải riêng. Sự đào sâu vào những toan tính của con ngƣời, nhu cầu cắt nghĩa đời sống theo những suy ngẫm, trải nghiệm đã khiến ngƣời đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm là hƣ cấu. Điều này phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết, “không ngừng nhận thức lại” bằng thái độ hoài nghi khoa học. Và nhƣ vậy, bức tranh lịch sử trong tiểu thuyết của nhà văn không mang giá trị tự thân, nghĩa là không nhằm tái hiện chân thực thời đại lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh chỉ mƣợn nó làm phƣơng tiện để chuyển tải kinh nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình. Với nhà văn, lịch sử không hẳn là quá khứ, lịch sử là khởi đầu cho tiểu thuyết. Lịch sử chỉ là "đinh treo" để nhà văn tỏ bày những "khao khát ẩn ngầm" của thời đại hôm nay. 1.2. Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ hệ đề tài. Viết về văn hóa -lịch sử dân tộc, thế giới tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đƣợc kết nối trong một trƣờng liên văn bản của những yếu tố cấu thành. Nhìn từ hệ đề tài, có một mối liên hệ chằng chịt, kết nối, hòa bện để tạo nên không gian gần gũi, tƣơng đồng, dính líu nhƣ một sự viết lại, tiếp nối, hồi thanh giữa các tiểu thuyết của nhà văn - một biểu hiện của liên văn bản trong nội văn bản. 1.2.1. Lịch sử của thời nhiễu loạn. Viết về đề tài lịch sử, điểm chung trong ba cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là chọn lựa bối cảnh lịch sử đặc biệt nhƣ một cách thể hiện yếu tố liên văn bản trong nội văn bản của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh chọn một lối đi riêng: tiếp cận lịch sử trong cơn biến động khủng hoảng của tinh thần dân tộc.
  • 29. 23 Cả ba cuốn tiểu thuyết đều tiếp cận hiện thực lịch sử của xã hội thời mạt. Đó là khi sinh mệnh dân tộc gặp sóng to gió cả; khi vận nƣớc ngả nghiêng, sức mạnh dân tộc lung lay; khi đời sống, số phận con ngƣời bị cuốn vào trong cơn bão táp bạo lực và đứng trƣớc bờ vực của sự tha hóa, mất nhân tính; những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa, tinh thần của cộng đồng bị vùi dập; khi lòng ngƣời hoang mang, đổ vỡ niềm tin. Cái lõi lịch sử trong Hồ Quý Ly đƣợc nhà văn khai thác là sự biến thiên của thời mạt Trần (Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Sau ánh hào quang rực rỡ của hào khí Đông A, triều Trần bƣớc vào thời khủng hoảng, suy vi, thời mạt vận: Trần Dụ Tông ham mê hành lạc, bỏ bê triều chính; nạn vua phƣờng chèo Nhật Lễ; Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông hiền lành nhu nhƣợc,...''Triều đình biến thành chiến trƣờng. Máu ngƣời liên miên chảy'' [31, tr.293]. Những nguy cơ rình rập quanh ngôi báu, nội loạn xảy ra khắp chốn, ngoại bang thay phiên dòm ngó. Phƣơng Nam quân Chiêm Thành hết lần này đến lần khác uy hiếp kinh đô; phƣơng Bắc nhà Minh cũng lân la hòng vƣợt qua biên ải. Đại Việt của thời thiên túy, chìm trong những mƣu mô cuồng nộ, đẩy đất nƣớc đến thảm cảnh điêu linh. Cuộc đấu đá một mất một còn giữa hai phe cách tân và bảo thủ diễn ra dai dẳng khi công khai, khi ẩn ngầm khiến đất nƣớc rơi vào cảnh hỗn loạn. Những âm mƣu và toan tính cân não, những thủ đoạn thâm độc của các phe phái len vào tận trong từng ngõ ngách của đời sống, từng ngôi nhà, dòng họ, từng số phận cá nhân con ngƣời. Cuộc sống của các nhân vật trong truyện lúc nào cũng căng thẳng, đầy những sự dè chừng. "Ở đây ngƣời ta có thể tƣơi cƣời hể hả, nhƣng lúc nào đầu óc cũng sƣng tấy lên tìm những thủ đoạn, những âm mƣu" [31, tr.769-770]. Vua Thuận Tông đã phải chua chát thốt lên: ''Ôi! Cái triều đình rồ dại! Thiên hạ nhƣ một bầy ngƣời điên. Họ tranh nhau từ màu áo đến lọng che, cho đến kiệu đi, ngựa cƣỡi''.[31, tr.441] Trải dài trong tiểu thuyết là những cảnh mất mát, giết chóc, đầu rơi máu chảy. Mở đầu, sau hội thề Đồng Cổ nhƣ một màn kịch giả tạo của sự đồng tâm hòng an ủi niềm hoang mang trong lòng vƣơng thất triều Trần là cảnh tàn sát nơi pháp trƣờng. Kết thúc tiểu thuyết là cả một thế giới đổ vỡ trong cuộc thanh trừng sau hội Đốn Sơn. Một kết cục thảm khốc với những con số: hai mƣơi ngày với 215 ngƣời bị bắt, 85 ngƣời bị xử tội chết. (Đại
  • 30. 24 Việt sử ký chép là giết 370 ngƣời) [34, tr.303] Dù với Hồ Quý Ly, nó vẫn ''chƣa phải là một cuộc đại tƣơng tàn''. Mẫu Thượng Ngàn là lịch sử của thời mạt văn. Lịch sử khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trƣớc đây quen gọi là buổi giao thời. Đó là lúc, văn minh phƣơng Tây tràn vào nƣớc ta. Nền văn hóa bản địa và văn hóa xâm nhập xảy ra những va chạm, xung đột. Trong cuộc sống chung, trong từng gia đình, trong từng con ngƣời đều song song tồn tại hai nền văn hóa "cũ" và ''mới'' ấy. Đó là thời mà ''văn hóa dân tộc leo lét nhƣ ngọn đèn dầu cạn mà văn hóa ngoại lai lại đƣợc sùng bái hết mức''.[44, tr.235] Đó cũng là lịch sử của thời nhiễu loạn, những ngày khi ngƣời Pháp "dễ dàng chiếm đƣợc đồng bằng và trung du. Chỉ còn miền núi là nơi quân Cần Vƣơng ẩn náu, là nơi giặc Cờ Đen hoành hành, là nơi quân Tầu cũng tràn sang đánh phá''.[32, tr.292] Là những ngày sát tả (giết ngƣời theo đạo công giáo), bạo lực hoành hành. Những giá trị, đạo lý truyền thống ngàn đời, lối ứng xử ôn hòa nhân ái của ngƣời Việt trong đời sống thƣờng nhật nay bị đảo lộn trƣớc không gian bạo lực kinh hoàng và trƣớc sự áp đặt cai trị của lực lƣợng ngoại bang đi chinh phục. Nền văn hóa bản địa bị xáo trộn, cƣỡng bức, đàn áp. Dọc theo tiểu thuyết là ấn tƣợng ghê rợn về cảnh quân Pháp càn quét từng làng xóm, dựng đồn bốt, cảnh những đám giặc cƣớp lộng hành; cùng với đó là cảnh trừng trị quái đản trong những ngày sát tả. Kết cục của thời mạt, con ngƣời quay cuồng với nhịp điệu bão tố trong một không gian bạo lực kinh hoàng. Làng Cổ Đình nhƣ cái rốn tập hợp mọi náo động, sóng gió của thời loạn. Một trận say máu, một cuộc lên đồng tập thể khiến con ngƣời mất hết nhân tính, vu cáo, hãm hại lẫn nhau, ''thích bức hại đồng loại của mình cho đến chết''.[32, tr.293] Chọn khắc họa xã hội thời loạn, nhà văn nhằm lí giải bản tính hay đổi thay của con ngƣời. ''Hay là tại lúc ấy xã hội rồ dại, thì con ngƣời cũng rồ dại theo. Hay là vì những lúc bình thƣờng con ngƣời vốn nhỏ bé, bây giờ gặp thời họ bỗng thấy lớn lên, họ bỗng cảm thấy quyền uy... Và muốn thể hiện quyền uy, không gì bằng bức hại con ngƣời cho đến đƣờng cùng''. [32, tr.293] Hay là, tại vì bản chất con ngƣời vốn ác, và ''khi cái ác đƣợc cấp phép xổng chuồng, nó đã biến thành kẻ sát nhân''.[32, tr.293] Với Đội gạo lên chùa, thời nhiễu loạn đƣợc nhà văn dùng cách nói hình tƣợng: thời bão nổi can qua. Đó là những ngày tháng căng thẳng của cuộc cải cách
  • 31. 25 ruộng đất long trời lở đất ở chốn thôn quê, khi cả ''thế gian đƣơng xao động, con ngƣời đang giãy dụa tìm lối đi''. [33, tr.448-449] Một đám đông hoảng loạn và giận dữ. Sức mạnh của nó kéo theo mọi thứ. ''Gió lửa cuồng nộ sẽ cuốn phăng tất cả,... kẻ nào chậm chân, hay dừng lại, sẽ bị nó đè bẹp, dẫm nát, xé tan ra từng mảnh''.[33, tr.581] Trong cơn co giật cuồng nộ ấy, ''mạng con ngƣời ta chỉ là mạng của con sâu cái kiến''. [33, tr.581] Đó cũng là những tháng ngày tàn khốc của cuộc chiến tranh vệ quốc. Con ngƣời quay trở về với những màn giết chóc thời trung cổ. Tội ác hoành hành, nhân tính bị hủy hoại. Con ngƣời bị đối xử nhƣ với súc vật, bị trói, bị đánh, bị giết, bị lăng nhục tàn tệ. Thời mạt pháp, ''con ngƣời chỉ là những chiếc lá để gió lốc cuốn đi''.[33, tr.167] Va đập nặng nề với hiện thực đời sống bạo lực, những vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại của nghệ thuật, tình yêu, hạnh phúc đều vỡ vụn, tan nát. Bạo lực leo thang, nhất là khi bạo lực gắn với quyền lực của kẻ ngoại bang đi chinh phục, chúng là ''đối thủ và cũng là đối tác trong cái vũ điệu không gì kiềm chế nổi''. [33, tr.67] Trong Đội gạo lên chùa, mối bận tâm của đám ngƣời đấu tố làng Sọ là những điều nhƣ: ''Ngƣời bị xử bắn có giãy giụa hay không? Có run run co giật hay là chỉ ngất xỉu rồi gục xuống? Khi sắp bị bắn có đƣợc nói lời cuối cùng nhƣ trong phim không? Liệu có hộc máu ra đằng mồm?'' Hay: ''Ở xã này, ai là ngƣời cầm súng lục bắn phát đạn gia ân cuối cùng vào thái dƣơng kẻ xấu số?...Bãi bắn ở đâu?... Hay lại rồng rắn kéo nhau giữa đồng?...Cách rách thật?'' [33, tr.535] Thật tàn nhẫn khi họ chỉ quan tâm đến việc ''xem xử bắn không hay bằng xử chém" (A. Q chính truyện -Lỗ Tấn). Giết ngƣời, lại giết công khai, ''không đi xem cũng phí''.[33, tr.535] Khi bạo lực lên ngôi, con ngƣời trở về kỳ mông muội, dã thú, dửng dƣng vô cảm trƣớc những mất mát của chính ngƣời thân trong gia đình, cộng đồng mình. Viết về thời nhiễu loạn, thế giới tiểu thuyết của nhà văn trở thành nơi khái quát, qui tụ những thời khắc biến động dữ dội của lịch sử. Những khoảng khắc cam go của sinh mệnh tinh thần, của hồn nƣớc đòi hỏi phải thể hiện bản lĩnh, khí phách, sức mạnh để vƣợt qua bão loạn của dân tộc trên hành trình đi tới tƣơng lai. 1.2.2. Tiểu thuyết của những xung đột. Thời nhiễu loạn trong thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc biểu hiện cụ thể bằng các mối xung đột xã hội. Trong tác phẩm của nhà văn, xung
  • 32. 26 đột bộc lộ ở quy mô từ lớn đến nhỏ, từ vĩ mô đến vi mô, từ từng tế bào xã hội là mỗi gia đình ra đến cộng đồng làng nƣớc. Khuôn hẹp trong quy mô cộng đồng nhỏ bé làng xã là xung đột giữa các dòng họ. ''Cái mối hiềm tỵ ấy chỉ làm cho làng xóm càng ngày càng thêm u ám. Và khổ nhất vẫn là những gia đình thấp cổ bé họng". [32, tr.464] Đó là xung đột dòng tộc giữa trong Bùi và họ Nguyễn trong Mẫu Thượng Ngàn, họ Đinh Công và họ Vũ trong Đội gạo lên chùa. Rộng ra là xung đột dòng họ trong quy mô quốc gia. Cuộc chiến giữa họ Trần và họ Hồ trong Hồ Quý Ly không chỉ là xung đột giữa hai phe phái cách tân và thủ cựu, giữa phe hành động và phe trì hoãn mà gần gũi hơn, đó là xung đột giữa hai dòng tộc để chiếm tranh quyền lực. Nhƣ vậy, từ xung đột dòng họ trong phạm vi một làng xã, nhà văn mở rộng tầm bao quát đến xung đột triều đại, xung đột dân tộc. Trong Mẫu Thượng Ngàn, quan điểm của Julien, đại diện cho tiếng nói của đội quân chinh phục phản ánh quan hệ mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc. Thậm chí, xung đột trở thành triết lý tồn tại của đội quân chinh phục. ''Có những dân tộc sinh ra trên trái đất này để thống trị, và cũng có những dân tộc sinh ra để bị trị. Lịch sử là cuộc vật lộn khốc liệt giữa các dân tộc''[32, tr.413]. Trong tiểu thuyết, xung đột giữa các lực lƣợng xã hội đƣợc đẩy tới mức cực đoan giữa phe cách tân và thủ cựu (Hồ Quý Ly), giữa dân tộc và ngoại bang, phƣơng Đông và phƣơng Tây, cách mạng và phản cách mạng (Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa). Bên cạnh đó, những xung đột tƣ tƣởng, tôn giáo dù không dai dẳng, thƣờng xuyên nhƣng cũng có những lúc, những thời điểm tạo nên căng thẳng nhƣ xung đột lƣơng - giáo; đạo Phật và Nho giáo, cách mạng và các tín ngƣỡng tâm linh; cuộc chiến không kém phần khốc liệt của xung đột văn hóa phƣơng Đông - phƣơng Tây, văn hóa Việt - văn hóa Pháp; văn hóa bản địa - văn hóa ngoại lai trong công cuộc xâm lấn và chinh phục... Tất cả đã tạo nên một thế giới nhiễu loạn đầy căng thẳng, ngột ngạt và vô cùng kịch tính cho tiểu thuyết. Xây dựng những biến cố dữ dội của đời sống dân tộc bằng nhãn quan tiểu thuyết, nhà văn biểu lộ một ánh nhìn trầm tĩnh về thế cuộc: ''Những cuộc dâu bể ở thế gian này là chuyện thƣờng hằng, chúng xảy ra nhƣ những đợt sóng''. [33, tr.547] Một khía cạnh khác, những xung đột, nhiễu loạn của thời cuộc đƣợc soi rọi ở các mặt biện chứng của vấn đề. ''Sự tàn độc của một thời biết đâu lại chẳng có mặt tích cực. Bởi vì khi cái ác xuất hiện thì cái thiện cũng đồng thời đƣợc biểu hiện với tất
  • 33. 27 cả vẻ rực rỡ của nó''. [33, tr.248-249] ''Thế gian mênh mông đau khổ, trái ngang, song cũng là mênh mông tình thƣơng''. [33, tr.649] Phản ánh, đào sâu những đối cực, xung đột, nhà văn nhằm đề xuất một hƣớng hòa giải cho các vấn đề nhức nhối của đời sống. Với tinh thần linh hoạt, dung hòa, chọn lựa lối sống hƣớng thiện tốt đẹp cho cộng đồng dân tộc, tác phẩm của nhà văn cũng là lời tỏ bày ƣớc muốn tìm về một lẽ sống mà ở đó có thể tìm thấy những chân lý, những ý nghĩa thiết thực cho hiện tại và tƣơng lai. 1.2.3. Tiểu thuyết đẹp về văn hóa. Từ cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên: Hồ Quý Ly, lịch sử và văn hóa đã đi liền với nhau nhƣ hình với bóng. Đây cũng chính là cảm hứng, chủ đề xuyên suốt của Nguyễn Xuân Khánh, sẽ đƣợc nhà văn tiếp tục khơi sâu bằng tất cả niềm đam mê và nhiệt hứng trong hành trình tiểu thuyết lịch sử của mình, qua Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa. Văn hóa Việt đƣợc nhà văn khám phá ở khía cạnh sinh động của đời sống thƣờng nhật, biểu hiện qua nếp sống và nếp nghĩ của con ngƣời Việt Nam trong các mối quan hệ cộng đồng, qua những phong tục tập quán nghìn năm tuổi. Dòng họ như một biểu hiện sinh động của văn hóa Việt. Léopol Cadière, nhà sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, nhân loại học và dân tộc học ngƣời Pháp, đồng thời cũng là nhà truyền giáo, khi nghiên cứu về dòng họ ngƣời Việt đã kết luận: “Ngƣời Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”.[6, tr.241-242] Nét nổi bật trong phẩm tính con ngƣời Việt Nam là sự kết nối chặt chẽ với dòng họ, với cội nguồn. Quan niệm của ngƣời Việt là chim có tổ, ngƣời có tông, sông có nguồn. Ngƣời Việt dù sống ở quê hƣơng hay ly hƣơng cũng đều có mối quan hệ sâu sắc với dòng tộc, với gốc gác và trong ý thức lẫn vô thức đều hƣớng đến trách nhiệm làm phồn vinh, hƣng thịnh, sum đầy cho họ tộc mình. Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một tiểu sử về những dòng họ. Mối quan hệ chằng chịt và phức tạp của các thành viên cộng đồng đều có liên quan, dính dáng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các dòng tộc. Mỗi nhân vật của nhà văn dù ở vị trí nào, địa vị ra sao, sống ở đâu thì ý thức về nguồn cội của mình cũng đậm trong
  • 34. 28 huyết quản. Hầu hết nhân vật trong thế giới tiểu thuyết của nhà văn đều có những lựa chọn, hành xử liên quan đến ý thức và nghĩa vụ của bản thân đối với nguồn gốc của mình. Thậm chí, trong cuộc chiến đầy máu và nƣớc mắt vì quyền lợi dòng họ, nhiều nhân vật đã từ bỏ bản thân để đi theo tiếng gọi của trách nhiệm đối với huyết thống. Ở Hồ Quý Ly, trung tâm tự sự là mối quan hệ chằng chịt của các dòng họ. Đời sống tiểu thuyết dƣờng nhƣ chỉ xoay quanh sự sinh tồn của hai dòng họ lớn: họ Trần và họ Hồ. Những mối xung đột căng thẳng, những mƣu đồ tính toán, những trả giá và khổ đau... đều xuất phát từ quyền lợi dòng họ mà ra. Trong cuộc chiến giành giật vƣơng quyền, họ Trần dẫu đông nhƣng dần rơi vào thế bị động, thất thế. Dòng họ Hồ trong khi đó ngày càng chiếm thế thƣợng phong. Nhiều lúc, thành công hay thất bại của từng phe phái cũng có nguyên nhân sâu xa từ ý thức dòng tộc. Quy định hôn nhân đồng tộc của họ Trần khiến cho các mối quan hệ họ hàng trở nên rối rắm; phải chăng đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến họ Trần đến chỗ suy vi bởi sự ''lại giống''? Và sự hỗn loạn của lòng ngƣời khi hƣớng về họ Hồ phải chăng cũng bởi Hồ Quý Ly quá coi trọng quyền lợi dòng họ khi lựa chọn quốc hiệu và đƣa kinh đô về nơi quê cha đất tổ của mình mà ít chú ý đến lợi ích thiết thực của quốc gia và dân chúng? Trong Mẫu Thượng Ngàn, câu chuyện đƣợc kết nối bởi những tình tiết về tiểu sử của ba dòng họ. Hai dòng họ Việt: họ Vũ Cao và họ Đinh Công ở làng Cổ Đình, một dòng họ Pháp: họ Messmer với ba anh em: Philippe, Pierre, Julien. Nếu tách ra, ngƣời đọc có thể hình dung có những câu chuyện riêng về tiểu sử của những dòng họ. Các dòng họ có những mối quan hệ ràng buộc, duyên nợ với nhau qua nhiều thế hệ. Họ Vũ Cao và Đinh Công là những dòng họ lớn đã cƣ ngụ lâu đời ở làng Cổ Đình, tồn tại từ lâu mối hiềm khích, ganh đua nhau về tiếng tăm, địa vị. Nhìn trên tổng thể, dòng họ Messmer cũng có những dính líu phức tạp với hai dòng họ còn lại. Những quan hệ ràng buộc giữa các dòng tộc tạo nên một mạng lƣới chằng chịt biến cố, chuyện kể đan xen làm nên bề dày tiểu thuyết. Trong từng dòng họ, mỗi thành viên đều có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và bổn phận cá nhân với nguồn gốc huyết tộc. Trịnh Huyền dẫu bôn ba khắp chân trời góc bể, cuối cùng vẫn tìm về nơi quê hƣơng bản quán để làm tròn đạo hiếu, Lý Cỏn dù độc ác, tàn nhẫn với thiên hạ đến đâu thì vẫn là ngƣời con hiếu thuận, ngoan ngoãn nghe lời. Ba anh
  • 35. 29 em nhà Messmer ở nơi phƣơng trời Pháp quốc, bằng những cách khác nhau đều có mặt ở xứ sở Đông Dƣơng xa lạ để hoàn thành sứ mệnh làm vẻ vang cho dòng tộc của mình. Đội gạo lên chùa lý giải về dòng tộc theo cách nhìn tinh tế, sâu sắc. Trong mối quan hệ căng thẳng của dòng họ Bùi và họ Nguyễn ở làng Sọ, vẫn có những tình cảm tốt đẹp nảy sinh nhƣ tình bạn của Tuấn và Huy, của cụ đồ Tiết và cụ tú Cao. Tuy nhiên, căng thẳng nhất vẫn là mối quan hệ của quản Mật và thầy giáo Hải. Thuộc về ''hai dòng họ thù hằn nhau'', [33, tr.218] ở họ mâu thuẫn dòng tộc trở thành xung đột giữa hai lực lƣợng thù địch: phản cách mạng và cách mạng trong cuộc chiến một mất một còn. Liên quan đến mối quan hệ khi ôn hòa, khi căng thẳng của dòng họ, có bao số phận trở thành nạn nhân đáng thƣơng. Huyết thống trở thành nỗi ám ảnh ở Rêu, ngƣời thiếu nữ đã bỏ bao công sức kiếm tìm gốc gác. Ngƣời con gái tìm cha đã trải qua một hành trình thật lạ. Mới đầu, là cuộc du hành bốn phƣơng trời, đem tiếng hát để đi tìm một ngƣời cha không tên không họ. Đi một vòng xa xôi, lại trở về nơi chốn mình sinh ra. Ngƣời cha mà đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, trong cơn cuồng nộ của lịch sử, họ mới nhận nhau trong một hoàn cảnh éo le và đau đớn. Văn hóa làng xã. Bƣớc trên lối xƣa, thềm cũ, nhà văn dẫn dắt ngƣời đọc về với những miền văn hóa, những phong tục tập quán nghìn năm tuổi, những tín ngƣỡng dân gian, niềm tin tôn giáo của cộng đồng ngƣời Việt để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong tập quán riêng, nếp sống riêng và trong sự đổi thay mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa. Đặc biệt, nhà văn dành nhiều tâm huyết cho những trang viết về văn hóa làng. Những trang văn trau chuốt về vẻ đẹp và sức sống của văn hóa làng quê đem đến khoái cảm thẩm mĩ, cho ta sống nghệ sĩ trong những việc rất đỗi đời thƣờng. Lối sống dân dã, gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ đem đến nghệ thuật sống tận hƣởng ý vị tinh túy, sâu sắc ở những sinh hoạt thƣờng ngày. Tiếp nối mạch cảm hứng về thú chơi ''phong lƣu đồng ruộng'' qua những tiểu thuyết, truyện ngắn văn hóa phong tục của Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Kim Lân... Nguyễn Xuân Khánh đã cố công chi chút mô tả nhiều thú vui quê kiểng. Từ thú chơi thanh tao vƣơng giả của những ẩn sĩ nho gia nhƣ trồng mai, thƣởng rƣợu trong
  • 36. 30 Hồ Quý Ly cho đến thú vui săn chim, nuôi chim cảnh, hay thú chơi chữ, lãm chữ đặc biệt của cụ đồ Tiết trong Mẫu Thượng Ngàn; nghệ thuật chơi đàn, thƣởng đàn của Trịnh Huyền, Chánh Long trong Đội gạo lên chùa... nhà văn đã đánh thức phần cốt cách nghệ sĩ trong vô thức tập thể ở mỗi ngƣời Việt, tìm đƣợc niềm cộng cảm ở nhiều thế hệ độc giả. Viết về văn hóa làng với ánh nhìn suy ngẫm, nhà văn đã dụng công kiếm tìm cái mạch ngầm sống động tiềm ẩn đằng sau dáng vẻ hiền lành của đời sống nông thôn. Từ đó khám phá ra sức sống bền bỉ, bạo liệt làm nên linh hồn và sức cuốn hút của nó. Văn hóa làng quê đƣợc dày công mô tả ở phƣơng diện tinh thần cộng đồng. Đời sống ấy đƣợc lắng đọng, kết tinh trong hình ảnh vật chất thân thƣơng: những ngôi chùa, những đình làng. Ngôi chùa với ngƣời dân mỗi làng quê là mái ấm, nơi kết tụ đời sống văn hóa tâm linh thiêng liêng mà gần gũi. Trong Hồ Quý Ly, nhà văn dành hẳn một chƣơng để nói về một ngôi chùa đổ. Đó là ngôi chùa Tiên của làng Già nằm giữa kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa mang màu sắc phƣơng Nam của những cƣ dân Chiêm Thành là tù binh chiến tranh lƣu lạc tới. Trong thời mạt pháp, chùa hoang trở thành nơi cƣ ngụ cho lũ chim cò, chồn cáo và cả những khách lỡ đƣờng lạc bƣớc. Tuy nhiên, bóng dáng tinh thần của nó thì vẫn hằn sâu trong tâm thức của cộng đồng. Với những con ngƣời trong phút cùng đƣờng tuyệt lộ nhƣ Sử Văn Hoa, Phạm Sinh và bao kẻ hành khất, ngôi chùa hoang làng Già là chốn nƣơng náu cuối cùng. Trong Đội gạo lên chùa, hình ảnh ngôi chùa làng Sọ trở thành mái ấm của những số phận khổ đau, bất hạnh thời loạn lạc. Ngôi chùa gắn với tuổi thơ buồn bã, tƣ lự của An, chứng kiến những bƣớc trƣởng thành của ngƣời chiến sĩ cách mạng Vô Trần, cũng là chốn chở che những phận ngƣời côi cút, bơ vơ nhƣ bà cụ Thầm, chị em Nguyệt, sƣ Khoan Độ. Chùa Sọ gắn bó với ngƣời cách mạng trong những ngày đen tối. Đó cũng là nơi giữ nhịp sống yên ả của làng quê giữa ngày bão loạn qua nhịp điệu thong thả khoan thai của những bà, những mẹ, những chị trong những ngày thƣ thả đội gạo lên chùa. ''Đội gạo lên chùa'' không chỉ là cụm động từ diễn tả một nghĩa cử thánh thiện mà trở thành cụm tính từ mô tả một phong thái sống. Tiếng chuông chùa có một ý nghĩa sâu xa với đời sống cộng đồng. Không hẳn là một khí cụ của nhà Phật, chuông chùa ngân nga trong không gian làng quê mang theo hơi thở cuộc đời.