SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----***-----
NGUYỄN ĐỨC QUANG
SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN 2000
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
HUẾ, NĂM 2017
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................6
5. Nguồn tư liệu chính...............................................................................6
6. Đóng góp của luận văn...........................................................................6
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................7
Chương 1: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1945 - 1954.............................................. 8
1.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành
chính. ........................................................................................................8
1.1.1. Nguyên nhân...............................................................................8
1.1.2. Ý nghĩa.......................................................................................10
1.2. Khái quát địa danh, địa giới hành chính trước tháng 9 - 1945..........10
1.2.1. Địa lí tự nhiên...........................................................................10
1.2.2.Cư dân Quảng Ngãi.....................................................................13
1.2.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi trước tháng 9 -
1945.........................................................................................................16
1.3. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954........................26
1.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày toàn quốc kháng
chiến (19-8-1945 đến 19-12-1946)..............................................................26
1.3.2. Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến Hiệp định Genève (19-12-1946
đến 7-1954)...............................................................................................28
1.4. Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
thời kỳ 1945 - 1954...................................................................................33
1.4.1. Sự chia đặt điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.............................................................................33
2
1.4.2. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của chính quyền tay
sai Pháp....................................................................................................44
1.4.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1945 -
1954 theo thành phố, quận, huyện, xã........................................................45
Chương 2: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1954 - 1975...........................................48
2.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành
chính.......................................................................................................48
2.1.1. Nguyên nhân.............................................................................48
2.1.2. Ý nghĩa.....................................................................................50
2.2. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975...................51
2.3.Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
thời kỳ 1954 - 1975..................................................................................59
2.3.1. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa...........................................................................59
2.3.2. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt
Nam Cộng hòa.........................................................................................60
2.3.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 -
1975 theo thành phố, quận, huyện, xã.......................................................63
Chương 3: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1975 - 2000..............................................67
3.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành
chính.......................................................................................................67
3.1.1. Nguyên nhân.............................................................................67
3.1.2. Ý nghĩa.....................................................................................68
3.2. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000...................69
3.3 .Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng
Ngãi thời kỳ 1975 - 2000..........................................................................73
3.3.1. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời
kỳ 1975 - 2000..........................................................................................73
3
3.3.2. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 -
2000 theo thành phố, quận, huyện, xã.......................................................95
KẾT LUẬN...................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................104
PHỤ LỤC......................................................................................................110
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, do tác động của các yếu
tố chính trị, kinh tế, xã hội ở Quảng Ngãi cơ cấu hành chính trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau có những thay đổi khác nhau. Từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay, cùng với những thay đổi về chính trị - kinh tế - xã hội, thì
sự thay đổi về địa lý hành chính cũng diễn ra rất phức tạp. Việc điều chỉnh địa
giới hành chính từ xã đến huyện đến tỉnh diễn ra liên tục. Làm cho tên của các
đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần. Nhưng cho đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và hệ thống.Chính điều đó
đem lại khó khăn, lúng túng nhất định cho các nhà nghiên cứu trong quá trình
viết lịch sử địa phương, biên soạn địa chí văn hóa và hành chính của tỉnh
Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, cách thủ đô
Hà Nội 883 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía
Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung 60km, phía
Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142km dựa lưng vào dãy
Trường Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài 70km, phía Đông
giáp Biển Đông với chiều dài 130km.
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.153,0km2
, bằng 1,7% diện tích
tự nhiên cả nước. Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với
các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông
của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có
nơi núi chạy sát biển.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có
tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc -Nam chạy qua tỉnh. Phía Bắc tỉnh, tại
huyện Bình Sơn có khu kinh tế Dung Quất - tại đây có cảng nước sâu Dung
Quất, khu công nghiệp lọc hoá dầu và một số khu công nghiệp khác.
5
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh
(thành phố Quảng Ngãi) và 14 huyện được chia làm 180 đơn vị hành chính (
gồm 162 xã, 8 phường và 10 thị trấn) với số dân 1.221.600 người (2011).
Quảng Ngãi là vùng đất có nhiều biến động lịch sử, đặt biệt là cơ cấu
hành chính trải qua nhiều giai đoạn khác nhau có những thay đổi khác nhau:
Nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với những thay
đổi về chính trị - kinh tế - xã hội, thì sự thay đổi về địa lý hành chính cũng
diễn ra rất phức tạp. Chính vì vậy việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã
đến huyện đến tỉnh diễn ra lên tục. Làm cho tên riêng của các đơn vị hành
chính cũng thay đổi nhiều lần. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và hệ thống.
Chính điều đó đem lại khó khăn, lúng túng nhất định cho các nhà
nghiên cứu trong quá trình viết lịch sử địa phương, biên soạn địa chí văn hóa
và hành chính của tỉnh nhà.
Là người dân đất Quảng đang sống và giảng dạy trên địa bàn, tôi nhận
thấy việc nghiên cứu những thay đổi địa danh, địa giới hành chính ở tỉnh
Quảng Ngãi có ý nghĩa thiết thực nhằm phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa
phương ở trường phổ thông qua các thời kỳ lịch sử.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sự thay đổi địa
danh và địa giớihành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 2000" làm đề tài
luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
Thực hiện đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt:
* Về ý nghĩa khoa học:
Việc tìm hiểu quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở tỉnh
Quảng Ngãi trong lịch sử có thể giúp chúng ta định vị được một vùng địa lý
hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội quân sự cũ so với ngày nay. Trên cơ sở đó
góp phần tìm hiểu thêm căn cứ khoa học cho việc phân định địa giới hành
chính đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đồng thời qua đó góp thêm cơ sở
khoa học cho việc thực hiện cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi.
6
* Về ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài nhằm góp phần xác định đúng địa danh và địa giới hành chính ở
tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử, từ đó giúp cho các nhà khoa học có thêm tài
liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, biên soạn sách địa chí văn hóa, lịch sử
địa phương.
Đề tài còn góp phần lí giải nguyên nhân của những thay đổi và phân
chia địa giới hành chính tại Quảng Ngãi. Từ đó giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có cơ sở đề ra đề ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp phục
vụ cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm phát huy thế mạnh của
từng địa phương để thúc đẩy kinh tế - xã hội tronh giai đoạn mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Có lẽ, nói về Quảng Ngãi cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu,
nhưng chủ yếu nói về vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa, ẩm thực xứ
Quảng...chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ về địa danh, địa
giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi.
Những công trình đề cập ít nhiều đến địa danh, địa giới hành chính của
tỉnh đó là những công trình lịch sử Đảng bộ trong tỉnh.
- Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1945 - 1975) xuất
bản năm 1999.
- Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1975 - 2005) xuất
bản năm 2010.
Các công trình chỉ đề cập đến sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính
của tỉnh qua các thời kỳ nhưng chỉ khái quát một cách chung chung, chưa
trình bày một cách cụ thể.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Địa chí Quảng Ngãi xuất bản năm
2008 cũng đã đề cập đến sự thay đổi địa danh địa giới hành chính ở tỉnh
Quảng Ngãi qua các thời kỳ nhưng cũng chưa thật sự cụ thể.
- Ngoài những công trình đó, còn có các công trình lịch sử Đảng của các
huyện như: Đức Phổ, Mộ Đức, Ba Tơ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn...Nhưng
7
tất cả các công trình đó cũng chỉ đề cập sơ lược, khái quát quá trình thay đổi
tên, các địa danh đó mà thôi.
Mặc dù sự trình bày chỉ mang tính khái quát nhưng đó cũng là nguồn tài
liệu để tìm hiểu so sánh và đối chiếu.
Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân với cuốn
"Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 2002"
xuất bản năm 2003, đã trình bày những thay đổi liên tục về địa danh, địa giới
hành chính từ năm 1945 - 2002 tương đối đầy đủ bằng chính những văn bản
pháp qui của các nhà nước hiện hành ở Việt Nam từ sau ngày 2 tháng 9 năm
1945 đến năm 2002. Có lẽ đây là công trình gần gũi hơn cả đối với đề tài luận
văn. Tuy nhiên công trình này vẫn chưa tình bày đầy đủ quá trình thành lập và
những thay đổi ở các khu, tỉnh, huyện, xã do chính quyền cách mạng chia đặt
ở miền Nam từ 1954 đến 1975. Mặt khác, công trình này còn chưa đề cập một
cách đầy đủ toàn diện, chính xác về những thay đổi hành chính đối với một
tỉnh cụ thể nào - như tỉnh Quảng Ngãi chẳng hạn. Một điều khác biệt nữa giữa
luận văn và công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân là công trình này
chưa nêu lên ý nghĩa của việc thay đổi địa danh và địa giới hành chính mà chỉ
nhằm cung cấp tài liệu cho bạn đọc môt cách khái quát trên cả nước nên chưa
đặt vấn đề lý giải nguyên nhân của những thay đổi đó.
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào đặt vấn đề nghiên
cứu sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi qua các thời
kỳ lịch sử một cách chính xác, có hệ thống và đầy đủ. Vì vậy đây là vấn đề
nghiên cứu còn mới mẻ.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần khôi phục bức tranh lịch sử về sự thay đổi về địa
danh và địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ lịch sử từ
1945 đến 2000. Tạo ra nhận thức đầy đủ hơn về sự thay đổi này.
Luận văn còn giúp cho việc xác định vị trí quận lỵ, huyện lỵ, các trung
tâm chính trị văn hóa ở tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử. Qua đó tìm hiểu những
8
địa danh, địa giới hành chính của tỉnh, từ đó góp phần tạo ra những ưu thế cho
sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của từng vùng, từng địa phương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là địa danh và địa giới hành chính tỉnh,
huyện, xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi, được các chính quyền lập ra và
quá trình thay đổi địa danh, địa giới theo thời gian, theo các đơn vị hành chính
trong các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và từ năm1975 đến năm 2000.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt không gian: luận văn đề cập trong phạm vi địa giới của tỉnh
Quảng Ngãi ngày nay.
* Về mặt thời gian: luận văn đề cập trong khoảng thời gian từ năm 1945
đến năm 2000. Đây là giai đoạn có nhiều biến động phức tạp nên có nhiều sự
thay đổi phức tạp về địa giới hành chính. Năm 1945 mở đầu thời kỳ lịch sử
hiện đại, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, thì một hệ thống chính quyền được thiết lập từ tỉnh đến
huyện đến xã đã nhanh chóng đi vào hoạt động một cách qui cũ. Cho đến năm
1989 với sự kiện là sự điều chỉnh tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng
Ngãi, Bình Định và từ năm 2000 đến nay tỉnh Quảng Ngãi không có sự thay
đổi nào cả.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề địa danh, địa giới
hành chính.
Chúng tôi áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương
pháp phân tích, tổng hợp để xem xét và sắp xếp các tài liệu theo đúng các
trình tự thời gian và không gian mà các sự kiện diễn ra trong mối tương quan
mà đề tài quan tâm.
Hơn nữa, đây là đề tài cần được tiếp cận nhiều văn bản gốc, do đó tôi
còn sử dụng văn bản học để kiểm định tính chính xác của các sử liệu. Và
phương pháp so sánh đối chiếu, để kiểm định kết quả của người đi trước, tìm
ra những địa danh địa giới chính xác nhất.
9
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điền dã, thực địa gặp gỡ nhân
chứng để xác minh thẩm định những tư liệu có liên quan đến đề tài.
5. Nguồn tư liệu chính.
1. Các công báo của các chính quyền từ 1945 đến nay được lưu trữ tại
các trung tâm lưu trữ: Tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thừa Thiên -
Huế, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV.
2. Các công trình nghiên cứu lịch sử, địa lí hành chính của Quảng Ngãi.
3. Ngoài ra còn có nguồn tư liệu điền dã, phỏng vấn một số nhân chứng
tiêu biểu ở địa phương.
6. Đóng góp của luận văn.
Là công trình cung cấp đầy đủ một cách hệ thống quá trình thay đổi địa
danh địa giới hành chính của các đơn vị quận, huyện, xã, phường, thị trấn ở
Quảng Ngãi từ năm 1945 đến năm 2000.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên
quan đến lịch sử Quảng Ngãi từ 1945 đến nay. Hơn nữa luận văn cũng cung
cấp cho các nhà nghiên cứu những tài liệu cần thiết để biên soạn địa chí văn
hóa, hành chính của tỉnh nhà.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục phần nội dung có 3 chương.
Chương 1: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng
Ngãi thời kỳ 1945 - 1954.
Chương 2: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng
Ngãi thời kỳ 1954 - 1975.
Chương 3: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng
Ngãi thời kỳ 1975 - 2000.
10
Chương 1: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1945 – 1954
1.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới
hành chính.
1.1.1. Nguyên nhân.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới chế độ thực dân phong
kiến tổ chức hành chính của tỉnh Quảng Ngãi gồm 4 cấp: Tỉnh → huyện,
phủ→ tổng → xã, phường. Nhưng đến sau Cách mạng tháng Tám thành công
cùng với việc xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước, theo chỉ thị của Trung
ương các đơn vị hành chính cấp phủ đổi thành huyện, xóa bỏ đơn vị hành
chính cấp tổng và thành lập các đơn vị hành chính xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của cấp huyện. Như vậy cơ cấu hành chính của tỉnh Quảng Ngãi thay đổi như
sau: Tỉnh → huyện → xã→ phường.
Việc ta tiến hành xóa bỏ đơn vị hành chính cấp tổng là nhằm xóa bỏ bớt
các đơn vị hành chính cấp trung gian để tăng cường sự quản lý sát sao của
chính quyền cách mạng đối với cấp cơ sở.Trong hoàn cảnh ta mới giành được
độc lập để đảm bảo quản lí được chính quyền còn non trẻ, cơ cấu hành chính
phải được đơn giản, tinh gọn không quá cồng kềnh. Chính vì thế trong giai
đọn này Trung ương ra chỉ thị hợp nhất một số làng, xã nhỏ lại thành những xã
lớn hơn. Ở Quảng Ngãi vào cuối những năm 1947 - 1948 các huyện tiến hành
hợp xã lần thứ hai. Việc hợp xã trong thời kỳ này đã đáp ứng kịp thời yêu cầu
chỉ đạo của cuộc kháng chiến kiến quốc. Để huy động tối đa sức người sức
của cho cuộc kháng chiến, ta tập hợp những xã nhỏ lại thành những xã lớn.
Ngoài mục đích huy động tối đa sức người sức của, còn để giảm bớt đơn vị
hành chính cấp cơ sở để tiện lợi cho việc chỉ đạo trong thời chiến. Thực hiện
tốt chỉ đạo của cấp trên nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã nêu cao tinh thần
tự lực tự cường và tinh thần trách nhiệm của mình chủ động trong việc xây
dựng căn cứ địa kháng chiến. Đặc biệt ở những vùng bị địch tạm chiếm nhân
dân đã kiê quyết bám trụ, chiến đấu xây dựng căn cứ địa ngay trong lòng địch.
11
Điều đó thể hiện một tinh thần chiến đấu rất kiên cường của nhân dân Quảng
Ngãi. Đến những năm 1950 - 1951 do nhu cầu cách mạng phát triển ngày càng
cao và để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công một số huyện tiến hành hợp xã lần
thứ ba.
Về phía địch: Ở Quảng Ngãi lúc này địch chỉ chiếm được một số huyện
đồng bằng ven biển như: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn
nhưng chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta. Nên lúc này
chúng cũng không có sự điều chỉnh nhiều về cơ cấu hành chính mà về cơ bản
chúng vẫn dùng địa danh cũ phủ, tổng như trước năm 1945. Nhưng có điều
trước là phủ ở đây là tương đương cấp huyện, tổng là xã. Như vậy trong vùng
tạm chiếm này chúng chỉ có những điều chỉnh nhỏ như sáp nhập các làng của
phủ này vào phủ khác thuộc quyền quản lí của chúng để thuận lợi cho việc
hành chính trị an của chúng mà thôi. Ngoài ra việc sáp nhập của chúng cũng
nhằm dồn dân vào vùng kiểm soát của chúng để dễ bề cai trị, tiến tới tiêu diệt
phong tráo cách mạng của ta.
Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, làm cho
chính quyền tay sai không thể ngăn chặn làn sóng đấu tranh cách mạng của ta.
Nên chúng không có thời gian yên ổn để thay đổi địa giới hành chính.
1.1.2. Ý nghĩa.
Như vậy trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
bên cạnh những biến động về tình hình chính trị thì địa giới hành chính cũng
có nhiều thay đổi. Đặc biệt về phía chính quyền cách mạng, sau khi giành
được chính quyền ta tiến hành tổ chức lại bộ máy hành chính cho phù hợp với
tình hình mới và cũng để khẳng định được chủ quyền của ta trên mỗi tấc đất,
mỗi tên làng, tên xã.
Vậy trong giai đoạn từ năm 1945 - 1954 đã trải qua nhiều sự thay đổi,
điều chỉnh về địa giới hành chính ở Quảng Ngãi giữa 2 chính quyền. Giữa hai
chính quyền đó có sự khác biệt rất cơ bản. Đó là phía chính quyền cách mạng
xóa bỏ hẳn cấp tổng là để đầu mối cơ cấu hành chính tạo nên sự tinh gọn,
nhanh kịp thời nhất trong công tác quản lí của cấp trên. Hơn nữa để tăng
12
cường sự chỉ đạo sát sao của cấp huyện đối với cấp cơ sở, hay là để huy động
tối đa nhân tài vật lực cho cuộc chiến. Còn về phía chính quyền tay sai Pháp
mặc dù ở tỉnh Quảng Ngãi chúng chỉ chiếm được một số huyện nhưng chúng
cũng có những điều chỉnh về địa danh, địa giới. Tuy nhiên sự điều chỉnh đó
cũng không làm xáo trộn hay ảnh hưởng gì đến cơ cấu hành chính của tỉnh. Và
việc chúng duy trì cấp phủ, tổng nhằm mục đích chia nhỏ các đơn vị hành
chính của ta nhằm dễ bề cai trị, dễ đối phó với phong trào cách mạng của nhân
dân ta.
1.2.Khái quát địa danh, địa giới hành chính trước tháng 9 - 1945.
1.2.1. Địa lí tự nhiên.
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực ven biển miền Trung, phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Nam
giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp Biển Đông.
Tỉnh lỵQuảng Ngãi từ năm 1907 đến năm 1945 đóng ở xã Chánh Mông
(sau đổi là Chánh Lộ), tổng Nghĩa Hạ, huyện Chương Nghĩa.Sau Cách mạng
tháng Tám 1945 đếncho đến cuối năm 2004, Chánh Lộ phố được quyết định
thành lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh và đến ngày 26.8.2005 có
Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh.
Tỉnh Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Nam và cách Thành
phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.Như vậy tỉnh
Quảng Ngãinằm ở trung độ của Việt Nam.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,
quảng Ngãi là địa bàn chiến lược quan trọng, là của ngõ của các tỉnh duyên hải
miền Trung và Tây Nguyên, có ba vùng chiến lược miền núi, trung du và đồng
bắng thuận lợi cho việc triển khai thế trận chiến tranh nhân dân. Tuy nhiên, do
địa thế hẹp, lưng tựa núi), mặt áp biển nên cũng dễ bị chia cắt về chiến lược.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.153,0km2
, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả
nước, trong đó đất nông nghiệp 322.034,59 ha chiếm (62,5% diện tích đất tự
nhiên), đất phi nông nghiệp 45.636,2 ha chiếm (8,86% diện tích đất tự nhiên) và
đất chưa sử dụng 147.595,9ha chiếm (28,64% diện tích đất tự nhiên).
13
Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng
địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy
Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi
chạy sát biển.
Khí hậu giữa các vùng trong tỉnh có những biểu hiện khác nhau do sự
phức tạp của địa hình và chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nhưng nhìn
chung khí hậu ở Quảng Ngãi mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới và gió mùa.
Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế
phía Nam và do thế núi địa phương tạo ra. Lượng mưa của tỉnh là 2.198
mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12 còn các
tháng khác thì khô hạn.
Quảng Ngãi có nhiều núi cao như núi Cà Đam tục gọi "Hòn Ông, Hòn
Bà" cao độ 1.600m ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng; về phía tây bắc có núi Đá
Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long, núi U Bò
cao độ 1.200m. Núi cao trung bình 700m như núi Cao Môn ở ngoài Trường
Luỹ phía tây Huyện Đức Phổ. Các núi này có một số liệt vào hạng danh sơn
được vinh làm thắng cảnh như: Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, Vân Phong
...và một đặc điểm nữa là các núi ở đây còn tạo lợi thế lớn về quân sự, từng là
vùng hậu cứ của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ.
Trên bình diện địa hình, vùng Quảng Ngãi có 04 con sông lớn là Trà
Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu đều bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra
biển Đông theo hai cửa sông lớn là Sa Cần (Bình Sơn) và cửa Đại Cổ Lũy (Tư
Nghĩa). Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 300km Các
con sông này có đặc trưng chung là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ
tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi.
Dọc theo bờ biển Quảng Ngãi có nhiều vũng, vịnhcó thể xay dựng cầu
cảng trong đó cảng Dung Quất là cảng nước sâu lớn ở khu vực miền Trung và
các cảng nhỏ hơn như Sa kỳ, Cửa Lở, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Tài nguyênbiển ở
14
Quảng Ngãi phong phú; trữ lượng hải sản năm 2015 ước đạt 165.800 tấn; sản
lượng đánh bắt hàng năm từ 155.000-160.000 tấn (2015).
Mạng lưới giao thông đường bộ ở Quảng Ngãi phát triển tương đối
hoàn chỉnh, nối liền các vùng ven biển, trung du, miền núi và các trung tâm đô
thị, thuận lợi trong việc chuyển quân, cơ động xe pháo, tập kết vật chất, hậu
cần đảm bảo cho nhu cầu tác chiến.
Rừng tự nhiên của Quảng Ngãi tuy diện tích không nhiều nhưng kho tài
nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ quý như: lim, giổi, sao
cát, vênh vênh, chò, trắc, huỳnh đàng, kiền kiền, gõ. Ngoài gỗ, rừng Quảng
Ngãi còn có nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia
bì, sâm; các loại cây có sợi, cây có dầu, trầm hương, cây lấy nhựa và các loại
cây lấy nấm. Cây quế là đặc sản nổi tiếng với diện tích rộng, sản lượng lớn. Ở
núi Lớn (Mộ Đức) còn có cây dầu rái cho một loại dầu khá tốt để trám thuyền
và pha chế các loại sơn, mực in. Ngoài ra còn là nơi sinh sống của nhiều loại
thú quý, hàng trăm loài chim quý và là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên
khoáng sản [46, tr139].
Vùng rừng núi Quảng Ngãi là một địa bàn chiến lược quan trọng về
quân sự, là căn cứ địa cách mạng gắn liền với lịch sử chống áp bức giai cấp và
chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Ngãi.
Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp nhưng khá đa dạng về hình thái. Diện
tích khoảng 150.678ha, trong đó chỉ có 13.672ha được bồi đắp phù sa thường
xuyên hàng năm bởi 4 hệ thống sông chính: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc,
sông Vệ và sông Trà Câu. Càng đi về phía nam đồng bằng càng hẹp lại, chỉ
còn là một rẻo dọc bờ biển. Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi khá bằng
phẳng, nghiêng thoải về phía đông, độ cao từ 2 - 30m. Đất ở đây thích hợp với
các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây mía. Vùng
đồng bằng là nơi chứa nước ngầm lớn nhất tỉnh phục vụ cho nhu cầu đời sống,
sản xuất của phần lớn dân cư Quảng Ngãi, đồng thời cũng là nơi tàng trữ chủ
yếu các nguyên liệu sứ gốm (kaolin), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng
(sét gạch ngói) với quy mô lớn.
15
Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng
sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số
khoáng sản khác.
Lòng đất Quảng Ngãi chứa nhiều khoáng sản giá trị có thể khai thác
trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng
cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%,
có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn,
phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ
lượng 476 nghìn m3
; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây
dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường,
lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m3
, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện
khác; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa
Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh.
1.2.2.Cư dân Quảng Ngãi.
Trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con
người thời đại đá cũ sinh sống. Dấu tích được tìm thấy ở địa điểm Giếng Tiền
(huyện Lý Sơn), vốn là miệng núi lửa cổ đã tìm thấy dấu tích cư dân sơ kỳ đã
cũ sinh sống cách đây 30 vạn năm. Di vật còn lại là những công cụ đá có vết
ghè, mảnh tước. Đến thời hậu kỳ đá cũ, dấu tích được tìm thấy ở Gò Trá (xã
Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) có niên đại cách đây 15 vạn năm. Công cụ đá cũ
nằm ở bậc thềm cổ đo quá trình xâm thực để lộ ra những hiện vật gồm rìu tay,
hạch đá công cụ mũi nhọn hình tam diện cũng khá nhiều mãnh tước đá. Trong
thời đại đá mới, ở vùng đất Quảng Ngãi đã tìm thấy các bằng chứng cư trú của
dân cư hậu kỳ đá mới, đó là di tích Trà Phong (huyện Tây Trà). Cư dân cổ Trà
Phong sống ở vùng thềm thung lũng ven sông suối nhỏ của vùng thượng
nguồn sông Trà Khúc, thuộc các huyện Tây Trà, Trà Bồng và kéo dài xuống
vùng tây huyện Bình Sơn. Cư dân cổ Trà Phong cư trú ở ngoài trời, gần sông
suối để bắt cá, ốc để sinh sống. Giai đoạn muộn hơn họ di chuyển dần xuống
vùng thấp hơn như Trà Xuân, Gò Na. Các công cụ đặt trưng của cư dân cổ Trà
Phong bao gồm loại hình rìu vai ngang, rìu vai có nấc nhỏ, có mặt cắt thấu
16
kính lồi, loại cuốc vai xuôi bằng đá lửa có kích thước nhỏ, lạo bàn mài đá có
đá granit. Niên đại văn hóa hậu kỳ đá mới so kì kim khí Trà Phong này cách
nay khoảng từ 4000 đến 3500 năm. Trong thời đại kim khí, từ sơ kì đồng thau
đến sơ kì sắt sớm cư dân cổ đã tiến dần xuống đồng bằng, định cư lâu dài. Các
làng cổ của họ tìm thấy qua các di tích Long Thạnh, Bình Châu I, II đã cho
thấy tầng văn hóa di chỉ cư trú dày đặc từ 1,5 đến 2m rất ổn định. Đây là
những dân cư tiền Sa Huỳnh thuộc thời đại đồng thau, họ để lại di sản văn hóa
vật chất phong phú bao gồm: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ trang sức bằng đá
quý.Họ tiến ra đảo Lý Sơn khai thác hải sản, tạo dựng dạng văn hóa Sa Huỳnh
mang đậm sắc thái biển. Trong vùng đất liền, các cư dân thời đại đồng thau
bước vào thời đại sắt sớm, họ tạo dựng nên đỉnh cao văn hóa Sa Huỳnh sơ kì
sắt.Trong giai đoạn sơ kì sắt, cư dân Sa Huỳnh có những làng mạc lớn. Đồng
thời cư dân Sa Huỳnh có những khu nghĩa địa mộ táng lớn như Phú Khương,
Thạnh Đức, Gò Quê.
Người kinh hiện diện ở Quảng Ngãi bắt đầu chủ yếu từ thế kỷ XV trở
đi, đa số là những nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh - Nghệ di cư
vào khẩn hoang đất đai thành lập làng mạc. Dưới thời các chúa Nguyễn có
một số người Hoa từ các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam
(Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Sà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh và một
số điểm trung du. Dưới thời Pháp thuộc cho đến hết năm 1975, có một số
người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Chà Và (Java) đến sống ở Quảng Ngãi, nhưng chủ
yếu là chuyển cư tạm thời hoặc không thành cộng đồng riêng. Ở miền núi, về
dân tộc có sự ổn định hơn, có các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống, họ là
cư dân bản địa lâu đời sống theo từng khu vực và có sự đan xen nhất định, có
sự giao lưu buôn bán với nhau với người Việt ở miền xuôi. Từ thời tiền sử,
trên vùng đất này phần nào đã có sự hợp chủng hòa huyết giữa các nhóm Nam
Đảo và các nhóm Nam Á. Các dân tộc thiểu số cùng nằm trong một khu vực
lịch sử - dân tộc học, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau
tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
17
Đến năm 2005, dân tộc Kinh chiếm 88,8%, Hrê 8,58%, Cor 1,8%, Ca
Dong 0,7%; số người thuộc 13 dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm 0,12% dân số.
Do vậy, nếu tính về dân tộc thì ở Quảng Ngãi có đến 17 dân tộc, nhưng thực
chất cũng chỉ có 4 dân tộc có số lượng cư dân đáng kể. Nhìn chung, khối cộng
đồng dân cư Quảng Ngãi phát triển theo tiến trình của lịch sử, cùng đoàn kết,
chung sức chung lòng trong công cuộc chống phong kiến - đế quốc, dựng xây
quê hương giàu đẹp.
Có thể cư dân Việt đã có mặt đầu tiên ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ
XV. Năm 1402, qua cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong kiến
Chămpa, vua Chămpa nhượng hai châu Chiêm Động và Cổ Lũy Động cho nhà
Hồ. Hồ Quý Ly đổi đặt thành 4 châu Thăng, Hoa (Quảng Nam), Tư, Nghĩa
(Quảng Ngãi). Hồ Quý Ly ra lệnh cho dân có của cải mà không có ruộng đất ở
vùng Nghệ An, Thanh Hóa đem vợ con di cư vào vùng đất mới để khai khẩn;
việc di dân này phần nào có tính bắt buộc. Những người không có của cải,
phương tiện canh tác thì nhà Hồ cấp phát trâu cho họ. Nhà nước vận động dân
chúng: ai có trâu đem hiến nộp sẽ được cấp phẩm tước. Hồ Quý Ly bắt buộc
những người nông dân di cư không được quay về bản quán, sau khi đã thích
dấu hiệu lên cánh tay của họ. Các sử sách chép rằng: chữ Châu được thích lên
cánh tay những người lưu dân. Đây là cuộc di dân đầu tiên của người Kinh
đến vùng đất Quảng Ngãi.
Năm 1472, sau cuộc chinh phạt Chămpa của vua Lê Thánh Tông, vùng
đất từ nam đèo Hải Vân đến núi Thạch Bi nằm trong sự quản lý của Đại Việt
và được đặt thành đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm có 3 phủ: Thăng Hoa, Tư
Nghĩa và Hoài Nhân. Nhà Lê chiêu mộ dân chúng vào khai khẩn đất hoang và
đồng thời khuyến khích quân lính ở lại mở mang đồn điền, phát vãng những tù
nhân lưu đày vào nơi đây. Đây là những nguồn nhân lực chủ yếu để khai phá
vùng đất mới. Nhà nước không có chế độ hạn điền, cho phép dân chúng mặc
sức khai khẩn đất đai, cho phép thu lợi 3 năm trên vùng đất ấy rồi mới thu
thuế. Đây là cuộc di dân lần thứ hai của người Kinh đến vùng đất Quảng Ngãi.
18
Cuộc di dân này rất quan trọng; đây là thời điểm bắt đầu hình thành nên những
làng người Việt và những dòng họ lớn ở trên vùng đất thừa tuyên Quảng Nam.
Thời chúa Nguyễn, cư dân Việt ở Quảng Ngãi tương đối ổn định nhưng
vẫn còn thưa thớt. Với ý đồ cát cứ phương Nam, chúa Nguyễn tiếp tục khuyến
khích dân Việt từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay vào đây khai khẩn,
lập nghiệp. Năm 1648, chúa Nguyễn đánh thắng chúa Trịnh ở Quảng Bình, bắt
sống 30.000 quân lính, phiên đặt họ cứ 50 người thành một ấp, dọc theo bờ
biển, bắt đầu từ Quảng Nam trở vào phía nam. Dấu vết của làng Việt này còn
thấy ở làng Tráng Liệt (huyện Tư Nghĩa) mà gia phả còn truyền lưu.
Quá trình phát triển của dân tộc Kinh, được trình bày trên, là quá trình
phát triển lâu dài theo chiều thời gian, cụ thể là càng ngày cư dân càng phát
triển lớn về số lượng.
Vùng cư trú hiện nay của người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng và các thị tứ, thị trấn ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi; một số sinh sống đan
xen với người dân tộc thiểu số ở miền núi. Khu vực đồng bằng, dân tộc Kinh
có khoảng 1.077.841 người, chiếm 83,7% dân số toàn tỉnh và chiếm 94,8%
tổng số dân tộc Kinh ở Quảng Ngãi.
1.2.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi trước tháng
9 - 1945.
Danh xưng Quảng Ngãi ra đời và tồn tại cho đến ngày nay hơn 415 năm
khi tiên chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận - Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa
thành dinh Quảng Nghĩa (1602). Sau đó Minh Mạng thứ 13 đổi lại thành Quảng
Ngãi - Quảng Nghĩa) còn vùng đất Quảng Ngãi (tức Cổ Lũy động) dưới thời Hồ
tính đến nay đã có hơn 600 năm và trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi đơn vị
hành chính, về địa giới cũng đã diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào.
Đặc biệt ta cần phân biệt danh xưng này ở hai thời kỳ lớn:
- Thừa tuyên Quảng Nam trong đó có Quảng Ngãi (sau đổi thành xứ, rồi
trấn)giai đoạn này kéo dài đời hậu Lê ( tức Lê Thánh Tông về sau) năm Hồng
Đức thứ hai (1471) cho đến khi Gia Long cải tổ các khu vực hành chính trong
cả nước (1803).
19
- Năm 1801, đã đánh chiếm Quảng Ngãi từ Tây Sơn. Năm Gia Long thứ
hai (1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa. Đến năm Gia Long
thứ bảy (1808) đổi dinh thành trấn. Trấn Quảng Nghĩa năm 1813 đời vua Gia
Long có phủ Tư Nghĩa và ba huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa và Mộ Hoa.
Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đổi trấn thành tỉnh. Địa danh và địa giới
tỉnh Quảng Ngãi từ Minh Mạng thứ 13 đến nay không đổi, những thay đổi về
đơn vị hành chính diễn ra bên trong địa giới cùa nó mà thôi.
* Từ năm 1402 đến hết thời chúa Nguyễn
-Năm 1402, cuộc xung đột gay gắt giữa hai chính quyền phong kiến Đại
Việt và Chămpa đã khiến cho vua Chămpa là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman
V) phải cắt nhượng đất Chiêm Động (Indrapura) và Cổ Lũy Động. Nhà Hồ sáp
nhập đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động 1
vào Đại Việt và cử con trai Chế Bồng
Nga là Chế Ma Nô Dã Nam làm quan cai trị. Hồ Quý Ly vừa chiêu mộ vừa
bắt buộc dân chúng các xứ Thanh, Nghệ không có ruộng đất vào Chiêm Động
và Cổ Lũy Động khẩn hoang lập làng.
- Nhà Hồ đổi đặt vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động thành lộ
Thăng Hoa, gồm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.
- Hai châu Thăng, Hoa thuộc vùng đất tỉnh Quảng Nam ngày nay.
- Hai châu Tư, Nghĩa bao gồm vùng đất tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Châu Tư
nằm phía bắc sông Trà Khúc gồm hai huyện Trì Bình và Bạch.Châu Nghĩa nằm
phía nam sông Trà Khúc gồm ba huyện Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm 2
.
-Đại Nam nhất thống chí phần Quảng Ngãi chép huyện Trì Bình và
huyện Bạch Ô như sau: "Đất Man Thanh Cù là huyện Bạch Ô xưa. Miền
thượng lưu sông Trà Khúc là đất Thanh Cù".
1. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép Nam Giới (tức vùng đất ky my ở phía Nam dưới triều Lê, bao gồm
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) xưa thuộc bộ Việt Thường, nội bạn của châu Tỷ Ảnh, thời Nội thuộc bị Chiêm lấy
mất, người Chiêm chia làm Chiêm Chiêm và Chiêm Lũy (tr. 214). Chính sử chép: Người Chiêm dâng đất Chiêm Động,
Quý Ly ép dâng cả Cổ Lũy Động. Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính Chiêm Chiêm tức Chiêm Động và Chiêm Lũy tức Cổ
Lũy Động. Trong đó chữ Chiêm 占 chép nhầm sang chữ Cổ 古
2.Ức Trai dư địa chí chép là Khê Miên (tr. 597), Đại Nam nhất thống chí chép là Khê Cẩm.
20
-Như vậy có thể là huyện Bạch Ô và huyện Trì Bình bao gồm cả các
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, một phần huyện Sơn Hà và huyện Trà Bồng ngày nay.
-Huyện Nghĩa Thuần theo Đại Nam nhất thống chí bao gồm huyện
Chương Nghĩa và đất Minh Long, Tử Tuyền.
- Huyện Khê Cẩm bao gồm cả hai huyện Mộ Đứcvà Đức Phổ ngày nay.
-Năm 1407, nhà Minh đem quân xâm chiếm Đại Việt, nhà Hồ sụp đổ,
cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa về Trung Hoa. Nhân cơ hội đó, vua Chămpa là
Jaya Sinhavarman V tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động.
Nhưng sau đó nhà Minh sai Trương Phụ thu hồi lại vùng đất lộ Thăng Hoa
vốn là đất cũ đã thuộc về Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly. Nhà Minh đổi lộ
Thăng Hoa thành phủ Thăng Hoa, gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng
đất Quảng Ngãi thuộc hai châu Tư Châu và Nghĩa Châu. Tư Châu chia thành
hai huyện Trì Bình và Bạch Ô. Nghĩa Châu chia thành 3 huyện Nghĩa Thuần,
Nga Bôi và Khê Cẩm. Như vậy dưới thời thuộc Minh, địa giới và tên gọi phủ
huyện vẫn giữ nguyên như thời nhà Hồ. Tuy Trương Phụ có cắt đặt quan cai
trị nhưng thực chất vùng đất 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vẫn do người
Chăm cai quản.
-Theo Ức Trai Dư địa chí thì buổi đầu thời Lê sơ vùng đất Quảng Nam,
Quảng Ngãi, trên bản đồ được ghi là Nam Giới và xem là đất "ky my" (tức là
chỉ ràng buộc vào) như một phên giậu của Đại Việt. Năm Hồng Đức thứ 2
(1471) xảy ra cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong kiến Chămpa.
Vua Lê Thánh Tông thân chinh và đánh thắng Chămpa, cắt đặt vùng đất từ
phía nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông làm thừa tuyên Quảng Nam. Hệ
thống hành chính của nhà Lê ở đạo thừa tuyên gồm: đạo thừa tuyên, phủ,
huyện, xã. Từ năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trở về sau, mỗi đạo thừa tuyên
lại đặt 3 chức: Thừa chính, Tham chính, Tham nghị gọi là Thừa ty. Các chức
Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ gọi là Hiến ty. Đô tổng binh các đạo thừa tuyên
đều đặt Tổng binh sứ, Đồng tổng binh, Thiêm sự, Đô quan, Giang quan thuộc
vào Thừa hiến đô ty quản lĩnh. Bộ máy cai trị của nhà Lê ở các đạo thừa tuyên
còn gọi là Tam Ty, tức Thừa ty, Hiến ty và Thừa hiến đô ty.
21
- Đạo thừa tuyên Quảng Nam gồm ba phủ: phủ Thăng Hoa lãnh 3
huyện, phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện, phủ Hoài Nhân lãnh 3 huyện. Ranh giới
phủ Tư Nghĩa thời Lê sơ bao gồm cả vùng đất tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
Phủ Tư Nghĩa lãnh ba huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang.
- Huyện Bình Sơn có 17 xã, huyện Mộ Hoa có 15 xã, huyện Nghĩa
Giang có 17 xã.
- Huyện Bình Sơn dưới thời thuộc Minh là đất các huyện Trì Bình và Bạch
Ô, thuộc Tư Châu, phủ Thăng Hoa. Thời Lê sơ đặt làm huyện Bình Sơn, sau đổi
thành huyện Bình Dương, tiếp đó lại đổi thành huyện Bình Sơn. Ranh giới
huyện Bình Sơn thời Lê bao gồm đất huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh ngày nay.
huyện Nghĩa Giang dưới thời thuộc Minh là đất các huyện Nghĩa
Thuần và Nga Bôi, thuộc châu Nghĩa Châu, phủ Thăng Hoa. Đến thời Lê sơ
đặt làm huyện Nghĩa Giang, sau đó nhà Lê đổi thành huyện Chương Nghĩa.
Huyện Nghĩa Giang (Chương Nghĩa) dưới thời Lê bao gồm đất huyện Tư
Nghĩavà một phần đất huyện Nghĩa Hành ngày nay.
-Huyện Mộ Hoa dưới thời thuộc Minh là đất huyện Khê Cẩm, thuộc
châu Nghĩa Châu, phủ Thăng Hoa, thời Lê sơ đặt thành huyện Mộ Hoa. Huyện
Mộ Hoa dưới thời Lê là hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ ngày nay.
-Dưới thời nhà Mạc, từ năm 1527, vùng đất Quảng Ngãi vẫn giữ
nguyên tên gọi hành chính như dưới thời nhà Lê sơ.
- Đến năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bắc quân đô đốc Trấn quận công
Bùi Tá Hán vào thừa tuyên Quảng Nam đánh quân nhà Mạc 1
và mộ dân di cư
vào khai khẩn đất hoang, bình ổn vùng đất mới. Tên gọi và địa giới hành chính
của các phủ huyện ở xứ Quảng Nam vẫn giữ nguyên như dưới thời Lê sơ.
-Năm Mậu Ngọ 1558, đời vua Lê Anh Tông, Đoan quận công Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1568, Trấn thủ xứ Quảng Nam là Bùi Tá
1. Theo Lê Hồng Long - Vũ Sông Trà: Tư liệu thư tịch và di tích về nhân vật lịch sử Bùi Tá Hán, Sở
Văn hoá - Thông tin Quảng Ngãi, 1996. Phần Phủ tập Quảng Nam ký sự của tác giả Mai thị có ghi Bùi Tá
Hán đánh quân Mạc. Nhưng trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì không thấy ghi ai đánh lấy.
22
Hán chết, Nguyễn Bá Quýnh thay thế nhưng năm sau được điều chuyển ra
Bắc.Năm 1570, vua Lê Anh Tông giao cho Nguyễn Hoàng kiêm quản cả trấn
Quảng Nam. Nguyễn Hoàng có điều kiện xây dựng Đàng Trong thành một thế
lực để đối nghịch với Đàng Ngoài dưới sự cai quản của chúa Trịnh. Năm
1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi thừa tuyên Quảng Nam thành dinh Quảng Nam
có 5 phủ, đổi tên phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa (hay Ngãi) thuộc dinh
Quảng Nam. Dinh Quảng Nam gồm phủ Quảng Nghĩa, phủ Điện Bàn, giữ
nguyên tên phủ Thăng Hoa, đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (1742),
lấy đất phía nam đèo Cù Mông đặt thành hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa
thuộc phủ Phú Yên. Như vậy, địa danh Quảng Nghĩa hay Quảng Ngãi xuất
hiện từ những năm đầu thế kỷ XVII và tồn tại đến ngày nay 1
.
- Phủ Quảng Ngãi dưới thời các chúa Nguyễn có ba huyện là Bình Sơn,
Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Riêng ở miền núi phủ Quảng Ngãi, gồm 4 nguồn là
nguồn Phù Bà, nguồn Cù Bà, nguồn Ba Tư (hay Ba Tơ), nguồn Đà Bồng 2
.
Các cửa nguồn của các dân tộc miền núi đều lệ thuộc vào các phủ huyện, kiểm
soát việc buôn bán trao đổi giữa miền xuôi và miền ngược và thu nộp thuế
hàng năm. Ở miền xuôi, cư dân tiếp tục khai khẩn, lập làng, hình thành thêm
nhiều làng xã mới.
-Từ đầu thời các chúa Nguyễn (đầu thế kỷ XVII), một yêu cầu đặt ra là
phải chia lập các đơn vị hành chính rõ ràng để đặt cơ sở cho một xã hội ổn định.
1. Cũng có người cho rằng khi Pháp cai trị thì "đổi" Quảng Nghĩa thành Quảng Ngãi nhưng không
đưa ra chứng liệu nào. Thực ra trước kia, khi văn tự chính thức viết bằng chữ Hán, chữ 義 có thể đọc là
Nghĩa, cũng có thể đọc là Ngãi (hai cách đọc khác nhau của một con chữ). Có lẽ vì vậy mà với các bậc Nho
học thường đọc là Nghĩa, còn dân gian quen đọc là Ngãi (như nhân nghĩa gọi là nhân ngãi), và khi phiên ra
quốc ngữ dùng con chữ Latinh người ta dùng âm phổ thông nhất là Ngãi. Từ đây trở đi, các tác giả sách này
dùng hai chữ "Quảng Ngãi" (thay vì "Quảng Nghĩa") theo thông lệ.
2.Theo Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh thì tên nguyên gốc là nguồn Bà Địa
(tr.156). Theo H. Maitre: Les Jungle des hauts - Plateaux du Viet Nam central, Paris, 1909: Thời Bùi Tá Hán
trấn nhậm (1545 - 1568) đã đặt thành 4 nguyên là nơi giao dịch trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi và miền
ngược. Bốn nguyên đó là Đà Bồng, Cù Bà, Phù Bà, Ba Tư. Xuôi, ngược là tính theo chiều nước chảy. Chữ
nguyên 源 có nghĩa là nguồn nước, xuất phát từ thực tế là nơi phát nguyên của các nguồn sông. Nên có thể
23
- Năm Canh Tý 1720, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Văn chức Nguyễn
Khoa Đăng (con cận thần Nguyễn Khoa Chiêm) "chia lập các ấp, các thuộc ở
Quảng Ngãi và Phú Yên". Năm Bính Ngọ 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu lại
sai Nguyễn Khoa Đăng "định rõ chức lệ cho các thuộc mới lập". Điều này cho
thấy từ đời các chúa Nguyễn đã hình thành các tổng, thuộc1
.Tổng, thuộc là
đơn vị dưới huyện, trên xã. Nói cách khác, từ các xã hình thành trước kia mà
hợp lại thành tổng, các xã thôn mới ra đời thì hợp lại thành thuộc. Mỗi huyện
có nhiều tổng, riêng thuộc chưa vào huyện mà có lẽ do phủ trực tiếp quản lý
(đến đời Minh Mạng thế kỷ XIX mới chính thức nhập vào huyện) 2
.
-Từ đời chúa Nguyễn, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng thuộc về
địa phận Quảng Ngãi: "Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường hoặc vài
trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là "Vạn lý Trường Sa".
Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, ba ba…
Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng
năm đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì về đến bãi, tìm lượm hóa
vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người thuộc thôn Tư
Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ
đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội
Hoàng Sa kiêm quản" 3
.
1.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, 1962, tr.
186, 190, 191. Về đơn v thuộc, tr.191 sách ghi: "Bui quốc sơ [thời kỳ đầu chúa Nguyễn] mở mang bờ cõi dựng lập
phủ huyện, hễ những nơi gần núi ven biển thì lập làm thuộc (…). Phủ Quảng Ngãi có 4 thuộc (…). Phàm thuộc có
500 người trở lên thì đặt 1 Cai thuộc, 1 người Ký thuộc, 405 người trở xuống thì đặt 1 Ký thuộc, 100 người trở
xuống thì đặt một Tướng thần". Như vậy, ta có thể hiểu: Tổng 總 gồm nhiều xã, thôn đã hình thành trước, thuộc
vào huyện. Thuộc屬 gồm nhiều xã, thôn mới khai phá gần núi, biển, thuộc vào phủ.
2.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 8, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Khoa học,
Hà Nội, 1964. Tr. 233 chép: "Đổi các thuộc từ Thừa Thiên trở vào Nam đến Bình làm tổng, cho thuộc các
phận Sở hạt. Trước đây thuộc vẫn là thuộc, không lệ vào huyện…".
3.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử học, sđd, tr. 222. Bắc
Hải tức là Trường Sa.
24
-Hệ thống quan lại ở dinh Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn Hoàng có
Trấn thủ, Cai bộ, Ký lục. Hai phủ Quảng Nghĩa và Quy Nhơn thì đặt riêng
chức Tuần vũ 1
và Khám lý để cai trị.
* Thời Tây Sơn cải đặt phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa thuộc
quyền quản lý của vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Các đơn vị hành chính có thể
vẫn giữ nguyên như thời các chúa Nguyễn.
* Dưới thời các vua Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Năm 1801 Nguyễn Ánh
đánh chiếm được Quảng Ngãi từ tay Tây Sơn.
Năm Gia Long năm thứ 2 (1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh
(doanh) Quảng Nghĩa. Gia Long tách hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn đặt
thành dinh Quảng Nam, phủ Quy Nhơn đặt thành dinh Bình Định, phủ Phú
Yên thành dinh Phú Yên. Hệ thống quan lại ở dinh dưới thời Gia Long, đứng
đầu là quan Lưu thủ quản lý chung, quan Cai bạ coi về việc hộ, quan Ký lục
coi việc hình.
Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) đổi dinh thành trấn. 4 dinh đổi thành 4
trấn, dinh Quảng Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa.
Năm Gia Long thứ 10 (1811), cải đổi tên chức Lưu thủ thành chức Trấn
thủ, giữ nguyên chức Cai bạ và Ký lục.
Trấn Quảng Ngãi năm 1813 đời vua Gia Long có phủ Tư Nghĩa và 3
huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.
Huyện Bình Sơn có 7 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng Thượng,
thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu và Nội phủ.
Huyện Chương Nghĩa có 6 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng
Thượng, thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu.
Huyện Mộ Hoa có 6 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng Thượng,
thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu 2
.
1.Tuần vũ
2. Theo tài liệu về Địa bạ Quảng Ngãi của Giáo sư Nguyễn Đình Đầu .
25
Như vậy 3 huyện đều có 6 tên tổng, thuộc gần như nhau (Hạ, Trung,
Thượng, Đồn Điền, Hà Bạc, Hoa Châu), riêng huyện Bình Sơn có thêm Nội
phủ. Tổng cộng toàn trấn Quảng Ngãi lúc này có 19 tổng, thuộc, với khoảng
250 làng (tạm gọi chung cho đơn vị xã thôn và tương đương).
Ngoài biển có cù lao Ré, trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của
Đỗ Bá thì hòn đảo này có tên là Du Trường Sơn. Thời các chúa Nguyễn, cù lao
Ré gồm hai phường An Hải và An Vĩnh. Đến thời Gia Long (1808), đặt cù lao
Ré là tổng Lý Sơn, gồm hai xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc huyện Bình Sơn.
* Hành chính Quảng Ngãi từ 1832 đến 1885.
Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đã đổi trấn thành tỉnh. Trấn Quảng
Nghĩa dưới thời Gia Long được đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa gồm có một phủ Tư
Nghĩa kiêm lý huyện Chương Nghĩa và thống hạt hai huyện Bình Sơn và Mộ
Hoa. Năm 1832, lần đầu tiên Quảng Ngãi mang danh xưng hành chính là tỉnh.
Huyện Bình Sơn đời Hồ và thời thuộc Minh là đất hai huyện Trì Bình,
Bạch Ô thuộc Tư Châu. Đời Lê sơ đặt là huyện Bình Sơn, sau đổi thành Bình
Dương, tiếp đó đổi lại thành huyện Bình Sơn. Đời các chúa Nguyễn đến sau
này vẫn giữ nguyên tên huyện. Huyện Bình Sơn năm Minh Mạng thứ 11
(1830) có 3 tổng, 70 xã.
Huyện Chương Nghĩa đời Hồ và thời thuộc Minh là đất hai huyện
Nghĩa Thuần và Nga Bôi thuộc Nghĩa Châu. Đầu đời Lê sơ là huyện Nghĩa
Giang, sau đổi thành huyện Chương Nghĩa. Dưới thời các chúa Nguyễn vẫn
giữ nguyên như vậy. Đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) giao cho phủ Tư
Nghĩa kiêm lý. Huyện Chương Nghĩa có 3 tổng, 93 xã.
Huyện Mộ Hoa đời Hồ và thời thuộc Minh là đất huyện Khê Cẩm thuộc
Nghĩa Châu. Đời Lê Sơ đặt huyện Mộ Hoa. Đời các chúa Nguyễn vẫn giữ
nguyên tên huyện.
Huyện Mộ Hoa năm Minh Mạng thứ 11 (1830) có 3 tổng, 53 xã.
Về cấp tổng, năm Minh Mạng thứ 8 (1827) các thuộc có trước kia đều
gọi thống nhất là tổng [77, tr233] . Và có lẽ cũng từ đây, tổng được đặt tên
riêng (như tổng ở Bình Sơn thì thêm chữ Bình, tổng ở Chương Nghĩa thì thêm
26
chữ Nghĩa ở đầu) chứ không phải chỉ ghi tổng Thượng, tổng Trung… chung
chung như trước. Năm Minh Mạng thứ 12 (1834), vua cho định lại mỗi huyện
ở tỉnh Quảng Ngãi đều có đúng 6 tổng [ 77, tr 98].
Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), do phạm húy, cải đặt tên huyện Mộ
Hoa thành huyện Mộ Đức . Các làng xã có chữ "Hoa" đều đổi như Hoa Sơn
đổi thành Tú Sơn, Hoa Bân đổi thành Văn Bân…
Năm 1841, vua Thiệu Trị cho đổi tên các nguồn ở miền núi. Nguồn Đà
Bồng đổi thành Thanh Bồng, nguồn Cù Bà đổi thành Thanh Cù, nguồn Phù Bà
đổi thành Phụ An, nguồn Ba Tư đổi thành An Ba.
* Hành chính Quảng Ngãi từ 1885 đến 1945.
Đây là giai đoạn triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào sự thống trị của
thực dân Pháp.
Đơn vị hành chính cấp phủ, huyện ở Quảng Ngãi dưới thời Đồng Khánh
(1885 - 1888) không có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên phủ Tư Nghĩa và 3 huyện,
nhưng số tổng, xã có tăng lên so với thời Minh Mạng.
Huyện Bình Sơn có 6 tổng là Bình Thượng, Bình Trung, Bình Hạ, Bình
Điền, Bình Châu, Bình Hà với 158 xã, thôn, phường, trại, ấp, vạn, ty.
Huyện Chương Nghĩa có 6 tổng là Nghĩa Thượng, Nghĩa Trung, Nghĩa
Hạ, Nghĩa Điền, Nghĩa Châu, Nghĩa Hà với 107 xã, thôn, trại, phường, vạn,
ty, ấp. Huyện Mộ Đức có 6 tổng là Quy Đức, Cảm Đức, Triêm Đức, Ca Đức,
Lại Đức, Tri Đức với 163 xã, thôn, phường, trại, ấp, vạn, ty.
Như vậy, Quảng Ngãi thời gian này có 18 tổng với 428 xã, thôn,
phường, trại, ấp, ty, vạn 1.
1. Đây là những danh xưng thường thấy trong đơn vị cơ sở tỉnh Quảng Ngãi. Xã 社: đơn vị cơ sở, có
thể gồm nhiều thôn, ấp, trại. Thôn 村: có thể thuộc xã, có thể đứng riêng. Phường 坊: làng làm một nghề nào
đó. Trại 寨: làng xã mới lập, thường ở ven núi. Ấp 邑: thường là đơn vị nhỏ của xã, thôn. Ty 司: làng làm
nghề thủ công. Vạn 萬: làng chài. Châu 洲 là làng nằm trong vùng bãi sông.
27
Năm Thành Thái thứ 2 (1890), các đơn vị mới được thiết đặt: huyện
Bình Sơn tách ra thành huyện Bình Sơn và châu Sơn Tịnh; huyện Chương
Nghĩa tách ra thành phủ Tư Nghĩa và châu Nghĩa Hành; huyện Mộ Đức tách
ra thành huyện Mộ Đức và châu Đức Phổ trực thuộc Sơn phòng Nghĩa Định
(sơn phòng hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định).
Đến năm 1899, Sơn phòng Nghĩa Định đổi ba châu mới thành ba
huyện: Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ. Năm 1915, thực dân Pháp đổi bốn
nguồn thành đồn, các nguồn Thanh Bng, Thanh Cù, Phụ An và An Ba thành
các đồn Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ.
Năm 1929, huyện Bình Sơn đổi thành phủ Bình Sơn.
Năm 1931, tổng Lý Sơn (thuộc phủ Bình Sơn) đổi thành đồn LýSơn.
Ngày 23.4.1932, huyện Sơn Tịnh đổi thành phủ Sơn Tịnh.
Ngày 01.12.1932, huyện Mộ Đức đổi thành phủ Mộ Đức.
Như vậy đến năm 1932, tỉnh Quảng Ngãi có 4 phủ, 2 huyện, 5 đồn với 40
tổng, 605 làng, xã, thôn, sách: 1) Phủ Bình Sơn có 4 tổng, 82 làng, xã, thôn; 2)
Phủ Sơn Tịnh có 4 tổng, 72 làng, xã, thôn; 3) Phủ Tư Nghĩa có 5 tổng, 67 làng,
xã, thôn; 4) Phủ Mộ Đức có 3 tổng, 62 làng, xã, thôn; 5) Huyện Nghĩa Hành có
3 tổng, 45 làng, xã, thôn; 6) Huyện Đức Phổ có 3 tổng, 78 làng, xã, thôn; 7)
Đồn Trà Bồng có 3 tổng, 34 sách (như làng, xã, thôn ở miền xuôi); 8) Đồn Sơn
Hà có 5 tổng, 47 sách; 9) Đồn Minh Long có 5 tổng, 60 sách; 10) Đồn Ba Tơ có
5 tổng, 61 sách; 11) Đồn Lý Sơn có 1 nha bang tá, 2 xã.
Quan cai trị địa phương: Ở tỉnh chức Bố chính đổi thành chức Tuần vũ,
giữ nguyên chức Án sát; ở phủ, huyện, đặt một Tri phủ, Tri huyện thuộc
quyền quan tỉnh; mỗi đồn ở miền núi có một sĩ quan Pháp cùng một số hạ sĩ
quan người Việt chỉ huy và một nha Kiểm lý thuộc Nam triều trông coi việc
thu thuế, hành chính, đồng thời đặt các chức "Chánh tổng dịch man", "Phó
mục" do người thiểu số nắm để cai trị. Riêng đồn Lý Sơn đặt chức Bang tá để
cai trị.
Từ ngày 9.3.1945 đến 19.8.1945 dưới thời Nhật thuộc, sau khi thực dân
Pháp bị Nhật đảo chính, tổ chức hành chính không đổi, chỉ thay tên gọi: Tuần
28
vũ gọi là Tỉnh trưởng, Tri phủ, Tri huyện gọi là Huyện trưởng. Chức Chánh
phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách.
1.3. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954.
1.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày toàn quốc kháng
chiến (19-8-1945 đến 19-12-1946).
Nhân dân Quảng Ngãi vốn có truyền thống yêu nước, phong trào cách
mạng phát triển mạnh mẽ. Chỉ kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước
ta (1858), người dân Quảng Ngãi không lúc nào vắng bóng trong phong trào
yêu nước: từ Trương Định phất cờ “Bình Tây” ở Nam Kỳ, đến Lê Trung Đình
hưởng ứng Hịch Cần vương, đánh chiếm tỉnh thành và tiếp đó các cuộc vận
động Duy tân, Đông du, Khất thuế, khởi nghĩa 1916 liên tiếp nổ ra.
Trên cơ sở truyền thống yêu nước ấy, Quảng Ngãi sớm theo Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đảng bộ Quảng Ngãi ra đời không bao lâu sau ngày 3.2.1930
và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc trong tỉnh liên tục, sôi nổi cho đến
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.
Năm 1945 với thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám đã lật nhào
ngai vàng của chế độ phong kiến và ách thống trị của đế quốc, đã mở ra cho
dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên sau
hơn 80 năm đô hộ của thực dân đế quốc nhân dân cả nước nói chung và nhân
dân Quảng Ngãi nói riêng đã thực sự làm chủ được đời mình, làm chủ quê
hương đất nước. Cũng từ đó nhân dân ta một lòng theo Đảng, Bác Hồ, cũng từ
đây ta thực sự có một chính quyền để xây dựng một chế độ mới. Vì vậy việc
xây dựng chính quyền và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ số một của Đảng bộ
và nhân dân tỉnh nhà trong giai đoạn này.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cách mạng ta có những thuận
lợi rất cơ bản, song cũng đứng trước những khó khăn thử thách vô cùng
nghiêm trọng. Đó là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng một lúc đe dọa
29
chính quyền còn non trẻ của ta. Chính vì vậy nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân ta lúc này là phải quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững chính quyền cách mạng. Trước hết chính quyền đó thực
sự là của dân - do dân - và được toàn dân ủng hộ.
Cũng như cả nước tại Quảng Ngãi sau Cách mạng tháng Tám, hệ thống
chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã nhanh chóng được thiết lập và đi vào
hoạt động. Các đơn vị hành chính sau đó cũng được sắp xếp lại cho phù hợp
với tình hình cách mạng mới. Theo chỉ thị của Trương ương các đơn vị hành
chính cấp phủ đổi thành cấp huyện, bãi bỏ các đơn vị hành chính cấp tổng,
thành lập các xã. Như vậy toàn tỉnh Quảng Ngãi lúc bấy giờ có 10 huyện, tổng
và 1 thị xã.
Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu
Quốc hội.Thực hiện chủ trương đó, tỉnh Quảng Ngãi đã hăng hái vạch kế
hoạch tổ chức mít tin, hội họp... Ngày 6.1.1946 cử tri Quảng Ngãi đã cùng với
cử tri cả nước thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình. 271.187 cử
tri trong tỉnh phấn khởi tham gia bỏ phiếu( trong hơn 35 vạn dân trong toàn
tỉnh) đã nô nức tham gia bầu cử, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tuyển
cử, thể hiện niềm tin vững chắc của nhân dân Quảng Ngãi đối với chế độ mới.
Ở Quảng Ngãi có 8 vị trứng cử Quốc hội khóa đầu tiên.
Tiếp theo cuộc bầu cử Quốc hội, nhân dân Quảng Ngãi đã bầu cử Hội
đồng nhân dân tỉnh (17.2.1946) và Hội đồng nhân dân xã (14.4.1946). Đến
ngày 14.4.1946, Ủy ban Hành chính tỉnh chính thức được thành lập. Tháng
5.1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) tỉnh Quảng
Ngãi được thành lập. Thắng lợi của các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và
việc bầu ra Ủy ban Hành chính các cấp cũng như việc củng cố Mặt trận Việt
Minh, thành lập Liên Việt đã phản ánh sức mạnh của khối đại đoàn kết các
dân tộc trong tỉnh, làm nền tảng vững chắc để Quảng Ngãi cùng với cả nước
tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới, từng bước
chuẩn bị thế và lực, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.
30
Với thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố, thực sự trở
thành chính quyền của dân, do dân, vì dân.
1.3.2. Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến Hiệp định Genève (19-12-
1946 đến 7-1954).
Trước ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, trong điều kiện nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ, gặp nhiều khó khăn, Chính phủ ta đã nhiều lần
kiên trì đàm phán, ký Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946 với
Pháp. Điều đó thể hiện nhân dân Việt Nam luôn luôn yêu chuộng hòa bình và
công lý, vì nền độc lập, tự do, thống nhất của đất nước. Nhưng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới và quyết cướp nước ta một lần nữa. Nhân
dân ta không còn con đường nào khác, ngoài con đường phải cầm vũ khí đứng
lên kháng chiến. Đêm 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến" với tinh thần "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!". Hưởng ứng lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến"
(22.12.1946) của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi, dưới sự chỉ đạo của
đồng chí Phạm Văn Đồng (đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền
Nam Trung Bộ, đóng trụ sở tại huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đã đề ra kế
hoạch cụ thể, với nhiệm vụ chính là tập trung sức xây dựng Quảng Ngãi trở
thành hậu phương vững mạnh, phục vụ tích cực cho tiền tuyến, trực tiếp là
mặt trận Kon Tum và bắc Quảng Nam.
Dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền cách mạng, nhân dân
Quảng Ngãi khẩn trương chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu nhất do
kẻ thù gây ra, sẵn sàng thực hiện triệt để "vườn không nhà trống", phá hoại
cầu đường để chặn bước tiến của địch. Nhiều nhà cửa kiên cố ở tỉnh lỵ và các
thị trấn có thể là điểm đánh chiếm của địch được nhân dân tự nguyện phá dỡ.
Hàng chục ngàn người thuộc nhiều tầng lớp nhân dân tham gia đào đắp, cuốc
phá đường. Các con đường chính như quốc lộ số 1, tỉnh lộ, huyện lộ,... đều bị
chia cắt thành nhiều đoạn. Nhiều cầu, cống, đường sắt được tháo dỡ. Hầm trú
31
ẩn các loại được đào ở khắp các nơi. Ở các xã, thôn, nhân dân dựng chướng
ngại vật, đào giao thông hào, địa đạo. Làng xóm được rào kỹ để đề phòng sự
xâm nhập của thực dân Pháp và bọn Việt gian. Hầm bí mật đào ở nhiều nơi.
Đến tháng 3.1949, nhân dân đã đào được 11.000 hầm các loại. Quảng Ngãi là
địa phương có nhiều hầm bí mật nhất Liên khu V. Nhiều tỉnh trong Liên khu
V đã cử người về Quảng Ngãi học tập kinh nghiệm "tiêu thổ kháng chiến".
Tại các vùng đồi trống núi trọc, nhân dân cắm chông tre để ngăn chặn
địch nhảy dù. Các trạm gác bí mật, trạm truyền tin được thành lập ở khắp nơi
trong tỉnh. Công tác phòng gian, bảo mật, cảnh giác chống bọn gián điệp xâm
nhập được thực hiện triệt để. Mọi người thực hiện nghiêm khẩu hiệu "ba
không": không biết, không nghe, không thấy.
Nhân dân tích cực gia nhập các lực lượng vũ trang, bán vũ trang. Đến
cuối năm 1949, toàn tỉnh có 46.465 du kích xã, 10.060 dân quân tự vệ, 3.360
bạch đầu quân, 2.348 nữ dân quân, 1.865 du kích là người dân tộc thiểu số, 2
đại đội dân quân tự vệ tập trung; mỗi huyện đồng bằng đều có 1 đại đội quân
địa phương. Phong trào thi đua luyện quân lập công diễn ra sôi nổi.
Thanh niên hăng hái tòng quân nhập ngũ giết giặc ở các chiến trường. Chỉ
trong một thời gian ngắn, 15.000 thanh niên Quảng Ngãi đã tòng quân chiến đấu
ở các chiến trường Liên khu V. Nhiều thanh niên dân tộc ít người dù không đủ
sức khỏe, nhưng với lòng yêu nước đã tìm mọi cách để được nhập ngũ.
Từ đầu năm 1949, theo sự điều động của Liên khu ủy V, nhiều cán bộ,
chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang tham gia phục vụ ở các chiến trường
Bình Thuận, Đồng Nai Thượng, Kon Tum. Ngoài ra, tỉnh còn cử 1 đội trật tự
xung phong và 1 đội công an xung phong tham gia chiến đấu ở chiến trường
Quảng Nam - Đà Nẵng. Cùng với cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cũng được
điều động phục vụ cho vùng bị địch chiếm trong toàn Liên khu V và các chiến
trường Đông Bắc Cămpuchia, Nam Lào. Trong 2 năm 1948 - 1949, có hơn
400 cán bộ xã, 60 cán bộ tỉnh và huyện được cử đi phục vụ các vùng.
Theo sắc lệnh số 255 của Chính phủ về việc bầu cử Hội đồng nhân dân
các cấp khóa II, cử tri Quảng Ngãi đã tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân xã
32
(13.6.1949) và Hội đồng nhân dân tỉnh (30.7.1949). Các đại biểu được nhân
dân tín nhiệm bầu ra đã đi sâu, đi sát quần chúng để tổ chức và lãnh đạo, xây
dựng bộ máy chính quyền từ xã đến tỉnh ngày càng vững mạnh.
Nhân dân còn tham gia xây dựng và khôi phục hệ thống đường giao
thông gồm đường bộ và đường sắt, đảm bảo các tuyến giao thông trong tỉnh
thông suốt và vận chuyển hàng hóa trong vùng tự do Liên khu V.
Với tinh thần chiến đấu quyết liệt nhân dân Quảng Ngãi đã tiêu diệt
nhiều sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, góp phần làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp.
Từ 1950 đến 1952, địch tăng cường các hoạt động bắn phá, càn quét,
đẩy mạnh do thám, tung gián điệp vào vùng tự do Liên khu V nhằm thực hiện
âm mưu xâm chiếm, phá hoại hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến ở
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, địch tiến hành nhiều cuộc đổ
bộ, bắn phá vùng biển, càn quét vào đất liền, cướp phá tàu thuyền, tài sản, đốt
phá lương thực của nhân dân ven biển. Tháng 9.1951 chúng đánh chiếm
đảo Lý Sơn. Chỉ riêng trong năm 1952, địch đã 35 lần đổ bộ vào đất liền,
trong đó có những cuộc đổ bộ quy mô lớn vào Đức Lân (huyện Mộ Đức), Phổ
An, Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ). Riêng trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 1952, địch
đã 26 lần bắn phá, đổ bộ vào đất liền, giết hại 100 người, phá 140 thuyền,...
Nhân dân cùng với lực lượng vũ trang, bán vũ trang kịp thời phát hiện
và đánh trả quyết liệt các cuộc đổ bộ, càn quét của địch. Đặc biệt, ngày
21.7.1950, du kích và tự vệ địa phương chiến đấu anh dũng, ngoan cường,
đánh bại cuộc càn quét lớn nhất của địch ở Sa Huỳnh, tiêu diệt 52 tên địch và
làm bị thương 80 tên khác. Dân quân du kích các xã Bình Đông, Bình Chánh,
Bình Châu (huyện Bình Sơn), Tịnh Khê, Tịnh Hòa (huyện Sơn Tịnh), Phổ
Thạnh (huyện Đức Phổ) cùng với nhân dân sử dụng các loại vũ khí tự tạo, thô
sơ, chiến đấu chống địch đánh phá, lấn chiếm. Các đơn vị lực lượng vũ trang
địa phương, như đại đội 28, 84, phối hợp tác chiến với các lực lượng du kích,
đẩy lùi nhiều cuộc đổ bộ càn quét của địch vào đất liền. Ở các huyện miền núi,
dân quân du kích, lực lượng vũ trang địa phương sát cánh cùng bộ đội chủ lực
33
chiến đấu bảo vệ vùng căn cứ địa, chăm sóc, cứu chữa thương binh, tăng gia
sản xuất. Đặc biệt, từ tháng 1.1950 đến tháng 12.1951, dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Liên khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Ngãi, lực lượng vũ trang của tỉnh
phối hợp với bộ đội chủ lực Liên khu V giải quyết dứt điểm "vụ Sơn Hà" do
thực dân Pháp và tay sai xúi giục, sắp đặt, đảm bảo trật tự, trị an ở vùng núi
miền Tây Quảng Ngãi.
Tiếp đó, từ ngày 13.4.1952 đến ngày 10.5.1952, lực lượng vũ trang địa
phương, dân quân du kích và nhân dân đã cùng với bộ đội chủ lực Liên khu V
đập tan cuộc hành quân Latơrit của thực dân Pháp (từ Kon Tum đánh xuống
các huyện miền Tây Quảng Ngãi), diệt hơn 600 tên địch, bắt sống hơn 100
tên. Thắng lợi này đã góp phần phá tan âm mưu của thực dân Pháp và tay sai
hòng xâm chiếm vùng tự do Liên khu V. Hậu phương căn cứ địa Quảng Ngãi
được củng cố vững mạnh. Miền Tây Quảng Ngãi trở thành hậu phương trực
tiếp của chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Tình hình ở Quảng Ngãi lúc này chia làm 2 vùng: vùng tự do và vùng
bị chiếm.
Vùng tự do bao gồm các huyện: Nghĩa Hành, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh
Long, Ba Tơ. Đến năm 1949, chiến tranh du kích phát triển mạnh ta liên tiếp
giành được các thắng lợi của chiến dịch mùa hè đã buộc Pháp rút bỏ hàng loạt
cứ điểm ở đồng bằng mở ra một loạt xã được giải phóng, vùng tự do ngày
càng mở rộng, vùng tạm chiếm bị thu hẹp dần. Vùng tự do Quảng Ngãi là địa
bàn chiến lược quan trọng, gắn liền và tạo thành vùng tự do rộng lớn ở liên
khu V trở thành hậu phương vững mạnh về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh
tế và là nơi phòng thủ cũng là nơi cung cấp nhân tài vật lực cho cuộc kháng
chiến. Nên ra sức đánh phá vùng tự do của ta (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên) bao vây, bóp nghẹt kinh tế, làm suy yếu hậu phương chiến
lược trực tiếp chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ.
Vùng tạm bị chiếm gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ
Đức, Đức Phổ. Tuy nhiên trong các vùng tạm chiếm có các vùng căn cứ du
kích trong các xã có cơ sở và phong trào kháng chiến tương đối phát triển của
34
chính quyền ta. Đối với vùng tạm chiếm, địch ra sức bình định đánh phá
phong trào cách mạng thiết lập bộ máy chính quyền ngụy, thực hiện chính
sách dùng người Việt đánh người Việt, thủ đoạn của chúng là càng quét,
khủng bố. Thực dân Pháp chia vùng tạm chiếm ra thánh các tiểu khu, trong
mỗi tiểu khu ngoài số quân đóng trong đồn bốt, địch còn xây dựng các lực
lượng ứng chiến cơ động để phối hợp trong những cuộc càn quét. Chúng dựa
vào hệ thống đồn bốt liên tục mở những cuộc tấn công bao vây nhằm đánh bật
lực lượng vũ trang của ta ra khỏi dân. Chúng dồn dân sống tập trung trên các
trục giao thông, ở vùng công giáo vá các thị xã, thị trấn để kiểm soát, đồng
thời tiến hành tổ chức tổ chức hành chính cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức thống kê
dân số.
Để phù hợp với tình hình kháng chiến lúc này chính quyền ta đã nhiều
lần thay đổi tên gọi và hợp nhất, phân chia khu vực hành chính theo yêu cầu
chỉ đạo chiến tranh trong từng giai đoạn.
Về phía địch sau khi chiếm được một số huyện ở đồng bằng, đóng giữ
các thị trấn, thị xã các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, chúng lập đồn
bốt, tháp canh khắp nơi, chúng ráo riết đôn quân bắt lính nhằm cắt đứt đường
liên lạc, tiếp tế của ta ở vùng tự do và vùng tạm chiếm để phá vỡ cơ sở kháng
chiến của ta. Để thực hiện được điều đó về mặt hành chính, năm 1949 chính
phủ bù nhìn Bảo Đại được thành lập và nhân danh Quốc trưởng Bảo Đại cho
cải tổ lại cơ cấu hành chính quốc gia, cả nước chia làm 3 phần: Bắc phần,
Trung Phần, Nam phần. Tỉnh Quảng Ngãi thuộc trung phầnvà có 10 huyện với
141 xã, dưới xã là thôn.
Đứng đầu mỗi phần là Thủ hiến do Quốc trưởng bổ nhiệm là viện chức
cao cấp điều khiển bộ máy hành chính ở địa phương. Đứng đầu tỉnh là Tỉnh
trưởng do Thủ hiến bổ nhiệm dưới Tỉnh trưởng là Phủ trưởng, Huyện trưởng...
Đợn vị hành chính dưới huyện là làng xã, đứng đầu là hội đồng Kỳ mục
( sau gọi là Hội đồng hương chính), cơ quan chấp hành của làng là Lý trưởng,
Phó lý, Ngũ hương. Ngoài ra chúng còn lập các hội như: hội tề, hương vệ,
hương binh để kiểm soát dân làng.
35
1.4.Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng
Ngãi thời kỳ1945 - 1954.
1.4.1. Sự chia đặt điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiến pháp năm 1946 do Quốc hội nước Viện Nam Dân chủ Cộng hòa
thông qua ngày 9 - 11- 1946 qui định: nước Việt Nam về phương diện hành
chính có 3 bộ: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. Mỗi bộ được chia nhiều tỉnh, mỗi
tỉnh chia nhiều huyện, mỗi huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền ở địa
phương gồm 4 cấp: Xã → huyện → tỉnh→ bộ (trước đây gọi là kỳ). Ở cấp xã
và cấp tỉnh có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính; ở cấp huyện và cấp
bộ chỉ có Ủy ban hành chính. Ngoài các đơn vị hành chính cấp bộ → tỉnh →
huyện → xã, từ cuối năm 1945, thực hiện chủ trương của chính phủ, các chiến
khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 lần lượt được thành lập. Mỗi chiến khu gồm một số
tỉnh có sự tương đồng về vị trí địa lí và quân sự, thì bây giờ Quảng Ngãi thuộc
chiến khu 5 hay gọi Liên khu 5 ( gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Kon Tum, Gia Lai).
Trước ngày toàn quốc kháng chiến, các chiến khu là đơn vị quân sự, từ
sau ngày toàn quốc kháng chiến thì kiêm cả chức năng hành chính, là đơn vị
quân sự - hành chính, gọi chung là "Chiến khu" hoặc "Khu". Các văn bản
chính thức của Chính phủ đều sử dụng cả hai loại này. Thí dụ như: Sắc lệnh số
93/SL, 94/SL, 95/SL, 97/SL, 96/SL, 97/SL, 98/SL ngày 3 - 10 - 1947 của Chủ
tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cử các ủy viên hành
chính và ủy viên nhân dân trong các ủy ban kháng chiến gọi là các chiến khu.
Cùng ngày, các Sắc lệnh số 99/SL, 100/SL lại gọi là khu 1, 6, Tây Nguyên[
80, tr 128- 129].
Ngày 25-1-1948, nhằm tập trung cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo cuộc
kháng chiến trên địa bàn cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
120/SL, tổ chức lại các chiến khu thành các liên khu và đặc khu. Mỗi liên khu
có Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu, trực tiếp điều hành kháng chiến.
Nên đã quyết định hợp nhất một số "Khu" lại thành "Liên khu" như hợp nhất
36
Khu 1 và Khu 12 thành Liên khu 1; hợp nhất Khu 2, 3 và Khu 11 thành Liên
khu 3; hợp nhất Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu 10; đổi Khu 4 đổi thành
Liên khu 4 trong đó có Phân khu Bình - Trị - Thiên; hợp nhất Khu 5 và Khu 6
thành Liên khu miền Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Nam - Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Gia Lai - Kon Tum, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Plaiku [ 36, tr 54].
Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 , Trung kỳ đổi thành
Trung bộ theo đó tỉnh Quảng Ngãi lấy tên các nhà cách mạng yêu nước đặt
cho các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh cho đến cấp phủ, huyện, xã. tỉnh Quảng
Ngãi mang tên tỉnh Lê Trung Đình, phủ Bình Sơn mang tên Nguyễn Tự Tân,
phủ sơn Tịnh mang tên Trương Quang Trọng, phủ Tư Nghĩa mang tên Nguyễn
Sụy (Thụy), phủ Mộ Đức mang tên Nguyễn Bá Loan, huyện Nghĩa Hành
mang tên Lê Đình Cẩn, huyện Đức Phổ mang tên Nguyễn Nghiêm, đồn Lý
Sơn gọi là tổng Trần Thành. Sau đó đến ngày 9 - 10 - 1945, Hội đồng chính
phủ ra quyết nghị các kỳ, thành phố, tỉnh và phủ, huyện trong cả nước Việt
Nam phải giữ tên như cũ, không dùng tên các danh nhân để đặt tên cho các
đơn vị hành chính. Do đó tỉnh Quảng Ngãi trở lại tên như trước Cách mạng
tháng Tám là Quảng Ngãi.
Từ cuối năm 1945 để thống nhất với toàn quốc, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến
hành bãi bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thiết đặt đơn vị xã trực thuộc huyện,
ở miền núi thì bỏ các chức "Chánh tổng dịch man", "Phó mục" thay thế bằng
tổng chức hành chính cấp xã.
Đến cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp (năm 1954), tỉnh Quảng Ngãi
có 10 huyện với 141 xã. Dưới xã là thôn, tên của xã lấy từ một chữ của tên
huyện và một chữ mới đặt: 1) Các xã thuộc huyện Bình Sơn đều bắt đầu bằng
chữ Bình; 2) Các xã thuộc huyện Sơn Tịnh đều bắt đầu bằng chữ Tịnh; 3) Các
xã thuộc huyện Tư Nghĩa đều bắt đầu bằng chữ Nghĩa; 4) Các xã thuộc
huyện Nghĩa Hành đều bắt đầu bằng chữ Hành; 5) Các xã thuộc huyện Mộ
Đức đều bắt đầu bằng chữ Đức; 6) Các xã thuộc huyện Đức Phổ đều bắt đầu
bằng chữ Phổ; 7) Các xã thuộc huyện Trà Bồng đều bắt đầu bằng chữ Trà; 8)
37
Các xã thuộc huyện Sơn Hà đều bắt đầu bằng chữ Sơn; 9) Các xã thuộc
huyện Minh Long đều bắt đầu bằng chữ Long; 10) Các xã thuộc huyện Ba
Tơ đều bắt đầu bằng chữ Ba. Cách đặt tên này là theo kiểu đặt tên tổng thời
phong kiến, nghe đến tên xã, người ta biết ngay xã ấy thuộc huyện nào (16).
Các thôn phần lớn lấy từ tên của các làng xã xưa kia và còn duy trì đến ngày
nay.
Đến cuối thời kì chống Pháp tỉnh Quảng Ngãi có 10 huyện , 1 thị xã với
141 xã như.
- Thị xã Quảng Ngãi:Năm 1807 nhà Nguyễn xây dựng tỉnh thành
Quảng Ngãi trên diện tích khoảng 26 ha, tại xã Chánh Mông, thuộc huyện
Chương Nghĩa (Khu vực từ cơ quan Tỉnh uỷ xuống Sở Tài chính ra Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh lên Xí nghiệp Quân đội và khu dân cư phía tây bắc xí nghiệp
hiện nay). Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh
Mông đổi tên là xã Chánh Lộ. Người Pháp đặt tỉnh thành và vùng phụ cận
phía Tây là Chánh Lộ phố, được gọi là vùng trung tâm thị trấn. Chánh Lộ phố
có hai phường: Bắc Lộ phường và Nam Lộ phường.
Đến năm 1929 mở rộng lên ngã ba Thu Lộ, thành lập thêm Thu Lộ
phường. Trên bản đồ hành chính lúc ấy ghi là "Ville de Quang Ngai" (thành phố
Quảng Ngãi). Đây là hình hài vóc dáng đô thị đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.
Đến trước năm 1945, ở xã Chánh Lộ, bên ngoài tỉnh thành có Chánh
Lộ phố gồm các phường: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, sau đó có thêm phường
Thu Lộ.
Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở ba phường của Chánh Lộ phố,
chính quyền cách mạng tỉnh quyết định thành lập thị xã Quảng Ngãi, trực
thuộc tỉnh. Đến ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), các cơ quan tỉnh và
đồng bào nội thị chuyển ra nông thôn, thị xã Quảng Ngãi sáp nhập với làng
Ngọc Án, gọi là xã Nghĩa Lộ, trực thuộc huyện Tư Nghĩa.
Về vị trí địa lí, Thị xã Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
Quảng Ngãi, được đặt làm tỉnh lỵ. Thị xã Quảng Ngãi nằm ở phía đông tỉnh,
hữu ngạn sông Trà Khúc, tại tọa độ địa lí 180o
48’Đ và 15o
08’B. Ba phía đông,
38
tây, nam đều giáp huyện Tư Nghĩa, phía bắc giáp huyện Sơn Tịnh (qua sông
Trà Khúc); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua.
- Huyện Bình Sơn: Đời nhà Hồ đất Bình Sơn mang tên là huyện Trì
Bình trong châu Tư, thuộc lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Bình Sơn
mang tên là huyện Bình Dương, sau đổi thành huyện Bình Sơn thuộc phủ Tư
Nghĩa. Đến đời vua Đồng Khánh huyện Bình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thôn,
trại, phường, ấp, vạn, ty
Đến năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam tách ra thành lập châu Sơn
Tịnh, huyện Bình Sơn đổi gọi là phủ Bình Sơn. Phủ Bình Sơn có 5 tổng Bình
Điền, Bình Hà, Bình Thượng, Bình Trung, Lý Sơn, với 84 làng.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Bình Sơn lấy tên là phủ Nguyễn
Tự Tân, một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp, hy sinh vì nước năm 1885. Đến
tháng 6.1946, phủ Nguyễn Tự Tân đổi gọi là huyện Bình Sơn. Sau khi cắt
phần đất phía tây giao cho huyện Trà Bồng, huyện Bình Sơn hợp nhất các làng
xã nhỏ thành 19 xã lớn đều lấy chữ Bình làm đầu: Bình Khương, Bình Lâm,
Bình Chương, Bình Minh, Bình Trung, Bình Thới, Bình Lập, Bình Dương,
Bình Tân, Bình Phú, Bình Thạnh, Bình Hiệp, Bình Thanh, Bình Hòa, Bình
Châu, Bình Trị, Bình Hải, Bình Đông, và xã hải đảo Lý Sơn.
Năm 1952, xã Bình Lâm nhập về huyện Trà Bồng. Sau mấy lần nhập
xã, chia xã, đến năm 1954, huyện Bình Sơn có 1 thị trấn và 25 xã.
Về vị trí địa lí, Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ
phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà
Bồng; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh
Quảng Nam); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua.
- Huyện Sơn Tịnh:Đời nhà Hồ vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong
huyện Trì Bình thuộc châu Tư, lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Trì Bình
có tên là huyện Bình Dương, địa hạt huyện Sơn Tịnh sau này nằm trong huyện
Bình Dương. Huyện Bình Dương sau đổi tên là huyện Bình Sơn. Đến đời vua
Đồng Khánh, huyện Bình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thôn, trại, ấp, phường, ty.
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi

More Related Content

What's hot

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Thanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
Ứng dụng phần mềm microsoftaction thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOTLuận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
 
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Logic hoc
Logic hocLogic hoc
Logic hoc
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
 
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HOT
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HOTLuận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HOT
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HOT
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi

Similar to Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi (20)

Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 1990-2010
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh PhúcĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOTĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
 
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 

Luận văn: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -----***----- NGUYỄN ĐỨC QUANG SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 1945 ĐẾN 2000 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ HUẾ, NĂM 2017
  • 2. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................6 5. Nguồn tư liệu chính...............................................................................6 6. Đóng góp của luận văn...........................................................................6 7. Kết cấu của luận văn.............................................................................7 Chương 1: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1945 - 1954.............................................. 8 1.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành chính. ........................................................................................................8 1.1.1. Nguyên nhân...............................................................................8 1.1.2. Ý nghĩa.......................................................................................10 1.2. Khái quát địa danh, địa giới hành chính trước tháng 9 - 1945..........10 1.2.1. Địa lí tự nhiên...........................................................................10 1.2.2.Cư dân Quảng Ngãi.....................................................................13 1.2.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi trước tháng 9 - 1945.........................................................................................................16 1.3. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954........................26 1.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày toàn quốc kháng chiến (19-8-1945 đến 19-12-1946)..............................................................26 1.3.2. Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến Hiệp định Genève (19-12-1946 đến 7-1954)...............................................................................................28 1.4. Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954...................................................................................33 1.4.1. Sự chia đặt điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.............................................................................33
  • 3. 2 1.4.2. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của chính quyền tay sai Pháp....................................................................................................44 1.4.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1945 - 1954 theo thành phố, quận, huyện, xã........................................................45 Chương 2: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1954 - 1975...........................................48 2.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành chính.......................................................................................................48 2.1.1. Nguyên nhân.............................................................................48 2.1.2. Ý nghĩa.....................................................................................50 2.2. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975...................51 2.3.Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975..................................................................................59 2.3.1. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...........................................................................59 2.3.2. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.........................................................................................60 2.3.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975 theo thành phố, quận, huyện, xã.......................................................63 Chương 3: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1975 - 2000..............................................67 3.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành chính.......................................................................................................67 3.1.1. Nguyên nhân.............................................................................67 3.1.2. Ý nghĩa.....................................................................................68 3.2. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000...................69 3.3 .Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000..........................................................................73 3.3.1. Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000..........................................................................................73
  • 4. 3 3.3.2. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000 theo thành phố, quận, huyện, xã.......................................................95 KẾT LUẬN...................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................104 PHỤ LỤC......................................................................................................110
  • 5. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, do tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội ở Quảng Ngãi cơ cấu hành chính trải qua nhiều giai đoạn khác nhau có những thay đổi khác nhau. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với những thay đổi về chính trị - kinh tế - xã hội, thì sự thay đổi về địa lý hành chính cũng diễn ra rất phức tạp. Việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã đến huyện đến tỉnh diễn ra liên tục. Làm cho tên của các đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và hệ thống.Chính điều đó đem lại khó khăn, lúng túng nhất định cho các nhà nghiên cứu trong quá trình viết lịch sử địa phương, biên soạn địa chí văn hóa và hành chính của tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung 60km, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142km dựa lưng vào dãy Trường Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài 70km, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 130km. Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.153,0km2 , bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước. Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc -Nam chạy qua tỉnh. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có khu kinh tế Dung Quất - tại đây có cảng nước sâu Dung Quất, khu công nghiệp lọc hoá dầu và một số khu công nghiệp khác.
  • 6. 5 Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh (thành phố Quảng Ngãi) và 14 huyện được chia làm 180 đơn vị hành chính ( gồm 162 xã, 8 phường và 10 thị trấn) với số dân 1.221.600 người (2011). Quảng Ngãi là vùng đất có nhiều biến động lịch sử, đặt biệt là cơ cấu hành chính trải qua nhiều giai đoạn khác nhau có những thay đổi khác nhau: Nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với những thay đổi về chính trị - kinh tế - xã hội, thì sự thay đổi về địa lý hành chính cũng diễn ra rất phức tạp. Chính vì vậy việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã đến huyện đến tỉnh diễn ra lên tục. Làm cho tên riêng của các đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và hệ thống. Chính điều đó đem lại khó khăn, lúng túng nhất định cho các nhà nghiên cứu trong quá trình viết lịch sử địa phương, biên soạn địa chí văn hóa và hành chính của tỉnh nhà. Là người dân đất Quảng đang sống và giảng dạy trên địa bàn, tôi nhận thấy việc nghiên cứu những thay đổi địa danh, địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa thiết thực nhằm phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông qua các thời kỳ lịch sử. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sự thay đổi địa danh và địa giớihành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 2000" làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam. Thực hiện đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt: * Về ý nghĩa khoa học: Việc tìm hiểu quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử có thể giúp chúng ta định vị được một vùng địa lý hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội quân sự cũ so với ngày nay. Trên cơ sở đó góp phần tìm hiểu thêm căn cứ khoa học cho việc phân định địa giới hành chính đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đồng thời qua đó góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi.
  • 7. 6 * Về ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nhằm góp phần xác định đúng địa danh và địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử, từ đó giúp cho các nhà khoa học có thêm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, biên soạn sách địa chí văn hóa, lịch sử địa phương. Đề tài còn góp phần lí giải nguyên nhân của những thay đổi và phân chia địa giới hành chính tại Quảng Ngãi. Từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra đề ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương để thúc đẩy kinh tế - xã hội tronh giai đoạn mới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Có lẽ, nói về Quảng Ngãi cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhưng chủ yếu nói về vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa, ẩm thực xứ Quảng...chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ về địa danh, địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi. Những công trình đề cập ít nhiều đến địa danh, địa giới hành chính của tỉnh đó là những công trình lịch sử Đảng bộ trong tỉnh. - Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1945 - 1975) xuất bản năm 1999. - Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1975 - 2005) xuất bản năm 2010. Các công trình chỉ đề cập đến sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính của tỉnh qua các thời kỳ nhưng chỉ khái quát một cách chung chung, chưa trình bày một cách cụ thể. - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Địa chí Quảng Ngãi xuất bản năm 2008 cũng đã đề cập đến sự thay đổi địa danh địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ nhưng cũng chưa thật sự cụ thể. - Ngoài những công trình đó, còn có các công trình lịch sử Đảng của các huyện như: Đức Phổ, Mộ Đức, Ba Tơ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn...Nhưng
  • 8. 7 tất cả các công trình đó cũng chỉ đề cập sơ lược, khái quát quá trình thay đổi tên, các địa danh đó mà thôi. Mặc dù sự trình bày chỉ mang tính khái quát nhưng đó cũng là nguồn tài liệu để tìm hiểu so sánh và đối chiếu. Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân với cuốn "Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 2002" xuất bản năm 2003, đã trình bày những thay đổi liên tục về địa danh, địa giới hành chính từ năm 1945 - 2002 tương đối đầy đủ bằng chính những văn bản pháp qui của các nhà nước hiện hành ở Việt Nam từ sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến năm 2002. Có lẽ đây là công trình gần gũi hơn cả đối với đề tài luận văn. Tuy nhiên công trình này vẫn chưa tình bày đầy đủ quá trình thành lập và những thay đổi ở các khu, tỉnh, huyện, xã do chính quyền cách mạng chia đặt ở miền Nam từ 1954 đến 1975. Mặt khác, công trình này còn chưa đề cập một cách đầy đủ toàn diện, chính xác về những thay đổi hành chính đối với một tỉnh cụ thể nào - như tỉnh Quảng Ngãi chẳng hạn. Một điều khác biệt nữa giữa luận văn và công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân là công trình này chưa nêu lên ý nghĩa của việc thay đổi địa danh và địa giới hành chính mà chỉ nhằm cung cấp tài liệu cho bạn đọc môt cách khái quát trên cả nước nên chưa đặt vấn đề lý giải nguyên nhân của những thay đổi đó. Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ lịch sử một cách chính xác, có hệ thống và đầy đủ. Vì vậy đây là vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Mục đích Luận văn góp phần khôi phục bức tranh lịch sử về sự thay đổi về địa danh và địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ lịch sử từ 1945 đến 2000. Tạo ra nhận thức đầy đủ hơn về sự thay đổi này. Luận văn còn giúp cho việc xác định vị trí quận lỵ, huyện lỵ, các trung tâm chính trị văn hóa ở tỉnh Quảng Ngãi trong lịch sử. Qua đó tìm hiểu những
  • 9. 8 địa danh, địa giới hành chính của tỉnh, từ đó góp phần tạo ra những ưu thế cho sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của từng vùng, từng địa phương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là địa danh và địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi, được các chính quyền lập ra và quá trình thay đổi địa danh, địa giới theo thời gian, theo các đơn vị hành chính trong các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và từ năm1975 đến năm 2000. 3.3. Phạm vi nghiên cứu * Về mặt không gian: luận văn đề cập trong phạm vi địa giới của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. * Về mặt thời gian: luận văn đề cập trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 2000. Đây là giai đoạn có nhiều biến động phức tạp nên có nhiều sự thay đổi phức tạp về địa giới hành chính. Năm 1945 mở đầu thời kỳ lịch sử hiện đại, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thì một hệ thống chính quyền được thiết lập từ tỉnh đến huyện đến xã đã nhanh chóng đi vào hoạt động một cách qui cũ. Cho đến năm 1989 với sự kiện là sự điều chỉnh tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và từ năm 2000 đến nay tỉnh Quảng Ngãi không có sự thay đổi nào cả. 4. Phương pháp nghiên cứu. Quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề địa danh, địa giới hành chính. Chúng tôi áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp để xem xét và sắp xếp các tài liệu theo đúng các trình tự thời gian và không gian mà các sự kiện diễn ra trong mối tương quan mà đề tài quan tâm. Hơn nữa, đây là đề tài cần được tiếp cận nhiều văn bản gốc, do đó tôi còn sử dụng văn bản học để kiểm định tính chính xác của các sử liệu. Và phương pháp so sánh đối chiếu, để kiểm định kết quả của người đi trước, tìm ra những địa danh địa giới chính xác nhất.
  • 10. 9 Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điền dã, thực địa gặp gỡ nhân chứng để xác minh thẩm định những tư liệu có liên quan đến đề tài. 5. Nguồn tư liệu chính. 1. Các công báo của các chính quyền từ 1945 đến nay được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ: Tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. 2. Các công trình nghiên cứu lịch sử, địa lí hành chính của Quảng Ngãi. 3. Ngoài ra còn có nguồn tư liệu điền dã, phỏng vấn một số nhân chứng tiêu biểu ở địa phương. 6. Đóng góp của luận văn. Là công trình cung cấp đầy đủ một cách hệ thống quá trình thay đổi địa danh địa giới hành chính của các đơn vị quận, huyện, xã, phường, thị trấn ở Quảng Ngãi từ năm 1945 đến năm 2000. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan đến lịch sử Quảng Ngãi từ 1945 đến nay. Hơn nữa luận văn cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu những tài liệu cần thiết để biên soạn địa chí văn hóa, hành chính của tỉnh nhà. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục phần nội dung có 3 chương. Chương 1: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954. Chương 2: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975. Chương 3: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000.
  • 11. 10 Chương 1: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1945 – 1954 1.1. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc thay đổi địa danh, địa giới hành chính. 1.1.1. Nguyên nhân. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới chế độ thực dân phong kiến tổ chức hành chính của tỉnh Quảng Ngãi gồm 4 cấp: Tỉnh → huyện, phủ→ tổng → xã, phường. Nhưng đến sau Cách mạng tháng Tám thành công cùng với việc xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước, theo chỉ thị của Trung ương các đơn vị hành chính cấp phủ đổi thành huyện, xóa bỏ đơn vị hành chính cấp tổng và thành lập các đơn vị hành chính xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp huyện. Như vậy cơ cấu hành chính của tỉnh Quảng Ngãi thay đổi như sau: Tỉnh → huyện → xã→ phường. Việc ta tiến hành xóa bỏ đơn vị hành chính cấp tổng là nhằm xóa bỏ bớt các đơn vị hành chính cấp trung gian để tăng cường sự quản lý sát sao của chính quyền cách mạng đối với cấp cơ sở.Trong hoàn cảnh ta mới giành được độc lập để đảm bảo quản lí được chính quyền còn non trẻ, cơ cấu hành chính phải được đơn giản, tinh gọn không quá cồng kềnh. Chính vì thế trong giai đọn này Trung ương ra chỉ thị hợp nhất một số làng, xã nhỏ lại thành những xã lớn hơn. Ở Quảng Ngãi vào cuối những năm 1947 - 1948 các huyện tiến hành hợp xã lần thứ hai. Việc hợp xã trong thời kỳ này đã đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo của cuộc kháng chiến kiến quốc. Để huy động tối đa sức người sức của cho cuộc kháng chiến, ta tập hợp những xã nhỏ lại thành những xã lớn. Ngoài mục đích huy động tối đa sức người sức của, còn để giảm bớt đơn vị hành chính cấp cơ sở để tiện lợi cho việc chỉ đạo trong thời chiến. Thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường và tinh thần trách nhiệm của mình chủ động trong việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Đặc biệt ở những vùng bị địch tạm chiếm nhân dân đã kiê quyết bám trụ, chiến đấu xây dựng căn cứ địa ngay trong lòng địch.
  • 12. 11 Điều đó thể hiện một tinh thần chiến đấu rất kiên cường của nhân dân Quảng Ngãi. Đến những năm 1950 - 1951 do nhu cầu cách mạng phát triển ngày càng cao và để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công một số huyện tiến hành hợp xã lần thứ ba. Về phía địch: Ở Quảng Ngãi lúc này địch chỉ chiếm được một số huyện đồng bằng ven biển như: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn nhưng chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta. Nên lúc này chúng cũng không có sự điều chỉnh nhiều về cơ cấu hành chính mà về cơ bản chúng vẫn dùng địa danh cũ phủ, tổng như trước năm 1945. Nhưng có điều trước là phủ ở đây là tương đương cấp huyện, tổng là xã. Như vậy trong vùng tạm chiếm này chúng chỉ có những điều chỉnh nhỏ như sáp nhập các làng của phủ này vào phủ khác thuộc quyền quản lí của chúng để thuận lợi cho việc hành chính trị an của chúng mà thôi. Ngoài ra việc sáp nhập của chúng cũng nhằm dồn dân vào vùng kiểm soát của chúng để dễ bề cai trị, tiến tới tiêu diệt phong tráo cách mạng của ta. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, làm cho chính quyền tay sai không thể ngăn chặn làn sóng đấu tranh cách mạng của ta. Nên chúng không có thời gian yên ổn để thay đổi địa giới hành chính. 1.1.2. Ý nghĩa. Như vậy trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bên cạnh những biến động về tình hình chính trị thì địa giới hành chính cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt về phía chính quyền cách mạng, sau khi giành được chính quyền ta tiến hành tổ chức lại bộ máy hành chính cho phù hợp với tình hình mới và cũng để khẳng định được chủ quyền của ta trên mỗi tấc đất, mỗi tên làng, tên xã. Vậy trong giai đoạn từ năm 1945 - 1954 đã trải qua nhiều sự thay đổi, điều chỉnh về địa giới hành chính ở Quảng Ngãi giữa 2 chính quyền. Giữa hai chính quyền đó có sự khác biệt rất cơ bản. Đó là phía chính quyền cách mạng xóa bỏ hẳn cấp tổng là để đầu mối cơ cấu hành chính tạo nên sự tinh gọn, nhanh kịp thời nhất trong công tác quản lí của cấp trên. Hơn nữa để tăng
  • 13. 12 cường sự chỉ đạo sát sao của cấp huyện đối với cấp cơ sở, hay là để huy động tối đa nhân tài vật lực cho cuộc chiến. Còn về phía chính quyền tay sai Pháp mặc dù ở tỉnh Quảng Ngãi chúng chỉ chiếm được một số huyện nhưng chúng cũng có những điều chỉnh về địa danh, địa giới. Tuy nhiên sự điều chỉnh đó cũng không làm xáo trộn hay ảnh hưởng gì đến cơ cấu hành chính của tỉnh. Và việc chúng duy trì cấp phủ, tổng nhằm mục đích chia nhỏ các đơn vị hành chính của ta nhằm dễ bề cai trị, dễ đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân ta. 1.2.Khái quát địa danh, địa giới hành chính trước tháng 9 - 1945. 1.2.1. Địa lí tự nhiên. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực ven biển miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵQuảng Ngãi từ năm 1907 đến năm 1945 đóng ở xã Chánh Mông (sau đổi là Chánh Lộ), tổng Nghĩa Hạ, huyện Chương Nghĩa.Sau Cách mạng tháng Tám 1945 đếncho đến cuối năm 2004, Chánh Lộ phố được quyết định thành lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh và đến ngày 26.8.2005 có Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh. Tỉnh Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.Như vậy tỉnh Quảng Ngãinằm ở trung độ của Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quảng Ngãi là địa bàn chiến lược quan trọng, là của ngõ của các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, có ba vùng chiến lược miền núi, trung du và đồng bắng thuận lợi cho việc triển khai thế trận chiến tranh nhân dân. Tuy nhiên, do địa thế hẹp, lưng tựa núi), mặt áp biển nên cũng dễ bị chia cắt về chiến lược. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.153,0km2 , bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó đất nông nghiệp 322.034,59 ha chiếm (62,5% diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp 45.636,2 ha chiếm (8,86% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng 147.595,9ha chiếm (28,64% diện tích đất tự nhiên).
  • 14. 13 Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu giữa các vùng trong tỉnh có những biểu hiện khác nhau do sự phức tạp của địa hình và chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nhưng nhìn chung khí hậu ở Quảng Ngãi mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía Nam và do thế núi địa phương tạo ra. Lượng mưa của tỉnh là 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12 còn các tháng khác thì khô hạn. Quảng Ngãi có nhiều núi cao như núi Cà Đam tục gọi "Hòn Ông, Hòn Bà" cao độ 1.600m ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng; về phía tây bắc có núi Đá Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long, núi U Bò cao độ 1.200m. Núi cao trung bình 700m như núi Cao Môn ở ngoài Trường Luỹ phía tây Huyện Đức Phổ. Các núi này có một số liệt vào hạng danh sơn được vinh làm thắng cảnh như: Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, Vân Phong ...và một đặc điểm nữa là các núi ở đây còn tạo lợi thế lớn về quân sự, từng là vùng hậu cứ của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Trên bình diện địa hình, vùng Quảng Ngãi có 04 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu đều bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra biển Đông theo hai cửa sông lớn là Sa Cần (Bình Sơn) và cửa Đại Cổ Lũy (Tư Nghĩa). Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 300km Các con sông này có đặc trưng chung là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Dọc theo bờ biển Quảng Ngãi có nhiều vũng, vịnhcó thể xay dựng cầu cảng trong đó cảng Dung Quất là cảng nước sâu lớn ở khu vực miền Trung và các cảng nhỏ hơn như Sa kỳ, Cửa Lở, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Tài nguyênbiển ở
  • 15. 14 Quảng Ngãi phong phú; trữ lượng hải sản năm 2015 ước đạt 165.800 tấn; sản lượng đánh bắt hàng năm từ 155.000-160.000 tấn (2015). Mạng lưới giao thông đường bộ ở Quảng Ngãi phát triển tương đối hoàn chỉnh, nối liền các vùng ven biển, trung du, miền núi và các trung tâm đô thị, thuận lợi trong việc chuyển quân, cơ động xe pháo, tập kết vật chất, hậu cần đảm bảo cho nhu cầu tác chiến. Rừng tự nhiên của Quảng Ngãi tuy diện tích không nhiều nhưng kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ quý như: lim, giổi, sao cát, vênh vênh, chò, trắc, huỳnh đàng, kiền kiền, gõ. Ngoài gỗ, rừng Quảng Ngãi còn có nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì, sâm; các loại cây có sợi, cây có dầu, trầm hương, cây lấy nhựa và các loại cây lấy nấm. Cây quế là đặc sản nổi tiếng với diện tích rộng, sản lượng lớn. Ở núi Lớn (Mộ Đức) còn có cây dầu rái cho một loại dầu khá tốt để trám thuyền và pha chế các loại sơn, mực in. Ngoài ra còn là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý, hàng trăm loài chim quý và là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản [46, tr139]. Vùng rừng núi Quảng Ngãi là một địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự, là căn cứ địa cách mạng gắn liền với lịch sử chống áp bức giai cấp và chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Ngãi. Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp nhưng khá đa dạng về hình thái. Diện tích khoảng 150.678ha, trong đó chỉ có 13.672ha được bồi đắp phù sa thường xuyên hàng năm bởi 4 hệ thống sông chính: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Càng đi về phía nam đồng bằng càng hẹp lại, chỉ còn là một rẻo dọc bờ biển. Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi khá bằng phẳng, nghiêng thoải về phía đông, độ cao từ 2 - 30m. Đất ở đây thích hợp với các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây mía. Vùng đồng bằng là nơi chứa nước ngầm lớn nhất tỉnh phục vụ cho nhu cầu đời sống, sản xuất của phần lớn dân cư Quảng Ngãi, đồng thời cũng là nơi tàng trữ chủ yếu các nguyên liệu sứ gốm (kaolin), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (sét gạch ngói) với quy mô lớn.
  • 16. 15 Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác. Lòng đất Quảng Ngãi chứa nhiều khoáng sản giá trị có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m3 ; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường, lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m3 , phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh. 1.2.2.Cư dân Quảng Ngãi. Trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con người thời đại đá cũ sinh sống. Dấu tích được tìm thấy ở địa điểm Giếng Tiền (huyện Lý Sơn), vốn là miệng núi lửa cổ đã tìm thấy dấu tích cư dân sơ kỳ đã cũ sinh sống cách đây 30 vạn năm. Di vật còn lại là những công cụ đá có vết ghè, mảnh tước. Đến thời hậu kỳ đá cũ, dấu tích được tìm thấy ở Gò Trá (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) có niên đại cách đây 15 vạn năm. Công cụ đá cũ nằm ở bậc thềm cổ đo quá trình xâm thực để lộ ra những hiện vật gồm rìu tay, hạch đá công cụ mũi nhọn hình tam diện cũng khá nhiều mãnh tước đá. Trong thời đại đá mới, ở vùng đất Quảng Ngãi đã tìm thấy các bằng chứng cư trú của dân cư hậu kỳ đá mới, đó là di tích Trà Phong (huyện Tây Trà). Cư dân cổ Trà Phong sống ở vùng thềm thung lũng ven sông suối nhỏ của vùng thượng nguồn sông Trà Khúc, thuộc các huyện Tây Trà, Trà Bồng và kéo dài xuống vùng tây huyện Bình Sơn. Cư dân cổ Trà Phong cư trú ở ngoài trời, gần sông suối để bắt cá, ốc để sinh sống. Giai đoạn muộn hơn họ di chuyển dần xuống vùng thấp hơn như Trà Xuân, Gò Na. Các công cụ đặt trưng của cư dân cổ Trà Phong bao gồm loại hình rìu vai ngang, rìu vai có nấc nhỏ, có mặt cắt thấu
  • 17. 16 kính lồi, loại cuốc vai xuôi bằng đá lửa có kích thước nhỏ, lạo bàn mài đá có đá granit. Niên đại văn hóa hậu kỳ đá mới so kì kim khí Trà Phong này cách nay khoảng từ 4000 đến 3500 năm. Trong thời đại kim khí, từ sơ kì đồng thau đến sơ kì sắt sớm cư dân cổ đã tiến dần xuống đồng bằng, định cư lâu dài. Các làng cổ của họ tìm thấy qua các di tích Long Thạnh, Bình Châu I, II đã cho thấy tầng văn hóa di chỉ cư trú dày đặc từ 1,5 đến 2m rất ổn định. Đây là những dân cư tiền Sa Huỳnh thuộc thời đại đồng thau, họ để lại di sản văn hóa vật chất phong phú bao gồm: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ trang sức bằng đá quý.Họ tiến ra đảo Lý Sơn khai thác hải sản, tạo dựng dạng văn hóa Sa Huỳnh mang đậm sắc thái biển. Trong vùng đất liền, các cư dân thời đại đồng thau bước vào thời đại sắt sớm, họ tạo dựng nên đỉnh cao văn hóa Sa Huỳnh sơ kì sắt.Trong giai đoạn sơ kì sắt, cư dân Sa Huỳnh có những làng mạc lớn. Đồng thời cư dân Sa Huỳnh có những khu nghĩa địa mộ táng lớn như Phú Khương, Thạnh Đức, Gò Quê. Người kinh hiện diện ở Quảng Ngãi bắt đầu chủ yếu từ thế kỷ XV trở đi, đa số là những nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh - Nghệ di cư vào khẩn hoang đất đai thành lập làng mạc. Dưới thời các chúa Nguyễn có một số người Hoa từ các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam (Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Sà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh và một số điểm trung du. Dưới thời Pháp thuộc cho đến hết năm 1975, có một số người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Chà Và (Java) đến sống ở Quảng Ngãi, nhưng chủ yếu là chuyển cư tạm thời hoặc không thành cộng đồng riêng. Ở miền núi, về dân tộc có sự ổn định hơn, có các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống, họ là cư dân bản địa lâu đời sống theo từng khu vực và có sự đan xen nhất định, có sự giao lưu buôn bán với nhau với người Việt ở miền xuôi. Từ thời tiền sử, trên vùng đất này phần nào đã có sự hợp chủng hòa huyết giữa các nhóm Nam Đảo và các nhóm Nam Á. Các dân tộc thiểu số cùng nằm trong một khu vực lịch sử - dân tộc học, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
  • 18. 17 Đến năm 2005, dân tộc Kinh chiếm 88,8%, Hrê 8,58%, Cor 1,8%, Ca Dong 0,7%; số người thuộc 13 dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm 0,12% dân số. Do vậy, nếu tính về dân tộc thì ở Quảng Ngãi có đến 17 dân tộc, nhưng thực chất cũng chỉ có 4 dân tộc có số lượng cư dân đáng kể. Nhìn chung, khối cộng đồng dân cư Quảng Ngãi phát triển theo tiến trình của lịch sử, cùng đoàn kết, chung sức chung lòng trong công cuộc chống phong kiến - đế quốc, dựng xây quê hương giàu đẹp. Có thể cư dân Việt đã có mặt đầu tiên ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XV. Năm 1402, qua cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong kiến Chămpa, vua Chămpa nhượng hai châu Chiêm Động và Cổ Lũy Động cho nhà Hồ. Hồ Quý Ly đổi đặt thành 4 châu Thăng, Hoa (Quảng Nam), Tư, Nghĩa (Quảng Ngãi). Hồ Quý Ly ra lệnh cho dân có của cải mà không có ruộng đất ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa đem vợ con di cư vào vùng đất mới để khai khẩn; việc di dân này phần nào có tính bắt buộc. Những người không có của cải, phương tiện canh tác thì nhà Hồ cấp phát trâu cho họ. Nhà nước vận động dân chúng: ai có trâu đem hiến nộp sẽ được cấp phẩm tước. Hồ Quý Ly bắt buộc những người nông dân di cư không được quay về bản quán, sau khi đã thích dấu hiệu lên cánh tay của họ. Các sử sách chép rằng: chữ Châu được thích lên cánh tay những người lưu dân. Đây là cuộc di dân đầu tiên của người Kinh đến vùng đất Quảng Ngãi. Năm 1472, sau cuộc chinh phạt Chămpa của vua Lê Thánh Tông, vùng đất từ nam đèo Hải Vân đến núi Thạch Bi nằm trong sự quản lý của Đại Việt và được đặt thành đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm có 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhân. Nhà Lê chiêu mộ dân chúng vào khai khẩn đất hoang và đồng thời khuyến khích quân lính ở lại mở mang đồn điền, phát vãng những tù nhân lưu đày vào nơi đây. Đây là những nguồn nhân lực chủ yếu để khai phá vùng đất mới. Nhà nước không có chế độ hạn điền, cho phép dân chúng mặc sức khai khẩn đất đai, cho phép thu lợi 3 năm trên vùng đất ấy rồi mới thu thuế. Đây là cuộc di dân lần thứ hai của người Kinh đến vùng đất Quảng Ngãi.
  • 19. 18 Cuộc di dân này rất quan trọng; đây là thời điểm bắt đầu hình thành nên những làng người Việt và những dòng họ lớn ở trên vùng đất thừa tuyên Quảng Nam. Thời chúa Nguyễn, cư dân Việt ở Quảng Ngãi tương đối ổn định nhưng vẫn còn thưa thớt. Với ý đồ cát cứ phương Nam, chúa Nguyễn tiếp tục khuyến khích dân Việt từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay vào đây khai khẩn, lập nghiệp. Năm 1648, chúa Nguyễn đánh thắng chúa Trịnh ở Quảng Bình, bắt sống 30.000 quân lính, phiên đặt họ cứ 50 người thành một ấp, dọc theo bờ biển, bắt đầu từ Quảng Nam trở vào phía nam. Dấu vết của làng Việt này còn thấy ở làng Tráng Liệt (huyện Tư Nghĩa) mà gia phả còn truyền lưu. Quá trình phát triển của dân tộc Kinh, được trình bày trên, là quá trình phát triển lâu dài theo chiều thời gian, cụ thể là càng ngày cư dân càng phát triển lớn về số lượng. Vùng cư trú hiện nay của người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thị tứ, thị trấn ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi; một số sinh sống đan xen với người dân tộc thiểu số ở miền núi. Khu vực đồng bằng, dân tộc Kinh có khoảng 1.077.841 người, chiếm 83,7% dân số toàn tỉnh và chiếm 94,8% tổng số dân tộc Kinh ở Quảng Ngãi. 1.2.3. Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi trước tháng 9 - 1945. Danh xưng Quảng Ngãi ra đời và tồn tại cho đến ngày nay hơn 415 năm khi tiên chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận - Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa (1602). Sau đó Minh Mạng thứ 13 đổi lại thành Quảng Ngãi - Quảng Nghĩa) còn vùng đất Quảng Ngãi (tức Cổ Lũy động) dưới thời Hồ tính đến nay đã có hơn 600 năm và trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi đơn vị hành chính, về địa giới cũng đã diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào. Đặc biệt ta cần phân biệt danh xưng này ở hai thời kỳ lớn: - Thừa tuyên Quảng Nam trong đó có Quảng Ngãi (sau đổi thành xứ, rồi trấn)giai đoạn này kéo dài đời hậu Lê ( tức Lê Thánh Tông về sau) năm Hồng Đức thứ hai (1471) cho đến khi Gia Long cải tổ các khu vực hành chính trong cả nước (1803).
  • 20. 19 - Năm 1801, đã đánh chiếm Quảng Ngãi từ Tây Sơn. Năm Gia Long thứ hai (1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa. Đến năm Gia Long thứ bảy (1808) đổi dinh thành trấn. Trấn Quảng Nghĩa năm 1813 đời vua Gia Long có phủ Tư Nghĩa và ba huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa và Mộ Hoa. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đổi trấn thành tỉnh. Địa danh và địa giới tỉnh Quảng Ngãi từ Minh Mạng thứ 13 đến nay không đổi, những thay đổi về đơn vị hành chính diễn ra bên trong địa giới cùa nó mà thôi. * Từ năm 1402 đến hết thời chúa Nguyễn -Năm 1402, cuộc xung đột gay gắt giữa hai chính quyền phong kiến Đại Việt và Chămpa đã khiến cho vua Chămpa là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt nhượng đất Chiêm Động (Indrapura) và Cổ Lũy Động. Nhà Hồ sáp nhập đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động 1 vào Đại Việt và cử con trai Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Dã Nam làm quan cai trị. Hồ Quý Ly vừa chiêu mộ vừa bắt buộc dân chúng các xứ Thanh, Nghệ không có ruộng đất vào Chiêm Động và Cổ Lũy Động khẩn hoang lập làng. - Nhà Hồ đổi đặt vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động thành lộ Thăng Hoa, gồm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. - Hai châu Thăng, Hoa thuộc vùng đất tỉnh Quảng Nam ngày nay. - Hai châu Tư, Nghĩa bao gồm vùng đất tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Châu Tư nằm phía bắc sông Trà Khúc gồm hai huyện Trì Bình và Bạch.Châu Nghĩa nằm phía nam sông Trà Khúc gồm ba huyện Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm 2 . -Đại Nam nhất thống chí phần Quảng Ngãi chép huyện Trì Bình và huyện Bạch Ô như sau: "Đất Man Thanh Cù là huyện Bạch Ô xưa. Miền thượng lưu sông Trà Khúc là đất Thanh Cù". 1. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép Nam Giới (tức vùng đất ky my ở phía Nam dưới triều Lê, bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) xưa thuộc bộ Việt Thường, nội bạn của châu Tỷ Ảnh, thời Nội thuộc bị Chiêm lấy mất, người Chiêm chia làm Chiêm Chiêm và Chiêm Lũy (tr. 214). Chính sử chép: Người Chiêm dâng đất Chiêm Động, Quý Ly ép dâng cả Cổ Lũy Động. Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính Chiêm Chiêm tức Chiêm Động và Chiêm Lũy tức Cổ Lũy Động. Trong đó chữ Chiêm 占 chép nhầm sang chữ Cổ 古 2.Ức Trai dư địa chí chép là Khê Miên (tr. 597), Đại Nam nhất thống chí chép là Khê Cẩm.
  • 21. 20 -Như vậy có thể là huyện Bạch Ô và huyện Trì Bình bao gồm cả các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, một phần huyện Sơn Hà và huyện Trà Bồng ngày nay. -Huyện Nghĩa Thuần theo Đại Nam nhất thống chí bao gồm huyện Chương Nghĩa và đất Minh Long, Tử Tuyền. - Huyện Khê Cẩm bao gồm cả hai huyện Mộ Đứcvà Đức Phổ ngày nay. -Năm 1407, nhà Minh đem quân xâm chiếm Đại Việt, nhà Hồ sụp đổ, cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa về Trung Hoa. Nhân cơ hội đó, vua Chămpa là Jaya Sinhavarman V tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động. Nhưng sau đó nhà Minh sai Trương Phụ thu hồi lại vùng đất lộ Thăng Hoa vốn là đất cũ đã thuộc về Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly. Nhà Minh đổi lộ Thăng Hoa thành phủ Thăng Hoa, gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng đất Quảng Ngãi thuộc hai châu Tư Châu và Nghĩa Châu. Tư Châu chia thành hai huyện Trì Bình và Bạch Ô. Nghĩa Châu chia thành 3 huyện Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm. Như vậy dưới thời thuộc Minh, địa giới và tên gọi phủ huyện vẫn giữ nguyên như thời nhà Hồ. Tuy Trương Phụ có cắt đặt quan cai trị nhưng thực chất vùng đất 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vẫn do người Chăm cai quản. -Theo Ức Trai Dư địa chí thì buổi đầu thời Lê sơ vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, trên bản đồ được ghi là Nam Giới và xem là đất "ky my" (tức là chỉ ràng buộc vào) như một phên giậu của Đại Việt. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471) xảy ra cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong kiến Chămpa. Vua Lê Thánh Tông thân chinh và đánh thắng Chămpa, cắt đặt vùng đất từ phía nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông làm thừa tuyên Quảng Nam. Hệ thống hành chính của nhà Lê ở đạo thừa tuyên gồm: đạo thừa tuyên, phủ, huyện, xã. Từ năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trở về sau, mỗi đạo thừa tuyên lại đặt 3 chức: Thừa chính, Tham chính, Tham nghị gọi là Thừa ty. Các chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ gọi là Hiến ty. Đô tổng binh các đạo thừa tuyên đều đặt Tổng binh sứ, Đồng tổng binh, Thiêm sự, Đô quan, Giang quan thuộc vào Thừa hiến đô ty quản lĩnh. Bộ máy cai trị của nhà Lê ở các đạo thừa tuyên còn gọi là Tam Ty, tức Thừa ty, Hiến ty và Thừa hiến đô ty.
  • 22. 21 - Đạo thừa tuyên Quảng Nam gồm ba phủ: phủ Thăng Hoa lãnh 3 huyện, phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện, phủ Hoài Nhân lãnh 3 huyện. Ranh giới phủ Tư Nghĩa thời Lê sơ bao gồm cả vùng đất tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Phủ Tư Nghĩa lãnh ba huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang. - Huyện Bình Sơn có 17 xã, huyện Mộ Hoa có 15 xã, huyện Nghĩa Giang có 17 xã. - Huyện Bình Sơn dưới thời thuộc Minh là đất các huyện Trì Bình và Bạch Ô, thuộc Tư Châu, phủ Thăng Hoa. Thời Lê sơ đặt làm huyện Bình Sơn, sau đổi thành huyện Bình Dương, tiếp đó lại đổi thành huyện Bình Sơn. Ranh giới huyện Bình Sơn thời Lê bao gồm đất huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh ngày nay. huyện Nghĩa Giang dưới thời thuộc Minh là đất các huyện Nghĩa Thuần và Nga Bôi, thuộc châu Nghĩa Châu, phủ Thăng Hoa. Đến thời Lê sơ đặt làm huyện Nghĩa Giang, sau đó nhà Lê đổi thành huyện Chương Nghĩa. Huyện Nghĩa Giang (Chương Nghĩa) dưới thời Lê bao gồm đất huyện Tư Nghĩavà một phần đất huyện Nghĩa Hành ngày nay. -Huyện Mộ Hoa dưới thời thuộc Minh là đất huyện Khê Cẩm, thuộc châu Nghĩa Châu, phủ Thăng Hoa, thời Lê sơ đặt thành huyện Mộ Hoa. Huyện Mộ Hoa dưới thời Lê là hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ ngày nay. -Dưới thời nhà Mạc, từ năm 1527, vùng đất Quảng Ngãi vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính như dưới thời nhà Lê sơ. - Đến năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bắc quân đô đốc Trấn quận công Bùi Tá Hán vào thừa tuyên Quảng Nam đánh quân nhà Mạc 1 và mộ dân di cư vào khai khẩn đất hoang, bình ổn vùng đất mới. Tên gọi và địa giới hành chính của các phủ huyện ở xứ Quảng Nam vẫn giữ nguyên như dưới thời Lê sơ. -Năm Mậu Ngọ 1558, đời vua Lê Anh Tông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1568, Trấn thủ xứ Quảng Nam là Bùi Tá 1. Theo Lê Hồng Long - Vũ Sông Trà: Tư liệu thư tịch và di tích về nhân vật lịch sử Bùi Tá Hán, Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ngãi, 1996. Phần Phủ tập Quảng Nam ký sự của tác giả Mai thị có ghi Bùi Tá Hán đánh quân Mạc. Nhưng trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì không thấy ghi ai đánh lấy.
  • 23. 22 Hán chết, Nguyễn Bá Quýnh thay thế nhưng năm sau được điều chuyển ra Bắc.Năm 1570, vua Lê Anh Tông giao cho Nguyễn Hoàng kiêm quản cả trấn Quảng Nam. Nguyễn Hoàng có điều kiện xây dựng Đàng Trong thành một thế lực để đối nghịch với Đàng Ngoài dưới sự cai quản của chúa Trịnh. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi thừa tuyên Quảng Nam thành dinh Quảng Nam có 5 phủ, đổi tên phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa (hay Ngãi) thuộc dinh Quảng Nam. Dinh Quảng Nam gồm phủ Quảng Nghĩa, phủ Điện Bàn, giữ nguyên tên phủ Thăng Hoa, đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (1742), lấy đất phía nam đèo Cù Mông đặt thành hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa thuộc phủ Phú Yên. Như vậy, địa danh Quảng Nghĩa hay Quảng Ngãi xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XVII và tồn tại đến ngày nay 1 . - Phủ Quảng Ngãi dưới thời các chúa Nguyễn có ba huyện là Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Riêng ở miền núi phủ Quảng Ngãi, gồm 4 nguồn là nguồn Phù Bà, nguồn Cù Bà, nguồn Ba Tư (hay Ba Tơ), nguồn Đà Bồng 2 . Các cửa nguồn của các dân tộc miền núi đều lệ thuộc vào các phủ huyện, kiểm soát việc buôn bán trao đổi giữa miền xuôi và miền ngược và thu nộp thuế hàng năm. Ở miền xuôi, cư dân tiếp tục khai khẩn, lập làng, hình thành thêm nhiều làng xã mới. -Từ đầu thời các chúa Nguyễn (đầu thế kỷ XVII), một yêu cầu đặt ra là phải chia lập các đơn vị hành chính rõ ràng để đặt cơ sở cho một xã hội ổn định. 1. Cũng có người cho rằng khi Pháp cai trị thì "đổi" Quảng Nghĩa thành Quảng Ngãi nhưng không đưa ra chứng liệu nào. Thực ra trước kia, khi văn tự chính thức viết bằng chữ Hán, chữ 義 có thể đọc là Nghĩa, cũng có thể đọc là Ngãi (hai cách đọc khác nhau của một con chữ). Có lẽ vì vậy mà với các bậc Nho học thường đọc là Nghĩa, còn dân gian quen đọc là Ngãi (như nhân nghĩa gọi là nhân ngãi), và khi phiên ra quốc ngữ dùng con chữ Latinh người ta dùng âm phổ thông nhất là Ngãi. Từ đây trở đi, các tác giả sách này dùng hai chữ "Quảng Ngãi" (thay vì "Quảng Nghĩa") theo thông lệ. 2.Theo Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh thì tên nguyên gốc là nguồn Bà Địa (tr.156). Theo H. Maitre: Les Jungle des hauts - Plateaux du Viet Nam central, Paris, 1909: Thời Bùi Tá Hán trấn nhậm (1545 - 1568) đã đặt thành 4 nguyên là nơi giao dịch trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược. Bốn nguyên đó là Đà Bồng, Cù Bà, Phù Bà, Ba Tư. Xuôi, ngược là tính theo chiều nước chảy. Chữ nguyên 源 có nghĩa là nguồn nước, xuất phát từ thực tế là nơi phát nguyên của các nguồn sông. Nên có thể
  • 24. 23 - Năm Canh Tý 1720, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Văn chức Nguyễn Khoa Đăng (con cận thần Nguyễn Khoa Chiêm) "chia lập các ấp, các thuộc ở Quảng Ngãi và Phú Yên". Năm Bính Ngọ 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu lại sai Nguyễn Khoa Đăng "định rõ chức lệ cho các thuộc mới lập". Điều này cho thấy từ đời các chúa Nguyễn đã hình thành các tổng, thuộc1 .Tổng, thuộc là đơn vị dưới huyện, trên xã. Nói cách khác, từ các xã hình thành trước kia mà hợp lại thành tổng, các xã thôn mới ra đời thì hợp lại thành thuộc. Mỗi huyện có nhiều tổng, riêng thuộc chưa vào huyện mà có lẽ do phủ trực tiếp quản lý (đến đời Minh Mạng thế kỷ XIX mới chính thức nhập vào huyện) 2 . -Từ đời chúa Nguyễn, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng thuộc về địa phận Quảng Ngãi: "Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là "Vạn lý Trường Sa". Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, ba ba… Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì về đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người thuộc thôn Tư Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản" 3 . 1.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, 1962, tr. 186, 190, 191. Về đơn v thuộc, tr.191 sách ghi: "Bui quốc sơ [thời kỳ đầu chúa Nguyễn] mở mang bờ cõi dựng lập phủ huyện, hễ những nơi gần núi ven biển thì lập làm thuộc (…). Phủ Quảng Ngãi có 4 thuộc (…). Phàm thuộc có 500 người trở lên thì đặt 1 Cai thuộc, 1 người Ký thuộc, 405 người trở xuống thì đặt 1 Ký thuộc, 100 người trở xuống thì đặt một Tướng thần". Như vậy, ta có thể hiểu: Tổng 總 gồm nhiều xã, thôn đã hình thành trước, thuộc vào huyện. Thuộc屬 gồm nhiều xã, thôn mới khai phá gần núi, biển, thuộc vào phủ. 2.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 8, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1964. Tr. 233 chép: "Đổi các thuộc từ Thừa Thiên trở vào Nam đến Bình làm tổng, cho thuộc các phận Sở hạt. Trước đây thuộc vẫn là thuộc, không lệ vào huyện…". 3.Quốc Sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử học, sđd, tr. 222. Bắc Hải tức là Trường Sa.
  • 25. 24 -Hệ thống quan lại ở dinh Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn Hoàng có Trấn thủ, Cai bộ, Ký lục. Hai phủ Quảng Nghĩa và Quy Nhơn thì đặt riêng chức Tuần vũ 1 và Khám lý để cai trị. * Thời Tây Sơn cải đặt phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa thuộc quyền quản lý của vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Các đơn vị hành chính có thể vẫn giữ nguyên như thời các chúa Nguyễn. * Dưới thời các vua Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Năm 1801 Nguyễn Ánh đánh chiếm được Quảng Ngãi từ tay Tây Sơn. Năm Gia Long năm thứ 2 (1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh (doanh) Quảng Nghĩa. Gia Long tách hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn đặt thành dinh Quảng Nam, phủ Quy Nhơn đặt thành dinh Bình Định, phủ Phú Yên thành dinh Phú Yên. Hệ thống quan lại ở dinh dưới thời Gia Long, đứng đầu là quan Lưu thủ quản lý chung, quan Cai bạ coi về việc hộ, quan Ký lục coi việc hình. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) đổi dinh thành trấn. 4 dinh đổi thành 4 trấn, dinh Quảng Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa. Năm Gia Long thứ 10 (1811), cải đổi tên chức Lưu thủ thành chức Trấn thủ, giữ nguyên chức Cai bạ và Ký lục. Trấn Quảng Ngãi năm 1813 đời vua Gia Long có phủ Tư Nghĩa và 3 huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Huyện Bình Sơn có 7 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng Thượng, thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu và Nội phủ. Huyện Chương Nghĩa có 6 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng Thượng, thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu. Huyện Mộ Hoa có 6 tổng, thuộc: tổng Hạ, tổng Trung, tổng Thượng, thuộc Đồn Điền, thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu 2 . 1.Tuần vũ 2. Theo tài liệu về Địa bạ Quảng Ngãi của Giáo sư Nguyễn Đình Đầu .
  • 26. 25 Như vậy 3 huyện đều có 6 tên tổng, thuộc gần như nhau (Hạ, Trung, Thượng, Đồn Điền, Hà Bạc, Hoa Châu), riêng huyện Bình Sơn có thêm Nội phủ. Tổng cộng toàn trấn Quảng Ngãi lúc này có 19 tổng, thuộc, với khoảng 250 làng (tạm gọi chung cho đơn vị xã thôn và tương đương). Ngoài biển có cù lao Ré, trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá thì hòn đảo này có tên là Du Trường Sơn. Thời các chúa Nguyễn, cù lao Ré gồm hai phường An Hải và An Vĩnh. Đến thời Gia Long (1808), đặt cù lao Ré là tổng Lý Sơn, gồm hai xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc huyện Bình Sơn. * Hành chính Quảng Ngãi từ 1832 đến 1885. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đã đổi trấn thành tỉnh. Trấn Quảng Nghĩa dưới thời Gia Long được đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa gồm có một phủ Tư Nghĩa kiêm lý huyện Chương Nghĩa và thống hạt hai huyện Bình Sơn và Mộ Hoa. Năm 1832, lần đầu tiên Quảng Ngãi mang danh xưng hành chính là tỉnh. Huyện Bình Sơn đời Hồ và thời thuộc Minh là đất hai huyện Trì Bình, Bạch Ô thuộc Tư Châu. Đời Lê sơ đặt là huyện Bình Sơn, sau đổi thành Bình Dương, tiếp đó đổi lại thành huyện Bình Sơn. Đời các chúa Nguyễn đến sau này vẫn giữ nguyên tên huyện. Huyện Bình Sơn năm Minh Mạng thứ 11 (1830) có 3 tổng, 70 xã. Huyện Chương Nghĩa đời Hồ và thời thuộc Minh là đất hai huyện Nghĩa Thuần và Nga Bôi thuộc Nghĩa Châu. Đầu đời Lê sơ là huyện Nghĩa Giang, sau đổi thành huyện Chương Nghĩa. Dưới thời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên như vậy. Đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) giao cho phủ Tư Nghĩa kiêm lý. Huyện Chương Nghĩa có 3 tổng, 93 xã. Huyện Mộ Hoa đời Hồ và thời thuộc Minh là đất huyện Khê Cẩm thuộc Nghĩa Châu. Đời Lê Sơ đặt huyện Mộ Hoa. Đời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên tên huyện. Huyện Mộ Hoa năm Minh Mạng thứ 11 (1830) có 3 tổng, 53 xã. Về cấp tổng, năm Minh Mạng thứ 8 (1827) các thuộc có trước kia đều gọi thống nhất là tổng [77, tr233] . Và có lẽ cũng từ đây, tổng được đặt tên riêng (như tổng ở Bình Sơn thì thêm chữ Bình, tổng ở Chương Nghĩa thì thêm
  • 27. 26 chữ Nghĩa ở đầu) chứ không phải chỉ ghi tổng Thượng, tổng Trung… chung chung như trước. Năm Minh Mạng thứ 12 (1834), vua cho định lại mỗi huyện ở tỉnh Quảng Ngãi đều có đúng 6 tổng [ 77, tr 98]. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), do phạm húy, cải đặt tên huyện Mộ Hoa thành huyện Mộ Đức . Các làng xã có chữ "Hoa" đều đổi như Hoa Sơn đổi thành Tú Sơn, Hoa Bân đổi thành Văn Bân… Năm 1841, vua Thiệu Trị cho đổi tên các nguồn ở miền núi. Nguồn Đà Bồng đổi thành Thanh Bồng, nguồn Cù Bà đổi thành Thanh Cù, nguồn Phù Bà đổi thành Phụ An, nguồn Ba Tư đổi thành An Ba. * Hành chính Quảng Ngãi từ 1885 đến 1945. Đây là giai đoạn triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào sự thống trị của thực dân Pháp. Đơn vị hành chính cấp phủ, huyện ở Quảng Ngãi dưới thời Đồng Khánh (1885 - 1888) không có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên phủ Tư Nghĩa và 3 huyện, nhưng số tổng, xã có tăng lên so với thời Minh Mạng. Huyện Bình Sơn có 6 tổng là Bình Thượng, Bình Trung, Bình Hạ, Bình Điền, Bình Châu, Bình Hà với 158 xã, thôn, phường, trại, ấp, vạn, ty. Huyện Chương Nghĩa có 6 tổng là Nghĩa Thượng, Nghĩa Trung, Nghĩa Hạ, Nghĩa Điền, Nghĩa Châu, Nghĩa Hà với 107 xã, thôn, trại, phường, vạn, ty, ấp. Huyện Mộ Đức có 6 tổng là Quy Đức, Cảm Đức, Triêm Đức, Ca Đức, Lại Đức, Tri Đức với 163 xã, thôn, phường, trại, ấp, vạn, ty. Như vậy, Quảng Ngãi thời gian này có 18 tổng với 428 xã, thôn, phường, trại, ấp, ty, vạn 1. 1. Đây là những danh xưng thường thấy trong đơn vị cơ sở tỉnh Quảng Ngãi. Xã 社: đơn vị cơ sở, có thể gồm nhiều thôn, ấp, trại. Thôn 村: có thể thuộc xã, có thể đứng riêng. Phường 坊: làng làm một nghề nào đó. Trại 寨: làng xã mới lập, thường ở ven núi. Ấp 邑: thường là đơn vị nhỏ của xã, thôn. Ty 司: làng làm nghề thủ công. Vạn 萬: làng chài. Châu 洲 là làng nằm trong vùng bãi sông.
  • 28. 27 Năm Thành Thái thứ 2 (1890), các đơn vị mới được thiết đặt: huyện Bình Sơn tách ra thành huyện Bình Sơn và châu Sơn Tịnh; huyện Chương Nghĩa tách ra thành phủ Tư Nghĩa và châu Nghĩa Hành; huyện Mộ Đức tách ra thành huyện Mộ Đức và châu Đức Phổ trực thuộc Sơn phòng Nghĩa Định (sơn phòng hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định). Đến năm 1899, Sơn phòng Nghĩa Định đổi ba châu mới thành ba huyện: Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ. Năm 1915, thực dân Pháp đổi bốn nguồn thành đồn, các nguồn Thanh Bng, Thanh Cù, Phụ An và An Ba thành các đồn Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Năm 1929, huyện Bình Sơn đổi thành phủ Bình Sơn. Năm 1931, tổng Lý Sơn (thuộc phủ Bình Sơn) đổi thành đồn LýSơn. Ngày 23.4.1932, huyện Sơn Tịnh đổi thành phủ Sơn Tịnh. Ngày 01.12.1932, huyện Mộ Đức đổi thành phủ Mộ Đức. Như vậy đến năm 1932, tỉnh Quảng Ngãi có 4 phủ, 2 huyện, 5 đồn với 40 tổng, 605 làng, xã, thôn, sách: 1) Phủ Bình Sơn có 4 tổng, 82 làng, xã, thôn; 2) Phủ Sơn Tịnh có 4 tổng, 72 làng, xã, thôn; 3) Phủ Tư Nghĩa có 5 tổng, 67 làng, xã, thôn; 4) Phủ Mộ Đức có 3 tổng, 62 làng, xã, thôn; 5) Huyện Nghĩa Hành có 3 tổng, 45 làng, xã, thôn; 6) Huyện Đức Phổ có 3 tổng, 78 làng, xã, thôn; 7) Đồn Trà Bồng có 3 tổng, 34 sách (như làng, xã, thôn ở miền xuôi); 8) Đồn Sơn Hà có 5 tổng, 47 sách; 9) Đồn Minh Long có 5 tổng, 60 sách; 10) Đồn Ba Tơ có 5 tổng, 61 sách; 11) Đồn Lý Sơn có 1 nha bang tá, 2 xã. Quan cai trị địa phương: Ở tỉnh chức Bố chính đổi thành chức Tuần vũ, giữ nguyên chức Án sát; ở phủ, huyện, đặt một Tri phủ, Tri huyện thuộc quyền quan tỉnh; mỗi đồn ở miền núi có một sĩ quan Pháp cùng một số hạ sĩ quan người Việt chỉ huy và một nha Kiểm lý thuộc Nam triều trông coi việc thu thuế, hành chính, đồng thời đặt các chức "Chánh tổng dịch man", "Phó mục" do người thiểu số nắm để cai trị. Riêng đồn Lý Sơn đặt chức Bang tá để cai trị. Từ ngày 9.3.1945 đến 19.8.1945 dưới thời Nhật thuộc, sau khi thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, tổ chức hành chính không đổi, chỉ thay tên gọi: Tuần
  • 29. 28 vũ gọi là Tỉnh trưởng, Tri phủ, Tri huyện gọi là Huyện trưởng. Chức Chánh phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách. 1.3. Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954. 1.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày toàn quốc kháng chiến (19-8-1945 đến 19-12-1946). Nhân dân Quảng Ngãi vốn có truyền thống yêu nước, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Chỉ kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858), người dân Quảng Ngãi không lúc nào vắng bóng trong phong trào yêu nước: từ Trương Định phất cờ “Bình Tây” ở Nam Kỳ, đến Lê Trung Đình hưởng ứng Hịch Cần vương, đánh chiếm tỉnh thành và tiếp đó các cuộc vận động Duy tân, Đông du, Khất thuế, khởi nghĩa 1916 liên tiếp nổ ra. Trên cơ sở truyền thống yêu nước ấy, Quảng Ngãi sớm theo Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ Quảng Ngãi ra đời không bao lâu sau ngày 3.2.1930 và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc trong tỉnh liên tục, sôi nổi cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Năm 1945 với thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám đã lật nhào ngai vàng của chế độ phong kiến và ách thống trị của đế quốc, đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân đế quốc nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quảng Ngãi nói riêng đã thực sự làm chủ được đời mình, làm chủ quê hương đất nước. Cũng từ đó nhân dân ta một lòng theo Đảng, Bác Hồ, cũng từ đây ta thực sự có một chính quyền để xây dựng một chế độ mới. Vì vậy việc xây dựng chính quyền và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ số một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong giai đoạn này. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cách mạng ta có những thuận lợi rất cơ bản, song cũng đứng trước những khó khăn thử thách vô cùng nghiêm trọng. Đó là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng một lúc đe dọa
  • 30. 29 chính quyền còn non trẻ của ta. Chính vì vậy nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững chính quyền cách mạng. Trước hết chính quyền đó thực sự là của dân - do dân - và được toàn dân ủng hộ. Cũng như cả nước tại Quảng Ngãi sau Cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã nhanh chóng được thiết lập và đi vào hoạt động. Các đơn vị hành chính sau đó cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình cách mạng mới. Theo chỉ thị của Trương ương các đơn vị hành chính cấp phủ đổi thành cấp huyện, bãi bỏ các đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập các xã. Như vậy toàn tỉnh Quảng Ngãi lúc bấy giờ có 10 huyện, tổng và 1 thị xã. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội.Thực hiện chủ trương đó, tỉnh Quảng Ngãi đã hăng hái vạch kế hoạch tổ chức mít tin, hội họp... Ngày 6.1.1946 cử tri Quảng Ngãi đã cùng với cử tri cả nước thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình. 271.187 cử tri trong tỉnh phấn khởi tham gia bỏ phiếu( trong hơn 35 vạn dân trong toàn tỉnh) đã nô nức tham gia bầu cử, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, thể hiện niềm tin vững chắc của nhân dân Quảng Ngãi đối với chế độ mới. Ở Quảng Ngãi có 8 vị trứng cử Quốc hội khóa đầu tiên. Tiếp theo cuộc bầu cử Quốc hội, nhân dân Quảng Ngãi đã bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh (17.2.1946) và Hội đồng nhân dân xã (14.4.1946). Đến ngày 14.4.1946, Ủy ban Hành chính tỉnh chính thức được thành lập. Tháng 5.1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) tỉnh Quảng Ngãi được thành lập. Thắng lợi của các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và việc bầu ra Ủy ban Hành chính các cấp cũng như việc củng cố Mặt trận Việt Minh, thành lập Liên Việt đã phản ánh sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, làm nền tảng vững chắc để Quảng Ngãi cùng với cả nước tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới, từng bước chuẩn bị thế và lực, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.
  • 31. 30 Với thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố, thực sự trở thành chính quyền của dân, do dân, vì dân. 1.3.2. Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến Hiệp định Genève (19-12- 1946 đến 7-1954). Trước ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, trong điều kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ, gặp nhiều khó khăn, Chính phủ ta đã nhiều lần kiên trì đàm phán, ký Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946 với Pháp. Điều đó thể hiện nhân dân Việt Nam luôn luôn yêu chuộng hòa bình và công lý, vì nền độc lập, tự do, thống nhất của đất nước. Nhưng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới và quyết cướp nước ta một lần nữa. Nhân dân ta không còn con đường nào khác, ngoài con đường phải cầm vũ khí đứng lên kháng chiến. Đêm 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" với tinh thần "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" (22.12.1946) của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng (đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ, đóng trụ sở tại huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đã đề ra kế hoạch cụ thể, với nhiệm vụ chính là tập trung sức xây dựng Quảng Ngãi trở thành hậu phương vững mạnh, phục vụ tích cực cho tiền tuyến, trực tiếp là mặt trận Kon Tum và bắc Quảng Nam. Dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền cách mạng, nhân dân Quảng Ngãi khẩn trương chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu nhất do kẻ thù gây ra, sẵn sàng thực hiện triệt để "vườn không nhà trống", phá hoại cầu đường để chặn bước tiến của địch. Nhiều nhà cửa kiên cố ở tỉnh lỵ và các thị trấn có thể là điểm đánh chiếm của địch được nhân dân tự nguyện phá dỡ. Hàng chục ngàn người thuộc nhiều tầng lớp nhân dân tham gia đào đắp, cuốc phá đường. Các con đường chính như quốc lộ số 1, tỉnh lộ, huyện lộ,... đều bị chia cắt thành nhiều đoạn. Nhiều cầu, cống, đường sắt được tháo dỡ. Hầm trú
  • 32. 31 ẩn các loại được đào ở khắp các nơi. Ở các xã, thôn, nhân dân dựng chướng ngại vật, đào giao thông hào, địa đạo. Làng xóm được rào kỹ để đề phòng sự xâm nhập của thực dân Pháp và bọn Việt gian. Hầm bí mật đào ở nhiều nơi. Đến tháng 3.1949, nhân dân đã đào được 11.000 hầm các loại. Quảng Ngãi là địa phương có nhiều hầm bí mật nhất Liên khu V. Nhiều tỉnh trong Liên khu V đã cử người về Quảng Ngãi học tập kinh nghiệm "tiêu thổ kháng chiến". Tại các vùng đồi trống núi trọc, nhân dân cắm chông tre để ngăn chặn địch nhảy dù. Các trạm gác bí mật, trạm truyền tin được thành lập ở khắp nơi trong tỉnh. Công tác phòng gian, bảo mật, cảnh giác chống bọn gián điệp xâm nhập được thực hiện triệt để. Mọi người thực hiện nghiêm khẩu hiệu "ba không": không biết, không nghe, không thấy. Nhân dân tích cực gia nhập các lực lượng vũ trang, bán vũ trang. Đến cuối năm 1949, toàn tỉnh có 46.465 du kích xã, 10.060 dân quân tự vệ, 3.360 bạch đầu quân, 2.348 nữ dân quân, 1.865 du kích là người dân tộc thiểu số, 2 đại đội dân quân tự vệ tập trung; mỗi huyện đồng bằng đều có 1 đại đội quân địa phương. Phong trào thi đua luyện quân lập công diễn ra sôi nổi. Thanh niên hăng hái tòng quân nhập ngũ giết giặc ở các chiến trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, 15.000 thanh niên Quảng Ngãi đã tòng quân chiến đấu ở các chiến trường Liên khu V. Nhiều thanh niên dân tộc ít người dù không đủ sức khỏe, nhưng với lòng yêu nước đã tìm mọi cách để được nhập ngũ. Từ đầu năm 1949, theo sự điều động của Liên khu ủy V, nhiều cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang tham gia phục vụ ở các chiến trường Bình Thuận, Đồng Nai Thượng, Kon Tum. Ngoài ra, tỉnh còn cử 1 đội trật tự xung phong và 1 đội công an xung phong tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Cùng với cán bộ quân sự, cán bộ chính trị cũng được điều động phục vụ cho vùng bị địch chiếm trong toàn Liên khu V và các chiến trường Đông Bắc Cămpuchia, Nam Lào. Trong 2 năm 1948 - 1949, có hơn 400 cán bộ xã, 60 cán bộ tỉnh và huyện được cử đi phục vụ các vùng. Theo sắc lệnh số 255 của Chính phủ về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp khóa II, cử tri Quảng Ngãi đã tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân xã
  • 33. 32 (13.6.1949) và Hội đồng nhân dân tỉnh (30.7.1949). Các đại biểu được nhân dân tín nhiệm bầu ra đã đi sâu, đi sát quần chúng để tổ chức và lãnh đạo, xây dựng bộ máy chính quyền từ xã đến tỉnh ngày càng vững mạnh. Nhân dân còn tham gia xây dựng và khôi phục hệ thống đường giao thông gồm đường bộ và đường sắt, đảm bảo các tuyến giao thông trong tỉnh thông suốt và vận chuyển hàng hóa trong vùng tự do Liên khu V. Với tinh thần chiến đấu quyết liệt nhân dân Quảng Ngãi đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, góp phần làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp. Từ 1950 đến 1952, địch tăng cường các hoạt động bắn phá, càn quét, đẩy mạnh do thám, tung gián điệp vào vùng tự do Liên khu V nhằm thực hiện âm mưu xâm chiếm, phá hoại hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, địch tiến hành nhiều cuộc đổ bộ, bắn phá vùng biển, càn quét vào đất liền, cướp phá tàu thuyền, tài sản, đốt phá lương thực của nhân dân ven biển. Tháng 9.1951 chúng đánh chiếm đảo Lý Sơn. Chỉ riêng trong năm 1952, địch đã 35 lần đổ bộ vào đất liền, trong đó có những cuộc đổ bộ quy mô lớn vào Đức Lân (huyện Mộ Đức), Phổ An, Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ). Riêng trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 1952, địch đã 26 lần bắn phá, đổ bộ vào đất liền, giết hại 100 người, phá 140 thuyền,... Nhân dân cùng với lực lượng vũ trang, bán vũ trang kịp thời phát hiện và đánh trả quyết liệt các cuộc đổ bộ, càn quét của địch. Đặc biệt, ngày 21.7.1950, du kích và tự vệ địa phương chiến đấu anh dũng, ngoan cường, đánh bại cuộc càn quét lớn nhất của địch ở Sa Huỳnh, tiêu diệt 52 tên địch và làm bị thương 80 tên khác. Dân quân du kích các xã Bình Đông, Bình Chánh, Bình Châu (huyện Bình Sơn), Tịnh Khê, Tịnh Hòa (huyện Sơn Tịnh), Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) cùng với nhân dân sử dụng các loại vũ khí tự tạo, thô sơ, chiến đấu chống địch đánh phá, lấn chiếm. Các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, như đại đội 28, 84, phối hợp tác chiến với các lực lượng du kích, đẩy lùi nhiều cuộc đổ bộ càn quét của địch vào đất liền. Ở các huyện miền núi, dân quân du kích, lực lượng vũ trang địa phương sát cánh cùng bộ đội chủ lực
  • 34. 33 chiến đấu bảo vệ vùng căn cứ địa, chăm sóc, cứu chữa thương binh, tăng gia sản xuất. Đặc biệt, từ tháng 1.1950 đến tháng 12.1951, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Ngãi, lực lượng vũ trang của tỉnh phối hợp với bộ đội chủ lực Liên khu V giải quyết dứt điểm "vụ Sơn Hà" do thực dân Pháp và tay sai xúi giục, sắp đặt, đảm bảo trật tự, trị an ở vùng núi miền Tây Quảng Ngãi. Tiếp đó, từ ngày 13.4.1952 đến ngày 10.5.1952, lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích và nhân dân đã cùng với bộ đội chủ lực Liên khu V đập tan cuộc hành quân Latơrit của thực dân Pháp (từ Kon Tum đánh xuống các huyện miền Tây Quảng Ngãi), diệt hơn 600 tên địch, bắt sống hơn 100 tên. Thắng lợi này đã góp phần phá tan âm mưu của thực dân Pháp và tay sai hòng xâm chiếm vùng tự do Liên khu V. Hậu phương căn cứ địa Quảng Ngãi được củng cố vững mạnh. Miền Tây Quảng Ngãi trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Tình hình ở Quảng Ngãi lúc này chia làm 2 vùng: vùng tự do và vùng bị chiếm. Vùng tự do bao gồm các huyện: Nghĩa Hành, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Đến năm 1949, chiến tranh du kích phát triển mạnh ta liên tiếp giành được các thắng lợi của chiến dịch mùa hè đã buộc Pháp rút bỏ hàng loạt cứ điểm ở đồng bằng mở ra một loạt xã được giải phóng, vùng tự do ngày càng mở rộng, vùng tạm chiếm bị thu hẹp dần. Vùng tự do Quảng Ngãi là địa bàn chiến lược quan trọng, gắn liền và tạo thành vùng tự do rộng lớn ở liên khu V trở thành hậu phương vững mạnh về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế và là nơi phòng thủ cũng là nơi cung cấp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến. Nên ra sức đánh phá vùng tự do của ta (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) bao vây, bóp nghẹt kinh tế, làm suy yếu hậu phương chiến lược trực tiếp chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ. Vùng tạm bị chiếm gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Tuy nhiên trong các vùng tạm chiếm có các vùng căn cứ du kích trong các xã có cơ sở và phong trào kháng chiến tương đối phát triển của
  • 35. 34 chính quyền ta. Đối với vùng tạm chiếm, địch ra sức bình định đánh phá phong trào cách mạng thiết lập bộ máy chính quyền ngụy, thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, thủ đoạn của chúng là càng quét, khủng bố. Thực dân Pháp chia vùng tạm chiếm ra thánh các tiểu khu, trong mỗi tiểu khu ngoài số quân đóng trong đồn bốt, địch còn xây dựng các lực lượng ứng chiến cơ động để phối hợp trong những cuộc càn quét. Chúng dựa vào hệ thống đồn bốt liên tục mở những cuộc tấn công bao vây nhằm đánh bật lực lượng vũ trang của ta ra khỏi dân. Chúng dồn dân sống tập trung trên các trục giao thông, ở vùng công giáo vá các thị xã, thị trấn để kiểm soát, đồng thời tiến hành tổ chức tổ chức hành chính cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức thống kê dân số. Để phù hợp với tình hình kháng chiến lúc này chính quyền ta đã nhiều lần thay đổi tên gọi và hợp nhất, phân chia khu vực hành chính theo yêu cầu chỉ đạo chiến tranh trong từng giai đoạn. Về phía địch sau khi chiếm được một số huyện ở đồng bằng, đóng giữ các thị trấn, thị xã các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, chúng lập đồn bốt, tháp canh khắp nơi, chúng ráo riết đôn quân bắt lính nhằm cắt đứt đường liên lạc, tiếp tế của ta ở vùng tự do và vùng tạm chiếm để phá vỡ cơ sở kháng chiến của ta. Để thực hiện được điều đó về mặt hành chính, năm 1949 chính phủ bù nhìn Bảo Đại được thành lập và nhân danh Quốc trưởng Bảo Đại cho cải tổ lại cơ cấu hành chính quốc gia, cả nước chia làm 3 phần: Bắc phần, Trung Phần, Nam phần. Tỉnh Quảng Ngãi thuộc trung phầnvà có 10 huyện với 141 xã, dưới xã là thôn. Đứng đầu mỗi phần là Thủ hiến do Quốc trưởng bổ nhiệm là viện chức cao cấp điều khiển bộ máy hành chính ở địa phương. Đứng đầu tỉnh là Tỉnh trưởng do Thủ hiến bổ nhiệm dưới Tỉnh trưởng là Phủ trưởng, Huyện trưởng... Đợn vị hành chính dưới huyện là làng xã, đứng đầu là hội đồng Kỳ mục ( sau gọi là Hội đồng hương chính), cơ quan chấp hành của làng là Lý trưởng, Phó lý, Ngũ hương. Ngoài ra chúng còn lập các hội như: hội tề, hương vệ, hương binh để kiểm soát dân làng.
  • 36. 35 1.4.Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ1945 - 1954. 1.4.1. Sự chia đặt điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 do Quốc hội nước Viện Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9 - 11- 1946 qui định: nước Việt Nam về phương diện hành chính có 3 bộ: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. Mỗi bộ được chia nhiều tỉnh, mỗi tỉnh chia nhiều huyện, mỗi huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền ở địa phương gồm 4 cấp: Xã → huyện → tỉnh→ bộ (trước đây gọi là kỳ). Ở cấp xã và cấp tỉnh có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính; ở cấp huyện và cấp bộ chỉ có Ủy ban hành chính. Ngoài các đơn vị hành chính cấp bộ → tỉnh → huyện → xã, từ cuối năm 1945, thực hiện chủ trương của chính phủ, các chiến khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 lần lượt được thành lập. Mỗi chiến khu gồm một số tỉnh có sự tương đồng về vị trí địa lí và quân sự, thì bây giờ Quảng Ngãi thuộc chiến khu 5 hay gọi Liên khu 5 ( gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai). Trước ngày toàn quốc kháng chiến, các chiến khu là đơn vị quân sự, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến thì kiêm cả chức năng hành chính, là đơn vị quân sự - hành chính, gọi chung là "Chiến khu" hoặc "Khu". Các văn bản chính thức của Chính phủ đều sử dụng cả hai loại này. Thí dụ như: Sắc lệnh số 93/SL, 94/SL, 95/SL, 97/SL, 96/SL, 97/SL, 98/SL ngày 3 - 10 - 1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cử các ủy viên hành chính và ủy viên nhân dân trong các ủy ban kháng chiến gọi là các chiến khu. Cùng ngày, các Sắc lệnh số 99/SL, 100/SL lại gọi là khu 1, 6, Tây Nguyên[ 80, tr 128- 129]. Ngày 25-1-1948, nhằm tập trung cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến trên địa bàn cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL, tổ chức lại các chiến khu thành các liên khu và đặc khu. Mỗi liên khu có Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu, trực tiếp điều hành kháng chiến. Nên đã quyết định hợp nhất một số "Khu" lại thành "Liên khu" như hợp nhất
  • 37. 36 Khu 1 và Khu 12 thành Liên khu 1; hợp nhất Khu 2, 3 và Khu 11 thành Liên khu 3; hợp nhất Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu 10; đổi Khu 4 đổi thành Liên khu 4 trong đó có Phân khu Bình - Trị - Thiên; hợp nhất Khu 5 và Khu 6 thành Liên khu miền Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Gia Lai - Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Plaiku [ 36, tr 54]. Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 , Trung kỳ đổi thành Trung bộ theo đó tỉnh Quảng Ngãi lấy tên các nhà cách mạng yêu nước đặt cho các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh cho đến cấp phủ, huyện, xã. tỉnh Quảng Ngãi mang tên tỉnh Lê Trung Đình, phủ Bình Sơn mang tên Nguyễn Tự Tân, phủ sơn Tịnh mang tên Trương Quang Trọng, phủ Tư Nghĩa mang tên Nguyễn Sụy (Thụy), phủ Mộ Đức mang tên Nguyễn Bá Loan, huyện Nghĩa Hành mang tên Lê Đình Cẩn, huyện Đức Phổ mang tên Nguyễn Nghiêm, đồn Lý Sơn gọi là tổng Trần Thành. Sau đó đến ngày 9 - 10 - 1945, Hội đồng chính phủ ra quyết nghị các kỳ, thành phố, tỉnh và phủ, huyện trong cả nước Việt Nam phải giữ tên như cũ, không dùng tên các danh nhân để đặt tên cho các đơn vị hành chính. Do đó tỉnh Quảng Ngãi trở lại tên như trước Cách mạng tháng Tám là Quảng Ngãi. Từ cuối năm 1945 để thống nhất với toàn quốc, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành bãi bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thiết đặt đơn vị xã trực thuộc huyện, ở miền núi thì bỏ các chức "Chánh tổng dịch man", "Phó mục" thay thế bằng tổng chức hành chính cấp xã. Đến cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp (năm 1954), tỉnh Quảng Ngãi có 10 huyện với 141 xã. Dưới xã là thôn, tên của xã lấy từ một chữ của tên huyện và một chữ mới đặt: 1) Các xã thuộc huyện Bình Sơn đều bắt đầu bằng chữ Bình; 2) Các xã thuộc huyện Sơn Tịnh đều bắt đầu bằng chữ Tịnh; 3) Các xã thuộc huyện Tư Nghĩa đều bắt đầu bằng chữ Nghĩa; 4) Các xã thuộc huyện Nghĩa Hành đều bắt đầu bằng chữ Hành; 5) Các xã thuộc huyện Mộ Đức đều bắt đầu bằng chữ Đức; 6) Các xã thuộc huyện Đức Phổ đều bắt đầu bằng chữ Phổ; 7) Các xã thuộc huyện Trà Bồng đều bắt đầu bằng chữ Trà; 8)
  • 38. 37 Các xã thuộc huyện Sơn Hà đều bắt đầu bằng chữ Sơn; 9) Các xã thuộc huyện Minh Long đều bắt đầu bằng chữ Long; 10) Các xã thuộc huyện Ba Tơ đều bắt đầu bằng chữ Ba. Cách đặt tên này là theo kiểu đặt tên tổng thời phong kiến, nghe đến tên xã, người ta biết ngay xã ấy thuộc huyện nào (16). Các thôn phần lớn lấy từ tên của các làng xã xưa kia và còn duy trì đến ngày nay. Đến cuối thời kì chống Pháp tỉnh Quảng Ngãi có 10 huyện , 1 thị xã với 141 xã như. - Thị xã Quảng Ngãi:Năm 1807 nhà Nguyễn xây dựng tỉnh thành Quảng Ngãi trên diện tích khoảng 26 ha, tại xã Chánh Mông, thuộc huyện Chương Nghĩa (Khu vực từ cơ quan Tỉnh uỷ xuống Sở Tài chính ra Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lên Xí nghiệp Quân đội và khu dân cư phía tây bắc xí nghiệp hiện nay). Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ. Người Pháp đặt tỉnh thành và vùng phụ cận phía Tây là Chánh Lộ phố, được gọi là vùng trung tâm thị trấn. Chánh Lộ phố có hai phường: Bắc Lộ phường và Nam Lộ phường. Đến năm 1929 mở rộng lên ngã ba Thu Lộ, thành lập thêm Thu Lộ phường. Trên bản đồ hành chính lúc ấy ghi là "Ville de Quang Ngai" (thành phố Quảng Ngãi). Đây là hình hài vóc dáng đô thị đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi. Đến trước năm 1945, ở xã Chánh Lộ, bên ngoài tỉnh thành có Chánh Lộ phố gồm các phường: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, sau đó có thêm phường Thu Lộ. Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở ba phường của Chánh Lộ phố, chính quyền cách mạng tỉnh quyết định thành lập thị xã Quảng Ngãi, trực thuộc tỉnh. Đến ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), các cơ quan tỉnh và đồng bào nội thị chuyển ra nông thôn, thị xã Quảng Ngãi sáp nhập với làng Ngọc Án, gọi là xã Nghĩa Lộ, trực thuộc huyện Tư Nghĩa. Về vị trí địa lí, Thị xã Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được đặt làm tỉnh lỵ. Thị xã Quảng Ngãi nằm ở phía đông tỉnh, hữu ngạn sông Trà Khúc, tại tọa độ địa lí 180o 48’Đ và 15o 08’B. Ba phía đông,
  • 39. 38 tây, nam đều giáp huyện Tư Nghĩa, phía bắc giáp huyện Sơn Tịnh (qua sông Trà Khúc); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. - Huyện Bình Sơn: Đời nhà Hồ đất Bình Sơn mang tên là huyện Trì Bình trong châu Tư, thuộc lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Bình Sơn mang tên là huyện Bình Dương, sau đổi thành huyện Bình Sơn thuộc phủ Tư Nghĩa. Đến đời vua Đồng Khánh huyện Bình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thôn, trại, phường, ấp, vạn, ty Đến năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam tách ra thành lập châu Sơn Tịnh, huyện Bình Sơn đổi gọi là phủ Bình Sơn. Phủ Bình Sơn có 5 tổng Bình Điền, Bình Hà, Bình Thượng, Bình Trung, Lý Sơn, với 84 làng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Bình Sơn lấy tên là phủ Nguyễn Tự Tân, một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp, hy sinh vì nước năm 1885. Đến tháng 6.1946, phủ Nguyễn Tự Tân đổi gọi là huyện Bình Sơn. Sau khi cắt phần đất phía tây giao cho huyện Trà Bồng, huyện Bình Sơn hợp nhất các làng xã nhỏ thành 19 xã lớn đều lấy chữ Bình làm đầu: Bình Khương, Bình Lâm, Bình Chương, Bình Minh, Bình Trung, Bình Thới, Bình Lập, Bình Dương, Bình Tân, Bình Phú, Bình Thạnh, Bình Hiệp, Bình Thanh, Bình Hòa, Bình Châu, Bình Trị, Bình Hải, Bình Đông, và xã hải đảo Lý Sơn. Năm 1952, xã Bình Lâm nhập về huyện Trà Bồng. Sau mấy lần nhập xã, chia xã, đến năm 1954, huyện Bình Sơn có 1 thị trấn và 25 xã. Về vị trí địa lí, Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. - Huyện Sơn Tịnh:Đời nhà Hồ vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong huyện Trì Bình thuộc châu Tư, lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Trì Bình có tên là huyện Bình Dương, địa hạt huyện Sơn Tịnh sau này nằm trong huyện Bình Dương. Huyện Bình Dương sau đổi tên là huyện Bình Sơn. Đến đời vua Đồng Khánh, huyện Bình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thôn, trại, ấp, phường, ty.