SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CAO THỊ MAI HIÊN
ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN
HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2017
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CAO THỊ MAI HIÊN
ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN
HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN
Hà Nội – 2017
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả
nghiên cứu đó.Luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Cao Thị Mai Hiên
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...7
CHƢƠNG 1 .........................................................................................................12
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG
QUAN HỆ KINH DOANH .................................................................................12
1.1. Khái niệm,đặc điểm đại diện và đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh....................................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm chung về “Đại diện” ..............................................................12
1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
…………………………………………………………………………………..20
1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh .................................21
1.2. Sơ lƣợc lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng
trong quan hệ kinh doanh.....................................................................................24
1.2.1. Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 ..................................24
1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay.......................................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................30
CHƢƠNG 2 .........................................................................................................31
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG
TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM..........................................31
2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
..............................................................................................................................31
2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một
bên bị mất năng lực hành vi dân sự. ....................................................................31
2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi
một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự........................................................42
5
2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một
bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. ..........................................46
2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh
doanh....................................................................................................................47
2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh. .............................................................................................47
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ chồng trong
quan hệ kinh doanh. .............................................................................................50
2.3. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng về vấn đề đại diện trong quan hệ kinh
doanh....................................................................................................................52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................57
CHƢƠNG 3 .........................................................................................................58
NHU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH
..............................................................................................................................58
3.1. Nhu cầu và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong
quan hệ kinh doanh ..............................................................................................58
3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng
trong quan hệ kinh doanh.....................................................................................58
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện và bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp
luật pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh...................65
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng nhƣ bảo đảm cho việc thực thi các
quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................78
KẾT LUẬN..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................80
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
GDDS : Giao dịch Dân sự
MỞ ĐẦU
7
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại diện là một chế định quan trọng nhằm hỗ trợ việc thực hiện các quan
hệ pháp luật nói chung của các chủ thể. Cũng nhƣ các quốc gia khác trên thế
giới, tại Việt Nam đại diện là một chế định đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự
2005. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 lần đầu tiên quy định mới về vấn đề đại
diện của vợ chồng đó là đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.
Xuất phát từ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích
của gia đình mà vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo
ủy quyền. Việc vợ, chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự phục vụ
cho sinh hoạt của gia đình hay liên quan đến hoạt động kinh doanh ngày càng
nhiều.
Hiện nay các quan hệ kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp. Vợ,
chồng có quyền tự do kinh doanh, trong đó có cả việc sử dụng tài sản riêng và tài
sản chung vào các giao dịch này. Chính vì thế việc đặt ra vấn đề đại diện trong
quan hệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển trong xã hội hiện đại, đảm bảo
đƣợc quyền, lợi ích của các bên trong giao lƣu dân sự.
Nghiên cứu vấn đề đại diện giữa vợ và chồng, đặc biệt là đại diện giữa vợ
và chồng trong quan hệ kinh doanh là cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện
chức năng của gia đình, đảm bảo lợi ích của vợ chồng trong các giao dịch dân sự
và trách nhiệm liên đới (trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại) trong quan hệ kinh
doanh.
Trong quá trình hội nhập, khi mà nhu cầu về đại diện giữa vợ và chồng
trong quan hệ kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên các quy định của
pháp luật về vấn đề này còn chƣa thực sự cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra các công
trình nghiên cứu về đại diện giữa vợ và chồng nói chung, đại diện giữa vợ và
chồng trong quan hệ kinh doanh trong giới khoa học pháp lý vẫn còn ít. Do đó,
8
việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện
nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, bằng việc lựa chọn đề tài “Đại diện giữa vợ
chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành” luận
văn sẽ làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh, chỉ ra những điểm phù hợp hoặc không phù hợp về mặt lý
luận so với thực tiễn áp dụng quy định vào giao lƣu dân sự để từ đó đƣa ra
những kiến nghị phù hợp để đảm bảo quyền lợi của công dân trong quan hệ đại
diện giữa vợ và chồng trong kinh doanh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chế định đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là một vấn
đề mới đƣợc cụ thể hóa trong quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân và
gia đình 2014. Do đó mà chƣa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn
đề này từ khi quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành.
Vấn đề liên quan đến đại diện đƣợc nhắc đến trong một số đề tài, bài viết,
riêng lẻ đánh giá trƣớc đó nhƣ: “Phƣơng thức giải quyết tranh chấp về tài sản của
vợ chồng trong hoạt động kinh doanh”, Đề tài khoa học cấp trƣờng: Tài sản của
vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do Nguyễn Phƣơng Lan chủ
nhiệm (2008), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn
từ góc độ luật so sánh” của PGS.TS Ngô Huy Cƣơng, Tạp chí nhà nƣớc và pháp
luật (04/2009), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ
hợp đồng” của Đỗ Hoàng Yến (2012), Luận văn thạc sĩ “Đại diện giữa vợ và
chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của Nguyễn Thị Hạnh
(2012).
Với tính chất là một vấn đề mới và trong thực tiễn cuộc sống cũng phát
sinh nhiều tranh chấp liên quan đến này, nên việc nghiên cứu một cách hệ thống
9
quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là cần thiết và
phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về đại
diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Phân tích và làm rõ những vấn
đề về lý luận và thực tiễn của đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh
doanh để từ đó làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp liên quan đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật, cũng nhƣ đƣa ra một số định
hƣớng, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và
chồng trong quan hệ kinh doanh nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên trong
quan hệ hôn nhân cũng nhƣ các chủ thể khác trong giao dịch với vợ, chồng.
- Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện những mục đích trên, luận văn còn có những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu để làm rõ vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về
đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.
+ Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện của vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh, từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá về ƣu, nhƣợc điểm
khi áp dụng pháp luật.
+ Đề xuất đƣa ra những định hƣớng, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đại
diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh để tăng cƣờng hiệu quả của quy
định pháp luật trong thực tiễn áp dụng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Những vấn đề lý luận chung về đại diện theo quy định của pháp luật dân sự;
10
+ Những quy định của pháp luật cụ thể về đại diện giữa vợ và chồng trong quan
hệ kinh doanh;
+ Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật vào thực tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về vấn đề đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh, vì vậy luận văn đi từ cái chung đến cái riêng, với nguồn cơ bản là Bộ luật
Dân sự. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ nghiên cứu
các vấn đề về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh ở Việt Nam hiện
nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh cũng nhƣ các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về pháp luật, hôn nhân và
gia đình.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp,
lịch sử, so sánh, thống kê, logic v.v...
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề đại diện
giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Là vấn đề mới đƣợc cụ thể hóa
trong luật nên hiện nay chỉ dừng lại ở việc có những bài viết, bài giảng riêng lẻ
đánh giá về nó.
Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề mà thực tế trong cuộc sống
đang xảy ra, đánh giá cặn cẽ tác động của luật định đối với vấn đề này trong
cuộc sống để từ đó đƣa ra hƣớng đề xuất phù hợp. Chính vì vậy mục tiêu mà
luận văn hƣớng đến là làm tài liệu tham khảo cho hoạt động áp dựng thực tiễn
cũng nhƣ tài liệu nghiên cứu khoa học về sau.
11
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng, phần kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về đại diện giữa vợ chồng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam về đại diện giữa vợ
chồng trong quan hệ kinh doanh.
Chƣơng 3: Nhu cầu, định hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại
diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.
12
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG
TRONG QUAN HỆ KINH DOANH
1.1. Khái niệm,đặc điểm đại diện và đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ
kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chung về “Đại diện”
Đại diện là một chế định pháp lý theo đó ngƣời đại diện độc lập thực hiện
sự thể hiện ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý trực tiếp đối với ngƣời đƣợc đại
diện. Xét từ góc độ lý luận thì ngƣời thực hiện các hành vi pháp lý đồng thời là
ngƣời tiếp nhận kết quả của các hành vi đó. Có thể thấy đại diện là một chế định
pháp luật thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch
dân sự (GDDS) của các chủ thể.
Theo cách diễn giải tại cuốn Từ điển tiếng Việt thì đại diện là sự “thay mặt
(cho cá nhân, tập thể)” [35, tr.279].
Từ điển Luật học giải thích đại diện là “việc một ngƣời, một cơ quan, tổ
chức nhân danh ngƣời, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý
trong phạm vi thẩm quyền đại diện” [36, tr225].
Với các cách hiểu này có thể thấy chủ thể tham gia giao dịch gồm có
ngƣời đại diện, ngƣời đƣợc đại diện và một bên thứ ba khi ngƣời đại diện thay
mặt ngƣời đƣợc đại diện giao dịch vớibên thứ ba. Cả ba bên đều có thể là cá
nhân, tổ chức. Nhƣ vậy mối quan hệ giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện
là sự thỏa thuận tự nguyện và đúng theo quy định của pháp luật. Các giao dịch
mà ngƣời đại diện thay mặt ngƣời đƣợc đại diện thực hiện với Bên thứ ba sẽ tạo
ra quyền và nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện.
Trong xã hội La Mã, ngƣời chủ trong gia đình đƣợc quyền sở hữu mọi thứ
do những ngƣời trong gia đình có đƣợc từ các nguồn khác nhau hoặc do nô lệ tạo
13
nên. Vì vậy mà luật La Mã không có quy định nào cụ thể về đại diện nhƣ các
nƣớc theo truyền thống Common Law [7, tr.26-31].
Càng về sau, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lƣu trong
thƣơng mại và vấn đề đại diện đƣợc đề cập đến nhiều hơn. Cho đến ngày nay,
chế định này đã phổ biến rộng rãi trong đời sống giao lƣu dân sự. Nó thừa nhận
sự tự do ý chí của các bên, theo đó phải tuân thủ những cam kết mà mình đã đƣa
ra.
Hầu nhƣ các quốc gia trên thế giới, dù theo truyền thống Common Law hay
Civil Law đều thừa nhận và quy định về chế định đại diện. Bộ luật Dân sự Đức
quy định: “Biểu lộ ý chí mà một người đưa ra bằng tên của người được đại diện
trong phạm vi quyền đại diện của mình có hiệu lực trực tiếp đối với cả lợi ích và
việc chống lại người được đại diện. Không có sự khác biệt giữa biểu lộ ý chí được
đưa ra một cách rõ ràng bằng tên của người được đại diện, hoặc nếu hoàn cảnh
chỉ ra rằng biểu lộ ý chí phải đưa ra bằng tên của người đại diện” [3].
Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 cũng đã quy định về đại diện nhƣ sau: “Ủy
quyền hay ủy nhiệm là hành vi mà theo đó một người trao cho người khác quyền
làm một việc gì đó cho người ủy quyền bằng tên của người ủy quyền.
Hợp đồng không được tạo lập khi không có sự chấp thuận của người được ủy
quyền.” [4, Điều 1984].
Ở Việt Nam, chế định đại diện đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật và cụ thể nhất là trong Bộ luật Dân sự 2005.
Từ những quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản khác có thể
rút ra đƣợc khái niệm về đại diện là: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là
người đại diện) thay mặt người khác (sau đây được gọi là người được đại diện)
thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định vì lợi ích hợp pháp trong phạm vi
được người đại diện cho phép.
14
 Đặc điểm của quan hệ đại diện
Đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự, vì thế ngoài các đặc điểm của
quan hệ pháp luật dân sự thì đại diện còn có những đặc điểm riêng:
- Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại: Đó là quan hệ bên
trong và quan hệ bên ngoài [18, tr.142].
Quan hệ bên trong là quan hệ đƣợc hình thành giữa ngƣời đƣợc đại diện và
ngƣời đại diện theo quy định của pháp luật (đại diện theo pháp luật) hoặc theo
hợp đồng (đại diện theo ủy quyền). Ngƣời đại diện là cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự, nhân danh chủ thể trong việc thực hiện các giao dịch pháp luật
cho phép hoặc theo nội dung đƣợc ủy quyền. Ngƣời đƣợc đại diện có thể là cá
nhân hoặc tổ chức có nhu cầu ủy quyền cho một cá nhân khác thay mình thực
hiện một công việc, một giao dịch dân sự nào đó.
Ví dụ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi giao dịch dân sự của
ngƣời chƣa đủ 6 tuổi đều phải do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện. Nhƣ vậy
quan hệ đại diện ở đây đƣợc xác lập theo quy định của pháp luật chứ không phải
dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
Quan hệ bên ngoài là quan hệ đƣợc xác lập giữa ngƣời đƣợc đại diện và
ngƣời thứ ba. Quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại
của quan hệ bên ngoài.
- Ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện thực hiện các giao dịch dân
sự với bên thứ ba.
Ở đây ngƣời đại diện xác lập quan hệ với ngƣời thứ ba nhân danh ngƣời
đƣợc đại diện chứ không nhân danh bản thân mình, vì vậy các quyền và nghĩa vụ
do ngƣời đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với ngƣời thứ ba
đều thuộc về ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đại diện có thể đƣợc hƣởng những lợi
15
ích nhất định từ ngƣời đƣợc đại diện khi thực hiện hành vi đại diện với ngƣời thứ
ba, chứ không đƣợc hƣởng bất kỳ lợi ích nào từ ngƣời thứ ba.
Trong giao dịch do ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện xác lập
thực hiện phát sinh với ngƣời thứ ba chứ không phải ngƣời đƣợc đại diện là
ngƣời trực tiếp xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời thứ ba. Trƣờng
hợp ngƣời đại diện thực hiện việc đại diện vƣợt quá thẩm quyền hoặc không có
thẩm quyền thì tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể, chủ thể của giao dịch dân sự đó
sẽ thay đổi. Ngƣời đại diện sẽ trở thành một bên đại diện và chịu trách nhiệm đối
với hậu quả pháp lý của giao dịch đó.
- Ngƣời đại diện đƣợc chủ động trong việc xác lập giao dịch dân sự với bên
thứ ba trong phạm vi đại diện nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho ngƣời đƣợc
đại diện.
Phạm vi đại diện mà ngƣời đại diện thực hiện trong quá trình giao dịch với
bên thứ ba áp dụng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các
bên.
- Trong quan hệ đại diện, ngƣời đƣợc đại diện trực tiếp thu nhận các kết quả
pháp lý do hoạt động của ngƣời đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại
diện mang lại.
Phạm vi đại diện đƣợc hiểu là hành động thực hiện với tƣ cách một ngƣời
khác mà đƣợc sự đồng ý của họ.
Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác
lập thực hiện với ngƣời thứ ba đều thuộc về ngƣời đƣợc đại diện, điều này có
nghĩa là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời
thứ ba, chứ không phải giữa ngƣời trực tiếp tiến hành xác lập giao dịch dân sự -
ngƣời đại diện với ngƣời thứ ba.
16
Trong trƣờng hợp ngƣời đại diện thực hiện giao dịchvƣợt quá phạm vi đại
diện thì ngƣời đƣợc đại diện sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với phạm vi
vƣợt quá đó trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện đồng ý.
 Nguyên tắc của quan hệ đại diện
- Dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự do của công dân theo Hiến pháp.
Công dân có quyền và lợi ích dù không thực hiện các giao dịch dân sự có liên
quan tới mình và đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện. Đại diện bảo đảm
cho quyền của công dân không bị gián đoạn khi mà họ có nhu cầu giao dịch
nhƣng vì những lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng mà không thể tự
mình thực hiện giao dịch đƣợc.
- Dựa trên nguyên tắc tự do giao kết của các chủ thể trong xã hội. Công dân
có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm. Vì vậy mà trong khuôn khổ
quy định của pháp luật, các cá nhân có quyền thay mặt nhau thực hiện những
công việc theo thỏa thuận. Ngƣời đại diệnnhân danh ngƣời đƣợc đại diện trong
giao dịch, nhƣng cũng có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong phạm vi đại
diện đó .
 Ý nghĩa của quan hệ đại diện
Trong đời sống hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và các
mối giao lƣu dân sự, quan hệ đại diện đƣợc xác lập ngày càng nhiều. Bởi vậy chế
định đại diện có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn quan hệ pháp luật dân sự.
- Hiện nay có rất nhiều cá nhân rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân
sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
nhƣng vẫn có nhu cầu về các giao dịch tối thiểu để phục vụ sinh hoạt của mình
cũng nhƣ thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đối với bên thứ ba. Những
hạn chế đó cản trở và họ không thể tự mình thực hiện các giao dịch. Chế định đặt
ra vấn đề giám hộ, đại diện giúp đỡ rất lớn cho những ngƣời không đủ khả năng
17
nhận thức và điều khiển hành vi xác lập các giao dịch phù hợp với nhu cầu cá
nhân của họ.
- Là công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển an toàn và
hiệu quả trong dòng chảy của các giao lƣu dân sự ngày càng phong phú và đa
dạng nhƣ hiện nay.
- Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì đại diện ngày càng đƣợc biết đến
nhƣ là một dịch vụ trong nền kinh tế tri thức. Những ngƣời có đủ năng lực, trình
độ chuyên môn sẽ thực hiện cáccông việc mà ngƣời có nhu cầu mong muốn
thông qua hợp đồng ủy quyền. Ví dụ nhƣ ông A có tranh chấp đối với ông B và
ông A kiện ông B ra tòa. Vì lý do sức khỏe mà ông A không muốn trực tiếp tham
gia vào vụ kiện này mà muốn ủy quyền cho một ngƣời khác thay mặt mình giải
quyết các công việc liên quan đến nội dung của vụ kiện. Ông A đã thuê ông C –
Luật sƣ của Văn phòng luật sƣ Z để thay mặt và nhân danh mình thực hiện tất cả
các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền cũng nhƣ giải quyết tất cả các vấn đề về
vụ kiện.
Đây là một nhu cầu thực tế và thiết yếu hiện nay khi mà có nhiều giao
dịch dân sự ngƣời có nhu cầu không thể tự mình thực hiện đƣợc và phù hợp
trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay.
Chế định đại diện là một chế định quan trọng và có ý nghĩa lớn không chỉ
trong khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch dân sự
hàng ngày, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập tới vấn đề đại diện giữa vợ và chồng
trong quan hệ kinh doanh mà không đề cập đến các vấn đề đại diện khác nhƣ đại
diện hành chính, ngoại giao.....
 Bộ luật Dân sự 2015 và những điểm mới về đại diện
18
BLDS 2005 sau 10 năm thi hành, đã có tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bƣớc sang giai đoạn phát triển mới
của đất nƣớc, trƣớc yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu về
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc ghi nhận
trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS 2005 hiện hành đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập, nổi bật là:
Một là những yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền, đặc biệt Hiến pháp 2013
quy định Nhà nƣớc phải có cơ chế pháp lý để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, một số
quy định của BLDS hiện hành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu này nhƣ quy định về
chủ thể, giao dịch, đại diện, nghĩa vụ, hợp đồng,…còn bất hợp lý, thiếu tính khả
thi.
Hai là nhiều quy định của BLDS còn chƣa thực sự tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu lực và
hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chƣa thực sự tạo môi
trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ
cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của ngƣời
dân.
Thực hiện thể chế hóa Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lƣợc phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công
dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
quốc tế đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 2013, ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ
19
10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 (Luật số
91/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 - sau đây gọi tắt là BLDS
2015), với 06 phần, 27 Chƣơng, 689 điều (giảm 88 điều so với BLDS 2005).
Phạm vi sửa đổi Bộ luật dân sự là sửa đổi căn bản, toàn diện, trong đó quy
định về đại diện cũng đƣợc sửa đổi phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập. Những điểm mới về đại diện trong
BLDS 2015 so với BLDS 2005 gồm:
Một là: Quy định rõ ràng bên đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Nếu nhƣ BLDS 2005 quy định bên đại diện chỉ là cá nhân thì trong BLDS 2015
đã mở rộng đối tƣợng đƣợc là ngƣời đại diện có thể tham gia vào quan hệ pháp
luật dân sự.
Hai là: Pháp nhân có thể có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật. Đây là
quy định mới lần đầu tiên đƣợcđƣa vào BLDS. Quy định này phù hợp với Luật
Doanh nghiệp 2014, đảm bảo sự hài hòa giữa quy định của luật chung cũng nhƣ
luật chuyên ngành.
Ba là: Theo BLDS 2005, ngƣời đại diện theo pháp luật của hộ gia đình là
Chủ hộ, của tổ hợp tác là Tổ trƣởng. Tuy nhiên đến nay, BLDS2015 đã không
còn ghi nhận tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác,
thay vào đó các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có
tƣ cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy
quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các
thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân đó.
Thứ tƣ: Bổ sung quy định về thời hạn đại diện
BLDS 2015 bổ sung thêm quy định về việc xác định thời hạn đại diện
trong trƣờng hợp không xác định đƣợc thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền;
quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy
20
định của pháp luật. Cụ thể: Nếu quyền đại diện đƣợc xác định theo giao dịch dân
sự cụ thể thì thời hạn đại diện đƣợc tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự
đó; Nếu quyền đại diện không đƣợc xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời
hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
Có thể thấy quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh bị ảnh hƣởng bởi yếu tố: Sự bình đẳng của các bên đối với tài sản khi đƣa
vào giao dịch dân sự và nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế thị trƣờng.
Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến, vấn đề vợ chồng đại diện cho
nhau trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản không đƣợc ghi nhận. Hệ tƣ tƣởng
Nho giáo còn ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống chính trị, tƣ tƣởng, tình cảm của
mọi tầng lớp xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Trong gia đình ngƣời
đàn ông có quyền lực tuyệt đối còn ngƣời phụ nữ không có quyền tự quyết định
những công việc liên quan đến tài sản của gia đình. Do vậy mà vấn đề đại diện
không đƣợc ghi nhận, mà đƣợc xem là một điều đƣơng nhiên. Sở dĩ nhƣ vậy bởi
theo quan niệm ngƣời đàn ông là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định mọi
vấn đề và ngƣời phụ nữ có nghĩa vụ phải tuân theo mà không cóquyền góp ý.
Bên cạnh đó, ngƣời chồng cũng nắm kinh tế gia đình. Khi thực hiện bất kỳ một
giao dịch nào, ngƣời chồng không cần hỏi ý kiến ngƣời vợ nhƣng vẫn có quyền
dùng tài sản chung để thanh toán cho giao dịch đó. Thực tế không xuất hiện quan
hệ đại diện nhƣng lại xuất hiện trách nhiệm liên đới dù đôi khi giao dịch mà
ngƣời chồng xác lập ngƣời vợ không đƣợc biết. Nhƣ vậy, có thể thấy sự bất bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng bởi giao dịch đƣợc thực hiện từ một phía.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ chồng
trong quan hệ kinh doanh cho thấy sự bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ gia
đình cũng nhƣ trong quan hệ đối với tài sản chung và tài sản riêng. Vợ chồng có
21
quyền đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh từ tài sản chung hoặc tài sản
riêng của mỗi bên.
Khi xác lập quan hệ hôn nhân, tài sản của vợ chồng sử dụng để kinh doanh
chung sẽ đƣợc coi là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Trong nền kinh tế thị
trƣờng, quyền tự do, bình đẳng luôn đƣợc đề cao. Vợ chồng có nghĩa vụ duy trì
và bảo đảm tài sản mình sử dụng để kinh doanh đạt hiệu quả, mang lại nguồn lợi
kinh tế cho gia đình.
1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
 Khái niệm đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
Quyền đại diện giữa vợ chồng đƣợc quy định trong phần nghĩa vụ của vợ
và chồng về việc quản lý tài sản chung và riêng trong BLDS. Ngoài ra Luật HN
& GĐ cũng quy định về việc vợ chồng đƣợc đại diện cho nhau trong các giao
dịch dân sự thông qua đại diện.
Cơ sở của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ. Mục đích của hôn nhân là
xây dựng gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc bền vững. Để hôn nhân
đạt đƣợc mục đích đó thì điều cơ bản là hai ngƣời trong quan hệ hôn nhân phải
yêu thƣơng, chung thủy, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Sự quý trọng chăm sóc giúp
đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi cách xử sự và thái độ của họ với
nhau. Cơ sở lâu dài của hôn nhân là sự bình đẳng của vợ chồng. Quyền bình
đẳng đó đƣợc thể hiện ở việc vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định các vấn đề
liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên
trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Vợ chồng cùng nhau
thực hiện các chứng năng của gia đình để đảm bảo cho việc thỏa mãn đầy đủ các
nhu cầu về vật chất và tinh thần. Vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn
phận, trong đó có những bổn phẩn ảnh hƣởng đến quyền hạn của vợ, chồng trong
việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản. Suy cho cùng, tất cả tài sản của
22
vợ, chồng, dù là tài sản riêng của mỗi ngƣời hay tài sản chung thì đều đƣợc khai
thác, sử dụng trƣớc hết nhằm bảo đảm sự phát triển chung của gia đình, sau đó
mới phục vụ mục đích cá nhân của chủ sở hữu.
Mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ riêng, mang tính chất cá nhân tồn
tại bên cạnh những mối quan hệ chung của vợ chồng với nhiều mục đích khác
nhau. Tuy nhiên vợ chồng vẫn luôn có mối quan tâm hàng đầu liên quan đó là
phát triển kinh tế gia đình. Nó là thƣớc đo cho sự ổn định và giữ gìn gia đình của
vợ chồng. Theo truyền thống của ngƣời phƣơng Đông thì ngƣời đàn ông sẽ gánh
vác việc lo kinh tế của gia đình, còn ngƣời vợ thì chăm sóc, quản lý chi tiêu
trong gia đình. Hai công việc đƣợc đánh giá là ngang bằng nhau. Đối với các
giao dịch liên quan đến việc duy trì sinh hoạt hàng ngày trong gia đình thì
thƣờng là một ngƣời sẽ đại diện cho ngƣời còn lại để thực hiện.
Tuy nhiên đối với những giao dịch liên quan đến những tài sản lớn hoặc
những giao dịch trong quan hệ kinh doanh thì phải đƣợc xác lập dựa trên sự
đồng ý của cả vợ và chồng, khi ấy thì vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho ngƣời còn
lại tham gia vào giao dịch với bên thứ ba đó. Việc đại diện đƣợc thực hiện thông
dựa theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Đối với quan hệ kinh doanh là những giao dịch quan trọng, nó không chỉ
ảnh hƣởng đến tài sản của vợ chồng mà còn ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên
thứ ba. Nó còn là uy tín, danh dự của các bên khi thực hiện việc kinh doanh. Đại
diện nhƣng phù hợp với quy định của pháp luật cũng nhƣ cân bằng đƣợc lợi ích
giữa kinh tế và gia đình mới là mục tiêu cao nhất của vợ chồng kinh doanh
chung dù bằng tài sản riêng hay tài sản chung.
Lần đầu tiên Luật HN & GĐ 2014 đã quy định về đại diện giữa vợ và
chồng trong quan hệ kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội cũng
nhƣ hội nhập nền kinh tế thị trƣờng, một số quy định trong Luật HN & GĐ 2000
23
đã không còn phù hợp với tình hình phát triển chung, cần đƣợc sửa đổi cho phù
hợp.
Từ những quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ
kinh doanh và những phân tích ở trên, ta có thể định nghĩa đại diện giữa vợ
chồng trong quan hệ kinh doanh nhƣ sau:
Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh là việc một bên vợ hoặc
chồng nhân danh người còn lại thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ
kinh doanh bằng tài sản chung hoặc tài sản riêng dựa theo quy định của pháp
luật hoặc sự thỏa thuận của vợ chồng vì lợi ích chung.
 Đặc điểm của đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
- Chủ thể trong quan hệ đại diện:
So với quan hệ đại diện chung, chủ thể của đại diện giữa vợ chồng không
có nhiều điểm khác biệt. Vợ chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch liên
quan đến tài sản chung thì tƣ cách chủ thể đôi khi lại dễ dàng đƣợc xác định. Vì
ngoài mối quan hệ liên quan đến tài sản, vợ chồng có mối quan hệ đặc biệt là
quan hệ nhân thân đã đƣợc xác lập nhờ sự kiện kết hôn. Xác định chủ thể đại
diện quan trọng khi xác lập giao dịch với bên thứ ba vì nó sẽ phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên. Vợ hoặc chồng đại diện cho ngƣời còn lại thực hiện các
giao dịch liên quan đến kinh doanh sẽ định đoạt toàn bộ những nội dung có liên
quan và ngƣời còn lại sẽ phải có trách nhiệm liên đới đối với quyết định của
ngƣời đại diện giao kết.
- Ý chí của chủ thể trong quan hệ đại diện:
Nếu nhƣ quan hệ đại diện chung thì ngƣời đƣợc đại diện đƣợc thực hiện
theo quy định của pháp luật thì việc lựa chọn ngƣời đại diện theo ủy quyền phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
24
Trong quan hệ kinh doanh, vợ chồng thƣờng thể hiện ý chí chung trong
việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Vợ hoặc chồng đại diện thực hiện giao
dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm hết mình thực hiện
giao dịch nhằm mang lại lợi ích cao nhất. Vì trong khối tài sản sử dụng để kinh
doanh thì có một phần tài sản của họ. Không ai muốn quyền lợi của mình bị ảnh
hƣởng. Do vậy mà ý chí trong quan hệ đại diện của vợ chồng vừaquyền lợi , vừa
là trách nhiệm của ngƣời đại diện.
- Phạm vi đại diện:
Theo quy định của pháp luật thì ngƣời đại diện đƣợc thực hiện các giao
dịch trong phạm vi đại diện, nhân danh ngƣời đƣợc đại diện thực hiện trách
nhiệm của mình. Đại diện đƣợc thông qua sự xác lập của cơ quan có thẩm quyền
hoặc hợp đồng ủy quyền mà hai bên ký kết. Nó đảm bảo phạm vi đai diện không
bị vƣợt quá nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời đƣợc đại diện. Tuy
nhiên đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh chỉ có giá trị trong
những quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp quy định của pháp luật về hình
thức. Đại diện của vợ hoặc chồng là đại diện cho trách nhiệm của ngƣời còn lại
cũng nhƣ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình có trong quan hệ kinh doanh đó.
Khi vợ hoặc chồng đại diện cho ngƣời còn lại thông qua văn bản thỏa
thuận theo yêu cầu của bên thứ ba hoặc quy định của luật chuyên ngành thì tính
pháp lý sẽ cao hơn, bảo đảm sự tin tƣởng với bên thứ ba.
1.2. Sơ lƣợc lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng
trong quan hệ kinh doanh
1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về hôn nhân và gia đình
chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên trong cổ luật Việt Nam những quy định
liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng nhƣ việc sử dụng tài sản đó nhƣ thế nào
25
trong quan hệ hàng ngày lại hầu nhƣ không đƣợc quy định. Ví dụ nhƣ Quốc triều
hình luật ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 -
1497) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dƣới triều Nguyễn (1892) [8, tr.50].
Vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong quan hệ hôn nhân đó là vấn đề tình
cảm, tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ và các con theo thuyết Khổng giáo, đề cao
truyền thống gia đình, lợi ích chung lên trên hết. Do đó tài sản vợ chồng có đƣợc
tạo thành một khối thống nhất, ngƣời chồng có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng
nào liên quan đến tài sản của gia đình và đều đƣơng nhiên đƣợc coi là có hiệu
lực. Quan hệ đại diện hầu nhƣ không đƣợc đặt ra trong thời kỳ này. Quyền sở
hữu tập trung vào tay ngƣời chồng và không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng
đối với tài sản.
Trƣớc năm 1945, Việt Nam là nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ
hôn nhân thời kỳ này đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong một số bộ
luật dân sự đƣợc áp dụng cho từng khu vực của Việt Nam đó là Bộ dân luật Bắc
Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 và Bộ dân luật giản yếu năm 1883.
Pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng của Bộ luật Dân sự Pháp. Nhào nặn
tƣ duy pháp lý cổ xƣa với các tƣ tƣởng của luật học phƣơng Tây, xây dựng
những quan niệm về tài sản trong các quy tắc đƣợc diễn đạt bằng các thuật ngữ
vay mƣợn từ luật của Pháp nhƣ tài sản chung, tài sản riêng, quản lý tài
sản….Quan niệm về làm luật thời kỳ đó cũng thừa nhận cho vợ chồng có quyền
xây dựng các quan hệ tài sản theo thỏa thuận, miễn là các thỏa thuận của vợ
chồng liên quan đến tài sản không có tác dụng tƣớc đi quyền đứng đầu gia đình
của ngƣời chồng và không trái với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên việc thỏa
thuận hầu nhƣ không đƣợc các cặp vợ chồng ở nƣớc ta thời kỳ đó quan tâm, mọi
quyền quyết định liên quan đến tài sản vẫn thuộc về ngƣời chồng.
26
Cần lƣu ý rằng các quan hệ liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ chồng
đƣợc chi phối bằng những quy tắc pháp lý xây dựng theo kiểu Pháp trong các hệ
thống pháp lý của Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, cho đến khi chấm dứt
chế độ thuộc địa vẫn chƣa có một hệ thống quy tắc chi phối các quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng ; trong trƣờng hợp có tranh chấp, các toà án giải quyết yêu cầu
của đƣơng sự dựa vào Bộ luật Gia Long, tục lệ và án lệ.
Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu trong việc quản lý và
định đoạt tài sản chung của gia đình:
Theo quy định tại Điều 100, Điều 111 Dân luật Bắc kỳ và Điều 98, Điều
109 Dân luật Trung kỳ thì đối với những nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc
chồng có quyền đại diện cho gia đình để tham gia giao dịch đó.
Tại Điều 109 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 107 Dân luật Trung Kỳ thì khi vợ
và chồng muốn định đoạt tài sản chung đều phải có sự thỏa thuận của hai bên.
Tuy nhiên theo quy định tại đoạn 2 Điều 109 Dân luật Bắc kỳ và đoạn 2
Điều 107 dân luật Trung Kỳ thì ngƣời chồng có quyền định đoạt tài sản chung
mà không cần hỏi ý kiến vợ, miễn là việc định đoạt tài sản đó phục vụ cho lợi ích
của gia đình.
Nhƣ vậy có thể thấy ngƣời vợ chỉ có quyền đại diện cho ngƣời chồng thực
hiện các giao dịch để phục vụ nhu cầu trong gia đình, còn đối với những tài sản
chung của vợ chồng thì ngƣời chồng là chủ gia đình và có quyền tự định đoạt mà
không cần hỏi ý kiến của ngƣời vợ. Đây là điều bất công bằng đối với ngƣời vợ,
tồn tại trong suốt xã hội và pháp luật của Nhà nƣớc thực dân phong kiến.
1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay
 Giai đoạn đất nước ta từ 1945 – 1954
Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, vì điều kiện đất nƣớc còn thù
trong giặc ngoài, Nhà nƣớc chƣa ban hành đƣợc hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
27
Vì vậy mà các quy định về hôn nhân và gia đình trong giai đoạn 1945 – 1950
vẫn đƣợc điều chỉnh bởi Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và Dân luật giản
yếu Nam Kỳ.
Từ năm 1950 do nhu cầu phải xóa bỏ ảnh hƣởng của pháp luật phong kiến
trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong chế độ hôn nhân và gia đình. Ngày
22/5/1950 Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh số
97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh 97/SL quy
định “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”[6, Điều 5].
Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 cũng quy định:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [24, Điều 9].
Đây là lần đầu tiên quyền gia trƣởng của ngƣời đàn ông trong gia đình bị
phá bỏ, nam nữ bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội.
Mặc dù không có quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng, quyền định đoạt
của vợ chồng cũng quy định về đại diện giữa vợ và chồng nhƣng Sắc lệnh 97/SL
đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế
độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến, mở ra nền tảng pháp chế mới dân
chủ và tiến bộ hơn.
 Giai đoạn đất nước từ năm 1954 – 1975
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, theo Hiệp định Giơ – ne – vơ,
đất nƣớc ta đƣợc chia thành hai miền. Miền Bắc đƣợc giải phóng, bắt đầu thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thế chân thực dân
Pháp nhằm mục đích chia cắt đất nƣớc lâu dài.
Trong kỳ họp Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật Hôn nhân
và gia đình (ngày 29/12/1959) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/01/1960.
Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình 1959 không dự liệu về chế độ tài sản cũng
nhƣ việc định đoạt của vợ chồng nhƣng tại Điều 15 đã quy định “Vợ và chồng
28
đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước
và sau khi cưới”[25, Điều 15]. Quy định này dự liệu chế độ tài sản cộng động
toàn sản về việc chỉ thừa nhận khối tài sản chung của hai vợ chồng chứ không
đồng ý tài sản riêng của vợ, chồng.
Mặc dù quan hệ đại diện giữa vợ chồng không đƣợc đặt ra nhƣng thông
qua quy định về quyền của ngƣời vợ trong quan hệ gia đình có thể thấy đƣợc vị
trí pháp lý của ngƣời phụ nữ trong gia đình.
 Giai đoạn đất nước từ 1975 đến nay.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, Quốc hội
đã quyết định đặt tên nƣớc là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội
cũng thống nhất việc thực hiện pháp luật trên phạm vi cả nƣớc, trong đó có Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trƣờng
nhiều thành phần thì Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đã bộc lộ nhiều hạn chế,
vƣớng mắc.
Và trong kỳ họp Quốc hội khóa VII, Luật Hôn nhân và gia đình mới đã
đƣợc thông qua (1986). Theo luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì “Vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho,
vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì
phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng” [26, Điều 15]. Nhƣ vậy quyền bình
đẳng giữa vợ chồng đƣợc quy định rõ đối với tài sản chung. Mặc dù quan hệ đại
diện vẫn chƣa đƣợc đặt ra, nhƣng quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình
đã đƣợc quy định cụ thể.
Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lần đầu tiên chế định đại diện
giữa vợ và chồng đƣợc quy định cụ thể trong luật. Luật Hôn nhân và gia đình
2000 quy định: “1. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và
29
chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả
vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
2.Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp
luật của người đó”[28, Điều 24].
Có thể thấy Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có sự đổi mới về cả kỹ
thuật lập pháp và nội dung cụ thể, khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời vợ ngang
bằng với chồng trong mọi giao dịch và không bị bó hẹp quyền con ngƣời, quyền
công dân đặc biệt là quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng
nhƣ trong xã hội tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an
toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình cũng
nhƣ các giao dịch giữa các thành viên trong gia đình với các chủ thể khác ngoài
xã hội. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2000 vẫn chƣa quy định về đại diện
của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh mặc dù thời gian đó đã xuất hiện
nhiều giao dịch của vợ chồng liên quan đến tài sản chung cũng nhƣ sử dụng tài
sản chung, tài sản riêng để kinh doanh.
Năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên đã cụ thể hóa vấn đề đại
diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh thành quy định của pháp luật.
Đây là quy định phù hợp với sự phát triển chung của xã hội cũng nhƣ phù hợp
với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tránh
trƣờng hợp tạo lập quan hệ đại diện nhƣng không phù hợp với quy định của pháp
luật.
30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận về
đại diện, đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh. Ở chƣơng này, tác
giả làm rõ các khái niệm đại diện, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh
doanh, chỉ ra các đặc điểm, yếu tố hình thành và phát triển các quy định của
pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Làm rõ lịch sử
pháp luật Việt Nam về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Đây
là cơ sở để đánh giá về thực trạng pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thực thi các quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình về đại diện giữa giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh trong mối quan hệ với các ngành luật khác.
31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ
CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh
2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi
một bên bị mất năng lực hành vi dân sự.
 Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên
bị mất năng lực hành vi dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự” [29, Điều 17].
Năng lực hành vi dân sự cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
tạo thành thuộc tính đầy đủ của năng lực chủ thể của cá nhân. Đến một độ tuổi
nhất định theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền thực hiện những hành vi
mà pháp luật không cấm.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, năng lực hành vi dân sự của cá nhân do Nhà nƣớc quy định.
Việc quy định năng lực hành vi dân sự này dựa vào sự phát triển về độ tuổi và
theo ý chí cũng nhƣ quan niệm của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho cá nhân khi có
đủ năng lực hành vi dân sự ở từng giai đoạn khác nhau sẽ tự thực hiện và tự chịu
trách nhiệm đối với hành vi của mình.
Ví dụ: Ở Việt Nam quy định về độ tuổi đƣợc kết hôn theo Luật Hôn nhân
và gia đình hiện hành đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên
32
Thứ hai, Mức độ năng lực hành vi dân sự đƣợc xác định theo độ tuổi. Vì
vậy, ở mỗi độ tuổi khác nhau, cá nhân có những quyền năng khác nhau và khi
đến một độ tuổi nhất định (tùy từng quốc gia) thì họ có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, nghĩa là cá nhân đƣợc thực hiện đầy đủ các hành vi mà pháp luật không
cấm.
Việc quy định này không phải nhằm mục đích phân biệt quyền lợi của mỗi
cá nhân mà nó phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên về thể chất cũng nhƣ tâm
sinh lý của mỗi ngƣời.
Ví dụ nhƣ trẻ em dƣới 6 tuổi không thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa nhƣ một ngƣời đủ 18 tuổi đƣợc.
Thứ ba, năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt đến
một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi cá nhân còn sống [18,
tr.66].
Nếu nhƣ năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân có từ khi sinh ra thì
năng lực hành vi dân sự lại có từ khi cá nhân đạt một độ tuổi nhất định. Tuy
nhiên trong quá trình sống họ có thể bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự. Nếu có căn cứ để khẳng định cá nhân không tự nhận thức và làm chủ đƣợc
hành vi của mình thì những ngƣời có liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền tuyên bố ngƣời đó bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Khi bị mất năng lực hành vi dân sự thì các quyền năng thực hiện hành vi
mà pháp luật cho phép bị gián đoạn và đƣợc thực hiện thông qua một ngƣời
khác.
Để xác định một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự cần thỏa mãn đủ
các điều kiện sau:
- Theo quy định tại điều 22 BLDS 2005 thì ngƣời bị mất năng lực hành vi
dân sự đƣợc hiểu là bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
33
nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Việc không nhận thức, làm chủ đƣợc
hành vi của mình phải dựa trên kết luận của một tổ chức giám định.
- Ngƣời có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một ngƣời
mất năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án sẽ đƣa ra quyết định tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ đƣợc thực hiện theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhƣ vậy sau khi tuyên bố một ngƣời bị mất
năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống nhƣ một ngƣời
chƣa đủ sáu tuổi.
Đối với trƣờng hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự theo
quyết định của Tòa án thì ngƣời còn lại sẽ đƣơng nhiên trở thành đại diện nếu
đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc quy định của BLDS 2005 (Điều 60 và Điều 62)
và luật HN & GĐ 2014 (Khoản 3 Điều 2).
Theo quy định tại BLDS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 đối với
điều kiện cá nhân đƣợc làm giám hộ (Điều 49) tách ra so với quy định tại Điều
60 BLDS 2005.
Để trở thành giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự
thì trong trƣờng hợp không có ngƣời giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48
BLDS 2015 thì vợ hoặc chồng sẽ trở thành ngƣời đại diện đƣơng nhiên của
ngƣời còn lại khi thỏa mãn điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được
giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này
đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công
chứng hoặc chứng thực” [34, khoản 2 Điều 48].
34
Nhƣ vậy BLDS 2015 đã có những điểm mới về việc lựa chọn ngƣời giám
hộ là cá nhân. Đây là quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời đƣợc
giám hộ dựa trên những giấy tờ pháp lý rõ ràng, tránh tình trạng mặc định áp
dụng giám hộ đƣơng nhiên khi ngƣời đƣợc giám hộ tại thời điểm mà có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự lựa chọn ngƣời giám hộ khác.
 Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ “thương yêu, chung thủy, tôn trọng,
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc
trong gia đình” [31, Khoản 1 Điều 19].
Với tƣ cách là ngƣời giám hộ thì vợ hoặc chồng sẽ là ngƣời đại diện
đƣơng nhiên cho ngƣời còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài các nghĩa vụ về chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời
đƣợc giám hộ (khoản 1 điều 67 BLDS 2005) thì ngƣời giám hộ còn có nghĩa vụ
“Quản lý tài sản của người được giám hộ”; “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ” [29, khoản 3 Điều 67].
Nhƣ vậy ở đây có thể thấy phạm vi đại diện trong quy định của BLDS
2005 và Luật HN &GĐ 2014 là thống nhất về quyền và nghĩa vụ.
Với tƣ cách là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên nên ngoài quyền và nghĩa vụ
đối với các vấn đề khác thì vấn đề liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng
cũng thuộc trách nhiệm của ngƣời đại diện.
Luật HN & GĐ 2014 quy định: “1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh
doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại
diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi
tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và
các luật liên quan có quy định khác.
35
2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng
quy định tại Điều 36 của Luật này” [31, Điều 25].
Luật HN &GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền
tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải
được lập thành văn bản” [31, Điều 36].
Khi nhắc đến quan hệ kinh doanh là nhắc đến việc xác lập một mối quan
hệ mà ở đó các bên (ít nhất là hai bên) sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời.
Với việc loại trừ khoản 2 thì có thể hiểu rằng khoản 1 Điều 25 Luật HN &
GĐ xác định trƣờng hợp vợ, chồng kinh doanh chung ở đây là bằng tài sản riêng,
còn khoản 2 là xác định vợ, chồng kinh doanh chung bằng tài sản chung. Là một
quy định mới lần đầu tiên đƣợc đƣa vào trong chế định luật HN& GĐ nên vẫn
còn những vấn đề chƣa làm rõ đƣợc bản chất. Quy định lại không đòi hỏi việc
kinh doanh đó đƣợc xác lập dƣới hình thức gì. Vô hình chung đƣợc hiểu rằng dù
giao dịch đó đƣợc thực hiện bằng hành động, lời nói hoặc bằng văn bản đều
đƣợc chấp thuận.
Sở hữu chung của vợ chồng đã đƣợc BLDS cũng nhƣ luật HN & GĐ quy
định. Theo đó thì sở hữu chung gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung
hợp nhất. BLDS 2005 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp
nhất. Đến BLDS 2015 đƣợc quy định cụ thể hơn sở hữu chung của vợ chồng là
sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đặc điểm của chế độ sở hữu chung vợ
chồng là sự bình đẳng hoàn toàn đối với tài sản có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân,
không phụ thuộc vào việc ai trực tiếp làm ra tài sản đó. Việc xác lập, thực hiện
hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà pháp luật
36
quy định phải tuân theo hình thức nhất định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng
phải tuân theo.
Vợ chồng có quyền lựa chọn hình thức sở hữu tài sản theo luật định hoặc
theo thỏa thuận, có thể có tài sản chung và tài sản riêng.
Đối với tài sản chung vợ chồng có quyền ngang nhau và có thể ủy quyền
cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó. Vì tài sản của vợ chồng là sở hữu
chung theo phần có thể phân chia nên vợ chồng có quyền sử dụng tài sản chung
đó vào kinh doanh bằng việc ủy quyền cho ngƣời còn lại đứng ra giao dịch hoặc
tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây đều là những quy định
phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cả vợ và chồng. Tuy
nhiên việc lựa chọn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng dễ gặp phải những
bất cập nhất định. Xã hội dù có văn minh, phát triển nhƣ thế nào, cho dù quan
niệm về xã hội, kinh tế có đạt tầm cao văn minh nhƣ thế nào thì gia đình và quan
hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng vẫn cần đƣợc củng cố và giữ gìn những
giá trị mang tính đặc thù của nó, không nên phá vỡ, đó là sự hi sinh vì nhau và
cùng chung lƣng đấu cật trong việc xây dựng, quản lý và định đoạt tài sản chung,
củng cố và nâng cao chất lƣợng cuộc sống gia đình, mà vợ chồng luôn luôn cố
gắng để tạo nên sự bền chặt, gắn kết.
Hiện nay có rất nhiều quan hệ kinh doanh vợ chồng có thể cùng nhau thực
hiện từ việc góp vốn kinh doanh nhỏ, góp vốn vào các doanh nghiệp để hƣởng
lợi tức, hoặc trực tiếp thành lập doanh nghiệp…. Mỗi loại hình lại có những
quan hệ pháp luật chuyên ngành điều chỉnh khác nhau. Do đó không chỉ dựa vào
quy định tại Luật HN&GĐ để áp đặt đƣợc lên các luật chuyên ngành khác.
Tuy nhiên các quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh
doanh cũng phải dựa trên nguồn cơ bản là BLDS và Luật HN & GĐ để từ đó
37
triển khai, áp dụng cho các luật chuyên ngành khác. Từ quy định tại khoản 1
Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 thì có thể xác định những trƣờng hợp sau đây:
Thứ nhất: Vợ chồng sử dụng tài sản riêng của mình để kinh doanh chung
nhƣng việc kinh doanh đó không có văn bản xác nhận thì khi một bên vợ hoặc
chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở thành
ngƣời giám hộ. Nhƣ vậy việc xác định tài sản riêng của ngƣời đƣợc giám hộ sẽ
nhƣ thế nào nếu không bất cứ tài liệu gì chứng minh giá trị tài sản góp vốn của
các bên.
Khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại sẽ
thay mặt ngƣời quản lý và giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến quan
hệ kinh doanh chung đó.
Trong thực tiễn có rất ít trƣờng hợp vợ chồng trƣớc khi kinh doanh chung
lập văn bản thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho ngƣời còn lại khi
xảy ra sự kiện ngoài ý muốn xảy ra. Do đó khi xảy ra sự kiện (mất năng lực hành
vi dân sự) thì đƣơng nhiên quyền giám hộ đƣợc giao cho ngƣời còn lại. Tuy
nhiên giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh này sẽ hoàn toàn phụ thuộc
vào ý chí của ngƣời giám hộ. Luật cũng chƣa dự liệu đối với trƣờng hợp ngƣời
đại diện lợi dụng quyền của mình để tẩu tán tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ khi
mà cơ chế giám sát việc giám hộ theo quy định của BLDS còn lỏng lẻo.
Thứ hai: Theo khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 trong trƣờng hợp vợ
hoặc chồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại vẫn có quyền đại
diện thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh chung đó. Đây là
một quy định mà còn có nhiều điểm chƣa hợp lý. Ngƣời còn lại đƣơng nhiên
đƣợc đại diện thực hiện các giao dịch với bên thứ ba trong khi ngƣời vợ hoặc
chồng vẫn còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không cần bất cứ văn bản ủy
quyền nào. Vậy trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng xác lập giao dịch với bên thứ ba
38
mà xảy ra hậu quả đối với bên thứ ba thì trách nhiệm thuộc về aikhi ngƣời còn
lại không biết đến giao dịch này mặc dù luật cho phép. Bên thứ ba trong trƣờng
hợp này nếu ngay tình thì sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào. Vấn đề này hiện còn
đang bỏ ngỏ và nếu xảy ra sẽ khó giải quyết cho bên thứ ba khi Luật HN&GĐ
2014 quy định vợ, chồng đƣợc đại diện cho nhau.
Luật HN & GĐ 2014 có quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong
trƣờng hợp : “Vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao
dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật
này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà
người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi” [31, Khoản 2 Điều 26].
Nhƣ vậy có thể thấy điều khoản này mâu thuẫn với khoản 1 Điều 25 Luật
HN&GĐ về việc vợ chồng đƣợc đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh.
Thứ ba, Trong trƣờng hợp vợ chồng sử dụng tài sản để kinh doanh chung
bằng việc góp vốn vào các doanh nghiệp và chỉ một ngƣời đứng tên đại diện để
thực hiện các quyền năng có đƣợc từ việc góp vốn hoặc thành lập pháp nhân mới
thì sẽ xảy ra nhiều quan hệ pháp lý mà Luật HN & GĐ 2014 chƣa dự liệu đƣợc.
Vợ chồng dùng tài sản của mình để góp vốn vào doanh nghiệp và trở thành
cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty TNHH hai thành viên
trở lên, thành viên hợp danh của công ty Hợp danh. Tài sản dùng để góp vốn trở
thành tài sản của Công ty. Cái mà vợ chồng có là phần quyền năng đối với phần
vốn góp đó. Các quyền đó bao gồm quyền đƣợc quản lý Công ty, quyền hƣởng
hoa lợi, lợi tức cũngnhƣ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp khi Công
ty phá sản,….. Ở mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những quy định khác nhau.
Do đó khi một thành viên của công ty rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi
dân sự thì quy định áp dụng đối với từng trƣờng hợp cũng sẽ khác nhau.
39
Đối với công ty cổ phần, trong Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định
về đại diện trong trƣờng hợp cổ đông bị mất năng lực hành vi dân sự mà chỉ có
quy định là: “Trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo
di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty” [32, Khoản
3 Điều 126].
Luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định: “Trường hợp doanh nghiệp chỉ có
một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30
ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm
giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu
công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại
diện theo pháp luật của Công ty” [32, Khoản 5 Điều 13].
Nhƣ vậy đối với trƣờng hợp vợ hoặc chồng nắm giữ cổ phần trong công ty
và không phải là thành viên của hội đồng quản trị thì có thể căn cứ vào
BLDS2005 và Luật HN& GĐ 2014 để xác định giám hộ đƣơng nhiên quản lý
phần quyền đối với số cổ phần đó.
Tuy nhiên trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng là ngƣời đại diện theo pháp
luật của công ty Cổ phần mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định
của Luật Doanh nghiệp Hội đồng quản trị có quyền cử ngƣời khác làm đại diện
theo pháp luật. Nhƣ vậy ngƣời vợ hoặc chồng còn lại sẽ có quyền và nghĩa vụ gì
đối với công ty mà trƣớc khi bị mất năng lực hành vi dân sự vợ hoặc chồng đang
là ngƣời đại diện theo pháp luật ngoài việc đƣợc hƣởng cổ tức theo số cổ phần
nắm giữ.
 Đối với Công ty TNHH hai thành viên, trong trƣờng hợp ngƣời đại diện
theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở
thành ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 6 Điều 13 Luật Doanh
40
nghiệp 2014). Nếu công ty TNHH hai thành viên chỉ có hai thành viên là vợ và
chồng thì khi một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự ngƣời còn lại đƣơng
nhiên trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty đồng thời là ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự để điều hành và
quản lý Công ty.
 Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi ngƣời đại diện theo
pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng thành viên sẽ cử ngƣời
khác làm ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty.
 Đối với thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trƣờng
hợp bị mất năng lực hành vi dân sự quyền và nghĩa vụ của ngƣời đó đƣợc thực
hiện thông qua ngƣời đại diện (khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014).
Nhƣ vậy có thể thấy vợ hoặc chồng khi thực hiện việc đại diện cho ngƣời
còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự trong quan hệ kinh doanh chỉ có trách
nhiệm quản lý phần quyền phát sinh từ phần vốn góp chứ không có quyền quản
lý công ty nếu ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự trƣớc đó là ngƣời đại diện
theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
 Đối với Công ty TNHH MTV và Doanh nghiệp tƣ nhân: Có nhiều trƣờng
hợp vợ chồng cùng góp vốn riêng của mình và cho một ngƣời đứng tên để thành
lập loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV hoặc Doanh nghiệp tƣ nhân.
Trong trƣờng hợp này khi ngƣời đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi
dân sự thì vợ hoặc chồng đƣơng nhiên trở thành ngƣời giám hộ. Họ sẽ thay mặt
ngƣờibị mất năng lực hành vi dân sự quản lý, giải quyết các công việc phát sinh
liên quan đến quan hệ kinh doanh này.
 Đối với Công ty Hợp danh: Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về
trƣờng hợp thành viên Hợp danh bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ giải quyết
41
nhƣ thế nào. Do đó có thể áp dụng quy định của BLDS 2005 để vợ hoặc chồng
đƣơng nhiên trở thành giám hộ.
Nhƣ vậy có thể thấy, mặc dù BLDS đã quy định: “Trong trường hợp vợ
mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; Nếu chồng mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người dám hộ” [29, khoản 1 Điều 62] hay Luật
HN&GĐ 2014 cũng quy định ngƣời còn lại đƣơng nhiên là đại diện của chồng
trong quan hệ kinh doanh nhƣng đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể lại
có những quy định khác nhau, đảm bảo cho sự phát triển phù hợp của loại hình
đó trong nền kinh tế thị trƣờng chứ không thể chỉ dựa vào quyền lợi của một bên
nào.
Thứ tư, Khi vợ chồng dùng tài sản của mình để ký kết giao dịch kinh tế
với bên thứ ba thì giao dịch đó sẽ đƣợc coi là có hiệu lực kể từ thời điểm đƣợc
quy định tại hợp đồng, nếu không quy định thì căn cứ theo quy định của pháp
luật. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực quyền và nghĩa vụ của các Bên đã đƣợc
phát sinh. Do đó khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ,đƣơng nhiên
ngƣời còn lại trở thành ngƣời giám hộ, thay mặt thực hiện tất cả các nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng.
Ví dụ: A và B là vợ chồng cùng nhau góp 100.000.000 đồng để kinh
doanh. Sau khi bàn bạn A và B đồng ý ký kết Hợp đồng mua bán 10 tấn thanh
long của Công ty X để làm đầu mối phân phối cho các nhà buôn nhỏ lẻ trong địa
phƣơng. Theo nội dung Hợp đồng thì thời hạn của Hợp đồng là 05 tháng kể từ
ngày Hợp đồng đƣợc ký kết và mỗi tháng công ty X phải giao đủ cho vợ chồng
A và B 02 tấn thanh long đến địa chỉ nhà của A và B. Việc thanh toán sẽ thực
hiện ngay sau khi giao hàng và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Vợ chồng A và B
sẽ thanh toán 80% giá trị hàng hóa hóa đã nhận, 20% còn lại sẽ thanh toán vào
thời điểm bàn giao hàng đợt cuối. Sau khi Hợp đồng có hiệu lực đƣợc 01 tháng
42
thì anh B là chồng của A có những biểu hiện không bình thƣờng trong nhận thức
và hành vi. Thƣờng xuyên đánh đập vợ con vô cớ, phá hoại tài sản, đồ dùng sinh
hoạt trong gia đình. Ngoài ra B còn thƣờng xuyên đi lang thang không về nhà.
Mặc dù hai vợ chồng làm ăn kinh doanh đã lâu nhƣng không thành lập Công ty
mà chỉ kinh doanh tại nhà và ký kết Hợp đồng với các đầu mối làm ăn để đảm
bảo cung cấp đủ hàng hóa và bán ra thị trƣờng. Do tình trạng của chồng nhƣ vậy
các Công ty ký kết Hợp đồng mua bán với vợ chồng A và B đề nghị A phải thay
mặt cho B trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với họ.
Để có thể chi các khoản tiền thanh toán cho Công ty đối tác, A đã phải xin
giám định đối với chồng là B và đề nghị Tòa tuyên bố B bị mất năng lực hành vi
dân sự.
Sau khi xem xét hồ sơ theo đúng trình tự tố tụng, Tòa án đã ra quyết định
tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự và A trở thành ngƣời giám hộ đƣơng
nhiên của B. Do đó sau khi có quyết định này của Tòa án, A đƣợc toàn quyền sử
dụng số tiền mà hai vợ chồng đóng góp để kinh doanh là 100.000.000 đồng vào
thanh toán các khoản nợ phải trả cho đối tác theo các Hợp đồng đã ký kết.
Theo quy định tại Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 sau khi có quyết định của
Tòa án về tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự thì A có toàn quyền sử
dụng tài sản mà vợ chồng kinh doanh chung để thực hiện các vấn đề liên quan
đến giao dịch với đối tác. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2005 thì đối với
những giao dịch có giá trị tài sản lớn thì khi thực hiện phải đƣợc sự đồng ý của
ngƣời giám sát giám hộ.
2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi
một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
43
 Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của BLDS 2005 thì: “Người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”
Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định: “Người nghiện ma tuý là
người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc
vào các chất này” [28, Khoản 11 Điều 2].
Việc lệ thuộc này bao gồm về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi
một ngƣời sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục
một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc
đƣơng sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có đƣợc những hiệu
ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do
thiếu ma túy (Theo tổ chức y tế thế giới WTO).
Sự lệ thuộc ma túy về tâm thần thƣờng chỉ là sự khởi đầu của quá trình
nghiện ma túy và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma túy về thể chất. Ngƣời sử dụng
ma túy sẽ tìm mọi cách để có ma túy, vì vậy mà không tự chủ đƣợc bản thân, dễ
dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng.
Điều kiện để xác định một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gồm:
- Ngƣời nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình.
- Ngƣời có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một ngƣời
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định
theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
44
- Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án bằng quyết định của mình tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ đƣợc thực hiện
theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhƣ vậy sau khi tuyên bố một ngƣời bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống nhƣ một
ngƣời từ đủ sáu tuổi đến dƣới mƣời lăm tuổi.
Trình tự thủ tục ra quyết định tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự đƣợc thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Có thể thấy chế độ pháp lý giữa trƣờng hợp ngƣời mất năng lực hành vi
dân sự và ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có sự khác nhau.
Nhƣ vậy vợ hoặc chồng muốn trở thành ngƣời đại diện cho ngƣời còn lại
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải đƣợc sự đồng ý của Tòa án.
 Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong trƣờng hợp này vợ và chồng không còn đƣợc đại diện đƣơng nhiên
cho nhau nữa. Nếu muốn đại diện cho nhau thì vợ hoặc chồng phải đƣợc sự đồng
ý của Cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Tòa án nhân dân, nơi ban hành ra
quyết định tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc lựa
chọn chủ thể là ngƣời đại diện cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đã có sự khác biệt.
Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời
còn lại đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật, khi đó ngƣời đại
diện sẽ là ngƣời giám hộ. Tuy nhiên khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì ngƣời còn lại trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật khi có quyết
định của Tòa án và chỉ đƣợc xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện.
Phạm vi đại diện đƣợc xác định theo quy định tại BLDS 2005: “Giao dịch
dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải
45
có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày” [29, khoản 2 Điều 23].
Đối với trƣờng hợp vợ chồng kinh doanh chung theo quy định tại khoản 1
Điều 25 Luật HN&GĐ và một trong hai vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì có thể thấy:
 Trong trƣờng hợp Tòa án quyết định ngƣời còn lại là ngƣời đại diện theo
pháp luật của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đƣơng nhiên trở thành
ngƣời đại diện hợp pháp trong các quan hệ kinh doanh đó và đƣợc thực hiện các
giao dịch có liên quan.
 Trong trƣờng hợp Tòa án quyết định ngƣời đại diện là ngƣời khác không
phải là vợ hoặc chồng của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc
quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh doanh chung của vợ chồng
phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Nhƣ vậy trong trƣờng
hợp này, quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 không thể áp dụng
một cách đầy đủ mà phải có điều kiện.
Tuy nhiên có một thực tế mà cần phải hiểu rõ là: Ngƣời bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự khác với ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đó là tinh thần
và tâm lý của họ không phải lúc nào cũng trong trạng thái mất kiểm soát hành vi.
Lúc không sử dụng ma túy thì có thể coi tâm lý của họ hoàn toàn bình thƣờng.
Do vậy rất có thể xảy ra trƣờng hợp ngƣời đang trong tình trạng bị tuyên bố hạn
chế năng lực hành vi dân sự sẽ sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN &
GĐ 2014 để giao dịch và trục lợi với bên thứ ba. Trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba
ngay tình thì hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm. Đây còn là một bỏ ngỏ trong
quy định của pháp luật đối với việc đƣợc đƣơng nhiên đại diện cho nhau trong
kinh doanh chung mà Luật HN&GĐ 2014 quy định.
46
2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi
một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
 Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng khi một bên
gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Đây là lần đầu tiên quy định về việc đại diện, giám hộ cho ngƣời gặp khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đƣợc BLDS 2015 cụ thể hóa. Theo đó
“ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám
hộ.” [34, Điều 23].
Ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời thành niên
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chƣa hoàn toàn mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi có biểu hiện có lúc nhận thức đƣợc sự việc, làm chủ đƣợc hành vi
nhƣng có lúc lại không thể nhận thức đƣợc xung quanh cũng nhƣ không điều
khiển đƣợc hành vi của mình.
Điều kiện để xác định một ngƣời là khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi khi:
- Không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhƣng chƣa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự
- Có yêu cầu của bản thân ngƣời này, ngƣời có quyền, lợi ích liên quan hoặc
cơ quan, tổ chức hữu quan.
47
- Có cơ sở là kết luận giám định của pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định
ngƣời này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
 Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi
hoặc chồng gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tƣơng tự ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì ngƣời còn lại trở thành ngƣời đại diện theo pháp
luật khi có quyết định của Tòa án và chỉ đƣợc xác lập các giao dịch trong phạm
vi đại diện.
BLDS 2015 quy định: Ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa
vụ quy định tại khoản 1 Điều này [34, Điều 57].
Trong khoản 1 có quy định về việc ngƣời giám hộ có nghĩa vụ “Đại diện
cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự”.
Nhƣ vậy đại diện trong trƣờng hợp này tƣơng tự nhƣ trong nhƣ đại diện
cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên, phạm vi đại diện trong
các giao dịch dân sự lại không bị hạn chế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của
ngƣời đƣợc đại diện.
2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh
doanh
2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh.
 Chủ thể trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh
48
Theo luật HN & GĐ 2014 thì: “Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản
chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này” [31,
Khoản 2 Điều 25].
Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền
tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải
lập thành văn bản” [31, Điều 36].
Nhƣ vậy có thể thấy vợ chồng khi sử dụng tài sản (chung hoặc riêng) để
kinh doanh chung thì một ngƣời có quyền thực hiện các giao dịch đó, nhƣng phải
có thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên. Văn bản thỏa thuận ở đây có thể đƣợc
hiểu là việc một bên ủy quyền cho bên còn lại đƣợc thực hiện các giao dịch liên
quan đến phần tài sản của mình.
Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác
lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân
sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng” [31,
Khoản 2 Điều 24].
BLDS 2005 quy định: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập
theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” [29, Khoản 1
Điều 142].
Chủ thể của quan hệ đại diện ở đây là cá nhân với cá nhân. Vợ hoặc chồng
đại diện cho ngƣời còn lại trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản chung của vợ
chồng.
 Hình thức trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong
quan hệ kinh doanh.
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT

More Related Content

What's hot

Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
chungk09503
 

What's hot (20)

Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 

Similar to Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT

Similar to Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT (20)

Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệpChế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
 
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAYLuận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
 
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luậtHòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công tyLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luậtLuận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
 
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAYĐề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
 
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdfVi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đLuận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
 
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAYLuận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sưĐề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
 
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAYLuận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO THỊ MAI HIÊN ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO THỊ MAI HIÊN ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN Hà Nội – 2017
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu đó.Luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Cao Thị Mai Hiên
  • 4. 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...7 CHƢƠNG 1 .........................................................................................................12 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH .................................................................................12 1.1. Khái niệm,đặc điểm đại diện và đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh....................................................................................................................12 1.1.1. Khái niệm chung về “Đại diện” ..............................................................12 1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh …………………………………………………………………………………..20 1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh .................................21 1.2. Sơ lƣợc lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.....................................................................................24 1.2.1. Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 ..................................24 1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay.......................................................................26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................30 CHƢƠNG 2 .........................................................................................................31 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM..........................................31 2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh ..............................................................................................................................31 2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự. ....................................................................31 2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự........................................................42
  • 5. 5 2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. ..........................................46 2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh....................................................................................................................47 2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. .............................................................................................47 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh. .............................................................................................50 2.3. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng về vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh....................................................................................................................52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................57 CHƢƠNG 3 .........................................................................................................58 NHU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH ..............................................................................................................................58 3.1. Nhu cầu và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh ..............................................................................................58 3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.....................................................................................58 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện và bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh...................65 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng nhƣ bảo đảm cho việc thực thi các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................78 KẾT LUẬN..........................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................80
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình GDDS : Giao dịch Dân sự MỞ ĐẦU
  • 7. 7 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại diện là một chế định quan trọng nhằm hỗ trợ việc thực hiện các quan hệ pháp luật nói chung của các chủ thể. Cũng nhƣ các quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam đại diện là một chế định đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 lần đầu tiên quy định mới về vấn đề đại diện của vợ chồng đó là đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Xuất phát từ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích của gia đình mà vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Việc vợ, chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự phục vụ cho sinh hoạt của gia đình hay liên quan đến hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Hiện nay các quan hệ kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp. Vợ, chồng có quyền tự do kinh doanh, trong đó có cả việc sử dụng tài sản riêng và tài sản chung vào các giao dịch này. Chính vì thế việc đặt ra vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển trong xã hội hiện đại, đảm bảo đƣợc quyền, lợi ích của các bên trong giao lƣu dân sự. Nghiên cứu vấn đề đại diện giữa vợ và chồng, đặc biệt là đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng của gia đình, đảm bảo lợi ích của vợ chồng trong các giao dịch dân sự và trách nhiệm liên đới (trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại) trong quan hệ kinh doanh. Trong quá trình hội nhập, khi mà nhu cầu về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chƣa thực sự cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về đại diện giữa vợ và chồng nói chung, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh trong giới khoa học pháp lý vẫn còn ít. Do đó,
  • 8. 8 việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, bằng việc lựa chọn đề tài “Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành” luận văn sẽ làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chỉ ra những điểm phù hợp hoặc không phù hợp về mặt lý luận so với thực tiễn áp dụng quy định vào giao lƣu dân sự để từ đó đƣa ra những kiến nghị phù hợp để đảm bảo quyền lợi của công dân trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng trong kinh doanh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chế định đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là một vấn đề mới đƣợc cụ thể hóa trong quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Do đó mà chƣa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này từ khi quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành. Vấn đề liên quan đến đại diện đƣợc nhắc đến trong một số đề tài, bài viết, riêng lẻ đánh giá trƣớc đó nhƣ: “Phƣơng thức giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh”, Đề tài khoa học cấp trƣờng: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do Nguyễn Phƣơng Lan chủ nhiệm (2008), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ góc độ luật so sánh” của PGS.TS Ngô Huy Cƣơng, Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật (04/2009), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng” của Đỗ Hoàng Yến (2012), Luận văn thạc sĩ “Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của Nguyễn Thị Hạnh (2012). Với tính chất là một vấn đề mới và trong thực tiễn cuộc sống cũng phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến này, nên việc nghiên cứu một cách hệ thống
  • 9. 9 quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là cần thiết và phù hợp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Phân tích và làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh để từ đó làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật, cũng nhƣ đƣa ra một số định hƣớng, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên trong quan hệ hôn nhân cũng nhƣ các chủ thể khác trong giao dịch với vợ, chồng. - Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện những mục đích trên, luận văn còn có những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu để làm rõ vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. + Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá về ƣu, nhƣợc điểm khi áp dụng pháp luật. + Đề xuất đƣa ra những định hƣớng, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh để tăng cƣờng hiệu quả của quy định pháp luật trong thực tiễn áp dụng. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: + Những vấn đề lý luận chung về đại diện theo quy định của pháp luật dân sự;
  • 10. 10 + Những quy định của pháp luật cụ thể về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; + Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật vào thực tế. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, vì vậy luận văn đi từ cái chung đến cái riêng, với nguồn cơ bản là Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ nghiên cứu các vấn đề về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về pháp luật, hôn nhân và gia đình. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê, logic v.v... 6. Tính mới và đóng góp của đề tài Hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Là vấn đề mới đƣợc cụ thể hóa trong luật nên hiện nay chỉ dừng lại ở việc có những bài viết, bài giảng riêng lẻ đánh giá về nó. Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề mà thực tế trong cuộc sống đang xảy ra, đánh giá cặn cẽ tác động của luật định đối với vấn đề này trong cuộc sống để từ đó đƣa ra hƣớng đề xuất phù hợp. Chính vì vậy mục tiêu mà luận văn hƣớng đến là làm tài liệu tham khảo cho hoạt động áp dựng thực tiễn cũng nhƣ tài liệu nghiên cứu khoa học về sau.
  • 11. 11 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về đại diện giữa vợ chồng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh. Chƣơng 3: Nhu cầu, định hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.
  • 12. 12 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH 1.1. Khái niệm,đặc điểm đại diện và đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chung về “Đại diện” Đại diện là một chế định pháp lý theo đó ngƣời đại diện độc lập thực hiện sự thể hiện ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý trực tiếp đối với ngƣời đƣợc đại diện. Xét từ góc độ lý luận thì ngƣời thực hiện các hành vi pháp lý đồng thời là ngƣời tiếp nhận kết quả của các hành vi đó. Có thể thấy đại diện là một chế định pháp luật thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch dân sự (GDDS) của các chủ thể. Theo cách diễn giải tại cuốn Từ điển tiếng Việt thì đại diện là sự “thay mặt (cho cá nhân, tập thể)” [35, tr.279]. Từ điển Luật học giải thích đại diện là “việc một ngƣời, một cơ quan, tổ chức nhân danh ngƣời, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện” [36, tr225]. Với các cách hiểu này có thể thấy chủ thể tham gia giao dịch gồm có ngƣời đại diện, ngƣời đƣợc đại diện và một bên thứ ba khi ngƣời đại diện thay mặt ngƣời đƣợc đại diện giao dịch vớibên thứ ba. Cả ba bên đều có thể là cá nhân, tổ chức. Nhƣ vậy mối quan hệ giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện là sự thỏa thuận tự nguyện và đúng theo quy định của pháp luật. Các giao dịch mà ngƣời đại diện thay mặt ngƣời đƣợc đại diện thực hiện với Bên thứ ba sẽ tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện. Trong xã hội La Mã, ngƣời chủ trong gia đình đƣợc quyền sở hữu mọi thứ do những ngƣời trong gia đình có đƣợc từ các nguồn khác nhau hoặc do nô lệ tạo
  • 13. 13 nên. Vì vậy mà luật La Mã không có quy định nào cụ thể về đại diện nhƣ các nƣớc theo truyền thống Common Law [7, tr.26-31]. Càng về sau, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lƣu trong thƣơng mại và vấn đề đại diện đƣợc đề cập đến nhiều hơn. Cho đến ngày nay, chế định này đã phổ biến rộng rãi trong đời sống giao lƣu dân sự. Nó thừa nhận sự tự do ý chí của các bên, theo đó phải tuân thủ những cam kết mà mình đã đƣa ra. Hầu nhƣ các quốc gia trên thế giới, dù theo truyền thống Common Law hay Civil Law đều thừa nhận và quy định về chế định đại diện. Bộ luật Dân sự Đức quy định: “Biểu lộ ý chí mà một người đưa ra bằng tên của người được đại diện trong phạm vi quyền đại diện của mình có hiệu lực trực tiếp đối với cả lợi ích và việc chống lại người được đại diện. Không có sự khác biệt giữa biểu lộ ý chí được đưa ra một cách rõ ràng bằng tên của người được đại diện, hoặc nếu hoàn cảnh chỉ ra rằng biểu lộ ý chí phải đưa ra bằng tên của người đại diện” [3]. Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 cũng đã quy định về đại diện nhƣ sau: “Ủy quyền hay ủy nhiệm là hành vi mà theo đó một người trao cho người khác quyền làm một việc gì đó cho người ủy quyền bằng tên của người ủy quyền. Hợp đồng không được tạo lập khi không có sự chấp thuận của người được ủy quyền.” [4, Điều 1984]. Ở Việt Nam, chế định đại diện đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và cụ thể nhất là trong Bộ luật Dân sự 2005. Từ những quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản khác có thể rút ra đƣợc khái niệm về đại diện là: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) thay mặt người khác (sau đây được gọi là người được đại diện) thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định vì lợi ích hợp pháp trong phạm vi được người đại diện cho phép.
  • 14. 14  Đặc điểm của quan hệ đại diện Đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự, vì thế ngoài các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự thì đại diện còn có những đặc điểm riêng: - Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại: Đó là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài [18, tr.142]. Quan hệ bên trong là quan hệ đƣợc hình thành giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời đại diện theo quy định của pháp luật (đại diện theo pháp luật) hoặc theo hợp đồng (đại diện theo ủy quyền). Ngƣời đại diện là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhân danh chủ thể trong việc thực hiện các giao dịch pháp luật cho phép hoặc theo nội dung đƣợc ủy quyền. Ngƣời đƣợc đại diện có thể là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu ủy quyền cho một cá nhân khác thay mình thực hiện một công việc, một giao dịch dân sự nào đó. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ 6 tuổi đều phải do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện. Nhƣ vậy quan hệ đại diện ở đây đƣợc xác lập theo quy định của pháp luật chứ không phải dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Quan hệ bên ngoài là quan hệ đƣợc xác lập giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời thứ ba. Quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài. - Ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Ở đây ngƣời đại diện xác lập quan hệ với ngƣời thứ ba nhân danh ngƣời đƣợc đại diện chứ không nhân danh bản thân mình, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do ngƣời đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với ngƣời thứ ba đều thuộc về ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đại diện có thể đƣợc hƣởng những lợi
  • 15. 15 ích nhất định từ ngƣời đƣợc đại diện khi thực hiện hành vi đại diện với ngƣời thứ ba, chứ không đƣợc hƣởng bất kỳ lợi ích nào từ ngƣời thứ ba. Trong giao dịch do ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện xác lập thực hiện phát sinh với ngƣời thứ ba chứ không phải ngƣời đƣợc đại diện là ngƣời trực tiếp xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời thứ ba. Trƣờng hợp ngƣời đại diện thực hiện việc đại diện vƣợt quá thẩm quyền hoặc không có thẩm quyền thì tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể, chủ thể của giao dịch dân sự đó sẽ thay đổi. Ngƣời đại diện sẽ trở thành một bên đại diện và chịu trách nhiệm đối với hậu quả pháp lý của giao dịch đó. - Ngƣời đại diện đƣợc chủ động trong việc xác lập giao dịch dân sự với bên thứ ba trong phạm vi đại diện nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho ngƣời đƣợc đại diện. Phạm vi đại diện mà ngƣời đại diện thực hiện trong quá trình giao dịch với bên thứ ba áp dụng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên. - Trong quan hệ đại diện, ngƣời đƣợc đại diện trực tiếp thu nhận các kết quả pháp lý do hoạt động của ngƣời đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện mang lại. Phạm vi đại diện đƣợc hiểu là hành động thực hiện với tƣ cách một ngƣời khác mà đƣợc sự đồng ý của họ. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập thực hiện với ngƣời thứ ba đều thuộc về ngƣời đƣợc đại diện, điều này có nghĩa là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời thứ ba, chứ không phải giữa ngƣời trực tiếp tiến hành xác lập giao dịch dân sự - ngƣời đại diện với ngƣời thứ ba.
  • 16. 16 Trong trƣờng hợp ngƣời đại diện thực hiện giao dịchvƣợt quá phạm vi đại diện thì ngƣời đƣợc đại diện sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với phạm vi vƣợt quá đó trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện đồng ý.  Nguyên tắc của quan hệ đại diện - Dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự do của công dân theo Hiến pháp. Công dân có quyền và lợi ích dù không thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan tới mình và đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện. Đại diện bảo đảm cho quyền của công dân không bị gián đoạn khi mà họ có nhu cầu giao dịch nhƣng vì những lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng mà không thể tự mình thực hiện giao dịch đƣợc. - Dựa trên nguyên tắc tự do giao kết của các chủ thể trong xã hội. Công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm. Vì vậy mà trong khuôn khổ quy định của pháp luật, các cá nhân có quyền thay mặt nhau thực hiện những công việc theo thỏa thuận. Ngƣời đại diệnnhân danh ngƣời đƣợc đại diện trong giao dịch, nhƣng cũng có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong phạm vi đại diện đó .  Ý nghĩa của quan hệ đại diện Trong đời sống hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và các mối giao lƣu dân sự, quan hệ đại diện đƣợc xác lập ngày càng nhiều. Bởi vậy chế định đại diện có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn quan hệ pháp luật dân sự. - Hiện nay có rất nhiều cá nhân rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nhƣng vẫn có nhu cầu về các giao dịch tối thiểu để phục vụ sinh hoạt của mình cũng nhƣ thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đối với bên thứ ba. Những hạn chế đó cản trở và họ không thể tự mình thực hiện các giao dịch. Chế định đặt ra vấn đề giám hộ, đại diện giúp đỡ rất lớn cho những ngƣời không đủ khả năng
  • 17. 17 nhận thức và điều khiển hành vi xác lập các giao dịch phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ. - Là công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển an toàn và hiệu quả trong dòng chảy của các giao lƣu dân sự ngày càng phong phú và đa dạng nhƣ hiện nay. - Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì đại diện ngày càng đƣợc biết đến nhƣ là một dịch vụ trong nền kinh tế tri thức. Những ngƣời có đủ năng lực, trình độ chuyên môn sẽ thực hiện cáccông việc mà ngƣời có nhu cầu mong muốn thông qua hợp đồng ủy quyền. Ví dụ nhƣ ông A có tranh chấp đối với ông B và ông A kiện ông B ra tòa. Vì lý do sức khỏe mà ông A không muốn trực tiếp tham gia vào vụ kiện này mà muốn ủy quyền cho một ngƣời khác thay mặt mình giải quyết các công việc liên quan đến nội dung của vụ kiện. Ông A đã thuê ông C – Luật sƣ của Văn phòng luật sƣ Z để thay mặt và nhân danh mình thực hiện tất cả các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền cũng nhƣ giải quyết tất cả các vấn đề về vụ kiện. Đây là một nhu cầu thực tế và thiết yếu hiện nay khi mà có nhiều giao dịch dân sự ngƣời có nhu cầu không thể tự mình thực hiện đƣợc và phù hợp trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay. Chế định đại diện là một chế định quan trọng và có ý nghĩa lớn không chỉ trong khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch dân sự hàng ngày, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập tới vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh mà không đề cập đến các vấn đề đại diện khác nhƣ đại diện hành chính, ngoại giao.....  Bộ luật Dân sự 2015 và những điểm mới về đại diện
  • 18. 18 BLDS 2005 sau 10 năm thi hành, đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bƣớc sang giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc, trƣớc yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS 2005 hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, nổi bật là: Một là những yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền, đặc biệt Hiến pháp 2013 quy định Nhà nƣớc phải có cơ chế pháp lý để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, một số quy định của BLDS hiện hành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu này nhƣ quy định về chủ thể, giao dịch, đại diện, nghĩa vụ, hợp đồng,…còn bất hợp lý, thiếu tính khả thi. Hai là nhiều quy định của BLDS còn chƣa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chƣa thực sự tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của ngƣời dân. Thực hiện thể chế hóa Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 2013, ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ
  • 19. 19 10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 - sau đây gọi tắt là BLDS 2015), với 06 phần, 27 Chƣơng, 689 điều (giảm 88 điều so với BLDS 2005). Phạm vi sửa đổi Bộ luật dân sự là sửa đổi căn bản, toàn diện, trong đó quy định về đại diện cũng đƣợc sửa đổi phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập. Những điểm mới về đại diện trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 gồm: Một là: Quy định rõ ràng bên đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu nhƣ BLDS 2005 quy định bên đại diện chỉ là cá nhân thì trong BLDS 2015 đã mở rộng đối tƣợng đƣợc là ngƣời đại diện có thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Hai là: Pháp nhân có thể có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật. Đây là quy định mới lần đầu tiên đƣợcđƣa vào BLDS. Quy định này phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, đảm bảo sự hài hòa giữa quy định của luật chung cũng nhƣ luật chuyên ngành. Ba là: Theo BLDS 2005, ngƣời đại diện theo pháp luật của hộ gia đình là Chủ hộ, của tổ hợp tác là Tổ trƣởng. Tuy nhiên đến nay, BLDS2015 đã không còn ghi nhận tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác, thay vào đó các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân đó. Thứ tƣ: Bổ sung quy định về thời hạn đại diện BLDS 2015 bổ sung thêm quy định về việc xác định thời hạn đại diện trong trƣờng hợp không xác định đƣợc thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền; quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy
  • 20. 20 định của pháp luật. Cụ thể: Nếu quyền đại diện đƣợc xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện đƣợc tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; Nếu quyền đại diện không đƣợc xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. 1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh Có thể thấy quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh bị ảnh hƣởng bởi yếu tố: Sự bình đẳng của các bên đối với tài sản khi đƣa vào giao dịch dân sự và nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế thị trƣờng. Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến, vấn đề vợ chồng đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản không đƣợc ghi nhận. Hệ tƣ tƣởng Nho giáo còn ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống chính trị, tƣ tƣởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Trong gia đình ngƣời đàn ông có quyền lực tuyệt đối còn ngƣời phụ nữ không có quyền tự quyết định những công việc liên quan đến tài sản của gia đình. Do vậy mà vấn đề đại diện không đƣợc ghi nhận, mà đƣợc xem là một điều đƣơng nhiên. Sở dĩ nhƣ vậy bởi theo quan niệm ngƣời đàn ông là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề và ngƣời phụ nữ có nghĩa vụ phải tuân theo mà không cóquyền góp ý. Bên cạnh đó, ngƣời chồng cũng nắm kinh tế gia đình. Khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, ngƣời chồng không cần hỏi ý kiến ngƣời vợ nhƣng vẫn có quyền dùng tài sản chung để thanh toán cho giao dịch đó. Thực tế không xuất hiện quan hệ đại diện nhƣng lại xuất hiện trách nhiệm liên đới dù đôi khi giao dịch mà ngƣời chồng xác lập ngƣời vợ không đƣợc biết. Nhƣ vậy, có thể thấy sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng bởi giao dịch đƣợc thực hiện từ một phía. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh cho thấy sự bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng nhƣ trong quan hệ đối với tài sản chung và tài sản riêng. Vợ chồng có
  • 21. 21 quyền đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của mỗi bên. Khi xác lập quan hệ hôn nhân, tài sản của vợ chồng sử dụng để kinh doanh chung sẽ đƣợc coi là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quyền tự do, bình đẳng luôn đƣợc đề cao. Vợ chồng có nghĩa vụ duy trì và bảo đảm tài sản mình sử dụng để kinh doanh đạt hiệu quả, mang lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình. 1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh  Khái niệm đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh Quyền đại diện giữa vợ chồng đƣợc quy định trong phần nghĩa vụ của vợ và chồng về việc quản lý tài sản chung và riêng trong BLDS. Ngoài ra Luật HN & GĐ cũng quy định về việc vợ chồng đƣợc đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự thông qua đại diện. Cơ sở của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc bền vững. Để hôn nhân đạt đƣợc mục đích đó thì điều cơ bản là hai ngƣời trong quan hệ hôn nhân phải yêu thƣơng, chung thủy, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Sự quý trọng chăm sóc giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi cách xử sự và thái độ của họ với nhau. Cơ sở lâu dài của hôn nhân là sự bình đẳng của vợ chồng. Quyền bình đẳng đó đƣợc thể hiện ở việc vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Vợ chồng cùng nhau thực hiện các chứng năng của gia đình để đảm bảo cho việc thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó có những bổn phẩn ảnh hƣởng đến quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản. Suy cho cùng, tất cả tài sản của
  • 22. 22 vợ, chồng, dù là tài sản riêng của mỗi ngƣời hay tài sản chung thì đều đƣợc khai thác, sử dụng trƣớc hết nhằm bảo đảm sự phát triển chung của gia đình, sau đó mới phục vụ mục đích cá nhân của chủ sở hữu. Mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ riêng, mang tính chất cá nhân tồn tại bên cạnh những mối quan hệ chung của vợ chồng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên vợ chồng vẫn luôn có mối quan tâm hàng đầu liên quan đó là phát triển kinh tế gia đình. Nó là thƣớc đo cho sự ổn định và giữ gìn gia đình của vợ chồng. Theo truyền thống của ngƣời phƣơng Đông thì ngƣời đàn ông sẽ gánh vác việc lo kinh tế của gia đình, còn ngƣời vợ thì chăm sóc, quản lý chi tiêu trong gia đình. Hai công việc đƣợc đánh giá là ngang bằng nhau. Đối với các giao dịch liên quan đến việc duy trì sinh hoạt hàng ngày trong gia đình thì thƣờng là một ngƣời sẽ đại diện cho ngƣời còn lại để thực hiện. Tuy nhiên đối với những giao dịch liên quan đến những tài sản lớn hoặc những giao dịch trong quan hệ kinh doanh thì phải đƣợc xác lập dựa trên sự đồng ý của cả vợ và chồng, khi ấy thì vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho ngƣời còn lại tham gia vào giao dịch với bên thứ ba đó. Việc đại diện đƣợc thực hiện thông dựa theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đối với quan hệ kinh doanh là những giao dịch quan trọng, nó không chỉ ảnh hƣởng đến tài sản của vợ chồng mà còn ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên thứ ba. Nó còn là uy tín, danh dự của các bên khi thực hiện việc kinh doanh. Đại diện nhƣng phù hợp với quy định của pháp luật cũng nhƣ cân bằng đƣợc lợi ích giữa kinh tế và gia đình mới là mục tiêu cao nhất của vợ chồng kinh doanh chung dù bằng tài sản riêng hay tài sản chung. Lần đầu tiên Luật HN & GĐ 2014 đã quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội cũng nhƣ hội nhập nền kinh tế thị trƣờng, một số quy định trong Luật HN & GĐ 2000
  • 23. 23 đã không còn phù hợp với tình hình phát triển chung, cần đƣợc sửa đổi cho phù hợp. Từ những quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh và những phân tích ở trên, ta có thể định nghĩa đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh nhƣ sau: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh người còn lại thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh bằng tài sản chung hoặc tài sản riêng dựa theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của vợ chồng vì lợi ích chung.  Đặc điểm của đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh - Chủ thể trong quan hệ đại diện: So với quan hệ đại diện chung, chủ thể của đại diện giữa vợ chồng không có nhiều điểm khác biệt. Vợ chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung thì tƣ cách chủ thể đôi khi lại dễ dàng đƣợc xác định. Vì ngoài mối quan hệ liên quan đến tài sản, vợ chồng có mối quan hệ đặc biệt là quan hệ nhân thân đã đƣợc xác lập nhờ sự kiện kết hôn. Xác định chủ thể đại diện quan trọng khi xác lập giao dịch với bên thứ ba vì nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vợ hoặc chồng đại diện cho ngƣời còn lại thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh sẽ định đoạt toàn bộ những nội dung có liên quan và ngƣời còn lại sẽ phải có trách nhiệm liên đới đối với quyết định của ngƣời đại diện giao kết. - Ý chí của chủ thể trong quan hệ đại diện: Nếu nhƣ quan hệ đại diện chung thì ngƣời đƣợc đại diện đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật thì việc lựa chọn ngƣời đại diện theo ủy quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • 24. 24 Trong quan hệ kinh doanh, vợ chồng thƣờng thể hiện ý chí chung trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Vợ hoặc chồng đại diện thực hiện giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm hết mình thực hiện giao dịch nhằm mang lại lợi ích cao nhất. Vì trong khối tài sản sử dụng để kinh doanh thì có một phần tài sản của họ. Không ai muốn quyền lợi của mình bị ảnh hƣởng. Do vậy mà ý chí trong quan hệ đại diện của vợ chồng vừaquyền lợi , vừa là trách nhiệm của ngƣời đại diện. - Phạm vi đại diện: Theo quy định của pháp luật thì ngƣời đại diện đƣợc thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện, nhân danh ngƣời đƣợc đại diện thực hiện trách nhiệm của mình. Đại diện đƣợc thông qua sự xác lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng ủy quyền mà hai bên ký kết. Nó đảm bảo phạm vi đai diện không bị vƣợt quá nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời đƣợc đại diện. Tuy nhiên đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh chỉ có giá trị trong những quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp quy định của pháp luật về hình thức. Đại diện của vợ hoặc chồng là đại diện cho trách nhiệm của ngƣời còn lại cũng nhƣ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình có trong quan hệ kinh doanh đó. Khi vợ hoặc chồng đại diện cho ngƣời còn lại thông qua văn bản thỏa thuận theo yêu cầu của bên thứ ba hoặc quy định của luật chuyên ngành thì tính pháp lý sẽ cao hơn, bảo đảm sự tin tƣởng với bên thứ ba. 1.2. Sơ lƣợc lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về hôn nhân và gia đình chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên trong cổ luật Việt Nam những quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng nhƣ việc sử dụng tài sản đó nhƣ thế nào
  • 25. 25 trong quan hệ hàng ngày lại hầu nhƣ không đƣợc quy định. Ví dụ nhƣ Quốc triều hình luật ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dƣới triều Nguyễn (1892) [8, tr.50]. Vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong quan hệ hôn nhân đó là vấn đề tình cảm, tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ và các con theo thuyết Khổng giáo, đề cao truyền thống gia đình, lợi ích chung lên trên hết. Do đó tài sản vợ chồng có đƣợc tạo thành một khối thống nhất, ngƣời chồng có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến tài sản của gia đình và đều đƣơng nhiên đƣợc coi là có hiệu lực. Quan hệ đại diện hầu nhƣ không đƣợc đặt ra trong thời kỳ này. Quyền sở hữu tập trung vào tay ngƣời chồng và không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản. Trƣớc năm 1945, Việt Nam là nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ hôn nhân thời kỳ này đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong một số bộ luật dân sự đƣợc áp dụng cho từng khu vực của Việt Nam đó là Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 và Bộ dân luật giản yếu năm 1883. Pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng của Bộ luật Dân sự Pháp. Nhào nặn tƣ duy pháp lý cổ xƣa với các tƣ tƣởng của luật học phƣơng Tây, xây dựng những quan niệm về tài sản trong các quy tắc đƣợc diễn đạt bằng các thuật ngữ vay mƣợn từ luật của Pháp nhƣ tài sản chung, tài sản riêng, quản lý tài sản….Quan niệm về làm luật thời kỳ đó cũng thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thỏa thuận, miễn là các thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản không có tác dụng tƣớc đi quyền đứng đầu gia đình của ngƣời chồng và không trái với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên việc thỏa thuận hầu nhƣ không đƣợc các cặp vợ chồng ở nƣớc ta thời kỳ đó quan tâm, mọi quyền quyết định liên quan đến tài sản vẫn thuộc về ngƣời chồng.
  • 26. 26 Cần lƣu ý rằng các quan hệ liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ chồng đƣợc chi phối bằng những quy tắc pháp lý xây dựng theo kiểu Pháp trong các hệ thống pháp lý của Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa vẫn chƣa có một hệ thống quy tắc chi phối các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ; trong trƣờng hợp có tranh chấp, các toà án giải quyết yêu cầu của đƣơng sự dựa vào Bộ luật Gia Long, tục lệ và án lệ. Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của gia đình: Theo quy định tại Điều 100, Điều 111 Dân luật Bắc kỳ và Điều 98, Điều 109 Dân luật Trung kỳ thì đối với những nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc chồng có quyền đại diện cho gia đình để tham gia giao dịch đó. Tại Điều 109 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 107 Dân luật Trung Kỳ thì khi vợ và chồng muốn định đoạt tài sản chung đều phải có sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên theo quy định tại đoạn 2 Điều 109 Dân luật Bắc kỳ và đoạn 2 Điều 107 dân luật Trung Kỳ thì ngƣời chồng có quyền định đoạt tài sản chung mà không cần hỏi ý kiến vợ, miễn là việc định đoạt tài sản đó phục vụ cho lợi ích của gia đình. Nhƣ vậy có thể thấy ngƣời vợ chỉ có quyền đại diện cho ngƣời chồng thực hiện các giao dịch để phục vụ nhu cầu trong gia đình, còn đối với những tài sản chung của vợ chồng thì ngƣời chồng là chủ gia đình và có quyền tự định đoạt mà không cần hỏi ý kiến của ngƣời vợ. Đây là điều bất công bằng đối với ngƣời vợ, tồn tại trong suốt xã hội và pháp luật của Nhà nƣớc thực dân phong kiến. 1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay  Giai đoạn đất nước ta từ 1945 – 1954 Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, vì điều kiện đất nƣớc còn thù trong giặc ngoài, Nhà nƣớc chƣa ban hành đƣợc hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
  • 27. 27 Vì vậy mà các quy định về hôn nhân và gia đình trong giai đoạn 1945 – 1950 vẫn đƣợc điều chỉnh bởi Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và Dân luật giản yếu Nam Kỳ. Từ năm 1950 do nhu cầu phải xóa bỏ ảnh hƣởng của pháp luật phong kiến trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong chế độ hôn nhân và gia đình. Ngày 22/5/1950 Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh 97/SL quy định “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”[6, Điều 5]. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 cũng quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [24, Điều 9]. Đây là lần đầu tiên quyền gia trƣởng của ngƣời đàn ông trong gia đình bị phá bỏ, nam nữ bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Mặc dù không có quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng, quyền định đoạt của vợ chồng cũng quy định về đại diện giữa vợ và chồng nhƣng Sắc lệnh 97/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến, mở ra nền tảng pháp chế mới dân chủ và tiến bộ hơn.  Giai đoạn đất nước từ năm 1954 – 1975 Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, theo Hiệp định Giơ – ne – vơ, đất nƣớc ta đƣợc chia thành hai miền. Miền Bắc đƣợc giải phóng, bắt đầu thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thế chân thực dân Pháp nhằm mục đích chia cắt đất nƣớc lâu dài. Trong kỳ họp Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình (ngày 29/12/1959) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/01/1960. Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình 1959 không dự liệu về chế độ tài sản cũng nhƣ việc định đoạt của vợ chồng nhƣng tại Điều 15 đã quy định “Vợ và chồng
  • 28. 28 đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”[25, Điều 15]. Quy định này dự liệu chế độ tài sản cộng động toàn sản về việc chỉ thừa nhận khối tài sản chung của hai vợ chồng chứ không đồng ý tài sản riêng của vợ, chồng. Mặc dù quan hệ đại diện giữa vợ chồng không đƣợc đặt ra nhƣng thông qua quy định về quyền của ngƣời vợ trong quan hệ gia đình có thể thấy đƣợc vị trí pháp lý của ngƣời phụ nữ trong gia đình.  Giai đoạn đất nước từ 1975 đến nay. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, Quốc hội đã quyết định đặt tên nƣớc là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội cũng thống nhất việc thực hiện pháp luật trên phạm vi cả nƣớc, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần thì Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đã bộc lộ nhiều hạn chế, vƣớng mắc. Và trong kỳ họp Quốc hội khóa VII, Luật Hôn nhân và gia đình mới đã đƣợc thông qua (1986). Theo luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng” [26, Điều 15]. Nhƣ vậy quyền bình đẳng giữa vợ chồng đƣợc quy định rõ đối với tài sản chung. Mặc dù quan hệ đại diện vẫn chƣa đƣợc đặt ra, nhƣng quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình đã đƣợc quy định cụ thể. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lần đầu tiên chế định đại diện giữa vợ và chồng đƣợc quy định cụ thể trong luật. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “1. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và
  • 29. 29 chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. 2.Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó”[28, Điều 24]. Có thể thấy Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có sự đổi mới về cả kỹ thuật lập pháp và nội dung cụ thể, khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời vợ ngang bằng với chồng trong mọi giao dịch và không bị bó hẹp quyền con ngƣời, quyền công dân đặc biệt là quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng nhƣ trong xã hội tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình cũng nhƣ các giao dịch giữa các thành viên trong gia đình với các chủ thể khác ngoài xã hội. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2000 vẫn chƣa quy định về đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh mặc dù thời gian đó đã xuất hiện nhiều giao dịch của vợ chồng liên quan đến tài sản chung cũng nhƣ sử dụng tài sản chung, tài sản riêng để kinh doanh. Năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên đã cụ thể hóa vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh thành quy định của pháp luật. Đây là quy định phù hợp với sự phát triển chung của xã hội cũng nhƣ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tránh trƣờng hợp tạo lập quan hệ đại diện nhƣng không phù hợp với quy định của pháp luật.
  • 30. 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận về đại diện, đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh. Ở chƣơng này, tác giả làm rõ các khái niệm đại diện, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chỉ ra các đặc điểm, yếu tố hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Làm rõ lịch sử pháp luật Việt Nam về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Đây là cơ sở để đánh giá về thực trạng pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về đại diện giữa giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh trong mối quan hệ với các ngành luật khác.
  • 31. 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự.  Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [29, Điều 17]. Năng lực hành vi dân sự cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân tạo thành thuộc tính đầy đủ của năng lực chủ thể của cá nhân. Đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có những đặc điểm sau: Thứ nhất, năng lực hành vi dân sự của cá nhân do Nhà nƣớc quy định. Việc quy định năng lực hành vi dân sự này dựa vào sự phát triển về độ tuổi và theo ý chí cũng nhƣ quan niệm của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho cá nhân khi có đủ năng lực hành vi dân sự ở từng giai đoạn khác nhau sẽ tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Ví dụ: Ở Việt Nam quy định về độ tuổi đƣợc kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 32. 32 Thứ hai, Mức độ năng lực hành vi dân sự đƣợc xác định theo độ tuổi. Vì vậy, ở mỗi độ tuổi khác nhau, cá nhân có những quyền năng khác nhau và khi đến một độ tuổi nhất định (tùy từng quốc gia) thì họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghĩa là cá nhân đƣợc thực hiện đầy đủ các hành vi mà pháp luật không cấm. Việc quy định này không phải nhằm mục đích phân biệt quyền lợi của mỗi cá nhân mà nó phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên về thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý của mỗi ngƣời. Ví dụ nhƣ trẻ em dƣới 6 tuổi không thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhƣ một ngƣời đủ 18 tuổi đƣợc. Thứ ba, năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi cá nhân còn sống [18, tr.66]. Nếu nhƣ năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân có từ khi sinh ra thì năng lực hành vi dân sự lại có từ khi cá nhân đạt một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên trong quá trình sống họ có thể bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu có căn cứ để khẳng định cá nhân không tự nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình thì những ngƣời có liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố ngƣời đó bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Khi bị mất năng lực hành vi dân sự thì các quyền năng thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép bị gián đoạn và đƣợc thực hiện thông qua một ngƣời khác. Để xác định một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự cần thỏa mãn đủ các điều kiện sau: - Theo quy định tại điều 22 BLDS 2005 thì ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đƣợc hiểu là bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
  • 33. 33 nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Việc không nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình phải dựa trên kết luận của một tổ chức giám định. - Ngƣời có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một ngƣời mất năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. - Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án sẽ đƣa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhƣ vậy sau khi tuyên bố một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống nhƣ một ngƣời chƣa đủ sáu tuổi. Đối với trƣờng hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án thì ngƣời còn lại sẽ đƣơng nhiên trở thành đại diện nếu đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc quy định của BLDS 2005 (Điều 60 và Điều 62) và luật HN & GĐ 2014 (Khoản 3 Điều 2). Theo quy định tại BLDS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 đối với điều kiện cá nhân đƣợc làm giám hộ (Điều 49) tách ra so với quy định tại Điều 60 BLDS 2005. Để trở thành giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì trong trƣờng hợp không có ngƣời giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 thì vợ hoặc chồng sẽ trở thành ngƣời đại diện đƣơng nhiên của ngƣời còn lại khi thỏa mãn điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ. Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực” [34, khoản 2 Điều 48].
  • 34. 34 Nhƣ vậy BLDS 2015 đã có những điểm mới về việc lựa chọn ngƣời giám hộ là cá nhân. Đây là quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời đƣợc giám hộ dựa trên những giấy tờ pháp lý rõ ràng, tránh tình trạng mặc định áp dụng giám hộ đƣơng nhiên khi ngƣời đƣợc giám hộ tại thời điểm mà có đầy đủ năng lực hành vi dân sự lựa chọn ngƣời giám hộ khác.  Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ “thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” [31, Khoản 1 Điều 19]. Với tƣ cách là ngƣời giám hộ thì vợ hoặc chồng sẽ là ngƣời đại diện đƣơng nhiên cho ngƣời còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài các nghĩa vụ về chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám hộ (khoản 1 điều 67 BLDS 2005) thì ngƣời giám hộ còn có nghĩa vụ “Quản lý tài sản của người được giám hộ”; “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ” [29, khoản 3 Điều 67]. Nhƣ vậy ở đây có thể thấy phạm vi đại diện trong quy định của BLDS 2005 và Luật HN &GĐ 2014 là thống nhất về quyền và nghĩa vụ. Với tƣ cách là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên nên ngoài quyền và nghĩa vụ đối với các vấn đề khác thì vấn đề liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng cũng thuộc trách nhiệm của ngƣời đại diện. Luật HN & GĐ 2014 quy định: “1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
  • 35. 35 2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này” [31, Điều 25]. Luật HN &GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản” [31, Điều 36]. Khi nhắc đến quan hệ kinh doanh là nhắc đến việc xác lập một mối quan hệ mà ở đó các bên (ít nhất là hai bên) sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời. Với việc loại trừ khoản 2 thì có thể hiểu rằng khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ xác định trƣờng hợp vợ, chồng kinh doanh chung ở đây là bằng tài sản riêng, còn khoản 2 là xác định vợ, chồng kinh doanh chung bằng tài sản chung. Là một quy định mới lần đầu tiên đƣợc đƣa vào trong chế định luật HN& GĐ nên vẫn còn những vấn đề chƣa làm rõ đƣợc bản chất. Quy định lại không đòi hỏi việc kinh doanh đó đƣợc xác lập dƣới hình thức gì. Vô hình chung đƣợc hiểu rằng dù giao dịch đó đƣợc thực hiện bằng hành động, lời nói hoặc bằng văn bản đều đƣợc chấp thuận. Sở hữu chung của vợ chồng đã đƣợc BLDS cũng nhƣ luật HN & GĐ quy định. Theo đó thì sở hữu chung gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. BLDS 2005 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Đến BLDS 2015 đƣợc quy định cụ thể hơn sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đặc điểm của chế độ sở hữu chung vợ chồng là sự bình đẳng hoàn toàn đối với tài sản có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào việc ai trực tiếp làm ra tài sản đó. Việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà pháp luật
  • 36. 36 quy định phải tuân theo hình thức nhất định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo. Vợ chồng có quyền lựa chọn hình thức sở hữu tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận, có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Đối với tài sản chung vợ chồng có quyền ngang nhau và có thể ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó. Vì tài sản của vợ chồng là sở hữu chung theo phần có thể phân chia nên vợ chồng có quyền sử dụng tài sản chung đó vào kinh doanh bằng việc ủy quyền cho ngƣời còn lại đứng ra giao dịch hoặc tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây đều là những quy định phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cả vợ và chồng. Tuy nhiên việc lựa chọn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng dễ gặp phải những bất cập nhất định. Xã hội dù có văn minh, phát triển nhƣ thế nào, cho dù quan niệm về xã hội, kinh tế có đạt tầm cao văn minh nhƣ thế nào thì gia đình và quan hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng vẫn cần đƣợc củng cố và giữ gìn những giá trị mang tính đặc thù của nó, không nên phá vỡ, đó là sự hi sinh vì nhau và cùng chung lƣng đấu cật trong việc xây dựng, quản lý và định đoạt tài sản chung, củng cố và nâng cao chất lƣợng cuộc sống gia đình, mà vợ chồng luôn luôn cố gắng để tạo nên sự bền chặt, gắn kết. Hiện nay có rất nhiều quan hệ kinh doanh vợ chồng có thể cùng nhau thực hiện từ việc góp vốn kinh doanh nhỏ, góp vốn vào các doanh nghiệp để hƣởng lợi tức, hoặc trực tiếp thành lập doanh nghiệp…. Mỗi loại hình lại có những quan hệ pháp luật chuyên ngành điều chỉnh khác nhau. Do đó không chỉ dựa vào quy định tại Luật HN&GĐ để áp đặt đƣợc lên các luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên các quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh cũng phải dựa trên nguồn cơ bản là BLDS và Luật HN & GĐ để từ đó
  • 37. 37 triển khai, áp dụng cho các luật chuyên ngành khác. Từ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 thì có thể xác định những trƣờng hợp sau đây: Thứ nhất: Vợ chồng sử dụng tài sản riêng của mình để kinh doanh chung nhƣng việc kinh doanh đó không có văn bản xác nhận thì khi một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở thành ngƣời giám hộ. Nhƣ vậy việc xác định tài sản riêng của ngƣời đƣợc giám hộ sẽ nhƣ thế nào nếu không bất cứ tài liệu gì chứng minh giá trị tài sản góp vốn của các bên. Khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại sẽ thay mặt ngƣời quản lý và giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến quan hệ kinh doanh chung đó. Trong thực tiễn có rất ít trƣờng hợp vợ chồng trƣớc khi kinh doanh chung lập văn bản thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho ngƣời còn lại khi xảy ra sự kiện ngoài ý muốn xảy ra. Do đó khi xảy ra sự kiện (mất năng lực hành vi dân sự) thì đƣơng nhiên quyền giám hộ đƣợc giao cho ngƣời còn lại. Tuy nhiên giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời giám hộ. Luật cũng chƣa dự liệu đối với trƣờng hợp ngƣời đại diện lợi dụng quyền của mình để tẩu tán tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ khi mà cơ chế giám sát việc giám hộ theo quy định của BLDS còn lỏng lẻo. Thứ hai: Theo khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại vẫn có quyền đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh chung đó. Đây là một quy định mà còn có nhiều điểm chƣa hợp lý. Ngƣời còn lại đƣơng nhiên đƣợc đại diện thực hiện các giao dịch với bên thứ ba trong khi ngƣời vợ hoặc chồng vẫn còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không cần bất cứ văn bản ủy quyền nào. Vậy trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng xác lập giao dịch với bên thứ ba
  • 38. 38 mà xảy ra hậu quả đối với bên thứ ba thì trách nhiệm thuộc về aikhi ngƣời còn lại không biết đến giao dịch này mặc dù luật cho phép. Bên thứ ba trong trƣờng hợp này nếu ngay tình thì sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào. Vấn đề này hiện còn đang bỏ ngỏ và nếu xảy ra sẽ khó giải quyết cho bên thứ ba khi Luật HN&GĐ 2014 quy định vợ, chồng đƣợc đại diện cho nhau. Luật HN & GĐ 2014 có quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong trƣờng hợp : “Vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi” [31, Khoản 2 Điều 26]. Nhƣ vậy có thể thấy điều khoản này mâu thuẫn với khoản 1 Điều 25 Luật HN&GĐ về việc vợ chồng đƣợc đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh. Thứ ba, Trong trƣờng hợp vợ chồng sử dụng tài sản để kinh doanh chung bằng việc góp vốn vào các doanh nghiệp và chỉ một ngƣời đứng tên đại diện để thực hiện các quyền năng có đƣợc từ việc góp vốn hoặc thành lập pháp nhân mới thì sẽ xảy ra nhiều quan hệ pháp lý mà Luật HN & GĐ 2014 chƣa dự liệu đƣợc. Vợ chồng dùng tài sản của mình để góp vốn vào doanh nghiệp và trở thành cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên hợp danh của công ty Hợp danh. Tài sản dùng để góp vốn trở thành tài sản của Công ty. Cái mà vợ chồng có là phần quyền năng đối với phần vốn góp đó. Các quyền đó bao gồm quyền đƣợc quản lý Công ty, quyền hƣởng hoa lợi, lợi tức cũngnhƣ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp khi Công ty phá sản,….. Ở mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những quy định khác nhau. Do đó khi một thành viên của công ty rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì quy định áp dụng đối với từng trƣờng hợp cũng sẽ khác nhau.
  • 39. 39 Đối với công ty cổ phần, trong Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về đại diện trong trƣờng hợp cổ đông bị mất năng lực hành vi dân sự mà chỉ có quy định là: “Trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty” [32, Khoản 3 Điều 126]. Luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định: “Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của Công ty” [32, Khoản 5 Điều 13]. Nhƣ vậy đối với trƣờng hợp vợ hoặc chồng nắm giữ cổ phần trong công ty và không phải là thành viên của hội đồng quản trị thì có thể căn cứ vào BLDS2005 và Luật HN& GĐ 2014 để xác định giám hộ đƣơng nhiên quản lý phần quyền đối với số cổ phần đó. Tuy nhiên trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp Hội đồng quản trị có quyền cử ngƣời khác làm đại diện theo pháp luật. Nhƣ vậy ngƣời vợ hoặc chồng còn lại sẽ có quyền và nghĩa vụ gì đối với công ty mà trƣớc khi bị mất năng lực hành vi dân sự vợ hoặc chồng đang là ngƣời đại diện theo pháp luật ngoài việc đƣợc hƣởng cổ tức theo số cổ phần nắm giữ.  Đối với Công ty TNHH hai thành viên, trong trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 6 Điều 13 Luật Doanh
  • 40. 40 nghiệp 2014). Nếu công ty TNHH hai thành viên chỉ có hai thành viên là vợ và chồng thì khi một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty đồng thời là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự để điều hành và quản lý Công ty.  Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi ngƣời đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng thành viên sẽ cử ngƣời khác làm ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty.  Đối với thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trƣờng hợp bị mất năng lực hành vi dân sự quyền và nghĩa vụ của ngƣời đó đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện (khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014). Nhƣ vậy có thể thấy vợ hoặc chồng khi thực hiện việc đại diện cho ngƣời còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự trong quan hệ kinh doanh chỉ có trách nhiệm quản lý phần quyền phát sinh từ phần vốn góp chứ không có quyền quản lý công ty nếu ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự trƣớc đó là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.  Đối với Công ty TNHH MTV và Doanh nghiệp tƣ nhân: Có nhiều trƣờng hợp vợ chồng cùng góp vốn riêng của mình và cho một ngƣời đứng tên để thành lập loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV hoặc Doanh nghiệp tƣ nhân. Trong trƣờng hợp này khi ngƣời đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì vợ hoặc chồng đƣơng nhiên trở thành ngƣời giám hộ. Họ sẽ thay mặt ngƣờibị mất năng lực hành vi dân sự quản lý, giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến quan hệ kinh doanh này.  Đối với Công ty Hợp danh: Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về trƣờng hợp thành viên Hợp danh bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ giải quyết
  • 41. 41 nhƣ thế nào. Do đó có thể áp dụng quy định của BLDS 2005 để vợ hoặc chồng đƣơng nhiên trở thành giám hộ. Nhƣ vậy có thể thấy, mặc dù BLDS đã quy định: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; Nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người dám hộ” [29, khoản 1 Điều 62] hay Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định ngƣời còn lại đƣơng nhiên là đại diện của chồng trong quan hệ kinh doanh nhƣng đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể lại có những quy định khác nhau, đảm bảo cho sự phát triển phù hợp của loại hình đó trong nền kinh tế thị trƣờng chứ không thể chỉ dựa vào quyền lợi của một bên nào. Thứ tư, Khi vợ chồng dùng tài sản của mình để ký kết giao dịch kinh tế với bên thứ ba thì giao dịch đó sẽ đƣợc coi là có hiệu lực kể từ thời điểm đƣợc quy định tại hợp đồng, nếu không quy định thì căn cứ theo quy định của pháp luật. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực quyền và nghĩa vụ của các Bên đã đƣợc phát sinh. Do đó khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ,đƣơng nhiên ngƣời còn lại trở thành ngƣời giám hộ, thay mặt thực hiện tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Ví dụ: A và B là vợ chồng cùng nhau góp 100.000.000 đồng để kinh doanh. Sau khi bàn bạn A và B đồng ý ký kết Hợp đồng mua bán 10 tấn thanh long của Công ty X để làm đầu mối phân phối cho các nhà buôn nhỏ lẻ trong địa phƣơng. Theo nội dung Hợp đồng thì thời hạn của Hợp đồng là 05 tháng kể từ ngày Hợp đồng đƣợc ký kết và mỗi tháng công ty X phải giao đủ cho vợ chồng A và B 02 tấn thanh long đến địa chỉ nhà của A và B. Việc thanh toán sẽ thực hiện ngay sau khi giao hàng và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Vợ chồng A và B sẽ thanh toán 80% giá trị hàng hóa hóa đã nhận, 20% còn lại sẽ thanh toán vào thời điểm bàn giao hàng đợt cuối. Sau khi Hợp đồng có hiệu lực đƣợc 01 tháng
  • 42. 42 thì anh B là chồng của A có những biểu hiện không bình thƣờng trong nhận thức và hành vi. Thƣờng xuyên đánh đập vợ con vô cớ, phá hoại tài sản, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra B còn thƣờng xuyên đi lang thang không về nhà. Mặc dù hai vợ chồng làm ăn kinh doanh đã lâu nhƣng không thành lập Công ty mà chỉ kinh doanh tại nhà và ký kết Hợp đồng với các đầu mối làm ăn để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa và bán ra thị trƣờng. Do tình trạng của chồng nhƣ vậy các Công ty ký kết Hợp đồng mua bán với vợ chồng A và B đề nghị A phải thay mặt cho B trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với họ. Để có thể chi các khoản tiền thanh toán cho Công ty đối tác, A đã phải xin giám định đối với chồng là B và đề nghị Tòa tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi xem xét hồ sơ theo đúng trình tự tố tụng, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự và A trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của B. Do đó sau khi có quyết định này của Tòa án, A đƣợc toàn quyền sử dụng số tiền mà hai vợ chồng đóng góp để kinh doanh là 100.000.000 đồng vào thanh toán các khoản nợ phải trả cho đối tác theo các Hợp đồng đã ký kết. Theo quy định tại Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 sau khi có quyết định của Tòa án về tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự thì A có toàn quyền sử dụng tài sản mà vợ chồng kinh doanh chung để thực hiện các vấn đề liên quan đến giao dịch với đối tác. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2005 thì đối với những giao dịch có giá trị tài sản lớn thì khi thực hiện phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời giám sát giám hộ. 2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • 43. 43  Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của BLDS 2005 thì: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định: “Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” [28, Khoản 11 Điều 2]. Việc lệ thuộc này bao gồm về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một ngƣời sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc đƣơng sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có đƣợc những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy (Theo tổ chức y tế thế giới WTO). Sự lệ thuộc ma túy về tâm thần thƣờng chỉ là sự khởi đầu của quá trình nghiện ma túy và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma túy về thể chất. Ngƣời sử dụng ma túy sẽ tìm mọi cách để có ma túy, vì vậy mà không tự chủ đƣợc bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng. Điều kiện để xác định một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gồm: - Ngƣời nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. - Ngƣời có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • 44. 44 - Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án bằng quyết định của mình tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ đƣợc thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhƣ vậy sau khi tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống nhƣ một ngƣời từ đủ sáu tuổi đến dƣới mƣời lăm tuổi. Trình tự thủ tục ra quyết định tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đƣợc thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Có thể thấy chế độ pháp lý giữa trƣờng hợp ngƣời mất năng lực hành vi dân sự và ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có sự khác nhau. Nhƣ vậy vợ hoặc chồng muốn trở thành ngƣời đại diện cho ngƣời còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải đƣợc sự đồng ý của Tòa án.  Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trƣờng hợp này vợ và chồng không còn đƣợc đại diện đƣơng nhiên cho nhau nữa. Nếu muốn đại diện cho nhau thì vợ hoặc chồng phải đƣợc sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Tòa án nhân dân, nơi ban hành ra quyết định tuyên bố một ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc lựa chọn chủ thể là ngƣời đại diện cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đã có sự khác biệt. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật, khi đó ngƣời đại diện sẽ là ngƣời giám hộ. Tuy nhiên khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật khi có quyết định của Tòa án và chỉ đƣợc xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện. Phạm vi đại diện đƣợc xác định theo quy định tại BLDS 2005: “Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải
  • 45. 45 có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” [29, khoản 2 Điều 23]. Đối với trƣờng hợp vợ chồng kinh doanh chung theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN&GĐ và một trong hai vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể thấy:  Trong trƣờng hợp Tòa án quyết định ngƣời còn lại là ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện hợp pháp trong các quan hệ kinh doanh đó và đƣợc thực hiện các giao dịch có liên quan.  Trong trƣờng hợp Tòa án quyết định ngƣời đại diện là ngƣời khác không phải là vợ hoặc chồng của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh doanh chung của vợ chồng phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này, quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 không thể áp dụng một cách đầy đủ mà phải có điều kiện. Tuy nhiên có một thực tế mà cần phải hiểu rõ là: Ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khác với ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đó là tinh thần và tâm lý của họ không phải lúc nào cũng trong trạng thái mất kiểm soát hành vi. Lúc không sử dụng ma túy thì có thể coi tâm lý của họ hoàn toàn bình thƣờng. Do vậy rất có thể xảy ra trƣờng hợp ngƣời đang trong tình trạng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 để giao dịch và trục lợi với bên thứ ba. Trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba ngay tình thì hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm. Đây còn là một bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật đối với việc đƣợc đƣơng nhiên đại diện cho nhau trong kinh doanh chung mà Luật HN&GĐ 2014 quy định.
  • 46. 46 2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.  Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây là lần đầu tiên quy định về việc đại diện, giám hộ cho ngƣời gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đƣợc BLDS 2015 cụ thể hóa. Theo đó “ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” [34, Điều 23]. Ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chƣa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có biểu hiện có lúc nhận thức đƣợc sự việc, làm chủ đƣợc hành vi nhƣng có lúc lại không thể nhận thức đƣợc xung quanh cũng nhƣ không điều khiển đƣợc hành vi của mình. Điều kiện để xác định một ngƣời là khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi: - Không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhƣng chƣa đến mức mất năng lực hành vi dân sự - Có yêu cầu của bản thân ngƣời này, ngƣời có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.
  • 47. 47 - Có cơ sở là kết luận giám định của pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định ngƣời này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.  Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi hoặc chồng gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tƣơng tự ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì ngƣời còn lại trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật khi có quyết định của Tòa án và chỉ đƣợc xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện. BLDS 2015 quy định: Ngƣời giám hộ của ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này [34, Điều 57]. Trong khoản 1 có quy định về việc ngƣời giám hộ có nghĩa vụ “Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự”. Nhƣ vậy đại diện trong trƣờng hợp này tƣơng tự nhƣ trong nhƣ đại diện cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên, phạm vi đại diện trong các giao dịch dân sự lại không bị hạn chế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện. 2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh 2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.  Chủ thể trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
  • 48. 48 Theo luật HN & GĐ 2014 thì: “Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này” [31, Khoản 2 Điều 25]. Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản” [31, Điều 36]. Nhƣ vậy có thể thấy vợ chồng khi sử dụng tài sản (chung hoặc riêng) để kinh doanh chung thì một ngƣời có quyền thực hiện các giao dịch đó, nhƣng phải có thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên. Văn bản thỏa thuận ở đây có thể đƣợc hiểu là việc một bên ủy quyền cho bên còn lại đƣợc thực hiện các giao dịch liên quan đến phần tài sản của mình. Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng” [31, Khoản 2 Điều 24]. BLDS 2005 quy định: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” [29, Khoản 1 Điều 142]. Chủ thể của quan hệ đại diện ở đây là cá nhân với cá nhân. Vợ hoặc chồng đại diện cho ngƣời còn lại trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản chung của vợ chồng.  Hình thức trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.