SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hàng Quốc Tuấn
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sĩ Lịch sử
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hàng Quốc Tuấn
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
Luận văn thạc sĩ Lịch sử
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định
trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.
Tác giả
Hàng Quốc Tuấn
Mục Lục
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1.........................................................................................................................7
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986 ........................................7
1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh..........................................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................19
1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân tỉnh
Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử.............................................................................22
1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến năm 1985.25
1.2.1. Tình hình kinh tế...........................................................................................25
1.2.2. Tình hình xã hội............................................................................................34
* Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................. 38
Chương 2.......................................................................................................................42
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 .............42
2.1. Đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Trà Vinh......................................................................................................................42
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................42
2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng ........................................................................43
2.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh.............................45
2.2. Những chuyển biến của nền kinh tế tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 48
2.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp.........................................................................49
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...............................................................55
2.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ......................................................................57
2.2.4. Tài chính – ngân hàng...................................................................................60
2.2.5. Giao thông vận tải.........................................................................................62
2.2.6. Xây dựng cơ bản...........................................................................................64
2.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 ..........66
2.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân...............................................................66
2.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin........................................................68
2.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường ...............................................................................72
2.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình ......................73
2.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc ..................76
2.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ..........................................77
* Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................. 79
Chương 3.......................................................................................................................82
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 .............82
3.1. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................82
3.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp.........................................................................84
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...............................................................94
3.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ......................................................................98
3.2.4. Tài chính – ngân hàng.................................................................................101
3.2.5. Giao thông vận tải.......................................................................................104
3.2.6. Xây dựng cơ bản.........................................................................................107
3.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010 ........109
3.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân.............................................................110
3.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin......................................................112
3.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường .............................................................................116
3.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình ....................120
3.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc ................123
3.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ........................................127
* Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................................
130
KẾT LUẬN.................................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................142
PHỤ LỤC....................................................................................................................147
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- CN - TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- DS - KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình
- GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo
- KCN: Khu công nghiệp
- KT - XH: Kinh tế - xã hội
- TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
- TM - XNK: Thương mại – xuất nhập khẩu
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thông
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân
tộc, việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung
nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Hiện nay, lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ
thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ
nghĩa, góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, đất nước, giúp
thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng
yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với dân tộc.
Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức,
thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội tương lai, bởi
nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình
đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, lịch sử địa phương còn góp phần làm cho thế
hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng, tổ chức và lãnh đạo đang đem lại những thành tựu to lớn khắp mọi miền đất
nước, từ đó càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của
dân tộc Việt Nam.
Đất Trà Vinh, quà tặng của biển Đông và sông Cửu Long, là vùng đất giàu
truyền thống lịch sử văn hóa, là vùng sinh thái đa dạng, chứa đựng nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đó chính là điều kiện lý tưởng cho những ai đến sinh
sống lập nghiệp ở vùng đất này. Cư dân Trà Vinh là một cộng đồng đa dân tộc sống
gần gũi với nhau, có đời sống văn hóa phong phú, quá trình chung sống bên nhau
của cộng đồng dân cư này cũng là quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, đây là
hiện thực xuyên suốt lịch sử khai phá, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này.
Trải qua hơn hai trăm năm hình thành và phát triển, với đặc thù kinh tế văn
hóa của mình Trà Vinh có nhiều đóng góp quý báu cho dân tộc cả trong chiến đấu
chống ngoại xâm cũng như trong lao động sản xuất, làm phong phú và độc đáo
thêm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong quá trình khẩn
hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế kỷ XVI - XVII, trong
quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cả nước xây dựng
chế độ xã hội chủ nghĩa…
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), nhân dân Trà Vinh tiếp
nối truyền thống của cha ông nhanh chóng bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh,
đặc biệt là khôi phục và phát triển KT - XH. Sau mười năm từ ngày đất nước hoàn
toàn giải phóng (1975 - 1985), với tính cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân
và sự nỗ lực của Đảng bộ, các cấp chính quyền, KT - XH tỉnh Trà Vinh thu được
những thành tựu bước đầu, diện mạo tỉnh Trà Vinh dần thay đổi, đời sống người
dân được cải thiện so với trước giải phóng. Tuy nhiên công cuộc xây dựng và phát
triển KT - XH ở Trà Vinh còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này tác động không
nhỏ đến tốc độ phát triển KT - XH nước nhà nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối
đổi mới đã tạo điều kiện cho cả nước đẩy mạnh phát triển KT - XH nói chung, tỉnh
Trà Vinh nói riêng. Vận dụng triệt để và sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào
thực tế địa phương, KT - XH tỉnh Trà Vinh trong những năm 1986 - 2010 có những
chuyển biến quan trọng, đời sống người dân ngày càng nâng cao, những chuyển
biến về KT - XH đó nói lên tinh thần cách mạng, ý chí vươn lên trong khó khăn để
xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Trà Vinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục.
Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh thời kỳ đổi mới (1986 – 2010), thấy rõ những thành tựu, sự chuyển biến mạnh
mẽ về KT - XH địa phương có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và
hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng, đây
cũng là căn cứ khoa học để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách phát triển
KT - XH phù hợp, từ đó tạo động lực cho việc xây dựng quê hương Trà Vinh ngày
càng phát triển.
Đồng thời, việc nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm
2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp
thế hệ trẻ có thêm những hiểu biết cần thiết về quê hương mình, về công cuộc đổi
mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được trách nhiệm của mình đối với việc xây
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh…
Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Quá trình chuyển biến kinh tế -
xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử
học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về KT - XH thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung, của địa
phương nói riêng là vấn đề được giới khoa học ở cả Trung ương và địa phương
quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh thời kỳ đổi
mới (1986 - 2010) còn rất ít và cũng chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung về tình
hình kinh tế hoặc xã hội của tỉnh Trà Vinh.
- Năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Lịch sử tỉnh Trà
Vinh, Tập 1; tập 2 xuất bản năm 1999; tập 3 xuất bản năm 2005. Nội dung giới
thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh cách mạng
của nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
- Năm 2008, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Hào khí Trà Vinh, sách có đề cập đến tình
hình phát triển KT - XH của tỉnh nhưng chỉ là những phác họa mang tính chất giới
thiệu…
- Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt
Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI, giới thiệu
ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu gọi đầu tư
và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của
12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Trà Vinh…
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện,
hệ thống và cụ thể về quá trình chuyển biến KT - XH của tỉnh Trà Vinh từ năm
1986 đến năm 2010.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình KT - XH tỉnh Trà Vinh
trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giới hạn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2010.
Sở dĩ tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là
năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), được ghi
nhận như một mốc son của lịch sử. Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đại hội
Đảng lần VI đề ra đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KT - XH đất nước nói
chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Năm 2010 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết,
đánh giá và rút kinh nghiệm qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển KT - XH tỉnh Trà
Vinh và đây cũng là năm Trà Vinh đạt nhiều thành tựu về KT - XH, thị xã Trà Vinh
trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến KT - XH tỉnh Trà Vinh từ
năm 1986 đến năm 2010, tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về trước năm 1986.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến các
mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986 – 2010), qua đó nêu được những thành tựu, hạn
chế của quá trình đó, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế và rút ra được những kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển
KT - XH tỉnh Trà Vinh.
Từ thực tiễn của quá trình chuyển biến các mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986
– 2010), đề xuất những giải pháp, kiến nghị, nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH
tỉnh Trà Vinh hiện tại và trong tương lai.
4. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ
yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về KT - XH, các
văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
- Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh.
- Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng năm của các sở, ban ngành và
của UBND tỉnh Trà Vinh.
- Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh.
- Các công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của tỉnh Trà Vinh.
- Các trang Web có liên quan đến KT - XH của tỉnh Trà Vinh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề, đặt
các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp chính trong việc nghiên cứu tôi sử
dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp tiếp cận hệ
thống, đồng thời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống quá trình chuyển biến
KT - XH tỉnh Trà Vinh trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2010), làm rõ những
thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển KT - XH tỉnh
Trà Vinh, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông tỉnh Trà Vinh, giáo dục lòng yêu
nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương cho nhân dân, đặc
biệt là thế hệ trẻ.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cấp chính quyền Trà
Vinh hoạch định chiến lược phát triển KT - XH địa phương trong những giai đoạn
tiếp theo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba
chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Trà Vinh trước năm 1986
Chương 2: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995
Chương 3: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lịch sử hình thành và phát triển: Vùng đất Trà Vinh trước đây vốn là “xứ
Trà Vang”, tên “Trà Vang” có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Môn cổ mà dân gian
thường gọi là “T’rah – Păng”. Tên gọi đó phản ánh đặc điểm cảnh quan xưa của
một miền châu thổ mới bồi ven sông, ven biển, có nhiều ao hồ ….
Cũng như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, đất Trà Vinh trước kia là địa
bàn của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ (thế kỷ I đến
thế kỷ VI). Thế kỷ thứ VII, vương quốc Khmer chiếm lĩnh và tiêu diệt vương quốc
Phù Nam, năm 1757 vua Chân Lạp cắt phần đất Trà Vang dâng cho chúa Nguyễn
Phúc Khoát, Chúa đặt thành phủ Trà Vang và phủ Măng Thít, thuộc trấn Vĩnh
Thanh. Lỵ sở của phủ Trà Vang được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là các ấp Vĩnh
Bảo,Vĩnh Trường, Xuân Thạnh xã Hoà Thuận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh,
đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của chúa).
Thời Gia Long, Nam Kỳ có 5 trấn, vùng Vĩnh Long và An Giang họp thành
trấn Vĩnh Thanh, đất Trà Vinh là một địa phương nhỏ thuộc trấn này. Đến năm
1832, trấn Vĩnh Thanh đổi thành trấn Vĩnh Long cùng với Phiên An, Biên Hòa,
Định Tường và Hà Tiên hợp thành 5 trấn trực thuộc thành Gia Định. Trấn Vĩnh
Long bấy giờ bao gồm 4 phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hoá. Phủ
Lạc Hoá gồm 2 huyện: Tuân Ngãi có 5 tổng 76 xã; huyện Trà Vang (sau đổi thành
huyện Trà Vinh) có 6 tổng và 70 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 1832, sau khi Tổng trấn
Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành
6 tỉnh trực thuộc triều đình Huế, đất Trà Vinh bấy giờ vẫn là phủ Lạc Hoá, tỉnh
Vĩnh Long.
Sau khi đánh chiếm Nam kỳ, người Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hoá, huyện Trà
Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và
huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) đổi thành hạt tham biện Bắc
Trang. Hạt Trà Vinh lúc này có 10 tổng: tổng Bình Trị với 11 thôn, tổng Bình
Phước với 13 thôn, tổng Trà Bình với 9 thôn, tổng Trà Nhiêu với 17 thôn, tổng Trà
Phú với 10 thôn, tổng Vinh Lợi với 24 thôn, tổng Vinh Trị với 17 thôn. Ngày 5
tháng 6 năm 1871, sáp nhập thêm hai tổng Ngãi Hoà, Ngãi Long của hạt Bắc Trang
(giải thể) và hai tổng Bình Khánh, Bình Hoá chuyển từ hạt Vĩnh Long.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt Trà Vinh đổi thành tỉnh Trà Vinh (theo Nghị
định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương), là một trong 20
tỉnh của Nam Kỳ, lúc bấy giờ tỉnh Trà Vinh gồm các quận: Càng Long, Châu
Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang.
Ngày 1 tháng 1 năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc thành lập huyện
Cầu Ngang và huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc Trang và một phần
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh có 5 quận như sau: quận Châu Thành có 4 tổng
(Trà Nhiêu, Trà Phú, Trà Bình, Bình Phước, quận lỵ tại làng Long Đức); quận Cầu
Ngang có 3 tổng (Bình Trị, Vinh Lợi, Vinh Trị, quận lỵ tại làng Thuận Mỹ); quận
Bắc Trang có 3 tổng (Ngãi Hoà Trung, Thành Hoá Thượng, Ngãi Hoà Thượng,
quận lỵ tại làng Trà Cú); quận Càng Long có 2 tổng (Bình Khánh, Bình Khánh
Thượng, quận lỵ tại làng An Trường); quận Tiểu Cần có 2 tổng (Ngãi Long, Thành
Hoá Trung, quận lỵ tại làng Tiểu Cần).
Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó
nhập về Trà Vinh, lúc này Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè,
Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (thuộc
chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh
thành tỉnh Vĩnh Trà, tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Trà Vinh được đổi thành tỉnh Vĩnh Bình theo
Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Vĩnh Bình hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh
Cửu Long và ngày 26 tháng 12 năm 1991 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long
và Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Châu Thành,
Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú.
Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số
11/NQ-CP, công nhận thị xã Trà Vinh trở thành thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh
Trà Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên (6.803,5 ha), dân số (131.360 nhân
khẩu) và các đơn vị hành chính (9 phường, 1 xã) thuộc thị xã Trà Vinh cũ.
Vị trí địa lí: Tỉnh Trà Vinh có hình thể như một tứ giác, có diện tích tự nhiên
là 2.215,16 km2
(2003), nằm giữa 90
31 đến 100
04 độ vĩ bắc và 1050
57 đến 1060
36
độ kinh đông. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển là
65km2
; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới là sông Hậu, dài
hơn 60km; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới là những rạch
nước và giồng đất, dài gần 60km; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh
giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), dài 60km.
Hiện nay tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính lớn: thị xã
Trà Vinh (năm 2010 là thành phố Trà Vinh) và 7 huyện là Càng Long, Duyên Hải,
Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang với 105 xã, phường và thị trấn
(xã: 85, phường: 9, thị trấn: 12); Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành
phố Hồ Chí Minh gần 200km và cách thành phố Cần Thơ 100km.
Ở địa thế nằm kẹp giữa hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, có hai
cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, thông với biển Đông, Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng
như quốc phòng. Thông qua các con sông và cửa sông, Trà Vinh có thể dễ dàng
giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy.
Tuy nhiên, Trà Vinh cũng gặp nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế, do
nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
không có quốc lộ 1 đi qua, việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến
quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long và hai tuyến quốc lộ 54 và 60 nối với tỉnh
Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.
Địa hình: Đất Trà Vinh được hình thành từ lâu đời và đã trải qua những
thăng trầm vì bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần biển
lùi, biển tiến …
Vùng đất Trà Vinh được xem như là con đẻ của sông Mê Kông và biển
Đông, hai nhánh của dòng Mê Kông là sông Hậu và sông Cổ Chiên đã, đang và sẽ
tiếp tục chuyển tải phù sa ra biển để không ngừng bồi đấp cho miền đất này và theo
thời gian vùng đất Trà Vinh cứ vươn dài ra biển. Vào thế kỷ XVII, bờ biển Trà
Vinh còn ở Đôn Châu (Trà Cú) và Bến Giá (Cầu Ngang)… mà ngày nay khu vực
này nằm sâu trong nội địa. Từ năm 1940 đến nay, mũi đất Ba động (Duyên Hải) đã
dài thêm ra phía biển hàng ki lô mét…
Đất Trà Vinh, nhìn bao quát là một dải đồng bằng ven biển, không có núi
đồi, độ cao trung bình từ 2m đến 3m so với mực nước biển, nằm kẹp giữa sông Tiền
và sông Hậu; nhìn chi tiết, đất Trà Vinh có nhiều chỗ gợn lên như lớp sóng, bởi tác
động của thủy triều biển Đông trên vùng đất phù sa bồi tụ. Từ lâu đồng bào địa
phương gọi những chỗ đất gợn lên đó là “gò”, là “giồng” và đặt tên riêng cho từng
gò đất, giồng đất đó. Hợp chất đất ở các giồng, gò là cát pha sét, một số nơi có phù
sa pha bùn, các giồng đất thường trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các
giồng đất có kích thước khác nhau về chiều rộng, chiều dài và độ cao: chiều rộng
khoảng 100m đến 200m, chiều dài khoảng 400m đến 2.000m, độ cao khoảng 2 đến
5m so với mặt nước biển. Ngày nay trên vùng đất Trà Vinh hiện diện hàng trăm
giồng đất như thế, song mật độ phân bố và tuổi của các giồng đất khác nhau. Nói
chung, càng gần biển các giồng đất càng dày và trẻ.
Phân loại một cách tương đối, ở Trà Vinh có: gần 2.500 ha đất giồng; gần
23.000 ha đất cát ven giồng; hơn 50.000 ha đất mặn ven biển; số còn lại là đất phù
sa ven sông rạch. Sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng
chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu
thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía Nam tỉnh là vùng đất
thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều
nơi chỉ ở độ cao từ 0,5m đến 0,8m nên hàng năm thường bị ngập mặn trong thời
gian 3 đến 5 tháng. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích
hợp cho việc tưới tiêu, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.
Sông, rạch, biển: Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng
chiều dài 578km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông
Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ
yếu qua hai cửa sông chính là Cổ Chiên (cửa Cung Hầu) và sông Hậu (cửa Định
An), sông Cổ Chiên và sông Hậu được ví như hai đường biên lớn cho mạng lưới
sông rạch, kênh đào chằng chịt và phân bố tương đối đều như mạch máu trên khắp
cơ thể tự nhiên của trà Vinh. Mạng lưới sông rạch, kênh đào ở đây dày đặc, tính
trung bình cứ 100m2
diện tích tự nhiên có tới 10m2
diện tích mặt nước.
Có thể phân chia mạng lưới sông rạch, kênh đào ở Trà Vinh thành ba hệ
thống: hệ thống đổ ra biển (trên địa bàn huyện Duyên Hải), hệ thống đổ ra sông Cổ
Chiên (trên địa bàn huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang và thị xã Trà Vinh),
hệ thống đổ ra sông Hậu (trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú).
Các hệ thống sông rạch, kênh đào giao nhau tạo nên một mạng lưới lưu
thông và điều hòa thủy mực các nguồn nước cung cấp cho địa bàn tỉnh Trà Vinh, hệ
thống sông rạch, kênh đào ấy không chỉ có ý nghĩa đối với việc tưới tiêu mà còn
đem lại nguồn phù sa vô tận, bồi đắp cho dải đất Trà Vinh.
Trà Vinh có một vùng biển khá độc đáo với 65km bờ biển, hàng năm có
hàng trăm tỉ m3
nước từ thượng nguồn Mê Kông theo hai cửa sông Cổ Chiên và
sông Hậu đổ ra biển, đây là hai cửa sông rộng lớn là bãi đẻ thích hợp cho nhiều loài
thủy sản. Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ
lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Vùng biển Trà Vinh có độ sâu vừa phải (từ 5,5m đến 23,8m), nhưng có đà
sóng lớn, bãi biển Trà Vinh ít cát, nhiều phù sa nên phần lớn bờ biển là bãi bùn. Do
phù sa, do bãi bùn và do đà sóng lớn nên nước biển Trà Vinh hiếm khi trong xanh,
phần lớn là có màu nâu đục, vì vậy vùng biển này còn có biệt danh là “biển nâu”.
Hệ thống biển, sông, kênh, rạch ở Trà Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với
các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài chức năng tưới tiêu và vun
bón phù sa cho cây trồng, hệ thống biển, sông, kênh, rạch còn là môi trường lí
tưởng cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, là nhân tố cần thiết cho việc điều
hòa khí hậu và cân bằng sinh thái. Nó vừa góp phần làm sinh động cảnh quan của
Trà Vinh, vừa góp phần tích cực vào quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa của trà
Vinh với những miền quê khác…
Khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, chế độ gió ở Trà Vinh thuộc loại gió
của vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến, phân bố gió hàng năm
như sau:
Tháng 1 và tháng 2 thường có gió theo hướng Đông - Nam từ cấp 3 đến cấp
4 (gọi là gió chướng); tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ gió chuyển mùa, đổi hướng Tây
- Nam cấp 3 đến cấp 4; tháng 5 và tháng 6 gió mùa theo hướng Tây - Nam là chính,
đây là thời điểm hội tụ gió mùa, bắt đầu những đợt mưa dông.
Từ tháng 7 đến tháng 12, gió mùa chuyển dần theo hướng Đông – Nam rồi
sang Đông – Bắc, trung bình sức gió cấp 2.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những
thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế
về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt tối cao là 35,8°C, nhiệt
độ tối thấp là 18,5°C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp khoảng 6,4°C. Toàn tỉnh
có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82.800 cal/năm,
cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa
và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa và nắng. Ẩm độ
trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo
mùa, mùa khô có ẩm độ từ 76% đến 86%, mùa mưa có ẩm độ từ 86% đến 88%.
Chế độ mưa nắng ở Trà Vinh có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng), mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp
(1.627-1.250 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và
không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Tiểu
Cần, Châu thành, thị xã Trà Vinh; thấp nhất là ở Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải.
Thời gian mưa, càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa
mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm, huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng
Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày), Cầu
Ngang (79 ngày), lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 96% lượng mưa cả năm.
Trà Vinh nằm ven biển Đông, nhưng rất hiếm khi có bão mà chỉ ảnh hưởng
bão ở khu vực lân cận, trên địa bàn Trà Vinh đôi lúc xuất hiện những cơn lốc xoáy
nhỏ, trên phạm vi hẹp.
Trà Vinh nằm trong vùng vĩ độ thấp nên nhận nhiều ánh sáng, trung bình có
trên 2.500 giờ nắng mỗi năm. Trong suốt thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 hầu như
không mưa, thời gian này gọi là mùa khô, nắng hạn hàng năm thường xảy ra gây
khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa kéo dài (từ 8 đến 10 ngày) xen vào
mùa mưa. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị nắng hạn. Huyện Tiểu Cần
hạn đầu vụ (tháng 6,7), Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng
7,8), nhân dân địa phương gọi hiện tượng này là “hạn bà chằng”.
Nói chung, các yếu tố khí hậu ở Trà Vinh tương đối ổn định, ít có biến đổi
bất thường đột ngột, khí hậu ở Trà Vinh thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Thủy văn: Vùng đất Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nước từ sông Mê
Kông, nước mưa và nước biển Đông. Lượng dòng chảy của sông Hậu và sông Cổ
Chiên tương đối cao: khoảng 1.500m3
/giây vào mùa khô và 6.000m3
/giây vào mùa
mưa. Biển Trà Vinh nằm trong vùng biển có chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2
lần nước lên và 2 lần nước xuống, chênh lệch đỉnh triều với chân triều từ 1m đến
2,5m vào những ngày triều kém và từ 2,5m đến 3,5m vào những ngày triều cao.
Đặc điểm lớn của thủy văn Trà Vinh là dòng chảy phức tạp và bị chi phối bởi
thủy triều biển Đông, chu kỳ thủy triều cường – nhược ở đây là 15 ngày. Hàng
tháng đỉnh triều cường thường xuất hiện sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch, đỉnh triều
nhược thường xuất hiện sau ngày 7 và ngày 23 âm lịch. Biển và mạng lước sông
rạch dày đặc ở Trà Vinh đã làm cho ảnh hưởng cường - nhược của thủy triều ăn sâu
vào nội địa, nước triều cao dần theo mùa mưa và giảm dần theo mùa khô, độ mặn
của triều ảnh hưởng vào nội địa giảm dần theo mùa mưa và tăng dần theo mùa khô,
đồng thời độ mặn cũng giảm dần khi vào sâu nội địa.
Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn trong
phạm vi 30km tính từ biển trở vào. Độ mặn bình quân là 4g/lít, hiện tượng nhiễm
mặn thường bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ (Châu Thành) trên sông Cổ Chiên và
Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại cửa Vũng Liêm (sông Cổ
Chiên) và Cầu Quan (sông Hậu), mặn thường kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm
hay muộn phụ thuộc vào thời gian, lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương.
Dựa trên ranh giới độ mặn 4‰, có thể phân tỉnh ra làm 6 vùng nhiễm mặn như sau:
- Vùng mặn thường xuyên (mặn 4‰ quanh năm): chiếm 17,7% diện tích
nông nghiệp.
- Vùng mặn 5 - 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch): chiếm 25,8%
diện tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 13,9% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 16,6% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 2 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 1,8% diện
tích nông nghiệp.
- Vùng mặn 2 tháng bất thường (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm
15,1% diện tích nông nghiệp.
Việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn dưới 4 tháng, riêng 1
phần khu vực Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, thời gian nhiễm mặn dài, nguồn
nước ngọt khan hiếm lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất nông
nghiệp rất khó khăn, vùng này thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm
nghiệp.
Ở Trà Vinh, độ mặn khá cao và lan trên diện rộng, nó phụ thuộc vào thủy
triều biển Đông, lượng mưa trong địa phương và ở thượng nguồn Mê Kông. Nồng
độ mặn cao nhất và lấn sâu vào nội địa nhất vào tháng 4 hàng năm, sự xâm nhập
của nước mặn còn tạo ra một vùng nước lợ, diện tích nước lợ rộng nhất vào tháng 2
hàng năm, sau đó giảm dần vào tháng 3.
Điều kiện thủy văn của Trà Vinh tác động nhiều đến mặt sinh hoạt của con
người, nó có ý nghĩa tích cực đối với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt
thủy hải sản và giao thông đường thủy, mặt khác nó cũng có những hạn chế nhất
định đến việc cung cấp nước ngọt và giao thông đường bộ.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/01/2008,
tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 229.500 ha. Đất đai được chia thành
các nhóm chính như sau:
- Đất cát giồng, phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song
với bờ biển thuộc các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, độ cao
địa hình từ 1,4m đến 2m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái và hoa màu.
- Đất phù sa, chia thành các loại sau:
+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên
Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8m đến 1,2m không bị
ngập nước do triều, loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2-3
vụ/năm hoặc luân canh lúa – màu, tuy nhiên năng suất và mùa vụ chưa ổn định.
+ Đất phù sa không nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long; một
phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần, Châu Thành. Đất có độ cao từ 0,6m đến 1,2m, chủ
yếu trồng lúa 2-3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái hay hoa màu.
+ Đất phù sa nhiễm mặn ít nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị
nhiễm mặn từ 2 đến 5 tháng, loại đất này phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần,
Cầu Ngang; một phần nhỏ phân bố ở Cầu Kè, Châu Thành. Độ cao từ 0,6m đến
1,2m nên hầu như không bị ngập úng, đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ
lúa, 1 vụ màu.
+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 đến 8
tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành.
Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa, điều kiện canh
tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8
tháng, độ mặn 100
/00, đất này sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ
rừng và làm muối.
- Đất phèn gồm có các loại:
+ Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Càng Long, Cầu Kè. Địa thế cao,
không bị ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa.
+ Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở Châu Thành, Cầu Ngang, có thể cải tạo
để trồng lúa.
+ Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở Châu Thành, Duyên Hải, Cầu
Ngang, Trà Cú. Địa hình khá cao, từ 0,6m đến 1,2m, không thể ngập lũ, có thể canh
tác bằng cách trồng lúa mùa, nuôi thủy sản.
+ Đất phèn nhiễm mặn nhiều: tập trung ở Duyên Hải, đất nhiễm mặn quanh
năm do ảnh hưởng của biển, chỉ thích hợp trồng rừng ngập mặn.
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2008
Danh mục
Tổng diện
tích
(nghìn ha)
Đất nông
nghiệp
(nghìn ha)
Đất lâm
nghiệp
(nghìn ha)
Đất chuyên
dùng
(nghìn ha)
Đất ở
(nghìn
ha)
Cả nước 33.115 9.420,3 14.816,6 1.553,7 620,4
Đồng bằng Sông Cửu Long 4.060,2 2.560,6 336,8 234,1 110,0
Trà Vinh 229,5 149,8 7,0 12,2 3,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Trà Vinh – 2008
Nhìn chung, đất đai ở Trà Vinh có đến 56% diện tích nhiễm mặn và 27%
diện tích nhiễm phèn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh phải thực hiện nhiều
dự án cải tạo đất nhằm rửa phèn, rửa mặn. Dự án thủy lợi Nam Măng Thít là một
trong những công trình trọng điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu
tư trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là nhằm kiểm
soát mặn, lấy nước và giữ nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho gần 171.626
ha đất canh tác và 225.628 ha đất tự nhiên, đồng thời có nhiệm vụ cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân trong vùng, kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản, phát triển giao
thông, cải tạo môi trường.
Rừng: Trước kia rừng ở Trà Vinh dày đặc, có nhiều lâm sản quý không chỉ
đáp ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay rừng đã bị
giảm sút về mặt diện tích, rừng tự nhiên chỉ còn lại là rừng bần, đại bộ phận diện
tích rừng đã trở thành đất trống, trảng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể,
khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém.
Tính đến năm 1994 chỉ còn lại 6.120 ha có giá trị bao gồm: bần 640 ha; đước
580 ha; mắm 400 ha; bạch đàn 100 ha; lá 4.400 ha. Còn lại 18.000 ha đất rừng và
bụi cây thưa thớt chiếm 3,81% diện tích tự nhiên. Ðất lâm nghiệp giảm do khai thác
rừng quá mức và lấy đất rừng để nuôi trồng thủy sản.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12-/2008, tổng diện
tích rừng của Trà Vinh là 6.700 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.300 ha,
diện tích rừng trồng là 5.400 ha, đạt tỷ lệ che phủ 2,9%. Rừng ở Trà Vinh tập trung
dọc theo 65km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long
Nam (huyện Cầu Ngang) và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân (huyện Trà Cú).
Thủy sản: Trà Vinh có bờ biển dài 65km, là vùng biển nông, thuộc khu vực
tiếp giáp của 2 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là vùng biển có
nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao, biển không chỉ cho tiềm năng về
hải sản mà còn có thể phát triển thương mại và du lịch, biển Trà Vinh có nhiều tôm
cá và các loại thủy sản khác.
Trữ lượng thủy sản khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khả năng khai thác 630.000
tấn/năm. Thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo
Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn, mật độ trung bình đạt 666 cá thể/ lít;
Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá
thể/ m3
(biến động từ 4.000 - 34.000 cá thể /m3
); Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển
Trà Vinh khá phong phú.
Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập
nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính là 3.000 tấn đến
44.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 tấn đến 2.500 tấn; nguồn lợi thủy sản
vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước
ven biển có độ sâu 30m đến 40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78
giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư, trữ lượng cá vùng cửa
sông ven biển Trà Vinh khoảng 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%).
Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5
bãi tôm ở dải ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại
hai bãi tôm chính là 97kg đến 212kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64kg đến 249kg/ha
(Cửa Định An); tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300 tấn đến 11.000
tấn/năm. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế. Ở thủy vực Trà Vinh có 11
loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông; mực mỗi năm có thể
khai thác 2.000 tấn đến 3.000 tấn; sò huyết 35 tấn đến 49 tấn/năm; trữ lượng nghêu
khoảng 168 tấn đến 210 tấn.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 42.100 ha
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản khai thác năm 2008 đạt
60.820 tấn, chiếm khoảng 7% sản lượng thủy sản khai thác trong năm của khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động khai thác thủy sản tập trung trong những
năm qua đã làm ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lợi thủy sản của địa phương, hiện nay
sản lượng khai thác ven bờ của Trà Vinh tính theo đơn vị đánh bắt đã giảm nhiều so
với các năm trước. Nhiều ngư dân cho biết, đôi khi thu không đủ để bù chi, điều đó
chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Khoáng sản: Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ
0-5m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển,
vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và
một số ít sét gạch ngói.
Cát san lấp chủ yếu là cát sông, đoạn sông Tiền giáp thị xã Trà Vinh có trữ
lượng cát nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lấp trong xây dựng, có thể khai
thác 30.000 đến 50.000 m3
/năm. Ở sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là bùn, chỉ có khu
vực ấp Hòa Lạc (xã Hoà Tân) là có cát, nhưng trữ lượng nhỏ, có thể khai thác
30.000 m3
/năm.
Cát xây dựng phân bố thành giồng cao 3m đến 3,5m, có dạng gần vòng cung
song song với bờ biển, dài 5km đến 10km, rộng 50m đến 70m. Khảo sát giồng cát ở
Phước Hưng thấy được mặt cắt địa chất như sau:
- Phần trên: là bột cát màu xám trắng, bột 70% - cát 30%, dày khoảng 4m.
- Phần dưới: là cát hạt mịn đến hạt vừa, bở rời, dày 1,5m đến 2m, chủ yếu là
thạch anh, mica. Thành phần độ hạt gồm:
+ Cát hạt vừa (0,50mm - 0,25mm) là 3,4 %
+ Cát hạt nhỏ (0,25mm - 1,10mm) là 95,15%
+ Bột sét (dưới 0,10mm) là 1,45%
Tài nguyên cát xây dựng tại Phước Hưng (Trà Cú) khoảng 810.000m3
, đã
được dân khai thác trong xây dựng, ngoài ra tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có
những giồng cát ven biển có thể khai thác cát xây dựng.
Nước khoáng, mỏ nước khoáng ở thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải với
khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3
/ngày.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn trước năm 1975, hoạt động kinh tế nổi bật nhất ở Trà Vinh
vẫn là sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề như: trồng lúa, chăn nuôi, hoa màu,
cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản …
Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2
triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Nền sản xuất xã hội là nền sản xuất nhỏ, cá thể, manh mún; Sản xuất nông
nghiệp phần lớn là quảng canh, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn
thấp, ruộng vườn hoang hóa còn nhiều, chăn nuôi theo tập quán ở quy mô gia đình;
ngành công nghiệp chủ yếu là TTCN với quy mô nhỏ, thủ công và bán cơ khí, sản
xuất tập trung chủ yếu ở địa bàn thị xã, ven thị xã và thị trấn.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945 và trong chín năm kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), một trong những thành quả quan trọng nhất
mà cách mạng đem lại cho nông thôn và nông dân Trà Vinh là thành quả về ruộng
đất. Chính quyền cách mạng đã thực hiện chính sách lấy ruộng đất của các đại địa
chủ việt gian bỏ chạy, của các địa chủ tự nguyện hiến đất và ruộng đất vắng chủ, đất
hoang hóa chia cho nông dân canh tác dưới danh nghĩa “tạm giao”, “tạm cấp”. Vì
vậy, đến năm 1954 phần lớn nông dân ở Trà Vinh đã có ruộng đất và được quyền
chủ động canh tác trên ruộng đất tạm cấp, tạm giao. Chính những nỗ lực trong việc
giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân đã đem lại những khích lệ to lớn đối với
đồng bào các dân tộc trong tỉnh và góp phần củng cố niềm tin vững chắc của đồng
bào đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng.
Thời kỳ 1954 - 1975, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong các
hoạt động kinh tế ở Trà Vinh, việc trồng lúa giữ vai trò chủ yếu nhưng nhiều nơi bị
ngưng trệ vì cường độ chiến tranh khóc liệt, diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa
tiếp tục gia tăng; nghề đánh bắt và chế biến thủy – hải sản bị giảm sút nhiều do địch
phong tỏa bãi biển, bến sông vì mục đích quân sự và do bom đạn, hóa chất…làm
hủy hoại ngư trường. Nhiều ngành nghề TTCN tiếp tục bị sa sút, phần lớn đồ dùng
sinh hoạt của nhân dân là những hàng hóa từ Sài Gòn – Chợ Lớn đưa đến hoặc từ
nước ngoài nhập vào.
Ở vùng địch kiểm soát, đi đôi với việc tổ chức chính quyền, thành lập quân
đội và lực lượng cảnh sát, ngụy quyền thực hiện chương trình “cải tổ nông thôn”,
đưa chính sách “cải cách điền địa” lên hàng quốc sách; đưa vào nông thôn Trà Vinh
một số cây trồng, vật nuôi mới và một số máy móc thiết bị cho sản xuất nông
nghiệp, TTCN và hoạt động ngư nghiệp. Một số hộ nông dân Trà Vinh bắt đầu làm
quen với việc sử dụng máy móc nông nghiệp, những máy móc thiết bị được sử dụng
nhiều là các loại máy cày, máy kéo, máy suốt lúa, bình xịt thuốc... nhưng hiệu quả
của nó không đáng kể vì phần lớn nông dân chưa đủ điều kiện tiếp thu và áp dụng,
họ vẫn duy trì những tập quán sản xuất cũ, đời sống chưa được cải thiện và càng rơi
vào cảnh đói nghèo.
Xã hội Trà Vinh nổi bật là xã hội nông nghiệp, đại đa số là nông dân, trình
độ dân trí thấp, tuy kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vẫn độc canh cây lúa, nhưng đã
xuất hiện một cơ chế mới đó là cơ chế nông – tín – thương là một tiền đề quan trọng
để phát triển kinh tế hàng hóa.
Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh được hình thành và phát triển trong lịch sử
bằng sự hòa hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa,
Chăm… Hàng trăm năm qua trong thành phần dân cư – dân tộc ở Trà Vinh, đông
nhất là người Kinh, kế đến là người Khmer, sau đó là người Hoa, người Chăm.
Ngày nay trong cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh có thêm thành viên mới là những
tộc người Tày, Thái, Mường, Nùng, Sila, Dao, Bana…
Người Khmer sống tập trung đông nhất ở 5 huyện Trà Cú, Cầu Kè, Tiểu
Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, chiếm từ 30% đến 50% trong tổng số dân cư.
Đã có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xâm nhập vào đời sống tâm linh ở các bộ
phận dân cư trên địa bàn như: Phật giáo (Đại thừa, Tiểu thừa khoảng 450.000 tín
đồ), Cao đài (13.000 tín đồ), Thiên chúa giáo (60.000 tín đồ), Hồi giáo (100 tín đồ),
Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân báo hiếu…. vấn đề tôn giáo cũng là một đặc điểm lớn của
cư dân Trà Vinh. [16, Tr. 29]
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là
văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng,
các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới), Sêne Dolta (lễ
cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng
bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.
Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số
lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà
Vinh cộng lại. Người Khmer xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến
trúc độc đáo, hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là: chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng
4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om; chùa Hang (Châu Thành), rộng 10 ha với những
cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol (Trà Cú), còn gọi là chùa
Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của
hàng ngàn con cò và nhiều loại chim quý khác; chùa Samrônge, chùa tọa lạc tại ấp
Đôn Hóa, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (nay là phường 8, thành phố Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh), tương truyền được xây dựng vào năm 642 và xây dựng lại
năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, gọi là “ông bổn”) của người Hoa vào rằm
tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè; Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa
Giáo như Bãi San, Đức Mỹ..., nhiều nhà thờ tại thành phố Trà vinh có kiến trúc đẹp
và cổ điển...
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như
cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và
đuông dừa; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo,
lươn um lá cách, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp
chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.
Những điều kiện về địa lí – tự nhiên và dân cư tỉnh trà Vinh chứa đựng nhiều
tiềm năng to lớn đề phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra những sản phẩm đa
dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản. Đó là cơ sở quan
trọng để phát triển công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương
thực - thực phẩm; đồng thời những điều kiện ở Trà Vinh còn là tiềm năng phát triển
công nghiệp du lịch, tổ chức phát triển giao lưu và hợp tác quốc tế.
1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân
dân tỉnh Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử
Trong tổng số hơn 1 triệu dân, đa phần là người Việt, người Khmer gần 30%
và khoảng 2% là đồng bào Hoa. Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc cộng cư trên đất
Trà Vinh vốn có truyền thống đoàn kết gắn bó keo sơn, đây chính là cơ sở hình
thành sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để con người Trà Vinh đủ sức chiến đấu và
chiến thắng kẻ thù cũng như hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, góp
phần làm đa dạng phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Có thể nói,
đoàn kết – chiến đấu – xây dựng là cái trục xuyên suốt chi phối toàn bộ tiến trình
lịch sử tỉnh Trà Vinh.
Đầu tiên và lâu dài nhất, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh đã một lòng một dạ
chung lưng đấu cật cùng nhau trong công cuộc khai phá thiên nhiên, dải rừng hoang
vu ngày nào nay đã trở thành những cánh đồng quanh năm vàng bông trĩu hạt, thành
những xóm làng trù phú, những khu đô thị trẻ trung tràn đầy sức sống.
Trong lúc cuộc khai hoang lập ấp còn đang tiếp diễn thì cộng đồng các dân
tộc Trà Vinh cùng nhân dân cả nước vùng lên chiến đấu trước những kẻ thù xâm
lược; khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược lên mảnh đất này, thì gần như ngay lập
tức, chúng vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của những người nông dân quanh năm
tưởng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vùng ven biển Cầu Ngang,
Duyên Hải – chủ yếu là ở Mương Khai (Mỹ Long), Cồn Ngao (Hiệp Thạnh), Ba
Động (Trường Long Hòa) – trở thành những căn cứ nổi tiếng của những cuộc khởi
binh mãnh liệt như: Đề Triệu (1867 – 1868), Phan Tôn – Phan Liêm (1868 – 1869),
Lê Tấn Kế – Trần Bình (1868 – 1870), Nguyễn Xuân Phụng – Đoàn Công Bửu
(1868 – 1874)… Khi các phong trào khởi binh theo xu hướng Cần Vương đi vào
chỗ thất bại thì cộng đồng các dân tộc Trà Vinh nhanh chóng đứng vào những cuộc
vận động yêu nước theo ý thức hệ tư sản dân tộc như phong trào Thiên Địa hội,
Đông du, Duy tân, Thanh niên cao vọng, Truyền bá chữ quốc ngữ…
Phong trào cách mạng theo ý thức hệ vô sản bén rễ vào vùng đất Trà Vinh từ
những năm đầu của thập niên 1920 với các tổ chức Công hội đỏ, Nông hội đỏ,
Thanh niên đỏ ra đời tại Mỹ Long (Cầu Ngang), tỉnh lỵ (thị xã Trà Vinh) và An
Trường (Càng Long), mà công lao gây dựng, tổ chức, phát triển thuộc về nhà cách
mạng lão thành Dương Quang Đông (1902 – 2003). Đây chính là những chiếc nôi
hình thành các Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (1927), rồi
các Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa xuân 1930) đầu tiên của tỉnh Trà Vinh.
Tỉnh ủy Trà Vinh ra đời vào cuối năm 1930 và đến năm 1945, toàn bộ các huyện
trong tỉnh đều có các Chi bộ Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các Huyện ủy.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh, cộng đồng các dân tộc Trà
Vinh đã vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào sáng ngày
25/8/1945, gần như cùng lúc với Sài Gòn – Gia Định.
Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Đảng
bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Trà Vinh đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu, lập
nên những chiến công vang dội như trận Cả Chương (1946), trận La Bang (1948),
chiến dịch Bắcsama – Cầu Kè (1949), chiến dịch Trà Vinh (mùa xuân 1950)…góp
phần cùng nhân dân cả nước đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp
phải ký kết Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh, rút quân về nước.
Ngay khi Hiệp định Genève còn chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã nhanh chân
nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, dựng lên chế độ bù nhìn
Ngô Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Trà Vinh trở thành một trong những trọng điểm đàn áp, khủng bố với nhiều thủ
đoạn mang tên “Sóng tình thương”, “Đồng tâm diệt cộng”… nhắm vào những
người kháng chiến cũ và quần chúng yêu nước. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém
đi khắp nơi, phát xít hóa bộ máy cai trị… Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, cộng đồng
các dân tộc Trà Vinh kiên trì đấu tranh chính trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ
trang, kết hợp đấu tranh chính trị với bạo lực vũ trang giành quyền làm chủ. Bắt đầu
từ Mỹ Long (14/9/1960), cuộc Đồng khởi nhanh chóng lan rộng và giành thắng lợi
trên phạm vi cả tỉnh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Trà Vinh
ngày càng mở rộng với sự ra đời và nhanh chóng trưởng thành của các đơn vị vũ
trang như Tiểu đoàn địa phương quân 501, Đại đội địa phương quân 509, Đại đội
Đặc công 513, Đại đội Pháo binh 517… cùng các đơn vị địa phương quân huyện,
dân quân du kích xã ngày đêm bám dân, bám đất làm nòng cốt cho phong trào nhân
dân du kích phát triển mạnh mẽ, đẩy địch vào thế bị động đối phó, góp phần cùng
quân dân cả nước làm phá sản các chiến lược “chiến tranh Đơn phương”, “chiến
tranh Đặc biệt”, “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
Trong cuộc Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, quân
dân Trà Vinh đã đồng loạt tiến công, khởi nghĩa vào thị xã và các huyện lỵ. Riêng
tại thị xã Trà Vinh, ta đã anh dũng thọc sâu đánh chiếm làm chủ Dinh Tỉnh trưởng
cùng các mục tiêu trọng yếu khác trong gần 48 giờ liền. Ngay sau đó, đại bộ phận
lực lượng vũ trang đã chủ động rút khỏi nội ô, hỗ trợ nhân dân vùng ven nổi dậy
giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn, tạo cơ sở giữ vững và phát triển cả thế lẫn
lực cho chặng cuối cùng quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Chính nhờ đó,
ngay sau chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Trà Vinh được Trung ương
cục miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
tặng thưởng Huân chương Thành đồng Tổ quốc cùng lá cờ mang tám chữ vàng
“Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công” và danh hiệu Trà Vinh anh dũng.
Trong chiến dịch Tổng tiến công – nổi dậy mùa Xuân 1975, đêm 29/4/1975,
các lực lượng vũ trang cách mạng Trà Vinh đã thần tốc đánh chiếm các mục tiêu
quan trọng, làm tê liệt ý chí chiến đấu của kẻ thù, tạo điều kiện cho nhân dân nổi
dậy đấu tranh chính trị, binh vận. Với ba mũi giáp công nhuần nhuyễn và sáng tạo,
Trà Vinh đã tự lực giải phóng hoàn toàn vào lúc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, gần như
cùng lúc với Sài Gòn – Gia Định, góp phần xứng đáng cùng quân dân cả nước chiến
thắng kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với những thành tích to lớn,
những chiến công lừng lẫy, tỉnh Trà Vinh có 54 tập thể cùng 24 cá nhân được Đảng,
Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong đó, Xã đội
phó Tam Ngãi (Cầu Kè) Nguyễn Thị Út (Út Tịch) đã trở thành biểu tượng của
người phụ nữ Việt Nam đánh Mỹ, qua hình tượng “Người mẹ cầm súng”, với câu
nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh!”.
1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến
năm 1985
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đi lên chủ
nghĩa xã hội, tình hình KT - XH cả nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng gặp
nhiều khó khăn. Được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV soi sáng, phát
huy điều kiện thuận lợi của địa phương, Đảng bộ Trà Vinh đã vận dụng sáng tạo các
chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời giải
quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương, đồng thời đề ra chủ trương phát triển KT
- XH trong những giai đoạn tiếp theo.
1.2.1. Tình hình kinh tế
* Giai đoạn 1976 – 1980:
Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng
bộ tỉnh Cửu Long xác định mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế sau năm 1975 là
“…ra sức khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp song song với phục hồi và
phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp…”. [1, Tr.17] Trong đó nhiệm vụ
trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, chú trọng sản xuất lương
thực, thực phẩm.
Quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, bên cạnh những
thuận lợi như đất đai màu mỡ, diện tích canh tác rộng, nông dân cần cù lao động…
tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như chiến tranh tàn phá nặng nề, ruộng vườn bị hoang
hóa, tư liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu thốn, hệ thống thủy nông chưa đủ
đáp ứng nhu cầu sản xuất, tình trạng sản xuất nhỏ và cá thể đang chi phối nền sản
xuất nông nghiệp.
Từ những khó khăn đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương
lớn nhằm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất và thu được nhiều kết
quả đáng kể. Qua 5 năm (1976 - 1980) khôi phục và phát triển, kinh tế trong tỉnh
đạt mức tăng trưởng bình quân 2,97%/năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng
bình quân 1,63%/năm; sản xuất CN - TTCN tăng bình quân 14,12%/năm. [2, Tr.22]
Sản xuất nông nghiệp: Đảng bộ tỉnh Cửu Long xác định nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu với phương hướng chung là phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng
tâm là lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, hình thành vùng lúa
cao sản, vùng tập trung chuyên canh cây ăn trái… kết hợp nông – ngư trên khắp địa
bàn sản xuất. Các cấp, các ngành quán triệt nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là sản xuất
lương thực, thực phẩm, ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa và màu
lương thực, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này phát triển tương đối toàn diện,
cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
lúa, màu lương thực, màu thực phẩm và một số loại cây công nghiệp khác; phát
triển chăn nuôi cả gia súc và gia cầm, trong đó chú trọng đến sức kéo…
Về trồng trọt, do nhiều yếu tố tác động nên sản lượng lương thực (qui thóc)
tăng, giảm thất thường. Năm 1977, sản lượng lương thực giảm 11,09% so với năm
1976; năm 1978 sản lượng giảm 20,91% so với năm 1977; năm 1979 sản lượng
tăng 26,02% so với năm 1978 và năm 1980 tăng 4,92% so với năm 1979.
Sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa liên tục tăng, tuy nhiên năng suất lúa
trong thời gian này tăng giảm không đều. Năm 1977, diện tích gieo sạ tăng 0,42%
nhưng năng suất giảm 12,01%, năm 1978 diện tích gieo sạ tăng 2,18% nhưng năng
suất giảm 23,17%, năm 1980 diện tích gieo sạ giảm 3,10% nhưng năng suất tăng
34,35%; việc trồng màu cũng được chú ý, năm 1976 diện tích trồng màu lương thực
chỉ có 10.121 ha đến năm 1980 đạt 16.376 ha, cây công nghiệp ngắn ngày năm
1976 chỉ có 1.815 ha đến năm 1980 đạt 7.911 ha. [54, Tr.2]
Công tác thủy lợi luôn được xem là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông
nghiệp nên nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng, ngay sau ngày giải phóng,
tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều công trình thủy lợi và bước vào tiến hành điện khí
hóa trong công tác thủy lợi phục vụ sản xuất, phong trào làm thủy lợi được dấy lên
sôi nổi, hàng trăm ngàn lượt người tham gia đào kinh mới, nạo vét kinh cũ, đấp đê
ven biển ngăn nước mặn, đấp bờ vùng, bờ thửa, làm cống, bọng… Đặc biệt, tỉnh
triển khai xây dựng đường điện 15KV, lập trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu…
[50, Tr.3]
Chăn nuôi, phát triển nhanh chóng, theo kết quả điều tra vào tháng 10 năm
1980, đàn heo trong tỉnh đạt 176.699 con so với năm 1976 là 135.171 con tăng
23,50%; đàn trâu bò đạt 98.855 con so với năm 1976 là 87.965 con tăng 11,01%;
đàn gia cầm tăng hơn 20%. [54, Tr.3]
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Khó khăn lớn nhất của tỉnh
sau ngày giải phóng là nền công nghiệp hầu như không có gì. Các ngành nghề sản
xuất từ nguồn nguyên liệu địa phương chỉ có một số cơ sở sản xuất gạch ngói, xay
xát lúa gạo, sản xuất đường mía và một số cơ sở sửa chữa cơ khí, các cơ sở này chủ
yếu tập trung ở thị xã và một số khu vực thuận lợi về giao thông.
Trước thực trạng trên và trước đòi hỏi về hàng tiêu dùng của đời sống xã hội,
đặc biệt là trong cơ chế của nền kinh tế bao cấp, buộc phải phát triển nhanh công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng những nhu cầu trên. Bước sang năm
1977, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ I (vòng 2) đề ra chủ trương phát triển kinh tế
trong những năm 1977 – 1980, trong đó xác định rõ phải ra sức khôi phục và phát
triển sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp đi đôi với “phát triển công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp… Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh…” Tuy
nhiên, bước vào sản xuất, trong những năm 1977 – 1980, sản xuất CN - TTCN
trong tỉnh luôn nằm trong tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu vật tư, phụ tùng, tiền
vốn, cán bộ…đặc biệt là thiếu nhiên liệu trầm trọng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn,
nhưng nhịp độ phát triển của CN - TTCN vẫn khá tốt, năm 1977 đạt 89% so với kế
hoạch đề ra; năm 1978 đạt 94,9%; năm 1980 đạt 99,62%. Trong giai đoạn 1976 –
1980, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,12%. [2, Tr.45-46]
Xây dựng cơ bản: Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) xác định
“Đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ rất nặng nề, vừa khắc phục hậu quả chiến
tranh tàn phá, vừa phát triển xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa, phải xây
dựng nhiều công trình kinh tế, văn hóa, phúc lợi công cộng…” [1, Tr.25] Thực hiện
chủ trương của Đảng bộ tỉnh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung
trên cả lĩnh vực sản xuất và không sản xuất, chủ yếu tập trung vào khắc phục sự yếu
kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà máy, xí
nghiệp, trường học…
Năm 1977, thi công được 122 công trình trong tổng số 147 công trình đã
triển khai, đạt 82,99% so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư 32.579.000 đồng, trong đó
vốn ngân sách địa phương 20.305.000 đồng, vốn tín dụng 6.919.000 đồng, vốn ủy
thác Trung ương 5.373.000 đồng. [51, Tr.12] Năm 1978, thi công được 130/163
công trình đã triển khai, đạt 79,75% so với kế hoạch. Tổng mức vốn thực hiện
23.450.000 đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 17.271.000 đồng, vốn tín
dụng 6.844.000 đồng, vốn ủy thác Trung ương 1.232.000 đồng. [52, Tr.6] Năm
1980, thi công được 65 công trình trong tổng số 82 công trình đã triển khai, đạt
79,26% so với kế hoạch, vốn đầu tư 11.798.000 đồng. Nhìn chung, vốn đầu tư tập
trung chủ yếu vào khu vực sản xuất (chiếm 85%), trong đó ngành thủy lợi công
nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp có vốn đầu tư khá lớn (chiếm 50%).
Giao thông vận tải: Sau ngày giải phóng, tình hình giao thông đường bộ
trong tỉnh tương đối phức tạp, toàn tỉnh có 198 tuyến lộ từ liên tỉnh lộ, tỉnh lộ,
hương lộ và lộ nông thôn với chiều dài 1.154 km, nhưng phần lớn hư hỏng chỉ còn
khoảng 30% lộ tốt; hệ thống cầu trong tỉnh có 129 chiếc (phần lớn là gỗ), được xây
dựng lâu đời và hư hỏng nặng. Về vận tải, tính chung toàn tỉnh xe vận tải nặng nhẹ
có 436 chiếc, xe vận tải hành khách cả xe lam ba bánh có 889 chiếc và trên một
nghìn xe lôi các loại; về giao thông thủy, tàu ghe chở hàng hóa và chở khách có 446
chiếc lớn nhỏ. [50, Tr.6]
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) đề ra nhiệm vụ của giao
thông vận tải trong những năm 1977 – 1980 là: “… bảo đảm yêu cầu vận chuyển
hàng hóa và đi lại của nhân dân (…) phải tu sửa hoàn chỉnh hệ thống giao thông
sẵn có trong tỉnh …” [1, Tr.26]
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, ngành giao thông đã chú ý đến việc tập
trung đầu tư xây dựng giao thông bộ trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau;
toàn tỉnh tiến hành trải thảm bê tông nhựa hàng chục kilômét và nâng cấp hàng trăm
kilômét đường tỉnh, xây dựng 15 cầu vĩnh viễn, đại tu hàng loạt cầu sắt trên các
đường tỉnh; hệ thống giao thông thủy là thế mạnh của tỉnh với nhiều tuyến sông sâu
và rộng, phương tiện trên 1.000 tấn có khả năng lưu thông và hàng trăm kilômét
đường sông phương tiện trên 30 tấn có khả năng lưu thông cùng nhiều kênh rạch
chằng chịt, xuồng ghe vận chuyển hàng hóa và đi lại dễ dàng suốt cả năm, ngoài ra
còn 65km bờ biển, là tiềm năng phát triển giao thông vận tải đường biển.
Tuy được củng cố, nhưng hệ thống giao thông vận tải trong tỉnh còn phức
tạp, mặc dù vậy hệ thống giao thông vận tải cũng góp phần rất lớn vào việc vận
chuyển hàng hóa và đi lại cho nhân dân, năm 1977 vận tải hàng hóa đạt 130.700 tấn
và vận tải hành khách đạt 8.250.000 người; năm 1980 vận tải hàng hóa đạt 160.100
tấn và vận tải hành khách đạt 8.356.000 người. [54, Tr. 12]
Ngân sách: Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) xác định nhiệm
vụ cơ bản của hoạt động tài chính trong giai đoạn này là “..làm chủ các nguồn vốn
để đảm bảo thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa…” [1, Tr.32]
Thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động tài chính từng bước vươn lên khai thác
nguồn thu trên địa bàn, giải quyết vấn đề cân đối giữa thu và chi, đáp ứng yêu cầu
quản lý, đầu tư phát triển KT - XH của tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn từ năm 1976 đến năm 1980 đạt 203.189.000 đồng, trong đó thu từ xí nghiệp
quốc doanh chiếm 23,51%; thuế công thương nghiệp chiếm 30,43%; thuế nông
nghiệp chiếm 24,98%. [2, Tr.60]
Từ nguồn thu đảm bảo, chi ngân sách cũng từng bước đáp ứng được yêu cầu
xây dựng, đầu tư vốn cho các thành phần, các đơn vị kinh tế, đảm bảo chi thường
xuyên (chi hành chính sự nghiệp) và chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng.
Trong các nội dung chi từng bước ổn định, năm 1976 chi xây dựng cơ bản chiếm
25,15% tổng chi ngân sách, năm 1980 chiếm 27,52%; riêng chi cho hành chánh sự
nghiệp có bước giảm dần so với tổng chi ngân sách, năm 1976 chi hành chánh sự
nghiệp chiếm 66,77% đến năm 1980 chỉ còn 46,01%. [2, Tr.62]
* Giai đoạn 1981 – 1985:
Trong giai đoạn này nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được khôi phục và phát
triển đạt nhiều thành tựu to lớn, qua 5 năm (1981 - 1985) khôi phục và phát triển
kinh tế trong tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 14,35%; tổng sản phẩm
xã hội so với thời kỳ 1976 – 1980 tăng 5,7 lần, thu nhập quốc dân tăng 6 lần; giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 14,35%; sản xuất CN -
TTCN tăng bình quân hàng năm 25,33%. [57, Tr.19]
Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt: Sản lượng lương thực trong 5 năm (1981 – 1985) đạt 3.780.000
tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với 5 năm (1976 - 1980), đưa sản lượng lương thực bình
quân hàng năm tăng 10,4% so với thời kỳ 1976 – 1980. Năm 1985, hạn hán kéo dài,
sâu rầy xảy ra liên tiếp nhưng Đảng bộ tỉnh đã đi sâu chỉ đạo thâm canh, hình thành
được 17.000 ha lúa cao sản tập trung của tỉnh, đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh
đạt trên 900.000 tấn, tăng 66,48% so với năm 1976; lương thực bình quân đầu
người từ 449kg/người năm 1976, tăng lên 609kg/người vào năm 1985, tăng
35,63%. [30, Tr.2]
Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị
số 100/CP-TW về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện rộng rãi Chỉ thị
số 100/CP-TW đã phát huy mạnh mẽ, tích cực, tự giác của xã viên, tập đoàn viên,
lôi cuốn mọi người tập trung công sức, tận dụng đất đai, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật và kinh nghiệm vào sản xuất… nên diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều
tăng cao, tăng thu nhập cho người dân và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tổng diện tích gieo trồng lúa giai đoạn 1981 – 1985 chỉ tăng 0,48% so với giai đoạn
1976 – 1980 nhưng năng suất bình quân tăng nhanh, đưa tổng sản lượng lúa trong
giai đoạn này đạt 2.045.074 tấn, tăng 48%. [2, Tr.27]
Song song với cây lúa, cây màu lương thực cũng được chú ý phát triển, diện
tích và sản lượng màu lương thực liên tục tăng, đến năm 1985 diện tích màu lương
thực tăng 3,46 lần, sản lượng quy thóc tăng 3,84 lần so với năm 1976; các loại rau
đậu phát triển rất nhanh, đến năm 1985 diện tích tăng gần 7,76 lần; sản lượng đạt
25.120 tấn, tăng hơn 9 lần so với năm 1976. [2, Tr.29]
Phát triển cây công nghiệp là một hướng sản xuất quan trọng góp phần phát
triển nông nghiệp toàn diện, cung cấp nguyên liệu cho phát triển CN - TTCN, đặc
biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu
xuất khẩu thời kỳ này tăng gần 2 lần so với thời kỳ trước, một số cây phát triển khá
như: mía, đậu, mè, bông vải, lác, dược liệu…, giá trị sản lượng cây công nghiệp
năm 1985 tăng 4,5 lần so với năm 1976.
Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm khá phát triển, chủ yếu là đàn trâu, bò, heo,
gà, vịt…, từng bước nâng dần tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị
sản lượng nông nghiệp, tốc độ phát triển bình quân hàng năm trong thời kỳ 1981 –
1985 so với thời kỳ 1976 – 1980 là: đàn trâu tăng 2,75%, đàn bò tăng 2,3%, đàn heo
tăng 5%, đàn vịt tăng 2 lần…[30, Tr.3]
Hải sản là thế mạnh thứ 2 của tỉnh nên Tỉnh ủy chủ trương xây dựng cơ cấu
kinh tế công – nông – ngư nghiệp ở tỉnh và thực hiện có kết quả bước đầu. Sản
lượng hải sản khai thác năm 1980 là 18.500 tấn tăng lên 53.000 tấn năm 1984, nghề
cá phát triển cả 3 mặt đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Đặc biệt nuôi trồng trở thành
phong trào quần chúng rộng rãi, có nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp ở vùng nước
ngọt và nước mặn; lực lượng đánh bắt quốc doanh được củng cố, tăng cường và làm
ăn có hiệu quả; lực lượng đánh bắt của tập thể và cá thể cũng phát triển cả về ngư
cụ, phương tiện. Sản lượng tôm cá năm 1985 đạt 67.000 tấn, trong đó khai thác đạt
37.400 tấn tăng 24,6% so với năm 1980. [30, Tr.4]
Song song với đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục thực hiện chỉ thị 93 của Ban bí
thư về thực hiện công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp. Đến tháng 9
năm 1985 toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản cải tạo nông nghiệp với hình thức phổ
biến là tập đoàn sản xuất, đang đi vào liên doanh tập đoàn và xây dựng hợp tác xã
thí điểm. Toàn tỉnh đã tổ chức được 5.400 tập đoàn và 18 hợp tác xã nông nghiệp,
trong đó có 200 tập đoàn và 9 hợp tác xã tiên tiến, thu hút 96,8% số hộ nông nghiệp
và 93,4% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Hình thức liên doanh tập đoàn nông
– công – thương – tín được hình thành ở nhiều nơi, đã đào tạo được 112.313 cán bộ
cho các tập đoàn và hợp tác xã. [30, Tr.12]
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trên cơ sở xác định cơ cấu
kinh tế công – nông – ngư nghiệp và mục tiêu kinh tế là sản xuất lương thực, hàng
tiêu dùng và xuất khẩu. Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp hàng
tiêu dùng, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, cơ khí, gạch ngói….
Nhờ tận dụng tốt năng lực sản xuất hiện có, xây dựng mới một số xí nghiệp quan
trọng, khai thác nguyên liệu tại chỗ, liên kết với tỉnh bạn… Do đó, sản xuất CN -
TTCN phát triển khá nhanh, nhịp độ bình quân hàng năm thời kỳ 1980 – 1985 tăng
30,2% (thời kỳ 1976 – 1980 tăng có 19,3%). Một số mặt hàng mới được sản xuất
như: máy sấy lúa, dây chuyền đánh tơi tơ xơ dừa, than gáo dừa… Thời kỳ 1981 –
1985, nhịp độ tăng bình quân hàng năm của công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm là 38,4%; công nghiệp chế tạo máy móc sản phẩm bằng kim loại là 24%; vật
liệu xây dựng là 17,1%; các ngành dệt, da, may, nhuộm là 12%.[30, Tr.5]
Xây dựng cơ bản: Công tác xây dựng cơ bản trong những năm qua luôn
được mở rộng, mặc dù nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn chế, vật tư cung ứng
không kịp thời và đồng bộ nhưng tỉnh đã khai thác triệt để các nguồn khả năng, vay
thêm tiền vốn vật tư cho các mục tiêu then chốt và công trình trọng điểm nên đã
hoàn thành khối lượng lớn công trình và năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên
đáng kể, nhất là ngành thủy lợi, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng. Vốn đầu
tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước thời kỳ 1981 – 1985 là 356 triệu
đồng, trong đó khu vực sản xuất vật chất chiếm 75% và khu vực không sản xuất
25%, ngoài ra các huyện còn sử dụng hàng trăm triệu đồng vốn tự có để mở rộng
sản xuất và xây dựng các cơ sở phúc lợi phục vụ nhân dân. Tổng mức đầu tư thời kỳ
1981 – 1985 tăng 7 lần so với thời kỳ 1976 – 1980, trong đó đầu tư cho khu vực sản
xuất vật chất chiếm 80,15% và khu vực không sản xuất chiếm 19,85%. [57, Tr.21]
Giao thông vận tải: Vẫn còn nhiều khó khăn, tình trạng cầu đường xuống
cấp nghiêm trọng, phương tiện tuy được tăng cường nhưng không đủ bù đắp số hư
hỏng phải thanh lý, vấn đề xăng dầu, phụ tùng thay thế, hệ thống bến bãi, nhà kho,
cầu cảng chưa được quy hoạch đầu tư thỏa đáng… nhưng với tinh thần tập trung
giải quyết những khó khăn, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành nhiệm vụ vận
tải hàng hóa và hành khách, nhất là nhiệm vụ vận tải cho Trung ương. Năm 1984,
tổng khối lượng vận tải hàng hóa đạt 806.000 tấn, tăng 70,33% so với năm 1980;
vận tải hành khách đạt 5,3 triệu người tăng 59,44% so với năm 1980. [57, Tr.5]
Năm 1981, tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển phương tiện thủy, lấy vận tải
thủy làm mạch máu giao thông chủ yếu, nên toàn ngành phấn đấu đưa khối lượng
hàng hóa vận chuyển đường thủy tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân hàng
năm về hàng hóa luân chuyển bằng đường thủy từ 17,9% giai đoạn 1976 – 1980 lên
47,05% giai đoạn 1981 – 1985; việc duy tu bảo dưỡng và nâng cấp cầu đường cũng
được chú ý, việc quản lý phân cấp phương tiện, cầu đường có nhiều tiến bộ. [30,
Tr.6]
Tuy nhiên, giao thông vận tải phát triển còn chậm chưa đáp ứng kịp yêu cầu
của sản xuất và đi lại của nhân dân, chuyển biến vận tải thủy chưa mạnh, nâng cấp
cầu đường còn yếu, việc xây dựng giao thông nông thôn diễn ra chậm…
Ngân sách: Mấy năm qua các nguồn thu cho ngân sách được đảm bảo, thu
từ các cơ sở quốc doanh và từ sản xuất chiếm tỉ lệ ngày càng tăng. Từ năm 1981
đến 1985 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước tăng vượt bậc và tăng gấp 16,37
lần so với giai đoạn 1976 – 1980. Năm 1984 là năm có số thu cao nhất và đạt trên
1.357 triệu đồng, tăng gần 121 lần so với năm 1976, trong đó các khoản thu đạt cao
nhất như: thu từ quốc doanh cao gần 170 lần, thu thuế công thương nghiệp cao gấp
224 lần và thu thuế nông nghiệp cao gấp 57 lần so với năm 1976. [2, Tr. 61]
Việc chi ngân sách địa phương đã từng bước nâng cao sự nghiệp kinh tế, văn
hóa, xã hội trong tỉnh, đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh
tế trong tỉnh năm 1985 tăng hơn 6 lần so với năm 1980. Nhưng việc thu ngân sách
còn nặng về thu từ chênh lệch giá, chưa quan tâm tạo nguồn thu từ sản xuất nên
nguồn thu chưa vững chắc, chưa xuất phát từ nhu cầu chi để mở rộng khai thác
nguồn thu; việc chi từ nguồn ngân sách chưa tập trung vào những lĩnh vực tạo ra
của cải xã hội nhanh nhất, còn lãng phí lớn trong chi cho xây dựng cơ bản.
1.2.2. Tình hình xã hội
* Giai đoạn 1976 – 1980:
Sau giải phóng, tình hình an ninh chính trị của tỉnh có nhiều khó khăn, phức
tạp, các thế lực thù địch chống phá liên tục. Tuy nhiên với khí thế chiến thắng của
cách mạng, sức mạnh của quần chúng nhân dân và dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng
và nhà nước, tỉnh Cửu Long tăng cường các quản lý xã hội ổn định chính trị, đưa
mọi hoạt động của nhân dân sớm trở lại bình thường, tích cực phục vụ công việc
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển KT - XH của tỉnh. Sự kiện nổi
bật thời kỳ này là thông qua các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với
phong trào quần chúng, lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng công an nhân dân
nói riêng đã đi sâu điều tra khai thác kịp thời phát hiện làm rõ, triệt phá 31 tổ chức
nhen nhóm phản cách mạng; bắt, gọi hàng, tiêu diệt và xử lý bằng các hình thức 995
tên; tổ chức đăng ký trình diện cho gần 40.000 người và mở hàng chục lớp học cải
tạo cho cán bộ trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. [3, Tr.83]
Sau năm 1975, do tình hình KT - XH chưa phát triển, hậu quả nặng nề của
chiến tranh, hàng năm số người lao động không có việc làm trong tỉnh luôn ở mức
cao tới hàng chục ngàn người. Tình hình đó, tỉnh chủ trương vận động nhân dân đi
xây dựng vùng kinh tế mới ở trong, ngoài tỉnh; phục hồi, mở rộng các ngành nghề
truyền thống tạo việc làm cho nhân dân; mặc khác, các cơ quan nhà nước tích cực
tuyển dụng lao động vào làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và hệ thống
chính quyền từ tỉnh đến cơ sở… Trong giai đoạn này, bình quân hàng năm tỉnh giải
quyết việc làm cho 6.000 đến 8.000 lao động. [3, Tr.60]
Thực hiện quan điểm của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trong chỉ đạo công tác giáo dục
đào tạo, tỉnh đặc biệt quan tâm công tác xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, từ sau ngày
giải phóng việc xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và bổ túc văn hóa đã được quan tâm
đúng mức và phát triển thành một phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng.
Trong 2 năm 1976 – 1977 toàn tỉnh đã xóa mù chữ được 95,77% số người mù chữ.
Công tác bổ túc văn hóa được tổ chức thường xuyên, tỉnh đã xây dựng được 2
trường bổ túc văn hóa tập trung và ở mỗi huyện thị đều tổ chức được 1 trường bổ
túc văn hóa, bình quân mỗi trường có từ 100 đến 150 học viên. [51, Tr.15]
Công tác giáo dục phổ thông tiếp tục được cải tạo, mở rộng mạng lưới
trường lớp, huy động trẻ em vào các cấp học ngày càng đông, năm học 1976 – 1977
toàn tỉnh có 381 trường, 6.414 giáo viên, 320.867 học sinh, 6.175 lớp; năm học
1977 – 1978 toàn tỉnh có 365 trường, 6.917 giáo viên, 302.827 học sinh, 7.736 lớp.
[51, Tr.16]
Các trường lớp được củng cố, tăng cường phòng học, bàn ghế, tuy đáp ứng
tốt yêu cầu hiện tại nhưng cũng giải quyết một phần khó khăn, 100% xã, phường có
trường cấp I và II. Chất lượng giảng dạy từng bước nâng lên, năm học 1979 – 1980
học sinh thi hết cấp II đạt 94%, tốt nghiệp cấp III đạt 81,5%, riêng học sinh thi đổ
vào đại học còn thấp (8,1% so với tổng số thí sinh dự thi). [54, Tr.15]
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ

More Related Content

What's hot

Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelCat Van Khoi
 
Chien luoc marketing quoc te honda
Chien luoc marketing quoc te   hondaChien luoc marketing quoc te   honda
Chien luoc marketing quoc te hondanhiduonggia
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-groupCamryn Huynh
 
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMTiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMnataliej4
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYĐề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúng
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúngHoạt động tài trợ trong quan hệ công chúng
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúngcongson19
 
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...Nguyễn Công Huy
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 

What's hot (20)

Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của Viettel
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
 
Chien luoc marketing quoc te honda
Chien luoc marketing quoc te   hondaChien luoc marketing quoc te   honda
Chien luoc marketing quoc te honda
 
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group82944459 pttq-kinh-do-group
82944459 pttq-kinh-do-group
 
Tìm hiểu hoạt động truyền thông thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia samsung ...
Tìm hiểu hoạt động truyền thông thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia samsung ...Tìm hiểu hoạt động truyền thông thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia samsung ...
Tìm hiểu hoạt động truyền thông thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia samsung ...
 
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH SHOP THỜI TRANG MẸ VÀ BÉ
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH SHOP THỜI TRANG MẸ VÀ BÉLẬP DỰ ÁN KINH DOANH SHOP THỜI TRANG MẸ VÀ BÉ
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH SHOP THỜI TRANG MẸ VÀ BÉ
 
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMTiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAYTiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAYĐề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm công ty Sao Thái Dương, HAY
 
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúng
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúngHoạt động tài trợ trong quan hệ công chúng
Hoạt động tài trợ trong quan hệ công chúng
 
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...
Tiểu luận môn marketing dịch vụ: Phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 

Similar to Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ

Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...anh hieu
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...hieu anh
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 

Similar to Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ (20)

Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
 
Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAYKhóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
 
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAYLuận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hàng Quốc Tuấn QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 Luận văn thạc sĩ Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hàng Quốc Tuấn QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Luận văn thạc sĩ Lịch sử Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định. Tác giả Hàng Quốc Tuấn
  • 4. Mục Lục MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Chương 1.........................................................................................................................7 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986 ........................................7 1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh..........................................................7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................19 1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân tỉnh Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử.............................................................................22 1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến năm 1985.25 1.2.1. Tình hình kinh tế...........................................................................................25 1.2.2. Tình hình xã hội............................................................................................34 * Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................. 38 Chương 2.......................................................................................................................42 KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 .............42 2.1. Đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh......................................................................................................................42 2.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................42 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng ........................................................................43 2.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh.............................45 2.2. Những chuyển biến của nền kinh tế tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 48 2.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp.........................................................................49 2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...............................................................55 2.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ......................................................................57 2.2.4. Tài chính – ngân hàng...................................................................................60 2.2.5. Giao thông vận tải.........................................................................................62 2.2.6. Xây dựng cơ bản...........................................................................................64 2.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 ..........66
  • 5. 2.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân...............................................................66 2.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin........................................................68 2.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường ...............................................................................72 2.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình ......................73 2.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc ..................76 2.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ..........................................77 * Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................. 79 Chương 3.......................................................................................................................82 KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 .............82 3.1. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................82 3.2.1. Về nông – lâm – ngư nghiệp.........................................................................84 3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...............................................................94 3.2.3. Thương mại, dịch vụ - du lịch ......................................................................98 3.2.4. Tài chính – ngân hàng.................................................................................101 3.2.5. Giao thông vận tải.......................................................................................104 3.2.6. Xây dựng cơ bản.........................................................................................107 3.3. Những chuyển biến về xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010 ........109 3.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân.............................................................110 3.3.2. Tình hình giáo dục, văn hóa - thông tin......................................................112 3.3.3. Y tế, vệ sinh môi trường .............................................................................116 3.3.4. Thực hiện chính sách xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình ....................120 3.3.5. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc ................123 3.3.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ........................................127 * Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................... 130 KẾT LUẬN.................................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................142 PHỤ LỤC....................................................................................................................147
  • 6. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN - CN - TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - DS - KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình - GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo - KCN: Khu công nghiệp - KT - XH: Kinh tế - xã hội - TTCN: Tiểu thủ công nghiệp - TM - XNK: Thương mại – xuất nhập khẩu - THCS: Trung học cơ sở - THPT: Trung học phổ thông
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc, việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Hiện nay, lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa, góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, đất nước, giúp thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với dân tộc. Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội tương lai, bởi nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, lịch sử địa phương còn góp phần làm cho thế hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo đang đem lại những thành tựu to lớn khắp mọi miền đất nước, từ đó càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc Việt Nam. Đất Trà Vinh, quà tặng của biển Đông và sông Cửu Long, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, là vùng sinh thái đa dạng, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đó chính là điều kiện lý tưởng cho những ai đến sinh sống lập nghiệp ở vùng đất này. Cư dân Trà Vinh là một cộng đồng đa dân tộc sống gần gũi với nhau, có đời sống văn hóa phong phú, quá trình chung sống bên nhau của cộng đồng dân cư này cũng là quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, đây là hiện thực xuyên suốt lịch sử khai phá, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này. Trải qua hơn hai trăm năm hình thành và phát triển, với đặc thù kinh tế văn hóa của mình Trà Vinh có nhiều đóng góp quý báu cho dân tộc cả trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong lao động sản xuất, làm phong phú và độc đáo
  • 8. thêm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong quá trình khẩn hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế kỷ XVI - XVII, trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cả nước xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa… Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), nhân dân Trà Vinh tiếp nối truyền thống của cha ông nhanh chóng bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là khôi phục và phát triển KT - XH. Sau mười năm từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975 - 1985), với tính cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân và sự nỗ lực của Đảng bộ, các cấp chính quyền, KT - XH tỉnh Trà Vinh thu được những thành tựu bước đầu, diện mạo tỉnh Trà Vinh dần thay đổi, đời sống người dân được cải thiện so với trước giải phóng. Tuy nhiên công cuộc xây dựng và phát triển KT - XH ở Trà Vinh còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển KT - XH nước nhà nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới đã tạo điều kiện cho cả nước đẩy mạnh phát triển KT - XH nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Vận dụng triệt để và sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào thực tế địa phương, KT - XH tỉnh Trà Vinh trong những năm 1986 - 2010 có những chuyển biến quan trọng, đời sống người dân ngày càng nâng cao, những chuyển biến về KT - XH đó nói lên tinh thần cách mạng, ý chí vươn lên trong khó khăn để xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Trà Vinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục. Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh thời kỳ đổi mới (1986 – 2010), thấy rõ những thành tựu, sự chuyển biến mạnh mẽ về KT - XH địa phương có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng, đây cũng là căn cứ khoa học để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách phát triển KT - XH phù hợp, từ đó tạo động lực cho việc xây dựng quê hương Trà Vinh ngày
  • 9. càng phát triển. Đồng thời, việc nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp thế hệ trẻ có thêm những hiểu biết cần thiết về quê hương mình, về công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh… Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về KT - XH thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng là vấn đề được giới khoa học ở cả Trung ương và địa phương quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu về KT - XH tỉnh Trà Vinh thời kỳ đổi mới (1986 - 2010) còn rất ít và cũng chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung về tình hình kinh tế hoặc xã hội của tỉnh Trà Vinh. - Năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Lịch sử tỉnh Trà Vinh, Tập 1; tập 2 xuất bản năm 1999; tập 3 xuất bản năm 2005. Nội dung giới thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. - Năm 2008, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Hào khí Trà Vinh, sách có đề cập đến tình hình phát triển KT - XH của tỉnh nhưng chỉ là những phác họa mang tính chất giới thiệu… - Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI, giới thiệu ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu gọi đầu tư và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Trà Vinh… Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện,
  • 10. hệ thống và cụ thể về quá trình chuyển biến KT - XH của tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình KT - XH tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: giới hạn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2010. Sở dĩ tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), được ghi nhận như một mốc son của lịch sử. Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đại hội Đảng lần VI đề ra đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển KT - XH đất nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Năm 2010 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh và đây cũng là năm Trà Vinh đạt nhiều thành tựu về KT - XH, thị xã Trà Vinh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến KT - XH tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2010, tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về trước năm 1986. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến các mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986 – 2010), qua đó nêu được những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và rút ra được những kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh. Từ thực tiễn của quá trình chuyển biến các mặt KT - XH tỉnh Trà Vinh (1986 – 2010), đề xuất những giải pháp, kiến nghị, nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh hiện tại và trong tương lai.
  • 11. 4. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về KT - XH, các văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước. - Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh. - Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng năm của các sở, ban ngành và của UBND tỉnh Trà Vinh. - Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh. - Các công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của tỉnh Trà Vinh. - Các trang Web có liên quan đến KT - XH của tỉnh Trà Vinh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp chính trong việc nghiên cứu tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp tiếp cận hệ thống, đồng thời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu… 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống quá trình chuyển biến KT - XH tỉnh Trà Vinh trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2010), làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển KT - XH tỉnh Trà Vinh, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau. - Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông tỉnh Trà Vinh, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
  • 12. - Luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cấp chính quyền Trà Vinh hoạch định chiến lược phát triển KT - XH địa phương trong những giai đoạn tiếp theo. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Khái quát về tỉnh Trà Vinh trước năm 1986 Chương 2: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 1995 Chương 3: Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1996 đến năm 2010
  • 13. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Khái quát về vùng đất, con người Trà Vinh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Lịch sử hình thành và phát triển: Vùng đất Trà Vinh trước đây vốn là “xứ Trà Vang”, tên “Trà Vang” có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Môn cổ mà dân gian thường gọi là “T’rah – Păng”. Tên gọi đó phản ánh đặc điểm cảnh quan xưa của một miền châu thổ mới bồi ven sông, ven biển, có nhiều ao hồ …. Cũng như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, đất Trà Vinh trước kia là địa bàn của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ (thế kỷ I đến thế kỷ VI). Thế kỷ thứ VII, vương quốc Khmer chiếm lĩnh và tiêu diệt vương quốc Phù Nam, năm 1757 vua Chân Lạp cắt phần đất Trà Vang dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát, Chúa đặt thành phủ Trà Vang và phủ Măng Thít, thuộc trấn Vĩnh Thanh. Lỵ sở của phủ Trà Vang được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là các ấp Vĩnh Bảo,Vĩnh Trường, Xuân Thạnh xã Hoà Thuận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của chúa). Thời Gia Long, Nam Kỳ có 5 trấn, vùng Vĩnh Long và An Giang họp thành trấn Vĩnh Thanh, đất Trà Vinh là một địa phương nhỏ thuộc trấn này. Đến năm 1832, trấn Vĩnh Thanh đổi thành trấn Vĩnh Long cùng với Phiên An, Biên Hòa, Định Tường và Hà Tiên hợp thành 5 trấn trực thuộc thành Gia Định. Trấn Vĩnh Long bấy giờ bao gồm 4 phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hoá. Phủ Lạc Hoá gồm 2 huyện: Tuân Ngãi có 5 tổng 76 xã; huyện Trà Vang (sau đổi thành huyện Trà Vinh) có 6 tổng và 70 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 1832, sau khi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh trực thuộc triều đình Huế, đất Trà Vinh bấy giờ vẫn là phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long. Sau khi đánh chiếm Nam kỳ, người Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hoá, huyện Trà Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) đổi thành hạt tham biện Bắc
  • 14. Trang. Hạt Trà Vinh lúc này có 10 tổng: tổng Bình Trị với 11 thôn, tổng Bình Phước với 13 thôn, tổng Trà Bình với 9 thôn, tổng Trà Nhiêu với 17 thôn, tổng Trà Phú với 10 thôn, tổng Vinh Lợi với 24 thôn, tổng Vinh Trị với 17 thôn. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, sáp nhập thêm hai tổng Ngãi Hoà, Ngãi Long của hạt Bắc Trang (giải thể) và hai tổng Bình Khánh, Bình Hoá chuyển từ hạt Vĩnh Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt Trà Vinh đổi thành tỉnh Trà Vinh (theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương), là một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ, lúc bấy giờ tỉnh Trà Vinh gồm các quận: Càng Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang. Ngày 1 tháng 1 năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc thành lập huyện Cầu Ngang và huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc Trang và một phần huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh có 5 quận như sau: quận Châu Thành có 4 tổng (Trà Nhiêu, Trà Phú, Trà Bình, Bình Phước, quận lỵ tại làng Long Đức); quận Cầu Ngang có 3 tổng (Bình Trị, Vinh Lợi, Vinh Trị, quận lỵ tại làng Thuận Mỹ); quận Bắc Trang có 3 tổng (Ngãi Hoà Trung, Thành Hoá Thượng, Ngãi Hoà Thượng, quận lỵ tại làng Trà Cú); quận Càng Long có 2 tổng (Bình Khánh, Bình Khánh Thượng, quận lỵ tại làng An Trường); quận Tiểu Cần có 2 tổng (Ngãi Long, Thành Hoá Trung, quận lỵ tại làng Tiểu Cần). Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó nhập về Trà Vinh, lúc này Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè, Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà, tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Trà Vinh được đổi thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Vĩnh Bình hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và ngày 26 tháng 12 năm 1991 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long
  • 15. và Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, công nhận thị xã Trà Vinh trở thành thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh Trà Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên (6.803,5 ha), dân số (131.360 nhân khẩu) và các đơn vị hành chính (9 phường, 1 xã) thuộc thị xã Trà Vinh cũ. Vị trí địa lí: Tỉnh Trà Vinh có hình thể như một tứ giác, có diện tích tự nhiên là 2.215,16 km2 (2003), nằm giữa 90 31 đến 100 04 độ vĩ bắc và 1050 57 đến 1060 36 độ kinh đông. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển là 65km2 ; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới là sông Hậu, dài hơn 60km; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới là những rạch nước và giồng đất, dài gần 60km; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), dài 60km. Hiện nay tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính lớn: thị xã Trà Vinh (năm 2010 là thành phố Trà Vinh) và 7 huyện là Càng Long, Duyên Hải, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang với 105 xã, phường và thị trấn (xã: 85, phường: 9, thị trấn: 12); Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200km và cách thành phố Cần Thơ 100km. Ở địa thế nằm kẹp giữa hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, có hai cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, thông với biển Đông, Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng. Thông qua các con sông và cửa sông, Trà Vinh có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy. Tuy nhiên, Trà Vinh cũng gặp nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế, do nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, không có quốc lộ 1 đi qua, việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long và hai tuyến quốc lộ 54 và 60 nối với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.
  • 16. Địa hình: Đất Trà Vinh được hình thành từ lâu đời và đã trải qua những thăng trầm vì bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần biển lùi, biển tiến … Vùng đất Trà Vinh được xem như là con đẻ của sông Mê Kông và biển Đông, hai nhánh của dòng Mê Kông là sông Hậu và sông Cổ Chiên đã, đang và sẽ tiếp tục chuyển tải phù sa ra biển để không ngừng bồi đấp cho miền đất này và theo thời gian vùng đất Trà Vinh cứ vươn dài ra biển. Vào thế kỷ XVII, bờ biển Trà Vinh còn ở Đôn Châu (Trà Cú) và Bến Giá (Cầu Ngang)… mà ngày nay khu vực này nằm sâu trong nội địa. Từ năm 1940 đến nay, mũi đất Ba động (Duyên Hải) đã dài thêm ra phía biển hàng ki lô mét… Đất Trà Vinh, nhìn bao quát là một dải đồng bằng ven biển, không có núi đồi, độ cao trung bình từ 2m đến 3m so với mực nước biển, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu; nhìn chi tiết, đất Trà Vinh có nhiều chỗ gợn lên như lớp sóng, bởi tác động của thủy triều biển Đông trên vùng đất phù sa bồi tụ. Từ lâu đồng bào địa phương gọi những chỗ đất gợn lên đó là “gò”, là “giồng” và đặt tên riêng cho từng gò đất, giồng đất đó. Hợp chất đất ở các giồng, gò là cát pha sét, một số nơi có phù sa pha bùn, các giồng đất thường trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các giồng đất có kích thước khác nhau về chiều rộng, chiều dài và độ cao: chiều rộng khoảng 100m đến 200m, chiều dài khoảng 400m đến 2.000m, độ cao khoảng 2 đến 5m so với mặt nước biển. Ngày nay trên vùng đất Trà Vinh hiện diện hàng trăm giồng đất như thế, song mật độ phân bố và tuổi của các giồng đất khác nhau. Nói chung, càng gần biển các giồng đất càng dày và trẻ. Phân loại một cách tương đối, ở Trà Vinh có: gần 2.500 ha đất giồng; gần 23.000 ha đất cát ven giồng; hơn 50.000 ha đất mặn ven biển; số còn lại là đất phù sa ven sông rạch. Sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía Nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao từ 0,5m đến 0,8m nên hàng năm thường bị ngập mặn trong thời
  • 17. gian 3 đến 5 tháng. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp cho việc tưới tiêu, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng. Sông, rạch, biển: Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là Cổ Chiên (cửa Cung Hầu) và sông Hậu (cửa Định An), sông Cổ Chiên và sông Hậu được ví như hai đường biên lớn cho mạng lưới sông rạch, kênh đào chằng chịt và phân bố tương đối đều như mạch máu trên khắp cơ thể tự nhiên của trà Vinh. Mạng lưới sông rạch, kênh đào ở đây dày đặc, tính trung bình cứ 100m2 diện tích tự nhiên có tới 10m2 diện tích mặt nước. Có thể phân chia mạng lưới sông rạch, kênh đào ở Trà Vinh thành ba hệ thống: hệ thống đổ ra biển (trên địa bàn huyện Duyên Hải), hệ thống đổ ra sông Cổ Chiên (trên địa bàn huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang và thị xã Trà Vinh), hệ thống đổ ra sông Hậu (trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú). Các hệ thống sông rạch, kênh đào giao nhau tạo nên một mạng lưới lưu thông và điều hòa thủy mực các nguồn nước cung cấp cho địa bàn tỉnh Trà Vinh, hệ thống sông rạch, kênh đào ấy không chỉ có ý nghĩa đối với việc tưới tiêu mà còn đem lại nguồn phù sa vô tận, bồi đắp cho dải đất Trà Vinh. Trà Vinh có một vùng biển khá độc đáo với 65km bờ biển, hàng năm có hàng trăm tỉ m3 nước từ thượng nguồn Mê Kông theo hai cửa sông Cổ Chiên và sông Hậu đổ ra biển, đây là hai cửa sông rộng lớn là bãi đẻ thích hợp cho nhiều loài thủy sản. Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm. Vùng biển Trà Vinh có độ sâu vừa phải (từ 5,5m đến 23,8m), nhưng có đà sóng lớn, bãi biển Trà Vinh ít cát, nhiều phù sa nên phần lớn bờ biển là bãi bùn. Do phù sa, do bãi bùn và do đà sóng lớn nên nước biển Trà Vinh hiếm khi trong xanh, phần lớn là có màu nâu đục, vì vậy vùng biển này còn có biệt danh là “biển nâu”. Hệ thống biển, sông, kênh, rạch ở Trà Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài chức năng tưới tiêu và vun
  • 18. bón phù sa cho cây trồng, hệ thống biển, sông, kênh, rạch còn là môi trường lí tưởng cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, là nhân tố cần thiết cho việc điều hòa khí hậu và cân bằng sinh thái. Nó vừa góp phần làm sinh động cảnh quan của Trà Vinh, vừa góp phần tích cực vào quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa của trà Vinh với những miền quê khác… Khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, chế độ gió ở Trà Vinh thuộc loại gió của vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến, phân bố gió hàng năm như sau: Tháng 1 và tháng 2 thường có gió theo hướng Đông - Nam từ cấp 3 đến cấp 4 (gọi là gió chướng); tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ gió chuyển mùa, đổi hướng Tây - Nam cấp 3 đến cấp 4; tháng 5 và tháng 6 gió mùa theo hướng Tây - Nam là chính, đây là thời điểm hội tụ gió mùa, bắt đầu những đợt mưa dông. Từ tháng 7 đến tháng 12, gió mùa chuyển dần theo hướng Đông – Nam rồi sang Đông – Bắc, trung bình sức gió cấp 2. Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt tối cao là 35,8°C, nhiệt độ tối thấp là 18,5°C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp khoảng 6,4°C. Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa và nắng. Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa, mùa khô có ẩm độ từ 76% đến 86%, mùa mưa có ẩm độ từ 86% đến 88%. Chế độ mưa nắng ở Trà Vinh có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng), mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.627-1.250 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và
  • 19. không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Tiểu Cần, Châu thành, thị xã Trà Vinh; thấp nhất là ở Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải. Thời gian mưa, càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm, huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày), Cầu Ngang (79 ngày), lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 96% lượng mưa cả năm. Trà Vinh nằm ven biển Đông, nhưng rất hiếm khi có bão mà chỉ ảnh hưởng bão ở khu vực lân cận, trên địa bàn Trà Vinh đôi lúc xuất hiện những cơn lốc xoáy nhỏ, trên phạm vi hẹp. Trà Vinh nằm trong vùng vĩ độ thấp nên nhận nhiều ánh sáng, trung bình có trên 2.500 giờ nắng mỗi năm. Trong suốt thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 hầu như không mưa, thời gian này gọi là mùa khô, nắng hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa kéo dài (từ 8 đến 10 ngày) xen vào mùa mưa. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị nắng hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6,7), Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7,8), nhân dân địa phương gọi hiện tượng này là “hạn bà chằng”. Nói chung, các yếu tố khí hậu ở Trà Vinh tương đối ổn định, ít có biến đổi bất thường đột ngột, khí hậu ở Trà Vinh thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Thủy văn: Vùng đất Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nước từ sông Mê Kông, nước mưa và nước biển Đông. Lượng dòng chảy của sông Hậu và sông Cổ Chiên tương đối cao: khoảng 1.500m3 /giây vào mùa khô và 6.000m3 /giây vào mùa mưa. Biển Trà Vinh nằm trong vùng biển có chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, chênh lệch đỉnh triều với chân triều từ 1m đến 2,5m vào những ngày triều kém và từ 2,5m đến 3,5m vào những ngày triều cao. Đặc điểm lớn của thủy văn Trà Vinh là dòng chảy phức tạp và bị chi phối bởi thủy triều biển Đông, chu kỳ thủy triều cường – nhược ở đây là 15 ngày. Hàng tháng đỉnh triều cường thường xuất hiện sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch, đỉnh triều nhược thường xuất hiện sau ngày 7 và ngày 23 âm lịch. Biển và mạng lước sông rạch dày đặc ở Trà Vinh đã làm cho ảnh hưởng cường - nhược của thủy triều ăn sâu
  • 20. vào nội địa, nước triều cao dần theo mùa mưa và giảm dần theo mùa khô, độ mặn của triều ảnh hưởng vào nội địa giảm dần theo mùa mưa và tăng dần theo mùa khô, đồng thời độ mặn cũng giảm dần khi vào sâu nội địa. Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn trong phạm vi 30km tính từ biển trở vào. Độ mặn bình quân là 4g/lít, hiện tượng nhiễm mặn thường bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ (Châu Thành) trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại cửa Vũng Liêm (sông Cổ Chiên) và Cầu Quan (sông Hậu), mặn thường kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian, lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương. Dựa trên ranh giới độ mặn 4‰, có thể phân tỉnh ra làm 6 vùng nhiễm mặn như sau: - Vùng mặn thường xuyên (mặn 4‰ quanh năm): chiếm 17,7% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 5 - 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch): chiếm 25,8% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 13,9% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 16,6% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 2 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 1,8% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 2 tháng bất thường (từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch): chiếm 15,1% diện tích nông nghiệp. Việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn dưới 4 tháng, riêng 1 phần khu vực Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, thời gian nhiễm mặn dài, nguồn nước ngọt khan hiếm lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, vùng này thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm nghiệp. Ở Trà Vinh, độ mặn khá cao và lan trên diện rộng, nó phụ thuộc vào thủy triều biển Đông, lượng mưa trong địa phương và ở thượng nguồn Mê Kông. Nồng
  • 21. độ mặn cao nhất và lấn sâu vào nội địa nhất vào tháng 4 hàng năm, sự xâm nhập của nước mặn còn tạo ra một vùng nước lợ, diện tích nước lợ rộng nhất vào tháng 2 hàng năm, sau đó giảm dần vào tháng 3. Điều kiện thủy văn của Trà Vinh tác động nhiều đến mặt sinh hoạt của con người, nó có ý nghĩa tích cực đối với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và giao thông đường thủy, mặt khác nó cũng có những hạn chế nhất định đến việc cung cấp nước ngọt và giao thông đường bộ. Tài nguyên thiên nhiên Đất đai: Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/01/2008, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 229.500 ha. Đất đai được chia thành các nhóm chính như sau: - Đất cát giồng, phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song với bờ biển thuộc các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, độ cao địa hình từ 1,4m đến 2m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái và hoa màu. - Đất phù sa, chia thành các loại sau: + Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8m đến 1,2m không bị ngập nước do triều, loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2-3 vụ/năm hoặc luân canh lúa – màu, tuy nhiên năng suất và mùa vụ chưa ổn định. + Đất phù sa không nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long; một phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần, Châu Thành. Đất có độ cao từ 0,6m đến 1,2m, chủ yếu trồng lúa 2-3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái hay hoa màu. + Đất phù sa nhiễm mặn ít nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị nhiễm mặn từ 2 đến 5 tháng, loại đất này phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang; một phần nhỏ phân bố ở Cầu Kè, Châu Thành. Độ cao từ 0,6m đến 1,2m nên hầu như không bị ngập úng, đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ lúa, 1 vụ màu. + Đất phù sa nhiễm mặn trung bình có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 đến 8 tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành.
  • 22. Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa, điều kiện canh tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản. + Đất phù sa nhiễm mặn nhiều tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8 tháng, độ mặn 100 /00, đất này sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ rừng và làm muối. - Đất phèn gồm có các loại: + Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Càng Long, Cầu Kè. Địa thế cao, không bị ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa. + Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở Châu Thành, Cầu Ngang, có thể cải tạo để trồng lúa. + Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú. Địa hình khá cao, từ 0,6m đến 1,2m, không thể ngập lũ, có thể canh tác bằng cách trồng lúa mùa, nuôi thủy sản. + Đất phèn nhiễm mặn nhiều: tập trung ở Duyên Hải, đất nhiễm mặn quanh năm do ảnh hưởng của biển, chỉ thích hợp trồng rừng ngập mặn. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2008 Danh mục Tổng diện tích (nghìn ha) Đất nông nghiệp (nghìn ha) Đất lâm nghiệp (nghìn ha) Đất chuyên dùng (nghìn ha) Đất ở (nghìn ha) Cả nước 33.115 9.420,3 14.816,6 1.553,7 620,4 Đồng bằng Sông Cửu Long 4.060,2 2.560,6 336,8 234,1 110,0 Trà Vinh 229,5 149,8 7,0 12,2 3,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Trà Vinh – 2008 Nhìn chung, đất đai ở Trà Vinh có đến 56% diện tích nhiễm mặn và 27% diện tích nhiễm phèn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh phải thực hiện nhiều dự án cải tạo đất nhằm rửa phèn, rửa mặn. Dự án thủy lợi Nam Măng Thít là một trong những công trình trọng điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là nhằm kiểm soát mặn, lấy nước và giữ nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho gần 171.626
  • 23. ha đất canh tác và 225.628 ha đất tự nhiên, đồng thời có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản, phát triển giao thông, cải tạo môi trường. Rừng: Trước kia rừng ở Trà Vinh dày đặc, có nhiều lâm sản quý không chỉ đáp ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay rừng đã bị giảm sút về mặt diện tích, rừng tự nhiên chỉ còn lại là rừng bần, đại bộ phận diện tích rừng đã trở thành đất trống, trảng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể, khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém. Tính đến năm 1994 chỉ còn lại 6.120 ha có giá trị bao gồm: bần 640 ha; đước 580 ha; mắm 400 ha; bạch đàn 100 ha; lá 4.400 ha. Còn lại 18.000 ha đất rừng và bụi cây thưa thớt chiếm 3,81% diện tích tự nhiên. Ðất lâm nghiệp giảm do khai thác rừng quá mức và lấy đất rừng để nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12-/2008, tổng diện tích rừng của Trà Vinh là 6.700 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.300 ha, diện tích rừng trồng là 5.400 ha, đạt tỷ lệ che phủ 2,9%. Rừng ở Trà Vinh tập trung dọc theo 65km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân (huyện Trà Cú). Thủy sản: Trà Vinh có bờ biển dài 65km, là vùng biển nông, thuộc khu vực tiếp giáp của 2 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao, biển không chỉ cho tiềm năng về hải sản mà còn có thể phát triển thương mại và du lịch, biển Trà Vinh có nhiều tôm cá và các loại thủy sản khác. Trữ lượng thủy sản khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn, mật độ trung bình đạt 666 cá thể/ lít; Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá thể/ m3 (biến động từ 4.000 - 34.000 cá thể /m3 ); Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển Trà Vinh khá phong phú.
  • 24. Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính là 3.000 tấn đến 44.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 tấn đến 2.500 tấn; nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30m đến 40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư, trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh khoảng 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%). Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dải ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97kg đến 212kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64kg đến 249kg/ha (Cửa Định An); tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300 tấn đến 11.000 tấn/năm. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế. Ở thủy vực Trà Vinh có 11 loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông; mực mỗi năm có thể khai thác 2.000 tấn đến 3.000 tấn; sò huyết 35 tấn đến 49 tấn/năm; trữ lượng nghêu khoảng 168 tấn đến 210 tấn. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 42.100 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản khai thác năm 2008 đạt 60.820 tấn, chiếm khoảng 7% sản lượng thủy sản khai thác trong năm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động khai thác thủy sản tập trung trong những năm qua đã làm ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lợi thủy sản của địa phương, hiện nay sản lượng khai thác ven bờ của Trà Vinh tính theo đơn vị đánh bắt đã giảm nhiều so với các năm trước. Nhiều ngư dân cho biết, đôi khi thu không đủ để bù chi, điều đó chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Khoáng sản: Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0-5m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và một số ít sét gạch ngói. Cát san lấp chủ yếu là cát sông, đoạn sông Tiền giáp thị xã Trà Vinh có trữ lượng cát nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lấp trong xây dựng, có thể khai
  • 25. thác 30.000 đến 50.000 m3 /năm. Ở sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là bùn, chỉ có khu vực ấp Hòa Lạc (xã Hoà Tân) là có cát, nhưng trữ lượng nhỏ, có thể khai thác 30.000 m3 /năm. Cát xây dựng phân bố thành giồng cao 3m đến 3,5m, có dạng gần vòng cung song song với bờ biển, dài 5km đến 10km, rộng 50m đến 70m. Khảo sát giồng cát ở Phước Hưng thấy được mặt cắt địa chất như sau: - Phần trên: là bột cát màu xám trắng, bột 70% - cát 30%, dày khoảng 4m. - Phần dưới: là cát hạt mịn đến hạt vừa, bở rời, dày 1,5m đến 2m, chủ yếu là thạch anh, mica. Thành phần độ hạt gồm: + Cát hạt vừa (0,50mm - 0,25mm) là 3,4 % + Cát hạt nhỏ (0,25mm - 1,10mm) là 95,15% + Bột sét (dưới 0,10mm) là 1,45% Tài nguyên cát xây dựng tại Phước Hưng (Trà Cú) khoảng 810.000m3 , đã được dân khai thác trong xây dựng, ngoài ra tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có những giồng cát ven biển có thể khai thác cát xây dựng. Nước khoáng, mỏ nước khoáng ở thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải với khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3 /ngày. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong giai đoạn trước năm 1975, hoạt động kinh tế nổi bật nhất ở Trà Vinh vẫn là sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề như: trồng lúa, chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản … Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm. Nền sản xuất xã hội là nền sản xuất nhỏ, cá thể, manh mún; Sản xuất nông nghiệp phần lớn là quảng canh, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, ruộng vườn hoang hóa còn nhiều, chăn nuôi theo tập quán ở quy mô gia đình; ngành công nghiệp chủ yếu là TTCN với quy mô nhỏ, thủ công và bán cơ khí, sản xuất tập trung chủ yếu ở địa bàn thị xã, ven thị xã và thị trấn.
  • 26. Sau cách mạng tháng tám năm 1945 và trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), một trong những thành quả quan trọng nhất mà cách mạng đem lại cho nông thôn và nông dân Trà Vinh là thành quả về ruộng đất. Chính quyền cách mạng đã thực hiện chính sách lấy ruộng đất của các đại địa chủ việt gian bỏ chạy, của các địa chủ tự nguyện hiến đất và ruộng đất vắng chủ, đất hoang hóa chia cho nông dân canh tác dưới danh nghĩa “tạm giao”, “tạm cấp”. Vì vậy, đến năm 1954 phần lớn nông dân ở Trà Vinh đã có ruộng đất và được quyền chủ động canh tác trên ruộng đất tạm cấp, tạm giao. Chính những nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân đã đem lại những khích lệ to lớn đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh và góp phần củng cố niềm tin vững chắc của đồng bào đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng. Thời kỳ 1954 - 1975, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế ở Trà Vinh, việc trồng lúa giữ vai trò chủ yếu nhưng nhiều nơi bị ngưng trệ vì cường độ chiến tranh khóc liệt, diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa tiếp tục gia tăng; nghề đánh bắt và chế biến thủy – hải sản bị giảm sút nhiều do địch phong tỏa bãi biển, bến sông vì mục đích quân sự và do bom đạn, hóa chất…làm hủy hoại ngư trường. Nhiều ngành nghề TTCN tiếp tục bị sa sút, phần lớn đồ dùng sinh hoạt của nhân dân là những hàng hóa từ Sài Gòn – Chợ Lớn đưa đến hoặc từ nước ngoài nhập vào. Ở vùng địch kiểm soát, đi đôi với việc tổ chức chính quyền, thành lập quân đội và lực lượng cảnh sát, ngụy quyền thực hiện chương trình “cải tổ nông thôn”, đưa chính sách “cải cách điền địa” lên hàng quốc sách; đưa vào nông thôn Trà Vinh một số cây trồng, vật nuôi mới và một số máy móc thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, TTCN và hoạt động ngư nghiệp. Một số hộ nông dân Trà Vinh bắt đầu làm quen với việc sử dụng máy móc nông nghiệp, những máy móc thiết bị được sử dụng nhiều là các loại máy cày, máy kéo, máy suốt lúa, bình xịt thuốc... nhưng hiệu quả của nó không đáng kể vì phần lớn nông dân chưa đủ điều kiện tiếp thu và áp dụng, họ vẫn duy trì những tập quán sản xuất cũ, đời sống chưa được cải thiện và càng rơi vào cảnh đói nghèo.
  • 27. Xã hội Trà Vinh nổi bật là xã hội nông nghiệp, đại đa số là nông dân, trình độ dân trí thấp, tuy kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vẫn độc canh cây lúa, nhưng đã xuất hiện một cơ chế mới đó là cơ chế nông – tín – thương là một tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hàng hóa. Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh được hình thành và phát triển trong lịch sử bằng sự hòa hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm… Hàng trăm năm qua trong thành phần dân cư – dân tộc ở Trà Vinh, đông nhất là người Kinh, kế đến là người Khmer, sau đó là người Hoa, người Chăm. Ngày nay trong cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh có thêm thành viên mới là những tộc người Tày, Thái, Mường, Nùng, Sila, Dao, Bana… Người Khmer sống tập trung đông nhất ở 5 huyện Trà Cú, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, chiếm từ 30% đến 50% trong tổng số dân cư. Đã có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xâm nhập vào đời sống tâm linh ở các bộ phận dân cư trên địa bàn như: Phật giáo (Đại thừa, Tiểu thừa khoảng 450.000 tín đồ), Cao đài (13.000 tín đồ), Thiên chúa giáo (60.000 tín đồ), Hồi giáo (100 tín đồ), Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân báo hiếu…. vấn đề tôn giáo cũng là một đặc điểm lớn của cư dân Trà Vinh. [16, Tr. 29] Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới), Sêne Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác. Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại. Người Khmer xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo, hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là: chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om; chùa Hang (Châu Thành), rộng 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol (Trà Cú), còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của
  • 28. hàng ngàn con cò và nhiều loại chim quý khác; chùa Samrônge, chùa tọa lạc tại ấp Đôn Hóa, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (nay là phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tương truyền được xây dựng vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer. Lễ hội cúng ông (Quan Công, gọi là “ông bổn”) của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè; Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ..., nhiều nhà thờ tại thành phố Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển... Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v. Những điều kiện về địa lí – tự nhiên và dân cư tỉnh trà Vinh chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn đề phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra những sản phẩm đa dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm; đồng thời những điều kiện ở Trà Vinh còn là tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch, tổ chức phát triển giao lưu và hợp tác quốc tế. 1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân tỉnh Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử Trong tổng số hơn 1 triệu dân, đa phần là người Việt, người Khmer gần 30% và khoảng 2% là đồng bào Hoa. Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc cộng cư trên đất Trà Vinh vốn có truyền thống đoàn kết gắn bó keo sơn, đây chính là cơ sở hình thành sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để con người Trà Vinh đủ sức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù cũng như hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, góp phần làm đa dạng phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Có thể nói, đoàn kết – chiến đấu – xây dựng là cái trục xuyên suốt chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử tỉnh Trà Vinh.
  • 29. Đầu tiên và lâu dài nhất, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh đã một lòng một dạ chung lưng đấu cật cùng nhau trong công cuộc khai phá thiên nhiên, dải rừng hoang vu ngày nào nay đã trở thành những cánh đồng quanh năm vàng bông trĩu hạt, thành những xóm làng trù phú, những khu đô thị trẻ trung tràn đầy sức sống. Trong lúc cuộc khai hoang lập ấp còn đang tiếp diễn thì cộng đồng các dân tộc Trà Vinh cùng nhân dân cả nước vùng lên chiến đấu trước những kẻ thù xâm lược; khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược lên mảnh đất này, thì gần như ngay lập tức, chúng vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của những người nông dân quanh năm tưởng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vùng ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải – chủ yếu là ở Mương Khai (Mỹ Long), Cồn Ngao (Hiệp Thạnh), Ba Động (Trường Long Hòa) – trở thành những căn cứ nổi tiếng của những cuộc khởi binh mãnh liệt như: Đề Triệu (1867 – 1868), Phan Tôn – Phan Liêm (1868 – 1869), Lê Tấn Kế – Trần Bình (1868 – 1870), Nguyễn Xuân Phụng – Đoàn Công Bửu (1868 – 1874)… Khi các phong trào khởi binh theo xu hướng Cần Vương đi vào chỗ thất bại thì cộng đồng các dân tộc Trà Vinh nhanh chóng đứng vào những cuộc vận động yêu nước theo ý thức hệ tư sản dân tộc như phong trào Thiên Địa hội, Đông du, Duy tân, Thanh niên cao vọng, Truyền bá chữ quốc ngữ… Phong trào cách mạng theo ý thức hệ vô sản bén rễ vào vùng đất Trà Vinh từ những năm đầu của thập niên 1920 với các tổ chức Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên đỏ ra đời tại Mỹ Long (Cầu Ngang), tỉnh lỵ (thị xã Trà Vinh) và An Trường (Càng Long), mà công lao gây dựng, tổ chức, phát triển thuộc về nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông (1902 – 2003). Đây chính là những chiếc nôi hình thành các Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (1927), rồi các Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa xuân 1930) đầu tiên của tỉnh Trà Vinh. Tỉnh ủy Trà Vinh ra đời vào cuối năm 1930 và đến năm 1945, toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có các Chi bộ Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các Huyện ủy. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh đã vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào sáng ngày 25/8/1945, gần như cùng lúc với Sài Gòn – Gia Định.
  • 30. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Trà Vinh đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội như trận Cả Chương (1946), trận La Bang (1948), chiến dịch Bắcsama – Cầu Kè (1949), chiến dịch Trà Vinh (mùa xuân 1950)…góp phần cùng nhân dân cả nước đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh, rút quân về nước. Ngay khi Hiệp định Genève còn chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã nhanh chân nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Trà Vinh trở thành một trong những trọng điểm đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn mang tên “Sóng tình thương”, “Đồng tâm diệt cộng”… nhắm vào những người kháng chiến cũ và quần chúng yêu nước. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém đi khắp nơi, phát xít hóa bộ máy cai trị… Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh kiên trì đấu tranh chính trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với bạo lực vũ trang giành quyền làm chủ. Bắt đầu từ Mỹ Long (14/9/1960), cuộc Đồng khởi nhanh chóng lan rộng và giành thắng lợi trên phạm vi cả tỉnh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Trà Vinh ngày càng mở rộng với sự ra đời và nhanh chóng trưởng thành của các đơn vị vũ trang như Tiểu đoàn địa phương quân 501, Đại đội địa phương quân 509, Đại đội Đặc công 513, Đại đội Pháo binh 517… cùng các đơn vị địa phương quân huyện, dân quân du kích xã ngày đêm bám dân, bám đất làm nòng cốt cho phong trào nhân dân du kích phát triển mạnh mẽ, đẩy địch vào thế bị động đối phó, góp phần cùng quân dân cả nước làm phá sản các chiến lược “chiến tranh Đơn phương”, “chiến tranh Đặc biệt”, “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Trong cuộc Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, quân dân Trà Vinh đã đồng loạt tiến công, khởi nghĩa vào thị xã và các huyện lỵ. Riêng tại thị xã Trà Vinh, ta đã anh dũng thọc sâu đánh chiếm làm chủ Dinh Tỉnh trưởng cùng các mục tiêu trọng yếu khác trong gần 48 giờ liền. Ngay sau đó, đại bộ phận lực lượng vũ trang đã chủ động rút khỏi nội ô, hỗ trợ nhân dân vùng ven nổi dậy
  • 31. giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn, tạo cơ sở giữ vững và phát triển cả thế lẫn lực cho chặng cuối cùng quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Chính nhờ đó, ngay sau chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Trà Vinh được Trung ương cục miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Thành đồng Tổ quốc cùng lá cờ mang tám chữ vàng “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công” và danh hiệu Trà Vinh anh dũng. Trong chiến dịch Tổng tiến công – nổi dậy mùa Xuân 1975, đêm 29/4/1975, các lực lượng vũ trang cách mạng Trà Vinh đã thần tốc đánh chiếm các mục tiêu quan trọng, làm tê liệt ý chí chiến đấu của kẻ thù, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy đấu tranh chính trị, binh vận. Với ba mũi giáp công nhuần nhuyễn và sáng tạo, Trà Vinh đã tự lực giải phóng hoàn toàn vào lúc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, gần như cùng lúc với Sài Gòn – Gia Định, góp phần xứng đáng cùng quân dân cả nước chiến thắng kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với những thành tích to lớn, những chiến công lừng lẫy, tỉnh Trà Vinh có 54 tập thể cùng 24 cá nhân được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong đó, Xã đội phó Tam Ngãi (Cầu Kè) Nguyễn Thị Út (Út Tịch) đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam đánh Mỹ, qua hình tượng “Người mẹ cầm súng”, với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh!”. 1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 1975 đến năm 1985 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, tình hình KT - XH cả nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng gặp nhiều khó khăn. Được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV soi sáng, phát huy điều kiện thuận lợi của địa phương, Đảng bộ Trà Vinh đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương, đồng thời đề ra chủ trương phát triển KT - XH trong những giai đoạn tiếp theo. 1.2.1. Tình hình kinh tế
  • 32. * Giai đoạn 1976 – 1980: Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Cửu Long xác định mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế sau năm 1975 là “…ra sức khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp song song với phục hồi và phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp…”. [1, Tr.17] Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, chú trọng sản xuất lương thực, thực phẩm. Quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, bên cạnh những thuận lợi như đất đai màu mỡ, diện tích canh tác rộng, nông dân cần cù lao động… tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như chiến tranh tàn phá nặng nề, ruộng vườn bị hoang hóa, tư liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu thốn, hệ thống thủy nông chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tình trạng sản xuất nhỏ và cá thể đang chi phối nền sản xuất nông nghiệp. Từ những khó khăn đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương lớn nhằm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất và thu được nhiều kết quả đáng kể. Qua 5 năm (1976 - 1980) khôi phục và phát triển, kinh tế trong tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 2,97%/năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,63%/năm; sản xuất CN - TTCN tăng bình quân 14,12%/năm. [2, Tr.22] Sản xuất nông nghiệp: Đảng bộ tỉnh Cửu Long xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu với phương hướng chung là phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, hình thành vùng lúa cao sản, vùng tập trung chuyên canh cây ăn trái… kết hợp nông – ngư trên khắp địa bàn sản xuất. Các cấp, các ngành quán triệt nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là sản xuất lương thực, thực phẩm, ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa và màu lương thực, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này phát triển tương đối toàn diện, cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất lúa, màu lương thực, màu thực phẩm và một số loại cây công nghiệp khác; phát triển chăn nuôi cả gia súc và gia cầm, trong đó chú trọng đến sức kéo…
  • 33. Về trồng trọt, do nhiều yếu tố tác động nên sản lượng lương thực (qui thóc) tăng, giảm thất thường. Năm 1977, sản lượng lương thực giảm 11,09% so với năm 1976; năm 1978 sản lượng giảm 20,91% so với năm 1977; năm 1979 sản lượng tăng 26,02% so với năm 1978 và năm 1980 tăng 4,92% so với năm 1979. Sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa liên tục tăng, tuy nhiên năng suất lúa trong thời gian này tăng giảm không đều. Năm 1977, diện tích gieo sạ tăng 0,42% nhưng năng suất giảm 12,01%, năm 1978 diện tích gieo sạ tăng 2,18% nhưng năng suất giảm 23,17%, năm 1980 diện tích gieo sạ giảm 3,10% nhưng năng suất tăng 34,35%; việc trồng màu cũng được chú ý, năm 1976 diện tích trồng màu lương thực chỉ có 10.121 ha đến năm 1980 đạt 16.376 ha, cây công nghiệp ngắn ngày năm 1976 chỉ có 1.815 ha đến năm 1980 đạt 7.911 ha. [54, Tr.2] Công tác thủy lợi luôn được xem là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nên nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng, ngay sau ngày giải phóng, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều công trình thủy lợi và bước vào tiến hành điện khí hóa trong công tác thủy lợi phục vụ sản xuất, phong trào làm thủy lợi được dấy lên sôi nổi, hàng trăm ngàn lượt người tham gia đào kinh mới, nạo vét kinh cũ, đấp đê ven biển ngăn nước mặn, đấp bờ vùng, bờ thửa, làm cống, bọng… Đặc biệt, tỉnh triển khai xây dựng đường điện 15KV, lập trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu… [50, Tr.3] Chăn nuôi, phát triển nhanh chóng, theo kết quả điều tra vào tháng 10 năm 1980, đàn heo trong tỉnh đạt 176.699 con so với năm 1976 là 135.171 con tăng 23,50%; đàn trâu bò đạt 98.855 con so với năm 1976 là 87.965 con tăng 11,01%; đàn gia cầm tăng hơn 20%. [54, Tr.3] Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Khó khăn lớn nhất của tỉnh sau ngày giải phóng là nền công nghiệp hầu như không có gì. Các ngành nghề sản xuất từ nguồn nguyên liệu địa phương chỉ có một số cơ sở sản xuất gạch ngói, xay xát lúa gạo, sản xuất đường mía và một số cơ sở sửa chữa cơ khí, các cơ sở này chủ yếu tập trung ở thị xã và một số khu vực thuận lợi về giao thông.
  • 34. Trước thực trạng trên và trước đòi hỏi về hàng tiêu dùng của đời sống xã hội, đặc biệt là trong cơ chế của nền kinh tế bao cấp, buộc phải phát triển nhanh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng những nhu cầu trên. Bước sang năm 1977, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ I (vòng 2) đề ra chủ trương phát triển kinh tế trong những năm 1977 – 1980, trong đó xác định rõ phải ra sức khôi phục và phát triển sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp đi đôi với “phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp… Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh…” Tuy nhiên, bước vào sản xuất, trong những năm 1977 – 1980, sản xuất CN - TTCN trong tỉnh luôn nằm trong tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu vật tư, phụ tùng, tiền vốn, cán bộ…đặc biệt là thiếu nhiên liệu trầm trọng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhịp độ phát triển của CN - TTCN vẫn khá tốt, năm 1977 đạt 89% so với kế hoạch đề ra; năm 1978 đạt 94,9%; năm 1980 đạt 99,62%. Trong giai đoạn 1976 – 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,12%. [2, Tr.45-46] Xây dựng cơ bản: Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) xác định “Đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ rất nặng nề, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh tàn phá, vừa phát triển xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng nhiều công trình kinh tế, văn hóa, phúc lợi công cộng…” [1, Tr.25] Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung trên cả lĩnh vực sản xuất và không sản xuất, chủ yếu tập trung vào khắc phục sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trường học… Năm 1977, thi công được 122 công trình trong tổng số 147 công trình đã triển khai, đạt 82,99% so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư 32.579.000 đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 20.305.000 đồng, vốn tín dụng 6.919.000 đồng, vốn ủy thác Trung ương 5.373.000 đồng. [51, Tr.12] Năm 1978, thi công được 130/163 công trình đã triển khai, đạt 79,75% so với kế hoạch. Tổng mức vốn thực hiện 23.450.000 đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 17.271.000 đồng, vốn tín dụng 6.844.000 đồng, vốn ủy thác Trung ương 1.232.000 đồng. [52, Tr.6] Năm 1980, thi công được 65 công trình trong tổng số 82 công trình đã triển khai, đạt
  • 35. 79,26% so với kế hoạch, vốn đầu tư 11.798.000 đồng. Nhìn chung, vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào khu vực sản xuất (chiếm 85%), trong đó ngành thủy lợi công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp có vốn đầu tư khá lớn (chiếm 50%). Giao thông vận tải: Sau ngày giải phóng, tình hình giao thông đường bộ trong tỉnh tương đối phức tạp, toàn tỉnh có 198 tuyến lộ từ liên tỉnh lộ, tỉnh lộ, hương lộ và lộ nông thôn với chiều dài 1.154 km, nhưng phần lớn hư hỏng chỉ còn khoảng 30% lộ tốt; hệ thống cầu trong tỉnh có 129 chiếc (phần lớn là gỗ), được xây dựng lâu đời và hư hỏng nặng. Về vận tải, tính chung toàn tỉnh xe vận tải nặng nhẹ có 436 chiếc, xe vận tải hành khách cả xe lam ba bánh có 889 chiếc và trên một nghìn xe lôi các loại; về giao thông thủy, tàu ghe chở hàng hóa và chở khách có 446 chiếc lớn nhỏ. [50, Tr.6] Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) đề ra nhiệm vụ của giao thông vận tải trong những năm 1977 – 1980 là: “… bảo đảm yêu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân (…) phải tu sửa hoàn chỉnh hệ thống giao thông sẵn có trong tỉnh …” [1, Tr.26] Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, ngành giao thông đã chú ý đến việc tập trung đầu tư xây dựng giao thông bộ trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau; toàn tỉnh tiến hành trải thảm bê tông nhựa hàng chục kilômét và nâng cấp hàng trăm kilômét đường tỉnh, xây dựng 15 cầu vĩnh viễn, đại tu hàng loạt cầu sắt trên các đường tỉnh; hệ thống giao thông thủy là thế mạnh của tỉnh với nhiều tuyến sông sâu và rộng, phương tiện trên 1.000 tấn có khả năng lưu thông và hàng trăm kilômét đường sông phương tiện trên 30 tấn có khả năng lưu thông cùng nhiều kênh rạch chằng chịt, xuồng ghe vận chuyển hàng hóa và đi lại dễ dàng suốt cả năm, ngoài ra còn 65km bờ biển, là tiềm năng phát triển giao thông vận tải đường biển. Tuy được củng cố, nhưng hệ thống giao thông vận tải trong tỉnh còn phức tạp, mặc dù vậy hệ thống giao thông vận tải cũng góp phần rất lớn vào việc vận chuyển hàng hóa và đi lại cho nhân dân, năm 1977 vận tải hàng hóa đạt 130.700 tấn và vận tải hành khách đạt 8.250.000 người; năm 1980 vận tải hàng hóa đạt 160.100 tấn và vận tải hành khách đạt 8.356.000 người. [54, Tr. 12]
  • 36. Ngân sách: Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần I (vòng 2) xác định nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tài chính trong giai đoạn này là “..làm chủ các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa…” [1, Tr.32] Thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động tài chính từng bước vươn lên khai thác nguồn thu trên địa bàn, giải quyết vấn đề cân đối giữa thu và chi, đáp ứng yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển KT - XH của tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ năm 1976 đến năm 1980 đạt 203.189.000 đồng, trong đó thu từ xí nghiệp quốc doanh chiếm 23,51%; thuế công thương nghiệp chiếm 30,43%; thuế nông nghiệp chiếm 24,98%. [2, Tr.60] Từ nguồn thu đảm bảo, chi ngân sách cũng từng bước đáp ứng được yêu cầu xây dựng, đầu tư vốn cho các thành phần, các đơn vị kinh tế, đảm bảo chi thường xuyên (chi hành chính sự nghiệp) và chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng. Trong các nội dung chi từng bước ổn định, năm 1976 chi xây dựng cơ bản chiếm 25,15% tổng chi ngân sách, năm 1980 chiếm 27,52%; riêng chi cho hành chánh sự nghiệp có bước giảm dần so với tổng chi ngân sách, năm 1976 chi hành chánh sự nghiệp chiếm 66,77% đến năm 1980 chỉ còn 46,01%. [2, Tr.62] * Giai đoạn 1981 – 1985: Trong giai đoạn này nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được khôi phục và phát triển đạt nhiều thành tựu to lớn, qua 5 năm (1981 - 1985) khôi phục và phát triển kinh tế trong tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 14,35%; tổng sản phẩm xã hội so với thời kỳ 1976 – 1980 tăng 5,7 lần, thu nhập quốc dân tăng 6 lần; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 14,35%; sản xuất CN - TTCN tăng bình quân hàng năm 25,33%. [57, Tr.19] Sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt: Sản lượng lương thực trong 5 năm (1981 – 1985) đạt 3.780.000 tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với 5 năm (1976 - 1980), đưa sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng 10,4% so với thời kỳ 1976 – 1980. Năm 1985, hạn hán kéo dài, sâu rầy xảy ra liên tiếp nhưng Đảng bộ tỉnh đã đi sâu chỉ đạo thâm canh, hình thành được 17.000 ha lúa cao sản tập trung của tỉnh, đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh
  • 37. đạt trên 900.000 tấn, tăng 66,48% so với năm 1976; lương thực bình quân đầu người từ 449kg/người năm 1976, tăng lên 609kg/người vào năm 1985, tăng 35,63%. [30, Tr.2] Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100/CP-TW về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện rộng rãi Chỉ thị số 100/CP-TW đã phát huy mạnh mẽ, tích cực, tự giác của xã viên, tập đoàn viên, lôi cuốn mọi người tập trung công sức, tận dụng đất đai, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm vào sản xuất… nên diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng cao, tăng thu nhập cho người dân và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Tổng diện tích gieo trồng lúa giai đoạn 1981 – 1985 chỉ tăng 0,48% so với giai đoạn 1976 – 1980 nhưng năng suất bình quân tăng nhanh, đưa tổng sản lượng lúa trong giai đoạn này đạt 2.045.074 tấn, tăng 48%. [2, Tr.27] Song song với cây lúa, cây màu lương thực cũng được chú ý phát triển, diện tích và sản lượng màu lương thực liên tục tăng, đến năm 1985 diện tích màu lương thực tăng 3,46 lần, sản lượng quy thóc tăng 3,84 lần so với năm 1976; các loại rau đậu phát triển rất nhanh, đến năm 1985 diện tích tăng gần 7,76 lần; sản lượng đạt 25.120 tấn, tăng hơn 9 lần so với năm 1976. [2, Tr.29] Phát triển cây công nghiệp là một hướng sản xuất quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, cung cấp nguyên liệu cho phát triển CN - TTCN, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu xuất khẩu thời kỳ này tăng gần 2 lần so với thời kỳ trước, một số cây phát triển khá như: mía, đậu, mè, bông vải, lác, dược liệu…, giá trị sản lượng cây công nghiệp năm 1985 tăng 4,5 lần so với năm 1976. Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm khá phát triển, chủ yếu là đàn trâu, bò, heo, gà, vịt…, từng bước nâng dần tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, tốc độ phát triển bình quân hàng năm trong thời kỳ 1981 – 1985 so với thời kỳ 1976 – 1980 là: đàn trâu tăng 2,75%, đàn bò tăng 2,3%, đàn heo tăng 5%, đàn vịt tăng 2 lần…[30, Tr.3]
  • 38. Hải sản là thế mạnh thứ 2 của tỉnh nên Tỉnh ủy chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế công – nông – ngư nghiệp ở tỉnh và thực hiện có kết quả bước đầu. Sản lượng hải sản khai thác năm 1980 là 18.500 tấn tăng lên 53.000 tấn năm 1984, nghề cá phát triển cả 3 mặt đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Đặc biệt nuôi trồng trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, có nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp ở vùng nước ngọt và nước mặn; lực lượng đánh bắt quốc doanh được củng cố, tăng cường và làm ăn có hiệu quả; lực lượng đánh bắt của tập thể và cá thể cũng phát triển cả về ngư cụ, phương tiện. Sản lượng tôm cá năm 1985 đạt 67.000 tấn, trong đó khai thác đạt 37.400 tấn tăng 24,6% so với năm 1980. [30, Tr.4] Song song với đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục thực hiện chỉ thị 93 của Ban bí thư về thực hiện công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp. Đến tháng 9 năm 1985 toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản cải tạo nông nghiệp với hình thức phổ biến là tập đoàn sản xuất, đang đi vào liên doanh tập đoàn và xây dựng hợp tác xã thí điểm. Toàn tỉnh đã tổ chức được 5.400 tập đoàn và 18 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 200 tập đoàn và 9 hợp tác xã tiên tiến, thu hút 96,8% số hộ nông nghiệp và 93,4% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Hình thức liên doanh tập đoàn nông – công – thương – tín được hình thành ở nhiều nơi, đã đào tạo được 112.313 cán bộ cho các tập đoàn và hợp tác xã. [30, Tr.12] Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế công – nông – ngư nghiệp và mục tiêu kinh tế là sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, cơ khí, gạch ngói…. Nhờ tận dụng tốt năng lực sản xuất hiện có, xây dựng mới một số xí nghiệp quan trọng, khai thác nguyên liệu tại chỗ, liên kết với tỉnh bạn… Do đó, sản xuất CN - TTCN phát triển khá nhanh, nhịp độ bình quân hàng năm thời kỳ 1980 – 1985 tăng 30,2% (thời kỳ 1976 – 1980 tăng có 19,3%). Một số mặt hàng mới được sản xuất như: máy sấy lúa, dây chuyền đánh tơi tơ xơ dừa, than gáo dừa… Thời kỳ 1981 – 1985, nhịp độ tăng bình quân hàng năm của công nghiệp chế biến lương thực thực
  • 39. phẩm là 38,4%; công nghiệp chế tạo máy móc sản phẩm bằng kim loại là 24%; vật liệu xây dựng là 17,1%; các ngành dệt, da, may, nhuộm là 12%.[30, Tr.5] Xây dựng cơ bản: Công tác xây dựng cơ bản trong những năm qua luôn được mở rộng, mặc dù nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn chế, vật tư cung ứng không kịp thời và đồng bộ nhưng tỉnh đã khai thác triệt để các nguồn khả năng, vay thêm tiền vốn vật tư cho các mục tiêu then chốt và công trình trọng điểm nên đã hoàn thành khối lượng lớn công trình và năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên đáng kể, nhất là ngành thủy lợi, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước thời kỳ 1981 – 1985 là 356 triệu đồng, trong đó khu vực sản xuất vật chất chiếm 75% và khu vực không sản xuất 25%, ngoài ra các huyện còn sử dụng hàng trăm triệu đồng vốn tự có để mở rộng sản xuất và xây dựng các cơ sở phúc lợi phục vụ nhân dân. Tổng mức đầu tư thời kỳ 1981 – 1985 tăng 7 lần so với thời kỳ 1976 – 1980, trong đó đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất chiếm 80,15% và khu vực không sản xuất chiếm 19,85%. [57, Tr.21] Giao thông vận tải: Vẫn còn nhiều khó khăn, tình trạng cầu đường xuống cấp nghiêm trọng, phương tiện tuy được tăng cường nhưng không đủ bù đắp số hư hỏng phải thanh lý, vấn đề xăng dầu, phụ tùng thay thế, hệ thống bến bãi, nhà kho, cầu cảng chưa được quy hoạch đầu tư thỏa đáng… nhưng với tinh thần tập trung giải quyết những khó khăn, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành nhiệm vụ vận tải hàng hóa và hành khách, nhất là nhiệm vụ vận tải cho Trung ương. Năm 1984, tổng khối lượng vận tải hàng hóa đạt 806.000 tấn, tăng 70,33% so với năm 1980; vận tải hành khách đạt 5,3 triệu người tăng 59,44% so với năm 1980. [57, Tr.5] Năm 1981, tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển phương tiện thủy, lấy vận tải thủy làm mạch máu giao thông chủ yếu, nên toàn ngành phấn đấu đưa khối lượng hàng hóa vận chuyển đường thủy tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân hàng năm về hàng hóa luân chuyển bằng đường thủy từ 17,9% giai đoạn 1976 – 1980 lên 47,05% giai đoạn 1981 – 1985; việc duy tu bảo dưỡng và nâng cấp cầu đường cũng được chú ý, việc quản lý phân cấp phương tiện, cầu đường có nhiều tiến bộ. [30, Tr.6]
  • 40. Tuy nhiên, giao thông vận tải phát triển còn chậm chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất và đi lại của nhân dân, chuyển biến vận tải thủy chưa mạnh, nâng cấp cầu đường còn yếu, việc xây dựng giao thông nông thôn diễn ra chậm… Ngân sách: Mấy năm qua các nguồn thu cho ngân sách được đảm bảo, thu từ các cơ sở quốc doanh và từ sản xuất chiếm tỉ lệ ngày càng tăng. Từ năm 1981 đến 1985 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước tăng vượt bậc và tăng gấp 16,37 lần so với giai đoạn 1976 – 1980. Năm 1984 là năm có số thu cao nhất và đạt trên 1.357 triệu đồng, tăng gần 121 lần so với năm 1976, trong đó các khoản thu đạt cao nhất như: thu từ quốc doanh cao gần 170 lần, thu thuế công thương nghiệp cao gấp 224 lần và thu thuế nông nghiệp cao gấp 57 lần so với năm 1976. [2, Tr. 61] Việc chi ngân sách địa phương đã từng bước nâng cao sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh, đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế trong tỉnh năm 1985 tăng hơn 6 lần so với năm 1980. Nhưng việc thu ngân sách còn nặng về thu từ chênh lệch giá, chưa quan tâm tạo nguồn thu từ sản xuất nên nguồn thu chưa vững chắc, chưa xuất phát từ nhu cầu chi để mở rộng khai thác nguồn thu; việc chi từ nguồn ngân sách chưa tập trung vào những lĩnh vực tạo ra của cải xã hội nhanh nhất, còn lãng phí lớn trong chi cho xây dựng cơ bản. 1.2.2. Tình hình xã hội * Giai đoạn 1976 – 1980: Sau giải phóng, tình hình an ninh chính trị của tỉnh có nhiều khó khăn, phức tạp, các thế lực thù địch chống phá liên tục. Tuy nhiên với khí thế chiến thắng của cách mạng, sức mạnh của quần chúng nhân dân và dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng và nhà nước, tỉnh Cửu Long tăng cường các quản lý xã hội ổn định chính trị, đưa mọi hoạt động của nhân dân sớm trở lại bình thường, tích cực phục vụ công việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển KT - XH của tỉnh. Sự kiện nổi bật thời kỳ này là thông qua các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với phong trào quần chúng, lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng công an nhân dân nói riêng đã đi sâu điều tra khai thác kịp thời phát hiện làm rõ, triệt phá 31 tổ chức nhen nhóm phản cách mạng; bắt, gọi hàng, tiêu diệt và xử lý bằng các hình thức 995
  • 41. tên; tổ chức đăng ký trình diện cho gần 40.000 người và mở hàng chục lớp học cải tạo cho cán bộ trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. [3, Tr.83] Sau năm 1975, do tình hình KT - XH chưa phát triển, hậu quả nặng nề của chiến tranh, hàng năm số người lao động không có việc làm trong tỉnh luôn ở mức cao tới hàng chục ngàn người. Tình hình đó, tỉnh chủ trương vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở trong, ngoài tỉnh; phục hồi, mở rộng các ngành nghề truyền thống tạo việc làm cho nhân dân; mặc khác, các cơ quan nhà nước tích cực tuyển dụng lao động vào làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở… Trong giai đoạn này, bình quân hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho 6.000 đến 8.000 lao động. [3, Tr.60] Thực hiện quan điểm của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trong chỉ đạo công tác giáo dục đào tạo, tỉnh đặc biệt quan tâm công tác xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, từ sau ngày giải phóng việc xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và bổ túc văn hóa đã được quan tâm đúng mức và phát triển thành một phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng. Trong 2 năm 1976 – 1977 toàn tỉnh đã xóa mù chữ được 95,77% số người mù chữ. Công tác bổ túc văn hóa được tổ chức thường xuyên, tỉnh đã xây dựng được 2 trường bổ túc văn hóa tập trung và ở mỗi huyện thị đều tổ chức được 1 trường bổ túc văn hóa, bình quân mỗi trường có từ 100 đến 150 học viên. [51, Tr.15] Công tác giáo dục phổ thông tiếp tục được cải tạo, mở rộng mạng lưới trường lớp, huy động trẻ em vào các cấp học ngày càng đông, năm học 1976 – 1977 toàn tỉnh có 381 trường, 6.414 giáo viên, 320.867 học sinh, 6.175 lớp; năm học 1977 – 1978 toàn tỉnh có 365 trường, 6.917 giáo viên, 302.827 học sinh, 7.736 lớp. [51, Tr.16] Các trường lớp được củng cố, tăng cường phòng học, bàn ghế, tuy đáp ứng tốt yêu cầu hiện tại nhưng cũng giải quyết một phần khó khăn, 100% xã, phường có trường cấp I và II. Chất lượng giảng dạy từng bước nâng lên, năm học 1979 – 1980 học sinh thi hết cấp II đạt 94%, tốt nghiệp cấp III đạt 81,5%, riêng học sinh thi đổ vào đại học còn thấp (8,1% so với tổng số thí sinh dự thi). [54, Tr.15]