SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH XUÂN HẬU
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH XUÂN HẬU
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Tác giải luận văn
Đinh Xuân Hậu
LỜI CẢM ƠN
Thật vinh dự cho cá nhân em khi đƣợc tham gia học tập tại Học viện Hành
chính Quốc gia Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới các thầy,
cô giáo tại Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Đức Đán - Khoa
Nhà nƣớc và Pháp Luật, Học viện Hành chính Quốc gia, đã nhiệt tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại học viện cũng nhƣ quá trình thực hiện,
hoàn thiện luận văn cao học về nội dung "Tổ chức, hoạt động chính quyền thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc "
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và năng lực có hạn, chắc
chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy, các cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016
Tác giải luận văn
Đinh Xuân Hậu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
HĐND : Hội đồng nhân dân
TAND : Tòa án nhân dân
UBHC : Ủy ban hành chính
UBKCHC : Ủy ban kháng chiến hành chính
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
CQCM : Cơ quan chuyên môn
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH................... 7
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng.......................................................................7
1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng................................................9
1.1.3. Vị trí vai trò của chính quyền địa phƣơng.........................................................13
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐÔ THỊ ...........................................................................................16
1.2.1. Khái niệm, vị trí, tính chất, vai trò đô thị...........................................................16
1.2.2. Đặc điểm, Phân loại của đô thị...........................................................20
1.2.3 Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh....................30
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 45
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC......................... 46
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH QUA CÁC
THỜI ..................................................................................................................................46
2.1.1 Giai đoạn 1945 -1959............................................................................46
2.1.2. Giai đoạn 1959 - 1980..........................................................................47
2.1.3. Giai đoạn 1980 - 1992..........................................................................48
2.1.4. Giai đoạn 1992 đến năm 2015:...........................................................50
2.2. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC..................................................................54
2.2.1 khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................54
2.2.2 Tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................57
2.2.3. Tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc.......................................................................................................63
2.2.4 Những ƣu điểm, hạn chế bất cập về tổ chức, hoạt động của chính quyền
thành phố Vĩnh Yên.........................................................................................................77
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 86
Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN Ở TỈNH VĨNH PHÚC
HIỆN NAY ........................................................................................................................87
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ........................................................................................................................87
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY
CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ..........91
3.2.1 Giải pháp đối với Chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và bố trí nhân sự của chính quyền thành phố Vĩnh Yên phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội với đặc thù của địa phƣơng.......................................91
3.2.2 Giải pháp đối với xây dựng mô hình chính quyền thành phố Vĩnh
Yên tinh gọn về tổ chức, rõ về chức năng, hiệu quả trong hoạt động......93
3.3.3 Giải pháp đối với phân cấp quản lý, thẩm quyền cho chính quyền
thành phố Vĩnh yên.....................................................................................103
3.4.4 Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thanh tra, giám sát việc
thực hiện pháp luật ở thành phố Vĩnh Yên ..............................................106
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 109
KẾT LUẬN.................................................................................................. 110
1
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, việc cải cách bộ máy nhà nƣớc và cải cách nền
hành chính nhà nƣớc đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm.Các chủ chƣơng,
chính sách và các nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật đƣợc đƣa ra bƣớc đầu đã
phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc cải cách.Tuy vậy cải cách hành chính tiến
hành còn chậm, thiếu kiên quyết và hiệu quả còn thấp. Tình hình này do có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Về mặt khách quan khi chuyển từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, còn nhiều vấn đề lý luận về chức năng nhà nƣớc, xây dựng bộ máy nhà nƣớc
nói chung, bộ máy chính quyền địa phƣơng nói riêng, đặc biệt bộ máy chính quyền
thành phố trực thuộc tỉnh chƣa đƣợc làm sáng tỏ, đòi hỏi cần phải tìm tòi, thử
nghiệm và qua thực tiễn để khẳng định. Về mặt chủ quan chƣa có quyết tâm cao,
còn bị những lực cản trong quá trình cải cách hành chính từ phía các cán bộ, công
chức nhà nƣớc ở nhiều cấp, nhiều ngành.
Hiến pháp 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều và hàng loạt Luật về
tổ chức bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, Hiến pháp 2013 đã đƣợc sửa đổi bổ
sung nhƣng vẫn chƣa có những thay đổi lớn và cơ bản về mô hình tổ chức bộ máy
nhà nƣớc, tuy có một số thay đổi, nhƣng nhìn chung vẫn nhƣ trƣớc đây. Luật Tổ
chức chính quyền địa phƣơng đƣợc Quốc hội thông qua năm 2015 đã có mục dành
cho Chính quyền đô thị và Chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh, tuy nhiên về mặt
tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh vẫn là chính quyền cơ sở, điều
đó có nghĩa về mặt pháp lý vẫn chƣa có thay đổi nhiều về tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phƣơng ở cả nông thôn và đô thị.
Trong khi đó tốc độ phát triển nhanh của khu vực đô thị cùng với tăng
trƣởng kinh tế nhanh qua hơn hai thập kỷ nên nhiều thành phố trực thuộc tỉnh đƣợc
thành lập, dẫn đến có nhiều quy định, tổ chức bộ máy, năng lực quản lý trở nên lạc
hậu với thực tiễn. Quá trình đô thị, thành phố hóa ở Việt Nam diễn ra đồng thời với
quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thể chế kinh tế - chính trị và hiện đại hóa về nhiều
2
mặt. Cơ sở để quản lý là hệ thống luật pháp và công cụ quản lý theo thị trƣờng
chƣa hoàn thiện còn nhiều thiếu sót, bất cập. Hệ thống quản lý thành phố đô thị
chƣa từng đƣợc phát triển riêng mà cùng chung thiết kế với quản lý lãnh thổ bao
gồm cả nông thôn. Quá trình chuyển đổi về nhiều mặt dẫn đến sự điều chỉnh không
theo kịp yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh nhƣ hiện nay. Sự
suy giảm về chất lƣợng môi trƣờng, sự phân hóa nhanh chóng về nhóm thu nhập và
gia tăng ngƣời nghèo, chênh lệch trình độ phát triển và chất lƣợng sống càng cao
giữa các vùng miền, sự suy kiệt các nguồn tài nguyên tái tạo, sự mất mát các di sản
văn hóa và cảnh quan tự nhiên, sự gia tăng tội phạm có tổ chức, sự thiếu hụt nguồn
lực quản lý kết cấu hạ tầng, sự chăm sóc các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, và sự suy
thoái đạo đức và liên kết hòa hợp trong xã hội đã phản ánh sự bất cập trong quản lý
khu vực công tại các đô thị. Có thể nói tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là các đô
thị lớn trong gần 30 năm qua là thách thức rất lớn cho quá trình đổi mới hệ thống
chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở nƣớc ta hiện nay.
Thành phố trực thuộc tỉnh ở bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ thời đại nào đều
là những trung tâm chính trị-kinh tế-xã hội của tỉnh, của vùng, hoặc của từng đơn
vị hành chính lãnh thổ có những đặc thù riêng, vai trò quản lý nhà nƣớc riêng của
nó. Quá trình đô thị hóa ở nƣớc ta đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ
nhanh.Việc đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh là vấn
đề cấp bách để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, giải quyết các vấn đề phức tạp
của quản lý ở thành phố trực thuộc tỉnh nƣớc ta hiện nay. Từ đó đòi hỏi cần phải
xây dựng chính quyền thành phố trục thuộc tỉnh phù hợp và chuyên biệt là một xu
thế tất yếu.
Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang rất quan tâm đến việc hoàn
thiện, đổi mới mô hình tổ chức, phƣơng thức quản lý của chính quyền địa phƣơng
các cấp nói chung cũng nhƣ của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng.
Nghị quyết trung ƣơng 3 (khóa VII) đã xác định: “Nghiên cứu phân biệt sự khác
nhau giữa hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính đô thị
với hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông
3
thôn...”; Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục đặt ra yêu cầu “Điều chỉnh cơ cấu
chính quyền địa phƣơng cho phù hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ.
Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn để
tổ chức bộ máy phù hợp” và “Tổ chức hợp lý chính quyền địa phƣơng, phân định
lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo”; Nghị quyết trung
ƣơng 5 (khóa X) đặt ra mục tiêu: Tổ chức hơp lý chính quyền địa phƣơng, phân
biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn và tổ
chức chính quyền đô thị phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông trên địa bàn...”.
Ban Chỉ đạo Trung ƣơng xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô
thị cũng đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 192/QĐ-TTg, ngày 25/02/2012 của
Thủ tƣớng Chính phủ.
Đây là những vấn đề đƣợc quan tâm, nhƣng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Cho đến nay, vẫn chƣa có một mô hình cụ thể, khả thi trong bối cảnh vai trò, vị trí
của đô thị, cấu trúc của chính quyền đô thị chƣa đƣợc hoàn thiện, chƣa phù hợp.
Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Vĩnh Yên trở lại là
tỉnh lỵ, thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói
riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức, hoạt
động của chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
nói chung những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho thấy tổ chức,
hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên hiện hành đã bộc lộ những hạn chế
nhất định nhƣ chƣa thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền thành phố Vĩnh Yên
thẩm quyền trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể trong hoạt động của chính quyền
thành phố Vĩnh Yên còn một số nội dung chƣa đƣợc làm rõ, mô hình tổ chức bộ
máy và phƣơng thức hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên nhiều điểm
chƣa hợp lý làm hạn chế hiệu quả hoạt động của chính quyền. Mặt khác, xuất phát
từ yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, của quá trình hội nhập kinh tế cũng nhƣ chủ
trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân,
công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia đòi hỏi phải đổi mới toàn diện cả về nội
dung và hình thức đối với tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên .
4
Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức, hoạt động của
chính quyền thành phố Vinh Yên trong giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận,
vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Chính vì vậy đề tài "Tổ chức, hoạt động của chính
quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc" đƣợc chọn làm luận văn thạc sĩ Luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, vấn đề cải cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính
quyền địa phƣơng nói chung cũng nhƣ chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói
riêng đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu thông qua các đề tài khoa học cấp nhà
nƣớc, cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, luận văn, luận
án:
- Các đề tài khoa học và sách chuyên khảo nhƣ: “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh
Thông; “Thực trạng việc tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam, những vấn đề đang
đặt ra và phƣơng hƣớng đổi mới” của PGS.TS Bùi Xuân Đức; “Nghiên cứu mô
hình chính quyền đô thị một cấp ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải; “Tổ
chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc trung ƣơng” của
TS. Vũ Đức Đán và TS. Lƣu Kiếm Thanh, do NXB Thống kê phát hành năm 2000;
“Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trong
giai đoạn hiện nay” của TS. Vũ Đức Đán...
- Các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu nhƣ: Tạp chí cộng sản,
Nghiên cứu và lập pháp, Nhà nƣớc và pháp luật, Quản lý nhà nƣớc, Tổ chức nhà
nƣớc... của các nhà khoa học, quản lý về quá trình hình thành, phát triển và vấn đề
đổi mới chính quyền địa phƣơng; những vấn đề bức xúc trong thực tiễn và lý luận
tổ chức chính quyền địa phƣơng, phƣơng hƣớng đổi mới mô hình tổ chức chính
quyền đô thị hiện nay, đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND...
- Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Hành chính Quốc gia,
Đại Học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề cập đến vấn đề hoàn thiện chính
quyền địa phƣơng, chính quyền đô thị dƣới các góc độ khác nhau.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu nói trên đều xem xét về chính
5
quyền địa phƣơng, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở bình diện chung, trong
một chừng mực nhất định có đề cập tới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính
quyền thành phố trực thuộc tỉnh trên diện rộng hoặc về một chính quyền đô thị,
thành phố cụ thể nhƣng chƣa có công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể về tổ chức, hoạt
đông bộ máy chính quyền của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình triển khai đề tài " Tổ chức, hoạt động của chính quyền
thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc"tôi có kế thừa chọn lọc kết quả của các công
trình nghiên cứu nói trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu:
Nghiên cứu đề tài với mục tiêu là đƣa ra kiến nghị, đề xuất mang tính giải
pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục tiêu trên, tôi đặt ra nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về nguyên lý tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói
chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên nói riêng làm cơ sở lý luận để đề xuất,
kiến nghị đổi mới chính quyền thành phố Vĩnh Yên.
- Xem xét quan điểm khác nhau về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành
phố ở một số quốc gia trên thế giới để so sánh, phân tích.
- Chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của tổ chức bộ máy chính quyền thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay;
- Xem xét, đánh giá thực trạng, phân tích các điều kiện để bộ máy chính
quyền đô thị hoạt động hiệu quả và đƣa ra mô hình, những đề xuất mang tính giải
pháp nhằm đổi mới tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc để phù hợp với điều kiện hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hệ thống thể chế về tổ chức bộ máy
6
chính quyền, các mô hình tổ chức, bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và
tổ chức, hoạt động của chính quyền Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2.Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức bộ máy
chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh, và đi sâu nghiên cứu chính quyền thành phố
Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
5.2. Phương pháp kỹ thuật: Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp:tra
cứu tài liệu, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá, hệ thống hóa...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn
để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động chính thành phố trực thuộc tỉnh nói chung và
chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Những kết luận, kiến
nghị đƣa ra trong luận văn có thể có ý nghĩa đối với việc tìm ra mô hình tổ chức và
phƣơng thức hoạt động hợp lí của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những cán bộ, công chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh
Yên trong việc tìm hiểu cũng nhƣ áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật
trong tổ chức, hoạt động của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố
trực thuộc tỉnh.
Chƣơng 2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Chƣơng 3 Quan điểm giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng
Trƣớc khi có Hiến pháp 2013 ở Việt Nam, nội hàm của khái niệm CQĐP đƣợc hiểu
về cơ bản theo hai nghĩa:
-Theo nghĩa hẹp (theo cách hiểu thông thường): Chính quyền địa phƣơng (CQĐP)
bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Trong tổ chức bộ
máy nhà nƣớc ta, HĐND và UBND đƣợc tổ chức ở cả 3 cấp hành chính là Tỉnh - Huyện -
Xã. Quan niệm này bắt nguồn từ thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở
nƣớc ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945): Hiến pháp và pháp luật
nƣớc ta khi quy định về CQĐP thƣờng đề cập 2 cơ quan là: HĐND và UBHC (UBND).
Từ tên chƣơng của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đến tên của các Luật về
tổ chức CQĐP (trừ Luật năm 1958), CQĐP thường được hiểu chủ yếu và trước hết
gồm 2 cơ quan là HĐND và UBND hoặc Uỷ ban hành chính (UBHC).
- Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương là cơ quan tổ chức chính quyền
ở địa phƣơng không bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát (là những cơ quan thực hiện
quyền tƣ pháp). Ngoài ra, cũng không bao gồm các cơ quan của các Bộ, Ngành
trung ƣơng đóng ở địa phƣơng (công an, quân sự, hải quan, thuế…) vì những cơ
quan này là của các Bộ ngành trung ƣơng đặt ở địa phƣơng, do các cơ quan Bộ,
ngành ở trung ƣơng thành lập, bổ nhiệm, thủ trƣởng các cơ quan này và trực tiếp chỉ
đạo hoạt động của chúng [47]
Hiện nay về mặt chính thức, CQĐP đƣợc ghi nhận trong Chƣơng IX của
Hiến pháp 2013. Theo đó, “CQĐP là chính quyền được tổ chức ở các đơn vị hành
chính của Việt Nam” (Điều 111) và tại Điều 110 thì qui định “Các đơn vị hành
chính của nước ta bao gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận,
8
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương; xã, phường, thị trấn
và ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt”.
Cụ thể hóa qui định của Hiến pháp, Luật Tổ chức CQĐP đã xác định “Chính
quyền địa phương là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước nhằm quản
lý mọi mặt của đời sống xã hội và làm nghĩa vụ chung với cả nước trên một đơn vị
hành chính, do nhân dân địa phương bầu ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập (Điều 2 luật TCCQĐP, 2015). Nhƣ vậy với khái niệm
này,CQĐP bao gồm cấp CQĐP và cả nhƣng nơi không có cấp CQĐP (nơi không tổ
chức HĐND – gọi là CQĐP không hoàn chỉnh).
Nhƣ vậy, theo Hiến pháp hiện hành thì có thể hiểu CQĐP theo các cách hiểu
sau:
- Ở mỗi đơn vị hành chính cũng có thể đƣợc coi là CQĐP, có điều qui chế
có khác nhau. Bởi theo Điều 111 của Hiến pháp 2013 thì chỉ qui định “CQĐP là
chính quyền được tổ chức ở các đơn vị hành chính của Việt Nam”. Qui định này cho
phép hiểu ở đơn vị hành chính đƣợc tổ chức chính quyền địa phƣơng và ở đây có
hai loại chính quyền địa phƣơng: CQĐP hoàn chỉnh và CQĐP không hoàn chỉnh;
- CQĐP cũng đƣợc hiểu là chính quyền đƣợc tổ chức ở tất cả các đơn vị
hành chính đó (theo nghĩa rộng nhất). Nghĩa là CQĐP là chính quyền đƣợc tổ chức
ở tất cả những nơi đó gọi chung là CQĐP. Điều này cho phép hiểu có hai loại chính
quyền: chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Chính quyền địa
phƣơng là loại chính quyền đƣợc thiết lập cấp dƣới - các đơn vị hành chính của đất
nƣớc;
- Có thể CQĐP không có ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt vì thực chất
chính quyền địa phƣơng theo Hiến pháp đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính
(Điều 111) trong khi đó đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt thì chắc chắn không phải
là đơn vị hành chính [34]
Nhƣ vậy, mặc dù còn nhiều tranh luận về thuật ngữ CQĐP theo Hiến pháp
2013, nhƣng về cơ bản Hiến pháp này cũng đã cho phép hiểu một cách linh hoạt về
tổ chức CQĐP địa phƣơng ở nƣớc ta.
9
1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng
Quyền lực nhà nƣớc về bản chất là thống nhất, không có sự phân chia, dù
cho là kiểu nhà nƣớc nào và đƣợc tổ chức theo hình thức liên bang hay đơn nhất,
theo nguyên tắc phân quyền hay tập quyền, đƣợc phân cấp quản lý theo hình thức
phân quyền, tản quyền hay tập quyền. Nhƣng nhà nƣớc nào cũng phân chia lãnh thổ
thành các đơn vị hành chính để quản lý, và do đó chính quyền nhà nƣớc phải thiết
kế tƣơng ứng với các đơn vị hành chính lãnh thổ đẻ quản lý, từ đó dẫn đến khái
niệm chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, khi nói đến
chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng là nói đến phạm vi, quyền hạn
giữa bộ máy cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng với bộ máy cơ quan chính quyền địa
phƣơng.
Tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc về phƣơng diện cấu trúc hành chính
lãnh thổ đòi hỏi bộ máy nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức theo một hệ thống, thống nhất
đảm bảo tính liên thông của quyền lực từ trung ƣơng xuống địa phƣơng. Trong quan
hệ quyền lực theo đơn vị hành chính lãnh thổ, quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc xác
định theo từng cấp đơn vị hành chính lãnh thổ theo các mục tiêu, mức độ phân cấp,
phân quyền giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các cấp hành chính lãnh thổ khác
nhau trong một quốc gia. Mặt khác yêu cầu của tổ chức quyền lực nhà nƣớc trong
một nhà nƣớc pháp quyền. Quyền lực không chỉ thống nhất mà còn phải đảm bảo
các yêu cầu cấp dƣới phụ thuộc cấp trên, chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên, vừa phải
đảm bảo tính độc lập tự chủ của cơ cấu mỗi chính quyền trong mỗi cấp hành chính
lãnh thổ.
Bộ máy chính quyền địa phƣơng vừa là một hình thức tổ chức thể hiện quyền
lực nhà nƣớc là thống nhất ở địa phƣơng, vừa là hình thức tổ chức các cộng đồng
dân cƣ trong mỗi cấp hành chính - lãnh thổ để thực hiện quyền làm chủ của bản
thân mình. Nhƣ vậy xét về tính chất của chính quyền địa phƣơng đƣợc nhìn nhận
theo hai phƣơng diện có gắn bó với nhau.
Chính quyền địa phƣơng với ý nghĩa là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa
phƣơng, tức là trong quan hệ quyền lực của nhà nƣớc thống nhất, chính quyền địa
10
phƣơng là một bộ phận trong một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa
phƣơng. Sự khác nhau giữa nội hàm và ý nghĩa của tập hợp từ “ ở địa phương” và “
của điạ phương” là khác nhau rất cơ bản, vì thế cần đƣợc quán triệt hiểu sâu sắc
hơn quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc. mặt khác căn cứ vào
hiến pháp và luật tổ chức chính quyền địa phƣơng về vị trí, chức năng thẩm quyền
của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, có thể thấy rằng hoạt động của
chính quyền địa phƣơng xét trên bình diện thực thi quyền lực và loại hoạt động
mang tính chấp hành.
Chính quyền địa phƣơng không chỉ đại diện cho quyền lực nhà nƣớc ở địa ở
địa phƣơng mà còn đại diện cho lợi ích, ý chí nguyện vọng của các cộng đồng dân
cƣ trong một phạm vi lãnh thổ. Vì vậy chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp còn là
hình thức tổ chức thực hành dân chủ nhân dân của mỗi địa phƣơng và thật sự là một
tổ chức của nhân dân, do nhân, vì nhân dân trong mỗi phạm vi lãnh thổ cụ thể. Do
đó, việc tổ chức và vận hành chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp phải căn cứ vào
đặc điểm phạm vi và nhu cầu, khả năng thực hành dân chủ của các cộng đồng dân
cƣ trên địa bàn.
Chính quyền đại phƣơng với tƣ cách là hình thức thực hiện dân chủ của
nhân dân trong từng cấp hành chính – lãnh thổ mới đại diện đƣợc quyền lợi, ý chí
nguyện vọng của ngƣời dân, sâu sát gắn bó ngƣời dân, phục vụ đúng kịp thời các
yêu cầu của ngƣời dân và chịu sự giám sát thực tế của ngƣời dân.
Để đảm bảo đƣợc yêu cầu này chính quyền địa phƣơng phải đƣợc giao tự
chủ ở mức độ cần thiết có thể đọc lập giải quyết các công việc, các nhu cầu xác thực
của từng địa phƣơng, của từng cộng đồng dân cƣ. Trong ý nghĩa này lịch sử phát
triển của các mô hình chính quyền địa phƣơng tên thế giới đã chỉ ra nhiều dạng thức
khác nhau của chế độ tự quản địa phƣơng.
Tính tự quản của chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta chƣa đƣợc xác định một
cách cụ thể trên nhiều phƣơng diện pháp luật. tuy vậy trên nhiều mức độ khác nhau
đặc điểm này đã đƣợc thể hiện mức độ tự chủ của mỗi cấp chính quyền trong các
đơn vị hành chính – lãnh thổ. Thực tiễn hoạt động của các cấp chính quyền trong
11
việc tự quyết định các công việc thuần túy mang tính chất địa phƣơng bằng nguồn
lực và công cụ của địa phƣơng cho thấy tính tự quản hay tính tự chủ của chính
quyền địa phƣơng luôn là cơ sở quan trọng để xác lập mức độ khả năng đại diện cho
quyền, lợi ích và ý chí nguyện vọng của cộng đồng dân cƣ trên mỗi địa bàn.
Về phƣơng diện lý luận ta có thể thấy chính quyền địa phƣơng hoạt động
trong tƣ cách của một cơ quan quyền lực nhà nƣớc, tức là lúc chính quyền địa
phƣơng đại diện cho quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, đại diện cho lợi ích quốc
gia. Nhƣng khi chính quyền địa phƣơng hoạt động trong tƣ cách là cơ quan quản lý
địa phƣơng (hay tự chủ) chính là lúc chính quyền này đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, đại diện cho một vùng đơn vị hành chính – lãnh thổ xác định.
Tuy rằng trong thực tiễn hoạt động của các cấp chính quyền địa phƣơng khó phân
biệt rạch ròi và cụ thể khi nào chính quyền đó đại diện cho quyền lực nhà nƣớc cấp
trên, khi nào đại diện cho nhân dân địa phƣơng và không phải lúc nào hai loại lợi
ích này thống nhất với nhau.
Tính chất kép của chính quyền địa phƣơng hai vai trò của chính quyền địa
phƣơng trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và các cộng đồng dân cƣ, giữa tập trung
và dân chủ trong đời sống nhà nƣớc và các cộng đồng dân cƣ, giữa tập trung và dân
chủ trong đời sống nhà nƣớc và xã hội theo chế độ pháp quyền.
Với vai trò là đại diện cho quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, chính quyền
địa phƣơng là cấp độ tổ chức của quyền lực nhà nƣớc là thống nhất trong phạm vi
từng đơn vị hành chính – lãnh thổ, là công cụ của nhà nƣớc thực thi quyền lực, thực
thi luật pháp, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong vị thế này chính quyền
địa phƣơng các cấp tồn tại trong mối quan hệ quyền uy và phục tùng theo nguyên
tắc cấp dƣới phục tùng cấp trên, địa phƣơng phục tùng trung ƣơng.
Với vai trò là đại diện cho các cấp hành chính lãnh thổ trong mối quan hệ với
chính quyền cấp trên, chính quyền địa phƣơng cấp nào đại diện cho lợi ích ý chí,
nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng cấp đó và hành động với tƣ cách là hình thức
đại diện của nhân dân, công cụ thực hiện dân chủ của ngƣời dân. Trong ý nghĩa này
mỗi cấp chính quyền địa phƣơng là một tổ chức của địa phƣơng có nhiệm vụ giải
12
quyết các công việc của địa phƣơng, đáp ứng các yêu cầu nguyện vọng hợp pháp
của ngƣời dân địa phƣơng không chỉ quan hệ với các cơ quan quyền lực cấp trên mà
cả trong quan hệ với địa phƣơng khác.
Nhƣ vậy trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng ở
mỗi cấp đều có vị trí phụ thuộc vừa có vị trí độc lập.
Vị trí phụ thuộc của chính quyền địa phƣơng đƣợc xác định trên cơ sở quan
niệm tính chất hoạt động của chính quyền địa phƣơng, dù đó là hoạt động của Hội
đồng nhân dân hay của Uỷ ban nhân dân đều là hoạt động chấp hành. Mặt khác
trong cơ cấu chính quyền địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà
nƣớc ở địa phƣơng và là một bộ phận trong trong hệ thống hành chính nhà nƣớc
thống nhất do chính phủ chỉ đạo. với vị trí này chính quyền địa phƣơng cấp dƣới
chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành nhà nƣớc chính cấp trên trong phạm vi mức độ
phân cấp, phân quyền theo luật định.
Vị trí độc lập của chính quyền địa phƣơng đƣợc thể hiện chủ yếu trong địa vị
pháp lý của Hội đồng nhân dân và phạm vi quyền tự chủ đƣợc phân cấp quản lý.
Theo các quy định của Luật chính quyền địa phƣơng 2015, Hội đồng nhân dân
không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, mà là cơ quan đại diện ý
chí, nguyên vọng của ngƣời dân địa phƣơng. Do vậy Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực của địa phƣơng, độc lập quyết định các vấn đề của địa phƣơng theo các
mức độ khác nhau về quyền tự chủ của mỗi cấp chính quyền. Mặc du chƣa đƣợc tổ
chức và hoạt động theo mô hình tự quản địa phƣơng nhƣ một số nƣớc, nhƣng xết về
quyền hạn, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và thực tiễn hoạt động có thể thấy rằng ở
một mức độ nhất định, tính tự quản của chính quyền địa phƣơng đã đƣợc xác định,
đặc biệt là ở cấp xã, phƣờng, thị trấn. Những yếu tố của quyền tự quản địa phƣơng
cũng nhƣ các cơ quan đại diện từ (Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp không
hình thình một hệ thống, thống nhất mà chúng độc lập với nhau), đã tạo nên vị trí
độc lập cho chính quyền địa phƣơng các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà
nƣớc ta. Tuy vậy khi nhấn mạnh đến tính tự quản của Hội đồng nhân dân cũng có ý
nghĩa là cần phải tăng cƣờng vai trò tự quản, tính chất đại diện, tính chất độc lập, tự
13
chủ của từng cấp chính quyền nói chung cũng nhƣ Hội đồng nhân dân từng cấp phải
đa dạng linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của địa phƣơng và phải bảo
đảm một chính thể thống nhất.không nên lặp lại một mô hình cứng nhắc cho mọi
địa phƣơng (đô thị vùng đồng bằng miền núi, biên giới hải đảo, vùng có ngƣời đồng
bào dân tộc thiểu số) với mọi cấp tỉnh, huyện, xã cũng có các cơ quan tƣơng ứng
nhƣng không rõ chức năng nhiệm vụ và kém về hiệu quả.
1.1.3. Vị trí vai trò của chính quyền địa phƣơng
Để quản lý xây dựng phát triển kính tế, văn hoá xã hội của đất nƣớc, Việt
Nam cũng giống nhƣ tất cả các nƣớc trên thế giới đều phải tổ chức các đơn vị hành
chính – lãnh thổ và thành lập các cơ quan nhà nƣớc ở đại phƣơng nhằm mục đích.
Thứ nhất, để triển khai các quyết định của các cơ quan nhà nƣớc Trung
ƣơng.
Thứ hai, để nhân dân địa phƣơng tham gia vào các hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc và quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân
địa phƣơng;
Thứ ba, phân cấp cho địa phƣơng để giảm bớt công việc cho cơ quan nhà
nƣớc ở Trung ƣơng, từ đó tạo điều kiện cho Trung ƣơng tập trung giải quyết những
vấn đề có tính quốc gia;
Thứ tƣ, việc tổ chức cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng còn thể hiện bản chất
của nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân mọi lợi ích nhà nƣớc đều xuất phát từ nhân
dân;
Thứ năm, là việc tổ chức cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng cũng là để giải
quyết tốt quyền lợi của Trung ƣơng và quyền lợi của mỗi địa phƣơng.
Chính quyền địa phƣơng ở các đô thị có vai trò quan trọng không chỉ trong
việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn mà còn có vai trò đầu
tàu thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng hoặc khu vực; là đơn vị hạt nhân
của đơn vị hành chính – lãnh thổ lớn hơn, gắn kết chặt chẽ với các đơn vị hành
chính lãnh thổ ngoại vi và các khu vực lân cận thành các vùng, các khu vực lãnh thổ
14
để cùng nhau giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tê – xã hội, về cung ứng dịch
vụ công mà không bị cắt khúc bởi địa giới hành chính.
Từ phƣơng diện lý luận về nhà nƣớc, chính quyền nhà nƣớc ở nƣớc ta (gồm
cả Trung ƣơng và địa phƣơng) đƣợc thiết lập nên bởi nhân dân đƣợc tổ chức thành
nhà nƣớc, quyền lực của nhân dân đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc. trong đó Hội đồng
nhân dân là những cơ quan do dân trực tiếp bầu ra thông qua cơ chế bầu cử, do đó,
chính quyền địa phƣơng là những cấu chúc quyền lực gắn liền với ngƣời dân, gần
dân và tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền của ngƣời
dân đối với nhà nƣớc đƣợc biểu hiện và xác định trƣớc hết ở niềm tin nhân dân đối
với các cấp chính quyền địa phƣơng thể hiện tập trung nhất ở vị trí và vai trò của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
a, Vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân
Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng, vị trí
vai trò của Hội đồng nhân dân thể hiện trên các mặt sau:
- Hội đồng nhân dân và một trong những mắt xích cơ bản trong mối quan hệ
giữa nhân dân địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; là cơ quan trực
tiếp do dân bầu ra, để thay mặt nhân dân địa phƣơng quyết định những vấn đề liên
quan đến đời sống nhân dân địa phƣơng. Thông qua hoạt động của hội đồng nhân
dân để nhân dân tham gia vào quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội địa phƣơng.
- Hội đồng nhân dân là cơ sở để thành lập các cơ quan nhà nƣớc khác thuộc
địa phƣơng, là nơi thể chế các quyết định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; là trung
tâm điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn lãnh thổ.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở đia phƣơng, đại diện
cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng địa
phƣơng bầu ra và chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và các cơ quan nhà
nƣớc cấp trên (Hiến pháp 2013) Hội đồng nhân dân có cơ cấu làm việc nhƣ: hoạt
động của các kỳ họp, hoạt động thƣờng trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội
đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân với vai trò là thay mặt nhân dân quyết định các
chủ trƣơng, giải pháp nhằm huy động nguồn lực để xây dựng phát triển địa phƣơng
15
về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng chăm lo cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của các
cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân; duy trì
thƣờng thuyên việc tiếp xúc cử tri, thu thập lấy ý kiến, nguyện vọng chính đáng của
cử tri để phán ánh đến cơ quan nhà nƣớc thông qua các hoạt động của Hội đồng
nhân dân.
- Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, Hội đồng nhân
dân có quyền, quyết nghị mọi vấn đề liên quan tới đời sống của nhân dân địa
phƣơng, miễn là các quyết định không đƣợc trái với các thẩm quyền quyết định của
cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân có hiệu lực pháp
lý trên địa bàn của địa phƣơng; mọi tổ chức công dân sống trên địa bàn đó đều phải
tuân thủ và chấp hành. Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết trong
phạm vi và quyền hạn của mình.
b, Vị trí vai trò của Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là
cơ quan hành chính ở địa phƣơng. Uỷ ban nhân dân là cơ quan song trùng trực
thuộc, có trách nhiệm báo cáo và chịu sự kiểm tra của Hội đồng nhân dân là cơ
quan bầu ra Uỷ ban nhân dân, đồng thời Uỷ ban nhân dân phải báo cáo và chịu sự
kiểm tra của cơ quan cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân, báo cáo công việc trƣớc Hội đồng nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của Hội
đồng nhân dân, sự kiểm tra đôn đốc của thƣờng trực hội đồng nhân dân, Hội đồng
nhân dân có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân sửa đổi bổ sung hoặc bãi bổ những
quyết định không hợp lý của Uỷ ban nhân dân.
- Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng
thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân đều phải đƣợc thảo luận và biểu quyết theo đa
số, trừ một số nhiệm vụ thẩm quyền riêng của chủ tịch Uỷ ban nhân dân theo luật
định. Theo đó nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc thực hiện trong hầu hết các hoạt
16
động quản lý nhà nƣớc; các nhiệm vụ giải pháp, các chủ trƣơng, đề án kế hoạch lớn
của điạ phƣơng đều đƣợc bàn bạc theo quyết định theo đa số.
- Là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân là cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn, thực thi các quyết định của cơ
quan hành chính nhà nƣớc cấp trên và quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân có
quyền ban hành quyết định, chị thỉ và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐÔ THỊ
1.2.1. Khái niệm, vị trí, tính chất, vai trò đô thị
1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan
Khái niện Đô thị: Đô thị là một không gian cƣ trú của cộng đồng ngƣời
sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển
Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội 1995) [49]
Đô thị là nơi tập trung dân cƣ, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống làm
việc theo kiểu thành thị ( Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH kiến trúc, Hà Nội)[29]
Ở đây, đô thị đƣợc hiểu theo nghĩa là một đơn vị hành chính - lãnh thổ, do đó,
định nghĩa đô thị sẽ chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật, nói cách khác là các
định nghĩa có giá trị pháp lý.
Vì vậy đô thị đƣợc hiểu là điểm dân cƣ tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân
số thành thị tôi thiểu là 4000 ngƣời ( đôi với miền núi là 2800 ngƣời) với tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các thành phố, thị xã, thị trấn và đô thị gồm
các khu vực chức năng của đô thị.
Các đô thị trên thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài.
Các nhà đô thị học đã phân chia lịch sử phát triển đô thị thành bốn giai đoạn: cổ đại
(từ năm 4.000 trƣớc công nguyên đến năm 500 sau công nguyên); trung đại (từ năm
500 đến năm 1.500 sau công nguyên); cận đại (từ năm 1.500 đến năm 1.800) và
giai đoạn thứ tƣ từ năm 1.800 đến nay.
Nhìn chung, các đô thị ngày nay đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế, chính
17
trị, hành chính, văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, với giá trị nào, đô thị cũng
đƣợc hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lƣu của con ngƣời, của xã hội, từ yêu
cầu thực tiễn của cuộc sống, quản lý nhà nƣớc. Do đó, những nơi có điều kiện
thuận lợi về giao thông, lợi thế về chính trị, văn hóa, xã hội là những nơi thuận tiện
cho việc phát triển đô thị.
Đô thị so với nông thôn là hai môi trƣờng sống, hai loại hình định cƣ có
những đặc điểm khác nhau về tính chất, quy mô, chức năng, nhiệm vụ, mức độ phát
triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng, cách thức tổ
chức quy hoạch, xây dựng, khai thác, vận hành các quá trình xã hội và nhất là hệ
thống các cơ sở hạ tầng trong đô thị.
So với nông thôn, nhìn chung các đô thị có quy mô và mật độ dân số lớn
hơn, có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng cao hơn, môi trƣờng
sống đƣợc tổ chức khoa học hơn, văn minh và hiện đại hơn và ngƣời dân đô thị
đƣợc cung cấp các dịch vụ công ở mức độ đồng bộ hơn, đa dạng hơn và chất lƣợng
hơn.
Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc,
của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh,
trong huyện.
Về mặt nhà nƣớc - pháp luật, không thể sử dụng hoàn toàn các khái niệm về
đô thị đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng mà cần phải ghi rõ nội dung dung đầy đủ
của nó trên phƣơng diện pháp lý cũng nhƣ thực tiễn. Vì vậy, pháp luật của các
nƣớc cũng nhƣ Việt Nam đều đƣa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn để phân biệt đô thị
với nông thôn. Những tiêu chí cơ bản để phân biệt đô thị và nông thôn dựa trên cơ
sở pháp luật đó là:
- Là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế hoặc trung tâm văn
hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật - công nghệ, thể thao... của cả nƣớc hoặc một
vùng lãnh thổ.
18
- Là nơi tập trung trung dân cƣ đông đúc hơn so với nông thôn. Mỗi quốc
gia khác nhau có các quy định khác nhau về quy mô dân số đô thị nhƣng đều đảm
bảo tính chất là một điểm dân cƣ tập trung cao và chỉ tính trong nội thị.
- Dân cƣ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và
thƣờng không nhỏ hơn 60%.
- Là nơi tập trung hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng quan trọng,
nhƣ: Trạm viễn thông, sân bay, nhà ga, cảng biển... và hạ tầng xã hội, nhƣ: Nhà ở,
khu công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học, viện nghiên cứu...
- Lối sống đô thị là lối sống hợp cƣ, luôn biến động và hầu nhƣ không có sự
liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những chuẩn mực
có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
Khái niện Thành phố nói chung đƣợc dùng để chỉ một khu định cƣ đô
thị có dân số lớn. Mặc dù không có thỏa thuận nào về cách phân biệt một thành phố
với một thị trấn trong phạm vi ý nghĩa ngôn ngữ, nhiều thành phố đều có một cơ
chế hành chính, pháp lý và vị thế lịch sử cụ thể dựa trên luật pháp địa phƣơng
[51][52]
Thƣờng thì thành phố có những khu nhà ở, khu công nghiệp, và khu thƣơng
mại cùng với những trách nhiệm quản lý có thể có liên quan đến một vùng rộng
hơn. Phần nhiều diện tích của một thành phố là nhà ở dựa vào cơ sở hạ tầng nhƣ
là đƣờng sá và hệ thống giao thông công cộng. Mật độ dân số phát triển rất nhiều
tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa con ngƣời và các doanh nghiệp, mang lại lợi ích
cho cả hai bên trong quá trình này, nhƣng nó cũng đặt ra những thách thức trong
việc quản lý phát triển đô thị. Một thành phố lớn thƣờng có liên quan đến các vùng
ngoại ô và đi lại giữa các vùng này.Thành phố nhƣ vậy thƣờng liên quan đến
các vùng đô thị và các khu vực nội ô, tạo ra nhiều dịch vụ kinh doanh trong việc đi
lại giữa các vùng này để làm việc.Khi một thành phố mở rộng đủ xa để đến một
thành phố khác, khu vực này có thể đƣợc coi là một siêu đô thị[50]
Khái niện Thành phố trực thuộc tỉnh là một loại hình đơn vị hành chính
nhà nƣớc hiện nay tại Việt Nam, tƣơng đƣơng huyện, quận và thị xã. Thành phố
19
trực thuộc tỉnh là một đô thịvà là trung tâm hành chính, kinh tế của một tỉnh nhƣng
không phải tỉnh nào cũng có thành phố trực thuộc tỉnh, Một số thành phố trực thuộc
tỉnh còn đƣợc chỉ định làm trung tâm kinh tế và văn hóa của cả một vùng (liên
tỉnh).Tuy về loại hình, thành phố trực thuộc tỉnh là một đô thị và dân cƣ tại đó đƣợc
xếp là dân thành thị, nhƣng vẫn có thể còn một phần dân sống bằng nông nghiệp ở
các xã ngoại thành.
Thành phố trực thuộc tỉnh ngang với huyện, quận hoặc thị xã, nhƣng lớn hơn
và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này đƣợc ghi rõ trong Nghị định của Chính phủ
số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2007 "Về phân loại đơn vị hành chính cấp
tỉnh và cấp huyện": Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã
hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ,
đầu mối giao thông của tỉnh và giao lƣu trong nƣớc, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ (điều 5). Cũng theo
Nghị định này thì thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I
trong tổng số 3 loại.[45]
Theo quy định tại điều 110 của Hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành chính
của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc phân định nhƣ sau:
- Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;
- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ƣơng chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng;
- Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phƣờng và xã; quận chia thành phƣờng.
Nhƣ vậy, thành phố trực thuộc tỉnh là chính quyền địa phƣơng cấp thứ hai,
do tỉnh quản lý.
1.2.1.2 Vị trí, tính chất, vai trò của đô thị
Vị trí:Thành phố chính yếu đƣợc dùng để chỉ một khu định cƣ đô thị có dân số
lớn. mặc dù không có thỏa thuận nào về cách phân biệt một thành phố với thị trấn trong
một phạm vi ý nghĩa ngôn ngữ, nhiều thành phố đều có một cơ chế hành chính pháp lý
và ví thế lịch sử cụ thể dựa trên luật pháp.
20
Tính chất: Thƣờng thì thành phố có khu nhà ở, khu công nghiệp và khu thƣơng
mại cùng với những trách nhiệm quản lý có thể liên quan đến một vùng rộng lớn. Phần
nhiều diện tích là nhà ở dựa vào cơ sở hạ tầng là đƣờng sá và hệ thông giao thông công
cộng. Mật độ pháp triển rất nhiều tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa con ngƣời và các
doanh nghiệp, mang lại lợi ích trong quản lý phát triển đô thị. Một thành phố thƣờng liên
quan đến các đô thị đi lại giữa các vùng này.
Vai trò: Thành phố là một loại hình đơn vị hành chính nhà nƣớc hiện nay tại Việt
Nam, tƣơng đƣơng cấp huyện, quận và thị xã. Thành phố là một đô thị và là trung tâm
hành chính kinh tế của một tỉnh nhƣng không phải tỉnh nào cũng có thành phố . Một số
thành phố còn đƣợc chỉ định làm trung tâm kinh tế văn hóa của cả một vùng ( liên
tỉnh).tuy về loại hình, thành phố là một đô thị và cƣ dân tại đó đƣợc xếp là dân thành thị,
nhƣng vẫn có thể còn phần dân sông bằng nông nghiệp ở các xã ngoại thành.
Thành phố ngang với huyện, quận hoặc thị xã, nhƣng lớn hơn và có vị thế quan
trọng hơn. Vai trò này đƣợc ghi rõ trong nghị định của chính phủ số 15/2007 NĐ – CP
ngày 26/01/2007 “về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện” : Thành phố có
vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội,
khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của cả tỉnh giao lƣu trong nƣớc,
quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng
lãnh thổ (điều 5). Cũng theo nghị định này thì thành phố là đơn vị hành chính cấp huyện
loại 1 trong tổng số 3 loại.
Theo quy định tại điều 110 của hiến pháp 2013 (sửa đổi), các đơn vị hành chính
của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc phân định nhƣ sau:
- Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;
- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố, thành phố trực thuộc trung ƣơng
chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng;
- Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố chia thành phƣờng và xã, quận
chia thành phƣờng.
1.2.2. Đặc điểm, Phân loại của đô thị
1.2.2.1 Đặc điểm đô thị
21
Thứ nhất về đặc điểm địa lý: Đô thị thƣờng là khu vực lãnh thổ không bị cắt khúc
và có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, thƣơng mại phát triển. Quá trình xây dựng các
khu đô thị mới do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm xuất hiện các tiểu vùng địa lý
nông thôn nằm xen kẽ trong các khu đô thị điều này gây khó khăn trong chuyển đổi lao
động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông dân sang thị dân.
Thứ hai, đặc điểm về dân cƣ: Dân cƣ đô thị thƣờng không có tính chất thuần nhất
nhƣ dân cƣ nông thôn vì dân cƣ đô thị có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao và bao gồm
cả dân di cƣ từ các khu vực khác đến. Dân cƣ đô thị có sự phát triển lơn về văn hóa do có
nhiều phong tục tập quán do những ngƣời từ nơi khác đến mang theo phong tục, tập
quán khác nhau. Chính môi trƣờng kinh tế phát triển hơn của đô thị đã tạo ra sức hút đối
với lực lƣợng lao động nhập cƣ đến đô thị, làm cho mật độ dân số đô thị những năm gần
đây tăng lên nhanh chóng. Số lƣợng ngƣời lao động tăng lên cũng đã tạo ra áp lực cho bộ
máy chính quyền đô thị trong việc quản lý dân cƣ và lao động, quản lý nhân khẩu, hộ
khẩu cũng nhƣ làm nảy sinh mâu thuẫn, bất hợp lý giữa các nhóm ngƣời trong đô thị,
đặc biệt là những cƣ dân đô thị mới (ngƣời nhập cƣ). Do đó, dân cƣ đô thị có những đặc
điểm khác biệt với cƣ dân ở khu vực nông thôn bởi sự đa dạng về văn hóa, và thiếu sự
gắn kết trong mối quan hệ làng xã nhƣ cƣ dân nông thôn, và có sự tách biệt khá lơn giữa
nơi làm việc và nơi cƣ trú. “Cƣ dân ở các đô thị mới thuần túy là lao động phi nông
nghiệp, có thể là công chức, viên chức, binh lính, trí thức hoặc những ngƣời làm nghề
kinh doanh, buôn bán. Lối sống đô thị ở đây cũng rõ nét hơn. Ngƣời dân ở đây ít chịu
ràng buộc bởi quan hệ láng giềng – địa vị, mà chủ yếu dựa trên quan hệ nghề nghiệp –
lợi ích vận hành theo thể chế hành chính (cơ quan hành chính), thể chế xã hội (hiệp hội),
thể chế công ty (doanh nghiệp), thể chế sự nghiệp (trƣờng học, bệnh viện...)”
Thứ ba đặc điểm về cơ sở hạ tầng: Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị có cơ sở
hạ tầng tƣơng đối phát triển hơn so với khu vực nông thôn. Các công trình kiến trúc cảnh
quan đô thị cũng có đặc điểm khác biệt cơ bản so với khu vực nông thôn nhƣ thƣờng bao
gồm các yếu tố về không gian, cây xanh, nhà cao tầng. Thiết kế đô thị phải dựa trên ba
phạm trù cơ bản: “Công năng, trật tự, thẩm mỹ. Công năng là suất phát điểm, là nguyên
cớ, là cái cần đáp ứng để đảm bảo cho sự vận hành.Trật tự là tổ chức, là sắp đặt, là sự
22
giải quyết cân bằng các mối quan hệ trong điều tiết, đảm bảo tính bền vững. Thẩm mỹ là
sự hài hòa giữa công năng trật tự, sự hài hòa giữa vi mô và vĩ mô, giữa kiến trúc và môi
trƣờng, giữa hai cái nói trên giữa con ngƣời và xã hội, là sự kiến tạo môi trƣờng nhân văn
của đô thị”. Do đó công tác quy hoạch đô thị, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải có đủ năng lực để xây dựng đô thị có tầm nhìn chiến
lƣợc, tránh mang tính chấp vá manh mún nhƣ hiện nay.
Bên cạnh đó, do mật độ dân cƣ đông nên phát triển cơ sở hạ tầng (đƣờng sá),
phƣơng tiện giao thông, cấp thoát nƣớc của đô thị cũng là những điểm khác biệt cơ bản
so với yêu cầu quản lý xây dựng nông thôn. Yếu tố này, đòi hỏi chính quyền đô thị phải
có kế hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề đang tồn tại của đô
thị nhƣ ùn tắc giao thông, ngập lụt...
Thứ tư, đặc điểm kinh tế: Kinh tế đô thị là sự kết hợp đan xen công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp. Đô thị là nơi tập trung của các hoạt động thƣơng mại,
dịch vụ làm xuất hiện nhiều loại thị trƣờng khác nhau nhƣ thị trƣờng lao động, thị trƣờng
dịch vụ, thị trƣờng tài chính. Mức sống của đô thị cũng có sự khác biệt so với khu vực
nông thôn.Sự phát triển giữa đô thị và nông thôn cũng có khoảng cách nhất định, mức
trênh lệch về giàu nghèo ngày càng tăng lên. Sự khác biệt lớn về nông thôn và thành thị,
là một trong những nguyên nhân tỷ lệ lao động nhập cƣ tăng nhanh, gây sức ép không
nhỏ đối với chính quyền trong quản lý kinh tế, việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội ở
đô thị.
Thứ năm, đặc điểm về việc làm: Điểm khác biệt lớn giữa đô thị và nông thôn là tỉ
lệ lao động phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập chung của các loại hình lao động khác
nhau nhƣ lao động chuyên nghiệp (có trình độ chuyên môn cao hay lao động dịch vụ
hoặc bán thời vụ, thƣờng có mức lao động cao hơn so với mức lao động nông thôn). Nhu
cầu việc làm ở đô thị mới và mức thu nhập cao là nguyên nhân ngƣời lao động nhập cƣ
đến làm việc ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, do sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội mà tính chất việc làm của mỗi đô thị cũng có sự khác nhau.
Thứ sáu, đặc điểm về văn hóa: Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, văn minh
đô thị cũng có những đặc điểm khác biệt với văn hóa nông thôn ở một số đặc điểm sau:
23
văn hóa đô thị không thể hiện tính liên kết cao trong cộng đồng dân cƣ nhƣ văn hóa làng
xã vì nó không còn thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng cao trong lĩnh vực lao động, sản
xuất, đởi sống hàng ngày mà thƣờng thể hiện tính chất độc lập, tách biệt. Văn hóa đô thị
còn thể hiện tính đa dạng do đô thị là nơi đón nhận các nguồn văn hóa khác nhau và chịu
nhiều tác động của các nền văn hóa bên ngoài, trong khi đó văn hóa nông thôn thƣờng
mang tính chất khép kín. Ngoài ra các yếu tố văn hóa còn gắn liền với các yếu tố khác
nhƣ các dịch vụ công cộng, môi trƣờng đô thị, tiện nghi sinh hoạt, lối sống của cộng
đồng dân cƣ đô thị, là một phần của văn minh đô thị.
Thứ bảy, về trật tự an toàn xã hội: Do có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn
hóa, chính trị xã hội nên đô thị cũng có những điểm khác biệt lớn so với nông thôn trong
lĩnh vực an ninh trật tự đô thị. Lực lƣợng lao động nhập cƣ lớn cũng đã gây ra tình trạng
bất ổn định trong quản lý lao động nhập cƣ, giải quyết các vấn đề việc làm, an sinh xã
hội, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, môi trƣờng, giao thông đô thị, tệ nạn xã hội,... Có thể
nói trật tự an toàn xã hội ở mỗi đô thị có tính chất phức tạp hơn so với khu vực nông
thôn. Việc quản lý trật tự đô thị trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi chính
quyền đô thị phải có khung thể chế chính sách riêng, đảm bảo quản lý có hiệu quả trật tự
an toàn đô thị.
Tóm lại, đô thị khác với nông thôn ở nhiều đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và
môi trƣờng, do đó hoạt động quản lý đối với đô thị và nông thôn cũng cần có sự khác
biệt để phù hợp với điều kiện đặc thù ở mỗi khu vực. Trên thực tế, giữa mỗi khu vực
cũng không có sự phát triển đồng nhất nên chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp, mỗi
vùng, cần phải đƣợc tổ chức phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi khu vực để phát
huy hiệu quả năng lực quản lý. Nói cách khác, chính quyền địa phƣơng cũng nên đƣợc tổ
chức theo mỗi loại địa phƣơng cụ thể.
1.2.2.2. Phân loại đô thị
Kể từ khi đồi mới, nhà nƣớc ta đã tiến hành phân loại đô thị lần đầu tiên theo
quyết định 132 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 5/5/1990. Quyết định này đã đƣa
ra các tiêu chí phân loại đô thị ở nƣớc ta nhƣ: mật độ dân số và quy mô dân số, vai trò
kinh tế, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ
24
dân cƣ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng đô thị ở nƣớc ta đã tăng lên
đáng kể và có những thay đổi đáng kể và có những thay đổi đáng kể, do đó năm 2001
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2001 ngày 5/10/2001 về việc phân loại đô thị
cấp quản lý đô thị. Theo nghị định này, các tiêu chí phân loại đô thị cũng vẫn giống nhƣ
tiêu chi quy định bởi quyết định 132, tuy nhiên đã có sự khác biệt nhất định, ví dụ: tỉ lệ
phi nông nghiệp đã đƣợc quy định 60% lên 65% cơ sở hạ tầng phải đạt 70% mức tiêu
chuẩn.
Năm 2009 Chính phủ đã ban hành nghị định số 42/2009/NĐ – CP sửa đổi bổ
sung Nghị định số 72/2001/NĐ – CP. Theo quy định hiện hành của Nghị định số
42/2009/NĐ – CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, tổ chức lập
thẩm định đề án quyết định công nhận loại đô thi, thì phải căn cứ vào các yếu tố về chức
năng đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, quy mô dân số, mật độ dân số.
Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH Khóa 13 về phân lại đô thị và Nghị quyết
1211/2016/UBTVQH Khóa 13 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính:
Theo các tiêu chí phân loại này thì hiện nay ở nƣớc ta có 5 loại đô thị nhƣ sau:
Đô thị loại I: Là thành phố lớn có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có
thể có các đô thị trực thuộc
- Chức năng đô thị:
+ Đô thị trực thuộc trung ƣơng có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa
học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao
lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nƣớc.
+ Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và
quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đô thị trực thuộc trung ƣơng có quy mô toàn dân số từ một triệu ngƣời trở lên.
+ Đô thị có quy mô dân số toàn đô thị từ năm trăm nghìn trở lên.
25
- Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành:
+ Đô thị trực thuộc trung ƣơng từ 12.000 ngƣời/km2
trở lên.
+ Đô thị từ 10.000 ngƣời/km2
trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng
số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị:
+ Khu vực nội thành: Nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng
phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: Nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình
hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ; bảo vệ những
khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp vùng xanh phục vụ đô thị và
các vùng cảnh quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện các xây dựng phát triển đô thị theo quy
chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và
trên 50% các trục phố chính của đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị,
phải có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp
kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
Đô thị loại II: Là thành phố thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành và các xã ngoại
thành.
- Chức năng đô thị:
+ Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong vùng tỉnh,
vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một
vùng lãnh thổ liên tỉnh.
+ Trƣờng hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì phải có chức
năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo,
26
du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với
cả nƣớc.
- Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn ngƣởi trở lên.
Trong trƣờng hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ƣơng thì quy mô dân số toàn đô
thị phải đạt trên 800 nghìn ngƣời.
- Mật độ dân số khu vực nội thành:
Đô thị từ 8.000 ngƣời/km2
trở lên, trƣờng hợp đô thị trực thuộc Trung ƣơng từ
10.000 ngƣời/km2
trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng
số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị:
+ Khu vực nội thành: Đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn
chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc
đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: Một số mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng
lƣới công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; hạn
chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị.Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
Đô thị loại III: Là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Chức năng đô thị:
27
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh
vực đối với vùng liên tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn ngƣời trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 ngƣời/km2
trở lên.
- Tỷ lên lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so
với tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị:
+ Khu vực nội thành: Từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản
hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch
sẽ hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: Từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn
chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình hạ tầng tại
các điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc
tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
Đô thị loại IV:
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của một vùng trong một tỉnh. Có vai
trò thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng trong một tỉnh hoặc một số lĩnh vực trong
một tỉnh.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 5000 trở lên.
Mật độ dân số nội thị từ 4.000 ngƣời trên 1km2
trở lên.
28
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao
động.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: khu vực nội thành: đã hoạc đang xây
dựng tiến tới đồng bộ hoàn chỉnh, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp
dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trƣờng; khu vực ngoại thành từng mặt đang đƣợc đâu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ,
phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vung
xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
Kiến trúc cảnh quan đô thị: từng bƣớc đƣợc xây dựng phát triển đô thị theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Đô thị loại V
Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành
chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn ngƣời trở lên.
Mật độ dân số bình quân từ 2.000 ngƣời/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65%
so với tổng số lao động.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang đƣợc xây
dựng tiến tới đồng bộ.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bƣớc đƣợc thực hiện theo quy chế quản lý
kiến trúc đô thị.
1.2.2.3. Tiêu chuẩn thành lập chính quyền đô thi theo nghị quyết 1211
tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng
Quy mô dân số từ 50.000 ngƣời trở xuống đƣợc tính 10 điểm; trên
50.000 ngƣời thì cứ thêm 4.000 ngƣời đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không
quá 30 điểm.
29
Diện tích tự nhiên từ 50 km2
trở xuống đƣợc tính 10 điểm; trên 50 km2
thì cứ
thêm 05 km2
đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 25 điểm.
Số đơn vị hành chính trực thuộc:
Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống đƣợc tính điểm; trên 10 đơn vị
hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính đƣợc tính thêm 0,5 điểm,
nhƣng tối đa không quá 6 điểm;
Có tỷ lệ số phƣờng trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống
đƣợc tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa
không quá 4 điểm.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
Tự cân đối đƣợc thu, chi ngân sách địa phƣơng đƣợc tính 10 điểm.
Trƣờng hợp chƣa tự cân đối đƣợc thu, chi ngân sách địa phƣơng, nếu có số
thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân
sách địa phƣơng từ 50% trở xuống đƣợc tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% đƣợc
tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 8 điểm;
Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở
xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng
tối đa không quá 4 điểm;
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên
60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 4 điểm;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 55% thì
cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm;
Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở
xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng
tối đa không quá 3 điểm;
Tỷ lệ số hộ dân cƣ đƣợc dùng nƣớc sạch từ 60% trở xuống đƣợc tính 1 điểm;
trên 60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá 3
điểm;
30
Tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên đƣợc tính 1 điểm; dƣới 4% thì cứ giảm 0,5%
đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm.
Các yếu tố đặc thù:
Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thƣờng trú đƣợc tính 1
điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá
2 điểm;
Thành phố thuộc tỉnh vùng cao đƣợc tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền
núi đƣợc tính 0,5 điểm;
Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đƣờng biên giới quốc gia
trên đất liền đƣợc tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25
điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm;
Có từ 20% đến 30% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc tính 0,5 điểm; trên
30% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá 1 điểm.
1.2.3 Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
1.2.3.1 Vị trí, tính chất, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân
dân thành phố trực thuộc tỉnh
a,Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh
+ Vị trí của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh
Vị trí pháp lý căn cứ vào điều 113 hiến pháp 2013 quy định: Hội đồng nhân dân
là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm
trƣớc Nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết
định các vấn đề của địa phƣơng do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và
pháp luật ở địa phƣơng và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân vị trí
của HĐND cũng đƣợc ghi nhận trong điều 6 của Luật tổ chức chính quyền địa
phƣơng năm 2015.
Vị trí trong bộ máy nhà nƣớc:
Nhƣ vậy vị trí của HĐND xét ở 2 góc độ:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phƣơng
31
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền làm
chủ của nhân dân địa phƣơng.
Do vị trí pháp lý nhƣ trên, quyền lực của HĐND đƣợc giời hạn trong phạm
vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lƣc ở địa phƣơng, HĐND
không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa phƣơng thực hiện
nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là cơ quan đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng, không đối lập
với lợi ích chung quốc gia và chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Vị trí này ta hình
dung nhƣ chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nƣớc, tạo điều kiện cho nhân làm chủ.
+ Tính chất Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh
Cơ sở pháp lý: điều 113, 115, 116 Hiến pháp 2013 và phần những quy định
chung trong luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015.
Nhƣ đã trình bày ở trên vị trí của Hội đồng nhân dân tao nên những tính chất
đặc thu riêng của nó. Việc Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai
tính chất của HĐND mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền
lực và tính đại diện.
- Tính quyền lực nhà nƣớc của hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực
nhà nƣớc, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc thì
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. HĐND đƣợc nhân dân giao
quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nƣớc, HĐND thực hiện những nhiệm
vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính thống nhất
của Trung ƣơng, đồng thời phát huy tính sáng tạo của địa phƣơng.
- Tính đại diện của Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân là hình thức chính quyền kiểu mới, nó không phải là cơ
quan đại diện, tƣ vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải cơ quan tự
quản kiểu chính quyền phong kiến trƣớc đây.
Bản thân con đƣờng hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND.
Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất đƣợc chi bầu ra theo nguyên tắc
32
phổ thông bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho
tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đƣợc cấu thành từ các đại biểu ƣu
tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc tôn giáo. HĐND đại diện cho trí tuệ, tinh
thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phƣơng.
Nhƣ vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyền, vừa có tính
chất quần chúng.
Trong tính chất hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai tính
chất đó. Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nƣớc
thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội. Nêu chỉ thiên về tính quyền lực nhà nƣớc,
không chú ý đến tính đại diện của HĐND trở thành cơ quan nhà nƣớc quan liêu, xa
rời nhân dân. Chỉ khi nào HĐND kết hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên trong
tổ chức hoạt động của mình thì thực sự HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nƣớc của
dân, do dân và vì dân.
b, chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh
- Chức năng của Hội đồng nhân dân
Khoản 1 Điều 26 và điều 54 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015 quy định
rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND thành phố trực thuộc tỉnh. HĐND thực hiện 02
loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:
- HĐND quyết định các vấn đề của địa phƣơng do luật định;
- HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng và việc
thực hiện nghị quyết của HĐND cấp trên.
Nhƣ vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phƣơng về việc thực hiện công vụ
địa phƣơng; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với
các công vụ của Trung ƣơng giao cho chính quyền địa phƣơng thực hiện thì HĐND có
trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này.
- Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng
chính quyền:
33
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân;
- Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện
pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi đƣợc
phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do,
danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên
địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà
nƣớc cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phƣơng, cơ
quan nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phƣơng;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án
nhân dân;
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Luật tổ chức chính quyền
địa phƣơng 2015;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái
pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dƣới;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã, phƣờng trong trƣờng hợp Hội đồng
nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trƣớc khi thi hành;
34
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh và chấp
nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh xin thôi làm nhiệm
vụ đại biểu.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh
trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trƣờng:
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của
huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc tỉnh trƣớc khi
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phƣơng và phân bổ dự toán ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh; điều
chỉnh dự toán ngân sách địa phƣơng trong trƣờng hợp cần thiết; phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phƣơng. Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ chƣơng trình, dự án của
huyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn
thành phố trực thuộc tỉnh trong phạm vi đƣợc phân quyền;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật.
Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao;
biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện
chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện
chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội,
xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo
trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh; giám sát hoạt động
của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giangĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú YênLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOTĐề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
Đề tài: Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tp Rạch Giá, HOT
 
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà BèLuận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
 
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOTLuận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Similar to Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (20)

Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã – huyện Văn Lâm, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã – huyện Văn Lâm, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã – huyện Văn Lâm, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã – huyện Văn Lâm, HAY
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh Hưng Yên, HOT
Đề tài: Hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh Hưng Yên, HOTĐề tài: Hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh Hưng Yên, HOT
Đề tài: Hoạt động của chính quyền cấp xã tỉnh Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nước về hộ tịch ở cấp xã, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nước về hộ tịch ở cấp xã, HAYBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nước về hộ tịch ở cấp xã, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nước về hộ tịch ở cấp xã, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đTổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công CộngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
 
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà NộiLuận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân QuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCMLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyềnHoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An GiangLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh An Giang
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 

Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH XUÂN HẬU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH XUÂN HẬU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN HÀ NỘI, 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 Tác giải luận văn Đinh Xuân Hậu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Thật vinh dự cho cá nhân em khi đƣợc tham gia học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo tại Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Đức Đán - Khoa Nhà nƣớc và Pháp Luật, Học viện Hành chính Quốc gia, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại học viện cũng nhƣ quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn cao học về nội dung "Tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc " Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và năng lực có hạn, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng … năm 2016 Tác giải luận văn Đinh Xuân Hậu
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa HĐND : Hội đồng nhân dân TAND : Tòa án nhân dân UBHC : Ủy ban hành chính UBKCHC : Ủy ban kháng chiến hành chính UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc CQCM : Cơ quan chuyên môn UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. MỤC LỤC Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH................... 7 1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG................................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng.......................................................................7 1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng................................................9 1.1.3. Vị trí vai trò của chính quyền địa phƣơng.........................................................13 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ...........................................................................................16 1.2.1. Khái niệm, vị trí, tính chất, vai trò đô thị...........................................................16 1.2.2. Đặc điểm, Phân loại của đô thị...........................................................20 1.2.3 Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh....................30 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 45 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC......................... 46 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH QUA CÁC THỜI ..................................................................................................................................46 2.1.1 Giai đoạn 1945 -1959............................................................................46 2.1.2. Giai đoạn 1959 - 1980..........................................................................47 2.1.3. Giai đoạn 1980 - 1992..........................................................................48 2.1.4. Giai đoạn 1992 đến năm 2015:...........................................................50 2.2. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC..................................................................54 2.2.1 khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................54
  • 7. 2.2.2 Tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................57 2.2.3. Tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................................................63 2.2.4 Những ƣu điểm, hạn chế bất cập về tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên.........................................................................................................77 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 86 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY ........................................................................................................................87 3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................................87 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ..........91 3.2.1 Giải pháp đối với Chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của chính quyền thành phố Vĩnh Yên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội với đặc thù của địa phƣơng.......................................91 3.2.2 Giải pháp đối với xây dựng mô hình chính quyền thành phố Vĩnh Yên tinh gọn về tổ chức, rõ về chức năng, hiệu quả trong hoạt động......93 3.3.3 Giải pháp đối với phân cấp quản lý, thẩm quyền cho chính quyền thành phố Vĩnh yên.....................................................................................103 3.4.4 Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ở thành phố Vĩnh Yên ..............................................106 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 109 KẾT LUẬN.................................................................................................. 110
  • 8. 1 Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, việc cải cách bộ máy nhà nƣớc và cải cách nền hành chính nhà nƣớc đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm.Các chủ chƣơng, chính sách và các nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật đƣợc đƣa ra bƣớc đầu đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc cải cách.Tuy vậy cải cách hành chính tiến hành còn chậm, thiếu kiên quyết và hiệu quả còn thấp. Tình hình này do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Về mặt khách quan khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, còn nhiều vấn đề lý luận về chức năng nhà nƣớc, xây dựng bộ máy nhà nƣớc nói chung, bộ máy chính quyền địa phƣơng nói riêng, đặc biệt bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh chƣa đƣợc làm sáng tỏ, đòi hỏi cần phải tìm tòi, thử nghiệm và qua thực tiễn để khẳng định. Về mặt chủ quan chƣa có quyết tâm cao, còn bị những lực cản trong quá trình cải cách hành chính từ phía các cán bộ, công chức nhà nƣớc ở nhiều cấp, nhiều ngành. Hiến pháp 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều và hàng loạt Luật về tổ chức bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, Hiến pháp 2013 đã đƣợc sửa đổi bổ sung nhƣng vẫn chƣa có những thay đổi lớn và cơ bản về mô hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc, tuy có một số thay đổi, nhƣng nhìn chung vẫn nhƣ trƣớc đây. Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng đƣợc Quốc hội thông qua năm 2015 đã có mục dành cho Chính quyền đô thị và Chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh, tuy nhiên về mặt tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh vẫn là chính quyền cơ sở, điều đó có nghĩa về mặt pháp lý vẫn chƣa có thay đổi nhiều về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng ở cả nông thôn và đô thị. Trong khi đó tốc độ phát triển nhanh của khu vực đô thị cùng với tăng trƣởng kinh tế nhanh qua hơn hai thập kỷ nên nhiều thành phố trực thuộc tỉnh đƣợc thành lập, dẫn đến có nhiều quy định, tổ chức bộ máy, năng lực quản lý trở nên lạc hậu với thực tiễn. Quá trình đô thị, thành phố hóa ở Việt Nam diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thể chế kinh tế - chính trị và hiện đại hóa về nhiều
  • 9. 2 mặt. Cơ sở để quản lý là hệ thống luật pháp và công cụ quản lý theo thị trƣờng chƣa hoàn thiện còn nhiều thiếu sót, bất cập. Hệ thống quản lý thành phố đô thị chƣa từng đƣợc phát triển riêng mà cùng chung thiết kế với quản lý lãnh thổ bao gồm cả nông thôn. Quá trình chuyển đổi về nhiều mặt dẫn đến sự điều chỉnh không theo kịp yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh nhƣ hiện nay. Sự suy giảm về chất lƣợng môi trƣờng, sự phân hóa nhanh chóng về nhóm thu nhập và gia tăng ngƣời nghèo, chênh lệch trình độ phát triển và chất lƣợng sống càng cao giữa các vùng miền, sự suy kiệt các nguồn tài nguyên tái tạo, sự mất mát các di sản văn hóa và cảnh quan tự nhiên, sự gia tăng tội phạm có tổ chức, sự thiếu hụt nguồn lực quản lý kết cấu hạ tầng, sự chăm sóc các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, và sự suy thoái đạo đức và liên kết hòa hợp trong xã hội đã phản ánh sự bất cập trong quản lý khu vực công tại các đô thị. Có thể nói tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là các đô thị lớn trong gần 30 năm qua là thách thức rất lớn cho quá trình đổi mới hệ thống chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở nƣớc ta hiện nay. Thành phố trực thuộc tỉnh ở bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ thời đại nào đều là những trung tâm chính trị-kinh tế-xã hội của tỉnh, của vùng, hoặc của từng đơn vị hành chính lãnh thổ có những đặc thù riêng, vai trò quản lý nhà nƣớc riêng của nó. Quá trình đô thị hóa ở nƣớc ta đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh.Việc đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh là vấn đề cấp bách để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, giải quyết các vấn đề phức tạp của quản lý ở thành phố trực thuộc tỉnh nƣớc ta hiện nay. Từ đó đòi hỏi cần phải xây dựng chính quyền thành phố trục thuộc tỉnh phù hợp và chuyên biệt là một xu thế tất yếu. Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang rất quan tâm đến việc hoàn thiện, đổi mới mô hình tổ chức, phƣơng thức quản lý của chính quyền địa phƣơng các cấp nói chung cũng nhƣ của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Nghị quyết trung ƣơng 3 (khóa VII) đã xác định: “Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính đô thị với hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông
  • 10. 3 thôn...”; Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục đặt ra yêu cầu “Điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phƣơng cho phù hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn để tổ chức bộ máy phù hợp” và “Tổ chức hợp lý chính quyền địa phƣơng, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo”; Nghị quyết trung ƣơng 5 (khóa X) đặt ra mục tiêu: Tổ chức hơp lý chính quyền địa phƣơng, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn và tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông trên địa bàn...”. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị cũng đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 192/QĐ-TTg, ngày 25/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây là những vấn đề đƣợc quan tâm, nhƣng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến nay, vẫn chƣa có một mô hình cụ thể, khả thi trong bối cảnh vai trò, vị trí của đô thị, cấu trúc của chính quyền đô thị chƣa đƣợc hoàn thiện, chƣa phù hợp. Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ, thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức, hoạt động của chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho thấy tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên hiện hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định nhƣ chƣa thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền thành phố Vĩnh Yên thẩm quyền trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể trong hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên còn một số nội dung chƣa đƣợc làm rõ, mô hình tổ chức bộ máy và phƣơng thức hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên nhiều điểm chƣa hợp lý làm hạn chế hiệu quả hoạt động của chính quyền. Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, của quá trình hội nhập kinh tế cũng nhƣ chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia đòi hỏi phải đổi mới toàn diện cả về nội dung và hình thức đối với tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên .
  • 11. 4 Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vinh Yên trong giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Chính vì vậy đề tài "Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc" đƣợc chọn làm luận văn thạc sĩ Luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, vấn đề cải cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phƣơng nói chung cũng nhƣ chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu thông qua các đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, luận văn, luận án: - Các đề tài khoa học và sách chuyên khảo nhƣ: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Thông; “Thực trạng việc tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam, những vấn đề đang đặt ra và phƣơng hƣớng đổi mới” của PGS.TS Bùi Xuân Đức; “Nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị một cấp ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải; “Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc trung ƣơng” của TS. Vũ Đức Đán và TS. Lƣu Kiếm Thanh, do NXB Thống kê phát hành năm 2000; “Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trong giai đoạn hiện nay” của TS. Vũ Đức Đán... - Các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu nhƣ: Tạp chí cộng sản, Nghiên cứu và lập pháp, Nhà nƣớc và pháp luật, Quản lý nhà nƣớc, Tổ chức nhà nƣớc... của các nhà khoa học, quản lý về quá trình hình thành, phát triển và vấn đề đổi mới chính quyền địa phƣơng; những vấn đề bức xúc trong thực tiễn và lý luận tổ chức chính quyền địa phƣơng, phƣơng hƣớng đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị hiện nay, đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND... - Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Hành chính Quốc gia, Đại Học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề cập đến vấn đề hoàn thiện chính quyền địa phƣơng, chính quyền đô thị dƣới các góc độ khác nhau. Nhìn chung những công trình nghiên cứu nói trên đều xem xét về chính
  • 12. 5 quyền địa phƣơng, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở bình diện chung, trong một chừng mực nhất định có đề cập tới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh trên diện rộng hoặc về một chính quyền đô thị, thành phố cụ thể nhƣng chƣa có công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể về tổ chức, hoạt đông bộ máy chính quyền của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình triển khai đề tài " Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc"tôi có kế thừa chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu nói trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu: Nghiên cứu đề tài với mục tiêu là đƣa ra kiến nghị, đề xuất mang tính giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục tiêu trên, tôi đặt ra nhiệm vụ: - Tìm hiểu về nguyên lý tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên nói riêng làm cơ sở lý luận để đề xuất, kiến nghị đổi mới chính quyền thành phố Vĩnh Yên. - Xem xét quan điểm khác nhau về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố ở một số quốc gia trên thế giới để so sánh, phân tích. - Chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay; - Xem xét, đánh giá thực trạng, phân tích các điều kiện để bộ máy chính quyền đô thị hoạt động hiệu quả và đƣa ra mô hình, những đề xuất mang tính giải pháp nhằm đổi mới tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc để phù hợp với điều kiện hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hệ thống thể chế về tổ chức bộ máy
  • 13. 6 chính quyền, các mô hình tổ chức, bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và tổ chức, hoạt động của chính quyền Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh, và đi sâu nghiên cứu chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp kỹ thuật: Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp:tra cứu tài liệu, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá, hệ thống hóa... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động chính thành phố trực thuộc tỉnh nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Những kết luận, kiến nghị đƣa ra trong luận văn có thể có ý nghĩa đối với việc tìm ra mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động hợp lí của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ, công chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh Yên trong việc tìm hiểu cũng nhƣ áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật trong tổ chức, hoạt động của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1 Cơ sở lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh. Chƣơng 2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc Chƣơng 3 Quan điểm giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
  • 14. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH 1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG 1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng Trƣớc khi có Hiến pháp 2013 ở Việt Nam, nội hàm của khái niệm CQĐP đƣợc hiểu về cơ bản theo hai nghĩa: -Theo nghĩa hẹp (theo cách hiểu thông thường): Chính quyền địa phƣơng (CQĐP) bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc ta, HĐND và UBND đƣợc tổ chức ở cả 3 cấp hành chính là Tỉnh - Huyện - Xã. Quan niệm này bắt nguồn từ thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở nƣớc ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945): Hiến pháp và pháp luật nƣớc ta khi quy định về CQĐP thƣờng đề cập 2 cơ quan là: HĐND và UBHC (UBND). Từ tên chƣơng của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đến tên của các Luật về tổ chức CQĐP (trừ Luật năm 1958), CQĐP thường được hiểu chủ yếu và trước hết gồm 2 cơ quan là HĐND và UBND hoặc Uỷ ban hành chính (UBHC). - Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương là cơ quan tổ chức chính quyền ở địa phƣơng không bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát (là những cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp). Ngoài ra, cũng không bao gồm các cơ quan của các Bộ, Ngành trung ƣơng đóng ở địa phƣơng (công an, quân sự, hải quan, thuế…) vì những cơ quan này là của các Bộ ngành trung ƣơng đặt ở địa phƣơng, do các cơ quan Bộ, ngành ở trung ƣơng thành lập, bổ nhiệm, thủ trƣởng các cơ quan này và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chúng [47] Hiện nay về mặt chính thức, CQĐP đƣợc ghi nhận trong Chƣơng IX của Hiến pháp 2013. Theo đó, “CQĐP là chính quyền được tổ chức ở các đơn vị hành chính của Việt Nam” (Điều 111) và tại Điều 110 thì qui định “Các đơn vị hành chính của nước ta bao gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận,
  • 15. 8 thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương; xã, phường, thị trấn và ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt”. Cụ thể hóa qui định của Hiến pháp, Luật Tổ chức CQĐP đã xác định “Chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước nhằm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và làm nghĩa vụ chung với cả nước trên một đơn vị hành chính, do nhân dân địa phương bầu ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập (Điều 2 luật TCCQĐP, 2015). Nhƣ vậy với khái niệm này,CQĐP bao gồm cấp CQĐP và cả nhƣng nơi không có cấp CQĐP (nơi không tổ chức HĐND – gọi là CQĐP không hoàn chỉnh). Nhƣ vậy, theo Hiến pháp hiện hành thì có thể hiểu CQĐP theo các cách hiểu sau: - Ở mỗi đơn vị hành chính cũng có thể đƣợc coi là CQĐP, có điều qui chế có khác nhau. Bởi theo Điều 111 của Hiến pháp 2013 thì chỉ qui định “CQĐP là chính quyền được tổ chức ở các đơn vị hành chính của Việt Nam”. Qui định này cho phép hiểu ở đơn vị hành chính đƣợc tổ chức chính quyền địa phƣơng và ở đây có hai loại chính quyền địa phƣơng: CQĐP hoàn chỉnh và CQĐP không hoàn chỉnh; - CQĐP cũng đƣợc hiểu là chính quyền đƣợc tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính đó (theo nghĩa rộng nhất). Nghĩa là CQĐP là chính quyền đƣợc tổ chức ở tất cả những nơi đó gọi chung là CQĐP. Điều này cho phép hiểu có hai loại chính quyền: chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng là loại chính quyền đƣợc thiết lập cấp dƣới - các đơn vị hành chính của đất nƣớc; - Có thể CQĐP không có ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt vì thực chất chính quyền địa phƣơng theo Hiến pháp đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính (Điều 111) trong khi đó đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt thì chắc chắn không phải là đơn vị hành chính [34] Nhƣ vậy, mặc dù còn nhiều tranh luận về thuật ngữ CQĐP theo Hiến pháp 2013, nhƣng về cơ bản Hiến pháp này cũng đã cho phép hiểu một cách linh hoạt về tổ chức CQĐP địa phƣơng ở nƣớc ta.
  • 16. 9 1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng Quyền lực nhà nƣớc về bản chất là thống nhất, không có sự phân chia, dù cho là kiểu nhà nƣớc nào và đƣợc tổ chức theo hình thức liên bang hay đơn nhất, theo nguyên tắc phân quyền hay tập quyền, đƣợc phân cấp quản lý theo hình thức phân quyền, tản quyền hay tập quyền. Nhƣng nhà nƣớc nào cũng phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính để quản lý, và do đó chính quyền nhà nƣớc phải thiết kế tƣơng ứng với các đơn vị hành chính lãnh thổ đẻ quản lý, từ đó dẫn đến khái niệm chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, khi nói đến chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng là nói đến phạm vi, quyền hạn giữa bộ máy cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng với bộ máy cơ quan chính quyền địa phƣơng. Tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc về phƣơng diện cấu trúc hành chính lãnh thổ đòi hỏi bộ máy nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức theo một hệ thống, thống nhất đảm bảo tính liên thông của quyền lực từ trung ƣơng xuống địa phƣơng. Trong quan hệ quyền lực theo đơn vị hành chính lãnh thổ, quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc xác định theo từng cấp đơn vị hành chính lãnh thổ theo các mục tiêu, mức độ phân cấp, phân quyền giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các cấp hành chính lãnh thổ khác nhau trong một quốc gia. Mặt khác yêu cầu của tổ chức quyền lực nhà nƣớc trong một nhà nƣớc pháp quyền. Quyền lực không chỉ thống nhất mà còn phải đảm bảo các yêu cầu cấp dƣới phụ thuộc cấp trên, chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên, vừa phải đảm bảo tính độc lập tự chủ của cơ cấu mỗi chính quyền trong mỗi cấp hành chính lãnh thổ. Bộ máy chính quyền địa phƣơng vừa là một hình thức tổ chức thể hiện quyền lực nhà nƣớc là thống nhất ở địa phƣơng, vừa là hình thức tổ chức các cộng đồng dân cƣ trong mỗi cấp hành chính - lãnh thổ để thực hiện quyền làm chủ của bản thân mình. Nhƣ vậy xét về tính chất của chính quyền địa phƣơng đƣợc nhìn nhận theo hai phƣơng diện có gắn bó với nhau. Chính quyền địa phƣơng với ý nghĩa là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, tức là trong quan hệ quyền lực của nhà nƣớc thống nhất, chính quyền địa
  • 17. 10 phƣơng là một bộ phận trong một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Sự khác nhau giữa nội hàm và ý nghĩa của tập hợp từ “ ở địa phương” và “ của điạ phương” là khác nhau rất cơ bản, vì thế cần đƣợc quán triệt hiểu sâu sắc hơn quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc. mặt khác căn cứ vào hiến pháp và luật tổ chức chính quyền địa phƣơng về vị trí, chức năng thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, có thể thấy rằng hoạt động của chính quyền địa phƣơng xét trên bình diện thực thi quyền lực và loại hoạt động mang tính chấp hành. Chính quyền địa phƣơng không chỉ đại diện cho quyền lực nhà nƣớc ở địa ở địa phƣơng mà còn đại diện cho lợi ích, ý chí nguyện vọng của các cộng đồng dân cƣ trong một phạm vi lãnh thổ. Vì vậy chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp còn là hình thức tổ chức thực hành dân chủ nhân dân của mỗi địa phƣơng và thật sự là một tổ chức của nhân dân, do nhân, vì nhân dân trong mỗi phạm vi lãnh thổ cụ thể. Do đó, việc tổ chức và vận hành chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp phải căn cứ vào đặc điểm phạm vi và nhu cầu, khả năng thực hành dân chủ của các cộng đồng dân cƣ trên địa bàn. Chính quyền đại phƣơng với tƣ cách là hình thức thực hiện dân chủ của nhân dân trong từng cấp hành chính – lãnh thổ mới đại diện đƣợc quyền lợi, ý chí nguyện vọng của ngƣời dân, sâu sát gắn bó ngƣời dân, phục vụ đúng kịp thời các yêu cầu của ngƣời dân và chịu sự giám sát thực tế của ngƣời dân. Để đảm bảo đƣợc yêu cầu này chính quyền địa phƣơng phải đƣợc giao tự chủ ở mức độ cần thiết có thể đọc lập giải quyết các công việc, các nhu cầu xác thực của từng địa phƣơng, của từng cộng đồng dân cƣ. Trong ý nghĩa này lịch sử phát triển của các mô hình chính quyền địa phƣơng tên thế giới đã chỉ ra nhiều dạng thức khác nhau của chế độ tự quản địa phƣơng. Tính tự quản của chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể trên nhiều phƣơng diện pháp luật. tuy vậy trên nhiều mức độ khác nhau đặc điểm này đã đƣợc thể hiện mức độ tự chủ của mỗi cấp chính quyền trong các đơn vị hành chính – lãnh thổ. Thực tiễn hoạt động của các cấp chính quyền trong
  • 18. 11 việc tự quyết định các công việc thuần túy mang tính chất địa phƣơng bằng nguồn lực và công cụ của địa phƣơng cho thấy tính tự quản hay tính tự chủ của chính quyền địa phƣơng luôn là cơ sở quan trọng để xác lập mức độ khả năng đại diện cho quyền, lợi ích và ý chí nguyện vọng của cộng đồng dân cƣ trên mỗi địa bàn. Về phƣơng diện lý luận ta có thể thấy chính quyền địa phƣơng hoạt động trong tƣ cách của một cơ quan quyền lực nhà nƣớc, tức là lúc chính quyền địa phƣơng đại diện cho quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, đại diện cho lợi ích quốc gia. Nhƣng khi chính quyền địa phƣơng hoạt động trong tƣ cách là cơ quan quản lý địa phƣơng (hay tự chủ) chính là lúc chính quyền này đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho một vùng đơn vị hành chính – lãnh thổ xác định. Tuy rằng trong thực tiễn hoạt động của các cấp chính quyền địa phƣơng khó phân biệt rạch ròi và cụ thể khi nào chính quyền đó đại diện cho quyền lực nhà nƣớc cấp trên, khi nào đại diện cho nhân dân địa phƣơng và không phải lúc nào hai loại lợi ích này thống nhất với nhau. Tính chất kép của chính quyền địa phƣơng hai vai trò của chính quyền địa phƣơng trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và các cộng đồng dân cƣ, giữa tập trung và dân chủ trong đời sống nhà nƣớc và các cộng đồng dân cƣ, giữa tập trung và dân chủ trong đời sống nhà nƣớc và xã hội theo chế độ pháp quyền. Với vai trò là đại diện cho quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng là cấp độ tổ chức của quyền lực nhà nƣớc là thống nhất trong phạm vi từng đơn vị hành chính – lãnh thổ, là công cụ của nhà nƣớc thực thi quyền lực, thực thi luật pháp, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong vị thế này chính quyền địa phƣơng các cấp tồn tại trong mối quan hệ quyền uy và phục tùng theo nguyên tắc cấp dƣới phục tùng cấp trên, địa phƣơng phục tùng trung ƣơng. Với vai trò là đại diện cho các cấp hành chính lãnh thổ trong mối quan hệ với chính quyền cấp trên, chính quyền địa phƣơng cấp nào đại diện cho lợi ích ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng cấp đó và hành động với tƣ cách là hình thức đại diện của nhân dân, công cụ thực hiện dân chủ của ngƣời dân. Trong ý nghĩa này mỗi cấp chính quyền địa phƣơng là một tổ chức của địa phƣơng có nhiệm vụ giải
  • 19. 12 quyết các công việc của địa phƣơng, đáp ứng các yêu cầu nguyện vọng hợp pháp của ngƣời dân địa phƣơng không chỉ quan hệ với các cơ quan quyền lực cấp trên mà cả trong quan hệ với địa phƣơng khác. Nhƣ vậy trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp đều có vị trí phụ thuộc vừa có vị trí độc lập. Vị trí phụ thuộc của chính quyền địa phƣơng đƣợc xác định trên cơ sở quan niệm tính chất hoạt động của chính quyền địa phƣơng, dù đó là hoạt động của Hội đồng nhân dân hay của Uỷ ban nhân dân đều là hoạt động chấp hành. Mặt khác trong cơ cấu chính quyền địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng và là một bộ phận trong trong hệ thống hành chính nhà nƣớc thống nhất do chính phủ chỉ đạo. với vị trí này chính quyền địa phƣơng cấp dƣới chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành nhà nƣớc chính cấp trên trong phạm vi mức độ phân cấp, phân quyền theo luật định. Vị trí độc lập của chính quyền địa phƣơng đƣợc thể hiện chủ yếu trong địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân và phạm vi quyền tự chủ đƣợc phân cấp quản lý. Theo các quy định của Luật chính quyền địa phƣơng 2015, Hội đồng nhân dân không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, mà là cơ quan đại diện ý chí, nguyên vọng của ngƣời dân địa phƣơng. Do vậy Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của địa phƣơng, độc lập quyết định các vấn đề của địa phƣơng theo các mức độ khác nhau về quyền tự chủ của mỗi cấp chính quyền. Mặc du chƣa đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình tự quản địa phƣơng nhƣ một số nƣớc, nhƣng xết về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và thực tiễn hoạt động có thể thấy rằng ở một mức độ nhất định, tính tự quản của chính quyền địa phƣơng đã đƣợc xác định, đặc biệt là ở cấp xã, phƣờng, thị trấn. Những yếu tố của quyền tự quản địa phƣơng cũng nhƣ các cơ quan đại diện từ (Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp không hình thình một hệ thống, thống nhất mà chúng độc lập với nhau), đã tạo nên vị trí độc lập cho chính quyền địa phƣơng các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc ta. Tuy vậy khi nhấn mạnh đến tính tự quản của Hội đồng nhân dân cũng có ý nghĩa là cần phải tăng cƣờng vai trò tự quản, tính chất đại diện, tính chất độc lập, tự
  • 20. 13 chủ của từng cấp chính quyền nói chung cũng nhƣ Hội đồng nhân dân từng cấp phải đa dạng linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của địa phƣơng và phải bảo đảm một chính thể thống nhất.không nên lặp lại một mô hình cứng nhắc cho mọi địa phƣơng (đô thị vùng đồng bằng miền núi, biên giới hải đảo, vùng có ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số) với mọi cấp tỉnh, huyện, xã cũng có các cơ quan tƣơng ứng nhƣng không rõ chức năng nhiệm vụ và kém về hiệu quả. 1.1.3. Vị trí vai trò của chính quyền địa phƣơng Để quản lý xây dựng phát triển kính tế, văn hoá xã hội của đất nƣớc, Việt Nam cũng giống nhƣ tất cả các nƣớc trên thế giới đều phải tổ chức các đơn vị hành chính – lãnh thổ và thành lập các cơ quan nhà nƣớc ở đại phƣơng nhằm mục đích. Thứ nhất, để triển khai các quyết định của các cơ quan nhà nƣớc Trung ƣơng. Thứ hai, để nhân dân địa phƣơng tham gia vào các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phƣơng; Thứ ba, phân cấp cho địa phƣơng để giảm bớt công việc cho cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng, từ đó tạo điều kiện cho Trung ƣơng tập trung giải quyết những vấn đề có tính quốc gia; Thứ tƣ, việc tổ chức cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng còn thể hiện bản chất của nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân mọi lợi ích nhà nƣớc đều xuất phát từ nhân dân; Thứ năm, là việc tổ chức cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng cũng là để giải quyết tốt quyền lợi của Trung ƣơng và quyền lợi của mỗi địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng ở các đô thị có vai trò quan trọng không chỉ trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn mà còn có vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng hoặc khu vực; là đơn vị hạt nhân của đơn vị hành chính – lãnh thổ lớn hơn, gắn kết chặt chẽ với các đơn vị hành chính lãnh thổ ngoại vi và các khu vực lân cận thành các vùng, các khu vực lãnh thổ
  • 21. 14 để cùng nhau giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tê – xã hội, về cung ứng dịch vụ công mà không bị cắt khúc bởi địa giới hành chính. Từ phƣơng diện lý luận về nhà nƣớc, chính quyền nhà nƣớc ở nƣớc ta (gồm cả Trung ƣơng và địa phƣơng) đƣợc thiết lập nên bởi nhân dân đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc, quyền lực của nhân dân đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc. trong đó Hội đồng nhân dân là những cơ quan do dân trực tiếp bầu ra thông qua cơ chế bầu cử, do đó, chính quyền địa phƣơng là những cấu chúc quyền lực gắn liền với ngƣời dân, gần dân và tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền của ngƣời dân đối với nhà nƣớc đƣợc biểu hiện và xác định trƣớc hết ở niềm tin nhân dân đối với các cấp chính quyền địa phƣơng thể hiện tập trung nhất ở vị trí và vai trò của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. a, Vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng, vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân thể hiện trên các mặt sau: - Hội đồng nhân dân và một trong những mắt xích cơ bản trong mối quan hệ giữa nhân dân địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; là cơ quan trực tiếp do dân bầu ra, để thay mặt nhân dân địa phƣơng quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân địa phƣơng. Thông qua hoạt động của hội đồng nhân dân để nhân dân tham gia vào quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội địa phƣơng. - Hội đồng nhân dân là cơ sở để thành lập các cơ quan nhà nƣớc khác thuộc địa phƣơng, là nơi thể chế các quyết định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; là trung tâm điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn lãnh thổ. - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở đia phƣơng, đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng địa phƣơng bầu ra và chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc cấp trên (Hiến pháp 2013) Hội đồng nhân dân có cơ cấu làm việc nhƣ: hoạt động của các kỳ họp, hoạt động thƣờng trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân với vai trò là thay mặt nhân dân quyết định các chủ trƣơng, giải pháp nhằm huy động nguồn lực để xây dựng phát triển địa phƣơng
  • 22. 15 về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân; duy trì thƣờng thuyên việc tiếp xúc cử tri, thu thập lấy ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri để phán ánh đến cơ quan nhà nƣớc thông qua các hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, Hội đồng nhân dân có quyền, quyết nghị mọi vấn đề liên quan tới đời sống của nhân dân địa phƣơng, miễn là các quyết định không đƣợc trái với các thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân có hiệu lực pháp lý trên địa bàn của địa phƣơng; mọi tổ chức công dân sống trên địa bàn đó đều phải tuân thủ và chấp hành. Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết trong phạm vi và quyền hạn của mình. b, Vị trí vai trò của Uỷ ban nhân dân Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính ở địa phƣơng. Uỷ ban nhân dân là cơ quan song trùng trực thuộc, có trách nhiệm báo cáo và chịu sự kiểm tra của Hội đồng nhân dân là cơ quan bầu ra Uỷ ban nhân dân, đồng thời Uỷ ban nhân dân phải báo cáo và chịu sự kiểm tra của cơ quan cấp trên. - Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, báo cáo công việc trƣớc Hội đồng nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, sự kiểm tra đôn đốc của thƣờng trực hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân sửa đổi bổ sung hoặc bãi bổ những quyết định không hợp lý của Uỷ ban nhân dân. - Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân đều phải đƣợc thảo luận và biểu quyết theo đa số, trừ một số nhiệm vụ thẩm quyền riêng của chủ tịch Uỷ ban nhân dân theo luật định. Theo đó nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc thực hiện trong hầu hết các hoạt
  • 23. 16 động quản lý nhà nƣớc; các nhiệm vụ giải pháp, các chủ trƣơng, đề án kế hoạch lớn của điạ phƣơng đều đƣợc bàn bạc theo quyết định theo đa số. - Là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn, thực thi các quyết định của cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên và quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân có quyền ban hành quyết định, chị thỉ và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 1.2.1. Khái niệm, vị trí, tính chất, vai trò đô thị 1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan Khái niện Đô thị: Đô thị là một không gian cƣ trú của cộng đồng ngƣời sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội 1995) [49] Đô thị là nơi tập trung dân cƣ, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống làm việc theo kiểu thành thị ( Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH kiến trúc, Hà Nội)[29] Ở đây, đô thị đƣợc hiểu theo nghĩa là một đơn vị hành chính - lãnh thổ, do đó, định nghĩa đô thị sẽ chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật, nói cách khác là các định nghĩa có giá trị pháp lý. Vì vậy đô thị đƣợc hiểu là điểm dân cƣ tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tôi thiểu là 4000 ngƣời ( đôi với miền núi là 2800 ngƣời) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các thành phố, thị xã, thị trấn và đô thị gồm các khu vực chức năng của đô thị. Các đô thị trên thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Các nhà đô thị học đã phân chia lịch sử phát triển đô thị thành bốn giai đoạn: cổ đại (từ năm 4.000 trƣớc công nguyên đến năm 500 sau công nguyên); trung đại (từ năm 500 đến năm 1.500 sau công nguyên); cận đại (từ năm 1.500 đến năm 1.800) và giai đoạn thứ tƣ từ năm 1.800 đến nay. Nhìn chung, các đô thị ngày nay đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế, chính
  • 24. 17 trị, hành chính, văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, với giá trị nào, đô thị cũng đƣợc hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lƣu của con ngƣời, của xã hội, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, quản lý nhà nƣớc. Do đó, những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, lợi thế về chính trị, văn hóa, xã hội là những nơi thuận tiện cho việc phát triển đô thị. Đô thị so với nông thôn là hai môi trƣờng sống, hai loại hình định cƣ có những đặc điểm khác nhau về tính chất, quy mô, chức năng, nhiệm vụ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng, cách thức tổ chức quy hoạch, xây dựng, khai thác, vận hành các quá trình xã hội và nhất là hệ thống các cơ sở hạ tầng trong đô thị. So với nông thôn, nhìn chung các đô thị có quy mô và mật độ dân số lớn hơn, có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng cao hơn, môi trƣờng sống đƣợc tổ chức khoa học hơn, văn minh và hiện đại hơn và ngƣời dân đô thị đƣợc cung cấp các dịch vụ công ở mức độ đồng bộ hơn, đa dạng hơn và chất lƣợng hơn. Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện. Về mặt nhà nƣớc - pháp luật, không thể sử dụng hoàn toàn các khái niệm về đô thị đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng mà cần phải ghi rõ nội dung dung đầy đủ của nó trên phƣơng diện pháp lý cũng nhƣ thực tiễn. Vì vậy, pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ Việt Nam đều đƣa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn. Những tiêu chí cơ bản để phân biệt đô thị và nông thôn dựa trên cơ sở pháp luật đó là: - Là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế hoặc trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật - công nghệ, thể thao... của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ.
  • 25. 18 - Là nơi tập trung trung dân cƣ đông đúc hơn so với nông thôn. Mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về quy mô dân số đô thị nhƣng đều đảm bảo tính chất là một điểm dân cƣ tập trung cao và chỉ tính trong nội thị. - Dân cƣ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và thƣờng không nhỏ hơn 60%. - Là nơi tập trung hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng quan trọng, nhƣ: Trạm viễn thông, sân bay, nhà ga, cảng biển... và hạ tầng xã hội, nhƣ: Nhà ở, khu công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học, viện nghiên cứu... - Lối sống đô thị là lối sống hợp cƣ, luôn biến động và hầu nhƣ không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng. Khái niện Thành phố nói chung đƣợc dùng để chỉ một khu định cƣ đô thị có dân số lớn. Mặc dù không có thỏa thuận nào về cách phân biệt một thành phố với một thị trấn trong phạm vi ý nghĩa ngôn ngữ, nhiều thành phố đều có một cơ chế hành chính, pháp lý và vị thế lịch sử cụ thể dựa trên luật pháp địa phƣơng [51][52] Thƣờng thì thành phố có những khu nhà ở, khu công nghiệp, và khu thƣơng mại cùng với những trách nhiệm quản lý có thể có liên quan đến một vùng rộng hơn. Phần nhiều diện tích của một thành phố là nhà ở dựa vào cơ sở hạ tầng nhƣ là đƣờng sá và hệ thống giao thông công cộng. Mật độ dân số phát triển rất nhiều tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa con ngƣời và các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả hai bên trong quá trình này, nhƣng nó cũng đặt ra những thách thức trong việc quản lý phát triển đô thị. Một thành phố lớn thƣờng có liên quan đến các vùng ngoại ô và đi lại giữa các vùng này.Thành phố nhƣ vậy thƣờng liên quan đến các vùng đô thị và các khu vực nội ô, tạo ra nhiều dịch vụ kinh doanh trong việc đi lại giữa các vùng này để làm việc.Khi một thành phố mở rộng đủ xa để đến một thành phố khác, khu vực này có thể đƣợc coi là một siêu đô thị[50] Khái niện Thành phố trực thuộc tỉnh là một loại hình đơn vị hành chính nhà nƣớc hiện nay tại Việt Nam, tƣơng đƣơng huyện, quận và thị xã. Thành phố
  • 26. 19 trực thuộc tỉnh là một đô thịvà là trung tâm hành chính, kinh tế của một tỉnh nhƣng không phải tỉnh nào cũng có thành phố trực thuộc tỉnh, Một số thành phố trực thuộc tỉnh còn đƣợc chỉ định làm trung tâm kinh tế và văn hóa của cả một vùng (liên tỉnh).Tuy về loại hình, thành phố trực thuộc tỉnh là một đô thị và dân cƣ tại đó đƣợc xếp là dân thành thị, nhƣng vẫn có thể còn một phần dân sống bằng nông nghiệp ở các xã ngoại thành. Thành phố trực thuộc tỉnh ngang với huyện, quận hoặc thị xã, nhƣng lớn hơn và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này đƣợc ghi rõ trong Nghị định của Chính phủ số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2007 "Về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện": Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và giao lƣu trong nƣớc, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ (điều 5). Cũng theo Nghị định này thì thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I trong tổng số 3 loại.[45] Theo quy định tại điều 110 của Hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc phân định nhƣ sau: - Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; - Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ƣơng chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; - Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phƣờng và xã; quận chia thành phƣờng. Nhƣ vậy, thành phố trực thuộc tỉnh là chính quyền địa phƣơng cấp thứ hai, do tỉnh quản lý. 1.2.1.2 Vị trí, tính chất, vai trò của đô thị Vị trí:Thành phố chính yếu đƣợc dùng để chỉ một khu định cƣ đô thị có dân số lớn. mặc dù không có thỏa thuận nào về cách phân biệt một thành phố với thị trấn trong một phạm vi ý nghĩa ngôn ngữ, nhiều thành phố đều có một cơ chế hành chính pháp lý và ví thế lịch sử cụ thể dựa trên luật pháp.
  • 27. 20 Tính chất: Thƣờng thì thành phố có khu nhà ở, khu công nghiệp và khu thƣơng mại cùng với những trách nhiệm quản lý có thể liên quan đến một vùng rộng lớn. Phần nhiều diện tích là nhà ở dựa vào cơ sở hạ tầng là đƣờng sá và hệ thông giao thông công cộng. Mật độ pháp triển rất nhiều tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa con ngƣời và các doanh nghiệp, mang lại lợi ích trong quản lý phát triển đô thị. Một thành phố thƣờng liên quan đến các đô thị đi lại giữa các vùng này. Vai trò: Thành phố là một loại hình đơn vị hành chính nhà nƣớc hiện nay tại Việt Nam, tƣơng đƣơng cấp huyện, quận và thị xã. Thành phố là một đô thị và là trung tâm hành chính kinh tế của một tỉnh nhƣng không phải tỉnh nào cũng có thành phố . Một số thành phố còn đƣợc chỉ định làm trung tâm kinh tế văn hóa của cả một vùng ( liên tỉnh).tuy về loại hình, thành phố là một đô thị và cƣ dân tại đó đƣợc xếp là dân thành thị, nhƣng vẫn có thể còn phần dân sông bằng nông nghiệp ở các xã ngoại thành. Thành phố ngang với huyện, quận hoặc thị xã, nhƣng lớn hơn và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này đƣợc ghi rõ trong nghị định của chính phủ số 15/2007 NĐ – CP ngày 26/01/2007 “về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện” : Thành phố có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của cả tỉnh giao lƣu trong nƣớc, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ (điều 5). Cũng theo nghị định này thì thành phố là đơn vị hành chính cấp huyện loại 1 trong tổng số 3 loại. Theo quy định tại điều 110 của hiến pháp 2013 (sửa đổi), các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc phân định nhƣ sau: - Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; - Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố, thành phố trực thuộc trung ƣơng chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; - Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố chia thành phƣờng và xã, quận chia thành phƣờng. 1.2.2. Đặc điểm, Phân loại của đô thị 1.2.2.1 Đặc điểm đô thị
  • 28. 21 Thứ nhất về đặc điểm địa lý: Đô thị thƣờng là khu vực lãnh thổ không bị cắt khúc và có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, thƣơng mại phát triển. Quá trình xây dựng các khu đô thị mới do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm xuất hiện các tiểu vùng địa lý nông thôn nằm xen kẽ trong các khu đô thị điều này gây khó khăn trong chuyển đổi lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông dân sang thị dân. Thứ hai, đặc điểm về dân cƣ: Dân cƣ đô thị thƣờng không có tính chất thuần nhất nhƣ dân cƣ nông thôn vì dân cƣ đô thị có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao và bao gồm cả dân di cƣ từ các khu vực khác đến. Dân cƣ đô thị có sự phát triển lơn về văn hóa do có nhiều phong tục tập quán do những ngƣời từ nơi khác đến mang theo phong tục, tập quán khác nhau. Chính môi trƣờng kinh tế phát triển hơn của đô thị đã tạo ra sức hút đối với lực lƣợng lao động nhập cƣ đến đô thị, làm cho mật độ dân số đô thị những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Số lƣợng ngƣời lao động tăng lên cũng đã tạo ra áp lực cho bộ máy chính quyền đô thị trong việc quản lý dân cƣ và lao động, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu cũng nhƣ làm nảy sinh mâu thuẫn, bất hợp lý giữa các nhóm ngƣời trong đô thị, đặc biệt là những cƣ dân đô thị mới (ngƣời nhập cƣ). Do đó, dân cƣ đô thị có những đặc điểm khác biệt với cƣ dân ở khu vực nông thôn bởi sự đa dạng về văn hóa, và thiếu sự gắn kết trong mối quan hệ làng xã nhƣ cƣ dân nông thôn, và có sự tách biệt khá lơn giữa nơi làm việc và nơi cƣ trú. “Cƣ dân ở các đô thị mới thuần túy là lao động phi nông nghiệp, có thể là công chức, viên chức, binh lính, trí thức hoặc những ngƣời làm nghề kinh doanh, buôn bán. Lối sống đô thị ở đây cũng rõ nét hơn. Ngƣời dân ở đây ít chịu ràng buộc bởi quan hệ láng giềng – địa vị, mà chủ yếu dựa trên quan hệ nghề nghiệp – lợi ích vận hành theo thể chế hành chính (cơ quan hành chính), thể chế xã hội (hiệp hội), thể chế công ty (doanh nghiệp), thể chế sự nghiệp (trƣờng học, bệnh viện...)” Thứ ba đặc điểm về cơ sở hạ tầng: Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị có cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển hơn so với khu vực nông thôn. Các công trình kiến trúc cảnh quan đô thị cũng có đặc điểm khác biệt cơ bản so với khu vực nông thôn nhƣ thƣờng bao gồm các yếu tố về không gian, cây xanh, nhà cao tầng. Thiết kế đô thị phải dựa trên ba phạm trù cơ bản: “Công năng, trật tự, thẩm mỹ. Công năng là suất phát điểm, là nguyên cớ, là cái cần đáp ứng để đảm bảo cho sự vận hành.Trật tự là tổ chức, là sắp đặt, là sự
  • 29. 22 giải quyết cân bằng các mối quan hệ trong điều tiết, đảm bảo tính bền vững. Thẩm mỹ là sự hài hòa giữa công năng trật tự, sự hài hòa giữa vi mô và vĩ mô, giữa kiến trúc và môi trƣờng, giữa hai cái nói trên giữa con ngƣời và xã hội, là sự kiến tạo môi trƣờng nhân văn của đô thị”. Do đó công tác quy hoạch đô thị, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải có đủ năng lực để xây dựng đô thị có tầm nhìn chiến lƣợc, tránh mang tính chấp vá manh mún nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, do mật độ dân cƣ đông nên phát triển cơ sở hạ tầng (đƣờng sá), phƣơng tiện giao thông, cấp thoát nƣớc của đô thị cũng là những điểm khác biệt cơ bản so với yêu cầu quản lý xây dựng nông thôn. Yếu tố này, đòi hỏi chính quyền đô thị phải có kế hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề đang tồn tại của đô thị nhƣ ùn tắc giao thông, ngập lụt... Thứ tư, đặc điểm kinh tế: Kinh tế đô thị là sự kết hợp đan xen công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp. Đô thị là nơi tập trung của các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ làm xuất hiện nhiều loại thị trƣờng khác nhau nhƣ thị trƣờng lao động, thị trƣờng dịch vụ, thị trƣờng tài chính. Mức sống của đô thị cũng có sự khác biệt so với khu vực nông thôn.Sự phát triển giữa đô thị và nông thôn cũng có khoảng cách nhất định, mức trênh lệch về giàu nghèo ngày càng tăng lên. Sự khác biệt lớn về nông thôn và thành thị, là một trong những nguyên nhân tỷ lệ lao động nhập cƣ tăng nhanh, gây sức ép không nhỏ đối với chính quyền trong quản lý kinh tế, việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội ở đô thị. Thứ năm, đặc điểm về việc làm: Điểm khác biệt lớn giữa đô thị và nông thôn là tỉ lệ lao động phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập chung của các loại hình lao động khác nhau nhƣ lao động chuyên nghiệp (có trình độ chuyên môn cao hay lao động dịch vụ hoặc bán thời vụ, thƣờng có mức lao động cao hơn so với mức lao động nông thôn). Nhu cầu việc làm ở đô thị mới và mức thu nhập cao là nguyên nhân ngƣời lao động nhập cƣ đến làm việc ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, do sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà tính chất việc làm của mỗi đô thị cũng có sự khác nhau. Thứ sáu, đặc điểm về văn hóa: Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, văn minh đô thị cũng có những đặc điểm khác biệt với văn hóa nông thôn ở một số đặc điểm sau:
  • 30. 23 văn hóa đô thị không thể hiện tính liên kết cao trong cộng đồng dân cƣ nhƣ văn hóa làng xã vì nó không còn thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng cao trong lĩnh vực lao động, sản xuất, đởi sống hàng ngày mà thƣờng thể hiện tính chất độc lập, tách biệt. Văn hóa đô thị còn thể hiện tính đa dạng do đô thị là nơi đón nhận các nguồn văn hóa khác nhau và chịu nhiều tác động của các nền văn hóa bên ngoài, trong khi đó văn hóa nông thôn thƣờng mang tính chất khép kín. Ngoài ra các yếu tố văn hóa còn gắn liền với các yếu tố khác nhƣ các dịch vụ công cộng, môi trƣờng đô thị, tiện nghi sinh hoạt, lối sống của cộng đồng dân cƣ đô thị, là một phần của văn minh đô thị. Thứ bảy, về trật tự an toàn xã hội: Do có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội nên đô thị cũng có những điểm khác biệt lớn so với nông thôn trong lĩnh vực an ninh trật tự đô thị. Lực lƣợng lao động nhập cƣ lớn cũng đã gây ra tình trạng bất ổn định trong quản lý lao động nhập cƣ, giải quyết các vấn đề việc làm, an sinh xã hội, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, môi trƣờng, giao thông đô thị, tệ nạn xã hội,... Có thể nói trật tự an toàn xã hội ở mỗi đô thị có tính chất phức tạp hơn so với khu vực nông thôn. Việc quản lý trật tự đô thị trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi chính quyền đô thị phải có khung thể chế chính sách riêng, đảm bảo quản lý có hiệu quả trật tự an toàn đô thị. Tóm lại, đô thị khác với nông thôn ở nhiều đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng, do đó hoạt động quản lý đối với đô thị và nông thôn cũng cần có sự khác biệt để phù hợp với điều kiện đặc thù ở mỗi khu vực. Trên thực tế, giữa mỗi khu vực cũng không có sự phát triển đồng nhất nên chính quyền địa phƣơng ở mỗi cấp, mỗi vùng, cần phải đƣợc tổ chức phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi khu vực để phát huy hiệu quả năng lực quản lý. Nói cách khác, chính quyền địa phƣơng cũng nên đƣợc tổ chức theo mỗi loại địa phƣơng cụ thể. 1.2.2.2. Phân loại đô thị Kể từ khi đồi mới, nhà nƣớc ta đã tiến hành phân loại đô thị lần đầu tiên theo quyết định 132 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 5/5/1990. Quyết định này đã đƣa ra các tiêu chí phân loại đô thị ở nƣớc ta nhƣ: mật độ dân số và quy mô dân số, vai trò kinh tế, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ
  • 31. 24 dân cƣ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng đô thị ở nƣớc ta đã tăng lên đáng kể và có những thay đổi đáng kể và có những thay đổi đáng kể, do đó năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2001 ngày 5/10/2001 về việc phân loại đô thị cấp quản lý đô thị. Theo nghị định này, các tiêu chí phân loại đô thị cũng vẫn giống nhƣ tiêu chi quy định bởi quyết định 132, tuy nhiên đã có sự khác biệt nhất định, ví dụ: tỉ lệ phi nông nghiệp đã đƣợc quy định 60% lên 65% cơ sở hạ tầng phải đạt 70% mức tiêu chuẩn. Năm 2009 Chính phủ đã ban hành nghị định số 42/2009/NĐ – CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 72/2001/NĐ – CP. Theo quy định hiện hành của Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, tổ chức lập thẩm định đề án quyết định công nhận loại đô thi, thì phải căn cứ vào các yếu tố về chức năng đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, quy mô dân số, mật độ dân số. Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH Khóa 13 về phân lại đô thị và Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH Khóa 13 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính: Theo các tiêu chí phân loại này thì hiện nay ở nƣớc ta có 5 loại đô thị nhƣ sau: Đô thị loại I: Là thành phố lớn có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc - Chức năng đô thị: + Đô thị trực thuộc trung ƣơng có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nƣớc. + Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh. - Quy mô dân số đô thị: + Đô thị trực thuộc trung ƣơng có quy mô toàn dân số từ một triệu ngƣời trở lên. + Đô thị có quy mô dân số toàn đô thị từ năm trăm nghìn trở lên.
  • 32. 25 - Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành: + Đô thị trực thuộc trung ƣơng từ 12.000 ngƣời/km2 trở lên. + Đô thị từ 10.000 ngƣời/km2 trở lên. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. - Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: + Khu vực nội thành: Nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng; + Khu vực ngoại thành: Nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện các xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính của đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, phải có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. Đô thị loại II: Là thành phố thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành và các xã ngoại thành. - Chức năng đô thị: + Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. + Trƣờng hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo,
  • 33. 26 du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nƣớc. - Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn ngƣởi trở lên. Trong trƣờng hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ƣơng thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn ngƣời. - Mật độ dân số khu vực nội thành: Đô thị từ 8.000 ngƣời/km2 trở lên, trƣờng hợp đô thị trực thuộc Trung ƣơng từ 10.000 ngƣời/km2 trở lên. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động. - Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: + Khu vực nội thành: Đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng; + Khu vực ngoại thành: Một số mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lƣới công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị.Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. Đô thị loại III: Là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. - Chức năng đô thị:
  • 34. 27 Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. - Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn ngƣời trở lên. - Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 ngƣời/km2 trở lên. - Tỷ lên lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động. - Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: + Khu vực nội thành: Từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch sẽ hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng; + Khu vực ngoại thành: Từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia. Đô thị loại IV: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của một vùng trong một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng trong một tỉnh hoặc một số lĩnh vực trong một tỉnh. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5000 trở lên. Mật độ dân số nội thị từ 4.000 ngƣời trên 1km2 trở lên.
  • 35. 28 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: khu vực nội thành: đã hoạc đang xây dựng tiến tới đồng bộ hoàn chỉnh, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng; khu vực ngoại thành từng mặt đang đƣợc đâu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ, phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vung xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. Kiến trúc cảnh quan đô thị: từng bƣớc đƣợc xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đô thị loại V Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn ngƣời trở lên. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 ngƣời/km² trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang đƣợc xây dựng tiến tới đồng bộ. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bƣớc đƣợc thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. 1.2.2.3. Tiêu chuẩn thành lập chính quyền đô thi theo nghị quyết 1211 tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng Quy mô dân số từ 50.000 ngƣời trở xuống đƣợc tính 10 điểm; trên 50.000 ngƣời thì cứ thêm 4.000 ngƣời đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 30 điểm.
  • 36. 29 Diện tích tự nhiên từ 50 km2 trở xuống đƣợc tính 10 điểm; trên 50 km2 thì cứ thêm 05 km2 đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 25 điểm. Số đơn vị hành chính trực thuộc: Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống đƣợc tính điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 6 điểm; Có tỷ lệ số phƣờng trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 4 điểm. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Tự cân đối đƣợc thu, chi ngân sách địa phƣơng đƣợc tính 10 điểm. Trƣờng hợp chƣa tự cân đối đƣợc thu, chi ngân sách địa phƣơng, nếu có số thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phƣơng từ 50% trở xuống đƣợc tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 8 điểm; Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 4 điểm; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 4 điểm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 55% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm; Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm; Tỷ lệ số hộ dân cƣ đƣợc dùng nƣớc sạch từ 60% trở xuống đƣợc tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm;
  • 37. 30 Tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên đƣợc tính 1 điểm; dƣới 4% thì cứ giảm 0,5% đƣợc tính thêm 0,5 điểm, nhƣng tối đa không quá 3 điểm. Các yếu tố đặc thù: Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thƣờng trú đƣợc tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá 2 điểm; Thành phố thuộc tỉnh vùng cao đƣợc tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền núi đƣợc tính 0,5 điểm; Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đƣờng biên giới quốc gia trên đất liền đƣợc tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm; Có từ 20% đến 30% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% đƣợc tính thêm 0,25 điểm, nhƣng tối đa không quá 1 điểm. 1.2.3 Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh 1.2.3.1 Vị trí, tính chất, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh a,Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh + Vị trí của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Vị trí pháp lý căn cứ vào điều 113 hiến pháp 2013 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc Nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phƣơng do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân vị trí của HĐND cũng đƣợc ghi nhận trong điều 6 của Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015. Vị trí trong bộ máy nhà nƣớc: Nhƣ vậy vị trí của HĐND xét ở 2 góc độ: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phƣơng
  • 38. 31 Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng. Do vị trí pháp lý nhƣ trên, quyền lực của HĐND đƣợc giời hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lƣc ở địa phƣơng, HĐND không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản lý địa phƣơng thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành. HĐND còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng, không đối lập với lợi ích chung quốc gia và chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Vị trí này ta hình dung nhƣ chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nƣớc, tạo điều kiện cho nhân làm chủ. + Tính chất Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh Cơ sở pháp lý: điều 113, 115, 116 Hiến pháp 2013 và phần những quy định chung trong luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015. Nhƣ đã trình bày ở trên vị trí của Hội đồng nhân dân tao nên những tính chất đặc thu riêng của nó. Việc Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh hai tính chất của HĐND mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền lực và tính đại diện. - Tính quyền lực nhà nƣớc của hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc thì HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. HĐND đƣợc nhân dân giao quyền thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nƣớc, HĐND thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của Trung ƣơng, đồng thời phát huy tính sáng tạo của địa phƣơng. - Tính đại diện của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là hình thức chính quyền kiểu mới, nó không phải là cơ quan đại diện, tƣ vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải cơ quan tự quản kiểu chính quyền phong kiến trƣớc đây. Bản thân con đƣờng hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND. Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất đƣợc chi bầu ra theo nguyên tắc
  • 39. 32 phổ thông bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đƣợc cấu thành từ các đại biểu ƣu tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc tôn giáo. HĐND đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phƣơng. Nhƣ vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyền, vừa có tính chất quần chúng. Trong tính chất hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai tính chất đó. Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyền lực nhà nƣớc thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội. Nêu chỉ thiên về tính quyền lực nhà nƣớc, không chú ý đến tính đại diện của HĐND trở thành cơ quan nhà nƣớc quan liêu, xa rời nhân dân. Chỉ khi nào HĐND kết hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên trong tổ chức hoạt động của mình thì thực sự HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. b, chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh - Chức năng của Hội đồng nhân dân Khoản 1 Điều 26 và điều 54 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND thành phố trực thuộc tỉnh. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”: - HĐND quyết định các vấn đề của địa phƣơng do luật định; - HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp trên. Nhƣ vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phƣơng về việc thực hiện công vụ địa phƣơng; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ƣơng giao cho chính quyền địa phƣơng thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. - Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
  • 40. 33 - Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; - Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi đƣợc phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; - Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nƣớc cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phƣơng, cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân; - Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015; - Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dƣới; - Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; - Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã, phƣờng trong trƣờng hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trƣớc khi thi hành;
  • 41. 34 - Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trƣờng: - Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc tỉnh trƣớc khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; - Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng và phân bổ dự toán ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phƣơng trong trƣờng hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phƣơng. Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ chƣơng trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật; - Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh trong phạm vi đƣợc phân quyền; - Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh; giám sát hoạt động của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm