SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG – 2020
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
BÌNH DƯƠNG – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
ii
LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong quá trình
học tập, chúng tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình trong
nghiên cứu khoa học Lịch sử. Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm
túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy.
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được từ Thầy sự động viên tinh
thần, sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong
nghiên cứu khoa học. Qua đó chúng tôi đã tìm được hướng nghiên cứu chuyên sâu
trong khoa học Lịch sử.
Chị Hà Thị Hiền, chuyên viên văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Phú Giáo
đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu, đặc biệt là các báo cáo kinh tế
- xã hội hàng năm của huyện.
Tất cả các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa
04, trường Đại học Thủ Dầu Một.
Thành phố Thủ Dầu Một, năm 2020
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..........................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................6
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................7
7. Bố cục chi tiết......................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO TRƯỚC NĂM 1999 .....................9
1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................9
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................13
1.2.1. Đặc điểm kinh tế .....................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm xã hội ......................................................................................16
1.3. Đặc điểm hành chính......................................................................................22
CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO
(1999 – 2009) ........................................................................................................31
2.1. Chủ trương phát triển huyện Phú Giáo sau ngày tái lập ................................31
2.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................33
2.2.1. Nông nghiệp............................................................................................33
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................42
2.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................45
2.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................48
2.3.1. Giáo dục..................................................................................................48
2.3.2. Y tế..........................................................................................................51
2.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................52
iv
2.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch. ......................................................................53
CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO
(2010 – 2019) ........................................................................................................57
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................57
3.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................58
3.2.1. Nông nghiệp............................................................................................58
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................66
3.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................68
3.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................70
3.3.1. Giáo dục..................................................................................................70
3.3.2. Y tế..........................................................................................................72
3.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................74
3.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch .......................................................................75
KẾT LUẬN...........................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................83
PHỤ LỤC ẢNH
v
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG [47, tr.5]
vi
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG [4, tr.5]
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Do
đó, Bình Dương là một trong những tỉnh “luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, các ngành dịch vụ được mở rộng và chất lượng phục vụ được nâng lên”
[25, tr.80]. Đặc biệt vào năm 2018, Bình Dương là địa phương đầu tiên của Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng thông minh thế giới (ICF).
Qua đó, góp phần giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh, tạo điều kiện giao
lưu, hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và xây dựng thành phố thông minh trong thời
gian tới.
Kinh tế - xã hội Bình Dương phát triển là kết quả của sự phát triển tổng thể
các địa phương trong tỉnh gồm có: 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An),
2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên), 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú
Giáo).
Huyện Phú Giáo là “một huyện ở đông bắc của tỉnh Bình Dương, cách
thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km. Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng,
đất bazan màu mỡ, nằm ở lưu vực sông Bé đoạn đổ vào sông Đồng Nai. Trước kia
đây là khu vực thuộc xứ Đồng Nai, chủ yếu là rừng rậm với tài nguyên phong phú,
đa dạng. Những đặc điểm cơ bản đó đã xác lập vị trí, vai trò quan trọng của Phú
Giáo trong chiến tranh cũng như giai đoạn phát triển hiện nay”[4, tr.5]. Như vậy,
Phú Giáo có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên, cư dân, truyền thống văn
hóa,… để phát triển kinh tế - xã hội.
Từ một địa bàn thuộc căn cứ kháng chiến và kinh tế nông nghiệp qua 20
năm (từ khi tái lập huyện năm 1999 đến năm 2019) phát triển và thay đổi diện mạo
theo hướng hình thành nông thôn mới và đô thị hóa. Đây là quá trình phát triển
kinh tế - xã hội.
2
Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong thời gian 20 năm,
cũng như các địa phương khác trong cả nước đều gắn chặt với lịch sử của các hình
thái kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo nằm trong
quy luật vận động, phát triển nền kinh tế - xã hội của nước Việt Nam qua các thời
kỳ. Tuy nhiên, trong một phạm vi, chừng mực nhất định, theo quy luật chung, sự
chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo còn bị chi phối của bởi các yếu
tố địa lý, dân cư, tập tục, truyền thống văn hóa… mang tính đặc thù của vùng đất
và con người địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sự chuyển biến kinh
tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện đến nay, có ý nghĩa thực tiễn và
khoa học sâu sắc, góp phần cho chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá
khách quan những thành tựu và hạn chế từ đó rút ra được những bài học kinh
nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Với những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử
học.
Chúng tôi lấy năm 1999 là mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là
năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, được ghi nhận là móc son lịch sử đối với
huyện trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Năm 2019 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là mốc kỉ niệm
20 năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, qua đó tổng kết, đánh giá và rút kinh
nghiệm 20 năm phát triển kinh tế - xã hội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa
phương trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã được nhiều nhà nghiên
cứu khoa học quan tâm và có nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện
Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương, theo chúng tôi được biết thì còn rất ít, và chỉ
3
xuất hiện rải rác những năm gần đây sau khi tái lập huyện. Nhìn tổng thể các công
trình nghiên cứu có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, là những tác phẩm nghiên cứu về Bình Dương nói chung
như: Trần Bạch Đằng (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé. Đây là tác phẩm nghiên cứu
về tỉnh Sông Bé, đến năm 1997 Sông Bé tách ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình
Phước.
Năm 2003, Chu Viết Luân với tác phẩm Bình Dương thế và lực mới trong
thế kỉ XXI. Tác phẩm là những bài viết về những thành tựu của tỉnh Bình Dương
trong 5 năm thành lập tỉnh từ năm 1997 đến năm 2003.
Năm 2008, Chu Viết Luân cho ra đời cuốn Bình Dương hội nhập bài học
thành công được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản. Đây là những bài viết
được tác giả tổng hợp các bài viết về các lĩnh vực khác nhau, trong đó cũng có đề
cập đến kinh tế xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện.
Năm 2010, Thư viện tỉnh Bình Dương đã biên soạn tổng hợp các bài viết
của nhiều tác giả xuất bản thành cuốn Thư mục toàn văn Bình Dương hội nhập và
phát triển. Đây là những bài viết phản ánh một số kết quả cũng như những hoạt
động nổi bật mà tỉnh Bình Dương đã đạt được trong năm 2009 – 2010.
Trong nhóm này có thể đề cập thêm một số tác phẩm khác như: Địa chí
Bình Dương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia xuất bản năm 2010, đã đề cập khái quát lịch sử vùng đất Bình Dương; về kinh
tế; văn hóa – xã hội của tỉnh.
Năm 2011, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương cho ra đời cuốn Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975 – 2010). Tác phẩm tổng kết những chỉ đạo của
Đảng cũng như những thành tựu của tỉnh trong giai đoạn 1975 – 2010.
Đặc biệt trong nhóm này có thể đề cập đến một số tác phẩm như Sự chuyển
biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 – 2007, của tác giả Nguyễn Văn Hiệp
được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011. Tác giả đã phục dựng
4
bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương trong hơn 60 năm, “tìm
hiểu những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương qua các thời kì lịch sử; làm rõ hơn vai trò, vị trí của Bình Dương trong nền
kinh tế - xã hội cả nước…mối quan hệ, tác động qua lại với các địa phương khác;
tạo tiền đề khoa học để phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình Dương trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [24, tr.13]. Trong tác phẩm, tác
giả đã có những nhận định về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương,
những nhận định đó được luận văn tham khảo, sử dụng chọn lọc.
Tác phẩm Thủ Dầu Một - Bình Dương đất nước – con người, của tác giả
Hồ Sơn Diệp (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012, đã
phản ánh tương đối toàn diện về những nét cơ bản về vùng đất và con người tỉnh
Bình Dương.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên), tác phẩm Phát triển bền
vững kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương những vấn đề khoa học và thực tiễn, được
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đây là quyển
sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhà khoa học viết về Bình Dương trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về các lĩnh vực: Đổi mới kinh tế -
xã hội; bảo vệ môi trường; lịch sử - văn hóa; giáo dục đào tạo và khoa học công
nghệ.
Năm 2015, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, cho ra đời cuốn Bình
Dương 20 năm phát triển, tác phẩm đã tổng kết những thành tựu của Bình Dương
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó cũng có những bài viết về
những thành tựu về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo.
Năm 2016, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương phát hành tác phẩm Hỏi –
đáp lịch sử tỉnh Bình Dương 1930 – 2010. Nội dung cuốn sách đã trình bày dưới
hình thức những câu hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích về những sự kiện nổi bật trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh qua các
thời kì lịch sử từ 1930 đến 2010.
5
Nhóm thứ hai: những công trình viết riêng về huyện Phú Giáo, cụ thể như:
Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo, phát hành tác phẩm
Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Giáo (1930 – 2005) được Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia xuất bản. Tác phẩm đã đề cập khái quát về huyện Phú Giáo, về truyền thống
cách mạng của vùng đất này trong chiến tranh cách mạng; những thành tựu bước
đầu của huyện về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nhằm quảng bá hình ảnh huyện Phú Giáo đến bạn bè gần xa, năm 2019, Ủy
ban Nhân dân huyện Phú Giáo đã cho ra đời tác phẩm Cẩm nang du lịch huyện
Phú Giáo được nhà xuất bản Thông tấn ấn hành. Tác phẩm đã giới thiệu những
danh lam thắng cảnh đẹp và những lợi thế du lịch vốn có của huyện, trong đó chỉ
yếu là du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao.
Đặc biệt trong nhóm này là cuốn đặc san “Phú Giáo – 20 năm một chặng
đường phát triển”, đây là tác phẩm được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Phú Giáo phối hợp thực hiện
xuất bản vào năm 2019, nhân kỉ niệm 20 năm tái lập huyện Phú Giáo, tác phẩm đã
phác họa những nét cơ bản nhất về những thành tựu nổi bật của huyện trên tất cả
các lĩnh vực như công tác xây dựng Đảng, chính quyền, kinh tế, xã hội của huyện.
Ngoài ra, nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo
còn có nguồn tài liệu rất quan trọng được tác giả luận văn nghiên cứu sử dụng đó
là các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, các văn kiện,
nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo tại đại hội lần thứ nhất từ
năm 2000 cho đến đại hội lần thứ tư (nhiệm kì 2015 – 2020). Đây là những đánh
giá chính thức của Đảng, phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo
phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện đến nay.
Như vậy, nhìn chung những công trình nghiên cứu riêng về huyện Phú Giáo
đến nay vẫn còn rất ít, và cũng chỉ xuất hiện những năm gần đây, đa số chỉ xuất
hiện một vài chi tiết, dữ liệu nhỏ trong những công trình nghiên cứu về tỉnh Bình
6
Dương. Tuy nhiên, những công trình trên mang tính gợi mở rất lớn, đã có nội dung
phản ánh, lý giải về quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình
nào đi sâu vào tái hiện và phân tích sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo
từ khi tái lập huyện cho đến nay, cụ thể là từ năm 1999 đến năm 2019. Chính vì
vậy, người viết muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả
của những nhà nghiên cứu trước, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Chuyển biến
kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)” một cách hệ
thống, toàn diện và đầy đủ hơn, nhằm lí giải những thành tựu cũng như những hạn
chế của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của huyện, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm, qua đó đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm trong thời
gian tới cho huyện Phú Giáo, góp phần vào sự phát triển cho huyện Phú Giáo nói
riêng và thành công chung của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh
Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng
Luận văn văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú
Giáo từ khi tái lập huyện từ năm 1999 đến năm 2019.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: giới hạn trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Về thời gian: từ năm 1999 đến năm 2019.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài
liệu chủ yếu sau:
7
Các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, huyện ủy
Phú Giáo, Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo;
Các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh
Bình Dương và huyện Phú Giáo;
Các trang Wed có thông tin liên quan đến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo;
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học
đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế -
xã hội đăng trên báo và tạp chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử kết hợp với các phương pháp khác như logic, phương pháp tiếp cận hệ
thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống, sinh động quá trình phát
triển, chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo trong 20 năm (1999 – 2019),
làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo, có ý nghĩa định hướng cho giai đoạn
phát triển tiếp theo.
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch
sử địa phương trong các trường phổ thông ở huyện Phú Giáo, giáo dục lòng yêu
quê hương, đất nước. Cũng cố niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cho
thế hệ trẻ. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho cấp chính quyền
huyện Phú Giáo đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong những
giai đoạn tiếp theo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba
chương:
8
Chương 1: Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và địa lí hành chính
huyện Phú Giáo trước năm 1999
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (1999 – 2009)
Chương 3: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (2010 – 2019)
7. Bố cục chi tiết
Chương 1: Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và địa lí hành chính
huyện Phú Giáo trước năm 1999
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2. Đặc điểm hành chính
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (1999 –
2009)
2.1. Chủ trương phát triển huyện Phú Giáo sau ngày tái lập
2.2. Chuyển biến kinh tế
2.3. Chuyển biến xã hội
Chương 3: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (2010 – 2019)
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Chuyển biến kinh tế
3.3. Chuyển biến xã hội
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÍ
HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO TRƯỚC NĂM 1999
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Phú Giáo nằm ở đông Bắc tỉnh Bình Dương. Phía đông giáp huyện
Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phái tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dương), phía nam giáp
huyện Tân Uyên (Bình Dương), phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước) [4,
tr.11]. Khi mới tái lập huyện năm 1999, Phú Giáo có diện tích là: 538,61 km2
, đến
nay: 544,44 km2
(năm 2018) [61, tr.1].
Nhìn tổng thể, Phú Giáo là “huyện có địa hình thoải lượn sóng và các dải
đất hẹp ven sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng.
Trước đây vùng đất Phú Giáo hầu như là rừng rậm hoang vu, rừng Phú Giáo có
nhiều loại gỗ quý như gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, tếch, vên vên, ….” [4, tr.17].
Ngoài ra còn nhiều loại cây thuốc và muông thú quý hiếm như “voi, cọp, heo rừng,
nai, khỉ,…” [5, tr.17]. Hiện nay, rừng Phú Giáo đã bị thu hẹp rất nhiều do bị bom
đạn, chất độc hóa học của Mĩ tàn phá trong chiến tranh. “Trong những chiến tranh
diễn ra ác liệt, Mỹ – ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những
“vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ làm cho rừng cạn kiệt” [2,
tr.15]. Ngoài ra, sau khi đất nước được giải phóng, do sự khai phá của con người,
nhiều loại động thực vật quý hiếm đã không còn nữa. Rừng chỉ còn 10.307 ha.
Ngược lại, diện tích nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng với 32.772 ha [4, tr.17].
Đất Phú Giáo chủ yếu là loại đất bazan xám, rất thích hợp cho các loại cây
công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven
sông Bé là loại đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu và hoa màu rất tốt.
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của huyện Phú Giáo là nhóm phi kim loại
gồm có một số loại tiêu biểu như sau:
10
Cao lanh là loại đất sét trắng, một trong những nguồn nguyên liệu khoáng
có giá trị và được sử dụng phổ biến ở Bình Dương xưa và nay. Từ lâu, nguồn
nguyên liệu sét cao lanh được nhân dân địa phương khai thác sử dụng sản xuất đồ
gốm và cung cấp nguyên liệu cho khu vực Lái Thiêu và Thủ Dầu Một là hai trung
tâm gốm sứ nổi tiếng ở vùng đất Nam Bộ, đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Ngoài việc sử dụng làm gốm, cao lanh còn được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực công nghiệp khác nhau: chất độn trong sản xuất giấy, trong sản xuất cao su,
phân bón, dược phẩm,… Công tác điều tra địa chất từ trước đến nay đã phát hiện
mỏ cao lanh ở Phú Giáo tập trung ở Phước Vĩnh [50, tr.60].
Sét gạch ngói là nguồn nguyên liệu đất sét dùng để sản xuất gạch ngói. Tỉnh
Bình Dương hiện nay có 3 cụm công nghiệp chế biến gạch ngói tập trung. Riêng
ở Phú Giáo tập trung ở ấp Đồng Chinh xã Phước Hòa. Khu mỏ này do Hợp tác xã
Thuận Lợi đầu tư thăm dò năm 2003 với sản lượng 130.528 m3
/năm [50, tr.67].
Thân khoáng sét nằm trong trầm tích hệ tầng Bà Miêu, bị phủ bởi lớp cát pha sét
sẫm màu, chiều dày từ 4 đến 7 mét, trung bình là 4,8 mét. Thân khoáng sét có dạng
lớp, chiều dày khá lớn trung bình là 15 mét. Sét có màu vàng nâu, nâu đỏ, mịn,
dẻo, chất lượng rất tốt [50, tr.66].
Hiện nay, việc khai thác sét gạch ngói đã được cơ giới hóa từ công đoạn
xúc bốc đến vận chuyển, nhào trộn và đùn ép gạch mộc. Công đoạn nung gạch
ngói hầu hết bằng các lò thủ công truyền thống, đốt bằng củi hoặc than đá, tốn
nhiên liệu, sản lượng thấp, chất lượng không cao, mà còn gây ô nhiễm môi trường,
vì vậy, trong những năm gần đây, một số cơ sở đã đầu tư dây truyền công nghệ lò
tuynel đốt bằng khí gaz có công suất lớn hàng chục triệu viên/năm, cho sản phẩm
gạch ngói có chất lượng cao, ổn định, đúng quy chuẩn, đáp ứng được yêu cầu xây
dựng công trình lớn.
Cát trong trầm tích Holocen ở Phú Giáo phân bố chủ yếu trong lòng sông
Bé. Các tích tụ cát thường tạo thành các dải có dạng kéo dài, uốn lượn theo địa
hình đáy sông và hoàn toàn bị ngập nước, chỉ lộ ra khi nước ròng.
11
Sông Bé khá dài, nhưng lòng sông hẹp, dòng chảy mạnh chủ yếu trên nền
đá dốc, tọa nên nhiều thác ghềnh, vì vậy khả năng bồi lắng cát không lớn. Kết quả
khảo sát đoạn hạ nguồn sông Bé đã phát hiện có 7 bãi cát nhỏ. Các bãi cát có chiều
dài từ 250 đến 450 mét, chiều rộng từ 20 đến 50 mét, dày từ 0,5 đến 1,5 mét [50,
tr.71]. Cát màu vàng nhạt đến màu vàng nâu, có thành phần khoáng vật cát chủ
yếu là thạch anh. Thành phần cát hạt chủ yếu từ hạt trung đến hạt thô: > 0,25mm:
59,45%; 0,25 – 0,10 mm: 33,45%; < 0,1 mm: 7,1% [49, tr.72].
Cát trên sông Bé có chất lượng rất tốt, đạt các chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng,
với trữ lượng khoảng 40.750 m3
. Tuy nhiên, các bãi cát trên sông Bé có quy mô
nhỏ, điều kiện khai thác và vận chuyển khó khăn, triển vọng không đáng kể.
Đá xây dựng, theo tiêu chuẩn quy định các loại đá được sử dụng làm vật
liệu xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về độ bền cơ học, khả năng chống
thấm nước và một số tính chất cơ lí khác.
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng
phát triển rất nhanh chóng, Phú Giáo đã hình thành cụm công nghiệp khai thác chế
biến đá quy mô lớn ở Phước Vĩnh và An Bình được các công ty Becamex, công ty
khoáng sản và xây dựng Bình Dương, công ty công trình giao thông 710, đầu tư
thăm dò và khai thác với sản lượng hàng trăm nghìn m3
đá các loại.
Đá ở Phú Giáo chủ yếu là loại đá granodiorit nguồn gốc magma xâm nhập,
được các nhà địa chất xếp vào xâm nhập phức hệ Định Quán, tuổi Creta sớm [50,
tr.73]. Mặc dù diện phân bố khối granodiorit khá lớn, nhưng hầu hết chúng bị phủ
bởi các trầm tích bở rời Kainozoi, chỉ lộ ra những diện tích nhỏ hẹp dọc theo suối
Nước Vàng (An Bình), rạch Rạt (Phước Vĩnh). Đôi chỗ có những khối tảng lớn
ven lòng suối, tạo nên những thác nước nhỏ với cảnh quan khá đẹp mắt.
Khí hậu Phú Giáo cùng chung với chế độ khí hậu tỉnh “Bình Dương và vùng
Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao” [21, tr.19]. Mỗi năm có
2 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng
5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình từ 26o
C – 34o
C. Lượng mưa trung bình trên
12
địa bàn huyện là 1947,7 mm. Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm.
Huyện Phú Giáo hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng của những cơn bão
gần và áp thấp nhiệt đới. Ngoài mưa đất đai của Phú Giáo còn được tưới mát bởi
nhiều sông suối chảy qua. Sông Bé dài 360 km, là một phụ lưu của sông Đồng Nai,
bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc
Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét [2, tr.12]. Sách Đại Nam nhất thống chí chép
rằng “Sông Bé: ở cách huyện Phước Bình 2 dặm về phía tây bắc; phát nguyên từ
hai sách Man là Vũ Tam và Vũ Viên, chảy về phía đông, vòng quanh các bến thôn
Loan Vũ, trường giao dịch thôn Chính Mĩ lượn sang phía đông, chuyển sang phía
bắc, quanh co 214 dặm đến trạm Sa Tân làm cửa sông Bé, rồi hợp với sông Phước
Long” [41, tr.61].
Đoạn sông Bé chảy qua huyện Phú Giáo ngày nay dài 96 km, qua các xã
An Thái, An Linh, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa, Phước Vĩnh, Tam Lập. Lòng sông Bé hẹp,
uốn khúc quanh co, vách sông dựng đứng, vào mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô
nước lại cạn nên ít thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển trên sông. Ngoài sông Bé,
huyện còn nhiều nhánh sông suối lớn chảy qua như suối Giục, suối Giai, suối nước
Vàng, suối Bàu Cỏ, Sà Mách, Nước Trong, suối Cái và nhiều con suối nhỏ khác.
Về giao thông, đường giao thông quan trọng nhất chạy qua huyện là đường
ĐT 741 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) với thành phố Đồng Xoài (Bình
Phước). Con đường này cùng với cầu sông Bé được xây dựng từ năm 1932. Thực
dân Pháp cho xây dựng đường, lúc đó dùng để phục vụ việc vận chuyển chở mủ
cao su và các thành phẩm cao su từ công ty cao su của tư bản Pháp. Về sau, con
đường còn phục vụ việc kiểm soát và khai thác các vùng đất hoang vu ở đông bắc
Phước Long [4, tr.19]. Ngoài đường ĐT 741, huyện còn có khoảng 40 km đường
liên huyện và hơn 100 km đường liên xã.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và giao thông huyện Phú Giáo rất phù hợp
và thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là phát triển nông nghiệp, ngành
kinh tế này hiện nay đang trở thành một thế mạnh của huyện.

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ.

Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...HanaTiti
 

Similar to Luận văn thạc sĩ. (20)

Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
Báo Cáo Thực Tập Trường Chính Trị Tỉnh Bình Phước.
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn thạc sĩ.

  • 1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2020
  • 2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1999 – 2019) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP BÌNH DƯƠNG – 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
  • 4. ii LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong quá trình học tập, chúng tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình trong nghiên cứu khoa học Lịch sử. Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy. PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được từ Thầy sự động viên tinh thần, sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Qua đó chúng tôi đã tìm được hướng nghiên cứu chuyên sâu trong khoa học Lịch sử. Chị Hà Thị Hiền, chuyên viên văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Phú Giáo đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu, đặc biệt là các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của huyện. Tất cả các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa 04, trường Đại học Thủ Dầu Một. Thành phố Thủ Dầu Một, năm 2020 NGUYỄN PHƯỚC QUÝ TRUYỀN
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC............................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..........................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................6 5. Đóng góp của luận văn........................................................................................7 6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................7 7. Bố cục chi tiết......................................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO TRƯỚC NĂM 1999 .....................9 1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................9 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................13 1.2.1. Đặc điểm kinh tế .....................................................................................13 1.2.2. Đặc điểm xã hội ......................................................................................16 1.3. Đặc điểm hành chính......................................................................................22 CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO (1999 – 2009) ........................................................................................................31 2.1. Chủ trương phát triển huyện Phú Giáo sau ngày tái lập ................................31 2.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................33 2.2.1. Nông nghiệp............................................................................................33 2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................42 2.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................45 2.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................48 2.3.1. Giáo dục..................................................................................................48 2.3.2. Y tế..........................................................................................................51 2.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................52
  • 6. iv 2.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch. ......................................................................53 CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO (2010 – 2019) ........................................................................................................57 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................57 3.2. Chuyển biến kinh tế .......................................................................................58 3.2.1. Nông nghiệp............................................................................................58 3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .........................................................66 3.2.3. Thương mại, dịch vụ...............................................................................68 3.3. Chuyển biến xã hội.........................................................................................70 3.3.1. Giáo dục..................................................................................................70 3.3.2. Y tế..........................................................................................................72 3.3.3. Chính sách xã hội....................................................................................74 3.3.4. Văn hóa, thể thao, du lịch .......................................................................75 KẾT LUẬN...........................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................83 PHỤ LỤC ẢNH
  • 7. v BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG [47, tr.5]
  • 8. vi BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG [4, tr.5]
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Bình Dương là một trong những tỉnh “luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành dịch vụ được mở rộng và chất lượng phục vụ được nâng lên” [25, tr.80]. Đặc biệt vào năm 2018, Bình Dương là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng thông minh thế giới (ICF). Qua đó, góp phần giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế của tỉnh, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và xây dựng thành phố thông minh trong thời gian tới. Kinh tế - xã hội Bình Dương phát triển là kết quả của sự phát triển tổng thể các địa phương trong tỉnh gồm có: 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), 2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên), 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo). Huyện Phú Giáo là “một huyện ở đông bắc của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km. Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất bazan màu mỡ, nằm ở lưu vực sông Bé đoạn đổ vào sông Đồng Nai. Trước kia đây là khu vực thuộc xứ Đồng Nai, chủ yếu là rừng rậm với tài nguyên phong phú, đa dạng. Những đặc điểm cơ bản đó đã xác lập vị trí, vai trò quan trọng của Phú Giáo trong chiến tranh cũng như giai đoạn phát triển hiện nay”[4, tr.5]. Như vậy, Phú Giáo có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên, cư dân, truyền thống văn hóa,… để phát triển kinh tế - xã hội. Từ một địa bàn thuộc căn cứ kháng chiến và kinh tế nông nghiệp qua 20 năm (từ khi tái lập huyện năm 1999 đến năm 2019) phát triển và thay đổi diện mạo theo hướng hình thành nông thôn mới và đô thị hóa. Đây là quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
  • 10. 2 Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong thời gian 20 năm, cũng như các địa phương khác trong cả nước đều gắn chặt với lịch sử của các hình thái kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo nằm trong quy luật vận động, phát triển nền kinh tế - xã hội của nước Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, trong một phạm vi, chừng mực nhất định, theo quy luật chung, sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo còn bị chi phối của bởi các yếu tố địa lý, dân cư, tập tục, truyền thống văn hóa… mang tính đặc thù của vùng đất và con người địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện đến nay, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc, góp phần cho chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Với những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học. Chúng tôi lấy năm 1999 là mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, được ghi nhận là móc son lịch sử đối với huyện trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2019 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là mốc kỉ niệm 20 năm huyện Phú Giáo được tái lập huyện, qua đó tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm 20 năm phát triển kinh tế - xã hội. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và có nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương, theo chúng tôi được biết thì còn rất ít, và chỉ
  • 11. 3 xuất hiện rải rác những năm gần đây sau khi tái lập huyện. Nhìn tổng thể các công trình nghiên cứu có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm thứ nhất, là những tác phẩm nghiên cứu về Bình Dương nói chung như: Trần Bạch Đằng (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé. Đây là tác phẩm nghiên cứu về tỉnh Sông Bé, đến năm 1997 Sông Bé tách ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Năm 2003, Chu Viết Luân với tác phẩm Bình Dương thế và lực mới trong thế kỉ XXI. Tác phẩm là những bài viết về những thành tựu của tỉnh Bình Dương trong 5 năm thành lập tỉnh từ năm 1997 đến năm 2003. Năm 2008, Chu Viết Luân cho ra đời cuốn Bình Dương hội nhập bài học thành công được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản. Đây là những bài viết được tác giả tổng hợp các bài viết về các lĩnh vực khác nhau, trong đó cũng có đề cập đến kinh tế xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện. Năm 2010, Thư viện tỉnh Bình Dương đã biên soạn tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả xuất bản thành cuốn Thư mục toàn văn Bình Dương hội nhập và phát triển. Đây là những bài viết phản ánh một số kết quả cũng như những hoạt động nổi bật mà tỉnh Bình Dương đã đạt được trong năm 2009 – 2010. Trong nhóm này có thể đề cập thêm một số tác phẩm khác như: Địa chí Bình Dương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2010, đã đề cập khái quát lịch sử vùng đất Bình Dương; về kinh tế; văn hóa – xã hội của tỉnh. Năm 2011, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương cho ra đời cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975 – 2010). Tác phẩm tổng kết những chỉ đạo của Đảng cũng như những thành tựu của tỉnh trong giai đoạn 1975 – 2010. Đặc biệt trong nhóm này có thể đề cập đến một số tác phẩm như Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 – 2007, của tác giả Nguyễn Văn Hiệp được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011. Tác giả đã phục dựng
  • 12. 4 bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương trong hơn 60 năm, “tìm hiểu những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua các thời kì lịch sử; làm rõ hơn vai trò, vị trí của Bình Dương trong nền kinh tế - xã hội cả nước…mối quan hệ, tác động qua lại với các địa phương khác; tạo tiền đề khoa học để phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [24, tr.13]. Trong tác phẩm, tác giả đã có những nhận định về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, những nhận định đó được luận văn tham khảo, sử dụng chọn lọc. Tác phẩm Thủ Dầu Một - Bình Dương đất nước – con người, của tác giả Hồ Sơn Diệp (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012, đã phản ánh tương đối toàn diện về những nét cơ bản về vùng đất và con người tỉnh Bình Dương. Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên), tác phẩm Phát triển bền vững kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương những vấn đề khoa học và thực tiễn, được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đây là quyển sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhà khoa học viết về Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về các lĩnh vực: Đổi mới kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường; lịch sử - văn hóa; giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Năm 2015, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, cho ra đời cuốn Bình Dương 20 năm phát triển, tác phẩm đã tổng kết những thành tựu của Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó cũng có những bài viết về những thành tựu về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo. Năm 2016, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương phát hành tác phẩm Hỏi – đáp lịch sử tỉnh Bình Dương 1930 – 2010. Nội dung cuốn sách đã trình bày dưới hình thức những câu hỏi – đáp ngắn gọn, súc tích về những sự kiện nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh qua các thời kì lịch sử từ 1930 đến 2010.
  • 13. 5 Nhóm thứ hai: những công trình viết riêng về huyện Phú Giáo, cụ thể như: Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo, phát hành tác phẩm Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Giáo (1930 – 2005) được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản. Tác phẩm đã đề cập khái quát về huyện Phú Giáo, về truyền thống cách mạng của vùng đất này trong chiến tranh cách mạng; những thành tựu bước đầu của huyện về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhằm quảng bá hình ảnh huyện Phú Giáo đến bạn bè gần xa, năm 2019, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Giáo đã cho ra đời tác phẩm Cẩm nang du lịch huyện Phú Giáo được nhà xuất bản Thông tấn ấn hành. Tác phẩm đã giới thiệu những danh lam thắng cảnh đẹp và những lợi thế du lịch vốn có của huyện, trong đó chỉ yếu là du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt trong nhóm này là cuốn đặc san “Phú Giáo – 20 năm một chặng đường phát triển”, đây là tác phẩm được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Phú Giáo phối hợp thực hiện xuất bản vào năm 2019, nhân kỉ niệm 20 năm tái lập huyện Phú Giáo, tác phẩm đã phác họa những nét cơ bản nhất về những thành tựu nổi bật của huyện trên tất cả các lĩnh vực như công tác xây dựng Đảng, chính quyền, kinh tế, xã hội của huyện. Ngoài ra, nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo còn có nguồn tài liệu rất quan trọng được tác giả luận văn nghiên cứu sử dụng đó là các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, các văn kiện, nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo tại đại hội lần thứ nhất từ năm 2000 cho đến đại hội lần thứ tư (nhiệm kì 2015 – 2020). Đây là những đánh giá chính thức của Đảng, phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện đến nay. Như vậy, nhìn chung những công trình nghiên cứu riêng về huyện Phú Giáo đến nay vẫn còn rất ít, và cũng chỉ xuất hiện những năm gần đây, đa số chỉ xuất hiện một vài chi tiết, dữ liệu nhỏ trong những công trình nghiên cứu về tỉnh Bình
  • 14. 6 Dương. Tuy nhiên, những công trình trên mang tính gợi mở rất lớn, đã có nội dung phản ánh, lý giải về quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo. Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu vào tái hiện và phân tích sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện cho đến nay, cụ thể là từ năm 1999 đến năm 2019. Chính vì vậy, người viết muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả của những nhà nghiên cứu trước, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương (1999 – 2019)” một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn, nhằm lí giải những thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của huyện, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, qua đó đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cho huyện Phú Giáo, góp phần vào sự phát triển cho huyện Phú Giáo nói riêng và thành công chung của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng Luận văn văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo từ khi tái lập huyện từ năm 1999 đến năm 2019. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: giới hạn trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Về thời gian: từ năm 1999 đến năm 2019. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
  • 15. 7 Các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, huyện ủy Phú Giáo, Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo; Các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo; Các trang Wed có thông tin liên quan đến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo; Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội đăng trên báo và tạp chí. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử kết hợp với các phương pháp khác như logic, phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo trong 20 năm (1999 – 2019), làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo, có ý nghĩa định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông ở huyện Phú Giáo, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. Cũng cố niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cho thế hệ trẻ. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho cấp chính quyền huyện Phú Giáo đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong những giai đoạn tiếp theo. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
  • 16. 8 Chương 1: Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và địa lí hành chính huyện Phú Giáo trước năm 1999 Chương 2: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (1999 – 2009) Chương 3: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (2010 – 2019) 7. Bố cục chi tiết Chương 1: Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và địa lí hành chính huyện Phú Giáo trước năm 1999 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2. Đặc điểm hành chính 1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Chương 2: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (1999 – 2009) 2.1. Chủ trương phát triển huyện Phú Giáo sau ngày tái lập 2.2. Chuyển biến kinh tế 2.3. Chuyển biến xã hội Chương 3: Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo (2010 – 2019) 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 3.2. Chuyển biến kinh tế 3.3. Chuyển biến xã hội
  • 17. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ GIÁO TRƯỚC NĂM 1999 1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Phú Giáo nằm ở đông Bắc tỉnh Bình Dương. Phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phái tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dương), phía nam giáp huyện Tân Uyên (Bình Dương), phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước) [4, tr.11]. Khi mới tái lập huyện năm 1999, Phú Giáo có diện tích là: 538,61 km2 , đến nay: 544,44 km2 (năm 2018) [61, tr.1]. Nhìn tổng thể, Phú Giáo là “huyện có địa hình thoải lượn sóng và các dải đất hẹp ven sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng. Trước đây vùng đất Phú Giáo hầu như là rừng rậm hoang vu, rừng Phú Giáo có nhiều loại gỗ quý như gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, tếch, vên vên, ….” [4, tr.17]. Ngoài ra còn nhiều loại cây thuốc và muông thú quý hiếm như “voi, cọp, heo rừng, nai, khỉ,…” [5, tr.17]. Hiện nay, rừng Phú Giáo đã bị thu hẹp rất nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của Mĩ tàn phá trong chiến tranh. “Trong những chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ – ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ làm cho rừng cạn kiệt” [2, tr.15]. Ngoài ra, sau khi đất nước được giải phóng, do sự khai phá của con người, nhiều loại động thực vật quý hiếm đã không còn nữa. Rừng chỉ còn 10.307 ha. Ngược lại, diện tích nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng với 32.772 ha [4, tr.17]. Đất Phú Giáo chủ yếu là loại đất bazan xám, rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven sông Bé là loại đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu và hoa màu rất tốt. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của huyện Phú Giáo là nhóm phi kim loại gồm có một số loại tiêu biểu như sau:
  • 18. 10 Cao lanh là loại đất sét trắng, một trong những nguồn nguyên liệu khoáng có giá trị và được sử dụng phổ biến ở Bình Dương xưa và nay. Từ lâu, nguồn nguyên liệu sét cao lanh được nhân dân địa phương khai thác sử dụng sản xuất đồ gốm và cung cấp nguyên liệu cho khu vực Lái Thiêu và Thủ Dầu Một là hai trung tâm gốm sứ nổi tiếng ở vùng đất Nam Bộ, đã tồn tại hàng trăm năm nay. Ngoài việc sử dụng làm gốm, cao lanh còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau: chất độn trong sản xuất giấy, trong sản xuất cao su, phân bón, dược phẩm,… Công tác điều tra địa chất từ trước đến nay đã phát hiện mỏ cao lanh ở Phú Giáo tập trung ở Phước Vĩnh [50, tr.60]. Sét gạch ngói là nguồn nguyên liệu đất sét dùng để sản xuất gạch ngói. Tỉnh Bình Dương hiện nay có 3 cụm công nghiệp chế biến gạch ngói tập trung. Riêng ở Phú Giáo tập trung ở ấp Đồng Chinh xã Phước Hòa. Khu mỏ này do Hợp tác xã Thuận Lợi đầu tư thăm dò năm 2003 với sản lượng 130.528 m3 /năm [50, tr.67]. Thân khoáng sét nằm trong trầm tích hệ tầng Bà Miêu, bị phủ bởi lớp cát pha sét sẫm màu, chiều dày từ 4 đến 7 mét, trung bình là 4,8 mét. Thân khoáng sét có dạng lớp, chiều dày khá lớn trung bình là 15 mét. Sét có màu vàng nâu, nâu đỏ, mịn, dẻo, chất lượng rất tốt [50, tr.66]. Hiện nay, việc khai thác sét gạch ngói đã được cơ giới hóa từ công đoạn xúc bốc đến vận chuyển, nhào trộn và đùn ép gạch mộc. Công đoạn nung gạch ngói hầu hết bằng các lò thủ công truyền thống, đốt bằng củi hoặc than đá, tốn nhiên liệu, sản lượng thấp, chất lượng không cao, mà còn gây ô nhiễm môi trường, vì vậy, trong những năm gần đây, một số cơ sở đã đầu tư dây truyền công nghệ lò tuynel đốt bằng khí gaz có công suất lớn hàng chục triệu viên/năm, cho sản phẩm gạch ngói có chất lượng cao, ổn định, đúng quy chuẩn, đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình lớn. Cát trong trầm tích Holocen ở Phú Giáo phân bố chủ yếu trong lòng sông Bé. Các tích tụ cát thường tạo thành các dải có dạng kéo dài, uốn lượn theo địa hình đáy sông và hoàn toàn bị ngập nước, chỉ lộ ra khi nước ròng.
  • 19. 11 Sông Bé khá dài, nhưng lòng sông hẹp, dòng chảy mạnh chủ yếu trên nền đá dốc, tọa nên nhiều thác ghềnh, vì vậy khả năng bồi lắng cát không lớn. Kết quả khảo sát đoạn hạ nguồn sông Bé đã phát hiện có 7 bãi cát nhỏ. Các bãi cát có chiều dài từ 250 đến 450 mét, chiều rộng từ 20 đến 50 mét, dày từ 0,5 đến 1,5 mét [50, tr.71]. Cát màu vàng nhạt đến màu vàng nâu, có thành phần khoáng vật cát chủ yếu là thạch anh. Thành phần cát hạt chủ yếu từ hạt trung đến hạt thô: > 0,25mm: 59,45%; 0,25 – 0,10 mm: 33,45%; < 0,1 mm: 7,1% [49, tr.72]. Cát trên sông Bé có chất lượng rất tốt, đạt các chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng, với trữ lượng khoảng 40.750 m3 . Tuy nhiên, các bãi cát trên sông Bé có quy mô nhỏ, điều kiện khai thác và vận chuyển khó khăn, triển vọng không đáng kể. Đá xây dựng, theo tiêu chuẩn quy định các loại đá được sử dụng làm vật liệu xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về độ bền cơ học, khả năng chống thấm nước và một số tính chất cơ lí khác. Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng phát triển rất nhanh chóng, Phú Giáo đã hình thành cụm công nghiệp khai thác chế biến đá quy mô lớn ở Phước Vĩnh và An Bình được các công ty Becamex, công ty khoáng sản và xây dựng Bình Dương, công ty công trình giao thông 710, đầu tư thăm dò và khai thác với sản lượng hàng trăm nghìn m3 đá các loại. Đá ở Phú Giáo chủ yếu là loại đá granodiorit nguồn gốc magma xâm nhập, được các nhà địa chất xếp vào xâm nhập phức hệ Định Quán, tuổi Creta sớm [50, tr.73]. Mặc dù diện phân bố khối granodiorit khá lớn, nhưng hầu hết chúng bị phủ bởi các trầm tích bở rời Kainozoi, chỉ lộ ra những diện tích nhỏ hẹp dọc theo suối Nước Vàng (An Bình), rạch Rạt (Phước Vĩnh). Đôi chỗ có những khối tảng lớn ven lòng suối, tạo nên những thác nước nhỏ với cảnh quan khá đẹp mắt. Khí hậu Phú Giáo cùng chung với chế độ khí hậu tỉnh “Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao” [21, tr.19]. Mỗi năm có 2 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình từ 26o C – 34o C. Lượng mưa trung bình trên
  • 20. 12 địa bàn huyện là 1947,7 mm. Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm. Huyện Phú Giáo hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng của những cơn bão gần và áp thấp nhiệt đới. Ngoài mưa đất đai của Phú Giáo còn được tưới mát bởi nhiều sông suối chảy qua. Sông Bé dài 360 km, là một phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét [2, tr.12]. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng “Sông Bé: ở cách huyện Phước Bình 2 dặm về phía tây bắc; phát nguyên từ hai sách Man là Vũ Tam và Vũ Viên, chảy về phía đông, vòng quanh các bến thôn Loan Vũ, trường giao dịch thôn Chính Mĩ lượn sang phía đông, chuyển sang phía bắc, quanh co 214 dặm đến trạm Sa Tân làm cửa sông Bé, rồi hợp với sông Phước Long” [41, tr.61]. Đoạn sông Bé chảy qua huyện Phú Giáo ngày nay dài 96 km, qua các xã An Thái, An Linh, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa, Phước Vĩnh, Tam Lập. Lòng sông Bé hẹp, uốn khúc quanh co, vách sông dựng đứng, vào mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô nước lại cạn nên ít thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển trên sông. Ngoài sông Bé, huyện còn nhiều nhánh sông suối lớn chảy qua như suối Giục, suối Giai, suối nước Vàng, suối Bàu Cỏ, Sà Mách, Nước Trong, suối Cái và nhiều con suối nhỏ khác. Về giao thông, đường giao thông quan trọng nhất chạy qua huyện là đường ĐT 741 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) với thành phố Đồng Xoài (Bình Phước). Con đường này cùng với cầu sông Bé được xây dựng từ năm 1932. Thực dân Pháp cho xây dựng đường, lúc đó dùng để phục vụ việc vận chuyển chở mủ cao su và các thành phẩm cao su từ công ty cao su của tư bản Pháp. Về sau, con đường còn phục vụ việc kiểm soát và khai thác các vùng đất hoang vu ở đông bắc Phước Long [4, tr.19]. Ngoài đường ĐT 741, huyện còn có khoảng 40 km đường liên huyện và hơn 100 km đường liên xã. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và giao thông huyện Phú Giáo rất phù hợp và thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là phát triển nông nghiệp, ngành kinh tế này hiện nay đang trở thành một thế mạnh của huyện.