SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ QUANG THIỀU
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ QUANG THIỀU
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.02.06
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Bảo
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM- TRUNG QUỐC 15
1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế 15
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh 15
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 16
1.1.3. Lý thuyết nguồn lực 16
1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung 18
1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI 18
1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên 19
1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định 21
1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc 23
1.2.5. Lợi ích từ quan hệ thƣơng mại Việt - Trung 25
1.3. Các chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt –
Trung 27
1.3.1. Chính sách phát triển thƣơng mại của Việt Nam đối với Trung Quốc 27
1.3.2. Chính sách phát triển thƣơng mại của Trung Quốc đối với Việt Nam 29
1.3.3. Hiệp định thƣơng mại ký kết giữa hai nƣớc 31
* Tiểu kết Chƣơng 1 34
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 35
2.1. Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt –Trung (2000- 2010) 35
2.1.1. Thƣơng mại song phƣơng phát triển nhanh 35
2
2.1.2. Vai trò của thƣơng mại biên giới ngày càng quan trọng
2.1.3. Thâm hụt thƣơng mại kéo dài và ngày càng nghiêm trọng
2.1.4. Cơ cấu hàng hóa trao đổi chậm đƣợc cải thiện
2.2. Một số nhận xét đánh giá chung
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3. Tác động của quan hệ thƣơng mại Việt – Trung tới nền kinh tế
Việt Nam
2.3.1. Tác động tích cực
2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người
dân các tỉnh biên giới phía Bắc
2.3.1.2. Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế trong nước
2.3.2. Tác động tiêu cực
2.3.2.1. Nạn buôn lậu khó kiểm soát dẫn tới tiêu cực và tệ nạn xã hội
2.3.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
* Tiểu kết Chƣơng 2
Chƣơng 3. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM-TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
3.1. Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung
3.1.1. Cơ hội và thách thức
3.1.1.1. Hòa bình và phát triển là xu thế chung của thời đại song vẫn còn
xung đột khu vực
3.1.1.2. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế
3.1.1.3. Cơ hội và thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc
3.1.2. Dự báo xu hƣớng phát triển
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt – Trung
3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ
3.2.1.1. Từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông
3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ thương mại
3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
39
41
45
49
49
50
58
58
58
59
61
61
62
66
69
69
69
69
71
72
76
79
79
79
80
85
3
3.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu nắm bắt thị trường của nước bạn
3.2.2.2. Nâng cao trình độ quản lý, chất lượng, thương hiệu sản phẩm và
an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu
3.2.2.3. Phát triển thương mại điện tử, xây dựng các kênh kết nối trung
gian
* Tiểu kết Chƣơng 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
85
87
88
89
91
94
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA/CAFTA : ASEAN- China Free Trade Area
Khu mâu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CHND : Cộng hoà nhân dân
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNTB : Chủ nghĩa tƣ bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCS : Đảng Cộng sản
GDP : Gross Damestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GMS : Greater Mekong Subregion
Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công
EU : European Union
Liên minh châu Âu
FDI : Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA : Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
NDT : Nhân dân tệ
TBCN : Tƣ bản chủ nghĩa
TNCs : Transational Corporations
Các công ty xuyên quốc gia
TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng
TW : Trung ƣơng
USD : Đô la Mỹ
WTO : World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung giai
đoạn 2000- 2012 36
Bảng 2.2. Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc từ năm 2001- 2008 37
Bảng 2.3. Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung
Quốc từ năm 2001- 2008 38
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Tình hình thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới
phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc
Cán cân thƣơng mại giữa Trung Quốc với các nƣớc
ASEAN giai đoạn 2000- 2009
40
55
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tỉ trọng của thƣơng mại Việt- Trung trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc 42
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Xu thế gia tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung
Quốc
Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam so với
Trung Quốc
Nhóm 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Trung Quốc năm 2010
Nhóm 15 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
từ Trung Quốc năm 2010
44
45
46
48
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa kinh tế có những thay đổi sâu
sắc (sự chuyển dịch hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ…gia tăng trong khi các
luật chơi quốc tế ngày càng chặt chẽ; gia tăng cạnh tranh toàn cầu trên mọi lĩnh vực;
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị sản xuất
và kinh doanh toàn cầu; tình trạng biến đổi khí hậu tác động đến môi trƣờng mạnh
mẽ) buộc các nƣớc phải có những thay đổi chính sách phù hợp trong quan hệ kinh
tế với các nƣớc khác.
Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Trung Quốc nổi lên
nhƣ một cƣờng quốc kinh tế có sức hấp dẫn toàn cầu. Sự nổi lên của Trung Quốc,
một mặt, thách thức cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt khác,
tạo cơ hội cho hàng hóa các nƣớc có thể thâm nhập vào thị trƣờng lớn nhất thế giới
này. Điều đó sẽ tác động tới các nƣớc, buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh
chính sách thích hợp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng gần gũi. Quan hệ kinh tế
thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có lịch sử lâu đời. Trƣớc đây, hiện nay và trong tƣơng
lai Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác chiến lƣợc quan trọng đối với Việt
Nam. Do vậy việc nhận diện đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế
thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thông qua hợp tác thƣơng
mại với Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng một chiến lƣợc hợp tác kinh tế lâu
dài và có khả năng thích ứng nhanh với sự nổi lên của Trung Quốc.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài ―Quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI‖ làm khoá luận nghiên cứu, với mong
muốnđề xuất một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lƣợc và lộ
trình hợptác thƣơng mại Việt- Trung, một mặt nhằm khai thác tối đa lợi ích trong
mối quan hệ này, mặt khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hội nhập của kinh tế
Việt Namvào kinh tế quốc tế và khu vực bởi mối quan hệ này nằm trong liên kết
kinh tế khu vực và thế giới.
8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, đặc biệt quan hệ thƣơng mại luôn là đề tài
hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ở trong nƣớc. Bởi lẽ mối quan hệ này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của hai nƣớc và của khu vực. Những
nghiên cứu mà tác giả tiếp cận đƣợc chia làm bốn khía cạnh.
Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung những năm cuối
thế kỷ XX. Bàn về quan hệ thƣơng mại trong 10 năm cuối thế kỷ XX, cuốn Quan hệ
kinh tế- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc hiện trạng và triển vọng Nxb. Khoa học xã
hội, xuất bản 2001 nhân kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam- Trung Quốc đã đi sâu phân tích tƣơng đối toàn diện mối quan hệ giữa hai
nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó, quan hệ kinh
tế thƣơng mại đƣợc coi trọng.
Cũng bàn về tình hình thƣơng mại Việt- Trung từ cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, hai tác giả Lê Tuấn Thanh và Hà Thị Hồng Vân (2008) đã phân tích mối
quan hệ hợp tác này trong bài Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ khi
bình thường hóa quan hệ đến nay. Trong đó đề cập tới các giai đoạn phát triển của
quá trình hợp tác, về hình thức hợp tác…
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế
khu vực và thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Tuấn Thanh trong bài Tác động
của Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung (2007), đề
cập tới mối quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong quan hệ kinh tế khu vực,
đó là việc thành lập Khu mâu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA). Theo tác
giả Lê Tuấn Thanh, việc ra đời ACFTA mà trong đó Việt Nam và Trung Quốc là
những thành viên tích cực có ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc, tạo
điều kiện cơ sở hạ tầng vùng biên giới hai bên phát triển, cải thiện đời sống của cƣ
dân miền Tây, miền Trung Trung Quốc và các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
sẽ đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc. Cũng bàn về vấn đề này còn
có bài viết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc những tác động tới thương
mại Việt Nam và đối sách của Doãn Công Khánh(2010). Trong đó, tác giả đƣa ra
những lƣu ý khi đặt vấn đề hợp tác thƣơng mại với Trung Quốc, đồng thời gợi mở
9
những kiến nghị đối sách cho Việt Nam- với tƣ cách là một thành viên của ASEAN
trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc
Trong bài viết Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc (2005), tác giả
Nguyễn Văn Tuấn lại đề cập sâu tới khía cạnh so sánh lợi thế tiềm năng hai nƣớc,
trong đó đặt mối quan hệ kinh tế Việt- Trung trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của
Việt Nam và thế giới. Từ đó đƣa ra nhận định về triển vọng hợp tác này.
Thứ ba, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh mới.
Tác giả Doãn Công Khánh trong bài Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-
Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI
(2010) cho rằng, có thể phát triển mối quan hệ này thành kiểu mẫu về quan hệ hữu
nghị hợp tác thời kỳ mới. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế hai nƣớc đã có bƣớc phát
triển nhanh và ổn định từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trên các mặt nhƣ quy
mô và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, cán cân thƣơng mại hai nƣớc…Để rộng đƣờng
phát triển hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt- Trung, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết và những định hƣớng lớn của Việt Nam. Đó là vấn đề chúng ta phải
cải cách, phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, phải biết tận
dụng mọi lợi thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình mới có thể cạnh tranh với
Trung Quốc. Cần có sự tính toán tổng thể để có sự phối hợp hành động, phát triển
quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sự phát triển đó phải trên cơ sở đảm bảo an ninh
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ
môi trƣờng….
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, triển vọng quan hệ thƣơng
mại Việt- Trung đƣợc tác giả Nguyễn Đình Liêm (2011) phân tích sâu trong Triển
vọng quan hệ Trung- Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh tới các nhân tố tác động tới quan hệ Việt- Trung, đặc biệt vấn đề biển
Đông có tác động không nhỏ tới mối quan hệ hai nƣớc trong thời gian gần đây, từ
đó đƣa ra ba kịch bản cho mối quan hệ Việt- Trung. Trong ba kịch bản đó, theo tác
giả khả năng vừa hợp tác vừa kiềm chế là xu thế chủ yếu của quan hệ Việt- Trung
10 năm tới. Đây đƣợc coi là kim chỉ nam cho định hƣớng mọi mối quan hệ giữa hai
10
nƣớc, trong đó có quan hệ thƣơng mại.
Thứ tư, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung từ góc độ hợp tác
thương mại địa phương. Từ khi hai nƣớc xây dựng ý tƣởng ―hai hành lang một
vành đai kinh tế‖ nằm trong chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖ của Trung Quốc, quan
hệ thƣơng mại giữa các địa phƣơng hai nƣớc đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Vấn đề này
đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết phân tích về
những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác giữa các vùng miền của hai
nƣớc trong tuyến hai hành lang. Đó là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam (2006) với Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh-
Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vai trò của tỉnh Lào Cai; Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) với Phát triển hai hành lang
một vành đai kinh tế Việt- Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN- Trung Quốc (Kỷ
yếu hội thảo); Đoàn Văn Chỉnh (2010) với Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt
Nam) với Trung Quốc; Nguyễn Quốc Trƣờng (2014), Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ
mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới.
Nhìn chung, các nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung khá bao quát
và toàn diện, nhƣng chƣa đề cập sâu tới những nhân tố tác động tới mối quan hệ này,
chƣa đƣa ra những phân tích so sánh về cán cân thƣơng mại, cũng nhƣ chƣa đánh
giá triển vọng thƣơng mại hai nƣớc để có giải pháp kịp thời thúc đẩy phát triển mối
quan hệ này. Đó là những vấn đề sẽ đƣợc khoá luận từng bƣớc giải quyết.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng đƣợc coi là một vấn đề hấp dẫn nhiều
học giả Trung Quốc. Tuy số lƣợng các bài viết về vấn đề này chƣa thực sự lớn
nhƣng đã phản ánh khá chân thật về tình hình thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc.
Có thể chia làm ba hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng thương mại Việt- Trung. Đi sâu phân tích
những đặc trƣng của thƣơng mại Việt- Trung để có cái nhìn khách quan thúc đẩy
giảm siêu, tiến tới cân bằng mâu dịch song phƣơng, đó là quan điểm của học giả
Phan Kim Nga- Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Viện KHXH Trung Quốc trong
bài viết Đặc trưng của thương mại Trung- Việt và phân tích nguyên nhân của nó
(2010). Trong đó tác giả nhấn mạnh vị trí thƣơng mại hai nƣớc, đặc biệt tỷ trọng
11
trong ngoại thƣơng của Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Song cán cân
thƣơng mại hai nƣớc mất cân bằng nghiêm trọng, trong đó nhập siêu của Việt Nam
có xu thế tăng, thƣơng mại tăng trƣởng không ổn định.
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh
phát triển “hai hành lang, một vành đai” kinh tế và khu mậu dịch tự do ASEAN-
Trung Quốc (ACFTA). Bàn về vấn đề phát triển ―hai hành lang, một vành đai‖ kinh
tế, nhiều học giả Trung Quốc cũng hết sức quan tâm. Tiêu biểu là những bài viết:
Nghiên cứu hợp tác đầu tư giữa Đông Hưng- Quảng Tây- Trung Quốc với Móng
Cái- Quảng Ninh- Việt Nam (Nông Lập Phu); Nghiên cứu hợp tác khu kinh tế Vịnh
Bắc Bộ Quảng Tây (Trung Quốc) và hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải
Phòng- Quảng Ninh (Việt Nam) (Lƣu Kiến Văn); Xây dựng ―một trục hai cánh‖
cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc- ASEAN (Cổ Tiểu Tùng). Bên cạnh đó,
học giả ngƣời Nhật Daisuke Hosokawa thuộc trƣờng Đại học Kinh tế Osaka cũng
đặt vấn đề Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Quan điểm của Việt Nam và
những thách thức đối với Trung Quốc (2009).
Sau khi ACFTA thành lập và đi vào hoạt động, quan hệ thƣơng mại Việt-
Trung có cơ sở để phát triển mạnh mẽ, trong đó vấn đề đầu tƣ của Trung Quốc vào
Việt Nam và quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với Việt Nam đƣợc nhiều học
giả quan tâm. Đó là Phạm Tân Hoa (2010) với Phân tích hiện trạng đầu tư trực tiếp
của Trung Quốc vào ASEAN trong khuôn khổ ACFTA; Trƣơng Lạc Đan với Phân
tích hiệu ứng thương mại Trung- Việt trong bối cảnh ACFTA và Mã Tiến (2011) với
Nghiên cứu đối sách quan hệ kinh tế thương mại giữa Quảng Tây- Trung Quốc và
Việt Nam sau khi ACFTA thành lập.
Thứ ba, nghiên cứu vấn đề chênh lệch trong cán cân thương mại Việt-
Trung. Chênh lệch trong cán cân thƣơng mại đƣợc coi là trở ngại lớn trong thúc đẩy
thƣơng mại hai nƣớc. Chu Kiến Quân (2012) trong Phân tích nguyên nhân nhập
siêu thương mại của Việt Nam và đối sách và Chu Tăng Lƣợng (2009) trong Vấn đề
nhập siêu thương mại trong quan hệ kinh tế thương mại Trung- Việt đã phân tích
những nguyên nhân khiến Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn, tình trạng thâm hụt
trong cán cân thƣơng mại ngày một trầm trọng về phía Việt Nam, từ đó đƣa ra kiến
nghị đối sách cho hai nƣớc nhằm cân đối cán cân thƣơng mại, từ đó thúc đẩy phát
12
triển quan hệ thƣơng mại hai nƣớc.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đều có nhiều cứ liệu, luận
điểm phong phú về quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Đó là những công
trình nghiên cứu vô cùng công phu, quý giá mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa, là
cơ sở để hệ thống hóa quá trình phát triển quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc
những năm cuối thế kỷ XX và 10 năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu kể trên của các công trình đi trƣớc, tác giả từng bƣớc bổ sung và
làm rõ thêm những vấn đề nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, đó là
phân tích sâu về những nhân tố hiện tại và tƣơng lai tác động tới quan hệ thƣơng
mại Việt- Trung; ảnh hƣởng của quan hệ thƣơng mại Việt- Trung tới nền kinh tế và
đời sống xã hội của Việt Nam; đƣa ra các nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và
doanh nghiệp nhằm từng bƣớc thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung
và quan hệ hữu nghị hợp tác trên mọi phƣơng diện giữa Việt Nam và Trung Quốc
nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt
Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận đi sâu tìm hiểu thực trạng hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam
vàTrung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khoá luận tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa
giữaViệt Nam và Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
- Phạm vi giới hạn quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục,
không bao gồm khu vực Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Nhận diện đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt- Trung trong
10 năm đầu thế kỷ XXI, dự báo triển vọng của mối quan hệ thƣơng mại này và gợi
mở một số chính sách cho Việt Nam.
Các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về lý luận thƣơng mại quốc tế dẫn đƣờng cho thực
tiễn phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.
13
- Nhận diện và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thƣơng
mại Việt- Trung.
- Đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong 10 năm
đầu thế kỷ XXI cũng nhƣ đánh giá tác động của mối quan hệ thƣơng mại này đến
nền kinh tế Việt Nam.
- Đánh giá triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đến năm 2020 và đề
xuất các giải pháp giúp Việt Nam phát triển mối quan hệ thƣơng mại này.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Từ cách tiếp cận đa ngành (kinh tế, chính trị) để đánh giá một cách khoa học
và khách quan quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.
- Trên cơ sở phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung để đánh giá đúng thực
trạng và tìm ra những đặc điểm trong hợp tác hai nƣớc hiện nay và triển vọng của
nó trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
- Quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc đƣợc đặt trong bối cảnh điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Trung Quốc và Việt
Nam (nhƣ chính sách mở cửa biên giới, đại khai phát miền Tây, chiến lƣợc đối tác
với các nƣớc láng giềng của Việt Nam và Trung Quốc. ).
- Đứng từ góc độ Việt Nam, nghiên cứu quan hệ thƣơng mại hai nƣớc gắn với
yêu cầu hội nhập và tăng trƣởng của Việt Nam cũng nhƣ vấn đề tái cơ cấu nền kinh
tế trong nƣớc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, khoá luận áp dụng một số phƣơng pháp cụ thể là:
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, định lƣợng, định tính để đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu của quan hệ kinh tế thƣơng mại hai nƣớc.
- Thống kê số liệu về kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu
trong khoảng thời gian 10 năm đầu thế kỷ XXI.
- Phƣơng pháp chuyên gia để chia sẻ ý kiến, nhận định về quan hệ kinh tế
thƣơng mại hai nƣớc.
5. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận chia làm ba chƣơng:
14
Chƣơng 1: Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế và những nhân tố ảnh hƣởng
đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc
Chƣơng 2: Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc 10 năm đầu
thế kỷ XXI và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam
Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc
đến năm 2020 và một số giải pháp gợi mở cho Việt Nam
15
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh
Adam Smith- nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng ngƣời Scotland- trong nhiều
tác phẩm của mình, đặc biệt là cuốn sách ―Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc
giàu có của các quốc gia‖ - đã đề cao vai trò của thƣơng mại, đặc biệt là ngoại
thƣơng đã có tác dụng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế của các
nƣớc. Song, khác với sự phiến diện của trọng thƣơng là tuyệt đối hoá quá mức vai
trò ngoại thƣơng, ngoại thƣơng có vai trò rất to lớn nhƣng không phải nguồn gốc
duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có không phải do ngoại thƣơng mà là do công
nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lƣu thông.
Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trƣởng là do sự tự do trao
đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản
xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản
xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhƣng lại
thu đƣợc lƣợng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá
lớn hơn giá cân bằng [82]. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia
khác làm cho nền kinh tế tăng trƣởng. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của
lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong thƣơng mại quốc tế. Một nƣớc đƣợc coi là có lợi thế
tuyệt đối so với một nƣớc khác trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá A khi
cùng một nguồn lực có thể sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm A hơn là nƣớc thứ hai.
Nhƣng một nƣớc không có lợi thế nào vẫn có thể tích cực tham gia vào quá
trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động
thƣơng mại quốc tế. Đó là lý giải của nhà kinh tế học cổ điển ngƣời Anh David
Ricardo khi đƣa ra lý thuyết lợi thế so sánh trong tác phẩm nổi tiếng của mình
―Những nguyên lý của kinh tế chính trị‖, nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn
về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thƣơng mại quốc tế vào năm 1817 [93]. Trong đó,
ông giải thích rằng, mọi nƣớc đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc
16
tế, bởi vì phát triển ngoại thƣơng cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nƣớc. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất
định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nƣớc khác thông qua con đƣờng
thƣơng mại quốc tế. Những nƣớc có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nƣớc
khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nƣớc khác, vẫn có thể và có lợi
khi tham gia vào phân công lao động và quốc tế, vì mỗi nƣớc đều có những lợi thế
so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng khác.
Vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết
lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và thƣơng mại quốc tế
phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là
điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thƣơng mại quốc tế.
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Văm 1990, giáo sƣ Michael Porter của Trƣờng Kinh doanh Harvard đã xuất
bản những kết quả nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nƣớc lại
thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế, hay nói cách khác,
đó là cơ sở để hình thành lý thuyết cạnh tranh trong thƣơng mại. Porter và các cộng
sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ cốt yếu
là giải thích đƣợc tại sao một quốc gia đạt đƣợc sự thành công quốc tế trong một
ngành cụ thể. Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia
hình thành nên môi trƣờng cạnh tranh cho các công ty tại nƣớc đó, và những thuộc
tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Những
thuộc tính đó là điều kiện về các yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu, các ngành hỗ
trợ và liên quan, chiến lƣợc, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành [4, tr. 100-
104]. Porter đề cập về bốn thuộc tính này nhƣ là bốn yếu tố cấu tạo nên mô hình
kim cƣơng, đó là một hệ thống tƣơng tác và củng cố lẫn nhau. Tác động của một
thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác.
1.1.3. Lý thuyết nguồn lực
Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thƣơng
mại quốc tế, nhƣng lợi thế so sánh do đâu mà có, vì sao các nƣớc khác nhau lại có
chi phí cơ hội khác nhau.... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã không
17
giải thích đƣợc những vấn đề trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà
kinh tế học Thuỵ Điển, Eli Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm ―Thƣơng mại liên
khu vực và quốc tế‖ xuất bản 1933, đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo
thêm một bƣớc bằng việc đƣa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ƣu đãi về
nguồn lực sản xuất vốn có. Cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O vẫn chính là
dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nhƣng ở trình độ phát triển cao
hơn là đã xác định đƣợc nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ƣu đãi về các yếu
tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đƣơng đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất [93].
Và do vậy, lý thuyết H-O còn đƣợc coi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn
lực sản xuất vốn có, hoặc gọi là lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính
là lý thuyết hiện đại về thƣơng mại quốc tế.
Quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thƣơng mại
quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển,
đặc biệt đối với nƣớc kém phát triển, vì nó chỉ ra rằng đối với các nƣớc này, đa số là
những nƣớc đông dân, nhiều lao động, nhƣng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu
của quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử
dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Sự lựa chọn
các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất
vốn có nhƣ vậy sẽ là điều kiện cần thiết để các nƣớc kém và đang phát triển có thể
nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, và trên cơ sở
lợi ích thƣơng mại thu đƣợc sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở
những nƣớc này.
Nghiên cứu những lý thuyết chung về thƣơng mại quốc tế để thấy việc hình
thành bất kỳ mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng hay đa phƣơng giữa các quốc
gia, các khu vực trên thế giới đều ít nhiều phải dựa trên những lý thuyết này, coi
những lý thuyết này là cơ sở để thực hiện quan hệ thƣơng mại. Quan hệ thƣơng mại
Việt- Trung cũng không là ngoại lệ, nó đƣợc xây dựng và phát triển dựa trên những
lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối, lợi thế cạnh tranh, ....
18
1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung
1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI
Những năm đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng liên kết kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa
khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
đƣợc tăng cƣờng, biểu hiện rõ nhất ở xu thế ngày càng tăng của tự do hóa thƣơng
mại. Những lợi ích của tự do hóa thƣơng mại đã đƣợc chứng minh qua nửa thế kỷ
tồn tại của WTO, qua sự thành công của các nền kinh tế mới nổi (NIEs), các nƣớc
ASEAN, NAFTA. Các cuộc đàm phán thƣơng mại khu vực và toàn cầu diễn ra ở
nhiều cấp độ song phƣơng, đa phƣơng có tác dụng thực hiện tự do thƣơng mại, xúc
tiến đầu tƣ, hợp tác chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất thủ tục hải quan...
Bên cạnh đó, sự gia tăng liên kết kinh tế thế giới, sự lƣu chuyển tự do các nguồn
vốn khiến nền tài chính đang đƣợc quốc tế hóa, sự vận dụng và phát triển của
thƣơng mại điện tử đang làm cho khái niệm về không gian và địa điểm của thị
trƣờng mất dần ý nghĩa, làm cho nền kinh tế các nƣớc không chỉ liên hệ, giao lƣu
mà còn đan xen, dung hợp lẫn nhau, hình thành một nền kinh tế toàn cầu. Đến đầu
thế kỷ mới, trên thế giới đã có hơn 200 thỏa thuận hợp tác khu vực và tiểu khu vực
với mục tiêu tự do hóa thƣơng mại, cho thấy tự do hóa là xu thế tất yếu và không
thể đảo ngƣợc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đang phát triển trong khu
vực châu Á với đầy đủ nội lực phát triển không thể đứng ngoài trào lƣu phát triển
chung của thế giới là liên kết khu vực và toàn cầu hóa. Đây đƣợc coi là điều kiện thuận
lợi để thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung.
Hòa chung với xu thế toàn cầu hóa, tính nhất thể hóa kinh tế khu vực đƣợc
tăng cƣờng trong thế kỷ mới. Năm 2001, Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã
đề ra ý tƣởng thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và ngày 4-11-
2002 tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính
thức ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đề cập tới việc
thành lập ACFTA vào năm 2010. Việc thành lập ACFTA sẽ tạo điều kiện cho cả hai
thực thể phát triển và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác
và phát triển kinh tế, mở rộng không gian thƣơng mại và đầu tƣ. Thông qua hợp tác
19
toàn diện về kinh tế, các bên sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó
nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế, có lợi cho việc phát triển
kinh tế trong khu vực. Từ tháng 1-2010, Trung Quốc thực hiện dỡ bỏ thuế quan trên
90% các mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN (ngoại trừ một số mặt hàng nhạy
cảm) [173]. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng hàng hóa xuất khẩu, tăng cƣờng
tận dụng những lợi ích do ACFTA đem lại, để nâng cao vị thế của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, năm 2015 sẽ là cơ hội cho hàng xuất khẩu của
Việt Nam phát triển vào thị trƣờng Trung Quốc khi hàng rào thuế quan từng bƣớc bị
phá bỏ, hơn nữa vẫn đảm bảo đƣợc sự bảo hộ nhất định của thị trƣờng trong nƣớc.
Bên cạnh đó, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực còn đƣợc tăng cƣờng từ việc
hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS). Các cuộc hội nghị của các
nƣớc vùng sông Mê Công nhiều lần diễn ra nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế
ASEAN, tạo mặt bằng để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các
nƣớc ASEAN. Việc tăng cƣờng hợp tác các quốc gia và các doanh nghiệp trong khu
vực GMS đã tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế và phồn vinh trong khu vực. Ngoài ra, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn ký
kết thành công Hiệp nghị khung về hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Việt- Trung. Vì
thế, thông qua GMS, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung ngày càng phát triển.
1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á- một trong những khu vực năng động
nhất thế giới về hoạt động thƣơng mại, với vị trí chiến lƣợc cửa ngõ giao thoa giữa
Trung Quốc và Đông Nam Á. Trung Quốc là nƣớc láng giềng có đƣờng biên giới
chung với Việt Nam dài hơn 1430 km, với 2 tỉnh (khu tự trị) là Quảng Tây và Vân
Nam tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Tuyến biên giới này đƣợc coi là
cầu nối thƣơng mại trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có mối quan hệ truyền thống
lâu đời về chính trị -ngoại giao, kinh tế -thƣơng mại và giao lƣu văn hóa. Cùng với
những thăng trầm của lịch sử hai nƣớc, mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc cũng có
lúc thịnh lúc suy nhƣng chƣa bao giờ chấm dứt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, mối giao thƣơng hai nƣớc
20
càng có cơ hội phát triển. Hơn nữa, là quốc gia Đông Nam Á có tiềm lực phát triển
lớn, tốc độ phát triển của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc trong khu vực châu Á
và đang trở thành điểm sáng về tăng trƣởng kinh tế ở Đông Nam Á. Do đó, với vị
thế địa lý và tiềm lực phát triển, Việt Nam đƣợc coi là cầu nối trong việc thiết lập
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN. Trong việc thúc đẩy thƣơng mại giữa
Trung Quốc nói riêng và với các nƣớc ASEAN nói chung, Việt Nam có thể tận
dụng trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn đầu tƣ của các nƣớc phát triển
trong khu vực, sử dụng tuyến giao thông biên giới hai nƣớc để vận chuyển hàng hóa,
hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng hóa, khai thác triệt để hai thị
trƣờng nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc. Việc Trung Quốc và ASEAN
chính thức xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN càng có lợi cho
hàng hóa Trung Quốc thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN, đem lại cơ hội tốt cho
doanh nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện có lợi để thúc đẩy hợp tác thƣơng mại
Việt- Trung.
Tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) là hai
địa phƣơng có tuyến biên giới với Việt Nam, đƣợc coi là cửa khẩu thƣơng mại giữa
hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc, cũng là cửa ngõ để Trung Quốc và ASEAN giao
lƣu thông qua Việt Nam. Từ năm 2000, tỉnh Vân Nam và một số tỉnh miền Tây
Trung Quốc đã sử dụng tuyến đƣờng sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
để vận chuyển hàng hóa tới các quốc gia ASEAN. Thành phố Hải Phòng của Việt
Nam cũng đƣợc chọn là cảng biển thông quan hàng hóa. Quảng Tây là tỉnh duy nhất
ở miền Tây Trung Quốc tiếp giáp với biển, là tuyến đƣờng ra biển gần nhất để đi từ
Vân Nam đến Hải Phòng của Việt Nam. Với vị trí đắc địa, Vân Nam và Quảng Tây
có thể sử dụng hệ thống giao thông đa dạng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển
và đƣờng hàng không để trực tiếp liên kết với Việt nam, có thể thông qua Việt Nam
để liên kết với các nƣớc ASEAN. Do đó, nhu cầu thông quan hàng hóa của Vân
Nam và khu vực miền Tây, Tây Nam của Trung Quốc là rất lớn, cũng là một trong
những yếu tố quan trọng thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Việc đẩy mạnh
quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt -Trung góp phần đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân hai nƣớc, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân,
làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới.
21
Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng,
là ƣu thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Tài nguyên đất và tài nguyên nông
nghiệp phong phú bởi nƣớc ta thuộc khí hậu nhiệt đới, có lợi cho nông nghiệp nhƣ
lúa gạo, cao su, chè, cà phê và các loại hoa quả nhiệt đới quý hiếm sinh trƣởng. Hai
đồng bằng màu mỡ của miền Nam và miền Bắc diện tích rộng lớn, là xứ sở của gạo,
nhất là đồng bằng sông Mê Kông với diện tích 50.000 km2, là một trong ba kho gạo
nổi tiếng trên thế giới, là thị trƣờng xuất khẩu lớn đầy triển vọng của nhiều quốc gia,
trong đó có Trung Quốc.
Chúng ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đặc biệt là tài nguyên
dầu khí, than và lân, trong đó dầu khí đã trở thành ngành trụ cột trong ngành công
nghiệp Việt Nam. Với nhiều vịnh thiên nhiên, Việt Nam đã xây dựng hơn 10 hải
cảng lớn, có lợi cho mở cửa đối ngoại, thu hút vốn đầu tƣ xây dựng khu chế biến
xuất khẩu. Ngoài ra, chúng ta có tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam
thắng cảnh nhƣ Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha đã đƣợc công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới; Huế, Hội An và Mỹ Sơn cũng đƣợc xếp vào di sản văn hoá thế giới;
ven biển Việt Nam có nhiều bãi đẹp nhƣ Trà Cổ, Nha Trang, Vũng Tàu. Trong
khi đó, Trung Quốc là quốc gia đông dân, tài nguyên mà ngƣời dân đƣợc hƣởng
bình quân đầu ngƣời thấp và ngày càng cạn kiệt cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế,
không thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy, giữa hai nƣớc
Việt- Trung có sự tƣơng đồng về điều kiện địa lý và sự tƣơng hỗ về điều kiện tự
nhiên khiến cho mối quan hệ thƣơng mại càng trở nên cần thiết, mang tính bổ trợ và
thúc đẩy cùng phát triển.
1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định
Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới
năm 1986, đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2006 đến nay đã có những bƣớc
thay đổi to lớn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, bộ mặt đời sống kinh tế xã hội
đƣợc cải thiện rõ rệt, mức sống dân cƣ đƣợc nâng cao. Cùng với những lợi ích
chung hƣởng từ nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng chịu
nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng nhƣ những
tác động chung từ tình hình biến động kinh tế toàn cầu. Nhƣng với nỗ lực của Chính
phủ và toàn dân, đến năm 2010, cũng là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2005-
22
2010, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia sớm vƣợt qua khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh, đời sống kinh tế xã hội có bƣớc
chuyển biến tích cực. Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về tốc độ
tăng trƣởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng trƣởng GDP
bình quân giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt 7%/năm [102], đến năm 2013, tốc độ tăng
trƣởng tuy thấp hơn, đạt 5,4%, nhƣng quy mô GDP tính theo giá thực tế tăng rõ rệt,
đạt 176 tỉ USD, gấp 5,65 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu ngƣời đạt
1960 USD/năm, gấp 4,6 lần so với năm 2000 [105].
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, tốc độ công
nghiệp tăng trƣởng rất nhanh. Mức sản xuất đã tăng 17% vào năm 2007, liên tục
mƣời năm duy trì tốc độ tăng trƣởng trên 10%. Trong lĩnh vực công nghiệp, công
nghiệp tƣ nhân tăng nhanh nhất với mức tăng trƣởng là 20.9%, tiếp sau đến xí
nghiệp công nghiệp do nƣớc ngoài đầu tƣ đã đƣợc tăng 18.2%, xí nghiệp công
nghiệp nhà nƣớc tăng trƣởng khá chậm chỉ đạt 10.3% [108]. Công nghiệp tăng
trƣởng nhanh chóng là nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển tăng trƣởng
mạnh. Mặt khác, theo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-
2010) đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 236/2006/QĐ-TTg,
với mục tiêu phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam, cụ thể năm 2010, số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đạt 320.000
doanh nghiệp (tăng 22%/năm), tạo thêm khoảng 2,7 triệu việc làm mới với 165.000
lao động đƣợc đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp [106]. Doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc phát triển sẽ tạo thêm sức sống và sự đa dạng cho nền kinh tế vốn
trƣớc đây chỉ bó hẹp trong khối nhà nƣớc.
Việt Nam còn có nguồn nhân lực lớn, có thể cung cấp nguồn lao động dồi
dào đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu lao động. Dân trí của ngƣời
Việt Nam khá cao, 90% ngƣời lớn biết đọc và viết, tỷ lệ ngƣời biết chữ khá cao.
Gần 30 năm nay, hơn 100 nghìn ngƣời Việt Nam đã đến Liên Xô, các nƣớc Đông
Âu huấn luyện và đào tạo với chuyên môn và tay nghề cao [108]. Trong khi đó,
cùng với đà phát triển kinh tế ở Trung Quốc, điều kiện làm việc và đãi ngộ của
ngƣời lao động đƣợc cải thiện, trình độ giáo dục của họ cũng đƣợc nâng cao, nên
giá thành nhân công đƣợc đẩy cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã
23
chuyển hƣớng tìm thuê nhân công giá rẻ ở các thị trƣờng xung quanh. Lao động có
tay nghề và giá thành rẻ của Việt Nam hiện là lựa chọn số một của doanh nghiệp
Trung Quốc.
Nhìn chung, với nền tảng kinh tế xã hội phát triển và ổn định, mức sống
ngƣời dân tăng cao, ngƣời lao động có trình độ, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh,
đa dạng hóa ngành nghề, là cơ hội tốt để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc,
cũng chính là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển ra bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác
thƣơng mại với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là nƣớc láng giềng có thị trƣờng lớn
nhƣ Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, những năm gần đây, kinh tế xã hội luôn giữ vững ổn
định và phát triển. Trung Quốc đang tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới sau cuộc
khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008. Con số thu nhập bình quân đầu ngƣời
tăng tuần tự hàng năm, nếu ở giai đoạn ―Kế hoạch 5 năm lần thứ X‖ (2002- 2006)
thu nhập thuần của ngƣời dân thành phố tăng 9,6%, của nông dân tăng 5,3% thì đến
―Kế hoạch 5 năm lần thứ XI‖ (2006- 2010), con số này đã tăng lần lƣợt là 10,2% và
8,3% [139, tr.4 ]. Sang năm 2012, con số này vẫn duy trì ở mức lần lƣợt là 9,6% và
10,7% [140, tr.4]. Xét về các chỉ tiêu then chốt phát triển kinh tế xã hội nhƣ phục
hồi kinh tế, khôi phục việc làm, ổn định giá cả, Trung Quốc đã bƣớc ra khỏi cái
bóng của cuộc khủng hoảng, tiến vào chu kỳ tăng trƣởng mới. Còn xét từ giai đoạn
phát triển của tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và tiêu dùng của ngƣời dân,
Trung Quốc cũng bắt đầu tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới. Mặt khác, động lực
của chu kỳ tăng trƣởng sẽ có biến đổi rõ rệt so với trƣớc đây, sẽ trông cậy nhiều hơn
vào sự tăng cao kết cấu ngành nghề, sự chuyển đổi kết cấu kinh tế xã hội và sự tăng
trƣởng tiêu dùng trong nƣớc. Theo tính toán của Ngân hàng phát triển châu Á, thời
kỳ Trung Quốc có tiềm năng tăng trƣởng kinh tế 8% hàng năm chính là giai đoạn
2010- 2020, đến giai đoạn 2020- 2030 có thể đạt 6% [104].
Do vậy, những thành tựu trong phát triển kinh tế của hai nƣớc Việt- Trung
chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển hợp tác thƣơng mại song phƣơng .
1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ
theo yêu cầu của tổ chức này. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ kinh
24
tế- thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt - Trung, mà cụ thể trong giới hạn phạm vi nghiên
cứu của luận án này là ở lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa hai nƣớc. Việc gia nhập
WTO sẽ thúc đẩy Trung Quốc mở rộng phạm vi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam,
mà chủ yếu là dầu thô, hải sản và hoa quả. Bởi khi đó nƣớc này sẽ phải mở rộng cửa
thị trƣờng nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nƣớc,
đồng thời thực hiện giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 14,5%, Trung Quốc đã
bãi bỏ tất cả các rào cản phi thuế quan trái với quy định của WTO, ví dụ nhƣ quota
và giấy phép nhập khẩu, vào ngày 1-1-2005. Thuế nhập khẩu chung của Trung
Quốc cũng giảm từ 43,2% năm 1986 xuống 15,3% năm 2001 và chỉ còn 9,8% năm
2011 [103]. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần nông sản và nguyên liệu thô
trên thị trƣờng Trung Quốc. Nhƣng mặc khác, việc gia nhập WTO của Trung Quốc
cũng ảnh hƣởng tiêu cực không nhỏ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì lúc
đó, các quy định về hàng hóa nhập khẩu nói chung của nƣớc này sẽ ngày càng chặt
chẽ và nghiêm ngặt hơn. Việc quản lý chất lƣợng hàng hóa- dịch vụ của Trung
Quốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO nhƣ các biện pháp vệ sinh an toàn
hàng nông thủy sản. Thêm vào đó, mức sống ngƣời dân Trung Quốc ngày một nâng
cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lƣợng và an toàn cao hơn. Do vậy, hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và
cạnh tranh gay gắt hơn về chất lƣợng và độ an toàn.
Về phía Việt Nam, cũng nhƣ Trung Quốc và các nƣớc thành viên của WTO,
chúng ta cũng phải tuân thủ các quy định của tổ chức này về quan hệ thƣơng mại
song phƣơng. Những quy định này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyết định hợp
tác thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt về thƣơng mại các mặt hàng
chủ lực kể trên. Khi chúng ta gia nhập WTO và thực hiện cam kết với WTO làm
cho hàng hóa Trung Quốc càng có sức cạnh tranh trên thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ
vậy, sau khi vào WTO sau 5-7 năm, chúng ta sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản
phẩm, mức thuế bình quân giảm từ 17,4%- 13,4%. Từ tháng 1-2007, chúng ta thực
hiện giảm thuế nhập khẩu đợt 1 cho 1800 mặt hàng gồm gỗ sản phẩm, ô tô, xe máy,
nhựa sản phẩm, hàng thời trang,.....[83]. Việc này không những có lợi cho xuất
khẩu các mặt hàng trên của doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trƣờng nhập
khẩu của Việt Nam, mà còn thúc đẩy tạo ƣu thế một số ngành nghề.
25
Ngoài ra, việc gia nhập WTO của Việt Nam có lợi cho phân công ngành
nghề của các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc vừa có cơ
hội nhập khẩu các sản phẩm thô từ Việt Nam với mức thuế suất giảm, mà còn có thể
nắm bắt thời cơ khi Việt Nam áp dụng nhiều chính sách ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ tại
Việt Nam theo quy định của WTO trong nhiều lĩnh vực ngành nghề nhƣ may mặc,
gia dụng, điện tử... vừa giúp doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tạo việc làm cho ngƣời
lao động, vừa góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Hiện nay, một số
sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng Việt Nam, mở ra cơ hội
hợp tác cho cả hai bên nhƣ thị trƣờng ô tô, thép nguyên liệu, hàng điện tử, dƣợc liệu,
vật liệu, dệt may, đồ chơi trẻ em... Có thể thấy, trong những năm gần đây, quan hệ
thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung luôn giữ mức ổn định và phát triển, kim
ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng. Gia nhập WTO có thể coi là điều kiện vô
cùng thuận lợi để từng bƣớc hoàn thiện các quy định về hợp tác thƣơng mại song
phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc, là cơ hội để các doanh nghiệp hai nƣớc
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, từng bƣớc
xóa bỏ hàng rào thuế quan tạo điều kiện để mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc
và tạo cơ hội để hàng hóa hai nƣớc có thể trao đổi dễ dàng và thuận tiện. Đây cũng
là cơ hội để Chính phủ và ngƣời dân hai nƣớc thƣờng xuyên qua lại, hiểu biết nhau
hơn, thúc đẩy phát triển mối bang giao vốn tồn tại từ lâu đời.
1.2.5. Lợi ích từ quan hệ thương mại Việt - Trung
Về phía Việt Nam, do chúng ta xuất phát điểm thấp, thời gian thực hiện đổi
mới và mở cửa thị trƣờng không lâu, nên khi hội nhập với kinh tế thế giới sẽ gặp
nhiều khó khăn. Các mặt hàng may mặc, giày da tuy có điều kiện cạnh tranh với thế
giới, với hàng hóa Trung Quốc nhƣng do chi phí còn cao nên hiệu quả thấp, khó có
thể cạnh tranh. Do vậy, chúng ta thƣờng phải xuất khẩu những mặt hàng thô và
nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế biến.
Tuy nhiên, chúng ta có nhiều mặt hàng có lợi thế so sánh do thiên nhiên ƣu
đãi nhƣ nông sản nhiệt đới, cao su, cà phê, điều... , là những mặt hàng mà thị trƣờng
Trung Quốc luôn thiếu. Hơn nữa, Việt Nam còn có nguồn nguyên nhiên liệu khoáng
sản dồi dào, phong phú. Ngoài ra, chúng ta có nguồn nhân công giá rẻ, tay nghề
khéo léo, chịu khó là ƣu thế cạnh tranh. Quan trọng hơn là Việt Nam gần đây đã có
26
những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu
tƣ vào Việt Nam. Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ thƣơng mại với Trung
Quốc không những phù hợp với đƣờng lối đối ngoại ―làm bạn với tất cả các nƣớc‖
mà còn phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế trong nƣớc.
Về phía Trung Quốc, việc đặt quan hệ thƣơng mại với các nƣớc láng giềng,
trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho nƣớc này tham gia nhiều hơn vào các hoạt
động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại với các nƣớc
để cùng nhau phát triển. Trung Quốc là nƣớc lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế
mạnh từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng và có kinh nghiệm trong các hoạt
động ngoại thƣơng với nhiều nƣớc trên thế giới. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu
của Trung Quốc có tiềm lực cạnh tranh mạnh do có ƣu thế về chất lƣợng và đa dạng
về chủng loại, giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam do các doanh nghiệp của
nƣớc này đƣợc hỗ trợ sản xuất xuất khẩu từ chính sách kinh tế vĩ mô đầu tƣ về khoa
học kỹ thuật. Hiện Trung Quốc trở thành cƣờng quốc thứ hai thế giới sau Mỹ với
tổng kim ngạch thƣơng mại đạt khoảng 2973 tỷ USD năm 2010 [167].Về công
nghiệp, do Trung Quốc có lực lƣợng lớn lao động, giá thành nhân công rẻ, có kinh
nghiệm, sản xuất nhiều mặt hàng có giá thành thấp, chất lƣợng tốt, có tiềm lực phát
triển công nghiệp do tiếp thu công nghệ tiên tiến, đƣợc coi là ―công xƣởng của thế
giới‖ với các mặt hàng đòi hỏi hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhƣ hàng điện tử,
hàng tiêu dùng. Hàng hóa Trung Quốc mẫu mã đẹp, đa dạng, chi phí thấp nên có
sức cạnh tranh với nhiều nƣớc. Hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh hơn hẳn so
với hàng hóa của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO, hàng hóa của Trung Quốc đều
đƣợc giảm với thuế suất thấp, càng có điều kiện để cạnh tranh với hàng hóa cùng
loại của các nƣớc.
Có thể nói, Trung Quốc và Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển quan
hệ thƣơng mại song phƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Một là, Trung Quốc là thị trƣờng lớn với hơn 1,3 tỷ dân, do đó sức tiêu thụ
hàng hóa lớn, là thị trƣờng vô cùng rộng lớn và hấp dẫn đối với Việt Nam.
Hai là, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nên cần nhiều nguồn nguyên
vật liệu mà Việt Nam có thể cung cấp nhằm phục vụ đầu vào cho ngành công
27
nghiệp Trung Quốc nhƣ than đá, dầu mỏ, cao su, nhất là khi nền kinh tế nƣớc này
phát triển quá nóng, quá nhanh nhƣ hiện nay.
Ba là, Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có địa lý gần gũi nên
rất có lợi để các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp hai nƣớc phát triển thƣơng mại buôn
bán bởi chi phí vận chuyển thấp, thời gian ngắn, thuận tiện bằng nhiều con đƣờng,
có đời sống xã hội văn hóa, phong tục, thói quen tƣơng đồng nên dễ dàng và thuận
tiện trong việc tiêu dùng và bổ sung hàng hóa cho nhau. Trung Quốc tiêu dùng hàng
Việt Nam với số lƣợng lớn, chất lƣợng vừa phải, giá cả phù hợp. Còn Việt Nam tiêu
dùng hàng Trung Quốc bởi mẫu mã đẹp, đa chủng loại, phù hợp với đời sống sinh
hoạt, giá rẻ. Việt Nam có lợi thế về nguồn rau quả, cao su, dầu thô.... thì Trung
Quốc lại có lợi thế về đồ điện, đồ chơi trẻ em, hàng thời trang, hàng gia dụng....
Việc thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung sẽ giúp Trung Quốc
xuất khẩu những mặt hàng sản xuất số lƣợng lớn có thể xuất khẩu sang Việt Nam
trong khi nƣớc ta chƣa có điều kiện và kỹ thuật đế sản xuất, giúp bạn tận dụng đƣợc
nguồn nguyên nhiên vật liệu giá rẻ, nguồn khoáng sản phong phú, giá thuê chuyên
gia rẻ. Mặt khác, do Trung Quốc phát triển trƣớc Việt Nam nên chúng ta cũng có
thể tận dụng đƣợc cơ hội sử dụng công nghệ chuyển giao từ phía bạn, vừa tiết kiệm
giá thành chuyển giao vừa thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc.
1.3. Các chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt – Trung
1.3.1. Chính sách phát triển thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc
Những năm đầu sau khi hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hoá
quan hệ (năm 1991), hoạt động giao lƣu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu đƣợc khởi
động với qui mô nhỏ và không ổn định. Chính sách quản lý hoạt động kinh tế
đối ngoại của nƣớc ta còn nhiều hạn chế chƣa phù hợp với thực tiễn của hoạt động
kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên
cơ chế cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu nên không khuyến khích
đƣợc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tiễn
cho thấy, cơ chế này một mặt đã làm hạn chế phƣơng thức kinh doanh xuất nhập
khẩu theo thông lệ quốc tế, mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh
doanh theo phƣơng thức tiểu ngạch biên giới. Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau
khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ, nƣớc ta chƣa ban hành đầy đủ chính sách
28
khung về buôn bán qua biên giới nên chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý
điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên giới. Trong điều kiện nhƣ
vậy, Việt Nam rõ ràng chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc trong hoạt động kinh
tế thƣơng mại qua biên giới Việt – Trung.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát
triển quan hệ kinh tế- thƣơng mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15-12-1995, Chính
phủ đã ban hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt
động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo
phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thƣơng Mại
cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trƣớc xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã ban hành luật thƣơng
mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt
động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó, Nghị định số 57/NĐ-TTg của
Chính phủ ban hành năm 1997 khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào
hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất nhập
khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia vào hoạt động
xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi đặc biệt
đối xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà
trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Có thể nói, đây đƣợc coi là bƣớc đột phá trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của nƣớc ta.
Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính
phủ đã ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới.
Đặc biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19- 4- 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về
chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg
ngày 7- 12- 2001 về phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi
biên giới phía Bắc thời kỳ 2001- 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc
phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt- Trung. Với mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, Quyết định
này đã giải quyết đƣợc nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền
núi phía Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao
29
thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh để phát triển ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ tạo động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực biên giới.
Để từng bƣớc quy chuẩn hóa hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại giữa hai
nƣớc Việt- Trung, từ ngày 2-8-2007, Bộ Thƣơng mại Việt Nam đã đƣa ra ―Quyết
định phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn
2007- 2015‖ thể hiện sự coi trọng trong mối quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc.
Trong đó nêu rõ quan điểm và định hƣớng phát triển thƣơng mại với Trung Quốc
trên các mặt xuất khẩu, nhập khẩu, xử lý nhập siêu và phát triển biên mậu. Từ đó,
Đề án đặt ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng về nhập siêu, buôn
lậu và thúc đẩy phát triển xuất khẩu, nhập khẩu và biên mậu. Việc xây dựng Đề án
phát triển thƣơng mại với Trung Quốc đã chứng tỏ vị trí quan trọng của đối tác
thƣơng mại Trung Quốc trong quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc,
đồng thời, tận dụng tối đa những ƣu đãi có đƣợc trong cơ chế hợp tác song phƣơng
Việt- Trung và đa phƣơng (nhƣ WTO, ACFTA...) để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trƣờng Trung Quốc, giải quyết bài toán nhập siêu cho Việt Nam.
1.3.2. Chính sách phát triển thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam
Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là
chính sách ―biên giới mềm‖, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch
biên giới đối với các nƣớc có chung đƣờng biên giới đặc biệt là Việt Nam đƣợc
quản lý một cách chặt chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phƣơng, có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan. Trong quan hệ buôn bán với các nƣớc
láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc xây dựng chiến lƣợc biên mậu,
đồng thời tiến hành hai hình thức buôn bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các
chính sách ƣu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế
vùng biên giới. Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu coi trọng hợp tác
kinh tế và thƣơng mại với Việt Nam, đặc biệt coi Việt Nam là đối tác quan trọng
trong khu vực sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN.
30
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động
kinh tế thƣơng mại với Việt Nam theo các định hƣớng cơ bản sau [176]:
- Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ƣu đãi về thuế quan cho các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây và Vân Nam nhằm triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên
mậu. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới đƣợc miễn 50%
thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và hàng hoá của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua
biên giới.
- Xây dựng chiến lƣợc khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng
vòng cung kinh tế kết nối Dƣơng Phố - Khâm Châu (Quảng Tây) với Hải Phòng
(Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lƣới giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ kết nối
toàn khu vực, tăng cƣờng thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ.
- Trung Quốc chủ trƣơng sử dụng ― chính sách biên giới mềm‖:
+ Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém
phẩm chất vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lƣơng thực,
thực phẩm.
+ Vừa khuyến khích, tạo điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng
tiêu dùng chất lƣợng bình thƣờng và thấp) sang Việt Nam, vừa sử dụng các biện
pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam của Trung
Quốc tiếp giáp với Việt Nam, ngay từ khi bình thƣờng quan hệ giữa hai nƣớc,
Trung Quốc đã áp dụng chiến lƣợc ―Biên giới mềm‖ với những chính sách riêng
biệt cho hai khu vực quan trọng này. Mọi hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc
Trung Quốc chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu. Chẳng
hạn nhƣ đối với biên giới tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc áp dụng quy định về miễn
thuế nhập khẩu đối với cƣ dân vùng biên với trị giá dƣới 1000 nhân dân tệ mỗi
ngƣời mỗi ngày, quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới, Quy
định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật... Còn đối
với biên giới tỉnh Vân Nam, Trung Quốc áp dụng các quy định quản lý rất chặt chẽ
và chuyên biệt gồm quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quản lý dự án hợp tác kinh
tế kỹ thuật đối ngoại, quản lý doanh nghiệp biên mậu, quản lý chợ biên giới[168].
31
1.3.3. Hiệp định thương mại ký kết giữa hai nước
Nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ kinh tế thƣơng mại lâu dài và bền
vững, từ tháng 11- 1991 đến nay, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và nƣớc
CHND Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thƣơng mại
quan trọng nhƣ: Hiệp định thƣơng mại giữa hai nƣớc, Hiệp định tạm thời giải quyết
công việc vùng biên giới (hai Hiệp định này đƣợc ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi
thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời và Thủ tƣớng
Võ Văn Kiệt ngày 5– 11- 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
( ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tƣớng kiêm Ngoại trƣởng Trung Quốc Tiền Kỳ
Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2- 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật;
Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật đƣợc ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tƣớng
Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12- 1992; Hiệp
định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân hàng
nhân dân Trung Quốc đƣợc ký vào ngày 26- 5- 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định
giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào
ngày 9- 4-1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thƣơng
mại Việt Nam- Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất lƣợng hàng hoá xuất
nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đƣờng bộ. Bộ ba Hiệp định này đƣợc ký ngày 19-
11- 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thƣ
Đảng, Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán
hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ
nƣớc CHND Trung Quốc ký ngày 7- 11- 1998 tại Bắc Kinh; Hiệp định về biên
giới đƣờng bộ đƣợc ký kết ngày 23– 2- 1999 nhân dịp Thủ tƣớng Chu Dung Cơ sang
thăm Việt Nam. Tính đến năm 2000, hai nƣớc đã ký đƣợc hơn 20 Hiệp định liên quan
tới các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại, vận chuyển hàng không, đƣờng biển và đƣờng
sắt. Năm 2004, hai bên đã đạt đƣợc bƣớc tiến trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý
bằng việc ký Thỏa thuận về kiểm dịch thủy hải sản và Thỏa thuận về kiểm dịch gạo
xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến tháng 11- 2006, hai nƣớc tiếp tục ký Bản ghi nhớ
về triển khai hợp tác ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖, Bản thỏa thuận khung về
hợp tác nguồn vốn đầu tƣ các dự án thuộc ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖ và
các dự án liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho hàng hóa của Trung Quốc có thể vận
32
chuyển từ Côn Minh qua Lào Cai và cảng biển Hải Phòng, đến các nƣớc thứ ba và
ngƣợc lại.
Với chủ trƣơng hoà bình, ổn định cùng phát triển, hai bên quyết định mở 21 cặp
cửa khẩu nhằm tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại song phƣơng, gồm: Đồng Đăng-
Bằng Tƣờng, Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Móng Cái- Đông Hƣng, Lào Cai- Hà Khẩu,
Tà Lùng- Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng- Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ- Thiên Bảo là
các cửa khẩu Quốc tế dành cho những ngƣời mang Hộ chiếu và thị thực Xuất
nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh cũng nhƣ hàng hoá xuất nhập khẩu;
các cặp cửa khẩu khác đƣợc mở nhờ vào sự nỗ lực của cả hai bên. Các cặp cửa khẩu
này đƣợc mở cho những ngƣời mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá
buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cƣ dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện
nay trên tuyến biên giới Việt - Trung còn có 59 cặp đƣờng mòn truyền thống và
13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế giữa hai nƣớc. Để tranh
thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền Tây của Trung Quốc, tỉnh Lào Cai
đã và đang xây dựng trung tâm thƣơng mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu
hút một lƣợng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai.
Từ ngày 14-7-2010, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết ba văn kiện gồm Nghị
định thƣ phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định
về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc,
xác định rõ đƣờng biên giới trên thực địa, góp phần tạo môi trƣờng ổn định để phát
triển kinh tế- xã hội, mở rộng giao lƣu hữu nghị, tăng cƣờng hợp tác kinh tế thƣơng
mại giữa hai nƣớc, đặc biệt là phát triển thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới
của Việt Nam và Trung Quốc. Hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là
những tỉnh miền núi kinh tế kém phát triển, đời sống ngƣời dân còn nghèo nàn và lạc
hậu, hạ tầng giao thƣơng, thƣơng mại, thông tin còn lạc hậu nhƣng lại đƣợc coi là
một trong những cửa ngõ quan trọng trong triển khai hợp tác kinh tế giữa Việt Nam
với Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Nắm bắt đƣợc lợi thế đó, Chính phủ Việt Nam
đã phê duyệt nhiều đề án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực cửa khẩu, nhƣ
―Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020‖; đề án về ―Rà
soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề án về ―Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một
33
số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tƣ giai đoạn 2013- 2015‖, trong đó gồm 3
khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc là Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn)
và Lào Cai [5].
Trên cơ sở Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt-
Trung thành quan hệ Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện năm 2008, hai bên cùng
nhau nghiên cứu và xây dựng ―Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thƣơng
mại giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHND Trung
Hoa giai đoạn 2012- 2016‖. Đến tháng 11-2011, Quy hoạch này chính thức đƣợc
ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam với Bộ Thƣơng mại Trung Quốc.
Việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch này nhằm tăng cƣờng hợp tác kinh tế,
thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt- Trung một cách toàn diện và sâu sắc, ổn định, bền
vững, mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nâng cao chất lƣợng và trình độ hợp tác, cải
thiện cán cân thƣơng mại, thực hiện phƣơng châm cùng có lợi cùng thắng phù hợp
với lợi ích căn bản của hai nƣớc, là nhu cầu cơ bản để thúc đẩy kinh tế xã hội của
hai nƣớc cũng nhƣ mối quan hệ song phƣơng Việt- Trung cùng phát triển bền vững.
Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu đƣợc khai thông
trên biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành,
các địa phƣơng biên giới của hai nƣớc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch,
mở ra một thời kỳ mới cho giao lƣu kinh tế qua biên giới Việt – Trung. Hơn nữa, nó
góp phần đƣa mối quan hệ này đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện, thể hiện sự
coi trọng yếu tố Trung Quốc trong mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các
nƣớc, có tác dụng thúc đẩy phát triển thƣơng mại hai nƣớc và kinh tế trong nƣớc.
* *
*
34
* Tiểu kết chƣơng 1
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có mối quan hệ truyền
thống lâu đời trên mọi phƣơng diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào cuối năm 1991, quan hệ giữa hai nƣớc nói
chung và quan hệ trong lĩnh vực thƣơng mại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ,
mối quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt- Trung có điều kiện phát triển là nhờ hai
nƣớc có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên ƣu đãi, nền kinh tế của hai nƣớc đang trên đà phát triển ổn định. Ngoài
ra, Việt Nam có đội ngũ lao động có tay nghề, cần cù, giá thành thấp trong khu vực,
là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu,
mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố khách
quan đem đến cơ hội và thách thức. Một là, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực với
việc ra đời Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA) và Hợp tác tiểu
vùng sông Mê Công (GMS) mà Việt Nam là một thành viên trong đó là cơ hội tốt
để tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và
phồn vinh trong khu vực cũng nhƣ thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Hai là, việc hai nƣớc lần lƣợt gia nhập WTO tạo cơ hội tốt để hai nƣớc
triển khai thƣơng mại song phƣơng theo quy định của tổ chức này, đặc biệt là việc
từng bƣớc dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa
thông thƣơng dễ dàng.
Để từng bƣớc hiện thực hóa mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, với quyết
tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế- thƣơng mại lâu dài, bền vững, từ khi bình thƣờng
hóa quan hệ năm 1991 đến nay, hai nƣớc đã không ngừng đàm phán, đối thoại và
nhất trí thông qua và ký kết nhiều Hiệp định kinh tế -thƣơng mại quan trọng, trong đó
đặc biệt chú trọng tới thƣơng mại mậu dịch hàng hóa giữa hai nƣớc nhằm tạo cơ sở
pháp lý để phát triển thuận lợi quan hệ kinh tế- thƣơng mại hai nƣớc. Mặt khác, hai
nƣớc cũng thiết lập nhiều chính sách phát triển ngoại thƣơng song phƣơng, đặc biệt
tại các khu vực biên giới đã hình thành những chính sách riêng nhƣ tại tỉnh Vân Nam
và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, hay việc hình thành các chính sách đối với cặp cửa
khẩu biên giới, mở ra thời kỳ mới cho giao lƣu thƣơng mại qua biên giới Việt- Trung.
35
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt – Trung (2000-2010)
2.1.1. Thương mại song phương phát triển nhanh
Sang thế kỷ XXI, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng bƣớc vào giai đoạn
phát triển mới. Năm 2000, lãnh đạo hai nƣớc đã ký ―Tuyên bố chung về hợp tác
toàn diện thế kỷ mới‖, quyết định từng bƣớc tăng cƣờng giao lƣu và hợp tác về mọi
phƣơng diện giữa hai nƣớc. Lĩnh vực thƣơng mại xuất nhập khẩu của hai nƣớc tăng
trƣởng nhanh, đột phá mức 20 tỷ NDT năm 20001
[98]. Năm 2002, giữa Trung
Quốc và ASEAN ký hiệp nghị khung về hợp tác, thúc đẩy thƣơng mại mậu dịch qua
lại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, là cơ sở để thúc đẩy thƣơng mại Việt-
Trung. Từ khi hai nƣớc xây dựng ý tƣởng ―hai hành lang một vành đai kinh tế‖2
nằm trong chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖ 3
của Trung Quốc vào năm 2004, quan hệ
thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Đặc biệt, trong Thông cáo chung
2005, hai nƣớc nhận thấy ―Cùng có biện pháp thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng
phát triển cân đối, thu hẹp dần sự mất cân đối trong thƣơng mại song phƣơng‖.
Thông cáo báo chí chung 2006 đặt ra mục tiêu hai nƣớc ―Có biện pháp thúc đẩy
phát triển cân bằng thƣơng mại, cùng nỗ lực thực hiện trƣớc thời hạn mục tiêu nâng
kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc lên 10 tỷ USD vào năm 2010‖. [20, tr. 32]
Những động thái tích cực từ phía lãnh đạo hai nƣớc đã khiến cho quan hệ
thƣơng mại Việt- Trung có chuyển biến mạnh mẽ và liên tục tăng nhanh từ sau năm
2000. Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, nếu năm 1995,
kim ngạch thƣơng mại Việt- Trung khá khiêm tốn, ở mức 691 triệu USD, thấp hơn
1
Năm 1997, kim ngạch song phƣơng hai nƣớc đột phá mức 10 tỷ NDT. Nhƣng do tác động không nhỏ từ
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nên quan hệ thƣơng mại Việt- Trung có chiều hƣớng đi xuống, tổng
kim ngạch sụt giảm.
2
Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam
và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.
Hai hành lang kinh tế bao gồm: (I) hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh;
(II) hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
3
"Một trục‖ là Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore; "hai cánh‖ là Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng
và Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
36
so với thƣơng mại Việt- Nhật, Việt- Hàn, thì từ bảng 2.1 cho thấy, đến năm 2000,
con số này đã lên mức 2,47 tỷ USD, năm 2004 là 6,74 tỷ USD, Trung Quốc chính
thức vƣợt Nhật Bản để trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 2.1. Tình hình thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung giai đoạn 2000- 2012
Đơn vị: 100 triệu USD; %
Năm Tổng kim
ngạch
thƣơng mại
Việt-
Trung
Xuất khẩu
của Việt
Nam sang
Trung Quốc
Nhập khẩu
của Việt
Nam từ
Trung
Quốc
Mức tăng
trƣởng
xuất nhập
khẩu
Tỉ lệ trong
tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
của Việt
Nam
Tỉ lệ trong
tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
của Trung
Quốc
2000 24,66 9,29 15,37 46,6 9,8 0,52
2001 28,15 10,11 18,04 12,4 9,7 0,55
2002 32,64 11,15 21,49 13,8 10,1 0,53
2003 46,34 14,56 31,78 29,6 11,1 0,54
2004 67,42 24,81 42,61 31,3 12,8 0,58
2005 81,96 25,52 56,44 17,7 13,2 0,58
2006 99,51 24,86 74,65 21,4 12,6 0,57
2007 151,15 32,15 119 51,9 14,7 0,70
2008 194,6 43,4 151,2 28,8 14,1 0,76
2009 210,5 47,5 163 8,2 17,9 0,95
2010 301 70 231 43,0 17,4 1,04
2011 401,99 111,14 291,01 33,6 17,5
2012 504,5 162,27 342,23 25,5 18,03
Nguồn: [36, tr.47].
Từ năm 2000- 2009, tổng kim ngạch song phƣơng đạt 90,7 tỷ USD, gấp gần
10 lần so với 10 năm trƣớc. Năm 2009, kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc đạt 21,05 tỷ
USD, tăng gần gấp 9 lần so với năm 2000 và gấp 65 lần năm 1991. Kim ngạch
thƣơng mại song phƣơng tăng nhanh trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, năm
2010 đạt 30,1 tỷ USD, vƣợt mục tiêu 25 tỷ USD đề ra của năm 2010, đến năm 2012,
con số này tăng lên 50,45 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ [65, tr.539-541], đƣa
Trung Quốc trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau EU, Hoa
37
Kỳ, ASEAN, Nhật Bản) với tổng giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt 16,23 tỷ USD.
Đồng thời, Trung Quốc cũng trở thành thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của nƣớc ta
với tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 34,22 tỷ USD. Việc tăng nhập khẩu đặc
biệt từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nhu cầu nhập nguyên phụ liệu
đầu vào cho nền sản xuất tăng nhanh trong khi cung ứng trong nƣớc chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu bởi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế. Nhìn chung,
do Việt Nam mới mở cửa nên quan hệ hợp tác với các nƣớc trên thế giới còn hạn
chế. Trung Quốc có lợi thế là nƣớc láng giềng với giao thông thuận tiện, chi phí vận
chuyển hàng hóa thấp, hơn nữa, kinh tế trong nƣớc chƣa phát triển, là cơ hội để
hàng hóa Trung Quốc thâm nhập và chiếm thị phần lớn ở thị trƣờng Việt Nam. Do
đó, hợp tác thƣơng mại trong giai đoạn này ngày càng phát triển, Trung Quốc trở
thành bạn hàng lớn của Việt Nam, từ vị trí thứ ba năm 2001 trở thành bạn hàng
thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam vào năm 2004 [87].
Bảng 2.2. Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc từ năm 2001- 2008
Đơn vị: 1 triệu USD
Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Thủy hải sản 253 173,6 174 48,2 62 65 81
Rau quả 145 77,8 86,6 137,6 34,9 24,6 48,9
Hạt điều 30,3 38,3 53,5 70,2 97,4 94,5 160,7
Cà phê 2,6 3,9 6,9 5,9 7,6 15,9 -
Gạo 0,5 1,7 0,3 19,2 12 12,4 1,4
Chè 0,8 0,6 0,8 3,5 6 7,6 -
Hạt tiêu 6,6 3,3 0,7 0,4 0 0 -
Cao su 51,6 89,8 160 358 519,2 851,8 1056,9
Dầu thô 559 686,8 863 1471 1160 399,9 603,5
Than 17,3 44,3 51,2 134 370,2 594,8 742,8
Sản phẩm gỗ 9,3 13,3 1,3 30,1 60,3 94,1 145,6
Dệt may 7,8 2,1 7,3 14 8,1 29,7 53,5
Giày dép 5,1 7,3 10,9 19,2 28,3 42 107,1
Máy vi tính, linh kiện 2,7 3,6 21,1 21,6 74,6 73,8 273,8
Dây diện, cáp điện 0,2 0,6 1,6 - 7,7 11,6 -
38
Tổng 1417,4 1518,3 1883,1 2735,5 2961 3030
Nguồn: [27, tr.22; 22, tr. 44]
Bảng 2.3. Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc
từ năm 2001- 2008
Đơn vị: 1 triệu USD
Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Sắt thép &
kim loại
thƣờng khác
54,74 69,06 108,26 480,51 789,92 1400,01 2335,0 2308,8
Máy móc,
thiết bị, dụng
cụ & PT
219,36 347,91 446,80 607,19 817,56 1200,07 2394,0 3769,4
Xăng dầu
các loại
231,66 473,44 721,14 739,85 884,34 555,33 464,0 446,1
Nguyên phụ
liệu DM, DG
74,12 127,94 200,52 290,26 323,61 304,76 1784,0 1904,6
Phân bón các
loại
62,32 57,69 244,21 391,98 264,26 298,74 588,0 719,9
Máy vi tính
và linh kiện
điện tử
21,96 42,26 63,86 103,89 155,38 243,18 517,0 654,3
Xe máy
XKD, IKD
433,23 121,89 47,71 92,73 134,90 121,81 - -
Ô tô nguyên
chiếc & linh
kiện
4,80 4,24 29,01 51,22 99,91 107,47 - 294,6
Chất dẻo
nguyên liệu
5,05 10,42 12,96 22,37 35,24 59,73 - -
Dƣợc phẩm
và NPLDP
5,59 5,83 6,72 34,86 39,66 46,98 - -
Tổng 516,30 898,11 1241,13 1641,59 2234,13 3052,83
Nguồn: [21; 22, tr. 44]
39
Bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy, các mặt hàng trao đổi giữa hai nƣớc có bƣớc
mở rộng về chủng loại đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của tiêu dùng và sản xuất.
Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam chƣa có nhiều thay đổi trong cục diện trao đổi
hàng hóa với Trung Quốc. Hàng hóa trao đổi của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào sản
phẩm nông nghiệp và một số nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp nhƣ
hạt điều, cao su, dầu thô, than, gỗ. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu
sang Việt Nam tăng về chủng loại, chủ yếu là thành phẩm công nghiệp nhƣ nguyên
vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, sản phẩm thời trang.....
2.1.2. Vai trò của thương mại biên giới ngày càng quan trọng
Về vấn đề thƣơng mại biên giới, có thể nói, buôn bán qua biên giới là một
phần rất quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung
Quốc. Mặt khác, xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi
của cƣ dân hai nƣớc, cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, tăng cơ hội việc
làm, thu nhập, giảm nghèo so với trƣớc khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ.
Buôn bán biên giới diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ ký kết hợp đồng giữa các
doanh nghệp, trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các doanh nghiệp và nhân dân, buôn
bán trung gian... với nhiều loại đối tƣợng tham gia gồm công ty nhà nƣớc, công ty
cổ phần tƣ nhân, nhân dân vùng biên và dân các tỉnh trong nƣớc. Việc thanh toán
chủ yếu bằng tiền mặt với loại tiền là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Với đƣờng
biên giới trên bộ dài đã hình thành 21 cặp cửa khẩu giúp phát triển giao thƣơng giữa
hai nƣớc và thƣơng mại vùng biên. 10 năm trở lại đây, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc luôn chiếm tỉ
trọng cao, khoảng 25%-26% trong tổng kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc, trong đó
tỉnh có giá trị thƣơng mại lớn nhất thuộc về Quảng Ninh (4 tỷ USD năm 2010) và
Lạng Sơn (1,7 tỷ USD) (bảng 2.4) [73, tr.22].
Những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại biên giới Việt- Trung diễn ra
ngày càng sôi động, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hàng hóa
ngày càng đa dạng, đời sống đồng bào vùng biên từng bƣớc ổn định và nâng cao.
Trong giai đoạn 2007- 2011, hoạt động biên mậu tăng với tốc độ trung bình khoảng
29%/năm. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới chỉ đạt hơn
4,24 tỷ USD, nhƣng đến năm 2011 đã đạt trên 10,44 tỷ USD, tăng gần 46,2%. Sang
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi

More Related Content

What's hot

Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Royal Scent
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...jackjohn45
 
đàM phán thương mại
đàM phán thương mạiđàM phán thương mại
đàM phán thương mạithao thu
 
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059nataliej4
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoxuanduong92
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAYĐề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
 
đàM phán thương mại
đàM phán thương mạiđàM phán thương mại
đàM phán thương mại
 
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
200 đề tài luận văn ngành ngôn ngữ trung quốc. HAY
 
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi

Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...nataliej4
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến naylamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfSự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfNuioKila
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcvutrung1983
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 
Chủ nnhật (AutoRecovered).docx
Chủ nnhật (AutoRecovered).docxChủ nnhật (AutoRecovered).docx
Chủ nnhật (AutoRecovered).docxnhnguyn891964
 
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCNguyễn Công Huy
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
 
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAYPhát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfSự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOTLuận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 
Chủ nnhật (AutoRecovered).docx
Chủ nnhật (AutoRecovered).docxChủ nnhật (AutoRecovered).docx
Chủ nnhật (AutoRecovered).docx
 
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...
Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung QuốcLuận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên Đầu Thế Kỷ Xxi

  • 1. Hà Nội – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ QUANG THIỀU QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
  • 2. Hà Nội – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ QUANG THIỀU QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60.31.02.06 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Bảo
  • 3. 1 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 MỞ ĐẦU 7 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC 15 1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế 15 1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh 15 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 16 1.1.3. Lý thuyết nguồn lực 16 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung 18 1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI 18 1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên 19 1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định 21 1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc 23 1.2.5. Lợi ích từ quan hệ thƣơng mại Việt - Trung 25 1.3. Các chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt – Trung 27 1.3.1. Chính sách phát triển thƣơng mại của Việt Nam đối với Trung Quốc 27 1.3.2. Chính sách phát triển thƣơng mại của Trung Quốc đối với Việt Nam 29 1.3.3. Hiệp định thƣơng mại ký kết giữa hai nƣớc 31 * Tiểu kết Chƣơng 1 34 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 35 2.1. Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt –Trung (2000- 2010) 35 2.1.1. Thƣơng mại song phƣơng phát triển nhanh 35
  • 4. 2 2.1.2. Vai trò của thƣơng mại biên giới ngày càng quan trọng 2.1.3. Thâm hụt thƣơng mại kéo dài và ngày càng nghiêm trọng 2.1.4. Cơ cấu hàng hóa trao đổi chậm đƣợc cải thiện 2.2. Một số nhận xét đánh giá chung 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3. Tác động của quan hệ thƣơng mại Việt – Trung tới nền kinh tế Việt Nam 2.3.1. Tác động tích cực 2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân các tỉnh biên giới phía Bắc 2.3.1.2. Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế trong nước 2.3.2. Tác động tiêu cực 2.3.2.1. Nạn buôn lậu khó kiểm soát dẫn tới tiêu cực và tệ nạn xã hội 2.3.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới môi trường sinh thái * Tiểu kết Chƣơng 2 Chƣơng 3. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GỢI MỞ CHO VIỆT NAM 3.1. Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung 3.1.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1.1. Hòa bình và phát triển là xu thế chung của thời đại song vẫn còn xung đột khu vực 3.1.1.2. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1.3. Cơ hội và thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc 3.1.2. Dự báo xu hƣớng phát triển 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt – Trung 3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ 3.2.1.1. Từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông 3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ thương mại 3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 39 41 45 49 49 50 58 58 58 59 61 61 62 66 69 69 69 69 71 72 76 79 79 79 80 85
  • 5. 3 3.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu nắm bắt thị trường của nước bạn 3.2.2.2. Nâng cao trình độ quản lý, chất lượng, thương hiệu sản phẩm và an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu 3.2.2.3. Phát triển thương mại điện tử, xây dựng các kênh kết nối trung gian * Tiểu kết Chƣơng 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 87 88 89 91 94
  • 6. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACFTA/CAFTA : ASEAN- China Free Trade Area Khu mâu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CHND : Cộng hoà nhân dân CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNTB : Chủ nghĩa tƣ bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCS : Đảng Cộng sản GDP : Gross Damestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS : Greater Mekong Subregion Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công EU : European Union Liên minh châu Âu FDI : Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA : Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do NDT : Nhân dân tệ TBCN : Tƣ bản chủ nghĩa TNCs : Transational Corporations Các công ty xuyên quốc gia TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TW : Trung ƣơng USD : Đô la Mỹ WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung giai đoạn 2000- 2012 36 Bảng 2.2. Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2001- 2008 37 Bảng 2.3. Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2001- 2008 38 Bảng 2.4. Bảng 2.5. Tình hình thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc Cán cân thƣơng mại giữa Trung Quốc với các nƣớc ASEAN giai đoạn 2000- 2009 40 55
  • 8. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Tỉ trọng của thƣơng mại Việt- Trung trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc 42 Hình 2.2. Hình 2.3. Hình 2.4. Hình 2.5. Xu thế gia tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam so với Trung Quốc Nhóm 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010 Nhóm 15 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2010 44 45 46 48
  • 9. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa kinh tế có những thay đổi sâu sắc (sự chuyển dịch hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ…gia tăng trong khi các luật chơi quốc tế ngày càng chặt chẽ; gia tăng cạnh tranh toàn cầu trên mọi lĩnh vực; các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh toàn cầu; tình trạng biến đổi khí hậu tác động đến môi trƣờng mạnh mẽ) buộc các nƣớc phải có những thay đổi chính sách phù hợp trong quan hệ kinh tế với các nƣớc khác. Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Trung Quốc nổi lên nhƣ một cƣờng quốc kinh tế có sức hấp dẫn toàn cầu. Sự nổi lên của Trung Quốc, một mặt, thách thức cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt khác, tạo cơ hội cho hàng hóa các nƣớc có thể thâm nhập vào thị trƣờng lớn nhất thế giới này. Điều đó sẽ tác động tới các nƣớc, buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh chính sách thích hợp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng gần gũi. Quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có lịch sử lâu đời. Trƣớc đây, hiện nay và trong tƣơng lai Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác chiến lƣợc quan trọng đối với Việt Nam. Do vậy việc nhận diện đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thông qua hợp tác thƣơng mại với Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng một chiến lƣợc hợp tác kinh tế lâu dài và có khả năng thích ứng nhanh với sự nổi lên của Trung Quốc. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài ―Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI‖ làm khoá luận nghiên cứu, với mong muốnđề xuất một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lƣợc và lộ trình hợptác thƣơng mại Việt- Trung, một mặt nhằm khai thác tối đa lợi ích trong mối quan hệ này, mặt khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hội nhập của kinh tế Việt Namvào kinh tế quốc tế và khu vực bởi mối quan hệ này nằm trong liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
  • 10. 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, đặc biệt quan hệ thƣơng mại luôn là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ở trong nƣớc. Bởi lẽ mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của hai nƣớc và của khu vực. Những nghiên cứu mà tác giả tiếp cận đƣợc chia làm bốn khía cạnh. Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung những năm cuối thế kỷ XX. Bàn về quan hệ thƣơng mại trong 10 năm cuối thế kỷ XX, cuốn Quan hệ kinh tế- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc hiện trạng và triển vọng Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản 2001 nhân kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc đã đi sâu phân tích tƣơng đối toàn diện mối quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó, quan hệ kinh tế thƣơng mại đƣợc coi trọng. Cũng bàn về tình hình thƣơng mại Việt- Trung từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, hai tác giả Lê Tuấn Thanh và Hà Thị Hồng Vân (2008) đã phân tích mối quan hệ hợp tác này trong bài Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay. Trong đó đề cập tới các giai đoạn phát triển của quá trình hợp tác, về hình thức hợp tác… Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Tuấn Thanh trong bài Tác động của Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung (2007), đề cập tới mối quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong quan hệ kinh tế khu vực, đó là việc thành lập Khu mâu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA). Theo tác giả Lê Tuấn Thanh, việc ra đời ACFTA mà trong đó Việt Nam và Trung Quốc là những thành viên tích cực có ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc, tạo điều kiện cơ sở hạ tầng vùng biên giới hai bên phát triển, cải thiện đời sống của cƣ dân miền Tây, miền Trung Trung Quốc và các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc. Cũng bàn về vấn đề này còn có bài viết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc những tác động tới thương mại Việt Nam và đối sách của Doãn Công Khánh(2010). Trong đó, tác giả đƣa ra những lƣu ý khi đặt vấn đề hợp tác thƣơng mại với Trung Quốc, đồng thời gợi mở
  • 11. 9 những kiến nghị đối sách cho Việt Nam- với tƣ cách là một thành viên của ASEAN trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc Trong bài viết Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc (2005), tác giả Nguyễn Văn Tuấn lại đề cập sâu tới khía cạnh so sánh lợi thế tiềm năng hai nƣớc, trong đó đặt mối quan hệ kinh tế Việt- Trung trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và thế giới. Từ đó đƣa ra nhận định về triển vọng hợp tác này. Thứ ba, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh mới. Tác giả Doãn Công Khánh trong bài Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI (2010) cho rằng, có thể phát triển mối quan hệ này thành kiểu mẫu về quan hệ hữu nghị hợp tác thời kỳ mới. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế hai nƣớc đã có bƣớc phát triển nhanh và ổn định từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trên các mặt nhƣ quy mô và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, cán cân thƣơng mại hai nƣớc…Để rộng đƣờng phát triển hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt- Trung, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết và những định hƣớng lớn của Việt Nam. Đó là vấn đề chúng ta phải cải cách, phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, phải biết tận dụng mọi lợi thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình mới có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Cần có sự tính toán tổng thể để có sự phối hợp hành động, phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sự phát triển đó phải trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ môi trƣờng…. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đƣợc tác giả Nguyễn Đình Liêm (2011) phân tích sâu trong Triển vọng quan hệ Trung- Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới các nhân tố tác động tới quan hệ Việt- Trung, đặc biệt vấn đề biển Đông có tác động không nhỏ tới mối quan hệ hai nƣớc trong thời gian gần đây, từ đó đƣa ra ba kịch bản cho mối quan hệ Việt- Trung. Trong ba kịch bản đó, theo tác giả khả năng vừa hợp tác vừa kiềm chế là xu thế chủ yếu của quan hệ Việt- Trung 10 năm tới. Đây đƣợc coi là kim chỉ nam cho định hƣớng mọi mối quan hệ giữa hai
  • 12. 10 nƣớc, trong đó có quan hệ thƣơng mại. Thứ tư, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung từ góc độ hợp tác thương mại địa phương. Từ khi hai nƣớc xây dựng ý tƣởng ―hai hành lang một vành đai kinh tế‖ nằm trong chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖ của Trung Quốc, quan hệ thƣơng mại giữa các địa phƣơng hai nƣớc đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết phân tích về những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác giữa các vùng miền của hai nƣớc trong tuyến hai hành lang. Đó là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006) với Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vai trò của tỉnh Lào Cai; Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) với Phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt- Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN- Trung Quốc (Kỷ yếu hội thảo); Đoàn Văn Chỉnh (2010) với Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt Nam) với Trung Quốc; Nguyễn Quốc Trƣờng (2014), Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới. Nhìn chung, các nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung khá bao quát và toàn diện, nhƣng chƣa đề cập sâu tới những nhân tố tác động tới mối quan hệ này, chƣa đƣa ra những phân tích so sánh về cán cân thƣơng mại, cũng nhƣ chƣa đánh giá triển vọng thƣơng mại hai nƣớc để có giải pháp kịp thời thúc đẩy phát triển mối quan hệ này. Đó là những vấn đề sẽ đƣợc khoá luận từng bƣớc giải quyết. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng đƣợc coi là một vấn đề hấp dẫn nhiều học giả Trung Quốc. Tuy số lƣợng các bài viết về vấn đề này chƣa thực sự lớn nhƣng đã phản ánh khá chân thật về tình hình thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc. Có thể chia làm ba hƣớng nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng thương mại Việt- Trung. Đi sâu phân tích những đặc trƣng của thƣơng mại Việt- Trung để có cái nhìn khách quan thúc đẩy giảm siêu, tiến tới cân bằng mâu dịch song phƣơng, đó là quan điểm của học giả Phan Kim Nga- Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Viện KHXH Trung Quốc trong bài viết Đặc trưng của thương mại Trung- Việt và phân tích nguyên nhân của nó (2010). Trong đó tác giả nhấn mạnh vị trí thƣơng mại hai nƣớc, đặc biệt tỷ trọng
  • 13. 11 trong ngoại thƣơng của Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Song cán cân thƣơng mại hai nƣớc mất cân bằng nghiêm trọng, trong đó nhập siêu của Việt Nam có xu thế tăng, thƣơng mại tăng trƣởng không ổn định. Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh phát triển “hai hành lang, một vành đai” kinh tế và khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA). Bàn về vấn đề phát triển ―hai hành lang, một vành đai‖ kinh tế, nhiều học giả Trung Quốc cũng hết sức quan tâm. Tiêu biểu là những bài viết: Nghiên cứu hợp tác đầu tư giữa Đông Hưng- Quảng Tây- Trung Quốc với Móng Cái- Quảng Ninh- Việt Nam (Nông Lập Phu); Nghiên cứu hợp tác khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây (Trung Quốc) và hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh (Việt Nam) (Lƣu Kiến Văn); Xây dựng ―một trục hai cánh‖ cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc- ASEAN (Cổ Tiểu Tùng). Bên cạnh đó, học giả ngƣời Nhật Daisuke Hosokawa thuộc trƣờng Đại học Kinh tế Osaka cũng đặt vấn đề Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Quan điểm của Việt Nam và những thách thức đối với Trung Quốc (2009). Sau khi ACFTA thành lập và đi vào hoạt động, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung có cơ sở để phát triển mạnh mẽ, trong đó vấn đề đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam và quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với Việt Nam đƣợc nhiều học giả quan tâm. Đó là Phạm Tân Hoa (2010) với Phân tích hiện trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN trong khuôn khổ ACFTA; Trƣơng Lạc Đan với Phân tích hiệu ứng thương mại Trung- Việt trong bối cảnh ACFTA và Mã Tiến (2011) với Nghiên cứu đối sách quan hệ kinh tế thương mại giữa Quảng Tây- Trung Quốc và Việt Nam sau khi ACFTA thành lập. Thứ ba, nghiên cứu vấn đề chênh lệch trong cán cân thương mại Việt- Trung. Chênh lệch trong cán cân thƣơng mại đƣợc coi là trở ngại lớn trong thúc đẩy thƣơng mại hai nƣớc. Chu Kiến Quân (2012) trong Phân tích nguyên nhân nhập siêu thương mại của Việt Nam và đối sách và Chu Tăng Lƣợng (2009) trong Vấn đề nhập siêu thương mại trong quan hệ kinh tế thương mại Trung- Việt đã phân tích những nguyên nhân khiến Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn, tình trạng thâm hụt trong cán cân thƣơng mại ngày một trầm trọng về phía Việt Nam, từ đó đƣa ra kiến nghị đối sách cho hai nƣớc nhằm cân đối cán cân thƣơng mại, từ đó thúc đẩy phát
  • 14. 12 triển quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đều có nhiều cứ liệu, luận điểm phong phú về quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Đó là những công trình nghiên cứu vô cùng công phu, quý giá mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa, là cơ sở để hệ thống hóa quá trình phát triển quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc những năm cuối thế kỷ XX và 10 năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu kể trên của các công trình đi trƣớc, tác giả từng bƣớc bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, đó là phân tích sâu về những nhân tố hiện tại và tƣơng lai tác động tới quan hệ thƣơng mại Việt- Trung; ảnh hƣởng của quan hệ thƣơng mại Việt- Trung tới nền kinh tế và đời sống xã hội của Việt Nam; đƣa ra các nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và doanh nghiệp nhằm từng bƣớc thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung và quan hệ hữu nghị hợp tác trên mọi phƣơng diện giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khoá luận đi sâu tìm hiểu thực trạng hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam vàTrung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khoá luận tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa giữaViệt Nam và Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. - Phạm vi giới hạn quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục, không bao gồm khu vực Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao. 3.3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Nhận diện đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt- Trung trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, dự báo triển vọng của mối quan hệ thƣơng mại này và gợi mở một số chính sách cho Việt Nam. Các nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề về lý luận thƣơng mại quốc tế dẫn đƣờng cho thực tiễn phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.
  • 15. 13 - Nhận diện và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. - Đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong 10 năm đầu thế kỷ XXI cũng nhƣ đánh giá tác động của mối quan hệ thƣơng mại này đến nền kinh tế Việt Nam. - Đánh giá triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam phát triển mối quan hệ thƣơng mại này. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Từ cách tiếp cận đa ngành (kinh tế, chính trị) để đánh giá một cách khoa học và khách quan quan hệ thƣơng mại Việt- Trung. - Trên cơ sở phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung để đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những đặc điểm trong hợp tác hai nƣớc hiện nay và triển vọng của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. - Quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc đƣợc đặt trong bối cảnh điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Trung Quốc và Việt Nam (nhƣ chính sách mở cửa biên giới, đại khai phát miền Tây, chiến lƣợc đối tác với các nƣớc láng giềng của Việt Nam và Trung Quốc. ). - Đứng từ góc độ Việt Nam, nghiên cứu quan hệ thƣơng mại hai nƣớc gắn với yêu cầu hội nhập và tăng trƣởng của Việt Nam cũng nhƣ vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trong nƣớc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, khoá luận áp dụng một số phƣơng pháp cụ thể là: - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, định lƣợng, định tính để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của quan hệ kinh tế thƣơng mại hai nƣớc. - Thống kê số liệu về kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm đầu thế kỷ XXI. - Phƣơng pháp chuyên gia để chia sẻ ý kiến, nhận định về quan hệ kinh tế thƣơng mại hai nƣớc. 5. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận chia làm ba chƣơng:
  • 16. 14 Chƣơng 1: Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế và những nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc Chƣơng 2: Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2020 và một số giải pháp gợi mở cho Việt Nam
  • 17. 15 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế 1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh Adam Smith- nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng ngƣời Scotland- trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là cuốn sách ―Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia‖ - đã đề cao vai trò của thƣơng mại, đặc biệt là ngoại thƣơng đã có tác dụng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc. Song, khác với sự phiến diện của trọng thƣơng là tuyệt đối hoá quá mức vai trò ngoại thƣơng, ngoại thƣơng có vai trò rất to lớn nhƣng không phải nguồn gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có không phải do ngoại thƣơng mà là do công nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lƣu thông. Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trƣởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhƣng lại thu đƣợc lƣợng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá lớn hơn giá cân bằng [82]. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trƣởng. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong thƣơng mại quốc tế. Một nƣớc đƣợc coi là có lợi thế tuyệt đối so với một nƣớc khác trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm A hơn là nƣớc thứ hai. Nhƣng một nƣớc không có lợi thế nào vẫn có thể tích cực tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thƣơng mại quốc tế. Đó là lý giải của nhà kinh tế học cổ điển ngƣời Anh David Ricardo khi đƣa ra lý thuyết lợi thế so sánh trong tác phẩm nổi tiếng của mình ―Những nguyên lý của kinh tế chính trị‖, nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thƣơng mại quốc tế vào năm 1817 [93]. Trong đó, ông giải thích rằng, mọi nƣớc đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc
  • 18. 16 tế, bởi vì phát triển ngoại thƣơng cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nƣớc. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nƣớc khác thông qua con đƣờng thƣơng mại quốc tế. Những nƣớc có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nƣớc khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nƣớc khác, vẫn có thể và có lợi khi tham gia vào phân công lao động và quốc tế, vì mỗi nƣớc đều có những lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng khác. Vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và thƣơng mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thƣơng mại quốc tế. 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Văm 1990, giáo sƣ Michael Porter của Trƣờng Kinh doanh Harvard đã xuất bản những kết quả nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nƣớc lại thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế, hay nói cách khác, đó là cơ sở để hình thành lý thuyết cạnh tranh trong thƣơng mại. Porter và các cộng sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ cốt yếu là giải thích đƣợc tại sao một quốc gia đạt đƣợc sự thành công quốc tế trong một ngành cụ thể. Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành nên môi trƣờng cạnh tranh cho các công ty tại nƣớc đó, và những thuộc tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Những thuộc tính đó là điều kiện về các yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lƣợc, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành [4, tr. 100- 104]. Porter đề cập về bốn thuộc tính này nhƣ là bốn yếu tố cấu tạo nên mô hình kim cƣơng, đó là một hệ thống tƣơng tác và củng cố lẫn nhau. Tác động của một thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác. 1.1.3. Lý thuyết nguồn lực Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thƣơng mại quốc tế, nhƣng lợi thế so sánh do đâu mà có, vì sao các nƣớc khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau.... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã không
  • 19. 17 giải thích đƣợc những vấn đề trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển, Eli Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm ―Thƣơng mại liên khu vực và quốc tế‖ xuất bản 1933, đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo thêm một bƣớc bằng việc đƣa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ƣu đãi về nguồn lực sản xuất vốn có. Cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nhƣng ở trình độ phát triển cao hơn là đã xác định đƣợc nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ƣu đãi về các yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đƣơng đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất [93]. Và do vậy, lý thuyết H-O còn đƣợc coi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, hoặc gọi là lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính là lý thuyết hiện đại về thƣơng mại quốc tế. Quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thƣơng mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển, đặc biệt đối với nƣớc kém phát triển, vì nó chỉ ra rằng đối với các nƣớc này, đa số là những nƣớc đông dân, nhiều lao động, nhƣng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có nhƣ vậy sẽ là điều kiện cần thiết để các nƣớc kém và đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, và trên cơ sở lợi ích thƣơng mại thu đƣợc sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở những nƣớc này. Nghiên cứu những lý thuyết chung về thƣơng mại quốc tế để thấy việc hình thành bất kỳ mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng hay đa phƣơng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới đều ít nhiều phải dựa trên những lý thuyết này, coi những lý thuyết này là cơ sở để thực hiện quan hệ thƣơng mại. Quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng không là ngoại lệ, nó đƣợc xây dựng và phát triển dựa trên những lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối, lợi thế cạnh tranh, ....
  • 20. 18 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung 1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI Những năm đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng liên kết kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đƣợc tăng cƣờng, biểu hiện rõ nhất ở xu thế ngày càng tăng của tự do hóa thƣơng mại. Những lợi ích của tự do hóa thƣơng mại đã đƣợc chứng minh qua nửa thế kỷ tồn tại của WTO, qua sự thành công của các nền kinh tế mới nổi (NIEs), các nƣớc ASEAN, NAFTA. Các cuộc đàm phán thƣơng mại khu vực và toàn cầu diễn ra ở nhiều cấp độ song phƣơng, đa phƣơng có tác dụng thực hiện tự do thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ, hợp tác chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất thủ tục hải quan... Bên cạnh đó, sự gia tăng liên kết kinh tế thế giới, sự lƣu chuyển tự do các nguồn vốn khiến nền tài chính đang đƣợc quốc tế hóa, sự vận dụng và phát triển của thƣơng mại điện tử đang làm cho khái niệm về không gian và địa điểm của thị trƣờng mất dần ý nghĩa, làm cho nền kinh tế các nƣớc không chỉ liên hệ, giao lƣu mà còn đan xen, dung hợp lẫn nhau, hình thành một nền kinh tế toàn cầu. Đến đầu thế kỷ mới, trên thế giới đã có hơn 200 thỏa thuận hợp tác khu vực và tiểu khu vực với mục tiêu tự do hóa thƣơng mại, cho thấy tự do hóa là xu thế tất yếu và không thể đảo ngƣợc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á với đầy đủ nội lực phát triển không thể đứng ngoài trào lƣu phát triển chung của thế giới là liên kết khu vực và toàn cầu hóa. Đây đƣợc coi là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung. Hòa chung với xu thế toàn cầu hóa, tính nhất thể hóa kinh tế khu vực đƣợc tăng cƣờng trong thế kỷ mới. Năm 2001, Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đề ra ý tƣởng thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và ngày 4-11- 2002 tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đề cập tới việc thành lập ACFTA vào năm 2010. Việc thành lập ACFTA sẽ tạo điều kiện cho cả hai thực thể phát triển và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, mở rộng không gian thƣơng mại và đầu tƣ. Thông qua hợp tác
  • 21. 19 toàn diện về kinh tế, các bên sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế, có lợi cho việc phát triển kinh tế trong khu vực. Từ tháng 1-2010, Trung Quốc thực hiện dỡ bỏ thuế quan trên 90% các mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN (ngoại trừ một số mặt hàng nhạy cảm) [173]. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng hàng hóa xuất khẩu, tăng cƣờng tận dụng những lợi ích do ACFTA đem lại, để nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, năm 2015 sẽ là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam phát triển vào thị trƣờng Trung Quốc khi hàng rào thuế quan từng bƣớc bị phá bỏ, hơn nữa vẫn đảm bảo đƣợc sự bảo hộ nhất định của thị trƣờng trong nƣớc. Bên cạnh đó, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực còn đƣợc tăng cƣờng từ việc hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS). Các cuộc hội nghị của các nƣớc vùng sông Mê Công nhiều lần diễn ra nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN, tạo mặt bằng để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nƣớc ASEAN. Việc tăng cƣờng hợp tác các quốc gia và các doanh nghiệp trong khu vực GMS đã tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phồn vinh trong khu vực. Ngoài ra, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn ký kết thành công Hiệp nghị khung về hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Việt- Trung. Vì thế, thông qua GMS, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung ngày càng phát triển. 1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á- một trong những khu vực năng động nhất thế giới về hoạt động thƣơng mại, với vị trí chiến lƣợc cửa ngõ giao thoa giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Trung Quốc là nƣớc láng giềng có đƣờng biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1430 km, với 2 tỉnh (khu tự trị) là Quảng Tây và Vân Nam tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Tuyến biên giới này đƣợc coi là cầu nối thƣơng mại trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu đời về chính trị -ngoại giao, kinh tế -thƣơng mại và giao lƣu văn hóa. Cùng với những thăng trầm của lịch sử hai nƣớc, mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc cũng có lúc thịnh lúc suy nhƣng chƣa bao giờ chấm dứt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, mối giao thƣơng hai nƣớc
  • 22. 20 càng có cơ hội phát triển. Hơn nữa, là quốc gia Đông Nam Á có tiềm lực phát triển lớn, tốc độ phát triển của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc trong khu vực châu Á và đang trở thành điểm sáng về tăng trƣởng kinh tế ở Đông Nam Á. Do đó, với vị thế địa lý và tiềm lực phát triển, Việt Nam đƣợc coi là cầu nối trong việc thiết lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN. Trong việc thúc đẩy thƣơng mại giữa Trung Quốc nói riêng và với các nƣớc ASEAN nói chung, Việt Nam có thể tận dụng trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn đầu tƣ của các nƣớc phát triển trong khu vực, sử dụng tuyến giao thông biên giới hai nƣớc để vận chuyển hàng hóa, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng hóa, khai thác triệt để hai thị trƣờng nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc. Việc Trung Quốc và ASEAN chính thức xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN càng có lợi cho hàng hóa Trung Quốc thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN, đem lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện có lợi để thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) là hai địa phƣơng có tuyến biên giới với Việt Nam, đƣợc coi là cửa khẩu thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc, cũng là cửa ngõ để Trung Quốc và ASEAN giao lƣu thông qua Việt Nam. Từ năm 2000, tỉnh Vân Nam và một số tỉnh miền Tây Trung Quốc đã sử dụng tuyến đƣờng sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa tới các quốc gia ASEAN. Thành phố Hải Phòng của Việt Nam cũng đƣợc chọn là cảng biển thông quan hàng hóa. Quảng Tây là tỉnh duy nhất ở miền Tây Trung Quốc tiếp giáp với biển, là tuyến đƣờng ra biển gần nhất để đi từ Vân Nam đến Hải Phòng của Việt Nam. Với vị trí đắc địa, Vân Nam và Quảng Tây có thể sử dụng hệ thống giao thông đa dạng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không để trực tiếp liên kết với Việt nam, có thể thông qua Việt Nam để liên kết với các nƣớc ASEAN. Do đó, nhu cầu thông quan hàng hóa của Vân Nam và khu vực miền Tây, Tây Nam của Trung Quốc là rất lớn, cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Việc đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt -Trung góp phần đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới.
  • 23. 21 Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, là ƣu thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Tài nguyên đất và tài nguyên nông nghiệp phong phú bởi nƣớc ta thuộc khí hậu nhiệt đới, có lợi cho nông nghiệp nhƣ lúa gạo, cao su, chè, cà phê và các loại hoa quả nhiệt đới quý hiếm sinh trƣởng. Hai đồng bằng màu mỡ của miền Nam và miền Bắc diện tích rộng lớn, là xứ sở của gạo, nhất là đồng bằng sông Mê Kông với diện tích 50.000 km2, là một trong ba kho gạo nổi tiếng trên thế giới, là thị trƣờng xuất khẩu lớn đầy triển vọng của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Chúng ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, than và lân, trong đó dầu khí đã trở thành ngành trụ cột trong ngành công nghiệp Việt Nam. Với nhiều vịnh thiên nhiên, Việt Nam đã xây dựng hơn 10 hải cảng lớn, có lợi cho mở cửa đối ngoại, thu hút vốn đầu tƣ xây dựng khu chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, chúng ta có tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh nhƣ Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha đã đƣợc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Huế, Hội An và Mỹ Sơn cũng đƣợc xếp vào di sản văn hoá thế giới; ven biển Việt Nam có nhiều bãi đẹp nhƣ Trà Cổ, Nha Trang, Vũng Tàu. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia đông dân, tài nguyên mà ngƣời dân đƣợc hƣởng bình quân đầu ngƣời thấp và ngày càng cạn kiệt cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, không thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy, giữa hai nƣớc Việt- Trung có sự tƣơng đồng về điều kiện địa lý và sự tƣơng hỗ về điều kiện tự nhiên khiến cho mối quan hệ thƣơng mại càng trở nên cần thiết, mang tính bổ trợ và thúc đẩy cùng phát triển. 1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986, đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2006 đến nay đã có những bƣớc thay đổi to lớn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, bộ mặt đời sống kinh tế xã hội đƣợc cải thiện rõ rệt, mức sống dân cƣ đƣợc nâng cao. Cùng với những lợi ích chung hƣởng từ nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng nhƣ những tác động chung từ tình hình biến động kinh tế toàn cầu. Nhƣng với nỗ lực của Chính phủ và toàn dân, đến năm 2010, cũng là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2005-
  • 24. 22 2010, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia sớm vƣợt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh, đời sống kinh tế xã hội có bƣớc chuyển biến tích cực. Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về tốc độ tăng trƣởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt 7%/năm [102], đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tuy thấp hơn, đạt 5,4%, nhƣng quy mô GDP tính theo giá thực tế tăng rõ rệt, đạt 176 tỉ USD, gấp 5,65 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu ngƣời đạt 1960 USD/năm, gấp 4,6 lần so với năm 2000 [105]. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, tốc độ công nghiệp tăng trƣởng rất nhanh. Mức sản xuất đã tăng 17% vào năm 2007, liên tục mƣời năm duy trì tốc độ tăng trƣởng trên 10%. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp tƣ nhân tăng nhanh nhất với mức tăng trƣởng là 20.9%, tiếp sau đến xí nghiệp công nghiệp do nƣớc ngoài đầu tƣ đã đƣợc tăng 18.2%, xí nghiệp công nghiệp nhà nƣớc tăng trƣởng khá chậm chỉ đạt 10.3% [108]. Công nghiệp tăng trƣởng nhanh chóng là nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển tăng trƣởng mạnh. Mặt khác, theo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006- 2010) đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 236/2006/QĐ-TTg, với mục tiêu phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, cụ thể năm 2010, số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đạt 320.000 doanh nghiệp (tăng 22%/năm), tạo thêm khoảng 2,7 triệu việc làm mới với 165.000 lao động đƣợc đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp [106]. Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc phát triển sẽ tạo thêm sức sống và sự đa dạng cho nền kinh tế vốn trƣớc đây chỉ bó hẹp trong khối nhà nƣớc. Việt Nam còn có nguồn nhân lực lớn, có thể cung cấp nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu lao động. Dân trí của ngƣời Việt Nam khá cao, 90% ngƣời lớn biết đọc và viết, tỷ lệ ngƣời biết chữ khá cao. Gần 30 năm nay, hơn 100 nghìn ngƣời Việt Nam đã đến Liên Xô, các nƣớc Đông Âu huấn luyện và đào tạo với chuyên môn và tay nghề cao [108]. Trong khi đó, cùng với đà phát triển kinh tế ở Trung Quốc, điều kiện làm việc và đãi ngộ của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, trình độ giáo dục của họ cũng đƣợc nâng cao, nên giá thành nhân công đƣợc đẩy cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã
  • 25. 23 chuyển hƣớng tìm thuê nhân công giá rẻ ở các thị trƣờng xung quanh. Lao động có tay nghề và giá thành rẻ của Việt Nam hiện là lựa chọn số một của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, với nền tảng kinh tế xã hội phát triển và ổn định, mức sống ngƣời dân tăng cao, ngƣời lao động có trình độ, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, là cơ hội tốt để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, cũng chính là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển ra bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là nƣớc láng giềng có thị trƣờng lớn nhƣ Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, những năm gần đây, kinh tế xã hội luôn giữ vững ổn định và phát triển. Trung Quốc đang tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới sau cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008. Con số thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng tuần tự hàng năm, nếu ở giai đoạn ―Kế hoạch 5 năm lần thứ X‖ (2002- 2006) thu nhập thuần của ngƣời dân thành phố tăng 9,6%, của nông dân tăng 5,3% thì đến ―Kế hoạch 5 năm lần thứ XI‖ (2006- 2010), con số này đã tăng lần lƣợt là 10,2% và 8,3% [139, tr.4 ]. Sang năm 2012, con số này vẫn duy trì ở mức lần lƣợt là 9,6% và 10,7% [140, tr.4]. Xét về các chỉ tiêu then chốt phát triển kinh tế xã hội nhƣ phục hồi kinh tế, khôi phục việc làm, ổn định giá cả, Trung Quốc đã bƣớc ra khỏi cái bóng của cuộc khủng hoảng, tiến vào chu kỳ tăng trƣởng mới. Còn xét từ giai đoạn phát triển của tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và tiêu dùng của ngƣời dân, Trung Quốc cũng bắt đầu tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới. Mặt khác, động lực của chu kỳ tăng trƣởng sẽ có biến đổi rõ rệt so với trƣớc đây, sẽ trông cậy nhiều hơn vào sự tăng cao kết cấu ngành nghề, sự chuyển đổi kết cấu kinh tế xã hội và sự tăng trƣởng tiêu dùng trong nƣớc. Theo tính toán của Ngân hàng phát triển châu Á, thời kỳ Trung Quốc có tiềm năng tăng trƣởng kinh tế 8% hàng năm chính là giai đoạn 2010- 2020, đến giai đoạn 2020- 2030 có thể đạt 6% [104]. Do vậy, những thành tựu trong phát triển kinh tế của hai nƣớc Việt- Trung chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển hợp tác thƣơng mại song phƣơng . 1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ theo yêu cầu của tổ chức này. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ kinh
  • 26. 24 tế- thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt - Trung, mà cụ thể trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án này là ở lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa hai nƣớc. Việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy Trung Quốc mở rộng phạm vi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, mà chủ yếu là dầu thô, hải sản và hoa quả. Bởi khi đó nƣớc này sẽ phải mở rộng cửa thị trƣờng nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nƣớc, đồng thời thực hiện giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 14,5%, Trung Quốc đã bãi bỏ tất cả các rào cản phi thuế quan trái với quy định của WTO, ví dụ nhƣ quota và giấy phép nhập khẩu, vào ngày 1-1-2005. Thuế nhập khẩu chung của Trung Quốc cũng giảm từ 43,2% năm 1986 xuống 15,3% năm 2001 và chỉ còn 9,8% năm 2011 [103]. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thị trƣờng Trung Quốc. Nhƣng mặc khác, việc gia nhập WTO của Trung Quốc cũng ảnh hƣởng tiêu cực không nhỏ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì lúc đó, các quy định về hàng hóa nhập khẩu nói chung của nƣớc này sẽ ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Việc quản lý chất lƣợng hàng hóa- dịch vụ của Trung Quốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO nhƣ các biện pháp vệ sinh an toàn hàng nông thủy sản. Thêm vào đó, mức sống ngƣời dân Trung Quốc ngày một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lƣợng và an toàn cao hơn. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và cạnh tranh gay gắt hơn về chất lƣợng và độ an toàn. Về phía Việt Nam, cũng nhƣ Trung Quốc và các nƣớc thành viên của WTO, chúng ta cũng phải tuân thủ các quy định của tổ chức này về quan hệ thƣơng mại song phƣơng. Những quy định này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt về thƣơng mại các mặt hàng chủ lực kể trên. Khi chúng ta gia nhập WTO và thực hiện cam kết với WTO làm cho hàng hóa Trung Quốc càng có sức cạnh tranh trên thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ vậy, sau khi vào WTO sau 5-7 năm, chúng ta sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, mức thuế bình quân giảm từ 17,4%- 13,4%. Từ tháng 1-2007, chúng ta thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt 1 cho 1800 mặt hàng gồm gỗ sản phẩm, ô tô, xe máy, nhựa sản phẩm, hàng thời trang,.....[83]. Việc này không những có lợi cho xuất khẩu các mặt hàng trên của doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam, mà còn thúc đẩy tạo ƣu thế một số ngành nghề.
  • 27. 25 Ngoài ra, việc gia nhập WTO của Việt Nam có lợi cho phân công ngành nghề của các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc vừa có cơ hội nhập khẩu các sản phẩm thô từ Việt Nam với mức thuế suất giảm, mà còn có thể nắm bắt thời cơ khi Việt Nam áp dụng nhiều chính sách ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ tại Việt Nam theo quy định của WTO trong nhiều lĩnh vực ngành nghề nhƣ may mặc, gia dụng, điện tử... vừa giúp doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tạo việc làm cho ngƣời lao động, vừa góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Hiện nay, một số sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác cho cả hai bên nhƣ thị trƣờng ô tô, thép nguyên liệu, hàng điện tử, dƣợc liệu, vật liệu, dệt may, đồ chơi trẻ em... Có thể thấy, trong những năm gần đây, quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung luôn giữ mức ổn định và phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng. Gia nhập WTO có thể coi là điều kiện vô cùng thuận lợi để từng bƣớc hoàn thiện các quy định về hợp tác thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc, là cơ hội để các doanh nghiệp hai nƣớc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, từng bƣớc xóa bỏ hàng rào thuế quan tạo điều kiện để mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc và tạo cơ hội để hàng hóa hai nƣớc có thể trao đổi dễ dàng và thuận tiện. Đây cũng là cơ hội để Chính phủ và ngƣời dân hai nƣớc thƣờng xuyên qua lại, hiểu biết nhau hơn, thúc đẩy phát triển mối bang giao vốn tồn tại từ lâu đời. 1.2.5. Lợi ích từ quan hệ thương mại Việt - Trung Về phía Việt Nam, do chúng ta xuất phát điểm thấp, thời gian thực hiện đổi mới và mở cửa thị trƣờng không lâu, nên khi hội nhập với kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn. Các mặt hàng may mặc, giày da tuy có điều kiện cạnh tranh với thế giới, với hàng hóa Trung Quốc nhƣng do chi phí còn cao nên hiệu quả thấp, khó có thể cạnh tranh. Do vậy, chúng ta thƣờng phải xuất khẩu những mặt hàng thô và nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế biến. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều mặt hàng có lợi thế so sánh do thiên nhiên ƣu đãi nhƣ nông sản nhiệt đới, cao su, cà phê, điều... , là những mặt hàng mà thị trƣờng Trung Quốc luôn thiếu. Hơn nữa, Việt Nam còn có nguồn nguyên nhiên liệu khoáng sản dồi dào, phong phú. Ngoài ra, chúng ta có nguồn nhân công giá rẻ, tay nghề khéo léo, chịu khó là ƣu thế cạnh tranh. Quan trọng hơn là Việt Nam gần đây đã có
  • 28. 26 những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc không những phù hợp với đƣờng lối đối ngoại ―làm bạn với tất cả các nƣớc‖ mà còn phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế trong nƣớc. Về phía Trung Quốc, việc đặt quan hệ thƣơng mại với các nƣớc láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho nƣớc này tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại với các nƣớc để cùng nhau phát triển. Trung Quốc là nƣớc lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng và có kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại thƣơng với nhiều nƣớc trên thế giới. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có tiềm lực cạnh tranh mạnh do có ƣu thế về chất lƣợng và đa dạng về chủng loại, giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam do các doanh nghiệp của nƣớc này đƣợc hỗ trợ sản xuất xuất khẩu từ chính sách kinh tế vĩ mô đầu tƣ về khoa học kỹ thuật. Hiện Trung Quốc trở thành cƣờng quốc thứ hai thế giới sau Mỹ với tổng kim ngạch thƣơng mại đạt khoảng 2973 tỷ USD năm 2010 [167].Về công nghiệp, do Trung Quốc có lực lƣợng lớn lao động, giá thành nhân công rẻ, có kinh nghiệm, sản xuất nhiều mặt hàng có giá thành thấp, chất lƣợng tốt, có tiềm lực phát triển công nghiệp do tiếp thu công nghệ tiên tiến, đƣợc coi là ―công xƣởng của thế giới‖ với các mặt hàng đòi hỏi hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhƣ hàng điện tử, hàng tiêu dùng. Hàng hóa Trung Quốc mẫu mã đẹp, đa dạng, chi phí thấp nên có sức cạnh tranh với nhiều nƣớc. Hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh hơn hẳn so với hàng hóa của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO, hàng hóa của Trung Quốc đều đƣợc giảm với thuế suất thấp, càng có điều kiện để cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nƣớc. Có thể nói, Trung Quốc và Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển quan hệ thƣơng mại song phƣơng, cụ thể nhƣ sau: Một là, Trung Quốc là thị trƣờng lớn với hơn 1,3 tỷ dân, do đó sức tiêu thụ hàng hóa lớn, là thị trƣờng vô cùng rộng lớn và hấp dẫn đối với Việt Nam. Hai là, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nên cần nhiều nguồn nguyên vật liệu mà Việt Nam có thể cung cấp nhằm phục vụ đầu vào cho ngành công
  • 29. 27 nghiệp Trung Quốc nhƣ than đá, dầu mỏ, cao su, nhất là khi nền kinh tế nƣớc này phát triển quá nóng, quá nhanh nhƣ hiện nay. Ba là, Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có địa lý gần gũi nên rất có lợi để các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp hai nƣớc phát triển thƣơng mại buôn bán bởi chi phí vận chuyển thấp, thời gian ngắn, thuận tiện bằng nhiều con đƣờng, có đời sống xã hội văn hóa, phong tục, thói quen tƣơng đồng nên dễ dàng và thuận tiện trong việc tiêu dùng và bổ sung hàng hóa cho nhau. Trung Quốc tiêu dùng hàng Việt Nam với số lƣợng lớn, chất lƣợng vừa phải, giá cả phù hợp. Còn Việt Nam tiêu dùng hàng Trung Quốc bởi mẫu mã đẹp, đa chủng loại, phù hợp với đời sống sinh hoạt, giá rẻ. Việt Nam có lợi thế về nguồn rau quả, cao su, dầu thô.... thì Trung Quốc lại có lợi thế về đồ điện, đồ chơi trẻ em, hàng thời trang, hàng gia dụng.... Việc thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung sẽ giúp Trung Quốc xuất khẩu những mặt hàng sản xuất số lƣợng lớn có thể xuất khẩu sang Việt Nam trong khi nƣớc ta chƣa có điều kiện và kỹ thuật đế sản xuất, giúp bạn tận dụng đƣợc nguồn nguyên nhiên vật liệu giá rẻ, nguồn khoáng sản phong phú, giá thuê chuyên gia rẻ. Mặt khác, do Trung Quốc phát triển trƣớc Việt Nam nên chúng ta cũng có thể tận dụng đƣợc cơ hội sử dụng công nghệ chuyển giao từ phía bạn, vừa tiết kiệm giá thành chuyển giao vừa thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc. 1.3. Các chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt – Trung 1.3.1. Chính sách phát triển thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc Những năm đầu sau khi hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hoá quan hệ (năm 1991), hoạt động giao lƣu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu đƣợc khởi động với qui mô nhỏ và không ổn định. Chính sách quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại của nƣớc ta còn nhiều hạn chế chƣa phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên cơ chế cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu nên không khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này một mặt đã làm hạn chế phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế, mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phƣơng thức tiểu ngạch biên giới. Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ, nƣớc ta chƣa ban hành đầy đủ chính sách
  • 30. 28 khung về buôn bán qua biên giới nên chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên giới. Trong điều kiện nhƣ vậy, Việt Nam rõ ràng chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc trong hoạt động kinh tế thƣơng mại qua biên giới Việt – Trung. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan hệ kinh tế- thƣơng mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15-12-1995, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thƣơng Mại cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã ban hành luật thƣơng mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó, Nghị định số 57/NĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi đặc biệt đối xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Có thể nói, đây đƣợc coi là bƣớc đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của nƣớc ta. Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đã ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19- 4- 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7- 12- 2001 về phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ 2001- 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt- Trung. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, Quyết định này đã giải quyết đƣợc nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao
  • 31. 29 thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh để phát triển ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực biên giới. Để từng bƣớc quy chuẩn hóa hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt- Trung, từ ngày 2-8-2007, Bộ Thƣơng mại Việt Nam đã đƣa ra ―Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007- 2015‖ thể hiện sự coi trọng trong mối quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc. Trong đó nêu rõ quan điểm và định hƣớng phát triển thƣơng mại với Trung Quốc trên các mặt xuất khẩu, nhập khẩu, xử lý nhập siêu và phát triển biên mậu. Từ đó, Đề án đặt ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng về nhập siêu, buôn lậu và thúc đẩy phát triển xuất khẩu, nhập khẩu và biên mậu. Việc xây dựng Đề án phát triển thƣơng mại với Trung Quốc đã chứng tỏ vị trí quan trọng của đối tác thƣơng mại Trung Quốc trong quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc, đồng thời, tận dụng tối đa những ƣu đãi có đƣợc trong cơ chế hợp tác song phƣơng Việt- Trung và đa phƣơng (nhƣ WTO, ACFTA...) để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc, giải quyết bài toán nhập siêu cho Việt Nam. 1.3.2. Chính sách phát triển thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách ―biên giới mềm‖, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với các nƣớc có chung đƣờng biên giới đặc biệt là Việt Nam đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phƣơng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan. Trong quan hệ buôn bán với các nƣớc láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc xây dựng chiến lƣợc biên mậu, đồng thời tiến hành hai hình thức buôn bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ƣu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu coi trọng hợp tác kinh tế và thƣơng mại với Việt Nam, đặc biệt coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN.
  • 32. 30 Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động kinh tế thƣơng mại với Việt Nam theo các định hƣớng cơ bản sau [176]: - Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ƣu đãi về thuế quan cho các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam nhằm triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên mậu. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới đƣợc miễn 50% thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và hàng hoá của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua biên giới. - Xây dựng chiến lƣợc khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng vòng cung kinh tế kết nối Dƣơng Phố - Khâm Châu (Quảng Tây) với Hải Phòng (Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lƣới giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ kết nối toàn khu vực, tăng cƣờng thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ. - Trung Quốc chủ trƣơng sử dụng ― chính sách biên giới mềm‖: + Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lƣơng thực, thực phẩm. + Vừa khuyến khích, tạo điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lƣợng bình thƣờng và thấp) sang Việt Nam, vừa sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đối với 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, ngay từ khi bình thƣờng quan hệ giữa hai nƣớc, Trung Quốc đã áp dụng chiến lƣợc ―Biên giới mềm‖ với những chính sách riêng biệt cho hai khu vực quan trọng này. Mọi hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc Trung Quốc chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu. Chẳng hạn nhƣ đối với biên giới tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc áp dụng quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cƣ dân vùng biên với trị giá dƣới 1000 nhân dân tệ mỗi ngƣời mỗi ngày, quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới, Quy định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật... Còn đối với biên giới tỉnh Vân Nam, Trung Quốc áp dụng các quy định quản lý rất chặt chẽ và chuyên biệt gồm quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quản lý dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại, quản lý doanh nghiệp biên mậu, quản lý chợ biên giới[168].
  • 33. 31 1.3.3. Hiệp định thương mại ký kết giữa hai nước Nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ kinh tế thƣơng mại lâu dài và bền vững, từ tháng 11- 1991 đến nay, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và nƣớc CHND Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thƣơng mại quan trọng nhƣ: Hiệp định thƣơng mại giữa hai nƣớc, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới (hai Hiệp định này đƣợc ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời và Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ngày 5– 11- 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc ( ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tƣớng kiêm Ngoại trƣởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2- 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật đƣợc ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12- 1992; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đƣợc ký vào ngày 26- 5- 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9- 4-1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đƣờng bộ. Bộ ba Hiệp định này đƣợc ký ngày 19- 11- 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thƣ Đảng, Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHND Trung Quốc ký ngày 7- 11- 1998 tại Bắc Kinh; Hiệp định về biên giới đƣờng bộ đƣợc ký kết ngày 23– 2- 1999 nhân dịp Thủ tƣớng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam. Tính đến năm 2000, hai nƣớc đã ký đƣợc hơn 20 Hiệp định liên quan tới các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại, vận chuyển hàng không, đƣờng biển và đƣờng sắt. Năm 2004, hai bên đã đạt đƣợc bƣớc tiến trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý bằng việc ký Thỏa thuận về kiểm dịch thủy hải sản và Thỏa thuận về kiểm dịch gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến tháng 11- 2006, hai nƣớc tiếp tục ký Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖, Bản thỏa thuận khung về hợp tác nguồn vốn đầu tƣ các dự án thuộc ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖ và các dự án liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho hàng hóa của Trung Quốc có thể vận
  • 34. 32 chuyển từ Côn Minh qua Lào Cai và cảng biển Hải Phòng, đến các nƣớc thứ ba và ngƣợc lại. Với chủ trƣơng hoà bình, ổn định cùng phát triển, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu nhằm tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại song phƣơng, gồm: Đồng Đăng- Bằng Tƣờng, Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Móng Cái- Đông Hƣng, Lào Cai- Hà Khẩu, Tà Lùng- Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng- Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ- Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc tế dành cho những ngƣời mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh cũng nhƣ hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác đƣợc mở nhờ vào sự nỗ lực của cả hai bên. Các cặp cửa khẩu này đƣợc mở cho những ngƣời mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cƣ dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung còn có 59 cặp đƣờng mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế giữa hai nƣớc. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền Tây của Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng trung tâm thƣơng mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lƣợng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai. Từ ngày 14-7-2010, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết ba văn kiện gồm Nghị định thƣ phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc, xác định rõ đƣờng biên giới trên thực địa, góp phần tạo môi trƣờng ổn định để phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng giao lƣu hữu nghị, tăng cƣờng hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc, đặc biệt là phát triển thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là những tỉnh miền núi kinh tế kém phát triển, đời sống ngƣời dân còn nghèo nàn và lạc hậu, hạ tầng giao thƣơng, thƣơng mại, thông tin còn lạc hậu nhƣng lại đƣợc coi là một trong những cửa ngõ quan trọng trong triển khai hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Nắm bắt đƣợc lợi thế đó, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều đề án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực cửa khẩu, nhƣ ―Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020‖; đề án về ―Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề án về ―Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một
  • 35. 33 số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tƣ giai đoạn 2013- 2015‖, trong đó gồm 3 khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc là Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Lào Cai [5]. Trên cơ sở Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt- Trung thành quan hệ Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện năm 2008, hai bên cùng nhau nghiên cứu và xây dựng ―Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHND Trung Hoa giai đoạn 2012- 2016‖. Đến tháng 11-2011, Quy hoạch này chính thức đƣợc ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam với Bộ Thƣơng mại Trung Quốc. Việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch này nhằm tăng cƣờng hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt- Trung một cách toàn diện và sâu sắc, ổn định, bền vững, mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nâng cao chất lƣợng và trình độ hợp tác, cải thiện cán cân thƣơng mại, thực hiện phƣơng châm cùng có lợi cùng thắng phù hợp với lợi ích căn bản của hai nƣớc, là nhu cầu cơ bản để thúc đẩy kinh tế xã hội của hai nƣớc cũng nhƣ mối quan hệ song phƣơng Việt- Trung cùng phát triển bền vững. Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu đƣợc khai thông trên biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phƣơng biên giới của hai nƣớc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch, mở ra một thời kỳ mới cho giao lƣu kinh tế qua biên giới Việt – Trung. Hơn nữa, nó góp phần đƣa mối quan hệ này đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện, thể hiện sự coi trọng yếu tố Trung Quốc trong mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc, có tác dụng thúc đẩy phát triển thƣơng mại hai nƣớc và kinh tế trong nƣớc. * * *
  • 36. 34 * Tiểu kết chƣơng 1 Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có mối quan hệ truyền thống lâu đời trên mọi phƣơng diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào cuối năm 1991, quan hệ giữa hai nƣớc nói chung và quan hệ trong lĩnh vực thƣơng mại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ, mối quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt- Trung có điều kiện phát triển là nhờ hai nƣớc có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên ƣu đãi, nền kinh tế của hai nƣớc đang trên đà phát triển ổn định. Ngoài ra, Việt Nam có đội ngũ lao động có tay nghề, cần cù, giá thành thấp trong khu vực, là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố khách quan đem đến cơ hội và thách thức. Một là, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực với việc ra đời Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA) và Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công (GMS) mà Việt Nam là một thành viên trong đó là cơ hội tốt để tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phồn vinh trong khu vực cũng nhƣ thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai là, việc hai nƣớc lần lƣợt gia nhập WTO tạo cơ hội tốt để hai nƣớc triển khai thƣơng mại song phƣơng theo quy định của tổ chức này, đặc biệt là việc từng bƣớc dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa thông thƣơng dễ dàng. Để từng bƣớc hiện thực hóa mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế- thƣơng mại lâu dài, bền vững, từ khi bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991 đến nay, hai nƣớc đã không ngừng đàm phán, đối thoại và nhất trí thông qua và ký kết nhiều Hiệp định kinh tế -thƣơng mại quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng tới thƣơng mại mậu dịch hàng hóa giữa hai nƣớc nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát triển thuận lợi quan hệ kinh tế- thƣơng mại hai nƣớc. Mặt khác, hai nƣớc cũng thiết lập nhiều chính sách phát triển ngoại thƣơng song phƣơng, đặc biệt tại các khu vực biên giới đã hình thành những chính sách riêng nhƣ tại tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, hay việc hình thành các chính sách đối với cặp cửa khẩu biên giới, mở ra thời kỳ mới cho giao lƣu thƣơng mại qua biên giới Việt- Trung.
  • 37. 35 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt – Trung (2000-2010) 2.1.1. Thương mại song phương phát triển nhanh Sang thế kỷ XXI, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Năm 2000, lãnh đạo hai nƣớc đã ký ―Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện thế kỷ mới‖, quyết định từng bƣớc tăng cƣờng giao lƣu và hợp tác về mọi phƣơng diện giữa hai nƣớc. Lĩnh vực thƣơng mại xuất nhập khẩu của hai nƣớc tăng trƣởng nhanh, đột phá mức 20 tỷ NDT năm 20001 [98]. Năm 2002, giữa Trung Quốc và ASEAN ký hiệp nghị khung về hợp tác, thúc đẩy thƣơng mại mậu dịch qua lại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, là cơ sở để thúc đẩy thƣơng mại Việt- Trung. Từ khi hai nƣớc xây dựng ý tƣởng ―hai hành lang một vành đai kinh tế‖2 nằm trong chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖ 3 của Trung Quốc vào năm 2004, quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Đặc biệt, trong Thông cáo chung 2005, hai nƣớc nhận thấy ―Cùng có biện pháp thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng phát triển cân đối, thu hẹp dần sự mất cân đối trong thƣơng mại song phƣơng‖. Thông cáo báo chí chung 2006 đặt ra mục tiêu hai nƣớc ―Có biện pháp thúc đẩy phát triển cân bằng thƣơng mại, cùng nỗ lực thực hiện trƣớc thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc lên 10 tỷ USD vào năm 2010‖. [20, tr. 32] Những động thái tích cực từ phía lãnh đạo hai nƣớc đã khiến cho quan hệ thƣơng mại Việt- Trung có chuyển biến mạnh mẽ và liên tục tăng nhanh từ sau năm 2000. Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, nếu năm 1995, kim ngạch thƣơng mại Việt- Trung khá khiêm tốn, ở mức 691 triệu USD, thấp hơn 1 Năm 1997, kim ngạch song phƣơng hai nƣớc đột phá mức 10 tỷ NDT. Nhƣng do tác động không nhỏ từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nên quan hệ thƣơng mại Việt- Trung có chiều hƣớng đi xuống, tổng kim ngạch sụt giảm. 2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc. Hai hành lang kinh tế bao gồm: (I) hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh; (II) hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 3 "Một trục‖ là Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore; "hai cánh‖ là Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
  • 38. 36 so với thƣơng mại Việt- Nhật, Việt- Hàn, thì từ bảng 2.1 cho thấy, đến năm 2000, con số này đã lên mức 2,47 tỷ USD, năm 2004 là 6,74 tỷ USD, Trung Quốc chính thức vƣợt Nhật Bản để trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Bảng 2.1. Tình hình thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung giai đoạn 2000- 2012 Đơn vị: 100 triệu USD; % Năm Tổng kim ngạch thƣơng mại Việt- Trung Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc Mức tăng trƣởng xuất nhập khẩu Tỉ lệ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Tỉ lệ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2000 24,66 9,29 15,37 46,6 9,8 0,52 2001 28,15 10,11 18,04 12,4 9,7 0,55 2002 32,64 11,15 21,49 13,8 10,1 0,53 2003 46,34 14,56 31,78 29,6 11,1 0,54 2004 67,42 24,81 42,61 31,3 12,8 0,58 2005 81,96 25,52 56,44 17,7 13,2 0,58 2006 99,51 24,86 74,65 21,4 12,6 0,57 2007 151,15 32,15 119 51,9 14,7 0,70 2008 194,6 43,4 151,2 28,8 14,1 0,76 2009 210,5 47,5 163 8,2 17,9 0,95 2010 301 70 231 43,0 17,4 1,04 2011 401,99 111,14 291,01 33,6 17,5 2012 504,5 162,27 342,23 25,5 18,03 Nguồn: [36, tr.47]. Từ năm 2000- 2009, tổng kim ngạch song phƣơng đạt 90,7 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với 10 năm trƣớc. Năm 2009, kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc đạt 21,05 tỷ USD, tăng gần gấp 9 lần so với năm 2000 và gấp 65 lần năm 1991. Kim ngạch thƣơng mại song phƣơng tăng nhanh trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, năm 2010 đạt 30,1 tỷ USD, vƣợt mục tiêu 25 tỷ USD đề ra của năm 2010, đến năm 2012, con số này tăng lên 50,45 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ [65, tr.539-541], đƣa Trung Quốc trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau EU, Hoa
  • 39. 37 Kỳ, ASEAN, Nhật Bản) với tổng giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt 16,23 tỷ USD. Đồng thời, Trung Quốc cũng trở thành thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của nƣớc ta với tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 34,22 tỷ USD. Việc tăng nhập khẩu đặc biệt từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nhu cầu nhập nguyên phụ liệu đầu vào cho nền sản xuất tăng nhanh trong khi cung ứng trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu bởi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế. Nhìn chung, do Việt Nam mới mở cửa nên quan hệ hợp tác với các nƣớc trên thế giới còn hạn chế. Trung Quốc có lợi thế là nƣớc láng giềng với giao thông thuận tiện, chi phí vận chuyển hàng hóa thấp, hơn nữa, kinh tế trong nƣớc chƣa phát triển, là cơ hội để hàng hóa Trung Quốc thâm nhập và chiếm thị phần lớn ở thị trƣờng Việt Nam. Do đó, hợp tác thƣơng mại trong giai đoạn này ngày càng phát triển, Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam, từ vị trí thứ ba năm 2001 trở thành bạn hàng thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam vào năm 2004 [87]. Bảng 2.2. Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2001- 2008 Đơn vị: 1 triệu USD Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 Thủy hải sản 253 173,6 174 48,2 62 65 81 Rau quả 145 77,8 86,6 137,6 34,9 24,6 48,9 Hạt điều 30,3 38,3 53,5 70,2 97,4 94,5 160,7 Cà phê 2,6 3,9 6,9 5,9 7,6 15,9 - Gạo 0,5 1,7 0,3 19,2 12 12,4 1,4 Chè 0,8 0,6 0,8 3,5 6 7,6 - Hạt tiêu 6,6 3,3 0,7 0,4 0 0 - Cao su 51,6 89,8 160 358 519,2 851,8 1056,9 Dầu thô 559 686,8 863 1471 1160 399,9 603,5 Than 17,3 44,3 51,2 134 370,2 594,8 742,8 Sản phẩm gỗ 9,3 13,3 1,3 30,1 60,3 94,1 145,6 Dệt may 7,8 2,1 7,3 14 8,1 29,7 53,5 Giày dép 5,1 7,3 10,9 19,2 28,3 42 107,1 Máy vi tính, linh kiện 2,7 3,6 21,1 21,6 74,6 73,8 273,8 Dây diện, cáp điện 0,2 0,6 1,6 - 7,7 11,6 -
  • 40. 38 Tổng 1417,4 1518,3 1883,1 2735,5 2961 3030 Nguồn: [27, tr.22; 22, tr. 44] Bảng 2.3. Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2001- 2008 Đơn vị: 1 triệu USD Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sắt thép & kim loại thƣờng khác 54,74 69,06 108,26 480,51 789,92 1400,01 2335,0 2308,8 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & PT 219,36 347,91 446,80 607,19 817,56 1200,07 2394,0 3769,4 Xăng dầu các loại 231,66 473,44 721,14 739,85 884,34 555,33 464,0 446,1 Nguyên phụ liệu DM, DG 74,12 127,94 200,52 290,26 323,61 304,76 1784,0 1904,6 Phân bón các loại 62,32 57,69 244,21 391,98 264,26 298,74 588,0 719,9 Máy vi tính và linh kiện điện tử 21,96 42,26 63,86 103,89 155,38 243,18 517,0 654,3 Xe máy XKD, IKD 433,23 121,89 47,71 92,73 134,90 121,81 - - Ô tô nguyên chiếc & linh kiện 4,80 4,24 29,01 51,22 99,91 107,47 - 294,6 Chất dẻo nguyên liệu 5,05 10,42 12,96 22,37 35,24 59,73 - - Dƣợc phẩm và NPLDP 5,59 5,83 6,72 34,86 39,66 46,98 - - Tổng 516,30 898,11 1241,13 1641,59 2234,13 3052,83 Nguồn: [21; 22, tr. 44]
  • 41. 39 Bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy, các mặt hàng trao đổi giữa hai nƣớc có bƣớc mở rộng về chủng loại đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của tiêu dùng và sản xuất. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam chƣa có nhiều thay đổi trong cục diện trao đổi hàng hóa với Trung Quốc. Hàng hóa trao đổi của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp và một số nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp nhƣ hạt điều, cao su, dầu thô, than, gỗ. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tăng về chủng loại, chủ yếu là thành phẩm công nghiệp nhƣ nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, sản phẩm thời trang..... 2.1.2. Vai trò của thương mại biên giới ngày càng quan trọng Về vấn đề thƣơng mại biên giới, có thể nói, buôn bán qua biên giới là một phần rất quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. Mặt khác, xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của cƣ dân hai nƣớc, cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, tăng cơ hội việc làm, thu nhập, giảm nghèo so với trƣớc khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ. Buôn bán biên giới diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ ký kết hợp đồng giữa các doanh nghệp, trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các doanh nghiệp và nhân dân, buôn bán trung gian... với nhiều loại đối tƣợng tham gia gồm công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần tƣ nhân, nhân dân vùng biên và dân các tỉnh trong nƣớc. Việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt với loại tiền là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Với đƣờng biên giới trên bộ dài đã hình thành 21 cặp cửa khẩu giúp phát triển giao thƣơng giữa hai nƣớc và thƣơng mại vùng biên. 10 năm trở lại đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc luôn chiếm tỉ trọng cao, khoảng 25%-26% trong tổng kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc, trong đó tỉnh có giá trị thƣơng mại lớn nhất thuộc về Quảng Ninh (4 tỷ USD năm 2010) và Lạng Sơn (1,7 tỷ USD) (bảng 2.4) [73, tr.22]. Những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại biên giới Việt- Trung diễn ra ngày càng sôi động, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hàng hóa ngày càng đa dạng, đời sống đồng bào vùng biên từng bƣớc ổn định và nâng cao. Trong giai đoạn 2007- 2011, hoạt động biên mậu tăng với tốc độ trung bình khoảng 29%/năm. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới chỉ đạt hơn 4,24 tỷ USD, nhƣng đến năm 2011 đã đạt trên 10,44 tỷ USD, tăng gần 46,2%. Sang