SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Luận
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Luận
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Luận
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Lịch sử.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS Nguyễn Đức Hòa, đã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, sửa chữa, cung cấp tài liệu, động
viên… giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo, Ủy ban Nhân dân Quận 7, Phòng
Kinh tế Quận 7, Phòng Văn hóa - Lao động - Thương binh và xã hội Quận 7, Phòng
Tài nguyên Môi trường Quận 7, Phòng Quản lý Đô thị Quận 7, Phòng Giáo dục và
Đào tạo Quận 7, Bưu điện Quận 7, Điện lực Tân Thuận, Công ty TNHH Dịch vụ
Công ích Quận 7, Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Quận 7…. đã cung cấp tài
liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Văn Luận
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................7
6. Nguồn tư liệu ............................................................................................................8
7. Những đóng góp của luận văn ..................................................................................9
8. Bố cục của luận văn ..................................................................................................9
Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2010..................................................................................................................................9
1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa................................................................................9
1.1.1 Khái niệm đô thị ...............................................................................................9
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa.......................................................................................22
1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh...........................25
1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh..............................................28
1.3.1 Vị trí địa lý......................................................................................................28
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội...............................................................................28
1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 .................................29
1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7..............................................................................29
1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010...............................31
Chương 2. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ
Ở QUẬN 7 TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986-2010) ...............................35
2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa
(1986 – 2010)..............................................................................................................35
2.2 Sự chuyển biến của các ngành kinh tế Quận 7 trong quá trình đô thị hóa ...........36
2.2.1 Nông nghiệp....................................................................................................36
2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...............................................................41
2.2.3 Thương mại – dịch vụ.....................................................................................47
2.3 Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng của Quận 7 trong quá trình đô thị hóa .............55
2.3.1 Ngành xây dựng..............................................................................................55
2.3.2 Ngành giao thông vận tải................................................................................58
2.3. 3 Hệ thống thông tin liên lạc ............................................................................61
2.3.4 Hệ thống cung cấp điện ..................................................................................62
2.3.5 Hệ thống cấp thoát nước.................................................................................63
Chương 3. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở QUẬN 7 TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ( 1986 – 2010)...............................................................68
3.1 Sự chuyển biến về dân số, lao động......................................................................68
3.2 Nhà ở.....................................................................................................................69
3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục ...............................................................71
3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế .......................................................................74
3.3.1 Mạng lưới y tế.................................................................................................74
3.3.2 Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế .......................................................................77
3.4 Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa ................................................................78
3.4.1 Chuyển biến trong hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao.................78
3.4.2 Chuyển biến trong lối sống của cư dân ..........................................................81
KẾT LUẬN ...................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
GS : Giáo sư
GS.TS : Giáo sư. Tiến sĩ
GTSX : Giá trị sản xuất
HCV : Huy chương vàng
HCB : Huy chương bạc
HCĐ : Huy chương đồng
HTX : Hợp tác xã
KCX : Khu chế xuất
PCGD : Phổ cập giáo dục
PGS.TS : Phó Giáo sư. Tiến sĩ
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TDTT : Thể dục thể thao
UBDSGĐTE : Ủy ban dân số gia đình trẻ em
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTT : Văn hóa thể thao
VĐV : Vận động viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số
42/2009NĐ – CP
24
Bảng 2.1 Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân theo ngành 44
Bảng 2.2 Cơ cấu nhóm ngành kinh tế qua các giai đoạn 45
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp của Quận 7 năm 2000 – 2005 48
Bảng 2.4 Tốc độ phát triển giá trị sản xuất chăn nuôi – trồng trọt
của Quận 7 năm 2000 - 2005
49
Bảng 2.5 Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt của Quận 7 năm 2000 –
2005
50
Bảng 2.6 Số lượng đàn gia súc, gia cầm 2005 – 2010 51
Bảng 2.7 Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Quận 7
năm 2000 – 2005
54
Bảng 2.8 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
của Quận 7 năm 2000 và 2005
55
Bảng 2.9 Giá trị sản xuất công nghiệp (HTX, DNTN, công ty TNHH,
công ty cổ phần)
59
Bảng 2.10 Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2000 62
Bảng 2.11 Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2005 63
Bảng 2.12 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm 2000 – 2005 65
Bảng 2.13 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm
2000 – 2005
Bảng 2.14 Cơ cấu giá trị sản xuất xây dựng của Quận 7 theo thành
phần kinh tế năm 2000, năm 2004 và năm 2005
72
Bảng 2.15 Doanh thu ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm 2000 –
2005
75
Bảng 2.16 Tốc độ phát triển ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm 76
2000 – 2005
Bảng 2.17 Tốc độ phát triển của hai ngành vận tải và bốc xếp của
Quận 7 năm 2000 – 2005
77
Bảng 3.1 Tình hình dân số Quận 7 qua các năm 87
Bảng 3.2 Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động so với dân số của
Quận
87
Bảng 3.3 Diện tích đất của Quận 7 qua các giai đoạn 89
Bảng 3.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu Giáo dục của Quận 7 qua các giai
đoạn
93
Bảng 3.5 Cơ sở y tế do Quận quản lý 96
Bảng 3.6 Tổng hợp số liệu văn hóa Quận 7 (2006 – 2010) 100
Bảng 3.7 Tổng hợp số liệu thể thao Quận 7 (2006 – 2010) 101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kể từ năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thành lập và xác định địa giới
hành chính đến nay hơn ba thế kỷ trôi qua Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi
diễn ra những cuộc chuyển giao lịch sử quan trọng góp phần tạo nên nhiều dấu ấn
trong lịch sử. Kết quả của quá trình đô thị Sài Gòn hóa do người Pháp tiến hành Sài
Gòn trở thành “hòn ngọc Viễn Đông” vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trải qua
bao năm tháng, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi nhanh chóng về các
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố
Hồ Chí Minh càng diễn ra mạnh mẽ từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
Tác động bởi quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị
hóa ở Quận 7 diễn ra nhanh chóng. Là Quận nằm ở cửa ngõ phía nam của Thành
phố Hồ Chí Minh, Quận 7 có vị trí chiến lược rất quan trọng để phát triển kinh tế -
xã hội. Đây là một trong những cửa ngõ giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn
đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh với cả trong và ngoài nước, là cầu nối mở
hướng phát triển ra biển Đông và thế giới, thuận tiện cho việc hình thành các khu
công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, bến bãi, tập kết, trung chuyển hàng hóa đi
nước ngoài và ngược lại, kích thích các cơ sở dịch vụ, khu đô thị mới và nhiều lĩnh
vực khác phát triển. Trên địa bàn Quận 7 có khá nhiều cảng, khu chế xuất và nhiều
công trình công cộng được đầu tư xây dựng. Đặc biệt Quận có trung tâm đô thị mới
Phú Mỹ Hưng rộng 409 ha được xem là trái tim của toàn đô thị mới có đầy đủ chức
năng của một trung tâm đô thị hiện đại như thương mại tài chính, dân cư, giải trí,
văn hóa, giáo dục, y tế….
Những chính sách phát triển quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình đô thị hóa ở thành phố, đồng thời với sự phát triển vượt
bậc, tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng của Quận 7 đã tác động đến quá
trình đô thị hóa của thành phố nói chung, Quận 7 nói riêng.
Đô thị hóa của một vùng đất có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như
2
kinh tế, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi cảnh quan môi trường, cơ cấu dân cư…. Nghiên
cứu quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là một việc làm cần
thiết vì đô thị hóa đem lại những mặt tích cực, làm thay đổi hoặc mất đi nhưng giá
trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán, lối sống cư dân, cơ cấu kinh tế
và những ngành nghề truyền thống….đó là những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu
để đề ra một số biện pháp nhằm định hướng cho sự phát triển đô thị một cách bền
vững. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Quá trình đô thị hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh (1986 – 2010)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi thành lập đến nay, lịch sử đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã
được nhiều tác giả đề cập đến với mức độ khác nhau.
Giai đoạn từ khi Sài Gòn thành lập (1698) cho đến trước khi thực dân Pháp xâm
lược 1858 có nhiều tác phẩm bằng chữ Hán viết về vùng đất Đồng Nai - Gia Định
như quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Gia Định
Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Tác phẩm bằng chữ Nôm có bài phú Cổ Gia
Định phong cảnh vịnh, Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liêm
Phong phản ánh nhiều mặt hoạt động, biến đổi đô thị cảng Sài Gòn thời nhà
Nguyễn.
Giai đoạn từ khi thực dân Pháp xâm lược 1858 đến 1954 có nhiều chuyên khảo
của các tác giả người Pháp về vùng đất Nam Kỳ và Sài Gòn - Gia Định như Sự góp
phần vào Lịch sử Sài Gòn (1867 - 1916) của Baudrit (bản dịch), Chuyên khảo về
tỉnh Gia Định của Boucho….Các tác phẩm của các tác giả Việt Nam như Chuyên
khảo về tỉnh Gia Định của Hội nghiên cứu Đông Dương, Ký ức lịch sử về Sài Gòn
và các vùng phụ cận: dự án Sài Gòn 500.000 dân của tác giả Trương Vĩnh Ký do
Nguyễn Đình Đầu dịch, Chương trình chỉnh trang đô thành Sài Gòn và phụ cận
trong thời kỳ hậu chiến của tác giả Nghi Sinh, Sài Gòn 100 năm về trước của tác giả
Thanh Giang. Nhiều tác phẩm của các tác giả trên đã mô tả bức tranh tổng quát về
sự biến đổi Sài Gòn - Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc.
Giai đoạn từ 1954 đến 1975 được sự hậu thuẫn của Mỹ về nhiều mặt nhất là về
3
viện trợ kinh tế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng Sài Gòn trở
thành thủ đô của chính thể này. Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được hợp nhất gọi
chung là đô thành Sài Gòn. Có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đã viết về vấn
đề quy hoạch đô thành Sài Gòn theo hướng hiện đại. Trước hết phải kể đến một số
công trình chuyên khảo như Địa phương chí tỉnh Gia Định của Tòa hành chính tỉnh
Gia Định, Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, Gia Định xưa của tác giả
Sơn Nam, Sài Gòn năm xưa của tác giả Vương Hồng Sển, Dân số hoạt động của đô
thành Sài Gòn của tác giả Lê Văn Hoàng, Những điều cần biết về kế hoạch chủ yếu
thiết kế đô thị Sài Gòn của tác giả Bông Mai, Nghiên cứu các cơ sở xã hội tại Gia
Định của tác giả Đinh Tuyến. Các tác giả trên dưới góc độ nhìn nhận khác nhau, mô
tả quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Gia Định gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ. Vào thời kỳ này, quá trình đô thị hóa ở Gài Gòn có một số nét khác biệt so
với đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc.
Giai đoạn từ 1975 đến nay việc nghiên cứu kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y
tế…của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm thông qua một số công
trình có giá trị được công bố.
Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch
Đằng, Nguyễn Công Bình đã khảo cứu toàn diện về các mặt lịch sử, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh suốt 3 thế
kỷ có thể đề cập tới tác phẩm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình
thành và phát triển của tác giả Đỗ Thanh Hương, Huỳnh Hữu Nhựt, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999. Các tác giả đã nêu bật vai trò, vị trí phát triển
thuận lợi của vùng đất Gia Định xưa. Sau khi Cù lao Phố bị tàn phá, vai trò trung
tâm kinh tế ở phía Nam chuyển về Bến Nghé, Sài Gòn. Sau khi đặt cai trị, thực dân
Pháp quy hoạch Sài Gòn theo kiến trúc châu Âu. Khi chính quyền Việt Nam Cộng
hòa được thành lập, họ cũng nhanh chóng thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị Sài
Gòn.
Sau năm 1975 Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển với
4
nhiều công trình hiện đại, sự chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa, giáo
dục….cũng diễn ra nhanh chóng. Tác giả đã tổng kết quá trình đô thị Sài Gòn -
Thành phố Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn cụ thể.
Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam
Á đề cập đến xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình
trạng tăng dân số cơ học của các đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, sự thay đổi của
môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa.
Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung Phường (NXB Xây dựng,
1995) đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng lưới đô thị ở Việt Nam.
Ông đã đưa ra những đóng góp nhằm định hướng phát triển cho các đô thị ở Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ
nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt Nam, chưa đi sâu
vào nghiên cứu một đô thị cụ thể.
Chuyên khảo Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn Thế Bá (NXB
Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết đô thị và quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam.
Tác phẩm Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa,
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, đã nêu bật vai trò trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh
Thành phố này là nơi tiếp thu sớm nhất và mạnh mẽ nhất các khoa học công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến từ các nước phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội, đến ứng dụng có hiệu quả các kiểu quy hoạch - kiến trúc phương
Tây vào Thành phố. Ông cho rằng ở Sài Gòn đã hình thành nên một nền công
nghiệp tiên tiến so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và sớm nhất so với
những vùng miền khác trong cả nước.
Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1954 đến 1989 do Viện Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991 đề cập đến tác động, ảnh hưởng của
đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 40 năm qua.
Tác giả Lê Hồng Liêm trong Xu hướng đô thị hóa ở vùng ven Thành phố Hồ
5
Chí Minh cho thấy sự chuyển biến kinh tế, xã hội của các huyện vùng ven Thành
phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng nhưng còn mang tính chất tự phát. Tác giả
cho rằng, từ năm 1986 trở đi các vùng ven mới thực sự bước vào thời kỳ đô thị hóa
mạnh mẽ.
Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (NXB Trẻ, 1999) gồm có ba chương mô tả quá
trình đô thị hóa vùng ngoại thành và sự thay đổi văn hóa làng xã trong quá trình đô
thị hóa ở những vùng đất đó.
Cuốn sách Nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô
thị hóa của tác giả Lê Văn Năm, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2007 đã phản ánh khá chi tiết tình hình chuyển dịch đất đai và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành Thành
phố Hồ Chí Minh. Tác giả còn mô tả những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nông
dân. Đô thị hóa làm cho họ dần dần rời bỏ ruộng đồng, chuyển sang những hoạt
động kinh doanh, buôn bán, lao động bằng những ngành nghề khác hay rơi vào
cảnh thất nghiệp. Tác giả Lê Văn Năm còn đề cập tới những thuận lợi và khó khăn
tiêu cực do quá trình đô thị hóa mang lại.
Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh của tác
giả Nguyễn Văn Tài, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995, đã tập trung đi sâu nghiên
cứu những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa như sự gia tăng dân số một
cách nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng,
vấn đề lao động, giải quyết việc làm, sự gia tăng các loại hình tội phạm, tệ nạn xã
hội….
Tiềm năng phát triển các xã và thị trấn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Võ Thị Hiệp đồng chủ biên, NXB Thành
phố Chí Minh, năm 1995, đề cập khá chi tiết những tiềm năng phát triển của những
xã vùng ven trên địa bàn thành phố.
Ngoài những tác phẩm viết về đô thị hóa ở Việt Nam và ở Thành phố Hồ Chí
Minh, còn có nhiều bài viết trong Hội thảo Khoa học quốc tế phát triển đô thị bền
6
vững và vai trò của văn hóa giáo dục, Hội nghị toàn quốc về đô thị tổ chức tại Hà
Nội năm 1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 và tại Bà Rịa - Vũng Tàu
năm 1999, Hội thảo về Đô thị hóa tại Quy Nhơn, Bình Định năm 1996 do Hiệp hội
đô thị Việt Nam tổ chức. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra nhiều hội
thảo về đô thị do Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội tổ
chức như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á năm 1995, Môi trường nhân văn
và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản năm 1997…
Có số lượng khá lớn các tạp chí và bài báo viết về quá trình đô thị hóa Sài Gòn -
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nêu bật các khái niệm đô thị,
cấu trúc đô thị của thế giới và Việt Nam cũng như việc quy hoạch đô thị ở Việt Nam,
ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các nhà nghiên cứu tiếp cận theo
phương pháp đô thị học chứ chưa dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cố gắng kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa
học đi trước, nhìn nhận vấn đề đô thị hóa dưới góc nhìn lịch sử.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. Luận văn tập trung trình bày
các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan, cơ sở hạ tầng, phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, biến đổi về mặt xã hội (như dân số, mật độ dân số, lao động,
văn hóa, giáo dục, y tế….) làm sáng tỏ những tác động của quá trình đô thị hóa đối
ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình đô thị hóa, đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của quá
trình đô thị hóa trong tương lai.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình đô thị
hóa trong lịch sử. Đề tài tập trung làm nổi bật các bước phát triển và sự chuyển dịch
từng bước kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng, các bước thay đổi từ
7
một Quận khi mới thành lập nông nghiệp chiếm hơn 90% đến nay nông nghiệp
giảm nhanh chóng chỉ chiếm 1%
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tuy nhiên, từ
trước 1997 Quận 7 thuộc huyện Nhà Bè nên tác giả đi vào nghiên cứu quá trình đô
thị hóa huyện Nhà Bè giai đoạn 1986 đến 1997.
- Về thời gian: khoảng thời gian từ năm 1986 đến 2010. Luận văn đi vào nghiên
cứu thời gian trước khi thành lập Quận 7 (1986 – 1997) và trọng tâm nghiên cứu
quá trình đô thị hóa Quận 7 (1997 – 2010). Nghiên cứu những bước chuyển biến
trong quá trình thành lập Quận 7 đồng thời đưa ra những phương hướng phát triển
Quận 7 trong tương lai.
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - văn hóa, không nghiên cứu ở góc độ
kiến trúc học, kinh tế học, xã hội học hay đô thị học. Ở góc độ lịch sử - văn hóa,
luận văn sẽ không đi vào giải quyết các bài toán về kiến trúc, chỉnh trang đô thị hay
xã hội học đô thị….đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình đô thị hóa trong tính lịch
sử, ở một địa bàn cụ thể là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian
1986 đến 2010. Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ
quan tác động đến quá trình đô thị hóa, sự thay đổi cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế và rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển đô thị
bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 7 nói riêng trong tương lai.
Đô thị hóa là một quá trình phức tạp, rộng lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ở cách tiếp cận lịch sử - văn hóa đề tài
làm rõ sự chuyển dịch cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, văn hóa, lối sống cư dân Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ sử học nghĩa là xem xét, dựng lại diễn tiến của
quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010 để thấy
được sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng….cùng những nhân tố
chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa cũng như sự tác động trở
8
lại của quá trình này đối với cảnh quan môi trường, kinh tế, đời sống cư dân….nơi
đây. Do đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành giữa sử học, xã
hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, kinh tế học, địa lý học….Việc vận dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài phản ánh một cách khách quan, có
hệ thống đúng theo diễn tiến của quá trình đô thị hóa
6. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu đầu tiên là các sách viết về đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam ở dạng
khái quát, nguồn tư liệu này giúp tôi có cơ sở lý luận để thực hiện đề tài. Một số
cuốn sách được khai thác như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung
tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung
Phường (NXB Xây dựng, 1995), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn
Thế Bá (NXB Xây dựng 1999)….Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu, tạp chí,
bài báo được tôi tham khảo để làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Nguồn tư liệu thứ hai là các sách viết về vùng đất Gia Định xưa, Sài Gòn -
Chợ Lớn và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Các sách viết về Gia Định xưa, về
Sài Gòn - Chợ Lớn sẽ dựng lại sự phát triển về mọi mặt của vùng đất Gia Định xưa,
quá trình đô thị hóa của Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1986
- Nguồn tư liệu thứ ba là các sách, các tạp chí, bài báo viết về quá trình đô thị
hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ khi đất nước đổi mới 1986 đến nay. Quan
trọng nhất là các số liệu thống kê, báo cáo các năm, giai đoạn, hội nghị tổng kết, các
văn kiện Đại hội Đảng bộ của quận qua các kỳ, cùng những tài liệu của các cơ quan
chức năng cấp thành phố như phòng Khoa học Công nghệ, phòng Tài nguyên Môi
trường, phòng Giáo dục và Đào tạo,….và tài liệu của các viện như Viện Nghiên cứu
và Phát triển đô thị, Viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế….có liên quan đến vấn đề
đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh được tôi đưa vào khai thác sử dụng
cho đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu
thực tế cho đề tài.
9
7. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa của một địa phương là vấn đề chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm rộng rãi như nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử chính trị,
ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục….Nghiên cứu đô thị hóa của một địa
phương là góp phần làm sáng tỏ sự phát triển, chuyển biến của địa phương đó đồng
thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.
Luận văn đã tập hợp, xử lý, hệ thống hóa các tư liệu, nhất là các chỉ số phát
triển đô thị ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, tạo thành tập
tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về tình hình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh, là tài liệu có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đô thị và đô thị
hóa
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn có
ba chương nội dung chính:
Chương 1. Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010
Chương 2. Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế ở Quận 7 trong quá
trình đô thị hóa (1986-2010)
Chương 3. Sự chuyển biến về văn hóa - xã hội ở Quận 7 trong quá trình đô thị hóa
(1986-2010)
Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2010
1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa
1.1.1 Khái niệm đô thị
Trong lịch sử xã hội loài người khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội loài người có sự phân công lao động lớn: thủ công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp, quá trình chuyên môn hóa ra đời. Thương nhân tập
trung vào các hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa góp phần hình thành nên các
trung tâm buôn bán, tạo nên các hình thức quần cư ở các đô thị. Đô thị từ đó cũng
được hình thành và phát triển.
10
Do sự khác nhau của xã hội phương Đông và phương Tây, đô thị được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau. Ở phương Tây sự ra đời của phường hội làm xuất hiện
những trung tâm buôn bán, thành thị ra đời. Ở phương Đông, hoạt động sản xuất
nông nghiệp là chính, nên thành thị vừa có vai trò là nơi buôn bán, trao đổi hàng
hóa vừa là trung tâm chính trị, hành chính, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động
chủ yếu.
Dưới góc độ lịch sử, Các Mác đã nhìn nhận đô thị như sau: “Lịch sử cổ đại cổ
điển là lịch sử của các đô thị, nhưng các đô thị này được xây dựng trên cơ sở chiếm
hữu ruộng đất và trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp, có nghĩa là sự thâm nhập của
các quan hệ nông thôn vào thành thị. Lịch sử hiện đại là sự thâm nhập của các
quan hệ thành thị vào nông thôn….Lịch sử châu Á là sự thống nhất không phân
chia giữa thành thị và nông thôn” [57; 8]
Đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người, là một tổ chức
không gian cư trú, sinh hoạt của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực phi nông nghiệp, là nơi tập trung dân cư với mật độ dân số cao, dân cư
sống theo lối sống thành thị.
Đô thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị so với đô thị thời xưa, sự
khác biệt này được thể hiện qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,
cơ cấu kinh tế, quy mô dân số cũng như tỉ lệ dân cư đô thị…
Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đô thị được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Liên hợp quốc định nghĩa đô thị là một khu vực xây dựng kín hoặc một khu vực
đông dân cư bao gồm khu trung tâm thành phố, khu ngoại thành và các khu định cư
lao động. Đô thị theo định nghĩa này có thể rộng hơn hoặc nhỏ hơn một khu vực thành
thị bao gồm khu trung tâm thành phố hay dải ngoại thành hoặc lãnh thổ đông dân cư
tiếp giáp. Thành thị bao gồm các khu vực quản trị địa phương chính thức, thường bao
gồm toàn bộ khu vực đô thị và khu vực định cư lao động chính của thành phố. Khu
trung tâm thành phố là một khu vực có chức năng hành chính, chính trị và tập trung
các hoạt động kinh tế chủ yếu của đô thị đó.
11
Tuy nhiên, phân tích các quốc gia trên thế giới cho thấy các tiêu chí và phương
pháp khác nhau đang được chính phủ các nước sử dụng để định nghĩa đô thị. 105
quốc gia dựa trên các tiêu chí hành chính, thủ đô hoặc thị xã, các đô thị tự trị hoặc
thuộc phạm vi quản lý của các địa phương khác, 83 quốc gia sử dụng tiêu chí hành
chính để phân biệt đô thị và nông thôn, 100 quốc gia định nghĩa thành phố dựa trên số
dân hoặc mật độ dân số với mức độ tập trung tối thiểu từ 200 đến 50.000 người, 57
quốc gia sử dụng tiêu chí này là tiêu chí duy nhất, 25 quốc gia xác định đô thị chủ yếu
dựa vào đặc điểm kinh tế mặc dù không loại trừ các tiêu chí khác như tỉ lệ lực lượng
lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, 18 quốc gia tính đến sự sẵn có
của cơ sở hạ tầng đô thị trong định nghĩa của họ bao gồm sự hiện diện của các con
đường nhựa, hệ thống điện cấp nước và thoát nước.
Tại Úc, các đô thị thường được hiểu là các “trung tâm thành thị” và được định
nghĩa như là những khu dân cư tập trung có từ 1000 người trở lên và mật độ dân cư
phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông. Tại Canada, một đô thị là một vùng
có trên 400 người trên một cây số vuông và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có
hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập
thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh
giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang. Tại Trung
Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn
1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có mật độ dân số ít hơn
1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có
dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị [75;18].
Ở Việt Nam, tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt
Nam, bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là đô, thành và thị. Đô và thành là nơi làm việc
của bộ máy quan lại triều đình phong kiến, thành dùng để bảo vệ cho đô. Thị là nơi
trao đổi, buôn bán hàng hóa, thị xuất hiện kéo theo sự tụ hợp dân cư và các cơ sở
kinh tế, nhất là tiểu thủ công nghiệp.
Những yếu tố cấu thành nên đô thị ngày nay khác hơn so với thời kỳ cận đại, do
phương thức sản xuất thay đổi, đô thị cũng thay đổi theo. Đô thị ngày nay không
12
còn mang tính chất phòng thủ hoặc là nơi làm việc của giai cấp thống trị, thay vào
đó là các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, đường, trường, trạm.
Đô thị chính là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ,
của một tỉnh, huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [3; 5]. Thuật ngữ đô thị ngày
nay dùng để gọi chung cho tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc,
là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn” [77;
332]
Theo GS. Nguyễn Thế Bá đô thị là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ
yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên
ngành tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của
một tỉnh, một huyện” [3; 5]. Nhưng cũng có ý kiến khác về đô thị, chẳng hạn theo
Đào Hoàng Tuấn, ngày nay “đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư
đông đúc với các hoạt đông mang tính chất phi nông nghiệp, các trung tâm đơn
chức về hành chính hoặc thương mại…đô thị đã trở thành một không gian cư trú
của dân cư là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai
trò là trung tâm tổng hợp hoặc về một số mặt hành chính, kinh tế - xã hội của một
vùng hoặc một quốc gia, biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với
lối sống thành thị và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng
phát triển ngày càng hiện đại…” [78; 19 - 20]
Theo GS. Cao Xuân Phổ “trong Tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị:
thành phố, thị xã, thị trấn…các yếu tố đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã
hàm nghĩa chức năng hành chính, thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng
hành chính lấn át chức năng kinh tế, bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do nhà
nước cai quản đô thị là do nhà nước bổ nhiệm. Đô thị phương Tây có tính chính trị
hơn và thiên về chức năng kinh tế” [54; 103]. Như vậy người ta thấy có nhiều cách
hiểu về đô thị gắn liền với vị trí, hoạt động, cấu trúc và chức năng của nó.
13
Do sự phát triển không ngừng của các đô thị, nhất là sự mở rộng, nâng cấp và sự
hình thành thêm các đô thị mới nhằm tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả
nước, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07 tháng 5
năm 2009 về việc phân loại đô thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đô thị.
Theo Nghị định mới này, đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại như sau: loại
đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị
và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện
trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời
điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ
nhất định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và
được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị,
khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
14
5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ
hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng
hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô
thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ
hợp kiến trúc, công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan
thiên nhiên.
- Đô thị loại đặc biệt:
1. Chức năng đô thị: là thủ đô hoặc có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành
chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao
lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị có sự khác biệt giữa khu vực nội thành và
ngoại thành:
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp
dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trường;
b) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và
các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển
các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư
nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai
15
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không
gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
- Đô thị loại I:
1. Chức năng đô thị
Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa
học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một số vùng lãnh thổ
liên tỉnh.
2. Quy mô dân số đô thị
a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên;
b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên.
b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số
lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh;
bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải
áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
16
trường;
b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công
trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo
vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục
vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
- Đô thị loại II:
1. Chức năng đô thị
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng
tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc
một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức
năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào
tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối
với cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.
Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô
thị phải đạt trên 800 nghìn người.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành.
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc
Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số
17
lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh;
100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được
trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới
công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn
chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị, các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia
- Đô thị loại III:
1. Chức năng đô thị
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh.
Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh
hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên
3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với
tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn
chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch
hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
18
b) Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế
việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các
điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị, các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không
gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu
biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
- Đô thị loại IV:
1. Chức năng đô thị
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục -
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc
một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh
hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu 70% so với tổng số lao
động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.
a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn
chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được
trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải
bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh
phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
19
- Đô thị loại V:
1. Chức năng đô thị
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa,
giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện hoặc một cụm xã.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với
tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến
tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Bảng 1.1 Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số
42/2009/NĐ - CP
Loại
đô thị
Vai trò trung
tâm chủ yếu
Dân số
(người)
Lao động
phi nông
nghiệp (%)
Mật độ dân số
(người/km2
)
Hạ tầng cơ sở
Đặc
biệt
Quốc gia > 5.000.000 > 90 > 15.000 Đồng bộ, hoàn
chỉnh
I Quốc gia và
liên tỉnh
> 1.000.000 > 85 > 12.000 Đồng bộ, cơ bản
hoàn chỉnh
II Liên tỉnh > 800.000 > 80 > 10.000
Đồng bộ, tiến tới
cơ bản hoàn chỉnh
20
III Tỉnh, liên tỉnh > 150.000 > 75 > 6.000
Từng mặt được
đầu tư xây dựng
đồng bộ và tiến tới
cơ bản hoàn chỉnh
IV Tỉnh > 50.000 > 70 > 4.000
Đã hoặc đang xây
dựng tiến tới đồng
bộ và hoàn chỉnh
V Huyện > 4.000 > 65 > 2.000
Đã hoặc đang xây
dựng tiến tới đồng
bộ và hoàn chỉnh
Nghị định trên cũng đặt ra tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị
theo vùng miền.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và
mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các
tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại
đô thị tương đương.
Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có tính chất đặc thù
Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật
độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu
chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp
với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn như trên, đến năm 2010 số lượng mỗi loại đô thị như sau:
- Đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)
- Đô thị loại I: 11 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang,
Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định)
- Đô thị loại II: 11 (Biên Hòa, Hạ Long, Vũng Tàu, Việt Trì, Hải Dương, Thanh
Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau)
- Đô thị loại III: 37 (các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh)
21
- Đô thị loại IV: 50 (các thị xã và thị trấn)
- Đô thị loại V: 634 (các thị trấn)
Căn cứ vào những tiêu chí trên, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Đô thị phải đạt chuẩn là trung tâm
tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, tỉnh hoặc những vùng
trong tỉnh…Trong đó, khu vực nội thành có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt
trên 60% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của cư dân tối thiểu
phải đạt trên 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số tối thiểu là 4000 người và mật độ
tối thiểu đạt 2000 người/km2
. Theo Nghị định mới này, cùng với Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn đương nhiên là đô thị loại đặc biệt. Quận 7 nằm ở phía nam
Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng là khu đô thị hiện đại bước vào thế kỷ 21
gồm các khu hỗn hợp đa chức năng: trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ,
công nghiệp, khoa học, văn hoá, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí với quy mô dân số
khoảng 500.000 người.
Chức năng của đô thị:
Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có chức năng khác nhau:
- Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế
thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu
cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở
hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá. Tập trung
sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là công nhân, viên chức, người buôn
bán và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
- Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng
quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại... là những vấn đề gắn
liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng nặng nề
không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế,...
thay đổi.
22
- Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao,
do đó ở đô thị cần phải có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung
tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
- Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu
kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa đáp ứng
nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do
đó chính quyền địa phương phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị.
Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hoá
của xã hội, là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ
thuật và văn hoá. Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho giao thương và sản
xuất phát triển và thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa. Đô thị tối ưu
hoá việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh
và rẻ, tạo ra thị trường sản xuất, kinh doanh mở rộng.
Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân
lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò
to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Đô thị giữ vai trò đầu tàu
cho sự phát triển, lôi cuốn các cộng đồng cư dân nông thôn vào các hoạt động trao
đổi kinh tế thị trường và phát triển văn hóa.
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa và đưa
ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo
tương lai của quá trình này.
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh
chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị hóa
diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp hóa, với sự phát triển của cách
mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và
phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, môi trường sống. Đô thị
23
hóa là quá trình phức tạp mang tính quy luật, diễn ra trên quy mô toàn cầu với nội
dung phát triển số lượng các đô thị, mở rộng đô thị về quy mô dân số và diện tích.
Theo cách tiếp cận của ngành nhân khẩu học, đô thị hóa được hiểu theo chiều
rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống
của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số dân
cư đô thị
Việc tiếp cận này chưa giải thích được tầm quan trọng và vai trò của quá trình đô
thị hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện đại, vì vậy các nhà khoa học có xu
hướng xem quá trình đô thị hóa như một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh quá trình
chuyển hóa và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống
và sinh hoạt mới – phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát
triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
Tuy giữa các quốc gia có những định nghĩa khác nhau về đô thị hóa, nhưng đều
dựa trên những tiêu chí chung như: số dân, loại hình hoạt động kinh tế (nông nghiệp
hay phi nông nghiệp), mức độ của cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…). Các
định nghĩa khác nhau khiến cho việc so sánh mức độ đô thị hóa ở các nước cũng khác
nhau.
Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra thường theo hướng: khu vực nông thôn
bắt đầu có những đặc điểm của khu vực thành thị như sự thay đổi đặc điểm kinh tế của
những cư dân sống tại đó. Sự gia tăng xây dựng các dịch vụ hạ tầng và dịch vụ cơ sở
mang phong cách thành thị, sự chuyển dịch đất nông nghiệp thành khu công nghiệp
và các khu dân cư, trở thành đất đô thị bên ngoài địa giới đô thị hiện hữu.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày
càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển
của xã hội” [77;337] GS. Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là một quá trình
chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên có sẵn như
nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc,
sang những hoạt động tập trung hơn như công nghệ chế biến, sản xuất, xây dựng cơ
bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ
24
thuật…đô thị hóa là quá trình diễn biến về kinh tế xã hội, văn hóa, không gian gắn
liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp
mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi
lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thốn đô thị song song với tổ
chức bộ máy hành chính, quân sự” [55;7]. Theo định nghĩa này đô thị hóa là quá trình
phát triển của lao động sản xuất. Từ sản xuất phân tán chuyển sang lao động tập trung
mang tính chất công nghiệp có sử dụng máy móc, khoa học, kỹ thuật không gian kinh
tế - xã hội được mở rộng, làm thay đổi cảnh quan, môi trường sống của dân cư.
GS. Nguyễn Thế Bá đưa ra định nghĩa: “đô thị hóa là quá trình tập trung dân số
vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát
triển sản xuất và đời sống…quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về
cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ
dạng nông thôn sang thành thị”. [3;17]. Theo khía cạnh đô thị học, đô thị hóa đồng
nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong khu vực theo thời gian như mở rộng
tự nhiên của cư dân hiện có, sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc là
sự nhập cư đến đô thị và cuối cùng là sự chuyển dịch đất đai. Căn cứ vào những khái
niệm mang tính chất lý luận như trên, đề tài này tác giả nghiên cứu quá trình đô thị
hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa, từ khi đất nước
đổi mới (1986), lúc này Quận 7 ngày nay thuộc huyện Nhà Bè cho đến khi chia tách
huyện Nhà Bè (1997) và đến cả giai đoạn hiện nay (2010).
Trong giai đoạn đầu, đô thị hóa là hệ quả của quá trình mở rộng, phân tách, sát
nhập các địa giới hành chính trực tiếp dẫn đến quá trình đô thị hóa với việc xây dựng
các trung tâm đô thị. Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa đi liền với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là sự thay đổi, phát triển cơ sở hạ tầng, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Ngoài những yếu tố trên, quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng, không thể tách rời với
những vấn đề văn hóa, xã hội, sự chuyển đổi lối sống dân cư từ lối sống nông thôn
sang lối sống thành thị.
25
1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử lấy mốc năm 1698, tức năm Nguyễn
Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược làm mốc ra đời đô thị cảng
Sài Gòn xưa và nay là vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những lưu dân
Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định
và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực
Việt Nam.
Thời điểm ban đầu, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 60.000 hộ với
200.000 nhân khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức
mới, mang lại hiệu quả hơn. Tiếp nối các chính sách của các chúa Nguyễn, từ năm
1802, nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai khẩn Nam Bộ và phát triển đô thị Sài
Gòn. Qua hơn 300 năm, dựa vào các vùng nông nghiệp trù phú bao quanh, đô thị cảng
sài Gòn dần dần được hình thành và phát triển.
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống
lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp,
Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành
Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. “Gia Định thành” khi đó được đổi thành
“Gia Định kinh” . Đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên
ngôi ở Huế, miền Nam được chia thành 5 trấn. Năm 1808, “Gia Định trấn” lại được
đổi thành “Gia Định thành”. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi
khởi binh chống lại nhà Nguyễn, dựa vào thành Bát Quái chiếm cứ và phát triển lực
lượng. Sau khi nhà Nguyễn trấn áp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vào năm 1835,
vua Minh Mạng cho phá thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút
quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.
Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhưng đến 1864,
nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính
quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Các công trình quan trọng của
Thành phố như dinh Thống đốc Nam Kỳ, dinh Toàn quyền, được xây dựng. Sau hai
26
năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt đô thị Sài Gòn hoàn toàn thay đổi.
Đô thị Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng
nhiều cơ quan công vụ như dinh Thống đốc, nha Giám đốc nội vụ, tòa án, tòa
thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là
thuộc địa của Pháp và Sài Gòn trực thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1861, địa phận Sài
Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên
là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ
của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành
phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho đến nửa đầu thập niên 1870, Thành phố Sài
Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3
năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập Thành phố Sài Gòn,
đứng đầu là viên đốc lý người Pháp.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không
chỉ là trung tâm hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của
cả Liên bang Đông Dương, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”
hoặc “Paris Phương Đông”
Đến năm 1945 Sài Gòn - Chợ Lớn có dân số khoảng 500.000 người. Chiến
tranh Đông Dương tác động cuộc di dân từ nông thôn lên thành thị, khiến bốn năm
sau (vào năm 1949) dân số tăng hơn gấp đôi, số dân Sài Gòn lúc đó là 1.200.000
người và sang năm 1954 với hàng trăm nghìn người di cư vào Nam từ phía bắc vĩ
tuyến 17 làm cho dân số Sài Gòn tăng nhanh đạt 2.000.000 người.
Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và
cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức “Đô
thành Sài Gòn”. Năm 1954, thành phố tiếp nhận một lượng di dân mới từ miền Bắc
Việt Nam (phần đông là người Công giáo, còn gọi là dân Bắc kỳ Công giáo) tập
trung tại các khu vực như Xóm Mới, Gò Vấp, Bình An, Quận 8, và rải rác tại các
quận khác. Theo nghị định số 110 - NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng
thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41
phường.
27
Vào nửa cuối thập niên 1950, dựa vào sự viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và các
nước đồng minh, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ được mệnh danh “Hòn
ngọc Viễn Đông”. Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, quân
đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với
thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên, lối sống của giới trẻ Sài Gòn
cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố Sài Gòn trở thành một trung
tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí ở khu vực Đông Nam Á.
Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi
xuống do Mỹ cắt giảm viện trợ, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu
quả trực tiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành gây ảnh hưởng xấu tới
sự phát triển đô thị Sài Gòn.
Sau năm 1975, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi, Phú Hòa kế cận dưới thời chính
quyền Sài Gòn, được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là Thành phố Sài Gòn
- Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống
nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng
thời đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm
1976 đến năm 1985, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quá trình đô
thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra với tốc độ chậm, chưa có những dự án
phát triển lớn.
Từ năm 1976, với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
đô thị lớn nhất Việt Nam, 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại
thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập.
Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà
Bè.
Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai.
Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261
phường, 86 xã. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi,
gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí
Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị
28
trấn.
1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Vị trí địa lý
Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay có 10 phường: Tân Thuận Đông, Tân
Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Phú, Phú Thuận, Bình
Thuận, Phú Mỹ trên cơ sở 5 xã phía bắc (Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy
Đông, Tân Quy Tây, Phú Mỹ) và một phần thị trấn Nhà Bè (bao gồm các khu phố
1,2,3) của huyện Nhà Bè trước đây, nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý của Quận 7 được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2, ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn.
- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là sông Rạch Đĩa, sông Phú Xuân.
- Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai, ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.
- Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh, ranh giới là sông Ông Lớn.
Quận 7 có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội vì là cửa ngõ phía
nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Địa phương có vị trí chiến lược, giao thương thuận
lợi qua giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, là cầu nối phát triển thành phố
về phía biển Đông. Các trục giao thông lớn đi qua Quận 7 như: xa lộ Bắc - Nam,
đường cao tốc Nguyễn Văn Linh, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè bao bọc phía Đông với
hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hóa đi nước ngoài và ngược lại, rất
thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hóa cũng như hành khách đi
các vùng lân cận.
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội
- Địa hình: Địa hình Quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình không thay đổi
lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m
- Thổ nhưỡng: đất đai phần lớn thuộc loại đất phèn mặn
- Khí hậu: nằm ở khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do
gần biển nên khí hậu Quận 7 mang tính hải dương, điều hòa hơn các vùng khác, có hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ: số giờ nắng trung bình từ 6 đến 8 giờ/ ngày nên nhận được nhiệt năng
29
cao trung bình là 3685 calo/cm2
/ ngày. Nhiệt độ trung bình là 270
C, tháng nóng nhất
là tháng 4 (290
C) tháng mát nhất là tháng 12 (25,70
C). Có đến 330 ngày có nhiệt độ
trung bình là 25,280
C. Tổng số giờ nắng trong năm là: 2500 giờ. Gió thịnh hành theo
ba hướng chính đông nam, nam và tây nam, tốc độ gió trung bình 2-3m/s, nằm trong
vùng không có bão. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80%, độ ẩm cao nhất về mùa mưa
có thể lên đến 100% mùa khô chỉ còn 75%. Lượng mưa cao trung bình 1592mm
nhưng phân bố không đều, hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa,
cao nhất vào các tháng 6,9 (khoảng 350mm) thấp nhất là tháng 2 (khoảng 50mm).
- Sông ngòi: Đặc trưng của Quận 7 là rất nhiều sông rạch trong đó các sông rạch lớn
bao quanh như sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Ông Lớn, sông Phú Xuân, kênh Tẻ,
rạch Rơi và mạng lưới kênh rạch nhỏ. Diện tích mặt nước của quận là 1.109 ha chiếm
28,5% diện tích tự nhiên của Quận trong đó chủ yếu là mặt nước trên sông Sài Gòn,
Nhà Bè, tất cả các sông, rạch đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và bị
nhiễm mặn.
Sông Sài Gòn dài 210 km bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản (Bình Phước)
chảy qua tỉnh Tây Ninh, Sông Bé đổ vào Thành phố Hồ Chí Minh ở Củ Chi và
xuyên qua thành phố trên chiều dài 106 km, sông Sài Gòn cùng với sông Nhà Bè
bao bọc phía Đông quận 7, lưu lượng nước trung bình 171m3
/s vào mùa lũ, mùa cạn
là 17,2m3
/s, sông Sài Gòn hợp với sông Nhà Bè, nối với sông Vàm Cỏ (Long An)
nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt dài 27 km.
Sông Nhà Bè là một đoạn sông ngắn thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông bắt
đầu từ đoạn hợp lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai tại vị trí phường Thạnh
Mỹ Lợi, Quận 2, từ đây sông chảy theo hướng bắc - nam làm ranh giới tự nhiên
giữa Quận 7 và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai.
1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010
1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7
Quận 7 ngày nay thuộc huyện Nhà Bè cũ được biết đến từ những năm cuối thế kỷ
XVI đầu thế kỷ XVII. Theo ghi chép trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vùng
30
đất này lúc đó còn hoang vu, rừng rậm, “từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại,
Cửa Tiểu trở lên toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. [15;18]
Trong quá trình mở đất khai hoang của cư dân Nam tiến trên đường qua sông Soài
Rạp để vào rạch Bến Nghé, khi gặp nước ngược, chèo chống vất vả, lực lượng lưu dân
đã neo thuyền một chỗ chờ nước lớn xuôi dòng. Do lòng thuyền chật hẹp, nấu nướng
khó khăn nên có người tên là Võ Thủ Hoằng nảy ra sáng kiến đốt tre kết làm bè neo
trên sông làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Nhiều người làm theo,
kết hai, ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hóa, khoảng sông này ngày
càng tấp nập và địa danh Nhà Bè ra đời từ đó.
Mùa xuân năm 1698, Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào
Nam kinh lược “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ gia Định, lập xứ Sài Gòn làm huyện
Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [15,32]. Kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè
chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn.
Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An, quản trị phủ
Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè lúc này trực thuộc Tổng
Tân Phong và Tổng Bình Trị thuộc 2 huyện Tân Long và Bình Dương.
Năm 1836, trấn Phiên An được đổi thành tỉnh Phiên An, và sau đó lại cải thành
tỉnh Gia Định. Lúc này các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè trực thuộc Tổng Bình Trị
Thượng (huyện Bình Dương phủ Tân Bình) và Tổng Tân Phong Hạ (thuộc huyện Tân
Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định)
Sau hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1882) Pháp tổ chức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam
kỳ. Lúc này, cơ cấu hành chính vẫn giữ nguyên.
Đến năm 1866, Pháp sát nhập hai huyện Bình Dương và Bình Long thành hạt
Sài Gòn, rồi sau đó đổi tên thành hạt Gia Định gồm 19 tổng. Trong đó Tổng Bình Trị
Hạ gồm 9 xã nông thôn và Tổng Dương Hòa Hạ gồm 12 xã thôn thuộc địa phận huyện
Nhà Bè (trước năm 1997). Cuối thời Pháp thuộc, Nhà Bè trở thành một quận thuộc
tỉnh Gia Định bao gồm 4 tổng, trong đó hai tổng Bình Trị Hạ và Dương Hòa Hạ tương
đương với huyện Nhà Bè (trước 1997). Năm 1961, sáp nhập một phần phía bắc huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An vào huyện Nhà Bè, thuộc tỉnh Gia Định.
31
Cuối thời Pháp thuộc, Nhà Bè trở thành một quận thuộc tỉnh Gia Định gồm 4 tổng,
trong đó có 2 tổng An Thiết và Cần Giờ tương ứng với huyện Cần Giờ ngày nay. Hai
tổng còn lại là Bình Trị Hạ và Dương Hòa Hạ gồm 11 xã thôn bao gồm: Tân Thuận
Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ Tây, Phước Long Đông, Phú Xuân Hội, Phước Lộc,
Long Kiểng, Nhơn Đức, Phú Lễ, Long Đức Đông và Hiệp Phước.
Dưới thời Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1961, chính quyền
Ngô Đình Diệm cho sát nhập một phần đất ở phía bắc huyện Cần Giuộc (tỉnh Long
An) vào quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định. Lúc này, Nhà Bè là quận của tỉnh Gia Định.
Dân số năm 1965 gần 44 nghìn người.
Năm 1972, tức là thời điểm cuối cùng trước ngày Thành phố Hồ Chí Minh được
giải phóng, quận Nhà Bè vẫn thuộc tỉnh Gia Định, có diện tích 89,46 km2
với 73.868
dân gồm 9 xã: Long Đức, Long Kiểng, Nhơn Đức, Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội,
Phước Long Đông, Phước Lộc Thôn, Tân Thuận Đông và Tân Quy Đông.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà Bè là một huyện ngoại thành của
Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở tọa độ địa lý từ 10,34 độ vĩ bắc và 106,40 độ kinh
đông, hình thể của huyện kéo dài theo hướng Bắc - Nam với tổng diện tích tự nhiên
133,16 km2
Huyện gồm 9 xã: Phú Xuân, Phú Mỹ, Tân Thuận, Tân Quy, Long Kiểng, Phước Long,
Phước Lộc, Nhơn Đức, Long Thới. Ngày 01/4/1997, Nhà Bè được tách một phần
phía Bắc để thành lập một quận mới là Quận 7.
1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010
Do có tầm quan trọng về vị trí địa lý, kinh tế, quân sự, nằm cạnh con đường hàng
hải ra vào tàu bè của nước ngoài nên trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân
Pháp đặc biệt chú ý đến địa bàn huyện Nhà Bè nhất là địa bàn thuộc Quận 7 ngày nay.
Pháp cho xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp tại hai xã Tân Thuận và Tân Quy. Pháp
đã ký giấy đồng ý cho Anh và Mỹ đến huyện Nhà Bè xây dựng 2 hãng dầu Socony và
Shell ở Phú Xuân Hội, trung tâm thị trấn Nhà Bè, xây dựng cảng Tân Thuận, mở
rộng các kho hàng của thương cảng Sài Gòn từ kho 1 đến kho 14 xã Tân Thuận Đông
làm thay đổi lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nhân dân huyện Nhà Bè lúc bấy giờ.
32
Đến thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quá trình đô thị hóa ở Nhà Bè tiếp tục
diễn ra mạnh mẽ, dân cư ồ ạt đến đây, do chính sách dãn dân của chính quyền đương
thời. Tháng 3 năm 1963 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa dân từ Quận 4 sang,
lập ra khu định cư ở ấp Tân Sinh, Tân Thành ở xã Tân Quy với 3.800 dân nâng dân số
xã Tân Quy vào thời điểm đó lên 5000 người. Năm 1972, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa đưa thêm 100 hộ dân đến ấp 1, thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Dưới thời Pháp thuộc và trong chiến tranh Việt Nam đã có các nhà máy và xí
nghiệp được xây dựng và một số cơ sở vật chất được xác lập ở Sài Gòn nhưng chủ yếu
để phục vụ cho nhu cầu cai trị, chiến tranh xâm lược và khai thác, vì thế cơ sở hạ tầng
vẫn manh mún, phân tán, nhìn chung rất nghèo nàn.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền thành phố tiếp quản huyện
Nhà Bè trong tình hình rất khó khăn. Huyện có 9 xã, đất nông nghiệp chiếm hầu hết
toàn huyện, có 8.700 ha, bao gồm 6.600 ha trồng lúa, trên 228 ha trồng dừa nước và
70 ha trồng cây ăn trái, còn lại là đất ngập mặn, đất nhiễm phèn nặng, nguồn nước
ngọt chỉ có trong khoảng 6 tháng mùa mưa, đó là nguyên nhân bó buộc người dân từ
bao đời nay chưa phá nổi tình trạng độc vụ. Nhìn chung, đất đai ở Nhà Bè hầu hết bị
bỏ hoang hóa, số đất canh tác đa phần do địa chủ nắm giữ. Đất đai do ảnh hưởng
của nước phèn, nước mặn, sản xuất lúa một vụ năng suất thấp, 30% số dân luôn
thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng trong năm. Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
đã có nhưng không đáng kể.
Sau khi đất nước tiến hành đổi mới (1986), thực hiện nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Nhà Bè nói riêng đã ra sức xây dựng
và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế….
Năm 1987, do yêu cầu phát triển của xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình quản lý điều hành trên phạm vi toàn huyện, huyện Nhà Bè đã tách xã Tân Thuận
thành 2 xã Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây, tách xã Tân Quy thành 2 xã: Tân Quy
Đông và Tân Quy Tây nâng tổng số xã, thị trấn toàn huyện lên 12 xã, thị trấn gồm: 7
xã đô thị hóa Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Hiệp
33
Phước, Phú Mỹ, Phú Xuân và 4 xã nông thôn Phước Lộc, Phước Kiển, Long Thới,
Nhơn Đức.
Ngày 1/4/1997 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí
Minh và của địa phương huyện Nhà Bè đã chia thành huyện Nhà Bè mới và Quận 7.
Quận 7 được thành lập trên cơ sở 5 xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy
Đông, Tây Quy Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè gồm 17.673 hộ với 90.920
dân, mật độ dân số 2544 người/km2
. Tổng diện tích tự nhiên 35,76 km2
, trong đó đất
xây dựng và đất chuyên dùng chiếm 1171 ha, đất nông nghiệp là 1386,7 ha, sông rạch
là 1017,9 ha.
Là một quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chia tách Quận 7 tiếp nhận
24 nhà máy, công ty, xí nghiệp do trung ương và thành phố quản lý như cảng kho 18
(thuộc cảng Sài Gòn), cảng Bến Nghé, nhà máy luyện cán thép Nhà Bè, nhà máy hợp
kẽm sắt Nhà Bè, công ty may Nhà Bè, nhà máy sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu
Nhà Bè.... Ngoài ra còn có 37 công ty trách nhiệm hữu hạn, 18 doanh nghiệp tư nhân,
khu công nghiệp Tân Thuận có quy mô sản xuất lớn và khá hiện đại đã đi vào hoạt
động cùng với việc hình thành vùng đô thị hóa Nam Sài Gòn (2600 ha) Quận 7 trở
thành trung tâm đô thị mới của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại các kỳ Đại hội Đảng bộ Quận 7 đã xác định, tiền đề cho tiến trình đô thị hóa,
cơ cấu kinh tế là thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cho
chặng đường khởi đầu đến năm 2020 và chia ra từng giai đoạn, từ đó đề ra nhiều
giải pháp thực hiện, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội và ưu tiên việc nâng cao trình độ dân trí qua việc giáo dục kiến thức
văn hóa xã hội, đào tạo nghề nghiệp phù hợp cuộc sống sản xuất công nghiệp và các
hoạt động thương mại dịch vụ là nội dung chính trong chặng đường xây dựng Quận
7.
Nhìn chung từ thế kỷ XVI - XVII, những cuộc Nam tiến của cư dân người Việt
vào vùng đất Nam Bộ trước hết là Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai, và Gia Định. Con
đường Nam tiến chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Do có vị trí thuận lợi về mặt
đường bộ cũng như đường thủy, Nhà Bè (gồm cả Quận 7 ngày nay) được khai phá
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
 
Dự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịchDự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịch
 
Đề tài: Kiến tập khách sạn – kiến tập Resort, HAY
Đề tài: Kiến tập khách sạn – kiến tập Resort, HAYĐề tài: Kiến tập khách sạn – kiến tập Resort, HAY
Đề tài: Kiến tập khách sạn – kiến tập Resort, HAY
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 
Đề tài: Hoạt động quảng cáo thuơng mại ngoài trời tại quận Hà Đông
Đề tài: Hoạt động quảng cáo thuơng mại ngoài trời tại quận Hà ĐôngĐề tài: Hoạt động quảng cáo thuơng mại ngoài trời tại quận Hà Đông
Đề tài: Hoạt động quảng cáo thuơng mại ngoài trời tại quận Hà Đông
 
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quocThuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 

Similar to Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ

Similar to Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ (20)

Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở tp Vĩnh Long từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở tp Vĩnh Long từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở tp Vĩnh Long từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở tp Vĩnh Long từ 1986 đến 2010
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóaLuận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
 
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOTĐề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 

Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Luận QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Luận QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Luận
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch sử. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS Nguyễn Đức Hòa, đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, sửa chữa, cung cấp tài liệu, động viên… giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo, Ủy ban Nhân dân Quận 7, Phòng Kinh tế Quận 7, Phòng Văn hóa - Lao động - Thương binh và xã hội Quận 7, Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 7, Phòng Quản lý Đô thị Quận 7, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 7, Bưu điện Quận 7, Điện lực Tân Thuận, Công ty TNHH Dịch vụ Công ích Quận 7, Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Quận 7…. đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Luận văn Nguyễn Văn Luận
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................7 6. Nguồn tư liệu ............................................................................................................8 7. Những đóng góp của luận văn ..................................................................................9 8. Bố cục của luận văn ..................................................................................................9 Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010..................................................................................................................................9 1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa................................................................................9 1.1.1 Khái niệm đô thị ...............................................................................................9 1.1.2 Khái niệm đô thị hóa.......................................................................................22 1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh...........................25 1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh..............................................28 1.3.1 Vị trí địa lý......................................................................................................28 1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội...............................................................................28 1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 .................................29 1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7..............................................................................29 1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010...............................31 Chương 2. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ Ở QUẬN 7 TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986-2010) ...............................35 2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa (1986 – 2010)..............................................................................................................35 2.2 Sự chuyển biến của các ngành kinh tế Quận 7 trong quá trình đô thị hóa ...........36 2.2.1 Nông nghiệp....................................................................................................36 2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...............................................................41
  • 6. 2.2.3 Thương mại – dịch vụ.....................................................................................47 2.3 Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng của Quận 7 trong quá trình đô thị hóa .............55 2.3.1 Ngành xây dựng..............................................................................................55 2.3.2 Ngành giao thông vận tải................................................................................58 2.3. 3 Hệ thống thông tin liên lạc ............................................................................61 2.3.4 Hệ thống cung cấp điện ..................................................................................62 2.3.5 Hệ thống cấp thoát nước.................................................................................63 Chương 3. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở QUẬN 7 TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ( 1986 – 2010)...............................................................68 3.1 Sự chuyển biến về dân số, lao động......................................................................68 3.2 Nhà ở.....................................................................................................................69 3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục ...............................................................71 3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế .......................................................................74 3.3.1 Mạng lưới y tế.................................................................................................74 3.3.2 Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế .......................................................................77 3.4 Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa ................................................................78 3.4.1 Chuyển biến trong hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao.................78 3.4.2 Chuyển biến trong lối sống của cư dân ..........................................................81 KẾT LUẬN ...................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................95
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNTN : Doanh nghiệp tư nhân GS : Giáo sư GS.TS : Giáo sư. Tiến sĩ GTSX : Giá trị sản xuất HCV : Huy chương vàng HCB : Huy chương bạc HCĐ : Huy chương đồng HTX : Hợp tác xã KCX : Khu chế xuất PCGD : Phổ cập giáo dục PGS.TS : Phó Giáo sư. Tiến sĩ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TDTT : Thể dục thể thao UBDSGĐTE : Ủy ban dân số gia đình trẻ em UBND : Ủy ban nhân dân VHTT : Văn hóa thể thao VĐV : Vận động viên
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 42/2009NĐ – CP 24 Bảng 2.1 Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân theo ngành 44 Bảng 2.2 Cơ cấu nhóm ngành kinh tế qua các giai đoạn 45 Bảng 2.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp của Quận 7 năm 2000 – 2005 48 Bảng 2.4 Tốc độ phát triển giá trị sản xuất chăn nuôi – trồng trọt của Quận 7 năm 2000 - 2005 49 Bảng 2.5 Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt của Quận 7 năm 2000 – 2005 50 Bảng 2.6 Số lượng đàn gia súc, gia cầm 2005 – 2010 51 Bảng 2.7 Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Quận 7 năm 2000 – 2005 54 Bảng 2.8 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của Quận 7 năm 2000 và 2005 55 Bảng 2.9 Giá trị sản xuất công nghiệp (HTX, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần) 59 Bảng 2.10 Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2000 62 Bảng 2.11 Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2005 63 Bảng 2.12 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm 2000 – 2005 65 Bảng 2.13 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm 2000 – 2005 Bảng 2.14 Cơ cấu giá trị sản xuất xây dựng của Quận 7 theo thành phần kinh tế năm 2000, năm 2004 và năm 2005 72 Bảng 2.15 Doanh thu ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm 2000 – 2005 75 Bảng 2.16 Tốc độ phát triển ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm 76
  • 9. 2000 – 2005 Bảng 2.17 Tốc độ phát triển của hai ngành vận tải và bốc xếp của Quận 7 năm 2000 – 2005 77 Bảng 3.1 Tình hình dân số Quận 7 qua các năm 87 Bảng 3.2 Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động so với dân số của Quận 87 Bảng 3.3 Diện tích đất của Quận 7 qua các giai đoạn 89 Bảng 3.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu Giáo dục của Quận 7 qua các giai đoạn 93 Bảng 3.5 Cơ sở y tế do Quận quản lý 96 Bảng 3.6 Tổng hợp số liệu văn hóa Quận 7 (2006 – 2010) 100 Bảng 3.7 Tổng hợp số liệu thể thao Quận 7 (2006 – 2010) 101
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kể từ năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thành lập và xác định địa giới hành chính đến nay hơn ba thế kỷ trôi qua Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra những cuộc chuyển giao lịch sử quan trọng góp phần tạo nên nhiều dấu ấn trong lịch sử. Kết quả của quá trình đô thị Sài Gòn hóa do người Pháp tiến hành Sài Gòn trở thành “hòn ngọc Viễn Đông” vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trải qua bao năm tháng, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi nhanh chóng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh càng diễn ra mạnh mẽ từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Tác động bởi quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa ở Quận 7 diễn ra nhanh chóng. Là Quận nằm ở cửa ngõ phía nam của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 7 có vị trí chiến lược rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những cửa ngõ giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh với cả trong và ngoài nước, là cầu nối mở hướng phát triển ra biển Đông và thế giới, thuận tiện cho việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, bến bãi, tập kết, trung chuyển hàng hóa đi nước ngoài và ngược lại, kích thích các cơ sở dịch vụ, khu đô thị mới và nhiều lĩnh vực khác phát triển. Trên địa bàn Quận 7 có khá nhiều cảng, khu chế xuất và nhiều công trình công cộng được đầu tư xây dựng. Đặc biệt Quận có trung tâm đô thị mới Phú Mỹ Hưng rộng 409 ha được xem là trái tim của toàn đô thị mới có đầy đủ chức năng của một trung tâm đô thị hiện đại như thương mại tài chính, dân cư, giải trí, văn hóa, giáo dục, y tế…. Những chính sách phát triển quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đô thị hóa ở thành phố, đồng thời với sự phát triển vượt bậc, tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng của Quận 7 đã tác động đến quá trình đô thị hóa của thành phố nói chung, Quận 7 nói riêng. Đô thị hóa của một vùng đất có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như
  • 11. 2 kinh tế, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi cảnh quan môi trường, cơ cấu dân cư…. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết vì đô thị hóa đem lại những mặt tích cực, làm thay đổi hoặc mất đi nhưng giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán, lối sống cư dân, cơ cấu kinh tế và những ngành nghề truyền thống….đó là những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu để đề ra một số biện pháp nhằm định hướng cho sự phát triển đô thị một cách bền vững. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Quá trình đô thị hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (1986 – 2010)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi thành lập đến nay, lịch sử đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều tác giả đề cập đến với mức độ khác nhau. Giai đoạn từ khi Sài Gòn thành lập (1698) cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược 1858 có nhiều tác phẩm bằng chữ Hán viết về vùng đất Đồng Nai - Gia Định như quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Tác phẩm bằng chữ Nôm có bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liêm Phong phản ánh nhiều mặt hoạt động, biến đổi đô thị cảng Sài Gòn thời nhà Nguyễn. Giai đoạn từ khi thực dân Pháp xâm lược 1858 đến 1954 có nhiều chuyên khảo của các tác giả người Pháp về vùng đất Nam Kỳ và Sài Gòn - Gia Định như Sự góp phần vào Lịch sử Sài Gòn (1867 - 1916) của Baudrit (bản dịch), Chuyên khảo về tỉnh Gia Định của Boucho….Các tác phẩm của các tác giả Việt Nam như Chuyên khảo về tỉnh Gia Định của Hội nghiên cứu Đông Dương, Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận: dự án Sài Gòn 500.000 dân của tác giả Trương Vĩnh Ký do Nguyễn Đình Đầu dịch, Chương trình chỉnh trang đô thành Sài Gòn và phụ cận trong thời kỳ hậu chiến của tác giả Nghi Sinh, Sài Gòn 100 năm về trước của tác giả Thanh Giang. Nhiều tác phẩm của các tác giả trên đã mô tả bức tranh tổng quát về sự biến đổi Sài Gòn - Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 được sự hậu thuẫn của Mỹ về nhiều mặt nhất là về
  • 12. 3 viện trợ kinh tế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng Sài Gòn trở thành thủ đô của chính thể này. Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được hợp nhất gọi chung là đô thành Sài Gòn. Có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đã viết về vấn đề quy hoạch đô thành Sài Gòn theo hướng hiện đại. Trước hết phải kể đến một số công trình chuyên khảo như Địa phương chí tỉnh Gia Định của Tòa hành chính tỉnh Gia Định, Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, Gia Định xưa của tác giả Sơn Nam, Sài Gòn năm xưa của tác giả Vương Hồng Sển, Dân số hoạt động của đô thành Sài Gòn của tác giả Lê Văn Hoàng, Những điều cần biết về kế hoạch chủ yếu thiết kế đô thị Sài Gòn của tác giả Bông Mai, Nghiên cứu các cơ sở xã hội tại Gia Định của tác giả Đinh Tuyến. Các tác giả trên dưới góc độ nhìn nhận khác nhau, mô tả quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Gia Định gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Vào thời kỳ này, quá trình đô thị hóa ở Gài Gòn có một số nét khác biệt so với đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc. Giai đoạn từ 1975 đến nay việc nghiên cứu kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm thông qua một số công trình có giá trị được công bố. Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình đã khảo cứu toàn diện về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh suốt 3 thế kỷ có thể đề cập tới tác phẩm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển của tác giả Đỗ Thanh Hương, Huỳnh Hữu Nhựt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999. Các tác giả đã nêu bật vai trò, vị trí phát triển thuận lợi của vùng đất Gia Định xưa. Sau khi Cù lao Phố bị tàn phá, vai trò trung tâm kinh tế ở phía Nam chuyển về Bến Nghé, Sài Gòn. Sau khi đặt cai trị, thực dân Pháp quy hoạch Sài Gòn theo kiến trúc châu Âu. Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập, họ cũng nhanh chóng thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị Sài Gòn. Sau năm 1975 Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển với
  • 13. 4 nhiều công trình hiện đại, sự chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa, giáo dục….cũng diễn ra nhanh chóng. Tác giả đã tổng kết quá trình đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn cụ thể. Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đề cập đến xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình trạng tăng dân số cơ học của các đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, sự thay đổi của môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung Phường (NXB Xây dựng, 1995) đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng lưới đô thị ở Việt Nam. Ông đã đưa ra những đóng góp nhằm định hướng phát triển cho các đô thị ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt Nam, chưa đi sâu vào nghiên cứu một đô thị cụ thể. Chuyên khảo Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn Thế Bá (NXB Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Tác phẩm Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, đã nêu bật vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh Thành phố này là nơi tiếp thu sớm nhất và mạnh mẽ nhất các khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ các nước phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đến ứng dụng có hiệu quả các kiểu quy hoạch - kiến trúc phương Tây vào Thành phố. Ông cho rằng ở Sài Gòn đã hình thành nên một nền công nghiệp tiên tiến so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và sớm nhất so với những vùng miền khác trong cả nước. Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1954 đến 1989 do Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991 đề cập đến tác động, ảnh hưởng của đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 40 năm qua. Tác giả Lê Hồng Liêm trong Xu hướng đô thị hóa ở vùng ven Thành phố Hồ
  • 14. 5 Chí Minh cho thấy sự chuyển biến kinh tế, xã hội của các huyện vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng nhưng còn mang tính chất tự phát. Tác giả cho rằng, từ năm 1986 trở đi các vùng ven mới thực sự bước vào thời kỳ đô thị hóa mạnh mẽ. Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (NXB Trẻ, 1999) gồm có ba chương mô tả quá trình đô thị hóa vùng ngoại thành và sự thay đổi văn hóa làng xã trong quá trình đô thị hóa ở những vùng đất đó. Cuốn sách Nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa của tác giả Lê Văn Năm, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 đã phản ánh khá chi tiết tình hình chuyển dịch đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả còn mô tả những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nông dân. Đô thị hóa làm cho họ dần dần rời bỏ ruộng đồng, chuyển sang những hoạt động kinh doanh, buôn bán, lao động bằng những ngành nghề khác hay rơi vào cảnh thất nghiệp. Tác giả Lê Văn Năm còn đề cập tới những thuận lợi và khó khăn tiêu cực do quá trình đô thị hóa mang lại. Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Tài, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995, đã tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa như sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, vấn đề lao động, giải quyết việc làm, sự gia tăng các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội…. Tiềm năng phát triển các xã và thị trấn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Võ Thị Hiệp đồng chủ biên, NXB Thành phố Chí Minh, năm 1995, đề cập khá chi tiết những tiềm năng phát triển của những xã vùng ven trên địa bàn thành phố. Ngoài những tác phẩm viết về đô thị hóa ở Việt Nam và ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn có nhiều bài viết trong Hội thảo Khoa học quốc tế phát triển đô thị bền
  • 15. 6 vững và vai trò của văn hóa giáo dục, Hội nghị toàn quốc về đô thị tổ chức tại Hà Nội năm 1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 và tại Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1999, Hội thảo về Đô thị hóa tại Quy Nhơn, Bình Định năm 1996 do Hiệp hội đô thị Việt Nam tổ chức. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra nhiều hội thảo về đô thị do Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội tổ chức như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á năm 1995, Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản năm 1997… Có số lượng khá lớn các tạp chí và bài báo viết về quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nêu bật các khái niệm đô thị, cấu trúc đô thị của thế giới và Việt Nam cũng như việc quy hoạch đô thị ở Việt Nam, ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các nhà nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp đô thị học chứ chưa dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cố gắng kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học đi trước, nhìn nhận vấn đề đô thị hóa dưới góc nhìn lịch sử. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. Luận văn tập trung trình bày các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan, cơ sở hạ tầng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến đổi về mặt xã hội (như dân số, mật độ dân số, lao động, văn hóa, giáo dục, y tế….) làm sáng tỏ những tác động của quá trình đô thị hóa đối ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa, đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của quá trình đô thị hóa trong tương lai. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình đô thị hóa trong lịch sử. Đề tài tập trung làm nổi bật các bước phát triển và sự chuyển dịch từng bước kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng, các bước thay đổi từ
  • 16. 7 một Quận khi mới thành lập nông nghiệp chiếm hơn 90% đến nay nông nghiệp giảm nhanh chóng chỉ chiếm 1% 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tuy nhiên, từ trước 1997 Quận 7 thuộc huyện Nhà Bè nên tác giả đi vào nghiên cứu quá trình đô thị hóa huyện Nhà Bè giai đoạn 1986 đến 1997. - Về thời gian: khoảng thời gian từ năm 1986 đến 2010. Luận văn đi vào nghiên cứu thời gian trước khi thành lập Quận 7 (1986 – 1997) và trọng tâm nghiên cứu quá trình đô thị hóa Quận 7 (1997 – 2010). Nghiên cứu những bước chuyển biến trong quá trình thành lập Quận 7 đồng thời đưa ra những phương hướng phát triển Quận 7 trong tương lai. Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - văn hóa, không nghiên cứu ở góc độ kiến trúc học, kinh tế học, xã hội học hay đô thị học. Ở góc độ lịch sử - văn hóa, luận văn sẽ không đi vào giải quyết các bài toán về kiến trúc, chỉnh trang đô thị hay xã hội học đô thị….đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình đô thị hóa trong tính lịch sử, ở một địa bàn cụ thể là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian 1986 đến 2010. Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình đô thị hóa, sự thay đổi cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển đô thị bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 7 nói riêng trong tương lai. Đô thị hóa là một quá trình phức tạp, rộng lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ở cách tiếp cận lịch sử - văn hóa đề tài làm rõ sự chuyển dịch cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, văn hóa, lối sống cư dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dưới góc độ sử học nghĩa là xem xét, dựng lại diễn tiến của quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010 để thấy được sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng….cùng những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa cũng như sự tác động trở
  • 17. 8 lại của quá trình này đối với cảnh quan môi trường, kinh tế, đời sống cư dân….nơi đây. Do đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, kinh tế học, địa lý học….Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài phản ánh một cách khách quan, có hệ thống đúng theo diễn tiến của quá trình đô thị hóa 6. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu đầu tiên là các sách viết về đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam ở dạng khái quát, nguồn tư liệu này giúp tôi có cơ sở lý luận để thực hiện đề tài. Một số cuốn sách được khai thác như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung Phường (NXB Xây dựng, 1995), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn Thế Bá (NXB Xây dựng 1999)….Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu, tạp chí, bài báo được tôi tham khảo để làm cơ sở lý luận cho đề tài - Nguồn tư liệu thứ hai là các sách viết về vùng đất Gia Định xưa, Sài Gòn - Chợ Lớn và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Các sách viết về Gia Định xưa, về Sài Gòn - Chợ Lớn sẽ dựng lại sự phát triển về mọi mặt của vùng đất Gia Định xưa, quá trình đô thị hóa của Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1986 - Nguồn tư liệu thứ ba là các sách, các tạp chí, bài báo viết về quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ khi đất nước đổi mới 1986 đến nay. Quan trọng nhất là các số liệu thống kê, báo cáo các năm, giai đoạn, hội nghị tổng kết, các văn kiện Đại hội Đảng bộ của quận qua các kỳ, cùng những tài liệu của các cơ quan chức năng cấp thành phố như phòng Khoa học Công nghệ, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Giáo dục và Đào tạo,….và tài liệu của các viện như Viện Nghiên cứu và Phát triển đô thị, Viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế….có liên quan đến vấn đề đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh được tôi đưa vào khai thác sử dụng cho đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu thực tế cho đề tài.
  • 18. 9 7. Những đóng góp của luận văn Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa của một địa phương là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm rộng rãi như nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục….Nghiên cứu đô thị hóa của một địa phương là góp phần làm sáng tỏ sự phát triển, chuyển biến của địa phương đó đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. Luận văn đã tập hợp, xử lý, hệ thống hóa các tư liệu, nhất là các chỉ số phát triển đô thị ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về tình hình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, là tài liệu có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đô thị và đô thị hóa 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn có ba chương nội dung chính: Chương 1. Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 Chương 2. Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế ở Quận 7 trong quá trình đô thị hóa (1986-2010) Chương 3. Sự chuyển biến về văn hóa - xã hội ở Quận 7 trong quá trình đô thị hóa (1986-2010) Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa 1.1.1 Khái niệm đô thị Trong lịch sử xã hội loài người khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội loài người có sự phân công lao động lớn: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, quá trình chuyên môn hóa ra đời. Thương nhân tập trung vào các hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa góp phần hình thành nên các trung tâm buôn bán, tạo nên các hình thức quần cư ở các đô thị. Đô thị từ đó cũng được hình thành và phát triển.
  • 19. 10 Do sự khác nhau của xã hội phương Đông và phương Tây, đô thị được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở phương Tây sự ra đời của phường hội làm xuất hiện những trung tâm buôn bán, thành thị ra đời. Ở phương Đông, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, nên thành thị vừa có vai trò là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa vừa là trung tâm chính trị, hành chính, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu. Dưới góc độ lịch sử, Các Mác đã nhìn nhận đô thị như sau: “Lịch sử cổ đại cổ điển là lịch sử của các đô thị, nhưng các đô thị này được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất và trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp, có nghĩa là sự thâm nhập của các quan hệ nông thôn vào thành thị. Lịch sử hiện đại là sự thâm nhập của các quan hệ thành thị vào nông thôn….Lịch sử châu Á là sự thống nhất không phân chia giữa thành thị và nông thôn” [57; 8] Đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người, là một tổ chức không gian cư trú, sinh hoạt của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp, là nơi tập trung dân cư với mật độ dân số cao, dân cư sống theo lối sống thành thị. Đô thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị so với đô thị thời xưa, sự khác biệt này được thể hiện qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, quy mô dân số cũng như tỉ lệ dân cư đô thị… Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đô thị được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Liên hợp quốc định nghĩa đô thị là một khu vực xây dựng kín hoặc một khu vực đông dân cư bao gồm khu trung tâm thành phố, khu ngoại thành và các khu định cư lao động. Đô thị theo định nghĩa này có thể rộng hơn hoặc nhỏ hơn một khu vực thành thị bao gồm khu trung tâm thành phố hay dải ngoại thành hoặc lãnh thổ đông dân cư tiếp giáp. Thành thị bao gồm các khu vực quản trị địa phương chính thức, thường bao gồm toàn bộ khu vực đô thị và khu vực định cư lao động chính của thành phố. Khu trung tâm thành phố là một khu vực có chức năng hành chính, chính trị và tập trung các hoạt động kinh tế chủ yếu của đô thị đó.
  • 20. 11 Tuy nhiên, phân tích các quốc gia trên thế giới cho thấy các tiêu chí và phương pháp khác nhau đang được chính phủ các nước sử dụng để định nghĩa đô thị. 105 quốc gia dựa trên các tiêu chí hành chính, thủ đô hoặc thị xã, các đô thị tự trị hoặc thuộc phạm vi quản lý của các địa phương khác, 83 quốc gia sử dụng tiêu chí hành chính để phân biệt đô thị và nông thôn, 100 quốc gia định nghĩa thành phố dựa trên số dân hoặc mật độ dân số với mức độ tập trung tối thiểu từ 200 đến 50.000 người, 57 quốc gia sử dụng tiêu chí này là tiêu chí duy nhất, 25 quốc gia xác định đô thị chủ yếu dựa vào đặc điểm kinh tế mặc dù không loại trừ các tiêu chí khác như tỉ lệ lực lượng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, 18 quốc gia tính đến sự sẵn có của cơ sở hạ tầng đô thị trong định nghĩa của họ bao gồm sự hiện diện của các con đường nhựa, hệ thống điện cấp nước và thoát nước. Tại Úc, các đô thị thường được hiểu là các “trung tâm thành thị” và được định nghĩa như là những khu dân cư tập trung có từ 1000 người trở lên và mật độ dân cư phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông. Tại Canada, một đô thị là một vùng có trên 400 người trên một cây số vuông và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang. Tại Trung Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị [75;18]. Ở Việt Nam, tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt Nam, bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là đô, thành và thị. Đô và thành là nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình phong kiến, thành dùng để bảo vệ cho đô. Thị là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, thị xuất hiện kéo theo sự tụ hợp dân cư và các cơ sở kinh tế, nhất là tiểu thủ công nghiệp. Những yếu tố cấu thành nên đô thị ngày nay khác hơn so với thời kỳ cận đại, do phương thức sản xuất thay đổi, đô thị cũng thay đổi theo. Đô thị ngày nay không
  • 21. 12 còn mang tính chất phòng thủ hoặc là nơi làm việc của giai cấp thống trị, thay vào đó là các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, đường, trường, trạm. Đô thị chính là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [3; 5]. Thuật ngữ đô thị ngày nay dùng để gọi chung cho tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn” [77; 332] Theo GS. Nguyễn Thế Bá đô thị là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một tỉnh, một huyện” [3; 5]. Nhưng cũng có ý kiến khác về đô thị, chẳng hạn theo Đào Hoàng Tuấn, ngày nay “đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư đông đúc với các hoạt đông mang tính chất phi nông nghiệp, các trung tâm đơn chức về hành chính hoặc thương mại…đô thị đã trở thành một không gian cư trú của dân cư là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc về một số mặt hành chính, kinh tế - xã hội của một vùng hoặc một quốc gia, biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với lối sống thành thị và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hiện đại…” [78; 19 - 20] Theo GS. Cao Xuân Phổ “trong Tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn…các yếu tố đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính, thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế, bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do nhà nước cai quản đô thị là do nhà nước bổ nhiệm. Đô thị phương Tây có tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế” [54; 103]. Như vậy người ta thấy có nhiều cách hiểu về đô thị gắn liền với vị trí, hoạt động, cấu trúc và chức năng của nó.
  • 22. 13 Do sự phát triển không ngừng của các đô thị, nhất là sự mở rộng, nâng cấp và sự hình thành thêm các đô thị mới nhằm tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 về việc phân loại đô thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đô thị. Theo Nghị định mới này, đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. 1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. 2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. 3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. 4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. 5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm: 1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. 2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  • 23. 14 5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc, công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. - Đô thị loại đặc biệt: 1. Chức năng đô thị: là thủ đô hoặc có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. 3. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị có sự khác biệt giữa khu vực nội thành và ngoại thành: a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai
  • 24. 15 thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia. - Đô thị loại I: 1. Chức năng đô thị Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. 2. Quy mô dân số đô thị a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên; b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên. b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
  • 25. 16 trường; b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. - Đô thị loại II: 1. Chức năng đô thị Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. 2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người. 3. Mật độ dân số khu vực nội thành. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số
  • 26. 17 lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị, các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia - Đô thị loại III: 1. Chức năng đô thị Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên 3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
  • 27. 18 b) Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị, các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia. - Đô thị loại IV: 1. Chức năng đô thị Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu 70% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị. a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
  • 28. 19 - Đô thị loại V: 1. Chức năng đô thị Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Bảng 1.1 Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 42/2009/NĐ - CP Loại đô thị Vai trò trung tâm chủ yếu Dân số (người) Lao động phi nông nghiệp (%) Mật độ dân số (người/km2 ) Hạ tầng cơ sở Đặc biệt Quốc gia > 5.000.000 > 90 > 15.000 Đồng bộ, hoàn chỉnh I Quốc gia và liên tỉnh > 1.000.000 > 85 > 12.000 Đồng bộ, cơ bản hoàn chỉnh II Liên tỉnh > 800.000 > 80 > 10.000 Đồng bộ, tiến tới cơ bản hoàn chỉnh
  • 29. 20 III Tỉnh, liên tỉnh > 150.000 > 75 > 6.000 Từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh IV Tỉnh > 50.000 > 70 > 4.000 Đã hoặc đang xây dựng tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh V Huyện > 4.000 > 65 > 2.000 Đã hoặc đang xây dựng tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh Nghị định trên cũng đặt ra tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị theo vùng miền. Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có tính chất đặc thù Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị. Căn cứ vào các tiêu chuẩn như trên, đến năm 2010 số lượng mỗi loại đô thị như sau: - Đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) - Đô thị loại I: 11 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định) - Đô thị loại II: 11 (Biên Hòa, Hạ Long, Vũng Tàu, Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau) - Đô thị loại III: 37 (các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh)
  • 30. 21 - Đô thị loại IV: 50 (các thị xã và thị trấn) - Đô thị loại V: 634 (các thị trấn) Căn cứ vào những tiêu chí trên, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Đô thị phải đạt chuẩn là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, tỉnh hoặc những vùng trong tỉnh…Trong đó, khu vực nội thành có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt trên 60% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của cư dân tối thiểu phải đạt trên 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số tối thiểu là 4000 người và mật độ tối thiểu đạt 2000 người/km2 . Theo Nghị định mới này, cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đương nhiên là đô thị loại đặc biệt. Quận 7 nằm ở phía nam Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng là khu đô thị hiện đại bước vào thế kỷ 21 gồm các khu hỗn hợp đa chức năng: trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hoá, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí với quy mô dân số khoảng 500.000 người. Chức năng của đô thị: Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có chức năng khác nhau: - Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là công nhân, viên chức, người buôn bán và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. - Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại... là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế,... thay đổi.
  • 31. 22 - Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao, do đó ở đô thị cần phải có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn. - Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hoá của xã hội, là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hoá. Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho giao thương và sản xuất phát triển và thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa. Đô thị tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường sản xuất, kinh doanh mở rộng. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Đô thị giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, lôi cuốn các cộng đồng cư dân nông thôn vào các hoạt động trao đổi kinh tế thị trường và phát triển văn hóa. 1.1.2 Khái niệm đô thị hóa Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này. Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp hóa, với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, môi trường sống. Đô thị
  • 32. 23 hóa là quá trình phức tạp mang tính quy luật, diễn ra trên quy mô toàn cầu với nội dung phát triển số lượng các đô thị, mở rộng đô thị về quy mô dân số và diện tích. Theo cách tiếp cận của ngành nhân khẩu học, đô thị hóa được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số dân cư đô thị Việc tiếp cận này chưa giải thích được tầm quan trọng và vai trò của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện đại, vì vậy các nhà khoa học có xu hướng xem quá trình đô thị hóa như một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh quá trình chuyển hóa và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ. Tuy giữa các quốc gia có những định nghĩa khác nhau về đô thị hóa, nhưng đều dựa trên những tiêu chí chung như: số dân, loại hình hoạt động kinh tế (nông nghiệp hay phi nông nghiệp), mức độ của cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…). Các định nghĩa khác nhau khiến cho việc so sánh mức độ đô thị hóa ở các nước cũng khác nhau. Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra thường theo hướng: khu vực nông thôn bắt đầu có những đặc điểm của khu vực thành thị như sự thay đổi đặc điểm kinh tế của những cư dân sống tại đó. Sự gia tăng xây dựng các dịch vụ hạ tầng và dịch vụ cơ sở mang phong cách thành thị, sự chuyển dịch đất nông nghiệp thành khu công nghiệp và các khu dân cư, trở thành đất đô thị bên ngoài địa giới đô thị hiện hữu. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” [77;337] GS. Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên có sẵn như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghệ chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ
  • 33. 24 thuật…đô thị hóa là quá trình diễn biến về kinh tế xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thốn đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [55;7]. Theo định nghĩa này đô thị hóa là quá trình phát triển của lao động sản xuất. Từ sản xuất phân tán chuyển sang lao động tập trung mang tính chất công nghiệp có sử dụng máy móc, khoa học, kỹ thuật không gian kinh tế - xã hội được mở rộng, làm thay đổi cảnh quan, môi trường sống của dân cư. GS. Nguyễn Thế Bá đưa ra định nghĩa: “đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống…quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị”. [3;17]. Theo khía cạnh đô thị học, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong khu vực theo thời gian như mở rộng tự nhiên của cư dân hiện có, sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc là sự nhập cư đến đô thị và cuối cùng là sự chuyển dịch đất đai. Căn cứ vào những khái niệm mang tính chất lý luận như trên, đề tài này tác giả nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa, từ khi đất nước đổi mới (1986), lúc này Quận 7 ngày nay thuộc huyện Nhà Bè cho đến khi chia tách huyện Nhà Bè (1997) và đến cả giai đoạn hiện nay (2010). Trong giai đoạn đầu, đô thị hóa là hệ quả của quá trình mở rộng, phân tách, sát nhập các địa giới hành chính trực tiếp dẫn đến quá trình đô thị hóa với việc xây dựng các trung tâm đô thị. Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa đi liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là sự thay đổi, phát triển cơ sở hạ tầng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ. Ngoài những yếu tố trên, quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng, không thể tách rời với những vấn đề văn hóa, xã hội, sự chuyển đổi lối sống dân cư từ lối sống nông thôn sang lối sống thành thị.
  • 34. 25 1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử lấy mốc năm 1698, tức năm Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược làm mốc ra đời đô thị cảng Sài Gòn xưa và nay là vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam. Thời điểm ban đầu, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 60.000 hộ với 200.000 nhân khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Tiếp nối các chính sách của các chúa Nguyễn, từ năm 1802, nhà Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai khẩn Nam Bộ và phát triển đô thị Sài Gòn. Qua hơn 300 năm, dựa vào các vùng nông nghiệp trù phú bao quanh, đô thị cảng sài Gòn dần dần được hình thành và phát triển. Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. “Gia Định thành” khi đó được đổi thành “Gia Định kinh” . Đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, miền Nam được chia thành 5 trấn. Năm 1808, “Gia Định trấn” lại được đổi thành “Gia Định thành”. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, dựa vào thành Bát Quái chiếm cứ và phát triển lực lượng. Sau khi nhà Nguyễn trấn áp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vào năm 1835, vua Minh Mạng cho phá thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế. Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Các công trình quan trọng của Thành phố như dinh Thống đốc Nam Kỳ, dinh Toàn quyền, được xây dựng. Sau hai
  • 35. 26 năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt đô thị Sài Gòn hoàn toàn thay đổi. Đô thị Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như dinh Thống đốc, nha Giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn trực thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho đến nửa đầu thập niên 1870, Thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập Thành phố Sài Gòn, đứng đầu là viên đốc lý người Pháp. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ là trung tâm hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Liên bang Đông Dương, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” hoặc “Paris Phương Đông” Đến năm 1945 Sài Gòn - Chợ Lớn có dân số khoảng 500.000 người. Chiến tranh Đông Dương tác động cuộc di dân từ nông thôn lên thành thị, khiến bốn năm sau (vào năm 1949) dân số tăng hơn gấp đôi, số dân Sài Gòn lúc đó là 1.200.000 người và sang năm 1954 với hàng trăm nghìn người di cư vào Nam từ phía bắc vĩ tuyến 17 làm cho dân số Sài Gòn tăng nhanh đạt 2.000.000 người. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức “Đô thành Sài Gòn”. Năm 1954, thành phố tiếp nhận một lượng di dân mới từ miền Bắc Việt Nam (phần đông là người Công giáo, còn gọi là dân Bắc kỳ Công giáo) tập trung tại các khu vực như Xóm Mới, Gò Vấp, Bình An, Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Theo nghị định số 110 - NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
  • 36. 27 Vào nửa cuối thập niên 1950, dựa vào sự viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và các nước đồng minh, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ được mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông”. Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên, lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí ở khu vực Đông Nam Á. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống do Mỹ cắt giảm viện trợ, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển đô thị Sài Gòn. Sau năm 1975, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi, Phú Hòa kế cận dưới thời chính quyền Sài Gòn, được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là Thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1976 đến năm 1985, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra với tốc độ chậm, chưa có những dự án phát triển lớn. Từ năm 1976, với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam, 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị
  • 37. 28 trấn. 1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1 Vị trí địa lý Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay có 10 phường: Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Phú, Phú Thuận, Bình Thuận, Phú Mỹ trên cơ sở 5 xã phía bắc (Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Phú Mỹ) và một phần thị trấn Nhà Bè (bao gồm các khu phố 1,2,3) của huyện Nhà Bè trước đây, nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí địa lý của Quận 7 được xác định như sau: - Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2, ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn. - Phía Nam giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là sông Rạch Đĩa, sông Phú Xuân. - Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai, ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. - Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh, ranh giới là sông Ông Lớn. Quận 7 có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội vì là cửa ngõ phía nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Địa phương có vị trí chiến lược, giao thương thuận lợi qua giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, là cầu nối phát triển thành phố về phía biển Đông. Các trục giao thông lớn đi qua Quận 7 như: xa lộ Bắc - Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hóa đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hóa cũng như hành khách đi các vùng lân cận. 1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội - Địa hình: Địa hình Quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình không thay đổi lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m - Thổ nhưỡng: đất đai phần lớn thuộc loại đất phèn mặn - Khí hậu: nằm ở khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do gần biển nên khí hậu Quận 7 mang tính hải dương, điều hòa hơn các vùng khác, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: số giờ nắng trung bình từ 6 đến 8 giờ/ ngày nên nhận được nhiệt năng
  • 38. 29 cao trung bình là 3685 calo/cm2 / ngày. Nhiệt độ trung bình là 270 C, tháng nóng nhất là tháng 4 (290 C) tháng mát nhất là tháng 12 (25,70 C). Có đến 330 ngày có nhiệt độ trung bình là 25,280 C. Tổng số giờ nắng trong năm là: 2500 giờ. Gió thịnh hành theo ba hướng chính đông nam, nam và tây nam, tốc độ gió trung bình 2-3m/s, nằm trong vùng không có bão. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80%, độ ẩm cao nhất về mùa mưa có thể lên đến 100% mùa khô chỉ còn 75%. Lượng mưa cao trung bình 1592mm nhưng phân bố không đều, hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất vào các tháng 6,9 (khoảng 350mm) thấp nhất là tháng 2 (khoảng 50mm). - Sông ngòi: Đặc trưng của Quận 7 là rất nhiều sông rạch trong đó các sông rạch lớn bao quanh như sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Ông Lớn, sông Phú Xuân, kênh Tẻ, rạch Rơi và mạng lưới kênh rạch nhỏ. Diện tích mặt nước của quận là 1.109 ha chiếm 28,5% diện tích tự nhiên của Quận trong đó chủ yếu là mặt nước trên sông Sài Gòn, Nhà Bè, tất cả các sông, rạch đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và bị nhiễm mặn. Sông Sài Gòn dài 210 km bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản (Bình Phước) chảy qua tỉnh Tây Ninh, Sông Bé đổ vào Thành phố Hồ Chí Minh ở Củ Chi và xuyên qua thành phố trên chiều dài 106 km, sông Sài Gòn cùng với sông Nhà Bè bao bọc phía Đông quận 7, lưu lượng nước trung bình 171m3 /s vào mùa lũ, mùa cạn là 17,2m3 /s, sông Sài Gòn hợp với sông Nhà Bè, nối với sông Vàm Cỏ (Long An) nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt dài 27 km. Sông Nhà Bè là một đoạn sông ngắn thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông bắt đầu từ đoạn hợp lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai tại vị trí phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, từ đây sông chảy theo hướng bắc - nam làm ranh giới tự nhiên giữa Quận 7 và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7 Quận 7 ngày nay thuộc huyện Nhà Bè cũ được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Theo ghi chép trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vùng
  • 39. 30 đất này lúc đó còn hoang vu, rừng rậm, “từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở lên toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. [15;18] Trong quá trình mở đất khai hoang của cư dân Nam tiến trên đường qua sông Soài Rạp để vào rạch Bến Nghé, khi gặp nước ngược, chèo chống vất vả, lực lượng lưu dân đã neo thuyền một chỗ chờ nước lớn xuôi dòng. Do lòng thuyền chật hẹp, nấu nướng khó khăn nên có người tên là Võ Thủ Hoằng nảy ra sáng kiến đốt tre kết làm bè neo trên sông làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Nhiều người làm theo, kết hai, ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hóa, khoảng sông này ngày càng tấp nập và địa danh Nhà Bè ra đời từ đó. Mùa xuân năm 1698, Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ gia Định, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [15,32]. Kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An, quản trị phủ Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè lúc này trực thuộc Tổng Tân Phong và Tổng Bình Trị thuộc 2 huyện Tân Long và Bình Dương. Năm 1836, trấn Phiên An được đổi thành tỉnh Phiên An, và sau đó lại cải thành tỉnh Gia Định. Lúc này các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè trực thuộc Tổng Bình Trị Thượng (huyện Bình Dương phủ Tân Bình) và Tổng Tân Phong Hạ (thuộc huyện Tân Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định) Sau hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1882) Pháp tổ chức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Lúc này, cơ cấu hành chính vẫn giữ nguyên. Đến năm 1866, Pháp sát nhập hai huyện Bình Dương và Bình Long thành hạt Sài Gòn, rồi sau đó đổi tên thành hạt Gia Định gồm 19 tổng. Trong đó Tổng Bình Trị Hạ gồm 9 xã nông thôn và Tổng Dương Hòa Hạ gồm 12 xã thôn thuộc địa phận huyện Nhà Bè (trước năm 1997). Cuối thời Pháp thuộc, Nhà Bè trở thành một quận thuộc tỉnh Gia Định bao gồm 4 tổng, trong đó hai tổng Bình Trị Hạ và Dương Hòa Hạ tương đương với huyện Nhà Bè (trước 1997). Năm 1961, sáp nhập một phần phía bắc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vào huyện Nhà Bè, thuộc tỉnh Gia Định.
  • 40. 31 Cuối thời Pháp thuộc, Nhà Bè trở thành một quận thuộc tỉnh Gia Định gồm 4 tổng, trong đó có 2 tổng An Thiết và Cần Giờ tương ứng với huyện Cần Giờ ngày nay. Hai tổng còn lại là Bình Trị Hạ và Dương Hòa Hạ gồm 11 xã thôn bao gồm: Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ Tây, Phước Long Đông, Phú Xuân Hội, Phước Lộc, Long Kiểng, Nhơn Đức, Phú Lễ, Long Đức Đông và Hiệp Phước. Dưới thời Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1961, chính quyền Ngô Đình Diệm cho sát nhập một phần đất ở phía bắc huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) vào quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định. Lúc này, Nhà Bè là quận của tỉnh Gia Định. Dân số năm 1965 gần 44 nghìn người. Năm 1972, tức là thời điểm cuối cùng trước ngày Thành phố Hồ Chí Minh được giải phóng, quận Nhà Bè vẫn thuộc tỉnh Gia Định, có diện tích 89,46 km2 với 73.868 dân gồm 9 xã: Long Đức, Long Kiểng, Nhơn Đức, Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Phước Lộc Thôn, Tân Thuận Đông và Tân Quy Đông. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà Bè là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở tọa độ địa lý từ 10,34 độ vĩ bắc và 106,40 độ kinh đông, hình thể của huyện kéo dài theo hướng Bắc - Nam với tổng diện tích tự nhiên 133,16 km2 Huyện gồm 9 xã: Phú Xuân, Phú Mỹ, Tân Thuận, Tân Quy, Long Kiểng, Phước Long, Phước Lộc, Nhơn Đức, Long Thới. Ngày 01/4/1997, Nhà Bè được tách một phần phía Bắc để thành lập một quận mới là Quận 7. 1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010 Do có tầm quan trọng về vị trí địa lý, kinh tế, quân sự, nằm cạnh con đường hàng hải ra vào tàu bè của nước ngoài nên trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đặc biệt chú ý đến địa bàn huyện Nhà Bè nhất là địa bàn thuộc Quận 7 ngày nay. Pháp cho xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp tại hai xã Tân Thuận và Tân Quy. Pháp đã ký giấy đồng ý cho Anh và Mỹ đến huyện Nhà Bè xây dựng 2 hãng dầu Socony và Shell ở Phú Xuân Hội, trung tâm thị trấn Nhà Bè, xây dựng cảng Tân Thuận, mở rộng các kho hàng của thương cảng Sài Gòn từ kho 1 đến kho 14 xã Tân Thuận Đông làm thay đổi lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nhân dân huyện Nhà Bè lúc bấy giờ.
  • 41. 32 Đến thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quá trình đô thị hóa ở Nhà Bè tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân cư ồ ạt đến đây, do chính sách dãn dân của chính quyền đương thời. Tháng 3 năm 1963 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa dân từ Quận 4 sang, lập ra khu định cư ở ấp Tân Sinh, Tân Thành ở xã Tân Quy với 3.800 dân nâng dân số xã Tân Quy vào thời điểm đó lên 5000 người. Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa thêm 100 hộ dân đến ấp 1, thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Dưới thời Pháp thuộc và trong chiến tranh Việt Nam đã có các nhà máy và xí nghiệp được xây dựng và một số cơ sở vật chất được xác lập ở Sài Gòn nhưng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu cai trị, chiến tranh xâm lược và khai thác, vì thế cơ sở hạ tầng vẫn manh mún, phân tán, nhìn chung rất nghèo nàn. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền thành phố tiếp quản huyện Nhà Bè trong tình hình rất khó khăn. Huyện có 9 xã, đất nông nghiệp chiếm hầu hết toàn huyện, có 8.700 ha, bao gồm 6.600 ha trồng lúa, trên 228 ha trồng dừa nước và 70 ha trồng cây ăn trái, còn lại là đất ngập mặn, đất nhiễm phèn nặng, nguồn nước ngọt chỉ có trong khoảng 6 tháng mùa mưa, đó là nguyên nhân bó buộc người dân từ bao đời nay chưa phá nổi tình trạng độc vụ. Nhìn chung, đất đai ở Nhà Bè hầu hết bị bỏ hoang hóa, số đất canh tác đa phần do địa chủ nắm giữ. Đất đai do ảnh hưởng của nước phèn, nước mặn, sản xuất lúa một vụ năng suất thấp, 30% số dân luôn thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng trong năm. Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có nhưng không đáng kể. Sau khi đất nước tiến hành đổi mới (1986), thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Nhà Bè nói riêng đã ra sức xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…. Năm 1987, do yêu cầu phát triển của xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý điều hành trên phạm vi toàn huyện, huyện Nhà Bè đã tách xã Tân Thuận thành 2 xã Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây, tách xã Tân Quy thành 2 xã: Tân Quy Đông và Tân Quy Tây nâng tổng số xã, thị trấn toàn huyện lên 12 xã, thị trấn gồm: 7 xã đô thị hóa Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Hiệp
  • 42. 33 Phước, Phú Mỹ, Phú Xuân và 4 xã nông thôn Phước Lộc, Phước Kiển, Long Thới, Nhơn Đức. Ngày 1/4/1997 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh và của địa phương huyện Nhà Bè đã chia thành huyện Nhà Bè mới và Quận 7. Quận 7 được thành lập trên cơ sở 5 xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy Đông, Tây Quy Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè gồm 17.673 hộ với 90.920 dân, mật độ dân số 2544 người/km2 . Tổng diện tích tự nhiên 35,76 km2 , trong đó đất xây dựng và đất chuyên dùng chiếm 1171 ha, đất nông nghiệp là 1386,7 ha, sông rạch là 1017,9 ha. Là một quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chia tách Quận 7 tiếp nhận 24 nhà máy, công ty, xí nghiệp do trung ương và thành phố quản lý như cảng kho 18 (thuộc cảng Sài Gòn), cảng Bến Nghé, nhà máy luyện cán thép Nhà Bè, nhà máy hợp kẽm sắt Nhà Bè, công ty may Nhà Bè, nhà máy sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu Nhà Bè.... Ngoài ra còn có 37 công ty trách nhiệm hữu hạn, 18 doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp Tân Thuận có quy mô sản xuất lớn và khá hiện đại đã đi vào hoạt động cùng với việc hình thành vùng đô thị hóa Nam Sài Gòn (2600 ha) Quận 7 trở thành trung tâm đô thị mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các kỳ Đại hội Đảng bộ Quận 7 đã xác định, tiền đề cho tiến trình đô thị hóa, cơ cấu kinh tế là thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cho chặng đường khởi đầu đến năm 2020 và chia ra từng giai đoạn, từ đó đề ra nhiều giải pháp thực hiện, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và ưu tiên việc nâng cao trình độ dân trí qua việc giáo dục kiến thức văn hóa xã hội, đào tạo nghề nghiệp phù hợp cuộc sống sản xuất công nghiệp và các hoạt động thương mại dịch vụ là nội dung chính trong chặng đường xây dựng Quận 7. Nhìn chung từ thế kỷ XVI - XVII, những cuộc Nam tiến của cư dân người Việt vào vùng đất Nam Bộ trước hết là Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai, và Gia Định. Con đường Nam tiến chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Do có vị trí thuận lợi về mặt đường bộ cũng như đường thủy, Nhà Bè (gồm cả Quận 7 ngày nay) được khai phá