SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN XUÂN THANH
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN XUÂN THANH
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 834.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH HUY HÒA
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Huỳnh Huy Hòa.
2. Các số liệu mà tôi sử dụng trong luận văn là trung thực, những kết quả trong
luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
3. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trần Xuân Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
CẤP XÃ ..........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan về ngân sách cấp xã................................................................................6
1.2. Quản lý ngân sách cấp xã .........................................................................................7
1.3. Nội dung của quản lý ngân sách cấp xã .................................................................10
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã......................................14
1.5. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phương ............................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM................................................20
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam..............20
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam................................................................................................................................21
2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...........................................................................53
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam ..............................................................................................54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ........................63
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Nam Trà
My..................................................................................................................................63
3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My..................................................................................................................................65
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam.....................................................................................................68
3.4. Kiến nghị ................................................................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
HĐND Hội đồng nhân dân
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
NSX Ngân sách xã
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng trưởng dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai
đoạn 2013 – 2017...........................................................................................................25
Bảng 2.2. Cơ cấu trong dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................27
Bảng 2.3. Tăng trưởng dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................31
Bảng 2.4. Tăng trưởng chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam
Trà My giai đoạn 2013 – 2017 .....................................................................................34
Bảng 2.5. Cơ cấu trong chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My giai đoạn 2013 – 2017.............................................................................................36
Bảng 2.6. Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My giai
đoạn 2013 – 2017 ..........................................................................................................41
Bảng 2.7. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................42
Bảng 2.8. Tình hình quyết toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................47
Bảng 2.9. Tình hình quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013
– 2017 ............................................................................................................................29
Hình 2.2. Tình hình chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................33
Hình 2.3. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã huyện Nam Trà My giai đoạn 2013
– 2017 ............................................................................................................................40
Hình 2.4. Tình hình thực hiện tổng thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My giai đoạn 2013 - 2017 .............................................................................................46
Hình 2.5. Tình hình quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước là một vấn đề hệ trọng của quốc gia, có vai trò rất quan trọng
trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng và đối ngoại của đất nước.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng thể chế và
trong từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò là
công cụ định hướng vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội, định hướng phát triển sản
xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
Nhà nước có thể thực hiện điều tiết nền kinh tế - xã hội khi có nguồn tài chính đảm
bảo. Nguồn tài chính phụ thuộc vào việc quản lý nguồn thu NSNN. Để phát triển nguồn
thu thì cần phải có hình thức thu phù hợp với điều kiện phát triển tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương và khu vực. Cùng với quản lý nguồn thu thì quản lý chi cũng đóng vai trò
quan trọng trong quản lý NSNN, góp phần phát triển đất nước.
Trong tiến trình hội nhập, vấn đề quản lý NSNN đang được chú trọng nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN, tránh thất thoát nguồn thu NSNN. Công
tác quản lý NSNN huyện Nam Trà My cũng từng ngày chuyển mình để hoà chung vào
nhịp độ phát triển của đất nước, các hình thức thu NSNN ở ở các xã trên địa bàn đã
được cải tiến, từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu
cho NSNN địa phương tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Nguồn thu ngân sách xã hạn
chế, chủ yếu dựa vào NSTW trong khi nhu cầu chi lại cao để phát triển các vùng thoát
nghèo. Như vậy, công tác quản lý ngân sách xã càng phải được chú trọng để khai thác
đầy đủ các nguồn thu, phân bổ nguồn chi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thực hiện đề tài tôi đã đọc, nghiên cứu các tài liệu sau đây:
Đặng Thị Kiều Trinh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà
nước tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại
học Kinh tế Đà Nẵng.
Đề tài đưa ra được các nhân tố thường chi phối đến hoạt động quản lý NSNN:
2
- Nhân tố về điều kiện tự nhiên; Nhân tố về điều kiện kinh tế; Nhân tố về điều
kiện xã hội.
Cùng với các nhân tố khác như yếu tố vĩ mô, đặc thù các khoản thu chi của địa
phương, khoa học công nghệ…
Về nội dung quản lý chi, tác giả phân tích cơ cấu quản lý chi gồm: chi đầu tư phát
triển, chi thường xuyên, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới và chi khác nguồn ngân sách.
Về công tác quyết toán, tác giả nhấn mạnh phân tích chi cân đối ngân sách địa phương
gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn, chi dự phòng; chi chuyển
giao cho ngân sách các cấp và các khoản chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN.
Nguyễn Ngọc Đức (2016), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa
bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học
Kinh tế- Đà Nẵng.
Đề tài đã nêu lên được những điểm chính về chi ngân sách cấp xã như khái
niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và điều kiện chi ngân sách cấp xã. Trên cơ sở về chi
ngân sách cấp xã, tác giải phân tích nội dung quản lý chi ngân sách cấp xã và từ đó
đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp xã. Trên cơ sở lý luận
và phân tích thực trạng của địa phương, tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp hoàn
thiện quản lý chi như:
- Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.
- Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin từ cấp xã.
Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An
Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận án dựa trên những vấn đề về quản lý ngân sách nhà nước, từ đó
phân tích hiệu quả quản lý NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý NSNN của tỉnh An Giang, tác giả đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, luận án phân tích trên cơ sở
quy mô NSNN tỉnh nên chỉ có thể áp dụng một vài khía cạnh vào đề tài phân tích quản
lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện.
3
Lê Văn Nghĩa (2018), Quản lý chi ngân sách Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, Luận án
tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận án đã cập nhập tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách Nhà nước. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một
số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường, vấn đề phân
cấp quản lý. Đồng thời tác giả nhấn mạnh cần quản lý chi theo chương trình mục tiêu,
dự án, cơ chế khoán hành chính trong khuôn khổ chi tiêu quy định.
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
Luận văn đề cập đến cơ sở lý luận là thu, chi NSNN và vai trò của thu chi trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nội dung cơ bản trong quản lý thu được tác giả đề
cập đến là quản lý thu thuế, quản lý thu phí, lệ phí. Về quản lý chi thì tác giả cho rằng
có 2 nội dung chính cần quản lý là quản lý chi đầu tư phát triển và nội dung chi quản
lý thường xuyên. Trên cơ sở phân tích thực trạng trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp như:
- Nhóm giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước
- Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, thực tiễn và quản lý ngân sách
cấp xã. Đồng thời, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và những
kinh nghiệm trong công tác quản lý ngân sách xã của một số địa phương.
- Thực trạng công tác quản lý thu, quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đưa ra những tồn tại và nguyên nhân
trong hoạt động quản lý ngân sách xã.
- Từ những nguyên nhân của hạn chế, mục tiêu và định hướng của địa phương,
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cần phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách cấp xã, quản lý ngân sách
cấp xã.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện Nam Trà, tỉnh Quảng Nam. Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý thu và
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện. Trong nội dung quản lý đề cập đến việc quản
lý lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán của các xã trên địa bàn địa bàn huyện.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trong 05
năm (từ năm 2013 đến năm 2017) và đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách xã của huyện Nam Trà My đến năm 2020.
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên 10 xã
thuộc địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết đã khoa học đã được công bố, luật
Ngân sách Nhà nước, các vấn đề về kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường tài chính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn là sự kết hợp giữa cơ sở lý luận đã
được công bố, tổng hợp số liệu, phân tích để đưa ra nhận định, đánh giá và các giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
5
My, tỉnh Quảng Nam.
- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu thu chi ngân sách cấp xã gồm: dự
toán thu, chi; chấp hành thu, chi; quyết toán thu, chi.
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở các số liệu thống kê thực hiện so sánh các
tiêu chí cần đánh giá qua các năm nghiên cứu. So sánh tốc độ tăng trưởng qua các thời
kì nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu thống kế trong quá
trình nghiên cứu, đưa ra các phân tích, đánh giá và nhận định về quản lý NSX của địa
phương. Khái quát, đánh giá ưu nhược điểm chung của quản lý ngân sách cấp xã trên
địa bàn huyện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hóa những nội dung cơ bản về ngân sách cấp xã, quản lý ngân
sách cấp xã. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp
xã. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một
số địa phương để từ đó rút kinh nghiệm, so sánh phương thức quản lý ngân sách cấp xã
khi đi vào phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tiến hành đánh giá tình hình quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My từ năm 2013 - 2017 và tìm hiểu kỹ thêm về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán
và công tác quyết toán cấp xã trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn và quản lý ngân sách cấp xã
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
1.1. Tổng quan về ngân sách cấp xã.
1.1.1. Khái niệm ngân sách cấp xã.
Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Nhà nước
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thúc đẩy phát triển toàn
diện nền kinh tế xã hội của đất nước bằng công cụ tài chính là NSNN.
Xét về hình thức biểu hiện, ngân sách cấp xã là toàn bộ các khoản thu chi trong
dự toán đã được HĐND cấp xã quyết định và được thực hiện trong một năm,
nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã trong quá trình thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.[2,
tr.41]
Xét về bản chất, ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
chính quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách cấp xã, trên cơ sở đó đáp ứng các nhu
cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. [2,
tr.42]
1.1.2. Vai trò của ngân sách cấp xã.
Chính quyền cấp xã là một đơn vị hành chính trong hệ thống chính quyền Nhà
nước, là cấp trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính Nhà
nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở,
đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào
cuộc sống.
Thông qua thu ngân sách, chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh
các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chống các hành vi hoạt động
phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thông qua chi ngân sách, cấp
xã bố trí các khoản chi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính
quyền cấp xã để giữ vững trật tự trị an; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa; thực
hiện tốt các chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã, vì vậy ngân sách
cấp xã có vai trò:
- Là công cụ tài chính chủ yếu để chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ
7
KTXH đã được phân cấp quản lý, bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu phát
triển kinh tế và các hoạt động văn hóa- xã hội và an ninh - quốc phòng của địa
phương.
- Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của Ngân sách Trung
ương hoạt động trên địa bàn địa phương.
1.1.3. Đặc điểm của ngân sách cấp xã.
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên nó
cũng mang đầy đủ những đặc điểm của NSNN và đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt
căn bản với các cấp ngân sách khác bao gồm các đặc điểm sau:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức
do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Ngân sách cấp xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn
thu vào quỹ gọi là thu ngân sách cấp xã, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi ngân sách
cấp xã.
- Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc
biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc).
1.2. Quản lý ngân sách cấp xã
1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách cấp xã là việc vận dụng các chủ trương của Đảng, Nhà nước
để xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thu nộp các khoản
thu, sử dụng các khoản chi của ngân sách có hiệu quả và tiết kiệm nhằm đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội được giao trên địa bàn cấp xã. [3, tr.76]
Các chế độ, chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã như:
- Chế độ kế toán và tài chính cấp xã đóng vai trò tích cực trong quản lý, điều
hành và kiểm soát hoạt động tài chính tại cấp xã;
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã;
- Các chính sách đặc thù của trung ương và địa phương áp dụng cho chính
quyền cấp xã và các hoạt động tại xã;
- Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho
8
cấp xã do HĐND cấp tỉnh quyết định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách cấp xã do các cấp có thẩm quyền
quyết định.
1.2.2. Vai trò, mục tiêu của quản lý ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách cấp xã có các vai trò và mục tiêu sau:
- Quản lý ngân sách xã (NSX) giúp giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: Lợi ích
nhà nước, lợi ích của nhân dân theo hướng chú trọng lợi ích của nhân dân trên cơ sở
đáp ứng được các mục tiêu của nhà nước.
- Quản lý NSX thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rút ngắn dần
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, trên cơ sở
dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo đầy đủ
nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền cấp xã trong
từng thời kỳ, bảo đảm cân đối tích cực trên cơ sở trong khả năng nguồn thu phân cấp
không được bội chi ngân sách.
- Quản lý ngân sách cấp xã thể hiện bản chất pháp luật của nhà nước. Các
khoản thu phải thu đúng, thu đủ, tránh thất thu theo quy định của pháp luật, chi NSX
phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định của nhà nước. Quản lý NSX
phải trên cơ sở luật NSNN, phải thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. [3,
tr.80]
1.2.3. Đặc điểm của quản lý ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách cấp xã là sự tác động của bộ máy nhà nước cấp xã vào quá
trình hoạt động của ngân sách cấp xã. Mô hình quản lý cần có sự thay đổi linh hoạt
thích ứng với từng tình hình trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
Quản lý ngân sách cấp xã có những đặc điểm cơ bản như sau: Quản lý ngân
sách cấp xã là sự quản lý kết hợp giữa 2 yếu tố: yếu tố con người và yếu tố tài chính.
Yếu tố đầu tiên là việc quản lý con người trong tổ chức, hoạt động quản lý NSNN. Khi
quản lý tốt yếu tố con người thì việc quản lý nguồn thu, chi hiệu quả, đúng theo Luật
NSNN.
- Quản lý ngân sách cấp xã là sự tổng hòa các biện pháp hành chính, tổ chức,
kinh tế và luật pháp. Trong hoạt động quản lý luôn phải có sự kết hợp đồng bộ giữa
các biện pháp trên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà nhấn mạnh đến biện pháp
9
này hoặc biện pháp khác. Quản lý ngân sách cấp xã là quản lý hoạt động và các cơ
quan thụ hưởng các nguồn lực tài chính. Vì vậy, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao
không thể áp dụng riêng một biện pháp cụ thể mà cần có sự phối hợp giữa các biện
pháp trên.
1.2.4. Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách cấp xã phải đảm bảo đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế,
chính trị khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, xoá
dần khoảng cách thành thị và nông thôn theo đường lối của Đảng. Cụ thể như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng vùng, miền tạo điều kiện cho NSX ngày càng lớn mạnh đủ để thể
hiện vai trò của mình trong quản lý kinh tế, chính trị xã hội của chính quyền cấp xã.
- Nuôi dưỡng, khai thác, tạo lập và phát triển các nguồn thu cho ngân sách cấp
xã, sử dụng các nguồn vốn NSX tiết kiệm hiệu quả đảm bảo cơ cấu chi đầu tư phát
triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Đảm bảo chi thường xuyên duy trì
tốt hoạt động của chính quyền xã.
- Xây dựng ngân sách cấp xã nhằm đảm bảo các chính sách xã hội của nhà
nước đối với cấp xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách, kỷ luật tài
chính đảm bảo công bằng xã hội sử dụng hiệu quả tiền vốn của nhà nước, của nhân
dân.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ, triển khai áp dụng thống nhất các
quy định về công tác hạch toán kế toán ngân sách cấp xã. Đảm bảo hệ thống sổ sách
báo cáo kế toán phục vụ tốt yêu cầu quản lý, yêu cầu giám sát, thực hiện tốt chế độ
công khai tài chính ngân sách.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã đồng bộ đủ mạnh để thực
hiện nhiệm vụ quản lý hướng dẫn, xây dựng ngân sách cấp xã đáp ứng được yêu cầu
trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.
1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã
* Cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý hành
chính ngành Tài chính:
10
- Ở Trung ương: nằm trong Bộ Tài chính (Vụ NSNN).
- Ở tỉnh: nằm trong Sở Tài chính (Phòng quản lý ngân sách cấp xã).
- Ở cấp huyện: nằm trong phòng Tài chính - Kế hoạch (Bộ phận quản lý ngân
sách cấp xã).
- Ở cấp xã: nằm trong UBND xã (Gồm Trưởng ban, cán bộ kế toán, thủ quỹ).
* Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã các cấp có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND
và HĐND cấp mình quản lý tài chính, ngân sách cấp xã trên các mặt chủ yếu sau:
- Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và đối
với việc phát triển ngân sách cấp xã trên địa bàn và khu vực, địa phương mình.
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi ngân sách
cấp xã hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định.
- Tham mưu đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự
toán thu chi ngân sách cấp xã hằng năm.
- Tham mưu ban hành các chế độ thu, chi ngân sách cấp xã các tiêu chuẩn định
mức phân bổ ngân sách cấp xã đảm bảo công bằng tích cực.
- Tham mưu giúp UBND các cấp các biện pháp khai thác nguồn thu, chi tiêu
tiết kiệm hiệu quả. Quản lý tài sản công, bảo đảm cho các hoạt động tài chính NSX
trên địa bàn lành mạnh và theo đúng quy định của nhà nước.
- Tổ chức công tác kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã theo quy định đảm
bảo đúng các quy định của luật NSNN đảm bảo rõ ràng, công khai minh bạch.
- Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn những sai phạm xảy
ra trong quá trình quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ báo cáo định kỳ và công khai tài chính theo quy định.
1.3. Nội dung của quản lý ngân sách cấp xã
Quy trình quản lý ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách
kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một quy
trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau: Lập dự toán ngân sách; chấp hành ngân
sách và quyết toán ngân sách.
1.3.1. Lập dự toán ngân sách cấp xã
- Mục tiêu lập dự toán: Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính
11
sách của Nhà nước và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể. Phân bổ ngân sách phù hợp
với ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp xã và chính sách, chế độ của
Nhà nước. Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng
như việc đánh giá, quyết toán Ngân sách cấp xã được công khai, minh bạch và bảo
đảm trách nhiệm giải trình.
- Yêu cầu lập dự toán: Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN, thời
hạn qui định; Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đảm bảo
nguyên tắc cân đối ngân sách; Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa
chọn các hoạt động, dự án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải.
- Căn cứ lập dự toán: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của xã đã được HĐND xã thông qua; Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu
do HĐND huyện quy định; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như:
Chế độ tiền lương CBCC xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể… Số kiểm
tra về dự toán Ngân sách cấp xã do UBND huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự
toán Ngân sách cấp xã năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện NS năm hiện
hành. Dự báo những xu hướng có tác động đến Ngân sách cấp xã năm kế hoạch.
1.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã
- Mục đích, yêu cầu: Chấp hành Ngân sách cấp xã là quá trình sử dụng tổng
hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi
trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của
kế hoạch phát triển KTXH của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm
kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài
chính của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.
Đối với công tác quản lý điều hành Ngân sách cấp xã, chấp hành Ngân sách cấp
xã là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Chấp hành ngân
sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết
toán ngân sách cấp xã .
Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách sẽ
được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài chính
12
cũng như chính sách trong dự toán ngân sách. Tuy nhiên, quá trình chấp hành ngân
sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi lẽ kể cả khi có
dự báo tốt, những thay đổi không lường trước trong môi trường kinh tế vĩ mô vẫn có
thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình điều hành ngân sách.
Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan trọng
trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm tránh
gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Ngoài ra
cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm
thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách cấp xã và sử dụng một cách hiệu quả
những nguồn lực tài chính khan hiếm.
- Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách: UBND xã phối hợp với cơ quan
thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản
phải nộp khác vào NSNN.
Về nguyên tắc, các khoản thu Ngân sách cấp xã được nộp qua ngân hàng hoặc
nộp trực tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua
ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho
tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào
KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân thủ
nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN,
được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân sách qua KBNN.
Tất cả các khoản thu Ngân sách cấp xã được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết
theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.
Các khoản thu Ngân sách cấp xã bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được
quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu Ngân sách cấp
xã. Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp.
Các khoản thu đã tập trung vào Ngân sách cấp xã nhưng được miễn giảm hoặc
hoàn trả, thì KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự toán
từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí
13
Ngân sách cấp xã , xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo nhu
cầu chi.
- Nội dung tổ chức chấp hành chi Ngân sách cấp xã.
Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ
thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình
thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả
trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi
tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho
các hoạt động theo dự toán.
Kế toán xã cần xem xét kỷ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị và
trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản chi
thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện
chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.
Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu
tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả đầy đủ, kịp
thời; Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì hoãn
được; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ
phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế
độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi
dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình trước pháp luật.
1.3.3. Quyết toán ngân sách cấp xã
- Mục đích quyết toán ngân sách cấp xã: Quyết toán ngân sách cấp xã là khâu
cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết toán Ngân sách cấp xã là việc tổng kết,
đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các
cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã
trong việc huy động và sử dụng ngân sách.
Mục đích của quyết toán ngân sách cấp xã là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá
14
trình thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về
quản lý điều hành thu, chi cho những người quan tâm như: Hội đồng nhân dân các cấp,
các nhà tài trợ, người dân...
Quyết toán ngân sách được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh
nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách
những chu trình tiếp theo.
- Nguyên tắc quyết toán:
Về số liệu: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung
thực, đầy đủ. Số quyết toán thu ngân sách cấp xã là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch
toán thu ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước; Số quyết toán chi Ngân sách cấp xã
là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo quy định.
Về nội dung: Báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung trong dự toán
được giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân
sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu. Báo cáo
quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu,
chi ngân sách so với dự toán.
Về trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán Ngân sách cấp xã .
Báo cáo quyết toán ngân sách sẽ phải công khai theo quy định của Bộ Tài
chính. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết
toán thu, chi Ngân sách cấp xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu
cầu HĐND xã điều chỉnh.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã.
1.4.1. Nguồn thu ngân sách cấp xã.
Nguồn thu NSX là tất cả các nguồn thu tài chính hình thành trong quá trình tái
sản xuất mở rộng có khả năng động viên vào quỹ tiền tệ tập trung của địa phương. Bao
gồm:
- Nguồn thu từ ngân sách cấp trên.
- Nguồn thu từ hoạt động sản xuất của địa phương là các nguồn tài chính có khả
năng tạo lập nên quỹ hoạt động NSX do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
15
địa phương mang lại như: nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất,
nguồn thu thực hiện trong khâu lưu thông phân phối, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
mang lại.
- Nguồn thu bên ngoài là nguồn tài chính do kết quả hoạt động kinh tế bên
ngoài địa phương tạo nên. Nguồn thu này gắn chặt với tình hình kinh tế, xã hội và giao
lưu với địa phương khác với môi trường bên ngoài kể cả nước ngoài. Nguồn thu này
không ổn định, có tính chất bù đắp một phần trong quá trình phân phối ngân sách xã.
Nguồn thu NSX có thể phụ thuộc vào: số lượng người lao động trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; năng suất lao động và
giá cả. Với định hướng phù hợp để phát triển hoạt động sản xuất của địa phương thì
đây sẽ là nguồn thu đáng kể cho NSNN.
1.4.2. Nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí.
Nguồn thu NSX chủ yếu từ các đối tượng chịu thuế địa phương, để bù đắp các
khoản chi cần tăng cường nguồn thu này từ ngân sách xã. Biểu hiện của thuế và các
khoản thu mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp.
Thuế và các khoản thu là những hàng hóa mang tính chất công, được đầu tư vào
các công trình: nhà cửa, đường sá, trường học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các dịch
vụ công…. Tất cả mọi người đều được sử dụng không phân biệt giàu nghèo, già trẻ.
Thuế và phí được thu trực tiếp bằng tiền nhu nhập cũng như tài sản, hàng hóa
mua bán của nhân dân. Số tiền này được làm ra và lấy đi một phần mà lại không được
hoàn trả trực tiếp, nếu không có sự nhận thức đúng về thuế và phí sẽ gây ra tâm lý
không tốt trong nhân dân.
Nhận thức không đúng, mang tính chất cực đoan của một số cá nhân vì lợi
nhuận mà cố tình vi phạm pháp luật trốn thuế làm thất thoát nguồn thu NSNN. Bên
cạnh việc ý thức của người tham gia nộp thuế thì lực lượng cán bộ thuế quá ít không
thể giám sát, kiểm tra thường xuyên được dẫn đến trường hợp trốn thuế là khó tránh.
Một người, rồi một vài người trốn thuế gây ra phản ứng dây truyền, làm xuất hiện càng
nhiều đối tượng vi phạm tinh vi hơn gây khó khăn cho người quản lý ngân sách xã.
Như vậy, có thể thấy việc ý thức của người nộp thuế là một trong những mắc
xích, yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách.
16
1.4.3. Chính sách của Nhà nước
Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Pháp
luật nhằm mục đích giúp Nhà nước hoạt động có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc
và quy định cụ thể của pháp luật: quy định thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ trong các cơ quan…
Trong từng thời kì phát triển, chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù
hợp với xu thế có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng
cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ các nhà đầu tư.
Trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế
nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa
phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành
kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế
Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung
bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu
lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Chính sách Nhà nước được quy định khác nhau trong từng giai đoạn phát triển,
NSNN ưu tiên phát triển hướng mũi nhọn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến phương thức
quản lý NSNN.
1.4.4. Nhận thức, năng lực của cán bộ phụ trách
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu
kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt trong việc quản lý NSNN thì người quản lý
trực tiếp NSNN lại có vai trò cực kì quan trọng.
Công chức trực tiếp quản lý NSX là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả
quản lý ngân sách xã. Chủ tài khoản, chủ đầu tư, kế toán NSX cần có trình độ năng
lực, phẩm chất theo tiêu chuẩn công chức, có kinh nghiệm quản lý, có năng lực tuân
thủ pháp luật.
Nhân tố con người liên quan đến thu, chi NSX cần phải tuân thủ pháp luật trong
thu, chi, quản lý tài sản công.
1.4.5. Sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính
cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế
17
hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát
triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là
khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia.
Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN
càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân
bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận
động trong mối quan hệ hữu cơ.
Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định, sự ổn định về chính trị- xã hội là cơ
sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt
khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các
nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng
như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị- xã hội ở Việt Nam hiện
nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh
tế những năm 2008- 2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình
hội nhập kinh tế toàn cầu.
1.5. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phương
1.5.1. Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, NSX đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt
quan tâm. NSX đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính
quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Qua kết quả đánh giá về cân đối thu chi NSNN những năm qua tại huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ NSNN chỉ
đảm bảo được chi cho thường xuyên đến nay huyện là một trong địa phương đã có
những nỗ lực tăng nguồn thu. Trong đó, NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là
nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành
phần kinh tế ở nông thôn phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Đông
Giang hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, hạn chế. Cũng như đa phần các huyện
miền núi tỉnh Quảng Nam với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao thì sự
18
hiểu biết của người dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu
biết đã gây hạn chế trong việc nắm bắt, quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc
xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và
mong muốn của nhân dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên Huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam đã tập trung vào một số giải pháp sau:
- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là
việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương
các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX. Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ,
minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ
thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản
đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã
làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng
cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.
- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa
phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ
công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện
những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.
1.5.2. Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Công tác lập và bố trí kế hoạch vốn đầu tư NSNN có chuyển biến phù hợp với
quy hoạch phát triển của huyện, hạn chế đáng kể mức độ lãng phí, thất thoát. Thực
hiện kiểm soát chặt chẽ, tăng thu, tiết kiêm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
xã.
Theo dõi tình hình diễn biến thu ngân sách xã, dự báo nguồn thu, phân tích
nguyên nhân giảm nguồn thu theo từng lĩnh vực, địa bàn, đề xuất giải pháp khắc phục
có hiệu quả để tăng thu ngân sách xã. Chủ động cắt giảm các khoản chi, thực hiện tiết
kiệm, chống lãnh phí; Tăng cường quản lý chủ đầu tư, quản lý dự án theo tổng mức
đầu tư, dự toán được giao, chủ đầu tư chịu trách nhiệm không để nợ đọng khối lượng
xây dựng cơ bản từ ngân sách xã.
Từ kinh nghiệm quản lý của các địa phương có thể rút ra một số kinh nghiệm
19
quản lý NSX tại địa phương như sau:
- Lập dự toán thu chi phải dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính. Khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp
nhằm phát huy tối đa năng lực của đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần thực hiện tốt quản lý NSNN.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về ngân sách xã, quản lý ngân sách
xã. Trên cơ sở nội dung quản lý ngân sách xã, Chương 1 đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý ngân sách xã như nguồn thu ngân sách cấp xã, nhận thức của các đối
tượng nộp thuế, phí; Chính sách của Nhà nước, nhận thức, năng lực của cán bộ phụ trách,
sự phát triển của kinh tế xã hội. Ngoài ra, Chương 1 còn phân tích kinh nghiệm quản lý
ngân sách cấp xã của huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng
Ngãi để đưa ra những kinh nghiệm khi phân tích thực trạng của quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam trong chương 2.
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Nam Trà My với tổng diện tích là 82.546,04 ha. Đất có rừng 43.246,32 ha
(Rừng tự nhiên: 42.926,48 ha; rừng trồng: 319,84 ha). Dân số: 27.297 người (năm 2014).
Huyện Nam Trà My là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam,
nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum toàn tuyến khoảng hơn 200
km. Trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Đơn vị hành
chính gồm 10 xã, 43 thôn.
Huyện Nam Trà My gồm có 10 xã: Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Don, Trà Nam,
Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Dơn và Trà Leng.
Khí hậu có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, mùa khô từ
tháng 02 đến tháng 8.
Giao thông: Nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa
tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam
khoảng 100km, cách Thành phố Đà Nẵng 170km về phía Nam.
Nằm ở trung tâm của tỉnh lỵ các tỉnh Quảng Nam, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng
Ngãi, hiện nay đã hình thành các tuyến đường nhánh nối liền giữa Huyện Nam Trà My với
các tỉnh, huyện lân cận như tuyến đường: Trà Leng - Phước Sơn nối đường Hồ Chí Minh;
Quốc lộ 40B - Đăk Tô nối đường Hồ Chí Minh; Tuyến đường Đông Trường Sơn (Lạc
Dương - Lâm Đồng - Thạnh Mỹ - Nam Giang) ..v..v..
Thổ nhưỡng: Đất đai, thổ nhưỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng đặc trưng của khu
vực vùng núi cao Miền trung tây nguyên (>700m so với mực nước biển)
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tiềm năng kinh tế: sản xuất nông lâm nghiệp, trồng Sâm và các loại cây dược liệu,
chưa hình thành khu công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện:
Trà Linh 3 và thủy điện Sông Tranh 2.
21
Sản phẩm đặc sản của địa phương là: Gạo đỏ, Mật ong, Quế Trà My, các loại cây
dược liệu khác, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) có giá trị cao.
Thu nhập bình quân đầu người 4,6 triệu đồng/người/năm (~214 USD)
Thực trạng doanh nghiệp: 37 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực
trồng rừng, xây dựng, khai thác khoáng sản...
Thực trạng xuất khẩu lao động đi nước ngoài: Tổng số 300 người, chủ yếu là xuất
khẩu lao động sang Malaysia.
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My,
tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tổ chức quản lý ngân sách cấp xã của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam.
Bộ máy quản lý NSX là một hệ thống các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ với nhau
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSX.
22
Cơ quan quản lý ngân sách ở cấp xã:
- Chính quyền cấp xã: được tổ chức dưới hình thức hội đồng dân cử là HĐND
xã và cơ quan chấp hành là UBND xã. HĐND xã chỉ đạo UBND xã xây dựng và quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán, chấp hành dự toán, phê duyệt quyết
toán ngân sách xã.
- Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm là chủ tài khoản, chủ đầu tư ngân sách xã.
- Cơ quan tài chính xã chấp hành pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách xã;
giúp việc cho HĐND, UBND xã, trực tiếp quản lý ngân sách cấp xã, thực hiện thu chi,
CHỦ TỊCH NƯỚC
QUỐC HỘI,CHÍNH PHỦ
CÁC BỘ NGÀNH, CƠ QUAN TW
HĐND, UBND TỈNH QUẢNG NAM
HĐND, UBND HUYỆN NAM TRÀ MY
KHO BẠC
NHÀ NƯỚC
HUYỆN
CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
HOẠCH
CHI CỤC THUẾ
HUYỆN
HĐND, UBND CÁC XÃ
TÀI CHÍNH NGÂN
SÁCH XÃ
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN
MÔN XÃ
NGÂN
SÁCH XÃ
23
tổ chức hạch toán kế toán báo cáo quyết toán ngân sách xã. Chấp hành sự kiểm soát,
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền đối với ngân sách cấp xã.
Kế toán NSX tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Luật Kế toán và các văn bản luật
liên quan khác.
- Thanh tra nhân dân xã thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý giám sát đối
với quản lý thu chi, sử dụng hiệu quả ngân sách xã. Góp phần nâng cao ý thức tự giác
tuân thủ pháp luật, đảm bảo dân chủ đoàn kết thống nhất tại địa phương.
2.2.2. Công tác lập dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
My giai đoạn 2013 – 2017.
Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của
luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải
thực hiện đúng các bước của khâu lập dự toán NSX. Lập dự toán NSX là tiền đề cực
kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa
bàn thị xã đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật NSNN.
Lập dự toán ngân sách gồm hai phần đó là: Dự toán thu ngân sách được phân
cấp cho xã quản lý và dự toán chi ngân sách.
Huyện Nam Trà My đang áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND
các xã. Đây là phương pháp lập dự toán dự trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm
tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo theo từng lĩnh vực, bảng cân đối
thu, chi tổng hợp ngân sách xã. Căn cứ vào tổng số thu, chi của dự toán năm lập và
phân bổ dự trên cơ sở cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định ngân sách từ 3 đến 5 năm và
điều chỉnh cân đối dự toán ngân sách cấp xã, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng
dẫn các xã lập dự toán thu, chi ngân sách xã.
2.2.2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn
2013 -2017.
Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình,
UBND các xã xây dựng dự toán thu NSX trình thường trực HĐND huyện cho ý kiến
và gửi phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tổng hợp thành dự toán NSX trên địa bàn
huyện. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự toán, UBND huyện báo cáo
HĐND huyện chính thưc giao dự toán thu cho các xã triển khai thực hiện. Số liệu dự
24
toán thu NS theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua các bảng 2.1 và 2.2 ở bên
dưới.
Ta quan sát bảng 2.1 để thấy diễn biến tăng giảm của dự toán thu qua các năm.
Từ các số liệu thu được ta thấy dự toán thu NS các năm tăng dần từ 2013 đến 2015, cụ
thể năm 2014 tăng 5,88% so với năm 2013, năm 2015 tăng 7,92% so với năm 2014,
sau đó có sự giảm dự toán thu tại năm 2016, cụ thể giảm 11,68% so với 2015, nguyên
nhân chủ yếu do giảm dự toán trong nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 24,33%
so với năm trước. Sau đó dự toán thu tăng trở lại vào năm 2017, cụ thể tăng 5,51% so
với năm 2016, tuy nhiên vẫn chưa tăng trở lại bằng mức dự toán tại năm 2015. Trong
5 năm thì mức dự toán được lập tại năm 2015 là cao nhất, chủ yếu do nguồn lập dự
toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cao nhất trong 5 năm qua. Trong 10 xã trên địa
bàn huyện thì mức dự toán thu của xã Trà Mai luôn chiếm tỷ lệ cao trong các năm
nghiên cứu. Trà Mai là xã có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện NTM nên
các khoản thu thường có mức cao hơn các xã còn lại trên địa bàn.
Quan sát bảng 2.2 để thấy được nguồn thu nào chiếm vai trò quan trọng trong
dự toán tổng thu ngân sách. Từ các số liệu ta thấy ngay rằng, trong tất cả các năm thì
nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu
tổng nguồn thu, cụ thể là xấp xỉ 90%, đặc biệt có những năm chiếm gần như toàn bộ
dự toán nguồn thu (98% vào các năm 2014, 2015 và 2017). Điều này cho thấy khả
năng tự chi thường xuyên của huyện chưa mạnh nên phải dựa vào nguồn từ cấp trên
khá lớn. Các nguồn còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc có những năm không lập dự toán
cho các nguồn đó. Điều này phụ thuộc vào tình hình thực hiện năm trước cũng như
thực tế về khả năng thu của từng nguồn.
25
Bảng 2.1. Tăng trưởng dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
ĐVT: (Triệu đồng)
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
TỔNG THU 28.915 37.286 42.840 37.838 39.924 28,95% 14,90% -11,68% 5,51%
Trong đó
Xã Trà Mai 3.127 4.750 4.930 4.600 5.050 51,90% 3,79% -6,69% 9,78%
Xã Trà Vân 2.910 4.200 4.650 4.350 4.820 44,33% 10,71% -6,45% 10,80%
Xã Trà Vinh 2.773 3.950 4.250 3.650 4.050 42,45% 7,59% -14,12% 10,96%
Xã Trà Don 2.606 3.870 4.120 4.150 4.070 48,50% 6,46% 0,73% -1,93%
Xã Trà Nam 2.994 3.050 4.150 3.920 3.550 1,87% 36,07% -5,54% -9,44%
Xã Trà Linh 2.872 3.600 3.950 4.020 3.850 25,35% 9,72% 1,77% -4,23%
Xã Trà Cang 2.974 3.250 3.950 3.530 3.450 9,28% 21,54% -10,63% -2,27%
Xã Trà Tập 2.796 3.150 4.330 3.200 3.350 12,66% 37,46% -26,10% 4,69%
Xã Trà Dơn 2.924 3.105 4.050 3.120 3.605 6,19% 30,43% -22,96% 15,54%
Xã Trà Leng 2.939 4.361 4.460 3.298 4.129 48,38% 2,27% -26,05% 25,20%
I. Thu kết dư ngân sách
năm trước
1.500 0 0 0 0 -100,00% - - -
II. Các khoản thu xã
hưởng 100%
0 0 168 185 185 - - 10,12% 0,00%
- Thu kết dư 0 0 0 0 0 - -
- Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ KD
0 0 58 75 0 - - 29,31% -100,00%
- Thuế GTGT hàng XS
trong nước
0 0 0 0 0 - - - -
26
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
- Phí, lệ phí 0 0 10 10 85 - - 0,00% 750,00%
- Thu tiền phạt 0 0 0 0 0 - - - -
- Thu huy động đóng góp
xây dựngKCHT
0 0 0 0 0 - - - -
- Thu khác 0 0 100 100 100 - - 0,00% 0,00%
III. Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm
100 125 84 80 0 25,00% -32,80% -4,76% -100,00%
1. Các khoản thu phân
chia tối thiểu 70%
100 125 84 80 0 25,00% -32,80% -4,76% -100,00%
- Thuế giá trị gia tăng 0 0 0 0 0 - - - -
- Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh
45 45 0 0 0 0,00% -100,00% - -
- Lệ phí trước bạ 25 80 84 80 0 220,00% 5,00% -4,76% -100,00%
- Phí, lệ phí 30 0 0 0 0 -100,00% - - -
+ Phí bảo vệ môi trường 0 0 0 0 0 - - - -
+ Lệ phí địa chính 0 0 0 0 0 - - - -
+ Lệ phí chứng thực 0 0 0 0 0 - - - -
2. Các khoản thu phân
chia khác do tỉnh quy định
0 0 0 0 0 - - - -
IV. Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên
26.010 36.573 42.016 31.793 39.218 40,61% 14,88% -24,33% 23,35%
- Bổ sung cân đối 18.291 18.643 20.636 15.401 32.774 1,92% 10,69% -25,37% 112,80%
- Bổ sung có mục tiêu 7.719 17.930 21.380 16.392 6.444 132,28% 19,24% -23,33% -60,69%
V. Thu từ nguồn năm
trước chuyển sang
1.305 588 472 5.680 521 -54,94% -19,73% 1.103,39% -90,83%
VI. Thu để lại chi qua
ngân sách
0 0 100 100 0 - - 0,00% -100,00%
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
27
Bảng 2.2. Cơ cấu trong dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
Năm
2013
Cơ cấu
Năm
2014
Cơ cấu
Năm
2015
Cơ cấu
Năm
2016
Cơ cấu
Năm
2017
Cơ cấu
TỔNG THU 28.915 100,00% 37.286 100,00% 42.840 100,00% 37.838 100,00% 39.924 100,00%
I. Thu kết dư NS năm
trước 1.500 5,19% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
II. Các khoản thu xã
hưởng 100% 0 0,00% 0 0,00% 168 0,39% 185 0,49% 185 0,46%
- Thu kết dư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh 0 0,00% 0 0,00% 58 0,14% 75 0,20% 0 0,00%
- Thuế GTGT hàng XS
trong nước 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Phí, lệ phí 0 0,00% 0 0,00% 10 0,02% 10 0,03% 85 0,21%
- Thu tiền phạt 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Thu huy động đóng góp
xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Thu khác 0 0,00% 0 0,00% 100 0,23% 100 0,26% 100 0,25%
III. Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần
trăm 100 0,35% 125 0,34% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00%
1. Các khoản thu phân
chia tối thiểu 70% 100 0,35% 125 0,34% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00%
- Thuế giá trị gia tăng 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh 45 0,16% 45 0,12% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
28
Nội dung
Năm
2013
Cơ cấu
Năm
2014
Cơ cấu
Năm
2015
Cơ cấu
Năm
2016
Cơ cấu
Năm
2017
Cơ cấu
- Lệ phí trước bạ 25 0,09% 80 0,21% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00%
- Phí, lệ phí 30 0,10% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
+ Phí bảo vệ môi trường 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
+ Lệ phí địa chính 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
+ Lệ phí chứng thực 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
2. Các khoản thu phân
chia khác do tỉnh quy
định
0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
IV. Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên 26.010 89,95% 36.573 98,09% 42.016 98,08% 31.793 84,02% 39.218 98,23%
- Bổ sung cân đối 18.291 63,26% 18.643 50,00% 20.636 48,17% 15.401 40,70% 32.774 82,09%
- Bổ sung có mục tiêu 7.719 26,70% 17.930 48,09% 21.380 49,91% 16.392 43,32% 6.444 16,14%
V. Thu từ nguồn năm
trước chuyển sang 1.305 4,51% 588 1,58% 472 1,10% 5.680 15,01% 521 1,30%
VI. Thu để lại chi qua
ngân sách 0 0,00% 0 0,00% 100 0,23% 100 0,26% 0 0,00%
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
29
Hình 2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
30
2.2.2.2. Dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn
2013 - 2017.
Dự toán chi được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào các nguồn thu đã được dự
toán, căn cứ nhiệm vụ chi trong năm. Chi NSX là hoạt động nhằm đảm bảo các mục
tiêu cơ bản của chính quyền xã như đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự
nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông… duy trì hoạt động của các cơ quan,
các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển.
Các khoản chi NSX bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi từ nguồn
thu để lại quản lý qua ngân sách, chi chuyển nguồn, dự phòng, chi nộp ngân sách cấp trên.
Công tác lập dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My trong những
năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực, dự toán chi luôn bám sát vào các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính ổn định ngân
sách, phù hợp các khoản thu trên địa bàn. Cơ sở xây dựng dự toán chi NSX theo số
cán bộ xã, thôn thực tế, các hoạt động chi thường xuyên của ngành và nhu cầu đầu
tư một số công trình theo phân cấp.
Dự toán chi NSX huyện Nam Trà My có xu hướng tăng qua các năm trong giai
đoạn 2013-2017, duy chỉ có năm 2016 mức tổng dự toán chi giảm so năm 2015 là 11,68%.
Dự toán chi năm 2016 giảm bởi dự toán thu trong năm cũng giảm so với năm 2015.
Trong các khoản chi được dự toán thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng khoản chi, chiếm tỷ trọng trên 90%. Trong dự toán chi thì nguồn chi
lương và phụ cấp cho chiếm đa phần. Trong 10 xã trên địa bàn thì dự chi xã Trà
Mai chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã còn lại trên địa bàn. Xã Trà Linh là xã
duy nhất có mức dự toán chi năm 2016 vẫn cao hơn 0,27% so với năm 2015 trong
khi tình hình các xã khác giảm khá mạnh. Hiện tại xã Trà Linh đang được chú trọng
trong việc trồng và ươm mầm cây sâm Ngọc Linh để biến Sâm Ngọc Linh trở thành
biểu tượng của NTM và đưa cây sâm lên tầm quốc gia.
Đối với lập dự toán chi đầu tư phát triển, dự toán chi cho khoản mục này chỉ xuất
hiện trong 2 năm 2015 và 2016, do nguồn vốn đầu tư địa phương hạn chế và công tác
quản lý vốn đầu tư cấp xã còn yếu nên chi đầu tư phát triển không được lập, đăng ký vốn
hàng năm. Chủ yếu bổ sung thực hiện các dự án thực tế phát sinh trong năm sau khi đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và thẩm định theo quy định.
31
Bảng 2.3. Tăng trưởng dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
SS (%)
2014/
2013
SS (%)
2015/
2014
SS (%)
2016/
2015
SS (%)
2017/
2016
Tổng chi NSX 28.915 37.286 42.840 37.838 39.924 28,95 14,90 -11,68 5,51
1 Xã Trà Mai 3.107 4.650 4.800 4.150 5.050 49,66% 3,23% -13,54% 21,69%
2 Xã Trà Vân 2.850 4.200 4.650 4.100 4.800 47,37% 10,71% -11,83% 17,07%
3 Xã Trà Vinh 2.673 3.850 4.200 3.330 4.000 44,03% 9,09% -20,71% 20,12%
4 Xã Trà Don 2.560 3.870 4.050 3.790 4.000 51,17% 4,65% -6,42% 5,54%
5 Xã Trà Nam 2.990 3.050 4.150 3.650 3.550 2,01% 36,07% -12,05% -2,74%
6 Xã Trà Linh 2.865 3.500 3.750 3.760 3.750 22,16% 7,14% 0,27% -0,27%
7 Xã Trà Cang 2.970 3.100 3.550 3.300 3.350 4,38% 14,52% -7,04% 1,52%
8 Xã Trà Tập 2.790 3.150 4.330 2.900 3.150 12,90% 37,46% -33,03% 8,62%
9 Xã Trà Dơn 2.920 3.105 3.900 3.100 3.500 6,34% 25,60% -20,51% 12,90%
10 Xã Trà Leng 2.753 4.339 4.322 2.737 4.116 57,61% -0,39% -36,67% 50,38%
I Chi đầu tư phát triển 0 0 560 2.400 0 - - 328,57% -100%
II Chi thường xuyên 28.478 36.814 41.702 34.817 39.266 29,27% 13,28% -16,51% 12,78%
1
Chi sự nghiệp VH, thông tin
– TDTT
116 126 168 318 1.120 8,62% 33,33% 89,29% 252,2%
2 Chi sự nghiệp xã hội 3.633 3.911 4.668 856 1.032 7,65% 19,36% -81,66% 20,56%
3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 24.067 29.044 32.365 32.032 35.489 20,68% 11,43% -1,03% 10,79%
4 Chi an ninh 186 133 411 411 735 -28,49% 209,02% 0% 78,83%
5 Chi Quốc phòng 400 400 400 400 410 0% 0% 0% 2,50%
6 Chi khác 76 70 100 100 100 -7,89% 42,86% 0% 0%
7 Chi sự nghiệp kinh tế 0 3.130 3.590 616 180 - 14,70% -82,84% -70,78%
8 Chi sự nghiệp môi trường 0 0 0 84 200 - - - -
III
Chi từ nguồn thu để lại
quản lý qua NS
0 0 100 100 0 - - 0% -
IV Chi chuyển nguồn 0 0 0 0 0 - - - -
V Dự phòng 437 472 0 521 658 8,01% 1,27% - 26,30%
VI Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 0 - - -
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
32
2.2.3. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 -2017
2.2.3.1. Chấp hành thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My.
Công tác quản lý thu NS qua KBNN trên địa bàn huyện Nam Trà My ngày càng
đi vào nề nếp. Các khoản thu nộp vào KBNN được hạch toán kịp thời và điều tiết cho
các cấp ngân sách. KBNN đã hướng dẫn cho kế toán xã ghi nộp đúng, đồng thời hạch
toán riêng cho từng xã, giúp cho xã hàng tháng đối chiếu và nắm được số thu và tồn
quỹ NS. Việc chấp hành thu NSX được tiến hành theo quy trình sau:
- Thu các khoản phí, lệ phí, thuế, tiền phạt, các khoản đóng góp… Những
khoản thu này có biên lai do cơ quan thuế và cơ quan tài chính phát hành, sau đó nộp
vào KBNN và được chia theo theo tỷ lệ, thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định.
- Bên cạnh đó UBND các xã thu các nguồn thu NSX trên địa bàn huyện Nam
Trà My gồm các nguồn: Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ
tầng; thu NSX trong cân đối; thu chuyển nguồn và các khoản thu ngoài cân đối. Tuy
nhiên, trên địa bàn toàn huyện 100% các xã đều mất cân đối, do vậy trong các nguồn
thu NSX thì nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ lệ cao.
- Cuối cùng, định kỳ kế toán NS thanh toán biên lai với Chi Cục thuế và phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My.
Nhìn vào 2 bảng số liệu 2.4 và 2.5 ta thấy tổng thu tăng dần qua các năm, đây là
một tín hiệu tích cực, đặc biệt năm 2017 có sự tăng đột biến (tăng 62,98% so với năm
2016), nguyên nhân chủ yếu do các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn đều tăng trưởng,
trong đó chủ yếu là nguồn thu từ ngân sách cấp trên tăng vọt. Nguyên nhân dẫn đến
vượt thu là do công tác quản lý các nguồn thu thường xuyên được quan tâm chỉ đạo,
các cấp, các ngành liên quan có sự phối hợp đồng bộ; công tác tuyên truyền vận động
được chú trọng dưới nhiều hình thức.
Cơ cấu các nguồn thu được duy trì khá ổn định qua các năm, đây là một điểm
thuận lợi cho công tác lập dự toán. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổng nguồn thu, nguồn bổ
sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn nhất (>80%), đây không được xem là
một điểm tích cực vì nó cho thấy địa phương thu không đủ bù cho chi thường xuyên,
có nghĩa là không đủ khả năng tự chi những khoản như tiền luơng hay các hoạt động
33
khác của cơ quan, và càng khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo bằng chính nguồn thu của địa phương.
Thu kết dư các năm giảm dần đều, với tỷ lệ giảm lần lượt là 20,72%, 68,35%,
25,13%, 18,88%. Nguồn từ thu kết dư và nguồn thu từ năm trước để lại là 2 nguồn xếp
thứ tự tiếp theo về tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu tổng nguồn thu. Nguồn được thu
100% và phân chia theo tỷ lệ biến động không đồng đều, tuy nhiên tỷ trọng nguồn này
quá nhỏ nên sự biến động không có ảnh hưởng đáng kể.
Hình 2.2. Tình hình chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My
giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Nam Trà My
34
Bảng 2.4. Tăng trưởng chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
TỔNG THU 52.333 57.063 60.768 66.624 108.586 9,04% 6,49% 9,64% 62,98%
Trong đó
Xã Trà Mai 7.339 6.934 7.684 9.016 16.596 -5,52% 10,82% 17,33% 84,07%
Xã Trà Vân 5.407 6.649 6.310 6.361 16.863 22,97% -5,10% 0,81% 165,10%
Xã Trà Vinh 4.489 4.873 5.002 5.662 7.438 8,55% 2,65% 13,19% 31,37%
Xã Trà Don 4.362 4.832 5.273 5.928 8.499 10,77% 9,13% 12,42% 43,37%
Xã Trà Nam 5.232 5.633 5.789 7.206 11.308 7,66% 2,77% 24,48% 56,92%
Xã Trà Linh 5.166 6.187 6.944 7.122 8.960 19,76% 12,24% 2,56% 25,81%
Xã Trà Cang 5.722 6.057 6.352 7.610 13.014 5,85% 4,87% 19,80% 71,01%
Xã Trà Tập 4.280 4.882 5.070 5.520 8.473 14,07% 3,85% 8,88% 53,50%
Xã Trà Dơn 5.400 5.940 6.879 6.555 8.442 10,00% 15,81% -4,71% 28,79%
Xã Trà Leng 4.936 5.076 5.465 5.644 8.993 2,84% 7,66% 3,28% 59,34%
I. Thu kết dư ngân sách
năm trước
4.993 3.959 1.253 938 761 -20,72% -68,35% -25,13% -18,88%
II. Các khoản thu xã
hưởng 100%
0 40 90 12 215 - 124,76% -86,21% 1.634,18%
- Thu kết dư 0 0 0 0 0 - - - -
- Thuế môn bài thu từ CN,
hộ KD
0 0 75 0 0 - - -100,00% -
- Thuế GTGT hàng XS
trong nước
0 0 3 0 0 - - -100,00% -
- Phí, lệ phí 0 0 8 0 0 - - -100,00% -
- Thu tiền phạt 0 0 4 0 5 - - -100,00% -
- Thu huy động đóng góp 0 0 0 0 0 - - - -
35
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
XD kết cấu hạ tầng
- Thu khác 0 40 0 12 43 - -100,00% - 250,01%
III. Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ %
173 136 101 103 0 -21,32% -26,16% 2,21% -100,00%
1. Các khoản thu phân
chia tối thiểu 70%
173 136 101 103 0 -21,32% -26,16% 2,21% -100,00%
- Thuế giá trị gia tăng 0 0 0 0 0 - - - -
- Thuế môn bài thu từ CN,
hộ KD
50 69 0 0 0 37,98% -100,00% - -
- Lệ phí trước bạ 103 64 101 0 0 -38,06% 57,18% -100,00% -
- Phí, lệ phí 20 3 0 0 0 -82,68% -100,00% - -
+ Phí bảo vệ môi trường 10 3 0 0 0 -65,58% -100,00% - -
+ Lệ phí địa chính 0 0 0 0 0 -100,00% - - -
+ Lệ phí chứng thực 10 0 0 103 0 -100,00% - - -100,00%
2. Các khoản thu phân
chia khác do tỉnh quy
định
0 0 0 0 0 - - - -
IV. Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên
43.798 47.294 52.785 53.347 92.579 7,98% 11,61% 1,07% 73,54%
- Bổ sung cân đối 15.291 18.643 20.108 14.379 32.774 21,92% 7,86% -28,49% 127,93%
- Bổ sung có mục tiêu 28.507 28.651 32.677 38.968 59.805 0,50% 14,05% 19,25% 53,47%
V. Thu từ nguồn năm
trước chuyển sang
3.368 4.976 6 235 12.160 15.030 47,74% 25,30% 95,01% 23,61%
VI. Thu để lại chi qua
ngân sách
0 658 304 64 0 -53,75% -78,96% -100,00%
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Nam Trà My
36
Bảng 2.5. Cơ cấu trong chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
ĐVT : Triệu đồng
Nội dung
Năm
2013
Tỷ trọng
Năm
2014
Tỷ trọng
Năm
2015
Tỷ trọng
Năm
2016
Tỷ trọng
Năm
2017
Tỷ trọng
TỔNG THU 52.333 100% 57.063 100% 60.768 100% 66.624 100% 108.586 100%
I. Thu kết dư ngân sách
năm trước
4.993 9,54% 3.959 6,94% 1.253 2,06% 938 1,41% 761 0,70%
II. Các khoản thu xã
hưởng 100%
0 0% 40 0,07% 90 0,15% 12 0,02% 215 0,20%
- Thu kết dư 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
- Thuế môn bài thu từ
CN, hộ KD
0 0% 0 0% 75 0,12% 0 0% 0 0%
- Thuế GTGT hàng XS
trong nước
0 0% 0 0% 3 0,01% 0 0% 0 0%
- Phí, lệ phí 0 0% 0 0% 8 0,01% 0 0% 0 0%
- Thu tiền phạt 0 0% 0 0% 4 0,01% 0 0% 5 0%
- Thu huy động đóng góp
xây dựng kết cấu hạ tầng
0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
- Thu khác 0 0% 40 0,07% 0 0% 12 0,02% 43 0,04%
III. Các khoản thu
phân chia theo tỷ lệ
phần trăm
173 0,33% 136 0,24% 101 0,17% 103 0,15% 0 0,00%
1. Các khoản thu phân
chia tối thiểu 70%
173 0,33% 136 0,24% 101 0,17% 103 0,15% 0 0,00%
- Thuế giá trị gia tăng 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
-Thuế môn bài thu từ
CN, hộ KD
50 0,10% 69 0,12% 0 0% 0 0% 0 0%
- Lệ phí trước bạ 103 0,20% 64 0,11% 101 0,17% 0 0% 0 0%
37
Nội dung
Năm
2013
Tỷ trọng
Năm
2014
Tỷ trọng
Năm
2015
Tỷ trọng
Năm
2016
Tỷ trọng
Năm
2017
Tỷ trọng
- Phí, lệ phí 20 0,04% 3 0,01% 0 0% 0 0% 0 0%
+ Phí bảo vệ môi
trường
10 0,02% 3 0,01% 0 0% 0 0% 0 0%
+ Lệ phí địa chính 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
+ Lệ phí chứng thực 10 0,02% 0 0% 0 0% 103 0,15% 0 0%
2. Các khoản thu phân
chia khác do tỉnh quy
định
0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
IV. Thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên
43.798 83,69% 47.294 82,88% 52.785 86,86% 53.347 80,07% 92.579 85,26%
- Bổ sung cân đối 15.291 29,22% 18.643 32,67% 20.108 33,09% 14.379 21,58% 32.774 30,18%
- Bổ sung có mục tiêu 28.507 54,47% 28.651 50,21% 32.677 53,77% 38.968 58,49% 59.805 55,08%
V.Thu từ nguồn năm
trước chuyển sang
3.368 6,44% 4.976 8,72% 6.235 10,26% 12.160 18,25% 15.030 13,84%
VI. Thu để lại chi qua
ngân sách
0 0% 658 1,15% 304 0,50% 64 0,10% 0 0%
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
38
2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam
Trà My
Trong những năm gần đây, việc quản lý chi NSX về cơ bản đã góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi NSX là một trong
những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thành
phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong nhân dân
tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai
trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương.
Tình hình chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My về cơ bản
tăng trưởng qua các năm, duy chỉ năm 2016 tổng chi giảm 15,96% từ 59.830 triệu
đồng trong năm 2015 về 50.284 triệu đồng trong năm 2016, đến năm 2017 thì mức
tổng chi lại tăng đột biến 113,03% đưa mức tổng chi lên 107.116 triệu đồng. Năm
2016 một số công trình và hoạt động chuyển tiếp qua năm tiếp theo nên đã được
tổng mức chi giảm hơn so với năm 2015, đến năm 2017 nhiều hoạt động đã được
triển khai nên đã đưa tổng chi lên mức cao, tăng hơn 100%.
Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển
có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất… Trong những năm
qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở các xã trên địa
bàn huyện Nam Trà My tăng khá nhanh làm bộ mặt của huyện thay đổi nhanh chóng.
Dựa vào bảng 2.6 Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam
Trà My giai đoạn 2013- 2017 có thể thấy chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khá
khiêm tốn trong cơ cấu chi. Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã được cải
thiện qua các năm, tỷ lệ trong cơ cấu chi đầu tư phát triển giai đoạn 2013- 2017 lần
lượt là 0%; 0,46%; 0,61%; 1,29% và 6,48%.
Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy chi đầu tư phát triển tăng khá nhanh từ 0 triệu
đồng năm 2013, sang năm 2014 thì tăng lên 258 triệu đồng và đến năm 2017 thì con
số này là 6.943 triệu đồng. Chi đầu tư phát triển chủ yếu tăng do huyện đã chú trọng
vào mảng đầu tư xây dựng cơ bản, mức tăng qua các năm trong giai đoạn 2014-2017
39
lần lượt là 41,09%; 77,75% và 973,11%.Năm 2017, đầu tư xây dựng cơ bản được chú
trọng, một số chương trình chuyển tiếp từ năm cũ được hoàn thành như nâng cấp trụ
sở UBND xã, xây dựng Trường tiểu học Kim Đồng, xây dựng nước sinh hoạt cho
thôn 1, thôn 2, thôn 3…Đồng thời trong năm 2017 khởi công một số công trình mới
như Trường mầm non Hoa Mai, nhà sinh hoạt cộng đồng Nước Xa, nước sinh hoạt
làng Tác Ngô, Nước Ui, Tác Râu. Nhìn một cách tổng thể, tổng các năm qua việc
ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng
ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế,
tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động và góp phần quan trọng
vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất chi tiêu dùng xã hội gắn liền với
chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên bao gồm: chi sự nghiệp
VHTT - TDTT; chi sự nghiệp XH; chi QLNN, Đảng, Đoàn thể; chi an ninh; chi Quốc
phòng; chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp môi trường; chi khác. Khoản chi thường
xuyên là một khoản chi quan trọng cho bộ máy chính quyền cấp xã, nó chiếm tỷ trọng
lớn, hơn 70% trong cơ cấu chi NSX của huyện Nam Trà My. Năm 2016, tỷ trọng chi
thường xuyên đạt 98,71% trong tổng cơ cấu chấp hành chi NXS của huyện.
Từ Bảng 2.7 về tình hình chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My
trong giai đoạn nghiên cứu ta thấy: năm 2014 chi thường xuyên trên địa bàn huyện là
49.317triệu đồng chiếm 88,37 % tổng chi NSX tăng 13,64% so với 43.398 triệu đồng
năm 2013. Năm 2015 chi thường xuyên giảm 4,08% so với năm 2014, bởi trong năm
2015 chi đầu tư phát triển, chi chuyển nguồn lần lượt tăng 41,09%, 95,01%. Đến năm
2016 thì chi thường xuyên có tăng nhẹ 4,92% so với năm trước và đến năm 2017 thì tăng
55,39% và đạt mức77.131 triệu đồng. Trong chi thường xuyên thì quỹ lương chi quản lý
Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng chủ yếu, lần lượt 61,95%; 54,62%; 51,20%;
66,91% và 36,72% từ năm 2013 đến 2017. Chi sự nghiệp VHTT-TDTT chuyển biến
mạnh mẽ trong 2 năm 2016 và 2017 với mức tăng lần lượt 110,37% và 345,07%. Một số
hoạt động làm mức chi VHTT-TTDT tăng như: chi sự nghiệp VHTT-TDTT; chi tổ chức
Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ I; Tổ chức Lễ hội sâm núi Ngọc Linh
40
lần thứ nhất, Đại hội TDTT cấp huyện, tổ chức diễn tập phòng thủ cấp huyện….
Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách, dự phòng và chi nộp ngân
sách cấp trên hầu như đạt số dư là 0 triệu đồng qua các năm phân tích, riêng chi nộp
ngân sách cấp trên năm 2017 phát sinh 164 triệu đồng.
Chi chuyển nguồn năm 2013 là 4.976 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,29%, đến
năm 2014 tăng 25,30% đạt 6.235 triệu đồng. Năm 2015 chi chuyển nguồn tăng 95,01%
đạt 12.159 triệu đồng và đột ngột về 0 triệu đồng trong năm 2016. Năm 2017 chi
chuyển nguồn chuyển biến mạnh mẽ với mức chi 22.878 triệu đồng. Chi chuyển nguồn
qua các năm nghiên cứu vẫn còn cao bởi vì ngoài các khoản được phép chuyển năm
sau theo quy định (như kinh phí giao tự chủ, kinh phí CCTL, kinh phí CTMTQG) thì
nguyên nhân do một số nội dung chi đòi hỏi thủ tục hành chính rườm rà, chưa rõ ràng,
một số nguồn vốn bổ sung vào cuối năm, đồng thời về chủ quan là do một số cơ quan,
đơn vị và UBND các xã chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển
khai thực hiện dẫn đến chậm trễ trong công tác giải ngân các nguồn vốn.
Hình 2.3. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã huyện Nam Trà My giai đoạn
2013 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Chi nộp ngân sách cấp trên
Dự phòng
Chi chuyển nguồn
Chi từ nguồn thu để lại quản
lý qua ngân sách
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
41
Bảng 2.6. Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
(ĐVT: Triệu đồng)
TT Nội dung
Năm
2013
Tỷ lệ %
Năm
2014
Tỷ lệ %
Năm
2015
Tỷ lệ %
Năm
2016
Tỷ lệ %
Năm
2017
Tỷ lệ %
TỔNG CHI 48.374 100 55.810 100 59.830 100 50.283 100 107.116 100
I
Chi đầu tư phát
triển
0 0 258 0,46 364 0,61 647 1,29 6.943 6,48
II Chi thường xuyên 43.398 89,71 49.317 88,37 47.307 79,07 49.636 98,71 77.131 72,01
1
Chi sự nghiệp VHTT
– TDTT
110 0,23 108 0,19 135 0,23 284 0,56 1.264 1,18
2 Chi sự nghiệp XH 6.604 13,65 8.869 15,89 6.403 10,70 5.529 11,00 5.972 5,58
3
Chi QLNN, Đảng,
Đoàn thể
29.968 61,95 30.485 54,62 30.630 51,20 33.644 66,91 39.347 36,73
4 Chi an ninh 0 0 1.610 2,88 1.711 2,86 1.841 3,66 2.151 2,01
5 Chi Quốc phòng 0 0 1.715 3 1.765 2,95 2.000 3,98 2.289 2,14
6 Chi khác 0 0 0 0 0 0 0
7 Chi sự nghiệp kinh tế 6.716 13,88 6.398 11,46 6.547 10,94 6.249 12,43 25.909 24,19
8
Chi sự nghiệp môi
trường
0 0 131 0,23 116 0,19 89 0,18 199 0,19
III
Chi từ nguồn thu để
lại quản lý qua ngân
sách
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
IV Chi chuyển nguồn 4.976 10,29 6.235 11,17 12.159 20,32 0 0 22.878 21,36
V Dự phòng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
VI
Chi nộp ngân sách
cấp trên
0 0 0 0 0 0 0 0 164 0,15
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
42
Bảng 2.7. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
Stt Nội dung Năm 2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
SS
2014/
2013
SS
2015/
2014
SS
2016/
2015
SS
2017/
2016
TỔNG CHI 48.374 55.810 59.830 50.284 107.116 15,37% 7,20% -15,96% 113,03%
1 Xã Trà Mai 7.189 6.793 7.567 8.876 16.395 -5,51% 11,39% 17,30% 84,71%
2 Xã Trà Vân 5.159 6.476 6.103 6.284 16.563 25,53% -5,76% 2,97% 163,57%
3 Xã Trà Vinh 3.962 4.569 4.943 5.662 7.038 15,32% 8,19% 14,55% 24,30%
4 Xã Trà Don 4.231 4.788 5.260 5.803 8.399 13,16% 9,86% 10,32% 44,74%
5 Xã Trà Nam 5.043 5.619 5.776 7.183 11.277 11,42% 2,79% 24,36% 57,00%
6 Xã Trà Linh 4.836 5.943 6.852 7.122 8.290 22,89% 15,30% 3,94% 16,40%
7 Xã Trà Cang 5.142 5.977 6.276 7.521 13.014 16,24% 5,00% 19,84% 73,04%
8 Xã Trà Tập 3.971 4.853 5.045 5.453 8.174 22,21% 3,96% 8,09% 49,90%
9 Xã Trà Dơn 4.469 5.784 6.685 6.440 8.040 29,42% 15,58% -3,66% 24,84%
10 Xã Trà Leng 4.372 5.008 5.323 5.780 9.926 14,55% 6,29% 8,59% 71,73%
I Chi đầu tư phát triển 0 258 364 647 6.943 - 41,09% 77,75% 973,11%
II Chi thường xuyên 43.398 49.317 47.307 49.636 77.131 13,64% -4,08% 4,92% 55,39%
1
Chi sự nghiệp VH, TT –
TDTT
110 108 135 284 1.264 -1,82% 25,00% 110,37% 345,07%
2 Chi sự nghiệp XH 6.604 8.869 6.403 5.529 5.972 34,30% -27,80% -13,65% 8,01%
3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 29.968 30.485 30.630 33.644 39.347 1,73% 0,48% 9,84% 16,95%
4 Chi an ninh 0 1.610 1.711 1.841 2.151 - 6,27% 7,60% 16,84%
5 Chi Quốc phòng 0 1.715 1.765 2.000 2.289 - 2,92% 13,31% 14,45%
6 Chi khác 0 0 - - - -
7 Chi sự nghiệp kinh tế 6.716 6.398 6.547 6.249 25.909 -4,73% 2,33% -4,55% 314,61%
8 Chi sự nghiệp môi trường 0 131 116 89 199 - -11,45% -23,28% 123,60%
III
Chi từ nguồn thu để lại quản
lý qua ngân sách
0 0 0 0 0 - - - -
IV Chi chuyển nguồn 4.976 6.235 12.159 0 22.878 25,30% 95,01% -100% -
V Dự phòng 0 0 0 0 0 - - - -
VI Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 164 - - - -
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải HậuQuản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Kế toán các khoản thu ngân sách tại xã Hoà Hải- Hương Khê, 9đ - Gửi miễn phí ...
Kế toán các khoản thu ngân sách tại xã Hoà Hải- Hương Khê, 9đ - Gửi miễn phí ...Kế toán các khoản thu ngân sách tại xã Hoà Hải- Hương Khê, 9đ - Gửi miễn phí ...
Kế toán các khoản thu ngân sách tại xã Hoà Hải- Hương Khê, 9đ - Gửi miễn phí ...
 

Similar to Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY

Similar to Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phườ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phườ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phườ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phườ...
 
Luận án: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trun...
Luận án: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trun...Luận án: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trun...
Luận án: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trun...
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn HàĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
 
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRI...
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRI...LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRI...
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRI...
 
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
 
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN XUÂN THANH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN XUÂN THANH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 834.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH HUY HÒA HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Huy Hòa. 2. Các số liệu mà tôi sử dụng trong luận văn là trung thực, những kết quả trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. 3. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Xuân Thanh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ ..........................................................................................................................6 1.1. Tổng quan về ngân sách cấp xã................................................................................6 1.2. Quản lý ngân sách cấp xã .........................................................................................7 1.3. Nội dung của quản lý ngân sách cấp xã .................................................................10 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã......................................14 1.5. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phương ............................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM................................................20 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam..............20 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam................................................................................................................................21 2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...........................................................................53 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ..............................................................................................54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ........................63 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Nam Trà My..................................................................................................................................63 3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My..................................................................................................................................65 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.....................................................................................................68 3.4. Kiến nghị ................................................................................................................77 KẾT LUẬN ..................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin HĐND Hội đồng nhân dân NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NSX Ngân sách xã UBND Uỷ ban nhân dân
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017...........................................................................................................25 Bảng 2.2. Cơ cấu trong dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................27 Bảng 2.3. Tăng trưởng dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................31 Bảng 2.4. Tăng trưởng chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 .....................................................................................34 Bảng 2.5. Cơ cấu trong chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017.............................................................................................36 Bảng 2.6. Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ..........................................................................................................41 Bảng 2.7. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................42 Bảng 2.8. Tình hình quyết toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................47 Bảng 2.9. Tình hình quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................52
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................................29 Hình 2.2. Tình hình chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................33 Hình 2.3. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................................................40 Hình 2.4. Tình hình thực hiện tổng thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017 .............................................................................................46 Hình 2.5. Tình hình quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017....................................................................................................51
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách Nhà nước là một vấn đề hệ trọng của quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng thể chế và trong từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò là công cụ định hướng vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Nhà nước có thể thực hiện điều tiết nền kinh tế - xã hội khi có nguồn tài chính đảm bảo. Nguồn tài chính phụ thuộc vào việc quản lý nguồn thu NSNN. Để phát triển nguồn thu thì cần phải có hình thức thu phù hợp với điều kiện phát triển tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Cùng với quản lý nguồn thu thì quản lý chi cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý NSNN, góp phần phát triển đất nước. Trong tiến trình hội nhập, vấn đề quản lý NSNN đang được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN, tránh thất thoát nguồn thu NSNN. Công tác quản lý NSNN huyện Nam Trà My cũng từng ngày chuyển mình để hoà chung vào nhịp độ phát triển của đất nước, các hình thức thu NSNN ở ở các xã trên địa bàn đã được cải tiến, từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN địa phương tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Nguồn thu ngân sách xã hạn chế, chủ yếu dựa vào NSTW trong khi nhu cầu chi lại cao để phát triển các vùng thoát nghèo. Như vậy, công tác quản lý ngân sách xã càng phải được chú trọng để khai thác đầy đủ các nguồn thu, phân bổ nguồn chi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để thực hiện đề tài tôi đã đọc, nghiên cứu các tài liệu sau đây: Đặng Thị Kiều Trinh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Đề tài đưa ra được các nhân tố thường chi phối đến hoạt động quản lý NSNN:
  • 9. 2 - Nhân tố về điều kiện tự nhiên; Nhân tố về điều kiện kinh tế; Nhân tố về điều kiện xã hội. Cùng với các nhân tố khác như yếu tố vĩ mô, đặc thù các khoản thu chi của địa phương, khoa học công nghệ… Về nội dung quản lý chi, tác giả phân tích cơ cấu quản lý chi gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới và chi khác nguồn ngân sách. Về công tác quyết toán, tác giả nhấn mạnh phân tích chi cân đối ngân sách địa phương gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn, chi dự phòng; chi chuyển giao cho ngân sách các cấp và các khoản chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN. Nguyễn Ngọc Đức (2016), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đà Nẵng. Đề tài đã nêu lên được những điểm chính về chi ngân sách cấp xã như khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và điều kiện chi ngân sách cấp xã. Trên cơ sở về chi ngân sách cấp xã, tác giải phân tích nội dung quản lý chi ngân sách cấp xã và từ đó đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp xã. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của địa phương, tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi như: - Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. - Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. - Hoàn thiện hệ thống thông tin từ cấp xã. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án dựa trên những vấn đề về quản lý ngân sách nhà nước, từ đó phân tích hiệu quả quản lý NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý NSNN của tỉnh An Giang, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, luận án phân tích trên cơ sở quy mô NSNN tỉnh nên chỉ có thể áp dụng một vài khía cạnh vào đề tài phân tích quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện.
  • 10. 3 Lê Văn Nghĩa (2018), Quản lý chi ngân sách Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã cập nhập tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách Nhà nước. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường, vấn đề phân cấp quản lý. Đồng thời tác giả nhấn mạnh cần quản lý chi theo chương trình mục tiêu, dự án, cơ chế khoán hành chính trong khuôn khổ chi tiêu quy định. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đề cập đến cơ sở lý luận là thu, chi NSNN và vai trò của thu chi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nội dung cơ bản trong quản lý thu được tác giả đề cập đến là quản lý thu thuế, quản lý thu phí, lệ phí. Về quản lý chi thì tác giả cho rằng có 2 nội dung chính cần quản lý là quản lý chi đầu tư phát triển và nội dung chi quản lý thường xuyên. Trên cơ sở phân tích thực trạng trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: - Nhóm giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước - Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ các vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, thực tiễn và quản lý ngân sách cấp xã. Đồng thời, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và những kinh nghiệm trong công tác quản lý ngân sách xã của một số địa phương. - Thực trạng công tác quản lý thu, quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đưa ra những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý ngân sách xã. - Từ những nguyên nhân của hạn chế, mục tiêu và định hướng của địa phương, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn cần phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách cấp xã, quản lý ngân sách cấp xã. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Thứ ba, đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà, tỉnh Quảng Nam. Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý thu và quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện. Trong nội dung quản lý đề cập đến việc quản lý lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán của các xã trên địa bàn địa bàn huyện. Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trong 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) và đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã của huyện Nam Trà My đến năm 2020. Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên 10 xã thuộc địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết đã khoa học đã được công bố, luật Ngân sách Nhà nước, các vấn đề về kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường tài chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn là sự kết hợp giữa cơ sở lý luận đã được công bố, tổng hợp số liệu, phân tích để đưa ra nhận định, đánh giá và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà
  • 12. 5 My, tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu thu chi ngân sách cấp xã gồm: dự toán thu, chi; chấp hành thu, chi; quyết toán thu, chi. - Phương pháp so sánh: trên cơ sở các số liệu thống kê thực hiện so sánh các tiêu chí cần đánh giá qua các năm nghiên cứu. So sánh tốc độ tăng trưởng qua các thời kì nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu thống kế trong quá trình nghiên cứu, đưa ra các phân tích, đánh giá và nhận định về quản lý NSX của địa phương. Khái quát, đánh giá ưu nhược điểm chung của quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa những nội dung cơ bản về ngân sách cấp xã, quản lý ngân sách cấp xã. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phương để từ đó rút kinh nghiệm, so sánh phương thức quản lý ngân sách cấp xã khi đi vào phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Tiến hành đánh giá tình hình quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My từ năm 2013 - 2017 và tìm hiểu kỹ thêm về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và công tác quyết toán cấp xã trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn và quản lý ngân sách cấp xã Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
  • 13. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1. Tổng quan về ngân sách cấp xã. 1.1.1. Khái niệm ngân sách cấp xã. Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Nhà nước đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội của đất nước bằng công cụ tài chính là NSNN. Xét về hình thức biểu hiện, ngân sách cấp xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được HĐND cấp xã quyết định và được thực hiện trong một năm, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.[2, tr.41] Xét về bản chất, ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách cấp xã, trên cơ sở đó đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. [2, tr.42] 1.1.2. Vai trò của ngân sách cấp xã. Chính quyền cấp xã là một đơn vị hành chính trong hệ thống chính quyền Nhà nước, là cấp trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thông qua thu ngân sách, chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chống các hành vi hoạt động phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thông qua chi ngân sách, cấp xã bố trí các khoản chi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền cấp xã để giữ vững trật tự trị an; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa; thực hiện tốt các chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã, vì vậy ngân sách cấp xã có vai trò: - Là công cụ tài chính chủ yếu để chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ
  • 14. 7 KTXH đã được phân cấp quản lý, bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa- xã hội và an ninh - quốc phòng của địa phương. - Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của Ngân sách Trung ương hoạt động trên địa bàn địa phương. 1.1.3. Đặc điểm của ngân sách cấp xã. Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của NSNN và đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác bao gồm các đặc điểm sau: - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật; - Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. - Ngân sách cấp xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu ngân sách cấp xã, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi ngân sách cấp xã. - Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). 1.2. Quản lý ngân sách cấp xã 1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách cấp xã Quản lý ngân sách cấp xã là việc vận dụng các chủ trương của Đảng, Nhà nước để xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thu nộp các khoản thu, sử dụng các khoản chi của ngân sách có hiệu quả và tiết kiệm nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội được giao trên địa bàn cấp xã. [3, tr.76] Các chế độ, chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã như: - Chế độ kế toán và tài chính cấp xã đóng vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động tài chính tại cấp xã; - Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; - Các chính sách đặc thù của trung ương và địa phương áp dụng cho chính quyền cấp xã và các hoạt động tại xã; - Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho
  • 15. 8 cấp xã do HĐND cấp tỉnh quyết định; - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách cấp xã do các cấp có thẩm quyền quyết định. 1.2.2. Vai trò, mục tiêu của quản lý ngân sách cấp xã Quản lý ngân sách cấp xã có các vai trò và mục tiêu sau: - Quản lý ngân sách xã (NSX) giúp giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích: Lợi ích nhà nước, lợi ích của nhân dân theo hướng chú trọng lợi ích của nhân dân trên cơ sở đáp ứng được các mục tiêu của nhà nước. - Quản lý NSX thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền cấp xã trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối tích cực trên cơ sở trong khả năng nguồn thu phân cấp không được bội chi ngân sách. - Quản lý ngân sách cấp xã thể hiện bản chất pháp luật của nhà nước. Các khoản thu phải thu đúng, thu đủ, tránh thất thu theo quy định của pháp luật, chi NSX phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định của nhà nước. Quản lý NSX phải trên cơ sở luật NSNN, phải thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. [3, tr.80] 1.2.3. Đặc điểm của quản lý ngân sách cấp xã Quản lý ngân sách cấp xã là sự tác động của bộ máy nhà nước cấp xã vào quá trình hoạt động của ngân sách cấp xã. Mô hình quản lý cần có sự thay đổi linh hoạt thích ứng với từng tình hình trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Quản lý ngân sách cấp xã có những đặc điểm cơ bản như sau: Quản lý ngân sách cấp xã là sự quản lý kết hợp giữa 2 yếu tố: yếu tố con người và yếu tố tài chính. Yếu tố đầu tiên là việc quản lý con người trong tổ chức, hoạt động quản lý NSNN. Khi quản lý tốt yếu tố con người thì việc quản lý nguồn thu, chi hiệu quả, đúng theo Luật NSNN. - Quản lý ngân sách cấp xã là sự tổng hòa các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế và luật pháp. Trong hoạt động quản lý luôn phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp trên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà nhấn mạnh đến biện pháp
  • 16. 9 này hoặc biện pháp khác. Quản lý ngân sách cấp xã là quản lý hoạt động và các cơ quan thụ hưởng các nguồn lực tài chính. Vì vậy, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao không thể áp dụng riêng một biện pháp cụ thể mà cần có sự phối hợp giữa các biện pháp trên. 1.2.4. Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp xã Quản lý ngân sách cấp xã phải đảm bảo đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế, chính trị khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, xoá dần khoảng cách thành thị và nông thôn theo đường lối của Đảng. Cụ thể như sau: - Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, miền tạo điều kiện cho NSX ngày càng lớn mạnh đủ để thể hiện vai trò của mình trong quản lý kinh tế, chính trị xã hội của chính quyền cấp xã. - Nuôi dưỡng, khai thác, tạo lập và phát triển các nguồn thu cho ngân sách cấp xã, sử dụng các nguồn vốn NSX tiết kiệm hiệu quả đảm bảo cơ cấu chi đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Đảm bảo chi thường xuyên duy trì tốt hoạt động của chính quyền xã. - Xây dựng ngân sách cấp xã nhằm đảm bảo các chính sách xã hội của nhà nước đối với cấp xã. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách, kỷ luật tài chính đảm bảo công bằng xã hội sử dụng hiệu quả tiền vốn của nhà nước, của nhân dân. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ, triển khai áp dụng thống nhất các quy định về công tác hạch toán kế toán ngân sách cấp xã. Đảm bảo hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phục vụ tốt yêu cầu quản lý, yêu cầu giám sát, thực hiện tốt chế độ công khai tài chính ngân sách. - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã đồng bộ đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ quản lý hướng dẫn, xây dựng ngân sách cấp xã đáp ứng được yêu cầu trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. 1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã * Cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính ngành Tài chính:
  • 17. 10 - Ở Trung ương: nằm trong Bộ Tài chính (Vụ NSNN). - Ở tỉnh: nằm trong Sở Tài chính (Phòng quản lý ngân sách cấp xã). - Ở cấp huyện: nằm trong phòng Tài chính - Kế hoạch (Bộ phận quản lý ngân sách cấp xã). - Ở cấp xã: nằm trong UBND xã (Gồm Trưởng ban, cán bộ kế toán, thủ quỹ). * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã các cấp có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và HĐND cấp mình quản lý tài chính, ngân sách cấp xã trên các mặt chủ yếu sau: - Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và đối với việc phát triển ngân sách cấp xã trên địa bàn và khu vực, địa phương mình. - Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định. - Tham mưu đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu chi ngân sách cấp xã hằng năm. - Tham mưu ban hành các chế độ thu, chi ngân sách cấp xã các tiêu chuẩn định mức phân bổ ngân sách cấp xã đảm bảo công bằng tích cực. - Tham mưu giúp UBND các cấp các biện pháp khai thác nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. Quản lý tài sản công, bảo đảm cho các hoạt động tài chính NSX trên địa bàn lành mạnh và theo đúng quy định của nhà nước. - Tổ chức công tác kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã theo quy định đảm bảo đúng các quy định của luật NSNN đảm bảo rõ ràng, công khai minh bạch. - Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý. - Thực hiện nhiệm vụ báo cáo định kỳ và công khai tài chính theo quy định. 1.3. Nội dung của quản lý ngân sách cấp xã Quy trình quản lý ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một quy trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau: Lập dự toán ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. 1.3.1. Lập dự toán ngân sách cấp xã - Mục tiêu lập dự toán: Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính
  • 18. 11 sách của Nhà nước và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể. Phân bổ ngân sách phù hợp với ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp xã và chính sách, chế độ của Nhà nước. Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng như việc đánh giá, quyết toán Ngân sách cấp xã được công khai, minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình. - Yêu cầu lập dự toán: Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN, thời hạn qui định; Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách; Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động, dự án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải. - Căn cứ lập dự toán: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã đã được HĐND xã thông qua; Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND huyện quy định; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: Chế độ tiền lương CBCC xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể… Số kiểm tra về dự toán Ngân sách cấp xã do UBND huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán Ngân sách cấp xã năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện NS năm hiện hành. Dự báo những xu hướng có tác động đến Ngân sách cấp xã năm kế hoạch. 1.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã - Mục đích, yêu cầu: Chấp hành Ngân sách cấp xã là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn. Đối với công tác quản lý điều hành Ngân sách cấp xã, chấp hành Ngân sách cấp xã là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán ngân sách cấp xã . Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách sẽ được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài chính
  • 19. 12 cũng như chính sách trong dự toán ngân sách. Tuy nhiên, quá trình chấp hành ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi lẽ kể cả khi có dự báo tốt, những thay đổi không lường trước trong môi trường kinh tế vĩ mô vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình điều hành ngân sách. Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Ngoài ra cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách cấp xã và sử dụng một cách hiệu quả những nguồn lực tài chính khan hiếm. - Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách: UBND xã phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN. Về nguyên tắc, các khoản thu Ngân sách cấp xã được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân sách qua KBNN. Tất cả các khoản thu Ngân sách cấp xã được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản thu Ngân sách cấp xã bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu Ngân sách cấp xã. Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào Ngân sách cấp xã nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, thì KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí
  • 20. 13 Ngân sách cấp xã , xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu chi. - Nội dung tổ chức chấp hành chi Ngân sách cấp xã. Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo dự toán. Kế toán xã cần xem xét kỷ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm. Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả đầy đủ, kịp thời; Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì hoãn được; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật. 1.3.3. Quyết toán ngân sách cấp xã - Mục đích quyết toán ngân sách cấp xã: Quyết toán ngân sách cấp xã là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết toán Ngân sách cấp xã là việc tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sử dụng ngân sách. Mục đích của quyết toán ngân sách cấp xã là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá
  • 21. 14 trình thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành thu, chi cho những người quan tâm như: Hội đồng nhân dân các cấp, các nhà tài trợ, người dân... Quyết toán ngân sách được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo. - Nguyên tắc quyết toán: Về số liệu: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán thu ngân sách cấp xã là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngân sách cấp xã qua Kho bạc Nhà nước; Số quyết toán chi Ngân sách cấp xã là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo quy định. Về nội dung: Báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu. Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán. Về trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán Ngân sách cấp xã . Báo cáo quyết toán ngân sách sẽ phải công khai theo quy định của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã. 1.4.1. Nguồn thu ngân sách cấp xã. Nguồn thu NSX là tất cả các nguồn thu tài chính hình thành trong quá trình tái sản xuất mở rộng có khả năng động viên vào quỹ tiền tệ tập trung của địa phương. Bao gồm: - Nguồn thu từ ngân sách cấp trên. - Nguồn thu từ hoạt động sản xuất của địa phương là các nguồn tài chính có khả năng tạo lập nên quỹ hoạt động NSX do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
  • 22. 15 địa phương mang lại như: nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất, nguồn thu thực hiện trong khâu lưu thông phân phối, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ mang lại. - Nguồn thu bên ngoài là nguồn tài chính do kết quả hoạt động kinh tế bên ngoài địa phương tạo nên. Nguồn thu này gắn chặt với tình hình kinh tế, xã hội và giao lưu với địa phương khác với môi trường bên ngoài kể cả nước ngoài. Nguồn thu này không ổn định, có tính chất bù đắp một phần trong quá trình phân phối ngân sách xã. Nguồn thu NSX có thể phụ thuộc vào: số lượng người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; năng suất lao động và giá cả. Với định hướng phù hợp để phát triển hoạt động sản xuất của địa phương thì đây sẽ là nguồn thu đáng kể cho NSNN. 1.4.2. Nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí. Nguồn thu NSX chủ yếu từ các đối tượng chịu thuế địa phương, để bù đắp các khoản chi cần tăng cường nguồn thu này từ ngân sách xã. Biểu hiện của thuế và các khoản thu mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. Thuế và các khoản thu là những hàng hóa mang tính chất công, được đầu tư vào các công trình: nhà cửa, đường sá, trường học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các dịch vụ công…. Tất cả mọi người đều được sử dụng không phân biệt giàu nghèo, già trẻ. Thuế và phí được thu trực tiếp bằng tiền nhu nhập cũng như tài sản, hàng hóa mua bán của nhân dân. Số tiền này được làm ra và lấy đi một phần mà lại không được hoàn trả trực tiếp, nếu không có sự nhận thức đúng về thuế và phí sẽ gây ra tâm lý không tốt trong nhân dân. Nhận thức không đúng, mang tính chất cực đoan của một số cá nhân vì lợi nhuận mà cố tình vi phạm pháp luật trốn thuế làm thất thoát nguồn thu NSNN. Bên cạnh việc ý thức của người tham gia nộp thuế thì lực lượng cán bộ thuế quá ít không thể giám sát, kiểm tra thường xuyên được dẫn đến trường hợp trốn thuế là khó tránh. Một người, rồi một vài người trốn thuế gây ra phản ứng dây truyền, làm xuất hiện càng nhiều đối tượng vi phạm tinh vi hơn gây khó khăn cho người quản lý ngân sách xã. Như vậy, có thể thấy việc ý thức của người nộp thuế là một trong những mắc xích, yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách.
  • 23. 16 1.4.3. Chính sách của Nhà nước Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Pháp luật nhằm mục đích giúp Nhà nước hoạt động có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quy định thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ trong các cơ quan… Trong từng thời kì phát triển, chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Chính sách Nhà nước được quy định khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, NSNN ưu tiên phát triển hướng mũi nhọn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến phương thức quản lý NSNN. 1.4.4. Nhận thức, năng lực của cán bộ phụ trách Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt trong việc quản lý NSNN thì người quản lý trực tiếp NSNN lại có vai trò cực kì quan trọng. Công chức trực tiếp quản lý NSX là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý ngân sách xã. Chủ tài khoản, chủ đầu tư, kế toán NSX cần có trình độ năng lực, phẩm chất theo tiêu chuẩn công chức, có kinh nghiệm quản lý, có năng lực tuân thủ pháp luật. Nhân tố con người liên quan đến thu, chi NSX cần phải tuân thủ pháp luật trong thu, chi, quản lý tài sản công. 1.4.5. Sự phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế
  • 24. 17 hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ. Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định, sự ổn định về chính trị- xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị- xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế những năm 2008- 2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. 1.5. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của một số địa phương 1.5.1. Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, NSX đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. NSX đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua kết quả đánh giá về cân đối thu chi NSNN những năm qua tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho thường xuyên đến nay huyện là một trong địa phương đã có những nỗ lực tăng nguồn thu. Trong đó, NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Đông Giang hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, hạn chế. Cũng như đa phần các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao thì sự
  • 25. 18 hiểu biết của người dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã gây hạn chế trong việc nắm bắt, quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã tập trung vào một số giải pháp sau: - Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX. Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt. - Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn. - Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh. - Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng. 1.5.2. Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Công tác lập và bố trí kế hoạch vốn đầu tư NSNN có chuyển biến phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện, hạn chế đáng kể mức độ lãng phí, thất thoát. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ, tăng thu, tiết kiêm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách xã. Theo dõi tình hình diễn biến thu ngân sách xã, dự báo nguồn thu, phân tích nguyên nhân giảm nguồn thu theo từng lĩnh vực, địa bàn, đề xuất giải pháp khắc phục có hiệu quả để tăng thu ngân sách xã. Chủ động cắt giảm các khoản chi, thực hiện tiết kiệm, chống lãnh phí; Tăng cường quản lý chủ đầu tư, quản lý dự án theo tổng mức đầu tư, dự toán được giao, chủ đầu tư chịu trách nhiệm không để nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản từ ngân sách xã. Từ kinh nghiệm quản lý của các địa phương có thể rút ra một số kinh nghiệm
  • 26. 19 quản lý NSX tại địa phương như sau: - Lập dự toán thu chi phải dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa năng lực của đơn vị. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát góp phần thực hiện tốt quản lý NSNN. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về ngân sách xã, quản lý ngân sách xã. Trên cơ sở nội dung quản lý ngân sách xã, Chương 1 đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã như nguồn thu ngân sách cấp xã, nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí; Chính sách của Nhà nước, nhận thức, năng lực của cán bộ phụ trách, sự phát triển của kinh tế xã hội. Ngoài ra, Chương 1 còn phân tích kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi để đưa ra những kinh nghiệm khi phân tích thực trạng của quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam trong chương 2.
  • 27. 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Huyện Nam Trà My với tổng diện tích là 82.546,04 ha. Đất có rừng 43.246,32 ha (Rừng tự nhiên: 42.926,48 ha; rừng trồng: 319,84 ha). Dân số: 27.297 người (năm 2014). Huyện Nam Trà My là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam, nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum toàn tuyến khoảng hơn 200 km. Trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Đơn vị hành chính gồm 10 xã, 43 thôn. Huyện Nam Trà My gồm có 10 xã: Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Don, Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Dơn và Trà Leng. Khí hậu có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, mùa khô từ tháng 02 đến tháng 8. Giao thông: Nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam khoảng 100km, cách Thành phố Đà Nẵng 170km về phía Nam. Nằm ở trung tâm của tỉnh lỵ các tỉnh Quảng Nam, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay đã hình thành các tuyến đường nhánh nối liền giữa Huyện Nam Trà My với các tỉnh, huyện lân cận như tuyến đường: Trà Leng - Phước Sơn nối đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 40B - Đăk Tô nối đường Hồ Chí Minh; Tuyến đường Đông Trường Sơn (Lạc Dương - Lâm Đồng - Thạnh Mỹ - Nam Giang) ..v..v.. Thổ nhưỡng: Đất đai, thổ nhưỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng đặc trưng của khu vực vùng núi cao Miền trung tây nguyên (>700m so với mực nước biển) 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tiềm năng kinh tế: sản xuất nông lâm nghiệp, trồng Sâm và các loại cây dược liệu, chưa hình thành khu công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện: Trà Linh 3 và thủy điện Sông Tranh 2.
  • 28. 21 Sản phẩm đặc sản của địa phương là: Gạo đỏ, Mật ong, Quế Trà My, các loại cây dược liệu khác, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) có giá trị cao. Thu nhập bình quân đầu người 4,6 triệu đồng/người/năm (~214 USD) Thực trạng doanh nghiệp: 37 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực trồng rừng, xây dựng, khai thác khoáng sản... Thực trạng xuất khẩu lao động đi nước ngoài: Tổng số 300 người, chủ yếu là xuất khẩu lao động sang Malaysia. 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Tổ chức quản lý ngân sách cấp xã của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Bộ máy quản lý NSX là một hệ thống các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSX.
  • 29. 22 Cơ quan quản lý ngân sách ở cấp xã: - Chính quyền cấp xã: được tổ chức dưới hình thức hội đồng dân cử là HĐND xã và cơ quan chấp hành là UBND xã. HĐND xã chỉ đạo UBND xã xây dựng và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán, chấp hành dự toán, phê duyệt quyết toán ngân sách xã. - Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm là chủ tài khoản, chủ đầu tư ngân sách xã. - Cơ quan tài chính xã chấp hành pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách xã; giúp việc cho HĐND, UBND xã, trực tiếp quản lý ngân sách cấp xã, thực hiện thu chi, CHỦ TỊCH NƯỚC QUỐC HỘI,CHÍNH PHỦ CÁC BỘ NGÀNH, CƠ QUAN TW HĐND, UBND TỈNH QUẢNG NAM HĐND, UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH CHI CỤC THUẾ HUYỆN HĐND, UBND CÁC XÃ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH XÃ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN XÃ NGÂN SÁCH XÃ
  • 30. 23 tổ chức hạch toán kế toán báo cáo quyết toán ngân sách xã. Chấp hành sự kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền đối với ngân sách cấp xã. Kế toán NSX tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Luật Kế toán và các văn bản luật liên quan khác. - Thanh tra nhân dân xã thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý giám sát đối với quản lý thu chi, sử dụng hiệu quả ngân sách xã. Góp phần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, đảm bảo dân chủ đoàn kết thống nhất tại địa phương. 2.2.2. Công tác lập dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017. Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải thực hiện đúng các bước của khâu lập dự toán NSX. Lập dự toán NSX là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa bàn thị xã đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật NSNN. Lập dự toán ngân sách gồm hai phần đó là: Dự toán thu ngân sách được phân cấp cho xã quản lý và dự toán chi ngân sách. Huyện Nam Trà My đang áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND các xã. Đây là phương pháp lập dự toán dự trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo theo từng lĩnh vực, bảng cân đối thu, chi tổng hợp ngân sách xã. Căn cứ vào tổng số thu, chi của dự toán năm lập và phân bổ dự trên cơ sở cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định ngân sách từ 3 đến 5 năm và điều chỉnh cân đối dự toán ngân sách cấp xã, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn các xã lập dự toán thu, chi ngân sách xã. 2.2.2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 -2017. Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình, UBND các xã xây dựng dự toán thu NSX trình thường trực HĐND huyện cho ý kiến và gửi phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tổng hợp thành dự toán NSX trên địa bàn huyện. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện chính thưc giao dự toán thu cho các xã triển khai thực hiện. Số liệu dự
  • 31. 24 toán thu NS theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua các bảng 2.1 và 2.2 ở bên dưới. Ta quan sát bảng 2.1 để thấy diễn biến tăng giảm của dự toán thu qua các năm. Từ các số liệu thu được ta thấy dự toán thu NS các năm tăng dần từ 2013 đến 2015, cụ thể năm 2014 tăng 5,88% so với năm 2013, năm 2015 tăng 7,92% so với năm 2014, sau đó có sự giảm dự toán thu tại năm 2016, cụ thể giảm 11,68% so với 2015, nguyên nhân chủ yếu do giảm dự toán trong nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 24,33% so với năm trước. Sau đó dự toán thu tăng trở lại vào năm 2017, cụ thể tăng 5,51% so với năm 2016, tuy nhiên vẫn chưa tăng trở lại bằng mức dự toán tại năm 2015. Trong 5 năm thì mức dự toán được lập tại năm 2015 là cao nhất, chủ yếu do nguồn lập dự toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cao nhất trong 5 năm qua. Trong 10 xã trên địa bàn huyện thì mức dự toán thu của xã Trà Mai luôn chiếm tỷ lệ cao trong các năm nghiên cứu. Trà Mai là xã có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện NTM nên các khoản thu thường có mức cao hơn các xã còn lại trên địa bàn. Quan sát bảng 2.2 để thấy được nguồn thu nào chiếm vai trò quan trọng trong dự toán tổng thu ngân sách. Từ các số liệu ta thấy ngay rằng, trong tất cả các năm thì nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn thu, cụ thể là xấp xỉ 90%, đặc biệt có những năm chiếm gần như toàn bộ dự toán nguồn thu (98% vào các năm 2014, 2015 và 2017). Điều này cho thấy khả năng tự chi thường xuyên của huyện chưa mạnh nên phải dựa vào nguồn từ cấp trên khá lớn. Các nguồn còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc có những năm không lập dự toán cho các nguồn đó. Điều này phụ thuộc vào tình hình thực hiện năm trước cũng như thực tế về khả năng thu của từng nguồn.
  • 32. 25 Bảng 2.1. Tăng trưởng dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT: (Triệu đồng) Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 TỔNG THU 28.915 37.286 42.840 37.838 39.924 28,95% 14,90% -11,68% 5,51% Trong đó Xã Trà Mai 3.127 4.750 4.930 4.600 5.050 51,90% 3,79% -6,69% 9,78% Xã Trà Vân 2.910 4.200 4.650 4.350 4.820 44,33% 10,71% -6,45% 10,80% Xã Trà Vinh 2.773 3.950 4.250 3.650 4.050 42,45% 7,59% -14,12% 10,96% Xã Trà Don 2.606 3.870 4.120 4.150 4.070 48,50% 6,46% 0,73% -1,93% Xã Trà Nam 2.994 3.050 4.150 3.920 3.550 1,87% 36,07% -5,54% -9,44% Xã Trà Linh 2.872 3.600 3.950 4.020 3.850 25,35% 9,72% 1,77% -4,23% Xã Trà Cang 2.974 3.250 3.950 3.530 3.450 9,28% 21,54% -10,63% -2,27% Xã Trà Tập 2.796 3.150 4.330 3.200 3.350 12,66% 37,46% -26,10% 4,69% Xã Trà Dơn 2.924 3.105 4.050 3.120 3.605 6,19% 30,43% -22,96% 15,54% Xã Trà Leng 2.939 4.361 4.460 3.298 4.129 48,38% 2,27% -26,05% 25,20% I. Thu kết dư ngân sách năm trước 1.500 0 0 0 0 -100,00% - - - II. Các khoản thu xã hưởng 100% 0 0 168 185 185 - - 10,12% 0,00% - Thu kết dư 0 0 0 0 0 - - - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ KD 0 0 58 75 0 - - 29,31% -100,00% - Thuế GTGT hàng XS trong nước 0 0 0 0 0 - - - -
  • 33. 26 Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 - Phí, lệ phí 0 0 10 10 85 - - 0,00% 750,00% - Thu tiền phạt 0 0 0 0 0 - - - - - Thu huy động đóng góp xây dựngKCHT 0 0 0 0 0 - - - - - Thu khác 0 0 100 100 100 - - 0,00% 0,00% III. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm 100 125 84 80 0 25,00% -32,80% -4,76% -100,00% 1. Các khoản thu phân chia tối thiểu 70% 100 125 84 80 0 25,00% -32,80% -4,76% -100,00% - Thuế giá trị gia tăng 0 0 0 0 0 - - - - - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 45 45 0 0 0 0,00% -100,00% - - - Lệ phí trước bạ 25 80 84 80 0 220,00% 5,00% -4,76% -100,00% - Phí, lệ phí 30 0 0 0 0 -100,00% - - - + Phí bảo vệ môi trường 0 0 0 0 0 - - - - + Lệ phí địa chính 0 0 0 0 0 - - - - + Lệ phí chứng thực 0 0 0 0 0 - - - - 2. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định 0 0 0 0 0 - - - - IV. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 26.010 36.573 42.016 31.793 39.218 40,61% 14,88% -24,33% 23,35% - Bổ sung cân đối 18.291 18.643 20.636 15.401 32.774 1,92% 10,69% -25,37% 112,80% - Bổ sung có mục tiêu 7.719 17.930 21.380 16.392 6.444 132,28% 19,24% -23,33% -60,69% V. Thu từ nguồn năm trước chuyển sang 1.305 588 472 5.680 521 -54,94% -19,73% 1.103,39% -90,83% VI. Thu để lại chi qua ngân sách 0 0 100 100 0 - - 0,00% -100,00% Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 34. 27 Bảng 2.2. Cơ cấu trong dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Cơ cấu Năm 2014 Cơ cấu Năm 2015 Cơ cấu Năm 2016 Cơ cấu Năm 2017 Cơ cấu TỔNG THU 28.915 100,00% 37.286 100,00% 42.840 100,00% 37.838 100,00% 39.924 100,00% I. Thu kết dư NS năm trước 1.500 5,19% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% II. Các khoản thu xã hưởng 100% 0 0,00% 0 0,00% 168 0,39% 185 0,49% 185 0,46% - Thu kết dư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 0 0,00% 0 0,00% 58 0,14% 75 0,20% 0 0,00% - Thuế GTGT hàng XS trong nước 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Phí, lệ phí 0 0,00% 0 0,00% 10 0,02% 10 0,03% 85 0,21% - Thu tiền phạt 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Thu huy động đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Thu khác 0 0,00% 0 0,00% 100 0,23% 100 0,26% 100 0,25% III. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm 100 0,35% 125 0,34% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00% 1. Các khoản thu phân chia tối thiểu 70% 100 0,35% 125 0,34% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00% - Thuế giá trị gia tăng 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 45 0,16% 45 0,12% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
  • 35. 28 Nội dung Năm 2013 Cơ cấu Năm 2014 Cơ cấu Năm 2015 Cơ cấu Năm 2016 Cơ cấu Năm 2017 Cơ cấu - Lệ phí trước bạ 25 0,09% 80 0,21% 84 0,20% 80 0,21% 0 0,00% - Phí, lệ phí 30 0,10% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% + Phí bảo vệ môi trường 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% + Lệ phí địa chính 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% + Lệ phí chứng thực 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% IV. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 26.010 89,95% 36.573 98,09% 42.016 98,08% 31.793 84,02% 39.218 98,23% - Bổ sung cân đối 18.291 63,26% 18.643 50,00% 20.636 48,17% 15.401 40,70% 32.774 82,09% - Bổ sung có mục tiêu 7.719 26,70% 17.930 48,09% 21.380 49,91% 16.392 43,32% 6.444 16,14% V. Thu từ nguồn năm trước chuyển sang 1.305 4,51% 588 1,58% 472 1,10% 5.680 15,01% 521 1,30% VI. Thu để lại chi qua ngân sách 0 0,00% 0 0,00% 100 0,23% 100 0,26% 0 0,00% Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 36. 29 Hình 2.1. Dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 37. 30 2.2.2.2. Dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017. Dự toán chi được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào các nguồn thu đã được dự toán, căn cứ nhiệm vụ chi trong năm. Chi NSX là hoạt động nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông… duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi NSX bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách, chi chuyển nguồn, dự phòng, chi nộp ngân sách cấp trên. Công tác lập dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My trong những năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực, dự toán chi luôn bám sát vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính ổn định ngân sách, phù hợp các khoản thu trên địa bàn. Cơ sở xây dựng dự toán chi NSX theo số cán bộ xã, thôn thực tế, các hoạt động chi thường xuyên của ngành và nhu cầu đầu tư một số công trình theo phân cấp. Dự toán chi NSX huyện Nam Trà My có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2013-2017, duy chỉ có năm 2016 mức tổng dự toán chi giảm so năm 2015 là 11,68%. Dự toán chi năm 2016 giảm bởi dự toán thu trong năm cũng giảm so với năm 2015. Trong các khoản chi được dự toán thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khoản chi, chiếm tỷ trọng trên 90%. Trong dự toán chi thì nguồn chi lương và phụ cấp cho chiếm đa phần. Trong 10 xã trên địa bàn thì dự chi xã Trà Mai chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã còn lại trên địa bàn. Xã Trà Linh là xã duy nhất có mức dự toán chi năm 2016 vẫn cao hơn 0,27% so với năm 2015 trong khi tình hình các xã khác giảm khá mạnh. Hiện tại xã Trà Linh đang được chú trọng trong việc trồng và ươm mầm cây sâm Ngọc Linh để biến Sâm Ngọc Linh trở thành biểu tượng của NTM và đưa cây sâm lên tầm quốc gia. Đối với lập dự toán chi đầu tư phát triển, dự toán chi cho khoản mục này chỉ xuất hiện trong 2 năm 2015 và 2016, do nguồn vốn đầu tư địa phương hạn chế và công tác quản lý vốn đầu tư cấp xã còn yếu nên chi đầu tư phát triển không được lập, đăng ký vốn hàng năm. Chủ yếu bổ sung thực hiện các dự án thực tế phát sinh trong năm sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và thẩm định theo quy định.
  • 38. 31 Bảng 2.3. Tăng trưởng dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SS (%) 2014/ 2013 SS (%) 2015/ 2014 SS (%) 2016/ 2015 SS (%) 2017/ 2016 Tổng chi NSX 28.915 37.286 42.840 37.838 39.924 28,95 14,90 -11,68 5,51 1 Xã Trà Mai 3.107 4.650 4.800 4.150 5.050 49,66% 3,23% -13,54% 21,69% 2 Xã Trà Vân 2.850 4.200 4.650 4.100 4.800 47,37% 10,71% -11,83% 17,07% 3 Xã Trà Vinh 2.673 3.850 4.200 3.330 4.000 44,03% 9,09% -20,71% 20,12% 4 Xã Trà Don 2.560 3.870 4.050 3.790 4.000 51,17% 4,65% -6,42% 5,54% 5 Xã Trà Nam 2.990 3.050 4.150 3.650 3.550 2,01% 36,07% -12,05% -2,74% 6 Xã Trà Linh 2.865 3.500 3.750 3.760 3.750 22,16% 7,14% 0,27% -0,27% 7 Xã Trà Cang 2.970 3.100 3.550 3.300 3.350 4,38% 14,52% -7,04% 1,52% 8 Xã Trà Tập 2.790 3.150 4.330 2.900 3.150 12,90% 37,46% -33,03% 8,62% 9 Xã Trà Dơn 2.920 3.105 3.900 3.100 3.500 6,34% 25,60% -20,51% 12,90% 10 Xã Trà Leng 2.753 4.339 4.322 2.737 4.116 57,61% -0,39% -36,67% 50,38% I Chi đầu tư phát triển 0 0 560 2.400 0 - - 328,57% -100% II Chi thường xuyên 28.478 36.814 41.702 34.817 39.266 29,27% 13,28% -16,51% 12,78% 1 Chi sự nghiệp VH, thông tin – TDTT 116 126 168 318 1.120 8,62% 33,33% 89,29% 252,2% 2 Chi sự nghiệp xã hội 3.633 3.911 4.668 856 1.032 7,65% 19,36% -81,66% 20,56% 3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 24.067 29.044 32.365 32.032 35.489 20,68% 11,43% -1,03% 10,79% 4 Chi an ninh 186 133 411 411 735 -28,49% 209,02% 0% 78,83% 5 Chi Quốc phòng 400 400 400 400 410 0% 0% 0% 2,50% 6 Chi khác 76 70 100 100 100 -7,89% 42,86% 0% 0% 7 Chi sự nghiệp kinh tế 0 3.130 3.590 616 180 - 14,70% -82,84% -70,78% 8 Chi sự nghiệp môi trường 0 0 0 84 200 - - - - III Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NS 0 0 100 100 0 - - 0% - IV Chi chuyển nguồn 0 0 0 0 0 - - - - V Dự phòng 437 472 0 521 658 8,01% 1,27% - 26,30% VI Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 0 - - - Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 39. 32 2.2.3. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 -2017 2.2.3.1. Chấp hành thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My. Công tác quản lý thu NS qua KBNN trên địa bàn huyện Nam Trà My ngày càng đi vào nề nếp. Các khoản thu nộp vào KBNN được hạch toán kịp thời và điều tiết cho các cấp ngân sách. KBNN đã hướng dẫn cho kế toán xã ghi nộp đúng, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã, giúp cho xã hàng tháng đối chiếu và nắm được số thu và tồn quỹ NS. Việc chấp hành thu NSX được tiến hành theo quy trình sau: - Thu các khoản phí, lệ phí, thuế, tiền phạt, các khoản đóng góp… Những khoản thu này có biên lai do cơ quan thuế và cơ quan tài chính phát hành, sau đó nộp vào KBNN và được chia theo theo tỷ lệ, thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định. - Bên cạnh đó UBND các xã thu các nguồn thu NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My gồm các nguồn: Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; thu NSX trong cân đối; thu chuyển nguồn và các khoản thu ngoài cân đối. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn huyện 100% các xã đều mất cân đối, do vậy trong các nguồn thu NSX thì nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ lệ cao. - Cuối cùng, định kỳ kế toán NS thanh toán biên lai với Chi Cục thuế và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My. Nhìn vào 2 bảng số liệu 2.4 và 2.5 ta thấy tổng thu tăng dần qua các năm, đây là một tín hiệu tích cực, đặc biệt năm 2017 có sự tăng đột biến (tăng 62,98% so với năm 2016), nguyên nhân chủ yếu do các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn đều tăng trưởng, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ ngân sách cấp trên tăng vọt. Nguyên nhân dẫn đến vượt thu là do công tác quản lý các nguồn thu thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, các cấp, các ngành liên quan có sự phối hợp đồng bộ; công tác tuyên truyền vận động được chú trọng dưới nhiều hình thức. Cơ cấu các nguồn thu được duy trì khá ổn định qua các năm, đây là một điểm thuận lợi cho công tác lập dự toán. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổng nguồn thu, nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn nhất (>80%), đây không được xem là một điểm tích cực vì nó cho thấy địa phương thu không đủ bù cho chi thường xuyên, có nghĩa là không đủ khả năng tự chi những khoản như tiền luơng hay các hoạt động
  • 40. 33 khác của cơ quan, và càng khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng chính nguồn thu của địa phương. Thu kết dư các năm giảm dần đều, với tỷ lệ giảm lần lượt là 20,72%, 68,35%, 25,13%, 18,88%. Nguồn từ thu kết dư và nguồn thu từ năm trước để lại là 2 nguồn xếp thứ tự tiếp theo về tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu tổng nguồn thu. Nguồn được thu 100% và phân chia theo tỷ lệ biến động không đồng đều, tuy nhiên tỷ trọng nguồn này quá nhỏ nên sự biến động không có ảnh hưởng đáng kể. Hình 2.2. Tình hình chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 41. 34 Bảng 2.4. Tăng trưởng chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 TỔNG THU 52.333 57.063 60.768 66.624 108.586 9,04% 6,49% 9,64% 62,98% Trong đó Xã Trà Mai 7.339 6.934 7.684 9.016 16.596 -5,52% 10,82% 17,33% 84,07% Xã Trà Vân 5.407 6.649 6.310 6.361 16.863 22,97% -5,10% 0,81% 165,10% Xã Trà Vinh 4.489 4.873 5.002 5.662 7.438 8,55% 2,65% 13,19% 31,37% Xã Trà Don 4.362 4.832 5.273 5.928 8.499 10,77% 9,13% 12,42% 43,37% Xã Trà Nam 5.232 5.633 5.789 7.206 11.308 7,66% 2,77% 24,48% 56,92% Xã Trà Linh 5.166 6.187 6.944 7.122 8.960 19,76% 12,24% 2,56% 25,81% Xã Trà Cang 5.722 6.057 6.352 7.610 13.014 5,85% 4,87% 19,80% 71,01% Xã Trà Tập 4.280 4.882 5.070 5.520 8.473 14,07% 3,85% 8,88% 53,50% Xã Trà Dơn 5.400 5.940 6.879 6.555 8.442 10,00% 15,81% -4,71% 28,79% Xã Trà Leng 4.936 5.076 5.465 5.644 8.993 2,84% 7,66% 3,28% 59,34% I. Thu kết dư ngân sách năm trước 4.993 3.959 1.253 938 761 -20,72% -68,35% -25,13% -18,88% II. Các khoản thu xã hưởng 100% 0 40 90 12 215 - 124,76% -86,21% 1.634,18% - Thu kết dư 0 0 0 0 0 - - - - - Thuế môn bài thu từ CN, hộ KD 0 0 75 0 0 - - -100,00% - - Thuế GTGT hàng XS trong nước 0 0 3 0 0 - - -100,00% - - Phí, lệ phí 0 0 8 0 0 - - -100,00% - - Thu tiền phạt 0 0 4 0 5 - - -100,00% - - Thu huy động đóng góp 0 0 0 0 0 - - - -
  • 42. 35 Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 XD kết cấu hạ tầng - Thu khác 0 40 0 12 43 - -100,00% - 250,01% III. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 173 136 101 103 0 -21,32% -26,16% 2,21% -100,00% 1. Các khoản thu phân chia tối thiểu 70% 173 136 101 103 0 -21,32% -26,16% 2,21% -100,00% - Thuế giá trị gia tăng 0 0 0 0 0 - - - - - Thuế môn bài thu từ CN, hộ KD 50 69 0 0 0 37,98% -100,00% - - - Lệ phí trước bạ 103 64 101 0 0 -38,06% 57,18% -100,00% - - Phí, lệ phí 20 3 0 0 0 -82,68% -100,00% - - + Phí bảo vệ môi trường 10 3 0 0 0 -65,58% -100,00% - - + Lệ phí địa chính 0 0 0 0 0 -100,00% - - - + Lệ phí chứng thực 10 0 0 103 0 -100,00% - - -100,00% 2. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định 0 0 0 0 0 - - - - IV. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 43.798 47.294 52.785 53.347 92.579 7,98% 11,61% 1,07% 73,54% - Bổ sung cân đối 15.291 18.643 20.108 14.379 32.774 21,92% 7,86% -28,49% 127,93% - Bổ sung có mục tiêu 28.507 28.651 32.677 38.968 59.805 0,50% 14,05% 19,25% 53,47% V. Thu từ nguồn năm trước chuyển sang 3.368 4.976 6 235 12.160 15.030 47,74% 25,30% 95,01% 23,61% VI. Thu để lại chi qua ngân sách 0 658 304 64 0 -53,75% -78,96% -100,00% Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Nam Trà My
  • 43. 36 Bảng 2.5. Cơ cấu trong chấp hành thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT : Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng TỔNG THU 52.333 100% 57.063 100% 60.768 100% 66.624 100% 108.586 100% I. Thu kết dư ngân sách năm trước 4.993 9,54% 3.959 6,94% 1.253 2,06% 938 1,41% 761 0,70% II. Các khoản thu xã hưởng 100% 0 0% 40 0,07% 90 0,15% 12 0,02% 215 0,20% - Thu kết dư 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% - Thuế môn bài thu từ CN, hộ KD 0 0% 0 0% 75 0,12% 0 0% 0 0% - Thuế GTGT hàng XS trong nước 0 0% 0 0% 3 0,01% 0 0% 0 0% - Phí, lệ phí 0 0% 0 0% 8 0,01% 0 0% 0 0% - Thu tiền phạt 0 0% 0 0% 4 0,01% 0 0% 5 0% - Thu huy động đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% - Thu khác 0 0% 40 0,07% 0 0% 12 0,02% 43 0,04% III. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm 173 0,33% 136 0,24% 101 0,17% 103 0,15% 0 0,00% 1. Các khoản thu phân chia tối thiểu 70% 173 0,33% 136 0,24% 101 0,17% 103 0,15% 0 0,00% - Thuế giá trị gia tăng 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% -Thuế môn bài thu từ CN, hộ KD 50 0,10% 69 0,12% 0 0% 0 0% 0 0% - Lệ phí trước bạ 103 0,20% 64 0,11% 101 0,17% 0 0% 0 0%
  • 44. 37 Nội dung Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng - Phí, lệ phí 20 0,04% 3 0,01% 0 0% 0 0% 0 0% + Phí bảo vệ môi trường 10 0,02% 3 0,01% 0 0% 0 0% 0 0% + Lệ phí địa chính 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% + Lệ phí chứng thực 10 0,02% 0 0% 0 0% 103 0,15% 0 0% 2. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% IV. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 43.798 83,69% 47.294 82,88% 52.785 86,86% 53.347 80,07% 92.579 85,26% - Bổ sung cân đối 15.291 29,22% 18.643 32,67% 20.108 33,09% 14.379 21,58% 32.774 30,18% - Bổ sung có mục tiêu 28.507 54,47% 28.651 50,21% 32.677 53,77% 38.968 58,49% 59.805 55,08% V.Thu từ nguồn năm trước chuyển sang 3.368 6,44% 4.976 8,72% 6.235 10,26% 12.160 18,25% 15.030 13,84% VI. Thu để lại chi qua ngân sách 0 0% 658 1,15% 304 0,50% 64 0,10% 0 0% Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 45. 38 2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My Trong những năm gần đây, việc quản lý chi NSX về cơ bản đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi NSX là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thành phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong nhân dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương. Tình hình chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My về cơ bản tăng trưởng qua các năm, duy chỉ năm 2016 tổng chi giảm 15,96% từ 59.830 triệu đồng trong năm 2015 về 50.284 triệu đồng trong năm 2016, đến năm 2017 thì mức tổng chi lại tăng đột biến 113,03% đưa mức tổng chi lên 107.116 triệu đồng. Năm 2016 một số công trình và hoạt động chuyển tiếp qua năm tiếp theo nên đã được tổng mức chi giảm hơn so với năm 2015, đến năm 2017 nhiều hoạt động đã được triển khai nên đã đưa tổng chi lên mức cao, tăng hơn 100%. Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất… Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My tăng khá nhanh làm bộ mặt của huyện thay đổi nhanh chóng. Dựa vào bảng 2.6 Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013- 2017 có thể thấy chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chi. Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã được cải thiện qua các năm, tỷ lệ trong cơ cấu chi đầu tư phát triển giai đoạn 2013- 2017 lần lượt là 0%; 0,46%; 0,61%; 1,29% và 6,48%. Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy chi đầu tư phát triển tăng khá nhanh từ 0 triệu đồng năm 2013, sang năm 2014 thì tăng lên 258 triệu đồng và đến năm 2017 thì con số này là 6.943 triệu đồng. Chi đầu tư phát triển chủ yếu tăng do huyện đã chú trọng vào mảng đầu tư xây dựng cơ bản, mức tăng qua các năm trong giai đoạn 2014-2017
  • 46. 39 lần lượt là 41,09%; 77,75% và 973,11%.Năm 2017, đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng, một số chương trình chuyển tiếp từ năm cũ được hoàn thành như nâng cấp trụ sở UBND xã, xây dựng Trường tiểu học Kim Đồng, xây dựng nước sinh hoạt cho thôn 1, thôn 2, thôn 3…Đồng thời trong năm 2017 khởi công một số công trình mới như Trường mầm non Hoa Mai, nhà sinh hoạt cộng đồng Nước Xa, nước sinh hoạt làng Tác Ngô, Nước Ui, Tác Râu. Nhìn một cách tổng thể, tổng các năm qua việc ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên bao gồm: chi sự nghiệp VHTT - TDTT; chi sự nghiệp XH; chi QLNN, Đảng, Đoàn thể; chi an ninh; chi Quốc phòng; chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp môi trường; chi khác. Khoản chi thường xuyên là một khoản chi quan trọng cho bộ máy chính quyền cấp xã, nó chiếm tỷ trọng lớn, hơn 70% trong cơ cấu chi NSX của huyện Nam Trà My. Năm 2016, tỷ trọng chi thường xuyên đạt 98,71% trong tổng cơ cấu chấp hành chi NXS của huyện. Từ Bảng 2.7 về tình hình chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My trong giai đoạn nghiên cứu ta thấy: năm 2014 chi thường xuyên trên địa bàn huyện là 49.317triệu đồng chiếm 88,37 % tổng chi NSX tăng 13,64% so với 43.398 triệu đồng năm 2013. Năm 2015 chi thường xuyên giảm 4,08% so với năm 2014, bởi trong năm 2015 chi đầu tư phát triển, chi chuyển nguồn lần lượt tăng 41,09%, 95,01%. Đến năm 2016 thì chi thường xuyên có tăng nhẹ 4,92% so với năm trước và đến năm 2017 thì tăng 55,39% và đạt mức77.131 triệu đồng. Trong chi thường xuyên thì quỹ lương chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng chủ yếu, lần lượt 61,95%; 54,62%; 51,20%; 66,91% và 36,72% từ năm 2013 đến 2017. Chi sự nghiệp VHTT-TDTT chuyển biến mạnh mẽ trong 2 năm 2016 và 2017 với mức tăng lần lượt 110,37% và 345,07%. Một số hoạt động làm mức chi VHTT-TTDT tăng như: chi sự nghiệp VHTT-TDTT; chi tổ chức Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ I; Tổ chức Lễ hội sâm núi Ngọc Linh
  • 47. 40 lần thứ nhất, Đại hội TDTT cấp huyện, tổ chức diễn tập phòng thủ cấp huyện…. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách, dự phòng và chi nộp ngân sách cấp trên hầu như đạt số dư là 0 triệu đồng qua các năm phân tích, riêng chi nộp ngân sách cấp trên năm 2017 phát sinh 164 triệu đồng. Chi chuyển nguồn năm 2013 là 4.976 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,29%, đến năm 2014 tăng 25,30% đạt 6.235 triệu đồng. Năm 2015 chi chuyển nguồn tăng 95,01% đạt 12.159 triệu đồng và đột ngột về 0 triệu đồng trong năm 2016. Năm 2017 chi chuyển nguồn chuyển biến mạnh mẽ với mức chi 22.878 triệu đồng. Chi chuyển nguồn qua các năm nghiên cứu vẫn còn cao bởi vì ngoài các khoản được phép chuyển năm sau theo quy định (như kinh phí giao tự chủ, kinh phí CCTL, kinh phí CTMTQG) thì nguyên nhân do một số nội dung chi đòi hỏi thủ tục hành chính rườm rà, chưa rõ ràng, một số nguồn vốn bổ sung vào cuối năm, đồng thời về chủ quan là do một số cơ quan, đơn vị và UBND các xã chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dẫn đến chậm trễ trong công tác giải ngân các nguồn vốn. Hình 2.3. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT: Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chi nộp ngân sách cấp trên Dự phòng Chi chuyển nguồn Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 48. 41 Bảng 2.6. Cơ cấu trong chấp hành chi NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 (ĐVT: Triệu đồng) TT Nội dung Năm 2013 Tỷ lệ % Năm 2014 Tỷ lệ % Năm 2015 Tỷ lệ % Năm 2016 Tỷ lệ % Năm 2017 Tỷ lệ % TỔNG CHI 48.374 100 55.810 100 59.830 100 50.283 100 107.116 100 I Chi đầu tư phát triển 0 0 258 0,46 364 0,61 647 1,29 6.943 6,48 II Chi thường xuyên 43.398 89,71 49.317 88,37 47.307 79,07 49.636 98,71 77.131 72,01 1 Chi sự nghiệp VHTT – TDTT 110 0,23 108 0,19 135 0,23 284 0,56 1.264 1,18 2 Chi sự nghiệp XH 6.604 13,65 8.869 15,89 6.403 10,70 5.529 11,00 5.972 5,58 3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 29.968 61,95 30.485 54,62 30.630 51,20 33.644 66,91 39.347 36,73 4 Chi an ninh 0 0 1.610 2,88 1.711 2,86 1.841 3,66 2.151 2,01 5 Chi Quốc phòng 0 0 1.715 3 1.765 2,95 2.000 3,98 2.289 2,14 6 Chi khác 0 0 0 0 0 0 0 7 Chi sự nghiệp kinh tế 6.716 13,88 6.398 11,46 6.547 10,94 6.249 12,43 25.909 24,19 8 Chi sự nghiệp môi trường 0 0 131 0,23 116 0,19 89 0,18 199 0,19 III Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV Chi chuyển nguồn 4.976 10,29 6.235 11,17 12.159 20,32 0 0 22.878 21,36 V Dự phòng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VI Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 0 0 0 0 164 0,15 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My
  • 49. 42 Bảng 2.7. Tình hình chấp hành chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2013 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Stt Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SS 2014/ 2013 SS 2015/ 2014 SS 2016/ 2015 SS 2017/ 2016 TỔNG CHI 48.374 55.810 59.830 50.284 107.116 15,37% 7,20% -15,96% 113,03% 1 Xã Trà Mai 7.189 6.793 7.567 8.876 16.395 -5,51% 11,39% 17,30% 84,71% 2 Xã Trà Vân 5.159 6.476 6.103 6.284 16.563 25,53% -5,76% 2,97% 163,57% 3 Xã Trà Vinh 3.962 4.569 4.943 5.662 7.038 15,32% 8,19% 14,55% 24,30% 4 Xã Trà Don 4.231 4.788 5.260 5.803 8.399 13,16% 9,86% 10,32% 44,74% 5 Xã Trà Nam 5.043 5.619 5.776 7.183 11.277 11,42% 2,79% 24,36% 57,00% 6 Xã Trà Linh 4.836 5.943 6.852 7.122 8.290 22,89% 15,30% 3,94% 16,40% 7 Xã Trà Cang 5.142 5.977 6.276 7.521 13.014 16,24% 5,00% 19,84% 73,04% 8 Xã Trà Tập 3.971 4.853 5.045 5.453 8.174 22,21% 3,96% 8,09% 49,90% 9 Xã Trà Dơn 4.469 5.784 6.685 6.440 8.040 29,42% 15,58% -3,66% 24,84% 10 Xã Trà Leng 4.372 5.008 5.323 5.780 9.926 14,55% 6,29% 8,59% 71,73% I Chi đầu tư phát triển 0 258 364 647 6.943 - 41,09% 77,75% 973,11% II Chi thường xuyên 43.398 49.317 47.307 49.636 77.131 13,64% -4,08% 4,92% 55,39% 1 Chi sự nghiệp VH, TT – TDTT 110 108 135 284 1.264 -1,82% 25,00% 110,37% 345,07% 2 Chi sự nghiệp XH 6.604 8.869 6.403 5.529 5.972 34,30% -27,80% -13,65% 8,01% 3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 29.968 30.485 30.630 33.644 39.347 1,73% 0,48% 9,84% 16,95% 4 Chi an ninh 0 1.610 1.711 1.841 2.151 - 6,27% 7,60% 16,84% 5 Chi Quốc phòng 0 1.715 1.765 2.000 2.289 - 2,92% 13,31% 14,45% 6 Chi khác 0 0 - - - - 7 Chi sự nghiệp kinh tế 6.716 6.398 6.547 6.249 25.909 -4,73% 2,33% -4,55% 314,61% 8 Chi sự nghiệp môi trường 0 131 116 89 199 - -11,45% -23,28% 123,60% III Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách 0 0 0 0 0 - - - - IV Chi chuyển nguồn 4.976 6.235 12.159 0 22.878 25,30% 95,01% -100% - V Dự phòng 0 0 0 0 0 - - - - VI Chi nộp ngân sách cấp trên 0 0 0 0 164 - - - - Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My