SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ DIỆU HỒNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH
QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Thị Diệu Hồng
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa
học PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Thầy đã dành
nhiều tâm huyết, thời gian, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài.
Trong suốt quá trình học tập và thực h ện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
động viên, khích lệ rất nhiều từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Thị Diệu Hồng
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Họ và tên: LÊ THỊ DIỆU HỒNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ - Niên khoá: 2016-2018
Người hướ g dẫ khoa học: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH QUẢNG
BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm sáng t ỏ những vấn đề lý lu ận cơ bản về quản lý chi ngân
sách nhà nước trong điề u kiệ n hiện nay. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác
quản lý chi ngân sách nhà n ước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, rút ra những hạn chế
và nguyên nhân c ủa những hạn chế đó. Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ
bản và đề xuất những giáp pháp ch ủ yếu nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. Qua đó góp phần nâng cao
hiệu quả công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các v ấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.
2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương p áp:
- Phương pháp thu thập số liệu:
Điều tra, phỏng vấn theo bảng hỏi được thiết kế sẵn với số phiếu điều tra là
120 phiếu.
Thu thập số liệu phân b ổ chi ngân sách nhà nước từ năm 2014 -2016 được thu
thập từ nguồn Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính Quảng Bình, Nghị quyết HĐND
tỉnh và Niên giám th ống kê t ỉnh Quảng Bình. Các báo cáo thu, chi ngân sách và
các quy định liên quan đến quản lý ngân sách.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả và so
sánh: được sử dụng để phân tích thực trạng các vấn đề liên quan đến quản lý chi
ngân sách nhà nước. Phương pháp chuyên gia.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
* Về cơ sở khoa học: Hệ thống hoá và làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận về quản
lý chi ngân sách nhà nước.
* Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác qu ản lý chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. Từ đó, chỉ ra những hạn chế
trong quản lý chi ngân sách nhà nước và nguyên nhân nh ững hạn chế đó.
* Trên cơ sở lý lu ận và thực tiễn, luận văn đã xây d ựng hệ thống các quan
điểm và đề xuất những giải pháp phù h ợp nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiên nay. Các
quan điểm được xây dựng cùng v ới những hạn chế đã phân tích là định hướng để
hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ viết tắt
DT
ĐT
NSĐP
NSTW
HĐND
KBNN
MTQG
KT-XH
KT-CT
QP-AN
CT-XH
NSNN
PTTH
QT
SN
NN
TX
UBND
VHTT TDTT
XDCB
Nghĩa
Dự toán
Đầu tư
Ngân sách địa phương
Ngân sách trung ương
Hội đồng nhân dân
Kho bạc nhà nước
Mục t êu qu ốc gia
Kinh tế - ã ộ
Kinh tế - chính trị
Quốc phòng - An Ninh
Chính trị - xã hội
Ngân sách nhà nước
Phát thanh truyền hình
Quyết toán
Sự nghiệp
Nhà nước
Thường xuyên
Ủy ban nhân dân
Văn hóa thông tin thể dục thể thao
Xây dựng cơ bản
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HI
ỆU...............................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................................................viii
PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU..........................................................................................5
CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC....................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận quản lý chi Ngân sách nhà nước...................................................................5
1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi Ngân sách nhà nước (NSNN)..................................5
1.1.2. Phân cấp ngân sách nhà nước..................................................................................................8
1.1.3. Chi ngân sách nhà nước..........................................................................................................13
1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................................................................15
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò qu ản lý chi ngân sách nhà nước.............................15
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước..................................................................16
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh......................................18
1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh....................................................19
1.2.4.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước.............................................................................19
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước..............................27
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước..................................................................29
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của tỉnh Bình Dương............................................29
v
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng.......................................30
1.4.3.. Bài học kinh nghiệm cho Sở Tài chính Quảng Bình................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH.............34
NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH T ỈNH QUẢNG BÌNH...............................................34
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính tỉnh quảng Bình..................................................34
2.1.1. Lịch sử hì h thành và phát triển..........................................................................................34
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................................................34
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................................................35
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình........38
2.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước........................................38
2.2.2. Thực trạng việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước..................................46
2.2.3. Thực trạng quyết toán chi NSNN.......................................................................................52
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra quyết toán c i ngân sách nhà nước.......................56
2.3. Khảo sát đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi NSNN t ại Sở Tài
chính tỉnh Quảng Bình..........................................................................................................................60
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng điều tra, phỏng vấn.......................................60
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo.............................................................................................61
2.3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác qu ản lý hi ngân sách tại Sở
Tài chính tỉnh Quảng Bình..................................................................................................................66
2.4. Kết quả và hạn chế của công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quả g
Bình...............................................................................................................................................................73
2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................73
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................................80
TẠI SỞ TÀI CHÍNH T ỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................80
3.1. Định hướng về quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................................80
3.1.1. Định hướng công tác quản lý chi ngân sách..................................................................80
vi
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh
Quảng Bình................................................................................................................................................80
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính
tỉnh Quảng Bì h.......................................................................................................................................81
3.2.1. Tăng cườ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách..............................81
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tài chính trên địa
bàn tỉnh.........................................................................................................................................................82
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước....................83
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác chấp hành quản lý chi NSNN................................84
3.2.4. Chú tr ọng chất lượng công tác quyết toán chi NSNN..............................................84
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra quản lý chi NSNN.....................................................88
PHÂN III: K ẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................91
1. Kết luận...................................................................................................................................................91
2. Một số kiến nghị.................................................................................................................................92
2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính.......................................................................................................92
2.1.1. Nâng cao địa vị pháp lý c ủa các cơ quan tài chính....................................................92
2.1.2. Có ch ế tài xử lý các trường hợp vi phạm, không chấp hành h ế độ quản lý chi
ngân sách Nhà nước...............................................................................................................................92
2.2. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình..............................................................93
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................94
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN B ẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1: Dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Bình 2014-2016................................43
Bảng 2.2: Dự toán chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo
cấp ngân sách.............................................................................................................44
Bảng 2.3: Dự toán chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 theo nội
du kinh tế và kết cấu nguồn chi....................................................................44
Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...45
Bảng 2.5: Dự toán chi đầu tư XDCB tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...46
Bảng 2.6: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo cấp
ngân sách......................................................................................................................47
Bảng 2.7: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình g ai đoạn 2014-2016 theo nội dung kinh
tế và kết cấu nguồn chi..........................................................................................48
Bảng 2.8: Thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư qua KBNN giai đoạn 2014-2016 ..49
Bảng 2.9: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.....50
Bảng 2.10: Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện
chế độ tự chủ..............................................................................................................52
Bảng 2.12: Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.............................................53
Bảng 2.13: Chênh lệch quyết toán và dự toán vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...................................................54
Bảng 2.14: Chênh lệch quyết toán và dự toán chi thường xuyên NSNN tỉ h
Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.....................................................................55
Bảng 2.15: Số tiền chi sai theo kết quả thanh tra quản lý chi NSNN tại tỉ h
Quảng Bình.................................................................................................................59
Bảng 2.16: Đặc điểm của đối tượng khảo sát......................................................................60
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định thang đo công tác quản lý chi ngân sách tại Sở
Tài chính Quảng Bình............................................................................................62
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Quảng Bình...................................................................................66
viii
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá về công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà
nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.........................................................68
Bảng 2.20: Kết quả công tác quyết toán ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính
tỉ h Quảng Bình.........................................................................................................69
Bảng 2.21: Kết quả đánh giá công tác Thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà
ước tại Sở T ài chính tỉnh Quảng Bình........................................................70
Bảng 2.22: Kết quả đánh giá về cán bộ quản lý chi ngân sách nhà n ước tại Sở
Tài chính tỉnh Quảng Bình...................................................................................71
Bảng 2.23: Kết quả đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài
chính tỉnh Quảng Bình...........................................................................................72
Hình 1: . Sơ đồ tổ chức bộ máy.............................................................................................34
ix
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân sách hà nước là khâu ch ủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều
kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, là công c
ụ có hiệu quả thiết thực để nhà nước điều hành vĩ mô toàn bộ đời sống kinh tế - xã
hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Ngân sách nhà nước tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng và phát tri ển. Cùng v ới quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước
thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành
ngân sách nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là
trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới. T ông qua việc chi ngân sách để duy
trì hoạt động của Nhà nước và thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển
bền vững và không ng ừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều đó cho thấy việc
quản lý chi ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Chính phủ và chính quyền
các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của mình. Chi
ngân sách nhà nước gắn liền với chức năng quản lý của nhà nước và có liên quan đến
nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quản lý có hiệu quả chi ngân sách nhà nước
được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn hất định nhưng
phải làm như thế nào để thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu cần thiết để đạt được các mục
tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh
Quảng Bình đã đi vào nề nếp, có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng, công tác quản lý chi ngân sách v
ẫn còn m ột số tồn tại, hạn chế, như: Phân bổ vốn đầu tư còn dàn tr ải, không gắn với kế
hoạch vốn; công tác quản lý tạm ứng, thanh toán vốn còn nhi ều bất cập; giải ngân vốn đầu
tư chậm; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa có nguồn thanh toán; chuyển nguồn chi ngân sách
hàng năm còn l ớn; tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra; còn tình
1
trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong quản lý kinh phí chi thường xuyên;
chưa có công c ụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước đối với các
đơn vị thực hiện khoán chi hành chính; bộ máy ngân sách xã, phường, thị trấn còn
yếu, mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước vẫn còn trùng l
ặp về chức năng, nhiệm vụ tro g quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách nhà
nước và kiểm tra, giám sát lẫn nhau; việc phân định trách nhiệm, quyền hạn trong
quản lý kiểm soát chi ngân sách nhà nước chưa rõ ràng
Từ những nhận thức v à thực tế đặt ra, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình” làm luận văn
với mong muốn đóng góp thiết thực một phần vào việc hoàn thiện hơn công tác
quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sá h nhà nước.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài
chính tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là các v ấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Quảng Bình.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2014-2016
và số liệu sơ cấp dự kiến điều tra trong năm 2017
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu: Kế thừa các công trình nghiên cứu
trước đó; Tìm thông tin thông qua các ph ương tiện thông tin đại chúng, số liệu
phân bổ chi ngân sách hà nước từ năm 2014-2016 được thu thập từ nguồn Kho bạc
Nhà nước, Sở Tài chính Quảng Bình, Nghị quyết HĐND tỉnh và Niên giám th ống
kê tỉnh Quảng Bình. Các báo cáo thu, chi ngân sách và các quy định liên quan đến
quản lý ngân sách.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên cán
bộ đang làm việc liên quan đến công tác quản lý c i ngân sách nhà nước tại Sở Tài
chính Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dung:
- Công tác l ập dự toán chi ngân sách nhà nước;
- Công tác ch ấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước;
- Công tác quy ết toán chi ngân sách nhà nước;
- Công tác thanh tra quy ết toán chi ngân sách nhà nước
- Chất lượng cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở tài hính tỉnh.
Thiết kế bảng hỏi: Gồm các câu hỏi sử dụng các thang đo định danh, thang đo
dạng Likert như sau: Thang đo định danh sử dụng thu thập thông tin liên quan đến
đặc điểm của cán bộ như: trình độ học vấn, giới tính,…. Ngoài ra, tất cả các b ến
quan sát trong yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đồng ý của cán bộ đều sử dụng tha g
đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là “rất không đồng ý” với phát biểu và
lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”. một thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức
độ của ý kiến, điều này có th ể đặc biệt hữu ích cho các chủ đề nhạy cảm hoặc khó
khăn hoặc làm chủ vấn đề.
- Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu,
luận văn áp dụng công thức Cochran (1997):
3
Với n là cỡ mẫu cần chọn, z = 1,96 là giá tr ị ngưỡng của phân phối chuẩn,
tương ứng với độ tin cậy 95%.
Do tí h chất p + q = 1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta
tính cỡ mẫu với độ tin cậy 95% và sai số cho phép là 7%. Lúc đó, mẫu ta cần chọn
sẽ có kích cỡ 120.
- Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản. Từ danh sách cán bộ, công chức đang làm việc liên quan đến chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Quảng Bình, nghiên cứu chọn ra 120 người
trong danh sách một cách ngẫu nhiên.
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích:
- Phương pháp thống kê mô t ả và so sán : được sử dụng để phân tích thực
trạng các vấn đề liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà n ước.
- Phương pháp chuyên gia.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Nội dung nghiên cứu của luận văn được kết
cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước và quản lý chi
ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài
chính tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân
sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận quản lý chi Ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi Ngân sách nhà nước (NSNN)
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh t ế và là ph ạm trù l ịch sử; là một
thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng
rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọ quốc gia. Song quan niệm về ngân sách
nhà nước lại chưa thống nhất, ngườ ta đ ã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà
nước tùy theo các trường phái và các l ĩnh vực nghiên cứu. [20]
Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các k o ản t u, chi bằng tiền trong một giai
đoạn nhất định của quốc gia. Hay:
Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. [20]
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nướ , là k ế hoạch tài
chính cơ bản của nhà nước. [20]
Về hình thức, các khái ni ệm trên có th ể không gi ống nhau, nhưng nhìn chu g,
chúng đều phản ánh về kế hoạch, dự toán thu, chi của nhà nước trong một thờ g an
nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nhà nước sử
dụng quỹ tập trung đó để trang trải cho các khoản chi tiêu của mình.
Luật NSNN năm 2002 của Việt Nam định nghĩa: “NSNN là toàn b ộ các khoản thu
chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. [23]
Qua nghiên cứu, tác giả hoàn toàn đồng ý với các khái niệm về ngân sách nhà
nước mà Luật ngân sách nhà nước đã quy định ở trên.
5
1.1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước
NSNN là công c ụ huy động nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
của nhà nước, đóng vai trò tr ọng yếu trong việc động viên và phân ph ối các nguồn
lực tài chí h để bảo đảm việc thực thi các chức năng của Nhà nước đương quyền, cụ
thể như sau:
- Để đảm bảo cho ho ạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội đòi h ỏi phả i có nh ữ ng nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính
này được hình thành từ các kho ản thu thuế và các kho ản thu ngoài thuế. Đây là vai
trò lịch sử của NSNN mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN
đều phải thực hiện.
- Chức năng của Nhà nước là thực hiện các chức năng KT-XH của Nhà nước
đương quyền. Trong đó, có thể phân thành 3 n ội dung chi cơ bản: chi đầu tư phát
triển, chi thường xuyên và chi d ự trữ quốc g a.
NSNN là công c ụ điều tiết vĩ mô của N à nước. Với thời kỳ kinh tế mở cửa, giao
thương ngày càng phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói riêng và n ền kinh
tế thế giới nói chung ngày càng bước lên tầm cao. Kinh tế thị trường là động lực mạnh
mẽ của tăng trưởng và phát tri ển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa họ ông ngh ệ, đẩy nhanh
tiến trình xã hội hóa kinh t ế trong mỗi quốc gia đến liên thông qu ố tế. Tuy nhiên,
bên cạnh các tính ưu việt đó, kinh tế thị trường cũng còn r ất nhiều khiếm khuyết
như: nó là môi trường tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, từ đó có thể dẫn đến sự phát
triển tự phát vô chính phủ, và vì lợi nhuận tối đa mà có th ể triệt hại lẫn nhau, hoặc
đầu cơ tích trữ, và phân hóa sâu s ắc sự cách biệt giàu, nghèo, tạo nên phá s ản trong
kinh doanh, ... Vì vậy, nếu không có s ự can thiệp từ điều tiết vĩ mô của Nhà nước,
thì dễ dẫn tới sự phát triển không lành m ạnh, mất cân đối, gây lạm phát, thất
nghiệp, ... ảnh hưởng đến CT-XH. Điều tiết vĩ mô của Nhà nước được thực hiện
thông qua một hệ thống các công c ụ như: chiến lược, kế hoạch, pháp luật và các
công c ụ kinh tế tài chính NSNN là một công c ụ kinh tế tài chính quan trọng nhất.
- Điều tiết về mặt kinh tế
Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
6
NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng c ấp cơ sở kết cấu
hạ tầng, hình thành các doanh nghi ệp Nhà nước thuộc các ngành kinh t ế, các lĩnh
vực kinh tế then chốt. Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một
trong nhữ g biệ pháp căn bản để chống độc quyền và giữ vững cho thị trường khỏi
rơi vào tì h trạ cạnh tranh không hoàn h ảo. Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế
Nhà ước đảm đương được vai trò ch ủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần.
Mặt khác, trong nh ững điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng
có th ể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác để các do nh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn, từ đó
có được phương hướng kinh do nh có hi ệu quả hơn, tiến đến ổn định về cơ cầu
hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mớ , cao hơn.
Thông qua các chính sách thuế, sẽ đả m bả o thực hiện vai trò định hướng đầu
tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và
từ trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng
các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng
khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay.
- Điều tiết về mặt xã h ội
Nền kinh tế thị trường với những khuyết điểm của nó s ẽ dẫn đế n s ự phân hoá
giàu nghèo gi ữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối
lại thu nhập hợp lý nh ằm giảm bớt khoảng cách chênh l ệch về thu nhập trong dân
cư. NSNN là công c ụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu
hập, với các sắc thuế như thuế thu nhập cá nhân, thu ế thu nhập doanh nghiệp, thuế
tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách , mặt khác lại điều tiết một
phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
Nhà nước sử dụng NSNN để thực hiện chi trợ cấp, chi phúc l ợi cho các
chương trình phát triển xã hội: phòng ch ống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học,
dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư
có thu nh ập thấp. Còn chi đầu tư để thực hiện các chính sách xã hội, chi giáo dục -
đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã
hội....nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng ổn định và phát tri ển.
7
- Điều tiết về mặt thị trường
NSNN có vai trò quan tr ọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định
giá cả, thị trường, kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Đặc điểm ổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh
nghiệp hằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu
và giá c ả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự
mất cân đối gi ữ a cung và cầu sẽ làm cho giá c ả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây
ra bi ến độ ng trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ
ngành này sang ngành khác, t ừ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch
chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển
không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu
dùng Nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn
giá cả thông qua công c ụ thuế và các k ản chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ
vốn, trợ giá và s ử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và d ự trữ tài chính. Đồng thời,
trong quá trình điều tiết thị trường NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị
trường vốn thông qua vi ệc sử dụng các công c ụ tài hính như: phát hành trái phi ếu
chính phủ, thu hút vi ện trợ nước ngoài, tham gia mua bán ch ứng khoán trên th ị
trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. Ki ề m chế và kiểm soát lạm
phát là m ột nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh th ị trường.
Tóm l ại, trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò huy độ g
nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, cho QP-AN
và các mục đích khác nhằm củng cố quyền lực nhà nước, mà nó còn có vai trò to l
ớn tro g điều tiết vĩ mô nền KT-XH. Đó là vai trò định hướng hình thành cơ cấu
kinh tế, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội…[20]
1.1.2. Phân cấp ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm phân cấp ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính
quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành NSNN, là cách
thức chuyển giao quyền và trách nhi ệm về các vấn đề liên quan đến thu chi các
nguồn tài chính của nhà nước. [21]
8
1.1.2.2. Nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước
Thứ nhất, phù h ợp với phân cấp quản lý kinh t ế, xã hội của đất nước. Phân
cấp quản lý kinh t ế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý
NSNN. Quán triệt guyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất
giữa các cấp chí h quyền qua việc xác định rõ ngu ồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp.
Thực chất của uyên t ắ c này là gi ải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi,
quyền lợi phải tương xứ ng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên t ắc này còn
đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước ta.
Thứ hai, NSTW giữ vai trò ch ủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm
bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc
này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nướ c trung ương trong quản lý kinh t ế,
xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và t ừ tính chất xã hội hoá của nguồn
tài chính quốc gia. Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất
và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý NSTW. NSTW c i phối và quản lý các kho ản
thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã h ội. Điều đó có nghĩa là: các kho ản thu
chủ yếu có t ỷ trọng lớn phải được tập trung vào NSTW, các khoản hi ó tác động
đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do NSTW đả m nhiệ m.
NSTW chi phối hoạt động của NSĐP, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương.
Thứ ba, phân định rõ nhi ệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định t ỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách c ấp trên cho ngân sách
cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ
sung một phần khi có trượt giá và m ột phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ
phân cấp xác định rõ kho ản nào ngân sách địa phương được thu, khoản nào ngân
sách địa phương phải chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng
trông ch ờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa NSTW và NSĐP. Như vậy, tạo điều kiện nâng
cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển KT-XH.
Thứ tư, đảm bảo công b ằng trong phân cấp ngân sách . Phân cấp ngân sách
phải căn cứ vào yêu c ầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự
chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh th ổ. [21]
9
1.1.2.3. Nội dung phân cấp ngân sách nhà nước
Nội dung của phân cấp quản lý NSNN bao g ồm: phân cấp các vấn đề liên
quan đến quản lý, điều hành NSNN từ trung ương đến địa phương trong việc ban
hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát v ề chế độ, chính sách và phân cấp về
các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành NSNN trong việc ban hành
hệ thống biểu mẫu, ch ứ ng từ về trình tự và trách nhi ệm của các cấp chính quyền
trong xây dựng dự toán ngân sách, quy ết toán ngân sách và t ổ chức thực hiện kế
hoạch NSNN. Cụ thể như sau:
- Việc phân cấp nguồn thu
Các khoản thu NSTW hưởng 100% gồm: thuế GTGT hàng nhập khẩu; thuế
xuất, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ một số mặt hàng, dịch vụ); thuế thu nhập
doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn nghành; thu t ừ dầu k í; thu nhập từ vốn góp
c ủa nhà nước, tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế; các khoản do
Chính phủ vay, viện trợ không hoàn l ại của Chính phủ các nước; các khoản phí, lệ
phí theo quy định; thu kết dư NSTW; các khoản thu khác. [21]
Các khoản thu NSĐP hưởng 100% gồm: tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và
bán nhà thu ộc sở hữu Nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động x ổ số kiến thiết;
viên trợ không hoàn l ại của nước ngoài trực tiếp cho địa phương; ác khoả n phí, lệ
phí theo quy định; các khoản đóng góp tự nguyện của cá nhân, t ổ ch ức trong và
ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa phương; thu bổ sung từ NSTW; các khoả thu
khác theo quy định. [21]
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và ngân sách t ỉ h:
thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố kiến thiết); thuế thu
nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành và ho ạt động xổ số kiến
thiết); thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao; thuế chuyển thu nhập ra nước
ngoài; thuế tiêu thụ đặc biệt từ dịch vụ, hàng hóa s ản xuất trong nước (trừ thuế tiêu
thụ đặc biệt thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết); thu từ sử dụng vốn ngân sách c ủa
các doanh nghiệp nhà nước; phí xăng, dầu. [21]
10
Các khoản thu phân chia giữa tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, thị xã,
huyện, xã: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất nông
nghiệp thu từ hộ gia đình; thuế tài nguyên; thu ế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuất
trong nước. [21]
Tỷ lệ phầ trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách t ừng tỉnh do
Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được
phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh. [21]
- Việc phân c ấ p nhiệ m vụ chi[21]
Cả NSTW và NS P đều có h i kho ản chi cơ bản là chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển. Tuy nhiên, giữ chúng c ũng có sự khác nhau về quy mô, ph ạm vi của các
khoản chi. Chi đầu tư phát triển của NSTW là những khoản chi có quy mô lớn, có tác d
ụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các kho ản chi này nhìn chung là khó xác
định chủ đầu tư và các công trình p úc lợi công c ộng. Còn các kho ản chi của NSĐP
chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó.
Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù ch ức năng của NSTW thì NSTW đảm
nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi v ề ngoại giao…
Nhiệm vụ chi của NSTW: [21]
+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết ấu hạ tầng KT-XH
không có kh ả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doa h
nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của
pháp luật; Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát
triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan
trung ương thực hiện; Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương
quản lý; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo
quy định của pháp luật.
+ Chi thường xuyên: Các ho ạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y
tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý:
11
Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, tr ật tự an toàn xã h ội do NSTW bảo đảm
theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Tòa án nhân dân, Vi ện Kiểm sát nhân
dân; Ho ạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của
các cơ quan trung ương của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn
Lao độ g Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên C ộng sản Hồ Chí Minh; Trợ giá theo chính
sách của Nhà nước; Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà
nước do các cơ quan trung ương thực hiện; Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất
sức theo quy định của Bộ Luật L o động cho các đối tượng thuộc NSTW bảo đảm; hỗ
trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Thực hiện các chính sách đối
với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân l ệt sĩ, gia đình có công v ới cách mạng
và các đối tượng chính sách xã hội khác; Hỗ trợ c o các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề ng iệp t uộc Trung ương; Các khoản chi
thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. [21]
+ Các khoản chi khác: Trả nợ gốc và lãi các kho ản tiền do Chính phủ vay;
Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; Chi cho vay theo quy định
của pháp luật; Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương; Bổ sung cho NSĐP;
Chi chuyển nguồn từ NSTW năm trước sang NSTW năm sau. [21]
Nhiệm vụ chi của NSĐP:
+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-
XH không có kh ả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy
định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi thường xuyên: Các ho ạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y
tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.
Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, tr ật tự an toàn xã h ội do NSĐP thực
hiện theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan
12
Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương; Hoạt động của các cơ quan địa phương của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên C ộng sản Hồ Chí
Minh; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề hiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính
sách xã h ội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; và các kho ản chi thường
xuyên khác theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi khác: Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư; Chi bổ sung
Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; Chi chuyển
nguồn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau. [21]
1.1.3. Chi ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là một phạm trù kinh t ế tồn tại k ách quan gắn liền với sự tồn tại
của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước p ân p ối và sử dụng quỹ NSNN nhằm
bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng đáp
ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyên t ắc nhất định. [18]
Phạm vi chi NSNN rất rộng, bao trùm m ọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng. Từ khái niệm chi NSNN có thể thấy:
- Quyền quyết định chi NSNN do Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ hay cơ
quan công quy ền được ủy quyền) quyết định.
- Chi NSNN không mang tính lợi nhuận, chú trọng đến lợi ích cộng đồng, lợi
ích KT-XH.
- Sự quản lý chi NSNN phải tôn trọng nguyên tắc công khai và minh bạch và
có s ự tham gia của công chúng. [18]
1.1.3.2. Nội dung kinh tế của chi ngân sách nhà nước
Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi NSNN có những nội dung
cơ cấu khác nhau, song chúng có những đặc điểm chung. Có thế khái quát những
đặc điểm chung đó trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Chi NSNN gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính
13
trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trước mọi quốc gia. Nhà nước với bộ máy càng
lớn đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi chi của NSNN càng lớn.
- Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ
cấu, nội du g, mức độ các khoản chi của NSNN vì cơ quan đó quyết định các nhiệm
vụ ki h tế chính trị xã hội của quốc gia; cơ quan đó thể hiện ý chí nguyện vọng của
một dân tộc.
- Thông thườn , các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ
mô. Điều đó có nghĩa là hiệu quả của các khoản chi ngân sách phải được xem xét
toàn diện dựa vào việc hoàn thành các m ục tiêu kinh tế xã hội mà các kho ản chi
ngân sách đảm nhiệm.
- Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở
chỗ là không ph ải mọi khoản thu với mức độ v à s ố lượng của những địa chỉ cụ thể
đều được hoàn lại dưới các khoản chi của NSNN . Từ tính chất này mà các kho ản
chi NSNN được phân biệt một cách rõ rang v ới các k ản tín dụng Nhà nước.
- Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá tr ị
khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nói chung là ph ạm trù thu ộc
lĩnh vực kinh tế. [18]
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi ngân sách nhà nước
Để đánh giá tính tích cực tiến bộ của ngân sách một đất nước người ta thường
xem xét đến cơ cấu nội dung thu chi của nó. Nội dung chi của NSNN là sự phản ánh
những nhiệm vụ KT - CT - XH của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Nội dung cơ cấu chi NSNN đối với mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử
chịu sự chi phối của nhiều nhân tố KT - CT - XH.
- Chế độ xã hội là nhân t ố cơ bản ảnh hưởng quyết định đến nội dung cơ cấu
chi NSNN. Chế độ xã hội quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của
nhà nước. Nhà nước là chủ thể của chi NSNN, vì thế lẽ đương nhiên nội dung cơ
cấu chi NSNN chịu sự ràng buộc của chế độ xã hội.
- Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và
14
điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu
cầu thay đổi nội dung cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định.
- Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là khả năng tích
luỹ của nền ki h tế. Khả năng tích luỹ càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển
kinh tế cà g lớn. Đương nhiên, việc đầu tư của NSNN cho đầu tư phát triển tuỳ
thuộc ở khả ă tập trung nguồn tích luỹ vào NSNN và chính sách của NSNN trong
từng giai đoạn lịch sử.
- Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là mô hình tổ chức
bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong
từng giai đoạn lịch sử.
Ngoài những nhân tố kể trên, có th ể nó , nội dung cơ cấu chi NSNN của mỗi
quốc gia trong từng giai đoạn nhất định chịu ảnh ưởng của rất nhiều các nhân tố
khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã h ộ , trong đó có sự biến động của giá cả,
lãi suất, tỷ giá hối đoái…
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN có ý nghĩa
quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu khoản chi NSNN một cách khách quan,
phù hợp với yêu cầu của hình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn lị h sử. [18]
1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi NSNN là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN và cũ g là
một bộ phận trong công tác qu ản lý nói chung. Quản lý chi NSNN là một khái iệm
phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của Nhà nước đối với
quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn
có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa công, ph ục vụ lợi
ích KT-XH cho cộng đồng.[18]
1.2.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Bằng cách này Nhà
nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN đúng
luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh b ạch.
15
Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉ tiêu định
lượng. Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN. Nếu như hiệu quả chi NSNN so
sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác
quản lý chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi
NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác qu ản lý chi NSNN.
Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng biện pháp tối ưu
nhất là biện pháp tổ chức hành chính. Đặc trưng của biện pháp này là cưỡng chế
đơn phương của chủ thể quản lý, thể hiện rõ nét trong c ơ chế quản lý chi NSNN ở
Việt Nam bởi NSNN Việt N m là ngân sách th ống nhất từ cấp trung ương đến địa
phương, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.[18]
1.2.1.3. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước
- Ngân sách là t ấm gương tài chính của các lựa chọn kinh tế và xã h ội. Để thực
hiện tốt vai trò mà nhân dân giao phó, bên c ạnh n ững yếu tố khác, nhà nước cần:
(i) lựa chọn hợp lý và đầy đủ nguồn lực trong nền kinh tế, và (ii) phân b ổ sử dụng
những nguồn lực đó nhanh, có hiệu quả. Quản lý chi ngân sách gắn liền với (ii), do
đó quản lý chi NSNN chỉ là một công cụ nhưng là một công c ụ quan trọng trong
chính sách của chính phủ.
- Quản lý chi NSNN về bản chất mang tính công cụ: Quản lý hi NSNN phải cụ
thể theo từng quốc gia. Những cách tiếp cận và những khuyến nghị về quản lý chi
NSNN phải dựa trên thực tiễn kinh tế, xã hội, hành chính và năng lực tr ển khai của
quốc gia. Giống như bất kỳ công nghệ nào khác chi tiêu công ph ải hợp lý, ( ) về các
khoản quyên góp mang tính địa phương, (ii) các tổ chức tại địa phương và (iii) nhu
cầu thực tế tại địa phương. Vì bất kỳ cải cách quản lý chi NSNN được triển khai
rộng rãi phải được phân tích cẩn thận với sự hiểu biết bối cảnh địa phương và từ
chối, thông qua hoặc thích ứng nếu cần. Ngân sách là tấm gương tài chính của các
lựa chọn kinh tế và xã h ội.[18]
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước
Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định,
những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũng như mục
tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường. Cụ thể:
16
- Thứ nhất, tập trung thống nhất: Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý
của kế hoạch tài chính, ngân sách. Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND
địa phương) phê duyệt kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các
chính sách cô g, các m ục tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung
của các cộ g đồ .
- Thứ hai, tính kỷ luật tài chính tổng thể: Mọi khoản thu - chi của Nhà nước
đều được phản ánh đầy đủ vào NSNN và ph ải có ràng buộc cứng về ngân sách.
Nguyên tắc kỷ luật ở đây c ũng hàm ý r ằng việc hấp thụ nguồn lực của khu vực
công chỉ giới hạn ở phạm vi cần thiết để thực hiện các chính sách của chính phủ.
Chi NSNN phải được tính toán trong khả năng nguồn lực huy động được từ nền
kinh tế và nguồn khác. Khả năng này không ch ỉ tính trong một năm mà phải được
tính trong trung hạn (3-5 năm), kết hợp với dự báo xảy ra rủi ro, chỉ có như vậy mới
đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngân sách trong trung hạn.
- Thứ ba, tính có thể dự báo được: Đây là điều kiện để thực hiện có hiệu quả các
chính sách, chương trình. Điều này không ch ỉ đòi h ỏi sự ổn định và tính minh bạch về
cơ chế, chính sách, ổn định vĩ mô, mà còn ph ải có sự cân đối giữa ngắn hạn
và dài h ạn, tính đến nhu cầu và khả năng nguồn lực cho các nhu ầu hi.
- Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức
thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán: Nguồn kinh phí phục vụ ho chi NSNN
chủ yếu từ nguồn thuế, phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để
các tổ chức, cá nhân giám sát và tham gia. Kế hoạch tài chính ngân sách bản thân ó
phải xây dựng trên cơ sở thông tin, đựng đầy đủ các thông tin cơ bản để thực hiện
có hiệu quả việc thảo luận, phê chuẩn. Khi được phê chuẩn, kế hoạch tài chính ngân
sách trở thành nguồn thông tin truyền tải toàn bộ mục tiêu, quan điểm của chính phủ
và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia kiểm tra giám sát thực hiện.
- Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách: Kế hoạch tài
chính, ngân sách nói riêng và công tác k ế hoạch nói chung đều phải mang tính cân
đối và ổn định. Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện có hiệu quả chức năng, sứ
mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và khắc phục những thất bại của
nền kinh tế thị trường.
17
- Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu
phát triển kinh tế trung và dài hạn: Chi ngân sách ph ải dựa trên nguồn thu có được,
nhưng nguồn thu lại được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính
sách kinh tế, gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc
biệt là kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn
đề về phát triển kinh tế x ã h ội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội,
bảo vệ môi trườn , ph òng ch ống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng
miền.... NSNN chính là công c ụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội to lớn
đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên,
mục tiêu kinh tế trung và dài h ạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi
NSNN đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn.
- Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung
ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên c iến lược tr ng từng thời kỳ: Giải quyết
mối quan hệ giữa phát triển ngành - địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển
cân đối, toàn diện, tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa
phương. Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương - địa phương theo hướng giao quyền tự
chủ cho địa phương để khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh,
gắn trách nhiệm với quyền lợi địa phương. Với nguồn lực tài nguyên ũng như tài chính
khan hiếm, thì việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn
đề quan trọng của đất nước tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tạo động lực cho
sự phát triển, hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết của kinh tế xã hội.[18]
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Việc tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cấp tỉnh gồm nhiều cơ quan với chức
năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán và phân b ổ NSĐP; phê chuẩn quyết
toán NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; Giám
sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
Ủy ban nhân dân: Lập dự toán và phướng án phân b ổ NSĐP, dự toán điều
chỉnh NSĐP. Trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo
18
cáo cơ quan hành chính NN, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Lập quyết toán
NSĐP trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính NN, cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp; Kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự
toán ngân sách và quy ết toán ngân sách; Căn cứ và Nghị quyết của HĐND cùng
cấp, quyết đị h iao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc,
nhiệm vụ thu chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; Tổ chức thực hiện
NSĐP; Phối hợp v ới các cơ quan NN cấp trên trong việc quản lý NSNN theo l ĩnh
vực trên địa bàn; Báo cáo v ề NSNN theo quy định của pháp luật.
Cơ quan tài chính: Cơ qu n tài chính là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham
mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý, điều hành công tác qu ản lý chi NSNN,
ngoài ra còn m ột số cơ quan khác có l ên quan. Cơ quan tài chính phải thường
xuyên xem xét kh ả năng đảm bảo kinh phí cho n u cầu chi từ nguồn NSNN.
Kho bạc Nhà nước: Kiểm soát, đối chi ế u các khoản chi so với dự toán ngân
sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có tr ng d ự toán ngân sách nhà nước
được cấp có th ẩm quyền giao, số dư tài khoản dự t án của đơn vị còn đủ để chi.
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối
với từng khoản chi.
Đơn vị dự toán ngân sách: Lập dự toán thu, chi ngân sá h hàng năm; thực hiện
phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc
và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.
Đơn vị sử dụng ngân sách: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toá ,
thống kê và công khai ngân sách, được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộ g
đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.[3]
1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
1.2.4.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước.
Lập dự toán NSNN là lập kế hoạch thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách .
Kết quả của khâu này là d ự toán ngân sách được các cấp thẩm quyền quyết định.
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác l ập dự toán chi ngân sách . [3]
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm
19
của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương có liên quan, Sở
Tài chính có trách nhi ệm tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách
thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế ở địa phương lập dự toán
thu NSNN.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan lập
dự toán ngân sách tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua phương án giao dự toán
cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các bi ện pháp nhằm thực hiện
chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách .
- Căn cứ để lập dự toán chi ngân sách: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và
bảo đảm quốc phòng, an ninh; Phân c ấp nguồn t u, n iệm vụ chi NSNN (đối với dự
toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); Tỷ lệ p ần trăm (%) phân chia các khoản thu
và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy
định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định); Chính sá h, hế độ thu ngân
sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hi ngân sách; Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự
toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán
ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch
phát tr ển KT-XH, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN và văn bản hướng
dẫn của UBND cấp tỉnh; Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN do Bộ Tài chính
thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thông báo UBND các tỉnh; Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.[3]
- Yêu cầu đối với việc lập dự toán chi ngân sách .[3]
+ Dự toán NSNN và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp
theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển, chi trả nợ; khi lập dự toán NSNN phải bảo đảm tổng số thu thuế và phí, lệ phí
phải lớn hơn chi thường xuyên.
20
+ Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung,
biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục NSNN
và hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó :
Việc lập dự toán thu NSNN phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ
tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách ;
Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư có
đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng
và phù h ợp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm; đồng thời
ưu tiên bố trí đủ vốn phù h ợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã
được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang;
Việc lập dự toán chi thường xuyên, ph ải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có t ẩm quyền quy định;
Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính thực hiện chế độ
khoán biên ch ế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, thực
hiện theo quy định riêng của Chính phủ;
Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn
(kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ;
Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương, phải căn cứ vào cân
đối ngân sách , khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và m ức kh ống chế bộ
chi ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội.
Dự toán ngân sác h phải kèm theo báo cáo thuy ết minh rõ c ơ sở, căn cứ tính
toán. - Quy trình lập dự toán chi ngân sách tỉnh.[3]
Trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh, các đơn vị sử dụng ngân sách , các tổ
chức được NSNN hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ
được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp
(trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các
đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập dự toán thu, chi
ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
21
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp
dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan Thuế lập,
dự toán thu, chi ngân sách của các huyện, thị xã, thành ph ố; Và lập dự toán thu, chi
ngân sách tỉ h (gồm dự toán ngân sách các huyện và cấp tỉnh), dự toán chi Chương
trình MTQG, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo UBND cấp tỉnh để trình
Thường trực HĐND xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
Sau khi có ý ki ế n c ủa Thường trực HĐND cấp tỉnh, UBND tỉnh gửi báo cáo
dự toán NSĐP đế n B ộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý
Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia).
Sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì, tổ chức thảo luận dự
toán với UBND huyện, thị xã, thành ph ố và các cơ quan đơn vị cấp tỉnh theo chế
độ, tiêu chuẩn hiện hành, phù h ợp với khả năng ngân sách tỉnh, định hướng phát
triển KT-XH của địa phương và bảo đảm t ết k ệm.
Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, c i ngân sách của Thủ tướng Chính
phủ, của Bộ Tài chính; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSĐP,
phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp
tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước. Sau đó, báo cáo Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự
toán ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh
quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉ
h; Nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và
NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; Mức bổ sung từ ngân
sách cấp tỉnh cho từng huyện, thị xã, thành ph ố thuộc tỉnh.[3]
1.2.4.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Chấp hành dự toán NSNN là khâu c ốt yếu có ý ngh ĩa quyết định với một chu
trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên
giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có th ể biến thành hiện thực hay không là
tùy vào khâu ch ấp hành ngân sách. Ch ấp hành ngân sách th ực hiện tốt sẽ có tác động
tích cực bảo đảm cân bằng thu - chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm).
22
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác tri ển khai chấp hành dự toán chi
ngân sách: Thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử
dụng ngân sách . Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo các nhu cầu chi, trường hợp các
đơn vị sử dụ g gân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động quỹ ngân sách thì
Sở Tài chí h phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời để đảm bảo nguồn.
Xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách trong trường hợp đơn vị có nhu cầu. Có
trách nhiệm kiểm tra, giám sát vi ệc thực hiện chi tiêu và s ử dụng ngân sách
ở các cơ quan, đơn vị.[3]
- Căn cứ triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh: Căn cứ vào các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN hàng năm; Căn cứ Quyết định
giao dự toán thu, chi ngân sách tỉnh của UBND tỉ nh; Các chính sách, chế độ, định
mức chi ngân sách hiện hành;
- Yêu cầu của việc chấp hành chi ngân sách tỉnh: Các khoản chi ngân sách
phải có trong dự toán đã được giao, được Thủ trưởng cơ quan quyết định chi và đã
qua đấu thầu hoặc thẩm định giá (đối với những trường hợp bắt buộc phải qua đấu
thầu hoặc thì thẩm định giá). Các đơn vị sử dụng ngân sách và ác t ổ chức được
ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN cùng ấp, chịu sự kiểm
tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và của KBNN trong quá trình thanh toán, sử
dụng kinh phí. Đối với những đơn vị, tổ chức không có quan hệ thường xuyên với
ngân sách thì không b ắt buộc mở tài khoản tại KBNN.
NSNN phải được thanh toán trực tiếp từ KBNN đến người hưởng lươ g,
hưởng trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa, d ịch vụ.
- Nội dung triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh[3] +
Thẩm tra phân bổ và giao dự toán chi ngân sách
Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán chi ngân sách, các cơ quan sử dụng
ngân sách ti ến hành l ập phương án phân b ổ dự toán chi ngân sách gửi đơn vị chủ
quản tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi phương án phân bổ chi ngân
sách được các cơ quan Tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành
quyết định phân b ổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc
23
(nếu có); đồng thời gửi cơ quan Tài chính, KBNN cùng c ấp và KBNN nơi giao
dịch để phối hợp thực hiện.
Các khoản chi trả, thanh toán theo hình thức bằng lệnh chi tiền gồm: Chi cho
các doanh ghiệp, các tổ chức KT-XH không có quan h ệ thường xuyên với ngân
sách, chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước, chi bổ sung từ ngân sách c ấp trên cho
ngân sách c ấp dưới và m ộ t số khoản chi khác.
Chi bằng kinh phí ủy quyền khi cơ quan quản lý nhà n ước cấp trên cấp kinh phí
ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà n ước cấp dưới thực hiện thuộc chức năng của mình
thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm: Các
dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB thu ộc nhóm A, đã có đủ điều kiện
thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện,
cần phải đẩy nhanh tiến độ; Một số nhiệm v ụ quan trọng cấp bách phải thực hiện
theo quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán và ngu ồn dự phòng không
được đáp ứng được
+ Thực hiện cấp bổ sung hoặc điều chỉnh các khoản chi ngân sá h
Trong quá trình sử dụng ngân sách, n ếu đơn vị có nhu c ầu bổ sung cho nhiệm vụ
phát sinh hoặc điều chỉnh dự toán chi NSNN để phù h ợp nhiệm vụ chi thực tiễn thì gửi
đề nghị đến Sở Tài chính. Sau khi xem xét, nếu thấy đề nghị đó là thiết thực và đúng
theo các quy định hiện hành thì Sở Tài chính thông báo đến đơn vị và Kho bạc để phối
hợp nếu thuộc thẩm quyền hoặc sẽ trình UBND tỉnh ban hành quyết đị h.
+ Kiểm tra, giám sá t việc thực hiện chi tiêu của đơn vị dự toán
Sở Tài chính phối hợp với KBNN kiểm soát dự toán chi của đơn vị khi có yêu
cầu hoặc đơn vị có d ấu hiệu sai phạm, Sở Tài chính sẽ đề nghị Kho bạc tạm ngưng
cấp phát kinh phí cho đơn vị (trừ Lương và các khoản phụ cấp) và yêu c ầu đơn vị
cung cấp chứng từ, sổ sách để thực hiện kiểm tra, giám sát. [3]
1.2.4.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước
Quyết toán chi ngân sách t ỉnh thực hiện tốt sẽ có ý ngh ĩa rất quan trọng trong
việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sác h qua một năm, rút ra những bài học
24
kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác l ập ngân sách c ũng như chấp hành
ngân sách nh ững chu trình tiếp theo. Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện
các khoản chi ghi trong kế hoạch phát triển KT-XH, trong quá trình phát triển KT-
XH và tro g quá trình quản lý NSNN.
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác quy ết toán ngân sách t ỉnh
Căn cứ thô tư hướng dẫn công tác khóa s ổ và quyết toán NSNN hàng năm của
Bộ Tài chính, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về công tác
khóa s ổ và lập báo báo tài chính NSNN trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với KBNN thực hiện công tác khóa sổ ngân sách tỉnh; Thực
hiện công tác thẩm định báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của các đơn vị sử
dụng và được NSNN hỗ trợ thường xuyên; Tổng hợp và l ập báo cáo quyết toán chi
ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và gửi Bộ Tài chính.[3]
- Căn cứ để thực hiện quyết toán chi ngân sách tỉnh
Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quyết toán chi NSNN hiện
hành. Các quy định về thời hạn thực hiện công tác chỉnh lý quyết toán, thời hạn nộp
báo cáo tài chính các cấp; quy định về chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách hiện
hành; quy định về biểu mẫu lập báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh.[3]
- Yêu cầu đối với công tác quy ết toán chi ngân sách tỉnh
Số quyết toán chi NSNN là s ố đã thực thanh toán tại KBNN trong năm ngân
sách và không được lớn hơn số quyết toán thu.
Số liệu trong báo cáo quy ết toán chi ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy
đủ. Nội dung của báo cáo quy ết toán chi ngân sách phải theo đúng các nội du g
trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN.
Số kinh phí nhận ủy quyền từ NSTW không được tổng hợp vào quyết toán chi
ngân sách của tỉnh mà lập báo cáo quy ết toán kinh phí ủy quyền gửi Bộ Tài chính
và Bộ, ngành đã ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện chi.[3]
- Nội dung quyết toán chi ngân sách tỉnh[3]
Thời gian chỉnh lý quy ết toán là th ời gian quy định cho ngân sách các c ấp thực
hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những
25
sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn ch ỉnh số liệu để quyết toán chi ngân
sách năm báo cáo. Thời gian chỉnh lý quy ết toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến
ngày 30 tháng 01 c ủa năm sau liền kề năm báo cáo quyết toán chi ngân sách.
Sau thời gian chỉnh lý quy ết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách t ổng hợp
những khoả ki h phí chưa sử dụng và những khoản kinh phí đã tạm ứng nhưng chưa
thanh toán của năm trước gửi KBNN làm thủ tục chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau
đối với nhữ ng kho ản chi đương nhiên được chuyển sang năm sau (kinh phí thực
hiện chế độ tự chủ, Kinh phí thực hiện đề án, đề tài, dự án…), và gửi Sở Tài chính
xét chuyển đối với những khoản kinh phí còn lại.
Hết thời gian chỉnh lý quy ết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách th ực hiện đối
chiếu số liệu chi ngân sách v ới KBNN và l ậ p báo quyết toán chi ngân sách theo
đúng biểu mẫu quy định và gửi Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 4. Đối với báo cáo
quyết toán chi ngân sách các huy ện, thị xã, t ành ph ố thì gửi cho Sở Tài chính
trước ngày 15 tháng 6 của năm sau liền kề năm báo cáo.
Sở Tài chính tiến hành thẩm tra báo cáo quy ết t án chi của các đơn vị dự toán
và đối chiếu số liệu do KBNN tỉnh cung cấp. Trường hợp phát hiện những khoản
chi sai chế độ, định mức, hoặc chi sai nguồn thì Sở Tài chính đề ngh ị thu hồi những
khoản chi sai và giảm trừ quyết toán chi ngân sách . Trường hợp phát hi ệ n những
khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán thì Sở Tài chính đề nghị đơn vị chuyển sang
năm sau hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán và t ổng hợp vào quyết toán chi gân sách
năm sau. Sau đó, tổng hợp, lập báo báo quy ết toán chi ngân sách tỉnh trì h UBND
tỉnh trước ngày 15 tháng 8 năm sau liền kề năm ngân sách báo cáo. UBND tỉnh xem
xét, trình HĐND tỉnh thông qua và g ửi báo báo quy ết toán chi ngân sách cho Bộ
Tài chính.
Cuối năm ngân sách, số kết dư ngân sách sẽ được xác định trên cơ sở tổng thu
ngân sách tr ừ đi tổng chi ngân sách t ỉnh. Kết dư ngân sách tỉnh được chuyển 50%
vào quỹ dự trữ tài chính và 50% vào thu ngân sách t ỉnh năm sau. Trường hợp quỹ
dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộ vào thu ngân
sách tỉnh năm sau 100%.
26
Đối với kinh phí ủy quyền, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý
chuyên ngành cùng c ấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí ủy quyền đó và trình
UBND tỉnh báo cáo B ộ Tài chính và Bộ, ngành đã cấp kinh phí ủy quyền.[3]
1.2.4.4. Tha h tra chi ngân sách nhà nước
Công tác thanh tra quy ết toán chi ngân sách sẽ đánh giá được hiệu quả của
công tác l ập dự toán, ch ấ p hành dự toán và quy ết toán chi ngân sách tỉnh.
Việc thanh tra quyết toán chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán cấp tỉnh
và ngân sách c ấp huyện do bộ phận Thanh tra (Phòng Thanh tra) thu ộc Sở Tài
chính thực hiện theo quy định.
Hàng năm, Phòng Thanh tra có k ế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra sẽ khảo sát số liệu và thông báo l ịch
thanh tra đến từng cơ quan được thanh tra. T ời gian thanh tra thông thường từ 30
ngày làm vi ệc trở lên. Kết thúc quá trình thanh tra, Phòng thanh tra tiến hành thảo
luận, thống nhất ký biên bản làm việc với đơn vị. Tr ng quá trình thanh tra, nếu phát
hiện những sai phạm thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Phòng thanh tra s ẽ có
ki ến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi nhận được kiến nghị thanh
tra, đơn vị có trách nhi ệm thực hiện các kiến nghị đó và báo cáo k ết quả thực hiện
đến Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. [3]
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách là ho ạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chí h
ngân sách. Quá trình quản lý chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm vi,
đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công,
phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội
dung lập, chấp hành và quy ết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹ
ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định
mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách
trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà
27
nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan
nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể
chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một
lãnh thổ địa bàn hất định, do vậy đò i hỏi phải ban hành những thể chế tài chính
đúng đắn phù h ợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả. [22]
Thứ hai, hân t ố về bộ máy và cán b ộ. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy
quản lý thu, chi n ân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân s ự của nó và trong
sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán b ộ quản lý thu,chi ngân sách và
các m ối quan hệ giữa cấp trên và c ấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện
chức năng này. H y nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ
ràng, thông su ốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy
được biểu hiện thông qua quy định c ức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các
bộ phận trong tổ chức bộ máy v à cán b ộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức
năng nhiệm vụ của bộ máy và cán b ộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm
quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá
trình phân công phân c ấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của chính quyền cấp thành phố không r õ ràng, c ụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc
thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngân
sách. Nếu bộ máy và cán b ộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản
lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán b ộ là nhân t ố rất quan trọng trong
quá trình tổ chức quản lý thu,chi ngân sách. [22]
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý
thu, chi ngân sách luôn ch ịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và
mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu
nhập bình quân của người dân tăng lên, không ch ỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hi ệu quả, mà nó còn đòi h ỏi các chính
sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách ph ải thay đổi phù
hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở
nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú tr ọng đến
nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.[22]
28
Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân
trên địa bàn còn th ấp cũng như ý th ức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng
mức còn có t ư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi
NSNN. Khi chú g ta th ực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều
nhân tố tác độ nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc
thực hiện hĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và
mức sống còn th ấp th ì việc thu thuế cũng rất khó khăn.[22]
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương thực hiện thí điểm việc xây dựng kế hoạch tài chính trung
hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đối với tỉnh Bình Dương
việc phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, t ị x ã trong đó tỉnh đã phân c ấp ngân
sách chi xây d ựng cơ bản cho các huyện, thị (tr ừ nguồn thu xổ số kiến thiết), là
năm đầu trong việc thực hiện cải cách tài chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật
thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Thuế thu nhập cá
nhân…), tiếp tục thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân
sách ti ếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song
với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh
xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội;
Trong điều kiện có nhiều những biến động về nhiệm vụ thu, chi nhưng tỷ lệ
điều tiết ngân sách giữa Trung ương và tỉnh được ổn định đến hết 2016 (theo Thô g
tư 55/2008/TT-BTC), Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương được xây
dựng với mục địch chủ yếu cung cấp các tài li ệu để tiếp tục hoàn thiện Chương
trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong
khuôn kh ổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, đồng thời cung cấp thông tin
cho các cấp, các ngành, các t ổ chức một bức tranh tương đối toàn diện về ngân sách
để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Trong khuôn kh ổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Bình Dương đã có nh ững chính
sách và dự báo chi, đó là:
29
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐứcLuận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAYĐề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà NướcLuận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính (20)

LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bảnLV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung họcLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ DIỆU HỒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Thị Diệu Hồng i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Thầy đã dành nhiều tâm huyết, thời gian, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài. Trong suốt quá trình học tập và thực h ện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ rất nhiều từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Diệu Hồng ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Họ và tên: LÊ THỊ DIỆU HỒNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ - Niên khoá: 2016-2018 Người hướ g dẫ khoa học: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Hệ thống hoá và làm sáng t ỏ những vấn đề lý lu ận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước trong điề u kiệ n hiện nay. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà n ước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, rút ra những hạn chế và nguyên nhân c ủa những hạn chế đó. Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giáp pháp ch ủ yếu nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các v ấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016. 2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương p áp: - Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra, phỏng vấn theo bảng hỏi được thiết kế sẵn với số phiếu điều tra là 120 phiếu. Thu thập số liệu phân b ổ chi ngân sách nhà nước từ năm 2014 -2016 được thu thập từ nguồn Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính Quảng Bình, Nghị quyết HĐND tỉnh và Niên giám th ống kê t ỉnh Quảng Bình. Các báo cáo thu, chi ngân sách và các quy định liên quan đến quản lý ngân sách. - Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả và so sánh: được sử dụng để phân tích thực trạng các vấn đề liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước. Phương pháp chuyên gia. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn * Về cơ sở khoa học: Hệ thống hoá và làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận về quản lý chi ngân sách nhà nước. * Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. Từ đó, chỉ ra những hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước và nguyên nhân nh ững hạn chế đó. * Trên cơ sở lý lu ận và thực tiễn, luận văn đã xây d ựng hệ thống các quan điểm và đề xuất những giải pháp phù h ợp nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiên nay. Các quan điểm được xây dựng cùng v ới những hạn chế đã phân tích là định hướng để hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt DT ĐT NSĐP NSTW HĐND KBNN MTQG KT-XH KT-CT QP-AN CT-XH NSNN PTTH QT SN NN TX UBND VHTT TDTT XDCB Nghĩa Dự toán Đầu tư Ngân sách địa phương Ngân sách trung ương Hội đồng nhân dân Kho bạc nhà nước Mục t êu qu ốc gia Kinh tế - ã ộ Kinh tế - chính trị Quốc phòng - An Ninh Chính trị - xã hội Ngân sách nhà nước Phát thanh truyền hình Quyết toán Sự nghiệp Nhà nước Thường xuyên Ủy ban nhân dân Văn hóa thông tin thể dục thể thao Xây dựng cơ bản iv
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HI ỆU...............................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...............................................................................................viii PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu.............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU..........................................................................................5 CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC....................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận quản lý chi Ngân sách nhà nước...................................................................5 1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi Ngân sách nhà nước (NSNN)..................................5 1.1.2. Phân cấp ngân sách nhà nước..................................................................................................8 1.1.3. Chi ngân sách nhà nước..........................................................................................................13 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................................................................15 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò qu ản lý chi ngân sách nhà nước.............................15 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước..................................................................16 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh......................................18 1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh....................................................19 1.2.4.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước.............................................................................19 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước..............................27 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước..................................................................29 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của tỉnh Bình Dương............................................29 v
  • 7. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng.......................................30 1.4.3.. Bài học kinh nghiệm cho Sở Tài chính Quảng Bình................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH.............34 NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH T ỈNH QUẢNG BÌNH...............................................34 2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính tỉnh quảng Bình..................................................34 2.1.1. Lịch sử hì h thành và phát triển..........................................................................................34 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................................................34 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................................................35 2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình........38 2.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước........................................38 2.2.2. Thực trạng việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước..................................46 2.2.3. Thực trạng quyết toán chi NSNN.......................................................................................52 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra quyết toán c i ngân sách nhà nước.......................56 2.3. Khảo sát đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi NSNN t ại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình..........................................................................................................................60 2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng điều tra, phỏng vấn.......................................60 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo.............................................................................................61 2.3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác qu ản lý hi ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình..................................................................................................................66 2.4. Kết quả và hạn chế của công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quả g Bình...............................................................................................................................................................73 2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................73 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................75 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................................80 TẠI SỞ TÀI CHÍNH T ỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................80 3.1. Định hướng về quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................................80 3.1.1. Định hướng công tác quản lý chi ngân sách..................................................................80 vi
  • 8. 3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình................................................................................................................................................80 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bì h.......................................................................................................................................81 3.2.1. Tăng cườ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách..............................81 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tài chính trên địa bàn tỉnh.........................................................................................................................................................82 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước....................83 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác chấp hành quản lý chi NSNN................................84 3.2.4. Chú tr ọng chất lượng công tác quyết toán chi NSNN..............................................84 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra quản lý chi NSNN.....................................................88 PHÂN III: K ẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................91 1. Kết luận...................................................................................................................................................91 2. Một số kiến nghị.................................................................................................................................92 2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính.......................................................................................................92 2.1.1. Nâng cao địa vị pháp lý c ủa các cơ quan tài chính....................................................92 2.1.2. Có ch ế tài xử lý các trường hợp vi phạm, không chấp hành h ế độ quản lý chi ngân sách Nhà nước...............................................................................................................................92 2.2. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình..............................................................93 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................94 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG BIÊN B ẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1: Dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Bình 2014-2016................................43 Bảng 2.2: Dự toán chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo cấp ngân sách.............................................................................................................44 Bảng 2.3: Dự toán chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 theo nội du kinh tế và kết cấu nguồn chi....................................................................44 Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...45 Bảng 2.5: Dự toán chi đầu tư XDCB tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...46 Bảng 2.6: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo cấp ngân sách......................................................................................................................47 Bảng 2.7: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình g ai đoạn 2014-2016 theo nội dung kinh tế và kết cấu nguồn chi..........................................................................................48 Bảng 2.8: Thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư qua KBNN giai đoạn 2014-2016 ..49 Bảng 2.9: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.....50 Bảng 2.10: Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ..............................................................................................................52 Bảng 2.12: Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.............................................53 Bảng 2.13: Chênh lệch quyết toán và dự toán vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016...................................................54 Bảng 2.14: Chênh lệch quyết toán và dự toán chi thường xuyên NSNN tỉ h Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.....................................................................55 Bảng 2.15: Số tiền chi sai theo kết quả thanh tra quản lý chi NSNN tại tỉ h Quảng Bình.................................................................................................................59 Bảng 2.16: Đặc điểm của đối tượng khảo sát......................................................................60 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định thang đo công tác quản lý chi ngân sách tại Sở Tài chính Quảng Bình............................................................................................62 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình...................................................................................66 viii
  • 10. Bảng 2.19: Kết quả đánh giá về công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.........................................................68 Bảng 2.20: Kết quả công tác quyết toán ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉ h Quảng Bình.........................................................................................................69 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá công tác Thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà ước tại Sở T ài chính tỉnh Quảng Bình........................................................70 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá về cán bộ quản lý chi ngân sách nhà n ước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình...................................................................................71 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình...........................................................................................72 Hình 1: . Sơ đồ tổ chức bộ máy.............................................................................................34 ix
  • 11. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân sách hà nước là khâu ch ủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, là công c ụ có hiệu quả thiết thực để nhà nước điều hành vĩ mô toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Ngân sách nhà nước tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát tri ển. Cùng v ới quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới. T ông qua việc chi ngân sách để duy trì hoạt động của Nhà nước và thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ng ừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều đó cho thấy việc quản lý chi ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của mình. Chi ngân sách nhà nước gắn liền với chức năng quản lý của nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quản lý có hiệu quả chi ngân sách nhà nước được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn hất định nhưng phải làm như thế nào để thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình đã đi vào nề nếp, có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng, công tác quản lý chi ngân sách v ẫn còn m ột số tồn tại, hạn chế, như: Phân bổ vốn đầu tư còn dàn tr ải, không gắn với kế hoạch vốn; công tác quản lý tạm ứng, thanh toán vốn còn nhi ều bất cập; giải ngân vốn đầu tư chậm; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa có nguồn thanh toán; chuyển nguồn chi ngân sách hàng năm còn l ớn; tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra; còn tình 1
  • 12. trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong quản lý kinh phí chi thường xuyên; chưa có công c ụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính; bộ máy ngân sách xã, phường, thị trấn còn yếu, mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước vẫn còn trùng l ặp về chức năng, nhiệm vụ tro g quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước và kiểm tra, giám sát lẫn nhau; việc phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý kiểm soát chi ngân sách nhà nước chưa rõ ràng Từ những nhận thức v à thực tế đặt ra, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình” làm luận văn với mong muốn đóng góp thiết thực một phần vào việc hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sá h nhà nước. - Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các v ấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình - Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2014-2016 và số liệu sơ cấp dự kiến điều tra trong năm 2017 2
  • 13. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu: Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; Tìm thông tin thông qua các ph ương tiện thông tin đại chúng, số liệu phân bổ chi ngân sách hà nước từ năm 2014-2016 được thu thập từ nguồn Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính Quảng Bình, Nghị quyết HĐND tỉnh và Niên giám th ống kê tỉnh Quảng Bình. Các báo cáo thu, chi ngân sách và các quy định liên quan đến quản lý ngân sách. 4.1.2. Số liệu sơ cấp Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên cán bộ đang làm việc liên quan đến công tác quản lý c i ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dung: - Công tác l ập dự toán chi ngân sách nhà nước; - Công tác ch ấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước; - Công tác quy ết toán chi ngân sách nhà nước; - Công tác thanh tra quy ết toán chi ngân sách nhà nước - Chất lượng cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở tài hính tỉnh. Thiết kế bảng hỏi: Gồm các câu hỏi sử dụng các thang đo định danh, thang đo dạng Likert như sau: Thang đo định danh sử dụng thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm của cán bộ như: trình độ học vấn, giới tính,…. Ngoài ra, tất cả các b ến quan sát trong yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đồng ý của cán bộ đều sử dụng tha g đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là “rất không đồng ý” với phát biểu và lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”. một thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức độ của ý kiến, điều này có th ể đặc biệt hữu ích cho các chủ đề nhạy cảm hoặc khó khăn hoặc làm chủ vấn đề. - Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, luận văn áp dụng công thức Cochran (1997): 3
  • 14. Với n là cỡ mẫu cần chọn, z = 1,96 là giá tr ị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%. Do tí h chất p + q = 1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy 95% và sai số cho phép là 7%. Lúc đó, mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ 120. - Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Từ danh sách cán bộ, công chức đang làm việc liên quan đến chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Quảng Bình, nghiên cứu chọn ra 120 người trong danh sách một cách ngẫu nhiên. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích: - Phương pháp thống kê mô t ả và so sán : được sử dụng để phân tích thực trạng các vấn đề liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà n ước. - Phương pháp chuyên gia. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình. 4
  • 15. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận quản lý chi Ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi Ngân sách nhà nước (NSNN) 1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh t ế và là ph ạm trù l ịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọ quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, ngườ ta đ ã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các l ĩnh vực nghiên cứu. [20] Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các k o ản t u, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Hay: Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. [20] Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nướ , là k ế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước. [20] Về hình thức, các khái ni ệm trên có th ể không gi ống nhau, nhưng nhìn chu g, chúng đều phản ánh về kế hoạch, dự toán thu, chi của nhà nước trong một thờ g an nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nhà nước sử dụng quỹ tập trung đó để trang trải cho các khoản chi tiêu của mình. Luật NSNN năm 2002 của Việt Nam định nghĩa: “NSNN là toàn b ộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. [23] Qua nghiên cứu, tác giả hoàn toàn đồng ý với các khái niệm về ngân sách nhà nước mà Luật ngân sách nhà nước đã quy định ở trên. 5
  • 16. 1.1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước NSNN là công c ụ huy động nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đóng vai trò tr ọng yếu trong việc động viên và phân ph ối các nguồn lực tài chí h để bảo đảm việc thực thi các chức năng của Nhà nước đương quyền, cụ thể như sau: - Để đảm bảo cho ho ạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi h ỏi phả i có nh ữ ng nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ các kho ản thu thuế và các kho ản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN đều phải thực hiện. - Chức năng của Nhà nước là thực hiện các chức năng KT-XH của Nhà nước đương quyền. Trong đó, có thể phân thành 3 n ội dung chi cơ bản: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi d ự trữ quốc g a. NSNN là công c ụ điều tiết vĩ mô của N à nước. Với thời kỳ kinh tế mở cửa, giao thương ngày càng phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói riêng và n ền kinh tế thế giới nói chung ngày càng bước lên tầm cao. Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ của tăng trưởng và phát tri ển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa họ ông ngh ệ, đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa kinh t ế trong mỗi quốc gia đến liên thông qu ố tế. Tuy nhiên, bên cạnh các tính ưu việt đó, kinh tế thị trường cũng còn r ất nhiều khiếm khuyết như: nó là môi trường tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, từ đó có thể dẫn đến sự phát triển tự phát vô chính phủ, và vì lợi nhuận tối đa mà có th ể triệt hại lẫn nhau, hoặc đầu cơ tích trữ, và phân hóa sâu s ắc sự cách biệt giàu, nghèo, tạo nên phá s ản trong kinh doanh, ... Vì vậy, nếu không có s ự can thiệp từ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thì dễ dẫn tới sự phát triển không lành m ạnh, mất cân đối, gây lạm phát, thất nghiệp, ... ảnh hưởng đến CT-XH. Điều tiết vĩ mô của Nhà nước được thực hiện thông qua một hệ thống các công c ụ như: chiến lược, kế hoạch, pháp luật và các công c ụ kinh tế tài chính NSNN là một công c ụ kinh tế tài chính quan trọng nhất. - Điều tiết về mặt kinh tế Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. 6
  • 17. NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng c ấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghi ệp Nhà nước thuộc các ngành kinh t ế, các lĩnh vực kinh tế then chốt. Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong nhữ g biệ pháp căn bản để chống độc quyền và giữ vững cho thị trường khỏi rơi vào tì h trạ cạnh tranh không hoàn h ảo. Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà ước đảm đương được vai trò ch ủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần. Mặt khác, trong nh ững điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng có th ể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để các do nh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn, từ đó có được phương hướng kinh do nh có hi ệu quả hơn, tiến đến ổn định về cơ cầu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mớ , cao hơn. Thông qua các chính sách thuế, sẽ đả m bả o thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và từ trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay. - Điều tiết về mặt xã h ội Nền kinh tế thị trường với những khuyết điểm của nó s ẽ dẫn đế n s ự phân hoá giàu nghèo gi ữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nh ằm giảm bớt khoảng cách chênh l ệch về thu nhập trong dân cư. NSNN là công c ụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu hập, với các sắc thuế như thuế thu nhập cá nhân, thu ế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách , mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Nhà nước sử dụng NSNN để thực hiện chi trợ cấp, chi phúc l ợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng ch ống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nh ập thấp. Còn chi đầu tư để thực hiện các chính sách xã hội, chi giáo dục - đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội....nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng ổn định và phát tri ển. 7
  • 18. - Điều tiết về mặt thị trường NSNN có vai trò quan tr ọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường, kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đặc điểm ổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp hằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá c ả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối gi ữ a cung và cầu sẽ làm cho giá c ả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra bi ến độ ng trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, t ừ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công c ụ thuế và các k ản chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và s ử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và d ự trữ tài chính. Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua vi ệc sử dụng các công c ụ tài hính như: phát hành trái phi ếu chính phủ, thu hút vi ện trợ nước ngoài, tham gia mua bán ch ứng khoán trên th ị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. Ki ề m chế và kiểm soát lạm phát là m ột nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh th ị trường. Tóm l ại, trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò huy độ g nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, cho QP-AN và các mục đích khác nhằm củng cố quyền lực nhà nước, mà nó còn có vai trò to l ớn tro g điều tiết vĩ mô nền KT-XH. Đó là vai trò định hướng hình thành cơ cấu kinh tế, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội…[20] 1.1.2. Phân cấp ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm phân cấp ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành NSNN, là cách thức chuyển giao quyền và trách nhi ệm về các vấn đề liên quan đến thu chi các nguồn tài chính của nhà nước. [21] 8
  • 19. 1.1.2.2. Nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước Thứ nhất, phù h ợp với phân cấp quản lý kinh t ế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh t ế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý NSNN. Quán triệt guyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chí h quyền qua việc xác định rõ ngu ồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của uyên t ắ c này là gi ải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứ ng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên t ắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước ta. Thứ hai, NSTW giữ vai trò ch ủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nướ c trung ương trong quản lý kinh t ế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và t ừ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia. Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý NSTW. NSTW c i phối và quản lý các kho ản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã h ội. Điều đó có nghĩa là: các kho ản thu chủ yếu có t ỷ trọng lớn phải được tập trung vào NSTW, các khoản hi ó tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do NSTW đả m nhiệ m. NSTW chi phối hoạt động của NSĐP, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Thứ ba, phân định rõ nhi ệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định t ỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách c ấp trên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và m ột phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ kho ản nào ngân sách địa phương được thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông ch ờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa NSTW và NSĐP. Như vậy, tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển KT-XH. Thứ tư, đảm bảo công b ằng trong phân cấp ngân sách . Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu c ầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh th ổ. [21] 9
  • 20. 1.1.2.3. Nội dung phân cấp ngân sách nhà nước Nội dung của phân cấp quản lý NSNN bao g ồm: phân cấp các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành NSNN từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát v ề chế độ, chính sách và phân cấp về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành NSNN trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, ch ứ ng từ về trình tự và trách nhi ệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quy ết toán ngân sách và t ổ chức thực hiện kế hoạch NSNN. Cụ thể như sau: - Việc phân cấp nguồn thu Các khoản thu NSTW hưởng 100% gồm: thuế GTGT hàng nhập khẩu; thuế xuất, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ một số mặt hàng, dịch vụ); thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn nghành; thu t ừ dầu k í; thu nhập từ vốn góp c ủa nhà nước, tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế; các khoản do Chính phủ vay, viện trợ không hoàn l ại của Chính phủ các nước; các khoản phí, lệ phí theo quy định; thu kết dư NSTW; các khoản thu khác. [21] Các khoản thu NSĐP hưởng 100% gồm: tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thu ộc sở hữu Nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động x ổ số kiến thiết; viên trợ không hoàn l ại của nước ngoài trực tiếp cho địa phương; ác khoả n phí, lệ phí theo quy định; các khoản đóng góp tự nguyện của cá nhân, t ổ ch ức trong và ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa phương; thu bổ sung từ NSTW; các khoả thu khác theo quy định. [21] Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và ngân sách t ỉ h: thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố kiến thiết); thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành và ho ạt động xổ số kiến thiết); thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao; thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài; thuế tiêu thụ đặc biệt từ dịch vụ, hàng hóa s ản xuất trong nước (trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết); thu từ sử dụng vốn ngân sách c ủa các doanh nghiệp nhà nước; phí xăng, dầu. [21] 10
  • 21. Các khoản thu phân chia giữa tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; thuế tài nguyên; thu ế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuất trong nước. [21] Tỷ lệ phầ trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách t ừng tỉnh do Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh. [21] - Việc phân c ấ p nhiệ m vụ chi[21] Cả NSTW và NS P đều có h i kho ản chi cơ bản là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, giữ chúng c ũng có sự khác nhau về quy mô, ph ạm vi của các khoản chi. Chi đầu tư phát triển của NSTW là những khoản chi có quy mô lớn, có tác d ụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các kho ản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình p úc lợi công c ộng. Còn các kho ản chi của NSĐP chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù ch ức năng của NSTW thì NSTW đảm nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi v ề ngoại giao… Nhiệm vụ chi của NSTW: [21] + Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết ấu hạ tầng KT-XH không có kh ả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doa h nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện; Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. + Chi thường xuyên: Các ho ạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý: 11
  • 22. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, tr ật tự an toàn xã h ội do NSTW bảo đảm theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Tòa án nhân dân, Vi ện Kiểm sát nhân dân; Ho ạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của các cơ quan trung ương của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao độ g Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên C ộng sản Hồ Chí Minh; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện; Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật L o động cho các đối tượng thuộc NSTW bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân l ệt sĩ, gia đình có công v ới cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác; Hỗ trợ c o các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề ng iệp t uộc Trung ương; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. [21] + Các khoản chi khác: Trả nợ gốc và lãi các kho ản tiền do Chính phủ vay; Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; Chi cho vay theo quy định của pháp luật; Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương; Bổ sung cho NSĐP; Chi chuyển nguồn từ NSTW năm trước sang NSTW năm sau. [21] Nhiệm vụ chi của NSĐP: + Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH không có kh ả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. + Chi thường xuyên: Các ho ạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, tr ật tự an toàn xã h ội do NSĐP thực hiện theo quy định của Chính phủ; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan 12
  • 23. Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương; Hoạt động của các cơ quan địa phương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên C ộng sản Hồ Chí Minh; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề hiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã h ội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; và các kho ản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. + Các khoản chi khác: Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư; Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; Chi chuyển nguồn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau. [21] 1.1.3. Chi ngân sách nhà nước 1.1.3.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là một phạm trù kinh t ế tồn tại k ách quan gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước p ân p ối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyên t ắc nhất định. [18] Phạm vi chi NSNN rất rộng, bao trùm m ọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng. Từ khái niệm chi NSNN có thể thấy: - Quyền quyết định chi NSNN do Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ hay cơ quan công quy ền được ủy quyền) quyết định. - Chi NSNN không mang tính lợi nhuận, chú trọng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích KT-XH. - Sự quản lý chi NSNN phải tôn trọng nguyên tắc công khai và minh bạch và có s ự tham gia của công chúng. [18] 1.1.3.2. Nội dung kinh tế của chi ngân sách nhà nước Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi NSNN có những nội dung cơ cấu khác nhau, song chúng có những đặc điểm chung. Có thế khái quát những đặc điểm chung đó trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: - Chi NSNN gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính 13
  • 24. trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trước mọi quốc gia. Nhà nước với bộ máy càng lớn đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi chi của NSNN càng lớn. - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội du g, mức độ các khoản chi của NSNN vì cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ ki h tế chính trị xã hội của quốc gia; cơ quan đó thể hiện ý chí nguyện vọng của một dân tộc. - Thông thườn , các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là hiệu quả của các khoản chi ngân sách phải được xem xét toàn diện dựa vào việc hoàn thành các m ục tiêu kinh tế xã hội mà các kho ản chi ngân sách đảm nhiệm. - Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ là không ph ải mọi khoản thu với mức độ v à s ố lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chi của NSNN . Từ tính chất này mà các kho ản chi NSNN được phân biệt một cách rõ rang v ới các k ản tín dụng Nhà nước. - Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá tr ị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nói chung là ph ạm trù thu ộc lĩnh vực kinh tế. [18] 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi ngân sách nhà nước Để đánh giá tính tích cực tiến bộ của ngân sách một đất nước người ta thường xem xét đến cơ cấu nội dung thu chi của nó. Nội dung chi của NSNN là sự phản ánh những nhiệm vụ KT - CT - XH của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử. Nội dung cơ cấu chi NSNN đối với mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử chịu sự chi phối của nhiều nhân tố KT - CT - XH. - Chế độ xã hội là nhân t ố cơ bản ảnh hưởng quyết định đến nội dung cơ cấu chi NSNN. Chế độ xã hội quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Nhà nước là chủ thể của chi NSNN, vì thế lẽ đương nhiên nội dung cơ cấu chi NSNN chịu sự ràng buộc của chế độ xã hội. - Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và 14
  • 25. điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. - Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là khả năng tích luỹ của nền ki h tế. Khả năng tích luỹ càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển kinh tế cà g lớn. Đương nhiên, việc đầu tư của NSNN cho đầu tư phát triển tuỳ thuộc ở khả ă tập trung nguồn tích luỹ vào NSNN và chính sách của NSNN trong từng giai đoạn lịch sử. - Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN là mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử. Ngoài những nhân tố kể trên, có th ể nó , nội dung cơ cấu chi NSNN của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn nhất định chịu ảnh ưởng của rất nhiều các nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã h ộ , trong đó có sự biến động của giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung cơ cấu chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu khoản chi NSNN một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu của hình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn lị h sử. [18] 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý chi NSNN là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN và cũ g là một bộ phận trong công tác qu ản lý nói chung. Quản lý chi NSNN là một khái iệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của Nhà nước đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa công, ph ục vụ lợi ích KT-XH cho cộng đồng.[18] 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Bằng cách này Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN đúng luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh b ạch. 15
  • 26. Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉ tiêu định lượng. Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN. Nếu như hiệu quả chi NSNN so sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác quản lý chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác qu ản lý chi NSNN. Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng biện pháp tối ưu nhất là biện pháp tổ chức hành chính. Đặc trưng của biện pháp này là cưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý, thể hiện rõ nét trong c ơ chế quản lý chi NSNN ở Việt Nam bởi NSNN Việt N m là ngân sách th ống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.[18] 1.2.1.3. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước - Ngân sách là t ấm gương tài chính của các lựa chọn kinh tế và xã h ội. Để thực hiện tốt vai trò mà nhân dân giao phó, bên c ạnh n ững yếu tố khác, nhà nước cần: (i) lựa chọn hợp lý và đầy đủ nguồn lực trong nền kinh tế, và (ii) phân b ổ sử dụng những nguồn lực đó nhanh, có hiệu quả. Quản lý chi ngân sách gắn liền với (ii), do đó quản lý chi NSNN chỉ là một công cụ nhưng là một công c ụ quan trọng trong chính sách của chính phủ. - Quản lý chi NSNN về bản chất mang tính công cụ: Quản lý hi NSNN phải cụ thể theo từng quốc gia. Những cách tiếp cận và những khuyến nghị về quản lý chi NSNN phải dựa trên thực tiễn kinh tế, xã hội, hành chính và năng lực tr ển khai của quốc gia. Giống như bất kỳ công nghệ nào khác chi tiêu công ph ải hợp lý, ( ) về các khoản quyên góp mang tính địa phương, (ii) các tổ chức tại địa phương và (iii) nhu cầu thực tế tại địa phương. Vì bất kỳ cải cách quản lý chi NSNN được triển khai rộng rãi phải được phân tích cẩn thận với sự hiểu biết bối cảnh địa phương và từ chối, thông qua hoặc thích ứng nếu cần. Ngân sách là tấm gương tài chính của các lựa chọn kinh tế và xã h ội.[18] 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường. Cụ thể: 16
  • 27. - Thứ nhất, tập trung thống nhất: Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý của kế hoạch tài chính, ngân sách. Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND địa phương) phê duyệt kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách cô g, các m ục tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung của các cộ g đồ . - Thứ hai, tính kỷ luật tài chính tổng thể: Mọi khoản thu - chi của Nhà nước đều được phản ánh đầy đủ vào NSNN và ph ải có ràng buộc cứng về ngân sách. Nguyên tắc kỷ luật ở đây c ũng hàm ý r ằng việc hấp thụ nguồn lực của khu vực công chỉ giới hạn ở phạm vi cần thiết để thực hiện các chính sách của chính phủ. Chi NSNN phải được tính toán trong khả năng nguồn lực huy động được từ nền kinh tế và nguồn khác. Khả năng này không ch ỉ tính trong một năm mà phải được tính trong trung hạn (3-5 năm), kết hợp với dự báo xảy ra rủi ro, chỉ có như vậy mới đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngân sách trong trung hạn. - Thứ ba, tính có thể dự báo được: Đây là điều kiện để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình. Điều này không ch ỉ đòi h ỏi sự ổn định và tính minh bạch về cơ chế, chính sách, ổn định vĩ mô, mà còn ph ải có sự cân đối giữa ngắn hạn và dài h ạn, tính đến nhu cầu và khả năng nguồn lực cho các nhu ầu hi. - Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán: Nguồn kinh phí phục vụ ho chi NSNN chủ yếu từ nguồn thuế, phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để các tổ chức, cá nhân giám sát và tham gia. Kế hoạch tài chính ngân sách bản thân ó phải xây dựng trên cơ sở thông tin, đựng đầy đủ các thông tin cơ bản để thực hiện có hiệu quả việc thảo luận, phê chuẩn. Khi được phê chuẩn, kế hoạch tài chính ngân sách trở thành nguồn thông tin truyền tải toàn bộ mục tiêu, quan điểm của chính phủ và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia kiểm tra giám sát thực hiện. - Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách: Kế hoạch tài chính, ngân sách nói riêng và công tác k ế hoạch nói chung đều phải mang tính cân đối và ổn định. Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện có hiệu quả chức năng, sứ mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường. 17
  • 28. - Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn: Chi ngân sách ph ải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn đề về phát triển kinh tế x ã h ội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, bảo vệ môi trườn , ph òng ch ống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền.... NSNN chính là công c ụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội to lớn đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài h ạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi NSNN đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn. - Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên c iến lược tr ng từng thời kỳ: Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành - địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân đối, toàn diện, tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa phương. Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương - địa phương theo hướng giao quyền tự chủ cho địa phương để khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn trách nhiệm với quyền lợi địa phương. Với nguồn lực tài nguyên ũng như tài chính khan hiếm, thì việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tạo động lực cho sự phát triển, hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết của kinh tế xã hội.[18] 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh Việc tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cấp tỉnh gồm nhiều cơ quan với chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán và phân b ổ NSĐP; phê chuẩn quyết toán NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Ủy ban nhân dân: Lập dự toán và phướng án phân b ổ NSĐP, dự toán điều chỉnh NSĐP. Trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo 18
  • 29. cáo cơ quan hành chính NN, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Lập quyết toán NSĐP trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính NN, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quy ết toán ngân sách; Căn cứ và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết đị h iao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; Tổ chức thực hiện NSĐP; Phối hợp v ới các cơ quan NN cấp trên trong việc quản lý NSNN theo l ĩnh vực trên địa bàn; Báo cáo v ề NSNN theo quy định của pháp luật. Cơ quan tài chính: Cơ qu n tài chính là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý, điều hành công tác qu ản lý chi NSNN, ngoài ra còn m ột số cơ quan khác có l ên quan. Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét kh ả năng đảm bảo kinh phí cho n u cầu chi từ nguồn NSNN. Kho bạc Nhà nước: Kiểm soát, đối chi ế u các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có tr ng d ự toán ngân sách nhà nước được cấp có th ẩm quyền giao, số dư tài khoản dự t án của đơn vị còn đủ để chi. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi. Đơn vị dự toán ngân sách: Lập dự toán thu, chi ngân sá h hàng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền. Đơn vị sử dụng ngân sách: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toá , thống kê và công khai ngân sách, được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộ g đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.[3] 1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.2.4.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước. Lập dự toán NSNN là lập kế hoạch thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách . Kết quả của khâu này là d ự toán ngân sách được các cấp thẩm quyền quyết định. - Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác l ập dự toán chi ngân sách . [3] Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm 19
  • 30. của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương có liên quan, Sở Tài chính có trách nhi ệm tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế ở địa phương lập dự toán thu NSNN. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan lập dự toán ngân sách tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua phương án giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các bi ện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách . - Căn cứ để lập dự toán chi ngân sách: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Phân c ấp nguồn t u, n iệm vụ chi NSNN (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); Tỷ lệ p ần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định); Chính sá h, hế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hi ngân sách; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát tr ển KT-XH, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN và văn bản hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo UBND các tỉnh; Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.[3] - Yêu cầu đối với việc lập dự toán chi ngân sách .[3] + Dự toán NSNN và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán NSNN phải bảo đảm tổng số thu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên. 20
  • 31. + Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó : Việc lập dự toán thu NSNN phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách ; Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù h ợp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù h ợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang; Việc lập dự toán chi thường xuyên, ph ải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có t ẩm quyền quy định; Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên ch ế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ; Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ; Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương, phải căn cứ vào cân đối ngân sách , khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và m ức kh ống chế bộ chi ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội. Dự toán ngân sác h phải kèm theo báo cáo thuy ết minh rõ c ơ sở, căn cứ tính toán. - Quy trình lập dự toán chi ngân sách tỉnh.[3] Trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh, các đơn vị sử dụng ngân sách , các tổ chức được NSNN hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. 21
  • 32. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan Thuế lập, dự toán thu, chi ngân sách của các huyện, thị xã, thành ph ố; Và lập dự toán thu, chi ngân sách tỉ h (gồm dự toán ngân sách các huyện và cấp tỉnh), dự toán chi Chương trình MTQG, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo UBND cấp tỉnh để trình Thường trực HĐND xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước. Sau khi có ý ki ế n c ủa Thường trực HĐND cấp tỉnh, UBND tỉnh gửi báo cáo dự toán NSĐP đế n B ộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia). Sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì, tổ chức thảo luận dự toán với UBND huyện, thị xã, thành ph ố và các cơ quan đơn vị cấp tỉnh theo chế độ, tiêu chuẩn hiện hành, phù h ợp với khả năng ngân sách tỉnh, định hướng phát triển KT-XH của địa phương và bảo đảm t ết k ệm. Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, c i ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước. Sau đó, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh quyết định. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉ h; Nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; Mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, thị xã, thành ph ố thuộc tỉnh.[3] 1.2.4.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước Chấp hành dự toán NSNN là khâu c ốt yếu có ý ngh ĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có th ể biến thành hiện thực hay không là tùy vào khâu ch ấp hành ngân sách. Ch ấp hành ngân sách th ực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm cân bằng thu - chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm). 22
  • 33. - Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác tri ển khai chấp hành dự toán chi ngân sách: Thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách . Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụ g gân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động quỹ ngân sách thì Sở Tài chí h phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời để đảm bảo nguồn. Xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách trong trường hợp đơn vị có nhu cầu. Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vi ệc thực hiện chi tiêu và s ử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị.[3] - Căn cứ triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh: Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN hàng năm; Căn cứ Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách tỉnh của UBND tỉ nh; Các chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách hiện hành; - Yêu cầu của việc chấp hành chi ngân sách tỉnh: Các khoản chi ngân sách phải có trong dự toán đã được giao, được Thủ trưởng cơ quan quyết định chi và đã qua đấu thầu hoặc thẩm định giá (đối với những trường hợp bắt buộc phải qua đấu thầu hoặc thì thẩm định giá). Các đơn vị sử dụng ngân sách và ác t ổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN cùng ấp, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và của KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Đối với những đơn vị, tổ chức không có quan hệ thường xuyên với ngân sách thì không b ắt buộc mở tài khoản tại KBNN. NSNN phải được thanh toán trực tiếp từ KBNN đến người hưởng lươ g, hưởng trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa, d ịch vụ. - Nội dung triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh[3] + Thẩm tra phân bổ và giao dự toán chi ngân sách Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán chi ngân sách, các cơ quan sử dụng ngân sách ti ến hành l ập phương án phân b ổ dự toán chi ngân sách gửi đơn vị chủ quản tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi phương án phân bổ chi ngân sách được các cơ quan Tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành quyết định phân b ổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc 23
  • 34. (nếu có); đồng thời gửi cơ quan Tài chính, KBNN cùng c ấp và KBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện. Các khoản chi trả, thanh toán theo hình thức bằng lệnh chi tiền gồm: Chi cho các doanh ghiệp, các tổ chức KT-XH không có quan h ệ thường xuyên với ngân sách, chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước, chi bổ sung từ ngân sách c ấp trên cho ngân sách c ấp dưới và m ộ t số khoản chi khác. Chi bằng kinh phí ủy quyền khi cơ quan quản lý nhà n ước cấp trên cấp kinh phí ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà n ước cấp dưới thực hiện thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm: Các dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB thu ộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ; Một số nhiệm v ụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán và ngu ồn dự phòng không được đáp ứng được + Thực hiện cấp bổ sung hoặc điều chỉnh các khoản chi ngân sá h Trong quá trình sử dụng ngân sách, n ếu đơn vị có nhu c ầu bổ sung cho nhiệm vụ phát sinh hoặc điều chỉnh dự toán chi NSNN để phù h ợp nhiệm vụ chi thực tiễn thì gửi đề nghị đến Sở Tài chính. Sau khi xem xét, nếu thấy đề nghị đó là thiết thực và đúng theo các quy định hiện hành thì Sở Tài chính thông báo đến đơn vị và Kho bạc để phối hợp nếu thuộc thẩm quyền hoặc sẽ trình UBND tỉnh ban hành quyết đị h. + Kiểm tra, giám sá t việc thực hiện chi tiêu của đơn vị dự toán Sở Tài chính phối hợp với KBNN kiểm soát dự toán chi của đơn vị khi có yêu cầu hoặc đơn vị có d ấu hiệu sai phạm, Sở Tài chính sẽ đề nghị Kho bạc tạm ngưng cấp phát kinh phí cho đơn vị (trừ Lương và các khoản phụ cấp) và yêu c ầu đơn vị cung cấp chứng từ, sổ sách để thực hiện kiểm tra, giám sát. [3] 1.2.4.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước Quyết toán chi ngân sách t ỉnh thực hiện tốt sẽ có ý ngh ĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sác h qua một năm, rút ra những bài học 24
  • 35. kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác l ập ngân sách c ũng như chấp hành ngân sách nh ững chu trình tiếp theo. Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản chi ghi trong kế hoạch phát triển KT-XH, trong quá trình phát triển KT- XH và tro g quá trình quản lý NSNN. - Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác quy ết toán ngân sách t ỉnh Căn cứ thô tư hướng dẫn công tác khóa s ổ và quyết toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về công tác khóa s ổ và lập báo báo tài chính NSNN trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với KBNN thực hiện công tác khóa sổ ngân sách tỉnh; Thực hiện công tác thẩm định báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của các đơn vị sử dụng và được NSNN hỗ trợ thường xuyên; Tổng hợp và l ập báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và gửi Bộ Tài chính.[3] - Căn cứ để thực hiện quyết toán chi ngân sách tỉnh Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quyết toán chi NSNN hiện hành. Các quy định về thời hạn thực hiện công tác chỉnh lý quyết toán, thời hạn nộp báo cáo tài chính các cấp; quy định về chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách hiện hành; quy định về biểu mẫu lập báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh.[3] - Yêu cầu đối với công tác quy ết toán chi ngân sách tỉnh Số quyết toán chi NSNN là s ố đã thực thanh toán tại KBNN trong năm ngân sách và không được lớn hơn số quyết toán thu. Số liệu trong báo cáo quy ết toán chi ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung của báo cáo quy ết toán chi ngân sách phải theo đúng các nội du g trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN. Số kinh phí nhận ủy quyền từ NSTW không được tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách của tỉnh mà lập báo cáo quy ết toán kinh phí ủy quyền gửi Bộ Tài chính và Bộ, ngành đã ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện chi.[3] - Nội dung quyết toán chi ngân sách tỉnh[3] Thời gian chỉnh lý quy ết toán là th ời gian quy định cho ngân sách các c ấp thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những 25
  • 36. sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn ch ỉnh số liệu để quyết toán chi ngân sách năm báo cáo. Thời gian chỉnh lý quy ết toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01 c ủa năm sau liền kề năm báo cáo quyết toán chi ngân sách. Sau thời gian chỉnh lý quy ết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách t ổng hợp những khoả ki h phí chưa sử dụng và những khoản kinh phí đã tạm ứng nhưng chưa thanh toán của năm trước gửi KBNN làm thủ tục chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau đối với nhữ ng kho ản chi đương nhiên được chuyển sang năm sau (kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, Kinh phí thực hiện đề án, đề tài, dự án…), và gửi Sở Tài chính xét chuyển đối với những khoản kinh phí còn lại. Hết thời gian chỉnh lý quy ết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách th ực hiện đối chiếu số liệu chi ngân sách v ới KBNN và l ậ p báo quyết toán chi ngân sách theo đúng biểu mẫu quy định và gửi Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 4. Đối với báo cáo quyết toán chi ngân sách các huy ện, thị xã, t ành ph ố thì gửi cho Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 6 của năm sau liền kề năm báo cáo. Sở Tài chính tiến hành thẩm tra báo cáo quy ết t án chi của các đơn vị dự toán và đối chiếu số liệu do KBNN tỉnh cung cấp. Trường hợp phát hiện những khoản chi sai chế độ, định mức, hoặc chi sai nguồn thì Sở Tài chính đề ngh ị thu hồi những khoản chi sai và giảm trừ quyết toán chi ngân sách . Trường hợp phát hi ệ n những khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán thì Sở Tài chính đề nghị đơn vị chuyển sang năm sau hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán và t ổng hợp vào quyết toán chi gân sách năm sau. Sau đó, tổng hợp, lập báo báo quy ết toán chi ngân sách tỉnh trì h UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 8 năm sau liền kề năm ngân sách báo cáo. UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh thông qua và g ửi báo báo quy ết toán chi ngân sách cho Bộ Tài chính. Cuối năm ngân sách, số kết dư ngân sách sẽ được xác định trên cơ sở tổng thu ngân sách tr ừ đi tổng chi ngân sách t ỉnh. Kết dư ngân sách tỉnh được chuyển 50% vào quỹ dự trữ tài chính và 50% vào thu ngân sách t ỉnh năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộ vào thu ngân sách tỉnh năm sau 100%. 26
  • 37. Đối với kinh phí ủy quyền, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng c ấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí ủy quyền đó và trình UBND tỉnh báo cáo B ộ Tài chính và Bộ, ngành đã cấp kinh phí ủy quyền.[3] 1.2.4.4. Tha h tra chi ngân sách nhà nước Công tác thanh tra quy ết toán chi ngân sách sẽ đánh giá được hiệu quả của công tác l ập dự toán, ch ấ p hành dự toán và quy ết toán chi ngân sách tỉnh. Việc thanh tra quyết toán chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán cấp tỉnh và ngân sách c ấp huyện do bộ phận Thanh tra (Phòng Thanh tra) thu ộc Sở Tài chính thực hiện theo quy định. Hàng năm, Phòng Thanh tra có k ế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra sẽ khảo sát số liệu và thông báo l ịch thanh tra đến từng cơ quan được thanh tra. T ời gian thanh tra thông thường từ 30 ngày làm vi ệc trở lên. Kết thúc quá trình thanh tra, Phòng thanh tra tiến hành thảo luận, thống nhất ký biên bản làm việc với đơn vị. Tr ng quá trình thanh tra, nếu phát hiện những sai phạm thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Phòng thanh tra s ẽ có ki ến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi nhận được kiến nghị thanh tra, đơn vị có trách nhi ệm thực hiện các kiến nghị đó và báo cáo k ết quả thực hiện đến Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. [3] 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý chi ngân sách là ho ạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chí h ngân sách. Quá trình quản lý chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau: Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội dung lập, chấp hành và quy ết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà 27
  • 38. nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn hất định, do vậy đò i hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù h ợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả. [22] Thứ hai, hân t ố về bộ máy và cán b ộ. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi n ân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân s ự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán b ộ quản lý thu,chi ngân sách và các m ối quan hệ giữa cấp trên và c ấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. H y nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông su ốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quy định c ức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy v à cán b ộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán b ộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân c ấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thành phố không r õ ràng, c ụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán b ộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán b ộ là nhân t ố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu,chi ngân sách. [22] Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn ch ịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không ch ỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hi ệu quả, mà nó còn đòi h ỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách ph ải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú tr ọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.[22] 28
  • 39. Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn th ấp cũng như ý th ức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có t ư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chú g ta th ực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác độ nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện hĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn th ấp th ì việc thu thuế cũng rất khó khăn.[22] 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương thực hiện thí điểm việc xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đối với tỉnh Bình Dương việc phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, t ị x ã trong đó tỉnh đã phân c ấp ngân sách chi xây d ựng cơ bản cho các huyện, thị (tr ừ nguồn thu xổ số kiến thiết), là năm đầu trong việc thực hiện cải cách tài chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Thuế thu nhập cá nhân…), tiếp tục thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân sách ti ếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội; Trong điều kiện có nhiều những biến động về nhiệm vụ thu, chi nhưng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và tỉnh được ổn định đến hết 2016 (theo Thô g tư 55/2008/TT-BTC), Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương được xây dựng với mục địch chủ yếu cung cấp các tài li ệu để tiếp tục hoàn thiện Chương trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn kh ổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, đồng thời cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, các t ổ chức một bức tranh tương đối toàn diện về ngân sách để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong khuôn kh ổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Bình Dương đã có nh ững chính sách và dự báo chi, đó là: 29