SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………./…………. ……./…….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ NGỌC THU
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
THÀNH PHỐ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Mai Đình Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
Thầy – TS. Mai Đình Lâm, Trưởng bộ môn Quản lý Tài chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia – Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện;
Các Thầy Cô Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia đã
cho tôi kiến thức cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn;
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học – Học
viện Hành chính Quốc gia tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và
trình bày luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, tháng 4 năm 2017
ĐỖ NGỌC THU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại
Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy – TS. Mai Đình Lâm. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chính xác. Những
kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
ĐỖ NGỌC THU
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATGT: An toàn giao thông
CN- TM: Công nghiệp - Thương mại
CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CTN - NQD: Công thương nghiệp - Ngoài quốc doanh
DN: Doanh nghiệp
LP: Lệ phí
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
KBNN: Kho bạc Nhà nước
XNK: Xuất nhập khẩu
KT- XH: Kinh tế- xã hội
SXKD: Sản xuất kinh doanh
ĐTPT: Đầu tư phát triển
XDCB: Xây dựng cơ bản
HC: Hành chính
VHTT – TDTT: Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
GTGT: Giá trị gia tăng
NS: Ngân sách
NSNN: Ngân sách Nhà nước
NSTW: Ngân sách trung ương
NSĐP: Ngân sách địa phương
NNT: Người nộp thuế
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm của
Thành phố Tây Ninh
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Tây
Ninh
Bảng 2.3: Dân số của Thành phố Tây Ninh qua các năm
Bảng 2.4: Bảng phân bổ dân số Thành phố Tây Ninh từ năm
2012 - 2016
Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình thu chi của Thành phố Tây
Ninh từ năm 2012 – 2016
Bảng 2.6: Chi tiết thu chi của Thành phố Tây Ninh từ năm
2012 – 2016
Bảng 2.7: Số lượng cán bộ quản lý thuế trực tiếp tại Chi Cục
thuế trên địa bàn Thành phố Tây Ninh tính đến 2016
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách tại Thành phố
Tây Ninh
Bảng 2.8: Dự toán và thu ngân sách Nhà nước theo từng nội
dung thu của Thành phố Tây Ninh
Bảng 2.9: Kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng năm
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................2
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................4
MỞ ĐẦU:........................................................................................................5
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................5
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................6
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................8
3.1.Mục đích ...............................................................................................8
3.2.Nhiệm vụ...............................................................................................8
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................9
4.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................9
4.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................9
5.1.Phương pháp luận .................................................................................9
5.2.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................9
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn...............................................10
6.1.Ý nghĩa khoa học................................................................................10
6.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................10
7.Kết cấu của luận văn...................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC..................................................................................................12
1.1.Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước ..............................12
1.1.1.Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước.....................12
1.1.2.Vai trò của thu ngân sách Nhà nước ..........................................16
1.1.3.Các nhân tố tác động đến thu ngân sách Nhà nước....................18
1.1.3.1.Thu nhập GDP bình quân đầu người .................................18
1.1.3.2.Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế....................................18
1.1.3.3.Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước ...........19
1.1.3.4.Tổ chức bộ máy thu nộp.....................................................19
1.1.4.Thu ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước .20
1.1.4.1.Hệ thống ngân sách Nhà nước ..........................................20
1.1.4.2.Thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ..................................23
1.2.Quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ......................................25
1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện25
1.2.2.Sự cần thiết quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện...........26
1.2.3.Nội dung quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện...............27
1.2.3.1.Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách cấp huyện ..........27
1.2.3.2.Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện ..................28
1.2.3.3.Lập dự toán thu ngân sách..................................................29
1.2.3.4.Chấp hành dự toán thu ngân sách.......................................32
1.2.3.5.Quyết toán thu ngân sách ...................................................33
1.2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền.........................................35
1.2.3.7.Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện
thu NSNN.......................................................................................................35
1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra đối với Thành
phố Tây Ninh trong quản lý thu ngân sách Nhà nước...................................37
1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương .........................................37
1.3.1.1.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của UBND Quận 1 –
TP HCM.........................................................................................................38
1.3.1.2.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Tân Châu –
tỉnh Tây Ninh.................................................................................................39
1.3.1.3.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Trãng Bàng
– tỉnh Tây Ninh..............................................................................................39
1.3.1.4.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Thị xã Cam Ranh
– tỉnh Khánh Hòa...........................................................................................40
1.3.2.Bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh ...............................40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH..................44
2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu ngân
sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh .............................44
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................44
2.1.1.1.Vị trí địa lý .........................................................................44
2.1.1.2.Địa hình ..............................................................................44
2.1.1.3.Khí hậu ...............................................................................45
2.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên.......................................................45
2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Tây Ninh ....................46
2.2.Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh
Tây Ninh ........................................................................................................52
2.3.Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh
– tỉnh Tây Ninh..............................................................................................54
2.3.1.Tình hình ban hành văn bản quản lý thu ngân sách Nhà nước tại
Thành phố Tây Ninh......................................................................................58
2.3.2.Tổ chức bộ máy thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây
Ninh................................................................................................................59
2.3.3.Công tác lập dự toán thu ngân sách............................................61
2.3.4.Công tác quyết toán thu ngân sách Nhà nước............................66
2.3.5.Thanh tra, kiểm tra quản lý thu ngân sách Nhà nước.................68
2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền .................................................71
2.4.Đánh giá chung...................................................................................72
2.4.1.Kết quả đạt được.........................................................................72
2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân.............................................................74
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................80
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH –
TỈNH TÂY NINH ........................................................................................81
3.1.Định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu ngân sách
Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh......................................81
3.1.1.Định hướng, quan điểm..............................................................81
3.1.2.Mục tiêu hoàn thiện....................................................................82
3.2.Giải pháp hoàn thiện...........................................................................84
3.2.1.Nâng cao chất lượng dự toán và quyết toán thu ngân sách Nhà
nước hằng năm...............................................................................................84
3.2.2.Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế, đặc biệt
đối với những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn cho ngân sách.................86
3.2.2.1.Thuế CTN – NQD..............................................................86
3.2.2.2.Các khoản thu từ đất đai.....................................................90
3.2.2.3.Các khoản thu phí và lệ phí................................................90
3.2.3.Bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu
ngân sách mang tính bền vững cao................................................................91
3.2.4.Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với lợi thế so sánh
của địa phương nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách .............................93
3.2.5.Cải cách một số hoạt động khác nhằm hoàn thiện công tác quản
lý thu ngân sách Nhà nước.............................................................................95
3.2.5.1.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu.........................................95
3.2.5.2.Nâng cao chất lượng cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế ..96
3.2.5.3.Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế ......98
3.3.Một số kiến nghị .................................................................................99
3.3.1.Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ....................99
3.3.2.Kiến nghị với chính quyền địa phương....................................100
3.3.3.Kiến nghị với các ngành liên quan...........................................101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................103
KẾT LUẬN.................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU ............................................................................106
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách Tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính
sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về Tài chính - Tiền tệ
trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Tài
chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quản lý thu ngân sách nhà nước là khâu rất quan trọng của chính sách
tài chính quốc gia. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm đảm bảo tập
trung nguồn lực tài chính của quốc gia vào tay Nhà nước để đảm bảo các
nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế, kiểm soát, phát hiện, khai thác, bồi dưỡng, tính
toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước và động viên vào ngân sách
Nhà nước một cách công bằng, hợp lý là vấn đề được Nhà nước cũng như
chính quyền các địa phương rất quan tâm. Đối với những địa phương chưa
tự cân đối ngân sách, quản lý thu ngân sách là biện pháp nhằm hướng đến tự
cân đối ngân sách, tăng cường tính tự chủ, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách
cấp phát.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu ngân sách đã
có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất,
kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành
phần kinh tế phát triển có sự cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho
phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu ngân sách như
thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa
phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà
nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết.
Do vậy, quản lý nguồn thu có một vị trí quan trọng, xét trên phương
diện tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình
6
điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan
tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu thuế nhằm đảm bảo công bằng
xã hội, điều tiết hợp lý các nguồn thu. Mặt khác đảm bảo công bằng trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày
càng vững mạnh trên con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa.
Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III
và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây
Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị
trí chiến lược quan trọng, là khu vực huyết mạch giao nhau giữa thành phố
Hồ Chí Minh, quốc lộ 22B đến các cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát của tỉnh.
Với vị trí địa lý và đặc điểm như vậy, công tác quản lý thu ngân sách
tại địa bàn hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan, điều đó cho thấy cần có những giải pháp quản lý
phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách, đồng thời nuôi
dưỡng nguồn thu lâu dài để phát triển nền kinh tế địa phương.
Từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Quản lý thu
ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh’’ để làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn cao học chuyên ngành quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, lĩnh vực Quản lý thu ngân sách là vấn đề rất cấp thiết, do
đó đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu
thực tiễn ở nhiều địa phương nói chung với các góc độ khác nhau, cụ thể:
Tài liệu ngoài nước:
Harvey S.Rosen (2005) trong tác phẩm Public Finance đã nghiên
cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến tài chính công, trong đó mô tả
khung lý thuyết vể tài chính công, cụ thể là thuế, chi tiêu công và mối quan
hệ cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nghiên cứu này là nền tảng cơ
7
bản phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về từng lĩnh vực quản lý thu, chi và
cân đối ngân sách.
Harberger, Arnold C (2004) với hướng nghiên cứu về Taxation,
Resource Allocation, and Welfare” được đề cập trong tác phẩm “In
Taxation and Welfare , tác giả đã mô tả các vấn đề cơ bản liên quan đến
thuế, sự phân bổ nguồn lực và vấn đề phúc lợi, đây là nền tảng quan trọng
để nghiên cứu các vấn đề cụ thể nhằm quản lý thuế có hiệu quả.
Tài liệu trong nước:
Sử Đình Thành (2009) với nghiên cứu Tài chính công và phân tích
chính sách thuế , nội dung tập trung vào việc khám pháp các vấn đề kinh tế
học hiện đại được vận dụng vào lĩnh vực tài chính công, chẳng hạn, hiệu
ứng của chính sách tài chính công và thuế tác động đến tiết kiệm và đầu tư,
hành vi của người tiêu dùng,... đây là những tư liệu tham khảo hữu ích về
nền tảng tác động của thuế và vai trò của quản lý thuế trong nền kinh tế.
Ngân hàng thế giới (2011) Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một
hệ thống hiệu quả và công bằng hơn , công trình nghiên cứu đã tập trung
xem xét, đánh giá hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh
giá tác động của hệ thống thuế và thiết kế, đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống thuế và quản lý thuế tại Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Luận văn cao học:
Luận văn thạc sỹ của Tô Minh Huê (2013) với tiêu đề Một số biện
pháp nhằm đổi mới công tác hiệu quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang
đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế và hiệu quả quản lý thuế, từ đó
đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh và có các đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại địa phương.
8
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của Lê Văn Nghĩa (2012):
“ uản l thu ng n sách nhà nước trên địa bàn c p hu ện ở tỉnh ”-
Học viện Hành chính. Luận văn xây dựng được khung lý thuyết về thu ngân
sách và quản lý thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng
quản lý thu ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh ĐakLak và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện thu ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Hồng Linh (2012) trong luận văn thạc sỹ với nội dung về
“Hoàn thiện quản l thu ng n sách nhà nước ở hu ện Chư ê, tỉnh Gia ai”
đã đề cập đến các vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó
phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện
Chư Sê, tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về quản
lý thu thuế, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu dừng ở mức độ nghiên cứu
quản lý thuế dưới góc độ vĩ mô nền kinh tế, hoặc ở các địa bàn khác, chứ
chưa nghiên cứu cụ thể dưới góc độ từng địa phương, với đặc thù riêng có
như tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cụ thể của luận văn gồm:
- Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thu ngân sách Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước
9
tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung hoạt động quản lý thu ngân
sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh bao gồm nghiên cứu
các thể chế và phương thức cũng như hình thức quản lý dựa trên hệ thống
các tiêu chí quản lý thu ngân sách Nhà nước hiện hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh.
Phạm vi thời gian: thời gian giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà
nước tại Thành phố Tây Ninh đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý thu ngân sách Nhà nước
trong phạm vi được phân cấp tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài
nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công
trình được công bố: như giáo trình Quản lý thuế của Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội, Quản lý tài chính công của Học viện Hành chính Quốc gia. Số
liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài của Chi Cục Thuế Thành phố
10
Tây Ninh, các báo cáo của một số phòng chức năng như phòng Tài chính-
Kế hoạch, phòng Thống kê. Các báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà
nước của UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; Dự toán thu-chi ngân
sách UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; tài liệu về tình hình phát
triển kinh tế UBND Thành phố Tây Ninh giai đoạn 2012-2016 và khai thác
chủ yếu ở các nội dung như: Tình hình tăng trưởng chung cũng như cơ cấu
kinh tế của nền kinh tế Thành phố Tây Ninh và của một số ngành kinh tế
mũi nhọn để tiến hành phân tích biến động nguồn thu và các thành phần thu
NSNN. Từ đó, đối chiếu giữa tình hình thực thu và tiềm năng trong việc
quản lý thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN của Thành phố Tây
Ninh và đề xuất những giải pháp để hướng tới mục tiêu tăng thu NSNN một
cách hiệu quả, lâu dài tại Thành phố Tây Ninh đến 2020 và những năm tiếp
theo.
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp:
Nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy luận
văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, trên
cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố
Tây Ninh và đưa ra những cách giải quyết tối ưu cũng như các giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa khung lý thuyết về Quản lý thu ngân sách Nhà nước.
- Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý thu
ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện.
11
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh
vực hành chính, đặc biệt là thuế, quản lý tài chính công.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản l thu ngân sách Nhà nƣớc
Chương 2: Thực trạng Quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại
Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản l thu ngân
sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
12
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nƣớc
1.1.1. Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nƣớc
Ngân sách Nhà nước, hay ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh
tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật
ngữ "ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã
hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống
nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách Nhà nước
tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự
xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức
sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự
ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền
đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước.
Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: N NN là một văn iện
tài chính mô tả các hoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm.
Nhiều nhà nghiên cứu inh tế hiện đại thì cho rằng N NN là bảng liệt ê
các hoản thu chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nh t định của nhà
nước (Keynes, 1936).
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: Ng n sách Nhà nước là toàn
bộ các hoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
hoảng thời gian nh t định do cơ quan Nhà nước có thẩm qu ền qu ết định
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước .
Thực chất, ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát
sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
13
của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc
gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Nguồn thu NSNN từ các lĩnh vực KT-XH (kinh tế xã hội) chính là các
khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước;
các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến
dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của NSNN (ngân sách Nhà
nước) nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước bao gồm các khoản chi
phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ
máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác
theo quy định pháp luật.
NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ
thống chính quyền Nhà nước các cấp, được phân thành NSTW (ngân sách
Trung ương) và NSĐP (ngân sách địa phương).
Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN
được chia thành: quỹ ngân sách của Trung ương, quỹ ngân sách của chính
quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện
và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương.
Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước cần có một
khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại,
phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi
phí phục vụ cho mục đích công cộng khác. Do đó, Nhà nước đã đặt ra các
khoản thu (các khoản thuế) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền
đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân
trong hệ thống tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao
14
gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị
để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của
Nhà nước.
Theo giáo trình Quản lý tài chính công (2011) của Học viện Hành
chính Quốc gia, thì: “Thu N NN là việc Nhà nước hu động một phần
nguồn lực của xã hội hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước”.
Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng
cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể
khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước. Sự phân
chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của
bộ máy Nhà nước, cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
Nhà nước.
Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì các nguồn
thu cơ bản của ngân sách Nhà nước gồm:
Thuế
Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân
hoặc doanh nghiệp cho Nhà nước có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh
vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…).
Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu
và có tính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản
xuất, kinh doanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để
điều tiết các hoạt động của nền kinh tế.
Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và
không tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng
15
hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không
phân biệt giữa người nộp thuế nhiều hay ít.
Phí và lệ phí
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối
giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho
Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. So với thuế,
tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi
một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng
hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp
các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
Các khoản thu này bao gồm, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ
sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ
vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi
thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn
của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu được thu từ bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như
thu tiền bán sản phẩm sản xuất thử của các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán
sách do trường tự in ấn…hay là khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn
vị hoạt động sự nghiệp có thu.
Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính
chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà
16
nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên;
thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách
Nhà nước và được pháp luật quy định...
Các khoản thu khác
Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền
và các cơ quan, đơn vị Nhà nước.
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Vai trò của thu ngân sách Nhà nƣớc
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an
ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước và bao gồm hai hoạt động thu
và chi ngân sách. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước
theo chiến lược, định hướng phát triển của KT-XH trong từng thời kỳ nhất
định. Trong đó, vai trò của thu NSNN có thể được xem xét trên hai khía
cạnh là công cụ tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước và góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế.
- Thu NSNN là công cụ tập trung nguồn lực tài chính đảm bảo nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước
Hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác
định. Huy động các nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu này là
vai trò của thu ngân sách, vai trò này xuất phát từ sự cần thiết khách quan
của việc ra đời nhà nước và chức năng quản lý KT-XH của Nhà nước.
17
Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ
nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới
nhiều hình thức khác nhau. Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu
vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dưới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để
tăng thu NSNN phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế
đòi hỏi phải hợp lý, không quá cao hoặc quá thấp, vì vậy cần phải xác định
mức huy động vào NSNN một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài
chính của các chủ thể trong nền kinh tế.
Ngoài thu NSNN, Nhà nước cũng phải thực hiện các khoản vay bù
đắp cho sự thiếu hụt nếu các khoản thu không đủ để trang trải các khoản chi
tiêu NSNN.
- Thu NSNN góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế
Thu ngân sách ngoài vai trò huy động nguồn lực tài chính cho nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước còn góp phần trong tổ chức quản lý nền kinh tế.
Đó là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình đặt ra các quy định về thuế
khóa và cùng với chi ngân sách định hướng, điều tiết vào tất cả các hoạt
động của nền KT-XH. Cụ thể: chính sách thu ngân sách ảnh hưởng đến các
quyết định về sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo định hướng của Nhà nước;
thu ngân sách góp phần trong phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã
hội.
Thông qua các chính sách thu, mà đặc biệt là các chính sách về thuế,
thu NSNN Nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và tiêu dùng
của các tổ chức, các nhân trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh các mức thuế
suất, xét về mặt sản xuất có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của nhà đầu
tư, xét về mặt tiêu dùng có thể thay đổi nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế.
Các mức thuế suất khác nhau, các ưu đãi về thuế sẽ định hướng đầu tư; điều
chỉnh các cơ cấu của nền kinh tế; kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh
18
doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, trong thu ngân sách các khoản tịch thu, các
khoản phạt đánh vào lợi ích của các đối tượng vi phạm pháp luật, là một
nguồn thu của ngân sách, có vai trò đảm bảo ổn định trật tự xã hội.
Thu ngân sách cùng với nó là hoạt động chi ngân sách đảm nhận vai
trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội góp phần thực
hiện công bằng xã hội. Thông qua thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ sẽ khấu
trừ thu nhập của các cá nhân theo những tỷ lệ khác nhau. Sau đó, doanh thu
thuế lại được sử dụng một phần cho các chương trình thanh toán chuyển
nhượng nhằm trợ giúp cho người nghèo. Bằng cách này, Chính phủ có thể
giảm bớt phần nào những bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Ngoài ra,
thuế đánh vào hàng hóa còn tạo ra những gánh nặng khác nhau cho các
nhóm người khác nhau trong xã hội, vì thế cũng tạo ra tương quan phân
phối thu nhập và lợi ích giữa các nhóm khác người khác nhau.
1.1.3. Các nhân tố tác động đến thu NSNN
1.1.3.1. Thu nhập GDP bình quân đầu người
Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người phản ánh tốc độ tăng trưởng và
phát triển của một quốc gia. Mức GDP bình quân đầu người càng cao thì
khả năng tiêu dùng của dân chúng được bảo đảm, đồng thời người dân cũng
có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng, phát triển và ngược lại.
GDP bình quân đầu người cũng là nhân tố làm cơ sở để quyết định
mức động viên của NSNN. Nếu không tính đến chỉ tiêu này khi xác định
mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết
kiệm, tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế và ảnh hưởng ngược lại đến thu
ngân sách trong tương lai.
1.1.3.2. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
19
Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát
triển kinh tế, tỷ suất lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng lớn
và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận cao, nguồn tài chính lớn mới có khả năng để
quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN.
Dựa vào tỷ suất lợi nhuận để xác định mức độ động viên vào NSNN
sẽ tránh được việc các chính sách, các quy định về thu nộp ngân sách gây
khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
1.1.3.3. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
Thu NSNN là nhằm mục đích trang trải các chi phí của Chính phủ,
mức chi tiêu của Chính phủ càng cao thì một trong các biện pháp hiệu quả là
nâng tỷ lệ động viên vào NSNN. Trong khi đó, mức độ trang trải chi phí của
Chính phủ phụ thuộc vào các nhân tố: quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt
động của bộ máy Nhà nước, đường lối, chủ trương và các nhiệm vụ phát
triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh trong từng thời kỳ, chính sách
chi tiêu của Nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không
có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN
phải tăng lên. Tuy nhiên, tăng thu ngân sách để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước là chỉ có giới hạn vì tăng thu quá mức lại làm cho tốc độ
tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng đến thu ngân sách trong tương lai. Vì vậy,
trong việc hoạch định các chính sách, Nhà nước phải có một chương trình
phát triển KT-XH thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đạt hiệu
quả cao, từ đó xác lập một chính sách chi tiêu có hiệu quả và tiết kiệm để có
thể giải quyết hài hoà quan hệ thu- chi ngân sách.
1.1.3.4. Tổ chức bộ máy thu nộp
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu, do vậy trong hoạt
động thu cần phải: tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả, chống
20
được thất thu do trốn, lậu thuế góp phần tích cực tăng hiệu quả thu NSNN.
Trong tổ chức thu nộp ngân sách phải đảm bảo bao quát toàn bộ nguồn thu,
thu đúng, thu đủ, thu theo luật định, thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít
nhất.
Ngoài các nhân tố trên có nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến thu
NSNN đó là: các điều kiện tự nhiên về tài nguyên và khả năng khai thác tài
nguyên thiên nhiên, tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư của nền kinh tế, tính ổn định
của hệ thống chính trị, các chính sách thu của Nhà nước và hệ thống luật
pháp...
Trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước cần phải có sự phân tích, đánh
giá cụ thể các nhân tố tác động đến thu ngân sách để có một chính sách thu
đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của KT-XH.
1.1.4. Thu ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nƣớc
1.1.4.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước
Ở Việt Nam, việc tổ chức hệ thống ngân sách cũng dựa vào hệ thống
các đơn vị hành chính. Tuy nhiên trong lịch sử, không phải mỗi cấp chính
quyền luôn luôn là một cấp ngân sách. Cơ cấu của hệ thống NSNN đã có
những thay đổi nhất định theo thời gian.
Từ sau Cách mạng tháng Tám cho tới trước năm 1967, nước ta chỉ có
một ngân sách duy nhất (ngân sách Nhà nước), không có sự phân định thẩm
quyền giữa các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý NSNN. Mọi hoạt
động huy động các nguồn tài chính đều nhằm hình thành quỹ NSNN tập
trung và mọi chi tiêu từ quỹ tiền tệ này đều nhằm mục tiêu chung của cả
nước là kháng chiến thắng lợi
Đến năm 1967, mới bắt đầu có sự phân cấp quản lý ngân sách. Theo
đó, hệ thống NSNN gồm hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách cấp
tỉnh, thị xã trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, Chính phủ Trung ương chỉ
21
phân giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số nghiệp vụ nhất
định trong hoạt động của NSNN có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của cấp chính trên địa bàn mình quản lý. Và thực tế đã
cho thấy, tổ chức hệ thống NSNN theo mô hình này đã không khuyến khích
các cấp chính quyền địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc
khai thác và huy động nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương mình. Từ đó tạo tư tưởng ỷ lại, trông
chờ của các đơn vị hành chính cấp tỉnh vào sự trợ giúp của ngân sách cấp
tỉnh, còn cấp tỉnh lại dựa dẫm vào sự tài trợ từ cấp Trung ương.
Để khắc phục tình trạng trên, đến năm 1978, Chính phủ đã quy định
trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện về
quản lý tài chính và ngân sách, theo đó ngân sách địa phương được chia
thành hai cấp: ngân sách tỉnh/thị xã trực thuộc trung ương và ngân sách
huyện/quận. Việc thừa nhận hệ thống NSNN gồm ba cấp đã phần nào khắc
phục nhược điểm của hệ thống ngân sách hai cấp, khuyến khích địa phương
khai thác tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các nguồn thu phát
sinh trên địa bàn mình quản lý.
Nhằm tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã có phương tiện tài chính
để thực thi nhiệm vụ được giao, năm 1983 Chính phủ đã ban hành quyết
định, theo đó chính quyền cấp xã cũng được coi là một cấp ngân sách. Như
vậy, từ đây hệ thống NSNN gồm bốn cấp: ngân sách trung ương, ngân sách
tỉnh/thị xã, ngân sách huyện/quận và ngân sách xã/phường đã được thừa
nhận và áp dụng tại Việt Nam và vẫn được duy trì cho đến nay.
Hiện nay, theo luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (điều 6), thì
Ngân sách Nhà nước gồm ng n sách Trung ương và ng n sách địa
phương , Ng n sách địa phương gồm ng n sách của các c p chính qu ền
địa phương . Cụ thể, cơ cấu hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam được
mô tả theo sơ đồ sau:
22
Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nƣớc
Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách Trung ương, đồng thời xác định tổng
khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương, còn
chính quyền của mỗi cấp địa phương sẽ quyết định phân phối thu, chi của
cấp mình. Giữa các cấp ngân sách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình
thu, chi NSNN. Hệ thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả vừa là
nguyên nhân của một nền kinh tế xã hội ổn định. Một cấp ngân sách được
điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý mà còn góp
phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn
và ngược lại.
HỆ THỐNG NSNN
NS Trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng
NS tỉnh
(NS Thành phố trực thuộc Trung ƣơng)
Ngân sách Huyện (Quận),
thành phố, thị xã thuộc tỉnh
NS xã (phƣờng), thị trấn
23
1.1.4.2. Thu ngân sách nhà nước cấp Huyện
Khái niệm
Theo Luật ngân sách năm 2015 và Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày
21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân
sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản có liên quan thì: Thu ngân sách
Nhà nước c p hu ện là toàn bộ các hoản thu mà chính qu ền c p hu ện
hu động vào quỹ ng n sách trong một thời ỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước. Nó chỉ bao gồm những hoản thu mà chính qu ền địa
phương hu động vào ng n sách, hông bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn
trả cho đối tượng nộp .
Nội dung Thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:
(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp
luật;
(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào
ngân sách theo quy định của pháp luật;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định
của pháp luật;
(4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho
thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công
ích;
(5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;
(6) Thu kết dư ngân sách;
(7) Thu chuyển nguồn;
(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
24
(10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
Đặc điểm
Thứ nh t, huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những
chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND (Hội đồng
Nhân dân) và UBND (Ủy ban Nhân dân) các cấp (nay là Luật Tổ chức
chính quyền địa phương), tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương
đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh
là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy
định cụ thể.
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ
về thu ngân sách nên nội dung thu của ngân sách huyện do tỉnh (cụ thể là
HĐND &UBND tỉnh) quyết định.
Thứ tư, quy mô ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai
đoạn.
Vai trò
Thu NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động của Nhà nước và nền kinh tế xã hội, cụ thể là:
- Thu NSNN cấp huyện bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu
chi tiêu, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước nói chung và
của huyện nói riêng. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng
nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của
Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và
quốc phòng.
Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN cấp huyện là rất cần
thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
25
- Thông qua thu NSNN, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện
việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt
khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của địa phương để hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, của quốc gia.
- Thu NSNN cấp huyện còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều
tiết thu nhập của các cá nhân trên địa bàn. Thông qua công cụ thuế, Nhà
nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao
đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng…
1.2. Quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp
Huyện
Như trên đã đề cập: Thu N NN c p hu ện là quá trình Nhà nước tập
trung một phần nguồn lực trong nền KT-XH tại địa phương vào ta Nhà
nước. Trong thực hiện thu ng n sách, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ và
các biện pháp hác dựa trên qu ền lực của mình trong điều hành quá trình
thu nhằm quản l hình thức thu, số thu ng n sách, và các nh n tố tác động
đến thu ng n sách nhằm đảm bảo đảm bảo các mục đích, êu cầu của thu
ng n sách đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể .
Như vậy: uản l thu N NN c p hu ện là quá trình Nhà nước sử
dụng tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên qu ền lực chính trị của Nhà
nước để tập trung các nguồn lực trong nền KT-XH tại địa phương cho Nhà
nước theo qu định của pháp luật và iểm soát các nh n tố ảnh hưởng đến
thu ng n sách theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. (Giáo trình Quản
lý tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2011).
Thu NSNN cấp huyện bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các
tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định
của pháp luật. Trong đó, thu từ thuế là nguồn thu chiếm chủ yếu, có tính bền
26
vững cao cũng là một trong các công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để
điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế,
vì thế công tác quản lý thu NSNN, quản lý về thuế quan trọng và chủ yếu
nhất. Để có thể phát huy tốt vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ thuế thì hệ
thống thuế phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát
triển của KT-XH. Hệ thống thuế tốt không chỉ đảm bảo vận hành tốt trong
hiện tại mà còn phải đi trước và có sự tiên lượng để quản lý các yêu cầu
phát sinh trong tương lai, khi đó quản lý về thu mới có thể đạt được hiệu
quả cao và hạn chế được thất thu cho ngân sách.
Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan
trọng nhất định của nó. Quản lý về thu có vai trò trong ổn định môi trường
kinh tế - chính trị - xã hội trên tất cả các mặt của đời sống. Quản lý các
nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự
nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế.
Quản lý các khoản phí lệ phí góp một phần động viên vào NSNN và quan
trọng là khẳng định vai trò và vị trí của Nhà nước trong các hoạt động chung
của toàn xã hội…
1.2.2. Sự cần thiết quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện
Thứ nhất, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong
việc điều tiết kinh tế phát triển kinh tế, kích thích phát triển sản xuất
Cấp huyện có vai trò tham mưu với các cơ quan cấp trên thực hiện
chính sách chống độc quyền. Thông qua ước tính các thời kỳ đề ra mức thu
chi sao cho hợp lý từng bộ phận, định hướng cách đi mới cho thế mạnh từng
vùng. Thông qua khoán chi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành
doanh nghiệp then chốt trong mọi thành phần kinh tế. Hình thành các doanh
nghiệp Nhà nước, bảo đảm cạnh tranh hoàn hảo, điều chỉnh giá cả, tiền
lương huy động tài chính thông qua sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp muốn đầu tư tại địa phương.
27
Thứ hai, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc
giải quyết vấn đề xã hội
Thông qua sự điều chỉnh quyết đinh cấp trên giao tiến hành phân bố
dự toán ngân sách thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá, kế hoạch
hoá dân số, giải quyết công ăn việc làm. Phát triển ngành lao động truyền
thống tận dụng được lao động nhàn rỗi.
Thứ ba, xây dựng, thực hiện các phần kế hoạch kinh tế - xã hội
huyện là đơn vị hành chính cơ sở
Thông qua thu ngân sách mà nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập
quỹ ngân sách, đồng thời giúp các cấp thực hiện kiểm tra, kiểm soát điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo đúng pháp luật. Thu ngân
sách góp phần đảm bảo công bằng, duy trì phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
lực quản lý Nhà nước, nâng cao dân trí sức khoẻ cho người dân. Quản lý
ngân sách cấp huyện (thị xã, thành phố) là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn
tại phát triển hay trì trệ của toàn bộ bộ máy chính quyền. Mỗi bộ phận là sự
kết hợp của nhiều người có mục tiêu hội tụ với nhau. Các cơ quan chỉ hoạt
động tốt khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu
của các quy luật có liên quan điều này biểu hiện quản lý ngân sách cấp
huyện đúng đắn giúp cho tổ chức hạn chế được nhược điểm của mình, liên
kết được mọi người tạo ra niềm tin sức mạnh và truyền thống, tận dụng mọi
cơ hội và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức bên ngoài.
1.2.3. Nội dung quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện
1.2.3.1. Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách cấp huyện
Hiện nay, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách
cấp huyện nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và
các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:
- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
28
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Ngân sách Nhà nước năm 2015.
- Luật quản lý thuế năm 2006 và các văn bản sửa đổi bổ sung.
- Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa VIII, kỳ họp thứ 3, về việc thông qua Dự
toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và phê chuẩn phương án phân bổ ngân
sách địa phương năm 2012.
- Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về điều chỉnh công bố Dự toán chi
Ngân sách Nhà nước năm 2012 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định 01/2014/QĐ-UBND điều chỉnh giao Dự toán chi Ngân
sách Nhà nước 2013 Tây Ninh.
- Quyết định Số: 65/2014/QĐ-UBND về công bố Dự toán thu, chi
Ngân sách Nhà nước năm 2015 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Nghị Quyết 33/2015/NQ-HĐND về Dự toán Ngân sách Nhà nước
năm 2016 và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016.
- Quyết định Số: 57/2015/QĐ-UBND về Dự toán thu, chi ngân sách
Nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện
Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập trung chủ yếu tại Chi Cục
thuế Thị xã (thành phố), gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục
trưởng.
Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi Cục thuế trên địa bàn. Phó Chi
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng và trước pháp luật về
lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
29
Đối với Chi Cục thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở
lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh
nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp
thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số
Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp -
Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội
bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác;
Một số Đội thuế liên xã phường.
Đối với Chi Cục thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng
trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên
truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một
số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp
- Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội
Trước bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế
liên xã, phường.
Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện
phải tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập
dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.
1.2.3.3. Lập dự toán thu ngân sách
Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch
của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự
toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.
Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách nhà nước
+ Yêu cầu của lập dự toán:
Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu,
chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.
30
Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và
thời hạn đã quy định.
Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ
tính toán các nội dung trong dự toán.
+ Căn cứ lập dự toán:
Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh,
các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch.
Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ
thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành,
các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt,... đây là các căn cứ
pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN.
Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ
hưởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách,
hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương.
Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện thu ngân sách các năm trước.
Quy trình lập dự toán ngân sách
Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau:
+ Xác lập và thông báo số iểm tra:
Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng
kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban
hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự
toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh.
Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các Bộ, cơ quan Trung ương
thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
31
UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự
toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự
toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
+ ập và thảo luận dự toán ng n sách
Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành
lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập
dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi
tiết.
Cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán
ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp
dưới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán
với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, tổng
hợp và lập dự toán thu NSNN trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền
Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu
NSNN.
+ u ết định, ph n bổ, giao dự toán ng n sách Nhà nước
Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ
tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan Trung ương theo
từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và
NSĐP.
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, Căn cứ
vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh
quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc
32
tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW
và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của
UBND cấp trên, UBND cấp địa phương (cấp huyện) trình HĐND cùng cấp
quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán
ngân sách cấp mình.
1.2.3.4. Chấp hành dự toán thu ngân sách
Yêu cầu của chấp hành dự toán
Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ
khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu
của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước.
Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và
thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm
bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho
mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy
thu nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất.
Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
của nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá
sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.
Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu
ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai doạn và thời kỳ khác nhau.
Nội dung chấp hành thu ngân sách Nhà nước
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát
sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết
theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội
33
địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải
quan tổ chức thu từ XNK, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được
uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản
thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp
luật.
Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách Nhà nước phải
nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể
thu trực tiếp, sau đó, định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
1.2.3.5. Quyết toán thu ngân sách
Yêu cầu của quyết toán thu ngân sách Nhà nước
Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
Số quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua
KBNN.
Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được
giao và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết
minh nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán.
KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ
quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán.
KBNN xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân
sách các cấp.
Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu
ngân sách Nhà nước
Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính,
KBNN và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm
thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số
thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số
34
và chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN
theo quy định của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008.
Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng
năm của ngân sách các cấp được tiến hành như sau:
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã
xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã
phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung
quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện.
Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập
quyết toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu
NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm
quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem
xét gửi Sở Tài chính - Vật giá; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp
huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo
cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên
địa bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN
cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán
thu ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh;
quyết toán thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã)
trình UBND cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh
trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn,
UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu
ngân sách địa phương; lập quyết toán thu ngân sách Trung ương và tổng
hợp lập tổng quyết toán thu NSNN (bao gồm quyết toán thu ngân sách
Trung ương và quyết toán thu ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem
xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
35
1.2.3.6. Công tác thông tin tuyên truyền
Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về thuế, phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý
thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế
(Điều 14, 15 của Luật Quản lý thuế). Cụ thể: phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan, ban, ngành của thị xã cũng như tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại,
tập huấn, tuyên dương người nộp thuế tốt… nhằm tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật thuế đến với người nộp thuế một cách thiết thực. Từ đó
đã làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự
giác đi vào thực hiện, số lượng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đạt
tỷ lệ ngày càng cao. Hướng dẫn kịp thời các vướng mắc cho các tổ chức, cá
nhân nộp thuế thông qua việc trả lời bằng điện thoại, bằng văn bản hoặc
trực tiếp tại cơ quan thuế; tổ chức các cuộc đối thoại để giải đáp các vướng
mắc và tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của người nộp thuế về chính
sách nhằm nghiên cứu, đề nghị về trên hoàn thiện chính sách, chế độ thuế;
tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ
thuế.
1.2.3.7. Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện thu
ngân sách Nhà nước
Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về
thu, chi và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.
Khi thực hiện thanh tra, thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ
chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm,
có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách Nhà nước
những khoản chi sai chế độ, những khoản còn phải thu theo quy định. Tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến
nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối
với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về
36
kết luận thanh tra.
Thanh tra quản lý thu ngân sách Nhà nước thực chất là thanh tra thuế,
theo đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý thu thuế nhằm bảo đảm cho các luật thuế, pháp lệnh thuế
và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước về thuế được thực thi một
cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của
thanh tra, kiểm tra thuế:
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế,
xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các đối tượng nộp thuế và
cơ quan thu thuế.
- Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hở trong các luật thuế, pháp
lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời sửa đổi bổ sung và
xác lập các căn cứ hoàn thiện các biện pháp quản lý thu thuế thích hợp.
- Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế làm căn
cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế.
Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và
tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết
luận vấn đề thanh tra, kiểm tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan và tùy tiện
trong công tác thanh tra và kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực; xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các
đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ nguyên tắc công khai và
dân chủ.
Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
37
thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế, ngành hải quan. Thanh tra,
kiểm tra đối tượng nộp thuế là nội dung cơ bản của công tác thanh tra, kiểm
tra thuế và nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về thuế
của các đối tượng nộp thuế. Nội dung thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế
bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về
đăng ký và kê khai nộp thuế.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, lưu trữ số liệu và
tài liệu kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định số thuế phải nộp và số thuế
được hoàn.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối
tượng nộp thuế theo thời hạn quy định của pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế nhằm bảo đảm cho
ngành, từng bộ phận và từng công chức của ngành thực thi đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý thu thuế theo quy định của pháp
luật. Nội dung thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế gồm:
- Thanh tra, kiểm tra thực hiện việc hướng dẫn thi hành các luật thuế,
pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế
theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại
về thuế.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học rút ra đối với
Thành phố Tây Ninh trong quản l thu ngân sách Nhà nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng
38
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Quận 1 – Tp HCM
Trong 5 năm liên tục, Quận 1 thu ngân sách luôn hoàn thành chỉ tiêu
được giao so với dự toán từ 25% – 34%. Là kết quả của sự tập trung và
quyết tâm cao trong việc lãnh đạo cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý thuế, công tác dự báo và phân bố kế hoạch hợp
lý cũng như, kiểm soát nguồn thu tốt.
* Về công tác thu thuế:
Nhiều năm qua Quận 1 đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc tuân
thủ pháp luật thuế đến người nộp thuế bằng nhiều hình thức với nội dung đa
dạng và phong phú nhằm nâng cao nhận thức cho người nộp thuế trong việc
kê khai, nộp thuế. Đồng thời, ngành tài chính cũng phối hợp với cơ quan
Công an và các cơ quan ban ngành để đấu tranh chống các hành vi trốn
thuế, gian lận thuế. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
* Về công tác quản lý:
Trên cơ sở nguồn thu được hưởng theo phân cấp hàng năm, Quận 1
thực hiện nguyên tắc phân bổ chi ngân sách Thành phố theo thứ tự ưu tiên:
trước hết phải đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách,
chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ vốn gốc và lãi các
khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ trình cải cách
tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng ngân sách và nguồn bổ sung quỹ
dự trữ tài chính; phần còn lại bố trí chi đầu tư phát triển.
* Về công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế:
39
Quận 1 tập trung vào các vấn đề như: thanh tra, kiểm tra các doanh
nghiệp có hoạt động liên kết có dấu hiệu chuyển giá; các doanh nghiệp có
hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thương hiệu, bảng quyền,
chuyển nhượng dự án; các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp
ngân sách Nhà nước lớn; các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về gian lận
thuế, các doanh nghiệp có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt trong nhóm ngành
rượu, bia, thuốc lá…
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Tân
Châu – tỉnh Tây Ninh
Theo báo cáo của Chi Cục Thuế huyện Tân Châu cho biết: trong
những năm qua ngành Thuế Tân Châu luôn hoàn thành vượt mức dự toán
được giao; công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước đi vào nề nếp và nhận
được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn
huyện. Tổng thu ngân sách luôn vượt từ 26 trở lên. Trong đó, các khoản
thuế thu đạt cao là Thuế công thương nghiệp- dịch vụ- ngoài quốc doanh;
các khoản thu về nhà, đất,..
Ngành quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân
sách, đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế,
tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền pháp luật về thuế; hỗ trợ giải đáp
thắc mắc, hướng dẫn các chính sách chế độ thuế cho người nộp thuế, từng
bước nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh
doanh. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy định đã
ban hành. Tăng cường kỷ luật kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc;
kiên quyết xử phạt chậm nộp tiền thuế; đẩy nhanh tiến độ thu nợ thuế, hạn
chế nợ phát sinh trong năm.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Trãng
Bàng – tỉnh Tây Ninh
40
Theo báo cáo quyết toán của Chi Cục Thuế huyện Trãng Bàng: trong
những năm qua ngành Thuế huyện đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
đạt từ 126% so với dự toán ở các nguồn thu gồm: thu từ tiền sử dụng đất,
thu khác ngân sách, thu khác tại xã; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế
sử dụng đất nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Kết quả trên là nhờ sự
nỗ lực, quản lý, điều hành của lãnh đạo địa phương trong công tác thực hiện
quản lý thu ngân sách được giao hằng năm.
1.3.1.4. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của Thị x Cam
Ranh - tỉnh Khánh H a
Kết quả thu ngân sách của thị xã Cam Ranh vượt chỉ tiêu thu ngân
sách đều đặn là do việc tổ chức thực hiện và đề ra các giải pháp tích cực sát
với tình hình thực tế nhằm thu đủ, thu kịp thời đáp ứng phục vụ ngân sách
địa phương.
*Về công tác tổ chức quản lý thu ngân sách:
Tăng cường phổ biến tuyên truyền pháp luật về thuế, xây dựng kế
hoạch và triển khai biện pháp thu hồi nợ đọng, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra thuế, chống thất thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu. Thường
xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người nộp thuế và chấp hành
chính sách, pháp luật thuế, tạo thuận lợi trong việc nộp thuế.
*Về công tác chấp hành quyết toán ngân sách:
Chủ động phân bổ, quản lý nguồn thu phục vụ kịp thời nhiệm vụ quản
lý của cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát,
chấp hành nghiêm chế độ, tổng hợp báo cáo đúng thời gian quy định.
1.3.2. Bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh
Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Quận 1 – thành phố Hồ Chí
Minh; Huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh; huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây
Ninh và thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, có thể rút ra một số bài học,
41
nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN đối với thành
phố Tây Ninh:
ối với lập dự toán
Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội phải được đảm bảo. Các chính
sách, chế độ cần phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân
sách do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND quy định, kiểm tra
về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
Về trình tự lập dự toán:
Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, chi cục thuế các ban
ngành tổ chức căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao và chế độ định
mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên
UBND báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng tài chính kế
hoạch làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi có
quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán
trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định sau đó tiến hành công bố công
khai tài chính về ngân sách Nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng
năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định
hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.
ối với ch p hành dự toán ng n sách
Để chấp hành tốt ngân sách các địa phương căn cứ vào dự toán ngân
sách và phương án phân bổ dự toán đã được HĐND&UBND thông qua. Chi
Cục thuế được phối hợp với Ban Tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ khi
thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối với các
khoản thu bổ sung thì phòng tài chính kế hoạch thị dựa vào dự toán số thu
bổ sung đã giao cho xã, phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung
cho các đơn vị giao dự toán.
42
Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác iểm tra giám sát hoạt
động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ng n sách.
Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao
đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào Kho bạc Nhà
nước thông qua cơ quan thuế và phòng tài chính kế hoạch huyện, chấp hành
nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi
cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời
đúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp
xử lý kịp thời.
43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách Nhà nước, thu
ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện – cụ thể
là Thành phố Tây Ninh. Trong đó, trình bày những vấn đề chung về ngân
sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến thu
ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ
sở khoa học về quản lý thu Ngân sách Nhà nước và các quy định luật pháp
hiện hành của Việt Nam.
Trình bày kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách Nhà nước ở các địa
bàn giáp ranh Thành phố Tây Ninh cũng như ở những khu vực khác trong
cả nước, cụ thể như tại Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh, huyện Tân Châu –
tỉnh Tây Ninh, huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh và thị xã Cam Ranh –
tỉnh Khánh Hòa, đối chiếu với các quy định về quản lý thu ngân sách Nhà
nước của từng vùng và thực tế phát sinh ở những địa bàn nói trên để nghiên
cứu áp dụng trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố
Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh.
44
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
THÀNH PHỐ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến quản l thu ngân
sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tây Ninh nằm ở tọa độ 11 22 4 vĩ độ Bắc và 106 07 8
kinh độ Đông có vị trí tiếp giáp các huyện cụ thể: Phía Đông giáp
huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp huyện Châu Thành, phía Nam giáp
huyện Hòa Thành, phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu; gồm 7
phường: 1, 2, 3, 4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình
Minh, Tân Bình, Thạnh Tân với diện tích là 140km2
.
Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III
và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây
Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị
trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi
đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
2.1.1.2. Địa hình
Thành phố Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi
cho phát triển toàn diện thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp, nông
nghiệp và xây dựng. Là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam
Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng.
Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái
của vùng đồng bằng, Thành phố Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau
như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986m, cao nhất miền nam Việt
Nam), vùng đồi thấp có lượn sóng yếu dao động từ 10m - 70m, vùng có địa
45
hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...nhìn chung địa hình của Thành
phố Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các địa phương ở các tỉnh Đông Nam
Bộ khác.
Hệ thống sông ngòi giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong
nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và
cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa
bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân. Với lợi
thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng,
đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi
gia súc.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định,
với nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27 C và ít thay đổi, lượng mưa trung
bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Hiện đất đai ở Thành phố Tây Ninh có thể chia làm
5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm
trên 84 , đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3 , nhóm đất cỏ vàng chiếm
1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44 , nhóm đất than bùn chiếm 0,26
tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10 diện tích tự nhiên. Điều kiện
khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, trồng nhiều cây
trồng ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phộng, cao su..cây ăn quả, và rau
các loại.
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 

Similar to Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY

Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...luanvantrust
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí MinhNăng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY (20)

Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAYBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên đị...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận ...
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Công Tác Kế Toán Thu, Chi Ngân Sách
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Công Tác Kế Toán Thu, Chi Ngân SáchChuyên Đề Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Công Tác Kế Toán Thu, Chi Ngân Sách
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Công Tác Kế Toán Thu, Chi Ngân Sách
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
 
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí MinhNăng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 

Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./…………. ……./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ NGỌC THU QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Mai Đình Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn: Thầy – TS. Mai Đình Lâm, Trưởng bộ môn Quản lý Tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia – Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện; Các Thầy Cô Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia đã cho tôi kiến thức cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn; Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học – Học viện Hành chính Quốc gia tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! TP. HCM, tháng 4 năm 2017 ĐỖ NGỌC THU
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy – TS. Mai Đình Lâm. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chính xác. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐỖ NGỌC THU
  • 4. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông CN- TM: Công nghiệp - Thương mại CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CTN - NQD: Công thương nghiệp - Ngoài quốc doanh DN: Doanh nghiệp LP: Lệ phí UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân KBNN: Kho bạc Nhà nước XNK: Xuất nhập khẩu KT- XH: Kinh tế- xã hội SXKD: Sản xuất kinh doanh ĐTPT: Đầu tư phát triển XDCB: Xây dựng cơ bản HC: Hành chính VHTT – TDTT: Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao GTGT: Giá trị gia tăng NS: Ngân sách NSNN: Ngân sách Nhà nước NSTW: Ngân sách trung ương NSĐP: Ngân sách địa phương NNT: Người nộp thuế TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.3: Dân số của Thành phố Tây Ninh qua các năm Bảng 2.4: Bảng phân bổ dân số Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 - 2016 Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình thu chi của Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.6: Chi tiết thu chi của Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.7: Số lượng cán bộ quản lý thuế trực tiếp tại Chi Cục thuế trên địa bàn Thành phố Tây Ninh tính đến 2016 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách tại Thành phố Tây Ninh Bảng 2.8: Dự toán và thu ngân sách Nhà nước theo từng nội dung thu của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.9: Kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng năm
  • 6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................2 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................4 MỞ ĐẦU:........................................................................................................5 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................5 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................6 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................8 3.1.Mục đích ...............................................................................................8 3.2.Nhiệm vụ...............................................................................................8 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................9 4.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................9 4.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................9 5.1.Phương pháp luận .................................................................................9 5.2.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................9 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn...............................................10 6.1.Ý nghĩa khoa học................................................................................10 6.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................10 7.Kết cấu của luận văn...................................................................................11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC..................................................................................................12 1.1.Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước ..............................12 1.1.1.Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước.....................12 1.1.2.Vai trò của thu ngân sách Nhà nước ..........................................16 1.1.3.Các nhân tố tác động đến thu ngân sách Nhà nước....................18 1.1.3.1.Thu nhập GDP bình quân đầu người .................................18 1.1.3.2.Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế....................................18
  • 7. 1.1.3.3.Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước ...........19 1.1.3.4.Tổ chức bộ máy thu nộp.....................................................19 1.1.4.Thu ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước .20 1.1.4.1.Hệ thống ngân sách Nhà nước ..........................................20 1.1.4.2.Thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ..................................23 1.2.Quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ......................................25 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện25 1.2.2.Sự cần thiết quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện...........26 1.2.3.Nội dung quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện...............27 1.2.3.1.Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách cấp huyện ..........27 1.2.3.2.Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện ..................28 1.2.3.3.Lập dự toán thu ngân sách..................................................29 1.2.3.4.Chấp hành dự toán thu ngân sách.......................................32 1.2.3.5.Quyết toán thu ngân sách ...................................................33 1.2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền.........................................35 1.2.3.7.Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện thu NSNN.......................................................................................................35 1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh trong quản lý thu ngân sách Nhà nước...................................37 1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương .........................................37 1.3.1.1.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của UBND Quận 1 – TP HCM.........................................................................................................38 1.3.1.2.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh.................................................................................................39 1.3.1.3.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh..............................................................................................39 1.3.1.4.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa...........................................................................................40 1.3.2.Bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh ...............................40
  • 8. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH..................44 2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh .............................44 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................44 2.1.1.1.Vị trí địa lý .........................................................................44 2.1.1.2.Địa hình ..............................................................................44 2.1.1.3.Khí hậu ...............................................................................45 2.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên.......................................................45 2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Tây Ninh ....................46 2.2.Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh ........................................................................................................52 2.3.Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh..............................................................................................54 2.3.1.Tình hình ban hành văn bản quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh......................................................................................58 2.3.2.Tổ chức bộ máy thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh................................................................................................................59 2.3.3.Công tác lập dự toán thu ngân sách............................................61 2.3.4.Công tác quyết toán thu ngân sách Nhà nước............................66 2.3.5.Thanh tra, kiểm tra quản lý thu ngân sách Nhà nước.................68 2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền .................................................71 2.4.Đánh giá chung...................................................................................72 2.4.1.Kết quả đạt được.........................................................................72 2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân.............................................................74 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................80
  • 9. CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH ........................................................................................81 3.1.Định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh......................................81 3.1.1.Định hướng, quan điểm..............................................................81 3.1.2.Mục tiêu hoàn thiện....................................................................82 3.2.Giải pháp hoàn thiện...........................................................................84 3.2.1.Nâng cao chất lượng dự toán và quyết toán thu ngân sách Nhà nước hằng năm...............................................................................................84 3.2.2.Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế, đặc biệt đối với những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn cho ngân sách.................86 3.2.2.1.Thuế CTN – NQD..............................................................86 3.2.2.2.Các khoản thu từ đất đai.....................................................90 3.2.2.3.Các khoản thu phí và lệ phí................................................90 3.2.3.Bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu ngân sách mang tính bền vững cao................................................................91 3.2.4.Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với lợi thế so sánh của địa phương nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách .............................93 3.2.5.Cải cách một số hoạt động khác nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước.............................................................................95 3.2.5.1.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu.........................................95 3.2.5.2.Nâng cao chất lượng cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế ..96 3.2.5.3.Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế ......98 3.3.Một số kiến nghị .................................................................................99 3.3.1.Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ....................99 3.3.2.Kiến nghị với chính quyền địa phương....................................100 3.3.3.Kiến nghị với các ngành liên quan...........................................101
  • 10. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................103 KẾT LUẬN.................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU ............................................................................106
  • 11. 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách Tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về Tài chính - Tiền tệ trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý thu ngân sách nhà nước là khâu rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính của quốc gia vào tay Nhà nước để đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, kiểm soát, phát hiện, khai thác, bồi dưỡng, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước và động viên vào ngân sách Nhà nước một cách công bằng, hợp lý là vấn đề được Nhà nước cũng như chính quyền các địa phương rất quan tâm. Đối với những địa phương chưa tự cân đối ngân sách, quản lý thu ngân sách là biện pháp nhằm hướng đến tự cân đối ngân sách, tăng cường tính tự chủ, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách cấp phát. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu ngân sách đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển có sự cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu ngân sách như thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết. Do vậy, quản lý nguồn thu có một vị trí quan trọng, xét trên phương diện tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình
  • 12. 6 điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết hợp lý các nguồn thu. Mặt khác đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng vững mạnh trên con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực huyết mạch giao nhau giữa thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 22B đến các cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát của tỉnh. Với vị trí địa lý và đặc điểm như vậy, công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, điều đó cho thấy cần có những giải pháp quản lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài để phát triển nền kinh tế địa phương. Từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh’’ để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, lĩnh vực Quản lý thu ngân sách là vấn đề rất cấp thiết, do đó đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn ở nhiều địa phương nói chung với các góc độ khác nhau, cụ thể: Tài liệu ngoài nước: Harvey S.Rosen (2005) trong tác phẩm Public Finance đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến tài chính công, trong đó mô tả khung lý thuyết vể tài chính công, cụ thể là thuế, chi tiêu công và mối quan hệ cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nghiên cứu này là nền tảng cơ
  • 13. 7 bản phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về từng lĩnh vực quản lý thu, chi và cân đối ngân sách. Harberger, Arnold C (2004) với hướng nghiên cứu về Taxation, Resource Allocation, and Welfare” được đề cập trong tác phẩm “In Taxation and Welfare , tác giả đã mô tả các vấn đề cơ bản liên quan đến thuế, sự phân bổ nguồn lực và vấn đề phúc lợi, đây là nền tảng quan trọng để nghiên cứu các vấn đề cụ thể nhằm quản lý thuế có hiệu quả. Tài liệu trong nước: Sử Đình Thành (2009) với nghiên cứu Tài chính công và phân tích chính sách thuế , nội dung tập trung vào việc khám pháp các vấn đề kinh tế học hiện đại được vận dụng vào lĩnh vực tài chính công, chẳng hạn, hiệu ứng của chính sách tài chính công và thuế tác động đến tiết kiệm và đầu tư, hành vi của người tiêu dùng,... đây là những tư liệu tham khảo hữu ích về nền tảng tác động của thuế và vai trò của quản lý thuế trong nền kinh tế. Ngân hàng thế giới (2011) Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn , công trình nghiên cứu đã tập trung xem xét, đánh giá hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hệ thống thuế và thiết kế, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế và quản lý thuế tại Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn cao học: Luận văn thạc sỹ của Tô Minh Huê (2013) với tiêu đề Một số biện pháp nhằm đổi mới công tác hiệu quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế và hiệu quả quản lý thuế, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh và có các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại địa phương.
  • 14. 8 Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của Lê Văn Nghĩa (2012): “ uản l thu ng n sách nhà nước trên địa bàn c p hu ện ở tỉnh ”- Học viện Hành chính. Luận văn xây dựng được khung lý thuyết về thu ngân sách và quản lý thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh ĐakLak và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thu ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Nguyễn Hồng Linh (2012) trong luận văn thạc sỹ với nội dung về “Hoàn thiện quản l thu ng n sách nhà nước ở hu ện Chư ê, tỉnh Gia ai” đã đề cập đến các vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về quản lý thu thuế, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu dừng ở mức độ nghiên cứu quản lý thuế dưới góc độ vĩ mô nền kinh tế, hoặc ở các địa bàn khác, chứ chưa nghiên cứu cụ thể dưới góc độ từng địa phương, với đặc thù riêng có như tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể của luận văn gồm: - Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thu ngân sách Nhà nước. - Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước
  • 15. 9 tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh bao gồm nghiên cứu các thể chế và phương thức cũng như hình thức quản lý dựa trên hệ thống các tiêu chí quản lý thu ngân sách Nhà nước hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Phạm vi thời gian: thời gian giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý thu ngân sách Nhà nước trong phạm vi được phân cấp tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài nghiên cứu. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình được công bố: như giáo trình Quản lý thuế của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Quản lý tài chính công của Học viện Hành chính Quốc gia. Số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài của Chi Cục Thuế Thành phố
  • 16. 10 Tây Ninh, các báo cáo của một số phòng chức năng như phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Thống kê. Các báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước của UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; Dự toán thu-chi ngân sách UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; tài liệu về tình hình phát triển kinh tế UBND Thành phố Tây Ninh giai đoạn 2012-2016 và khai thác chủ yếu ở các nội dung như: Tình hình tăng trưởng chung cũng như cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Thành phố Tây Ninh và của một số ngành kinh tế mũi nhọn để tiến hành phân tích biến động nguồn thu và các thành phần thu NSNN. Từ đó, đối chiếu giữa tình hình thực thu và tiềm năng trong việc quản lý thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN của Thành phố Tây Ninh và đề xuất những giải pháp để hướng tới mục tiêu tăng thu NSNN một cách hiệu quả, lâu dài tại Thành phố Tây Ninh đến 2020 và những năm tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp: Nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh và đưa ra những cách giải quyết tối ưu cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa khung lý thuyết về Quản lý thu ngân sách Nhà nước. - Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
  • 17. 11 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt là thuế, quản lý tài chính công. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản l thu ngân sách Nhà nƣớc Chương 2: Thực trạng Quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
  • 18. 12 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nƣớc Ngân sách Nhà nước, hay ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: N NN là một văn iện tài chính mô tả các hoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu inh tế hiện đại thì cho rằng N NN là bảng liệt ê các hoản thu chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nh t định của nhà nước (Keynes, 1936). Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: Ng n sách Nhà nước là toàn bộ các hoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một hoảng thời gian nh t định do cơ quan Nhà nước có thẩm qu ền qu ết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước . Thực chất, ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
  • 19. 13 của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nguồn thu NSNN từ các lĩnh vực KT-XH (kinh tế xã hội) chính là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của NSNN (ngân sách Nhà nước) nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định pháp luật. NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp, được phân thành NSTW (ngân sách Trung ương) và NSĐP (ngân sách địa phương). Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Trung ương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương. Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước cần có một khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục đích công cộng khác. Do đó, Nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao
  • 20. 14 gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Theo giáo trình Quản lý tài chính công (2011) của Học viện Hành chính Quốc gia, thì: “Thu N NN là việc Nhà nước hu động một phần nguồn lực của xã hội hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước”. Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước, cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì các nguồn thu cơ bản của ngân sách Nhà nước gồm: Thuế Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân hoặc doanh nghiệp cho Nhà nước có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…). Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu và có tính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản xuất, kinh doanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để điều tiết các hoạt động của nền kinh tế. Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng
  • 21. 15 hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều hay ít. Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước Các khoản thu này bao gồm, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu được thu từ bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sản phẩm sản xuất thử của các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự in ấn…hay là khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà
  • 22. 16 nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách Nhà nước và được pháp luật quy định... Các khoản thu khác Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị Nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Vai trò của thu ngân sách Nhà nƣớc NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước và bao gồm hai hoạt động thu và chi ngân sách. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo chiến lược, định hướng phát triển của KT-XH trong từng thời kỳ nhất định. Trong đó, vai trò của thu NSNN có thể được xem xét trên hai khía cạnh là công cụ tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế. - Thu NSNN là công cụ tập trung nguồn lực tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Huy động các nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu này là vai trò của thu ngân sách, vai trò này xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nước và chức năng quản lý KT-XH của Nhà nước.
  • 23. 17 Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau. Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dưới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để tăng thu NSNN phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý, không quá cao hoặc quá thấp, vì vậy cần phải xác định mức huy động vào NSNN một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài thu NSNN, Nhà nước cũng phải thực hiện các khoản vay bù đắp cho sự thiếu hụt nếu các khoản thu không đủ để trang trải các khoản chi tiêu NSNN. - Thu NSNN góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế Thu ngân sách ngoài vai trò huy động nguồn lực tài chính cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước còn góp phần trong tổ chức quản lý nền kinh tế. Đó là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình đặt ra các quy định về thuế khóa và cùng với chi ngân sách định hướng, điều tiết vào tất cả các hoạt động của nền KT-XH. Cụ thể: chính sách thu ngân sách ảnh hưởng đến các quyết định về sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo định hướng của Nhà nước; thu ngân sách góp phần trong phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua các chính sách thu, mà đặc biệt là các chính sách về thuế, thu NSNN Nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, các nhân trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh các mức thuế suất, xét về mặt sản xuất có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của nhà đầu tư, xét về mặt tiêu dùng có thể thay đổi nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Các mức thuế suất khác nhau, các ưu đãi về thuế sẽ định hướng đầu tư; điều chỉnh các cơ cấu của nền kinh tế; kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh
  • 24. 18 doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, trong thu ngân sách các khoản tịch thu, các khoản phạt đánh vào lợi ích của các đối tượng vi phạm pháp luật, là một nguồn thu của ngân sách, có vai trò đảm bảo ổn định trật tự xã hội. Thu ngân sách cùng với nó là hoạt động chi ngân sách đảm nhận vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thông qua thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo những tỷ lệ khác nhau. Sau đó, doanh thu thuế lại được sử dụng một phần cho các chương trình thanh toán chuyển nhượng nhằm trợ giúp cho người nghèo. Bằng cách này, Chính phủ có thể giảm bớt phần nào những bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Ngoài ra, thuế đánh vào hàng hóa còn tạo ra những gánh nặng khác nhau cho các nhóm người khác nhau trong xã hội, vì thế cũng tạo ra tương quan phân phối thu nhập và lợi ích giữa các nhóm khác người khác nhau. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến thu NSNN 1.1.3.1. Thu nhập GDP bình quân đầu người Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Mức GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển và ngược lại. GDP bình quân đầu người cũng là nhân tố làm cơ sở để quyết định mức động viên của NSNN. Nếu không tính đến chỉ tiêu này khi xác định mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế và ảnh hưởng ngược lại đến thu ngân sách trong tương lai. 1.1.3.2. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
  • 25. 19 Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỷ suất lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng lớn và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận cao, nguồn tài chính lớn mới có khả năng để quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN. Dựa vào tỷ suất lợi nhuận để xác định mức độ động viên vào NSNN sẽ tránh được việc các chính sách, các quy định về thu nộp ngân sách gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. 1.1.3.3. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước Thu NSNN là nhằm mục đích trang trải các chi phí của Chính phủ, mức chi tiêu của Chính phủ càng cao thì một trong các biện pháp hiệu quả là nâng tỷ lệ động viên vào NSNN. Trong khi đó, mức độ trang trải chi phí của Chính phủ phụ thuộc vào các nhân tố: quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đường lối, chủ trương và các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh trong từng thời kỳ, chính sách chi tiêu của Nhà nước. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN phải tăng lên. Tuy nhiên, tăng thu ngân sách để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước là chỉ có giới hạn vì tăng thu quá mức lại làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng đến thu ngân sách trong tương lai. Vì vậy, trong việc hoạch định các chính sách, Nhà nước phải có một chương trình phát triển KT-XH thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đạt hiệu quả cao, từ đó xác lập một chính sách chi tiêu có hiệu quả và tiết kiệm để có thể giải quyết hài hoà quan hệ thu- chi ngân sách. 1.1.3.4. Tổ chức bộ máy thu nộp Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu, do vậy trong hoạt động thu cần phải: tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả, chống
  • 26. 20 được thất thu do trốn, lậu thuế góp phần tích cực tăng hiệu quả thu NSNN. Trong tổ chức thu nộp ngân sách phải đảm bảo bao quát toàn bộ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu theo luật định, thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít nhất. Ngoài các nhân tố trên có nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến thu NSNN đó là: các điều kiện tự nhiên về tài nguyên và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư của nền kinh tế, tính ổn định của hệ thống chính trị, các chính sách thu của Nhà nước và hệ thống luật pháp... Trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tố tác động đến thu ngân sách để có một chính sách thu đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của KT-XH. 1.1.4. Thu ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nƣớc 1.1.4.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước Ở Việt Nam, việc tổ chức hệ thống ngân sách cũng dựa vào hệ thống các đơn vị hành chính. Tuy nhiên trong lịch sử, không phải mỗi cấp chính quyền luôn luôn là một cấp ngân sách. Cơ cấu của hệ thống NSNN đã có những thay đổi nhất định theo thời gian. Từ sau Cách mạng tháng Tám cho tới trước năm 1967, nước ta chỉ có một ngân sách duy nhất (ngân sách Nhà nước), không có sự phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý NSNN. Mọi hoạt động huy động các nguồn tài chính đều nhằm hình thành quỹ NSNN tập trung và mọi chi tiêu từ quỹ tiền tệ này đều nhằm mục tiêu chung của cả nước là kháng chiến thắng lợi Đến năm 1967, mới bắt đầu có sự phân cấp quản lý ngân sách. Theo đó, hệ thống NSNN gồm hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thị xã trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, Chính phủ Trung ương chỉ
  • 27. 21 phân giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số nghiệp vụ nhất định trong hoạt động của NSNN có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp chính trên địa bàn mình quản lý. Và thực tế đã cho thấy, tổ chức hệ thống NSNN theo mô hình này đã không khuyến khích các cấp chính quyền địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác và huy động nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mình. Từ đó tạo tư tưởng ỷ lại, trông chờ của các đơn vị hành chính cấp tỉnh vào sự trợ giúp của ngân sách cấp tỉnh, còn cấp tỉnh lại dựa dẫm vào sự tài trợ từ cấp Trung ương. Để khắc phục tình trạng trên, đến năm 1978, Chính phủ đã quy định trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện về quản lý tài chính và ngân sách, theo đó ngân sách địa phương được chia thành hai cấp: ngân sách tỉnh/thị xã trực thuộc trung ương và ngân sách huyện/quận. Việc thừa nhận hệ thống NSNN gồm ba cấp đã phần nào khắc phục nhược điểm của hệ thống ngân sách hai cấp, khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các nguồn thu phát sinh trên địa bàn mình quản lý. Nhằm tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã có phương tiện tài chính để thực thi nhiệm vụ được giao, năm 1983 Chính phủ đã ban hành quyết định, theo đó chính quyền cấp xã cũng được coi là một cấp ngân sách. Như vậy, từ đây hệ thống NSNN gồm bốn cấp: ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh/thị xã, ngân sách huyện/quận và ngân sách xã/phường đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam và vẫn được duy trì cho đến nay. Hiện nay, theo luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (điều 6), thì Ngân sách Nhà nước gồm ng n sách Trung ương và ng n sách địa phương , Ng n sách địa phương gồm ng n sách của các c p chính qu ền địa phương . Cụ thể, cơ cấu hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau:
  • 28. 22 Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nƣớc Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách Trung ương, đồng thời xác định tổng khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương, còn chính quyền của mỗi cấp địa phương sẽ quyết định phân phối thu, chi của cấp mình. Giữa các cấp ngân sách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi NSNN. Hệ thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của một nền kinh tế xã hội ổn định. Một cấp ngân sách được điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý mà còn góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn và ngược lại. HỆ THỐNG NSNN NS Trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng NS tỉnh (NS Thành phố trực thuộc Trung ƣơng) Ngân sách Huyện (Quận), thành phố, thị xã thuộc tỉnh NS xã (phƣờng), thị trấn
  • 29. 23 1.1.4.2. Thu ngân sách nhà nước cấp Huyện Khái niệm Theo Luật ngân sách năm 2015 và Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản có liên quan thì: Thu ngân sách Nhà nước c p hu ện là toàn bộ các hoản thu mà chính qu ền c p hu ện hu động vào quỹ ng n sách trong một thời ỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nó chỉ bao gồm những hoản thu mà chính qu ền địa phương hu động vào ng n sách, hông bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp . Nội dung Thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm: (1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; (2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật; (3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật; (4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích; (5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương; (6) Thu kết dư ngân sách; (7) Thu chuyển nguồn; (8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; (9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • 30. 24 (10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Đặc điểm Thứ nh t, huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND (Hội đồng Nhân dân) và UBND (Ủy ban Nhân dân) các cấp (nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương), tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh. Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể. Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu ngân sách nên nội dung thu của ngân sách huyện do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định. Thứ tư, quy mô ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai đoạn. Vai trò Thu NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế xã hội, cụ thể là: - Thu NSNN cấp huyện bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước nói chung và của huyện nói riêng. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN cấp huyện là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
  • 31. 25 - Thông qua thu NSNN, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của địa phương để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, của quốc gia. - Thu NSNN cấp huyện còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trên địa bàn. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng… 1.2. Quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp Huyện Như trên đã đề cập: Thu N NN c p hu ện là quá trình Nhà nước tập trung một phần nguồn lực trong nền KT-XH tại địa phương vào ta Nhà nước. Trong thực hiện thu ng n sách, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ và các biện pháp hác dựa trên qu ền lực của mình trong điều hành quá trình thu nhằm quản l hình thức thu, số thu ng n sách, và các nh n tố tác động đến thu ng n sách nhằm đảm bảo đảm bảo các mục đích, êu cầu của thu ng n sách đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể . Như vậy: uản l thu N NN c p hu ện là quá trình Nhà nước sử dụng tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên qu ền lực chính trị của Nhà nước để tập trung các nguồn lực trong nền KT-XH tại địa phương cho Nhà nước theo qu định của pháp luật và iểm soát các nh n tố ảnh hưởng đến thu ng n sách theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. (Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2011). Thu NSNN cấp huyện bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, thu từ thuế là nguồn thu chiếm chủ yếu, có tính bền
  • 32. 26 vững cao cũng là một trong các công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế, vì thế công tác quản lý thu NSNN, quản lý về thuế quan trọng và chủ yếu nhất. Để có thể phát huy tốt vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ thuế thì hệ thống thuế phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của KT-XH. Hệ thống thuế tốt không chỉ đảm bảo vận hành tốt trong hiện tại mà còn phải đi trước và có sự tiên lượng để quản lý các yêu cầu phát sinh trong tương lai, khi đó quản lý về thu mới có thể đạt được hiệu quả cao và hạn chế được thất thu cho ngân sách. Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan trọng nhất định của nó. Quản lý về thu có vai trò trong ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trên tất cả các mặt của đời sống. Quản lý các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Quản lý các khoản phí lệ phí góp một phần động viên vào NSNN và quan trọng là khẳng định vai trò và vị trí của Nhà nước trong các hoạt động chung của toàn xã hội… 1.2.2. Sự cần thiết quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện Thứ nhất, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế phát triển kinh tế, kích thích phát triển sản xuất Cấp huyện có vai trò tham mưu với các cơ quan cấp trên thực hiện chính sách chống độc quyền. Thông qua ước tính các thời kỳ đề ra mức thu chi sao cho hợp lý từng bộ phận, định hướng cách đi mới cho thế mạnh từng vùng. Thông qua khoán chi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành doanh nghiệp then chốt trong mọi thành phần kinh tế. Hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm cạnh tranh hoàn hảo, điều chỉnh giá cả, tiền lương huy động tài chính thông qua sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn đầu tư tại địa phương.
  • 33. 27 Thứ hai, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề xã hội Thông qua sự điều chỉnh quyết đinh cấp trên giao tiến hành phân bố dự toán ngân sách thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá, kế hoạch hoá dân số, giải quyết công ăn việc làm. Phát triển ngành lao động truyền thống tận dụng được lao động nhàn rỗi. Thứ ba, xây dựng, thực hiện các phần kế hoạch kinh tế - xã hội huyện là đơn vị hành chính cơ sở Thông qua thu ngân sách mà nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập quỹ ngân sách, đồng thời giúp các cấp thực hiện kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo đúng pháp luật. Thu ngân sách góp phần đảm bảo công bằng, duy trì phát triển sản xuất, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao dân trí sức khoẻ cho người dân. Quản lý ngân sách cấp huyện (thị xã, thành phố) là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại phát triển hay trì trệ của toàn bộ bộ máy chính quyền. Mỗi bộ phận là sự kết hợp của nhiều người có mục tiêu hội tụ với nhau. Các cơ quan chỉ hoạt động tốt khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan điều này biểu hiện quản lý ngân sách cấp huyện đúng đắn giúp cho tổ chức hạn chế được nhược điểm của mình, liên kết được mọi người tạo ra niềm tin sức mạnh và truyền thống, tận dụng mọi cơ hội và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức bên ngoài. 1.2.3. Nội dung quản l thu ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện 1.2.3.1. Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách cấp huyện Hiện nay, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách cấp huyện nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể: - Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
  • 34. 28 - Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. - Luật quản lý thuế năm 2006 và các văn bản sửa đổi bổ sung. - Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa VIII, kỳ họp thứ 3, về việc thông qua Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và phê chuẩn phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2012. - Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về điều chỉnh công bố Dự toán chi Ngân sách Nhà nước năm 2012 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Quyết định 01/2014/QĐ-UBND điều chỉnh giao Dự toán chi Ngân sách Nhà nước 2013 Tây Ninh. - Quyết định Số: 65/2014/QĐ-UBND về công bố Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2015 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Nghị Quyết 33/2015/NQ-HĐND về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016 và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016. - Quyết định Số: 57/2015/QĐ-UBND về Dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập trung chủ yếu tại Chi Cục thuế Thị xã (thành phố), gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi Cục thuế trên địa bàn. Phó Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
  • 35. 29 Đối với Chi Cục thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội thuế liên xã phường. Đối với Chi Cục thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế liên xã, phường. Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện phải tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán. 1.2.3.3. Lập dự toán thu ngân sách Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể. Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách nhà nước + Yêu cầu của lập dự toán: Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.
  • 36. 30 Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định. Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán. + Căn cứ lập dự toán: Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch. Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt,... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN. Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương. Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trước. Quy trình lập dự toán ngân sách Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau: + Xác lập và thông báo số iểm tra: Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh. Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các Bộ, cơ quan Trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
  • 37. 31 UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. + ập và thảo luận dự toán ng n sách Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết. Cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu NSNN trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu NSNN. + u ết định, ph n bổ, giao dự toán ng n sách Nhà nước Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc
  • 38. 32 tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của UBND cấp trên, UBND cấp địa phương (cấp huyện) trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. 1.2.3.4. Chấp hành dự toán thu ngân sách Yêu cầu của chấp hành dự toán Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước. Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai doạn và thời kỳ khác nhau. Nội dung chấp hành thu ngân sách Nhà nước Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội
  • 39. 33 địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ XNK, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách Nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp, sau đó, định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. 1.2.3.5. Quyết toán thu ngân sách Yêu cầu của quyết toán thu ngân sách Nhà nước Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua KBNN. Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán. KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp. Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số
  • 40. 34 và chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008. Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp được tiến hành như sau: Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện. Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính - Vật giá; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) trình UBND cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu ngân sách địa phương; lập quyết toán thu ngân sách Trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu NSNN (bao gồm quyết toán thu ngân sách Trung ương và quyết toán thu ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
  • 41. 35 1.2.3.6. Công tác thông tin tuyên truyền Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế (Điều 14, 15 của Luật Quản lý thuế). Cụ thể: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của thị xã cũng như tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại, tập huấn, tuyên dương người nộp thuế tốt… nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến với người nộp thuế một cách thiết thực. Từ đó đã làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác đi vào thực hiện, số lượng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đạt tỷ lệ ngày càng cao. Hướng dẫn kịp thời các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua việc trả lời bằng điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế; tổ chức các cuộc đối thoại để giải đáp các vướng mắc và tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của người nộp thuế về chính sách nhằm nghiên cứu, đề nghị về trên hoàn thiện chính sách, chế độ thuế; tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. 1.2.3.7. Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện thu ngân sách Nhà nước Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân. Khi thực hiện thanh tra, thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách Nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản còn phải thu theo quy định. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về
  • 42. 36 kết luận thanh tra. Thanh tra quản lý thu ngân sách Nhà nước thực chất là thanh tra thuế, theo đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế nhằm bảo đảm cho các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước về thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của thanh tra, kiểm tra thuế: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế. - Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hở trong các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời sửa đổi bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện các biện pháp quản lý thu thuế thích hợp. - Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế. Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế: - Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan và tùy tiện trong công tác thanh tra và kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra. - Thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực; xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra. - Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ nguyên tắc công khai và dân chủ. Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
  • 43. 37 thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế, ngành hải quan. Thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế là nội dung cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế. Nội dung thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế bao gồm: - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về đăng ký và kê khai nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, lưu trữ số liệu và tài liệu kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định số thuế phải nộp và số thuế được hoàn. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế theo thời hạn quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế nhằm bảo đảm cho ngành, từng bộ phận và từng công chức của ngành thực thi đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế gồm: - Thanh tra, kiểm tra thực hiện việc hướng dẫn thi hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật. - Thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại về thuế. 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh trong quản l thu ngân sách Nhà nƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng
  • 44. 38 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Quận 1 – Tp HCM Trong 5 năm liên tục, Quận 1 thu ngân sách luôn hoàn thành chỉ tiêu được giao so với dự toán từ 25% – 34%. Là kết quả của sự tập trung và quyết tâm cao trong việc lãnh đạo cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, công tác dự báo và phân bố kế hoạch hợp lý cũng như, kiểm soát nguồn thu tốt. * Về công tác thu thuế: Nhiều năm qua Quận 1 đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc tuân thủ pháp luật thuế đến người nộp thuế bằng nhiều hình thức với nội dung đa dạng và phong phú nhằm nâng cao nhận thức cho người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Đồng thời, ngành tài chính cũng phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan ban ngành để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. * Về công tác quản lý: Trên cơ sở nguồn thu được hưởng theo phân cấp hàng năm, Quận 1 thực hiện nguyên tắc phân bổ chi ngân sách Thành phố theo thứ tự ưu tiên: trước hết phải đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ vốn gốc và lãi các khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng ngân sách và nguồn bổ sung quỹ dự trữ tài chính; phần còn lại bố trí chi đầu tư phát triển. * Về công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế:
  • 45. 39 Quận 1 tập trung vào các vấn đề như: thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động liên kết có dấu hiệu chuyển giá; các doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thương hiệu, bảng quyền, chuyển nhượng dự án; các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp ngân sách Nhà nước lớn; các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về gian lận thuế, các doanh nghiệp có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt trong nhóm ngành rượu, bia, thuốc lá… 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh Theo báo cáo của Chi Cục Thuế huyện Tân Châu cho biết: trong những năm qua ngành Thuế Tân Châu luôn hoàn thành vượt mức dự toán được giao; công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước đi vào nề nếp và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện. Tổng thu ngân sách luôn vượt từ 26 trở lên. Trong đó, các khoản thuế thu đạt cao là Thuế công thương nghiệp- dịch vụ- ngoài quốc doanh; các khoản thu về nhà, đất,.. Ngành quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách, đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế, tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền pháp luật về thuế; hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các chính sách chế độ thuế cho người nộp thuế, từng bước nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy định đã ban hành. Tăng cường kỷ luật kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc; kiên quyết xử phạt chậm nộp tiền thuế; đẩy nhanh tiến độ thu nợ thuế, hạn chế nợ phát sinh trong năm. 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh
  • 46. 40 Theo báo cáo quyết toán của Chi Cục Thuế huyện Trãng Bàng: trong những năm qua ngành Thuế huyện đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đạt từ 126% so với dự toán ở các nguồn thu gồm: thu từ tiền sử dụng đất, thu khác ngân sách, thu khác tại xã; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Kết quả trên là nhờ sự nỗ lực, quản lý, điều hành của lãnh đạo địa phương trong công tác thực hiện quản lý thu ngân sách được giao hằng năm. 1.3.1.4. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của Thị x Cam Ranh - tỉnh Khánh H a Kết quả thu ngân sách của thị xã Cam Ranh vượt chỉ tiêu thu ngân sách đều đặn là do việc tổ chức thực hiện và đề ra các giải pháp tích cực sát với tình hình thực tế nhằm thu đủ, thu kịp thời đáp ứng phục vụ ngân sách địa phương. *Về công tác tổ chức quản lý thu ngân sách: Tăng cường phổ biến tuyên truyền pháp luật về thuế, xây dựng kế hoạch và triển khai biện pháp thu hồi nợ đọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu. Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người nộp thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế, tạo thuận lợi trong việc nộp thuế. *Về công tác chấp hành quyết toán ngân sách: Chủ động phân bổ, quản lý nguồn thu phục vụ kịp thời nhiệm vụ quản lý của cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, chấp hành nghiêm chế độ, tổng hợp báo cáo đúng thời gian quy định. 1.3.2. Bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh; Huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh; huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh và thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, có thể rút ra một số bài học,
  • 47. 41 nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN đối với thành phố Tây Ninh: ối với lập dự toán Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội phải được đảm bảo. Các chính sách, chế độ cần phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán đã đề ra. Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, chi cục thuế các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên UBND báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng tài chính kế hoạch làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi có quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định sau đó tiến hành công bố công khai tài chính về ngân sách Nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu. ối với ch p hành dự toán ng n sách Để chấp hành tốt ngân sách các địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được HĐND&UBND thông qua. Chi Cục thuế được phối hợp với Ban Tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ khi thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối với các khoản thu bổ sung thì phòng tài chính kế hoạch thị dựa vào dự toán số thu bổ sung đã giao cho xã, phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung cho các đơn vị giao dự toán.
  • 48. 42 Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác iểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ng n sách. Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào Kho bạc Nhà nước thông qua cơ quan thuế và phòng tài chính kế hoạch huyện, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời đúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp xử lý kịp thời.
  • 49. 43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện – cụ thể là Thành phố Tây Ninh. Trong đó, trình bày những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở khoa học về quản lý thu Ngân sách Nhà nước và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam. Trình bày kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách Nhà nước ở các địa bàn giáp ranh Thành phố Tây Ninh cũng như ở những khu vực khác trong cả nước, cụ thể như tại Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh, huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh, huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh và thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, đối chiếu với các quy định về quản lý thu ngân sách Nhà nước của từng vùng và thực tế phát sinh ở những địa bàn nói trên để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh.
  • 50. 44 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Tây Ninh nằm ở tọa độ 11 22 4 vĩ độ Bắc và 106 07 8 kinh độ Đông có vị trí tiếp giáp các huyện cụ thể: Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp huyện Châu Thành, phía Nam giáp huyện Hòa Thành, phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu; gồm 7 phường: 1, 2, 3, 4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân với diện tích là 140km2 . Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. 2.1.1.2. Địa hình Thành phố Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Thành phố Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986m, cao nhất miền nam Việt Nam), vùng đồi thấp có lượn sóng yếu dao động từ 10m - 70m, vùng có địa
  • 51. 45 hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...nhìn chung địa hình của Thành phố Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các địa phương ở các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Hệ thống sông ngòi giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc. 2.1.1.3. Khí hậu Khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27 C và ít thay đổi, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Hiện đất đai ở Thành phố Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84 , đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3 , nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44 , nhóm đất than bùn chiếm 0,26 tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10 diện tích tự nhiên. Điều kiện khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, trồng nhiều cây trồng ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phộng, cao su..cây ăn quả, và rau các loại.